bí ẩn linh hồn | Tag | Chánh Kiến Nethttps://chanhkien.orgChánh KiếnTue, 16 Jul 2024 03:12:47 +0000en-UShourly1Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn (Phần 2.8)https://chanhkien.org/2024/05/mo-canh-cua-sinh-tu-kham-pha-bi-an-cua-linh-hon-phan-28.htmlSat, 18 May 2024 02:33:40 +0000https://chanhkien.org/?p=33182[ChanhKien.org] 2.8 Trải nghiệm cận tử của người vô Thần Tiến sĩ George Rodonaia di cư sang Hoa Kỳ vào năm 1989, ông là bác sĩ khoa tâm thần tại đại học Moscow thuộc Liên Xô cũ và là một người kiên tín vào thuyết vô thần. Ông đã trải qua một lần “trải nghiệm […]

The post Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn (Phần 2.8) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

[ChanhKien.org]

2.8 Trải nghiệm cận tử của người vô Thần

Tiến sĩ George Rodonaia di cư sang Hoa Kỳ vào năm 1989, ông là bác sĩ khoa tâm thần tại đại học Moscow thuộc Liên Xô cũ và là một người kiên tín vào thuyết vô thần.

Ông đã trải qua một lần “trải nghiệm cận tử lâm sàng” dài nhất được ghi chép lại. Năm 1976, ông bị một chiếc ô tô đâm vào và được chẩn đoán là đã chết. Thi thể của ông được đặt ở nhà xác trong ba ngày, cho đến khi một vị bác sĩ khám nghiệm tử thi rạch một dao ở bụng của ông thì ông mới tỉnh lại. Sau đó ông chuyển sang lĩnh vực nghiên cứu tâm linh, ông đã được nhận bằng tiến sĩ thứ 2 — tiến sĩ tâm lý học tôn giáo. Sau này ông đã trở thành mục sư của Chính thống giáo Đông phương. Hiện ông đang là mục sư của nhà thờ Giám lý thống nhất đầu tiên ở Nederland, Texas. Sau đây là những mô tả của ông về trải nghiệm cận tử của mình, những mô tả này được ghi lại trong cuốn sách “Hành trình về nhà” (The Journey Home) của tác giả Philip L. Berman:

Điều đầu tiên tôi nhớ được liên quan đến trải nghiệm cận tử của mình là tôi phát hiện mình đang ở trong một hoàn cảnh vô cùng tối tăm. Tôi không cảm giác được sự thống khổ của thân thể, nhưng vẫn nhớ được mình là George. Loại bóng tối này tôi chưa từng thấy trước đây. Tôi cảm thấy rất sợ hãi, tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ như thế này. Tôi cảm thấy ngạc nhiên khi mình vẫn còn tồn tại, nhưng lại không biết mình đang ở đâu. Một ý nghĩ không ngừng quay cuồng trong ý thức của tôi: Sau khi chết, tôi sẽ như thế nào?

Tôi có thể kiểm soát được mạch suy nghĩ của mình, tôi hồi tưởng lại những chuyện đã xảy ra. Tại sao tôi lại ở trong bóng tối? Tôi phải làm gì đây? Tôi nhớ lại câu nói nổi tiếng của Descartes: “Tôi tư duy, vậy thì tôi tồn tại”. Thế là tôi cảm thấy nhẹ nhõm hơn nhiều, bởi vì lúc này tôi mới tin chắc rằng mình vẫn còn sống, mặc dù đang ở trong một không gian khác. Sau đó tôi nghĩ, nếu tôi vẫn còn sống, tại sao tôi không suy nghĩ tích cực lên. Tôi là George, tôi ở trong bóng tối, nhưng tôi biết tôi còn sống, tôi vẫn là chính mình. Tôi không thể nghĩ theo hướng tiêu cực.

Sau đó tôi nghĩ, bóng tối sao có thể tốt được. Tốt hơn hết nên có ánh sáng. Đột nhiên tôi ở trong ánh sáng, ánh sáng rất rực rỡ: Ánh sáng màu trắng, mãnh liệt chói lóa. Nó mãnh liệt như đèn flash của máy ảnh nhưng không nhấp nháy. Lúc đầu tôi cảm thấy ánh sáng chói lóa này làm người ta khó chịu, dần dần tôi đã thích ứng được với nó. Tôi bắt đầu cảm thấy ấm áp dễ chịu, mọi thứ bỗng nhiên trở nên tốt đẹp.

Tiếp theo tôi nhìn thấy khắp xung quanh mình là các phân tử đang bay, nguyên tử, proton, neutron, chỗ nào cũng có. Một mặt những thứ này rất lộn xộn không trật tự, nhưng mặt khác, điều làm cho tôi vui mừng không gì sánh nổi là những thứ lộn xộn không trật tự này cũng tồn tại tính đối xứng của chúng. Kiểu đối xứng này rất đẹp và thống nhất, nó khiến toàn thân tôi tràn đầy niềm vui vô cùng lớn lao. Sinh mệnh và những phương thức tồn tại phổ biến bỗng dưng mở ra dần trước mắt tôi. Những lo lắng về thân thể của tôi khi đó hoàn toàn biến mất, bởi vì tôi biết mình không còn cần đến nó nữa, thực ra nó chính là chướng ngại cho khả năng quan sát thế giới của tôi.

Mọi chuyện tôi trải qua tất cả đều hòa quyện với nhau, cho nên rất khó để mô tả lại các sự việc xảy ra theo trình tự. Thời gian dường như ngừng lại, quá khứ, hiện tại và tương lai đối với tôi mà nói đã hoàn toàn dung hợp thành một thể thống nhất không có khái niệm thời gian. Không biết từ lúc nào, tôi nhìn thấy trải nghiệm cuộc sống của bản thân mình, trong một tích tắc tôi thấy được toàn bộ một đời của mình.

Tôi ý thức được rằng sinh mệnh có ở khắp mọi nơi, không chỉ là các sinh mệnh trên thế gian, mà là vô vàn các sinh mệnh. Tất cả những thứ này không chỉ liên hệ với nhau, mà tất cả chúng vốn dĩ là nhất thể. Tôi có thể trong tích tắc đến được bất kỳ nơi nào. Tôi đã thử giao tiếp với những người mà tôi gặp, trong đó có một số người cảm giác được sự tồn tại của tôi, nhưng không ai để ý đến tôi. Tôi cảm thấy cần phải học triết học và Kinh Thánh. Bạn muốn thì bạn sẽ có được. Bạn nghĩ đến điều gì thì nó sẽ đến. Tôi trở về thời đại Đế chế La Mã, Babylon, Noah và Abraham, tất cả những thời đại mà bạn có thể nêu tên tôi đều đã từng đến.

Tôi tràn đầy tất cả những câu chuyện và trải nghiệm tốt đẹp, cho đến khi họ mổ phần bụng của tôi để khám nghiệm tử thi; tôi cảm thấy một luồng sức mạnh to lớn nắm lấy cổ và đè tôi xuống, lực lượng này mạnh mẽ đến nỗi mở mắt ra tôi liền cảm thấy đau nhức dữ dội. Thân thể tôi lạnh buốt và bắt đầu run rẩy, họ lập tức đưa tôi vào bệnh viện.

Dịch từ: https://media.zhengjian.org/media/zjbooks/life_gate/09.htm

Tư liệu tham khảo:

1. Pim. Van. Lommel, The Lancet, Dec. 2001

2. Melvin Morse, Closer to the light,

3. Phillip L. Berman, The Journey Home : What Near-Death Experiences and Mysticism Teach Us About the Gift of Life

4. Charles T. Tart,Journal of Near Death Studies, 17(2) Winter 1998

5. Kenneth Ring, Heading toward Omega—in Search of the meaning of the Near dearth Experience

6. Allan Kellehear, Journal of Near Death Studies, Fall, 2001

7. Raymond Moody, Life after Life

8. Raymond Moody, The Light Beyond

9. Richard J.Bonenfant, Journal of Near Death Studies, 19(2) Winter 2000

10. Kenenth, Ring, Mindsight

11. 《濒死体验访谈录》,光明日报出版社

12. 冯志颖,刘建勋,《大众医学》1993年第5期, 上海科学技术出版社

13. Carl Jung, Memories, Dreams, Reflections.

14. 《天堂印象——100个死后还生者的口述故事》,逢尘主编, 外文出版社 , 1999年1月

15. 《理想国》 柏拉图

The post Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn (Phần 2.8) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn (Phần 2.7)https://chanhkien.org/2024/05/mo-canh-cua-sinh-tu-kham-pha-bi-an-cua-linh-hon-phan-27.htmlSat, 04 May 2024 23:49:47 +0000https://chanhkien.org/?p=33094[ChanhKien.org] 2.7. Trải nghiệm cận tử của nhà tâm lý học Vào thời điểm cuối cùng khi phân tích trường hợp cụ thể, chúng tôi lại lấy thêm hai ví dụ về trải nghiệm cận tử của tự thân nhân vật nổi tiếng nhưng khá đầy đủ/hoàn chỉnh mà lại rất điển hình cho mọi […]

The post Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn (Phần 2.7) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

[ChanhKien.org]

2.7. Trải nghiệm cận tử của nhà tâm lý học

Vào thời điểm cuối cùng khi phân tích trường hợp cụ thể, chúng tôi lại lấy thêm hai ví dụ về trải nghiệm cận tử của tự thân nhân vật nổi tiếng nhưng khá đầy đủ/hoàn chỉnh mà lại rất điển hình cho mọi người.

Trải nghiệm cận tử của Tiến sĩ Carl Jung, nhà tâm lý học nổi tiếng thế giới và là bậc thầy về tâm lý học phân tích:

Tiến sĩ Jung là một học giả về tâm thần học nổi tiếng thế giới. Năm 1944, trong một bệnh viện ở Thụy Sĩ, ông đã trải qua một lần trải nghiệm cận tử vì căn bệnh tim. Dưới đây là những mô tả về trải nghiệm của ông, những mô tả này được đưa vào cuốn sách nổi tiếng của ông có tên “Ký ức, Mộng cảnh, Ảnh phản chiếu” (Memories, Dreams, Reflections):

Tôi cảm giác như mình bay lên một không gian rất cao. Ở rất sâu bên dưới, tôi nhìn thấy Trái Đất đang đắm chìm trong ánh sáng xanh rực rỡ. Tôi nhìn thấy lục địa và đại dương xanh sâu thẳm, phía xa dưới chân tôi là Ceylan (Ghi chú của dịch giả: tên gọi cũ của Sri Lanka). Xa xa phía trước tôi là lục địa Ấn Độ. Toàn bộ tầm nhìn của tôi không bao quát hết được cả Trái Đất, nhưng hình cầu của nó tôi vẫn có thể phân biệt rõ. Xuyên qua vùng ánh sáng xanh đó, hình dáng của Trái Đất tỏa ra ánh sáng màu trắng bạc. Ở nhiều nơi, Trái Đất dường như được phủ lên lớp màu sắc, hoặc được điểm xuyết màu xanh đậm giống như màu sắc của bạc bị oxy hóa. Bên trái là hoang mạc Ả Rập rộng lớn màu vàng đậm. Phía sau là biển Đỏ, giống như ở phía trên bên trái của bản đồ. Tôi chỉ có thể nhìn thấy biển Địa Trung Hải là một điểm nhỏ. Những nơi khác đều hơi mờ nhìn không rõ. Tôi còn nhìn thấy dãy núi Himalaya phủ đầy băng tuyết nhưng một số chỗ có sương mù mờ mịt. Sau này tôi biết rằng muốn nhìn thấy những cảnh tượng này của Trái Đất, tôi phải cách xa mặt đất khoảng một nghìn dặm.

Trầm tư một lúc, tôi quay người lại, dường như bây giờ tôi hướng về phía Nam của Trái Đất, cách đó không xa tôi nhìn thấy một tảng đá lớn màu đen giống như thiên thạch, lớn cỡ căn nhà của tôi. Nó lơ lửng trong không trung, tôi cũng lơ lửng trong không trung.

Tôi đã từng nhìn thấy những hòn đá tương tự ở vịnh Bengal (Ben-gan), một số được chạm khắc rỗng làm đền chùa. Tôi nhìn thấy chính là một hòn đá như vậy. Ở bên phải của lối vào sân trước, tôi thấy một người Ấn Độ da đen đang lặng lẽ ngồi đả tọa song bàn trên băng ghế dài làm bằng đá. Ông ấy mặc trường bào màu trắng. Tôi cảm nhận được ông ấy biết sự có mặt của tôi. Sau khi bước lên hai bậc thang, liền tiến vào sân trước. Phía bên trái là lối vào của ngôi chùa này. Bên trong có vô số ngọn đèn dầu cao cao hình đĩa nhỏ đang cháy, khi tôi đến gần và bước vào trong bậc thềm đá thì một chuyện kỳ lạ đã xảy ra: Tôi cảm thấy dường như tất cả mọi thứ ở thế tục trên người tôi đều bị cởi bỏ ra, tất cả những thứ tôi truy cầu, những gì tôi mong muốn, tất cả những mộng ảo trên đời mà tôi nghĩ tới đều bị bóc tách ra khỏi thân thể tôi giống như lột da vậy. Đây là một quá trình thống khổ tột độ. Nhưng vẫn còn lưu lại một số thứ, giống như kinh nghiệm về những việc mình từng làm, trải nghiệm về những việc đã xảy ra bên mình. Tôi có thể nói rằng nó đi theo tôi, tôi chính là nó. Trải nghiệm này cho tôi biết mình rất nghèo khổ, nhưng đồng thời lại cảm giác vô cùng mãn nguyện. Tôi không nghĩ mình lại muốn bất cứ thứ gì khác. Hình thức tồn tại của tôi là một dạng khách quan, tôi vẫn luôn tồn tại như vậy. Ban đầu cảm giác bị cướp, bị tước đoạt, bị chôn vùi chiếm cứ lấy tôi, giờ đây những thứ đó bỗng trở nên không còn quan trọng nữa. Không còn nỗi buồn giống như bị tước đoạt, trái lại tôi đã có tất cả những gì của mình rồi.

Một chuyện khác đã thu hút sự chú ý của tôi: Khi tôi bước vào ngôi chùa đó, tôi có một niềm tin vững chắc rằng tôi sẽ bước vào một căn phòng có ánh sáng, ở đó tôi sẽ gặp được tất cả những người thuộc về cùng một nhóm với tôi. Ở đó tôi sẽ hiểu, tôi cũng tin chắc rằng, tôi có quan hệ nhân duyên ở trong đó. Tôi sẽ biết tình hình trước đó của tôi, nguyên nhân mà tôi tồn tại, cùng với bến đỗ tương lai của tôi. Tôi vô cùng tin tưởng rằng, một khi tôi bước vào trong chùa đá này, mọi đáp án cho những câu hỏi đều sẽ được rõ ràng. Ở đó tôi sẽ gặp được người biết đáp án cho những câu hỏi này.

Khi tôi đang nghĩ về những câu hỏi này, có một chuyện khác đã thu hút sự chú ý của tôi. Từ bên dưới chỗ tôi, một hình ảnh bay lên từ hướng châu Âu. Đó là bác sĩ của tôi, hoặc chỉ giống như bác sĩ của tôi, được khảm trong một cái khung màu vàng hoặc là trong một vòng hoa màu vàng. Tôi lập tức biết rằng: “A, đây là bác sĩ của tôi, ông ấy đang trị liệu cho tôi. Bây giờ ông ấy đến với hình tượng thật của mình. Trong nhân thế, ông ấy xuất hiện với hình tượng thật tại thế gian, còn hình tượng thật của ông đã tồn tại vào thời điểm ban đầu rồi”.

Có lẽ tôi bây giờ cũng xuất hiện với hình tượng thật của mình, nhưng tôi không hề quan sát thấy điểm này, chỉ là nghĩ rằng đương nhiên là vậy. Khi vị bác sĩ cấp cứu cho tôi đứng trước mặt tôi, giữa chúng tôi đã diễn ra một cuộc giao tiếp bằng tư tưởng trong im lặng: Bác sĩ được Trái Đất phái đến để truyền đạt một thông điệp cho tôi, ông ở đó kháng nghị về sự rời đi của tôi. Tôi không có quyền rời khỏi Trái Đất, tôi phải quay trở lại. Trong phút chốc tôi biết được thông điệp này, những hình ảnh mà tôi nhìn thấy lập tức biến mất.

Tôi cảm thấy vô cùng thất vọng. Bởi vì bây giờ dường như tất cả đều tan vỡ, những trải nghiệm thống khổ lần đó về việc tôi bị tước đoạt tất cả trở nên vô ích. Tôi không được phép bước vào ngôi chùa đó, không thể gia nhập nhóm người mà tôi thuộc về. Bây giờ tôi phải quay lại “hệ thống hộp” đó, bởi vì đối với tôi dường như ở phía sau phạm vi của vũ trụ, không gian ba chiều của chúng ta được xây dựng nhân tạo, ở chỗ này mỗi người đều ngồi riêng trong một chiếc hộp nhỏ của mình. Cuộc sống và cả thế giới cho tôi ấn tượng giống như một nhà tù. Bây giờ tôi phải thuyết phục bản thân một lần nữa rằng mọi thứ ở đây đều quan trọng. Nó làm cho tôi buồn phiền không cách nào diễn tả được, nhưng tôi phải nhìn nhận lại rằng nó là tự nhiên. Tôi đã từng rất vui vì có thể vứt bỏ nó đi, giờ đây tôi lại phải giống như người khác bị một sợi dây treo trong một chiếc hộp nhỏ.

Trong tâm tôi rất bất mãn với bác sĩ của mình, vì ông đã cứu sống tôi. Nhưng đồng thời tôi lại lo lắng cho sinh mệnh của ông, bởi vì ông từng lộ ra hình tượng thật trước mặt tôi. Khi một người có được hình tượng thật này có nghĩa là anh ta sắp chết, bởi vì ông ấy đã thuộc về một quần thể lớn hơn. Đột nhiên tôi nảy sinh ra một niệm đầu đáng sợ rằng bác sĩ sẽ chết thay tôi. Cho nên tôi đã gắng hết sức có thể nói với ông ấy chuyện này, nhưng ông ấy không tin tôi.

Tôi xác thực là bệnh nhân cuối cùng của ông ấy. Tôi vẫn còn nhớ ngày tôi được phép ngồi cạnh giường của mình, bác sĩ của tôi ngủ trên giường và không bao giờ thức dậy nữa. Tôi nghe nói ông bị sốt cao từng đợt, không lâu sau thì ông ra đi.

Dịch từ: https://media.zhengjian.org/media/zjbooks/life_gate/08.htm

The post Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn (Phần 2.7) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn (Phần 2.6)https://chanhkien.org/2024/03/mo-canh-cua-sinh-tu-kham-pha-bi-an-cua-linh-hon-phan-26.htmlSun, 31 Mar 2024 03:31:50 +0000https://chanhkien.org/?p=32875[ChanhKien.org] 2.6. Trải nghiệm cận tử ở Trung Quốc Sau khi các nhà khoa học nước ngoài triển khai nghiên cứu về trải nghiệm cận tử trong nhiều thập niên, cuối cùng ở Trung Quốc đã xuất hiện những cuốn sách giới thiệu về trải nghiệm cận tử. Ví dụ như cuốn “Phỏng vấn về […]

The post Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn (Phần 2.6) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org]

2.6. Trải nghiệm cận tử ở Trung Quốc

Sau khi các nhà khoa học nước ngoài triển khai nghiên cứu về trải nghiệm cận tử trong nhiều thập niên, cuối cùng ở Trung Quốc đã xuất hiện những cuốn sách giới thiệu về trải nghiệm cận tử. Ví dụ như cuốn “Phỏng vấn về trải nghiệm cận tử” với nội dung là thảo luận về cái chết từ những góc độ khác nhau, tác giả đã liệt kê một số lượng lớn các trường hợp trải nghiệm cận tử. Dựa theo những lời kể lôi cuốn của những người trải nghiệm cận tử, tác giả đã tường thuật lại một cách khách quan những cảm thụ và trải nghiệm của đương sự trong quá trình đó. Người biên tập cuốn sách này cho rằng, con người ngoại trừ tâm lý sợ hãi ra, còn có tâm hiếu kỳ đối với cái chết không thể tránh khỏi này. Cuốn sách này không chỉ có thể thỏa mãn sự tìm tòi và tâm hiếu kỳ của con người đối với những chuyện liên quan đến cái chết, hơn nữa nó còn giúp con người nhận thức lại mới về cái chết, càng thêm trân quý sinh mệnh và sống có ý nghĩa hơn. Bạn có thể đọc được những bài viết liên quan đến trải nghiệm cận tử trên các tờ báo chính thức, chẳng hạn như vào ngày 7 tháng 6 năm 2000, tờ báo Thanh niên Trung Quốc đã từng đăng tải bài viết có tựa đề “Con người qua đời như thế nào” để giới thiệu về trải nghiệm cận tử một cách có hệ thống.

Ngày càng có nhiều nhà nghiên cứu khoa học ở Trung Quốc bắt đầu nghiên cứu về trải nghiệm cận tử, ở đây chúng tôi xin trích dẫn một đoạn trong bài luận văn được viết bởi viện trưởng bệnh viện An Định, đồng thời là chuyên gia tâm thần học Phùng Chí Dĩnh, hợp tác cùng phó viện trưởng bệnh viện An Định Lưu Kiến Huân, sau được nhà xuất bản Khoa học công nghệ Thượng Hải công bố trong chuyên mục Y Học Đại Chúng, kỳ 5 năm 1993.

Vào ngày 28 tháng 7 năm 1976, ở thành phố Đường Sơn, Trung Quốc, đã xảy ra một trận động đất lớn khiến cho hơn 240.000 người chết và hơn 160.000 người bị thương nặng. Các nhân viên y tế ở Trung Quốc đã từng mở cuộc điều tra đối với những người thoát nạn trong trận động đất lớn ở Đường Sơn năm 1976, đa số những người này đều bị chôn vùi trong đống đổ nát do các tòa nhà bị sập. Hơn một nửa số người may mắn sống sót lúc đó đã nhớ lại rằng, lúc gặp nguy hiểm họ không những không sợ hãi, ngược lại tư duy vô cùng rõ ràng, tâm thái rất bình tĩnh và nhẹ nhõm, không có cảm giác hoảng sợ; thậm chí có người trong hoàn cảnh nguy nan như vậy còn cảm thấy vui vẻ và sung sướng, cảm thấy quá trình tư duy của họ vô cùng nhanh, miên man bất định. Lúc này, những chuyện trong quá khứ hiện ra giống như chiếu một bộ phim, từng cảnh quay liên tục luân chuyển trong tâm trí, không ngừng lướt qua, nội dung đa phần là những tình tiết vui vẻ, là những cảnh nô đùa thời thơ ấu, cảnh tình yêu và hôn nhân, công việc đạt kết quả tốt hay niềm vui sướng khi nhận thưởng, v.v. Hiện tượng này được gọi là hồi tưởng lại cuộc đời hoặc “hồi ức toàn cảnh”.

Trong trận động đất lớn ở Đường Sơn, một cô gái họ Lưu mới chỉ 23 tuổi bị thương xương cột sống, không thể đi lại do đống đổ nát đè lên người. Cô miêu tả lại trải nghiệm cận tử trước khi mình được cứu sống rằng: “Suy nghĩ của tôi đặc biệt rõ ràng, tư duy nhạy bén hơn, một số tình tiết về cuộc sống hạnh phúc lướt qua tâm trí tôi giống như một bộ phim, cảnh tượng vui chơi cười đùa cùng các bạn khi còn nhỏ, hạnh phúc khi đang yêu, niềm vui khi được nhà máy biểu dương,… Trong đó phần lớn là những tình tiết về cuộc sống khiến người ta cảm thấy vui vẻ”. Cô cho biết, trong vài chục phút ngắn ngủi của trải nghiệm cận tử trước khi được cứu, cô thể nghiệm được một loại cảm giác vui vẻ và hạnh phúc của cuộc sống. Lần đầu tiên trong đời cô cảm nhận được sự quý giá của cuộc sống một cách sâu sắc đến vậy. Cho nên, mặc dù lưng của cô bị tàn phế, phải ngồi xe lăn cả đời, nhưng mỗi khi nhớ lại cảm giác khi đó, cô càng có thêm niềm tin để tiếp tục sống.

Càng thú vị hơn là gần một nửa số người được điều tra có cảm nhận rằng ý thức hoặc linh hồn rời khỏi thân thể, cảm thấy hình tượng bản thân thoát khỏi thân thể của mình, có người ví điều đó giống như “linh hồn thoát xác”. Họ nhấn mạnh rằng cảm giác như công năng của bản thân tồn tại trong một không gian nào đó bên ngoài thân thể, mà không phải ở đại não, và cho rằng thân thể sinh lý của mình không có sức sống và tư duy. Thậm chí có người báo cáo còn kể rằng, khi ở giữa không trung hoặc trên trần nhà bên ngoài thân thể sinh lý họ còn nhìn thấy hình tượng của bản thân. Hình tượng của bản thân bên ngoài cơ thể này cũng có một số dấu hiệu của sinh mệnh như mạch đập, hô hấp, v.v. Có lúc nó trở về trong thân thể sinh lý của mình, hoặc liên kết với họ theo phương thức nào đó, và nó nhẹ hơn thân thể sinh lý nhưng chiều cao và độ tuổi thì giống nhau. Cũng có người cho rằng thân thể sinh lý của bản thân lúc đó không hoàn chỉnh, như mất đi thính lực hoặc mất đi bộ phận thân thể nào đó, v.v. mà phần thân thể không chân thật lại không có chỗ thiếu sót đó. Một người được điều tra miêu tả như sau: “Lúc đó cảm thấy thân thể của mình được chia làm hai, một cái nằm ở trên giường, đó chỉ là cái vỏ rỗng, mà cái còn lại là hình tượng của bản thân, nó nhẹ hơn cả không khí, lơ lửng bay trên không trung, cảm thấy hết sức thoải mái”.

Khoảng 1/3 số người có cảm giác kỳ lạ như bản thân đang đi qua một đường hầm hoặc giống như đường hầm không gian, có lúc còn nghe thấy tiếng ồn và có cảm giác bị kéo đi hoặc bị dồn ép, còn gọi là “trải nghiệm đường hầm”. Có người còn cảm thấy đi trong đường hầm tối tăm này rất nhanh đến cuối đường, sau đó nhìn thấy ánh sáng, “ánh sáng đang tới”. Một người được điều tra nói rằng, lúc đó “cuồng phong nổi lên, cát đá bay mù mịt, không một bóng người, biết phải đi về đâu? Khi đang hoảng loạn không biết đi đâu lại xuất hiện một động đen lớn, nhưng tiến vào trong không cảm thấy sợ hãi, trong động còn bắn lên từng tầng bọt nước, chạy và rồi chạy, khi dường như nhìn thấy ánh sáng, tôi nhanh chóng chạy ra khỏi động, lại nhìn thấy được mặt trời”.

Còn có khoảng 1/4 số người được điều tra đã “gặp phải” những con người hoặc hình tượng linh hồn không chân thật. Những người không chân thật này rất nhiều là những người thân đã qua đời, giống như họ đã cùng nhau tiến nhập vào một khu vực khác với trần gian để tiếp tục sinh sống; họ là những người quen khi còn tại thế hoặc những người lạ, có vẻ như họ đã đoàn tụ với nhau. Những hình tượng linh hồn đó thường được một số người mô tả là một loại “ánh sáng”, những người khác thì coi đó giống như “hóa thân” của tôn giáo.

Ông Lý là một người may mắn sống sót trong trận động đất lớn ở Đường Sơn đã nhớ lại trải nghiệm cận tử của mình như thế này: “Thân thể này dường như đã không thuộc về tôi nữa, chân tôi dường như không cánh mà bay, các bộ phận của thân thể nằm rải rác trong không gian, sau đó tôi giống như bị chìm xuống vực sâu vạn trượng, xung quanh là bóng tối, tôi nghe thấy một âm thanh kỳ diệu bí ẩn rất khó mô tả, loại cảm giác này kéo dài khoảng nửa giờ đồng hồ. Lúc này, tôi bắt đầu nhìn lại cuộc đời ngắn ngủi của mình, nhưng những ký ức thuần túy này là một dòng ý thức, chúng hoàn toàn không chịu sự chi phối của đại não”.

Ông Vương cũng là người sống sót trong trận động đất này kể lại rằng: “Trong mơ hồ tôi bước vào một thế giới khác, chỉ nhìn thấy trước mắt xuất hiện một người đàn ông mặc trang phục mã quái trường bào (trang phục truyền thống của nam giới Trung Hoa). Anh ấy tập tễnh bước đến trước mặt tôi, tuy ở rất gần nhưng lại không sao nhìn rõ tướng mạo, khuôn mặt cũng nhìn không rõ. Anh ấy dẫn tôi bước vào một hang động sâu kỳ lạ, trước mắt tôi là một khoảng đen kịt, chỉ cảm thấy thân thể không tự chủ được mà đi theo anh ta. Khi đến cuối hang động, tôi mới phát hiện trước mắt là một cung điện dưới lòng đất với những bức tường vàng rực rỡ. Anh đi vào trong báo cáo, trong phút chốc, tôi nghe thấy bên trong dường như có người đang nói rằng, để ông ấy quay về trước đi! Lúc này, tôi mở mắt ra, phát hiện mình đã nằm trên giường bệnh, các bác sĩ và y tá đang khẩn trương tiến hành cấp cứu cho tôi”.

Thông qua những người may mắn sống sót sau trận động đất lớn ở Đường Sơn, những nhân viên nghiên cứu điều tra đã có được 81 số liệu điều tra hợp lệ, họ đã tổng kết những dữ liệu này thành 40 loại: Nhìn lại cuộc đời, ý thức và thân thể bị cách khai, cảm giác không trọng lượng, thân thể có cảm giác lạ lẫm, thân thể cảm giác bất thường, cảm giác thế giới bị hủy diệt, hòa vào cùng với vũ trụ, cảm giác thời gian dừng lại, v.v. Đối với hầu hết mọi người mà nói, đều có thể đồng thời trải nghiệm hai hoặc nhiều loại cảm giác đồng thời.

Tuy rằng cuộc điều tra về trải nghiệm cận tử của những người sống sót ở trận động đất lớn tại Đường Sơn chỉ thu được 81 số liệu điều tra hợp lệ, nhưng đây xác thực là một bộ sưu tập lớn nhất trong lịch sử về nghiên cứu trải nghiệm cận tử trên thế giới hiện nay. Trong 81 trường hợp nghiên cứu, thì có 47 trường hợp có thay đổi về tính cách trước và sau khi trải nghiệm cận tử. Những người trải nghiệm cận tử có cảm giác suy nghĩ đặc biệt rõ ràng, tính cách trở nên ôn hòa hơn rất nhiều; mà người đã trải qua việc “gặp phải” những người hoặc linh hồn ở thế giới khác, tư duy hay hành vi không bị ý thức khống chế mà có cảm giác bị phán xét, v.v. thì tính cách lại trở nên lạc quan một cách mù quáng hoặc nóng nảy. Sau khi được “hồi sinh từ cõi chết”, hầu hết mọi người ghi nhớ mãi những trải nghiệm cận tử lúc đó, thậm chí 10 năm hoặc 20 năm sau vẫn còn nhớ.

Những kết quả điều tra của những học giả ở Trung Quốc và các quốc gia khác trên thế giới đều giống nhau đến lạ thường.

Dịch từ: https://media.zhengjian.org/media/zjbooks/life_gate/index.htm

The post Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn (Phần 2.6) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn (Phần 2.5)https://chanhkien.org/2024/03/mo-canh-cua-sinh-tu-kham-pha-bi-an-cua-linh-hon-phan-24-2.htmlSat, 16 Mar 2024 00:15:04 +0000https://chanhkien.org/?p=32791[ChanhKien.org] 2.5 Đối mặt với sự phán xét, thiện ác hữu báo Như chúng tôi đã đề cập ở phần trước, không phải tất cả những cảnh tượng mà người trải nghiệm cận tử nhìn thấy đều là tốt đẹp khiến người ta hạnh phúc, mà bên cạnh đó, một số người cũng nhìn thấy […]

The post Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn (Phần 2.5) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

[ChanhKien.org]

2.5 Đối mặt với sự phán xét, thiện ác hữu báo

Như chúng tôi đã đề cập ở phần trước, không phải tất cả những cảnh tượng mà người trải nghiệm cận tử nhìn thấy đều là tốt đẹp khiến người ta hạnh phúc, mà bên cạnh đó, một số người cũng nhìn thấy những cảnh tượng đáng sợ. Ví dụ trong cuốn “Ấn tượng Thiên đường-100 câu chuyện truyền miệng của những người sống lại sau khi chết” đã ghi lại trải nghiệm cận tử rất đáng sợ của một vị cảnh sát trưởng người Đức tên là Stein Heidler.

Stein Heidler là cảnh sát trưởng của Berlin, Đức. Vào ngày 1 tháng 10 năm 1996, ông đã một lần trải nghiệm cận tử, khi đó ông 49 tuổi. Ông là người không tin vào Thượng Đế, cũng không tin vào kiếp sau, ông đối đãi với người khác một cách lạnh lùng và thô bạo, không có một chút đạo đức nào, chưa từng muốn giúp đỡ người khác.

Khi ông rơi vào tình trạng nguy kịch do cao huyết áp và xuất huyết não, linh hồn của ông đã rời khỏi thân thể, ông cảm thấy vô cùng phẫn nộ và nóng nảy, vì ông phát hiện mình bị rất nhiều linh hồn tham lam vây quanh, những linh hồn đó đang chào đón ông đến với địa ngục do chúng tạo ra. Ông nói:

Tôi cảm thấy rất kinh hãi, bởi vì cho dù xảy ra chuyện gì tôi cũng không muốn làm bạn với những linh hồn ác quỷ này. Chúng trông rất hung ác, hơn nữa còn cư xử thô lỗ. Còn tôi, mặc dù ích kỉ và không bao giờ biết nghĩ cho người khác, nhưng tôi là người ngay thẳng, có học thức và ăn mặc lịch sự. Tôi muốn lao ra khỏi vòng vây của những linh hồn ác quỷ này, nhưng chúng bao vây tôi rất chặt. Tôi hét lên cầu cứu, nhưng không có linh hồn cao thượng nào có thể tiến vào vòng vây này. Có thể nói, tôi đã tự đào mồ chôn mình, và bây giờ mới nếm được mùi vị đó.

Tôi cảm thấy cực kỳ đau khổ, thời khắc đó tôi bắt đầu nhìn thấy những sai lầm trong cuộc đời mình, nhưng lại không cách nào thay đổi vận mệnh của mình. Mãi cho đến sau khi tôi cảm thấy hối hận và toàn bộ thân tâm tràn ngập sự thương xót cho một đời tự tư mà sống hoài công một đời, tôi mới được giải cứu khỏi những ác quỷ chết chóc đó.

Sau khi tôi được sống lại, tôi luôn không ngừng suy xét lại lương tâm của mình. Hồi tưởng lại những sai lầm trong quá khứ, tôi tìm kiếm sự tha thứ của mọi người. Đây là một quá trình lâu dài. Bởi vì tôi chỉ có thể tự mình đối mặt với tất cả mọi thứ.

Có lúc tôi lại cảm thấy làm như vậy rất khó. Sự lạnh lùng và thô bạo bao nhiêu năm nay đã trở thành một phần của bản thân tôi, một loại mong muốn làm điều ác, giống như xiềng xích rất khó thoát khỏi vẫn luôn giày vò tôi. Tôi phải cố gắng khắc chế sự kích động này, có lúc tôi nghĩ mình xong rồi, những ý đồ xấu xa trong người tôi sắp khống chế chặt tôi rồi. Lúc này, cảnh tượng khủng khiếp mà tôi từng nhìn thấy ​​trong lần xuất huyết não đó lại hiện lên trước mắt tôi ─ nó quá đáng sợ, một kẻ trong số chúng há cái miệng to đầy máu nhào tới muốn cắn tôi nhưng chúng không cắn, chúng chỉ há miệng và áp sát vào cổ họng tôi… Điều này xảy ra nhiều lần, mùi vị của sự trừng phạt càng ngày càng mạnh, hối thúc tôi phải tự xem xét lại sự ích kỷ và lạnh lùng của mình, tôi dần ý thức được sự tổn thương do lạnh lùng và thô bạo mang đến cho người khác là vô cùng thống khổ.

………….

Dần dần như thế, tôi cảm thấy những sai lầm mà mình đã gây ra sẽ không cách nào bù đắp được, tôi phải cố gắng chuộc lại những tội lỗi trong quá khứ…

Plato là một triết học gia vĩ đại ở Athens từ năm 428 đến 348 trước Công nguyên. Trong cuốn thứ 10 của tác phẩm Cộng Hòa (The Republic), ông ghi lại trường hợp trải nghiệm cận tử đầu tiên trong lịch sử nền văn minh phương Tây: Câu chuyện của Er.

Trong một chiến dịch, binh sĩ Hy Lạp tên Er đã tử trận cùng rất nhiều binh sĩ Hy Lạp khác. Khi người ở quê nhà đến chiến trường để dọn dẹp thi thể, thì phát hiện thi thể của Er vẫn còn nguyên vẹn. Thế là họ mang xác của anh về nhà. Trong lúc chuẩn bị hỏa táng xác của anh cùng những xác chết khác, Er đã sống lại. Anh đã kể lại những gì mình nhìn thấy khi đến một thế giới khác. Đầu tiên Er nói rằng linh hồn của anh ta rời khỏi thân thể và tụ họp cùng những linh hồn khác, sau đó họ đi đến một nơi. Ở đó có một đường thông đạo từ Trái đất tới thế giới linh hồn. Tại đây, những linh hồn khác đều bị kêu dừng lại và nhận sự phán xét. Trông giống như một cuộc triển lãm, chỉ cần liếc nhìn, vị Thần liền nhìn thấy tất cả mọi việc mà linh hồn này đã làm trên Trái đất. Nhưng Er không bị phán xét, ngược lại, vị Thần nói với Er rằng cần phải trở về và nói với mọi người thế giới khác ra sao. Sau khi dạo chơi rất nhiều nơi, Er được đưa trở lại. Nhưng anh nói rằng mình không biết đã trở lại thân thể bằng cách nào, chỉ là sau khi tỉnh dậy, phát hiện bản thân đang nằm trong đống xác chết.

Điều đáng nhắc tới là, Plato đã dùng trường hợp này để nói rõ mối quan hệ giữa linh hồn và thể xác. Mặc dù Plato tin vào sự suy luận, logic và biện luận để có được chân lý, nhưng ông cho rằng chân lý cuối cùng chỉ có thể thông qua một quá trình giác ngộ thần bí mới có thể đạt được. Plato cho rằng linh hồn của con người đến từ một thế giới thánh khiết có tầng thứ cao. Đối với ông, nhục thân chính là nhà tù của linh hồn, mà cái chết chính là sự giải thoát khỏi nhà tù này. Sinh ra chính là “đi ngủ” và “quên hết mọi thứ”, bởi vì sau khi linh hồn tiến nhập vào thân thể từ một trạng thái thanh tỉnh chuyển sang trạng thái không thanh tỉnh, quên đi chân lý mà con người đã biết trước khi chuyển sinh. “Chết” có nghĩa là thức tỉnh và khôi phục ký ức. Sau khi chết, linh hồn sẽ đối mặt với sự phán xét của Thần, Thần sẽ triển hiện cho linh hồn tất cả những chuyện đã làm của người đó lúc còn sống, cho dù đó là chuyện tốt hay chuyện xấu.

Dịch từ: https://media.zhengjian.org/media/zjbooks/life_gate/06.htm

The post Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn (Phần 2.5) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn (Phần 2.4)https://chanhkien.org/2024/02/mo-canh-cua-sinh-tu-kham-pha-bi-an-cua-linh-hon-phan-24.htmlWed, 28 Feb 2024 02:34:02 +0000https://chanhkien.org/?p=32682[ChanhKien.org] 2.4. Thu hoạch tri thức, cảm ngộ nhân sinh Có rất nhiều người trong quá trình trải nghiệm cận tử đã nhận được nhiều lời giải đáp cho những câu hỏi về nhân sinh, thế giới và vũ trụ. Tại đây, chúng tôi chỉ đưa ra hai ví dụ. Ở phần trên chúng tôi […]

The post Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn (Phần 2.4) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org]

2.4. Thu hoạch tri thức, cảm ngộ nhân sinh

Có rất nhiều người trong quá trình trải nghiệm cận tử đã nhận được nhiều lời giải đáp cho những câu hỏi về nhân sinh, thế giới và vũ trụ. Tại đây, chúng tôi chỉ đưa ra hai ví dụ.

Ở phần trên chúng tôi đã từng đề cập đến nghiên cứu trải nghiệm cận tử của tiến sĩ Kenneth Ring về cô gái mù Ami Paige. Ami Paige còn nói với tiến sĩ Kenneth Ring rằng: “(Lúc nhìn thấy ánh sáng và những bạn bè đã khuất), tôi cảm giác tôi hiểu ra tất cả mọi chuyện, mỗi sự việc đối với tôi mà nói, đều rất hợp tình hợp lý. Tôi hiểu ra rằng, ở nơi đây tôi sẽ tìm thấy được tất cả đáp án về nhân sinh, về trái đất này, về thượng đế và tất cả mọi việc”. Trong tất cả những người đứng xung quanh Ami Paige, có một người trên thân phát ra ánh sáng rực rỡ hơn những người khác, Ami Page cho rằng người này chính là Chúa Giê-su. Người này đã giao tiếp với cô ấy bằng thần giao cách cảm, cô ấy cảm nhận được tình yêu bao la vô cùng. Cuối cùng, sinh mệnh trong ánh sáng này nói với Ami Paige, cô nhất định phải quay về. Trước khi đưa cô về, người này đã triển hiện cho Ami Paige thấy toàn bộ mỗi sự việc mà cô đã trải qua từ khi sinh ra cho đến nay, không bỏ sót một sự việc nào. Trong quá trình này, người đó vẫn luôn ở bên cạnh Ami Paige và bình phẩm mỗi sự việc một cách hòa ái, giúp cô ấy hiểu được hành vi của mình trong suốt cuộc đời. Cuối cùng người đó nói với Ami Paige: “Bây giờ cô phải trở về”. Thế là, cô nhanh chóng bay trở về cơ thể mình giống như ngồi trên tàu lượn siêu tốc.

Giáo sư Kenneth Ring cũng kể một ví dụ vừa nổi tiếng vừa thú vị như thế trong cuốn sách “Hướng tới điều bí ẩn” (Heading toward Omega): Vào tháng 5 năm 1978, khi đó Tom 33 tuổi sống ở gần New York, khi anh đang ở dưới gầm sửa xe tải, thì con nâng xe tải bất ngờ trượt xuống khiến chiếc xe tải đập thẳng vào ngực anh, cậu con trai chín tuổi của anh đã gọi xe cấp cứu. Sau khi được cứu sống, anh đã miêu tả lại trải nghiệm cận tử của mình. Giống như những người khác, anh đi qua một đường hầm với tốc độ cực nhanh, ở cuối đường hầm là ánh sáng vô cùng rực rỡ, thuần tịnh và tao nhã nhưng không làm anh chói mắt. Ánh sáng đẹp đẽ ấy tiến hành giao tiếp tâm linh với Tom giống như một con người. Tom cảm nhận được điều thứ nhất mà ánh sáng nói với anh là: “Hãy thư giãn, mỗi việc (xảy ra) đều rất tốt đẹp”. Sau đó anh lập tức thả lỏng và cảm giác như mình đang ở trong một môi trường ấm áp và thoải mái. Lần đầu tiên trong cuộc đời mình, anh cảm nhận được tình yêu thuần khiết thực sự là như thế nào. Tom nói: “Thứ tình yêu đó không thể nào so sánh được với tình yêu dành cho vợ hay dành cho con cái”. Tiếp theo, Tom nhận thấy rằng, trong khi giao tiếp với ánh sáng, anh đã nhận được một thứ tri ​​thức tuyệt đối và đầy đủ, mọi vấn đề của anh đều có lời giải đối với sinh mệnh, cuộc sống, tôn giáo, thậm chí một số vấn đề mà trước đây anh chưa từng tiếp xúc qua, Tom đều nhận được lời giải.

Điều thú vị là, vào một buổi sáng không lâu sau khi anh hồi phục, anh tỉnh dậy, miệng lẩm bẩm từ “lượng tử”. Vợ anh hỏi: “Anh nói gì thế?” Tom lặp lại: “Lượng tử”. Vợ lại hỏi: “Rốt cuộc anh đang nói cái gì?” Tom đáp: “Anh cũng không biết”. Anh và vợ anh lúc đó cũng không biết từ này có ý nghĩa gì. Bởi vì trình độ học vấn của Tom chỉ tới bậc trung học phổ thông. Hai tuần sau, vào một buổi chiều khi anh và vợ đang xem tivi, Tom đột nhiên nói một câu: “Max Planck, một lúc nữa em sẽ nghe được những sự việc liên quan về ông ấy”. (Ghi chú của người dịch: Max Planck là người sáng lập ra cơ học lượng tử). Một lần nữa vợ anh lại cảm thấy bối rối và không hiểu anh đang nói điều gì. Thực ra, lúc ấy Tom cũng giống như vợ anh, cái gì cũng không biết. Kể từ đó về sau, Tom bắt đầu thích thú với một số công thức và ký hiệu toán học. Anh hỏi bạn bè ký hiệu toán học PSI nghĩa là gì. Trên thực tế đây là một chữ cái Hy Lạp được sử dụng rộng rãi trong toán học, vật lý học và tâm lý học. Nó đại diện cho những sự vật chưa được biết đến, không một người bạn nào của anh có thể đưa ra một câu trả lời thỏa đáng, cho đến khi anh hỏi giáo sư Kenneth Ring. Cùng lúc đó, một số câu văn ngắn được lấy ra từ cuốn sách không ngừng tiến nhập vào đầu não của Tom, nhưng Tom trước giờ chưa từng đọc những cuốn sách đó. Anh ấy đã từng đưa cho giáo sư Kenneth Ring xem một đoạn văn, giáo sư nhận ra nó là một đoạn trong cuốn tự truyện khoa học của Max Planck, mà tên của cuốn sách này Tom thậm chí còn chưa nghe qua. Từ đó về sau, mọi chuyện trở nên có chút kịch tính.

Tom vốn dĩ là người chỉ học đến trung học phổ thông và là người không hề thích đến thư viện, nhưng một ngày nọ anh đã đến thư viện. Anh hỏi nhân viên quản lý: “Lượng tử, lượng tử, năng lượng lượng tử, ở đây có thứ như vậy không?” Người quản lý do dự một lúc rồi trả lời: “Chúng tôi có rất nhiều sách liên quan đến vật lý trong thư viện khoa học tự nhiên, anh đến đó tìm nhé”. Tom đến đó nhưng không biết nên chọn cuốn nào, bởi vì anh không có chút kiến thức nền tảng nào cả. Vừa hay có một người trông có vẻ rất có học thức đứng cạnh anh. Tom liền hỏi: “Xin lỗi, thưa ngài, ngài có thể giúp tôi không? Tôi muốn tìm hiểu một chút về lý thuyết lượng tử, nhưng tôi chỉ học tới trung học phổ thông”. Người đó trả lời: “Có lẽ anh bạn trẻ cần phải tham gia một số khóa học ở trường đại học mới có thể hiểu được một chút về lý thuyết này”. Sau đó, người này đã giới thiệu cho Tom vài cuốn sách cơ bản, trong số những cuốn sách này, bất ngờ có cuốn sách “Max Planck, cha đẻ của Cơ học lượng tử”. Tom đọc ngấu nghiến những cuốn sách này, những mảng kiến ​​thức thu được trong sách về ánh sáng trong trải nghiệm cận tử đều ăn khớp với nhau, chúng đều liên quan đến cơ học lượng tử, một môn học mà trước đây Tom không hề cảm thấy hứng thú, cũng không có chút kiến ​​thức nền tảng nào, cuối cùng Tom quyết định đăng ký một khóa học vật lý ở trường đại học. Anh giải thích với giáo sư hướng dẫn của mình lý do vì sao anh muốn học. Mặc dù giáo sư nghiêm túc lắng nghe, nhưng lại ông ấy không tin lắm khi nghe xong lý do của Tom, cuối cùng ông đưa cho Tom một loạt các cuốn sách. Điều ngạc nhiên là bốn cuốn sách trong danh sách này lại chính là bốn cuốn sách mà Tom đã từng đọc và cũng là bốn cuốn sách liên quan đến cơ học lượng tử duy nhất mà Tom từng đọc trong đời. Ở trường Tom học rất nghiêm túc, anh không chỉ dành nhiều thời gian cho việc học tập vật lý, mà còn học thêm môn tâm lý học tâm linh. Những điều này đều có liên kết với tri ​​thức mà anh ấy nhận được từ ánh sáng trong trải nghiệm cận tử của mình.

Dịch từ: https://media.zhengjian.org/media/zjbooks/life_gate/index.htm

The post Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn (Phần 2.4) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn (Phần 2.3)https://chanhkien.org/2024/02/mo-canh-cua-sinh-tu-kham-pha-bi-an-cua-linh-hon-phan-23.htmlSat, 17 Feb 2024 00:21:59 +0000https://chanhkien.org/?p=32599[ChanhKien.org] Rất nhiều người đều miêu tả rằng, họ nhìn thấy người thân hoặc bạn bè đã qua đời trong quá trình trải nghiệm cận tử. Ví dụ, cuốn sách mới “Mindsight” của Giáo sư Kenneth Ring kể về câu chuyện trải nghiệm cận tử của một phụ nữ 45 tuổi tên là Wedge Ami […]

The post Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn (Phần 2.3) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

[ChanhKien.org]

Rất nhiều người đều miêu tả rằng, họ nhìn thấy người thân hoặc bạn bè đã qua đời trong quá trình trải nghiệm cận tử.

Ví dụ, cuốn sách mới “Mindsight” của Giáo sư Kenneth Ring kể về câu chuyện trải nghiệm cận tử của một phụ nữ 45 tuổi tên là Wedge Ami Paige. Cô Webge bị mù bẩm sinh nên trong quá trình trải nghiệm cô không thể phân biệt được màu sắc (bởi vì cô sinh ra vốn không có khái niệm về màu sắc), nhưng những miêu tả của cô lại không khác nhiều so với những miêu tả của những người trải nghiệm cận tử khác. Vừa mới bắt đầu, linh hồn của cô đã rời khỏi thân thể rồi bay lơ lửng ở trên trần nhà, cô nhìn thấy thân thể của mình, thậm chí nhìn thấy ba chiếc nhẫn đeo trên tay cô. Sau đó cô bay ra khỏi trần nhà rồi bay lên phía trên của tòa nhà. Tiếp đó, cô bị hút vào một cái đường hầm rất dài, cô xuyên qua đường hầm với tốc độ cực nhanh, ở cuối đường hầm là vùng ánh sáng rộng lớn và sáng chói, cô nghe thấy âm nhạc, sau đó bị cuốn đến trên một bãi cỏ. Cô miêu tả rằng, xung quanh cô là đồng cỏ, cây cối, và rất nhiều người, tất cả mọi thứ, kể cả bản thân cô đều được tạo thành từ ánh sáng rực rỡ, nơi này tràn ngập ánh sáng, mà trong ánh sáng, cô cảm nhận được sự yêu thương vô tận. Sau đó có năm người đi tới chào đón cô, trong đó có hai bạn học ở trường dành cho người mù của cô năm đó, họ đã qua đời rất nhiều năm trước, một người 11 tuổi còn người kia lên 6 tuổi. Hai người bạn học này khi còn sống không chỉ bị mù mà còn là những đứa trẻ thiểu năng trí tuệ, nhưng bây giờ nhìn họ rất xinh đẹp, thông minh và khỏe mạnh, đồng thời không còn là trẻ con nữa. Cô Webge cũng nhìn thấy cặp vợ chồng đã chăm sóc cô khi cô còn nhỏ, họ cũng sớm qua đời từ nhiều năm trước. Cuối cùng cô nhìn thấy bà nội đã qua đời của mình. Họ tiến hành giao tiếp với nhau bằng cảm giác chứ không phải ngôn ngữ.

Huân tước William Barllet, giáo sư vật lý tại học viện khoa học Hoàng gia ở Dublin đã sớm có những nghiên cứu về trải nghiệm cận tử, ông kể về một trường hợp như vậy, chính vì trường hợp đó mà ông đã bước chân vào lĩnh vực này. Vợ ông là bác sĩ khoa phụ sản. Tối ngày 24/1/1924, sau khi từ bệnh viện về, vợ ông đã sốt sắng kể cho ông nghe những chuyện xảy ra trong ngày ở bệnh viện.

Một người phụ nữ tên Doris bị xuất huyết nặng sau sinh, mặc dù đứa bé bình yên vô sự, nhưng bản thân cô lại rơi vào tình trạng nguy kịch. Đúng vào lúc các bác sĩ đang đứng cạnh bệnh nhân, nhìn cô thoi thóp vì vô phương cứu chữa, đột nhiên cô vội nhìn về một hướng của căn phòng, nụ cười rạng rỡ hiện ra trên mặt cô, “A, tốt quá, tốt quá”. Bác sĩ hỏi: “Tốt cái gì chứ?”. Cô ấy trả lời: “Tôi nhìn thấy rồi”. “Cô nhìn thấy gì?” “Ánh sáng dễ thương – một sinh mệnh kỳ diệu”. Cái cảm giác chân thực được truyền đạt qua ánh mắt chăm chú của cô ấy thật khó diễn tả thành lời. Sau đó cô dường như dồn hết sức chú ý tập trung vào một nơi trong giây lát, cô vui sướng kêu lên: “A ha, là bố! Ông rất vui vì tôi đến, ông ấy rất vui sướng. Nếu là W (chồng của cô) cũng đến thì tốt quá rồi”.

Y tá ôm đứa bé cho cô ấy nhìn. Cô rất thích thú khi nhìn đứa bé. Sau đó nói: “Cô có cho rằng tôi phải sống vì đứa bé không?” Sau đó cô ấy lại nhìn về hướng ban đầu rồi nói rằng: “Tôi không thể – không thể ở lại, nếu như cô có thể nhìn thấy những gì tôi làm, cô sẽ biết tôi không thể ở lại”.

Em gái của sản phụ này tên Vida đã chết ba tháng trước. Tình cảm giữa cô và em gái rất tốt, bởi vì lúc đó cô đang mang thai, nên người trong nhà không nói cho cô biết. Huân tước cảm thấy khó mà tin nổi khi cô đã nhìn thấy em gái và người cha đã mất của mình ở cùng một chỗ.

Cô ấy nói với cha mình: “Con đến rồi”. Cô ấy quay sang nhìn bác sĩ và nói: “Ông ấy ở rất gần tôi”. Khi quay lại nhìn, trên khuôn mặt cô lộ ra vẻ bối rối: “Ông ấy mang theo Vida” rồi quay mặt nói với bác sĩ: “Vida ở cùng với ông ấy”. Ông nói tiếp: “Con có thật sự nhớ ta không”, “Con đến rồi”.

Lấy cảm hứng từ câu chuyện này, Huân tước đã làm nghiên cứu một cách có hệ thống về hiện tượng này. Ông cũng báo cáo một số trường hợp về bệnh nhân và một số người chăm sóc hoặc người thân và bạn bè ở bên cạnh chứng kiến cùng một cảnh tượng cận tử.

Sau đây là đoạn trích dẫn từ bài luận văn của Tiến sĩ Allan Kellehear đăng trên tạp chí “Nghiên cứu trải nghiệm cận tử” phát hành vào mùa thu năm 2001, bài viết miêu tả về trải nghiệm cận tử một người phụ nữ sống ở Kona, Hawaii:

Sau vài tuần mắc bệnh thì Kalima “qua đời”, người nhà và bạn bè của cô đều tin rằng cô đã chết, họ đã đào xong phần mộ cho cô, và đặt cô ở bên cạnh để chuẩn bị tang lễ. Đúng lúc này thì, Kalima thở dài một cái, hai mắt mở ra. Vài ngày sau cô mới từ trong tình trạng suy nhược dần dần khôi phục lại thể lực, và kể lại cho gia đình cô nghe một câu chuyện vô cùng kỳ lạ:

Sau khi chết, “tôi” dường như tách khỏi thân thể, đồng thời đứng bên cạnh và nhìn vào thân thể của mình. Phần tôi đang đứng và phần thân thể đang nằm của tôi có vẻ giống hệt nhau, chỉ có điều một người đã chết và một người còn sống. Tôi chăm chú nhìn thân thể mình trong vài phút, rồi quay người đi. Tôi rời khỏi căn phòng và thôn làng rồi đi một mạch đến làng bên cạnh. Ở đó tôi nhìn thấy một nhóm người – ồ, rất nhiều người. Nơi này trong ký ức của tôi là một ngôi làng nhỏ chỉ có vài hộ gia đình, bây giờ những gì tôi nhìn thấy lại là một nơi rất rộng lớn, có hàng trăm hộ gia đình và hàng ngàn người, bao gồm già trẻ trai gái. Tôi nhận ra một vài người trong đó, họ nói chuyện với tôi, thật có chút kì lạ, bởi vì tôi biết họ đã chết nhiều năm rồi. Những người khác đều là người lạ. Họ dường như đều rất vui vẻ, vô lo vô nghĩ. Trên gương mặt mỗi người đều tràn đầy niềm vui, nụ cười hớn hở trên môi, lời nói vui vẻ và từ ái.

Tôi rời khỏi làng đó rồi đi đến ngôi làng khác. Tôi không cảm thấy mệt mỏi, vì đi đường vô cùng nhẹ nhàng thoải mái. Tôi phát hiện nơi này cũng giống với ngôi làng trước đó, có hơn ngàn người, ai ai cũng đều tràn ngập niềm vui. Tôi nhận ra một vài người, tôi nói chuyện với họ. Sau đó lại tiếp tục đi về phía trước.

Câu chuyện tiếp tục miêu tả cuộc hành trình của cô ấy tương tự như trước đó, cuối cùng đi thẳng đến một ngọn núi lửa nơi mà dường như cô muốn đến, ở đó cô bị một nhóm người chặn lại, họ nói với cô: “Cô phải trở lại thân thể của mình. Cô chưa đến lúc phải chết”. Mặc dù cô cầu xin họ cho cô ở lại, họ vẫn đưa cô trở về thân thể của mình. Thế là cô tỉnh lại.

Dịch từ: https://media.zhengjian.org/media/zjbooks/life_gate/index.htm

The post Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn (Phần 2.3) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn (Phần 2.2)https://chanhkien.org/2024/02/mo-canh-cua-sinh-tu-kham-pha-bi-an-cua-linh-hon-phan-22.htmlTue, 13 Feb 2024 00:29:33 +0000https://chanhkien.org/?p=32570[ChanhKien.org] 2.2. Xuyên qua đường hầm, đối thoại với ánh sáng Trong rất nhiều lời kể từ những người trải nghiệm cận tử đều nói rằng, họ đã đi qua một đường hầm với tốc độ cực nhanh, đồng thời nhìn thấy ánh sáng vô cùng rực rỡ ở cuối đường hầm. Ví dụ, Tiến […]

The post Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn (Phần 2.2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

[ChanhKien.org]

Nguồn hình: Philipp Otto Runge, Birth of the Human Soul (ca. 1806), Wikipedia.

2.2. Xuyên qua đường hầm, đối thoại với ánh sáng

Trong rất nhiều lời kể từ những người trải nghiệm cận tử đều nói rằng, họ đã đi qua một đường hầm với tốc độ cực nhanh, đồng thời nhìn thấy ánh sáng vô cùng rực rỡ ở cuối đường hầm. Ví dụ, Tiến sĩ Raymond Moody, người đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống về trải nghiệm cận tử đã đề cập đến lời kể lại của một đương sự trong cuốn sách nổi tiếng “Kiếp sau” của ông rằng: “Sự việc thứ nhất xảy ra như thế này, rất nhanh, tôi đi qua một không gian tối tăm và trống rỗng với tốc độ siêu thường. Tôi nghĩ, bạn có thể ví nó như một đường hầm. Tôi giống như đang ngồi tàu lượn siêu tốc trong công viên, đi qua nó với một tốc độ không thể tưởng tượng nổi”.

Trong một cuốn sách khác của mình, “Bên kia ánh sáng” (The Light Beyond), tiến sĩ Raymond Moody đã đề cập đến trải nghiệm cận tử của một bé gái 9 tuổi bị bất tỉnh trong một ca phẫu thuật ruột thừa. Sau khi được cứu sống, cô bé nhớ lại: “Cháu nghe thấy họ nói tim của cháu đã ngừng đập, cháu phát hiện mình bay lơ lửng trên trần nhà nhìn xuống. Kể từ lúc đó cháu có thể nhìn thấy tất cả mọi thứ, sau đó cháu đi tới hành lang và thấy mẹ đang khóc, cháu hỏi bà vì sao lại khóc, nhưng bà không nghe thấy cháu nói, các bác sĩ cho rằng cháu đã chết. Sau đó, một người phụ nữ xinh đẹp bước đến trước mặt cháu và muốn giúp đỡ cháu, bởi vì cô ấy biết cháu sợ. Chúng cháu đi qua một đường hầm vừa tối vừa dài, đi rất nhanh, ở cuối đường hầm có ánh sáng rực rỡ, cháu cảm thấy rất vui vẻ”.

Có rất nhiều người trải nghiệm cận tử không chỉ nhìn thấy ánh sáng ở cuối đường hầm, mà còn giao tiếp với các sinh mệnh bên trong ánh sáng. Trong cuốn sách “Bên kia ánh sáng”, tiến sĩ Raymond Moody cũng đã miêu tả trải nghiệm cận tử của cậu bé 11 tuổi. Trong một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, cậu bé đã bị ô tô đâm khi đang đi xe đạp, sau đó cậu được đưa đến bệnh viện. Lúc này, nhịp tim và sóng điện não của cậu bé đã ngừng. Khi được cứu sống, cậu nhớ lại: “Cháu không nhớ mình đã bị đụng xe, nhưng bỗng nhiên cháu nhìn thấy bản thân mình ở phía dưới, thấy mình bị đè dưới chiếc xe đạp, chân bị gãy và chảy máu, sau đó một chiếc xe cứu thương đến, cháu thấy lạ là tại sao mọi người đều lo lắng cho cháu, bởi vì cháu cảm thấy mình vẫn ổn cơ mà. Xe cứu thương chạy đi, cháu bay ở trên chiếc xe và cố gắng đuổi theo nó. Cháu nghĩ mình đã chết. Nhìn xung quanh, cháu phát hiện mình đang ở trong một đường hầm, ở đầu bên kia đường hầm có ánh sáng rực rỡ thông thẳng lên trời. Cháu gắng sức chạy ra khỏi đường hầm. Cháu nhìn thấy rất nhiều người ở trong ánh sáng đó, nhưng cháu không biết ai cả, cháu nói với họ cháu bị tai nạn xe, rồi họ nói cháu phải quay lại, cháu chưa đến lúc phải chết, cháu phải quay về bên cha mẹ và chị gái. Cháu ở lại nơi đó rất lâu, ít nhất về cảm giác cháu thấy rất dài.

Cháu cảm thấy mỗi người ở nơi đó đều rất yêu thương cháu, và họ cũng rất vui vẻ hạnh phúc. Ánh sáng xoay chuyển ở đầu bên kia đường hầm giống như một xoáy nước. Cháu không biết tại sao mình lại ở trong đường hầm, chỉ biết rằng, khi ở trong ánh sáng đó thì không muốn quay về. Cháu gần như quên mất cơ thể của mình, lúc ở trong đường hầm cháu bay lên, cháu nhìn thấy có hai người tới giúp đỡ cháu, họ bước ra từ trong ánh sáng. Từ đường hầm đi vào nơi có ánh sáng, họ luôn ở bên cháu. Sau đó, họ bảo cháu phải quay về. Cháu từ đường hầm trở về, phát hiện mình đang nằm trên giường bệnh của bệnh viện.

Trong một bài báo đăng trên “Tạp chí nghiên cứu trải nghiệm cận tử” tập 16, số 4, Mùa hè năm 1998 (Journal of Near Death Studies, 16(4) Summer 1998) có một trường hợp: Cô C, 31 tuổi, làm y tá tại một phòng khám y tế. Năm cô tám tuổi, vì tiểu ra máu, cô được đưa đến bệnh viện để kiểm tra. Trong lúc đang mổ thận, tĩnh mạch cửa của cô bất ngờ bị vỡ. Khi xuất viện, cô và bố mẹ đều được khuyến cáo rằng cô không nên vận động mạnh. Nhưng sau khi về nhà, cô lại trèo cây khiến tĩnh mạch bị vỡ lần nữa, vì thế cô đã hôn mê trong hai ngày. Khi nằm viện truyền máu, cô không may bị nhiễm bệnh viêm gan, khiến sức khỏe nhanh chóng chuyển biến xấu. Không lâu sau, vào một ngày nọ cô nói với mẹ: “Con phải đi rồi”. Ngay sau đó, cô bé đã rời khỏi cơ thể. Cô nhìn thấy một đường hầm, cô bé cảm thấy rất thoải mái dễ chịu khi ở trong đường hầm này, điều này đối với cô mà nói là không bình thường, bởi vì đường hầm rất tối mà cô lại sợ bóng tối. Ở phía bên kia đường hầm, cô bé nhìn thấy ánh sáng mà giờ đây cô mô tả là sức mạnh của Chúa. Sau khi rời khỏi đường hầm cô bắt gặp một người đàn ông mặc tấm vải bố lớn, cô hỏi: “Ông có phải là Chúa Jesus không?” Người đàn ông trả lời không phải nhưng cũng không nói mình là ai, chỉ nói rằng ông ấy ở đây để “giúp đỡ” cô. Tiếp đó, cô C và ông ấy bắt đầu trò chuyện. Họ nói đến cái chết là một sự lựa chọn và cô có thể chọn ở lại hoặc quay trở về cơ thể của mình. Cô nhớ lại lúc họ nói chuyện, ánh mắt của cô có thể nhìn xuyên qua đường hầm, nhìn thấy mẹ mình trong bệnh viện. Cô nói họ khiến cô cảm nhận được tình yêu của mẹ. Sau đó, cô được biết lá gan của mình có thể “phục hồi”, nhưng thận thì không thể, vì vấn đề ở thận của cô là một loại “nghiệp quả mang theo” (Karmic Carrier), nó nhất định sẽ đi theo cô. Sau đó, cô cùng người đàn ông thảo luận về con đường nhân sinh. Cô nguyện mình sẽ trở thành một y tá, đợi đến khi lớn, cô sẽ tập hợp những thông tin này và chia sẻ nó với những người khác. Đổi lại cô được đảm bảo rằng cô có thể giao tiếp với “phía bên kia” của mình mọi lúc. Sau khi tỉnh lại, gan của cô hồi phục rất nhanh, ngay cả các nhân viên y tế đều sửng sốt kinh ngạc, không cách nào giải thích nổi. Kết quả xét nghiệm vào ngày hôm sau cho thấy cô đã không còn một chút triệu chứng viêm gan nào nữa.

Trong Tạp chí Nghiên cứu Cận tử, tập 19, số 2, mùa đông năm 2000 (Journal of Near Death Studies, 19(2) Winter 2000), Tiến sĩ Richard J. Bonenfant đã kể một ví dụ như sau:

“Sự việc xảy ra trong một buổi họp mặt gia đình của đương sự vào mùa hè năm 1981. Khi đó, đương sự đang bơi trong hồ bơi ‘hình dáng Florida’ ở nhà. Trong nhiều năm qua, cô đã tự rèn luyện để lặn hết chiều dài của hồ bơi. Khi cô vừa bơi đến chỗ sâu của hồ bơi và đang đạp vào thành hồ để bơi ngược lại thì một vị khách say rượu đã lao xuống nước ngay phía trên cô. Anh ta túm lấy cô và kéo xuống đáy hồ để chơi khăm. Vì cô vừa hoàn thành lần lặn đầu tiên chưa kịp lấy hơi, cô vùng vẫy muốn thoát khỏi anh ta nhưng đã nhanh chóng bất tỉnh”.

Sau đó, đương sự phát hiện mình đang chầm chậm nổi lên trong một hoàn cảnh tối tăm, tuy lúc này cô vẫn đang cảm thấy hoang mang và hỗn loạn, nhưng lại không còn cảm thấy sợ hãi và hoảng hốt về việc chết đuối nữa. Ngược lại, cô thấy rất dễ chịu và cảm giác mình nhạy bén hơn trong hoàn cảnh mới.

Cô cảm thấy bản thân đang xuôi theo một góc nghiêng từ từ bay lên, giống như đang đi trên cầu thang cuốn tự động vô hình. Sau khi cô dần quen với hoàn cảnh bóng tối xung quanh, cô có thể xuyên qua bóng tối đó mà nhìn thấy những nơi khá xa. Cô nhìn thấy khung cảnh thời thơ ấu, nơi đó có em gái vẫn còn sống của cô. Cảnh này xuất hiện thoáng qua trên nền tối đen, màu sắc tươi sáng, toàn bộ hình ảnh xuất hiện trong cái khung hình vuông giống như tivi. Trong cảnh này, em gái cô khoảng chừng ba, bốn tuổi, buộc tóc đuôi ngựa, đang chơi đùa với con mèo trong nhà. Ngay sau đó một cảnh tương tự xuất hiện, lần này là cảnh con chó đã chết của nhà cô. Hai cảnh tượng đều không hề có tiếng động. Sau đó cô chú ý đến một chùm ánh sáng đến từ nơi xa xôi xuất hiện rõ ràng ở trước mặt mình, khi cô từ từ tiến gần chùm sáng, kích thước và độ sáng của chùm ánh sáng dần dần trở nên lớn hơn. Cô cảm giác mình đang xuyên qua một đường hầm tối tăm, tốc độ từ chậm chuyển sang nhanh, cô cảm thấy kính nể, bình yên và yêu thương. Cô nhận ra một người phụ nữ xinh đẹp xuất hiện trong chùm ánh sáng, mặc đồ trắng, tóc dài màu nâu sẫm, mắt màu xanh lam đang duỗi hai tay về phía cô. Người phụ nữ này giống như thiên sứ, toả ra cảm giác tình mẫu tử về phía cô. Lúc này, cô chỉ có một ý nghĩ, chính là nắm chặt đôi tay đang dang ra mang lại cảm giác an toàn cho cô. Ngay khi cô định nắm lấy đôi tay đó, người ấy lại nói với cô qua ánh mắt rằng cô chưa đến lúc phải chết, nhất định phải quay lại. Gần như cùng lúc đó, cô gái phát hiện mình đã trở lại cơ thể. Cô đang thở hổn hển trên bờ hồ. Cô đã được cứu ra khỏi hồ bơi, toàn bộ trải nghiệm cận tử kéo dài khoảng chừng hai phút.

Bác sĩ Melvin Morse và Paul Perry đã kể một ví dụ sinh động tương tự như thế trong cuốn sách khác của họ có tên “Bị ánh sáng biến đổi” (Transformed by the Light), bệnh nhân của họ mô tả rằng: “Tôi hỏi ánh sáng đó, bệnh ung thư của tôi có thể chữa khỏi không, tôi đang thỉnh cầu nó, thế nhưng ánh sáng đã nói với tôi, điều chúng ta thông thường cho là cầu nguyện thực ra là một loại phàn nàn, và điều mà chúng ta cầu thực chất là một kiểu trừng phạt, bởi vì chúng ta không hề thực sự ăn năn về lỗi lầm của mình. Ánh sáng đó yêu cầu tôi nghĩ đến một kẻ thù mà tôi căm hận nhất, tôi đã làm theo. Sau đó, ánh sáng bảo tôi trao hết toàn bộ năng lượng của mình cho kẻ thù, tôi lại làm theo. Bỗng nhiên, một luồng ánh sáng phun ra từ cơ thể tôi, sau đó chùm sáng quay trở lại cơ thể tôi như thể nó bị một chiếc gương phản chiếu. Tôi có thể cảm nhận rõ ràng từng tế bào của cơ thể mình, thậm chí tôi có thể nhìn thấy từng tế bào từ trong cơ thể tôi phát ra âm thanh và ánh sáng. Tôi vừa khóc vừa cười, run rẩy dữ dội, tôi cố gắng bình tĩnh lại và điều hoà hơi thở. Cuối cùng khi tôi được chữa lành, ánh sáng đó nói với tôi, vừa rồi bạn đã trải qua lần cầu nguyện thật sự đầu tiên trong đời.

Dịch từ: https://media.zhengjian.org/media/zjbooks/life_gate/02.htm

The post Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn (Phần 2.2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn (Phần 2.1)https://chanhkien.org/2024/02/mo-canh-cua-sinh-tu-kham-pha-bi-an-cua-linh-hon-phan-21.htmlWed, 07 Feb 2024 01:08:23 +0000https://chanhkien.org/?p=32535[ChanhKien.org] 2. Trường hợp điển hình về trải nghiệm cận tử Ở phần trước chúng tôi đã nhắc đến, các trường hợp trải nghiệm cận tử có một số đặc điểm chung. Dưới đây chúng tôi sẽ phân loại và đưa ra một số ví dụ điển hình cho mọi người. 2.1 Linh hồn ly […]

The post Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn (Phần 2.1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org]

2. Trường hợp điển hình về trải nghiệm cận tử

Ở phần trước chúng tôi đã nhắc đến, các trường hợp trải nghiệm cận tử có một số đặc điểm chung. Dưới đây chúng tôi sẽ phân loại và đưa ra một số ví dụ điển hình cho mọi người.

2.1 Linh hồn ly thể phiêu đãng trên không trung

Bác sĩ Pim Van Lommel thuộc trung tâm tim mạch của bệnh viện Rijnstate ở Hà Lan là một học giả đương đại nổi tiếng chuyên nghiên cứu về trải nghiệm cận tử. Ông và các đồng nghiệp đã nghiên cứu trải nghiệm cận tử theo hình thức theo dõi (truy dấu vết) kéo dài 8 năm trên 334 bệnh nhân ở độ tuổi từ 26 đến 92 bị nhồi máu cơ tim cấp được cấp cứu thành công trong khoảng thời gian từ năm 1988 đến năm 1992, đồng thời kết quả nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí học thuật có uy tín ở quốc tế “The Lancet” vào tháng 12 năm 2001, gây chấn động giới học thuật.

Điều gây chú ý nhất trong báo cáo nghiên cứu của bác sĩ Lommel là trải nghiệm linh hồn ly thể của một số bệnh nhân. Những trải nghiệm này rất khó để giải thích từ góc độ sinh lý thần kinh, bởi vì khi bệnh nhân kinh qua trải nghiệm cận tử đã được cho là chết lâm sàng, nhịp tim và hô hấp đã ngừng hoạt động, mất sóng điện não, não bộ hoàn toàn rơi vào trạng thái ngừng hoạt động. Nếu tư duy ý thức của con người được sinh ra bởi hoạt động thần kinh của đại não, vậy thì bệnh nhân trong trạng thái chết lâm sàng làm sao có thể độc lập với thân thể, đồng thời có những hoạt động ý thức độc lập với cơ thể, lại còn tỉnh táo, có trật tự như vậy?

Ví dụ như một bệnh nhân 44 tuổi bị đau tim đột phát ngã trên bãi cỏ, sau khi người qua đường nhìn thấy liền gọi xe đưa đến bệnh viện cấp cứu. Lúc đó người này được chẩn đoán là đã chết lâm sàng và các chỉ số y tế cho thấy hy vọng được cứu sống trở lại là rất mong manh. Nhưng bác sĩ Lommel không bỏ cuộc, vẫn tiếp tục ép tim và hô hấp nhân tạo cho ông ấy. Khi bác sĩ Lommel chuẩn bị làm hô hấp nhân tạo thì phát hiện trong miệng bệnh nhân có chiếc răng giả làm vướng víu, nên đã tháo răng giả trong miệng bệnh nhân ra. Trải qua một tiếng rưỡi cấp cứu, bệnh nhân cuối cùng cũng có nhịp tim và huyết áp, nhưng vẫn trong trạng thái hôn mê. Đợi sau khi tỉnh lại, bệnh nhân vừa gặp được bác sĩ Lommel liền nói với ông, tôi biết chiếc răng giả của mình đang ở đâu. Bác sĩ Lommel đã rất ngạc nhiên. Sau đó bệnh nhân giải thích rằng: “Đúng vậy, khi tôi được đưa đến bệnh viện, ông ở đó và đã lấy răng giả trong miệng của tôi ra, rồi đặt trên một chiếc xe nhỏ. Trên xe có rất nhiều lọ thuốc, phía dưới chiếc xe còn có một ngăn kéo, ông đã để răng giả của tôi đặt trong ngăn kéo đó.”

Bác sĩ Lommel đã vô cùng kinh ngạc, lúc đó bệnh nhân đang ở trong trạng thái hôn mê sâu. Thông qua trò chuyện nhiều hơn, bác sĩ Lommel biết được lúc đó bệnh nhân đang bay lơ lửng trên không trung, nhìn xuống thấy thân thể của mình đang nằm trên giường và các nhân viên y tế đang bận rộn, đồng thời bệnh nhân cố gắng hết sức để giao tiếp với các nhân viên y tế, muốn họ đừng ngừng việc cấp cứu, nhưng dù ông ấy có cố gắng thế nào thì cũng vô ích, không ai có thể nhìn thấy ông trên không trung. Tất cả những chi tiết và cảnh tượng cấp cứu mà bệnh nhân này miêu tả đều ăn khớp với tình huống thực tế lúc đó. Nếu chúng ta coi hoạt động ý thức của bệnh nhân lúc đó quy thành hoạt động thần kinh của não bộ, thì làm thế nào để giải thích việc ông ấy dưới trạng thái đại não không hoạt động lại có thể nhìn thấy tất cả sự việc một cách rõ ràng như vậy?

Hai tác giả của cuốn “Đi về phía ánh sáng” (Closer to the Light) là tiến sĩ Melvin Morse thuộc đại học George Washington và Paul Perry cựu tổng biên tập tạp chí “American Health” đã kể lại một trải nghiệm ly thể như sau:

Auger Phil Hart là một cụ già 63 tuổi. Trong khi bà đang chờ được cấy ghép tim, một loại vi rút lây nhiễm nghiêm trọng đã xâm nhập vào hệ tim mạch của bà, làm cho tim bà ngừng đập. Bà lập tức được đưa đến Trung tâm đại học California (University of California Center) để tiến hành phẫu thuật. Cả gia đình bà đều đến bệnh viện, ngoại trừ người con rể của bà phải ở nhà.

Mặc dù ca phẫu thuật rất thuận lợi, nhưng vào lúc rạng sáng 2 giờ 15 phút, quả tim mới cấy ghép của Auger đột nhiên ngừng đập. Nhóm phẫu thuật cấy ghép đã nỗ lực hơn 3 giờ đồng hồ, cuối cùng lại cứu sống bà Auger thêm một lần nữa. Mãi đến khi trời sáng, người nhà bà Auger được thông báo ca phẫu thuật đã thành công, nhưng không được biết các chi tiết khác.

Khi người nhà bà Auger gọi điện báo tin vui cho người con rể. Con rể của bà cũng có tin tức báo cho họ biết. Anh nói anh đã biết tin ca phẫu thuật thành công rồi. Vào buổi sáng lúc 2 giờ 15 phút, khi anh đang ngủ thì phát hiện bà Auger đang đứng ở đầu giường. Bà Auger nói với anh đừng lo lắng, bà sẽ không sao đâu, và yêu cầu anh báo tin này cho con gái bà. Con rể của bà Auger đã ghi lại tin này cùng thời gian lúc đó rồi ngủ thiếp đi.

Sau đó bà Auger tỉnh lại, câu hỏi đầu tiên của bà là: “Mọi người có nhận được tin nhắn của tôi không?”

Paul Perry và Tiến sĩ Melvin Morse đã nghiên cứu kỹ lưỡng trải nghiệm cận tử của bà Auger, phát hiện rằng mỗi chi tiết đều có bằng chứng khách quan, thậm chí còn nhìn thấy mảnh giấy có ghi dòng tin nhắn mà con rể bà Auger đã ghi lại.

“Trải nghiệm linh hồn ly thể” không chỉ có ở người trải qua cận tử, mà còn là trải nghiệm tương tự của một số người khỏe mạnh. Tiến sĩ Charles T. Tart, giáo sư tại Đại học California, đã mô tả một số thí nghiệm có tên gọi là “linh hồn ly thể” được thực hiện ở người khỏe mạnh trong bài báo được đăng tải trên tạp chí học thuật “Nghiên cứu về trải nghiệm cận tử” (Journal of Near Death Studies) năm 1998.

Vào giữa những năm 1960, có một lần cô Z, người trông trẻ cho gia đình ông Charles đã nói với tiến sĩ rằng, từ khi còn nhỏ cô thường thường có cảm giác như “tinh thần” tỉnh táo lại sau một giấc ngủ say, linh hồn rời khỏi thân thể bay lên gần trần nhà, từ đó nhìn xuống thân thể của mình. Loại trải nghiệm rõ ràng này khác với giấc mộng. Lúc đầu cô còn tưởng là hiện tượng bình thường trong giấc ngủ. Sau khi cô nói chuyện này với người khác khoảng 1,2 lần, mới biết được không phải như vậy. Về sau, cô cũng không tùy tiện nhắc tới chuyện này với người khác nữa. Cô nói thỉnh thoảng mình vẫn có loại trải nghiệm này. Tiến sĩ Tart nói với cô rằng vào thời điểm đó có hai giả thuyết liên quan đến “linh hồn ly thể”, một thuyết cho rằng tư tưởng của con người trong một thời gian ngắn đã rời khỏi nhục thân, lý thuyết còn lại thì cho rằng đó hoàn toàn là một loại ảo giác. Tiến sĩ đề nghị rằng cô có thể sử dụng biện pháp sau để phân biệt hai loại giả thuyết đó: Viết mười số từ 1 đến 10 lên mười tờ giấy, lật úp chúng lại rồi đặt vào trong chiếc hộp trên bàn, trước khi đi ngủ chọn ngẫu nhiên một tờ rồi lật ngược chúng nhưng không được nhìn. Nếu khi cô ấy ngủ thực sự trải qua “linh hồn ly thể” thì cô ấy sẽ nhìn vào tờ giấy đó và nhớ kĩ con số viết bên trên. Sáng hôm sau lại kiểm tra con số trong trí nhớ của cô và trên tờ giấy có trùng khớp không. Vài tuần sau đó, khi tiến sĩ Tart gặp lại cô, cô nói rằng cô đã thử bảy lần, và lần nào những con số được ghi nhớ cũng đều chính xác.

Sau đó bác sĩ Tart đã mời cô đến phòng thí nghiệm của ông và tiến hành thử nghiệm trong bốn đêm. Vào mỗi đêm, bác sĩ sử dùng máy điện não đồ (EEG) có thể phân biệt được các giai đoạn khác nhau của giấc ngủ để tiến hành thử nghiệm với cô, liên tục ghi lại số liệu máy điện não đồ của cô ấy mỗi đêm khi ngủ. Đồng thời, ông còn dùng thiết bị kiểm tra hoạt động của mắt, điện trở của da, nhịp tim, huyết áp, v.v.

Để xác định khi cô có cảm giác ly thể có đúng là “linh hồn ly thể” hay không, bác sĩ đã thực hiện trình tự sau đây:

Mỗi đêm sau khi đợi người tham gia thử nghiệm nằm trên giường và máy đo hiển thị rằng cô sắp ngủ, tiến sĩ đi đến hành lang phòng làm việc, mở một bảng chữ số ngẫu nhiên đã chuẩn bị trước, ném một đồng xu lên bảng và chọn một con số ngẫu nhiên mà đồng xu rơi vào, lập tức ghi lại năm con số đầu tiên lên một mảnh giấy nhỏ. Sau đó đặt tờ giấy vào trong một cái kẹp không trong suốt, rồi trở lại phòng thí nghiệm nơi có người thử nghiệm, rồi đặt tờ giấy lên trên một cái giá trong tình huống người được thử nghiệm không nhìn thấy tờ giấy. Nếu mắt của một người cách mặt đất với độ cao khoảng 2 mét, người đó có thể nhìn thấy rõ ràng nội dung trong tờ giấy. Ngoài cách này ra thì người tham gia không cách nào nhìn thấy tờ giấy. Sau đó bác sĩ bảo người được thử nghiệm đi ngủ, yêu cầu cô nếu xuất hiện hiện tượng “linh hồn ly thể”, hãy cố gắng tỉnh lại ngay và nói cho bác sĩ sau khi kết thúc hiện tượng “linh hồn ly thể”, để ông biết được những gì máy đo ghi lại khi phát sinh hiện tượng “linh hồn ly thể”. Ông cũng yêu cầu cô nếu như linh hồn bay đủ cao, hãy ghi nhớ nội dung trong tờ giấy và sau khi kết thúc hiện tượng này lập tức tỉnh lại và báo cho tiến sĩ biết nội dung.

Trong 4 đêm thử nghiệm, cô Z đã báo cáo tổng cộng 5 lần có cảm giác “linh hồn lơ lửng”, trong đó có 3 lần cô cảm giác dường như bộ phận linh hồn ly thể và có 2 lần trải nghiệm “linh hồn ly thể”. Trong ba đêm đầu tiên, cô Z báo cáo tuy rằng cô thỉnh thoảng có trải nghiệm linh hồn bay lơ lửng hoặc trải nghiệm ly thể, nhưng cô không cách nào khống chế linh hồn để bay lên vị trí đủ cao để nhìn thấy con số trên tờ giấy (con số mỗi đêm đều không giống nhau). Vào đêm thử nghiệm thứ tư, bắt đầu từ 5 giờ 57 phút sáng, điện não đồ hiển thị có lúc giống như giai đoạn đầu của giấc ngủ trong vòng 7 phút, có lúc giống như thức tỉnh trong giây lát. Sau đó cô Z tỉnh dậy và nói với tiến sĩ con số trên tờ giấy là 25132, tiến sĩ ghi lại con số này và chứng thực đây đúng là con số được ghi trên tờ giấy. Mà xác suất ngẫu nhiên đoán trúng một chữ có 5 chữ số là 1/100.000!

Kenneth Ring, giáo sư tâm lý học tại đại học Connecticut, trong cuốn sách nổi tiếng của mình “Hướng tới Omega— Tìm kiếm ý nghĩa của trải nghiệm cận tử” (Heading toward Omega—in Search of the meaning of the Near Dearth Experience) đã kể lại trải nghiệm cận tử của một người phụ nữ 48 tuổi như sau:

Phịch, tôi rời đi, sau đó tôi bay lơ lửng lên trần nhà, khi nhìn xuống dưới, tôi có thể nhìn thấy đầu và mũ của bác sĩ. Tôi có thể phân biệt được bác sĩ chính chữa trị cho mình bởi vì trên mũ của ông có kí hiệu rất đặc thù, cảnh tượng đó rất rõ ràng và sống động. Tôi bị cận thị rất nặng. Người khác có thể nhìn thấy đồ vật ngoài 122 mét, tôi phải đến gần ở khoảng cách 4.5 mét mới có thể nhìn thấy, nên việc này (nhìn thấy ký hiệu đặc thù trên mũ của bác sĩ) khiến tôi rất ngạc nhiên. Họ nối tôi vào một vào một cái máy đặt ở phía sau đầu của tôi, niệm đầu đầu tiên của tôi là: “Trời ạ, tôi có thể nhìn thấy, tôi quả thực không thể tin nổi, tôi có thể nhìn thấy nó”. Tôi có thể đọc được những con số ở trên máy móc, mà chiếc máy này lại ở phía sau đầu của tôi. Tất cả mọi thứ đều rất sáng và rõ ràng, từ chỗ tôi có thể nhìn thấy cái chụp đèn, trên chụp đèn rất bẩn, toàn là bụi bặm. Tôi nhớ lúc đó tôi nghĩ: “Nhất định phải nói chuyện này với các y tá”.

Một trường hợp trải nghiệm cận tử sinh động khác được ghi lại trong cuốn “Đi về phía ánh sáng” của Melvin Morse thuộc đại học George Washington và đồng tác giả Paul Perry cựu tổng biên tập tạp chí American Health: Một phụ nữ tên là Paula 25 tuổi, trong một lần bộc phát bệnh tim, tim cô đã ngừng đập, sau khi cấp cứu cô tỉnh lại, cô miêu tả rằng: Tôi bay lơ lửng trên trần nhà nhìn xuống dưới, có ba y tá đang ở xung quanh cơ thể tôi, có một người sau khi đo mạch cho tôi xong rồi hét lên với hai người còn lại: “Gọi điện thoại cho bác sĩ và chồng của cô ấy”. Bác sĩ lập tức đến. Sau khi kiểm tra sơ bộ xong, bác sĩ nói: “Cô ấy chết rồi”. Tôi bay ra khỏi phòng, đi trong hành lang và nhìn thấy dì của tôi là y tá của của bệnh viện này. Cô ấy đang nói với người khác: “Thật đáng tiếc, Paula đã từng là một người mẹ trẻ tốt”. Tôi thấy rất kỳ lạ là tại sao lại dùng “đã từng là”. Tôi đã cố gắng nói chuyện với họ, nói với họ rằng tôi vẫn còn ở đây, nhưng không cách nào nói chuyện được với họ. Tôi thậm chí còn có thể bay vào một căn phòng khác, tôi nghe thấy một bệnh nhân đang phàn nàn: “Ồn ào quá”. Y tá nói với cô: “Paula ở phòng bên cạnh bệnh rất trầm trọng”. Sau đó tôi bay trở về, nhìn thấy chồng tôi đã đến, anh nói với bác sĩ: “Làm sao tôi có thể nói với các con điều này đây?” Tôi nghĩ tôi thực sự đã chết rồi, niệm đầu thứ hai của tôi không phải là sợ hãi, mà lại cảm thấy đây có thể là một trải nghiệm thú vị, tôi muốn nói với họ: “Tôi đang ở đây khi đó, tôi thậm chí có thể nhìn thấy họ và nghe được họ nói chuyện, nhưng không cách nào nói chuyện với họ, điều này khiến người ta rất chán chường. Khi tôi nhìn thấy họ đang cấp cứu cho tôi, trong phòng trở nên sáng rực, như một cái lồng chụp lớn đầy màu sắc bao phủ lên tôi, ở giữa cái lồng là ánh sáng lấp lánh vô cùng rực rỡ. Tôi biết trung tâm ánh sáng kia chính là nơi tôi muốn đến. Sau đó có vài người bước ra từ ánh sáng, họ không phải là Thượng Đế hay Thiên Sứ mà là những người bình thường giống như tôi. Cuối cùng tôi đã trở về thân thể của mình. Tôi nhìn thấy bác sĩ đang lắc bả vai của tôi gọi lớn: “Paula, Paula, hãy trở lại”. Vào lúc đó tôi đã trở về thân thể và tỉnh lại.

Dịch từ: https://media.zhengjian.org/media/zjbooks/life_gate/02.htm

The post Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn (Phần 2.1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn – Một ngành khoa học mới đánh dấu bước ngoặt về trải nghiệm cận tử (Phần 1): Lời mở đầuhttps://chanhkien.org/2024/01/mo-canh-cua-sinh-tu-kham-pha-bi-an-cua-linh-hon-mot-nganh-khoa-hoc-moi-danh-dau-buoc-ngoat-ve-trai-nghiem-can-tu-phan-1-loi-mo-dau.htmlWed, 31 Jan 2024 05:40:46 +0000https://chanhkien.org/?p=32485[ChanhKien.org] Cuốn sách “Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn” được tổng hợp từ nhiều hiện tượng trải nghiệm cận tử, đồng thời tác giả sẽ dựa trên trí huệ trong quá trình tu luyện Pháp Luân Đại Pháp để đưa ra một số lời giải thích đối với hiện […]

The post Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn – Một ngành khoa học mới đánh dấu bước ngoặt về trải nghiệm cận tử (Phần 1): Lời mở đầu first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org]

Cuốn sách “Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn” được tổng hợp từ nhiều hiện tượng trải nghiệm cận tử, đồng thời tác giả sẽ dựa trên trí huệ trong quá trình tu luyện Pháp Luân Đại Pháp để đưa ra một số lời giải thích đối với hiện tượng này. Hy vọng quyển sách này sẽ giúp ích cho những ai đang tìm kiếm chân lý nhân sinh của đời người.

1. Lời mở đầu

Đời người ngắn ngủi, từ xưa đến nay, bất luận là đế vương khanh tướng, hay là bậc thánh hiền hào kiệt, đều khó tránh khỏi cái chết. Rất nhiều người cho rằng, con người chết giống như ngọn đèn tắt, là chấm dứt hết rồi, tất cả những gì khi còn sống đều trở thành khói mây. Thế nhưng, sự tồn tại của đời người lẽ nào chỉ như giây phút thoáng qua; nhục thể tiêu tan rồi, lẽ nào đồng nghĩa với việc sinh mệnh vĩnh viễn biến mất? Kỳ thực trong thế giới mà chúng ta đang sinh sống này, có quá nhiều hiện tượng và ví dụ nói cho chúng ta biết rằng, con người thực sự có linh hồn, mà linh hồn con người sẽ không tiêu mất sau khi chết, do đó tất cả những gì một người làm lúc sống, từ việc lớn cho tới việc nhỏ, dù tốt hay xấu, cũng đều sẽ mang theo cùng với linh hồn của người đó trong nhiều đời nhiều kiếp. Các bằng chứng cho thấy sự tồn tại của linh hồn là nhiều vô số kể. Trong cuốn sách điện tử này, chúng tôi đã chuẩn bị để cùng mọi người khám phá một nội dung trong vô số hiện tượng và trường hợp, đó là: Trải nghiệm cận tử (Viết tắt là NDE:Near Death Experience).

Rất nhiều người trong đời từng trải qua một lần hoặc thậm chí nhiều lần trải nghiệm thần bí: Nhìn thấy cảnh tượng kỳ lạ, gặp người thân đã qua đời, thậm chí chết đi sống lại, v.v. Trong khi mọi người giữ kín những hiện tượng này, thì những nhà khoa học chính trực và có nhận thức mới mẻ đã lặng lẽ bắt đầu một cuộc nghiên cứu khó khăn nhất trong lịch sử khoa học nhân loại, nhưng lại có ý nghĩa nhất, đó chính là nghiên cứu về trải nghiệm cận tử.

Trải nghiệm cận tử là một hiện tượng khá phổ biến. Ngay từ hơn 2000 năm trước, Plato trong cuốn sách “Cộng hòa” (The Republic) của mình đã viết về hiện tượng trải nghiệm cận tử. Nghiên cứu cho thấy, những người từng trải nghiệm cận tử phân bố tại các khu vực khác nhau trên thế giới, các chủng tộc, tôn giáo, tín ngưỡng và bối cảnh văn hóa khác nhau. Theo cuộc điều tra của Công ty thống kê Gallup nổi tiếng của Mỹ dự đoán, chỉ tính riêng nước Mỹ thì đến nay có ít nhất 130 triệu người trưởng thành sống khỏe mạnh từng kinh qua trải nghiệm cận tử, nếu tính luôn cả trẻ em, con số này sẽ còn cao hơn. Nghiên cứu của tiến sĩ Kenneth Ring và một số nhà nghiên cứu khác tiết lộ thêm rằng, có khoảng 35% người khi cận kề cái chết có trải nghiệm cận tử. Hiện nay, hiện tượng trải nghiệm cận tử đang ngày càng thu hút các nhà nghiên cứu từ nhiều lĩnh vực. Trong đó rất nhiều đều là học giả sáng giá trong lĩnh vực mà họ đã nghiên cứu. Ngoài tiến sĩ Kenneth Ring của trường đại học Connecticut, còn có Melvin Morse giáo sư của Trường đại học Washington, tiến sĩ Raymond A. Moody của trường đại học Nevada, tiến sĩ Ian Stevenson của trường đại học Virginia, tiến sĩ Linz Audain bác sĩ khoa nội của Đại học George Washington và đồng thời ông cũng là giám đốc điều hành cấp cao của công ty Mandate, tiến sĩ Charles Tart giảng viên Đại học California, v.v. Các bài báo liên quan đến nghiên cứu cận tử không ngừng được công bố trên các tạp chí y khoa có uy tín quốc tế như The Lancet và The Journal of Near Death Studies (Nghiên cứu trải nghiệm cận tử). Năm 1987, theo đề xuất của một số học giả, hiệp hội nghiên cứu trải nghiệm cận tử quốc tế chính thức được thành lập. Có thể nói, sự nghiên cứu đối với lĩnh vực thần bí này của giới khoa học đang trên đà phát triển.

Nghiên cứu về trải nghiệm cận tử (NDE) thời cận đại bắt nguồn từ nhà địa chất học người Thụy Sĩ Albert Heim. Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, ông bắt đầu nghiên cứu NDE từ một lần trải nghiệm của bản thân mình. Heim thích leo núi, một lần, khi ông đang leo lên dãy núi Alps (hay Anpơ), thì bị một trận cuồng phong thổi rơi xuống vách núi. Trong khoảng khắc đó, một kỳ tích đã xảy ra.

—–

“Dường như, ở trên vũ đài cách tôi một khoảng, tôi nhìn thấy mình xuất hiện với nhiều hình tượng khác nhau và toàn bộ quá khứ của bản thân. Tôi nhìn thấy bản thân mình là vai chính trong vở diễn này. Mỗi sự vật dường như đều bị ánh sáng của thiên đường tô điểm, không còn bi thương và lo âu, tất cả đều tươi đẹp rực rỡ. Ký ức về nỗi khốn khổ mà tôi đã từng chịu đựng hiện ra rất rõ ràng, nhưng nó không làm cho người ta cảm thấy đau buồn. Không có xung đột và mâu thuẫn, xung đột đã chuyển hóa thành yêu thương. Tư tưởng cao thượng và hòa ái ngự trị và thống nhất những ấn tượng đơn độc. Một loại cảm giác tĩnh mịch thần thánh giống như âm nhạc kỳ diệu gột rửa tâm hồn tôi”.

Trải nghiệm đó đã thôi thúc Heim tiến hành nghiên cứu sâu rộng về rất nhiều người đã từng kinh qua trải nghiệm tương tự, bao gồm cả những người lính bị thương trong chiến tranh, từ những công nhân xây dựng rơi từ trên công trình kiến trúc xuống, những ngư dân suýt chết đuối,… Năm 1892, trong luận văn nghiên cứu của mình ông đã nhắc đến: Trong số 30 người bị rơi và may mắn sống sót mà ông khảo sát, thì 95% người nói rằng họ cảm thấy bình tĩnh và hạnh phúc trong quá trình cận kề cái chết. Ông còn phát hiện trải nghiệm của họ là cực kỳ giống nhau: Rất nhiều hoạt động ý thức bay vút qua, năng lực siêu phàm dự đoán trước kết quả, ý thức tiêu tán khắp thời gian, nhanh chóng nhớ lại một đời của mình, nhìn thấy những cảnh tượng mỹ lệ siêu nhiên, nghe được âm nhạc thiên thượng văng vẳng bên tai.

“Không một chút bi thương, cũng không có nỗi sợ hãi có thể xuất hiện khi gặp một chút nguy hiểm… Không có lo lắng tuyệt vọng và thống khổ, chỉ có nghiêm túc, tiếp nhận một cách sâu sắc; tinh thần minh mẫn và hoạt động cao độ”.

Nghiên cứu của Heim dường như trở thành chất xúc tác mạnh mẽ khiến rất nhiều nhà nghiên cứu đã lần tiếp bước ông. Năm 1903, tác giả người Anh F.W.H. Myers đã hoàn thành cuốn sách “Bản chất con người và sự tồn tại của nó khi nhục thể tử vong” (Human personality and its survival of bodily death) gồm hai quyển; năm 1907, James H. (James Hervey) đã xuất bản bài báo “Ảo giác của người đang hấp hối” tại Hoa Kỳ, mang lại sức ảnh hưởng rất lớn. Năm 1926, nhà vật lý học nổi tiếng người Anh William Barrett đã xuất bản cuốn “Ảo giác lúc lâm chung”. Trong thời gian này, nghiên cứu cận tử nhận được sự ủng hộ rộng rãi.

Năm 1959, nhà tâm lý học Karlis Osis thuộc Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ lại tiếp tục nghiên cứu của Albert Heim bằng cách phân tích hàng trăm ghi chép chi tiết về trải nghiệm của bệnh nhân trong quá trình tử vong. Năm 1972, với sự giúp đỡ của E.Haraldsson, một nhà tâm lý học tại Iceland, nhóm nghiên cứu đã vượt qua ranh giới chủng tộc và văn hóa, mở rộng nghiên cứu sang Ấn Độ. Họ hợp tác cùng nhau và xuất bản cuốn sách Thời khắc tử vong (At the Hour of Death, 1972). Osis kết luận:

“Mặc dù nhiều bệnh nhân rơi vào trạng thái mất trí nhớ, bất tỉnh nhưng vẫn có những người ý thức giữ được tỉnh táo đến phút cuối cùng. Họ nói đã ‘nhìn thấy’ kiếp sau và có thể kể lại những trải nghiệm của mình trước lúc lâm chung. Ví dụ: Họ đã nhìn thấy người thân quá cố và linh hồn của bạn bè, nhìn thấy các nhân vật trong tôn giáo và truyện thần thoại, nhìn thấy ánh sáng thần kỳ, màu sắc rực rỡ mỹ lệ và những cảnh vật ở thế giới khác. Những trải nghiệm này rất có sức ảnh hưởng, nó mang lại cho họ sự yên tĩnh, an nhàn và tình cảm tôn giáo. Các bệnh nhân đã trải nghiệm ‘cái chết tốt đẹp’ một cách kỳ lạ, điều này hoàn toàn trái ngược với bóng tối và bi thương mà mọi người thường nghĩ về cái chết”.

Vào những năm 1970, Russell Noyce Jr., giáo sư tâm thần học tại Đại học Iowa và đồng nghiệp Roy Clayty đã cùng nhau nghiên cứu lượng lớn các mô tả về người lúc sắp chết, đồng thời cũng tiến hành nghiên cứu đối với những tường thuật mang tính tự truyện của từng cá nhân, trong nhóm nghiên cứu có cả nhà tâm lý học nổi tiếng, bậc thầy tâm thần học người Thụy Sĩ Karl G. Jung. Năm 1944, do mắc bệnh tim, ông Jung đã có trải nghiệm cận tử, trải nghiệm này đã thay đổi quan điểm nhận thức của ông về nhân loại. Ông viết: “Những gì xảy ra sau khi chết thật huy hoàng sáng lạn, nó khó diễn tả thành lời, đến mức cảm xúc và sức tưởng tượng của chúng ta không thể mô tả được đại khái về chúng”.

Trong khoảng thời gian từ năm 1972 đến năm 1974, tiến sĩ Raymond Moody đã thu thập được 150 trường hợp thực tế trải nghiệm cận tử (NDE), từ đó quy nạp những yếu tố thường gặp nhất của NDE: Nhẹ nhàng rời khỏi thân thể; đi qua một đường hầm tối đen; hướng về một chùm sáng mà bay đi; gặp gỡ những người thân thích; nhớ lại toàn bộ cảnh tượng lúc còn sống; không muốn quay trở lại thân thể; nhìn các thời không rõ ràng một cách phi thường; cảm giác thất vọng sau khi được chữa trị. Năm 1975, cuốn sách “Kiếp sau” (Life After Life) của ông được xuất bản, từ đây nghiên cứu trải nghiệm cận tử bước vào giai đoạn mới.

Những yếu tố được Moody liệt kê ra đều được miêu tả tương tự trong các báo cáo về trải nghiệm cận tử sau này, do đó chứng thực các nghiên cứu của Albert Heim, Karlis Osis, Russell Noyce Jr và Roy Clayty. Sau khi tổng hợp các trường hợp trải nghiệm cận tử, ông Moody đã đề xuất “Trải nghiệm lý tưởng hoặc trải nghiệm hoàn chỉnh dựa trên lý thuyết”, ông đã miêu tả như thế này:

“Một người đang cận kề cái chết, khi đạt đến sự thống khổ cực điểm của nhục thân, anh ấy nghe thấy tuyên bố của bác sĩ rằng bản thân mình đã chết, anh ấy bắt đầu nghe được âm thanh hỗn độn, tiếng chuông ngân hoặc tiếng vo ve, đồng thời cảm thấy mình đang lao nhanh qua một đường hầm đen tối. Sau đó, anh ấy đột nhiên phát hiện mình đã rời khỏi nhục thể, nhưng vẫn đang trong môi trường vật chất trực tiếp (Giải thích của người dịch: môi trường xã hội hiện tại). Anh ấy ở phía xa nhìn thân thể của mình, giống như một người đứng bên ngoài quan sát. Anh ấy quan sát quá trình sống lại của mình từ trên cao, cảm xúc hỗn loạn.

Một lúc sau, anh ấy bình tĩnh lại, dần dần quen thuộc với tình trạng này. Anh chú ý tới bản thân mình vẫn có một “thân thể”, nhưng mà tính cách đặc tính của nó so với anh khác biệt quá nhiều. Thoáng chốc lại xảy ra một số sự việc khác. Anh nhìn thấy linh hồn của người bạn đã chết, một vị Thần ân cần nhiệt tình mà anh chưa bao giờ nhìn thấy trước đây — một sinh mệnh giống như tia chớp — xuất hiện ở trước mặt anh ấy. Sinh mệnh này dùng phương thức phi ngôn ngữ để hỏi anh một vài vấn đề, bảo anh ấy đánh giá cuộc đời của mình, trong nháy mắt, những sự kiện chính trong đời của anh được triển hiện ra. Trong nhất thời, anh ấy phát hiện bản thân mình đang đến gần chướng ngại vật hoặc ranh giới nào đó, điều này hiển nhiên là đại biểu cho ranh giới giữa kiếp này và kiếp sau. Thế nhưng anh ấy biết mình nhất định phải trở lại nhân gian, là vì thời khắc tử vong vẫn chưa tới. Bởi vậy cho đến tận bây giờ anh vẫn cảm thấy hứng thú với trải nghiệm đã xảy ra sau khi chết, anh không muốn quay về nhân gian. Nhưng cho dù thái độ của bản thân anh như thế nào, cuối cùng anh ấy vẫn phải nhập vào thể xác và sống lại.

Moody thận trọng nhấn mạnh: Quá trình của mỗi trường hợp trải nghiệm cận tử đều không phải là hoàn toàn dựa theo phương thức kể trên, nhưng ông bị cuốn hút mê mẩn bởi một số trải nghiệm “giống nhau đến kinh ngạc”. Nghiên cứu của Moody đã mở đầu cho các nhà nghiên cứu trải nghiệm cận tử của thế hệ mới, những người xuất sắc trong số ấy gồm có: Tiến sĩ Kenneth Ring, tiến sĩ Michael Sabom, tiến sĩ Melvin Morse,… Nghiên cứu của họ rút ra các kết luận chủ yếu như sau:

– Không thể nghi ngờ gì nữa, trải nghiệm cận tử từng xảy ra nhiều lần trên thế giới. Trải nghiệm cận tử không chỉ giới hạn ở người trưởng thành, mà còn xảy ra ở trẻ em. Khoảng 35% người cận kề cái chết đều sẽ có trải nghiệm cận tử.

– Tuyệt đại đa số người trải nghiệm cận tử đều nói họ cảm thấy yên tĩnh và vui vẻ, mà không phải là thống khổ hoặc bị dày vò.

– Một số hiện tượng mà người trải nghiệm cận tử nhìn thấy không nhất định là trùng khớp với sự hiểu biết của bản thân anh ấy. Ví dụ, nhà vật lý học William Barrett có ghi chép rằng, một số trẻ em trong lúc trải nghiệm cận tử đã nhìn thấy một số thiên sứ không có cánh nên cảm thấy thất vọng.

– Trải nghiệm cận tử có ảnh hưởng rất lớn đối với đương sự, phần lớn những người này phát sinh sự chuyển biến cực kỳ lớn, tích cực, tâm hồn trở nên phong phú. Một số người vô thần luận sau khi kinh qua trải nghiệm cận tử đã hoàn toàn cải biến nhân sinh quan của bản thân, từ đó về sau trở thành người tín ngưỡng hữu thần luận thành kính.

Điều khiến người ta ngẫm nghĩ sâu hơn là, cũng không phải là tất cả những gì mà người trải nghiệm cận tử nhìn thấy đều là cảnh tượng tốt đẹp khiến người ta hạnh phúc. Có một số người trong trải nghiệm cận tử cũng nhìn thấy một số cảnh tượng đáng sợ. Ví dụ: Trong bài viết “Ấn tượng Thiên đường – 100 câu chuyện truyền miệng của những người sống lại sau khi chết” được đăng trên Minh Huệ Net có ghi chép về trải nghiệm cận tử đáng sợ của một trưởng cục cảnh sát ở Đức tên Stein Heideler. Trong một lần trải nghiệm cận tử ông nhìn thấy bản thân bị rất nhiều linh hồn tham lam xấu xí vây xung quanh, trong đó một linh hồn mở miệng lớn như cái chậu máu nhào tới muốn cắn ông. Còn có một số người khi trải nghiệm cận tử đã nhìn thấy những linh hồn có được kết cục khác nhau chiểu theo những việc làm khi họ còn sống. Những trường hợp trải nghiệm cận tử này khiến người ta vô tình nghĩ đến lời dạy “thiện ác hữu báo” của người Trung Quốc thời xưa.

Hiện tượng “linh hồn ly thể” không chỉ giới hạn trong những người cận kề cái chết, có một số ít người đang trong trạng thái thân thể khỏe mạnh cũng có trải nghiệm tương tự. Hiện tượng “linh hồn ly thể” của những người này càng khiến cho các nghiên cứu về NDE trở nên khả thi hơn khi tiến nhập vào thực nghiệm kiểm chứng. Ví dụ, tiến sĩ Charles Tart của Đại học California từng tiến hành kiểm tra thực nghiệm nghiêm ngặt đối với một phụ nữ tự xưng là thường trải nghiệm trạng thái “linh hồn ly thể”. Ông đặt tờ giấy ghi năm chữ số ngẫu nhiên trên một cái giá cao gần hai mét, yêu cầu người phụ nữ nằm trên giường trong phòng thí nghiệm không cách nào nhìn thấy được. Sau đó ông yêu cầu người được thí nghiệm này tìm cách bay tới chỗ cao kia để nhìn nội dung của tờ giấy, tức là “linh hồn ly thể”. Kết quả của thí nghiệm thực chứng là bà đã nói chính xác năm con số trên tờ giấy sau khi tuyên bố rằng linh hồn của bà ly thể vào đêm thứ tư. Mà xác suất đoán trúng năm con số này là 1/100.000, thí nhiệm chứng thực trên đã minh chứng cho khả năng tồn tại khách quan của trải nghiệm cận tử.

Người trải qua linh hồn ly thể nổi tiếng nhất

Trong lịch sử phải kể tới nhà khoa học, nhà triết học và nhà thần học nổi tiếng người Thụy Điển sống tại thế kỷ 18, ông Emanuel Swedenborg. Ông căn cứ theo những cảnh tượng mà bản thân nhìn thấy được trong linh giới khi linh hồn ly thể đi ngao du, lưu lại kiệt tác lớn “Học thuyết thiên đàng” (Heavenly Doctrine), đã miêu tả chi tiết cảnh tượng ông nhìn thấy tại linh giới và những tri thức liên quan tới linh giới mà ông có được khi giao tiếp với các sinh mệnh khác. Tác phẩm của ông có ảnh hưởng quan trọng đối với những gì xảy ra sau này, nó cũng ảnh hưởng đến nhiều người ngày nay. Nhiều học giả nổi tiếng vô cùng sùng bái ông, bao gồm Carl Jung nhà tâm thần học, nhà văn Mỹ nổi tiếng Helen Keller, nhà thơ Mỹ nổi tiếng Emerson, chính trị gia và nhà khoa học người Mỹ Benjamin Franklin, vợ chồng nhà thơ người Anh Browning, nhà thơ nhà văn nổi tiếng người Đức Goethe, nhà triết học và học giả thiền tông người Nhật Suzuki Daisetsu Teitarō, hai tổng thống Mỹ George Washington và Franklin D. Roosevelt cũng chịu ảnh hưởng của kiệt tác này.

Ngày càng xuất hiện nhiều ví dụ thực tế về trải nghiệm cận tử, các thành quả nghiên cứu ngày càng thấu triệt, khiến cho những người luôn hoài nghi không tin càng khó khăn hơn trong việc che giấu sự thật của trải nghiệm cận tử. Nghiên cứu trải nghiệm cận tử tiết lộ cho chúng ta không chỉ đơn thuần là hiện tượng, mà càng quan trọng hơn là phương pháp tư duy và con đường nghiên cứu được biểu thị bằng hiện tượng; nó không chỉ mở ra cho chúng ta cánh cửa thế giới sau khi chết, nhiều hơn là ý thức, sinh hoạt, cánh cửa của sinh mệnh.

Khoa học đang khám phá thế giới bên kia đạt được tiến triển rất lớn, nhưng khi khám phá lĩnh vực của bản thân nhân loại thì lại giống như nhà vật lý học Einstein từng nói: “Vẫn còn đang trong giai đoạn trẻ sơ sinh”, khám phá điều bí ẩn của bản thân nhân loại chắc hẳn sẽ phải trở thành mục tiêu của khoa học tương lai. Đối với những ai theo đuổi chân lý mà nói, ở chỗ khoa học vẫn chưa dám tiến vào, thì tín ngưỡng và dũng khí có vẻ rất trọng yếu. Nhìn chung từ những hiện tượng trải nghiệm cận tử và những người trải nghiệm cận kề cái chết từ đó có được cảm ngộ đối với nhân sinh, hiện tượng trải nghiệm cận tử có lẽ đang ám chỉ linh hồn của chúng ta không hề tiêu biến khi nhục thể của chúng ta tử vong. Vì để có trách nhiệm vĩnh viễn đối với sinh mệnh bản thân, chúng ta nên thiện đãi với bản thân mình và người khác. Giống như Pierre Teilhard de Chardin từng nói: “Có lẽ trong vũ trụ tồn tại một sự vật như là mục đích, thứ đó như là hy vọng và nhân từ, có lẽ trải nghiệm cận tử là lễ vật hoặc manh mối mà Thần đã ban cho nhân loại để khám phá sự bí ẩn của bản thân nhân loại”.

Dịch từ: https://media.zhengjian.org/media/zjbooks/life_gate/01.htm

Tài liệu tham khảo:

1. “Ấn tượng Thiên đường – 100 câu chuyện truyền miệng của những người sống lại sau khi chết”, tháng 1 năm 1999.

2. “Mở cánh cửa sinh tử” của Jean Rithie, tháng 10 năm 1998.

3. http://www. iands. org

4. Charles T. Tart,Journal of Near Death Studies, 17(2) Winter 1998

5. Melvin Morse, Paul Perry, Villard Books, New York,1994, Parting Visions: Uses and Meanings of Pre-Death, Psychic, and Spiritual Experiences

The post Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn – Một ngành khoa học mới đánh dấu bước ngoặt về trải nghiệm cận tử (Phần 1): Lời mở đầu first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>