Cổ trấn Pháp duyên | Tag | Chánh Kiến Nethttps://chanhkien.orgChánh KiếnThu, 24 Apr 2025 07:00:24 +0000en-UShourly1Cổ trấn Pháp duyên (2): Kỳ quan Ấn Sơnhttps://chanhkien.org/2021/03/co-tran-phap-duyen-2-ky-quan-an-son.htmlMon, 22 Mar 2021 15:47:20 +0000https://chanhkien.org/?p=27336Tác giả: Đường Lý [ChanhKien.org] Trong bài “Cổ trấn Pháp duyên” phần một, người viết có đề cập đến: tại thị trấn Hắc Sơn, thuộc Thương Châu, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, nằm sâu trong dãy núi Tần Lĩnh, có ngọn núi “Ấn Sơn”. Theo truyền thuyết dân gian vùng này, nó là một chiếc […]

The post Cổ trấn Pháp duyên (2): Kỳ quan Ấn Sơn first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Đường Lý

[ChanhKien.org]

Trong bài “Cổ trấn Pháp duyên” phần một, người viết có đề cập đến: tại thị trấn Hắc Sơn, thuộc Thương Châu, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, nằm sâu trong dãy núi Tần Lĩnh, có ngọn núi “Ấn Sơn”. Theo truyền thuyết dân gian vùng này, nó là một chiếc “Kim ấn” do Ngọc Hoàng Đại Đế bỏ lại mà hoá thành núi Ấn Sơn. Mà hôm nay chúng ta nhìn chỉ thấy một đỉnh núi cô độc nhô lên khỏi mặt đất, đứng sừng sững chẳng khác gì một “phi lai phong (ngọn núi bay)” đến trần gian.

Khi nhắc đến “Phi lai phong”, người ta sẽ nghĩ ngay đến Phi lai phong cạnh chùa Linh Ẩn ở Hàng Châu, bởi vì sự hình thành của nó có liên quan đến thần tích La Hán Tế Công cứu người, cho nên nó nổi tiếng từ bao đời nay. Phi lai phong mà người viết giới thiệu ở đây có lẽ còn thần kỳ hơn Phi lai phong ở Hàng Châu.

Ba năm trước, tôi được một người bạn mời đến thị trấn Hắc Sơn ở Thương Châu, Thương Lạc, tỉnh Thiểm Tây. Nơi đây không chỉ non xanh nước biếc, người dân thuần phác mà còn từng là danh lam thắng cảnh văn hóa Thần truyền. Ở phía Đông đường núi Hắc Sơn có một ngọn núi đơn độc dài không đến 2 dặm, xung quanh không hề nối với mạch núi, từ xưa tương truyền rằng đây là một chiếc Kim ấn của Ngọc Hoàng Đại Đế bỏ lại, vậy nên nó được gọi là “Ấn Sơn”. Phía Nam chân núi Ấn Sơn người xưa đã cho xây dựng đền Ngọc Hoàng, hùng vĩ uy nghi, khói hương nghi ngút, đền Ngọc Hoàng có thể chính là bằng chứng cho thấy Ấn Sơn là do Ngọc Hoàng ném Kim Ấn mà thành! Vậy thì Ấn Sơn chẳng phải là Phi lai phong tạo nên do thiên ý sao? Đặc biệt là sau khi nghe người bạn kể câu chuyện dưới đây, tôi càng cảm nhận được sự thần kỳ của núi “Ấn Sơn”.

Hình ảnh: Tranh tả ý cảnh núi Ấn Sơn và đền Ngọc Hoàng

Người bạn kể lại: Vào mùa hè năm 1955, lúc đó anh ấy đang học trung học về nhà nghỉ hè, anh theo người dân trong làng lên đỉnh núi Cao Sơn tại phía nam chùa Ngọc Hoàng để thu hoạch lúa mì. Lúc nghỉ ngơi ngồi trên đỉnh núi, toàn cảnh núi “Ấn Sơn” và đền Ngọc Hoàng tất cả đều thu vào tầm mắt. Chú Lưu, đội trưởng nhóm sản xuất ngồi bên cạnh hỏi anh: “Cháu chưa đến đây bao giờ à?” Người bạn trả lời: “Vâng ạ”. Chú Lưu chỉ về hướng đối diện núi Ấn Sơn và nói: “Cháu hãy nhìn xem núi Ấn Sơn này trông thật kỳ lạ!” Người bạn nhìn thật kỹ theo hướng mà chú Lưu chỉ. Dãy núi xuôi theo hai bên bờ sông Hậu núi Hắc Sơn vốn dĩ kéo dài song song từ Tây sang Đông, đột nhiên đến đầu phía đông đường Hắc Sơn lại ngoặt sang hai hướng Nam và Bắc, sau đó lại quay lại chạy song song, tạo nên một khoảnh đất trống hình hồ lô ở giữa hai ngọn núi này và núi Ấn Sơn tọa lạc trên khoảnh đất trống này. Chú Lưu cho biết: “Núi Ấn Sơn không thông với các ngọn núi xung quanh, nó là một ngọn núi độc lập trơ trọi, vì vậy, trước nay dưới chân núi không có ai xây dựng nhà cửa, hay lăng mộ”. Người bạn hỏi: “Làm thế nào có thể chứng minh rằng núi Ấn Sơn được tạo nên là do Kim ấn của Ngọc Hoàng để lại?” Chú Lưu cười nói: “Tất nhiên đây chỉ là truyền thuyết truyền qua nhiều đời từ xa xưa, không ai nhìn thấy nó cả. Tuy nhiên, người thời xưa có thể xây dựng đền Ngọc Hoàng tại chân núi không phải là ngẫu nhiên”. Lúc này, chú Lưu nói tiếp:” Cháu nhìn xem đền Ngọc Hoàng dưới chân núi có hình gì?” Người bạn hướng tầm mắt đến nơi xa, cúi đầu nhìn xuống một lúc rồi ngạc nhiên thốt lên: “Hình Thái Cực đồ!” “Đúng, chính là đồ hình Thái Cực Bát Quái!” Chú Lưu nói: “Cháu nhìn ở giữa vòng tròn lớn có một con đường uốn cong hình vòng cung!” Người bạn trả lời: “Là hình chữ S ngược!” Chú Lưu nói tiếp: “Con đường hình chữ S ngược này chia vòng tròn lớn Thái Cực thành hai phần Âm Dương, đền Ngọc Hoàng trên cao và đền Thần Tài bên bờ sông là hai con mắt của Thái Cực đồ”.

Người bạn bị chấn động bởi cảnh quan tuyệt diệu này! Vòng tròn lớn của đồ hình Thái Cực này, nửa vòng tròn phía Nam là dòng sông uốn khúc được hình thành tự nhiên, nửa vòng tròn phía Bắc hoàn toàn do con người đào dưới chân núi mà thành, từ trên cao nhìn xuống, hai nửa vòng tròn hợp thành một hình tròn thật tinh xảo. Để tạo nên con đường cong hình chữ S ngược ở giữa vòng tròn, người xưa còn xây hai con đường bậc thang bằng đá đi lên xuống, đây quả thật là công trình nghệ thuật độc đáo! Tại đó lại xây thêm các ngôi đền chùa, đây hẳn là một công trình rất lớn! Người bạn trầm tư ngẫm nghĩ một lúc rồi nói với chú Lưu: “Nếu là đồ hình Thái Cực thì toà hí lâu đối diện đền Ngọc Hoàng có vẻ hơi thừa”. Chú Lưu nói: “Đúng là nó bị thừa. Ban đầu không có toà hí lâu đó, nó mới được xây dựng vào thời Trung Hoa Dân Quốc”. Người bạn hỏi: “Đây là tòa hí lâu nhưng sao cháu không thấy nó biểu diễn kịch vậy?” Chú Lưu thở dài một tiếng nói: “Cháu đừng đề cập đến ca kịch nữa!” Người bạn liền hỏi: “Sao vậy chú?” Chú Lưu cho biết: “Sau khi tòa hí lâu được xây xong và biểu diễn lần đầu tiên, vở diễn là “Sét đánh Trương Kế Bảo” (tức “Thanh Phong Đình”). Ngay khi buổi biểu diễn bắt đầu, sấm sét, mưa lớn và lũ quét ầm ầm nổi lên, xém chút là cuốn trôi cả đường Hắc Sơn. Mọi người hiểu ra rằng đây là cơn thịnh nộ của Ngọc Hoàng, nên từ đó về sau không ai dám biểu diễn nữa!” Người bạn nhìn chú Lưu vô cùng kinh ngạc.

Ngừng lại một hồi, người bạn hỏi: “Chú Lưu, chú nghĩ xem Kim ấn của Ngọc Hoàng trân quý như vậy, tại sao lại bị ném đến vùng núi Hắc Sơn hoang vắng và hẻo lánh này?” Chú Lưu nói: “Cháu bé, cháu không biết đấy, Hắc Sơn bây giờ trông có phần vắng vẻ; nhưng vào trước thời kỳ Dân Quốc, Hắc Sơn là nơi trấn giữ quan trọng trên con đường chính nối từ Tây An đến Vũ Hán. Nghe nói rằng từ thời nhà Tống đã có rất nhiều thương nhân giao dịch buôn bán qua lại nơi đây, xe lừa và xe ngựa nối đuôi nhau đi thành từng nhóm, tiếng chuông lạc đà ngày đêm vang lên không dứt. Trước đây nó quả thật vô cùng nhộn nhịp và tấp nập!” Chú Lưu lặng một lúc rồi nói tiếp: “Cháu đừng xem nhẹ thị trấn Hắc Sơn của chúng ta, đây chính là vùng đất phong thủy “Ngũ Long triều thánh”. Người bạn biết rằng “Ngũ long triều thánh” chỉ năm sườn núi xung quanh đường núi Hắc Sơn trông giống như những con rồng đang nằm, và “đầu rồng” là những “Long Đàm (đầm rồng)” từ các hướng khác nhau tập trung vào sông Hậu núi Hắc Sơn. Chú Lưu nói tiếp: “Chính bởi vì phong thủy của vùng này như vậy, người thời xưa đã xây dựng nên hai ngôi đền, năm ngôi chùa lớn và hai toà hí lâu tại các địa điểm trong vòng bốn trăm dặm từ cây cầu treo trên cao đến phía đông đường núi Hắc Sơn. Cho nên, không có gì ngạc nhiên khi nói Ngọc Hoàng đem Kim ấn bỏ tại nơi phong thủy bảo địa này.”

Chú Lưu chỉ tay về hướng Tây và nói: “Cháu nhìn tiếp ba ghềnh đá màu nâu đỏ ở phía đằng kia xem”. Người bạn nhìn theo hướng ngón tay của chú chỉ, thấy có ba tảng đá màu nâu đỏ nằm song song từ dưới lên, rời rạc mà có trật tự, nằm vắt ngang qua sông. Người bạn nói: “Ý chú là nói ba cái “Thiết môn giám” ạ? Hồi nhỏ cháu thường hay đến nơi đó nghịch nước!” Chú Lưu nói: “Chính là “Thiết môn giám” đó, chính là “Thái Cực đồ” đó, chúng ta đều thấy nó trông thật bình thường, nhưng người ngoài lại rất thích thú kinh ngạc về những truyền thuyết này!” Người bạn hỏi: “Vì sao vậy ạ?” “Đến Ngũ Long triều thánh tại thị trấn Hắc Sơn, đi bộ khoảng nửa dặm về phía đông đường núi, đến chân núi Ấn Sơn, vượt qua ba ngưỡng cửa sắt “Thiết môn giám”, đi vào đồ hình Bát Quái Thái Cực, bước lên bậc thang lên trời (đi lên bậc thềm của đền Ngọc Hoàng), tiến vào Lăng Tiêu bảo điện, bái kiến Ngọc Hoàng đại đế”. Lối kể chuyện hài hước như thuyết sách của chú Lưu khiến cho người bạn bị cuốn hút theo.

Người bạn cho biết anh ấy vốn rất hiếu kỳ về đền Ngọc Hoàng. Nghe chú Lưu kể xong liền muốn đi thăm đền Ngọc Hoàng. Điện đường trong đền Ngọc Hoàng uy nghi, hùng vĩ với những pho tượng cao lớn, một quả chuông lớn và nhiều bia đá bên trong đền đều ghi chép lại lịch sử của ngôi đền. Trong mắt anh, đền Ngọc Hoàng từ trước đến nay luôn tràn đầy vẻ trang nghiêm và thần thánh. Anh nuối tiếc sâu sắc rằng, bởi sự vô tri thời niên thiếu mà anh đã không đọc và ghi chép cẩn thận những văn tự trên bia đá. Hiện nay tấm bia đá và chiếc chuông lớn đều đã bị hư hỏng và thất lạc, cho nên triều đại nào đã xây dựng nên đền Ngọc Hoàng và đồ hình “Thái Cực đồ” này vẫn là một bí ẩn. Trong thời kỳ “Cách mạng Văn hóa”, khi nghe tin đền Ngọc Hoàng bị phá bỏ và “Thái cực đồ” bị phá hủy, anh vô cùng nuối tiếc. Trong tâm nghĩ tội nghiệp này thật to lớn! Không lâu sau có tin nói rằng cha con bí thư chi bộ họ Trần, người đã chỉ đạo việc phá hủy ngôi đền đã bị nước sông cuốn trôi, anh hiểu rằng đây chính là quả báo!

Khi nghe người bạn kể lại câu chuyện này, tôi cũng vô cùng xúc động! Dường như Phi lai phong Ấn Sơn không chỉ có chiều dài lịch sử xa xưa hơn cả Phi lai phong tại Hàng Châu, mà ý nghĩa của nó còn sâu xa hơn. Là một vị Thần cai quản Tam giới, Ngọc Hoàng đại đế lại có thể ném bỏ Kim ấn tại nơi này, chắc hẳn Ngài đã ban cho chúng sinh Tam giới một “chỉ dụ” quan trọng nào đó! Vậy thì, ban đầu khi đền Ngọc Hoàng được xây dựng dưới chân núi Ấn Sơn, tạo nên đồ hình “Thái Cực”, cùng với “Thiết môn giám” dung hòa thành một thể, thì đó nhất định là thành tựu của một cao nhân có công năng sau khi lĩnh ngộ được thiên cơ của “chỉ dụ” của Ngọc Hoàng đại đế ban ra. Do ĐCSTQ nhiều lần phát động các cuộc vận động chính trị, đặc biệt là cuộc Cách mạng Văn hóa 10 năm phá hoại, tiêu hủy các văn vật di tích cổ được truyền thừa của nền văn hóa truyền thống, mà hôm nay cảnh quan đền Ngọc Hoàng tại khúc cong núi Ấn sơn đã bị thay đổi hoàn toàn, vì vậy chúng ta cũng không cách nào đoán được bí ẩn thiên cổ việc Ngọc Hoàng ném Kim ấn tại nơi đây!

Về sau, người bạn của tôi đã nhờ một họa sĩ già ở địa phương dựa trên trí nhớ vẽ một bức tranh phong cảnh ban đầu của đền Ngọc Hoàng. Gần đây, tôi xem bức tranh hoạ ý này (hình kèm theo), và chợt hiểu ra ý nghĩa của nó: “Thái Cực đồ” không được xây dựng trên một mặt phẳng, mà được chia thành ba lớp: thượng, trung, hạ. Đền Ngọc Hoàng ở tầng cao nhất tượng trưng cho “Thiên thượng”; đường núi vòng cung hình chữ S ở giữa tượng trưng cho “trên mặt đất”; và đền Thần Tài được xây dựng ở tầng thấp nhất bên bờ sông, tượng trưng cho “dưới mặt đất”. Điều này không phải tượng trưng cho “Tam giới” sao? Đến giờ phút này, tôi mới hiểu tại sao Ngọc Hoàng lại nổi cơn thịnh nộ khi tòa hí lâu trên bờ sông được xây dựng đã phá hỏng bố cục của “Thái Cực đồ”, lại còn diễn tuồng hát trên lầu, đây chẳng phải là hành vi đi ngược lại với Thiên thượng sao?

Nhìn xuống đồ hình “Thái Cực”, ngắm kỹ “Tam giới”, thật là cảnh quan đặc biệt! Chúng ta hãy gọi nó là “Kỳ quan Ấn sơn”! “Tam giới” là thuật ngữ của giới tu luyện, “Thái Cực” là biểu tượng của “Đạo”, như vậy Ngọc Hoàng dùng Kim ấn “kỳ quan Ấn sơn” này để chỉ dụ thiên cơ gì? Tôi cho rằng lời tiên tri của Lưu Bá Ôn, quốc sư thời nhà Minh, chính là lời giải thích rõ nhất về thiên cơ này: “Lúc sắp kết thúc, vạn Tổ hạ giới, nghìn Phật lâm phàm, phổ thiên Tinh Đẩu, La Hán quần Chân, mãn thiên Bồ Tát, khó thoát kiếp này. Chính là vị Phật tương lai hạ thế truyền đạo, thiên thượng thiên hạ chư Phật chư Tổ, nếu không gặp con đường vàng kim này thì khó tránh kiếp nạn này, bị tước quả vị, sau cùng Di Lặc phong bế hết 81 kiếp”. Ý nghĩa là: Vào thời kỳ mạt kiếp, khắp trên Trời dưới đất nghìn Phật vạn Tổ, các vị Thần tiên đầy trời vì để tránh khỏi kiếp nạn, đều phải hạ xuống “Tam giới”, đến phàm giới này, để lắng nghe “Đạo” mà vị Phật tương lai truyền, nếu không đều sẽ bị kiếp nạn đào thải.

Vì vậy, Ngọc Hoàng Đại Đế tại dãy núi Tần Lĩnh thâm sâu được gọi là “Long Mạch” này, vị trí quan trọng phát sinh ra nền văn minh dân tộc Trung Hoa, mà ném xuống “Kim ấn”, dùng “Kỳ quan Ấn Sơn” này để truyền dụ cho các truyền nhân của rồng – con cháu hậu duệ của Diêm Hoàng và chúng sinh trong Tam giới rằng: “Tam giới” được tạo ra để Sáng Thế Chủ truyền đạo, cứu độ chúng sinh!

“Thiết môn giám” cũng là một bộ phận của “Kỳ quan Ấn Sơn”. Vậy thì nó ẩn dụ điều gì? Đương nhiên có nhiều cách giải thích xoay quanh thiên cơ này, tôi cho rằng có thể giải thích rõ qua bài thơ của Đường Tăng trong “Mộc tiên am Tam Tạng đàm thơ” – hồi thứ 64 sách “Tây Du Ký”: “Thân người khó được, Trung Thổ khó sinh, Chính Pháp khó gặp, Được cả ba điều, May mắn lắm thay!” Vì vậy, đắc được thân người, sinh ra tại Trung Thổ (Trung Quốc), gặp được Chính Pháp, “tam nạn” này chính là ba ngưỡng cửa “Thiết môn giám” mà một sinh mệnh tiến nhập vào Tam giới muốn phản bổn quy chân, thoát khỏi Tam giới, trở về Thiên quốc cần phải bước qua!

Hiểu rõ điều này, chúng ta sẽ tin rằng người Trung Quốc hôm nay hầu hết đều từng là vạn Tổ, nghìn Phật, Bồ Tát, La Hán hạ xuống Tam giới đầu thai chuyển sinh thành thân người; khi thảm hoạ đại kiếp nạn của nhân loại đến gần, nếu như có thể đi trên con đường tu luyện Đại Pháp vũ trụ “Chân, Thiện, Nhẫn”, thì thực sự trở thành người may mắn vượt qua được “tam nạn”, thì có thể thoát khỏi kiếp nạn, bước tới tương lai tốt đẹp vô cùng!

“Kỳ quan Ấn Sơn” ý nghĩa phi phàm, có bài thơ như sau:

Ngọc Đế trịch ấn cổ trấn Đông,
Hắc Sơn đột hiển phi lai phong,
Nhất loan thanh lưu nhiễu phong quá,
Tam điều giả thạch xuyên thủy hoành.
Phong trắc kì họa thái cực hiện,
Miếu loan xảo bài tam giới trình.
Hiểu dụ chúng sinh thức thiên ý,
Vật phụ đắc Pháp Trung Thổ thân.
Khóa việt tam đạo Thiết môn hạm,
Khiêu xuất hồng trần thượng thiên đình.

Diễn nghĩa:

Ngọc Đế ném bỏ Kim ấn tại cổ trấn phía Đông,
Hắc Sơn nổi bật với đỉnh núi bay,
Một dòng suối trong vắt đi quanh đỉnh núi,
Ba viên đá đỏ thẫm xuyên qua dòng nước.
Bức tranh kỳ quan hình Thái Cực triển hiện bên triền núi,
Đền thờ khéo léo đặt định Tam giới.
Để chỉ dụ cho chúng sinh biết ý Trời,
Đừng phụ (trách nhiệm) khi thân người đắc Pháp tại Trung Thổ.
Vượt qua ba cửa Thiết môn giám,
Thoát khỏi hồng trần lên thiên đình.

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/259950

The post Cổ trấn Pháp duyên (2): Kỳ quan Ấn Sơn first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Cổ trấn Pháp duyên (1): Phong cảnh thị trấn Hắc Sơnhttps://chanhkien.org/2021/03/co-tran-phap-duyen-1-phong-canh-thi-tran-hac-son.htmlThu, 18 Mar 2021 15:39:07 +0000https://chanhkien.org/?p=27322Đường Lý [ChanhKien.org] Nhận được lời mời của một người bạn, tôi bắt xe buýt từ Tây An đến thị trấn Hắc Sơn thuộc Thương Châu, nằm sâu trong vùng núi Tần Lĩnh ở phía nam tỉnh Thiểm Tây. Tới Thương Châu tiến vào địa giới Hắc Sơn, tôi bị thu hút bởi cảnh đẹp […]

The post Cổ trấn Pháp duyên (1): Phong cảnh thị trấn Hắc Sơn first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Đường Lý

[ChanhKien.org]

Nhận được lời mời của một người bạn, tôi bắt xe buýt từ Tây An đến thị trấn Hắc Sơn thuộc Thương Châu, nằm sâu trong vùng núi Tần Lĩnh ở phía nam tỉnh Thiểm Tây. Tới Thương Châu tiến vào địa giới Hắc Sơn, tôi bị thu hút bởi cảnh đẹp trước mắt, dòng suối uốn quanh đỉnh núi, cỏ cây tươi tốt. Khi đó tôi liền nghĩ đến câu thơ nổi tiếng của nhà thơ Bạch Cư Dị: “Ngã hữu thương sơn quân vị kiến, thanh tuyền bạch thạch tại hung trung” (Dịch nghĩa: Tôi thấy núi Thương Sơn mà bạn không thấy, nước xanh đá trắng trong lòng tôi). Khi cùng bạn leo núi, vượt sông, đến thăm các bô lão trong làng, tôi càng hiểu rõ thêm và cảm nhận sâu sắc hơn về thị trấn cổ Hắc Sơn, nơi đây hoàn toàn không phải là “vùng núi nghèo hoang vu” như thế nhân vẫn nói, mà là một điểm danh lam thắng cảnh có lịch sử văn hoá lâu đời và nguồn gốc Pháp duyên thâm sâu!

“Lục Thủy” bao quanh cổ trấn, “Ngũ Long” nằm tại núi Hắc Sơn

Hắc Sơn là một thị trấn nhỏ nằm trong núi bao gồm chín ngôi làng tập hợp xung quanh các khu vực Trương Loan, Dược Vương Bình, Bạch Miếu, Tây Xuyên, Đông Xuyên, Phàn Xuyên, Trương Bình, sông Nhị Cốc và Hắc Sơn, trung tâm là đường núi Hắc Sơn. Phía Đông đường Hắc Sơn bắt đầu từ miếu Ngọc Hoàng, phía Tây đến cầu treo trên cao, uốn lượn bốn dặm, phía sau núi Hắc Sơn là bờ sông Hà Bắc, trải qua lịch sử năm tháng lâu đời mà tự nhiên hình thành nên đường Hắc Sơn.

Sáu dòng sông chảy quanh cổ trấn là một đại kỳ quan của núi Hắc Sơn. Sông Tứ Xuyên và sông Dược Vương Bình giao nhau tại cây cầu treo trên cao tạo thành dòng sông chính là sông Hậu ở Hắc Sơn, kênh Cổ Mộ, sông Phàn Xuyên chảy xuyên qua cây cầu nhỏ từ Bắc sang Nam, đổ thẳng vào sông Hậu, sông Bán Diện chảy theo phía Nam vào sông Hậu, sông Thoát Bì hòa vào sông Hậu ở đầu phía Đông.

Các dãy núi tại phía Tây, Nam, Bắc đường Hắc Sơn bị các dòng sông phân thành năm triền núi độc lập, từ trên cao nhìn xuống, giống như năm con rồng xanh nằm uốn lượn, “đầu rồng” từ các phương khác nhau đều hướng về sông Hậu núi Hắc Sơn, được ví như “Ngũ Long tư thủy” (Năm con rồng phun nước). Tại phía Đông đường Hắc Sơn có một đỉnh núi bằng phẳng hình thang song song với con đường, có tên là “Trại Tử Pha”, tạo thành một bức bình phong phía đông con đường. Dòng sông Hậu Hắc Sơn do sáu con sông hợp thành chảy men theo núi Trại Tử Pha một nửa vòng về bên phải, rồi lại chảy về hướng Đông Nam tới Trương Bình.

Theo truyền thuyết, “Trại Tử Pha” là một Kim ấn (dấu ấn bằng vàng) của Ngọc Hoàng đại đế bị thất lạc tại nhân gian, vậy nên được gọi là “Ấn Sơn”. Ngôi đền Ngọc Hoàng được người xưa xây dựng tại khúc quanh sông Lộc Hà phía Nam núi Ấn Sơn, có thể là bắt nguồn từ truyền thuyết này! Bên kia sông đối diện với đền Ngọc Hoàng có một tòa hí lâu (nhà hát biểu diễn hí kịch), con đường mòn đi bộ uốn lượn đi qua giữa miếu và tòa hí lâu. Từ trên cao nhìn xuống, hồ nhỏ hình bán nguyệt cùng tòa hí lâu, con đường mòn đi bộ, miếu cổ tạo thành một bức hoạ uốn lượn hình Thái cực, miếu cổ và tòa hí lâu vừa vặn nằm ở hai điểm âm dương của hình Thái cực. Con sông ở phía trước hình “Thái cực” có ba phiến đá dài mảnh màu nâu đỏ nằm xuôi theo dòng nước, được gọi là “Thiết môn hạm” (cánh cửa sắt). Như vậy “Kim ấn”, “Thái cực” và ba phiến đá “Thiết môn hạm” đã bảo tồn cảnh quan Hắc Sơn qua vạn năm không biến đổi, trở thành một kỳ quan cổ trấn!

Miếu cổ khắp thị trấn, đời đời kính Thần Phật

Vào thời cổ xưa, thị trấn Hắc Sơn là con đường giao thông trọng yếu nối liền giữa Tây An và Hồ Bắc, xe ngựa và khách thương nhân đi lại tấp nập, văn hoá truyền thống theo đó du nhập vào. Vì vậy, văn hoá tín Thần, thờ Phật, kính Đạo và tôn sùng Khổng Tử, Mạnh Tử đã được lưu truyền từ xa xưa.

Nghe nói trước thời Nam Tống, có một vị cao tăng phát hiện ra vùng đất này phong thủy thịnh vượng, đã xây dựng hai ngôi chùa tại Tiều Gia, nơi rộng nhất ở phía tây đường Hắc Sơn – Thượng Tự và Hạ Tự (gọi chung là chùa Hắc Sơn). Mặc dù trong sử sách không có ghi chép chi tiết về ngôi chùa, nhưng sau khi ngôi chùa bị cháy, người ta đã khai quật được những viên đá làm móng nhà và xà nhà, qua đó có thể hình dung được sự uy nghiêm của điện thờ Phật, sự hoành tráng của ngôi chùa cùng ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Phật giáo thời bấy giờ ở vùng đất này.

Trên đường Hắc Sơn đã từng có năm ngôi đền cổ. Tại “đầu rồng “ ở cầu treo phía bắc sông Tứ Xuyên và “đầu rồng” ở cầu phía bắc sông Phàn Xuyên, mỗi nơi xây một ngôi đền Long Vương; tại “đầu rồng” ở đoạn đường giữa có đền Thần Tài (còn được gọi là Ngũ Thánh điện, Thất Thánh cung), thờ phụng các tượng Thần Tài, Hoả Thần, Dược Vương, Ngưu Vương, Mã Vương, Trùng Vương .v.v.. Phía bên phải ngôi chùa có lầu gác nhỏ hai tầng thờ Tôn Đại Thánh, được gọi là “Đại Thánh lâu”, trên lầu có một chiếc chuông lớn. Đối diện ngôi chùa có một toà hí lâu cao lớn, bên trên treo một tấm biển khổng lồ với ba chữ lớn “Ca Vũ Lâu”, ba chữ này khắc lại chữ của cử nhân họ Vương đời nhà Thanh dùng chổi thay bút viết nên. Ở giữa ngôi chùa và toà hí lâu là một quảng trường lớn có thể chứa hàng trăm người, nơi đây đã từng là trung tâm văn hoá giải trí của thị trấn; tại “đền Ngọc Hoàng” ở đầu phố đông, ba toà Thần điện và ba bức tượng Thần là những chế tác ấn tượng nhất trong các đền thờ Thần tại đây, chiếc chuông lớn của ngôi chùa nặng hơn nghìn cân; bên phải đền Ngọc Hoàng là đền Thần Tài, bốn mùa khói hương nghi ngút.

Các ngôi đền cổ lấy đường núi Hắc Sơn làm trung tâm tỏa ra xung quanh. Bên phải cây cầu treo trên cao: hai ngôi đền cách nhau hai dặm là “đền Bồ Tát” và “đền Lão Quân” nằm ở hai đầu núi, đền Ngọc Hoàng và toà hí lâu được xây dựng tại khu đất trống rộng lớn dưới núi. Cách hai, ba dặm về phía Tây còn có một ngôi đền Hoả Thần, đi tiếp về phía Tây đến ngọn núi cao gọi là “Hàn Tử” có ngôi đền Đại Thánh, tại Thượng Sa Bình có “đền Ngọc Hoàng”; phía bên trái cây cầu treo trên cao tại nơi cao nhất là đỉnh Ngọc Hoàng có “đền Ngọc Hoàng”, tại Dược Vương Bình có “đền Dược Vương” và toà đại hí lâu, tại Vương Gia Câu có “đền Đại Thánh”, thôn Bạch Đền có “đền Quan Vương”, Nhị Lĩnh Lương có đền Long Vương, Đồng Am Tử có đền Ngọc Hoàng, về hướng sông Phàm, đi một dặm về phía bắc có đền Đại Thánh, đi năm dặm về phía bắc có đền Bồ Tát, Hồng Thổ Lĩnh có đền Đại Thánh; phố đông Trương Bình: tại động Bạch Long có xây đền “Bạch Vân Từ” (đền Bạch Long Vương), tại núi Cửu Hổ sơn có “đền Địa Tạng Bồ Tát”, tại Sa Trường Câu có “đền Thái Sơn Vương” (đền Diêm La), tại cửa sông Giới Thạch có “đền Bồ Tát”. Còn các đền nhỏ thờ thổ địa luôn được xây trên đỉnh núi, đầu đường thì không có gì lạ.

Tại Hắc Sơn, các ngôi đền lớn nhỏ rải rác khắp nơi, vì vậy tại nơi đây cứ “cách năm dặm có một ngôi đền lớn, cách ba dặm có một ngôi đền nhỏ”. Có một số nơi nhờ đền mà nổi danh, ví như: Song Đền Tử, Bạch Đền Tử, Ngũ Dặm Đền, Ngọc Hoàng Đỉnh, đền Ngọc Hoàng v.v… Đáng tiếc là tôi không tìm được nhiều ghi chép lịch sử về những ngôi đền này. Nhưng có thể khẳng định một điểm: Vào trước năm 1949, ngoại trừ chùa Hắc Sơn đã bị thiêu hủy ra, các ngôi đền khác đều được bảo tồn tốt (hoặc trong lịch sử từng được tu sửa). Mỗi toà đền đường đều được chạm trổ tinh xảo, xà cột hoa lệ, nguy nga lộng lẫy, mỗi một bức tượng Thần đều được điêu khắc tinh mỹ, dáng vẻ uy nghiêm, mỗi bức bích hoạ đều sống động như thật, toát lên thần thái. Vì vậy, mỗi công trình kiến trúc đều là một viên minh châu sáng lấp lánh chứa đựng văn hoá. Mỗi dịp lễ tết, hội chùa, các nghi lễ tế tự đều được cử hành long trọng, các thôn làng xung quanh tụ hội, tụng kinh ca hát, hương khói nghi ngút, đèn nến lấp lánh, vô cùng náo nhiệt mà vẫn trang nghiêm, thần thánh.

Tại một thị trấn nằm nơi thâm sơn cùng cốc cách xa chốn thành thị mà có tổng cộng 27 ngôi chùa và đền (thống kê chưa đầy đủ) gồm hai ngôi chùa Phật giáo, bốn ngôi đền Bồ Tát, năm ngôi đền Ngọc Hoàng, năm ngôi đền Đại Thánh, bốn ngôi đền Long Vương, hai ngôi đền Thần Tài, một ngôi đền Quan Đế và sáu ngôi đền thờ Thần tiên, còn có bốn toà đại hí lâu và vô số ngôi đền nhỏ thờ Thổ địa, thật là hiếm thấy!

Các ngôi chùa đền truyền thừa đời đời nền văn hoá Thần truyền Trung Hoa, mỗi ngôi đền, mỗi bức tượng Thần đều gắn với một câu chuyện cảnh tỉnh thế nhân. Người ta thờ cúng bái lạy Thần Phật, không chỉ để cầu sự phù hộ của chư Thần Phật, mà còn biểu thị lòng kính ngưỡng đối với chư Thần Phật. Ví dụ các câu chuyện về Bồ Tát đại từ đại bi, Ngọc Hoàng đại đế chí cao vô thượng, Tôn Đại Thánh trừ ác khuyến thiện, Quan Vương Gia trung nghĩa anh dũng, đều là các câu chuyện quen thuộc mà mọi người thường nghe. Vào trước năm 1949, người dân ở đây vào mỗi dịp mùng một, mười lăm âm lịch đều đến các chùa đền để dâng hương kính Thần, trên bàn thờ mỗi gia đình đều có bài vị của “Thiên Địa Quân Đế Sư”. Con người trải qua bao thế hệ kính Thần lễ Phật, tin tưởng thiên lý thiện ác hữu báo, tuân theo đạo đức, nhân lễ nghĩa trí tín. Phong tục dân gian ở đây rất đơn giản, lòng người lương thiện, có rất nhiều câu chuyện tốt đẹp được kể lại về đồ rơi trên đường không ai nhặt, ban đêm không cần đóng cửa. Vì vậy, núi Hắc Sơn đã từng là một nơi thắng cảnh mà các tôn giáo Nho Thích Đạo cùng nhau phát triển, tỏa sáng trong nền văn hoá truyền thống Trung Hoa!

Tuy nhiên điều đau lòng là phong trào “phá trừ mê tín” sau năm 1949, phong trào “Đại nhảy vọt” năm 1958 và phong trào “Phá tứ cựu” thời cách mạng văn hóa khiến cho nền văn hoá trân quý ở nơi đây bị phá hủy gần như sạch trơn. Các bức tượng Thần bị đập phá, các ngôi đền chùa (ngoại trừ một vài nơi được sử dụng làm kho chứa ngũ cốc và trường học) về cơ bản đã bị phá bỏ, hai chiếc chuông lớn đã bị đập vỡ trong đại phong trào “Luyện sắt thép”. Nhưng hết thảy những điều này cũng không thể nào ngăn cản và cắt đứt lòng tôn kính Thần Phật của người dân nơi đây!

Tại núi Hắc Sơn, việc truyền thừa văn hóa không thể không kể đến công lao của bao thế hệ các tăng nhân xuất gia, cư sĩ Phật giáo, đạo sĩ trong đền (Đạo cô), thầy giáo trường tư thục, nhà thư hoạ, nhà điêu khắc, các lang y cho đến các thầy phong thủy, thầy bói. Ngoài ra, các nghệ nhân dân gian nơi đây cũng có những cống hiến quan trọng, diễn hí kịch Tần Xoang, gõ trống Thanh La nhảy điệu múa Hoa Cổ, hát nhạc hiếu, thuyết (bình) sách, dùng các câu chuyện lịch sử để giáo hoá dân làng và con cháu phải tuân theo các mỹ đức truyền thống Trung Hoa. Hàng năm có các hoạt động văn hóa dân gian như múa lân, múa rồng, rước đèn, không chỉ khiến cuộc sống người dân sinh động, mà còn không ngừng cổ vũ, hội tụ và củng cố tín ngưỡng của người dân đối với Thần Phật.

Thời kỳ Dân quốc, khi nền giáo dục chuyển từ dạy tư thục vào trường học, “trường học Hắc Sơn” được xây dựng đã làm nên những thành tích chói lọi cho sự phát triển giáo dục và truyền bá văn hóa ở Hắc Sơn. Trường học đã bồi dưỡng ươm mầm hàng nghìn vạn nhân tài cho xã hội và người dân nơi đây, một số lượng lớn học sinh ra trường, hầu hết họ đều trở thành những người tài giỏi có thành tựu trong sự nghiệp: Giáo sư, bác sĩ, học giả, chuyên gia, nhà thư pháp, hoạ sĩ cùng các nhà quản lý các cấp, trong đó có ba giáo sư đại học và hai cán bộ cấp sở.

Sơn trấn bị quên lãng, thế nhân đang đợi Pháp

Cùng với sự hình thành của tuyến đường Tây An đến Thương Châu và Sơn Dương và sự trỗi dậy của nền kinh tế thương mại hàng hoá, vai trò quan trọng của Hắc Sơn trong giao thông vận tải, kinh tế và thương mại đang giảm sút. Hơn nữa ở đây không có các nhà máy công nghiệp và hoạt động du lịch, vì vậy, thị trấn Hắc Sơn ngày nay trở thành một góc bị các nhà sử học, các ban ngành văn hóa và giới văn nhân lãng quên. Hắc Sơn hầu như không được ghi chép trong biên niên sử địa phương của huyện, trở thành một vùng núi xa xôi, hẻo lánh, lạc hậu và nghèo nàn.

Kinh tế núi Hắc Sơn tương đối lạc hậu, hơn nữa có rất nhiều người vẫn sống cuộc sống khá thanh bần. Chính vì sự “lạc hậu” và “phong bế” này khiến cho người dân nơi đây ít bị đầu độc bởi “thuyết vô thần” và trào lưu cuộc sống vật chất, dù là người lao động làm công ở ngoài hay ở trong thôn làm ruộng vườn, họ vẫn luôn kiên trì tín ngưỡng đối với Thần, giữ vững đạo đức làm người, duy trì phong tục tập quán thuần phác của tổ tiên. Tựa hồ trong tăm tối vô minh có Thần linh đang bảo hộ những người dân nơi đây để họ kiên trì chờ đợi một sự kiện lớn sắp xảy ra tại nhân gian!

Hầu hết các tôn giáo và những nhà tiên tri trong và ngoài nước đều cảnh báo con người thế gian: Vào thời mạt kiếp nhân loại sẽ xuất hiện đại đào thải. Phật Thích Ca Mâu Ni trước khi niết bàn giáo huấn đệ tử của ông: Vào thời kỳ mạt pháp (tức là thời đại ngày nay khi đạo đức con người đã bại hoại) nhân loại sẽ có đại kiếp nạn, Pháp mà Ông truyền không thể cứu người được nữa. Khi ấy, Chuyển Luân Thánh Vương lấy danh hiệu Phật Di Lặc hạ thế sẽ đến nhân gian truyền Pháp cứu độ chúng sinh. Phật giáo tôn Chuyển Luân Thánh Vương là vị Phật tương lai (tôn Thích Ca Mâu Ni là vị Phật hiện tại). Chuyển Luân Thánh Vương chính là Cứu Thế Chủ trong truyền thuyết dân gian tại khắp nơi trên thế giới, Cơ Đốc giáo tôn Ngài là “Vạn Vương Chi Vương”, các nhà hiền triết tại nhân gian tôn Ngài là Thánh nhân vĩ đại.

Quốc sư triều nhà Minh là Lưu Bá Ôn đã tiên đoán mức độ nghiêm trọng của đại kiếp nạn, rằng: “Người nghèo một vạn lưu một ngàn, người giàu một vạn lưu hai ba”; và tiên đoán sự kiện Chuyển Luân Thánh Vương truyền Pháp cứu độ thế nhân là: “Lúc sắp kết thúc, vạn Tổ hạ giới, nghìn Phật lâm phàm, phổ thiên Tinh Đẩu, La Hán quần Chân, mãn thiên Bồ Tát, khó thoát kiếp này. Chính là vị Phật tương lai hạ thế truyền đạo, thiên thượng thiên hạ chư Phật chư Tổ, nếu không gặp con đường vàng kim này thì khó tránh kiếp nạn này, bị tước quả vị, sau cùng Di Lặc phong bế hết 81 kiếp”.

Lời tiên đoán dự ngôn trên được giải như sau: Vào thời kỳ mạt Pháp chúng sinh vũ trụ (bao gồm cả các vị Thần trên trời và con người trên mặt đất) sẽ có đại kiếp nạn, chỉ có vị Phật tương lai (Chuyển Luân Thánh Vương) hạ thế truyền Pháp (cũng chính là Pháp Luân Đại Pháp) mới có thể cứu độ chúng sinh vũ trụ (bất cứ tín ngưỡng nào khác không thể làm được việc này); khi đó những người thế gian đang đợi vị Phật tương lai truyền Pháp cứu độ (vốn dĩ) đều là các vị vạn Tổ, nghìn Phật, mãn thiên Bồ Tát … luân hồi chuyển sinh tại nhân gian, trong đó bao gồm cả bạn, tôi và họ; nếu như bỏ qua cơ duyên (không gặp con đường vàng kim) được nghe Đạo (đồng hoá với Đại Pháp), thì dù bạn (nguyên) là Thần trên trời hay dưới đất đều sẽ bị đào thải.

Hôm nay, toàn thế giới đều biết: Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền lấy “Chân – Thiện – Nhẫn” làm Pháp lý tối cao, từ bi cứu độ thế nhân, chính là sự kiện trọng đại nhất trong lịch sử nhân loại mà các đại Giác Giả và nhà tiên tri nói đến! Đây chính là nguyên nhân mà ở Trung Quốc có gần 100 triệu người, toàn thế giới có hơn một trăm quốc gia có người dân đang tu luyện Pháp Luân Đại Pháp (tức Pháp Luân Công). Vì vậy, điều mà chư Thần muốn người dân Hắc Sơn kiên trì chờ đợi bao đời chính là Pháp Luân Đại Pháp!

Năm 1996, sau khi Tống Tú Quyên, người liên lạc của trạm phụ đạo Pháp Luân Công tại Thiểm Tây và Tây An đến Hắc Sơn hồng Pháp, thị trấn nhỏ này đã có mười mấy học viên Pháp Luân Công hàng ngày luyện công tập thể trên đường núi Hắc Sơn. Âm nhạc Đại Pháp du dương, động tác luyện công tao nhã đã trở thành một điểm thắng cảnh độc đáo của núi Hắc Sơn. Trong ba năm trước “ngày 20/7/1999”, đa số người thân trong thôn đều thấy được vẻ đẹp của Đại Pháp, tỏ lòng kính ngưỡng đối với Đại Pháp và chiểu theo tiêu chuẩn “Chân, Thiện, Nhẫn” làm người tốt. Đạo đức ngày càng thăng hoa trở lại, các tệ nạn xã hội trước đây bị áp chế, nơi đây hình thành nên một trường năng lượng chân chính. Vì vậy, khi Đại Pháp bị bức hại, người dân không tát nước theo mưa, đây chính là lý do căn bản khiến cuộc sống của người dân Hắc Sơn gần 20 năm nay vẫn thuần phác, mưa thuận gió hoà. Bởi vì Thần sẽ mang phúc báo cho những địa phương và những con người tin tưởng, thiện đãi Đại Pháp!

Khi kết thúc bài viết này, tôi ngộ ra được: vì sao Thần sắp đặt cho Hắc Sơn địa thế phong thủy cực tốt và một nền văn hoá huy hoàng trong lịch sử? Đó là vì tín ngưỡng đối với chư Thần của người dân núi Hắc Sơn có thể truyền thừa qua bao thế hệ, làm bước đệm cho hôm nay họ nhận thức được Đại Pháp! Tại sao thị trấn Hắc Sơn vào thời cận đại lại trở nên “phong bế”, “lạc hậu”, cách xa những thứ ô nhiễm “hiện đại hoá” của thành thị? Đó là Thần vì để người dân núi Hắc Sơn kiên trì giữ vững lòng thiện lương và chân thành của tổ tiên! Bởi vì những người tín Thần, những người thiện lương sẽ thừa nhận “Chân – Thiện – Nhẫn”, từ đó mà được Đại Pháp cứu độ. Đây chính là từ bi của Sáng Thế Chủ!

Dù người dân Hắc Sơn sống trong dãy núi Tần Lĩnh, nhưng Thần Phật không quên họ, Sáng Thế Chủ càng không quên họ. Không có một con đường núi nào cách thị trấn quá xa, người dân thuần phác, lương thiện. Đại Pháp chiếu sáng con đường quy chân, người nghèo mặc vải bố cũng có thể tu thành tiên. Những người được sống, làm việc tại nơi đây đều có duyên phận lớn, đại phúc phận! Hy vọng người dân núi Hắc Sơn có thể trân quý cơ duyên vạn cổ Đại Pháp hồng truyền này, minh bạch phân biệt rõ thị phi, tránh xa tà ác; thành tâm niệm chín chữ chân ngôn “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo!”, đây là Đại Pháp cao thượng giúp con người thế gian vượt qua kiếp nạn, giúp sinh mệnh thăng hoa, tín ngưỡng và đồng hoá Đại Pháp thì nhất định sẽ có tương lai vô cùng tốt đẹp!

Chúc các bạn bình an!

[Chú dẫn] Nguyên văn bài thơ “Đáp Thôi Thập Bát” của Bạch Cư Dị đời Đường :

劳将白叟比黄公,
今古由来事不同。
我有商山君未见,
清泉白石在胸中。

Hán Việt:

Lao tương bạch tẩu bỉ hoàng công,
Kim cổ do lai sự bất đồng。
Ngã hữu thương sơn quân vị kiến,
Thanh tuyền bạch thạch tại hung trung。

Dịch nghĩa:

Khó so sánh Bạch tẩu với Hoàng Công,
Sự việc từ xưa đến nay không giống nhau.
Tôi thấy núi Thương Sơn mà bạn không thấy,
Nước xanh đá trắng trong lòng tôi.

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/154891

The post Cổ trấn Pháp duyên (1): Phong cảnh thị trấn Hắc Sơn first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>