Bài viết nhân dịp 20 năm Chánh Kiến Net | Tag | Chánh Kiến Nethttps://chanhkien.orgChánh KiếnThu, 24 Apr 2025 07:00:24 +0000en-UShourly1Đại dịch COVID-19 trong hai năm gần đây: một trận đại dịch có ảnh hưởng đến lịch sử y học và nền văn minh nhân loại (Phần 1) [Bài viết nhân dịp 20 năm Chánh Kiến Net]https://chanhkien.org/2021/12/bai-viet-nhan-dip-20-nam-chanh-kien-net-dai-dich-covid-19-trong-hai-nam-gan-day-mot-tran-dai-dich-co-anh-huong-den-lich-su-y-hoc-va-nen-van-minh-nhan-loai-phan-1.htmlThu, 02 Dec 2021 15:21:03 +0000https://chanhkien.org/?p=28158Nguy hiểm tuyệt cảnh cần phản tư, liễu ám hoa minh kiến hy vọng Tác giả: Đệ tử Đại Pháp Mỹ quốc [ChanhKien.org] [Ghi chú của Ban biên tập] Cảm ơn sự ủng hộ nhiệt tình của các đồng tu, sau khi đăng tải bài “Thông tri kêu gọi gửi bài nhân dịp 20 năm […]

The post Đại dịch COVID-19 trong hai năm gần đây: một trận đại dịch có ảnh hưởng đến lịch sử y học và nền văn minh nhân loại (Phần 1) [Bài viết nhân dịp 20 năm Chánh Kiến Net] first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Nguy hiểm tuyệt cảnh cần phản tư, liễu ám hoa minh kiến hy vọng

Tác giả: Đệ tử Đại Pháp Mỹ quốc

[ChanhKien.org]

[Ghi chú của Ban biên tập] Cảm ơn sự ủng hộ nhiệt tình của các đồng tu, sau khi đăng tải bài “Thông tri kêu gọi gửi bài nhân dịp 20 năm Chánh Kiến Net”, chúng tôi liên tục nhận được bài viết của các đồng tu gửi đến. Thời hạn cuối cùng nhận bài là ngày 31 tháng 12 năm 2021, do vậy chúng tôi đã lựa chọn ngày 13 tháng 5, ngày sinh của Sư phụ và cũng là ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới, để bắt đầu đăng các bài viết. Cũng hy vọng rằng các đồng tu chưa đóng góp có thể nỗ lực viết ra những chánh kiến của mình trong tu luyện Đại Pháp, về nhân thể, sinh mệnh, vũ trụ và vạn sự vạn vật.

Vào cuối năm 2019, bệnh viêm phổi do chủng virus Corona mới (còn được gọi là viêm phổi Vũ Hán, viêm phổi do virus Trung Cộng hoặc COVID-19) được phát hiện đầu tiên ở Vũ Hán, Trung Quốc đại lục; nhưng Trung Cộng cố tình che giấu nên đã làm chậm tiến độ phòng chống dịch của gần 200 quốc gia trên thế giới, dẫn đến đại dịch hoành hành khắp thế giới trong hơn 2 năm qua.

Từ góc độ sức khỏe cộng đồng của con người và góc độ giám sát dịch bệnh có tính lây nhiễm đang bùng phát, lý do tại sao lần này virus Corona chủng mới lại gây ra sự lây lan rộng lớn như vậy, dựa trên một phân tích gần đây của Martin Kulldorff, giáo sư tại Trường Y Harvard, ông cũng là nhà dịch tễ học nổi tiếng thế giới, nghiên cứu kết luận rằng đại dịch này là “thất bại lớn nhất trong lịch sử y tế công cộng” của thế giới. Tác giả lý giải phân tích của mình như sau: “Là một nhà giám sát dịch tễ chuyên nghiệp, tôi thấy rằng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã không thể bố trí một nhóm các nhà khoa học hàng đầu đến Trung Quốc đại lục để lấy các mẫu bệnh phẩm trực tiếp và dữ liệu gốc [về virus] trong giai đoạn đầu khi dịch bùng phát; ngoài ra có thể thấy, mặc dù các quốc gia bắt đầu áp dụng các biện pháp phong tỏa toàn xã hội suốt 3 tháng sau khi đại dịch bùng phát, khiến nền kinh tế toàn cầu đình trệ trên diện rộng, học sinh đã không được đào tạo giáo dục thể chất trong 18 tháng còn người dân chỉ có thể trông chờ vào cách phòng chống dịch bị động như đeo khẩu trang, tránh tập trung đông người. Mặc dù Hoa Kỳ đã gấp rút phát triển một số loại vaccine với tốc độ nhanh chưa từng có và áp dụng cho toàn xã hội, nhưng thực tiễn đã chứng minh rằng các loại vaccine này vẫn chưa có tác dụng mạnh mẽ trong việc ngăn ngừa và diệt trừ tận gốc dịch bệnh, nhiều loại biến thể virus đang lần lượt xuất hiện, đáp ứng miễn dịch (sự sản xuất các tế bào miễn dịch và kháng thể trung hòa) có được sau hai mũi tiêm nhanh chóng giảm dần theo thời gian, nghĩa là, nồng độ kháng thể hữu hiệu giảm đáng kể trong vòng vài tháng, hiệu quả bảo vệ ức chế dịch không mạnh bằng khả năng miễn dịch được kích hoạt bởi nhiễm trùng tự nhiên, hơn nữa những chủng virus đột biến mới xuất hiện đã cho thấy khả năng né tránh miễn dịch của chúng. Không cần nghĩ cũng biết các nhà khoa học chuyên nghiệp trong tâm lo lắng đến nhường nào. Chính phủ nhiều nước phải đối mặt với phán quyết về việc có nên thực hiện tiêm chủng phòng dịch bắt buộc dựa trên sự thiếu ‘tin tưởng’ của đa số công chúng hay không, làm như vậy thì độ chắc chắn thành công là bao nhiêu, rất ít người dám bảo đảm về tác dụng của vaccine trên các phương tiện truyền thông và trước công chúng”.

Vào ngày 17 tháng 9 năm nay, một tiểu ban cố vấn của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã tiến hành bỏ phiếu, rằng không nên để FDA chấp thuận việc tiêm nhắc lại liều vaccine Pfizer cho hầu hết người Mỹ (từ 16 đến 65 tuổi).

Trước đó, giám đốc CDC Hoa Kỳ Rochelle Walensky đã thẳng thắn tuyên bố trong một cuộc họp báo vào cuối tháng 7 rằng mối quan tâm lớn nhất của giới khoa học và y tế Hoa Kỳ là sau biến thể Delta, “các biến thể mới sẽ xuất hiện trong tương lai, và các biến thể virus mới sẽ không chỉ làm tăng khả năng lây nhiễm của chúng, mà còn né tránh sự bảo vệ của vaccine”.

Nhóm Cố vấn Khoa học về Các trường hợp Khẩn cấp (SAGE) của Chính phủ Anh cũng thừa nhận trong một báo cáo vào ngày 30 tháng 7 rằng “gần như chắc chắn” rằng một biến thể mới của virus Corona chủng mới sẽ xuất hiện trong tương lai, mà những biến thể này “sẽ khiến tất cả các loại vaccine hiện tại thất bại”.

Mới đây, sau khi theo dõi và tổng hợp thông tin về đợt bùng phát dịch COVID-19 trên toàn cầu, các chuyên gia y tế Nga đã đưa ra một dự đoán không mấy lạc quan: khả năng miễn dịch của những bệnh nhân hồi phục sau khi nhiễm COVID-19 biến thể Delta có thể không đủ để chống lại sự lây lan của các chủng đột biến mới của virus.

Các nghiên cứu lâm sàng mới về các trường hợp nhiễm virus Corona chủng mới được công bố gần đây ở nhiều quốc gia cho thấy khi ngày càng có nhiều biến thể virus Delta đang tiếp tục lây lan khắp thế giới, với những người đã được tiêm chủng đầy đủ, thì khả năng miễn dịch đối với COVID-19 (virus Trung Cộng) vẫn chắc chắn đang suy yếu theo thời gian. Theo báo cáo từ trang web “Chính trị gia” (Politico) và trung tâm y tế Mayo Clinic của Hoa Kỳ, hai nghiên cứu trên các nhân viên y tế tuyến đầu và bệnh nhân cho thấy rằng kể từ khi biến thể virus Delta trở thành chủng virus chính của bệnh dịch ở Hoa Kỳ, hiệu quả của vaccine đã giảm gần 30 đến 60 điểm phần trăm.

Sự lây lan và phát triển của dịch bệnh dường như nhắc nhở mọi người rằng sự hiểu biết của khoa học hiện đại về virus và vai trò của vaccine hãy còn xa mới theo kịp nhu cầu thực sự trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh, cũng như không đủ để đối phó với sự tàn phá của đại dịch đối với thế giới.

Ngày càng nhiều chuyên gia y tế nhận ra rằng con đường phòng chống dịch bệnh chỉ dựa vào vaccine có hiệu quả rất hạn chế; trên con đường tìm kiếm một phương pháp chống dịch thực sự hiệu quả, giới y học và lĩnh vực nghiên cứu y sinh vẫn còn rất nhiều lĩnh vực cần được phát triển.

Vào thời điểm phải đối mặt với cuộc khủng hoảng về sức khỏe cộng đồng và kiểm soát bệnh truyền nhiễm, tác giả cho rằng giới y học và các nhà nghiên cứu khoa học kỹ thuật cần dành nhiều thời gian hơn nữa để trầm tĩnh lại, để mở ra một tầm tư duy cao hơn, khác hơn so với trước đây và vượt ra khỏi tình trạng khó khăn trước mắt. Các nền văn hóa và nền văn minh khác nhau trong lịch sử đã có rất nhiều cách làm cũng như trường hợp thành công như thế.

Người Trung Quốc khi nói đến hai chữ “nguy – cơ”, về tính triết lý và bề mặt chữ nghĩa thì ‘nguy hiểm’ và ‘cơ hội’ thường song hành cùng nhau, người xưa có câu: “Ống trời có đức hiếu sinh”. Lời dạy của cổ nhân là để nói với chúng ta rằng, khi đối diện với nguy cơ, mọi người cần tĩnh tâm lại, mở rộng lòng mình để tìm ra những tham ngộ về thiên cơ và thiên đạo.

Có lẽ trận ôn dịch này là một bước ngoặt lớn trong lịch sử văn minh và y học của nhân loại, để chúng ta vượt qua tự ngã và khó khăn mà suy xét về tất cả những con đường có thể dẫn đến thành công, điều chỉnh lại những chỗ chúng ta đã chệch hướng và có thể có một bước tiến dài trong lý niệm. Bởi vì thông qua khổ nạn và ôn dịch con người đang không ngừng tìm lại chính mình, bước trên con đường ngay chính và tìm ra con đường dẫn đến chân lý vĩ đại.

Một số lĩnh vực được đề cập trong bài viết tiếp theo, những ý tưởng và sự gợi mở mà các thí nghiệm và lý thuyết khoa học hiện có đã mang lại cho chúng ta, cũng như sự giao thoa của khoa học hiện đại với các nền văn minh cổ đại, hy vọng sẽ mang lại những ý tưởng mới và suy nghĩ mới cho độc giả trong công tác phòng chống dịch ngày nay.

(còn tiếp)

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/270583

The post Đại dịch COVID-19 trong hai năm gần đây: một trận đại dịch có ảnh hưởng đến lịch sử y học và nền văn minh nhân loại (Phần 1) [Bài viết nhân dịp 20 năm Chánh Kiến Net] first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Trang phục biến dị mang đến điều gì cho nhân loại? [Bài viết nhân dịp 20 năm Chánh Kiến Net]https://chanhkien.org/2021/11/bai-viet-nhan-dip-20-nam-chanh-kien-net-trang-phuc-bien-di-mang-den-dieu-gi-cho-nhan-loai.htmlTue, 23 Nov 2021 15:54:25 +0000https://chanhkien.org/?p=28125Tác giả: Cam Lộ [ChanhKien.org] Bức tranh “Nữ sĩ” có hình ảnh phụ nữ mặc trang phục nam giới được tìm thấy trong mộ của công chúa Vĩnh Thái trong Càn Lăng (khu lăng mộ triều Đường). Thời kỳ Xuân Thu, vua nước Tề là Tề Linh Công thích nhìn phụ nữ mặc trang phục […]

The post Trang phục biến dị mang đến điều gì cho nhân loại? [Bài viết nhân dịp 20 năm Chánh Kiến Net] first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Cam Lộ

[ChanhKien.org]

Bức tranh “Nữ sĩ” có hình ảnh phụ nữ mặc trang phục nam giới được tìm thấy trong mộ của công chúa Vĩnh Thái trong Càn Lăng (khu lăng mộ triều Đường).

Thời kỳ Xuân Thu, vua nước Tề là Tề Linh Công thích nhìn phụ nữ mặc trang phục của nam. Ông lệnh cho tất cả phụ nữ trong cung cải trang thành nam giới để mua vui. Chẳng bao lâu sau tất cả phụ nữ nước Tề đều cải trang thành bộ dạng của nam giới, khiến cho phong tục của toàn xã hội dần dần bại hoại, phụ nữ trở nên mạnh mẽ cứng rắn, mất đi tính nết ôn hoà hiền thục vốn có, mâu thuẫn trong gia đình ngày càng gay gắt.

Sách Hán Thư viết rằng: “Phong tục cuồng mạn, biến tiết dịch độ, tắc vi phiếu khinh kỳ quái chi phục, cố hữu phục yêu” (phong tục cuồng loạn, làm thay đổi phép tắc, là vì xem nhẹ y phục kỳ quái, có mang tính ma mị. Trong xã hội Trung Quốc cổ đại, những người mặc trang phục kỳ dị, hoặc phục sức không phù hợp với thân phận, hoặc nữ giới ăn mặc như nam giới, nam giới ăn mặc như nữ giới, hay đeo trang sức quái dị, trang điểm theo phong cách quái gở được gọi chung là “phục yêu” (người mặc trang phục quái dị).

Chó đội mũ quan, đế vương mặc trang phục của người Hồ bị mất nước

Sách “Hậu Hán Thư” ghi chép rằng vào những năm Hy Bình triều vua Hán Linh Đế, người trong cung cho chó đội mũ để mua vui. Có một con chó đột nhiên chạy ra khỏi cung đến cổng phủ quan tư đồ, nhìn thấy sự việc ấy đều cảm thấy rất kỳ lạ. Học giả nhà Tây Hán là Kinh Phòng từng viết trong “Dịch truyện” rằng: “Nhà vua hành vi không đoan chính, đại thần sẽ muốn soán ngôi, điềm báo trước chính là chó đội mũ quan”. Sau đó Hán Linh Đế tin dùng gian thần và thân thích, còn cho phái ngự sử đến Tây Viên mua quan bán chức, ban các chức quan khác nhau dựa vào giá cả cao thấp khác nhau. Trong những người mua quan bán chức ấy thì kẻ mạnh tham lam tàn bạo, kẻ yếu thì sống vật vờ như cái xác không hồn, thực đúng là những con chó đội mũ quan. Thế nên đúng là chó chạy vào cửa quan.

Hán Linh Đế trong cung điện ở Tây Viên đã dùng xa giá do bốn con lừa trắng kéo để tiêu khiển. Thế là những công khanh đại thần, quý tộc hoàng thân cũng học theo đó, thậm chí còn đi bằng những chiếc xe kéo có mắc rèm che cho phụ nữ. Lừa vốn là loài súc vật được người dân vùng núi cưỡi để đi lại, giờ lại thành súc vật được quý tộc hoàng thất dùng để kéo xe, khi ấy có lúc giá mua lừa bằng với giá mua ngựa. Đây là điềm báo quốc gia sắp gặp đại nạn, người nắm giữ triều chính, hiền nhân và kẻ ngu sĩ lẫn lộn với nhau giống như một lũ lừa ngu ngốc.

Ảnh: Trang phục người Hồ

Hán Linh Đế thích mặc trang phục của người Hồ, dùng màn trướng kiểu người Hồ, ngủ trên giường kiểu người Hồ, ngồi theo cách của người Hồ, ăn thức ăn của người Hồ, nghe âm nhạc diễn tấu bởi đàn không và sáo của người Hồ, xem người Hồ khiêu vũ, thế nên cả kinh thành lẫn quý tộc và hoàng thân quốc thích đều ra sức học theo vua. Hán Linh Đế còn nhiều lần lệnh cho thái nữ (một chức nữ quan) cải trang thành chủ quán trọ, tự mình đóng vai thành thương nhân đến trọ, rồi cùng các thái nữ uống rượu đàn hát, đó chính là “phục yêu”.

Về sau Đổng Trác thống lĩnh đội quân người Hồ chiếm cứ kinh thành cướp bóc cung đình, đào bới cả lăng mộ của hoàng gia lên.

Nam giới mặc trang phục nữ giới là điềm không may

Cuối thời Tây Hán thiên hạ đại loạn, lúc bấy giờ Lưu Huyền xưng đế, lịch sử gọi là Hán Canh Thuỷ Đế. Vị hoàng đế này vô cùng tật đố với công trạng của hai anh em Lưu Diễn – Lưu Tú nên đã tìm một lý do để xử tử người anh trai là Lưu Diễn.

Khi Hán Canh Thuỷ Đế tiến về phía bắc đóng đô ở Lạc Dương, các thân sĩ và quan viên trong kinh thành đều tới nghênh tiếp ông. Những tướng sĩ của Hán Canh Thuỷ Đế đều đội khăn trùm đầu của dân thường và mặc trang phục thêu hoa ngắn tay của nữ giới. Trong đám đông đứng nghênh tiếp ấy có người xì xầm to nhỏ, có người che miệng cười thầm, có người sợ quá bỏ chạy, các nguyên lão trong triều thở dài nói rằng: đây là “phục yêu”, là điềm không may, có lẽ chẳng bao lâu nữa sẽ có tai họa giáng lên đầu Hán Canh Thuỷ Đế!

Khi em trai của Lưu Diễn là Lưu Tú dẫn theo quan viên thủ hạ đến Lạc Dương xử lý công vụ, đã mặc trang phục như của Hán quan trước kia mà vào thành, rất nhiều quan lại nhìn thấy đều xúc động nói: Không ngờ khi còn sống tôi còn được nhìn thấy sự uy nghi của Hán quan. Từ đó những trí giả trong kinh thành đều mong Lưu Tú trở thành vua của họ, phục hưng cơ nghiệp vững chãi của nhà Tây Hán.

Sau đó Lưu Tú thành lập quân đội riêng, chấm dứt cục diện rối ren cuối thời Tây Hán, lập ra nhà Đông Hán, kéo dài cơ nghiệp nhà Hán thêm 200 năm.

Dùng đồ trang sức tạp loạn, trang điểm như khóc chiêu mời hoạ

Những năm Kiến Ninh triều vua Hán Linh Đế, các nhà quyền quý ở kinh thành đều dùng những chiếc hộp vuông chế từ lau sậy để làm hộp đựng trang sức, sau đến cả bách tính phổ thông cũng vậy. Đương thời có người truyền nhau rằng: hộp vuông làm bằng lau sậy vốn được các quận dùng để trình báo các nghi án lên trên; giờ đây người ta lại dùng để đựng những đồ yêu thích, có nghĩa là người trong thiên hạ đều sẽ vì vi phạm pháp luật mà bị quan tư pháp quan luận tội. Đến năm Quang Hòa thứ ba tức năm Quý Sửu, triều đình ban bố lệnh đại xá thiên hạ, hễ là những vụ án chưa rõ đều phải thẩm tra xử lý lại, toàn bộ danh sách tên của những người này đều được đặt trong hộp vuông bằng lau sậy.

Những năm Nguyên Gia triều vua Hán Hoàn Đế, phụ nữ ở kinh thành thịnh hành trào lưu trang điểm khuôn mặt buồn với lông mày mỏng và cong; dưới hai mắt trang điểm một lớp phấn bạc trông như vệt nước mắt; búi tóc theo kiểu “đoạ mã kế”, là tóc búi kiểu lệch sang một bên đầu; khi đi thì eo lắc lư, dáng đi khom lưng như thể hai bàn chân không còn dính vào chi dưới (có chỗ giải thích là khi đi thì nghiêng bên này vẹo bên kia, hệt như hai chân không chịu nổi sức nặng của cơ thể); khi cười như bị đau răng, nụ cười không toát lên được sự vui vẻ. Kiểu trang điểm này bắt đầu từ thê tử của đại tướng quân Lương Ký, rồi thịnh hành ở kinh thành, sau đó các nơi thuộc Trung Nguyên cũng học theo. Trang điểm như vậy rất giống với “phục yêu”.

Ảnh: Kiểu trang điểm như khóc

Nhà Lương Ký hai đời liên tục được phong làm đại tướng quân, lại có quan hệ thông gia với hoàng thất, có thể nói là quyền uy khuynh đảo một thời. Nhưng kiểu trang điểm như khóc, ưu sầu của thê tử của Lương Ký như đang diễn cảnh bị tiểu lại sĩ tốt kéo mạnh đến gãy thắt lưng, nhăn mặt khóc lóc, búi tóc nghiêng lệch rối bời, tuy gượng cười vui nhưng khó giấu được nỗi sầu khổ trong tâm. Năm Diên Hi thứ hai quả nhiên toàn gia tộc họ Lương bị xử tử.

Sách “Âu Dương Tu tập – Biện tả thị” viết rằng: Quan sát dung mạo, tuy thánh nhân không biết được lòng người, nhưng cũng biết được hoạ phúc. Áo mũ không ngay chính nhìn sẽ không thể hiện được sự tôn quý, trên dưới xung quanh không tiết chế, bất quá chỉ là không hợp lễ, mà hoạ phúc trên trời cũng do ở con người vậy.

Trang sức và trang phục thể hiện rõ thân phận

Sách Tả thị truyện viết rằng, năm Mẫn Công thứ hai, Tấn Hiến Công phái thái tử Thân Sinh vào mùa đông dẫn quân xuất chinh, Tấn Hiến Công cho thái tử Thân Sinh mặc trang phục trái phải hai màu khác nhau, lại đeo thêm khối vàng.

Đại phu nước Tấn là Hồ Đột thấy vậy thở dài nói: “Thời gian, phục trang và phục sức khi thái tử xuất chinh đã nói rõ thân phận và kết quả thành bại của việc xuất chinh rồi. Đại vương muốn xa lánh thái tử rồi. Nếu đại vương tín nhiệm thái tử thì đã cho thái tử mặc quan phục màu sắc thuần chính, đeo ngọc bội trung thành một lòng, lệnh cho thái tử xuất chinh vào đầu năm. Đại vương dùng y phục và phục sức để xa lánh thái tử, xuất chinh vào mùa đông có lẽ việc sẽ không thành. Mùa đông không khí lạnh lẽo tiêu điều, thêm khối vàng nữa ý chỉ ly biệt trong giá rét, y phục màu sắc tạp loạn ý chỉ bạc bẽo. Thái tử đã không còn chỗ nương tựa rồi”.

Đại phu Lương Dư Tử Dưỡng nói: “Người lĩnh quân xuất trận sẽ đến thái miếu để nhận lệnh, ở miếu điện nhận thịt tế, lại còn có quy định về phục sức. Hiện giờ thái tử không được mặc lễ phục lại còn phải mặc trang phục màu sắc tạp loạn như vậy, ẩn ý trong mệnh lệnh này xem ra không cần hỏi cũng biết. Như vậy đã phải chết còn mang thêm tội bất hiếu, tốt hơn hết là thái tử nên bỏ trốn”.

Đại phu Hãn Di nói: “Trang phục màu sắc tạp loạn chứng tỏ sự bất thường, khối vàng biểu thị ý đi là không quay lại, đại vương có tâm muốn hãm hại thái tử rồi”.

Bốn năm sau thái tử Thân Sinh vì chịu lời vu cáo hãm hại mà phải tự sát. Câu chuyện này rất giống với truyền thuyết về “phục yêu”.

Không có tôn ti trật tự, tự hạ thấp thân phận

Thời vua Hán Chiêu Đế, Xương Ấp Vương Lưu Hạ thường cùng người đánh xe ngựa và người đầu bếp trông coi đồ ăn đi cưỡi ngựa, đi săn, đi du ngoạn bắn chim. Xương Ấp Vương Lưu Hạ còn phái các quan trung đại phu đến Trường An làm ra rất nhiều mũ trắc chú (một loại mũ quan) để ban thưởng cho các đại thần, nhưng ông cũng cho các đầy tớ đội loại mũ trắc chú này. Xưa nay mũ là loại phục sức mà người có địa vị rất cao mới được dùng, là để thể hiện thân phận tôn quý. Lưu Hạ chế ra loại mũ trắc chú này là đã xúc phạm những người có địa vị tôn quý, lại còn cho đầy tớ đội loại mũ này, điều này có nghĩa rằng những địa vị tôn quý sẽ bị giáng xuống hàng ti tiện.

Xương Ấp Vương Lưu Hạ còn nhìn thấy một con chó trắng lớn không đuôi đội chiếc mũ phương sơn (một loại mũ cho quan lại thời Hán), cảm thấy chuyện này thật kỳ lạ, ông bèn hỏi lang trung lệnh Cung Toại đó là chuyện gì. Cung Toại đáp: “Chó đội mũ quan là chỉ bên cạnh ngài còn có một số người không hiểu lễ nghĩa. Nếu ngài giữ họ bên cạnh có khả năng sẽ đánh mất vương vị, cự tuyệt họ thì vương vị có thể giữ được. Việc mà ngài nhìn thấy được xếp vào nhóm phục yêu, cũng gọi là khuyển họa (quan sát những hiện tượng dị thường của loài chó mà dự đoán tai hoạ đến với con người)”.

Sau khi Hán Chiêu Đế băng hà, Xương Ấp Vương Lưu Hạ kế vị nhưng chẳng bao lâu lại bị phế truất. Sau khi ông qua đời thì không có người nối dõi và cũng không có người kế thừa vương tước, quả là ứng nghiệm với điềm báo khuyển họa không đuôi.

Sách Dịch truyện viết rằng: hành vi loạn nghịch là cho nô bộc đội mũ; thiên hạ đại loạn, vua không có con trai, khi này các thiếp của vua phải chịu hình phạt nặng. Sách còn viết rằng: vua không theo chính Đạo thì sẽ bị đại thần soán vị, trong tình huống này xuất hiện sự việc quái dị, chính là chó đội mũ chạy vào sân triều đình.

Quân vương tình nguyện làm thứ dân

Vào những năm Vĩnh Thuỷ triều Tây Hán, Hán Thành Đế thích hoá trang thành bách tính thường dân rồi lặng lẽ ra khỏi thành đi du ngoạn. Ông thường mang theo môn khách và đầy tớ riêng và tuyển chọn một số tráng sĩ dũng mãnh đi theo. Nhóm người của Hán Thành Đế không đội mũ mà quấn một tấm vải quanh đầu, người đeo đao kiếm, tất cả đều mặc y phục màu trắng. Khi ít thì năm, sáu người, khi nhiều thì mười mấy người cưỡi ngựa, ngồi xe nhỏ, Hán Thành Đế cùng với người đánh ngựa ngồi trên đệm xe. Khi đi gần thì họ ra vào những con hẻm nhỏ trong nội thành, cũng có khi là những nơi hoang dã ở ngoại thành, khi đi xa thì đến những quận huyện bên ngoài thành Trường An.

Lưu Hướng, xa kỵ tướng quân và các đại thần đã nhiều lần can gián vua, nói rằng trong sách Dịch truyện có viết “đắc thần vô gia”. Đại ý là thiên tử xem thiên hạ là bề tôi, không có nhà cho riêng mình. Bây giờ bệ hạ lại vứt bỏ tôn hiệu và sự cao quý của thiên tử, thích danh xưng hạ tiện của thứ dân thất phu, tập hợp những kẻ to lớn lêu lổng bất nghĩa làm tư khách; chọn nơi dân gian làm tư điền, ở Bắc cung cho nuôi nô bộc và mã phu; rời xa cung thất chơi bời cùng những kẻ ti tiện làm vui, còn ngồi chung tạp loạn với bọn họ ăn uống ca hát, không có phân biệt vua – tôi. Bệ hạ đã biến hoàng cung thành cung điện để không vắng bóng chủ, công khanh bá quan trong triều không ai biết bệ hạ đang ở nơi nào. Ngày xưa khi Quắc Công làm chuyện lỗi đạo quân vương, có Thiên thần báo cho Quắc Công rằng sẽ bị giáng xuống làm thứ dân bách tính có ruộng đất. Nếu như chư hầu nằm mơ thấy được ban thưởng ruộng đất thì đó chính là điềm báo mất ngôi vong quốc. Người có thân phận thiên tử tôn quý mà lại tự mình đi tích trữ tư điền tài vật, tình nguyện làm những việc của bách tính phổ thông.

Văn hoá Trung Quốc là văn hoá bán Thần, hết thảy mọi hành vi sinh hoạt của con người là do Thần quy phạm. Vua, tôi và thứ dân ngày xưa đều có văn hoá về phục sức khác nhau, tức là vua, tôi và thứ dân đều có lề lối của mình. Bắt đầu từ triều đại đầu tiên của Trung Quốc là nhà Chu đã có chức quan “tư phục” chuyên trông coi việc mặc trang phục. Sách Chu Lễ – Xuân quan viết rằng: “Quan tư phục trông coi y phục hung cát cho các vương, gọi tên các đồ vật cũng như công dụng của chúng”, tức là căn cứ vào nội dung của nghi thức mà định ra phục sức thích hợp. Người xưa quan sát mặt trời, mặt trăng, các vì sao, núi, rồng, hoa lá côn trùng và các hình dạng… rồi chọn ra năm màu sắc để chế tác ra trang phục. Có thể thấy từ phục sức, áo mũ của người xưa đã thể hiện nguyện vọng tin tưởng và tuân theo thiên mệnh cũng sự kính trời tế đất của họ.

Người xưa cho rằng khi dung mạo và hành vi của con người không phù hợp với thân phận thì đã tính là không được cung kính, và có ý mạo phạm thiên thượng. Hơn nữa còn sẽ chiêu mời các loại tai hoạ. Nếu như vua của một nước mà ngôn hành cử chỉ, dáng vẻ biểu lộ sự thiếu cung kính, không có uy nghi, thì khi xử lý quốc sự sẽ có thái độ lãnh đạm ngang ngược, khinh miệt, từ đó dẫn đến thuỷ tai, cơm ăn áo mặc của bách tính không đủ sẽ phải chịu nhận hình phạt, phong khí của xã hội sẽ thành cuồng vọng khinh suất, hơn nữa còn phát sinh việc quyền thần dám phạm thượng; nếu như bá quan văn võ không sửa được dáng vẻ uy nghiêm, ngoại hình phong thái sẽ chịu tổn thương, sẽ sinh ra kê hoạ (quan sát những hiện tượng dị thường của loài gà mà dự đoán tai hoạ đến với con người). Phàm là ngoại hình bị tổn thương sẽ khiến Mộc khí (can khí) chịu tổn thương, cho nên mất đi tướng mạo uy nghi, từ đó dẫn đến khung cảnh u ám sắp mưa của mùa thu. Kỳ thực yêu quái, bệnh tật, điềm hung, tai nạn cũng tương đương với họa.

Lời kết

Ngày nay chúng ta thường nghe thấy người ta gọi những thú cưng như chó, mèo là “cục cưng, con cưng”, còn tự mình xưng là “ba”, “mẹ” của chúng mà không hề biết rằng đó là sự khinh nhờn và sỉ nhục đối với Thần linh, với sinh mệnh của chính mình và với tổ tông; đó là tình nguyện làm súc sinh, thậm chí cả tổ tông cũng lăng mạ. Chúng ta khi đi ngoài đường cũng thường nhìn thấy người khác mặc đồ ngủ, đầu bù tóc rối, hoặc mặc trang phục hoa hòe sặc sỡ; đàn ông mặc váy trên sàn diễn; đàn ông để tóc dài trông rất quái gở không rõ giới tính, bộ dạng õng ẹo, hoặc để những kiểu tóc quái dị; có người mặc quần bò xé để lộ ra những mảng rách hệt như trang phục của ăn mày; có người mặc quần áo, đeo ba lô, mang giày, đội mũ, đeo trang sức có hình đầu lâu; còn phái nữ lưu hành kiểu trang điểm như khóc, dưới mắt vẽ phấn mắt màu đỏ đỏ, hệt như vừa mới khóc xong một trận, mà kiểu trang điểm này lại thành trào lưu thời thượng. Người ta đã tự trang điểm cho mình thành bộ dạng giống ma giống quỷ. Những hiện tượng ấy đã nói rõ rằng chính khí quang minh mạnh mẽ trong tâm con người đang dần suy giảm, tà khí âm ám ma biến đang được khuếch trương lên, thẩm mỹ đã trở thành thẩm sửu (thẩm xú, xấu xí).

Con người sống ở thời đại này đã còn không biết hành vi và quan niệm của mình là rời xa Thần, không hiểu được cái đẹp chân chính là như thế nào, cũng không biết trang điểm như thế nào để bản thân có được hạnh phúc, sức khoẻ và may mắn. Kỳ thực đó là do văn hoá Đảng đã mang lại hành vi và quan niệm biến dị cho người Trung Quốc. Sau khi Trung Cộng cướp được chính quyền đã nhiều lần thực hiện các cuộc vận động nhằm phá hoại truyền thống 5000 năm của Trung Hoa, cuộc vận động Đại cách mạng văn hoá đã phá hoại các văn vật và di tích cổ, đàn áp những văn nhân và phần tử trí thức, cải biên lịch sử và sách giáo khoa của học sinh, khiến cho nền văn hoá Trung Quốc bị đứt đoạn, rồi dùng thuyết vô Thần và thuyết tiến hoá thay thế. Khi con người đánh mất tín ngưỡng vào Thần cũng chính là đã đánh mất tiêu chuẩn chân chính để phân biệt đẹp – xấu, tốt – xấu, thiện – ác.

Thế nên con người mới tự xếp mình ngang hàng cùng súc sinh, trang điểm như ma quỷ, nam nữ trở nên kỳ dị, âm dương đảo chiều. Thần đã không còn xem con người trong bộ dạng như thế là người nữa. Thế thì con người đã đến chỗ nguy hiểm cùng cực! Ở huyện Bình Đường, tỉnh Quý Châu, Trung Quốc có một khối đá tự nhiên được phát hiện từ 500 năm trước tên là “Tàng tự thạch”, trên đó có viết sáu chữ lớn “Trung Quốc Cộng sản Đảng vong” (nghĩa là “Đảng Cộng sản Trung Quốc diệt vong”). Đây là cơ hội mà Thần cấp cho những người lương thiện thoát khỏi nguy hiểm, tức là cần phải vạch rõ ranh giới với Trung Cộng, thoái xuất khỏi các tổ chức đảng, đoàn, đội của Trung Cộng. Lựa chọn con đường mà Thần đã chỉ ra cho con người là tạo ra cho sinh mệnh chính mình một tương lai may mắn hạnh phúc. Xin hãy nhớ “Pháp Luân Đại Pháp hảo! Chân Thiện Nhẫn hảo!”

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/270676

The post Trang phục biến dị mang đến điều gì cho nhân loại? [Bài viết nhân dịp 20 năm Chánh Kiến Net] first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Những suy nghĩ về công nghệ sinh học nông nghiệp hiện đại (Phần 3) [Bài viết nhân dịp 20 năm Chánh Kiến Net]https://chanhkien.org/2021/11/bai-viet-nhan-dip-20-nam-chanh-kien-net-nhung-suy-nghi-ve-cong-nghe-sinh-hoc-nong-nghiep-hien-dai-phan-3.htmlThu, 11 Nov 2021 15:47:35 +0000https://chanhkien.org/?p=28093Tác giả: Thiền Tâm [ChanhKien.org] Trong tự nhiên, Thần đã sắp đặt cho các giống loài khoảng cách và chu kỳ sinh sản tự nhiên khác nhau để đảm bảo trong điều kiện bình thường sẽ không có sự pha trộn huyết thống. Ngay cả mối quan hệ hôn nhân giữa nam và nữ trong […]

The post Những suy nghĩ về công nghệ sinh học nông nghiệp hiện đại (Phần 3) [Bài viết nhân dịp 20 năm Chánh Kiến Net] first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Thiền Tâm

[ChanhKien.org]

Trong tự nhiên, Thần đã sắp đặt cho các giống loài khoảng cách và chu kỳ sinh sản tự nhiên khác nhau để đảm bảo trong điều kiện bình thường sẽ không có sự pha trộn huyết thống. Ngay cả mối quan hệ hôn nhân giữa nam và nữ trong xã hội con người, nhìn thì giống như là tự do luyến ái ngẫu nhiên, thực ra cũng có sự an bài có trật tự của Thần. Xưa nay người ta biết rằng có ông tơ bà nguyệt làm mối, có những cuộc nhân duyên được hình thành do luân hồi, ân oán v.v, mọi thứ đều do số phận an bài, không có bất kỳ việc gì là ngẫu nhiên. Nhưng khoảng cách và chu kỳ sinh sản tự nhiên này cũng không tuyệt đối theo sự an bài có trật tự của Thần, nó có thể bị phá vỡ trong những tình huống đặc biệt. Công nghệ sinh học hiện nay, đặc biệt là công nghệ “nhân bản người”, đã phá vỡ điểm này, nhưng đây không phải là tiến bộ của nhân loại, đó lại chính là sự thụt lùi của nhân loại, hậu quả của nó vô cùng nghiêm trọng.

Đại sư Lý Hồng Chí đã giảng:

Mọi người biết rằng khoa học hiện nay là người ngoài hành tinh mang lại cho con người. Khi cuộc cách mạng công nghiệp phương Tây bắt đầu thì nó đã tiến vào. Nó bắt đầu từ số học, hóa học, bắt đầu từ tri thức nông cạn thời kỳ sớm nhất, xuyên suốt đến cơ khí hiện đại, cuối cùng phát triển đến máy tính ngày nay. Tiếp tục phát triển tiếp, mục đích cuối cùng của nó là muốn thay thế con người. Thay thế như thế nào đây? Tôi đã nói, trong thân thể của nhân loại hiện nay, hầu như ai ai cũng đều có một lớp thân thể do người ngoài hành tinh tạo thành. Vì sao vậy? Bởi vì khoa học mà nó nhồi nhét cho chư vị đã cấu thành một tư tưởng [gây] biến dị nhân loại trong tư tưởng của chư vị. Văn minh thời kỳ nào của nhân loại đi nữa cũng không có [kiểu] người như vậy. Có tư tưởng này rồi thì mới có thân thể này. Mọi người biết rằng, từng tế bào trong thân thể chư vị đều là chư vị, đại não của chư vị liên hệ với đại não bên trong từng tế bào. Vậy thì tư duy trong vô số tế bào của thân thể chư vị toàn là tư tưởng của người biến dị, cả thân thể toàn là như vậy. Thần không coi con người là người nữa còn có một nguyên nhân như vậy trong đó, con người đã không phải là người nữa, Thần còn độ nó để làm gì?

Mọi người biết rằng con người chết đi họ sẽ không thực sự chết. Lớp vỏ ngoài của tầng lạp tử phân tử lớn nhất tuột đi, nhưng bộ phận thân thể tổ thành từ những lạp tử vi quan dưới phân tử đó không chết đi, nó chỉ rời đi, cũng giống như con người cởi bỏ một bộ y phục vậy, nó không hề thực sự chết đi. Nhưng cái người trong không gian này lại tiêu mất đi, bởi vì thân thể phải hỏa táng mà, hoặc dùng đất mà chôn, thân thể rốt cuộc sẽ phải thối rữa phải giải thể. Trong không gian này nó không còn nữa, chính là một tầng lạp tử tiêu mất đi. Vậy thì cái văn hóa ngoài hành tinh mà tôi vừa nói đó, nó dùng tư tưởng bản thân con người để tạo ra một cách vô ý thức một tầng thân thể mà chúng cần. Vậy thì cuối cùng nó làm thế nào để thay thế con người? Mọi người biết rằng, vỏ ngoài bề mặt nhất này của con người nó còn phải tìm cách để thay thế, chính là cách “nhân bản” mà nhân loại ngày nay muốn áp dụng. Thần đang coi sóc con người, nếu Thần không coi sóc con người, thì sẽ không rót vào cho con người nhân tố của sinh mệnh.

Chính là nói con người chư vị sống trên thế gian không phải là vì chư vị có cái nhục thân này, không phải là mẹ chư vị cấp cho chư vị nhục thân rồi thì chư vị có thể sống được, [mà] là vì chư vị có nguyên thần của chư vị và tất cả những [nguyên] thần khác của chư vị mới có thể khiến chư vị sống, vậy thì vì sao con người chết đi rồi đặt tại đó, cũng là thân thể ấy [sao] nó không sống nữa? Chính là vì tất cả nguyên thần đều đã rời đi. Chính là nói người này sinh ra nếu không cấp cho họ [nguyên] thần, thì không cho họ đầu thai, họ sinh ra thì vẫn là chết. Vậy làm thế nào? Người ngoài hành tinh sẽ tiến vào, đây chính là biện pháp cuối cùng mà nó sẽ thay thế con người, đây chính là nhân bản người. Chính con người đang bị người ngoài hành tinh lợi dụng mà tự hủy diệt chính mình, chính họ lại không biết, còn đang duy hộ cái khoa học hủy diệt nhân loại này. Tương lai xảy ra nhân bản người, sau khi một lô lớn ra đời, đều là người ngoài hành tinh đầu thai vào thân thể người, về sau con người cũng sẽ không còn nữa. Đương nhiên rồi, hôm nay tôi có thể giảng ra, thì những vấn đề này cũng đều đang được giải quyết rồi, thậm chí rất nhiều chuyện đã giải quyết xong rồi, hôm nay tôi giảng ra là để nói cho nhân loại biết về một vài chân tướng của [quá trình] phát triển tới hiện nay. (Giảng Pháp tại Pháp hội miền Tây Mỹ quốc [1999])

Nói tóm lại, mặc dù công nghệ sinh học nông nghiệp hiện đại đã đạt được một số kết quả về phương diện giống như làm sản lượng tăng đáng kể và đạt được những đặc tính nào đó mà con người mong đợi, rất nhiều người cảm thấy hào hứng với điều này, tin rằng tiến bộ của khoa học công nghệ đã mang lại sự thịnh vượng cho cuộc sống con người, nhưng đồng thời một số người có tầm nhìn xa cũng thấy được hiện trạng và tương lai khiến mọi người lo ngại. Xét từ góc độ xã hội học, ví dụ các loài lai tạo và biến đổi gen không thể tự sinh sản bình thường mà phải dựa vào sự cung cấp của các tổ chức nhân giống nào đó, điều này làm cho chuỗi cung ứng thực phẩm trở nên cực kỳ mong manh, khiến nó cực kỳ dễ bị thao túng vì sự ác ý hoặc nguyên nhân ngoài ý muốn dẫn đến toàn bộ chuỗi sản xuất bị sụp đổ. Nhất là trong bối cảnh tình hình đạo đức con người ngày càng bại hoại nhanh chóng, các nhà khoa học, chính phủ và các nhà kinh doanh rất dễ cùng nhau thao túng, khống chế dư luận, lũng đoạn thị trường để làm những điều xấu, làm trái với đạo đức nhân luân.

Đây không còn là chuyện giật gân nữa, ngày nay việc mở rộng phạm vi ứng dụng hạt giống biến đổi gen là một ví dụ thực tế. Kỳ thực nhiều nhà khoa học, quan chức chính phủ và chủ doanh nghiệp không phải hoàn toàn không biết sự thật, mà trong dục vọng tham lam vô độ họ đã đánh mất đạo đức lương tri, đã cố tình làm điều đó. Cũng có một số người có học thức vẫn còn có lương tri và bản tính, nhưng dưới vỏ bọc của những thế lực đen tối lớn mạnh, họ hoàn toàn không nói lên tiếng nói của chính nghĩa. Tuyệt đại đa số những người dân thường đều là đám cừu non bị ma quỷ ép buộc bắt làm nô lệ, nhưng họ hoàn toàn không biết điều đó, thậm chí còn cổ vũ cho chúng. Xét từ góc độ khoa học tự nhiên, các loài nhân tạo không chỉ làm mất đi hương vị nguyên bản của loài tự nhiên, mà còn làm mất đi khả năng tự sinh sản tự nhiên của loài đó, cũng làm mất đi sự đối ứng và kết nối với sinh mệnh của loài đó trong không gian khác (trên thiên thượng), khiến nó trở thành một cây bèo không có rễ. Mặc dù trong ngắn hạn nó có vẻ như thể hiện những ưu điểm nhất định trong một số phương diện, nhưng nó thực sự lại mang đến những khiếm khuyết lớn hơn và tiềm ẩn những nguy hiểm.

Chẳng hạn như mọi người đều biết: loài lai tạo không có khả năng tự sinh sản bình thường, thực phẩm không có vị thơm ngon tự nhiên, cây trồng ngày càng phụ thuộc nhiều vào phân bón, sâu bệnh ngày càng nặng, khả năng kháng thuốc ngày càng mạnh, dẫn đến ô nhiễm môi trường sinh thái ngày càng nghiêm trọng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật ngày càng nhiều và có hại cho sức khỏe con người, v.v. Nhìn bề ngoài, đó là một khiếm khuyết về kỹ thuật, nhưng về bản chất, đằng sau đó là sự bại hoại đạo đức của nhân tâm, là hệ quả tất yếu tạo thành bởi sự ngu muội, thiếu hiểu biết và lòng tham của con người. Bởi vì đối với người vô thần hoàn toàn không tồn tại những chuyện như con người làm gì Trời đều biết hay thiện ác hữu báo, cho nên tiêu chuẩn đạo đức luân lý của họ cực kỳ thấp, thậm chí không còn giới hạn. Đối với họ, mọi hành động thiện chí chẳng qua chỉ là thủ đoạn trong trò chơi để che mắt và lừa bịp. Đặc biệt là trong khoa học thực chứng hiện đại.

Đại sư Lý Hồng Chí giảng:

Khi tìm hiểu cũng chỉ có thể giới hạn trong thế giới vật chất, về phương thức là khi một loại sự vật được nhận thức rồi mới nghiên cứu nó, nhưng những hiện tượng sờ không được, nhìn không thấy trong không gian nhân loại, nhưng tồn tại một cách khách quan, và lại có thể phản ánh một cách hết sức thực tại ở hiện thực nhân loại —gồm cả tinh thần, tín ngưỡng, Thần ngôn, Thần tích— thì do tác dụng của việc bài xích Thần nên xưa nay vẫn không dám động chạm đến. (“Luận ngữ”, Chuyển Pháp Luân)

Theo nghĩa này, trên thực tế khoa học hiện đại đã trở thành sức mạnh mạnh mẽ để con người tự phong bế và tự hủy diệt mình.

Cũng có người cho rằng, từ xưa đến nay sự phát triển nông nghiệp là một quá trình con người liên tục cải tạo các điều kiện tự nhiên để giành lấy không gian sinh tồn, họ phiến diện nhấn mạnh rẳng muốn là nông nghiệp hữu cơ (canh tác tự nhiên), thì phải quay trở lại nền nông nghiệp nguyên thủy hoặc thậm chí là thời đại văn minh tiền sử mới được. Đây là một quan điểm theo logic của thuyết tiến hóa rất điển hình, về cơ bản nó đối lập với vũ trụ quan “thiên nhân hợp nhất” trong văn hóa truyền thống. Cơ sở lập luận của họ là, theo quy luật “chọn lọc tự nhiên” thì việc đấu với trời đấu với đất, chinh phục thiên nhiên, cải tạo thiên nhiên là lẽ đương nhiên. Theo góc nhìn của họ, “nền văn minh tiền sử” chẳng qua là thời một xã hội nguyên thủy chỉ tiến bộ hơn loài vượn người một chút, thời đó người ta chỉ biết thắt nút dây ghi nhớ sự việc, săn bắt thú rừng và cá, đốt nương làm rẫy mà thôi. Nhưng họ lại cố tình làm ngơ với những di tích thời tiền sử của các nền văn minh rất phát triển khác cách đây hàng chục nghìn năm, hàng trăm nghìn, hàng triệu thậm chí hàng trăm triệu năm.

Từ góc độ của giới tu luyện, thuyết tiến hóa là lời dối trá hoàn toàn không tồn tại. Một số nhà hiền triết, thánh hiền từ cổ chí kim, trong nước và ngoài nước cũng đã ít nhiều đề cập với mọi người rằng lịch sử loài người là ‘những vòng lặp’ lặp đi lặp lại. Con người có sinh lão bệnh tử, xã hội thì có thịnh suy thành bại, đây là quy luật của vũ trụ. Sau khi nền văn minh nhân loại phát triển đến một thời kỳ nhất định, thuận theo sự bại hoại của đạo đức, các thiên tai nhân họa sẽ nối tiếp nhau xảy đến, và cuối cùng sẽ dẫn đến sự diệt vong của toàn bộ nhân loại. Chỉ lưu lại một số ít người tốt làm nòi giống, thừa hưởng một chút nền văn minh thời tiền sử để bước vào thời kỳ sau. Do tất cả các phương tiện sinh hoạt, sản xuất đã bị phá hủy trong thiên tai nhân họa nên những người được lưu lại chỉ có thể sống cuộc sống nguyên thủy là đốt nương làm rẫy.

Ký ức về các nền văn minh trước đây và một lượng rất nhỏ tài liệu lịch sử đó dần dần đã trở thành truyền thuyết và những cuốn thiên thư mà người đời sau đọc không hiểu. Thực ra Thái cực, Hà Đồ, Lạc Thư, Chu Dịch, Bát Quái, v.v. đều là những gì được di lưu lại từ nền văn minh lần trước của loài người trước khi sảy ra trận đại hồng thủy. Theo logic của thuyết tiến hóa, mười ngàn năm trước loài người vẫn còn ở thời kỳ đồ đá ăn lông ở lỗ, làm sao có một nền văn minh mà con người ngày nay vẫn chưa thể hiểu được như vậy? Đây chính là điều mà Đại sư Lý Hồng Chí đã giảng:

Mọi người thử nghĩ xem, điều ấy chẳng phải đang cười giễu lịch sử ngày nay hay sao? Cũng không có gì đáng cười hết; bởi vì nhân loại không ngừng tự hoàn thiện, không ngừng tự nhận thức lại một cách mới, xã hội chính là đang phát triển như thế, [và] nhận thức ban đầu không nhất định là tuyệt đối chính xác. (“Bài giảng thứ nhất”, Chuyển Pháp Luân)

Trong mắt nhiều người, xã hội cổ đại đồng nghĩa với sự ngu muội và lạc hậu, khi nhắc đến nông nghiệp thì họ lập tức nghĩ đến sản lượng canh tác và chăn nuôi thấp, hiệu quả thấp, lương thực thiếu thốn, v.v. Đó có đúng là thực tế lịch sử không? Đúng là xã hội cổ đại quả thực không có máy móc nông nghiệp phát triển như ngày nay, cũng không có các ngành công nghiệp thuốc trừ sâu và phân bón hoá học tiên tiến như ngày nay, vậy có phải con người cứ quanh quẩn giữa nghèo đói và cái ăn cái mặc không? Nếu đúng như vậy thì ai là người đã gây dựng những thành phố cổ đại hùng vĩ có hàng triệu người sinh sống, ai đã tạo ra những món ăn ngon, trang phục và nền văn hoá nghệ thuật v.v. sáng lạn huy hoàng trong lịch sử đây? Giải thích thế nào với những thời kỳ lịch sử có lương thực đầy kho, thịt đầy bàn tiệc như thời kì thịnh trị của Hán Văn Đế và Hán Cảnh Đế, thời thịnh thế Tùy Đường, sự phồn thịnh của Lưỡng Tống? Đúng vậy, lịch sử của mỗi triều đại đều có lúc thịnh thế huy hoàng, cũng có lúc mạt thế suy tàn, đây là quy luật của lịch sử, mỗi quốc gia, mỗi triều đại đều tiếp tục lặp lại lịch sử thành bại hưng vong, quy luật này là đại đồng tiểu dị. Điều này không liên quan gì đến thuyết tiến hóa, mà ngược lại, lịch sử tuần hoàn lặp đi lặp lại chu kỳ thành trụ hoại diệt này đã chứng minh rằng thuyết tiến hóa thực sự là một học thuyết “giả”.

Theo quan điểm logic của con người ngày nay, xã hội cổ đại không có máy móc nông nghiệp phát triển hiện đại cũng như các ngành công nghiệp thuốc trừ sâu và phân bón tiên tiến như ngày nay, thế thì hiệu suất lao động nông nghiệp phải cực kỳ thấp, bệnh cây trồng, côn trùng và cỏ dại phải rất nghiêm trọng. Ngay cả theo quan điểm của nền nông nghiệp hữu cơ phổ biến hiện nay, thì cũng không thể thiếu được máy móc nông nghiệp tiên tiến. Điều khiến người ta bất ngờ là, dù có sự hỗ trợ của máy móc nông nghiệp tiên tiến hiện nay, giá nông sản hữu cơ cao gấp 2-3 lần so với sản phẩm thông thường, nhưng tỷ trọng nông nghiệp hữu cơ vẫn không đến 10%. Nguyên nhân nào đang hạn chế sự phát triển của nông nghiệp hữu cơ? Như mọi người đều biết, đó là vấn đề sản lượng và giá cả, tại sao sản lượng nông nghiệp hữu cơ không thể tăng? Đó là do chi phí cho kiểm soát nạn sâu bệnh, cỏ dại và phân bón quá cao.

Tại sao nạn sâu bệnh, cỏ dại và phân bón lại nghiêm trọng và khó kiểm soát như vậy? Có phải thời cổ đại cũng vậy không? Kỳ thực những người lớn tuổi một chút đều biết việc này, khi chúng ta nhìn lại 80 năm của thế kỷ trước lúc phân bón và thuốc trừ sâu chưa được sử dụng trên diện tích lớn như ngày nay, các loại sâu bệnh rốt cuộc nghiêm trọng như thế nào? Trong hàng trăm nghìn năm, con người không có thuốc trừ sâu và phân bón công nghiệp hóa hiện đại, làm thế nào để cây trồng phát triển? Ngày nay nếu có một thiên tai bất ngờ xảy ra khiến hệ thống năng lượng sụp đổ, máy móc của con người ngừng hoạt động, việc sản xuất thuốc trừ sâu, phân bón, màng nhựa che phủ đất v.v. và các ngành công nghiệp hỗ trợ nông nghiệp khác ngừng hoạt động, hoàn toàn quay trở lại thời kỳ nông nghiệp truyền thống hàng trăm năm trước, thì kết quả sẽ như thế nào? Do đó ta có thể thấy được sự mong manh mà khoa học kỹ thuật hiện đại mang lại cho nhân loại.

Mọi người đã quen với những phân tích từ góc độ khoa học về lý do tại sao nạn sâu bệnh và cỏ dại lại nghiêm trọng, chẳng hạn như cách sâu bệnh tạo ra sự di truyền biến dị và tính kháng thuốc trong quá trình sàng lọc thuốc trừ sâu, làm thế nào để người ta xác định được các đột biến của sâu bệnh để nghiên cứu các loại thuốc trừ sâu mới, lai tạo ra các giống kháng bệnh mới hoặc cải tiến kỹ thuật quản lý canh tác, v.v. Tóm lại, đó là quá trình đấu tranh giữa con người và thiên nhiên để chinh phục lẫn nhau. Mọi người từ trước đến nay chưa bao giờ tĩnh tâm mà suy nghĩ lý do tại sao với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật mà nạn sâu bệnh vẫn không hề thuyên giảm, không những thế lại ngày càng trở nên trầm trọng hơn? Những người được đào tạo trong khoa học kỹ thuật hiện đại khó có thể tin rằng “vạn vật đều có linh, nghiệp lực luân báo”; bởi vì khoa học kỹ thuật hiện đại có nhận thức rất nông cạn về vật chất, thời không và sinh mệnh, nên nó không nhận thức được rằng những tư tưởng và hành vi bất hảo mà con người sẽ hình thành nghiệp lực (một loại vật chất màu đen) trong không gian khác, tư tưởng và hành động tốt sẽ hình thành đức (một loại vật chất màu trắng). Đức sẽ sinh ra phúc báo, nghiệp sẽ sinh ra ác báo.

Virus và vi trùng mà người thường không thể nhìn thấy kỳ thực là biểu hiện của nghiệp lực ở không gian khác đến không gian bên này của chúng ta. Người thường cũng không thể thấy thứ mà thuốc trừ sâu giết chết chỉ là cơ thể trong không gian bề mặt (virus, vi trùng và sâu bọ) của nghiệp lực, còn bản thân nghiệp lực (linh hồn của virus, vi trùng) không hề chết, chúng chỉ tạm thời tích tụ lại ở không gian khác, hoặc sẽ chuyển hóa thành dạng khác gây hại cho cây trồng, đây là nguyên nhân gây ra sự đột biến của virus và vi khuẩn. Trong xã hội hiện đại, vì con người mê tín khoa học, không tin vào Thần ngôn Thần tích, cũng không tuân theo đạo đức lương tri, họ đang làm bại hoại tư tưởng và các mối quan hệ nhân luân trong khi buông trôi theo dòng chảy, tạo thành vô số nghiệp lực, nên thiên tai nhân họa nối tiếp nhau kéo đến, cuối cùng người ta nhất định sẽ thấy rằng khoa học hoàn toàn bất lực.

Đại sư Lý Hồng Chí đã từng tiết lộ:

Tự tư, tham lam, ngu muội, và vô tri của con người đan xen làm một với bản tính lương thiện của con người, hết thảy những gì mà bản thân sẽ phải gánh chịu do sự vô tri tạo ra nay đang nuốt dần xã hội. Trên thế giới, các loại vấn đề xã hội đồng loạt xuất hiện, nguy cơ tứ bề, nhân loại không biết tìm nguyên nhân từ bản tính của tự mình, không nhìn thấy rằng nhân tâm thật đáng sợ sau khi đạo đức bại hoại mới chính là căn nguyên độc hại của vấn đề xã hội, toàn là tìm lối thoát một cách ngu ngốc ở biểu hiện bề ngoài của xã hội. Đã như vậy rồi, con người làm sao nghĩ ra rằng hết thảy cái gọi là lối thoát mà con người tìm ra cho mình ấy, đích thị là đang phong bế chính mình, vì thế nên càng không có lối thoát, và vấn đề mới được mang đến lại còn tệ hơn. Như thế rất khó lại tìm được một chút không gian, và một thực thi mới được chọn làm, thì lại phong bế tiếp chỗ không gian nhỏ nhoi còn lại, lặp lại qua thời gian lâu, đạt tới bão hoà, không còn lối thoát nào nữa, không nhìn thấy được chân tướng bên ngoài chỗ bị phong bế nữa rồi. Con người đã bắt đầu gánh chịu hết thảy những gì do chính mình tạo ra. Ấy chính là phương thức đào thải cuối cùng của vũ trụ đối với các sinh mệnh. (“Tái tạo nhân loại”, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Khoa học của Trung Quốc cổ đại khác với khoa học hiện nay mà chúng ta học từ phương tây, nó đi theo một con đường khác, có thể đưa đến trạng thái khác. Do đó không thể dùng phương pháp nhận thức của chúng ta hiện nay để nhận thức khoa học kỹ thuật của Trung Quốc cổ đại, bởi vì khoa học Trung Quốc cổ đại là nhắm thẳng vào [thân] thể người, sinh mệnh, vũ trụ; nhắm trực tiếp vào những điều ấy mà nghiên cứu, do đó [nó] đi theo một con đường khác. Thời ấy người đi học, đều phải chú trọng đả toạ, khi ngồi cũng giảng [phải] có tư thế; khi cầm bút viết cũng giảng [phải] vận khí hô hấp; các ngành các nghề đều giảng [phải] tịnh tâm, điều tức; toàn bộ xã hội đều đặt trong trạng thái như thế. (“Bài giảng thứ bảy”, Chuyển Pháp Luân)

Nền nông nghiệp hữu cơ (phương pháp canh tác tự nhiên) hiện tại cho dù thực hiện như thế nào cũng không thể trở lại trạng thái cũ, bất kể mọi người làm gì cũng chỉ là những thao tác từ công nghệ bề mặt, chứ không thực sự tôn kính trời đất vạn vật, lại không biết cách tu tâm đoạn dục, hành thiện tích đức, vì vậy không có cách nào tiêu trừ nghiệp lực tận gốc. Nhiều người trí thức cũng đã thấy rằng hiện tại nhân loại đã đến thời mạt hậu, vật cực tất phản, những người có thể được lưu lại sau cuộc đại đào thải sẽ thấy Thần tích, sẽ trở về với văn hóa truyền thống lấy tín ngưỡng làm gốc và tôn trọng đạo đức, lúc đó nghiệp lực của con người và vạn vật trên thế gian cũng sẽ nhỏ đi rất nhiều, do đó sẽ mang lại cảnh tượng thời kỳ thịnh vượng, mưa thuận gió hòa, đất đai màu mỡ, cây cối tươi tốt, ngũ cốc dồi dào. Trời đất mênh mang rộng lớn, muôn nghìn chúng sinh như vậy, vì sao lại được sinh ra? Có mấy ai minh bạch được, mấy ai vẫn còn mê?

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/268974

The post Những suy nghĩ về công nghệ sinh học nông nghiệp hiện đại (Phần 3) [Bài viết nhân dịp 20 năm Chánh Kiến Net] first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Những suy nghĩ về công nghệ sinh học nông nghiệp hiện đại (Phần 2) [Bài viết nhân dịp 20 năm Chánh Kiến Net]https://chanhkien.org/2021/11/bai-viet-nhan-dip-20-nam-chanh-kien-net-nhung-suy-nghi-ve-cong-nghe-sinh-hoc-nong-nghiep-hien-dai-phan-2.htmlSun, 07 Nov 2021 15:22:52 +0000https://chanhkien.org/?p=28078Tác giả: Thiền Tâm [ChanhKien.org] Trong văn hóa của các quốc gia cổ đại có một đặc điểm chung là: Rất nhiều luân lý đạo đức và phong tục tập quán cơ bản của họ đều có nguồn gốc từ thần thoại hoặc tôn giáo cổ đại. Những nội dung căn bản của “văn hóa […]

The post Những suy nghĩ về công nghệ sinh học nông nghiệp hiện đại (Phần 2) [Bài viết nhân dịp 20 năm Chánh Kiến Net] first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tác giả: Thiền Tâm

[ChanhKien.org]

Trong văn hóa của các quốc gia cổ đại có một đặc điểm chung là: Rất nhiều luân lý đạo đức và phong tục tập quán cơ bản của họ đều có nguồn gốc từ thần thoại hoặc tôn giáo cổ đại. Những nội dung căn bản của “văn hóa Thần truyền”, còn được gọi là “văn hóa bán Thần”, như Bàn Cổ khai thiên tịch địa trong thần thoại phương Đông, Thần định ra mối quan hệ nhân luân trong tôn giáo phương Tây đều do Thần đặt định ở thời kỳ đầu của nền văn minh, rồi truyền cấp cho thế nhân, sau đó con người coi đó là văn hoá chính thống mà truyền thừa cho thế hệ sau. Ở Trung Quốc, thuyết “Bàn Cổ khai thiên địa”, “Nữ Oa tạo ra con người”, “Thần Nông nếm trăm loài thảo mộc”, “Thương Hiệt tạo chữ” đã đặt định nền móng ban đầu cho văn hóa Thần truyền Trung Hoa.

“Con người thuận theo Đất, Đất thuận theo Trời, Trời thuận theo Đạo, Đạo thuận theo tự nhiên”, tư tưởng Thiên nhân hợp nhất của Đạo gia đã hòa vào dòng máu văn hóa của con người; “Đại học chi đạo, tại minh minh đức” (Đạo của sự học rộng cốt ở chỗ hiểu rõ cái sáng của đạo đức). Hơn hai nghìn năm trước, Đức Khổng Tử lập trường học để dạy học trò, truyền bá cho xã hội tư tưởng tiêu biểu “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín” của Nho giáo. Vào thế kỷ thứ I, Phật pháp giảng về sự “từ bi phổ độ” của Phật giáo được truyền sang phương Đông, làm cho văn hóa Trung Hoa càng trở nên bác đại tinh thâm. Sự hòa hợp bổ sung trong tư tưởng của ba phái Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo, làm cho thời kỳ thịnh trị của nhà Đường trở nên rực rỡ, nổi tiếng thế giới. “Thiên nhân hợp nhất” là thể hiện quan điểm của tổ tiên chúng ta về vũ trụ; “Thiện ác hữu báo” là lẽ thường tình của xã hội; “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” (Điều mà mình không muốn thì đừng làm cho người khác) là mỹ đức tối thiểu của đạo làm người; “Trung, hiếu, tiết, nghĩa” là chuẩn mực của cuộc sống; “Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín” đã trở thành nền tảng đạo đức để quy chuẩn con người và xã hội.

Với tiền đề như vậy, văn hóa Trung Hoa thể hiện những ưu điểm như thành (thực), thiện (lương), hòa (vi quý) và (bao) dung. Tư tưởng lớn “Thiên địa quân thân sư” phản ánh nội hàm văn hóa thâm sâu về sự tôn kính của người dân đối với các vị Thần (Thiên Địa), lòng trung thành với xã tắc (quân), tôn trọng gia đình (thân) và tôn sư trọng đạo (sư). Nói cách khác, văn hóa truyền thống chân chính lấy tín ngưỡng làm gốc, coi trọng đạo đức, chủ thể là dựa trên nền tảng thuyết hữu Thần. Kỳ thực thuyết Chúa sáng thế của xã hội phương Tây cổ đại cũng lấy tín ngưỡng làm gốc. Nói cách khác, vì vạn vật trong trời đất bao gồm cả con người đều do Thần tạo ra, nên đương nhiên văn hóa của xã hội nhân loại đương nhiên cũng được Thần truyền cấp cho con người. Văn hóa Thần truyền mang tính hữu Thần đó tự nhiên cũng mang trong nó đặc tính của Thần, nên còn được gọi là văn hóa bán Thần.

Trong các xã hội truyền thống thời cổ đại, người ta hoàn toàn tin rằng vạn vật đều do Thần tạo ra, vạn vật đều có linh. Vì Thần tạo ra vạn vật, nên tất nhiên Thần cũng ban linh hồn cho vạn vật, đồng thời định ra các phép tắc về mối quan hệ giữa vạn vật. Tất cả vạn vật trên Trái Đất đều có sự đối ứng nhau vạn vật trong thế giới của Thần trên Thiên thượng, ví dụ như con người trên Trái Đất có chủng tộc và màu da khác nhau thì sẽ đối ứng các Thần trên Thiên thượng với hình tượng tương tự như vậy, các dân tộc khác nhau trên thế giới đều lưu truyền những truyền thuyết về các vị Thần đã tạo ra dân tộc mình.

Còn các loài lai tạo nhân tạo, đặc biệt là các loài biến đổi gen, tất nhiên không phải do Thần tạo ra, vì vậy cũng không có đối ứng của các loài trên Thiên thượng, Thần đương nhiên cũng sẽ không ban cho chúng linh tính bình thường, cũng không cho phép chúng tham gia vào hệ thống tuần hoàn vật chất của sinh mệnh bình thường. Thế thì loài nhân tạo không có gốc rễ đối ứng trên Thiên thượng, chẳng khác nào con thuyền lẻ loi lạc hướng giữa biển khơi, chỉ có thể trôi theo gió. Những thứ bất hảo âm tính trong vũ trụ sẽ thừa lúc sơ hở chui vào điều khiển những loài nhân tạo này, từ đó gây họa loạn cho nhân gian. Và bởi vì tất cả những điều này đều do con người lựa chọn, tự con người chủ động từ bỏ Thần, cho nên Thần cũng không quản nữa. Do đó hậu quả (môi trường sinh thái và đạo đức xã hội suy giảm nhanh chóng) đem đến khiến người ta kinh ngạc.

Với những người thực sự có tín ngưỡng thì có thể dễ dàng lý giải những vấn đề trên. Nhưng với đại đa số con người ngày nay thì đó chỉ là câu chuyện cổ tích. Điều này liên quan đến các vấn đề triết học cơ bản như tinh thần và vật chất, hữu Thần và vô Thần, thực chứng và thiên phú, duy tâm và duy vật v.v. Những chủ đề như vậy không phải là trọng tâm của bài viết này, chúng tôi chỉ đứng từ góc độ tư tưởng hữu Thần trong văn hóa truyền thống để thảo luận một số vấn đề gây tranh cãi trong công nghệ sinh học hiện đại mà thôi.

Giới tu luyện có quan điểm rằng:

“tinh thần và vật chất là nhất tính” (Giảng Pháp tại Pháp hội Australia [1999])

Quan điểm đó khác với nhận thức vật chất và tinh thần (ý thức) là tách biệt theo nhiều nhà duy vật chủ nghĩa, vì vậy họ cứ mãi tranh luận xem vật chất là đệ nhất tính hay tinh thần là đệ nhất tính (vật chất quyết định tinh thần hay tinh thần quyết định vật chất). Văn hóa Thần truyền tin rằng vạn vật đều có linh, “linh” này không chỉ đề cập đến đặc tính của sinh mệnh như tân trần đại tạ, mà còn được dùng để chỉ việc có “linh hồn” hay nói chính xác hơn là “nguyên thần”, theo cách nói của người hiện đại là có “tinh thần hay tư tưởng”. Nếu nói con người hay động vật có suy nghĩ, cảm xúc và trí tuệ thì mọi người còn dễ chấp nhận. Nhưng nếu nói thực vật và vi sinh vật cũng có tư tưởng và tình cảm thì người ta sẽ cảm thấy thật khó tiếp nhận.

Hơn nữa, nếu nói một hạt cát, một giọt nước, một dòng sông, một ngọn núi cũng có sinh mệnh và tư tưởng thì sẽ khiến người ta cảm thấy khó mà tưởng tượng được, thậm chí có người sẽ chế nhạo rằng “đầu óc có vấn đề”. Chúng ta biết rằng cơ thể con người được tạo thành từ vô số tế bào. Dùng kính phóng đại siêu cấp mà nhìn thì khoảng cách giữa các tế bào vô cùng lớn. Toàn bộ cơ thể con người giống như những hạt cát đang di động. Các tế bào trôi trong chất lỏng của cơ thể giống như những chiếc thuyền đang trôi trên biển. Vì vậy, xét từ vi quan, thì ai là tôi và tôi là ai? Vô số tế bào khi kết hợp lại thì là bạn, vô số tế bào phân tách ra, nhìn riêng lẻ từng cá thể, thì bạn là ai? Ai là bạn đây?

Tế bào nào cũng là bạn, sao có chuyện một tế bào lại không phải là bạn được? Cơ thể của bạn rốt cuộc ở đâu? Tư tưởng của bạn rốt cuộc ở đâu? Đạo gia nói rằng cơ thể con người là một tiểu vũ trụ, trong tiểu vũ trụ này, đâu đâu cũng đều là tế bào, nhiều như số vì sao trên bầu trời; chủ ý thức thật của bạn giống như đang du hành qua lại giữa các vì sao trong không gian; có hành tinh nhìn như tế bào não của bạn, có cái lại như tế bào cơ bắp của bạn, có cái lại dày đặc hơn trông giống như dải Ngân Hà thì hóa ra là các tế bào xương. Ai là tôi? Tôi là ai? Đột nhiên hiểu ra được rằng bản thân mình thực sự thì ra chính là một chút chủ ý thức mà nếu so ra còn vi quan hơn so với tế bào. Tức là nguyên thần mà giới tu luyện nói đến hoặc linh hồn mà thế nhân nói đến. Hóa ra thân thể gồm các tế bào mà chúng ta nhìn thấy bằng mắt thường chẳng qua chỉ là vật tải thể tạm thời của nguyên thần, trong Phật giáo gọi là “túi da”.

Nhiều người cảm thấy khó lý giải việc sinh mệnh có linh hồn, kỳ thực khoa học hiện đại đã có thể chạm đến một số manh mối nào đó rồi, nhưng vì chịu ảnh hưởng của quan niệm cứng nhắc rằng nhìn thấy mới tin nên họ không dám đối mặt hoặc động chạm đến. Người Trung Quốc xưa từ lâu đã nhận ra rằng, cơ thể con người là có tồn tại kinh mạch, kinh mạch giống như huyết quản chạy khắp toàn bộ cơ thể, lưu chuyển những vật chất vi tế, tinh hoa hơn của sinh mệnh. Nhưng vì khi giải phẫu cơ thể người thì người ta cũng không nhìn thấy kinh lạc nên một số người không tin. Tuy nhiên, bấm huyệt, xoa bóp, châm cứu trong Trung Y đều dựa trên cơ sở này và không có ai có thể phủ nhận được hiệu quả chữa bệnh thực tế của các phương pháp này.

Công nghệ hình ảnh và điện từ hiện nay từ lâu đã phát hiện ra sự tồn tại của các đường kinh mạch. Dưới tác dụng của một trường điện từ đặc biệt, có thể thấy rằng cơ thể con người phát ra một loại ánh sáng, đặc biệt là những người tu luyện có tố chất thì ánh sáng đó rất sáng. Hơn nữa, trong các huyệt vị của kinh mạch chứa đầy năng lượng, cơ cấu phân bố của chúng hoàn toàn trùng khớp với sơ đồ các huyệt vị của kinh mạch trên cơ thể con người do người xưa vẽ ra. Điều này thật thần kỳ phải không? Làm thế nào mà người xưa phát hiện ra những huyệt vị của kinh mạch phức tạp mà mắt thường không nhìn thấy được? Hiện tượng cơ thể của con người có những chức năng đặc biệt cũng đã không còn là câu chuyện truyền thuyết trong Liêu Trai Chí Dị và Sơn Hải Kinh nữa. Có vô số người và vô số thực nghiệm khoa học đã chứng minh đầy đủ sự tồn tại khách quan của nó, chẳng hạn như công năng dao thị, công năng thấu thị, tai nhận biết chữ, công năng ban vận, trải nghiệm cận tử, luân hồi ký sự, ký ức thôi miên v.v., tất cả đều đã thực sự tiết lộ những bí ẩn về nhân thể, sinh mệnh, vũ trụ và thời không, vĩnh viễn không phải là thứ mà tầm nhìn hạn hẹp của khoa học kỹ thuật hiện đại có thể bao hàm và lũng đoạn hết thảy. Người thực sự có trí huệ, tư tưởng cởi mở, tâm hồn quảng đại sẽ không câu nệ vào ý kiến thiên vị mà giậm chân tại chỗ.

Dù trong xã hội cổ đại hay trong xã hội hiện đại thì những trường hợp thực tế về linh hồn thoát ra khỏi cơ thể có ở khắp mọi nơi. Sau trận động đất ở Đường Sơn, có người đã tiến hành một cuộc điều tra xã hội đặc biệt để hỏi về cảm giác của những người sống sót khi họ ở trong trạng thái tử vong. Điều gây bất ngờ và kinh ngạc là những người sống sót đều có trải nghiệm giống nhau, tức là trong trạng thái tử vong họ không có cảm giác sợ hãi, thân thể nhẹ nhàng bay bổng, có một loại cảm giác hưng phấn giải thoát tiềm tại, có người đã đi đến một địa phương nào đó, còn có người đã thấy người thân đã qua đời, cũng có người đã nhìn thấy thân thể của mình bị thương trong trận động đất v.v.

Các bệnh án ở bệnh viện cũng có nhiều ghi chép về các trường hợp bệnh nhân nói rằng tự mình đã bay lên trần nhà, nhìn thấy các bác sĩ và y tá đang bận rộn cấp cứu xung quanh cơ thể của mình, họ cũng không cảm thấy đau đớn chút nào, dường như họ không có chút liên hệ gì với cơ thể của mình, khi bản thân đột nhiên từ trên không trung rơi xuống trở về cơ thể thì mới phục hồi tri giác. Càng kinh ngạc hơn nữa là có người thậm chí khi hồn rời khỏi xác đã nhìn thấy dấu vết của vật được bí mật cất giấu tại chiếc đèn chùm trên trần nhà bệnh viện mà ít người biết đến. Ngoài ra còn có một số hiện tượng như báo mộng, hiện tượng phụ thể v.v., đều tồn tại một cách khách quan mà khoa học hiện đại chưa có cách giải thích rõ ràng. Đại sư Lý Hồng Chí trong Chuyển Pháp Luân đã giảng:

Những gì mà giới khoa học kỹ thuật phát hiện hôm nay đã đủ để thay đổi sách giáo khoa hiện nay của chúng ta. [Khi] quan niệm cũ cố hữu đã hình thành hệ thống và phương pháp tư duy, [thì] rất khó tiếp thu nhận thức mới. Khi chân lý xuất hiện [người ta] không dám tiếp thụ, mà lại bài xích nó theo bản năng. (Bài giảng thứ nhất”, Chuyển Pháp Luân)

Kỳ thực khoa học kỹ thuật hiện đại đã phát hiện ra rằng tư duy tinh thần của con người không phải là huyền ảo mơ hồ, mà là một loại vật chất thực sự như sóng điện não. Với kỹ thuật điều khiển não bộ người máy hiện nay, công nghệ của con người gần như đã đạt đến trình độ liên lạc trực tiếp giữa não người và máy tính, tức là con người có thể trực tiếp điều khiển máy tính bằng cách gửi các chỉ lệnh đến máy tính thông qua ý niệm của họ, ngược lại, con người có thể trực tiếp nhận các tín hiệu do máy tính gửi đến và hiểu được ý định của nó. Vậy sự phụ thuộc lẫn nhau giữa vật thể hữu hình và ý thức vô hình là gì? Chúng ta có thể hình dung nó giống như các chương trình phần mềm máy tính và mạng internet.

Phần cứng của máy tính hay điện thoại là vật chất hữu hình mà chúng ta nhìn thấy bằng mắt, nó tương tự như các tế bào cơ thể mà chúng ta có thể nhìn thấy. Còn chương trình phần mềm máy tính và mạng internet là những vật chất vi quan vô hình, cũng giống như tư tưởng và tinh thần của con người. Hai thứ vật chất hữu hình và vật chất vô hình này có thể tương hỗ cho nhau, cũng có thể tách rời nhau mà tồn tại độc lập, nhưng chúng đều là vật chất tồn tại thực tại, chỉ là mức độ vi quan khác nhau mà thôi. Các chương trình phần mềm và mạng internet vi quan có thể được lưu trữ và chạy trên các thiết bị máy tính và điện thoại di động khác nhau. Nói cách khác, phần cứng chỉ là công cụ phiên dịch các tín tức vi quan, phần cứng mà không có chương trình phần mềm và mạng thì cũng giống như người thực vật đã mất đi ý thức tinh thần của mình, chỉ là một đống linh kiện điện tử và hợp chất hữu cơ mà thôi. Tương tự như các chương trình máy tính, linh hồn con người cũng có thể thao túng các cơ thể người khác nhau, bộ não con người thực chất cũng chỉ là chiếc máy phiên dịch, các tín tức mà chủ nguyên thần phát xuất ra sẽ được đại não xử lý và phiên dịch thành ngôn ngữ, điệu bộ, động tác… mà con người có thể hiểu được.

Đại sư Lý Hồng Chí đã giảng:

Thân thể người ta nếu không có nguyên thần của mình, không có tính khí tính cách, đặc tính, không có những thứ ấy, thì chính là một tảng thịt; nó không thể là một con người hoàn chỉnh, có mang theo cá tính tự ngã độc lập. Như vậy đại não của con người khởi tác dụng gì? Nếu yêu cầu tôi giảng, thì đại não con người với hình thức trong không gian vật chất này của chúng ta, nó chỉ là một [nhà máy] công xưởng gia công. Tín tức thật sự là do nguyên thần phát xuất ra; nhưng thứ mà nó phát xuất ra không phải là ngôn ngữ; nó phát xuất ra một chủng tín tức vũ trụ, đại biểu cho một ý nghĩa nào đó. Đại não của chúng ta sau khi tiếp thụ chỉ lệnh ấy, liền biến đổi nó thành ngôn ngữ hiện nay, hình thức biểu đạt như thế. Chúng ta thông qua tư thế tay, ánh mắt, hay các động tác đủ loại để biểu đạt nó ra; đại não là có tác dụng ấy. [Còn] chỉ lệnh chân chính, tư duy thật sự là do nguyên thần của con người phát xuất ra. Người ta thường vẫn tưởng rằng đây là tác dụng độc lập trực tiếp của đại não; thực ra có những lúc nguyên thần ngụ tại tim, có người thực sự cảm thấy rằng tâm đang suy nghĩ. (Bài giảng thứ chín”, Chuyển Pháp Luân)

Vạn vật đều có linh, các trường hợp thực vật có cảm ứng tâm linh, nước biết trả lời v.v. đã không còn là chuyện hiếm, nhưng điều khiến người ta khó lý giải là nguồn gốc “linh” của vạn vật rốt cuộc đến từ đâu? Sau khi vật tải thể là vật chất hữu hình trên bề mặt bị hư hỏng, chết đi, giải thể và phong hóa thì cái “linh” này sẽ đi về đâu? Chúng sẽ luân hồi chuyển sinh như thế nào? Việc lý giải những bí ẩn này có ý nghĩa thực tế gì đối với nhân loại chúng ta? Với trình độ khoa học hiện đại hiện nay quả thực quá khó để làm rõ những vấn đề này.

Chúng ta đã biết rằng cơ thể con người được cấu thành từ vô số tế bào, hình thành nên một con người hoàn chỉnh có cá tính tự ngã, có tư tưởng tình cảm, vậy thì mỗi tế bào sẽ có mối quan hệ thế nào với chỉnh thể con người? Mọi người đều biết rằng tế bào có tính toàn năng, một tế bào có chứa tất cả các thông tin di truyền của một người, nghĩa là mỗi tế bào có thể được nhân bản thành một con người hoàn chỉnh. Các nhà khoa học hiện nay khi dùng các sợi quang học để truyền dẫn thông tin từ một tế bào của chuột bạch đến màn hình hiển thị thì có thể nhìn thấy hình ảnh hoàn chỉnh của một con chuột bạch. Điều này nói rõ rằng, điều mà sợi quang học truyền dẫn không phải là tế bào, mà là thông tin về sinh mệnh của tế bào – linh hồn.

Nghĩa là một tế bào cũng giống như chỉnh thể của một sinh mệnh, giống như ba sợi lông tơ của Tôn Ngộ Không trong “Tây Du Ký”, thổi một hơi có thể biến thành vô số phân thân. Theo cách nhìn nhận này, mỗi tế bào của bạn chính là một phiên bản thu nhỏ của bạn, là một phân thân của bạn. Mỗi tế bào đều có một bộ não tương đối độc lập, đồng thời nó được kết nối với bộ não tổng thể, hợp tác ăn ý với nhau, cũng giống như phân thân của Tôn Ngộ Không, vừa có thể độc lập chiến đấu lại vừa được điều khiển bởi chủ thể. Có thể ví như mười ngón tay trong một bàn tay, một ngón bị thương tổn thì cả bàn tay bị thương tổn, một ngón mạnh mẽ thì cả bàn tay mạnh mẽ. Nói cách khác, vạn vật đều có linh và giữa các linh hồn cũng có mối liên hệ với nhau.

Vậy khi một cơ quan nội tạng được cấy ghép, thì những nội tạng được cấy ghép đó có phải cũng được kết nối với thông tin của sinh mệnh ban đầu (hay linh hồn) hay không? Các thông tin về giới tính, sở thích, tính cách, tính tình, màu da, bệnh di truyền… của chủ nhân cơ quan nội tạng đó có phải đều được chuyển qua hay không? Kỳ thực nhất định là như thế. Nhiều trường hợp cấy ghép đã chứng minh rõ điểm này. Một số người sau khi cấy ghép nội tạng đột nhiên trở nên thích uống một số loại rượu hoặc nghiện thuốc lá, hoặc có những thay đổi rõ ràng về sở thích và tính cách của họ, thậm chí còn có một số ký ức không thể giải thích được v.v. Sau đó người ta thực hiện nghiên cứu và phát hiện ra rằng những thay đổi mới này đều là những đặc điểm vốn có của chủ nhân ban đầu của cơ quan nội tạng.

Từ phân tích trên có thể thấy rằng các loài mới được tạo ra bằng cách lai tạo, biến đổi gen hay nhân giống bức xạ thì các gen phối hợp ngoại lai hoặc đột biến của nó chẳng phải cũng giống như việc cấy ghép nội tạng sao? Đó có phải là sự trói buộc gượng ép những sinh mệnh vốn dĩ không nên phối hợp với nhau không? Mỗi tế bào đều có linh hồn sinh mệnh tương ứng của nó, những tín tức sinh mệnh mà những linh hồn này phát xuất ra chính là tín tức của trường vật chất mà chúng ta đang tìm hiểu. Sinh mệnh khác nhau thì tính cách và sở thích cũng khác nhau, liệu loài lai nhân tạo mới có phá vỡ trật tự ban đầu của loài do Thần tạo ra không? Nó có gây ra sự bất thuần và biến dị của sinh mệnh không? Tại sao nói sự sinh sôi nảy nở của các loài trong tự nhiên không gây ra hỗn loạn và biến dị vật chất?

Bởi vì vạn vật do Thần tạo ra, nên Thần cũng quy định ra mối quan hệ giữa vạn vật, bao gồm cả sự tuần hoàn năng lượng giữa các chuỗi sinh thái và chuỗi thức ăn. Tuy có sự khác biệt giữa các cá thể trong cùng một loài, nhưng nguồn gốc của sinh mệnh là giống nhau, và nó cũng đối ứng với các loài sinh vật trên Thiên thượng. Giao phối và sinh sản trong cùng một loài đều là tuần hoàn trong hệ thống sinh mệnh của vũ trụ, vì vậy nó có thể duy trì tính thuần khiết của nó. Loại sinh mệnh như vậy sẽ được Thần công nhận, Thần sẽ ban cho loại sinh mệnh này linh tính bình thường, cũng sẽ bảo hộ cho loại sinh mệnh này sống đời sống bình thường theo đạo đức luân lý mà Thần định ra. Tuy nhiên, giống loài nhân tạo biến đổi gen hay lai tạo đã làm mất đi sự đối ứng với loài trên Thiên thượng, không thuộc về bất kỳ thể hệ nào của Thần, nên Thần tự nhiên cũng không quản nữa.

(Còn tiếp)

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/268974

The post Những suy nghĩ về công nghệ sinh học nông nghiệp hiện đại (Phần 2) [Bài viết nhân dịp 20 năm Chánh Kiến Net] first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Những suy nghĩ về công nghệ sinh học nông nghiệp hiện đại (Phần 1) [Bài viết nhân dịp 20 năm Chánh Kiến Net]https://chanhkien.org/2021/11/bai-viet-nhan-dip-20-nam-chanh-kien-net-nhung-suy-nghi-ve-cong-nghe-sinh-hoc-nong-nghiep-hien-dai-phan-1.htmlThu, 04 Nov 2021 16:25:36 +0000https://chanhkien.org/?p=28066Tác giả: Thiền Tâm [ChanhKien.org] [Ghi chú của Ban biên tập] Cảm ơn sự ủng hộ nhiệt tình của các đồng tu, sau khi đăng tải bài “Thông tri kêu gọi gửi bài nhân dịp 20 năm Chánh Kiến Net”, chúng tôi liên tục nhận được bài viết của các đồng tu gửi đến. Thời […]

The post Những suy nghĩ về công nghệ sinh học nông nghiệp hiện đại (Phần 1) [Bài viết nhân dịp 20 năm Chánh Kiến Net] first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tác giả: Thiền Tâm

[ChanhKien.org]

[Ghi chú của Ban biên tập] Cảm ơn sự ủng hộ nhiệt tình của các đồng tu, sau khi đăng tải bài “Thông tri kêu gọi gửi bài nhân dịp 20 năm Chánh Kiến Net”, chúng tôi liên tục nhận được bài viết của các đồng tu gửi đến. Thời hạn cuối cùng nhận bài là ngày 31 tháng 12 năm 2021, do vậy chúng tôi đã lựa chọn ngày 13 tháng 5, ngày sinh của Sư phụ và cũng là ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới, để bắt đầu đăng các bài viết. Cũng hy vọng rằng các đồng tu chưa đóng góp có thể nỗ lực viết ra những chính kiến của mình trong tu luyện Đại Pháp về nhân thể, sinh mệnh, vũ trụ và vạn sự vạn vật

Công nghệ biến đổi gen, công nghệ lai nhân tạo và công nghệ tạo giống bằng bức xạ hạt nhân là ba trụ cột lớn của công nghệ sinh học nông nghiệp hiện đại, nhưng những thực phẩm được tạo ra từ công nghệ này từ lâu vẫn luôn gây tranh cãi trong xã hội. Người ta lo lắng rằng những loài sinh vật nhân tạo mới này sẽ tiềm ẩn những nguy cơ mất an toàn đối với môi trường sinh thái và sức khỏe con người, đồng thời nhìn chung mọi người đều cảm thấy các loại trái cây, rau củ và lương thực hiện nay dường như không còn ngọt như trước, đã mất đi hương vị đặc trưng của giống loài ban đầu. Đã có rất nhiều phân tích và thảo luận từ góc độ khoa học và hiểu biết hiện đại được thực hiện, nhưng nhìn chung là vấn đề này vẫn còn nhiều ý kiến trái ngược, chưa đi đến ý kiến thống nhất. Vậy người tu luyện chúng ta nhận thức vấn đề này từ góc độ văn hóa truyền thống (văn hóa bán Thần) như thế nào? Làm thế nào để thoát khỏi những hiểu lầm của khoa học công nghệ hiện đại để trở về với nền văn minh chân chính vốn nên thuộc về con ngươi?

Chúng ta biết rằng trong các xã hội cổ đại không có khái niệm về công nghệ sinh học hiện đại (ở đây chỉ nói đến nhân loại thời kỳ này, trong thời kỳ tiền sử xa xưa có nhiều lần khoa học công nghệ của nhân loại phát triển hơn nhiều so với con người hiện đại). Thời đó sự sinh sản của động vật và thực vật chủ yếu phụ thuộc vào phương thức sinh sản tự nhiên, tất nhiên con người cũng biết chọn những hạt giống mẩy chắc và các cá thể khỏe mạnh, nhưng về cơ bản không có lai giống nhân tạo với mục tiêu rõ ràng như con người hiện nay, càng không có nhân giống biến đổi gen và nhân giống bức xạ. Nói cách khác, công nghệ lai nhân tạo, biến đổi gen và nhân giống bức xạ là sản phẩm của công nghệ hiện đại. Vậy giữa lai giống nhân tạo và nhân giống tự nhiên hay nhân giống tự phối có gì khác nhau? Biến đổi gen và nhân giống bức xạ là gì? Có gì khác biệt với lai giống?

Như mọi người đã biết, việc lựa chọn bố mẹ trong lai nhân tạo sẽ dựa trên các tiêu chí là các loại này có sự khác biệt lớn về tính trạng, có tính bổ sung mạnh và quan hệ huyết thống phải tương đối xa. Trong điều kiện bình thường thì tỷ lệ lai tự nhiên của các giống loài này đều rất thấp, thậm chí bằng không; vì vậy chỉ có thể đạt được kết quả thông qua can thiệp cưỡng chế nhân tạo, chẳng hạn như phương pháp “lai ba dòng” và phương pháp cắt hoa đực thụ phấn nhân tạo ở thực vật, cũng như thụ tinh nhân tạo ở động vật. Ở một mức độ nhất định, việc làm này đã dẫn đến hậu quả phá vỡ chu kỳ sinh sản tự nhiên của giống loài, tạo ra những giống lai nhân tạo mới, không còn là giống loài ban đầu trong thế giới tự nhiên nữa.

Mặc dù vậy, bất kể là lai xa hay lai gần thì về cơ bản đều là lai trong cùng loài với nhau. Nhưng công nghệ biến đổi gen thì lại đi quá xa rồi, hoàn toàn vượt quá ranh giới của một chủng loài, người ta có thể tuỳ ý trộn lẫn gen của các loài động vật, thực vật và vi sinh vật với nhau. Về công nghệ nhân giống bức xạ thì người ta sẽ chiếu một lượng nhất định bức xạ hạt nhân năng lượng cao vào hạt giống hoặc phôi, để tạo nên đột biến gen từ đó sàng lọc ra các giống mới đáp ứng nhu cầu của con người. Về bản chất, cả ba phương pháp trên đều làm biến đổi thông tin di truyền của loài ban đầu ở cấp độ gen, làm biến dị vật chất di truyền của loài ban đầu, khiến chúng không còn thuần chủng nữa. Thực chất các loài này đều là chủng loài do con người tạo ra chứ không còn là loài sinh vật tự nhiên ban đầu nữa.

Khi thảo luận vấn đề tính an toàn của các loài lai và biến đổi gen, từ quan điểm của khoa học và công nghệ hiện đại, người ta thường chỉ giới hạn ở việc các chất chuyển hoá gen mới được tổ hợp thành có tiềm ẩn độc tính hay vấn đề an toàn sinh học không. Hơn nữa, tất cả các phương pháp kiểm tra và quan sát hiện nay chỉ là những phương pháp mà con người làm chủ được, còn với những nhân tố mà con người chưa nhận thức được hoặc không thể tìm hiểu sâu được thì cũng rất khó kiểm chứng. Rõ ràng, những phương pháp kiểm chứng này quá nhỏ bé trước hệ thống sinh học phức tạp và huyền bí. Ví dụ như loại đậu nành biến đổi gen kháng thuốc diệt cỏ, mọi người lo lắng liệu dầu đậu nành biến đổi gen có chứa các thành phần gây hại cho con người hay không. Các nhà khoa học giải thích rằng: “Khi đưa những đoạn gen đã được biến đổi vào cơ thể người thì có thể nói là hoàn toàn không ảnh hưởng tới gen của con người. Bởi vì nếu các đoạn gen này có thể ảnh hưởng đến gen của người, vậy thì các gen thông thường trong thực phẩm cũng sẽ ảnh hưởng đến con người. Hai loại gen này đều là các gen ngoại lai với cơ thể con người nên chúng không có sự khác biệt. Từ góc độ sinh lý, con người chỉ có thể hấp thụ các phân tử nhỏ, khi các phân tử lớn DNA bị đường tiêu hóa phân giải thành các phân tử nucleotide nhỏ độc lập thì chúng cũng mất đi chức năng mang thông tin di truyền của gen”.

Về vấn đề tồn dư thuốc diệt cỏ, các nhà khoa học giải thích rằng: “Trước hết, không chỉ cây trồng biến đổi gen mới sử dụng thuốc diệt cỏ. Vấn đề dư lượng thuốc diệt cỏ trong thực phẩm được kiểm tra theo quy định về an toàn thực phẩm liên quan, do vậy không cần phải lo lắng về điều này”. (Trích từ trang web “Bách khoa toàn thư – Baidu”) Lập luận này về cơ bản đại diện cho nhận thức điển hình của khoa học hiện đại về vấn đề này. Từ logic lập luận và giọng điệu đó, hiển nhiên có chút hẹp hòi và tự phụ giống như người mù sờ voi.

Chúng ta biết rằng hàng trăm năm trước, con người vẫn chưa biết di truyền là gì, sau đó dần dần biết được rằng tế bào là thành phần cấu tạo nên các sinh vật. Sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng, sự phân chia tế bào tạo thành sự sinh trưởng và phát triển. Sau đó người ta biết rằng vật chất di truyền chính trong tế bào là nhiễm sắc thể nằm trong nhân của tế bào, các đoạn DNA trên nhiễm sắc thể – gen – là đơn vị cơ bản quyết định các tính trạng của sinh vật. Nghiên cứu sâu hơn cho thấy rằng các gen được xác định bởi một số mã sắp xếp các bazơ nitơ (base nitơ hay còn gọi là nucleobase) khác nhau, các bazơ nitơ khác nhau này sẽ lại có cấu trúc phân tử khác nhau, chỉ cần có một chút thay đổi về các nguyên tố và cấu trúc của phân tử thì có thể dẫn đến thay đổi hoàn toàn về tính trạng bề ngoài và chức năng của loài.

Truy tìm xuống nữa, các phân tử được tạo thành từ các nguyên tử, các nguyên tử được tạo thành từ các electron, neutron và proton, xuống dưới nữa còn có các hạt quark và neutrino v.v., cứ như thế cho đến mức nhỏ vô hạn nhỏ vô hạn. Hiện nay con người chỉ nhận thức rằng gen là đơn vị cơ bản mang thông tin di truyền, chứ không biết được những thay đổi tinh vi trong cấu trúc của các hạt nhỏ hơn gen, như phân tử, nguyên tử và electron v.v. của bazơ nitơ hoặc những hạt nhỏ hơn bazơ, sẽ ảnh hưởng như thế nào đến biểu đạt thông tin di truyền.

Có nghĩa là chúng ta chỉ hiểu được một vài hiện tượng hết sức nhỏ bé trong chiều sâu rộng vô hạn. Như thế thì làm sao có thể tùy tiện đi đến kết luận rằng: “Con người chỉ có thể hấp thụ các phân tử nhỏ, khi các phân tử lớn DNA bị đường tiêu hóa phân hủy thành các phân tử nucleotide nhỏ độc lập thì chúng cũng mất chức năng mang thông tin di truyền của gen”. Sự hiểu biết khoa học của con người về các sinh mệnh hiện tại vô cùng nông cạn, còn rất nhiều những bí ẩn của nhiều vật chất cấu tạo sinh mệnh mà khoa học và công nghệ hiện đại vẫn chưa có cách nào nhận thức được.

Kỳ thực con người hiện đại cũng đã nhận ra một số vấn đề, chỉ là vì nhiều người vô ý hay hữu ý vẫn không dám hoặc không muốn động chạm đến chúng. Ví dụ liên quan đến sự hiểu biết về trường vật chất, nhiều người đã biết rằng các sinh mệnh vật chất lớn nhỏ khác nhau có tồn tại một trường riêng của nó, trường là một dạng tồn tại thông tin năng lượng của một loại vật chất. Lấy cơ thể con người làm ví dụ, có một trường tồn tại trong toàn bộ cơ thể con người, mỗi cơ quan của cơ thể con người cũng có tồn tại một trường riêng của nó, các tế bào lại có trường khác nhau, thông tin trường của các thành phần khác nhau của cùng một tế bào, chẳng hạn như plasmid, nhân tế bào, v.v., cũng khác nhau, ở mức vi quan hơn nữa, mọi gen, mọi cặp bazơ nitơ, mọi phân tử, mọi nguyên tử, electron, proton, neutron, quark, neutrino, v.v. đều có một trường thông tin năng lượng đặc định riêng.

Một sinh vật thuần khiết do trời sinh ra sẽ có một trường sinh vật nguyên chất, cũng chính cái mà người ta gọi là “hương vị ban đầu”. Sau khi lai nhân tạo, biến đổi gen và lai tạo bức xạ, thông tin sinh mệnh của các loài ngoại lai được trộn lẫn trong vi quan của sinh mệnh, như vậy tự nhiên cũng bị trộn lẫn và thay đổi về trường của hương vị ban đầu. Nguyên nhân chính gây ra sự bất thuần, biến dị và biến đổi hương vị là do nhân giống nhân tạo, sử dụng rộng rãi phân bón hóa học và thuốc trừ sâu. Tại sao các phương pháp canh tác tự nhiên không gây ra sự biến đổi và bất thuần chủng loài? Các gen ngoại lai thu được thông qua biến đổi gen và lai ghép, và các gen thu được thông qua nhân giống thông thường có thực sự là không có sự khác biệt nào đối với cơ thể con người không? Điều này sẽ được thảo luận ở phần sau.

Về vấn đề dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dường như các nhà khoa học vẫn lấy “quy định về an toàn thực phẩm” là tiêu chí để kiểm tra chân lý, nhưng hãy thử tưởng tượng hàng trăm năm trước, khi con người không biết gì về khái niệm DNA, gen, nucleotide, v.v., thì các quy định về thực phẩm tương tự mà mọi người cam kết sẽ như thế nào? Vào thời đó, phạm vi kiểm tra đo lường, chỉ số và phương pháp mà con người nhận định liệu theo quan điểm ngày nay có phải cẩu thả và nông cạn không? Tương tự như vậy, 100 năm sau, khi loài người hiểu rõ hơn về sinh mệnh vật chất nhỏ hơn neutrino, khi đó thì họ nhìn lại các quy định ngày nay sẽ cảm thấy như thế nào? Liệu có cảm thấy quá dốt nát và tắc trách không? Làm sao lại có thể đưa ra những khẳng định về sự thâm sâu, huyền diệu của vũ trụ, thời không và sinh mệnh một cách bừa bãi và hạn hẹp như vậy được?

Vậy nếu đứng từ một góc độ khác để nhìn văn hóa truyền thống, bức tranh sẽ như thế nào? Ở đây cần nói rõ văn hóa truyền thống đích thực không phải là sự pha trộn đơn giản các học thuyết của các trường phái tư tưởng Bách gia chư tử cổ đại, mà là nội hàm và tinh hoa ẩn chứa trong biểu tượng văn hóa, tức là văn hóa chính thống, chứ không phải là những thứ cặn bã, phụ diện.

(Còn tiếp)

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/268974

The post Những suy nghĩ về công nghệ sinh học nông nghiệp hiện đại (Phần 1) [Bài viết nhân dịp 20 năm Chánh Kiến Net] first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>