Chu Tử tầm chân | Tag | Chánh Kiến Nethttps://chanhkien.orgChánh KiếnThu, 24 Apr 2025 07:00:24 +0000en-UShourly1Luân hồi ký sự : Chu Tử tầm chân (2)https://chanhkien.org/2023/02/luan-hoi-ky-su-chu-tu-tam-chan-2.htmlSat, 25 Feb 2023 05:05:41 +0000https://chanhkien.org/?p=29704Tác giả: Đệ tử Đại Pháp Đại Lục [ChanhKien.org] Nhìn thấy người ăn mày, sư phụ của cô bé bước đến hỏi thăm mười mấy năm qua sinh sống ra sao. Người ăn mày cũng kể về những gì bản thân đã trải qua, sau cùng nói: “Ta chẳng phải đã nói phải tác hợp […]

The post Luân hồi ký sự : Chu Tử tầm chân (2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Đệ tử Đại Pháp Đại Lục

[ChanhKien.org]

Nhìn thấy người ăn mày, sư phụ của cô bé bước đến hỏi thăm mười mấy năm qua sinh sống ra sao. Người ăn mày cũng kể về những gì bản thân đã trải qua, sau cùng nói: “Ta chẳng phải đã nói phải tác hợp cho mối nhân duyên của cô bé và cậu ấy hay sao!”. Cô bé nghe thấy thế thì trong lòng không được vui, vẻ mặt trầm hẳn xuống. Thấy vậy người ăn mày liền nói: “Vậy hai đứa tự nói chuyện với nhau đi”, rồi bảo sư phụ của cô bé cùng đi ra ngoài.

Trong động giờ chỉ còn lại cô bé và người nam tử xấu xí. Bao năm nay cô bé đã gặp rất nhiều thần tiên, cũng đã gặp rất nhiều người nên trong lòng cảm thấy có chút tự phụ. Do đó cô mới nói với người nam tử rằng: “Ngươi có đọc sách không? Ngươi từng gặp ‘Hải Thần’ chưa?”. Người kia trả lời rằng: “Sách, ta đã đọc mười lăm năm rồi, sách mà ta đã đọc (thẻ tre) đủ để chất cao bằng hai thân người; ta đã đi qua mấy cung điện của Hải Thần ở Nam Hải, cũng ở lại cung điện của họ vài ngày.” Cô bé nghe thấy thế cảm thấy đối phương đang khoác lác liền nói rằng: “Đọc sách bao nhiêu thì ta không kiểm tra ngươi nữa, nhưng mấy vị Hải Thần ấy thấy bộ dạng ngươi thế này sớm đã bỏ chạy rồi, làm sao có thể dung chứa ngươi nghỉ lại mấy hôm được chứ?” Lời này có chút khó nghe. Người nam tử bình thản đáp: “Trước mặt chư Thần không mang nhân tâm thì ta rất tuấn tú đấy, còn trước mặt kẻ còn mang nhân tâm thì ta quả là rất xấu xí.” Lời nói cũng rất sắc bén, dù trong lòng cô bé có phần rung động, nhưng vẫn còn bán tín bán nghi.

Nam tử xấu xí thấy cô bé chưa hoàn toàn tin tưởng, liền dẫn cô ra cửa động, đến bên bờ biển, anh bèn niệm chú ngữ, không lâu sau, một tòa cung điện đẹp đẽ từ trong biển hiển hiện ra trước mặt. Người nam tử lúc ấy mới nói: “Chúng ta qua đó xem.” Chưa đợi cô bé kịp phản ứng gì, thì bọn họ đã cùng ở trong cung điện rồi, nhưng nhìn cung điện này không thể dùng vẻ đẹp và sự tráng lệ của nhân gian mà có thể hình dung ra được. Dùng “Tiên vận thập túc” (mang theo tiên vận mười phần đầy đủ), “ Linh lung vạn thiên” (vô cùng lộng lẫy, thần tiên) mà hình dung thì cũng có thể nói ra chút ý tứ đó.

Đối với mỗi thứ ở bên trong đó, người ta ắt phải đạt đến trạng thái không có bất kì nhân tâm nào thì mới có thể chạm đến, mới có thể dùng được, mới có thể cảm thụ được chỗ huyền diệu đặc biệt của nó.

Sau khi cô bé và vị nam tử hành lễ với Hải Thần xong, cô bé liền thuật lại toàn bộ một lượt chuyện nhìn thấy các Hải Thần ở vịnh Giao Châu triển hiện thần tích khi trước và những lời mà người thanh niên tuấn tú cầm quạt lông vũ đã nói. Vị Hải Thần ấy liền nói: “Sau đó ta cũng có nghe bọn họ kể về chuyện đó. Cũng chính vì chuyện này, mà ta cũng muốn gặp ngươi và sư phụ của ngươi.” Lúc này sư phụ của cô bé cùng người ăn mày cũng đến giữa đại điện rồi, mọi người cùng nói chuyện rất vui vẻ. Không biết tự lúc nào, nhân tâm của cô bé dần dần biến mất. Khi nhìn lại nam tử xấu xí khi nãy, thì mới phát hiện ra lúc này anh đã biến thành một người vô cùng điển trai. (Thực ra “nam tử xấu xí” vốn dĩ không xấu, chỉ là biến thành hình dạng “xấu xí” để dò thử và điểm hóa cô bé mà thôi.)

Sau khi rời khỏi cung điện của Hải Thần, mọi người cùng trở về đất liền, sư phụ của cô bé và người ăn mày ở bên cạnh họ một thời gian nữa, sau đó căn dặn nam tử xấu xí rằng: cho dù bất kể chuyện gì xảy đến, cũng không được để cô bé mất đi tín tâm tìm Pháp.

Sau đó vợ chồng hai người họ trở về Lang Nha Đài thăm cha mẹ, cha mẹ của cô bé vui mừng khôn tả, cô bé cũng khởi lên rất nhiều nhân tâm. Kết quả là mười ngày sau, toàn thân cô bé đau nhức, không cách nào khống chế được, gia đình đã tìm đến rất nhiều lang trung nhưng cũng không tìm ra căn nguyên của bệnh. Cha của cô bé sốt sắng gọi người đi tìm người ăn mày đó nhưng người ăn mày không hề xuất hiện!

Lúc cô bé đau quá không chịu được, liền bảo cha cõng mình đến bên cạnh miệng giếng lúc nhỏ đã từng dạo chơi. (Thực ra cô bé là muốn tìm đến cái chết) Cha cô không hề hay biết nên đã cõng cô bé đi, nhân lúc cha không để ý, cô bé liền lao mình vào trong giếng. Cha cô vươn tay ra chụp nhưng không giữ được, chỉ có thể gọi người tìm sợi dây thừng để cứu cô bé lên. Nhưng cô bé ở bên trong giếng lại không có động tĩnh gì. Cha cô hối hận vô cùng, liền gieo mình xuống giếng. Vì ở đây rất tối, ông mất nửa ngày mới định thần lại được, thì ra ở đây là lớp bùn lắng sâu chưa đến cổ, sờ một cái thì cô bé cũng ở đây, do đó ông để người ta đưa cô bé lên trước rồi leo theo sau ra khỏi miệng giếng.

Ba ngày sau, cô bé tỉnh lại, cơn đau bệnh hoàn toàn biến mất. Những ngày tháng sau này có thể xem như rất mỹ mãn, họ thường cùng nhau ra ngoại dạo chơi, nhưng sau lần này, cô bé không còn động lòng với những chuyện hồng trần nữa.

Trong những lần chuyển sinh sau này của cô bé, cũng trải qua rất nhiều ma nạn, bị hạ độc chết, bị tra tấn hành hình, bị lưu đày, nhưng bất luận thế nào thì dưới sự trông coi bảo hộ của chư Thần cô chưa từng quên đi việc tìm kiếm Đại Pháp của vũ trụ sẽ hồng truyền vào thời kỳ mạt kiếp. Cuối thời Tam Quốc, khi Gia Cát Vũ Hầu khăn the quạt lông vũ phong thái tuyệt thế, cô và các Hải Thần năm đó cũng khoác lên những “trang phục” khác nhau, diễn nên vở kịch trung nghĩa đặc sắc.

Ngày nay cô bé đắc Pháp tại Sơn Đông, cô làm công việc giảng dạy, trong số học sinh của cô đương nhiên là có cả Sơn Thần năm đó nữa.

Vào thời Đông Hán (ở đây không bao gồm thời Tam Quốc), là thời kỳ Phật Pháp bắt đầu truyền vào Trung thổ, sự dung hợp giữa dân tộc Trung Nguyên với dân tộc Hung nô Phương Bắc và vùng Tây Vực càng ngày càng trở nên mạnh mẽ, cùng với việc phát minh ra kỹ thuật làm giấy đã khiến việc truyền bá văn hóa càng thêm thuận tiện.

Câu chuyện sau kể ra là từ những năm đầu của Đông Hán.

Cô là hậu thế (con cháu) của một vị tướng quân khai quốc, mặc dù hoàn cảnh gia đình rất tốt, từ nhỏ cô đã lớn lên trong gấm lụa ngọc ngà, nhưng cô không thích những điều này, cô chỉ thích thanh tịnh, một mình lặng lẽ đọc sách, thưởng nguyệt; nhưng vì là con cháu của võ tướng nên cô cũng biết cưỡi ngựa, võ nghệ cũng rất giỏi. Khi lớn lên, gia đình gả cô cho con cháu của một vị võ tướng khác trong triều. Trước ngày thành thân, cô đã bỏ trốn, người nhà không biết làm sao đành nói cô lâm bệnh trọng mà qua đời, dấu diếm cho qua chuyện.

Sau khi bỏ trốn khỏi nhà, cô tiến thẳng đến biên giới Hung nô, tuy là phận nữ nhi, nhưng từ nhỏ đã nghe người lớn kể về vùng đất Hung nô có rất nhiều chuyện thần kỳ. Cô hết sức hiếu kì, dù rằng lúc đó đường đi đến Hung nô rất khó khăn nguy hiểm, nhưng cô vẫn cứ đi.

Khi đến được biên giới, cô tiến vào trong vùng đất Hung nô một cách thuận lợi, sau đó cô cải trang thành một người bản địa, đi dò hỏi khắp nơi về những chốn thần kỳ đó. Khắp các vùng núi cao và thảo nguyên rộng lớn đều lưu lại dấu chân cô. Trong khi cô cưỡi ngựa đến núi Khangai, không hiểu sao ngựa cứ đi thẳng vào trong núi sâu, rồi lạc đường.

Lúc này cô chợt nghĩ đến cả quãng đường phong trần của mình, là muốn đời này kỳ ngộ điều chi, thậm chí có thể tìm được Pháp mà có thể chấm dứt việc sinh tử. Kết quả đi xa như thế mà vẫn không gặp được gì, còn gây nên bao tội lỗi như vậy, nghĩ đến đây trong lòng cô chợt thấy bi ai, cô bất giác bật khóc thành tiếng.

Trong lúc ấy chợt nghe thấy từ xa có một âm thanh rất rắn rỏi nói vọng lại: “Là ai đang khóc ngoài đó, làm gián đoạn giấc mộng của ta?”. Cô giật mình gạt nước mắt rồi nhìn ngó xung quanh. Một lúc sau cô phát hiện ra một ông lão có bộ dạng nhếch nhác từ sau núi bước đến, vừa đi vừa vươn vai, miệng không ngừng lầm bầm: “Giấc mộng đẹp thế lại bị làm hỏng mất rồi…”

Lúc ấy thấy có người xuất hiện cô quên cả đói khát, bước đến trước cụ già nghênh đón, cung kính hành lễ: “Xin hỏi ông có biết nơi nào có chuyện thần tiên hay là Pháp mà có thể chấm dứt việc sinh tử không?” “Cái này, ta cũng không rõ lắm, ta chỉ biết có người chỉ cần một ngày là có thể đi từ đây đến Lạc Dương.” “Người đó giờ ở đâu? Con muốn đến thăm hỏi người đó.” “Nghe nói đã đến vùng núi Altai rồi.” Cô vội nhảy lên ngựa toan đi tìm. Ông lão nói: “Ngươi chớ vội đi tìm, ngươi nên nán lại ở đây mấy hôm, qua mấy hôm nữa, mấy người bạn của ta sẽ tới tụ họp, có lẽ đến lúc đó họ cũng có thể giải đáp giúp ngươi vài điều.”

Cô nghĩ vậy cũng đúng nên đã đi theo ông lão vào trong động núi ở phía sau và lưu lại nơi này. Khi đến nơi mới phát hiện ra, thì ra ông lão cũng có ba cô con gái, đều trạc tuổi cô. Vậy nên bọn họ trò chuyện cùng nhau rất hòa hợp.

Qua chừng mười hôm, mấy người bạn của ông lão đến thăm, họ có người là hiệp khách vân du bốn bể, có người là Sơn Thần ở Dương Sơn, cũng có người là thương nhân ở Trung Á, cô trông bọn họ cảm thấy họ vốn không phải là người cùng một thể hệ, làm sao có thể ngồi cùng nhau được? Đang lúc hồ nghi, thì thấy vị hiệp khách chắp tay cung thủ (một tay nắm lại một tay bao lấy tay kia đặt trước ngực) nói: “Mấy người huynh đệ chúng tôi năm ấy phụng mệnh sư phụ xuống núi, mỗi người tự tìm con đường đi riêng, sau 50 năm thì lại tụ họp, xem coi chúng tôi đều tìm được Pháp mà có thể chấm dứt được sinh tử hay không?” Ông lão nói: “Ta từ sau khi xuống núi, vẫn luôn tìm kiếm, nhưng đều không tìm được, cho nên ẩn cư tại nơi đây, còn lập gia đình, có được ba cô con gái.” Vị Sơn Thần lên tiếng: “ Từ sau khi xuống núi, ta vân du đến Dương Sơn, nhìn thấy Sơn Thần ở đó bị yêu tinh bất hảo mê hoặc, làm ra bao việc xấu, ta liền đem chuyện của ông ta báo lên Thiên Đế, kết quả Thiên Đế để ta làm Sơn Thần ở đó, còn căn dặn quản lý cho tốt Dương Sơn, tương lai lúc kết thúc đại chiến lịch sử ắt có chỗ cần dùng.” “Câu cuối ta nghe không hiểu gì, có vẻ trong lời của Thiên Đế có ẩn ý.” Sơn Thần Dương Sơn nói thêm.

Vị thương nhân Trung Á nói rằng: “Ta từ khi xuống núi đi đã nhiều năm như vậy, cũng tiếp xúc với bao người có chút bản sự, hỏi họ có biết phương pháp có thể giải thoát sinh tử hay không? Kết quả bọn họ đều nói, tương lai có lẽ tại nhân gian sẽ có một loại phương pháp truyền xuất ra, nhưng cụ thể chuyện ra sao bọn họ cũng không rõ lắm.”

Vị hiệp khách vân du bốn bể nói rằng: “Ta đi qua núi Côn Lôn, trên núi Côn Lôn ta nghe một vị tu Đạo đã ngàn năm nói rằng, ở nhân gian, tương lai sẽ có đại biến hóa, khi mà loại xe bằng sắt chạy khắp nơi, có lẽ cũng chính là lúc mà Đại Pháp chân chính giải thoát sinh tử được truyền xuất ra. Núi Côn Lôn đến lúc đó cũng sẽ có đại biến hóa đó. Rất ít người đến đây có cái tâm cầu đắc Chân Đạo, đến chỉ để thăm thú, đi xe bằng sắt cũng sẽ rất đông.” Cô nghe vậy cảm thấy đời này dường như không cách nào gặp được Pháp, nhưng cũng lại nghĩ mặc kệ thế nào, tương lai vẫn có cơ hội gặp được.

Đúng vào lúc này, ông lão nói với mấy người khác rằng: “Mấy hôm trước ta nằm mộng, mộng thấy ta biến thành một đứa trẻ, được mẹ ôm trong lòng, cùng đi tham gia một lớp học, cảm giác thầy giáo ở trên lớp chính là đang giảng Pháp mà có thể giải thoát sinh tử, ta vừa muốn nghe rõ chút thì bị tiếng khóc bên ngoài đánh thức, ta đi ra thì phát hiện đó là cô nương đến đây muốn tìm kiếm Pháp có thể giải thoát sinh tử, nhìn qua là biết cô ấy từ Trung Nguyên đến, căn bản không phải là người Hung nô, đi một quãng đường xa như vậy chính là muốn tìm được Pháp có thể giải thoát sinh tử, khó mà có được người như vậy!”

Nghe thấy lời này, những người khác cũng nhìn cô với ánh mắt kính phục, sau đó mọi người đều muốn nhận cô làm đồ đệ, cô trầm ngâm suy nghĩ một lúc rồi khéo léo khước từ. Bởi vì cô cảm thấy ở cạnh bọn họ cũng không biết thêm được bao nhiêu. Sau khi nán lại đây một thời gian, cô hướng về phía Bắc mà đi, sau ở lại bên hồ Baikal, lưu lại đó cho đến lúc cuối đời.

Sau này vào thời Tam Quốc, cô chuyển sinh thành đại tướng của nước Ngụy, thời nhà Đường chuyển sinh thành vợ của Quách Tử Nghi, thời nhà Tống chuyển sinh thành nghệ nhân làm gốm nổi tiếng, thời nhà Minh chuyển sinh thành họa sĩ danh tiếng, thời nhà Thanh chuyển sinh thành một nhà thư pháp, ngày nay cô sinh ra trong một gia đình học giả, lại dùng thân nữ nhi đắc Pháp. Mặc dù đã trải qua rất nhiều khổ nạn, nhưng chân nguyện kéo dài cả ngàn năm đó chưa từng thay đổi.

Đây chính là :

Lễ lạc băng hoại Chư tử hiện

Truy tầm giải thoát thiên niên tiền

Lịch tận vạn nan kinh vạn hiểm

Kim triều đắc Pháp vĩnh hướng tiền!

Tạm dịch:

Lễ nghi băng hoại Chư tử xuất hiện

Đi tìm giải thoát cả ngàn năm trước

Trải bao gian nan nguy hiểm

Thời nay đắc Pháp tinh tấn không ngừng.

(Hết)

Dịch từ:

https://www.zhengjian.org/node/280606

The post Luân hồi ký sự : Chu Tử tầm chân (2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Luân hồi ký sự : Chu Tử tầm chân (1)https://chanhkien.org/2023/02/luan-hoi-ky-su-chu-tu-tam-chan-1.htmlMon, 20 Feb 2023 02:38:20 +0000https://chanhkien.org/?p=29694Tác giả: Đệ tử Đại Pháp Đại Lục [ChanhKien.org] Vào thời Đông Chu, ở vùng Ngô Việt Giang Nam có một người từ bé đã được cao nhân chỉ dạy, không những học vấn uyên thâm mà còn tinh thông binh pháp, nhưng lại muốn quy ẩn chốn rừng núi. Vương của các nước chư […]

The post Luân hồi ký sự : Chu Tử tầm chân (1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Đệ tử Đại Pháp Đại Lục

[ChanhKien.org]

Vào thời Đông Chu, ở vùng Ngô Việt Giang Nam có một người từ bé đã được cao nhân chỉ dạy, không những học vấn uyên thâm mà còn tinh thông binh pháp, nhưng lại muốn quy ẩn chốn rừng núi. Vương của các nước chư hầu thỉnh mời hết lần này đến lần khác, nhưng ông quyết không xuất sơn. Sau này ông đã đến ẩn cư ở núi Chung Nam.

Ở đây ông đã gặp được một vị Đạo trưởng rất nổi tiếng thời Thượng cổ, vị Đạo trưởng này đã kể cho ông từ sự tích hoàng đế Hiên Viên thời Thượng cổ cưỡi rồng bay về trời ở núi Hoàng Sơn cho đến chuyện của Chu Mục Vương và Tây Vương Mẫu. Bởi vì ngộ tính của ông rất tốt nên càng mong muốn tu luyện hơn, ông đã bái lão Đạo trưởng làm thầy và tu hành được hai mươi năm. Lúc từ biệt, Đạo trưởng nói: “Những gì ta dạy con đều là bề mặt, đều là làm bước đệm mà thôi, nếu muốn đắc được Pháp chân chính để hồi thăng, vậy thì con phải tự mình đi tìm lấy. Những gì chúng ta làm tất cả đều là vì lót đường cho vị Giác giả có Pháp lực cao thâm thực sự hồng truyền Đại Pháp của vũ trụ mà thôi.”

Ông vội vàng hỏi: “ Xin thầy minh thị cho con thêm chút nữa.” Đạo trưởng đáp: ” Trong thời đại mà vị Giác giả truyền Đại Đạo (Đại Pháp) đó sống thì xe mà con người ngồi cũng có bốn bánh, nhưng không dùng ngựa hay trâu bò kéo, mà tự chạy được. Người ta ở trong nhà mà có thể biết được sự tình xảy ra khắp mọi nơi thông qua một cái hộp hình vuông. Trong tay vị truyền Đạo đó cầm một thứ hình tròn, một trong những đồ hình bên trong là hình của Thái cực.” – “ Vậy con còn phải chờ bao nhiêu năm nữa?”

Đạo trưởng từ trong ngực áo lấy ra một tấm gương bát quái, miệng niệm chú ngữ, trong gương liền hiển lộ ra thịnh suy của một thời đại, kiểu như lật giở từng trang sách vậy, sau cùng nhìn thấy nhiều người đang đi lại trên đường, có người cưỡi (lái) trên chiếc xe bằng sắt có hai cái bánh, có người cưỡi trên chiếc xe có bốn cái bánh, thậm chí có xe có nhiều bánh nữa. Còn có rất nhiều người cùng nhau luyện một loại công Pháp trên nền đất màu xanh. Đạo trưởng nói: “Chỉ có thể nói cho con biết những điều này mà thôi, còn lại thì con phải tự mình đi tìm mới được, con hãy nhớ kĩ: chỉ cần thành tâm đi tìm, chắc chắn sẽ tìm được, hơn nữa duyên phận sư đồ của chúng ta đời này đã hết, cho nên ta không thể tiếp tục chỉ dạy cho con, con nhất định phải nỗ lực tinh tấn, có khổ nạn thế nào cũng không được buông bỏ hy vọng tìm được Đại Đạo (Đại Pháp).”

Sau khi Đạo nhân rời đi, ông lại nán lại ở núi Chung Nam mười mấy năm nữa. Sau đó vì ở đây thời gian lâu, thường có một số người tìm đến gây can nhiễu việc ông tu luyện, ông đành chuyển đến núi Hoa Sơn, khổ tu thêm 30 năm trong sơn động vô cùng ẩn mật. Lúc này ông trông đã rất già rồi. Một hôm ông nghĩ ta nên ra ngoài, đi dạo một vòng thế giới này một chút, xem xem có điều gì có ích cho tương lai khi thực sự gặp được Đại Đạo (Đại Pháp) đó hay không? Do đó ông một mình ra khỏi núi Hoa Sơn, tiến vào thế gian. Vì để sinh sống, thuận tiện hành sự, ông tìm hai đồng tử cùng đi. Bất luận là đi đến đâu ông cũng đều giảng cho con người về đạo làm người và tu luyện, đồng thời dò hỏi người ta về tình hình thánh nhân truyền Đại Đạo trong tương lai.

Sau đó ông đến Liêu Đông, chính là nước Yên thời đó, rồi viên tịch tại núi Phượng Hoàng Triều Dương ngày nay. Ông viên tịch một cách lặng lẽ mà không lưu lại bất kì dấu tích hay ghi chép nào. Trong những đời sau của mình, ông đã chuyển sinh thành hoàng đế, hoàng phi, võ tướng, thậm chí ăn mày v.v.., dù chuyển sinh thành gì, đều không thể xóa nhòa quyết tâm tìm Pháp của ông. Ở kiếp này ông sống rất khổ, trên thân đủ thứ bệnh tật, chỉ muốn chết đi cho xong, chính vào lúc này, một người họ hàng tặng cho ông một cuốn «Chuyển Pháp Luân», ông nhìn ảnh chụp của Sư phụ, lại nhìn cảnh vật xung quanh (dòng người đạp xe đạp, lái xe hơi) liền nhớ lại những gian khổ và khó khăn đi tìm Pháp từ trước đến nay. Từ đó ông trở thành một người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp kiên định.

Văn hóa thần truyền, trên đại thể phân thành hai phương diện, một là đích thân Thần truyền cấp cho con người và hai là con người kế thừa văn hóa của Thần. Vào thời thượng cổ, rất nhiều Thần trực tiếp dùng thân người hiển lộ Thần tích truyền cấp văn hóa cho con người. Sau đó từ thời nhà Tần trở đi những hiện tượng con người tiếp thụ điểm hóa, sai khiến của Thần hoặc là trên cơ sở văn hóa mà Thần vốn đã trực tiếp truyền cấp cho con người rồi thêm vào cải tiến cũng nhiều lên. Loại văn hóa mà Thần hiển lộ Thần tích truyền cấp cho con người cũng có, nhưng không nhiều, như Bát Tiên, đó là trực tiếp đặt định văn hóa của tu luyện.

Vào thời nhà Tần, có một điều rất dễ khiến nhiều người không chú ý đến, chính là việc Tần Thủy Hoàng tin lời phương sĩ uống thuốc trường sinh bất lão để kéo dài tuổi thọ, do đó có Từ Phúc mang theo rất nhiều đồng nam đồng nữ từ Lang Nha Đài của Thanh Đảo ra biển, sau đó “lạc địa sinh căn” (bám rễ) ở Nhật Bản. Sau cùng nhóm người này trộn lẫn với dân địa phương hình thành nên dân tộc Đại Hòa (Yamato).

Vào thời nhà Tần có một cô nương là con gái của quan địa phương ở Lang Nha Đài, từ nhỏ đã ngốc nghếch, ba tuổi vẫn không biết gọi cha mẹ, cũng không hề quấy khóc, cả ngày chỉ thẫn thờ nhìn ra ngoài cửa sổ. Một hôm nơi đây xuất hiện một người khất thực, nói phải đem cô bé đi Tề Trường Thành (trong Hoảng Đảo quận thuộc thành phố Thanh Đảo ngày nay) khám chữa. Bố của cô bé nghe thấy, trong tâm nghĩ rằng: tên ăn mày này không những nghèo khổ mà còn điên khùng nữa, đưa một cô bé ba tuổi đi Tề Trường Thành, đó chẳng phải trò đùa sao? Nghĩ đến đó, ông liền từ chối yêu cầu của người này. Người ăn mày cười bảo: “Ba ngày sau tôi sẽ quay lại.” Bố của cô bé cũng không nghĩ ngợi nhiều. Đến buổi tối hôm đó, cô bé bỗng nhiên sốt cao, sốt cho đến ngày thứ hai không hạ. Mặc dù người nhà đã mời rất nhiều thầy lang có tiếng trong vùng đến bốc thuốc chữa trị nhưng bệnh tình không thấy thuyên giảm. Sau cùng cô bé “qua đời”, bố mẹ cảm thấy rất đau lòng.

Đến ngày thứ ba, người ăn mày lại đến, biết được cô bé đã “chết”, anh ta liền khóc lóc, quả là khóc đến trời đất điên đảo, khóc thảm thiết hơn cả bố cô bé gấp mấy lần. Cha cô bé lúc này không những không hề thấy cảm động mà còn cảm thấy người ăn mày này rất là không bình thường. Khóc lóc một hồi, người ăn mày thuận tay mở nắp quan tài, ôm “thi thể” của cô bé ra ngoài mà gào khóc không ngớt, nước mắt nước mũi dàn dụa cả mặt cô bé. Bố của cô bé thấy vậy không chịu được, gọi người lôi người ăn mày ra ngoài, lại sai người sửa soạn lại cho cô rồi đặt lại vào quan tài. Lúc này, người nhà phát hiện thân thể đã cứng lại của cô bé đã trở nên mềm mại, hơn nữa khuôn mặt đã hồng hào trở lại. Bố cô bé nhìn thấy thế liền lập tức gọi thầy lang đến kiểm tra bắt mạch thì phát hiện mạch cũng dần dần từ đập yếu ớt giờ đã trở nên mạnh hơn, hơi thở cũng thấy dần dần hồi phục.

Lúc này người ăn mày mới xuất hiện, nói: “Đứa trẻ là do trên trời phái xuống, ta nói đem nó đến Tề Trường Thành, là để nó tìm lại chút kí ức ngày trước. Các người khăng khăng không chịu đi, vậy nên nó phải trải qua một lần “chết” như thế (ý tứ là cô bé đáng lẽ không phải gặp nạn này, nhưng vì người nhà không phối hợp, chỉ có thể dùng nạn này giáng xuống thân đứa bé, đứa bé sau này mới tốt được.)” Bố của cô bé nghe được lời này, cảm thấy người này không phải là kẻ tầm thường, hơn nữa cũng được coi là đã cứu sống cô bé, do đó nói một cách dứt khoát: “Nếu đứa trẻ đã sống lại rồi, vậy ngươi hãy đưa nó đi, chỉ cần nó vẫn ổn, chúng tôi làm cha mẹ cũng thấy yên lòng.”

Một lát sau đứa trẻ tỉnh lại, trông thấy cha mẹ của mình đứa trẻ vẫn lơ ngơ thẫn thờ như cũ, nhưng trông thấy người ăn mày thì chủ động giơ hai tay ra đòi bế. Miệng còn mỉm cười vui mừng nữa! Cha mẹ của cô bé thấy vậy cảm thấy bên trong ắt có duyên cớ, đành để người ăn mày ôm cô bé đi.

Người ăn mày đem cô bé đến Tề Trường Thành, anh ta kể cho cô bé nghe chuyện đời trước của cô ở nước Tề và nhân duyên hai người gặp gỡ. Cô bé dù còn nhỏ nhưng nghe chuyện người ăn mày kể tỏ vẻ cũng nghe hiểu, không quấy không khóc, còn cười mãi. Đến tận nhiều năm sau đó khi người khác nhắc lại đoạn nhân duyên đó ở nước Tề, cô bé dường như vẫn còn ghi nhớ.

Sau đó người ăn mày mang cô bé giao cho một nữ sư phụ có thể thi triển công phu khinh công trên mặt nước, còn nói: “Cô bé này có căn cơ rất thâm hậu, cô nhất định phải bồi dưỡng nó thật tốt. Đợi sau này khi nó gặp được người đọc sách kia, ta sẽ lại đến tác hợp nhân duyên cho họ.”

Cô bé từ đó theo nữ sư phụ học công phu, hình dáng ngốc nghếch trước đây hoàn toàn biến mất thay vào đó là đứa trẻ cực kì thông minh lanh lợi. Vì căn cơ của cô rất tốt, nên lãnh hội những điều sư phụ giảng rất nhanh.

Có một lần, sư phụ đem cô bé đi luyện tập khí công trên mặt biển ở vịnh Giao Châu, trùng hợp thay lúc này Long vương Hoàng Hải đang mở tiệc mời mấy Long vương và các Hải thần khác đến tham dự. Đây có thể xem là một cuộc tụ họp của các chư thần. Chúng Thần thấy sư đồ hai người bọn họ đạp sóng mà “múa lượn” trên mặt biển. Chúng (Hải) Thần cũng nhất thời nổi hứng, cùng bay lên khỏi mặt biển, triển hiện thần thông của mình. Có rất nhiều Thần cố ý biến thành các loại hình dáng của con người trong các chức vụ và giai tầng khác nhau. Sư đồ cô bé đều ngạc nhiên, quan sát tỉ mỉ, rồi bật cười thành tiếng. Có Hải Thần biến thành hình dáng một người già, run rẩy bước đi trên mặt biển, càng thú vị hơn là ông còn chống một cái gậy đầu rồng. Có vị biến thành hình dáng một đứa trẻ, tóc hai chỏm, nhào lộn trên biển. Có người hóa thành mỹ nữ hoặc là người đàn bà đẹp ngồi trên cái sàng hoặc lá sen đẹp đẽ, có vị đánh đàn, có vị thổi sáo, ở trên biển mà vui đùa.

Sư đồ cô bé đang quan sát cảnh tượng này thì bỗng nhiên từ đằng xa có một chiếc quạt lông ngỗng bay đến, rồi hiển lộ ra một người thanh niên tuấn tú. Người thanh niên nhìn về các Hải Thần cười mà nói rằng: “Đợi sau này các vị sẽ cùng ta diễn một câu chuyện trung nghĩa, chuẩn bị cho việc đắc chính Pháp, đến lúc đó, nếu như các vị có thể làm được tốt, thì sông biển trong vũ trụ vô biên mặc cho chư vị rong chơi!” Nói rồi người thanh niên bay đến trước mặt sư đồ cô bé căn dặn: “Về sau cô ấy (chỉ vào cô bé) sẽ gặp một số ma nạn, ngươi phải trông chừng cô ấy cho tốt, bất luận khổ thế nào, cũng phải giữ vững sự thiện lương của mình, đợi đến thời mạt kiếp Chính Pháp được truyền xuất. Bây giờ ta còn phải đi tìm Long vương có việc.” Nói xong người thanh niên dùng quạt lông vũ rẽ nước biển làm đôi, tiếp tục đi tìm Long vương bàn chuyện.

Sư đồ cô bé và các Hải Thần chưa gặp chuyện như vậy bao giờ, đều rất cảm động. Sư phụ của cô bé nói với các Hải Thần: “Nếu thượng thần đã có điểm hóa như vậy, vậy chúng ta hôm nay cũng tính là đã kết duyên phận sâu dày rồi, đợi sau này lúc sự việc trung nghĩa kia xuất hiện thì sẽ gặp lại nhau. Sau này, khi Chính Pháp hồng truyền tại nhân gian, chúng ta nhất định cần nhắc nhở nhau, cùng nhau bước đi cho tốt.”…

Trong những ngày sau này, cô bé đúng là gặp không ít ma nạn giống như lời người thanh niên tuấn tú đó nói. Khởi đầu là cả mặt nổi mụn nước, trên khuôn mặt nhỏ nhắn xinh xắn đều là mụn, thật là khó coi. Cô bé tâm tình rất không tốt, sau đó sư phụ của cô liền khuyên bảo rồi đem cô đi khắp danh sơn tìm thầy chữa trị. Cuối cùng có một vị ẩn sĩ chỉ cách dùng nước suối gần đỉnh Thiên Đô trên núi Hoàng Sơn thì có thể chữa khỏi.

Họ liền vội vàng đi đến đó, đến dưới đỉnh Thiên Đô mới biết rằng đỉnh núi này là tuyệt cốc, căn bản là không có đường đi lên. Nhưng những khó khăn này cũng không ngăn được sư đồ hai người, họ vận dụng công phu bước đi trên nước. Khi đó đỉnh Thiên Đô mây trời ẩn hiện, sương khói dày đặc, họ dễ dàng đạp mây mà lên. Đến được nơi đó, cô bé rửa sạch hết các nốt mụn nước trên mặt. Rửa xong, chỉ nghe thấy một âm thanh vang lên rằng: “Ta là thần trông coi núi Hoàng Sơn, đây chính là duyên phận, sau này khi chư vị đắc được Chính Pháp, nhất định phải nói cho ta một tiếng.” Cô bé tinh nghịch nói: “Vậy đến lúc đó chúng ta vẫn phải cưỡi mây lên đây rồi.” Âm thanh đó lại vang lên: “Không cần đâu, đến lúc đó ta sẽ là học sinh của ngươi, ngươi chớ quên duyên phận này với ta nhé!” “ Tuyệt đối sẽ không quên đâu!”

Họ rời núi Hoàng Sơn bắt đầu vân du bốn bể. Thời gian dần qua đi, cô bé đã lớn đến tuổi phải xuất giá. Sư phụ của cô biết cô vẫn còn duyên hồng trần chưa đoạn hết, nên muốn tìm cho cô một chốn an thân cho phần đời còn lại của cô, điều đó quả thật là không dễ dàng gì.

Có một lần họ cùng đến Nam Hải, ở trên một đảo nhỏ, vì mưa lớn liên tục nên đành phải ở lại đó. Các căn nhà ở đây đều bị gió lớn quật đổ, họ không có nơi nào để đi, chỉ có thể trú trong một cái động trong núi. Qua hai ngày thì trời tạnh, họ cũng muốn ra ngoài hóng nắng, xem xem thời tiết thế nào. Kết quả là mới ra khỏi động liền nhìn thấy một người ăn mày đang dẫn theo một nam tử trông rất xấu xí đang đi đến trước mặt họ.

……………………………………..

(Còn tiếp)

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/280580

The post Luân hồi ký sự : Chu Tử tầm chân (1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>