cổ phong du du | Tag | Chánh Kiến Nethttps://chanhkien.orgChánh KiếnThu, 24 Apr 2025 07:00:24 +0000en-UShourly1Du du cổ phong: Hai tấm gương mẫu mực của nữ chủ nhân chốn cung đìnhhttps://chanhkien.org/2024/12/du-du-co-phong-hai-tam-guong-mau-muc-cua-nu-chu-nhan-chon-cung-dinh.htmlWed, 18 Dec 2024 03:46:24 +0000https://chanhkien.org/?p=35266Tác giả: Trình Thực [ChanhKien.org] Vào thời Đông Hán có hai vị hoàng thái hậu nổi tiếng, một người là con gái của Mã Viện – Mã Thái hậu, một người là cháu gái của Đặng Vũ – Đặng Thái hậu. Đặc điểm chung của cả hai người là khiêm tốn, thận trọng, cần kiệm […]

The post Du du cổ phong: Hai tấm gương mẫu mực của nữ chủ nhân chốn cung đình first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tác giả: Trình Thực

[ChanhKien.org]

Vào thời Đông Hán có hai vị hoàng thái hậu nổi tiếng, một người là con gái của Mã Viện – Mã Thái hậu, một người là cháu gái của Đặng Vũ – Đặng Thái hậu. Đặc điểm chung của cả hai người là khiêm tốn, thận trọng, cần kiệm và chất phác.

Sau khi hoàng đế nhà Đông Hán là Hán Minh đế qua đời, con nuôi của Mã Hoàng hậu là Lưu Đát lên ngôi (tức Hán Chương Đế), bà từ hoàng hậu trở thành thái hậu. Khi Hán Minh đế còn tại thế, ông khá nghiêm khắc với người bên nhà ngoại và không để ai trong nhà họ Mã có chức vụ cao. Hán Chương Đế cảm động trước ân nghĩa của mẫu hậu và muốn phong tặng cho ba người cậu. Mã Thái hậu kiên quyết từ chối và nói với hoàng đế rằng: “Phàm là ai đưa ra đề nghị như vậy đều chỉ là muốn lấy lòng ta để được hưởng lợi, hoàng thượng tuyệt đối không thể tin tưởng. Ta mặc y phục đều là loại vải thô, ăn gạo lức, không dùng son phấn, không đốt hương liệu, là do vốn tính tiết kiệm trời sinh sao? Không phải như vậy, mà là ta muốn làm gương. Năm ngoái, ta về nhà thì thấy cổng nhà nhộn nhịp, xe ngựa kéo đến nườm nượp, người vấn an hỏi thăm lũ lượt tới. Những người hầu trong nhà đều mặc áo xanh cổ trắng, rất có thần sắc. Nhìn lại người phu xe của ta thì quá là mộc mạc, giản đơn. Ta không trách mắng họ mà chỉ cắt đi khoản trợ cấp sinh hoạt hằng năm, để họ tự xem xét lại bản thân mình. Không thể quá nuông chiều, nghiêm khắc một chút thì hơn. Việc thăng quan tiến chức cho nhà ngoại, nếu làm không tốt sẽ đi theo vết xe đổ của Vương Mãng”. Mặc dù Chương đế thành tâm thành ý thuyết phục nhưng Mã Hoàng hậu đều không đáp ứng.

Mã Hoàng hậu nói với quan viên ở kinh thành rằng: Nếu người thân nào của Mã gia can thiệp vào chính trị, nói chuyện ân huệ, lôi kéo mối quan hệ thì sẽ bị trừng phạt theo pháp luật. Bà lại nói với người thân: Ai không tuân thủ luật pháp sẽ cắt đứt quan hệ họ hàng, đưa về quê làm ruộng. Vì vậy người nhà họ Mã lại càng thận trọng hơn trước.

Vài năm sau, Chương đế thấy rằng thiên hạ thái bình và nhất quyết muốn phong hầu tước cho cậu mình. Sau khi Mã Thái hậu biết được tình hình liền viết thư nói ra suy nghĩ của mình cho em trai Mã Liêu rằng: “Khi còn trẻ, ta ngưỡng mộ những cổ nhân lập ngôn lập đức, tên tuổi đi vào sử sách. Bây giờ già rồi, ta vẫn thận trọng tự trọng như ngày xưa, không tham hư danh. Ta mong cậu một lòng một dạ trước sau như một, để ta một khi nhắm mắt thì không còn điều gì phải hối hận. Vậy mà đến hôm nay, các người vẫn còn muốn phong hầu bái tước, ta thực sự chỉ có thể ôm hận suốt đời mà thôi”.

Sau khi xem xong thư của Thái hậu, ba huynh đệ Mã Liêu cảm thấy vô cùng bất an và kiên quyết từ chối việc thăng hầu tước của cháu ngoại (Hán Chương đế) và chỉ nhận tước hiệu danh dự là “Quan nội hầu”. Không lâu sau, Mã Thái hậu qua đời trong thanh thản bởi vì các anh trai, em trai không làm bà mất mặt.

Hơn 30 năm sau khi Mã Thái hậu qua đời, Đặng Thái hậu xuất hiện.

Đặng Thái hậu tên là Đặng Tuy, từ nhỏ bà đã thích đọc các tác phẩm kinh điển của Nho gia và có văn hóa tu dưỡng cao. Đầu tiên, Âm Hoàng hậu – hoàng hậu đầu tiên của Hán Hòa đế, ghen tị với bà và phao tin đồn rằng muốn giết cả nhà họ Đặng. Đặng Tuy quý nhân là một người thận trọng và thường ngồi đóng cửa một mình, đến cả hoàng đế cũng không gặp. Sau đó, Âm Hoàng hậu bị phế truất, Hán Hòa Đế nhất quyết muốn phong Đặng Tuy làm hoàng hậu. Bà đã từ chối bảy, tám lần trước khi miễn cưỡng chấp nhận lời đề nghị, nhưng bà không muốn bất kỳ đãi ngộ vật chất nào. Mỗi khi nghe nói nhà họ Đặng muốn thăng chức, bà đều không cho phép. Vì vậy, anh trai bà là Đặng Chất chưa từng được thăng chức trong thời đại của Hòa đế.

Sau khi Hán Hòa đế qua đời, con trai sơ sinh Lưu Long kế vị ngai vàng, Đặng Thái hậu buông rèm chấp chính, trên thực tế bà là nữ hoàng đế. Bà muốn anh em nhà họ Đặng trở thành những đại thần thân tín, nhưng hoàn toàn không có tham vọng thay thế ngai vàng. Không ngờ Lưu Long lại qua đời khi mới khoảng một tuổi, sử sách gọi ông là Thương Đế, tức là hoàng đế sơ sinh chết yểu. Đặng Thái hậu đón cháu trai Lưu Hỗ 14 tuổi của Hòa Đế vào cung kế thừa hoàng vị và bà tiếp tục chấp chính. Bà rất khâm phục gia đình của Mã Thái hậu và phong tước cho đời sau của cậu nhà họ Mã, đồng thời khen ngợi công lao và nhân cách của bậc tiền bối. Trước hậu quả xấu từ sự chuyên quyền của ngoại thích đời trước, bà không khoan nhượng chút nào đối với những người họ hàng phạm tội và thường xử phạt nặng hơn. Anh em nhà họ Đặng cũng biết rõ ràng điều này, nhiều lần yêu cầu rời khỏi triều đình và từ chức hầu tước với thái độ đều rất thành khẩn. Đặng Thái hậu rất tán đồng cách làm này và đồng ý với yêu cầu của họ.

Đặng Thái hậu kế thừa phong thái của Mã Thái hậu và rất coi trọng tính tiết kiệm. Bà hạ lệnh giảm bớt chi tiêu của hoàng thất, ngoại trừ việc cúng tế ở lăng mộ và đền thờ ra thì người trong cung không được lựa chọn lương thực, có gì thì ăn đó. Buổi sáng và tối chỉ được ăn một món ăn mặn giống nhau. Bà cho cắt giảm hơn một nửa lượng cống phẩm từ các nơi, kho chứa của cung điện và biệt quán (chỉ các cung điện ở nơi riêng biệt, cách xa kinh thành để bậc đế vương nghỉ dưỡng, tránh nóng…) không được bổ sung thêm, dùng hết thì thôi. Những nữ phạm nhân trong cung đều được thả về nhà, tất cả chim ưng của Thượng Lâm uyển cũng đều được bán hết.

Đặng Thái hậu rất coi trọng việc giáo dục văn hóa của hoàng thất. Bà đã tuyển dụng các Nho sinh có học vấn đạo đức tốt làm tiến sĩ dạy dỗ trẻ em và những cận vệ trẻ của hoàng tộc. Bà cũng cho hơn 70 người thân của nhà họ Lưu và họ Đặng tập trung học tại trường tư thục, 5 tuổi học lớp vỡ lòng, học kinh thư và đích thân giám sát các kỳ thi hàng năm. Bà viết cho anh họ Đặng Báo rằng: “Khi gia đình công hầu suy tàn, họ ăn mặc đẹp đẽ, no đủ, nào là xe tứ mã, uy phong lẫm liệt; nhưng khi nói đến các bài văn học thuật, thì họ lại có vẻ như bị nhốt trong bức tường quanh năm, chớp mắt đều là màu đen. Họ không hiểu lịch sử và con người, không biết thị phi trái phải. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tai họa, đại khái là như vậy”.

Mùa hè năm đó có một đợt hạn hán nghiêm trọng, người dân vô cùng khốn khổ. Đặng Thái hậu nghĩ: “Trời giáng hạn hán nghiêm trọng, có thể nhân gian có đại oan”. Sau đó bà đến thăm nhà tù Lạc Dương và đích thân thẩm vấn các tù nhân. Có một tù nhân vốn vô tội nhưng không chịu nổi sự tra tấn và bị buộc tội giết người, khắp thân thể đầy vết sẹo, không thể đi lại và được đưa đến gặp thái hậu bằng một chiếc cáng tre. Người tù nhân sợ viên cai ngục bên cạnh và không dám lên tiếng. Đến khi ông bị người đưa đi, đầu của ông mới dám ngẩng lên một chút, miệng mấp máy vài cái như muốn nói điều gì đó. Đặng Thái hậu liền hiểu chuyện và yêu cầu đưa ông quay lại để tự mình thẩm vấn. Cuối cùng sau khi làm rõ những oan uổng, bà lập tức hạ lệnh bỏ tù quan huyện Lạc Dương và yêu cầu ông ta phải đền tội.

Thật trùng hợp, đúng lúc trước khi thái hậu trở về cung, mưa lớn như trút nước từ trên trời xuống, người dân ai nấy đều mừng rỡ.

Đặng Thái hậu nắm quyền được 15 năm và tương đối ổn định về mặt chính trị. Dù có nhiều người nhà ngoại được phong tước, làm quan nhưng không ai muốn lật đổ nhà Hán, lập hoàng đế khác cho nhà họ Đặng. Tuy nhiên, sau khi Hán An đế lớn lên và yêu cầu Thái hậu trả lại quyền lực cho mình nhưng đã bị bà từ chối. Vì sao? Bà nhận thấy An đế chưa thực sự trưởng thành, sợ xảy ra chuyện lớn, bà thà để bản thân bận rộn còn hơn là giao quyền. Điều này đã để lại hậu họa cho gia đình họ Đặng.

Khi Đặng Thái hậu qua đời, An đế bị các gian thần xúi giục và bắt giam nhiều người nhà họ Đặng vào tù. Một số bị trục xuất về quê, một số bị bắt buộc tự sát. Chỉ trong vòng vài tháng, số người nhà họ Đặng còn lại không nhiều. Đây chắc chắn là một điều không ngờ đối với Đặng Thái hậu. Các trung thần và bách tính chỉ biết âm thầm thở dài, rơi nước mắt.

Mã Thái hậu và Đặng Thái hậu có phẩm cách giống nhau, mặc dù kết quả mà họ để lại là khác nhau, nhưng trong lịch sử, họ vẫn được kính trọng và khen ngợi như hình mẫu cho các nữ chủ nhân chốn cung đình!

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/155582

The post Du du cổ phong: Hai tấm gương mẫu mực của nữ chủ nhân chốn cung đình first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Cổ phong du du: Tăng Củng trượng nghĩa giúp người chuộc lại con gáihttps://chanhkien.org/2024/07/co-phong-du-du-tang-cung-truong-nghia-giup-nguoi-chuoc-lai-con-gai.htmlMon, 01 Jul 2024 04:34:23 +0000https://chanhkien.org/?p=33448Tác giả: Lục Chân [ChanhKien.org] Những năm Nguyên Hữu triều Bắc Tống Tăng Lỗ Công (Tăng Củng) [1] du ngoạn đến kinh thành và ở trọ cạnh một ngôi chợ. Vào ban đêm ông nghe thấy tiếng khóc từ phòng bên cạnh vọng đến, tiếng khóc vô cùng bi thương. Sáng sớm hôm sau Tăng […]

The post Cổ phong du du: Tăng Củng trượng nghĩa giúp người chuộc lại con gái first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tác giả: Lục Chân

[ChanhKien.org]

Họa sĩ: Chen Shaomei (1909-1954).

Những năm Nguyên Hữu triều Bắc Tống Tăng Lỗ Công (Tăng Củng) [1] du ngoạn đến kinh thành và ở trọ cạnh một ngôi chợ.

Vào ban đêm ông nghe thấy tiếng khóc từ phòng bên cạnh vọng đến, tiếng khóc vô cùng bi thương. Sáng sớm hôm sau Tăng Lỗ Công liền sang hỏi nguyên do. Phòng bên cạnh là một người có dáng dấp thư sinh với vẻ mặt rất buồn bã, anh ta muốn nói điều gì đó nhưng lại lưỡng lự ngập ngừng không nói và dường như có phần xấu hổ.

Tăng Lỗ Công bảo: “Anh cứ việc nói, biết đâu anh gặp được người chính nhân quân tử giúp anh giải nạn hoá ưu. Bằng không thì dù anh có khóc đến chảy máu cả mắt cũng không ích gì”.

Vị thư sinh nhìn khắp chung quanh, do dự một hồi rất lâu rồi mới nói: “Trước đây tôi từng làm quan ở nơi nọ, vì một sự cố mà phải vay tiền quan trên, bây giờ thượng ty đòi lại rất gấp mà tôi thực sự không có khả năng trả nợ. Tôi đành thương lượng với vợ đem bán con gái cho một thương nhân với giá 40 vạn. Giờ đây đến lúc phải từ biệt con gái nên tôi cảm thấy đau thương”.

Tăng Lỗ Công nói: “Thương nhân thì phải đi bôn ba khắp nơi buôn bán, hơn nữa họ thường không có tình nghĩa. Con gái anh một khi già đi nhan sắc phai tàn có thể sẽ bị bỏ rơi. Ta là một nhân sĩ, chi bằng anh hãy gả con gái cho ta”.

Vị thư sinh lập tức quỳ xuống nói: “Không ngờ ngài lại thương xót đến tiểu nhân. Tôi gả con gái cho ngài cho dù không được một xu vẫn tốt hơn gấp mấy lần so với việc bán con cho một thương nhân. Chỉ là tôi đã viết văn thư bán con và nhận tiền của ông ấy rồi nên không có cách nào trả lại được nữa”.

Tăng Lỗ Công đáp: “Anh chỉ việc đi trả tiền lại cho ông ta rồi đòi lại giấy bán con gái. Nếu ông ta không đồng ý anh cứ kiện lên quan”. Vị thư sinh gật đầu đồng ý. Tăng Lỗ Công lấy 40 vạn tiền đưa cho anh ta và hẹn rằng: “Ba ngày sau anh hãy đưa con gái mình đến ngoài Thuỷ Môn. Đến lúc đó ta sẽ lên chiếc thuyền nhỏ đợi anh bên ngoài Thủy Môn”.

Vị thư sinh theo lời Tăng Lỗ Công đi tìm người thương nhân xin trả lại tiền và lấy lại giấy ký nợ, ông ta không dám không đồng ý.

Đúng ngày hẹn định vị thư sinh mang con gái đến ngoài Thủy Môn như đã hứa. Nhưng họ lại không thấy bóng dáng chiếc thuyền của Tăng Lỗ Công đâu. Hỏi thăm tin tức từ những thuyền phu khác họ mới biết thuyền của Tăng Lỗ Công đã cất mái chèo rời bến được ba hôm rồi.

(Dựa theo quyển “Năng cải trai mạn lục” của tác giả Ngô Tăng thời Bắc Tống)

[1]: quan viên, nhà văn nổi tiếng thời Bắc Tống, là một trong Đường Tống bát đại gia (bao gồm Liễu Tông Nguyên, Hàn Dũ, Tô Tuân, Tô Triệt, Tô Thức, Âu Dương Tu, Vương An Thạch, Tăng Củng)

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/58616

The post Cổ phong du du: Tăng Củng trượng nghĩa giúp người chuộc lại con gái first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Cổ phong du du: Xích Cước Đại Tiên nắm Đại Tống, bách tính an lạc biên cương yênhttps://chanhkien.org/2022/07/co-phong-du-du-xich-cuoc-dai-tien-nam-dai-tong-bach-tinh-an-lac-bien-cuong-yen.htmlMon, 25 Jul 2022 03:05:58 +0000https://chanhkien.org/?p=28835Tác giả: Bình Viễn [ChanhKien.org] Hoàng đế Nhân Tông triều Tống được thế nhân xưng tụng là Thái Bình Hoàng Đế. Truyền thuyết nói rằng ông chính là vị Xích Cước Đại Tiên hoà ái, dễ gần trong Tây Du Ký chuyển sinh. Đại Tiên chuyển sinh làm hoàng đế Trong cuốn sách cổ “Nữ […]

The post Cổ phong du du: Xích Cước Đại Tiên nắm Đại Tống, bách tính an lạc biên cương yên first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Bình Viễn

[ChanhKien.org]

Hoàng đế Nhân Tông triều Tống được thế nhân xưng tụng là Thái Bình Hoàng Đế. Truyền thuyết nói rằng ông chính là vị Xích Cước Đại Tiên hoà ái, dễ gần trong Tây Du Ký chuyển sinh.

Đại Tiên chuyển sinh làm hoàng đế

Trong cuốn sách cổ “Nữ tiên ngoại sử” có đoạn ghi chép rằng: Ngọc Đế hỏi các vị Tiên Chân xung quanh rằng: “Ai đồng ý hạ phàm làm thái bình thiên tử của nước Đại Tống?” Hết thảy chư Tiên đều im lặng không lên tiếng, chỉ riêng có Xích Cước Đại Tiên là mỉm cười. Ngọc Đế nói: “Người mỉm cười ắt hẳn có tình”. Ngài bèn cho Đại Tiên giáng thế làm thái tử. Sau khi đản sinh, thái tử gào khóc mãi không thôi, cả ngự y cũng không cách nào trị dứt. Bỗng trong cung có một vị lão Đạo nhân tự nói rằng mình có thể chữa chứng khóc của thái tử, Tống Chân Tông bèn triệu ông ấy đến xem bệnh. Vị Đạo nhân xoa lên đầu thái tử nói: “Đừng khóc đừng khóc, phải chi năm đó đừng cười. Văn có Văn Khúc, võ có Võ Khúc, thôi khóc thôi khóc”. Thái tử liền không khóc nữa. Thái tử sau này trở thành hoàng đế Tống Nhân Tông. Còn vị Đạo nhân ấy chính là Trường Canh Tinh (hay Lý Trường Canh, tức Thái Bạch Kim Tinh), Văn Khúc mà ông nói chính là Văn Ngạn Bác còn Võ Khúc chính là Địch Thanh, cả hai người đều đến làm tướng trợ giúp Nhân Tông trị quốc. (trích từ sách “Nữ tiên ngoại sử”, hồi 1: Tây Vương Mẫu Dao Trì khai yến, Thiên lang tinh nguyệt điện cầu nhân)

Thiên hạ thái bình bách tính an

Tống Nhân Tông tính cách vốn cung kính, khiêm nhường, nhân ái, khoan dung. Một lần nọ có vị đại thần muốn mở rộng vườn ngự uyển, Tống Nhân Tông lại nghĩ rằng những gì mà tổ tiên ông để lại cũng đã rất rộng lớn rồi, hà tất phải mở rộng khu vườn chỉ khiến hao tài tốn của. Điều mà một hoàng đế thời thái bình thịnh thế sợ nhất là đối nội thì mở rộng cung viên, đối ngoại thì khuếch trương thanh thế xâm lược nước khác, những điều ấy chỉ khiến dân chúng lầm than, xã hội trượt dốc. Tống Nhân Tông sống vào thời thịnh thế mà có thể mang lại bình an cho bách tính, đó là điều khó làm được nhất.

Sau khi Tống Nhân Tông băng hà và tin báo tang truyền đến nước Liêu, toàn nước Liêu trên dưới không ai không cảm thấy thống khổ bi thương: “Yến cảnh chi nhân vô viễn cận giai khốc” (Đến người nước Liêu bất kể gần xa đều khóc), Liêu Đạo Tông Gia Luật Hồng Cơ đau khổ khóc rằng: “Đã 42 năm không biết đến chiến tranh rồi”.

Trong lịch sử vốn dĩ có rất nhiều thời kỳ hình thế không ổn định đầy biến động, làm hoàng đế cũng là chuyện thân bất do kỷ. Trong thời gian Tống Nhân Tông chấp chính cục diện chính trị tương đối ổn định, Tống Nhân Tông chấp chính tổng cộng 41 năm, là vị hoàng đế giữ ngôi lâu nhất trong lịch sử nhà Tống. Người Trung Quốc có câu nói “Tri túc thường lạc” (Biết đủ thường vui) đại khái là nói về người có tính cách như thế.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/257648

The post Cổ phong du du: Xích Cước Đại Tiên nắm Đại Tống, bách tính an lạc biên cương yên first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Cổ phong du du: Nhà có hiền thê ít tai họahttps://chanhkien.org/2022/06/du-du-co-phong-nha-co-hien-the-it-tai-hoa.htmlThu, 16 Jun 2022 07:42:39 +0000https://chanhkien.org/?p=28679Tác giả: Quy Chân [ChanhKien.org] Thần đã tạo ra nam và nữ, là âm dương tương hỗ chế ước lẫn nhau. Có người cho rằng người phụ nữ cổ đại có địa vị thấp, kỳ thực không phải vậy. Nam và nữ không phân địa vị cao thấp. Quan thái bộc thời Võ Tắc Thiên […]

The post Cổ phong du du: Nhà có hiền thê ít tai họa first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Quy Chân

[ChanhKien.org]

Thần đã tạo ra nam và nữ, là âm dương tương hỗ chế ước lẫn nhau. Có người cho rằng người phụ nữ cổ đại có địa vị thấp, kỳ thực không phải vậy. Nam và nữ không phân địa vị cao thấp.

Quan thái bộc thời Võ Tắc Thiên là Lai Tuấn Thần quyền thế lớn mạnh, ngang ngược tàn ác. Quan lệnh thượng lâm Hầu Mẫn lại cứ dựa vào hắn ta. Thê tử của Hầu Mẫn là Đổng Thị khuyên bảo ông rằng: “Lai Tuấn Thần là tên quốc tặc, quyền thế của hắn ta sẽ không dài lâu. Một ngày nào đó hắn rớt đài, những người cùng hội cùng thuyền với hắn sẽ bị trừng phạt. Chàng nên kính lễ nhưng đừng gần gũi với hắn”. Hầu Mẫn nghe lời của vợ, dần dần lánh xa Lai Tuấn Thần. Lai Tuấn Thần do đó vô cùng tức giận, bèn trục xuất Hầu Mẫn đi khỏi triều đình thật xa, phong làm huyện lệnh Vũ Long ở Phúc Châu. Hầu Mẫn không muốn nhậm chức, muốn từ quan để sống ở quê nhà, Đổng Thị nói: “Nên nhanh chóng rời kinh nhậm chức, đừng mong cầu ở tại nơi đây”. Sau đó, Lai Tuấn Thần bị giết, đồng đảng của hắn cũng dần dần bị trục xuất khỏi triều đình đày tới vùng Lĩnh Nam, Hầu Mẫn lại nhờ sớm xa lánh hắn nên bị gạt bỏ ra khỏi kinh thành, đã miễn trừ được tai họa. (Trích từ Triều dã thiêm tái)

Đứng cùng hàng ngũ với kẻ xấu, chẳng qua chỉ vì tiền tài và địa vị. Thê tử của Hầu Mẫn có thể nhìn rõ hết thảy điều này, giúp cho chồng của mình miễn trừ được tai họa, thật đúng là hiền thê có trí huệ. Chúng ta ngày nay nhìn thấy nhiều tham quan vì bị vợ trách móc là vô dụng mà đi vào con đường phạm tội, những bài học giáo huấn như vậy quả là quá nhiều rồi.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/258208

The post Cổ phong du du: Nhà có hiền thê ít tai họa first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Cổ phong du du: Giúp đỡ người khác là giúp chính mìnhhttps://chanhkien.org/2020/12/co-phong-du-du-giup-do-nguoi-khac-la-giup-chinh-minh.htmlSun, 13 Dec 2020 15:35:06 +0000https://chanhkien.org/?p=26883Tác giả: Minh Thời [ChanhKien.org] Vào những năm đầu Thành Hoá thời nhà Minh Trung Quốc, ở sở Cao Bưu Vệ có một vị họ Trương làm chức Bách Hộ (tên một chức quan) quản việc vận chuyển đường thủy. Một hôm vị này ngồi trên một chiếc thuyền nhỏ, đi xử lý một số […]

The post Cổ phong du du: Giúp đỡ người khác là giúp chính mình first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Minh Thời

[ChanhKien.org]

Vào những năm đầu Thành Hoá thời nhà Minh Trung Quốc, ở sở Cao Bưu Vệ có một vị họ Trương làm chức Bách Hộ (tên một chức quan) quản việc vận chuyển đường thủy. Một hôm vị này ngồi trên một chiếc thuyền nhỏ, đi xử lý một số chuyện công vụ.

Thuyền của Trương Bách Hộ khi đang đi trên hồ thì bỗng gặp phải một trận gió lớn khiến nó bị lật. Sau khi thoát được lên bờ, Trương Bách Hộ liền đi bộ dọc theo bờ hồ. Từ xa, Trương Bách Hộ nhìn thấy một chiếc thuyền khác đang bị lật qua lật lại trên mặt nước, có người đang kêu cứu. Nhưng vì sương mù dày đặc nên ông không nhìn ra được người đó là ai. Trương Bách Hộ thương cảm cho người đó nên bèn gọi ngư dân ở chiếc thuyền đánh cá nhỏ đang đậu gần đó đến cứu. Nhưng người ngư dân này đã từ chối.

Trương Bách Hộ liền lấy ra mười lượng bạc trắng đưa cho người này, khi đó người này mới chịu cứu người đang gặp nạn kia. Sau khi cứu người đó lên bờ, Trương Bách Hộ mới nhận ra đây chính là con trai của mình, người con trai vì neo thuyền đợi cha, gặp phải trận gió lớn khiến thuyền bị lật, đã bị nhấn chìm trong nước nửa ngày trời. Khi được cứu lên, người con trai đã đang trong tình trạng hấp hối, chỉ chậm trễ thêm chút nữa chắc có lẽ sẽ bị chôn trong bụng cá mất rồi.

Trương Bách Hộ cứu người trong lúc nguy nan, thật trùng hợp đó lại chính là con trai của mình. Giúp đỡ người khác cũng chính là giúp chính mình, xem ra điều này thật sự là điều chân thực không hư giả.

Con người trong xã hội hiện đại, thường cho rằng, ở vị trí nào thì nên nói những lời đó. Bản thân mình có học lực, có bản sự tự giải quyết hết thảy khó khăn của chính mình, không cần đến sự giúp đỡ của người khác, mà đối với những người đáng thương, không có khả năng, đi khắp nơi cầu xin người khác thì họ lại không hề có tâm thương tiếc. Họ nói rằng: vì sao tôi phải đi giúp đỡ người khác? Kỳ thực, giúp người khác, cũng đồng nghĩa gieo xuống hạt giống thiện lành, truyền đi sợi dây lương thiện, bản thân mình sẽ được thụ ích.

(Nguồn: “Song Hòe Tuế Sao”)

Dịch từ:http://www.zhengjian.org/node/137480

The post Cổ phong du du: Giúp đỡ người khác là giúp chính mình first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>