câu chuyện thầy trò Nhật Bản | Tag | Chánh Kiến Nethttps://chanhkien.orgChánh KiếnThu, 24 Apr 2025 07:00:24 +0000en-UShourly1Những câu chuyện thú vị giữa thầy và trò của nhà giáo dục người Nhật Bản (5): Lần đầu làm thầy giáo mà thua học sinhhttps://chanhkien.org/2025/01/nhung-cau-chuyen-thu-vi-giua-thay-va-tro-cua-nha-giao-duc-nguoi-nhat-ban-5-lan-dau-lam-thay-giao-ma-thua-hoc-sinh.htmlMon, 06 Jan 2025 02:46:50 +0000https://chanhkien.org/?p=35782Tác giả: Lưu Như [ChanhKien.org] Tôi nhớ có một người bạn, hằng ngày cô ấy luôn về nhà muộn vì bận việc của công ty. Có một hôm đứa con gái học cấp hai của cô trách mắng mẹ mình như điên, còn nói giống như kẻ thù: “Tôi nói cho bà biết, đợi khi […]

The post Những câu chuyện thú vị giữa thầy và trò của nhà giáo dục người Nhật Bản (5): Lần đầu làm thầy giáo mà thua học sinh first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Lưu Như

[ChanhKien.org]

Tôi nhớ có một người bạn, hằng ngày cô ấy luôn về nhà muộn vì bận việc của công ty. Có một hôm đứa con gái học cấp hai của cô trách mắng mẹ mình như điên, còn nói giống như kẻ thù: “Tôi nói cho bà biết, đợi khi bà già rồi, sinh bệnh nằm viện, tôi cũng sẽ không trông nom bà, để bà nếm thử cái gì gọi là cô đơn”. Người bạn của tôi nghe xong, tim như bị dao cắt, không thể hiểu nổi vì sao mình vất vả khổ cực nuôi dạy con, vì để gây dựng tương lai cho con còn gửi con vào trường tư thục, không ngại tốn tiền, vậy mà con cái lại bất hiếu như vậy.

Lúc đó, mặc dù tôi hiểu rõ con của cô ấy bởi vì quá cô đơn, nhưng vẫn không lý giải được hành vi cực đoan của đứa trẻ. Thế nhưng, qua một câu chuyện mà thầy Yoshioka kể lại đã khiến tôi tỉnh ngộ ra.

Một sự việc trong quá khứ khi mới bắt đầu làm thầy giáo

Đó là một sự việc xảy ra không lâu sau khi Yoshioka Tasuku vừa mới trở thành thầy giáo. Ông ấy nói bản thân đảm nhận dạy học gần 50 năm, rất nhiều kinh nghiệm tích lũy được đều là công lao của những đứa trẻ, ông ấy vô cùng cảm kích đối với những đứa trẻ: “Trong cuộc đời dạy học, tôi thường nhờ những đứa trẻ mà hiểu ra rất nhiều đạo lý, tôi đã trưởng thành lên cùng với những đứa trẻ”. Ông ấy đặc biệt không thể quên được một câu chuyện mà bản thân ông gặp phải hồi mới làm thầy giáo.

Khi đó, ông ấy đang dạy cho các em ở trên lớp, có một em bỗng nhiên khóc nức nở, cho dù khuyên giải thế nào, vẫn cứ khóc không nín, khi đó thầy Yoshioka lại không có nhiều kinh nghiệm tiếp xúc với trẻ, nhất thời vì nôn nóng không kiềm chế được bản thân, mất kiên nhẫn, đã tức giận lên tiếng dạy bảo: “Không được khóc nữa, khóc như vậy, thì thầy không dạy được!”

Nhưng không có tác dụng, đứa trẻ vẫn cứ khóc mãi không nín, thầy giáo lại nói theo kiểu giáo huấn: “Em khóc như vậy, rất khó coi”. Thế nhưng câu nói này cũng không có tác dụng, cuối cùng thầy giáo không có cách nào, nên đã quát rất lớn: “Không phải khóc, mau nói xem vì sao em khóc”. Câu này cũng không có tác dụng, cô bé lại càng khóc to hơn, lần này thầy Yoshioka đã chịu thua, ông ấy nghĩ, nếu như đứa trẻ thực sự có thể bình tĩnh được, ngoan ngoãn nói rõ lý do, thì cũng sẽ không khóc nữa, đây chẳng phải là điều hiển nhiên sao? Do đó, thầy giáo cũng chỉ có thể bất lực mà than thở, không nghĩ ra được bất cứ biện pháp nào.

Chính trong lúc thầy giáo bó tay hết cách, đột nhiên, có một em đứng dậy, chạy đến bên cạnh em đang khóc thút thít, úp mặt mình gần như áp sát vào mặt đứa bé kia, nhẹ nhàng an ủi: “Hãy khóc đi.”

Chính ở trong khoảnh khắc này, thầy Yoshioka bị xúc động sâu sắc, ở thời khắc này, đứa trẻ này còn hiểu được lòng của đứa trẻ đang khóc hơn cả chính mình. Khi đang đau lòng, không cần phải quá nhiều lời nói, mà chỉ cần một câu an ủi và thấu hiểu từ người khác, cũng đủ để có được sự an ủi vỗ về tốt nhất rồi. Đứa trẻ này, không hề nói cái gì như “không được khóc”, “rất khó coi”, “bạn vì sao phải khóc”, v.v., lời nói như người trên bảo người dưới, mà chỉ đứng bên cạnh người đang khóc, thể hiện sự thấu hiểu, đồng cảm và an ủi mà thôi, chính là giải quyết vấn đề như vậy. Hiển nhiên, thầy giáo đã thua tấm lòng ngây thơ và thiện lương của đứa trẻ, thua mà tâm phục khẩu phục.

Thầy Yoshioka nói, từ đó về sau, thầy ấy suy ngẫm sâu sắc xem làm như thế nào để trở thành nhà giáo dục chân chính. Thầy giáo và cha mẹ, có thực sự chỉ là thân phận ở vị trí cao mà dạy dỗ người khác không? Còn trẻ em thì có phải chỉ là người tiếp thụ giáo dục không? Dường như không phải vậy, do đó thầy ấy bắt đầu hiểu ra, hàm nghĩa chân chính của việc dạy và học cùng tiến bộ, làm thầy vì sao bản thân phải ôm giữ tâm thái khiêm tốn. Các loại phiền phức mà các trẻ tạo ra cho chúng ta, đều có nguyên nhân và giá trị của sự phát sinh của nó, người lớn chúng ta, cũng có thể từ phía trẻ em mà học được rất nhiều thứ đã đánh mất, người trưởng thành vì hư vinh và giữ thể diện mà đã trở lên phức tạp, mất đi cái tâm thủa đầu, thế nhưng trẻ con, lại có thể liên tục nhắc nhở chúng ta, quay trở về bản tính thiện lương của con người.

Đằng sau của “bất hiếu” là tấm lòng ngây thơ trong sáng đáng quý của trẻ

Vậy thì, câu chuyện này của thầy giáo có quan hệ gì với việc giải quyết vấn đề của bạn tôi không? Trước khi trả lời vấn đề này, trước tiên nói một chút về cách nghĩ trước đây của tôi.

Trước kia, tôi cứ nghĩ mãi mà không hiểu rõ, tại sao trẻ em ngày nay vì mẹ chúng không thể hết giờ làm việc là về nhà sớm mà thể hiện ra sự phản kháng mạnh mẽ như vậy, ở thế hệ của chúng tôi, cũng không phải tôi không có cảm thụ rằng cần bố mẹ, nhưng bố mẹ cũng thường không thể đi cùng tôi, thế nhưng cuối cùng tôi có thể hiểu ra đó không phải là cố ý bỏ bê con cái, và tuyệt đối không dám nói năng với thái độ như vậy. Đọc xong câu chuyện của thầy Yoshioka, tôi bắt đầu xem xét lại bản thân, có lẽ tôi vẫn còn rất nhiều điều thiếu sót, có lẽ chúng ta chưa thực sự thấu hiểu trẻ em ngày nay, vẫn chưa dành đủ cho chúng sự ấm áp.

Tôi nhớ cách đây rất lâu, mẹ chồng tôi vì bị ung thư vú mà phải làm phẫu thuật, biểu hiện của bố chồng tôi khiến tôi rất kinh ngạc, mặc dù mấy người con thương bố tuổi già, phục vụ người bệnh rất vất vả, khuyên ông về nhà, con cái thay nhau chăm sóc mẹ là được rồi. Thế nhưng bố chồng tôi không đồng ý, ông nói, người mà mẹ của các con cần nhất là ông bạn già này, là bố ở đây với bà ấy.

Câu nói này, đến hôm nay tôi vẫn không thể quên, là phụ nữ, có lẽ đây chính là hạnh phúc lớn nhất, vì thế tôi vẫn luôn rất ngưỡng mộ mẹ chồng tôi. Vậy thì trẻ em, người quan trọng nhất là ai, không nghi ngờ gì nữa, chính là cha mẹ của mình.

Hiện nay những chương trình truyền hình quái đản rất phổ biến, khiến người ta không hề hay biết là mình đang trở thành diễn viên, còn rất nhập vai, mãi đến khi nói rõ sự thật, mới ngỡ ra là bị lừa, mục đích là để thử thách lòng thành thật của mọi người. Có một chương trình, nói riêng với người lớn và trẻ em rằng, họ có thể thực hiện một mong ước trong lòng của mình, đó là có thể lựa chọn người mà mình yêu thích nhất để cùng ăn một bữa cơm. Điều bất ngờ là, khi hỏi rất nhiều người lớn, bất luận nam hay nữ, đều trả lời rằng họ mong muốn một lần ăn cơm với người nổi tiếng, người giàu có hoặc thần tượng của họ, tuy nhiên tất cả những em nhỏ từ bậc tiểu học trở xuống, chỉ có một câu trả lời, đó là mong muốn ăn cơm cùng với cha mẹ.

Câu trả lời này, được cho là đã làm xúc động sâu sắc đến trái tim của người lớn, những bậc cha mẹ nghe được câu trả lời này của đứa trẻ, sẽ vừa cảm động vừa thấy xấu hổ, bị tấm lòng ngây thơ trong sáng của trẻ đánh thức thứ bản tính nhất của con người mà họ đã đánh mất trong khi bản thân bận rộn. Trong lòng của con trẻ, cha mẹ là người chúng yêu mến nhất. So với người lớn trẻ em còn trân quý gia đình hơn, trong đầu không có bất cứ thứ gì của vọng tưởng và danh lợi.

Làm thế nào hóa giải tảng băng trong lòng trẻ em

Hãy nghĩ về trẻ em ngày nay, chúng có thể có rất nhiều đồ chơi, quần áo cao cấp, người giàu thậm chí có thể thuê người giúp việc chăm sóc con mình, tuy nhiên hằng ngày ăn cơm nói chuyện cùng cha mẹ, đã trở thành việc vô cùng xa xỉ.

Người xưa có câu: Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân (điều mình không muốn thì cũng đừng làm với người khác). Người lớn chúng ta cũng không mạnh mẽ hơn trẻ con bao nhiêu, khi đối mặt với sự cô đơn, cũng cần sự quan tâm và được ở bên cạnh người thân như nhau. Giả như có một ngày, bản thân chúng ta gặp bất hạnh sinh bệnh phải vào bệnh viện, các con đều bởi vì quá bận, không có thời gian quan tâm, thế nhưng, các con cũng có thể là quản lý công ty, không thiếu tiền, nhưng rất bận rộn, họ cảm thấy, chỉ cần thuê người giúp việc phục vụ, thì tính là đã tận hết trách nhiệm và có hiếu rồi, không biết chúng ta lúc đó sẽ nghĩ như thế nào. Có lẽ, dù có nhiều bảo mẫu đi nữa, dù có chăm sóc cẩn thận chu đáo đi nữa, cũng không bằng bản thân con cái thường xuyên đến thăm hỏi mình, tự tay con cái gọt một quả táo, giặt một lần quần áo, cùng nói chuyện, đi bộ, để thấy được sự ấm áp.

Nghĩ như vậy, bản thân chúng ta đều cảm thấy vật chất và tiền bạc không phải là vạn năng, điều mà người ta cần nhất là sự quan tâm, được ở bên cạnh người thân, người ngoài không cách nào thay thế được, vậy thì yêu cầu được ở bên cạnh đối với bố mẹ của trẻ em, nếu lâu ngày không có được thì sẽ mất mát và đau lòng biết nhường nào, đặc biệt trẻ em ngày nay, anh chị em rất ít, cũng không ở cùng với bố mẹ, thiếu hụt sự giao tiếp với mọi người, thậm chí khát khao hằng ngày cùng ăn một bữa cơm với bố mẹ cũng đều là một điều rất xa xỉ, thời chúng ta ngày xưa, cả nhà cùng ăn cơm là điều đương nhiên, so ra thì trẻ em ngày nay, rõ ràng có phần cô đơn hơn. Sự phản kháng cực đoan của trẻ, tưởng chừng như bất hiếu, thực ra đó là một loại biểu hiện mạnh mẽ của sự yếu đuối cực độ, cô quạnh và khát khao sự ấm áp.

Cũng giống như thầy Yoshioka, chúng ta hãy khiêm tốn học hỏi tấm lòng ngây thơ thiện lương của trẻ em. Có lẽ khi đối mặt với sự phản kháng của con cái mình, không cần phải suy tính quá nhiều rằng liệu con cái có quá vô lý hay không, chỉ cần giống như đứa trẻ trong câu chuyện của thầy Yoshioka, có thể an ủi người khác, hãy dành cho con bạn một lời an ủi và cái ôm nhẹ nhàng, buông xuống cái lòng tự trọng của cha mẹ, nói một câu: “Con à, mẹ xin lỗi đã để con chịu khổ rồi, con đã luôn một mình đợi mẹ về nhà.” Tôi tin rằng con cái nhờ sự thấu hiểu của cha mẹ mà tan chảy cái tảng băng vì yêu thương mà sinh ra hận thù.

Hãy sắp xếp thời gian để bố mẹ và con cái ăn cơm cùng nhau mỗi tuần một lần, đó cũng là một lựa chọn đúng đắn nên làm.

Có người phân tích chữ Hán, nói rằng kết cấu của chữ “忙” (bận), gồm một bộ “心” (tâm) và thêm chữ “亡” (vong), thể hiện nội hàm: Một người luôn rất bận rộn, sẽ mất đi nhân tâm, hủy diệt nhân tâm, đúng là một lời hay cảnh báo thế nhân.

Dịch từ:https://big5.zhengjian.org/node/238907

The post Những câu chuyện thú vị giữa thầy và trò của nhà giáo dục người Nhật Bản (5): Lần đầu làm thầy giáo mà thua học sinh first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Những câu chuyện thú vị giữa thầy và trò của nhà giáo dục người Nhật Bản (4): Đi học quên mang đồ cũng có thu hoạch bất ngờhttps://chanhkien.org/2025/01/nhung-cau-chuyen-thu-vi-giua-thay-va-tro-cua-nha-giao-duc-nguoi-nhat-ban-4-di-hoc-quen-mang-do-cung-co-thu-hoach-bat-ngo.htmlFri, 03 Jan 2025 03:11:43 +0000https://chanhkien.org/?p=35726Tác giả: Lưu Như [ChanhKien.org] Khi đọc những câu chuyện mà thầy giáo Yoshioka kể lại, thì mỗi một câu chuyện đều sẽ khiến người lớn cảm thấy giống với cảm thụ của bản thân họ, sự tinh nghịch và thuần chân của trẻ nhỏ được khắc họa hết sức chân thực tự nhiên, sinh […]

The post Những câu chuyện thú vị giữa thầy và trò của nhà giáo dục người Nhật Bản (4): Đi học quên mang đồ cũng có thu hoạch bất ngờ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tác giả: Lưu Như

[ChanhKien.org]

Nguồn hình: Iwao Yoshiharu (1868-1940).Kanazawa University Archives Virtual Museum.

Khi đọc những câu chuyện mà thầy giáo Yoshioka kể lại, thì mỗi một câu chuyện đều sẽ khiến người lớn cảm thấy giống với cảm thụ của bản thân họ, sự tinh nghịch và thuần chân của trẻ nhỏ được khắc họa hết sức chân thực tự nhiên, sinh động và thú vị, như thể đứa trẻ trong câu chuyện chính là con cái của mình vậy. Hóa ra, có những thứ quý báu như vậy ở trẻ thơ nhưng đều bị chúng ta xem nhẹ và bỏ qua. Hóa ra, những phiền phức và thắc mắc khó giải trong mắt người lớn chúng ta, lại không nhất định đều là chuyện xấu.

Câu chuyện dưới đây kể về các loại biểu hiện của trẻ sau khi đến lớp mà quên mang cái gì đó. Để giải quyết tình cảnh khó khăn, những đứa trẻ tự mình hành động đưa ra giải pháp, “mỗi em đều thể hiện tài năng riêng”, đọc lên cũng cảm thấy thú vị và bất ngờ.

Quên mang đồ nhanh chóng báo với thầy giáo

Theo lý mà nói, khi người lớn bận rộn, sợ nhất là con cái tại cùng một sự việc mà liên tục gây thêm phiền phức cho mình, rất dễ tức giận, điều thường nhìn thấy nhất chính là chuyện đi học mỗi ngày, đặc biệt là trẻ em năm cuối cấp tiểu học dễ quên mang đồ học tập nhất, mặc dù hôm trước thầy cô đã dặn dò, cha mẹ hàng ngày cũng căn dặn, tuy nhiên vẫn không cách nào ngăn chặn được, sự việc tương tự vẫn xuất hiện lặp đi lặp lại, thử thách tính nhẫn nại của người lớn đến cực hạn. Rất khó tưởng tượng, khi đối mặt với học sinh mà liên tục mang thêm phiền phức tới cho mình như vậy, thì tâm thái của thầy Yoshioka sẽ như thế nào.

“Thưa thầy, em quên rồi”, ông ấy đã mở đầu như vậy ở trong câu chuyện này:

“Thưa thầy, em quên rồi”, đây là một câu nói mà các em sẽ đến báo với tôi mỗi khi quên mang vở bài tập, quên mang dụng cụ học tập, sách giáo khoa v.v. những thứ cần thiết cho học tập, hoặc giả quên việc mà thầy cô dặn dò.

Mỗi khi như vậy, cá tính khác nhau mà mỗi đứa trẻ có sẽ biểu hiện ra. Có em sẽ dùng giọng nói rất nhỏ để nói: “Em quên mang bài tập môn toán rồi”, nói xong, nhìn tôi chăm chú với ánh mắt vô cùng bất an và căng thẳng; có em thì nói: “Em quên mang vở ghi chép của môn khoa học tự nhiên rồi”, nói xong thì lập tức nước mắt giàn giụa. Có em thì ngược lại hoàn toàn, tính tình cởi mở, thẳng thắn, có thể dùng giọng nói rất to mà nói: “Thưa thầy, em lại quên mang bài tập về nhà rồi, thật là không ra làm sao, em luôn quên, làm sao có thể như vậy chứ”, nói thế để bản thân đánh trống lảng; còn có em quên mang thước eke nhưng chỉ nói một tiếng qua loa hời hợt, cũng không có chút dấu hiệu nào cho thấy em ấy sẽ xem xét lại bản thân. Đương nhiên, cũng sẽ có học sinh mà tuyệt đối sẽ không chủ động giải thích với tôi trước khi tôi phát hiện ra em ấy quên mang đồ học tập.

Câu chuyện này chính là bắt đầu như vậy, bằng phong cách viết hết sức nhẹ nhàng miêu tả các em học sinh khác nhau mà ông từng gặp trong công tác giảng dạy và quản lý hàng ngày, không có chút nào biểu lộ giọng điệu oán trách và dạy bảo muốn các em phải sửa đổi như thế nào, trong lời văn ngập tràn tình yêu thương ấm áp và ánh mắt lặng lẽ ngắm nhìn những đứa trẻ, ông cho rằng trẻ em mỗi đứa đều rất cá tính và vô cùng đáng yêu, mặc dù không nói câu nào, nhưng lại khiến người đọc thấy được sự thấu hiểu và quan tâm sâu sắc với những đứa trẻ. Chẳng trách người ta vẫn thường nói, văn là người.

Tiếp theo, tôi cho rằng sẽ làm như thế nào nhắm trực tiếp vào những vấn đề này mà tiến hành dạy bảo đối với những đứa trẻ, tuy nhiên, diễn biến của câu chuyện lần này lại rất bất ngờ.

Cậu bé Ken Kun quên mang màu vẽ nghĩ ra kế hay

Tiếp theo, câu chuyện trực tiếp kể về một cậu bé tên là Ken, ở Nhật Bản quen gọi những cậu bé hoặc hậu bối là “gì đó Kun”, do đó cậu bé này được gọi là Ken Kun, cậu ta cũng quên mang đồ học tập sau đó đến báo với thầy giáo: “Thưa thầy, em quên mang màu vẽ rồi ạ!”.

Thế nhưng thầy giáo lại phát hiện ra một hộp màu vẽ đặt ngay trên bàn của cậu ta. Do đó hỏi cậu ấy chuyện này là như thế nào? Cậu ấy gật gật đầu, nói với thầy giáo, “Đó là màu vẽ của Jirou Kun”, “Jirou Kun là ai?” Có thể nói thầy giáo không hiểu ra chuyện gì, trong lớp có thể không có em này.

Cậu bé Ken giải thích: “Là Jirou Kun ở lớp 2 khác, sáng hôm nay em đến trường khi lấy sách và vở ghi để lên bàn mới phát hiện đã quên mang màu vẽ, do vậy em nghĩ, chưa biết chừng hôm nay lớp khác có thể cũng có tiết học vẽ, em liền đi hỏi xung quanh, thấy quả thực có, một lớp 2 khác có tiết học vẽ, tiết học vẽ của Jirou Kun là tiết 2, của em là tiết 3, do đó, em hỏi bạn ấy cho em mượn màu vẽ, tiết học của bạn ấy vừa xong, em liền tranh thủ giờ giải lao đi mượn về”.

Cậu bé nói tới đây, thầy Yoshioka miêu tả giọng nói của cậu bé là “giọng điệu thoải mái tự nhiên”. Có vẻ như giải quyết những tình huống khó khăn nho nhỏ này chẳng đáng kể gì. Rất giống một đứa trẻ thông minh đáng yêu. Đồng thời lối viết thể hiện thái độ tán thưởng khen ngợi.

Tình cảnh khó khăn nảy sinh ra kế sách

Thầy Yoshioka nghe xong lời giải thích của cậu bé Ken đã viết ra một đoạn cảm xúc của mình: Thật bất ngờ, khi bản thân gặp phải phiền phức trẻ em có thể nghĩ mọi biện pháp, đôn đáo chạy xung quanh, phải kịp trước tiết học, tự mình động não, hoàn toàn dùng năng lực của bản thân để giải quyết vấn đề, thật khiến người ta cảm thấy vui vẻ yên tâm. Toàn bộ lòng cảm phục và ngưỡng mộ của thầy giáo đã được bộc lộ rất rõ ràng.

Thầy ấy vẫn nhắc nhở các em không được quên mang đồ, dĩ nhiên điều đó cũng rất quan trọng, tuy nhiên, cho dù có quên thì việc quên đó cũng có giá trị tích cực của nó, cho dù người lớn thấy tốt hay là xấu thì đều sẽ trở thành cuộc sống của bản thân đứa trẻ, đều sẽ có giá trị của nó. Thay vì liên tục oán trách trẻ, chi bằng hãy quan sát trẻ, xem sau khi quên thì chúng đối phó như thế nào, giải quyết như thế nào. Có lúc, để cho trẻ trải qua các loại bất tiện và phiền não, chúng sẽ học được rất nhiều thứ, thậm chí có thể phát hiện ra năng lực tiềm ẩn từ chính đứa trẻ khiến người ta kinh ngạc.

Có một số cha mẹ vì để con trẻ không bị thất bại, không muốn thêm phiền phức cho người khác, hoặc sợ con bị thầy giáo trách mắng, hoặc vì thế mà gặp bất tiện trong học tập, nên không dám để con phạm sai lầm, chuyện gì cũng bao biện ôm lấy mà làm, không cho phép xảy ra bất cứ phiền phức gì, ngược lại điều đó khiến cho năng lực giải quyết vấn đề bẩm sinh của trẻ bị tổn hại và tiêu mất, dưỡng thành tính cách bị động cả đời làm theo những gì được yêu cầu. Cũng chính là nói, có lúc, tình cảnh khó khăn và bất tiện sẽ trở thành cơ hội rèn luyện cho trẻ học cách một mình vượt qua các loại trở ngại trong cuộc sống.

Lấy đức thuyết phục người khác không cần dùng đến biện pháp

Trong câu chuyện này thầy Yoshioka đã nói rõ rằng, ông ấy thường xuyên nhắc nhở các em, nếu lên lớp mà quên mang bài tập về nhà thì nhất định phải báo với thầy, đừng có tự bản thân một mình lo lắng phiền não.

Từ trong câu chuyện chúng ta có thể phát hiện ra rằng, thầy giáo sẽ luôn đứng trên góc độ của trẻ em, quan sát các em, cho dù các em biểu hiện như thế nào, thì cũng mở rộng tấm lòng của mình bao dung các em, xưa nay chưa từng trách mắng nặng nề, chỉ âm thầm quan tâm và hiểu cho các em, điều này khiến cho mỗi đứa trẻ đều dám nói ra những lời trong lòng mình, gần như sẽ không cố tình che dấu, bởi vì chúng biết thầy giáo sẽ luôn lắng nghe những phiền muộn của chúng, chấp nhận những khuyết điểm và nỗ lực của chúng.

Người thầy có tấm lòng như vậy, tự nhiên sẽ phát hiện ra mặt tốt của học sinh. Tự nhiên sẽ mở ra được cánh cửa trong tâm hồn của học sinh. Không cần quát mắng nghiêm khắc, đã “chinh phục” được nhân tâm.

Đó được gọi là lấy đức thuyết phục người khác, không cần dùng đến biện pháp.

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/238906

The post Những câu chuyện thú vị giữa thầy và trò của nhà giáo dục người Nhật Bản (4): Đi học quên mang đồ cũng có thu hoạch bất ngờ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Những câu chuyện thú vị giữa thầy và trò của nhà giáo dục người Nhật Bản (3): Người trở thành chiếc loa phát thanhhttps://chanhkien.org/2024/12/nhung-cau-chuyen-thu-vi-giua-thay-va-tro-cua-nha-giao-duc-nguoi-nhat-ban-3-nguoi-tro-thanh-chiec-loa-phat-thanh.htmlWed, 11 Dec 2024 05:23:36 +0000https://chanhkien.org/?p=35226Tác giả: Lưu Như [ChanhKien.org] Nhà giáo dục trẻ em nổi tiếng người Nhật quá cố Yoshioka Tasuku đã để lại rất nhiều câu chuyện sinh động thú vị giữa thầy và trò trong cuộc đời giáo dục mấy chục năm của mình. Những câu chuyện đó đã giải khai những phiền não mà các […]

The post Những câu chuyện thú vị giữa thầy và trò của nhà giáo dục người Nhật Bản (3): Người trở thành chiếc loa phát thanh first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Lưu Như

[ChanhKien.org]

Nguồn hình: Chánh Kiến sưu tầm và thiết kế

Nhà giáo dục trẻ em nổi tiếng người Nhật quá cố Yoshioka Tasuku đã để lại rất nhiều câu chuyện sinh động thú vị giữa thầy và trò trong cuộc đời giáo dục mấy chục năm của mình. Những câu chuyện đó đã giải khai những phiền não mà các bậc cha mẹ gặp phải khi dạy dỗ con cái trong những cuộc nói chuyện vui vẻ, khiến người ta bỗng dưng tỉnh ngộ. Hãy để chúng ta cùng nhau chia sẻ.

Câu chuyện kể lần trước là câu chuyện hồi còn nhỏ của một cậu học sinh nhút nhát, bởi vì nhận được sự thấu hiểu và ủng hộ của thầy giáo mà sau khi lớn lên đã trở thành tác giả của những cuốn truyện tranh ở Hà Lan, vậy thì lần này chúng ta hãy xem câu chuyện về một nữ học sinh nhút nhát tới mức giọng nói nhỏ như tiếng kêu của côn trùng. Sự thay đổi kỳ diệu của cô bé chỉ vì nhờ “chiếc loa phóng thanh” đó của thầy Yoshioka khiến người ta không nhịn được cười.

Con gái chuyển trường, mẹ không ngừng lo lắng

Có lẽ đó là vì để an ủi cái tâm của các bậc cha mẹ trên toàn thế giới khi hễ chỉ cần nhìn thấy con cái mình quá “hèn yếu”, thì bất giác cảm thấy buồn bực bất an, hoặc giả là tâm lo nghĩ, lo lắng con cái vì thế mà bị cười nhạo, bị bạn học cùng lớp bắt nạt, bị thầy giáo ghét bỏ phê bình v.v., câu chuyện về cô bé hay thẹn thùng mắc cỡ mà thầy Yoshioka kể lần này, chính là bắt đầu từ nỗi lo của mẹ cô bé.

Căn cứ theo mô tả của câu chuyện, cô học trò này tên là Fuyumi, vào học kỳ thứ hai của lớp ba tiểu học, vừa mới khai giảng được mấy ngày, cô bé đã chuyển từ trường học khác vào lớp của thầy Yoshioka phụ trách.

Vào ngày hôm đó, mẹ của Fuyumi tìm đến thầy Yoshioka, bà cứ ngập ngừng ấp úng, nói với vẻ mặt đầy lo lắng: “Thưa thầy, là một vài chuyện liên quan tới đứa con nhà tôi, rất mong thầy có thể hiểu trước cho, không biết thầy…”, thầy giáo vừa nghe, liền hiểu rõ, động viên người mẹ không phải nghĩ ngợi, có điều gì lo lắng liên quan tới con gái thì cứ việc nói ra.

Người mẹ vừa nghe xong, thì sắc mặt bất an lập tức được thư giãn, nhanh chóng nói ra những lời trong tâm, “Thưa thầy, con bé nhà tôi, về phương diện học tập thì không cần quá lo lắng, nhưng giọng nói của cháu rất bé, ở nhà thì còn được, có thể nói to, thế nhưng một khi đến trường, thì giọng nói lại trở nên rất bé, đặc biệt là khi đứng một mình đọc bài trước mặt các bạn học cùng lớp, tưởng như là tiếng côn trùng đang kêu, ai cũng không nghe thấy”.

Thầy Yoshioka nhanh chóng an ủi bà đừng quá lo lắng, vốn dĩ trẻ em có đủ loại tính cách, mỗi đứa đều khác nhau, có đứa giọng to, có đứa giọng bé, hết sức bình thường, hơn nữa ở trong lớp này, có không ít đứa trẻ giọng đọc bài nhỏ, chứ không chỉ có một mình Fuyumi như vậy.

Sau khi nghe xong, người mẹ vô cùng cảm ơn sự cảm thông của thầy giáo, và nói với thầy giáo rằng vậy là tôi yên tâm rồi. Rõ ràng, thầy Yoshioka hiểu được từ trong lời nói của người mẹ rằng khả năng trước đây đã từng xảy ra sự việc gì đó không vui, thế nên quan tâm hỏi han, cháu Fuyumi bởi vì giọng nói nhỏ, đã từng xảy ra chuyện gì đó khiến cháu khó xử phải không?

Tới đây, thì người mẹ cuối cùng cũng kể ra toàn bộ câu chuyện: “Hồi năm lớp một, cháu bị thầy giáo nhắc nhở nhiều lần rằng giọng đọc bài quá nhỏ, các bạn học cũng cảm thấy con bé rất kỳ lạ, không thể nào hiểu được, con bé trở nên vô cùng chán nản, tuy nhiên đến năm lớp hai gặp được một người thầy như vậy, mỗi lần khi tới lượt Fuyumi đọc bài, thầy ấy đều sẽ nói với con bé, ‘Fuyumi à, giọng đọc bài của em quá nhỏ, các bạn có thể sẽ nghe không được, như vậy đi, thầy sẽ làm cái loa phóng thanh cho Fuyumi’, thầy giáo nói xong liền đứng bên cạnh Fuyumi, lớn tiếng đọc lại từng câu từng câu mà Fuyumi đọc, Fuyumi hết sức vui mừng, sau khi tôi biết cũng vô cùng phấn khởi, thực sự rất vui mừng…”

Câu chuyện kể tới đây, mọi người có thể chợt hiểu ra rằng người mẹ lo lắng sau khi chuyển trường, cô con gái lại lần nữa rơi vào tiêu trầm, lo sợ thầy giáo không thể hiểu được con gái mình, sẽ ghét bỏ và trách mắng cô bé, nên càng mong muốn thầy giáo mới có thể giống như vị thầy giáo trước kia có thể sẵn lòng trở thành chiếc loa phát thanh cho học trò, thiện tâm đối đãi với con mình. Như vậy, sự ngập ngừng ấp úng ban đầu của người mẹ, cuối cùng đã có đáp án rõ ràng.

Hiển nhiên người mẹ hiểu rất rõ, cái tâm của bậc làm cha mẹ đau lòng vì con cái, mặc dù đó là hợp lý hợp tình. Tuy nhiên đối với thầy giáo mà nói, thì đó quả thực quá mức, yêu cầu thầy giáo làm được trên cả bổn phận, thực sự là rất khó xử, nếu vượt quá mức độ thông thường, nói không chừng ngược lại còn bị thầy giáo can ngăn người mẹ rằng không thể cưng chiều con bé như vậy, phải nghĩ biện pháp thay đổi tật xấu của cô bé. Vậy thầy Yoshioka sẽ phản ứng như thế nào?

Thầy giáo trở thành chiếc loa phóng thanh công cộng

Trong câu chuyện mà thầy Yoshioka kể lại, mặc dù ông chưa miêu tả tâm thái của người mẹ, chỉ dẫn ra lời nói nguyên gốc của người mẹ, tuy nhiên bất cứ người nào đọc được những lời này, đều có thể hiểu rõ trong tâm, thật là đáng thương cho cái tâm của bậc làm cha mẹ trên thế giới, không dám yêu cầu thầy giáo quá mức nhưng lại hết sức mong đợi điều đó, cuối cùng vẫn là không nhẫn được đã thổ lộ ra điều mong đợi này.

Yoshioka Tasuku cả đời làm thầy giáo, vô cùng chú trọng sự tu dưỡng và tâm thái khiêm tốn, ngay cả khi ở trước mặt trẻ em, ông cũng sẽ không lấy thái độ cho rằng điều gì mình cũng biết, trịch thượng đối đãi với người khác, ông vô cùng thấu hiểu cho bậc làm cha mẹ và con cái, ông xem mỗi một học trò đều như là con cái của mình mà yêu thương che chở, mang một tấm lòng nhân ái thiện lương để hiểu cho người khác, do đó, phản ứng của ông, không chỉ là không biểu hiện ra sự phiền chán khi bị người mẹ yêu cầu quá mức, ngược lại bởi vì nghe được rằng trước đây cô bé gặp được một vị thầy giáo tốt như vậy mà cảm thấy vui mừng, nên cùng với người mẹ buông cái tâm xuống. Cũng chính là nói, tấm lòng của vị thầy giáo này không dành cho bản thân mình mà là luôn dành cho các em nhỏ, chỉ cần có thể giải quyết vấn đề cho những đứa trẻ, ông sẽ vui lòng tiếp thu ý kiến hoặc kiến nghị của bất cứ ai.

Tuy nhiên trong câu chuyện này, thầy Yoshioka dù chỉ một câu thể hiện ý kiến của bản thân cũng không nói, mà chỉ là vô cùng vui vẻ kể lại rằng từ trước tới nay mới nghe được cách làm như vậy, cũng bắt đầu bắt chước theo vị thầy giáo ấy. Trong lớp, hễ khi có học sinh giọng đọc sách quá bé thì ông đứng bên cạnh học sinh đó, tự động trở thành chiếc loa phóng thanh cho các em. Chỉ bằng vài lời, sự nhân từ khiêm tốn nhã nhặn của thầy giáo, cùng với không khí hài hước sôi nổi ở trong lớp, đều đang trong âm thầm lặng lẽ lan truyền sự ấm áp, nuôi dưỡng trái tim của các bậc cha mẹ và những đứa trẻ.

Thưa thầy, hôm nay em không cần loa phóng thanh

Sau khi trải qua một học kỳ, kỳ tích đã xảy ra. Đó là vào một hôm của học kỳ thứ ba, bởi vì ở Nhật Bản một năm học chia làm ba học kỳ, do đó thực sự thầy giáo cũng làm chiếc loa phóng thanh mới được vài tháng. Có một hôm, đúng vào lúc tới lượt Fuyumi đọc bài, cô bé đột nhiên lấy hết dũng khí, nói rất to với thầy giáo, “Thưa thầy, hôm nay em không cần loa phóng thanh nữa, em muốn tự mình đọc”, nói xong, liều mình cố gắng hết sức đọc thành tiếng thật to, muốn để tất cả các bạn trong lớp đều có thể nghe thấy.

Các bạn học vừa kinh ngạc vừa vui mừng, cảm động đến mức vỗ tay hoan hô không ngớt. Thầy Yoshioka càng vui mừng hơn bất cứ ai khác, và cùng vỗ tay với các học trò. Đây chính là câu chuyện “người trở thành chiếc loa phóng thanh” không chỉ hài hước thú vị mà còn sưởi ấm lòng người.

Gieo hạt giống thiện lương

Câu chuyện này đã khơi gợi giúp chúng ta hiểu rằng, điều có thể cải biến và rung động trái tim con người luôn là tấm lòng thiện lương ấm áp, khi học trò trong hoàn cảnh khó khăn, mà thầy có thể thấu hiểu, ủng hộ và giúp đỡ, thì điều đó có sức mạnh hơn so với bất cứ thuyết giáo hà khắc và yêu cầu cưỡng ép nào khác. Hành động của thầy giáo chỉ là giúp đỡ, không có bất cứ trách móc nặng nề nào, cũng không có bất cứ yêu cầu cần cải biến giọng nói to nhỏ nào, thế nhưng sự thấu hiểu và vô tư phó xuất cam chịu làm loa phóng thanh của thầy giáo, lại làm cảm động cô học trò, nên đã chủ động tự mình cải biến bản thân.

Không chỉ như vậy, hành vi của thầy giáo, giống như âm thầm mà giáo dục tất cả những đứa trẻ trong lớp, tin tưởng những đứa trẻ lớn lên, thấy được hình bóng của người thầy như vậy, thì những hạt giống thiện lương khoan dung sẽ được gieo vào trong tâm hồn chúng, trong tương lai khi đối nhân xử thế, chắc chắn thái độ của người thầy năm đó sẽ được khắc ghi trong tâm, suốt đời không quên người thầy đã làm như thế nào, đã không phân biệt đối xử, không khiển trách gay gắt, âm thầm quan tâm những đứa trẻ yếu đuối không được giúp đỡ. Sự cảm động và ấm áp tự mình đã từng trải qua và nhìn thấy này, còn hơn ngàn vạn lời nói, trở thành minh chứng vững chắc và mạnh nhất về việc con người nên bảo trì sự thiện lương trong tâm những đứa trẻ.

Đây chính là tấm gương tiêu biểu của người thầy chân chính. Đó là điều mà giáo dục cần nhất trong xã hội hiện đại.

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/238905

The post Những câu chuyện thú vị giữa thầy và trò của nhà giáo dục người Nhật Bản (3): Người trở thành chiếc loa phát thanh first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Những câu chuyện thú vị giữa thầy và trò của nhà giáo dục người Nhật Bản (2): Bức thư đến từ Hà Lanhttps://chanhkien.org/2024/10/nhung-cau-chuyen-thu-vi-giua-thay-va-tro-cua-nha-giao-duc-nguoi-nhat-ban-2-buc-thu-den-tu-ha-lan.htmlThu, 31 Oct 2024 05:19:45 +0000https://chanhkien.org/?p=34826Tác giả: Lưu Như [ChanhKien.org] Nhà giáo dục trẻ em nổi tiếng người Nhật quá cố Yoshioka Tasuku đã để lại rất nhiều câu chuyện sinh động thú vị giữa thầy và trò trong cuộc đời giáo dục mấy chục năm của mình. Những câu chuyện đó đã giải khai những phiền não mà các […]

The post Những câu chuyện thú vị giữa thầy và trò của nhà giáo dục người Nhật Bản (2): Bức thư đến từ Hà Lan first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tác giả: Lưu Như

[ChanhKien.org]

Nguồn hình: Chánh Kiến sưu tầm và thiết kế

Nhà giáo dục trẻ em nổi tiếng người Nhật quá cố Yoshioka Tasuku đã để lại rất nhiều câu chuyện sinh động thú vị giữa thầy và trò trong cuộc đời giáo dục mấy chục năm của mình. Những câu chuyện đó đã giải khai những phiền não mà các bậc cha mẹ gặp phải khi dạy dỗ con cái trong những cuộc nói chuyện vui vẻ, khiến người ta bỗng dưng tỉnh ngộ. Hãy để chúng ta cùng nhau chia sẻ.

Có một hôm, thầy giáo Yoshioka nhận được một bức thư gửi đến từ Hà Lan, đó là một cậu học sinh mà ông từng dạy hơn 30 năm trước, không ngờ rằng cậu học sinh từng rất hay xấu hổ nhút nhát, hễ có việc là nấp ở phía sau, và không có chí tiến thủ trong mắt người lớn này, đã trở thành tác giả của những cuốn truyện tranh được yêu thích ở Hà Lan. Người thầy rất vui vẻ và sau đó đã nhớ lại sự việc quá khứ khó quên này.

Đây là một câu chuyện trong quá khứ khiến người ta cảm thấy xúc động sâu sắc: nếu như lúc đó, người thầy không đối xử như vậy với cậu ấy, có lẽ tài năng thiên phú của cậu ấy có thể sẽ bị chôn vùi.

Bức thư đến từ Hà Lan

Có một hôm, thầy Yoshioka đột nhiên nhận được một bức thư đến từ Hà Lan, thoạt nhìn đã thấy đó chính là cậu học trò mà ông từng dạy, sau khi tốt nghiệp tiểu học đã đến Hà Lan, tính ra thì cậu học trò này đã sống ở Hà Lan hơn 30 năm rồi. Khi thầy nhận được bức thư đó, đương nhiên ông vô cùng ngạc nhiên và vui mừng, nhưng điều càng khiến thầy cảm thấy hài lòng hơn là, cậu học trò ấy nói với thầy rằng: sau khi cậu ấy lớn lên, vẫn luôn làm sáng tác và biên tập truyện tranh cho trẻ em ở Hà Lan, đặc biệt là thiết kế bìa sách và vẽ tranh minh họa. Đó là công việc mà cậu ấy vui thích nhất, bây giờ, cậu đã nhận được ủy thác của nhà xuất bản Hà Lan, cho dù phải như thế nào, phía bên kia cũng hy vọng cậu có thể tự mình sáng tác ra một cuốn truyện tranh thú vị dành cho trẻ em Hà Lan.

Do đó, cậu ấy nói rằng cậu muốn kể với thầy giáo việc mình cảm thấy hạnh phúc nhất này. Cậu ấy muốn để những đứa trẻ ở Hà Lan vì xem được cuốn truyện tranh của cậu sáng tác mà ấp ủ chắp cánh những giấc mơ, nên cậu ấy nhất định sẽ sáng tác ra cuốn truyện tranh khiến cho những đứa trẻ cảm thấy vô cùng thú vị và sinh động.

Bức thư này rõ ràng là muốn nói với thầy rằng, dù bản thân là người đã từng không có hy vọng như vậy, nhưng nay không để người thầy đã tin tưởng và ủng hộ mình năm đó phải thất vọng, cuối cùng có thể nói với thầy giáo một cách tự hào rằng: Em đã thực sự nhận ra được giá trị cuộc đời và thực hiện được ước mơ của mình rồi. Hơn nữa, cậu ấy cũng muốn giống như thầy giáo, dùng năng lực và phương pháp của mình để nâng đỡ cho cuộc sống tốt đẹp của những đứa trẻ, để mỗi một đứa trẻ đều có thể giống như mình năm đó, có được sự khích lệ và ủng hộ, ấp ủ những giấc mơ và hy vọng của bản thân.

Cậu ấy xúc động viết trong bức thư như thế này: “Em đã nhớ lại chuyện quá khứ năm đó khi cùng diễn kịch và vẽ bối cảnh sân khấu với thầy”, rất rõ ràng nhận thấy sự việc quá khứ đó khiến cậu ấy cả đời không quên. Trong sự nghiệp không ngừng đi lên của mình, điều mà cậu ấy cảm kích ghi nhớ nhất, chính là sự việc trong quá khứ mà người thầy đã để lại cho cậu. Thể hiện tấm lòng cảm kích vẫn luôn chôn giấu ở trong tâm mình đối với người thầy.

Sự lùi bước của cậu ấy từng khiến thầy giáo như thể bất lực.

Shigetoshi là tên của cậu học trò người Hà Lan này, thầy giáo Yoshioka đọc xong bức thư, nghĩ đến câu chuyện quá khứ nhớ mãi không quên mà cậu học trò nhắc đến.

Anh chàng Shigetoshi thời tiểu học luôn là cậu học trò rất thật thà và ít nói ở trong lớp, dường như người khác không cảm thấy được sự tồn tại của cậu ấy, hơn nữa cậu ấy còn rất nhút nhát và hay xấu hổ, không dám nói chuyện ở trước mặt đông người, khi gặp chuyện phải xuất hiện trước mặt người khác thì luôn lùi bước. Đặc biệt là đến thời gian hoạt động thường niên của trường khi các lớp đều phải diễn kịch, hơn nữa cậu ấy thậm chí còn nấp ở sau người khác, chưa bao giờ đứng trước sân khấu để tham gia biểu diễn kịch, lần nào cũng chỉ tham gia công việc hậu trường sân khấu. Mọi người cũng không có cách nào bắt cậu ấy diễn. Năm đó thầy Yoshioka cũng cảm thấy nếu cậu ấy cứ không dám tham gia biểu diễn trên sân khấu, nếu không có sự rèn luyện và thay đổi một chút nào, thì e rằng sẽ không tốt cho sự trưởng thành trong tương lai của cậu ấy, do vậy ông quyết định nghĩ biện pháp khuyên cậu tham gia, cho dù chỉ có một chút thay đổi cũng là điều tốt.

Xuất phát điểm của sự việc lúc đó là để thay đổi tính cách quá nhút nhát của cậu một cách thích hợp, ông cho rằng nếu không thay đổi là không tốt cho cậu ấy. Chẳng ngờ nhận thức cho rằng nhút nhát là không tốt này của thầy giáo, cũng giống với nhận thức của mọi người, quan niệm ẩn giấu bên trong chính là không có hy vọng, thì trái lại thầy đã bị học trò thay đổi, kết quả của sự việc làm cho người ta thấy bất ngờ.

Vì muốn khiến cậu ấy lên sân khấu diễn, thầy giáo đã cố ý làm khó cậu, nói rằng: “Shigetoshi, em xem, diễn kịch lần này, có khả năng phải hoán đổi công việc, những học sinh đã tham gia với vai trò diễn xuất trên sân khấu lần trước thì lần này sẽ đổi sang công việc hậu trường như kéo màn, thu âm, dàn dựng sân khấu và vẽ bối cảnh. Công việc lần trước của em là ở hậu trường, vậy thì lần này chuyển sang vai trò diễn trên sân khấu được không?” Thế nhưng, cho dù khuyên nhủ như thế nào, Shigetoshi nhất định không nói, không gật đầu, cuối cùng đã nói với tâm kiên định như sắt đá: “Vậy em sẽ chuyên môn vẽ tranh cho bối cảnh”. Khẩu khí trong lời nói ấy, có ý là nếu hoán đổi cũng chỉ có thể hoán đổi ở hậu trường. Quả thực không còn đường quay nữa. Thầy giáo cũng không biết làm thế nào khác, không khuyên nhủ nữa, chỉ còn biết đồng ý với công việc hậu trường của cậu ấy.

Quyết định bất ngờ và phát hiện bất ngờ

Điều vui mừng là, thầy giáo Yoshioka sau đó đã đưa ra một quyết định mà bản thân ông cũng không ngờ tới, có lẽ do không nhìn thấy hy vọng có thể thay đổi được cậu học trò cố chấp này, nên ông đã từ bỏ ý định lấy quan niệm cố hữu để ép cậu ấy thay đổi, mà chuyển sang hướng không những chỉ đáp ứng lựa chọn của cậu học trò, mà ngược lại còn thay đổi thái độ của mình từ tiêu cực bất lực, trở thành hết sức ủng hộ cậu học trò.

Yoshioka đột nhiên quyết định, nếu đã như vậy, chi bằng tin tưởng vào Shigetoshi, đem tất cả công việc vẽ tranh bối cảnh sân khấu giao toàn quyền trách nhiệm cho cậu ấy, để cậu tự do phát huy. Thật bất ngờ, một kết quả bất ngờ hơn đã xuất hiện, bức tranh vẽ bối cảnh lần này được vẽ vô cùng sinh động và thú vị, thể hiện tài năng nghệ thuật thiên phú của Shigetoshi khiến người ta phải kinh ngạc.

Mấy chục năm sau Shigetoshi vẫn luôn ghi nhớ mãi không quên câu chuyện trong quá khứ, chính là lần diễn kịch đó đã khiến cậu có cơ hội bộc lộ tài năng thiên phú của mình. Có lẽ, lúc đó nếu không có sự tín nhiệm và hết sức ủng hộ của người thầy, mà là có ý muốn chiểu theo quan niệm mà người lớn cho là tốt, để tiếp tục cố gắng thay đổi cậu, vậy thì, cậu ấy ngay khi còn nhỏ, rất có thể vì tính cách luôn nhút nhát không có cách nào thay đổi được mà bị phủ nhận trước mặt người khác, và dĩ nhiên trở thành một đứa trẻ bị cho là không có triển vọng trong mắt mọi người, tài năng thiên bẩm sẽ có thể bị vùi dập.

Thầy trò Yoshioka chứng thực lời dạy của Thánh nhân

Qua thực tiễn giáo dục một đời của mình, thầy Yoshioka luôn phát hiện ra những thứ tốt đẹp ở trẻ em và cũng học được rất nhiều điều từ những đứa trẻ. Ông khuyên những người làm công tác giáo dục, bao gồm các bậc cha mẹ, nên giữ tâm thái khiêm tốn bao dung và tin tưởng khi ở trước mặt trẻ con, không nên cưỡng ép truyền đạt kiến thức và thay đổi ngược lại với thiên tính và sở trường của trẻ em. Rất nhiều khi, tâm hồn ngây thơ thuần chân của trẻ, ngược lại có thể khiến người lớn phải xem xét lại sự tự cho mình là đúng. Đó là điều được gọi là dạy và học cùng nâng cao lẫn nhau, thực là một câu nói chí lý.

Quả không sai, mặc dù Khổng Tử, người được cả thế giới công nhận là Chí Thánh Tiên sư, cũng từng dạy: Ba người cùng đi, tất có người làm thầy của ta; ông cũng từng lưu lại hình mẫu làm thầy “hữu giáo vô loại, nhân tài thi giáo”, (tạm dịch: “dạy học không phân biệt người học, nên dạy theo năng lực mỗi người”). Câu chuyện của thầy và trò người Nhật Bản này đã chứng thực lời dạy của bậc Thánh nhân vẫn còn nguyên giá trị. Chúng ta thực sự nên gìn giữ một trái tim yêu thương khiêm tốn, bao dung tất cả những đứa trẻ có cá tính khác nhau, để cho cuộc đời của các em được sống với những điều tuyệt vời và độc đáo của riêng bản thân các em.

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/238904

The post Những câu chuyện thú vị giữa thầy và trò của nhà giáo dục người Nhật Bản (2): Bức thư đến từ Hà Lan first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Những câu chuyện thú vị giữa thầy và trò của nhà giáo dục người Nhật Bản (1): Mẹ nói rằng em là “hòa thượng ba ngày”https://chanhkien.org/2024/10/nhung-cau-chuyen-thu-vi-giua-thay-va-tro-cua-nha-giao-duc-nguoi-nhat-ban-1-me-noi-rang-em-la-hoa-thuong-ba-ngay.htmlWed, 23 Oct 2024 05:02:28 +0000https://chanhkien.org/?p=34774Tác giả: Lưu Như [ChanhKien.org] Nhà giáo dục trẻ em nổi tiếng người Nhật quá cố Yoshioka Tasuku đã để lại rất nhiều câu chuyện sinh động thú vị giữa thầy và trò trong cuộc đời giáo dục mấy chục năm của mình. Những câu chuyện đó đã giải khai những phiền não mà các […]

The post Những câu chuyện thú vị giữa thầy và trò của nhà giáo dục người Nhật Bản (1): Mẹ nói rằng em là “hòa thượng ba ngày” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Lưu Như

[ChanhKien.org]

Nhà giáo dục trẻ em nổi tiếng người Nhật quá cố Yoshioka Tasuku đã để lại rất nhiều câu chuyện sinh động thú vị giữa thầy và trò trong cuộc đời giáo dục mấy chục năm của mình. Những câu chuyện đó đã giải khai những phiền não mà các bậc cha mẹ gặp phải khi dạy dỗ con cái trong những cuộc nói chuyện vui vẻ, khiến người ta bỗng dưng tỉnh ngộ. Hãy để chúng ta cùng nhau chia sẻ.

Nguồn hình: Chánh Kiến sưu tầm và thiết kế.

Vì sao trẻ em luôn chỉ nhiệt huyết khoảng 3 phút

Rất nhiều bậc cha mẹ đều đã từng gặp phải phiền não khi nuôi dạy con cái như thế này, đứa trẻ bỗng nhiên nói rằng bạn nào đó ở lớp đã đi học Piano, nó cũng muốn đi học Piano, kết quả chưa qua mấy ngày đã chán, không học nữa, chỉ được vài ngày, có thể cậu ấy lại nói muốn tham gia lớp dã cầu (bóng chày), người mẹ nhất định cũng sẽ dặn dò không được giống như lần trước chưa được mấy ngày lại bỏ cuộc, tuy nhiên chỉ kiên trì được một tháng hoặc vài tháng, lại không muốn đi nữa, đến lần thứ ba, đứa trẻ nói muốn học bơi, người mẹ lần này có thể sẽ cảnh cáo một cách nghiêm túc: Lần này con không thể lại động một chút là bỏ cuộc, làm việc gì cũng không có tính lâu dài thì tương lai chẳng làm nên trò trống gì, nếu muốn đi, lần này nhất định phải kiên trì hạ quyết tâm đi, phải bảo đảm với mẹ, thì mẹ mới có thể đồng ý với con. Khả năng là đứa trẻ chẳng cần suy nghĩ liền có thể đồng ý. Thế nhưng kết quả, đứa trẻ vẫn bỏ dở giữa chừng.

Có thể không ít bà mẹ đều đã từng trải qua phiền não kiểu như vậy, nguyên ban đầu họ cho rằng có hai bài học giáo huấn rồi, thì đứa trẻ nên phải biết sửa chữa, sẽ không để cha mẹ thất vọng nữa, tuy nhiên sự việc lại trái với mong muốn, việc gì cũng không như ý, mắng cũng vậy, đánh cũng vậy, đứa trẻ chính là không thuận theo tâm của mình, điều nó đã hứa, điều nó đã bảo đảm làm theo, chưa được mấy ngày liền quên mất điều đã nói với bạn, mọi người đều cảm thấy rất bế tắc. Cha mẹ phải giữ niềm tin, phải kiên trì v.v. nếu nói quá nhiều về đạo lý, đứa trẻ sẽ cho rằng bạn đang thuyết giáo, chúng hoàn toàn không nghe. Rốt cuộc vấn đề sinh ra ở chỗ nào? Xem xong câu chuyện giữa thầy và trò dưới đây, nhất định sẽ gợi ý cho mọi người điều thú vị.

Thưa thầy, ‘hòa thượng ba ngày’ là gì ạ?

Kỳ thực, “hòa thượng ba ngày” là cách phiên dịch theo hình dung của tôi, nguyên ban đầu câu tục ngữ của người Nhật Bản là “thầy chùa ba ngày”, thường dùng để hình dung người làm việc gì cũng chỉ có nhiệt huyết được khoảng ba phút, không có tính lâu dài, giống như câu “ba ngày đánh cá, hai ngày phơi lưới” của người Trung Quốc. Chủ yếu nó dùng để giáo dục con cái, bởi vì “thầy chùa” thông thường là cách xưng hô thân mật trìu mến lại có ý khá yêu quý đối với những bé trai mà có bộ dạng trông rất đáng yêu. Thông thường đề cập tới từ này, lại có thể nghĩ đến tiểu hòa thượng, do đó tôi bèn dùng “hòa thượng ba ngày” tạm thời thay thế “thầy chùa ba ngày”, để thuận tiện cho người Hoa lý giải.

Chuyện kể rằng, có một ngày, cậu học sinh A lớp tiểu học ở trong lớp của thầy giáo Yoshioka, đột nhiên chạy tới trước mặt thầy giáo, hỏi câu hỏi mà cậu ấy rất khó hiểu: “Thưa thầy, em bị nói thành là ‘hòa thượng ba ngày’. Mẹ em nói, này con, con thực sự là ‘hòa thượng ba ngày’, làm cái gì cũng không được’. Thưa thầy, hòa thượng ba ngày có nghĩa là gì ạ?” Không ngờ câu hỏi này, tất cả học sinh của lớp đều đã nghe thấy, mọi người đều tới vây quanh, lần lượt nói ra cách hiểu của mỗi người, có một bạn khẳng định, nghĩa là làm gì đều rất nhanh chóng bỏ cuộc.

Người thầy không vội trả lời đáp án chính xác, mà là mượn những từ ngữ phát sinh, gặp phải trong cuộc sống và mọi người đều đang thực sự sử dụng, muốn để học sinh ngay trong khi học tập, hiểu được đạo lý là học vấn có ở khắp mọi nơi trong cuộc sống, và để các em tự tìm ra câu trả lời thông qua nỗ lực và suy nghĩ của chính mình, chứ không truyền dạy một cách ép buộc, đồng thời khiến đứa trẻ hiểu được khi có câu hỏi thắc mắc thì tra từ điển là một trong những phương pháp giải quyết vấn đề.

Vậy là người thầy biết rất rõ câu trả lời, nhưng thầy chỉ đưa ra ý tưởng, để các em cùng nhau tra tìm trong từ điển đặt trên giá sách, tiếp đó tìm được rồi, tất các em đều vây quanh, xem thầy giáo lấy từ điển xuống, vừa hiếu kỳ xem thầy giáo lật tìm, vừa bạn này nói một câu bạn kia nói một câu bày tỏ cách nghĩ của mình.

Có bạn nói, từ như vậy có trong từ điển không? có bạn nói, từ điển cái gì cũng ghi chép, tớ nghĩ chắc chắn sẽ có, có bạn luôn để mắt nhìn thầy giáo, mong đợi kết quả, mọi người đều rất tập trung vào sự việc này, mong chờ kết luận cuối cùng của thầy giáo. Thầy giáo cuối cùng đã tìm được, dùng ngữ điệu phấn khích nói: “Có có có, thực sự có, ý nói là người mà rất dễ chán nản, không thể kiên trì thời gian lâu với bất kể việc gì”.

Thầy giáo vừa dứt lời, tất cả các em đều cười, lần lượt từng em nói bản thân chính là “hòa thượng ba ngày” như nói ở trong từ điển, không ngờ anh chàng A, người bị mẹ nói là “hòa thượng ba ngày”, ngay lập tức lớn tiếng khẳng định: “Nói như vậy, em có lẽ không phải là hòa thượng ba ngày”. Thế là cậu ấy nói rõ từng lý do của bản thân: “Mặc dù, học thư pháp, học vẽ tranh, học bàn tính, đúng là em đều rất nhanh bỏ cuộc, do đó lần này mẹ nghe em đòi học bơi, thì mẹ rất tức giận, nói em thành ‘hòa thượng ba ngày’, nên yêu cầu của em không được cho phép nữa, thế nhưng, không phải bởi vì em cảm thấy chán hay mất hứng mà bỏ cuộc, mà là bởi vì sau khi đi học, phát hiện nó không phù hợp với bản thân, do đó em luôn có ý định tiếp tục tìm kiếm sở thích phù hợp với mình.

Người thầy nghe xong, đột nhiên cảm thấy, “hòa thượng ba ngày” cũng không nhất định là việc không tốt.

Đừng vội kết luận về con cái

Tôi đã đọc câu chuyện này, đột nhiên cảm thấy, rất nhiều khi, chúng ta quá dễ dàng đưa ra kết luận về con cái, thậm chí hoàn toàn còn chưa làm rõ chân tướng sự việc mà đã vội kết luận, con cái không nghe lời, có lẽ sẽ giống như cậu học sinh A ở trong câu chuyện này, căn bản nghe không hiểu lời của mẹ nói là có ý gì, có lúc, những đạo lý và ngôn từ mà người lớn chúng ta cho rằng rất rõ ràng, lại được nói ra một cách nhanh chóng và không vui, đứa trẻ có lẽ căn bản nghe không hiểu, hoặc giả nghe mà như không nghe thấy, dù sao cha mẹ cũng muốn dạy bảo, vậy thì nghe thôi, sau khi nghe cũng không để ý lắm, kết quả là người lớn cứ luôn oán trách, tại sao con cái vẫn luôn không nghe lời, vẫn luôn nghe mà không hiểu. Có lẽ là thực sự nghe mà không hiểu.

Cách làm không kết luận, không cưỡng ép và nhẫn nại của vị thầy giáo này, để mỗi đứa trẻ lần lượt đưa ra ý kiến của mình, hiệu quả của việc tự do thảo luận, thực sự rất tốt, rất dễ khiến trẻ em mở rộng tấm lòng, hiểu được con trẻ, cũng rất dễ dàng khiến bản thân đứa trẻ hiểu rõ và vui vẻ tiếp thụ đạo lý, rất đáng để học hỏi.

Sự trưởng thành của trẻ em, cần chúng ta phải nhẫn nại chờ đợi, sau khi vấn đề xuất hiện, phải giữ bình tĩnh không nên dễ dàng trách móc, mà là lặng lẽ hỏi rõ nguyên nhân tại sao đứa trẻ lại bỏ cuộc, hiểu rõ nguyên nhân của sự việc, mới có thể nghĩ ra cách giải quyết vấn đề.

Đúng như người ta nói tìm đúng nguyên nhân bệnh, mới có thể thuốc vào là bệnh hết. Con cái của chúng ta kỳ thực đều rất nghe lời, vô cùng đáng yêu. Cho dù đứa trẻ thực sự là “hòa thượng ba ngày”, cũng không cần quá để ý, sự trưởng thành và thay đổi của trẻ em, thông thường chúng ta không ngờ tới, chỉ cần để mắt từ xa, ngắm nhìn con cái mình với tâm thái yêu thương quan tâm và tin tưởng.

Phần tiếp theo, chúng ta sẽ chia sẻ một ví dụ thú vị về người mà thủa nhỏ tưởng chừng không có hy vọng, không có tiền đồ, sau khi lớn lên lại trở thành nhà sáng tác truyện tranh nổi tiếng, cậu bé này cũng là học trò mà thầy giáo Yoshioka đã từng dạy.

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/238903

The post Những câu chuyện thú vị giữa thầy và trò của nhà giáo dục người Nhật Bản (1): Mẹ nói rằng em là “hòa thượng ba ngày” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>