Cách Am Di Lục | Tag | Chánh Kiến Nethttps://chanhkien.orgChánh KiếnTue, 08 Apr 2025 14:29:12 +0000en-UShourly1Loạt bài: Phá giải tinh yếu «Cách Am Di Lục»https://chanhkien.org/2021/03/pha-giai-tinh-yeu-cach-am-di-luc.htmlSun, 07 Mar 2021 14:24:53 +0000https://chanhkien.org/?p=27198Tác giả: Sử Nham chỉnh lý [Chanhkien.org]   Phá giải tinh yếu «Cách Am Di Lục» (I) Phá giải tinh yếu «Cách Am Di Lục» (II) Phá giải tinh yếu «Cách Am Di Lục» (III)   *  *  * Ghi chú: Để hiểu được toàn bộ nội dung «Cách Am Di Lục», mời quý độc giả […]

The post Loạt bài: Phá giải tinh yếu «Cách Am Di Lục» first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Sử Nham chỉnh lý

[Chanhkien.org]

 

Phá giải tinh yếu «Cách Am Di Lục» (I)

Phá giải tinh yếu «Cách Am Di Lục» (II)

Phá giải tinh yếu «Cách Am Di Lục» (III)

 

*  *  *

Ghi chúĐể hiểu được toàn bộ nội dung «Cách Am Di Lục», mời quý độc giả đọc loạt bài  «Cách Am Di Lục» toàn giải

 

 

 

The post Loạt bài: Phá giải tinh yếu «Cách Am Di Lục» first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Loạt bài: «Cách Am Di Lục» toàn giảihttps://chanhkien.org/2021/03/cach-am-di-luc-toan-giai.htmlSun, 07 Mar 2021 13:46:51 +0000https://chanhkien.org/?p=27194Tác giả: Nguyên giải: Chính Hạo / Biên tập: Chánh Kiến Net [Chanhkien.org] Giới thiệu: «Cách Am Di Lục» (Gyeokamyurok) là cuốn sách tiên tri thần kỳ do học giả Nam Sư Cổ truyền lại từ 470-480 năm trước đây tại Triều Tiên (nay thuộc Hàn Quốc). Nam Sư Cổ, hiệu Cách Am, là người trên thông […]

The post Loạt bài: «Cách Am Di Lục» toàn giải first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Nguyên giải: Chính Hạo / Biên tập: Chánh Kiến Net

[Chanhkien.org] Giới thiệu: «Cách Am Di Lục» (Gyeokamyurok) là cuốn sách tiên tri thần kỳ do học giả Nam Sư Cổ truyền lại từ 470-480 năm trước đây tại Triều Tiên (nay thuộc Hàn Quốc). Nam Sư Cổ, hiệu Cách Am, là người trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, với khả năng tiên tri, có thể được ví với Thiệu Khang Tiết thời Bắc Tống ở Trung Quốc. Tuy nhiên, tương truyền «Cách Am Di Lục» là do một vị Thần nhân ở núi Kim Cương khẩu thuật và Nam Sư Cổ ghi lại từng câu từng chữ. Toàn bộ cuốn sách phân làm 60 thiên với gần 4 vạn chữ. Phá giải «Cách Am Di Lục» đã trở thành một chủ đề nóng tại Hàn Quốc vào những thập niên 80-90. Trong dự ngôn giảng rất minh xác về một Đại Pháp Đại Đạo hồng truyền thế gian, nhưng phải trải qua một trường ma nạn, đồng thời cũng giảng về những vấn đề mà nhân loại sẽ phải đối mặt.

*  *  *

Thử ngôn bất trung phi thiên ngữ, Thị thùy cảm tác thử thư truyện
(Lời này không trung thì không phải lời của Trời, Liệu ai dám viết ra cuốn sách truyện này)

—Trích «Cách Am Di Lục», đệ cửu thiên “Sinh sơ chi lạc”.

 

«Cách Am Di Lục» toàn giải: Lời nói đầu 

«Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 1): Nam Sư Cổ bí quyết (Phần 1) 

«Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 1): Nam Sư Cổ bí quyết (Phần 2) 

«Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 1): Nam Sư Cổ bí quyết (Phần 3) 

«Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 3): Kê Long luận

«Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 4): Lai bối dự ngôn lục thập tài

«Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 6): Thánh sơn tầm lộ (Phần 1) 

«Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 6): Thánh sơn tầm lộ (Phần 2) 

«Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 8): Thạch tỉnh thủy

«Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 10): Trại tam ngũ

«Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 11): Trại tứ nhất 

«Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 14): La Mã đan nhị 

«Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 15): La Mã nhất nhị thập tam điều

«Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 20): Đạo hạ chỉ

«Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 24): Trào tiếu ca 

«Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 27): Tinh giác ca 

«Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 29): Cung cung ca

«Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 30): Ất Ất ca

«Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 31): Điền điền ca

«Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 32): Bàn tứ nhũ ca

«Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 33): Thập thắng ca 

«Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 34): Hải ấn ca 

«Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 35): Lưỡng bạch ca 

«Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 36): Tam phong ca 

«Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 37): Thất đẩu ca

The post Loạt bài: «Cách Am Di Lục» toàn giải first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
«Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 37): Thất đẩu cahttps://chanhkien.org/2013/01/cach-am-di-luc-toan-giai-thien-37-that-dau-ca.htmlhttps://chanhkien.org/2013/01/cach-am-di-luc-toan-giai-thien-37-that-dau-ca.html#respondMon, 14 Jan 2013 07:55:45 +0000http://chanhkien.org/?p=21116Thiên này giảng về "thất đẩu nông sự", lấy việc nhà nông để ẩn dụ tu luyện của chúng sinh.

The post «Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 37): Thất đẩu ca first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Nguyên giải: Chính Hạo / Biên tập: Chánh Kiến Net

[Chanhkien.org] Giới thiệu: «Cách Am Di Lục» (Gyeokamyurok) là cuốn sách tiên tri thần kỳ do học giả Nam Sư Cổ truyền lại từ 470-480 năm trước đây tại Triều Tiên (nay thuộc Hàn Quốc). Nam Sư Cổ, hiệu Cách Am, là người trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, với khả năng tiên tri, có thể được ví với Thiệu Khang Tiết thời Bắc Tống ở Trung Quốc. Tuy nhiên, tương truyền «Cách Am Di Lục» là do một vị Thần nhân ở núi Kim Cương khẩu thuật và Nam Sư Cổ ghi lại từng câu từng chữ. Toàn bộ cuốn sách phân làm 60 thiên với gần 4 vạn chữ. Phá giải «Cách Am Di Lục» đã trở thành một chủ đề nóng tại Hàn Quốc vào những thập niên 80-90. Trong dự ngôn giảng rất minh xác về một Đại Pháp Đại Đạo hồng truyền thế gian, nhưng phải trải qua một trường ma nạn, đồng thời cũng giảng về những vấn đề mà nhân loại sẽ phải đối mặt.

*  *  *

Đệ tam thập thất thiên “Thất đẩu ca”

Lời tựa: Thiên này giảng về “thất đẩu nông sự”, lấy việc nhà nông ẩn dụ tu luyện của chúng sinh, cổ vũ người tu Đạo chuyên cần cày ruộng “vụ nông mười năm”, nhắc nhở tu luyện này là đại sự quan hệ đến vận mệnh vạn năm của mỗi người.

Thiên ngưu canh điền canh điền địa, Tân cần bá vĩnh sinh chi cốc.
Ngưu minh thanh trung trừ nậu chi, Cam lộ như vũ hô hấp thời.
Nhật tựu nguyệt trưởng tự trưởng hạ, Tự đạp thất đẩu thử nông sự.
Vô điền trang vi hoạch đắc hĩ, Bất cửu thế nguyệt thập niên chi nông.
Vạn niên thực chi hựu thiên vạn niên.

Thiên ngưu canh điền canh điền địa, Tân cần bá vĩnh sinh chi cốc. Ngưu minh thanh trung trừ nậu chi” (Trâu trời cày ruộng cày ruộng đất, Cần cù gieo hạt gạo vĩnh sinh. Trong tiếng trâu kêu trừ giẫy cỏ): “Trâu trời cày ruộng” tức người tu Đạo cần cù cày ruộng, ruộng nào đây? Là ruộng “hạt gạo vĩnh sinh”, tức ruộng trời tu luyện. Bởi vì những người tu Đạo tu luyện trong đó, cũng như trừ giẫy cỏ vậy, tu bỏ các chủng tâm bất hảo, bất thuần, bất tịnh.

Cam lộ như vũ hô hấp thời. Nhật tựu nguyệt trưởng tự trưởng hạ, Tự đạp thất đẩu thử nông sự” (Sương ngọt như mưa thường hít thở. Mặt trăng mặt trời tự bao giờ, Tự đạp thất đẩu việc nông này): “Cam vũ lộ” tức “Chân Thiện Nhẫn”, tu luyện “Chân-Thiện-Nhẫn” của Pháp Luân Công cũng như người ta hít thở vậy, thời thời khắc khắc yêu cầu bản thân, cũng như “Mặt trăng mặt trời tự bao giờ”, nhờ ngày tháng lâu dài mà tiến bộ, đây cũng là việc nông “tự đạp thất đẩu”. “Tự đạp”, tự (寺) là ngôi chùa, nơi người xuất gia tu Phật ở; “đạp” (畓) do chữ “thủy” (水) đặt trên chữ “điền” (田), về hình tượng và nội dung thì nghĩa là “ruộng nước”. Tự điển và từ điển Trung Quốc không có chữ này, đây là chữ người Hàn Quốc dùng. Bởi vậy “tự đạp” (寺畓) có nghĩa là ruộng tu luyện. “Thất đẩu” chỉ thất tinh Bắc Đẩu, là Thần chủ quản sinh mệnh.

Vô điền trang vi hoạch đắc hĩ, Bất cửu thế nguyệt thập niên chi nông. Vạn niên thực chi hựu thiên vạn niên” (Không có điền trang mà có thu hoạch, Tháng đời không xa vụ nông mười năm. Ăn cả vạn năm lại nghìn vạn năm): Việc nông này là “không có điền trang” mà thu hoạch được lương thực. Cày ruộng ở nhân gian một năm một lần, vậy mà “việc nông” này tính bằng đơn vị mười năm, nhưng có thể nói mười năm đời người ấy trôi qua chỉ trong nháy mắt, là đoản tạm. “Việc nông” ở đây chính là tu luyện. Các vị đặt công phu tu luyện trong mười năm ấy, thì sẽ thu hoạch gạo trời dùng trong cả vạn năm, nghìn vạn năm, ý là được vĩnh sinh vậy.

(Hết thiên 37)

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/21504

The post «Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 37): Thất đẩu ca first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2013/01/cach-am-di-luc-toan-giai-thien-37-that-dau-ca.html/feed0
«Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 36): Tam phong cahttps://chanhkien.org/2013/01/cach-am-di-luc-toan-giai-thien-36-tam-phong-ca.htmlhttps://chanhkien.org/2013/01/cach-am-di-luc-toan-giai-thien-36-tam-phong-ca.html#respondSat, 05 Jan 2013 13:32:40 +0000http://chanhkien.org/?p=21113Thiên này nhấn mạnh "tam phong" là thiên cốc, tức gạo trời, gạo này khiến người ta không đói mà trường sinh.

The post «Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 36): Tam phong ca first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Nguyên giải: Chính Hạo / Biên tập: Chánh Kiến Net

[Chanhkien.org] Giới thiệu: «Cách Am Di Lục» (Gyeokamyurok) là cuốn sách tiên tri thần kỳ do học giả Nam Sư Cổ truyền lại từ 470-480 năm trước đây tại Triều Tiên (nay thuộc Hàn Quốc). Nam Sư Cổ, hiệu Cách Am, là người trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, với khả năng tiên tri, có thể được ví với Thiệu Khang Tiết thời Bắc Tống ở Trung Quốc. Tuy nhiên, tương truyền «Cách Am Di Lục» là do một vị Thần nhân ở núi Kim Cương khẩu thuật và Nam Sư Cổ ghi lại từng câu từng chữ. Toàn bộ cuốn sách phân làm 60 thiên với gần 4 vạn chữ. Phá giải «Cách Am Di Lục» đã trở thành một chủ đề nóng tại Hàn Quốc vào những thập niên 80-90. Trong dự ngôn giảng rất minh xác về một Đại Pháp Đại Đạo hồng truyền thế gian, nhưng phải trải qua một trường ma nạn, đồng thời cũng giảng về những vấn đề mà nhân loại sẽ phải đối mặt.

*  *  *

Đệ tam thập lục thiên “Tam phong ca”

Lời tựa: Trong «Cách Am Di Lục», tam phong” được đề cập đến rất nhiều, ngang với “cung Ất”, “lưỡng bạch”, “tứ nhũ”, v.v. Thiên này nhấn mạnh “tam phong” là thiên cốc, tức gạo trời, gạo này khiến người ta không đói mà trường sinh.

Lệ thủy huyết khiển bá chủng hạ, Vi nghĩa trào tiếu bồi dưỡng hạ.
Kỳ thiên đảo Thần thu thu hạ, Hỏa vũ lộ ấn tam phong hĩ.
Nhất niên chi nông hủ cốc ma, Nhất nhật tam thực cơ ngạ tử.
Thập niên chi nông sinh cốc ma, Tam tuần cửu thực bất cơ sinh.

Lệ thủy huyết khiển bá chủng hạ, Vi nghĩa trào tiếu bồi dưỡng hạ. Kỳ thiên đảo Thần thu thu hạ, Hỏa vũ lộ ấn tam phong hĩ” (Nước mắt đổ máu gieo hạt xuống, Vì nghĩa nuôi dưỡng dưới tiếng cười. Cầu trời khấn Thần dưới vụ thu, Ấn lửa mưa sương ba phong vậy): Ba câu đầu bàn về “tam hạ”. “Nước mắt đổ máu gieo hạt xuống”, tu luyện “tam phong” “Chân-Thiện-Nhẫn” này đã trải qua vô số niên đại cực kỳ xa xưa, người tu Đạo đã phải phó xuất “nước mắt đổ máu” mà gieo trồng hạt giống, nên vạn phần trân quý; “Vì nghĩa nuôi dưỡng dưới tiếng cười”, vì cứu độ chúng sinh thời mạt thế mà truyền Pháp, nhưng bị tà ác bức hại và người đời chê cười, “tam phong” này truyền ra dưới hoàn cảnh gian nan như vậy, nên đắc được Đại Pháp thật không hề dễ dàng; “Cầu trời khấn Thần dưới vụ thu”, để đắc thiên cốc “tam phong” này thì phải có tâm “cầu trời khấn Thần” mới được, chỉ có tâm “cầu trời khấn Thần” này thì mới kiên định tu luyện dưới hoàn cảnh tà ác bức hại và người đời cười chê, nhờ đó mà thu hoạch gạo trời “tam phong”, tức tu thành chính quả, tựa như thu hoạch “vụ mùa bội thu” của đời người vậy. Mà bảo chứng cho nó chính là “Hỏa vũ lộ ấn tam phong”. “Hỏa vũ lộ ấn” là gì, “tam phong” là gì? “Hỏa vũ lộ ấn” (Ấn lửa mưa sương) chính là “tam phong chi ấn”, tức Pháp Luân của Pháp Luân Công, còn “tam phong” chính là “Chân-Thiện-Nhẫn”.

Nhất niên chi nông hủ cốc ma, Nhất nhật tam thực cơ ngạ tử. Thập niên chi nông sinh cốc ma, Tam tuần cửu thực bất cơ sinh” (Vụ nông một năm gạo mục nát, Một ngày ba lần ăn đói chết. Vụ nông mười năm gạo sự sống, Ba tuần chín lần ăn không đói mà sống): Gạo thu hoạch từ “vụ nông một năm” là thứ gạo dễ mục nát, ăn thứ gạo này tuy một ngày ba lần mà vẫn “đói chết”; còn gạo trời “tam phong” thu hoạch từ “vụ nông mười năm” là “gạo sự sống” có được nhờ tu luyện mười năm, ăn thứ gạo này “ba tuần chín lần” vẫn “không đói mà sống”, có thể gọi là thiên cốc vậy.

(Hết thiên 36)

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/21503

The post «Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 36): Tam phong ca first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2013/01/cach-am-di-luc-toan-giai-thien-36-tam-phong-ca.html/feed0
«Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 35): Lưỡng bạch cahttps://chanhkien.org/2012/12/cach-am-di-luc-toan-giai-thien-35-luong-bach-ca.htmlhttps://chanhkien.org/2012/12/cach-am-di-luc-toan-giai-thien-35-luong-bach-ca.html#respondSun, 30 Dec 2012 16:24:26 +0000http://chanhkien.org/?p=21109Thiên này là "Lưỡng bạch ca", kiêm cả hình tượng lẫn nội hàm, nhắc nhở người đời thông qua hình tượng ấy mà thấy đồ hình Pháp Luân.

The post «Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 35): Lưỡng bạch ca first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Nguyên giải: Chính Hạo / Biên tập: Chánh Kiến Net

[Chanhkien.org] Giới thiệu: «Cách Am Di Lục» (Gyeokamyurok) là cuốn sách tiên tri thần kỳ do học giả Nam Sư Cổ truyền lại từ 470-480 năm trước đây tại Triều Tiên (nay thuộc Hàn Quốc). Nam Sư Cổ, hiệu Cách Am, là người trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, với khả năng tiên tri, có thể được ví với Thiệu Khang Tiết thời Bắc Tống ở Trung Quốc. Tuy nhiên, tương truyền «Cách Am Di Lục» là do một vị Thần nhân ở núi Kim Cương khẩu thuật và Nam Sư Cổ ghi lại từng câu từng chữ. Toàn bộ cuốn sách phân làm 60 thiên với gần 4 vạn chữ. Phá giải «Cách Am Di Lục» đã trở thành một chủ đề nóng tại Hàn Quốc vào những thập niên 80-90. Trong dự ngôn giảng rất minh xác về một Đại Pháp Đại Đạo hồng truyền thế gian, nhưng phải trải qua một trường ma nạn, đồng thời cũng giảng về những vấn đề mà nhân loại sẽ phải đối mặt.

*  *  *

Đệ tam thập ngũ thiên “Lưỡng bạch ca”

Lời tựa: Thiên này là “Lưỡng bạch ca”, kiêm cả hình tượng lẫn nội hàm, nhắc nhở người đời thông qua hình tượng ấy mà thấy đồ hình Pháp Luân, cần ngộ ra đây chính là Pháp Luân Công, lại cần phải hiểu đây là công pháp văn tự thiển bạch, đạo lý minh bạch.

Dạ quỷ phát động tạp nhu thế thượng, Phỏng đạo quân tử thùy hà nhân.
Hà Đồ Lạc Thư Chu Dịch lý trí, Lưỡng sơn chi đồ tu tường kiến.
Lợi tại lưỡng bạch cứu nhân sinh, Ly lưu tâm thủy dũng tuyền dã.
Hương phong xúc tị tâm hoa phát, Y bạch tâm bạch diệc lưỡng bạch.
Lưỡng hạ tam tín thiên nhân hồ, Tâm hoa khai bạch phu liệt phu liệt.

Dạ quỷ phát động tạp nhu thế thượng, Phỏng đạo quân tử thùy hà nhân” (Dạ quỷ phát động hỗn loạn trên đời, Hiểu đạo quân tử người nào đây): Đúng lúc Pháp Luân Công hồng truyền, thì dạ quỷ phát động làm thế giới hỗn loạn không thôi; dạ quỷ đua nhau xuất động công kích Đại Thánh nhân và Pháp Luân Công, độc hại thế giới và chúng sinh, cản trở nhiều người hơn đắc Pháp. Bởi thế, khi Pháp Luân Công gặp phải trấn áp tại Trung Quốc, liệu ai tới đắc chân Pháp đây?

Hà Đồ Lạc Thư Chu Dịch lý trí, Lưỡng sơn chi đồ tu tường kiến” (Hà Đồ Lạc Thư mang lý Chu Dịch, Đồ hình hai núi phải nhìn rõ): Các vị muốn biết “lưỡng bạch” là gì, thì phải nhìn một số đồ hình, hoặc ký hiệu, xem có lý Chu Dịch của Hà Đồ, Lạc Thư trong đó hay không. “Đồ hình hai núi phải nhìn rõ”, ở đây bàn về “đồ hình hai núi” (lưỡng sơn chi đồ). Liệu có hai bức đồ hình nào, hay hai vật nào mang hình tượng lý Chu Dịch không? Đây chính là chỉ hai bức đồ hình Pháp Luân — một bức là đồ hình Pháp Luân lấy màu xanh da trời làm màu nền, ở dưới đề ba chữ “Chân Thiện Nhẫn”; còn bức kia là đồ hình Pháp Luân lấy màu đỏ làm màu nền, ở dưới đề bốn chữ “Pháp Luân thường chuyển”. Cũng là nói các vị muốn biết thập thắng “lưỡng bạch” là gì, thì phải xem đồ hình Pháp Luân, đáp án đều ở trong đó.

Lợi tại lưỡng bạch cứu nhân sinh, Ly lưu tâm thủy dũng tuyền dã. Hương phong xúc tị tâm hoa phát, Y bạch tâm bạch diệc lưỡng bạch” (Lợi ở hai trắng cứu đời người, Ấy nước suối tâm tuôn lưu ly. Gió thơm ngào ngạt hoa tâm nở, Áo trắng tâm trắng cũng hai trắng): Mục đích của “lưỡng bạch” là cứu độ nhân sinh, dùng để độ nhân, cứu vãn chúng sinh. Mà tâm tu Đại Pháp này thuần tịnh như dòng suối chảy bất tận, không ngừng tịnh hóa tâm tính con người, cũng như “gió thơm ngào ngạt” vậy, khiến nhân tâm khoáng đạt rộng mở. “Áo” chỉ bề mặt “trắng”, tức văn tự thiển bạch, ngôn ngữ thiển bạch; “tâm” chỉ nội hàm “trắng”, tức đạo lý minh bạch, Pháp lý minh bạch. Cũng có giải thích “y bạch tâm bạch” là chỉ thân trắng và tâm trắng, tức công pháp tính mệnh song tu.

Lưỡng hạ tam tín thiên nhân hồ, Tâm hoa khai bạch phu liệt phu liệt” (Hai dưới ba tín người trời ư, Hoa tâm nở trắng xếp đầy xếp đầy): “Lưỡng hạ tam tín”, “lưỡng hạ” chỉ hai bức đồ hình Pháp Luân, “tam tín” chỉ ba chữ Chân Thiện Nhẫn. Tức ý nói tu “Chân-Thiện-Nhẫn” này sẽ trở thành thiên nhân, “tâm hoa khai bạch”, tâm linh không ngừng tịnh hóa trong suốt quá trình tu luyện.

(Hết thiên 35)

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/21502

The post «Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 35): Lưỡng bạch ca first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/12/cach-am-di-luc-toan-giai-thien-35-luong-bach-ca.html/feed0
«Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 34): Hải ấn cahttps://chanhkien.org/2012/12/cach-am-di-luc-toan-giai-thien-34-hai-an-ca.htmlhttps://chanhkien.org/2012/12/cach-am-di-luc-toan-giai-thien-34-hai-an-ca.html#respondSat, 22 Dec 2012 16:28:39 +0000http://chanhkien.org/?p=20987Thiên này giảng về Pháp Luân, tức "hải ấn", nhưng không miêu tả Pháp Luân hình dạng thế nào, mà từ nghĩa rộng bàn rằng luyện Pháp Luân Công có thể trường sinh, đạt được ước mơ trường sinh bất lão của đế vương quyền quý khi xưa.

The post «Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 34): Hải ấn ca first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Nguyên giải: Chính Hạo / Biên tập: Chánh Kiến Net

[Chanhkien.org] Giới thiệu: «Cách Am Di Lục» (Gyeokamyurok) là cuốn sách tiên tri thần kỳ do học giả Nam Sư Cổ truyền lại từ 470-480 năm trước đây tại Triều Tiên (nay thuộc Hàn Quốc). Nam Sư Cổ, hiệu Cách Am, là người trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, với khả năng tiên tri, có thể được ví với Thiệu Khang Tiết thời Bắc Tống ở Trung Quốc. Tuy nhiên, tương truyền «Cách Am Di Lục» là do một vị Thần nhân ở núi Kim Cương khẩu thuật và Nam Sư Cổ ghi lại từng câu từng chữ. Toàn bộ cuốn sách phân làm 60 thiên với gần 4 vạn chữ. Phá giải «Cách Am Di Lục» đã trở thành một chủ đề nóng tại Hàn Quốc vào những thập niên 80-90. Trong dự ngôn giảng rất minh xác về một Đại Pháp Đại Đạo hồng truyền thế gian, nhưng phải trải qua một trường ma nạn, đồng thời cũng giảng về những vấn đề mà nhân loại sẽ phải đối mặt.

*  *  *

Đệ tam thập tứ thiên “Hải ấn ca”

Lời tựa: Thiên này giảng về Pháp Luân, tức “hải ấn”, nhưng không miêu tả Pháp Luân hình dạng thế nào, mà từ nghĩa rộng bàn rằng luyện Pháp Luân Công có thể trường sinh, đạt được ước mơ trường sinh bất lão của đế vương quyền quý khi xưa.

Tần Hoàng Hán Vũ cầu hạ, Bất lão thảo bất tử dược.
Hồng nghê thất sắc vân vụ trung, Cam lộ như vũ hải ấn hĩ.
Hỏa vũ lộ tam phong hải ấn, Cực Lạc nhập quyển phát hành hạ.
Hóa tự hóa tự hóa tự ấn, Vô sở bất năng hải ấn hĩ.

Tần Hoàng Hán Vũ cầu hạ, Bất lão thảo bất tử dược. Hồng nghê thất sắc vân vụ trung, Cam lộ như vũ hải ấn hĩ” (Tần Hoàng Hán Vũ cầu ban phát, Cỏ bất lão thuốc bất tử. Trong mây tía cầu vồng bảy màu, Sương ngọt như mưa ấn biển vậy): Vào thời Xuân Thu-Chiến Quốc ở Trung Quốc cổ đại, Hoàng đế thống nhất Trung Quốc là Tần Thủy Hoàng tìm trăm phương ngàn kế để được trường sinh bất lão. Khi nghe thủ hạ nói trên núi Tam Thần sơn ở Đông Hải có cỏ bất lão, uống thứ cỏ này sẽ được trường sinh bất lão, ông sai đóng thuyền lớn, phái 500 đồng nam đồng nữ đến Đông Hải tìm cỏ bất lão. Tuy nhiên, Tần Thủy Hoàng chưa được uống cỏ bất lão mà đã đoạn mệnh năm 54 tuổi. Như vậy thứ “cỏ bất lão thuốc bất tử” ấy ở nơi đâu? “Cỏ bất lão thuốc bất tử” này chính ở “Trong mây tía cầu vồng bảy màu, Sương ngọt như mưa ấn biển vậy”. Ý nghĩa là gì? “Cầu vồng bảy màu” chính là bảy màu sắc khi hình nền Pháp Luân đổi màu, là đỏ, cam, vàng, lục, lục-lam, lam, tím (tất nhiên còn có hữu sắc, vô sắc). “Mây tía” chính là chỉ hình thái màu sắc của hình nền, còn “sương ngọt như mưa” lại giảng về nội hàm, ý nói nước của sinh mệnh. “Hải ấn” bảy màu, sương ngọt như mưa này chính là chỉ hình thái và nội hàm của Pháp Luân.

Hỏa vũ lộ tam phong hải ấn, Cực Lạc nhập quyển phát hành hạ. Hóa tự hóa tự hóa tự ấn, Vô sở bất năng hải ấn hĩ” (Lửa mưa sương ấn biển ba phong, Nhập vòng Cực Lạc phát hành xuống. Chữ hóa chữ hóa ấn chữ hóa, Không gì không thể ấy ấn biển): “Tam phong” chỉ Chân-Thiện-Nhẫn, “hải ấn” chỉ Pháp Luân. “Cực Lạc nhập quyển” chính là có thể nhập vào vòng của thế giới Cực Lạc. “Hóa tự hóa tự hóa tự ấn” nhấn mạnh chữ “hóa”, chỉ đồng hóa với Chân-Thiện-Nhẫn. “Vô sở bất năng hải ấn hĩ”, Pháp Luân (“hải ấn”) này thần thông quảng đại, không gì là không thể.

(Hết thiên 34)

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/21501

The post «Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 34): Hải ấn ca first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/12/cach-am-di-luc-toan-giai-thien-34-hai-an-ca.html/feed0
«Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 33): Thập thắng cahttps://chanhkien.org/2012/12/cach-am-di-luc-toan-giai-thien-33-thap-thang-ca.htmlhttps://chanhkien.org/2012/12/cach-am-di-luc-toan-giai-thien-33-thap-thang-ca.html#respondSat, 15 Dec 2012 17:19:24 +0000http://chanhkien.org/?p=20983Thiên này từ tên mà tra nghĩa, lấy "thập" đại biểu vũ trụ, "thắng" đại biểu chân lý; "thập thắng" tức chân lý vũ trụ, cũng là Đại Pháp vũ trụ.

The post «Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 33): Thập thắng ca first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Nguyên giải: Chính Hạo / Biên tập: Chánh Kiến Net

[Chanhkien.org] Giới thiệu: «Cách Am Di Lục» (Gyeokamyurok) là cuốn sách tiên tri thần kỳ do học giả Nam Sư Cổ truyền lại từ 470-480 năm trước đây tại Triều Tiên (nay thuộc Hàn Quốc). Nam Sư Cổ, hiệu Cách Am, là người trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, với khả năng tiên tri, có thể được ví với Thiệu Khang Tiết thời Bắc Tống ở Trung Quốc. Tuy nhiên, tương truyền «Cách Am Di Lục» là do một vị Thần nhân ở núi Kim Cương khẩu thuật và Nam Sư Cổ ghi lại từng câu từng chữ. Toàn bộ cuốn sách phân làm 60 thiên với gần 4 vạn chữ. Phá giải «Cách Am Di Lục» đã trở thành một chủ đề nóng tại Hàn Quốc vào những thập niên 80-90. Trong dự ngôn giảng rất minh xác về một Đại Pháp Đại Đạo hồng truyền thế gian, nhưng phải trải qua một trường ma nạn, đồng thời cũng giảng về những vấn đề mà nhân loại sẽ phải đối mặt.

*  *  *

Đệ tam thập tam thiên “Thập thắng ca”

Lời tựa: Thiên này từ tên mà tra nghĩa, lấy “thập” đại biểu vũ trụ, “thắng” đại biểu chân lý; “thập thắng” tức chân lý vũ trụ, cũng là Đại Pháp vũ trụ. Thiên này chỉ dùng vẻn vẹn tám câu để khái quát thế nào là Đại Pháp vũ trụ.

Bát vạn kinh nội phổ huệ đại sư, Di Lặc Phật chi thập thắng dã.
Nghĩa tướng tổ sư tam muội hải ấn, Trịnh Đạo Lệnh chi thập thắng hĩ.
Hải ngoại đạo đức bảo huệ chi sư, Thượng Đế tái lâm thập thắng dã.
Nho Phật Tiên dị ngôn chi thuyết, Mạt phục hợp lý thập thắng hĩ.

Bát vạn kinh nội phổ huệ đại sư, Di Lặc Phật chi thập thắng dã” (Trong tám vạn kinh đại sư phổ huệ, Thập thắng của Phật Di Lặc): “Bát vạn kinh”, là chỉ tám vạn đại tạng kinh; “Bát vạn kinh nội phổ huệ đại sư”, ý chỉ một vị đại sư “phổ huệ” của Phật gia cứu độ chúng sinh, khiến đạo đức chúng sinh nâng cao. Sở dĩ nói “Bát vạn kinh”, là để chỉ “phổ huệ đại sư” là của Phật gia. Vì sao gọi là “đại sư”? Bởi vì vào thời đầu truyền Pháp, người sáng lập Pháp Luân Công từng có danh xưng “đại sư”. “Di Lặc Phật chi thập thắng dã”, nghĩa là vị “đại sư” truyền Pháp Luân Đại Pháp “thập thắng” (Pháp Luân Công) này chính là Phật Di Lặc! Câu này đã nói rõ đại sư Lý Hồng Chí truyền Pháp Luân Đại Pháp chính là đương kim Di Lặc Phật!

Nghĩa tướng tổ sư tam muội hải ấn, Trịnh Đạo Lệnh chi thập thắng hĩ” (Tổ sư nghĩa tướng ấn biển tam muội, Thập thắng của Trịnh Đạo Lệnh): “Nghĩa tướng tổ sư”, ông Lý Hồng Chí tướng mạo đường đường, đầy thân chính khí, là tổ sư của tất cả tu Đạo sư; Đại Thánh nhân này dùng “tam muội hải ấn”, “hải ấn” (ấn biển) là Pháp Luân, “tam muội” chính là ba chữ “Chân-Thiện-Nhẫn” trên đồ hình Pháp Luân. Đây chính là “thập thắng” của Chính Đạo Lệnh (“Trịnh Đạo Lệnh”), là Đại Pháp Đại Đạo của vũ trụ.

Hải ngoại đạo đức bảo huệ chi sư, Thượng Đế tái lâm thập thắng dã” (Đạo đức hải ngoại vị thầy bảo huệ, Thượng Đế trở lại thập thắng vậy): Đại Thánh nhân, ông Lý Hồng Chí không chỉ truyền Pháp ở trong nước Trung Quốc, mà giúp bảo trì đạo đức ở cả hải ngoại lẫn toàn thế giới, khiến đạo đức con người thăng lên, giáo hóa nhân loại trở thành người tốt. Người này chính là Thượng Đế, là Thượng Đế giáng lâm thế gian truyền Pháp; điều Thượng Đế truyền chính là Đại Pháp vũ trụ (“thập thắng”). Phật gia coi vũ trụ như thập phương thế giới, còn Đạo gia giảng Thập thiên Vô Cực, theo Chu Dịch nói thì “cửu cung gia nhất” tức là “thập thắng”; bởi vậy, “thập thắng” (十勝) chỉ Pháp mà Phật gia giảng, hoặc Đạo mà Đạo gia giảng, ở đây chỉ chân Pháp lý của vũ trụ.

Nho Phật Tiên dị ngôn chi thuyết, Mạt phục hợp lý thập thắng hĩ” (Nho Phật Tiên thuyết của dị ngôn, Lý cuối ghép lại thập thắng vậy): Thuyết của Nho, Phật, Tiên hiện nay, đừng quản là đạo nào, giáo nào, đều đã phát sinh biến dị rồi và không thể độ nhân được nữa, chỉ có thể thành “thuyết của dị ngôn” mà thôi. Nhưng “thập thắng”, hay Pháp Luân Công mới là Đại Pháp vũ trụ, là “mạt phục hợp lý”, tức Đại Pháp Đại Đạo vũ trụ, lý mạt thế và đản sinh tân vũ trụ.

(Hết thiên 33)

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/21500

The post «Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 33): Thập thắng ca first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/12/cach-am-di-luc-toan-giai-thien-33-thap-thang-ca.html/feed0
«Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 32): Bàn tứ nhũ cahttps://chanhkien.org/2012/12/cach-am-di-luc-toan-giai-thien-32-ban-tu-nhu-ca.htmlhttps://chanhkien.org/2012/12/cach-am-di-luc-toan-giai-thien-32-ban-tu-nhu-ca.html#respondSat, 08 Dec 2012 16:18:24 +0000http://chanhkien.org/?p=20964Thiên "Bàn tứ nhũ ca" này chính là giảng về "Lạc bàn tứ nhũ", tức bốn Thái Cực trong đồ hình Pháp Luân.

The post «Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 32): Bàn tứ nhũ ca first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Nguyên giải: Chính Hạo / Biên tập: Chánh Kiến Net

[Chanhkien.org] Giới thiệu: «Cách Am Di Lục» (Gyeokamyurok) là cuốn sách tiên tri thần kỳ do học giả Nam Sư Cổ truyền lại từ 470-480 năm trước đây tại Triều Tiên (nay thuộc Hàn Quốc). Nam Sư Cổ, hiệu Cách Am, là người trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, với khả năng tiên tri, có thể được ví với Thiệu Khang Tiết thời Bắc Tống ở Trung Quốc. Tuy nhiên, tương truyền «Cách Am Di Lục» là do một vị Thần nhân ở núi Kim Cương khẩu thuật và Nam Sư Cổ ghi lại từng câu từng chữ. Toàn bộ cuốn sách phân làm 60 thiên với gần 4 vạn chữ. Phá giải «Cách Am Di Lục» đã trở thành một chủ đề nóng tại Hàn Quốc vào những thập niên 80-90. Trong dự ngôn giảng rất minh xác về một Đại Pháp Đại Đạo hồng truyền thế gian, nhưng phải trải qua một trường ma nạn, đồng thời cũng giảng về những vấn đề mà nhân loại sẽ phải đối mặt.

*  *  *

Đệ tam thập nhị thiên “Bàn tứ nhũ ca”

Lời tựa: Thiên “Bàn tứ nhũ ca” này chính là giảng về “Lạc bàn tứ nhũ”, tức bốn Thái Cực trong đồ hình Pháp Luân. Dùng tám câu miêu tả khái quát, gợi ý đồ hình này chính là phù hiệu của chân lý thập thắng.

Lạc bàn trung nhũ cung cung Ất Ất, Giải tri hạ tị loạn xứ dã.
Lạc bàn tứ nhũ thập tự thị, Tứ Ất trung vi thập thắng dã.
Mễ tự chi hình bối bàn chi lý, Tứ giác hư khuy diệc thập tự.
Mễ hình tứ điểm lạc bàn hạ, Thế nhân khổ đãi thập thắng hĩ.

Lạc bàn trung nhũ cung cung Ất Ất, Giải tri hạ tị loạn xứ dã” (Nhũ trong lạc bàn cung cung Ất Ất, Giải biết được nơi tránh loạn): “Nhũ trong lạc bàn” chỉ Thái Cực và phù hiệu Tiên thiên Đại Đạo có hình tượng như cặp vú trong đồ hình Pháp Luân; “cung cung” trong “cung cung Ất Ất” cũng chính là “nhũ trong lạc bàn”, còn “Ất Ất” là phù hiệu chữ Vạn “卍” của Phật gia, Ất+Ất = “乙”+”乙” = “卍”. Bởi vậy mới nói “cung cung Ất Ất” cấu thành đồ hình Pháp Luân, có thể “giải biết” được thì mới hiểu “thập thắng” tức là Pháp Luân Công, cũng là “nơi tránh loạn”.

Lạc bàn tứ nhũ thập tự thị, Tứ Ất trung vi thập thắng dã” (Lạc bàn bốn nhũ là chữ thập, Bốn Ất làm thành thập thắng vậy): Lấy bốn Thái Cực, trong đó có hai Tiên thiên Đại Đạo, nối lại thì thành hình chữ “thập” (十); “Tứ Ất”, tức bốn phù hiệu chữ Vạn “卍” ở Đông Nam Tây Bắc, nối lại cũng được chữ “thập” (十), ngụ ý “thập thắng”. Phật gia coi vũ trụ như thập phương thế giới, còn Đạo gia giảng Thập thiên Vô Cực, lại nói “cửu cung gia nhất” tức là “thập thắng”; bởi vậy, “thập thắng” (十勝) chỉ Pháp mà Phật gia giảng, hoặc Đạo mà Đạo gia giảng, ở đây chỉ chân Pháp lý của vũ trụ.

Mễ tự chi hình bối bàn chi lý, Tứ giác hư khuy diệc thập tự” (Hình của chữ mễ lý của lưng bàn, Bốn góc trống không cũng là chữ thập): Hình chữ “mễ” (米) gợi ý đồ hình Pháp Luân với phù hiệu chữ Vạn “卍” lớn ở trung tâm, cộng thêm bốn phù hiệu chữ Vạn “卍” nhỏ ở Đông Tây Nam Bắc, lại thêm hai Thái Cực ở Đông Nam, Tây Bắc, và hai Thái Cực Tiên thiên Đại Đạo ở Đông Bắc, Tây Nam, tất cả hợp thành chữ “mễ” (米). Mà phù hiệu này nằm ở trên “bàn”, tức hình nền của Pháp Luân; “lý bối bàn” tức thiên lý thâm sâu huyền diệu. “Bốn góc trống không” là bỏ đi “tứ nhũ” tức bốn Thái Cực ở Đông Nam, Tây Nam, Tây Bắc, Đông Bắc, chỉ còn lại các phù hiệu chữ Vạn “卍”, liên kết lại thành hình chữ “thập” (十). Câu này nhấn mạnh phù hiệu chữ Vạn “卍” của Phật gia, tức lý Phật đạo của đồ hình Pháp Luân.

Mễ hình tứ điểm lạc bàn hạ, Thế nhân khổ đãi thập thắng hĩ” (Hình mễ bốn điểm rớt xuống bàn, Người đời khổ đợi thập thắng vậy): Ở trên đã giải “mễ hình” là đồ hình Pháp Luân, như vậy “tứ điểm” ở đây là “tứ nhũ”, tức bốn Thái Cực. Câu này nhấn mạnh Thái Cực đồ của Đạo gia, tức lý Tiên đạo của đồ hình Pháp Luân. Ở trên cường điệu Phật đạo, ở dưới cường điệu Tiên đạo, biểu thị Pháp Luân tập hợp lý của Phật, Đạo, Thần vào một thể, ấy chính là “thập thắng” mà “người đời khổ đợi”, là chân lý vũ trụ mà con người thế gian có thể tránh loạn mà được sinh.

(Hết thiên 32)

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/21499

The post «Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 32): Bàn tứ nhũ ca first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/12/cach-am-di-luc-toan-giai-thien-32-ban-tu-nhu-ca.html/feed0
«Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 31): Điền điền cahttps://chanhkien.org/2012/12/cach-am-di-luc-toan-giai-thien-31-dien-dien-ca.htmlhttps://chanhkien.org/2012/12/cach-am-di-luc-toan-giai-thien-31-dien-dien-ca.html#respondSat, 01 Dec 2012 07:11:13 +0000http://chanhkien.org/?p=20960Thiên này lấy "điền" {ruộng} để ngụ ý tu luyện Đại Pháp Đại Đạo, lấy hình tượng "điền" (田) để chỉ Pháp Luân. Dùng mấy câu cực kỳ đơn giản, bàn về mấy vấn đề liên quan đến Pháp Luân Công.

The post «Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 31): Điền điền ca first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Nguyên giải: Chính Hạo / Biên tập: Chánh Kiến Net

[Chanhkien.org] Giới thiệu: «Cách Am Di Lục» (Gyeokamyurok) là cuốn sách tiên tri thần kỳ do học giả Nam Sư Cổ truyền lại từ 470-480 năm trước đây tại Triều Tiên (nay thuộc Hàn Quốc). Nam Sư Cổ, hiệu Cách Am, là người trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, với khả năng tiên tri, có thể được ví với Thiệu Khang Tiết thời Bắc Tống ở Trung Quốc. Tuy nhiên, tương truyền «Cách Am Di Lục» là do một vị Thần nhân ở núi Kim Cương khẩu thuật và Nam Sư Cổ ghi lại từng câu từng chữ. Toàn bộ cuốn sách phân làm 60 thiên với gần 4 vạn chữ. Phá giải «Cách Am Di Lục» đã trở thành một chủ đề nóng tại Hàn Quốc vào những thập niên 80-90. Trong dự ngôn giảng rất minh xác về một Đại Pháp Đại Đạo hồng truyền thế gian, nhưng phải trải qua một trường ma nạn, đồng thời cũng giảng về những vấn đề mà nhân loại sẽ phải đối mặt.

*  *  *

Đệ tam thập nhất thiên “Điền điền ca”

Lời tựa: Thiên này lấy “điền” {ruộng} để ngụ ý tu luyện Đại Pháp Đại Đạo, lấy hình tượng “điền” (田) để chỉ Pháp Luân. Dùng mấy câu cực kỳ đơn giản, bàn về mấy vấn đề liên quan đến Pháp Luân Công.

Tứ khẩu hợp điều nhập lễ chi điền, Ngũ khẩu hợp điều cực lạc chi điền.
Điền điền chi lý phân minh, Thế nhân bất giác hận thán.
Đại loạn toàn thế nhân tâm hung hung hạ, Nhập điền quyển cực nan.
Lợi tại điền điền tâm điền, Quỵ tọa tụng kinh đan điền.
Điền trung chi điền đạn cầm điền, Thanh nhã nhất khúc vân tiêu cao.

Tứ khẩu hợp điều nhập lễ chi điền, Ngũ khẩu hợp điều cực lạc chi điền” (Bốn miệng hợp điều ruộng nhập lễ, Năm miệng hợp điều ruộng cực lạc): “Điền” (田) ngụ ý tu luyện, cũng ẩn dụ hình tượng Pháp Luân với cửu cung. Vậy thuyết về “tứ khẩu”, “ngũ khẩu” là gì? “Tứ khẩu” chính là bốn phù hiệu chữ Vạn “卍” ở trên dưới trái phải, tức bốn hướng Đông Tây Nam Bắc của Pháp Luân; còn “ngũ khẩu” là bốn phù hiệu chữ Vạn “卍” nhỏ ở bốn phía cộng thêm phù hiệu chữ Vạn “卍” lớn ở trung ương. Thiên “Ất Ất ca” ở trước chỉ bàn về phù hiệu chữ Vạn “卍” trong Pháp Luân, chứ chưa nói về số lượng chữ Vạn “卍” cấu thành Pháp Luân. Còn thiên này dùng hai câu nói rõ Pháp Luân có tổng cộng năm phù hiệu chữ Vạn “卍” (“ngũ khẩu”), trong đó có một phù hiệu chữ Vạn “卍” lớn ở trung ương, minh xác chỉ rõ Pháp Luân là “ngũ khẩu hợp thể”, cũng là “cực lạc chi điền”.

Điền điền chi lý phân minh, Thế nhân bất giác hận thán” (Lý điền điền rõ ràng, Người đời không biết đáng giận): Lý “điền” này đã mười phần rõ ràng như vậy rồi, ruộng “điền” này chính là tu luyện Pháp Luân Đại Pháp (Pháp Luân Công), thế nhưng con người thế gian không ngộ, quả thực là đáng giận đáng thương thay.

Đại loạn toàn thế nhân tâm hung hung hạ, Nhập điền quyển cực nan” (Toàn thế giới đại loạn lòng người xôn xao, Vào vòng ruộng cực khó): “Đại loạn toàn thế” là do Giang Trạch Dân đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc, những kẻ tà ác bịa đặt và phát tán những lời vu khống, hãm hại, dối trá, khiến lòng người toàn thế giới xáo động. Trong hoàn cảnh như vậy, người ta muốn tu luyện Pháp Luân Công là một việc rất khó.

Lợi tại điền điền tâm điền, Quỵ tọa tụng kinh đan điền” (Lợi ở ruộng ruộng ruộng tâm, Quỳ xuống tụng kinh ruộng đan): Tu luyện Pháp Luân Công này căn bản là tu tâm, lợi ở tu luyện tâm tính mà được công phu. Để được như vậy, quan trọng nhất là phải học tập chân kinh của Đại Thánh nhân, thế nên những người tu luyện “quỳ xuống” cùng đọc to chân kinh của Đại Thánh nhân. Về tính trọng yếu của việc học chân kinh, «Cách Am Di Lục» không chỉ nhấn mạnh phải học, mà dùng chữ “tụng”, tức lớn tiếng đọc thuộc lòng chân kinh của Đại Thánh nhân.

Điền trung chi điền đạn cầm điền, Thanh nhã nhất khúc vân tiêu cao” (Trong ruộng của ruộng ruộng gảy đàn, Khúc nhạc thanh nhã cao tận mây xanh): Hai câu này bàn về luyện công của Pháp Luân Công. Chỉ rõ tu luyện Pháp Luân Công ắt phải có luyện công, luyện công thường theo âm nhạc luyện công mà làm, phần lớn là luyện công tại điểm luyện công chung, tiếng nhạc luyện công dễ nghe tựa như “Khúc nhạc thanh nhã cao tận mây xanh”.

(Hết thiên 31)

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/21494

The post «Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 31): Điền điền ca first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/12/cach-am-di-luc-toan-giai-thien-31-dien-dien-ca.html/feed0
«Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 30): Ất Ất cahttps://chanhkien.org/2012/11/cach-am-di-luc-toan-giai-thien-30-at-at-ca.htmlhttps://chanhkien.org/2012/11/cach-am-di-luc-toan-giai-thien-30-at-at-ca.html#respondFri, 23 Nov 2012 16:43:11 +0000http://chanhkien.org/?p=20956Thiên này cũng như "Cung cung ca", dùng mấy câu mang tính hình tượng để miêu tả phù hiệu chữ Vạn “卍” trong đồ hình Pháp Luân.

The post «Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 30): Ất Ất ca first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Nguyên giải: Chính Hạo / Biên tập: Chánh Kiến Net

[Chanhkien.org] Giới thiệu: «Cách Am Di Lục» (Gyeokamyurok) là cuốn sách tiên tri thần kỳ do học giả Nam Sư Cổ truyền lại từ 470-480 năm trước đây tại Triều Tiên (nay thuộc Hàn Quốc). Nam Sư Cổ, hiệu Cách Am, là người trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, với khả năng tiên tri, có thể được ví với Thiệu Khang Tiết thời Bắc Tống ở Trung Quốc. Tuy nhiên, tương truyền «Cách Am Di Lục» là do một vị Thần nhân ở núi Kim Cương khẩu thuật và Nam Sư Cổ ghi lại từng câu từng chữ. Toàn bộ cuốn sách phân làm 60 thiên với gần 4 vạn chữ. Phá giải «Cách Am Di Lục» đã trở thành một chủ đề nóng tại Hàn Quốc vào những thập niên 80-90. Trong dự ngôn giảng rất minh xác về một Đại Pháp Đại Đạo hồng truyền thế gian, nhưng phải trải qua một trường ma nạn, đồng thời cũng giảng về những vấn đề mà nhân loại sẽ phải đối mặt.

*  *  *

Đệ tam thập thiên “Ất Ất ca”

Lời tựa: Thiên này cũng như “Cung cung ca”, dùng mấy câu mang tính hình tượng để miêu tả phù hiệu chữ Vạn “卍” trong đồ hình Pháp Luân, lấy đó để khiến người ta ngộ được Pháp Luân và Pháp Luân Công.

Đại tiểu thượng hạ vật luận giai cấp, Vạn vô nhất thất thập công phu dã.
Ất Ất tung hoành thập tự thị, Ất Ất tương hòa kỷ nguyên chi số.
Bối Ất chi gian công phu công tự, Lợi tại Ất Ất Đạo thông chi lý.
Tự hạ đạt thượng thế bất tri hĩ.

Đại tiểu thượng hạ vật luận giai cấp, Vạn vô nhất thất thập công phu dã” (Lớn nhỏ trên dưới đừng luận giai cấp, Không thể sai sót thập công phu vậy): Đừng quản bạn là lớn hay nhỏ, là trên hay dưới, bất luận bạn ở giai tầng, giai cấp nào, chỉ cần tu Pháp Luân Công (“thập công phu”, tức công phu “thập thắng”), thì đảm bảo bạn sẽ “không thể sai sót”, khiến bạn trường sinh bất tử, hay được vĩnh sinh.

Ất Ất tung hoành thập tự thị, Ất Ất tương hòa kỷ nguyên chi số” (Ất Ất ngang dọc hình chữ thập, Ất Ất hòa nhau số của kỷ nguyên): “Ất Ất tung hoành”, hai chữ Ất “乙” đan ngang dọc vào nhau tạo thành phù hiệu chữ Vạn “卍”; trong đồ hình Pháp Luân, các phù hiệu chữ Vạn “卍” được xếp theo hình chữ “thập” (十). “Ất Ất tương hợp” cũng là hình chữ Vạn “卍”, đây chính là “số của kỷ nguyên”. “Số của kỷ nguyên” ý là gì? Theo “Thuyết vận hội”, một nguyên là mười hai vạn chín nghìn sáu trăm năm. “Số của kỷ nguyên” chính là vài chục vạn năm; như vậy, “Ất Ất hòa nhau số của kỷ nguyên”, hay phù hiệu chữ Vạn “卍” đã trải qua mấy chục vạn năm rồi. Theo thuyết vũ trụ là do Phật, Đạo lưỡng gia tổ hợp thành, nói phù hiệu chữ Vạn “卍” có lịch sử mấy chục vạn năm phải chăng là quá ngắn? “Số của kỷ nguyên” này có khả năng là thiên cơ, khả năng chỉ Pháp Luân Công đã từng được truyền ở địa cầu thời xa xưa.

Bối Ất chi gian công phu công tự, Lợi tại Ất Ất Đạo thông chi lý. Tự hạ đạt thượng thế bất tri hĩ” (Ở giữa lưng Ất công phu chữ công, Lợi ở Ất Ất lý của Đạo thông. Từ dưới lên trên người đời không biết vậy): “Ất Ất” là phù hiệu chữ Vạn “卍”, chữ Vạn “卍” là phù hiệu của Phật gia. Tu luyện Pháp Luân Công có thể xuất công phu, chữ “công” (工) {công phu} với “Công” (功) {Pháp Luân Công} là đồng âm. “Lợi ở Ất Ất” tức Phật gia, thực tế chỉ Pháp Luân Công. “Từ dưới lên trên người đời không biết vậy”, Pháp Luân Công truyền thụ là từ dưới lên trên, tức truyền cấp nhân gian, sau đó là thiên thượng. Thiên vận ấy là đã định trước, chỉ là thế gian không biết mà thôi.

(Hết thiên 30)

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/21472

The post «Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 30): Ất Ất ca first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/11/cach-am-di-luc-toan-giai-thien-30-at-at-ca.html/feed0
«Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 29): Cung cung cahttps://chanhkien.org/2012/11/cach-am-di-luc-toan-giai-thien-29-cung-cung-ca.htmlhttps://chanhkien.org/2012/11/cach-am-di-luc-toan-giai-thien-29-cung-cung-ca.html#respondSat, 17 Nov 2012 09:28:05 +0000http://chanhkien.org/?p=20953Thiên này là thiên ngắn nhất trong 60 thiên «Cách Am Di Lục», chỉ có tám câu khái quát lý "cung cung" trong "cung cung Ất Ất" của Pháp Luân Đại Pháp.

The post «Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 29): Cung cung ca first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Nguyên giải: Chính Hạo / Biên tập: Chánh Kiến Net

[Chanhkien.org] Giới thiệu: «Cách Am Di Lục» (Gyeokamyurok) là cuốn sách tiên tri thần kỳ do học giả Nam Sư Cổ truyền lại từ 470-480 năm trước đây tại Triều Tiên (nay thuộc Hàn Quốc). Nam Sư Cổ, hiệu Cách Am, là người trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, với khả năng tiên tri, có thể được ví với Thiệu Khang Tiết thời Bắc Tống ở Trung Quốc. Tuy nhiên, tương truyền «Cách Am Di Lục» là do một vị Thần nhân ở núi Kim Cương khẩu thuật và Nam Sư Cổ ghi lại từng câu từng chữ. Toàn bộ cuốn sách phân làm 60 thiên với gần 4 vạn chữ. Phá giải «Cách Am Di Lục» đã trở thành một chủ đề nóng tại Hàn Quốc vào những thập niên 80-90. Trong dự ngôn giảng rất minh xác về một Đại Pháp Đại Đạo hồng truyền thế gian, nhưng phải trải qua một trường ma nạn, đồng thời cũng giảng về những vấn đề mà nhân loại sẽ phải đối mặt.

*  *  *

Đệ nhị thập cửu thiên “Cung cung ca”

Lời tựa: Thiên này là thiên ngắn nhất trong 60 thiên «Cách Am Di Lục», chỉ có tám câu khái quát lý “cung cung” trong “cung cung Ất Ất” của Pháp Luân Đại Pháp.

Thế nhân nan tri cung cung dã, Cung cung thỉ khẩu sinh hĩ.
Lưỡng cung bất hòa bối cung dã, Song cung tương hòa loan cung hĩ.
Lợi tại cung cung bí văn dã, Tứ cung chi gian thần công phu hĩ.
Lão thiểu nam nữ hữu vô thức gian, Vô văn Đạo thông thế bất tri hĩ.

Thế nhân nan tri cung cung dã, Cung cung thỉ khẩu sinh hĩ” (Người đời khó biết cung cung ấy, Cung cung thỉ khẩu sống vậy): Người đời không biết “cung cung” là gì, nếu như biết “cung cung” chính là Pháp Luân Công thì được sống (trong tiếng Hàn, “thỉ khẩu” tức là biết).

Lưỡng cung bất hòa bối cung dã, Song cung tương hòa loan cung hĩ” (Cặp cung bất hòa cung lưng ấy, Đôi cung hòa nhau cung cong vậy): “Bối cung” là chỉ Thái Cực trong Pháp Luân với hai nửa Âm-Dương đỏ đen đấu lưng vào nhau; “loan cung” là chỉ Thái Cực Tiên thiên Đại Đạo trên đỏ dưới xanh lam trong đồ hình Pháp Luân.

Lợi tại cung cung bí văn dã, Tứ cung chi gian thần công phu hĩ” (Lợi ở cung cung bí văn ấy, Ở giữa bốn cung thần công phu vậy): “Tứ cung” tức “tứ nhũ”, hay bốn Thái Cực trong đồ hình Pháp Luân (trong đó có hai là của Tiên thiên Đại Đạo), xuất ra công phu của Thần, luyện Pháp Luân Công có thể xuất thần công phu.

Lão thiểu nam nữ hữu vô thức gian, Vô văn Đạo thông thế bất tri hĩ” (Già trẻ nam nữ có tri thức hay không, Không văn Đạo thông người đời không biết vậy): Pháp Luân Công này, bất kể bạn có tri thức hay không, bất luận bạn già hay trẻ, nam hay nữ, chỉ cần bạn muốn tu, muốn luyện, thì đúng là “vô văn Đạo thông” (không cần biết chữ mà thông được Đạo), thế nhưng hầu hết con người thế gian vẫn không hay biết vậy.

(Hết thiên 29)

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/21498

The post «Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 29): Cung cung ca first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/11/cach-am-di-luc-toan-giai-thien-29-cung-cung-ca.html/feed0
«Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 27): Tinh giác cahttps://chanhkien.org/2012/11/cach-am-di-luc-toan-giai-thien-27-tinh-giac-ca.htmlhttps://chanhkien.org/2012/11/cach-am-di-luc-toan-giai-thien-27-tinh-giac-ca.html#respondSat, 10 Nov 2012 17:58:38 +0000http://chanhkien.org/?p=20948Thiên này là "Tinh giác ca", không phải tỉnh giác thông thường mà là "tinh giác", là cảnh tỉnh chủ yếu nhắm vào văn nhân, học giả và chuyên gia.

The post «Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 27): Tinh giác ca first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Nguyên giải: Chính Hạo / Biên tập: Chánh Kiến Net

[Chanhkien.org] Giới thiệu: «Cách Am Di Lục» (Gyeokamyurok) là cuốn sách tiên tri thần kỳ do học giả Nam Sư Cổ truyền lại từ 470-480 năm trước đây tại Triều Tiên (nay thuộc Hàn Quốc). Nam Sư Cổ, hiệu Cách Am, là người trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, với khả năng tiên tri, có thể được ví với Thiệu Khang Tiết thời Bắc Tống ở Trung Quốc. Tuy nhiên, tương truyền «Cách Am Di Lục» là do một vị Thần nhân ở núi Kim Cương khẩu thuật và Nam Sư Cổ ghi lại từng câu từng chữ. Toàn bộ cuốn sách phân làm 60 thiên với gần 4 vạn chữ. Phá giải «Cách Am Di Lục» đã trở thành một chủ đề nóng tại Hàn Quốc vào những thập niên 80-90. Trong dự ngôn giảng rất minh xác về một Đại Pháp Đại Đạo hồng truyền thế gian, nhưng phải trải qua một trường ma nạn, đồng thời cũng giảng về những vấn đề mà nhân loại sẽ phải đối mặt.

*  *  *

Đệ nhị thập thất thiên “Tinh giác ca”

Lời tựa: Thiên này là “Tinh giác ca”, không phải tỉnh giác thông thường mà là “tinh giác”, là cảnh tỉnh chủ yếu nhắm vào văn nhân, học giả và chuyên gia. Thiên này cũng lên án sự hủ bại của tôn giáo và khuyên người đời tìm đến Đại Thánh nhân để được cứu độ.

Bất giác tinh thần vô tâm, Hoàn hồi kim thời tâm hòa nhật.
Thiên thuyết đạo đức vong thất thế, Đông Tây đạo giáo hội tiên cảnh.
Mạt thế mịch nhiễm Nho Phật Tiên, Vô đạo văn chương vô dụng thế.
Khổng Mạnh độc thư xưng sĩ tử, Kiến bất giác vô dụng nhân.
A Di Đà Phật đạo tăng nhậm, Mạt thế cựu nhiễm thất chân Đạo.
Niệm Phật đa tụng vô dụng nhật, Di Lặc xuất thế hà nhân giác.
Hà Thượng Công chi Đạo Đức Kinh, Dị đoan chủ xướng tương vong triệu.
Tự xưng Tiên đạo chú văn giả, Thời chí bất tri hận thán.
Tây học lập đạo tán mĩ nhân, Hải nội Đông học thủ đạo nhân.
Cựu nhiễm thất đạo vô dụng nhân, Chi chi diệp diệp Đông Tây học.
Bất tri chính Đạo hà tu sinh, Tái sinh tiêu tức xuân phong lai.
Bát vạn kinh nội Cực Lạc thuyết, Bát thập thất tái Đạo Đức Kinh.
Hà Thượng Công trường sinh bất tử, Tử nhi phục sinh nhất khí đạo đức.
Thượng Đế dự ngôn thánh chân kinh, Sinh tử kỳ lý minh ngôn phán.
Vô thanh vô xú biệt vô vị, Đại từ đại bi bác ái vạn vật.
Nhất nhân sinh mệnh quý vũ trụ, Hữu trí tiên giác hợp chi hợp.
Nhân nhân hoàn bản đạo thành đức lập, Nhân nhân bất giác hàn tâm.
Khổng Mạnh sĩ tử tọa tỉnh quan thiên, Niệm Phật tăng nhậm.
Bất nhiễm trần thế như ngôn tương đàm, Các tín sinh tử tùng Đạo bất tri.
Hư tống tuế nguyệt hận thán, Hải ngoại tín thiên tiên định nhân.
Duy ngã độc tôn tín thiên nhậm, Giáng đại phúc bất thụ.
Ngã phương Đông đạo chú văn giả, Vô văn đạo thông chủ xướng.
Sinh tử chi lý bất giác, Bất tri giải oan vô dụng.
Đạo đạo giáo giáo độc chủ trương, Tín ngưỡng cách mệnh bất tri.
Hà bất giác nhi loạn thế sinh, Thiên giáng Đại Đạo thử thời đại.
Tùng Đạo hợp nhất giải oan tri, Thiên tàng địa bí thập thắng địa.
Xuất tử nhập sinh cung Ất thôn, Chủng đào tiên cảnh tử hà đảo.
Nhật nhật nghiên cứu kim bất giác, Dục tri cung cung Ất Ất xứ.
Chỉ tại Kim cưu Mộc thỏ biên, Canh Tân Kim cưu tứ cửu lý.
Giáp Ất Mộc thỏ tam bát lý, Nhất thắng nhất bại tung hoành.
Tứ cửu chi gian thập thắng xứ, Dục tri Kim cưu Mộc thỏ lý.
Thế dao lưu hành tâm giác, Ất thỉ khẩu hà lý.
Tiết thỉ khẩu hà ý, Khí hòa giả triệu Ất thỉ khẩu.
Nhật trung hữu điểu nguyệt trung ngọc thú, Hà thú, Cưu thỏ tương hợp Chân nhân.
Thế nhân khổ đãi Trịnh Đạo Lệnh, Hà ý sự vĩnh bất giác.

Bất giác tinh thần vô tâm, Hoàn hồi kim thời tâm hòa nhật. Thiên thuyết đạo đức vong thất thế, Đông Tây đạo giáo hội tiên cảnh” (Không ngộ tinh thần vô tâm, Còn về hôm nay ngày tâm hòa. Trời nói đạo đức thời vong, Đạo giáo Đông Tây hội cảnh tiên): Nếu như tâm không ngộ thì tức là chết, phải ngộ ra Thiên Pháp Đại Đạo đã trở lại hôm nay rồi, khiến người tu Đạo tu theo Thiện. Trời đã nói người đời phải chú trọng đạo đức, đánh mất điều này sẽ diệt vong. Bất quản là đạo ở Đông hay giáo ở Tây, đều thống nhất ở “tiên cảnh”, tức Pháp Luân Công.

Mạt thế mịch nhiễm Nho Phật Tiên, Vô đạo văn chương vô dụng thế. Khổng Mạnh độc thư xưng sĩ tử, Kiến bất giác vô dụng nhân” (Mạt thế ô nhiễm Nho Phật Tiên, Văn chương vô đạo thời vô dụng. Đọc sách Khổng Mạnh gọi sĩ tử, Thấy mà không ngộ người vô dụng): Thời mạt thế, Nho, Phật, Tiên đều bị ô nhiễm mà bất thuần rồi; chữ “mịch” ẩn dụ nước chảy xiết (Mịch La là tên một con sông ở Trung Quốc, chảy từ Giang Tây về Hồ Nam), “mịch nhiễm” chỉ mức độ nghiêm trọng của vấn đề, hết thảy đều phải làm lại mới thì mới được. Tuy văn chương kia ở thế gian một thời lừng lẫy, nhưng đều là cặn bã không có đạo, không thể cải biến thế gian, nên mới gọi là “vô dụng”. Đọc sách Khổng Mạnh mà xưng học giả, nhưng khi Thiên Pháp là Pháp Luân Công hồng truyền thì lại không ngộ, thì các triết gia học giả ấy hỏi dùng để làm gì?

A Di Đà Phật đạo tăng nhậm, Mạt thế cựu nhiễm thất chân Đạo. Niệm Phật đa tụng vô dụng nhật, Di Lặc xuất thế hà nhân giác” (A Di Đà Phật nhậm đạo tăng, Mạt thế cựu nhiễm mất chân Đạo. Niệm Phật tụng nhiều ngày vô dụng, Di Lặc xuất thế nào ai hay): Là nói các tín ngưỡng phương Đông như Phật giáo, Đạo giáo, các đạo tăng tu luyện trong chùa miếu ấy, đến thời mạt thế Phật giáo đã “cựu nhiễm” (nhiễm cái cũ) mà hủ bại, không khởi tác dụng độ nhân nữa rồi, bởi thế mới nói “mất chân Đạo”, không cách nào tu thành nữa rồi. Tuy rằng ngày ngày vẫn đang tụng kinh, niệm “A Di Đà Phật”, nhưng là phí công, chỉ lãng phí thời gian. Do con người thế gian ham mê danh lợi, truy cầu học vấn này nọ, tự cho mình biết nhiều, nên mắc vào giáo lý tôn giáo đã hủ bại mà không thoát ra được; tuy nhiên, khi đương kim Di Lặc Đại Phật hạ thế thì lại không biết, nên mới cảm thán rằng “Di Lặc xuất thế nào ai hay”!

Hà Thượng Công chi Đạo Đức Kinh, Dị đoan chủ xướng tương vong triệu. Tự xưng Tiên đạo chú văn giả, Thời chí bất tri hận thán” (Đạo Đức Kinh của Hà Thượng Công, Chủ xướng dị đoan điềm diệt vong. Tự xưng người chú văn tiên đạo, Đến thời không biết ôm hận): “Hà Thượng Công”, sống ở bờ sông, hiểu thông “Đạo Đức Kinh” mà có tên này. Nghe nói Văn Đế yêu thích «Đạo Đức Kinh» của Lão Tử, mỗi khi gặp phải chỗ khó, bèn phái người mời “Hà Thượng Công” tiên sinh đến chỉ dạy; kiểu loạn giải «Đạo Đức Kinh» này đã dẫn tới xuyên tạc hoặc thiển hóa «Đạo Đức Kinh». Tại đây, sở dĩ Thần nhân bàn về Hà Thượng Công và «Đạo Đức Kinh» là vì có hai điểm lý do. Thứ nhất, tôn giáo hiện tại sở dĩ hủ bại và không độ nhân được nữa, một trong những nguyên nhân căn bản là người đời sau định nghĩa làm loạn kinh thư, và đây chính là điềm báo diệt vong của tôn giáo đó. Thứ hai, đối với Pháp Luân Đại Pháp thịnh truyền ngày hôm nay, cũng không thể đoạn chương thủ nghĩa hoặc đặt ra định nghĩa nào cả, lấy vết xe trước làm gương. “Tự xưng người chú văn Tiên đạo, Đến thời không biết ôm hận”, những người tu Đạo giáo không biết Pháp Luân Đại Pháp đã khai truyền, hiện tại là thời chân chính tu Đạo vậy mà không ngộ, thật là đáng hận thay.

Tây học lập đạo tán mĩ nhân, Hải nội Đông học thủ đạo nhân. Cựu nhiễm thất đạo vô dụng nhân, Chi chi diệp diệp Đông Tây học. Bất tri chính Đạo hà tu sinh” (Lập đạo Tây học người ngợi ca, Trong nước Đông học người giữ đạo. Cựu nhiễm mất đạo người vô dụng, Đông Tây học cành cành lá lá. Không biết chính Đạo sống sao đây): Những người “lập đạo Tây học” tín ngưỡng tôn giáo phương Tây hoặc ca ngợi văn hóa khoa học phương Tây, và những người cố thủ “Đông học” tín ngưỡng Phật giáo hoặc văn hóa phương Đông, đều “cựu nhiễm mất đạo” mà vô dụng. Những thứ cành cành lá lá Đông Tây học kia tính vào đâu, Pháp Luân Đại Pháp hiện đang hồng truyền, tại sao không tìm đường sinh ở đó?

Tái sinh tiêu tức xuân phong lai. Bát vạn kinh nội Cực Lạc thuyết, Bát thập thất tái Đạo Đức Kinh. Hà Thượng Công trường sinh bất tử, Tử nhi phục sinh nhất khí đạo đức” (Tin tức tái sinh gió Xuân đến. Trong tám vạn kinh nói Cực Lạc, Tám mươi mốt tái Đạo Đức Kinh. Hà Thượng Công sống mãi không già, Chết mà phục sinh một khí đạo đức): Pháp Luân Công khiến con người “tái sinh” truyền biến khắp thế giới như gió mùa Xuân; Pháp Luân Đại Pháp này bao hàm thuyết Cực Lạc của tám vạn đại tạng kinh và tám mươi mốt chương cấu thành chân nghĩa của Đạo Đức Kinh. “Hà Thượng Công sống mãi không già, Chết mà phục sinh một khí đạo đức”, mấy câu ở trên đã phê bình Hà Thượng Công “chủ xướng dị đoan”, vì sao tại đây lại luận ông “trường sinh bất tử”? Chết rồi lại có thể phục sinh là nhờ cái tâm tu Đạo kia vậy.

Thượng Đế dự ngôn thánh chân kinh, Sinh tử kỳ lý minh ngôn phán. Vô thanh vô xú biệt vô vị, Đại từ đại bi bác ái vạn vật. Nhất nhân sinh mệnh quý vũ trụ, Hữu trí tiên giác hợp chi hợp. Nhân nhân hoàn bản đạo thành đức lập, Nhân nhân bất giác hàn tâm” (Thượng Đế tiên tri thánh chân kinh, Lý sinh tử kia phán rõ ràng. Không âm không mùi không vô vị, Đại từ đại bi yêu thương vạn vật. Sinh mệnh một người vũ trụ quý, Tiên giác có trí hợp của hợp. Người về đạo gốc thành đạo lập đức, Người người không biết đáng thương): Trong dự ngôn của Thượng Đế đã giảng về chân kinh của Đại Thánh nhân, nói chân kinh này là “lời phán xét rõ ràng về lý sinh tử”. Thế nên mới nói chân kinh này của Đại Thánh nhân là thuần chính vô tỷ, là “không âm không mùi không vô vị”. Đại Thánh nhân “đại từ đại bi” này “bác ái vạn vật”, thương hại chúng sinh, trân quý sinh mệnh một người như vũ trụ vậy, quả đúng là từ bi hồng đại, ân đức hạo đãng. Những người “tiên giác có trí” ngày một nhiều, người người đều “thành đạo lập đức”, phản bổn quy chân. Tuy nhiên, con người thế gian trầm mê vào thế tục mà bất ngộ, quả thực đáng thương.

Khổng Mạnh sĩ tử tọa tỉnh quan thiên, Niệm Phật tăng nhậm. Bất nhiễm trần thế như ngôn tương đàm, Các tín sinh tử tùng Đạo bất tri. Hư tống tuế nguyệt hận thán” (Sĩ tử Khổng Mạnh ngồi giếng nhìn trời, Tăng nhậm niệm Phật. Không nhiễm trần thế như lời nói qua, Tin vào sinh tử theo Đạo không biết, Than thở tháng năm hư không): Những người tự xưng là kế thừa cái học Khổng Mạnh tự cho là mình biết hết, ăn nói ba hoa, luận trời bàn đất, chẳng qua chỉ là “ngồi giếng nhìn trời” mà thôi, ếch ngồi đáy giếng. Còn những tăng nhân niệm Phật kia, chỉ bám vào giới luật “không nhiễm trần thế” mà không biết thực tu thế nào, chỉ là lãng phí thời gian, thật đáng buồn thay.

Hải ngoại tín thiên tiên định nhân. Duy ngã độc tôn tín thiên nhậm, Giáng đại phúc bất thụ. Ngã phương Đông đạo chú văn giả, Vô văn đạo thông chủ xướng. Sinh tử chi lý bất giác, Bất tri giải oan vô dụng. Đạo đạo giáo giáo độc chủ trương, Tín ngưỡng cách mệnh bất tri” (Hải ngoại tin trời người tiên định. Chỉ ta độc tôn tin thiên nhậm, Phúc lớn xuống mà không nhận. Kẻ chú văn đạo Đông ta, Chủ xướng không văn đạo thông. Lý sinh tử không biết, Không biết giải oan vô dụng. Mỗi từng đạo giáo tự chủ trương, Cách mạng tín ngưỡng không biết): Những người tin vào tôn giáo Tây phương của hải ngoại, họ tự cho rằng Cơ Đốc giáo hay Thiên Chúa giáo mà họ tín phụng mới là nhất, nhưng khi Đại Pháp Đại Đạo hạ từ trời xuống thì lại không tiếp nhận, mà bài xích hết thảy. Còn các tín đồ tín phụng Phật giáo phương Đông, chủ trương “vô văn đạo thông”, nghĩa là Pháp không thể nói, đã nói tức không phải Pháp, thế mà “lý sinh tử không biết”, không biết tu thế nào, có tu bao nhiêu năm nữa cũng vậy thôi. Mỗi tôn giáo đều không biết vứt bỏ những thứ của mình, đến khi Đại Pháp hồng truyền mà vẫn không hay.

Hà bất giác nhi loạn thế sinh, Thiên giáng Đại Đạo thử thời đại. Tùng Đạo hợp nhất giải oan tri” (Sao không biết sống thời loạn thế, Đại Đạo từ trời thời đại này. Từ Đạo hợp nhất biết giải oan): Vì sao trong thời loạn thế này lại không biết tìm đường sinh ở Đại Đạo hạ từ trời? Từ “Đạo hợp nhất” là Pháp Luân Công ấy có thể tiêu trừ ác nghiệp đời đời kiếp kiếp, khiến người ta công thành viên mãn.

Thiên tàng địa bí thập thắng địa. Xuất tử nhập sinh cung Ất thôn, Chủng đào tiên cảnh từ hà đảo. Nhật nhật nghiên cứu kim bất giác” (Trời giấu đất giữ đất thập thắng. Bỏ chết theo sống thôn cung Ất, Tiên cảnh loài đào đảo mây tía. Ngày ngày nghiên cứu nay không biết): Đất thập thắng là nơi “thiên tàng địa bí”, là nơi khiến người ta “xuất tử nhập sinh”, cũng là “thôn cung Ất” hay “đảo mây tía”. “Thập thắng”, “cung Ất”, “đảo mây tía” đều là các đại danh từ chỉ Pháp Luân Công. Các vị nghiên cứu tới nghiên cứu lui mà nay vẫn không biết rõ nó là gì.

Dục tri cung cung Ất Ất xứ. Chỉ tại Kim cưu Mộc thỏ biên” (Muốn biết nơi cung cung Ất Ất, Chỉ ở bên Kim cưu Mộc thỏ): «Cách Am Di Lục» thường dùng “cung Ất”, “lưỡng cung song Ất”, “cung cung Ất Ất” để chỉ Pháp Luân và Pháp Luân Công nói chung. “Cung cung” (弓弓) chỉ Thái Cực đồ của Đạo gia gồm hai cung Âm-Dương xoắn vào nhau; “Ất Ất” (乙乙) chỉ phù hiệu chữ Vạn “卍” của Phật gia, Ất+Ất = “乙”+”乙” = “卍”. Vậy “Kim cưu” có ý gì? Kim tức phương Tây, màu trắng, “cưu” là bồ câu, “Kim cưu” tức bồ câu trắng, cũng là ý “Tây khí Đông lai” (khí Tây đến từ Đông). “Mộc thỏ” ngụ ý rất sâu, Mộc ở phương Đông, màu xanh, ý nói Đại Thánh nhân Thiên can Ngũ hành thuộc Mộc, thỏ ý nói Đại Thánh nhân sinh năm Thỏ. “Kim cưu Mộc thỏ” chính là chỉ ông Lý Hồng Chí, người sinh năm 1951 Tân Mão.

Canh Tân Kim cưu tứ cửu lý. Giáp Ất Mộc thỏ tam bát lý” (Kim cưu Canh Tân lý bốn chín. Mộc thỏ Giáp Ất lý ba tám): Ở câu trên đã nhấn mạnh “Kim cưu” là Đại Thánh nhân từng chuyển sinh làm vua Tây phương, nay chuyển thế sang Đông phương; “Mộc thỏ” chỉ Đại Thánh nhân sinh năm 1951 Tân Mão, là “lưỡng Mộc” Đại Thánh nhân ở phương Đông. Còn ở hai câu này nhấn mạnh “vận Kim Mộc”. Trong Kinh Dịch, Kim thuộc Canh Tân, ứng với số 4 và 9, phương Tây; Mộc thuộc Giáp Ất, ứng với số 3 và 8, phương Đông. Ý nói sự xuất sinh của Đại Thánh nhân là vận tương hợp của Kim và Mộc, của Tây và Đông.

Nhất thắng nhất bại tung hoành. Tứ cửu chi gian thập thắng xứ” (Một thắng một thua ngang dọc. Ở giữa bốn chín nơi thập thắng): Câu đầu tiên chỉ phù hiệu chữ Vạn “卍” trong đồ hình Pháp Luân, “thắng” là chữ Ất “乙” dựng thẳng đứng, “thua” là chữ Ất “乙” bị lật ngang, đan xen ngang dọc “tung hoành” thành phù hiệu chữ Vạn “卍”. Câu sau miêu tả vị trí các chữ  Vạn “卍” trong đồ hình Pháp Luân, “bốn chín” là Kim, tức các phù hiệu chữ Vạn “卍” màu vàng kim nằm tại các đỉnh và ở giữa chữ “thập” (十).

Dục tri Kim cưu Mộc thỏ lý. Thế dao lưu hành tâm giác” (Muốn biết lý Kim cưu Mộc thỏ. Thế giới lưu truyền tâm giác): “Kim cưu Mộc thỏ” tức Đại Thánh nhân, làm sao biết Ngài là ai? Các vị phải tĩnh tâm quan sát động hướng của thế giới biết biết được. Đại Thánh nhân là người dẫn khởi chủ đề đàm luận sôi nổi nhất trên thế giới. Từ khi Pháp Luân Công gặp phải trấn áp và phản trấn áp, Pháp Luân Công và người sáng lập trở thành chủ đề nóng trên toàn thế giới.

Ất thỉ khẩu hà lý. Tiết thỉ khẩu hà ý, Khí hòa giả triệu Ất thỉ khẩu. Nhật trung hữu điểu nguyệt trung ngọc thú, Hà thú, Cưu thỏ tương hợp Chân nhân. Thế nhân khổ đãi Trịnh Đạo Lệnh, Hà ý sự vĩnh bất giác” (Trong nhật có chim trong nguyệt có thú ngọc, Thú nào, Cưu thỏ ứng với Chân nhân. Người đời khổ đợi Trịnh Đạo Lệnh, Mà sao sự ý mãi không biết): “Ất thỉ khẩu”, “tiết thỉ khẩu”, “triệu Ất thỉ khẩu” là các cụm từ trợ hứng trong tiếng Hàn, biểu thị tốt đẹp, vui vẻ. Vì sao ca múa vui vẻ? Bởi vì Đại Thánh nhân đã tới thế gian. “Trong nhật có chim” hiển nhiên chỉ Kim cưu, “trong nguyệt có thú ngọc” hiển nhiên chỉ Ngọc thỏ; Đại Thánh nhân là Cứu Thế Chủ tương hợp nhật nguyệt, hợp vận Đông Tây. “Trịnh” đồng âm với “Chính”, “Trịnh Đạo Lệnh” mà người đời khổ đợi chính là Đại Thánh nhân, vị Vua của Chính Pháp. Người đời làm sao biết được việc này đây? Ông Lý Hồng Chí sinh năm Thỏ, tức năm Tân Mão 1951, sẽ mãi là điều bí ẩn đối với nhân loại.

(Hết thiên 27)

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/21454

The post «Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 27): Tinh giác ca first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/11/cach-am-di-luc-toan-giai-thien-27-tinh-giac-ca.html/feed0
«Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 24): Trào tiếu cahttps://chanhkien.org/2012/11/cach-am-di-luc-toan-giai-thien-24-trao-tieu-ca.htmlhttps://chanhkien.org/2012/11/cach-am-di-luc-toan-giai-thien-24-trao-tieu-ca.html#respondSat, 03 Nov 2012 18:44:51 +0000http://chanhkien.org/?p=20927Thiên này gọi là "Trào tiếu ca", từ tên mà tra nghĩa, là cười nhạo lại những kẻ chế giễu người chân tu Đại Pháp.

The post «Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 24): Trào tiếu ca first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Nguyên giải: Chính Hạo / Biên tập: Chánh Kiến Net

[Chanhkien.org] Giới thiệu: «Cách Am Di Lục» (Gyeokamyurok) là cuốn sách tiên tri thần kỳ do học giả Nam Sư Cổ truyền lại từ 470-480 năm trước đây tại Triều Tiên (nay thuộc Hàn Quốc). Nam Sư Cổ, hiệu Cách Am, là người trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, với khả năng tiên tri, có thể được ví với Thiệu Khang Tiết thời Bắc Tống ở Trung Quốc. Tuy nhiên, tương truyền «Cách Am Di Lục» là do một vị Thần nhân ở núi Kim Cương khẩu thuật và Nam Sư Cổ ghi lại từng câu từng chữ. Toàn bộ cuốn sách phân làm 60 thiên với gần 4 vạn chữ. Phá giải «Cách Am Di Lục» đã trở thành một chủ đề nóng tại Hàn Quốc vào những thập niên 80-90. Trong dự ngôn giảng rất minh xác về một Đại Pháp Đại Đạo hồng truyền thế gian, nhưng phải trải qua một trường ma nạn, đồng thời cũng giảng về những vấn đề mà nhân loại sẽ phải đối mặt.

*  *  *

Đệ nhị thập tứ thiên “Trào tiếu ca”

Lời tựa: Thiên này gọi là “Trào tiếu ca”, từ tên mà tra nghĩa, là cười nhạo lại những kẻ chế giễu người chân tu Đại Pháp. Tại đây Thần nhân mắng chửi những kẻ cười nhạo kia là “thùng phân”, gọi chốn xã giao của những nhân vật danh tiếng trong xã hội là “cầu tiêu”, đủ thấy mức độ châm biếm cay độc thế nào.

Thất tinh y trắc bỉ nhân thiên hữu Thần trợ, Nhân ngã trào tiếu nhi xưng thụ phúc vạn.
Trào tiếu nhi bất câu hư vọng tu Đạo nhân.
Vật lự thế tục hà vọng sinh, Thiên thông địa thông phẩn thông, Sở kinh bất yết manh lãng.
Đạo thông tri giác ngã nhân, Phẩn thông tri giác Đạo nhân dã.
Vô thanh vô khứu vô hiện tích hà lý, Kiến nhi cuồng tín đồ ngu giả.
Tín khứ thiên đường nhân, Kim thời mãn viên bất nhập hĩ.
Chung thân ngu nhân địa ngục, Bất tín trí nhân phi thượng thiên.
Tuyệt thị cầm dục vô từ vị, Thảo lộ nhân sinh khả linh.
Tự cổ lịch đại tường kiến, Nhân gian thất thập cổ lai hi.
Hảo du thế nguyệt thử kim thế, Tửu tứ thính lâu bất li.
Tạc nhật nhân sinh kim nhật tử, Kim nhật nhân sinh lai nhật tử.
Trường xuất nhập trí nhân tiện sở xuất nhập, Đạo nhân bất cố gia sự cuồng phu nữ.
Nhất nhật tam thực hà xứ sinh, Bỉ tiếu ngã ngã bỉ tiếu.
Chung kết thắng lợi thùy nhân ngôn hĩ, Hằng thời phát ngôn thiên đường.
Ngã trí giác tri địa ngục, Nhất bình chi tu Đạo nhân, Bắc Mang sơn xuyên bất miễn thời lai.
Tâm linh ngã nhân vận khứ, Trí đoản đoan bỉ nhân.
Ất thỉ khẩu tiết thỉ khẩu, Bất du hảo nhật hà vọng sinh.

Thất tinh y trắc bỉ nhân thiên hữu Thần trợ, Nhân ngã trào tiếu nhi xưng thụ phúc vạn. Trào tiếu nhi bất câu hư vọng tu Đạo nhân” (Bên sao Bắc Đẩu người kia được Thần trợ giúp, Ta đây cười nhạo mà gọi nhận phúc vạn, Cười nhạo đều là những kẻ tu Đạo hư vọng kia): Mấy câu này là cười nhạo những “kẻ tu Đạo hư vọng” trong giới tu luyện, những kẻ chế giễu và phỉ báng Chân nhân. Ở Hàn Quốc có những “kẻ tu Đạo hư vọng” như vậy cười nhạo các đệ tử chân tu. “Ta đây cười nhạo mà gọi nhận phúc vạn” là gì? Người ta càng cười nhạo, thì càng cấp phúc đức cho người tu luyện, bởi Phật gia giảng đánh người, mắng người sẽ tổn đức, còn chịu khổ, chịu nhục thì tích đức.

Vật lự thế tục hà vọng sinh, Thiên thông địa thông phẩn thông, Sở kinh bất yết manh lãng. Đạo thông tri giác ngã nhân, Phẩn thông tri giác Đạo nhân dã” (Đừng lo thế tục sống làm sao, Trời thông đất thông phân thông, Chỗ kinh ấy không làm mù sáng mắt. Đạo thông biết được người của ta, Phân thông biết được Đạo nhân thôi): Mấy câu này là châm biếm chua cay các chuyên gia, học giả và nhân sĩ tôn giáo. “Đừng lo thế tục sống làm sao”, thế giới ngày nay, thói đời một hạ, làm sao còn chỗ sống đây? “Trời thông đất thông phân thông”, các chuyên gia, học giả tự cho mình là trên thông thiên văn, dưới tường địa lý ấy, biết được chút ít tri thức của nhân loại ấy, tự cho mình là “thiên thông địa thông” ấy, trong mắt Thần nhân thì chỉ là “phân thông” (thùng phân) mà thôi! “Chỗ kinh ấy không làm mù sáng mắt”, những tín đồ tôn giáo đọc tụng kinh sách ấy, trở thành giáo đồ tín giáo mà không chân chính tu tâm, tu luyện. “Đạo thông biết được người của ta, Phân thông biết được Đạo nhân thôi”, người thực sự hiểu được “người của ta”, tức người tu Pháp Luân Công, thì mới là “Đạo thông”; còn người chỉ biết các “Đạo nhân”, tức người trong tôn giáo ấy, thì chỉ là “phân thông” mà thôi.

Vô thanh vô khứu vô hiện tích hà lý, Kiến nhi cuồng tín đồ ngu giả. Tín khứ thiên đường nhân, Kim thời mãn viên bất nhập hĩ” (Không âm không mùi không hiện ở lý nào, Thấy mà cuồng tín là đồ ngu ngốc. Người tin vào thiên đường, Lúc này đủ rồi không vào được nữa): “Không âm không mùi không hiện” là trạng thái thuần tịnh của Thần, ở đây chỉ sự thuần tịnh trong thế giới của Thần. Ai muốn lên thế giới thiên quốc thì phải tu được thuần tịnh đến mức độ đó mới lên được. Đây chính là Lý của vũ trụ. Tuy rằng người ta nói lên thiên đường mà tin Thần, nhưng không hiểu rõ, trở thành tín đồ cuồng tín ngu ngốc. “Thiên đường Tây phương” mà họ tin giờ đã đủ số rồi và không vào được nữa.

Chung thân ngu nhân địa ngục, Bất tín trí nhân phi thượng thiên. Tuyệt thị cầm dục vô từ vị, Thảo lộ nhân sinh khả linh” (Cả đời dốt nát phải vào địa ngục, Không tin người trí bay lên trời. Đoạn tuyệt dục vọng bỏ mùi vị, Đời người thảo lộ như diễn kịch): Những người ngu ngốc không tin tu luyện Pháp Luân Công có thể thành “trí nhân” và bay lên trời, tức không tin người tu luyện có thể tu thành và viên mãn. Tu luyện là phải bỏ thói quen hưởng thụ và túng dục. Đời người mới đoản tạm và đáng thương làm sao!

Tự cổ lịch đại tường kiến, Nhân gian thất thập cổ lai hi. Hảo du thế nguyệt thử kim thế, Tửu tứ thính lâu bất li. Tạc nhật nhân sinh kim nhật tử, Kim nhật nhân sinh lai nhật tử” (Từ xưa vẫn thấy rõ ràng, Cõi nhân gian bảy mươi xưa nay hiếm. Vui vẻ bay nhảy trong đời này, Quán rượu phòng lầu không rời. Hôm qua còn sống hôm nay đã mất, Hôm nay còn sống ngày mai đã mất): Xét kỹ lịch sử xưa nay mới thấy “nhân sinh thất thập cổ lai hi”, thọ mệnh con người trên dưới 70 tuổi thôi, tuổi thọ hiện nay con người được kéo dài cũng là để tu luyện, vậy mà gặp thời “giải phóng nhân tính”, người ta ăn chơi nô đùa, phóng túng loạn tính, không gì không dám làm, ma tính đại phát, đâu đâu cũng là chốn ăn chơi đàng điếm, dâm loạn. Đời người đoản tạm, con người trầm luân trong đó, có thể nói là vui mừng được hay sao!

Trường xuất nhập trí nhân tiện sở xuất nhập, Đạo nhân bất cố gia sự cuồng phu nữ. Nhất nhật tam thực hà xứ sinh” (Nơi ra vào người trí ra vào cầu tiêu, Đạo nhân bất cần việc nhà phu nữ cuồng. Một ngày ăn ba lần biết sống ở đâu): “Trí nhân” ở đây chỉ những người quyền quý hay có học vấn, còn nơi ra vào là chốn ăn chơi đàng điếm, dâm loạn; bản thân họ không biết nơi họ ra vào chính là nhà xí! Còn cái gọi là “Đạo nhân” cuồng tín tôn giáo kia, cuồng phu cuồng nữ càng không quản việc nhà, không quản một ngày ăn ba bữa như thế nào.

Bỉ tiếu ngã ngã bỉ tiếu. Chung kết thắng lợi thùy nhân ngôn hĩ, Hằng thời phát ngôn thiên đường. Ngã trí giác tri địa ngục, Nhất bình chi tu Đạo nhân, Bắc Mang sơn xuyên bất miễn thời lai” (Ngươi cười ta ta cười lại. Cuối cùng nói ai thắng lợi đây, Lúc nào cũng nói thiên đường. Trí giác ta biết địa ngục, Kẻ tu Đạo tầm thường không miễn sông núi Bắc Mang): Sau mấy đoạn cười nhạo những kẻ bất chính, cuối cùng Thần nhân nói: “Ngươi cười ta ta cười lại. Cuối cùng nói ai thắng lợi đây”. Người đời cười ta tu luyện Pháp Luân Công, ta cười lại những kẻ cười nhạo ấy, xem cuối cùng thắng lợi thuộc về ai? Một số kẻ cứ hô lớn thiên đường thiên đường, ta biết họ không lên thiên đường mà lại xuống địa ngục; còn một số người tu Đạo cả đời, tu tới tu lui mà cuối cùng chỉ tới núi Bắc Mang, tức tử lộ {con đường chết}. Núi Bắc Mang nằm tại Lạc Dương, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc; Lạc Dương từng là thủ đô 12 triều đại cổ Trung Quốc; núi Bắc Mang là khu mộ mai táng vua các triều đại.

Tâm linh ngã nhân vận khứ, Trí đoản đoan bỉ nhân. Ất thỉ khẩu tiết thỉ khẩu, Bất du hảo nhật hà vọng sinh” (Tâm linh người của ta vận rời đi, Trí ngắn của người kia. Hay lắm, Ngày đẹp không vào sinh nơi đâu): Người tu Đại Pháp Đại Đạo cuối cùng sẽ lên thế giới thiên quốc, còn những kẻ “trí ngắn” chỉ biết lợi ích trước mắt kia, sống trong thời đại tự do phóng túng, tùy tâm sở dục, tưởng như rất có tư vị, chợt hô lên “hay lắm”! Nhưng không nhân “ngày đẹp” mà nhập Đạo tu chính Pháp thì mong tìm đường sinh sao đây?

(Hết thiên 24)

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/21420

The post «Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 24): Trào tiếu ca first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/11/cach-am-di-luc-toan-giai-thien-24-trao-tieu-ca.html/feed0
«Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 20): Đạo hạ chỉhttps://chanhkien.org/2012/10/cach-am-di-luc-toan-giai-thien-20-dao-ha-chi.htmlhttps://chanhkien.org/2012/10/cach-am-di-luc-toan-giai-thien-20-dao-ha-chi.html#respondSat, 27 Oct 2012 05:45:18 +0000http://chanhkien.org/?p=20924Thiên này là "Đạo hạ chỉ", từ tên mà tra nghĩa, tới khi Đạo hạ rồi dừng, tức nhập Đạo. Dùng ngôn ngữ ngắn gọn để tóm tắt Pháp Luân Đại Pháp là Đại Đạo (Đạo cung cung).

The post «Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 20): Đạo hạ chỉ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Nguyên giải: Chính Hạo / Biên tập: Chánh Kiến Net

[Chanhkien.org] Giới thiệu: «Cách Am Di Lục» (Gyeokamyurok) là cuốn sách tiên tri thần kỳ do học giả Nam Sư Cổ truyền lại từ 470-480 năm trước đây tại Triều Tiên (nay thuộc Hàn Quốc). Nam Sư Cổ, hiệu Cách Am, là người trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, với khả năng tiên tri, có thể được ví với Thiệu Khang Tiết thời Bắc Tống ở Trung Quốc. Tuy nhiên, tương truyền «Cách Am Di Lục» là do một vị Thần nhân ở núi Kim Cương khẩu thuật và Nam Sư Cổ ghi lại từng câu từng chữ. Toàn bộ cuốn sách phân làm 60 thiên với gần 4 vạn chữ. Phá giải «Cách Am Di Lục» đã trở thành một chủ đề nóng tại Hàn Quốc vào những thập niên 80-90. Trong dự ngôn giảng rất minh xác về một Đại Pháp Đại Đạo hồng truyền thế gian, nhưng phải trải qua một trường ma nạn, đồng thời cũng giảng về những vấn đề mà nhân loại sẽ phải đối mặt.

*  *  *

Đệ nhị thập thiên “Đạo hạ chỉ”

Lời tựa: Thiên này là “Đạo hạ chỉ”, từ tên mà tra nghĩa, tới khi Đạo hạ rồi dừng, tức nhập Đạo. Dùng ngôn ngữ ngắn gọn để tóm tắt Pháp Luân Đại Pháp là Đại Đạo (Đạo cung cung).

Đạo giả cung cung chi Đạo, Vô văn chi thông dã.
Hành ác chi nhân bất giác chi ý, Tầm Đạo chi nhân giác chi đắc dã sinh dã.
Quyết vân, Nhân huệ vô tâm thôn thập bát thối, Đinh mục song giác tam bặc nhân dã.
Thiên khẩu nhân gian dĩ trước quan dã.
Phá tự diệu lý, Xuất vu Đạo hạ chỉ dã.
Bất giác thử ý bình sinh tu thân, Bất miễn # vô tâm hĩ, Thận giác chi tai.
Cung cung chi Đạo, Nho Phật Tiên hợp nhất chi Đạo thiên hạ chi.
Quyết vân, Lợi tại cung cung Ất Ất điền điền, Thị thiên pha chi tam nhân nhất tịch.
Thị tùng giả sinh hĩ, Nhất vân nhất hợp thiên khẩu dĩ trước quan.
Thử ngôn bất trung phi thiên ngữ, Thời vận bất khai phủ Đạo lệnh.

“Đạo giả cung cung chi Đạo, Vô văn chi thông dã. Hành ác chi nhân bất giác chi ý, Tầm Đạo chi nhân giác chi đắc dã sinh dã” (Người theo Đạo cung cung, Không văn mà thông. Kẻ hành ác không biết ý nghĩa, Người tìm Đạo nhờ biết mà sống): “Cung cung” là đại danh từ ám chỉ Pháp Luân Công, hay Pháp Luân Đại Pháp. “Vô văn thông đạo”, chỉ Pháp lý cực kỳ cao thâm, dùng ba chữ “Chân-Thiện-Nhẫn” để khái quát, giúp người tu Đạo tu tâm. Tuy nhiên kẻ hành ác không biết ý nghĩa trong đó, Đạo Pháp này là không phải ai cũng đắc được. Những kẻ hành ác hoàn toàn không biết gì về “Đạo cung cung”, nhưng những người tìm Đạo thì nhờ biết nó mà được sống.

Quyết vân, Nhân huệ vô tâm thôn thập bát thối, Đinh mục song giác tam bặc nhân dã. Thiên khẩu nhân gian dĩ trước quan dã” (Quyết rằng, Người huệ không tâm thôn mười tám lùi, Đinh mắt đôi sừng ba dấu người. Nghìn miệng nhân gian lấy mà đội): Chữ “huệ” (惠) bỏ chữ “tâm” (心) rồi ghép với bộ “nhân” (亻); sau đó, chữ “thôn” (村) bỏ đi “thập bát” (十八) hay “mộc” (木) chỉ còn lại chữ “thốn” (寸); như vậy, “Nhân huệ vô tâm thôn thập bát thối” chính là chữ “truyền” (傳) phồn thể. “Đinh mục song giác”, “đinh mục” (丁目) thêm hai sừng là chữ “thủ” (首); “tam bặc nhân” (三卜人) là chữ “辶”; như vậy, “Đinh mục song giác tam bặc nhân” chính là chữ “Đạo” (道). “Thiên khẩu nhân gian”, chữ “nhân” (人) ghép với “thiên khẩu” (千口) là chữ “xá” (舍); “quan” (冠) {đội lên} là đồng âm của “quan” (官) {quan viên}; như vậy, “Thiên khẩu nhân gian dĩ trước quan” chính là chữ “quán” (館) phồn thể. Ba câu bí ngữ ở trên chính là “Truyền Đạo quán”.

Phá tự diệu lý, Xuất vu Đạo hạ chỉ dã. Bất giác thử ý bình sinh tu thân, Bất miễn # vô tâm hĩ, Thận giác chi tai” (Phá chữ diệu lý, Xuất từ Đạo hạ chỉ vậy. Không biết ý này cả đời tu thân sao nổi, Không miễn # vô tâm, Thận trọng nhé): Ba câu bí ngữ ở trên đã được phá giải là “Truyền Đạo quán”, diệu lý ấy nằm ở nhập Đạo. Nếu không biết ý này thì tu tới tu lui cũng như không, không tránh khỏi cái chết (Bất miễn # vô tâm hĩ), cần phải thận trọng đấy.

Cung cung chi Đạo, Nho Phật Tiên hợp nhất chi Đạo thiên hạ chi” (Đạo cung cung, Đạo thiên hạ của Nho Phật Tiên hợp nhất): “Đạo cung cung”, tức Pháp Luân Đại Pháp (Pháp Luân Công), là Đạo hợp nhất Phật-Đạo-Thần, là Đại Đạo vạn pháp quy nhất, là Pháp tối căn bản của thiên hạ, là Đạo lớn nhất.

Quyết vân, Lợi tại cung cung Ất Ất điền điền, Thị thiên pha chi tam nhân nhất tịch. Thị tùng giả sinh hĩ, Nhất vân nhất hợp thiên khẩu dĩ trước quan” (Quyết rằng, Lợi ở cung cung Ất Ất điền điền, Là dốc trời của ba người một chiều. Người theo quả hồng thì sống, Một mây người hợp trời miệng mà đội): Trong rất nhiều dự ngôn, như «Trịnh Giám Lục» đều có ghi chép về “cung cung Ất Ất điền điền”, ngầm chỉ Pháp Luân. «Cách Am Di Lục» thường dùng “cung Ất”, “lưỡng cung song Ất”, “cung cung Ất Ất” để chỉ Pháp Luân và Pháp Luân Công nói chung. “Cung cung” (弓弓) chỉ Thái Cực đồ của Đạo gia gồm hai cung Âm-Dương xoắn vào nhau; “Ất Ất” (乙乙) chỉ phù hiệu chữ Vạn “卍” của Phật gia, Ất+Ất = “乙”+”乙” = “卍”.  Còn chữ “điền” (田) {ruộng} ẩn dụ hình tượng Pháp Luân với cửu cung.“Tam nhân nhất tịch” (三人一夕) hợp lại thành chữ “tu” (修), đây là ranh giới của sự kiện trọng đại này. Chữ “thị” (柿) {quả hồng} ngụ ý tu luyện, cũng là danh từ đại diện Đại Thánh nhân; “Thị tùng giả sinh” nghĩa là người theo Đại Thánh nhân để tu luyện thì sống. “Nhất vân nhất hợp thiên khẩu dĩ trước quan” ghép lại thành ba chữ “Tu Đạo quán”, người nhập “Tu Đạo quán” là Pháp Luân Công thì đắc sinh.

Thử ngôn bất trung phi thiên ngữ, Thời vận bất khai phủ Đạo lệnh” (Lời này không trung thì không phải lời của Trời, Thời vận không khai thì không phải lệnh của Đạo): Tại đây, Thần nhân tuyên cáo với thế gian rằng: Lời này không trung thì không phải lời của Trời, Vận này không khai thì không phải là Chính Đạo Lệnh.

Ghi chú: Ký tự “#” ở đây đại diện cho chữ với phần trên là chữ “tử” (死), phần dưới là chữ “tâm” (心), do đó “# vô tâm” có nghĩa là “chết”. Cả tiếng Trung và tiếng Hàn đều không có chữ này, đây là chữ do tác giả tự tạo.

(Hết thiên 20)

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/21400

The post «Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 20): Đạo hạ chỉ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/10/cach-am-di-luc-toan-giai-thien-20-dao-ha-chi.html/feed0
«Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 15): La Mã nhất nhị thập tam điềuhttps://chanhkien.org/2012/10/cach-am-di-luc-toan-giai-thien-15-la-ma-nhat-nhi-thap-tam-dieu.htmlhttps://chanhkien.org/2012/10/cach-am-di-luc-toan-giai-thien-15-la-ma-nhat-nhi-thap-tam-dieu.html#respondSat, 20 Oct 2012 14:59:56 +0000http://chanhkien.org/?p=20866Thiên trước đã giải qua thế nào là "La Mã", vậy "La Mã nhất" ở thiên này là gì? Là đơn nhất chỉ ra hai mươi ba tội trạng của nhân loại thời mạt thế?

The post «Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 15): La Mã nhất nhị thập tam điều first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Nguyên giải: Chính Hạo / Biên tập: Chánh Kiến Net

[Chanhkien.org] Giới thiệu: «Cách Am Di Lục» (Gyeokamyurok) là cuốn sách tiên tri thần kỳ do học giả Nam Sư Cổ truyền lại từ 470-480 năm trước đây tại Triều Tiên (nay thuộc Hàn Quốc). Nam Sư Cổ, hiệu Cách Am, là người trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, với khả năng tiên tri, có thể được ví với Thiệu Khang Tiết thời Bắc Tống ở Trung Quốc. Tuy nhiên, tương truyền «Cách Am Di Lục» là do một vị Thần nhân ở núi Kim Cương khẩu thuật và Nam Sư Cổ ghi lại từng câu từng chữ. Toàn bộ cuốn sách phân làm 60 thiên với gần 4 vạn chữ. Phá giải «Cách Am Di Lục» đã trở thành một chủ đề nóng tại Hàn Quốc vào những thập niên 80-90. Trong dự ngôn giảng rất minh xác về một Đại Pháp Đại Đạo hồng truyền thế gian, nhưng phải trải qua một trường ma nạn, đồng thời cũng giảng về những vấn đề mà nhân loại sẽ phải đối mặt.

*  *  *

Đệ thập ngũ thiên “La Mã nhất nhị thập tam điều”

Lời tựa: Thiên trước đã giải qua thế nào là “La Mã”, vậy “La Mã nhất” ở thiên này là gì? Là đơn nhất chỉ ra hai mươi ba tội trạng của nhân loại thời mạt thế? Hay là, “nhất” (一) {số một} với “sự” (事) {sự việc} trong tiếng Hàn là đồng âm, vậy phải chăng đề mục nghĩa là “La Mã chi sự”? Người viết trộm nghĩ cách giải sau là đúng hơn.

Tâm giác tâm giác, Tang thất bản tâm giả.
Nhất bất nghĩa, Nhị hồn ác.
Tam tham dục, Tứ ác ý.
Ngũ sai kị, Lục điều nhân.
Thất phấn tranh, Bát trá khi.
Cửu ác độc, Thập thục ẩn thục ẩn.
Thập nhất phỉ báng, Thập nhị vô thần.
Thập tam vô thiên, Thập tứ lăng nhục.
Thập ngũ kiêu mạn, Thập lục tạ mạn.
Thập thất chư ác đồ mưu, Thập bát phụ mẫu cự nghịch.
Thập cửu ngu muội, Nhị thập bối ước.
Nhị thập nhất vô tình, Nhị thập nhị vô từ bi.
Nhị thập tam bất nghĩa, Thị nhẫn dã, Thử nhân hối tâm tự trách.
Bất nhiên, Bất miễn thiên nộ, Thiên phạt chi độc hĩ.

Những ai đánh mất bản tâm hãy mau thanh tỉnh, hiện tại nhân loại đã có 23 tội trạng: Một là bất nghĩa; hai là linh hồn tà ác; ba là tham dục; bốn là ác ý; năm là nghi kỵ; sáu là hiếu thắng; bảy là tranh đấu; tám là dối trá; chín là ác độc; mười là nói sau lưng; mười một là gièm pha; mười hai là không tin Thần; mười ba là không tin Trời; mười bốn là hà hiếp; mười lăm là ngạo mạn; mười sáu là tự mãn; mười bảy là mưu đồ ác độc; mười tám là cãi lại cha mẹ; mười chín là ngu muội; hai mươi là thất tín; hai mươi mốt là bạc tình; hai mươi hai là không từ bi; hai mươi ba là chấp nhận bất nghĩa.

Thị nhẫn dã, Thử nhân hối tâm tự trách. Bất nhiên, Bất miễn thiên nộ, Thiên phạt chi độc hĩ” (Là nhẫn chịu, Người này hối hận tự trách. Nếu không, Không miễn Trời giận, Trời phạt độc vậy): Là có thể nhẫn, ai không thể nhẫn, hễ phạm phải điều gì trong 23 điều kia, mà không biết hối hận tự trách, thì rồi sẽ phải chịu cơn thịnh nộ của Trời, Trời phạt, Trời phẫn nộ, trừng phạt thật nghiêm khắc vậy.

(Hết thiên 15)

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/21264

The post «Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 15): La Mã nhất nhị thập tam điều first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/10/cach-am-di-luc-toan-giai-thien-15-la-ma-nhat-nhi-thap-tam-dieu.html/feed0
«Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 14): La Mã đan nhịhttps://chanhkien.org/2012/10/cach-am-di-luc-toan-giai-thien-14-la-ma-dan-nhi.htmlhttps://chanhkien.org/2012/10/cach-am-di-luc-toan-giai-thien-14-la-ma-dan-nhi.html#respondSat, 13 Oct 2012 06:34:45 +0000http://chanhkien.org/?p=20862Nhắc tới La Mã, người ta rất dễ liên tưởng tới đế quốc La Mã cổ đại, một thời cường thịnh, xưng hùng xưng bá, nhưng cuối cùng diệt vong.

The post «Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 14): La Mã đan nhị first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Nguyên giải: Chính Hạo / Biên tập: Chánh Kiến Net

[Chanhkien.org] Giới thiệu: «Cách Am Di Lục» (Gyeokamyurok) là cuốn sách tiên tri thần kỳ do học giả Nam Sư Cổ truyền lại từ 470-480 năm trước đây tại Triều Tiên (nay thuộc Hàn Quốc). Nam Sư Cổ, hiệu Cách Am, là người trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, với khả năng tiên tri, có thể được ví với Thiệu Khang Tiết thời Bắc Tống ở Trung Quốc. Tuy nhiên, tương truyền «Cách Am Di Lục» là do một vị Thần nhân ở núi Kim Cương khẩu thuật và Nam Sư Cổ ghi lại từng câu từng chữ. Toàn bộ cuốn sách phân làm 60 thiên với gần 4 vạn chữ. Phá giải «Cách Am Di Lục» đã trở thành một chủ đề nóng tại Hàn Quốc vào những thập niên 80-90. Trong dự ngôn giảng rất minh xác về một Đại Pháp Đại Đạo hồng truyền thế gian, nhưng phải trải qua một trường ma nạn, đồng thời cũng giảng về những vấn đề mà nhân loại sẽ phải đối mặt.

*  *  *

Đệ thập tứ thiên “La Mã đan nhị”

Lời tựa: Có hai thiên mà tiêu đề có chữ “La Mã”, thiên này là “La Mã đan nhị”. Đề mục này khiến người ta có dư vị, trước tiên giải thế nào là “La Mã”. Nhắc tới La Mã, người ta rất dễ liên tưởng tới đế quốc La Mã cổ đại, một thời cường thịnh, xưng hùng xưng bá, nhưng cuối cùng diệt vong. Thiên này đề chữ “La Mã”, tất nhiên Thần nhân ngụ ý rất sâu. “La Mã đan nhị” là gì? “Đan” là giỏ tre đựng cơm thời cổ đại, vậy thì “đan nhị” là gì? Tức là hai cái giỏ. Đều là đựng cơm, nhưng một là người tu Đạo “thị tùng chi nhân”, một là kẻ ác “sinh phiến đảng chi nhân”. Tóm lại, “La Mã đan nhị” dùng nhân vật chính diện và phản diện làm chứng, cảnh tỉnh thế nhân không được quên vết xe đổ của đế quốc La Mã khi xưa.

Thiên dĩ giám chi thiện ác, Các hành báo ứng.
Thị tùng chi nhân như xuân chi thảo, Vinh quang tôn quý, Tứ thời bất suy chi sinh.
Sinh phiến đảng chi nhân, Bất nghĩa ác hành, Như ma đao chi thạch.
Bất miễn nhập ngục trọng tội chi nhân, Ác tâm lão nhật thụ đại.
Tôn thủ nghi lý bất ly vinh quan, Cư chi thập thắng vĩnh viễn an tâm.
Vô pháp tội giả, Vô pháp chi vong dã.
Hữu tội phụ tuất thủy hỏa, Nhân nhân tâm giác, Hậu hối bất ly hĩ, Lục lục ── Thập lục.

Thiên dĩ giám chi thiện ác, Các hành báo ứng” (Trời vẫn theo dõi thiện ác, Đưa ra báo ứng): Gương trời chiếu tỏ thiện ác của con người, thiện ác đều có báo ứng tương đương.

Thị tùng chi nhân như xuân chi thảo, Vinh quang tôn quý, Tứ thời bất suy chi sinh” (Người theo quả hồng như cỏ mùa Xuân, Vinh quang tôn quý, Bốn mùa sinh sôi không ngừng): Chữ “thị” (柿) {quả hồng} ở đây là câu đố chữ, “thị” (柿) do “Mộc” (木) ở bên trên chữ “Lý” (李) ghép với “tệ” (币) ở bên phải chữ “Sư” (師), tức chỉ “Lý Sư”, hay vị Sư phụ mang họ Lý. “Thị tùng chi nhân” là người tu Đạo theo vị Sư phụ mang họ Lý, sinh cơ bừng bừng như cỏ mùa Xuân, tương lai sẽ được vĩnh sinh.

Sinh phiến đảng chi nhân, Bất nghĩa ác hành, Như ma đao chi thạch. Bất miễn nhập ngục trọng tội chi nhân, Ác tâm lão nhật thụ đại” (Người đảng sinh phiến, Bất nghĩa hành ác, Như đá mài dao. Người tội nặng không miễn vào ngục, Lão nhật ác tâm chịu thay): “Sinh phiến đảng chi nhân” chỉ những kẻ tiểu nhân đàn áp Pháp Luân Công. Cuộc đàn áp Pháp Luân Công này cũng như “đá mài dao” vậy, những ai hành ác sẽ phải chịu ác báo. Những người mắc trọng tội sẽ phải chịu dày vò cho tới khi nhập địa ngục.

Tôn thủ nghi lý bất ly vinh quan, Cư chi thập thắng vĩnh viễn an tâm. Vô pháp tội giả, Vô pháp chi vong dã” (Thuân thủ lễ nghi không rời mũ vinh, Ở nơi thập thắng mãi mãi an tâm. Người có tội vô pháp, Vô pháp diệt vong): «Cách Am Di Lục» dùng “Thiên giáng Cứu Chủ, Mã đầu ngưu giác, Chân Chủ chi ảo, Thị vinh tự ý hà” để miêu tả Đại Thánh nhân, bởi vậy “mũ vinh” ở đây chỉ Đại Thánh nhân. Những người tu luyện Pháp Luân Công “thập thắng” theo Đại Thánh nhân sẽ “vĩnh viễn an tâm”. “Vô pháp tội giả”, nghĩa là bất kể tà ác điên cuồng đàn áp Pháp Luân Công thế nào, định cho họ tội danh nào, thì họ cũng không thể định tội, cuối cùng người tu luyện Pháp Luân Công sẽ được giải oan và thả ra. “Vô pháp chi vong dã”, nghĩa là những kẻ đàn áp Pháp Luân Công không còn kiêng nể, vô pháp vô thiên, đã được định trước là sẽ diệt vong.

Hữu tội phụ tuất thủy hỏa, Nhân nhân tâm giác, Hậu hối bất ly hĩ, Lục lục ── Thập lục” (Có tội phụ tuất thủy hỏa, Người người tỉnh tâm, Sau hối không kịp vậy, Sáu sáu ── Mười sáu): “Tuất thủy hỏa” (戌水火) hợp thành chữ “diệt” (滅) phồn thể, “Hữu tội phụ tuất thủy hỏa” tức kẻ có tội sẽ bị diệt, người ta phải hiểu cái lý này, nếu không sau hối sẽ không kịp. “Lục lục ── Thập lục” ở cuối là ẩn ngữ; thực ra, “lục” (六) {sáu} với “lục” (戮) {giết} là đồng âm tiếng Hàn, “Lục lục ── Thập lục” có nghĩa là “giết giết ── Trời giết”, Phật gia coi vũ trụ như thế giới mười phương, nên “thập” tức “thiên” {Trời}. Mấy câu cuối này ngụ ý rõ ràng: Người người phải hiểu kẻ có tội sẽ bị diệt, Nếu không sau hối không kịp. Nhớ lấy, người không giết, mà Trời giết.

(Hết thiên 14)

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/21263

The post «Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 14): La Mã đan nhị first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/10/cach-am-di-luc-toan-giai-thien-14-la-ma-dan-nhi.html/feed0
«Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 11): Trại tứ nhấthttps://chanhkien.org/2012/10/cach-am-di-luc-toan-giai-thien-11-trai-tu-nhat.htmlhttps://chanhkien.org/2012/10/cach-am-di-luc-toan-giai-thien-11-trai-tu-nhat.html#respondSat, 06 Oct 2012 07:36:15 +0000http://chanhkien.org/?p=20731"Trại tứ nhất", "trại" là tạ ơn Thần, "tứ nhất" là "ngũ" (4+1=5), ngũ ở trung ương, ngũ tức Thánh quân. Thiên này bàn về Đại Thánh nhân đến từ Đông Bắc.

The post «Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 11): Trại tứ nhất first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Nguyên giải: Chính Hạo / Biên tập: Chánh Kiến Net

[Chanhkien.org] Giới thiệu: «Cách Am Di Lục» (Gyeokamyurok) là cuốn sách tiên tri thần kỳ do học giả Nam Sư Cổ truyền lại từ 470-480 năm trước đây tại Triều Tiên (nay thuộc Hàn Quốc). Nam Sư Cổ, hiệu Cách Am, là người trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, với khả năng tiên tri, có thể được ví với Thiệu Khang Tiết thời Bắc Tống ở Trung Quốc. Tuy nhiên, tương truyền «Cách Am Di Lục» là do một vị Thần nhân ở núi Kim Cương khẩu thuật và Nam Sư Cổ ghi lại từng câu từng chữ. Toàn bộ cuốn sách phân làm 60 thiên với gần 4 vạn chữ. Phá giải «Cách Am Di Lục» đã trở thành một chủ đề nóng tại Hàn Quốc vào những thập niên 80-90. Trong dự ngôn giảng rất minh xác về một Đại Pháp Đại Đạo hồng truyền thế gian, nhưng phải trải qua một trường ma nạn, đồng thời cũng giảng về những vấn đề mà nhân loại sẽ phải đối mặt.

*  *  *

Đệ thập nhất thiên “Trại tứ nhất”

Lời tựa: “Trại tứ nhất”, “trại” là tạ ơn Thần, “tứ nhất” là “ngũ” (4+1=5), ngũ ở trung ương, ngũ tức Thánh quân. Thiên này bàn về Đại Thánh nhân đến từ Đông Bắc, vẽ rồng điểm mắt, ngôn từ ngắn gọn.

Liệt bang chư nhân giam khẩu vô ngôn.
Hỏa long xích xà đại lục Đông bang hải ngung bán đảo, Thiên hạ nhất khí tái sinh thân.
Lợi kiến cơ đả phá diệt ma, Nhân sinh thu thu tao mễ đoan phong, Khu phi tao phiêu phong chi nhân.
Cung Ất thập thắng, Chuyển bạch chi tử, Hoàng phúc tái sinh.
Tam bát chi bắc xuất vu Thánh nhân, Thiên thụ đại mệnh.
Tự nhân bất nhân thị tự Chân nhân, Mã đầu ngưu giác lưỡng hỏa quan Mộc.
Hải đảo Chân nhân độ Nam lai chi.
Chân Chủ xuất Nam hải đảo trung tử hà tiên cảnh, Thế nhân bất giác hĩ.

Liệt bang chư nhân giam khẩu vô ngôn” (Nhiều người các nước ngậm miệng không nói): Người viết cho rằng đây là chỉ ngày 20/7/1999, Pháp Luân Công gặp phải trấn áp tại Trung Quốc Đại Lục, toàn thế giới chấn động.

Hỏa long xích xà đại lục Đông bang hải ngung bán đảo, Thiên hạ nhất khí tái sinh thân” (Rồng lửa rắn đỏ bán đảo ven biển phía Đông đại lục, Một khí thiên hạ thân tái sinh): Đây là chỉ trào lưu “khí công” xuất hiện tại Trung Quốc vào khoảng năm Thìn, Tỵ những năm 70 thế kỷ trước. “Rồng lửa” là Bính Thìn, tức năm 1976 Bính Thìn, “rắn đỏ” là Đinh Tỵ, tức năm  1977 Đinh Tỵ; trong thời gian này, tại Trung Quốc đại lục (giáp bán đảo ven biển Triều Tiên) xuất hiện trào lưu phổ biến rộng rãi khí công (“thiên hạ nhất khí tái sinh”).

Lợi kiến cơ đả phá diệt ma, Nhân sinh thu thu tao mễ đoan phong, Khu phi tao phiêu phong chi nhân. Cung Ất thập thắng, Chuyển bạch chi tử, Hoàng phúc tái sinh” (Tùy thời cơ phá vỡ diệt ma, Vụ thu đời người ủ gạo đầu gió, Đuổi theo người bay theo gió. Thập thắng cung Ất, Chuyển chết của trắng, Lòng vàng tái sinh): «Cách Am Di Lục» thường dùng “cung Ất”, “lưỡng cung song Ất”, “cung cung Ất Ất” để chỉ Pháp Luân và Pháp Luân Công nói chung. “Cung cung” (弓弓) chỉ Thái Cực đồ của Đạo gia gồm hai cung Âm-Dương xoắn vào nhau; “Ất Ất” (乙乙) chỉ phù hiệu chữ Vạn “卍” của Phật gia, Ất+Ất = “乙”+”乙” = “卍”. Đối với mỗi cá nhân, sống sót hay đào thải là phán xét dựa trên “cung Ất thập thắng”, tức Pháp Luân Công.

Tam bát chi bắc xuất vu Thánh nhân, Thiên thụ đại mệnh. Tự nhân bất nhân thị tự Chân nhân, Mã đầu ngưu giác lưỡng hỏa quan Mộc” (Phía Bắc ba tám xuất ra Thánh nhân, Trời cho đại mệnh. Tựa người mà không phải người là như Chân nhân, Đầu ngựa sừng trâu hai lửa đội Mộc): Mấy câu này mười phần trọng yếu. Nó minh xác chỉ rõ Đại Thánh nhân xuất sinh ở phía Bắc vĩ tuyến 38, “Tam bát chi bắc xuất vu Thánh nhân”. Phía Bắc vĩ tuyến 38 phân chia Nam-Bắc Triều Tiên, mà Bắc Hàn thì không phải rồi, như vậy lên phía Bắc nữa tới núi Bạch Đầu (núi Trường Bạch), tức Đông Bắc Trung Quốc xuất Đại Thánh nhân là không còn nghi ngờ gì nữa. Ngoại trừ luận về thống nhất Nam-Bắc Triều Tiên ra, toàn bộ «Cách Am Di Lục» không hề đả động tới Bắc Hàn. Bởi vậy, hễ «Cách Am Di Lục» nói “Bắc”, hay “Bắc phương”, thì đều chỉ Đông Bắc Trung Quốc hoặc Trung Quốc. Đại Thánh nhân này “Thiên thụ đại mệnh”, nên không chỉ là truyền mấy bộ công pháp, mà là tới để cứu độ chúng sinh. “Tự nhân bất nhân thị tự Chân nhân”, nhìn từ bề ngoài thì giống người, mà thực tế là Thiên Thần; nhìn qua thì giống người tu luyện, nhưng thực tế là Chân nhân. “Mã đầu ngưu giác lưỡng hỏa quan Mộc”: “mã đầu ngưu giác” (đầu ngựa sừng trâu), ngựa là Càn, trâu là Khôn, đại biểu đứng đầu Thiên Địa, uy danh chấn động trời đất; “lưỡng hỏa quan Mộc” (hai lửa đội Mộc), hai chữ “hỏa” (火) đội lên chữ “Mộc” (木) chính là chữ “vinh” (榮) phồn thể, chỉ uy đức tỏa khắp bốn phương. “Quan Mộc” là Giáp Mộc, tức Mộc ở phương Đông. Mấy câu này chỉ rõ Đại Thánh nhân chính là ông Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp Luân Công, người sinh ra ở vùng Đông Bắc Trung Quốc, phía Bắc vĩ tuyến 38.

Hải đảo Chân nhân độ Nam lai chi” (Chân nhân hải đảo vượt Nam mà tới): Khả năng chỉ người tu luyện Đại Pháp tới Hàn Quốc.

Chân Chủ xuất Nam hải đảo trung tử hà tiên cảnh, Thế nhân bất giác hĩ” (Chân Chủ xuất Nam giữa tiên cảnh mây tía hải đảo, Người đời không biết vậy): Nam Hàn có người tu luyện, thế mà con người thế gian vẫn không hay biết vậy.

(Hết thiên 11)

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/21225

The post «Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 11): Trại tứ nhất first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/10/cach-am-di-luc-toan-giai-thien-11-trai-tu-nhat.html/feed0
«Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 10): Trại tam ngũhttps://chanhkien.org/2012/09/cach-am-di-luc-toan-giai-thien-10-trai-tam-ngu.htmlhttps://chanhkien.org/2012/09/cach-am-di-luc-toan-giai-thien-10-trai-tam-ngu.html#respondSun, 30 Sep 2012 03:00:59 +0000http://chanhkien.org/?p=20877Thiên này khởi đầu bốn thiên mà đề mục có chữ "trại", và đằng sau là các chữ số. Chữ "trại" ở đây mang nghĩa cúng tế Thần, là ngôn ngữ kính trọng Thần.

The post «Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 10): Trại tam ngũ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Nguyên giải: Chính Hạo / Biên tập: Chánh Kiến Net

[Chanhkien.org] Giới thiệu: «Cách Am Di Lục» (Gyeokamyurok) là cuốn sách tiên tri thần kỳ do học giả Nam Sư Cổ truyền lại từ 470-480 năm trước đây tại Triều Tiên (nay thuộc Hàn Quốc). Nam Sư Cổ, hiệu Cách Am, là người trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, với khả năng tiên tri, có thể được ví với Thiệu Khang Tiết thời Bắc Tống ở Trung Quốc. Tuy nhiên, tương truyền «Cách Am Di Lục» là do một vị Thần nhân ở núi Kim Cương khẩu thuật và Nam Sư Cổ ghi lại từng câu từng chữ. Toàn bộ cuốn sách phân làm 60 thiên với gần 4 vạn chữ. Phá giải «Cách Am Di Lục» đã trở thành một chủ đề nóng tại Hàn Quốc vào những thập niên 80-90. Trong dự ngôn giảng rất minh xác về một Đại Pháp Đại Đạo hồng truyền thế gian, nhưng phải trải qua một trường ma nạn, đồng thời cũng giảng về những vấn đề mà nhân loại sẽ phải đối mặt.

*  *  *

Đệ thập thiên “Trại tam ngũ”

Lời tựa: Thiên này khởi đầu bốn thiên mà đề mục có chữ “trại”, và đằng sau là các chữ số. Chữ “trại” ở đây mang nghĩa cúng tế Thần, là ngôn ngữ kính trọng Thần. “Tam ngũ” tức “thập ngũ”, thập ngũ là Chân Chủ, tức Cứu Thế Chủ. “Trại tam ngũ” tức kính trọng luận về Đại Thánh nhân, hay thập ngũ Chân Chủ (theo Kinh Dịch, số 5 và 10 ở giữa, ứng với Trung ương).

Vạn dân chi chúng phụng mệnh thiên ngữ, Cung Ất chi nhân truân truân giáo hóa.
Nhược giả vi tuy chiến thắng, Vi kiên khước giả kiếp vạn dân thính thị.
Tây khí Đông lai cứu thế Chân nhân, Thiên sinh hóa thị mạt thế Thánh quân.

Vạn dân chi chúng phụng mệnh thiên ngữ, Cung Ất chi nhân truân truân giáo hóa” (Hàng vạn dân chúng phụng mệnh lời của Trời, Người cung Ất ân cần giáo hóa): Trong thời kỳ đặc thù này, nhân loại kính bái thập ngũ Chân Chủ để nghe “thiên ngữ”, nghe “ân cần giáo hóa” của “người cung Ất”, tức người sáng lập Pháp Luân Công. «Cách Am Di Lục» thường dùng “cung Ất”, “lưỡng cung song Ất”, “cung cung Ất Ất” để chỉ Pháp Luân và Pháp Luân Công nói chung. “Cung cung” (弓弓) chỉ Thái Cực đồ của Đạo gia gồm hai cung Âm-Dương xoắn vào nhau; “Ất Ất” (乙乙) chỉ phù hiệu chữ Vạn “卍” của Phật gia, Ất+Ất = “乙”+”乙” = “卍”.

Nhược giả vi tuy chiến thắng, Vi kiên khước giả kiếp vạn dân thính thị” (Người yếu mà lại chiến thắng, Người vì kiên quyết bỏ kiếp vạn dân lắng nghe): “Người yếu” chỉ Đại Thánh nhân, vì sao? Từ quan điểm thế tục mà xét, người sáng lập Pháp Luân Công không xuất thân quyền quý, mà lại chiến thắng; “tuy” là “thùy”, “vi thùy chiến thắng”, nghĩa là vì ai mà chiến thắng. “Người vì kiên quyết bỏ kiếp” là những người tu Đạo, loại bỏ bệnh tật và quan niệm cố hữu. Đại Thánh nhân là vì cứu độ người tu luyện và chúng sinh mà chiến thắng.

Tây khí Đông lai cứu thế Chân nhân, Thiên sinh hóa thị mạt thế Thánh quân” (Chân nhân cứu thế khí Tây đến từ Đông, Trời sinh hóa quả hồng là Thánh quân mạt thế): Hai câu này giảng phương Đông sẽ xuất sinh Đại Thánh nhân, và Đại Thánh nhân này sẽ là Cứu Thế Chủ của nhân loại. “Tây khí Đông lai” là thuật ngữ «Cách Am Di Lục» thường dùng để miêu tả Đại Thánh nhân. Vậy “Tây khí Đông lai” là gì? Ý là Đại Thánh nhân, tức “cung Ất chi nhân” Lý Hồng Chí tiên sinh, hiện nay xuất thế tại Đông phương, nhưng từng chuyển sinh qua Tây phương, và vận hiện nay là “khí Tây đến từ Đông”, tức người phương Đông định cư ở phương Tây. Đại Thánh nhân này chính là “Cứu thế Chân nhân”, là Thánh quân thời mạt thế. “Trời sinh hóa quả hồng”: chữ “thị” (柿), nghĩa là quả hồng ở đây ngụ ý rất sâu. (i) “quả hồng” là đắng trước ngọt sau, khổ tận cam lai, ẩn dụ tu luyện; (ii) về mặt hình tượng, quả hồng hình tròn (viên), ẩn dụ tu luyện công thành viên mãn; (iii) “thị” (柿) do “Mộc” (木) ở bên trên chữ “Lý” (李) ghép với “tệ” (币) ở bên phải chữ “Sư” (師), tức chỉ “Lý Sư”, hay vị Sư phụ mang họ Lý. “Thiên sinh hóa thị mạt thế Thánh quân” có nghĩa ông Lý Hồng Chí là Thánh quân truyền Pháp thời mạt thế.

Thiên nhân xuất dự dân cứu địa, Kỳ thời bế mục hốt khai.
Long nhĩ khẩu á thính thủ xuy ca, Bán thân bất tùy trường thân cước.
Quảng dã dũng xuất sa mạc lưu tuyền.

Thiên nhân xuất dự dân cứu địa, Kỳ thời bế mục hốt khai” (Người trời xuất sinh để giúp dân cứu đất, Lúc này mở mắt ra mà xem): Mục đích xuất thế của Đại Thánh nhân là để cứu độ chúng sinh, mau thấy rõ và tiến vào tu luyện Pháp Luân Công.

Long nhĩ khẩu á thính thủ xuy ca, Bán thân bất tùy trường thân cước. Quảng dã dũng xuất sa mạc lưu tuyền” (Tai rồng miệng á lắng nghe bài ca, Bán thân bất toại duỗi chân ra được. Đồng rộng tuôn chảy dòng suối giữa sa mạc): Người lãng tai mà bỗng chốc nghe được, lại mở miệng hát theo bài ca, bị liệt nửa người mà bỗng chốc đi lại được, từ giữa sa mạc mà lại tuôn chảy dòng suối được, đây là công hiệu thần kỳ và siêu thường của Pháp Luân Công. Nghĩa là, bất kể bạn đau ốm bệnh tật gì, chỉ cần học luyện Pháp Luân Công của Đại Thánh nhân, thì có thể kiện thân, trường sinh.

Di sơn đảo thủy hải khô sơn phần, Đại trung tiểu ngư giai vong.
Ngu muội hành nhân bất chính lộ, Thiên thích chi nhân lưỡng thủ đại cử thiên hô vạn tuế.
Ác xú vĩnh vô toàn tiêu.

Di sơn đảo thủy hải khô sơn phần, Đại trung tiểu ngư giai vong” (Dời núi đảo nước biển khô núi thiêu, Cá lớn cá nhỏ cá bé đều chết): Mạt thế cuối cùng sẽ có đại kiếp nạn tới, khi ấy cảnh tượng thê thảm là vượt khỏi sự tưởng tượng của con người. “Cá lớn cá nhỏ cá bé” ẩn dụ nước lớn, nước nhỏ, nước bé cũng đều bị diệt vong.

Ngu muội hành nhân bất chính lộ, Thiên thích chi nhân lưỡng thủ đại cử thiên hô vạn tuế. Ác xú vĩnh vô toàn tiêu” (Người đi đường ngu muội không theo đường ngay, Người được Trời thả cùng hô vang vạn tuế. Xấu ác bị tiêu diệt hoàn toàn): Người đời u mê làm sao thoát trường kiếp nạn này? Những người còn lại được thiên thượng cho sinh tồn sẽ tung hô vạn tuế, cảm kích vô cùng khi sống sót sau trận đại kiếp nạn này. Sau đại kiếp nạn, “xấu ác bị tiêu diệt hoàn toàn”, thế giới mới sẽ đản sinh, ngày tháng đổi mới.

Trung động bất tri mạt động chi tử, Nhân giai tâm giác bất lão vĩnh sinh.
Tòng chi cung Ất vĩnh vô thất bại.

Trung động bất tri mạt động chi tử, Nhân giai tâm giác bất lão vĩnh sinh. Tòng chi cung Ất vĩnh vô thất bại” (Trung động không biết mạt động là chết, Người đều tỉnh tâm không già sống mãi. Từ cung Ất ấy mãi không thất bại): Vào thời “trung nhập”, hay “trung động” này, hãy mau bước vào tu luyện Pháp Luân Công, nếu không đến thời “mạt nhập” hay “mạt động” rồi thì chết là không nghi ngờ gì nữa. Người nào tỉnh tâm tỉnh ngộ tu luyện Pháp Luân Công thì sẽ bất lão vĩnh sinh. Chính nhờ Pháp Luân Công, hay “cung Ất” ấy mà vĩnh viễn bất bại.

Ngã quốc Đông bang vạn bang chi tị loạn chi phương.
Dân kiến tòng thị thiên thụ đại phúc, Bất thất thời cơ hậu hối mạc cập hĩ.

Ngã quốc Đông bang vạn bang chi tị loạn chi phương. Dân kiến tòng thị thiên thụ đại phúc, Bất thất thời cơ hậu hối mạc cập hĩ” (Nước ta phương Đông là nơi tránh loạn của vạn nước. Dân thấy theo quả hồng là Trời ban cho phúc lớn, Đừng bỏ lỡ cơ hội này không sau hối không kịp đâu): Hàn Quốc ở phương Đông là nơi người ta có thể tránh loạn, trăm họ đi theo Đại Thánh nhân (“quả hồng”) mà đắc Pháp tu luyện, có thể nói là “Trời ban cho phúc lớn”. Nhớ lấy, nghìn vạn lần không được đánh mất cơ hội này, thời cơ qua rồi thì có hối cũng không kịp.

(Hết thiên 10)

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/21224

The post «Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 10): Trại tam ngũ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/09/cach-am-di-luc-toan-giai-thien-10-trai-tam-ngu.html/feed0
«Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 8): Thạch tỉnh thủyhttps://chanhkien.org/2012/09/cach-am-di-luc-toan-giai-thien-8-thach-tinh-thuy.htmlhttps://chanhkien.org/2012/09/cach-am-di-luc-toan-giai-thien-8-thach-tinh-thuy.html#respondSat, 22 Sep 2012 15:09:08 +0000http://chanhkien.org/?p=20728Thiên này hình tượng hóa ngoại hình Pháp Luân, ẩn dụ thành "giếng đá", nên gọi Pháp lý là "thạch tỉnh thủy" (nước giếng đá).

The post «Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 8): Thạch tỉnh thủy first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Nguyên giải: Chính Hạo / Biên tập: Chánh Kiến Net

[Chanhkien.org] Giới thiệu: «Cách Am Di Lục» (Gyeokamyurok) là cuốn sách tiên tri thần kỳ do học giả Nam Sư Cổ truyền lại từ 470-480 năm trước đây tại Triều Tiên (nay thuộc Hàn Quốc). Nam Sư Cổ, hiệu Cách Am, là người trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, với khả năng tiên tri, có thể được ví với Thiệu Khang Tiết thời Bắc Tống ở Trung Quốc. Tuy nhiên, tương truyền «Cách Am Di Lục» là do một vị Thần nhân ở núi Kim Cương khẩu thuật và Nam Sư Cổ ghi lại từng câu từng chữ. Toàn bộ cuốn sách phân làm 60 thiên với gần 4 vạn chữ. Phá giải «Cách Am Di Lục» đã trở thành một chủ đề nóng tại Hàn Quốc vào những thập niên 80-90. Trong dự ngôn giảng rất minh xác về một Đại Pháp Đại Đạo hồng truyền thế gian, nhưng phải trải qua một trường ma nạn, đồng thời cũng giảng về những vấn đề mà nhân loại sẽ phải đối mặt.

*  *  *

Đệ bát thiên “Thạch tỉnh thủy”

Lời tựa: Thiên này hình tượng hóa ngoại hình Pháp Luân, ẩn dụ thành “giếng đá”, nên gọi Pháp lý là “thạch tỉnh thủy” (nước giếng đá), ám chỉ nó là nước sinh mệnh của người tu Đạo.

Nhật xuất sơn thiên tỉnh chi thủy, Tảo chi tinh trần thiên thần kiếm.
Nhất huy quang tuyến diệt ma tàng, Ám truy thiên khí quang thái điện.
Thiên mệnh quy chân năng hà tương, Lợi tại thạch tỉnh sinh mệnh tuyến.
Tứ chi nội lý tâm tuyền thủy, Thế nhân hà sự chuyển thê nhiên.
Kỳ thiên đảo thần khai tâm môn, Thủy nguyên trường nguyên thiên nông điền.
Nông khúc thổ thần thốn thất đấu lạc, Ngưu tính tại dã ngưu minh thanh.
Nhân sinh thu thu thẩm phán nhật, Hải ấn dịch sự năng bất vô.
Thoát kiếp trùng sinh biến hóa thân, Thiên sinh hữu tính Trịnh Đạo Lệnh.
Thế gian tái sinh Trịnh thị Vương, Nhất tự tung hoành Mộc nhân tính.
Thế nhân tâm bế vĩnh bất giác.

Nhật xuất sơn thiên tỉnh chi thủy, Tảo chi tinh trần thiên thần kiếm. Nhất huy quang tuyến diệt ma tàng, Ám truy thiên khí quang thái điện” (Mặt trời xuống núi nước giếng trời, Quét sạch bụi trần kiếm thiên thần. Một ánh quang huy diệt ma trốn, Ánh điện đánh tan màn u ám): Từ ngoại hình mà nhìn, Pháp Luân trông như mặt trời xuống núi, cũng giống cái giếng, nên mới nói “mặt trời” và “giếng trời”. Pháp Luân này cũng như “kiếm thiên thần” quét sạch bụi trần tanh tưởi. Chỉ cần múa thanh kiếm này, ánh quang huy sẽ tỏa sáng lấp lánh, dũng mãnh như tia chớp, xé toang bầu trời, trừ quỷ diệt ma. Ngụ ý Pháp Luân là Thiên Pháp cứu độ chúng sinh, tức nước giếng trời, cũng là kiếm thiên thần diệt ma.

Pháp Luân tươi sáng như mặt trời, cũng trông giống như giếng đá.

Thiên mệnh quy chân năng hà tương, Lợi tại thạch tỉnh sinh mệnh tuyến. Tứ chi nội lý tâm tuyền thủy, Thế nhân hà sự chuyển thê nhiên” (Mệnh trời trở về có thể mang, Lợi tại mạch sống ở giếng đá. Nội bộ tứ chi nước suối tâm, Người đời làm sao chuyển đau thương): Pháp Luân có hình như giếng đá này mới là mạch sống quy chân của thiên mệnh, là nước sự sống khiến bạn sung mãn lực sống của tứ chi và tâm. Tuy nhiên, người đời vì sao nhìn không ra, nghe không thấy sự kiện trọng đại này? Đại Pháp Đại Đạo “tiền vô hậu vô” như vậy, can hệ đến sinh mệnh đời đời kiếp kiếp mỗi cá nhân, mà chúng sinh thế gian cớ sao thờ ơ như thế, chẳng phải quá đau thương hay sao!

Kỳ thiên đảo thần khai tâm môn, Thủy nguyên trường nguyên thiên nông điền. Nông khúc thổ thần thốn thất đấu lạc, Ngưu tính tại dã ngưu minh thanh” (Cầu thần khấn trời mở cửa tâm, Nguồn nước nguyên thủy tưới ruộng trời. Nhà nông cúi mình rải bảy đấu, Giống trâu ngoài đồng tiếng trâu kêu): Thành tâm hướng về tu Đạo, kính trời bái Thần mà mở ra cửa tâm, thì tự nhiên có “nước nguyên thủy” để cày ruộng trời, cũng là đắc Pháp tu Đạo. “Khúc thổ thần thốn” (曲土辰寸) hợp thành chữ “nông” (農) phồn thể, còn “thất đấu lạc” ý là tu Thiên Đạo Đại Pháp. “Giống trâu ngoài đồng tiếng trâu kêu”, trâu ở đây ẩn dụ người tu luyện, cày “ruộng trời”, “ngoài đồng” chỉ ngoài trời. Đi đâu cũng thấy điểm luyện Pháp Luân Công ở ngoài trời.

Nhân sinh thu thu thẩm phán nhật, Hải ấn dịch sự năng bất vô. Thoát kiếp trùng sinh biến hóa thân” (Đời người vụ thu ngày thẩm phán, Ấn biển phục dịch dùng được không. Thoát kiếp sống lại biến hóa thân): Vụ thu của đời người ở đây không phải chỉ lúc kết thúc cuộc sống, mà là kết thúc tu luyện, hoặc kết thúc cả giai đoạn tu luyện. Khi ấy “ấn biển”, tức Pháp Luân có thể khởi tác dụng không? Phàm là người tu luyện Pháp Luân Công đều có thể thoát kiếp hoặc sống lại, khi ấy đã tu thành “biến hóa thân” rồi, hết thảy đều nhờ “ấn biển” (Pháp Luân) diễn hóa.

Thiên sinh hữu tính Trịnh Đạo Lệnh. Thế gian tái sinh Trịnh thị Vương, Nhất tự tung hoành Mộc nhân tính. Thế nhân tâm bế vĩnh bất giác” (Trời sinh có họ Trịnh Đạo Lệnh. Tái sinh thế gian Vua họ Trịnh, Một chữ ngang dọc họ người Mộc. Người đời tâm bế mãi không biết): “Trịnh Đạo Lệnh” tức “Chính Đạo Linh” hoặc “Chính Đạo Lệnh” (đồng âm tiếng Hàn). Vị “Chính Đạo Lệnh” này có họ trên thiên thượng, nhưng vì cứu độ chúng sinh, Ngài hạ thế trở thành Vua của Chính Đạo, tức “Trịnh thị Vương”. Đại Thánh nhân này là người thuộc Mộc trong ngũ hành, đồng thời trong tên cũng có chữ “Mộc” (木). Tuy nhiên tâm con người thế gian bị phong bế nên không biết. Tại đây, Thần nhân dự kiến rõ Đại Thánh nhân sẽ truyền xuất Đại Pháp tại Trung Quốc, chưa đầy 10 năm đã có 100 triệu đệ tử, cuộc đàn áp Pháp Luân Công và phản đối đàn áp trở thành chủ đề đàm luận của các kênh truyền thông khắp thế giới. Tuy nhiên không mấy ai nghĩ người sáng lập Pháp Luân Công chính là Đại Thánh nhân!

(Hết thiên 8.)

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/21063

The post «Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 8): Thạch tỉnh thủy first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/09/cach-am-di-luc-toan-giai-thien-8-thach-tinh-thuy.html/feed0
«Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 6): Thánh sơn tầm lộ (Phần 2)https://chanhkien.org/2012/09/cach-am-di-luc-toan-giai-thien-6-thanh-son-tam-lo-phan-2.htmlhttps://chanhkien.org/2012/09/cach-am-di-luc-toan-giai-thien-6-thanh-son-tam-lo-phan-2.html#respondSat, 15 Sep 2012 10:58:40 +0000http://chanhkien.org/?p=20700"Tìm đường nơi ngọn núi thánh"—Thiên này là Thần nhân dẫn dắt thế nhân bước vào con đường tu luyện Đại Pháp.

The post «Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 6): Thánh sơn tầm lộ (Phần 2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Nguyên giải: Chính Hạo / Biên tập: Chánh Kiến Net

[Chanhkien.org] Giới thiệu: «Cách Am Di Lục» (Gyeokamyurok) là cuốn sách tiên tri thần kỳ do học giả Nam Sư Cổ truyền lại từ 470-480 năm trước đây tại Triều Tiên (nay thuộc Hàn Quốc). Nam Sư Cổ, hiệu Cách Am, là người trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, với khả năng tiên tri, có thể được ví với Thiệu Khang Tiết thời Bắc Tống ở Trung Quốc. Tuy nhiên, tương truyền «Cách Am Di Lục» là do một vị Thần nhân ở núi Kim Cương khẩu thuật và Nam Sư Cổ ghi lại từng câu từng chữ. Toàn bộ cuốn sách phân làm 60 thiên với gần 4 vạn chữ. Phá giải «Cách Am Di Lục» đã trở thành một chủ đề nóng tại Hàn Quốc vào những thập niên 80-90. Trong dự ngôn giảng rất minh xác về một Đại Pháp Đại Đạo hồng truyền thế gian, nhưng phải trải qua một trường ma nạn, đồng thời cũng giảng về những vấn đề mà nhân loại sẽ phải đối mặt.

*  *  *

Đệ lục thiên “Thánh sơn tầm lộ” (tiếp theo Phần 1)

Lời tựa: “Tìm đường nơi ngọn núi thánh”—Thiên này là Thần nhân dẫn dắt thế nhân bước vào con đường tu luyện Đại Pháp. Thiên này còn đề cập đến luyện công, học Pháp, Pháp Luân Công gặp phải trấn áp, Đại Thánh nhân là ai, nơi Đại Thánh nhân xuất sinh, v.v. Tóm lại là một thiên mang tính chất tổng hợp khái quát.

Huyền diệu tinh thông thùy khả tri, Ngộ cầu lưỡng bạch phụ tân nhập hỏa.
Cầu cung tam phong bất cơ trường sinh, Cầu địa tam phong thực giả bất sinh.
Cầu Trịnh địa giả bình sinh bất đắc, Cầu Trịnh vu thiên tam thất mãn túc.
Nhất tâm kỳ đảo thiên hữu ứng đáp, Vô thành vô địa bất đắc thắng địa.
Địa bất phùng Trịnh vương, Cầu thế hải nhân bất kiến chi ảnh.
Cầu thiên hải ấn giai nhập cực lạc, Cầu địa điền điền bình sinh nan đắc.
Cầu Đạo điền điền vô nan dị đắc, Cầu địa thập thắng dị đoan chi thuyết.
Cầu địa cung cung nhất nhân bất đắc, Cầu linh cung cung nhân như phản chưởng.
Thập thắng giác lý nhất tự tung hoành, Cầu thập cung Ất duyên niên ích thọ.
Thập thắng cư nhân nhập vu vĩnh lạc, Vạn vô nhất thất.
Tâm giác tâm giác, Bần giả đắc sinh phú giả bất đắc.
Hư trung hữu thực, Thánh sơn thủy tuyền dược chi hựu dược.
Nhất ẩm duyên thọ ẩm chi, Hựu ẩm bất tử vĩnh sinh.
Thánh tuyền hà tại Nam tiên bình xuyên, Tử hà đảo trung vạn tính hữu xứ.
Phúc địa đào nguyên nhân phú tầm, Nhập sơn tuy hảo bất như Tây hồ.
Đông sơn thùy lương bất như lộ biên, Đa nhân vãng lai đại chi biên.
Thiên tàng địa bí Cát tinh chiếu, Quế phạm phác thụ chi thượng.
Tô lai lão cô lưỡng sơn tương vọng hi tọa sơn,
Thạch bạch thạch quang huy, Thiên hạ liệt quang kiến như dạ đáo thiên tao.
Bách vạn kỳ khoảnh khắc ngạn đáo, Tam đô dụng khố an nhàn chi nhật.
Thiên nhật nguyệt tái sinh nhân, Nhân nhân đắc địa bất tử vĩnh sinh.
Trịnh Kham dự ngôn hữu trí giả sinh, Vô trí giả tử.
Bần giả sinh phú giả tử, Thị diệc chân lý hĩ.

Huyền diệu tinh thông thùy khả tri, Ngộ cầu lưỡng bạch phụ tân nhập hỏa” (Huyền diệu tinh thông nào ai biết, Cầu lầm hai trắng vác củi vào lửa): Liệu có ai biết Pháp lý bác đại tinh thâm, huyền diệu vô cùng của Pháp Luân Đại Pháp? Nếu cầu sai lầm lý “lưỡng bạch”, truy cầu điều gì đó, thì khác gì vác củi cho vào lửa mà tự chịu diệt vong. “Lưỡng bạch” đã được giải là ngôn ngữ thiển bạch, đạo lý minh bạch; hoặc tâm trắng và thân trắng; hoặc nãi bạch thể và tịnh bạch thể.

Cầu cung tam phong bất cơ trường sinh, Cầu địa tam phong thực giả bất sinh” (Cầu cung ba phong không đói mà trường sinh, Kẻ cầu đất ba phong ăn mà không sống): Nếu cầu “cung” (弓) [gōng] (Pháp Luân Công), “ba phong” (Chân-Thiện-Nhẫn), thì sẽ không đói mà trường sinh; còn nếu cầu “ba phong” nào đó dưới mặt đất, thì cho dù ăn no cũng không thoát khỏi sinh-lão-bệnh-tử.

Cầu Trịnh địa giả bình sinh bất đắc, Cầu Trịnh vu thiên tam thất mãn túc” (Kẻ cầu đất Trịnh cả đời không đắc, Cầu Trịnh ở trời ba bảy tròn đầy): “Trịnh” (郑) [zhèng] đồng âm với “Chính” (正) [zhèng], tức Chính Đạo, chứ không phải đất Trịnh. Nghĩa là nếu cầu chính Pháp trên trời, thì sẽ đắc được “ba bảy tròn đầy”, tức “thập thắng”. Về “ba bảy”, trong Kinh Dịch có thuyết “trái ba phải bảy”, “trời ba đất bảy”, tuy nhiên người viết cho rằng “ba bảy tròn đầy” chỉ “thập thắng”. “Thập” là số đầy, chỉ Vô Cực, Đại Pháp Đại Đạo, thực tế chỉ Pháp Luân Đại Pháp.

Nhất tâm kỳ đảo thiên hữu ứng đáp, Vô thành vô địa bất đắc thắng địa. Địa bất phùng Trịnh vương” (Nhất tâm cầu khấn trời có đáp lại, Không thành không đất không được thắng địa. Đất không gặp vua Trịnh): Nhất tâm mong nghĩ tu Đạo thì trời sẽ an bài cơ duyên đắc Pháp; còn nếu không thành tâm (“vô địa” đồng âm với “vô trí”), thì sẽ không đắc thắng địa tu luyện; mà nếu tìm gì dưới đất kia thì sẽ không gặp được Đại Thánh nhân.

Cầu thế hải nhân bất kiến chi ảnh. Cầu thiên hải ấn giai nhập cực lạc” (Cầu thế tục không thấy bóng người hải nhân, Cầu ấn biển của trời đều nhập cực lạc): Dùng quan điểm thế tục mà nhìn thì không thấy “hải nhân”, tức “hải ấn chi nhân”, hay người tu luyện chân chính; nhưng nếu cầu “ấn biển của trời” (“ấn biển” ẩn dụ Pháp Luân), dùng tâm cảnh cầu trời đắc Đạo, mong muốn tu luyện Pháp Luân Công, thì sẽ có thể nhập thế giới cực lạc. “Thế giới cực lạc” ở đây ẩn dụ đắc Đạo.

Cầu địa điền điền bình sinh nan đắc. Cầu Đạo điền điền vô nan dị đắc” (Cầu đất điền điền cả đời khó đắc. Cầu Đạo điền điền không khó dễ đắc): Nếu như cầu ruộng ở mặt đất, thì tìm cả đời cũng khó được; nhưng nếu cầu ruộng Đạo, thì tìm một cái là thấy ngay, không có gì là khó cả. Chữ “điền” (田) {ruộng} ẩn dụ hình tượng Pháp Luân với cửu cung.

Cầu địa thập thắng dị đoan chi thuyết. Cầu địa cung cung nhất nhân bất đắc, Cầu linh cung cung nhân như phản chưởng” (Cầu đất thập thắng là thuyết dị đoan. Cầu đất cung cung một người không đắc, Cầu linh cung cung như trở bàn tay): Cầu đất thập thắng là thuyết dị đoan, cầu đất thập thắng (“cung cung”) thì một người cũng không đắc được. Chỉ có cầu tu luyện tâm linh (“cầu linh cung cung”) thì mới tìm thấy Đại Pháp Đại Đạo, dễ như trở bàn tay vậy.

Thập thắng giác lý nhất tự tung hoành, Cầu thập cung Ất duyên niên ích thọ. Thập thắng cư nhân nhập vu vĩnh lạc, Vạn vô nhất thất. Tâm giác tâm giác” (Lý giác thập thắng một chữ ngang dọc, Cầu thập cung Ất kéo dài tuổi thọ. Người ở thập thắng nhập vào vĩnh lạc, Tuyệt đối chắc chắn. Tỉnh tâm tỉnh tâm): “Một chữ ngang dọc” chính là chữ “thập” (十), cầu “thập cung Ất”, tức Pháp Luân Công, sẽ có thể trường thọ. «Cách Am Di Lục» thường dùng “cung Ất”, “lưỡng cung song Ất”, “cung cung Ất Ất” để chỉ Pháp Luân và Pháp Luân Công nói chung. “Cung cung” (弓弓) chỉ Thái Cực đồ của Đạo gia gồm hai nửa Âm-Dương xoắn vào nhau theo hình vòng cung; “Ất Ất” (乙乙) chỉ phù hiệu chữ Vạn “卍” của Phật gia, Ất+Ất = “乙”+”乙” = “卍”. Người tu Pháp Luân Đại Pháp sẽ được vào thế giới vĩnh sinh vĩnh lạc, điều này là khẳng định chắc chắn. Hỡi con người thế gian, hãy “tỉnh tâm”, thanh tỉnh đi.

Bần giả đắc sinh phú giả bất đắc. Hư trung hữu thực” (Kẻ nghèo được sống kẻ giàu không được. Trong hư có thực): Đại Pháp “thập thắng” này, người nghèo sinh hoạt thanh bần thì dễ đắc được mà sống, còn kẻ giàu an dật quá đâm ra khó đắc, nên tự nhiên không đắc sinh.

Thánh sơn thủy tuyền dược chi hựu dược. Nhất ẩm duyên thọ ẩm chi, Hựu ẩm bất tử vĩnh sinh” (Nước suối núi thánh là thuốc của thuốc, Hễ uống là kéo dài tuổi thọ, Lại uống thì không chết mà sống mãi): “nước suối núi thánh” ẩn dụ Pháp lý tu luyện cao thâm của Pháp Luân Đại Pháp, giúp tu mệnh và đạt vĩnh sinh.

Thánh tuyền hà tại Nam tiên bình xuyên, Tử hà đảo trung vạn tính hữu xứ. Phúc địa đào nguyên nhân phú tầm” (Suối thánh tại đâu đồng bằng Nam tiên, Trong đảo mây tía chỗ ở vạn họ. Gốc đào đất lành tìm giàu nhân đức): “Nam tiên” là “Nam Triều Tiên”, tức Hàn Quốc. Ngọn suối thánh này chảy ở vùng “bình xuyên”, tức vùng thung lũng miền Nam Hàn Quốc, nơi có nhiều người đắc Pháp tu luyện nhất. “Đảo mây tía” chỉ Pháp Luân, “chỗ ở vạn họ” là các ngành các nghề, nam nữ già trẻ đều tham gia tu luyện Pháp Luân Công, nên tại “gốc đào đất lành” này mới tìm thấy chữ “Thiện” để trường thọ vĩnh sinh.

Nhập sơn tuy hảo bất như Tây hồ. Đông sơn thùy lương bất như lộ biên, Đa nhân vãng lai đại chi biên” (Vào núi tuy tốt không như Tây hồ. Núi Đông ai hiền không như bên đường, Nhiều người qua lại ven bờ lớn): “Tây hồ” ở đây không phải chỉ Tây Hồ ở tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, mà chỉ điểm luyện công ven hồ của Pháp Luân Công. Ở đây có thể có hai ý, một là khuyên những ai tìm “chân lý thập thắng” không phải “lên núi tu Đạo” nữa, hai nữa là gợi ý người tu luyện địa điểm luyện công nào là tốt nhất. Gợi ý rằng nên tìm điểm luyện công ở ngoài trời, chỗ bờ hồ có nhiều người qua lại, chỗ đó là tốt nhất, có lợi nhất cho việc hồng truyền Pháp Luân Công.

Thiên tàng địa bí Cát tinh chiếu, Quế phạm phác thụ chi thượng. Tô lai lão cô lưỡng sơn tương vọng hi tọa sơn” (Giấu trời giữ đất sao lành chiếu, Trên cành cây quế mộc mạc. Cây lê già nơi hai núi nhìn lẫn nhau): “Phạm phác” nghĩa là mộc mạc như trúc, bốn mùa đều xanh, mà “lâm” {rừng} bốn mùa đều xanh thì chính là “Trường Xuân”, là thủ phủ Trường Xuân của tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc. Chữ “phác” (朴), nghĩa là “mộc mạc, giản dị”, xuất hiện nhiều lần tại nhiều thiên trong «Cách Am Di Lục», là chỉ Đại Thánh nhân hoặc đệ tử của Đại Thánh nhân. “Phạm phác” chính là chỉ người sáng lập Pháp Luân Công truyền Pháp bắt đầu từ Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm. Thành phố Trường Xuân, thuộc Cát Lâm chính là “Cát tinh”, hay “sao lành”. “Cây lê già hai núi nhìn lẫn nhau” đã được giải là đất Công Chủ Lĩnh, nơi xuất sinh Đại Thánh nhân; Công Chủ Lĩnh là thánh địa “Giấu trời giữ đất sao lành chiếu”.

Thạch bạch thạch quang huy, Thiên hạ liệt quang kiến như dạ đáo thiên tao. Bách vạn kỳ khoảnh khắc ngạn đáo” (Đá trắng tỏa ánh đá, Ánh sáng thiên hạ thấy như đêm đá nghìn thuyền. Trăm vạn cờ phút chốc đến bờ): “Đá trắng” chỉ chấm trắng trong Thái Cực của đồ hình Pháp Luân, “thiên hạ liệt quang” tức “thiên hạ liệt bang”, hay các nước trong thiên hạ. Các nước trên thế giới đều có một lượng lớn người tu luyện Pháp Luân Công, Đại Pháp hồng truyền rất nhanh trên khắp thế giới.

Tam đô dụng khố an nhàn chi nhật. Thiên nhật nguyệt tái sinh nhân, Nhân nhân đắc địa bất tử vĩnh sinh” (Ba đô dùng kho ngày an nhàn. Trời nhật nguyệt tái sinh người, Người người được đất không chết sống mãi): “Tam đô” là ba thành thị Hàn Quốc—Seoul, Daegu, Busan, ba trung tâm hoằng truyền Pháp Luân Công tại Hàn Quốc. “Thiên nhật nguyệt” (天日月) là “thiên minh” (天明), tức lúc bình minh. Đây là thuở bình minh tái tạo nhân loại, người người tìm được chốn tu luyện, nhờ đó “bất tử vĩnh sinh”.

Trịnh Kham dự ngôn hữu trí giả sinh, Vô trí giả tử. Bần giả sinh phú giả tử, Thị diệc chân lý hĩ” (Trịnh Kham tiên tri rằng kẻ có trí thì sống, kẻ vô trí thì chết. Kẻ nghèo sống kẻ giàu chết, cũng là chân lý vậy): Ông Trịnh Kham, một nhà tiên tri Hàn Quốc từng dự ngôn rằng: kẻ có trí thì sống, kẻ vô trí thì chết, kẻ nghèo sống kẻ giàu chết. Đúng là chân lý vậy!

(Hết thiên 6)

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/21070

The post «Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 6): Thánh sơn tầm lộ (Phần 2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/09/cach-am-di-luc-toan-giai-thien-6-thanh-son-tam-lo-phan-2.html/feed0
«Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 6): Thánh sơn tầm lộ (Phần 1)https://chanhkien.org/2012/09/cach-am-di-luc-toan-giai-thien-6-thanh-son-tam-lo-phan-1.htmlhttps://chanhkien.org/2012/09/cach-am-di-luc-toan-giai-thien-6-thanh-son-tam-lo-phan-1.html#respondSat, 08 Sep 2012 14:34:03 +0000http://chanhkien.org/?p=20697"Tìm đường nơi ngọn núi thánh"—Thiên này là Thần nhân dẫn dắt thế nhân bước vào con đường tu luyện Đại Pháp.

The post «Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 6): Thánh sơn tầm lộ (Phần 1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Nguyên giải: Chính Hạo / Biên tập: Chánh Kiến Net

[Chanhkien.org] Giới thiệu: «Cách Am Di Lục» (Gyeokamyurok) là cuốn sách tiên tri thần kỳ do học giả Nam Sư Cổ truyền lại từ 470-480 năm trước đây tại Triều Tiên (nay thuộc Hàn Quốc). Nam Sư Cổ, hiệu Cách Am, là người trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, với khả năng tiên tri, có thể được ví với Thiệu Khang Tiết thời Bắc Tống ở Trung Quốc. Tuy nhiên, tương truyền «Cách Am Di Lục» là do một vị Thần nhân ở núi Kim Cương khẩu thuật và Nam Sư Cổ ghi lại từng câu từng chữ. Toàn bộ cuốn sách phân làm 60 thiên với gần 4 vạn chữ. Phá giải «Cách Am Di Lục» đã trở thành một chủ đề nóng tại Hàn Quốc vào những thập niên 80-90. Trong dự ngôn giảng rất minh xác về một Đại Pháp Đại Đạo hồng truyền thế gian, nhưng phải trải qua một trường ma nạn, đồng thời cũng giảng về những vấn đề mà nhân loại sẽ phải đối mặt.

*  *  *

Đệ lục thiên “Thánh sơn tầm lộ”

Lời tựa: “Tìm đường nơi ngọn núi thánh”—Thiên này là Thần nhân dẫn dắt thế nhân bước vào con đường tu luyện Đại Pháp. Thiên này còn đề cập đến luyện công, học Pháp, Pháp Luân Công gặp phải trấn áp, Đại Thánh nhân là ai, nơi Đại Thánh nhân xuất sinh, v.v. Tóm lại là một thiên mang tính chất tổng hợp khái quát.

Tuyệt luân giả vô tâm, Đạo tặc giả tất tiên hung.
Bảo thân giả Ất Ất, Bảo mệnh giả cung cung nhân khứ xứ.
Tứ khẩu giao nhân lưu xứ, Hại quốc giả âm tà.
Phụ quốc giả dương chính, Cường vong nhu tồn cách tâm tòng tâm.
Cựu nhiễm giả tử tòng tân giả sinh, Sát ngã thùy tiểu đầu vô túc.
Hoạt ngã thùy tam nhân nhất tịch, Trợ ngã thùy tự nhân bất nhân.
Hại ngã giả thùy tự thú phi thú, Thế nhân nan tri lưỡng bạch chi nhân.
Thiên trạch chi nhân tam phong chi cốc, Thiện nhân thực liêu.
Thế nhân bất kiến, Tục nhân bất thực.
Nhất nhật tam thực cơ ngạ tử, Tam tuần cửu thực bất cơ trường sinh.
Cung cung thắng địa cầu dân phương chu, Ngưu tính tại dã phi sơn phi dã ngưu minh thanh.
Vô văn Đạo thông vịnh ca vũ, Huyết mạch quán thông thị Chân nhân.
Chúng nhân trào tiếu quỵ tọa tụng kinh, Nhục thân diệt ma tụng kinh bất tuyệt.
Nhân cá đắc sinh tuyệt chi tụng kinh, Vạn vô nhất sinh.
Sinh tử phán đoan đô chi tại tâm, Tử mạt sinh sơ kỷ hà đắc sinh.
Bất thất trung nhập sở nguyện thành tựu, Bất nhập trung động vĩnh xuất thế nhân cư xứ.
Các giả dị dị niệm niệm duy hành, Tất hữu đại khánh.
Tốc thoát thú quần tội nhân đắc sinh, Trì thoát thú quần thiện nhân bất sinh.
Vạn vật linh trưởng, Tòng quỷ hà vọng quỷ bất tri giác.
Vật phạm thế tục, Dạ quỷ phát động tội ác mãn thiên.
Thiện giả đắc sinh ác giả vĩnh diệt, Đương vu mạt thế thiện nhân kỷ hà.
Thế nhân bất giác, Ô hô bi tai, Y ngoại bối nội nhất vô tâm.

Tuyệt luân giả vô tâm, Đạo tặc giả tất tiên hung” (Kẻ tuyệt hết luân thường không có tâm, Bọn trộm cắp tất gặp điều hung trước tiên): Nói rõ không chú trọng luân lý đạo đức, những ai muốn gì làm nấy tất nhiên sẽ bị đào thải.

Bảo thân giả Ất Ất, Bảo mệnh giả cung cung nhân khứ xứ. Tứ khẩu giao nhân lưu xứ” (Người giữ mình ở Ất Ất, Kẻ giữ mạng nơi người cung cung. Bốn miệng giao nhau nơi người ở lại): «Cách Am Di Lục» thường dùng “cung Ất”, “lưỡng cung song Ất”, “cung cung Ất Ất” để chỉ Pháp Luân và Pháp Luân Công nói chung. “Cung cung” (弓弓) chỉ Thái Cực đồ của Đạo gia gồm hai nửa Âm-Dương xoắn vào nhau theo hình vòng cung; “Ất Ất” (乙乙) chỉ phù hiệu chữ Vạn “卍” của Phật gia, Ất+Ất = “乙”+”乙” = “卍”. “Tứ khẩu” là “lạc bàn tứ nhũ”, tức bốn Thái Cực trong đồ hình Pháp Luân.

Hại quốc giả âm tà. Phụ quốc giả dương chính, Cường vong nhu tồn cách tâm tòng tâm” (Kẻ hại nước âm độc tà ác. Người giúp nước dương chính, Cứng thì mất mà nhu thì còn, từ tâm đến tâm): Những kẻ đương quyền hại nước mà thực thi bạo chính, nhìn thì cường mạnh nhưng ắt sẽ diệt vong; những người giúp nước chí công vô tư mà thực hành chính sách khai sáng, nhìn thì ôn hòa không mạnh mà lại sinh tồn được. Lòng dân sẽ hướng về người giúp nước mà phản đối kẻ hại nước.

Cựu nhiễm giả tử tòng tân giả sinh, Sát ngã thùy tiểu đầu vô túc” (Kẻ nhiễm cái cũ thì chết, kẻ theo cái mới thì sống, Kẻ giết ta là đầu nhỏ không chân): Những kẻ nhiễm thói hư tật xấu hủ bại sẽ chết, còn bỏ ác mà theo cái mới thì sống sót. Nghĩa là không theo đạo đức thì chết, giữ vững đạo đức thì sống. Giết ta là “đầu nhỏ không chân”, tức độc tật, hay căn bệnh chết người.

Hoạt ngã thùy tam nhân nhất tịch, Trợ ngã thùy tự nhân bất nhân” (Cứu sống ta là ba người một chiều, Trợ giúp ta là tựa người mà không phải người): “Tam nhân nhất tịch” (三人一夕) hợp thành chữ “tu” (修), nghĩa là chỉ có tu luyện mới giúp cứu sống ta. “Tựa người mà không phải người”, nghĩa là nhìn thì giống người, nhưng thực chất là “Vua của các Vua” (vương trung chi Vương) trên thiên thượng, là Đại Thánh nhân.

Hại ngã giả thùy tự thú phi thú, Thế nhân nan tri lưỡng bạch chi nhân” (Kẻ hại ta là tựa thú mà không phải thú, Người đời khó mà biết người hai trắng): “Tựa thú mà không phải thú”, nghĩa là nhìn thì như người, nhưng thực chất là một bầy ác ma súc vật. Vậy mà người đời không biết được người tu Pháp Luân Công chính là người tu Đại Pháp Đại Đạo. “Lưỡng bạch” đã được giải là ngôn ngữ thiển bạch, đạo lý minh bạch; hoặc tâm trắng và thân trắng; hoặc nãi bạch thể và tịnh bạch thể.

Thiên trạch chi nhân tam phong chi cốc, Thiện nhân thực liêu. Thế nhân bất kiến, Tục nhân bất thực. Nhất nhật tam thực cơ ngạ tử, Tam tuần cửu thực bất cơ trường sinh” (Người chọn theo trời ăn gạo ba phong là người thiện. Người đời không thấy, kẻ tục không ăn. Một ngày ăn ba lần mà đói chết, Ba tuần ăn chín lần mà không đói lại trường sinh): Người chọn theo trời, tức chọn theo tu luyện, sẽ ăn ngũ cốc “ba phong”, tức “Chân-Thiện-Nhẫn. Kẻ tục một ngày ăn ba lần mà vẫn đói chết, nhưng người tu luyện ba tuần chín lần ăn vẫn không đói, mà lại trường sinh.

Cung cung thắng địa cầu dân phương chu” (Thắng cảnh cung cung là thuyền cứu nạn mà dân cầu): Chân lý thập thắng, hay Pháp Luân Công, chính là con thuyền cứu độ chúng sinh. “Thuyền cứu nạn” ngụ ý “con thuyền Noah”, ý là có thể cứu độ thương sinh.

Ngưu tính tại dã phi sơn phi dã ngưu minh thanh” (Giống trâu ngoài đồng không núi không rừng tiếng trâu kêu): “Phi sơn phi dã” đã được giải ở mấy thiên trước là điểm luyện công tập thể ngoài trời, tại đó tập trung rất nhiều người đang luyện công.

Vô văn Đạo thông vịnh ca vũ, Huyết mạch quán thông thị Chân nhân” (Không văn Đạo thông vịnh ca múa, Mạch máu thông suốt là Chân nhân): Biểu thị cảnh tượng vui vẻ trong Đạo, khắp trời cùng mừng vui. Người tu luyện Pháp Luân Công rất nhanh đạt tới trạng thái “huyết mạch quán thông”, hiệu quả chữa bệnh khỏe người là ai ai cũng biết.

Chúng nhân trào tiếu quỵ tọa tụng kinh, Nhục thân diệt ma tụng kinh bất tuyệt. Nhân cá đắc sinh tuyệt chi tụng kinh” (Mọi người cười nhạo những người quỳ xuống tụng kinh, Tụng kinh không ngừng diệt ma ở thân xác. Người nhờ tụng kinh này mà được sống): Ở đây nói người tu luyện Pháp Luân Công thường ngồi đọc kinh sách cùng nhau, nhưng người đời lại cười nhạo họ. Đọc kinh thư này có thể trừ ác diệt ma, người tu luyện nhờ đó mà đắc sinh.

Vạn vô nhất sinh. Sinh tử phán đoan đô chi tại tâm, Tử mạt sinh sơ kỷ hà đắc sinh” (Vạn đời không bằng một đời. Quyết định sinh tử đều tại tâm. Chết cuối sống đầu mấy ai sống được): Hàng vạn đời đều vì đời này, quyết định sống chết đều ở tại tâm, bởi vì tu luyện là tu tâm. Trong thời kỳ đặc thù “chết cuối sống đầu”, tức vũ trụ đổi mới này, liệu bao nhiêu người có thể ngộ được mà sống?

Bất thất trung nhập sở nguyện thành tựu, Bất nhập trung động vĩnh xuất thế nhân cư xứ. Các giả dị dị niệm niệm duy hành, Tất hữu đại khánh” (Không mất trung nhập thành tựu sở nguyện, Không vào trung động mãi thoát chỗ ở của người đời. Những người có niệm khác là được rồi, Nhất định có việc mừng lớn): Nếu như đến thời kỳ “trung nhập” mà không đánh mất cơ hội đắc Pháp tu Đạo, thì có thể thành tựu nguyện ước. Còn như đã đến thời kỳ “trung nhập” mà không vào, thì chỉ có thể sống ở nơi người thường này thôi, mãi không thoát khỏi luân hồi đời đời kiếp kiếp. Những ai có cách nghĩ khác người thường là được rồi, tất có việc mừng lớn.

Tốc thoát thú quần tội nhân đắc sinh, Trì thoát thú quần thiện nhân bất sinh” (Mau thoát kẻ phạm tội như bầy thú thì được sống, Chậm thoát bầy thú thì người thiện cũng không được sống): Những cảnh cáo như thế này đã trực tiếp được đề cập trong thiên “Mạt vận luận”, ở đây lại xuất hiện, chứng tỏ tính nghiêm trọng của nó. Chúng ta có thể cảm nhận sự từ bi của vị Thần nhân với những kẻ “cùng một giuộc” hành ác, hy vọng họ có thể hối cải mà thay đổi. Những ai đã từng tham gia đàn áp Pháp Luân Công mà nay hối cải thì vẫn được sống, còn mặc dù không tham gia đàn áp nhưng nghĩ xấu về Pháp Luân Công thì không thể sống.

Vạn vật linh trưởng, Tòng quỷ hà vọng quỷ bất tri giác. Vật phạm thế tục, Dạ quỷ phát động tội ác mãn thiên. Thiện giả đắc sinh ác giả vĩnh diệt, Đương vu mạt thế thiện nhân kỷ hà. Thế nhân bất giác” (Anh linh vạn vật, Từ quỷ nhìn quỷ thì không biết được. Đừng mắc thế tục, Dạ quỷ phát động tội ác rợp trời. Người thiện được sống kẻ ác mãi diệt, Vào thời mạt thế người thiện mấy ai. Người đời không biết): Con người là anh linh của vạn vật, vì sao lại theo ma quỷ để làm những việc hại trời như vậy mà không tự biết? Không được dùng quan điểm thế tục để đối đãi hết thảy, đàn áp Pháp Luân Công là “tội ác rợp trời” do dạ quỷ phát động, người thiện đồng tình Pháp Luân Công thì được sinh, kẻ ác đàn áp Pháp Luân Công thì vĩnh diệt. Vậy mà “thời mạt thế người thiện mấy ai”, khi đàn áp Pháp Luân Công tàn khốc như thế hỏi mấy người đứng lên giúp đỡ, ủng hộ Pháp Luân Công? Người đời ở trong mê nên nhìn không thấu thiên cơ trọng yếu này!

Ô hô bi tai, Y ngoại bối nội nhất vô tâm” (Than ôi thương xót quá thay, Theo bên ngoài mà bỏ bên trong thật là vô tâm): Hỡi ôi, thật đáng thương thay! Những ai bị bên ngoài lừa dối mà đàn áp Pháp Luân Công, các vị thật là vô tâm.

(còn tiếp…)

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/21070

The post «Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 6): Thánh sơn tầm lộ (Phần 1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/09/cach-am-di-luc-toan-giai-thien-6-thanh-son-tam-lo-phan-1.html/feed0
«Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 4): Lai bối dự ngôn lục thập tàihttps://chanhkien.org/2012/08/cach-am-di-luc-toan-giai-thien-4-lai-boi-du-ngon-luc-thap-tai.htmlhttps://chanhkien.org/2012/08/cach-am-di-luc-toan-giai-thien-4-lai-boi-du-ngon-luc-thap-tai.html#respondFri, 31 Aug 2012 05:32:48 +0000http://chanhkien.org/?p=20672Từ tên mà tra nghĩa, đề mục thiên này nhìn đã rõ ngay, là dùng lục thập giáp tử để dự ngôn về "lai bối".

The post «Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 4): Lai bối dự ngôn lục thập tài first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Nguyên giải: Chính Hạo / Biên tập: Chánh Kiến Net

[Chanhkien.org] Giới thiệu: «Cách Am Di Lục» (Gyeokamyurok) là cuốn sách tiên tri thần kỳ do học giả Nam Sư Cổ truyền lại từ 470-480 năm trước đây tại Triều Tiên (nay thuộc Hàn Quốc). Nam Sư Cổ, hiệu Cách Am, là người trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, với khả năng tiên tri, có thể được ví với Thiệu Khang Tiết thời Bắc Tống ở Trung Quốc. Tuy nhiên, tương truyền «Cách Am Di Lục» là do một vị Thần nhân ở núi Kim Cương khẩu thuật và Nam Sư Cổ ghi lại từng câu từng chữ. Toàn bộ cuốn sách phân làm 60 thiên với gần 4 vạn chữ. Phá giải «Cách Am Di Lục» đã trở thành một chủ đề nóng tại Hàn Quốc vào những thập niên 80-90. Trong dự ngôn giảng rất minh xác về một Đại Pháp Đại Đạo hồng truyền thế gian, nhưng phải trải qua một trường ma nạn, đồng thời cũng giảng về những vấn đề mà nhân loại sẽ phải đối mặt.

*  *  *

Đệ tứ thiên “Lai bối dự ngôn lục thập tài”

Lời tựa: Từ tên mà tra nghĩa, đề mục thiên này nhìn đã rõ ngay, là dùng lục thập giáp tử để dự ngôn về “lai bối”. Đến nay người ta vẫn cho rằng thiên này nói về “hải vận khai” mang tính thương nghiệp, mà không biết rằng nó ẩn dụ đại hội giao lưu tu luyện tại Hàn Quốc, rất nhiều người tu luyện hải ngoại tới Hàn Quốc trao đổi kinh nghiệm, truyền báu vật, thúc đẩy hoằng Pháp tại Hàn Quốc.

Liệt bang chi trung cao lập tiên, Liệt bang hồ điệp ca vũ lai.
Hải trung phong phú hóa quy lai, Lục đại cửu nguyệt hải vận khai.
Tống cựu nghênh tân hảo thời tiết, Như vân như vũ hạc phi lai.
Chư bang đảo dư khuất phục tiên, Vô luận đại tiểu bang thuyền hạm.
Thánh sơn thánh địa vọng viễn lai, Dẫn suất quy lai liệt bang dân.
Kê Long đô thành tầm bích dân, Kim thạch tầm tường chân châu môn.
Vô tội nhân sinh vĩnh cư cung, Hữu tội nhân sinh bất nhập thành.
Bối thiên chi quốc vĩnh phá diệt, Phú quý bần tiện phản phúc nhật.
Cung Ất thánh sơn vô kỳ bất thông, Kim ngân bảo hóa dụng thặng dư.
Hòa bình dụng quan chính nghĩa lập, Vi giám đốc cánh vô cường.
Nhật quang trú cánh vô nguyệt quang chi cực, Thất nhật sắc bảo thạch chiếu.
Liệt bang vọng sắc phúc chi lai, Cánh vô nguyệt khuy bất dạ quang minh.

Liệt bang chi trung cao lập tiên, Liệt bang hồ điệp ca vũ lai” (Trong số các nước cao lập tiên, Bươm bướm các bang tới ca múa): Hàn Quốc còn gọi là Cao Ly, “cao lập” (高立) [gāolì] đọc giống Cao Ly (高丽) [gāolí], tức Nam Triều Tiên. “Hồ điệp” (bươm bướm) ẩn dụ người tu luyện hải ngoại, tới từ các nước (liệt bang), như bươm bướm vui mừng bay tới.

Hải trung phong phú hóa quy lai, Lục đại cửu nguyệt hải vận khai” (Dồi dào trong biển quay trở về, Tháng chín lục đại vận biển mở): Từ ngoại quốc tới Hàn Quốc, từ Hàn Quốc đi ra ngoài, đi đi về về đều là “dồi dào trong biển”, tức kinh nghiệm tu luyện quý giá. “Lục đại cửu nguyệt” khả năng chỉ mùa thu hoạch.

Tống cựu nghênh tân hảo thời tiết, Như vân như vũ hạc phi lai” (Chào cũ đón mới thời tiết đẹp, Như mây như mưa hạc bay tới): Rất nhiều người tu Đạo ở hải ngoại tới thăm Hàn Quốc. “Chào cũ đón mới” thường dùng vào năm mới, hay ngày hội đầu Xuân. Ở đây chỉ hình thế truyền bá Pháp Luân Công tại Hàn Quốc, lúc đầu đình trệ, sau mấy năm như cảnh tượng bay lên vậy. Chính vào lúc “thời tiết đẹp” này, rất nhiều người tu luyện ở nước ngoài (“hạc”) bay tới Hàn Quốc “như mây như mưa” để giao lưu.

Chư bang đảo dư khuất phục tiên, Vô luận đại tiểu bang thuyền hạm” (Các nước đảo đều khuất phục tiên, Bất kể tàu thuyền lớn hay nhỏ): Các nước đều khâm phục Hàn Quốc, vẫn là cảnh tượng tấp nập giao lưu tu luyện.

Thánh sơn thánh địa vọng viễn lai, Dẫn suất quy lai liệt bang dân” (Núi thánh đất thánh nhìn từ xa, Dẫn dân các nước quay trở về): “Núi thánh đất thánh” chỉ Pháp Luân Đại Pháp, người dân các nước đều đi tìm Đại Pháp để được quay trở về.

Kê Long đô thành tầm bích dân, Kim thạch tầm tường chân châu môn” (Đô thành Kê Long tìm bích dân, Vàng đá tìm tường cửa trân châu): “thành” và “bích” đều chỉ bức tường, “bích dân” chỉ dân của “đô thành Kê Long”; Kê Long là tên ngọn núi Hàn Quốc nổi tiếng có linh khí, ở đây ẩn dụ tu luyện. Tất cả đều xoay quanh “kim thạch” là Pháp Luân của Pháp Luân Công, tiến hành giao lưu tu luyện, thu hoạch được kinh nghiệm và bài học trân quý, tức “trân châu”.

Vô tội nhân sinh vĩnh cư cung, Hữu tội nhân sinh bất nhập thành” (Đời người vô tội mãi ở cung, Đời người có tội không vào thành): “cung” (宫) [gōng] {cung điện} là đồng âm của “Công” (功) [gōng], chỉ Pháp Luân Công, tức chân lý thập thắng, là thành mà người vô tội mãi ở, còn kẻ có tội không vào được.

Bối thiên chi quốc vĩnh phá diệt, Phú quý bần tiện phản phúc nhật” (Quốc gia phản trời mãi sụp đổ, Giàu sang bần hèn ngày đảo ngược): Nếu quốc gia kia đi ngược lại với Thiên lý, tức giáo huấn của Đại Pháp, làm trái với Đạo Trời, thì nó sẽ “sụp đổ”; bất kể quốc gia ấy là giàu hay nghèo, phú quý hay bần tiện, đều sẽ lật ngược trở lại.

Cung Ất thánh sơn vô kỳ bất thông, Kim ngân bảo hóa dụng thặng dư” (Núi thánh cung Ất không gì không thông, Vàng bạc tiền báu dùng thừa thãi): «Cách Am Di Lục» thường dùng “cung Ất”, “lưỡng cung song Ất”, “cung cung Ất Ất” để chỉ Pháp Luân và Pháp Luân Công nói chung. “Cung cung” (弓弓) chỉ Thái Cực đồ của Đạo gia gồm hai nửa Âm-Dương xoắn vào nhau theo hình vòng cung; “Ất Ất” (乙乙) chỉ phù hiệu chữ Vạn “卍” của Phật gia, Ất+Ất = “乙”+”乙” = “卍”. “Cung” (弓) [gōng] {cây cung} cũng đồng âm với “Công” (功) [gōng], chỉ Pháp Luân Công. Như vậy “núi thánh cung Ất” ám chỉ Pháp Luân Công, tựa như vàng bạc tiền báu dùng mãi không hết, chỉ cần tu luyện thì sẽ lợi ích vô cùng. “Vàng bạc tiền báu” được nói đến ở đây không phải vàng bạc tiền báu thật, mà là nội hàm Pháp lý vũ trụ vô cùng vô tận.

Hòa bình dụng quan chính nghĩa lập, Vi giám đốc cánh vô cường” (Hòa bình dùng quan lập chính nghĩa, Vì đốc thúc càng không mạnh): Người viết cho rằng, đây là nói mỗi cá nhân đều lấy tu luyện làm mục đích, không hề tranh danh đoạt lợi nơi “quan trường” nữa. Xã hội ngày nay là không thể “hòa bình dùng quan” được, mà đầy rẫy tranh đấu. Nhờ có Đại Pháp dựng lập Pháp lý tại tầng nhân loại đây, mỗi cá nhân đều nghiêm khắc yêu cầu bản thân, không cần đốc thúc giám sát mà vẫn làm được rất tốt.

Nhật quang trú cánh vô nguyệt quang chi cực, Thất nhật sắc bảo thạch chiếu” (Ánh nắng ban ngày không ánh trăng đêm, Bảy sắc mặt trời đá quý chiếu rọi): Đây là miêu tả Pháp Luân như viên đá quý với bảy sắc mặt trời, sặc sỡ chói lọi. Nghe nói nền của Pháp Luân có thể biến đổi theo bảy màu, là đỏ, cam, vàng, lục, lục-lam, lam, tím (về phương diện Pháp Luân Công mà nói, thêm hữu sắc và vô sắc, là tổng cộng chín màu sắc).

Liệt bang vọng sắc phúc chi lai, Cánh vô nguyệt khuy bất dạ quang minh” (Các nước ngắm màu mà phúc tới, Càng không có ánh trăng khuyết buổi đêm): Pháp Luân tỏa hào quang tứ phía, khiến nhật nguyệt cũng phải lu mờ, sáng tạo nên hình thế “không ánh trăng đêm”, tức không có ma quỷ chiếm vị trí chủ đạo. Người tu luyện các nước nhờ ngắm màu sắc này mà hạnh phúc tới.

Đương đại thiên niên nhân nhân giác, Thị mưu nhân sinh thế mưu nhân tử.
Nhất đương thiên thiên đương vạn, Nhân nhược đương cường nhất hỉ nhất bi.
Hưng tận bi lai khổ tận cam lai, Nhân nhân giải oan hảo thời tiết.
Vĩnh xuân vô cùng phúc lạc, Xuất tử nhập sinh phác hoạt nhân.
Bất tri tuế nguyệt hà giáp tử, Niên nguyệt nhật thời giáp tử vận.
Âm Dương hợp nhất tam thập định, Bất canh điền nhi thực chi.
Bất bái tế nhi tế chi, Bất ma bì nhi y chi.
Bất mai táng nhi táng chi, Hữu hình vô hình Thần hóa nhật.
Cầu nhân lưỡng bạch cầu cốc tam phong, Thế nhân bất tri khả ai khả ai.
Tâm giác tri tâm giác tri, Thận chi thận chi tai.

Đương đại thiên niên nhân nhân giác, Thị mưu nhân sinh thế mưu nhân tử” (Nghìn năm đương đại người người tỉnh, Người mưu thị sinh người mưu thế tử): chữ “thị” (柿) {quả hồng} ở đây là câu đố chữ, “thị” (柿) do “Mộc” (木) ở bên trên chữ “Lý” (李) ghép với “tệ” (币) ở bên phải chữ “Sư” (師), tức chỉ “Lý Sư”, hay vị Sư phụ mang họ Lý. “Người mưu thị sinh người mưu thế tử” nghĩa là người mưu cầu tu Đạo theo vị Sư phụ họ Lý thì sống, người mưu cầu theo thế tục thì chết.

Nhất đương thiên thiên đương vạn, Nhân nhược đương cường nhất hỉ nhất bi” (Một đương nghìn nghìn đương vạn, Người yếu đương mạnh một vui một buồn): Người ta thường nói “một chọi mười, mười chọi trăm”, vậy mà đây là “một đương nghìn nghìn đương vạn”, người tu luyện Pháp Luân Công được đánh giá cao hơn hẳn. “Một vui” là chỉ trong vòng mấy năm truyền bá, Pháp Luân Công đã hồng truyền tới hơn 50 nước trên thế giới, còn “một buồn” là gặp phải trấn áp của tà ác tại Trung Quốc từ ngày 20/7/1999.

Hưng tận bi lai khổ tận cam lai, Nhân nhân giải oan hảo thời tiết” (Hết thịnh đến buồn khổ tận đến vui, Người người giải oan thời tiết đẹp): “hết thịnh đến buồn” chỉ người tu luyện tại Trung Quốc Đại Lục đạt đến 100 triệu, đúng lúc cực thịnh lại gặp phải đàn áp và bức hại; “khổ tận đến vui” chính là sau khi gặp phải trấn áp, Pháp Luân Công dần được giải oan tại Trung Quốc, danh dự Pháp Luân Công và Đại Thánh nhân cuối cùng được phục hồi, những người tu luyện lại có được hoàn cảnh tu luyện bình thường.

Vĩnh xuân vô cùng phúc lạc, Xuất tử nhập sinh phác hoạt nhân” (Xuân mãi vô cùng mừng hạnh phúc, Thoát chết được sống người mộc mạc): Sau khi được minh oan tại Trung Quốc Đại Lục, Pháp Luân Công sẽ có hoàn cảnh tu luyện mới tốt đẹp. Cuộc đàn áp rợp trời dậy đất như vậy sẽ không phát sinh nữa, những người tu luyện sẽ được hồi báo, cũng chính là “Xuân mãi vô cùng mừng hạnh phúc”. “Phác hoạt nhân” chính là những người nhờ theo Đại Thánh nhân mà được sống. Chữ “phác” (朴), nghĩa là “mộc mạc, giản dị”, xuất hiện nhiều lần tại nhiều thiên trong «Cách Am Di Lục», là chỉ Đại Thánh nhân hoặc đệ tử của Đại Thánh nhân.

Bất tri tuế nguyệt hà giáp tử” (Không biết năm tháng bao nhiêu giáp): Ý câu này là sau khi trải qua khảo nghiệm sinh tử, những người tu luyện sẽ được vĩnh sinh muôn đời.

Niên nguyệt nhật thời giáp tử vận, Âm Dương hợp nhất tam thập định” (Năm vận giáp tử thời nhật nguyệt, Âm Dương hợp nhất định ba mươi): Ý nói “thời nhật nguyệt”, “vận giáp tử” định ra một tháng cơ bản lấy 30 ngày (“tam thập định”), là dựa trên tương hợp của Âm-Dương, tức 15 ngày Thái Dương và 15 ngày Thái Âm tổ hợp thành, là thể hiện của lý “lưỡng nghi”.

Bất canh điền nhi thực chi. Bất bái tế nhi tế chi, Bất ma bì nhi y chi. Bất mai táng nhi táng chi, Hữu hình vô hình Thần hóa nhật. Cầu nhân lưỡng bạch cầu cốc tam phong” (Không cày ruộng mà có ăn. Không cúng bái mà có tế, Không rút gai mà có mặc. Không chôn cất mà có táng, Không hình có hình ngày hóa Thần. Cầu người hai trắng cầu lúa ba phong): Những câu như thế này cũng xuất hiện trong vài thiên khác của «Cách Am Di Lục», thế nào là không cày ruộng mà có ăn, không cúng bái mà có tế, không rút gai mà có mặc, không chôn cất mà có táng? Có thể được như vậy, chính là vì đạt tới “không hình có hình ngày hóa Thần” rồi, mà để đạt cảnh giới ấy, thì không cách nào khác ngoài “cầu người hai trắng cầu lúa ba phong”. Tức là phải đắc được Đại Pháp “lưỡng bạch” với ngôn ngữ thiển bạch, đạo lý minh bạch, đồng hóa với “tam phong”—”Chân-Thiện-Nhẫn”. “Lưỡng bạch” còn có giải thích khác là “tâm trắng, thân trắng” (tính mệnh song tu), hoặc “nãi bạch thể, tịnh bạch thể” (hai giai đoạn tịnh hóa thân thể trong tu luyện), nhưng dẫu giải thích thế nào, thì đều là tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.

“Thế nhân bất tri khả ai khả ai. Tâm giác tri tâm giác tri, Thận chi thận chi tai” (Người đời không biết đáng thương đáng thương. Biết tỉnh tâm biết tỉnh tâm, Thận trọng thận trọng nhé): Vậy mà, con người thế gian không biết điều này, thật là đáng thương đáng thương lắm. Phải tỉnh tâm tỉnh ngộ đi nhé, lại cần phải thận trọng đấy.

(Hết thiên 4)

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/21045

The post «Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 4): Lai bối dự ngôn lục thập tài first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/08/cach-am-di-luc-toan-giai-thien-4-lai-boi-du-ngon-luc-thap-tai.html/feed0
«Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 3): Kê Long luậnhttps://chanhkien.org/2012/08/cach-am-di-luc-toan-giai-thien-3-ke-long-luan.htmlhttps://chanhkien.org/2012/08/cach-am-di-luc-toan-giai-thien-3-ke-long-luan.html#respondSun, 26 Aug 2012 05:31:57 +0000https://chanhkien.org/?p=18435Thiên này chủ yếu đàm luận về Đại Thánh nhân "Trịnh bản thiên thượng vân trung Vương, Tái lai kim nhật Trịnh thị Vương", lai lịch của Đại Thánh nhân cũng như khái quát tình huống tạm thời bị trấn áp và bức hại của Pháp Luân Công.

The post «Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 3): Kê Long luận first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Nguyên giải: Chính Hạo / Biên tập: Chánh Kiến Net

[Chanhkien.org] Giới thiệu: «Cách Am Di Lục» (Gyeokamyurok) là cuốn sách tiên tri thần kỳ do học giả Nam Sư Cổ truyền lại từ 470-480 năm trước đây tại Triều Tiên (nay thuộc Hàn Quốc). Nam Sư Cổ, hiệu Cách Am, là người trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, với khả năng tiên tri, có thể được ví với Thiệu Khang Tiết thời Bắc Tống ở Trung Quốc. Tuy nhiên, tương truyền «Cách Am Di Lục» là do một vị Thần nhân ở núi Kim Cương khẩu thuật và Nam Sư Cổ ghi lại từng câu từng chữ. Toàn bộ cuốn sách phân làm 60 thiên với gần 4 vạn chữ. Phá giải «Cách Am Di Lục» đã trở thành một chủ đề nóng tại Hàn Quốc vào những thập niên 80-90. Trong dự ngôn giảng rất minh xác về một Đại Pháp Đại Đạo hồng truyền thế gian, nhưng phải trải qua một trường ma nạn, đồng thời cũng giảng về những vấn đề mà nhân loại sẽ phải đối mặt.

*  *  *

Đệ tam thiên “Kê Long luận”

Lời tựa: Thiên này chủ yếu đàm luận về Đại Thánh nhân “Trịnh bản thiên thượng vân trung Vương, Tái lai kim nhật Trịnh thị Vương”, lai lịch của Đại Thánh nhân cũng như khái quát tình huống tạm thời bị trấn áp và bức hại của Pháp Luân Công.

Thiên hạ liệt bang hồi vận, Cấn hoa Triều Tiên Kê Long địa.
Thiên tung chi Thánh hợp đức cung, Bối cung chi gian lưỡng bạch tiên.

Thiên hạ liệt bang hồi vận, Cấn hoa Triều Tiên Kê Long địa” (Các nước thiên hạ vận trở về, Triều Tiên dâm bụt đất Kê Long): Vận tu luyện Pháp Luân Công của các nước toàn thiên hạ trở về với Hàn Quốc (“Triều Tiên”), nơi lấy hoa dâm bụt làm quốc hoa.

Thiên tung chi Thánh hợp đức cung, Bối cung chi gian lưỡng bạch tiên” (Thánh đến từ trời cung hợp đức, Ở giữa lưng cung hai tiên trắng): Đây là chỉ đồ hình Pháp Luân, gọi là “hợp đức cung”, tức cung tu tâm thành đức. Cụm từ “Thiên tung chi Thánh” ở đây khiến người ta suy ngẫm. Đây là “cung hợp đức” của “Thánh đến từ trời”, về điểm này thì người sáng lập Pháp Luân Công cũng giảng qua rồi. “Bối cung chi gian lưỡng bạch tiên”, “bối cung” tức Thái Cực với hai nửa Âm-Dương đấu lưng vào nhau; “lưỡng bạch tiên” chỉ hai chấm trắng nằm giữa hai cung Âm-Dương của Thái Cực.

Huyết khiển đảo trung tứ hải thông, Vô hậu duệ chi hà lai Trịnh.
Trịnh bản thiên thượng vân trung Vương, Tái lai kim nhật Trịnh thị Vương.
Bất tri hà tính Trịnh Đảo Lệnh, Kê Long thạch bạch Trịnh vận Vương.
Trịnh triệu thiên niên Trịnh Giám thuyết, Thế bất tri nhi Thần nhân tri.

Huyết khiển đảo trung tứ hải thông” (Bỏ máu giữa đảo bốn biển thông): «Cách Am Di Lục» nhiều lần giảng về “huyết khiển”, ý tứ không rõ ràng, khả năng chỉ một sự kiện nào đó trong lịch sử, “tứ hải thông” ở đây dùng để ẩn dụ sự tình Đại Pháp hồng truyền.

Vô hậu duệ chi hà lai Trịnh” (Không có hậu duệ sao Trịnh lại tới): Câu này biểu đạt hàm nghĩa một chữ “độc” (một mình, duy nhất).

Trịnh bản thiên thượng vân trung Vương, Tái lai kim nhật Trịnh thị Vương” (Trịnh vốn là Vua trong mây ở trên trời, Hôm nay trở lại để làm Vua họ Trịnh): «Cách Am Di Lục» nhiều lần nhấn mạnh “Trịnh” ở đây không phải họ Trịnh, mà chỉ rõ “Trịnh” tức là “Chính”, chữ “Trịnh” (郑) với chữ “Chính” (正) trong tiếng Hàn là đồng âm. “Trịnh” nguyên là Vua ở trên thiên thượng, hôm nay lại hạ thế làm “Vua họ Trịnh”, tức vị Vua của Chính Đạo.

Bất tri hà tính Trịnh Đảo Lệnh, Kê Long thạch bạch Trịnh vận Vương” (Không biết họ gì Trịnh Đảo Lệnh, Đá trắng Kê Long Vua vận Trịnh): Để xưng hô Đại Thánh nhân, «Cách Am Di Lục» thường dùng ẩn ngữ “Trịnh Đạo Lệnh”. Nhưng ở đây lại là “Trịnh Đảo Lệnh”, ý rất rõ ràng, là cố ý nói “Trịnh Đạo Lệnh” thành “Trịnh Đảo Lệnh”, mục đích là nhắc nhở ngay cả “Trịnh Đạo Lệnh” cũng không phải nguyên danh, mà là ẩn ngữ. Người viết cho rằng “Trịnh” thực ra là “Chính”, “Trịnh Đạo Lệnh” tức là “Chính Đạo Lệnh”. “Chính Đạo Lệnh” đủ để thuyết minh chân ý rồi, là “Đấng Hiệu Lệnh Chính Đạo”, mà “Kê Long thạch bạch Trịnh vận Vương” còn nói rõ hơn nữa về “Chính Đạo Lệnh”. Đây chính là người sáng lập Pháp Luân Công! “Kê Long” là tên một ngọn núi ở Hàn Quốc nổi tiếng có linh khí, ngụ ý tu luyện, “thạch bạch” chỉ chấm trắng trong Thái Cực của Pháp Luân, “Trịnh vận Vương” là vị Vua có sứ mệnh hoằng truyền Chính Đạo.

Trịnh triệu thiên niên Trịnh Giám thuyết, Thế bất tri nhi Thần nhân tri” (Trịnh triệu nghìn năm Trịnh Giám nói, Người không biết nhưng Thần nhân biết): Nghe nói Trịnh Giám, tác giả «Trịnh Giám Lục», một bộ dự ngôn khác của Hàn Quốc, từng nói: “Trịnh triệu thiên niên”, người đời không biết ý nghĩa trong đó, nhưng Thần nhân thì biết.

Hảo sự đa ma bất miễn ngục, Bất nhẫn xuất thế bách tổ nhất tôn.
Chung nhẫn chi xuất tam niên gian, Bất tử vĩnh sinh xuất vu thập thắng.
Bất nhập tử hựu thứ thứ vận xuất hiện, Tứ diện như thị thập thắng.
Bách tổ thập tôn hảo vận hĩ, Nam lai Trịnh thị thùy khả tri.
Cung Ất hợp đức Chân nhân lai, Nam độ xà long Kim an tại.

Hảo sự đa ma bất miễn ngục” (Việc tốt nhiều ma không miễn ngục): Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền tại Trung Quốc, nhưng vì việc tốt hay gặp trắc trở nên bị trấn áp, nhiều đệ tử của Đại Thánh nhân bị tù đày.

Chung nhẫn chi xuất tam niên gian, Bất tử vĩnh sinh xuất vu thập thắng” (Nhẫn trọn vượt qua khoảng ba năm, Không chết sống mãi ở thập thắng): Người tu luyện Pháp Luân Công có thể vượt qua ba năm đàn áp điên cuồng nhất của tà ác {2000, 2001, 2002}, thì sẽ “bất tử vĩnh sinh”, cuối cùng thắng lợi. “Thập thắng” đã được giải là Pháp lý của Pháp Luân Đại Pháp.

Bất nhập tử hựu thứ thứ vận xuất hiện, Tứ diện như thị thập thắng” (Không chết vận nữa lại xuất hiện, Bốn mặt như là thập thắng): Nếu Pháp Luân Công trụ vững trong ba năm đàn áp điên cuồng này của tập đoàn Giang Trạch Dân, thì hình thế sẽ xoay chuyển. “Bốn mặt như là thập thắng”, nghĩa là bốn phương tám hướng đều là người tu luyện Pháp Luân Công, sẽ trở thành vận tốt cho con cháu (“Bách tổ thập tôn hảo vận hĩ“).

Nam lai Trịnh thị thùy khả tri, Cung Ất hợp đức Chân nhân lai” (Họ Trịnh từ Nam ai biết được, Cung Ất hợp đức Chân nhân đến): Ai có thể biết Chính Pháp Chính Đạo cứu cánh là gì? Ấy chính là vị Chân nhân truyền Đại Pháp đức cao bao gồm cả Phật Đạo lưỡng gia. «Cách Am Di Lục» thường dùng “cung Ất”, “lưỡng cung song Ất”, “cung cung Ất Ất” để chỉ Pháp Luân và Pháp Luân Công nói chung. “Cung cung” (弓弓) chỉ Thái Cực đồ của Đạo gia gồm hai cung Âm-Dương xoắn vào nhau; “Ất Ất” (乙乙) chỉ phù hiệu chữ Vạn “卍” của Phật gia, Ất+Ất = “乙”+”乙” = “卍”.

Nam độ xà long Kim an tại” (Rồng rắn sang Nam đang yên ổn): Những người phá hoại Đại Pháp đến Hàn Quốc từ phương Bắc (Trung Quốc) và đệ tử của Đại Thánh nhân đến Hàn Quốc hoằng Pháp đều trụ tại Nam Hàn. Tại đây, vị Thần nhân dùng chữ “xà long” so với “long xà” là tuyệt nhiên bất đồng. “Long xà chi nhân” chỉ đệ tử của Đại Thánh nhân, còn “xà” trong “xà long” chỉ các tội đồ tà ác.

Tu tùng bạch cưu tẩu thanh lâm, Nhất kê tứ giác bang vô thủ.
Trịnh triệu chi biến nhất nhân Trịnh hĩ, Vô phụ chi tử Trịnh Đạo Lệnh.
Thiên địa hợp vận xuất thị Mộc, Cung Ất lưỡng bạch thập thắng xuất.
Thập bát tính nhân Trịnh Chân Nhân.
Thiên địa chấn động hoa triêu tịch, Giang sơn nhiệt đãng quỷ bất tri.
Kê Long tích bạch Trịnh Đạo Lệnh, Ngưu thiên mã bá thời sự tri.

Tu tùng bạch cưu tẩu thanh lâm” (Phải theo cưu trắng vào rừng xanh): Trước đây đã phá giải câu “Tu tùng bạch thỏ tẩu thanh lâm”, chỉ là ở đây “bạch thỏ” biến thành “bạch cưu”; “bạch thỏ” chỉ Thánh nhân sinh năm Thỏ, “thanh lâm” chỉ Trường Xuân tỉnh Cát Lâm. “Bạch” (màu trắng) là Kim, phía Tây, tức Tây phương; “cưu” là chim bồ câu, tượng trưng cho hòa bình. Như vậy từ ý nông cạn bề mặt thì “bạch cưu” là thiên sứ hòa bình ở phương Tây.

Nhất kê tứ giác bang vô thủ” (Một gà bốn sừng bang không tay): Phần bên trái chữ “kê” (鸡) thêm vào bốn sừng ghép với chữ “bang” (邦) đã bỏ đi chữ “thủ” (手) chính là chữ “Trịnh” (郑).

Trịnh triệu chi biến nhất nhân Trịnh hĩ” (Trịnh triệu biến thành một người Trịnh vậy): “Trịnh” đã được giải là “Chính”.

Vô phụ chi tử Trịnh Đạo Lệnh” (Bậc không cha là Trịnh Đạo Lệnh): “Trịnh Đạo Lệnh” là vị Vua của Chính Đạo. “Vô phụ chi tử” cũng làm nổi bật một chữ “độc” (một mình, duy nhất). “Vô phụ chi tử Trịnh Đạo Lệnh” ám chỉ thiên thượng không có ai cao hơn vị Thần Chính Đạo này nữa; “vô hậu duệ” ám chỉ tương lai sẽ không có cơ duyên như thế này nữa. Người viết cho rằng, đây chính là ý nghĩa thực sự của “lưỡng vô”.

Thiên địa hợp vận xuất thị Mộc, Cung Ất lưỡng bạch thập thắng xuất” (Trời đất hợp vận xuất cây hồng, Cung Ất hai trắng xuất thập thắng): Ý hai câu này là trời đất hợp vận xuất Thánh nhân thuộc Mộc, lý hai trắng thiên cung địa Ất xuất “thập thắng”, tức “cung Ất lưỡng bạch”, lý của Pháp Luân Đại Pháp. “Lưỡng bạch” đã được giải là ngôn ngữ thiển bạch đạo lý minh bạch, hoặc tâm trắng và thân trắng, hoặc nãi bạch thể và tịnh bạch thể.

Thập bát tính nhân Trịnh Chân Nhân” (Người họ mười tám Trịnh Chân Nhân): “thập” (十) cộng thêm “bát” (八) chính là “Mộc” (木), người trong họ có chữ “Mộc” (木) mới là Bậc Chân Nhân Chính Đạo.

Thiên địa chấn động hoa triêu tịch, Giang sơn nhiệt đãng quỷ bất tri” (Trời đất chấn động buổi chiều tà, Non sông rúng động quỷ không hay): Hai câu này dự báo tương lai sẽ phát sinh đại kiếp nạn trong nháy mắt, chỉ là thời gian chưa tới mà thôi, khi ấy quỷ hành ác vẫn không hay biết chân tướng nên mới dám lộng hành.

Kê Long tích bạch Trịnh Đạo Lệnh, Ngưu thiên mã bá thời sự tri” (Thiếc trắng Kê Long Trịnh Đạo Lệnh, Trâu trời ngựa bá biết thời sự): “Kê Long tích bạch” tượng trưng Pháp Luân. Người sáng lập Pháp Luân Công mới là Vua của Chính Đạo (“Trịnh Đạo Lệnh”), người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp đều hiểu điều này.

Mĩ tai thử vận Thần minh giới, Trường An Đại Đạo Chính Đạo Lệnh.
Đầu tiên tứ hải diệt ma điền, Tứ hải thái bình lạc lạc tai.

Mĩ tai thử vận Thần minh giới, Trường An Đại Đạo Chính Đạo Lệnh” (Vận này đẹp quá giới Thần linh, Trường An Đại Đạo Chính Đạo Lệnh): Vận giới Thần linh tuyệt đẹp này đến từ “Trường An Đại Đạo Chính Đạo Lệnh”. “Trường An Đại Đạo Chính Đạo Lệnh” là gì? Người viết cho rằng, bộ Đại Pháp này có thể mang đến cho nhân loại sự bình an trường cửu. Cũng có giải thích “Trường An Đại Đạo Chính Đạo Lệnh” nghĩa là vị “Chính Đạo Lệnh” này từng là minh quân Đường Thái Tông Lý Thế Dân ở kinh thành Trường An.

Đầu tiên tứ hải diệt ma điền, Tứ hải thái bình lạc lạc tai” (Đi khắp bốn biển diệt ruộng ma, Bốn biển thái bình mừng lắm thay): Sau khi ma quỷ khắp bốn biển bị tiêu diệt, toàn thiên hạ ăn mừng nghênh đón thời thái bình thịnh thế.

(Hết thiên 3)

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/20974

The post «Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 3): Kê Long luận first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/08/cach-am-di-luc-toan-giai-thien-3-ke-long-luan.html/feed0
«Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 1): Nam Sư Cổ bí quyết (Phần 3)https://chanhkien.org/2012/08/cach-am-di-luc-toan-giai-thien-1-nam-su-co-bi-quyet-phan-3.htmlhttps://chanhkien.org/2012/08/cach-am-di-luc-toan-giai-thien-1-nam-su-co-bi-quyet-phan-3.html#respondSun, 19 Aug 2012 02:25:21 +0000https://chanhkien.org/?p=18430Trong «Cách Am Di Lục», thiên đầu tiên "Nam Sư Cổ bí quyết" là một thiên cực kỳ trọng yếu, khởi tác dụng "vẽ rồng điểm mắt" đối với toàn bộ cuốn sách.

The post «Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 1): Nam Sư Cổ bí quyết (Phần 3) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Nguyên giải: Chính Hạo / Biên tập: Chánh Kiến Net

[Chanhkien.org] Giới thiệu: «Cách Am Di Lục» (Gyeokamyurok) là cuốn sách tiên tri thần kỳ do học giả Nam Sư Cổ truyền lại từ 470-480 năm trước đây tại Triều Tiên (nay thuộc Hàn Quốc). Nam Sư Cổ, hiệu Cách Am, là người trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, với khả năng tiên tri, có thể được ví với Thiệu Khang Tiết thời Bắc Tống ở Trung Quốc. Tuy nhiên, tương truyền «Cách Am Di Lục» là do một vị Thần nhân ở núi Kim Cương khẩu thuật và Nam Sư Cổ ghi lại từng câu từng chữ. Toàn bộ cuốn sách phân làm 60 thiên với gần 4 vạn chữ. Phá giải «Cách Am Di Lục» đã trở thành một chủ đề nóng tại Hàn Quốc vào những thập niên 80-90. Trong dự ngôn giảng rất minh xác về một Đại Pháp Đại Đạo hồng truyền thế gian, nhưng phải trải qua một trường ma nạn, đồng thời cũng giảng về những vấn đề mà nhân loại sẽ phải đối mặt.

*  *  *

Đệ nhất thiên “Nam Sư Cổ bí quyết” (Tiếp theo Phần 1, Phần 2)

Lời tựa: Trong «Cách Am Di Lục», thiên đầu tiên “Nam Sư Cổ bí quyết” là một thiên cực kỳ trọng yếu, khởi tác dụng “vẽ rồng điểm mắt” đối với toàn bộ cuốn sách. Cũng là nói rằng, chỉ cần phá giải “Nam Sư Cổ bí quyết” là có thể đem toàn bộ nội dung chủ yếu của «Cách Am Di Lục» ra nói mạch lạc. Thiên này luận thuật chân lý “thập thắng” là gì, Đại Thánh nhân là ai, tiên đoán chân lý thập thắng và người sáng lập sẽ tạm thời bị trấn áp, hơn nữa còn thuyết minh tường tận về “thập thắng”, “tam phong”, “lưỡng bạch”, “hải ấn”. Thiên này kết cấu nghiêm cẩn, dùng từ tinh luyện.

Chân nhân Chân nhân hạ Chân nhân, Chân Mộc hóa sinh thị Chân nhân.
Thiên hạ nhất khí tái sinh nhân, Hải ấn dụng sử thị Chân nhân.
Chân Mộc hóa sinh biến hóa nhân, Ngọc vô hà thể bất biến lý.
Đông phương xuân sinh kim hoa phát, Liệt bang hồ điệp ca vũ lai.
Chấp hành thủ án sát biến tâm linh, Thiên hạ nhân dân đại hô thanh.
Như cuồng như túy ngưu minh thanh.

Hơn mười câu trên đàm luận về “Chân nhân”, tức Đại Thánh nhân, chỉ là sơ qua vài điểm mà thôi.

Chân nhân Chân nhân hạ Chân nhân“: Câu này tuyệt diệu ở chữ “hạ” (下), là Chân nhân, nhưng vì sao lại là “hạ Chân nhân”? Sở dĩ ở đây dùng chữ “hạ”, là để giảng ra thân phận của Chân nhân. Theo giai tầng xã hội, Chân nhân ở đây không thuộc thượng tầng, không phải người quyền quý, cũng không phải danh nhân học sĩ. Đương nhiên, đây là nói trước khi Pháp Luân Công chấn động thế giới. Bởi vậy mới dùng chữ “hạ” này để tiết lộ một đặc trưng của Đại Thánh nhân (“Chân nhân”). “Chân Mộc hóa sinh thị Chân nhân“: Câu này chỉ rõ một đặc trưng khác của Đại Thánh nhân, đó là ngày sinh theo Thiên can Ngũ hành thuộc Mộc.

Thiên hạ nhất khí tái sinh nhân” (Thiên hạ một khí người tái sinh): “Thiên hạ nhất khí” ám chỉ vị Chân nhân này từng hạ thế ở cả Đông và Tây phương, trên thân mình tụ khí toàn thiên hạ. Chữ “tái” trong “tái sinh nhân” đột xuất chỉ rõ vị Chân nhân này lại một lần nữa hạ xuống thế gian. “Hải ấn dụng sử thị Chân nhân” (Sử dụng ấn biển là Chân nhân): “Hải ấn” là Pháp Luân, như vậy vị Thánh nhân này là Giác Giả truyền Pháp Luân Đại Pháp.

Chân Mộc hóa sinh biến hóa nhân“: Người có Thiên can thuộc Mộc này có thể “biến hóa người”, cũng là có thể giảng Pháp giáo hóa chúng sinh, cứu độ chúng sinh. “Ngọc vô hà thể bất biến lý” (Ngọc không tỳ vết lý bất biến): Dùng hình tượng “Ngọc không tỳ vết” để ẩn dụ chân lý bất biến, nghìn vạn lần chân thực.

Đông phương xuân sinh kim hoa phát, Liệt bang hồ điệp ca vũ lai” (Mùa Xuân phương Đông hoa vàng nở, Bươm bướm các nước tới ca múa): Vị Chân nhân này hạ thế tại phương Đông, xuất sinh vào mùa Xuân, sự nghiệp của Chân nhân tựa như “hoa vàng nở”, rất nhiều người từ các nước ngưỡng mộ danh mà tới đắc Pháp.

Chấp hành thủ án sát biến tâm linh, Thiên hạ nhân dân đại hô thanh” (Cầm cân nảy mực quan sát tâm linh, Nhân dân thiên hạ kêu tiếng lớn): Vị Chân nhân này, tức người sáng lập Pháp Luân Công, truyền xuất Pháp Luân Đại Pháp là “trực chỉ nhân tâm”, có thể khiến nhân tâm cải biến, đạo đức con người hồi thăng. Bởi vậy, Pháp Luân Công vừa truyền ra, chỉ trong chưa đầy 10 năm đã hồng truyền hơn 50 nước, với hơn 100 triệu người tu luyện, đây chính là “Như cuồng như túy ngưu minh thanh” (Say mê vô cùng tiếng trâu kêu).

Thế nhân bất tri trào tiếu thời, Chuyên vô thiên tâm hà xứ sinh.
(Người đời không biết bèn chê cười, Không có thiên tâm sinh nơi đâu)
Ngưu minh thập thắng tầm Cát địa, Tiên giác chi nhân dự ngôn thế.
(Trâu kêu thập thắng tìm đất lành, Bậc sớm giác ngộ đã dự ngôn)
Hôn cù trường dạ nhãn xích hóa, Nhân giai bất tư chân bất chân.
(Đường tối đêm dài mắt chỉ tiền, Người chẳng ngẫm xem có đúng không)

Ở đây chỉ về những người mà Lão Tử gọi là “hạ sĩ”. Đại Pháp Đại Đạo — Pháp Luân Đại Pháp đã truyền ra ở thế gian, vậy mà “Người đời không biết bèn chê cười“, những người không có “thiên tâm” (tâm phản bổn quy chân) ấy biết tìm đường sinh ở đâu đây? Chúng sinh hữu duyên mộ danh mà tới, người có thiện tâm đua nhau nhập Đạo tu luyện. Đối với việc này, các bậc tiên tri tiên giác đã sớm có dự ngôn rồi. Chỉ là người ta ham mê truy cầu kim tiền, không thử nghĩ xem dự ngôn có đúng hay không.

Hảo sự đa ma thử thị nhật, Song khuyển ngôn tranh thảo thập khẩu.
Tạm thời tạm thời bất miễn ách, Cửu chi gia nhất tuyến vô hình.
Thập thắng lưỡng bạch tri khẩu nhân, Bất cố tả hữu tiền tiền tiến.
Tử trung cầu sinh nguyên chân lý, Xuất tử nhập sinh tín thiên thôn.
Tạo thứ bất li giá thượng đài, Thản thản đại lộ vĩnh bất biến.
Hữu hình vô hình lưỡng đại trung, Đạo thông thiên địa vô hình ngoại.
Triệu Ất thỉ khẩu Chân Giác nhân, Kỳ thiên đảo Thần thời bất hưu.
Ác tội mãn thiên phán đoan nhật, Hàm Dương tam nguyệt gia an tại.
Thanh hòe mãn đình chi nguyệt, Bạch dương vô nha chi nhật.
Địa thử nữ ẩn nhật, Tam sàng hậu ngọa.

Mười mấy câu này cực kỳ trọng yếu. Nó chỉ rõ Pháp Luân Công sẽ gặp phải trấn áp, nhưng đây chỉ là tạm thời, giữ vững Đại Pháp cuối cùng đắc thắng.

Hảo sự đa ma thử thị nhật” (Việc tốt lắm ma là ngày này): Việc tốt hay gặp trắc trở, Pháp Luân Công phát triển mạnh mẽ dẫn tới một số dị nghị, có người vì vậy mà phải vào tù, khó miễn nỗi khổ lao ngục.

Song khuyển ngôn tranh thảo thập khẩu” (Đôi chó tranh lời cỏ mười miệng): “Song khuyển ngôn tranh” là một câu đố chữ, chú khuyển đầu tiên là chữ “犭”, tranh nhau chữ “ngôn” (言) ở giữa với chú khuyển thứ hai là chữ “khuyển” (犬), hợp lại thành chữ “ngục” (狱). “Thảo” (草) tức “thảo” (艹), “thảo” (艹) cộng thêm chữ “thập” (十) và chữ “khẩu” (口) chính là chữ “khổ” (苦). “Song khuyển ngôn tranh thảo thập khẩu” hợp thành “ngục khổ”, nhiều người tu luyện Pháp Luân Công sẽ phải chịu nỗi khổ tù đày.

Tạm thời tạm thời bất miễn ách” (Tạm thời không miễn được tai ách): Pháp Luân Công khẳng định sẽ gặp phải trấn áp, nhưng trấn áp chỉ là tạm thời, là ngắn ngủi, chứ không kéo dài lâu. “Cửu chi gia nhất tuyến vô hình” (Chín chi thêm một đường vô hình): Chín cộng thêm một là mười, tức “thập thắng”. Đây là “Đại Đạo vô hình” (tuyến vô hình), cuối cùng giành thắng lợi (thập thắng).

Thập thắng lưỡng bạch tri khẩu nhân, Bất cố tả hữu tiền tiền tiến” (Thập thắng hai trắng biết miệng người, Bất chấp xung quanh tiến về trước): “tri khẩu nhân” có thể giải ở ba phương diện: (i) đồng âm với “địa cầu nhân” (người trái đất) trong tiếng Hàn; (ii) đồng âm với “trì cửu nhân” (người giữ vững lâu dài) trong tiếng Hàn; (iii) chữ “khẩu” (口) có bốn phương, tức là Địa, “tri khẩu nhân” tức là người thông hiểu chuyện thế gian. Từ ba phương diện này, có thể nói những người tu luyện Pháp Luân Công biết hết thảy đều là tạm thời, họ sẽ vẫn “Bất chấp xung quanh tiến về trước“, vứt bỏ sinh-tử để duy hộ Đại Pháp vũ trụ, trong ma nạn mà kiên định bất di.

Tử trung cầu sinh nguyên chân lý, Xuất tử nhập sinh tín thiên thôn” (Trong chết cầu sống vẫn nguyên chân lý, Thoát chết mà sống tin thôn trên trời): Những người tu luyện anh dũng vĩ đại này vì bảo vệ Pháp Luân Đại Pháp (Pháp Luân Công) mà đối diện với đàn áp điên cuồng, đối diện với tù đày, giam ngục, đối diện với tra tấn, và thậm chí là cái chết, nhưng vẫn không sợ hãi. Trong thống khổ cực độ của bị bức hại, họ vẫn kiên tín vào Pháp Luân Công, kiên tín rằng Pháp Luân Đại Pháp là chân lý vũ trụ (“nguyên chân lý”). Bởi vậy, họ “Thoát chết mà sống tin thôn trên trời“, kiên định tín ngưỡng bản thân, cho dù tà ác có dùng đến hết thảy cơ cấu chuyên chính và thủ đoạn đàn áp cũng đều vô dụng.

Tạo thứ bất li giá thượng đài, Thản thản đại lộ vĩnh bất biến” (Vội vàng mà không rời đài này, Bình thản đường lớn mãi bất biến): Trong bước ngoặt quan hệ đến sinh-tử này, người tu luyện chỉ cần không hoảng loạn khinh suất (“vội vàng”) mà ly khai Pháp Luân Công, thì trấn áp của tà ác chỉ là ngắn ngủi, trước mặt sẽ là “Bình thản đường lớn mãi bất biến“.

Hữu hình vô hình lưỡng đại trung, Đạo thông thiên địa vô hình ngoại” (Có hình vô hình giữa hai lớn, Đạo thông thiên địa ngoài vô hình): Khi đang tiên tri về Pháp Luân Công gặp phải trấn áp tại Trung Quốc, vì sao lại luận về hữu hình, vô hình ở đây? Bởi vì Thần nhân chủ trương “Đạo thông thiên địa ngoài vô hình“, chỉ cần là Chính Đạo, thì hà tất phải suy tính “hữu hình, vô hình” đây? Chẳng hạn sự kiện thỉnh nguyện tại Trung Nam Hải ngày 25/4, vừa phù hợp với nguyên lý của vũ trụ, cũng phù hợp với chính nghĩa nơi nhân loại, hà tất phải bàn luận về “hữu vi, vô vi”?

Triệu Ất thỉ khẩu Chân Giác nhân, Kỳ thiên đảo Thần thời bất hưu” (Triệu lời thề thốt người Chân Giác, Cầu trời khấn Thần không được ngưng): “Triệu Ất thỉ khẩu” là cụm từ trợ hứng trong tiếng Hàn, ý là “đẹp quá!”, “tốt!”. Tuyệt lắm những người “Chân Giác”, bất kể tình thế hiểm ác thế nào, cũng thề không từ bỏ tu luyện.

Ác tội mãn thiên phán đoan nhật, Hàm Dương tam nguyệt gia an tại” (Tội ác rợp trời ngày tháng Giêng, Hàm Dương tháng Ba nhà yên ổn): Pháp Luân Công do ông Lý Hồng Chí truyền ra từ ngày 13/5/1992 tại Trường Xuân, được mọi giai tầng trong xã hội hoan nghênh, chỉ trong mấy năm đã có hơn 100 triệu người tu luyện. Cho đến trước ngày 25/4/1999 thì cơ bản là phát triển ổn định, không chịu thiệt hại lớn nào. Vậy thì “Hàm Dương tháng Ba nhà yên ổn” là gì? Hàm Dương là cố đô Trung Quốc, ẩn dụ thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc ngày nay. Ý nghĩa thực câu này là, mãi đến ngày 29/5/1999 (cuối tháng Ba âm lịch), Bắc Kinh ở Trung Quốc vẫn không xảy ra sự kiện trấn áp đẫm máu nào. Cũng là nói rằng, mặc dù phát sinh sự kiện Trung Nam Hải ngày 25/4 chấn động trong và ngoài nước, nhưng theo các tư liệu hữu quan, Thủ tướng Chu Dung Cơ và đại biểu Pháp Luân Công đã giải quyết hòa bình sự kiện ngày 25/4. Đến một tháng sau đó vẫn không phát sinh trấn áp bằng bạo lực. Tuy nhiên, Chủ tịch Giang Trạch Dân đã tức giận mà phát động cuộc đàn áp “tội ác rợp trời” vào ngày 20/7/1999.

Thanh hòe mãn đình chi nguyệt, Bạch dương vô nha chi nhật” (Tháng mà hòe xanh khắp sân, Ngày mà bạch dương không mầm): “Thanh” (xanh) là tháng thiếu, mà cây hòe xanh khắp sân là mùa Hè, không còn nghi ngờ gì nữa. Tháng thiếu mùa Hè, chính là tháng 6 âm lịch, tương đương tháng 7 dương lịch. Còn đối với ngày cụ thể, nguyên văn dự ngôn dùng chữ “vô nha” (không mầm). Chữ “nha” (芽) bỏ đi phần “nha” (牙) thì chỉ còn lại chữ “thảo” (艹), tức là 20 (trong tiếng Hán cổ, chữ “卄” chỉ số 20). Như vậy ngày mà “tội ác rợp trời” (ác tội mãn thiên) chính là ngày 20 tháng 7.

Địa thử nữ ẩn nhật, Tam sàng hậu ngọa” (Đất chuột nữ ẩn ngày, Ba giường nằm sau): “Chuột” là “Tý” (子), cùng “nữ” (女) hợp thành một chữ “hảo” (好), “Địa thử nữ ẩn nhật” có nghĩa là “ngày đẹp”. “Tam sàng” (ba giường) trong tiếng Hàn phát âm giống “thế gian”, “hậu ngọa” (nằm sau) cùng ý với “lật ngược”, “Tam sàng hậu ngọa” có nghĩa là thế gian điên đảo thị phi, trời đất đảo ngược. Vào ngày 20/7/1999, Pháp Luân Công bị trấn áp điên cuồng, đâu đâu cũng là “tội ác rợp trời”, Pháp Luân Công và người sáng lập bị gán đủ loại tội danh, điên đảo thị phi, thế nhưng “ngày đẹp” đã không còn xa nữa.

Thập thắng thập xứ luận, Vị bặc định huyệt bất khả sinh.
Địa lý thiên lý thập thắng cung cung địa, Vạn vô nhất thất nhập giả sinh.
Hữu trí vô trí phân biệt thời.

Thập thắng thập xứ luận, Vị bặc định huyệt bất khả sinh” (Thập thắng luận mười chỗ, Chưa bắt định huyệt không thể sống): “Thập thắng luận mười chỗ”, luận theo địa lý, Hàn Quốc có mười nơi, tức mười thành thị nơi Pháp Luân Công hoằng truyền (về điểm này những dự ngôn như «Trịnh Giám Lục» đều có luận thuật). Hàn Quốc có mười nơi mà Pháp Luân Công rất phổ biến, tuy nhiên “Chưa bắt định huyệt không thể sống“, “định huyệt” ở đây chính là nhập môn tu luyện, nếu không thì không còn đường sinh.

Địa lý thiên lý thập thắng cung cung địa, Vạn vô nhất thất nhập giả sinh” (Lý đất lý trời đất cung cung thập thắng, Không được sai sót người vào sống): Các vị từ lý đất mà tìm “đất cung cung thập thắng” cũng được, từ lý trời mà tìm “đất cung cung thập thắng” cũng được, nhưng nhất định không được sai sót, đây chính là đường sinh. Nói cách khác, các vị tìm thấy Pháp Luân Côngđiểm luyện công cũng được, tìm thấy Pháp Luân Công từ trên Pháp lý cũng được, có thể nhập môn tu luyện là khả dĩ rồi. Tóm lại, dù từ trên trời hay dưới mặt đất, chỉ cần tìm được Pháp Luân Công “thập thắng cung cung địa” là tốt rồi, đây chính là phân biệt giữa người có trí và không có trí (“Hữu trí vô trí phân biệt thời“).

Họa nhân ác tích bất miễn ngục, Nhân thú phân biệt lưỡng đoan nhật.
Phi hỏa lạc địa hỗn độn thế, Tây phương Canh Tân tứ cửu Kim.
Tùng Kim diệu số đại vận dã.

Đây là năm câu cuối kết thúc đệ nhất thiên “Nam Sư Cổ bí quyết”. Nó minh xác đàm luận Pháp Luân Công sẽ gặp phải trấn áp, và đất nước đàn áp Pháp Luân Công là “hỗn độn” (lộn xộn), tuy nhiên Pháp Luân Công sẽ phát triển mạnh ở phương Tây.

Họa nhân ác tích bất miễn ngục, Nhân thú phân biệt lưỡng đoan nhật” (Gây họa tích ác không miễn ngục, Người thú phân biệt ngày tháng Giêng): Ở đây giảng kẻ ác trấn áp Pháp Luân Công đều không thoát khỏi kết cục hạ địa ngục, đây chính là ngày phân biệt giữa người và thú. “Phi hỏa lạc địa hỗn độn thế” (Lửa bay rớt xuống đất hỗn độn): Ẩn dụ cuộc đàn áp điên cuồng của tà ác đối với Pháp Luân Công khiến đất nước và dân tộc Trung Hoa rơi vào tai họa.

Tây phương Canh Tân tứ cửu Kim, Tùng Kim diệu số đại vận dã” (Phương Tây Canh Tân vàng bốn chín, Vàng kim số đẹp ấy vận lớn): Theo «Chu Dịch», phương Tây thuộc về Canh Tân; trong Thiên can, Canh và Tân là số 9 và số 4, thuộc Kim. Ở đây nói về sự giúp đỡ và công nhận Pháp Luân Công của các nước phương Tây, chính là “Vàng kim số đẹp ấy vận lớn”. “Vàng kim” ở đây không phải chỉ phù hiệu chữ Vạn “卍” ở trung tâm Pháp Luân, mà ý là Pháp Luân Công phát triển như triều cường ở phương Tây. Bởi vì Trung Quốc Đại Lục hiện tại vẫn đang đàn áp Pháp Luân Công, nhiều nước phương Đông cũng chịu ảnh hưởng nặng, nên Pháp Luân Công phát triển mạnh thành “đại vận” ở phương Tây.

“Nam Sư Cổ bí quyết” cơ bản khái quát nội dung chủ yếu của «Cách Am Di Lục», bao gồm địa điểm, quá trình, tình huống của Đại Thánh nhân truyền Pháp Luân Công, đồ hình Pháp Luân, tới khi bị trấn áp và cuối cùng công thành viên mãn, v.v. có thể nói là tập hợp tinh hoa trong toàn bộ dự ngôn.

(Hết thiên 1)

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/20793

The post «Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 1): Nam Sư Cổ bí quyết (Phần 3) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/08/cach-am-di-luc-toan-giai-thien-1-nam-su-co-bi-quyet-phan-3.html/feed0
«Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 1): Nam Sư Cổ bí quyết (Phần 2)https://chanhkien.org/2012/08/cach-am-di-luc-toan-giai-thien-1-nam-su-co-bi-quyet-phan-2.htmlhttps://chanhkien.org/2012/08/cach-am-di-luc-toan-giai-thien-1-nam-su-co-bi-quyet-phan-2.html#respondSun, 12 Aug 2012 06:23:15 +0000https://chanhkien.org/?p=18423Trong «Cách Am Di Lục», thiên đầu tiên "Nam Sư Cổ bí quyết" là một thiên cực kỳ trọng yếu, khởi tác dụng "vẽ rồng điểm mắt" đối với toàn bộ cuốn sách.

The post «Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 1): Nam Sư Cổ bí quyết (Phần 2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Nguyên giải: Chính Hạo / Biên tập: Chánh Kiến Net

[Chanhkien.org] Giới thiệu: «Cách Am Di Lục» (Gyeokamyurok) là cuốn sách tiên tri thần kỳ do học giả Nam Sư Cổ truyền lại từ 470-480 năm trước đây tại Triều Tiên (nay thuộc Hàn Quốc). Nam Sư Cổ, hiệu Cách Am, là người trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, với khả năng tiên tri, có thể được ví với Thiệu Khang Tiết thời Bắc Tống ở Trung Quốc. Tuy nhiên, tương truyền «Cách Am Di Lục» là do một vị Thần nhân ở núi Kim Cương khẩu thuật và Nam Sư Cổ ghi lại từng câu từng chữ. Toàn bộ cuốn sách phân làm 60 thiên với gần 4 vạn chữ. Phá giải «Cách Am Di Lục» đã trở thành một chủ đề nóng tại Hàn Quốc vào những thập niên 80-90. Trong dự ngôn giảng rất minh xác về một Đại Pháp Đại Đạo hồng truyền thế gian, nhưng phải trải qua một trường ma nạn, đồng thời cũng giảng về những vấn đề mà nhân loại sẽ phải đối mặt.

*  *  *

Đệ nhất thiên “Nam Sư Cổ bí quyết” (Tiếp theo Phần 1)

Lời tựa: Trong «Cách Am Di Lục», thiên đầu tiên “Nam Sư Cổ bí quyết” là một thiên cực kỳ trọng yếu, khởi tác dụng “vẽ rồng điểm mắt” đối với toàn bộ cuốn sách. Cũng là nói rằng, chỉ cần phá giải “Nam Sư Cổ bí quyết” là có thể đem toàn bộ nội dung chủ yếu của «Cách Am Di Lục» ra nói mạch lạc. Thiên này luận thuật chân lý “thập thắng” là gì, Đại Thánh nhân là ai, tiên đoán chân lý thập thắng và người sáng lập sẽ tạm thời bị trấn áp, hơn nữa còn thuyết minh tường tận về “thập thắng”, “tam phong”, “lưỡng bạch”, “hải ấn”. Thiên này kết cấu nghiêm cẩn, dùng từ tinh luyện.

Thời hảo thời hảo bất tái lai, Khai mục thính nhĩ tật túc nhập.
Trung nhập thử thời kim hòa nhật, Xuất tử nhập sinh bất tri vong.
Ngưu thanh ngưu thanh hòa ngưu thanh, Hòa khí Đông phong vạn bang xuy.
Ẩn ác dương thiện quân tử nhật, Bất tri xuân nhật hà vọng sinh.
Nhất điểu tam nhị tả hữu trung, Tị loạn chi bản đô tại tâm.
Vân vụ trướng thiên hôn cù trung, Dục tử tử tẩu vĩnh bất đắc.
Tiền vô hậu vô sơ lạc Đạo, Bất khả tư nghị bất vong xuân.
Thiên căn nguyệt quật hàn vãng lai, Tam thập lục cung đô xuân.
Vô vân vũ chân cam lộ phi, Thiên hương đắc số điền điền lý.
Thập nhị môn khai đại hòa môn, Nhật nguyệt minh lãng quang huy tuyến.
Mĩ tai thử vận cung Ất thế, Bạch nhật thăng thiên bỉ bỉ hữu.
Điền trung sinh nhai nhã thanh khúc, Bất tri tuế nguyệt hà giáp tử.

Thời hảo thời hảo bất tái lai, Khai mục thính nhĩ tật túc nhập” (Thời cơ tốt đẹp không trở lại, Giương mắt dỏng tai mau tiến vào): Nhắc nhở con người thế gian không được lỡ mất cơ hội này, thời cơ không quay trở lại, hãy giương mắt nhìn và dỏng tai nghe Đại Pháp, đừng ngờ vực nữa, mau tới nhập Đạo đắc Pháp.

Trung nhập thử thời kim hòa nhật, Xuất tử nhập sinh bất tri vong” (Vào giữa lúc này đúng hôm nay, Bỏ chết theo sống không biết chết): “Vào giữa lúc này” chỉ ngày hôm nay, hiện tại đắc Pháp tu luyện sẽ được vĩnh sinh («Cách Am Di Lục» nhiều chỗ đề cập đến tiên nhập, trung nhập, mạt nhập, sẽ được giải thích kỹ sau).

Ngưu thanh ngưu thanh hòa ngưu thanh, Hòa khí Đông phong vạn bang xuy” (Tiếng trâu tiếng trâu lại tiếng trâu, Gió Đông ôn hòa thổi vạn bang): “ngưu” ở đây chỉ người tu luyện, “ngưu thanh” chỉ người tu luyện luyện công hoằng Pháp, một truyền mười, mười truyền trăm. Chẳng mấy chốc hồng truyền tới “vạn bang”, tức toàn thế giới.

Ẩn ác dương thiện quân tử nhật, Bất tri xuân nhật hà vọng sinh” (Che ác giương thiện ngày quân tử, Ngóng về ngày Xuân sắp đản sinh): Ức chế tà ác, hoằng dương cái Thiện là hành vi của người quân tử. Người viết cho rằng đây là chỉ đệ tử Đại Pháp thanh trừ tà ác, hoằng dương Đại Pháp, bức hại Đại Pháp sẽ kết thúc vào mùa Xuân.

Nhất điểu tam nhị tả hữu trung, Tị loạn chi bản đô tại tâm” (Một câu ba mồi trái phải giữa, Gốc của tránh loạn đều tại tâm): Hai câu này ý nguyên văn đã rõ ràng, gần như không cần phá giải. “Một câu ba mồi trái phải giữa” chính là chữ “tâm” (心). Bất chấp thế gian có kiếp nạn nào đi nữa, có thể tránh loạn này căn bản ở tại tu tâm.

Vân vụ trướng thiên hôn cù trung, Dục tử tử tẩu vĩnh bất đắc” (Mây mù ngút trời giữa đường tối, Muốn chết muốn chạy cũng không xong): Người viết cho rằng chỗ này miêu tả cuộc bức hại đệ tử Đại Pháp như “mây mù ngút trời”, những kẻ bức hại Đại Pháp sẽ “muốn chết muốn chạy cũng không xong”, tức không còn đường sinh.

Tiền vô hậu vô sơ lạc Đạo, Bất khả tư nghị bất vong xuân” (Trước không sau không Đạo vui đầu, Không thể nghĩ bàn không quên Xuân): Lần truyền Đại Pháp Đại Đạo Pháp Luân Công này là trong lịch sử chưa từng xảy ra, tức là trước chưa từng có mà sau cũng không có lại nữa, đây là Pháp lớn như vậy, Đạo lớn như vậy. Cần phải nhớ rằng bộ Đại Pháp Đại Đạo này được truyền ra vào cuối mùa Xuân (tháng 5/1992).

Thiên căn nguyệt quật hàn vãng lai, Tam thập lục cung đô xuân” (Gốc trời chốn trăng rét qua lại, Ba mươi sáu cung đều là Xuân): “thiên căn nguyệt quật” tức thiên môn địa hộ, có câu “Càn ngộ Tốn thời quan nguyệt quật, Địa phùng lôi xứ kiến thiên căn“, “Tu tham nguyệt quật phương tri vật, Vị niếp thiên căn khởi thức nhân“. Thực ra, “nguyệt quật” là âm Thủy, “thiên căn” là dương Thủy, như vậy “thiên căn địa quật” chính là thuyết Âm-Dương (theo «Dịch bản nghĩa đồ»). “Tam thập lục cung” thuộc Hà Đồ, Hà Đồ là hình tượng của vạn vật, Hà Đồ thành quẻ Ly (☲), quẻ Ly ngụ ý tâm. “Ba mươi sáu cung đều là Xuân”, nghĩa là vào mùa Xuân, tâm của vạn vật đều sung mãn sức sống.

Vô vân vũ chân cam lộ phi, Thiên hương đắc số điền điền lý” (Không có mây mưa sương ngọt bay, Hương trời đáp số lý điền điền): Không có mây mưa mà sương lành rải khắp, “cam lộ” ở đây không phải giọt sương ngọt ở thế gian, mà là Pháp lý tu luyện.

Thập nhị môn khai đại hòa môn, Nhật nguyệt minh lãng quang huy tuyến” (Mười hai cửa lớn cùng mở ra, Nhật nguyệt sáng trong ánh quang huy): “mười hai cửa” tức 12 Địa chi, từ ngôi Tý đến ngôi Hợi, chúng sinh đều tiến vào tu luyện, tiền trình mười phần quang minh.

Mĩ tai thử vận cung Ất thế, Bạch nhật thăng thiên bỉ bỉ hữu” (Vận này đẹp lắm thế cung Ất, Ban ngày bay lên có nhiều lượt): “Vận này” là vận phổ truyền thế gian của Pháp Luân Đại Pháp, khắp nơi đều có người tu luyện, cuối cùng sẽ như Đạo gia giảng là “bay lên giữa ban ngày” (bạch nhật phi thăng). «Cách Am Di Lục» thường dùng “cung Ất”, “lưỡng cung song Ất”, “cung cung Ất Ất” để chỉ Pháp Luân và Pháp Luân Công nói chung. “Cung cung” (弓弓) chỉ Thái Cực đồ của Đạo gia gồm hai nửa Âm-Dương xoắn vào nhau theo hình vòng cung; “Ất Ất” (乙乙) chỉ phù hiệu chữ Vạn “卍” của Phật gia, Ất+Ất = “乙”+”乙” = “卍”.

Điền trung sinh nhai nhã thanh khúc, Bất tri tuế nguyệt hà giáp tử” (Khúc nhạc thanh nhã giữa ruộng người, Không biết năm tháng đã mấy giáp): Chỉ rõ đây là nhạc luyện công thanh nhã, là một loại âm nhạc tu Đạo. Người tu luyện dụng tâm luyện công, không biết thời gian đã trôi qua bao lâu nữa. Câu này tiên tri Pháp Luân Công sẽ có nhạc luyện công.

Dục thức song cung thoát kiếp lý, Huyết mạch quán thông hỉ nhạc ca.
Dục thức thương sinh an tâm xứ, Tam phong lưỡng bạch hữu nhân xứ.
Cẩm Thành Cẩm Thành hà Cẩm Thành, Kim bạch thổ thành Hán Thủy biên.
Kê minh long khiếu hà xứ địa, Ấp giả khê biên thị Cẩm Thành.
Kê Long Kê Long hà Kê Long, Tử hà tiên trung kim Kê Long.
Phi sơn phi dã Cát Tinh địa, Kê Long bạch thạch chân Kê Long.
Thập thắng thập thắng hà thập thắng, Thắng lợi đài thượng chân thập thắng.
Lưỡng bạch lưỡng bạch hà lưỡng bạch, Tiên hậu thiên địa thị lưỡng bạch.
Hà Đồ Lạc Thư linh quy số, Tâm linh y bạch chân lưỡng bạch.
Tam phong tam phong hà tam phong, Phi sơn phi dã thị tam phong.
Thế nhân bất tri hỏa vũ lộ, Vô cốc đại phong thị tam phong.
Cung Ất cung Ất hà cung Ất, Thiên cung địa Ất thị cung Ất.
Nhất dương nhất âm diệc cung Ất, Tử hà tiên nhân chân cung Ất.

Dục thức song cung thoát kiếp lý, Huyết mạch quán thông hỉ nhạc ca” (Muốn biết cặp cung lý thoát kiếp, Mạch máu thông suốt nhạc mừng vui): Đây là Lý duy nhất giải thoát khỏi kiếp nạn, Pháp Luân Công có thể khiến người luyện công huyết mạch thông suốt, giải quyết vấn đề chữa bệnh khỏe người mà y học hiện đại không giải quyết được. Câu trên chỉ rõ người tu luyện sẽ có âm nhạc luyện công, chỉ cần luyện công này sẽ giúp “huyết mạch quán thông”, bao nhiêu bệnh tật đều tiêu mất, đạt được trường thọ trường sinh.

Dục thức thương sinh an tâm xứ, Tam phong lưỡng bạch hữu nhân xứ” (Muốn nhắc thương sinh chốn an tâm, Ba phong hai trắng nơi có người): Chúng sinh muốn tìm một nơi an tâm, thì cần phải biết về “tam phong” và “lưỡng bạch”. Ở trước đã giải thích qua, “Chân-Thiện-Nhẫn” là “tam phong”; ngôn ngữ thiển bạch, đạo lý minh bạch là “lưỡng bạch”, cũng có giải thích khác là tâm trắng và thân trắng (tính mệnh song tu), hoặc nãi bạch thể và tịnh bạch thể (hai giai đoạn tu luyện thân thể người).

Cẩm Thành Cẩm Thành hà Cẩm Thành, Kim bạch thổ thành Hán Thủy biên” (Thành gấm thành gấm thành gấm nào, Thành đất vàng trắng bên sông Hán): «Cách Am Di Lục» là dự ngôn Hàn Quốc, do vậy không thể thiếu nội dung nói về Hàn Quốc. Ở đây giảng về địa điểm truyền Pháp tại Hàn Quốc. “Tam phong lưỡng bạch” tại “Cẩm Thành”. Như vậy “Cẩm Thành” là ở đâu? “Kim bạch thổ thành Hán Thủy biên”. Câu này thực tế là nhắm vào địa phương truyền bá Pháp Luân Công sớm nhất tại Hàn Quốc. “Kim bạch” tức hướng Tây, “thổ thành” ngụ ý thôn, ở vào “Hán Thủy biên”, tức bên bờ sông Hán giang. Như vậy “Cẩm Thành” ở đây là chỉ “Hán Thành”, tức Seoul, nơi có sông Hán từ Bắc Triều Tiên chảy qua, và địa điểm này là ngoại thành phía Tây thành phố Seoul.

Kê minh long khiếu hà xứ địa, Ấp giả khê biên thị Cẩm Thành” (Gà gáy rồng kêu ở đất nào, Ấp cạnh khe suối là thành gấm): “Kê minh long khiếu” (Gà gáy rồng kêu) chính là “Kê Long”. “Kê Long” là tên một ngọn núi ở Hàn Quốc nổi tiếng có linh khí, là đại từ ngụ ý tu luyện. Như vậy đất này là đất nào? Là “ấp cạnh khe suối”, đây là “Cẩm Thành”. “Ấp” là thôn, “ấp giả” là thôn dân, tức vùng ngoại thành Seoul, nơi thôn dân sinh sống. Người viết kinh ngạc khi phát hiện rằng, khi ghép chữ đầu câu “Kim bạch thổ thành Hán Thủy biên” với chữ đầu câu “Ấp giả khê biên thị Cẩm Thành”, thì được một địa danh cụ thể — Kim Thôn! (“Ấp” là thôn, Kim Ấp là Kim Thôn). Kim Thôn chính là một thôn ở Pha Châu, phía Tây Bắc thành phố Seoul. Tại đây, «Cách Am Di Lục» chỉ rõ Kim Thôn thuộc “Cẩm Thành” là địa điểm hoằng Pháp sớm nhất tại Hàn Quốc.

Kê Long Kê Long hà Kê Long, Tử hà tiên trung kim Kê Long” (Kê Long Kê Long Kê Long nào, Tiên trong mây tím Kê Long vàng): Trọng điểm bàn luận ở đây là “Kê Long”. Kê Long là lưỡng Mộc, dùng «Chu Dịch» mà giảng, “Kê” {gà} là Tốn (☴), hướng Đông Nam, thuộc Mộc; “Long” {rồng} là Chấn (☳), hướng chính Đông, thuộc Mộc. Như vậy, Kê Long có thể coi là lưỡng Mộc. Bởi vì «Cách Am Di Lục» nhiều lần đàm luận về “lưỡng Mộc Thánh nhân”, như vậy Kê Long cũng có thể hiểu là chỉ Thánh nhân, tức Đại Giác Giả truyền Pháp. Nhưng người viết cho rằng Kê Long nhiều chỗ chỉ người tu luyện theo Đại Giác Giả hoặc đại biểu cho tu luyện. Từ một góc độ khác mà giảng, «Chu Dịch» cho rằng Kê là “phong” {gió}, Long là “lôi” {sấm}, Kê Long tức phong lôi, ngụ ý biến hóa khôn lường — tượng trưng lịch trình tu luyện nhấp nhô lên xuống. Vậy vì sao nói “Tử hà tiên trung kim Kê Long”? “Tử hà tiên” ở đây chính là Thái Cực của Đạo gia trong đồ hình Pháp Luân. Đạo gia có thuyết về “Tử khí Đông lai” (khí tím đến từ phương Đông), màu tím là màu sắc của Đạo gia, còn vàng kim là màu của Phật gia. Từ đó có thể thấy, “tử hà tiên trung” (tiên trong mây tím) chính là phù hiệu Thái Cực của Tiên thiên Đại Đạo, còn “Kim Kê Long” (Kê Long vàng) là phù hiệu chữ Vạn “卍” của Phật gia ở trung tâm. Ở đây một lần nữa chỉ rõ kết cấu đồ hình Pháp Luân.

Phi sơn phi dã Cát Tinh địa, Kê Long bạch thạch chân Kê Long” (Không núi không rừng đất sao lành, Kê Long đá trắng Kê Long thật): Ở đây còn minh xác hơn nữa nói với người đời rằng đừng phỏng đoán địa danh nào cả, bởi vì nó không phải địa danh. Ngoài ra còn chỉ rõ “Kê Long đá trắng”, “đá trắng” là gì? “Đá trắng” chính là hai chấm trắng bên trong Thái Cực và Tiên thiên Đại Đạo của Pháp Luân.

Thập thắng thập thắng hà thập thắng, Thắng lợi đài thượng chân thập thắng” (Thập thắng thập thắng thập thắng nào, Thắng lợi trên đài thập thắng thật): “thập thắng” chính là Pháp Luân Đại Pháp “cửu cung gia nhất” (chín cung thêm một), chân chính giành thắng lợi mới là “thập thắng thật”. Đổi lại mà giảng, Pháp Luân Công khẳng định sẽ giành thắng lợi.

Lưỡng bạch lưỡng bạch hà lưỡng bạch, Tiên hậu thiên địa thị lưỡng bạch” (Hai trắng hai trắng hai trắng nào, Trời trước đất sau là hai trắng). “Hà Đồ Lạc Thư linh quy số, Tâm linh y bạch chân lưỡng bạch” (Hà Đồ Lạc Thư số rùa thiêng, Tâm linh áo trắng hai trắng thật): Ở đây giảng long mã Hà Đồ tượng trưng cho Trời, linh quy Lạc Thư tượng trưng cho Đất, tức càn khôn. “Lưỡng bạch” đã được giải thích ở trên rồi.

Tam phong tam phong hà tam phong, Phi sơn phi dã thị tam phong” (Ba phong ba phong ba phong nào, Không núi không rừng là ba phong). “Thế nhân bất tri hỏa vũ lộ, Vô cốc đại phong thị tam phong” (Người đời không biết lửa mưa sương, Không lúa dồi dào là ba phong): Như trên đã bàn qua “tam phong” tức là “Chân-Thiện-Nhẫn”. Ở đây vị Thần nhân nhắc nhở thế nhân “tam phong” không phải là địa danh, mà là tu luyện tâm tính theo “Chân-Thiện-Nhẫn”.

Cung Ất cung Ất hà cung Ất, Thiên cung địa Ất thị cung Ất” (Cung Ất cung Ất cung Ất nào, Trời cung đất Ất là cung Ất). “Nhất dương nhất âm diệc cung Ất, Tử hà tiên nhân chân cung Ất” (Một dương một âm cũng cung Ất, Tiên nhân mây tím cung Ất thật): Ở đây lại dùng “cung” và “Ất” để giảng về hai gia lớn của vũ trụ là Phật và Đạo, Pháp Luân Đại Pháp là Đại Pháp vũ trụ bao hàm cả Phật Đạo lưỡng gia.

Ngưu tính ngưu tính hà ngưu tính, Thiên Đạo canh điền thị ngưu tính.
(Giống trâu giống trâu giống trâu nào, Cày ruộng Đạo Trời là giống trâu)
Ngưu tính tại dã ngưu minh thanh, Thiên ngưu địa mã chân ngưu tính.
(Giống trâu ngoài đồng tiếng trâu kêu, Trời trâu đất ngựa giống trâu thật)

Phần trước tại câu “Càn ngưu địa mã ngưu tính lý” đã giải thích “ngưu tính” ngụ ý tu luyện. Trong “tam luận”, «Cách Am Di Lục» đàm luận “ngưu” là hình tượng có thể “tị loạn” mà sống trong thời kỳ lịch sử hiện nay, tức người tu luyện. Vậy còn “ngưu tính tại dã” (giống trâu ngoài đồng)? Nó ám chỉ những người tu luyện này đều luyện công ở ngoài trời, nên mới nói “ngưu tính tại dã”. “Thiên ngưu địa mã” tức quẻ Thiên Địa Bĩ, là “thiên địa bất giao mà vạn vật bất thông”, là quẻ “tiểu nhân hống hách mà quân tử mất tiêu”, cũng là những người tu luyện sẽ phải trải qua một trường ma nạn, nhưng vượt khỏi trường ma nạn này mới tính là người tu luyện Đại Pháp.

Trịnh thị Trịnh thị hà Trịnh thị, Mãn thất gia tam thị Trịnh thị.
(Họ Trịnh họ Trịnh họ Trịnh nào, Hết bảy thêm ba là họ Trịnh)
Hà tính bất tri vô duệ hậu, Nhất tự tung hoành chân Trịnh thị.
(Không biết họ gì không hậu duệ, Một chữ ngang dọc họ Trịnh thật)

Ở đây bàn về Đại Thánh nhân. Bởi vì «Cách Am Di Lục» đàm luận về Đại Thánh nhân họ Trịnh, nên trước đây người ta vẫn cho rằng Đại Thánh nhân mang họ Trịnh, nhưng «Cách Am Di Lục» lại phủ định họ Trịnh trong bách gia tính là họ của Đại Thánh nhân. Thực ra đây là thủ pháp dùng ẩn ngữ đồng âm, tức chữ “Chính”; trong tiếng Hàn, “Chính” (正) với “Trịnh” (郑) là đồng âm [zhèng]. “Mãn thất gia tam” (Hết bảy thêm ba), tuy phương Tây là bảy, phương Đông là ba, nhưng người viết cho rằng đây là chỉ “tả tam hữu thất” (trái ba phải bảy), là số mười (số của cửu cung), tức “thập thắng”. Tất nhiên cũng không loại trừ Thánh nhân Chính Đạo (họ “Trịnh”) là Đại Thánh nhân bao dung cả Đông lẫn Tây. Vậy vì sao nói “vô duệ hậu” (không hậu duệ)? Câu này cường điệu một chữ “độc” (một mình, duy nhất). “Nhất tự tung hoành” (một chữ ngang dọc) đúng là chữ “thập” (十), quy về “thập thắng”. Ý mấy câu này nói Đại Thánh nhân là Đại Giác Giả độc nhất vô nhị, vô tiền khoáng hậu, trước chưa từng có mà sau cũng không có nữa.

Hải ấn hải ấn hà hải ấn, Kiến bất tri nhi hỏa vũ lộ.
(Ấn biển ấn biển ấn biển nào, Thấy mà không biết lửa mưa sương)
Hóa tự hóa tự hà hóa ấn, Vô cùng tạo hóa thị hải ấn.
(Chữ hóa chữ hóa ấn hóa nào, Tạo hóa vô cùng là ấn biển)
Điền ý điền ý hà điền ý, Tứ diện phương chính thị điền ý.
(Ý điền ý điền ý điền nào, Bốn mặt vuông vức là ý điền)
Điền chi hựu điền biến hóa điền, Diệu thuật vô cùng chân điền ý.
(Hết điền lại điền biến hóa điền, Kỳ diệu vô cùng ý điền thật)

Tám câu trên chính là giảng về Pháp Luân. “Hải ấn” (ấn của biển) bắt nguồn từ thuyết “Ấn lớn của biển xuất vạn tượng”, nhiều lúc chỉ “trí huệ của Phật”. Vì sao lại là “hải ấn”? “Hỏa vũ lộ” (lửa mưa sương) nhìn mà không thấy là gì? Vì sao nói “nhìn mà không thấy”? Bởi vì nó không phải là lửa, mưa, sương mà thế gian có thể thấy được, mò mẫm ra được, mà là Pháp lý tu luyện. «Cách Am Di Lục» giảng “hỏa vũ lộ” là “tam phong”, như vậy “hỏa vũ lộ” chính là “Chân-Thiện-Nhẫn”. “Hóa tự” (chữ hóa), là tạo hóa vô cùng, tạo hóa có thể đổi trời thay đất. “Điền ý” là có ý gì? “Bốn mặt vuông vức là ý điền”. Vì sao nói “bốn mặt vuông vức” (tứ diện phương chính)? Chữ “điền” (田) chính là biểu đạt hình tượng Pháp Luân với cửu cung, trông rất vuông vức. Lời tiên tri nói với người đời Pháp Luân chính là “điền” (田), thứ ruộng có thể khiến con người biến hóa, là ruộng Pháp lý vũ trụ ảo diệu vô cùng.

Tùng kim tùng kim hà tùng kim, Quang thái linh lung thị tùng kim.
(Vàng kim vàng kim vàng kim nào, Hào quang lung linh là vàng kim)
Nhật nguyệt vô quang quang huy thành, Tà bất phạm chính chân tùng kim.
(Nhật nguyệt không sáng thành chói lọi, Tà không phạm chính đúng vàng kim)

“Kim” (vàng) ở đây chính là chỉ phù hiệu chữ Vạn “卍” màu vàng ở trung tâm đồ hình Pháp Luân. “Hào quang lung linh là vàng kim”, ý nói “vàng” này tỏa hào quang lung linh. Nghĩa là phù hiệu chữ Vạn “卍” màu vàng ở trung tâm đồ hình Pháp Luân tỏa sáng lung linh, sáng tới mức khiến mặt trăng và mặt trời dường như “vô quang”, giống như một tòa thành tỏa ánh quang huy vậy. Ở đây dùng “quang huy thành” (tòa thành chói lọi) để ẩn dụ Pháp Luân với sắc thái tươi đẹp và có hình tròn. “Vàng kim” là gì? Từ nội hàm tiến thêm một bước nói “tà không phạm chính” là “đúng vàng kim”.

Chân kinh chân kinh hà chân kinh, Yêu ma bất xâm thị kinh.
(Chân kinh chân kinh chân kinh nào, Yêu ma không xâm là kinh)
Thượng Đế dự ngôn Thánh Kinh thuyết, Hào li bất soa chân chân kinh.
(Thượng Đế tiên tri Thánh Kinh nói, Không sai chút nào chân kinh thật)

Bốn câu này bàn luận về kinh thư của Pháp Luân Đại Pháp, nói Nó là kinh chân chính, Thượng Đế đã từng dự ngôn rồi, không sai tý nào, từng câu từng chữ đều là chân kinh thật. Bộ chân kinh này chính là sách «Chuyển Pháp Luân» mà những người tu luyện Pháp Luân Công thường đọc. Cũng là nói rằng, tu bộ Đại Pháp này là có kinh thư, kinh thư này đúng là chân kinh thật.

Cát địa Cát địa hà cát địa, Đa hội tiên trung thị Cát địa.
(Đất lành đất lành đất lành nào, Nơi nhiều hội tiên là đất lành)
Tam Thần sơn hạ ngưu minh địa, Quế thụ phạm phác thị Cát địa.
(Dưới núi Tam Thần đất trâu kêu, Cây quế mộc mạc là đất lành)

Ở đây bàn đến địa danh, lại gọi đây là “Cát địa” (đất lành). Cát địa là gì? Là bởi vì “nhiều hội tiên”, cũng là mảnh đất lành nơi nhiều “tiên nhân” tụ tập. Như vậy đất lành ở nơi đâu? Là “Dưới núi Tam Thần đất trâu kêu, Cây quế mộc mạc là đất lành“. Trước hết giải ẩn ngữ “quế thụ phạm phác”. “Quế thụ” (桂树), mỗi chữ bỏ phần bên phải rồi hợp lại thì thành chữ “lâm” (林). Đem chữ “phạm” (范) tách thành “trúc xa dĩ” (竹车已), thì có nghĩa là “xe trúc dừng”, mà “xe trúc” đã được Tân Hựu Thừa tiên sinh phá giải là chỉ Pháp Luân (Bánh xe Pháp). Như vậy “phạm phác” nghĩa là mộc mạc như trúc, bốn mùa đều xanh, mà “lâm” {rừng} bốn mùa đều xanh thì chính là “Trường Xuân”, là thủ phủ Trường Xuân của tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc. Chữ “phác” (朴), nghĩa là “mộc mạc, giản dị”, xuất hiện nhiều lần tại nhiều thiên trong «Cách Am Di Lục», là chỉ Đại Thánh nhân hoặc đệ tử của Đại Thánh nhân. “Phạm phác” chính là chỉ người sáng lập Pháp Luân Công truyền Pháp bắt đầu từ Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm. Thành phố Trường Xuân, thuộc Cát Lâm chính là “Cát địa”. Giờ quay lại giải “núi Tam Thần” thì thấy quả nhiên là chỉ núi Bạch Đầu nổi tiếng (núi Trường Bạch) ở Đông Bắc Trung Quốc. “Dưới núi Tam Thần đất trâu kêu“. “Đất trâu kêu” là nơi người tu luyện dũng mãnh bước ra. “Quế thụ phạm phác” tức Trường Xuân ở tỉnh Cát Lâm, là mảnh đất lành “Cát địa”; trong tiếng Hán, “Cát Lâm” (吉林) có nghĩa là “khu rừng tốt lành”, “Trường Xuân” (长春) có nghĩa là “sức sống mãi mãi”.

(còn tiếp…)

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/20793

The post «Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 1): Nam Sư Cổ bí quyết (Phần 2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/08/cach-am-di-luc-toan-giai-thien-1-nam-su-co-bi-quyet-phan-2.html/feed0
«Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 1): Nam Sư Cổ bí quyết (Phần 1)https://chanhkien.org/2012/08/cach-am-di-luc-toan-giai-thien-1-nam-su-co-bi-quyet-phan-1.htmlhttps://chanhkien.org/2012/08/cach-am-di-luc-toan-giai-thien-1-nam-su-co-bi-quyet-phan-1.html#respondSun, 05 Aug 2012 13:42:15 +0000https://chanhkien.org/?p=18359Trong «Cách Am Di Lục», thiên đầu tiên "Nam Sư Cổ bí quyết" là một thiên cực kỳ trọng yếu, khởi tác dụng "vẽ rồng điểm mắt" đối với toàn bộ cuốn sách.

The post «Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 1): Nam Sư Cổ bí quyết (Phần 1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Nguyên giải: Chính Hạo / Biên tập: Chánh Kiến Net

[Chanhkien.org] Giới thiệu: «Cách Am Di Lục» (Gyeokamyurok) là cuốn sách tiên tri thần kỳ do học giả Nam Sư Cổ truyền lại từ 470-480 năm trước đây tại Triều Tiên (nay thuộc Hàn Quốc). Nam Sư Cổ, hiệu Cách Am, là người trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, với khả năng tiên tri, có thể được ví với Thiệu Khang Tiết thời Bắc Tống ở Trung Quốc. Tuy nhiên, tương truyền «Cách Am Di Lục» là do một vị Thần nhân ở núi Kim Cương khẩu thuật và Nam Sư Cổ ghi lại từng câu từng chữ. Toàn bộ cuốn sách phân làm 60 thiên với gần 4 vạn chữ. Phá giải «Cách Am Di Lục» đã trở thành một chủ đề nóng tại Hàn Quốc vào những thập niên 80-90. Trong dự ngôn giảng rất minh xác về một Đại Pháp Đại Đạo hồng truyền thế gian, nhưng phải trải qua một trường ma nạn, đồng thời cũng giảng về những vấn đề mà nhân loại sẽ phải đối mặt.

*  *  *

Đệ nhất thiên “Nam Sư Cổ bí quyết”

Lời tựa: Trong «Cách Am Di Lục», thiên đầu tiên “Nam Sư Cổ bí quyết” là một thiên cực kỳ trọng yếu, khởi tác dụng “vẽ rồng điểm mắt” đối với toàn bộ cuốn sách. Cũng là nói rằng, chỉ cần phá giải “Nam Sư Cổ bí quyết” là có thể đem toàn bộ nội dung chủ yếu của «Cách Am Di Lục» ra nói mạch lạc. Thiên này luận thuật chân lý “thập thắng” là gì, Đại Thánh nhân là ai, tiên đoán chân lý thập thắng và người sáng lập sẽ tạm thời bị trấn áp, hơn nữa còn thuyết minh tường tận về “thập thắng”, “tam phong”, “lưỡng bạch”, “hải ấn”. Thiên này kết cấu nghiêm cẩn, dùng từ tinh luyện.

Sư Cổ hiệu Cách Am, hựu hiệu Kính Am, Anh Dương nhân, Minh miếu triều quan, xã tắc tham phụng bái thiên văn học giáo thụ, thiếu thời phùng Thần nhân thụ bí quyết, phong thủy thiên văn câu đắc thông hiểu, công dĩ Chính Đức tứ niên Kỷ Tỵ sinh, Long Khánh ngũ niên Tân Mùi tốt thọ, lục thập tam tuế“.

Nam Sư Cổ, hiệu Cách Am, còn hiệu là Kính Am, người Anh Dương. Vào triều Minh nhậm chức quan ở Triều Tiên, giảng dạy thiên văn học, thuở nhỏ gặp Thần nhân truyền thụ bí quyết, phong thủy thiên văn không gì không thông hiểu. Nam Sư Cổ sinh năm 1509 Kỷ Tỵ, mất năm 1571 Tân Mùi, hưởng thọ 63 tuổi.

Lưỡng cung song Ất tri ngưu mã, Điền hề tùng kim cấn hoa cung.
Tinh thoát kỳ hữu mễ bàn tự, Lạc bàn tứ nhũ thập trọng sơn.
Bát lực thập nguyệt nhị nhân tầm, Nhân ngôn nhất đại thập bát thốn.
Ngọc đăng thu dạ tam bát nhật, Nam Bắc tương hòa thái bình ca.

Lưỡng cung song Ất tri ngưu mã, Điền hề tùng kim cấn hoa cung” (Cặp cung đôi Ất biết trâu ngựa, Ruộng này từ cung dâm bụt vàng). “Lưỡng cung song Ất tri ngưu mã”: Trời sinh nhất, nhất sinh lưỡng nghi, “lưỡng cung” hoặc “cung cung” (弓弓) ám chỉ Thái Cực đồ, cũng là Đạo gia. “Song Ất” tức “Ất Ất” (乙乙), Ất+Ất = “乙”+”乙” = “卍”, “song Ất” chỉ đích thị phù hiệu chữ Vạn “卍” của Phật gia. “Lưỡng cung song Ất” chính là chỉ hai gia lớn là Phật và Đạo. “Ngưu mã” (trâu ngựa) ở đây với “điền” (田) trong câu tiếp là có quan hệ, ngụ ý trâu ngựa cày cấy thu hoạch trên thửa ruộng. “Điền hề tùng kim cấn hoa cung”: “Điền” (田), là “điền” (ruộng) của hoa dâm bụt màu vàng (“kim cấn hoa cung”). Ở đây không phải chỉ “ruộng” với thổ nhưỡng, mà là một loại đồ hình, đồ hình có cung xán lạn màu vàng như hoa. Như vậy, “điền” (田) ở đây với “lưỡng cung song Ất” ở trên là tương liên, ý là trong “cung dâm bụt vàng” có hình tượng “lưỡng cung song Ất”.

Tinh thoát kỳ hữu mễ bàn tự, Lạc bàn tứ nhũ thập trọng sơn” (Tinh bỏ phần hữu còn chữ mễ, Rụng đi bốn nhũ mười núi nặng). “Tinh thoát kỳ hữu mễ bàn tự”: Chữ “tinh” (精) bỏ đi phần bên phải (“hữu”) chính là chữ “mễ” (米). “Lạc bàn tứ nhũ thập trọng sơn”: “Lạc”, là rụng đi, rụng đi “tứ nhũ”, tức chữ “mễ” (米) rụng đi bốn dấu phẩy (“tứ nhũ”) ở Đông Nam, Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nam chỉ còn lại chữ “thập” (十).

Bốn câu bí ngữ ở trên miêu tả một đồ hình, “Lưỡng cung song Ất tri ngưu mã, Điền hề tùng kim cấn hoa cung” chỉ ra một thứ gì đó với rất nhiều hình thái. Có Thái Cực, cũng có phù hiệu chữ Vạn “卍”. Hai câu sau “Tinh thoát kỳ hữu mễ bàn tự, Lạc bàn tứ nhũ thập trọng sơn” nói với chúng ta vị trí các Thái Cực (bao gồm Tiên thiên Đại Đạo) và phù hiệu chữ Vạn “卍” trong đồ hình này. Vậy là, dùng bốn câu này miêu tả tổng thể, phác họa đồ hình Pháp Luân.

Bát lực thập nguyệt nhị nhân tầm, Nhân ngôn nhất đại thập bát thốn” (Tám lực mười trăng hai người tìm, Lời người một lớn mười tám thốn). “Bát lực thập nguyệt nhị nhân tầm”: “bát lực nguyệt nhị nhân” (八力月二人) ghép lại thành chữ “thắng” (勝) (tiếng Hán phồn thể), “Bát lực thập nguyệt nhị nhân tầm” hợp lại thành “thập thắng” (十勝). “Thập thắng” này xuất hiện nhiều lần trong toàn cuốn sách, ở đây lấy hình thức câu đố chữ để đưa ra lần đầu tiên. “Nhân ngôn nhất đại thập bát thốn”: “nhân ngôn” (人言) hợp thành chữ “tín” (信), “nhất đại” (一大) hợp thành chữ “thiên” (天), “thập bát thốn” (十八寸) hợp thành chữ “thôn” (村), hợp lại hết thành “tín thiên thôn” (tin vào thôn ở trên trời, ngụ ý tín tâm tu luyện). Vậy còn “thập thắng” là gì? Phật gia coi vũ trụ như thế giới mười phương, còn Đạo gia giảng Thái Cực, theo Chu Dịch nói thì “cửu cung gia nhất” tức là “thập thắng”; bởi vậy, “thập thắng” (十勝) chỉ Pháp mà Phật gia giảng, hoặc Đạo mà Đạo gia giảng, ở đây chỉ chân Pháp lý của vũ trụ.

Ngọc đăng thu dạ tam bát nhật, Nam Bắc tương hòa thái bình ca” (Đèn ngọc đêm thu ba tám ngày, Nam Bắc cùng hát thái bình ca): “Ngọc đăng” (đèn ngọc), dùng “lục thập giáp tử” mà giải thì chính là năm Canh Thìn hoặc Giáp Thìn, tức 2000-2001 hoặc 2024-2025. Rất có khả năng là rơi vào mùa Xuân (tam bát nhật) và mùa Thu (thu dạ).

Dục thức thương sinh bảo mệnh xứ, Cát Tinh chiếu lâm chân thập thắng.
Lưỡng bạch tam phong chân lý, Nhãn xích chỉ hóa nhân bất đổ.
Cửu cung gia nhất thập thắng lý, Xuân mãn càn khôn phúc mãn gia.
Long quy hà lạc lưỡng bạch lý, Tâm thanh thân an hóa sinh nhân.
Thế nhân bất tri song cung lý, Thiên hạ vạn dân giải oan thế.
Độ hải di sơn hải ấn lý, Thiên hạ nhân dân Thần phán cơ.
Tứ khẩu hợp thể toàn điền lý, Hoàng đình kinh độc đan tâm điền.
Tứ phương trung chính tùng kim lý, Nhật nguyệt vô quang bất dạ thành.
Lạc bàn tứ nhũ thập tự lý, Tử trung cầu sinh hoàn nhiên giác.
Thủy thăng hỏa giáng bệnh khước lý, Bất lão bất tử cam vũ lộ.
Tam nhân nhất tịch tu tự lý, Chân tâm bất biến đốc tín thiên.
Lục giác bát nhân thiên hỏa lý, Hoạt nhân diệt ma Thần phán cơ.
Tự nhân bất nhân thiên hư vô lý, Thiên Thần hạ giáng phân minh tri.
Bát vương bát khẩu Thiện tự lý, Thiên Chân hóa tâm bất biến tâm.
Càn ngưu khôn mã ngưu tính lý, Hòa khí Đông phong Chân Nhân xuất.

Dục thức thương sinh bảo mệnh xứ, Cát Tinh chiếu lâm chân thập thắng” (Muốn nhắc thương sinh nơi giữ mạng, Sao lành chiếu rọi thập thắng thật): Muốn biết nơi giữ mạng sống khỏi “tam tai bát nạn”, thì phải tìm “thập thắng” chân chính, “chân thập thắng” mới là Cát Tinh (Ngôi sao May mắn, Sao lành) từ trên cao chiếu rọi.

Lưỡng bạch tam phong chân lý, Nhãn xích chỉ hóa nhân bất đổ” (Chân lý hai trắng ba phong, Người mắt chỉ tiền nhìn không thấy): “lưỡng bạch” là chỉ ngôn ngữ thiển bạch, đạo lý minh bạch. Đây là nói Pháp lý này dùng ngôn ngữ dễ hiểu để giảng, hơn nữa giảng rất minh bạch rõ ràng, khiến những người có tuổi tác và học thức khác nhau vẫn đều có thể lý giải. Vậy còn “tam phong”? Người viết cho rằng “tam phong” chính là chỉ “Chân-Thiện-Nhẫn”, hoặc từ góc độ Kinh Dịch mà luận, thì có luận về “tam cực”, “tam thiên”, “tam tài”, cũng có thể là “tam phong”. “Lưỡng bạch tam phong chân lý, Nhãn xích chỉ hóa nhân bất đổ” ý tứ mười phần rõ ràng, chính là nói mặc dù công pháp truyền ra với ngôn ngữ thiển bạch, đạo lý minh bạch, nhưng những người bái vật chỉ biết đến tiền thì nhìn mà không thấy.

Cửu cung gia nhất thập thắng lý, Xuân mãn càn khôn phúc mãn gia” (Lý thập thắng chín cung thêm một, Xuân khắp trời đất phúc khắp nhà). Thế nào là “cửu cung gia nhất”? “Cửu cung”, tức bát quái thêm số 5 ở trung ương thành “cửu cung”; trong Bát quái, số cửu cung lần lượt là 1 Khảm (☵), 2 Khôn (☷), 3 Chấn (☳), 4 Tốn (☴), 5 Giữa, 6 Càn (☰), 7 Đoài (☱), 8 Cấn (☶), 9 Ly (☲). “Cửu cung gia nhất” tức cửu cung cộng thêm Thái Cực thành “thập thiên vô cực” hay “thập thắng”, đây là nói từ góc độ Kinh Dịch. Còn từ hình tượng mà luận, “cửu cung gia nhất” chính là đồ hình Pháp Luân với “cửu cung” — trung ương là một phù hiệu chữ Vạn “卍” lớn, cộng thêm bốn phù hiệu chữ Vạn “卍” nhỏ ở trên dưới trái phải, lại cộng thêm hai Thái Cực ở Đông Nam, Tây Bắc, và hai Thái Cực phù hiệu Tiên thiên Đại Đạo ở Tây Nam, Đông Bắc, tất cả hợp thành “cửu cung” (hình “cửu cung” là nằm ngoài Bát quái, đồ hình Pháp Luân là như vậy). Toàn bộ “cửu cung” hợp thành một khối, cộng thêm màu nền là được Pháp Luân đầy đủ hình tròn (chi tiết xem đồ hình Pháp Luân).

“Thập thắng lý” đã được giải thích ở trước, chỉ Pháp lý chân chính của vũ trụ.

Long quy hà lạc lưỡng bạch lý, Tâm thanh thân an hóa sinh nhân” (Rồng rùa sông Lạc lý hai trắng, Tâm trong thân an biến hóa người): “long” là Hà Đồ, “quy” là Lạc Thư; “lý lưỡng bạch” ở đây đã được giải thích, là ngôn ngữ thiển bạch đạo lý minh bạch, cũng có lý giải khác là tâm trắng và thân trắng, hoặc nãi bạch thể và tịnh bạch thể (hai giai đoạn tu luyện thân thể người). Công pháp này có thể khiến “tâm thanh thân an” (tính mệnh song tu), bao hàm cả lý Thái Cực của Hà Đồ và lý chữ Vạn “卍” của Lạc Thư.

Thế nhân bất tri song cung lý, Thiên hạ vạn dân giải oan thế” (Người đời không biết lý song cung, Vạn dân thiên hạ được giải oan): “song cung” cũng là “lưỡng cung” đề cập ở trước, lý “cung cung” này, con người thế gian không biết nó mới là chân lý giải oan đời đời kiếp kiếp cho vạn dân thiên hạ.

Độ hải di sơn hải ấn lý, Thiên hạ nhân dân Thần phán cơ” (Vượt biển dời núi lý ấn biển, Nhân dân thiên hạ Thần phán cơ): “hải ấn” (con dấu của biển, ẩn dụ Pháp Luân) có thể vượt biển dời núi, có người nhìn được các khả năng kỳ diệu của nó. “Lý hải ấn”, là nền tảng (“cơ”) để thẩm phán nhân dân toàn thiên hạ. Ý là nhân dân thiên hạ cuối cùng sẽ có ngày thẩm phán tà ác. Ở đây dùng chữ rất độc đáo, đổi chữ “thẩm” trong “thẩm phán cơ” thành chữ “Thần”, tiếng Hàn phát âm “thẩm” (审) với “Thần” (神) là giống nhau, dùng chữ vi diệu là ở chỗ đó.

Tứ khẩu hợp thể toàn điền lý, Hoàng đình kinh độc đan tâm điền” (Bốn miệng hợp thể lý toàn điền, Đọc Hoàng đình kinh tâm tại điền): “Tứ khẩu hợp thể”, bốn chữ “khẩu” (口) hợp lại thành chữ “điền” (田). Dùng «Hoàng đình kinh», sách của Đạo gia để thuyết minh lý tu luyện của Đạo gia cũng bao hàm trong đây, ngụ ý sẽ có sách chỉ đạo tu luyện (“kinh”), phải đọc sách này để tu tâm tính.

Tứ phương trung chính tùng kim lý, Nhật nguyệt vô quang bất dạ thành” (Bốn phương quy chính từ lý vàng, Nhật nguyệt không sáng thành không đêm): “Tứ phương trung chính tùng kim lý”: Ở giữa đồ hình Pháp Luân là phù hiệu chữ Vạn “卍” lớn màu vàng, hào quang rực rỡ, khiến mặt trăng mặt trời cũng lu mờ như không có ánh sáng. Câu này nhấn mạnh phù hiệu chữ Vạn “卍” của Phật gia, chỉ rõ Pháp Luân Công lấy cơ điểm là Phật gia, bao gồm cả lý của Phật gia. Như vậy kết hợp với hai câu ở trên “Tứ khẩu hợp thể toàn điền lý, Hoàng đình kinh độc đan tâm điền”, thì suy ra là Đại Pháp tu luyện bao hàm cả lý của Phật gia và Đạo gia.

Lạc bàn tứ nhũ thập tự lý, Tử trung cầu sinh hoàn nhiên giác” (Rụng đi bốn nhũ lý chữ thập, Trong tử cầu sinh mới là Giác): “tứ nhũ” chính là bốn phù hiệu Thái Cực ở bốn góc vuông của đồ hình Pháp Luân. Câu này ám chỉ tu luyện là mười phần gian nan, có thể nói là vào sinh ra tử, mỗi quan, mỗi nạn không qua được đều có thể khiến công sức uổng phí, chỉ kiên trì đi hết quá trình mới có thể được xưng là Giác Giả.

Thủy thăng hỏa giáng bệnh khước lý, Bất lão bất tử cam vũ lộ” (Nước thăng lửa giáng lý sạch bệnh, Không già không chết giọt mưa lành): “Thủy thăng hỏa giáng”, ý là Âm-Dương quân bình, chứng tỏ công pháp này có thể khiến người ta đạt đến Âm-Dương cân bằng, là Đạo trường sinh thực sự khiến con người trường thọ.

Tam nhân nhất tịch tu tự lý, Chân tâm bất biến đốc tín thiên” (Ba người một chiều lý chữ tu, Chân tâm không đổi tin vào Trời): “Tam nhân nhất tịch” (三人一夕) hợp lại thành chữ “tu” (修). Thể hiện rằng chúng sinh sẽ chân tâm theo tu luyện Đại Pháp.

Lục giác bát nhân thiên hỏa lý, Hoạt nhân diệt ma Thần phán cơ” (Sáu sừng tám người lý lửa trời, Người sống ma diệt Thần phán cơ): “lục giác” (六角) tức chữ “thiên” (天), “bát nhân” (八人) tức chữ “hỏa” (火), “lục giác bát nhân” tức “thiên hỏa” (lửa trời), có thể khiến người tu Đạo sống mà ma quỷ diệt, là “cơ” để thẩm phán ma quỷ.

Tự nhân bất nhân thiên hư vô lý, Thiên Thần hạ giáng phân minh tri” (Tựa người mà không phải người lý không từ thiên hư, Thiên Thần giáng hạ phân biệt rõ ràng): “thiên hư vô lý” có thể nói là lý tối cao ở trên trời, hay còn gọi là lý “thập thiên vô cực”. Người truyền bộ Pháp này, trông giống người mà không phải người, là Thiên Thần hồng truyền lý vô biên của vũ trụ.

Bát vương bát khẩu Thiện tự lý, Thiên Chân hóa tâm bất biến tâm” (Tám vua tám miệng lý chữ Thiện, Tâm thiên chân là tâm bất biến): Nguyên văn minh xác đề cập “bát vương bát khẩu” (八王八口) hợp thành chữ “Thiện” (善), ý là Đại Pháp này sẽ tu “Thiện”, chiếu theo lý Thiện mà tu luyện. Còn đề cập đến chữ “Chân” (真), “thiên chân” là ngây thơ bẩm sinh, bản tâm bất biến.

Càn ngưu khôn mã ngưu tính lý, Hòa khí Đông phong Chân Nhân xuất” (Trâu càn ngựa khôn lý giống trâu, Khí hòa gió Đông Chân Nhân xuất): “Càn ngưu khôn mã ngưu tính lý”: Theo lý thường thì là “càn mã khôn ngưu” (ngựa dũng mãnh, trâu ôn hòa), vậy sao ở đây lại là “càn ngưu khôn mã”? Càn ngưu trong lý «Chu Dịch» thì là Càn (☰) ở trên, Khôn (☷) ở dưới, quẻ Thiên Địa Bĩ, ý là khai cuộc thì gian nan, chỉ nhẫn khổ mới có thể chuyển nguy thành an. Khôn mã trong lý «Chu Dịch» thì là Khôn (☷) ở trên, Càn (☰) ở dưới, quẻ Địa Thiên Thái, biểu thị vạn sự hanh thông. Ở đây gợi ý rất rõ, lần truyền Pháp và tu luyện này sẽ “khổ tận cam lai”, giai đoạn đầu sẽ gặp phải ma nạn, nhưng chỉ cần kiên trì chịu khổ vượt qua, thì vạn sự sẽ hanh thông. “Hòa khí Đông phong Chân Nhân xuất”: Báo trước Chân Nhân sẽ xuất hiện ở phương Đông.

(còn tiếp…)

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/20793

The post «Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 1): Nam Sư Cổ bí quyết (Phần 1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/08/cach-am-di-luc-toan-giai-thien-1-nam-su-co-bi-quyet-phan-1.html/feed0
«Cách Am Di Lục» toàn giải: Lời nói đầuhttps://chanhkien.org/2012/07/cach-am-di-luc-toan-giai-loi-noi-dau.htmlhttps://chanhkien.org/2012/07/cach-am-di-luc-toan-giai-loi-noi-dau.html#respondSun, 29 Jul 2012 13:59:44 +0000https://chanhkien.org/?p=18326Phàm là con người trên thế gian này, có lẽ không ai chưa từng nằm mộng. Hoặc có lúc vì giấc mộng mà khốn hoặc, nhưng phần lớn cảm thấy chẳng qua chỉ là giấc mộng thôi, không đáng để bận tâm.

The post «Cách Am Di Lục» toàn giải: Lời nói đầu first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Nguyên giải: Chính Hạo / Biên tập: Chánh Kiến Net

[Chanhkien.org] Giới thiệu: «Cách Am Di Lục» (Gyeokamyurok) là cuốn sách tiên tri thần kỳ do học giả Nam Sư Cổ truyền lại từ 470-480 năm trước đây tại Triều Tiên (nay thuộc Hàn Quốc). Nam Sư Cổ, hiệu Cách Am, là người trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, với khả năng tiên tri, có thể được ví với Thiệu Khang Tiết thời Bắc Tống ở Trung Quốc. Tuy nhiên, tương truyền «Cách Am Di Lục» là do một vị Thần nhân ở núi Kim Cương khẩu thuật và Nam Sư Cổ ghi lại từng câu từng chữ. Toàn bộ cuốn sách phân làm 60 thiên với gần 4 vạn chữ. Phá giải «Cách Am Di Lục» đã trở thành một chủ đề nóng tại Hàn Quốc vào những thập niên 80-90. Trong dự ngôn giảng rất minh xác về một Đại Pháp Đại Đạo hồng truyền thế gian, nhưng phải trải qua một trường ma nạn, đồng thời cũng giảng về những vấn đề mà nhân loại sẽ phải đối mặt.

*  *  *

Thử ngôn bất trung phi thiên ngữ, Thị thùy cảm tác thử thư truyện
(Lời này không trung thì không phải lời của Trời, Liệu ai dám viết ra cuốn sách truyện này)

—Trích «Cách Am Di Lục», đệ cửu thiên “Sinh sơ chi lạc”.

Lời nói đầu

Phàm là con người trên thế gian này, có lẽ không có ai chưa từng nằm mộng. Hoặc có lúc vì giấc mộng mà khốn hoặc, nhưng phần lớn cảm thấy chẳng qua chỉ là giấc mộng thôi, không đáng để bận tâm. Ai có thể đếm xem một đời mình đã nằm mộng bao nhiêu, và cũng làm gì có ai coi mỗi giấc mộng đều là thật? Bởi vì dẫu sao mộng chỉ là mộng, chứ không phải hiện thực.

Nhưng người ta có câu “nhân sinh như mộng”, như một cách khắc họa cuộc sống đoản tạm và hư vô trên thế gian này. Bất cứ ai cũng có thể từng nghĩ đến hoặc thể nghiệm cảm giác tuyệt vọng không cách nào trốn tránh ấy – cho dù là nhân vật nổi danh bốn biển, hay chỉ là một lê dân bình thường, cho dù là người giàu sang bạc tỷ, hay là kẻ cùng khổ bần hàn – đời người rốt cuộc cũng chỉ như một trạm dừng, và điều chờ đợi họ chính là tử thần.

Người viết sở dĩ từ giấc mộng đời người liên tưởng đến lịch sử nhân loại, là vì trong quá trình phá giải «Cách Am Di Lục», người viết có thể thăm dò hòn sỏi nằm dưới lòng sông dài của lịch sử.

Đạo Trời sâu xa, gương Trời sáng tỏ.

Trong dòng sông dài lịch sử, biết bao chìm nổi, rốt cuộc là ai làm chủ? Bao nhiêu triều đại hưng vượng thịnh suy, khi khởi khi phục, biết bao buồn vui lẫn lộn, như ảo như mộng? “Sông lớn cuồn cuộn chảy về Đông, Bạc đầu ngọn sóng cuốn anh hùng“. Mỗi một khúc, mỗi một màn, từng gợi nên biết bao khúc ca tuyệt vời thiên cổ, nhưng bí ẩn thật giả trong đó thì ai biết? Cổ kim Đông Tây, chỉ điểm giang sơn, nói về nhân vật phong lưu, trên thế gian có không ít dự ngôn, thế nhưng ai dám tưởng tượng thế gian con người chỉ là một vở kịch có một không hai, rằng các dự ngôn vang danh xa gần đều là bí văn “kịch giả diễn thật”?!

Nếu như lịch sử nhân loại đến nay bất quá chỉ là diễn tập mà thôi, thì diễn thật như thế nào, và khi nào thì diễn, đáp án chính là «Cách Am Di Lục».

Để phá giải «Cách Am Di Lục», người viết đã đọc hơn 80 bộ dự ngôn Hàn Quốc, và phát hiện rằng đại bộ phận đều đàm luận về kiếp nạn của nhân loại thời mạt thế, đồng thời minh xác chỉ rõ chỉ có tu Pháp Luân Công “cung cung Ất Ất” mới là đường sinh, đặc biệt còn chỉ rõ đối đãi Pháp Luân Công như thế nào chính là nhân tố quyết định tương lai mỗi sinh mệnh.

Ngoại trừ «Cách Am Di Lục» ra, các ngạn ngữ, văn khắc, hoặc dự ngôn nói về Pháp Luân Công và Ông Lý Hồng Chí đã sớm quảng truyền thế gian, chỉ là người đời không biết mà thôi.

Đọc kỹ «Cách Am Di Lục» thì có thể biết, «Cách Am Di Lục» có đặc điểm khác biệt với các dự ngôn khác: Đó là, «Cách Am Di Lục» chuyên môn bàn luận về Pháp Luân Công và Ông Lý Hồng Chí, nghĩa là tổng cộng 60 thiên «Cách Am Di Lục», từ đầu tới cuối gần như chỉ chuyên nhất đàm luận về Pháp Luân Công và Ông Lý Hồng Chí. Trước khi trần thuật vấn đề này, người viết đã lĩnh hội các sách tiên tri nổi tiếng của cả Đông và Tây phương, và đối chiếu với «Cách Am Di Lục», để giúp chúng ta lý giải vấn đề. Nói về các sách tiên tri Đông và Tây phương, nổi bật ở phương Đông có tác phẩm «Thôi Bối Đồ» của Viên Thiên Cang và Lý Thuần Phong, phương Tây có «Các Thế Kỷ» của Nostradamus. Để phá giải «Cách Am Di Lục», người viết đã đọc tham khảo một lượng lớn thư tịch, và kinh ngạc phát hiện trong số 60 Tượng «Thôi Bối Đồ», từ Tượng 40 trở đi, mười mấy Tượng quả nhiên dự ngôn về Pháp Luân Công và Ông Lý Hồng Chí. Tất nhiên, lần phát hiện này của người viết là lần phá giải đầu tiên trong hơn 1.000 năm lưu truyền của «Thôi Bối Đồ». «Thôi Bối Đồ» tiên tri Thánh nhân sẽ xuất sinh tại Trung Quốc rồi truyền xuất Pháp Luân Công, đến năm Thỏ 1999 gặp trấn áp bởi nhà độc tài thuộc Hổ. Sau đó mấy năm, nhà độc tài thuộc Hổ sẽ phải chịu thẩm phán của lịch sử, tầng cao nhất trong lãnh đạo Trung Quốc sẽ có người đứng ra đề xuất giải oan cho Pháp Luân Công, Pháp Luân Công cuối cùng thành thế lớn, v.v. Còn trong «Các Thế Kỷ», nhà tiên tri đại tài nổi tiếng người Pháp Nostradamus tiên tri nhân loại sẽ gặp tai họa lớn vào năm 1999. Ông viết: “Vào năm 1999, tháng 7, Để Đại vương Angoulmois phục sinh, Đại vương Khủng bố sẽ từ trên trời xuống, Đến thời trước và sau khi Mars thống trị thiên hạ“, chính là chỉ năm 1999 tại Trung Quốc, Giang Trạch Dân ra lệnh đàn áp Pháp Luân Công. Không chỉ có vậy, «Thiêu Bính Ca» của Lưu Bá Ôn triều Minh, «Mai Hoa Thi» của Thiệu Khang Tiết thời Bắc Tống, và các dự ngôn Hàn Quốc như «Mã Thượng Lục», «Tiêu Song Lục», «Trịnh Giám Lục», «Tam Dịch Đại Kinh», v.v. đều trực tiếp tiên tri hoặc đề cập đến Pháp Luân Công và thời kỳ lịch sử đặc thù ngày hôm nay. Bởi vậy, chúng ta thấy không chỉ «Cách Am Di Lục» là tiên tri về Pháp Luân Công và Ông Lý Hồng Chí, mà các dự ngôn khác, hoặc ít hoặc nhiều cũng đều nói đến Pháp Luân Công, chẳng qua không dự ngôn nào như «Cách Am Di Lục», đàm luận vừa tường tận vừa sâu sắc. Đương nhiên, xét vấn đề từ góc độ này, trong các dự ngôn trên thế giới hiện nay, «Cách Am Di Lục» là đứng đầu.

Tuy nhiên, tại đây nhất định phải nói một chút tại sao «Cách Am Di Lục» và các sách tiên tri khác lại đều đàm luận về Pháp Luân Công và Ông Lý Hồng Chí. Khi tôn giáo đã trở nên hủ bại, điều mà người đương đại sùng bái đại đa số là mang tâm lý nghịch phản, bởi vậy khi đọc cuốn sách này khó tránh có một chút phản cảm. Tuy nhiên, sự thật vẫn mãi là sự thật, không thể vì sở thích của con người mà tốt biến thành xấu, xấu biến thành tốt. Đối với các dự ngôn như thế này, dù tin cũng vậy, không tin cũng vậy, nhưng ngày mà chân tướng đại hiển đã không còn xa nữa. Ví dụ, người ta vẫn luôn kể về câu chuyện “con thuyền Noah”. Nếu quả thực có chuyện như vậy, thì mọi người thử nghĩ xem, khi chuyện xảy ra rồi, lời tiên tri trở thành hiện thực, những người gặp nạn lúc ấy mới khóc thì hỏi có tác dụng gì?…

Bởi vậy, có thể nói «Cách Am Di Lục» cũng như ngọn hải đăng rọi sáng đường biển cho nhân loại ngày nay. Nói thẳng ra, các sách tiên tri trứ danh cả Đông và Tây phương đều bàn luận về Pháp Luân Công và Ông Lý Hồng Chí tuyệt không phải là ngẫu nhiên. Con người trải qua bao đời bao kiếp, lịch sử nhân loại hàng nghìn hàng vạn năm, nếu hôm nay đang đứng giữa ngã tư, thì lựa chọn con đường nào đều là do chính mình. Nhận thức và đối đãi như thế nào với cuộc đàn áp Pháp Luân Công? Bạn ôm giữ loại lập trường và quan điểm nào? Nếu chưa từng đọc qua «Cách Am Di Lục», bạn có thể không rõ chân tướng, bởi vậy có thể rơi vào cảnh ngộ bất hạnh và thống khổ đời đời kiếp kiếp. Vì thế mới nói biết được «Cách Am Di Lục» thì đã tính là có phúc phận rồi! Đương nhiên, không phải cứ ai hễ đọc thì đều tin là thật, nhưng cũng có thể đọc nó sẽ cải biến đường đời của bạn. Nghe thì giống như vô lý buồn cười, mà bạn có bật cười thì cũng không sao, chỉ e đến lúc ấy không cười được nữa. «Cách Am Di Lục» tiên tri Pháp Luân Công bị đàn áp tại Trung Quốc, sau đó được giải oan, cuối cùng xảy ra ôn dịch: “Tam niên chi hung nhị niên chi tật, Lưu hành ôn dịch vạn quốc thời, Thổ tả chi bệnh suyễn tức chi tật, Hắc tử khô huyết vô danh thiên tật, Triêu sinh mộ tử thập hộ dư nhất…” (Ba năm gặp hung hai năm bệnh tật, Tới lúc vạn nước lưu hành dịch bệnh, Là bệnh tiêu chảy và bệnh hô hấp, Chết đen máu khô căn bệnh vô danh, Sớm sống chiều chết mười hộ còn một…) Tất nhiên, «Cách Am Di Lục» tiên tri đúng sai thế nào, cho dù người đời tin hay không tin, thì đến khi dịch bệnh khuếch tán nhân loại mới biết. Nhưng có một điều chắc chắn rằng, «Cách Am Di Lục» cũng tiết lộ bí quyết làm sao để sinh tồn khi quái tật hoành hành. Do đó có thể nói bản thân việc đọc được «Cách Am Di Lục» đã là phúc đến từ trời rồi!…

Kể rằng, «Cách Am Di Lục» là một bộ dự ngôn của Thần nhân, là một bộ ‘thiên thư’. Trong «Cách Am Di Lục», Thần nhân tràn đầy nhiệt huyết ca tụng Đại Thánh nhân và Pháp Luân Đại Pháp, đồng thời căm phẫn lên án cuộc đàn áp và bức hại Pháp Luân Công của tà ác, lấy chính nghĩa để cảnh cáo những người đi theo tà ác, mỗi lời tựa như đầy máu và nước mắt, khiến người viết cảm thán muôn vàn.

Toàn bộ nội dung «Cách Am Di Lục» theo một phong cách đặc định, tựa như một bộ sử thi, một bản giao hưởng về vận mệnh, một tòa bảo tàng lịch sử, triển hiện trận chiến giữa Đạo và ma, giữa Thiện và ác xoay quanh Pháp Luân Công. Nó khí thế hùng hồn, hạo khí trường tồn, tựa như một dòng sông chảy không ngừng nghỉ, thuật lại tiến trình lịch sử bi tráng huy hoàng ngày hôm nay. Nó như một tiếng chuông cảnh tỉnh thế nhân, rằng người tu luyện đắc Đạo thì vĩnh sinh, kẻ đàn áp Pháp Luân Công thì vĩnh tử!

Không còn nghi ngờ gì nữa, «Cách Am Di Lục» có thể được coi là một bộ thiên thư hàng đầu trên thế giới. Tuy nhiên, bộ thiên thư này ẩn thân khỏi thế gian gần 500 năm, chỉ mới làm mưa làm gió trong suốt 17 năm qua, vận mệnh có thể nói là lênh đênh. Qua 17 năm diện thế, tuy nhiều người từng nghiên cứu khám phá, nhưng không ai có thể khai mở tấm màn che «Cách Am Di Lục», thật là đáng tiếc. Thực ra người viết đã sớm biết được bí ẩn, nhưng vì nhiều nguyên nhân, đợi xem có ai “một lời mà động trời” để phá giải «Cách Am Di Lục» hay không, nên tới xuân Tân Tỵ năm ngoái vẫn chưa đặt bút. Tuy nhiên, những cách phá giải cũ chỉ khiến người đời trầm mê vào chỗ tối, do vậy xuất phát từ trách nhiệm đạo đức chính nghĩa, người viết bắt buộc phải cầm bút ngồi vào bàn. Mục đích là đem bản lai diện mục «Cách Am Di Lục» rọi sáng toàn bộ tiến trình lịch sử đặc biệt ngày hôm nay, để «Cách Am Di Lục» chân chính khởi tác dụng của tiếng chuông cảnh tỉnh. Còn giải như thế nào, người viết không tiện thuật lại, để tiết kiệm thời gian, tuy nhiên trung thành với nguyên văn, dùng từ ngắn gọn súc tích, biểu đạt minh xác sở nguyện. Ý trời mênh mang, chỉ e chưa dụng tâm đủ, suy ngẫm đủ…

Tuy hắc ám vẫn còn quẩn quanh, nhưng tiền trình quang minh đang trải ra phía trước, thật trang nghiêm và thần thánh vô cùng.

Xin dừng bút tại đây, không hiểu tại sao nữa. Không ngăn nổi hai hàng nước mắt chảy dài, người viết không có lời nào biểu đạt lòng hạnh phúc trước trời đất tươi sáng phía trước…

Người viết

Mùa Thu, năm 2002 Nhâm Ngọ, tại Hải Đảo.

(có tóm lược)

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/21991

The post «Cách Am Di Lục» toàn giải: Lời nói đầu first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/07/cach-am-di-luc-toan-giai-loi-noi-dau.html/feed0
Triệt giải câu then chốt trong «Cách Am Di Lục»https://chanhkien.org/2012/04/triet-giai-cau-then-chot-trong-cach-am-di-luc.htmlhttps://chanhkien.org/2012/04/triet-giai-cau-then-chot-trong-cach-am-di-luc.html#respondThu, 26 Apr 2012 01:46:51 +0000https://chanhkien.org/?p=17687«Cách Am Di Lục» dùng một lượng lớn thuật ngữ tu luyện, người bình thường đọc không hiểu; tuy nhiên, dự ngôn nói nhiều, đều là để làm nhiễu, miễn là giải được mấy câu then chốt thì sẽ minh bạch.

The post Triệt giải câu then chốt trong «Cách Am Di Lục» first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Quan Tâm

Hết đời này đến đời khác, con người đến và đi bao lần là vì cớ chi? (Ảnh: Fotolia)

[Chanhkien.org] Giới thiệu: «Cách Am Di Lục» (Gyeokamyurok) là cuốn sách tiên tri thần kỳ do học giả Nam Sư Cổ truyền lại từ 470-480 năm trước đây tại Triều Tiên (nay thuộc Hàn Quốc). Nam Sư Cổ, hiệu Cách Am, là người trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, với khả năng tiên tri, có thể được ví với Thiệu Khang Tiết thời Bắc Tống ở Trung Quốc. Tuy nhiên, tương truyền «Cách Am Di Lục»là do một vị Thần nhân ở núi Kim Cương khẩu thuật và Nam Sư Cổ ghi lại từng câu từng chữ. Toàn bộ cuốn sách phân làm 60 thiên với gần 4 vạn chữ. Phá giải «Cách Am Di Lục» đã trở thành một chủ đề nóng tại Hàn Quốc vào những thập niên 80-90. Trong dự ngôn giảng rất minh xác về một Đại Pháp Đại Đạo hồng truyền thế gian, nhưng phải trải qua một trường ma nạn, đồng thời cũng giảng về những vấn đề mà nhân loại sẽ phải đối mặt.

*  *  *

«Cách Am Di Lục» dùng một lượng lớn thuật ngữ tu luyện, người bình thường đọc không hiểu chút gì; tuy nhiên, dự ngôn nói nhiều, đều là làm nhiễu, miễn là giải được mấy câu then chốt thì sẽ minh bạch, phần còn lại không phải để ý đến nhiều. «Cách Am Di Lục» kỳ thực nói vô cùng rõ ràng về đặc điểm ký hiệu pháp môn của Phật Di Lặc, hơn nữa còn chỉ rõ chân tính truyền Pháp của Phật Di Lặc trong đệ tam thiên – “Kê Long luận” (Kê Long là một ngọn núi ở Hàn Quốc nổi tiếng có linh khí, ở đây ngụ ý tu luyện):

Đệ tam thiên “Kê Long luận”

“Thiên hạ liệt bang hồi vận, Cấn hoa Triều Tiên Kê Long địa,
Thiên tung chi Thánh hợp đức cung, Bối cung chi gian lưỡng bạch tiên,
Huyết khiển đảo trung tứ hải thông, Vô hậu duệ chi hà lai Trịnh,
Trịnh bản thiên thượng vân trung Vương, Tái lai kim nhật Trịnh thị Vương,
Bất tri hà tính Trịnh Đảo Lệnh, Kê Long thạch bạch Trịnh vận Vương,
Trịnh triệu thiên niên Trịnh Giám thuyết, Thế bất tri nhi Thần nhân tri,
Hảo sự đa ma bất miễn ngục, Bất nhẫn xuất thế bách tổ nhất tôn,
Chung nhẫn chi xuất tam niên gian, Bất tử vĩnh sinh xuất vu thập thắng,
Bất nhập tử hựu thứ thứ vận xuất hiện, Tứ diện như thị thập thắng,
Bách tổ thập tôn hảo vận hĩ, Nam lai Trịnh thị thùy khả tri,
Cung Ất hợp đức Chân nhân lai, Nam độ xà long Kim an tại,
Tu tùng bạch cưu tẩu thanh lâm, Nhất kê tứ giác bang vô thủ,
Trịnh triệu chi biến nhất nhân Trịnh hĩ, Vô phụ chi tử Trịnh Đạo Lệnh,
Thiên địa hợp vận xuất thị Mộc, Cung Ất lưỡng bạch thập thắng xuất,
Thập bát tính nhân Trịnh Chân Nhân,
Thiên địa chấn động hoa triêu tịch, Giang sơn nhiệt đãng quỷ bất tri,
Kê Long tích bạch Trịnh Đạo Lệnh, Ngưu thiên mã bá thời sự tri,
Mĩ tai thử vận Thần minh giới, Trường An Đại Đạo Chính Đạo Lệnh,
Đầu tiên tứ hải diệt ma điền, Tứ hải thái bình lạc lạc tai.”

Giải:

“Vô hậu duệ chi hà lai Trịnh, Trịnh bản thiên thượng vân trung Vương, Tái lai kim nhật Trịnh thị Vương, Bất tri hà tính Trịnh Đảo Lệnh” (Không có hậu duệ sao Trịnh lại tới, Trịnh vốn là Vua ở trên thiên thượng, Hôm nay lại tới là Vua họ Trịnh, Không biết họ gì là Trịnh Đảo Lệnh). Mấy câu này đã nói rõ “Trịnh” ở đây không phải là họ của người, mà phải lý giải toàn diện bản ý mấy câu này, chứ không thể thoát ly bối cảnh thời đại mà mấy câu này nói. Chỉ có thể đặt trong bối cảnh vũ trụ cự đại mà Phật Di Lặc hạ thế mới có thể tìm được đáp án.

Câu then chốt trong «Kim Lăng tháp bi văn» của Lưu Bá Ôn nói: “Linh Sơn gặp họa lớn, Lửa cháy như sóng gầm. Kiếp kiếp kiếp, Tiên phàm chạy không thoát“. Trong «Thiêu Bính Ca» cũng bí truyền một đoạn như sau: “Bá Ôn đáp: ‘Lúc sắp kết thúc, vạn Tổ hạ giới, nghìn Phật lâm phàm, phổ thiên Tinh Đẩu, La Hán quần Chân, mãn thiên Bồ Tát, khó thoát kiếp này, chính là vị lai Phật, hạ thế truyền Đạo, thiên thượng thiên hạ chư Phật chư Tổ, nếu không gặp con đường Kim Tuyến, khó tránh kiếp này, bị tước quả vị, sau cùng Di Lặc phong bế hết 81 kiếp‘”.

Hai đoạn trích trên trong «Kim Lăng tháp bi văn» và «Thiêu Bính Ca» đã chỉ rõ bối cảnh vũ trụ và sứ mệnh khi Phật Di Lặc hạ thế: Vũ trụ có quy luật “thành-trụ-hoại-diệt”, khi vũ trụ vận hành đến thời kỳ “hoại diệt”, thì hết thảy Pháp trong vũ trụ đều đã lệch khỏi Chính Đạo dẫn tới hủy diệt, ngay cả Thần tiên cũng khó thoát khỏi kiếp nạn này! Để cứu độ hết thảy vũ trụ, chỉ có cách đem chính lại Pháp lý đã bị lệch của vũ trụ, nên mới nói: Sứ mệnh của Phật Di Lặc là “chính” lại Pháp tắc vận hành của vũ trụ, để cứu vãn hết thảy sinh mệnh trong vũ trụ. Ngài là người đến để Chính Pháp, đây mới là ý nghĩa của “Vô hậu duệ chi hà lai Trịnh, Trịnh bản thiên thượng vân trung Vương, Tái lai kim nhật Trịnh thị Vương, Bất tri hà tính Trịnh Đảo Lệnh”.

Trong «Cách Am Di Lục» nhiều lần xuất hiện hài âm “Trịnh” (郑) của chữ “Chính” (正), trong tiếng Hán hai chữ này đọc giống nhau (zhèng). Một mặt, đây là chỉ ý nghiêm túc thật sự, ví như “trịnh trọng”; mặt khác, nó hàm chứa ý đặt nền móng cho vũ trụ tương lai, thuyết minh về người đến để “Chính Pháp”.

“Vô hậu duệ chi hà lai Trịnh” (Không có hậu duệ sao Trịnh lại tới): Minh xác chỉ rõ “Trịnh” ở đây không phải là họ của người;

“Trịnh bản thiên thượng vân trung Vương” (Trịnh vốn là Vua ở trên thiên thượng): Người Chính Pháp là Vua ở trên thiên thượng, là “vương trung chi Vương”, hay “vạn vương chi Vương”!

“Tái lai kim nhật Trịnh thị Vương” (Hôm nay lại tới là Vua họ Trịnh): “Lại tới”, có nghĩa là đã nhiều lần chuyển sinh làm Vua tại thế gian;

“Bất tri hà tính Trịnh Đảo Lệnh” (Không biết họ gì là Trịnh Đảo Lệnh): Một lần nữa khẳng định “Trịnh” không phải là họ, mà là Đấng Chủ Tể “Chính Đạo”, chữ “Đảo” (岛) ở đây là hài âm của “Đạo” (道); “Chính Đạo Lệnh” là Bậc Chủ Tể Chính Đạo.

Trong mấy câu cuối “Kê Long luận”, tác giả Nam Sư Cổ đã thuyết minh đúng như giải thích ở trên: “Mĩ tai thử vận Thần minh giới, Trường An Đại Đạo Chính Đạo Lệnh, Đầu tiên tứ hải diệt ma điền, Tứ hải thái bình lạc lạc tai” (Vận giới Thần linh này sao đẹp quá, Đại Đạo Chính Đạo Lệnh [ở] Trường An, Bôn ba bốn biển diệt ma [bằng] Điền, Bốn biển thái bình vui mừng lắm thay). Chữ “Điền” (田) ở đây biểu trưng hình tượng Pháp Luân với cửu cung.

Còn đây mới là câu then chốt trong «Cách Am Di Lục»: “Cung Ất lưỡng bạch thập thắng xuất, Thập bát tính nhân Trịnh Chân Nhân”. Câu này là nói về uy lực Chính Pháp của Phật Di Lặc và biểu tượng (đồ hình) pháp môn của Phật Di Lặc. “Trịnh Chân Nhân” là Bậc Chân Nhân “Chính Pháp”, “Thập bát tính nhân” là “Thập bát tử”, “Thập bát tử” (十八子) hợp thành một chữ “Lý” (李); nghĩa là Bậc Chân Nhân đến thế gian Chính Pháp có họ là “Lý”.

Ngoài ra, «Cách Am Di Lục» cũng dùng một lượng lớn luận thuật để miêu tả biểu tượng (đồ hình) pháp môn của Phật Di Lặc:

“Cung Ất lưỡng bạch thập thắng xuất”, “Tả hữu cung gian Di Lặc Phật, Long hoa tam giới xuất thế chi”, “Dục tri cung cung Ất Ất xứ, Chỉ tại Kim cưu Mộc thỏ biên (Cung Ất linh phù), v.v.” “Cung cung” ở đây là chỉ Thái Cực, do hai cung Âm-Dương xoắn vào nhau; “Ất Ất” (乙乙) là chỉ phù hiệu chữ Vạn (卍) của Phật gia, Ất+Ất = “乙”+“乙” = “卍”. “Cung cung Ất Ất” hay “Lưỡng cung song Ất” đều chỉ biểu tượng (đồ hình) pháp môn của Phật Di Lặc do các Thái Cực và phù hiệu chữ Vạn (卍) cấu thành. Nhìn đồ hình Pháp Luân của Pháp Luân Công thì liếc mắt một cái là hiểu ngay.

«Cách Am Di Lục» giải tới đây, chẳng phải hết thảy đều minh bạch rồi sao? Các chi tiết khác đều là phần nhánh, ở đây không giải thích thêm nữa.

Trong phần trích dẫn dự ngôn «Thiêu Bính Ca» ở trên có một câu then chốt: “Thiên thượng thiên hạ chư Phật chư Tổ”. Thiên thượng mới có Thần Phật, như vậy ở đây vì sao nói cả “thiên hạ”? Thiên hạ đều là người, người sao có thể nói là “chư Phật chư Tổ”? Vấn đề này, Lưu Bá Ôn đã chỉ rõ ra rồi: “Lúc sắp kết thúc, vạn Tổ hạ giới, thiên Phật lâm phàm…”

Trong vũ trụ có hai gia lớn là Phật gia và Đạo gia, với hàng vạn chư Tổ và hàng ngàn vị Phật đã hạ phàm, lấy thân người để đắc Pháp tu luyện. “Vạn Tổ” và “nghìn Phật” chỉ là một cách nói khái quát, nghĩa là vô số Phật-Đạo-Thần trong toàn bộ vũ trụ này đã hạ thế làm người.

Có lẽ hôm nay con người thế gian đều là có lai lịch, hoặc biết đâu bạn chính là một vị Phật, Đạo, Thần nào đó ở không gian cao tầng chuyển thế đến đây! Người Trung Quốc là trân quý nhất trên thế giới này! Vì sao Trung Quốc xưa lại được gọi là “Thần Châu”? Bởi vì mảnh đất này là chuẩn bị cho Thần hạ thế!

Người Trung Quốc là rất kiêu ngạo; tuy nhiên, người Trung Quốc nên được tôn trọng và trân quý nhất! Bất quản ở bề mặt bạn là ai, bất luận bạn là cánh tả hay cánh hữu, là người có đạo đức hay là tham quan ô lại… thì đều có lai lịch, đều nên được trân quý và giữ gìn. Đây chính là một trong những thiên cơ lớn nhất của nhân loại hiện nay: nguồn gốc thực sự của người Trung Quốc!

Hết đời này đến đời khác, con người đến và đi bao lần là vì cớ chi? Đây mới là bản chất vấn đề của việc làm người, cũng là nội dung căn bản và mục đích lưu truyền của các lời tiên tri từ xưa tới nay.

Dịch từ:

http://www.epochtimes.com/gb/12/3/28/n3552241.htm

The post Triệt giải câu then chốt trong «Cách Am Di Lục» first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/04/triet-giai-cau-then-chot-trong-cach-am-di-luc.html/feed0
Phá giải tinh yếu «Cách Am Di Lục» (III)https://chanhkien.org/2011/04/pha-giai-tinh-yeu-cach-am-di-luc-iii.htmlhttps://chanhkien.org/2011/04/pha-giai-tinh-yeu-cach-am-di-luc-iii.html#respondMon, 25 Apr 2011 18:02:51 +0000https://chanhkien.org/?p=11682Tác giả: Sử Nham chỉnh lý [Chanhkien.org] (3) Tiên tri về người sáng lập Pháp Luân Công «Cách Am Di Lục» rất nhiều lần nhắc đến Thánh nhân, tức “Trịnh thị”, ví dụ trong “Nam Sư Cổ bí quyết” viết: Trịnh thị Trịnh thị hà Trịnh thị, Mãn thất gia tam thị Trịnh thị. Hà […]

The post Phá giải tinh yếu «Cách Am Di Lục» (III) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Sử Nham chỉnh lý

[Chanhkien.org]

(3) Tiên tri về người sáng lập Pháp Luân Công

«Cách Am Di Lục» rất nhiều lần nhắc đến Thánh nhân, tức “Trịnh thị”, ví dụ trong “Nam Sư Cổ bí quyết” viết:

Trịnh thị Trịnh thị hà Trịnh thị, Mãn thất gia tam thị Trịnh thị.
Hà tính bất tri vô duệ hậu, Nhất tự tung hoành chân Trịnh thị.
……
Chân nhân Chân nhân hạ Chân nhân, Chân Mộc hóa sinh thị Chân nhân.
Thiên hạ nhất khí tái sinh nhân, Hải ấn dụng sử thị Chân nhân.

Giải: “Hà tính bất tri” (không biết họ là gì đây) đã phủ định họ “Trịnh” này là họ của bách gia tính, do đó trong quá khứ người ta không biết vị Thánh nhân này rốt cuộc là ai. Tuy nhiên có một điểm rất minh bạch, đó là vị Chân nhân này thuộc Mộc trong Ngũ Hành. Riêng chữ “hạ” (下) cũng ám chỉ vị Chân nhân này tuyệt đối không phải là quan quý, mà là một người phổ thông xuất thân bần hàn.

“Mãn thất gia tam” và “Nhất tự tung hoành” đều là chữ “Thập” (十), kỳ thực là nói với mọi người rằng vị “họ Trịnh” này chính là bậc Thánh giả truyền Đại Pháp “thập thắng” (trong tiếng Hàn, chữ “Trịnh” với chữ “Chính” là đồng âm, “Trịnh thị” chỉ bậc Giác Giả truyền Chính Đạo).

Lại như Thiên 21 “Ẩn bí ca” viết:

Thế mạt Thánh quân Mộc nhân, Hà Mộc thượng cú mưu kiến tự.
Dục tri sinh mệnh xứ tâm giác, Kim cưu Mộc Thỏ.

Giải: Đoạn ngắn này không chỉ nói rõ Thánh nhân là thuộc Mộc trong Ngũ Hành, mà còn thuộc “Thỏ”. Bởi vì trong «Cách Am Di Lục» thường hay dùng “thanh lâm” và “bạch Thỏ” để chỉ Thánh nhân (cũng có lý giải rằng “thanh lâm” {rừng xanh} ở đây chỉ thành phố Trường Xuân, thuộc tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc, nơi Pháp Luân Đại Pháp được truyền xuất lần đầu tiên), do đó “Trịnh thị” cũng vẫn là chỉ vị Thánh nhân này. Ở đây chúng ta mười phần khẳng định rằng Thánh nhân được nhắc đến trong dự ngôn chính là Lý Hồng Chí Tiên sinh. Không chỉ vì nội dung «Cách Am Di Lục» là nói về Pháp Luân Công, với người sáng lập là Lý Tiên sinh; mà bởi vì năm “Mộc Thỏ” là năm 1951, chính là năm sinh của Lý Tiên sinh.

Kỳ thực trong rất nhiều dự ngôn đều dùng “Thỏ” hoặc “Mộc” để đại biểu cho vị Thánh nhân cứu độ thế giới vào lúc giao thời giữa cựu và tân kỷ nguyên. Ví dụ «Kim Lăng tháp bi văn» của Lưu Bá Ôn có đoạn thơ cuối tiên tri về tương lai như sau:

Vạn vật đồng tao kiếp, Trùng nghĩ diệc tao ương.
Hạnh đắc đại Mộc lưỡng điều chi đại hạ, Điểu phi dương tẩu phản gia bang.
Năng phùng Mộc Thỏ phương vi thọ, Trạch cập quần sinh lạc thả khang.
Hữu nhân thức đắc kỳ trung ý, Phú quý vinh hoa bách thế xương.

“Hạnh đắc đại Mộc lưỡng điều” (May được hai cành cây gỗ lớn) cũng là “lâm” (rừng), rồi sau đó “Năng phùng Mộc Thỏ phương vi thọ, Trạch cập quần sinh lạc thả khang” (Có thể theo Mộc Thỏ thì được thọ, Quần sinh vừa vui mừng vừa an khang), ý nghĩa càng rõ ràng hơn nữa.

Còn có ba đoạn cuối bài thơ dự ngôn của Bộ Hư Đại sư triều Tùy, trong đó viết “Tương tương Ngọc Thỏ tiệm Đông thăng” (Ngọc Thỏ từ từ thăng lên từ phương Đông), và dự ngôn «Trịnh Giám Lục» của Hàn Quốc viết “Kí ngữ thế gian Độc Giác sĩ, Tu tùng bạch Thỏ tẩu thanh lâm” (Nhớ lời của Bậc Tự Ngộ nhắn nhủ thế gian, Đi theo Thỏ trắng mà vào rừng xanh), v.v.

Ngoại trừ nói về Pháp Luân Công chịu bức hại, trong rất nhiều chương tiết khác của «Cách Am Di Lục» đều ám thị một điều rằng đồng thời với cuộc trấn áp Pháp Luân Công tại Đông phương (Trung Quốc), ở phương Tây sẽ hoàn toàn là một tình huống khác. Dưới đây là một đoạn của Thiên 43, “Cách Am ca từ”:

Vô nghi Đông phương Thiên Thánh xuất,
Nhược thị Đông phương vô tri Thánh.
Anh mễ Tây nhân cánh giải Thánh,
Nhược thị Đông Tây bất tri Thánh,
Cánh thả thương sinh nại thả hà.

Giải: Ý nghĩa bề mặt là nói Thánh nhân xuất từ Đông phương, nhưng người Đông phương (Trung Quốc) không thể nhận thức được điểm này, còn ngược lại các quốc gia Âu Mỹ càng có thể lý giải Thánh nhân. Pháp Luân Công đã nhận được hơn 3.000 giải thưởng từ các nước phương Tây (tính đến năm 2011); Lý Hồng Chí Tiên sinh liên tục 3 năm được đề cử giải Nobel Hòa bình. Công hiệu của Pháp Luân Công cùng biểu hiện lý trí và hòa bình của các học viên khi phản bức hại đã ngày càng nhận được sự quan tâm và ủng hộ từ các giới trong xã hội Tây phương. Câu cuối cùng của “Nam Sư Cổ bí quyết” đã nhắc tới điểm này: “Tây phương Canh Tân tứ cửu Kim, Tùng Kim diệu số đại vận dã”. Theo «Chu Dịch», Tây phương thuộc Canh Tân (trong Thiên Can), số tự của Canh Tân là 9 và 4, thuộc Kim. Ở đây giảng rõ rằng các nước phương Tây ra sức giúp đỡ và ủng hộ Pháp Luân Công, chính là “Tùng Kim diệu số đại vận”. Bởi vì hiện tại ở Trung Quốc Đại Lục vẫn còn trấn áp Pháp Luân Công, các nước phương Đông cũng chịu ảnh hưởng mạnh, còn sự phát triển của Pháp Luân Công ở Tây phương thì đúng là “đại vận”.

Hai câu cuối “Nhược thị Đông Tây bất tri Thánh, Cánh thả thương sinh nại thả hà” mang tính cảnh tỉnh, là nói nếu như quả thực cả Đông và Tây phương đều không nhận Thánh nhân, thì việc chúng sinh được cứu độ đã trở thành vấn đề cực lớn rồi.

(4) Tiên tri về tai họa

Mỗi khi nói đến tai họa là lại có nguời liên tưởng đến thuyết “ngày tận thế”; kỳ thực, khái niệm “tận thế” có lẽ là xuất phát từ tôn giáo, hoặc các cuốn sách tiên tri. Sự phát triển của xã hội là có quy luật, sự biến hóa của vũ trụ cũng là có quy luật. Sự xuất hiện của dự ngôn hoàn toàn là với mục đích khuyến thiện, khuyên bảo người ta làm người lương thiện chính trực, thì mới có thể được miễn tai họa.

Về vấn đề tai họa này, «Cách Am Di Lục» tiên tri càng rõ ràng hơn về “ôn dịch”, và trong phá giải «Cách Am Di Lục» của Chính Hạo tiên sinh chúng ta cũng thấy rất rõ.

Thiên 48 “Ca từ tổng luận” viết:

Tam niên chi hung nhị niên chi tật, Lưu hành ôn dịch vạn quốc thời.
Thổ tả chi bệnh suyễn tức chi tật, Hắc tử khô huyết vô danh thiên tật.
Triêu sinh mộ tử thập hộ dư nhất, Sơn lam hải chướng vạn nhân đa tử.

Giải: Văn tự ở đây rất thiển bạch, chính là Tam niên chi hung nhị niên chi tật” (Ba năm gặp điều hung, hai năm gặp bệnh tật), tuy nhiên cụ thể là năm nào thì lại không nói rõ. Trong Thiên 5 “Mạt vận luận” cũng có một đoạn có thể gợi ý:

Thân Dậu binh tứ khởi, Tuất Hợi nhân đa tử, Dần Mão sự khả tri.
Thìn Tỵ Thánh nhân xuất, Ngọ Mùi lạc đường đường.

Giải: “Thân Dậu” gần đây nhất chính là năm 2004, 2005; “binh tứ khởi” có thể chỉ tranh chấp quyền lực nội bộ của Đảng Cộng sản Trung Quốc. “Tuất Hợi” là năm 2006, 2007, khả năng chỉ từ năm 2003 bắt đầu xuất hiện “thiên tật” (căn bệnh giáng từ Trời, dịch bệnh SARS). “Dần Mão” là năm 2010, 2011; “Thìn Tỵ” là năm 2012, 2013, “Ngọ Mùi” là tới tận 2026, 2027. Ba câu này ý tứ không rõ ràng, tuy nhiên nhất định là kết cục không tồi, cuối cùng là “lạc đường đường” (vui vẻ rộn vang), tức kết cục đại viên mãn. Như vậy ở đây cũng đã phủ định lý giải sai lầm là có “ngày tận thế”.

Nói về ôn dịch, Thiên “Mạt trung vận”, v.v. của «Cách Am Di Lục» đều có luận thuật, nhưng ở đây không nói thêm nữa. Chúng ta giải rõ dự ngôn chính là để khởi tác dụng chính diện của dự ngôn, bởi vì rất nhiều sự việc còn phụ thuộc vào sự lựa chọn của con người.

Dự ngôn trong lịch sử sở dĩ có thể ứng nghiệm, là vì sự an bài trong lịch sử là không dễ cải biến. Dù con người có thể biết sự việc gì sẽ phát sinh theo lời tiên tri, nhưng không biết vì sao lại phát sinh, vì thế mà không có cách nào né tránh được. Tuy nhiên hiện nay thì khác, bởi vì Pháp Luân Đại Pháp cho chúng ta biết rằng hết thảy sự an bài trong lịch sử đều có nguyên nhân đằng sau, lần này nhân loại có thể thực sự lựa chọn tương lai cho mình, chỉ còn là vấn đề tin hay không tin mà thôi.

(Hết)

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2003/6/16/22087.html

The post Phá giải tinh yếu «Cách Am Di Lục» (III) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/04/pha-giai-tinh-yeu-cach-am-di-luc-iii.html/feed0
Phá giải tinh yếu «Cách Am Di Lục» (II)https://chanhkien.org/2011/04/pha-giai-tinh-yeu-cach-am-di-luc-ii.htmlhttps://chanhkien.org/2011/04/pha-giai-tinh-yeu-cach-am-di-luc-ii.html#respondSun, 24 Apr 2011 12:38:09 +0000https://chanhkien.org/?p=11660Tác giả: Sử Nham chỉnh lý [Chanhkien.org] (2) Tiên tri về lịch trình gian nan và bị bức hại của Pháp Luân Công «Cách Am Di Lục» dùng một số trang rất lớn để nói về cuộc bức hại Pháp Luân Công, đồng thời cũng miêu tả thái độ bất lý giải của rất nhiều […]

The post Phá giải tinh yếu «Cách Am Di Lục» (II) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Sử Nham chỉnh lý

[Chanhkien.org]

(2) Tiên tri về lịch trình gian nan và bị bức hại của Pháp Luân Công

«Cách Am Di Lục» dùng một số trang rất lớn để nói về cuộc bức hại Pháp Luân Công, đồng thời cũng miêu tả thái độ bất lý giải của rất nhiều người đối với Pháp Luân Công, thậm chí có người tiến hành chế giễu.

Thế nhân bất tri trào tiếu thời, Chuyên vô thiên tâm hà xứ sinh.
Ngưu minh thập thắng tầm cát địa, Tiên giác chi nhân dự ngôn thế.
Hôn cù trường dạ nhãn xích hóa, Nhân giai bất tư chân bất chân.

Giải: Đại khái ngụ ý thế này: Người ta nhìn không thấy sự tốt đẹp của Đại Pháp, ngược lại chê bai, không hề có “thiên tâm” (là tâm phản bổn quy chân, ngược lại với phàm tâm), những người như vậy làm sao đắc độ đây. Người hữu duyên đều đi tìm mảnh đất tốt lành “thập thắng” (chỉ Pháp Luân Đại Pháp), đối với việc này thì các bậc Tiên nhân giác ngộ đều đã có dự ngôn rồi. Tiếc là con người ta quá mê truy cầu kim tiền, chẳng nghĩ xem dự ngôn liệu có đúng hay chăng!

Trong Thiên 43 “Cách Am ca từ” cũng có viết rằng: “Vô tri vô thức trào tiếu giả, Bất tri kỳ nhất hà trào tiếu”, nghĩa là “Những kẻ cười nhạo một cách vô tri vô thức ấy, Họ cũng chẳng biết được mình cười cái gì!”.

Lão Tử nói: “Thượng sĩ văn Đạo, cần nhi hành chi; trung sĩ văn Đạo, nhược tồn nhược vong; hạ sĩ văn Đạo, đại tiếu chi, bất tiếu bất túc dĩ vi Đạo”, nghĩa là “Kẻ sĩ bậc thượng nghe được Đạo thì chuyên cần thực hành; kẻ sĩ bậc trung nghe được Đạo thì lúc có lúc không; kẻ hạ sỹ mà nghe được Đạo thì phá lên cười, nếu không cười thì đó không phải là Đạo”. Những kẻ hạ sĩ chỉ chú trọng hưởng thụ vật chất và truy cầu bạc tiền ấy, sẽ cười nhạo người khác là “mê tín”, “ngu muội”, v.v. mà không biết rằng mình đang nguy hiểm như thế nào. Trong «Cách Am Di Lục» có riêng một Thiên là “Trào tiếu ca”, cười nhạo lại những kẻ hạ sĩ ấy, để cảnh tỉnh hậu nhân, nhưng ở đây không nói thêm nữa.

Hảo sự đa ma thử thị nhật, Song khuyển ngôn tranh thảo thập khẩu.
Tạm thời tạm thời bất miễn ách, Cửu chi gia nhất tuyến vô hình.
Thập thắng lưỡng bạch tri khẩu nhân, Bất cố tả hữu tiền tiền tiến.
Tử trung cầu sinh nguyên chân lý, Xuất tử nhập sinh tín thiên thôn.
Tạo thứ bất li giá thượng đài, Thản thản đại lộ vĩnh bất biến.
Hữu hình vô hình lưỡng đại trung, Đạo thông thiên địa vô hình ngoại.

Giải: Đoạn này hiển nhiên là nói về bức hại. “Song khuyển ngôn tranh” tức chữ “ngục” (狱), “thảo thập khẩu” (艹十口) tức chữ “khổ” (苦), hợp lại thì là “ngục khổ”, chỉ rất nhiều đệ tử Pháp Luân Công khó tránh khỏi nỗi khổ lao ngục. Tuy nhiên hết thảy đều là “hảo sự đa ma” (việc tốt thường hay gặp trắc trở). (Ghi chú: Đây là trích dẫn nguyên văn dự ngôn; đệ tử Đại Pháp thời Chính Pháp phủ nhận hết thảy an bài của cựu thế lực).

Mấy câu sau còn nói về biểu hiện của đệ tử Pháp Luân Công giữa cuộc bức hại: trong áp lực và lừa dối trước mắt vẫn không từ bỏ tu luyện, mà “Tử trung cầu sinh nguyên chân lý, Xuất tử nhập sinh tín thiên thôn” (Trong tử cầu sinh vẫn giữ nguyên chân lý, Vào sinh ra tử vẫn tin vào thiên quốc); “Bất cố tả hữu tiền tiền tiến” (Bất chấp xung quanh vẫn tiến về phía trước). Ở đây miêu tả chúng đệ tử trên con đường tu luyện là kiên định bất di, khi những kẻ trấn áp lợi dụng mọi thủ đoạn để dọa nạt thì vẫn kiên trì chân lý, đồng thời hướng về đại chúng mà vạch trần lời dối trá.

Đối với cảnh ngộ của Pháp Luân Công và toàn bộ tiến trình cơ bản của sự kiện, Thiên 5 “Mạt vận luận” của «Cách Am Di Lục» đã có dự ngôn một cách tường tận. Rất nhiều sự tình không tốt đã không còn phát sinh nữa. Tuy nhiên, “Mạt vận luận” có thể nói là bộ phận xuất sắc và trọng yếu phi thường trong toàn bộ «Cách Am Di Lục».

Ô hô bi tai Thánh thọ hà đoản, Lâm xuất chi nhân # vô tâm.
Tiểu đầu vô túc phi hỏa lạc địa, Hỗn độn chi thế.
Thiên hạ tụ hợp thử thế giới, Thiên tổ nhất tôn ai giai hô.
Thị mưu giả sinh chúng mưu giả tử, Ẩn cư mật thất sinh hoạt kế.
Cung cung Ất Ất tị loạn quốc, Tùy thời đại biến.
Bỉ chi thử chi điểu bất li chi, Long xà ma động tam bát tương cách.
Hắc vụ trướng thiên thu phong như lạc, Bỉ khắc thử phụ thập thất hỗn độn.
Tứ niên hà sinh binh hỏa vãng lai, Hà nhật hưu kiếp nhân lai tường giải tri.
Tế đường bỉ đoạt thử tán ẩn cư, Tứ nhai lộ thượng.
Thánh thọ hà đoản, Khả linh nhân sinh.
Mạt thế Thánh quân dũng thiên phác, Thú chúng xuất nhân biến tâm hóa.
Ngục khổ bất nhẫn nghịch thiên thời, Thiện sinh ác tử thẩm phán nhật.
Tử trung cầu sinh hữu phúc tử, Thị diệc hà vận.

Giải: Đây là những câu đầu tiên trong Thiên “Mạt vận luận”. “Ô hô bi tai”, nguyên là tác giả dự kiến rất nhiều đệ tử Pháp Luân Công sẽ bị bức hại đến chết, vì thế mà thập phần bi thống. “Thánh thọ hà đoản” ở đây xuất hiện hai lần, có thể thấy là tác giả đột nhiên nhấn mạnh. Ngoài ra, “Lâm xuất chi nhân # vô tâm” có chữ “#” [1] mà cả Hán văn lẫn Hàn văn đều không có, là chữ do tác giả tự tạo. “# vô tâm” chính là “tử” (chết). “Lâm xuất chi nhân” là ai? Trong «Cách Am Di Lục» thường dùng “Mộc” (木) hoặc “thanh lâm” để đại biểu cho bậc Thánh giả truyền Đại Pháp “thập thắng”, như vậy “Lâm xuất chi nhân” chính là người xuất từ “thanh lâm”, kỳ thực cũng có thể chỉ đệ tử Pháp Luân Công.

Dưới đây là một số điểm chủ yếu trong nguyên văn phá giải «Cách Am Di Lục».

“Cung cung Ất Ất tị loạn quốc, Tùy thời đại biến”: Ở trước đã giải thích rõ rằng “Cung cung Ất Ất” (弓弓乙乙) là chỉ đồ hình Pháp Luân, cũng chỉ Pháp Luân Đại Pháp nói chung, giờ đây phát sinh đại biến động. Ở đây chỉ tháng 7 năm 1999, Giang Trạch Dân bắt đầu tiến hành trấn áp toàn diện đối với Pháp Luân Công.

“Điểu bất li chi” (chim chẳng lìa cành) ám chỉ người tu luyện không từ bỏ tu luyện, “chi” thuộc “Mộc” (木), đại biểu cho Đại Thánh nhân, hoặc tu luyện (phân tích sau). “Long xà ma động” chỉ năm 2000 (năm Rồng), và năm 2001 (năm Rắn), là thời kỳ bức hại nghiêm trọng nhất.

“Tứ niên hà sinh” là ngầm chỉ một thiên cơ, “Tứ niên hà sinh” ý nói 4 năm này làm sao qua đây, là nói 4 năm gian nan chịu bức hại nặng nề, rồi sau đó tình huống sẽ phát sinh biến hóa. Về điểm này chúng ta sẽ phân tích tỉ mỉ ở phần sau.

“Tế đường bỉ đoạt thử tán ẩn cư, Tứ nhai lộ thượng”: là nói nhiều đệ tử Pháp Luân Công bị bức hại đến mức tan nát cửa nhà, có người còn lang thang lưu lạc.

“Ngục khổ bất nhẫn nghịch thiên thời, Thiện sinh ác tử thẩm phán nhật; Tử trung cầu sinh hữu phúc tử, Thị diệc hà vận”: chỉ Thiện ác cuối cùng đều có báo ứng, tà ác sẽ bị thẩm phán một ngày nào đó, còn người tu luyện “trong tử cầu sinh” sẽ có phúc về sau.

Dưới đây chúng ta sẽ chủ yếu nói về «Cách Am Di Lục» tiên tri như thế nào về tiến trình cơ bản của sự kiện Pháp Luân Công. Do rất nhiều sự tình không còn phát sinh nữa, nên ở đây không đàm luận nhiều. Tuy nhiên sau khi chịu đựng bức hại, Pháp Luân Công sẽ tiến nhập vào một thời kỳ đại phát triển.

Ở trước đã nói về “Long xà ma động” chỉ năm 2000 (năm Rồng) và năm 2001 (năm Rắn), là thời kỳ bức hại tối nghiêm trọng. Kỳ thực trong các chương tiết khác của «Cách Am Di Lục», thậm chí trong các dự ngôn khác cũng có luận thuật tương tự. Ví dụ như «Trịnh Giám Lục» (một cuốn sách tiên tri khác của Hàn Quốc) có nội dung khá tương đồng với «Cách Am Di Lục», trong “Thất ngôn cổ quyết” viết:

Hổ Thỏ tương nha tuy viết hung, Tàn thư thượng bất cập sinh dân.
Tuế trị bạch Long nhân hà khứ, Nhược tham Xà vĩ tất hung tàn.
Mã thủ Dương quy tu biến quái, Nhân tu cần lực bất thất nông.
Viên Kê dụng xứ tùy mãnh cẩu, Xích viên phong ngụ sài Hổ huyệt.
Tam phân tăng tục tri hà nhật, Hoàng Ngưu đông bôn bạch Hổ nam.
Kí ngữ thế gian Độc Giác sĩ, Tu tùng bạch Thỏ tẩu thanh lâm.

Cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), Giang Trạch Dân thuộc Hổ, còn người sáng lập Pháp Luân Công, Lý Hồng Chí Tiên sinh thuộc Thỏ; vì thế “Hổ Thỏ tương nha” đương nhiên là lão Hổ khi dễ Thỏ Tử. Ngoài ra còn có giải thích rằng từ năm 1998, sự kiện đài CCTV ảnh hưởng toàn Trung Quốc, đến tháng 7 năm 1999 là bắt đầu trấn áp toàn diện, những người đạo diễn cuộc bức hại trong nội bộ ĐCSTQ có một quá trình chuẩn bị, mà năm 98, 99 là năm Hổ và năm Thỏ. “Tàn thư” là một đại chiêu số để bức hại Pháp Luân Công. Sau tháng 7 năm 1999, ngoài việc truyên truyền và bắt người trên phạm vi toàn quốc, còn có tịch thu và tiêu hủy một lượng lớn sách Pháp Luân Công. Tuy nhiên đối với quảng đại quần thể tu luyện Pháp Luân Công, sự bức hại vẫn chưa đạt đến đỉnh điểm.

Mấy câu “Tuế trị bạch Long nhân hà khứ, Nhược tham Xà vĩ tất hung tàn” và “Long xà ma động” đều là ý này. Đến năm 2000 tức năm Rồng, trên toàn đất nước Trung Quốc rộng lớn, các học viên Pháp Luân Công quả thực không còn chốn dung thân. Còn năm 2001 (năm Rắn) là thời kỳ bức hại “hung tàn” nhất. Quá trình này về cơ bản là phù hợp với tình hình thực tế. Câu cuối cùng “Kí ngữ thế gian Độc Giác sĩ, Tu tùng bạch Thỏ tẩu thanh lâm” có nghĩa là “Lời nhắn nhủ của bậc Giác Giả tự ngộ cho thế gian: hãy đi theo Thánh nhân thuộc Thỏ mà bước vào tu luyện”.

[1] Ghi chú: Ký tự “#” ở đây đại diện cho chữ với phần trên là chữ “tử” (死), phần dưới là chữ “tâm” (心), do đó “# vô tâm” có nghĩa là “chết”. Cả tiếng Trung và tiếng Hàn đều không có chữ này, đây là chữ do tác giả tự tạo.

(Còn tiếp)

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2003/6/16/22087.html

The post Phá giải tinh yếu «Cách Am Di Lục» (II) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/04/pha-giai-tinh-yeu-cach-am-di-luc-ii.html/feed0
Phá giải tinh yếu «Cách Am Di Lục» (I)https://chanhkien.org/2011/04/pha-giai-tinh-yeu-cach-am-di-luc-i.htmlhttps://chanhkien.org/2011/04/pha-giai-tinh-yeu-cach-am-di-luc-i.html#respondSat, 23 Apr 2011 10:35:58 +0000https://chanhkien.org/?p=11642Tác giả: Sử Nham chỉnh lý [Chanhkien.org] «Cách Am Di Lục» (Gyeokamyurok) là cuốn sách tiên tri do học giả Nam Sư Cổ (Nam Sa-go) truyền lại từ 470-480 năm trước đây tại Triều Tiên (nay thuộc Hàn Quốc). Nam Sư Cổ, hiệu Cách Am, là người trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, […]

The post Phá giải tinh yếu «Cách Am Di Lục» (I) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Sử Nham chỉnh lý

[Chanhkien.org] «Cách Am Di Lục» (Gyeokamyurok) là cuốn sách tiên tri do học giả Nam Sư Cổ (Nam Sa-go) truyền lại từ 470-480 năm trước đây tại Triều Tiên (nay thuộc Hàn Quốc). Nam Sư Cổ, hiệu Cách Am, là người trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, với khả năng tiên tri, có thể được ví với Thiệu Khang Tiết thời Bắc Tống, Trung Quốc. Tuy nhiên, «Cách Am Di Lục» nghe nói là do một vị Thần nhân khẩu thuật và Nam Sư Cổ ghi lại từng câu từng chữ. Toàn bộ cuốn sách phân làm 60 Thiên với gần 4 vạn chữ. Phá giải «Cách Am Di Lục» đã trở thành một chủ đề nóng tại Hàn Quốc vào những thập niên 80 và 90. Trong dự ngôn giảng rất minh xác về một Đại Pháp Đại Đạo hồng truyền thế gian, nhưng phải trải qua một trường ma nạn, đồng thời cũng giảng về những vấn đề mà nhân loại sẽ phải đối mặt. Tuy nhiên dự ngôn nói về “nạn lại thêm nạn”, thậm chí lạm dụng nhiều danh xưng cho Thánh nhân, gây tổn thất cho giới tu luyện; do vậy ở đây chúng ta cần để ý tới ảnh hưởng phụ diện của «Cách Am Di Lục».

Vào năm 2003, Chính Hạo tiên sinh sống tại Nam Hàn đã tiến hành phá giải tường tận «Cách Am Di Lục», bao gồm rất nhiều luận điểm, chỉ rõ rằng «Cách Am Di Lục» chỉ đích thị Pháp Luân Công. Bài viết này về cơ bản là căn cứ theo phá giải của Chính Hạo tiên sinh, kết hợp với một số kinh nghiệm của các dự ngôn khác, biên tập trích lục một bộ phận «Cách Am Di Lục», với hy vọng sẽ cung cấp cho độc giả nhận thức khái quát. Đương nhiên, bản thân lời tiên tri có tính cục hạn, trong thời kỳ lịch sử đặc thù này cũng không phải là bất biến, thêm vào đó nhận thức của tác giả bài viết này cũng mang tính cục hạn, do vậy phần phá giải tinh yếu này không nhất định là tuyệt đối chính xác. Hy vọng rằng bài viết này sẽ có tác dụng tham khảo trong giảng chân tướng.

Để đọc toàn bộ phá giải «Cách Am Di Lục» của Chính Hạo tiên sinh, mời độc giả tải về ebook “«Cách Am Di Lục» toàn giải” gồm 2 cuốn Thượng và Hạ bằng tiếng Hán, xuất bản năm 2003.

(1) Lời tiên tri về Pháp Luân Đại Pháp

Thiên đầu tiên, “Nam Sư Cổ bí quyết” là Thiên cực kỳ trọng yếu trong toàn bộ 60 Thiên; một khi phá giải được “Nam Sư Cổ bí quyết” thì chính là có thể đưa toàn bộ nội dung chủ yếu của «Cách Am Di Lục» ra giải thích mạch lạc. Phần đầu của “Nam Sư Cổ bí quyết” là giới thiệu sơ qua tiểu sử của Nam Sư Cổ, tuy nhiên về sau tiện thể bắt đầu vào chính văn luôn. Ở đây chúng ta phân tích dự ngôn bắt đầu từ phần chính văn.

Lưỡng cung song Ất tri ngưu mã, Điền hề tùng kim cấn hoa cung.
Tinh thoát kỳ hữu mễ bàn tự, Lạc bàn tứ nhũ thập trọng sơn.
Bát lực thập nguyệt nhị nhân tầm, Nhân ngôn nhất đại thập bát thốn.

Giải: Trong «Cách Am Di Lục» rất nhiều lần đề cập đến “cung” (弓) và “Ất” (乙), như “lưỡng cung song Ất”, “cung cung Ất Ất”, v.v. Cũng như các dự ngôn khác, phần khó nhất là phá giải được ẩn nghĩa đằng sau các chữ bề mặt, rồi sau đó nhìn một cái là rõ ràng ngay. “Lưỡng cung” ở đây là chỉ Thái Cực đồ, gồm hai cung Âm và Dương xoắn vào nhau; “song Ất” là chỉ phù hiệu chữ Vạn (卍) của Phật gia, Ất+Ất = “乙”+”乙” = “卍”. Như vậy “lưỡng cung song Ất” chính là chỉ Pháp Luân.

“Điền hề tùng kim cấn hoa cung” là chỉ đồ hình màu vàng kim sặc sỡ như hoa. Như vậy, chữ “Điền” (田) ở đây với “lưỡng cung song Ất” là có liên quan, chữ “Điền” (田) chính là biểu hiện hình tượng của “Kim Cấn hoa cung” và “lưỡng cung song Ất”, tức đồ hình Pháp Luân.

“Tinh thoát kỳ hữu mễ bàn tự”: “Tinh thoát kỳ hữu” chính là chữ “Mễ” (米). “Lạc bàn tứ nhũ thập trọng sơn”: “Lạc” ở đây có ý là rơi rụng, loại bỏ “tứ nhũ”, tức “Mễ” (米) bỏ đi “tứ nhũ” ở Đông Nam, Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nam, còn lại một chữ “Thập” (十).

Mấy câu này mô tả kết cấu của Pháp Luân, gồm có Thái Cực đồ và phù hiệu chữ Vạn (卍). Chữ “Thập” (十) ở trung tâm với bốn gạch về bốn phía thể hiện phù hiệu chữ Vạn (卍) lớn ở trung tâm và bốn phù hiệu chữ Vạn (卍) nhỏ ở trên dưới trái phải; còn “tứ nhũ” tức bốn gạch chéo ở bốn phía của chữ “Mễ” (米) chính là vị trí của bốn Thái Cực: một đồ hình Pháp Luân rõ ràng rành rành hiện ra trước mắt chúng ta (chi tiết xin tham khảo đồ hình Pháp Luân của Pháp Luân Đại Pháp). Đối với kết cấu của Pháp Luân, trong Thiên 19 “Cung Ất luận” và Thiên 44 “Cung Ất đồ ca” đều có giải thích tường tận, nhưng ở đây không bàn thêm nữa. Độc giả nào có hứng thú xin mời tham khảo “«Cách Am Di Lục» toàn giải” (tiếng Hán) của Chính Hạo tiên sinh.

Về “ngưu mã” trong câu đầu tiên, ý tứ càng thâm sâu hơn nữa. «Cách Am Di Lục» thường dùng ẩn dụ để chỉ tu luyện hoặc người tu luyện. Trong “Nam Sư Cổ bí quyết” có một câu như thế này: “Thiên Đạo canh điền thị ngưu tính” và “Thiên ngưu Địa mã chân ngưu tính”, ở đây ám chỉ “ngưu mã” có ý “Thiên Địa càn khôn”, dùng “Thiên Đạo” và “canh điền” (làm ruộng) để ẩn dụ rằng lấy Thiên Pháp chỉ đạo tu luyện.

“Bát lực thập nguyệt nhị nhân tầm”, toàn bộ hợp lại tạo thành “thập thắng” (十胜); “thập thắng” này xuất hiện rất nhiều lần trong toàn bộ cuốn sách, ở đây là lấy hình thức câu đố chữ để biểu đạt nội hàm. “Thập thắng” ở đây có nghĩa là gì? Phật gia coi vũ trụ như thế giới mười phương, còn «Chu Dịch» của Đạo gia giảng rằng “Cửu cung gia nhất” chính là “thập thắng”; do đó, “thập thắng” là chỉ Pháp của Phật gia hoặc Đạo gia, ở đây chỉ Pháp Lý của Pháp Luân Đại Pháp vốn đã bao hàm cả Phật Đạo lưỡng gia.

“Nhân ngôn nhất đại thập bát thốn”: “Nhân ngôn” (人言) hợp lại thành chữ “tín” (信); “nhất đại” (一大) hợp lại thành chữ “thiên” (天); “thập bát thốn” (十八寸) hợp lại thành chữ “thôn” (村); hợp tất cả câu lại là “tín thiên thôn”. “Thiên thôn” chính là thiên quốc, ở đây nói về việc tin tưởng vào tu luyện, tin vào Phật Đạo Thần.

Đối với công hiệu và Pháp Lý của Pháp Luân Công, «Cách Am Di Lục» tại rất nhiều chương tiết đều có luận thuật, nhưng vì giới hạn về độ dài, ở đây chúng ta chỉ lấy điều được giảng trong “Nam Sư Cổ bí quyết” làm ví dụ. Bởi vì “Nam Sư Cổ bí quyết” có tính chất cương lĩnh mạch lạc, nên thực ra đã bao hàm tư tưởng chủ yếu của toàn bộ cuốn sách.

Dục thức thương sinh bảo mệnh xứ, Cát Tinh chiếu lâm chân thập thắng.
Lưỡng bạch tam phong chân lý, Nhãn xích chỉ hóa nhân bất đổ.
Cửu cung gia nhất thập thắng lý, Xuân mãn càn khôn phúc mãn gia.
Long quy hà lạc lưỡng bạch lý, Tâm thanh thân an hóa sinh nhân.
Thế nhân bất tri song cung lý, Thiên hạ vạn dân giải oan thế.
Độ hải di sơn hải ấn lý, Thiên hạ nhân dân Thần phán cơ.
Tứ khẩu hợp thể toàn điền lý, Hoàng đình kinh độc đan tâm điền.
Tứ phương trung chính tùng kim lý, Nhật nguyệt vô quang bất dạ thành.
Lạc bàn tứ nhũ thập tự lý, Tử trung cầu sinh hoàn nhiên giác.
Thủy thăng hỏa giáng bệnh khước lý, Bất lão bất tử cam vũ lộ.
Tam nhân nhất tịch tu tự lý, Chân tâm bất biến đốc tín thiên.
Lục giác bát nhân thiên Hỏa lý, Hoạt nhân diệt ma Thần phán cơ.
Tự nhân bất nhân thiên hư vô lý, Thiên thần hạ giáng phân minh tri.
Bát Vương bát khẩu Thiện tự lý, Thiên Chân hóa tâm bất biến tâm.
Càn ngưu khôn mã ngưu tính lý, Hòa khí Đông phong Chân Nhân xuất.
…..
Dục thức song cung thoát kiếp lý, Huyết mạch quán thông hỉ nhạc ca.
Dục thức thương sinh an tâm xứ, Tam phong lưỡng bạch hữu nhân xứ.

Giải: Ở đây đề cập đến “lưỡng bạch tam phong”, chính là tiên tri về Pháp Luân Đại Pháp; ngữ ngôn thiển bạch, đạo lý minh bạch là “lưỡng bạch”; “Chân, Thiện, Nhẫn” là “tam phong”, hoặc “tam phong” cũng có thể là chỉ Pháp Lý có thể khiến “Thiên Địa Nhân” (Tam Tài) viên mãn hoàn thiện; dù giải thích như thế nào thì vẫn là dự ngôn về Pháp Lý của Pháp Luân Đại Pháp.

Bộ phận văn tự này đã tương đối minh bạch, không cần giải thích gì đặc biệt. Tổng kết lại thì là nói rằng Pháp Luân Đại Pháp là công pháp có thể “bảo mệnh”, “an tâm”, “thoát kiếp”, “giải oan”, “trong tử cầu sinh”. Về phương diện kiện khang (tu mệnh), có thể giúp “bệnh khước”, “bất lão bất tử”, “huyết mạch quán thông”, v.v. Ngoài ra còn đề cập đến “hỉ nhạc ca” là nhạc luyện công của Pháp Luân Đại Pháp.

Ở đây giảng minh xác rằng Đại Pháp là “thập thắng” chân chính, nhấn mạnh “tam nhân nhất tịch” (三人一夕) tức chữ “tu” (修), “bát Vương bát khẩu” (八王八口) tức chữ “Thiện” (善), đồng thời tiên tri Pháp Lý là vĩ đại phi thường, là “thiên hư vô lý” (“hư” và “vô” là Lý tối cao của Đạo gia), có thể “Cát Tinh chiếu lâm” (Ngôi sao May mắn chiếu rọi), “độ hải di sơn” (vượt biển dời núi), “Xuân mãn càn khôn” (Xuân khắp đất trời).

Đáng chú ý nhất chính là: “Thiên hạ nhân dân Thần phán cơ” và “Hoạt nhân diệt ma Thần phán cơ”. Hai câu này đều đề cập đến “Thần phán”, ám chỉ bộ Đại Pháp này là do Thiên Thần thẩm phán. Về vấn đề Đại Thẩm phán thời mạt thế, trong rất nhiều lời tiên tri Đông và Tây phương cũng như trong tôn giáo đều rất trùng hợp.

Trong đoạn thơ trên đã đề cập rằng mặc dù bộ Pháp này là tốt, nhưng những người chạy theo tiền bạc thì “nhìn mà không thấy”, cũng chính là “Lưỡng bạch tam phong chân lý, Nhãn xích chỉ hóa nhân bất đổ.” (Với chân lý “lưỡng bạch tam phong” ở trước mắt, những người gắn bó với bạc tiền nhìn không thấy).

(Còn tiếp)

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2003/6/16/22087.html

The post Phá giải tinh yếu «Cách Am Di Lục» (I) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/04/pha-giai-tinh-yeu-cach-am-di-luc-i.html/feed0
Lý giải khác về ‘hai trắng’ trong “Cách Am Di Lục”https://chanhkien.org/2010/10/ly-giai-khac-ve-hai-trang-trong-cach-am-di-luc.htmlhttps://chanhkien.org/2010/10/ly-giai-khac-ve-hai-trang-trong-cach-am-di-luc.html#respondThu, 28 Oct 2010 02:52:25 +0000https://chanhkien.org/?p=7114Tác giả: Gujin Tan [Chanhkien.org] Kính gửi Ban biên tập: Sau khi đọc một số lời giải về dự ngôn “Cách Am Di Lục” (Những ghi chép do Cách Am để lại), nói rằng ‘hai trắng’ (“lưỡng bạch”) có nghĩa là ‘tâm trắng và thân trắng’, tôi muốn nói đôi lời như sau. Sư phụ Lý […]

The post Lý giải khác về ‘hai trắng’ trong “Cách Am Di Lục” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Gujin Tan

[Chanhkien.org]

Kính gửi Ban biên tập:

Sau khi đọc một số lời giải về dự ngôn “Cách Am Di Lục” (Những ghi chép do Cách Am để lại), nói rằng ‘hai trắng’ (“lưỡng bạch”) có nghĩa là ‘tâm trắng và thân trắng’, tôi muốn nói đôi lời như sau. Sư phụ Lý Hồng Chí đề cập trong Chuyển Pháp Luân rằng tại bước đầu tu luyện thế gian pháp, cơ thể sẽ chuyển sang trạng thái ‘nãi bạch thể’ (thân trắng như sữa). Đây là ‘trắng’ đầu tiên được đề cập đến trong lời tiên tri. Cũng như vậy, sau khi bước vào tu luyện xuất thế gian pháp, cơ thể sẽ trở thành ‘tịnh bạch thể’ (tu luyện Phật thể). Đây là ‘trắng’ thứ hai. Tôi không chắc liệu cách hiểu này có đúng hơn nay không, do vậy xin chỉ coi đây là lời tham khảo.

Dịch từ:

http://pureinsight.org/node/1046

The post Lý giải khác về ‘hai trắng’ trong “Cách Am Di Lục” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/10/ly-giai-khac-ve-hai-trang-trong-cach-am-di-luc.html/feed0
Chữ ‘Tâm’: Bình luận về dự ngôn “Cách Am Di Lục”https://chanhkien.org/2010/10/chu-tam-binh-luan-ve-du-ngon-cach-am-di-luc.htmlhttps://chanhkien.org/2010/10/chu-tam-binh-luan-ve-du-ngon-cach-am-di-luc.html#respondThu, 28 Oct 2010 02:49:11 +0000https://chanhkien.org/?p=7112Tác giả: Một học viên tại Trung Quốc Đại Lục [Chanhkien.org] Kính gửi Ban biên tập: Sau khi đọc bài viết ‘Suy ngẫm sau khi đọc kinh văn Tham khảo lời tiên tri’, tôi đã có một ấn tượng sâu sắc. Giống như Sư phụ Lý giảng, mọi thứ đều đã được an bài từ […]

The post Chữ ‘Tâm’: Bình luận về dự ngôn “Cách Am Di Lục” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Một học viên tại Trung Quốc Đại Lục

[Chanhkien.org]

Kính gửi Ban biên tập:

Sau khi đọc bài viết ‘Suy ngẫm sau khi đọc kinh văn Tham khảo lời tiên tri’, tôi đã có một ấn tượng sâu sắc.

Giống như Sư phụ Lý giảng, mọi thứ đều đã được an bài từ nhiều tỷ năm trước đây. Tuy nhiên sau khi đọc một số lời giải về “Cách Am Di Lục”, tôi lại có hiểu biết hơi khác họ một chút.

Trong câu thứ 18 của dự ngôn, nó nhấn mạnh rằng tu luyện tâm tính là chìa khóa cơ bản nhất trong thời kỳ tu luyện này. Nó nói: “giữ mạng sống nơi nửa mảnh trăng dưới núi tam giác”. Một số người nghĩ rằng “giữ mạng sống nơi nửa mảnh trăng dưới núi tam giác” là chỉ ao Tịnh Nguyệt ở Trường Xuân. Tuy nhiên, tôi cho rằng thực ra hàm nghĩa là:

Núi tam giác là ba ngọn núi với hình tam giác;
Nửa mảnh trăng là vầng trăng khuyết;

Do vậy, “nửa mảnh trăng dưới núi tam giác” đúng là chữ “Tâm” () trong tiếng Hán.

Như vậy dự ngôn này muốn nói giữ mạng sống bằng “tâm” của mình. Chỉ bằng cách chú trọng tu luyện tâm tính, bạn có thể được bảo vệ trong tiến trình Chính Pháp. Trên đây chỉ là lý giải cá nhân của một số người, trong đó có tôi. Nếu bạn thấy điều gì chưa đúng, xin vui lòng chỉ giúp.

Dịch từ:

http://pureinsight.org/node/1047

The post Chữ ‘Tâm’: Bình luận về dự ngôn “Cách Am Di Lục” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/10/chu-tam-binh-luan-ve-du-ngon-cach-am-di-luc.html/feed0
Suy ngẫm sau khi đọc kinh văn ‘Tham khảo lời tiên tri’https://chanhkien.org/2010/06/suy-ngam-sau-khi-doc-kinh-van-tham-khao-loi-tien-tri.htmlhttps://chanhkien.org/2010/06/suy-ngam-sau-khi-doc-kinh-van-tham-khao-loi-tien-tri.html#respondMon, 21 Jun 2010 06:08:27 +0000http://chanhkien.org/?p=6319Tác giả: Một học viên Triều Tiên [Chanhkien.org] Sau khi đọc kinh văn của Sư phụ “Tham khảo lời tiên tri”, tôi đột nhiên nhớ đến những dự ngôn trong một quyển sách có tên là «Cách Am Di Lục» (Những ghi chép do Cách Am để lại) hiện đang được lưu hành ở Triều […]

The post Suy ngẫm sau khi đọc kinh văn ‘Tham khảo lời tiên tri’ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Một học viên Triều Tiên

[Chanhkien.org] Sau khi đọc kinh văn của Sư phụ “Tham khảo lời tiên tri”, tôi đột nhiên nhớ đến những dự ngôn trong một quyển sách có tên là «Cách Am Di Lục» (Những ghi chép do Cách Am để lại) hiện đang được lưu hành ở Triều Tiên/Hàn Quốc. Nó có nói nhiều lời tiên tri rất chi tiết về Pháp Luân Đại Pháp. Bây giờ, tôi xin diễn tả chúng ngắn gọn như sau:

I. Bối cảnh xuất xứ của tài liệu«Cách Am Di Lục»

«Cách Am Di Lục» chứa đựng những bí mật mà nhà bác học và thiên văn học vĩ đại người Triều Tiên, Nam Sư Cổ (1509-1571) có được, khi ông gặp một vị Thần nhân ở núi Kim Cương (một ngọn núi ở Triều Tiên) lúc trẻ tuổi. Nam Sư Cổ về sau này lấy hiệu là Cách Am, đó là lý do quyển sách được đặt tên là «Cách Am Di Lục». Thực ra, Nam Sư Cổ chỉ là ghi lại thể theo lời chỉ dẫn của vị Thần nhân kia. Thậm chí bản thân Nam Sư Cổ rất uyên bác về thiên văn và địa lý mà ông cũng không thể hiểu được trọn vẹn ý nghĩa của nó.

«Cách Am Di Lục» được cất giấu khỏi thế gian trong 450 năm. Năm 1986, một học giả người Hàn Quốc, có họ là Tân, lần đầu tiên bắt đầu khảo cứu ý nghĩa của quyển sách này. Đến cuối những năm 1980, quyển sách này đã trở thành một đề tài nóng bỏng ở Nam Triều Tiên (Hàn Quốc).

«Cách Am Di Lục» là một cuốn sách tiên tri tuyệt vời, độc nhất vô nhị trên thế giới này. Nó tiết lộ một số lớn những chi tiết diễn tả vị Đại Vương của Pháp Luân (bánh xe Pháp) giáng hạ xuống trần gian để truyền dạy Đại Pháp (luật và nguyên lý của vũ trụ) và Đại Đạo, đồng thời cứu độ tất cả chúng sinh trong thời hiện tại. Nó có nói rõ ràng về Pháp Luân Công và đồ hình Pháp Luân, cũng như nói về cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Nó chỉ ra một cách rõ ràng là vị Đại Thánh nhân đó có họ là Lý, sẽ bắt đầu giảng Pháp truyền Công tại Trường Xuân (Trường Xuân, một thành phố ở tỉnh Cát Lâm miền Đông Bắc Trung Quốc). Vào thời bấy giờ, Pháp mà Ngài dạy là Pháp chứa đựng tất cả các giáo lý khác ở trong đó.

II. Quyển sách gợi ý không hề sai về vị Thánh nhân có họ là Lý, cũng như Đại Pháp và Đại Đạo mà Ngài truyền dạy

1. Vị Thánh nhân ấy là ai? Ông được đặt tên theo một loài cây (‘Lý’ tiếng Trung Quốc có nghĩa là cây mận). Ông được sinh vào năm Mão (1951), tháng Tư (Âm lịch), về phía Bắc vĩ tuyến 38 và ở Công Chủ Lĩnh dưới chân núi Tam Thần Sơn (núi Trường Bạch ở Đông Bắc Trung Quốc). Ông được sinh ở hướng ‘Cấn’, phù hợp với hướng Đông Bắc.

2. Vị Thánh nhân đó là Vua của các vị vua trên Trời, đó là vị Đại Vương của Pháp Luân. Thiên hạ xem Ngài như là Phật Di Lặc khi Ngài giáng hạ xuống cõi này. Ngài là vị Thánh nhân dạy Chính Đạo.

3. ‘Ba chữ và hai trắng’ (“lưỡng bạch tam phong”) được nói trong sách: Ba chữ tức là Chân-Thiện-Nhẫn, và ‘hai trắng’ là tâm trắng và thân trắng (ám chỉ đến sự tu luyện tâm tính và chuyển hóa bản thể trong công pháp Pháp Luân Công).

4. Quyển sách diễn tả rất nhiều chi tiết về đồ hình Pháp Luân.

5. Nó có nhắc đến rằng Pháp Luân Công có hiệu lực “vòng tuần hoàn trong sạch”, “tiểu chu thiên” và “khai thông kinh mạch”.

6. Nó rõ ràng ghi rằng vị Thánh nhân họ Lý sẽ bắt đầu truyền giảng ở Trường Xuân (“rừng xanh”, đó là nghĩa tiếng Hoa của “Trường Xuân”).

7. Trong thiên “Mạt vận luận”, quyển sách viết rất chi tiết là ngày thứ 20 mùa hè (tháng 7), Đại Pháp sẽ bị bức hại bởi những sinh mệnh tà ác.

8. Nó cũng nói rằng sau khi chịu đựng khổ nạn, những người tu luyện ở Trung Quốc sẽ lại thấy “bình minh trong tương lai”.

9. Nó rõ ràng ghi lại rằng sau vài năm, chính phủ Trung Quốc sẽ thay đổi chính sách của họ đối với Đại Pháp [luật và nguyên lý của vũ trụ].

10. Những ai bức hại Đại Pháp sẽ vĩnh viễn bị tiêu hủy, và cái ngày mà hàng trăm triệu học viên trên khắp thế giới ăn mừng sẽ dần dần đến. Nó cảnh báo mọi người chớ nên quay mặt bỏ Đại Pháp vì những khổ nạn tạm thời đó. Những ai bỏ Đại Pháp sẽ bị tiêu hủy và những người theo sẽ tồn tại.

11. Pháp mà vị Thánh nhân họ Lý đó dạy là chính Pháp không hề có thiếu sót. Nó chỉ rõ ràng rằng con người nên học Pháp đó và đọc sách nhiều hơn.

12. Nó nói rằng vị Thánh nhân đó sẽ không ở lại thủ đô, và Ngài sẽ đi sang Tây phương.

13. Thời gian Ngài thuyết giảng sẽ không lâu lắm.

14. Không thoát khỏi tù đày, các học viên Đại Pháp sẽ phải chịu ma nạn của các hạn tù.

15. Nó ghi rõ ràng rằng cho dù những người tu luyện ở Trung Quốc chịu đựng những khổ nạn lớn lao, phần đông các học viên sẽ như ‘chim chẳng lìa cành’, và rất khó mà lời vu khống bịa đặt của những người có quyền lực trong nhà nước làm cho người ta thay đổi ý kiến.

16. Mọi tôn giáo lúc bấy giờ sẽ không còn hiệu lực. Một cách duy nhất để thoát ra là đắc được Pháp này cho mau — cầu Trời mỗi ngày sẽ không đưa quí vị một bước nào lên thiên cảnh, niệm ‘A Di Đà Phật’ mỗi ngày sẽ không đưa quí vị về thế giới Cực Lạc.

17. Nó diễn tả rõ ràng những giai đoạn lịch sử quan trọng đó, từng giai đoạn một. Nó cũng chỉ ra khi nào là thời mạt pháp. Nhân loại thời đại này sẽ bị tiêu diệt bởi một “căn bệnh lạ”, và rất khó mà thậm chí một trong số mười gia đình được sống sót.

18. Nó nhấn mạnh rằng điểm mấu chốt cho sự tu luyện trong thời gian này là tu luyện tâm tính, ‘giữ mạng sống nơi nửa mảnh trăng dưới núi tam giác’ (tức là ngụ ý nói về chữ ‘Tâm’).

19. Nó nói rằng những sự kiện xảy ra ở Trung Quốc hiện nay là đã được an bài từ vài ngàn năm trước.

Dịch từ:

http://minghui.cc/gb/0001/Sep/07/ge_an_yi_lu.html
http://clearwisdom.net/eng/2000/sept/08/po090800_2.html

The post Suy ngẫm sau khi đọc kinh văn ‘Tham khảo lời tiên tri’ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/06/suy-ngam-sau-khi-doc-kinh-van-tham-khao-loi-tien-tri.html/feed0