bộ ba kinh điển | Tag | Chánh Kiến Nethttps://chanhkien.orgChánh KiếnThu, 24 Apr 2025 07:00:24 +0000en-UShourly1Bàn về mối quan hệ giữa bộ ba kinh điển vỡ lòng truyền thống Đệ Tử Quy, Tam Tự Kinh và Thiên Tự Văn (Phần 4.2)https://chanhkien.org/2022/08/ban-ve-moi-quan-he-giua-bo-ba-kinh-dien-vo-long-truyen-thong-de-tu-quy-tam-tu-kinh-va-thien-tu-van-phan-42.htmlSat, 20 Aug 2022 08:36:28 +0000https://chanhkien.org/?p=29016Tác giả: Đổng Hân [ChanhKien.org] (Tiếp theo phần 4.1) Dưới đây nói về “Sơ đồ Thiên nhân hợp nhất viên mãn của Thiên Tự Văn”. Tất nhiên là sơ đồ này khái quát nội dung của cả quyển, chứ không khái quát theo số lượng chữ, qua sáu mục này, mọi người có thể hiểu […]

The post Bàn về mối quan hệ giữa bộ ba kinh điển vỡ lòng truyền thống Đệ Tử Quy, Tam Tự Kinh và Thiên Tự Văn (Phần 4.2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Đổng Hân

[ChanhKien.org]

(Tiếp theo phần 4.1)

Dưới đây nói về “Sơ đồ Thiên nhân hợp nhất viên mãn của Thiên Tự Văn”. Tất nhiên là sơ đồ này khái quát nội dung của cả quyển, chứ không khái quát theo số lượng chữ, qua sáu mục này, mọi người có thể hiểu được Thiên Tự Văn dạy điều gì. Từ góc trên bên trái xuống, phần thứ nhất là “Vũ trụ vô hạn”, vũ trụ vô hạn sinh ra “Thế giới rộng lớn”, trong thế giới rộng lớn lại bao gồm “Xã hội tốt đẹp”, nhưng ở đây có thể thêm 2 chữ: “Thánh hiền”, tức là xã hội tốt đẹp sẽ là xã hội do Thánh hiền khai sáng.

Vũ trụ vô hạn được thể hiện trong hai câu “Thiên địa huyền hoàng, vũ trụ hồng hoang” (Bầu trời tối đen, mặt đất có màu vàng; vũ trụ bao la, hoang sơ và hỗn độn). Tuy tám chữ trong 1.000 chữ, nhưng tám chữ này lại biểu thị cho vũ trụ vô hạn. Vũ trụ vô hạn sinh ra thế giới rộng lớn, giống như ống kính máy ảnh, từ vũ trụ mênh mông phóng đại vào một điểm, phóng đại, phóng đại, phóng đại rồi xuất hiện một thế giới rộng lớn vô cùng phồn vinh. Mọi người xem tiếp sự dịch chuyển của thời gian “Nhật nguyệt doanh trắc, thần tú liệt trương. Hàn lai thử vãng, thu thu đông tàng” (Mặt trời lên cao rồi xế dần, mặt trăng tròn sáng rồi lại khuyết; sao hôm sao mai chia ra ngày đêm. Lạnh tới nóng đi; mùa thu thì thu hoạch để tàng trữ cho mùa đông) tiếp đến là “Vân đằng trí vũ, lộ kết vi sương. Kim sinh lệ thủy, ngọc xuất côn cương” (Mây bay lên gặp lạnh thành mưa; hơi sương vào đêm lạnh ngưng tụ thành sương mù), bao gồm “Hải hàm hà đạm, lân tiềm vũ tường” (Nước biển mặn, nước sông nhạt; cá bơi dưới nước, chim bay trên trời).

Nói về tám chữ “Hải hàm hà đạm, lân tiềm vũ tường” này, quý vị cảm nhận thế nào? Tám chữ này làm người ta cảm thấy lòng dạ thật rộng mở. Đệ Tử Quy giảng “Hoãn yết liêm, vật hữu thanh” (Vén rèm cửa, chớ ra tiếng) là ý nghĩa gì? – Là cẩn thận, bao hàm ý yêu người quý vật. Thiên Tự Văn giảng “Hải hàm hà đạm, lân tiềm vũ tường” là ý nghĩa gì? – Là tấm lòng, là cảnh giới! Quý vị nói xem, người viết và người học điều này, họ có còn giật cái rèm không? Lòng dạ rộng lớn bao nhiêu? Lớn đến “lân tiềm vũ tường”, không chỉ là hai loại động vật, mà là một thế giới hài hòa tốt đẹp. “Hải hàm hà đạm” nghe có vẻ như là đối lập, không ai phạm vào ai, một mặn một ngọt. Có người nói rằng dù là mặn hay nhạt thì vẫn thường phát sinh mâu thuẫn, gấp gáp chậm rãi cũng phát sinh mâu thuẫn. Xã hội ngày nay là như vậy, nhất là ở Trung Quốc đại lục, ác đảng Trung Cộng khởi xướng tuyên truyền tà thuyết đấu tranh, vốn là thích tranh đấu, mình còn tranh đấu với mình, huống hồ với thù địch thì lại đấu tranh càng kịch liệt hơn.

Tuy nhiên ở đây, “Hải hàm hà đạm” không có đấu tranh, chỉ có hài hòa, rất hạnh phúc và tự nhiên. “lân tiềm vũ tường”, cá bơi đường cá, chim bay đường chim, ở đây lại có cái rộng lớn. Tại sao rộng lớn? Giả dụ chỉ có cá, thì chỉ có biển mà không có trời; nếu chỉ có chim bay, thì chỉ có trời mà không có biển, nhưng nó lại có đủ tất cả. Hơn nữa chúng là có mối quan hệ hài hòa, bổ sung cho nhau. Có biển sâu thì mới có trời cao để so sánh, giả sử chỉ có biển, thì không có khái niệm trời, có khái niệm trời cao thì mới có cái đẹp của biển sâu. Cá sẽ nghĩ: Chỗ của ta thật tốt! Chim sẽ nghĩ: ta bay thật cao! Trong đó thật hài hòa tốt đẹp. Tám chữ này chính là một thế giới mỹ hảo.

Mọi người từng đi xem viện bảo tàng hải dương, sẽ có cảm giác có rất nhiều loại cá, bạn nói họa sĩ thông minh đến mấy, vắt óc cũng không nghĩ ra được nhiều đường nét như vậy. Hãy nhìn trong viện bảo tàng hải dương, những con cá đủ loại hình dạng, cá to cá nhỏ, màu sắc hoa văn trên thân biến hóa vô cùng, vượt quá sức tưởng tượng của con người, đẹp quá đỗi! Thật quá “Thần” kỳ! Mà lại không có họa sĩ nào vẽ nó. Thì hai chữ “lân tiềm”, ở viện bảo tàng hải dương chẳng phải như thế sao, ngồi mãi không muốn rời đi, hình dạng các loài cá quá đẹp, các loại màu sắc phức tạp mà cân đối, vô cùng dễ chịu, thật quá thần kỳ, quá mỹ hảo! Nhưng viện bảo tàng hải dương chỉ là một căn phòng, làm sao sánh nổi với biển cả đây?

Do đó nói “Hải hàm hà đạm, lân tiềm vũ tường”, tám chữ này rất đẹp, so với “Hoãn yết liêm, vật hữu thanh” (Vén rèm cửa, chớ ra tiếng) thì khác biệt hoàn toàn về cảnh giới. Đây là một thế giới tươi đẹp, thế giới hài hòa, thế giới rộng lớn. Tuy dùng “lân tiềm” để chỉ cá bơi nhưng chữ “lân” (loài có vẩy) này thật là rộng, nó không dùng để chỉ rồng, nhưng lại bao hàm cả rồng, vì rồng cũng là loài có vẩy, đây chính là cái hay của việc khái quát, dùng “Lân tiềm” chứ không phải là những cái cụ thể như “ngư tiềm” hay “long tiềm”. Do đó “lân tiềm” bao gồm các loài cá, rất nhiều loài cá. “Tiềm” (bơi) còn có bơi sâu, bơi nông, bơi ở nơi rất sâu, bơi ở nơi rất nông, có bơi thì cũng có ngoi lên, biến hóa vô cùng. Hai chữ này là một thế giới phồn vinh.

“Vũ tường” (chim lượn), nó không phải chỉ một con chim, mà là tất cả các loài có lông vũ. Do đó viết ra hai chữ này thì tất nhiên sẽ gọi được cả phượng hoàng đến. Theo cổ nhân nói, nếu thực sự viết được văn chương như thế này, phượng hoàng sẽ bay đến. Ngày nay rất hiếm có được văn chương như thế này. Do đó đã là “vũ tường” thì dù là công hay là sơn ca bay trên bầu trời, đó chẳng phải là trăm loài chim chầu phượng hoàng sao! “Tường” còn có các góc độ khác nhau, tới các hướng khác nhau, đủ các kiểu lượn. Thế giới chim muông tươi đẹp. Cộng thêm thêm biển, mới tuyệt diệu làm sao! Còn có “Thái trọng giới khương” (rau trọng cải gừng), thế giới các loại rau cũng rất phong phú, lại cộng thêm hoa quả nữa thì bắt đầu mở rộng ra. Còn có “Kim sinh lệ thủy, ngọc xuất côn cương” (Vàng sinh ra từ sông Lệ; ngọc thạch xuất xứ từ núi Côn Luân), nào là vàng, ngọc, vòng tay, dây chuyền, tượng Bồ Tát, rất là đẹp! Thiên nhiên lại còn có thêm sự chế tác của con người, thật vô cùng vô tận.

Tất cả trong vũ trụ vô hạn, thế giới rộng lớn, mà cái vũ trụ vô hạn này chỉ được miêu tả bằng tám chữ, còn về cái thế giới rộng lớn cũng đã miêu tả rất nhiều thứ. Tiếp theo sau là xã hội tốt đẹp. Ở đây, đầu tiên nói “Long sư hỏa đế, điểu quan nhân hoàng”, bắt đầu là giảng về thánh nhân tạo ra xã hội hài hòa. Giống như chúng ta dùng máy ảnh chụp một tập ảnh, nó không ngừng thu hẹp phạm vi, từ vũ trụ vô hạn, đến thế giới rộng lớn. Từ thế giới rộng lớn lại thu hẹp vào xã hội con người, xã hội con người cũng là một bộ phận của thế giới rộng lớn.

Trong quá trình không ngừng thu hẹp trong phạm vi vũ trụ, giả sử quay một bộ phim, không ngừng hướng đến phạm vi nhỏ hơn, đều vô cùng đẹp, đó là ba cảnh giới lớn. Đến xã hội con người rồi, “Oa” một tiếng khóc là một đứa bé ra đời. “Cái thử thân phát, tứ đại ngũ thường” (Thân thể con người ta do tứ đại mà thành; lời nói, hành động phải hợp với lẽ ngũ thường), bắt đầu giảng về hiếu, đứa bé này ra đời, phải tu dưỡng đạo đức, gây dựng cuộc đời hạnh phúc. Vũ trụ vô hạn dùng có tám chữ, vậy mà tu dưỡng bản thân lại giảng nhiều như thế này. Tiếp tục xem tiếp đoạn phim, đứa bé này bắt đầu học tập, tu dưỡng bản thân, trong quá trình đó từ từ lớn lên; đến tuổi thanh niên rồi, càng phải đọc sách, tu dưỡng nhiều hơn. Bước vào xã hội rồi, lập tức là “Tính tĩnh tình dật, tâm động thần bì. Thủ chân chí mãn, trục vật ý di” (Tính cách bình tĩnh, thanh thản thì tình cảm sâu kín, tư tưởng, lòng dạ bị động thì tinh thần mệt mỏi. Giữ gìn sự chân thật thì cái chí sẽ được mãn nguyện; theo đuổi vật chất thì cái ý sẽ dễ thay đổi). Bên trên chúng ta đã nói nhiều chuyện có quan hệ đến “trục vật ý di”, truy cầu ham muốn vật chất, liền sẽ lệch khỏi chí hướng.

Con người rất nhiều việc làm không thành là vì mục đích có sai lệch, đó là chạy theo dục vọng vật chất, theo đuổi danh lợi tình hận, nếu chúng ta hướng ra ngoài truy cầu thì đã gây trở ngại cho cái tâm của mình. “Kiên trì nhã tháo, hảo tước tự mi” (Cố giữ vững phẩm hạnh cao thượng, chức tước tốt đẹp sẽ tự tìm đến), hảo tước là quan chức cao, chính mình đạt được, “mi” ý là dây thừng, dây thừng buộc trâu, sự tu dưỡng đức hạnh có liên quan đến quan chức, quan vị của bạn, bạn thấy nội hàm này và cái lý này thật tốt đẹp. Chính vì đức hạnh của bạn mới có thể tạo ra quan vị của bạn, đó chẳng phải đúng như câu “Đại đức bất quan” (người đức lớn không giới hạn ở một chức quan) trong “Học ký” giảng đó sao? Người tu dưỡng tốt nhất, nên đảm nhiệm chức quan to nhất. Vậy trong các hoàng tử, người tu dưỡng tốt nhất nên làm hoàng đế. Đức hạnh quý vị càng lớn, chẳng phải có liên quan chặt chẽ đến chức quan cao đó sao, đây là chính lý.

Đạo đức tu dưỡng tốt rồi, thì phải bắt đầu “hoàn thành sứ mệnh”. “Đô ấp Hoa Hạ, Đông Tây nhị kinh” (Đất kinh đô có hai kinh là Đông và Tây), hễ đi thì không đi về vùng thôn quê, mà đến kinh thành làm đế vương khanh tướng. Tất nhiên nếu làm hoàng đế thì phải làm quân vương đứng trước thiên hạ, cho nên mới có ”Hữu thông quảng nội, tả đạt thừa minh. Bính xá bàng khải, giáp trướng đối doanh. Tứ diên thiết tịch, cổ sắt xuy sanh” (Bên phải thông đến điện Quảng Nội, bên trái dẫn đến điện Thừa Minh; Đền thờ phụ ở hai bên, bức trướng (màn) treo ở bên ngoài hướng về phía các cột điện cao lớn; Yến tiệc bày ra trên chiếu; khua trống đánh đàn sắt, thổi sênh cùng ca múa). Hoàng cung mở tiệc thì không như ăn cơm thông thường, mà là quốc yến. “Thăng giai nạp bệ, biện chuyển nghi tinh” (Các bậc thềm dọc hai bên dẫn lên bệ vua ngồi, các quan đi lại bên dưới) biện chính là mũ, nhiều mũ của quan lớn như vậy, bạn thử nghĩ xem, bất kỳ ai trong các quan đó mà được cử đến một huyện nào đó thì cũng là vị quan rất lớn rồi, đến một huyện hoặc một thành phố thị sát công việc thì họ đều là thân phận quan lớn trung ương; nhưng là ở chỗ này, các vị quan đó nhiều tựa như các vì sao trên bầu trời, bao nhiêu văn võ bá quan như vậy, nhiều đếm không hết; bạn thử nghĩ xem, vị hoàng đế này sẽ có cảm giác gì? Hoàn thành sứ mệnh, ở đây không phải là nói thưởng thức tốt thế nào, muốn làm gì thì làm, làm quan mà muốn làm gì thì làm thì đâu có được!

Có câu chuyện về Nhạc thánh Sư Khoáng. Vua Tấn trên bàn tiệc nói: ”Không gì vui thích bằng làm vua! Lời nói ra không ai dám trái lệnh!”. Ý nói vua thì muốn làm gì thì làm, làm những gì mình muốn. Sư Khoáng nghe thấy, cầm đàn lên đánh vua. Hành vi đó chẳng phải là hành thích vua sao! Các quan khác khiếp sợ, muốn xử tội ông. Sư Khoáng là người mù, ông nói: ”Tôi không nghe thấy vua nói, tôi nghe thấy tiểu nhân nói, kẻ tôi đánh không phải là vua mà là tiểu nhân”. Làm vua không phải chuyện chơi, thiên hạ lớn thế này giao cho vua, nhiều anh hùng hào kiệt như thế, nhiều kinh điển như thế, làm vua chẳng phải là một trách nhiệm đó sao? Chẳng phải là một sứ mệnh đó sao? Do đó các vị đế vương khanh tướng đều là có sứ mệnh, phải hoàn thành sứ mệnh “trị quốc bình thiên hạ” của mình. Thực ra mỗi người chúng ta cũng như vậy “Trời sinh tài năng của ta ắt sẽ hữu dụng”.

Kiến công lập nghiệp tức là sứ mệnh đã hoàn thành rồi, phải coi nông nghiệp là cái gốc để trị quốc. Sau khi hoàn thành sứ mệnh của mình, không được tranh công của người khác, nên làm gì thì hãy làm cái đó, không tranh công danh lợi lộc. Giả sử nói hoàn thành sứ mệnh là một quá trình trưởng thành, thì tu dưỡng đạo đức lại là quá trình buông bỏ. “Lưỡng sơ kiến cơ, giải tổ thùy bức” (Hai người họ Sơ thấy được những điều then chốt, có tầm nhìn xa; họ đã từ chức mà không ai chờ đến lúc bức bách). Sơ Quảng, Sơ Thụ là hai chú cháu từng làm thầy của vua, người làm thầy của vua thì đã có địa vị rất cao. Họ đều chủ động xin được về nghỉ, khi về nghỉ họ đều được hoàng đế đưa tiễn. Hai người họ về đến quê nhà, hàng ngày đều tự bỏ tiền mời mọi người ăn cơm, những người được mời đều là người dân trong làng, người cao niên. Người trong nhà thấy thế đều sốt ruột, mong rằng họ để chừa lại cho con cháu chút tiền. Nhưng họ lại không chừa lại mà đều chi hết, họ cho tiền nhiều như vậy để làm gì! Vì họ làm thế thì hoàng đế sẽ không nghĩ rằng họ mưu phản, như vậy họ sẽ không gặp nguy hiểm. Đã đạt đến địa vị thầy của hoàng đế thì còn muốn làm gì nữa? Nếu không phải muốn mưu phản thì không có việc gì khác đáng để họ làm. Cho nên thuần tịnh an tĩnh trong tâm mới là quan trọng, quay về với tự nhiên vốn có ban đầu.

Đây chính là sự trưởng thành và trở về của một sinh mệnh. Thiếu niên, thanh niên, đọc sách tu dưỡng, trung niên cống hiến xã hội, hoàn thành sứ mệnh lịch sử, đến tuổi già, trở về với tự nhiên. Thiên Tự Văn giảng về sự sinh trưởng của tinh thần và của thể xác con người. Về sự sinh trưởng của thể xác con người, ông Trời cho mỗi người thấy được thể xác con người lớn lên, lớn đến 18-20 tuổi thì ngừng, có người cá biệt đến 23 tuổi còn lớn chút ít. Cũng có người đến 27-28 tuổi là cao hết mức, chỉ còn rút lại thôi. Người ta có béo đến mấy thì cũng nặng đến 100 cân, 250 cân, 500 cân, nhưng lúc chết đi cũng sẽ không thể đạt đến 5000 cân, sẽ không có chuyện như vậy, vì đó là thể xác, thể xác luôn có giới hạn. Nhưng hào quang tinh thần của con người, giống như Khuất Nguyên viết, nó có thể “Dữ thiên địa hề đồng thọ, dữ nhật nguyệt hề tề quang” (Thọ cùng Thiên Địa, sáng như Nhật Nguyệt), nó chẳng phải đang phát triển sao? Đây là tâm linh, tinh thần đang tăng trưởng. Tuổi thanh thiếu niên phát triển trong tu dưỡng đạo đức, đến tuổi trung niên thì phát triển trong quá trình hoàn thành sứ mệnh lịch sử thần thánh, đến tuổi lão niên sau khi công thành danh toại thì phát triển trong quá trình buông bỏ tất cả, sinh mệnh luôn trong quá trình không ngừng hoàn thiện.

Vậy chúng ta sẽ quay một bộ phim về sự trưởng thành của sinh mệnh, mọi người thử đối chiếu với sơ đồ, đi theo chiều mũi tên, từ to đến nhỏ, để xem thử một lượt: Vũ trụ vô hạn đến một thế giới rộng lớn, rồi đến một xã hội tốt đẹp, sau đó là chào đời, tu dưỡng đạo đức, hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình, rồi buông bỏ tất cả Trở về với tự nhiên, phản bổn quy chân, có phải như vậy không?

Một đời người, đó là một sự khái quát. Do đó ở phía trên bên trái này đi xuống, là một quá trình thu nhỏ từ to đến nhỏ dần của vũ trụ; đối ứng một sinh mệnh cụ thể mà nói, thì là một quá trình bước đi từng bước. từ phía dưới bên phải đi lên, là quá trình một người sinh ra đời, tu dưỡng bản thân, bước vào xã hội, hoàn thành sứ mệnh thiêng liêng của mình, cuối cùng là bỏ đi hết thảy danh lợi, trở về với tự nhiên.

Thực ra đây chính là quá trình trưởng thành, đó là trưởng thành của sinh mệnh, đồng thời cũng là một quá trình trở về. Sinh mệnh này là một lạp tử trong vũ trụ, nếu phóng to lên, thì người này lại là một thế giới, đó là anh ta trở về trạng thái bản nguyên vốn có của bản chất sinh mệnh, nhưng cái vòng này không vô ích, anh ta đã tăng thêm bao nhiêu điều tốt đẹp, các khổ nạn đã trải qua đều biến thành tốt đẹp, mà tất cả đều chân thực lưu lại ở đó. Đó chẳng phải là Đạo sao? Đó là anh ta từ Đạo mà sinh ra, Đạo vô hạn sinh ra một cá thể, buông bỏ tất cả lại trở về với Đạo, về với Đạo rồi, đó chính là một đời hoàn mỹ. Thế giới tốt đẹp, cuộc đời hoàn mỹ, đó chính là Thiên Tự Văn.

Quá trình Thiên Tự Văn được viết thành sách là một nghìn chữ viết xong trong một đêm. Do đó vũ trụ thần kỳ, huyền diệu vô cùng, thực là vạn năng, không gì không thể. Nó có thể thì bạn cũng có thể, bạn cũng là do Sáng Thế Chủ từ bi tạo ra, cũng là một phần tử bên trong vũ trụ vĩ đại, tại sao bạn lại không thể? Nếu như đã không thể thì chúng ta sẽ không cần phải giảng cho người khác nữa rồi. Chúng ta không phải đang truyền tín tâm cho con người sao? Chuyện khó như vậy, nhìn như là chuyện tuyệt đối không thể nào làm được, nhưng chúng ta đã làm được. Vậy vì sao chúng ta đều có thể trở thành Thánh hiền? Bởi vì chỉ cần bạn có một tấm lòng thiện lương tốt đẹp, thì nhất định có thể thành! Mọi người nhìn trong tâm Chu Hưng Tự có những thứ không sạch sẽ không? Không có! Bệnh trạng, tiêu cực, ma tính, đồ bẩn thỉu, ông không có một chút nào những thứ đó, từng chút toát ra từ ông đều là Thiện, “lân tiềm vũ tường”, lúc nói câu này không có một chữ làm tổn thương, khiêu khích người khác, một điểm cũng không có!

Đây chính là Thiên Tự Văn chí thiện chí mỹ mà chúng ta cùng thưởng thức, cũng là lời của Thánh hiền Chu Hưng Tự không ngừng khích lệ chúng ta, cho chúng ta lòng tin.

(Còn tiếp)

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/152890

The post Bàn về mối quan hệ giữa bộ ba kinh điển vỡ lòng truyền thống Đệ Tử Quy, Tam Tự Kinh và Thiên Tự Văn (Phần 4.2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Bàn về mối quan hệ giữa bộ ba kinh điển vỡ lòng truyền thống Đệ Tử Quy, Tam Tự Kinh và Thiên Tự Văn (Phần 4.1)https://chanhkien.org/2022/08/ban-ve-moi-quan-he-giua-bo-ba-kinh-dien-vo-long-truyen-thong-de-tu-quy-tam-tu-kinh-va-thien-tu-van-phan-41.htmlWed, 17 Aug 2022 07:41:01 +0000https://chanhkien.org/?p=28983Tác giả: Đổng Hân [ChanhKien.org] 4. Thiên Tự Văn chí thiện chí mỹ Thiên Tự Văn có thể nói là bức tranh hài hòa vũ trụ mênh mông và sinh mệnh hạnh phúc, là nhân sinh viên mãn của “Hoàng đệ tử”. Xưa nay bộ sách đều được đánh giá rất cao, bởi vì những […]

The post Bàn về mối quan hệ giữa bộ ba kinh điển vỡ lòng truyền thống Đệ Tử Quy, Tam Tự Kinh và Thiên Tự Văn (Phần 4.1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Đổng Hân

[ChanhKien.org]

4. Thiên Tự Văn chí thiện chí mỹ

Thiên Tự Văn có thể nói là bức tranh hài hòa vũ trụ mênh mông và sinh mệnh hạnh phúc, là nhân sinh viên mãn của “Hoàng đệ tử”. Xưa nay bộ sách đều được đánh giá rất cao, bởi vì những điều được viết ra trong sách thực sự vô cùng hay. Trước tiên, Thiên Tự Văn không những có trị trí quan trọng trong giáo dục vỡ lòng, mà cả trong văn hóa truyền thống, Thiên Tự Văn cũng có ảnh hưởng rất lớn trong nghệ thuật thư pháp. Có một nhà thư pháp tên là Trí Vĩnh đặc biệt yêu thích Thiên Tự Văn. Trí Vĩnh là cháu bảy đời của Vương Hy Chi (nhà thư pháp nổi tiếng thời Đông Tấn trong lịch sử Trung Quốc), cả đời ông đã chép 800 quyển Thiên Tự Văn để tặng chùa chiền. Hoàng đế Tống Huy Tông, người sáng tạo ra Sấu kim thể (một kiểu chữ viết trong nghệ thuật thư pháp), cũng đã viết rất nhiều tác phẩm thư pháp Thiên Tự Văn. Rất nhiều nhà thư pháp có văn hóa cao cũng đều thích viết Thiên Tự Văn. Điều này chứng tỏ sự tốt đẹp cao nhã của Thiên Tự Văn, đồng thời cũng mở rộng ảnh hưởng của Thiên Tự Văn trong xã hội.

Thiên Tự Văn chí thiện chí mỹ, là bộ kinh điển truyền thống ưu tú về giáo dục trẻ em, là cuốn sách tốt nhất, nội dung tinh tế, văn từ mỹ lệ; đây cũng là bộ sách mà hoàng gia sử dụng, là cuốn sách rất nổi tiếng. Trong đề mục của Thiên Tự Văn có chữ “sắc” trong “Sắc viên ngoại tán kỵ thị lang Chu Hưng Tự”. Tại sao lại có thêm chữ “sắc” (sắc chỉ của nhà vua)? Đây là cuốn sách do hoàng đế chiếu lệnh viết, chiếu lệnh in ấn, chiếu lệnh cho hoàng tử học tập sử dụng, cho nên bộ sách có tính quyền uy rất lớn. Bằng tư tưởng thống nhất xuyên suốt, mạch lạc rõ ràng, lời văn trau chuốt, Thiên Tự Văn tập hợp các loại tri thức vào bộ sách; văn phong tinh tế, ngôn từ mỹ lệ, thực sự không có bộ kinh điển giáo dục trẻ em nào có thể sánh được.

Không sánh được là do đã cách quá xa nên không theo kịp, từ nội hàm đến cảnh giới đều như vậy. Cổ nhân đánh giá rằng: “Chỉ giới hạn ở 1.000 chữ mà xuyên suốt mọi đạo lý, không một chút sai sót, như múa nghê thường trên mẩu gỗ, như kéo tơ dài từ búi sợi rối”, đây là lời đánh giá vô cùng cao về Thiên Tự Văn. Với số lượng 1.000 chữ đã được định rõ này thì không thể dư thừa, không thể viết ra những nội dung loạn tạp, hơn nữa còn phải thông suốt, quả là rất khó! Trên mẩu gỗ rộng một tấc mà múa được một điệu nghê thường vô cùng đẹp mắt, mọi người thử nghĩ xem, chẳng phải yêu cầu vô cùng cao đó sao? Hy vọng rằng chúng ta cũng có thể làm được như vậy, múa một điệu múa, hát một bài hát, hoặc giảng một bài học, cần đạt được chí thiện chí mỹ, khiến mọi người phải trầm trồ khen ngợi.

Vì sao lại so sánh với việc kéo tơ dài từ búi sợi rối? Cũng giống như Tam Tự Kinh, Thiên Tự Văn dường như bao hàm rất nhiều nội dung, nhưng lại khái quát cho mọi người rất rõ ràng. Chỉ với hơn 1.000 chữ nhưng đã nói rất rõ ràng việc chuyên cần học tập, giống như kéo tơ dài từ búi sợi rối, mới đầu nhìn thấy rất rối loạn, khó có thể tìm ra đầu mối, nhưng nếu chúng ta chú tâm làm thì sẽ giải quyết được, thật sự tuyệt vời. Ngày nay giáo viên dạy học thật không dễ dàng, người xưa nói: “Lão sư yếu truyền đạo thụ nghiệp giải hoặc” (người thầy là người truyền đạo, dạy nghề và giải thích những nghi vấn), nhưng ngày nay thầy giáo luôn phải tự hỏi mình rằng: Tôi có truyền Đạo không? Tôi có hiểu Đạo không? Hơn nữa ngày nay trong những người đi học thì bậc “thượng sỹ” không nhiều, đa phần họ chỉ thích nghe điều mình thích, điều dễ nghe, có chút không hợp với suy nghĩ của mình thì không nghe nữa, từ bỏ luôn. Truyền Đạo thật không dễ dàng, nói nhẹ thì không có tác dụng, nói nặng thì có người không chịu nổi. Có nhiều điều muốn nói mà không thể tùy ý nói ra, vẫn phải nói rõ ý nghĩa để mọi người hiểu rõ, lại không thể nói thẳng, nhưng đã là người thầy thì phải bỏ công sức ra giảng cho rõ.

Mọi người phải có tín tâm, Chu Hưng Tự là tấm gương cho chúng ta về mặt này. Người ta bảo không thích giảng như vậy! Được thôi, vậy bạn nói thế này; họ lại nói không muốn nghe cái này. Được rồi. Bạn liền nói thế khác, bảo đảm vẫn có thể nói có đạo lý, để người nghe thăng hoa, đề cao. Đây chính là người có chí việc ắt thành, điều mà bạn muốn làm, nhất định sẽ làm được. Mảnh gỗ rộng một tấc mà người bình thường cho rằng không thể múa ở trên đó được, nhưng có người lại nói có thể múa được, thậm chí còn múa rất đẹp nữa. Như vậy khi làm việc đúng đắn chân chính, chúng ta nhất định phải có tín tâm!

Chúng ta xem câu chuyện Lạn Tương Như mang ngọc bích của họ Hòa trở về nước Triệu. Mang ngọc đi sứ nước Tần mà vẫn có thể mang ngọc trở về nước Triệu là một chuyện vô cùng khó khăn, nói thẳng ra ai đi người đó chết. Đã mang ngọc đi đến nước người thì làm sao đem được ngọc trở về, làm sao để không bị vua Tần giết, hoặc giả nếu bỏ lại ngọc để trở về nước Triệu thì cũng bị vua Triệu giết, nhiệm vụ này có thể nói là ai đi người đó chết. Người bình thường không làm được, ai phải đi đều phải chết, nhưng Lạn Tương Như có thể đi, đến nước Tần không những không bị giết mà trở về còn được thăng quan, tiếng thơm muôn đời.

Ông quả là bậc Thánh hiền! Người khác đều sợ hãi chỉ nghĩ cho mình, chỉ có Lạn Tương Như nghĩ cho từng người, lo nghĩ cho nước Triệu, lo nghĩ cho nước Tần, lo nghĩ cho người dân nước Tần, lo nghĩ cho nhân dân nước Triệu. Hai bên đánh nhau chẳng phải sẽ có người chết sao! Tần Thủy Hoàng cướp đoạt ngọc bích, cái danh ấy quả là xấu; vì một viên ngọc quý mà hai nước đánh nhau, tử thương vô số, thì lại càng là đại ác. Nhưng Lạn Tương Như lại có thể xử lý tốt, ông lo nghĩ cho vua Triệu, mà cũng lo nghĩ cho vua Tần. Người bình thường mà gặp chuyện này, chỉ nghĩ đến vua Tần đã sợ hãi, sao còn lòng dạ nghĩ cho vua Tần, chỉ nghĩ làm sao để mình giữ được cái đầu, phải vậy không? Lạn Tương Như có tấm lòng rộng lớn, ông không sợ. Ông là người đại thiện nên được trời phù hộ, không ai có thể làm hại ông được. “Thiên đạo vô thân, thường dữ thiện nhân” (Đạo trời không có thân quen, thường giúp người thiện), “Hoàng Thiên vô thân, duy đức thị phụ” (Ông Trời không thân với ai, chỉ trợ giúp người đức độ), trời phù hộ người lương thiện.

Lại nói về Quan Vân Trường qua năm ải chém sáu tướng, ngày nay ai có thể qua năm ải chém sáu tướng không? Mấy nghìn quân đánh một người mà không bắt được, liệu có thể như vậy sao? Người bình thường sẽ nói là không thể được. Sáu người trấn thủ năm ải kia đều là tướng, không lẽ họ đều là kẻ ngốc sao? Quan Vũ còn đem theo gia quyến Lưu Bị, lẽ nào lại không bắt được ông ấy sao? Dù có võ công cao cũng không thể thoát được. Nhưng Quan Vân Trường vẫn xông lên, chẳng phải là chỉ dựa vào chính khí của mình? Đó là nghĩa! Ông là người có chính khí to lớn.

Những bậc Thánh hiền thời xưa như Chu Hưng Tự, Lạn Tương Như, Quan Vân Trường v.v. trong lịch sử đã làm nên những việc mà người thường cho rằng tuyệt đối không thể làm được. Vậy nên, mỗi người chúng ta nên có tín tâm, có lòng đại thiện vị công, thì không có gì là không làm được, bởi vì Trời, Thần, Phật là vạn năng, đấng tạo hóa không gì không làm được. Không thể làm được là do quan niệm của chúng ta cho rằng không thể, bạn không thể làm được cũng không phải là bạn không thể làm được, là do có những nhân tố gây chướng ngại khiến bạn không thể làm được, bạn thử ngẫm xem có phải là đạo lý như vậy hay không? Chúng ta thử nghĩ kỹ xem, điều người khác cho là không thể, nhưng bậc Thánh Hiền lại làm được. Việc mang ngọc bích trở về nước Triệu là việc ai đi người đó chết, nhưng Lạn Tương Như có thể mang về được, lại còn được thăng quan. Thiên Tự Văn 1000 chữ không trùng lặp viết thành văn chương, Chu Hưng Tự chỉ một đêm viết xong, lưu truyền thiên cổ, vì vậy nói rằng hôm nay mọi người đều có thể làm tốt được, chính là cái ý đó, vốn không gì không làm được. Người ta nhìn nhận rằng không làm được, nhưng bạn lại thấy rằng làm được, và thực sự đã làm được, vậy thì bạn quá vĩ đại rồi.

Điều muốn nói với mọi người ở đây là, mỗi người chúng ta đều sẵn có năng lực “Múa nghê thường trên mẩu gỗ, kéo tơ dài từ sợi rối” này. Có thứ gây trở ngại, ngăn cản chúng ta, đó là để tấm lòng của chúng ta mở rộng hơn nữa, thiện lương hơn nữa. Lại nói về chuyện Lạn Tương Như và Liêm Pha, Liêm Pha không phục muốn gây chuyện với Lạn Tương Như, làm một người bình thường cũng thật không dễ, nếu sợ thì có thể lánh mặt, nhưng lúc gặp bất chợt thì sao? Đánh, đấu với Liêm Pha thì cũng không được, cả hai đều thiệt; nhưng cuối cùng Liêm Pha lại quỳ gối đến tạ tội với Lạn Tương Như là vì sao? Là vì tấm lòng rộng lớn và sự thiện lương đại nhẫn! Mọi người đều đã biết câu chuyện này, vì thế mọi người càng nên minh bạch và làm được theo đạo lý này.

Có một số việc làm không thành, là vì bạn cần phải Thiện hơn nữa, có như vậy khi mọi người đều cho rằng việc này làm không thành thì bạn lại làm thành công. Chu Hưng Tự tuyệt đối không nghĩ đến công danh lợi lộc của mình, ông cũng không nghĩ đến việc lấy lòng Hoàng đế. Mọi người nhìn nhận ông là người quang minh chính đại, đã để lại cho đời những điều tốt đẹp. Lúc này ông chỉ có một tâm niệm ”tri thức của thần cũng chỉ biết được mấy trợ từ ngữ khí như yên, tai, hồ, dã mà thôi”, và Trời đã giúp ông. Mỗi người hoàn toàn có đủ năng lực, bạn cảm thấy khó là vì bạn đã tự giới hạn mình ở bề mặt. Ngay từ đầu đã cân nhắc mò mẫm, chủ yếu chỉ nghĩ đến lợi ích, được mất, v.v…, tức là từ đầu đã bị vây khốn, trói buộc rồi.

Trời sinh ta thì tất có chỗ hữu dụng, Sáng thế chủ sẽ cấp trí tuệ cho mỗi người chúng ta. Có thể bạn không thông minh, nhưng bạn có một tấm lòng thiện lương, Ông Trời nhất định sẽ cấp trí huệ cho bạn. Làm thầy cô giáo, trong quá trình truyền Đạo dạy nghề, bạn càng giảng thì trí huệ sẽ càng lớn, người ta nói những chuyện mù mờ thì bạn lại có thể giảng minh bạch, chính là nói cái ý tứ này.

(Còn tiếp)

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/152890

The post Bàn về mối quan hệ giữa bộ ba kinh điển vỡ lòng truyền thống Đệ Tử Quy, Tam Tự Kinh và Thiên Tự Văn (Phần 4.1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Bàn về mối quan hệ giữa bộ ba kinh điển vỡ lòng truyền thống Đệ Tử Quy, Tam Tự Kinh và Thiên Tự Văn (Phần 3)https://chanhkien.org/2022/07/ban-ve-moi-quan-he-giua-bo-ba-kinh-dien-vo-long-truyen-thong-de-tu-quy-tam-tu-kinh-va-thien-tu-van-phan-3.htmlSat, 30 Jul 2022 03:50:42 +0000https://chanhkien.org/?p=28844Tác giả: Đổng Hân [ChanhKien.org] 3. Chuyên cần học tập là kim chỉ nam của Tam Tự Kinh Tam Tự Kinh là kim chỉ nam cho sĩ tử chuyên cần học tập. Bộ sách giảng mọi sự vật hiện tượng thế gian rất rộng lớn và phức tạp. Nội dung Tam Tự Kinh giảng bao […]

The post Bàn về mối quan hệ giữa bộ ba kinh điển vỡ lòng truyền thống Đệ Tử Quy, Tam Tự Kinh và Thiên Tự Văn (Phần 3) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Đổng Hân

[ChanhKien.org]

3. Chuyên cần học tập là kim chỉ nam của Tam Tự Kinh

Tam Tự Kinh là kim chỉ nam cho sĩ tử chuyên cần học tập. Bộ sách giảng mọi sự vật hiện tượng thế gian rất rộng lớn và phức tạp. Nội dung Tam Tự Kinh giảng bao nhiêu phương diện? Nói tóm gọn là “chuyên cần học tập”. Điều này khác với “yêu rộng khắp” trong Đệ Tử Quy, yêu rộng khắp chỉ là một trong bảy phương diện của Đệ Tử Quy, “chuyên cần học tập” ở đây không phải là một trong số đó, Tam Tự Kinh thì toàn bộ nội dung đều giảng về “chuyên cần học tập”.

Nội dung đầu tiên giảng về nguyên nhân của chuyên cần học tập, cũng là mục đích của học tập, nguyên nhân của chuyên cần học tập là gì? “Nhân chi sơ, tính bản thiện. Tính tương cận, tập tương viễn. Cẩu bất giáo, tính nãi thiên. Giáo chi đạo, quý dĩ chuyên” (Dịch nghĩa: Con người mới sinh ra, thiên tính vốn thiện lương. Tính ban đầu giống nhau, thói quen dần khác xa. Nếu chẳng được giáo dục, bản tính sẽ biến đổi. Đường lối của giáo dục, quý ở sự chuyên tâm) mấy câu này chính là nguyên nhân của chuyên cần học tập.

Nhân chi sơ, tính bản thiện, nghĩa là con người vốn là thiện lương, nếu không giáo dục, nếu không chăm chỉ học tập thì sẽ “Cẩu bất giáo, tính nãi thiên”, tức là không tiếp thu giáo dục, không học tập, cái bản tính thiện đó của con người trong quá trình bị tiêm nhiễm bởi thế tục sẽ biểu hiện càng ngày càng ít đi. Đây chính là nguyên nhân của chuyên cần học tập. Trong sách “Học Ký” cũng nói ”người không học, không biết đạo”, do đó con người ắt phải học tập để giữ gìn và duy trì bản tính thiện lương. Vì vậy, chúng ta khái quát phần này là: Bản tính của con người là thiện, bản chất của giáo dục là gìn giữ thiện.

Nội dung tiếp theo giảng về nghĩa vụ của “chuyên cần học tập”, hoặc là đối tượng “chuyên cần học tập”, ai “chuyên cần học tập”, chủ thể của “chuyên cần học tập” là ai… Trong Tam Tự Kinh có nói về “ấu” trong “ấu bất học, lão hà vi” (Dịch nghĩa: Lúc còn nhỏ không học, khi già biết làm gì) và “tử”, “thiếu thời” trong “vi nhân tử, phương thiếu thời. Thân sư hữu, tập lễ nghi” (Dịch nghĩa: Là một người con, đương khi còn nhỏ. Gần gũi thầy bạn, luyện tập lễ nghi), từ hai điểm này có thể thấy đối tượng của “chuyên cần học tập” là “trẻ em”, ở phần sau của Tam Tự Kinh có nhắc đến những tấm gương học tập đặc biệt như Tô Lão Tuyền, Lương Hạo v.v., nhưng chủ thể học tập mà sách nói đến lại là trẻ em. Ở đây, tại sao chúng ta nói là “nghĩa vụ”? Hai câu này “dưỡng bất giáo, phụ chi quá; giáo bất nghiêm, sư chi đọa” (Dịch nghĩa: Nuôi con mà không dạy, là lỗi của cha mẹ. Dạy trò mà không nghiêm, là do thầy thất trách) đã nói rõ nghĩa vụ của cha mẹ và thầy cô giáo. Ở phần sau tuy có nói nghĩa vụ của trẻ em là phải chăm chỉ học tập, nhưng Tam Tự Kinh trước tiên giảng cho phụ huynh và thầy cô giáo phải có trách nhiệm và nghĩa vụ duy trì giáo dục, đốc thúc học trò học tập, dạy dỗ nghiêm khắc. Như vậy điều đầu tiên phải giảng chính là nguyên nhân và nghĩa vụ của việc chuyên cần học tập.

Phần tiếp theo là nội dung của chuyên cần học tập, đây là phần lớn nhất, trọng tâm nhất của Tam Tự Kinh. Nội dung của chuyên cần học tập trước hết là: “Thủ hiếu đễ, thứ kiến văn” (Dịch nghĩa: Hiếu thuận trước, tri thức sau), cho nên nội dung học tập chia làm hai phần lớn: hiếu đễ và kiến văn; ở đây tôi đặt hai nội dung này cùng với nhau, đều là nội dung học tập. Tôi sẽ dùng các phương pháp khác nhau, đứng từ các góc độ khác nhau để giải thích tổng quát cho mọi người.

Tam Tự Kinh cũng đưa ra nội dung khái quát về kế hoạch học tập, những nội dung khái quát này đều đúng đắn. Để giúp mọi người hiểu rõ hơn, ở đây chúng tôi cần nói rõ, vốn dĩ kế hoạch học tập là việc sắp xếp các tiết học phù hợp, nhưng ở đây thực sự giảng từ nội hàm. “Thứ kiến văn” (tri thức sau), tri thức chia làm ba loại:

• Loại thứ nhất là những tri thức thường thức trong cuộc sống hàng ngày, đó là những con số “Nhất nhi thập, Thập nhi bách, Bách nhi thiên, Thiên nhi vạn” (Dịch nghĩa: Một tới mười, mười tới trăm, Trăm tới ngàn, ngàn tới vạn), còn có ngũ hành, lục súc, thất tình, bát âm;

• Thứ hai là các sách kinh điển Nho gia như Hiếu kinh, Tứ thư, Lục kinh, Ngũ tử v.v…;

• Thứ ba là lịch sử, khái quát kiến thức lịch sử 5.000 năm của dân tộc Trung Hoa;

Cộng thêm “Thủ hiếu đễ” (hiếu thuận trước), đây chính là bốn nội dung học tập của Tam Tự Kinh.

Phần sau đó là các tấm gương học tập. Nếu như chúng ta đưa phần này vào phần học kiến thức như một phần của nội dung học tập cũng được, chính là “học theo ai”? Học theo những tấm gương chuyên cần học tập của các bậc Thánh hiền, của người làm quan, của người nghèo, người cao tuổi, tài nam, tài nữ.

Từ góc độ này, hai chữ “nghĩa vụ” có thể đổi thành “ai học”, toàn bộ nội dung của nó chính là chuyên cần học tập, nói rõ hơn chính là nói về học tập, ai phải học? Ở đây nói đến trẻ em, vậy sẽ học ai đây? Chính là học theo những tấm gương này. Xét từ góc độ bài giảng và các tiết học, thì những kiến thức thường thức là một phần lớn, sách vở kinh điển là một phần lớn, kiến thức lịch sử là một phần lớn, những tấm gương học tập cũng là một phần lớn. Nhưng ở đây xét từ nội hàm mà nói thì chính là những tấm gương học tập. Cuối cùng, kết quả học tập là gì? “Ấu nhi học, tráng nhi hành; thượng trí quân, hạ trạch dân. Dương danh thanh, hiển phụ mẫu” (Dịch nghĩa: Còn nhỏ chăm học, lớn lên thực hành; Trên gắng giúp vua, dưới vì lợi dân. Thanh danh lừng lẫy, vinh hiển mẹ cha). Đây là kết quả của học tập.

Do đó, tổng thể Tam Tự Kinh giảng về chuyên cần học tập. Sơ đồ “chuyên cần học tập” này vẽ ra nguyên nhân và nghĩa vụ của chuyên cần học tập, gồm bốn nội dung: Hiếu thuận, kiến thức thường thức, sách vở kinh điển và kiến thức lịch sử; Cuối cùng là những tấm gương chuyên cần học tập và kết quả của việc chuyên cần học tập.

Khi giảng dạy Tam Tự Kinh các thầy cô chúng ta nên hiểu rõ điều này mới có thể giảng tường tận được. Chúng ta hãy phân Tam Tự Kinh thành năm vấn đề rõ ràng. Đây chính là “Sơ đồ Tam Tự Kinh Sĩ Tử Cần học Hữu Công Đồ” chúng tôi đã nêu ở trên, Tam Tự Kinh kết thúc bằng câu “Cần hữu công, hí vô ích. Giới chi tai, nghi miễn lực” (Dịch nghĩa: Chăm chỉ dốc công, chơi đùa vô ích, Dè chừng cấm giới, nên gắng nỗ lực) vẫn là nhắc nhở một điểm phải chuyên cần học tập, toàn bộ Tam Tự Kinh giảng dạy về học tập.

Ngoài ra còn có một vấn đề khái quát nữa mà ở đây chúng tôi cũng muốn bàn thêm một chút, từ nội hàm tinh thần văn hóa truyền thống Trung Hoa có thể thấy, Tam Tự Kinh đã nêu lên hai vấn đề căn bản: Trời phù hộ người thiện và thiên Đạo đền đáp người chuyên cần. Có thể phân thành các phương diện:

• Thiện 善 (Giáo dục),

• Thiên 天 (Thường thức),

• Đạo 道 (Kinh điển),

• Hoàng 皇 (Lịch sử),

• Thánh 聖 (Thánh hiền),

• Cần 勤 (Tu dưỡng),

Đây là những vấn đề rất hay và thiết thực, sau này có cơ hội sẽ chúng ta sẽ bàn luận từng nội dung, ở đây không thể bàn kỹ.

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/152889

The post Bàn về mối quan hệ giữa bộ ba kinh điển vỡ lòng truyền thống Đệ Tử Quy, Tam Tự Kinh và Thiên Tự Văn (Phần 3) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Bàn về mối quan hệ giữa bộ ba kinh điển vỡ lòng truyền thống Đệ Tử Quy, Tam Tự Kinh và Thiên Tự Văn (Phần 2)https://chanhkien.org/2022/07/ban-ve-moi-quan-he-giua-bo-ba-kinh-dien-vo-long-truyen-thong-de-tu-quy-tam-tu-kinh-va-thien-tu-van-phan-2.htmlSat, 23 Jul 2022 02:26:28 +0000https://chanhkien.org/?p=28827Tác giả: Đổng Hân [ChanhKien.org] 2. Quy tắc đệ nhất thiên hạ – phong thái Đệ Tử Quy Đệ Tử Quy được ca ngợi là “Nhân sinh đệ nhất bộ, thiên hạ đệ nhất quy” (Bước đi đầu tiên trên đường đời, quy tắc đệ nhất thiên hạ), bộ sách thực sự vô cùng quan […]

The post Bàn về mối quan hệ giữa bộ ba kinh điển vỡ lòng truyền thống Đệ Tử Quy, Tam Tự Kinh và Thiên Tự Văn (Phần 2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Đổng Hân

[ChanhKien.org]

2. Quy tắc đệ nhất thiên hạ – phong thái Đệ Tử Quy

Đệ Tử Quy được ca ngợi là “Nhân sinh đệ nhất bộ, thiên hạ đệ nhất quy” (Bước đi đầu tiên trên đường đời, quy tắc đệ nhất thiên hạ), bộ sách thực sự vô cùng quan trọng. Đối với các giáo trình kinh điển giáo dục trẻ em truyền thống của chúng ta, bộ sách này là nền tảng của nền tảng, bởi bộ sách chú trọng hành vi cụ thể, nên rất thích hợp với con người hiện đại.

Nói đến Đệ Tử Quy, rất nhiều người lập tức liên tưởng đến chữ Hiếu, khi chúng tôi hỏi một số người yêu thích Đệ Tử Quy, thậm chí cả những người giảng dạy về Đệ Tử Quy rằng cuốn sách giảng về điều gì, họ đều cho rằng cuốn sách nói về chữ Hiếu. Tuy nhiên, chúng tôi cần phải nói rõ rằng Đệ Tử Quy giảng về “yêu rộng khắp”, Hiếu chỉ là một nội dung trong đó thôi, nhưng cũng rất quan trọng, vì Hiếu là nền tảng, nhưng không phải toàn bộ.

Chúng ta nói một chút về kết cấu của Đệ Tử Quy, bắt đầu bằng “đức hiếu đễ”, rồi phát triển thành “yêu rộng khắp”. Trong “Sơ đồ Thánh đức giáo hóa dân chúng” này, chúng ta thấy rằng mũi tên quay ra ngoài gọi là Thánh đức giáo hóa dân chúng, chúng tôi sẽ bàn luận về sơ đồ này. Thánh nhân giảng đức, nhưng giảng đức thì sẽ có người không hiểu, nên đã phân thành bảy đức hạnh cụ thể như vậy: hiếu, đễ, cẩn, tín, yêu rộng khắp, gần người nhân và có dư sức thì học văn. Thánh giáo hóa bảy đức.

Trí tuệ con người càng nhỏ hẹp thì càng phải giảng cụ thể rõ ràng. Lấy ví dụ: Có đứa trẻ rất nhỏ, quý vị nói với cháu rằng “con phải trọng đức”, nhưng “đức” là gì thì trẻ không hiểu; quý vị nói “con phải hiếu thuận với mẹ”, nhưng hiếu là gì trẻ vẫn nói là không hiểu, nhưng mà quý vị nói “con đi đấm lưng cho mẹ đi”, thì trẻ liền đi ngay. Đây là điểm vô cùng quan trọng, mọi người có thể thử xem. Nếu hiểu được điểm này thì quý vị sẽ rất dễ hiểu câu nói của Lão Tử “Thất đạo nhi hậu đức, thất đức nhi hậu nhân, thất nhân nhi hậu nghĩa, thất nghĩa nhi hậu lễ” (Dịch nghĩa: Đạo mất rồi sau mới có đức, đức mất rồi sau mới có nhân, nhân mất rồi sau mới có nghĩa, nghĩa mất rồi sau mới có lễ) và câu nói của Khổng Tử “Chí ư đạo, cứ ư đức, y ư nhân” (Dịch nghia: Để chí vào cái đạo, giữ lấy cái đức, tựa vào cái nhân). Kỳ thực, “Thượng sĩ văn Đạo, cần nhi hành chi” (Bậc thượng sĩ được nghe đạo, chuyên cần thực hành theo), mong mọi người đều là bậc thượng sĩ.

Nếu đứng từ góc độ tu dưỡng mà nói, trong quan hệ giữa cha, con, anh, em,… chúng ta cần bắt đầu từ thực hành cho tốt bảy đức hạnh này, vì vậy tạo nên sơ đồ khác với mũi tên quay vào trong gọi là “Sơ đồ từ thánh tới thiện”, quy về “yêu rộng khắp”. Dùng sơ đồ này để giảng về nội dung của Đệ Tử Quy thì vô cùng rõ ràng, một sơ đồ Đệ Tử Quy phân thành bảy phần, một sơ đồ lấy “yêu rộng khắp” làm trung tâm của Đệ Tử Quy.

Về mối quan hệ tương hỗ giữa bảy phần trong Đệ Tử Quy, chúng ta đã có các bài giảng cụ thể nên ở đây chúng tôi không giảng chi tiết. Chúng tôi sẽ bắt đầu bàn luận từ lời mở đầu của Đệ Tử Quy “Thánh nhân dạy” rồi đến lời kết “Thánh và Hiền, dần đạt đến”, quả đúng là từ đầu chí cuối đều nói về Thánh nhân. Nói về Thánh nhân, “Thánh” là tai trời mắt trời (chữ Thánh 聖 được tạo từ bộ nhĩ 耳, bộ khẩu 口 và chữ vương 王), tức là người thay Trời thuyết giảng. Thánh nhân thời cổ đại còn có thể chia làm hai loại: một là Thánh nhân nhập thế, đại biểu là Thương Thang, Chu Công, Khổng Tử…; hai là Thanh nhân xuất thế, đại biểu là Lão Tử, Thích Ca Mâu Ni, Jesus…

Trong văn hóa truyền thống có cách nói nhập thế và xuất thế, vì thế mới phân chia ra Thánh nhân nhập thế và Thánh nhân xuất thế. Đương nhiên trước thời Lão Tử, Đại Thánh nhân mới là người thống trị tối cao, người nắm quyền lực tối cao trong thiên hạ là người có đạo đức tối cao, chính là Tam Hoàng Ngũ Đế và ba đời minh quân Hạ, Thương, Chu.

Vậy vừa là Thánh nhân, vừa là Thần thánh thì là ai? Đó chính là Hoàng Đế, người khai sáng nền văn minh 5.000 năm Trung Hoa, ngài vừa là Thánh nhân trong xã hội nhân loại, vừa là Thánh nhân xuất thế, ngài là bậc Đại thành. Cũng có nghĩa là ngài làm rất tốt vai trò của đế vương, giúp quốc gia mưa thuận gió hòa, không trộm cướp, thiên hạ giàu có thái bình; còn về tu luyện, ngài cũng tu rất tốt, cuối cùng công thành viên mãn, cưỡi rồng vàng bay lên trời, ngài là Hoàng Đế, tổ tiên của dân tộc Trung Hoa.

Người Trung Quốc sở dĩ kính thờ tổ bởi vì họ coi tổ tiên là Thần, cũng đều bắt nguồn từ đây. Còn Lão Tử là người trong dân gian, Lão Tử không phải là đế vương trị vì thiên hạ thái bình, ngài muốn để con người ngộ Đạo, do đó ngài đã để lại một quyển sách để hậu nhân tham ngộ. Câu “Thánh nhân dạy” trong Đệ Tử Quy là trực tiếp chỉ Khổng Tử, nhưng chúng tôi giảng theo nghĩa rộng hơn, bao gồm các bậc Thánh đức cao từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây.

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/152889

The post Bàn về mối quan hệ giữa bộ ba kinh điển vỡ lòng truyền thống Đệ Tử Quy, Tam Tự Kinh và Thiên Tự Văn (Phần 2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Bàn về mối quan hệ giữa bộ ba kinh điển vỡ lòng truyền thống Đệ Tử Quy, Tam Tự Kinh và Thiên Tự Văn (Phần 1)https://chanhkien.org/2022/07/ban-ve-moi-quan-he-cua-bo-3-kinh-dien-vo-long-truyen-thong-de-tu-quy-tam-tu-kinh-va-thien-tu-van.htmlSat, 16 Jul 2022 00:07:09 +0000https://chanhkien.org/?p=28801Tác giả: Đổng Hân [ChanhKien.org] Mục lục: 1/ Đặc điểm cơ bản của Đệ Tử Quy, Tam Tự Kinh và Thiên Tự Văn. 2/ Quy tắc đệ nhất thiên hạ – phong thái Đệ Tử Quy. 3/ Chuyên cần học tập là kim chỉ nam của Tam Tự Kinh. 4/ Thiên Tự Văn toàn thiện […]

The post Bàn về mối quan hệ giữa bộ ba kinh điển vỡ lòng truyền thống Đệ Tử Quy, Tam Tự Kinh và Thiên Tự Văn (Phần 1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Đổng Hân

[ChanhKien.org]

Mục lục:

1/ Đặc điểm cơ bản của Đệ Tử Quy, Tam Tự Kinh và Thiên Tự Văn.

2/ Quy tắc đệ nhất thiên hạ – phong thái Đệ Tử Quy.

3/ Chuyên cần học tập là kim chỉ nam của Tam Tự Kinh.

4/ Thiên Tự Văn toàn thiện toàn mỹ

5/ Mối quan hệ bổ trợ giữa Đệ Tử Quy, Tam Tự Kinh và Thiên Tự Văn.

6/ Hậu ký… Tân Thiên Tự Văn – ca ngợi hồng ân Chính Pháp của Sư tôn

Chào quý vị!

Hôm nay chúng ta cùng bàn luận một chút về các giáo trình vỡ lòng kinh điển truyền thống là Đệ Tử Quy, Tam Tự Kinh và Thiên Tự Văn, bộ ba cuốn kinh điển vỡ lòng mà người xưa dùng để giáo dục trẻ em, phân tích đặc trưng của từng bộ và mối quan hệ bổ trợ của các cuốn sách này.

Nói đến Đệ Tử Quy thì mọi người biết ngay cuốn sách có bảy phần, vậy còn Tam Tự Kinh và Thiên Tự Văn giảng về điều gì? Chúng tôi hôm nay sẽ dùng sơ đồ đơn giản, dễ hiểu để mô tả rõ cho quý vị. Chỉ nhìn qua quý vị sẽ có thể ghi nhớ và hiểu rõ được, nếu muốn dạy cho con trẻ thì quý vị phải hiểu rất rõ mới được.

Đầu tiên, Đệ Tử Quy, Tam Tự Kinh, Thiên Tự Văn là giáo trình căn bản vỡ lòng về đạo đức truyền thống Trung Hoa, được gọi chung là Đệ-Tam-Thiên. Nếu đặt cho nó một cái tên khác thì chúng ta có thể gọi là “Đệ Tử Quy Thần thánh”, bởi vì bộ ba kinh điển này đều trên nghìn chữ, nên cũng có thể gọi chúng là: “Thiên Tự Văn Thần thánh”. Chúng ta gộp ba bộ kinh điển này thành một chỉnh thể, rồi thêm các nội dung cơ bản của văn hóa truyền thống, thì sẽ khiến cho nội hàm của “Đệ Tử Quy Thần thánh” trở nên vô cùng rộng lớn, có lợi cho việc khai mở đạo đức toàn xã hội.

1. Đặc điểm cơ bản của Đệ Tử Quy, Tam Tự Kinh và Thiên Tự Văn

Đệ-Tam-Thiên, mỗi bộ kinh điển có nét đặc sắc khác nhau, tóm lược như sau:

Đệ Tử Quy do Lý Dục Tú biên soạn vào những năm Khang Hy đời nhà Thanh, cách đây 300 năm, được ca ngợi là “Nhân sinh đệ nhất bộ, thiên hạ đệ nhất quy” (bộ quy tắc tốt nhất đặt nền tảng cho những bước đi đầu tiên của đời người). Vì cuốn sách giảng về các quy phạm hành vi cơ bản nhất của con người một cách cụ thể, rõ ràng, cho nên sau khi ra đời, cuốn sách đã được các phủ, địa phương, châu, huyện áp dụng rộng rãi làm sách giáo khoa cho trẻ em, có ảnh hưởng vô cùng rộng lớn.

Tam Tự Kinh được ca ngợi là quán quân kinh điển giáo dục trẻ em truyền thống, đây cũng là bộ sách giáo dục trẻ em có số người sử dụng nhiều nhất và có ảnh hưởng lớn nhất trong suốt 700 năm từ thời Nam Tống đến nay.

Thiên Tự Văn do Chu Hưng Tự đời Hậu Lương thời Nam Bắc Triều sáng tác theo lệnh Lương Vũ Đế. Bộ sách hoa lệ ưu mỹ, khí độ phi phàm, là bộ sách xuất sắc nhất trong các kinh điển giáo dục trẻ em truyền thống, bất kỳ bộ sách giáo dục trẻ em nào khác cũng không thể sánh nổi. Tất nhiên trong ba bộ sách này thì Thiên Tự Văn có thời gian lưu truyền lâu nhất, đã có lịch sử 1.500 năm rồi.

Chúng tôi sẽ bàn về sự khác nhau giữa Đệ Tử Quy, Tam Tự Kinh, và Thiên Tự Văn trên hai phương diện tổng thể và đối tượng giáo dục.

Đầu tiên về mặt tổng thể, Đệ Tử Quy chú trọng vào nỗ lực thực hành, quy phạm tỉ mỉ; Tam Tự Kinh chú trọng mở mang kiến thức, tri thức rộng lớn. Thiên Tự Văn chú trọng thiên nhân hợp nhất, không ngừng tu dưỡng bản thân, đạt đến viên mãn viên dung.

Đặc điểm của Đệ Tử Quy là giảng về quy phạm hành vi đạo đức; ví dụ, cuốn sách giảng rất cụ thể từng việc nhỏ như gõ cửa, kéo rèm phải làm như thế nào, ưu điểm của Đệ Tử Quy là rất rõ ràng, tỉ mỉ. Thực tế đến thời kỳ Minh Thanh, con người về tổng thể đạo đức không còn tốt nữa, lòng dạ hẹp hòi hơn thời Hán Đường, đạo đức tụt dốc nghiêm trọng. Các bậc thánh hiền giảng ở cảnh giới thấp hơn, giảng cụ thể hơn, là vì muốn tốt cho con người.

Có bài thơ đã ca ngợi sự vĩ đại của Lý Dục Tú như sau:

Phản Minh thanh quá hậu chính khí tán, Thiên luân tẫn tang nhân hà thảm? Thiện lưu thiên bát đoan phương tự, Huyền nhai tẫn xử hảo quy phản.

Dịch nghĩa:

Hết thời Minh Thanh chính khí suy, Mất đi thiên luân con người thảm mức nào? Thiện lưu nghìn năm tám chữ chính, Tận cùng vách núi quay về với sự tốt đẹp.

Cảnh giới của người học càng cao thì các bậc thánh hiền càng giảng khái quát, không giảng cụ thể, nếu phải dạy gõ cửa như thế nào thì thực sự người học có phần quá ngốc rồi, như vậy phải giảng đến mức độ nào? Thiên Tự Văn có trước Đệ Tử Quy trên 1000 năm, do đó Thiên Tự Văn bắt đầu từ cảnh giới mênh mông và tâm thái an hòa, không giảng từng hành vi cụ thể, người học tự nhiên sẽ rất có trí tuệ, mỗi vị hoàng tử nhỏ đều là người rất cao nhã. Nội dung của Thiên Tự Văn đều là những câu như “Thúc đái căng trang” (Đai lưng cẩn thận nghiêm trang), “Dung chỉ nhược tư” (Dung mạo nghiêm chỉnh như lúc trầm tư), “Hóa bị thảo mộc” (Sự cảm hóa bao trùm lên cả cỏ cây). Hoàng tử học rồi sẽ tự nhiên cẩn thận đoan chính, tự tin bình hòa, thong dong an định, từ đó đi đứng, làm việc đều quy củ, vì hoàng tử đã thấm nội hàm đó, nên không cần nói các hành vi cụ thể kia. Đây là một so sánh giữa Đệ Tử Quy và Thiên Tự Văn, có thể nói mỗi kinh điển đều có mặt mạnh của mình.

Tam Tự Kinh nhấn mạnh thế gian vạn vật phong phú, tri thức mênh mông. Vì Tam Tự Kinh tập trung vào “quảng kiến văn” (kiến thức rộng lớn) nên sách giảng vô cùng phong phú, phức tạp. So với Đệ Tử Quy, thì tri thức trong Tam Tự Kinh giảng rộng hơn, phức tạp hơn rất nhiều, tam tài, tứ phương, ngũ cốc, lục súc, thất tình, bát âm, cửu tộc, cái gì cũng có. Cũng đề cập rất nhiều đến các tấm gương cần cù học tập, có bậc Thánh, có bậc Hiền, lại cũng có người đạo đức chưa thật tốt. So sánh mà nói thì Thiên Tự Văn rất hoàn mỹ.

Thiên Tự Văn thực sự là một bức tranh về vũ trụ rộng lớn, sinh mệnh hạnh phúc, là sự viên dung hoàn mỹ; đây mới thực sự là bộ sách thể hiện được thần thái văn hóa truyền thống Trung Hoa, thiên nhân hợp nhất, chí thiện chí mỹ. Vũ trụ tươi đẹp, có cảm ân; sinh mệnh trưởng thành, có tự cường; thiên hạ thái bình, có trách nhiệm; vật chất phồn vinh, có đạm bạc; đời người hạnh phúc, có trân quý. Thiên Tự Văn ngôn từ ưu mỹ, hành văn trôi chảy, đối với học sinh hay nhà văn đều rất có lợi ích; lời văn của Thiên Tự Văn súc tích chặt chẽ, từng chữ như vàng, tương đương với 250 câu thành ngữ nhưng lại bao hàm tri thức vô cùng phong phú. Điều đáng ca ngợi nhất chính là ý nghĩa giáo hóa đạo đức được khéo léo lồng trong vẻ đẹp của tự nhiên, xuyên suốt từ đầu đến cuối, liền mạch, thực sự quá mỹ hảo.

Ba bộ kinh điển giáo dục trẻ em truyền thống Đệ-Tam-Thiên mỗi bộ có đặc sắc riêng, do đó đều được lưu truyền lâu dài, ảnh hưởng sâu rộng.

Tiếp theo chúng ta nói về sự khác nhau của Đệ-Tam-Thiên từ góc độ đối tượng giáo dục. Đệ Tử Quy là lời của Khổng Tử giảng cho người quân tử. Tam Tự Kinh là lời giáo huấn của bậc sỹ đại phu lưu lại cho học trò. Thiên Tự Văn là do Chu Hưng Tự theo lệnh của Lương Vũ Đế viết cho hoàng tử.

Đệ Tử Quy giảng cho bậc quân tử, là lời răn dạy quân đệ tử phải biết yêu thương quảng đại nhân dân. Quân đệ tử là con cháu của bậc quân vương, nên gọi tắt là quân tử.

Tam Tự Kinh là giảng cho sĩ tử, là kim chỉ nam cho sĩ đệ tử chuyên cần học tập, sách dạy chuyên cần học tập như thế nào. Thời cổ đại có từ “sĩ đại phu”, thời xưa người đọc sách, giới trí thức được gọi là “sĩ”, là một tầng lớp trong xã hội cổ đại. Thời nhà Hạ Thương Chu có các đẳng cấp khác nhau là thiên tử, chư hầu, khanh đại phu và sĩ; sĩ là một trong số đó. “Luận ngữ” giảng về múa “bát dật vũ ư đình”. Bát dật là đội múa mà chỉ bậc thiên tử mới được sử dụng, gồm 8×8=64 người. Đội múa cho chư hầu có 6×6=36 người, đại phu có 4×4=16 người, sĩ thì 2×2=4 người, những người khác thì không có tư cách dùng đội múa.

Thời xưa tất nhiên còn có nhiều quy định cụ thể hơn nữa cho các tầng lớp khác nhau, như quy định các giai tầng thờ cúng tổ tiên như thế nào hay thờ bao nhiêu đời. Đương nhiên thời xưa người có học có ảnh hưởng rất lớn đến xã hội, nhưng không nhất định họ đều làm quan lớn, những người làm quan xuất thân từ người có học sẽ có sự khác biệt với quân tử. Do đó có thể nói, Tam Tự Kinh là kim chỉ nam cho sĩ đệ tử chuyên cần học tập.

Thiên Tự Văn là do Chu Hưng Tự soạn cho con của Hoàng đế, đây là những hoàng tử có nhân sinh viên mãn. Ở đây chúng ta nhấn mạnh là hoàng tử, cho nên chúng ta cần phân biệt quân tử, sĩ tử và hoàng tử. Trên thực tế, cấp bậc có cao thấp khác nhau. Do đó cha của sĩ đệ tử mới nhấn mạnh “Thượng chí quân, hạ trách dân. Dương anh thanh, hiển phụ mẫu. Quang ư tiền, dụ ư hậu” (Trên gắng giúp vua, dưới vì lợi dân. Thanh danh lừng lẫy, vinh hiển mẹ cha) hay “ngã giáo tử, duy nhất kinh” (Ta dạy bảo con, chỉ Tam Tự Kinh), họ đều chú trọng những điều này. Nhưng hoàng đế thì không dạy con như vậy, phải dạy cho hoàng tử những điều rộng lớn hơn, hơn nữa còn phải nỗ lực ở nhiều phương diện. Nội hàm hướng đến sự rộng lớn, làm hoàng đế thì phải rộng lớn.

Khổng Tử nói với học trò, nếu muốn học trồng rau, trò đi tìm nông dân trồng rau, ta không bằng họ. Khổng Tử dạy điều gì? Ông là thầy của các bậc đế vương ngàn đời này, ông dạy nhân đức. Mọi người nghĩ xem, nếu hoàng đế nướng một chiếc bánh, có lẽ bánh sẽ bị dính nát, ông nướng bánh kém xa người đầu bếp của ông, ông không biết làm việc đó. Nhưng cũng không phải có ý nói rằng là hoàng đế thì cái gì cũng không biết làm hoặc làm hoàng đế cái gì cũng biết mới tốt. Trên thực tế, ông có biết nấu ăn, giặt giũ hay không thì cũng không phải vấn đề trọng yếu, mà ông có dẫn dắt được nhân dân coi trọng đạo đức hay không mới là việc trọng yếu. Đối với một vị hoàng đế, bữa ăn của ông thịnh soạn hay tiết kiệm cũng không phải là vấn đề trọng yếu, vậy ông dẫn dắt người dân làm gì? Trọng đạo đức. Đương nhiên trọng đạo đức nên ông cũng sẽ không lãng phí thức ăn.

Lại nói chuyện Trịnh Hòa thám hiểm Tây Dương, nếu đứng trên góc nhìn của người hiện đại thì quả thực là đó là việc ngốc nghếch. Bởi vì các nhà hàng hải phương Tây đời sau đi đến đâu cũng để kiếm tiền, chứ không tặng lễ vật như Trịnh Hòa. Trịnh Hòa đi biển Tây Dương, triều Đại Minh còn làm được những việc rộng lớn như vậy, thật đáng để học tập! Đại Minh có khí phách như thế, cho đi nhiều mà nhận lại ít, nên kết quả là đến đâu cũng là cảnh quốc thái dân an, thiên hạ thái bình. Sau khi Trịnh Hòa đi biển Tây Dương thì thực sự hết hải tặc.

Hiện nay Somali vẫn còn hải tặc. Bạn thử nghĩ xem, chúng ta có đầu đạn hạt nhân, còn có vệ tinh bay trên quỹ đạo, mà không trị được hải tặc. Vậy khoe khoang những thứ đó có tác dụng gì! Trịnh Hòa đi biển Tây Dương, hôn quân của một nước nhỏ bị ông trừ khử, kẻ đoạt ngôi vị bị trừng trị. Đi đến đâu buôn bán cũng cho người ta nhiều hơn, như thế chẳng phải lỗ vốn sao? Lỗ vốn hay không đã có ông trời làm chủ! Những năm đầu Vĩnh Lạc, Trung Quốc liên tiếp được mùa mấy năm, quốc gia có lương thực đầy đủ, sung túc.

Cho đi nhiều mà nhận lại ít, đó chính là tấm lòng rộng lớn của ông. Trịnh Hòa đi biển Tây Dương, thực ra còn đi qua Đông Dương, Nhật Bản. Hoàng Đế Đại Minh ban ấn phong cho vua Nhật Bản, việc ban ấn phong này có ý nghĩa gì? Chính là Thiên tử Đại Minh công nhận ông là quốc vương Nhật. Quý vị có khí phách như vậy, người ta dám đánh quý vị không?

Do đó Đệ Tử Quy giảng là tầng đạo lý luân thường, dạy người ta tu thân cần phải làm tốt các việc tiểu tiết; nhưng trong cuộc đời còn cần tề gia trị quốc bình thiên hạ, cần tu thân một cách toàn diện. Một số hành vi cụ thể trong Đệ Tử Quy chỉ là khởi điểm, là bộ phận nhỏ, muốn bình thiên hạ vẫn còn rất nhiều, rất nhiều đạo lý cần phải giảng. Quý vị thấy trong Thiên Tự Văn miêu tả “Cao quan bồi liễn” (Mũ đội cao, đi bằng xe có người phụ tá) và “biện chuyển nghi tinh” (quan nhỏ đi lại bên dưới nhiều như sao) đó là một cảnh tượng thế nào? Dân chúng nhìn thấy quan huyện đã cảm thấy kính nể, thế nhưng ở đây quan lớn nhiều như sao, quần tinh hội tụ chói sáng, có bao nhiêu anh hùng hào kiệt! Những người không có tấm lòng quảng đại, những kẻ nhát gan đứng ở chỗ ấy nhìn thôi hẳn đều phải sợ hết mức. Hoàng đế ngồi trên cao trông thật uy nghiêm, thật là tài giỏi, tấm lòng quảng đại, cảnh giới không cao có thể được như thế sao? Không đủ đức hạnh có thể được như thế sao? Không có trách nhiệm có thể được như thế sao?

Cùng là giảng phép tắc cho đệ tử, Khổng Tử chỉ viết hai mươi mấy chữ, Lý Dục Tú dùng 1.080 chữ, họ đều là thánh hiền, nhưng đối với những người khác nhau, các bậc thánh hiền đều cố gắng làm điều tốt nhất cho họ. Đối với trẻ con chưa hiểu sự đời, thì mới cần quy định cụ thể việc nào làm như thế nào. Nếu như ngày nay thì phải nói đi vệ sinh xong phải dội nước, trên xe buýt gọi điện phải nói nhỏ một chút, chơi game không được quá mấy tiếng đồng hồ…., thì mấy vạn chữ cũng không viết hết. Vì sao chúng tôi giảng Đệ Tử Quy thần thánh? Ở đây không có ý nói con người có cao thấp sang hèn như thế nào, mà là nói thế giới này vô cùng rộng lớn, vũ trụ lại càng mênh mông vô biên; trong tam tài Thiên-Địa-Nhân thì Nhân là vô cùng vĩ đại, vì vậy chúng tôi đều coi mọi người là con của “Thánh Hoàng”; học sinh của chúng ta khi lên lớp sẽ nói “mọi người chúng ta đều là những tiên nữ trải hoa”, thì lòng dạ mọi người cũng nhất định sẽ càng rộng lớn.

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/152888

The post Bàn về mối quan hệ giữa bộ ba kinh điển vỡ lòng truyền thống Đệ Tử Quy, Tam Tự Kinh và Thiên Tự Văn (Phần 1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>