Câu chuyện thành ngữ | Tag | Chánh Kiến Nethttps://chanhkien.orgChánh KiếnSun, 20 Apr 2025 01:51:11 +0000en-UShourly1Bình chú thành ngữ điển cố: Đường đường chính chínhhttps://chanhkien.org/2024/06/binh-chu-thanh-ngu-dien-co-duong-duong-chinh-chinh.htmlFri, 28 Jun 2024 03:38:21 +0000https://chanhkien.org/?p=33424Tác giả: Vương Xá Vi [ChanhKien.org] Xuất xứ điển cố Nguyên văn trong “Tôn Tử – Quân tranh”: Âm Hán Việt: “Tam quân khả đoạt khí, tướng quân khả đoạt tâm. Thị cố triêu khí nhuệ, trú khí nọa, mộ khí quy. Cố thiện dụng binh giả, tỵ kỳ nhuệ khí, kích kỳ nọa quy, […]

The post Bình chú thành ngữ điển cố: Đường đường chính chính first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Vương Xá Vi

[ChanhKien.org]

Xuất xứ điển cố

Nguyên văn trong “Tôn Tử – Quân tranh”:

Âm Hán Việt: “Tam quân khả đoạt khí, tướng quân khả đoạt tâm. Thị cố triêu khí nhuệ, trú khí nọa, mộ khí quy. Cố thiện dụng binh giả, tỵ kỳ nhuệ khí, kích kỳ nọa quy, thử trị khí giả dã. Dĩ trị đãi loạn, dĩ tĩnh đãi hoa, thử trị tâm giả dã. Dĩ cận đãi viễn, dĩ dật đãi lao, dĩ bão đãi cơ, thử trị lực giả dã. Vô yêu chính chính chi kỳ, vật kích đường đường chi trận, thử trị biến giả dã”.

Giải nghĩa

Đường đường: mạnh mẽ cường thịnh; Chính chính: nghiêm túc chỉnh tề. “Đường đường chính chính” chỉ quân đội bày binh bố trận hùng mạnh chỉnh tề. Sau này dùng “đường đường chính chính” để miêu tả sự quang minh chính đại.

Thuyết minh điển cố

Xuất phát từ website “thành ngữ điển cố” (bản nâng cấp) của kho tư liệu ngôn ngữ và văn tự quốc gia của Bộ giáo dục: https://dict.idioms.moe.edu.tw/search.jsp?webMd=2&la=0

“Tôn Tử” – một cuốn sách được Tôn Vũ thời Xuân Thu viết, trở thành một trong những cuốn binh thư thời cổ đại có nội dung phân tích tình huống chiến tranh, thảo luận về phương thức và sách lược tác chiến quân sự, trở thành ông tổ của binh thư các triều đại. Trong thiên “Quân tranh” đàm luận về phương pháp tác chiến từ mấy góc độ như “trị khí”, “trị tâm”, “trị lực”, “trị biến”: Cái gọi là “trị khí” là chỉ sự lựa chọn thời cơ, trong khi quân địch chờ đợi quay lại phản công và trở nên buông lơi nhất thì phát động tấn công; cái gọi là “trị tâm” là chỉ khi phía địch lòng quân tan rã bất an thì phát động tấn công; cái gọi là “trị lực”, là chỉ việc tránh những cuộc viễn chinh đường dài, nghỉ ngơi dưỡng sức để nghênh chiến với quân địch đã kiệt sức; cái gọi là “trị biến”, tức là chỉ khi khí thế quân địch chỉnh tề mạnh mẽ, thì nên tránh mũi nhọn của nó. Trong đó đối với mục “trị biến”, nguyên văn Tôn Tử viết: “Vô yêu chính chính chi kỳ, vật kích đường đường chi trận” (tạm dịch: Không đi chặn đánh quân địch đang có hàng ngũ chỉnh tề, không đánh kẻ địch có thế trận và lực lượng hùng mạnh). Ở đây chữ “陳” (trận) đồng nghĩa với chữ “陣” (trận), có nghĩa là đội hình, thế trận. “Chính chính chi kỳ”, “đường đường chi trận” chính là dùng để miêu tả cảnh tượng nghiêm trang chỉnh tề, hùng mạnh cường thịnh của đội quân. Về sau câu thành ngữ “đường đường chính chính” này là được phát triển biến đổi từ đây mà ra, dùng để diễn tả sự quang minh chính đại, đây cũng là nghĩa được sử dụng ngày nay.

Cận nghĩa

Quang minh lỗi lạc:

Lỗi lạc, thản đãng (trong sáng ngay thẳng). “Quang minh lỗi lạc” miêu tả tấm lòng vô tư, trong tâm trong sáng thẳng thắn. Thành ngữ này chắc là trích từ “Chu Tử Ngữ Loại – Quyển 74 – Dịch – Thượng Hệ Thượng”.

“Lỗi lạc” có nghĩa là trong sáng ngay thẳng, “quang minh lỗi lạc” tức là tấm lòng trong sáng vô tư, trong tâm trong sáng ngay thẳng. Thành ngữ này thấy được dùng trong “Chu Tử Ngữ Loại”. Chu Hi là nhà Lý học thời Nam Tống, cuốn sách “Chu Tử Ngữ Loại” này đã ghi chép đối thoại giữa ông và các môn đồ đệ tử. Có học trò hỏi ông về vấn đề liên quan đến lời quẻ bói trong Kinh Dịch: “Trong “Kinh Dịch Hệ Từ” nói rằng “quẻ có tiểu có đại”, người xưa nói trong “Kinh Dịch” có bốn quẻ là “tiểu súc”, “đại súc”, “tiểu quá”, “đại quá”, nhưng chỉ có bốn quẻ này thôi sao?” Chu Hi trả lời: “Nên nói rằng phàm là quẻ tốt đều có thể gọi là đại, quẻ không tốt đều gọi là tiểu, cái gọi là “quẻ có tiểu có đại”, chính là quẻ có tốt có xấu, chính là giống như con người cũng phân chia thành tốt xấu. Người mà quang minh lỗi lạc chính là người tốt, người mà ngu dốt xảo quyệt chính là người xấu”. “Lỗi lạc” tức là chỉ dáng vẻ thản nhiên rộng lượng khoan dung. “Tấn Thư – Quyển 105 – Thạch Lặc Tái Ký Hạ” chính là có cách dùng như vậy: “Đại trượng phu hành sự đương lỗi lỗi lạc lạc (đồng âm ‘lỗi’: 磊’), như nhật nguyệt kiểu nhiên” (tạm dịch: Bậc đại trượng phu hành sự nên lòng dạ quang minh, trong lòng thanh thản, sáng như mặt trăng và mặt trời). “Lỗi lỗi lạc lạc” là chỉ chí hướng cao vời, trong lòng bình thản. Chu Hi dùng “quang minh lỗi lạc” để miêu tả người mà trong lòng trong sáng, ngay thẳng, vô tư. Sau này “quang minh lỗi lạc” chính là vẫn luôn được sử dụng cho đến nay, miêu tả lòng dạ vô tư, tấm lòng hào hiệp cao thượng.

Bình chú

Trong “Chước Cổ Luận Tứ – Lý Tĩnh” của Trần Lượng thời nhà Tống có ghi chép: “Kỳ trận đường đường, kỳ kỳ chính chính, thử phi chính binh bất năng nhiên dã” (tạm dịch: Thế trận hùng mạnh, cờ hiệu chỉnh tề, điều này không thể làm được nếu không có quân đội chính nghĩa). Đó cũng là dùng để mô tả cảnh tượng hùng mạnh cường thịnh của đội quân. Tuy nhiên ngoài điều này ra, còn thấy có hàm ý mở rộng khác, chính binh là chỉ quân đội chính nghĩa. Từ phương diện làm người mà nói, chính chính là theo chính lý, chính đạo mà hành; đường đường tức là quang minh lỗi lạc, tức là tấm lòng vô tư, trong sáng ngay thẳng, không làm chuyện bừa bãi.

Bình luận phân tích

Trong “Lưỡng Ban Thu Vũ Am Tùy Bút – Quyển 3 – Tử Đồng Sinh” của Lương Thiệu Nhâm triều đại nhà Thanh có bàn rằng: “Thánh nhân nhất bút nhất tước, đường đường chính chính, khởi hữu dĩ ái muội chi sự, nghi kỳ quân phụ giả”, đó có nghĩa là, làm người không những phải chính tâm, chính niệm, mà còn từng li từng tí trên phương thức hành vi đều phải đường đường chính chính, quang minh lỗi lạc. Khi làm một việc gì đó để đạt mục tiêu như lợi ích cá nhân, thì xuất phát điểm không nhất định phù hợp với chính lý; vì mục tiêu chính nghĩa mà sử dụng thủ đoạn không chính đáng cũng không phải là đường đường chính chính. Điều này giống như Thánh nhân viết chữ, từng nét chữ đều thể hiện nhân tố đường đường chính chính. Bất kể một chút bất chính nào trong phương thức tư tưởng và hành vi, đều có thể dẫn đến sản sinh những thứ phụ diện, tích tồn sức nặng khiến con người trượt xuống. Ở trong hồng trần cuồn cuộn, con người có thể giữ vững từng tư từng niệm phù hợp với chính đạo, thì đó là đang đặt định cơ sở và khởi điểm cho sự đề cao của sinh mệnh.

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/282847

The post Bình chú thành ngữ điển cố: Đường đường chính chính first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Thành ngữ cố sự: Gậy ông đập lưng ônghttps://chanhkien.org/2024/06/thanh-ngu-co-su-gay-ong-dap-lung-ong.htmlSun, 09 Jun 2024 02:23:26 +0000https://chanhkien.org/?p=33306Tác giả: Thái Bình chỉnh lý [ChanhKien.org] Võ Tắc Thiên tự xưng Hoàng đế vào năm 690 sau Công nguyên, bà là nữ Hoàng đế đầu tiên và cũng là duy nhất trong lịch sử Trung Quốc, bà đã thay đổi quốc hiệu thành Triều Chu (Sử sách gọi là Nam Chu hay Võ Chu). […]

The post Thành ngữ cố sự: Gậy ông đập lưng ông first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tác giả: Thái Bình chỉnh lý

[ChanhKien.org]

Tranh Trung Quốc thời nhà Minh

Võ Tắc Thiên tự xưng Hoàng đế vào năm 690 sau Công nguyên, bà là nữ Hoàng đế đầu tiên và cũng là duy nhất trong lịch sử Trung Quốc, bà đã thay đổi quốc hiệu thành Triều Chu (Sử sách gọi là Nam Chu hay Võ Chu). Khi đó có rất nhiều người không chấp nhận phụ nữ làm Hoàng đế, do đó những tên quan lại tàn ác lợi dụng điểm này, phô trương sự việc, đem rất nhiều người gán cho tội mưu đồ làm phản để cầu thăng quan phát tài (nếu triệt phá được vụ án lớn mưu đồ phản quốc, đương nhiên sẽ có trọng thưởng).

Những tên quan lại tàn ác nổi tiếng nhất lúc đó là Lai Tuấn Thần và Chu Hưng. Lai Tuấn Thần đã phát minh ra các loại cực hình, chỉ riêng ‘gông xiềng’ đã có 10 loại ví dụ như ‘Heo chết vì sầu’, ‘cầu được chết ngay’, và những hình phạt tàn khốc khác khó có thể tính đếm hết được. Bất kỳ người nào chỉ cần bị Lai Tuấn Thần bắt giữ thẩm vấn, thì rất ít người có thể sống sót bước ra khỏi cửa nhà ngục. Chu Hưng so với Lai Tuấn Thần còn tàn bạo hơn.

Có một hôm, Võ Tắc Thiên đem một bức thư mật tố giác Chu Hưng mưu phản giao cho Lai Tuấn Thần điều tra. Lai Tuấn Thần và Chu Hưng là chỗ bạn bè tốt nhất, hơn nữa hôm đó hai người đúng lúc đang cùng nhau ngồi ăn trưa. Lai Tuấn Thần hỏi Chu Hưng: “Có một bị cáo thái độ vô cùng ngoan cố, không chịu thừa nhận tội mưu phản, thì dùng biện pháp gì để đối phó với hắn là tốt nhất?” Chu Hưng nói: “Rất đơn giản, đem hắn bỏ vào trong cái chum lớn, rồi đốt than củi cháy bốn mặt xung quanh, hắn không thể không thừa nhận”. Sau khi Lai Tuấn Thần gọi người đến bố trí ổn thỏa theo cách ấy, quay sang nói với Chu Hưng: “Có người tố cáo huynh mưu phản, ta phụng mệnh điều tra, xin mời anh vào chum”. Từ đó, câu nói “mời anh vào chum” trở thành một trong những câu thành ngữ nổi tiếng nhất của Trung Quốc. “Mời anh vào chum” diễn tả việc bảo người ta làm chuyện xấu, cuối cùng ngược lại tự mình làm thì tự mình chịu, cũng có nghĩa là gậy ông đập lưng ông.

Những người đã từng tiến hành nghiên cứu lịch sử chân thực của Trung Quốc mấy chục năm gần đây đều biết rõ rằng, từ sau khi quan niệm giá trị đạo đức truyền thống của Trung Hoa bị phá hủy, hiện tượng giữa người với người cắn xé lẫn nhau trở nên ngày càng phổ biến, thậm chí có người đối với bạn bè càng tốt lại càng đối xử tàn nhẫn hơn, vì để thể hiện cho sự “trong sáng” và “trung thành” của bản thân với tổ chức. Ở trong hoàn cảnh đó, có rất ít người có thể nói là an toàn, có người vì bản thân mà bất cứ lúc nào cũng có thể hy sinh thuộc hạ, đồng nghiệp và bạn bè.

Trong lịch sử, hết thảy những người bị lợi dụng để xử lý người khác đều không có kết quả tốt đẹp. Những người tham gia bức hại Pháp Luân Công là nên suy nghĩ một chút xem muốn đi con đường nào, tính mệnh của các vị đang bị đe dọa!

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/24520

The post Thành ngữ cố sự: Gậy ông đập lưng ông first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Câu chuyện thành ngữ: Lưỡng tụ thanh phonghttps://chanhkien.org/2023/05/cau-chuyen-thanh-ngu-luong-tu-thanh-phong.htmlMon, 15 May 2023 23:45:02 +0000https://chanhkien.org/?p=30185Tác giả: Hoằng Nghị [ChanhKien.org] Thành ngữ “Lưỡng tụ thanh phong” (gió mát trong ống tay áo) ý là ví với việc làm quan thanh liêm, trong tay áo ngoại trừ có gió mát ra thì không còn gì hết. Nó bắt nguồn từ cuốn sách “Đô công đàm soạn” của Đô Mục đời Minh. […]

The post Câu chuyện thành ngữ: Lưỡng tụ thanh phong first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Hoằng Nghị

[ChanhKien.org]

Thành ngữ “Lưỡng tụ thanh phong” (gió mát trong ống tay áo) ý là ví với việc làm quan thanh liêm, trong tay áo ngoại trừ có gió mát ra thì không còn gì hết. Nó bắt nguồn từ cuốn sách “Đô công đàm soạn” của Đô Mục đời Minh.

Vu Khiêm là anh hùng dân tộc và thi nhân nổi tiếng đời Minh. Ông 24 bốn tuổi đậu Tiến sĩ, không lâu sau thì đảm nhiệm chức Giám sát ngự sử. Vua Minh Tuyên Tông rất khen ngợi tài năng của ông, liền đặc cách thăng cấp cho ông làm Tuần phủ tỉnh Hà Nam và tỉnh Sơn Tây. Mặc dù thân làm quan lớn, ông sinh hoạt vô cùng tiết kiệm, ăn ở đều hết sức giản dị.

Sau khi vua Minh Tuyên Tông qua đời, thái tử 9 tuổi kế vị, trong sử sách gọi là Minh Anh Tông. Lợi dụng hoàng đế tuổi nhỏ, hoạn quan Vương Chấn chuyên quyền. Ông ta cấu kết với quan lại khắp trong ngoài thành làm mưa làm gió, đại thần đều gọi ông ta là “ông phụ” (ông cha). Vu Khiêm không ưa việc ông ta chuyên quyền triều chính, cũng không phụ họa theo ông ta. Vì thế, Vương Chấn hết sức ghen ghét, đố kỵ với Vu Khiêm.

Thời đó, quan viên ở tỉnh ngoài vào kinh thành triều kiến Hoàng đế hoặc xử lý công việc đều phải hối lộ những kẻ có thế lực trong triều, bằng không nhón chân đi đến đâu cũng bị làm khó dễ. Lúc Vu Khiêm đi làm tuần phủ trở về kinh, trợ tá của ông kiến nghị nên mua mấy loại đặc sản như nấm, khăn lụa, hương sợi để biếu giới quyền quý. Vu Khiêm không làm theo, ông lắc lắc hai ống tay áo rộng, nói: “Ta mang gió mát trong hai ống tay áo này!”

Về đến nhà, Vu Khiêm viết một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt có nhan đề “Vào kinh”. Trong thơ ông viết:

Quyên mạt ma cô dữ tuyến hương,
Bản tư dân dụng phản vi ương.
Thanh phong lưỡng tụ triêu thiên khứ,
Miễn đắc lư diêm thoại đoản trường.

Tạm dịch:

Khăn lụa, nấm này với sợi hương,
Chẳng phải dân dùng tất tai ương.
Gió lùa tay áo đi triều kiến,
Tránh miệng dân gian nói đủ đường.

Dịch từ: http://zhengjian.org/node/41115

The post Câu chuyện thành ngữ: Lưỡng tụ thanh phong first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Câu chuyện thành ngữ: “Bàn việc binh trên giấy”https://chanhkien.org/2022/07/cau-chuyen-thanh-ngu-ban-viec-binh-tren-giay.htmlSat, 16 Jul 2022 23:46:59 +0000https://chanhkien.org/?p=28803Tác giả: Lưu Tân Vũ chỉnh lý [ChanhKien.org] Năm 264 trước Công Nguyên, nước Tần tấn công nước Hàn, tiến quân dọc theo bờ bắc sông Hoàng Hà hướng về phía Đông, hai năm sau (năm 262 trước Công Nguyên), quân Tần đã chia cắt được nước Hàn với các lãnh thổ phía bắc quận […]

The post Câu chuyện thành ngữ: “Bàn việc binh trên giấy” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Lưu Tân Vũ chỉnh lý

[ChanhKien.org]

Năm 264 trước Công Nguyên, nước Tần tấn công nước Hàn, tiến quân dọc theo bờ bắc sông Hoàng Hà hướng về phía Đông, hai năm sau (năm 262 trước Công Nguyên), quân Tần đã chia cắt được nước Hàn với các lãnh thổ phía bắc quận Thượng Đảng. Người đứng đầu quận Thượng Đảng đầu hàng nước Triệu. Nước Triệu đã thu nạp được quận Thượng Đảng.

Nước Tần tất nhiên không bằng lòng việc vùng đất sắp chiếm được bị nước khác cướp mất, hai năm sau (năm 260 trước Công Nguyên), nước Tần tấn công Thượng Đảng, khi đại tướng quân nước Triệu là Liêm Pha dẫn viện quân đến, Thượng Đảng đã bị vây hãm. Quân Tần lúc đó tiếp tục tiến đánh nước Triệu với khí thế không thể ngăn cản, Liêm Pha liên tiếp gặp bất lợi, cuối cùng thoái lui về ải Trường Bình (Cao Bình, Sơn Tây), xây dựng thành lũy, cố thủ không xuất binh. Liêm Pha cho rằng quân Tần từ xa đến, chắc chắn không thể đánh lâu dài, ông dự định đợi cho đến khi quân Tần rút lui, mới tiến hành xuất kích. Quân Tần nhìn ra điều này, nếu như không trừ bỏ Liêm Pha, sẽ không thể tiêu diệt được quân Triệu.

Nước Tần phái người phao tin đồn tại thủ đô nước Triệu là Hàm Đan (Hàm Đan, Hà Bắc) rằng: “Liêm Pha đã quá già rồi, đã mất hết nhuệ khí, do đó liên tiếp thất bại. Ông ta biết rằng bản thân không phải là đối thủ của nước Tần, đã trở thành một kẻ nhu nhược, không dám xuất chiến. Nước Tần sợ nhất là Triệu Quát, chỉ cần Triệu Quát không đứng ra làm thống soái, nước Tần nhất định sẽ giành chiến thắng.” Vua nước Triệu đã tin theo lời đồn, miễn chức Liêm Pha, ra lệnh cho Triệu Quát kế nhiệm.

Triệu Quát là con trai của Triệu Xa, một danh tướng nước Triệu, có tài ăn nói và trí thông minh tuyệt đỉnh, tự cho rằng bản thân có tài quân sự thiên hạ vô song. Lúc Triệu Xa còn sống, giữa hai cha con bàn luận về binh pháp, người cha thường bị người con bắt bẻ đến mức á khẩu không còn lời nào. Có người nói: “Con nhà danh tướng, quả nhiên có tài”. Nhưng Triệu Xa lại không nghĩ như vậy, ông nói: “Chiến tranh là việc đại sự liên quan đến sống chết, nó nói ra một cách nhẹ nhàng như vậy, hễ đảm nhiệm chức đại tướng, nhất định sẽ thất bại”.

Do đó, sau khi Triệu Quát nhận chức tổng tư lệnh, mẹ của ông lập tức dâng tấu lên vua nước Triệu, nói: “Triệu Quát không phải là người có tài làm đại tướng, xin bệ hạ đừng phái ra trận”. Vua Triệu cho rằng mẹ Triệu Quát khiêm nhượng, bà nói: “Lúc cha nó lãnh binh, những tiền thưởng có được, toàn bộ đều phân chia cho kẻ dưới. Trong ngày nhận mệnh lệnh lãnh binh, ngay lập tức vào quân doanh ở, cùng với binh sĩ đồng cam cộng khổ, không hỏi gì đến việc trong nhà nữa. Gặp phải khó khăn, ông ấy nhất định trưng cầu hỏi ý kiến của mọi người, trước giờ không dám tự mình cho là đúng. Thế nhưng lúc Triệu Quát nhận mệnh làm tổng tư lệnh thì uy phong lẫm liệt, trong quân doanh, không ai dám ngước lên nhìn nó. Những tiền tài mà nó được ban thưởng thì chuyển toàn bộ về nhà. Cha nó lúc sắp chết đã từng dặn dò kỹ lưỡng, bất luận thế nào cũng không được để Triệu Quát làm đại tướng”. Vua Triệu vẫn không chịu thay đổi mệnh lệnh, mẹ Triệu Quát thỉnh cầu: “Nếu như nhất định phải dùng nó, vạn nhất người bị chết, nước bị nhục, cầu xin bệ hạ xá miễn cho cả nhà chúng tôi”. Vua Triệu đồng ý.

Vua Tần sau khi nghe được tin Triệu Quát làm đại tướng, mệnh lệnh cho Bạch Khởi, là tướng nước Tần vốn khiến cho các nước khác sợ hãi nhất, làm đại tướng quân. Do e rằng uy danh của Bạch Khởi khiến cho Triệu Quát sợ hãi, không dám xuất chiến, dẫn đến không bắt được quân chủ lực của nước Triệu, Vua Tần hạ lệnh, ai dám tiết lộ danh tính của Bạch Khởi, lập tức xử trảm.

Triệu Quát sau khi nhận mệnh, thì loại bỏ các công trình phòng ngự, đích thân thống lĩnh quân tinh nhuệ, áp dụng chiến thuật đột phá để tấn công doanh trại yếu nhất của quân Tần. Bạch Khởi ra lệnh rút lui. Sau khi Triệu Quát đột phá được trận địa của quân Tần, vẫn duy trì thế tấn công mạnh mẽ để khuếch đại chiến thắng, Bạch Khởi ra lệnh tiếp tục rút lui, sau đó phái quân cắt đứt đường rút lui của Triệu Quát. Kết quả là quân của Triệu Quát bị chia làm hai, Triệu Quát và quân tinh nhuệ bị chia cắt ở phía trước, đội quân phía sau bị bỏ lại ở trận địa ải Trường Bình. Sau đó Bạch Khởi cắt đứt đường tiếp viện quân lương của quân Triệu, quân Triệu bắt đầu thiếu lương thực.

Triệu Quát đã tung ra một số cuộc tấn công dữ dội nhất, hy vọng thoát ra khỏi vòng vây, nhưng tất cả đều thất bại. Các lý thuyết quân sự mà Triệu Quát nói ra một cách thuộc làu, thì nay đều không có tác dụng, ông không thể không làm theo phương pháp của Liêm Pha, chuyển từ tấn công sang phòng thủ, chờ quân tiếp viện. Tuy nhiên, tình hình lúc này đã thay đổi, quân đội đã bị chia cắt, lương thảo lại cạn kiệt, thủ cũng không thủ được nữa. Triệu Quát gắng gượng chống đỡ trong bốn mươi sáu ngày, hết sạch lương thảo, bị ép phải xông ra đánh lần cuối cùng, phân binh làm bốn đội, lần lượt phá vòng vây, nhưng vẫn thất bại, bản thân cũng chết dưới loạn tiễn. Quân Triệu còn lại bốn mươi vạn người, toàn bộ đầu hàng.

Bạch Khởi lệnh cho bốn mươi vạn hàng binh, tiến vào một thung lũng ở gần ải Trường Bình, đem chặn hai đầu thung lũng. Lệnh cho quân Tần mai phục ở đỉnh núi từ trước, ném đất đá xuống, bốn mươi vạn người toàn bộ bị chôn sống. Nước Triệu suy tàn từ đây.

Người đời sau đã đem việc Triệu Quát nói việc đánh trận thì thuộc làu, làm thì lại thất bại thảm hại quy nạp thành một câu thành ngữ “Bàn việc binh trên giấy”. Câu thành ngữ này chỉ việc hiểu lý luận nhưng lại không biết ứng dụng thực tế.

Tại sao cha mẹ của Triệu Quát biết rằng Triệu Quát không phải là tướng tài? Triệu Xa, người đã trải qua trăm trận, biết mình cần phải thận trọng trong chiến đấu, Triệu Quát không hề thận trọng, do đó ông biết Triệu Quát lãnh binh tất bại. Mà ngẫm thì thấy quả thực việc Triệu Quát không cẩn trọng, liều lĩnh, khinh địch nhất định đã sớm được nhiều người biết đến, nếu không thì nước Tần đã không chọn Triệu Quát làm đối thủ của mình. Triệu mẫu không hiểu quân sự, nhưng qua việc nhỏ nhặt là Triệu Quát không thể đồng cam cộng khổ cùng với thuộc hạ cũng biết rằng con mình không phải là tướng tài. Xem ra thì tướng tài nhất định phải biết binh pháp, cẩn thận khi đối đầu với quân địch, là một người chú trọng tiểu tiết. Vua nước Triệu xét người không minh, lâm trận thay tướng, không nghe khuyên giải, cuối cùng dẫn đến đại bại, có thể nói là tự làm tự chịu.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/24584

The post Câu chuyện thành ngữ: “Bàn việc binh trên giấy” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Câu chuyện thành ngữ: Vật thị nhân phihttps://chanhkien.org/2022/02/cau-chuyen-thanh-ngu-vat-thi-nhan-phi.htmlSat, 05 Feb 2022 02:06:35 +0000https://chanhkien.org/?p=28324Tác giả: Nhất Đẩu [ChanhKien.org] Lý Thanh Chiếu xuất thân từ gia đình danh môn, tư chất thông minh lại hiếu học. Sau này bà được gả cho Triệu Minh Thành, hai người tâm đầu ý hợp, sớm tối làm bạn với thi thư, và tự xưng mình là thần dân của Cát Thiên thị […]

The post Câu chuyện thành ngữ: Vật thị nhân phi first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Nhất Đẩu

[ChanhKien.org]

Lý Thanh Chiếu xuất thân từ gia đình danh môn, tư chất thông minh lại hiếu học. Sau này bà được gả cho Triệu Minh Thành, hai người tâm đầu ý hợp, sớm tối làm bạn với thi thư, và tự xưng mình là thần dân của Cát Thiên thị (Cát Thiên thị là một vì vua hiền đức thời cổ đại trong truyền thuyết), họ sống một cuộc đời thong dong nhàn nhã như vậy qua 20 năm.

Không lâu sau nhà Bắc Tống diệt vong, triều đình nhà Tống phải chạy xuống phía nam. Khi quân Kim đánh đến Sơn Đông, vợ chồng Lý Thanh Chiếu thì chạy đến Kiến Khang (nay là Nam Kinh), rồi chẳng bao lâu sau Triệu Minh Thành bị bệnh mà chết, năm ấy Lý Thanh Chiếu 46 tuổi. Sau đó lại vì kế sinh nhai mà Lý Thanh Chiếu phải tị nạn qua Đài Châu, Ôn Châu, Việt Châu, Hàng Châu… sách và đồ vật trong nhà sưu tầm được bị mất sạch hết, mười phần chẳng còn được một.

Bà hồi tưởng lại cuộc đời của mình, bèn viết: “…Vật thị nhân phi sự sự hưu, Dục ngữ lệ tiên lưu”

Nghĩa là: Vật như xưa, người đã khác, mọi sự đều thôi rồi. Muốn nói, nước mắt đã tuôn trào. (Dựa theo bản dịch từ thivien.net)

Thành ngữ “vật thị nhân phi” là để diễn tả sự hoài niệm về cố nhân.

(Trích từ bài Vũ Lăng xuân của Lý Thanh Chiếu)

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/31892

The post Câu chuyện thành ngữ: Vật thị nhân phi first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Loạt bài: Câu chuyện thành ngữhttps://chanhkien.org/2021/03/loat-bai-cau-chuyen-thanh-ngu.htmlSun, 07 Mar 2021 20:40:14 +0000https://chanhkien.org/?p=27234Tác giả: Tổ biên tập Văn hóa Thần truyền Chánh Kiến [Chanhkien.org] Câu chuyện thành ngữ: “Vứt bút tòng quân” Câu chuyện thành ngữ: “Người mù sờ voi” Câu chuyện thành ngữ: “Đông song sự phát” Câu chuyện thành ngữ : “Túc thế oan gia”

The post Loạt bài: Câu chuyện thành ngữ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Tổ biên tập Văn hóa Thần truyền Chánh Kiến

[Chanhkien.org]

Câu chuyện thành ngữ: “Vứt bút tòng quân”

Câu chuyện thành ngữ: “Người mù sờ voi”

Câu chuyện thành ngữ: “Đông song sự phát”

Câu chuyện thành ngữ : “Túc thế oan gia”

The post Loạt bài: Câu chuyện thành ngữ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Câu chuyện thành ngữ: “Đông song sự phát”https://chanhkien.org/2020/12/cau-chuyen-thanh-ngu-dong-song-su-phat.htmlThu, 03 Dec 2020 15:32:10 +0000https://chanhkien.org/?p=26855Tác giả: Lý Kiếm [Chanhkien.org] Thành ngữ “Đông song sự phát” dùng để tỉ dụ một âm mưu đã bại lộ, sắp bị trừng trị. Xuất xứ của thành ngữ này là từ tác phẩm “Tây hồ du lãm chí dư” của Điền Nhữ Thành đời Minh: “Tần Cối muốn giết Nhạc Phi, ở cửa […]

The post Câu chuyện thành ngữ: “Đông song sự phát” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Lý Kiếm

[Chanhkien.org]

Thành ngữ “Đông song sự phát” dùng để tỉ dụ một âm mưu đã bại lộ, sắp bị trừng trị. Xuất xứ của thành ngữ này là từ tác phẩm “Tây hồ du lãm chí dư” của Điền Nhữ Thành đời Minh: “Tần Cối muốn giết Nhạc Phi, ở cửa sổ phía đông cùng vợ là Vương Thị bàn mưu… Tần Cối nói: “Khả phiền nói với phu nhân, việc ở cửa sổ phía đông đã bị lộ.”

Tần Cối là tể tướng của Nam Tống, chủ trương đầu hàng nhà Kim, Cối cho rằng Nhạc Phi là cản trở lớn nhất trong việc nghị hòa liền giật dây người khác vu cáo Nhạc Phi mưu phản, bắt giữ Nhạc Phi giam vào ngục. Thế nhưng, Nhạc Phi thà chết chứ không chịu khuất phục, không chịu nhận tội, Tần Cối vì vậy không cách nào định tội cho Nhạc Phi. Tần Cối cùng vợ là Vương Thị ở dưới cửa sổ phía đông trong phòng kín bày mưu tính kế, Vương Thị nham hiểm nói: “Tướng công, bắt hổ dễ thả hổ khó. Nếu như bây giờ không nghĩ biện pháp đem Nhạc Phi khép tội chết, tương lai hậu hoạn vô cùng.” Tần Cối cảm thấy Vương Thị nói có lý, liền không thèm để ý gì nữa liền đem Nhạc Phi khép tội chết. Ông ta bày cho bộ hạ giả tạo chứng cứ, vu cáo đặt tội cho Nhạc Phi và con trai Nhạc Vân cùng bộ tướng Trương Hiến, lấy tội danh “mạc tu hữu” (có thể có, có thể không) nhằm sát hại cha con Nhạc Phi. Vị tướng lĩnh một đời trung trinh ái quốc đã chết thảm trong tay gian thần như vậy.

Không lâu sau Tần Cối qua đời. Ít ngày sau, con Tần Cối là Tần Hi cũng chết. Vương Thị cả ngày tâm thần không yên, liền thỉnh một đạo sĩ đến làm phép. Đạo sĩ kia gặp Tần Hi ở cõi âm, thấy trên đầu anh ta đeo một cái gông nặng, liền hỏi: “Phụ thân ngươi ở chỗ nào?” Tần Hi đáp: “Ở địa ngục Phong Đô.” Đạo sĩ chạy tới Phong Đô, quả nhiên thấy Tần Cối và các ác nhân bức hại Nhạc Phi đều mang gông sắt, bị các loại hình phạt thống khổ. Lúc gần rời đi, đạo sĩ hỏi Tần Cối muốn nhắn gì cho Vương Thị. Tần Cối mặt buồn rười rượi nói: “Thỉnh cầu nhắn cho phu nhân tôi, việc ở cửa sổ đông đã bị lộ rồi.” Sau khi đạo sĩ trở lại dương thế, liền đem lời Tần Cối nói lại cho Vương Thị, Vương Thị sợ ngây người, không lâu sau bà ta cũng chết.

Ngày hôm nay, Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền thế gian, từ bi cứu độ chúng sinh. Thế nhưng Trung Cộng tà ác lại làm cho rất nhiều người trong thiên hạ nhận thức không đúng, biên tạo ra những lời dối trá vô sỉ phỉ báng Đại Pháp, lấy tội danh “mạc tu hữu” tàn hại đệ tử Đại Pháp đang đi trên con đường của Thần, tội ác lớn vô biên, sắp bị chúng Thần nghiêm khắc thẩm phán. Hệ thống tà ác Phòng 610 cũng ý thức được “việc ở cửa sổ phía đông đã bị lộ”, cho nên nóng lòng tiêu hủy các loại chứng cứ phạm tội.

Kỳ thực trên đầu ba thước có thần linh, mắt thần như điện. Mỗi lời nói hành động của con người, làm mỗi việc thiện, việc ác, chúng Thần đều nhất nhất ghi lại toàn bộ. Ác nhân ngu xuẩn cho rằng tiêu hủy chứng cứ là có thể thoát khỏi thẩm phán của chính nghĩa, Thần không biết, quỷ không hay, điều này làm sao có thể được? Thiện ác hữu báo, đây là quy luật vĩnh hằng của vũ trụ. Như Tần Cối là ác nhân hãm hại bậc trung lương, lúc hành ác thì ngông cuồng tự đại, càn rỡ vô cùng, đợi đến ngày thanh toán đến, mới biết được nhân quả báo ứng không sai chạy mảy may, hối hận thì đã muộn.

Xin khuyên những kẻ tà ác bức hại đệ tử Đại Pháp, lúc này vội vàng tiêu hủy chứng cứ phạm tội là ngu xuẩn mà phí công, hãy mau chóng dừng cương trước vực, bỏ ác theo thiện, lập công chuộc tội, đó là con đường duy nhất giảm nhẹ ác báo lên bản thân mình, bằng không chắc chắn sẽ bị pháp luật nhân gian và thiên lý nghiêm khắc trừng phạt, giống như Tần Cối vĩnh viễn bị người đời phỉ nhổ!

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/38863

The post Câu chuyện thành ngữ: “Đông song sự phát” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Câu chuyện thành ngữ : “Túc thế oan gia”https://chanhkien.org/2020/11/cau-chuyen-thanh-ngu-tuc-the-oan-gia.htmlWed, 04 Nov 2020 10:31:31 +0000https://chanhkien.org/?p=26757Tác giả: Đức Huệ Thời Bắc Tống có viên quan tên Bành Nhữ Lệ (Công Nguyên năm 1041 – năm 1095), tự là “Khí Tư”, người Bà Dương, Nhiêu Châu (nay là Bà Dương, Giang Tây), đỗ Trạng nguyên vào năm Trị Bình thứ hai thời Tống Anh Tông (Công Nguyên năm 1065). Ông đậu […]

The post Câu chuyện thành ngữ : “Túc thế oan gia” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Đức Huệ

Thời Bắc Tống có viên quan tên Bành Nhữ Lệ (Công Nguyên năm 1041 – năm 1095), tự là “Khí Tư”, người Bà Dương, Nhiêu Châu (nay là Bà Dương, Giang Tây), đỗ Trạng nguyên vào năm Trị Bình thứ hai thời Tống Anh Tông (Công Nguyên năm 1065). Ông đậu Trạng nguyên rồi làm các chức quan lớn như Thị lang, Thượng thư, dám nói những điều người khác không dám nói, nổi tiếng chính trực vô tư, không tính toán hiềm khích cũ.

Đến lúc trung niên, ông gặp được một người goá phụ họ Tống, có ý muốn lấy bà làm vợ, nhưng vì quá bận nên không thành. Mười hai năm sau, ông gặp lại người phụ nữ họ Tống này, lần này rốt cục cũng cưới được bà. Người phụ nữ họ Tống rất xinh đẹp, Bành Nhữ Lệ sau khi kết hôn thì hết sức lấy lòng và chiều chuộng bà. Giữa những năm Thiệu Thánh đời vua Tống Triết Tông, ông được phái đến Giang Châu (nay là Cửu Giang) nhậm chức, trong lúc đương nhiệm thì mắc trọng bệnh không qua khỏi, liền gọi người đem giấy bút đến viết mấy dòng di ngôn:

“Túc thế oan gia, ngũ niên phu phụ, tùng kim dĩ vãng, bất đả giá cổ” (Oan gia kiếp trước, vợ chồng năm năm, từ nay dĩ vãng, không còn liên quan), viết xong thì qua đời. Có lẽ vào lúc ông lâm chung, có sinh mệnh ở không gian khác nói ra quan hệ nhân duyên của ông cùng với người phu nhân họ Tống, nên mới có mấy câu di ngôn như vậy.

Vậy là “Túc thế oan gia” trở thành một câu thành ngữ, chỉ thù oán kiếp trước giữa các sinh mệnh, thường hay hình dung như oán hận chất chứa rất sâu, rất khó hóa giải. Đôi khi giữa vợ và chồng, người thân cũng dùng những từ như “oan gia”, “tiểu oan gia”, “túc thế oan gia” làm biệt danh gọi nhau, có điều cách nói này không mang ác ý gì. Kỳ thực, giữa vợ chồng, giữa người thân bạn bè, giữa người với người trong xã hội đều có mối quan hệ nhân duyên, có báo ân, trả nợ, có báo thù, đòi nợ, còn có hoàn thành nguyện vọng, đủ các loại tình huống, bất kể là tình huống gì, đều phải tận lực làm tròn bổn phận của mình, đối xử tử tế với đối phương. Như vậy thì mới có thể thu được tương lai tốt đẹp trong luân hồi của sinh mệnh. Thực ra câu thành ngữ “túc thế oan gia” có thể trở thành câu nói thường dùng hàng ngày như vậy, cũng nói lên một điều rằng người xưa tín ngưỡng vào Thần một cách phổ biến, tin tưởng luân hồi, tin tưởng nhân quả báo ứng, qua đó có thể thấy được vô thần luận hoàn toàn không phải là văn hoá truyền thống Trung Quốc.

Nguồn: “Hoạ Mạn Lục”

Dịch từ: http://zhengjian.org/node/255356

The post Câu chuyện thành ngữ : “Túc thế oan gia” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Câu chuyện thành ngữ: “Vứt bút tòng quân”https://chanhkien.org/2013/12/cau-chuyen-thanh-ngu-vut-but-tong-quan.htmlThu, 19 Dec 2013 10:58:34 +0000http://chanhkien.org/?p=22427Về sau câu chuyện này hình thành câu thành ngữ "Vứt bút tòng quân" (“Đầu bút tòng nhung”), dùng để chỉ việc vứt bỏ văn tòng quân, bảo vệ quốc gia.

The post Câu chuyện thành ngữ: “Vứt bút tòng quân” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Tổ biên tập Văn hóa Thần truyền Chánh Kiến

[Chanhkien.org]

Câu chuyện

Thời Đông Hán, có một vị tướng quân rất nổi danh, tên là Ban Siêu, từ nhỏ rất chuyên tâm, lòng đầy nhiệt huyết hy vọng vào tương lai. Nhưng bởi gia cảnh nghèo khó nên làm quan sao chép sách sử kiếm chút tiền lương ít ỏi, lấy đó để nuôi dưỡng mẹ. Có một ngày đang sao chép tài liệu, viết viết, đột nhiên cảm thấy buồn phiền, anh ta liền dừng công việc, đứng lên, ném bút qua một bên, thở dài nói: “Đại trượng phu nên làm theo Phó Giới Tử, Trương Khiên vậy, trên chiến trường lập nhiều công lao, làm sao có thể ở chỗ này làm công việc sao chép nhỏ nhặt lãng phí thời gian như vậy?” Về sau câu chuyện này hình thành câu thành ngữ “Vứt bút tòng quân” (“Đầu bút tòng nhung”), dùng để chỉ việc vứt bỏ văn tòng quân, bảo vệ quốc gia.

Thảo luận

1- Bạn có cảm thấy chí nguyện của Ban Siêu có thể khiến người khác làm theo không? Lúc quốc gia lâm nạn, phải chăng mọi người nên tận sức mình. Hãy chia sẻ ý kiến của bạn nhé!

2- Ngoại trừ Ban Siêu, trong lịch sử bạn có biết vị anh hùng nào phó thân mình tận sức đền đáp quốc gia không?

Luyện tập đặt câu

Ví dụ: Khi quốc gia lâm nạn, đại trượng phu tự nhiên phải vứt bút tòng quân, vì quốc gia mà cống hiến.

Câu đố kỳ này

Hãy ghép các câu thành ngữ sau đây cho đúng tên nhân vật liên quan:

“Vứt bút tòng quân” (“Đầu bút tòng nhung”)  Lận Tương Như
“Của về chủ cũ” (“Hoàn bích quy Triệu”) Ban Siêu
“Chỉ hươu bảo ngựa” (“Chỉ lộc vi mã”)  Triệu Cao
“Bỏ dở nửa chừng” (“Bán đồ nhi phế”) Nhạc Dương
“Nếm mật nằm gai” (“Ngọa tân thường đảm”) Câu Tiễn

Tham khảo đáp án:

“Vứt bút tòng quân” ——– Ban Siêu
“Của về chủ cũ” ——– Lận Tương Như
“Chỉ hươu bảo ngựa” ——– Triệu Cao
“Bỏ dở nửa chừng” ——– Nhạc Dương
“Nếm mật nằm gai” ——– Câu Tiễn

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/56470

The post Câu chuyện thành ngữ: “Vứt bút tòng quân” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Câu chuyện thành ngữ: “Người mù sờ voi”https://chanhkien.org/2013/10/cau-chuyen-thanh-ngu-nguoi-mu-so-voi.htmlSat, 12 Oct 2013 05:31:55 +0000http://chanhkien.org/?p=22420Ngày xưa có một vị quốc vương yêu cầu một vị đại thần triệu tập một số người bị mù đến để sờ voi; sau khi sờ xong, vua hỏi từng người bị mù xem họ đã sờ được gì.

The post Câu chuyện thành ngữ: “Người mù sờ voi” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Tổ biên tập Văn hóa Thần truyền Chánh Kiến

[Chanhkien.org]

Câu chuyện

Ngày xưa có một vị quốc vương yêu cầu một vị đại thần triệu tập một số người bị mù đến để sờ voi; sau khi sờ xong, vua hỏi từng người bị mù xem họ đã sờ được gì. Người sờ vòi trả lời: “Con voi sinh ra giống củ cải trắng”, người sờ tai thì bảo: “Con voi sinh ra giống cái ki hốt rác”, người sờ đầu thì nói: “Con voi sinh ra giống như hòn đá”, người sờ mũi thì nói: “Con voi sinh ra giống như cái chày”. Người sờ chân nói: “Con voi sinh ra giống cái cối bằng gỗ”. Người sờ lưng thì nói: “Con voi sinh ra giống như cái giường”. Người sờ bụng thì nói: “Con voi sinh ra giống cái vò gốm”. Bởi vì mỗi người sờ mỗi chỗ khác nhau, nên đối với hình dáng của con voi có cách nhìn bất đồng. Kỳ thực cái mà họ sờ đều là con voi, nhưng là con voi không hoàn chỉnh. Tương tự như Phật tính, người mù là chỉ chúng sinh, nếu người ta quá chấp trước vào một chút sự việc bề ngoài hoặc câu chữ mà cho đó thật sự là Phật tính, thì cũng tương tự người mù sờ voi, chỉ thấy được một phần của Phật tính, liền bám cứng vào điều mình nhận thức được, thậm chí cho rằng điều người khác nhận thức đến không phải là Phật tính, như vậy ngược lại đã bị mất phương hướng và mất đi khả năng xem xét bản chất của Phật tính.

Về sau, câu chuyện này được đúc kết thành thành ngữ “Người mù sờ voi” (“Manh nhân mô tượng”), dùng để ví von lấy cái nhìn thiên vị mà cho rằng đó là toàn bộ sự việc không thể hiểu rõ chân tướng.

Thảo luận

1- Trong cách nhìn của mỗi người đối với mỗi chuyện đều có chỗ chưa rõ, khi bạn không ở trong hoàn cảnh đó, có lẽ sẽ càng không có cùng cách nhìn nhận; khi phát sinh chuyện gì đó, bạn có thể tiếp nhận lời đề nghị của người khác, hay vẫn khăng khăng giữ ý kiến của mình? Có ưu khuyết điểm gì?

2- Vì sao cùng là sờ vào một con voi, mà nhận thức mỗi người về hình dáng của nó đều khác nhau vậy? Trong sinh hoạt hàng ngày, phải chăng có rất nhiều chuyện bạn cùng bạn bè cũng có cách nhìn bất đồng? Hãy cùng mọi người chia sẻ nhé!

Luyện tập đặt câu

Ví dụ 1: Những người có cùng phương pháp nghiên cứu như bạn, giống như người mù sờ voi, rất khó thông hiểu đạo lý.

Ví dụ 2: Anh ta lại nhất mực duy trì ý kiến thiên vị để nói toàn bộ, loại hành vi này giống như người mù sờ voi, sẽ không thể có được hiểu biết đúng đắn đâu.

Thành ngữ tương tự

“Dĩ thiên khái toàn” (Dùng cái nhìn thiên vị mà cho rằng đó là toàn bộ sự việc),
“Dĩ quản khuy thiên” (Lấy tầm nhìn hạn hẹp mà xem xét đạo trời).

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/56472

The post Câu chuyện thành ngữ: “Người mù sờ voi” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>