Câu chuyện đạo đức truyền thống Trung Hoa | Tag | Chánh Kiến Nethttps://chanhkien.orgChánh KiếnSun, 14 Jul 2024 03:05:56 +0000en-UShourly1Câu chuyện đạo đức truyền thống Trung Hoa (Hiếu) (10): Thái Thuận nhặt dâuhttps://chanhkien.org/2023/12/cau-chuyen-dao-duc-truyen-thong-trung-hoa-hieu-10-thai-thuan-nhat-dau.htmlFri, 08 Dec 2023 04:45:02 +0000https://chanhkien.org/?p=32027Tác giả: Thiện Duyên [ChanhKien.org] Vào cuối thời Tây Hán, ở Hà Nam có một người tên là Thái Thuận, ông mồ côi cha từ khi còn nhỏ và cùng với mẫu thân sống nương tựa lẫn nhau. Vì để tránh binh họa chiến loạn do quân của Vương Mãng gây ra, Thái Thuận cùng […]

The post Câu chuyện đạo đức truyền thống Trung Hoa (Hiếu) (10): Thái Thuận nhặt dâu first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Thiện Duyên

[ChanhKien.org]

Vào cuối thời Tây Hán, ở Hà Nam có một người tên là Thái Thuận, ông mồ côi cha từ khi còn nhỏ và cùng với mẫu thân sống nương tựa lẫn nhau. Vì để tránh binh họa chiến loạn do quân của Vương Mãng gây ra, Thái Thuận cùng mẫu thân chạy đến Châm Giản lánh nạn. Không ngờ, nơi đây cũng vì chiến tranh liên tiếp nhiều năm, đất đai cằn cỗi, người dân phải tản cư, cuộc sống của hai mẹ con lại càng thêm khó khăn. Để có thể tiếp tục sinh sống; Thái Thuận đã để mẫu thân ở nhà, còn bản thân thì hàng ngày đi ra ngoài xin ăn; khi kiếm được đồ ăn khá hơn một chút, ông liền mang về cho mẫu thân, còn bản thân chỉ ăn một ít rau rừng và cháo thừa để cho qua cơn đói.

Sau đó, quân Xích Mi (lông mày đỏ) do Phàn Sùng chỉ huy đánh đến Hứa Xương; lúc bấy giờ, dân chúng sợ quân lính cướp bóc nên tháo chạy bỏ trốn. Vốn dĩ bấy lâu Thái Thuận sống vào nhờ đi xin ăn, nay cuộc sống lại càng thêm khó khăn hơn; ông hàng ngày phải đi rất xa, cũng không xin đủ phần ăn cho một người. Mặt trời đã lặn xuống núi rồi, Thái Thuận vẫn chưa trở về nhà, vì nhớ con trai nên mẫu thân ông đã ngồi ở đầu làng để chờ đợi, vì vậy ngày nay trên ngọn đồi phía tây làng Châm Giản thôn Thái Viên vẫn còn di tích của “Đẳng Tử Tự” (Chùa đợi con).

Lại là một năm thời kì giáp hạt (tháng ba ngày tám, thời kỳ giáp hạt, trái cây hạt lúa còn xanh, chưa chín vàng, dễ đói kém) thiếu thốn khó khăn, Thái Thuận bụng đói sôi ùng ục đến tận chiều mà vẫn chưa kiếm được đồ ăn. Đột nhiên, ông phát hiện thấy một mảnh rừng dâu tằm. Nhìn thấy trên mặt đất có rất nhiều dâu tằm rụng, ông vội vàng nhặt lên như thể là gặp được kho báu. Ông bỏ những quả dâu đen, tím và xanh đỏ riêng thành từng phần vào giỏ rồi vui vẻ vội vã trở về nhà. Không ngờ trên đường về nhà ông gặp một nhóm quân lính Xích Mi, đám binh sĩ nhìn thấy dâu tằm trong giỏ của ông được đặt phân ra theo màu sắc khác nhau, cảm thấy kì lạ và hỏi ông tại sao. Thái Thuận nói: “Những quả màu đen và tím là những quả chín, có vị ngọt, để phần mang về nhà cho mẫu thân tôi ăn; còn những quả xanh đỏ có vị chua thì để tôi ăn. Mẫu thân tôi tuổi tác đã già và mắt kém rồi, nên phân chia chúng ra để mẫu thân tôi thuận tiện lấy”.

Người tốt sẽ luôn được đền đáp những điều tốt đẹp. Quân Xích Mi thương tình tấm lòng chân thành của Thái Thuận và không làm hại ông, thậm chí còn cho ông gạo, ngũ cốc, bò và dê mà họ đã cướp được. Nhưng Thái Thuận biết phân biệt đúng sai, không nhận bất cứ thứ gì có được một cách bất nghĩa. Khi những binh sĩ của quân Xích Mi đóng quân trên núi Hùng Nhĩ nhìn thấy Thái Thuận hiếu kính với mẫu thân ông như thế; họ không khỏi dấy lên nỗi nhớ với những người thân ở quê hương, đều muốn trút bỏ áo giáp và trở về đồng ruộng của mình, về bên cạnh phụ mẫu càng sớm càng tốt mà làm tròn đạo hiếu. Thế là bọn họ rửa sạch vết bôi đỏ trên lông mày bên dòng sông cạnh doanh trại và vui vẻ trở về nhà. Vì lý do này mà người dân địa phương gọi con sông này là sông “Tẩy Mi”.

Sau khi bọn đạo tặc được dẹp yên, dù cuộc sống đã an định nhưng mẫu thân của Thái Thuận lại không may qua đời. Nào ngờ, chưa kịp lo tang lễ xong thì nhà hàng xóm lại xảy ra hỏa hoạn. Nhìn thấy ngọn lửa lan đến gần, Thái Thuận sốt sắng ôm linh cữu của mẫu thân mình mà gào khóc lớn, không ngờ rằng rốt cuộc ngọn lửa đã vòng qua mà không lan qua nhà ông. Đây chính là minh chứng cho việc người con hiếu thảo đã làm cảm động đến cả trời đất!

Vì mẫu thân ông khi còn sống rất sợ sấm sét nên mỗi lần trời mưa sấm sét, Thái Thuận đều chạy đến nghĩa trang, ôm bia mộ khóc và nói: “Hài nhi đang ở đây, mẫu thân đừng sợ”.

Có thể thấy rằng Thái Thuận không chỉ hiếu thuận với mẫu thân khi bà còn sống, mà còn phụng sự phụ mẫu sau khi qua đời như thể họ vẫn còn sống vậy, ông thực sự đã làm được “Sự tử giả, như sự sinh” (“Đối xử với người khuất như thể họ còn sống”).

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/270063

The post Câu chuyện đạo đức truyền thống Trung Hoa (Hiếu) (10): Thái Thuận nhặt dâu first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Câu chuyện đạo đức truyền thống Trung Hoa (Hiếu) (9): Giang Cách cõng mẹhttps://chanhkien.org/2023/11/cau-chuyen-dao-duc-truyen-thong-trung-hoa-hieu-9-giang-cach-cong-me.htmlTue, 28 Nov 2023 04:08:19 +0000https://chanhkien.org/?p=31934Tác giả: Thiện Duyên [ChanhKien.org] Giang Cách thời Đông Hán, tự Thứ Ông, người Lâm Truy (Truy Bác tỉnh Sơn Đông ngày nay). Thời niên thiếu phụ thân ông qua đời, ông cùng mẫu thân nương tựa nhau mà sống, đương thời gặp ngay lúc Vương Mãng làm loạn tạo phản, ông cõng mẫu thân […]

The post Câu chuyện đạo đức truyền thống Trung Hoa (Hiếu) (9): Giang Cách cõng mẹ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Thiện Duyên

[ChanhKien.org]

Giang Cách thời Đông Hán, tự Thứ Ông, người Lâm Truy (Truy Bác tỉnh Sơn Đông ngày nay). Thời niên thiếu phụ thân ông qua đời, ông cùng mẫu thân nương tựa nhau mà sống, đương thời gặp ngay lúc Vương Mãng làm loạn tạo phản, ông cõng mẫu thân tháo chạy lánh nạn.

Trong lúc chạy nạn, Giang Cách thường gặp phải những tên trộm cướp, bọn chúng không những muốn cướp đồ của ông mà còn muốn bắt ông làm đạo tặc. Đối mặt với tình cảnh như thế, Giang Cách đã khổ sở van xin trước mặt những tên đạo tặc, hi vọng chúng có thể niệm tình thương xót mẹ già của ông không còn ai nuôi dưỡng mà thả ông đi. Những tên đạo tặc thấy người con hiếu thảo cầu xin thành tâm thành ý như vậy, bọn họ không nhẫn tâm cướp bóc của ông, lại càng không nhẫn tâm giết ông, thậm chí có người còn nói cho ông biết nên đi như thế nào để tránh không gặp phải đạo tặc nữa. Một số tên đã bị ông làm cảm động, nhớ mẫu thân của họ, thế rồi toán cướp đã lần lượt tan rã giải tán; điều này cho thấy rằng trở thành trộm cướp không phải là bản tính của con người, cũng đều là vì nhất thời xã hội hỗn loạn, hoàn cảnh khốn quẫn bức bách, mới sa vào làm đạo tặc. Vì nhận được lòng tốt thiện đãi của bọn trộm cướp, mặc dù Giang Cách nhiều lần gặp phải khó khăn khốn đốn và nguy hiểm, nhưng cuối cùng đều đã chuyển nguy thành an, có thể thấy sức mạnh của lòng hiếu thảo lớn đến nhường nào! Sức lan tỏa của hiếu đạo thật sâu sắc biết bao!

Sau khi bọn đạo tặc được dẹp yên, Giang Cách đưa mẫu thân đến sống ở Hạ Bì (bắc Tuy Ninh, tỉnh Giang Tô ngày nay). Vì rất nghèo khó nên ông phải kiếm việc khuân vác khổ cực, làm thuê làm mướn để kiếm tiền phụng dưỡng mẫu thân. Dẫu tiền có kiếm được ít nhưng ông vẫn mua những thứ tốt nhất cho mẫu thân; bản thân ông đi chân trần, mặc y phục rách, nhưng mẫu thân phải có đồ dùng thật đầy đủ.

Sau khi mẫu thân qua đời, Giang Cách vô cùng thương tiếc đau buồn, ban đêm đi ngủ cũng đều không cởi tang phục. Hành động của ông không chỉ khiến hàng xóm và quan phụ mẫu trong vùng cảm động, mà hơn nữa còn được thiên hạ ai cũng đều biết đến, mọi người phong ông là “Giang Cự Hiếu”. Dưới thời Hán Minh Đế, Giang Cách được tiến cử làm bậc hiếu liêm, đến thời Hán Chương Đế lại được tuyển cử là người đức độ hiền lương chính trực, nhậm chức Ngũ quan Trung lang tướng. Nhưng không lâu sau, ông đã từ quan và trở về quê hương. Hoàng đế rất tôn trọng thái độ làm người của Giang Cách, quyết định rằng triều đình sẽ đến thăm hỏi Giang Cách hàng năm, hơn nữa còn cấp bổng lộc cho ông cả đời.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/270061

The post Câu chuyện đạo đức truyền thống Trung Hoa (Hiếu) (9): Giang Cách cõng mẹ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Câu chuyện đạo đức truyền thống Trung Hoa (Hiếu) (8): Quách Cự mai táng conhttps://chanhkien.org/2023/11/cau-chuyen-dao-duc-truyen-thong-trung-hoa-hieu-8-quach-cu-mai-tang-con.htmlTue, 21 Nov 2023 23:28:35 +0000https://chanhkien.org/?p=31902Tác giả: Thiện Duyên [ChanhKien.org] Quách Cự triều Hán, gia cảnh rất bần cùng, ông có ba người huynh đệ; phụ thân ông sau khi qua đời để lại một ít gia sản, Quách Cự đều phân chia cho các anh em khác, rồi đón mẫu thân về nhà mình chăm sóc phụng dưỡng, sinh […]

The post Câu chuyện đạo đức truyền thống Trung Hoa (Hiếu) (8): Quách Cự mai táng con first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tác giả: Thiện Duyên

[ChanhKien.org]

Quách Cự triều Hán, gia cảnh rất bần cùng, ông có ba người huynh đệ; phụ thân ông sau khi qua đời để lại một ít gia sản, Quách Cự đều phân chia cho các anh em khác, rồi đón mẫu thân về nhà mình chăm sóc phụng dưỡng, sinh sống cần cù và tiết kiệm.

Sau này trong nhà có thêm đứa con nhỏ, cuộc sống càng thêm khó khăn, mẫu thân ông cứ luôn đem thức ăn ngon để dành lại cho cháu trai, Quách Cự rất đau lòng nên trong bữa cơm đã để cho đứa trẻ ra ngoài chơi.

Một ngày nọ, đứa trẻ bị chết đuối khi đang chơi đùa bên ngoài. Để không làm mẫu thân đau lòng, Quách Cự dặn đi dặn lại với vợ bất kể thế nào cũng không được để cho mẫu thân được biết, đồng thời nói với vợ: “Chúng ta còn có thể sinh thêm con, còn mẫu thân mất đi thì vĩnh viễn sẽ không thể có lại”. Người vợ không dám làm trái lời chồng, liền nhanh chóng đào hố. Khi đào sâu xuống được ba thước, đột nhiên vang lên một tiếng sấm rất lớn, chấn kinh khiến đứa con trai tỉnh lại, lúc này người vợ nhìn thấy trong hố có một hũ vàng, bên trên được viết mười sáu chữ: “Thiên ban hoàng kim, hiếu tử Quách Cự, quan bất đắc đoạt, dân bất đắc thủ”. (“Trời ban hũ vàng, Quách Cự hiếu thuận, quan không được đoạt, dân không được lấy”).

Hai vợ chồng ông sau khi lấy được vàng, liền mang về nhà dùng để hiếu kính mẫu thân, nuôi nấng con cái.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/270061

The post Câu chuyện đạo đức truyền thống Trung Hoa (Hiếu) (8): Quách Cự mai táng con first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Câu chuyện đạo đức truyền thống Trung Hoa (Hiếu) (7): Hán Văn Đế tự thân nếm thuốchttps://chanhkien.org/2023/11/cau-chuyen-dao-duc-truyen-thong-trung-hoa-hieu-7-han-van-de-tu-than-nem-thuoc.htmlSat, 18 Nov 2023 23:38:31 +0000https://chanhkien.org/?p=31857Tác giả: Thiện Duyên [ChanhKien.org] Hán Văn Đế họ Lưu tên Hằng, ông là người con thứ ba của Hán Cao Tổ Lưu Bang. Ông tại vị trong 24 năm, coi trọng đức trị, chấn hưng lễ nghi, thương dân như con và chú trọng đến phát triển nông nghiệp; đến thời vụ mùa gieo […]

The post Câu chuyện đạo đức truyền thống Trung Hoa (Hiếu) (7): Hán Văn Đế tự thân nếm thuốc first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Thiện Duyên

[ChanhKien.org]

Hán Văn Đế tự thân nếm thuốc 

Hán Văn Đế họ Lưu tên Hằng, ông là người con thứ ba của Hán Cao Tổ Lưu Bang. Ông tại vị trong 24 năm, coi trọng đức trị, chấn hưng lễ nghi, thương dân như con và chú trọng đến phát triển nông nghiệp; đến thời vụ mùa gieo cấy, đích thân dẫn theo các đại thần về nông thôn canh tác, cày cấy gieo hạt; từ đó đã huy động được tính tích cực của nông dân, đưa xã hội nhà Tây Hán tiến tới ổn định, nhân đinh quân dân hưng thịnh, kinh tế được phục hồi và phát triển. Thân tuy là hoàng đế, Hán Văn Đế không những vô cùng khiêm nhường hơn nữa còn tự biết sai mà sửa chữa lỗi lầm của mình. Trong quãng thời gian tại vị, ông đã không hề cho xây dựng cung thất mới, và dùng tất cả số tiền tiết kiệm được để giúp đỡ chăm sóc người già và trẻ mồ côi. Bởi vì ông cai trị đất nước có phương pháp và là một vị hoàng đế hiền minh đức hạnh trong lịch sử Trung Quốc, cho nên triều đại thái bình thịnh vượng của ông cùng với Hán Cảnh Đế được ca ngợi là “Văn Cảnh chi trị”.

Hán Văn Đế không những giỏi trị quốc, lại còn có thiên tính rất hiếu thuận; mẫu thân của ông là Bạc Thái hậu từng có lần bị bệnh trong suốt ba năm liền, Hán Văn Đế vì thế mà trong tâm vô cùng ưu phiền. Mặc dù ở ngôi Thiên hạ chi tôn cao quý, kẻ hầu người hạ nhiều không kể, nhưng ông vẫn đích thân săn sóc phụng dưỡng mẫu thân sớm hôm bất kể mệt nhọc; mỗi khi bưng thuốc, ông đều tự thân nếm thử trước rồi mới đưa cho bà, hơn nữa bao giờ cũng an ủi mẫu thân bằng khuôn mặt hòa ái vui vẻ, xua tan những âu lo của bà bằng tình thân và chăm sóc bà vô cùng chu đáo. Ngay cả khi ông ngủ vào ban đêm, Hán Văn Đế cũng đều luôn thắt đai y phục để có thể diện kiến mẫu thân bất cứ lúc nào, có thể thấy được tấm lòng vô cùng hiếu thảo của ông.

Giáo huấn bằng lời nói không thể khiến người ta bội phục, duy chỉ có dùng tự thân giáo hóa mới có thể thu phục lòng người một cách vô hình. Câu chuyện này đã nói rõ rằng lòng hiếu thảo không phân biệt nghèo hèn hay phú quý. Chỉ cần bạn có tâm làm, thì mỗi cá nhân ai cũng đều có thể kính cẩn làm tròn chức trách bổn phận của mình, tận sức thực thi hiếu đạo.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/270060

The post Câu chuyện đạo đức truyền thống Trung Hoa (Hiếu) (7): Hán Văn Đế tự thân nếm thuốc first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Câu chuyện đạo đức truyền thống Trung Hoa (Hiếu) (6): Đàm Tử lấy sữa hươuhttps://chanhkien.org/2023/11/cau-chuyen-dao-duc-truyen-thong-trung-hoa-hieu-6-dam-tu-lay-sua-huou.htmlSun, 12 Nov 2023 03:11:46 +0000https://chanhkien.org/?p=31783Tác giả: Thiền Duyên [ChanhKien.org] Đàm Tử là người thời Xuân Thu. Bản tính ông vô cùng hiếu thuận, cha mẹ ông về già hai mắt đã lòa không nhìn rõ; khi nghe người ta nói uống sữa hươu mắt có thể sẽ tốt lên; Đàm Tử liền đi mượn một bộ y phục da […]

The post Câu chuyện đạo đức truyền thống Trung Hoa (Hiếu) (6): Đàm Tử lấy sữa hươu first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Thiền Duyên

[ChanhKien.org]

Đàm Tử là người thời Xuân Thu. Bản tính ông vô cùng hiếu thuận, cha mẹ ông về già hai mắt đã lòa không nhìn rõ; khi nghe người ta nói uống sữa hươu mắt có thể sẽ tốt lên; Đàm Tử liền đi mượn một bộ y phục da hươu, cải trang thành một con hươu rồi đi trong núi sâu, trà trộn vào bầy hươu để lấy sữa của chúng. Người thợ săn nhìn thấy “con hươu” dường như đang bất động, liền rút mũi tên ra định bắn nó. Đàm Tử liền vội cuống quýt đứng dậy, cởi bỏ bộ da hươu, đồng thời kêu lớn rồi kể rõ tường tận sự tình cho người thợ săn, nhờ đó mới tránh được nguy hiểm bị bắn chết. Người thợ săn nghe xong vô cùng cảm động liền mang sữa hươu ra đem cho ông. Đàm Tử vừa mang sữa hươu về nhà, cha mẹ ông sau khi uống xong, hai mắt đã sáng trở lại.

Về sau, Đàm Tử trở thành vua của nước Đàm, tuy rằng nước Đàm nơi ông cai trị là một nước nhỏ, nhưng lại rất nổi tiếng; nguyên nhân chủ yếu là nhờ vào thành tựu chính trị, tài năng, lòng nhân đức và hiếu hạnh của Đàm Tử đã giúp ông thu phục được lòng dân.

Đàm Tử trị quốc chú trọng đức, thực thi theo nhân nghĩa, ân uy thưởng phạt phân minh, khiến dân chúng đều thành tâm tín phục ông; điều này đã giúp cho văn hóa đất Đàm phát triển và tính tình người dân trở nên thuần phác và đôn hậu, một số luật lệ và chế độ quy định của triều đình còn được bảo lưu lại, và có ảnh hưởng hết sức sâu sắc đến các thế hệ sau.

Bậc đế vương các triều đại xưa đã xem Đàm Tử như là hóa thân của đức, tài, uy, nhã; Đàm Tử sau khi qua đời, người đời sau đã lập mộ và dựng lên miếu Đàm Tử để tưởng nhớ ông.

Theo tư liệu liên quan được ghi chép lại, đương thời trong Đàm Tử miếu có “Tam Thánh” tượng; tức là ba vị Khổng Tử, Lão Tử và Đàm Tử. Từ đó có thể thấy được người xưa đối với Đàm Tử rất yêu mến, tôn kính và sùng bái ông.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/270059

The post Câu chuyện đạo đức truyền thống Trung Hoa (Hiếu) (6): Đàm Tử lấy sữa hươu first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Câu chuyện đạo đức truyền thống Trung Hoa (Hiếu) (5): Lão Lai mặc y phục sặc sỡhttps://chanhkien.org/2023/11/cau-chuyen-dao-duc-truyen-thong-trung-hoa-hieu-5-lao-lai-mac-y-phuc-sac-so.htmlThu, 09 Nov 2023 00:05:30 +0000https://chanhkien.org/?p=31762Tác giả: Thiền Duyên [ChanhKien.org] Lão Lai Tử, là người nước Sở vào thời Xuân Thu, có nhiều ý kiến khác nhau về cuộc đời và thân thế của ông. Trong “Sử Ký” đã hoài nghi cho rằng Lão Lai Tử chính là Lão Tử, tuy nhiên không hề được khảo chứng trong lịch sử, […]

The post Câu chuyện đạo đức truyền thống Trung Hoa (Hiếu) (5): Lão Lai mặc y phục sặc sỡ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tác giả: Thiền Duyên

[ChanhKien.org]

Lão Lai Tử, là người nước Sở vào thời Xuân Thu, có nhiều ý kiến khác nhau về cuộc đời và thân thế của ông. Trong “Sử Ký” đã hoài nghi cho rằng Lão Lai Tử chính là Lão Tử, tuy nhiên không hề được khảo chứng trong lịch sử, do vậy cũng không ai biết được tên thật của ông.

Lão Lai Tử bản tính rất hiếu thuận, ông mang những món ăn ngon nhất, đem những quần áo và đồ dùng tốt nhất để phụng dưỡng cha mẹ. Ông hết lòng quan tâm từng li từng tí một trong cuộc sống của cha mẹ, săn sóc cha mẹ vô cùng chu đáo. Dưới sự chăm sóc tỉ mỉ của ông, cha mẹ ông đã có một cuộc sống an vui hạnh phúc, trong gia đình tràn đầy sự hòa ái, bình yên và tốt lành.

Tuy rằng Lão Lai Tử đã ngoài 70 tuổi, nhưng trước mặt cha mẹ, ông chưa bao giờ nhắc đến chữ “già”. Bởi vì trên còn có cha mẹ, tuổi tác của họ đều lớn hơn của bản thân ông rất nhiều, mà người làm con nếu như mở miệng nói đến “già” thì cha mẹ chẳng phải sẽ càng cảm thấy bản thân họ đã như ngọn đèn trước gió, già cả lắm rồi hay sao? Hơn nữa, rất nhiều người ngay cả khi họ tuổi tác đã cao, con đàn cháu đống, nhưng bao giờ cũng coi con cái của họ như thể là trẻ con vậy.

Không khó để thấy rằng nếu một người đã bước qua tuổi thất tuần thì cha mẹ của ông ít nhất cũng đã ngoài 90 tuổi. Đối với đại đa số những người gần trăm tuổi thì thân thể đều tương đối yếu nhược, không chỉ lãng tai hoa mắt mà còn đi đứng bất tiện khó khăn. Nếu muốn nói chuyện với họ, có thể họ đã không thể nghe được rõ ràng nữa rồi. Bởi vì chân tay không còn linh hoạt lắm, cho dù muốn đưa họ đi khắp nơi để dạo chơi thăm thú thì cũng không phải là chuyện dễ dàng. Do đó cuộc sống của người già thường khá là cô quạnh và đơn điệu. Người thấu hiểu lòng cha mẹ như Lão Lai Tử rất thông cảm với tâm tình của họ, nên để cho cha mẹ được vui vẻ, ông đã dùng rất nhiều tâm sức hóa trang thành nhiều hình hài hoạt bát đáng yêu để pha trò khiến cha mẹ vui thích.

Một lần nọ, Lão Lai Tử cố ý lựa chọn một bộ y phục ngũ sắc sặc sỡ; vào ngày sinh nhật của cha ông, ông đã mặc bộ y phục này, giả trang thành dáng vẻ của một em bé, lăng xăng nhảy múa trước mặt cha mẹ. Vừa nô đùa vui chơi vừa thực hiện những bước nhảy nhẹ nhàng uyển chuyển, thật giống như là một đứa trẻ với tâm hồn ngây thơ thuần khiết, lại càng khiến cho người ta cảm thấy vui vẻ.

Lại có một lần, Lão Lai Tử đang gánh một gánh nước, vụt một bước đi qua phía trước phòng khách, rồi đột nhiên “ùm” một tiếng, làm ra một động tác té ngã khôi hài khiến cho cha ông bật cười ha hả. “Cái thằng bé này thật là nuôi hoài không lớn, giao cho chút việc nhỏ cũng làm không xong”. Mẹ ông cũng cười vui vẻ sau khi quở trách ông.

Một ngày nọ, đúng lúc có một đàn gà con xuất hiện bên cạnh phòng khách; Lão Lai Tử bỗng nhất thời hứng khởi, ông liền bắt chước động tác diều hâu bắt gà để diễn trò cho cha mẹ vui cười; thế là ngay lập tức gà bay chó sủa, náo nhiệt không thôi. Những con gà con chạy lăng xăng khắp nơi, trông thật dễ thương. Còn Lão Lai Tử lại cố ý giả bộ làm ra vẻ ngốc ngếch vụng về, tỏ ra hết sức nhọc nhằn khổ tâm, mà lại không thể làm được gì. Nhìn thấy cảnh này, cha mẹ ông cười đến nỗi không khép miệng lại được.

“Lễ Ký” viết rằng: “Hằng ngôn bất xưng lão”. Ý nghĩa là nói rằng phận làm con thì trước mặt cha mẹ vĩnh viễn không bao giờ nên nói bản thân mình đã già rồi. Để cha mẹ có cuộc sống vui vẻ hạnh phúc, Lão Lai Tử đã suy nghĩ hết mọi cách để làm họ yên lòng; trước mặt cha mẹ, ông đều luôn luôn tỏ ra giống như một đứa trẻ hoạt bát đáng yêu. Có thể nói, ông đã thể hiện được tường tận sâu sắc câu nói “thiện thể thân tâm” (làm cho cha mẹ an lòng) này. Trong hàng ngàn năm nay, gia đình hạnh phúc của ông vẫn luôn khiến người khác ao ước ngưỡng mộ và hết lời ngợi ca mãi.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/270058

The post Câu chuyện đạo đức truyền thống Trung Hoa (Hiếu) (5): Lão Lai mặc y phục sặc sỡ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Câu chuyện đạo đức truyền thống Trung Hoa (Hiếu) (4): Tăng Sâm nuôi chíhttps://chanhkien.org/2023/11/cau-chuyen-dao-duc-truyen-thong-trung-hoa-hieu-4-tang-sam-nuoi-chi.htmlWed, 01 Nov 2023 02:53:51 +0000https://chanhkien.org/?p=31686Tác giả: Thiền Duyên [ChanhKien.org] Tăng Tử tên Sâm, tự Tử Dư, là người nước Lỗ thời Xuân Thu. Ông và cha ông – Tăng Điểm đều là những học trò ưu tú của Khổng Tử. Tăng Tử rất hiếu kính với cha mẹ; đặc biệt là lòng hiếu thuận, phụng dưỡng theo ý muốn […]

The post Câu chuyện đạo đức truyền thống Trung Hoa (Hiếu) (4): Tăng Sâm nuôi chí first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Thiền Duyên

[ChanhKien.org]

Tăng Tử tên Sâm, tự Tử Dư, là người nước Lỗ thời Xuân Thu. Ông và cha ông – Tăng Điểm đều là những học trò ưu tú của Khổng Tử. Tăng Tử rất hiếu kính với cha mẹ; đặc biệt là lòng hiếu thuận, phụng dưỡng theo ý muốn cha mẹ của ông đã trở thành hình mẫu phổ biến cho các thế hệ sau ca ngợi và noi theo.

Hàng ngày mỗi khi đến lúc dùng bữa, Tăng Tử đều sẽ luôn quan sát cẩn thận, nhận biết khẩu vị và thói quen ăn uống của cha mẹ; đồng thời ông còn ghi nhớ kỹ trong lòng những món ăn yêu thích nhất của họ. Vì thế mỗi ngày ba bữa, Tăng Tử đều có thể chuẩn bị các món ăn ưa thích và lại rất thịnh soạn cho cha mẹ.

Trong lòng của Tăng Tử, mỗi thời mỗi khắc ông đều luôn nghĩ đến những yêu cầu của cha mẹ; tất cả những gì mà cha mẹ yêu thích, ông cũng đều sẽ để tâm đến để có thể đáp ứng tâm tư nguyện vọng của họ bất cứ lúc nào.

Cha của ông – Tăng Điểm được hun đúc bởi ảnh hưởng sâu sắc từ những lời giáo huấn của các bậc thánh hiền, bình thường ông luôn thích làm việc thiện, thường hay giúp đỡ những người bà con hàng xóm nghèo túng, khốn khó. Đối với thói quen này của cha, Tăng Tử cũng khắc ghi trong lòng. Vì vậy mà mỗi lần sau khi cha mẹ dùng bữa xong, ông đều kính cẩn lễ phép xin hỏi cha rằng phần thức ăn thừa còn lại lần này nên đem cho ai.

Cha ông thường rất thích ăn quả chà là, nên mỗi khi ra ngoài Tăng Tử liền gắng hết mức mang về thật nhiều cho cha mình. Sau khi cha ông qua đời, Tăng Tử trông thấy vật mà mong nhớ sinh tình (1), khi nhìn thấy quả chà là, ông liền nghĩ đến những cảnh tượng lúc cha ông còn sống mà thấy đau nhói trong lòng. Kể từ đó về sau, ông cũng không nỡ ăn quả chà là nữa.

Có một lần, Tăng Tử lên núi đốn củi, chỉ có mình mẹ ông ở nhà. Chẳng may có khách đột nhiên đến nhà chơi; mẹ ông trong lúc luống cuống không biết phải làm sao, e rằng đối đãi với khách không chu đáo mà thất lễ; trong lúc tình cảnh cấp bách đó bà đã cắn mạnh vào đầu ngón tay, hy vọng Tăng Tử có thể cảm nhận được điều gì đó trong lòng mà vội vã về nhà. Quả nhiên, tình mẫu tử nối liền khúc ruột (2), Tăng Tử đang chẻ củi trên núi, đột nhiên cảm thấy một cơn đau nhói tim, ông ngay lập tức nghĩ đến mẹ mình, liền vội vã vác củi chạy về nhà.

Tăng Tử không chỉ coi trọng việc phụng dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho cha mẹ; mà ngay cả trong cuộc sống hàng ngày của mình, ông cũng rất cẩn trọng với những lời nói hành vi của mình, e sợ làm hổ thẹn công ơn dưỡng dục của cha mẹ, lo lắng rằng bản thân cư xử không tốt mà làm bẽ mặt cha mẹ.

Khổng Tử biết rằng Tăng Tử là một người con hiếu thảo, vì vậy ông đã lấy học vấn về “Hiếu Đạo” truyền thụ lại cho Tăng Tử. Trong “Hiếu Kinh”, Khổng Tử và Tăng Tử dưới hình thức vấn đáp, lấy Hiếu đạo giải khai một cách thấu đáo, cặn kẽ. Ông dặn dò giao phó cho Tăng Tử phải tiếp tục phát huy, thúc đẩy làm rạng rỡ truyền thống Hiếu đạo. Có thể thấy rằng cách đối nhân xử thế và lòng hiếu nghĩa, hiếu thảo của Tăng Tử thật phi thường, hơn hẳn người thường khác.

Tăng Tử cả một đời tuân theo những lời giáo huấn của Khổng Tử, dựa vào những giáo lý đó mà làm theo, chuyên tâm tận lực với Hiếu đạo; ông đã dùng những việc làm trong cuộc đời mình để nói cho chúng ta biết làm thế nào để hiếu thuận, làm vui lòng cha mẹ và làm sao để mang “Hiếu Đạo” thực hành trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Ông đã không chỉ làm đạt được “Nhập tắc Hiếu, xuất tắc Đễ” (3), mà còn đạt được “Cẩn nhi Tín” (4); hơn nữa ông còn mang những đức tính mà thầy ông đã dạy lưu truyền lại cho các thế hệ sau, giáo dục các học sinh của mình. Từ lời ông truyền thuật lại biên soạn ra sách “Hiếu Kinh”, cũng được lưu truyền qua nhiều thời đại cho đến tận ngày nay, và cũng trong quãng thời gian đó đã tạo phúc và mang lại thành tựu cho không biết bao nhiêu gia đình và triều đại.

Trong tâm của hầu hết các bậc cha mẹ đều hy vọng rằng con cái của họ có thể công thành danh toại, hy vọng rằng chúng có thể thành tựu được điều gì đó. Tuy nhiên, thành tựu về “công danh lợi lộc” không thực sự được xem như là một thành tựu, nhưng thành tựu về “đạo đức học vấn” như Tăng Tử chính là một thành tựu thực sự.

Ghi chú của người dịch:

(1) 睹物思情/ dǔ wù sī qíng / :
Hán Việt: Đổ vật tư tình.
Ý nghĩa: thành ngữ chỉ một người nhìn thấy những vật, kỉ vật của người đã mất hay đi xa để lại, lưu lại mà nhớ đến người đó.

(2) 母子连心 / Mǔ zǐ lián xīn / :
Hán Việt: Mẫu tử liên tâm.
Ý nghĩa: thành ngữ chỉ tình mẫu tử nối liền khúc ruột.

(3) 入则孝, 出则悌/ rù zé xiào, chū zé tì/ :
Hán Việt: Nhập tắc Hiếu, xuất tắc Đễ.
Ý nghĩa: Ở trong nhà phải hiếu thảo với cha mẹ, ra ngoài phải kính nhường bậc huynh trưởng, người hơn tuổi.

(4) 谨而信/ jǐn ér xìn / :
Hán Việt: Cẩn nhi Tín.
Ý nghĩa: Cẩn thận giữ chữ Tín.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/270057

The post Câu chuyện đạo đức truyền thống Trung Hoa (Hiếu) (4): Tăng Sâm nuôi chí first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Câu chuyện đạo đức truyền thống Trung Hoa (Hiếu) (3): Áo bông lau của Mẫn Tử Khiênhttps://chanhkien.org/2023/10/cau-chuyen-dao-duc-truyen-thong-trung-hoa-hieu-3-ao-bong-lau-cua-man-tu-khien.htmlTue, 24 Oct 2023 02:41:55 +0000https://chanhkien.org/?p=31607Tác giả: Thiền Duyên [ChanhKien.org] Vào thời Xuân Thu của nước Lỗ, có một người mang họ Mẫn tên là Tử Khiên. Khi ông còn rất nhỏ, mẹ ông chẳng may qua đời. Cha ông kết hôn với vợ kế, sau đó lại liên tiếp sinh ra hai người em trai. Bởi vì không phải […]

The post Câu chuyện đạo đức truyền thống Trung Hoa (Hiếu) (3): Áo bông lau của Mẫn Tử Khiên first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Thiền Duyên

[ChanhKien.org]

Vào thời Xuân Thu của nước Lỗ, có một người mang họ Mẫn tên là Tử Khiên. Khi ông còn rất nhỏ, mẹ ông chẳng may qua đời. Cha ông kết hôn với vợ kế, sau đó lại liên tiếp sinh ra hai người em trai. Bởi vì không phải là con ruột của mình, vậy nên mẹ kế thường đối xử với Tử Khiên rất tệ. Vào mùa đông giá rét, người mẹ kế cho hai đứa con ruột của mình ăn mặc áo chần bông tơ tằm giữ ấm, hai đứa trẻ cũng không cảm thấy lạnh ngay cả khi chúng nô đùa ngoài trời, nhưng Tử Khiên đáng thương thì lại mặc trên mình một bộ quần áo mỏng phong phanh làm từ bông lau. Những ngày đại hàn lạnh giá, gió rét thấu xương, Tử Khiên thường xuyên bị cóng đến mức tay chân cứng đờ, sắc mặt tím tái cả. Nhưng khi bị phân biệt đối xử rõ ràng như vậy, Tử Khiên xưa nay chưa bao giờ có lời nào oán hận.

Vào một ngày đông khắc nghiệt nọ, cha Tử Khiên ra ngoài có việc và sai Tử Khiên đánh xe ngựa chở đi. Băng tuyết ngập trời, trên thân Tử Khiên chỉ mang bộ quần áo mỏng làm bằng lau sậy sao có thể chống lại cái lạnh khắc nghiệt của mùa đông chứ! Tử Khiên không chỉ hai tay tê cóng mà đôi môi cũng trở nên tím tái. Bất chợt có một cơn gió lạnh thổi qua làm thân thể Tử Khiên run rẩy dữ dội, ông bị sẩy tay làm dây cương tuột lỏng ra khiến xe ngựa cũng rung lắc theo. Bởi vì kỹ năng đánh xe của Tử Khiên xưa nay rất giỏi, hôm nay lại bị rớt dưới mức tiêu chuẩn, cha ông ngồi phía sau cả người bị rung lắc mạnh, vô cùng tức giận liền quất roi da lên người ông một cái. Cái quất roi này không có gì nghiêm trọng, mà áo Tử Khiên bị quất rách, bông lau bay ra ngoài. Thấy vậy, vẻ mặt của cha ông liền đột nhiên biến sắc, hai mắt bỗng rưng rưng: Hóa ra bên trong “áo bông” của Tử Khiên đều toàn là xơ bông lau sậy, chẳng có một miếng sợi bông tơ tằm nào! Làm sao có thể chịu đựng được thời tiết lạnh lẽo như vậy đây. Để con trẻ lạnh cóng như thế trong những ngày đông khắc nghiệt, phải chịu tội khổ như vậy, cũng là vì bản thân mình đã không làm tròn bổn phận của một người cha! Sau đó, ông lại nghĩ đến người vợ cùng giường chung gối với mình phẩm hạnh lại xấu ác như vậy, đối đãi với con trai riêng của mình lại tàn độc như thế. Cha của Tử Khiên liền lập tức quyết định đuổi người vợ kế của mình ra khỏi nhà. Sau khi nghe được chuyện này, Tử Khiên liền phủ phục quỳ trên mặt đất, nước mắt giàn dụa ôm cha mà nói rằng: “Mẫu tại nhất tử hàn, mẫu khứ tam tử đơn”. Chính là ý muốn nói rằng có mẹ ở đây, chỉ có một mình bản thân con bị lạnh, nhưng nếu mẹ không ở đây nữa, cả ba anh em trong nhà đều phải chịu cảnh cô quạnh, ăn đói chịu rét. Cha Tử Khiên rất cảm động trước những lời này, nên không đuổi người vợ kế đi nữa. Thấy Mẫn Tử Khiên trong tâm hoàn toàn không có chút oán hận nào với mình, người mẹ kế cũng bị ông làm cho cảm động và vô cùng hối hận về hành động của mình, từ đó bà cũng thương yêu Tử Khiên như con ruột của mình.

“Mẫu tại nhất tử hàn, mẫu khứ tam tử đơn”. Lời thuyết phục cha giữ lại mẹ kế của Tử Khiên đã được lưu truyền qua nhiều thời đại, hậu nhân không ai không ca ngợi lòng hiếu nghĩa, hiếu thảo với cha mẹ và tấm lòng thiện lương, thuần hậu của ông. Nếu như chúng ta không may cũng lớn lên trong một gia đình tương tự như Tử Khiên và chúng ta có thể chung sống hòa thuận với mẹ kế của mình mà không lời oán thán như ông, nhất định chúng ta sẽ có thể tránh được rất nhiều việc hiểu lầm, những sự tình tranh đấu cũng như những việc không vui vẻ khác. Câu chuyện của Tử Khiên đã nói cho chúng ta biết rằng chỉ cần chúng ta nguyện lòng dụng tâm, hiếu thuận phụng dưỡng cha mẹ từ tận đáy lòng, cho dù cha mẹ chúng ta có tệ đến đâu, cũng sẽ có một ngày họ sẽ cảm ngộ thấu hiểu.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/270056

The post Câu chuyện đạo đức truyền thống Trung Hoa (Hiếu) (3): Áo bông lau của Mẫn Tử Khiên first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Câu chuyện đạo đức truyền thống Trung Hoa (Hiếu) (2): Trọng Do vác gạohttps://chanhkien.org/2023/10/cau-chuyen-dao-duc-truyen-thong-trung-hoa-hieu-2-trong-do-vac-gao.htmlSun, 08 Oct 2023 02:45:57 +0000https://chanhkien.org/?p=31477Tác giả: Thiền Duyên [ChanhKien.org] Trọng Do là người nước Lỗ thời Xuân Thu, tự Tử Lộ, là học trò của Khổng Tử, cũng là một người con hiếu thảo. Bởi vì từ nhỏ gia cảnh bần hàn, Trọng Do là người rất tiết kiệm, ông thường ăn rau dại sống qua ngày. Ông cảm […]

The post Câu chuyện đạo đức truyền thống Trung Hoa (Hiếu) (2): Trọng Do vác gạo first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Thiền Duyên

[ChanhKien.org]

Trọng Do là người nước Lỗ thời Xuân Thu, tự Tử Lộ, là học trò của Khổng Tử, cũng là một người con hiếu thảo.

Bởi vì từ nhỏ gia cảnh bần hàn, Trọng Do là người rất tiết kiệm, ông thường ăn rau dại sống qua ngày. Ông cảm thấy rằng bản thân mình ăn rau dại cũng không vấn đề gì, nhưng nếu cha mẹ cũng ăn như vậy sẽ không đủ dinh dưỡng, ảnh hưởng đến thân thể của họ, vì thế mà ông rất lo lắng.

Trong nhà không có gạo, để cho cha mẹ được ăn cơm, Trọng Do phải đi xa hàng trăm dặm để mua, rồi lại vác gạo trở về nhà. Cách xa trăm dặm là quãng đường rất xa xôi, có lẽ ngày nay cũng ít có người có thể làm được một lần, hai lần, nhưng mà quanh năm bốn mùa thường xuyên như thế thì không hề dễ dàng chút nào. Thế nhưng Trọng Do lại vui vẻ sẵn lòng mà làm dù cho ngoài trời gió sương giá rét hay nắng gắt chói chang, ông đều không quản nhọc nhằn đi trên trăm dặm mua gạo, rồi vác về nhà cho cha mẹ.

Vào mùa đông, băng tuyết ngập trời, thời tiết rất lạnh giá; Trọng Do đầu đội lớp tuyết phủ dày, bước đi trên mặt sông đóng băng, từng bước từng bước mà tiến về phía trước. Đôi bàn chân bị lạnh đến mức tê cóng cả, hai tay ôm bao gạo quả thật bị lạnh cứng đến mức không thể chịu nổi; liền phải dừng lại, đưa tay lên miệng hà hơi một cái, sau đó ông lại tiếp tục gấp rút lên đường. Vào mùa hè, khi trời nắng nóng chói chang gay gắt, khắp người thấm đẫm mồ hôi, Trọng Do cũng không dừng lại nghỉ ngơi dẫu chỉ một chút, chỉ là vì để có thể sớm về nhà nấu cho cha mẹ một bữa cơm ngon miệng. Khi gặp phải mưa lớn, Trọng Do giấu bao gạo vào trong quần áo của mình, thà để bản thân dầm mưa ướt đẫm chứ cũng không để cho mưa lớn ướt vào bao gạo.

Gian khổ nhọc nhằn như thế ông vẫn kiên trì bền bỉ, thật sự không hề dễ dàng.

Sau khi cha mẹ qua đời, Trọng Do đi về phía Nam đến nước Sở. Vua nước Sở phong ông làm quan, đối đãi với ông rất trọng hậu, cấp phát bổng lộc rất hậu đãi, mỗi ngày ông đều được thiết đãi sơn hào hải vị, vừa ra khỏi cửa đã có hơn trăm xe ngựa tùy tùng, trải qua những ngày cuộc sống đầy đủ sung túc. Tuy vậy, Trọng Do cũng không vì điều kiện vật chất tốt mà cảm thấy vui vẻ, mà ngược lại thường xuyên cảm thán, bi thương cha mẹ đã sớm qua đời. Ông hy vọng biết bao rằng cha mẹ mình vẫn còn sống và cùng với ông hưởng một cuộc sống tốt đẹp như vậy! Nhưng cho dù ông muốn lại được vác gạo đi đi lại lại trăm dặm đường để phụng dưỡng cha mẹ thì vĩnh viễn không thể được nữa.

Hết lòng hiếu thảo không phải là dùng vật chất để đánh giá, mà là dựa trên lòng thành kính xuất phát từ nội tâm của bạn đối với cha mẹ. Trọng Do đáng quý chính là ở chỗ lòng hiếu thảo của ông đối với cha mẹ thật sự xuất phát từ tận nội tâm. Chính vì vậy, dù cho bôn ba trăm dặm vác gạo cho cha mẹ, ông chẳng những không cảm thấy vất vả, hơn nữa còn vui vẻ mà làm!

Câu chuyện Trọng Do vác gạo cũng đã truyền cảm hứng cho thế hệ tương lai rằng lòng hiếu thảo không phân biệt địa vị, từ vua tôi cho đến dân thường, chỉ cần có lòng hiếu thảo thì dù trong hoàn cảnh khó khăn gian khổ nào cũng có thể vượt qua, dốc hết sức mình làm vui lòng cha mẹ. Thực tế, thời gian chúng ta có thể hiếu kính và phụng dưỡng cha mẹ đang ngày càng ít đi, nên chúng ta phải làm điều đó khi cha mẹ còn sống, nếu như cha mẹ đã qua đời mà muốn báo hiếu thì hối hận cũng đã quá muộn màng.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/270055

The post Câu chuyện đạo đức truyền thống Trung Hoa (Hiếu) (2): Trọng Do vác gạo first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Câu chuyện đạo đức truyền thống Trung Hoa (Hiếu) (1): Ngu Thuấn cày ruộnghttps://chanhkien.org/2023/10/cau-chuyen-dao-duc-truyen-thong-trung-hoa-hieu-1-ngu-thuan-cay-ruong.htmlWed, 04 Oct 2023 03:51:41 +0000https://chanhkien.org/?p=31450Tác giả: Thiền Duyên [ChanhKien.org] Nghiêu, Thuấn, Vũ là ba vị đế vương nổi tiếng thời thượng cổ của dân tộc Trung Hoa, họ đều bởi vì có đức hạnh chí đại mà được tứ phương tiến cử lên ngôi. Trong đó, vua Thuấn bởi vì “chí hiếu” mà cảm động thiên địa, được Nghiêu […]

The post Câu chuyện đạo đức truyền thống Trung Hoa (Hiếu) (1): Ngu Thuấn cày ruộng first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Thiền Duyên

Ngu Thuấn cày ruộng. (Hình ảnh sưu tầm từ internet)

[ChanhKien.org]

Nghiêu, Thuấn, Vũ là ba vị đế vương nổi tiếng thời thượng cổ của dân tộc Trung Hoa, họ đều bởi vì có đức hạnh chí đại mà được tứ phương tiến cử lên ngôi. Trong đó, vua Thuấn bởi vì “chí hiếu” mà cảm động thiên địa, được Nghiêu Đế tuyển chọn làm người nối ngôi, câu chuyện của ông cũng được liệt vào những câu chuyện hàng đầu về lòng hiếu thảo trong các triều đại xưa.

Sau khi vua Thuấn lên ngôi, ông lấy quốc hiệu là “Ngu”, cho nên trong lịch sử gọi ông là “Ngu Thuấn”.

Ngu Thuấn, vốn mang họ Diêu, tên là Trùng Hoa. Phụ thân ông tên là “Cổ Tẩu”, là một người không biết phân biệt thị phi, rất gàn dở bảo thủ, đối xử với ông không được tốt. Mẫu thân của ông tên là “Ốc Đăng”, rất hiền lương, nhưng không may đã qua đời khi Thuấn còn nhỏ. Sau đó phụ thân ông tái hôn, người mẹ kế là một phụ nữ không có đức hạnh. Sau khi em trai tên “Tượng” của Thuấn ra đời, phụ thân ông không chỉ ưu ái người mẹ kế và em trai hơn, mà ba người họ còn thường xuyên cùng nhau ức hiếp ông. Nhưng Thuấn đối đãi với phụ mẫu từ đầu chí cuối vẫn luôn vô cùng hiếu thuận; cho dù phụ thân, mẹ kế cùng người em trai đều coi ông là cái gai trong mắt, luôn muốn trừ bỏ ông một cách nhanh chóng; ông vẫn một mực cung kính hiếu thuận với phụ mẫu, yêu thương em trai, cố gắng hết sức mình để làm cho gia đình ấm áp hòa thuận, cùng nhau chia sẻ niềm vui của gia đình. Mặc dù đã trải qua đủ loại khó khăn gian khổ, nhưng Thuấn đã dành cả cuộc đời vì mục tiêu này mà nỗ lực hết mình.

Khi còn nhỏ, Thuấn bị phụ mẫu trách cứ, suy nghĩ đầu tiên trong tâm trí ông là: “Nhất định là mình đã làm gì không tốt, mới làm cho phụ mẫu tức giận như vậy!” Thế là ông càng xem xét cẩn thận lời ăn tiếng nói và việc làm của mình hơn, tìm cách khiến cho phụ mẫu vui lòng. Khi bị em trai gây khó dễ vô cớ, Thuấn không những không vì thế mà tức giận, trái lại ông còn cho rằng bản thân mình đã không làm gương tốt nên mới khiến cho đức hạnh của em trai bị thiếu sót. Ông thường tự trách mình sâu sắc, thậm chí có khi ông còn chạy ra ngoài đồng kêu to khóc lớn, tự hỏi tại sao không thể làm được mọi việc vẹn toàn, để phụ mẫu được vui lòng. Mọi người thấy ông nhỏ tuổi mà lại có thể hiểu chuyện và hiếu thuận như vậy, ai cũng không khỏi cảm động sâu sắc.

Tương truyền, lòng hiếu thuận chân thành của Thuấn không chỉ làm cảm động hàng xóm láng giềng, mà còn cảm động đến cả thiên địa vạn vật. Ông từng ở Lịch Sơn khai khẩn trồng trọt, cùng sơn thạch thảo mộc, chim thú trùng ngư chung sống rất hài hòa, các loài động vật đều nhao nhao thi nhau tới giúp đỡ ông. Những con voi hiền lành và tốt bụng đến cánh đồng để giúp ông cày ruộng. Những chú chim nhỏ nhắn nhanh nhẹn, kết bè kết đội, ríu rít giúp ông trừ cỏ dại. Tận mắt chứng kiến khả năng và đức hạnh vĩ đại như thế, mọi người đều không khỏi ngạc nhiên và cảm phục ông. Cho dù vậy, Thuấn vẫn luôn cung kính và khiêm nhường.

Ngày tháng dài lâu, lòng hiếu thảo của Thuấn càng ngày càng được nhiều người ca ngợi và truyền tụng, khắp cả nước đều biết Thuấn là một người con trai đại hiếu.

Đế Nghiêu khi 86 tuổi, cảm thấy mình đã cao tuổi, hy vọng có thể tìm được một người thích hợp để kế thừa đế vị. Khi ông trưng cầu ý kiến của các quần thần, các vị đại thần đều đồng thanh tiến cử Thuấn; cũng không phải bởi vì điều đặc biệt gì, chính là vì Thuấn là một hiếu tử nổi danh. Từ đây có thể thấy, tổ tiên chúng ta khi tuyển chọn quân vương của một nước, chính là đặt lòng hiếu thảo lên hàng đầu trong đức hạnh của con người. Theo họ, một người hiếu thuận với phụ mẫu, ắt hẳn sẽ yêu thương thiên hạ bách tính.

Ai ngờ sau khi Thuấn kế vị ngai vàng, ông không hề cảm thấy đặc biệt vui mừng, ngược lại thương cảm mà nói rằng: “Cho dù ta có thành tựu như ngày hôm nay, phụ mẫu vẫn không yêu mến ta, ta làm thiên tử, đế vương thì có ích lợi gì?” Lòng hiếu thảo chân thành và trung nghĩa của ông khiến người ta khi nghe được không khỏi cảm động theo mà nước mắt giàn dụa!

Nhưng mà, trời xanh đã không phụ lòng khổ tâm của ông, lòng hiếu nghĩa, hiếu thảo của Thuấn, cuối cùng cũng đã cảm hóa được phụ mẫu và em trai của ông.

Hiếu mặc dù không khó, nhưng khi phụ mẫu đối xử với mình không tốt vẫn có thể kiên trì hành hiếu, thì thật là khó; nếu như có thể không chỉ kiên trì thực hành đạo hiếu, mà khi đối diện với những hành vi xấu ác của phụ mẫu còn có thể chủ động tự kiểm điểm, tìm thiếu sót của mình, lại càng khó hơn! Sở dĩ nói lòng hiếu thuận của Thuấn là “chí hiếu”, “đại hiếu”, đại khái chính là bởi vì nguyên nhân này.

“Mạnh Tử” từng nói: “Thuấn hà nhân dã? Dư hà nhân dã? Hữu vi giả diệc nhược thị” (Diễn nghĩa: Vua Thuấn là người thế nào? Ta là người thế nào? Nếu như ta lập chí cố gắng mà làm thì ta cũng giống như thế, cũng được người trong thiên hạ ái mộ như thế!) Ý tứ chính là nói, Thuấn có thể làm được hiếu thuận, chúng ta cũng có thể.

Không khó để tưởng tượng rằng, nếu tất cả chúng ta ai ai cũng đều có thể giống như Thuấn, thực sự hết sức mình làm được “hiếu thảo và hòa thuận với thân nhân”, rồi sau đó lại mang “hiếu” lan tỏa đến tất cả mọi người, mọi sự, mọi vật xung quanh, như vậy không chỉ mỗi một gia đình đều sẽ được hạnh phúc mỹ mãn, mà toàn bộ xã hội cũng sẽ thay đổi trở nên yêu thương thuận hòa với nhau.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/270054

The post Câu chuyện đạo đức truyền thống Trung Hoa (Hiếu) (1): Ngu Thuấn cày ruộng first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Câu chuyện đạo đức truyền thống Trung Hoa (Đễ) (10): Điền Chân thán kinhhttps://chanhkien.org/2023/08/cau-chuyen-dao-duc-truyen-thong-trung-hoa-10-dien-chan-than-kinh.htmlSun, 20 Aug 2023 02:32:06 +0000https://chanhkien.org/?p=31141Tác giả: Thiện Duyên [ChanhKien.org] Vào thời nhà Tùy có một hộ gia đình tên là Điền Thị, nhà Điền Thị có ba huynh đệ là Điền Chân, Điền Khánh và Điền Quảng chung sống cùng nhau. Từ sau khi họ tách ra lập gia đình, huynh đệ ba người họ đều muốn mỗi người […]

The post Câu chuyện đạo đức truyền thống Trung Hoa (Đễ) (10): Điền Chân thán kinh first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Thiện Duyên

[ChanhKien.org]

Vào thời nhà Tùy có một hộ gia đình tên là Điền Thị, nhà Điền Thị có ba huynh đệ là Điền Chân, Điền Khánh và Điền Quảng chung sống cùng nhau. Từ sau khi họ tách ra lập gia đình, huynh đệ ba người họ đều muốn mỗi người tự phát triển sự nghiệp riêng. Vì vậy, họ đã phân chia gia sản thành ba phần, mỗi người một phần. Phân chia đến cuối cùng, chỉ còn sót lại mỗi cây tử kinh với hoa màu đỏ tím nở rộ trong sân vườn, bao nhiêu năm qua, nó vẫn sum suê tươi tốt, tượng trưng cho sự sung túc thịnh vượng của gia đình này. Con cháu Điền Thị từ đời này sang đời khác, chính là lớn lên và trưởng thành dưới sự chứng kiến lặng lẽ của cây tử kinh. Cây tử kinh cổ thụ chứa đựng những kí ức cùng những hoài niệm xa xưa bất tận của họ.

Người huynh trưởng Điền Chân than thở nói rằng: “Lịch sử của Điền gia có bao nhiêu năm, thì cây tử kinh cổ thụ cũng bấy nhiêu tuổi”. Điền Khánh không cho rằng ý của huynh trưởng là đúng liền nói: “Gia sản chúng ta đều đã phân xong, giữ lại cái cây này cũng không để làm gì, chi bằng cũng đem nó chia ra cho mỗi người”. Người em Điền Quảng tính toán kỹ lưỡng rồi nói: “Có lý, có lý đó, vỏ cây tử kinh với gỗ của nó đều có thể dùng để làm thuốc, chúng ta cứ thẳng tay chặt bỏ nó đi, rồi chia mỗi người một phần, còn có thể bán được với giá tốt. Vả lại, sau khi chúng ta chia nhà xong rồi, đều muốn theo đuổi tiền đồ của riêng mình, ai còn quan tâm đến trông nom nó kia chứ?”

Điền Chân nói: “Không được, làm vậy không được. Sao chúng ta có thể nhẫn tâm làm tổn hại đến những đóa hoa tươi đẹp mỹ lệ và những tán lá cây mượt mà kia chứ? Sức sống của nó thật tươi tốt, đồng hành với sự trưởng thành của con cháu Điền gia qua từng thế hệ. Trông thấy màu ngọc bích xanh biếc kia, ai mà không phát ra tự nội tâm lời ca ngợi sinh mệnh của nó? Gia tộc có bao nhiêu hưng vượng, cây tử kinh cũng đẹp bấy nhiêu. Đây là bằng chứng cho sự thịnh vượng của gia tộc chúng ta, chúng ta sao có thể làm tổn hại đến cây cổ thụ này?” Điền Khánh nói: “Huynh trưởng, huynh đừng vờ vịt như vậy, ai sẽ còn chú ý tới cây cổ thụ này nữa? Nếu huynh không chịu, vậy đệ sẽ cùng tiểu đệ chia nhau mỗi người một nửa”. Hai người em kiên trì giữ quan điểm như vậy, người huynh trưởng cũng không thể làm gì được, vì thế bọn họ quyết định đem cây tử kinh chặt thành ba đoạn. Điền Chân ngước lên nhìn ngôi nhà cũ và cây cổ thụ tươi tốt ngày xưa, trong lòng mười phần thương cảm, nhưng cũng không còn cách nào khác.

Ngày hôm sau, cây tử kinh vốn tươi tốt thẳng tắp, qua một đêm bỗng nhiên toàn bộ đều bị khô héo tàn lụi hết. Ba anh em nhìn thấy sự tình này, cũng không khỏi bị kinh ngạc, thống thiết ăn năn mà nói: “Tình cảm anh em ruột thịt tại sao lại phải chia lìa như thế này? Ngay cả cây cũng cảm thấy thương tâm đau lòng, cũng vì thế mà khóc, thậm chí còn không muốn sống tiếp nữa”. Kế hoạch chặt cây sục sôi ngất trời của ngày hôm qua, trong một lúc nhất thời đó đã khiến cho hai người em trai cảm thấy vô cùng chán nản và hổ thẹn.

Điền Chân vẻ mặt nghiêm túc nói: “Cây cối vốn là đồng khí liên chi, chính là bởi vì nghe nói sắp bị chặt thành ba đoạn, chúng mới bi thương như thế, chúng ta là người không lẽ lại không bằng cây cối sao?” Điền Khánh nhìn thấy cảnh tượng này, rất xúc động, hối hận nói: “Khi chúng ta còn rất nhỏ, chúng ta cùng ăn cùng ở, đi đâu cũng cùng nhau, nghỉ ngơi cũng cùng nhau. Cùng ở cạnh nhau phụng dưỡng cha mẹ lúc tuổi già, đồng tâm hiệp lực giúp đỡ nhau, bây giờ nhớ lại vẫn còn khiến ta hoài niệm như vậy”. Điền Quảng thương cảm nói: “Hiện tại cha mẹ đều không còn, anh em chúng ta chính là người thân gần gũi thân thiết nhất, nếu ngay cả chúng ta cũng không chịu đoàn kết yêu thương lẫn nhau, vậy cha mẹ trên trời cao có linh thiêng chắc mỗi ngày sẽ đều rơi lệ, so với cây tử kinh nhất định còn thương tâm hơn”.

Điền Chân nói: “Tại sao chúng ta không tiếp tục cuộc sống như trước đây? ‘Tam nhân đồng tâm, kì lợi đoạn kim’ (diễn nghĩa: Ba người mà cùng một lòng thì sức mạnh bẻ gãy được kim loại). Sinh mệnh chúng ta cùng chung một dòng máu, nếu chúng ta muốn chấn hưng gia nghiệp, chúng ta phải chung sức cùng nhau làm việc, chung sống hòa thuận”. Lời nói của Điền Chân đã nhận được sự đồng tình của hai người em. Thế là, ba anh em đã đốt cháy khế ước phân chia gia sản ngay trước cây tử kinh, quyết định tiếp tục đồng tâm hiệp lực làm việc, cùng nhau gây dựng một cuộc sống hạnh phúc.

Ngày hôm sau, lúc sáng sớm khi mặt trời vừa qua khỏi ngọn cây, Điền Quảng mở cửa sổ, ngạc nhiên reo lên: “Anh ơi, anh ơi, mau đến đây xem này, lá cây chuyển sang màu xanh rồi, ngọn cây tử kinh rũ xuống đã dựng lên lại rồi”. Chú chim nghe thấy tiếng la lớn của anh ta, cũng bất giác nhìn về phía cành cây xanh mướt kia của cây tử kinh. Hai người anh kinh ngạc thò đầu ra xem, màu sắc đỏ thẫm của hoa tử kinh làm mắt của họ rưng rưng… Kể từ đó, anh em họ trở nên ngày càng thân thiết hơn, họ giúp đỡ lẫn nhau, hỗ trợ lẫn nhau, và cũng không bao giờ đề cập đến việc phân chia gia sản nữa.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/269868

The post Câu chuyện đạo đức truyền thống Trung Hoa (Đễ) (10): Điền Chân thán kinh first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Câu chuyện đạo đức truyền thống Trung Hoa (Đễ) (9): Ngưu Hồng không hỏihttps://chanhkien.org/2023/08/cau-chuyen-dao-duc-truyen-thong-trung-hoa-9-nguu-hong-khong-hoi.htmlWed, 02 Aug 2023 03:18:21 +0000https://chanhkien.org/?p=30972Tác giả: Thiền Duyên [ChanhKien.org] Ngưu Hồng là người triều Tùy, vốn mang họ Liêu [1]; phụ thân của ông tên là Liêu Duẫn, là một người hầu trong triều của nhà Bắc Ngụy – thời Nam Bắc Triều, đã được hoàng thượng ban cho họ Ngưu. Ngưu Hồng thích nhất là đọc sách, kiến […]

The post Câu chuyện đạo đức truyền thống Trung Hoa (Đễ) (9): Ngưu Hồng không hỏi first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Thiền Duyên

[ChanhKien.org]

Ngưu Hồng là người triều Tùy, vốn mang họ Liêu [1]; phụ thân của ông tên là Liêu Duẫn, là một người hầu trong triều của nhà Bắc Ngụy – thời Nam Bắc Triều, đã được hoàng thượng ban cho họ Ngưu.

Ngưu Hồng thích nhất là đọc sách, kiến thức lại rất uyên bác. Khi ông còn nhỏ, từng có một người biết xem tướng đi ngang qua nhà ông, sau khi xem qua tướng mạo của Ngưu Hồng liền nói với phụ thân của ông rằng: “Đứa trẻ này là quý nhân, hãy thiện đãi tử tế với nó”. Quả nhiên sau này ông được làm đến chức quan Hình bộ thượng thư.

Chuyện kể rằng Ngưu Hồng có một người em trai là Ngưu Bật [2], anh ta rất thích uống rượu. Vào một ngày nọ, người em trai sau khi đã uống rượu say mèm, dùng tên bắn chết con bò đánh xe của Ngưu Hồng. Vợ của Ngưu Hồng rất kinh ngạc khi trông thấy cảnh tượng này, cho rằng đã xảy ra chuyện lớn rồi, liền vội vàng chạy đi báo cho Ngưu Hồng rằng: “Em trai tướng công không hiểu sao hôm nay lại cả gan bắn chết con bò kéo xe của tướng công”.

Ngưu Hồng nghe xong những lời này của vợ, không cho rằng [ý của vợ] là đúng mà nói rằng: “Chết thì cũng đã chết rồi, làm món thịt khô hoặc làm chà bông các loại là được”. Người vợ cứ ngỡ rằng chồng mình đang đọc sách không nghe rõ, lại nhắc lại một lần nữa, nhưng Ngưu Hồng lại nói: “Ta đã biết rồi”. Ông vẫn ngồi đọc sách mà không bị ảnh hưởng chút nào.

Lý Văn Canh một vị quan thời nhà Thanh đã từng nói rằng: “Huynh đệ với nhau tại sao không thể hòa thuận, phần nhiều là có liên quan đến phụ nữ. Do người vợ ở giữa gây chia rẽ, mới khiến huynh đệ bất hòa. Tuy rằng phụ nữ rất hay dùng lời nói làm ảnh hưởng đến người chồng, gây mất cảm tình giữa huynh đệ; nhưng giữa huynh đệ không thể vì chọn lấy vợ mình mà không màng gì đến tình anh em ruột thịt. Ngưu Hồng đối đãi với người em của mình khoan dung độ lượng như vậy, thật sự là rất khó mà có được”.

Chú thích:

[1] 寮 (liáo): họ Liêu.

[2] 弼 (bì): tên Bật.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/269867

The post Câu chuyện đạo đức truyền thống Trung Hoa (Đễ) (9): Ngưu Hồng không hỏi first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Câu chuyện đạo đức truyền thống Trung Hoa (Đễ) (8): Lưu Tấn thắt đai lưnghttps://chanhkien.org/2022/01/cau-chuyen-dao-duc-truyen-thong-trung-hoa-8-luu-tan-that-dai-lung.htmlWed, 12 Jan 2022 09:24:48 +0000https://chanhkien.org/?p=28266Tác giả: Thiện Duyên [ChanhKien.org] Vào thời Nam Bắc triều, có người tên là Lưu Tấn, tự Tử Kính. Trong những năm Thái Dự (năm 472) ông từng làm quan cho Minh Đế (Tống Minh Đế, Nam Triều), là một vị quân tử rất có đức độ. Ông là người học thức uyên bác, đối […]

The post Câu chuyện đạo đức truyền thống Trung Hoa (Đễ) (8): Lưu Tấn thắt đai lưng first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Thiện Duyên

[ChanhKien.org]

Vào thời Nam Bắc triều, có người tên là Lưu Tấn, tự Tử Kính. Trong những năm Thái Dự (năm 472) ông từng làm quan cho Minh Đế (Tống Minh Đế, Nam Triều), là một vị quân tử rất có đức độ. Ông là người học thức uyên bác, đối với người khác rất cung kính, thận trọng, chính trực ngay thẳng, ông và người anh trai Lưu Hiến, cả hai đều được người đời vô cùng kính trọng.

Một đêm nọ, Lưu Hiến đột nhiên nghĩ rằng có chuyện cần nhắn nhủ với em trai, vì thế ông đã gọi tên em trai của mình đang ở phòng bên cạnh. Vừa dứt lời, thì lập tức có tiếng sột soạt truyền đến từ phòng của Lưu Tấn. Ông nghĩ rằng em trai sẽ sớm hồi âm, ông cứ đợi và đợi, đợi mãi không thấy trả lời nên rất lấy làm kỳ lạ. Phải một lúc sau, ông mới nghe thấy giọng nói kính cẩn của cậu em trai: “huynh à, huynh có chuyện gì thế?”. Ông ngạc nhiên nói với em: “Ta đã đợi khá lâu, đệ làm gì mà bây giờ mới trả lời?” Lưu Tấn vô cùng xin lỗi nói: “Bởi vì thắt lưng của đệ còn chưa buộc chặt, ăn mặc tuỳ tiện, trả lời anh như thế thật là thất lễ. Cho nên đệ mới chậm trễ một thời gian dài như vậy, thật sự xin lỗi sư huynh”.

Thì ra Lưu Tấn đã thay đồ ngủ rồi, đang nằm trên giường. Vừa nghe thấy anh trai gọi mình, ông vội vàng xuống giường, lấy bộ quần áo chỉnh tề mình hay mặc ban ngày, nhanh chóng mặc vào, thắt đai lưng, toàn thân trên dưới đều chỉnh tề đứng lên một cách kính cẩn rồi mới đáp lại anh trai.

Trong sách “Lễ Ký – Khúc Lễ” của Trung Quốc cổ đại, phần mở đầu có ghi: “Khúc lễ viết, vô bất kính”. “Vô bất kính” chỉ thái độ tôn trọng và cẩn trọng ngay cả trong những chi tiết nhỏ nhất. Vậy khi nghe thấy anh trai mình gọi, tại sao Lưu Tấn không trả lời trước rồi mới đi ra? Bởi vì điều mà ông một lòng nghĩ đến chính là làm người nhất định phải biết cung kính.

Chúng ta thử suy ngẫm xem, anh em ruột thịt không phải quan hệ xa cách, phòng ngủ cũng không phải là chính điện tiếp khách, thời điểm buổi tối đi ngủ càng không cần phải quá kỹ lưỡng lễ tiết trước sau. Trong tình huống như vậy, mỗi người đều nghĩ không cần quá câu thúc, cho nên ngôn ngữ hành vi cũng sẽ tự nhiên trở nên tùy ý tùy tiện. Nhưng Lưu Tấn lại không nghĩ như vậy, ông cảm thấy bản thân mình còn đeo thắt lưng lỏng lẻo, toàn thân chưa xử lý được tốt, làm sao có thể thản nhiên trả lời anh trai? Đó chính là không lễ phép.

Lưu Tấn nghiêm khắc ước thúc bản thân, ông là người xuất sắc trong việc giáo dục phẩm đức và tu dưỡng đạo đức. Thái tử Văn Huệ ngưỡng mộ danh tiếng ông từ lâu, đã cung kính mời ông vào Đông cung nhậm chức. Lưu Tấn không phụ sự mong đợi của mọi người, luôn trung thành, tận tâm, cẩn trọng, và trở thành một đại thần nổi tiếng.

Câu chuyện “Lưu Tấn thắt đai lưng” truyền cảm hứng cho chúng ta rằng, cho dù chúng ta làm bất cứ chuyện gì, quân tử đều không nên đánh mất lòng cung kính. Nếu một người có sự chân thành và cung kính với mọi điều nhỏ nhặt xung quanh, thì mới có thể như “Đức nhật tiến, quá nhật thiểu” nghĩa là đức hạnh ngày một hanh thông, lỗi lầm ngày một tiêu vong dần dần (trích từ Đệ Tử Quy).

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/269866

(http://yeuhannom.blogspot.com/2014/05/e-tu-quy-dien-am.html https://detuquy.com/kinh-van/de-tu-quy-dizigui/)

The post Câu chuyện đạo đức truyền thống Trung Hoa (Đễ) (8): Lưu Tấn thắt đai lưng first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Câu chuyện đạo đức truyền thống Trung Hoa (Đễ) (7): Canh Cổn hầu dịchhttps://chanhkien.org/2021/12/cau-chuyen-dao-duc-truyen-thong-trung-hoa-7-canh-con-hau-dich.htmlTue, 28 Dec 2021 04:16:05 +0000https://chanhkien.org/?p=28197Tác giả: Thiện Duyên [ChanhKien.org] Vào thời nhà Tấn, có một người tên Canh Cổn, tự là Thúc Bao. Vào lúc dịch bệnh hoành hành, hai người anh trai của Canh Cổn đều qua đời vì dịch bệnh, người anh thứ tên Canh Bì lại mắc phải dịch bệnh, không còn cách nào khác, cha […]

The post Câu chuyện đạo đức truyền thống Trung Hoa (Đễ) (7): Canh Cổn hầu dịch first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Thiện Duyên

[ChanhKien.org]

Vào thời nhà Tấn, có một người tên Canh Cổn, tự là Thúc Bao.

Vào lúc dịch bệnh hoành hành, hai người anh trai của Canh Cổn đều qua đời vì dịch bệnh, người anh thứ tên Canh Bì lại mắc phải dịch bệnh, không còn cách nào khác, cha mẹ đành phải để Canh Bì ở lại và dẫn các em đi lánh nạn tại một nơi khác.

Tuy nhiên Canh Cổn không chịu rời đi, mọi người ép buộc anh phải đi. Canh Cổn nói: “Con có sức đề kháng tự nhiên và không sợ dịch bệnh. Con sẽ ở lại chăm sóc anh Canh Bì!”

Canh Cổn nói được làm được, cả ngày lẫn đêm chăm sóc người anh thứ đang ốm liệt giường, không những thế anh còn trông coi quan tài của hai anh trai. Bất chấp hoàn cảnh khó khăn, anh vẫn kiên trì không bỏ cuộc, “nhẫn nhân sở bất năng nhẫn, hành nhân sở bất năng hành” nghĩa là: Chịu đựng những gì người khác không chịu đựng được, làm những gì người khác không làm được.

Việc làm của Canh Cổn đã khiến cả trời đất cảm động, trải qua hơn một trăm ngày, dịch bệnh cuối cùng cũng dừng lại, các thành viên trong gia đình lần lượt trở về. Bố mẹ rất ngạc nhiên khi thấy Canh Bì đã khỏi bệnh và Canh Cổn vẫn khỏe mạnh.

Cha mẹ và anh em trai gặp lại nhau rất vui mừng. Canh Cổn nói: “Dịch bệnh tuy rằng đáng sợ nhưng so với tình ruột thịt thì không còn đáng sợ nữa”.

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/269865

The post Câu chuyện đạo đức truyền thống Trung Hoa (Đễ) (7): Canh Cổn hầu dịch first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Câu chuyện đạo đức truyền thống Trung Hoa (Đễ) (6): Vương Lãm tranh rượu độchttps://chanhkien.org/2021/12/cau-chuyen-dao-duc-truyen-thong-trung-hoa-6-vuong-lam-tranh-ruou-doc.htmlSat, 25 Dec 2021 03:00:37 +0000https://chanhkien.org/?p=28225Tác giả: Thiện Duyên [ChanhKien.org] Vào thời nhà Tấn, nhà Vương Lãm có một người anh cùng cha khác mẹ tên là Vương Tường, và Vương Lãm rất kính trọng người anh cả này. Vương Tường phụng dưỡng mẹ kế của mình rất hiếu thảo, nhưng người mẹ kế đối xử với Vương Tường rất […]

The post Câu chuyện đạo đức truyền thống Trung Hoa (Đễ) (6): Vương Lãm tranh rượu độc first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Thiện Duyên

[ChanhKien.org]

Vương Lãm Tranh Rượu Độc (Nguồn hình: Chánh Kiến sưu tầm và thiết kế)

Vào thời nhà Tấn, nhà Vương Lãm có một người anh cùng cha khác mẹ tên là Vương Tường, và Vương Lãm rất kính trọng người anh cả này. Vương Tường phụng dưỡng mẹ kế của mình rất hiếu thảo, nhưng người mẹ kế đối xử với Vương Tường rất tệ và thường xuyên đánh đập Vương Tường. Khi Vương Lãm nhìn thấy việc này thì ôm anh trai khóc. Khi người mẹ kế (mẹ Lãm) gây khó dễ cho Vương Tường, Vương Lãm liền cùng Vương Tường vượt qua.

Mẹ kế không chỉ ngược đãi Vương Tường khi anh còn nhỏ mà sau khi anh trưởng thành và cưới vợ, bà vẫn rất nghiêm khắc với vợ chồng anh. Nhưng mỗi khi mẹ trừng phạt người anh cả, Vương Lãm đều đưa vợ đến để giúp đỡ, cố gắng hàn gắn mối quan hệ giữa họ và hoá giải nguy cơ.

Khi thấy Vương Tường đạo đức học vấn ngày càng tiến bộ, người mẹ kế lo lắng rằng thanh danh Vương Tường ngày càng tốt thì trong tương lai, tai tiếng của bà sẽ càng bị lộ rõ, liền nổi lên ý xấu, hạ độc rượu, chuốc cho Vương Tường uống. Không ngờ Vương Lãm phát hiện, dưới tình thế cấp bách vội vàng giành lấy rượu độc, muốn uống ngay tại chỗ để chết thay cho anh trai. Thấy thế, người mẹ kế liền hất rượu xuống đất vì sợ con ruột của mình bị đầu độc chết. Hành vi của Vương Lãm khiến mẹ anh ta cảm thấy vô cùng hổ thẹn, nghĩ thầm, ta luôn muốn giết Vương Tường, nhưng chính con trai ta đã dùng tính mạng của mình để bảo vệ Vương Tường!

Tình anh em rốt cuộc đã cảm hóa mẹ kế, người mẹ kế và hai anh em cùng ôm nhau khóc lớn. Có thể thấy, chỉ có đức hạnh và sự chân thành mới có thể hóa giải được những tai họa cuộc đời.

Sau này Vương Tường và Vương Lãm đều làm quan trong triều đình. Một vị đại quan tên là Lữ Kiền đã đưa cho Vương Tường một thanh kiếm gia truyền và nói với ông rằng con cháu nếu sở hữu được thanh kiếm này sẽ rất sung túc và thịnh vượng. Kết quả là Vương Tường ngay lập tức đưa thanh kiếm cho em trai mình ngay sau khi anh ta trở về. Theo sử sách ghi lại, con cháu của Vương Tường và Vương Lãm chín đời đều làm quan đến hàng công khanh.

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/269864

The post Câu chuyện đạo đức truyền thống Trung Hoa (Đễ) (6): Vương Lãm tranh rượu độc first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Câu chuyện đạo đức truyền thống Trung Hoa (Đễ) (5): Mậu Đồng tự tráchhttps://chanhkien.org/2021/11/cau-chuyen-dao-duc-truyen-thong-cua-trung-hoa-5-mau-dong-tu-trach.htmlTue, 23 Nov 2021 15:27:41 +0000https://chanhkien.org/?p=28124Tác giả: Thiện Duyên [ChanhKien.org] Vào thời nhà Hán, có người tên là Mậu Đồng, tự Dự Công. Cha mẹ mất sớm từ khi còn nhỏ, bốn anh em họ sống cùng nhau, Mậu Đồng là anh trai cả nên phải chăm sóc ba em trai. Tuy Mậu Đồng là người có học thấu hiểu […]

The post Câu chuyện đạo đức truyền thống Trung Hoa (Đễ) (5): Mậu Đồng tự trách first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Thiện Duyên

[ChanhKien.org]

Vào thời nhà Hán, có người tên là Mậu Đồng, tự Dự Công. Cha mẹ mất sớm từ khi còn nhỏ, bốn anh em họ sống cùng nhau, Mậu Đồng là anh trai cả nên phải chăm sóc ba em trai. Tuy Mậu Đồng là người có học thấu hiểu đạo lý, nhưng huynh trưởng dạy dỗ đàn em là việc rất khó khăn, cha mẹ dạy dỗ con cái quả thực không hề dễ dàng, huống chi là anh trai?

Sau khi ba người em lấy vợ, họ đòi phân chia ruộng đất, phân chia sản nghiệp, thường xuyên xảy ra tranh giành. Mậu Đồng thấy vậy rất tức giận và buồn rầu nên đóng cửa khóc lóc, tự nhủ: “Mậu Đồng ơi là Mậu Đồng! Ngươi siêng năng tu thân, học theo đạo thánh hiền, chính là muốn làm gương tốt, có thể cảm hóa người xung quanh, có thể thay đổi phong tục. Nhưng bây giờ ngay cả người trong nhà còn không thuyết phục được, nói chi là ảnh hưởng đến người khác!”. Mậu Đồng cứ như thế tự trách mình, khóc lớn tiếng, các em trai và em dâu nghe vậy rất cảm động, tất cả ở ngoài cửa khấu đầu, tạ tội, mong huynh trưởng có thể tha thứ, họ cũng hiểu ra anh mình toàn tâm mong muốn gia đình ngày càng tốt đẹp mới làm như thế. Kể từ đó cả gia đình trở nên hòa thuận hơn, không xảy ra tranh chấp nữa.

Khi hiểu rằng cha mẹ thương con, anh thương em, không cần trách móc nặng nề, con cái và các em cũng sẽ nghe lời. Con thương cha mẹ, em thương anh, không cần chỉ trích gắt gao, cha mẹ và anh lớn cũng luôn bao dung, hiền từ. Chỉ cần mỗi người làm tròn bổn phận của mình, mọi việc cần nhìn từ bên trong bản thân, thì mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái mới có thể hài hòa, hoà thuận.

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/269863

The post Câu chuyện đạo đức truyền thống Trung Hoa (Đễ) (5): Mậu Đồng tự trách first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Câu chuyện đạo đức truyền thống Trung Hoa (Đễ) (4): Khương Quăng yêu thương các emhttps://chanhkien.org/2021/11/cau-chuyen-dao-duc-truyen-thong-trung-hoa-4-tam-chan-cua-khuong-quang.htmlMon, 22 Nov 2021 07:52:04 +0000https://chanhkien.org/?p=28121Tác giả: Thiện Duyên [ChanhKien.org] Vào thời nhà Hán, có người tên là Khương Quăng. Anh ta có hai em trai, một người tên Khương Trọng Hải, người kia tên Khương Quý Giang. Ba anh em họ yêu thương nhau như thể tay chân. Ba anh em họ hàng ngày cùng nhau đọc sách, tan […]

The post Câu chuyện đạo đức truyền thống Trung Hoa (Đễ) (4): Khương Quăng yêu thương các em first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Thiện Duyên

[ChanhKien.org]

Vào thời nhà Hán, có người tên là Khương Quăng. Anh ta có hai em trai, một người tên Khương Trọng Hải, người kia tên Khương Quý Giang. Ba anh em họ yêu thương nhau như thể tay chân.

Ba anh em họ hàng ngày cùng nhau đọc sách, tan học lại cùng nhau ôn lại bài học, chơi đùa và cùng nhau giúp đỡ việc nhà. Ba anh em còn may một chiếc chăn bông lớn và hàng ngày ngủ cùng nhau.

Có lẽ chúng ta nghĩ loại tình huống như trên chỉ có thể xảy ra khi còn nhỏ, khi lớn lên thì khó còn nữa vì đã thành gia lập nghiệp rồi. Tuy nhiên, sau khi ba anh em Khương Quăng lớn lên, mối quan hệ của họ vẫn rất tốt, tốt đến mức thỉnh thoảng ba anh em vẫn nằm ngủ chung với nhau. Qua đó có thể thấy tình yêu thương của anh em họ sâu đậm như nào.

Một lần, Khương Quăng cùng em trai đi đến kinh thành, kết quả giữa đường, nửa đêm gặp cướp. Dưới ánh trăng, tên cướp có khuôn mặt dữ tợn và ngạo nghễ cầm con dao găm sáng loáng từng bước tiến lại gần hai anh em đang ôm lấy nhau.

Đột nhiên, người anh đẩy em trai mình ra và tiến lên một bước nói: “Em của ta còn nhỏ, ta là anh trai, ta có thể hy sinh, ta muốn cứu em mình, mong các người hãy để em ấy một con đường sống”. Lúc này, người em phía sau cũng bước tới nói: “Không được! Ngươi không được làm hại anh tôi. Anh trai tôi học vấn cao và có đạo đức, anh ấy là báu vật của gia đình và là trụ cột của đất nước, ta tuổi còn nhỏ, năng lực kém, không bằng anh cả, nên giết ta đi!”. Hai anh em đều tranh nhau hy sinh để người kia được sống, nghĩ đến cảnh huynh đệ phải sinh ly tử biệt, hai người ôm nhau khóc lóc thảm thiết.

Kẻ cướp cũng phải mềm lòng, cũng bởi vì cơ hàn mới khởi tâm đi trộm cướp. Hắn vô cùng cảm động trước tình cảm anh em và nói: “Cuối cùng thì hôm nay ta cũng thấy được tình cảm gia đình là như thế nào”. Thế là hắn ta vơ lấy một ít tài sản rồi vội vã bỏ đi.

Khi vào kinh thành, có người nhìn thấy Khương Quăng quần áo xộc xệch, rách rưới, liền hỏi: “Đã xảy ra chuyện gì, sao anh thất thần thế này?” Nhưng Khương Quăng im lặng không hề nhắc đến vụ cướp trên đường mà tìm mọi cách cố gắng che giấu những gì đã xảy ra, vì anh ta mong mỏi tên cướp có thể hối cải.

Về sau sự việc truyền đến tên cướp, hắn nghe được Khương Quăng bị cướp cũng không nói lời nào, trong lòng rất cảm kích đan xen hối hận. Vì vậy, hắn ta chạy đến bái kiến Khương Quăng, và đích thân trả lại toàn bộ số quần áo cướp được cho Khương Quăng, đồng thời bày tỏ ý muốn hối cải.

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/269862

The post Câu chuyện đạo đức truyền thống Trung Hoa (Đễ) (4): Khương Quăng yêu thương các em first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Câu chuyện đạo đức truyền thống Trung Hoa (Đễ) (3): Hứa Vũ dạy emhttps://chanhkien.org/2021/11/cau-chuyen-dao-duc-truyen-thong-trung-hoa-3-hua-vu-day-em.htmlTue, 09 Nov 2021 15:24:43 +0000https://chanhkien.org/?p=28087Tác giả: Thiện Duyên [ChanhKien.org] Vào thời nhà Hán, nhà Hứa Vũ có ba anh em, cha mẹ đã qua đời từ rất sớm, hai người em trai một người tên Hứa Yến, người kia tên Hứa Phổ, tuổi còn rất nhỏ. Theo truyền thống gia đình thuở xưa, người anh cả ví như cha. […]

The post Câu chuyện đạo đức truyền thống Trung Hoa (Đễ) (3): Hứa Vũ dạy em first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Thiện Duyên

[ChanhKien.org]

Vào thời nhà Hán, nhà Hứa Vũ có ba anh em, cha mẹ đã qua đời từ rất sớm, hai người em trai một người tên Hứa Yến, người kia tên Hứa Phổ, tuổi còn rất nhỏ.

Theo truyền thống gia đình thuở xưa, người anh cả ví như cha. Khi cha qua đời, người anh cả Hứa Vũ phải gánh vác trọng trách gia đình, không chỉ nặng gánh mưu sinh mà còn phải dìu dắt và chăm sóc hai em trai.

Hứa Vũ biết trách nhiệm của mình hệ trọng, ban ngày khi đi làm ruộng, ông để hai em trai ngồi ở dưới gốc cây râm mát, còn dạy hai em cách trồng trọt; ban đêm khi trở về nhà, ông dạy hai em đọc sách, mỗi ngày ông đều rất là vất vả. Nếu hai em trai không chịu học, Hứa Vũ sẽ đến từ đường nói với tổ tiên rằng ngày hôm nay anh dạy không tốt nên hai đứa em trai mới không chịu học. Ông tự mình nhận hết trách nhiệm, trước mặt tổ tiên tự nhận đó là lỗi của mình, ăn năn vì đã không tận tâm tận lực, phải đến khi hai người em khóc lóc nhận tội thì Hứa Vũ mới đứng dậy, hơn nữa ông không bao giờ đối xử nghiêm khắc với em trai mình.

Hứa Vũ đến tuổi trưởng thành vẫn chưa cưới vợ, có người khuyên ông lấy vợ, ông trả lời rằng: “Tôi sợ rằng nếu tìm một người vợ không phù hợp có thể gây rạn nứt tình cảm anh em!”

Về sau, Hứa Vũ được phong là Hiếu Liêm (nghĩa là hiếu thuận liêm khiết). Vì để hai người em trai cũng được thành danh giống anh là hiếu thuận liêm khiết, ông cố ý phân chia gia sản làm ba phần, lấy những gì tốt nhất cho mình, để lại cho hai em những phần ít và không tốt, vì vậy khiến cho tất cả họ hàng, bạn bè thân thích đều mắng nhiếc rằng người anh trai này tham lam, và khen ngợi hai người em khiêm nhường. Chờ đến khi hai em có chút thành tựu về phẩm đức, học vấn và sản nghiệp, cũng được phong là hiếu thuận liêm khiết, người anh mới tập hợp họ hàng, bạn bè lại và nói cho mọi người biết nỗi khó nhọc của mình để hai em có thành tựu ngày nay. Mọi người lúc đó đều rất ngạc nhiên, hóa ra anh trai Hứa Vũ vì yêu thương và nâng đỡ hai em của mình mà dụng tâm khó nhọc đến như vậy.

Từ đó về sau, người dân trong làng đều gọi ông là “Hứa Vũ hiếu thuận”. Quận phủ và Thích sứ châu đề cử Hứa Vũ ra phục vụ nhân dân, và mời ông đảm nhiệm chức quan Nghị lang. Danh tiếng của Hứa Vũ rất hiển hách, không lâu sau, ông lại từ chức trở về quê hương, trước tiên thu xếp hôn sự cho hai em, sau đó mới tự cưới vợ. Anh em họ sống bên nhau rất hòa thuận.

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/269861

The post Câu chuyện đạo đức truyền thống Trung Hoa (Đễ) (3): Hứa Vũ dạy em first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Câu chuyện đạo đức truyền thống Trung Hoa (Đễ) (2): Triệu Hiếu tranh chếthttps://chanhkien.org/2021/11/cau-chuyen-dao-duc-truyen-thong-trung-hoa-2-trieu-hieu-tranh-chet.htmlFri, 05 Nov 2021 15:31:38 +0000https://chanhkien.org/?p=28073Tác giả: Thiện Duyên [ChanhKien.org] Vào thời nhà Hán, có một người tên là Triệu Hiếu, tự là Thường Bình. Anh có một người em trai tên là Triệu Lễ, hai anh em chung sống với nhau rất hòa thuận. Một năm nọ, mùa màng thất bát, thiếu thốn lương thực, nạn đói vô cùng […]

The post Câu chuyện đạo đức truyền thống Trung Hoa (Đễ) (2): Triệu Hiếu tranh chết first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Thiện Duyên

Triệu Hiếu tranh chết (Hình: Chánh Kiến sưu tầm và thiết kế)

[ChanhKien.org]

Vào thời nhà Hán, có một người tên là Triệu Hiếu, tự là Thường Bình. Anh có một người em trai tên là Triệu Lễ, hai anh em chung sống với nhau rất hòa thuận.

Một năm nọ, mùa màng thất bát, thiếu thốn lương thực, nạn đói vô cùng trầm trọng, trị an xã hội cũng lâm vào hỗn loạn.

Vào một hôm, mây đen giăng kín bầu trời, không gian rất âm u, tối tăm. Sau khi trận cuồng phong đi qua, mọi người đều dự cảm dường như có điềm dữ sắp xảy đến.

Quả nhiên, bất ngờ có một nhóm cướp chiếm giữ núi Nghi Thu và bắt đầu cướp bóc khắp nơi. Cái đói khiến chúng mất đi lý trí, đến mức bắt đầu ăn thịt người. Sau một hồi lục soát nhà dân mà không tìm được bao nhiêu lương thực và vật dụng có giá trị, chúng tức giận liền bắt người em là Triệu Lễ mang đi.

Triệu Lễ mặc dù gầy yếu nhưng cũng không được buông tha, bọn cướp trói cả tay và chân của cậu lại, rồi buộc vào gốc cây, sau đó chúng dựng bếp nhóm lửa ở bên cạnh, bắt đầu đun nước, chuẩn bị nấu Triệu Lễ để lấp đầy cơn đói.

Người anh Triệu Hiếu tuy đã may mắn thoát thân nhưng lại không tìm thấy em trai đâu. Trong lòng như có lửa đốt, anh hỏi thăm khắp nơi thì được biết có người đã tận mắt nhìn thấy Triệu Lễ bị bọn cướp bắt đi.

Hay tin em trai bị bắt Triệu Hiếu trong lòng đau như dao cắt. Anh lo lắng nghĩ: “Mình phải làm sao đây? Nếu như em ấy có bất trắc gì  thì không biết sẽ ăn nói ra sao với cha mẹ! Ta phận làm anh làm sao có thể sống trên đời này được? Em trai  là cốt nhục, dẫu mất mạng sống của mình, ta cũng phải giải cứu em ấy”.

Nghĩ vậy, Triệu Hiếu liền hạ quyết tâm chạy theo hướng bọn cướp đã rời đi. Vì nóng lòng cứu em trai mình, anh nhanh chóng đến chỗ bọn cướp, nhìn thấy em trai đang bị trói, cạnh đó là một nồi nước sôi bốc hơi nghi ngút.

Trông thấy anh trai tới cứu, ban đầu Triệu Lễ vừa ngạc nhiên vừa vui mừng, sau đó lập tức buồn than với anh trai: “Anh ơi! Anh sao lại tới được nơi này! Đến đây chẳng phải đi vào chỗ chết sao?”

Lúc này Triệu Hiếu không quan tâm đến an nguy của bản thân, anh lao đến trước mặt tên cướp, van xin hắn: “Em trai tôi có bệnh, thân thể lại gầy yếu, thịt của em ấy chắc chắn không ngon đâu. Tôi van xin các người hãy thả em tôi ra!” Bọn cướp nghe vậy vô cùng tức giận nói với Triệu Hiếu: “Thả hắn đi thì chúng tao ăn cái gì?”, Triệu Hiếu nghe tên cướp nói thế liền đáp: “Chỉ cần các người thả Triệu Lễ đi, tôi bằng lòng cho các người ăn thịt tôi, hơn nữa tôi khoẻ mạnh, không có bệnh, lại mập mạp”.

Bọn cướp nghe Triệu Hiếu nói xong lập tức lặng người, bọn chúng không ngờ rằng thiên hạ còn có người tình nguyện chịu chết thay người khác như vậy, chúng kinh ngạc nhìn nhau.

Lúc này, Triệu Lễ ở bên cạnh hét lớn: “Không được! Không thể làm như vậy được!”. Một tên cướp ở bên cạnh quát Triệu Lễ: “Tại sao không được?”. Triệu Lễ khóc lóc nói: “Người bị bắt tới đây là tôi, số mệnh của tôi đã định là bị các người ăn thịt, còn anh trai của tôi có tội gì chứ? Sao tôi có thể để anh ấy chết được?”

Nghe xong lời này, Triệu Hiếu liền vội vàng chạy đến bên em trai, hai anh em ôm lấy nhau, người này khuyên người kia hãy để cho mình chết thay, trong cơn tuyệt vọng họ khóc không thành tiếng.

Thấy cảnh hai anh em tình nguyện chết thay cho nhau, đứng trước tình thủ túc xả thân cứu nhau của hai anh em họ Triệu, những tên cướp hung ác đã vô cùng bàng hoàng. Tình nghĩa huynh đệ của họ đã đánh thức lòng trắc ẩn vốn  bị chôn vùi bấy lâu của bọn cướp, chúng cũng không cầm được nước mắt và tha cho hai anh em họ Triệu.

Sau đó chuyện này được truyền đến tai Hoàng đế, Hoàng đế là một vị quân vương nhân nghĩa và đạo đức, ông không chỉ hạ chiếu thư phong chức quan cho hai anh em, mà còn đưa câu chuyện dùng đức cảm hóa kẻ cướp của họ truyền khắp thiên hạ, để bá tánh cả nước học tập.

Nguyên văn:

Hán Triệu Hiếu, tự là Thường Bình, rất yêu thương em trai của mình. Những năm đói kém, bọn trộm cướp chiếm núi Nghi Thu, cướp bóc và ăn thịt bá tánh. Triệu Hiếu nói: “Triệu Lễ ốm đau, không thể làm thức ăn, ta mập mạp, ta nguyện thay thế”. Triệu Lễ không đồng ý nói rằng: “Ta bị các tướng quân bắt đi, chết cũng là số phận, nhưng anh ấy không có tội”. Anh em ôm nhau khóc, bọn cướp cảm động bèn thả ra. Tiếng lành đồn xa, Hoàng đế hạ chiếu ban chức quan.

Anh em họ Triệu hiếu thuận với nhau mà cảm hoá được bọn đạo tặc ác ôn giết người ăn thịt. Ngay cả bọn cướp đói khát định ăn thịt người, mà anh em đã họ khơi dậy lòng thiện tâm của chúng, thì thế gian há có ai không thể cảm hoá được sao? Sách “Đại Học” viết: “Huynh đệ hoà thuận, mà có thể giáo hoá quốc dân”, há chẳng đúng như vậy sao.

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/269860

The post Câu chuyện đạo đức truyền thống Trung Hoa (Đễ) (2): Triệu Hiếu tranh chết first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Câu chuyện đạo đức truyền thống Trung Hoa (Đễ) (1): Thái Bá hái thuốchttps://chanhkien.org/2021/10/cau-chuyen-dao-duc-truyen-thong-trung-hoa-1-thai-ba-hai-thuoc.htmlThu, 07 Oct 2021 10:35:08 +0000https://chanhkien.org/?p=27933Tác giả: Thiện Duyên [ChanhKien.org] Vào những năm cuối triều Thương ở Trung Quốc, có một người hiếu thảo và tận tụy, họ Cơ, tên Thái Bá, là con trai cả của vua Chu Thái Vương (một chư hầu của nhà Thương), Cơ Thái Bá có hai người em trai, người em đầu tên Trọng […]

The post Câu chuyện đạo đức truyền thống Trung Hoa (Đễ) (1): Thái Bá hái thuốc first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Thiện Duyên

[ChanhKien.org]

Vào những năm cuối triều Thương ở Trung Quốc, có một người hiếu thảo và tận tụy, họ Cơ, tên Thái Bá, là con trai cả của vua Chu Thái Vương (một chư hầu của nhà Thương), Cơ Thái Bá có hai người em trai, người em đầu tên Trọng Ung, và người em út tên Quý Lịch. Con trai của Quý Lịch tên Cơ Xương, sau còn gọi là Chu Văn Vương. Khi Chu Văn Vương ra đời, có một đôi chim màu đỏ son, miệng ngậm một đan thư, đậu trên cửa, biểu thị điềm lành cho sự ra đời của thánh nhân.

Chu Thái Vương thấy được Quý Lịch sinh con trai có tướng mạo tốt lành, lại thấy cháu đích tôn Cơ Xương quả thực tài giỏi hơn người, cho nên Chu Thái Vương rất muốn truyền ngôi cho con trai út là Quý Lịch, để Quý Lịch truyền ngôi cho Cơ Xương. Thái Bá biết ý nguyện vua cha, bèn bàn với người em là Trọng Ung để tuân theo ý muốn của cha. Lúc này, đúng lúc Chu Thái Vương mắc trọng bệnh, vì thế Thái Bá cùng Trọng Ung lấy cớ đi hái thuốc bèn rời khỏi nước Chu đến vùng đất Kinh Man ở phía Nam, một là tránh để phụ vương phái người truy hỏi; hai là muốn bày tỏ nguyện vọng nhường ngôi vị cho Quý Lịch để cha dễ dàng thực hiện ý nguyện.

Khi phụ thân qua đời, Thái Bá và Trọng Ung không trở về dự tang lễ, vì vậy việc Quý Lịch kế thừa ngai vàng là lẽ hợp lý. Lúc ấy có rất nhiều người đến Kinh Man tìm kiếm Thái Bá, vì để không ai nhận ra mình, Thái Bá liền cắt tóc xăm mình.

Quý Lịch cũng rất nhân từ phúc hậu, nhìn thấy hai anh trai nhường nhịn mình như thế, nên cũng không phụ sự mong đợi của mọi người. Ông cai quản quốc gia vô cùng tốt đẹp, cuối cùng truyền ngôi cho con trai Cơ Xương, cũng chính là vị vua Chu Văn Vương nổi tiếng trong lịch sử.

“Thái Bá tam dĩ thiên hạ nhượng” (Thái Bá ba lần đem thiên hạ nhường cho người khác). Ông tác thành tâm nguyện của phụ mẫu, cũng tác thành 800 năm thịnh vượng của triều Chu và tác thành nếp sống tốt đẹp toàn xã hội. Về sau, Khổng Tử khen ngợi Thái Bá là con người đạt tới cảnh giới đức hạnh cao nhất.

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/269859

The post Câu chuyện đạo đức truyền thống Trung Hoa (Đễ) (1): Thái Bá hái thuốc first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>