Đại Đạo trị quốc | Tag | Chánh Kiến Nethttps://chanhkien.orgChánh KiếnWed, 09 Apr 2025 02:31:32 +0000en-UShourly1Đại Đạo trị quốc (18): Ma đạo của phương Tâyhttps://chanhkien.org/2023/04/dai-dao-tri-quoc-18-ma-dao-cua-phuong-tay.htmlSat, 15 Apr 2023 03:37:24 +0000https://chanhkien.org/?p=29892Tác giả: Lý Đạo Chân [ChanhKien.org] Sau khi xã hội nhân loại biến chất, hãm nhập trong tương sinh tương khắc, đồng thời phát triển dưới sự thúc đẩy của tương sinh tương khắc, sẽ không ngừng tích lũy để sinh ra trí tuệ và nhận thức hậu thiên, hình thành nên tầng tầng quan […]

The post Đại Đạo trị quốc (18): Ma đạo của phương Tây first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Lý Đạo Chân

[ChanhKien.org]

Sau khi xã hội nhân loại biến chất, hãm nhập trong tương sinh tương khắc, đồng thời phát triển dưới sự thúc đẩy của tương sinh tương khắc, sẽ không ngừng tích lũy để sinh ra trí tuệ và nhận thức hậu thiên, hình thành nên tầng tầng quan niệm tư duy được bổ sung từ bên ngoài để chôn vùi chân ngã tiên thiên. Những quan niệm tư duy được hình thành hậu thiên này sẽ sinh ra những sai lệch đối ứng với nó trong quá trình hình thành và tích lũy, làm cho thế giới quan của con người sinh ra sai lệch. Những sai lệch đó cản trở nhân loại nhận thức, đạt đến chân lý, cản trở nhân loại quay về với Đại Đạo. Khi tư duy con người đã hoàn toàn sai lệch, điên đảo, cũng chính là âm dương đảo chiều, như vậy trong nhận thức của họ, tất cả đều là phản đảo lại. Do vậy triết học phương Tây dần dần từ chính Đạo biến thành tà đạo, sinh ra học thuyết cộng sản chủ nghĩa. Học thuyết chủ nghĩa cộng sản chính là một loại tà thuyết ma đạo làm cho tư duy nhân loại hoàn toàn sai lệch, méo mó, tạo thành âm dương đảo chiều.

Phương pháp bà đỡ tinh thần của Socrates là làm người ta thấy rõ chỗ sai lệch của tư duy bản thân, đồng thời từng bước quy chính những sai lệch đó, cho đến lúc cuối cùng đạt được chân lý. Đạo Trung Dung là ức chế loại sai lệch này, làm cho nó bảo trì sự cân bằng nhất định, không bị đảo ngược, lật đổ. Nhưng tà thuyết chủ nghĩa cộng sản lại là hướng tới cực đoan để tăng thêm và bóp méo sự sai lệch này, đến lúc cuối cùng làm thế giới quan của con người hoàn toàn điên đảo, hình thành âm dương đảo chiều.

Chúng ta đã nghiên cứu thảo luận ở phần trên, tương sinh tương khắc chính là những dao động lệch ra khỏi vị trí cân bằng nhưng hướng về vị trí cân bằng. Vị trí cân bằng này chính là Đại Đạo, là chân lý.

Đạo gia là làm cho sinh mệnh đi ngược với tương sinh tương khắc để được hồi thăng, ngược với tương sinh tương khắc sẽ đẩy sinh mệnh về vị trí cân bằng, từ đó mà quay về Đại Đạo, nhận biết được chân lý. Đạo Trung Dung của Nho gia chính là trước sau giữ vững điểm cân bằng này của Đại Đạo, bảo trì sự cân bằng tương sinh tương khắc, sẽ khống chế sự tương sinh tương khắc trong phạm vi an toàn, luôn dao động xung quanh Đại Đạo, để duy trì sự cân bằng hài hòa của tương sinh tương khắc, ngăn chặn sự đảo lộn. Nhưng cách làm của ma đạo chính là hướng tới cực đoan để thúc đẩy tương sinh tương khắc, phá vỡ điểm cân bằng của tương sinh tương khắc, làm cho nó sai lệch, hình thành âm dương đảo chiều để rồi hủy đi tất cả.

Nhân loại phát triển dưới sự thúc đẩy của tương sinh tương khắc, trí tuệ và nhận thức mà hậu thiên sinh ra, tầng tầng quan niệm tư duy được tích lũy, có Thiện có Ác. Phương thức của Đạo gia là loại bỏ tất cả các nhân tố Ác, quay về Đại Đạo, làm cho Thiện ẩn vào trong Đạo, trở thành chí Thiện, cái Thiện vô danh. Nho gia thì bảo trì chừng mực, ức chế Ác, biểu dương Thiện, giữ vững điểm cân bằng này của Đại Đạo, duy trì sự cân bằng. Ma đạo thì loại bỏ tất cả các nhân tố Thiện, không ngừng khuếch đại phóng túng nhân tố Ác, phá vỡ điểm cân bằng này của Đại Đạo, làm lật đổ sự tương sinh tương khắc.

Tương sinh tương khắc giống như cán cân vũ trụ, một khi cán cân này bị lật đổ, sẽ tạo thành âm dương đảo chiều, tất cả trật tự sẽ bị phá vỡ, thế giới sẽ bước vào giải thể, hủy diệt. Dưới đây sẽ từng bước tiết lộ bộ mặt của tà thuyết cộng sản chủ nghĩa, để vạch trần bản chất của ma đạo:

1. Phép biện chứng của chủ nghĩa duy vật

Phép biện chứng chủ nghĩa duy vật cộng sản bắt nguồn từ lý luận phép biện chứng của Hegel, học thuyết của chủ nghĩa cộng sản mượn dùng lý luận cốt lõi của Hegel, tức “mâu thuẫn thúc đẩy sự vật phát triển”, nhưng tà thuyết cộng sản loại bỏ tất cả những phần liên quan đến tín ngưỡng đối với Thần, nội hàm của bộ phận Đạo Đức trong học thuyết của Hegel, nó coi tất cả các sinh mệnh là “vật chất đang vận động”, cho nên chủ nghĩa cộng sản xem sinh mệnh như cỏ rác, khinh nhờn sinh mệnh, hủy diệt nhân tính, đó là sự lợi dụng một cách phiến diện và xuyên tạc đối với học thuyết của Hegel.

Kỳ thực “mâu thuẫn” trong “mâu thuẫn thúc đẩy sự phát triển của sự vật”, chính là tương sinh tương khắc, một khi nhân loại sa đọa, xa rời Đại Đạo, thì nhất định bị hãm nhập trong tương sinh tương khắc, dưới sự thúc đẩy của tương sinh tương khắc mà phát triển. Các trí tuệ, nhận thức, tư duy quan niệm hậu thiên đều từ trong tương sinh tương khắc mà sinh ra. Nhưng loại phát triển này không nhất định là việc tốt, quy luật phát triển của nhân loại trong sự thúc đẩy của tương sinh tương khắc chính là Thành Trụ Hoại Diệt, nhân loại thuận theo nó mà góp sóng theo dòng, cuối cùng không cách nào thoát khỏi số phận bị hủy diệt. Chỉ có ngược dòng tương sinh tương khắc mà quay về, loại bỏ các nhân tố xấu, bảo lưu nhân tố tốt, quay về trong Đại Đạo, mới là con đường vĩnh hằng hoàn mỹ nhất.

Hơn nữa tương sinh tương khắc cũng không phải là mâu thuẫn đối lập hoàn toàn, mà nó bao hàm nội hàm của hai phương diện không thể tách rời là tương sinh và tương khắc. Khi xã hội ở trong trạng thái Trung Dung, tương sinh tương khắc là hài hòa cân bằng. Chỉ khi ở trong trạng thái cực đoan của ma đạo nó mới biến thành mâu thuẫn đối lập hoàn toàn. Cho dù là tương khắc, cũng phân thành các loại quan hệ như khắc tổn, phản khắc, tương thành, trong đó “tương thành” là một loại tương khắc cộng sinh hài hòa, chứ không phải là đối lập của mâu thuẫn.

Tà thuyết cộng sản lợi dụng phép biện chứng của chủ nghĩa duy vật, trên cơ sở triết học đấu tranh, lấy vô thần luận, tiến hóa luận để phân tích lại tất cả sự vật, đã hình thành nên cái gọi là thế giới quan cộng sản chủ nghĩa. Vì vậy những người theo chủ nghĩa cộng sản đã hình thành nên một cái khung tư duy trên cơ sở tư duy của họ, theo thế giới quan cộng sản chủ nghĩa, khiến cho tư duy của chính họ hoàn toàn sai lệch, méo mó, rồi thông qua tư duy này mà quan sát, đánh giá vạn sự vạn vật trên thế giới, đồng thời dùng nó để viết lại lịch sử nhân loại. Cho nên lịch sử và thế giới mà họ nhìn thấy toàn là giai cấp, mâu thuẫn, kẻ mạnh hiếp kẻ yếu, thù hận, đấu tranh… sau khi thông qua khung tư duy này, thì nhận thức của nhân loại đối với thế giới bên ngoài và lịch sử đều chỉ có nhân tố Ác, không còn nhân tố Thiện nữa.

2. Thuyết vô thần, thuyết tiến hóa

Đạo là phép tắc (Pháp) để tạo nên vũ trụ và thế giới, là cơ chế hài hòa hoàn mỹ nhất để duy trì kết nối vũ trụ và thế giới tồn tại và vận hành, là chân lý, cũng có thể nói đó là trí huệ của Đấng Tạo Hóa. Quay về với Đạo, chính là quay về với Thần. Khi nhân loại lúc ban sơ ở trong Đạo, là đồng tại với Thần, chân ngã tiên thiên chính là Thần. Chính tín với Thần là căn bản để nhân loại quay về với Đại Đạo, quay về với chân ngã tiên thiên. Tư duy chân chính của con người là từ chân ngã tiên thiên phát xuất ra, đó mới là tự kỷ chân chính. Cho nên nhân loại nhất định phải liên thông với Thần, nếu chặt đứt quan hệ với Thần, nhân loại sẽ rơi vào mê lạc, cũng chính là chặt đứt quan hệ với chân ngã tiên thiên, các tầng diện tư duy của nhân loại sẽ bị đứt đoạn, từ đó bị các tầng diện tư duy hậu thiên bên ngoài khống chế hoàn toàn, không tìm lại được tự kỷ chân chính (con người thực sự) và đi đến hủy diệt. Tà thuyết của chủ nghĩa cộng sản lấy vô thần luận, tiến hóa luận làm cơ sở, cắt đứt mối liên hệ giữa con người và Thần, từ đó cắt đứt mối liên hệ và sự đối ứng giữa các tầng diện tư duy và chân ngã tiên thiên của nhân loại, nó thừa cơ đưa “thế giới quan cộng sản chủ nghĩa” vào trong tầng diện tư duy của nhân loại để hình thành một loại mô thức tư duy của nó, từ đó thay thế chân ngã, làm chủ con người, giống như cá nhân này bị ma quỷ phụ thể thao khống hoàn toàn, nhưng trong mê họ lại cho đó là bản thân! Con người liền trở thành một tế bào trên thân ma quỷ.

3.Triết học đấu tranh

Tà ma chặt đứt mối liên hệ của con người với Thần, với chân ngã, sau khi đưa tư duy của nó đặt vào trong tư duy của con người, con người liền biến thành một bộ phận của nó, thành tế bào của nó. Sau khi thông qua bộ mô thức tư duy của chủ nghĩa cộng sản mà nó đưa vào, thì nhận thức của con người về thế giới và lịch sử chỉ toàn là nhân tố Ác, không chút nhân tố Thiện, là ma tính. Đây chính là khống chế từ bên trong đối với con người, nó phát triển các tế bào của nó bên trong nhân loại. Còn đối với thế giới bên ngoài, nó thông qua triết học đấu tranh, phá vỡ trật tự ban đầu của thế giới, phá bỏ truyền thống, phá bỏ liên hệ với Thần – con đường quay về của sinh mệnh, tiêu diệt các nhân tố chính, quảng bá phóng túng các nhân tố tà, làm cho thế giới biến thành thế giới của ma quỷ, biến thành địa ngục.

Ma đạo hướng đến cực đoan mà thúc đẩy tương sinh tương khắc, đem tất cả đẩy về hai cực, phá vỡ Trung Dung, cân bằng, gạt bỏ mọi trạng thái trung gian, làm cho hai cực hoàn toàn phân hóa, đối lập. Sau đó đem hai cực đã phân hóa đối lập này không ngừng thúc đẩy đến cực đoan, làm cho hình thế (khoảng cách) giữa hai cực càng ngày càng lớn, cái thế này sẽ tích lũy tới một mức độ nào đó, khi vượt quá cực hạn, sẽ phá vỡ phòng tuyến, một bên sẽ tiêu diệt bên kia, năng lượng sẽ được phóng thích trong quá trình này. Và ma quỷ ở đằng sau sẽ lặng lẽ hút lấy năng lượng đó, thế giới sẽ thuộc về nó, nó ký sinh ở đằng sau thế giới. Trong quá trình thúc đẩy bên này không ngừng tiêu diệt bên kia, trật tự của thế giới sẽ bị tan rã, những nhân tố Thiện, chính thống, đạo đức sẽ bị hủy diệt trong quá trình này, nhân tố Ác sẽ được phóng túng vô hạn, cán cân Thiện, Ác cuối cùng bị lật đổ, hình thành nên âm dương đảo chiều.

Điều đối ứng này trong xã hội nhân loại, chính là triết học đấu tranh của chủ nghĩa cộng sản đưa xã hội nhân loại phân chia thành giai cấp này đến giai cấp khác, cưỡng bức người ta tiếp nhận khái niệm giai cấp, làm nhân tâm nghiêng lệch, méo mó và bất bình, sau đó không ngừng kích động hận thù, phát động đấu tranh giai cấp, làm giai cấp này không ngừng tiêu diệt giai cấp khác.

Ví dụ sau khi Trung Cộng chiếm Đại Lục, đem đông đảo nhân dân nông thôn phân thành những giai cấp như địa chủ, phú nông, trung nông, bần nông, sau đó liên tục bịa tạo, thúc đẩy hận thù giai cấp, bài trừ trạng thái trung gian, đẩy nhân dân về phía cực đoan. Nó làm cho bần nông và trung nông lớp dưới nghĩ rằng họ bị địa chủ và phú nông áp bức, khiến cho họ nhận thức rằng tất cả những thống khổ bần cùng của họ là đều do địa chủ và phú nông tạo thành, làm nhân tâm méo mó, thiên lệch và bất bình. Đồng thời thông qua các phương thức như bịa đặt, sáng tác văn nghệ, tạo ra vở ca kịch “Bạch mao nữ” đảo ngược trắng đen, kích động hận thù, đã diễn xuất liên tục trên toàn Trung Quốc. Liên tục tổ chức các cuộc hội nghị phê bình đấu tố, ngụy tạo, “vạch trần” từng tội ác của địa chủ… lấy hình thức đại vận động toàn quốc này mà không ngừng kích động, châm ngòi, tạo ra thù hận giữa nhân dân đối với địa chủ, liên tục đẩy người dân đến hai phía cực đoan, không ngừng tích lũy xu thế cách biệt. Đồng thời chúng còn lợi dụng sự phóng túng dục vọng, lòng tham lam và ác niệm của con người, hô vang khẩu hiệu “đánh cường hào, chia ruộng đất”, nhằm giết người một cách hợp pháp, lấy việc cướp đoạt và phân chia tài sản của người giàu một cách hợp pháp làm mồi nhử, mê hoặc, dung túng những kẻ lưu manh, bần cùng trong xã hội, làm cho toàn bộ cái tham lam, tà ác trong bản tính con người kích phát ra, để người nghèo cuối cùng tiêu diệt người giàu. Nhân tố Thiện trong bản tính con người bị tiêu diệt trong quá trình này, và trong quá trình này trật tự xã hội bị tan rã.

Cuối cùng sau khi kích động người nghèo tàn sát tiêu diệt địa chủ và phú nông, chúng cướp bóc, phân chia toàn bộ đất đai và gia sản của họ, nhưng người nghèo một xu cũng chẳng được, một tấc đất cũng không được phân, tất cả đều rơi vào tay đảng cộng sản, những người nghèo vẫn là những kẻ vô sản chẳng có gì cả. Trong quá trình này, năng lượng bị ma quỷ Trung Cộng hút hết. Đồng thời chúng lại dùng thủ đoạn kích động công nhân tiêu diệt nhà tư bản, kích động người không có văn hóa tiêu diệt phần tử trí thức… cuối cùng Trung Cộng trở thành địa chủ lớn nhất, tất cả đất đai là của nó, người dân không có bất kỳ mảnh đất riêng nào, chỉ còn cách thuê đất của nó, nộp thuế sử dụng đất, nó có thể cướp lại đất đai từ trong tay người dân bất cứ lúc nào, cưỡng chế phá dỡ nhà cửa của dân, ngay cả khi mua nhà thì quyền sử dụng đất tối đa cũng chỉ có 70 năm. Cuối cùng những kẻ quyền quý và thế hệ thứ hai của Trung Cộng đã trở thành nhà tư bản lớn nhất, tài sản toàn quốc gia hầu như đều tập trung trong tay chúng, bị chúng xâu xé. Cuối cùng hầu như tất cả các phần tử trí thức đều trở thành chuyên gia hoặc bồi bút tay sai của Trung Cộng, không có chủ kiến, không có tư tưởng, không có lương tri, vì chúng mà suy nghĩ, bị chúng sử dụng… chúng tiêu diệt địa chủ, nhưng chính chúng trở thành địa chủ, chúng tiêu diệt nhà tư bản, nhưng chính chúng trở thành nhà tư bản; chúng tiêu diệt các phần tử trí thức, biến họ thành người hầu trong nhà… Mục đích của chúng không phải là tiêu diệt cái gọi là giai cấp, mà là xóa bỏ trật tự của xã hội chính thống, hủy diệt truyền thống, trong quá trình này chúng tiêu diệt nhân tố Thiện, phóng đại nhân tố Ác, cuối cùng tập trung toàn bộ năng lượng về tay chúng, khống chế thế giới.

Trong các dự ngôn kim cổ trong ngoài Trung Quốc đều nói nhân loại hiện nay đã bước vào thời kỳ đại kiếp nạn, thiên tượng âm dương đảo chiều đã xuất hiện, ma quỷ đã thống trị thế giới nhân loại. Trận đại chiến Thần và ma đã khai màn, trong vài năm tình hình thế giới đột biến nổi lên mạnh mẽ, rất nhiều ma quỷ ẩn trốn đằng sau thế giới không để người ta biết chân tướng, chúng cũng dần dần lộ diện, mọi người đều thấy rõ ràng. Một bên là lực lượng của chính Thần, một bên là thế lực tà ma chủ nghĩa cộng sản mà Trung Cộng là đại diện. Nó không chỉ thao túng khống chế làm hại người Trung Quốc, mà còn vươn nanh vuốt ma quỷ tới toàn nhân loại, thâm nhập và khống chế toàn thế giới, các chính phủ ngầm, các phương tiện truyền thông chủ lưu, các nhà mạng lớn, Liên hợp quốc, Vatican của xã hội tự do phương Tây… hỏi có cái nào mà không bị chúng thâm nhập và thao khống? Mỗi người đều phải đưa ra sự lựa chọn cho mình vào thời khắc quan trọng và đặc biệt nhất trong lịch sử này, chọn chính nghĩa lương tri, hay chọn khiêu vũ với tà ma Trung Cộng, đó là điều quyết định tương lai của mỗi người.

Phần kết

Người viết là người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, vốn là một người vô tri, tất cả trí huệ đều đến từ Sư phụ của tôi. Những nhận thức này đều là thể ngộ của tác giả ở tầng thứ cá nhân từ các bài giảng của Sư phụ trong hơn 20 năm tu luyện Đại Pháp, chỉ đại diện cho nhận thức cá nhân, cũng không phải là chân lý gì cả, chỉ là để nói với thế nhân những gì mình đã biết được vào thời khắc đặc biệt này, để khơi dậy suy nghĩ và hy vọng rằng nhân loại có thể lựa chọn một tương lai tốt đẹp hơn cho mình.

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/263223

The post Đại Đạo trị quốc (18): Ma đạo của phương Tây first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Đại Đạo trị quốc (17): Sự sai lệch của tư duyhttps://chanhkien.org/2023/03/dai-dao-tri-quoc-17-su-sai-lech-cua-tu-duy.htmlTue, 28 Mar 2023 03:48:56 +0000https://chanhkien.org/?p=29814Tác giả: Lý Đạo Chân [ChanhKien.org] Trong phần này tác giả đứng tại góc độ Triết học phương Tây, cùng mọi người thảo luận về tầng diện tư duy của nhân loại. Nhân loại sẽ không ngừng hình thành các chủng quan niệm tư duy ở hậu thiên, đó là cái được gọi là trí […]

The post Đại Đạo trị quốc (17): Sự sai lệch của tư duy first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Lý Đạo Chân

[ChanhKien.org]

Trong phần này tác giả đứng tại góc độ Triết học phương Tây, cùng mọi người thảo luận về tầng diện tư duy của nhân loại.

Nhân loại sẽ không ngừng hình thành các chủng quan niệm tư duy ở hậu thiên, đó là cái được gọi là trí tuệ, kinh nghiệm của con người. Những tư duy quan niệm hình thành hậu thiên này là từng tầng, trên quan niệm tư duy cũ lại không ngừng hình thành nên tư duy quan niệm mới, và nó sẽ tích lũy từng tầng trong toàn bộ quá trình lịch sử của xã hội nhân loại. Một khi hình thành, chúng sẽ dẫn đạo, chi phối hành vi của con người, sau đó quay lại thao khống con người. Nhân loại lại cho đó là tư tưởng của bản thân, cho đó là của mình, kỳ thực những điều đó chỉ là nhận thức và quan niệm được hình thành hậu thiên, không phải là tự kỷ chân chính của tiên thiên.

Tư duy của nhân loại có khởi nguồn căn bản ban đầu, chính là từ chân ngã của tiên thiên, đó là bản thân chân chính. Chân ngã của tiên thiên là cái bản thân chân chính khi chưa bị ô nhiễm, là thuần chân vô tà, là ở trong Đạo. Nhân loại khi ở trong thời kỳ của trạng thái tiên thiên chân ngã, không biết đến thiện ác, tất cả đều theo bản tính trong Đạo mà làm, chí thiện chí mỹ, thiên hạ vô vi nhi trị, xã hội ở vào trạng thái hài hòa hạnh phúc nhất. Thuận theo sự phát triển của xã hội, nhân loại sống trong quần thể xã hội không ngừng bị ô nhiễm bởi các chủng dục vọng, tư tâm, sinh mệnh từ từ rớt xuống, con người bị hãm vào các chủng trí tuệ, kinh nghiệm, cái mà được sinh ra trong lý tương sinh tương khắc, hình thành nên tầng tầng quan niệm hậu thiên, tầng tầng tích lũy, cuối cùng chôn vùi chặt chân ngã tiên thiên, làm mất đi thuần chân tiên thiên.

Sau khi tư duy của con người phát ra từ chân ngã tiên thiên, sau đó lại được sàng lọc, gia công qua các tầng tầng của quan niệm hậu thiên, rồi mới đến bề mặt con người, chỉ huy ngôn hành con người. Nhưng tầng tầng quan niệm hình thành hậu thiên này là những thứ được sinh ra trong quá trình biến chất của nhân loại, bị hãm nhập trong tương sinh tương khắc, là những thứ đã lệch khỏi Đại Đạo, do vậy tư duy ban đầu của con người sau khi đi qua sự bổ sung, gia công qua các tầng quan niệm hậu thiên này sẽ biến thành vô cùng phức tạp, bị thêm vào rất nhiều nhân tố hậu thiên, quá trình này sẽ bị ô nhiễm làm nó méo mó, khi đến bề mặt và chỉ huy ngôn hành của con người, thì sẽ lệch khỏi Đại Đạo, lệch khỏi trạng thái hoàn mỹ hài hòa, các loại mâu thuẫn và thống khổ sẽ xuất hiện. Lúc con người ở trong trạng thái tiên thiên thuần chân ban đầu, sau khi tư duy do tiên thiên chân ngã phát xuất ra, trực tiếp đi đến bề mặt con người, chỉ huy ngôn hành của con người, bên trong không bị bất kỳ sự sàng lọc gia công nào ở tầng diện tư duy, nên lúc đó nhân loại rất đơn giản hạnh phúc, muốn làm gì liền làm nấy, tùy kỳ tự nhiên, tất cả đều ở trong Đạo.

Nhân loại trong quá trình sa đọa, từng tầng quan niệm hậu thiên được hình thành, nhưng không phải tất cả đều xấu, đều ác, trong đó nhất định có cái thiện, có cái tốt, bởi vì chúng là nhất thể được sinh ra cùng một lúc trong tương sinh tương khắc. Ví dụ: Nhân loại sau khi rớt xuống, sinh ra dối trá, thì tương ứng cũng sinh ra thành tín; sinh ra ác thì tương ứng sinh ra cái thiện…… trong quá trình sa ngã này của nhân loại, trí tuệ và nhận thức được tạo ra từ trong tương sinh tương khắc, chúng sẽ được tích lũy trong lịch sử, quan niệm hậu thiên các tầng được hình thành, được thêm vào và phủ lên chân ngã tiên thiên, cho đến khi chôn vùi chân ngã tiên thiên.

Con người đều là thiện ác cùng tồn tại, những quan niệm tốt đẹp sẽ ức chế sự bại hoại của con người, quan niệm xấu sẽ đẩy nhanh sự bại hoại của con người, cho nên trước khi đưa ra quyết định hoặc làm một việc nào đó, người ta thường đấu tranh tư tưởng, vật lộn trong tư tưởng của mình. Tay trái và tay phải của con người là không thể đánh nhau, bởi vì đó là bản thân mình, bản thân và bản thân không thể đánh nhau, chỉ có hai bên khác nhau mới có thể đánh nhau và xung đột. Tại sao tư duy của con người lại có thể đánh nhau? Bởi vì đó không phải là tự kỷ chân chính (bản thân mình thực sự), mà là những quan niệm thêm vào bên ngoài hình thành hậu thiên, chúng chôn vùi chân ngã tiên thiên của con người, cho nên mới xuất hiện hiện tượng đấu tranh tư tưởng. Đạo gia tu luyện thường nói phản bổn quy chân, chính là bài trừ vứt bỏ tầng tầng quan niệm hậu thiên, quay về với chân ngã tiên thiên ban đầu, làm cho chân niệm của mình quay trở về, không bị chôn vùi nữa, làm cho mình trở thành chủ nhân đích thực của mình, do đó Đạo gia khi tu thành được gọi là Chân Nhân.

Lấy một ví dụ: Sinh vật học hiện đại đã phát hiện ra nguyên lý phản xạ có điều kiện. Chẳng hạn như tiếng chuông và thức ăn là hai sự vật không liên quan với nhau, nếu ta lắc chuông cho chó, sau mỗi lần lắc chuông cho con chó ăn thức ăn ngon, lặp lại trong thời gian dài, sau này chỉ cần nghe thấy tiếng chuông, con chó liền tự động chảy nước dãi. Đây chính là tư tưởng của con chó đã bị đưa vào một tầng quan niệm ngoại lai, chồng lên trên tư duy nguyên lai, một khi có điều kiện kích phát, là tầng quan niệm này khởi tác dụng, quay lại khống chế hành vi của con chó. Quá trình hình thành quan niệm hậu thiên của nhân loại cũng tương tự. Một khi đã hình thành là không ngừng tích lũy, tầng tầng bồi đắp, chồng lên tư duy ban đầu, quay lại khống chế con người, thao túng ngôn hành người ta. Có những tư duy được sinh ra từ tầng diện tư duy hậu thiên, nó trực tiếp khống chế người ta. Có những tư duy được phát xuất từ cội nguồn tiên thiên, đây mới là tư duy chân chính của con người, nhưng nó lại phải đi qua tầng tầng lớp lọc của quan niệm tư duy hậu thiên, bị gia công thay đổi sau đó mới tới được bề mặt, chỉ huy ngôn hành của con người. Cho nên một khi tiên thiên chân ngã bị các tầng quan niệm tư duy hậu thiên chôn lấp, thì con người sẽ bị những thứ này hoàn toàn khống chế.

Phương pháp bà đỡ tinh thần do Socrates lưu lại cho thế nhân, chính là để phá trừ tầng tầng quan niệm tư duy hình thành hậu thiên của nhân loại, tìm thấy chân ngã của tiên thiên, tìm thấy chân lý Đại Đạo.

Trong quá hình thành quan niệm tư duy của hậu thiên, ở tầng diện tư duy của con người, sẽ có đối ứng, tích lũy từng tầng từng tầng, điều này sẽ tạo ra sự sai lệch tương ứng. Ví dụ: Thức ăn ngon và chảy nước dãi vốn là có đối ứng, đây là đối ứng chính xác, trong tình huống thông thường, con chó thấy thức ăn ngon sẽ chảy nước dãi. Nhưng tiếng chuông và chảy nước dãi là không có sự đối ứng, con chó nghe thấy tiếng chuông vốn không chảy nước dãi. Nhưng rung chuông cho con chó, sau đó cho nó thức ăn ngon, qua một thời gian nhất định, trong tư duy của chó sẽ sản sinh ra một tầng quan niệm tư duy hậu thiên, tầng quan niệm này sẽ đối ứng với tiếng chuông và chảy nước dãi, đây là sự sai lệch đối ứng của tầng diện tư duy, đây chỉ là lấy một ví dụ đơn giản để minh họa, cũng không được thích hợp lắm. Khi loại tư duy sai lầm này hình thành xong, nó sẽ ảnh hưởng, bẻ cong nhận thức của con người, làm sai lệch khỏi chân lý Đại Đạo, đồng thời sẽ trực tiếp khống chế ngôn hành của con người. Khi loại tư duy sai lầm này dần dần tích lũy nhiều lên, tư duy con người sẽ bị bẻ cong từng tầng từng tầng, thậm chí cuối cùng khiến cho nhận thức tư duy của con người hoàn toàn điên đảo, rối loạn, đảo ngược. Nếu loại tư duy điên đảo sai lầm này xuất hiện trong xã hội trên diện rộng, thì sẽ xuất hiện hiện tượng âm dương đảo chiều, tới lúc đó, Thiện không phải là Thiện, mà là tà ác, nhưng lại mượn cờ hiệu của Thiện, tất cả nhận thức và hành vi của con người đều đảo lộn, giống như xã hội nhân loại ngày nay. Mỗi khi hiện tượng âm dương đảo chiều xuất hiện, chính là lúc nhân loại sắp bước vào thời kỳ hủy diệt, tất cả đều đối mặt với sự giải thể hoàn toàn.

Phần trước chúng ta đã từ góc độ tương sinh tương khắc của Đạo gia mà luận giải hiện tượng âm dương đảo chiều, phần này là từ góc độ Triết học Tây phương, từ tầng diện tư duy của con người mà luận giải hiện tượng âm dương đảo chiều.

“Bất thức Lư Sơn chân diện mục, chỉ duyên thân tại thử sơn trung” (Tạm dịch: Không thấy được toàn cảnh chân thực của núi Lư Sơn, là do ta đang ở trong núi đó). Nhân loại không thể nhảy thoát ra khỏi tầng diện tư duy của chính mình, hơn nữa không thấy rõ được tầng diện tư duy của mình, bởi vì nó ở trên bề mặt của con người mà thao khống nhận thức của con người, chỉ lệnh là từ đó trực tiếp phát xuất ra, hoặc là phải qua tầng tầng dẫn dắt và gia công mới tới được bề mặt, nhân loại không thể phân rõ được, nên cho nó là của mình. Chỉ khi đề cao tầng thứ của sinh mệnh, chỉ sau khi biết được chân lý, lấy chân lý vĩnh hằng bất biến mà đo lường, thì mới có thể phân biệt ra được tầng diện tư duy hậu thiên này, từng tầng từng tầng tách bóc chúng ra, tìm về tự kỷ chân chính, đây chính là quá trình tu luyện hồi thăng của sinh mệnh, chúng có thể làm cho xã hội nhân loại quay về trạng thái hài hòa mỹ hảo hạnh phúc nhất.

Sau Socrates, giới Triết học phương Tây không còn xuất hiện Triết học gia chân chính nữa, bao gồm cả đệ tử Plato của Ông, đệ tử Aristoteles của Plato v.v., họ đều không phải Triết học gia chân chính. Có học giả so sánh Plato với Khổng Tử của Trung Quốc, tôi cho rằng họ không thể so sánh được, Plato ở dưới Khổng Tử, ông là kẻ phá hoại tư tưởng của Socrates, chứ không phải là người truyền thừa. Plato là kẻ đồng tính luyến ái bệnh hoạn, bản thân điều này chính là trạng thái âm dương đảo ngược do nhận thức tư duy điên đảo sai lệch tạo thành, ông ta tự mình đã không tìm thấy mình, còn nói gì đến nhận thức chân lý? Tư tưởng manh nha của chủ nghĩa cộng sản tà ác như cộng sản cộng thê, chính là lần đầu được đưa ra trong cuốn Lý tưởng quốc (Utopia) của Plato.

Sau này Triết học phương Tây hoàn toàn sa vào tri thức bề mặt của con người. Sau Socrates, các Triết học gia phương Tây không còn bất kỳ ai biết được chân lý, tự họ không cách nào biết được chân lý, càng không thể dẫn dắt người khác có được chân lý. Dù thế nhân cho rằng họ có trí tuệ như thế nào, cái mà họ đắc được đều chỉ là những trí tuệ hậu thiên của con người, tri thức bề mặt của con người, họ đều không tìm thấy mình, mà là đánh mất chính mình. Về sau Triết học phương Tây đi vào ngõ cụt, cuối cùng bị bóp méo, sai lệch, hình thành âm dương đảo chiều, sa vào ma đạo, tà đạo, phát triển thành học thuyết ma đạo như vô thần luận, tiến hóa luận, chủ nghĩa duy vật biện chứng, triết học đấu tranh của chủ nghĩa cộng sản, đã đưa người ta vào đường ma quỷ. Điều này giống như Ma Vương Ba Tuần phái ma con, ma cháu xuất gia làm hòa thượng, thân khoác cà sa, miệng niệm kinh văn mà hủy hoại Phật Pháp của Phật Thích Ca Mâu Ni vậy.

Dịch từ:https://big5.zhengjian.org/node/263222

The post Đại Đạo trị quốc (17): Sự sai lệch của tư duy first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Đại Đạo trị quốc (16): Đại Đạo phương Tâyhttps://chanhkien.org/2023/03/dai-dao-tri-quoc-16-dai-dao-phuong-tay.htmlSat, 18 Mar 2023 03:03:26 +0000https://chanhkien.org/?p=29782Tác giả: Lý Đạo Chân [ChanhKien.org] Văn hóa phương Đông và phương Tây khác biệt rất lớn, cơ điểm và phương hướng phát triển của chúng không giống nhau, một trong một ngoài. Văn hóa phương Tây là bắt đầu phát triển nhận thức từ thế giới vật chất bên ngoài của con người, khởi […]

The post Đại Đạo trị quốc (16): Đại Đạo phương Tây first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Lý Đạo Chân

[ChanhKien.org]

Văn hóa phương Đông và phương Tây khác biệt rất lớn, cơ điểm và phương hướng phát triển của chúng không giống nhau, một trong một ngoài. Văn hóa phương Tây là bắt đầu phát triển nhận thức từ thế giới vật chất bên ngoài của con người, khởi điểm thấp, là thuộc về văn hóa bề ngoài của con người, không có nhiều nội hàm. Nhưng văn hóa Trung Hoa là hướng thẳng vào thân thể người, sinh mệnh, vũ trụ mà nghiên cứu, nhắm thẳng vào tầng diện thâm sâu mà bề ngoài nhìn không thấy sờ không được để nghiên cứu, khởi điểm rất cao, siêu xuất khỏi nhận thức thế giới bề mặt của nhân loại, xem trọng ở nội hàm sâu sắc đằng sau, chứ không ở bề ngoài của con người.

Phần trước chúng ta đã thảo luận một cách hệ thống về quá trình phát triển của Đạo trị quốc từ góc độ văn hóa và lịch sử Trung Hoa, mấy bài tiếp theo, chúng ta sẽ đứng từ góc độ văn hóa phương Tây để thảo luận về Đạo trị quốc. Khi xem bài này, xin vui lòng kết hợp xem lại bài “Đại Đạo trị quốc (7): Đạo gia trị quốc”.

Phần trước chúng ta đã thảo luận đến Đạo gia trị quốc, Đạo gia Trung Quốc có đối ứng với thể hệ văn hóa phương Tây, đó là triết học, đây là cùng một tư tưởng nhưng thể hiện ở tầng diện khác, văn hóa không giống nhau, biểu đạt cũng khác. Socrates là người cùng thời với Lão Tử, nhiều học giả cho rằng Socrates phương Tây tương đương với Lão Tử phương Đông, tôi thấy xác thực là như vậy, hai vị lần lượt là đại đạo của phương Đông, phương Tây, đều có địa vị và sức ảnh hưởng lớn như nhau trong nền văn hóa phương Đông và phương Tây. Ở phần này chúng tôi chủ yếu cùng mọi người thảo luận về tư tưởng triết học của Thánh nhân thời cổ Hy Lạp – Socrates.

Trước thời Socrates, phương hướng triết học cổ Hy Lạp chủ yếu là chú trọng nghiên cứu về nguồn gốc cấu thành của thế giới. Bắt đầu từ Socrates, ông chuyển hướng nghiên cứu của triết học từ nghiên cứu thế giới bên ngoài sang nghiên cứu tự ngã (bản thân con người). Ông cho rằng nhận thức và truy cầu đối với thế giới bên ngoài là vô cùng vô tận, mà thế giới bên ngoài lại liên tục biến hóa không ngừng, do vậy những tri thức nhân loại có được từ nó là không xác định. Cái mà Socrates truy cầu là phải xác định, hoàn mỹ vô lậu, là chân lý vĩnh hằng bất biến, cái đó không thể truy cầu được từ thế giới bên ngoài, mà phải trở về truy cầu ở chính mình, nghiên cứu tự ngã, tìm thấy được nhận thức chính xác cuối cùng.

Lão Tử trước khi rời nhân gian, vội vàng lưu lại 5000 chữ. Socrates cả đời không để lại bất kể chữ gì, những tư tưởng của ông đều là thông qua ký ức của các đệ tử nhớ lại chép ra sau khi ông qua đời. Trong quá trình nhớ lại, rất có thể bị sai lệch, khi ghi chép các đệ tử của ông lại thường cho thêm ý của mình vào lời nói của Socrates, từ đó làm lệch đi ý ban đầu của Socrates, đặc biệt là Plato – người ghi chép chủ yếu nhất, cho nên làm hậu thế không biết rõ được ý nghĩa chân chính của Socrates.

Socrates là Thánh nhân Đại Đạo của phương Tây, ông đã lưu lại cho thế giới phương Tây phương pháp làm cho sinh mệnh hồi thăng, tu luyện thành Thần, có thể gọi là Tây phương Đại Đạo. Những gì ông để lại cũng tương tự như những gì Lão Tử ở Trung Quốc để lại, chỉ là phương diện văn hóa Đông Tây khác nhau mà thôi, vì vậy phương thức biểu đạt cũng khác nhau, nên phương Tây gọi nó là Triết học. Điều mà Socrates thực sự lưu lại, chính là bộ Tinh thần trợ sản pháp (Tạm dịch: “Phương pháp bà đỡ tinh thần”), đây là phương pháp tu luyện thực sự của Triết học phương Tây, là con đường cho sinh mệnh hồi thăng.

Mẹ của Socrates là một bà đỡ, giúp người ta sinh nở. Socrates thông qua phương pháp đặc thù của mình, dẫn dắt, giúp đỡ người ta sản sinh ra tư tưởng đúng đắn, để nhận thức chân lý, nên ông gọi đó là “phương pháp bà đỡ tinh thần”.

Khi Socrates trò chuyện, tranh luận, thảo luận với người khác, ông không giống như những người được gọi là trí giả thời đó, họ tự xưng mình có tri thức uyên thâm, có trí tuệ, mà ông tự nói mình không biết gì cả, không hiểu bất kỳ vấn đề gì, đành đưa ra vấn đề để thỉnh giáo người khác. Nhưng khi người khác trả lời vấn đề của ông, đối với đáp án của họ Socrates tiến hành truy vấn từng bước, hỏi vặn lại, làm cho kết luận mà đối phương đưa ra trước sau tự mâu thuẫn với nhau, từ đó làm đối phương thấy rõ sai lầm về nhận thức của mình mà vứt bỏ được nhận thức sai lầm đó. Cuối cùng Socrates thông qua không ngừng gợi mở, dẫn dắt, làm người ta nói ra được quan điểm chính xác của mình, đạt tới chân lý vĩnh hằng bất biến, vĩnh viễn chính xác. Nhưng Socrates lại nói rằng quan điểm chính xác cuối cùng này không phải là của ông, mà nó vốn đã có sẵn ở trong tâm linh của đối phương, ông chỉ là người thông qua cách thức nêu câu hỏi để giúp đỡ đối phương tìm được quan điểm rõ ràng đúng đắn mà thôi. Cho nên Socrates gọi phương pháp gợi mở người khác biết chân lý của mình là “phương pháp bà đỡ tinh thần”. Đây thực ra chính là phương pháp tu luyện Đạo gia của Tây phương, mời độc giả cùng xem dẫn giải dưới đây.

Phương pháp bà đỡ tinh thần có một tiền đề cần thiết, chính là nhất định phải đặt mình vào vị trí vô tri, phải biết rõ sự vô tri của mình.

Điều này có nội hàm rất lớn. Người bình thường cho rằng Socrates tự cho mình là vô tri, chỉ là sự khiêm tốn, thậm chí cho là thủ đoạn ngụy biện giả dối giảo hoạt, kỳ thực thế nhân cơ bản là không hiểu được nội hàm thực sự đằng sau, không lý giải được trí huệ của Thánh nhân.

Trong bài “Đại Đạo trị quốc (7): Đạo gia trị quốc” ở phần trước, chúng ta đã nói về tư tưởng trị quốc của Đạo gia. Trí tuệ, nhận thức của nhân loại đều nằm trong cơ chế tương sinh tương khắc mà sinh ra, hai mặt chính phản đồng thời sinh ra. Có Thiện thì đồng thời có Ác, có thành tín thì đồng thời cũng có dối trá, có trên thì có dưới… nếu không thì không thể sản sinh. Nếu muốn loại bỏ tất cả những nhân tố phụ diện, làm xã hội quay về trạng thái hài hòa hoàn mỹ, thì nhất định phải vứt bỏ những trí tuệ, nhận thức hậu thiên do con người tạo ra trong tương sinh tương khắc, quay về trong Đạo, đây là con đường trị quốc của Đạo gia.

Tại sao trong Kinh Thánh nói, ma quỷ hóa thân thành rắn, dụ dỗ Eva ăn trái cấm trên cây trí tuệ, Adam và Eva sau khi sinh ra trí tuệ phân biệt Thiện Ác, Thượng Đế đuổi họ ra khỏi vườn địa đàng?

Adam và Eva là tổ tiên của người da trắng do Thiên Chúa tạo ra, ban đầu sống vô ưu vô lự trong vườn Địa Đàng, không có thống khổ, tự do tự tại, hạnh phúc vui vẻ vô cùng, đây kỳ thực là trạng thái sinh hoạt hài hòa nhất của nhân loại ở thời kỳ sớm nhất thuận theo bản tính mà làm và vô vi nhi trị ở trong Đạo. Khi ma quỷ dẫn dụ Eva, Eva xúi giục Adam ăn vụng quả trí tuệ xong, họ hình thành nên “trí tuệ” của con người, có khả năng phân biệt Thiện Ác. Trước khi ăn trái cấm, họ không biết đến Thiện Ác, bởi vì lúc đó họ ở trong trạng thái tiên thiên thuần chân vô tà, ở trong Đạo, thời thời đều theo bản tính mà làm ở trong Đạo, không có Ác, do vậy không biết có Thiện, bản tính là chí Thiện. Lúc này, Thiện loại trừ tất cả những nhân tố Ác, ẩn trong Đạo mà vô danh, Ác không có chỗ sinh, nên thành cái Thiện vô danh, chí Thiện. Do vậy lúc đó bản tính của họ là chí Thiện mà không biết đến Thiện Ác, thuần chân vô tà và không bị ô nhiễm.

Khi ăn quả trí tuệ, sản sinh ra trí tuệ con người, đã biết nhận thức Thiện, Ác, tâm linh của Adam và Eva bị sa đọa, bị ô nhiễm, họ không thể quay về trạng thái tiên thiên thuần chân, đã ly khai Đại Đạo, trạng thái hài hòa hạnh phúc nhất ban đầu đã bị phá vỡ, họ không còn xứng đáng sống trong vườn Địa Đàng thuần khiết mỹ hảo nữa, cho nên Thượng Đế đành phải đuổi họ ra khỏi vườn Địa Đàng, đẩy họ xuống sống ở mặt đất với môi trường ác liệt, đợi họ ở đó tẩy tịnh tâm linh, lại lần nữa quay về trong Đạo, để họ quay về với đất nước hạnh phúc mỹ hảo của Thần. Kỳ thực đây cũng là hình ảnh thu nhỏ quá trình phát triển của Đạo trị quốc.

Phàm là chính Pháp, chính Đạo, thì mục đích của nó đều giống nhau, đường đi có khác nhưng cùng về một đích, Thánh nhân Socrates lưu lại cho nhân loại “Phương pháp bà đỡ tinh thần” cũng là đạo lý như vậy. Ông để cho người ta nhận rõ sự vô tri của bản thân, đặt mình vào vị trí vô tri, kỳ thực là để người ta vứt bỏ đi các loại trí tuệ, nhận thức được sinh ra từ trong sự tương sinh tương khắc, trong quá trình sa đọa hậu thiên của nhân loại. Bởi vì trí tuệ của con người không phải là chân lý, mà nó được sinh ra sau khi sinh mệnh bị ô nhiễm, bị hãm nhập vào tương sinh tương khắc mà sinh ra, là thứ không hoàn mỹ, trái lại làm cho nhân tâm trở thành phức tạp, khởi tác dụng ngăn cản, cản trở nhân loại quay về trạng thái thuần chân của tiên thiên, cản trở nhân loại nhận thức chân lý, quay về với Đại Đạo, khiến nhân loại không thể nào trở lại trạng thái hạnh phúc và hài hòa nhất. Do vậy vứt bỏ trí tuệ và nhận thức hình thành hậu thiên của nhân loại, là tiền đề để nhân loại nhận thức chân lý, quay về Đại Đạo.

Triết học phương Tây cũng đã luôn nghiên cứu cái lý tương sinh tương khắc, ví dụ: cái gọi là sự thống nhất và đối lập trong phép biện chứng cũng là một chủng luận thuật của tương sinh tương khắc. Socrates cũng nhiều lần giảng về cái lý tương sinh tương khắc, ví dụ trong tác phẩm ghi chép đối thoại “Phaedo” của Plato đã ghi lại lời đàm thoại liên quan đến Socrates: “Này các bằng hữu, cái sự Vui Vẻ này sao mà kỳ lạ, nó có liên kết với mặt đối lập của nó – Thống Khổ theo cách mà người ta không tưởng tượng được, hai loại cảm giác này tuyệt đối không thể đến cùng nhau trên một người, nhưng nếu một người muốn truy cầu một trong hai thứ đó, thì vô tình lại nhận được thứ phản diện với nó, cứ như là hai thứ đó liên kết làm một vậy… chúng ta hãy xem xem có phải tất cả những thứ đó đều do mặt đối lập của chúng mà sinh ra? Bởi vì chúng đều có mặt đối lập tương ứng, ví như Thiện và Ác, công chính và không công chính, các loại sự vật đối lập đó nhiều không kể xiết”.

Điều này cũng giống như những gì Lão Tử giảng về tương sinh tương khắc, chỉ là biểu đạt khác nhau. Vậy nên muốn nhận biết được chân lý Đại Đạo chân chính, thì phải vứt bỏ tất cả trí tuệ, nhận thức hậu thiên của nhân loại được sinh ra trong lý tương sinh tương khắc, phá trừ hết tất cả những chướng ngại đó. Do đó tiền đề của “phương pháp bà đỡ tinh thần” của Socrates là phải nhận rõ sự vô tri của mình, vứt bỏ hết trí tuệ và nhận thức hình thành hậu thiên của con người. Vì vậy sự vô tri này kỳ thực là chỉ sự buông bỏ trí tuệ và nhận thức hậu thiên của nhân loại, chứ không phải là không biết gì cả. Chỉ khi nhảy thoát ra khỏi tương sinh tương khắc mới quay về được Đại Đạo, vứt bỏ nhận thức của con người thì mới có thể biết được chân lý thực sự, đây chính là Đại Trí Huệ thực sự. Cho nên Thần khải thị cho thế nhân rằng: Socrates, người tự cho rằng bản thân mình là vô tri, là người có trí huệ nhất thế gian.

Chẳng nhẽ chỉ cần nhận rõ sự vô tri của mình thì có thể đạt được chân lý Đại Đạo? Khẳng định là không phải, đây chỉ là tiền đề cơ bản thôi. Chúng ta hãy luận giải phần mấu chốt của phương pháp bà đỡ tinh thần của Socrates: đầu tiên ông đặt mình ở vị trí vô tri, xin lời khuyên từ người khác. Khi người khác trả lời vấn đề của ông, Socrates từng bước tiến hành truy hỏi và phản vấn về câu trả lời của người khác, làm cho kết luận của đối phương tự mâu thuẫn, lộ rõ chỗ thiếu sót, từ đó làm đối phương nhận rõ chỗ sai của mình mà vứt bỏ được nhận thức sai lầm. Cuối cùng Socrates lại thông qua khai mở không ngừng, dẫn dắt người ta nói ra được quan điểm chính xác cuối cùng, từ đó mà đắc được chân lý vĩnh hằng bất biến, hoàn mỹ vô lậu.

Như đã nói ở trên, trí tuệ của con người được sinh ra hậu thiên trong tương sinh tương khắc, cho nên không thể hoàn mỹ bất phá, là hữu lậu (có thiếu sót). Bởi vì tương sinh tương khắc bản thân nó là chỗ thiếu sót rất lớn, cho nên trí tuệ sinh ra trong tương sinh tương sinh tương khắc, không thể hoàn mỹ vô lậu, không thể là chân lý. Trong những bài trước, chúng ta đã luận giải rồi, tương sinh tương khắc kỳ thực chính là những dao động lệch khỏi vị trí cân bằng, xa rời Đại Đạo (Chân Lý), vị trí cân bằng của nó mới là Chân Lý Đại Đạo, hoàn mỹ vô lậu, vĩnh hằng bất biến, còn tương sinh tương khắc là dao động sau khi lệch khỏi chân lý của Đạo, bản thân nó đã là sơ hở. Chỉ là nhân loại đều ở trong tương sinh tương khắc mà nước chảy bèo trôi, dao động theo, cho nên ai cũng không nhận ra được chỗ thiếu sót này, cái này gọi là đại tượng vô hình (hình tượng cực lớn thì trông không thấy).

Trí tuệ con người là sản vật của tương sinh tương khắc, do vậy nên trí tuệ của phàm nhân đều có thiếu sót. Thánh nhân Đại Đạo Socrates vứt bỏ trí tuệ và nhận thức hậu thiên của nhân loại, nhảy thoát khỏi tương sinh tương khắc, đứng trong tầng chân lý Đại Đạo, có thể nhìn thấu suốt tất cả chỗ thiếu sót của trí tuệ nhân loại, cho nên ông mới có thể thông qua phương thức truy vấn, vặn hỏi, làm cho kết luận của người khác tự mâu thuẫn mà lộ ra chỗ thiếu sót, từ đó khiến người ta nhận rõ chỗ sai lầm và vô lý của mình, không ngừng cải chính lại nhận thức của bản thân. Cuối cùng ông thông qua từng bước dẫn dắt, làm cho tư duy người ta phát triển, quy chính hướng về chân lý, đạt đến chân lý tối hậu, cho đến đạt được kết luận hoàn mỹ vô lậu, vĩnh hằng chính xác. Quá trình này chính là quá trình khiến người ta không ngừng buông bỏ, quy chính các nhận thức và quan niệm sai lầm được hình thành hậu thiên, cuối cùng khiến người ta nhận thức được chân lý, quay về Đại Đạo. Quá trình này cũng chính là quá trình sinh mệnh hồi thăng, phản bổn quy chân, nên mới nói: Socrates lưu lại “phương pháp bà đỡ tinh thần”, kỳ thực chính là phương pháp tu luyện của Triết học phương Tây, Triết học phương Tây kỳ thực chính là pháp môn tu luyện Đạo gia của phương Tây. Đạo gia khi ở tầng thứ thấp thì dùng để trị quốc, tu luyện lên tầng thứ cao thì có thể khiến sinh mệnh hồi thăng, tu luyện thành Thần, Triết học phương Tây cũng là như vậy.

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/263224

The post Đại Đạo trị quốc (16): Đại Đạo phương Tây first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Đại Đạo trị quốc (15): Cội nguồn Đạo Đứchttps://chanhkien.org/2023/02/dai-dao-tri-quoc-15-coi-nguon-dao-duc.htmlTue, 28 Feb 2023 09:10:45 +0000https://chanhkien.org/?p=29715Tác giả: Lý Đạo Chân [ChanhKien.org] 15. Cội nguồn Đạo Đức Căn cứ vào lịch trình phát triển lâu dài của lịch sử Trung Hoa, tác giả tiến hành tập hợp và chắt lọc các mô hình trị quốc của các gia phái, đưa ra mô hình trị quốc cuối cùng của Trung Hoa, tức […]

The post Đại Đạo trị quốc (15): Cội nguồn Đạo Đức first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Lý Đạo Chân

[ChanhKien.org]

15. Cội nguồn Đạo Đức

Căn cứ vào lịch trình phát triển lâu dài của lịch sử Trung Hoa, tác giả tiến hành tập hợp và chắt lọc các mô hình trị quốc của các gia phái, đưa ra mô hình trị quốc cuối cùng của Trung Hoa, tức là mô hình lập thể ba tầng lấy Đạo Đức làm hạt nhân, Lễ Nhạc làm tầng giữa, Hình Pháp là tầng ngoài cùng.

Giữa ba tầng của mô hình này được kết nối liên tiếp với nhau, hình thành hướng vận chuyển theo tầng, nó xuyên qua từng tầng với quy luật tràn ra từ trong ra ngoài, hình thành xu thế vận chuyển liên tục tràn ra từ trong ra ngoài. Vì vậy phương hướng vận chuyển của mô hình này phải luôn hướng về tầng cốt lõi của Đạo Đức, như vậy mới khắc chế được sự tràn ra, nếu không như vậy, khi tầng pháp luật ngoài cùng nhất không đủ để chế ước bách tính, thì ngày hủy diệt sẽ đến.

Vì pháp luật là tầng ngoài cùng nhất, so với các tầng diện khác mà nói, pháp luật là những điều khoản chết, nó không có hình hài, nhưng con người thì sống, thứ sống thì nhất định có hình hài. Nếu nhân loại cứ theo xu thế tràn ra ngoài, một mực phát triển hướng ra tầng ngoài cùng, một mực hoàn thiện pháp luật, coi trọng pháp luật mà coi nhẹ Đạo Đức, dùng thứ chết cứng này để chế ước người sống, thì sẽ dần dần phong kín hình hài của nhân loại đến chết, khiến nhân loại hoàn toàn mất đi không gian sinh tồn. Như vậy sẽ tạo thành hiện tượng tràn ra liên tục, nhân loại sẽ không ngừng phóng túng, len vào chỗ sơ hở của pháp luật, pháp luật cũng chỉ còn cách không ngừng hoàn thiện, gia tăng, như vậy sẽ tạo thành vòng tuần hoàn ác tính, khiến không gian hoạt động của nhân loại càng ngày càng thiếu càng nhỏ hẹp, phát triển đến cuối cùng, sẽ làm nhân loại không còn lối thoát, bị pháp luật phong kín cứng lại.

Như pháp luật ngày nay càng ngày càng hoàn thiện, những điều khoản pháp luật nhiều tới mức không thể tính được, đồng thời còn tăng thêm hàng năm, nhiều tới mức không có bất kỳ một luật sư và thẩm phán nào trên thế giới có thể nhớ hết. Nó dường như bao hàm toàn bộ các phương diện trong cuộc sống của nhân loại, giống như một cái lồng, nhốt toàn nhân loại vào trong, đồng thời các điều khoản pháp luật vẫn còn đang gia tăng điên cuồng, không gian hoạt động của nhân loại càng ngày càng thu hẹp, cứ theo xu hướng này mà phát triển, thì cuối cùng nhân loại sẽ tự dồn mình vào chỗ chết, không có đường thoát, khiến cho bất kỳ hoạt động nào của con người cũng đều có khả năng vi phạm pháp luật, luôn luôn sống trong sợ hãi. Ví dụ hiện nay có rất nhiều người vô ý phạm pháp, tự mình không biết, thậm chí ngay luật sư phạm pháp mà tự mình không biết, đây là con đường tự hủy diệt của nhân loại.

Bởi vì pháp luật chỉ là thủ đoạn để cai trị con người một cách thuần túy, không có hình hài, không có tâm pháp, cho nên tuyệt đối không sử dụng pháp luật một cách đơn độc cô lập, pháp luật vĩnh viễn không thể đơn độc trở thành một gia phái, nếu không nhất định sẽ thành tà pháp, nhất định phải dựa vào tâm pháp, nhất định phải đặt pháp luật trong nội hàm Đạo Đức, truyền cho nó hình hài, làm cho nó trở thành một thực thể sống.

Ví dụ Đạo gia giảng phạt kẻ vô Đạo, lấy Thiên Đạo làm chuẩn tắc, lưới Trời lồng lộng thưa nhưng khó lọt, vô Đạo tất vong, đây là Thiên Pháp của Đạo gia. Pháp luật nhân gian phải theo Thiên Pháp mà kiến lập, biểu thị của quẻ Phệ Hạp trong Chu Dịch chính là quá trình Thiên Pháp sinh thành ra nhân pháp. Nho gia giảng Lễ nhập Hình (Lễ phải phù hợp với Hình), làm cho Lễ và Hình kết hợp với nhau, đặt ra pháp luật dựa trên cơ sở lễ nghĩa của Nho gia. Như vậy pháp luật được dựa vào tầng diện sâu hơn, có hình hài, trở thành sống động, có đủ không gian phát triển vô hạn, chứ không phải là những điều khoản chết cứng, không đến nỗi nhốt nhân loại đến chết trong ngõ cụt.

Pháp luật hiện nay đều theo xu thế tràn ra, hướng ra bề mặt, hoàn toàn là để đạt mục đích trị người, lấy lợi ích làm cốt lõi, chứ không phải để duy trì Đạo Đức, xa rời ý nghĩa tồn tại của nó. Nếu cứ theo xu thế đó mà phát triển, pháp luật sẽ càng ngày càng nhiều, càng ngày càng nghiêm khắc, nhưng tỷ lệ tội phạm càng ngày càng tăng cao, các vấn đề xã hội càng ngày càng nhiều. Sự thật cũng đang là như vậy, nhân loại hiện nay đều đang nếm quả đắng này, càng về sau càng đáng sợ.

Lão Tử nói: Càng nhiều cấm kỵ, bách tính càng bần cùng; biện pháp, thủ đoạn càng nhiều, quốc gia càng hỗn loạn; tâm cơ trí xảo càng nhiều, tà đạo càng thịnh hành, chế độ pháp luật càng nhiều càng hà khắc, thì đạo tặc xuất hiện càng lắm. Từ đây có thể thấy rõ, thi hành vô vi nhi trị mới là chính Đạo trị quốc.

Cho nên pháp luật vĩnh viễn chỉ có thể là phương tiện bổ trợ cho Đạo Đức, chỉ là phương tiện tạm thời, cuối cùng nhất định phải dẫn dắt thiên hạ đi vào tầng diện Đạo Đức.

Khi pháp luật là biện pháp bổ trợ tạm thời cho Đạo Đức, thì nhất định luôn vận hành xoay quanh tầng diện cốt lõi của Đạo Đức, lấy Đạo Đức làm tâm pháp, tuyệt không thể xa rời, đây là chính đạo của pháp luật. Cũng như con đê, phải bao quanh dòng sông thật chặt chẽ để ngăn chặn nước lũ tràn ra, nếu tách khỏi dòng sông, con đê sẽ mất đi ý nghĩa và tác dụng.

Việc định ra pháp luật phải lấy Đại Đạo làm tôn chỉ, lấy việc duy trì Đạo Đức làm căn bản, khởi được tác dụng trừng phạt cái ác biểu dương cái thiện. Không được lấy lợi ích làm cốt yếu, không lấy sự lớn nhỏ của lợi ích bị tổn hại làm tiêu chuẩn đo lường, mà là nên lấy ảnh hưởng mà nó tạo ra đối với đạo đức xã hội để làm tiêu chuẩn đo lường. Pháp luật không phải ở chỗ bảo vệ sự công bằng đối với lợi ích của sinh mệnh, mà là ở chỗ giữ vững sự công bằng của Đạo Đức nhân tâm, do đó pháp luật nhất định phải tiếp xúc đến được tầng diện Đạo Đức của nhân loại, có thể đối chiếu với phẩm hạnh Đạo Đức cơ bản của một người mà tiến hành tuyên phán, xử phạt, chứ không phải là những điều khoản chết cứng không hề dính dáng gì đến Đạo Đức của nhân loại.

Mô hình trị quốc ba tầng lập thể của Trung Hoa này từ xưa đến nay đều là tràn ra từng tầng từ trong ra ngoài, nó hình thành nên một loại “Thế” (xu thế), đó là “Thế” chuyển động từ trong ra ngoài, kéo theo sự chuyển động từng tầng của mô hình lập thể này. Khi nhân loại ở trong mô hình này, đi theo sự điều khiển của xu thế tràn ra này mà chuyển động, thì sẽ không ngừng tràn ra phía tầng ngoài. Khi tầng ngoài cùng nhất không thể chế ước được sự tràn ra liên tục của nhân loại, thì nhân loại đã đi đến điểm cuối cùng rồi.

Do vậy ở trong mô hình này, nhân loại nhất định phải đi ngược lại với xu thế tràn ra đó, hướng về tầng diện Đạo Đức cốt lõi, hình thành sự chuyển động ngược lại. Có như vậy xã hội nhân loại mới không ngừng thăng hoa, hồi quy, càng ngày càng hạnh phúc mỹ hảo, có tương lai tươi sáng vô hạn.

Nhân loại làm thế nào có thể ngược dòng xu thế tràn ra mạnh mẽ này? Đáp án mà tác giả tìm thấy chính là dẫn nhập về với cội nguồn Đạo Đức, dẫn nhập vào sức mạnh to lớn của cội nguồn Đạo Đức, làm cho nhân loại chống lại xu thế tràn ra từ trong ra ngoài, đi ngược dòng nước.

Vậy thì cội nguồn Đạo Đức là gì? Đó là chính tín của nhân loại đối với Thần linh Thiên địa, Đạo Đức của nhân loại chính là bắt nguồn từ đây, chảy từ cao tầng vũ trụ vào nhân gian, do Thần linh dẫn đến nhân loại. Chỉ có sức mạnh tín ngưỡng đến từ cội nguồn Đạo Đức mới có thể tịnh hóa nhân loại, tiêu trừ xu thế tràn ra, đưa nhân loại quay về trong sự bao bọc của Thần, quay về với bản tính tiên thiên thuần chân vô tà (trong sáng ngay thật). Ngoài điều này ra, không có bất kỳ một lực lượng nào có thể cứu vãn được nhân loại, đây cũng là con đường quay về duy nhất của nhân loại.

Đạo gia nhập thế giảng trị quốc làm người, xuất thế giảng tu Chân thành Tiên, vì vậy bản thân Đạo và Thiên địa Thần linh là nhất thể, đã dẫn nhập vào sức mạnh của đạo đức, duy trì nền văn minh Trung Hoa mấy nghìn năm. Vào thời Tây Hán, Phật giáo được truyền nhập vào Trung thổ, và phát triển đến đỉnh cao vào thời Nam Bắc triều, do đó được hòa nhập vào hệ thống văn hóa Trung Hoa và trở thành một trụ cột khác để duy trì đạo đức của nền văn minh Trung Hoa.

Tuy nhiên tín ngưỡng từ xưa đến nay đều có thể được chia thành hai bộ phận xuất thế và nhập thế, bộ phận xuất thế có sức mạnh quay về với Đạo Đức, nhưng ngưỡng rất cao, chỉ nhằm vào một số rất ít người trong xã hội; bộ phận nhập thế ngưỡng rất thấp, nhưng sức mạnh quá nhỏ, không đủ khả năng để đưa con người quay về Đạo Đức, chỉ có thể ức chế sự tràn ra ở một mức độ nhất định.

Bộ phận xuất thế tu Tiên của Đạo gia chú trọng tu luyện đơn độc, có yêu cầu rất cao đối với ngộ tính và căn cơ của con người, người bình thường không có căn cơ và ngộ tính như vậy thì không thể đắc Đạo. Nếu không đắc Đạo thì không thể phát huy được sức mạnh quay trở về Đạo Đức của Đạo gia. Xã hội là do những người bình thường hợp thành, những người đại đức thực sự có căn cơ tốt và ngộ tính cao chỉ chiếm số ít trong xã hội, vì vậy Đạo gia đã phải hạ thấp ngưỡng, mở rộng thêm bộ phận nhập thế, để phù hợp với đại chúng, quy chuẩn xã hội lòng người, đó chính là Nho gia. Nho gia và Đạo gia là nhất thể, xuất thế là Đạo, nhập thế là Nho, ngoại Nho nội Đạo.

Tế lễ là lễ tối thượng của Nho gia, chính là nghi thức tín ngưỡng đối với Thiên địa Thần linh. Quan điểm Thiên Nhân hợp nhất của Nho gia cũng chính là tín ngưỡng với Thiên địa Thần linh. Đạo gia hạ thấp ngưỡng, nhập thế là Nho gia, nhưng sức mạnh của đạo đức đã suy yếu rất nhiều, chỉ có thể kiềm chế xu thế tràn ra đến một mức độ nhất định chứ không thể đảo ngược nó.

Phật giáo tuy giảng phổ độ chúng sinh, nhưng cũng yêu cầu con người phải xuất gia chuyên tu, cũng có yêu cầu cao như thế đối với ngộ tính và căn cơ của con người, người nào không đáp ứng được yêu cầu thì cho dù đã xuất gia cũng tu không thành. Nếu tất cả mọi người đều xuất gia chuyên tu, thì xã hội loài người sẽ giải thể không còn tồn tại nữa, tình trạng này cũng không thể xảy ra. Cho nên để Phật giáo thích hợp với đại chúng, Phật giáo đã phát triển thành hai bộ phận lớn là tăng ni chuyên tu xuất gia và tín đồ thế tục tín ngưỡng nhập thế. Bộ phận thế tục của nó không có sức mạnh để quay về Đạo Đức, cũng chỉ có thể kiềm chế xu thế tràn ra ở một mức độ nhất định. Tín ngưỡng chính giáo khác trong lịch sử như Cơ Đốc giáo cũng như thế. Bởi vì họ không cách nào tiến hành chỉnh thể việc đưa chúng sinh phổ thông trong thế tục trở về với đạo đức, do vậy thuận theo việc đạo đức của nhân loại ngày một bại hoại, những hình thế tôn giáo hữu hình ấy, sẽ không ngừng bị nhân loại không ngừng bại hoại đó phá hoại, từ đó tiến vào thời kỳ mạt Pháp, thậm chí cuối cùng phát triển thành tà giáo.

Khi Thích Ca Mâu Ni còn tại thế, Ngài đã tiên đoán với các đệ tử của mình về tình huống Phật giáo sẽ bị suy đồi trong tương lai, sẽ đi vào thời kỳ mạt pháp và không thể tiếp tục độ nhân.

Khi Thích Ca Mâu Ni còn tại thế, Ngài đã nói rõ ràng với A-nan-đà: “Chính Pháp chỉ có thể duy trì được 500 năm!”

Đức Thích Ca Mâu Ni cũng đã chỉ rõ rằng: Phật giáo sau khi trải qua năm lần 500 năm, tức là sau 2500 năm, chính là ngày nay, Phật giáo sẽ chỉ còn cái vỏ ngoài, đến lúc đó các tăng nhân “ở trong Pháp của ta, dù cạo bỏ râu tóc, mặc áo cà sa”, nhưng họ “phá bỏ giới cấm, không hành xử theo Pháp”, họ đều là “những nhà sư giả danh”.

Trong Phật giáo cũng ghi lại câu chuyện của Thích Ca Mâu Ni và Ma Vương Ba Tuần. Khi Thích Ca Mâu Ni sắp nhập Niết Bàn, Ba Tuần nói với Thích Ca Mâu Ni: “Khi ngươi còn tại thế, ta không thể phá Pháp của ngươi, sau khi ngươi niết bàn, ta sẽ cho đồ tử đồ tôn của ta xuất gia làm hòa thượng, ở trong chùa của ngươi, khoác áo cà sa của ngươi, đọc kinh sách của ngươi để phá hoại Phật Pháp của ngươi!” Nghe vậy Thích Ca Mâu Ni đã rơi lệ.

Phật giáo phát triển cho đến nay quả thực đã ứng nghiệm với lời tiên tri của Thích Ca Mâu Ni và lời của Ma Vương Ba Tuần, có nơi các nhà sư đi đầu phá hoại Phật Pháp từ trong nội bộ, lợi dụng Phật giáo để kiếm tiền bất chính, nuôi nhân tình, vì danh lợi mà tùy tiện giải thích bóp méo kinh sách, ăn uống, gái gú, cờ bạc loại nào cũng có, đã phá hoại Phật giáo từ bên trong. Ngày nay người ta đi lễ Phật ở chùa, không còn là thành tâm kính Phật, cầu sự thăng hoa đạo đức, cầu sự thăng hoa của cảnh giới, để sinh mệnh có được chốn đi về tốt đẹp nhất, mà là cầu Thần Phật phù hộ cho mình tiêu tai giải nạn, thăng quan phát tài, lấy vợ sinh con để thỏa mãn dục vọng của bản thân.

Các chính giáo khác cũng đều như thế, đây là do những tôn giáo này quá nhỏ, sức mạnh vốn có quá nhỏ, không thể nào nhắm vào đại chúng, không cách nào đạt được “Đại Đạo vô hình”, không thể lấy môi trường của toàn xã hội loài người làm nơi tu luyện, để con người quay về với Đạo Đức trong thế tục và trong các ngành các nghề của xã hội.

Thế thì suy cho cùng có niềm tín ngưỡng nào như vậy không, tức có thể nhằm vào đại chúng, làm cho nhân loại được đề cao và quay trở về khi ở ngay trong thế tục hay không?

Có một lời tiên tri như vậy trong Phệ Đà bản tập và trong lịch sử Phật giáo của Ấn Độ cổ đại: Chuyển Luân Thánh Vương là độc tôn cao nhất của Vạn Vương trong vũ trụ, Ngài sẽ giáng thế xuống nhân gian trong tương lai để cứu độ chúng sinh. Đặc điểm của Chuyển Luân Thánh Vương là thành Phật tại gia, tu luyện không thoát ly thế tục.

Trong Pháp Hoa Văn Cú có nói: “Hoa Ưu Đàm ba nghìn năm mới nở một lần, khi hoa nở thì Chuyển Luân Thánh Vương sẽ xuất hiện”. (107)

Trong Tuệ Lâm Âm Nghĩa cũng đã ghi chép: “Hoa Ưu Đàm là điềm lành thần kỳ đến từ Thiên thượng, trên thế gian không có hoa này. Khi Chuyển Luân Thánh Vương hạ thế độ nhân, với lòng từ bi và phúc đức vô biên của Ngài, con người sẽ thấy loài hoa này xuất hiện tại thế gian”. (108)

Kể từ khi hoa Ưu Đàm Bà La được phát hiện lần đầu tiên tại chùa Cheonggye-sa (Thanh Khê) ở Hàn Quốc vào năm 1997, nó đã lần lượt xuất hiện ở nhiều nơi và hiện nay hoa Ưu Đàm Bà La đã nở rộ trên khắp thế giới. Trong nhà của tác giả cũng đã nhiều lần nở loài hoa này, không cần đất và nước, không hấp thụ bất kỳ chất dinh dưỡng nào trên đời, trong vắt long lanh và có mùi thơm nhẹ.

Chuyển Luân Thánh Vương chính là Ông Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp Luân Đại Pháp, cuốn kinh sách quan trọng nhất của Pháp Luân Đại PhápChuyển Pháp Luân. Pháp Luân Đại Pháp chú trọng rằng Đại Đạo là vô hình, không có bất kỳ hình thức tôn giáo nào, hoàn toàn tu hành trong thế tục, biến toàn bộ xã hội loài người thành một trường tu luyện, người tu luyện đến từ mọi giai tầng và các ngành các nghề trong xã hội. Pháp Luân Đại Pháp lấy đặc tính tối cao của vũ trụ “Chân-Thiện-Nhẫn” làm tiêu chuẩn tu luyện, đồng thời còn thực hành năm bài công pháp đơn giản và đẹp mắt, để người học nơi thế tục có thể sử dụng các môi trường thế tục khác nhau để đề cao bản thân, không ngừng thăng hoa, để cuối cùng đạt được kết quả công thành viên mãn. Pháp Luân Đại Pháp được Ngài Lý Hồng Chí truyền xuất ra từ Trường Xuân Trung Quốc vào tháng 5 năm 1992, chỉ trong vài năm ngắn ngủi đã truyền khắp Trung Hoa đại lục, khiến gần 100 triệu người ở Trung Quốc vào thời điểm đó học và tập Pháp Luân Công, trong một thời gian, các chuẩn mực đạo đức của xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ đã được hồi sinh, tâm truyền tâm người truyền người.

Tuy nhiên vào tháng 7 năm 1999, Giang Trạch Dân, người đứng đầu ĐCSTQ, vì đố kỵ tột độ đã phát động một cuộc bức hại tàn bạo chưa từng có trong lịch sử đối với Pháp Luân Đại Pháp, tuyên bố rằng “sẽ tiêu diệt Pháp Luân Công trong vòng ba tháng”. Kể từ đó Trung Cộng đã mở rộng bộ máy nhà nước hoạt động xoay quanh Pháp Luân Công, ra lệnh “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, hủy hoại thân thể” của các học viên Pháp Luân Công. Do đó làm cho hàng chục triệu học viên Pháp Luân Công đã bị tịch thu tài sản, bắt cóc, kết án và hầu như tất cả các hình phạt tàn khốc nhất trên thế giới từ xưa đến nay đã được sử dụng để hành hạ tra tấn tàn khốc những người tu luyện không chịu từ bỏ đức tin, khiến hàng triệu học viên Pháp Luân Công bị tra tấn đến chết, đến tàn tật, ngay cả trong tình huống không gây mê, nội tạng của các học viên Pháp Luân Công vẫn bị lấy ra từ cơ thể sống để kiếm lợi nhuận khổng lồ. Những điều này đã được vạch trần ra ánh sáng và chứng thực trên quốc tế, đã gây chấn động thế nhân!

Tuy nhiên trong hai thập kỷ bức hại vừa qua, cuộc bức hại chẳng những không dẹp bỏ được Pháp Luân Công, mà còn làm cho Pháp Luân Đại Pháp đã được hồng truyền đến hơn 100 quốc gia và khu vực trên thế giới, người tín ngưỡng Pháp Luân Công càng ngày càng tăng. Và ngược lại trong cuộc bức hại này Trung Cộng sẽ tiến tới diệt vong, đồng thời nó cũng đang trong điên cuồng không từ thủ đoạn nào để bức hại chính tín của nhân loại, mà triệt để phá hủy đạo đức cuối cùng của người Trung Quốc. Các học viên Pháp Luân Đại Pháp trong hai thập kỷ qua, đã mạo hiểm mạng sống của mình, ngăn chặn cuộc bức hại dưới áp lực vô cùng to lớn, giảng chân tướng một cách ôn hòa và có lý trí cho con người trên thế giới, đã giành được sự ủng hộ ngày càng nhiều của các nhân sĩ lương thiện chính nghĩa ở Trung Quốc đại lục và các nước trên thế giới.

Cho đến nay, Pháp Luân Đại Pháp đã phổ truyền đến hơn 100 quốc gia và khu vực trên sáu lục địa; các tác phẩm chính của Pháp Luân Đại Pháp cũng đã được dịch ra hơn 40 thứ tiếng và đã được xuất bản phát hành và phổ biến rộng rãi tại các quốc gia dân tộc trên thế giới; chính phủ của nhiều quốc gia đã nhiệt tình bày tỏ sự ủng hộ bằng cách trao giải thưởng, thông qua các kiến nghị ủng hộ và công bố “Tháng Pháp Luân Đại Pháp”, “Tuần lễ Pháp Luân Đại Pháp” và “Ngày Pháp Luân Đại Pháp”. Cho đến nay Pháp Luân Đại Pháp đã nhận được 1832 giải thưởng từ các giới, 373 chương trình nghị sự ủng hộ và 1180 bức thư ủng hộ.

Liên quan đến cuộc bức hại Pháp Luân Công do Trung Cộng phát động vào tháng 7 năm 1999, sớm đã có những lời tiên tri trong lịch sử. Nhà tiên tri nổi tiếng thế giới Nostradamus có một lời tiên tri nổi tiếng trong Các Thế Kỷ rằng:

“Vào năm 1999, tháng 7,

Để Đại vương Angoulmois phục sinh,

Đại vương Khủng bố sẽ từ trên trời xuống,

Đến thời trước và sau khi Mars thống trị thiên hạ,

Nói là để có cuộc sống hạnh phúc cho mọi người”.

Năm 1999, vệ tinh NASA của cơ quan vũ trụ Hoa Kỳ đã chụp được một bức ảnh khuôn mặt của quỷ trên Trái Đất, sau khi nhìn thấy nó, Tổng thống Hoa Kỳ lúc bấy giờ là Clinton nhất quyết muốn gửi bản sao bức ảnh cho Giáo hoàng và các nhà lãnh đạo tôn giáo khác.

Những điều này là sự trùng hợp đáng kinh ngạc. Ma vương Khủng bố tức là Trung Cộng, “Mars” tức là Các-mác. Chủ nghĩa mà nó tạo ra không chỉ làm hại các nước cộng sản mà còn xâm nhập và xuất khẩu toàn diện ra toàn thế giới, thâm nhập vào từng trường học, cộng đồng, phá hoại gia đình, hủy hoại tín ngưỡng và đạo đức của con người trên thế giới! Nào là chủ nghĩa tiến bộ, phong trào bảo vệ môi trường, phong trào nữ quyền, v.v… kỳ thực đều là các hình thái ý thức chủ nghĩa cộng sản khoác lên chiếc mặt nạ trá hình, nên mới nói là nó thống trị thế giới. Nó đeo một chiếc mặt nạ quyến rũ, dùng những lời dối trá mê hoặc nhân loại, nói là để giúp mọi người có được cuộc sống hạnh phúc, nhưng kỳ thực đang dẫn nhân loại đến địa ngục vạn kiếp không trở lại được!

Pháp Luân Đại Pháp sẽ trở thành tâm pháp của con người mới trong tương lai, canh tân con người và vũ trụ, làm cho cảnh giới của sinh mệnh trở lại một tầm cao hoàn toàn mới. Theo một số lời tiên tri, loài người hiện đang ở trong thời khắc đặc biệt nhất của cuộc đại canh tân vũ trụ, mỗi sinh mệnh đều phải lựa chọn một tương lai cho mình vào thời khắc đặc biệt này. Hy vọng rằng mọi người có thể nhận rõ chính tà, giữ vững lý trí, dùng đạo đức và lương tri để cân nhắc, thoái xuất khỏi các tổ chức đảng, đoàn, đội của tà ma cộng sản, không làm bạn với ma quỷ và lựa chọn cho mình một tương lai tươi sáng và tốt đẹp.

Tác giả đã trình bày một cách rõ ràng sự phát triển của lịch sử nhân loại và mô hình trị quốc của Trung Hoa để làm cho thế giới thấy rõ và hiểu rõ. Hy vọng rằng có thể có tác dụng cảnh tỉnh đối với thế giới loài người ngày nay, có thể đưa ra sự lựa chọn quyết đoán và sáng suốt cho chính mình vào thời khắc lịch sử quan trọng nhất này. Thời gian không còn nhiều, bây giờ là lúc để tỉnh ngộ, đưa ra sự lựa chọn, vẫn còn cơ hội cuối cùng. Một khi do dự, đánh mất cơ hội, bạn sẽ vĩnh viễn đánh mất tương lai!

Sự phát triển của lịch sử loài người kỳ thực là do Thần sớm đã an bài, mỗi triều đại đều có vận mệnh của nó, thực ra kết quả được đặt định cuối cùng người phàm trần không ai có thể chi phối được. Các đế vương cổ đại phải đêm đêm quan trắc thiên tượng, để tuân theo ý Trời, thuận theo ý Trời mà làm, không dám làm trái ý Trời. Ai thuận theo ý Trời, Thần sẽ ban cho người đó vinh diệu và sức mạnh, đồng thời cũng cho phép chọn cho mình một tương lai tốt đẹp nhất. Kẻ nào cứ khăng khăng làm trái ý Trời, tất yếu sẽ bị bánh xe lịch sử nghiến chết, bị Trời đất Thần linh khinh bỉ, nhập vào cửa vô sinh!

Chú thích:

(107): Nguyên văn:《法华文句》四上:“优昙花者,此言灵瑞。三千年一现,现则金轮王出。”

(108): Nguyên văn:《慧琳音义》卷八:“优昙花,梵语古译讹略也,梵语正云乌昙跋罗花。此云祥瑞灵异,天花也。世间无此花。若如来下世,金轮王出现世间,以大福德力故,感得此花出现。”

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/242741

The post Đại Đạo trị quốc (15): Cội nguồn Đạo Đức first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Đại Đạo trị quốc (14): Thuật của Pháp giahttps://chanhkien.org/2023/02/dai-dao-tri-quoc-14-thuat-cua-phap-gia.htmlTue, 14 Feb 2023 04:44:20 +0000https://chanhkien.org/?p=29664Tác giả: Lý Đạo Chân [ChanhKien.org] 14. Thuật của Pháp gia Như phần trước đã bàn, mục tiêu của Pháp gia là lấy nhân pháp thay cho thiên đạo, để kiến lập một xã hội ma tính lấy người thay Trời. Mà lấy nhân pháp thay thiên đạo nhất định phải dựa vào “thế” lớn […]

The post Đại Đạo trị quốc (14): Thuật của Pháp gia first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Lý Đạo Chân

[ChanhKien.org]

14. Thuật của Pháp gia

Như phần trước đã bàn, mục tiêu của Pháp gia là lấy nhân pháp thay cho thiên đạo, để kiến lập một xã hội ma tính lấy người thay Trời. Mà lấy nhân pháp thay thiên đạo nhất định phải dựa vào “thế” lớn mạnh, bảo đảm thực thi sức mạnh của nhân pháp, đồng thời khiến nhân pháp trở thành chuẩn tắc duy nhất của thiên hạ, cho nên ắt phải làm cho tất cả quyền thế trong thiên hạ tập trung vào tay quân vương, khiến cho nhân pháp và quân vương hợp nhất.

Hàn Phi nói: “Lấy cây gỗ dài một xích đặt trên đỉnh núi cao, thì có thể cúi xuống thấy vực sâu ngàn trượng, đây không phải là do bản thân cây gỗ cao, mà do đặt nó ở vị trí cao. Vua Kiệt làm Thiên tử có thể khống chế thiên hạ, chẳng phải do ông ta có đạo đức tài năng, mà là do ông ta có quyền thế lớn. Vật nặng ngàn cân nhờ có thuyền nên nổi, nhưng vật nhẹ như vài đồng xu không có thuyền sẽ chìm xuống đáy, đây không phải vì vật có trọng lượng ngàn cân thì nhẹ và vật có trọng lượng như vài đồng xu thì nặng mà nguyên do là vì vật ngàn cân có lực nâng đỡ còn vật như vài xu không có lực nâng đỡ. Cho nên vật thấp lùn có thể coi thường vật cao là nhờ vào địa vị của mình; kẻ tiểu nhân có thế chế ngự người tài đức là do dựa vào quyền thế của hắn.

Rồng bay cưỡi mây, rắn lượn trong sương mù, là dựa vào cái thế của mây mù, nếu mây mù tiêu tan, thì rồng rắn bay lượn kia có khác gì con giun đất. Khi vua Nghiêu còn là thường dân, quản lý chẳng nổi ba người; thế mà Hạ Kiệt sau khi lên Thiên tử, có thể làm loạn cả thiên hạ. Thế nên ta từ đó mà thấy rõ, việc trị quốc chỉ cần dựa vào quyền thế, chứ không cần dựa vào hiền đức và trí huệ”.

“Phụ mẫu nuôi dưỡng con cái, mong chúng bình an thuận lợi, tránh xa tội lỗi. Nhưng quân chủ đối với dân chúng thì khác, khi nguy nan thì muốn họ liều chết chiến đấu, lúc an bình lại muốn họ ra sức cày cấy. Cha mẹ với tình thương nồng hậu, mong con cái được bình an thuận lợi, nhưng con cái không nghe lời cha mẹ; quân chủ đối với bách tính không có lòng nhân ái, yêu cầu chúng dân liều chết tận lực vì mình, nhưng lại có thể thực hiện được thông suốt. Minh quân hiểu rõ đạo lý này, nên vứt bỏ lòng nhân ái, mà chỉ gia tăng cái thế uy nghiêm”.

“Bách tính đều bị quyền thế khuất phục, rất ít người được cảm hóa bởi nhân nghĩa”.

Pháp gia là hoàn toàn phản đạo đức nhân tính, phải dựa vào cường quyền bạo lực, phải dựa vào thế lực lớn mạnh mới có thể đạt được địa vị, đây là cơ sở và bảo chứng của Pháp gia. Pháp gia muốn đạt được sự hợp nhất giữa nhân pháp và quân vương, trở thành chuẩn tắc duy nhất của thiên hạ, để thay thế thiên đạo, cho nên quyền thế trong thiên hạ phải được tập trung trong tay quân vương, tuyệt không cho phép tồn tại kẻ thứ hai nắm quyền, nhằm bảo đảm địa vị tuyệt đối và duy nhất của nhân pháp.

Hàn Phi nói: “Đạo không tương đồng với thiên địa vạn vật khi sinh ra, cái cân với trọng lượng mà nó cân được không như nhau, quân chủ không tương đồng với bề tôi. Đạo là độc nhất vô nhị, nên gọi là “Nhất”, quân chủ nên làm theo sự độc nhất vô nhị của thiên đạo.

Phải luôn luôn kéo căng dây cung, đề phòng trong ổ xuất hiện hai con gà trống, nếu không sẽ phải tranh đấu không ngừng. Nếu lang sói ở trong chuồng cừu, thì cừu sẽ không sinh sôi nảy nở. Nếu có hai người làm chủ gia đình thì công việc sẽ không có hiệu quả.

Quân vương độc đoán chuyên quyền, thì mới được gọi là vua.

Vậy họ dựa vào thủ đoạn nào để tập trung toàn bộ quyền thế trong thiên hạ vào tay quân vương? Đầu tiên là thông qua trò chơi quyền thuật mà khống chế bề tôi, khiến bề tôi tuyệt đối phục tùng.

Hàn Phi nói: “Làm quân chủ, cần phải thường như cắt tỉa cây mà chỉnh trị bề tôi, không để cành lá phát triển đến xum xuê. Cành lá xum xuê, sẽ che khuất phủ quan, nhà riêng đầy của cải, công khố sẽ rỗng không, quân chủ sẽ bị che mắt. Thường cắt tỉa cây, không để cho cành cây vươn ra ngoài, cành cây mà vươn ra ngoài, sẽ đe dọa ngôi vua. Thường chặt cành cắt lá, không để cành dày thân nhỏ, nếu cành dày thân nhỏ thì sẽ chịu không nổi trận gió xuân, chịu không nổi gió xuân cành sẽ làm tổn hại đến tận lõi cây”.

Hàn Phi nói: “Quân chủ không cần hiển lộ nguyện vọng và ý đồ, vì sau khi lộ ra ý đồ và nguyện vọng, thì bề tôi sẽ dựa vào ý đồ của quân chủ để tiến hành giấu giếm và ngụy trang, sẽ không thấy rõ được bộ mặt thật của họ. Chỉ khi quân chủ không thể hiện yêu ghét của mình, thì bề tôi mới triển hiện bộ mặt chân thực của mình. Cho nên, quân chủ có trí huệ cũng không cần dùng trí huệ để suy xét, cứ mặc vạn vật tự tìm về vị trí thực của chúng; có năng lực cũng không cần làm gì, để quan sát năng lực làm việc của bề tôi; có dũng khí cũng không cần thể hiện ra, để bề tôi phát huy đầy đủ dũng khí của họ. Do vậy, quân chủ không sử dụng trí huệ mà vẫn xem xét rõ mọi việc, không phát huy năng lực mà vẫn có công trạng, không biểu hiện dũng lực mà vẫn có vũ lực lớn mạnh, cho nên mới nói, việc gì quân chủ cũng không thể hiện ra, giống như mình không ở vị trí quân chủ, quân chủ thần bí khôn lường, bề tôi hoàn toàn không thể đoán được. Quân chủ ở trên chẳng biểu hiện gì, nhưng quần thần bên dưới tim đập chân run.

Thiên đạo ẩn tàng không thể hiện, nếu như quân chủ thần bí khó lường, khiến cho thuộc hạ không đoán ra được, thì cũng giống thiên đạo cao vợi bên trên. Quân chủ không thể hiện bất kể thứ gì, như thế mới có thể ngầm quan sát lỗi lầm của bề tôi. Thấy được rồi thì làm như nhìn không thấy, nghe được rồi thì làm như không nghe thấy, biết rõ rồi thì làm như không biết. Quân chủ sau khi biết rõ ngôn luận chủ trương của bề tôi, không cần chỉnh sửa họ, mà dùng chính hành động của họ để quan sát đánh giá. Mỗi chức quan chỉ có thể một người, chỉ cần không cho họ tương thông, thì tất cả sự tình đều bộc lộ hết. Quân chủ che đậy hành vi, ẩn giấu ý đồ, bề tôi không thể dò ra; không hiển thị trí huệ, không bộc lộ tài năng, khiến bề tôi không thể dự đoán được.

Khi quân chủ nghe ngôn luận chủ trương, nên giống như kẻ say rượu, mơ mơ hồ hồ. Để quần thần bàn tán, ta không mở miệng trước, quần thần càng say sưa bàn luận, ta càng làm như mơ hồ, làm cho họ tự tranh luận với nhau, phân tích mổ xẻ, ta từ đó mà nhìn rõ, hiểu rõ họ… Quân chủ biểu hiện sự yêu thích của mình sẽ gây ra rắc rối và oán giận. Cho nên cần ẩn tàng yêu ghét, không biểu hiện bất kể gì ra bên ngoài. Quân chủ không cùng làm việc với thần dân, thì thần dân mới tôn kính quân chủ; quân chủ không bàn nghị sự với thần dân, mà để họ tự làm. Quân chủ đóng cửa, ngồi trong nhà quan sát bên ngoài, tất cả gần trong gang tấc, đều ở trước mắt. Người nào đáng thưởng thì thưởng, người nào đáng trị thì trị, cứ dựa vào việc làm của họ mà xử trí tương ứng. Nếu quân chủ không thể biểu hiện được thần bí khó lường, thì thuộc hạ có thể có cớ để lợi dụng”.

Hàn Phi để quân chủ cố ý biểu hiện thần bí khó lường, mục đích là đẩy quân chủ lên Thần đàn, để thay “Trời”, sau đó thông qua hợp nhất với nhân pháp, làm nhân pháp cuối cùng thay thế thiên đạo.

Hàn Phi nói: “Thủ đoạn mà quân chủ anh minh dùng khống chế thuộc hạ, không ngoài hai loại sau. Hai loại thủ đoạn này chính là “hình” và “đức”. Thế nào là hình, đức? Quyền lực giết chóc trừng phạt gọi là “hình”, quyền lực ban thưởng gọi là “đức”. Bề tôi đều sợ giết chóc trừng phạt và ham phần thưởng, cho nên quân chủ chỉ cần nắm vững hai thủ đoạn này, thì khống chế chắc được thuộc hạ. Nhưng gian thần có thể lợi dụng quyền lực trong tay quân chủ để sát phạt những người không ưa, và ban thưởng cho kẻ cùng phe phái. Như vậy, đại quyền thi hành hình và đức sẽ rơi vào tay bề tôi, chúng dân cả nước sẽ sợ bề tôi mà coi thường quân chủ, sẽ quy về dựa vào bề tôi mà xa rời quân chủ. Đây là tai họa dẫn đến do quân chủ mất đi đại quyền thi hành hình và đức.

Như nay quân chủ ở thế chế ước thiên hạ, bao quát toàn bộ quốc gia, nắm hai đại quyền trọng thưởng, nghiêm phạt, chỉ cần dựa chút thủ đoạn pháp luật, thì cho dù loạn thần như Điền Thường, Tử Hãn cũng không dám không thành thực, hà tất phải đi tìm người thành thực, không lừa dối?”

Phần trên đã bàn, dục vọng và sợ hãi là hai nhược điểm lớn của nhân tính, Hàn Phi khuyên quân chủ thông qua hai thủ đoạn lớn là “hình phạt” và “ban thưởng” để thao khống nhân tính, khống chế hoàn toàn thần dân, biến thiên hạ bách tính thành con rối mà tùy ý giật dây.

Nhưng đạo đức lại là khắc tinh của nhược điểm của nhân tính, chỉ cần nhân loại vẫn giữ vững đạo đức trong tâm, thì sẽ khắc chế được hai nhược điểm lớn này, luôn giữ vững thiên đạo làm trung tâm, không lấy nhân pháp làm tiêu chuẩn, không làm con rối để Pháp gia thao khống. Do đó Pháp gia trước tiên phải hủy đi đạo đức của nhân loại.

Hàn Phi nói: “Những người đạo đức như Dự Nhượng, Bá Di, Thúc Tề, không sợ phạt nặng, chẳng màng lợi ích, những hình phạt chẳng thể chế ước họ, ban thưởng cũng không dẫn dụ nổi họ, người như vậy là người vô dụng. Là người mà ta coi khinh vứt bỏ, nhưng lại là người mà quân chủ đương thời ca tụng tìm cầu.

Như Hứa Do, Tục Nha, Tấn Bá Dương, Tần Điên Hiệt, Vệ Kiều Như, Hồ Bất Kê, Trọng Minh, Đổng Bất Thức, Biện Tùy, Vụ Quang, Bá Di, Thúc Tề, 12 người này đều là thấy lợi bất động tâm, lâm nguy không sợ hãi. Có cho cả thiên hạ họ cũng chẳng màng, không vì năm đấu gạo mà khom lưng. Người thấy lợi chẳng màng, cho dù quân chủ ban thưởng hậu hĩnh, cũng không động tâm; người lâm nguy không sợ hãi, dù quân chủ dùng hình phạt tàn khốc cũng không khuất phục nổi. Đây là những người mà quốc gia không cách nào quản chế… Người như vậy, thánh vương cổ đại đều không thần phục được họ, thời thế ngày nay cần họ làm gì?

Quan Long Phùng, Tỷ Can, Lý Lương, Tiết Trị, Thân Tư, Ngũ Tử Tư, sáu người này đều dựa vào tranh luận gay gắt hoặc cưỡng ép can gián để áp đảo quân chủ… liều mạng mà can gián, cho dù tan cửa nát nhà, chém ngang lưng thành hai đoạn, dù bị giết chết cũng không hề sợ hãi. Bề tôi như vậy, các bậc thánh vương thời cổ đại đều không thể tha thứ, thời thế bây giờ sao có thể dùng họ đây?”

Hàn Phi còn nói: “Thiết lập danh hiệu, vốn là dùng để biểu thị sự tôn quý, mà nay có kẻ coi thường danh vị và quyền thế, thế nhân lại tán thưởng họ là cao thượng. Thiết lập tước vị đẳng cấp, thực ra là dùng để phân ra địa vị cao thấp, nhưng có kẻ lại ngạo mạn với quân chủ và không cầu tước vị, thế nhân lại xưng tụng họ là hiền minh. Uy hiếp bằng vũ lực và dẫn dụ bằng lợi ích thực chất là dùng để thi hành mệnh lệnh, nhưng đối với những người coi thường những thứ đó, thế tục lại ngợi ca sự trang nghiêm của họ. Pháp lệnh là dùng để cai trị đất nước, nhưng đối với những người không tuân theo pháp lệnh mà chỉ phục vụ riêng cho mình, thế tục lại tán thưởng họ trung thành. Quan tước là dùng để khuyến khích dân chúng, nhưng đối với những người truy cầu danh tiếng mà chẳng chịu làm quan, thế nhân lại ca ngợi họ có tiết khí… Dân chúng đối với truy cầu thanh danh còn coi trọng hơn là truy cầu lợi ích hiện thực, như vậy, những kẻ sĩ đó, cho dù lâm vào cảnh cơ hàn cực khổ cũng thà ẩn cư nơi thâm sơn mà giữ được tiếng thơm trong thiên hạ. Điều đó đều là do quân chủ đã mất đi nguyên tắc trị quốc, mà tạo thành nguyên nhân không thể cai trị thiên hạ.

Không tiếp thu lời chiêu mộ của quân chủ, được gọi là chính trực. Không nhận ban thưởng của quân chủ, được gọi là thanh liêm. Không nghe mệnh lệnh, được gọi là dũng cảm. Thanh tâm quả dục, khoan dung nhân ái, hành thiện thi đức, được gọi là nhân nghĩa. Tự lập ra học phái, được gọi là thầy trò cùng theo chính thống của Nho gia. Nhàn tĩnh an cư được gọi là người có tư tưởng… thần dân bị nhiễm những nếp sống này tới một mức nào đó thì bên trong sẽ loạn dân chúng, bên ngoài thì bất lợi cho quốc gia”.

Hàn Phi còn nói: “Người thiên hạ đều cho là cách làm của vua Nghiêu, Thuấn là đúng mà học theo, do vậy mới sinh ra chuyện giết vua, bất hiếu với cha. Nghiêu, Thuấn, Thương, Vũ, đã vi phạm chuẩn tắc vua tôi, làm rối loạn giáo hóa của hậu thế. Nghiêu tự cho mình là thánh minh, nhưng ông lại cho thần dân của mình là Thuấn làm Hoàng Đế; Thuấn tự cho mình là hiền đức, nhưng ông lại tự mình tiếp nhận vị trí quân chủ. Thương Thang, Chu Vũ Vương tự cho mình là nhân nghĩa, nhưng lại giết vua của mình. Đây là những vị vua tự cho mình là anh minh thường giao quyền lực của mình ra cho người khác, và là nguyên nhân mà những bề tôi tự cho là có đức hạnh tài năng thường chiếm đoạt quyền lực. Cho nên dẫn đến việc ngày nay, con trai chiếm đoạt gia tài của cha, bề tôi chiếm đoạt chính quyền của vua. Cha đem gia nghiệp truyền lại cho con, vua đem chính quyền nhượng cấp cho thần dân, đây tuyệt không phải là biện pháp dùng để giáo hóa danh vị trong thiên hạ”.

Hàn Phi đem việc vua Nghiêu, Thuấn chí công vô tư mà nhường thiên hạ nói thành làm loạn đạo quân thần; mang việc Thương Thang lật đổ Hạ Kiệt bạo tàn, Chu Vũ lật đổ Thương Trụ vô đạo nói thành phản loạn bề trên, loạn thần tặc tử. Lấy việc cha truyền cấp tài sản gia đình cho con trai và việc nhà vua nhường ngôi cho thần dân nói thành làm loạn giáo hóa thiên hạ. Ông ta cho rằng nhà vua vô luận hoang dâm vô đạo như thế nào, cho dù có giết sạch bách tính thiên hạ thì thần dân cũng tuyệt không thể phản loạn, phải nhẫn nhục chịu đựng, để mặc cam chịu bị hại. Đây chính là lấy vua làm tiêu chuẩn tuyệt đối, dùng người thay thế Trời, từ đó phá hủy tín ngưỡng của bách tính đối với Thiên Địa Thần linh, để nhân pháp thay cho thiên đạo, đạt mục đích hủy diệt xã hội nhân loại.

Hàn Phi nói: “Thuấn bất nhân bất nghĩa bất trung bất hiếu, lưu đày cha mình, sát hại em trai mình, bắt vua xuống làm tôi của mình, đối đãi với mẹ như thê thiếp của mình, lấy con gái vua làm vợ”.

Ở đây ngoại trừ việc vua Nghiêu gả hai con gái cho Thuấn là sự thật, còn lại đều là sự đảo ngược trắng đen, bịa đặt vu cáo của Hàn Phi. Hậu Hắc Học (Học thuyết đen dày, do Lý Tông Ngô viết vào thời Trung Hoa Dân Quốc) của ĐCSTQ có thể cũng bắt nguồn từ đây.

Từ những điều trên có thể thấy rõ, Hàn Phi thông qua nhận thức cực đoan, cường điệu chỗ cô lập phiến diện, để đạt mục đích làm đảo ngược trắng đen, lẫn lộn đúng sai, để phá hoại quan niệm đạo đức của nhân loại, phá hủy điểm cân bằng đạo đức vốn lấy thiên đạo làm trung tâm, từ đó lấy nhân pháp kiến lập thành điểm cân bằng mới, trở thành tiêu chuẩn thị phi thiện ác mới, nhằm thay thế thiên đạo.

Hàn Phi nói: “Thầy thuốc thạo việc hút vết thương người bệnh, miệng ngậm máu bẩn, không phải vì do tình thân cốt nhục, mà là do lợi ích ép buộc. Thợ xe chế tạo xe tốt, thì hy vọng người ta phú quý; thợ đóng quan tài tốt, thì hy vọng có người chết sớm. Chẳng phải do thợ xe nhân từ, thợ hòm độc ác, mà là vì người ta không phú quý, thì xe bán không được; người ta không chết, thì không mua quan tài”.

Hàn Phi loại bỏ tất cả những nhân tố đạo đức, còn lại trong mắt ông ta chỉ là lợi dục. Thầy thuốc hút vết thương, miệng ngậm máu bẩn, nếu không có tác dụng của đạo đức, của y đức, ai dám làm vậy? Hãy nhìn vào bệnh viện ở Trung Quốc ngày nay thì có thể biết.

Pháp gia hợp nhất nhân pháp và quân vương, đẩy quân vương lên vị trí của Thần, có quyền thế tuyệt đối quản chế tất cả, để thay thế thiên đạo. Cần phải biết quân vương là người chứ không phải là Thần; nhân pháp là do người chế định, tuyệt không phải là chân lý khách quan. Quân vương có thể do tư dục của mình mà tùy ý cải biến nhân pháp, có thể tùy ý biến bách tính thành vật nuôi, biến nhân gian thành địa ngục.

Vứt bỏ đạo đức xong, Pháp gia thông qua khống chế hoàn toàn dục vọng và sợ hãi của nhân loại mà khống chế chắc từng cá nhân, khiến nhân pháp thay thế hoàn toàn đạo đức.

Hàn Phi nói: “Giả sử người ta không ăn không mặc mà không đói không lạnh, cũng không sợ chết, thì sẽ không phục tùng nguyện vọng của quân chủ. Tư tưởng dục vọng không chịu khống chế của quân chủ, thì quân chủ không có cách nào sai khiến họ được nữa.

Có được phú quý là lợi dục lớn nhất của bề tôi, bề tôi ôm mục đích này mà làm việc, thì có thể mạo hiểm, vứt bỏ sinh mệnh, dốc toàn sức lực, chết không oán trách. Đây gọi là quân chủ không trọng nhân ái, bề tôi chẳng trọng trung thành, mà có thể xưng bá thiên hạ được”.

Trong hai thủ đoạn lớn mà Pháp gia dùng để khống chế thiên hạ, thì tạo ra sợ hãi là thủ đoạn quan trọng nhất:

Hàn Phi nói: “Thi hành nhân nghĩa, quý trọng bách tính đều không dùng được, chỉ có hình phạt nghiêm khắc pháp luật tàn khốc mới có thể trị quốc.

Hình phạt nghiêm khắc pháp luật tàn khốc là điều bách tính chán ghét, nhưng lại có thể cai quản tốt quốc gia; thương xót con dân, dùng hình pháp khoan dung, là thứ bách tính yêu thích, nhưng có thể làm quốc gia đại loạn”.

Pháp luật của Công Tôn Ưởng là dùng hình phạt nặng cho tội nhẹ. Tội nặng không dễ phạm, nhưng lỗi nhỏ người ta lại dễ thoát. Để người ta bỏ đi các lỗi nhỏ dễ mắc, mà không vướng vào trọng tội, đây là nguyên tắc trị quốc tốt. Lỗi nhỏ không xảy ra, tội lớn không xảy ra, như thế thiên hạ sẽ bình yên vô sự.

Thi hành hình phạt đối với bách tính, không phải là ghét họ, mà là yêu họ. Hình phạt nặng, bách tính mới an định; ban thưởng nhiều, kẻ gian càng lắm. Cho nên, hình phạt nặng là việc lớn đầu tiên để cai quản bách tính; ban thưởng nhiều, là cái gốc của họa loạn.

Nhân pháp là gốc của quân vương; hình phạt là ngọn nguồn của yêu mến.

Áp dụng hình phạt tàn khốc, giảm thiểu ban thưởng, là yêu thương của quân chủ đối với thần dân, thần dân sẽ liều chết để lập công lĩnh thưởng. Ban thưởng nhiều mà hình phạt nhẹ là quân chủ không yêu mến thần dân, thần dân sẽ không liều mạng lập công cầu thưởng”.

Hàn Phi nói: “Yêu bách tính bao nhiêu, thì dùng hình phạt nặng bấy nhiêu. Càng tàn bạo với bách tính thì càng thể hiện yêu thương bách tính. Kiểu tư duy này giống như con sói ác nói với bầy cừu: “Sở dĩ ta cắn các ngươi, ăn các ngươi, là vì ta quá yêu thương các ngươi”. Sau khi nhân pháp có đủ năng lực thao khống hoàn toàn con người, pháp gia vẫn tiếp tục đem nhân pháp tiến tiếp, làm cho thiên hạ bách tính thời thời khắc khắc bị khống chế trong nhân pháp mọi nơi mọi lúc.

Hàn Phi nói: “Kẻ gian trong tình huống chắc chắn bị phát hiện thì mới sợ; trong tình huống chắc chắn sẽ bị trừng phạt mới không dám tái phạm. Ở tình huống không bị phát hiện, kẻ gian dễ làm càn; ở tình huống không bị trừng phạt, nó sẽ hoành hành. Để vật tầm thường ở nơi vắng vẻ, thì cho dù bậc đạo đức cao thượng như Tăng Sâm (Tăng Tử), Sử Thu cũng bị nghi ngờ là ăn cắp; mang vàng trăm lượng đặt nơi phố xá sầm uất, cho dù bọn đạo tặc nổi danh cũng không dám lấy. Nếu không ai biết, Tăng Sâm và Sử Thu có thể làm điều xấu trong bóng tối; nhưng ở hoàn cảnh thế nào người ta cũng biết thì kẻ cướp lớn cũng không dám lấy đi trăm lượng vàng đặt nơi phố xá sầm uất. Do vậy minh quân trị nước, cần đặt nhiều tai mắt, phạt nặng tội phạm, làm dân chúng sợ pháp lệnh mà bị ước thúc, không dựa vào liêm khiết phẩm đức để ngăn chặn tội ác”.

Tăng Sâm và Sử Thu là kẻ sĩ nổi danh đức độ thời cổ đại, thường được coi là tấm gương đạo đức. Hàn Phi thông qua bịa đặt vu cáo, nói rằng nơi nào không bị nhân pháp trông chừng, thì Tăng Sâm, Sử Thu cũng thành kẻ trộm, từ đó triệt để phủ định đạo đức, đồng thời trộm thay xà đổi cột, lấy nhân pháp thay thế đạo đức, nhằm đạt mục đích khiến nhân pháp không lúc nào không giám sát bách tính. Quân chủ không phải là Thần, nhân pháp không phải là thiên đạo, vậy làm thế nào mới có thể đạt được mục đích để nhân pháp thường xuyên giám sát bách tính được đây?

Hàn Phi nói: “Đối với kẻ không khai báo tội phạm ẩn trốn thì phạt nặng, đối với kẻ tố giác tội phạm thì trọng thưởng, như vậy tai mắt có thể phân bố khắp thiên hạ.

Quốc gia trị an được tốt nhất thì khéo lấy việc ngăn chặn gian loạn làm nhiệm vụ cấp bách. Để chặn đứng những hành vi gian loạn mà không dễ bị phát giác, thì dùng cách nào? Mấu chốt ở chỗ phải làm cho bách tính giám sát lẫn nhau. Vậy thì làm thế nào để dân chúng theo dõi lẫn nhau? Đại để là, thi hành chính sách liên đới, một nhà phạm tội, thì toàn bộ năm hoặc 10 nhà xung quanh cũng bị giết hết. Như vậy, tất cả mọi người do sợ liên lụy đến mình mà bắt buộc phải giám sát lẫn nhau. Nhờ đó mà dân chúng thì thận trọng đối với bản thân mình, với người thì giám sát dò xét, vì thế mà tố giác lẫn nhau. Người tố giác người khác sẽ được thưởng, miễn hình phạt, người không chịu tố giác sẽ liên đới mà bị giết chết. Bằng cách này, kẻ gian sẽ đều bị phát giác, ngay cả hành vi gian loạn nhỏ cũng không thể phát sinh, tất cả chính là đều dựa vào tác dụng của việc tố giác mật và thi hành liên đới mà nên”.

Trung Cộng làm đấu tranh giai cấp rất mạnh mẽ, cường điệu lập trường giai cấp, để duy trì đảng tính, lệnh cho con cái tố cáo cha mẹ, thậm chí ra tay đánh chết cha mẹ; học sinh tố cáo, đấu tố thầy cô; giữa vợ chồng người yêu cũng phát sinh tố cáo lẫn nhau; thậm chí một nhà chia thành nhiều bè phái, ngày ngày theo dõi ngầm tố nhau, làm nhân tính mất đi, táng tận lương tâm, đây cũng là điều học được từ Pháp gia mà ra. Pháp gia lấy nhân pháp thay cho thiên đạo, Trung Cộng lấy đảng tính thay cho nhân tính.

Sau khi đạt được mục đích để nhân pháp thâm nhập vào cuộc sống của mỗi người dân, thời thời khắc khắc giám sát bách tính, thì có thể tùy ý lừa bịp, nô dịch bách tính, nhưng trước khi lừa bịp, phải tiến hành tẩy não, làm cho họ trở thành cỗ máy, không có tư tưởng, không có trí lực. Để đạt mục đích này thì phải hủy bỏ tất cả các tư tưởng học thuyết, những thứ có thể thức tỉnh tư tưởng của bách tính, làm bách tính có thể suy xét độc lập, phục hồi nhân tính.

Hàn Phi nói: “Những người tri thức uyên bác, nhanh trí có tài hùng biện như Khổng Tử, Mặc Tử, nhưng họ chẳng tham gia cày cấy, thì quốc gia được ích gì? Những người vừa hiếu thuận lại thanh tâm quả dục như Tăng Sâm, Sử Bào, nhưng họ lại không tham gia chiến trận, thì quốc gia được ích gì?

Ngày nay chỉ cần giỏi văn chương học thuật, biết ăn nói, là chẳng cần cực nhọc cày cấy mà vẫn có thể có được của cải, không mạo hiểm đánh trận mà vẫn có quan tước, vậy nên ai mà chẳng muốn làm như thế? Kết quả là có cả trăm người lao vào hoạt động trí óc, mà chỉ có một người dấn thân dùng sức lực để cày cấy, đánh trận. Nếu kẻ dùng trí óc nhiều lên, thì pháp trị sẽ thất bại; nếu người tận lực canh tác và đánh trận ít, thì quốc gia sẽ trở nên bần cùng. Đây là nguyên nhân làm xã hội hỗn loạn.

Do vậy, trong quốc gia của minh quân, phải xóa bỏ tất cả văn hiến điển tịch của văn hóa học thuật, chỉ lưu lại pháp luật làm tài liệu giáo hóa; cấm tiệt những ngôn luận của cổ Thánh tiên Vương, chỉ lấy quan lại chấp pháp đương thời làm thầy.

Thần dân thường ca tụng đạo đức của các bậc cổ Thánh tiên Vương mà tâm sinh chí hướng, chính là phỉ báng đương kim quân chủ”.

Thương Ưởng nói: “Lễ nhạc, thi thư, thiện lương hiếu đễ, thành tín trinh liêm, nhân nghĩa, hòa bình là sáu tai họa lớn của quốc gia, giống như ký sinh trùng, chúng được gọi là “lục sắt” (sáu con rận)”.

Dưới mô hình của Pháp gia, quốc gia chỉ có thể có hai loại người: Một loại là chuyên khổ lực cày ruộng, loại thứ hai là cỗ máy chuyên đánh trận. Trừ hai loại này ra, tất cả những người còn lại đều là sâu mọt của xã hội. Pháp gia muốn phế trừ tất cả tư tưởng học thuyết và văn hóa học thuật của nhân loại, đốt sạch tất cả văn hiến điển tịch, chỉ để lại sách pháp luật làm sách giáo khoa. Như thế, tinh thần của nhân loại sẽ trở nên cực độ nghèo nàn, triệt để mất đi tư tưởng, mất đi năng lực suy xét phán đoán, như vậy mới càng dễ dàng lừa bịp và nô dịch.

Trung Cộng từ lúc thành lập chính quyền đến kết thúc Cách mạng Văn hóa, đã giết lượng lớn văn nhân học giả, đốt sách, phá tứ cựu, hủy hoại văn hóa Trung Hoa, chỉ lưu lại sách về chủ nghĩa Mác-Lê Nin và mô hình để làm tài liệu giảng dạy cho mọi người, làm cho đời sống tinh thần của người dân Trung Quốc vô cùng thấp kém mỏi mệt, tư tưởng cực kỳ mù tịt, từ đó đạt mục đích tùy ý ngu hóa và nô dịch người dân trong nước, điều mà họ dùng chính là thủ đoạn của Pháp gia. Bắt con người biến thành giống như vật nuôi và cỗ máy, không có tư tưởng, không có đạo đức, không có nhân tính, không có tín ngưỡng, đây là loại xã hội gì? Hồi tưởng lại Cách mạng Văn hóa, đến tận bây giờ vẫn khiến rất nhiều người vô cùng sợ hãi. Pháp gia đã được kiến lập từ hơn hai ngàn năm trước, đều bị lịch sử phê phán, ngay cả Tần Thủy Hoàng là ở thời điểm đặc biệt cũng không hoàn toàn sử dụng nó, kẻ đầu tiên toàn diện thực thi nó là Trung Cộng.

Sau khi bách tính bị tẩy não hoàn toàn, tiếp đến là giống như cách đối đãi với súc vật, mà tùy ý nô dịch. Thương Ưởng là người giỏi nhất đối với việc nô dịch bách tính, sự nô dịch bách tính của Thương Ưởng là biến bách tính trong thiên hạ đều trở thành nô lệ cày ruộng và thành cỗ máy chiến tranh.

Thương Ưởng nói: “Lễ nhạc, thi thư, thiện lương hiếu đễ, thành tín trinh khiêm, nhân nghĩa, hòa bình là sáu đại họa của quốc gia, giống như ký sinh trùng, gọi là “lục sắt” (sáu con rận).

Nhân dân bần cùng thì sẽ cố gắng để giàu, giàu rồi thì sẽ phóng túng, phóng túng sẽ sinh ra tai họa “sáu rận” kia. Do vậy, khi nhân dân giàu có rồi thì sẽ không dễ nô dịch họ, cần nghĩ cách làm cho họ giao lương thực, làm cho họ phải lao lực, như thế thì nông dân mới không lười nhác. Nông dân không lười biếng, thì “sáu rận” không thể sinh ra.

Nông dân đã có lương thực dư thừa, thế là người trưởng thành an dật hưởng lạc. Thương nhân khi đã kiếm được lợi lớn, sẽ buôn bán những đồ sang trọng, hoa lệ, sẽ ảnh hưởng không tốt đến những thứ đồ thiết yếu hàng ngày.

Những đồ mà bách tính muốn có được là vô cùng nhiều, nhưng nếu chỉ có một con đường duy nhất để có được, làm cho bách tính nếu không thông qua con đường này thì sẽ không có được mọi thứ mong muốn. Như vậy thì có thể tập trung khống chế bách tính trong tay, tập trung khống chế được lực lượng của bách tính trong tay, quốc gia sẽ trở nên cường thịnh.

Bách tính bần cùng, quốc gia sẽ trở nên yếu nhược; bách tính giàu có, thì sẽ phóng túng hưởng lạc, mà phóng túng hưởng lạc sẽ sinh ra “lục sắt” (sáu rận), quốc gia cũng thành yếu nhược như cũ. Do vậy đối với dân nghèo, cần dùng hình phạt bức bách họ nỗ lực làm việc để trở nên giàu có. Đối với kẻ đã giàu, cần tìm cách đem tiền của họ biến thành tiền của quốc gia, như vậy họ sẽ biến thành nghèo. Phương cách bí mật để trị quốc, chính là trước tiên để kẻ bần cùng biến thành giàu có, sau đó lại để họ trở về bần cùng”.

Trước tiên buộc người nghèo trở thành giàu có, sau khi người nghèo trở nên giàu có, thì quốc gia phải nghĩ cách “hợp lý” để lấy tiền tài của họ, làm cho họ lại rơi vào bần cùng. Như vậy mới có thể kích thích lại động lực mưu cầu làm giàu của bách tính, họ vì sinh tồn mà mệt nhọc bôn tẩu, hoàn toàn chẳng còn tinh lực để suy nghĩ, hưởng thụ, quốc gia cũng không có “rận” nữa. Phương thức trị quốc này làm quốc gia giàu có mà bách tính giữ nguyên bần cùng, Trung Cộng lấy hết những tinh hoa, họ luôn thông qua các thủ đoạn “hợp lý”, đem tiền tài của bách tính đổ vào túi của nó, tham quan mặc sức tiêu xài phung phí. Khiến cho thường dân cả đời làm trâu ngựa, cuối cùng thành công dã tràng.

Thương Ưởng nói: “Quốc gia bần cùng mà phát động chiến tranh, thì có thể mang tai họa chuyển sang quân địch, quốc gia sẽ không bị tai họa “sáu rận”, nhất định sẽ cường thịnh. Quốc gia giàu mạnh mà không đánh trận, sẽ làm bách tính tham sống, quốc gia sẽ sinh ra họa “sáu rận”, nhất định sẽ suy yếu”.

Về điểm này, ĐCSTQ hiện cũng đang vừa học vừa vận dụng. Ví dụ cái gọi là đánh Việt Nam để tự vệ, chính là lợi dụng chiến tranh để chuyển dời mâu thuẫn trong nước.

Thương Ưởng nói: “Bách tính dũng mãnh, thì thuận theo dục vọng của họ mà trọng thưởng; bách tính khiếp nhược, thì thuận theo sợ hãi của họ mà dùng hình phạt nặng hoặc giết chóc để uy hiếp họ. Như vậy, kẻ khiếp nhược do sợ hình phạt nặng mà trở nên dũng cảm, kẻ dũng mãnh vì trọng thưởng mà liều chết chiến đấu. Kẻ khiếp nhược trở nên dũng cảm, kẻ dũng cảm trở nên liều chết chiến đấu, thì quốc gia thành vô địch và nhất định sẽ xưng vương.

Nếu bách tính sẵn sàng cơ hàn mà tử vong, chứ không muốn vì lợi lộc mà tranh đoạt, thì đó là bầu không khí của sự vong quốc.

Dân chúng thấy đánh trận như sói đói nhìn thấy thịt, vậy thì quốc gia sẽ cường thịnh. Nhìn chung, chiến tranh là thứ dân chúng chán ghét, một ông vua có thể làm dân chúng thích chiến tranh thì sẽ xưng vương thiên hạ. Dân chúng của quốc gia hùng mạnh, cha tiễn con nhập ngũ, anh tiễn em nhập ngũ, vợ tiễn chồng nhập ngũ, họ đều nói: “Không lấy được đầu giặc không về!”, còn nói thêm: “Không tuân thủ pháp luật, kháng lệnh, anh chết, chúng tôi cũng chết, xóm làng sẽ trị tội chúng ta, trong quân đội không có nơi để trốn, phải chạy về nhà, chúng ta muốn chuyển nhà cũng không có chỗ mà chuyển”. Cách quản lý của quân đội là năm người thành một đội, thi hành tội liên đới. Dùng phù hiệu phân loại họ, dùng quân lệnh để ràng buộc họ. Có đào tẩu cũng không có chỗ cư trú, thất bại thì không có cách sinh tồn. Cho nên ba quân tướng sĩ không có một ai không tuân lệnh, liều chết đánh trận mà không dám lùi”.

Thương Ưởng còn nói: “Chính sách nếu là thứ bách tính chán ghét, tức là bách tính yếu nhược; chính sách nếu là thứ bách tính ưa thích, tức là bách tính cường thịnh. Bách tính nhược thì quốc gia cường, bách tính cường thì quốc gia nhược”.

Pháp gia thạo việc đẩy bách tính về phía đối lập với quốc gia, đem họ biến thành công cụ nô dịch và cỗ máy chiến tranh vô nhân tính.

Thương Ưởng nói: “Nhất thiết phải làm dân bị áp bức và lăng nhục thì họ mới biết sự tôn quý của quan trên; phải ti tiện yếu thế, như vậy mới hiểu được sự lợi hại của kẻ làm quan. Phải bần cùng thì mới có thể vì trọng thưởng mà bán sinh mệnh. Nhân dân mà có địa vị thì sẽ coi thường quan tước; giàu có rồi sẽ coi thường ban thưởng.

Dùng người lương thiện cai trị bách tính, bách tính sẽ thân cận ủng hộ người thân của họ, dùng kẻ gian trá cai trị bách tính, bách tính sẽ thân cận chế độ của quốc gia. Làm dân chúng đoàn kết lại thì sẽ che giấu giúp đỡ nhau, đây gọi là thiện; làm dân chúng chia rẽ, giám sát lẫn nhau, đây gọi là gian. Biểu dương người lương thiện, lỗi lầm của dân chúng sẽ bị dấu diếm; dùng kẻ gian, người có tội sẽ bị phát giác. Tội phạm bị che giấu, tức bách tính thắng pháp luật; phạm tội bị phát giác, tức pháp luật thắng bách tính. Bách tính thắng pháp luật, quốc gia sẽ đại loạn; pháp luật thắng bách tính, quốc gia sẽ cường thịnh. Vậy mới nói, dùng lương dân trị quốc, quốc gia nhất định sẽ hỗn loạn suy yếu; dùng gian dân trị quốc, quốc gia sẽ đại trị mà cường thịnh”.

ĐCSTQ kế thừa mô hình này. Có người ví ĐCSTQ như cỗ máy nghiền nhân tính, nói cách khác, chỉ có những người đạo đức bại hoại nhất mới có thể sinh sống trong thể chế của Trung Cộng, phàm là người có đạo đức lương tri, đều bị bóp chết và đào thải trong các cuộc vận động chính trị, tranh giành quyền lực, cuối cùng những người còn lại cơ bản đều là những tín đồ của đảng có đầy đủ “đảng tính”, nhân cách chia rẽ mất hết nhân tính.

Hàn Phi nói: “Nước Tần gặp nạn đói nghiêm trọng, tể tướng Phạm Thư thỉnh cầu: “Thảo mộc thực vật, rau, quả, táo, hạt dẻ trong vườn thượng uyển hoàng gia đủ để nuôi sống bách tính, xin ngài mang ra cứu tế bách tính”. Tần Chiêu Vương (Pháp gia) nói: “Pháp lệnh Tần quốc của chúng ta là khiến bách tính có công mới có thưởng, có tội thì bị phạt. Nay nếu rau quả của vườn thượng uyển được mở ra để cho bách tính vô luận có công hay không đều tới lĩnh thưởng, đây là cách làm khiến quốc gia hỗn loạn. Cứu tế bách tính mà làm quốc gia hỗn loạn, thì thà vứt bỏ rau quả mà khiến quốc gia được thái bình”. Cách nói khác của Tần Chiêu Vương là: Các loại dưa, trái cây và rau quả trong vườn thượng uyển nếu được mở ra, thì sẽ đủ để nuôi sống bách tính, nhưng sẽ khiến kẻ có công và kẻ không có công tranh giành lẫn nhau. Để họ sống mà quốc gia hỗn loạn, chi bằng để họ chết mà quốc gia an định!”

Đến đây, bất giác làm người ta nhớ lại cái gọi là “Ba năm tai họa tự nhiên” của Trung Cộng. Kỳ thực ba năm đó mưa gió thuận hòa, căn bản là không có tai họa tự nhiên nào, hoàn toàn là nhân họa do Trung Cộng tạo thành. Trong tình huống xuất hiện nạn đói nghiêm trọng trong toàn quốc, từ 1958 đến 1959 chính phủ Trung Cộng vẫn xuất khẩu chi viện một lượng lớn lương thực cho Liên Xô và các quốc gia xã hội chủ nghĩa Đông Âu. Ví dụ năm 1959, số lượng lương thực xuất khẩu đạt mức cao nhất trong lịch sử, đạt khoảng 4,16 triệu tấn. Cướp lương thực của bách tính đem cho ngoại quốc, mà không cho bách tính đang chết đói, dẫn đến trong ba năm chết đói mấy triệu người Trung Quốc, nơi đâu cũng có hiện tượng người ăn thịt người!

Cuối cùng dùng một câu trong Đạo Đức kinh của Lão Tử làm đoạn kết: “Dân bất úy tử, nại hà dĩ tử cụ chi” (Tạm dịch: Dân không sợ chết, đem chết ra dọa họ được sao?) Khi nhân dân không sợ kẻ thống trị, thì họa loạn lớn đang đến. Không được bức bách sự an cư của nhân dân, không được chặn đường mưu sinh của bách tính, chỉ có cách là không áp bức nhân dân, thì nhân dân mới không chán ghét kẻ thống trị.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/242739

The post Đại Đạo trị quốc (14): Thuật của Pháp gia first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Đại Đạo trị quốc (13): Pháp gia trị quốchttps://chanhkien.org/2023/01/dai-dao-tri-quoc-13-phap-gia-tri-quoc.htmlTue, 24 Jan 2023 07:17:30 +0000https://chanhkien.org/?p=29597Tác giả: Lý Đạo Chân [ChanhKien.org] Pháp gia trị quốc chủ trương bá đạo, nhưng bá đạo lại không phải là Pháp gia. Thời Xuân Thu Ngũ Bá vẫn là dựa vào nhân nghĩa để thu phục thiên hạ mà xưng bá. Pháp gia chủ yếu thông qua hình phạt nghiêm khắc pháp luật tàn […]

The post Đại Đạo trị quốc (13): Pháp gia trị quốc first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Lý Đạo Chân

[ChanhKien.org]

Pháp gia trị quốc chủ trương bá đạo, nhưng bá đạo lại không phải là Pháp gia. Thời Xuân Thu Ngũ Bá vẫn là dựa vào nhân nghĩa để thu phục thiên hạ mà xưng bá.

Pháp gia chủ yếu thông qua hình phạt nghiêm khắc pháp luật tàn khốc, lấy lợi ích để lôi cuốn, dùng quyền lực thủ đoạn để nô dịch bách tính. Những nhân vật đại biểu chủ yếu có Thận Đáo, Thân Bất Hại, Thương Ưởng, Hàn Phi. Trong đó Hàn Phi là người tổng hợp các ý kiến của Pháp gia, có thể nói là đại biểu thực sự của Pháp gia, ông tổng kết các quan điểm của những người đi trước như Thận Đáo, Thân Bất Hại, Thương Ưởng, đồng thời bóp méo, trộm dùng tư tưởng Đạo gia của Lão Tử, cuối cùng lập nên Pháp gia.

Như đã đề cập ở phần trước, tư tưởng Nho gia là bộ phận nhập thế của Đạo gia, lấy nó tách ra, và tư tưởng của Pháp gia cũng có nguồn gốc từ Đạo gia. Chỗ khác biệt là, Khổng Tử giảng “Thuật nhi bất tác” (nói mà không làm), Nho gia chỉ là tổng kết, tách rời phần nhập thế của Đạo gia, nhưng không có tư tưởng nổi trội sáng tạo độc đáo, nó và Đạo gia là nhất thể kết nối liên quan với nhau. Nhưng Pháp gia lại trộm dùng tư tưởng của Đạo gia, bóp méo và sử dụng nó một cách xấu xa mà làm ra một thứ khác. Do vậy tư tưởng Pháp gia thuộc về tà đạo, ma đạo.

Cổ nhân giảng: Nhân giả kiến nhân, trí giả kiến trí (người nhân thấy vậy gọi là nhân, người trí thấy vậy gọi là trí). Cơ điểm của Pháp gia là ác độc và ma tính, nó là khởi nguồn của các học thuyết tà ác trong lịch sử Trung Hoa. Trong cái nhìn của nó, thế giới chỉ có cái tà ác, không tồn tại cái tốt đẹp, không có Thiện trong nhân tính, chỉ có xấu ác của ma quỷ, nó cho rằng nên coi bách tính là vật nuôi, nô dịch, kiến lập một xã hội chỉ có chiến tranh và nô dịch, thiết lập các hình phạt nghiêm khắc luật pháp tàn khốc thay thế Thiên Đạo, lấy quân vương thay Trời, đây là cơ sở tư tưởng của Pháp gia.

Bây giờ chúng ta hãy phân tích mô hình tư tưởng của Pháp gia:

Bất cứ một phương thức trị quốc hoàn thiện nào, tất nhiên sẽ hình thành một cơ chế hoạt động tuần hoàn riêng của nó, từ đó kiến lập nên một mô hình trị quốc hoàn chỉnh. Đạo gia trị quốc, là làm cho thiên hạ quy về trong Đạo, dưới tác dụng của cơ chế hoàn mỹ tự động của Đạo, phải hành sự theo bản tính của mình, để đạt tới vô vi nhi trị. Nho gia trị quốc thông qua cơ chế Lễ Nghĩa, nhằm quy chuẩn hành vi cử chỉ của bách tính trong thiên hạ, để đạt được yêu cầu về Đạo Đức của nhân loại, đồng thời thông qua chế ước của Trung Dung (trong Đạo ngoài Nho), khiến Đạo Đức nhân loại luôn lấy Đại Đạo làm hạt nhân, đứng ở vị trí bất bại.

Cho nên cả Nho gia và Đạo gia trị quốc đều lấy Thiên Đạo làm tiêu chuẩn để trị quốc.

Ngược lại Pháp gia là phản nhân tính, phản Thiên Đạo. Nó phủ định Đạo Đức, đặt định ra các hình phạt nghiêm khắc luật pháp tàn khốc, và lấy đó làm tiêu chuẩn để thay thế Thiên Đạo. Thiên Đạo là sáng tạo ra thiên địa vạn vật, đồng thời duy trì cơ chế hài hòa hoàn mỹ nhất cho sự tồn tại của thiên địa vạn vật, là chân lý bất biến tồn tại vô hình khách quan, ai thuận theo thì hưng thịnh tốt lành, ai ngược lại thì tự diệt vong, không ai thoát ra được. Cho nên Đạo Trời không nói, mà người người kính sợ, tồn ở nơi bí mật con người không biết mà được khắp nơi tôn sùng.

Pháp gia lấy nhân pháp thay cho Thiên Đạo, nhân pháp không phải là chân lý khách quan, chỉ là ý chí cá nhân của kẻ đang cầm quyền, cho nên không có sinh mệnh nào tự giác tôn sùng nó, nhân pháp sẽ không được truyền rộng. Để đảm bảo nhân pháp được truyền rộng phổ biến nhằm thay thế Thiên Đạo, đầu tiên Pháp gia cần kiến lập “Thế” (thế trong quyền thế), lấy “Thế” làm bối cảnh, dựa vào sức mạnh của “Thế”, làm cho nhân pháp được thúc đẩy và chấp hành.

Sau khi Thiên Đạo bị phế bỏ, nhân pháp có thể được chấp hành và thúc đẩy mạnh mẽ, người lập pháp liền thay thế Thượng Thiên, trở thành “Trời” của bách tính trong thiên hạ, trở thành chúa tể của vạn vật trong tự nhiên, ý chí cá nhân của người đó trở thành “Thiên ý”. Như vậy đã làm đứt mối liên hệ giữa nhân loại với trời đất Thần linh, cắt đứt cội nguồn Đạo Đức của nhân loại.

Để đảm bảo nhân pháp có thể thay thế Thiên Đạo, nhân pháp tất phải khống chế chặt chẽ từng cá nhân. Nhân tính có hai khiếm khuyết lớn: Một là dục vọng, hai là sợ hãi. Dục vọng tức là những thứ yêu thích, sợ hãi tức là những thứ chán ghét. Hoàn toàn khống chế chắc hai điểm yếu lớn về nhân tính tốt xấu của nhân loại, thì có thể thao khống nhân loại như điều khiển những con rối. Pháp gia thông qua ban thưởng, tức là thông qua sự cám dỗ về quyền thế, địa vị, lợi ích v.v. để dụ dỗ dục vọng của con người; thông qua hình phạt, tức là hình phạt tàn khốc, giết hại hàng loạt, v.v. để khống chế sự sợ hãi của con người, lấy hai điểm yếu này mà thao khống bách tính trong thiên hạ như những con rối.

Nhưng hai khiếm khuyết lớn này của con người có một khắc tinh, đó chính là Đạo Đức, duy chỉ có Đạo Đức mới có thể khắc chế được hai khiếm khuyết lớn của nhân tính. Cho nên Pháp gia trước khi thi hành nhân pháp, đầu tiên tất phải phế trừ Đạo Đức nhân loại, như vậy mới có thể khống chế chặt từng cá nhân. Nó thông qua các thủ đoạn như việc phủ định nhân nghĩa, làm điên đảo tiêu chuẩn thiện ác thị phi, vu cáo hãm hại Thánh hiền để đạt mục đích phá hoại Đạo Đức. Khi Đạo Đức nhân loại bị vứt bỏ, sự khiếm khuyết của nhân tính liền bộc lộ ra hết, dưới sự thao khống của Pháp gia chúng không ngừng phóng đại, cuối cùng hậu quả trực tiếp nhất dẫn đến chính là làm cho nhân tính tiêu vong thậm chí biến mất, trở thành cầm thú đội lốt người, thành ma quỷ.

Ngoài ra Pháp gia còn nhất định phải bảo đảm lực chấp hành tuyệt đối của nhân pháp, lạnh lùng vô tình, thưởng phạt phải tin, có uy lực đến mức người ta không được nghi ngờ nó, như vậy mới có thể làm cho con người trực tiếp sợ hãi đối với nhân pháp và phục tùng hơn cả Thiên Đạo.

Sau khi nhân pháp chế định xong, nó chỉ là một tờ giấy không có nội dung, cho nên tất phải dựa vào “Thế” mạnh làm cho nó có thể chấp hành và thúc đẩy mạnh mẽ, từ đó nhân pháp mới có đủ uy lực, mới có thể làm dân chúng sợ hãi và tuân theo. Khi thế lực đủ lớn mạnh thì nhân pháp cũng đủ lớn mạnh, chúng sẽ hợp lại làm một, cùng nhau lớn mạnh. Pháp gia thông qua các thủ đoạn khiến quyền lực trong thiên hạ đều tập trung về tay quân vương, để quân vương nắm toàn bộ quyền sinh quyền sát trong tay và sự tồn vong sinh tử của tất cả các sinh mệnh trong thiên hạ, lấy quân vương thay cho “Trời”. Như vậy quân vương và nhân pháp hợp nhất, nhân pháp nhờ thế lực của quân vương mà có sức mạnh thực thi, thúc đẩy trong thiên hạ, quân vương thì nhờ vào nhân pháp khống chế thiên hạ bách tính, thế lực tích tụ ngày càng mạnh. Cuối cùng nhân pháp là quân vương, quân vương là nhân pháp.

Thiên Đạo mà Đạo gia tuân theo, là tạo ra và thành tựu thiên địa vạn vật, đồng thời duy trì một cơ chế hoàn mỹ nhất và chuẩn tắc duy nhất cho sự tồn tại khách quan của vạn vật trong thiên địa, cho nên vào thời Tiên Tần, Đạo cũng được gọi là “Thái nhất”. Pháp gia là lấy nhân pháp thay thế Thiên Đạo, nên cũng nhất định đưa nhân pháp trở thành chuẩn tắc duy nhất của bách tính thiên hạ, cho nên thiên hạ không bao giờ cho phép xuất hiện hai nhân vật cùng nắm giữ nhân pháp, tất cả quyền lực trong thiên hạ nhất định phải tuyệt đối tập trung trong tay một người, đây là điểm cơ bản.

Sau khi nhân pháp hoàn toàn thay thế Thiên Đạo, sẽ phá hủy điểm cân bằng Đạo Đức nhân loại, phá vỡ tiêu chuẩn đo lường thiện ác thị phi của nhân loại, đồng thời lấy nhân pháp làm điểm cân bằng Đạo Đức và tiêu chuẩn đúng sai mới, để kiến lập nên một loại xã hội biến dị mới lấy người thay Trời. Như vậy dẫn đến kết quả trực tiếp nhất chính là Đạo Đức nhân loại bị phá hủy triệt để, dẫn đến thiên tượng âm dương đảo chiều.

Pháp gia hoàn toàn là trộm dùng tư tưởng của Đạo gia, nhưng nó triệt để bóp méo và đảo ngược tư tưởng của Đạo gia. Cơ chế cốt lõi trị quốc của Đạo gia là Thiên Đạo; cơ chế cốt lõi trị quốc của Pháp gia là nhân pháp. Mục đích cuối cùng của trị quốc của Đạo gia là làm cho thiên hạ trở về với Đại Đạo, dưới tác dụng của cơ chế tự động và hoàn mỹ này, nó tự động vận hành, vận hành theo chính bản tính của mình, đạt tới vô vi nhi trị. Còn mục đích trị quốc cuối cùng của Pháp gia, là khiến cho nhân pháp cuối cùng thay cho Thiên Đạo, trở thành pháp luật duy nhất của thiên hạ, đồng thời dưới tác dụng của thế lực, khiến thiên hạ hoàn toàn khuất phục theo nhân pháp, dưới sự khống chế của nhân pháp, tự mình vận hành một cách máy móc cũng đạt tới cái gọi là “vô vi nhi trị”.

Vô vi nhi trị của Đạo gia là thoát khỏi tất cả những thủ đoạn can nhiễu từ bên ngoài, làm cho thiên hạ ở trong Đạo mà tự động đạt tới trạng thái hài hòa hoàn mỹ nhất, vạn vật trong tự nhiên cùng sinh cùng tồn, Thiên Địa bách tính đạt tới hạnh phúc mỹ mãn. Vô vi nhi trị của Pháp gia là hoàn toàn dựa vào thủ đoạn của con người, lấy nhân pháp thay Thiên Đạo, thông qua việc phá hủy Đạo Đức của nhân loại, thao túng dục vọng nhân loại mà đạt mục đích khống chế nhân loại, từ đó kiến lập nền quân chủ chuyên chế, tập trung quyền lực cao độ, biến bách tính trong thiên hạ thành công cụ nô dịch hoặc bộ máy chiến tranh của nhà vua.

Đạo gia trị quốc là quay trở về (bản tính tiên thiên), thông qua không ngừng tiêu giảm tư tâm dục vọng của bách tính, thanh trừ ô nhiễm hậu thiên, làm cho thiên hạ trở về trạng thái tiên thiên thuần chân vô tà, không dùng bất kỳ thủ đoạn cưỡng chế nào của con người, hoàn toàn thuận theo bản tính tiên thiên của sinh mệnh, nhờ vào sức mạnh tự nhiên của Thiên Đạo mà đạt được. Phương hướng trị quốc của Pháp gia là hoàn toàn ngược lại với Đạo gia, nó hoàn toàn dựa vào các thủ đoạn như cường quyền, bạo lực, quyền thuật và lợi ích để cám dỗ, thông qua khuếch trương, phóng túng ma tính và dục vọng của nhân loại, để hoàn toàn kiểm soát dục vọng của nhân loại mà đạt mục đích chi phối thiên hạ.

Do cơ điểm của Pháp gia là cực đoan và tà ác, nên nó hoàn toàn không có trí huệ, cho dù tư tưởng của nó sao chép nguyên xi của Đạo gia, nhưng ngay tầng vỏ ngoài của Đạo Gia nó cũng không đạt tới, mà hoàn toàn là bóp méo, đảo ngược, đi ngược với Đạo gia. Giống như ví dụ ở các phần trước: Nếu Đạo gia là đứa trẻ thuần chân vô tà, nó có thể mông trần chạy khắp nơi; kết quả Pháp gia sao chép nguyên xi Đạo Gia, là kẻ thành niên thân đầy thú dục, để mông trần mà tà dâm khắp đường phố, đẩy nhân gian sa đọa trở thành đất nước của cầm thú.

Thủ đoạn trị quốc của ĐCSTQ, đa số có nguồn gốc từ Pháp gia, nó kế thừa bộ phận bại hoại và tà ác nhất của Pháp gia, thành thục áp dụng trong thực tiễn lịch sử, ứng dụng cho ngày nay. Chẳng qua Pháp gia là một mình ông vua nắm trong tay toàn bộ quyền lực trong thiên hạ, và đảng cộng sản là một đảng độc quyền nắm tất cả quyền thế trong thiên hạ. Pháp gia lấy nhân pháp thay thế Thiên Đạo, thay thế tiêu chuẩn Đạo Đức của nhân loại; ĐCSTQ trực tiếp dùng vô thần luận tuyệt diệt tín ngưỡng của nhân loại đối với Thần linh Thiên địa, lấy “lý luận đảng cộng sản” thay thế Thiên Đạo, lấy đảng tính thay cho nhân tính, và làm tiêu chuẩn cho Đạo Đức nhân loại. Cơ điểm của Pháp gia là ác tính và ma tính; cơ điểm của ĐCSTQ là thù hận và đấu tranh. Chúng thông qua thủ đoạn, mánh khóe, tạo ra sợ hãi, thông qua dục vọng để khống chế để đạt được mục đích nô dịch thiên hạ bách tính, khống chế từng cá nhân.

Pháp gia giống như chất gây nghiện, vì nó trực tiếp nhắm vào và thao khống những dục vọng và nỗi sợ hãi của nhân loại, nên nó tạo hiệu quả tức thì. Những đặc điểm này làm Pháp gia khởi tác dụng như ma túy, thuốc kích thích, sau khi uống vào làm cho tinh thần người ta bị kích phát phấn chấn cực độ, sinh ra lực bật siêu thường, nhưng sau đó thì tổn hại đối với tinh thần và thể xác là không thể đo đếm được. Pháp gia có thể tăng sức mạnh quốc gia trong thời gian ngắn, nhưng cuối cùng sẽ hủy diệt tất cả.

Do vậy trong lịch sử, trừ triều Tần trọng dụng Pháp gia ra, bất kỳ thời nào sau đó đều không trọng dụng Pháp gia, đều dùng mô hình trị quốc trong Đạo ngoài Nho, lấy Thiên Đạo làm cốt lõi, đây cũng là huyết mạch chính trong văn hóa Thần truyền của dân tộc Trung Hoa, là cái gốc tồn tại của Trung Quốc. Ngay việc dùng Pháp gia của triều Tần, cũng không dùng toàn bộ, mà chỉ chọn lấy một bộ phận, sử dụng đồng thời với các phương thức trị quốc khác. Bản thân Tần Thủy Hoàng chính là một người tu Đạo, là tuân theo Thiên Đạo, chỉ là vào một thời kỳ đặc biệt mà mượn dùng Pháp gia.

(Còn tiếp)

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/242738

The post Đại Đạo trị quốc (13): Pháp gia trị quốc first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Đại Đạo trị quốc (12): Gương soi Đạo Đứchttps://chanhkien.org/2023/01/dai-dao-tri-quoc-12-guong-soi-dao-duc.htmlSun, 22 Jan 2023 09:14:59 +0000https://chanhkien.org/?p=29585Tác giả: Lý Đạo Chân 12. Tấm gương Đạo Đức Trong các phần trước đã đưa ra một số ví dụ để nói rõ mối quan hệ tương sinh tương khắc, nhưng những ví dụ được nêu chỉ là những trường hợp đặc biệt điển hình và đơn giản nhất. Mối quan hệ tương sinh […]

The post Đại Đạo trị quốc (12): Gương soi Đạo Đức first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Lý Đạo Chân

12. Tấm gương Đạo Đức

Trong các phần trước đã đưa ra một số ví dụ để nói rõ mối quan hệ tương sinh tương khắc, nhưng những ví dụ được nêu chỉ là những trường hợp đặc biệt điển hình và đơn giản nhất. Mối quan hệ tương sinh tương khắc trên thực tế là vô cùng phức tạp, không phải là mối quan hệ đơn giản giữa hai sự vật mà là mối quan hệ đan xen phức tạp của các tín tức, giữa vạn sự vạn vật với nhau. Thiên địa vạn vật là một chỉnh thể hữu cơ, vạn sự vạn vật đều nằm trong vòng tương sinh tương khắc, ảnh hưởng lẫn nhau, chế ước lẫn nhau, tạo thành một tấm lưới cực lớn, kéo một chút là động đến toàn bộ. Rơi vào lưới là không thoát ra được, trở thành một bộ phận của lưới, ở trong đó mà luân hồi sinh diệt. Trong lịch sử, đừng nói phàm nhân, mà ngay cả Thần Tiên cũng không dám tùy tiện động vào tấm lưới này, khi xưa Thần Tiên tiến nhập thế gian, sự sự đều phải tùy duyên, tuân theo thiên ý. Duyên trần gian chưa có, cơ duyên chưa đến, tuyệt không thể cưỡng hành, một khi động vào tấm lưới này, tự thân không thể thoát ra được.

Điều mà Chu Dịch hiển thị rõ ràng, kỳ thực cũng là lý Trung Dung, chỉ là phàm nhân không nhìn ra mà thôi. Chu Dịch là bộ thiên thư mật mã, ghi chép lại mối quan hệ đối ứng giữa thiên tượng và nhân gian. Đại Đạo sinh ra thiên địa vạn vật, thiên tượng sinh ra địa lý cùng văn hóa của con người, Chu Dịch ghi chép quá trình Đại Đạo sinh ra thiên địa vạn vật, ghi chép toàn bộ quá trình luân hồi của thiên địa vạn vật trong quy luật thành, trụ, hoại, diệt. Xem thấu Chu Dịch, thì có thể từ trong đó mà tìm ra một con đường, làm cho vạn vật ở vào vị trí bất bại, con đường đó chính là Trung Dung, tinh hoa của Chu Dịch chính là ở chỗ đó. Văn hóa Trung Hoa vô cùng vĩ đại, là của Thần Phật trên thiên thượng truyền cấp cho nhân loại, là sở hữu của vũ trụ vào một thời khắc đặc biệt nhất, ngưng tụ tinh hoa của cả vũ trụ, Thần Phật khắp bầu trời đều thán phục, chỉ có phàm nhân là không biết.

Mối quan hệ tương sinh tương khắc giữa vạn vật trong tự nhiên thực tại là quá phức tạp. Các ví dụ trước đây chỉ là để tiện cho lý giải, mà lấy trường hợp đặc biệt đơn giản nhất, đưa nó tách ra khỏi mạng quan hệ vạn vật trong tự nhiên. Giữa vạn sự vạn vật đều tồn tại các liên hệ gắn bó chặt chẽ, đều liên quan đến tương sinh tương khắc, mà hình thành tấm lưới khổng lồ, kéo một chút là động đến toàn bộ.

Ở đây lại lấy Đạo Đức làm ví dụ. Khi thiên hạ vẫn còn trong Đạo, thì hoàn toàn không có khái niệm Đức. Khi thiên hạ lệch khỏi Đạo, mới sinh ra Đức, Đức là các tiêu chuẩn hữu hình dựa vào Đại Đạo mà kiến lập nên, chỉ có tuân theo Đạo mới là Đức. Thưở ban đầu, nhân loại lệch khỏi Đạo chưa nghiêm trọng, nên Đức rất đơn giản. Thuận theo việc nhân loại càng ngày càng lệch khỏi Đạo một cách nghiêm trọng, tư dục ngày càng nhiều, nên Đức mới sinh ra càng nhiều, sự hình thành càng phức tạp, càng hoàn chỉnh hơn, phân thành nhiều thể loại như: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, Trung, Thứ, Hiếu, Đễ, Cung, Thuận, Trinh, Tiết, Khiêm, Kiệm…

Tất cả các Đức này đều từ một nguồn mà sinh ra, giữa chúng đều có tồn tại quan hệ tương sinh tương khắc, đan xen lẫn nhau, hình thành nên tấm lưới lớn. Ví dụ:

Nội hàm của Nhân là yêu mến, bảo hộ vạn vật trong trời đất, và tình yêu thương to lớn nhất đối với vạn vật chính là làm cho tất cả trở về với Đại Đạo, đạt tới trạng thái hài hòa hoàn mỹ nhất, từ đó mà không còn thống khổ, không còn tai họa.

Nội hàm của Nghĩa là tuân theo Đạo và bảo vệ Đạo.

Từ đây có thể thấy, Nhân có thể sinh ra Nghĩa, Nghĩa có thể sinh ra Nhân. Cũng vậy, Nhân, Nghĩa có thể sinh ra Lễ, Trí, Tín, Trung, Hiếu… chúng đan xen với nhau, hình thành nên một mạng lưới quan hệ toàn tức, đó không phải là quan hệ đơn thuần giữa hai người, động đến một người, là động đến cả chỉnh thể.

Ví như nếu Nhân quá độ, vượt ra khỏi nguyên tắc, thì sẽ sinh ra ác, sẽ tổn hại đến chỉnh thể, khắc chế đến Đức của người khác. Nếu như đối với kẻ thập ác bất xá cũng muốn dùng Nhân để đối đãi, đối với hành vi tà ác phá hoại Đại Đạo, làm tổn hại vạn vật mà dùng Nhân, như vậy Nhân sẽ mất đi chuẩn mực và biên giới, sẽ trở thành Ác, trở thành công cụ bảo hộ dung túng tà ác, tổn hại đến vạn vật thì tất cả Đức bị tổn thất.

Cũng vậy, thủ tín quá độ, cố giữ lời hứa với tà ác, thì cũng trở thành ác. Trung quá độ, trung mà vô Đạo cũng là ác. Bất kỳ cái Đức nào khác, nếu quá độ, đánh mất nguyên tắc, thì đều như vậy.

Đức thực sự, là lấy Đại Đạo làm hạt nhân, làm chuẩn tắc, nếu rời khỏi Đại Đạo, tuy vẫn là tên gọi ấy, nhưng đã không còn là Đức nữa. Do đó thủ Đức, cần phải duy trì Trung Dung, Đức Trung Dung mới là Đức thực sự.

Thế nào gọi là Đức Trung Dung, tác giả đề xuất một tiêu chí, đó là: “Đại Đạo vi tông, Đức bất tương hại”.

Tức là lấy Đại Đạo làm tôn chỉ, không có xung đột với chỉnh thể của Đức, không hại lẫn nhau.

Tất cả các Đức đều trong sự tương sinh tương khắc, hình thành nên tấm lưới quan hệ, trở thành một chỉnh thể. Bất kỳ Đức nào cũng phải được đặt vào tấm lưới này mà đánh giá, thì mới tránh được thái quá, duy trì cân bằng tổng thể, không rời xa Đại Đạo. Nếu lấy bất kể Đức nào đem ra dùng độc lập, thì sẽ thái quá, phá vỡ cân bằng tổng thể.

Thậm chí có lúc trong chỉnh thể, sẽ hình thành tình huống hai Đức xung đột lẫn nhau. Ví dụ, Trung và Hiếu không thể lưỡng toàn, lúc này nên chọn Đại Đạo, bỏ Tiểu Đạo, chọn lấy Trung mà bỏ Hiếu. Một ví dụ khác là khi phát sinh xung đột giữa Trung quân và bảo vệ Thiên Đạo, thì nhất thiết phải chọn Thiên Đạo mà bỏ Trung quân, đây chính là tuân theo nguyên tắc Đại Đạo vi tông.

Đây cũng giống như thân thể người, lục phủ ngũ tạng, gân cốt thịt da, kinh mạch huyệt vị cùng nhiều thể khác kết cấu cùng nhau mà tạo thành cơ thể con người, chúng là một tổng thể, một thứ tổn thương thì tổn thương tất cả, một thứ thịnh vượng thì tất cả thịnh vượng, không có một bộ phận nào có thể tồn tại đơn độc. Dưỡng sinh của Trung y, là chú trọng đến sự cân bằng của chỉnh thể, có vậy mới đạt khỏe mạnh. Nếu chỉ đơn độc chú trọng một bộ phận nào đó, chăm sóc riêng nó, cuối cùng làm cho nó vô cùng khỏe mạnh, nhưng lại làm tổn hại các bộ phận khác, mà bất kỳ bộ phận nào suy kiệt thì cơ thể người cũng sẽ dẫn đến tử vong, kết quả là bộ phận đó được bồi dưỡng mạnh khỏe đến đâu cũng vô ích, trái lại còn phá vỡ sự cân bằng của cơ thể con người, cùng theo đó mà bị hủy diệt.

Đây là nội hàm tầng thứ ba của Trung Dung mà tác giả đề xuất: Cân bằng hài hòa vạn vật trong tự nhiên, cùng sinh cùng tồn, chỉnh thể thăng hoa.

Xin đưa hai ví dụ cụ thể sau đây để minh họa:

Thời cổ có câu chuyện “Vĩ Sinh ôm cột”, kể rằng thời Xuân Thu, nước Lỗ có một thanh niên tên là Vĩ Sinh, hẹn gặp mặt với một cô gái ở dưới cầu. Khi đến giờ hẹn, cô gái không tới, lúc này nước sông dâng cao, để giữ lời hứa Vĩ Sinh ôm chặt chân cột dưới cầu không chịu rời, cuối cùng bị chết đuối.

Điển cố này rất nổi tiếng trong lịch sử, đầu tiên có ghi trong Trang Tử, sau có trong Sử ký, được người đời trong các thời đại ca tụng, là khuôn mẫu của Đạo Đức trong việc giữ lời hứa, và từ đó phát triển thành hai thành ngữ: “Vĩ Sinh bão trụ, Vĩ Sinh chi tín” (tạm dịch: Vĩ Sinh ôm cột, cái tín của Vĩ Sinh).

Bây giờ dựa vào tiêu chuẩn “Đại Đạo vi tông, Đức bất tương hại” của Trung Dung mà phân tích:

Thứ nhất: Nam nữ độc thân hẹn gặp dưới gầm cầu, đây là việc không đúng lễ, vi phạm Lễ Đức.

Thứ hai: Nữ nhân tới thời gian đã hẹn mà không tới, thì dĩ nhiên là thất ước, nhưng có thể do nguyên nhân đặc thù hoặc gặp phải nhân tố bất khả kháng nào đó chăng? Vĩ Sinh cứ như vậy ôm cột mà chết, tất nhiên anh ta không thất tín, nhưng anh ta có nghĩ cho cô gái kia không? Anh ta đã hãm cô gái vào tình huống bội tín bội nghĩa, vô tình vô nghĩa, hại đến tính mạng người, khiến cô ta quãng đời còn lại sống sao đây? Anh ta chỉ cố chấp vào chữ Tín của mình, mà không chú ý tới người khác, không thể nghĩ đến người khác, không có lòng khoan thứ bao dung, vi phạm Đức nhân từ, khoan thứ.

Thứ ba: Nước sông dâng nhanh, nhưng Vĩ Sinh hoàn toàn có thể chui khỏi gầm cầu, chạy lên trên cầu, hoặc tránh sang nơi cao gần đó, tức là có thể trông thấy cây cầu, giữ mình không bị ngập, lại có thể giữ được Tín, mà không làm tổn hại đến Đạo Đức người khác, cớ sao mà không làm? Sao cứ nhất mực cầu chết một cách quá cố chấp như thế? Đây là phạm vào Trí.

Thứ tư: Xả sinh thủ nghĩa (quên mình vì nghĩa), xả thân tử vì Đạo là một Đức hạnh to lớn phi thường, nhưng phải trân quý sinh mệnh, tuyệt đối không thể coi rẻ sinh mệnh, cân nhắc chết vậy có đáng không? Nếu vì Đại Đạo, vì quốc gia, vì hạnh phúc của chúng sinh mà chết, để đạt được mục đích đạo nghĩa, thì cái chết có ý nghĩa, cái chết thật vĩ đại. Nhưng Vĩ Sinh chỉ vì lỗi lầm của một người con gái mà chết (người con gái sai hẹn), cái chết thật hèn hạ. Người ta sinh ra giữa trời đất, chưa nói đến việc không trân trọng sự an bài và ban ân của trời đất Thần linh, chí ít thân thể tóc da là do cha mẹ ban cho, không được làm tổn hại, thì tối thiểu cũng đã trái với Hiếu và Đức.

Theo phân tích trên, Vĩ Sinh ôm cột đã vi phạm Đạo Trung Dung. Anh ta một mình cường điệu chữ Tín, đi sang cực đoan, tổn hại chỉnh thể của Đức hạnh, xa rời Đại Đạo.

Tiếp theo là câu chuyện Ngu Công dời núi. Câu chuyện này ghi trong Liệt Tử, mọi người đều biết rõ, nên không thuật lại chi tiết, ở đây chỉ phân tích:

Chỉ vì nhà Ngu Công ở dưới chân hai ngọn núi Thái Hàng và Vương Ốc, nên thấy rằng hai ngọn núi này chặn đường của ông, làm ông không tiện đường đi, vậy là xuất ra một cử chỉ cuồng vọng muốn san bằng hai ngọn núi lớn. Nếu chỉ vì hai ngọn núi chắn đường, thì chuyển nhà có được không? Sao cứ phải dời núi? Theo cách đó mà làm, chẳng phải núi cao khắp thế gian đều phải san bằng? Như khi đi trên đường, không may dẫm phải gai, ta nhổ gai đi, hay là chặt luôn cả chân? Nếu theo tư duy của Ngu Công, chân dẫm gai, cần chặt chân đi, vậy cả chân của con cháu cũng cần phải chặt để tránh dẫm gai, thật là đáng sợ.

Đầu tiên, Ngu Công làm vậy là vi phạm Đạo tự nhiên, phá hoại môi trường sinh thái. Chỉ vì tư lợi mà cuồng vọng dời núi lấp biển, ngạo mạn trước tự nhiên cao rộng, lấy khẩu hiệu cải tạo tự nhiên, vô tri phá hoại tự nhiên, phá hoại môi trường. Chính như Trung Cộng đang làm hiện nay, dẫn đến đất Thần Châu rộng lớn thương tích khắp mình, môi trường hủy hoại trong chốc lát.

Thứ hai, Ngu Công chỉ vì cái lợi của mình mà làm hại con cháu muôn đời. Ngu Công dời núi, khi đã hơn 90 tuổi, làm không nổi, nên lệnh con cháu khuân vác gian khổ lao lực, lại còn hại cả trẻ con hàng xóm. Dời chuyển đất đá của hai ngọn núi Thái Hàng, Vương Ốc đem lấp biển Bột Hải, một năm chỉ được một lượt đi về. Khi người khác hảo tâm khuyên ngăn ông vẫn chấp mê bất ngộ, nói rằng quyết làm đến chết, không dời được núi, nhưng sẽ lệnh cho con cháu muôn đời về sau dời tiếp, con cháu thì vô cùng vô tận, chỉ cần không đoạn tử tuyệt tôn, thì sẽ có ngày núi kia san phẳng. Cũng may là Ngu Công chỉ làm hại con cháu của ông ta, người như vậy mà làm quân vương, thì chẳng phải là ngày tàn của thế giới sao?

Cuối cùng Liệt Tử nói, tinh thần cố chấp của Ngu Công đã làm cảm động Thần linh, kết quả là Thần linh đã giúp Ngu Công dời hai ngọn núi sang nơi khác, chặn đường đi của nhà người khác. Đây là sự khinh nhờn đối với Thần linh.

Lão Tử viết “Đại Trí giả nhược ngu” (Người đại tài trí thì trông vẻ ngoài đần độn), Liệt Tử có thể là muốn biểu đạt ý này, nhưng tầng thứ không đủ, không lý giải được ý nghĩa thực sự của Đạo, nên đã đi lệch đường.

Trong câu chuyện này, điều muốn thể hiện là tinh thần kiên trì không thay đổi, không bao giờ từ bỏ của Ngu Công. Ngu Công là mang đức tính này phát huy đến cực điểm, bất kỳ Đức tính nào cũng đều không sợ đem nó phát huy tới cùng cực bao nhiêu, điểm mấu chốt là phải đem nó dung nhập vào chỉnh thể mà phát huy, tuyệt đối không thể cô lập nó, nhấn mạnh nó một cách thiên kiến. Nếu ở trong chỉnh thể, thì càng phát huy đến cực điểm càng xuất sắc.

Nếu Ngu Công mang đức hạnh của ông dung nhập vào chỉnh thể mà phối hợp thi hành, thì quả thật là quá xuất sắc; nếu mang tinh thần kiên nhẫn không thay đổi này mà làm việc xấu, thì sẽ phá hoại đến cùng cực, gây tai họa ngàn năm. Đem bất kỳ đức tính nào cô lập lại, thì sẽ mất đi sự cân bằng của chỉnh thể, sẽ vì thiên kiến mà thành ác.

Nếu Ngu Công không dời núi lấp biển, mà làm đường, tận dụng năm tháng cuối đời, đồng thời hiệu triệu cháu con muôn đời, thuận theo thế núi, kết hợp thiên nhiên, làm một con đường, thuận tiện cho dân chúng mưu sinh, lại giải quyết được vấn đề của mình, làm hài hòa thiên nhiên và con người, chẳng phải là mang đức hạnh này phát huy đến hoàn mỹ hay sao? Như vậy mới có thể cảm động được Thần linh trong trời đất, xuất hiện thần tích, thành tựu đại Đức.

Kỳ thực, rất nhiều sự tình sai biệt ở điểm này, vị tư vị ngã, cô lập nhấn mạnh cá thể, biểu dương cá tính, thì sẽ đi vào cực đoan, trở thành phần tử phá hoại. Chỉ có duy trì Trung Dung, mới giữ được vị trí bất bại.

Nhiều người cho rằng, Trung Dung chính là vạn sự đều không thể phát triển đến cực điểm. Kỳ thực là ngược lại, đạo Trung Dung nhấn mạnh vạn sự cần phát triển đến cực điểm, đạt tới trạng thái hài hòa hoàn mỹ cực điểm. Mấu chốt là phải dung nhập chỉnh thể mà làm tới cực điểm, không thể cô lập mà làm tới cực điểm, nếu không sẽ thành phá hoại. Khi ta đem sự vật cô lập lại, kỳ thực về căn bản đây chính là cái “tư” đang tác quái, đó cũng chính là nguyên nhân căn bản làm cho thiên hạ lệch khỏi Đại Đạo.

Khổng Tử nói: “Quân tử hòa nhi bất đồng, tiểu nhân đồng nhi bất hòa”. (54)

Kỳ thực đây chính là trí huệ của Trung Dung. Vạn vật trong thiên hạ đều không giống nhau, như vậy mới có thể cấu thành nên thế giới tự nhiên muôn màu muôn sắc, nếu mọi thứ trong thiên hạ đều giống hệt nhau, thì đó quả là điều đáng sợ biết bao! Đó là cách thức phát triển của virus và các tế bào ung thư. Duy trì Đạo Trung Dung, bảo trì chỉnh thể hài hòa, thì mới bảo trì được tính đa dạng của vạn vật trong tự nhiên, làm vạn vật không hại lẫn nhau, mỗi cái đều khác nhau, thế giới muôn màu muôn vẻ, đẹp đẽ vô cùng, đây chính là “hòa nhi bất đồng”. Nếu nhấn mạnh một vật một cách thiên kiến đến mức cô cô lập, thì nó sẽ phát triển vô độ, vượt khỏi giới hạn mà bản thân nó nên có, từ đó mà phá hỏng cân bằng của vạn vật, làm vạn vật đều bị nó xâm hại. Virus, tế bào ung thư cho đến sự tẩy não của đảng cộng sản, yêu cầu cách làm phải thống nhất về tư tưởng và nhận thức, chính là như vậy. Như vậy tính đa dạng của sự vật bị phá hoại, trở thành vật đồng nhất, cũng là hủy diệt thế giới. Đây chính là “đồng nhi bất hòa”.

Chỉnh thể thăng hoa

Từ ghi chép của các nền văn minh cổ đại, thời thượng cổ, khi thiên hạ vận hành trong Đại Đạo, nhân loại sống trong trạng thái xã hội nửa Thần nửa nhân, môi trường tự nhiên cực kỳ mỹ hảo, khắp nơi hoa nở quả ngon, tiên cầm dị thú, vạn vật không hại lẫn nhau, nhân loại sử dụng sức mạnh siêu nhiên. Người ngày nay cho đó là thần thoại.

Khi vạn vật đều quy về trong Đạo, duy trì Trung Dung, thì đạt đến chỉnh thể thăng hoa, làm tất cả vạn vật đạt tới trạng thái hoàn mỹ cực điểm, xã hội con người đạt tới trạng thái xã hội nửa Thần, hợp nhất cùng Trời Đất, nuôi dưỡng vạn vật.

Trong Trung Dung viết: “Chỉ khi đạt tới trạng thái thiên hạ chí thuần vô tà, mới có thể hiển lộ bản tính tiên thiên, mới làm cho bản tính tiên thiên của con người hiển lộ ra được. Khi bản tính tiên thiên của con người hiển lộ, thì mới làm cho bản tính tiên thiên của vạn vật hiển lộ xuất lai. Làm cho bản tính tiên thiên của vạn vật đều hiển lộ ra, con người mới có thể trở thành một thể với trời đất, sử dụng năng lực siêu nhiên, trợ giúp thiên địa nuôi dưỡng vạn vật”. (55)

Trung Dung cũng viết: “Đạt đến trạng thái chí thuần vô tà, thì có thể biết trước được sự việc phát sinh trong tương lai, tất cả đều có thể biết trước thông qua sự kết nối với tự nhiên vạn vật, như Thần linh vậy”. (56)

Do đó thiên hạ nếu thực sự đạt tới Trung Dung, thì sẽ làm nhân loại cùng vạn vật trong tự nhiên cùng nhau thăng hoa, đạt tới cực điểm hài hòa mỹ hảo, trở thành trạng thái xã hội nửa Thần. Đáng tiếc là tự cổ đến nay, không biết có ai thực sự hiểu được nội hàm của Trung Dung.

Làm Đế vương có lẽ là việc khó nhất của các ngành nghề của nhân loại, chỉ có ở cảnh giới cao nhất, đứng cao hơn vạn vật, thì người đó mới có thể làm Vương vạn vật, mới có thể dẫn dắt vạn vật, dẫn chúng trở về nơi tốt đẹp nhất. Đồng thời, cũng chỉ có đặt mình ở vị trí thấp nhất, mới có thể nâng đỡ vạn vật, làm chúa tể vạn vật. Đây là yêu cầu cơ bản để làm bậc Thánh quân.

Trị quốc là một học vấn cực lớn, nó siêu xuất rất xa trí huệ của nhân loại. Đại Đạo sinh ra vạn vật, trí huệ thực sự là đến từ Đại Đạo, Đại Đạo là gốc của trị quốc, không có trí huệ này, thì không thể hiểu được cách trị quốc.

Tại sao Đạo Đức kinh của Lão Tử, ở một tầng nông mà nhìn, thì toàn bộ là đạo lý trị quốc, khi ở tầng cao hơn nhìn, thì trở thành Đại Đạo chân tu thành Tiên? Bởi vì, quá trình làm Vương, chính là quá trình liên tục đề cao cảnh giới và trí huệ của mình, khi đạt tới tiêu chuẩn của một vị Vương thực thụ, thì cũng là Thần, hoặc gọi là Đại Đạo Chân Nhân, đây chính là điều mà cổ nhân gọi là “nội Thánh ngoại Vương”.

Từ xưa đến nay, đều có nhiều kẻ xưng vương xưng bá, thực ra đây là biểu hiện của vô tri, khác gì ếch ngồi đáy giếng, phồng bụng ngoạc mồm mà tưởng mình có thể nuốt chửng cả bầu trời. Bậc Đế vương chân chính không phải là điều mà người bình thường có thể làm được.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/242737

Chú thích:

(54): Trích Luận Ngữ (论语)

(55): Nguyên văn:《中庸》:唯天下至诚为能尽其性。能尽其性,则能尽人之性。能尽人之性,则能尽物之性。能尽物之性,则可以赞天地之化育。可以赞天地之化育,则可以与天地参矣。

(56): Nguyên văn:《中庸》:至诚之道可以前知。国家将兴,必有祯祥;国家将亡,必有妖孽。见乎蓍龟,动乎四体。祸福将至,善必先知之;不善,必先知之。故至诚如神。

The post Đại Đạo trị quốc (12): Gương soi Đạo Đức first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Đại Đạo trị quốc (11): Âm dương đảo chiềuhttps://chanhkien.org/2023/01/dai-dao-tri-quoc-11-am-duong-dao-chieu.htmlTue, 10 Jan 2023 04:08:16 +0000https://chanhkien.org/?p=29521Tác giả: Lý Đạo Chân [ChanhKien.org] 11. Âm dương đảo chiều Khi vạn sự vạn vật phát triển đến cực điểm, mà vẫn cứ tiếp tục, sẽ phát triển theo hướng ngược lại, đây gọi là Âm Dương đảo chiều. Âm phát triển đến cực điểm sẽ biến thành Dương, Dương phát triển đến cực […]

The post Đại Đạo trị quốc (11): Âm dương đảo chiều first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Lý Đạo Chân

[ChanhKien.org]

11. Âm dương đảo chiều

Khi vạn sự vạn vật phát triển đến cực điểm, mà vẫn cứ tiếp tục, sẽ phát triển theo hướng ngược lại, đây gọi là Âm Dương đảo chiều. Âm phát triển đến cực điểm sẽ biến thành Dương, Dương phát triển đến cực điểm sẽ biến thành Âm. Ví dụ đường hóa học (saccharin) có độ ngọt rất cao, ngọt đến mức một hạt nhỏ có thể pha được một cốc nước ngọt. Khi ta cho một nhúm đường này vào miệng, thì không thấy vị ngọt, mà lại thấy vị đắng. Đây chính là khi ngọt đến cực điểm thì mất đi cân bằng, đi theo hướng ngược lại, trở thành vị đắng. Chỉ có thể pha loãng nó ra, làm nhạt đi liên tục thì mới phục hồi được vị ngọt. Vạn sự vạn vật khác đều như vậy, khi vận động đến cực điểm, sẽ quay ngược lại, khi tuột xuống tận cùng, thì lại bắt đầu bật lên. Vạn sự vạn vật đều theo quy luật này mà biến hóa, mà tiến nhập vào vòng tuần hoàn tiếp theo. Đây là điều viết trong “Chu Dịch”: Bĩ cực thái lai, bác cực tất phục (Hết cơn bĩ cực đến hồi thái lai, vật cực tất phản).

Lúc điểm cân bằng đã hoàn toàn bị lệch, vượt ra khỏi phạm vi an toàn, thì sẽ đi sang phía phản diện, dẫn đến hiện tượng Âm Dương đảo chiều. Biểu hiện của thiên tượng Âm Dương đảo chiều chính là kết thúc một vòng tuần hoàn, có nghĩa là một vòng tuần hoàn khác sẽ bắt đầu.

Biểu hiện của loại Thiên tượng này ở thế gian này là tiêu chuẩn đúng sai, thiện ác của nhân loại bị đảo ngược hoàn toàn: Coi tốt là thành xấu, xấu cho là tốt; Tà cho là Chính, Chính cho là Tà; đúng nói là sai, sai nói thành đúng; đẹp cho là xấu, xấu xem là đẹp; Chân cho là Giả, Giả coi là Chân… đối với loại hiện tượng này, con người hiện đại ngày nay đều nhắm mắt làm ngơ, đặc biệt là ở Trung Quốc Đại Lục.

Trung là Đạo, Hòa là Nho, trung hòa là trong Đạo ngoài Nho, cho nên Trung Hòa (cũng gọi Trung Dung) là cửa sổ nối liền Nho gia và Đạo gia, nó đã duy trì nền văn minh Trung Hoa mấy ngàn năm, làm cho tiêu chuẩn đạo đức của dân tộc Trung Hoa được đặt ở vị trí bất bại.

Từ khi những thứ của các trường phái hiện đại phương Tây và trào lưu tư tưởng Chủ nghĩa cộng sản xuất hiện, chúng cực lực phá hoại các tiêu chuẩn đạo đức truyền thống của nhân loại, làm cho điểm cân bằng đạo đức của nhân loại bị phá vỡ, dẫn đến hiện tượng Âm Dương đảo chiều. Đặc biệt hai loại này khi tiến nhập vào Trung Quốc, đã bộc phát thành cái gọi là phong trào Ngũ Tứ, dẫn đến việc tà đảng Trung cộng thống trị Trung Quốc, sau khi trắng trợn phá hoại văn hóa truyền thống Trung Hoa, các hiện tượng Âm Dương đảo chiều đồng loạt xuất hiện ở Trung Quốc.

Ví dụ như nam nữ đảo chiều: Trước kia Âm Dương có vị trí khác biệt rõ ràng, nam nhân là dương nên cứng rắn, nữ nhân là âm nên nhu mì. Nam nhân trọng ân nghĩa, yêu mến, bảo vệ vợ; vợ dịu dàng hòa ái, hiểu và thuận theo chồng. Nam chủ ngoại, làm chủ gia đình, nuôi gia đình; nữ chủ nội, giúp chồng, dạy con, chăm sóc gia đình. Toàn xã hội âm dương điều hòa, phu xướng phụ hòa, vợ chồng hòa hợp cân bằng.

Ngày nay, các phong trào nữ quyền liên tục hưng khởi, đề xướng nam nữ bình đẳng, nói những thứ như phụ nữ có thể chống đỡ nửa bầu trời. Kỳ thực là nữ nhân thực sự, thì muốn tìm một nam nhân có thể yêu thương che chở cho mình suốt đời, hy vọng có được một chốn an thân an toàn hạnh phúc, chăm sóc chu đáo cho gia đình của mình. Thiên tính của nữ giới khiến cho họ không muốn giống nam giới, không muốn xuất đầu lộ diện mà gánh nửa bầu trời. Do đó nam nữ không thể bình đẳng, họ khác biệt về cơ cấu sinh lý, về thiên tính, về đặc điểm, chỉ có thuận theo thiên tính, nhiệm vụ của mỗi người mà đảm nhận vị trí của mình thì mới có thể hài hòa mỹ mãn. Nếu cưỡng ép phá bỏ những nguyên lý này, làm cho ‘bình đẳng’, khiến cho âm không ở chỗ của âm, dương không ở vị trí của dương, tạo thành âm dương đảo chiều, khiến nam không ra nam, nữ không ra nữ. Nam nhân mất đi phần dương tính mạnh mẽ, biến thành ẻo lả như con gái; nữ nhân mạnh mẽ hoạt ngôn, biến thành nữ hán tử. Nam nhân không đảm đương trách nhiệm của nam nhân, biến thành vong ân bạc nghĩa, mất đi phong độ của bậc quân tử, sĩ phu; nữ nhân cũng mất đi nữ tính, quát tháo, thích mạnh mẽ, bắt nạt chồng, làm chủ gia đình… thì trạng thái hài hòa cân bằng của gia đình bị phá vỡ, mâu thuẫn gia đình ngày càng gay gắt, không ai có thể cảm nhận được sự ấm áp và hạnh phúc của gia đình, thân tâm mỏi mệt, dẫn đến phát sinh ngoại tình, tỷ lệ ly hôn ngày một tăng, không giảm, hàng loạt vấn đề xã hội như tổn thương về thể chất và tinh thần của con cái không cách nào giải quyết được. Đây là do nhân loại không có trí huệ, đạo đức bị chôn vùi, trong vô tri làm càn mà mang đến những kết quả như vậy.

Luân thường đảo ngược: Hiện nay con cái vênh mặt hất hàm sai khiến cha mẹ, trách mắng cha mẹ như là đối xử với con mình; cha mẹ đối với con cái thì vâng lời răm rắp, hiếu thuận cứ như chúng là cha mẹ mình vậy. Ngày xưa người già nhân từ lương thiện, được mọi người tôn kính; ngày nay người già không có tự tôn, tham lam vô độ. Quá khứ con trẻ ngây thơ thuần tịnh, cung kính lễ phép; ngày nay con trẻ quan niệm biến dị, chúng được gọi là một thế hệ bại não.

Xấu đẹp đảo ngược: Xưa kia những bậc thầy về nghệ thuật phải trải qua hàng mấy chục năm vất vả khổ luyện, mới có chút thành tựu; ngày nay, những người không có chút tố chất nghệ thuật nào, dựa vào trang phục quái dị người không ra người, quỷ không ra quỷ, giọng điệu kỳ quái đứng trên sân khấu, thế là trở thành nổi tiếng. Trong quá khứ, tác phẩm nghệ thuật càng tinh mỹ càng nhiều người thưởng thức, ca ngợi; ngày nay rác rưởi cũng trở thành tác phẩm nghệ thuật, càng xấu xí, quái dị thì càng có nhiều người hoan nghênh, truy cầu. Xưa kia ai ai cũng khinh ghét hình tượng ác quỷ Địa Ngục, nay trở thành thời trang phổ biến của thanh niên trên đường phố.

Đúng sai thiện ác đảo ngược: Khi xưa người có đạo đức cao thượng mới trở thành người được tôn trọng, kính ngưỡng; giờ đây ông trùm xã hội đen lưu manh đã trở thành đối tượng được tôn thờ và bắt chước. Quá khứ người thiện lương được tôn trọng, kỹ nữ, trộm cắp không dám ngẩng mặt nhìn người; ngày nay người nghèo khó, người thật thà đã trở thành đối tượng bị ức hiếp chế nhạo, chỉ cần có tiền hoặc quyền thế, thì phường kỹ nữ, trộm cắp, cướp bóc, gian tà, sát nhân đều trở thành đối tượng được hâm mộ. Xưa kia nếu có người bị hại, kẻ hại người sẽ bị trách mắng, chỉ trích, còn người bị hại được bảo vệ; ngày nay người bị hại lại còn bị trách tội là không cẩn thận, đáng bị xui xẻo. Khi xưa thổ phỉ ẩn nấp trong rừng sâu, không dám gặp mặt quan, nay thổ phỉ đến đồn công an, cầm giấy phép, đốt phá, giết chóc cướp bóc một cách ngang nhiên. Xưa kia người già bị ngã, người ta vội đến nâng dìu, nay mà bị ngã thì chẳng ai ngó ngàng. Ngày xưa thầy giáo dạy học, truyền nghề, dạy về Đạo Đức làm người, ngày nay giáo viên dẫn đầu trong việc lạm dụng trẻ em, dâm loạn tập thể, cưỡng hiếp học sinh. Khi xưa bác sĩ cứu người bị bệnh, không vì lợi ích; nay bệnh viện chỉ muốn vét tiền của bệnh nhân, thậm chí mổ cướp nội tạng để bán trục lợi. Người làm kinh doanh trong quá khứ là dựa vào thành tín mà dựng nghiệp, thương nhân ngày nay vì tiền tài mà chẳng từ thủ đoạn, nào là sữa có độc, dầu ăn vớt từ cống nước thải, thuốc nhuộm công nghiệp dùng làm màu cho thực phẩm, thức ăn siêu nạc, nấm mốc độc, thuốc kích thích, gạo chứa độc tố, trứng gà giả, các công trình “bã đậu phụ” (chỉ các công trình nguy hiểm dễ sụp đổ), xưởng sản xuất chui… thiên tai nhân họa khắp nơi.

Những hiện tượng trên, chỉ là phần nổi của núi băng chìm, nhiều hiện tượng đáng sợ hơn không thể phơi bày hết ra đây. Đây chính là đạo đức truyền thống đã bị hủy hoại, điểm cân bằng đạo đức đã hoàn toàn sai lệch, tạo thành Thiên tượng âm dương đảo chiều này. Tư tưởng Trung Dung trong Đạo ngoài Nho, duy trì đạo đức của dân tộc Trung Hoa, giúp tổ tiên người Trung Quốc trở nên cao quý, thiện lương, trong suốt chiều dài lịch sử năm ngàn năm, họ đã dùng sinh mệnh để giữ gìn đạo đức, tạo nên vô số những những điển tích xúc động lòng người. Nhưng từ khi Trung Cộng cướp đoạt chính quyền đến nay, chỉ trong vài chục năm đã triệt để phá hủy đạo đức truyền thống của dân tộc Trung Hoa!

Khi vạn vật trong Trời Đất đều nằm trong Đạo, dưới tác dụng của cơ chế này mà đạt tới trạng thái hài hòa hoàn mỹ nhất, đó chính là “Trung”. Khi vạn vật trong trời đất lệch khỏi Đại Đạo thì trạng thái hài hòa hoàn hảo nhất bị phá vỡ, các loại tai nạn và trắc trở sẽ liên tục xuất hiện, lúc này cần lấy Đại Đạo làm tiêu chuẩn, duy trì ước thúc tất cả trong phạm vi an toàn của Đại Đạo, không làm mất cân bằng, đạt tới trạng thái tương đối hài hòa, đây gọi là “Hòa”. Khi điểm cân bằng và tiêu chuẩn đo lường của vạn sự vạn vật đi ngược với Đại Đạo, khi rời xa khỏi cơ chế căn bản duy trì tất cả những tồn tại này, thì vạn sự vạn vật sẽ đi vào con đường tự hủy diệt!

Trận Đại hồng thủy thời Noah, sự hủy diệt của lục địa Atlantis, sự chìm đắm của lục địa Mu… trong lịch sử cổ đại, chẳng phải hết lần này đến lần khác tái hiện vở kịch luân hồi của các nền văn minh, chỉ là nhân loại hết lần này đến lần khác cho lịch sử là Thần thoại, để những bài học giáo huấn bị chôn vùi trong những vết sẹo của lịch sử.

Lịch sử để lại rất nhiều dự ngôn cho chúng ta ngày nay, như dự ngôn của người Maya, Kinh Thánh, cuốn “Những thế kỷ” của Nostradamus, Thôi Bối đồ, Thiêu Bính ca… từ việc Đại Ma Vương khủng bố giáng thế năm 1999, đến việc kết thúc nền văn minh vào năm 2012 … nhân loại cho là chuyện đùa. Cũng như trước khi đại hồng thủy thời Noah đến, mọi người đều cười nhạo gia đình Noah, rằng sao không thấy hồng thủy đến nhỉ? Họ cứ say sưa ăn uống vui chơi, cưới hỏi ma chay như thường, khi thời khắc hồng thủy giáng xuống, nhân loại không còn thời gian mà hối hận, tất cả đều bị hồng thủy xóa sạch.

(Còn nữa)

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/242736

The post Đại Đạo trị quốc (11): Âm dương đảo chiều first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Đại Đạo trị quốc (10): Đạo Trung dunghttps://chanhkien.org/2023/01/dai-dao-tri-quoc-10-dao-trung-dung.htmlWed, 04 Jan 2023 02:39:56 +0000https://chanhkien.org/?p=29498Tác giả: Lý Đạo Chân [ChanhKien.org] 10. Đạo Trung dung Văn hóa Trung Hoa là nhất thể, học tập văn hóa Thần truyền Trung Hoa nhất định phải có cách nhìn toàn cuộc, toàn bộ tín tức, ắt phải có đủ ngộ tính và căn cơ, nếu không thì cả cuộc đời vất vả cũng […]

The post Đại Đạo trị quốc (10): Đạo Trung dung first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Lý Đạo Chân

[ChanhKien.org]

10. Đạo Trung dung

Văn hóa Trung Hoa là nhất thể, học tập văn hóa Thần truyền Trung Hoa nhất định phải có cách nhìn toàn cuộc, toàn bộ tín tức, ắt phải có đủ ngộ tính và căn cơ, nếu không thì cả cuộc đời vất vả cũng chỉ đắc được chút vỏ ngoài nông cạn của văn hóa Thần truyền Trung Hoa.

Nho gia còn có một tư tưởng tối quan trọng chính là Đạo Trung dung. Các bài trước đã nói, Nho gia là từ Đạo gia phân tách ra, do đó tư tưởng Nho gia ắt phải tiếp nối với Đạo gia, mà cửa sổ liên kết này chính là Đạo Trung dung. Có thể nói, vượt qua Trung dung thì từ Nho gia tiến vào Đạo gia, tư tưởng Trung dung là tư tưởng tối cao của Nho gia, là Cổng Trời của Nho gia.

Thế nên Khổng Tử nói: “Trung dung lẽ nào là chân lý tối cao chăng? Bách tính thiên hạ rời xa Trung dung đã rất lâu rồi”. (52)

Trung dung có ba cảnh giới: Cảnh giới mà người bình thường lý giải là không trên không dưới, không làm cái tốt nhất, cũng không làm cái kém nhất, so với trên thì không đủ, so với dưới thì có dư, đây là lý giải bề ngoài thô tục nhất đối với nội hàm Trung dung. Cảnh giới thứ hai là tốt quá hóa lốp, vạn sự chớ quá mức, cũng chớ chưa đạt đến, nắm bắt tốt mức độ, vừa vặn đến chỗ vừa khéo, đây là nội hàm tối cao mà mọi người thường lý giải đối với Trung dung. Cảnh giới thứ ba là tự nhiên vạn vật hài hòa cân bằng, cùng sinh sống, cùng tồn tại, chỉnh thể thăng hoa đạt đến hoàn mỹ, đây là nội hàm cao tầng của Trung dung mà người viết thấy được.

Trước khi đọc chương này, xin hãy đọc chuyên đề “Giải Chu dịch, Bát quái và văn tự Thần truyền”, nếu không thì có thể khó mà lý giải hoàn toàn nội dung của bài viết này.

Tương sinh tương khắc

Về lý tương sinh tương khắc của Đạo gia đã được trình bày và phân tích trong các bài viết trước đây, Tam giới và tiểu vũ trụ mà nhân loại chúng ta tồn tại là do Âm dương, Ngũ hành cấu thành. Giữa Âm dương, Ngũ hành đều tồn tại lý tương sinh tương khắc, chúng đều được duy trì bởi mối quan hệ tương sinh tương khắc, từ đó sản sinh ra sự biến hóa tuần hoàn.

Tương sinh tương khắc là hai loại quan hệ, tức là “tương sinh” và “tương khắc”, giữa chúng tồn tại một loại cân bằng động. Các bài trước chủ yếu bàn về tương sinh, tức là vạn sự vạn vật đều đồng thời xuất hiện hai mặt chính – phụ nhất thể, sinh ra thiện thì cũng đồng thời sinh ra ác, có trên thì đồng thời ắt phải có dưới, có lạnh thì ắt phải có nóng, có đúng thì ắt có sai, có động thì ắt có tĩnh… vạn sự vạn vật đều không không ngoài hai trạng thái âm – dương, cũng chính là không ngoài lý tương sinh tương khắc.

Đồng thời với việc hai nhân tố chính – phụ này trong một thể thống nhất cùng xuất hiện mà tương sinh, thì chúng lại cũng từng cặp tương khắc. Như nóng lạnh tương khắc, sáng tối tương khắc, thiện ác tương khắc, động tĩnh tương khắc… Tương sinh tương khắc đồng thời tồn tại, vạn sự vạn vật trong khi đồng thời tương sinh lẫn nhau thì cũng từng cặp từng cặp tương khắc với nhau.

Ví dụ trong khi cái nóng tăng nhiệt độ trở nên nóng thì nhất định phải có cái từ bên ngoài hấp thu nhiệt lượng, sau khi bị bên ngoài hấp thu nhiệt lượng thì sẽ giảm nhiệt độ trở nên lạnh, đó chính là nóng sinh ra lạnh. Trái lại, đồng thời với việc lạnh trở nên lạnh hơn thì nhất định phải giải phóng nhiệt lượng ra bên ngoài, mà bên ngoài sau khi hấp thu nhiệt lượng thì sẽ tăng nhiệt độ trở nên nóng, đó chính là lạnh sinh ra nóng. Đó là nóng lạnh tương sinh.

Đồng thời lạnh cũng tương khắc với nóng, có thể giảm nhiệt độ của nóng, khiến nóng trở nên lạnh. Mà nóng cũng có thể khắc chế lạnh, có thể nâng cao nhiệt độ của lạnh, khiến lạnh tăng nhiệt độ biến thành nóng. Đó là nóng lạnh tương khắc.

Cùng cái lý như vậy, sáng có thể sinh tối, khiến tối càng hiện ra tối hơn; tối cũng có thể sinh ra sáng, khiến sáng càng rực sáng. Trái lại, tối có thể triệt tiêu độ sáng của sáng, sáng có thể triệt tiêu độ tối của tối. Ác có thể khiến thiện hiển hiện càng thiện lương hơn, thiện cũng có thể khiến ác hiển hiện càng ác độc hơn; đồng thời, ác có thể triệt tiêu thiện, thiện có thể tiêu giảm ác…

Mối quan hệ tương sinh tương khắc rất kỳ diệu, chúng hình thành một vòng tuần hoàn và cân bằng động, do đó mới sinh ra sự vận chuyển tuần hoàn của Âm dương Ngũ hành, thúc đẩy sự phát triển và biến đổi của vạn sự vạn vật trong thế giới.

Điểm cân bằng dịch chuyển

Tương sinh tương khắc là tuần hoàn trạng thái động, nó ắt tồn tại điểm cân bằng. Ví như nước lưu động, sẽ từ nơi cao chảy xuống nơi thấp, nhưng cuối cùng ắt sẽ có một mặt nước phẳng. Khi mặt nước đạt được vị trí mặt nước phẳng thì sẽ cân bằng, không còn chảy nữa. Nước cao hoặc thấp hơn mặt nước phẳng này đều sẽ không ngừng lưu động theo hướng trở về mặt nước phẳng, như vậy mặt nước phẳng là trung tâm, hình thành các sóng nhấp nhô. Do đó, khi nước tĩnh lặng, nó đều nằm ở mặt nước phẳng, khi này mặt nước phẳng là mặt phẳng trạng thái tĩnh; khi nước lưu động, mặt nước phẳng bị phá vỡ và biến mất, trở thành mặt nước phẳng “vô hình”, nhưng nó vẫn tồn tại khách quan vô hình, bởi vì tất cả nước đều lưu động hướng về nó, mặt nước phẳng lúc này được gọi là mặt nước phẳng trạng thái động.

Khi tương sinh tương khắc đạt đến vị trí cân bằng thì sẽ trung hòa và biến mất, quy về Đại Đạo, ẩn trong Đạo, đó chính là “Trung” mà Trung dung nói đến, tương đương với trạng thái mặt phẳng nước khi nước tĩnh lặng. Tương sinh tương khắc luôn tuần hoàn biến hóa ở lân cận điểm cân bằng, đạt đến sự cân bằng động, không tách rời điểm cân bằng, khi không vượt quá mức độ điều tiết, thì đó là “Hòa”, giống như trên mặt nước phẳng có những con sóng lên xuống ở mức độ nhất định. Điểm cân bằng này tương đương với Đạo. Trung, ý là trở về điểm cân bằng, trở về trong Đạo; Hòa, ý là đạt đến hài hòa cân bằng động xoay quanh điểm cân bằng, Trung dung cũng được gọi là Trung Hòa.

Sách Trung Dung viết: “Các tâm trạng hỷ, nộ, ai, lạc… khi chưa sinh ra thì gọi là Trung. Sinh ra hỷ, nộ, ai, lạc rồi nhưng giữ được mức độ điều tiết, không quá mức, thì gọi là Hòa. Trung là gốc rễ của thiên hạ vạn vật. Hòa là Đạo cân bằng hài hòa của thiên hạ vạn vật. Đạt đến trạng thái Trung Hòa thì thiên địa định vị, vạn vật tương sinh”. (53)

Xét tới Trung, Trung chính là trở về trong Đạo, đạt đến trạng thái hoàn mỹ Đạo ẩn vô danh, tự nhiên vô vi.

Hòa, chính là trạng thái xã hội tiểu khang mà Khổng Tử nói đến. Khi thiên hạ sinh ra tư tâm, lệch khỏi Đại Đạo, sau khi lệch khỏi điểm cân bằng thì sẽ phát triển biến hóa tương sinh tương khắc xoay quanh điểm cân bằng. Nếu tương sinh tương khắc của vạn vật đều có thể duy trì ở mức độ điều tiết nhất định, không quá mức, không quá đà, thì điểm cân bằng sẽ không bị thay đổi, có thể khiến chỉnh thể duy trì ở xung quanh điểm cân bằng, giữ được trạng thái cân bằng động. Cũng có nghĩa là, khiến cho vạn sự vạn vật sau khi lệch khỏi Đại Đạo vẫn có thể lấy Đạo làm tiêu chuẩn và làm trung tâm, hướng về Đại Đạo, đạt được sự cân bằng động, khiến cho vạn sự vạn vật giữ được trạng thái hài hòa tương đối ở trong khu vực an toàn nhất định xung quanh Đại Đạo. Đó chính là nội hàm của Hòa.

Nếu vạn sự vạn vật đều thích đi về hướng cực đoan, khiến tương sinh tương khắc mất đi mức độ điều tiết, thế thì điểm cân bằng sẽ xuất hiện thay đổi, thế thì tiêu chuẩn đánh giá cũng xuất hiện lệch lạc, tức là đã lệch ra ngoài tiêu chuẩn của Đạo. Tiêu chuẩn đánh giá bị lệch lạc thì đó là việc vô cùng đáng sợ, sẽ dẫn đến thiên tượng “âm dương trái ngược”, thiên tượng âm dương trái ngược một khi xuất hiện thì sẽ đối ứng đến nhân gian, đó chính là dấu hiệu báo sự hủy diệt. Cũng có nghĩa là kiếp số của nhân gian đã đến, trong vận mệnh luân hồi của thành trụ hoại diệt, đã đi đến thời khắc diệt.

“Điểm cân bằng dịch chuyển” nghĩa là gì?

Ví như vị giác của con người chúng ta là có một phạm vi hài hòa, vị giác trong phạm vi đó khiến chúng ta cảm thấy thoải mái dễ chịu, gọi là vị giác hài hòa. Vị giác vượt ngoài phạm vi đó khiến chúng ta cảm thấy kích thích quá mạnh, nhất thời khó mà tiếp nhận được, đó chính là vị giác cực điểm.

Chúng ta cho rằng nước đun sôi không có vị, giả sử khi trong miệng bạn ăn thứ có vị vô cùng đắng, như nhai lá trà trong thời gian dài, sau đó bạn uống nước trắng, bạn sẽ phát hiện ra nước trắng có vị ngọt. Đây chính là điểm cân bằng đã dịch chuyển, khiến nước trắng vốn ban đầu không có vị đã biến thành vị ngọt. Một ví dụ nữa là kem đánh răng rất ngọt, vị rất đậm, thuộc về vị giác cực đoan. Mỗi chúng ta có lẽ đều đã trải nghiệm là sau khi đánh răng buổi sáng xong, ăn trái cây thì thấy trái cây không có mùi vị, giống như là nước trắng vậy. Đây cũng là việc tương sinh tương khắc của vị ngọt tạm thời mất mức độ hài hòa, do điểm cân bằng dịch chuyển mà tạo thành.

Sự mất cân bằng của điểm cân bằng vị giác ở trên chỉ là mất cân bằng tạm thời, chỉ mất trong thời gian ngắn, không lâu sau vị giác vốn có sẽ được khôi phục lại. Nhưng nếu cứ ở trong trạng thái vị giác cực đoan đó một thời gian dài thì sẽ phá hoại điểm cân bằng vị giác vốn có, sẽ gây ra mất cân bằng vĩnh viễn, sẽ không thể trả lại được vị giác ban đầu nữa.

Xin phân tích chi tiết một chút:

Điểm cân bằng tương sinh tương khắc của vạn sự vạn vật chính là tiêu chuẩn của Đạo, nó là sự tồn tại tiên thiên khách quan, hoặc còn gọi là “Trung”. Tương sinh tương khắc hoàn toàn trở về điểm cân bằng, chính là đạt đến trạng thái “Trung”, như vậy là bước ra khỏi tương sinh tương khắc, tương đương với vạn sự vạn vật đều trở về trong Đạo, đạt đến trạng thái vô vi nhi hành. “Vô vi nhi trị” của Lão Tử, hoặc xã hội “đại đồng” mà Khổng Tử nói đến, chính là trạng thái ở trong “Trung”.

Khi thiên hạ lệch khỏi Đại Đạo, cũng chính là khi lệch khỏi điểm cân bằng, thì ắt sẽ rơi vào vòng luân hồi trong cái lý tương sinh tương khắc. Khi đó, nếu có thể luôn giữ được mức độ điều tiết, thì sẽ khiến tương sinh tương khắc của vạn sự vạn vật biến hóa xung quanh điểm cân bằng, đạt được một loại cân bằng trạng thái động, giữ được ở trong phạm vi hài hòa. Như thế tương đương với sau khi lệch khỏi Đại Đạo vẫn luôn lấy Đạo Đạo làm trung tâm, hướng về Đại Đạo, giữ được ở trong khu vực tương đối an toàn bên ngoài xung quanh Đại Đạo. Xã hội “tiểu khang” mà Khổng Tử nói đến chính là duy trì trạng thái “Hòa” này.

Khi vạn sự vạn vật trong mối quan hệ tương sinh tương khắc mà vượt quá mức độ, quá khích, thì sẽ khiến tương sinh tương khắc mất cân bằng, thế thì điểm cân bằng sẽ bị xê dịch. Điểm cân bằng ban đầu nhất này chính là Đạo, là quy luật tồn tại khách quan tiên thiên của vạn sự vạn vật, là chân lý vĩnh hằng bất biến, ở trong nơi u minh (nơi mà chúng ta không thấy được) mà duy trì, cân bằng hết thảy. Khi điểm cân bằng lệch khỏi vị trí tiên thiên vốn có, thì tiêu chuẩn đánh giá đã xảy ra biến đổi, không còn lấy Đạo làm tiêu chuẩn nữa, mà là lấy điểm cân bằng mới hình thành hậu thiên làm tiêu chuẩn, đây là sự việc đáng sợ nhất.

Lấy một ví dụ, khi thiên hạ đều ở trong Đạo, thì chính là lúc vạn sự vạn vật đều ở vị trí cân bằng, lúc này không cần tiêu chuẩn đánh giá, vì thiên hạ đều ở trong tiêu chuẩn rồi. Mọi người sẽ hành xử theo bản tính tự nhiên ở trong Đạo, làm theo những gì trong tâm mong muốn mà không vượt ra khỏi Đạo.

Sau khi thiên hạ đều lệch ra khỏi Đạo, thế thì vạn sự vạn vật đều lệch ra khỏi vị trí cân bằng, trạng thái hài hòa hoàn mỹ nhất đã bị phá vỡ, vạn sự vạn vật đều rơi vào tương sinh tương khắc, đạt được cân bằng trạng thái động ở gần vị trí cân bằng. Lúc này tuy thiên hạ đều lệch khỏi Đại Đạo, lệch khỏi điểm cân bằng, nhưng điểm cân bằng vốn có không bị dịch chuyển, do đó tiêu chuẩn đánh giá vốn có không bị biến đổi, mọi người đều lấy Đại Đạo làm tiêu chuẩn đánh giá, để đánh giá tốt xấu, đúng sai. Vạn sự vạn vật đều xung quanh Đại Đạo, lấy Đại Đạo làm trung tâm, đạt được cân bằng trạng thái động ở gần điểm cân bằng (Đại Đạo). Sau khi điểm cân bằng bị xê dịch, thế thì tiêu chuẩn đánh giá đã lệch khỏi Đại Đạo, mọi người không còn lấy Đại Đạo làm tiêu chuẩn đánh giá nữa, mà lấy vị trí sau khi đã xê dịch (điểm cân bằng mới) làm tiêu chuẩn đánh giá, lúc này sự cân bằng của vạn sự vạn vật đã bị phá vỡ triệt để, chỉnh thể đều đã xảy ra xê dịch, những nhận thức của mọi người không còn chính xác nữa, tiêu chuẩn đánh giá đã xảy ra rối loạn.

Ví như sau khi đánh răng, điểm cân bằng của vị giác đã xảy ra xê dịch, thế thì nước trắng vốn trước đó là không có vị thì lại biến đổi thành có vị đắng, trái cây vốn trước đó có vị ngọt thì lại biến đổi thành không có vị gì. Nói một cách khách quan, không phải vị của những sự vật này đã thay đổi, mà là điểm cân bằng đã xảy ra xê dịch, do đó tiêu chuẩn đánh giá đã sai vị trí, lúc này, vị ngọt mà con người biết đã không còn là vị ngọt nữa, vị đắng cũng không còn là vị đắng nữa.

Sau khi điểm cân bằng xê dịch, tiêu chuẩn đánh giá của mọi người sẽ lệch khỏi chân lý khách quan, lệch khỏi Đại Đạo. Cái tốt mà lúc này mọi người nhận thấy thì không còn là tốt nữa, cái xấu mà con người nhận thấy cũng không còn là xấu nữa. Đây là điều vô cùng đáng sợ, khi tiêu chuẩn thiện ác đúng sai của con người hoàn toàn xảy ra biến đổi, con người sẽ không còn là con người nữa, sẽ chuyển thành ma quỷ cầm thú, sẽ đi đến sự hủy diệt!

Chú thích:

(52) Nguyên văn như sau: “中庸其至矣乎!民鲜能久矣”

(53) Nguyên văn như sau: “喜、怒、哀、乐之未发,谓之中。发而皆中节,谓之和。中也者,天下之大本也。和也者,天下之达道也。致中和,天地位焉,万物育焉”

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/242735

The post Đại Đạo trị quốc (10): Đạo Trung dung first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Đại Đạo trị quốc (9): Mô hình lễ trịhttps://chanhkien.org/2022/12/dai-dao-tri-quoc-9-mo-hinh-le-tri.htmlSun, 04 Dec 2022 16:23:25 +0000https://chanhkien.org/?p=29335Tác giả: Lý Đạo Chân [ChanhKien.org] 9. Mô hình lễ trị Trong chương này, chúng ta hãy phân tích một chút về cơ chế hình thành nên việc dựa vào lễ nghĩa của Nho gia để trị quốc, tức là mô hình lễ trị của Nho gia. Trong “Lễ Ký – Lễ Vận” có viết: […]

The post Đại Đạo trị quốc (9): Mô hình lễ trị first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Lý Đạo Chân

[ChanhKien.org]

9. Mô hình lễ trị

Trong chương này, chúng ta hãy phân tích một chút về cơ chế hình thành nên việc dựa vào lễ nghĩa của Nho gia để trị quốc, tức là mô hình lễ trị của Nho gia.

Trong “Lễ Ký – Lễ Vận” có viết: “Thánh nhân có thể khiến cả thiên hạ thành một gia đình, khiến toàn thể quốc dân biến thành một cá nhân, đây không phải là ý muốn chủ quan nghĩ ra, mà là thông qua việc thấu hiểu tình cảm con người, hiểu rõ lẽ phải của con người, hiểu được lợi ích của con người, biết rõ hoạn nạn của con người, thì sau đó mới có thể làm được”.

Tình cảm con người gọi là gì? Hỷ, nộ, ai, cụ, ái, ố, dục (vui, giận, buồn, sợ, yêu, ghét, muốn), 7 loại tình cảm không học mà cũng biết này chính là cái tình của con người (gọi là thất tình). Nghĩa của con người gọi là gì? Cha mẹ yêu thương con cái, con cái hiếu kính với cha mẹ, anh yêu thương em, em cung kính thuận theo, chồng ân nghĩa, vợ thuận theo, người lớn ban ân huệ cho trẻ, trẻ con thuận theo, vua nhân từ, bề tôi trung thành… 10 loại chuẩn tắc quan hệ xã hội cơ bản này gọi là nghĩa của con người (gọi là thập nghĩa). Coi trọng thành tín, giữ gìn hòa thuận, đó gọi là lợi của con người. Tranh đoạt lẫn nhau, tàn sát lẫn nhau, đó gọi là họa của con người.

Thánh nhân dựa vào lễ để dẫn dắt thất tình, giữ gìn thập nghĩa, tôn sùng lợi của con người, trừ bỏ họa của con người, ngoài lễ ra cũng không có biện pháp nào khác tốt hơn. Ẩm thực, nam nữ là dục vọng lớn nhất của con người; tử vong, nghèo khổ là điều con người chán ghét nhất. Dục vọng lớn nhất và chán ghét lớn nhất này cấu thành hai đại sự mà lòng người ngày đêm suy nghĩ. Mỗi người đều giấu tâm tư đó trong lòng, bề ngoài khó mà đoán biết được. Những suy nghĩ tốt đẹp và xấu xa của con người đều ẩn sâu trong tâm, từ bề ngoài thì không ai có thể nhìn ra được, muốn thống nhất trị sửa tốt những thứ này, ngoài lễ ra thì không còn có biện pháp nào khác.

Ở đây là nói, Thánh nhân biến cả một quốc gia thành một gia đình, biến người dân trăm họ toàn quốc thành một cá nhân, sau đó dùng lễ để trị sửa. Như vậy sẽ kiến lập được một mô hình trị quốc vi diệu, biến tất cả phức tạp thành đơn giản, kiến lập trật tự rành mạch. Mô hình này có thể thông qua quản lý một gia đình để đối ứng với quản lý cả một quốc gia, có thể thông qua quản lý một người dân để quản lý nhân dân toàn quốc. Cũng có thể nói, thông qua mô hình này và cơ chế liên đới đằng sau nó, đưa cả một quốc gia đối ứng với một gia đình, đưa toàn bộ người dân toàn quốc đối ứng với một cá nhân, chỉ cần quản lý tốt một gia đình là có thể quản lý tốt cả một quốc gia, chỉ cần quản lý tốt một người dân là có thể khiến người dân toàn quốc được quản lý tốt.

Thánh nhân dùng trí tuệ để hiểu rõ nhân tính, thấu rõ đạo đức nhân tâm xã hội, từ đó biến quốc gia thành một gia đình, biến bách tính thiên hạ thành một cá nhân, và kiến lập mô hình lễ trị. Thông qua mô hình lễ trị này để từng bước mở rộng, đối ứng, từ cá nhân mở rộng ra, đối ứng đến khắp thiên hạ, từ gia đình mở rộng ra, đối ứng với quốc gia, để kiến lập trật tự, đạt được thiên hạ đại trị. Những điều đã luận thuật ở chương trước, lễ khác nhau dựa vào người và việc khác nhau, phân chia yêu thương thành mức độ khác nhau, phân chia thiên hạ thành thứ bậc, kiến lập trật tự nghiêm minh, kiến lập mô hình phân chia thứ bậc trong xã hội. Sau đó thông qua trật tự này, mô hình phân chia thứ bậc này để từng bước đối ứng mở rộng, tuần tự tiến dần, biến yêu thương trong mô hình xã hội có thứ bậc thành bác ái, biến vị tư thành vị công, dẫn dắt con người từ Nho đến Đạo.

Những mô hình tư tưởng trị quốc được kiến lập bởi những tư tưởng trị quốc khác nhau thì cũng khác nhau, Đạo gia kiến lập mô hình “nước nhỏ dân ít” vô vi nhi trị, Nho gia kiến lập mô hình mở rộng từng bước. Giống như tầng diện và kết cấu thân thể con người mà lý luận Đông y và lý luận Tây y nhắm đến là hoàn toàn khác nhau, nhưng đều có thể trị được bệnh trong tầng diện của mình, do đó phương thức và hiệu quả cũng hoàn toàn khác nhau.

Chúng ta tiếp tục phân tích một chút về mô hình lễ trị của Nho gia.

Trong “Hậu Hán Thư” có viết: Ở nhà hiếu với cha mẹ, mở rộng đến tầng diện quốc gia, có thể trở thành trung với quốc gia, với quân vương, do đó trung thần đều xuất thân từ những gia đình có con hiếu thảo.

Trong mô hình lễ trị, Quốc là do vô số gia đình hợp thành, nên gọi là quốc gia. Quốc có thể coi là gia đình hồng quan, là sự mở rộng và khuếch đại của gia đình, còn gia đình có thể coi là quốc gia vi quan, là đơn vị và cơ sở cấu thành cơ bản của quốc gia. Xưa quân vương coi thiên hạ là nhà, mở rộng gia đình của họ đến toàn bộ thiên hạ, cũng là dựa vào cơ chế này.

Vì vậy thông qua cơ chế này của lễ giáo, chỉ cần xử lý tốt mối quan hệ gia đình thì có thể mở rộng tương ứng đến quốc gia, để cả quốc gia có thể đồng bộ được quản lý tốt dưới cơ chế lễ trị này. Trong gia đình, lòng hiếu thảo với cha mẹ được mở rộng đến phạm vi quốc gia thông qua cơ chế lễ trị, trở thành lòng trung thành của thần dân đối với quân vương, với quốc gia. Tình yêu thương của cha mẹ dành cho con cái được mở rộng đến phạm vi quốc gia thông qua hệ thống lễ chế, đó chính là lòng nhân ái của quân vương đối với thần dân, của quan địa phương đối với bách tính, thương dân như con, cho nên ngày xưa các quan địa phương thường được gọi là quan phụ mẫu. Các mối quan hệ khác cũng như thế, tất cả đều được kế thừa thành một mạch liên tục thông qua cơ chế lễ trị, đơn giản hóa đất nước thành một gia đình, và thông qua lễ giáo khiến cho quốc gia và gia đình đồng thời được quản lý.

Trong sách “Đại học” đã nói đến: “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”.

Đây chính là những tầng hướng đối ứng của mô hình mở rộng từng bước của Nho gia. Tu thân là nhắm vào tầng diện cá thể, tức là coi bách tính toàn quốc là một cá thể để tiến hành giáo hóa, quản lý, sau đó thông qua cơ chế lễ trị của Nho gia, đối ứng từng tầng đến thiên hạ; tề gia là nhắm vào đơn vị xã hội cơ bản nhất được tổ thành bởi những cá thể trong gia đình. Trị quốc là thông qua cơ chế lễ trị tiến hành đối ứng mở rộng “gia” đến tầng diện vĩ mô “Trung Quốc”. Bình thiên hạ là nhắm đến tầng diện vĩ mô hơn quốc gia, là “toàn thế giới”, “toàn nhân loại”, thông qua “trung tâm chi quốc” (Trung Quốc) đem văn minh giáo hóa truyền bá ra toàn nhân loại.

“Thân tu được rồi thì sau đó gia tề, gia tề rồi thì sau đó quốc được trị, quốc trị rồi thì sau đó thiên hạ được bình định”, thông qua cơ chế tự động của mô hình lễ trị này, từng tầng đối ứng, đưa toàn bộ quốc gia từ vi mô đến vĩ mô nối liền thành nhất thể, làm thành nhất mạch tương thông, bởi vì nhất mạch đới bách mạch, thúc đẩy toàn bộ xã hội vận chuyển đồng bộ ở các tầng diện khác nhau, vận chuyển toàn bộ cơ thể xã hội.

Trong “Lễ Ký – Tế Thống” có viết: Con có hiếu phụng dưỡng cha mẹ không gì ngoài ba việc, thứ nhất là khi cha mẹ còn sống thì phải nuôi dưỡng, thứ hai là sau khi cha mẹ qua đời thì phải tuân theo lễ an táng để tang, thứ ba là sau khi an táng xong thì phải cúng tế theo thời gian. Cúng tế là sự tiếp tục nuôi dưỡng sau khi cha mẹ mất, là sự tiếp tục của đạo hiếu.

Nho gia còn giảng “Thờ người đã chết cũng tận tâm như phụng dưỡng người còn sống”. Hiếu với cha mẹ khi cha mẹ còn sống, và sau khi cha mẹ qua đời cần tiếp tục thờ cúng. Thuận theo mô hình mở rộng từng bước của Nho gia mà phát triển tiếp, thì là tiếp tục thờ cúng và tưởng nhớ đối với tổ tiên. Sự khởi đầu của nhân loại là sinh ra từ trời đất, có nguồn gốc từ Thần linh, nên từ sự thờ cúng tổ tiên mà phát triển tiếp, thì cuối cùng mở rộng thăng hoa thành tín ngưỡng và thờ cúng đối với trời đất Thần linh, đó chính là tế lễ. Do đó trong “Quốc Ngữ” viết: “Nói đến hiếu ắt phải thấu đến Thần, làm sáng tỏ với Thần thì mới là hiếu”. Tế lễ nối liền lễ giáo nhân gian với Trời đất Thần linh, dẫn nhập vào nội hàm cuối cùng của lễ và cội nguồn của đạo đức.

Trong “Lễ Ký – Tế Thống” có viết: “Trong ngũ lễ thì quan trọng nhất là tế lễ”.

Tế lễ là lễ cuối cùng, là cội nguồn và tầng diện cuối của của các loại lễ. Nó là đầu mối then chốt nối liền nhân loại với Trời đất Thần linh, là tín ngưỡng, sự sùng kính và cảm ân của nhân loại đối với Trời đất Thần linh, là biểu đạt của tư tưởng trung tâm “Thiên nhân hợp nhất” của Trung Hoa. Nó kết nối cơ chế lễ giáo của Nho gia với Trời đất Thần linh, đưa cội nguồn của lễ vào tầng diện Trời đất Thần linh và tín ngưỡng tinh thần ở tầng sâu, đưa vào cội nguồn của nội hàm đạo đức cao tầng.

Thế nên hiếu là lễ và nghĩa cơ bản nhất của Nho gia, các lễ nghĩa khác đều có thể dựa vào mô hình mở rộng từng bước, rồi từ trên cơ điểm này của hiếu mà mở rộng phát triển ra.

Trong “Tả truyện – Văn Công nhị niên” viết: “Hiếu là khởi điểm của lễ”.

Trong “Lễ Ký – Tế Thống” có viết: “Trên thì thuận với quỷ Thần, ngoài thì thuận với quân vương, trong thì hiếu với cha mẹ”.

Mở rộng hiếu đến tầng diện quốc gia chính là trung với quốc gia với quân vương, đây là sự tương ứng, kéo dài của mô hình mở rộng từng bước ở cùng một tầng diện. Còn mở rộng hiếu đến tầng diện cao hơn chính là sự sùng kính, thuận theo và tín ngưỡng đối với Trời đất Thần linh, đây là cội nguồn của đạo đức. Vì vậy trong lễ giáo Nho gia cực kỳ coi trọng chữ hiếu, nó là khởi điểm nhập môn và cơ sở của lễ nghĩa Nho gia.

Từ khi Trung Cộng cướp đoạt Trung Quốc đến nay, nó đã dốc sức phá hoại văn hóa truyền thống, khiến lễ nghĩa hoàn chỉnh của Trung Hoa được hình thành trên 5000 năm bị hủy chỉ trong sớm tối. Một chút lễ tiết còn sót lại chỉ là còn lại cái vỏ rỗng bề ngoài, hoàn toàn mất đi đạo nghĩa nội hàm đằng sau. Khiến cho lễ nghĩa chi bang (đất nước có lễ nghĩa) đã từng nổi tiếng nhất thế giới trở thành mảnh đất thô tục dã man thiếu tu dưỡng nhất, khiến người Trung Quốc ngày nay đã mất hết đạo đức, mất hết văn minh, trên quốc tế Trung Quốc đã trở thành danh từ thay thế cho khái niệm “thiếu tố chất nhất”.

Lễ của xã hội Trung Quốc ngày nay đã sa trở thành nền tảng giao dịch hối lộ và bợ đỡ quyền thế dơ bẩn, hoặc trở thành công cụ khoe khoang hư danh và so bì quyền thế. Loại lễ bị Trung Cộng làm biến dị này, hoàn toàn đã mất đi nội hàm đạo nghĩa đằng sau, đã trở thành cái xác không hồn, trở thành công cụ làm bại hoại đạo đức xã hội, đẩy nhanh sự sụp đổ của xã hội.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/242734

The post Đại Đạo trị quốc (9): Mô hình lễ trị first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Đại Đạo trị quốc (8): Nho gia trị quốchttps://chanhkien.org/2022/09/dai-dao-tri-quoc-8-nho-gia-tri-quoc.htmlWed, 21 Sep 2022 04:52:38 +0000https://chanhkien.org/?p=29117Tác giả: Lý Đạo Chân [ChanhKien.org] 8. Nho gia trị quốc Văn hóa Trung Hoa khởi nguồn từ Đạo gia, là văn hóa Đạo truyền (được Đạo truyền cho) được kiến lập trên cơ sở Đạo gia. Thời kỳ Đông Chu, bách gia tranh tiếng, kỳ thực ngoài Đại Đạo do Lão Tử truyền, tư […]

The post Đại Đạo trị quốc (8): Nho gia trị quốc first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Lý Đạo Chân

[ChanhKien.org]

8. Nho gia trị quốc

Văn hóa Trung Hoa khởi nguồn từ Đạo gia, là văn hóa Đạo truyền (được Đạo truyền cho) được kiến lập trên cơ sở Đạo gia. Thời kỳ Đông Chu, bách gia tranh tiếng, kỳ thực ngoài Đại Đạo do Lão Tử truyền, tư tưởng của bách gia chư tử khác đều lấy từ Đạo gia; hoặc từ tư tưởng Đạo gia phân tách ra một bộ phận nhỏ thành riêng một gia phái; hoặc trộm tư tưởng Đạo gia, rồi trộn thêm những thứ khác thành một gia phái; hoặc đứng trên cơ điểm của mình rồi tà ngộ, bóp méo tư tưởng Đạo gia thành một gia phái…

Cuối thời kỳ Xuân Thu, Khổng Tử đã chỉnh lý, tổng kết giáo hóa văn minh từ thời Nghiêu Thuấn và Chu Dịch có từ văn minh tiền sử, thiết lập nên học thuyết Nho gia. Học thuyết Nho gia là bộ phận nhập thế làm người được tách ra từ văn hóa Đạo gia. Cũng có nghĩa là, trong văn hóa Đạo truyền thời kỳ đầu, hai bộ phận xuất thế tu Tiên và nhập thế làm người là nhất thể. Đến thời Khổng Tử, chính là đem bộ phận nhập thế làm người của Đạo gia tách riêng ra, trở thành gia phái Nho gia riêng. Đến thời Hán Vũ Đế, Nho gia được phát triển toàn diện trong thiên hạ, đã ảnh hưởng đến Trung Quốc hơn 2000 năm. Do đó Nho gia là dựa vào Đạo gia, có thể coi là bộ phận tầng thấp của Đạo gia, nó lấy tư tưởng Đạo gia làm cốt lõi và cơ sở, được gọi là “Ngoại Nho nội Đạo”.

Như đã nói ở bài trước, Nho gia chủ trương vương đạo, thi hành nhân nghĩa, dùng lễ nhạc sửa trị thiên hạ. Nho gia trị quốc, chủ yếu sử dụng thuật lễ nhạc. Lễ là chỉ lễ nghĩa; nhạc là chỉ nhạc vũ. Về nhạc, có thể tham khảo loạt bài về văn hóa “Nhạc vũ Tiên tông” (樂舞仙蹤), bài viết này không nói nhiều thêm, mà chủ yếu đàm luận về chủ trương lễ trị của Nho gia.

Khổng Tử nói: Khi Đại Đạo được thi hành, và thời kỳ Tam Đại Hạ Thương Chu khi các quân vương kiệt xuất đang tại vị, tuy ta không được sống thời đó, nhưng vẫn có những ghi chép lịch sử để lại. Trong thời Đại Đạo được thi hành, thiên hạ và bách tính đều là vì việc chung, không có tư tâm. Thời đó chọn những người có đạo đức và tài năng để quản lý sự vụ của thiên hạ, mọi người đều coi trọng thành tín, thiên hạ hòa thuận. Con người thời đó không chỉ coi người thân của mình là người thân, mà còn coi người trong toàn thiên hạ cũng là người thân; không chỉ coi con cái mình là con cái, mà còn coi con cái của người khác như con cái mình. Bởi vậy thời đó, người cao tuổi đều an hưởng tuổi già, tráng niên đều dốc hết khả năng của mình, trẻ em đều có thể trưởng thành khỏe mạnh, người góa bụa cô đơn, và người có bệnh tàn tật đều được toàn xã hội chăm sóc. Thời đó, mọi người không muốn để của cải lãng phí trên mặt đất, nhưng cũng sẽ không lấy làm của riêng. Mọi người chỉ lo không được bỏ công sức, nhưng ai nấy đều không dốc sức vì mình. Thời kỳ đó, bách tính thuần phác thiện lương, tâm cơ, trí xảo đều không được sử dụng, thiên hạ không có trộm cướp, nhà nhà không cần khóa cửa… Loại trạng thái xã hội này gọi là “Đại Đồng”.

Ngày nay, Đại Đạo đã bị phế bỏ mất rồi, thiên hạ đã thành tư hữu của một gia tộc, người thiên hạ đều chỉ vì gia đình của mình, chỉ thân cận với người thân của mình, chỉ yêu thương bảo vệ con cái mình, chỉ lo của cải không thuộc sở hữu của mình, chỉ sợ mình phải bỏ công sức. Thiên tử chư hầu coi việc cha truyền con nối, anh truyền cho em là chế độ lễ nghi; ngoài tường thành còn đào hào bảo vệ thành, làm biện pháp phòng ngự; lấy lễ nghĩa làm biện pháp căn bản để trị vì thiên hạ, dùng để quy phạm quan hệ vua tôi, khiến quan hệ cha con thân mật, anh em hòa thuận, vợ chồng hài hòa; dùng lễ nghĩa xây dựng ra các loại chế độ, dùng để phân chia ruộng đất và hộ tịch, dùng để tôn sùng những người dũng cảm thông minh, đã trợ giúp mình tạo dựng sự nghiệp. Vì vậy các loại cơ mưu xảo trí bắt đầu thịnh hành, chiến loạn cũng từ đó mà nổi lên. Hạ Vũ, Thương Thang, Chu Văn Vương, Vũ Vương, Thành Vương, Chu Công, chính là những người xuất sắc sinh ra trong tình huống này, họ không ai là không cẩn thận tuân theo lễ nghĩa, dùng lễ để trị vì thiên hạ… Loại hình thái xã hội này gọi là “Tiểu khang”.(39)

Xã hội “Đại đồng” mà Khổng Tử mong muốn kỳ thực là tương đương với trạng thái xã hội vô vi nhi trị của Đạo gia. Xã hội “Tiểu khang” chính là trạng thái xã hội Vương Đạo trị thế mà Nho gia tôn sùng và thúc đẩy. Từ Đại đồng đến Tiểu khang, Khổng Tử đã luận thuật (diễn giải, lập luận..) về sự chuyển biến giữa Đạo gia trị thế và Nho gia trị thế, tức quá trình hình thành “ngoại Nho nội Đạo”.

Đạo gia trị quốc không có thuật, khí, chỉ có Đạo, hết thảy là Đại Đạo vô hình. Nho gia trị quốc, thì chủ yếu dựa vào thuật lễ nhạc. Đó có phải là nói rằng thời kỳ vô vi nhị trị mà Đạo gia giảng là không có lễ nhạc? Không phải như thế, theo ghi chép, vào thời kỳ Tam Hoàng đã có lễ nhạc rồi, nhưng thời đó hoàn toàn không dùng lễ nhạc để trị quốc, mà chỉ là sản phẩm phụ trong quá trình trị quốc .

Lấy ví dụ, một em bé mẫu giáo, bé sẽ biết xòe tay ra đếm ngón tay làm toán, đối với bé mà nói, chỉ có dựa vào phương pháp này mới có thể làm được toán. Nhưng đối một giáo sư toán mà nói, ông quyết sẽ không ấu trĩ xòe tay ra để làm toán, mà trong tâm đã rõ rồi, liền nói ra ngay. Điều này không phải là nói giáo sư toán không biết phương pháp đếm ngón tay, mà là ông hoàn toàn không cần dùng đến, nếu ép ông dùng thì trái lại sẽ trở thành ấu trĩ nực cười. Thời kỳ vô vi nhi trị của Đạo gia không cần mượn đến bất kỳ thuật khí gì, cũng chính là đạo lý này.

Thời Đại Đạo thi hành, mọi người làm theo bản tính tự nhiên trong Đạo, mỗi lời nói, hành vi đều xuất phát từ trong Đạo “tòng tâm sở dục nhi bất du củ” (làm theo gì mà trong tâm muốn mà không vượt ra ngoài quy tắc). Lễ thì xoay quanh tầng diện cốt lõi là Đạo nghĩa, còn cái thuật sinh ra ở bên ngoài Đạo thì là kết quả của hành vi và yêu cầu cụ thể khi đem Đạo đối ứng ra tầng bề ngoài, rồi sau đó tiến hành mô thức hóa.

Cũng có thể nói rằng Đạo là tâm Pháp trực tiếp nhằm vào nhân tâm; lễ là một loại chuẩn tắc hành vi bề ngoài của nhân loại. Biểu hiện bề ngoài và tư tưởng nội tâm của con người là liên quan mật thiết với nhau, từ căn bản mà nói, nhân tâm quyết định biểu hiện hành vi bề ngoài của con người, mỗi lời nói hành vi của con người đều phát xuất từ nội tâm, chịu sự khống chế nội tại. Do đó thời kỳ Đại Đạo thi hành, bách tính đều ở trong Đạo, tâm linh đều đồng hóa với Đại Đạo, thuần chân vô tà, mỗi lời nói hành vi đều phát xuất từ nội tâm, xuất phát từ Đại Đạo, làm tất cả những gì mà tâm mong muốn mà không lệch ra ngoài Đạo. Về sau, xã hội loài người trụy lạc biến chất, và tâm linh bị ô nhiễm bởi những dục vọng tư tâm của hậu thiên, nên lệch khỏi Đại Đạo. Nhân loại mà nội tại rời xa Đại Đạo thì biểu hiện hành vi bề ngoài cũng tương ứng lệch khỏi trạng thái hoàn mỹ hài hòa vốn có trong Đạo. Lúc này, trạng thái tốt đẹp hạnh phúc của thiên hạ đã bị phá vỡ, các loại chiến tranh, tai họa bắt đầu xuất hiện. Để giải quyết các loại vấn đề bên ngoài sau khi nhân tâm lệch khỏi Đại Đạo, thì lễ bắt đầu hưng thịnh, dùng để quy phạm, ước thúc hành vi và phương thức xử sự bên ngoài của con người.

Lễ là tham chiếu theo và coi tiêu chuẩn hành vi, hành xử bên ngoài của nhân loại khi họ ở trong Đạo để làm chuẩn tắc, để tiến hành mô thức hóa, quy phạm hóa những tiêu chuẩn hành vi và xử sự bên ngoài này, từ đó hình thành các loại chế độ lễ nghi. Cốt lõi của lễ là Đạo ẩn chứa phía sau, Đạo là linh hồn của lễ.

Thời nhà Chu đã chế định ra chế độ lễ nghi vô cùng hoàn thiện, và được chia thành Ngũ lễ gồm có: Cát lễ (tên gọi chung cho các loại nghi lễ cúng tế, như tế Thiên Địa Thần linh, Nhật nguyệt tinh tú, Sơn xuyên hà nhạc, Tổ tiên Xã tắc); Hung lễ (tên gọi chung các loại nghi lễ dùng cho tai họa, thương vong, bao gồm tang lễ, hoang lễ, điếu lễ, tuất lễ, quái lễ); Quân lễ (tên gọi chung cho tất cả các hoạt động lễ nghi có liên quan đến mặt quân sự, như thân chinh, khiển tướng, thụ hàng, khải toàn, đại xạ); Tân lễ (tên gọi chung cho các hoạt động lễ nghi ngoại giao giữa các nước và chiêu đãi tân khách như triều sính lễ, sĩ tương kiến lễ); Gia lễ (嘉禮) (tên gọi chung cho các lễ nghi điều hòa quan hệ giữa con người với con người, câu thông giao lưu tình cảm… như lễ đăng cơ sắc phong, lễ ẩm thực, lễ cưới, lễ bắn cung, lễ hưởng yến, lễ thần phần, lễ chúc mừng…)

Trong “Lễ ký – Lễ vận” có viết: “Lễ là do cổ Thánh tiên vương thuận theo Thiên Đạo mà kiến lập nên, dùng để trị sửa nhân tình thế sự… Lễ ắt phải được kiến lập trên cơ sở Thiên Đạo, nó học theo đức của đất, tham chiếu chứng nghiệm với quỷ thần, sau đó đưa vào thực hành ứng dụng trong các nghi lễ như tang lễ, tế lễ, xạ lễ, hương ẩm tửu lễ, quan lễ, hôn lễ, cẩn lễ, sính lễ… Thánh nhân dùng nghi lễ để trị vì thiên hạ, thiên hạ có thể được quy chính”.(40)

“Thái Công lục thao” viết: “Lễ chỉ là trang sức và điểm xuyết bên ngoài của Thiên Đạo” (41)

Câu nói trên lại lần nữa làm rõ mối quan hệ giữa lễ và Đạo. Ví dụ: Nếu Đạo là tướng mạo hoàn hảo tiên thiên của con người, thì lễ chính là trang điểm của hậu thiên. Nếu con người sinh ra đã được phẩm hạnh trời ban, hoàn mỹ không tì vết, giống như “Nước trong mọc đóa sen, tự nhiên không cần trang sức”, hoàn toàn không cần trang điểm tô son trát phấn, trái lại càng trang điểm càng xấu xí. Khi con người sinh ra có khiếm khuyết, tướng mạo không đủ hoàn mỹ thì mới cần trang điểm, mà người đó cũng lấy hình tượng hoàn mỹ làm tiêu chuẩn, thông qua phương pháp bên ngoài do con người tạo ra để che bớt, bù đắp những bất cập của tướng mạo, làm cho mình trông càng hoàn mỹ hơn.

Cốt lõi của lễ không phải là lễ tiết và hình thức bề ngoài rườm rà, mà là cái “nghĩa” mà nó triển hiện. Cuốn sách “Lễ Ký” Kinh điển Nho gia chính là luận thuật nghĩa hàm chứa đằng sau lễ, đó là gốc rễ kiến lập lễ. Mà gốc rễ của nghĩa lại là Đạo, nghĩa là sự bảo vệ và tuân theo đối với Đạo, do đó cốt lõi mà lễ triển hiện ra chính là Đạo.

Đạo của người quân tử mà Nho gia giảng như: nhân, nghĩa, trung, thứ, thành, tín, hiếu, liêm, trinh và trung dung v.v… đều là nghĩa của lễ, là linh hồn và cốt lõi của lễ.

Vì vậy ở thời kỳ Đại Đạo thi hành, thì hoàn toàn không cần thực hành lễ, lễ trở nên thừa. Nhưng đối với xã hội nhân loại đã rời xa khỏi Đại Đạo mà nói thì lễ là chuẩn tắc nhất thiết phải tuân theo, nó quy phạm hành vi và trạng thái bên ngoài của con người, là tiêu chuẩn để con người có thể làm người, nếu không thì xã hội nhân loại sẽ sa vào tình trạng như loài cầm thú.

Đạo gia trị quốc là từ trong ra ngoài, họ nắm chắc được căn bản, giữ vững cấp độ cốt lõi nhất bên trong của Đạo, khiến bách tính đều trở về với Đạo, theo bản tính tự nhiên ở trong Đạo mà làm, không có bất kỳ sự ràng buộc hình thức bên ngoài nào. Khi thiên hạ đều trở về trong Đạo, thì sẽ phát sinh ảnh hưởng từ trong ra ngoài, tất cả các biểu hiện và hình thức bên ngoài đều không thoát ly yêu cầu tiêu chuẩn của Đạo, thiên hạ sẽ ở trong trạng thái muốn sao làm vậy mà không vượt ra ngoài phép tắc, hết thảy đều hài hòa, hoàn mỹ ở trong trạng thái này.

Nho gia dùng lễ trị quốc, là thông qua lễ để quy phạm ước thúc hành vi và trạng thái bên ngoài của bách tính, để ảnh hưởng và quy phạm hành vi đạo đức của nhân loại từ ngoài vào trong, khiến cho bề ngoài phù hợp với tiêu chuẩn của Đạo. Hai phương pháp trên có sự khác nhau về phương hướng.

Trong “Tả truyện – Trang Công thập bát niên” có viết: “Danh và vị khác nhau thì lễ cũng khác nhau”.

Trong “Lễ ký – Nhạc ký” viết: “Nhạc thống nhất cái tương đồng, lễ phân biệt cái khác biệt”.

Ở đây nói ra một đặc điểm khác của lễ, chính là người khác nhau thì lễ khác nhau, việc khác nhau thì lễ khác nhau, lễ là có đẳng cấp rõ ràng, có tôn ti trật tự.

“Lễ ký – Khúc Lễ Thượng” viết: “Lễ dùng để định thân sơ, giải quyết hiềm nghi, phân biệt giống nhau – khác nhau, làm rõ thị phi”.

Nho gia thúc đẩy thi hành nhân nghĩa trong lễ chế, coi trọng nhân ái, nhưng nhân ái của Nho gia ở trong lễ, đó là “nhân ái có sự khác biệt”. Điều đó có nghĩa là nhân ái của Nho gia là phân đẳng cấp, trước tiên yêu thương người thân nhất của mình, sau đó yêu thương những người có quan hệ xa hơn, như: phụ tử, huynh đệ, phu thê, bằng hữu, sau đó đến chúng sinh.

Trong “Trung dung” viết: “Nhân ái đối với người thân cận, là căn cứ vào quan hệ thân sơ mà phân đẳng cấp thứ bậc. Tôn trọng đối với người đức hạnh tài năng, là căn cứ vào đức, tài, lộc, vị mà phân đẳng cấp, những điều này đều là được tạo thành bởi lễ”. (43)

Xã hội dân chủ hiện nay coi trọng bình đẳng trong mọi sự, điều này là có hại. Lễ là tuyệt đối không thể bình đẳng, nếu không thì sẽ làm loạn trật tự xã hội của các mối quan hệ giữa con người với nhau, khiến xã hội đại loạn bất trị.

Tại sao lại nói như vậy?

Ở bài trước Khổng Tử đã luận thuật sự giống và khác nhau giữa “đại đồng” và “tiểu khang”. Khổng Tử vô cùng mong mỏi một xã hội đại đồng, có thể đó là giấc mơ cả cuộc đời ông, nhưng Khổng Tử tại sao không nỗ lực trực tiếp đi con đường xã hội đại đồng, mà chỉ đề xướng “tiểu khang” (khá giả)?

Đó là vì lòng người thời đại đó đã không giống trước đây nữa rồi. Ví như một đứa trẻ ngây thơ đáng yêu, thuần chân trong trắng, để hở mông chạy khắp nơi, mọi người trông thấy đều cảm thấy rất tự nhiên, vô cùng ngây thơ đáng yêu. Nhưng nếu là một người trưởng thành, để hở mông đi trên đường phố, thế thì khẳng định là phóng đãng dâm loạn, làm bại hoại thuần phong mỹ tục.

Bởi vì trong tâm trẻ con ngây thơ trong sạch, nó hoàn toàn không có quan niệm nam nữ, không biết sắc tâm, dâm dục là thứ gì, do đó có thể tự nhiên làm theo bản tính, mọi người sẽ cảm thấy rất hài hòa đáng yêu. Còn một người trưởng thành ham dục đầy mình, để hở mông đi trên phố lớn, thì đó là hành vi dâm đãng, làm bại hoại đạo đức.

Cũng cái lý như vậy, vào thời kỳ đại đồng, nhân tâm đều quy về trong Đạo, lòng yêu thương là không có đẳng cấp. Người thời đó không chỉ coi người thân của mình là người thân, mà còn coi người trong cả thiên hạ là người thân; họ không chỉ coi con cái mình là con cái, mà còn coi con cái người khác như con cái mình, mọi người đều vì cộng đồng, không có tư tâm. Nhưng sau khi thiên hạ đều lệch khỏi Đại Đạo thì thiên hạ trở thành sở hữu riêng của gia tộc, mọi người đều vị tư, đều vì gia đình mình, lúc này nếu lại lấy những yêu cầu của thời kỳ Đại Đạo mà yêu cầu người dân thì cao quá, thiên hạ có lẽ chẳng có mấy người có thể làm được, trái lại còn làm hỗn loạn toàn bộ trật tự xã hội.

Trong “Lã thị Xuân thu”, “Hoài Nam Tử” đều có ghi chép câu chuyện “Tử Cống từ chối tiền” như sau:

Nước Lỗ có một điều luật rằng, người nước Lỗ ở nước ngoài bị sa vào vòng nô lệ, nếu có người có thể chuộc được họ trở về thì có thể đến quốc khố nhận lại tiền chuộc. Một lần, Tử Cống, đệ tử của Khổng Tử ở nước ngoài chuộc được một người nước Lỗ, sau khi trở về nước, ông từ chối nhận tiền bồi hoàn của quốc gia. Sau khi biết chuyện, Khổng Tử nói: “Tử Cống làm sai rồi, từ nay trở đi, người nước Lỗ sẽ không chuộc nô lệ ở nước ngoài về nữa rồi”.

Hành vi vô tư này của Tử Cống, tại sao Khổng Tử lại nói là làm sai rồi? Khổng Tử nói: “Là Thánh nhân chân chính, mục đích làm việc của họ là thay đổi nếp sống xã hội, giáo hóa bách tính, không chỉ là làm những việc có lợi cho hành vi mình. Hiện nay người giàu có ở nước Lỗ rất ít, người nghèo nhiều, lĩnh tiền bồi hoàn của quốc gia thì cũng chẳng có tổn thất gì cho trò, nhưng không lĩnh tiền bồi hoàn thì nước Lỗ sẽ không có người đi chuộc đồng bào bị rơi vào cảnh làm nô lệ về nữa”.

Bởi vì người nghèo ở nước Lỗ mới là đại đa số, “chuộc người lĩnh tiền bồi hoàn” vốn là hành vi đạo đức mà ai ai cũng có thể làm được, có thể trở thành một loại đạo đức chung của xã hội. Nhưng do hành vi của Tử Cống, đã khiến “chuộc người không cần tiền bồi hoàn” trở thành tiêu chuẩn mới mà đại đa số người dân khó mà làm được. Vì hầu hết mọi người đều không làm được do đó kết quả chính là, rất nhiều người rõ ràng là có thể chuộc được người, nhưng vì không thể nào làm được “chuộc người mà không cần tiền bồi hoàn” nên do dự chùn bước. Đem hành vi đạo đức mà chỉ có người cá biệt mới làm được thay đổi thành đạo đức chung của xã hội, thì chẳng giúp cho việc nâng cao hành vi đạo đức của toàn thể xã hội, nên là tuần tự tiến dần, từng bước dẫn dắt bách tính.

Lại ví với việc để một con ngựa thồ 100 cân (50kg) thì không vấn đề gì, nhưng nếu để một con chó thồ 100 cân thì sẽ đè chết nó. Thời kỳ khác nhau, nhân tâm xã hội khác nhau, ắt phải có những yêu cầu khác nhau để tuần tự tiến dần, không thể thực hiện trong một sớm một chiều, nếu không thì sẽ dẫn đến xã hội hỗn loạn.

Sự khác biệt của lễ chính là như vậy. Do đó dưới chế độ của lễ, trước tiên thân cận yêu thương bảo vệ người có quan hệ thân nhất với mình, sau đó lại đem lòng yêu thương đối với người thân này mở rộng ra tới những người có quan hệ không thân, cuối cùng mở rộng đến toàn bộ chúng sinh trong thiên hạ.

Mạnh Tử nói: “Đem lòng hiếu thảo đối với cha mẹ, bề trên của mình mở rộng đến yêu thương hiếu kính đối với cha mẹ, bề trên của người trong khắp thiên hạ. Đem lòng yêu thương, nhân từ đối với con cái mình mở rộng đến yêu thương, nhân từ đối với con cái của người trong khắp thiên hạ”.

Mạnh Tử lại nói: “Từ yêu thương người thân của mình mà nhân ái với bách tính trong thiên hạ, từ nhân ái với bách tính trong thiên hạ mà yêu quý vạn vật”.

Nho gia lễ trị, chính là dựa vào trạng thái nhân tâm trong thiên hạ, trước tiên kiến lập trật tự đẳng cấp, sau đó căn cứ theo trật tự này để dẫn dắt, khiến bách tính trong thiên hạ có thể trước tiên đạt được tiểu khang, sau đó đạt đến đại đồng. Không phải là chế độ lễ trị là có ý phân chia thiên hạ thành nhiều loại đẳng cấp, phân biệt đối đãi, mà là vì trong xã hội thiên hạ vị tư, không thể nào thi hành được tiêu chuẩn thời thiên hạ vị công, ắt phải trước tiên kiến lập trật tự, sau đó từng bước dẫn dắt, nâng cao, khiến cho cuối cùng có thể trở về trong Đạo, đạt được thiên hạ vị công. Khi Nho gia đi đến tầng diện cuối cùng thì chính là Đạo, đó là triển hiện nội hàm “ngoại Nho nội Đạo”.

Do đó lễ sẽ căn cứ theo danh phận, địa vị, hoàn cảnh khác nhau của mỗi người mà thi hành những lễ tiết khác nhau. Căn cứ vào thân sơ, tôn ti, nam nữ, già trẻ… thuận theo thứ tự mà định ra nhân luân, xây dựng kỷ cương, lập nên trật tự. Lễ đã định ra vị trí rõ ràng cho mỗi người trong các mối quan hệ xã hội phức tạp, chế định ra lễ tiết khác nhau, khiến ai nấy ở vị trí của mình, mỗi người thực thi chức trách của mình, rõ ràng có trật tự để mà an ninh bất loạn.

Lễ là trật tự được kiến lập tại nhân gian khi học theo thiên địa vũ trụ, tuân theo Thiên Đạo, định ra quy phạm của con người. Lễ là đem những hành vi bên ngoài và tiêu chuẩn hành sự của con người đối ứng đối chiếu với Đạo. Thông qua những trật tự và quy phạm mà lễ kiến lập để khiến con người có thể trở về với tiêu chuẩn đạo đức từ bề ngoài đến nội tâm.

Cùng với việc xã hội ngày càng suy bại, ngày càng rời xa Đại Đạo, các phương thức trị quốc ngày càng phát triển về phía bề mặt bên ngoài. Trọng tâm của lễ cũng ngày càng phát triển lệch hướng từ nội hàm đạo nghĩa đằng sau hướng đến hình thức bề ngoài, ngày càng coi trọng hình thức bề ngoài, mà mất đi đạo nghĩa đằng sau, dần dần trở thành lễ nghi rườm rà phức tạp, hình thức. Trong quá trình phát triển của lịch sử, Nho gia dần dần phai nhạt mất phong thái thần tiên và vẻ đẹp đằng sau nó, trong quá trình phát triển ngày càng hướng về phía bề mặt, nó bắt đầu trở nên tầm thường, cứng nhắc và cổ hủ, đây cũng chính là kiếp số trong định mệnh của Nho gia trong thành trụ hoại diệt của vũ trụ.

Cuối cùng lấy việc trang điểm để làm ví dụ so sánh với sự phát triển của các biện pháp trị quốc của nhân loại: Khi mới bắt đầu trang điểm rất nhạt, chủ yếu là dựa vào tướng mạo tiên thiên, thể hiện khí chất chân ngã tự nhiên, bề ngoài chỉ trang điểm bổ khuyết một cách thích hợp, khiến người ta trông rất tự nhiên, không nhìn thấy dấu vết của trang điểm. Càng về sau thì lại càng dựa vào trang điểm bề ngoài, sa vào trang điểm bề ngoài, hoàn toàn vùi lấp khí chất tiên thiên, khiến trang điểm ngày càng đậm, tô vẽ cho xinh đẹp, cuối cùng đã trở thành “hóa trang”, khiến cả khuôn mặt đều là vẽ ra, hoàn toàn mất đi diện mạo vốn có, nhưng lúc này chỉ cần bị nước gột rửa thì bộ mặt giả tạo xấu xí được che giấu bên dưới liền lộ ra.

Chú thích:

39. “Lễ ký-Lễ vận”, Khổng Tử viết: “Đại Đạo chi hành dã, dữ tam đại chi anh, khâu vị chi đãi dã, nhi hữu chí yên. Đại Đạo chi hành dã, thiên hạ vi công. Tuyển hiền dữ năng, giảng tín tu mục, cố nhân bất độc thân kỳ thân, bất độc tử kỳ tử; sử lão hữu sở chung, tráng hữu sở dụng, ấu hữu sở trường, quan quả cô độc phế tật giả giai hữu sở dưỡng. Nam hữu phận, nữ hữu quy. Hóa ác kỳ khí ư địa dã, bất tất tàng ư kỷ; lực ác kỳ bất xuất ư thân dã, bất tất vi kỷ. Thị cố mưu bế nhi bất hưng, đạo thiết loạn tặc nhi bất tác, cố ngoại hộ nhi bất bế, thị vị ‘đại đồng’. Kim Đại Đạo ký ẩn, thiên hạ vi gia, các thân kỳ thân, các tử kỳ tử, hóa lực vi kỷ, đại nhân thế cập dĩ vi lễ. Thành quách câu trì dĩ vi cố, lễ nghĩa dĩ vi kỷ, dĩ chính quân thần, dĩ đốc phụ tử, dĩ mục huynh đệ, dĩ hòa phu phụ, dĩ thiết chế độ, dĩ lập điền lý, dĩ hiền dũng tri, dĩ công vi kỷ. Cố mưu dụng thị tác, nhi binh do thử khởi. Vũ Thang Văn Vũ Thành Vương Chu Công, do thử kỳ tuyển dã. Thử lục quân tử giả, vị hữu bất cẩn ư lễ giả dã. Dĩ trước kỳ nghĩa, dĩ khảo kỳ tín, trước hữu quá, hình nhân giảng nhượng, thị dân hữu thường. Như hữu bất do thử giả, tại thế khứ, chúng dĩ vi ương, thị vị ‘tiểu khang’”.

40. “Lễ Vận” viết: “Phu lễ, tiên vương dĩ thừa Thiên chi Đạo, dĩ trị nhân chi tình….thị cố lễ tất bản ư thiên, hiệu ư địa, liệt ư quỷ thần, đạt ư tang tế xạ ngự, quan hôn triều sính. Thánh nhân dĩ lễ thị chi, thiên hạ quốc gia khả đắc nhi chính dã.”

41. “Thái Công Lục Thao” viết: “Lễ giả, thiên lý chi phấn trạch.”

42. “Trung Dung”: “Thân thân chi sát, tôn hiền chi đẳng, lễ sở sinh dã”.

43. “Lã Thị Xuân Thu”: “Lỗ quốc chi pháp, Lỗ nhân vi nhân thần thiếp ư chư hầu, hữu năng thục chi giả, thủ kỳ kim ư phủ. Tử Cống thục Lỗ nhân ư chư hầu, lai nhi nhượng bất thủ kỳ kim. Khổng Tử viết “Tứ thất chi hĩ. Tự kim dĩ vãng, Lỗ nhân bất thục nhân hĩ”.

44. “Hoài Nam Tử”: “Phu Thánh nhân chi cử sự dã, khả dĩ di phong dị tục, nhi thụ giáo thuận khả thi hậu thế, phi độc dĩ thích thân chi hành dã. Kim quốc chi phú giả quả nhi bần giả chúng. Thục nhi thụ kim, tắc vi bất liêm; bất thụ kim, tắc bất phục thục nhân. Tự kim dĩ lai, Lỗ nhân bất phục thục nhân ư chư hầu hĩ”.

45. “Mạnh Tử-Lương Huệ Vương Thượng”: “Lão ngô lão, dĩ cập nhân chi lão; ấu ngô ấu, dĩ cập nhân chi ấu”.

46. “Mạnh Tử-Tận Tâm Thượng”: “Thân thân nhi nhân dân, nhân dân nhi ái vật”.

Dịch từ:https://www.zhengjian.org/node/242733

The post Đại Đạo trị quốc (8): Nho gia trị quốc first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Đại Đạo trị quốc (7): Đạo gia trị quốchttps://chanhkien.org/2022/02/dai-dao-tri-quoc-7-dao-gia-tri-quoc.htmlTue, 08 Feb 2022 08:27:16 +0000https://chanhkien.org/?p=28329Tác giả: Lý Đạo Chân [ChanhKien.org] 7. Đạo gia trị quốc Đạo gia trị quốc, chủ yếu dựa vào “ĐạoĐức Kinh” của Lão Tử. Cuốn “Đạo Đức Kinh” còn gọi là “Lão Tử” hay “Ngũ Thiên Ngôn”, là trước tác của Lão Tử, Chân nhân Đại đạo thời kỳ Xuân Thu, tác phẩm này tương […]

The post Đại Đạo trị quốc (7): Đạo gia trị quốc first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Lý Đạo Chân

[ChanhKien.org]

7. Đạo gia trị quốc

Đạo gia trị quốc, chủ yếu dựa vào “ĐạoĐức Kinh” của Lão Tử.

Cuốn “Đạo Đức Kinh” còn gọi là “Lão Tử” hay “Ngũ Thiên Ngôn”, là trước tác của Lão Tử, Chân nhân Đại đạo thời kỳ Xuân Thu, tác phẩm này tương đương với Thánh Kinh của Đạo gia. Nội hàm trong đó bác đại phi thường, muốn đọc hiểu được nó thì phải hoàn toàn dựa vào ngộ tính và căn cơ của người đọc, các nội hàm thấy được ở các tầng thứ khác nhau là hoàn toàn khác nhau.

Từ trên bề mặt mà nói, điều “Đạo Đức Kinh” giảng chính là đạo trị quốc, dạy người ta cách làm một đế vương như thế nào, làm sao để trị vì quốc gia. Nếu nhìn ở tầng thứ cao hơn thì sẽ phát hiện rằng điều nó giảng là Chân lý Đại Đạo để tu thành bất tử, dạy người ta làm thế nào để phản bổn quy chân, đắc đạo thành tiên.

Bài viết này sẽ đứng tại cơ điểm trị quốc để diễn giải sơ lược một chút cuốn “Đạo Đức Kinh”, để nói rõ hơn về nội hàm của việc Đạo gia trị quốc.

Lão Tử nói: Người trong Thiên hạ đều biết được “đẹp” là đẹp, đó là bởi vì có tồn tại “xấu”; đều biết “Thiện” là Thiện, đó là vì có tồn tại ác. Do vậy “có” và “không” là tồn tại dựa vào nhau, “khó” và “dễ” là đối lẫn nhau, “dài” và “ngắn” là so sánh với nhau nên mới tồn tại, “cao” và “thấp” là bổ sung lẫn nhau mà sản sinh, “âm” và “thanh” là dựa vào nhau, hòa với nhau, “trước” và “sau” là luôn đồng hành cùng nhau, là tồn tại đi đôi với nhau, một đôi nhất thể cùng xuất hiện, không thể tồn tại đơn lẻ. Những gì mà điều này triển hiện ra chính là lý vĩnh hằng tương sinh tương khắc – bất kể sự vật nào mới được kiến lập, thì nhất định đều sẽ đồng thời sinh xuất hai phương diện tích cực và tiêu cực, sản sinh ảnh hưởng hai phương diện chính phản, nhờ có sự tham chiếu tương phản giữa hai nhân tố khác nhau, dựa vào nhau bổ sung lẫn nhau mà chúng có thể tồn tại, nếu không thì không thể kiến lập nên. Do vậy thánh nhân minh bạch đạo lý này, dùng thái độ vô vi để đối đãi thế sự, dùng phương pháp không lời nói để giáo hóa vạn vật: để cho vạn vật tự nhiên hưng khởi chứ không đóng vai của người khởi nguồn, nuôi dưỡng vạn vật chứ không tính toán tư hữu, do vậy vĩnh hằng bất diệt. (25)

Ở đây Lão Tử giảng ra lý tương sinh tương khắc: sự kiến lập của bất kể sự vật nào cũng đều có mặt tích cực và tiêu cực, không thể tồn tại đơn phương độc lập. Ví như không có xấu, thì cũng không tồn tại đẹp; không có ác, thì cũng không tồn tại Thiện; không có trên, thì cũng không tồn tại dưới; không có cao, thì cũng không có thấp……chúng tồn tại phụ thuộc nhau.

Lão Tử còn nói: Đại Đạo quang minh, nhìn thì thấy như mờ mịt không rõ; Đại Đạo tiền tiến, nhìn thì thấy dường như thoái lùi; Đại Đạo bằng phẳng, nhìn thì thấy dường như gồ ghề không phẳng; cái đức thượng thừa nhất, nhìn thì thấy dường như ở sơn cốc thấp; cái đức rộng lớn nhất, nhìn thì thấy dường như thiếu xót không đầy đủ; những gì thuần chân chất phác nhất, nhìn thì thấy dường như hỗn độn chưa được khai hóa; những gì khiết bạch nhất, thì ngược lại dễ thể hiện ra tì vết nhất; cái hình vuông lớn nhất, thì ngược lại không tìm được cạnh góc; những đồ vật lớn nhất, đều là hoàn thành sau cùng; tiếng vang lớn nhất, nghe thì thấy như lặng lẽ vô thanh; những vật lớn nhất, thì ngược lại không thấy được hình thể (đại tượng vô hình). Đại Đạo chân chính, vô danh vô hình. (26)

Lấy một ví dụ không được xác đáng lắm: Nếu một người nào đó trên thế giới khi sinh ra chỉ có một con mắt thì người đó khẳng định bị cho rằng là kỳ hình, không bình thường. Nhưng nếu như con người trên toàn thế giới, từ xưa đến nay sinh ra đều chỉ có một con mắt, và không ai là ngoại lệ, thì điều đó sẽ trở thành hiện tượng bình thường. Khi ấy nếu ai có hai con mắt, thì lại bị cho là không bình thường. Ý của ví dụ này muốn biểu đạt chính là “đại tượng vô hình”, “đạo ẩn vô danh” nói ở trên.

Khi Đạo sinh vạn vật, là hài hòa hoàn mỹ, chỉ có lợi mà không có hại, cũng như Lão Tử nói “Thiên chi đạo, lợi nhi bất hại” vậy. Khởi thủy của tự nhiên vạn vật, tiên thiên của sinh mệnh, đều là ở trong Đạo, đều vận hành trong cái cơ chế hoàn mỹ này, vạn vật làm lợi cho nhau, không sản sinh bất kỳ nhân tố có hại nào. Vì không có nhân tố phụ diện, nên cũng không tồn tại nhân tố chính diện, đó chính là Đạo, cũng chính là điều mà Lão Tử nói là “Đạo ẩn vô danh”. Ví dụ khi sinh mệnh sản sinh trong Đạo, trong thiên tính không có ác, nhưng chính vì không có ác, nên cũng không có Thiện, tất cả đều là hành trong Đạo, không hình không danh, tự nhiên và hài hòa vận hành. Khi sinh mệnh đi ngược lại với Thiên Đạo, sản sinh ra các loại tư tâm dục vọng, dần dần sa đọa mà sinh ra ác, thì Thiện cũng đồng thời được sản sinh ra, và chúng phân ly ra từ Đại Đạo mà hiển hiện ra. Cũng như sau khi thiện hạ rời xa khỏi Đại Đạo, thì mới kiến lập Đức, có gian trá xuất hiện thì mới kiến lập thành tín, vì sản sinh tranh đấu nên mới có khiêm nhượng…. Do vậy khi thiện sản sinh, thì cho thấy rằng ác đã tồn tại rồi, rằng sinh mệnh đã rời xa khỏi Đại Đạo rồi. Cũng một lý như vậy, khi hiếu thuận từ ái sản sinh ra, thì có nghĩa là giữa các thân nhân trong gia tộc đã không còn hòa thuận nữa; khi trung thần xuất hiện, thì nghĩa là quốc gia đã bắt đầu xuất hiện hiện tượng mê muội loạn lạc.

Do vậy, Lão Tử lại nói: khi Đại Đạo bị vứt bỏ, thì mới xuất hiện nhân nghĩa, đề cao chính nghĩa; khi nhân dân trở nên thông minh trí huệ, thì đại gian đại ngụy cũng xuất hiện; thân nhân trong gia tộc không còn hòa thuận nữa, thì mới có hiếu thuận từ ái xuất hiện; khi quốc gia hôn ám hỗn loạn, thì mới xuất hiện thần tử trung trinh.

Do vậy nhân nghĩa, trí khôn, hiếu từ, trung trinh, những thứ mang tính “con người” này đối với Đại Đạo mà nói, thì đều là dư thừa, là sau khi sinh mệnh rời xa khỏi Đại Đạo, hòa thuận bị phá vỡ, sau khi có sự ảnh hưởng và nhân tố có hại của bên phụ diện, thì mới được kiến lập nên một cách hậu thiên và “nhân tạo”.

Lão Tử lại nói: Sau khi mất đi Đạo, thì mới kiến lập Đức; sau khi mất đi Đức thì mới đề xướng Nhân; sau khi mất đi Nhân thì mới coi trọng Nghĩa; sau khi mất đi Nghĩa thì mới thực hiện Lễ. Lễ là chỗ biểu hiện của việc trung tín khuyết thiếu, hỗn loạn bắt đầu. (28)

“Thất Đạo nhi hậu Đức, thất Đức nhi hậu Nhân, thất Nhân nhi hậu Nghĩa, thất Nghĩa nhi hậu Lễ”, đây là quá trình mà sinh mệnh từng bước từng bước rời xa Đạo, từng bước từng bước sa đọa. Nếu chiểu theo cái xu thế này mà từng bước từng bước đi xuống, cuối cùng nhất định đi về phía hủy diệt, đây cũng chính là đại kiếp số “Thành trụ hoại diệt” của vạn sự vạn vật trong cựu vũ trụ không thể trốn thoát được mà Phật gia giảng. Để thoát khỏi sự hủy diệt đó, sinh mệnh nhất định phải hồi quy, nhất định phải quay trở về, chứ không phải là thuận theo cái xu thế đó mà đi xuống, cũng chính là “tiến Đạo nhược thoái” (tiến lên ở trong Đạo thì lại cảm thấy như là thoái lùi) mà Lão Tử giảng.

Do vậy Lão Tử không đề xướng nhân nghĩa, không coi trọng trí khôn, hiếu từ, trung trinh…. không đề xướng tất cả những thứ hữu vi hậu thiên, bởi vì những thứ hữu hình này cũng giống như từng lớp lớp đê điều kiến lập hậu thiên, mặc dù ở một mức độ nhất định có thể ngăn cản sinh mệnh sa đọa trên bề mặt, nhưng chúng đồng thời cũng hình thành từng lớp từng lớp gián cách, trở ngại việc sinh mệnh hồi quy trên bản chất. Nếu muốn hồi quy về Đại Đạo, thì nhất định phải đi trở về, nhất định phải vứt bỏ tất cả những thứ hữu hình được hình thành từ hậu thiên và nhân tạo, chí tâm dọn dẹp, đạt đến trạng thái thuần chân vô tà “phục thiên vu anh nhi” (trở về giống trẻ em), lúc đó mới có thể hồi quy về với Đại Đạo.

Sau khi hồi quy về với Đại Đạo, thì mặc dù không biết thành tín, nhưng “nhân ngôn vi tín” (a), không nói mà tin; không có từ hiếu, nhưng nhà nhà hòa thuận; không có nhân nghĩa, nhưng người người đều tương kính tương ái, không có gián cách hiểu nhầm. Hồi quy về Đại Đạo, thì thiên hạ không có ác, cũng không biết có Thiện, nhưng ai ai cũng cả đời chí thiện. Lúc đó Thiện không còn được gọi là Thiện, bởi vì không có ác, do vậy Thiện này là vô hình vô danh, nếu cứ buộc phải có một cái danh, thì có thể gọi là “Vô Vi”.

Hàm nghĩa chân chính của vô vi không phải là không làm gì cả, mà là trạng thái có được sau khi bỏ đi tất cả các thứ hậu thiên, và tất cả các nhân tố nhân tạo, là chỉ trạng thái của bản tính tự nhiên, thuần chân vô tà, không có tư dục, không có chấp trước sau khi sinh mệnh đã hồi quy về trong Đạo. Do vậy Lão Tử lại nói “Đạo Thường vô vi, nhi vô bất vi”, “Dĩ phụ vạn vật chi tự nhiên nhi bất cản vi” (b).

Thiện là một mỹ đức, nhưng khi là mỹ đức mà con người đề xướng, thì nó đã có hình trạng và dấu vết, là có cái tên gọi là “Thiện”, do vậy đồng thời cũng kèm theo cái ác sinh ra, đây là điều mà lý tương sinh tương khắc quyết định. Cũng như một vật thể nếu nói nó là ở “trên”, thì tất nhiên cũng phải tồn tại một vật thể ở “dưới” nó, nếu không thì chẳng thể nào nói là nó ở “trên”. Nếu như không tồn tại cái vật thể ở “dưới”, thì cái khái niệm “trên” cũng biến mất, mặc dù vật thể đó vẫn ở cái vị trí kia, nhưng không thể gọi nó là “trên” được nữa rồi.

Bởi vì khi cái Thiện là một loại mỹ đức được kiến lập nên một cách nhân tạo, vì tất nhiên sẽ cùng tồn tại với ác. Còn nếu muốn hoàn toàn bỏ đi cái nhân tố ác, thì nhất định phải khiến Thiện trở thành cái Thiện vô vi, ẩn nhập vào trong Đạo. Khi ở trong Đạo thì thể hiện ra bản tính tự nhiên, lúc đó Thiện sẽ ẩn đi dấu vết, trở thành cái Thiện vô vi, vì nó vô hình vô danh, nên nhảy thoát ra khỏi lý tương sinh tương khắc, khiến cho ác không có chỗ nào để mà sinh ra, có lợi cho vạn vật mà không có chỗ hại nào, do vậy trở thành thuần Thiện, chí Thiện.

Lão Tử nói: Cái Đức lớn nhất (không có dấu vết), nếu như muốn hình dung nó, thì chính là hoàn toàn hồi quy về với Đạo. (29)

Lão Tử lại nói: Cái Đức thượng thừa nhất, là vô hình vô danh, dưỡng tính cho vạn vật mà không lên tiếng, từ trước đến giờ không hề hữu ý đi triển hiện đức hạnh, khiến người ta không cảm giác được sự tồn tại của nó, nhưng đây là cái Đức thực sự; cái Đức hạ thừa, là có hình có danh, mặc dù luôn luôn thể hiện ra đức hạnh, biểu hiện ra là không thất đức, nhưng đây không phải là cái Đức thực sự. (30)

Cái “thượng đức” mà Lão Tử nói ở đây, là chỉ cái đức vô vi quay về trong Đạo, không bị lẫn với bất kỳ nhân tố thứ tư ngã hậu thiên nào, không lẫn vào bất kỳ dấu vết nhân tạo nào, do vậy nên vô hình vô dấu tích, nó không có cái danh là đức, do vậy không có chỗ nào sinh ra ác. Vì không có chỗ nào sinh ra ác, do vậy nên trở thành chân Đức, chí Đức, thượng Đức, thuần Đức.

Những cái Đức do hậu thiên đề xướng một cách nhân tạo, vì nó kiến lập nên cái danh và hình, nên đã bước vào trở thành vật hữu hình hình thức nhân tạo, do vậy hãm nhập vào cái lý tương sinh tương khắc, vì vậy chính phụ nhất thể đồng thời xuất ra, đồng thời sinh ra ác, hai cái này không ngừng dựa vào nhau mà tồn tại một cách tương hỗ, tương sinh tương khắc trong sự phân hóa hai cực. Do vậy mặc dù cái Đức hữu hình mà được kiến lập một cách nhân tạo ngăn trở sự sa đọa của nhân loại ở một mức độ nhất định, nhưng nó cũng hình thành một trở ngại hữu hình, ngăn cản sinh mệnh trở về với Đại Đạo. Do vậy nếu muốn triệt để tiêu trừ cái ác, thì trước tiên phải tiêu trừ cái Đức hữu hình, khiến Đức quay về với Đạo, hóa thành vô hình, khiến cái ác không có chỗ nào để sinh ra.

Do vậy Lão Tử nói: Vứt bỏ đi cái thông minh tài trí, thì bách tính có thể được những cái tốt gấp hàng trăm lần, vứt bỏ đi nhân nghĩa, bách tính mới có thể thực sự trở về với cái thiên tính của hiếu từ, vứt bỏ đi kỹ xảo và lợi ích, thì thiên hạ sẽ không còn đạo tặc nữa. Những thứ vứt bỏ ấy đều là những thứ hư giả trang trí bên ngoài, không đủ để dùng vào việc trị quốc. Nếu có thể khiến bách tính hồi quy về bản chất thuần phác và thiên tính vô tà, giảm bớt tư tâm dục vọng, rời xa những giả thuyết hư ảo hình thức kia thì tất cả các nỗi lo về họa hoạn kia cũng có thể được loại bỏ từ tận gốc. (31)

Lão Tử lại nói: “Phu duy bất tranh, cố thiên hạ mạc năng dữ chi tranh.” (ta không tranh, thì thiên hạ cũng chẳng thể tranh với ta). Dựa vào lý tương sinh tương khắc, nếu có thể khiến nhân tố chính hồi quy về với Đạo, vô hình vô tích, đạt đến mức vô vi mà hành, thì nhân tố phụ diện cũng sẽ tự động giải thể, không còn tồn tại. Nếu dùng các phương pháp “nhân tạo” để giải quyết, thì cũng như đổ thêm dầu vào lửa, tức là dùng mọi biện pháp rồi mà cũng không có tác dụng chỉ khiến sự việc trở nên ngày càng tệ hơn, khiến hai cực của các nhân tố chính phụ phân hóa ngày càng nghiêm trọng, ngày càng cực đoan và đối lập. Lý tương sinh tương khắc cũng giống như một cái bẫy khổng lồ, tất cả các vật chấp trước hữu vi đều không cách nào thoát khỏi, sau khi đã mắc kẹt vào trong đó sẽ ngày càng bị xiết chặt, cuối cùng bị mắc kẹt ở đó mà chết. Chỉ có cách hoàn toàn lùi hẳn ra ngoài, trở về với Đạo, hóa thành vô hình, thì mới có thể thoát khỏi, đây chính là trí huệ của Đại Đạo.

Lão Tử nói: Cấm kỵ càng nhiều, thì người dân càng bần cùng, các biện pháp càng nhiều, thì quốc gia càng hỗn loạn; tâm cơ trí xảo càng nhiều, thì tà đạo càng thịnh hành; pháp luật càng nhiều thì càng hà khắc, đạo tặc vẫn không ngừng xuất hiện. Từ đó có thể thấy, thi hành vô vi nhi trị mới là Chính Đạo của việc trị quốc. (33)

Nhưng tiền đề của vô vi nhi trị là dẫn dắt bách tính, khiến họ trở về với Đạo, còn không thì không cách nào đạt được vô vi nhi trị. Vậy làm cách nào để dẫn bách tính trở về với Đạo? Nếu dựa vào các biện pháp hậu thiên nhân tạo, thì chỉ có thể giải quyết vấn đề bề mặt, trong cái lý tương sinh tương khắc đó sẽ càng xiết càng chặt, khiến họ không cách nào quay về với Đại Đạo. Do vậy Đạo gia trị quốc, không dùng thuật cũng không dùng khí (xem bài 6), bởi vì bất kỳ thuật và khí nào cũng là uổng công, đều sẽ khiến thiên hạ bị hãm vào cái lý tương sinh tương khắc để rồi càng giẫy càng xiết chặt.

Vì vậy, Lão Tử nói: “Không tôn sùng những người hiền năng, thì bách tính sẽ không đi tranh đoạt cái hư danh; không coi những vật khó kiếm là quý, thì bách tính sẽ không đi trộm những thứ đó; không có những sự vật dẫn khởi nhân tâm dục vọng, thì dân tâm trong thiên hạ sẽ không bị nhiễu loạn. Do vậy thánh nhân trị quốc, sẽ làm thanh tĩnh tâm linh của bách tính, khiến bách tính ăn no mặc ấm, sẽ tiêu giảm dục vọng của bách tính, và khiến bách tính thân thể được khỏe mạnh. Họ khiến bách tính thường ở vào trạng thái không biết đến tâm cơ xảo trá, vô dục vô cầu, khiến các biện pháp cơ trí xảo trá không có chỗ sử dụng, vạn sự vô cầu mà tự đắc, được như vậy thì thiên hạ sẽ không có chỗ nào là trị vì không tốt.

Lão Tử lại nói: Dựa vào sức người cưỡng chế thì cuối cùng cũng sẽ thất bại, chấp trước không buông xuống thì cuối cùng cũng sẽ mất đi. Do vậy thánh nhân quay về với Đạo, vô vi mà làm, do vậy sẽ không thất bại; vạn sự đều không tranh công, không tư hữu, do vậy sẽ không bị mất đi. (34)

Thời cổ những người giỏi dùng Đạo để trị quốc, thì không phải là khiến cho bách tính trở nên tinh minh cơ trí kỹ xảo, mà là khiến họ đơn thuần đôn hậu. Bách tính sở dĩ khó trị vì, là vì họ có tâm cơ và quá nhiều trí xảo. Do vậy nếu dùng tâm cơ và trí xảo để trị quốc, thì đó là cái họa cho quốc gia; không dùng tâm cơ trí xảo trị quốc, là phúc của quốc gia. (35)

Do vậy Đạo gia trị quốc, là dùng phương pháp giảm bớt, không ngừng đi ngược lại quá trình sa đọa của con người mà quay trở về, không ngừng tiêu trừ những nhân tố ô nhiễm như tư tâm, dục vọng, chấp trước, tà niệm hình thành hậu thiên, khiến con người phản bổn quy chân, quay trở về với bản tính thuần chân vô tà của sinh mệnh tiên thiên. Lúc đó việc trị lý thiên hạ sẽ đạt đến trạng thái “vô vi nhi vô bất vi”, tất cả là ở trong Đạo mà làm bất kể việc gì mình muốn, hoàn mỹ mà hài hòa.

Do vậy Lão Tử nói: “Theo đuổi học vấn, thì dựa vào việc không ngừng tích lũy, học thức mỗi ngày đều phải tăng lên, còn tu đạo lại chủ yếu dựa vào giảm bớt, loại bỏ bớt đi các tư tâm, dục vọng, chấp trước v.v., mỗi ngày đều phải buông bỏ bớt đi, cần phải giảm bớt rồi lại giảm bớt tiếp nữa, cuối cùng đạt đến mức hoàn toàn vô dục vô cầu, đạt đến vô vi. Sau khi đạt đến vô vi, thì có thể mượn lực lượng của Đại Đạo, ở trong đạo mà hành xử theo bản tính vốn có, muốn làm gì thì làm nấy, không gì không làm được, mọi việc đều là ở trong Đạo rồi tự nhiên mà thành, đạt đến hoàn mỹ hài hòa. Việc trị lý thiên hạ nên thi hành việc vô vi nhi trị, không lấy mục đích quấy nhiễu bách tính làm mục đích, quấy nhiễu bách tính thì không thể trị lý thiên hạ. (36)

Do vậy Lão Tử nói: Quân vương đạt đến cảnh giới trị quốc cao nhất, thì bách tính căn bản không biết đến sự tồn tại của họ; cảnh giới thấp hơn một bậc thì bách tính trong thiên hạ đều thân cận và tán tụng ông ấy; thấp hơn nữa, thì bách tính đều sợ hãi; còn kém cỏi nhất, thì bách tính đều coi thường và mắng chửi ông ấy. Nếu như thành tín không đủ, thì sẽ sản sinh ra việc không tín nhiệm. (Thượng thiên không nói mà lòng người đều tin theo), một quân vương tốt thì khi trị quốc thì ung dung tự đắc, thực hiện việc giáo hóa không dùng lời, rất ít ban bố mệnh lệnh, sau khi sự việc được hoàn thành, thì bách tính đều nói, điều này là đạt được một cách tự nhiên. (37)

Đây chính là sự thể hiện chân thực về phong thái đạo đức của người dân dưới chế độ vô vi nhi trị, thiên hạ hạnh phúc hài hòa, vô ưu vô lự, quân vương dường như không tồn tại vậy.

Lão Tử nói: “Trị nước lớn, như nấu cá nhỏ”, nếu thực sự minh bạch những đạo lý mà Lão Tử giảng, thì trị vì một quốc gia cho tốt cũng không phải là việc gì khó, nhưng ai lại là người thực sự có cái trí huệ đó, có thể thực sự như vậy?

Trong “Đạo Đức Kinh” Lão Tử đã xây dựng nên một mô hình trị quốc: “nước nhỏ ít dân” lý tưởng, đây cũng là sự khắc họa hình tượng của bách tính trong trạng thái vô vi nhi trị. Ở điều kiện sinh sống lý tưởng của mô hình nước nhỏ ít dân, các quốc gia đều rất nhỏ, thậm chí chỉ lớn như một thôn xóm, giữa các nước có thể nhìn thấy lẫn nhau, thậm chí có thể nghe thấy tiếng chó sủa gà gáy của nước láng giềng. Người dân ăn ngon, mặc đẹp, sống an bình, phong lưu, cuộc sống vô tư, sung túc, không có đấu trí đọ tâm, kẻ lừa người dối, không có tranh đoạt mưu mô, không tranh đấu làm hại lẫn nhau; do vậy hệ thống như quân đội, chính phủ đều chẳng có chỗ dùng, có thể bỏ đi cũng được. Người ta sinh sống giàu có đầy đủ, không cần phải vì kế sinh nhai hoặc vì danh lợi dục vọng mà bôn ba mệt mỏi, không bỏ nhà mưu sinh, do vậy các phương tiện giao thông như xe, thuyền dường như không khởi tác dụng là mấy; người ta sống an nhiên vui vẻ, thong thả mà tự được mọi thứ, sống một cuộc sống cực kỳ đơn giản nhưng cực kỳ phong phú, khiến rất nhiều thứ vật dụng nhân tạo không cần phải dùng đến, những đồ dùng dư thừa trong cuộc sống đều trở thành thứ phiền toái và gánh nặng, đều có thể xả bỏ đi, thậm chí có thể trở về với trạng thái thắt nút dây để ghi nhớ sự việc mà sống. Trong chế độ lý tưởng ấy, mặc dù “các nước láng giềng giáp mặt nhau mà nghe tiếng gà gáy” nhưng không ai muốn phá hoại cuộc sống hòa thuận bình yên này, do vậy ai ai cũng an cư lạc nghiệp, người dân trăm họ của các nước láng giềng cả đời chẳng gặp mặt nhau, khiến mỗi nước nhỏ này đều trở thành một “thế ngoại đào viên”, một nơi an lạc vui vẻ… …(38)

Cảnh tượng đó đã từng xuất hiện trong Kinh Thánh và Kinh Phật, trong “Hoa Tư Thần Quốc”, “Toại Minh Quốc”, “Thế ngoại đào viên” của Đào Uyên Minh… …đều đã từng xuất hiện, trong thời kỳ Tam Hoàng đã từng xuất hiện, trong thời Ngũ Đế cũng đã từng xuất hiện.

Trong tâm của rất nhiều người dân Trung Hoa đều ẩn chứa giấc mộng đào viên, trong sâu thẳm luôn khát khao một cuộc sống đơn giản mà hạnh phúc, an hòa mà thanh tĩnh mỹ lệ như một thế ngoại đào viên. Đạo trị quốc của Lão Tử đã tái tạo giấc mộng này, và kết nối rõ ràng nó với thế giới hiện thực, chỉ ra con đường để đạt đến điều đó. Vài nghìn năm nay, vô số con cháu của vùng đất Hoa Hạ khi đã chán ghét cái danh lợi tình thù của thế gian, và sự tranh đoạt lừa dối không ngừng nghỉ giữa người với người, đã lựa chọn việc lui về với khu điền viên trong tâm mình, tĩnh tĩnh mà kiến tạo một khu vườn đào của bản thân mình. Điều này đã hình thành một văn hóa ẩn sĩ huy hoàng trong lịch sử Trung Hoa, trở thành một sự ký thác tinh thần của con cháu Trung Hoa trong khổ nạn và hồng trần hỗn loạn, nó gìn giữ sự an lạc và thanh tĩnh cuối cùng trong tâm khảm mỗi người, nó cũng giải thích được sự truy cầu và lý giải chân chính của nơi sâu thẳm tâm linh con người đối với hạnh phúc, đây chính là dấu ấn mà vô vi nhi trị lưu lại trong tâm nhân loại.

Thuận theo việc đạo đức của nhân loại sa đọa, căn cứ theo quy luật vỡ tràn (xem bài 6), khi pháp tắc ở tầng trong của nhân loại không đủ để ước thúc nhân loại nữa, thì cần kiến lập một tầng pháp tắc bên ngoài để tiến hành sự ước thúc một cách nhân tạo ở tầng bên ngoài của của con người, pháp tắc ở tầng bên trong càng yếu, thì một cách tương ứng pháp tắc ở tầng bên ngoài càng mạnh, hoàn cảnh ở bên ngoài của nhân loại sẽ trở thành phức tạp hơn, cực đoan hơn, áp lực và sự trói buộc ở bên ngoài của nhân loại sẽ ngày càng nặng.

Cách mà Đạo gia trị quốc là lựa chọn việc quay trở lại, không ngừng tăng tường, hồi quy về tầng pháp tắc bên trong, và tiêu giảm, xả bỏ bớt đi pháp tắc bên ngoài, khiến nhân loại phản bổn quy chân, trở về bản tính thuần chân tiên thiên, hồi quy về với Đạo. Đạo gia trị quốc là dùng cách giảm bớt, không ngừng bỏ đi các loại tư tâm dục vọng hình thành hậu thiên, không ngừng loại bỏ các loại biện pháp nhân tạo và kỹ xảo trí khôn, hồi quy với Đại Đạo chí giản chí dị. Nhân loại sẽ dần dần thoát khỏi những áp lực và mọi gánh nặng bên ngoài, sống ngày càng nhẹ nhàng hơn, ngày càng giản đơn hạnh phúc, và vui vẻ tự tại hơn.

Cách mà Trung Cộng trị quốc lại ngược lại, nó đi ngược hoàn toàn với cách Đạo gia trị quốc. Nó không ngừng làm băng hoại đạo đức và lương tri của nhân loại, phá hủy chính tín của nhân loại, khiến tầng pháp tắc ở bên trong bị phá hủy hoàn toàn. Sau đó nó không ngừng tăng cường tầng pháp tắc bên ngoài, thông qua bộ máy quốc gia cồng kềnh và nặng nề để thực hành độc tài và chuyên chế, thông qua sự khủng bổ tuyệt diệt nhân tính và các biện pháp bạo lực, để nô dịch và “thuần phục” người dân, để khống chế tư tưởng và ngôn hành của tất cả mọi người, khiến cho bách tính xuống cấp trở thành những công cụ và cỗ máy không còn nhân tính; nó nhất mực nhấn mạnh vào việc truy cầu vật chất ở bên ngoài, cho rằng vật chất có thể quyết định tất cả, sức sản xuất quyết định tất cả, từ đó phóng túng dục vọng và sự tự ước thúc của nhân loại, điên cuồng hủy diệt đạo đức truyền thống, khiến cho vật chất bên ngoài và sự truy cầu nhục dục trở thành cái trụ cột tinh thần duy nhất của bách tính, khiến cho linh hồn trống rỗng và nhợt nhạt của bách tính phải ký thác hoàn toàn vào sự hưởng thụ vật chất bên ngoài mà tồn tại. Tất cả những gì nó làm, đều là đang khiến sinh mệnh càng ngày rời xa khỏi bản tính tiên thiên bước đến con đường tự hủy diệt bản thân.

Mặc dù Đảng Cộng sản mạnh mẽ nhấn mạnh vào sự truy cầu vật chất bên ngoài, nó cho rằng sức sản xuất quyết định tất cả, nhưng trên thực tế cuộc sống vật chất ở tất cả các quốc gia cộng sản đều là rất thiếu thốn, người dân phải sống cuộc sống như trâu ngựa, vô cùng nghèo nàn.

Hãy xem thành quả trị quốc của đảng cộng sản, chỉ mấy chục năm ngắn ngủi đã khiến cho lễ nghi chi bang nổi tiếng thế giới trở thành một khu vực cầm thú “chê người nghèo chứ không chê kỹ nữ”, “tất cả hướng đến tiền”. Trung Quốc ngày nay coi trọng lợi ích mà không từ thủ đoạn, hãm hại lừa gạt, đánh giết cướp bóc, không việc ác nào không làm. Sữa bột độc, dầu ăn tái chế từ cống, phẩm màu độc (Sudan Red G), biến đổi gien, vaccine độc, trứng nhân tạo, gạo làm từ chất dẻo, thuốc tăng nạc, công xưởng đen, rau hooc-môn… khói bụi, ô nhiễm nước, ô nhiễm đất, cưỡng chế tháo dỡ nhà cửa, các công trình ọp ẹp dễ đổ, những đứa trẻ tục tĩu, cưỡng gian học sinh, mổ cướp nội tạng…. Đây rõ ràng là một địa ngục trần gian. Những người Trung Quốc đáng thương, ngoại trừ việc phải thời thời khắc khắc đề phòng cao độ sự phương hại đến từ xung quanh tự thân mỗi người, đồng thời còn phải chịu đựng áp lực sinh tồn cao độ, thu nhập thấp, cạnh tranh khắc liệt, giá nhà cao, ganh đua mạnh mẽ, y tế và giáo dục đắt đỏ…mỗi người đều như phải vác mấy quả núi nặng, sống mệt đến mức thở không ra hơi, dẫn đến việc tự sát và bệnh tâm lý trở nên thịnh hành chưa từng có. Hiện giờ người Trung Quốc có một cảm nhận phổ biến, chính là sống mà cảm thấy vô vị, không có niềm vui, không biết hạnh phúc là gì, thuận theo đám đông mà truy cầu tranh đấu một cách mê dại, ai ai cũng chỉ biết mệt, mệt và khổ đến mức không nói lên lời, thậm chí cảm thấy sống mà không bằng một con chó, nhưng lại không dừng lại được, hễ dừng lại, thì sẽ bị cái xã hội điên cuồng đó đè chết dưới bánh xe. Đây lẽ nào chính là cuộc sống hạnh phúc mà nhân loại truy tìm và hướng tới sao?

Bởi vì con đường mà đảng cộng sản đi là hoàn toàn ngược lại, do vậy nó cực lực thổi phồng thiên đường nhân gian – chủ nghĩa cộng sản, kỳ thực chính là địa ngục nhân gian, nó chỉ là lấy thiên đường làm quảng cáo mà thôi. Tổ sư gia của nó Các-Mác là một tín đồ Sa tăng giáo ngoan đạo, điều ông ta tín ngưỡng là ma vương Sa tăng, địa ngục chính là chốn quay về cuối cùng của nó. Về những điều này, xin mời xem bài viết “Con đường thành ma của Các-Mác”.

Nhân loại đã rời xa đạo đức quá lâu và quá xa đã đến lúc phải quay đầu trở lại rồi, nếu không thì nhân loại đã đến hồi diệt vong.

Chú thích:

25-38: Trích và dịch Đạo Đức Kinh từ thể văn ngôn ra thể bạch thoại.

Chữ tín gồm nhữ nhân và chữ ngôn ghép thành, về mặt giải chữ thì có nghĩa là lời của con người hễ nói ra là đáng tin, không có một ai nói dối, vậy nên gọi là “Nhân ngôn vi tín” Tạm dịch: “Đạo luôn vô vi nhưng không phải là không làm gì cả”, “chủ yếu là phụ trợ giúp cho trạng thái tự nhiên của vạn vật chứ không dám can thiệp bừa bãi”.

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/242732

The post Đại Đạo trị quốc (7): Đạo gia trị quốc first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Đại Đạo trị quốc (6): Tam bảo trị quốchttps://chanhkien.org/2021/12/dai-dao-tri-quoc-6-tam-bao-tri-quoc.htmlFri, 31 Dec 2021 03:40:34 +0000https://chanhkien.org/?p=28244Tác giả: Lý Đạo Chân [ChanhKien.org] Trên phương diện tổng quan khi nhìn vào sự phát triển của việc trị quốc trong toàn bộ lịch sử Trung Hoa, cá nhân tôi đề xuất nên đưa vấn đề này phân tách ra thành ba bộ phận và quy nạp theo ba yếu tố lần lượt là: […]

The post Đại Đạo trị quốc (6): Tam bảo trị quốc first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Lý Đạo Chân

[ChanhKien.org]

Trên phương diện tổng quan khi nhìn vào sự phát triển của việc trị quốc trong toàn bộ lịch sử Trung Hoa, cá nhân tôi đề xuất nên đưa vấn đề này phân tách ra thành ba bộ phận và quy nạp theo ba yếu tố lần lượt là: “Đạo”, “Thuật” và “Khí”, tạm gọi là “Tam bảo trị quốc”.

“Đạo” chính là tâm Pháp, có nguồn gốc từ cơ chế tự hành bên trong của sinh mệnh, vô hình vô thực.

“Thuật” chính là phương tiện, phương pháp, nó nằm ở trên bề mặt của con người, hữu hình nhưng vô thực thể.

“Khí” là bộ máy quốc gia, là cơ cấu tổ chức hành chính, hoàn toàn là thực thể trên bề mặt.

Ví dụ, nhân tâm đạo đức của xã hội và tâm Pháp nội tại chính là thuộc về phạm vi của “Đạo”, nó chế ước đến lời nói và hành động của con người một cách tự phát; những phương tiện bề mặt như Lễ, Nhạc, Hình, Pháp chính là thuộc về phạm vi của Thuật, nó là tầng bề mặt của Đạo, dùng các biện pháp trên bề mặt của con người mà quy phạm ước thúc lời nói và hành vi của con người; quân đội, bộ máy nhà nước và bộ phận hành chính đều thuộc về Khí, nó chính là kết cấu thực thể trên bề mặt, và hoàn toàn cùng một tầng diện với xã hội nhân loại, có ảnh hưởng trực tiếp nhất đến xã hội nhân loại, là sự bảo đảm cho việc thực thi mạnh mẽ các Pháp lệnh, chế độ và các phương tiện khác.

Có thể nói, “Đạo” là ở tầng thứ nền tảng nhất, là căn bản của hết thảy; “Thuật” thuộc về trung tầng, và phải được kiến lập trên tầng căn bản này của Đạo, đồng thời có thể gắn trên cái thực thể là “Khí” để thực hiện và thi hành; “Khí” là kết cấu thực thể trên tầng bề mặt nhất, là hình thể của quốc gia, và là bộ máy thực thi mọi phương tiện điều hành quốc gia. Mối quan hệ của ba phương diện này có thể được khái quát như sau: “Nhân Đạo vi Thuật, dĩ Thuật lập Khí” (Từ Đạo mà hình thành Thuật, lại từ Thuật mà lập nên Khí).

Ba phương diện này hoàn toàn ở những tầng diện khác nhau, nhưng chúng lại có ảnh hưởng và kết nối với nhau, giữa chúng có sự tồn tại theo phương cách gọi là: “Thử tiêu bỉ trường” (khi mặt này bị tiêu mất thì sẽ có mặt khác xuất hiện và phát triển).

“Hoàng đạo” dùng Đạo mà trị quốc, hoàn toàn thực thi vô vi mà trị, không can thiệp vào cuộc sống của người dân dưới bất kỳ biện pháp con người nào, và không cần bất kỳ thể chế hành chính hay chính phủ nào, vì thế Đạo gia chân chính cai trị đất nước thì chỉ có Đạo, mà không giảng đến Thuật, Khí, đây chính là cảnh giới cao nhất của việc trị quốc.

“Đế đạo” (Đạo của bậc Đế vương) là thông qua việc ngộ Đạo mà lập Đức, lại lấy Đức mà trị quốc, trong giai đoạn đầu sẽ dùng các biện pháp con người để can thiệp, chỉ dẫn bách tính, khiến cho thiên hạ hồi quy về tiêu chuẩn của Đức, dựa vào việc thực hiện vô vi mà trị hậu thiên. Vì thế Đế Đạo trị quốc sẽ nhờ cậy vào Thuật, mà [tại đây] cũng hình thành bộ máy nhà nước tương đối đơn giản, có thể thực hiện Pháp lệnh và chính sách căn bản. Do vậy Đế Đạo trị quốc lấy Đạo làm trọng, Thuật, Khí chỉ là bổ trợ.

“Vương Đạo” là dựa vào “Lễ Lạc” (Lễ là chỉ lễ tiết; Lạc là chỉ âm nhạc và vũ đạo) để trị quốc, thực hành việc nhân nghĩa, tán dương cái thiện và trừng trị cái ác, kiến lập một bộ máy quốc gia hoàn mỹ. Cho nên Vương đạo trị quốc, là dựa vào Đạo, trọng ở Thuật, lấy Khí làm phụ trợ.

“Bá đạo” là chiêu bài giả mượn sự nhân nghĩa, nhưng thực chất là dùng phương tiện vũ lực và bộ máy nhà nước hùng mạnh để dùng cái uy khuất phục thiên hạ. Do đó, sự thống trị đó là lấy Khí làm trọng tâm, dựa vào Thuật và giả dùng Đạo.

Những quy luật và nội hàm của Tam bảo trị quốc sẽ được bàn luận sâu sắc hơn ở phần dưới đây:

Quy luật “vỡ tràn”

Trong Tam bảo trị quốc, giữa Đạo, Thuật và Khí có tồn tại một mối quan hệ dẫn xuất. Đây chính là một khái niệm mà tác giả bài viết này đúc rút ra, và nó là cốt lõi của sự phát triển Đạo trị quốc.

Quy luật vỡ tràn là gì? Lấy một ví dụ đơn giản: nước vốn là dựa vào hình thức tồn tại dưới mặt đất mà chảy thành mạch nước ngầm. Nước đi theo con đường tự nhiên, tự động tuần hoàn và thanh lọc trong mạch nước ngầm, “vô hình vô tích, nhuận vật vô thanh” (không hình dáng không vết tích, thấm vào vạn vật một cách âm thầm).

Khi các mạch nước ngầm bị hư hại và tắc nghẽn, không thể hấp thụ và giữ được nhiều nước như vậy nữa, thì lượng nước ngầm tương ứng sẽ tràn lên bề mặt, gây ra ngập lụt, tạo ra thảm họa cho con người.

Lúc này, cần dựa theo quy luật tuần hoàn của mạch nước ngầm mà xử lý bằng cách: khơi thông sông hồ, dòng chảy trên mặt đất, đưa dòng nước chảy tràn trở về theo con đường tự nhiên. Có như vậy thì nước mới có thể lại tiếp tục thực hiện tuần hoàn thanh lọc, tưới nhuần vạn vật mà không gây ra sự tàn phá hư hại. Cùng với việc môi trường tự nhiên không ngừng bị tàn phá, các sông hồ ao suối trên mặt đất dần dần bị tắc nghẽn và thay đổi dòng chảy, điều này đã khiến cho nước trong các sông bị tràn ra ngoài, gây ra ngập úng trên mặt đất.

Lúc này, cần phải tiến hành nạo vét sông, đồng thời đắp đập ven sông, để con đập có thể ngăn nước sông tràn ra, khiến nước tiếp tục thuận theo dòng sông mà chảy, tránh hình thành tai họa lũ lụt. Khi sự tàn phá môi trường ngày càng nghiêm trọng, lũ lụt ngày càng lớn, những con đê vì thế mà được xây dựng ngày càng cao hơn…

Cũng cùng một nguyên lý như vậy, thuở ban đầu loài người có tâm hồn thuần chính, không có tà niệm. Thiên hạ tự nhiên mà đã ở trong Đạo, hài hòa và hoàn mỹ, giống như nước vốn dĩ đã tự động chảy trong mạch nước ngầm.

Cùng với sự phát triển của xã hội và sự ô nhiễm hậu thiên, tâm linh con người trở nên không còn thuần chính nữa, do đó đã đi chệch khỏi đại đạo và sản sinh ra các loại tâm tham lam ích kỷ. Khi đó Đại Đạo đã hoàn toàn không còn cách nào ức chế tâm con người được nữa, vì vậy xảy ra “sự vỡ tràn”. Như mạch nước ngầm bị phá vỡ, nước dưới lòng đất tràn cả lên bề mặt.

Nếu con người rời xa đại đạo, thì bộ phận “vỡ tràn” bị mất khống chế ấy sẽ đem đến đại nạn cho xã hội, và thế là các chủng loại tội phạm và chiến tranh trên diện rộng sẽ xuất hiện, sự tốt đẹp và hòa ái của xã hội nhân loại cũng vì thế mà bị phá vỡ.

Vì vậy Đế từ trời đất mà tham ngộ đại đạo, đồng thời phỏng theo đại đạo mà thiết lập đức, để rồi quy phạm nhân tâm trong thiên hạ bằng giáo dục cảm hoá, ước chế đối với những bộ phận đã ly khai khỏi Đạo, như thế sẽ khiến cho xã hội hòa ái trở lại.

Điều này cũng giống như mô phỏng theo đường đi (Đạo) của dòng chảy mạch nước ngầm, trên bề mặt thì mở ra các dòng sông, hồ chứa để chế ước phần nước tràn ra bề mặt.

Với sự phát triển và không ngừng bị ô nhiễm của nhân tâm con người, con người ngày càng đi lệch khỏi Đại Đạo, nên lại tiếp tục xảy ra hiện tượng “vỡ tràn”, gây ra nhiều vấn đề xã hội phức tạp và thảm họa thiên tai tàn khốc.

Thế nên “Vương đạo” xuất hiện, nhà vua (Vương) sử dụng lễ nhạc để giáo hóa và quy chính lời nói và hành động của bách tính, thực hành nhân nghĩa, để ước chế bộ phận ly khai khỏi đạo đức luân thường, khiến thiên hạ lại trở lại thái bình an lạc.

Điều này cũng giống như khi nước bị tràn khỏi dòng sông, thì khi đó dòng chảy của sông cần được tiến hành khơi thông, đồng thời các con đê được xây dựng dọc theo hai bên bờ sông.

Khi môi trường tự nhiên ngày càng bị hủy hoại, lũ lụt sẽ ngày càng lớn, và rồi sẽ có một ngày nào đó sẽ thay đổi dòng chảy, các con đê sẽ bị phá hủy, và sẽ tạo thành đại thảm họa.

Lúc này, lại phải tiếp tục gia cố và nâng cao đê, thế nên “Bá đạo” đã xuất hiện…

Quá trình kiểm soát dòng chảy này thực ra cũng giống như quá trình trị quốc, chúng đồng thời cùng thể hiện một quy luật cốt lõi, đó là quy luật “vỡ tràn”.

Có nghĩa là, khi cơ chế lớp bên trong không đủ để chế ước hoàn toàn lớp này, hiện tượng vỡ tràn sẽ xảy ra, nếu phần tràn ra không có bất kỳ sự chế ước nào thì nó sẽ gây ra thảm họa. Vì vậy tại tầng đáy (tầng cơ bản nhất) thì nhất định cần phải thiết lập một cơ chế nhằm hạn chế phần tràn ra và ngăn chặn sự lan rộng (phát triển) của thảm họa. Đây chính là quy luật vỡ tràn.

Với sự phát triển của quá trình này, sự hài hòa và cân bằng sẽ bị phá hủy ngày càng nghiêm trọng, và sức mạnh của sự vỡ tràn sẽ ngày càng trở nên mất kiểm soát. Và cuối cùng nhân loại cũng chỉ có thể không ngừng nỗ lực hoàn thiện cho cơ chế trên tầng bề mặt nhất, gia cường cho phần này. Kết quả cuối cùng của điều này là: hoặc là phát triển đến cơ chế tầng bề mặt nhất sẽ khiến tất cả mọi người ngột ngạt đến chết; hoặc là cơ chế trên bề mặt sẽ bị phá huỷ hoàn toàn, tạo ra đại huỷ diệt.

Đây là quá trình “dịch” [1], là quá trình luân hồi vận mệnh thành trụ hoại diệt của vạn sự vạn vật trong vũ trụ cũ. Vậy thì nhân loại làm thế nào có thể thoát khỏi kết cục này? Vui lòng xem tiếp phần sau.

Thuận thiên tá thế (Thuận theo thiên ý, mượn sức)

Đại Vũ trị thủy là một câu chuyện nổi tiếng ở Trung Quốc. Ông thuận theo ngũ hành và đặc tính của nước, lại căn cứ theo địa thế mà khéo léo dẫn dắt khơi thông dòng chảy, cuối cùng dòng nước lũ được dẫn ra biển, hình thành nên vòng tuần hoàn tự nhiên. Sau 13 năm, công cuộc trị thủy của Đại Vũ đã thành công.

Ngược lại, phụ thân của Vua Vũ (Cổn) lại không giống như vậy. Ông đã vi phạm ngũ hành và đặc tính của nước. Ông chủ trương dùng phương pháp vây và ngăn chặn. Khi nước ngập lên mặt đất thì lại cần đắp đê đắp đập. Kết quả là nước càng bị chặn thì sức công phá càng trở nên mạnh mẽ, cuối cùng đã đánh vỡ đê và đập, dẫn đến lũ lụt trên diện rộng. Cổn trị nước 9 năm, không có bất kỳ thành quả nào, mà lại mang đến muôn vàn tai họa cho dân chúng. Đây chính là hiệu quả được tạo ra bởi hai phương pháp khác nhau: một là thuận theo đặc tính vốn có của nước, lại khéo léo dẫn dắt khiến nó quy về Đạo, giải trừ tai họa; hai là dựa vào sức mạnh bên ngoài và sử dụng các phương tiện nhân tạo mà chống lại bản chất tự nhiên của nước, kết quả là đã đem đến những hậu họa lớn hơn.

Điều này cho thấy rằng, con người không thể nào đi ngược lại Thiên Đạo, sức mạnh ở tầng ngoài vĩnh viễn không thể nào thắng được cơ chế ở tầng trong, sức mạnh của con người vĩnh viễn không thể kháng lại Đại Đạo, khi càng hướng vào cơ chế tầng bên trong, năng lượng sẽ càng lớn mạnh. Khi con người thuận theo Thiên Đạo thì có thể mượn và nương nhờ năng lượng của Thiên Đạo mà từ trên căn bản thay đổi được toàn bộ. Do đó, việc trị quốc cần phải thuận theo Thiên Đạo, nương nhờ sức mạnh của Đạo thì mới có thể thành công, thì mới có thể thay đổi căn bản mọi điều, nếu dựa vào ngoại lực mà thay đổi, chỉ có thể cải biến bề mặt, hơn nữa lại sẽ đem lại những vấn đề nghiêm trọng hơn, dẫn đến huỷ diệt.

Cũng có một câu chuyện ngắn trong truyện ngụ ngôn của Aesop đã minh họa một cách sinh động điều này: Một hôm gió Bắc đọ sức với mặt trời để xem ai là người khiến những người trên mặt đất phải cởi áo trước. Gió Bắc dựa vào sức mạnh của nó nên đã dốc hết sức lực, thổi lên một trận gió dữ dội hòng khiến cho người dưới mặt đất bị thổi bung áo. Tuy nhiên, khi gió thổi càng mạnh thì con người càng quấn chặt quần áo hơn. Cuối cùng mặc dù con người bị gió thổi cho ngã nhào trên mặt đất nhưng áo quần của họ thì vẫn không bị thổi bay.

Ngược lại mặt trời chỉ mỉm cười, tỏa hơi nóng dịu dàng sưởi ấm trái đất. Mặt đất dần dần nóng lên, nhiệt độ dần dần tăng lên, mọi người cảm nhận được hơi nóng và từng lớp quần áo được con người bỏ bớt ra.

Việc tuân theo Thiên Đạo, và thuận theo cơ chế nội tầng bên trong có thể khiến cho sinh mệnh từ trong ra ngoài tự nguyện cải biến. Đây là sự thay đổi căn bản và hoàn chỉnh nhất, là phương cách “mượn dùng” năng lượng của Đạo. Nếu dựa vào sự thay đổi cưỡng chế từ lực lượng bên ngoài thì sẽ không thể chạm tới tầng bên trong của sinh mệnh, sẽ chỉ làm cho sự “vỡ tràn” của lớp bên trong ngày càng nghiêm trọng hơn, cuối cùng sẽ dẫn đến diệt vong.

Các cơ chế ở các tầng diện khác nhau chỉ có thể chạm đến được tầng diện sở tại của nó. Cơ chế ở tầng ngoài vĩnh viễn không thể nào chế ước được cơ chế nội tầng bên trong, mà cơ chế của tầng bên trong thì có thể từ trên căn bản và vi quan mà thay đổi được cơ chế bên ngoài.

Chương này là trí huệ trị quốc được tác giả đúc rút ra từ lịch sử Trung Quốc.

[1] Dịch trong “kinh dịch”, nghĩa là biến đổi

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/242731

The post Đại Đạo trị quốc (6): Tam bảo trị quốc first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Đại Đạo trị quốc (5): Trung Quốc là gìhttps://chanhkien.org/2021/12/dai-dao-tri-quoc-5-trung-quoc-la-gi.htmlThu, 02 Dec 2021 15:23:08 +0000https://chanhkien.org/?p=28159Tác giả: Lý Đạo Chân [ChanhKien.org] 5. Trung Quốc là gì? Ở Trung Quốc, các vương triều trong lịch sử được các Hoàng đế kiến lập đều chỉ là triều đại chứ không phải quốc gia. Cái mà họ kiến lập đều chỉ là tên triều đại chứ không phải tên nước. Theo các văn […]

The post Đại Đạo trị quốc (5): Trung Quốc là gì first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tác giả: Lý Đạo Chân

[ChanhKien.org]

5. Trung Quốc là gì?

Ở Trung Quốc, các vương triều trong lịch sử được các Hoàng đế kiến lập đều chỉ là triều đại chứ không phải quốc gia. Cái mà họ kiến lập đều chỉ là tên triều đại chứ không phải tên nước. Theo các văn hiến còn tồn tại đến nay thì ngay thời kỳ đầu thành lập, triều Chu đã tự xưng là “Trung Quốc”, sau này các triều đại kế tiếp cũng đều tự coi mình là Trung Quốc. Bất kể là các triều đại thay đổi như thế nào, ngay cả khi các tộc người thiểu số vào xâm lược làm chủ vùng Trung Nguyên, xây dựng các triều đại thì tên nước cũng luôn luôn là Trung Quốc, họ tự coi mình là Thiên triều, từ đó đến nay chưa từng thay đổi.

Về hình thái ý thức thì Trung Quốc không phải là khái niệm một quốc gia cụ thể, mà nó mang ý nghĩa là đất nước trung tâm, nên cũng gọi là Trung Thổ, Trung Nguyên (Vùng đất trung tâm), Thần Châu (Vùng đất của Thần), Trung Hoa (Vùng văn minh trung tâm). Nội hàm cốt lõi của nó là: một nơi được Thần lựa chọn để kế thừa nền văn hóa Thần truyền của Trung Hoa chính thống.

Trong các chế độ cổ thời Tiên Tần của Trung Quốc, quốc gia của Thiên tử nằm ở vị trí trung tâm đại địa, đó là trung tâm của thiên hạ, cũng là trung tâm của mọi thứ như kinh tế, văn hóa, chính trị, là nơi Thần truyền văn minh, là ngọn nguồn lan tỏa thực thi giáo hóa văn minh ra bốn phương thiên hạ. Lấy quốc gia của Thiên tử làm trung tâm, khu vực rộng lớn xung quanh quốc gia của Thiên tử được phân chia thành 5 khu vực khác nhau dựa theo cự ly xa gần khác nhau, lấy 500 dặm làm ranh giới, thực thi chính sách và giáo hóa khác nhau, gọi là Ngũ Phục. Trong sách Thượng Thư – Vũ Cống chúng được phân chia và gọi là: Điện Phục, Hầu Phục, Tuy Phục, Yếu Phục, Hoang Phục.

Sách Thượng Thư có ghi chép rằng, sau khi Đại Vũ trị thủy thành công, ông phân chia lại thiên hạ thành cửu châu (9 châu), đồng thời chế định ra Ngũ Phục: 4 Châu thuộc Khu vực 500 dặm xung quanh kinh đô của Thiên tử gọi là Điện Phục. Khu vực này chủ yếu phụ trách sản xuất nông nghiệp, giao nộp thuế khóa để phụng sự Thiên tử.

Khu vực 500 dặm ngoài Điện Phục gọi là Hầu Phục, khu vực này chủ yếu là thái ấp cấp cho các khanh đại phu, chư hầu để bảo vệ quốc gia của Thiên tử.

Khu vực 500 dặm bao quanh ngoài Hầu Phục gọi là Tuy Phục, ở đây chủ yếu căn cứ vào tình hình của bách tính mà thi hành văn hóa giáo dục và phát triển vũ lực để bảo vệ quốc gia.

Khu vực 500 dặm xung quanh Tuy Phục là Yếu Phục. Đây là nơi cư trú của Di tộc, chủ yếu là để họ tuân theo kỷ cương phép tắc, chung sống hòa thuận. Khu vực 500 dặm bao quanh Yếu Phục là Hoang Phục. Đây chủ yếu là vùng đất hoang vu và là nơi lưu đày tội phạm.

Thiên tử căn cứ theo mô thức này, từ vùng đất trọng yếu là Kỳ Phục ở tầng trong cùng (quản lý từng tầng, từng tầng) đến các nước chư hầu ở xa, thực thi giáo hóa văn minh theo từng cấp, thực hiện đồng thời văn trị võ vệ (dùng văn hóa để trị sửa, dùng quân sự để bảo vệ), khiến nền giáo hóa của văn minh Thần truyền ảnh hưởng đến cả các vùng hoang dã bốn phương, mô thức này chính là bản gốc của các mô hình trị quốc các triều đại Trung Hoa. (23)

Trong khái niệm văn hóa Thần truyền Trung Hoa thì quyền hành của vua là do Thần ban, Thiên tử là con của Thượng Thiên, là đại biểu ở nhân gian do Thượng Thiên lựa chọn, Thiên tử đại biểu cho chúng Thần thực hiện Thiên ý ở nhân gian, thi hành giáo hóa của Thần trong thiên hạ. Do đó quốc gia của Thiên tử là Trung Quốc, nó đại diện cho cội nguồn và sự chính thống của văn hóa Trung Hoa, là triều đình nắm giữ bốn cõi trong thiên hạ. Trên mảnh đất Thần Châu, các triều đại bất kể lãnh thổ lớn hay nhỏ, chủng tộc khác biệt, chỉ cần họ kế thừa tính chính thống của nền văn hóa Thần truyền Trung Hoa thì chính là Trung Quốc, đế vương của nó chính là Thiên tử mà Thượng Thiên lựa chọn.

Lịch sử Trung Hoa khởi nguồn từ Hoàng Đạo, sau đó có Đế Đạo, Vương Đạo, Bá Đạo, và đến vương triều hoàng đế đại nhất thống bắt đầu từ Tần Thủy Hoàng. “Hoàng” trực tiếp đại diện cho Trời và Thần, giáng thế với thân phận của Thần, trực tiếp triển hiện Thần tích, truyền thụ trí huệ của Thần cho các tổ tiên Hoa Hạ, mở ra cội nguồn văn hóa Thần truyền của Trung Hoa.

“Đế” tuy không thần thông quảng đại như “Hoàng”, nhưng cũng xuất hiện dưới trạng thái nửa Thần nửa nhân, có thể trực tiếp câu thông với Trời Đất và Thần linh, đại biểu cho ý chí của Trời Đất, Thần linh, thực hiện Thần tích, tiếp tục hoàn thiện và xây dựng thể hệ văn hóa Thần truyền Trung Hoa. Cho đến thời kỳ Hoàng đế Chuyên Húc trong Ngũ Đế sau sự kiện ‘tuyệt địa thiên thông’ xảy ra (Cắt đứt đường thông giữa trời và đất), đã cắt đứt sự câu thông và mối liên hệ trực tiếp giữa con người với Thần. Con người càng ngày càng rời xa Trời và Thần, các bậc đế vương cũng càng ngày càng gần với người phàm, nền văn hóa Thần truyền Trung Hoa cũng từ đây bước vào thời đại nhân văn. Đến sau thời kỳ Vương Đạo, đế vương xuất hiện hoàn toàn trong trạng thái người phàm, họ không còn có thể trực tiếp câu thông với Trời Đất, Thần linh được nữa, không thể trực tiếp triển hiện Thần tích, chỉ còn có thể duy trì liên kết với Trời Đất, Thần linh thông qua đầu mối then chốt là văn hóa Thần truyền của Trung Hoa. Thông qua các phương thức như cúng tế, xem bói, xem thiên tượng v.v. để câu thông với Trời Đất, Thần linh, trở thành đấng tối cao người tiếp tục thực hiện thiên ý tại nhân gian, trở thành người thay lời chúng Thần và Thiên ý tại nhân gian. Mạch văn hóa Thần truyền này đã xuyên suốt toàn bộ lịch sử từ đầu đến cuối của Trung Hoa, liên kết đối ứng ở nhân gian với toàn bộ thể hệ vũ trụ, đại biểu cho ý chí và giáo hóa của Thượng Thiên, đó chính là ý nghĩa cốt lõi của khái niệm Trung Quốc và dân tộc Trung Hoa.

Chỉ cần mạch văn hóa Thần truyền này của Trung Hoa không bị cắt đứt thì trên vùng đất Thần Châu, bất kể nhân tố nào như triều đại, lãnh thổ, chính quyền… thay đổi thế nào đi chăng nữa thì khái niệm Trung Quốc sẽ vĩnh viễn tồn tại. Trong lịch sử đã có những lần các dân tộc thiểu số vào làm chủ vùng Trung Nguyên, nhưng họ vẫn đồng hóa và kế thừa y bát (di sản) văn hóa Thần truyền Trung Hoa, do đó Trung Quốc vẫn luôn tồn tại. Ngày nay Trung Cộng bá chiếm Trung Hoa, thậm chí dốc sức cắt đứt mạch văn hóa Thần truyền này, cho nên nó không phải là Trung Quốc, nó là tà giáo của chủ nghĩa Mác-Lê nin của phương Tây, là phụ thể bám vào mảnh đất Thần Châu Trung Hoa. Nó giống như một con virus xâm nhập và thao túng cơ thể con người, biến Thần Châu Trung Hoa thành một thây ma! Người Trung Quốc phải nhận rõ ai mới là Trung Quốc, quét sạch độc tố mà ác đảng nhồi nhét tẩy não từ khi còn nhỏ, để tái tạo dòng máu Thần truyền của Hoa Hạ, loại bỏ chủ nghĩa Mác-Lê nin, phục hưng Hoa Hạ!

Trung Quốc là nơi Thượng Thiên chọn để truyền thừa văn hóa Thần truyền, do đó việc chọn dùng phương thức nào để cai quản Trung Quốc sẽ có ảnh hưởng cực kỳ trọng đại. Thượng Thiên ắt là đặt định phương thức cai quản Trung Quốc và trong lịch sử một cách ổn thỏa, dung nhập vào mạch văn hóa Thần truyền Trung Hoa để đế vương các triều đại lựa chọn sử dụng.

Thời kỳ Đông Chu là thời kỳ thành thục cuối cùng và thời kỳ tổng kết sự đặt định đạo trị quốc. Khi đó bách gia tranh minh (trăm nhà lên tiếng), các học thuyết trị quốc của các gia phái như trăm hoa đua nở, vàng thau lẫn lộn. Đến triều Tần thống nhất Trung Quốc, khi vương triều đại nhất thống đầu tiên được kiến lập, các học thuyết trị quốc của các gia phái cũng đã đặt định thành thục. Cuối cùng đã hình thành một thể hệ hoàn chỉnh, các học thuyết trị quốc có thể sử dụng một cách độc lập gồm có ba gia phái: Đạo gia, Nho gia và Pháp gia.

Đạo gia trị quốc chủ trương vô vi nhi trị. Hoàng Đạo và Đế Đạo có thể quy về phạm vi trị quốc của Đạo gia; Nho gia thi hành nhân nghĩa, dùng lễ nhạc trị quốc, chủ trương Vương Đạo; Pháp gia trọng hình danh, pháp, thuật, dùng vũ lực cường quyền để uy hiếp thiên hạ, chủ trương Bá Đạo.

Sự kiến lập triều Tần chính là mốc phân chia ranh giới trong lịch sử Trung Quốc, vì vậy Tần Thủy Hoàng cũng được gọi là “Tổ Long”, “Thủy Hoàng Đế”. Triều Tần chủ yếu sử dụng Bá Đạo, phương thức trị quốc thiên hướng về Pháp gia. Nhưng vận mệnh triều Tần vô cùng ngắn ngủi, chỉ mười mấy năm đã bị diệt vong. Sau khi Tần diệt vong, triều Hán được kiến lập, do liên tiếp trải qua nhiều năm chinh chiến, sau khi lập quốc thì quốc lực triều Hán vô cùng suy yếu, cuộc sống người dân khốn khổ, sản xuất bỏ bê. Do đó thời kỳ đầu triều Hán chủ trương dùng Đạo gia trị quốc, đề xướng “vô vi nhi trị” (Lúc này “vô vi nhi trị” đã không còn là vô vi nhi trị với ý nghĩa đích thực nữa). Thời kỳ này đã đặt ra các phương châm trị quốc như: “cho dân nghỉ ngơi”, “nhẹ thuế khóa, lao dịch”, “thanh tĩnh kiệm ước”… khiến người dân có đủ thời gian nghỉ ngơi dưỡng sức để khôi phục lại sản xuất, nước giàu binh mạnh. Do đó sau khi trải qua thời thịnh trị “Văn Cảnh chi trị”, đến thời Hán Vũ Đế thì triều Hán đã phát triển đến cực thịnh, quốc lực cực kỳ cường thịnh. Thời Hán Võ Đế “Phế bỏ Bách gia, độc tôn Nho thuật”, chủ yếu dùng Nho gia, đã xác định tư tưởng Nho gia ở vị trí chủ đạo trong việc trị quốc, khai mở ra mô hình trị quốc “ngoại Nho nội Đạo” trong lịch sử Trung Hoa.

Các triều đại trong lịch sử sau này đều lấy mô hình trị quốc “ngoại Nho nội Đạo” làm chủ đạo, bên ngoài sử dụng Nho gia, bên trong sử dụng Đạo gia, một mạch không có biến động cho đến khi kết thúc triều Thanh. Tuy nhiên Bá Đạo cũng có lúc được sử dụng xen kẽ, song song. Ví như Hán Tuyên Đế từng giáo huấn thái tử (Hán Nguyên Đế) rằng: Chế độ của triều Hán cần sử dụng song song “Vương Đạo” và “Bá Đạo”. (24)

Đây chính là mạch phát triển chung về trị quốc của Trung Hoa.

– Chú thích:

(23) Thượng thư – Vũ Cống: Ngũ bách lý Điện Phục: Bách lý phú nạp tổng, nhị bách lý nạp trất, tam bách lý nạp kiết, phục tứ bách lý túc, ngũ bách lý mễ. Ngũ bách lý Hầu Phục: Bách lý thái, nhị bách lý nam bang, tam bách lý chư hầu. Ngũ bách lý Tuy Phục: Tam bách lý quỹ văn giáo, nhị bách lý phấn vũ vệ. Ngũ bách lý Yếu Phục: Tam bách lý Di, nhị bách lý Thái. Ngũ bách lý Hoang Phục: Tam bách lý Man, nhị bách lý Lưu. Đông tiệm ư hải, Tây bị ư Lưu Sa, Sóc Nam kỵ thanh giáo cật ư tứ hải.

(24) Hán thư – Nguyên Đế kỷ: Nhà Hán tự có chế độ, vốn dùng lẫn Bá Đạo và Vương Đạo, dùng đức giáo thuần chính thế nào, dùng cách quản lý quốc gia của nhà Chu.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/242719

The post Đại Đạo trị quốc (5): Trung Quốc là gì first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Đại Đạo trị quốc (4): Đạo Bá Vươnghttps://chanhkien.org/2021/05/dai-dao-tri-quoc-4-dao-ba-vuong.htmlSun, 23 May 2021 09:25:34 +0000https://chanhkien.org/?p=27483Tác giả: Lý Đạo Chân [ChanhKien.org] 4. Đạo Bá Vương Sau thời Ngũ Đế, Đại Vũ đã sáng lập triều Hạ, chế độ triều đại “gia thiên hạ” (chế độ độc chiếm thiên hạ) đã thay thế cho chế độ thiện nhượng (nhường ngôi), lịch sử Trung Hoa bước vào thời kỳ Tam Đại Hạ […]

The post Đại Đạo trị quốc (4): Đạo Bá Vương first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tác giả: Lý Đạo Chân

[ChanhKien.org]

4. Đạo Bá Vương

Sau thời Ngũ Đế, Đại Vũ đã sáng lập triều Hạ, chế độ triều đại “gia thiên hạ” (chế độ độc chiếm thiên hạ) đã thay thế cho chế độ thiện nhượng (nhường ngôi), lịch sử Trung Hoa bước vào thời kỳ Tam Đại Hạ – Thương – Chu. Đồng thời dân tộc Trung Hoa cũng chuyển từ thời kỳ Đế Đạo trị quốc sang thời kỳ Vương Đạo trị quốc, từ thời kỳ Tam Hoàng Ngũ Đế sang thời kỳ Tam Vương Ngũ Bá.

Trong “Lễ – Hiệu Thụy Ký” viết: người sáng lập triều Hạ là Đại Vũ, người sáng lập triều Thương là Thương Thang, người sáng lập triều Chu là Chu Vũ Vương, gọi là Tam Vương.

Trước tiên chúng ta hãy xem hàm nghĩa của chữ 王 (Vương):

“Thuyết Văn giải tự” viết: “Người khiến bách tính trong thiên hạ đua nhau tới quy thuận thì gọi là Vương”. Khổng Tử và Đổng Trọng Thư nói: “Chữ Vương (王) là một nét sổ xuyên suốt ba nét ngang tạo thành, ba nét ngang tượng trưng cho Tam Tài là Thiên Địa Nhân, nghĩa là người có thể thấu suốt được Tam Tài: Trời, Đất, Người thì gọi là Vương (王)”.

“Quản Tử – Chân Pháp Thiên” viết: Người thông hiểu “Đức” gọi là Vương.

Trong “Lễ Ký – Thụy Pháp” viết rằng: Người nhân nghĩa thì mới gọi là Vương.

Đến thời kỳ Vương Đạo trị quốc, nhân tâm đã biến đổi trở nên càng phức tạp và dơ bẩn hơn, thiên hạ càng chệch khỏi Đại Đạo. Vương bèn quán thông Thiên, Địa, Nhân, định ra chế độ lễ nhạc để quy chính hành vi của nhân loại, để giáo hóa thiên hạ, thúc đẩy phổ biến nhân nghĩa ra khắp thiên hạ, vì thế thiên hạ đua nhau tới quy phục.

“Thái Bình Kinh” viết: Đế tham ngộ ra trí huệ của Đạo trong Trời Đất, khiến thiên hạ trở về cân bằng hài hòa, tránh xa hung hiểm, cho nên gọi là Đế. Vương thực hiện nhân nghĩa, khiến người dân, vạn vật quy thuận ông mà không bị tổn hại, cho nên gọi là Vương.

Thời kỳ Đế trị, nhân loại đã đi chệch hướng khỏi Đại Đạo, nhưng vẫn chưa quá xa, do đó Đế từ trong thiên địa vạn vật mà ngộ Đạo, phát hiện ra cơ chế duy trì sự cân bằng hài hòa của trời đất vạn vật, từ đó kiến lập đức, khiến trời đất vạn vật trở về với sự hài hòa. Đến thời kỳ Vương trị, nhân loại đã lệch khỏi Đại Đạo quá xa rồi, không thể nào đạt được chuẩn mực của Đạo nữa, Vương bèn dựa theo đạo đức, dùng biện pháp lễ nhạc để quy phạm lời nói hành vi của bách tính trong thiên hạ, để đạt được tiêu chuẩn nhân nghĩa, khiến thiên hạ duy trì được trạng thái tương đối hài hòa, khiến người dân và vạn vật quy thuận ông mà không bị tổn hại.

Đến thời kỳ Xuân Thu, triều đình nhà Chu suy tàn, Vương Đạo suy yếu, đạo đức, nhân tâm bại hoại, đến mức lễ nhạc băng hoại, các chư hầu trong thiên hạ liền đua nhau xưng bá, Bá Đạo thừa cơ sinh ra.

“Xuân Thu” viết: Tề Hoàn Công, Tấn Văn Công, Tần Mục Công, Tống Tương Công, Sở Trang Vương được gọi là Ngũ Bá.

“Quản Tử – Chân Pháp Thiên” viết: Người dùng biện pháp vũ lực khiến thiên hạ sợ uy quy phục để đạt mục đích thì được gọi là Bá.

Mạnh Tử nói: Dựa vào vũ lực, giả danh nhân nghĩa để thiên hạ quy phục thì gọi là Bá, muốn xưng Bá thì nhất định phải dựa vào quốc lực lớn mạnh; người dựa vào đạo đức, thực hiện nhân nghĩa khiến lòng người trong thiên hạ quy phục được gọi là Vương, muốn xưng Vương không cần phải dựa vào quốc lực lớn mạnh. Thương Thang chỉ dựa vào đất đai 70 dặm và dùng nhân nghĩa thần phục thiên hạ, kiến lập triều Thương. Văn Vương cũng chỉ dựa vào đất đai 100 dặm mà khiến lòng người thiên hạ quy thuận, sáng lập ra cơ nghiệp nhà Chu. Dựa vào vũ lực không thể nào khiến người ta thực lòng phục tùng, mà chỉ khiến người ta nhất thời phục tùng do không dám chống lại cường bạo; dựa vào nhân nghĩa đạo đức thì mới có thể khiến mọi người vui vẻ tâm phục khẩu phục.

Những lời của Mạnh Tử đã phân biệt rất rõ ràng Vương Đạo và Bá Đạo. Đến thời kỳ Bá Đạo, phương thức trị quốc đã thay đổi từ việc quy thuận lòng người thông qua giáo hóa nhân nghĩa sang biện pháp vũ lực cưỡng chế buộc thiên hạ phải khuất phục.

“Tân Luận – Vương Bá Đệ Nhị” của Hoàn Đàm đời Đông Hán viết: Thời thượng cổ có Tam Hoàng, Ngũ Đế, sau đó lại có Tam Vương, Ngũ Bá, đây đều là những đại biểu của các bậc quân vương trong thiên hạ. Tam Hoàng dùng Đạo trị thế, Ngũ Đế dùng Đức giáo hóa vạn vật, Tam Vương thực thi nhân nghĩa, Ngũ Bá dựa vào mưu mẹo giảo hoạt. Người không sử dụng hình phạt, không có chế độ pháp lệnh mà khiến quốc gia thịnh trị thì được gọi là Hoàng; Người có chế độ pháp lệnh, nhưng không sử dụng hình phạt để trị vì quốc gia thì được gọi là Đế; Người thưởng thiện diệt ác, khiến chư hầu thiên hạ đều quy phục thì được gọi là Vương. Người dựa vào vũ lực, ký thệ ước với chư hầu, mượn danh (giả danh) tín nghĩa để dẹp yên thiên hạ thì được gọi là Bá. Vương nghĩa là quy về, có nghĩa là Vương dùng nhân nghĩa ban ân trạch cho thiên hạ, khiến lòng dân bách tính theo nhau quy về. Vương Đạo trị quốc, trước tiên vì bách tính mà trừ hại, khiến bách tính đời sống no đủ, sau đó dùng lễ nghĩa giáo hóa bách tính, dùng hình phạt để quy phục bách tính, để đạt được mục đích biểu dương cái thiện diệt trừ cái ác, khiến thiên hạ an lạc. Bá Đạo trị quốc, thích việc lớn hám công to, khiến quân chủ thì tôn quý còn thần dân thì hèn kém, đem toàn bộ quyền lực quốc gia tập trung vào trong tay một người là quân chủ, do một mình quân chủ ra mệnh lệnh, quyền sinh quyền sát trong tay, sau đó dựa vào uy thế cường quyền khiến pháp lệnh được thi hành, thưởng phạt tất nhiên phải giữ chữ tín, khiến mọi quan lại trong thiên hạ đều bị chỉnh trị… Nghe nói trong các đệ tử Khổng môn, ngay đứa trẻ cao 5 thước (khoảng 1,52 m) cũng không thèm nói đến chuyện Ngũ Bá, bởi xấu hổ vì họ đã làm trái với nhân nghĩa và tôn sùng quyền mưu gian trá”.

Hoàn Đàm đã luận bàn khá đầy đủ về những đặc điểm của quá trình trị quốc trong lịch sử Trung Hoa, bắt đầu từ Tam Hoàng đến kết thúc triều Chu, quá trình trị quốc trong lịch sử Trung Hoa đã trải qua bốn thời kỳ là Hoàng Đạo, Đế Đạo, Vương Đạo và Bá Đạo. Trong toàn bộ quá trình này, chúng ta có thể phát hiện ra một quy luật: sự phát triển của quá trình trị quốc của Trung Hoa và sự suy thoái nhân tâm trong xã hội là đồng bộ với nhau. Cũng có thể nói, tầng thứ đạo đức nhân tâm xã hội quyết định phương thức trị quốc và hình thái xã hội, đây chính là vấn đề cốt lõi.

Đến cuối thời Chiến Quốc, nước Tần xưng Bá. Năm 221 TCN Tần Thủy Hoàng bình định sáu nước kiến lập triều Tần. Ông thống nhất chữ viết và đơn vị đo lường, bãi bỏ chế độ phân phong, thực hiện chế độ quận huyện, xây dựng vương triều thống nhất trung ương tập quyền đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa. Tần Thủy Hoàng được gọi là “Tổ Long”, ông lần đầu tiên sử dụng kết hợp hai từ “Hoàng” và “Đế”, sáng tạo ra danh hiệu tôn quý “Hoàng Đế”, mở đầu cơ nghiệp ngàn thu cho sự phát triển tiếp nối của các triều đại về sau.

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/242718

The post Đại Đạo trị quốc (4): Đạo Bá Vương first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Đại Đạo trị quốc (3): Vô vi nhi trịhttps://chanhkien.org/2021/05/dai-dao-tri-quoc-3-vo-vi-nhi-tri.htmlFri, 07 May 2021 15:52:04 +0000https://chanhkien.org/?p=27443Tác giả: Lý Đạo Chân [ChanhKien.org] 3. Vô vi nhi trị Vô vi nhi trị (tức vô vi mà trị) luôn là cảnh giới cao nhất và là mục tiêu cuối cùng của đạo trị quốc của Trung Hoa. Trong phần này chúng ta cùng luận bàn cụ thể về nội hàm của vô vi […]

The post Đại Đạo trị quốc (3): Vô vi nhi trị first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Lý Đạo Chân

[ChanhKien.org]

3. Vô vi nhi trị

Vô vi nhi trị (tức vô vi mà trị) luôn là cảnh giới cao nhất và là mục tiêu cuối cùng của đạo trị quốc của Trung Hoa. Trong phần này chúng ta cùng luận bàn cụ thể về nội hàm của vô vi nhi trị.

Cũng giống như hoạt động của lục phủ ngũ tạng trong cơ thể người như hô hấp, nhịp tim, tiêu hóa… cũng như sự tân trần đại tạ của tế bào, những hoạt động này không cần sự can thiệp của con người, chúng tự động vận hành chiểu theo quy luật tự nhiên của thân thể người. Quy luật tự nhiên bẩm sinh này của thân thể người có thể gọi là Đạo của cơ thể người. Tất cả các tế bào, tổ chức của thân thể người đều lặng lẽ tự động vận hành chiểu theo Đạo của cơ thể người, hoàn toàn không cần sự can thiệp của con người. Nếu tất cả những cơ chế thân thể người này đều cần sự can thiệp của con người, và không thể vận hành tự nhiên được, thì ắt sẽ phiền phức, sẽ khiến con người không thể chịu đựng được gánh nặng đó. Vừa khống chế nhịp tim, vừa không quên hô hấp, vừa phải chỉ huy hệ thống tiêu hóa, lại vừa phải sắp xếp sự tân trần đại tạ của các tế bào… Con người hoàn toàn không có khả năng này, càng không thể có trí huệ để khống chế những thứ đó, nếu làm như thế thì trạng thái cân bằng tự nhiên của cơ thể người sẽ bị phá vỡ, sẽ nhanh chóng dẫn đến rối loạn chức năng và tử vong.

Sự vận động tuần hoàn của tự nhiên cũng như thế, đều tự động vận hành theo Đạo của tự nhiên, tất cả đều hài hòa, hoàn mỹ, mãi mãi không ngừng nghỉ, sự can thiệp của con người thường dẫn đến việc phá hoại và hủy diệt thế giới tự nhiên. Nếu sự tuần hoàn của bốn mùa, của nước, của khoáng chất, của sinh vật, của khí quyển… trong tự nhiên đều cần sự can thiệp của con người mới có thể vận hành thì giới tự nhiên sẽ lập tức tan rã sụp đổ, dẫn đến thiên tai không ngừng, thế giới bước vào ngày tận thế.

Đây chính là Đạo, nó là một cơ chế khách quan tồn tại lặng lẽ, vô hình, tồn tại trong bản nguyên tiên thiên của vạn vật tự nhiên, xuyên suốt hết thảy mọi thứ trong vũ trụ. Nó là cơ chế hài hòa, hoàn thiện nhất tạo ra vạn vật trong vũ trụ, duy trì sự tồn tại của vạn vật trong vũ trụ.

Vạn vật trong vũ trụ đều sinh ra trong Đạo, do Đạo duy trì, cho nên bản tính tiên thiên của vạn vật tự nhiên đều ở trong Đạo. Thời kỳ này, vạn vật vận hành theo bản tính tự nhiên, xuất phát từ nội tâm, tất cả đều ở trong Đạo, chỉnh thể hài hòa và hoàn mỹ. Sau này trong quá trình phát triển dài đằng đẵng, sinh mệnh bị các loại tư tâm và dục vọng hậu thiên làm ô nhiễm mà suy bại, họ đã mất đi bản tính thuần chân của tiên thiên, từ đó đi chệch khỏi Đại Đạo, phá vỡ trạng thái cân bằng hoàn hảo và hài hòa nhất của thế giới, dẫn đến các loại thống khổ, tai nạn liên tiếp xuất hiện. Sinh mệnh rời xa Đại Đạo càng xa thì tai hoạ và thống khổ càng lớn. Nếu tất cả đều hoàn toàn thoát ly khỏi Đại Đạo, thoát ly khỏi đạo lý căn bản duy trì sự tồn tại này, thế thì hết thảy đều sẽ bị giải thể và hủy diệt.

Vào lúc ban đầu của Trời Đất vạn vật, nhân loại ở trong trạng thái thuần chân tự nhiên bẩm sinh, không có tư tâm và dục vọng, tâm hồn giản đơn không có tà niệm. Khi đó nhân loại hành xử một cách vô tư, tất cả đều tự động vận hành trong Đạo, hết thảy đều đạt đến trạng thái hài hòa hoàn hảo nhất trong Đạo, hoàn toàn không cần sự can thiệp của bất kỳ biện pháp nào, của cơ chế chính phủ và người đứng đầu tổ chức nào, tất cả sự can thiệp của con người đều là phá hoại. Đây chính là ý nghĩa của vô vi nhi trị.

Giống như một người hoàn toàn mạnh khỏe, nếu ép anh ta đặt máy điều hòa nhịp tim để can thiệp vào nhịp tim của anh ta, thì người đó không có bệnh cũng sẽ trở thành có bệnh tim, chính là đạo lý này. Cũng có thể nói, vô vi nhi trị chính là để sinh mệnh trở về trong Đạo, trở về với bản tính tốt đẹp thuần chân tự nhiên tiên thiên, từ đó vận hành tự phát trong cơ chế tự động hoàn mỹ này, thoát khỏi những thủ đoạn can thiệp của bất kỳ người nào.

Bây giờ chúng ta quay lại xem cách Hoàng Đạo trị quốc ở bài trước thì đã có thể hiểu rõ. Hoàng Đạo ở thời ban đầu của nhân loại, ở trong trạng thái nhân loại hồn nhiên ngây thơ nhất, thiên hạ tự vận hành trong Đạo, do đó Hoàng Đạo hoàn toàn thực hiện vô vi nhi trị. Đây là trạng thái vô vi tiên thiên của sinh mệnh. Giống như trong sách Bạch Hổ Thông Nghĩa viết: “Gây phiền nhiễu cho bất kỳ người dân nào cũng không thể gọi là Hoàng được, hoàn toàn không can thiệp đến cuộc sống của bất kỳ người dân nào mới có thể gọi là Hoàng. Trong thời kỳ Hoàng Đạo trị quốc, vàng ở trên núi không ai khai thác; châu ngọc đá quý ở dưới nước không ai vớt; người dân sống trong hang động, mặc áo da lông thú, uống nước sương ngọt, hòa thành nhất thể với tự nhiên, không lo không nghĩ, không muốn không cầu, vui vẻ tự tại, con người tương thông với Trời Đất Thần linh”.

Hoàng Đế trị quốc

Sách “Liệt Tử” ghi chép: “Có lần Hoàng Đế ngủ ngày, trong mộng thần du đến Thần quốc thượng cổ là Hoa Tư quốc. Nước này không có người quản lý, hết thảy đều hành xử theo tự nhiên, người dân thuần chân vô tà, không có tư tâm và dục vọng, cũng không có tất cả những thống khổ như sinh lão bệnh tử. Họ có thể đi lại trên không, có thần lực siêu nhiên, nước lửa và vạn vật tự nhiên đều không thể làm hại đến họ được. Đó là một quốc gia cực lạc kỳ diệu. Sau khi tỉnh dậy, Hoàng Đế đồng thời ngộ ra đạo dưỡng sinh và trị quốc, trải qua 28 năm trị vì khiến thiên hạ thịnh trị, đất nước của ông khi đó cũng được cai quản gần giống như Hoa Tư quốc, trở thành quốc gia lý tưởng nửa Thần nửa nhân”.

Sự việc này cũng được chép Trong sách “Thần Kỳ Bí Phổ”, cuốn sách nói rằng sau khi Hoàng Đế mộng du nước Hoa Tư, và trị vì thiên hạ thành quốc gia nửa Thần, thì đã sáng tạo ra cầm khúc thượng cổ nổi tiếng là “Hoa Tư Dẫn” để làm kỷ niệm. Đây chính là nguồn gốc cầm khúc “Hoa Tư Dẫn”.

Sử sách ghi lại rằng, trong thời gian Hoàng Đế trị vì, thiên hạ thịnh trị, Thiên nhân giao hòa, liên tiếp có điềm lành. Sao Cảnh xuất hiện trên bầu trời, có cỏ thần mọc ở trước sân, mỗi khi có người gian nịnh vào thì cỏ chỉ về hướng người đó, cỏ có tên là khuất dật. Khi đó phượng hoàng giáng hạ xuống nhân gian, làm tổ ở trong cung, rồng kéo xe cho Hoàng Đế, kỳ lân đi lại trong vườn thượng uyển…

Sách Hoài Nam Tử có ghi chép: “Sau khi Hoàng Đế đại trị thiên hạ, ngoài đường không ai nhặt của rơi, đêm ngủ không đóng cửa, thiên hạ không có trộm cướp, trong chợ không có lừa dối, thiên hạ không tranh đoạt, người dân thôn quê nơi hoang dã đều nhường tài sản cho nhau, ngay cả chó lợn cũng nhả thức ăn trên đường để nhường nhau… Khắp nơi đều là cảnh tượng hài hòa mỹ mãn. Đây chính là mô tả xã hội mà Hoàng Đế đã thực hiện vô vi nhi trị thành công”.

Nhưng vô vi nhi trị mà đạo “Đế” đạt được còn cách xa với vô vi nhi trị tiên thiên thời kỳ “Hoàng Đạo”. Vì đến thời kỳ Đế trị thì thiên hạ đã lệch khỏi Đại Đạo lâu rồi, chiến tranh và phạm tội đã bắt đầu xuất hiện trên diện rộng. Thế là đã nảy sinh ra các biện pháp cai trị cưỡng ép như binh chinh thiên hạ, thực hiện hình pháp. Đế vương thông suốt tường tận vạn vật trong trời đất, từ đó ngộ Đạo và tham ngộ ra cơ chế hài hòa, hoàn mỹ nhất để duy trì sự vận hành tự động của vạn vật trong tự nhiên, vì vậy đã kiến lập đức, khiến thiên hạ trở về với tiêu chuẩn của Đạo, tự động vận hành, thực hiện vô vi nhi trị hậu thiên.

Điều này cũng giống như đạo lý dưỡng sinh trị bệnh trong Trung y. Thân thể người bị tổn hại do thất tình lục dục hậu thiên, đã phá hoại sự cân bằng tiên thiên của thân thể, và lệch khỏi Đạo của thân thể người, lệch khỏi cơ chế tự động vận hành hài hòa hoàn mỹ này, từ đó sinh ra các loại bệnh tật và thống khổ. Lúc này cần thông qua các biện pháp để chữa trị, điều chỉnh, khiến thân thể khôi phục được sự cân bằng khỏe mạnh, quay trở về cơ chế tiên thiên tự động vận hành của thân thể người.

Mục đích cuối cùng của trị bệnh là để cơ thể có thể tự động vận hành khỏe mạnh cho dù tách rời các biện pháp chữa trị. Mục đích cuối cùng của trị quốc cũng là để thiên hạ có thể tự động vận hành cho dù tách khỏi khỏi can thiệp của con người như pháp lệnh của chính phủ, đạt đến trạng thái hài hòa hoàn mỹ nhất, đó chính là vô vi nhi trị. Cho nên sau khi Hoàng Đế thần du nước Hoa Tư đã đồng thời ngộ được đạo lý trị quốc và dưỡng sinh.

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/242717

The post Đại Đạo trị quốc (3): Vô vi nhi trị first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Đại Đạo trị quốc (2): Đế Đạo lập đứchttps://chanhkien.org/2021/03/dai-dao-tri-quoc-2-de-dao-lap-duc.htmlFri, 26 Mar 2021 15:32:07 +0000https://chanhkien.org/?p=27347Tác giả: Lý Đạo Chân [ChanhKien.org] 2. Đế Đạo lập đức Sau này, thuận theo văn minh xã hội phát triển, đời sống vật chất phong phú, đạo đức con người bắt đầu thoái hóa, tâm hồn không còn thuần chân, bị đủ loại tư tâm dục vọng lấp kín làm ô nhiễm, bắt đầu […]

The post Đại Đạo trị quốc (2): Đế Đạo lập đức first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Lý Đạo Chân

[ChanhKien.org]

2. Đế Đạo lập đức

Sau này, thuận theo văn minh xã hội phát triển, đời sống vật chất phong phú, đạo đức con người bắt đầu thoái hóa, tâm hồn không còn thuần chân, bị đủ loại tư tâm dục vọng lấp kín làm ô nhiễm, bắt đầu trở nên thông minh, giảo hoạt, tranh đấu lẫn nhau. Cứ như vậy, con người dần dần sản sinh ra giãn cách với Đại Đạo của tự nhiên, ngày càng rời xa Thần, Thần lực dần dần tiêu mất, môi trường tự nhiên cũng thuận theo đó mà ngày càng xấu đi, con người bắt đầu trở thành kẻ địch với tự nhiên vạn vật, đề phòng và làm hại lẫn nhau, trạng thái sinh tồn dần trở nên thống khổ và khó khăn.

Kết quả là, Hoàng Đạo từ từ suy tàn trong lịch sử. “Lạc Thư” viết: “Sau khi Hoàng Đạo khuyết thiếu, suy tàn, Đế Đạo bắt đầu hưng khởi.”

Vậy là dân tộc Trung Hoa đã bước qua thời kỳ Tam Hoàng lâu dài và tiến nhập vào giai đoạn đầu của thời kỳ Ngũ Đế năm nghìn năm văn minh. Thời kỳ Ngũ Đế là giai đoạn của chu kỳ văn minh Trung Hoa lần này, vốn khởi thủy từ Hoàng Đế. Thực ra “thời kỳ Ngũ Đế” không có nghĩa là thời kỳ chỉ có năm vị đế vương đản sinh, mà là thời kỳ lấy năm vị đế vương này làm đại biểu, từ Hoàng Đế là thủy tổ cho đến Thuấn Đế là kết thúc, khoảng cách thời gian ước chừng gần một ngàn năm. Ví như Hoàng Đế, Thiếu Hạo, Chuyên Húc, Khốc, Nghiêu, Thuấn,…đều là các vị đế vương trong thời kỳ Ngũ Đế.

“Thuyết Văn Giải Tự” viết: “Đế” (帝) cũng đồng nghĩa với “Đế” (諦), đều có hàm ý chỉ khả năng hiểu thấu chân lý của vạn vật thế gian, là danh hiệu chỉ vị quân vương cai quản thiên địa. (7)

“Quan tử – Chân Pháp Thiên” cũng viết: Người có thể nhìn thấu, thể ngộ ra chân lý của thiên đạo gọi là “Đế” (8)

“Lễ ký – Thụy Pháp” viết: Người noi theo đạo của thiên địa mà kiến lập được “đức” rộng lớn khắp thiên địa thì gọi là “Đế” . (9)

“Thượng Thư Đại Truyện” viết: Đế, noi theo thiên đạo mà kiến lập đạo đức, thiết lập hình pháp… (10)

Căn cứ theo những ghi chép trên, ta có thể biết được rằng: Người hiểu thấu thiên địa vạn vật, tham ngộ ra đại Đạo từ trong thiên địa vạn vật, lại tuân theo đại Đạo mà kiến lập “đức”, lấy “đức” giáo hóa bách tính trong thiên hạ, được gọi là “Đế”.

Thời kỳ Tam Hoàng, nhân loại ở trong trạng thái thuần chân ngây thơ tiên thiên, không thụ nhận bất kỳ ô nhiễm nào. “Hoàng” trực tiếp triển hiện rõ thiên đạo để khai hóa mông muội, khiến nhân loại sơ kỳ với tâm hồn thuần chân, đơn giản, ở trong đạo tự nhiên thuận theo tính cách mà làm các việc, thi hành “vô vi mà trị” (dùng vô vi để cai trị), thiên hạ vận hành trong đạo.

Trong tiến trình phát triển lâu dài của xã hội, tâm trí con người dần dần không còn thuần chân, bị ô nhiễm bởi các loại tư tâm dục vọng, bắt đầu lừa dối, tranh đấu lẫn nhau, trong xã hội cũng tương ứng xuất hiện những thảm họa như phạm tội, chiến tranh,… Lúc này, con người đã rời xa đại đạo, (vậy nên) không thể để cho bách tính tự nhiên thuận theo tính cách mà làm các việc, tất phải kiến lập “đức”, quy phạm ngôn hành của bách tính trong thiên hạ để dẫn dắt bách tính một lần nữa quay về tiêu chuẩn của “Đạo”.

Lúc này, “Đế” liền ứng vận mà sinh. Họ hiểu thấu thiên địa vạn vật, từ trong thiên địa vạn vật mà tham ngộ được đại Đạo, từ đó kiến lập “đức”, dùng “đức” để quy phạm ngôn hành của bách tính trong thiên hạ, dẫn dắt bách tính quay về trong “Đạo”, lấy việc đạt tới “vô vi mà trị” làm mục tiêu cuối cùng. Đây chính là điều mà Lão Tử nói: “Thất đạo nhi hậu đức” (mất Đạo rồi thì còn có “đức”)

Vậy “Đạo” và “đức” khác nhau ở chỗ nào?

Nói một cách chính xác, đức là chuẩn tắc được kiến lập dựa trên Đạo. Toàn bộ những gì được biểu đạt trong cuốn vô tự thiên thư (thiên thư không có chữ) “Chu Dịch” thần bí của Trung Quốc cổ đại, thực chất chính một loại quan hệ đối ứng: Biến hóa thiên tượng đối ứng mà dẫn khởi biến hóa nhân gian. Đồng thời “Chu Dịch” còn triển hiện toàn bộ quá trình sinh thành đức đối ứng với sự vận hành của Thiên đạo: “Càn đạo sinh khôn đức, thuận chi giả cát, nghịch chi giả hung.” (Đạo của Trời sinh ra đức của Đất; người thuận theo đó thì tốt lành, thuận lợi; kẻ đi ngược lại thì bất hạnh, nguy hiểm)

Lý luận trúc trắc có thể khó lý giải, sau đây xin lấy một sự việc đơn giản ra làm ví dụ để bàn luận:

Vào lúc con người còn thuần chân không chút tà niệm, con người về cơ bản không hiểu “lừa dối” là “vật gì”, không có bất kỳ suy nghĩ trù tính và thông minh khéo léo nào, lời hễ nói ra là tin được, thiên hạ không có lừa gạt. Trong tâm của con người thời kỳ này cơ bản không có khái niệm “thành tín”, bởi vì không có “lừa dối” nên nói chuyện “thành tín” với con người thời kỳ này hoàn toàn là thừa. Nó giống nhưng một đứa trẻ ngây thơ không chút tà niệm, cơ bản không hiểu lừa dối, vậy nên nói chuyện “thành tín” với nó ngược lại sẽ làm ô nhiễm tâm hồn nó. Đây chính là Đạo, quay trở về trạng thái tiên thiên thuần chân nhất của sinh mệnh, hết thảy chỉ là “tự nhiên thuận theo tính cách mà làm các việc”. Lúc này “Đạo” là vô hình, bởi vì thiên hạ đều hành trong Đạo nên không ai cảm giác được sự tồn tại của “Đạo”, Đạo là cơ chế duy trì sự vận hành hài hòa tự nhiên của vạn vật trong trời đất.

Thuận theo sự phát triển của nhân loại, tâm trí con người dần dần không còn thuần chân nữa, bị ô nhiễm bởi các loại tư tâm dục vọng, từ đó sinh ra suy nghĩ trù tính và thông minh khéo léo, xuất hiện lừa dối, đấu tranh,… Lúc này, thiên hạ đã lệch rời khỏi “Đạo”, sự cân bằng hài hòa trong thiên hạ bị phá vỡ, các sinh mệnh bắt đầu làm hại lẫn nhau dẫn đến đủ loại thống khổ và tai họa. Muốn đưa thiên hạ một lần nữa quay về trạng thái mỹ hảo hài hòa, tất phải khiến sinh mệnh quay về với “Đạo”. Vậy nên cần một sinh mệnh đại trí huệ có thể tham ngộ ra Đạo trong thiên địa vạn vật, tham ngộ ra bộ cơ chế khiến thiên địa vạn vật duy trì được sự mỹ hảo và hài hòa, từ đó khiến “Đạo” hiện hình, kiến lập tiêu chuẩn tham chiếu, khiến sinh mệnh hồi quy. Tiêu chuẩn tham chiếu được kiến lập này đó là “đức”, và sinh mệnh đại trí huệ tham ngộ ra “Đạo” từ thiên địa vạn vật chính là “Đế”.

Ví như: Khi sinh mệnh lệch rời Đạo, sau khi sản sinh ra lừa dối và phá tan xã hội hài hòa vốn có, lúc này liền sinh ra một loại “đức” tương ứng là “thành tín”, để uốn nắn lại sự thiên lệch của sinh mệnh, khiến sinh mệnh có thể quay về với Đạo, “đức” cứ như vậy từ từ được kiến lập nên.

“Đức” là tiêu chuẩn được kiến lập dựa trên “đạo”, cũng có thể coi là một hiện loại hiện hình của “Đạo” ở nhân gian. Khi vạn vật trong thiên hạ đều vận hành trong Đạo, thì không tồn tại khái niệm “đức” này, khi ấy “Đạo” hoàn toàn vô hình. Sau khi sinh mệnh lệch rời khỏi Đạo, hòa hợp tự nhiên bị phá hỏng, mới có tham chiếu và so sánh, thuận theo đó mà người ta cảm giác thấy Đạo. Giống như không có “thượng” làm tham khảo, đối chiếu thì không cách nào kiến lập được khái niệm “hạ” vậy, hai thứ này cùng tồn tại như một thể thống nhất.

Khi sinh mệnh đã lệch rời khỏi Đạo, phá vỡ sự hài hòa vốn có, đã có được so sánh và tham khảo, lúc này “Đạo” mới có thể theo đó mà “hiện hình”, “Đế” liền từ thiên địa vạn vật tham ngộ ra bộ cơ chế hài hòa hoàn hảo này, từ đó kiến lập tiêu chuẩn, khiến sinh mệnh quay về với hài hòa, đây chính là “đức”. Vậy nên khi sinh mệnh rời xa khỏi Đạo, khi sinh ra “lừa dối”, liền kiến lập “thành tín”; sinh ra “ác”, liền kiến lập “thiện”; sinh ra “đấu tranh” liền kiến lập “khiêm nhường”,…

Khi sinh mệnh còn thuần chân không chút tà niệm, hết thảy đều “tự nhiên thuận theo tính cách mà làm các việc”, hành trong Đạo, thiên hạ hoàn mỹ hài hòa, thì cơ bản không cần dùng “đức” để quy phạm ngôn hành, làm thế là thừa. Đây là “Hoàng” Đạo, cũng là cảnh giới cuối cùng mà Khổng Tử nói đến trong những năm cuối đời: “tòng tâm sở dục nhi bất du củ” (muốn làm gì thì làm nấy, mà vẫn không vượt ra ngoài phép tắc)

“Tòng tâm sở dục nhi bất du củ”, thực ra sau khi quay về trong Đạo rồi, hết thảy sẽ tự nhiên thuận theo bản tính mà làm các việc. Đây là quá trình Khổng Tử trải qua một đời đúc kết, không ngừng tu đức, cuối cùng quay về với Đạo; đây đã nói rõ lên rằng Nho gia khi đến đỉnh điểm, liền quy về Đạo gia; khi “đức” đã hoàn bị (hoàn mỹ) và đạt đến vô hình, tự nhiên sẽ quy nhập về “Đạo”.

Đế thông qua ngộ Đạo mà lập đức, dẫn dắt bách tính trong thiên hạ quay về với tiêu chuẩn của Đạo, cuối cùng thực hiện được “vô vi mà trị”, đây là “vô vi mà trị” hậu thiên, có chỗ khác biệt với “vô vi mà trị” của thời kỳ Hoàng Đạo.

Theo các ghi chép lịch sử, trong thời kỳ Ngũ Đế, vị đế vương cuối cùng tiếp cận được “vô vi mà trị” là Nghiêu Đế.

Tương truyền vào cuối thời kỳ Nghiêu Đế tại vị, thiên hạ được trị lý vô cùng tốt. “Cao Sỹ Truyện” có ghi chép: Thời Nghiêu Đế, thiên hạ thái bình, hài hòa, cuộc sống bách tính thong dong tự tại, vô ưu vô lo, người già trẻ nhỏ vui vẻ tự lạc, thiên hạ khắp nơi đều là tiên cảnh chốn nhân gian. Có một lão nhân 80 tuổi, vừa cuốc đất vừa hát bên bờ ruộng, thong thả tự lạc. Nhìn thấy dáng vẻ vui vẻ vô ưu của lão, người đi đường cảm thán: “Đây đều là thịnh đức của Nghiêu Đế ban cho!” lão nhân nghe được bèn hát to: “Mặt trời lên thì làm, mặt trời lặn thì nghỉ, đào giếng mà uống, cày ruộng mà ăn, nào có chuyện đức của Đế ban cho ta.

Đây chính là bài “Kích nhưỡng ca” nổi tiếng trong lịch sử, miêu tả cảnh tượng tuyệt mỹ tựa bồng lai tiên cảnh thời Nghiêu Đế, ý cảnh xa xưa, sâu sắc, họa cảnh an tường mộc mạc. Đây cũng là sự thể hiện hồn nhiên của phong tục dân gian, đức tính dân gian sau khi Nghiêu Đế cai trị thiên hạ, hết thảy thuận theo tự nhiên, như thể đế vương căn bản không hề tồn tại.

(6) “Lạc Thư” viết: “Hoàng đạo khuyết cố đế giả hưng” (7) “Thuyết văn giải tự” viết: “Đế, đế dã, vương thiên hạ chi hiệu dã.” (8) “Quản tử-Chân Pháp Thiên” viết: “Sát đạo giả đế” (9) “Lễ ký-Thụy Pháp” viết: “Đức tượng thiên địa xưng đế” (10) “Thượng thư đại truyện” viết: “Thiên lập Ngũ Đế dĩ vi tương, tứ thời thi sinh, pháp độ minh sát, xuân hạ khương thưởng, thu đông hình, đế giả nhậm đức thiết hình, dĩ tắc tượng chi, ngôn kì năng hành thiên đạo, cử thác thẩm đế dã”

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/242716

The post Đại Đạo trị quốc (2): Đế Đạo lập đức first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Đại Đạo trị quốc (1): Hoàng Đạo vô vihttps://chanhkien.org/2021/03/dai-dao-tri-quoc-1-hoang-dao-vo-vi.htmlFri, 05 Mar 2021 16:33:04 +0000https://chanhkien.org/?p=27107Tác giả: Lý Đạo Chân [ChanhKien.org] 1. Hoàng Đạo vô vi Người viết đã tìm hiểu toàn bộ quá trình phát triển đạo trị quốc trong lịch sử Trung Hoa, và đúc kết ra mô hình tư tưởng trị quốc của các triều đại, hy vọng nhân loại ngày nay sẽ coi đó là tấm […]

The post Đại Đạo trị quốc (1): Hoàng Đạo vô vi first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Lý Đạo Chân

[ChanhKien.org]

1. Hoàng Đạo vô vi

Người viết đã tìm hiểu toàn bộ quá trình phát triển đạo trị quốc trong lịch sử Trung Hoa, và đúc kết ra mô hình tư tưởng trị quốc của các triều đại, hy vọng nhân loại ngày nay sẽ coi đó là tấm gương cảnh tỉnh cho mình, và có thể đưa ra sự lựa chọn đúng đắn và sáng suốt vào thời điểm quan trọng nhất này, đừng kết giao với ma quỷ, hãy chọn cho mình một tương lai tươi sáng và tốt đẹp. Thời gian không còn nhiều, một khi chần chừ bỏ lỡ, bạn sẽ vĩnh viễn mất đi cơ hội của mình!

Nói một cách toàn diện, trong tiến trình lịch sử của chế độ quân vương trị quốc của Trung Hoa, đạo trị quốc trải qua bốn quá trình là Hoàng Đạo, Đế Đạo, Vương Đạo và Bá Đạo. Trước tiên, chúng ta hãy dựa vào bối cảnh lịch sử Trung Hoa để tìm hiểu sự khác biệt giữa Hoàng, Đế, Vương và Bá.

Trong các truyền thuyết còn lưu lại từ thời cổ đại, từ khi Bàn Cổ khai thiên lập địa và Nữ Oa cùng các vị thần tạo ra con người, thời kỳ sớm nhất được biết đến của lịch sử văn minh Trung Hoa là lịch sử về Tam Hoàng. Thuật ngữ “Tam Hoàng” được xuất hiện lần đầu trong “Chu lễ”, và tiếp đến là trong “Lã thị Xuân Thu”. Trong “Sử ký – Tần Thủy Hoàng bản kỷ” của Tư Mã Thiên đã từng dẫn lời của Lý Tư nói rằng: “Thời cổ đại có Thiên Hoàng, có Địa Hoàng, có Thái Hoàng, và Thái Hoàng là quý nhất.”

Nói chung, Thiên Hoàng, Địa Hoàng, Thái Hoàng (Nhân Hoàng) được gọi chung là Tam Hoàng, mà Tam Hoàng này cụ thể là ai, cũng có nhiều ý kiến ​​khác nhau, cũng có người nói rằng Tam Hoàng được chia thành tiền Tam Hoàng, trung Tam Hoàng và hậu Tam Hoàng, tổng cộng có Cửu Hoàng. Tóm lại, có rất nhiều cách nói về Tam Hoàng, nó đại biểu cho một thời kỳ văn minh tiền sử rất lâu dài và thần bí trước năm nghìn năm văn hiến của chúng ta, khoảng thời gian vô cùng xa xôi và lâu dài.

Trong “Xuân Thu vĩ” có ghi lại rằng: từ khi bắt đầu Thái Hoàng thị đến năm thứ mười bốn Lỗ Ai Công (481 TCN), tổng cộng có mười kỷ, kéo dài 3.267.000 năm.

Thời kỳ Tam Hoàng cụ thể kéo dài bao lâu, chúng ta không thể biết, nhưng chúng ta có thể biết rằng thời kỳ Tam Hoàng còn xa hơn rất nhiều chứ không chỉ dừng lại ở chỗ 3 vị “Hoàng” đản sinh, nó đại diện cho một thời kỳ rất dài và bí ẩn của nền văn minh tiền sử. Ví dụ như họ Sào, họ Toại Nhân, họ Phục Hy, họ Nữ Oa, họ Thần Nông, v.v. thuộc về Hoàng của thời kỳ Tam Hoàng. Theo các tài liệu cổ, “Hoàng” là Thần linh đến từ các tầng cao của vũ trụ, họ hạ thế xuống nhân gian và trở thành Vua của nhân gian, truyền lại trí huệ và văn hóa cho nhân loại, bảo vệ nhân loại khỏi sự ngu dốt và bước vào nền văn minh. Có nghĩa là, văn hóa Trung Hoa có nguồn gốc từ thiên thượng và từ các vị Thần, hoàn toàn không phải do trí tuệ của người phàm tạo ra, vì vậy nó được gọi là văn hóa thần truyền.

Hãy cùng nhìn lại nội hàm của “Hoàng”:

Trong “Quản Trọng – Chương Chân Pháp” có nói: “Người [anh] minh là Hoàng”. Vào thời Tiên Tần, “Đạo” được gọi là “Thái nhất”, có thể lý giải là Đại Đạo cao minh soi rọi thế giới hỗn loạn vô minh, gọi là Hoàng.

Trong “Xuân Thu vận đẩu khu” cũng nói: “Hoàng đại biểu cho Thiên, Thiên Đạo không nói, bốn mùa luân chuyển, vạn vật tương sinh. Tam Hoàng thực hiện vô vi mà cai trị, dạy dỗ bằng hành động không cần nói, và có đạo đức cực cao, lời họ nói ra bách tính đều không làm trái, giống như Hoàng Thiên, nên gọi là Hoàng.”

Trong “Bạch hổ thông nghĩa” nói: “Phàm được xưng là Hoàng, ánh sáng rực rỡ vạn trượng, thi hành việc vô vi mà trị, thực hiện dạy dỗ không bằng lời nói, lấy Đại Đạo mà giáo hóa vạn vật, bách tính thiên hạ sẽ không làm trái người đó. Nếu như chúng ta cai quản lý bằng cách thức của con người, can thiệp vào cuộc sống của bất kỳ người dân thường nào, đều không thể được gọi là Hoàng. Vì vậy, lúc bấy giờ, thiên hạ đều hành theo Đại Đạo, vàng bị vứt bỏ trên núi, không ai khai thác, trân châu ngọc thạch vứt xuống dưới nước mà không có người vớt; dân chúng sống trong hang động, mặc áo lông thú, uống nước mưa nước sương, cùng hòa với thiên nhiên, vô lo vô nghĩ, không muốn không cầu, và tương thông với Thiên Địa Thần linh”.

Theo ghi chép, vào thời xa xưa tiền sử, thuở sơ khai của loài người, con người thuần khiết chân thật không tà, không ham muốn ích kỷ, hòa hợp làm một với thiên nhiên, đơn thuần như một tờ giấy trắng. Vào thời điểm đó, nhân loại đang ở trong thời kỳ mông muội, không có văn minh, không có kiến ​​thức về vũ trụ tự nhiên và không biết gì cả, giống như một đứa trẻ sơ sinh. Vì vậy, các vị Thần đã hạ thế, hóa thân thành “Hoàng” của nhân gian, mang trí tuệ của thiên thượng truyền cấp cho nhân loại, soi sáng thế giới còn hỗn loạn vô minh, giống như cha mẹ chăm sóc con thơ, dẫn dắt nhân loại đi qua một thời kỳ lịch sử lâu dài và bước vào nền văn minh.

Lúc bấy giờ, trên trái đất, đâu đâu cũng là hoa thơm quả lạ, mưa thơm suối ngọt, chim tiên, thú thần, cảnh vật tươi đẹp tráng lệ, vạn vật hài hòa không làm hại lẫn nhau. Vào thời kỳ đó, con người có sức mạnh thần thông và rất gần gũi với Thần, không cần làm ruộng, lao động vất vả mà cuộc sống vẫn sung túc, vô lo vô nghĩ, không có tai ương, đau khổ, cuộc sống rất giản dị và hạnh phúc. Vào thời điểm đó, nhân loại không có cơ cấu chính phủ, dựa vào Đạo mà làm, không cần cai trị, giống như “Thần quốc Hoa Tư” mà Hoàng Đế đã từng đến trong mộng.

“Đế Vương Thế Kỷ” và các tài liệu cổ khác ghi lại: Vào thời Tam Hoàng cổ đại, ở nước Hoa Tư có một người phụ nữ gọi là Hoa Tư. Một ngày nọ, Hoa Tư phát hiện ra bên cạnh đầm Lôi có một dấu chân rất lớn nên hiếu kỳ giẫm chân mình lên dấu chân khổng lồ, vì thế nhận sự cảm ứng ở trên trời nên mang thai và sinh ra Phục Hy. Phục Hy là một trong năm vị Thiên đế là Đông phương Thương Đế được sinh ra trong nhân gian và là một trong Tam Hoàng, lưu lại cho loài người các thiên cơ Đại Đạo như bát quái v.v…

“Liệt tử – Hoàng đế thiên” ghi lại rằng: Hoàng Đế ban ngày ngủ và trong giấc mơ của mình lang thang đến nước Hoa Tư quê hương của Phục Hy. Vương quốc Hoa Tư ở một nơi rất xa xôi và bí ẩn, sức của con người không thể đến được, chỉ có thể Thần du. Đất nước này không có người quản lý, mọi thứ đều hòa hợp với thiên nhiên làm một, bách tính không có dục vọng ích kỷ, tâm hồn rất trong sáng, không luyến tiếc sự sống cũng không sợ chết, hoàn toàn thuận theo tự nhiên. Vì vậy, họ không có đau khổ nào và vạn vật trong tự nhiên không thể làm tổn hại họ được, họ có thể bay trên không trung, có đầy đủ phép Thần thông và tồn tại ở trạng thái nửa người nửa thần. Đó là một vùng đất cực lạc kỳ diệu. Sau khi Hoàng Đế tỉnh dậy, Ông đã ngộ được con đường tu dưỡng bản thân và cai trị đất nước, thế là trải qua hai mươi tám năm cai quản, đã khiến thiên hạ thuận theo Đại Đạo, đạt tới vô vi mà trị, và khiến thiên hạ được trị vì giống như nước Hoa Tư.

Trong “Hoài nam tử – Bản kinh huấn” ghi lại rằng: trong thời kỳ trị vì của tộc Dung Thành thời cổ đại, con người đi trên đường một cách tự nhiên và trật tự như chim nhạn, khi đi ra ngoài đặt con non trong tổ sẽ không có nguy hiểm gì, lương thực chưa dùng hết chất đống ngoài đồng cũng không bao giờ bị mất; không có nguy hiểm khi đi theo chó sói, hổ, báo; khi đi đường dẫm phải rắn độc cũng không có nguy hiểm gì. Con người sống thật tự nhiên, vui vẻ và chưa bao giờ cảm thấy có gì kỳ lạ.

Từ những mô tả trên, chúng ta có thể hiểu một hoặc hai điều về thực trạng xã hội thời Hoàng Đạo trị quốc: Vào thời cực kỳ xa xưa, tâm hồn con người thuần khiết, không có ham muốn ích kỷ, không bị ô nhiễm bởi hậu thiên, và ở trong trạng thái mông muội tự nhiên, giống như một đứa trẻ sơ sinh. Khi đó, các vị Thần tầng cao sẽ giáng sinh xuống mặt đất và trở thành Hoàng của nhân gian, họ giống như Hoàng Thiên vậy, tỏa sáng rực rỡ, mang đến chân lý của Thiên Đạo, truyền đạt cho nhân loại văn minh và trí huệ, dạy bằng hành động không cần lời nói, thực thi vô vi mà trị, khiến cho thiên hạ làm theo Đại Đạo. Như vậy, vào thời điểm đó, nhân loại và Thiên Địa Thần linh tương thông, sống như trạng thái nửa Thần nửa người. Khi đó, môi trường trên mặt đất tươi đẹp giàu có vô cùng, con người và thiên nhiên hòa làm một, không còn đau khổ buồn rầu, cuộc sống bình dị và hạnh phúc, vô dục vô cầu…

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/242693

The post Đại Đạo trị quốc (1): Hoàng Đạo vô vi first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>