bão táp mưa sa | Tag | Chánh Kiến Nethttps://chanhkien.orgChánh KiếnThu, 18 Jul 2024 03:22:20 +0000en-UShourly1Luân hồi ký sự: Bão táp mưa sa (7)https://chanhkien.org/2023/01/luan-hoi-ky-su-bao-tap-mua-sa-7.htmlMon, 09 Jan 2023 00:37:37 +0000https://chanhkien.org/?p=29516Tác giả: Tiểu Liên [ChanhKien.org] Bài viết này viết về trải nghiệm “Vô cầu”. Nhân vật chính vẫn là Hiểu Vân, lúc này cô ấy chuyển sinh thành một cô gái, sự việc xảy ra vào thời kỳ vua Thuấn. Vào thời kỳ vua Thuấn, thông qua “Sử ký” và các sử sách khác, chúng […]

The post Luân hồi ký sự: Bão táp mưa sa (7) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Tiểu Liên

[ChanhKien.org]

Bài viết này viết về trải nghiệm “Vô cầu”.

Nhân vật chính vẫn là Hiểu Vân, lúc này cô ấy chuyển sinh thành một cô gái, sự việc xảy ra vào thời kỳ vua Thuấn.

Vào thời kỳ vua Thuấn, thông qua “Sử ký” và các sử sách khác, chúng ta biết được rằng việc chế tác đồ gốm rất phổ biến.

Hiểu Vân lúc đó là một cô gái rất thích chơi với đất sét. Phụ thân của cô ấy có rất nhiều kinh nghiệm trong việc chế tác đồ gốm.

Cha của Hiểu Vân thường nói với cô rằng: việc chế tác đồ gốm cần có tâm nhẫn nại, không được vội vàng truy cầu kết quả. Chỉ cần làm tốt mỗi công đoạn, vậy thì cuối cùng món đồ làm ra sẽ là một sản phẩm hoàn thiện, nếu không khẳng định là sẽ có tỳ vết.

Nói thì như vậy, tuy nhiên trong quá trình này để thật sự làm được không hề dễ dàng. Có những lúc, Hiểu Vân vẫn cứ hy vọng làm tốt hơn một chút. Sự hy vọng này không phải là sự truy cầu mong muốn hoàn thiện kỹ năng của mình mà là một loại kỳ vọng vào kết quả. Những khi như vậy, Hiểu Vân thường không đạt được kết quả lý tưởng.

Sau này, Hiểu Vân gặp được một tiên nhân đang vân du tại nhân gian, lúc nhìn thấy Hiểu Vân, vị tiên nhân liền nói: “Việc chế tác đồ gốm cũng giống như các ngành nghề khác, đều là một loại kỹ nghệ mà Thần truyền cấp cho con người. Trong lúc chế tác đồ gốm, việc dụng tâm vào từng công đoạn là đúng rồi đấy, hơn nữa cần hiểu được cách dùng tâm để câu thông với đất sét, cứ như vậy sau một thời gian lâu sẽ đạt được sự tương thông với nó. Ngoài ra, không được vội vã truy cầu kết quả sẽ như thế nào”. Nói xong tiên nhân đưa tay vỗ vào đầu Hiểu Vân năm cái rồi rời đi.

Sau khi tiên nhân đi, việc chế tác đồ gốm của Hiểu Vân có phần thuận lợi và đắc ý hơn nhiều, cô cũng dần hiểu được trong từng quy trình nên nặn đất như thế nào, hơn nữa chú trọng việc câu thông với đất sét. Cứ như vậy sau một thời gian dài, những đồ gốm mà cô làm ra đều có chất lượng rất tốt, nhiều người đã chủ động tìm đến cô để mua hàng.

Về sau, khi Hiểu Vân gần đến tuổi xuất giá, cô vẫn luôn hy vọng tìm được một người có dung mạo và tuổi tác tương xứng với mình, tính cách cần tốt một chút và có chút tài năng. Điều kiện như vậy xem ra không cao, hơn nữa cũng hợp tình hợp lý, nhưng không hiểu sao vẫn không gặp được người như ý. Lúc này, phụ thân của cô có phần tỏ ra lo lắng.

Một ngày kia, vị tiên nhân trước kia lại đến, cha mẹ của Hiểu Vân đem chuyện này nói với tiên nhân. Nghe xong, tiên nhân liền cười mà đáp rằng: “Nhân duyên của con gái hai người vẫn chưa tới. Không thể cưỡng cầu”. Song thân của Hiểu Vân nghe vậy liền vội vã hỏi: “Vậy lúc nào nhân duyên mới tới?” Tiên nhân nói rằng: “Xin hãy từ từ mà đợi. Đều là Nguyệt Lão xe duyên…” nói xong liền cười lớn rồi rời đi.

Song thân của Hiểu Vân đem chuyện này kể lại cho cô, Hiểu Vân hiểu rằng bản thân trong chuyện này không nên suy nghĩ quá nhiều, nghĩ nhiều cũng chỉ tăng thêm phiền não. Từ đó cô buông xuống tất cả tâm cầu kết quả, chỉ tập trung vào việc làm sao để nâng cao tay nghề làm gốm của mình mà thôi. Thời gian cứ thế trôi đi, vào lúc Hiểu Vân 50 tuổi, một ngày nọ có một người vừa bé vừa lùn tìm tới cô xin học việc. Đúng lúc Hiểu Vân đang thiếu người nên đã giữ người này ở lại.

Người này sau khi đến đây thì làm việc rất chăm chỉ và nhanh nhẹn, hơn nữa lại rất ý hợp tâm đầu với Hiểu Vân. Chỉ cần Hiểu Vân nghĩ gì hoặc khi gặp sự việc cô muốn làm như thế nào người này đều có thể biết được, hơn nữa lại còn có thể hoàn thành tốt mọi việc. Thời gian qua đi, hai người họ càng ngày càng trở nên thân thiết, gắn bó.

Một thời gian nữa lại trôi qua, lúc này song thân của Hiểu Vân lần lượt đổ bệnh. Điều khiến mọi người không ngờ tới rằng, người này còn biết khám bệnh cho người khác, thi triển y thuật và chữa khỏi bệnh cho cha mẹ của Hiểu Vân.

Sau khi bình phục, cha mẹ của Hiểu Vân đều thành tâm thành ý bàn với con gái rằng hãy cùng người này thành thân. Lúc này trong lòng Hiểu Vân có vẻ không cam chịu, nhưng nghĩ đến cách người này đối xử với mọi người nên Hiểu Vân đã đồng ý với cha mẹ.

Sau khi thành thân với Hiểu Vân, một năm sau, người này nói rằng anh cần ra ngoài một chuyến, ba đến năm ngày sau sẽ trở lại. Thế nhưng, khi người này trở lại, anh đã biến thành một người khác vừa cao lớn vừa điển trai. Hiểu Vân kinh ngạc hỏi: “Đã đến tuổi này rồi, sao chàng vẫn còn có thể cao lên, dung mạo sao vẫn có thể trở nên tuấn tú như vậy chứ?”

Khi này, phu quân của Hiểu Vân đáp rằng: “Thôi thì ta sẽ nói cho nàng hay. Ta biết rằng năm xưa hai chúng ta có duyên trên thiên giới, hẹn ước rằng vào thời kỳ đế Thuấn sẽ đến nhân gian để hoàn thành một giai đoạn lịch sử. Chính vào lúc đó, một vị Tiên hoa của thiên giới khác cũng đến, hơn nữa còn trực tiếp nói có nhân duyên với ta. Nguyệt Lão đi ngang qua nơi này thấy vậy liền nói: “Ngươi và Tiên hoa vào thời đế Thuấn sẽ kết thành vợ chồng, sau đó Tiên hoa sẽ trở về Thiên đình. Trong giai đoạn này, ngươi cần giữ vững tâm thái của mình, không được trầm mê trong hoan ái nam nữ, nếu không sẽ gây bất lợi cho nhân duyên sau này của ngươi và Hiểu Vân”. Kết quả là ta đã không hoàn toàn đạt đến được trạng thái mà Nguyệt Lão yêu cầu, ở một mức độ nào đó vẫn trầm mê trong trạng thái ấy. Thế nên, sau khi Tiên hoa rời xa ta trở về Thiên đình, thân thể của ta liền biến thành hình dạng như nàng nhìn thấy trước đây. Sau này, ta khắc cốt ghi tâm lời của Nguyệt Lão, việc gì cũng hướng nội tu chính bản thân mình, không để bất kỳ tâm niệm nào trầm mê trong hồng trần thế gian. Ngay cả sau này khi thành thân với nàng, ta cũng đều như vậy. Kết quả là lần này sau khi ra ngoài không lâu, ta gặp được vị tiên nhân mà nàng đã từng nhắc đến trước đây, tiên nhân đưa cho ta một ít nước tiên. Uống xong, ta đã hồi phục lại hình dáng trước đây”. Nghe những lời này, ký ức bị phong bế trước đây của Hiểu Vân được đả khai, ngay lập tức minh bạch ra nhân duyên trong đó. Sau cùng Hiểu Vân nói một câu rằng: “Nếu như Nguyệt Lão đến nhân gian và chúng ta gặp được bà ấy thì sẽ đối xử tốt với bà ấy một chút để hồi báo lại sự tận tâm, tận lực của bà ấy đối với chúng ta”. Phu quân hiểu được tâm ý trong lời của Hiểu Vân. Vì bất luận thế nào, Hiểu Vân vẫn cho rằng cô ấy gặp được phu quân trong kiếp này có phần hơi muộn màng, mà tất cả những điều này dường như đều có liên đới đến Nguyệt Lão…

Mấy ngày sau, vị tiên nhân lúc trước lại xuất hiện, Hiểu Vân nói với tiên nhân những điều bất mãn trong tâm mình, tiên nhân nghiêm khắc nói với Hiểu Vân rằng: “Nguyệt Lão an bài dường như không hợp ý của con, nhưng mặc dù năng lực và trí huệ của Nguyệt Lão có hạn nhưng bà ấy có tiêu chuẩn hành vi của mình, con không nên có thái độ như vậy. Nếu như trong tương lai Nguyệt Lão có chuyển sinh đến nhân gian, thì bất luận như thế nào các con cũng có một đoạn duyên phận có quan hệ với Nguyệt Lão… Hãy nhớ kỹ, vạn sự vô cầu, tùy duyên là tốt nhất”. Khi nghe những điều này, Hiểu Vân đã minh bạch ra. Trong đoạn đời về sau, Hiểu Vân cùng phu quân của mình cẩn trọng làm hết những việc mà bản thân họ có thể làm được, mãi cho đến cuối đời…

Trong kiếp này, khi Hiểu Vân lần đầu tiên nhìn thấy “Tiểu Nguyệt Lão” cô liền rất thích đứa trẻ này. Khi được Hiểu Vân ôm vào trong lòng, Tiểu Nguyệt Lão cũng tỏ ra rất ngoan ngoãn nghe lời. Những điều này đều là nhân duyên trước đây tạo thành.

Đây chính là:

Chế đào thủ nghệ Thần tiên chuyển;

Vô cầu chuyên công tế tâm luyện;

Nhân duyên giai thị thượng thương định;

Tùy duyên trân tích xuất mê lam.

Dịch nghĩa:

Kỹ thuật chế tác gốm được Thần truyền cấp;

Vô cầu chuyên tâm luyện tập;

Nhân duyên đều đã được định trước từ thiên thượng;

Tùy duyên trân quý thoát khỏi cõi mê.

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/272506

The post Luân hồi ký sự: Bão táp mưa sa (7) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Luân hồi ký sự: Bão táp mưa sa (6)https://chanhkien.org/2023/01/luan-hoi-ky-su-bao-tap-mua-sa-6.htmlWed, 04 Jan 2023 02:37:54 +0000https://chanhkien.org/?p=29497Tác giả: Tiểu Liên [ChanhKien.org] Trong quá trình tu luyện, chúng ta đều minh bạch rằng có rất nhiều khi nhận thức đối với một vấn đề của những người tu luyện khác nhau là bất đồng, bởi vì góc độ nhìn nhận vấn đề, tâm thái, tầng thứ… của mỗi người đều không giống […]

The post Luân hồi ký sự: Bão táp mưa sa (6) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Tiểu Liên

[ChanhKien.org]

Trong quá trình tu luyện, chúng ta đều minh bạch rằng có rất nhiều khi nhận thức đối với một vấn đề của những người tu luyện khác nhau là bất đồng, bởi vì góc độ nhìn nhận vấn đề, tâm thái, tầng thứ… của mỗi người đều không giống nhau, vậy nên mới xuất hiện tình huống như vậy.

Vậy nên có rất nhiều khi trong hữu ý hoặc vô ý chúng ta đều nghĩ rằng chúng ta đang ngộ Pháp đúng hoặc đang làm đúng, thường hay tùy tiện phủ định người khác, thậm chí nói năng không thèm để ý đến ai. Đã như vậy, còn nghĩ rằng bản thân mình đang đứng trên Pháp.

Cá nhân tôi vẫn thường cảm thấy rằng chân chính dựa trên Pháp không nằm ở bản thân của sự việc hay ngộ Pháp ra sao, mà là vấn đề tâm thái. Đối với mỗi lời Sư Phụ giảng không áp dụng một cách máy móc, dùng Pháp đối chiếu bản thân, thời thời khắc khắc nhìn vấn đề ở bản thân mình, chứ không phải biến Pháp trở thành cây gậy đánh người.

Khi chúng ta dụng tâm không đúng, thì dù cho chúng ta có trích dẫn rất nhiều lời Sư phụ giảng để chứng minh rằng nhận thức Pháp hoặc cách làm của bản thân là chính xác, người khác ngộ Pháp sai lệch, kỳ thực trong những lúc như vậy chỉ là đang che giấu một chấp trước rất mạnh ẩn sâu nơi thâm tâm của chính chúng ta, mà không phải là thực sự từ bi với đối phương, cùng đối phương đề cao.

Còn một điểm nữa, mỗi người có cách tu bỏ nhân tâm khác nhau, chúng ta nên sắp đặt cho đúng quan hệ giữa bản thân và Sư phụ, chúng ta cùng lắm cũng chỉ là cảnh tỉnh đồng tu một chút, chứ không thể an bài hoàn cảnh và phương thức để đồng tu tu bỏ nhân tâm như thế nào. Như vậy là tuyệt đối không được.

Bài chia sẻ này sẽ nói về câu chuyện xảy ra vào thời nhà Hạ, nhân vật chính Hiểu Vân cùng với Thù Cần do cảnh giới khác nhau nên đã xảy ra một câu chuyện như sau:

Hai nhân vật chính trong câu chuyện này lần lượt là đệ tử của hai sư muội. Bởi vì tính cách của Hiểu Vân và Thù Cần không giống nhau: Hiểu Vân là bậc anh hùng nữ kiệt, Thù Cần thì là tiểu thư khuê các, vì vậy phong cách xử lý sự việc của hai người đều không giống nhau. Đồng thời, bởi vì quá trình trưởng thành của hai người cũng không giống nhau: Hiểu Vân sinh ra trong một gia đình có cha là võ quan, còn phụ thân của Thù Cần lại là một người thợ thủ công tài hoa.

Sau này, nhân duyên xảo hợp, cả hai người họ đều đến núi Không Động và gặp được sư phụ của mình tại đây.

Phương pháp tu luyện mà sư phụ của hai người truyền dạy cho họ trên thực chất không khác biệt là mấy, chỉ là trên biểu hiện và do sự khác biệt về cảnh giới của hai sư phụ cho nên trên một số phương diện có sự lý giải bất đồng.

Hai người ở trên núi được hơn 20 năm, khi tuổi tác đã gần tứ tuần, cả hai đều được sư phụ phái xuống núi để quảng kết thiện duyên, chuẩn bị cho tương lai sau này. Kết quả là, sau khi xuống núi, Hiểu Vân Và Thù Cần đã cùng đồng hành với nhau. Sau này, trên đường đi họ nhìn thấy một dinh phủ rất đẹp, nguyên là nơi ở của một vị quan rất lớn trong triều khi đó.

Sau khi nhìn thấy dinh phủ, Hiểu Vân nói: nơi này sắp có hỏa hoạn. Thù Cần nói, lát nữa trời sẽ đổ mưa, nơi này sẽ không bị thiệt hại nhiều lắm, bách tính xung quanh cũng sẽ đến giúp đỡ dập lửa, quân vương cũng sẽ ra tay giúp đỡ.

Một lát sau, quả nhiên toàn dinh phủ có hỏa hoạn, trong lúc lửa đang cháy thì trời liền đổ một trận mưa lớn, ngọn lửa rất nhanh bị dập tắt, bách tính xung quanh cũng thay nhau chạy đến dập lửa.

Kỳ thực khi mọi người chạy đến thì ngọn lửa đã được dập tắt rồi, thấy mọi người nhiệt tình giúp đỡ nên gia nhân của phủ đệ đã lấy ra một chút đồ ăn phát cho mọi người. Sau khi ăn xong, mọi người đều rời đi.

Vài ngày sau đó, nghe nói rằng quân vương ban cho người này một ít đồ, xem như là một chút an ủi với vị ấy.

Có một lần, khi đang đi trên đường, hai người họ vì tránh không kịp nên đã bị một con ngựa trong lúc thất kinh đá cho bị thương. Mặc dù vết thương không nặng, nhưng rốt cuộc cũng bị thương rồi, Thù Cần có chút buồn bã. Lúc đó, Hiểu Vân lại rất lạc quan nói rằng: “Lần bị thương này đã nhắc nhở ta rằng việc tu luyện thân thể cũng không thể thiếu được, nếu chỉ tu luyện tâm tính vẫn là không đủ”. Thù Cần nghe xong cảm thấy rằng rất có đạo lý. Vì vậy, từ đó trong sự tu luyện, hai người họ không chỉ chú trọng tu tâm tính mà còn chú trọng hơn việc tu luyện ở các phương diện khác bên ngoài. Qua 10 năm sau, thân thể của họ đã đạt đến cảnh giới mà không một sức mạnh nào từ bên ngoài có thể làm tổn thương được.

Đây chính là:

Hạ sơn vân du ngộ đáo sự;

Quan điểm bất đồng bất tự thị;

Toàn diện hoành lượng đắc kết luận

Hỗ tương bao dung tướng phù trì.

Tạm dịch:

Xuống núi vân du khi gặp chuyện;

Quan điểm bất đồng không tự phụ;

Suy xét toàn diện để kết luận;

Bao dung cho nhau cùng nâng đỡ.

Lời cuối chuyện:

Câu chuyện này tuy nhỏ nhưng qua đó lại thấy được những người tu luyện khác nhau khi gặp phải cùng một sự việc thì vì cảnh giới, giác độ khác nhau mà cách nhìn nhận cũng không giống nhau. Vì vậy, khi bắt gặp những lúc quan điểm không giống nhau, chúng ta cần phải học cách nhìn nhận toàn diện, không nên vội vàng phủ nhận người khác. Cho dù quan điểm của đối phương có chút vấn vấn đề, thì cũng cần nhìn ra vấn đề nằm ở chỗ nào, và phương diện nào còn có thể lĩnh hội tiếp thu được. Cá nhân tôi nghĩ rằng có thể làm được điều này thì có thể nhanh chóng đề cao.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/272505

The post Luân hồi ký sự: Bão táp mưa sa (6) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Luân hồi ký sự: Bão táp mưa sa (5)https://chanhkien.org/2022/12/luan-hoi-ky-su-bao-tap-mua-sa-5.htmlMon, 26 Dec 2022 07:40:13 +0000https://chanhkien.org/?p=29434Tác giả: Tiểu Liên [ChanhKien.org] Hôm nay chúng ta lại tiếp tục lắng nghe câu chuyện của Hiểu Vân, đó là vào thời Xuân Thu. Vào thời này chúng ta biết rằng có Bách gia chư tử, các loại học thuyết cùng tồn tại, điều này chúng ta có thể biết được từ trong sử […]

The post Luân hồi ký sự: Bão táp mưa sa (5) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Tiểu Liên

[ChanhKien.org]

Hôm nay chúng ta lại tiếp tục lắng nghe câu chuyện của Hiểu Vân, đó là vào thời Xuân Thu.

Vào thời này chúng ta biết rằng có Bách gia chư tử, các loại học thuyết cùng tồn tại, điều này chúng ta có thể biết được từ trong sử sách và các ghi chép khác.

Thực ra còn có rất nhiều học thuyết và phương thức khác cùng lưu truyền vào thời đó. Lấy việc tu luyện mà nói, rất nhiều truyền nhân trong các môn phái lúc tuyển đồ đệ thường phái vài vị đồ đệ đi khắp nơi trong nhân gian, để ma luyện đệ tử và lược bỏ đi những ai không thực tâm tu hành.

Hiểu Vân khi ấy là đệ tử của một vị trong Kỳ môn, cũng là nam sinh. Năm huynh đệ cùng được một vị tiên sư dẫn dắt tu luyện. Để kiểm nghiệm thành quả tu luyện của các đệ tử, vị tiên sư này đã an bài mấy đệ tử cùng nhau đến nhân gian vân du học Đạo.

Trước khi xuống núi Hằng Sơn, tiên sư đặc biệt căn dặn các đệ tử không được ham thích phú quý nơi nhân gian, phải làm tốt việc của mình. Lời nói này khiến các đệ tử có chút bối rối.

Năm vị đệ tử này hầu hết đều có kỹ năng sở trường riêng. Đại đệ tử giỏi việc điều tiết quan hệ giữa mọi người; nhị đệ tử giỏi việc mua bán; lão tam (tam đệ tử) giỏi may y phục; lão tứ yêu thích nghề rèn; Hiểu Vân thì giỏi việc bếp núc.

Bọn họ cùng nhau đến vùng Lâm Tử thuộc thành đô của nước Tề. Tại đây họ nhanh chóng tìm được việc làm phù hợp với sở trường mỗi người. Bởi vì theo sư phụ tu luyện rất lâu trên núi Hằng Sơn, cuộc sống nơi đó có chút giản đơn, lần này đến chốn hồng trần, gặp việc có thể phát huy sở trường của mình, để thêm phần thú vị [cho cuộc sống nơi nhân gian], họ cũng phải thử sức một phen.

Qua chừng một tháng, có người cảm thấy làm những việc này không tĩnh lại được, hơn nữa giao thiệp với con người sẽ đụng chạm đến việc lễ nghĩa qua lại, nhân tình thế cuộc… Mấy người bàn bạc với nhau, cảm thấy nếu họ làm tốt những việc này thì dường như có chút tham luyến hồng trần, do vậy nói với Hiểu Vân rằng: “Chúng ta đừng làm những việc này nữa, chúng ta xin ăn đi vân du được chăng?” Hiểu Vân nói: “Sư phụ nói rồi, không để chúng ta tham luyến phú quý nhân gian, nhưng phải làm tốt việc chúng ta nên làm. Chúng ta nên nghe theo lời sư phụ chứ? Chúng ta làm tốt việc của mình, tâm không tham luyến mới là yêu cầu của Sư phụ đối với chúng ta”.

Bốn vị kia nghe thấy cũng có lý. Do vậy họ lại tiếp tục ở lại hoàn cảnh của mỗi người thêm nửa năm nữa. Vì mấy người này rất đỗi thông minh, trong nửa năm đó họ nếm trải đủ mùi vị phú quý và danh vọng. Sau đó trong một lần tương ngộ, mấy người họ đang tán chuyện thì đều phát hiện mình đã dấn sâu vào hồng trần tự khi nào không hay. Do vậy bốn vị sư huynh của Hiểu Vân quyết định tìm một nơi vắng người để hoàn thành việc tu luyện.

Chỉ có Hiểu Vân vì cảm thấy rằng sư phụ đã căn dặn như vậy thì nhất định con đường này có thể đi được. Cậu một mình kiên định trong chốn hồng trần. Trong chốn hồng trần tu luyện phải có tiếp xúc với con người, trong tiếp xúc ấy có bị ô nhiễm bởi những nhân tố này hay không, hay là kết mở thiện duyên, hay là giữ được bổn chân, hay là từ trong đó mà chân chính đề cao cảnh giới sinh mệnh? Thế thì phải xem năng lực ý chí của sinh mệnh ra sao.

Hiểu Vân cũng đối mặt với những lựa chọn như vậy, vì cậu kiên định tín sư, dù công việc đang làm kiếm được khá nhiều tiền, cũng càng ngày càng có danh tiếng, nhưng những thứ ấy đối với cậu mà nói thì dường như không quan trọng, cậu chỉ chiểu theo lời sư phụ làm tốt những gì cần làm.

Lại nói đến bốn vị sư huynh của Hiểu Vân, bọn họ sau cùng đã chọn tu hành tại một sườn núi gần một thôn trang nhỏ.

Bởi vì bọn họ căn cơ tốt, do vậy qua mười mấy năm cũng có được một vài công năng, đối với nhận thức Pháp lý tu luyện xem ra cũng rõ ràng đâu ra đấy.

Lại qua chừng 20 năm, bốn vị sư huynh đã có hơn 20 vị theo học cùng.

Còn Hiểu Vân về phương diện tiền tài xác thực tích lũy được không ít, nhưng cậu đối với những thứ ấy dường như không quan tâm, hơn nữa còn thường xuyên “trọng nghĩa khinh tài”, quan trọng nhất là không thu nhận bất cứ đệ tử nào. Vì cậu cảm thấy mình chỉ là một người đang thực hành tu luyện, chặng đường phía trước vẫn còn rất dài, rất nhiều thứ về phương diện tâm tính còn chưa đạt được yêu cầu của sư phụ; do đó dẫu có người muốn bái cậu làm thầy thì trước sau cậu đều không đồng ý.

Có một hôm, sư phụ dùng công năng bảo bọn họ cùng trở về núi, huynh đệ bọn họ cùng hơn 20 vị đệ tử của bốn vị sư huynh cùng lên đường trở về Hằng Sơn.

Sau mười ngày, cả đoàn họ đã về đến chân núi Hằng Sơn, sư phụ ngồi đợi họ ở lưng núi.

Họ bước đến hành lễ với sư phụ, và giới thiệu với các đệ tử đây là lão sư gia. Mấy người liền bước đến hành lễ, lúc này sư phụ của Hiểu Vân nghiêm mặt nói: “Các ngươi phàm những ai có thể đi vào con đường lên núi Hằng Sơn của ta, mới là đệ tử của ta .” Nói rồi Sư phụ bước sang một bên.

Hiểu Vân cũng tránh về sau cùng, kết quả bốn vị sư huynh và hơn hai mươi vị đệ tử kia không cách nào đi vào được con đường lên núi đó, dường như bị một thứ năng lượng vô hình nào đó ngăn lại. Sau cùng đến lượt Hiểu Vân, Hiểu Vân bước thẳng đến con đường ấy, đầu cũng không ngoảnh lại đi lên núi.

Sư phụ nhìn những người còn lại một cách nghiêm khắc nói : “Các ngươi đều không phải là đệ tử chân chính của ta, bởi vì các ngươi đã không chiểu theo yêu cầu của ta mà làm. Môn phái chúng ta chính là yêu cầu như vậy. Các ngươi căn bản là không làm được, hơn nữa lại tự mình thu nhận đồ đệ, phá hoại quy tắc của bổn môn. Các ngươi hãy đi đi ”.

Nói xong sư phụ dùng thần thông bay lên, đuổi theo Hiểu Vân, vì không để mấy người kia quấy rầy, họ cùng ẩn vào sơn mạch khác, mấy người kia làm thế nào cũng không tìm được tung tích của họ.

Có một lần Hiểu Vân hỏi sư phụ: “Thưa sư phụ, mặc dù cách thức đó của bọn họ không hoàn toàn nghe theo lời của sư phụ, nhưng suy cho cùng họ cũng có tâm tu luyện đó ạ!” Sư phụ nghiêm khắc nói: ”Phật tính sinh mệnh nào cũng có, nhưng pháp môn khác nhau có quy tắc khác nhau, điều này tuyệt đối không thể phá vỡ. Con chớ nhìn thấy bọn họ tu xuất công năng, cũng có thể nói ra được chút đạo lý trong tu luyện, nhưng mà họ vì những thứ làm được đó mà không còn là đệ tử của bổn môn nữa”.

Từ đó trở đi Hiểu Vân càng nghiêm khắc tuân theo yêu cầu của sư phụ mà làm, sau cùng tu luyện thành công. Đây chính là:

Tùy sư tu luyện vị viên mãn;
An sư yếu cầu trân tích duyên;
Thiết vật vọng vị bằng ức tưởng;
Lý tính nghiêm túc ngộ diệu huyền!

Tạm dịch:

Theo thầy tu luyện vì viên mãn
Làm theo thầy dặn trân quý cơ duyên
Chớ vì nghĩ bậy làm liều
Lý tính nghiêm túc ngộ huyền cơ!

Lại nói một chút vào thời nhà Hạ, giữa nhân vật chính Hiểu Vân và Thù Cần vì cảnh giới khác nhau mà diễn ra một số việc.

Hai nhân vật chính là đồ đệ của hai vị sư tỷ sư muội. Vì Hiểu Vân và Thù Cần tính cách khác nhau, Hiểu Vân có phong thái của bậc nữ anh hùng, mà Thù Cần thì mang dáng vẻ khuê các, nên cách hành sự của cả hai cũng khác nhau. Đồng thời vì hoàn cảnh trưởng thành cũng khác, Hiểu Vân sinh ra trong gia đình có truyền thống võ thuật, còn bố mẹ của Thù Cần đều là thợ thủ công khéo léo.

Sau này nhân duyên tề hội bọn họ trước sau đều đến núi Không Động, mỗi người đều gặp được sư phụ của mình.

Sư phụ của họ dạy cho họ cách thức tu hành thực chất không kém nhau là mấy, nhiều lắm chỉ là biểu hiện và cảnh giới sai khác của hai vị sư phụ đối với việc lý giải một vài phương diện không giống nhau.

Hai cô ở trên núi sau hơn 20 năm, đều vào độ tứ tuần (tuổi bốn mươi) thì được sư phụ phái xuống núi, để họ đi kết thiện duyên, chuẩn bị cho tương lai sau này.

Sau khi hai cô xuống núi thì thành bạn cùng nhau đồng hành. Trên đường đi hai người họ thấy một dinh phủ rất đẹp, thì ra là gia viên của một vị đại quan trong triều.

Hiểu Vân nói: ”Nhà này sắp bị cháy”. Thù Cần nói: ”Một lúc sẽ có mưa xuống, sẽ không bị tổn thất lớn lắm đâu. Bá tánh cũng sẽ đến giúp dập lửa, quân vương cũng sẽ quan tâm tới ông ấy.”

Một lúc sau, quả nhiên dinh phủ này bị cháy, đang lúc bị cháy thì trời giáng mưa lớn, rất nhanh lửa đã bị dập tắt, bốn bề bá tánh rần rần đến cứu hỏa.

Thực ra có nhiều người khi đến nơi thì lửa đã bị dập tắt rồi, xem ra mọi người đều nhiệt tình giúp đỡ, quản gia gọi gia nhân đem đồ ăn đến tiếp đãi mọi người, ai nấy ăn xong thì đều ra về.

Mấy hôm sau thì nghe nói quân vương cho đem một số thứ trong cung đến ban cho vị quan này, coi như an ủi động viên.

Có một lần, hai cô đang đi trên đường lớn, do không kịp tránh bị một con ngựa đang kích động đá trúng nên bị thương.

Tuy rằng vết thương không nặng, nhưng rốt cuộc cũng bị thương rồi, Thù Cần có chút thương cảm. Hiểu Vân thì lại rất lạc quan nói rằng: ”Vết thương này có thể nhắc nhở ta rèn luyện thân thể bên ngoài cũng cần thiết không thể thiếu, nếu chỉ một mực tu tâm tính vẫn là không đủ”. Thù Cần nghe thấy cũng có lý. Do đó hai cô từ đó trong tu luyện không những chú trọng tu tâm, mà còn chú trọng tu luyện phương diện thân thể bên ngoài nữa. Lại qua đi mười mấy năm, thân thể họ đã đạt đến trình độ không có lực lượng khác nào bên ngoài có thể làm hại đến họ được.

Đây chính là :

Hạ sơn vân du ngộ đáo sự
Quan điểm bất đồng bất tự thị
Toàn diện hoành lượng đắc kết luận
Hỗ tương bao dung tương phù trì!

Tạm dịch:

Xuống núi vân du gặp phải chuyện;
Quan điểm bất đồng bất tự phụ;
Cân nhắc toàn diện để kết luận
Tương hỗ bao dung phù trợ lẫn nhau!

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/279484

The post Luân hồi ký sự: Bão táp mưa sa (5) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Luân hồi ký sự: Bão táp mưa sa (4)https://chanhkien.org/2022/12/luan-hoi-ky-su-bao-tap-mua-sa-4.htmlSun, 18 Dec 2022 00:17:18 +0000https://chanhkien.org/?p=29383Tác giả: Tiểu Liên [ChanhKien.org] Hôm nay chúng ta sẽ cùng theo dõi câu chuyện luân hồi của Hiểu Vân vào thời Đông Hán. Vào thời Đông Hán, có một nam sinh tên là Hiểu Vân, cậu theo chân một vị sư phụ Đạo gia học Đạo từ năm 22 tuổi. Đạo gia tuyển đồ […]

The post Luân hồi ký sự: Bão táp mưa sa (4) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Tiểu Liên

[ChanhKien.org]

Hôm nay chúng ta sẽ cùng theo dõi câu chuyện luân hồi của Hiểu Vân vào thời Đông Hán.

Vào thời Đông Hán, có một nam sinh tên là Hiểu Vân, cậu theo chân một vị sư phụ Đạo gia học Đạo từ năm 22 tuổi.

Đạo gia tuyển đồ đệ rất nghiêm khắc, lúc đó có ba người cùng đến xin học, bao gồm cả Hiểu Vân.

Vị Đạo nhân này vân du bốn bể, không có nơi ở cố định, có một lần tại Trung Nam Sơn, vị Đạo nhân nói với ba người bọn họ rằng: “Ba ngươi chia ba hướng khác nhau mà đi, đi năm dặm đường. Gặp được gì thì phải mang về, dù là thứ gì cũng phải mang về đây cho ta”. Ba người nhận lệnh, chia nhau ra đi theo ba hướng.

Người thứ nhất đi về hướng Đông không xa thì gặp phải một con sói và bị truy đuổi, anh ta liền cấp tốc chạy trở về, con sói thấy vậy không đuổi theo nữa, mà đứng đó nhìn theo. Sau lần này anh ta không dám đi đâu nữa.

Người thứ hai đi theo hướng Tây, đi được năm dặm, anh ta không gặp gì cả, đành tay không trở về.

Hiểu Vân nhằm hướng Nam mà đi, đi được quãng đường ba dặm rưỡi thì cậu gặp một cô gái trẻ, cô nói rằng mình bị lạc đường, lại vừa mệt vừa đói. Hiểu Vân không biết làm sao đành để cô cùng mình quay về. Trên đường họ gặp phải con sói, nhưng cô gái đi quá chậm, trong tình thế cấp bách, Hiểu Vân phải cõng cô gái trên lưng mà chạy như điên trở về. Kể ra con sói này cũng thật kì lạ, nó đuổi theo được mấy bước rồi cũng không đuổi theo nữa, sau đó ngồi lặng thinh nhìn họ khuất dạng.

Khi ba người quay trở về, Đạo nhân nói: “Các ngươi mang được gì về nào?”, hai người đầu đều nói là trở về tay không, Đạo nhân lắc lắc đầu. Hiểu Vân nói: “Con mang về một cô nương…” Hai người kia nghe thấy liền bật cười.

Đạo nhân nghiêm khắc nói với hai người kia: “Hai ngươi căn bản đã không làm theo yêu cầu của ta. Các ngươi có thể xuống núi về nhà rồi! Hiểu Vân ngươi ở lại”.

Hai người kia không còn cách nào khác đành phải xuống núi. Nhìn bọn họ đi rồi, Đạo nhân nói với Hiểu Vân và cô gái: “Hai người kia căn bản không làm theo lời ta nói, lại còn thiếu tín sư. Ví như bị sói đuổi, đuổi thì đuổi thôi, về được đây là qua được quan này. Đi cả chặng đường cũng không gặp được gì, nhưng nắng và gió chẳng phải đều mang về được sao? Ngộ tính thực không giống nhau!”

Lời của Đạo nhân giúp Hiểu Vân và cô gái thụ ích không ít. Hiểu Vân hỏi cô gái: “Nhà cô ở đâu? Tôi đưa cô về nhé?” Cô gái thưa rằng: “Sư phụ bảo tôi đợi anh trên đường, để anh đưa tôi về đây”. Đạo nhân mỉm cười: “Sư phụ của ngươi có phải đã đến đây trước rồi chăng?” Đang nói thì nghe thấy ngoài cửa có tiếng người nói: “Sư huynh lâu nay vẫn ổn cả chứ?” Đạo nhân nghe thấy thì nói nhỏ với Hiểu Vân và cô gái rằng: “Tiểu sư muội khó đối phó nhất đến rồi đấy”. Nói xong vẫn giữ nguyên nét mặt tươi cười ra nghênh đón.

“Sư muội bao năm nay ổn chứ?” “Nhờ phúc của sư huynh, tất cả vẫn ổn”. Sư huynh, sư muội chào hỏi hàn huyên xong thì vào trong phòng, cô gái đảnh lễ với sư phụ, Hiểu Vân cũng bước đến bái kiến sư cô.

Nữ Đạo nhân gặp được sư huynh liền nói rằng: “Huynh đã nguyện ý thu nhận Hiểu Vân làm đồ đệ thì ta cũng thu nhận Hiểu Hồng này làm đệ tử, chúng ta cùng xem mức độ tín sư của hai người họ ra sao nhé”.

Đạo nhân nói: “Chuyện này chúng ta cũng đừng quá nóng vội, trước tiên dạy chúng một vài phương pháp tu luyện, đợi khi cảnh giới đề cao rồi, lại thử thách chúng cũng không muộn”.

Nói xong, nữ Đạo nhân dẫn cô gái đi. Hiểu Vân theo Đạo nhân bắt đầu tu hành.

Hơn hai năm sau, một hôm Đạo nhân gọi Hiểu Vân đến trước mặt nói rằng: “Hôm nay ta đưa con đến một con đường lớn, trước giờ trưa con gặp xe đưa tang nào nhất định phải chặn lại và mở quan tài ra. Nếu không làm theo con chớ có về đây gặp ta”.

Nói xong Đạo nhân bảo Hiểu Vân nhắm mắt lại, sau đó cậu nghe thấy tiếng gió nổi lên bên tai, lúc mở mắt ra nhìn, phát hiện mình đã ở trên một con đường lớn.

Một lúc sau, một đoàn đưa tang của người làm quan đến, còn dẫn theo quan quân mở đường.

Thấy vậy cậu đành quỳ xuống giữa đường, khóc lóc đau xót nói rằng mình là thân nhân của người đã khuất muốn nhìn mặt lần cuối. Nhân lúc mọi người đang sững sờ, cậu liền xông tới, bật một góc quan tài, nhìn một cái rồi đậy lại, sau đó quỳ lạy cảm tạ mọi người.

Sau khi đoàn người này đi qua lại có một đoàn nữa đến, lần này xem ra là một gia đình giàu có. Hiểu Vân làm theo cách cũ, kết quả bị người ta đánh cho một trận. Sau đó, cậu theo sát phía sau đoàn người này, cảm thấy có chút khả nghi. Cậu liền hét lên rằng: “Quan phủ đến rồi”. Đám người nghe thấy tiếng hô lớn như vậy liền ném quan tài xuống rồi vội vã bỏ chạy.

Cậu tiến về phía trước mở quan tài ra, thấy bên trong có một cô gái vẫn còn sống, liền cứu cô ấy ra ngoài.

Cô gái kể rằng phụ thân cô nợ tiền nhà này, trả không được đành bán cô đi, cô bị thiếu chủ đã có vợ của nhà này để mắt tới, nhưng vợ của anh ta lại bỏ trốn cùng người khác. Bởi vì nhà này giàu có, sợ rằng chuyện xấu này đồn ra ngoài không hay, đồng thời vì để thiếu chủ khỏi vương vấn cô nên lão gia liền nghĩ ra cách đem cô đi chôn sống.

Trong lúc đang nói chuyện, trên đường lại có một đoàn đưa tang đến.

Cậu lại làm theo cách cũ tiến đến đòi mở quan tài, đúng lúc này, một người bên cạnh nhìn lên Mặt Trời rồi nói với một người khác: “Bây giờ đã qua giờ trưa rồi nhỉ?”

Cậu nghe thấy lập tức dừng tay lại, xin lỗi người ta, sau đó đưa cô gái đến một thị trấn lớn, hỏi rõ vị trí nơi này xong mới phát hiện ra nơi đây cách Trung Nam Sơn cả ngàn dặm xa.

Cậu đã làm xong việc sư phụ bảo rồi, nhưng đường về thì sư phụ không nói cho cậu đi thế nào, vậy thì cứ đi thôi.

Do đó cậu dẫn theo cô gái cùng hướng về Trung Nam Sơn mà đi. Lúc đầu hai người họ đi rất chậm, sau thì không biết sao mà càng đi càng nhanh, trong ba ngày đã về đến nơi. Sau khi về, Đạo nhân hỏi cô gái có nguyện ý ở lại đây tu Đạo không? Cô gái trả lời muốn ở lại. Do đó Đạo nhân gọi sư muội đến, bảo sư muội thu nhận cô làm đồ đệ.

Đạo nhân nói với Hiểu Vân rằng: “Đoàn đưa tang đầu tiên là thật; đoàn thứ hai muốn làm việc xấu; đoàn thứ ba là khảo nghiệm xem con có đúng là làm theo yêu cầu của sư phụ hay không. Vì sư phụ dặn là trước giờ trưa. Lúc đó con chọn mở quan tài thì không đúng rồi, vì thời thần đã qua rồi. Nếu mở ra, con sẽ chịu sự trừng phạt. Cũng chính là nói “tín sư” nhất định cần chân tín (thật sự tin) và toàn tín (hoàn toàn tin), chứ không phải chỉ tin một nửa, còn một nửa thì lơ là xem nhẹ, thế thì không được”.

Sau đó Hiểu Vân lại gặp mấy lần khảo nghiệm như thế, nhưng thuận theo sự thăng hoa của cảnh giới tu luyện, ngộ tính và sự tín tâm đối với sư phụ của cậu trên các phương diện đều ngày càng tốt.

Đây chính là:

Trung Nam Sơn trung lai tu luyện;

Vị liễu tu Đạo kinh khảo nghiệm;

Đề cao ngộ tính chân tín sư;

Nhất bộ nhất cảnh chân tướng hiển!

Dịch nghĩa:

Đến tu luyện trong núi Trung Nam;

Vì tu Đạo mà kinh qua khảo nghiệm;

Chân chính tín sư đề cao ngộ tính;

Mỗi bước mỗi cảnh chân tướng dần hiển hiện!

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/279484

The post Luân hồi ký sự: Bão táp mưa sa (4) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Luân hồi ký sự: Bão táp mưa sa (3)https://chanhkien.org/2022/11/luan-hoi-ky-su-bao-tap-mua-sa-3.htmlTue, 22 Nov 2022 00:08:51 +0000https://chanhkien.org/?p=29311Tác giả: Tiểu Liên [ChanhKien.org] Bài chia sẻ này sẽ cùng các đồng tu nói về chủ đề “Chân chính hướng nội tìm”. “Hướng nội tìm” là Pháp bảo trong tu luyện của chúng ta, chứ không phải là cây gậy đánh người. Tôi bắt gặp một số đồng tu thường xuyên chỉ nói vấn […]

The post Luân hồi ký sự: Bão táp mưa sa (3) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Tiểu Liên

[ChanhKien.org]

Bài chia sẻ này sẽ cùng các đồng tu nói về chủ đề “Chân chính hướng nội tìm”.

“Hướng nội tìm” là Pháp bảo trong tu luyện của chúng ta, chứ không phải là cây gậy đánh người. Tôi bắt gặp một số đồng tu thường xuyên chỉ nói vấn đề của người khác, một khi đối phương điểm trúng vấn đề của họ, thì họ thường dùng cái mũ “bạn không hướng nội tìm” chụp lên đầu đối phương. Thực ra, trong môi trường của chúng ta rất nhiều mâu thuẫn xuất hiện đều xoay quanh vấn đề này.

Nếu như trong lúc gặp phải mâu thuẫn, chúng ta đều xem mình là người tu luyện, mỗi người đều nhìn xem vấn đề tự thân của mình là gì, sau đó thiện ý nêu ra vấn đề với đối phương, thông cảm cho họ, thì sẽ không có chuyện gì hết. Nếu như chỉ trích đối phương, vậy thì kết quả chắc chắn sẽ không tốt.

Mọi người đều đang trong tu luyện, không phải là Thần, cho dù là Thần trong vũ trụ thì cũng có những cục hạn nhất định. Vậy nên trong mọi thời khắc chúng ta đều không nên nghĩ rằng nhận thức của mình là tuyệt đối đúng đắn, không nên cho rằng chỉ có người khác là cần hướng nội tìm còn mình thì không cần, từ đó đánh mất đi cơ hội đề cao của chính mình. Bài viết này xoay quanh câu chuyện về một cô gái tên Hiểu Vân sống vào thời kỳ Đại Đường tại thành phố Trường An.

Từ khi lên bốn tuổi, Hiểu Vân đã xuất gia làm ni cô. Từ nhỏ cô đã được sự truyền thụ của sư phụ, vậy nên cô không những nắm vững được rất nhiều kinh sách Phật Pháp mà còn từng bước hiểu được làm thế nào chân chính tu bản thân.

Khi lớn hơn một chút, cô đã có thể làm một số công việc nhỏ bưng trà đưa nước, làm chân sai vặt. Lúc này, sư phụ của cô thường khuyên bảo cô rằng khi gặp phải sự việc gì đều nên nhìn vào bên trong tìm nguyên nhân ở bản thân.

Có một lần khi bưng trà, vì không cẩn thận nên cô đã đánh rơi chén trà xuống đất, cô hiểu ra rằng đó là do cô đã không tập trung nên mới xảy sự việc như vậy.

Khi Hiểu Vân 16 tuổi, dung mạo vô cùng xinh đẹp. Có một lần, sư phụ sai Hiểu Vân ra ngoài mua ít đồ. Khi ra đến chợ, cô gặp một nhóm thanh niên quần là áo lượt, ăn mặc rất bảnh bao, đám người này cứ dán mắt nhìn vào cô, thậm chí bọn họ còn lớn tiếng nói to giữa chợ rằng sẽ đến tận am thất để tìm cô.

Lúc này, Hiểu Vân cảm thấy thẹn thùng xấu hổ, khi trở về đem chuyện kể lại cho sư phụ nghe. Sư phụ nói rằng: “Đây là việc nằm trong sự tiên liệu của ta, con đã tìm ra được vấn đề của mình hay chưa?”

Lúc này, Hiểu Vân trong lòng có chút bất bình, liền nói: “Là tâm sắc của họ khởi phát, họ thật chẳng có chút lễ nghi gì hết, lẽ nào lỗi là do con xinh đẹp quá hay sao?” Sư phụ nghe vậy liền cười mà đáp rằng: “Con hãy từ từ suy nghĩ đi nhé!”

Ngày hôm sau, đám người đó quả thật đã đến am thất náo loạn, đòi Hiểu Vân phải theo chúng về nhà.

Sư phụ của Hiểu Vân không chút lo lắng, nhẹ nhàng hỏi Hiểu Vân rằng: “Con đã suy nghĩ ra chưa?” Hiểu Vân đáp rằng: “Thưa Sư phụ! Vẫn chưa ạ”. Sư phụ thấy rằng đệ tử của mình vẫn chưa hiểu ra liền nói thẳng rằng: “Đàn ông trên thế gian rất ít người không có sắc tâm, khi nhìn thấy phụ nữ đẹp thường sẽ nổi tâm bất chính, con hãy thử nghĩ xem, nếu khi những kẻ này nhìn thấy những vị Bồ Tát hoặc nữ Thần nhan sắc tuyệt đỉnh thì sẽ như thế nào?” Sự điểm hóa này của sư phụ khiến Hiểu Vân lập tức minh bạch. Vì căn cơ của cô rất tốt nên cô đã sớm trang bị một số năng lực phi thường, chỉ là bản thân cô không vận dụng những năng lực này ở nơi thế nhân mà thôi.

Sau khi được sư phụ điểm hóa, cô ung dung bước ra ngoài. Lúc này, những tên quần là áo lượt kia liền xông tới thách thức. Hiểu Vân chậm rãi nói với chúng rằng: “Nếu như muốn ta về nhà với các người, thì hãy trả lời một câu hỏi của ta”. Đám nam nhân vội đáp: “Được thôi! Cô hãy mau ra câu hỏi đi!” Hiểu Vân ra cho chúng một câu hỏi rằng: “Trong am thất của ta có một vạc nước lớn đựng đầy nước, làm sao có thể không đổ nước ra ngoài mà vẫn khiến vạc nước trở nên trống rỗng, người nào làm được thì ta sẽ theo người đó về nhà”.

Nghe xong câu hỏi đám thanh niên đưa mắt nhìn nhau ngơ ngác, một hồi lâu vẫn không có câu trả lời. Lúc này, một tên trong bọn chúng nói: “Tiểu cô nương này làm khó chúng ta, cô ta chắc chắn cũng không trả lời được, chúng ta không nói chuyện với cô ta nữa, cứ cướp về nhà rồi nói sau”. Nói rồi, gần 10 người ùn ùn kéo nhau xông tới. Hiểu Vân vẫn đứng đó không hề nhúc nhích. Trong lúc xông lên phía trước, khi chỉ còn cách Hiểu Vân chừng nửa mét thì bỗng đám thanh niên liền bị khựng lại, không thể tiến thêm được nữa.

Thấy vậy, chúng tỏ ra rất sửng sốt kinh ngạc. Lúc này, Hiểu Vân mới lên tiếng: “Các người ra bên ngoài tắm mát một chút nhé!” Vừa dứt lời, đám thanh niên liền bị ngã nhoài về phía sau chừng gần hai mét, không chỉ có vậy nước trong vạc tự động bắn tung tóe ra ngoài, phun về phía chúng.

Lúc này, chúng tỏ ra vừa kinh hãi vừa tức giận. Thấy chúng còn chưa phục, Hiểu Vân lại nói thêm một câu rằng: “Hãy nhìn xem vạc nước đang đến kìa!” Dứt lời, chỉ nhìn thấy từ trong vạc nước lại bay ra một vạc nước khác, nhắm về phía đám thanh niên mà lao tới. Bọn chúng trông thấy vậy thì vội vã quỳ xuống đất xin tha mạng, hứa rằng từ nay sẽ không dám mạo phạm đến am thất nữa.

Lúc này, chiếc vạc nước kia liền từ từ bay trở lại và hợp nhất với vạc nước cũ trở thành một chiếc duy nhất.

Tới lúc này thì đám thanh niên mới thực sự tin vào lời Hiểu Vân nói, chúng liền ôm đầu vội vã rời đi. Khi về đến nhà, chúng đem sự tình kể lại với gia nhân, khiến cả vùng trở nên xôn xao chấn động. Từ đó, người qua kẻ lại thắp hương khấn bái nơi am thất cũng nhiều lên.

Một ngày nọ, sư phụ Hiểu Vân thấy cô quá tất bật với các công chuyện của am thất nên đã nói với cô rằng: “Con nên xem lại chính mình đi”.

Nghe thấy vậy, Hiểu Vân liền nghĩ: “Bây giờ nơi này người người qua lại hương khói, khách đến nhiều lên thì tự nhiên mình sẽ bận hơn một chút, tại sao sư phụ còn yêu cầu mình xem lại bản thân mình nhỉ?”

Vấn đề này khiến cô trăn trở suy nghĩ suốt mấy ngày liền. Một ngày nọ, trong lúc trên đường đi đến núi Hoa Sơn, cô nhìn thấy xung quanh có rất nhiều cảnh đẹp, lúc này cô mới bất giác hiểu ra rằng: những cảnh đẹp bên ngoài này sẽ không vì người ta có thích hay không, có nhìn chúng hay không mà phát sinh biến đổi. Núi non đại địa chính là tuân theo quy luật mà tồn tại. Mặc dù bản thân mình có chức trách nơi am thất, nhưng tâm của mình không được theo đó mà động. Phật tính trân quý trong sinh mệnh của bản thân mình nên được thăng hoa lên trên, không nên khởi lên bất kỳ tâm nào khác, như vậy sẽ là không đúng.

Khi minh bạch ra điều này, về sau bất luận trong am thất có bận rộn đến mấy thì trong tâm Hiểu Vân vẫn có thể bảo trì một tâm thái thanh tịnh và tự tại.

Sau khi sư phụ viên tịch, Hiểu Vân bắt đầu đảm nhận chức vụ trụ trì am thất.

Chức trách của người trụ trì là cần dẫn dắt việc tu luyện của các ni cô và xử lý tất cả các sự vụ trong và ngoài am thất.

Có một lần, Hoàng hậu Võ Tắc Thiên cho mời Hiểu Vân nhập cung để tuyên giảng kinh Phật cho Hoàng hậu và các phi tần.

Sau khi thuyết giảng xong, có một vị nữ quan trạc tuổi Hiểu Vân hỏi rằng: “Nghe nói cô có bản sự mà người thường không có, có thể biểu diễn cho chúng tôi xem một chút được không?” Nghe được câu hỏi, ý niệm đầu tiên xuất ra trong lòng Hiểu Vân là: “Đây không phải là vấn đề của đối phương mà nhất định là vấn đề của mình”. Vì vậy, cô lập tức đứng dậy nghiêm trang hành lễ trước Hoàng hậu và mọi người, nói rằng: “Người tín Phật là dùng thành tâm mà tin, không phải tin vào năng lực nào đó của người tu hành tôi đây. Hơn nữa, những năng lực này căn bản cũng không phải là trò vui để lấy ra biểu diễn cho ai đó xem được”. Võ Tắc Thiên nghe vậy cảm thấy rất có đạo lý, trước khi Hiểu Vân rời đi, Hoàng hậu đã ban cho cô một ít vật phẩm làm phần thưởng.

Sự việc này đã khiến cho Hiểu Vân hiểu ra rằng: khi đối phương có hiểu nhầm hay muốn nhìn thấy năng lực của bản thân cô hoặc một ý nghĩ nào khác thì không được oán hận đối phương, mà là do bản thân mình đã không nói rõ được sự tình. Nếu như khi đem sự tình ra trình bày rõ ràng, mà đối phương vẫn cứ chăm chăm nhìn vào lỗi cũ thì đó mới thực sự là vấn đề của họ.

Sau này Hiểu Vân còn trải qua rất nhiều sự việc mà tất cả đều khiến cô trước tiên tìm vấn đề ở bản thân mình, ở đây chúng ta không liệt kê từng chi tiết.

Đây chính là:

Tiểu tiểu niên kỷ nhập am đường

Đắc đáp chân truyền lệ ảnh dương

Hữu duyên chúng sinh lai tạo phỏng

Đề thăng tâm tính cam lộ giáng!

Diễn nghĩa:

Thuở còn nhỏ đến nơi am đường

Đắc được pháp môn chân truyền triển hiện vẻ đẹp mỹ

Chúng sinh có duyên đến thăm viếng

Đề cao tâm tính đắc được thành quả

Tái bút: Đối với người tu luyện thì “hướng nội tìm” là tất yếu, vấn đề là rất nhiều người không biết nên tìm vấn đề của bản thân như thế nào, tìm đi tìm lại lòng vòng mơ hồ, cuối cùng cũng không biết vấn đề của mình rốt cuộc ở đâu.

Khi tìm ở bên trong mình nhất định cần tĩnh tâm xuống, nhảy ra khỏi cái đúng sai của sự việc, nhìn xem trong lúc thực hiện sự việc đó thì mình mang tâm gì, cái tâm đó có tác dụng gì đối với toàn bộ sự việc. Như vậy sẽ thấy được vấn đề của mình trong sự việc đó.

Đương nhiên đây chỉ là chút nhận thức của tôi trên phương diện này, viết ra để mọi người cùng tham khảo.

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/272502

The post Luân hồi ký sự: Bão táp mưa sa (3) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Luân hồi ký sự: Bão táp mưa sa (2)https://chanhkien.org/2022/11/luan-hoi-ky-su-bao-tap-mua-sa-2.htmlWed, 02 Nov 2022 04:25:13 +0000https://chanhkien.org/?p=29222Tác giả: Tiểu Liên [ChanhKien.org] Bài viết này kể về những trải nghiệm của một người kiên trì thực tu. Sự việc về Hiểu Vân hiện vẫn đang diễn ra. Khi Hiểu Vân sống ở nước Đại Lý (nay thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc) thời kỳ Bắc Tống, cô là một nữ nhi trong […]

The post Luân hồi ký sự: Bão táp mưa sa (2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Tiểu Liên

[ChanhKien.org]

Bài viết này kể về những trải nghiệm của một người kiên trì thực tu. Sự việc về Hiểu Vân hiện vẫn đang diễn ra.

Khi Hiểu Vân sống ở nước Đại Lý (nay thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc) thời kỳ Bắc Tống, cô là một nữ nhi trong vương thất, rất có tài quản lý. Mặc dù cô không mang thân phận công chúa, nhưng năng lực của cô trong vương thất ai ai cũng biết.

Thời đó, vua nước Đại Lý muốn phong cô làm quan giám sát các sự việc của quan lại. Nhưng Hiểu Vân đã từ chối, cô nói rằng: “Thần thiếp không nên ra mặt quản, để tránh có người lời ra tiếng vào, bản thân thần thiếp muốn thanh tịnh”. Nghe xong, nhà vua suy xét một hồi rồi quyết định để cô phụ trách điều phối vấn đề mối quan hệ giữa các cơ sở tu luyện trên toàn quốc với người dân địa phương. Bởi vì lúc đó nhà chùa có tài sản của chùa, có khi xảy ra xung đột về tài sản giữa nhà chùa với quan lại, phú thân địa phương; hoặc có phạm nhân chạy trốn đến chùa miếu, Đạo quán; hoặc vào năm thiên tai, nhà chùa và quốc gia cùng liên kết tổ chức pháp hội cầu phúc tiêu tai, v.v.

Nói đến sự việc, có khi có rất nhiều sự việc xảy ra, có khi lại không có sự việc gì.

Bởi vì Hiểu Vân thường xuyên qua lại với những người trong các cơ sở tu luyện, hơn nữa cô có khả năng giải quyết công việc rất tốt, sau một thời gian, uy tín của nước Đại Lý ngày càng tăng.

Rất nhiều người trên quan trường và người ở các cơ sở tu luyện đều muốn kết giao với cô. Cô cũng là người có bản tính độ lượng, ai gặp khó khăn cô cũng nguyện ý giúp đỡ.

Có lẽ cơ duyên tu luyện của cô đã chín muồi. Có một lần cô mang theo mấy tùy tùng đi tới chân dãy núi Thương Sơn, trông thấy trên đỉnh Thương Sơn có Phật quang từ từ bay lên, sau đó lại hướng về hồ Nhĩ Hải (ở tỉnh Vân Nam) rồi bay đi, sau đó lại bay trở lại, cứ như thế ba lần.

Cô cảm thấy vô cùng kinh ngạc, bèn tìm đến một người tu hành đức cao vọng trọng ở địa phương, người tu hành này là một lão ni cô gần 80 tuổi.

Lão ni cô nói: “Xem ra cô thật là có Phật duyên. Chi bằng cô hãy xuống tóc tu hành ở đây, cô thấy thế nào?” Hiểu Vân ngẫm nghĩ một chút rồi nói: “Tôi còn phải giúp đỡ vua, nếu xuống tóc có vẻ không thích hợp lắm, tôi làm đệ tử tại gia của sư cô thì thế nào?” Lão ni cô ngẫm nghĩ rồi nói: “Bởi vì năng lực của ta có hạn, nhưng mà… cô hãy đợi sư phụ của ta trở về, ta hỏi bà ấy liệu có phương pháp tu hành trong nhân gian không. Nhưng cô cần chờ đợi một thời gian, bởi vì ta không biết bà ấy lúc nào sẽ trở về”. Hiểu Vân nghe xong suy nghĩ một lát rồi nói: “Vậy cũng được”. Thế là cô cáo từ lão ni, tiếp tục làm những sự việc của mình.

Lại qua hơn nửa năm, cô đi đến chỗ lão ni hỏi thăm tình hình, kết quả sư phụ của bà vẫn chưa về.

Thời gian đó, cô nghe thấy rất nhiều người đang có tiền, có quyền bỗng dưng suy bại, có người ngày hôm trước còn sống rất tốt, qua ngày thứ hai liền phát bệnh thậm chí không biết nguyên nhân vì sao mà qua đời. Điều này khiến cô minh bạch rằng hết thảy mọi việc trên thế gian đều là vô thường.

Lại ba năm trôi qua, lão ni cô nhờ người chuyển lời đến bảo cô hãy tới chỗ bà một chuyến.

Lúc cô tới, lão ni cô giới thiệu cô với sư phụ bà ấy, một vị nữ sư phụ đã 150 tuổi, tuy nhiên dung mạo của bà khá trẻ, nhìn chỉ trạc tuổi lão ni cô.

Vị nữ sư phụ kia nói với Hiểu Vân: “Ta và ngươi thật có duyên, nếu ngươi đã muốn bước vào cửa tu hành, vậy thì ta sẽ cấp cho ngươi một loại phương pháp tu hành mà không cần xuất gia”.

Phương pháp tu hành của bà kỳ thực chính là luôn ghi nhớ bản thân mình là một người tu hành trong thế gian hỗn loạn, lúc bình thường luôn giữ tâm ở trạng thái thanh tĩnh. Đương nhiên nói ra thì dễ, sư phụ của cô phải cấp cho cô một số thứ trên thân thể mới có thể khởi tác dụng, nếu không chỉ dựa vào ý chí của con người thì không thể được.

Cuối cùng bà ấy nói với Hiểu Vân, nếu như tâm niệm bị sự việc bên ngoài quấy nhiễu, thì hãy dùng phương pháp bà ấy cấp cho cô (cụ thể ra sao thì không nói rõ).

Khi mới bắt đầu xử lý sự việc, các loại nhân tâm đều có, tâm hiển thị, tâm tranh đấu v.v., sau này phát hiện những thứ này đều là điều mà người tu hành cần trừ bỏ, cô bắt đầu ức chế những thứ này. Lúc ngồi đả tọa trong đầu thường xuyên xuất hiện các loại sự việc, can nhiễu rất ghê gớm. Về sau, thuận theo việc cô không ngừng tiến bộ trong tu luyện, những thứ can nhiễu này càng ngày càng nhẹ đi.

Trong tu luyện, chúng ta đều biết có một số nhân tâm cần trừ bỏ hết lần này tới lần khác, vậy thì nó sẽ có một hoàn cảnh biểu hiện tại nhân gian.

Có một lần một vị công tử trong vương tộc đến một ngôi chùa thắp hương, không may bị người khác giết hại trước chùa. Sự việc này chấn động cả triều đình và dân chúng. Nhà vua cử cô đi điều tra vụ án này.

Sau khi đi sâu vào điều tra, cô phát hiện hung thủ là con trai của một trọng thần trong triều đình, hai người vì cướp đoạt ruộng đất mà nảy sinh mâu thuẫn.

Một bên là thế lực vương tộc, một bên là trọng thần triều đình, cô rơi vào tình thế khó xử phải đưa ra lựa chọn giữa hai bên.

Bởi vì cô một lòng muốn chuyện này sớm được giải quyết, dụng tâm quá nhiều ở phương diện này, khi đả tọa, trong tâm vẫn cứ nghĩ đến sự việc này, không thể tĩnh xuống được, cũng không cách nào thể hội đến trạng thái mỹ diệu và thù thắng kia.

Một lúc sau cô cảm thấy mình có điều gì đó rất không đúng. Ngẫm nghĩ sự tình này không thể giải quyết trong một lúc, mà còn làm lỡ việc tu luyện.

Thế là cô bắt đầu vận dụng phương pháp mà sư phụ dạy cho mình để thanh trừ những thứ can nhiễu này, để bản thân thật sự tĩnh xuống được.

Khi cô thật sự làm tốt được phương diện này, thì can nhiễu này yếu đi rất nhiều.

Thuận theo việc cô liên tục tiến bộ trong tu luyện, cô cũng bất giác mà dùng trạng thái tâm tính của người tu luyện để xử lý các sự việc bên ngoài; đồng thời biết dùng trí huệ to lớn hơn để đối đãi với những vấn đề này.

Ví dự như vụ án kể trên, người ta thường cảm thấy sự việc này rất khó giải quyết, nhưng cô đã giải quyết ổn thỏa. Cô chân thành thỉnh mời người lớn của hai gia đình ngồi lại với nhau để tìm cách ̉giải quyết. Phía bên cha mẹ mất con trai nói đứa con này không còn nữa, chúng tôi phải làm sao? Quan đại thần cũng nói, đứa con này của tôi nếu bị xử trảm thì tôi phải làm sao đây? Người lớn tuổi hai bên nói xong liền than thở khóc kể.

Lúc này Hiểu Vân sớm đã điều tra rõ cả hai gia đình đều chịu ảnh hưởng của tư tưởng Phật gia rất sâu sắc. Đồng thời Hiểu Vân cũng biết được nhân duyên bên trong.

Thế là Hiểu Vân nói với người cha có con bị hại: “Lúc con ông còn nhỏ bởi vì trên đầu có một chỏm không mọc tóc, trong tâm ông lo lắng đi khắp nơi tìm người giúp đỡ, sau đó gặp được một vị cao tăng, ông ấy đã trị khỏi. Trước khi vị cao tăng đi, ông ấy tìm đến nơi vắng người nói cho ông rằng, con trai của ông vì trước đây từng làm cường đạo, hôm nay mặc dù sinh ra trong vương thất, nhưng cuối cùng sẽ gặp số phận bị người ta giết trước cổng chùa!” Người cha nghe xong vô cùng kinh hãi, bởi vì sự việc này chỉ có mình ông ấy biết, ngay cả vợ ông ấy còn không rõ. Nên ông hỏi Hiểu Vân vì sao mà cô ấy biết được chuyện này. Hiểu Vân cười và nói: “Bởi vì tôi là một người tu hành, tôi cũng có thể biết một số sự việc mà người khác không biết”.

Sau đó cô ngoảnh đầu lại nói với quan đại thần: “Mặc dù tại đây có duyên cớ từ kiếp trước, nhưng hôm nay con trai ông giết người là không đúng. Theo pháp luật của nước ta tội này nên xử trảm. Tôi cũng không thể thiên vị ai. Nếu ông và con trai ông vẫn còn thiện niệm, muốn hối cải, vậy ông hãy thành tâm cầu Thần Phật. Tuyệt đối đừng cầu cứu những người tu luyện có thành tựu giúp đỡ, như vậy có khi lại hủy con đường tu đạo của họ”.

Bởi vì cả hai gia đình đều tín Phật, vậy nên một khi nghe những lời này, hai gia đình đều rất vừa lòng.

Lúc này, người con của trọng thần sớm đã bị giam trong ngục, trong phòng giam anh ấy phản tỉnh bản thân mình nhất thời gây nên tội, trong tâm lặng lẽ cầu Thần Phật giúp đỡ. Cha anh ấy ở bên ngoài cũng vậy.

Đến ngày bị đưa ra xử trảm, lúc con trai đại thần bị áp giải đến pháp trường để hành quyết, đột nhiên một trận cuồng phong nổi lên, gió thổi mạnh đến nỗi đao phủ không mở mắt lên được. Mũ của quan giám sát xử trảm (Giám trảm quan) bị thổi bay lên trời.

Bởi vì nơi đây rất nhiều người đều có tín ngưỡng đối với Phật, nhìn thấy cảnh này, đa số họ cho rằng người này không đáng chết.

Hiểu Vân nhìn thấy cảnh này cũng rất cảm động. Lúc này có vị quan dâng sớ lên vua nói rằng gặp cảnh tượng lạ khi xử trảm người này.

Vua lập tức cho gọi Hiểu Vân tiến vào điện để trao đổi chuyện này, Hiểu Vân ngẫm nghĩ một lát rồi nói: “Luật pháp có sự uy nghiêm của nó, không thể thay đổi. Nhưng thiên tượng đã cảnh báo chúng ta cũng nên cân nhắc. Nếu không thì thế này, đổi họ của người này thành họ của nữ thân quyến của con trai vương thất bị giết, cho làm nô bộc của vị vương thất bị mất con kia, làm tròn bổn phận của một người con trai. Như vậy có thể khiến vương thất mất con có thể bình hòa trong tâm, lại có thể để vị trọng thần không mất con trai, qua ba năm sau, họ có thể đến thăm con trai. Khi đại thần sắp lâm chung, con ông cũng có thể sắp xếp nghi lễ cho cha mẹ già, nhưng không thể lo ma chay, coi đó như sự trừng phạt nặng nề nhất ở kiếp này. Khi cha mẹ của người bị hại lâm chung, thì người này cần tận sức làm tròn lễ nghi, trách nhiệm của người con trai. Đây cũng là sự trừng phạt đối với anh ta”.

Quốc vương nghe xong cũng cảm thấy xử lý như vậy khá thoả đáng, thế là ban bố chiếu thư, dựa theo đó mà hành sự.

Hai gia đình và đông đảo dân chúng nghe được sự việc này đều rất hài lòng.

Trong quá trình thực tu của kiếp đó, về sau Hiểu Vân có thể làm đến được không bị hãm vào bản thân sự việc, mà là nhảy thoát ra khỏi sự việc để nhìn vấn đề, có thể dần dần dung nhập trí tuệ được gia tăng thông qua tu luyện để thực hiện chức trách của mình, điểm này rất khó làm được.

Sau đó cô cũng trải qua một chuỗi các sự việc, thậm chí liên quan đến phương diện địa vị, hôn nhân của bản thân, cô đều có thể dùng trí huệ tu xuất ra để giải quyết sự việc một cách thỏa đáng. Sau đó sư phụ thấy cô đã thành thục trong tu luyện, nên đã đưa cô đến Hạ Quan (thuộc Nam Kinh, tỉnh Giang Tô) tìm nơi thanh tĩnh để bế quan tu hành.

Trong phương thức tu hành bế quan này, bởi vì cô đã rất thành thục, vậy nên tiến bộ cũng rất nhanh, cuối cùng cô đã tu luyện thành công. Việc này chúng tôi không nói chi tiết.

Đây chính là:

Đại Lý Thương Sơn Phật quang hiển

Hồng trần cứu độ người hữu duyên

Thực hiện trách nhiệm triển trí tuệ

Kiên trì thực tu viên mãn về!

Hậu ký: “Kiên trì thực tu” là một đề tài cực kỳ rộng lớn, ở đây chỉ dùng một câu chuyện nhỏ để thuyết minh một chút về chủ đề này. Kỳ thực, vấn đề người tu hành kiên trì thực tu cần thể hiện tại mọi phương diện, nếu chúng ta chỉ xem nó như câu khẩu hiệu hoặc chỉ dừng ở bề mặt chữ nghĩa, thì đó đều là lừa mình dối người.

“Đề cao” cũng vậy, rất nhiều người sau khi giao lưu với người khác cảm thấy bản thân có sự gợi mở và đề cao rất lớn, đó chỉ là một loại cảm giác cá nhân mà thôi, hoàn toàn khác với việc chân chính đề cao.

Cá nhân tôi cảm thấy hãy để tâm của chúng ta mọi lúc hòa tan trong Pháp, làm gì cũng chiểu theo Pháp, không thể muốn thế nào liền làm thế nấy, để rồi công nhiên đi ngược lại Pháp của Sư phụ, mà vẫn cảm thấy bản thân đề cao và thăng hoa rất lớn, đó đều là “cảm giác của cá nhân”. Điều này không được thừa nhận, xin hãy chú ý điểm này.

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/272501

The post Luân hồi ký sự: Bão táp mưa sa (2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Luân hồi ký sự: Bão táp mưa sa (1)https://chanhkien.org/2022/10/luan-hoi-ky-su-bao-tap-mua-sa-1.htmlThu, 13 Oct 2022 04:38:24 +0000https://chanhkien.org/?p=29168Tác giả: Tiểu Liên [ChanhKien.org] Chân trời vô tận (Thay lời mở đầu) Mấy ngày trước tôi cùng hai vị đồng tu khác đến một bờ biển. Trên bãi biển, tôi viết lên cát mấy chữ “Thiên nhai thừa thừa” (chân trời vô tận). Tôi cảm thấy nhân gian này nhìn từ toàn bộ vũ […]

The post Luân hồi ký sự: Bão táp mưa sa (1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Tiểu Liên

[ChanhKien.org]

Chân trời vô tận (Thay lời mở đầu)

Mấy ngày trước tôi cùng hai vị đồng tu khác đến một bờ biển. Trên bãi biển, tôi viết lên cát mấy chữ “Thiên nhai thừa thừa” (chân trời vô tận). Tôi cảm thấy nhân gian này nhìn từ toàn bộ vũ trụ, đều đã đến nơi “chân trời” rất đau khổ, rất xa xôi này, tại nơi đây chứng thực Pháp, triển hiện ra những sự việc không hề đơn giản của trạng thái sinh mệnh mà Đại Pháp giao phó cho chúng ta.

Hết thảy những gì chúng ta làm hiện nay đối với nhân tố lịch sử mà nói là được truyền thừa, quy chính và nhận thức lại; đối với tương lai là sự khai sáng. Nói hình tượng một chút, hiện nay chúng ta đang một tay nắm lấy lịch sử, một tay nắm lấy tương lai, trách nhiệm và sứ mệnh to lớn đến như thế, vậy nên chúng ta cần phải hoàn thành cho tốt.

Gần đây, khi Sư phụ công bố kinh văn mới “Hãy tỉnh”, cá nhân tôi thể ngộ rằng: Sứ mệnh chính Pháp của chúng ta trong giai đoạn thứ nhất sắp bước vào hồi cuối, đồng thời là người tu luyện, những nhân tố cần tu xuất lai trong thời kỳ chính Pháp nhất định phải thành tựu, bởi vì chỉ có như thế mới có thể làm tốt trong thời kỳ Pháp Chính nhân gian, mới có thể gánh vác lịch sử và tương lai. Tận dụng thời gian làm tốt những gì nên làm hiện nay mới là điều chúng ta nên nghĩ tới. Chúng ta có thể tham dự những việc của Pháp Chính nhân gian, tuyệt không phải có nghĩa là chúng ta có thể buông lỏng việc tu luyện tinh tấn và thực tu trong thời kỳ này! Hết thảy những gì diễn ra tại thời khắc này đều là vì tương lai mà đặt định cơ sở vững chắc, vì vậy chúng ta nhất định cần trân quý khoảng thời gian hữu hạn cuối cùng này trong thời kỳ chính Pháp.

 ***     ***     ***

Tôi nghĩ lần này nên thử một cách tiếp cận mới trong loạt bài viết luân hồi, đó chính là dùng hình thức kể chuyện để trực tiếp nói về quan điểm và cách làm của chúng ta khi đối diện với một số vấn đề trong lịch sử, nhưng điều kiện tiên quyết là phải vứt bỏ hoàn toàn phương thức tu luyện cũ (trước đây) và những nhân tố không đủ thuần tịnh khác, chỉ nói về những biểu hiện và cách làm ở tầng diện tâm tính, những đề tài được chọn trong bài viết có liên quan đến người tu luyện hôm nay, hơn nữa còn là những đề tài dễ bị chấp mê. Bởi vì những vấn đề này cũng là những điều bản thân chúng ta đã từng trải qua trong lịch sử, nên cũng sẽ có sự đồng cảm. Hy vọng người tu luyện và quý độc giả có thể thêm phần trân quý cơ duyên lịch sử. Bởi vì viết theo lối kể chuyện, cho nên đối với độc giả phổ thông mà nói cũng khá hấp dẫn, sau khi độc giả xem xong cũng sẽ khởi tác dụng đánh thức thiện niệm của bản thân. Các bài viết dài ngắn khác nhau, tôi sẽ cố gắng hết sức viết cô đọng, súc tích. Nội dung bài viết chủ yếu viết về người tu luyện trong lịch sử vượt quan tâm tính như thế nào, phương diện khác không đặt trọng điểm để viết.

Còn như nói vì sao loạt bài này lấy tên là “Bão táp mưa sa”? Là bởi vì cô nữ sinh ấy đã trải qua quá nhiều mưa gió gian khổ, nhưng dù khó khăn đến đâu, cô ấy đều có thể đứng vững vàng trong khổ nạn, dùng thân hình mỏng manh để dựng lên một bầu trời cho chính mình và những người xung quanh.

Sự việc cụ thể chúng ta sẽ từ từ kể.

(Mở đầu)

※※※ ※※※ ※※※

1. Giữ vững chính niệm

Cô nữ sinh này tên là Hiểu Vân, những trải nghiệm của cô rất quanh co, trắc trở. Lúc cô còn nhỏ, cha mẹ đã ly hôn, sau đó, cô thôi học để mưu sinh, từng làm qua nhiều nghề buôn bán nhỏ lẻ. Mẹ cô nhiều lần bị giam giữ phi pháp, thời gian ở nhà chẳng được mấy năm, rất nhiều năm như vậy hầu như đều sống trong cảnh bị giam giữ phi pháp, đến bây giờ vẫn còn đang bị giam giữ phi pháp.

Một mặt cô vừa phải định kỳ đi thăm mẹ, mặt khác lại còn phải mưu sinh, chăm sóc gia đình và còn rất nhiều việc cần làm. Mặc dù vậy, cô luôn dùng thân hình mỏng manh để gánh vác không chỉ là gánh nặng của một gia đình, mà còn vì những người xung quanh dựng lên một bầu trời quang đãng.

Nói chuyện với cô, tôi luôn cảm nhận được sự kiên định và tấm lòng trong sáng, độ lượng của cô. So sánh với rất nhiều người tu luyện gặp phải những ma nạn như cô liền không chịu đựng nổi mà trở nên không tinh tấn nữa, vậy thì thật sự không nên.

Kỳ thực, sự kiên cường và bền bỉ của Hiểu Vân cũng được hữu ý đặt định như thế trong lịch sử, chỉ là cô đang sử dụng lại những thứ này.

Khi Hiểu Vân nhập tam giới, một số sinh mệnh không đủ thuần tịnh mượn cớ vì để thành tựu cô mà an bài cho cô trong một lần văn minh của nhân loại, dùng phương thức độc tu từ đầu đến cuối để thành tựu và đặt định nền tảng cho hôm nay. Còn nói một cách hoa mỹ là: rèn luyện tính kiên trì và định lực của cô.

Chính vì thế, trong một thời kỳ văn minh trước thời kỳ văn minh lần này, từ khi bắt đầu nền văn minh cô liên tục tu hành trong núi sâu, mãi cho đến khi nền văn minh đó kết thúc, tổng cộng là tám nghìn năm.

Nguyên nhân bề mặt tại nhân gian là: vào thời sơ kỳ của nền văn minh lần đó, tại một vùng núi địa hình có rất nhiều hang động đá (địa hình giống như dãy núi ở Quý Châu, Trung Quốc ngày nay, đây chỉ là lối so sánh, bởi vì bản khối đại lục khi đó khác với ngày nay, nhiệt độ vào mùa đông mặc dù không quá lạnh nhưng cũng có đóng băng), ôn dịch hoành hành khiến rất nhiều người chết, những người sống sót bắt đầu sống trôi dạt khắp nơi. Khi ấy, cô là nữ thủ lĩnh của bộ lạc đó, khoảng 15, 16 tuổi. Cô cùng đoàn người chạy nạn đến một địa phương khác, kết quả là khi tới nơi ấy, họ lại gặp rất nhiều người man rợ, những người này bắt giữ rất nhiều người trốn chạy đến, thậm chí ăn thịt họ. Cô hoảng hốt lao về phía trước chạy băng băng, không biết đã chạy được bao xa, đôi chân đã mềm nhũn, cô bị rơi vào một cái hố trời, cái hố này rất sâu, bên trong lại có rất nhiều con đường mòn dẫn đến những ngọn núi khác, chỉ là qua thời gian dài nên phía trên và xung quanh hố mọc đầy cỏ dại và cây cối.

Sau khi rơi xuống hố, thân thể cô bị treo trên một cành cây, khi tỉnh dậy, cô muốn leo lên nhưng dường như phí sức, nhìn xuống thì thấy một hồ nước, cô bèn tìm chỗ vịn và nhích từng chút một di chuyển xuống dưới. Cuối cùng xuống tới bên đầm nước, cô bắt đầu vốc nước lên để uống. Uống được mấy ngụm, thấy mát lạnh và cực kỳ sảng khoái, lúc này cô cẩn thận quan sát xung quanh, thấy đây có vẻ như là một sơn động hơi khác thường, có những tia sáng màu tím rất nhỏ từ bên trong tỏa ra. Do tâm hiếu kỳ, cô bước vào bên trong, chỉ nhìn thấy bên trong rất rộng, còn có một cái giường đá, bên dưới mặt giường có một cái hộp, tia sáng kia là từ cái hộp này phát ra. Cô mở ra xem, thấy dưới đáy hộp có một hình người, ngoài ra chẳng có gì cả.

Ngộ tính của cô rất tốt, nên cảm thấy hình người này không tầm thường, liền nói với hình người rằng: “Địa phương chúng tôi xảy ra ôn dịch, bởi vì chạy nạn mà lạc vào nơi này, nếu như ngài là tiên nhân, xin chỉ cho tôi một con đường sáng để tiếp tục sinh tồn!” Nói xong quỳ xuống khấu đầu lạy tạ.

Khi cô ngẩng đầu lên, thì thấy hình người kia biến hóa thành kích thước một người bình thường, nhưng vẫn là hình ảnh, chỉ là xuất hiện trên vách hang động. Một chốc lát sau, hình người mở miệng nói: “Ngươi thật sự muốn ta chỉ cho con đường sáng sao?” Hiểu Vân nhìn lên, đây quả thật là thần tiên rồi, liền vô cùng mừng rỡ. Nhưng lúc này cô cảm thấy đói bụng khó nhịn được, cô quỳ xuống trước hình người nói khẽ: “Tôi muốn được sống để đi ‘con đường sáng’. Ý là hiện cô ấy đang đói bụng. Vị tiên nhân đó nói: “Chính bởi vì con người có thân thể người nên mới có cảm giác đói. Bởi vì ngươi là nữ thủ lĩnh của bộ lạc này, vậy thì ngươi sẽ phải vì bộ lạc này mà gánh vác tất cả. Bởi vì nhiều người trước đây đã tạo rất nhiều tội nghiệp về nhiều khía cạnh, vì vậy hôm nay mới phải gánh chịu các loại đau khổ như ôn dịch, bị người man rợ bắt cóc ăn thịt… Văn minh nơi đây ‘sẽ không’ (tại sao lại đặt trong ngoặc kép, phía dưới sẽ giải thích) quá lâu dài, nếu ngươi có quyết tâm và nghị lực, vậy ngươi hãy ở lại đây tu hành cho tốt đi. Đợi đến khi văn minh nơi này hoàn toàn kết thúc, ngươi cũng thành tựu những gì ngươi nên thành tựu rồi. Như thế đối với con dân bộ lạc của ngươi mà nói thì đây là điều tốt nhất”.

Hiểu Vân nghe có vẻ mơ hồ, nhưng bởi vì cảm thấy hiện nay cần giải quyết vấn đề ăn, thế là cô nói: “Chỉ cần sống ở đây có chút ý nghĩa là được”. Vị thần tiên nghe thấy cười lớn: “Đúng thật là lời nói của trẻ con, nhưng ngươi cần phải tuân thủ cam kết, ở xung quanh nơi này khoảng chừng một dặm, không được di chuyển lung tung. Những cái khác ngươi không cần bận tâm”. Nói xong hình người biến nhỏ dần trở lại trong hộp. Hiểu Vân nghe thấy cũng không còn chọn lựa nào khác chỉ có thể hạ quyết tâm ở lại nơi này.

Một lát sau, có thần điểu và thần thú đưa tới một ít thức ăn. Mặc dù cảm thấy kỳ lạ, nhưng bụng đói quá rồi nên cô liền ăn những thứ đó. Khi khát nước thì xuống đầm uống nước. Trải qua khoảng chừng năm ngày, thân thể cô trở nên khỏe hơn, cảm thấy toàn thân tràn đầy năng lượng. Một lần, cô ra ngoài tản bộ một chút, muốn xem phong cảnh, kết quả khi cô bước qua khỏi phạm vi một dặm, dường như có một lực nào đó kéo cô quay trở lại; khi cô muốn leo lên đỉnh núi, đến một độ cao nhất định cũng có một lực thần bí kéo cô quay trở lại. Cô đã thử nhiều lần đều như vậy.

Thế là cô đi dạo trong phạm vi một dặm nơi đây. Nơi đây không những có hoa tươi rực rỡ, mà còn có rất nhiều chú chim bay lượn xinh xắn và các loài động vật hiền lành, cô chơi đùa rất vui vẻ.

Thế nhưng sau một thời gian dài, cô có chút chán ngán. Có một hôm cô cảm thấy thật sự vô cùng tẻ nhạt, lại mở cái hộp hình người và nói rằng: “Tiên nhân, tôi chơi có phần chán ngán rồi, có thể nói cho tôi biết có nơi nào chơi vui hơn không? Tiên nhân nói: Nội tâm của ngươi là nơi chơi vui nhất”. Hiểu Vân ngây thơ nói: “Tôi làm sao có thể đi vào trong nội tâm của mình đây?” Tiên nhân nói: “Xem ra đạo duyên của ngươi đã chín muồi rồi, nên để cho ngươi thể hội một chút những điều kỳ diệu của việc tu đạo”. Thế là hình người từ trong hộp đi ra, hóa thành một vị nữ tiên nhân, còn mang theo hai vị tiểu tiên nữ.

Tiên nhân nói: “Nếu như ngươi ngồi trong sơn động này ba năm ra ngoài một lần, thời gian lâu dần ngươi sẽ tiến vào trong nội tâm của mình, hơn nữa ngươi có thể chu du đến những nơi núi cao biển rộng, sẽ nhìn rõ đời người hơn”. Nói xong, tiên nhân nói cho Hiểu Vân biết một số phương pháp tu luyện của bà ấy. Hiểu Vân ghi nhớ từng thứ một. Đồng thời bắt đầu theo đó mà làm.

Bởi vì Hiểu Vân căn cơ rất tốt, lúc mới đầu ở trong sơn động không hề cảm thấy tịch mịch, về sau có một giai đoạn dường như bị ngột ngạt đến phát điên. Đúng lúc đó, một con cá bay vào trong động, cô nhìn con cá, nghĩ rằng cá rời xa nước làm sao sống đây? Cá nói: “Cá ở nơi đây là như thế, không thể rời xa nước. Nhưng nguồn gốc của tôi không ở nơi đây nhé!” Nói xong cá lại bay một hồi lâu ở trong động, sau đó xuyên qua vách sơn động mà biến mất.

Hiểu Vân thấy vậy suy nghĩ kỹ một hồi cuối cùng minh bạch: Thời gian dài không tiếp xúc với người và sự việc có ý nghĩa thì sẽ cảm thấy rất tịch mịch, nhưng những ai không có nguồn gốc tại nơi đây hoặc không có mục đích rời khỏi nơi đây thì sẽ không có cảm giác tịch mịch này. Thế là cái quan tịch mịch này cuối cùng đã vượt qua.

Vào mùa hè, những lúc có mưa thì cửa hang nơi đây trở thành Thủy Liêm động, còn mùa đông thì bên ngoài có nơi cũng đóng băng. Bạn chớ xem thường cô tuổi tác còn nhỏ, khi tĩnh lại, về phần trách nhiệm gánh chịu tội nghiệp cho chúng sinh của bộ lạc mình, nhận thức của cô đã dần dần sâu sắc hơn.

Mỗi khi cô đói bụng sẽ có động vật kịp thời đưa thức ăn tới, khi khát thì xuống đầm lấy nước uống. Một lần trong lúc uống nước, cô vô tình phát hiện trong nước dường như có bóng ảnh của hoa sen phản chiếu. Cô ngẩng đầu nhìn lên trời, trên trời và xung quanh không hề có loại hoa này. Cô cảm thấy rất hoang mang, nhưng cũng không nghĩ gì nhiều, chỉ cảm thấy rằng bản thân hãy cứ tranh thủ thời gian tu hành trên giường đá. Thế là cô lập tức trở về giường đá và bắt đầu bế quan tu hành.

Thuận theo tầng thứ của cô không ngừng đề cao, định lực của cô cũng dần dần thâm sâu hơn. Lúc bắt đầu, cô có thể bế quan trong ba ngày, về sau có thể đến một năm, thậm chí có thể đạt đến tám năm. Về sau nữa, thoạt nhìn thì như là đang bế quan, nhưng kỳ thực nguyên thần của cô thần du khắp thế giới mười phương nói chuyện cùng chúng thần. Và việc tiến nhập vào thân thể của mình dạo chơi cũng rất dễ dàng, đây không phải là dùng khái niệm của con người mà nghĩ tưởng ra được. Đồng thời cô cũng minh bạch nguồn gốc của bản thân trước đây từng là hoa sen trong thiên quốc của một vị Phật Đà. Lần trước nhìn thấy bóng ảnh hoa sen trong đầm nước chính là cô vô tình hiển hiện ra hình tượng nguyên lai của bản thân mình.

Phần này chúng ta nói vắn tắt, khi đến thời điểm một ngàn năm, có một lần cô hỏi vị nữ tiên nhân kia: “Nền văn minh của chúng tôi còn phải kéo dài bao lâu nữa?” Ý tứ là tôi phải mất bao nhiêu thời gian nữa mới tu thành. Nữ tiên nhân nói: “Vẫn còn hai trăm năm”. Kết quả lại đến ngày 25 tháng 12 năm thứ 199, nữ tiên nhân chủ động nói: “Ta vừa tiếp nhận một thiên mệnh, bởi vì trong bộ tộc của các ngươi sau này sẽ xuất sinh vài người đại đức, thiên thượng lại kéo dài nền văn minh của bộ tộc các ngươi thêm ba ngàn năm. Nếu ngươi nguyện ý, ba ngàn năm này ngươi cũng tu tại nơi đây, phạm vi hoạt động của ngươi có thể mở rộng ra trăm dặm. Nhưng có một điểm, tuyệt đối không được cho người bình thường biết ngươi đang tu luyện ở đây, nếu không ngươi sẽ không được an bình”.

Bởi vì cô trải qua khổ tu hơn hơn một ngàn năm, rất nhiều nhân tâm cũng không còn nữa, thân thể càng ngày càng lộ ra vẻ yểu điệu xinh đẹp, người bình thường nhìn cô tưởng chừng như một mỹ nữ tầm 30 tuổi. Điều này hoàn toàn khác với những gì mà người ta cho rằng khổ tu trong núi sâu sẽ làm cho thân thể trông giống như một bộ xương khô, trạng thái khắp thân mọc đầy cỏ dại. Cô cũng không muốn dính dáng đến chuyện của con người, đồng thời rất nhiều bạn bè trong giới thần tiên có lúc ghé qua thăm cô, thậm chí cùng cô tu hành. Như thế sự tiến bộ của cô càng ngày càng nhanh. Lúc này, thời gian đối với cô không có giới hạn gì lớn, chỉ là một con số mà thôi.

Sau đó, cô có thể bay lượn tự do như ý trong vũ trụ. Người bình thường hoàn toàn không biết sự tồn tại của cô.

Thời gian sau, bởi vì những sinh mệnh của bộ lạc khác còn có duyên phận lớn hơn chưa kết xong, nền văn minh của bộ lạc cô lại bị kéo dài thêm hai ngàn năm nữa.

Có một lần, Hiểu Vân nghe một vị nữ Thần tiên nói: “Tại một nơi rất xa có một ngọn núi tuyệt đẹp, bên trong có một vị Thần tiên vô cùng đặc biệt. Ông ấy có thể đứng tại thời không lớn hơn để nhìn tương lai”. Thế là Hiểu Vân liền cùng nữ Thần tiên kia đi tới đỉnh núi của vị Thần tiên này.

Lúc bình thường các cô đều là dùng phương thức của Thần tiên để hành tẩu, nhưng lần này các cô dùng phương thức đi bộ của con người để đến đó nhằm bày tỏ sự thành kính. Nhưng chính bởi như vậy, trên đường đi hướng về đỉnh núi gặp rất nhiều người thường.

Điều làm cho các cô không nghĩ tới chính là, mấy ngày trước có rất nhiều người không hẹn mà cùng mơ một giấc mộng, trong mộng thấy có hai vị tiên nhân đi qua nơi này. Khi có người trong bọn họ đôi mắt sắc bén nhìn thấy hai cô, mọi người vây quanh các cô hỏi chuyện này chuyện kia. Hiểu Vân lập tức nhớ đến lời cảnh cáo của vị tiên nhân trước đây. Lúc này các cô càng không dám triển hiện phép màu, đang lúc khó xử, vị tiên nhân đặc biệt kia trong núi đi qua, phủi ống tay áo một cái, hai cô liền tiến vào ống tay áo của ông ấy, được vị tiên nhân đó mang vào điện thần trong núi.

Hai cô đi tới thần điện bày tỏ lòng cảm ơn đối với vị tiên đã giải vây giúp. Vị Thần tiên nói: “Hiểu Vân, thời gian này cũng là lúc ngươi bắt đầu giảng giải những trải nghiệm của mình. Rất nhiều sinh mệnh cùng ngươi kết duyên, kỳ thực đều là vì chuẩn bị cho Sáng Thế Chủ hồng truyền Đại Pháp vũ trụ tại nhân gian trong tương lai. Đến lúc đó ngươi nhất định phải học cách thanh tỉnh ở nơi huyên náo. Nhất định phải làm được nhé!”

Từ đó về sau, Hiểu Vân dưới sự trợ giúp của các vị Thần, dùng phương thức của các cô để giáo hóa chúng sinh. Trong quá trình này cũng thường xuất hiện những lúc tâm không đủ thanh tịnh, mỗi khi xuất hiện các cô liền nhanh chóng quy chính bản thân mình.

Là người phàm tục trong thế gian mà nói, nhiều khi người ta đều là mang theo nhân tình và nhân tâm để đến đối đãi với Thần tiên. Các cô ấy dùng kinh nghiệm của bản thân trong quá khứ để cấp cho chúng sinh từng chút một. Cứ như vậy, rất nhiều người sau khi minh bạch, họ tĩnh tâm xuống để tu hành, mới có thể đạt được sự chân thật và lâu dài của sinh mệnh. Nhân tâm và nhân tình ở trong quá trình này cũng được phóng hạ và thanh trừ đi từng chút một.

Lại trải qua thời gian rất lâu, nhóm người này sau khi được độ hóa xong, những người về sau đạo đức dần dần bại hoại, nền văn minh nơi đây bước vào giai đoạn diệt vong. Các cô nhận được sự điểm hóa của cảnh giới cao hơn, bắt đầu bế quan tu luyện một lần nữa. Bởi vì các cô đã được mọi người biết tới, rất nhiều người muốn tới nghe ngóng, nhưng đều không cách nào tiến vào nơi các cô tu hành. Sau đó nơi này được gọi là ‘thánh địa’. Cũng không ai dám mạo phạm.

Đến thời điểm nền văn minh nơi này cần phải kết thúc, khi mà các cô đã đồng hành cùng nền văn minh nơi này trải qua tám ngàn năm, lúc đó có vài sinh mệnh tà ác tới nơi đây làm bại hoại nhân gian như phát tán ôn dịch, ăn thịt người,… Có rất nhiều người vì đức hạnh không đủ mà bị đào thải, còn sót lại số ít những người tốt hơn một chút, đợi kết duyên cùng các cô. Các cô cũng đến thời khắc xuất quan, tu thành, cùng nhau hợp lực đánh bại những sinh mệnh tà ác kia. Đồng thời kết duyên phận cùng những sinh mệnh được lưu lại, những sinh mệnh này sẽ là người hữu duyên sau này của các cô tại các giai đoạn khác nhau trong thời kỳ văn minh lần này, mãi cho đến hôm nay.

Hiểu Vân lần đó cũng là dùng phương thức tu hành trong thời gian dài để đặt định một giai đoạn văn hóa. Mặc dù trong đó có an bài một số sinh mệnh bất hảo, nhưng chúng ta có thể từ trong đó nhìn ra, làm một người tu luyện, vô luận tu hành bao nhiêu lâu, chỉ cần giữ vững ý nguyện ban đầu của bản thân, thì có thể thành tựu bản thân cùng những sinh mệnh khác.

Đây chính là :

Ôn dịch bạo tàn khổ nạn có duyên
Tám ngàn tuế nguyệt truyền bá văn minh
Dũng mãnh tinh tấn từ đầu chí cuối
Mai kia viên mãn thành hoa sen Pháp!

Chú thích: (1) Thủy Liêm động là ngôi nhà của Tôn Ngộ Không tại Hoa Quả Sơn.

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/272178

The post Luân hồi ký sự: Bão táp mưa sa (1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>