chữ hán | Tag | Chánh Kiến Nethttps://chanhkien.orgChánh KiếnFri, 19 Jul 2024 18:36:09 +0000en-UShourly1Chữ “Nghĩa” – Hán tự Thần truyềnhttps://chanhkien.org/2021/09/chu-nghia-han-tu-than-truyen.htmlWed, 08 Sep 2021 16:25:33 +0000https://chanhkien.org/?p=27848Tác giả: Đệ tử Đại Pháp – Thiên Thuần [ChanhKien.org] Chữ “Nghĩa 義” – thời cổ đại là chỉ nghi thức xuất chinh uy vũ của quân đội. Tự hình là dùng chữ “Ngã 我” nghĩa là tôi, cái tôi và chữ “Dương 羊” nghĩa là con dê hợp lại mà thành, có ý nghĩa […]

The post Chữ “Nghĩa” – Hán tự Thần truyền first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Đệ tử Đại Pháp – Thiên Thuần

[ChanhKien.org]

Nguồn hình: Chánh Kiến sưu tầm và thiết kế.

Chữ “Nghĩa 義” – thời cổ đại là chỉ nghi thức xuất chinh uy vũ của quân đội. Tự hình là dùng chữ “Ngã 我” nghĩa là tôi, cái tôi và chữ “Dương 羊” nghĩa là con dê hợp lại mà thành, có ý nghĩa như chữ “Thiện 善” nghĩa là tốt lành, lương thiện. Kết nối lại đã nói rõ vấn đề cho chúng ta rồi. Chữ “Nghĩa” là chỉ việc chinh phạt với mục đích thiện thì mới là nghĩa. Tiền đề là phải vì thiện thì mới được gọi là nghĩa.

Chúng ta xem cách dùng chữ “Nghĩa” của người xưa thì sẽ biết, hiện nay người ta coi “diễn nghĩa” thành một loại hình thức nghệ thuật, điều đó là sai hoàn toàn, bởi vì người xưa rất chú trọng cách dùng từ, không phải tất cả các truyện đều có thể gọi là “diễn nghĩa”. Ví như: “Phong Thần diễn nghĩa”, “Tam quốc diễn nghĩa”, “Tuỳ Đường diễn nghĩa”, “Thất hiệp ngũ nghĩa” [1] là những tác phẩm có thể gọi là “diễn nghĩa”. Còn “Tây du ký” chỉ có thể gọi là “ký”, “Thuỷ Hử truyện” cũng chỉ có thể gọi là “truyện”. Nhìn thì là sự khác nhau về tên gọi nhưng nội hàm lại có sự khác biệt rất lớn, Bởi vì chỉ có chiến đấu vì những điều thiện mới gọi là nghĩa.

Truyện “Phong Thần diễn nghĩa” còn được gọi là “Phong Thần bảng”, cả quyển gồm 100 hồi, trên bề mặt là kể về việc phong Thần trên Thiên giới, cho nên mới gọi là “Phong Thần bảng”. Còn gọi là “Phong Thần diễn nghĩa” thì lại chú trọng về chữ “Nghĩa”, chỉ việc Khương Tử Nha phò tá nhà Chu (Chu Văn Vương, Chu Vũ Vương) đánh dẹp Thương Trụ, ông là một vị quân sư chính nghĩa, phản ánh lòng dân, để người dân làm chủ đất nước. Đây mới là mạch chính của câu chuyện, là nguyên nhân chính câu chuyện được gọi là “diễn nghĩa”. “Tam quốc diễn nghĩa” xem qua thì tựa như đang kể về diễn biến của ba nước Nguỵ, Thục, Ngô trong tư thế chân vạc, nhưng mạch chính lại nằm bên phía bậc nhân nghĩa là Lưu Bị. Tào Tháo và Tôn Quyền nhiều nhất là chiếm được mặt trí tuệ, đặc biệt là Tào Tháo nham hiểm xảo trá, trái ngược hẳn với sự khoan dung nhân từ của Lưu Bị. Bởi vì có cái “Nghĩa” của Lưu Bị nên mới gọi là “Tam quốc diễn nghĩa”.

Mạch chính của “Tuỳ Đường diễn nghĩa” là xoay quanh đội quân Ngoã Cương do Lý Thế Dân cần chính thương dân làm chủ đạo, nên mới gọi là “Tuỳ Đường diễn nghĩa”, “Thất hiệp ngũ nghĩa” đại khái cũng vậy.

Còn nhân vật chính trong “Thuỷ hử truyện” là các vị hảo hán Lương Sơn, mặc dù phất cờ ‘thay trời hành đạo’ nhưng lại là một bang cường bạo, cũng không có nhân tố thiện trong đó, nên cũng chỉ có thể gọi là truyện, vì là truyện viết về cường đạo, nên không thể gọi là “nghĩa”.

Tác phẩm “Tây du ký” tuy rằng là chính, nhưng là một câu chuyện tu luyện, không có quan hệ với chiến tranh nên gọi là “ký”. “Hồng lâu mộng” thì cũng vậy.

Chỉ có chiến đấu vì chính nghĩa mới có thể gọi là “diễn nghĩa”, những loại khác thì không được gọi như vậy. Bởi vậy khi chúng ta xem những câu chuyện xưa, cần phải xem mạch chuyện chính của nó, xem phía mà Thần chủ đạo, xem phía thực sự thuộc về mặt thiện. Hiện nay chữ giản thể của Trung Cộng viết là “义” (nghĩa), trên hình dạng chữ có thể nhìn ra ý nghĩa: hai con dao dắt vào hông, ý là cầm dao đứng ra liều mạng bảo vệ bạn bè, đây là bất thiện. Chữ giản thể của Trung Cộng đã đánh mất lương tri của con người, đánh mất sự thiện lương và chính nghĩa, điều nó đề xướng là đấu tranh, người chết ta sống. Từ những điểm này ta có thể nhìn ra được sự tà ác của Trung Cộng.

Khôi phục lại văn hoá Thần truyền chân chính, trừ bỏ đi sự can nhiễu của văn hóa đảng là trách nhiệm của đệ tử Đại Pháp, cũng là trách nhiệm của con người tương lai.

Chú thích của người dịch:

[1]: Thất hiệp ngũ nghĩa (七俠五義), trước đó còn có tên Trung liệt nghĩa hiệp truyện (忠烈義俠傳) và Tam hiệp ngũ nghĩa (三俠五義), là một tiểu thuyết của Trung Quốc viết theo kiểu chương hồi vào thế kỷ 19, gồm 100 hồi. Nguyên bản tiểu thuyết là những câu chuyện kể về Bao Công của Thạch Ngọc Côn, người kể chuyện thời nhà Thanh, được biên tập và soạn thành sách. Tiểu thuyết lấy bối cảnh đời nhà Tống vào thế kỷ 11, xoay quanh cuộc đời của vị quan nổi tiếng Bao Công, cùng các du hiệp đã giúp đỡ ông phá nhiều vụ kỳ án. (Theo Wikipedia)

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/134543

The post Chữ “Nghĩa” – Hán tự Thần truyền first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Thiển ngộ về chữ “ngã”https://chanhkien.org/2021/07/thien-ngo-ve-chu-nga.htmlSat, 17 Jul 2021 09:44:54 +0000https://chanhkien.org/?p=27659Tác giả: Hoả Phượng Hoàng [ChanhKien.org] Là một đệ tử Đại Pháp, sau khi tôi hiểu ra rằng gặp sự việc thì cần “hướng nội tìm”, thì tôi phát hiện ra trong chữ ngã(我: tôi)có chữ trảo (找: tìm kiếm) 1. Chữ ngã(我)gồm bộ phiệt (丿) và chữ trảo (找) Bộ phiệt (丿):Là nét viết […]

The post Thiển ngộ về chữ “ngã” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tác giả: Hoả Phượng Hoàng

[ChanhKien.org]

Là một đệ tử Đại Pháp, sau khi tôi hiểu ra rằng gặp sự việc thì cần “hướng nội tìm”, thì tôi phát hiện ra trong chữ ngã(我: tôi)có chữ trảo (找: tìm kiếm)

1. Chữ ngã(我)gồm bộ phiệt (丿) và chữ trảo (找)

Bộ phiệt (丿):Là nét viết từ trên xuống, tượng trưng rằng “我-tôi” đến từ thiên thượng xuống, hoặc là từ trong vô hình phiêu phiêu giạt tới, hoặc cũng có thể là từ trong hữu hình trầm lạc xuống đến đây.

Chữ trảo (找): Là trung tâm của “我-tôi”, nằm ở trong chữ ngã(我), hai chữ này không thể tách rời, cho thấy rằng tôi chính là một sinh mệnh hướng nội tìm.

Chữ ngã(我) nếu bỏ đi nét phẩy “丿” ở trên sẽ hiện ra chữ trảo (找). Nét phẩy đó cũng có thể đại biểu cho đặc điểm nhận dạng của con người, cái mũ của con người, quan niệm tư duy của con người. Chỉ khi buông bỏ nó xuống, nhảy thoát ra khỏi nó, mới có thể làm được “hướng nội tìm vô điều kiện” của người tu luyện.

2. Chữ ngã(我) gồm chữ thủ (手: bàn tay) và chữ qua (戈: giáo mác)

Sư phụ đã giảng trong Chuyển Pháp Luân:

“Ngoài ra tôi còn nói với chư vị rằng, trong [giai đoạn] tu luyện thế gian pháp, thì hết thảy các công năng xuất hiện đều là một chủng loại bản năng tiên thiên mà nhục thân mang theo; hiện nay chúng ta gọi là ‘công năng đặc dị’.” (Bài giảng thứ hai – Chuyển Pháp Luân)

Dựa trên quy tắc nhận biết Hán tự thì chữ ngã(我) là do chữ thủ (手: bàn tay) và chữ qua (戈: giáo mác) hợp thành, nghĩa là tay cầm giáo mác. Điều đó lại vừa hay nói lên rằng “我-tôi” từ khi trời sinh đã mang theo binh khí, thân thể con người vốn đã có công năng đặc dị.

3. Trong chữ ngã(我) có trảo (找), đại (代 ), phạt (伐), thăng (升)

Tìm kiếm pháp môn tu luyện, tìm kiếm Đại Pháp để trở về trời. Trong chữ ngã(我) ở tiếng Hán thì chữ (找) chiếm gần hết, cá nhân tôi nghĩ rằng điều đó cho thấy rằng, khi Thần tạo ra bên trong con người một bộ cơ chế “找-tìm kiếm”, reo vào con người cái tâm cầu Đạo, khi thời cơ chín muồi, khi bản tính được khôi phục thì tự sẽ tìm kiếm Đại Pháp. Sau khi tìm được Đại Pháp thì chiểu theo Đại Pháp để hướng nội đối chiếu bản thân, từ đó không ngừng cải thiện bản thân, không ngừng thăng hoa!

Trong chữ ngã(我) có đại (代)

Sư phụ giảng:

“Mỗi một sinh mệnh, mỗi một người đều không đơn giản, sau lưng đều đang đại biểu quần thể rộng lớn các sinh mệnh của vũ trụ.” (Thế nào là đệ tử Đại Pháp- Giảng Pháp tại các nơi XI)

Dựa trên Pháp chúng ta biết được rằng, mỗi người trên thế gian hôm nay đều là được thiên thượng phái xuống, họ là đại biểu cho quần thể rộng lớn các sinh mệnh của vũ trụ. Hơn nữa, thân thể người có một đặc điểm là “tân trần đại tạ”, tế bào cũ rơi rụng xuống được tế bào mới thay thế cũng giống nhân loại sinh sôi nảy nở đời này qua đời khác, cần phải thực hiện nghĩa vụ nối dõi tông đường.

Trong chữ ngã(我) ngã có phạt (伐)

Chữ phạt (伐): nghĩa là loại bỏ, cắt đứt, chữ ngã(我) trong tiếng Hán có ngầm chứa chữ phạt (伐). Thể hiện rằng nếu hùa theo việc nghịch thiên phản đạo thì hậu quả cuối cùng vẫn là tự mình chuốc lấy. Những kẻ tà ác bức hại Đại Pháp và đệ tử Đại Pháp là đang hại chết chính mình, vận mệnh của họ đã định trước là sẽ bị báo ứng, bị phạt (伐).

Trong chữ ngã (我) có thăng (升)

Đồng tu phương Tây từng chia sẻ những trải nghiệm trong định như sau: con người viết chữ, nhận ra mặt chữ là trên bề mặt phẳng, còn Thần khi tạo chữ ở trên thiên thượng là kiểu chữ lớn lập thể treo trên lơ lửng trên không. Nhận thức từ góc độ khác nhau có thể có lý giải khác nhau. Như vậy, nhìn ở góc độ khác thì trong chữ ngã (我) có thăng (升) trong thăng hoa.

Điều mà con người cho là “khôn” nhưng thực ra lại là ngốc. Thuận theo thiên lý, chính là thăng hoa. Triều đại nối tiếp nhau chờ đợi Đại Pháp, phỉ Sư báng Pháp sẽ bị trời phạt (伐). Bốn chữ trảo (找), đại (代 ), phạt (伐), thăng (升) đều nằm trong chữ ngã(我) trong tiếng Hán, cho nên con người chọn theo nẻo nào nhất định cần phải thận trọng.

4. Trong chữ ngã (我) có tồn tại âm dương, có chủ và phó nguyên thần

Chữ Hán thật sự rất sinh động, ví như nói nếu phân chữ 我 (ngã) thành hai bộ phận mà nhìn: chữ 手 (thủ) ở bên trái có nét sổ dọc biểu thị tính dương, chữ 戈 (qua) ở bên phải có nét mác (phẩy) biểu thị tính âm. Hai bộ phận này rất giống với chủ nguyên thần và phó nguyên thần của con người, hai bên lưng đối vào nhau. Quan hệ giữa bộ “手” (thủ) và bộ “戈” (qua) cũng chính là giống như quan hệ giữa chủ nguyên thần và phó nguyên thần, đều là một thể thống nhất.

Chữ Hán Thần truyền có nội hàm cực kỳ thâm sâu, trí huệ Thần dùng để tạo ra chữ Hán cũng rất to lớn. Ở đây là một chút suy ngẫm của bản thân tôi đối với chữ ngã (我), tôi cũng viết kèm một bài thơ:

Hạ thế chúng ngã vạn vạn thiên
Đô thị thiên thượng Phật Đạo Tiên
Tầm Pháp tu tâm hướng nội trảo
Trợ sư cứu độ thiên ngoại thiên

Tạm dịch:

Trăm nghìn vạn “ngã” cùng hạ thế
Trên trời vốn là Phật Đạo Tiên
Tìm Pháp tu tâm hướng nội tìm
Trợ Sư cứu độ thiên ngoại thiên

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/238224

The post Thiển ngộ về chữ “ngã” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Thiển ngộ về chữ “Tuyển” (選)https://chanhkien.org/2020/12/thien-ngo-ve-chu-tuyen.htmlFri, 25 Dec 2020 06:19:11 +0000https://chanhkien.org/?p=26919[Chanhkien.org] Liên quan đến cuộc bầu cử Mỹ, trên mạng Chanhkien.org đã có đồng tu thông qua việc phân tích Hán tự chữ “Tuyển” (選) mà lý giải hàm nghĩa ẩn tàng trong đó, tiết lộ sự thực về việc cuộc bầu cử lần này là đang bị chủ nghĩa cộng sản tà ác khống […]

The post Thiển ngộ về chữ “Tuyển” (選) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[Chanhkien.org]

Liên quan đến cuộc bầu cử Mỹ, trên mạng Chanhkien.org đã có đồng tu thông qua việc phân tích Hán tự chữ “Tuyển” (選) mà lý giải hàm nghĩa ẩn tàng trong đó, tiết lộ sự thực về việc cuộc bầu cử lần này là đang bị chủ nghĩa cộng sản tà ác khống chế, cá nhân tôi hoàn toàn đồng tình với quan điểm của bài viết này. Tuy nhiên hôm nay tôi muốn từ một góc độ khác mà bàn đến nhận thức của mình về cuộc “đại tuyển” lần này, đây cũng chỉ là sở ngộ của bản thân, xin gửi các đồng tu cùng tham khảo.

Tôi cho rằng, bản thân chữ “Tuyển” (選) bao gồm trong đó cả hai nhân tố chính và phụ, đây chính là thế sự đang diễn ra trước mắt, cũng sẽ là kết quả sẽ có được từ sự lựa chọn của nhân loại.

Tuyển (選) – Bị cộng sản tà ác thao túng

Bài viết trên Chanhkien.org của đồng tu đã phân tích rất rõ rồi, ở đây tôi xin được trích dẫn lại. Trong bài viết: “Thiên cơ trong chữ Tuyển (選)” của tác giả Tâm Thăng có đề cập rằng: trong chữ “Tuyển” (選) có hai chữ Tỵ (巳), trong 12 con giáp thì Tỵ là chỉ về rắn. Mà trong văn hóa của Kitô giáo thì rắn chính là đại diện cho sự mê hoặc, ma quỷ, lựa chọn nó cũng đồng thời là đang lựa chọn con đường chết. Ngoài ra, trong chữ Tuyển (選) còn có một chữ Cộng (共), chữ Cộng này là chỉ tà linh cộng sản. Phía trên chữ Cộng (共) có hai chữ Tỵ (巳), chính là chỉ nhị quỷ (hai con quỷ) Mác Lê (Marx và Lenin). Hơn nữa, trong chữ Tuyển (選) lại có thêm một chữ Xước (辶) chỉ sự đi lại, con đường đi. Điều này nên được giải thích là: con người lựa chọn con đường nào, nếu lựa chọn đi trên con đường của chủ nghĩa cộng sản tà ác thì chắc chắn sẽ là con đường dẫn đến cái chết.

Hy vọng chính diện

Ngoài ra, trong chữ Tuyển (選) đồng thời còn đem theo một hy vọng chính diện.

Đầu tiên, bàn về chữ Tỵ (巳). Vào thời kì cổ đại, chữ Tỵ còn dùng để chỉ thai nhi. Trong “Thuyết văn thông huấn định thanh” có ghi: “Vị xuất sinh tại phụ vi Kỵ”, tức là đứa trẻ khi chưa được sinh ra, vẫn còn trong bụng mẹ thì gọi là Tỵ (巳). Trong “Phổ thư • Lạc chí thượng” có viết: “Kỵ giả, khởi dã, vật chí thử thời tất tận nhi khởi dã” (Kỵ cũng có nghĩa là Khởi, một sự vật tới một thời điểm nhất định thì sẽ tất yếu phải xuất hiện). Chữ Tỵ (巳) lại đồng âm với chữ Tự (嗣) (cùng có âm đọc là “sì”) biểu thị sự tiếp tục; lại đồng âm với một chữ Tự khác có cách viết là 祀 , biểu thị sự cầu nguyện với Thần linh. Từ đó chữ Tỵ (巳) mới có hàm nghĩa biểu thị một điều được lưu truyền từ đời này qua đời khác, biểu thị một hy vọng đang được ấp ủ, biểu thị một sự thay đổi to lớn mà nhất định sẽ phải xuất hiện. Trong thời khắc này, “thai nhi” còn đang ở trong bụng mẹ, con mắt thế nhân vẫn không thể nhìn thấy diện mạo chân thực của nó, hơn nữa lại còn có những sự tình nguy hiểm sẽ có thể xuất hiện trong lúc một “hài nhi” được sinh ra, tuy nhiên hy vọng vẫn cứ là hy vọng.

Ngoài ra, chữ Cộng (共) vốn dĩ không phải chỉ dành để chỉ riêng cho cộng sản tà ác, mà còn có nghĩa chỉ nền “Cộng hòa”. Nền cộng hòa của dân tộc Trung Hoa bởi họa loạn của cộng sản tà ác mà đã “chết” từ khi còn đang ở trong bụng mẹ. Nền cộng hòa của nước Mỹ đã trải qua hơn hai trăm năm giờ cũng đang vì sự phá hoại của cộng sản tà ác mà lâm vào tình cảnh nguy cấp. Bởi thế cho nên, bên trên chữ Cộng (共) có hai chữ Tỵ (巳) là biểu thị hy vọng về sự ra đời của một nền cộng hòa mới, nung nấu trong đó một cuộc biến chuyển to lớn.

Vì thế, chỉ xét riêng về chữ Tuyển (選) thì đã bao gồm hai hàm ý: một là con đường xã hội chủ nghĩa bị chủ nghĩa cộng sản tà ác thao túng mà không thể vãn hồi; hai là hy vọng về một con đường sẽ được kiến lập trên một quốc gia cộng hòa chân chính, hồi quy tín ngưỡng chân chính về Thần và các giá trị truyền thống.

Bài học từ lịch sử

Nói về hai chữ “Cộng hòa” chúng ta hãy cùng tìm hiểu sơ qua về một thời đoạn trong lịch sử Trung Quốc. Đường Thái Tông từng nói: “Dĩ sử vi giám, khả dĩ tri hưng thế” (nhìn vào tấm gương lịch sử có thể biết được sự thay đổi thịnh suy). Chúng ta sẽ kinh ngạc mà phát hiện ra rằng, nền cộng hòa sớm nhất được ra đời trên thế giới là có những điểm tương đồng với cuộc bầu cử lần này tại xã hội Mỹ.

Năm 841 (TCN) vương triều nhà Chu ở Trung Quốc xảy ra một cuộc bạo động lưu danh sử sách có tên “Bạo động quốc nhân”. Cuộc bạo động này đã thúc đẩy việc sản sinh ra nền “Cộng hòa” đầu tiên trên thế giới. Quá trình sự việc này diễn ra như sau: đầu tiên cần nói đến là Chu Thiên Tử (tức Chu Lệ Vương) khi đó là kẻ tham tiền hám lợi, muốn dựa vào chức phận quân vương mà mưu đồ độc chiếm tài sản quốc gia. Hành vi này kỳ thực rất giống với việc Trung cộng ỷ vào danh nghĩa quốc gia mà chiếm đoạt sở hữu công, cũng giống hệt việc “Chính phủ ngầm” của Mỹ thao túng xã hội Mỹ đương thời mà muốn biến nước Mỹ thành một xã hội cộng sản kiểu mới.

Sau đó, Chu Lệ Vương bèn đưa nịnh thần Vinh Di Công tham chính, khiến cho chính sự quốc gia trở nên hỗn loạn. Về phương diện kinh tế thì y thi hành chính sách sở hữu công, về phương diện chính trị thì thực hiện chế độ chuyên chế bạo ngược. Điều này rất giống với những gì mà chủ nghĩa cộng sản các nước đã thực hiện trên thế giới trong thế kỷ qua. Đương nhiên, cách hành xử này của Lệ Vương đã khiến cho bách tính trong nước vô cùng oán hận, dân chúng truyền đi những lời đồn không tốt về nhà vua. Sau khi những điều này được truyền đến tai Lệ Vương, y không những không hối cải mà còn cho mời thầy phù thủy đến hòng kiểm soát chặt ngôn luận của người dân, hễ như phát hiện người nào có lời phê bình thì liền bắt đem giết ngay khiến cho bách tính không dám hé răng nửa lời, khi nhìn thấy nhau trên đường cũng không dám chào hỏi, chỉ đưa ánh mắt đá qua đá lại ra hiệu rồi dời đi. Hiện tại, cái gọi là “truyền thông dòng chính” của nước Mỹ đã đồng loạt nghiêng về cánh tả, bức bách dư luận, không cho phép bất kỳ người dân nào đứng ra vạch rõ sự gian lận trong bầu cử lần này, thậm chí đến cả Twitter của Tổng thống cũng bị kiểm duyệt, điều này khiến cho người ta cảm tưởng như thời đại này lại trở về thời kỳ của Chu Lệ Vương hơn 2800 năm về trước! Điều khiến cho người ta càng không thể tin được đó là trước và sau khi cuộc bầu cử diễn ra đã xuất hiện một loạt các hoạt động cầu cúng yểm bùa của các “pháp sư” nhằm nhắm vào Tổng thống Trump, đồng thời trợ giúp cho chủ nghĩa cộng sản tà ác đánh đổ nền cộng hòa. Việc này so với việc năm xưa Chu Lệ Vương chọn dùng các thầy phù thủy thì có khác nhau là mấy. Trong “Trung dung” có viết: “Quốc chi tương vong, tất hữu yêu nghiệt”! Mỗi lần trong lịch sử có những đại sự biến động lớn, thì đằng sau đó đều là “đại chiến của Thần và Ma”, xã hội nước Mỹ cũng chính đang là như vậy. Đâu là những gì đang được tà ma yểm trợ và đâu là những gì mà các chính Thần đang cố giữ lại cho con người? Ai chính ai tà chỉ nhìn qua là biết được.

Lại nói về nhà Chu, sau một loạt những chính sách bạo ngược của Lệ Vương, tình hình trong nước trở nên vô cùng căng thẳng. Vì vậy bách tính trong vùng Hạo Kinh liền nổi dậy khởi nghĩa, đem theo những khí cụ đơn giản xông vào kinh thành truy lùng Lệ Vương. Lệ Vương khi đó vội vàng điều động quân đội trấn áp, nhưng quân đội đã không nghe lệnh y mà bất động. Lúc đó có đại thần nói với Lệ Vương rằng: quân lính là từ dân chúng mà ra, dân chúng đều đã đứng lên khởi nghĩa rồi, vậy lính còn nghe lệnh nữa không? Lệ Vương khi đó đã mất đi quyền thế, bèn đem theo thân tín chạy đến đất Trệ, sống khổ sở ở đó trong 14 năm, sau đó lâm bệnh mà chết. Có một điều thú vị là: Trệ chính là chỉ con lợn, đường đường là quân vương một thời mà cuối cùng lại lưu lạc đến chốn chuồng heo này, đây có phải là ông Trời muốn nhắc nhở con người thế nhân rằng: khi bậc quân vương mà mất đi đạo nghĩa thì sẽ không xứng đáng làm người nữa. Mạnh Tử cũng từng nói: thất đạo chi quân bất tái thị quân, dữ thất phu vô dị (bậc quân vương vô đạo thì sẽ không còn là quân vương nữa, chẳng khác gì kẻ thất phu). Lệ Vương bỏ thân nơi đất Trệ không về được cố quốc, điều này tựa hồ như ông Trời đã kết án phạt vô thời hạn cho kẻ hành ác. Vì thế cho nên tôi nghĩ rằng, hiện nay trong bầu cử Mỹ với những kẻ làm các việc xấu ác thì sẽ có kết cục chẳng khác gì Lệ Vương năm xưa.

Tiếp sau đó là sự đản sinh của nền cộng hòa. Bởi vì vương triều Chu Vương không có thiên tử, nhưng quốc sự triều chính không thể đình trệ cho nên hai người Chu Công và Chiêu Công đã đứng ra chủ trì việc triều chính, những sự vụ cụ thể lại do lục khanh đứng ra lo liệu. Việc này kéo dài trong suốt 14 năm, mãi cho tới khi Lệ Vương qua đời, một vương quân khác lên thay, các đại thần và những người công thần trước đây có công duy trì triều chính trong 14 năm đều được ban phong đất đai, sau đó họ đều lui về hậu trường không tham gia chính trị nữa. Đoạn thời gian này trong lịch sử được gọi là “nền cộng hòa”. Trong thời gian này, người trên kẻ dưới đều nhất lòng, không ai vì lợi ích riêng, không có tranh đoạt quyền bính, không hề có chuyện thừa nước đục thả câu hay mượn gió bẻ măng. Mọi người đều đem một tấm lòng công tâm hòa ái cùng nhau xử lý các sự vụ quốc gia, sau khi tân vương chủ trở lại thì những công thần đều lặng lẽ rút về, không tham luyến chức vị. 14 năm cộng hòa vượt xa hết thảy những năm cầm quyền của Lệ Vương. Có thể nói rằng, cũng từ đó hai chữ “cộng hòa” đã đặt định nên một nội hàm tinh thần tích cực. Nhìn vào lịch sử hơn 200 năm về trước vào thời kỳ đầu khi nhóm lập quốc Hoa Kỳ lập quốc, chẳng phải họ cũng dựa vào những giá trị tinh thần như: sự kiên trinh vào tín ngưỡng, công chính, vô tư, hết lòng vì dân, không tham luyến quyền lực mà kiến lập nên một nền cộng hòa vĩ đại hay sao? Nền “cộng hòa’ đản sinh vào năm 841 TCN rất đặc biệt bởi đây là lần đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc có sự tồn tại của một nền cộng hòa hơn nữa lại được sử sách ghi chép lại một cách hết sức chân thực. Sau này khi thể chế cộng hòa từ phương Tây du nhập vào Trung Quốc, vào lúc cần đem khái niệm này dịch ra tiếng Hán, các học giả đã lật giở từ trong ghi chép lịch sử của Trung Quốc mà lấy ra hai chữ “cộng hòa”.

Hôm nay khi tôi xem chương trình của Giang Phong, có nhắc đến một mẩu chuyện được đăng trên tạp chí “Luận đàn quốc gia”(National Tribune) vào năm 1880 (hiện nay tập báo này vẫn được lưu giữ tại Thư viện Quốc hội tại Mỹ), trong đó kể rằng khi tướng quân Washington ở trong doanh trại của Ngài tại vùng Valley Forge, có một lần Ngài được một vị nữ thần điểm hoá, nữ thần đã triển hiện cho Washington thấy được trong tương lai nước Mỹ sẽ có ba lần phải đối mặt với nguy nan. Điều làm tôi rất xúc động đó là, trong văn hóa phương Tây, thông thường những người có thành tựu đều sẽ được gọi là “Phụ”, nhưng trong câu chuyện này, nữ thần lại gọi tướng quân Washington là “Cộng hòa quốc chi tử” (đứa con của nước cộng hòa). Trong chữ Tuyển (選), nếu như chữ Cộng (共) dùng để chỉ Cộng hòa, chữ Tỵ (巳) dùng để chỉ đứa con, chỉ sự hy vọng, vậy thì người Mỹ hiện nay nên lựa chọn người tổng thống, người mà có thể duy hộ thể chế cộng hòa, người mà có cùng tinh thần và sự kiên trinh vào tín ngưỡng, công chính vô tư, hết lòng vì dân, không tham đắm quyền lực giống như nhóm lập quốc Hoa Kỳ trong lịch sử. Người mà người dân Mỹ nên cần phải lựa chọn nên là “đứa con của nước cộng hòa”, một “đứa con cộng hòa” như vậy thì không chỉ có riêng mình tướng quân Washington.

Ngoài ra, nhớ câu “hoa nở hai bông mỗi bông một cành”, tôi tin rằng tinh thần cộng hòa không chỉ “nở hoa” ở nước Mỹ phía bờ bên kia của đại dương, đợi sau khi đại biến động qua đi thì “bông hoa cộng hòa” sẽ một lần nữa khai nở trên Trung Hoa đại địa, bởi vì thiên thượng đã vào thời rất xa xưa của lịch sử đã đem hạt giống cộng hòa “gieo xuống” nơi đây, sẽ đến lúc những giá trị của Chính Tín, Công Chính và Lương Tri sẽ quay trở lại trên mảnh đất Trung Hoa.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/263577

The post Thiển ngộ về chữ “Tuyển” (選) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Áo mật Hán tự Thần truyền (2)https://chanhkien.org/2020/12/ao-mat-han-tu-than-truyen-2.htmlSat, 19 Dec 2020 02:12:43 +0000https://chanhkien.org/?p=26903Tác giả: Kim Hữu Hạnh Tiếp theo Phần 1 [Chanhkien.org] Ở bài viết trước, chúng ta đã lý giải một cách cơ bản một số Hán tự thần truyền như “Hạ” (下), “Lai” (来), “Thượng” (上) “Khứ” (去), những Hán tự này biểu thị rằng con người đến cuối cùng thì vẫn phải trở về, […]

The post Áo mật Hán tự Thần truyền (2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Kim Hữu Hạnh

Tiếp theo Phần 1

[Chanhkien.org]

Ở bài viết trước, chúng ta đã lý giải một cách cơ bản một số Hán tự thần truyền như “Hạ” (下), “Lai” (来), “Thượng” (上) “Khứ” (去), những Hán tự này biểu thị rằng con người đến cuối cùng thì vẫn phải trở về, nhưng muốn trở về là phải cần có điều kiện nhất định, không phải ai muốn trở về là có thể trở về được. Lấy một ví dụ không thỏa đáng lắm, con người trở về là cần bản thân “Phi” – “bay lên”, (tình huống thực tế sau cùng có khả năng chính là như vậy.) Nhưng con người tùy tiện muốn “Phi” là có thể “Phi” được chăng? Giả như một nhà du hành vũ trụ còn cần yêu cầu có thể chất rất nghiêm ngặt, đồng thời phải trải qua huấn luyện hà khắc, chỉ khi đạt tới yêu cầu, vượt qua kiểm tra, mới có thể để người đó lái phi thuyền lên không trung, huống chi con người muốn biến thành Thần thì lại vô cùng khó khăn. Nhưng thông qua ví dụ về việc huấn luyện nhà du hành vũ trụ này, chúng ta ít nhất cũng có đến hai điểm cần chú ý:

Một là, con đường trở về này rất gian “nan”;
Hai là, mặc dù gian nan, nhưng chỉ cần có phương pháp, có Sư phụ chỉ đạo, có thể đạt được yêu cầu, thì nhất định có thể làm được!

Ở trong bài viết này, chúng ta chủ yếu lý giải dạng chính thể của các chữ “nan”.

Thứ nhất, chữ “Kiển (囝) và niếp (囡)”. (âm đọc đều là “nan”).

Xã hội loài người là một xã hội rất đặc biệt, là một không gian huyễn tượng, tử 子, nữ 女 – vốn là con trai, con gái của Thần khi tới không gian này, liền bị tất cả mọi thứ ở đây che mắt, sẽ rất khó liễu giải chân tướng, rất khó thấy rõ chân tướng, gia tăng khó nạn để có thể minh bạch chân tướng. Cho nên, Thần vào lúc tạo ra chữ, đem chữ Vi “口” bao bên ngoài chữ “Tử”, chữ “Nữ”, trở thành “Kiển 囝 và Niếp 囡”, chữ Vi (口) chính là đại biểu cho không gian mê này, Thần cũng cho hai chữ này âm đọc đều là “nan”. Ở nơi thường nhân ý tứ chính là đứa trẻ con, còn hàm nghĩa chân chính phía sau là “Con trai, con gái của Thần bị vây khốn ở trong thế giới mê”.

Xã hội loài người là một không gian mê, Sư phụ Lý Hồng Chí ở trong “Bài giảng thứ nhất” của “Chuyển Pháp Luân” đã nói hết sức rõ ràng:

“Những thể sinh mệnh tại không gian này không thể nhìn thấy các thể sinh mệnh tại các không gian khác, và không thể nhìn thấy chân tướng của vũ trụ; bởi vậy ai [rớt xuống đây] đều tương đương với rơi vào [cõi] mê.”

Bởi vì ở không gian mê, tuyệt đại bộ phận con dân của Thần đã không còn thấy rõ phương hướng, thị phi khó phân, hoàn toàn mê lạc, hoàn toàn không thanh tỉnh.

Về trạng thái không thanh tỉnh này của con người, ngay từ lúc ngày 3 tháng 3 năm 916, Bố Đại Hòa Thượng khi viên tịch ở chùa Nhạc Lâm đất Phụng Hóa đã lưu lại bài kệ nói rõ ràng minh bạch về tình huống hiện thực của con người:

“Di Lặc chân Di Lặc, phân thân thiên bách ức, thời thời thị thời nhân, thời nhân tự bất thức”.

Di Lặc, Di Lặc chân chính, phân thân trăm ngàn ức, luôn luôn mách bảo người đời, người đời tự chẳng biết”.

Bài kệ này có ý tứ là: Phật vị lai —— Phật Di Lặc hạ thế độ nhân, đem chân pháp chân kinh thông qua các loại phương thức, các loại con đường không ngừng mà đưa đến trước mặt mọi người, nhưng đối với lời kêu gọi ngàn năm có một đó của Thần, mọi người đang trong tê liệt đến độ không quan tâm, không hay không biết, Bố Đại Hòa Thượng trước lúc viên tịch thấy rằng thái độ của người đời thật đáng tiếc, cho nên, cố ý lưu lại bài kệ, nhắc nhở con dân của Thần. Qua đó đủ thấy rằng mọi việc được an bài rất nghiêm túc.

Thứ hai, chúng ta xem chữ “Nam” “南”. Về ý nghĩa bề mặt của chữ “Nam”, người học chữ đều biết đó là một danh từ biểu thị phương vị. Nhưng Thần khi tạo ra chữ, không chỉ cho nó một loại hàm nghĩa, mà nhất định là một thể tập hợp nhiều loại ý nghĩa, nhất định có thêm tầng nội hàm sâu hơn. Chữ “Nam” (南) được cấu thành bởi chữ “Thập” “十”, chữ “Môn” “门” và chữ “Dương” “羊”. Mọi người biết “Dương” (羊) là đại biểu cho “Tiền”, “Khuông” “框” đại biểu “Môn” (门), “Thập” (十) biểu thị “Thập túc”, “Thập phần”, “Toàn bộ”.

Khi chúng ta liên tưởng đến tình huống thực tế của Trung Quốc thì sẽ không khó lý giải. Năm 1978, Đặng Tiểu Bình đầu tiên tiến hành cho vùng phía Nam Trung Quốc cải cách mở cửa. Khi đó vùng Quảng Đông, Thẩm Quyến là hai nơi đầu tiên phát ra những khẩu hiệu như “Thời gian là vàng bạc, hiệu quả và lợi ích chính là sinh mạng”, “Phát triển mới là đạo lý cứng rắn”, “Bất quản mèo trắng mèo đen, bắt được chuột chính là mèo tốt” v.v…, dẫn dắt mọi người kiếm tiền làm giàu. Kết quả là chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, việc kiếm tiền đã trở thành gần như toàn bộ “mạng sống” của con người phương Nam, “Có tiền chính là đại ca, có tiền chính là lão gia”, điều này đã trở thành một loại nhận thức chung của con người thời đó. Hưởng thụ vật chất, truy cầu kim tiền đã chiếm cứ toàn bộ tâm linh con người, mê hoặc tất cả tâm hồn của họ, những thứ như nhân nghĩa đạo đức, thiên địa lương tâm dần dần tiêu biến hầu như không còn nơi con người, đồng thời rất nhanh, loại tình thế này lan ra trên toàn quốc. Cho nên, chữ “Nam” (南) này ẩn hàm nghĩa chính là “Tất cả mọi người đang liều mạng “vơ vét” tiền vào trong nhà mình”.

Thứ ba, nhìn dạng chính thể của chữ “Nan” là “難”, là bao gồm ba chữ: “Cách” (革), “Đại” (大) và “Giai” (佳) cấu thành.

Nếu như nhìn chữ giản thể “Nan” “难”, thì căn bản nhìn không ra nó có ý nghĩa là chỉ sự “khó nạn”, bởi vì chữ giản thể “Nan” do chữ “Hựu” (又) và chữ “Giai” (佳) tạo thành, căn bản thì cũng không nên được đọc là “Nan”, mà thậm chí lại có ý là “tốt hơn”. Chỉ có từ kết cấu của dạng chính thể mới có thể nhìn ra chân thực nội hàm chân thực của chữ “Nan” (难) này. Trong dạng chính thể chữ “Nan” (難) thì ý tứ của chữ “Cách” (革) chính là “cách khai”, “trừ bỏ”, vậy rốt cuộc là muốn bỏ cái gì đây? Nó chính là muốn bỏ “Đại” (大) và “Giai” (佳), cũng chính là muốn bỏ “Đại Hảo Nhân” (người tốt mẫu mực – vì chữ Giai 佳 có nghĩa là tốt, đẹp), nhận thức sâu hơn nữa thì đây chính là “Khó nạn” của những “Người tốt”. Bởi vậy, Thần khi tạo chữ là đã biết vào lúc mạt thế trong lịch sử là sẽ có nhiều người tốt bị hãm hại, bị bắt bớ, bị tù đày, thậm chí bị hành hạ đến chết, là sẽ có “Nạn”. (đương nhiên, Thần cũng biết, những loạn quỷ, cặn bã bức hại người tốt là nhất định sẽ bị trừng phạt, phải hoàn trả gấp bội lần tội ác của chúng! Đại Thẩm Phán tối hậu là nhất định sẽ tới!)

Liên quan đến việc người tốt phải chịu “Nạn” (難), xét trên quần thể những người tu luyện Pháp Luân Công – dựa theo nguyên tắc Chân, Thiện, Nhẫn của Pháp Luân Công để làm người tốt mà nói, thì cái “Nạn” ấy đã trải qua 21 năm. Ngày 20 tháng 7 năm 1999, lãnh đạo của tà đảng Trung cộng – Giang Trạch Dân xuất phát từ sự tật đố hẹp hòi, từ sự ngạo mạn muốn khoe khoang quyền lực, và sự cuồng vọng tự cao tự đại đã hung hãn phát động cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp và quần thể người tu luyện, hắn cuồng vọng kêu gào “Nội trong ba tháng sẽ tiêu diệt Pháp Luân Công”, ngoài ra còn áp dụng những sách lược đàn áp vô cùng tàn nhẫn với khẩu hiệu như: “Bôi nhọ thanh danh, cắt đứt kinh tế, tiêu diệt thân thể”. Vào lúc chính sách của ông ta đang khó có thể tiếp tục thực hiện thì vào ngày 23 tháng 1 năm 2001, Giang đã dựng lên màn kịch khi cho người giả danh là học viên Pháp Luân Công tiến hành tự thiêu trên quảng trường Thiên An Môn, nhằm mục đích vu oan hãm hại Pháp Luân Công, lừa dối quảng đại quần chúng nhân dân, vin cớ đó để tiếp tục bức hại Pháp Luân Công. 21 năm qua, Trung cộng đã bức hại chết mấy triệu học viên Pháp Luân Công, mổ cướp sống nội tạng hơn mấy vạn học viên. Hành vi cực kỳ tàn ác vô nhân đạo của Trung cộng khiến người và Thần đều nổi giận, Trời Đất phẫn nộ, vì vậy, chư Thần trên Trời quyết định diệt trừ ác linh tà đảng này, bèn hiện ra cho thế nhân thấy dòng chữ lớn được thiên nhiên tạo ra trên tảng cự thạch ở thôn Trưởng Bố huyện Bình Đường tỉnh Quý Châu: “Trung Quốc cộng sản đảng vong” (中国共产党亡).

Nhưng cho dù như vậy, vẫn còn có rất nhiều người Trung Quốc không tin, mặc dù học viên Pháp Luân Công tận tình nói với họ: Trung cộng phạm tội nhiều như vậy, chuyện xấu chồng chất, đến ngày tiêu diệt Trung cộng, nếu như bạn còn là một thành viên của tổ chức này (đảng, đoàn, đội) mà không biểu thị sự thoái xuất khỏi nó, thì có thể bạn nhất định sẽ bị đào thải cùng tà đảng.

Nhưng có một số người chính là không nghe! Mọi người thử nói xem học viên Pháp Luân Công có nhiều khó khăn, khó nạn không! Làm người tốt thì thật nhiều khó nạn thay! Bản thân các học viên phải tự mình tiêu xài dè sẻn, trong cái băng giá của mùa đông hay cái nóng bức của mùa hạ, hơn nữa còn có những học viên trong nước dám mạo hiểm việc bản thân có thể bị đánh, bị bắt, bị bỏ tù, thậm chí là bị giết, tất cả chỉ vì muốn hướng đến thế nhân mà giảng rõ chân tướng, nói lời chân tình, một lòng mong nghĩ cứu vớt người đời vốn đang bị bưng tai bịt mắt, vậy mà có vài người chính là không tiếp nhận tấm lòng của họ, lại đem sinh mệnh bản thân ra đánh cược!

Từ sâu trong nội tâm tôi thường phát sinh một sự cảm thán rằng: Nếu như không phải là các học viên Pháp Luân Công, thì còn ai có thể quên thân liều mình, vì nghĩa mà không chùn bước ra sức cứu vớt những người này đây!

“Thiên cơ nhất hiển hối kinh hồn
Đại kiếp khẩn cân quan thiên môn”

Dịch nghĩa:

“Thiên cơ một khi hiển lộ sẽ hối hận khủng khiếp
Sau đại kiếp nạn thì cửa trời sẽ đóng lại”
(“Hồng Ngâm III” – “Tặng thế nhân”)

Đây là việc nhất định sẽ phát sinh! Hy vọng những đồng bào có duyên thấy bài viết này, nếu như quý vị còn chưa tuyên bố thoái xuất khỏi các loại tổ chức của tà đảng Trung cộng, thì phải thoái xuất cho mau, vì sinh mệnh của bản thân mình, vì tương lai của bản thân mình mà có lựa chọn sáng suốt!

Trên đây là một chút lý giải liên quan đến các Hán tự “Nan, niếp, kiển, nam” (难、囡、囝、南), ở những phần kế tiếp sẽ còn có nhiều lý giải Hán tự Thần truyền đặc sắc hơn sẽ cùng chia sẻ với mọi người.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/130831

The post Áo mật Hán tự Thần truyền (2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Xem “Hương Cảng” (香港) luận thiên sốhttps://chanhkien.org/2020/12/xem-huong-cang-luan-thien-so.htmlWed, 16 Dec 2020 15:49:49 +0000https://chanhkien.org/?p=26900Đệ tử Đại Pháp hải ngoại [Chanhkien.org] Hai chữ Hương Cảng (香港) có thể tách thành: 八千日、 二一、 共巳。 Tính từ ngày 01-07-1997 sau khi Hồng Kông được trao trả lại cho chính quyền Trung Quốc cho đến ngày 16-06-2019 vừa qua khi hơn hai triệu người Hồng Kông xuống đường biểu tình phản đối […]

The post Xem “Hương Cảng” (香港) luận thiên số first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Đệ tử Đại Pháp hải ngoại

[Chanhkien.org]

Hai chữ Hương Cảng (香港) có thể tách thành: 八千日、 二一、 共巳。

Tính từ ngày 01-07-1997 sau khi Hồng Kông được trao trả lại cho chính quyền Trung Quốc cho đến ngày 16-06-2019 vừa qua khi hơn hai triệu người Hồng Kông xuống đường biểu tình phản đối dự luật dẫn độ, thì vừa hay lại tròn một khoảng thời gian là 8021 ngày. (timeanddate.com)

Tỵ (巳) có hàm nghĩa chỉ sự đình chỉ, vì vậy cũng có dùng để chỉ sự sinh trưởng của thực vật khi đạt đến giới hạn cực hạn”(Wikipedia). Phiên âm trong tiếng Hán của chữ Tỵ (巳) là “sì”, đồng âm với chữ Tử (死) – “sǐ” – là chết chóc.

Cộng Tỵ (共巳) cũng tức là thời kỳ mà thế lực của Trung cộng thịnh hành ở Hồng Kông đã đi đến điểm cuối cùng rồi, nhất định nó sẽ trở nên suy bại. Hơn hai triệu người dân Hồng Kông xuống đường biểu tình đã dùng hành động của mình mà chính thức tuyên cáo rằng: hình ảnh của Trung cộng trong lòng người dân Hồng Kông đã hoàn toàn đổ vỡ, chính phủ thân cộng của Hương Cảng đã mất đi lòng dân. Hai chữ Hương Cảng (香港) vừa hay đã giải thích tận tường cho định số này của Trung cộng, không hề có một nét nào bị dư thừa, tuyên cáo này của người dân Hồng Kông là biểu hiện cụ thể của việc thế lực Trung cộng từ thời khắc này sẽ bước vào quá trình suy vong trên mảnh đất này.

Cộng Tỵ (共巳) có chăng chỉ dùng để chỉ sự suy vong của Trung cộng tại Hồng Kông hay còn có hàm ý ẩn tàng nào khác trong đó, phải chăng điều này muốn ám chỉ rằng chính từ thời điểm người dân Hồng Kông đứng lên kháng nghị thì danh tiếng của Trung cộng trong nước và trên trường quốc tế, cùng với bản thân thể chế của nó tất cả sẽ bước vào thời điểm suy tàn? Tại đây, người viết sẽ không bàn luận sâu thêm nữa, tất cả hãy nhìn cục diện đang diễn ra.

Xứ Thần Châu đại địa Trung Hoa, sở dĩ vì sao gọi là “Thần Châu” là bởi vì văn hóa Thần truyền được truyền ra trên vùng đất này đã khiến cho văn hóa Trung Hoa có chứa đầy những điều huyền mật, khiến cho nội hàm Hán tự vô cùng huyền diệu, có thể ẩn chứa thiên cơ trong đó. Khi thời cơ chưa tới thì xem chừng rất đỗi bình thường, một khi thời cơ đến thì nếu lại dùng quan niệm hiện đại và sự trùng hợp ngẫu nhiên thì sẽ không thể này giải thích được sự tồn tại vô sở bất tại của trí huệ Thần Phật đã ứng chiếu đến nhân thế và con người như thế nào.

Thế đạo thịnh suy, là định số mà Thần Phật đã định, điều đó sẽ không bao giờ chiểu theo ý nguyện của con người mà phát triển. Văn hóa đảng của Trung cộng với mong muốn hòng khống chế mọi điều, cuối cùng cũng chỉ như trò cười mà thôi. Đáng thương nhất vẫn là những người dân Trung Quốc, tư tưởng của họ đang bị văn hóa đảng bóp méo, nếu như bạn là một người trong số đó, xin bạn hãy bỏ đi những những điều mà Trung cộng đã cưỡng chế lên bạn, bỏ đi cái cực đoan của tâm phòng bị sợ hãi, hãy dùng thiện niệm chân chính mà nhanh chóng tìm đệ tử Đại Pháp để hiểu rõ chân tướng.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/258560

The post Xem “Hương Cảng” (香港) luận thiên số first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Áo mật Hán tự Thần truyền (1)https://chanhkien.org/2020/12/ao-mat-han-tu-than-truyen-1.htmlFri, 11 Dec 2020 02:47:38 +0000https://chanhkien.org/?p=26880Tác giả: Kim Hữu Hạnh [Chanhkien.org] Chúng ta đều biết, các nơi trên thế giới đều lưu lại một truyền thuyết rằng: Thượng Đế hoặc Thần đã sáng tạo ra con người và vào thời khắc khi con người xuất hiện đại kiếp nạn, Thần sẽ hạ thế cứu độ thế nhân. Đối với người […]

The post Áo mật Hán tự Thần truyền (1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Kim Hữu Hạnh

[Chanhkien.org]

Chúng ta đều biết, các nơi trên thế giới đều lưu lại một truyền thuyết rằng: Thượng Đế hoặc Thần đã sáng tạo ra con người và vào thời khắc khi con người xuất hiện đại kiếp nạn, Thần sẽ hạ thế cứu độ thế nhân. Đối với người tín Thần thì điều này là vô cùng chính xác, không có chút nghi ngờ gì.

Nhưng đối với những người vô thần đã bị đảng cộng sản tẩy não mà nói thì rất có khả năng là họ sẽ không tin, thậm chí còn chế giễu, nói rằng chuyện đó là vô căn cứ. Trong bất tri bất giác đối với trò lừa bịp này của đảng cộng sản —— cho dù gọi nó là hệ thống tẩy não cũng được, hay là gọi nó là sự cắt đứt liên hệ giữa người với Thần cũng được thì họ đã trở nên không còn chút nhạy cảm nào, trở nên tê liệt, lại càng không nói tới việc phát hiện ra hoặc hoài nghi đối với nó.

Trung cộng làm sai lệch nội hàm chữ Hán Thần truyền, có chỗ thậm chí hoàn toàn tương phản, hỏi rằng liệu còn có mấy người Trung Quốc đại lục còn có thể cảm thấy được đây? Tỷ như: Thân (亲), Ái (爱), Biểu (表), Diện (面) v.v… những chữ giản thể này hoàn toàn đã không còn nội hàm phong phú như trong chữ chính thể nữa!

“Thân” nhân (亲人) chỉ có trong những lúc gặp mặt nhau, thì loại cảm tình thân thiết này, loại chân tình cảm động này của con người mới có thể thể hiện ra được. Còn nữa, khi hai người đang tìm hiểu nhau, khi tiến hành gặp mặt trực tiếp là cần phải ở trong một hoàn cảnh thích đáng và chọn lấy một phương thức thích hợp mà thực hiện. Cho nên dạng chính thể của chữ Thân (亲) là có chứa chữ “Kiến” (见) ở bên trong. Mà “Ái” (爱) là một loại tình cảm phát ra từ sâu bên trong nội tâm con người, là sự biểu lộ ra bề ngoài của tâm tình bên trong. Như vậy, ở dạng chính thể, ở trung gian chữ “Ái” (爱) là có “Tâm” (心), yêu bằng trái tim! Không có Tâm (心) thì yêu làm sao đây? Như vậy chỉ có thể gọi là che đậy, gọi là lừa dối. Chữ Biểu (表) và chữ Miến (面) ở đây sẽ không nói chi tiết. Chữ Biểu (表) trong nghĩa chỉ đồng hồ đã bị mất đi chữ Kim (金), chữ Miến (面) – trong từ bột mỳ (面粉) bị mất đi chữ Mạch – chỉ lúa mạch (麦). Đảng cộng sản rút sạch toàn bộ nội dung cốt lõi của chữ chính thể, tựa như một bình rượu ngon lâu năm, bị nó trộm đi chất rượu nguyên chất rồi pha cồn vào đó, lại dùng một ít hương liệu mà tiến hành điều chế, rồi đem thứ rượu này đi lừa người, những ai không sành rượu sẽ bị nó làm cho hoàn toàn trở nên mơ hồ, nhưng thực chất nội dung lại hoàn toàn không phải như vậy.

Tục ngữ nói: Văn ví như người, chữ ví như người. Đúng là như vậy, từ chỗ này có thể thấy được sự ngụy trang, lừa dối, tà ác của đảng cộng sản được khắc họa một cách hoàn toàn chân thực, quả đúng là:

Thân không Kiến, Ái không Tâm, đảng cộng sản nào có chân tình! Miến không Mạch, Biểu không Kim, giả – ác – đen tối mặc sức lộng hành.

Đương nhiên, dạng chính thể của “Thân” (親), “Ái” (愛), “Biểu” (錶), “Miến” (麵) v.v… còn có nội hàm sâu hơn nữa, người viết sau khi tu luyện Pháp Luân Phật Pháp, mới ngộ thêm một bước, xin không nói nhiều tại đây. Ở phần dưới trọng điểm đàm luận về “Hạ” (下), “Lai” (來), “Thượng” (上), “Khứ” (去) theo kiến giải của tôi.

Chữ “Hạ” (下) chỉ có ba nét bút, một nét ngang, một nét sổ, và một nét chấm, chữ “Lai” (來) do chữ “Thập” và ba chữ “Nhân” (人) cấu thành, đều rất đơn giản nhưng bao hàm nội dung phong phú. Người đọc “Chuyển Pháp Luân” đều biết, Sư phụ ở phần mở đầu “Bài giảng thứ nhất” của Chuyển Pháp Luân đã nói cho chúng ta biết:

“Sự sản sinh ra sinh mệnh chân chính của con người chính là sinh ra trong không gian vũ trụ.”,

“Nhưng sản sinh ra nhiều thể sinh mệnh rồi; thì cũng phát sinh quan hệ xã hội [trong] quần thể. Trong đó có một số người có thể tăng thêm tư tâm; tầng của họ dần dần rất chậm hạ thấp xuống; [khi] không thể ở tại tầng ấy nữa, thì họ phải rớt xuống dưới. Tuy nhiên tại tầng kia [họ] lại biến đổi không còn tốt nữa, họ không thể ở lại, và tiếp tục rớt xuống dưới; cuối cùng rớt xuống đến tầng của nhân loại.”

Đoạn Pháp này của Sư phụ giảng hết sức rõ ràng con người là từ đâu mà tới và tới như thế nào, đồng thời, cũng nói rõ cho chúng ta biết nguyên bản của hai chữ “Hạ” (下), “Lai” (來). Đương nhiên, cũng nói rõ cho chúng ta sự thật con người là do Thần tạo ra.

Đối với “Hạ” (下), lý giải của tôi là: một nét ngang bên trên là đại biểu cho Trời, nét sổ đại biểu cho hướng đi xuống và nét chấm là đại biểu cho nguyên nhân đi xuống.

Con người nguyên là ở trên trời, do bản thân có tư tâm, vì thế trên thân thể sinh ra vật chất không tinh khiết, khiến bản thân chìm xuống, tựa như một quả khí cầu, bay bổng trên không trung, phía trên đó nếu đeo thêm vào một khối vật thể nặng, thì quả khí cầu này sẽ không thể bay trong không trung được nữa, sau cùng sẽ bị rớt xuống đất. Trong chữ “Hạ” (下) có một nét chấm, chính là chỉ một vật nặng không tinh khiết như vậy.

Còn chữ “Lai” (來) là nói cho chúng ta là “Ai” tới và tới như thế nào. Trong chữ “Lai” (來), một nét ngang và một nét sổ ngoài hàm ý là “từ trên trời đi xuống” giống như trong chữ “Hạ” (下), thì nét sổ và ngang này lại cấu thành nên chữ “Thập” (十), cho nên càng có nhiều hàm ý hơn, chúng hợp cùng ba chữ “Nhân” (人) (ở giữa có hai chữ Nhân, cấu thành chữ “Tòng”, bên dưới lại có một chữ Nhân nữa), biểu thị “con người” (人) từ vũ trụ rộng lớn, từ thập phương thế giới tầng tầng đi xuống, cuối cùng đã “Lai” vãng đến nhân gian này. (Đương nhiên, toàn bộ quá trình, đều ở trong sự bảo hộ của Sư phụ, ở đây không trình bày cặn kẽ. )

Như vậy cũng rất sáng tỏ, nếu con người là từ trong vũ trụ, từ trên trời xuống, mà người trên trời đều là Thần, như vậy đã nói rõ con người là hậu nhân của Thần, con người là do Thần tạo ra.

Mà kết cấu của chữ “Thượng” (上) và chữ “Khứ” (去) lại vô cùng đơn giản. Chữ “Thượng” (上) là do một nét ngang ngắn, một nét sổ, một nét ngang dài cấu thành, chữ “Khứ” (去) là do chữ “Vân” và một nét sổ cấu thành nên.

Chữ “Thượng” (上) nói cho chúng ta biết rằng chúng ta từ đâu mà đến, lại cần đi qua con đường như thế nào và cần có công cụ gì mới có thể đi lên được. Nét ngang dài bên dưới đại biểu cho “Đất”, nét sổ đại biểu con đường đi lên, nét ngang ngắn là công cụ tìm kiếm và hỏi đường.

Có thể có những người không nhất định tán đồng cách nhìn này. Trong chúng ta với những người có tuổi hoặc những người đã từng thấy qua loại ổ khóa dạng dài cổ xưa của Trung Quốc thì đều biết, chìa khóa mở loại khóa đó chính là có hình dạng giống như chữ “Thượng” (上). Cho nên, chữ “Thượng” nói cho chúng ta: người trên mặt đất muốn trở về thiên thượng, nhất định phải nắm giữ được chiếc chìa khóa mở ra cánh cổng trời.

Cách diễn giải trực quan nhất cho chữ “Khứ” (去) này là “Phá vân nhi thượng” (xuyên mây mà đi lên), lên tới chỗ nào? Lên tới thập phương thế giới, đây là hàm nghĩa của chữ “Thập” (十) trong chữ “Khứ” (去), nhưng làm sao mới có thể rời đi đây? Cái bệ đỡ ở dưới chữ “Khứ” (去) là chữ “Khư” (厶) đã trả lời cho chúng ta rằng: phải ngồi xếp bằng đả tọa. Người tu luyện đều biết, tư thế ngồi xếp bằng chính là hình dạng chữ “Khư” (厶). Đương nhiên, ngồi xếp bằng có rất nhiều công dụng, ví như thông mạch, tiêu nghiệp v.v…, đây là những điều thâm sâu ở bên trong, ở đây không đàm luận rõ được (nếu muốn ngộ sâu hơn, phải chăm chỉ nghiêm túc đọc “Chuyển Pháp Luân”). Kết cấu bề ngoài chữ “Khứ” (去) hết sức rõ ràng nói cho chúng ta biết, con người nếu muốn trở lại thiên thượng thì việc ngồi xếp bằng tu luyện chính là một trong những điều kiện bắt buộc.

Tựa như nhà du hành vũ trụ lái tàu không gian, phải chuẩn bị các loại điều kiện: ở bên trong, ở bên ngoài, phần cứng, phần mềm đều đầy đủ, nhà du hành vũ trụ mới có thể an toàn lái phi thuyền ngao du vũ trụ. Pháp Luân Phật Pháp chuẩn bị chu đáo tất cả cho chúng ta, mở lối cho thuyền cứu độ khởi hành, bắc một chiếc thang lên trời cho nhân loại. Trong Hán tự Thần truyền đều có miêu tả đầy đủ, chỉ là xem chúng ta có học hay không, ngộ hay không, tinh tấn hay không.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/130734

The post Áo mật Hán tự Thần truyền (1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Đạo của chữ Hán (3)https://chanhkien.org/2020/11/dao-cua-chu-han-3.htmlSun, 29 Nov 2020 15:27:46 +0000https://chanhkien.org/?p=26833Tác giả: Chiếu Viễn [Chanhkien.org] 2. Nhận thức đối với đại Đạo và sinh mệnh Trong “Chu dịch – Hệ Từ Thượng” có câu: “Hình nhi thượng giả vị chi Đạo, hình nhi hạ giả vị chi khí”. Sở dĩ “Đạo” (道) chính là chỉ quy luật vô hình vô tướng của vũ trụ; sở […]

The post Đạo của chữ Hán (3) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Chiếu Viễn

[Chanhkien.org]

2. Nhận thức đối với đại Đạo và sinh mệnh

Trong “Chu dịch – Hệ Từ Thượng” có câu: “Hình nhi thượng giả vị chi Đạo, hình nhi hạ giả vị chi khí”. Sở dĩ “Đạo” (道) chính là chỉ quy luật vô hình vô tướng của vũ trụ; sở dĩ của “Khí” (器) chính là chỉ vạn vật chúng sinh hữu hình hữu sắc. Dưới đây chúng ta sẽ thông qua việc phân tích những Hán tự bên dưới để lý giải nhận thức của văn hóa truyền thống trên hai phương diện “Đạo” và “Khí”.

(1) Chữ “Đạo” (道)

Bổn nghĩa của “Đạo” (道) là chỉ con đường, trong nguyên lý Thái Cực, Đạo chính là pháp tắc, quy luật của vũ trụ, là căn bản tạo thành thời không vũ trụ và vạn vật chúng sinh. Tất cả sự tồn tại đều là sự thể hiện của Đạo, tất cả tư tưởng quan niệm của chúng sinh cũng đều là sự thể hiện của Đạo trong các cảnh giới và tầng thứ khác nhau. Sở dĩ cách nói “đầu đầu thị Đạo” (rõ ràng đâu ra đấy) là có hàm nghĩa này. Từ kết cấu của chữ “Đạo” (道) mà xét thì chữ này gồm có hai bộ là bộ “thủ” (首) và bộ “sước” (辶) ghép lại. Chữ “thủ” (首) vốn có nghĩa là chỉ [cái] đầu, suy rộng ra là chỉ vương [chủ], chúng sinh trên mặt đất vốn dĩ là vương trên thiên thượng; chữ “sước” (辶) là chỉ con đường [phương pháp] hồi quy, quy chân (quy vị), từ đó kết hợp lại mà gọi là “Đạo” (道). Nếu như giải thích một cách cụ thể hơn thì hai [nét] chấm bên trên chữ “thủ” (首) chính là chỉ đôi mắt, chữ nhất (一) ở giữa đại biểu cho “nhất tâm nhất ý” (sự chuyên tâm, chuyên nhất); chữ “tự” (自) bên dưới đại biểu rằng phải dựa vào chính mình và chữ “sước” (辶) ở dưới cùng đại biểu cho sự tiến hành liền mạch, không dừng lại. Cũng là nói rằng, chỉ cần xác định rõ phương hướng, nhất tâm nhất niệm mà hành động thì cuối cùng nhất định sẽ đắc Đạo.

(2) Chữ “Sư” (师)

Chính thể của chữ “Sư” được viết là: 師. Cổ nhân cho rằng chữ “Sư” (師) là có liên hệ với chữ “đôi” (duī 垖), đôi có nghĩa là đồi đất, [đống] đất nhỏ, còn có liên hệ với chữ “táp” (zā 帀) có nghĩa là bao vây xung quanh; nhìn xung quanh đều là những đồi đất nhỏ, biểu thị số nhiều. Hàm ý chỉ thầy [cô] giáo, tiên sinh, người dạy học, cũng là chỉ mọi người, quân đội, v.v.. ngoài ra còn có nghĩa là noi theo, học tập. Nếu như đứng tại góc độ đại Đạo mà xét thì chữ “Sư” (師) vốn nên được giải thích theo chữ “nhất” (一) và chữ “soái” (帅). “Nhất” (一) là chỉ về Đạo, còn “soái” (帅) có nghĩa là “soát” (率) trong nghĩa thống lĩnh, dẫn đầu. Bởi vậy nên chính thể của chữ “sư” (師) nghĩa là: dựa vào người Đạo soái làm sư phụ [người dẫn đầu]. Cũng là nói rằng, phàm là sư giả (người làm thầy) thì đầu tiên [tiên quyết] nhất phải là người truyền Đạo, hiểu Đạo, đắc Đạo. Là người học trò, đệ tử thì tôn [trọng] thầy cũng chính là tôn [trọng] Đạo, [mà] trọng Đạo mới là chân chính tôn [trọng] sư phụ.

(3) Chữ “Thần” (神)

Kết cấu của chữ “Thần” (神) là chữ “thị” (示, chữ 礻 cũng được viết như 示 ) thêm vào với chữ “thân” (申). “Thị” (示) là biểu thị cho sự biến hóa của thiên tượng, cũng mang nghĩa là triển hiện, biểu hiện. Chữ “thân” (申) có nghĩa là dẫn Đạo, gợi mở, mở ra, cũng có thể lý giải thành diễn hóa hay sáng tạo. Đối với con người mà nói thì triển hiện và biểu hiện lớn nhất chính là thiên địa vạn vật và nhật – nguyệt – tinh – thời (mặt trời – mặt trăng – các vì tinh tú và thời thần). Bởi vậy người xưa cho rằng bậc “dẫn xuất” và tạo ra vạn vật chính là Thần. Đồng thời, lại vì con người là ở trong mê nên Thần không trực tiếp dùng diện mạo chân thực mà triển hiện cho con người thấy được, tuy nhiên sự tồn tại và sinh cơ bừng bừng của thiên địa vạn vật lại chính là sự biểu hiện của Thần lực. Con người đối với thiên địa vạn vật thì cần có tâm tôn trọng và hàm ân thì đó cũng chính là thể hiện sự kính ngưỡng đối với Thần.

(4) Chữ “Phật” (佛)

Kết cấu của chữ “Phật” là một chữ nhân đứng (亻) bên cạnh một chữ “phất” (弗 – trừ bỏ). Trong Phật giáo, người tu hành giác ngộ được gọi là Phật. Từ kết cấu của chữ “Phật” mà nói thì “phất nhân” (弗人) chính là Phật, là phất giả cũng là phi giả. Cũng là nói rằng, Phật chính là cần trừ sạch từ nhân tâm cho tới nhân tượng [hình dạng con người], chỉ cần vẫn còn giữ thân người thì dù cảnh giới cao đến đâu cũng không xứng đáng được gọi là Phật. Lấy một ví dụ: nếu như động vật có thể tu thành, thì cho dù động vật đó có tu đến cảnh giới của người, tuy nhiên nếu vẫn giữ hình dạng của động vật thì không thể nói đó là người được. Đạo lý ở đây cũng là đồng dạng như vậy.

(5) Chữ “Tăng” (僧)

Bổn nghĩa của chữ “Tăng” (僧) là chỉ người xuất gia tu hành trong Phật giáo. Kết cấu của nó là một chữ “nhân đứng” (亻) kết hợp với một chữ “tằng” (曾). Nghĩa của chữ “tằng” (曾) là từng [trải] qua, đã từng; vì vậy đứng trên kết cấu chữ mà xét thì “Tăng” (僧) có nghĩa là người đã từng là một người thường. Từ trên sinh mệnh cao tầng mà xét, thì người xuất gia bất kể là Phật gia hay Đạo gia, một khi bước ra khỏi người thường và trở thành một hành giả chuyên tu thì đã không còn là người thường nữa, một nửa của họ đã là Thần rồi. Bởi vậy yêu cầu đối với họ là rất cao. Đồng thời thân phận tăng nhân ấy cũng thời thời khắc khắc thức tỉnh bản thân người tu hành rằng mình đã không còn là người thường nữa, đối với tự thân phải có tiêu chuẩn thật cao.

(6) Chữ “Quỷ” (鬼)

Chữ “Quỷ” (鬼) được tổ thành từ ba chữ: chữ “phất” (甶), chữ “nhân” (人) và chữ “mỗ” (厶); trong đó nghĩa của từ “phất” chính là chỉ cái đầu của con ma, “mỗ” (厶) cũng có nghĩa là “tư” (私 – tư tâm, vị tư). Trong “Thuyết văn giải tự” có giải thích rằng: nhân chi sở quy vi quỷ. Bởi vậy, từ kết cấu của chữ “quỷ” mà nói, thì nếu như một người bề ngoài giống như hình tượng của quỷ (chỉ chữ “phất” – 甶), đồng thời nội tâm cũng giống như quỷ (chỉ chữ “mỗ” – 厶) thì tương lai người đó sẽ quy về quỷ đạo. Có những lúc tôi nhìn thấy những thanh thiếu niên có kiểu tóc dựng đứng lên, nội tâm thì đầy tư tâm ích kỷ, thực sự tôi rất lo lắng cho họ.

(7) Chữ “Ngoạn” (玩)

Kết cấu của chữ “ngoạn” (玩) là một chữ “ngọc” (玉) thêm vào một chữ “nguyên” (元). Nghĩa của từ này là trò chơi, sự thưởng thức, cũng có nghĩa là trêu đùa, bỡn cợt, coi thường. Từ kết cấu của chữ này mà xét, thì “ngọc” (玉) chính là chỉ đối tượng của sự chơi đùa, “nguyên” (元) chính là chỉ trạng thái sinh tồn tiên thiên, nguyên thủy của sinh mệnh. Bởi vì sinh mệnh trong cảnh giới cao tầng vốn là không có khổ và nạn, mọi thứ đều là phi thường hạnh phúc và đại tự tại, mà chúng sinh vốn dĩ là vương trên thiên thượng, cho nên nói rằng thiên tính của con người vốn là thích chơi đùa. Tuy nhiên, con người là ở trong ngũ hành, cũng giống như Tôn Ngộ Không bị trấn áp dưới núi Ngũ Hành Sơn, lúc này muốn “chơi đùa” thì đã không được nữa rồi. Hơn nữa con người khắp thân đều là tình và dục [vọng], chỉ cần ham chơi chính là sẽ trở nên buông thả, được chẳng bằng mất. Bởi vậy chỉ có trân quý thời gian, tu Đạo quy chân, cuối cùng đạt được trạng thái của vương thì mới đạt được hạnh phúc vĩnh hằng và đại tự tại, sau đó thì mới có thể lại “chơi đùa” một cách thoải mái. Hơn nữa, chữ “ngoạn” (玩) còn đồng âm với chữ “hoàn” (完 – kết thúc, hết), nên đối với con người mà xét, một khi ham chơi [bời] thì nhất định là sẽ phải kết thúc (完蛋 đi đứt, hỏng cả).

(8) Chữ “Tính” (性)

Kết cấu của chữ “tính” (性) là một chữ “tâm đứng” (忄) thêm một chữ “sinh” (生) bên cạnh. Tâm chính là chỉ tinh thần, còn “sinh” chính là chỉ sinh mệnh. Từ kết cấu của chữ này có thể thấy rằng, “tính” chính là chỉ đặc trưng tinh thần vốn có, vì vậy mới nói bản tính của con người là khó thay đổi. Đối với con người mà nói, bản tính mỗi người là khác nhau bởi vậy mới gọi là “cá tính”. Vậy thì bản tính của con người được tạo thành như thế nào? Trong “Trung Đường” có câu nói rằng: thiên mệnh chi vị tính. Thiên chính là chỉ Phật pháp, Đại Đạo, cũng là nói “tính” chính là đặc tính sinh mệnh sơ khai và nguyên thủy nhất mà Phật pháp (Đại Đạo) ban cho con người. “Tính” cũng còn được gọi là bản tính, chân tính hay thiên tính. Mà giới tính nam nữ của con người chỉ là đặc trưng của hậu thiên của nhục thân khi con người luân hồi tại nhân gian, điều này được đặt định dựa trên nguyện vọng và nhân duyên của người đó, hoàn toàn không có quan hệ gì với bổn tính [tiên thiên] của họ. Bởi vì, bản tính của tất cả sinh mệnh đều là do Phật pháp (Đại Đạo) ban cho vì vậy bản tính của chúng ta cũng chính là thể hiện của Phật pháp (Đại Đạo). Chúng sinh đều có Phật tính, đều có Đạo tâm vì vậy người xưa mới nói rằng: “Nhân chi sơ, tính bản thiện”. Con người vốn dĩ trở nên không tốt là bởi vì tư tâm đã làm mê mờ mất bản tính, vậy thì quá trình không ngừng loại bỏ tư tâm tìm về bản tính chân thực của mình chính là quá trình ngộ Đạo đắc Đạo của một con người.

(9) Chữ “Nguyên” (元)

Bổn nghĩa của chữ “nguyên” (元) chính là chỉ [cái] đầu, to lớn, nguyên vẹn, v,v. có hàm nghĩa chỉ về sự khởi đầu, tiên thiên, cũng là chỉ nguyên thủ, thủ lĩnh v,v..Kết cấu của chữ này là một chữ “nhất” (一) kết hợp với một chữ “ngột” (兀). Nhất chính là chỉ về Đạo, cao mà bằng phẳng chính là chỉ “ngột” (兀). Đối với một sinh mệnh mà nói, sinh mệnh căn bản và cao nhất của sinh mệnh đó chính là nguyên thần, mà nguyên thần của con người thì rất gần với Đạo, bởi vì nguyên thần của con người chính là sự thể hiện của ý chí vô cực (Đạo); vì thế cho nên chúng sinh là bình đẳng, không to không nhỏ, không thiện không ác. Đối với con người mà nói, thì cảnh giới sản sinh ra nguyên thần của con người mới là cảnh giới cao nhất, trở về cảnh giới đó chính là [quá trình] phản bổn quy chân.

(10) Chữ “Quang” (光)

Trong thời cổ đại, chữ “quang” (光) được viết là: “灮”, tại đây có chữ “hỏa” (火) kết hợp với chữ “nhi” (儿), nhi chính là chỉ về người. Diễn nghĩa ra chính là: lửa trên thân người chính là quang. Xung quanh thân [thể] một người bình thường đều có sự tồn tại của ánh quang huy, tục ngữ có câu “Trên đầu người tốt ba thước [là] có [ánh] lửa (ánh quang huy)”. Ba thước ở đây là chỉ phạm vi trường sinh mệnh của một người; sinh mệnh cao tầng xem phạm vi của tam giới chính là [không gian] nơi ba thước này, bởi vậy mới có cách nói: trên đầu ba thước có thần linh. Hơn nữa, cho dù bản sự và năng lực của một người có [to] lớn đến đâu cũng không thể vượt ra ngoài ba thước này, vì vậy Tôn Ngộ Không mãi mãi cũng không thoát được ra ngoài bàn tay của Phật tổ. Cảnh giới của người tu luyện trong Đại Đạo càng cao thì ánh quang huy mà họ phát ra càng mãnh liệt, càng rực rỡ, thế nên những người ở gần họ hoặc có duyên phận với họ đều sẽ được thọ ích. Khi ánh quang huy của một người trở nên mờ tối (xám xịt) thường là lúc người đó [tâm tình] đang ảm đạm hoặc gặp chuyện xui xẻo. Khi tinh thần của một người đang ở vào trạng thái phấn chấn, toàn thân tràn đầy chính khí, chính là lúc ánh quang [huy] có thể chiếu rọi lên người khác, là lúc mà người này mãn nguyện nhất, là lúc thuận buồm xuôi gió, tâm tưởng sự thành.

(11) Chữ “Khư” (厶)

Trong tiếng Hán cổ đại âm đọc và hàm nghĩa của chữ “khư” (厶) hoàn toàn giống với chữ “tư” (私) ngày nay. Chúng ta hãy nhìn vào tượng hình của chữ “khư” (厶) chính là một hình tam giác. Đại bộ phận kết cấu khuôn mặt của động vật, đặc biệt là các loại cáo, chồn, nhím, rắn, chuột đều có hình tam giác. Ngày hôm nay, rất nhiều những người trẻ thích làm phẫu thuật thẩm mỹ chỉnh khuôn mặt của mình thành hình chữ V, cũng chính là hình tam giác lộn ngược. Thực ra đây không phải là tướng mạo của một người có phúc phận mà chính lại là khuôn mặt khiến người ta bị giảm phúc phận. Chúng ta thường thấy hình tượng bà phù thủy trong các bộ phim nước ngoài chính là điển hình cho khuôn mặt chữ V này. Ngoài ra trong nhân tướng học, thì người có đôi mắt hình tam giác đa phần đều chỉ người nham hiểm thâm độc, tà ác tự tư. Chúng ta cũng biết rằng vào năm 1999, cơ quan hàng không vũ trụ của Mỹ đã chụp được hình ảnh các đám mây của trái đất hợp thành hình mặt quỷ, đôi mắt của [chiếc] mặt quỷ này chính là một đôi mắt có hình tam giác điển hình.

(12) Chữ “Đại” (大)

Kết cấu của chữ “Đại” (大) là một chữ “nhất” (一) thêm vào một chữ “nhân” (人). Trong tiếng Hán cổ đại, “nhất” là đại biểu cho Đạo, ví như trong “Thuyết văn giải tự” có giải thích rằng: nhất, sơ khởi của Đạo chính là nằm tại “nhất”, kiến lập thiên địa, hóa thành vạn vật. Trong “Hoài Nam Tử Thuyên Ngôn” có giải thích: nhất dã giả, vật vật chi bản dã (nhất là bổn nguyên của vạn vật). Trong cuốn “Lão tử” có viết: Thánh nhân bão nhất dĩ vi thiên hạ thức, đắc nhất nhi vạn sự bị (Bậc Thánh nhân lấy “nhất” làm phương thức của thiên hạ, đắc “nhất” mà có được mọi điều). Bởi thế cho nên, từ kết cấu của chữ “nhất” mà xét, thì người đắc Đạo chính là [người] “to lớn” nhất. Bởi vì người thường đều có tư tâm, chữ “tư” (私 – trong từ tư tâm 私心 ) có cùng âm đọc với chữ “tư” (丝 – trong từ “ty hào” 丝毫, có nghĩa là nhỏ bé, ít), cũng tức là tư tâm sẽ khiến con người ta trở nên nhỏ bé, tư tâm quá nặng thì là kẻ “tiểu nhân” (小人).

(13) Chữ “Pháp” (法)

Hàm nghĩa của chữ “Pháp” (法) vô cùng rộng lớn. Trong xã hội nhân loại, pháp trước tiên là chỉ về pháp luật, chế độ, pháp tắc. Còn có một tầng ý nghĩa nữa là chỉ về tiêu chuẩn, quy phạm hay Đạo lý để người ta noi theo và học tập v.v.. Từ cảnh giới cao mà xét, pháp chính là căn nguyên tạo ra thiên địa vũ trụ và vạn vật chúng sinh, là quy luật vận hành của thiên địa vũ trụ, đồng thời cũng là yêu cầu chung đối với sinh mệnh trong toàn thể vũ trụ. Phật gia gọi nó là Phật pháp, Đạo gia gọi đó là Đại Đạo. Chúng ta hãy cùng luận bàn về kết cấu của chữ “pháp” (法). Ba dấu chấm thủy “氵” thêm một chữ “khứ” (去) thì cấu thành chữ “pháp” (法) ; pháp giống như dòng nước chảy qua, nước có thể đem đến sinh cơ và tưới nhuần vạn vật, đồng thời có thể loại bỏ sự cấu bẩn, khiến cho những gì được nó đi qua sẽ trở nên tươi mới, mà lại công bình và công chính. Trong “Đạo Đức kinh” có viết: “Thượng thiện nhược thủy, thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh” (Bậc thượng thiện là như nước, nước thiện lợi đối với vạn vật mà không tranh giành). Pháp của vũ trụ đã tạo ra chúng sinh, làm lợi ích cho chúng sinh, tẩy tịnh chúng sinh và cứu độ chúng sinh. Chữ “pháp” (法) và chữ “phạt” (罚) là đồng âm. Người xưa cho rằng, pháp chính là hình phạt, là dùng để ngăn chặn cường bạo, là tiêu chuẩn để trừng phạt tội ác. “Pháp” (法) còn đồng âm với một từ “phạt” khác (伐); không phù hợp với pháp thì sẽ bị thảo phạt (đánh dẹp). Ngoài ra “Pháp” (法) còn đồng âm với từ “phát” (发) nghĩa rằng: chỉ cần phù hợp với Pháp thì nhất định sẽ hưng vượng phát đạt.

(14) Chữ “Chủ” (主)

Hàm nghĩa của chữ “chủ” (主) là quân, thượng, tông, tể v.v. người nắm giữ quyền lực tối cao và toàn bộ tài vật chính là “Chủ” (主). Kết cấu của chữ “Chủ” (主) là một chữ “chủ” (丶) và một chữ “vương” (王) ghép thành. “Chủ” (丶) có hàm nghĩa là chế định pháp luật, phân biệt vạn vật, là tiêu chuẩn xác định thị phi, xác định chủ ý v.v.. Chữ “vương” (王) chính là chỉ vị “nguyên thủ” thống nhất một quốc gia hay một thế giới. Vì vậy từ kết cấu của chữ “Chủ” (主) có thể nói, vị “chủ” (丶) ở trên “vương” (王) chính là “Chủ” (主), bậc phân phong cho các vị vương khác chính là Chủ, người thống lĩnh và chưởng quản các vị vương chính là Chủ, “vạn vương chi vương vi chủ” (Chủ là vương của vạn vương). Phép tắc của Chủ chính là pháp luật, ý đồ của Chủ chính là thiên ý, tất cả phúc phận và vinh diệu của các vị vương đều là do Chủ ban cho, điều Chủ muốn chính là quan trọng nhất. Đối với con người mà nói, không nắm giữ được Chủ ý (ý của Chủ vương) chính là trong tâm không có pháp tắc, trong tâm có phép tắc thì mới thuận tùng theo thiên ý, mới được thượng thiên bảo hộ và ban phúc.

(15) Chữ “Miếu” (庙)

Chính thể chữ “miếu” (庙) được viết là: “廟”. Trong tiếng Hán cổ đại chữ miếu và chữ “mạo” (貌) là tương thông với nhau. Bởi vì vào thời kỳ tôn giáo chưa được thành lập, những bức tượng trong miếu đều là hình tượng của tiên nhân, mục đích là để cho hậu nhân có thể nhớ được dung mạo của những vị tiên nhân trước đó mà tiến hành các nghi thức tế lễ. Cho nên trong “Thuyết văn giải tự” có giải thích từ “miếu” thành tôn kính dung mạo của tiên tổ. Trong các miếu thờ của cả ba tôn giáo Nho Thích Đạo, tượng của thánh hiền và giác giả chiếm phần lớn, mục đích là để cho người tu hành và thế nhân khởi lên sự thành kính và kính ngưỡng đối với lời giáo huấn của các vị giác giả thánh hiền, từ đó mà minh bạch ra ý nghĩa [chân chính] của sinh mệnh. Chữ “miếu” (庙) lại đồng âm với chữ “diệu” (妙), vì thế khi thế nhân ở trong miếu [thờ] thì có thể minh tỏ diệu lý, ngộ diệu Đạo. Chính thể của chữ “miếu” (廟) là có chữ “quảng” (广) và chữ “triều” (朝) hợp thành. Trong đó chữ “quảng” là tượng trưng cho điện đường, chữ “triều” là tượng trưng cho [hành động] lạy chầu, thờ phụng. Thế nhưng tự miếu ngày nay đang dần dần mất đi chức năng này, bởi vì những người xuất gia và hộ miếu (coi giữ tự miếu) ngày nay đã coi đây như một chức nghiệp, lợi dụng Thần – Phật – Bồ Tát và thánh hiền giác giả nhằm mục đích kiếm tiền. Những con người như vậy dưới cái nhìn của Thần Phật là có tội, kết cục của bọn họ nhất định là “bất diệu” (不妙 – không tốt, không linh diệu, ở đây là cách nói chơi chữ có liên quan đến từ “diệu” – 妙 giải thích bên trên).

Từ những Hán tự bên trên chúng ta thấy rằng, trong văn hóa Thần truyền thì nội hàm của những chữ như “Đạo” (道), “Thần” (神), “Chủ” (主), “Pháp” (法) v.v.. thật là bác đại tinh thâm, đã vượt xa khỏi phạm vi những điều vốn được luận thuật trong tất cả tôn giáo. Đồng thời nội hàm của những Hán tự khác được bàn đến cũng đã làm phong phú thêm nhận thức của chúng ta đối với các sinh mệnh trong các cảnh giới khác nhau. Mà những nhận thức này chỉ có những người tu Đạo chân chính trong những tầng thứ chân tu khác nhau mới có thể từng bước thể ngộ đến được. Chỉ cần dụng tâm tham ngộ, mỗi người đều sẽ có những nhận thức riêng của mình. Hay chăng đây cũng chính là biểu hiện cho nội hàm viên mãn vô lậu của Hán tự?

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/259204

The post Đạo của chữ Hán (3) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Giải Hán tự từ góc độ người tu luyện (6)https://chanhkien.org/2020/11/giai-han-tu-tu-goc-do-nguoi-tu-luyen-6.htmlSun, 29 Nov 2020 09:35:00 +0000https://chanhkien.org/?p=26832Giải Hán tự từ góc độ người tu luyện (6): Bản đồ hình con gà Liên Lý Chi [Chanhkien.org] Trong “lịch sử hôm nay”, việc bản đồ Trung Quốc mang hình con gà cũng tuyệt đối không phải là một điều ngẫu nhiên, mà là Thần Phật (lịch sử) có mục đích mà an bài […]

The post Giải Hán tự từ góc độ người tu luyện (6) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Giải Hán tự từ góc độ người tu luyện (6): Bản đồ hình con gà

Liên Lý Chi

[Chanhkien.org]

Trong “lịch sử hôm nay”, việc bản đồ Trung Quốc mang hình con gà cũng tuyệt đối không phải là một điều ngẫu nhiên, mà là Thần Phật (lịch sử) có mục đích mà an bài như vậy. Thần Phật là muốn thông qua sự diễn hóa này để triển hiện cho con người một trạng thái rằng “lịch sử hôm nay” chính là thời kỳ “đại minh” phá mê.

Chúng ta đều biết rằng, gà là loài động vật duy nhất trên thế giới mà thuộc tính sinh mệnh của nó là đại biểu cho thời gian – gà chính là dấu hiệu báo hiệu trời sáng. Trung Quốc nằm tại vị trí phía đông của thế giới, phía đông là nơi mặt trời mọc. Vậy thì với những dữ kiện như: ở thế giới phương đông, vào lúc mặt trời mọc và bản đồ hình con gà; những điều này chính là Thần Phật muốn diễn hóa và điểm ngộ cho thế nhân: “Lịch sử hôm nay” chính là thời kỳ “đại minh” phá mê – là thời đại mà mục đích đặt định ra văn hóa lịch sử 5000 năm sẽ được triển hiện, là thời đại mà con người sẽ thức tỉnh toàn diện. Từ “tỉnh” (醒) trong từ “thức tỉnh” (觉醒) tại sao phần bên trái lại dùng chữ Dậu (酉) để biểu nghĩa đây? Chính là có dụng ý như vậy.

Vậy thì, cái mê lớn nhất của nhân loại là gì? Tại sao văn hóa lịch sử trong 5000 năm đều là vì “lịch sử hôm nay” mà đặt định? “Lịch sử hôm nay” rút cục là đặc biệt ở điểm nào? Chúng ta hãy cùng nhau lý giải điều này thông qua việc tìm hiểu về những điều đang có ảnh hưởng rất lớn đối với nhân loại lần này, đó là: Phật giáo, Cơ đốc giáo, Đạo giáo và Hán tự Thần truyền.

Phật Thích Ca Mâu Ni sáng lập ra Phật giáo, đã đặt định văn hóa tu luyện. Kỳ thực, điều quan trọng nhất mà Phật Thích Ca Mâu Ni giảng đó là: vào thời điểm mạt kiếp, sẽ có (vị lai Phật) Phật Di Lặc hạ thế truyền Phật pháp, cứu độ thế nhân.

Chúa Giêsu nói rằng, vào thời điểm cuối cùng của nhân loại sẽ có đại kiếp nạn, con người sẽ đối mặt với sự thẩm phán của Thần; khi con người đang trong thời kỳ mạt kiếp, Thần sẽ phục sinh và cứu độ những người tin theo Thần.

Đạo gia giảng rằng, khi con người tiến vào thời kỳ âm thịnh dương suy, âm dương đảo chiều, chính là thời điểm con người đã bước vào thời điểm cuối cùng của mạt kiếp.

Ở những phần trước, chúng ta đã cùng luận giải về các Hán tự như: “Tân” (新), “Hỏa” (火), “Cách” (革), “Nhạc” (嶽), “Vĩ” (尾), “Đa” (多) v.v.., điều mà nghĩa của những chữ Hán này thể hiện đó là việc lần lượt tại các góc độ khác nhau mà triển hiện ra trạng thái và đặc trưng xã hội của “lịch sử hôm nay”.

Thích Ca Mâu Ni là Phật, Giêsu là Thần. Lời của Thần Phật quyết không phải là hoang ngôn. Trong khi chúng ta đem những lời của Phật Thích Ca, Giêsu và Đạo gia đã lưu lại cho con người mà kết hợp với thiên cơ ẩn tàng trong Hán tự Thần truyền thì sẽ phát hiện ra một tín tức đồng nhất rằng: chính vào thời khắc “lịch sử hôm nay” nhân loại sẽ xuất hiện đại kiếp nạn, và trong đại kiếp nạn này sẽ có Thần Phật hạ thế độ nhân.

Vậy thì, tại sao lại nói rằng “lịch sử hôm nay” chính là thời kỳ mạt kiếp mà Thích Ca Mâu Ni nói tới cũng chính là đại thẩm phán mà Giêsu cũng từng nhắc tới và vừa hay cũng chính là thời đại âm dương phản chiều, âm thịnh dương suy mà Đạo gia đã đề cập?

Thứ nhất, thời kỳ mạt Pháp mạt kiếp mà Phật Thích Ca Mâu Ni nói tới là lúc con người không còn tâm pháp để ước thúc đạo đức nữa, đạo đức con người lúc này đã ở vào trạng thái cực kỳ bại hoại. Ai cũng nhận thấy rằng, ở Trung Quốc hiện nay, đạo đức của con người đã trượt dốc và suy bại đến độ vô cùng đáng sợ, điều này lại chưa từng xuất hiện trong lịch sử từ xưa đến nay. Nguyên nhân là do Trung cộng đã dùng thuyết vô thần luận để tẩy não người dân, khiến họ mất đi sự kính sợ đối với Thần Phật, cũng là nói rằng người Trung Quốc đã bước vào thời kỳ mạt Pháp khi đã làm mất đi tâm pháp ước thúc tự thân. Quá khứ có câu nói rằng: “Trên đầu ba thước có thần linh”. Thế nhưng khi con người triệt để chìm đắm trong lý thuyết của vô thần luận, vào lúc mà con người không còn sự kính sợ đối với trời đất và Thần Phật thì việc xấu nào cũng dám làm. Bởi vậy, thời kỳ mạt Pháp mạt kiếp mà Phật Thích Ca Mâu Ni nói tới chính là “lịch sử hôm nay”.

Thứ hai, những người thông hiểu về “Thánh Kinh – Khải thị lục” đều biết rằng, trong Kitô giáo đã giảng nói rất nhiều về những hiện tượng sẽ xuất hiện trong thời khắc đại thẩm phán của Thần, mà những hiện tượng này lại vừa hay trùng khớp hoàn toàn với trạng thái xã hội của nhân loại trong “lịch sử hôm nay”. Trong đó dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy điều này chính là Lễ Phục Sinh. Văn hóa về ngày lễ này kỳ thực là muốn nói với con người thế gian rằng: Thần sẽ phục sinh để cứu độ thế nhân. Vậy thì khi nào, ở đâu và điều gì sẽ làm dấu hiệu cho sự phục sinh của Thần? Đây chính là biểu tượng của sự may mắn, cát tường trong lễ Phục sinh – quả trứng gà.

Người phương Tây đều biết rằng, trứng gà là biểu tượng may mắn trong ngày lễ Phục sinh. Ở Trung Quốc còn lưu truyền một câu chuyện rất gây tranh cãi rằng: quả trứng có trước hay con gà có trước? Thực ra mục đích mà lịch sử khi hữu ý an bài câu chuyện này là muốn nói với con người rằng: có trứng thì nhất định sẽ có gà, trứng và gà là đồng thời sẽ có. Cũng là nói rằng, vào thời khắc “lịch sử hôm nay” khi bản đồ Trung Quốc đã triển hiện ra với hình một con gà thì đây chính là sự đối ứng với hình ảnh quả trứng trong lễ Phục sinh của phương Tây, đây là dấu hiệu cho thấy thời khắc mà Thần phục sinh cứu độ con người đã đến. Hơn nữa, Lễ Phục Sinh trong tiếng Anh được gọi là “Easter”, mà nghĩa của thành tố “East” trong tiếng Anh lại được dùng để chỉ về phương đông. Điều này đã nói với thế nhân một cách minh xác rằng: Thần phục sinh cứu độ thế nhân sẽ xuất hiện vào thời điểm của “lịch sử hôm nay” tại phần phía đông của thế giới, trên một quốc gia có bản đồ hình con gà và ở ngay tại trung tâm của thế giới – đó chính là Trung Quốc.

Thứ ba, Đạo gia Trung Quốc có lưu lại một dự ngôn rằng: khi xã hội bước vào thời kỳ âm thịnh dương suy, âm dương đảo chiều chính là đã tiến nhập vào thời kỳ mạt kiếp. Mà trong “lịch sử hôm nay” không đâu không xuất hiện những hiện tượng âm thịnh dương suy, âm dương đảo chiều. Ví dụ, trong lĩnh vực thể thao, nữ vận động viên giành được nhiều huy chương hơn nam vận động viên; ngoài xã hội và trong gia đình, nữ giới ngày càng chiếm vai trò chủ đạo; trong chốn quan trường hiện tượng mua quan, bán chức, tham nhũng hủ bại xuất hiện ngày càng nghiêm trọng; Trung cộng với âm tính cực mạnh, dựa vào “cách mạng” giết người mà khởi nghiệp, sùng bái quy tắc ngầm, nói một đằng làm một nẻo, ra tay cướp đoạt sự bình đẳng, dân chủ phải vốn được có của người Trung Quốc. Tất cả những điều này, không có điều gì là không thể hiện ra trạng thái đặc trưng của một xã hội âm thịnh dương suy, âm dương đảo chiều.

Thứ tư, từ việc luận giải ý nghĩa của những Hán tự phía trên chúng ta thấy rằng những Hán tự này đa phần đều thông qua những khía cạnh khác nhau mà triển hiện trạng thái và đặc trưng xã hội của “lịch sử hôm nay”.

Bởi vậy, “lịch sử hôm nay” chính là thời kỳ lịch sử đặc trưng của nhân loại, chính là thời kỳ mạt pháp mạt kiếp, đại thẩm phán mà Phật Thích Ca Mâu Ni, Giêsu và Đạo gia đã cùng nói đến.

Thế nhân đều biết rằng Thần Phật là từ bi. Nếu như Thần Phật từ xa xưa đã an bài lịch sử nhân loại cho đến ngày hôm nay và vốn dĩ Thần Phật từ bi như vậy thì cũng sẽ nhất định an bài đại cứu độ cho con người. Xin đọc giả tìm đọc bài viết “Ngọc Thố Đảo Dược”.

(còn tiếp)

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/244925

The post Giải Hán tự từ góc độ người tu luyện (6) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Từ chữ “Cộng” có thể nhìn thấy bản chất tà ác của Trung Cộnghttps://chanhkien.org/2020/11/tu-chu-cong-co-the-nhin-thay-ban-chat-ta-ac-cua-trung-cong.htmlSat, 28 Nov 2020 07:38:10 +0000https://chanhkien.org/?p=26829Tiệm Minh [Chanhkien.org] Chữ Hán là văn tự được Thần truyền cấp cho con người, mỗi chữ đều có nội hàm rất sâu sắc. Hãy lấy ví dụ về chữ “Cộng” (共), khi Thần tạo ra chữ này đã nói với con người rằng: Cộng chính là tà ác. 1. Giữa “nhật” (日) và “thủy” […]

The post Từ chữ “Cộng” có thể nhìn thấy bản chất tà ác của Trung Cộng first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tiệm Minh

[Chanhkien.org]

Chữ Hán là văn tự được Thần truyền cấp cho con người, mỗi chữ đều có nội hàm rất sâu sắc. Hãy lấy ví dụ về chữ “Cộng” (共), khi Thần tạo ra chữ này đã nói với con người rằng: Cộng chính là tà ác.

1. Giữa “nhật” (日) và “thủy” (水) thêm vào một chữ “cộng” (共) chính là chữ “bạo” (暴). Vị Thần tạo chữ muốn nói với con người rằng: nhật đại biểu cho trời, thủy đại biểu cho đất. Khi ở giữa trời đất mà xuất hiện “cộng” sẽ đem đến bạo lực. Trong loạt bài viết “Cửu bình đảng cộng sản” đã chỉ rõ rằng: Trung cộng chính là dựa vào bạo lực và khủng bố để cướp đoạt và duy trì chính quyền. “Người cộng sản còn chẳng thèm giấu giếm quan điểm và ý đồ của mình. Bọn họ công khai tuyên bố rằng: mục đích của chúng chỉ có thể đạt được bằng cách dùng bạo lực lật đổ toàn bộ chế độ xã hội hiện có.” “Tuyên ngôn đảng cộng sản” đã kết thúc bằng những lời lẽ như vậy. Bạo lực là công cụ chủ yếu nhất để đảng cộng sản đoạt được chính quyền. Đây cũng là nhân tố di truyền đầu tiên được định đoạt từ ngày thành lập đảng.

2. Chữ “khẩu” (口) kết hợp với chữ “cộng” (共) chính là chữ “hống” (哄), có nghĩa là lừa gạt. Loạt bài “Cửu bình đảng cộng sản” đã tiết lộ thêm rằng: Trung cộng luôn dựa vào tuyên truyền giả dối để làm chất bôi trơn cho bạo lực. Trung cộng cam kết sẽ đem đến ruộng đất cho nông dân, đem công xưởng về cho công nhân, tự do và dân chủ cho tầng lớp tri thức, hòa bình; tuy nhiên cho đến hôm nay, không có bất kể điều gì được thực hiện. Một thế hệ người dân Trung quốc bị Trung cộng lừa gạt và đã qua đời, lại một thế hệ nữa đang bị những lời ngụy tạo này lừa dối. Đây chính là nỗi bi ai và bất hạnh lớn nhất của dân tộc Trung Hoa.

3. Chữ “điền” (田) kết hợp với chữ “cộng” (共) thành chữ “dị” (異), có nghĩa là biến đổi. Trung cộng giống như một con tắc kè, mấy chục năm trở lại đây không ngừng thay đổi nguyên tắc lập trường. Trong hơn 90 năm thành lập đảng đến nay, thông qua 19 lần đại hội đại biểu toàn quốc, Trung cộng đã sửa đổi điều lệ đảng đến 19 lần, hơn nữa sau khi đoạt được chính quyền chỉ trong 70 năm mà có tới 6 lần sửa đổi hiến pháp. Cần phải nói thêm rằng, mỗi khi lập trường và nguyên tắc của Trung cộng phát sinh biến đổi đều có nguyên nhân từ việc tính hợp pháp và sự tồn vong của nó đang phải đối mặt với những nguy cơ không thể né tránh. Trung cộng hợp tác và bắt tay với Mỹ, tiến hành cải cách mở cửa, thúc đẩy chủ nghĩa dân chủ, và những động thái khác; tuy nhiên mỗi lần thoả hiệp đều là để cướp đoạt và củng cố thêm quyền lực của nó. Mỗi phong trào trấn áp, bình phản có chu kỳ của nó cũng đều cùng một mục đích như vậy.

4. Chữ “mễ” (米) thêm vào chữ “cộng” (共) chính là chữ “phân” (粪), một vật phẩm thối bẩn nhất. Vị Thần tạo chữ muốn nói với chúng ta rằng: phàm là vật tốt đẹp nhất thế gian, một khi bị tà linh cộng sản bám vào thì sẽ trở thành thứ dơ bẩn nhất.

5. Giữa chữ “cộng” (共) thêm vào một chữ “tử” (死), chính là chữ “táng” (葬) – mai táng. Vị Thần tạo chữ đã nói đích xác với chúng ta rằng: gia nhập vào các tổ chức đảng, đoàn, đội, chỉ có một con đường chết duy nhất, vào lúc trời diệt Trung cộng sẽ phải chết chung với nó. Bởi vậy, phải làm “tam thoái”, thoái xuất khỏi các tổ chức đảng, đoàn, đội, tránh xa Trung cộng mới có thể giữ được bình an.

6. Phía trên chữ “cộng” (共) là hai chữ “thập” (十), nghĩa là 20. Ở giữa là chữ “nhất” (一), bên dưới là chữ “bát” (八). Ý nghĩa là muốn nói tới thời điểm tháng 8 của năm 21. Dường như Thần tạo chữ đang muốn nói với chúng ta: vào tháng 8 năm 2021 sẽ là lúc trời diệt Trung cộng. Có phải như vậy không, hãy để thời gian trả lời. Nếu những ai còn đi cùng Trung cộng, thì sẽ bị đào thải cùng với nó trong lúc trời diệt Trung cộng.

Trên đây chỉ là chút thể ngộ của cá nhân, nếu có điều gì chưa thỏa đáng xin đồng tu từ bi hãy chỉ rõ.

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/259226

The post Từ chữ “Cộng” có thể nhìn thấy bản chất tà ác của Trung Cộng first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Giải Hán tự từ góc độ người tu luyện (5)https://chanhkien.org/2020/11/giai-han-tu-tu-goc-do-nguoi-tu-luyen-5.htmlSat, 28 Nov 2020 06:54:03 +0000https://chanhkien.org/?p=26827Liên Lý Chi [Chanhkien.org] Từ năm 1949 sau khi Trung cộng thành lập chính quyền tại Trung Quốc, mỗi khi nhắc tới Thần Phật thì những người bị Trung cộng tẩy não đều cho rằng đây đều là điều mê tín. Tuy nhiên, bất luận trong thời cổ đại hay hiện đại, dân tộc các […]

The post Giải Hán tự từ góc độ người tu luyện (5) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Liên Lý Chi

[Chanhkien.org]

Từ năm 1949 sau khi Trung cộng thành lập chính quyền tại Trung Quốc, mỗi khi nhắc tới Thần Phật thì những người bị Trung cộng tẩy não đều cho rằng đây đều là điều mê tín. Tuy nhiên, bất luận trong thời cổ đại hay hiện đại, dân tộc các nước trên thế giới đều lưu truyền tín ngưỡng về Thần Phật. Trong xã hội quốc tế ngày nay, ngoại trừ mấy nước cộng sản ra thì đa phần các quốc gia đều có tín ngưỡng đối với Thần Phật. Người phương Tây có nhận thức cảm tính chân thực về Thần, trong tâm tưởng của họ, Thần chính là chỉ Giê-hô-va, Giê-su, v.v.. Tại Ấn Độ và các quốc gia Nam Á, người ta thành kính tín Phật, đối với họ Phật chính là chỉ Thích Ca Mâu Ni, v.v.. Lịch sử văn minh 5000 năm của thế giới đã giúp nhân loại đặt định nên văn hóa để nhận thức về Thần Phật. Tại đây, chúng ta sẽ đứng trên cơ sở triết tự chữ Hán, đứng trên góc độ văn hóa Thần truyền Trung Hoa để đàm luận về nhận thức đối với “Thần” và “Phật”.

Thế nào là “Phật”. Chữ “Phật” (佛) là biểu thị của “亻 弗”. Bộ “亻” (bộ nhân đứng) là dùng để chỉ người, chỉ thân người, là nói đến hiện thân của Phật tại thế gian, Phật dựa vào hình tượng của con người mà xuất hiện tại thế gian; chữ “弗” (Phất) cũng tức là “bất”, là không. Vậy thì, chữ “Phật” (佛) cũng tức là chỉ: dựa vào thân người mà hiện thế, nhưng lại không phải người thường, không có tất cả chấp trước của con người, là giác giả đã khai công khai ngộ. Đây chính là nội hàm mà chữ “Phật” (佛) triển hiện.

Thế nào là “Thần” (神)? Hán tự “Thần” (神) là biểu thị bằng hai chữ “thị thân” (示 申), “Thị” (示) nghĩa là hiển thị, khai thị; Chữ “Thân” (申) chính là nói rõ, trình bày rõ. Vậy thì Hán tự “Thần” (神) nên được giải là: khai thị cho con người, thể hiện ra rõ, trình bày ra cho rõ (những điều thuộc về thiện, làm người tốt, đạo lý tu luyện).

Từ đó có thể thấy rằng, Hán tự “Phật” (佛) thể hiện ra hình thức mà Phật hiện thân tại thế gian – chính là dựa vào thân người mà hiện thế, nhưng lại không phải là người thường.

Mà Hán tự “Thần” (神) chính là biểu đạt sứ mệnh và mục đích mà Thần hiện thế tại nhân gian – chính là triển hiện rõ Pháp lý và giáo hóa thế nhân.

Cũng là nói, Thần Phật kỳ thực chính là những sinh mệnh cao cấp trong vũ trụ, Họ đều là có mục đích và sứ mệnh mà đến thế gian, khi chuyển sinh tại nhân gian sẽ dùng thân người thường. Vì vậy, khi chúng ta lý giải từ Thần Phật từ góc độ Hán tự là hoàn toàn phù hợp với cảm thụ và nhận thức của con người thế gian, tức là: Thích Ca Mâu Ni, Lão Tử, Giê-su cũng đều là dùng thân người mà đến thế gian, vì thế nhân mà lưu lại văn hóa làm người, văn hóa nhận thức đối với Thần Phật, từ đó mà trong lịch sử nhân loại đã đặt định nên văn hóa làm người, văn hóa tu luyện và đề cao cảnh giới của sinh mệnh.

Thế nào là “Thần kỳ”? Chỉ có thần tích được Thần Phật lưu lại mới là điều thần kỳ. Hán tự vốn rất thần kỳ và thâm áo, bởi vì Hán tự chính là văn tự mà Thần truyền cấp cho con người. Kỳ thực, văn hóa 5000 năm của Trung Quốc chính là văn hóa Thần truyền, cũng giống như rất nhiều Hán tự đang triển hiện trạng thái xã hội ngày hôm nay. Trong quá trình lịch sử 5000 năm, Thần Phật đã từng bước mà đem văn hóa truyền thống lưu lại cho nhân loại một cách có mục đích. Nói một cách chính xác hơn thì 5000 năm văn hóa chính là có mục đích là đặt định cho lịch sử từ sau năm 1951.

Nếu như nói rằng 5000 năm lịch sử văn hóa là đã được đặt định từ trước, là một “màn kịch mê”, vậy thì lịch sử triển hiện sau năm 1951 chính là có tác dụng phá mê vậy. Nếu như nói rằng lịch sử 5000 năm chính là một quá trình thì “lịch sử hôm nay” chính là đại kết cục của nhân loại. Cũng là nói rằng, “lịch sử hôm nay” chính là thời kỳ lịch sử đặc thù của nhân loại, bởi vì điều được triển hiện trong ngày hôm nay chính là kết cục (của vở kịch 5000), là thời kỳ “đại minh” phá mê của nhân loại. Vậy nên, Thần Phật mới diễn hóa bản đồ Trung Quốc thành hình con gà, điều này tượng trưng cho thời kỳ “đại minh”(*).

Chú thích: (*): Ở đây tác giả dùng chữ “Đại minh” có nghĩa là chỉ con gà trống (bản đồ Trung Quốc là hình một con gà) khi cất tiếng gáy vào mỗi buổi sáng là dấu hiệu của sự bắt đầu một ngày mới – là hàm ý ám chỉ cho thời kỳ “đại minh” – mọi thứ được minh hiển, rõ ràng, không còn mê mờ nữa.

(còn tiếp)

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/244924

The post Giải Hán tự từ góc độ người tu luyện (5) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Giải Hán tự từ góc độ người tu luyện (3)https://chanhkien.org/2020/10/giai-han-tu-tu-goc-do-nguoi-tu-luyen-3.htmlSun, 11 Oct 2020 13:14:50 +0000https://chanhkien.org/?p=26713Liên Lí Chi [Chanhkien.org] Ở phần trước, thông qua việc luận giải các chữ “Tân”, “Cách”, “Hỏa”, “Nhạc” chúng ta thấy rằng: khi đứng trên các góc độ khác nhau mà xét thì bản ý (ý vốn có) của những Hán tự này đều đang triển hiện cho chúng ta thấy được [những] đặc trưng của […]

The post Giải Hán tự từ góc độ người tu luyện (3) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Liên Lí Chi

[Chanhkien.org] Ở phần trước, thông qua việc luận giải các chữ “Tân”, “Cách”, “Hỏa”, “Nhạc” chúng ta thấy rằng: khi đứng trên các góc độ khác nhau mà xét thì bản ý (ý vốn có) của những Hán tự này đều đang triển hiện cho chúng ta thấy được [những] đặc trưng của trạng thái xã hội nhân loại hôm nay. Ở phần này, chúng ta hãy cùng luận bàn về chữ “vĩ” (尾) và chữ “đa” (多)

1. Chữ “Vĩ”

Chữ “vĩ” (尾) là Hán tự được dùng rất phổ biến trong đời sống thường nhật, độ bao phủ của nó rất rộng, từ phạm vi nhỏ như chỉ sự kết thúc của một sự việc, cho đến việc lớn như [chỉ] một thời đại hay sự kết thúc của một nền văn minh thì đều dùng chữ “vĩ” này để thể hiện. Vậy thì ý nghĩa bản nguyên của từ này rốt cuộc là chỉ sự kết thúc của điều gì?

Phần trước đã đề cập rằng: Hán tự bao hàm tất cả mọi điều, nghĩa nguyên gốc của Hán tự có liên quan đến toàn thể nhân loại, và liên quan đến đặc trưng của những người, việc, vật, và trạng thái xã hội có sức ảnh hưởng lớn nhất đến toàn nhân loại; hơn nữa thời gian mà Hán tự muốn biểu đạt lại [vừa hay] chính là thời điểm lịch sử của nhân loại chúng ta hôm nay.

Chiểu theo quy luật cấu thành chữ trong tiếng Hán, thì bản ý của từ “vĩ” (尾) hiển nhiên là đề cập đến vận mệnh chung của toàn thể nhân loại hôm nay – chính là muốn nói về sự kết thúc của nền văn minh lần này. Nếu như suy luận này là hợp lý, vậy thì thời điểm kết thúc của nền văn minh lần này của nhân loại sẽ xảy ra vào khi nào? Và đặc trưng thời đại nổi bật nhất mà nó sẽ biểu hiện ra là gì? Đáp án của câu hỏi này nhất định sẽ nằm trong chữ “vĩ” này.

Chữ “vĩ” (尾) bao gồm hai bộ thủ là “thi” và “mao” kết hợp lại. Vì sao chữ “vĩ” đại diện cho sự kết thúc của nền văn minh lần này lại dùng hai chữ “thi” và “mao” để thể hiện? “Thi mao” này là [ám] chỉ điều gì?

Nếu như “thi” (尾) mang nghĩa là thi thể và “Mao” (毛) là chỉ về [danh] tính của [cái] thi thể ấy, vậy thì hai chữ “thi Mao” dùng để chỉ điều gì? Chắc hẳn mọi người đều liên tưởng đến nhà tưởng niệm Mao Trạch Đông ở quảng trường Thiên An Môn. Mao chính là người có ảnh hưởng lớn nhất đến “Tân Trung Quốc” hôm nay, cũng là nhân vật đã gây ra ảnh hưởng trên toàn thế giới và Thiên An Môn cũng chính là nơi được chú ý nhất trên thế giới ngày nay. Từ cổ chí kim, bao gồm cả các vị hoàng đế trước đây, không có một ai sau khi chết mà thi thể của họ lại được đặt ở một nơi nổi bật, “thu hút mọi ánh nhìn” của thế nhân như Mao; hơn nữa người Trung Quốc hiện giờ sau khi chết thi hài đều được mang đi hỏa táng, chỉ có duy nhất thi thể của Mao là còn được đặt ở quảng trường Thiên An Môn. Vậy thì, cái “thi Mao” thu hút cái nhìn của thế nhân này – lại chẳng phải chính là một dấu hiệu cực kỳ đặc thù nhằm ám chỉ “Tân Trung Quốc” trong ngày hôm nay của lịch sử sao. Không còn nghi ngờ gì nữa “thi Mao” đích thị là chỉ thi hài của Mao tại Thiên An Môn.

Hai bộ thủ “thi Mao” tạo thành chữ “vĩ” (尾) ấy là chỉ thi thể của Mao tại Thiên An Môn. Bản ý của chữ “vĩ” chính là chỉ thời điểm kết thúc của lần văn minh lần này, vậy thì dấu hiệu khi “thi Mao” của lịch sử ngày hôm nay xuất hiện có nghĩa là gì? Lịch sử muốn thông qua bố cục và trạng thái này mà khải ngộ điều gì với thế nhân? Điều này hiển nhiên muốn nói với chúng ta rằng: lịch sử đã đi đến bước này, khi [hiện tượng] “thi Mao” xuất hiện thì cũng chính là thời gian nền văn minh lần này sắp kết thúc mà lịch sử an bài đã đến. Đây chính là bản ý của chữ “vĩ” (尾), cũng là một lời nhắc nhở đối với thế nhân.

2. Cùng đạo lý đó, chúng ta hãy luận bàn về chữ “đa” (多)

Chữ “đa” (多) dùng để chỉ số lượng lớn. Vậy thì trong lịch sử của nhân loại, vào thời điểm nào và điều gì là có số lượng nhiều nhất? Cũng chính là nói, trong lịch sử hôm nay, chữ “đa” (多) lại cũng là một đặc trưng nổi bật của thời đại đặc thù này: người nhiều nhất – lịch sử nhân loại chưa từng có một thời kỳ với dân số 7 tỷ người cùng sống trên hành tinh; vật chất nhiều nhất – lịch sử của nhân loại chưa bao giờ đạt được vật chất phong phú như bây giờ; tư tưởng nhiều nhất – chưa bao giờ trong lịch sử xuất hiện trạng thái xã hội bùng phát nhiều kiểu loại tư tưởng, quan niệm, học thuyết như bây giờ. Nói một cách khác, hàm nghĩa của chữ “đa” là chỉ một đặc trưng thời đại của lịch sử hôm nay. Vậy thì Hán tự của chữ “đa” đã thể hiện điều này như thế nào? “Đa” (多) được cấu thành từ hai chữ “tịch” (夕) ghép lại , mà “tịch” là chỉ buổi chiều tối, chỉ sự kết thúc của một ngày, thời điểm mặt trời khuất núi. Tại sao chữ “đa” (多) lại dùng chữ “tịch” trong nghĩa tà dương để biểu hiện nghĩa của nó đây? Nếu như chúng ta ví một nền văn minh của nhân loại giống như thời gian của một ngày thì “tịch” phải chăng chính là ngụ ý nói đến thời điểm khi nền văn minh ấy sắp kết thúc? Hiển nhiên là vậy, thông qua triển hiện đặc trưng mọi thứ đều ở trong trạng thái “đa” của thời đại hôm nay thì từ “đa” này với cái ý nghĩa tạo thành từ sự kết hợp hai bộ thủ của nó cũng khải ngộ cho chúng ta rằng: thời điểm lịch sử của “Tân Trung Quốc” ngày hôm nay, chính là lúc nhân loại đang ở trong thời khắc lịch sử đặc thù khi nền văn minh lần này đang chuẩn bị canh tân. Nội hàm này là nhất quán với nội hàm được triển hiện trong chữ “vĩ” (尾) phía trên.

Thông qua việc luận giải trên, chúng ta nhận thấy rằng: bất luận là chỉ về “Tân Trung Quốc” hay ám chỉ lịch sử hôm nay của nhân loại thì bản ý (nghĩa gốc) của Hán tự đều là hướng thời gian tới “ngày hôm nay của lịch sử”. Bởi vì “ngày hôm nay của lịch sử” là thời kỳ lịch sử đặc thù của nhân loại khi chuẩn bị diễn ra sự chuyển đổi giữa hai nền văn minh cũ và mới. Cũng là nói rằng “ngày hôm nay của lịch sử” là thời kỳ mạt pháp mà tôn giáo vẫn nhắc tới. Vì sao bản ý của chữ Hán đều chỉ vào ngày hôm nay, nguyên nhân chính là như vậy.

Vậy thì ở đây hiển nhiên sẽ xuất hiện một vấn đề khác: đó là tại sao khi tạo ra Hán tự vào mấy ngàn năm về trước, người tạo chữ lại có thể siêu việt được thời gian và không gian lịch sử dài như vậy để biểu hiện ra được trạng thái xã hội đặc trưng của “ngày hôm nay của lịch sử”?

Chúng ta hãy cùng xem về “Tàng tự thạch” (xem tiếp phần 4…)

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/244922

The post Giải Hán tự từ góc độ người tu luyện (3) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Rắn và Trung Cộnghttps://chanhkien.org/2020/10/ran-va-trung-cong.htmlSat, 10 Oct 2020 07:27:33 +0000https://chanhkien.org/?p=26709Tác giả: Liên Lý Chi   [ChanhKien.org] Vào cuối năm 2019, ở Vũ Hán, Trung Quốc bùng phát một căn bệnh viêm phổi lạ sau đó lây lan ra khắp thế giới. Cùng với sự lây lan của đại dịch viêm phổi Vũ Hán, mọi người trên toàn thế giới đã nhận ra sự rùng rợn […]

The post Rắn và Trung Cộng first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Liên Lý Chi

 

[ChanhKien.org] Vào cuối năm 2019, ở Vũ Hán, Trung Quốc bùng phát một căn bệnh viêm phổi lạ sau đó lây lan ra khắp thế giới. Cùng với sự lây lan của đại dịch viêm phổi Vũ Hán, mọi người trên toàn thế giới đã nhận ra sự rùng rợn và khó giải thích của biểu tượng hình con rắn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO); cùng với sự lan rộng của căn bệnh viêm phổi mới ở Vũ Hán, mọi người trên khắp thế giới cũng đã biết đến tạp chí y học nổi tiếng thế giới của Anh là The Lancet. Có thể nói, tần suất xuất hiện của logo WHO và tạp chí y học The Lancet trước mắt chúng ta đã thể hiện cho mức độ lây lan của đại dịch lần này trên thế giới. Nói cách khác, logo của Tổ chức Y tế Thế giới và tạp chí y học The Lancet đã trở thành biểu tượng cho sức khỏe và tính mệnh của người dân thế giới. Chúng tôi phát hiện ra rằng logo của WHO và cách đặt tên The Lancet thực sự ẩn chứa những ngụ ý, bí mật liên quan đến tính mệnh và sức khỏe của toàn nhân loại.

Hình vẽ logo của WHO gồm biểu tượng trái đất, cây gậy và con rắn: Một con rắn cuộn trên cây gậy, và cây gậy cắm thẳng đứng trên trái đất. Không nghi ngờ gì nữa, nổi bật nhất trong logo này là con rắn: Một con rắn lớn đang dòm ngó trái đất, một con rắn chiếm lĩnh trái đất, một âm hồn đang dùng quyền lực để điều khiển loài người. Vậy tại sao biểu tượng về sức khỏe và tính mệnh của loài người lại được đại biểu bằng hình tượng một con rắn như vậy? Hình vẽ này chắc chắn nói với nhân loại rằng: sức khỏe và tính mệnh của con người ngày nay có liên quan đến con rắn này, nó có liên quan với âm hồn đang dùng quyền lực để điều khiển loài người. Tiếp đến, chúng ta hãy cùng xem xét cái tên The Lancet.

The Lancet (lancet: tiếng Anh nghĩa là lưỡi chích, một loại dao mổ rộng có hai cạnh sắc và có đầu nhọn, dịch sang tiếng Trung là “liễu diệp đao”: thanh kiếm hình lá liễu), như tên của nó, là một con dao giết người giống như một chiếc lá liễu, và “liễu diệp đao” giết người này cũng là hiện thân của con rắn. Bởi vì trong dân gian có câu “hồ hoàng bạch liễu khôi”: hồ là cáo, hoàng là chồn, bạch là quỷ, liễu là rắn, khôi là chuột. Vì vậy, “liễu diệp đao” là một thanh kiếm mềm như lá liễu: thanh kiếm vô hình – một con xà tinh hại người, một con tà linh hại người.

Có thể thấy, logo của WHO và cái tên The Lancet, nội hàm thiên cơ của sự kết hợp này là: sức khỏe và tính mệnh của con người ngày nay đang bị uy hiếp bởi một con rắn lớn, nguyên nhân thực sự gây nguy hại đến tính mệnh con người là con rắn âm hồn ở phía sau đó. Vậy rốt cuộc đây là con rắn như thế nào? Câu trả lời ở trong Kinh Thánh.

Liên quan đến căn bệnh viêm phổi mới lần này, báo chí và truyền thông phương Tây gần đây đã đăng một cuộc điều tra dân chúng: một tỷ lệ lớn người dân cho rằng đợt đại dịch viêm phổi mới lan rộng khắp thế giới lần này chính là thể hiện sự xuất hiện của đại kiếp nạn của nhân loại đã được tiên đoán trong Kinh Thánh – Khải Huyền. Chúng tôi xin giải thích tóm tắt về Kinh Thánh – Khải Huyền như sau.

Khải Huyền là nội dung cốt lõi quan trọng nhất của toàn bộ Kinh Thánh, cũng là chương cuối cùng của Kinh Thánh. Kinh Khải Huyền đã thuật rõ vào thời điểm Đại Thẩm Phán sau cùng của loài người sẽ xảy ra hàng loạt tai hoạ như đại ôn dịch, sâu bệnh, động đất, lũ lụt v.v., hơn nữa Khải Huyền còn nói rõ cho người đời sau biết rằng: những đại họa này của loài người, bề ngoài là những thảm họa tự nhiên như bệnh dịch, nạn sâu bệnh, nhưng nguyên nhân căn bản là do con người đã bị “con thú” lừa gạt, con người không tôn kính Chúa, giúp kẻ xấu làm điều ác mà dẫn đến tai nạn này, “con thú” này là “con rắn lớn”, “con rồng đỏ”, nó là “ma quỷ”. “Con thú” này thống trị “thành phố Babylon vĩ đại” với vô số của cải hàng hóa, nó “đã mê hoặc người dân khắp thiên hạ”, làm cho nhiều người sùng bái, tin theo “con thú” này mà đã phạm tội lớn không tôn kính Chúa. Vì vậy khi Đại Thẩm Phán đến và đến lúc diệt trừ “con thú”, “con rắn lớn”, “con rồng đỏ” này thì những ai tôn thờ và tin theo “con thú” này sẽ tự nhiên trở thành vật chôn theo của nó. Đây chính là Đại Thẩm Phán của Chúa và là đại kiếp nạn của loài người được mô tả trong Kinh Khải Huyền.

Nguyên nhân căn bản khiến con người gặp kiếp nạn là vì “tôn thờ con thú”, đi theo “con rắn lớn” mà gây nên, vậy thì cách duy nhất để con người tránh xa thảm họa là nhận rõ bản chất của “con thú” và đoạn tuyệt với “con thú” đó. Đây là “khải thị” lớn nhất và quan trọng nhất của Khải Huyền cho con người. Vậy rốt cuộc thì “con thú” được nói đến trong Khải Huyền là gì?

Không nghi ngờ gì nữa, “con thú” được đề cập trong Khải Huyền là một con rắn lớn. Chúng ta hãy xem lại “thành phố Babylon vĩ đại” (巴比伦大城) với vô số của cải và hàng hóa mà con thú này thống trị. Chữ “巴” trong tiếng Hán được hiểu là một con rắn lớn, hơn nữa tượng hình của chữ Hán “巴” chính là một con rắn cuộn tròn; “比” là so với; “伦” là luân lý, là chuẩn tắc đạo đức. Vậy thì “thành Babylon vĩ đại” có nghĩa là: nơi lấy đặc tính của con rắn làm chuẩn tắc đạo đức. Rõ ràng là “con thú” và “con rắn lớn” được đề cập trong Kinh Khải Huyền thực ra ám chỉ một tổ chức chính quyền mang bản chất dã thú và có đầy đủ bản tính của con rắn, vì “con rắn lớn” là kẻ thống trị “thành Babylon vĩ đại”. Tại sao Kinh Khải Huyền lại dùng phép ẩn dụ “con thú” và “con rắn lớn” để mô tả tổ chức chính quyền này? Bởi vì bản tính của tổ chức chính quyền này là rắn, nên bản chất của nó là biểu hiện ra bản tính của rắn. Thể hiện bản tính của rắn trong văn hóa Trung Quốc là: mê hoặc, ngụy trang, nham hiểm, xảo quyệt, lật lọng, trở mặt, hung hăng, tàn ác, v.v., ví dụ như câu chuyện rắn cải trang thành mỹ nữ, anh nông dân và con rắn,… đều thể hiện rõ bản tính của rắn. Vậy ai là hiện thân của tổ chức chính quyền mang bản tính của rắn ngày nay? Không nghi ngờ gì nữa, đó chính là Trung Cộng. Bởi vì những miêu tả về “con thú”, “con rắn lớn” và “rồng đỏ” trong Kinh Khải Huyền đều tương ứng với đặc tính bản chất của Trung Cộng. Chúng tôi thấy:

Trung Cộng giống như con rắn, rất giỏi ngụy trang, che đậy, nham hiểm, xảo quyệt, lật lọng; Trung Cộng giống như một con rắn cải trang thành mỹ nữ lấy lợi ích để mê hoặc người đời; mà Trung Cộng lại càng giống như con rắn lừa gạt người nông dân trở mặt không nể nang, sự thống trị tàn bạo của chính quyền rắn độc này người dân toàn thế giới đều biết, có nghĩa là những biểu hiện đặc trưng này của Trung Cộng hoàn toàn là bản tính của rắn, cho nên Kinh Thánh đã dùng “con thú” và “con rắn” để làm ẩn dụ cho Trung Cộng ngày nay. Trung Quốc là nền văn hóa rồng, Trung Cộng lại là một chế độ được thể hiện bằng màu đỏ, cho nên Trung Cộng là “con rồng đỏ” trong Kinh Khải Huyền. Trung Cộng là vô thần và phản thần, cho nên nó là tà ác báng bổ Thần như trong Kinh Thánh nói. Trong mấy thập kỷ gần đây, Đại lục đột nhiên trở nên giàu có và “có vô số của cải hàng hóa”, cho nên Đại lục với sự thống trị của văn hóa đảng mang bản chất của rắn chính là “thành phố Babylon vĩ đại” trong Kinh Thánh. Do đó, chúng tôi thấy rằng “con thú”, “con rắn lớn” và “Rồng đỏ” được đề cập trong Kinh Khải huyền chắc chắn ám chỉ Trung Cộng, “Thành phố Babylon vĩ đại” với “vô số hàng hóa của cải” chắc chắn ám chỉ Trung Quốc đại lục dưới sự thống trị của Trung Cộng.

Logo của WHO và tên gọi The Lancet đều đại diện cho loài rắn, kỳ thực, đây là ứng nghiệm lời tiên tri trong Kinh Khải Huyền. Tại sao bệnh viêm phổi mới khởi nguồn từ Trung Quốc đại lục? Tại sao WHO nghe theo mệnh lệnh của Trung Cộng? Khi chúng ta hiểu được con rắn lớn được đề cập trong Kinh Khải Huyền, con rắn trên logo của WHO và tên tạp chí The Lancet đều ám chỉ Trung Cộng, thì nghi ngờ này cũng dễ dàng được giải khai. “Ma quỷ” không phải là hư vô, đằng sau hành vi của con người thực sự có ảnh hưởng của các nhân tố tà linh. Kỳ thực trong văn hóa phương Tây, ngoài Kinh Khải Huyền còn có các kim tự tháp Ai Cập cổ đại và tượng nhân sư cũng sử dụng rắn để khải thị và tiên đoán về Trung Cộng ngày nay.

Ở phía Đông của ba kim tự tháp lớn ở Ai Cập, có một tượng nhân sư khổng lồ dựa lưng vào các kim tự tháp, quay mặt về phía Đông của trái đất. Kỳ thực lịch sử đã để lại kim tự tháp và tượng nhân sư chính là khải thị cho con người hôm nay rằng: Những người tu luyện Phật Pháp có thể nhìn rõ bản chất của Trung Cộng là con rắn lớn, dùng Phật Pháp có thể nhìn rõ được bản chất tà linh của chủ nghĩa cộng sản.

Kim tự tháp là tòa tháp hình chữ kim (金). Trong lịch sử văn hóa của nhân loại, chữ kim (金), màu vàng kim là chỉ Phật Pháp, cho nên kim tự tháp tượng trưng cho Phật Pháp.

Tượng nhân sư tựa lưng vào kim tự tháp, ý nghĩa của bố cục này là: tượng nhân sư tượng trưng cho những người tu luyện Phật Pháp. Trong Phật giáo luôn giảng rằng tu luyện Phật Pháp cần phải dũng mãnh tinh tấn như sư tử, các ngôi chùa Phật giáo đều có Đại Hùng Bảo Điện chính là phản ánh hàm ý này. Có một truyền thuyết lịch sử liên quan đến việc tượng nhân sư tượng trưng cho con người.

Tương truyền, người canh giữ tượng nhân sư ở kim tự tháp tên là Sphinx, ông đã ra hai câu đố cho những ai đến trước mặt tượng nhân sư. Câu đố thứ nhất là: thứ gì có thể phát ra âm thanh, buổi sáng đi bằng bốn chân, buổi trưa đi bằng hai chân và buổi tối đi bằng ba chân. Câu trả lời cho câu đố này là con người. Câu đố thứ hai là: cái gì trước dài, sau ngắn, cuối cùng lại dài. Câu trả lời là cái bóng. Mặc dù đây là một truyền thuyết lịch sử, nhưng truyền thuyết câu đố này kỳ thực nói với mọi người: tượng nhân sư chính là “cái bóng của con người”, đại biểu, ám chỉ con người. Là người như thế nào? Tượng nhân sư tựa lưng vào kim tự tháp: nghĩa là tượng nhân sư tượng trưng cho những người tu luyện Phật Pháp. Vậy thì những người tu luyện Phật Pháp mà tượng nhân sư tượng trưng ấy đã thấy gì? Họ đã nhìn thấy một con rắn lớn, thấy rõ con rắn lớn được đề cập trong Kinh Thánh chính là Trung Cộng ngày nay.

Như mọi người đã biết, trên trán tượng nhân sư có khắc phù điêu con rắn “cobra” (tức: rắn hổ mang, tiếng Hán là “nhãn tinh xà”). Tại sao “rắn hổ mang” được khắc trên trán của tượng nhân sư?: “Nhãn tinh” là con mắt trên trán, là huệ nhãn, cũng gọi là thiên mục (con mắt thứ ba). Con mắt thứ ba trí huệ này nhìn thấy gì? Nhìn thấy con rắn. Đây chính là dụng ý của “rắn hổ mang” được khắc trên trán của tượng nhân sư. Nguồn gốc của toàn bộ văn hóa phương Tây bắt nguồn từ Kinh Thánh, đều được xây dựng quanh một chủ đề. Có nghĩa là, con rắn mà thiên mục nhìn thấy trên trán của tượng nhân sư nhìn thấy chính là con rắn lớn được đề cập trong Kinh Khải Huyền – đó là Trung Cộng.

Tại sao nói con rắn mà thiên mục trên trán tượng nhân sư nhìn thấy là ám chỉ Trung Cộng ngày nay? Bởi vì trong các ghi chép để lại về tượng nhân sư luôn có liên quan đến các khái niệm về phương Đông, mặt trời và đường chân trời, đây thực ra chỉ phương đông của thế giới, nơi mặt trời mọc- Trung Quốc. Trong văn hóa phương Tây có một cách nói ẩn dụ ví Trung Quốc như một con sư tử đang ngủ. Nói cách khác, con rắn mà con mắt trên trán tượng nhân sư nhìn thấy ở phía đông của thế giới, ở nơi mặt trời mọc – đó là Trung Quốc, mà Trung Cộng là bóng ma của chủ nghĩa cộng sản từ phương Tây chạy sang phương Đông.

Điều đó có nghĩa là, dù là Kinh Thánh hay tượng nhân sư thì nội hàm văn hóa liên quan đến rắn trong văn hóa chính thống phương Tây đều ám chỉ Trung Cộng ngày nay là bóng ma đến từ phương Tây: Đằng sau Trung Cộng là bóng ma của chủ nghĩa cộng sản, Trung Cộng đích thị là một tổ chức tà linh. Ở phía mặt con người thì Trung Cộng biểu hiện là một tổ chức chính quyền, một chính quyền sử dụng văn hóa đảng tác động đến toàn thế giới; nhưng đằng sau Trung Cộng, thực sự giật dây lại chính là “con rắn lớn”, “con rắn già” , “con rồng đỏ”. Con rắn này chính là ma quỷ, là thứ phản Thần, phản nhân loại, là tà ác, là thứ hại người. Lý giải được những điều này, chúng ta có thể hiểu tại sao chủ đề logo của Tổ chức Y tế Thế giới là: “Ma quỷ đang thống trị thế giới của chúng ta”; Lý giải được những điều này, chúng ta có thể hiểu được hàm nghĩa của việc đặt tên The Lancet là thanh đao giết người.

Logo của Tổ chức Y tế Thế giới được tạo ra năm 1948, thời điểm này trùng với thời điểm Trung Cộng cướp chính quyền ở Trung Quốc đại lục năm 1949. Thật “trùng hợp” là trong số các lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, chỉ có Mao Trạch Đông và Tập Cận Bình là cầm tinh con rắn. Mao Trạch Đông cầm tinh con rắn đã thành lập chính quyền Trung Cộng năm 1949; Ngày nay, Tập Cận Bình cũng cầm tinh con rắn đang cầm quyền khiến bệnh dịch như “liễu diệp đao” lây lan khắp thế giới. Có một thành ngữ trong tiếng Trung là “nhất xà lưỡng đầu” (một con rắn có hai đầu), điều này dường như phản ánh sự an bài của lịch sử: Người mở đầu chế độ Trung Cộng là Mao Trạch Đông cầm tinh con rắn; người kết thúc chế độ Trung Cộng là Tập Cận Bình cũng là người cầm tinh con rắn. Nếu đây là định số của lịch sử, nếu đây là sự an bài của lịch sử, vậy thì chẳng phải những người ngày nay sùng bái con rắn lớn này và đi theo Trung Cộng sẽ bị nguy hiểm đến tính mạng nhất trong đại kiếp nạn và khi Đại Thẩm Phán của Thần đến hay sao? ! Như vậy logo của WHO và tên gọi The Lancet thể hiện rằng con rắn này chính là ác quỷ giết người, điều này chẳng phải nói với thế nhân phải nhận rõ Trung Cộng là ma quỷ mà phải tránh xa tà linh Trung Cộng sao?

 

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/259621

The post Rắn và Trung Cộng first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Đạo của chữ Hán (1)https://chanhkien.org/2020/09/dao-cua-chu-han1.htmlFri, 11 Sep 2020 17:25:32 +0000https://chanhkien.org/?p=26550Tác giả: Chiếu Viễn Như mọi người đã biết, văn hóa truyền thống Trung Quốc thực chất là văn hóa Thần truyền. Điều được gọi là văn hóa Thần truyền, chính là chỉ việc các sinh mệnh cao cấp ở tầng thứ khác nhau, các cảnh giới khác nhau, dùng các phương thức khác nhau, […]

The post Đạo của chữ Hán (1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Chiếu Viễn

Như mọi người đã biết, văn hóa truyền thống Trung Quốc thực chất là văn hóa Thần truyền. Điều được gọi là văn hóa Thần truyền, chính là chỉ việc các sinh mệnh cao cấp ở tầng thứ khác nhau, các cảnh giới khác nhau, dùng các phương thức khác nhau, truyền cấp cho con người những nhận thức của họ đối với vũ trụ thời không và vạn sự vạn vật, sau đó dựa vào các hình thức văn hóa khác nhau để xác lập và lưu truyền qua các đời, có thể khiến người ở các khu vực và thời kỳ khác nhau thông qua học tập suy nghĩ, mà có thể bảo trì một cách nhìn chính [diện] đối với thiên địa vũ trụ và vạn sự vạn vật, đối với cảnh ngộ của bản thân cũng bảo trì một nhận thức thanh tỉnh, từ đó khiến mặt Thần tính không hoàn toàn bị mê mất ở nơi hồng trần. Mà những hình thức biểu hiện của văn hóa Thần truyền này cũng là rất đa dạng, thể hiện ở đủ các phương diện và các ngành nghề trong xã hội nhân loại. Ví dụ chế độ xã hội, đạo đức nhân luân, tam giáo cửu lưu, cầm kỳ thi họa, dựng vợ gả chồng, hôn nhân tang lễ, thậm chí là cái giơ tay nhấc chân v.v. Dường như là vô sở bất bao, trong đó đều quán xuyến và hàm chứa những quy phạm và yêu cầu, từ bi và quan tâm, khải thị và ủy thác của sinh mệnh cao cấp đối với thế nhân, thậm chí còn bao hàm tất cả những đáp án và lời giải cho các ẩn đố tồn tại v.v. chỉ cần chúng ta nghiêm chỉnh đối đãi, khiêm tốn học tập, thì có thể có thể ngộ, có nhận thức, có thu hoạch.

Đồng thời, văn hóa Thần truyền còn có một mục đích căn bản trọng yếu nhất, đó chính là khi tiến trình lịch sử phát triển đến bước cuối cùng, khi đại sự tối chung tối hậu phải xuất hiện, thì có thể truyền tải một cách đầy đủ và biểu đạt Đại Đạo của vũ trụ, có thể khiến con người dựa vào đó mà học tập và lĩnh ngộ được nội hàm của Đại Đạo ở các tầng thứ khác nhau, từ đó mà khởi tác dụng cứu độ chúng sinh, vậy thì không thể tách rời văn tự của văn hóa Thần truyền – chữ Hán. Bởi vì nội hàm của Đại Đạo vũ trụ là vô hạn, trí huệ vô hạn, là căn bản để tạo nên thời không vũ trụ và chúng sinh vạn vật, cũng là nói, tất cả mọi thứ tồn tại đều có nguồn gốc từ Đạo, tất cả mọi thứ của thế gian con người, bao gồm cả các loại hình thức văn hóa bên trong, đều là thể hiện của Đại Đạo, vậy thì chữ Hán của chúng ta cũng không phải ngoại lệ. Từ đó mà xét, nội hàm của chữ Hán chính là không gì không bao hàm, không gì bị bỏ sót.

Trong Dịch Truyện có câu: “Nhân giả kiến chi vị chi nhân, trí giả kiến chi vị chi trí” (người nhân thấy được thì coi là nhân, người trí thấy được thì coi là trí). Đối với con người mà nói, nội hàm chỉnh thể của chữ Hán là viên mãn vô lậu, nhưng nhận thức của mỗi người chúng ta đối với chữ Hán lại không được viên mãn, đều là đứng ở cảnh giới và góc độ của bản thân mình mà nhận thức. Dưới đây người viết xin căn cứ theo lý giải của bản thân đối với Đại Đạo, đứng tại cơ điểm là Đại Đạo, dựa vào nguyên lý Thái cực mà bàn một chút về nhận thức đối với chữ Hán. Bởi vì tầng thứ và phương thức tư duy có hạn, khó tránh khỏi những chỗ còn thiếu sót, hy vọng các vị độc giả từ bi góp ý.

1. Sự sản sinh ra chữ Hán

Nguyên lý Thái cực cho rằng, vô cực sinh thái cực. Trong văn hóa truyền thống, vô cực, cũng gọi là vô, vô cực (vô) chính là bản thân Đại Đạo. Hàm nghĩa của chữ sinh chính là sáng tạo. Thái cực chính là có, tồn tại, là chỉ tất cả sinh mệnh và vật chất bao hàm trong vũ trụ. Tất cả những tồn tại này đều là thể hiện của ý chí của vô cực (Đạo). Vậy thì đối với Hán tự – tải thể ngôn ngữ chủ yếu nhất của văn hóa truyền thống, quá trình sáng tạo của nó cũng phù hợp với nguyên lý Thái cực vậy, dưới đây chúng tôi sẽ thuyết minh một cách đơn giản.

Đại Đạo chí giản, trong tất cả các chữ Hán, có thể tượng trưng cho vô cực (Vô, Đạo) thì chỉ có một chữ, là chữ ‘chủ’ 「丶」(nét phẩy). Chữ ‘chủ’ này có hàm nghĩa là chế định pháp độ (pháp tắc, quy luật..), phân biệt vạn vật, minh xác thị phi v.v., kỳ thực phát âm của nó và hàm nghĩa cũng giống với chữ ‘chủ’ 「主」ngày nay (chữ chủ trong ‘chủ nhân’). Tất cả các chữ Hán khác đều đến từ chữ chủ 「丶」này, đều là thể hiện của 「丶」, đều thuộc về Thái cực, mỗi chữ là một Thái cực.

Từ kết cấu của nét bút chữ Hán, chữ 「丶」có kết cấu là một cái phẩy, nét phẩy này có thể biến hóa tùy ý, tùy cơ tổ hợp, từ đó mà sản sinh ra các chữ Hán khác. Quá trình đó, thì cũng giống như vô cực sinh Thái cực. Mà trong Thái cực, là có phân âm dương. Âm dương trong Thái cực, thì phương thức biểu đạt tối nguyên thủy của nó dùng chữ Hán để hình dung thì chính là một nét ngang 「一」và một nét dọc 「丨」. Nét ngang này, chính là một chữ Hán độc lập, âm đọc là (yī 依) (chữ 依 có một nghĩa là dựa vào, chữ 「一」 trong tiếng Việt đọc là “nhất”), là tượng trưng cho Đại Đạo. Do vậy trong văn hóa truyền thống, chữ 「一」cũng thường được dùng để biểu thị Đạo. Ví dụ trong “Đạo Đức Kinh” có câu “Xưa nay những người đắc được Nhất: Thiên đắc được Nhất thì thanh, Đất đắc được Nhất thì ninh (bình ổn), Thần đắc được Nhất thì linh, [ngũ] cốc đắc được Nhất thì đầy đủ, vương hầu đắc được Nhất thì thiên hạ chính, quả là vậy”. Đoạn văn này có đại ý là nói: trạng thái tốt nhất của chúng sinh vạn vật chính là hoàn toàn đồng hóa với Đại Đạo. Do vậy chữ nhất 「一」này có hàm nghĩa bản chân nhất chính là Đạo.

Cũng vậy, nét sổ thẳng 「丨」(Cổn) cũng là một chữ Hán độc lập, âm chữ Hán là ‘gǔn’, hàm nghĩa là quán thông cả trên dưới. Cái gọi là trên dưới, chính là chỉ các tầng thứ và cảnh giới khác nhau trong vũ trụ. Quán thông, là chỉ quán xuyến và liên kết, thông cũng có ý là thông đạo (đường thông) và thông đạt (thông hiểu).

Từ nguyên lý Thái cực mà nhìn, thì nét ngang coi là dương, nét đứng coi là âm. Đại Đạo là dương, các tầng thứ và cảnh giới khác nhau là âm. Do vậy nhất 「一」là dương, cổn「丨」 là âm. Nếu như đứng ở góc độ triết học hiện đại mà nói, nhất 「一」tượng trưng cho tinh thần của vũ trụ, 「丨」tượng trưng cho vật chất của vũ trụ. Một âm một dương, một ngang một dọc, kết hợp với nhau thì thành chữ thập 「十」. Mà thế giới con người lại là một thế giới âm dương đảo lộn, do vậy đối với con người mà nói, nét ngang đại diện cho âm, nét đứng đại diện cho dương.

Một âm một dương trong Thái cực vận động tương hỗ mà sản sinh ra vạn sự vạn vật, vậy nguyên tắc tạo ra chữ Hán cũng cùng theo một lý như vậy, đó chính là một ngang một dọc, một âm một dương, trải qua các cách tổ hợp khác nhau, biến hình và diễn hóa, thì tạo ra tất cả các chữ Hán khác. Bởi vì mỗi một chữ Hán đều là thể hiện của Đạo, do vậy trong mỗi một chữ Hán đều có Đạo.

2. Nguyên tắc tạo chữ và sự diễn biến phát triển của chữ Hán

Chữ Hán là thể hiện của Đạo, do vậy ba đặc trưng lớn mà chữ Hán mang theo là âm, hình, nghĩa đều hàm chứa những thiên cơ và đạo lý ở các tầng thứ khác nhau từ xã hội nhân loại cho đến thiên địa vũ trụ. Trước tiên chúng tôi nói một chút về âm chữ của chữ Hán. Chữ Hán có âm chữ rất phong phú, âm của những chữ Hán này cũng không phải là được xác định một cách tùy tiện, những huyền cơ ở phía sau cũng vô cùng sâu xa, từ một góc độ nào đó mà nói, thực chất của âm chữ chính là danh hiệu của chúng sinh vạn vật trong vũ trụ, mà cái danh hiệu này là có liên hệ với những vật chất và sinh mệnh mà nó đại biểu. Nghĩa là, khi chúng ta nói đến, đọc đến một hoặc một vài chữ Hán, thì những sinh mệnh hoặc vật chất đối ứng ở phía sau đều có cảm ứng, không chỉ có cảm ứng, mà những sinh mệnh tầng thứ cao, năng lực lớn còn căn cứ theo tâm tính và nguyện vọng của người này để đưa ra hồi đáp. Do vậy mọi người đều biết, cho dù là Phật giáo, Đạo giáo hay là Đại Đạo Chính Pháp mà Sáng Thế Chủ truyền đều có chân âm chú ngữ, cho dù là không thông hiểu về ngôn ngữ nhưng chỉ cần chân tâm niệm tụng thì đều có thể khởi tác dụng tương ứng. Mặt khác, xét về âm của chữ Hán, giữa các chữ đồng âm với nhau cũng có liên hệ, tất cả các chữ đồng âm đều là một chỉnh thể, đều có một nguồn gốc và mục đích chung, ý của các từ đồng âm có thể giải thích cho nhau, bổ sung cho nhau, chứng minh cho nhau, suy diễn ra nhau và có thể từng bước từng bước diễn dịch ra nhau. Ví dụ chữ ‘âm’ 「音」(yin1) trong chữ âm thanh và các chữ ‘ẩn’ (yin3), ‘dẫn’ (yin3) là các chữ đồng âm (trong tiếng Hán cơ bản đều phát âm là ‘yin’), do vậy đối với con người mà nói, thì âm thanh là thứ không nhìn thấy, cũng như là trạng thái ẩn thân, hơn nữa có thể khởi tác dụng chiêu dẫn những sinh mệnh có liên quan với nó v.v. Đồng thời, trong tiếng Hán cổ đại, còn có lượng lớn các chữ đồng âm hoặc gần âm có thể sử dụng hoán đổi, ví dụ 「李」(họ Lý) và「理」(lý trong vật lý)、「上」(thượng tức bên trên) và「尚 thượng, tức là còn chưa xảy ra, một nghĩa khác là tôn sùng)」、「慧」(huệ, trong trí huệ) và「惠」(huệ, trong ân huệ)、「蚤」(tảo, sớm) và「早」(tảo, sớm, trong tảo hôn) 、「以」(dĩ, trong dĩ hòa vi quý) và「已」(dĩ, nghĩa là đã qua)、等等 những ví dụ như vậy rất nhiều. Ngoài ra cũng có rất nhiều chữ mà kết cấu bộ phận hình dạng tương đồng, về âm thì đồng âm hoặc gần giống nhau, ví dụ 「錯」và「措」đều đọc là cuo4, 「羊」(yáng, dương ) và「祥」(xiáng, tường), 「見」(jiàn, kiến) và「現」(xiàn, hiện) v.v, những ví dụ như vậy cũng rất nhiều.

Cách dùng như vậy có nguyên nhân và nội hàm Đại Đạo tầng sâu hơn, chứ không phải giống như một số chuyên gia nơi người thường, cho rằng là vì số chữ thời cổ đại ít, do vậy lấy các chữ đồng âm để sử dụng. Ví dụ ở trên nói 「李」(họ Lý) và「理」(lý trong vật lý, Pháp Lý) tương thông, là để cho những người chân tu hoặc thế nhân ngày nay minh bạch rằng, khi đại sự cuối cùng xuất hiện, thì [một] người họ Lý có mang theo [Pháp] Lý, mà chữ giang 「江」(Giang Trạch Dân) và 「姜」(khương, củ gừng) là đồng âm (chữ hán đọc là đều là jiang), mà củ gừng thì cay, thì kẻ họ Giang đó là cay độc. Thế nhân đừng bị mê hoặc, vì chữ “hoặc” (惑) và chữ “[tai] họa” (禍) trong tiếng Hán là đồng âm (huo4).

Đương nhiên, cũng có những chữ đồng âm mà hàm nghĩa là đối lập, điều này cũng phù hợp với lý âm dương của Đạo gia. Hiện tượng đồng âm nói ở trên, cũng gọi là đồng âm đồng nguyên (cùng nguồn gốc).

Từ phương diện kết cấu hình chữ của chữ Hán mà nói, trong đó có bao hàm lý luận âm dương của Đạo gia, như lý luận về số, lý luận ngũ hành v.v, những phương diện này cần phải là người có cơ sở văn hóa đạo gia mới có thể thấy được. Ví dụ nói kết cấu trên dưới, kết cấu trái phải cho đến kết cấu nội ngoại, đều là thể hiện của lý luận âm dương. Dù sao đi nữa thì sự xuất hiện của chữ Hán là để cho con người sử dụng, mục đích cuối cùng là để cho con người có thể dựa vào đó mà ngộ Đạo, tu Đạo, đắc Đạo, do vậy kết cấu của chữ Hán đồng thời cũng phải phù hợp với quy luật nhận thức của con người. Vậy nếu nói từ phương diện bề mặt, kết cấu của chữ Hán và nguyên tắc tạo chữ là “lục thư” được tổng kết trong cuốn “thuyết văn giải tự” của nhà Kinh học Hứa Thận. Lục thư đó bao gồm tượng hình, chỉ sự, hội ý, hình thanh, chuyển chú, giả tá, trong đó chuyển chú, giả tá chủ yếu nói về cách dùng chữ, còn tượng hình, chỉ sự, hội ý, hình thanh là thuộc về cách tạo chữ.

Tượng hình ở đây chính là để chỉ việc chữ đó giống với hình của vật mà nó chỉ, ví dụ: 山 (sơn – núi)、水 (thủy-nước)、日 (nhật-mặt trời)、口(khẩu-miệng)、牙(nha-răng) v.v. đều thuộc về chữ tượng hình.

Chỉ sự ở đây, chính là dựa trên cơ sở tượng hình, là cách tạo chữ dùng ký hiệu chỉ thị để biểu thị khái niệm trừu tượng, ví dụ 上(thượng -trên)、下(hạ – dưới)、凸 ( đột – lồi lên)、一(nhất – một, thứ nhất..)、七(thất – bảy)、本(bản – căn bản)、末 (mạt – điểm cuối)、刃(nhẫn – lưỡi dao) v.v đều là các chữ chỉ sự.

Hội ý ở đây, chính là chỉ việc hội hợp thành ý, tức là cách tạo chữ kết hợp hai hoặc nhiều hơn hai chữ Hán lại thành một chữ có nghĩa mới, ví dụ 導 (chữ đạo trong phụ đạo, nghĩa là dẫn dắt, gồm hai chữ là 道 – đạo trong đạo đức, cũng có nghĩa là con đường, và chữ thốn, một đơn vị đo lường, tương đương với 1 inch) và 埋 (mai, nghĩa là chôn vùi, gồm hai chữ, là 土- thổ, và 里- lý, bên trong) v.v. đều thuộc về các chữ hội ý.

Hình thanh ở đây, là chỉ cách tạo chữ bằng cách dùng một bộ phận chỉ hình, một bộ phận chỉ thanh để kết hợp mà thành một chữ Hán, ví dụ chữ 唱 – xướng, tức là ca hát, gồm phần 口- khẩu chỉ hình, và phần 昌-xương, chỉ âm, chữ 娶 – thú, là lấy vợ, gồm chữ 取 – “thủ” ở bên trên để chỉ âm, chữ 女 – nữ ở bên dưới để chỉ hình,v.v. Những phương pháp tạo chữ bên trên đều hàm chứa trong lý luận âm dương, tướng số cho tới ngũ hành của Đạo gia. Ví dụ chữ 根 (căn – căn bản) được tạo thành từ hai chữ 木 (mộc) và 艮(cấn – quẻ cấn trong bát quái, tượng trưng cho núi), là một chữ hình thanh kết hợp với hội ý, hàm nghĩa trên bề mặt là chỉ phần gốc của thực vật, chính là bộ phận được mọc dưới đất. Nếu như căn cứ theo lý luận Đạo gia mà phân tích, Mộc (木 ) là thuộc về phương Đông, tượng trưng cho Đạo. Trong Chu dịch, quẻ cấn (艮) là chỉ về hướng đông bắc. Khi kết hợp các yếu tố trên lại mà giảng thì có ý rằng Đạo được truyền ra từ hướng Đông Bắc ấy (lấy Trung Nguyên là trung tâm) chính là căn bản [根 ] (đạo căn bản). Lại lấy ví dụ về chữ trụ [柱], là do 木 (mộc) và 主 (chủ) hội ý mà thành, chữ mộc ở đây cũng là chỉ về Đạo, chữ 主 chính là chỉ chủ của vũ trụ, cũng gọi là chủ (nhân) sáng tạo ra vạn vật hoặc là Sáng Thế Chủ, cũng là nói rằng, Đạo của Sáng Thế Chủ chính là trụ [柱] (cột trụ của vũ trụ, trụ cột của sinh mệnh,v.v). Mà nghĩa bề mặt của từ trụ [柱] là chỉ bộ phận dựng thẳng dùng để chống đỡ trọng lượng trong các công trình kiến trúc. Lại lấy ví dụ về chữ Xuân [春], đây cũng là một chữ hội ý, được tạo thành từ ba chữ 三 (tam – số ba)、八 (bát – số tám)、日 (nhật – mặt trời); trong ngũ hành số ba và số tám đều thuộc hành mộc, mà mộc là chủ về sinh (sinh sôi), nhật thuộc dương, đại biểu cho thời gian (bên trong chữ thời [時] và chữ gian [間] đều có một chữ nhật [日]), hội ý của nó là “tam dương khai thái” (thái là thái hòa an vui, hanh thông), thời kỳ cỏ cây sinh trưởng ấy chỉ là mùa xuân. Còn rất nhiều chữ Hán khác cũng như vậy, cần căn cứ vào lý luận của Đạo gia để giải thích mới có thể tìm ra ý nghĩa sâu sắc của nó.

Cuối cùng, chúng ta hãy cùng nhau bàn luận một chút về nghĩa của Hán tự, đây chính là nội dung trọng tâm của Hán tự. Cũng giống như con người, mỗi người đều có tên gọi, thân thể và ý thức cá nhân, điều đó cũng giống như âm, hình, nghĩa của tiếng Hán vậy. Nghĩa của Hán tự giống như tư tưởng và ý thức của một con người, còn âm và hình lại đóng vai trò làm tải thể của nghĩa. Xét trên tổng thể, nội hàm và mục đích của nghĩa của chữ Hán chính là để khái quát và diễn giải nội hàm của tất cả mọi thứ tồn tại trong thiên địa vũ trụ, là con đường để con người lý giải và nhận thức về chân lý vũ trụ. Đương nhiên, âm – hình – nghĩa trong mỗi Hán tự đều là một chỉnh thể hoàn mỹ. Âm tự hình tự và nghĩa tự có thể bổ sung lẫn nhau, cùng nhau biểu đạt đến cho con người một tín tức hoàn chỉnh mà chữ Hán đó cần thể hiện. Trên góc độ này mà nói thì kết cấu chỉnh thể của Hán tự thật đúng là huyền diệu vô cùng, trên thế giới không có bất cứ một loại ngôn ngữ hay văn tự nào có thể sánh được.

Trong dòng lịch sử trên dưới năm ngàn năm của dân tộc Trung Hoa, âm – hình – nghĩa của Hán tự đến hôm nay đã có những biến đổi rất lớn. Xét về phương diện ngữ âm, trong cùng một khoảng thời gian nhưng ở những địa khu khác nhau có sự khác biệt rất lớn về âm giữa các tiếng địa phương. Đó còn chưa nói đến việc, âm đọc trong Hán tự sau khi được phiên âm theo tiếng Hán hiện đại đã có sự khác biệt rất lớn so với thời kỳ cổ đại.

Xét trong toàn bộ quá trình từ thời kỳ văn tự sơ khai khắc trên đồ gốm, chữ giáp cốt, kim văn, đại triện, tiểu triện đến lệ thư, thảo thư, khải thư và cho tới cách quy phạm hóa trong văn tự trong in ấn của thời hiện đại thì hình của chữ Hán cũng có thay đổi rất to lớn. Bởi vì một triều thiên tử – một triều thần dân, một triều thiên tử – một triều văn hóa, văn hóa mỗi triều đại khác nhau đều có quan hệ đối ứng với không gian cao tầng của nó, cho nên đã đem đến cho Hán tự những biến hóa khác nhau về ngoại hình, đây cũng không phải là điều ngẫu nhiên.

Nghĩa của Hán tự từ thời kỳ sơ khai cho đến ngày hôm nay đã có sự biến đổi vô cùng to lớn, có rất nhiều Hán tự đến hôm nay đã không còn ý nghĩa nguyên sơ của nó nữa. Ví dụ nói chữ vạn [萬], trong giáp cốt văn là hình tượng một con bọ cạp, chữ này thuộc về chữ tượng hình, vốn là ý nghĩa nguyên gốc nhất của nó là chỉ bọ cạp. Lại lấy ví dụ về chữ vô [無], cũng thuộc về chữ tượng hình, tượng hình trong tiểu triện thì chữ này miêu tả tư thế khi một người trong tay đang cầm dụng cụ mà khiêu vũ, cũng nói là nguyên gốc của nó là có liên quan đến vũ đạo. Thêm một ví dụ nữa, chữ nghiệp [業] trong nghề nghiệp, tượng hình trong kim văn của chữ này rất giống như tấm gỗ lớn để nhạc cụ trong thời cổ đại, bởi vậy nghĩa nguyên gốc của chữ này là để chỉ tấm bảng lớn, tấm gỗ lớn. Tuyệt đại đa số chữ Hán đều như vậy, từ những nghĩa đơn giản bề mặt, sau này có sự tham dự của các bậc thánh hiền giác giả qua các thời kỳ lịch sử, còn có chu dịch bát quái, âm dương ngũ hành cho tới những văn nhân học sĩ, trung thần lương tướng trong các triều đại khác nhau, thông qua ngôn hành của họ mà đã cho thêm chữ Hán những nội hàm cao thâm và rất phong phú. Mãi cho đến tận ngày hôm nay thì công năng của Hán tự đã vẹn toàn đến độ hoàn toàn có thể truyền tải và biểu đạt nội hàm thâm sâu của của Đại Đạo vũ trụ. Đây cũng là nguyên nhân khiến âm – hình – nghĩa của Hán tự không ngừng bị biến hóa và hoàn thiện trong suốt quá trình phát triển của lịch sử.

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/259202

The post Đạo của chữ Hán (1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Loạt bài: Đạo của chữ Hánhttps://chanhkien.org/2020/09/dao-cua-chu-han.htmlFri, 11 Sep 2020 17:21:36 +0000https://chanhkien.org/?p=26549Tác giả: Chiếu Viễn [Chanhkien.org] Văn hóa Thần truyền có một mục đích căn bản trọng yếu nhất, đó chính là khi tiến trình lịch sử phát triển đến bước cuối cùng, khi đại sự cuối cùng phải xuất hiện, thì nó có thể truyền tải và biểu đạt Đại Đạo của vũ trụ một […]

The post Loạt bài: Đạo của chữ Hán first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Chiếu Viễn

[Chanhkien.org] Văn hóa Thần truyền có một mục đích căn bản trọng yếu nhất, đó chính là khi tiến trình lịch sử phát triển đến bước cuối cùng, khi đại sự cuối cùng phải xuất hiện, thì nó có thể truyền tải và biểu đạt Đại Đạo của vũ trụ một cách viên mãn đầy đủ, có thể khiến người ta nhờ học tập mà có thể lĩnh ngộ được nội hàm của Đại Đạo tại các tầng thứ khác nhau, từ đó khởi tác dụng cứu độ chúng sinh, vậy thì không tách rời khỏi văn tự Thần truyền của chúng ta – Chữ Hán. Bởi vì nội hàm Đại Đạo của vũ trụ là vô hạn, trí huệ vô hạn, là căn bản trong việc tạo ra thời không vũ trụ và chúng sinh vạn vật, cũng có nghĩa là, tất cả mọi thứ tồn tại đều có nguồn gốc từ Đạo, tất cả mọi thứ trong thế giới con người, bao gồm các loại hình thức văn hóa trong đó, đều là thể hiện của Đại Đạo, vậy thì chữ Hán của chúng ta cũng không phải ngoại lệ. Từ điểm này mà nhìn, thì nội hàm của chữ Hán chính là vô sở bất bao, vô sở di lậu.

Đạo của chữ Hán (1)

Đạo của chữ Hán (2)

Đạo của chữ Hán (3)

Đạo của chữ Hán (4)

Đạo của chữ Hán (5)

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/259433

The post Loạt bài: Đạo của chữ Hán first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Thiển ngộ về chữ “Học”https://chanhkien.org/2020/04/thien-ngo-ve-chu-hoc.htmlWed, 01 Apr 2020 03:56:30 +0000https://chanhkien.org/?p=26125Tác giả: Kim Tiên   [ChanhKien.org] “Học”「学」là một chữ giản thể đã bị biến dị, chữ chính thể (phồn thể) nên là 「學」. Sau khi chữ “học” bị biến đổi lược giản đi, thì hàm nghĩa trọng yếu và cốt lõi nhất của nó cũng đã đồng thời bị mất rồi, đây có thể là […]

The post Thiển ngộ về chữ “Học” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Kim Tiên

 

[ChanhKien.org] “Học”「学」là một chữ giản thể đã bị biến dị, chữ chính thể (phồn thể) nên là 「學」. Sau khi chữ “học” bị biến đổi lược giản đi, thì hàm nghĩa trọng yếu và cốt lõi nhất của nó cũng đã đồng thời bị mất rồi, đây có thể là một trong số những nguyên nhân dẫn đến sự bại hoại và biến dị của “học giới” (giới học thuật) và “học giả” (người học) hiện nay. Vậy nên chúng ta quay về truyền thống, tìm lại chân nghĩa đã mất, giúp các học giả bài trừ những tà kiến và màn sương mù dày đặc, tìm ra tri thức chân chính.

I. Sự biến đổi hình dạng của chữ “Học”

Hình dạng trên văn tự Giáp cốt là 「 」, sau đó hình dạng chữ Kim văn (loại chữ được khắc lên chuông và đỉnh vào thời Thương Chu, còn gọi là Chung Văn Đỉnh) là 「」, chữ Hán Lệ thư là 「 」, chữ chính thể là「學」. Có thể thấy bắt đầu từ chữ Kim văn, hình dạng của chữ học về cơ bản đã được cố định lại. Chữ 「学」giản thể đã lược bỏ đi nửa phần trên 「」rồi thay thế bằng「⺍」.

II. Cảm ngộ hàm nghĩa của chữ “Học”

1. Thiên truyền chi đạo (Đạo mà trời truyền)

Nhìn từ văn tự giáp cốt 「 」của chữ học, ta thấy nửa phần trên là hai bàn tay đưa xuống ôm lấy 爻. Trong văn tự cổ, 「」chính là hai tay trái phải; còn phần đang được hai tay ôm lấy kia là vạch Bát Quái「」gọi là hào (đọc âm /yáo/). Hào (爻) là gì? Chính là ký hiệu cơ bản cấu thành một quẻ trong Kinh Dịch. Một vạch「—」là hào dương, hai vạch「- -」là hào âm; các hào (爻) tổ hợp thành hình dáng của quẻ, người ta dùng quẻ để phản ánh quy luật của vũ trụ, chính là thiên đạo. Còn đôi bàn tay cũng rất có ý nghĩa, trong văn tự cổ, đôi tay này không biểu thị minh xác là tay ai, nhưng nhìn từ hình dáng chữ thì hai bàn tay này thể hiện tư thế đưa từ trên xuống dưới, ở đây có thể mang theo hai tầng nghĩa: Một là đạo trời được nắm vững trong hai lòng bàn tay; hai là đạo trời được hai bàn tay mang từ trên xuống. Mang xuống tới đâu? Mang xuống trao cho ai? Đương nhiên chính là nửa phần dưới của chữ học 「學」, điểm này chúng ta sẽ nói rõ ở phần sau.

Vậy chúng ta có thể sẽ nảy sinh hai thắc mắc: Một là người như thế nào mới có thể đặt đạo trời vào hai lòng bàn tay đây? Đương nhiên là người có thể nắm trọn quy luật của vũ trụ và thiên đạo, phương Tây gọi là Thượng Đế hay Thần, phương Đông gọi là Giác giả (Chữ “giác” chính thể là 「覺」có nửa trên giống nửa trên của chữ “học” 「學」 , đây có phải là trùng hợp không?), Chân nhân v.v., khẳng định không phải là một người bình dân thông thường, người thường không có được bản sự này. Hai là có phải hào 「爻」chính là thiên đạo, là quy luật của vũ trụ hay không? Đương nhiên không phải, hào [爻] chỉ là một loại ký hiệu, nó cũng giống như toàn bộ văn tự mà chúng ta học, được dùng để biểu thị và nói rõ thiên đạo, là tải thể của thiên đạo, cổ ngữ nói “văn dĩ tải đạo”, vậy nên hào [爻] cũng là dùng để tải đạo. Nói tóm lại, nửa trên của chữ học có nghĩa là Giác giả dùng chữ viết làm hình thức ký hiệu mà truyền thiên đạo cho con người, đây chính là nội dung mà con người nên “học”, đây cũng là phần then chốt và trọng tâm nhất của chữ “học”. Nếu như nửa trên của chữ “học” 「學」bị biến dị thành 「⺍」vốn không có ý nghĩa gì, vậy thì đâu còn thiên đạo? Cũng đâu còn Giác giả truyền thiên đạo cho con người nữa? Do đó, chữ giản thể sau khi bị biến dị đã đoạn đứt đi liên hệ giữa con người với thiên đạo và Giác giả; khoảng cách giữa “học giả” và “thất đạo”, “ly kinh phản đạo” (rời xa kinh sách phản lại đạo lý) đã không còn xa nữa.

2. Không gian mê và con người bị phong bế

Phần giữa chữ học là 「 」sau này bị biến dị thành cái nắp 「冖」(đọc âm /mì/, ý nghĩa là che phủ), trông hình dạng rất giống mặt hông của căn nhà. Cái nắp đậy lên một chữ “tử”「子」, nghĩa là người. Cái nắp nằm ở giữa này chính là một loại gián cách, đem con người thế gian cách khai ra khỏi Giác giả và thiên đạo. Vậy nên có thể suy ra rằng con người muốn đắc được thiên đạo là không hề dễ dàng, bắt buộc phải chọc thủng được tầng gián cách này. Nếu không, thậm chí cả khi Giác giả hai tay bưng thiên đạo đến trao cho con người, con người cũng sẽ không nhận ra như vậy thôi.

Nhìn từ phần giữa chữ “học”「學」, chính là một người bị khóa bên trong căn phòng, khóa trong phòng để làm gì? Theo cánh nói thông thường chính là ngồi ở trong phòng để học, ví như thời Hạ Thương Chu cũng có hiệu, tường, tự, (các loại trường) v.v. cho quan lại địa phương học, chính là học tại một địa điểm cố định. Tuy nhiên tác giả lại có cách nhìn khác. Cổ nhân Trung Quốc giảng “Đọc vạn cuốn sách chẳng bằng đi vạn dặm đường”, cổ nhân truy cầu “học” , phần nhiều là dùng hình thức “du”, đặc biệt là vào thời nhà Tần, người học rất coi trọng chữ “du”. Ví như “Du ư thánh nhân chi môn giả nan vi ngôn” (Mạnh Tử – Tận Tâm Thượng), hay “Tích hữu côn tam đệ nhân, du tề lỗ chi gian” (Mạnh Tử – Thuyết Phù) v.v. “Du” ở đây hoàn toàn mang ý đi xa cầu học, cổ nhân trước kia cầu học vấn, rất hiếm khi hạn chế tại một nơi cố định. Cá nhân lý giải, có thể là do ảnh hưởng từ vân du tu luyện của Đạo gia, người cầu học dùng nhiều đến hình thức “du” để tìm thầy, tìm đạo, ma luyện tâm tính bản thân, mở rộng tầm mắt, gia tăng và kiểm nghiệm học thức của chính mình.

Đồng thời nhận thức của cổ nhân Trung Quốc về thiên địa cũng rất có ý nghĩa, cho rằng “Trời tròn như chiếc lọng lớn, Đất vuông như cái bàn cờ”, “Trời tròn như chiếc nón lá”, “Trời như chiếc lều, bao trùm lên đồng nội mênh mông” v.v., “cái lọng” hay “cái nón lá” rất giống với「 」. Vậy thì phần「冖」 của chữ “học”「學」phải chăng cũng bao hàm nghĩa “thiên hạ”? Toàn bộ thiên hạ đều bị che phủ, thực ra chính là bị khóa lại, bị phong kín, bị giới hạn lại rồi. Con người ở phía dưới bị「冖」phong bế, không nhìn được chân tướng bên ngoài. Vậy nên bản thân phần 「冖」của chữ “học”「學」 vốn có nghĩa bề mặt là căn phòng, còn có hàm nghĩa ở tầng sâu hơn là chỉ không gian bị phong bế. Bất kể ở trong phòng hay đi ra không gian rộng lớn bên ngoài, cho dù di chuyển bao xa, tốn bao nhiêu thời gian thì con người cũng đều đang bị phong bế, giống như bị một lớp sương mù bao quanh thân thể vậy. Vậy nên, con người mới cần học được thiên đạo, đây cũng là nguyên nhân vì sao Giác giả phải tự tay đem thiên đạo truyền cấp cho con người.

Chữ “tử” 「子」cũng rất có ý nghĩa, nó nằm chính giữa chữ học, dùng để chỉ người cầu học vấn, nhưng tại sao phải dùng chữ “tử”「子」để biểu thị người cầu học vấn mà không dùng các chữ khác như “phu”, “phụ”, “nhân”, v.v.? Trung Quốc thời cổ đại, danh xưng dùng để chỉ những người có học vấn dường như trái ngược với phương Tây, phương Tây thường tôn những người này là “cha – phụ” 「父」, ví như “cha đẻ của bi kịch”, “cha đẻ của lịch sử”, “cha đẻ của hội họa Pháp”… mà Trung Quốc cổ đại lại gọi những người này là “con – tử” 「子」, như “Lão Tử”, “Khổng Tử”, “Trang Tử”, “Liệt Tử” v.v. Đương nhiên có thể bao hàm nhiều góc độ ý nghĩa khác nhau, theo chỗ ngộ của cá nhân tác giả, đây cũng có thể mang một tầng ý nghĩa này, chính là “thế nhân là con của trời”. Trong Mạnh Tử – Vạn Chương Thượng có giảng: “Trời sinh ra dân này, khiến cho người biết trước giác ngộ kẻ biết sau, khiến cho người giác ngộ trước bảo cho kẻ giác ngộ sau”. Từ một câu nói này, chúng ta có thể thấy được cổ nhân Trung Quốc coi con người như “thiên dân” (con dân của trời), nguồn gốc chân chính của con người là sinh ra (được sáng tạo ra) từ thiên thượng , không phải là cha mẹ sinh ra như khái niệm thông thường, bởi vì cha mẹ cũng chỉ là người thường. Câu nói này của Mạnh Tử còn đề cập đến “trời đã sinh ra (sáng tạo ra) con người”, còn an bài để những người đã giác ngộ trước đi thức tỉnh những người còn đang ngủ trong mê. Thức tỉnh bằng cách nào? Đương nhiên là hướng đến những người này mà truyền thiên đạo. Vậy dưới con mắt của Giác giả và thiên đạo, tất cả những người cầu học, không kể tuổi tác lớn nhỏ, địa vị cao thấp, đương nhiên đều là “con – tử” 「子」rồi. (Đương nhiên chữ “tử” cũng có thể lý giải như một loại thái độ khiêm nhường trong học tập, một loại tâm thái thuần khiết như đứa trẻ sơ sinh, một loại trạng thái phát triển hướng lên trên đầy sinh khí.)

3. Trước tiên có Giác giả và thiên đạo, lại có không gian mê, cuối cùng mới có con người

Nhìn hình dạng của chữ học ta thấy, từ hai tay đang đưa ra của Giác giả cho đến chữ “hào” biểu thị cho thiên đạo đều nằm trên hoặc nằm ngoài cái nắp, mà chữ “tử” biểu thị cho người học lại nằm bên trong và bị cái nắp bao phủ, điều này nói rõ rằng Giác giả và thiên đạo đều cao hơn thế gian của con người, là ở bên ngoài thế giới của con người, là không bị cái mê của thế gian con người phong bế, điều Giác giả mang đến cấp cho con người là cao hơn cái lý của nhân gian.

Nhìn từ sự biến đổi trong hình dạng của chữ “học”「學」, còn một hiện tượng hết sức có ý nghĩa, văn tự Giáp cốt ban sơ không có chữ “tử”「子」phía dưới, tức là không có con người, 「子」 là từ thời kỳ Thương Chu mới được đưa thêm vào. Vậy thì xuất hiện vấn đề: Nếu không có con người, ai sẽ đến học? Lại nữa, Giác giả đem thiên đạo truyền cấp cho ai? Tác giả lý giải rằng, có thể quá trình biến đổi hình dạng của chữ học cũng hàm chứa một số đạo lý, đó chính là trước tiên có Giác giả và thiên đạo, sau đó lại sáng tạo ra không gian nhân loại trong mê này, cuối cùng mới sản sinh ra con người, con người là sau này mới tiến vào trong không gian mê.

Lại xuất hiện một vấn đề, tại sao Giác giả phải tạo ra một không gian mê để giới hạn con người? Đồng thời còn phải đích thân truyền cấp thiên đạo cho con người? Vì sao không phá bỏ không gian mê này đi để con người trực tiếp minh bạch thiên đạo, thế chẳng phải tiện hơn nhiều hay sao? Bất luận là trong tín ngưỡng phương Đông hay phương Tây, đều cùng đề cập đến một việc, đó chính là con người đang không ngừng sa đọa, từ mỹ hảo mà đi đến bại hoại, có thể con người chính là bị rơi rớt đến không gian mê này; đồng thời trong tín ngưỡng Đông, Tây phương cũng từng nhắc đến việc có rất nhiều sinh mệnh cao tầng hữu ý hạ xuống bên trong không gian nhân loại, cũng có thể là con người có sứ mệnh quan trọng cần hoàn thành trong không gian mê này!

4. Cái mê đang được phá bỏ

Nhìn từ sự biến đổi trong hình dạng chữ “Học” vẫn còn một điểm có ý nghĩa nữa, đó chính là hai cạnh của cái nắp này đang thu ngắn lại, trong văn tự Giáp cốt, Kim văn và Tiểu triện, hai cạnh của cái nắp rất dài, gần như muốn đem con người phong kín lại toàn bộ, nhưng từ hình dạng chữ Lệ thư và chính thể mà nhìn thì hai cạnh của cái nắp đã ngắn lại rồi, giống như cái cửa cuốn đã được cuộn lên vậy, con người không còn bị bao bọc toàn bộ. Đây có thể là biểu thị cho việc cái mê của thế gian con người cuối cùng sẽ được phá đi một chút, sự phong bế không gian nhân loại có thể sẽ được đả khai; nhưng sẽ không đả khai toàn bộ, suy cho cùng thì cái nắp vẫn còn ở đó. Từ một phương diện khác, có thể là người cầu học học được càng nhiều thiên đạo, thì sương mù và phong bế đối với bản thân người đó sẽ càng ít.

Sau khi cảm ngộ được hàm nghĩa của chữ “học” 「學」, chúng ta lại xem xét một số chủ đề có liên quan đến chữ “học”, trong lịch sử, những chủ đề này đã được đặt định nội hàm rất thâm sâu.

III. “Học nhi thời tập chi” của Khổng Tử 

Thiên mở đầu của Luận Ngữ chính là “Học Nhi”, câu đầu tiên là “Học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ?”. Sau này, chữ “học” rất hay được dùng với chữ “tập”. Điều hàm chứa đằng sau câu nói “Học nhi thời tập chi” tuyệt không phải là phương pháp “học”, mà là sứ mệnh của việc “học”.

Sách giáo khoa của Đại Lục lý giải câu này là: “Kiến thức đã học rồi cần thường xuyên ôn tập lại, đây chẳng phải là điều vui mừng hay sao?” Ôn tập kiến thức sẽ khiến người ta cảm thấy vui mừng, giải thích như vậy có phần khiên cưỡng. Nghĩa gốc của chữ “tập” 「習」 là “chim non nếu muốn bay lên cần gắng sức đập cánh”, so với “ôn tập” chẳng có chút quan hệ nào. Trong Tứ Thư Chương Cú Tập Chú đề cập ý nghĩa của chữ “tập” là “Điểu số phi dã”. Trong Thuyết Văn Giải Tự, lý giải đối với chữ “tập” cũng là “Số phi dã”, chính là “chim non dưới đất tập bay hết lần này đến lần khác”. Kết hợp lại, “tập” 「習」 chính là sau khi học được thiên đạo của Giác giả rồi, còn phải thực hiện được về mặt hành vi, và từ thực tiễn mà xuất lai, điều này rất giống với hàm nghĩa của tu luyện.

Chữ “Thời” hay được lý giải thành “thường hay” hoặc “thường xuyên”, Chu Hy giải thích là “thời thời”. Tác giả cho rằng, chữ “thời” có thể cũng mang một số hàm nghĩa: Người học xác thực nên thời thời thực hành đạo lý đã học trên hành vi thực tiễn, cho đến tận cuối cùng có thể bay lên, tuy nhiên vẫn còn một tầng hàm nghĩa khác, chính là “tùy thời mà động”, chữ “thời” trong Hán ngữ cổ mang nghĩa thuận theo một thời tiết, một mùa nào đó, như Trang Tử – Xuân Thu có viết: “Thu thủy thời chí, bách xuyên quán hà” chính là tùy theo nước mùa thu tại một thời điểm nhất định nào đó mà đến. Như trên, nếu người học đã học được thiên đạo mà Giác giả truyền, nhờ cần mẫn tu hành mà kết cục có được thành tựu là “phi” (bay lên), đây đương nhiên là một sự kiện rất đáng vui mừng; một tầng hàm nghĩa khác là: Người học đã học được thiên đạo mà Giác giả truyền, thuận theo thiên thời mà đưa thiên đạo ra phổ biến và thực hành tại thế gian con người, hoàn thành sứ mệnh của bản thân, đây còn không phải là việc đáng vui mừng hơn hay sao? Y Doãn thời nhà Thương, Khương Thượng thời nhà Chu, Tôn Tẫn thời Chiến Quốc, Gia Cát Lượng thời Tam Quốc, Lưu Bá Ôn thời Minh Chiêu,… trong lịch sử Trung Quốc, những cao nhân này sau khi tu hành có được thành tựu nhất định thì thuận theo thiên thời mà xuất sơn, hoàn thành việc triển hiện ra biến hóa của thiên tượng tại nhân gian, hiện tượng như vậy trong lịch sử Trung Quốc, có thể nói là hùng tráng ngoạn mục, cũng có thể nói là một dạng “học nhi thời tập chi”.

IV. “Cầu kỳ phóng tâm” của Mạnh Tử

Trong Mạnh tử – Cáo Tử Thượng có dẫn: “Học vấn chi đạo vô tha, cầu kì phóng tâm nhi dĩ hĩ.” (Cái đạo của học vấn không có gì khác, tìm cái tâm mình đã mất mà thôi). Mạnh Tử đưa ra một ví dụ: Ở nông thôn người ta phải nuôi gà, sáng sớm thả gà đi kiếm ăn, tối đến người chủ sẽ gọi về. Con người cũng giống như vậy, người ta những năm đầu đời phải ra ngoài làm việc để kiếm sống, cái tâm của con người cũng giống như gà, sẽ phóng ra rất xa, nhưng tâm người ta phóng ra xa rồi lại thường không tìm về được, cuối cùng lạc mất, trầm mê trong danh lợi và ân oán của thế gian con người. Gà đi lạc rồi, người ta phải gọi về, nhưng tâm lạc mất rồi thì sẽ không đi tìm lại, đây thực sự là một điều bi ai. Vậy nên Mạnh Tử cho rằng, con đường cầu học không có gì khác, chính là phải tìm lại cái tâm nguyên lai đã bị lạc mất.

Cái ngộ đạo của Mạnh Tử chính nằm tại đây: điểm trọng yếu của việc cầu học vấn, là cần khiến tâm của con người phản bổn quy chân.

V. “Kỳ lộ vong dương” của Đạo gia

Cũng giống với ngụ ngôn của Mạnh Tử về gà đi lạc, Liệt Tử của Đạo gia cũng giảng một truyện ngụ ngôn tương tự như thế, tuy nhiên đã tiến thêm một bước trong sự ngộ đạo: Hàng xóm của Dương Tử (một người tu Đạo) có một con dê đi lạc ở ngã rẽ (chính là chỗ phân nhánh giữa đường lớn và đường nhỏ), sau đó người này gọi người thân và hàng xóm tới giúp đi tìm dê, cuối cùng vẫn tìm không thấy. Dương Tử hỏi người hàng xóm sao lại không tìm được dê về? Người hàng xóm nói, đường lớn có lối rẽ, lối rẽ lại có lối rẽ nữa, cuối cùng vì lối rẽ quá nhiều rồi, mọi người đều tản hết đi tôi cũng không tìm được họ nữa, cuối cùng không còn cách nào đành bỏ cuộc. Dương Tử nghe xong trở nên bi thương, ngộ được một đạo lý, gọi là “Đại lộ dĩ tiểu lộ vong dương, học giả dĩ đa phương táng sinh” (Liệt Tử – Thuyết Phù Thiên), nghĩa là “Bởi vì trên đường lớn có quá nhiều ngã rẽ mà lạc mất dê, cũng bởi vì người học có quá nhiều phương pháp (hoặc pháp môn) mà sẽ mê mất bản tính”. Trong Hán ngữ cổ, chữ “sinh” cũng là chữ “tính”, là chỉ bản tính của con người. Điều này đã nói rõ, học Đạo nhất định phải học đại Đạo, nhất thiết không được học thế gian tiểu đạo, cũng không được học loạn tạp, nếu không cuối cùng sẽ lạc đường.

 

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/256735

The post Thiển ngộ về chữ “Học” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Giải thích chữ “來” (lai)https://chanhkien.org/2017/07/giai-thich-chu-lai.htmlTue, 11 Jul 2017 11:21:01 +0000http://chanhkien.org/?p=25045Tác giả: Chiếu Viễn [ChanhKien.org] Chữ lai (来 – đến, tới) có cách viết chính thể (phồn thể) là “來”, là do hai chữ nhân (人) và một chữ mộc (木) tổ hợp thành, kết cấu của chữ này cũng là có nội hàm, có nguyên nhân, dưới đây chúng ta sẽ bàn về nó […]

The post Giải thích chữ “來” (lai) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Chiếu Viễn

[ChanhKien.org] Chữ lai (来 – đến, tới) có cách viết chính thể (phồn thể) là “來”, là do hai chữ nhân (人) và một chữ mộc (木) tổ hợp thành, kết cấu của chữ này cũng là có nội hàm, có nguyên nhân, dưới đây chúng ta sẽ bàn về nó một cách tỉ mỉ.

Đầu tiên bàn về chữ “mộc” (木).

Nguồn gốc văn hóa của Trung Quốc cổ đại chính là văn hóa Đạo gia, cổ nhân giảng ‘văn dĩ tải Đạo’, cho nên chúng ta sẽ dùng tư duy của văn hóa Đạo gia để phân tích hàm nghĩa của chữ “mộc” này.

Nguyên lý Thái cực cho rằng: Vô cực sinh Thái cực, bản chất của Đạo chính là Vô cực, toàn bộ Thái cực đều là thể hiện của ý chí của Vô cực, cũng có thể nói, đó đều là thể hiện của Đạo, nếu như nhân cách hóa mà gọi tên Đạo, gọi tên Vô cực, thì Đạo chính là Tạo vật chủ, đối với con người mà nói, Ông còn được gọi là Sáng thế chủ. Mà nơi ở của xã hội nhân loại – Tam giới và Ngũ hành – chính là thể hiện thấp nhất của Đạo, vậy thì Đạo (Tạo vật chủ, Sáng thế chủ) tới (lai) thế gian, cũng là phù hợp với cái Lý của Ngũ hành.

Trong học thuyết Ngũ hành của Đạo gia, Mộc ở phương Đông, Mộc chủ sinh, trong Thiên can Địa chi, thì Thiên can Giáp, Ất thuộc Mộc; Địa chi Dần, Mão thuộc Mộc. Trong nguyên lý Thái cực, thì Thiên can thuộc Dương, Địa chi thuộc Âm, mà âm dương trong nguyên lý Thái cực lần lượt đối ứng với các phạm trù vật chất và tinh thần trong triết học, cũng tức là nói tinh thần là Dương, vật chất là Âm.

Bởi vì Thiên can là Dương, cho nên Giáp-Ất Mộc chính là đại biểu cho văn hóa Đạo gia và văn minh phương Đông tại tầng diện [lĩnh vực] tinh thần, từ góc độ này mà nói thì, thế nhân đều là vì Đạo mà đến (vi Đạo nhi lai), bởi vì Mộc (Đạo) chủ sinh (vĩnh sinh).

Nếu như từ góc độ thời gian và không gian mà xét, thời gian là Dương, không gian là Âm, cho nên dùng Địa chi để biểu thị phương hướng thì càng phù hợp, càng cụ thể hơn.

Trong lý luận Địa chi, thì trong Dần Mộc có Giáp, Bính, Mậu; trong Mão Mộc thì có Ất Mộc, cho nên Giáp-Ất Mộc (tức Đạo) nếu như tiến nhập vào không gian này của chúng ta thì nên phải hiện thân ở Dần-Mão.

Vậy thì cụ thể là Đạo nằm tại đâu? Từ phương hướng không gian mà xét, thì chính là phương Dần, cũng tức là hướng Đông Bắc. Trong nguyên lý Thái cực, trong khái niệm của văn hóa truyền thống thì phương vị của Trung Quốc Đại lục là lấy khu vực Trung nguyên làm trung tâm mà phân hoạch, cho nên hướng Đông Bắc chính là chỉ ba tỉnh Đông Bắc, nhưng phạm vi này đối với con người mà nói thì vô cùng lớn, vậy thì cụ thể phải nằm ở chỗ nào? Đó chính là địa phương mà trong tên gọi có mang theo chữ “mộc” (木), trong ba tỉnh Đông Bắc thì chỉ có Cát Lâm là có chứa chữ “mộc”, hơn nữa chữ “lâm” (林) là có hai chữ mộc, bởi vì đối với chúng sinh mà nói, nơi này có Đạo, lại là nơi cát tường vạn phúc, vậy nên gọi là “Cát Lâm”. Mà nơi truyền xuất ra Đạo là tại Trường Xuân, là bởi vì trong ngũ hành thì chữ “xuân” thuộc về mộc, còn Mộc chủ sinh, “Trường Xuân” chính là có ý trường sinh, vĩnh sinh.

“Dần” xác định địa điểm xuất sinh của Đạo (tức Sáng thế chủ) ở thế gian, còn “Mão” xác định thời gian xuất sinh của Đạo (tức Sáng thế chủ). Cho nên nếu lại xét về phương diện thời gian thì chính là xuất sinh vào năm Mão, cũng tức là thuộc năm Thỏ, mà thời gian xuất sinh của Đạo (Sáng thế chủ) lại vừa khớp là năm 1951, năm Tân Mão theo lịch âm, hơn nữa Ngũ hành Nạp âm của năm Tân Mão là tùng bách mộc, cũng là đại biểu cho trường thanh [trẻ lâu], vĩnh sinh.

Bởi vì Ngũ hành là thể hiện thấp nhất của chân lý đại Đạo của vũ trụ, cho nên hình tượng Tạo vật chủ (Sáng thế chủ) ở thế gian cũng là phù hợp với đặc trưng của Mộc: Giáp Mộc là có tài đống lương (kinh bang tế thế), cũng đại biểu cho thân hình cao lớn, chữ “giáp” (甲) đồng âm với chữ “giai” (佳), cho nên tướng mạo đường đường, tuấn tú lịch sự, Ất Mộc trong ngũ hành đại biểu cho mềm yếu mà được phú cho sinh cơ như cỏ non, cho nên khiến người ta cảm thấy trẻ tuổi, ôn hòa mà thiện lương.

Tiếp theo lại nói một chút về chữ “nhân” (人).

Chúng ta thấy hai chữ “nhân” này phân ra ở hai bên của chữ “mộc”, cho nên nói con người trên mặt đất đều là theo Mộc (Đạo) mà tới, vì Mộc (Đạo) mà tới (vi Mộc nhi lai); Đồng thời cũng là tương ước nhi lai (hẹn nhau mà tới), tương quần nhi lai (theo nhóm mà tới), tương kế nhi lai (lần lượt kế tiếp nhau mà tới).

Chúng ta còn thấy chữ “mộc” (木) ở trong chữ “lai” (來) rất lớn, hai chữ “nhân” (人) rất nhỏ, đây cũng là có nguyên nhân. Bởi vì Mộc chính là Đạo, Đạo chính là Vô cực, Vô cực sinh ra Thái cực, chúng sinh đều là Thái cực, bất kể Thái cực nào đứng trước Vô cực cũng đều là khái niệm nhỏ vô hạn, cho nên chữ “mộc” lớn còn chữ “nhân” thì nhỏ.

Trong nguyên lý Thái cực, bên trái là Dương bên phải là Âm, vậy thì hai chữ “nhân” này phân bố ở hai bên của chữ “mộc”, còn chứng tỏ một vấn đề, đó chính là sinh mệnh hai giới âm dương trong vũ trụ đều có những sinh mệnh hạ thế làm người, cũng đều là vì Đạo mà tới.

Bởi vì con người là vì Đạo mà tới, vậy thì hết thảy sự tồn tại trên mặt đất chính là vì để khiến con người đắc Đạo, ngộ Đạo càng thuận tiện hơn nữa mà an bài, cho nên nói, hết thảy tồn tại của thế gian con người cũng đều là vì Đạo mà tới.

Trên đây là một chút cảm ngộ của tác giả về chữ “lai”, có điều gì thiếu sót mong mọi người từ bi góp ý.

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/145291

 

The post Giải thích chữ “來” (lai) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Hàm nghĩa của chữ “Sinh”https://chanhkien.org/2017/06/ham-nghia-cua-chu-sinh.htmlMon, 26 Jun 2017 04:33:17 +0000http://chanhkien.org/?p=25042Tác giả: Chiếu Viễn [ChanhKien.org] “Sinh” (生) là một từ hội ý (từ do hai hay nhiều bộ chữ ghép tạo thành), đây là chữ Giáp Cốt(1) cổ của Trung Quốc, bên trên là chữ “thảo mộc”, bên dưới là “mặt đất” hoặc “thổ nhưỡng”. Nghĩa gốc của từ này chỉ cây cỏ sinh trưởng […]

The post Hàm nghĩa của chữ “Sinh” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Chiếu Viễn

[ChanhKien.org] “Sinh” (生) là một từ hội ý (từ do hai hay nhiều bộ chữ ghép tạo thành), đây là chữ Giáp Cốt(1) cổ của Trung Quốc, bên trên là chữ “thảo mộc”, bên dưới là “mặt đất” hoặc “thổ nhưỡng”. Nghĩa gốc của từ này chỉ cây cỏ sinh trưởng trên mặt đất. Ngoài ra chữ “sinh” còn có nghĩa là sản sinh, sáng tạo và nuôi dưỡng.

Trong thư pháp chữ Khải, chữ “sinh” (生) bên trên là “nhân” (人), bên dưới là “thổ” (土), “con người ở trên mặt đất” nghĩa là sinh. Con người sau khi chết đi thì an vị dưới đất, không thể ở trên mặt đất được. Vậy thì nơi ở của người sống nên là ở trên mặt đất, nơi có ánh Mặt trời, nếu ở lâu trong căn phòng dưới mặt đất hoặc dưới gầm cầu, đường hầm thì sẽ mang đến âm khí u ám, không có lợi cho sức khỏe.

Nếu nhìn từ góc độ khác, theo lý luận của Đạo gia, trong không gian vũ trụ mà xã hội nhân loại tồn tại này, hết thảy vạn vật đều do âm dương Ngũ hành tạo thành, vật chất cấu thành thân thể người cũng không phải ngoại lệ. “Thổ” đứng vị trí thứ năm trong ngũ hành, cho nên đối với sinh mệnh ở cảnh giới rất cao mà nói, thân thể người chính là đất, con người sống ở thế gian chính là bị chôn vùi trong đất, “sinh” đối với con người lại chính là “tử” trong mắt của các sinh mệnh cao tầng, con người đến thế gian chính là đi vào cõi chết. Câu nói của Lão Tử “xuất sinh nhập tử” (sinh ra là chết đi) chính là có hàm nghĩa như vậy.

Cho nên con người chỉ có cách duy nhất là khắc khổ tu luyện trong chính Pháp đại Đạo, dũng mãnh tinh tấn, cuối cùng ra khỏi Ngũ hành, mới có thể rời xa cõi chết, bước vào cuộc sống vĩnh hằng.

Dịch từ:  http://www.zhengjian.org/node/157291

Chú thích:

(1) Chữ Giáp Cốt là chữ Hán cổ viết trên mai rùa hay xương thú vật, có hình dạng rất gần với những vật thật quan sát được, đây được coi là hình thái đầu tiên của chữ Hán.

The post Hàm nghĩa của chữ “Sinh” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>