Công lý | Tag | Chánh Kiến Nethttps://chanhkien.orgChánh KiếnThu, 24 Apr 2025 07:00:24 +0000en-UShourly1Tranh của học viên Pháp Luân Công: “Hoa sen vàng”https://chanhkien.org/2010/11/tranh-cua-hoc-vien-phap-luan-cong-hoa-sen-vang.htmlhttps://chanhkien.org/2010/11/tranh-cua-hoc-vien-phap-luan-cong-hoa-sen-vang.html#respondMon, 08 Nov 2010 15:19:06 +0000https://chanhkien.org/?p=7730Lời ban biên tập: Từ khi Giang Trạch Dân và những người đi theo ông ta bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công vào ngày 20/7/1999 cho tới nay, hơn 3.000 học viên được xác nhận là đã chết vì bị bức hại. Con số thực tế còn cao hơn nhiều. Cảnh sát Trung Quốc […]

The post Tranh của học viên Pháp Luân Công: “Hoa sen vàng” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tranh sơn dầu trên vải ‘Hoa sen vàng’ của họa sĩ Thẩm Đại Từ, (69in X 43in), 2004

Lời ban biên tập: Từ khi Giang Trạch Dân và những người đi theo ông ta bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công vào ngày 20/7/1999 cho tới nay, hơn 3.000 học viên được xác nhận là đã chết vì bị bức hại. Con số thực tế còn cao hơn nhiều. Cảnh sát Trung Quốc đã lục soát bất hợp pháp tư gia của các học viên Pháp Luân Công và lấy đi tài sản cá nhân của họ. Hàng triệu học viên đã bị đưa vào trại lao động cưỡng bức và nhà tù, nơi họ bị tra tấn cả về thể xác lẫn tinh thần. Con của các học viên Pháp Luân Công đã trở thành nạn nhân của cuộc bức hại phi nghĩa. Một số em đã trở thành vô gia cư sau khi cảnh sát bắt cóc cha mẹ các em. Một số em đã phải sống dưới sự nuôi dưỡng của ông bà, những người phải tự kiếm sống một cách độc lập. Một số em thì bị giam giữ phi pháp trong nhà tù cùng cha mẹ các em. Một số em đã trở thành những đứa trẻ mồ côi không nơi nương tựa khi cha mẹ các em bị tra tấn đến chết. Các học viên Pháp Luân Công là họa sĩ đang dùng cây cọ của mình để tiết lộ với thế giới rằng những trẻ em vô tội tại Trung Quốc cũng là nạn nhân của cuộc đàn áp do Giang khởi xướng. Họ hy vọng rằng tác phẩm nghệ thuật của họ sẽ giúp khơi dậy nhận thức và lương tâm của người dân thế giới, cũng như góp phần chấm dứt cuộc đàn áp vô nhân tính đối với các học viên Pháp Luân Công và con cái họ.

* * *

[Falunart.org] Cảm hứng cho bức tranh này đến từ một câu chuyện có thật từng gây ra phản ứng kịch liệt trên trường quốc tế. Một người mẹ trẻ tên là Vương Lệ Huyên, cùng đứa con trai 7 tháng tuổi của cô đã bị tra tấn đến chết sau khi họ bị bắt chỉ vì tập Pháp Luân Công. Báo cáo khám nghiệm tử thi cho thấy đứa trẻ đã bị treo ngược đầu xuống đất và đầu của bé đã bị dập nát.

[Chanhkien.org] “Hoa sen vàng” miêu tả câu chuyện về một học viên Pháp Luân Công và đứa con trai của cô bị tra tấn đến chết sau khi cảnh sát Trung Quốc bắt cóc họ. Đây là câu chuyện có thực đã xảy ra tại Trung Quốc vào năm 2000.

Cô Vương Lệ Huyên (Wang Lixuan), 27 tuổi, là một học viên Pháp Luân Công sống tại thôn Nam Hoành, trấn Tê Hà Tự Khẩu, thành phố Yên Đài, tỉnh Sơn Đông. Con trai cô, Mạnh Hạo, mới chưa đầy 8 tháng tuổi khi em bị giết hại.

Sau khi Giang Trạch Dân bắt đầu bức hại Pháp Luân Công vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, cô Vương đã tới Bắc Kinh để thỉnh nguyện phục hồi danh dự cho Pháp Luân Công 8 lần, trong đó 3 lần là khi cô mang thai, và 2 lần là đi cùng đứa bé. Ngày 21 tháng 10 năm 2000, cảnh sát đã bắt cô và con trai cô trong khi họ đang trên đường tới Bắc Kinh. Ngày 7 tháng 11 năm 2000, cảnh sát đã bắt cóc cô Vương và con trai cô khi họ đang giảng chân tướng về Pháp Luân Công trên quảng trường Thiên An Môn. Vì cô Vương Lệ Huyên từng làm việc cho một công ty ở Khu phát triển Yên Đài, một cảnh sát có họ là Mưu đến từ Cục Công an Khu phát triển Yên Đài đã đưa họ tới văn phòng đại diện Khu phát triển Yên Đài ở Bắc Kinh, tọa lạc tại tầng 18, Trung tâm Hoa Úc và giữ họ dưới sự giám sát. Khoảng 4 giờ chiều ngày hôm ấy, cô Vương và đứa con trai nhỏ của cô được báo cáo là đã ngã từ ban công tầng 18 xuống đất. Họ chết ngay lập tức. Đây quả thực là một cảnh tượng bi thảm.

Mẹ của cô Vương Lệ Huyên, bà Lý Tú Hương, cũng là một học viên Pháp Luân Công. Khi chồng bà nhận được giấy báo tử và đến Bắc Kinh cùng một số thân nhân, họ đã tìm thấy thi thể của cô và đứa con trai bị đông cứng lại trên nền đất.

Theo khám nghiệm tử thi: cổ và xương khuỷu của cô đã bị gẫy, đầu cô bị dập và có một cây kim mắc ở vùng thắt lưng cô. Có hai vết thâm tím lớn ở mắt cá chân trên thi thể đứa bé. Có hai vệt đen và xanh trên đầu bé, và máu chảy ra từ mũi em. Người ta suy luận rằng các vết bầm có thể đã được gây ra khi những kẻ tra tấn còng chân bé Mạnh Hạo [mới chưa đầy 8 tháng tuổi] và treo ngược đầu em xuống đất. Đám hầu đoàn của Giang Trạch Dân thậm chí còn không tha một đứa trẻ!

Cái chết bi thương của cô Vương Lệ Huyên cùng đứa trẻ cần phải được điều tra thêm. Sự thật chắc chắn sẽ được phơi bày khi cuộc đàn áp kết thúc và khi tập đoàn tà ác của Giang Trạch Dân dừng phong tỏa thông tin. Khi ngày đó tới, Giang Trạch Dân và những kẻ tòng phạm sẽ bị đưa ra trước công lý!

Lời bình tại triển lãm tranh:

Bức tranh “Hoa sen vàng” là đài tưởng niệm dành cho con người bé bỏng nhất bị giết hại trong cuộc đàn áp, và mẹ của em. Mảnh vải vắt qua người họ viết “Chân Thiện Nhẫn”. Những bông sen vàng đại diện cho sự thuần khiết khi chúng khai nở, giống như câu chuyện được kể trên đây.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2004/11/9/29857.html
http://pureinsight.org/node/2609

The post Tranh của học viên Pháp Luân Công: “Hoa sen vàng” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/11/tranh-cua-hoc-vien-phap-luan-cong-hoa-sen-vang.html/feed0
Tranh của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp: “Kiên định bất khuất”https://chanhkien.org/2010/10/tranh-cua-de-tu-phap-luan-dai-phap-kien-dinh-bat-khuat.htmlhttps://chanhkien.org/2010/10/tranh-cua-de-tu-phap-luan-dai-phap-kien-dinh-bat-khuat.html#respondTue, 26 Oct 2010 14:59:33 +0000https://chanhkien.org/?p=7107[Chanhkien.org] Bức tranh này dựa trên một câu chuyện có thực. Lưu Thành Quân là một học viên Pháp Luân Công tại thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc. Tháng 3 năm 2002, anh đã bị kết án tới 19 năm tù vì chèn sóng vào hệ thống truyền hình cáp Trường Xuân […]

The post Tranh của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp: “Kiên định bất khuất” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tranh sơn dầu ‘Kiên định bất khuất’ của Kathleen Gillis (32in X 58in), 2004

[Chanhkien.org] Bức tranh này dựa trên một câu chuyện có thực. Lưu Thành Quân là một học viên Pháp Luân Công tại thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc. Tháng 3 năm 2002, anh đã bị kết án tới 19 năm tù vì chèn sóng vào hệ thống truyền hình cáp Trường Xuân để tiết lộ sự thật về cuộc đàn áp tàn bạo của chế độ cộng sản Trung Quốc đối với các học viên Pháp Luân Công. Anh đã chết trong tù sau 21 tháng bị tra tấn. Anh là một trong số ít các học viên Pháp Luân Công tiên phong phát sóng các chương trình giảng chân tướng trên mạng lưới truyền hình Trung Quốc.

Trong bức tranh này, Lưu Thành Quân bị trói vào một cái ghế trong phòng tra tấn, nơi sàn nhà đầy những hình tượng ma quỷ và quái vật đại diện cho sự khủng khiếp mà anh phải chịu đựng khi bị giam giữ bất hợp pháp. Anh được tắm trong một luồng sáng ấm áp màu vàng kim phát ra từ góc trái, đại diện cho đức tin kiên định. Một bàn tay vàng chìa ra, đại diện cho sự cứu rỗi của vị Chủ vũ trụ. Lưu Thành Quân ngước nhìn lên luồng sáng và bàn tay, cho nên chúng ta không thấy được nét mặt anh. Những vệt máu và vết thương của anh không được thể hiện trong bức tranh này, nhưng chúng ta có thể cảm nhận từ tư thế của anh rằng anh đang chịu rất nhiều đau đớn. Anh ngước nhìn theo luồng sáng, thay vì gục đầu tuyệt vọng, điều ấy cho thấy ý chí và lòng can đảm không bị lung lay của anh.

Lời bình tại triển lãm tranh:

Trong bức tranh ‘Kiên định bất khuất’, phẩm cách của Lưu Thành Quân được biểu đạt theo một cách thật độc đáo. Anh trông sạch sẽ và không tỳ vết, tắm ánh sáng trong tư thế ngẩng đầu lên. Người đàn ông dũng cảm này đã chèn sóng vệ tinh và phát đi các bằng chứng về sự tàn bạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc khi tiến hành cuộc đàn áp phi pháp. Đoạn phim mà anh chiếu tiết lộ rằng trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công, tuyên truyền đã được sử dụng để vu khống một nhóm người lương thiện. Đoạn băng quay chậm về “vụ tự thiêu” trên quảng trường Thiên An Môn đã vạch trần bản chất lừa dối của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Sau 21 tháng cầm tù, anh Lưu đã bị tra tấn đến chết. Những hình ảnh ma quái và trông như quái vật trên sàn nhà đại diện cho sự kinh hoàng mà anh phải chịu đựng khi bị giam giữ. Người họa sĩ đã vẽ anh sạch sẽ, không vết bẩn và máu để thể hiện sự uy nghiêm của anh. Những hình tam giác đan xen có thể được trông thấy trong bức tranh, biểu đạt sức mạnh của một con người có thể từ bỏ sinh tử để giúp mọi người biết sự thật. Anh được tắm trong luồng ánh sáng vàng kim ấm áp đại diện cho chính tín kiên cường. (Những hình tam giác có thể thấy trên bộ quần áo anh mặc, cằm anh, chiếc ghế, bức tường và luồng sáng. Toàn bức tranh được vẽ bằng những hình tam giác.)

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2004/11/21/30001.html
http://pureinsight.org/node/2673

The post Tranh của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp: “Kiên định bất khuất” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/10/tranh-cua-de-tu-phap-luan-dai-phap-kien-dinh-bat-khuat.html/feed0
Tranh của học viên Pháp Luân Công: “Tưởng niệm”https://chanhkien.org/2010/09/tranh-cua-hoc-vien-phap-luan-cong-tuong-niem.htmlhttps://chanhkien.org/2010/09/tranh-cua-hoc-vien-phap-luan-cong-tuong-niem.html#respondFri, 17 Sep 2010 06:39:03 +0000https://chanhkien.org/?p=6742[Chanhkien.org] Bức tranh này là để tưởng niệm một vài trong số hàng trăm đệ tử Pháp Luân Công được biết là đã qua đời dưới sự đàn áp tàn bạo. Còn có nhiều đệ tử Pháp Luân Công hơn đang mất tích và không có thông tin gì sau khi họ bị chính quyền […]

The post Tranh của học viên Pháp Luân Công: “Tưởng niệm” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tranh sơn dầu: “Tưởng niệm” của Diệu Trọng Kỳ (110 inch x 42 inch), 2004

[Chanhkien.org] Bức tranh này là để tưởng niệm một vài trong số hàng trăm đệ tử Pháp Luân Công được biết là đã qua đời dưới sự đàn áp tàn bạo. Còn có nhiều đệ tử Pháp Luân Công hơn đang mất tích và không có thông tin gì sau khi họ bị chính quyền Trung Quốc bắt đi.

Tôi đã bị sốc khi nghe kể về những câu chuyện của các học viên Pháp Luân Công bị giết hại một cách bất hợp pháp ở Trung Quốc, do đó tôi đã quyết định tạo ra một cái gì đó để tưởng nhớ đến họ. Chuyên môn của tôi là khoa học máy tính. Trước khi vẽ bức tranh này, tôi đã thu thập những tấm ảnh kỹ thuật số của các học viên bị sát hại, rồi cắt ghép chúng với nhau thành một tấm ảnh kỹ thuật số.

Bởi vì tôi cũng tập luyện Pháp Luân Công nên tôi biết Pháp Luân Công yêu cầu người tu luyện phải trở thành người tốt. Tôi đã xem những tấm hình này và để ý rằng một số nạn nhân vẫn còn rất trẻ khi họ bị sát hại. Ví dụ như Meng Hao (em bé đội nón vàng ở hàng đầu tiên) bị tra tấn đến chết khi em chỉ mới 8 tháng tuổi. Nhiều người cao tuổi cũng là nạn nhân của chế độ độc tài của Giang Trạch Dân. Tất cả những người này đều đang cố gắng trở thành người tốt hơn, và họ phải chịu sự khủng bố và tra tấn của Giang Trạch Dân! Tôi biết những người tập luyện Pháp Luân Công đều rất khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng. Sau khi họ phục hồi hoặc cải thiện sức khỏe nhờ tập Pháp Luân Công, Giang Trạch Dân đã làm thân thể của họ bị tổn thương nặng nề và lấy đi mạng sống quý giá của họ! Mỗi khi nghĩ về những đệ tử này, tôi lại thấy buồn vô cùng. Sau đó tôi quyết định thu thập những tấm hình của các học viên Pháp Luân Công đã được xác định là bị tra tấn đến chết ở Trung Quốc kể từ ngày 20-7-1999. Tất nhiên, số lượng học viên chết sau khi bị bắt thực sự cao gấp nhiều lần so với con số thương vong được xác nhận. Khâu chuẩn bị trên máy tính thì dễ dàng hơn. Những gì tôi cần phải làm là cắt lấy phần đầu của mỗi tấm chân dung và ghép chúng với nhau trong một tấm hình. Những bức chân dung đều được chụp khi họ còn sống khỏe mạnh. Nhìn qua hình, các bạn có thể thấy họ đều là những người tốt. Thế nhưng đây lại là cách mà Giang Trạch Dân đối xử với những công dân lương thiện của Trung Quốc! Tôi quyết định rằng mình phải vẽ một bức tranh gồm những gương mặt lương thiện và hạnh phúc của những học viên Pháp Luân Công bị sát hại, và tôi sẽ làm cho người xem tranh hiểu rằng những người trong bức tranh này đều là các nạn nhân lương thiện và vô tội của sự khủng bố do Giang Trạch Dân khởi xướng. Tôi cũng hy vọng rằng họ sẽ kể lại sự thật mà họ thấy trong bức tranh này cho người khác, và cùng nhau hỗ trợ để kết thúc cuộc bức hại.

Tôi chỉ có thể tìm thấy 280 tấm hình của những nạn nhân này. Tuy nhiên, tôi đã ghép mọi tấm hình mà tôi tìm thấy vào trong bức tranh của mình. Một số tấm hình thì rất nhỏ. Một số chỉ bằng đầu móng tay. Một số thì nhỏ và mờ. Bất chấp những khó khăn kỹ thuật ấy, tôi đã cố gắng hết sức để vẽ lại từng học viên quá cố dựa theo chân dung của họ. Đối với mỗi bức chân dung, tôi cũng cố vẽ càng chi tiết càng tốt. Khi Giang Trạch Dân tàn sát những người này, ông ta cũng bắt gia đình của họ phải chịu đau khổ và khủng bố. Mỗi học viên Pháp Luân Công bị sát hại đều có gia đình. Một số đã có con và số khác thì có cha mẹ sống nhờ vào sự thương yêu và chăm sóc của họ. Tôi hy vọng những học viên đã qua đời sẽ tiếp tục sống mãi qua bức tranh của tôi. Nhưng tôi không có cách nào để thêm vào một số nạn nhân kể trên vì họ đã bị giết trước khi được sinh ra đời. Giang Trạch Dân đã ra lệnh cho tay sai của ông ta giết những học viên mang thai và ép họ phá thai. Những đứa trẻ chưa chào đời này cũng là những sinh linh! Nhưng tôi không thể nào vẽ ra những sinh linh chưa chào đời này được.

Dựa theo những thống kê chưa hoàn chỉnh, từ ngày 20-7-1999 cho đến ngày 9-1-2005, hơn 1.260 học viên đã được xác nhận bị tra tấn đến chết ở Trung Quốc. Khi tôi nảy ra ý tưởng vẽ bức tranh này lần đầu, con số đó chỉ dưới 300. Đó chỉ là số lượng học viên Pháp Luân Công có tên tuổi được xác định. Số người chết thực tế còn cao hơn nhiều! Tôi muốn thể hiện những gương mặt hạnh phúc này trên bức tranh để người xem có thể thấy họ hạnh phúc và lương thiện như thế nào khi họ tu luyện Pháp Luân Công. Họ được biết đến như là những nhân viên và đồng nghiệp tốt tại nơi làm việc. Tôi không thể ngăn mình khóc khi nghĩ rằng họ sẽ như thế nào nếu họ còn sống. Nhìn vào bức tranh này, một số vẫn còn ở tuổi niên thiếu khi bị sát hại. Đằng sau mỗi gương mặt này là cả một câu chuyện cảm động.

Lời dẫn tại triển lãm:

Bức tranh này có tên là “Tưởng niệm”. Dưới các tầng thiên đàng, các bạn có thể thấy cựu chủ tịch Đảng Cộng sản. Ông ta đang bị kéo xuống cửa vô sinh cùng với những cảnh sát mà ông ta đã ra lệnh tham gia cuộc bức  hại. Tác giả là một học viên lớn tuổi, người đã chân thành vẽ lại chân dung của tất cả những học viên lương thiện này, từ những tấm hình mà bà thu thập được từ website Minh Huệ. Những người được vẽ ở đây đến từ mọi giai tầng của cuộc sống. Đó là những giáo viên, bác sĩ và thợ mộc… Họ đều là những người tốt – những người tốt nhất. Họ đã sống một cuộc đời lương thiện.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2004/12/3/30191.html
http://pureinsight.org/node/2701

The post Tranh của học viên Pháp Luân Công: “Tưởng niệm” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/09/tranh-cua-hoc-vien-phap-luan-cong-tuong-niem.html/feed0
Tranh của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp: “Định vị trí”https://chanhkien.org/2010/09/tranh-cua-de-tu-phap-luan-dai-phap-dinh-vi-tri.htmlhttps://chanhkien.org/2010/09/tranh-cua-de-tu-phap-luan-dai-phap-dinh-vi-tri.html#respondSat, 04 Sep 2010 13:11:28 +0000https://chanhkien.org/?p=6607Tác giả: Trương Côn Luân [Falunart.org] Lời giới thiệu của Falunart.org: Bức tranh này vẽ cùng lúc nhiều cảnh thỉnh nguyện ôn hòa tới chính phủ Trung Quốc trên quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh. Các học viên Pháp Luân Công mang theo những tấm biểu ngữ ghi “Pháp Luân Đại Pháp hảo” […]

The post Tranh của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp: “Định vị trí” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Trương Côn Luân

Tranh sơn dầu: “Định vị trí” của Trương Côn Luân (67inch x 117inch), 2003

[Falunart.org] Lời giới thiệu của Falunart.org:

Bức tranh này vẽ cùng lúc nhiều cảnh thỉnh nguyện ôn hòa tới chính phủ Trung Quốc trên quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh. Các học viên Pháp Luân Công mang theo những tấm biểu ngữ ghi “Pháp Luân Đại Pháp hảo” trong khi cảnh sát và công an mặc thường phục điên cuồng bắt giữ họ. Các vị Thần ở cả văn hóa phương Đông và phương Tây đều đang có mặt để quan sát họ.

[ChanhKien.org] Lời giới thiệu của giáo sư Trương Côn Luân:

Tôi muốn truyền đạt cho mọi người một sự thật thông qua bức tranh này. Trong vũ trụ có một nguyên lý mà không ai thoát được: “Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”. Pháp Luân Công dạy người ta trở thành người tốt hơn, nhưng thế lực tà ác đã bức hại họ dã man. Thái độ của mọi người đối với cuộc đàn áp Pháp Luân Công này sẽ xác định vị trí của họ trong vũ trụ.

Đối với những viên cảnh sát tà ác này, khi họ đánh đập các học viên Pháp Luân Công ở quãng trường Thiên An Môn, trên thực tế là nguyên thần của họ đã bị đánh hạ xuống địa ngục rồi, và vận mệnh của họ thật khủng khiếp. Ngay cả với con chó trong bức tranh, khi nó cắn các học viên Pháp Luân Công, nguyên thần của nó đã bị quỷ sứ bắt đi và lôi xuống địa ngục. Những cảnh sát Trung Quốc đã tra tấn nữ học viên Pháp Luân Công trong bức tranh này chỉ vì cô đang nói cho mọi người biết sự thật về Pháp Luân Công và làm những việc đại Thiện, và do đó nguyên thần của cô được lên thiên đàng để vào cõi thần tiên và lên đến cảnh giới cao hơn. Bởi vì đạo đức của cô đã phù hợp với tiêu chuẩn của tầng thứ đó, cô ấy sẽ đi đến tầng thứ của vũ trụ tương xứng với mức độ tâm tính của cô. Tuy nhiên đối với những vị Phật, Đạo, Thần ở các tầng thứ cao, bất kể là họ cao đến đâu, hễ họ ủng hộ và thao túng các thế lực tà ác phạm tội lỗi to lớn này chống lại cái Chính và cái Thiện, họ sẽ không được phép ở lại cảnh giới của mình và sẽ rớt xuống địa ngục, nhập vào cửa vô sinh.

Lời giới thiệu của người hướng dẫn triển lãm tranh:

Bức tranh này miêu tả đồng thời cả ba cảnh giới: Thiên đường, Trái đất và Địa ngục.

Trên Trái đất, là một cảnh tượng trên quảng trường Thiên An Môn. Các học viên Pháp Luân Công đã tới đây trong nhiều năm để thỉnh nguyện ôn hòa nhằm chấm dứt cuộc bức hại đối với họ. Người phụ nữ ở chính giữa đã bị chết trong cuộc bức hại, có một luồng sáng tỏa ra từ cô, đưa cô lên Thiên đàng, và hiện giờ cô đang ngồi trên tòa sen, mỉm cười. Các cảnh sát hành ác thì đến lượt họ bị kéo xuống Địa ngục. Trong chiếc vạc dầu là một người từng ra lệnh cho những cảnh sát này làm điều ác. Ở Thiên đường phía bên trên, một vị Đạo sĩ mặc áo choàng màu xanh lam đang chìa tay ra để sẵn sàng kéo người phụ nữ lên dựa trên hành động vô ngã của bà.

Vị Phật trong bộ áo cà sa màu vàng có một cái nhìn đắc ý khác thường, thay vì biểu lộ nét mặt bình thản như thường lệ. Tôi nghĩ rằng người họa sĩ đang muốn nói rằng những điều xảy ra trên Trái đất là chiểu theo an bài từ thiên thượng. Cho nên vị Phật này chắc chắn phải có liên hệ với sự đàn áp đang diễn ra trên Trái đất, có lẽ là với mục đích khảo nghiệm (kiểm tra) các học viên một cách sai lầm. Và chính vì điều này, ông đã bị rớt, như chúng ta thấy trong bức tranh, bên trong chiếc áo cà sa ấy là một con quỷ ở dưới Địa ngục (đang bị tống vào vạc dầu), minh chứng nguyên lý của vũ trụ: “thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”. Vị thiên thần dường như có tư thế tay để đẩy ông xuống, trong khi vị Đạo sĩ thì đang kéo người phụ nữ lên. Các thiên sứ bay lượn đang trao cho người phụ nữ (học viên) một chiếc áo choàng và vương miện, trong khi một tiên nữ thì bày tỏ sự chúc phúc.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2004/12/1/30164.html
http://pureinsight.org/node/2759

The post Tranh của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp: “Định vị trí” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/09/tranh-cua-de-tu-phap-luan-dai-phap-dinh-vi-tri.html/feed0
Tranh của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp: “Phiên tòa công thẩm”https://chanhkien.org/2010/09/tranh-cua-de-tu-phap-luan-dai-phap-phien-toa-cong-tham.htmlhttps://chanhkien.org/2010/09/tranh-cua-de-tu-phap-luan-dai-phap-phien-toa-cong-tham.html#respondSat, 04 Sep 2010 13:06:27 +0000https://chanhkien.org/?p=6603Tác giả: Kathleen Gillis [Chanhkien.org] Bức tranh này mô tả một phiên tòa giả định ở Ottawa, Canada, trong đó một con rối tượng trưng cho Giang Trạch Dân bị xét xử và kết án tội diệt chủng Pháp Luân Công và các tội ác chống lại loài người. Nguyên nhân đằng sau phiên tòa […]

The post Tranh của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp: “Phiên tòa công thẩm” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Kathleen Gillis

Tranh sơn dầu: “Phiên tòa công thẩm” của Kathleen Gillis (32inch x 58inch), 2004

[Chanhkien.org] Bức tranh này mô tả một phiên tòa giả định ở Ottawa, Canada, trong đó một con rối tượng trưng cho Giang Trạch Dân bị xét xử và kết án tội diệt chủng Pháp Luân Công và các tội ác chống lại loài người. Nguyên nhân đằng sau phiên tòa giả định này là hàng chục vụ kiện thực tế đã được đệ trình trên khắp thế giới bởi những nạn nhân cuộc diệt chủng Pháp Luân Công của Giang.

Một nhóm học viên Pháp Luân Công mặc áo vàng đứng đằng sau, đối mặt với con rối tượng trưng cho bị cáo Giang Trạch Dân. Các thiên thần trên trời đang quan sát buổi xét xử bằng tâm từ bi.

Mục đích của việc thêm các học viên Pháp Luân Công phương Tây vào bức tranh là để cho người xem ở phương Tây nhận ra rằng cuộc bức hại Pháp Luân Công đang ở ngay kế cận họ, và họ nên góp sức để mở ra phiên tòa khởi kiện Giang Trạch Dân. Nhiều người dân Tây phương tỏ ra thờ ơ với cuộc đàn áp Pháp Luân Công của Giang Trạch Dân bởi vì họ cảm thấy chẳng có gì để bận tâm và nó là việc xảy ra ở bên kia địa cầu. Nhưng sự thật là nhiều bằng chứng cho thấy Giang Trạch Dân đã bành trường cuộc đàn áp của ông ta ra các nước khác, và thậm chí nhắm đến các công dân ngoại quốc.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2004/11/26/30086.html
http://pureinsight.org/node/2706

The post Tranh của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp: “Phiên tòa công thẩm” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/09/tranh-cua-de-tu-phap-luan-dai-phap-phien-toa-cong-tham.html/feed0
Tranh của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp: “Công lý”https://chanhkien.org/2010/08/tranh-cua-de-tu-phap-luan-dai-phap-cong-ly.htmlhttps://chanhkien.org/2010/08/tranh-cua-de-tu-phap-luan-dai-phap-cong-ly.html#respondMon, 23 Aug 2010 09:39:58 +0000https://chanhkien.org/?p=6489[Chanhkien.org] Các sinh mệnh thượng giới đang nhìn Giang Trạch Dân, một con người tà ác, bị tiêu diệt. Ông ta đã bị hạ xuống địa ngục vì phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công vào ngày 20/7/1999. Đến nay, hơn 3.000 học viên Pháp Luân Công được xác nhận là đã bị tra […]

The post Tranh của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp: “Công lý” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tranh sơn dầu, “Công lý” của Uông Vệ Tinh (52in X 68.5in), 2003

[Chanhkien.org] Các sinh mệnh thượng giới đang nhìn Giang Trạch Dân, một con người tà ác, bị tiêu diệt. Ông ta đã bị hạ xuống địa ngục vì phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công vào ngày 20/7/1999. Đến nay, hơn 3.000 học viên Pháp Luân Công được xác nhận là đã bị tra tấn đến chết tại Trung Quốc. Hàng chục ngàn học viên đã bị cầm tù bất hợp pháp, và bị đưa vào trại lao động cưỡng bức, nơi họ phải lao động nặng nhọc, bị cưỡng hiếp, tra tấn và giết hại. Nhiều học viên đã bị nhốt trong các bệnh viện tâm thần, nơi họ bị tiêm các loại thuốc phá hủy hệ thần kinh trung ương. Nhiều người hơn nữa bị sách nhiễu liên tục, bị tra tấn trong các lớp “tẩy não” ở địa phương, bị tống tiền bởi các “viên chức thực thi pháp luật” tại Trung Quốc,…

Trong những nỗ lực nhằm bảo vệ công lý và chấm dứt tội ác gây ra đối với các học viên Pháp Luân Công, các học viên bên ngoài Trung Quốc đã đệ đơn kiện Giang Trạch Dân cùng những người liên quan tại Mỹ, Canada, Đức, Bỉ, Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Australia, Hy Lạp, Đài Loan, Bolivia và nhiều nước khác trên thế giới tội diệt chủng các học viên Pháp Luân Công, tra tấn, và tội ác chống lại loài người.

Tác phẩm cho thấy rằng các hành động tà ác sẽ phải nhận quả báo còn nặng hơn.

Lời bình thêm của người giới thiệu triển lãm tranh:

Người họa sĩ đã vẽ bức tranh này với sự hiểu biết rằng sẽ là từ bi hơn cho nhân vật tà ác, khi cho thấy rằng hắn sẽ phải chịu trách nhiệm với tất cả những tội ác chống lại loài người mà hắn đã làm, và chịu trách nhiệm với việc sai khiến người khác tham gia vào cuộc bức hại khủng khiếp này. Giang Trạch Dân đã bị đẩy vào cửa vô sinh, xương của ông ta có thể thấy là đang bị tiêu hủy khi một thiên thần Tây phương sắp bít cánh cửa bằng một hòn đá. Các thiên thần đều trông rất từ bi trên khuôn mặt. Một gia đình học viên ba người đã bị chết trong cuộc bức hại nhìn vào cậu bé trẻ với chiếc chọc cỏ trong tay, kèm theo một chút bối rối trên khuôn mặt. Tuy nhiên, không hề có sự ác ý nào trong việc mà họ đang làm. Đây là điều phải làm để bảo vệ công lý.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2004/12/16/30299.html
http://pureinsight.org/node/2780

The post Tranh của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp: “Công lý” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/08/tranh-cua-de-tu-phap-luan-dai-phap-cong-ly.html/feed0
Tranh của học viên Pháp Luân Công: “Trận chiến giữa Thiện và Ác”https://chanhkien.org/2004/01/tranh-cua-hoc-vien-phap-luan-cong-tran-chien-giua-thien-va-ac.htmlhttps://chanhkien.org/2004/01/tranh-cua-hoc-vien-phap-luan-cong-tran-chien-giua-thien-va-ac.html#respondThu, 01 Jan 2004 00:00:00 +0000[Chanhkien.org] Với quảng trường Thiên An Môn là nền của bức tranh, người đàn ông trong tranh đang cầm một tấm biểu ngữ viết “Chân Thiện Nhẫn”, và người phụ nữ là “Pháp chính càn khôn”. Linh hồn của những tên cảnh sát mặc thường phục Trung Quốc tỏa bóng màu xám nhạt đang quỳ […]

The post Tranh của học viên Pháp Luân Công: “Trận chiến giữa Thiện và Ác” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tranh sơn dầu: “Trận chiến giữa Thiện và Ác” của Vương Chí Bình (66in X 79in), 2004

[Chanhkien.org] Với quảng trường Thiên An Môn là nền của bức tranh, người đàn ông trong tranh đang cầm một tấm biểu ngữ viết “Chân Thiện Nhẫn”, và người phụ nữ là “Pháp chính càn khôn”. Linh hồn của những tên cảnh sát mặc thường phục Trung Quốc tỏa bóng màu xám nhạt đang quỳ trên nền đất, trước các nạn nhân của họ là học viên Pháp Luân Công, cho thấy rằng các cảnh sát đã bị các quan chức cấp cao hơn của Trung Quốc lừa dối, và khiến họ hành động trái với lương tâm. Một vị Đạo, vị Phật Chủ và một thiên thần trên bầu trời đang tống những lạn quỷ thao túng con người thế gian bức hại những người tu luyện Pháp Luân Công xuống Địa ngục, để Pháp chính càn khôn và khôi phục lại trật tự trong cõi người.

Lời bình thêm: Những người học viên cầm biểu ngữ và bị đánh trên quảng trường Thiên An Môn này được vẽ lấy cảm hứng từ những bức ảnh có thực.

Những nhân vật quỳ dưới mặt đất đại diện cho phần biết, hay phần có lương tâm của những kẻ bức hại. Tay của người đàn ông đang đánh các học viên có màu trắng, cho thấy họ không tự kiểm soát được mình nữa. Gắn vào họ là những sợi dây của con rối, được nắm bởi những sinh mệnh tà ác. Những con quỷ này có thể khống chế họ bởi vì ở một kiếp sống khác, họ đã làm điều gì đó rất độc ác. Lấy ví dụ, người có sợi dây xuất phát từ miệng có thể là đã nói điều gì đó rất xấu, và người có chuỗi hạt có thể là một phù thủy hành tà thuật. Giờ đây họ đang bị ma quỷ thao túng trong kiếp sống này thông qua nghiệp lực của họ, để họ làm những điều còn ác hơn, và khiến họ bị hủy diệt. Ở bên trên, có một vị Phật đang tỏa ra ánh sáng từ bi. Vị Đạo và một thiên thàn đang cầm kiếm; họ đang canh gác và đợi những người đàn ông kia nghe theo lương tâm của họ và dừng lại. Rồi họ sẽ cắt đứt sợi dây và vị Phật từ bi sẽ cứu độ tất cả họ.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2004/12/15/30296.html
http://www.pureinsight.org/node/2736

The post Tranh của học viên Pháp Luân Công: “Trận chiến giữa Thiện và Ác” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2004/01/tranh-cua-hoc-vien-phap-luan-cong-tran-chien-giua-thien-va-ac.html/feed0
Phỏng vấn các họa sĩ được vinh danh trong triển lãm tranh “Lòng can đảm không bị lung lay”, được giới thiệu bởi giáo sư Trương Côn Luânhttps://chanhkien.org/2004/01/phong-van-cac-hoa-si-duoc-vinh-danh-trong-trien-lam-tranh-long-can-dam-khong-bi-lung-lay-duoc-gioi-thieu-boi-giao-su-zhang-kunlun.htmlhttps://chanhkien.org/2004/01/phong-van-cac-hoa-si-duoc-vinh-danh-trong-trien-lam-tranh-long-can-dam-khong-bi-lung-lay-duoc-gioi-thieu-boi-giao-su-zhang-kunlun.html#respondThu, 01 Jan 2004 00:00:00 +0000[Chanhkien.org] Ghi chú của ban biên tập: Vào ngày 15-16 tháng 7, cuộc triển lãm tranh có tên “Lòng can đảm không bị lung lay” được tổ chức tại hội trường triển lãm của tòa nhà Rayburn thuộc Hạ viện của Quốc Hội Mỹ. Cuộc triển lãm được tài trợ bởi Hội Pháp Luân Đại […]

The post Phỏng vấn các họa sĩ được vinh danh trong triển lãm tranh “Lòng can đảm không bị lung lay”, được giới thiệu bởi giáo sư Trương Côn Luân first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tranh sơn dầu “Đóa sen thắp sáng” của Chen Xiaoping (51in. X 51 in. )

Tranh sơn dầu “Đóa sen thắp sáng” của Chen Xiaoping (51in. X 51 in. )

[Chanhkien.org]

Ghi chú của ban biên tập: Vào ngày 15-16 tháng 7, cuộc triển lãm tranh có tên “Lòng can đảm không bị lung lay” được tổ chức tại hội trường triển lãm của tòa nhà Rayburn thuộc Hạ viện của Quốc Hội Mỹ. Cuộc triển lãm được tài trợ bởi Hội Pháp Luân Đại Pháp tại Washington, D.C. Các tác phẩm nghệ thuật là những sáng tác của các đệ tử Pháp Luân Công. Một vài họa sĩ này vẫn còn bị cầm tù một cách bất hợp pháp tại Trung Quốc. Sau 5 năm của cuộc bức hại tàn bạo, những đệ tử Pháp Luân Công này, cũng như là các họa sĩ, hy vọng dùng nghệ thuật để chuyển tải niềm vui của sự giác ngộ tâm hồn của họ sau khi luyện tập Pháp Luân Công, lòng can đảm không bị lung lay của các đệ tử, lòng kiên nhẫn theo đuổi những nguyên lý của vũ trụ – “Chân, Thiện, Nhẫn, ” và niềm tin vào công bằng cuối cùng sẽ chiến thắng tà ác. Mỗi họa sĩ có những nét đặc trưng riêng của họ. Họ cố gắng hết sức để dùng những kỹ năng vẽ truyền thống để đạt được những mục đích của họ. Lần lượt chúng tôi sẽ giới thiệu những tác phẩm của các họa sĩ này, những câu chuyện và ý niệm thể hiện đằng sau các tác phẩm nghệ thuật của họ, quá trình sáng tạo, và các kỹ xảo được sử dụng trong khi vẽ.

PV: Chu Thanh Minh, phóng viên của Chánh Kiến Net.

GS Zhang: Giáo sư Trương Côn Luân, nhà họa sĩ và điêu khắc

2004-7-17-zhangwithpainting

PV: Thưa giáo sư Zhang, ông là một trong những người tổ chức cuộc triển lãm này. Xin ông vui lòng nói cho chúng tôi biết thêm về cuộc triển lãm này.

GS Zhang: Các học viên Pháp Luân Công là những họa sĩ đã tạo ra tất cả các tác phẩm được trưng bày tại đây. Một vài họa sĩ là những người rất có tài năng. Các đề tài của các tác phẩm này tất cả đều có liên quan đến Pháp Luân Đại Pháp.

Có 2 nguyên nhân cho cuộc triển lãm này. Lý do đầu tiên là, trong suốt cuộc đời của họ, các họa sĩ này đã tìm kiếm con đường thanh khiết và thanh bạch để bày tỏ mình qua tác phẩm nghệ thuật của họ nhưng đã không tìm thấy. Tất cả các trường nghệ thuật khác nhau trong xã hội ngày nay đang bị ảnh hưởng bởi đủ loại ý niệm và đã che dấu đi sự thanh khiết của các nghệ sĩ, cái thật của họ. Họ chỉ có thể lấy lại được tâm hồn thanh khiết qua luyện tập Pháp Luân Công. Sau khi họ đã thanh lọc tâm hồn của họ, họ đã có thể giải phóng chính họ ra khỏi vô số những ý niệm và đã tìm thấy bản ngã chân thực của mình. Chỉ khi đó họ mới có thể bày tỏ tất cả những điều ở bề mặt của họ, những điều tốt đẹp lại đến rất tự nhiên. Những tác phẩm nghệ thuật này mô tả những điều kỳ diệu mà họ đã trải qua trong sự tu luyện của họ, đồng thời miêu tả những kinh nghiệm mà họ và những đệ tử khác đã và đang gánh chịu trong suốt cuộc bức hại Pháp Luân Công tàn bạo. Đồng thời, những tác phẩm này cũng cho thấy tinh thần vững vàng của các đệ tử Đại Pháp trong việc bảo vệ những nguyên lý của vũ trụ, cũng như những kết thúc bi thảm của những thế lực tà ác khi chúng bị hủy diệt – những điều mà các đệ tử Đại Pháp có thể thấy trước mắt.

Cuộc triển lãm được chia làm 4 chủ đề: sự hài hòa, nghịch cảnh, lòng can đảm, và sự công bằng. Cuộc bức hại không có căn cứ và không thể chấp nhận được. Các đệ tử Đại Pháp đã bày tỏ lòng can đảm bao la trong suốt cuộc bức hại. Phần cuối của cuộc trưng bày nói về việc thế lực tà ác sẽ bị đưa ra tòa án của công lý, và những nguyên lý trời đất như thế nào; đó là điều tất nhiên sẽ xảy ra. Mọi người đang xác định vị trí cho chính mình. Đó là tại sao đệ tử Đại Pháp làm hết sức để giảng rõ chân tượng.

PV: Tôi tin rằng những ai xem cuộc trưng bày này sẽ có nhiều tác động về những điều này. Tôi đã chú ý thấy những người xem đến từ khắp mọi nơi, và cuộc trưng bày đã làm lay động họ rất lớn. Nhiều người trong số họ đã nói rằng họ muốn giúp đỡ các đệ tử Đại Pháp để chấm dứt cuộc bức hại này càng sớm càng tốt. Cuộc triển lãm này đã mang lại ý nghĩa thật to lớn.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2004/7/17/28221.html

The post Phỏng vấn các họa sĩ được vinh danh trong triển lãm tranh “Lòng can đảm không bị lung lay”, được giới thiệu bởi giáo sư Trương Côn Luân first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2004/01/phong-van-cac-hoa-si-duoc-vinh-danh-trong-trien-lam-tranh-long-can-dam-khong-bi-lung-lay-duoc-gioi-thieu-boi-giao-su-zhang-kunlun.html/feed0