Chính giải khải thị từ «Khải Huyền» | Tag | Chánh Kiến Nethttps://chanhkien.orgChánh KiếnThu, 24 Apr 2025 07:00:24 +0000en-UShourly1Loạt bài: Chính giải khải thị từ «Khải Huyền»https://chanhkien.org/2021/03/chinh-giai-khai-thi-tu-khai-huyen.htmlSun, 07 Mar 2021 12:43:02 +0000https://chanhkien.org/?p=27176Tác giả: Bạch Ca [Chanhkien.org]   Chính giải khải thị từ «Khải Huyền» (1): Thư gửi bảy hội thánh Chính giải khải thị từ «Khải Huyền» (2): Thư gửi hội thánh Ephesus Chính giải khải thị từ «Khải Huyền» (3): Thư gửi hội thánh Smyrna Chính giải khải thị từ «Khải Huyền» (4): Thư gửi […]

The post Loạt bài: Chính giải khải thị từ «Khải Huyền» first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Bạch Ca

[Chanhkien.org]

 

Chính giải khải thị từ «Khải Huyền» (1): Thư gửi bảy hội thánh

Chính giải khải thị từ «Khải Huyền» (2): Thư gửi hội thánh Ephesus

Chính giải khải thị từ «Khải Huyền» (3): Thư gửi hội thánh Smyrna

Chính giải khải thị từ «Khải Huyền» (4): Thư gửi hội thánh Pergamos

Chính giải khải thị từ «Khải Huyền» (5): Thư gửi hội thánh Thyatira

Chính giải khải thị từ «Khải Huyền» (6): Thư gửi hội thánh Sardis

Chính giải khải thị từ «Khải Huyền» (7): Thư gửi hội thánh Philadelphia

The post Loạt bài: Chính giải khải thị từ «Khải Huyền» first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Chính giải khải thị từ «Khải Huyền» (7): Thư gửi hội thánh Philadelphiahttps://chanhkien.org/2011/09/chinh-giai-khai-thi-tu-khai-huyen-7-thu-gui-hoi-thanh-philadelphia.htmlFri, 16 Sep 2011 03:03:20 +0000https://chanhkien.org/?p=16044Từ tiết 7 đến tiết 12 chương 3 «Khải Huyền» nói về chỉ dẫn của Chúa Jesus trong thư gửi hội thánh Philadelphia.

The post Chính giải khải thị từ «Khải Huyền» (7): Thư gửi hội thánh Philadelphia first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Bạch Ca

[Chanhkien.org] Từ tiết 7 đến tiết 12 chương 3 «Khải Huyền» nói về chỉ dẫn của Chúa Jesus trong thư gửi hội thánh Philadelphia.

3:07 “Hãy viết cho thiên sứ của Hội Thánh Phi-la-đen-phia: Đấng Thánh, Đấng Chân Thật, Đấng có chìa khóa của Đa-vít, Đấng mở thì không ai đóng được, và Đấng đóng thì không ai mở được, phán thế này”.

3:08 “‘Ta biết các công việc của ngươi. Này, Ta đã để trước mặt ngươi một cửa đang mở, và không ai có thể đóng, vì ngươi có ít sức lực, nhưng vẫn giữ Đạo Ta, và không chối bỏ danh Ta”.

3:09 “Này, Ta sẽ ban cho ngươi những kẻ thuộc hội đường của Sa-tan, tức những kẻ xưng mình là người Do-thái mà kỳ thật không phải, vì chúng nói dối. Này, Ta sẽ làm cho chúng đến và phủ phục nơi chân ngươi, để chúng biết rằng Ta yêu ngươi”.

3:10 “Bởi vì ngươi đã vâng giữ lời Ta mà kiên trì chịu đựng. Ta cũng sẽ gìn giữ ngươi khỏi giờ thử thách, là giờ sắp đến trên toàn thế giới, để thử thách dân cư trên đất”.

3:11 “Ta sẽ đến mau chóng; hãy giữ vững những gì ngươi có, để không ai lấy đi mão chiến thắng của ngươi”.

3:12 “Người nào thắng, Ta sẽ làm cho người ấy thành trụ cột trong đền thờ Đức Chúa Trời của Ta, và người ấy sẽ không ra khỏi nơi đó nữa. Ta sẽ ghi trên người ấy danh Đức Chúa Trời của Ta và tên thành Đức Chúa Trời của Ta, tức Thành Giê-ru-sa-lem mới, từ trời xuống, tức từ Đức Chúa Trời của Ta. Ta cũng sẽ ghi trên người ấy danh mới của Ta”.

“Phi-la-đen-phia” (Philadelphia) có vị trí địa lý rất đặc biệt, là con đường nhất định phải qua từ Troas tới vùng Tiểu Á, nằm ở một vùng thung lũng dài, ở giữa có một con đường dẫn tới các thành phố khác ngoài cao nguyên. Nó giống như mở ra một con đường, do đó được gọi là “cánh cửa lớn phương Đông”. Bởi vậy Chúa Jesus mới dùng “Philadelphia” để ám chỉ các tín đồ Tây phương thức tỉnh trong đại hoạn nạn khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bức hại Pháp Luân Công. Các tín đồ thức tỉnh này cũng giống như mở một cánh cửa lớn sang phương Đông cho các tín đồ khác ở Tây phương bị mê lạc.

Đối với “Philadelphia”, Chúa Jesus có một điều trách như sau:

Này, Ta đã để trước mặt ngươi một cửa đang mở, và không ai có thể đóng“. “Cửa đang mở” trong câu này đã chỉ rõ các tín đồ này nhờ minh bạch chân tướng cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ mà thức tỉnh, từ đó hướng về cánh cửa lớn để tìm đến Cứu Thế Chủ. “Cửa đang mở, và không ai có thể đóng”, chứng tỏ không lực lượng nào có thể cản trở họ nữa, những tín đồ “Philadelphia” đã thức tỉnh này nhất định sẽ trở thành chúng giáo đồ tiến vào cánh cửa Đại Pháp.

Vì ngươi có ít sức lực, nhưng vẫn giữ Đạo Ta, và không chối bỏ danh Ta“. Câu này thoạt nghe thì như Chúa Jesus tán dương, nhưng thực ra đây là câu trách của Chúa Jesus đối với các tín đồ đã thức tỉnh. Trách là vì họ đã minh bạch chân tướng ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Công rồi, cánh cửa lớn tới Cứu Thế Chủ đã mở rộng rồi, lại không ai cản trở họ nữa, vậy mà họ vẫn bám lấy Đạo Chúa Jesus, và không dám chối bỏ danh Chúa Jesus. Nghĩa là Chúa Jesus đã biết hành vi, địa vị, năng lực của họ rồi, cũng biết họ đã thức tỉnh từ cơn đại nạn bức hại Thánh đồ rồi, minh bạch chân tướng Pháp Luân Công rồi, nhưng họ lại giữ chặt lấy danh Chúa Jesus, gây trở ngại cho họ tiến vào cánh cửa Đại Pháp, không khởi được tác dụng của “cánh cửa lớn phương Đông” Philadelphia.

Này, Ta sẽ ban cho ngươi những kẻ thuộc hội đường của Sa-tan, tức những kẻ xưng mình là người Do-thái mà kỳ thật không phải, vì chúng nói dối“. “Những kẻ xưng mình là người Do-thái” ở đây là chỉ những người tự xưng mình là nhân viên thần chức và tín đồ Cơ Đốc kiên định đi theo Chúa Jesus, nhưng thực ra họ nói dối và lừa người, bởi vì họ hoàn toàn không phải người thực sự tin Chúa Jesus. Cũng giống 2.000 năm trước khi Chúa Jesus lấy danh hiệu Cơ Đốc đến nơi người Do Thái để cứu độ họ, một số người Do Thái tự xưng họ mới là người Do Thái chân chính, từ đó phỉ báng Chúa Jesus, đến đâu cũng nói Chúa Jesus không phải Đấng Cơ Đốc, đồng thời chỉ trích áp bức những người Do Thái thực sự theo Chúa Jesus. Những người này tuy bề mặt là người Do Thái, nhưng thực sự không phải người Do Thái, mà là cùng một phe với ác quỷ Sa-tăng, mục đích là khiến người Do Thái không được Đấng Cơ Đốc cứu độ. Lịch sử như lặp lại ngày hôm nay, khi Cứu Thế Chủ Lý Hồng Chí Sư phụ tới thế giới cứu người thế gian, cũng có những nhân viên thần chức và tín đồ Cơ Đốc xưng họ mới là tín đồ chân chính, từ đó phỉ báng Cứu Thế Chủ, chỉ trích áp bức những tín đồ theo Cứu Thế Chủ chân chính. Thực ra, nhân viên thần chức và tín đồ như vậy cũng giống hệt những người Do Thái kia năm xưa.

Này, Ta sẽ làm cho chúng đến và phủ phục nơi chân ngươi, để chúng biết rằng Ta yêu ngươi“. Cũng là nói rằng, những người tự xưng là tín đồ thực sự tin Chúa Jesus kia cuối cùng sẽ phải quỳ bái trước các tín đồ thức tỉnh, phải quỳ lạy trước mặt họ. Ở đây thực ra Chúa Jesus đang khích lệ các tín đồ đã thức tỉnh: Các vị không cần phải sợ chỉ trích và áp lực trong thể hệ Cơ Đốc giáo hiện tại, cũng đừng quan tâm tới lừa dối bịa đặt của những kẻ giả tín đồ đó. Chỉ cần các vị thức tỉnh mà đi theo Cứu Thế Chủ Thành Tín Chân Thật, ‘vạn vương chi Vương, vạn chủ chi Chủ’, Đạo của Thần, thì Chúa Jesus sẽ vui nhất; những kẻ giả tín đồ đó cuối cùng sẽ phải phủ phục dưới chân các vị.

Các tín đồ thức tỉnh này sẽ được Chúa Jesus bảo hộ vượt qua “khỏi giờ thử thách”, tức bảo hộ bình an khỏi các loại tai nạn, “là giờ sắp đến trên toàn thế giới, để thử thách dân cư trên đất”.

Tại thư gửi hội thánh Philadelphia trong «Khải Huyền», Chúa Jesus đã nói rõ rằng “Ai có tai hãy nghe“.

Ghi chú: Để hiểu được “Thư gửi bảy hội thánh” cũng như toàn bộ nội dung «Khải Huyền», mời quý độc giả đọc loạt bài Chính giải «Thánh Kinh•Khải Huyền».

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2011/8/14/74207.html

The post Chính giải khải thị từ «Khải Huyền» (7): Thư gửi hội thánh Philadelphia first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Chính giải khải thị từ «Khải Huyền» (6): Thư gửi hội thánh Sardishttps://chanhkien.org/2011/09/chinh-giai-khai-thi-tu-khai-huyen-6-thu-gui-hoi-thanh-sardis.htmlThu, 15 Sep 2011 14:31:11 +0000https://chanhkien.org/?p=16042Từ tiết 1 đến tiết 6 chương 3 «Khải Huyền» nói về chỉ dẫn của Chúa Jesus trong thư gửi hội thánh Sardis.

The post Chính giải khải thị từ «Khải Huyền» (6): Thư gửi hội thánh Sardis first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Bạch Ca

[Chanhkien.org] Từ tiết 1 đến tiết 6 chương 3 «Khải Huyền» nói về chỉ dẫn của Chúa Jesus trong thư gửi hội thánh Sardis.

3:01 “Hãy viết cho thiên sứ của Hội Thánh Sạt-đe: Đấng có bảy Thần Linh của Đức Chúa Trời và có bảy ngôi sao, phán thế này: ‘Ta biết các công việc của ngươi. Ngươi có tiếng là sống mà là chết”.

3:02 “Hãy tỉnh thức và hãy củng cố những gì sắp chết còn sót lại, vì Ta chưa thấy các công việc của ngươi được hoàn hảo trước mặt Đức Chúa Trời của Ta”.

3:03 “Vậy hãy nhớ lại, ngươi đã tiếp nhận và nghe đạo như thế nào, hãy tuân giữ và ăn năn. Vì nếu ngươi không tỉnh thức, Ta sẽ đến như kẻ trộm, và ngươi sẽ không biết giờ nào Ta đến với ngươi”.

3:04 “Dầu vậy, ở Sạt-đe ngươi có một vài người không làm bẩn y phục mình. Họ sẽ mặc y phục trắng đi với Ta, vì họ thật xứng đáng”.

3:05 “Người nào thắng sẽ được mặc y phục trắng như thế. Ta sẽ không xóa tên người ấy khỏi sách sự sống. Ta sẽ xưng tên người ấy trước mặt Cha Ta và trước mặt các thiên sứ của Ngài.'”

3:06 “Ai có tai hãy nghe những gì Đức Thánh Linh phán với các hội thánh”.

“Sạt-đe” (Sardis) là thủ phủ của vương quốc Lydia thời cổ đại. Thành phố nằm trên ngọn núi cheo leo ở độ cao 1.500 thước, tạo nên một thành lũy trên vách núi. Câu nói của người Hy Lạp “chinh phục thành lũy Sardis” chính là chỉ khả năng phòng vệ bất khả chiến bại của thành phố này. Bởi vì mọi người vẫn cho nó là an toàn, nên không cảnh giác, trên tháp canh không hề có người giữ, bởi vậy quân địch mới có thể bất ngờ tấn công. Kết quả là thành Sardis này đã 5 lần bị chinh phục trong lịch sử, đều là bởi không có người đứng canh. Bởi vậy Chúa Jesus mới dùng “chinh phục thành lũy Sardis” để ám chỉ đại hoạn nạn xảy ra đối với toàn bộ thể hệ tín ngưỡng phương Tây tự do, từ Giáo hoàng cho tới mục sư, bao gồm tất cả những thứ hữu hình trong giáo đường, tu viện, v.v. Hệ thống tín ngưỡng với nhân viên thần chức này tưởng như được ưu đãi, rất an toàn, thách thức toàn thiên hạ, dường như không quan hệ gì với sự kiện bức hại Thánh đồ thời mạt thế, không quan hệ gì với cuộc bức hại Pháp Luân Công của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), thế nhưng thực tế ác quỷ Sa-tăng đã công chiếm nơi đây, đẩy toàn bộ họ xuống địa ngục cho tới hủy diệt, mà họ vẫn không hay biết.

Ta biết các công việc của ngươi. Ngươi có tiếng là sống mà là chết“. Đây là nói hệ thống tín ngưỡng này, với hình thức đi theo Chúa Jesus, tưởng như rất an toàn, vô cùng kiên cố, thế lực cũng rất lớn, nhưng thực tế thể hệ tôn giáo Cơ Đốc Phương Tây trong mắt Chúa Jesus thì đã chết rồi, không còn theo chỉ dẫn Chúa Jesus nữa, và không được công nhận bởi Chúa Jesus.

“Hãy tỉnh thức” là nói tín đồ trong thể hệ tín ngưỡng này, đặc biệt là nhân viên thần chức hãy thức tỉnh. Họ vẫn tự cho rằng con đường đi theo Chúa Jesus rất an toàn, lực lượng rất lớn, con rồng đỏ Sa-tăng còn ở xa lắm, thế nhưng kỳ thực họ đã thất thủ rồi. Sa-tăng đại hồng long, lực lượng ĐCSTQ đang thôn tính các vị, mà các vị còn chưa thức tỉnh ra!

Cái gì là “những gì sắp chết còn sót lại”? Tin Thượng Đế, tin Chúa Jesus, hy vọng Chúa Jesus sẽ tới cứu họ trong đại hoạn nạn. Đây là ý niệm duy nhất còn sót lại trong đầu các tín đồ Cơ Đốc ngày nay, nhưng nó đang hướng tới suy bại diệt vong.

Vậy “củng cố những gì sắp chết còn sót lại” như thế nào? Chúa Jesus nói tiếp: “Vậy hãy nhớ lại, ngươi đã tiếp nhận và nghe đạo như thế nào, hãy tuân giữ và ăn năn“. Nghĩa là trong mắt Chúa Jesus, toàn bộ thể hệ Cơ Đốc giáo tại xã hội tự do Tây phương kỳ thực đã chết rồi, đã trở thành trường danh lợi ở nơi thế gian rồi. Do đó, các nhân viên thần thức ở quốc gia tự do phương Tây phải thanh tỉnh ra, nhớ lại xem các vị đã gánh trọng trách ra sao, hồi tưởng lại Chúa Jesus đã khải thị các vị thế nào, nhớ lại năm xưa các vị đã đi tìm Cứu Thế Chủ ra sao. Tuy nhiên chỉ nhớ lại thôi thì chưa đủ, còn phải vâng giữ lời dạy của Chúa Jesus, rằng phải đi tìm Cứu Thế Chủ, chứ không được chấp vào danh Chúa Jesus. Họ cần nghe theo Chúa Jesus, dẫn tín đồ tìm đến Cứu Thế Chủ Thành Tín Chân Thật, ‘vạn vương chi Vương, vạn chủ chi Chủ’, Đạo của Thần. Trong thư gửi hội thánh Ephesus, Chúa Jesus đã nhắc đến “tình yêu ban đầu” (first love), và “và làm lại những việc ngươi đã làm lúc ban đầu”. Chỉ có đi tìm Cứu Thế Chủ như lúc ban đầu mới có thể “củng cố những gì sắp chết còn sót lại”.

Vì nếu ngươi không tỉnh thức, Ta sẽ đến như kẻ trộm, và ngươi sẽ không biết giờ nào Ta đến với ngươi“. Đây là lời cảnh cáo nghiêm trọng của Chúa Jesus đến “Sardis”. Chúa Jesus “đến như kẻ trộm” để xóa tên các vị khỏi sách sự sống, vậy mà các vị vẫn còn không biết, lại còn tự nhận mình là đệ tử Chúa Jesus hay sao!

Dầu vậy, ở Sạt-đe ngươi có một vài người không làm bẩn y phục mình“. Câu này chỉ rõ trong các nhân viên thần chức ở Tây phương ngày nay còn có một số người không bị Sa-tăng đại hồng long ĐCSTQ mê hoặc, có thể khởi “tình yêu ban đầu” và “làm lại những việc đã làm lúc ban đầu”, tức có thể minh bạch chân tướng ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Công, từ đó dẫn tín đồ đi vào Đại Pháp, hơn nữa còn theo chỉ dẫn của Chúa Jesus để trở thành đệ tử Đại Pháp. Tín đồ như vậy là “không làm bẩn y phục mình”, mặc y phục trắng và cùng hiện lên với Chúa Jesus trên núi Si-ôn khi đại thẩm phán tới.

Tại thư gửi hội thánh Sardis trong «Khải Huyền», Chúa Jesus đã nói rõ rằng “Ai có tai hãy nghe“.

Ghi chú: Để hiểu được “Thư gửi bảy hội thánh” cũng như toàn bộ nội dung «Khải Huyền», mời quý độc giả đọc loạt bài Chính giải «Thánh Kinh•Khải Huyền».

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2011/7/11/74206.html

The post Chính giải khải thị từ «Khải Huyền» (6): Thư gửi hội thánh Sardis first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Chính giải khải thị từ «Khải Huyền» (5): Thư gửi hội thánh Thyatirahttps://chanhkien.org/2011/09/chinh-giai-khai-thi-tu-khai-huyen-5-thu-gui-hoi-thanh-thyatira.htmlWed, 14 Sep 2011 05:51:29 +0000https://chanhkien.org/?p=16039Từ tiết 18 đến tiết 29 chương 2 «Khải Huyền» nói về chỉ dẫn của Chúa Jesus trong thư gửi hội thánh Thyatira.

The post Chính giải khải thị từ «Khải Huyền» (5): Thư gửi hội thánh Thyatira first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Bạch Ca

[Chanhkien.org] Từ tiết 18 đến tiết 29 chương 2 «Khải Huyền» nói về chỉ dẫn của Chúa Jesus trong thư gửi hội thánh Thyatira.

2:18 “Hãy viết cho thiên sứ của Hội Thánh Thy-a-ti-ra: Con Đức Chúa Trời, Đấng có mắt như ngọn lửa và chân như đồng đánh bóng, phán thế này:”

2:19 “‘Ta biết các công việc của ngươi, tình yêu, đức tin, sự phục vụ, và lòng kiên trì chịu đựng của ngươi, và cũng biết những việc sau này của ngươi lớn lao hơn những việc lúc ban đầu”.

2:20 “Nhưng điều Ta trách ngươi là ngươi dung túng Giê-xê-bên, người đàn bà tự xưng là nữ tiên tri. Nó dạy dỗ và lừa gạt các tôi tớ Ta phạm tội gian dâm và ăn của cúng các thần tượng”.

2:21 “Ta đã cho nó thì giờ để ăn năn, nhưng nó không muốn ăn năn từ bỏ tội gian dâm của nó”.

2:22 “Này Ta sẽ quăng nó lên giường bệnh và khiến những kẻ ngoại tình với nó gặp hoạn nạn lớn, trừ phi chúng ăn năn những tội lỗi với nó”.

2:23 “Ta sẽ giết chết các con cái nó, và tất cả các hội thánh sẽ biết rằng Ta là Đấng dò xét tâm trí và lòng dạ loài người. Ta sẽ thưởng phạt mỗi người trong các ngươi tùy theo những việc các ngươi đã làm”.

2:24 “Nhưng ta nói với ngươi, đối với những người còn lại của các ngươi tại Thy-a-ti-ra, những người không nghe theo sự dạy dỗ của người đàn bà ấy, những người nói rằng họ không biết những thâm hiểm của Sa-tan, Ta sẽ không đặt trên các ngươi một gánh nặng nào khác”.

2:25 “Tuy nhiên hãy giữ vững những gì các ngươi có cho đến khi Ta đến”.

2:26 “Người nào thắng và trung tín làm những công việc của Ta cho đến cuối cùng, Ta sẽ cho người ấy quyền cai trị các dân;”

2:27 “người ấy sẽ chăn dắt họ bằng cây gậy sắt và đập tan họ như đập vỡ những đồ gốm,”.

2:28 “như Ta đã nhận quyền ấy từ Cha Ta. Ta cũng sẽ ban cho người ấy sao mai.'”

2:29 “Ai có tai hãy nghe những gì Đức Thánh Linh phán với các hội thánh”.

“Thy-a-ti-ra” (Thyatira) là thành phố do La Mã thống trị. Từ địa hình hiểm yếu mà xét, nó không có gì có thể phòng thủ, thế nhưng nó nằm trên đường thông với Pergamos, cách Pergamos không xa, giao thông phát đạt, là trung tâm mậu dịch. Đế quốc La Mã không khuyến khích tự do mậu dịch, nhưng thương hội lại được tự do phát triển tại Thyatira để thỏa mãn nhu cầu quân La Mã đóng tại Pergamos. Vương quốc ma quỷ Trung Quốc bức hại đồ đệ Đại Pháp ngày nay cũng giống Đế quốc La Mã khi xưa, còn Hồng Kông và Ma Cao nguyên cũng là đã bị Mao Trạch Đông “giải phóng”, thế nhưng do cân nhắc tới hai cửa sổ giao lưu với thế giới này, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã để Hồng Kông và Ma Cao duy trì tự do, giống hệt quan hệ giữa “Thyatira” và Đế quốc La Mã. Mà giáo hội Pergamos là chỉ tín đồ Cơ Đốc tại Trung Quốc Đại Lục, lại gần ngay “Thyatira” là Hồng Kông và Ma Cao, cũng như cự ly giữa “Pergamos” và “Thyatira”, bởi vậy Chúa Jesus mới dùng “Thyatira” để ám chỉ tín đồ Cơ Đốc tại Hồng Kông và Ma Cao.

“Tình yêu, đức tin, sự phục vụ, và lòng kiên trì chịu đựng” là khái quát của Chúa Jesus đối với tín đồ tại Hồng Kông và Ma Cao. “Những việc sau này của ngươi lớn lao hơn những việc lúc ban đầu” nói rõ tín đồ Cơ Đốc tại Hồng Kông và Ma Cao sẽ làm được nhiều hơn trong việc dẫn dắt tín đồ đi tìm Cứu Thế Chủ so với khi Cơ Đốc giáo mới truyền bá tại nơi đây.

Đối với tín đồ tại Hồng Kông và Ma Cao, Chúa Jesus có hai điều trách như sau:

Điều trách thứ nhất là “dung túng Giê-xê-bên, người đàn bà tự xưng là nữ tiên tri”.

“Giê-xê-bên” (Jezebel) là vợ của Ahab, kẻ lấy vợ người ngoại bang. Jezebel tự xưng là nữ tiên tri, không kính sợ Thần, mà trong mắt bà ta là vô thần, lại còn khiến Ahab dụ dỗ dân chúng tới bái Baal. Baal là thần ngoại bang, không phải Thần của Israel. Bởi vậy «Khải Huyền» mới dùng “Jezebel” để ám chỉ những người bị tà linh cộng sản lợi dụng, chẳng hạn bộ máy ĐCSTQ trú tại Hồng Kông và Ma Cao, quan viên đại biểu cho ĐCSTQ, thương nhân, v.v. Hồng Kông và Ma Cao cũng giống như Ahab, nguyên là thành bang tự do dân chủ, nhưng lại khoác lên tấm áo “một nước hai chế độ”, đem ác quỷ Sa-tăng trở lại, cũng giống Ahab dụ dỗ dân chúng tới bái Baal vậy. Những người sống tại Hồng Kông và Ma Cao nguyên là người của vương quốc Cơ Đốc, là đầy tớ của Thần. Do vậy câu “dung túng Giê-xê-bên, người đàn bà tự xưng là nữ tiên tri” kỳ thực là Chúa Jesus trách tín đồ tại Hồng Kông và Ma Cao dung túng bộ máy ĐCSTQ “dạy dỗ và lừa gạt các tôi tớ Ta phạm tội gian dâm và ăn của cúng các thần tượng”.

Ta đã cho nó thì giờ để ăn năn, nhưng nó không muốn ăn năn từ bỏ tội gian dâm của nó“: Đây là Thần đã cấp cho “Jezebel” bại hoại ở Hồng Kông và Ma Cao cơ hội hối cải, nhưng họ vẫn không ăn năn, vậy thì báo ứng sẽ tới:

(1) “Jezebel” sẽ gặp báo ứng là nằm trên giường bệnh mà chết cũng không được, một mạch tới khi đại thẩm phán tới thì sẽ chịu tội hình cùng đại dâm phụ ĐCSTQ.

(2) “Những kẻ ngoại tình với nó” là chỉ các tín đồ giao dịch với bộ máy ĐCSTQ tại Hồng Kông và Ma Cao, cùng với nó là đồng tội.

(3) “Các con cái nó” là chỉ những ai tin, theo, giúp “Jezebel” ĐCSTQ, sẽ bị giết chết trong các loại tai nạn.

Đối với tín đồ tại Hồng Kông và Ma Cao, Chúa Jesus còn có điều trách thứ hai, đó chính là “đối với những người còn lại của các ngươi tại Thy-a-ti-ra, những người không nghe theo sự dạy dỗ của người đàn bà ấy, những người nói rằng họ không biết những thâm hiểm của Sa-tan, Ta sẽ không đặt trên các ngươi một gánh nặng nào khác”.

“Sự dạy dỗ” ở đây là chỉ một bộ các thứ tuyên truyền của “Jezebel” ĐCSTQ, còn “những thâm hiểm của Sa-tan” là thứ lý luận lừa người của Sa-tăng đại hồng long. Câu này ý là chỉ những tín đồ không phục tùng ĐCSTQ, cũng không thèm đếm xỉa tới thứ lý luận của nó, hoặc có thể nói là các tín đồ không bị Sa-tăng mê hoặc, minh bạch chân tướng bức hại của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Đại Pháp.

“Ta sẽ không đặt trên các ngươi một gánh nặng nào khác” chính là không còn gì ngoài “giữ vững những gì các ngươi có”. Đối với những tín đồ này, không còn gì ngoài giữ vững và đợi tới khi sự kiện này kết thúc. Nếu còn gì khác, thì là không thuộc an bài của Chúa Jesus, nếu ai nói còn gánh nặng nào khác thì chính là giả. Cũng là nói rằng, nhiệt tâm truyền bá Cơ Đốc giáo hướng về Trung Quốc Đại Lục của tín đồ ở Hồng Kông và Ma Cao kỳ thực không phải là gánh nặng Chúa Jesus cấp họ họ, mà là việc của ma quỷ.

Đối với những tín đồ ở Hồng Kông và Ma Cao đã minh bạch chân tướng mà nói, họ kỳ thực đã sớm nhận được phúc âm của Cứu Thế Chủ trong đại hoạn nạn bức hại Thánh đồ từ ngày 20/7/1999 rồi.

Sở dĩ nói đây cũng là điều trách của Chúa Jesus đối với tín đồ ở Hồng Kông và Ma Cao, là bởi vì nếu khi đại hoạn nạn này bắt đầu, họ có thể nắm lấy cơ duyên mà đi theo Cứu Thế Chủ cho tới khi sự kiện kết thúc, thì khi đại thẩm phán bắt đầu, họ sẽ cùng Chúa Jesus hiện lên tại núi Si-ôn rồi. Đây cũng là gánh nặng duy nhất mà Chúa Jesus cấp cho tín đồ ở Hồng Kông và Ma Cao.

Tại thư gửi hội thánh Thyatira trong «Khải Huyền», Chúa Jesus đã nói rõ rằng “Ai có tai hãy nghe“.

Ghi chú: Để hiểu được “Thư gửi bảy hội thánh” cũng như toàn bộ nội dung «Khải Huyền», mời quý độc giả đọc loạt bài Chính giải «Thánh Kinh•Khải Huyền».

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2011/5/30/74205.html

The post Chính giải khải thị từ «Khải Huyền» (5): Thư gửi hội thánh Thyatira first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Chính giải khải thị từ «Khải Huyền» (4): Thư gửi hội thánh Pergamoshttps://chanhkien.org/2011/09/chinh-giai-khai-thi-tu-khai-huyen-4-thu-gui-hoi-thanh-pergamos.htmlTue, 13 Sep 2011 03:02:01 +0000https://chanhkien.org/?p=16036Từ tiết 12 đến tiết 17 chương 2 «Khải Huyền» nói về chỉ dẫn của Chúa Jesus trong thư gửi hội thánh Pergamos.

The post Chính giải khải thị từ «Khải Huyền» (4): Thư gửi hội thánh Pergamos first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Bạch Ca

[Chanhkien.org] Từ tiết 12 đến tiết 17 chương 2 «Khải Huyền» nói về chỉ dẫn của Chúa Jesus trong thư gửi hội thánh Pergamos.

2:12 “Hãy viết cho thiên sứ của Hội Thánh Pẹc-ga-mum: Đấng có thanh gươm hai lưỡi sắc bén phán thế này:”

2:13 “‘Ta biết nơi các ngươi ở, đó là nơi Sa-tan đặt ngai của nó. Thế nhưng các ngươi vẫn giữ vững danh Ta và không chối bỏ đức tin nơi Ta, ngay cả trong ngày An-ti-pa, nhân chứng trung thành của Ta bị giết giữa các ngươi, tức nơi Sa-tan ở”.

2:14 “Nhưng có vài điều Ta trách ngươi, ấy là một số người ở đó còn giữ sự dạy dỗ của Ba-la-am, kẻ đã bày cho Ba-lác đặt cớ vấp ngã trước mặt các con cái I-sơ-ra-ên, dụ dỗ họ ăn của cúng thần tượng và phạm tội gian dâm”.

2:15 “Tương tự, ngươi cũng có những người giữ theo sự dạy dỗ của những kẻ theo Ni-cô-la”.

2:16 “Vậy hãy ăn năn; nếu không, Ta sẽ đến với ngươi một cách nhanh chóng, và Ta sẽ dùng thanh gươm nơi miệng Ta giao chiến với chúng.'”

2:17 “Ai có tai hãy nghe những gì Đức Thánh Linh phán với các hội thánh. Người nào thắng Ta sẽ cho người ấy man-na được giấu kín, và Ta sẽ cho người ấy một viên sỏi trắng, trên viên sỏi đó có ghi một tên mới, mà ngoài người nhận ra, không ai biết”.

Pẹc-ga-mum (Pergamos) là trung tâm tôn giáo của Đế quốc La Mã xưa, nhưng đây lại là nơi sùng bái Hoàng đế La Mã, bởi vậy đối với Cơ Đốc giáo thì đây chính là đại biểu của ma giáo. Đảng cộng sản là lực lượng của ác quỷ Sa-tăng tại nhân gian, bởi vậy nó chính là ma giáo mà tín đồ Cơ Đốc ngày nay đề phòng. Do đó Chúa Jesus mới dùng “Pergamos” để ám chỉ các tín đồ Cơ Đốc tại vương quốc ma quỷ Trung Quốc trong đại hoạn nạn bức hại Thánh đồ.

Trung Quốc Đại Lục dưới sự thống trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chính là vương quốc ma quỷ (chi tiết xem bài Chính giải «Thánh Kinh•Khải Huyền» (3): Vương quốc ma quỷ trên Chánh Kiến Net). “Ta biết nơi các ngươi ở, đó là nơi Sa-tan đặt ngai của nó“. Câu này đã chỉ rõ những người thuộc loại “Pergamos” là đang sinh sống ở Trung Quốc Đại Lục.

“An-ti-pa” (Antipas), bản ý là phản đối hết thảy, như vậy “nhân chứng trung thành trong những ngày An-ti-pa” chính là những đệ tử Đại Pháp bị cựu thế lực an bài bức hại đến chết trong đại hoạn nạn thời mạt kiếp, trong đó có những người từng là đệ tử Chúa Jesus. Đây chính là những linh hồn được nhắc tới trong tiết 9 chương 6 «Khải Huyền»: “Khi Chiên Con mở ấn thứ năm, tôi thấy dưới bàn thờ có các linh hồn của những người đã bị giết vì Đạo của Đức Chúa Trời và vì lời chứng mà họ giữ vững“.

Đối với “Pergamos”, Chúa Jesus có ba điều trách như sau:

(1) “Thế nhưng các ngươi vẫn giữ vững danh Ta và không chối bỏ đức tin nơi Ta, ngay cả trong ngày An-ti-pa, nhân chứng trung thành của Ta bị giết giữa các ngươi, tức nơi Sa-tan ở“. Câu này thoạt nghe thì như lời tán dương, nhưng thực ra đây là Chúa Jesus trách những tín đồ Cơ Đốc nhìn đệ tử Đại Pháp bị ĐCSTQ bức hại đến chết mà vẫn dửng dưng, lại còn kiên thủ danh Chúa Jesus, mà không chịu đi tìm Cứu Thế Chủ chân chính.

(2) “Nhưng có vài điều Ta trách ngươi, ấy là một số người ở đó còn giữ sự dạy dỗ của Ba-la-am, kẻ đã bày cho Ba-lác đặt cớ vấp ngã trước mặt các con cái I-sơ-ra-ên, dụ dỗ họ ăn của cúng thần tượng và phạm tội gian dâm“. “Ba-la-am” (Balaam) là một nhà tiên tri trong Cựu Ước, ở bề mặt ông ta làm theo lời khải thị của Chúa, nhưng thực ra ông ta đã nhận chỉ dẫn của ma quỷ và giúp kẻ thù của người Israel để hại người Israel. Ở đây, «Khải Huyền» dùng “Balaam” để ám chỉ “giáo hội tam tự” do ĐCSTQ thống trị. “Giáo hội tam tự” chính là “Balaam”, nó giương lên chiêu bài độc lập, nhưng thực chất là câu kết với đại hồng long ĐCSTQ, tức ác quỷ Sa-tăng để hại tín đồ, và dẫn tín đồ hướng về ác quỷ Sa-tăng tại vương quốc ma quỷ Trung Quốc. Nó kỳ thực là chiếu theo chỉ dẫn của ma quỷ ĐCSTQ mà hành sự, chứ không dẫn tín đồ Cơ Đốc hướng về Cứu Thế Chủ.

(3) “Tương tự, ngươi cũng có những người giữ theo sự dạy dỗ của những kẻ theo Ni-cô-la“. Tại vương quốc ma quỷ Trung Quốc, “những kẻ theo Ni-cô-la” chính là những mục sư của “giáo hội tam tự”. Những mục sư này tại hành vi thì giống như “Ephesus”, nhưng thực chất là mê hoặc tín đồ, mượn danh Chúa Jesus để dẫn tín đồ hướng về ác quỷ Sa-tăng.

Vậy hãy ăn năn“, đây là lời cảnh cáo của Chúa Jesus đối với những kẻ phục tùng “Ba-la-am” và “những người giữ theo sự dạy dỗ của những kẻ theo Ni-cô-la”.

Tại thư gửi hội thánh Pergamos trong «Khải Huyền», Chúa Jesus đã nói rõ rằng “Ai có tai hãy nghe“.

Ghi chú: Để hiểu được “Thư gửi bảy hội thánh” cũng như toàn bộ nội dung «Khải Huyền», mời quý độc giả đọc loạt bài Chính giải «Thánh Kinh•Khải Huyền».

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2011/5/29/74204.html

The post Chính giải khải thị từ «Khải Huyền» (4): Thư gửi hội thánh Pergamos first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Chính giải khải thị từ «Khải Huyền» (3): Thư gửi hội thánh Smyrnahttps://chanhkien.org/2011/09/chinh-giai-khai-thi-tu-khai-huyen-3-thu-gui-hoi-thanh-smyrna.htmlMon, 12 Sep 2011 13:26:02 +0000https://chanhkien.org/?p=16035Từ tiết 8 đến tiết 11 chương 2 «Khải Huyền» nói về chỉ dẫn của Chúa Jesus trong thư gửi hội thánh Smyrna.

The post Chính giải khải thị từ «Khải Huyền» (3): Thư gửi hội thánh Smyrna first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Bạch Ca

[Chanhkien.org] Từ tiết 8 đến tiết 11 chương 2 «Khải Huyền» nói về chỉ dẫn của Chúa Jesus trong thư gửi hội thánh Smyrna.

2:08 “Hãy viết cho thiên sứ của Hội Thánh Si-miệc-na: Đấng Đầu Tiên và Đấng Cuối Cùng, Đấng đã chết và đã sống lại, phán thế này:”

2:09 “‘Ta biết cơn hoạn nạn và cảnh nghèo khó của ngươi, mặc dù ngươi giàu có. Ta cũng biết lời vu khống của những kẻ tự xưng là người Do-thái, mà kỳ thật không phải, nhưng chúng là những kẻ thuộc về hội đường của Sa-tan”.

2:10 “Đừng sợ mọi gian khổ các ngươi sắp chịu. Kìa, Ác Quỷ sắp quăng một vài người trong các ngươi vào tù để thử các ngươi, và các ngươi sẽ chịu hoạn nạn trong mười ngày. Hãy trung tín cho đến chết, rồi Ta sẽ ban cho ngươi mão của sự sống.'”

2:11 “Ai có tai hãy nghe những gì Đức Thánh Linh phán với các hội thánh. Người nào thắng sẽ không bị sự chết thứ hai làm hại.”

Si-miệc-na (Smyrna) được xưng là thành phố “chết đi sống lại”, bởi vậy Chúa Jesus mới dùng “Smyrna” để ám chỉ những học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc bị Sa-tăng đại hồng long (con rồng đỏ Trung Cộng) đưa vào “lớp chuyển hóa” để tiến hành bức hại. Những học viên Pháp Luân Công này phải trải qua khảo nghiệm giống như “chết đi sống lại” vậy. Trong số các học viên Pháp Luân Công này, có một bộ phận từng là đồ đệ của Chúa Jesus năm xưa, nay chuyển sinh đến Trung Quốc để trở thành đệ tử Đại Pháp.

Để bức hại các học viên Pháp Luân Công không cấu thành điều kiện kết án, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã dùng hình thức “lớp chuyển hóa” với mưu đồ cưỡng chế đệ tử Đại Pháp từ bỏ tín ngưỡng. “Lớp chuyển hóa” không có cùng hình thức với giam ngục, nhưng những đệ tử Đại Pháp bị đưa vào “lớp chuyển hóa” cũng chịu bức hại giống các đệ tử bị giam ngục, đó là bị tước đoạt hết tất cả tự do thân thể. (thông tin chi tiết về “lớp chuyển hóa” xin xem tại trang Minh Huệ Net). Những đệ tử Đại Pháp nào bị đưa vào “lớp chuyển hóa” phải kinh qua khảo nghiệm sinh-tử, phải có thể vứt bỏ sinh-tử, mới có thể điềm nhiên bước ra khỏi “lớp chuyển hóa”, cũng giống thành phố Smyrna vậy.

Tiết 9 chương 2 «Khải Huyền» viết: “Ta cũng biết lời vu khống của những kẻ tự xưng là người Do-thái, mà kỳ thật không phải, nhưng chúng là những kẻ thuộc về hội đường của Sa-tan“. Những kẻ tự xưng là “người Do Thái” này chỉ những người bán rẻ đồng tu, giúp đỡ tà ác trong “lớp chuyển hóa”. Những người này ở bề mặt tự xưng là đệ tử Đại Pháp, thậm chí có thời kỳ còn biểu hiện là đệ tử Đại Pháp rất kiên định, vì hồng truyền Đại Pháp mà làm rất nhiều công tác, nhưng kỳ thực họ là cùng một phe với ác quỷ Sa-tăng. Kể từ ngày 20/7/1999 khi đại hoạn nạn bức hại Thánh đồ bắt đầu, xác thực là xuất hiện một số “người Do Thái” này, thế nhưng Cứu Thế Chủ từ bi hồng đại muốn cứu độ hết thảy chúng sinh, do đó chỉ cần những “người Do Thái” này có thể thanh tỉnh ra, vãn hồi tổn thất gây ra cho Đại Pháp trong quá khứ, thì Cứu Thế Chủ vẫn cứu độ họ.

Tiết 10 chương 2 «Khải Huyền» nói rằng những đệ tử Đại Pháp bị đưa vào “lớp chuyển hóa” chỉ cần làm được “không sợ”, thì thời gian bức hại chỉ có “mười ngày” thôi. Sau mười ngày, họ tất nhiên sẽ được thả ra, thế nhưng điều kiện cần là phải “không sợ” (Fear none of those things), và niềm tin đi theo Cứu Thế Chủ phải là “trung tín cho đến chết” (faithful unto death). “Trung tín” là đức tin không lay động, kiên định đi theo Cứu Thế Chủ. Từ ngày 20/7/1999 cho đến nay, số đệ tử Đại Pháp “trung tín cho đến chết” có thể nói là đâu đâu cũng có.

Tại thư gửi hội thánh Smyrna trong «Khải Huyền», Chúa Jesus đã nói rõ rằng “Ai có tai hãy nghe“.

Ghi chú: Để hiểu được “Thư gửi bảy hội thánh” cũng như toàn bộ nội dung «Khải Huyền», mời quý độc giả đọc loạt bài Chính giải «Thánh Kinh•Khải Huyền».

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2011/5/17/74203.html

The post Chính giải khải thị từ «Khải Huyền» (3): Thư gửi hội thánh Smyrna first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Chính giải khải thị từ «Khải Huyền» (2): Thư gửi hội thánh Ephesushttps://chanhkien.org/2011/09/chinh-giai-khai-thi-tu-khai-huyen-2-thu-gui-hoi-thanh-ephesus.htmlSun, 11 Sep 2011 07:34:41 +0000https://chanhkien.org/?p=16032Từ tiết 1 đến tiết 7 chương 2 «Khải Huyền» nói về chỉ dẫn của Chúa Jesus trong thư gửi hội thánh Ephesus.

The post Chính giải khải thị từ «Khải Huyền» (2): Thư gửi hội thánh Ephesus first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Bạch Ca

[Chanhkien.org] Từ tiết 1 đến tiết 7 chương 2 «Khải Huyền» nói về chỉ dẫn của Chúa Jesus trong thư gửi hội thánh Ephesus.

2:01 “Hãy viết cho thiên sứ của Hội Thánh Ê-phê-sô: Đấng cầm trong tay phải bảy ngôi sao, Đấng đi giữa bảy cây đèn bằng vàng, phán thế này:”

2:02 “‘Ta biết các công việc của ngươi, sự khó nhọc của ngươi, và sự chịu đựng của ngươi. Ta biết ngươi không thể dung túng những kẻ gian tà; ngươi đã thử những kẻ tự xưng là sứ đồ, mà kỳ thật không phải là sứ đồ, và ngươi đã nhận ra chúng là những kẻ lừa dối”.

2:03 “Ngươi đã kiên trì chịu đựng và chịu khổ vì danh Ta, và không nản lòng thối chí”.

2:04 “Nhưng Ta có điều này trách ngươi, ấy là ngươi đã bỏ tình yêu ban đầu”.

2:05 “Vậy hãy nhớ lại, xem ngươi đã sa ngã từ đâu, hãy ăn năn, và làm lại những việc ngươi đã làm lúc ban đầu. Nếu không, Ta sẽ đến với ngươi và cất cây đèn của ngươi khỏi chỗ của nó, trừ phi ngươi ăn năn”.

2:06 “Nhưng ngươi có được điều này, đó là ngươi ghét những việc của những kẻ theo Ni-cô-la, là những kẻ Ta cũng ghét.'”

2:07 “Ai có tai hãy nghe những gì Đức Thánh Linh phán với các hội thánh. Người nào thắng, Ta sẽ cho ăn trái của cây sự sống trong vườn vĩnh phước của Đức Chúa Trời”.

Ê-phê-sô (Ephesus) là thành phố lớn nhất tại Tiểu Á thời cổ đại, có danh xưng là “thành phố của miếu thờ”. Bởi vậy từ bề ngoài mà xét, “Ephesus” có thể được coi là đại biểu của miếu thờ trong thiên hạ. Do đó, «Khải Huyền» mới dùng “Ephesus” để đại biểu những người “tin Chúa Jesus”. Họ gian khổ, khó nhọc, nhẫn nại trong hành vi, tức mang đặc trưng điển hình của tín đồ Cơ Đốc giáo; ngoài miệng và trong tâm họ cũng đều ghét những việc của kẻ theo đảng Ni-cô-la (Nicolaitanes), thậm chí đã thử những kẻ tự xưng là sứ đồ mà kỳ thực là không phải. Bởi vậy, từ bề ngoài mà xét, họ có đặc trưng của tín đồ Cơ Đốc, thậm chí những người “Ephesus” còn tự xưng là đại biểu của người “tin Chúa Jesus”.

Tiết 2, 3, 4, 5 «Khải Huyền» tiến thêm một bước, nói rõ đạo lý này: Loại người “Ephesus” kỳ thực là nguy hiểm nhất. Bởi vì người “Ephesus” nói năng và hành vi như tín đồ chân chính, lại vì truyền bá danh Chúa Jesus mà chịu nhiều khổ nạn, nhưng trên thực tế, trong con mắt của Thần thì họ có thể đang làm việc phá hoại, và mặc dù mọi người đều không biết, đây là nguy hiểm nhất. Bởi vì Thần chỉ xét nhân tâm, hoàn toàn không xem ai đó tại thế gian đang “vì Chúa Jesus mà làm không ít việc”. Người “Ephesus” cho dù có mặt khắp mọi ngóc ngách địa cầu, đầy khắp nhà thờ Cơ Đốc, đem danh Chúa Jesus truyền bá khắp nơi, nhưng nếu đánh mất niềm tin ban đầu khi đi theo Chúa Jesus, thì người như thế này không phải đệ tử Chúa Jesus, không phải thực sự tin Chúa Jesus, mà là kẻ ác, cũng cùng hội với người đảng Ni-cô-la.

“Tình yêu ban đầu” (first love) chính là niềm tin ban đầu, vì sao đi theo Chúa Jesus. “Tình yêu” ở đây là tình yêu với Cứu Thế Chủ, chứ không phải tình yêu với Chúa Jesus, càng không phải tình yêu thế tục giữa những tín đồ Cơ Đốc với nhau. Bởi vì ban đầu họ tin Chúa Jesus là vì cho rằng Chúa Jesus là Chúa Cứu Thế tới cứu họ, do đó mới yêu Chúa Jesus, tin Chúa Jesus; nói cách khác, “tình yêu ban đầu” là niềm tin kiên định đi theo Cứu Thế Chủ.

Ngươi ghét những việc của những kẻ theo Ni-cô-la, là những kẻ Ta cũng ghét“. Kỳ vọng của Chúa Jesus đối với “Ephesus”, chính là hy vọng những nhân viên thần chức này có thể dẫn dắt tín đồ hướng về Cứu Thế Chủ, chứ không phải thành người của đảng Ni-cô-la.

Vậy hãy nhớ lại, xem ngươi đã sa ngã từ đâu, hãy ăn năn, và làm lại những việc ngươi đã làm lúc ban đầu“. Đây là nói hãy biết mình biến thành xấu là vì rớt từ thiên thượng xuống, phải tới nhân gian để chuộc tội, đi tìm Cứu Thế Chủ, như vậy mới có thể được cứu độ và trở về thiên thượng, do đó mới cần ăn năn. Người chiếu theo khải thị của Chúa Jesus mà làm mới là người thực sự tin Chúa Jesus, chứ không phải hàng ngày gọi Chúa Jesus, góp tiền, lễ bái mới là tin Chúa Jesus. “Việc ngươi đã làm lúc ban đầu” ở đây là gì? Khi mới bắt đầu theo Chúa Jesus, người ta không phải theo danh Chúa Jesus, mà là theo Cứu Thế Chủ, do đó “việc ngươi đã làm lúc ban đầu” chính là loại bỏ chấp trước vào danh Chúa Jesus mà đi tìm Cứu Thế Chủ chân chính.

«Khải Huyền» đã mượn “những kẻ theo Ni-cô-la” để ám chỉ về những kẻ nhọc công truyền bá danh Chúa Jesus, mà đánh mất tình yêu ban đầu, đây gọi là “những kẻ theo Ni-cô-la”. Nghĩa là trong thế giới ngày nay, những nhân viên thần chức Cơ Đốc chỉ chấp trước vào danh Chúa Jesus mà làm ngơ trước đại hoạn nạn bức hại Thánh đồ trước mắt, không nhìn thấy Cứu Thế Chủ Thành Tín Chân Thật, ‘vạn vương chi Vương, vạn chủ chi Chủ’, Đạo của Thần đã tới rồi. Họ không tin khải thị của Chúa Jesus, đã bỏ tình yêu ban đầu, không đi tìm Cứu Thế Chủ, lại còn không hối cải, đây chính là “những kẻ theo Ni-cô-la”.

“Người nào thắng” tức là những ai có thể vượt qua kiểm nghiệm to lớn trong đại hoạn nạn đối với từng cá nhân tại thế gian.

Tại thư gửi hội thánh Ephesus trong «Khải Huyền», Chúa Jesus đã nói rõ rằng “Ai có tai hãy nghe“.

Ghi chú: Để hiểu được “Thư gửi bảy hội thánh” cũng như toàn bộ nội dung «Khải Huyền», mời quý độc giả đọc loạt bài Chính giải «Thánh Kinh•Khải Huyền».

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2011/5/15/74201.html

The post Chính giải khải thị từ «Khải Huyền» (2): Thư gửi hội thánh Ephesus first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Chính giải khải thị từ «Khải Huyền» (1): Thư gửi bảy hội thánhhttps://chanhkien.org/2011/09/chinh-giai-khai-thi-tu-khai-huyen-1-thu-gui-bay-hoi-thanh.htmlSat, 10 Sep 2011 16:22:27 +0000https://chanhkien.org/?p=16028Trong lịch sử xưa nay, tín đồ Cơ Đốc vẫn coi thư gửi bảy hội thánh đề cập trong «Khải Huyền» là lời tiên tri của Chúa đối với diễn biến của Cơ Đốc giáo qua các thời đại, kỳ thực đây là hiểu sai mà thành.

The post Chính giải khải thị từ «Khải Huyền» (1): Thư gửi bảy hội thánh first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Bạch Ca

Đảo Patmos và vị trí “bảy hội thánh” vùng Tiểu Á trong Khải Huyền.

[Chanhkien.org] Trong lịch sử xưa nay, tín đồ Cơ Đốc vẫn coi thư gửi bảy hội thánh đề cập trong «Khải Huyền» là lời tiên tri của Chúa đối với diễn biến của Cơ Đốc giáo qua các thời đại, kỳ thực đây là hiểu sai mà thành. Bởi vì «Khải Huyền» là khải thị cho nhân loại về các sự việc sẽ phải đối mặt, với nội dung là đại hoạn nạn rợp trời dậy đất để thực hiện cái gọi là “kiểm nghiệm” Thánh đồ. Như vậy, nội dung từ chương 1 đến chương 3 cũng nhất định phải có quan hệ với đại hoạn nạn này, và cũng phải mang tính toàn thế giới. Việc hạn định nội dung từ chương 1 đến chương 3 chỉ trong phạm trù diễn biến của giáo hội Cơ Đốc giáo trong lịch sử kỳ thực là báng bổ trí tuệ của Chúa Jesus.

Từ chương 1 đến chương 3 của «Khải Huyền», so với các chương còn lại, thì nội dung khải thị cũng có bất đồng. Nếu như nói từ chương 4 «Khải Huyền» trở đi, nội dung là về đại hoạn nạn khắp thiên hạ hình thành, mở đầu và kết thúc như thế nào, thì nội dung từ chương 1 đến chương 3 chính là chỉ dẫn thế nhân phải vượt qua đại hoạn nạn mang tính “kiểm nghiệm” này như thế nào. Cũng là nói rằng nội dung ba chương đầu «Khải Huyền» thực ra không nằm trong quyển sách với bảy phong ấn, không phải “sự việc tất thành” mà Thánh John nhìn thấy trên thiên giới, mà kỳ thực là Chúa Jesus với trí tuệ của mình đã nhìn thấy vào thời mạt kiếp, thế nhân và tín đồ bị mê hoặc trong đại hoạn nạn, bởi vậy mới lưu lại khải thị trong “thư gửi bảy hội thánh”. Đây thực ra là Chúa Jesus giúp thế nhân và tín đồ phá trừ chướng ngại và mê hoặc, rằng trong đại hoạn nạn phô thiên cái địa mang tính “kiểm nghiệm” này, phải mau tìm tới Cứu Thế Chủ để được cứu rỗi.

Trong đại hoạn nạn tối hậu thời mạt thế này, trong phép thử liên quan đến từng cá nhân này, nếu như người đời có thể tham chiếu khải thị của Chúa Jesus trong thư gửi bảy hội thánh, và có thể thực sự tin vào chỉ dẫn của Chúa Jesus, thì mới tìm được Cứu Thế Chủ chân chính. Đây chính là hàm nghĩa thư gửi bảy hội thánh mà Chúa Jesus đã mạc khải thông qua Thánh John sứ đồ.

Tiết 11 chương 1 «Khải Huyền» viết: “Hãy viết những gì ngươi thấy vào một cuốn sách, rồi gửi cho bảy hội thánh tại Ê-phê-sô, Si-miệc-na, Pẹc-ga-mum, Thy-a-ti-ra, Sạt-đe, Phi-la-đen-phia, và Lao-đi-xê“. Chúa Jesus đã dùng bảy hội thánh này để đại biểu cho bảy chỉ dẫn lớn trong đại hoạn nạn.

Tiết 12, 13, 16 chương 1 «Khải Huyền» viết: “Tôi quay lại để xem tiếng của ai đã nói với tôi; vừa quay lại, tôi thấy bảy cây đèn bằng vàng, ở giữa các cây đèn ấy có ai trông giống như Con Người, mình mặc áo choàng dài tới chân, ngang ngực có thắt đai bằng vàng“. “Ngài cầm bảy ngôi sao trong tay phải; từ miệng Ngài thoát ra một thanh gươm hai lưỡi sắc bén, và mặt Ngài như mặt trời lúc đang nắng chói“. Tiết 20 chương 1 cũng viết: “Đây là huyền nhiệm của bảy ngôi sao ngươi thấy trong tay phải Ta và của bảy cây đèn bằng vàng: bảy ngôi sao là bảy thiên sứ của bảy hội thánh, còn bảy cây đèn là bảy hội thánh“. Chúa Jesus là đến để trải đường cho Cứu Thế Chủ chân chính, đồng thời vào 2.000 năm trước, những người đi theo Chúa Jesus cũng là lưu lại tham chiếu về Thánh đồ đi theo Cứu Thế Chủ ngày nay. Chúa Jesus cũng giống như “sao Mai sáng láng” chiếu đường cho thế nhân tìm đến Cứu Thế Chủ, và những người đi theo Chúa Jesus cũng giống như những ngôi sao rọi đường cho thế nhân, bởi vậy «Khải Huyền» mới nói Chúa Jesus cầm “bảy ngôi sao” trong tay phải, và gọi những người theo Chúa Jesus là “thiên sứ”. Vì các thiên sứ đã theo Chúa Jesus lưu lại bảy loại tình cảnh làm tham chiếu lịch sử, nên cũng giống “bảy ngôi sao” chiếu đường cho thế nhân. Mỗi loại tình cảnh kèm theo một loại tín đồ khác nhau, nên mới gọi là “bảy cây đèn”, “bảy hội thánh”. Vì thư gửi bảy hội thánh kỳ thực là Chúa Jesus chỉ dẫn cho thế nhân phải tìm đến Cứu Thế Chủ trong đại hoạn nạn như thế nào, nên «Khải Huyền» mới nói: “Ai có tai hãy nghe“.

Ghi chú: Để hiểu được “Thư gửi bảy hội thánh” cũng như toàn bộ nội dung «Khải Huyền», mời quý độc giả đọc loạt bài Chính giải «Thánh Kinh•Khải Huyền».

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2011/5/14/74200.html

The post Chính giải khải thị từ «Khải Huyền» (1): Thư gửi bảy hội thánh first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>