ấu học quỳnh lâm | Tag | Chánh Kiến Nethttps://chanhkien.orgChánh KiếnTue, 23 Jul 2024 15:03:14 +0000en-UShourly1Ấu học Quỳnh Lâm bút đàm (38): Phật Tổ và Lão Tửhttps://chanhkien.org/2024/03/au-hoc-quynh-lam-but-dam-38-phat-to-va-lao-tu.htmlThu, 28 Mar 2024 03:33:31 +0000https://chanhkien.org/?p=32862Tác giả: Lưu Như [ChanhKien.org] Nguyên văn 如ㄖㄨˊ 來ㄌㄞˊ、 釋ㄕˋ 迦ㄐㄧㄚ, 即ㄐㄧˊ 是ㄕˋ 牟ㄇㄨˋ 尼ㄋㄧˊ, 原ㄩㄢˊ 系ㄒㄧˋ 成ㄔㄥˊ 佛ㄈㄛˊ 之ㄓ 祖ㄗㄨˇ; 老ㄌㄠˇ 聃ㄉㄢ、 李ㄌㄧˇ 耳ㄦˇ, 即ㄐㄧˊ 是ㄕˋ 道ㄉㄠˋ 君ㄐㄩㄣ, 乃ㄋㄞˇ 為ㄨㄟˋ 道ㄉㄠˋ 教ㄐㄧㄠˋ 之ㄓ 宗ㄗㄨㄥ。 Bính âm 如Rú 来lái、释shì 迦jiā,即jí 是shì 牟móu 尼ní,原yuán 系xì 成chéng 佛fó 之zhī 祖zǔ; 老lǎo 聃dān、李lǐ 耳ěr,即jí 是shì 道dào 君jūn,乃nǎi 为wèi […]

The post Ấu học Quỳnh Lâm bút đàm (38): Phật Tổ và Lão Tử first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tác giả: Lưu Như

[ChanhKien.org]

Nguyên văn

如ㄖㄨˊ 來ㄌㄞˊ、 釋ㄕˋ 迦ㄐㄧㄚ, 即ㄐㄧˊ 是ㄕˋ 牟ㄇㄨˋ 尼ㄋㄧˊ, 原ㄩㄢˊ 系ㄒㄧˋ 成ㄔㄥˊ 佛ㄈㄛˊ 之ㄓ 祖ㄗㄨˇ;

老ㄌㄠˇ 聃ㄉㄢ、 李ㄌㄧˇ 耳ㄦˇ, 即ㄐㄧˊ 是ㄕˋ 道ㄉㄠˋ 君ㄐㄩㄣ, 乃ㄋㄞˇ 為ㄨㄟˋ 道ㄉㄠˋ 教ㄐㄧㄠˋ 之ㄓ 宗ㄗㄨㄥ。

Bính âm

如Rú 来lái、释shì 迦jiā,即jí 是shì 牟móu 尼ní,原yuán 系xì 成chéng 佛fó 之zhī 祖zǔ;

老lǎo 聃dān、李lǐ 耳ěr,即jí 是shì 道dào 君jūn,乃nǎi 为wèi 道dào 教jiào 之zhī 宗zōng。

Âm Hán Việt

Như Lai – Thích Ca, tức thị Mâu Ni, nguyên hệ thành Phật chi tổ; Lão Đam – Lý Nhĩ, tức thị đạo quân, nãi vi Đạo giáo chi tông.

Giải nghĩa từ ngữ

(1) 如來 (Như Lai): Như, như thật, tức chân thật, chỉ chân lý tuyệt đối. Như Lai, chỉ vị Thánh giả đạt tới giác ngộ bằng cách tuân theo chân lý tuyệt đối, chỉ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

(2) 釋迦 (Thích Ca): Viết tắt của Thích Ca Mâu Ni, tên thật là Tất Đạt Đa, con trai của vua Tịnh Phạn của Vệ quốc Ca Tỳ La ở miền bắc Ấn Độ cổ (thuộc Nepal ngày nay), bởi nhận ra sự vô thường của cuộc đời, nên đã từ bỏ cuộc sống hoàng tộc, vào núi tu hành, trở thành ông tổ của Phật giáo.

(3) 系 (Hệ): là.

(4) 祖 (Tổ): người sáng lập.

(5) 老聃, 李耳 (Lão Đam, Lý Nhĩ): tức là Lão Tử. Họ là Lý, tên đầu là Nhĩ, tự là Bá Dương, thuỵ là Đam. Là ông tổ của Đạo giáo, ông là tác giả cuốn “Đạo Đức kinh”.

(6) 道君 (Đạo quân): Vốn là người tu đạo được tôn sùng nhất trong Đạo giáo, ở đây nói đến Lão Tử.

(7) 為 (Vi): Là

(8) 宗 (Tông): Thuỷ Tổ.

Bản dịch tham khảo

Như Lai và Thích Ca Mâu Ni đều là chỉ Thích Ca Mâu Ni, là ông tổ của Phật giáo; Lão Đam và Lý Nhĩ chính là Lão Tử, ông được tôn là người sáng lập ra Đạo giáo.

Đọc sách luận bút

Đây là bài cuối cùng trong sách giáo khoa này, nhìn lại toàn bộ nội dung sách giáo khoa, từ hỗn độn sơ khai, Nữ Oa tạo ra con người, đến Tam Hoàng Ngũ Đế lưu lại văn hoá lịch sử, y dược và kỹ thuật của mỗi thế hệ, tất cả đều phản ánh đặc điểm Thần truyền, đến bài học cuối cùng này lại giảng giải về thuỷ tổ của hai nền văn hóa tu luyện lớn là Phật và Đạo. Điều này có nghĩa là gì? Đó là để nói với trẻ nhỏ rằng lịch sử và văn hóa của chúng ta ban đầu đến từ Thiên Thượng, và mục đích cuối cùng của chúng ta chính là tham chiếu những điểm ngộ của tổ tiên, và hiểu được rằng con người cuối cùng phải thông qua tu luyện để trở về Thiên thượng.

Chúng ta vốn là con cháu của Viêm Hoàng, là con cháu của Viêm Đế và Hoàng Đế, không chỉ “Thần Nông bản thảo kinh” và “Hoàng Đế nội kinh” của Viêm Đế và Hoàng Đế, tổ tiên của kỹ thuật và tri thức y dược của Trung y đến từ Viêm Đế, Hoàng Đế mà Hoàng Đế đã hoàn thành việc tu hành chính mình thông qua trị quốc, đưa việc cai quản quốc gia đạt đến cảnh giới vô vi nhi trị, chính là lưu lại con đường làm quân vương trị quốc cũng chính là tu Đạo, có thể thăng thiên thành Thần, nền văn hoá tu Đạo hồi quy Thiên thượng này, vốn được lưu lại bởi chính hai vị Hoàng đế sơ khai nhất trong kỳ văn minh lần này của chúng ta là Viêm đế và Hoàng đế, sớm đã đưa ra tấm gương sáng và tham chiếu trong thực tiễn. Sau mấy nghìn năm, lịch sử trải qua ba triều đại Hạ Thương Chu, đến thời Xuân Thu chiến quốc nửa sau triều nhà Chu thì đạo đức đã xuống dốc trầm trọng, thế rồi lịch sử đã an bài Khổng Tử và Lão Tử cùng xuất hiện vào thời Xuân Thu, có trách nhiệm bảo tồn và kế thừa nét văn hoá làm người và tu đạo mà tiên tổ Đế vương để lại.

Chúng ta thấy rằng Nho gia có nhiệm vụ phụ trợ các bậc Đế vương chỉnh lý lịch sử, giáo hóa dân chúng, phụ trách chỉnh lý điển tịch văn hoá và nhiệm vụ giáo dục, là người kế thừa và bảo tồn văn hóa của các triều đại trước đây. Theo cách nói của ngày nay, họ chính là các nhà văn hóa phụ trách giáo dục. Vì vậy, chúng ta sẽ luôn tìm thấy những đặc điểm như vậy, trong kinh điển của Nho gia rất nhiều điển tịch là tổ tiên để lại, ví dụ như “Kinh dịch”, “Thi kinh”, “Thượng thư” v.v. đều là như thế, điều này có nghĩa là Khổng Tử chịu trách nhiệm về phần đạo đức nhân luân, nhân nghĩa làm người, đối nhân xử thế như thế nào trong cuộc sống hàng ngày cũng như các chế độ lễ nghi trong việc giáo hóa các bậc đế vương, để bảo tồn, kế thừa và truyền lại cho thế hệ mai sau.

Và Lão Tử và Khổng Tử xuất hiện cùng thời đại, điều này có nghĩa là, chỉ biết làm người thôi thì chưa đủ, phải nhắc nhở mọi người chung sống hòa hợp với người khác, sống một cuộc sống bình thường, có thể tuân theo đạo lý làm người, nhưng mục đích cơ bản của làm người là phản bổn quy chân, trở về thiên thượng. Vì vậy chúng ta không được quên lời dạy của tổ tiên để lại và mục đích cuối cùng của việc làm người. Sự xuất hiện của Lão Tử là để nhắc nhở mọi người đừng quên sự vô thường của cuộc sống trong bối cảnh đạo đức con người bị băng hoại, chiến tranh giữa các nước chư hầu không ngừng nghỉ, và phải tìm đường quay trở lại tu luyện càng sớm càng tốt. Lão Tử và Khổng Tử lần lượt gánh vác những trách nhiệm khác nhau với tư cách là tiên tổ đế vương, hay nói đúng hơn, việc tu Đạo thành Thần của tiên tổ đế vương như Hoàng Đế là để nói với mọi người rằng đằng sau các bậc đế vương chính là các vị Thần đang điều khiển hướng đi của lịch sử. Vào thời Xuân, Thu Lão Tử được an bài để truyền lại “Đạo Đức Kinh”, một tác phẩm văn hóa kinh điển để tu Đạo. Nói cách khác, khi văn hóa làm người và tu Đạo mà tổ tiên chúng ta để lại sắp sụp đổ, thì Khổng Tử và Lão Tử đã kịp thời chỉnh lý và truyền lại văn hóa này cũng như nhiều tác phẩm kinh điển khác.

Quả nhiên, thời Xuân Thu kết thúc, bước sang thời Chiến Quốc, cuối cùng nhà Chu cũng đi đến mạt thế, đạo đức càng băng hoại hơn nữa, các chủng tư tưởng học thuyết xa rời đạo đức để nói về phương diện nào đó đã xuất hiện, đó chính là sự xuất hiện của bách gia chư tử, còn có Đạo gia và Nho gia, nói một cách chặt chẽ, thì phái bách gia chư tử này cũng là văn hoá do các bậc tiên vương lưu lại, bất kể là binh gia hay là pháp gia… đều là các bậc tiên đế từng dùng khi trị quốc, chỉ có điều là, các bậc đế vương thời cổ đại đều có đạo đức, lấy đức dùng pháp, lấy đức dùng binh. Nhưng thời Chiến Quốc, một số lại bị dùng vào việc ác, ví dụ Pháp gia đã xa rời đạo đức mà thuyết giảng pháp chế, đến thời Chiến Quốc, các loại học thuyết đã được các “kẻ sĩ” quý tộc thuộc tầng lớp thấp nhất có tư cách tiếp nhận giáo dục đưa ra, lần lượt ra đời, tốt xấu lẫn lộn, dễ dàng nhiễu loạn nền giáo hoá đạo đức chính thống. Ở thời này, hai cấp độ tư tưởng chính thống lớn của Khổng Tử và Lão Tử, để phân biệt với tư tưởng của các phái bách gia chư tử khác, đã độc lập trở thành Nho giáo và Đạo giáo. Vì vậy, dù thế nào đi nữa, cội nguồn của văn hóa truyền thống được Nho gia kế thừa, khi nhà Hán độc tôn Nho gia tiếp tục trở thành giáo dục chính thống của con người, đó là tất yếu của lịch sử.

Vào những năm cuối của thời nhà Hán, thời kỳ Tam Quốc, lưỡng Tấn Nam Bắc triều, là thời đại lưu lại đạo nghĩa và dẫn nhập vào văn hóa tu luyện Phật gia. Nếu như nói rằng thời Tam Quốc cuối triều nhà Hán là diễn dịch và đúc kết tư tưởng văn hóa trung nghĩa, thì “Phong Thần diễn nghĩa” cũng làm rõ chân tướng về an bài lịch sử và văn hóa tu luyện Đạo gia sâu sắc từ cuối đời Thương đến nhà Chu, vậy thì văn hóa Đạo gia (bao gồm cả Nho gia) đã truyền dạy cho thế gian một cách sinh động văn hóa Phật giáo sắp xuất hiện, đặt nền móng cho văn hóa tu Phật trong “Tây Du Ký” sau này. Do đó, văn hóa Phật gia của Thích Ca Mâu Ni đã du nhập vào vùng đất người Hán qua các dân tộc xung quanh vào thời kỳ nhà Tùy, nhà Đường và cuối thời nhà Hán. Lương Vũ Đế là đế vương tu Phật thời Nam triều, thời đại đó, văn nhân, thi nhân, đế vương tu Phật là rất nhiều, chính là để những bậc tinh anh này lưu lại văn hoá tu Phật.

Nền văn hóa của tam gia thời nhà Đường đạt đến đỉnh cao, hoàn thành sự an bài của lịch sử và thành tựu những đặc điểm văn hóa Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo ở mảnh đất Thần châu. Từ chỗ làm người hướng đến tu luyện thành Thần.

Chúng ta đã thấy rằng những cuốn sách giáo khoa này tất phải được chỉnh lý bởi các nho sinh phụ trách giáo dục, không ngừng bảo tồn nền văn hóa mà lịch sử lưu lại, nói cho mọi người biết rằng không bao giờ được quên lời dạy trọng đức của tổ tiên và chốn trở về của việc tu đạo. Vậy lịch sử đi đến ngày hôm nay, sẽ là sự an bài như thế nào? Mọi người có thể tham khảo những dự ngôn được lưu lại từ các triều đại trước, chẳng hạn như “Thôi Bối Đồ” của nhà Đường, “Mai Hoa Thi” của nhà Tống, “Mã Tiền Khóa” của Gia Cát Lượng, đều đã sớm nói về sự an bài của ngày nay.

Kể chuyện

Phật Thích Ca Mâu Ni

Thích Ca Mâu Ni, tên thật là Tất Đạt Đa. Ngài là con trai của vua Tịnh Phạn của Vệ quốc Ca Tỳ La ở miền bắc Ấn Độ cổ (thuộc Nepal ngày nay), bởi nhận ra sự vô thường của cuộc đời, nên đã từ bỏ cuộc sống hoàng tộc, vào núi tu hành, trở thành ông tổ của Phật giáo, được Phật tử tôn kính là “Đức Phật Thích Ca Mâu Ni”.

Thích Ca Mâu Ni là phiên âm của tiếng Phạn. Thích Ca là tên của chủng tộc, dịch theo ý là “Năng”; Mâu Ni được dịch theo ý là “Nhân”; Thích Ca Mâu Ni có nghĩa là “vị thánh nhân của tộc Thích Ca”. Phật, dịch theo âm tiếng Phạn là Phật Đà Gia, hay Phật Đà, Phù Đồ, gọi tắt là Phật.

Khi Thích Ca Mâu Ni 29 tuổi, Ngài đã thấy đủ mọi khổ đau sinh lão bệnh tử của thế nhân khi Ngài ra ngoài thành du hành, hiểu được sâu sắc về thế sự vô thường, nên Ngài rời khỏi hoàng cung, vào núi tu hành, trải qua 6 năm khổ luyện, ngài đã hoàn toàn giác ngộ dưới gốc cây Bồ Đề. Sau đó, Ngài chu du khắp nơi, thuyết Pháp 45 năm, khi 80 tuổi, Ngài đã viên tịch ở thành Kushinagar.

Câu chuyện về Lão Tử

Ông tổ của Đạo giáo – Lão tử, họ Lý, tên là Nhĩ, tự là Bá Dương, thuỵ là Đam. Ông là người huyện Khổ nước Sở vào thời Xuân Thu. Ông từng đảm nhiệm chức Sử quan quản lý tàng thư trong triều Chu, sau đó lui về ở ẩn, dốc lòng tu Đạo. Sau khi đắc Đạo, ông đi ra khỏi quan ải phía Tây. Viên quan Doãn Hỷ giỏi về xem thiên tượng, biết sẽ có Thần tiên đi qua nên ngày đêm tìm kiếm dấu hiệu của Thần, quả nhiên gặp được Lão Tử đang cưỡi con trâu xanh chuẩn bị rời khỏi quan ải, hai người nói chuyện rất vui vẻ, Doãn Hỷ cố gắng hết sức muốn mời ông ở lại, nhưng sau khi viết “Đạo Đức kinh” 5 nghìn chữ, thì Lão Tử ra khỏi quan ải mà đi, không ai biết rốt cuộc ông đã đi về đâu.

Sự xuất sinh của Lão Tử mang đậm sắc thái thần thoại. Tương truyền, vào đêm khuya một ngày nọ, mẹ của Lão Tử nhìn thấy một ngôi sao băng vụt qua trên bầu trời đêm, vì đó mà mang thai. Điều đáng kinh ngạc là lần mang thai này lại kéo dài 72 năm (có thuyết nói là 81 năm), ông được sinh ra dưới nách trái của mẹ, khi vừa rơi xuống đất, tóc ông đã bạc trắng nên mọi người gọi ông là Lão Tử.

Tướng mạo của Lão Tử cũng khác người thường. Tục truyền rằng ông có nước da trắng vàng, trán rộng, lông mày rậm và mắt to, nhưng lông mày màu vàng, miệng vuông, môi dày, răng thưa, mỗi bên tai có ba lỗ nhỏ và rủ xuống đến vai, mũi to, có hai trụ thịt bên trong. Lão Tử không chỉ có dung mạo kỳ dị mà còn có trí tuệ cực cao. Kiệt tác “Đạo Đức Kinh” với 5.000 chữ mà ông để lại là một kinh điển quan trọng của tu luyện Đạo gia.

Ghi chú: Phỏng theo sách giáo khoa “Ấu học Quỳnh Lâm” của Zhengjian.org

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/249179

The post Ấu học Quỳnh Lâm bút đàm (38): Phật Tổ và Lão Tử first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Ấu học Quỳnh Lâm bút đàm (37): Thiên mệnh của Lỗ Banhttps://chanhkien.org/2024/03/au-hoc-quynh-lam-but-dam-37-thien-menh-cua-lo-ban.htmlSun, 17 Mar 2024 00:21:47 +0000https://chanhkien.org/?p=32798Tác giả: Lưu Như [ChanhKien.org] Nguyên văn chữ Hán và chú âm 公ㄍㄨㄥ 輸ㄕㄨ 子ㄗ˙ 削ㄒㄩㄝ 木ㄇㄨˋ 鳶ㄩㄢ, 飛ㄈㄟ 天ㄊㄧㄢ 至ㄓˋ 三ㄙㄢ 日ㄖˋ 而ㄦˊ 不ㄅㄨˋ 下ㄒㄧㄚˋ; 張ㄓㄤ 僧ㄙㄥ 繇ㄧㄡˊ 畫ㄏㄨㄚˋ 壁ㄅㄧˋ 龍ㄌㄨㄥˊ, 點ㄉㄧㄢˇ 睛ㄐㄧㄥ 則ㄗㄜˊ 雷ㄌㄟˊ 電ㄉㄧㄢˋ 而ㄦˊ 飛ㄈㄟ 騰ㄊㄥˊ。 Bính âm 公Gōng 输shū 子zǐ 削xuē 木mù 鸢yuān, 飞fēi 天tiān 至zhì 三sān 日rì 而ér 不bù […]

The post Ấu học Quỳnh Lâm bút đàm (37): Thiên mệnh của Lỗ Ban first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tác giả: Lưu Như

[ChanhKien.org]

Nguyên văn chữ Hán và chú âm

公ㄍㄨㄥ 輸ㄕㄨ 子ㄗ˙ 削ㄒㄩㄝ 木ㄇㄨˋ 鳶ㄩㄢ, 飛ㄈㄟ 天ㄊㄧㄢ 至ㄓˋ 三ㄙㄢ 日ㄖˋ 而ㄦˊ 不ㄅㄨˋ 下ㄒㄧㄚˋ;

張ㄓㄤ 僧ㄙㄥ 繇ㄧㄡˊ 畫ㄏㄨㄚˋ 壁ㄅㄧˋ 龍ㄌㄨㄥˊ, 點ㄉㄧㄢˇ 睛ㄐㄧㄥ 則ㄗㄜˊ 雷ㄌㄟˊ 電ㄉㄧㄢˋ 而ㄦˊ 飛ㄈㄟ 騰ㄊㄥˊ。

Bính âm

公Gōng 输shū 子zǐ 削xuē 木mù 鸢yuān, 飞fēi 天tiān 至zhì 三sān 日rì 而ér 不bù 下xià;

张zhāng 僧sēng 繇yáo 画huà 壁bì 龙lóng, 点diǎn 睛jīng 则zé 雷léi 电diàn 而ér 飞fēi 腾téng.

Âm Hán Việt

Công Thâu Tử tước mộc diên, phi thiên chí tam nhật nhi bất hạ;

Trương Tăng Diêu họa bích long, điểm tình tắc lôi điện nhi phi đằng.

Giải nghĩa từ ngữ

(1) 公輸子 (Công Thâu Tử): Tức Lỗ Ban, là người nước Lỗ vào cuối thời Xuân Thu, là một thợ thủ công nổi tiếng ở Trung Quốc cổ đại.

(2) 木鳶 (Mộc diên): Con đại bàng bằng gỗ.

(3) 張僧繇 (Trương Tăng Diêu): Một người gốc Lương ở Nam triều. Ông là một họa sĩ nổi tiếng, giỏi vẽ chân dung và những câu chuyện trong tôn giáo. Rất nhiều bức tranh trong các chùa lúc đó là do ông vẽ.

(4) 點睛 (Điểm tình): Vẽ con mắt.

Bản dịch tham khảo

Công Thâu Tử đẽo tre gỗ làm thành một con đại bàng, nó bay lên trời trong ba ngày mà không rơi; Trương Tăng Diêu vẽ rồng trên tường của chùa An Lạc ở Kim Lăng, sau khi ông vẽ mắt, sấm sét nổi lên, rồng trên bức tường phá vỡ tường lao ra và bay lên trời.

Đọc sách luận bút

Trong bài học này, chúng ta sẽ chủ yếu bàn luận đến Lỗ Ban, nhân vật mà mọi người quen thuộc nhất. Lỗ Ban được coi là sư tổ của nghề thủ công ở Trung Quốc, cuộc đời của ông có rất nhiều điều thần kỳ, khi sinh ra hương thơm khắp phòng, hạc bay tới tụ tập quanh nhà, đến lúc tuổi già qua đời lại dùng phương thức bạch nhật phi thăng của người tu Đạo đắc Đạo thành Tiên. Ông không chỉ chế tạo ra con đại bàng bằng gỗ có thể bay và chở người lên không trung, mà còn chế tạo ra người máy như thật, để lại kỹ thuật thần kỳ làm xe gỗ; ông cũng không ngừng bảo hộ cho các đệ tử và thợ thủ công trong suốt các thế hệ sau, khắp nơi đều có lưu lại thần tích và truyền thuyết về ông, vì vậy ông được coi là “Xảo Thánh Tiên Sư”, sánh ngang với cả “Chí Thánh Tiên Sư” Khổng Tử, khắp các nơi ở châu Á đều có miếu thờ ông, và ông được hưởng cống vật tế lễ cao nhất cùng với Khổng Tử.

Lỗ Ban và Khổng Tử có thiên mệnh hỗ trợ cho nhau

Lỗ Ban sống vào cuối thời Xuân Thu và đầu thời Chiến Quốc, ông và Khổng Tử không những đều là người nước Lỗ, mà còn sống trong cùng một thời đại. Năm 15 tuổi, ông tôn học trò của Khổng Tử là Đoan Mộc làm sư, sau vài tháng có thể thông hiểu đạo lý mọi mặt, thế rồi ông cũng đi nhiều nước du thuyết như Khổng Tử, hy vọng họ sẽ tôn trọng Chu thiên tử, từ bỏ phân tranh, nhưng cũng giống như Khổng Tử, ông cũng không thành công, nên Lỗ Ban quy ẩn ở núi Thái Sơn. Sau khi ẩn cư 13 năm, ông được một cao nhân chỉ bảo, ngộ được thiên mệnh của mình là đến thế gian để truyền kỹ thuật thủ công, từ đó Lỗ Ban dốc lòng nghiên cứu về gỗ và đá, chứng ngộ ra rất nhiều phương pháp và công cụ ảo diệu, rồi truyền thụ cho đệ tử.

Nếu như Khổng Tử sau khi chu du liệt quốc thất bại mà ngộ ra rằng lấy phương thức giáo dục mà tuyên dương giáo hoá đạo đức là thiên mệnh của mình, thì Lỗ Ban lại đi theo một con đường khác. Ông lấy kỹ năng thủ công mà bách tính khắp thiên hạ cần nhất để truyền thụ “quy tắc” và “tiêu chuẩn” làm người, lấy phương thức triển hiện thần tích, tu đạo thăng thiên để điểm ngộ cho hậu nhân sự tồn tại của thiên đạo, khiến cho bách tính dân gian đời đời kiếp kiếp không ngừng sử dụng công cụ và kỹ nghệ mà ông lưu lại, đồng thời tế bái ông, hiểu được việc kính thiên trọng đức, không quên đi con đường trở về cuối cùng, đó là tu Đạo thành Thần. Ông lấy kỹ thuật để tạo phúc cho bách tính, lấy kỹ thuật tuyên dương giáo hoá đạo đức, bước đi trên một con đường khác tương phụ tương thành với Khổng Tử.

Cưa, bào, xẻng, thước thợ, quy, củ, ống mực… dùng cho thợ thủ công ngày nay; hay cối đá xay lúa, bàn tính dùng cho thương gia; thang mây dùng trong quân sự, móc câu dùng cho chiến thuyền v.v., tất cả đều do Lỗ Ban phát minh ra. Trong suốt 2500 năm trước thời Cách mạng Văn hóa, phàm ở đâu có các công trình dân dụng, động thổ xây nhà, thì trước hết phải tế Lỗ Ban, để cầu được bảo hộ và chỉ dẫn. Từ hoàng đế cho đến thường dân, ai cũng tôn ông làm tiên sư.

Điện Thánh Mẫu triều Tống, Lỗ Ban hiển thần tích

Điện Thánh Mẫu trong Từ đường của nhà Tấn (Tần Từ) ở thành phố Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây, cao 19 mét, toàn bộ đại sảnh rất nguy nga và tráng lệ. Nhưng điều kỳ diệu là trong điện rộng rãi như thế, nhưng không có một cột trụ nào để chống đỡ.

Vào thời nhà Tống, triều đình đã ra sắc lệnh xây dựng Điện Thánh Mẫu trong Tần Từ, bên trong điện còn muốn đặt 43 bức tượng. Nhưng thời hạn của triều đình đến gần mà những người thợ thủ công lại không nghĩ ra được phương án kỹ thuật để giải quyết. Bỗng một hôm có một cụ già tóc bạc phơ đi đến công trường, loay hoay bắt đầu với những mảnh gỗ vụn trên mặt đất, bắc bên trái, bắc bên phải, cuối cùng một mô hình cung điện thu nhỏ đã được xây dựng, trong điện không có một cột trụ nào, hóa ra cụ già này đã thật khéo léo đặt điểm chịu lực của toàn bộ cung điện lên các cột mái hiên và cột hành lang xung quanh.

Những người thợ thủ công thấy đây chính là Điện Thánh Mẫu mà họ muốn xây dựng, sau khi định thần lại để tìm cụ già đó, thì không thấy bóng dáng cụ đâu nữa. Có người chợt hiểu ra cụ già này chính là Lỗ Ban hiển linh. Để tưởng nhớ Lỗ Ban đã hóa thân thành cụ già để hướng dẫn những người thợ thủ công và cứu người gặp nạn, người ta đã xây một ngôi miếu Lỗ Ban cách Điện Thánh Mẫu không xa.

Những truyền thuyết như vậy có ở khắp mọi nơi, nhiều không kể xiết. Thiên mệnh của ông là không ngừng để cho mọi người hiểu rằng kỹ thuật là do Thần truyền, con người nhất định phải biết kính trọng và cảm tạ trời đất.

Kể chuyện

Lỗ Ban – Tổ sư nghề thủ công

Công Thâu Tử, họ là Công Thâu, tên là Ban, là người nước Lỗ vào cuối thời Xuân Thu. Chữ “般” (bān) và “班” (bān) là đồng âm, thời cổ thường dùng thay thế cho nhau, vì ông là người nước Lỗ, nên người ta gọi ông là “Lỗ Ban”.

Tục truyền, khi Lỗ Ban ra đời, những con hạc báo điềm lành bay đến tụ tập, trong phòng toả đầy mùi hương thơm ngát. Ông từ nhỏ đã thể hiện ra khả năng quan sát nhạy bén, thích động não phát minh ra nhiều công cụ hữu dụng và tinh xảo, được người dân trong làng khen ngợi là “xảo đồng” (đứa trẻ giỏi kỹ thuật). Cả đời Lỗ Ban đã nghiên cứu kỹ thuật nghề mộc, phát minh ra rất nhiều công cụ, ông có rất nhiều đóng góp cho ngành kiến trúc, nghề mộc và máy móc, được hậu thế tôn sùng làm sư tổ của nghề thủ công ở Trung Quốc.

Một hôm, Lỗ Ban dẫn đồ đệ lên núi chặt cây, trên đường đi, bàn tay ông sơ ý bị cỏ dại cứa vào làm tổn thương. Ông nhổ cây cỏ lên và quan sát kỹ thì thấy mép của những lá cỏ mọc rất nhiều răng nhỏ, rất sắc bén. Lỗ Ban liền nảy ra ý tưởng làm một khúc tre dài có nhiều răng nhỏ, sau khi thử nghiệm cho thấy hiệu quả tốt, nhưng khúc tre không chịu nổi mài mòn, dễ gãy và bị cùn. Lỗ Ban thử đi thử lại, cuối cùng thay thế khúc tre bằng một thanh sắt, rồi ông cùng với đồ đệ kéo mỗi người một đầu, kéo qua kéo lại trên thân cây, và chẳng bao lâu sau đã cưa đứt cây. Cái cưa đã được phát minh ra như thế.

Ống mực được các thợ thủ công sử dụng để vẽ các đường thẳng là một trong những phát minh của Lỗ Ban. Khi làm đồ gỗ cần dùng dây mực để vẽ một đường thẳng, ông luôn nhờ mẹ kéo một đầu, còn ông kéo đầu kia, mới có thể vẽ đường thẳng trên gỗ được. Về sau, Lỗ Ban thiết kế một chiếc móc cong nhỏ ở đầu dây, và móc chiếc móc vào một đầu thanh gỗ, như thế chỉ cần một người là có thể vẽ được đường thẳng. Cái móc đã thay thế công việc của mẫu thân ông, nên những người thợ mộc sau này gọi cái móc là “Ban mẫu”. Thước thợ dùng để đo góc vuông (còn gọi là thước vuông hay thước Lỗ Ban) cũng là một phát minh của Lỗ Ban. Thước vuông có chiều dọc dài chiều ngang ngắn, có thể dùng để đo các góc vuông, cân bằng các đường và độ dài ngắn. Đến nay vẫn là một công cụ được sử dụng rộng rãi trong nghề mộc.

Khi bào gỗ, Lỗ Ban phải nhờ vợ giúp giữ để gỗ không bị trượt, về sau ông đã phát minh ra cách dùng cái “ngạch” để giữ một đầu thanh gỗ, chỉ cần một người là có thể bào gỗ. Các thế hệ thợ mộc sau này gọi cái “ngạch” làm bằng đoạn gỗ ngắn này là “Ban thê”.

Tài nghệ của Lỗ Ban quả thực cao siêu, theo sử sách ghi chép, ông đã từng đẽo tre và gỗ để tạo ra một con “đại bàng gỗ” có thể bay trên không trong ba ngày mà không rơi xuống. Ngoài ra, ông còn chế tạo ra một con “ngựa gỗ” có thể tự đi, kỹ thuật chế tác ngựa gỗ đến triều Hán mới bị thất truyền. Ngoài ra, ổ khóa Lỗ Ban, cối xay bằng đá, thang mây… đều là những phát minh của ông và chúng có ảnh hưởng rất sâu sắc đến các thế hệ sau.

Trương Tăng Diêu – Vẽ rồng điểm mắt

Trương Tăng Diêu, một họa sĩ thời nhà Nam Lương, ông rất giỏi vẽ chân dung và các câu chuyện trong tôn giáo, các tranh vẽ và đồ trang trí trong các chùa thời đó đa phần là do ông vẽ. Ông tiếp thu kỹ pháp “Đột Ao Hoa” (họa tiết lồi lõm) trong hội hoạ Thiên Trúc (Ấn Độ cổ), nhân vật và tượng Phật mà ông vẽ ra tạo cảm giác lập thể, sống động như thật.

Lúc bấy giờ, Lương Vũ Đế vì nhớ các hoàng tử nhận thụ phong ở bên ngoài nên đã lệnh cho Trương Tăng Diêu vẽ chân dung của họ, chân dung mỗi vị hoàng tử đều được vẽ sống động giống y như thật, nhìn chân dung như nhìn thấy người thật vậy.

Trương Tăng Diêu đã từng vẽ bức “Thiên Trúc Nhị Hồ Tăng Đồ” (Bức tranh hai tăng nhân người Hồ nước Thiên Trúc), sau đó vì chiến loạn mà hình hai Hồ tăng trong bức tranh bị chia tách. Vào thời nhà Đường, Lục Kiên – một viên quan Hữu Thường Thị – đã thu thập được một bức chân dung của một Hồ tăng. Sau đó, Lục Kiên lâm bệnh nặng, một đêm nằm mơ thấy một Hồ tăng nói với ông rằng: Ông ấy có một người bạn đồng hành đã ly tán nhiều năm, nay đang ở nhà họ Lý tại thành Lạc Dương, hy vọng Lục Kiên có thể tìm được người ấy và để họ ở cùng nhau một lần nữa, họ sẽ dùng pháp lực giúp đỡ ông. Lục Kiên theo lời của Hồ tăng đó, đến nhà họ Lý ở Lạc Dương, quả thực có một bức chân dung của một Hồ tăng khác, ông đã mua bức chân dung đó. Không lâu sau, Lục Kiên khỏi bệnh.

Còn điển cố về thành ngữ “Họa long điểm tình” (vẽ rồng điểm mắt) cũng liên quan đến các tác phẩm hội họa của Trương Tăng Diêu. Theo “Lịch đại danh hoạ ký”: Một năm nọ, theo thỉnh cầu của trụ trì chùa An Lạc ở Kim Lăng, Trương Tăng Diêu đã vẽ bốn con rồng lên tường của ngôi chùa, những con rồng này trông sống động vô cùng, khiến người xem không ngớt lời tán thưởng, nhưng chúng lại không có mắt. Mọi người không hiểu, thỉnh cầu ông vẽ thêm mắt cho rồng. Nhưng Trương Tăng Diêu không đồng ý, ông nói: “Con mắt là nơi tinh thần cư ngụ, nếu vẽ mắt lên, rồng sẽ có sức sống, sẽ liền bay đi mất”. Mọi người đều không tin lời ông, hết lần này lần khác yêu cầu ông vẽ mắt cho rồng. Trương Tăng Diêu đành phải cầm cọ vẽ mắt cho hai con rồng. Vừa vẽ xong thì sấm chớp nổi lên, hai con rồng lớn xuyên thủng tường mà lao ra, rồi cưỡi mây bay lên trời cao. Còn hai con rồng chưa vẽ mắt thì vẫn ở trên tường.

Kể từ đó, “Họa long điểm tình” thường được dùng như một cách nói ẩn dụ trong hội hoạ, văn chương, thuyết thoại, ở chỗ trọng yếu nhất thêm vào một nét bút, nhằm làm nổi bật điểm chính và làm cho toàn bộ tác phẩm trở nên linh hoạt sinh động như thật.

(Ghi chú: Phỏng theo sách giáo khoa “Ấu học Quỳnh Lâm” của Zhengjian.org)

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/249178

The post Ấu học Quỳnh Lâm bút đàm (37): Thiên mệnh của Lỗ Ban first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Ấu học Quỳnh Lâm bút đàm (36): Thần y Biển Thướchttps://chanhkien.org/2024/03/au-hoc-quynh-lam-but-dam-36-than-y-bien-thuoc.htmlSun, 10 Mar 2024 00:12:14 +0000https://chanhkien.org/?p=32756Tác giả: Lưu Như [ChanhKien.org] Nguyên Văn Chữ Hán và chú âm: 盧(ㄌㄨˊ) 醫(ㄧ)、扁(ㄅㄧㄢˇ)鵲(ㄑㄩㄝˋ),古(ㄍㄨˇ)之(ㄓ)名(ㄇㄧㄥˊ)醫(ㄧ); 鄭(ㄓㄥˋ)虔(ㄑㄧㄢˊ)、崔(ㄘㄨㄟ)白(ㄅㄞˊ),古(ㄍㄨˇ)之(ㄓ)名(ㄇㄧㄥˊ)畫(ㄏㄨㄚˋ)。 晉(ㄐㄧㄣˋ)郭(ㄍㄨㄛ)璞(ㄆㄨˊ)得(ㄉㄜˊ)《青(ㄑㄧㄥ)囊(ㄋㄤˊ)經(ㄐㄧㄥ)》,故(ㄍㄨˋ)善(ㄕㄢˋ)天(ㄊㄧㄢ)下(ㄒㄧㄚˋ)卜(ㄅㄨˇ)筮(ㄕˋ); 孫(ㄙㄨㄣ)思(ㄙ)邈(ㄇㄧㄠˇ)得(ㄉㄜˊ)龍(ㄌㄨㄥˊ)宫(ㄍㄨㄥ)方(ㄈㄤ),能(ㄋㄥˊ)醫(ㄧ)虎(ㄏㄨˇ)口(ㄎㄡˇ)龍(ㄌㄨㄥˊ)麟(ㄌㄧㄣˊ)。 Bính âm 卢(Lú) 医(yī)、扁(biǎn)鹊(què),古(gǔ)之(zhī)名(míng)医(yī); 郑(zhèng)虔(qián)、崔(cuī)白(bái),古(gǔ)之(zhī)名(míng)画(huà)。 晋(Jìn)郭(guō)璞(pú)得(dé)《青(qīng)囊(náng)经(jīng)》,故(gù)善(shàn)天(tiān)下(xià)卜(bǔ)筮(shì); 孙(sūn)思(sī)邈(miǎo)得(dé)龙(lóng)宫(gōng)方(fāng),能(néng)医(yī)虎(hǔ)口(kǒu)龙(lóng)麟(lín)。 Âm Hán Việt Lư Y, Biển Thước, cổ chi danh y; Trịnh Kiền, Thôi Bạch, cổ chi danh họa. Tấn Quách Phác đắc “Thanh nang kinh”, cố thiện thiên hạ bốc […]

The post Ấu học Quỳnh Lâm bút đàm (36): Thần y Biển Thước first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Lưu Như

[ChanhKien.org]

Nguyên Văn Chữ Hán và chú âm:

盧(ㄌㄨˊ) 醫(ㄧ)、扁(ㄅㄧㄢˇ)鵲(ㄑㄩㄝˋ),古(ㄍㄨˇ)之(ㄓ)名(ㄇㄧㄥˊ)醫(ㄧ);

鄭(ㄓㄥˋ)虔(ㄑㄧㄢˊ)、崔(ㄘㄨㄟ)白(ㄅㄞˊ),古(ㄍㄨˇ)之(ㄓ)名(ㄇㄧㄥˊ)畫(ㄏㄨㄚˋ)。

晉(ㄐㄧㄣˋ)郭(ㄍㄨㄛ)璞(ㄆㄨˊ)得(ㄉㄜˊ)《青(ㄑㄧㄥ)囊(ㄋㄤˊ)經(ㄐㄧㄥ)》,故(ㄍㄨˋ)善(ㄕㄢˋ)天(ㄊㄧㄢ)下(ㄒㄧㄚˋ)卜(ㄅㄨˇ)筮(ㄕˋ);

孫(ㄙㄨㄣ)思(ㄙ)邈(ㄇㄧㄠˇ)得(ㄉㄜˊ)龍(ㄌㄨㄥˊ)宫(ㄍㄨㄥ)方(ㄈㄤ),能(ㄋㄥˊ)醫(ㄧ)虎(ㄏㄨˇ)口(ㄎㄡˇ)龍(ㄌㄨㄥˊ)麟(ㄌㄧㄣˊ)。

Bính âm

卢(Lú) 医(yī)、扁(biǎn)鹊(què),古(gǔ)之(zhī)名(míng)医(yī);

郑(zhèng)虔(qián)、崔(cuī)白(bái),古(gǔ)之(zhī)名(míng)画(huà)。

晋(Jìn)郭(guō)璞(pú)得(dé)《青(qīng)囊(náng)经(jīng)》,故(gù)善(shàn)天(tiān)下(xià)卜(bǔ)筮(shì);

孙(sūn)思(sī)邈(miǎo)得(dé)龙(lóng)宫(gōng)方(fāng),能(néng)医(yī)虎(hǔ)口(kǒu)龙(lóng)麟(lín)。

Âm Hán Việt

Lư Y, Biển Thước, cổ chi danh y; Trịnh Kiền, Thôi Bạch, cổ chi danh họa. Tấn Quách Phác đắc “Thanh nang kinh”, cố thiện thiên hạ bốc phệ; Tôn Tư Mạc đắc Long cung phương, năng y hổ khẩu long lân.

Giải nghĩa từ ngữ

(1) 盧醫 (Lư Y): Là một danh y thời Chiến Quốc, sở dĩ gọi như vậy vì ông sống ở Lư Địa. Nói đến Lư Y chính là nói đến Biển Thước.

(2) 扁鵲 (Biển Thước): Người ở Bột Hải thời Chiến Quốc, họ Tần, tên Việt Nhân. Ông là người khai sáng ra phương pháp Vọng – Văn – Vấn – Thiết trong Trung y; và là ông tổ khai sáng ra phương pháp bắt mạch trong Trung Y.

(3) 鄭虔 (Trịnh Kiền): Tự là Nhược Tề (một tác giả viết 若齐: ruo qi: Nhược Tề), là văn học gia, thư họa gia nổi tiếng dưới thời Đường Huyền Tông, những bài thơ, những bức thư pháp, những tác phẩm hội họa của ông được mệnh danh là “tam tuyệt”

(4) 崔白 (Thôi Bạch): là người Hào Lương thời Bắc Tống (nay là phía đông Phượng Dương, An Huy), tự là Tử Tây. Am hiểu về vẽ hoa lá, tre trúc, chim muông.

(5) 名畫 (Danh họa): họa sĩ nổi tiếng.

(6) 郭璞 (Quách Phác): quê ở huyện Văn Hỷ Hà Đông thời Đông Tấn (nay là huyện Văn Hỷ, tỉnh Sơn Tây), tự là Cảnh Thuần. Ông là người học rộng tài cao, tinh thông thiên văn, lịch tính và bói toán.

(7) 善 (Thiện): giỏi về một phương diện nào đó.

(8) 卜筮 (Bốc Thệ): Bói toán.

(9) 孫思邈 (Tôn Tư Mạc): người Kinh Triệu triều đại nhà Tùy Đường, tác giả của 30 cuốn “Thiên kim dược phương”, “Thiên kim dực phương”, được hậu thế tôn làm “Dược vương”.

Bản dịch tham khảo

Lư Y Biển Thước là danh y thời cổ đại; Trịnh Kiền, Thôi Bạch là danh hoạ thời cổ đại. Quách Phác thời Đông Tấn đắc được “Thanh nang kinh” nên giỏi bói toán, Tôn Tư Mạc thời nhà Đường đắc được phương thuốc của Long cung, có thể chữa được bệnh cho rồng và gỡ được xương mắc trong cổ họng của hổ.

Đọc sách luận bút

Khi chúng ta xem bài học này, nội dung giảng đến vẫn rất thần kỳ, cho dù là nghệ thuật, y thuật hay thuật bói toán, tất cả đều tỏ ra rất thần kỳ. Những kiến thức liên quan đến kỹ thuật này, đặc biệt là lĩnh vực y học mà mọi người quan tâm, đều bộc lộ rõ ràng hai đặc điểm rất quan trọng: một là do Thần truyền cho con người; hai là chọn người có đức mới truyền. Điều đó tương hợp với bản chất của văn hoá Trung Hoa.

Biển Thước vốn là Thần y trong truyền thuyết vào thời Hoàng Đế, bởi vì Biển Thước thời Chiến Quốc chữa bệnh rất thần kỳ, thậm chí có thể cải tử hoàn sinh, vì vậy mà ông được kế thừa danh tự Thần y thời cổ xưa.

Y thuật của Biển Thước là do Thần nhân Trường Tang Quân truyền dạy. Vào thời cổ đại, vị sư phụ muốn truyền cho đồ đệ, thì tựa như sư phụ của Na Tra vậy, sẽ luôn có vị Đạo trưởng của Đạo gia, Chân nhân trong Đạo gia sớm đã biết được đệ tử sau này của mình sẽ sinh ra ở đâu, khi thời cơ đến liền tìm tới người đó, Biển Thước ở đây cũng là người như vậy, có điều là sư phụ của ông phải trải qua quan sát thêm một thời gian nữa, khi xác định Biển Thước có đạo đức cao thượng rồi mới truyền cấp cho ông.

Cho nên Trường Tang Quân vì để khảo nghiệm Biển Thước, đã tìm đến quán trọ mà Biển Thước quản lý khi còn trẻ, đến đó nghỉ trọ. Lúc ấy ai cũng không nhìn ra sự đặc biệt của người này, vẻ ngoài rất bình thường, ai cũng không coi trọng, chỉ có Biển Thước hết sức kính trọng ông, hơn 10 năm không thay đổi thái độ cung kính, cũng tính là qua được khảo nghiệm. Thế là Trường Tang Quân đem cái mà người thời nay gọi là công năng đặc dị truyền cho ông (cụ thể ông đắc được công năng này như thế nào, hãy đọc câu chuyện ở dưới), ông có thể thấu thị nhân thể. Từ đó mà Biển Thước có thể thấy được rõ ràng trạng thái của lục phủ ngũ tạng, kinh lạc huyết mạch của con người. Có người nói, ông vọng – văn – vấn – thiết, vọng chẩn bệnh rất thần kỳ, kỳ thực không phải là dùng mắt người, mà là dùng thần thông. Cho nên ngay cả người mà ông có thể chưa từng gặp trước đây, ở khoảng cách rất xa mà nhìn thấu để chẩn đoán bệnh.

Khi Biển Thước đang hành nghề y ở nước Quắc, thái tử đột ngột qua đời, ông chưa từng gặp mặt thái tử, mà có thể đoán ra bệnh trạng, khiến thái tử cải tử hồi sinh. Cho nên, thuật vọng-văn-vấn-thiết của ông, chẳng qua là vì để phù hợp với sự lý giải của con người thế gian mà làm ra thôi. Hậu thế đạo đức trượt dốc, điều nắm bắt được chỉ là cái thuật vọng-văn-vấn-thiết ở bề mặt mà thôi, cho nên sẽ không thần kỳ như vậy.

Sau khi Trường Tang Quân truyền xong y thuật cho ông, vừa nói dứt lời với Biển Thước, liền biến mất không còn thấy nữa, những câu chuyện này đều cho thấy đang truyền tải thông tin văn hóa “y thuật Thần truyền, chọn người có đức để truyền”. Câu chuyện về Tôn Tư Mạc cũng vậy.

Kể chuyện

Thần y Biển Thước

Biển Thước họ Tần, tên Việt Nhân, quê ở Bột Hải thời Chiến Quốc. Bởi y thuật cao minh, cứu được vô số người, mọi người coi ông như vị thần y “Biển Thước” trong truyền thuyết thời thượng cổ, kính trọng gọi ông là Biển Thước, nhưng ít người biết tên thật của ông. Bởi vì ông đã từng sống ở đất “Lư”, nên được gọi là Lư Y. Biển Thước sáng tạo ra phương pháp chẩn bệnh vọng-văn-vấn-thiết, và là ông tổ của mạch học Trung Y.

Khi còn nhỏ Biển Thước giúp người quản lý nhà trọ, một ngày nọ có một ông già tên là Trường Tang Quân đến nghỉ trọ, nhìn thấy thần thái đặc biệt của ông, Biển Thước hết sức kính trọng ông, thường xuyên tiếp đón ông một cách lễ phép. Trường Tang Quân ra vào quán trọ này hơn mười năm, ở cùng với Biển Thước đã lâu, cũng thấy rằng Biển Thước không phải là một người bình thường.

Một hôm, Trường Tang Quân mời Biển Thước nói chuyện riêng, ông nói với Biển Thước: “Ta có một bài thuốc bí truyền, giờ ta đã già rồi, nên ta muốn truyền lại cho ngươi, hy vọng ngươi sẽ không tiết lộ ra ngoài”. Biển Thước đã kính cẩn đồng ý. Thế là Trường Tang Quân lấy từ trong ngực ra một gói thuốc đưa cho Biển Thước, yêu cầu ông hàng ngày uống với sương khi còn ở trên cây cỏ, sau 30 ngày sẽ có thể nhìn thấy mọi thứ. Vừa nói xong, Trường Tang Quân liền biến mất, cho thấy ông không phải là phàm nhân.

Theo phương pháp của Trường Tang Quân, sau khi uống thuốc liên tục trong 30 ngày, quả thực Biển Thước có thể nhìn thấy người ở bên kia bức tường, dùng công năng này để xem bệnh, ông có thể nhìn thấy hoàn toàn các triệu chứng của lục phủ ngũ tạng. Vì để giữ bí mật, đối với bên ngoài đều mượn danh là chẩn đoán mạch. Sau đó, Biển Thước đi khắp các nước khác và tứ xứ để hành nghề y.

Thời Tấn Chiêu Công, quan đại phu Triệu Giản Tử, người phụ trách quản lý quốc sự chính vụ, đột nhiên hôn mê và liên tục năm ngày bất tỉnh nhân sự, các đại phu vội triệu mời Biển Thước vào cung để chẩn bệnh cho Triệu Giản Tử. Biển Thước đã vào theo dõi bệnh nhân, sau khi đi ra, Đổng An lo lắng hỏi thăm bệnh tình, Biển Thước nói với ông rằng: “Chỉ là huyết mạch không thông thôi, không cần lo lắng, lúc trước Tần Mục Công cũng mắc bệnh này, sau bảy ngày mới thức tỉnh, hôm nay bệnh của chủ quân cũng giống như Tần Mục Công, không quá ba ngày sau nhất định sẽ tỉnh lại, sau khi tỉnh lại nhất định sẽ có lời muốn nói”. Sau hai ngày rưỡi, Triệu Giản Tử đã thực sự tỉnh lại, ông nói với các đại phu rằng ông đã đến nơi của Thiên Đế, cùng chúng Thần du ngoạn ở Quân Thiên, Thiên Đế cũng nói cho ông biết rằng, nước Tấn sẽ dần suy tàn và sẽ diệt vong sau bảy đời nữa. Sau đó Đổng An nói với Triệu Giản Tử những gì Biển Thước đã nói khi ông hôn mê, Triệu Giản Tử hết sức kinh ngạc, ban cho Biển Thước 4 vạn mẫu đất.

Khi ông đang hành nghề y ở nước Quắc, gặp lúc thái tử đột ngột qua đời, Biển Thước vào cung để hỏi chi tiết về bệnh tình của Thái tử, rồi ông nói rằng mình có thể cứu Thái tử. Trung Thứ Tử (người hầu bên cạnh thái tử) không tin rằng ông có thể “cải tử hoàn sinh”, nên Biển Thước bèn bảo Trung Thứ Tử hãy đến xem thái tử, sẽ thấy tai thái tử như có âm thanh, lỗ mũi mở to, thân dưới còn ấm. Trung Thứ Tử xem xét rồi không khỏi sửng sốt, Biển Thước chưa từng gặp thái tử, mà lại nắm rõ bệnh tình của thái tử như lòng bàn tay vậy. Quắc Quân biết được, liền vội vàng tiếp kiến, khóc lóc thỉnh cầu Biển Thước trị bệnh cho thái tử. Biển Thước bảo đệ tử mài kim đá, rồi châm cứu vào các kinh lạc huyệt vị của thái tử, không lâu sau, thái tử liền tỉnh dậy. Từ đó danh tiếng “Thần y” cải tử hoàn sinh của Biển Thước lan truyền nhanh chóng.

Dược vương Tôn Tư Mạc

Tôn Tư Mạc, người gốc Kinh Triệu Hoa Nguyên đời Tùy Đường. Thuở nhỏ thông minh hơn người, bảy tuổi đã đi học, mỗi ngày có thể đọc thuộc ngàn chữ, được mệnh danh là “Thánh đồng”. Lớn lên, đọc nhiều biết rộng, thông hiểu các học thuyết bách gia chư tử, tinh thông tư tưởng của Lão Tử và Trang Tử, nắm rõ kinh Phật. Ông sống đến hơn 100 tuổi, viết ra “Thiên kim dược phương” và “Thiên kim dực phương” với 30 cuốn, là sách y học sớm nhất của Trung Quốc hiện còn, được hậu nhân tôn làm “Dược vương”.

Tôn Tư Mạc từ nhỏ ốm yếu nhiều bệnh, thường xuyên phải chạy chữa bốc thuốc, hao hết gia sản, lại nhìn thấy bách tính khổ sở vì bệnh tật, nên từ 8 tuổi đã lập chí học y, khổ tâm nghiên cứu, cuối cùng trở thành danh y một thời. Ông cả đời không màng danh lợi, xem phú quý như mây bay, mặc dù hai đời Tùy Đường nhiều lần triệu mời ông vào triều làm quan, nhưng ông đều kiên quyết khước từ, trường kỳ ẩn cư tại vùng Thái Bạch sơn, Chung Nam sơn, chuyên hái thuốc chữa bệnh cứu người.

Theo truyền thuyết, Tôn Tư Mạc từng chữa trị cho một con rắn nhỏ bị thương trên đường đi hành nghề y và đem nó thả lại bụi cỏ. Sau mười mấy ngày, có một thiếu niên xuất hiện thịnh tình mời ông đến nhà làm khách, Tôn Tư Mạc cưỡi ngựa, chỉ trong nháy mắt đã đến một toà nhà nguy nga tráng lệ. Một ông già mặc hồng y đến tiếp đón và cảm tạ ông đã cứu con mình, Tôn Tư Mạc hỏi rõ ngọn nguồn, mới biết nơi này là Long Vương phủ, và con rắn nhỏ mà ông cứu thực chất là con trai của Long Vương. Long Vương vì để tỏ lòng cảm kích, đã tặng ông rất nhiều châu báu quý hiếm, nhưng Tôn Tư Mạc kiên quyết không chịu tiếp nhận. Thế là Long Vương sai người mang tới những phương thuốc thần kỳ của Long cung tặng cho ông, và nói với ông rằng, những phương thuốc này có thể trợ giúp ông tế thế cứu nhân. Sau khi Tôn Tư Mạc rời khỏi Long cung, sử dụng những phương thuốc này trị liệu cho bệnh nhân, quả thật vô cùng linh nghiệm, thế rồi ông liền đem những phương thuốc này viết thành cuốn sách “Thiên kim dược phương”, cứu chữa được cho biết bao nhiêu người.

Y thuật của Tôn Tư Mạc không chỉ chấn động nhân gian mà thậm chí rồng và hổ bị bệnh cũng đến nhờ ông chữa trị. Một ngày nọ, Tôn Tư Mạc thấy một con hổ đang phủ phục bên ngoài nhà, miệng há to và tru lên. Sau một hồi quan sát, thấy hổ không có ý định làm hại người khác, ông bèn ra ngoài nhìn vào miệng hổ thì thấy hoá ra là có một khúc xương mắc trong họng hổ, Tôn Tư Mạc liền rút xương ra, xong rồi hổ cúi dập đầu lạy ông ba lần rồi đi vào rừng. Về sau, mỗi khi Tôn Tư Mạc lên núi hái thuốc, hổ thường đến bầu bạn.

Tôn Tư Mạc cho rằng “Mạng sống của con người rất quan trọng, quý hơn ngàn vàng. Kê một phương thuốc để chữa bệnh, đạo đức còn quý hơn thế” (trích phần Mở đầu của cuốn “Thiên kim dược phương”). Ông không chỉ có y thuật cao siêu, mà còn có đạo đức cao thượng. Thực sự là danh y của một thời.

(Ghi chú: Phỏng theo sách giáo khoa “Ấu học Quỳnh Lâm” của Zhengjian.org)

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/249177

The post Ấu học Quỳnh Lâm bút đàm (36): Thần y Biển Thước first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Ấu Học Quỳnh Lâm bút đàm (35): Thái Luân tạo ra giấyhttps://chanhkien.org/2024/02/au-hoc-quynh-lam-but-dam-35-thai-luan-tao-ra-giay.htmlSat, 03 Feb 2024 03:06:00 +0000https://chanhkien.org/?p=32506Tác giả: Lưu Như [ChanhKien.org] Nguyên văn chữ Hán và chú âm 堯(ㄧㄠˊ) 帝(ㄉㄧˋ) 作(ㄗㄨㄛˋ) 圍(ㄨㄟˊ) 棋(ㄑㄧˊ),以(ㄧˇ) 教(ㄐㄧㄠˋ) 丹(ㄉㄢ) 朱(ㄓㄨ); 武(ㄨˇ) 王(ㄨㄤˊ) 作(ㄗㄨㄛˋ) 象(ㄒㄧㄤˋ) 棋(ㄑㄧˊ), 以(ㄧˇ) 象(ㄒㄧㄤˋ) 戰(ㄓㄢˋ) 羿(ㄧˋ)。 ……筆(ㄅㄧˇ) 乃(ㄋㄞˇ) 蒙(ㄇㄥˊ) 恬(ㄊㄧㄢˊ) 所(ㄙㄨㄛˇ) 造(ㄗㄠˋ), 纸(ㄓˇ) 乃(ㄋㄞˇ) 蔡(ㄘㄞˋ) 倫(ㄌㄨㄣˊ) 所(ㄙㄨㄛˇ) 為(ㄨㄟˊ)。 Bính âm 尧(Yáo) 帝(Dì) 作(zuò) 围(wéi) 棋(qíˊ),以(yǐ) 教(jiào) 丹(Dān) 朱(Zhū); 武(Wǔ) 王(Wáng) 作(zuò) 象(xiàng) […]

The post Ấu Học Quỳnh Lâm bút đàm (35): Thái Luân tạo ra giấy first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tác giả: Lưu Như

[ChanhKien.org]

Nguyên văn chữ Hán và chú âm

堯(ㄧㄠˊ) 帝(ㄉㄧˋ) 作(ㄗㄨㄛˋ) 圍(ㄨㄟˊ) 棋(ㄑㄧˊ),以(ㄧˇ) 教(ㄐㄧㄠˋ) 丹(ㄉㄢ) 朱(ㄓㄨ);

武(ㄨˇ) 王(ㄨㄤˊ) 作(ㄗㄨㄛˋ) 象(ㄒㄧㄤˋ) 棋(ㄑㄧˊ), 以(ㄧˇ) 象(ㄒㄧㄤˋ) 戰(ㄓㄢˋ) 羿(ㄧˋ)。

……筆(ㄅㄧˇ) 乃(ㄋㄞˇ) 蒙(ㄇㄥˊ) 恬(ㄊㄧㄢˊ) 所(ㄙㄨㄛˇ) 造(ㄗㄠˋ),

纸(ㄓˇ) 乃(ㄋㄞˇ) 蔡(ㄘㄞˋ) 倫(ㄌㄨㄣˊ) 所(ㄙㄨㄛˇ) 為(ㄨㄟˊ)。

Bính âm

尧(Yáo) 帝(Dì) 作(zuò) 围(wéi) 棋(qíˊ),以(yǐ) 教(jiào) 丹(Dān) 朱(Zhū);

武(Wǔ) 王(Wáng) 作(zuò) 象(xiàng) 棋(qí), 以(yǐ) 象(xiàng) 战(zhàn) 羿(yì)。

……笔(bǐ) 乃(nǎi) 蒙(Méng) 恬(Tián) 所(suǒ) 造(zào),

纸(zhǐ) 乃(nǎi) 蔡(Cài) 伦(Lún) 所(suǒ) 为(wéi)。

Chú âm

Âm Hán Việt

Nghiêu Đế tác vi kỳ, dĩ giáo Đan Chu;

Vũ Vương tác tượng kỳ, dĩ tượng chiến nghệ;

bút nãi Mông Điềm sở tạo;

chỉ nãi Thái Luân sở vi.

Giải nghĩa từ ngữ

(1)堯帝 (Nghiêu Đế): Một trong Ngũ Đế, hậu duệ của Hoàng Đế, sống tiết kiệm đơn giản, siêng năng trị quốc, yêu thương dân chúng.

(2)丹朱 (Đan Chu):Con trai Nghiêu Đế.

(3)武王 (Vũ Vương): Chu Vũ Vương, con trai Chu Văn Vương, diệt nhà Ân Thương lập ra triều Chu.

(4)象 (Tượng): Tượng trưng.

(5)乃 (nãi):Là.

(6)蒙恬 (Mông Điềm): Danh tướng nhà Tần, giúp Tần Thủy Hoàng thống nhất lục quốc, từng dẫn quân đánh lui Hung Nô, tu sửa Trường Thành.

Bản dịch tham khảo

Tương truyền, vua Nghiêu phát minh ra cờ vây để dạy cho con là Đan Chu, giúp Đan Chu mở mang trí huệ và ước thúc thân tâm. Chu Vũ Vương phát minh ra cờ tướng, dùng quân cờ tượng trưng cho hai quân đối chọi, qua đó nghiên cứu các sách lược. Danh tướng nhà Tần là Mông Điềm tạo ra bút lông cải tiến. Thái Luân, một hoạn quan thời Đông Hán đã cải tiến kỹ thuật làm giấy.

Đọc sách luận bút

Kiến thức được giảng trong bài học này thì mọi người đều rất quen thuộc, mỗi phát minh đều là một tài nghệ được lưu truyền cho đến ngày nay và ảnh hưởng đến toàn thế giới, đặc biệt là nghề làm giấy, có thể được gọi là một trong tứ đại phát minh của Trung Quốc. Thái Luân đã được người dân tôn kính hàng nghìn năm và được coi là “Thần giấy”. Trong cuốn sách “Bảng xếp hạng 100 người nổi tiếng có ảnh hưởng nhất trong tiến trình lịch sử loài người” của nhà khoa học Mỹ Michael H. Hart, Thái Luân được xếp ở vị trí thứ bảy, trước Columbus và Einstein. Có thể thấy đó là cống hiến to lớn của ông đối với sự phát triển của văn hóa thế giới. Giấy là vật dụng hàng ngày không thể thiếu hiện nay.

Bắt đầu từ câu thành ngữ “Học nhiều năm xe”

Nói đến tầm quan trọng của nghề làm giấy, điều có sức thuyết phục nhất chính là ba câu chuyện thành ngữ: học phú ngũ xa (học nhiều năm xe), vi biên tam tuyệt (đứt dây sách ba lần), hãn ngưu sung đống (trâu kéo xe sách đổ mồ hôi, sách chất đến đỉnh cột nhà).

Ngày nay người ta dùng câu “học nhiều năm xe” để hình dung kiến thức uyên bác của một người nào đó, nhưng vì sao phải dùng năm xe để hình dung học thức uyên bác? Bởi vì trước khi phát minh ra giấy, người xưa thường viết chữ trên những thẻ tre hay thẻ gỗ, những thẻ này được nối với nhau để trở thành một “quyển sách” hay một “cuốn sách”. Mọi người nghĩ thử, nếu viết một cuốn sách dài, số lượng sẽ đáng kinh ngạc, rất nhiều cuốn sách cộng lại với nhau sẽ trở thành gói đồ khổng lồ rất nặng, nếu muốn đem theo một số sách bên mình, phải dùng đến xe để vận chuyển.

Nghe kể rằng vào thời Chiến Quốc, ở nước Tống có một nhà tư tưởng tên là Huệ Thi, ông ta giỏi biện luận, viết rất nhiều sách, thường nhận lời ra ngoài dạy học, sách mà ông mang theo bên mình không chỉ là vài cuốn, mà là xếp đầy năm xe, nên có điển cố “học nhiều năm xe”.

Còn có chuyện Khổng Tử đọc “Kinh Dịch”, bởi vì đọc quá nhiều lần nên sợi dây thừng nối các thẻ tre đã bị đứt ba lần, do đó câu thành ngữ “vi biên tam tuyệt”, vi:韦 là sợi dây thừng bằng da bò bị đứt ba lần, mô tả những người học tập chăm chỉ, chịu khó.

Vào thời lưỡng Hán, người ta kể rằng nhà văn học Đông Phương Sóc đã đẩy xe chở diệu kế trị quốc vào cung, được yết kiến Hán Vũ Đế. Bản tấu chương của ông sử dụng ba nghìn thẻ tre, phải do hai võ sĩ cường tráng mới khiêng vào cung được.

Trong những năm dài không có giấy, không chỉ văn nhân viết sách, đọc sách gặp khó khăn mà Hoàng đế phê duyệt tấu chương cũng rất vất vả, cả ngày mệt mỏi. Số lượng lớn thẻ tre, sách vở không chỉ khó bảo quản, vận chuyển nặng nhọc, bị đứt dây thừng, cần sắp xếp lại các thẻ tre khi bị rời ra, nên thứ tự có thể bị đảo lộn, nhiều sách cổ gặp vấn đề này, cho nên rất bất tiện.

Tất nhiên khi có quá nhiều sách, người ta tự nhiên phải sử dụng thành ngữ “hãn ngưu” (trâu đổ mồ hôi hột) và “sung đống” (đầy cả một nhà) để mô tả sự nặng nề và số lượng khổng lồ của nó, tạo thành thành ngữ “hãn ngưu sung đống”. Nguồn gốc của những thành ngữ này có một điểm chung, đó là tài liệu viết quá đồ sộ.

Các văn bản viết của cổ đại

Chữ viết sớm nhất thời cổ đại là loại chữ được khắc trên mai rùa hoặc xương động vật, gọi là giáp cốt văn (chữ giáp cốt). Đến triều đại nhà Thương và nhà Chu, chữ được khắc trên đồ đồng như chuông và đỉnh, hoặc khắc trên đá, thường được gọi là Chung đỉnh văn hay Thạch cổ văn. Xương, mai rùa, đá rất cứng nên hầu hết mọi người không thể khắc lên chúng với số lượng lớn, cũng như không tiện đem theo. Nó chủ yếu được sử dụng để ghi chép về các lễ tế quốc gia và bói toán. Cuối thời Xuân Thu, người ta bắt đầu dùng “Sách thẻ tre” (giản độc) thay cho mai rùa và xương thú. “Độc” (thẻ gỗ) nghĩa là ván in hay gọi là mộc bản.

Vào thời đó, người ta viết thư thường dùng những thẻ tre dài một xích (1/3m) để viết chữ nên sau này thư từ được gọi là “xích độc”. Thẻ tre nhẹ hơn nhiều so với mai rùa và xương thú nhưng vẫn cồng kềnh. Ưu điểm duy nhất là nó rẻ.

Thời đó lụa cũng được dùng làm chất liệu để viết chữ, nhưng lụa giá rất đắt đỏ, thời nhà Hán, giá một tấm lụa tương đương với 720 cân gạo. Vì vậy giấy thời đó là ám chỉ vải lụa, loại giấy được sử dụng là loại giấy có gốc từ lụa.

Công nghệ làm giấy của Thái Luân truyền ra thế giới

Mãi đến thời Đông Hán, Thái Luân mới sử dụng vỏ cây, vải, lưới đánh cá và các vật liệu giá rẻ khác để làm giấy, và phát minh ra kỹ thuật làm giấy làm cho giấy trở thành vật liệu rẻ và phù hợp để viết. Loại giấy làm ra này được Thái Luân gọi là “chỉ” (纸). Nhưng sau này người ta vẫn dùng chữ “chỉ” (紙) để gọi loại giấy do Thái Luân làm ra.

Nghề làm giấy hiện đại sử dụng máy móc để thay thế nhân công, nhưng các nguyên lý, quy trình cơ bản và nguyên liệu được sử dụng trong sản xuất giấy về cơ bản giống với cách làm giấy của Thái Luân 1900 năm trước.

Kỹ nghệ làm giấy của Trung Quốc sau đó thông qua nhiều con đường khác nhau đã lần lượt được truyền nhập vào Triều Tiên, Nhật Bản, Ả Rập và châu Âu, cuối cùng lan truyền đến châu Mỹ và Hoa Kỳ.

Năm 1276, nhà máy giấy đầu tiên được xây dựng trên bán đảo Ý để sản xuất giấy gai dầu. Nhà máy giấy đầu tiên được xây dựng ở Anh vào năm 1494, nhưng kỹ thuật thấp và chất lượng kém. Vào thời Càn Long, họa sĩ người Pháp tên Michel Benoist, làm việc trong triều đình nhà Thanh đã vẽ những bức tranh về kỹ thuật làm giấy của Trung Quốc và gửi về Paris, kỹ thuật làm giấy tiên tiến của Trung Quốc đã được phổ biến rộng rãi ở châu Âu.

Cho đến năm 1690, một nhà máy giấy mới được xây dựng tại Philadelphia Hoa Kỳ, muộn hơn nghề làm giấy của Thái Luân tròn 1.585 năm.

Kể chuyện

Cờ vây

Các văn nhân cổ đại Trung Quốc phải có đủ bốn tài nghệ “cầm kỳ thư họa” để tu thân, dưỡng tính. Trong đó kỳ là nói đến cờ vây. Tương truyền, con trai của Đế Nghiêu là Đan Chu, có tính khí bướng bỉnh và không tiếp nhận dạy dỗ, để Đan Chu tĩnh tâm để học tập, Đế Nghiêu đã phát minh ra cờ vây, dạy Đan Chu chơi để rèn luyện tinh thần và rèn luyện tính khí. Kể từ đó, cờ vây đã trở thành một hạng mục quan trọng để các trí thức xưa tu tâm dưỡng tính, đồng thời nó cũng là một trong những tinh hoa của văn hóa Trung Hoa.

Các tên khác của cờ vây như “Dịch”, “Sừ”, “Thủ Đàm”, “Tọa ổn”, “Hắc Bạch”, “Phương viên”, “Lạn Kha”… Gọi “Hắc Bạch” là các viên cờ có hai màu đen và trắng, ý nghĩa là Âm Dương. Quân đen 181 viên, quân trắng 180 viên. Gọi “Phương viên”, ý nghĩa là trời tròn đất vuông. Phương nghĩa là vuông, là chỉ bàn cờ, do 19 đường ngang và 19 đường dọc tạo thành. “Viên” (圆) nghĩa là tròn, chỉ các quân cờ hình tròn.

Biệt danh “Lạn Kha” xuất phát từ một truyền thuyết thần kỳ, trong “Thuật dị ký” của Nam triều có ghi rằng vào thời nhà Tấn, có một người tiều phu tên là Vương Chất, có một ngày đã vào núi Thạch Thất (nay là phía Đông Nam Cù Châu, tỉnh Chiết Giang) để đốn củi, anh ta nhìn thấy mấy đứa trẻ đang chơi cờ và ca hát. Vương Chất xem đánh cờ và nghe tiếng hát đến mê mẩn, không biết được thời gian trôi qua, cũng quên mất đói bụng. Một cậu bé đưa cho anh ta một trái tiên trông giống như hạt táo. Vương Chất ngậm nó trong miệng, bỗng không còn cảm thấy đói và khát. Ngay sau đó, cậu bé bảo anh ta rằng đã đến giờ phải về nhà. Vương Chất đứng dậy, phát hiện cái rìu dùng để đốn củi đặt một bên đã mục nát. Sau khi trở về nhà, mọi thứ hoàn toàn thay đổi hết, cả dân làng không ai nhận ra anh ta, những người cùng tuổi với anh đã qua đời. Từ đó về sau, cờ vây có tên gọi là “Lạn Kha”.

Phương pháp chơi cờ vây là mỗi người chơi lấy một quân cờ có một màu, đen đi trước rồi đến trắng, lần lượt đặt một quân cờ trên giao điểm của hai đường kẻ.

Kỹ thuật làm giấy

Trước khi phát minh ra giấy, người Trung Quốc đã khắc chữ Hán trên thẻ tre, thẻ gỗ, kim thạch, đồ đồng hoặc mai rùa xương thú, sau đó dùng dây thừng bằng da thuộc để nối các thẻ tre và thẻ gỗ thành một cuốn sách, nhưng sách thẻ tre rất nặng nề cồng kềnh, khó mang theo, đọc không thuận tiện. Thời Xuân Thu Chiến Quốc, tuy sách lụa làm từ tơ rất tiện lợi, nhẹ nhàng nhưng giá cả lại đắt tiền, không được phổ biến rộng rãi.

Sau này, người ta phát minh ra giấy làm từ sợi gai dầu hoặc sợi gai, nhưng tính chất của giấy gai dầu thô ráp và không phù hợp để viết. Thời Hán Hòa Đế triều Đông Hán, một thái giám tên là Thái Luân đã đúc kết kỹ thuật làm giấy và kinh nghiệm của các bậc tiền nhân, cải tiến phương pháp làm giấy, tạo ra loại giấy nhẹ, chắc và phù hợp để viết.

Sau khi nghiên cứu thử nghiệm liên tục, Thái Luân nhận thấy các vật liệu như lưới đánh cá cũ, quần áo rách, vỏ cây, dây gai được ngâm và giã nát thành bột giấy, sợi nguyên chất được dùng để làm ra giấy rẻ tiền mà chất lượng tốt, mọi người gọi là “Thái Hầu chỉ” (giấy của Thái Hầu). Sau đó kỹ thuật làm giấy liên tục được đổi mới và cải tiến, đệ tử của Thái Luân là Khổng Đan đã sử dụng vỏ cây Thanh Đàn và rơm rạ để làm ra “Tuyên chỉ” (giấy Tuyên) thích hợp nhất cho thư pháp và hội họa.

(Ghi chú: Phỏng theo sách giáo khoa “Ấu học Quỳnh Lâm” của Zhengjian.org)

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/249176

The post Ấu Học Quỳnh Lâm bút đàm (35): Thái Luân tạo ra giấy first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Ấu Học Quỳnh Lâm bút đàm (34): La bàn và Hỗn Thiên Nghihttps://chanhkien.org/2024/01/au-hoc-quynh-lam-but-dam-34-la-ban-va-hon-thien-nghi.htmlWed, 24 Jan 2024 08:32:30 +0000https://chanhkien.org/?p=32431Tác giả: Lưu Như [ChanhKien.org] Nguyên văn chữ Hán và Chú âm 周(ㄓㄡ) 公(ㄍㄨㄥ) 作(ㄗㄨㄛˋ) 指(ㄓˇ) 南(ㄋㄢˊ) 車(ㄔㄜ),羅(ㄌㄨㄛˊ) 盤(ㄆㄢˊ) 是(ㄕˋ) 其(ㄑㄧˊ) 遺(ㄧˊ) 制(ㄓˋ); 錢(ㄑㄧㄢˊ) 樂(ㄌㄜˋ) 作(ㄗㄨㄛˋ) 渾(ㄏㄨㄣˊ) 天(ㄊㄧㄢ) 儀(ㄧˊ),歷(ㄌㄧˋ) 家(ㄐㄧㄚ) 始(ㄕˇ) 有(ㄧㄡˇ) 所(ㄙㄨㄛˇ) 宗(ㄗㄨㄥ)。 Bính âm 周(Zhōu) 公(gōng) 作(zuò) 指(zhǐ) 南(nán) 车(chē),罗(luó) 盘(pán) 是(shì) 其(qí) 遗(yí) 制(zhì); 钱(qián) 乐(yuè) 作(zuò) 浑(hùn) 天(tiān) 仪(yí),历(lì) 家(jiā) 始(shǐ) […]

The post Ấu Học Quỳnh Lâm bút đàm (34): La bàn và Hỗn Thiên Nghi first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tác giả: Lưu Như

[ChanhKien.org]

Nguyên văn chữ Hán và Chú âm

周(ㄓㄡ) 公(ㄍㄨㄥ) 作(ㄗㄨㄛˋ) 指(ㄓˇ) 南(ㄋㄢˊ) 車(ㄔㄜ),羅(ㄌㄨㄛˊ) 盤(ㄆㄢˊ) 是(ㄕˋ) 其(ㄑㄧˊ) 遺(ㄧˊ) 制(ㄓˋ);

錢(ㄑㄧㄢˊ) 樂(ㄌㄜˋ) 作(ㄗㄨㄛˋ) 渾(ㄏㄨㄣˊ) 天(ㄊㄧㄢ) 儀(ㄧˊ),歷(ㄌㄧˋ) 家(ㄐㄧㄚ) 始(ㄕˇ) 有(ㄧㄡˇ) 所(ㄙㄨㄛˇ) 宗(ㄗㄨㄥ)。

Bính âm

周(Zhōu) 公(gōng) 作(zuò) 指(zhǐ) 南(nán) 车(chē),罗(luó) 盘(pán) 是(shì) 其(qí) 遗(yí) 制(zhì);

钱(qián) 乐(yuè) 作(zuò) 浑(hùn) 天(tiān) 仪(yí),历(lì) 家(jiā) 始(shǐ) 有(yǒu) 所(suǒ) 宗(zōng)。

Âm Hán Việt

Chu Công tác Chỉ nam xa, La bàn thị kỳ di chế;

Tiền Nhạc tác Hỗn Thiên Nghi, lịch gia thủy hữu sở tông.

Giải thích từ ngữ

(1) 周公(Chu Công): họ Cơ, tên Đán, người Tây Chu, con trai Chu Văn Vương, em trai Chu Vũ Vương, giúp cho Võ Vương diệt nhà Ân Thương. Võ Vương băng hà, Chu Công phụ tá cho Thành Vương kế vị, chế lễ nhạc, kiến lập pháp chế của nhà Chu.

(2)指南車 (Chỉ nam xa): Xe chỉ nam, một loại dụng cụ dùng để phân biệt phương hướng, dùng hệ thống bánh răng truyền động, trên xe có một người gỗ nhỏ luôn luôn chỉ về phía Nam.

(3)羅盤 (La bàn): dụng cụ xác định phương hướng, cấu tạo gồm có một cái đĩa tròn khắc phương vị, và đặt kim chỉ Nam ở giữa.

(4)遺制 (Di chế): một hình thức truyền lại cho đời sau.

(5)錢樂 (Tiền Nhạc): người nhà Lưu Tống, thời Nam triều.

(6)渾天儀 (Hỗn thiên nghi): trước đây gọi là “Hỗn Nghi”, “Hỗn Tượng”. Là một dụng cụ quan trọng nghiên cứu thiên văn thời cổ đại.

(7) 歷家 (Lịch gia): nghĩa là nhà thiên văn học.

(8)宗 (Tông): dựa vào, tuân theo.

Bản dịch tham khảo

Chu Công đã phát minh ra xe chỉ nam, và la bàn cũng là mô hình của ông để lại, Tiền Nhạc người nhà Lưu Tống thời Nam triều phụng mệnh chế tạo Hỗn Thiên Nghi theo sáng chế của Trương Hoành để quan sát thiên thể vận hành, từ đó làm cơ sở cho các nhà nghiên cứu thiên văn lịch pháp.

Đọc sách luận bút

Trong bài học này, các em có thể cảm thấy rằng nó gần với kiến thức của khoa học hiện đại hơn, cảm thấy khoa học kỹ thuật cao mà dân tộc chúng ta từng có và đáng để tự hào cũng đã xuất hiện.

Kỳ thực ngay cả khi người xưa đề cập đến những công nghệ này, so với nhận thức ngày nay của chúng ta, thì vẫn có những khác biệt cơ bản về quan niệm. Chính sự khác biệt cơ bản trong quan niệm này đã làm cho công nghệ cổ đại của chúng ta trở nên vô cùng kì bí và khó hiểu đối với người hiện đại. Họ thường không có cách nào giải thích nguồn gốc của các trí tuệ đó, điều khó hiểu hơn nữa là có rất nhiều công nghệ văn minh của Trung Quốc xuất hiện trước nền văn minh phương Tây hơn cả nghìn năm, nhưng những thứ này dường như chỉ có thể do những thiên tài nào đó đột nhiên phát hiện ra và truyền lại cho con người sử dụng, không cần phải để mọi người nghiên cứu nó. Hiện tượng này chỉ có thể có một lời giải thích, đó là công nghệ cổ đại nhất định phải là thứ mà những người tài đức cao cả mới có thể khám phá ra. Thời cổ đại có một truyền thống và luật lệ để dẫn dắt đệ tử là: những bí thuật thì phải những người có đạo đức mới được truyền.

Cùng với sự suy thoái dần của đạo đức ở các thế hệ sau, hiện tượng này xuất hiện đầu tiên ở y học cho đến mọi khoa học kỹ thuật. Không những nhiều thứ bị thất truyền, mà những gì còn sót lại thì có xem cũng không thể hiểu thấu. Cho đến ngày nay, người ta không có lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận khoa học thực nghiệm của phương Tây. Chúng ta cũng không thể hiểu được văn hóa Thần truyền của Trung Quốc nữa. Chúng ta cũng không có đức hạnh cao như vậy để có thể đủ tư cách để lĩnh hội những cao siêu trong những điều của Thần truyền. Vì vậy mọi người lầm tưởng rằng chỉ có thời hiện đại mới có cái gọi là công nghệ cao.

Có người đã chỉ ra rằng, sự băng hoại của đạo đức chẳng khác nào trong tâm người ta đã mất đi thiên nhãn đầy trí huệ, từ đó không còn nhìn thấy chân tướng bên ngoài thế giới vật chất. Vì vậy họ cần phải dựa vào các loại công cụ hiện đại để khám phá những bí ẩn của vũ trụ, giống như một người mù sờ vào một con voi, không thể nhìn thấy toàn bộ con voi to lớn, trong khi một người sáng mắt, không cần mò mẫm cũng có thể nhìn thấy trực tiếp. Cho nên thời cổ đại có những Thần y cũng như những nghệ nhân thần kỳ như Lỗ Ban, hay thiên văn học cũng vậy, Trương Hoành vào thời Đông Hán cũng là một người tu Đạo tín Thần và có đạo đức rất cao, sớm đã phát minh ra Hỗn Thiên Nghi (công cụ quan sát thiên văn) và Địa Động Nghi (thiết bị đo địa chấn). Những nền văn minh này con người không thể nghĩ ra được. Cũng giống như Hoàng Đế trong mộng du thần đến Hoa Tư Quốc và đã được điểm hóa cách vô vi trị quốc, đó vì đạo đức cao thượng, bản thân công việc trị vì đất nước cũng chính là tu Đạo, chính là không ngừng sửa đổi bản thân trong việc trị quốc, khi ông đã đi hết con đường của mình thì chính là đắc Đạo thăng thiên rời đi. Ông để lại cuốn sách “Hoàng Đế nội kinh”. Bây giờ có bao nhiêu người có thể hiểu được?

Phát minh của các nhà phát minh cổ đại cũng giống như kỹ thuật của Thần y Tôn Tư Mạc, họ đều là những người tu luyện, tu Đạo, có thể nhìn ra căn nguyên của bệnh tật bằng thiên mục. Khi đó toàn xã hội đều đề cao đạo đức, chỉ cần mọi người đều đề cao đức hạnh thì dù làm việc gì cũng tương đương với bước đi trên con đường tu hành, lúc ấy các ngành các nghề, các thời đại khác nhau, đều sẽ có người trực tiếp được ban cho thần thông, có thiên mục cao hơn mắt người thường, và ban cho các công năng đặc dị khác, khiến họ trực tiếp nhìn thấy thiên cơ, để giúp họ ghi nhớ lại rồi sau đó truyền cấp cho con người sử dụng, không cần thiết mọi người phải đến học và nghiên cứu nó, thông qua một người được chọn theo sự an bài của Thiên ý, một người có đạo đức cao thượng, chỉ cần trực tiếp xem thực hiện là được rồi. Một khi đạo đức bại hoại thì tự nhiên sẽ không có trí huệ, cho dù sách vở còn lưu lại thì con người cũng không thể nhìn thấy thiên cơ của tầng thứ cao hơn. Mà nền khoa học thực chứng cũng giống như người mù sờ voi vậy, nó vô cùng chậm chạp.

Chúng ta biết rằng, giáo dục tiểu học thời cổ đầu tiên đọc “Tam tự kinh”, trong đó giảng đến Tam Tài là Thiên Địa Nhân, con người cùng Trời Đất luôn kết nối với nhau. Lão Tử nói: “Nhân pháp Địa, Địa pháp Thiên, Thiên pháp Đạo, Đạo pháp Tự nhiên” (Người thuận theo Đất, Đất thuận theo Trời, Trời thuận theo Đạo, Đạo thuận theo tự nhiên). Khoa học thời cổ đại là học tập trực tiếp hướng đến trời đất và vũ trụ, có một vũ trụ quan vô cùng to lớn. Thế nào là hướng đến Trời mà học tập? Khổng Tử giảng “Vi chính dĩ đức” (điều hành chính trị quốc gia bằng đạo đức), chữ Đức (德) này, cùng với chữ Đắc (得) là đồng âm, thời cổ giải thích là Thăng, là Phúc. Chính là nói với người ta rằng nếu sự nghiệp của con người xây dựng xoay quanh chữ Đức này ắt sẽ thăng hoa trí huệ, có thể đắc được khải thị của Thần, đắc được phúc báo, nào phải là chỉ có trị quốc nắm quyền mà thôi đâu? Do đó cách giáo dục mà Khổng Tử truyền lại, chẳng phải là sự kế thừa văn hóa Thiên nhân hợp nhất của Tổ tiên sao? Chẳng phải là chân chính hợp với Thiên cơ sao? Do đó trọng đức ắt sẽ có trí huệ, chẳng phải là con đường tắt để đạt được Thiên cơ sao? Đó chẳng phải là cách gần nhất để tiếp cận với Đạo ở tầng thứ con người sao?

Do đó ngày nay chúng ta học về bách khoa tri thức thời cổ, tri thức khoa học kỹ thuật, nhất thiết phải biết rằng, không phải là quan niệm của người hiện đại, mà là khái niệm của Văn hóa Thần truyền, chú trọng đạo đức phẩm hạnh. Đó là văn hóa kính Thần trọng đức, là văn hóa khởi nguồn từ tu Đạo. Khoa học kỹ thuật thời cổ đại, vốn là khoa học của cảnh giới kỹ thuật của Thần vốn vượt xa con người. Đây mới là niềm tự hào của nền văn hóa của dân tộc chúng ta.

Kể chuyện

Khí cụ định hướng cổ đại: xe chỉ nam và la bàn

Có hai truyền thuyết khác nhau về việc phát minh ra xe chỉ nam. Thuyết thứ nhất được hầu hết mọi người công nhận là Hoàng Đế phát minh xe chỉ nam. Tương truyền trong trận chiến giữa Hoàng Đế và Xi Vưu, trên chiến trường đột nhiên xuất hiện một màn sương mù dày đặc, không thể phân biệt được phương hướng, tại giờ phút nguy cấp, Hoàng Đế đã phát minh ra xe chỉ nam. Trên xe chỉ nam có một người gỗ, dù xe có di chuyển hướng nào thì ngón tay của người gỗ vẫn luôn chỉ về phía Nam; với sự chỉ dẫn của xe chỉ nam, cuối cùng Hoàng Đế đã đánh bại Xi Vưu. Một giả thuyết khác cho là do Chu Công phát minh ra vào thời Chu Thành Vương, khi đó một sứ giả từ một quốc gia nào đó ở phía Nam đến Trung Quốc triều cống, nhưng bị lạc trên đường trở về, Chu Công bèn chế ra xe chỉ nam dẫn đường cho sứ giả về nước của mình.

La bàn xuất hiện vào thời Nam Tống, cũng chính là kim chỉ nam, là dựa vào xe chỉ nam mà làm ra, nhưng xe chỉ nam được chế tạo trên cơ sở nguyên lý cơ học của bộ bánh răng truyền động, còn la bàn được chế tạo theo nguyên lý nam châm hướng tới cực bắc và cực nam của từ trường trái đất.

Người Trung Quốc vào thời Chiến Quốc đã phát hiện ra lực hấp dẫn của đá nam châm và sử dụng nam châm để chỉ ra đặc tính của hướng Nam và Bắc, và chế tạo ra công cụ chỉ nam sớm nhất, được đặt tên là Tư Nam. Vào thời Bắc Tống, trong “Mộng Khê bút đàm” của Thẩm Quát đã ghi lại bốn phương pháp lắp đặt la bàn khác nhau, đó là phương pháp Thủy phù pháp (phao nổi trên mặt nước), Lũ huyền pháp (treo chỉ), Oản thần pháp (dùng kim từ đặt trên miệng bát) và Chỉ giáp pháp (dùng kim từ đặt trên ngón tay). Trong số đó, kim chỉ nam của phương pháp treo là linh hoạt và có độ chính xác cao, nhưng có nhiều hạn chế, yêu cầu không được có gió và rung lắc khi sử dụng. Phương pháp phao nổi trên mặt nước là thực tế nhất, vì kim từ tính nổi trên mặt nước, có thể giữ ngang mặt nước và độ ổn định của kim từ tính tốt hơn. Trong quá trình thử nghiệm, Thẩm Quát phát hiện ra rằng kim từ tính không chỉ chính xác theo hướng Bắc – Nam mà hơi lệch về phía Tây Bắc và Đông Nam, do đó phát hiện ra hiện tượng “lệch hướng địa từ”. Và nghiên cứu của Thẩm Quát về phương pháp lắp đặt kim từ tính sau đó đã được phát triển thành la bàn hàng hải.

Trung Quốc không chỉ là quốc gia đầu tiên phát minh ra la bàn mà còn là quốc gia đầu tiên sử dụng la bàn trong hàng hải. Sách “Bình Châu khả đàm” đời Bắc Tống ghi: “Người lái thuyền biết địa lý, đêm xem sao, ngày nhìn mặt trời, tối xem la bàn”. Đây là ghi chép đầu tiên trên thế giới về việc dùng la bàn để đi biển. Vào thời Nam Tống, người Trung Quốc bắt đầu kết hợp kim từ tính và đĩa phương vị để tạo thành “la bàn”, thời đó người ta gọi nó là “địa la”, còn được gọi là “la kinh bàn”. Sau khi la bàn được truyền bá đến Châu Âu, nó đã có tác động lớn đến toàn thế giới.

Khí cụ quan trắc thiên văn cổ đại: Hỗn Thiên Nghi

Hỗn Thiên Nghi còn được gọi là Hỗn Tượng, Hỗn Nghi, nó là thiết bị chủ yếu nghiên cứu thiên văn của Trung Quốc cổ đại, dùng để quan trắc các vì sao, phán đoán thời tiết. Cổ nhân cho rằng bầu trời giống như quả trứng gà, trái đất giống như lòng đỏ được bao bọc trong đó, không có khởi đầu cũng không có kết thúc nên gọi là “Hỗn Thiên Nghi”.

Người ta nói rằng thời Nghiêu Thuấn đã có Hỗn Thiên Nghi, nhưng trong sử sách có ghi chép rõ rằng Trương Hoành thời Đông Hán có thể coi là người đầu tiên chế tác ra la bàn. Trương Hoành đã nghiên cứu các số liệu của tiền nhân, chế tạo ra Hỗn Thiên Nghi dùng thủy lực để thúc đẩy chuyển động của hệ thống bánh răng đầu tiên trên thế giới, còn gọi là Lậu Thủy Chuyển Hỗn Thiên Nghi. Nó do nhiều vòng tròn đồng tâm có thể chuyển động hợp thành, trên các vòng được làm bằng đồng tinh luyện có khắc đường xích đạo, đường hoàng đạo, cực Bắc và cực Nam, 24 tiết khí, mặt trăng mặt trời và các vì sao. Sử dụng nước nhỏ giọt từ một cái đồng hồ nước để làm cho Hỗn Thiên Nghi quay tròn, một vòng chuyển động của Hỗn Thiên Nghi vừa đúng một ngày, hoàn toàn giống hệt với chuyển động của trái đất, nó có thể đo lường chính xác các hiện tượng thiên thể.

Tiền Nhạc thái sử lệnh của nhà Lưu Tống thời Nam Triều đã phụng mệnh dùng đồng đúc Hỗn Thiên Nghi do Trương Hoành sáng chế.

(Ghi chú: Phỏng theo sách giáo khoa “Ấu học Quỳnh Lâm” của Zhengjian.org)

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/249175

The post Ấu Học Quỳnh Lâm bút đàm (34): La bàn và Hỗn Thiên Nghi first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Ấu học Quỳnh Lâm bút đàm (33): Toại Nhân thị khoan gỗ lấy lửahttps://chanhkien.org/2024/01/au-hoc-quynh-lam-but-dam-33-toai-nhan-thi-khoan-go-lay-lua.htmlWed, 10 Jan 2024 00:14:30 +0000https://chanhkien.org/?p=32336Tác giả: Lưu Như [ChanhKien.org] Nguyên văn chữ Hán và chú âm 神(ㄕㄣˊ) 農(ㄋㄨㄥˊ) 嘗(ㄔㄤˊ) 百(ㄅㄞˇ) 草(ㄘㄠˇ), 醫(ㄧ) 藥(ㄧㄠˋ) 有(ㄧㄡˇ) 方(ㄈㄤ); 后(ㄏㄡˋ) 稷(ㄐㄧˋ) 播(ㄅㄛ) 百(ㄅㄞˇ) 穀(ㄍㄨˇ), 粒(ㄌㄧˋ) 食(ㄕˊ) 有(ㄧㄡˇ) 賴(ㄌㄞˋ)。 燧(ㄙㄨㄟˋ) 人(ㄖㄣˊ) 氏(ㄕˋ) 鑽(ㄗㄨㄢˋ) 木(ㄇㄨˋ) 取(ㄑㄩˇ) 火(ㄏㄨㄛˇ), 烹(ㄆㄥ) 飪(ㄖㄣˋ) 初(ㄔㄨ) 興(ㄒㄧㄥˋ); 有(ㄧㄡˇ) 巢(ㄔㄠˊ) 氏(ㄕˋ) 構(ㄍㄡˋ) 木(ㄇㄨˋ) 為(ㄨㄟˋ) 巢(ㄔㄠˊ), 宫(ㄍㄨㄥ) 室(ㄕˋ) 始(ㄕˇ) 創(ㄔㄨㄤˋ)。 Bính âm 神(Shén) […]

The post Ấu học Quỳnh Lâm bút đàm (33): Toại Nhân thị khoan gỗ lấy lửa first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Lưu Như

[ChanhKien.org]

Nguyên văn chữ Hán và chú âm

神(ㄕㄣˊ) 農(ㄋㄨㄥˊ) 嘗(ㄔㄤˊ) 百(ㄅㄞˇ) 草(ㄘㄠˇ), 醫(ㄧ) 藥(ㄧㄠˋ) 有(ㄧㄡˇ) 方(ㄈㄤ);

后(ㄏㄡˋ) 稷(ㄐㄧˋ) 播(ㄅㄛ) 百(ㄅㄞˇ) 穀(ㄍㄨˇ), 粒(ㄌㄧˋ) 食(ㄕˊ) 有(ㄧㄡˇ) 賴(ㄌㄞˋ)。

燧(ㄙㄨㄟˋ) 人(ㄖㄣˊ) 氏(ㄕˋ) 鑽(ㄗㄨㄢˋ) 木(ㄇㄨˋ) 取(ㄑㄩˇ) 火(ㄏㄨㄛˇ), 烹(ㄆㄥ) 飪(ㄖㄣˋ) 初(ㄔㄨ) 興(ㄒㄧㄥˋ);

有(ㄧㄡˇ) 巢(ㄔㄠˊ) 氏(ㄕˋ) 構(ㄍㄡˋ) 木(ㄇㄨˋ) 為(ㄨㄟˋ) 巢(ㄔㄠˊ), 宫(ㄍㄨㄥ) 室(ㄕˋ) 始(ㄕˇ) 創(ㄔㄨㄤˋ)。

Bính âm

神(Shén) 农(nóng) 尝(cháng) 百(bǎi) 草(cǎo), 医(yī) 药(yào) 有(yǒu) 方(fāng);

后(hòu) 稷(jì) 播(bō) 百(bǎi) 谷(gǔ), 粒(lì) 食(shí) 有(yǒu) 赖(lài)。

燧(Suì) 人(rén) 氏(shì) 钻(zuān) 木(mù) 取(qǔ) 火(huǒ), 烹(pēng) 饪(rèn) 初(chū) 兴(xìng);

有(yǒu) 巢(cháo) 氏(shì) 构(gòu) 木(mù) 为(wéi) 巢(cháo), 宫(gōng) 室(shì) 始(shǐ) 创(chuàng)。

Âm Hán Việt

Thần Nông thường bách thảo, y dược hữu phương;

Hậu Tắc bá bách cốc, lạp thực hữu lại.

Toại Nhân thị toàn mộc thủ hỏa, phanh nhẫm sơ hưng;

Hữu Sào thị cấu mộc vi sào, cung thất thủy sáng.

Giải nghĩa từ ngữ

(1) 神農 (Thần Nông): tức Viêm Đế.

(2) 方 (Phương): đơn thuốc do thầy thuốc kê ra.

(3) 后稷 (Hậu Tắc): thủy tổ của nhà Chu, tên là Khí (Bỏ Rơi).

(4) 播 (Bá): truyền rộng.

(5) 賴 (Lại): dựa vào.

(6) 燧人氏 (Toại Nhân thị): người phát minh ra cách dùng gỗ đánh lửa trong truyền thuyết cổ đại.

(7) 有巢氏 (Hữu Sào thị): người phát minh ra phương pháp xây nhà trong truyền thuyết cổ đại.

(8) 構 (Cấu): thiết kế, xây dựng.

Bản dịch tham khảo

Thần Nông đã nếm thử trăm loại thảo mộc, hiểu được tính chất như nóng lạnh ôn hoà của các loại thảo dược, và các điều cấm kỵ khi phối hợp với nhau, nên mới tạo ra được các phương thuốc để điều trị; Hậu Tắc dạy bảo nhân dân gieo các loại ngũ cốc, để bảo đảm có lương thực. Toại Nhân thị khoan gỗ đánh lửa, giúp người dân bắt đầu ăn đồ chín, biết nấu nướng; Hữu Sào thị dựng gỗ làm nhà, phát minh ra phương pháp làm nhà ở, khởi nguồn kiến trúc cung điện.

Đọc sách luận bút

Bài học này liên quan đến bốn vị tổ tiên của nền văn minh cổ đại ở ba phương diện trong cuộc sống con người là y học, thực phẩm và nhà ở, đọc đến đây hẳn mọi người sẽ phải giật mình kinh ngạc, giáo dục vỡ lòng thời xưa, thì hồi ức về ân đức của tổ tiên lại chiếm một phần lớn như thế, không ngần ngại nhắc đi nhắc lại, đây không phải là một hiện tượng ngẫu nhiên. Đặc điểm của nền giáo dục văn hoá này bắt nguồn từ cốt lõi của nền giáo dục cổ đại lấy đạo đức làm gốc, bắt nguồn từ dạy bảo của Khổng Tử. Chính là giống như câu “Thận chung truy viễn, dân đức quy hậu” (Diễn nghĩa: Một đời tuân hành và theo đuổi những lời dạy của tổ tiên xa xưa, chỉ có kính phụng đến chết không đổi với các vị thánh vương tiên tổ thì mới có thể trở thành tấm gương sáng để quy chính lại thói quen phong tục của người dân, mới khiến cho đạo đức của bách tính và quốc gia quy chính. – “Luận Ngữ Học nhi đệ nhất”), ân đức và trí tuệ vĩ đại của tổ tiên, là khởi nguồn của hết thảy văn minh, trẻ nhỏ ghi nhớ được những điều này, thì tự nhiên biết được cội nguồn và nơi quy tụ, biết tuân theo lời dạy của tổ tiên, kính trọng văn hoá và lịch sử của chính mình. Đây chính là khởi nguồn của giáo dục đạo đức. Đó cũng là mục đích căn bản của người Nho học chân chính trong việc lập ngôn viết sách. Đó không phải là cách suy nghĩ của giáo dục hiện đại.

Toại Nhân thị được liệt vào Tam Hoàng

Chúng ta quay trở lại nội dung của bài học này. Vì Thần Nông thị và Hữu Sào thị đã đề cập đến trước đây, nên ở đây chúng ta sẽ chú trọng nói đến Toại Nhân thị, người được tôn kính là một trong Tam Hoàng xa xưa, người đã phát minh ra cách khoan gỗ lấy lửa. Vào thời viễn cổ, con người chưa biết dùng lửa, chỉ ăn trái cây và thịt sống, vì thế cơ thể con người dễ mắc bệnh tật. Theo ghi chép trong “Thập di ký”, vào thời kỳ viễn cổ trước cả Toại Nhân thị, có một quốc gia bán Thần gọi là “Toại Minh Quốc”, nơi đây cả mặt trời và mặt trăng đều chiếu rọi không đến, nên không có sự phân chia bốn mùa, ngày đêm. Tuy nhiên, người dân của Toại Minh Quốc trường sinh bất tử, nhiều người sống lâu tự nhiên đắc Đạo, thăng thiên trở thành Tiên. Mô tả này hẳn thuộc về thời kỳ được ghi lại trong “Tam Hải Kinh” khi đạo đức con người vẫn còn rất cao thượng, là nửa Thần nửa nhân và có đầy đủ thần thông.

Nghe nói rằng ở Toại Minh Quốc có một cây hoả thụ, gọi là “Toại Mộc”, cành và lá của nó bao trùm một vùng hơn một vạn mẫu, uy nghiêm như một cây Thần. Toại Nhân thị thụ thiên mệnh giáng sinh, sau khi lớn lên cũng giống như Hoàng Đế thời sau này, trong mộng du ngoạn đến Toại Minh Quốc, thấy được Toại Mộc, phát hiện con cú ở trên cây dùng mỏ mổ cây, mà tạo ra lửa. Ông từ đó mà ngộ ra, phát minh ra cách khoan gỗ lấy lửa, từ đó con người biết dùng lửa, mới có văn hoá nấu nướng, thoát khỏi đời sống dã thú. Vì ân đức đó mà ông được thế nhân tôn thành Toại Nhân thị, cũng gọi là Toại Hoàng.

Nghe nói rằng Toại Nhân thị thời kỳ viễn cổ cư trú ở vùng Thương Khâu. Bây giờ tại vùng Tây Nam của Thương Khâu còn có Toại Hoàng Lăng, chính là lăng mộ của Toại Nhân thị. Đến ngày nay lăng mộ này vẫn còn tồn tại, lăng mộ cao khoảng 10 mét, đã trở thành bằng chứng hùng hồn về lịch sử của tổ tiên. Người ta nói rằng Toại Nhân thị đã truyền đời tổng cộng 187 thế hệ đều sử dụng xưng hiệu này.

Hậu Tắc là hoàng tử, làm quan quản lý nông sự thời Nghiêu Thuấn

Hậu Tắc là con trai của Đế Khốc vào thời kỳ Ngũ Đế ở thời cổ đại sau Tam Hoàng, và là tổ tiên của nhà Chu sau này. Trong “Liệt nữ truyện” của Lưu Hướng thời Tây Hán, có nhắc đến mẹ của ông là chính phi Khương Nguyên của Đế Khốc, giỏi về nông nghiệp. Bản sự của ông là do mẫu thân truyền dạy, thời Nghiêu Đế lệnh cho ông quản nông sự, lấy tên là Hậu Tắc, dạy dân chúng gieo trồng trăm loại ngũ cốc, đến thời Thuấn Đế, ông vẫn được bổ nhiệm là quan quản lý nông sự, từ đó danh xưng này được đời đời lưu truyền.

Theo ghi chép trong “Sử ký”: Đại Vũ “lệnh Hậu Tắc ban cho quần chúng nhiều lương thực quý hiếm. Lương thực thiếu, nếu ăn còn dư thì cho nhau, để các chư hầu đều được như nhau”. Ở đây viết rất rõ ràng, bất kể Hậu Tắc ở đây có phải là cùng một người hay không, vào thời của Đại Vũ, vẫn là viên quan phụ trách nông nghiệp và điều hành lương thực. Cho đến thời nhà Hạ và nhà Thương, con cháu đều làm quan nông nghiệp, mãi đến thời nhà Chu mới trở thành Thiên Tử.

Kể chuyện

Câu chuyện về Thần ngũ cốc Hậu Tắc

Hậu Tắc là tổ tiên của nhà Chu, nghe nói khi mới sinh ra ông đã bị bỏ rơi. Vì vậy tên ban đầu là “Khí” (Bỏ Rơi). Sự ra đời của ông có một truyền thuyết thần thoại truyền kỳ quanh co ngoắt ngoéo.

Mẫu thân của Hậu Tắc tên là Khương Nguyên (Nguyên), là phi tử của Đế Khốc, một hôm đi du ngoạn ở vùng ngoại ô, bà tình cờ giẫm vào dấu chân của người khổng lồ, toàn thân rung động, mang thai và sinh ra một bé trai. Nhưng người trong thị tộc cho rằng đứa trẻ không rõ lai lịch, rất bất thường, nên nhiều lần đã vứt bỏ đứa trẻ này đi. Lần đầu tiên, đứa bé bị ném vào một con hẻm nhỏ, định để cậu bị dê bò đi qua giẫm chết, nhưng lạ thay, tất cả bò dê đi qua đều lách qua cậu bé để tránh dẫm lên cậu. Thế là người trong thị tộc lại tìm ra cách khác, đem đứa bé vứt vào trong rừng, định để nó chết đói hoặc bị thú rừng ăn thịt, nhưng cậu bé vẫn may mắn sống sót. Người trong thị tộc dù rất ngạc nhiên nhưng vẫn không bỏ cuộc, lại lần nữa vứt đứa trẻ trên mặt băng lạnh, định để đứa bé đóng băng mà chết; nhưng một điều kỳ diệu khác lại xảy ra, một đàn chim từ trên trời bay sà xuống, dùng lông vũ che chở cho đứa bé và sưởi ấm cho cậu. Cuối cùng, người trong bộ tộc lĩnh ngộ được thần tích, ôm đứa trẻ trở về và đặt tên là “Khí” (“Bỏ Rơi”).

Khí có tài năng thiên phú về nông nghiệp, cậu là một tay thiện nghệ trồng trăm loại lương thực, rồi đem kinh nghiệm của mình truyền hết cho mọi người trong bộ tộc mà không giữ lại chút nào, đồng thời dùng gỗ và đá để chế tác ra nông cụ giúp canh tác nông nghiệp dễ dàng và hiệu quả hơn, ổn định sản xuất lương thực, nhờ đó mà cải thiện cuộc sống của mọi người. Sau đó, Nghiêu Đế đã bổ nhiệm Khí làm “nông sư”, dạy bảo người dân trên khắp đất nước trồng ngũ cốc và phát triển nông nghiệp. Mọi người cảm ân cống hiến của ông và tôn ông là “Hậu Tắc”. “Hậu” có nghĩa là đại vương; “Tắc” có nghĩa là cốc (lúa gạo), chính là “Thần cốc”.

Câu chuyện về Toại Nhân thị

Phục Hy thị lấy được lửa trong tự nhiên từ núi rừng bị sét đánh cháy, ông đem mồi lửa tỏa sáng cho dân chúng, dạy mọi người dùng lửa nấu chín thức ăn trước khi ăn. Nhưng lấy được lửa trong tự nhiên không hề dễ dàng, cần phải rất cẩn thận để bảo vệ nó, nếu không chú ý, mồi lửa bị dập tắt thì chỉ có thể chờ đợi đến lần cháy rừng tiếp theo. Để đảm bảo lấy được lửa, con người đã phát huy trí tuệ của mình và phát minh ra phương pháp khoan gỗ để lấy lửa.

Tương truyền, vào thời đại Thượng cổ, ở phía Tây xa xôi có một đất nước là “Toại Minh Quốc”, ánh sáng của mặt trời và mặt trăng đều không chiếu đến, quanh năm tối tăm, không có sự phân biệt bốn mùa, ngày và đêm. Trong Toại Minh Quốc có một cây Hỏa Thụ, gọi là “Toại Mộc”, cành lá đan xen khó gỡ và bao phủ một vùng hàng vạn mẫu, trong rừng thường phát ra những tia lửa lấp lánh lấp lánh.

Một người trẻ tuổi được lệnh tìm kiếm nguồn lửa, đi tới Toại Minh Quốc nơi không nhìn thấy ánh mặt trời, phát hiện ra Toại Mộc phát ra ánh lửa kỳ dị. Người trẻ tuổi này hiếu kỳ quan sát một cách cẩn thận, mới phát hiện ra trong rừng cây có một loại chim đặc biệt lớn, mỏ vừa cứng lại sắc bén, mỗi khi con chim lớn dùng mỏ sắc mổ vào thân cây thì sẽ phát ra tia lửa. Người trẻ tuổi thông minh này đã lĩnh ngộ ra nguyên lý trong đó, thử lấy một cành cây nhỏ dùi vào cây đại thụ, sau nhiều lần ma sát, cuối cùng sinh nhiệt và bốc cháy. Từ đó trở đi, con người có thể lấy lửa bất cứ lúc nào, có thể ăn chín uống sôi, không còn “ăn lông ở lỗ”, văn minh nhân loại đã có bước phát triển nhảy vọt.

Để cảm tạ người đã phát minh ra cách khoan gỗ lấy lửa, người ta đã tôn vinh ông là “Toại Nhân thị”. “Toại Nhân” chính là người lấy lửa.

(Ghi chú: Phỏng theo sách giáo khoa “Ấu học Quỳnh Lâm” của Zhengjian.org)

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/249174

The post Ấu học Quỳnh Lâm bút đàm (33): Toại Nhân thị khoan gỗ lấy lửa first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Ấu Học Quỳnh Lâm bút đàm (32): Hoàng Đế đặt quy chế Hán phụchttps://chanhkien.org/2023/12/au-hoc-quynh-lam-but-dam-32-hoang-de-dat-quy-che-han-phuc.htmlSat, 30 Dec 2023 23:58:11 +0000https://chanhkien.org/?p=32235Tác giả: Lưu Như [ChanhKien.org] Nguyên văn chữ Hán và chú âm 冠(ㄍㄨㄢ) 冕(ㄇㄧㄢˇ) 衣(ㄧ) 裳(ㄕㄤ˙), 至(ㄓˋ) 黄(ㄏㄨㄤˊ) 帝(ㄉㄧˋ) 而(ㄦˊ) 始(ㄕˇ) 备(ㄅㄟˋ); 桑(ㄙㄤ) 麻(ㄇㄚˊ) 蚕(ㄘㄢˊ) 织(ㄓ), 自(ㄗˋ) 元(ㄩㄢˊ) 妃(ㄈㄟ) 而(ㄦˊ) 始(ㄕˇ) 兴(ㄒㄧㄥ)。 Bính âm Guānmiǎn yīshang, zhì huángdì ér shǐ bèi; sāng má cán zhī, zì yuán fēi ér shǐ xìng. Âm Hán Việt Quan […]

The post Ấu Học Quỳnh Lâm bút đàm (32): Hoàng Đế đặt quy chế Hán phục first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Lưu Như

[ChanhKien.org]

Nguyên văn chữ Hán và chú âm

冠(ㄍㄨㄢ) 冕(ㄇㄧㄢˇ) 衣(ㄧ) 裳(ㄕㄤ˙),

至(ㄓˋ) 黄(ㄏㄨㄤˊ) 帝(ㄉㄧˋ) 而(ㄦˊ) 始(ㄕˇ) 备(ㄅㄟˋ);

桑(ㄙㄤ) 麻(ㄇㄚˊ) 蚕(ㄘㄢˊ) 织(ㄓ),

自(ㄗˋ) 元(ㄩㄢˊ) 妃(ㄈㄟ) 而(ㄦˊ) 始(ㄕˇ) 兴(ㄒㄧㄥ)。

Bính âm

Guānmiǎn yīshang,

zhì huángdì ér shǐ bèi;

sāng má cán zhī,

zì yuán fēi ér shǐ xìng.

Âm Hán Việt

Quan miện y thường,

chí Hoàng Đế nhi thủy bị;

tang ma tàm chức,

tự nguyên phi nhi thủy hưng.

Giải nghĩa từ ngữ:

(1) 冠冕 (Quan miện): Mũ quan, vào thời cổ Trung Hoa, làm quan từ chức Khanh đại phu trở lên thì sẽ đội mũ miện.

(2) 元妃 (Nguyên phi): Chỉ vợ của Hoàng Đế là Luy Tổ.

Bản dịch tham khảo:

Mãi cho đến thời Hoàng Đế, chế độ đẳng cấp các loại mũ áo mới đạt tới hoàn thiện; vợ của Hoàng Đế là Nguyên phi Luy Tổ đã phát minh ra phương pháp hái dâu nuôi tằm lấy tơ, và dạy bảo dân chúng làm sao để dệt vải làm ra y phục.

Đọc sách luận bút

Lịch sử của Trung Hoa được gọi là lịch sử 5.000 năm văn minh, dân tộc Trung Hoa cũng gọi là dân tộc Hoa Hạ, vì tiên tổ Hoàng Đế là người đã khai sáng ra nền văn minh 5.000 năm này của nhân loại, trong 5.000 năm văn minh đó, đặc trưng bề mặt nổi bật nhất chính là hai chữ Hoa Hạ. Chữ Hoa trong chữ hoa mỹ của Hán phục, Hạ chính là chỉ sự to lớn của lễ nghi. Đúng như người ta thường nói: “Dân tộc Hán có vẻ đẹp của lễ phục, mà gọi là Hoa, có lễ nghi to lớn mà gọi là Hạ, nên gọi dân tộc Hán là dân tộc Hoa Hạ”. Mà Hoàng Đế chính là tiên tổ chế tạo ra Hán phục và quy phạm chế độ lễ nghi. Sự hoa mỹ của Hán phục, là đến từ tơ lụa do chính phi của Hoàng Đế là Luy Tổ phát minh ra.

Cũng chính là nói, Hoàng Đế tuân theo mệnh trời thay thế Viêm Đế mà trở thành chủ của thiên hạ, điều đó có ý nghĩa là ông phải hoàn thiện một cách có hệ thống nền tảng cho đặc trưng bề ngoài của lịch sử văn minh Hoa Hạ. Bởi vậy, sáng tạo ra hệ thống Hán phục tất nhiên là đặc điểm của văn hóa Thần truyền, chú định phải có tơ lụa hoa mỹ tương xứng đồng thời ra đời. Và chuyện này cũng chính là đương nhiên giao cho chính phi Luy Tổ của ông hoàn thành. Thế là tơ lụa được Luy Tổ phát minh và truyền thụ cho bách tính. Bởi vì Hoàng Đế dùng đức trị quốc, nên phục sức ngoài công dụng chống lạnh, làm đẹp và che chắn, thì cũng phải đưa vào đó những ý vị của nội hàm văn hóa đạo đức nhân luân và lý niệm thiên nhân hợp nhất, biểu hiện thành phục sức lễ nghi, có quy chế thống nhất, thân phận rõ ràng, định ra chức vị, hợp với thiên đạo (Ví như quy định trên áo dưới quần, áo ở trên tượng trưng cho trời, nằm ở trên, quần ở dưới tượng trưng cho đất, dài ra cho đến mắt cá chân gần như chạm đất, kể từ đó người Trung Quốc gọi y phục thành y thường, y thường cũng là dạng thức căn bản của Hán phục truyền thống). Lấy đó mà giáo hoá bách tính, trị vì thiên hạ, khiến cho dân tộc Trung Hoa từ đó có cử chỉ trở nên lễ độ, có nghi lễ hoàn toàn tốt đẹp, khí độ phi phàm.

Từ đó về sau, Hán phục Trung Hoa đã sử dụng các màu sắc của ngũ hành làm màu sắc chính thống, từ màu sắc đến kiểu dáng, đều căn cứ theo thân phận và trường hợp khác nhau, mà định ra quy chế nghiêm ngặt.

Bắt đầu từ Hoàng Đế cho đến Nghiêu Thuấn chính là Ngũ đế mà Khổng Tử kính trọng nhất, mỗi Đế đều có đức của Ngũ Hành, đều lấy đức giáo hoá thiên hạ. Hoàng Đế có thổ đức trong ngũ hành, thuộc về màu vàng, cho nên gọi là Hoàng Đế. Thuyết Nhân-Hiếu-Tín-Nghĩa của Khổng Tử, chính là bắt nguồn từ thực tiễn đạo đức trị quốc của Ngũ Đế. Bởi vậy, trang phục và lễ nghĩa bên ngoài, là hình tượng hoá thể hiện ra bên ngoài tương xứng với đức. Nhờ sự khai sáng của chữ viết vào thời kỳ Hoàng Đế, khiến cho lịch sử 5.000 năm nền văn minh bề ngoài hoa mỹ lễ độ, có nghi lễ hoàn toàn tốt đẹp, nhưng cốt lõi của nó là lấy đạo đức nhân hiếu đã được bảo tồn một cách hoàn chỉnh. Điều này cũng tuyệt đối không phải là ngẫu nhiên.

Điều đáng nói là, hành vi của đế vương là tấm gương để giáo hóa đạo đức, người xưa thường nói lấy vợ gả chồng cho người có đức hạnh, đây cũng là truyền thống mà Hoàng Đế lưu lại, chính phi của ông phẩm đức cao thượng, dạy người ta nuôi tằm chế ra y phục, thứ phi của ông là Mô Mẫu thì tướng mạo xấu xí, nhưng cũng có đức hạnh cao thượng, cùng hợp sức với chính phi phụ tá Hoàng Đế, được Hoàng Đế rất kính trọng. Hoàng Đế nói: “Người coi trọng sắc đẹp mà không coi trọng đức hạnh, thì cũng không phải là người đẹp thực sự, người trọng đức khinh sắc, mới là người hiền thực sự”.

Kể từ đó, hành vi của Hoàng Đế và hoàng hậu trở thành khuôn mẫu cho những người làm chồng làm vợ trong thiên hạ, hoàng hậu đương nhiên phải là bậc mẫu nghi thiên hạ, trở thành tấm gương cho phụ nữ, giáo hoá phẩm đức cho giới nữ, dạy cho họ biết phụ tá phu quân của mình như thế nào, làm sao để quản lý gia đình tốt. Đương nhiên việc dệt vải may áo cũng trở thành công việc chủ yếu của người phụ nữ.

Kể chuyện

Trung Quốc là quốc gia duy nhất thời cổ đại trồng dâu, nuôi tằm và sản xuất ra sản phẩm tơ lụa.

Theo truyền thuyết sau khi Hoàng Đế đánh bại Xi Vưu, Thần Tằm đã dâng lên tơ tằm trắng tinh tỏa sáng để mừng thắng lợi của Hoàng Đế. Hoàng Đế sai người đem tơ dệt thành vải lụa, sau đó lại cắt vải lụa thành những bộ quần áo nhẹ nhàng, ấm áp và thoải mái. Sau đó, vợ của Hoàng Đế là Luy Tổ phát hiện ra con tằm cũng có thể nhả ra sợi tơ giống như tơ mà Thần Tằm tặng, nên đã trồng cây dâu, hái lá dâu nuôi tằm rồi dệt tơ tằm thành vải lụa. Luy Tổ đem phương pháp này dạy cho người dân, từ đó việc hái dâu, nuôi tằm và dệt vải đã trở thành công việc chính của phụ nữ Trung Quốc cổ đại.

Tương truyền Hoàng Đế đã chế định ra chế độ đẳng cấp của quan phục, dựa theo chế độ đẳng cấp khác nhau, mà phân biệt ra địa vị cao thấp, các loại lễ nghi cũng theo đó mà được sinh ra. Vì vậy trang phục không còn chỉ để tránh rét, che thân hay trang trí nữa, mà còn là một loại tượng trưng cho thân phận, nó đại biểu cho địa vị xã hội của một người, không được tùy ý đi quá giới hạn.

Trung Quốc có lịch sử văn hóa y quan (áo mũ) lâu đời, mỗi triều đại đều có phong cách phục sức độc đáo của riêng mình. Tạo hình cơ bản của trang phục truyền thống Hán tộc Trung Quốc là áo trên và quần dưới; áo trên tượng trưng cho bầu trời và dài đến đầu gối; quần dưới tượng trưng cho mặt đất và dài tới mắt cá chân. Đến nay người Trung Quốc vẫn gọi chung các loại quần áo là “y thường” (y phục). Vào thời Xuân Thu Chiến Quốc, đã xuất hiện một loại trang phục phần trên và phần dưới dưới liên kết với nhau – thâm y, vì nó thẳng và rộng, có thể che chắn cơ thể kín đáo không hở hang, nên gọi là “thâm y”. Phương pháp cắt may của nó rất độc đáo, nó được cắt phần trên và phần dưới riêng biệt, rồi khâu lại với nhau, chiều dài ước chừng đến mắt cá chân. “Thâm y” được sử dụng rộng rãi, không phân biệt nam nữ, bất luận sang hèn, trên từ văn nhân võ tướng, dưới cho đến người có mức lương ít ỏi bình dân đều có thể mặc được. Theo “Lễ ký – thâm y” ghi chép: “Cho nên có thể cho văn sĩ mặc, có thể cho võ tướng mặc, có thể cho người tiếp khách mặc, có thể cho người quản lý quân đội mặc”. Đó là lễ phục cực kỳ được yêu thích. Đặc trưng của Hán phục là tay áo lớn rộng thẳng, đai quanh eo có thể tạo nếp tự nhiên, tại các bộ phận cổ áo, tay áo, vạt áo được khảm viền màu và thêu hoa để làm trang trí.

(Ghi chú: Phỏng theo sách giáo khoa “Ấu học Quỳnh Lâm” của Zhengjian.org)

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/249173

The post Ấu Học Quỳnh Lâm bút đàm (32): Hoàng Đế đặt quy chế Hán phục first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Ấu học Quỳnh Lâm bút đàm (31): Phục Hy đến từ Hoa Tư Quốchttps://chanhkien.org/2023/12/au-hoc-quynh-lam-but-dam-31-phuc-hy-den-tu-hoa-tu-quoc.htmlTue, 19 Dec 2023 23:42:47 +0000https://chanhkien.org/?p=32148Tác giả: Lưu Như [ChanhKien.org] Nguyên Văn Chữ Hán và chú âm 興(ㄒㄧㄥˋ) 貿(ㄇㄠˋ) 易(ㄧˋ), 制(ㄓˋ) 耒(ㄌㄟˇ) 耜(ㄙˋ), 皆(ㄐㄧㄝ) 由(ㄧㄡˊ) 炎(ㄧㄢˊ) 帝(ㄉㄧˋ); 造(ㄗㄠˋ) 琴(ㄑㄧㄣˊ) 瑟(ㄙㄜˋ), 教(ㄐㄧㄠˋ) 嫁(ㄐㄧㄚˋ) 娶(ㄑㄩˇ), 乃(ㄋㄞˇ) 是(ㄕˋ) 伏(ㄈㄨˊ) 羲(ㄒㄧ)。 Bính âm Xìng màoyì, zhì lěisì, jiē yóu yándì; zào qínsè, jiào jià qǔ, nǎi shì fúxī. Âm Hán Việt Hưng mậu dịch, […]

The post Ấu học Quỳnh Lâm bút đàm (31): Phục Hy đến từ Hoa Tư Quốc first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Lưu Như

[ChanhKien.org]

Nguyên Văn Chữ Hán và chú âm

興(ㄒㄧㄥˋ) 貿(ㄇㄠˋ) 易(ㄧˋ), 制(ㄓˋ) 耒(ㄌㄟˇ) 耜(ㄙˋ), 皆(ㄐㄧㄝ) 由(ㄧㄡˊ) 炎(ㄧㄢˊ) 帝(ㄉㄧˋ);

造(ㄗㄠˋ) 琴(ㄑㄧㄣˊ) 瑟(ㄙㄜˋ), 教(ㄐㄧㄠˋ) 嫁(ㄐㄧㄚˋ) 娶(ㄑㄩˇ), 乃(ㄋㄞˇ) 是(ㄕˋ) 伏(ㄈㄨˊ) 羲(ㄒㄧ)。

Bính âm

Xìng màoyì, zhì lěisì, jiē yóu yándì;

zào qínsè, jiào jià qǔ, nǎi shì fúxī.

Âm Hán Việt

Hưng mậu dịch, chế lỗi tỉ, giai do Viêm Đế.

Tạo cầm sắt, giáo giá thú, nãi thị Phục Hy.

Giải nghĩa từ ngữ

(1) 贸易 (Mậu dịch): giao dịch mua bán.

(2) 耒(lěi)耜(si) (Lỗi tỉ): cái cày, cuốc, nông cụ thời cổ.

(3) 炎帝 (Viêm Đế): tức Thần Nông Thị.

(4) 琴 (Cầm): thời cổ gọi là cầm, diêu cầm, ngọc cầm, ngày nay gọi là cổ cầm, thất huyền cầm, là nhạc cụ có dây đàn sớm nhất Trung Quốc.

(5) 瑟 (Sắt): nhạc cụ đàn dây cổ đại của Trung Quốc có hình dạng giống như đàn cổ cầm, ban đầu có 50 dây sau được đổi thành 25 dây, dưới mỗi dây có một cột, thường hợp tấu với cổ cầm.

Bản dịch tham khảo

Đến thời Thần Nông Thị ông bắt đầu chấn hưng hoạt động buôn bán và phát minh ra nông cụ để xới đất; Phục Hy Thị đã phát minh ra các nhạc cụ như cổ cầm và đàn sắt, thiết lập nghi lễ hôn nhân giữa nam và nữ.

Đọc sách luận bút

Những kiến thức trong bài học này cho các em biết nguồn gốc của kinh doanh, nông nghiệp, lễ nhạc và giáo hóa nhân luân. Thần Nông Thị Viêm Đế và Phục Hy Thị là thủy tổ của những nền văn minh này, rất xa trước thời kỳ 5.000 năm văn minh này.

Theo lập luận của cuốn “Lịch sử Văn hóa Thần truyền Trung Quốc chính thuật”, 5.000 năm trước đã có ghi chép sử liệu một cách có hệ thống, cũng tức là trước thời Hoàng Đế đã có tồn tại một thời đại Tam Hoàng rất lâu dài, thời kỳ này đa số được lưu truyền lại dưới hình thức các câu chuyện thần thoại và truyền thuyết, các vị Hoàng đế này đều thần thông đại hiển, vốn có đạo đức thánh thiện, đều ở trong hình tượng nửa Thần nửa người mà giáo hóa nhân loại, chế định ra lễ nhạc để quy chính nhân tâm, định ra hôn nhân để hiểu rõ nhân luân, đưa nhân loại từ thời mông muội u mê tiến đến được khai hóa, từng bước tiến vào nền văn minh săn bắt ngư thú và văn minh nông nghiệp, cuối cùng mới tiến vào thời đại Hoàng Đế bắt đầu giáo hóa nhân văn 5.000 năm này.

Về chuyện của Tam Hoàng có rất nhiều thuyết, trong bài học này chúng ta đề cập đến Viêm Đế và Phục Hy, cả hai đều thuộc Tam Hoàng, do đó chúng ta gọi Viêm Đế và Phục Hy là các Đế vương thời kỳ Tam Hoàng.

Phục Hy đến từ Hoa Tư Quốc thần bí

Kỳ thực Phục Hy có trước Viêm Đế rất lâu, ở đây chúng ta sẽ đề cập đến việc ông là người đầu tiên lập ra lễ nhạc, chế độ hôn nhân và nhân luân, làm cho loài người hiểu được sự khác biệt với loài thú. Từ đó con người có được mối quan hệ nhân luân trong gia đình một cách ổn định, từ bỏ tình trạng quần hôn chỉ biết có mẹ mà không biết cha, mới biết những lý niệm nhân luân như tình cha con, đạo vợ chồng, tôn ti trật tự già trẻ, v.v.. , từ đó mà việc giáo hóa đạo đức bước đầu được hình thành.

Theo truyền thuyết trong thời Tam Hoàng, có một nơi gọi là Hoa Tư Quốc, Hoa Tư Quốc là một đất nước nửa Thần nửa nhân rất Thần bí, ở đó có một cái đầm lớn tên là Lôi. Một ngày nọ, có một dấu chân của người khổng lồ xuất hiện bên đầm Lôi. Hoa Tư Quốc có một cô trinh nữ tên là Hoa Tư Thị, vì tò mò mà dẫm lên dấu chân người khổng lồ đó, rồi có thai mà sinh ra Phục Hy Thị.

Sách “Liệt Tử, Hoàng Đế thiên” có viết: Hoàng Đế ban ngày mộng du, đã đến Hoa Tư Quốc. Hoa Tư Quốc rất xa xôi và huyền bí, con người không thể đến đó được mà chỉ có thể “thần du” đến đó mà thôi. Đất nước này không có người cai trị, mọi thứ đều hòa hợp với thiên nhiên, người dân không có tư dục, không có yêu ghét, không đau khổ, không tham sống và không sợ chết, có thể bay trên không trung, có thần lực, và vạn vật trong tự nhiên không thể làm hại họ, đó là một miền đất Cực Lạc kỳ diệu. Hoàng Đế tỉnh dậy và ngộ ra Đạo trị quốc, sau 28 năm, ông đã trị vì đất nước giống như Hoa Tư Quốc.

Những ghi chép này nói rõ rằng những nhạc cụ cổ như đần cầm đàn sắt và lễ nhạc cũng như chế độ hôn nhân do Phục Hy đặt ra đều đến từ vương quốc bán Thần Hoa Tư Quốc, là những thứ vốn thuộc về thế giới của Thần, sau này lại lần nữa đã được Hoàng Đế nhìn thấy trong giấc mơ, và thông qua Hoàng Đế mà thời kỳ nền văn minh 5.000 này chính thức được mở ra. Thời kỳ này, Hoàng Đế trị vì đất nước cũng giống như tu Đạo, được điểm hóa trong mộng, không ngừng đề cao cảnh giới đạo đức, vì thế mà thiên hạ đại trị, ông cũng đắc Đạo viên mãn, thăng thiên thành Thần.

Những truyền thuyết viễn cổ này đã nhiều lần nhắc nhở con người rằng nền văn minh của nhân loại là do Thần an bài một cách có hệ thống qua các Thánh Vương mà truyền cấp cho nhân loại.

Người ta nói rằng sau Phục Hy, là Nữ Oa Thị kế thừa, nhưng bà không phải là Thần Nữ Oa đã tạo ra con người. Đó là vị nữ hoàng kế thừa đế vị của Phục Hy, bà chính là cầu nối hôn nhân giữa nam nữ, trở thành bà mối đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa, và được các thế hệ sau coi là tổ tiên của “Thần mai mối”. Bà hoàn thiện chế độ giá thú do Phục Hy Thị thiết lập và quy định chi tiết hơn về đạo đức nhân luân.

Viêm Đế tu Đạo, cưỡi hạc về trời

Thần Nông thuộc về hỏa trong ngũ hành, dựa vào Hỏa Đức mà làm vua, là Thần Mặt Trời giáng sinh, nên xưng là Viêm Đế, ông đem đến cho con người sức sống vô hạn. Việc trồng trọt các loại ngũ cốc, trà đạo, y dược v.v đều dựa vào mặt trời, tôn định nên cơ sở và nền văn minh khiến cho con người và vạn vật có thể phát triển phồn vinh. Ông định ra việc mua bán tiến hành vào giờ Chính Ngọ, cũng thể hiện ra đức tính của Hỏa Đức.

Truyền thuyết nói rằng mẹ của Thần Nông là phi của Thiếu Điển, tên là Nữ Đăng, còn gọi là Nhiệm Tự. Khi Nữ Đăng đi chơi ở núi Thường Dương vùng Hoa Dương, nhìn thấy đầu của Thần Long, cảm xúc mà mang thai, rồi sinh ra Thần Nông thị.

Thần Nông thị sinh ra đã có thần thông, nhưng không giống như Phục Hy, ông cần tu Đạo mới có thể bay lên Trời thành Thần, trong sách Trang Tử có chép câu chuyện Thần Nông học Đạo từ Lão Long Cát. Điều đó chứng tỏ rằng ông là người tu Đạo. Sau đó Thần Nông thị đã cưỡi hạc tiên mà bạch nhật phi thăng, tu Đạo viên mãn. Cũng chính là nói rằng, tương tự như Hoàng Đế, người đã để lại cho hậu nhân sách “Hoàng Đế nội kinh”, ông cũng chỉ có trách nhiệm lưu lại cho hậu thế văn hóa tu luyện tu Đạo thành Thần. Chỉ khác là Hoàng Đế cưỡi rồng phi Thiên mà thôi. Thần Nông Giá nằm trong rừng nguyên sinh tỉnh Hồ Bắc, là nơi mà năm xưa Thần Nông hái thuốc cứu người. Bởi vì khi đó Thần Nông thị hái thuốc, “giá mộc vi thê, dĩ trợ phan viên” (lấy gỗ làm một cái thang để leo lên) nên được gọi là “Thần Nông Giá”. Truyền thuyết kể rằng khi Thần Nông thị cùng vị đại thần thân cận đi hái thuốc ở đây thì đột nhiên một con hạc tiên từ trên trời bay xuống, họ bèn cưỡi lên hạc tiên mà bay lên trời. Cho đến nay di tích cổ vẫn còn đó. Núi Liệt Sơn phía Bắc thành phố Tùy Châu, còn lưu lại những công trình kiến trúc cổ xưa như động Thần Nông, giếng Thần Nông, nhà Thần Nông, đền Thần Nông, miếu Viêm Đế. Những chiếc bàn đá, ghế đá, bát đá và giường đá trong động Thần Nông tương truyền là các dụng cụ do Thần Nông sử dụng ngày xưa.

Thần Nông thị dùng đức trị quốc, đất nước không dùng đến pháp luật mà thiên hạ vẫn quy phục, tự giác tuân theo. Sách “Đế vương thế kỷ” chép: Thời Viêm Đế, chư hầu Túc Sa thị khởi binh làm phản. Viêm Đế cho rằng sự việc này quy về tội là do ông thiếu Đức, nên chủ động thoái vị để tu Đức. Dân chúng của Túc Sa sau khi nghe thấy tin đó liền hổ thẹn mà quay giáo tấn công Túc Sa thị rồi quy thuận Viêm Đế. Cho thấy đức hạnh của ông đã sớm ăn sâu vào lòng dân, các vị đế vương thông thường đời sau đều không thể đạt được uy danh như vậy, nên việc giáo hóa cho thần dân của họ đương nhiên sẽ không theo kịp, nên khi gặp vấn đề cũng không thể xử lý việc chính sự một cách rập khuôn theo nguyên dạng, nhưng Thánh đức của tổ tiên sẽ luôn trở thành hình mẫu cho con cháu Viêm Hoàng dựa vào để dùng Đức mà trị vì.

Kể chuyện

Vị Đế của phương Nam – Viêm Đế Thần Nông thị

Viêm Đế tương truyền là anh em ruột với Hoàng Đế, cai quản đất phương Nam rực nóng ánh mặt trời, là thần Mặt trời, cũng là Thần của nông nghiệp và y dược. Truyền thuyết kể rằng tướng mạo ông là mình người đầu trâu, là người phát minh ra canh tác nông nghiệp và y dược, ông cũng là người khởi xướng chợ buôn bán vào buổi trưa, thành lập chợ giao dịch vật đổi vật.

Khi nhân loại sinh sôi đông dần lên, thì lương thực thu được bằng phương thức du mục và săn bắn không đủ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của con người, Viêm Đế đã tìm kiếm khắp nơi để có phương pháp sản sinh ra lương thực. Nghe nói một ngày nọ, lúa từ trên Trời rơi xuống (có thuyết nói là chim sẻ ngậm chín bông lúa đến), ông liền lệnh cho bách tính thu gom lại hạt giống lúa, sau đó gieo lên mảnh ruộng đất vàng đã được khai khẩn, sau đó dẫn nước vào tưới, làm cho ngũ cốc thuận lợi phát triển, bách tính có đủ lương thực. Để cho việc canh tác thuận lợi hơn, Thần Nông thị “đẽo gỗ làm cuốc, uốn gỗ làm cày” (Kinh Dịch, Hệ từ) phát minh ra nông cụ như cái cày, cái cuốc để xới đất, nâng cao hiệu quả canh tác, tạo ra cơ sở tốt cho nông nghiệp phát triển, từ đó kết thúc lối sống du mục của người dân. Bách tính cảm tạ ân đức của ông nên tôn ông là “Thần Nông”, nghĩa tức là “Thần của nông nghiệp”.

Sau khi cuộc sống của nhân dân ổn định và lương thực không còn thiếu thốn, họ đương nhiên có nhu cầu buôn bán, vì vậy mà Viêm Đế đặt ra “Giữa trưa họp chợ, tập hợp dân chúng trong thiên hạ, gom hàng hóa thiên hạ, giao dịch mua bán xong rồi về, mọi người đều có những thứ họ cần” (Nhật trung vi thị. Chí thiên hạ chi dân. Tụ thiên hạ chi hóa. Giao dịch nhi thoái. Các đắc kỳ sở. ‘Kinh Dịch-Hệ từ hạ’). Hướng dẫn cho dân chúng lập “chợ” và chọn thời gian cố định để giao dịch. Viêm Đế là Thần Mặt Trời nên đương nhiên chọn buổi trưa nóng nhất trong ngày, bảo mọi người gom hàng hóa đến chợ, lấy vật đổi vật, qua một khoảng thời gian thì chợ sẽ tan.

Theo truyền thuyết, người xưa bị bệnh nhưng không biết chữa trị như thế nào, Viêm Đế đã nếm thử hàng trăm loại thảo dược, tìm ra đặc tính hàn, nhiệt, ôn hòa của dược thảo, nêu ra những điều cấm kỵ phối hợp chúng với nhau và viết thành sách y học, dạy mọi người cách phân biệt như thế nào các loại dược thảo và sử dụng các loại dược thảo để chữa bệnh. Tương truyền, để nếm được vị thuốc, ông đã từng ăn 70 loại thảo dược độc trong một ngày, nhưng tất cả đều được ông hóa giải. Một truyền thuyết khác kể rằng Thần Nông có một cây roi thần gọi là “Giả Tiên” (roi đỏ), chỉ cần dùng roi đó quất vào các loại cỏ cây hoa lá là có thể biết được các loại dược thảo có độc hay không, thậm chí cả tính hàn nhiệt của cây cỏ cũng sẽ được hiển lộ ra. Vì vậy Viêm Đế đã để lại cuốn sách “Thần Nông bản thảo kinh”, ông cũng được tôn là Thần y dược và là ông tổ của Trung Y.

(Ghi chú: Phỏng theo sách giáo khoa “Ấu học Quỳnh Lâm” của Zhengjian.org)

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/249172

The post Ấu học Quỳnh Lâm bút đàm (31): Phục Hy đến từ Hoa Tư Quốc first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Ấu Học Quỳnh Lâm bút đàm (30): Hai vua Viêm Hoàng khai sáng văn minh 5.000 nămhttps://chanhkien.org/2023/12/au-hoc-quynh-lam-but-dam-30-hai-vua-viem-hoang-khai-sang-van-minh-5000-nam.htmlSun, 10 Dec 2023 00:18:29 +0000https://chanhkien.org/?p=32041Tác giả: Lưu Như [ChanhKien.org] Nguyên văn chữ Hán và chú âm: 曆(ㄌㄧˋ) 日(ㄖˋ) 是(ㄕˋ) 神(ㄕㄣˊ) 農(ㄋㄨㄥˊ) 所(ㄙㄨㄛˇ) 為(ㄨㄟˊ), 甲(ㄐㄧㄚˇ) 子(ㄗˇ) 乃(ㄋㄞˇ) 大(ㄉㄚˋ) 撓(ㄋㄠˊ) 所(ㄙㄨㄛˇ) 作(ㄗㄨㄛˋ)。 算(ㄙㄨㄢˋ) 數(ㄕㄨˋ) 作(ㄗㄨㄛˋ) 於(ㄩˊ) 隸(ㄌㄧˋ) 首(ㄕㄡˇ), 律(ㄌㄩˋ) 呂(ㄌㄩˇ) 造(ㄗㄠˋ) 自(ㄗˋ) 伶(ㄌㄧㄥˊ) 倫(ㄌㄨㄣˊ)。 甲(ㄐㄧㄚˇ) 冑(ㄓㄡˋ)、 舟(ㄓㄡ) 車(ㄔㄜ), 系(ㄒㄧˋ) 軒(ㄒㄩㄢ) 轅(ㄩㄢˊ) 之(ㄓ) 創(ㄔㄨㄤˋ) 始(ㄕˇ); 權(ㄑㄩㄢˊ) 量(ㄌㄧㄤˋ) 衡(ㄏㄥˊ) 度(ㄉㄨˋ), 亦(ㄧˋ) 軒(ㄒㄩㄢ) 轅(ㄩㄢˊ) […]

The post Ấu Học Quỳnh Lâm bút đàm (30): Hai vua Viêm Hoàng khai sáng văn minh 5.000 năm first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tác giả: Lưu Như

[ChanhKien.org]

Nguyên văn chữ Hán và chú âm:

曆(ㄌㄧˋ) 日(ㄖˋ) 是(ㄕˋ) 神(ㄕㄣˊ) 農(ㄋㄨㄥˊ) 所(ㄙㄨㄛˇ) 為(ㄨㄟˊ),

甲(ㄐㄧㄚˇ) 子(ㄗˇ) 乃(ㄋㄞˇ) 大(ㄉㄚˋ) 撓(ㄋㄠˊ) 所(ㄙㄨㄛˇ) 作(ㄗㄨㄛˋ)。

算(ㄙㄨㄢˋ) 數(ㄕㄨˋ) 作(ㄗㄨㄛˋ) 於(ㄩˊ) 隸(ㄌㄧˋ) 首(ㄕㄡˇ),

律(ㄌㄩˋ) 呂(ㄌㄩˇ) 造(ㄗㄠˋ) 自(ㄗˋ) 伶(ㄌㄧㄥˊ) 倫(ㄌㄨㄣˊ)。

甲(ㄐㄧㄚˇ) 冑(ㄓㄡˋ)、 舟(ㄓㄡ) 車(ㄔㄜ), 系(ㄒㄧˋ) 軒(ㄒㄩㄢ) 轅(ㄩㄢˊ) 之(ㄓ) 創(ㄔㄨㄤˋ) 始(ㄕˇ);

權(ㄑㄩㄢˊ) 量(ㄌㄧㄤˋ) 衡(ㄏㄥˊ) 度(ㄉㄨˋ), 亦(ㄧˋ) 軒(ㄒㄩㄢ) 轅(ㄩㄢˊ) 之(ㄓ) 立(ㄌㄧˋ) 規(ㄍㄨㄟ)。

Bính âm

历日是神农所为,

甲子乃大挠所作。

算数作于隶首,

律吕造自伶伦。

甲胄、舟车,系轩辕之创始;

权量衡度,亦轩辕之立规。

Lì rì shì shén nóng suǒ wéi,

jiǎ zǐ nǎi dà náo suǒ zuò.

Suàn shù zuò yú lì shǒu,

lǜ lǚ zào zì líng lún.

Jiǎ zhòu, zhōu chē, xì xuān yuán zhī chuàng shǐ;

quán liàng héng dù, yì xuān yuán zhī lì guī.

Âm Hán Việt

Lịch nhật thị Thần Nông sở vi,

Giáp Tý nãi Đại Nạo sở tác.

Toán số tác vu Lệ Thủ.

Luật lữ tạo tự Linh Luân.

Giáp trụ, chu xa, hệ Hiên Viên chi sáng thủy.

Quyền lượng hoành độ, diệc Hiên Viên chi lập quy.

Giải nghĩa từ ngữ

(1)曆日 (Lịch nhật): tức lịch pháp. Phương pháp suy diễn thiên tượng để ghi lại ngày tháng năm.

(2)神農 (Thần Nông): tức Viêm Đế, một trong Ngũ Đế.

(3)甲子 (Giáp Tý): Giáp đứng đầu 10 Thiên can, Tý đứng đầu 12 Địa chi. Thiên can và Địa chi lần lượt phối hợp với nhau, khởi đầu là Giáp Tý, chủ yếu dùng để tính năm, một vòng là 60 năm, gọi là một Giáp (Tý).

(4)乃 (Nãi): là.

(5)大撓 (Đại Nạo): sử quan của Hoàng Đế.

(6)算數 (Toán số): số Toán học.

(7)隶首 (Lệ Thủ): một vị quan của Hoàng Đế, là tổ của họ Lệ.

(8)律吕 (Luật lữ): tên gọi chung của “lục luật”, “lục lữ”, là các loại nhạc khí chính thời cổ đại.

(9)伶倫 (Linh Luân): nhạc sư của Hoàng Đế.

(10)甲胄 (Giáp trụ): Áo giáp và mũ trụ của chiến binh thời cổ đại.

(11)系 (Hệ): là.

(12)轩辕 (Hiên Viên): tức là Hiên Viên Hoàng Đế.

(13)权 (Quyền): trọng lượng, cũng chỉ kích thước. Vốn là cái cân, cũng chỉ quả cân.

(14)量 (Lượng): dụng cụ tính toán dung lượng, thời cổ gồm có lẻ, thặng, đấu, hộc..v.v

(15)衡 (Hoành): cái cân, cũng chỉ quả cân.

(16)度 (Độ): tiêu chuẩn đo độ dài như phân, thốn, xích, trượng v.v.

Bản dịch tham khảo

Lịch pháp là do Viêm Đế tạo ra, Đại Nạo dùng Thiên Can Địa Chi phối hợp với nhau làm ra phương pháp ghi năm Giáp Tý. Toán học là do Lệ Thủ tạo ra. Các nhạc khí Lục Lữ, Lục Luật là Linh Luân tạo thành. Mũ trụ, áo giáp, xe thuyền đều do Hoàng Đế sáng tạo ra, các tiêu chuẩn kích thước trọng lượng cân đo cũng do Hoàng Đế đặt ra.

Đọc sách luận bút

Hoàng Đế kiến tạo cơ sở của nhân văn

Người Trung Quốc từ thời cổ đã xưng là con cháu của Viêm Hoàng, bài học này giảng về hai thủy tổ nhân văn của dân tộc Trung Hoa là Viêm Đế và Hoàng Đế, hai ngài đã lưu lại những nền văn hóa cụ thể về mọi mặt cho nhân loại từ trị quốc đến quy chỉnh đời sống của bách tính. Nếu nói rằng thời đại của hai thủy tổ nhân loại của Nữ Oa và Phục Hy, tức là thời đại Tam Hoàng thời viễn cổ, đã khai sáng những đặc điểm và bản chất của nền văn hóa Thần truyền về Thiên nhân hợp nhất, để mọi nền văn hóa đều có thể tìm thấy cội nguồn của mình, thông qua Tiên Thiên Dịch Lý của Phục Hy để hiểu rõ đạo lý của Thiên Địa, Âm Dương Ngũ hành, xác định được nguồn gốc của nền văn hóa Trung Hoa; thì đến thời đại Hoàng Đế trong Ngũ Đế đã dựa trên cơ sở của nguồn gốc đó, bắt đầu xây dựng một cách có hệ thống một nền móng văn hóa từ việc trị quốc đến nhu cầu sinh hoạt của các tầng lớp nhân dân ở tầng thứ này. Các kỹ thuật và chế độ quy phạm cụ thể khác nhau cũng từ đó mà được định ra. Hơn nữa, vì để đảm bảo sự sinh tồn cơ bản mà trước đây Viêm Đế đã tạo ra những nền tảng văn hóa như nông nghiệp, Trung dược học (Thần Nông bản thảo kinh) và Trà đạo. Vì vậy hai vị Viêm Đế và Hoàng Đế được coi là Thủy tổ của nhân văn Trung Hoa.

Có thể nói rằng, hai vị Viêm Hoàng, đặc biệt là Hoàng Đế, từ khi định ra chế độ tỉnh điền, hương lý, phân chia đất đai thành chín châu và đô thành, chế định thể chế quan chức (chế độ sử quan ghi chép lại những lời nói và việc làm của quân vương, các chính lệnh, các sự kiện lịch sử và quan sát thiên tượng chính là những điều do Hoàng Đế đặt định ra trong thời kỳ này), lý niệm trị quốc lấy Đức làm cốt lõi (Hoàng Đế chú trọng dùng Đức trị quốc, đã thiết lập ra chức quan Cửu đức, lấy Cửu hành để giáo hóa bách tính, gồm có: Hiếu, từ, văn, tín, ngôn, trung, cung, dũng, nghĩa. Hiếu được đặt hàng đầu, có thể thấy cội nguồn lấy Hiếu trị quốc là Hoàng Đế, và Đế Thuấn là hình mẫu về tự thân thực hành đạo Hiếu, có thể thấy tư tưởng Nho gia xuất phát từ nền văn hóa do Hoàng Đế để lại), và cả âm nhạc cùng với hệ thống văn hóa liên quan đến việc trị quốc, đến thuyền bè phương tiện giao thông cụ thể, các quy định kỹ thuật như toán số, đo lường về phương diện cần thiết như các công trình, giao dịch kinh tế, chế tác và quy định y phục (việc tạo ra Hán phục), cũng như sự ra đời của việc trị bệnh bằng Trung Y (“Hoàng đế nội kinh” đã trở thành thủy tổ của Trung Y) v.v., hầu như tất cả các hệ thống văn hóa hữu hình ở tầng diện này của con người đều được tạo ra trong thời kỳ Hoàng Đế, tạo ra một kết cấu cơ bản. Điều đó có nghĩa là văn hóa Kinh Dịch, Bát Quái do Thần truyền lại từ trước thời đại Phục Hy sau đó đã tiến thêm một bước cụ thể hóa thành các thể chế nhân văn và tri thức kỹ thuật mà con người có thể nhận thức và vận dụng.

Không chỉ như thế, Hoàng Đế dần dần thăng hoa từ lấy Đức trị quốc đến lấy Đạo trị quốc mà vô vi nhi trị. Ông nằm mộng thấy thế giới Thần quốc của nước Hoa Tư, từ đó mà ngộ Đạo, thăng hoa cảnh giới trị quốc, thực thi thiên hạ đại đồng, đạt đến mức hầu như không cảm nhận được sự tồn tại của triều đình và quân vương, người ta đêm không cần đóng cửa, nhân dân có đạo đức và phẩm hạnh cao thượng, khắp nơi ở vào trạng thái nửa Thần, có thể câu thông với Thiên thượng, Hoàng Đế trị vì 100 năm, sau đó cùng các quần thần cưỡi rồng bay lên trời. Văn hóa tu luyện và những câu chuyện Thần thoại của nước Hoa Tư do đó đã được lưu truyền cho đến ngày nay. Hoàng Đế đã sáng tác ca khúc cổ “Hoa Tư Dẫn” như một minh chứng cho chí lớn tu Đạo và dĩ Đạo trị quốc của mình.

Các dân tộc thiểu số cũng là con cháu Viêm Hoàng

Trong thời kỳ Ngũ Đế, văn hóa không chỉ liên quan đến Hoàng Đế, mà còn liên quan Chuyên Húc sau này (cháu nội của Hoàng Đế) và cho đến Đế Thuấn (hậu duệ của Chuyên Húc), toàn bộ quân vương của thời đại Ngũ Đế từ Hoàng Đế đến Đế Thuấn mặc dù đều coi trọng thiện nhượng (nhường ngôi cho người hiền), tuyển người có tài năng đức độ để truyền đế vị, phần lớn đều không trực tiếp truyền cho con ruột của mình, nhưng về gia phả, kỳ thực đều là con cháu huyết thống của Hoàng Đế, sau này đã phát triển ra khắp thiên hạ, tam đại Hạ – Thương – Chu đều là con cháu hậu duệ của Hoàng Đế. Theo “Sơn Hải Kinh” ghi chép thì các dân tộc Man Di như Khuyển Nhung, Bắc Địch cũng đều là hậu duệ của Hoàng Đế.

Ngoài con cháu của Hoàng Đế ra, những người còn lại về cơ bản đều đến từ Thần Nông Viêm Đế, bao gồm cả con cháu của Xi Vưu. Xi Vưu vốn họ Khương, là hậu duệ của Viêm Đế. Sau khi Hoàng Đế diệt Xi Vưu, ông đã đem hết những người lương thiện trong bộ lạc Cửu Lê đến đất Trâu Đồ, còn những người hung tàn bạo ngược thì đày đến miền giá lạnh phương Bắc. Những người đó chính là tổ tiên của các họ như họ Trâu, họ Đồ, họ Xi, họ Lê trong Hán tộc ngày nay.

Những người còn sót lại của Xi Vưu lưu lạc khắp nơi tứ xứ, phát triển thành Tam Miêu sau này. Sau đó do nổi loạn nên bị Đại Vũ diệt, những người còn lại trở thành tộc Khương sau này. Một bộ phận lánh về phương Nam, sau thành tổ tiên của các dân tộc như Miêu, Dao của phương Nam Trung Quốc ngày nay, vì thế mà người Miêu ngày nay luôn thờ cúng Xi Vưu như tổ tiên của họ.

Theo “Sử Ký” ghi chép: Sau khi Hoàng Đế xua đuổi bộ tộc man di Huân Dục nổi loạn ra tận cùng phía Bắc, họ đã phát triển thành các bộ lạc Hung Nô sau này.

Vì thế, khi khảo cứu về nguồn gốc tổ tông của tất cả các dân tộc trên đại lục Trung Hoa đều là huyết thống của hai vị Viêm Hoàng, cho dù là dân tộc Hán, hay là các dân tộc thiểu số ở vùng biên cương được hình thành bởi con cháu vô đạo đức của các vị đế vương thời kỳ Viêm Hoàng và Ngũ Đế, kỳ thực đều là cùng một tổ tiên, đều là con cháu của Viêm Hoàng, gọi chung là dân tộc Trung Hoa, hay còn gọi là dân tộc Hoa Hạ.

Kể chuyện

Tương truyền khi Hoàng Đế và Xi Vưu đại chiến tại Trác Lộc, Hoàng Đế lo dân chúng khổ vì chiến tranh và mong muốn bình yên nên ông đã trai giới tắm gội để tế Trời Đất, Trời vì thế mà cảm động nên đã ban xuống 10 Can (Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý), 12 Chi (Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi). Hoàng Đế lấy 10 Can làm Trời, và một tấm vải tròn giống như hình bầu trời; lấy 12 Chi làm Đất, và một tấm vải hình vuông giống như hình mặt Đất. Sau đó lệnh cho Đại Nạo chế định ra Giáp Tý (60 năm), lấy 10 Thiên Can và 12 Địa Chi phối hợp với nhau, cứ một Thiên Can kết hợp với một Địa Chi, Thiên Can ở trước, Địa Chi ở sau, Thiên Can bắt đầu từ Giáp, Địa chi bắt đầu từ Tý, hợp thành “Lục thập Giáp Tý” (còn gọi là Lục Thập Hoa Giáp), để thuận tiện cho việc tính toán mà ghi năm, tháng, ngày, giờ.

Sau khi Hoàng Đế đánh bại Xi Vưu và thống nhất thiên hạ, để tiện cho việc giao thông qua lại giữa các vùng miền ông đã chế tạo ra xe, thuyền; còn phát minh ra nồi nấu cơm và trò chơi đá cầu. Ngài còn lệnh cho Lôi Công và Kỳ Bá viết sách y học để thuận tiện cho việc trị bệnh. Vì để giữ trật tự xã hội và định ra các chế độ giao dịch công bằng, Hoàng Đế đã sáng lập ra chế độ đo lường, thống nhất tiêu chuẩn đo lường sử dụng trong giao dịch, để duy trì cho hoạt động kinh tế bình thường. Theo thư tịch cổ: “Vào thời Ngũ Đế, Hoàng Đế bắt đầu tạo ra hệ thống đo lường, thiết lập năm dụng cụ đo lường để làm lợi cho dân; Thiếu Hạo Thị lập nên chức quan cân đo đúng chuẩn, để giải quyết tranh chấp của dân thường; Ngu Thuấn đi tuần thú hàng năm, sử dụng cách cân đo thống nhất, thiết lập lòng tin trong dân chúng”.

Hoàng Đế lệnh cho Linh Luân chế tạo nhạc luật, định ra thập nhị luật (lục luật, lục lữ, thập nhị thang âm). Linh Luân tìm ra những cây trúc có độ lớn vừa phải ở Tây Sơn, dùng những cây trúc chắc khỏe nhất làm thành sáo trúc. Khi ông đang thổi ống sáo trúc mình làm ra thì đột nhiên có một đôi phượng hoàng đậu xuống cây cạnh ông, con phượng trống cất tiếng hót trước, tiếng hót đầu tiên của nó giống y như tiếng sáo trúc mà Linh Luân vừa thổi, sau đó nó hót tiếp năm âm nữa, Linh Luân nhanh chóng gọt ra các cây sáo trúc (sáu luật) có thể phát ra năm âm thanh giống như thế. Con phượng hoàng cái hót ra sáu âm chẵn (lục lữ), và Linh Luân nhanh chóng gọt ra các cây sáo có sáu âm này. Linh Luân sắp xếp cây sáo theo thứ tự của âm thanh, và hoàn thành Thập Nhị Luật. Để bảo tồn vĩnh viễn 12 âm luật này, Hoàng Đế đã ra lệnh đúc 12 cái chuông đồng có thể thể hiện chính xác tiếng sáo, sau đó, thang âm của tất cả các nhạc cụ phải phù hợp với chuông đồng đó.

(Ghi chú: Phỏng theo sách giáo khoa “Ấu học Quỳnh Lâm” của Zhengjian.org)

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/248613

The post Ấu Học Quỳnh Lâm bút đàm (30): Hai vua Viêm Hoàng khai sáng văn minh 5.000 năm first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Ấu Học Quỳnh Lâm bút đàm (29): Trời ban văn hóa Thánh nhân truyền lạihttps://chanhkien.org/2023/11/au-hoc-quynh-lam-but-dam-29-troi-ban-van-hoa-thanh-nhan-truyen-lai.htmlFri, 24 Nov 2023 03:32:29 +0000https://chanhkien.org/?p=31913Tác giả: Lưu Như [ChanhKien.org] Nguyên văn chữ Hán và chú âm 上(ㄕㄤˋ) 古(ㄍㄨˇ) 結(ㄐㄧㄝˊ) 繩(ㄕㄥˊ) 記(ㄐㄧˋ) 事(ㄕˋ), 倉(ㄘㄤ) 頡(ㄐㄧㄝˊ) 制(ㄓˋ) 字(ㄗˋ) 代(ㄉㄞˋ) 繩(ㄕㄥˊ)。 龍(ㄌㄨㄥˊ) 馬(ㄇㄚˇ) 負(ㄈㄨˋ) 圖(ㄊㄨˊ), 伏(ㄈㄨˊ) 羲(ㄒㄧ) 因(ㄧㄣ) 畫(ㄏㄨㄚˋ) 八(ㄅㄚ) 卦(ㄍㄨㄚˋ); 洛(ㄌㄨㄛˋ) 龜(ㄍㄨㄟ) 呈(ㄔㄥˊ) 瑞(ㄖㄨㄟˋ), 大(ㄉㄚˋ) 禹(ㄩˇ) 因(ㄧㄣ) 列(ㄌㄧㄝˋ) 九(ㄐㄧㄡˇ) 疇(ㄔㄡˊ)。 Bính âm 上(Shàng) 古(gǔ) 结(jié) 绳(shéng) 记(jì) 事(shì), 仓(cāng) 颉(xié) 制(zhì) […]

The post Ấu Học Quỳnh Lâm bút đàm (29): Trời ban văn hóa Thánh nhân truyền lại first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Lưu Như

[ChanhKien.org]

Nguyên văn chữ Hán và chú âm

上(ㄕㄤˋ) 古(ㄍㄨˇ) 結(ㄐㄧㄝˊ) 繩(ㄕㄥˊ) 記(ㄐㄧˋ) 事(ㄕˋ),

倉(ㄘㄤ) 頡(ㄐㄧㄝˊ) 制(ㄓˋ) 字(ㄗˋ) 代(ㄉㄞˋ) 繩(ㄕㄥˊ)。

龍(ㄌㄨㄥˊ) 馬(ㄇㄚˇ) 負(ㄈㄨˋ) 圖(ㄊㄨˊ),

伏(ㄈㄨˊ) 羲(ㄒㄧ) 因(ㄧㄣ) 畫(ㄏㄨㄚˋ) 八(ㄅㄚ) 卦(ㄍㄨㄚˋ);

洛(ㄌㄨㄛˋ) 龜(ㄍㄨㄟ) 呈(ㄔㄥˊ) 瑞(ㄖㄨㄟˋ),

大(ㄉㄚˋ) 禹(ㄩˇ) 因(ㄧㄣ) 列(ㄌㄧㄝˋ) 九(ㄐㄧㄡˇ) 疇(ㄔㄡˊ)。

Bính âm

上(Shàng) 古(gǔ) 结(jié) 绳(shéng) 记(jì) 事(shì),

仓(cāng) 颉(xié) 制(zhì) 字(zì) 代(dài) 绳(shéng)。

龙(Lóng) 马(mǎ) 负(fù) 图(tú),

伏(fú) 羲(xī) 因(yīn) 画(huà) 八(bā) 卦(guà);

洛(luò) 龟(guī) 呈(chéng) 瑞(ruì),

大(dà) 禹(yǔ) 因(yīn) 列(liè) 九(jiǔ) 畴(chóu)。

Âm Hán Việt

Thượng cổ kết thằng ký sự,

Thương Hiệt chế tự đại thằng.

Long mã phụ đồ,

Phục Hy nhân họa Bát Quái;

Lạc quy trình thụy,

Đại Vũ nhân liệt Cửu trù.

Giải nghĩa từ ngữ

1. 結繩記事 (Kết thằng ký sự): Trước khi chữ viết được phát minh, người ta sử dụng nút thắt để ghi nhớ mọi thứ; việc nhỏ thắt nút nhỏ, việc lớn thắt nút lớn, các hình thức thắt nút khác nhau, diễn đạt nội dung khác nhau.

2. 倉頡/仓颉 (Thương Hiệt): Còn viết là “蒼頡/苍颉”, là người sáng tạo ra chữ viết trong truyền thuyết Trung Hoa.

3. 製字 (Chế tự): Sáng tạo ra chữ viết.

4. 代 (Đại): Thay thế.

5. 龍馬 (Long mã): Một loài rồng có hình dạng giống con ngựa trong thần thoại và truyền thuyết cổ đại.

6. 負 (Phụ): Cái lưng.

7. 圖 (Đồ): Hà Đồ, tên sách.

8. 伏羲 (Phục Hy): Cũng viết là Bào Hy, Mật Hy, Phục Hy; hiệu Thái Hạo, một trong Tam Hoàng, đầu người thân rắn (cũng có thuyết nói là mặt người thân rồng).

9. 因 (Nhân): Dựa theo, y theo.

10. 八卦 (Bát Quái): Tám đồ hình cơ bản do Phục Hy thị phát minh, tám đồ hình được sắp xếp và kết hợp với nhau, được sử dụng để tượng trưng cho các sự vật và sự biến hóa trong vũ trụ.

11. 洛龜 (Lạc quy): Rùa thần xuất hiện trên sông Lạc, Lạc Thủy thuộc tỉnh Thiểm Tây.

12. 呈瑞 (Trình thụy): Điềm lành xuất hiện.

13. (列) Liệt: Liệt kê ra.

14. 九疇 (Cửu trù): Chín phép tắc lớn cai trị thiên hạ. Loại, chủng loại.

Bản dịch tham khảo

Vào thời Thượng cổ, người ta buộc những nút thắt có kích cỡ khác nhau trên dây thừng để ghi nhớ các sự việc. Đến thời Hoàng Đế, Thương Hiệt sáng tạo ra chữ viết mới thay thế phương pháp thắt nút ghi lại các sự việc. Thời Phục Hy thị, có Long Mã xuất hiện trên sông Hoàng Hà mang theo “Hà Đồ”, Phục Hy dựa vào “Hà Đồ” mà vẽ ra Bát Quái. Thời Đại Vũ trị thủy, trên sông Lạc Thủy xuất hiện rùa thần mang trên lưng “Lạc Thư” báo hiệu điềm lành, Đại Vũ căn cứ những văn tự trên lưng rùa đã liệt kê ra chín pháp tắc lớn để trị lý thiên hạ.

Đọc sách luận bút

Bản chất của văn hóa Trung Quốc: Nội Đạo ngoại Nho, Thiên nhân hợp nhất

Bài học này trực tiếp chỉ ra rằng nền văn minh Trung Hoa là do Thần truyền thụ, đó là Thiên ý hiển nhiên như vậy. Thần đã sử dụng nhiều cách như Hà Đồ hay Lạc Thư, hay là căn cứ vào thiên tượng và thế gian vạn tượng mà tạo ra cách viết văn tự v.v., từ đó dạy các bậc Thánh nhân để họ truyền lại cho con người một cách có trật tự. Cho nên, trong lịch sử thần thoại Thượng cổ, từ khi Nữ Oa tạo ra con người trở về sau, là thông qua các vị Thần giáng thế mà đứng đầu là Thánh Vương, đã an bài một cách có hệ thống những loại văn hóa cần lưu lại trên thế gian, để con người có thể hiểu được sự vận hành của Thiên đạo, sự ảo diệu của Đạo pháp, luôn luôn tuân theo quỹ đạo Thiên nhân hợp nhất, hiểu được đạo làm người chân chính, giữ gìn thiên tính lương thiện. Đồng thời để cho con người lĩnh hội được đạo lý phổ quát trong quá trình lịch sử rằng: “Xa rời Thiên Đạo, đạo đức bại hoại là nguyên nhân căn bản nhất của các đại nạn”.

Do đó, văn hóa Trung Hoa có đặc điểm là nội Đạo ngoại Nho, nghĩa là tất cả tư tưởng văn hóa chính thống, tín ngưỡng, tập tục, thi từ, nghệ thuật, kỹ năng của người Trung Hoa đều do Thần truyền lại, trước tiên phải kính Thiên tín Thần, dựa trên cơ sở đó, nghiêm khắc giữ gìn đạo lý làm người, chiểu theo Nhân Lễ Nghĩa Trí Tín của Nho gia để quy phạm cụ thể những hành vi thường nhật, khiến cho xã hội con người có thể vận hành một cách chính thường. Nói thẳng ra thì Nho và Đạo là cùng một gia phái, cho nên, cuối cùng các Nho sinh đều hiểu rằng quyển “Kinh Dịch” của Đạo gia là kinh điển đứng đầu các kinh thư, là cội nguồn của mọi tư tưởng văn hóa, có thể giải thích vạn sự vạn vật. Nhưng giữa con người với nhau, hành vi của mỗi cá nhân, quan hệ qua lại giữa con người với nhau phải phù hợp với biểu hiện của con người và cách làm con người, hành động theo những hành vi của con người, đây chính là tác dụng của Nho gia, duy trì hoạt động bình thường của xã hội con người. Đó là tiêu chuẩn cụ thể của Đạo ở tầng diện này trong thế gian con người.

Vì vậy, hành vi bên ngoài của người Trung Quốc là Nho gia, giáo dục cũng là tư tưởng làm người của Nho gia. Trên thực chất, Nho gia tiến thêm một bước, để có thể khám phá Đại Đạo và chân lý của vũ trụ, đi theo con đường tu đạo để phản bổn quy chân. Vì vậy Thiên nhân hợp nhất luôn là đặc điểm cơ bản của văn hóa Trung Hoa. Văn hóa được truyền từ Thiên thượng, từ nhân đạo đến Thiên đạo, cũng chỉ thể hiện mối liên hệ chặt chẽ giữa con người và thượng giới, để con người không quên nguồn gốc và chốn quay về của mình. Cho nên, nghĩa gốc của văn hóa là chỉ sự giáo hóa văn minh, để cho Thiên ý được thông qua Thiên tượng mà diễn hóa thành một phần mà con người có thể lý giải để truyền thừa và trở thành văn hóa nhân loại, dùng đạo đức thành cốt lõi để con người có thể hiểu được đạo lý, cho nên còn được gọi là văn minh, quan sát Thiên đạo mà hiểu rõ đạo lý, không ngừng giáo hóa nhân loại, liên tục dạy con người phải trọng đức kính Thiên.

Đạo mà Lão Tử giảng, chính là bản chất văn hóa mà người Trung Hoa có thể hiểu rõ nhất. Lão Tử nói: “Nhân pháp Địa, Địa pháp Thiên, Thiên pháp Đạo, Đạo pháp tự nhiên” (Người thuận theo Đất, Đất thuận theo Trời, Trời thuận theo Đạo, Đạo thuận theo tự nhiên). Nghĩa là con người lấy Pháp, lấy Đạo làm Thầy, cuối cùng trở về với tự nhiên. Thiên địa vạn vật vạn tượng đều là biểu hiện của tự nhiên, ảo diệu vô cùng. Con người phải thuận theo tự nhiên. Vì vậy, Kinh Dịch của Phục Hy biểu thị cái Đạo của Đạo gia, tức cái lý của Âm Dương. Bệnh lý của Trung Y chính là xuất phát từ cái lý của Đạo gia cho rằng cơ thể con người là tiểu vũ trụ, âm dương điều hòa thì sống, âm dương mất cân bằng hoặc tách biệt sẽ dẫn đến bệnh tật hoặc tử vong. Tư tưởng trị quốc xử thế của Nho gia, coi trọng ngũ thường Nhân Nghĩa Lễ Trí Tín và không đi sang cực đoan của Trung Dung, kỳ thực cũng chính là thể hiện của âm dương ngũ hành của Đạo gia tại thế gian con người.

Vì vậy người ta mới nói rằng, Bát Quái (Tiên thiên “Kinh Dịch”) do Phục Hy quan sát thiên văn và vạn vật mà tạo ra là nguồn gốc căn bản của tư tưởng Nho gia, là bản nguyên của mọi trường phái văn hóa, cũng vì vậy, bài học này cần giảng cho các em về việc Phục Hy đã nhận được truyền ý của Thần như thế nào, nguồn gốc lịch sử của việc Ngài dựa vào Hà Đồ mà tạo ra Kinh Dịch, và nguồn gốc của văn hóa. Mục đích để cho con trẻ nhớ cho kỹ đến tổ tiên, nhớ cho kỹ về cội nguồn của mình, không xa rời Thiên đạo, không bại hoại đạo đức.

Vì vậy, trọng tâm của văn hóa là dùng Thiên đạo để giáo hóa con người. Điều thể hiện ở tầng bề mặt nhất chính là quy phạm đạo đức của văn hóa Nho gia, tư tưởng nhân luân và trí tuệ Trung Dung. Tất nhiên, từ gốc rễ đó mà sinh ra muôn màu muôn vẻ hoa trái như nghệ thuật, kỹ nghệ, thơ ca, văn học, kiến trúc, đạo cụ v.v., tất cả mọi vật phẩm và nghệ thuật mà con người sáng tạo ra đều là biểu hiện của văn hóa.

Trong chữ “Giáo” ẩn chứa chữ “Hiếu” thể hiện ý Trời

Về chữ viết, người xưa luôn cho rằng nó cũng là do Thần truyền xuống, ngoài việc giúp cuộc sống của con người thuận tiện hơn, mục đích chính là ghi lại toàn bộ quá trình truyền thừa của lịch sử văn minh, liên tục ghi chép và khai thị những tư tưởng của Nho gia và Đạo gia, cùng với tư tưởng của Phật gia sau này, giúp con người bước trên con đường chính Đạo, và không bao giờ quên nguồn gốc của mình.

Chúng ta chỉ nói sơ qua về chữ “Giáo” trong giáo dục, tại sao lịch sử lại chọn Nho gia để làm chủ đạo cho nền giáo dục của Trung Hoa, và giao trọng trách cho Khổng Tử là người dẫn đường nhận nhiệm vụ hướng đạo, làm cho ông trở thành bậc thầy về giáo dục của toàn nhân loại? Hơn nữa, vì sao Khổng Tử lại dạy các đệ tử về đạo Hiếu trước tiên, và coi trọng việc dạy về đạo Hiếu như vậy? Tại sao từ nhà Hán đến nhà Thanh đều giảng dùng hiếu để trị vì đất nước? Vì đạo Hiếu là khởi đầu của đạo Nhân mà Khổng Tử đã dạy. Điều này là bởi vì khi Thần tạo ra chữ Hán, liền quy định rằng cốt lõi của nền giáo dục Trung Hoa chính là phải bắt đầu từ đạo Hiếu, chúng ta hãy nhìn chữ “教” (Giáo), nó do chữ “孝” (Hiếu) và bên cạnh là chữ 文 (văn) biến thể tổ hợp thành, vốn là trách nhiệm của các thánh vương cổ đại, quy chính đạo đức phải bắt đầu tiến hành từ việc truyền thừa và giáo hóa cho bách tính về đạo Hiếu. Vì vậy, khi các chữ được tạo ra thì mục đích chính và phương hướng giáo dục con người trong tương lai đã được đặt định sẵn. Thông qua tấm gương của bản thân hai vị Đế Nghiêu và Đế Thuấn về lòng nhân từ hiếu thảo và việc thực tiễn đích thân trực tiếp tham gia đã đặt nền tảng văn hóa cho các vị hoàng đế sau này dùng Hiếu đạo để trị quốc. Như thế Khổng Tử chỉ là tiến hành chỉnh lý tổng kết và hệ thống hóa nền văn hóa mà các vị thánh vương này đã để lại. Đây cũng chính là sứ mệnh của Khổng Tử, hoàn toàn không phải ngẫu nhiên mà có.

Kể chuyện

Phục Hy thị, thủy tổ của văn minh

Phục Hy, còn gọi là Bào Hy, Mật Hy, Phúc Hy v.v., một trong ba vị Tam Hoàng, đầu người mình rắn (có thuyết nói là mặt người mình rồng). Trong thần thoại cổ đại, sự ra đời của Phục Hy thị rất thần kỳ, mẹ của ông là Thánh nữ của Hoa Tư Quốc, một ngày nọ du ngoạn đến đầm Lôi, dùng chân dẫm lên dấu chân của Lôi Thần để lại, bà cảm động mà hoài thai sinh ra Phục Hy.

Truyền thuyết kể rằng, Phục Hy thị học con nhện chăng lưới mà phát minh ra lưới đánh cá, ông dạy cho bách tính bện dây đan lưới bắt cá và chim, Ông còn dạy dân câu cá, săn bắn, thuần phục dã thú. Phục Hy còn mang ánh lửa sáng cho người dân, dạy dân chúng dùng lửa để nấu thức ăn trước khi ăn. Ông còn làm ra cây đàn sắt ngũ thập huyền, là loại nhạc khí ra đời sớm nhất.

Phục Hy còn tiến thêm một bước sáng tạo ra Bát Quái, dựa trên tám đồ hình cơ bản để tượng trưng cho hết thảy sự vật trong vũ trụ một cách cụ thể và tinh tế. Tương truyền vào một ngày nọ, trên sông Hoàng Hà nổi lên một con rồng giống như ngựa, mang Hà Đồ trên lưng, trên đồ hình gồm có nhiều chấm đen và trắng, Phục Hy đã dựa vào các chấm đó mà vẽ thành Bát Quái, tám loại ký hiệu này phối hợp với nhau có thể dùng để nói rõ về các loại tình huống của trời đất và vạn vật. Phát minh này đã đưa Phục Hy trở thành một trong những người sáng lập nền văn minh Trung Hoa.

Truyền thuyết kể rằng, Phục Hy thị sau này trở thành vị vua phương Đông (Đông phương chi đế) tay cầm Viên Quy cai quản vùng đất phương Đông rộng lớn, người hỗ trợ ông cai quản phương Đông là Mộc Thần Câu Mang, Câu Mang là vị Thần cai quản vạn vật sinh sôi vào mùa xuân, tượng trưng cho sức sống vô tận.

Thương Hiệt tạo chữ

Trước khi chữ viết được phát minh, con người chỉ có thể dùng dây thừng để ghi lại sự việc, việc lớn thắt nút dây lớn, việc nhỏ thắt nút dây nhỏ; nhưng cuộc sống ngày một phức tạp hơn, sự việc ngày một nhiều, việc kết dây thừng vì thế không còn thích hợp. Vì vậy, Hoàng Đế đã ra lệnh cho sử quan là Thương Hiệt tạo ra chữ viết. Thương Hiệt đã quan sát hình tượng của Mặt Trời, Mặt Trăng, núi sông và vết tích dấu chân của côn trùng, cá, chim và thú để lại, rồi phát minh ra thứ chữ viết hình vuông lâu đời nhất, trí huệ nhất trên thế giới.

Truyền thuyết kể rằng khi Thương Hiệt thành công trong việc tạo ra chữ, ban ngày trời đổ mưa thóc, ban đêm nghe thấy tiếng quỷ khóc. Trời giáng mưa thóc là để chúc mừng con người có chữ viết ghi lại vạn vật và lưu truyền văn hóa; ma quỷ khóc vì có chữ viết, dân trí ngày một khai sáng, khiến chúng không còn lừa được con người nữa.

(Ghi chú: Phỏng theo sách giáo khoa “Ấu Học Quỳnh Lâm” của Zhengjian.org)

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/248612

The post Ấu Học Quỳnh Lâm bút đàm (29): Trời ban văn hóa Thánh nhân truyền lại first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Ấu học Quỳnh Lâm bút đàm (28): Hữu Sào thịhttps://chanhkien.org/2023/11/au-hoc-quynh-lam-but-dam-28-huu-sao-thi.htmlTue, 14 Nov 2023 02:21:31 +0000https://chanhkien.org/?p=31810Tác giả: Lưu Như [ChanhKien.org] Nguyên văn Chữ Hán và Chú âm 洪(ㄏㄨㄥˊ) 荒(ㄏㄨㄤ) 之(ㄓ) 世(ㄕˋ), 野(ㄧㄝˇ) 处(ㄔㄨˋ) 穴(ㄒㄩㄝˊ) 居(ㄐㄩ); 有(ㄧㄡˇ) 巢(ㄔㄠˊ) 以(ㄧˇ) 後(ㄏㄡˋ), 上(ㄕㄤˋ) 棟(ㄉㄨㄥˋ) 下(ㄒㄧㄚˋ) 宇(ㄩˇ)。 Bính âm 洪(Hóng) 荒(huāng) 之(zhī) 世(shì), 野(yě) 处(chù) 穴(xué) 居(jū); 有(yǒu) 巢(cháo) 以(yǐ) 后(hòu), 上(shàng) 栋(dòng) 下(xià) 宇(yǔ)。 Âm Hán Việt Hồng hoang chi thế, dã xử […]

The post Ấu học Quỳnh Lâm bút đàm (28): Hữu Sào thị first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tác giả: Lưu Như

[ChanhKien.org]

Nguyên văn Chữ Hán và Chú âm

洪(ㄏㄨㄥˊ) 荒(ㄏㄨㄤ) 之(ㄓ) 世(ㄕˋ), 野(ㄧㄝˇ) 处(ㄔㄨˋ) 穴(ㄒㄩㄝˊ) 居(ㄐㄩ);

有(ㄧㄡˇ) 巢(ㄔㄠˊ) 以(ㄧˇ) 後(ㄏㄡˋ), 上(ㄕㄤˋ) 棟(ㄉㄨㄥˋ) 下(ㄒㄧㄚˋ) 宇(ㄩˇ)。

Bính âm

洪(Hóng) 荒(huāng) 之(zhī) 世(shì), 野(yě) 处(chù) 穴(xué) 居(jū);

有(yǒu) 巢(cháo) 以(yǐ) 后(hòu), 上(shàng) 栋(dòng) 下(xià) 宇(yǔ)。

Âm Hán Việt

Hồng hoang chi thế, dã xử huyệt cư;

Hữu Sào dĩ hậu, thượng đống hạ vũ.

Giải thích từ ngữ:

(1) 洪荒 (Hồng hoang): Chỉ thời đại viễn cổ chưa khai hóa.

(2) 世 (Thế): Thời đại.

(3) 野 (Dã): Hoang dã.

(4) 處 (Xứ): Nhà, nơi ở, chỗ ở.

(5) 穴 (Huyệt): Hang động.

(6) 有巢 (Hữu Sào): Tức Hữu Sào thị, tương truyền là người phát minh ra nhà ở.

(7) 栋 (Đống): xà chính trên nóc nhà, đòn dông.

(8) 宇 (Vũ): Mái hiên nhà.

Bản dịch tham khảo

Vào thời xa xưa chưa khai hóa, mùa hè con người sống ở vùng hoang dã, mùa đông sống trong hang động; từ sau khi Hữu Sào thị phát minh ra nhà, người ta mới xây dựng nhà có xà chính và mái hiên có thể che mưa che gió.

Đọc sách luận bút

Hữu Sào thị thuộc thời đại viễn cổ sáng thế

Vào thời đại viễn cổ, có một thời kỳ lịch sử sáng thế cực kỳ lâu dài bán Thần trị thế gọi là “Tam Hoàng” (hiện nay có một cách nói trong “Thượng thư đại truyền” được nhiều người thừa nhận cho rằng Tam Hoàng là Toại Nhân thị, Phục Hy thị và Thần Nông thị). Những ghi chép của lịch sử này đều giống Thần thoại và truyền thuyết. Những Đế Hoàng đều là Thần trên Thiên thượng giáng sinh tại nhân thế, hoặc để tạo ra con người, hoặc để tiêu trừ tai ương, hoặc để dạy cho con người các loại kỹ năng sinh tồn và văn hóa, họ đồng thời tồn tại với con người, nên thời kỳ ấy được gọi là nhân Thần đồng tại. Cho nên, Đế Hoàng khi đó trực tiếp triển hiện thần thông ở trước mặt nhân loại, để giáo hóa nhân loại, dẫn dắt nhân loại từ mông muội vô tri hướng đến văn minh, bước vào nghề nông, cuối cùng bước vào thời đại Hoàng Đế mở ra vòng 5.000 năm nhân văn giáo hoá này.

Trong thời kỳ Tam Hoàng lâu dài này, có năm vị bán Thần tiêu biểu nhất được lưu truyền rộng rãi, đó là: Hữu Sào thị, Toại Nhân thị, Phục Hy thị, Nữ Oa thị và Thần Nông thị. Vị liên quan đến bài học này chính là vị thứ nhất Hữu Sào thị.

“Thị” là Tôn Xưng của Thần, không phải là họ

“Thị” được gọi sớm nhất vào thời thượng cổ, không phải dùng để chỉ họ, mà là một cách tôn xưng đối với các vị Thần và bán Thần giáng sinh xuống nhân gian, có hàm nghĩa bán Thần, ví như Phục Hy thị, Thần Nông thị, v.v. Vậy nên, Hữu Sào thị chính là tôn xưng của Thần. Hậu thế của những thị tộc này sinh sôi nảy nở tại nhân gian được gọi là “thị” (氏), trở thành “quý tộc” sớm nhất. Về sau các gia tộc đều theo nhau bắt chước, lấy “thị” (氏) để gọi; nhưng “tính” (姓: họ) không phải là “thị”, “tính” hoàn toàn xuất phát từ “họ” của mẹ truyền loại trong hình thái xã hội mẫu hệ của con người tại phàm trần, cho nên do “女: nữ” và “生: sinh” tạo thành, về sau, “氏: thị” và “姓: tính” hợp thành một, gọi thành dòng họ (tính thị hay thị tộc), biểu thị tước hiệu của gia tộc.

Điều thú vị là, từ xa xưa các vị vua Nhật Bản chỉ có danh tự chứ không có họ, họ cho rằng mình là hậu thế của Thần, còn tính (姓: họ) là danh xưng của những người bình thường. Từ xưa đến nay Nhật Bản chưa từng thay đổi triều đại, từ đầu đến cuối là Hoàng thất nhất hệ (mệnh danh là “vạn thế nhất hệ”), những sự tích về một số vị Thiên Hoàng đầu tiên cũng là đến từ truyền thuyết và Thần thoại, khảo cổ học mới có thể xác nhận rằng bắt đầu từ thế hệ thứ 10 các vị Thiên Hoàng sùng Thần, dường như sự tồn tại của gia tộc của họ chính là để nhắc nhở mọi người rằng Thần tộc dẫn dắt nhân loại khai sáng văn minh trong truyền thuyết thần thoại thời lịch sử viễn cổ là điều thực sự tồn tại, ở Trung Quốc được tôn xưng là “thị”.

Hữu Sào thị dạy con người xây nhà

Tương truyền, thời kỳ viễn cổ Tam Hoàng của Trung Quốc, đại thể được chia làm 10 kỷ, Hữu Sào thị mà chúng ta đề cập ở đây chính là vị bán Thần thống trị xã hội nhân loại ở kỷ thứ 10. Trong sách cổ “Độn giáp khai sơn đồ” kể rằng, thời kỳ viễn cổ, Hữu Sào thị làm vua tại phía nam của Thạch Lâu Sơn ở Lang Gia (phụ cận thành phố Chư Thành, tỉnh Sơn Đông ngày nay), thống trị các bộ tộc của nhân loại. Trong “Thông chí – Tam Hoàng kỷ đệ nhất” nói rằng, Hữu Sào thị thống trị các bộ tộc của nhân loại, tổng cộng đã truyền thừa hơn 100 thế hệ. Mà hơn 100 thế hệ này có thể đều đã kế thừa danh hiệu của Hữu Sào thị, đều được tôn xưng là Hữu Sào thị.

Hữu Sào thị đúng như tên gọi của ông, công đức to lớn nhất chính là dạy cho nhân loại cách xây dựng nhà ở, mặc dù là nhà ở đơn giản nguyên thuỷ nhất, nhưng đã giải quyết được vấn đề “ở” trong 4 vấn đề sinh tồn lớn của nhân loại là mặc, ăn uống, ở và đi lại; đã khai sáng cội nguồn văn hoá kiến trúc Trung Hoa.

Theo “Sơn Hải Kinh”, Phật kinh và các sách cổ khác ghi chép: Trước thời viễn cổ, đạo đức của nhân loại cao thượng, tâm hồn thuần tịnh, con người vốn có năng lực thần thông nhất định, có thể tương thông với Thần linh, có thể bay lượn trên không, trên đất khắp nơi là Tiên cầm Thần thú, kỳ hoa dị quả, môi trường tự nhiên rất tươi đẹp, con người sống vô ưu vô lo, tuổi thọ rất dài.

Về sau, đạo đức nhân loại dần dần sa đọa, trở nên hám lợi đen lòng, thần thông dần dần bị biến mất, hoàn cảnh tự nhiên cũng theo đó mà ngày càng xấu đi, rất khó để nhìn thấy Thần, vì đạo đức của người thường đã không xứng để nhìn thấy Thần nữa, lại còn mất đi thần thông, nên năng lực sinh tồn còn không bằng cả loài dã thú.

Để tránh khỏi sự tổn thương của dã thú và tiếp tục tồn tại trong môi trường tự nhiên khắc nghiệt, Thượng đế đã phái một vị Thần giáng thế làm bán Thần, bắt chước tổ chim, dạy người dân dựng gỗ làm nhà, cuối cùng họ có thể che mưa chắn gió, tránh xa khỏi sự tàn hại của dã thú, giải quyết nguy cơ sinh tồn. Bách tính cảm kích ân đức của ông, bèn tiến cử vị Thánh nhân này làm vua. Tôn xưng là “Hữu Sào thị”, còn được gọi là “Sào Hoàng”.

Đến thời Hoàng đế của Ngũ Đế, dân chúng đã có những cung điện phòng ốc chính quy “trên có đòn đông dưới có mái hiên”, trong 5.000 năm văn hoá, các triều đại, dân tộc và vùng miền khác nhau đã dần phát triển những nền văn hóa và phong cách kiến trúc độc đáo của riêng mình.

Kể chuyện

Đặc sắc văn hóa kiến trúc Trung Quốc

Hữu Sào thị là người phát minh ra sào cư (nhà ở hình tổ chim) trong Thần thoại cổ đại của Trung Quốc, ông đã dạy con người lấy gỗ dựng nhà để tránh khỏi sự tấn công của dã thú, từ đó con người tiến triển từ việc ở trong hang động sang làm nhà. Nền văn minh nhân loại không ngừng phát triển, nhà ở ngoài chức năng nguyên thủy là che mưa che gió, còn chứa đựng đặc sắc văn hoá của một dân tộc.

Kiến trúc truyền thống của Trung Hoa lấy kết cấu gỗ làm chủ, lấy vật liệu gỗ làm kết cấu chính của ngôi nhà, về mặt tạo hình chú trọng sự cân đối, chia làm ba phần: nền móng, thân nhà và mái nhà. Móng nhà thông thường là nền xây bằng gạch đá, để tránh cho phần gỗ của ngôi nhà khỏi bị hư hại do ẩm ướt. Chiều cao của phần móng tỷ lệ thuận với kích thước của ngôi nhà. Ngoài ra, kiến trúc Trung Hoa cũng rất coi trọng việc xử lý các chi tiết kiến trúc, sơn màu, chạm khắc gỗ, ngói lưu ly, chạm khắc đá, v.v., đã tạo nên những nét đặc sắc về văn hóa nghệ thuật của kiến trúc Trung Hoa.

Kiến trúc Trung Hoa rất chú trọng về màu sắc và trang trí. Do đặc điểm kiến trúc là kết cấu bằng gỗ, để bảo vệ vật liệu gỗ, càng khiến nghệ thuật vẽ hoa văn phát triển nhanh chóng, các dầm, cột, mái hiên, vòm, hành lang… không có chỗ nào là không được vẽ, nội dung của tranh vẽ, hoa văn điêu khắc bao gồm sơn thuỷ chim muông hoa lá, thần thoại truyền thuyết, các nhân vật lịch sử, phong cảnh thiên nhiên và các họa tiết tốt lành khác, v.v., không chỉ trang trí cho công trình kiến trúc trở nên lộng lẫy, mà còn để mọi người hiểu được nội hàm của văn hóa cổ xưa.

Về bố cục không gian, đặc trưng lớn nhất của kiến trúc Trung Hoa là phối trí giữa sân và các quần thể, người Trung Hoa sử dụng các kiến trúc đơn thể để kết hợp với nhau tạo thành một không gian sân đa dạng và phong phú, rồi lại do lớp lớp sân vườn cấu thành một không gian quần thể khép kín, lấy chính nam chính bắc làm trục trung tâm, phòng ốc và sân được bố trí đối xứng, các công trình được bố trí theo quy luật trước sau, trái phải, già trẻ, chủ khách. Bất kể là loại kiến trúc nào, từ nhà ở cho đến cung điện, thì nguyên tắc bố trí đều như nhau. Tọa bắc triều nam (tựa lưng hướng bắc ngoảnh mặt hướng nam) là “chính phòng” (nhà chính) nơi gia chủ ở. Trưởng bối của chủ nhà sống ở sân phía sau; phía đông và tây là “sương phòng” (nhà ngang) nơi hậu bối ở. Cách sắp xếp như vậy gọi là “tứ hợp viện”, tuỳ theo diện tích lớn nhỏ của nhà và sự kết hợp khác nhau, mà phân thành đại tứ hợp viện, tiểu tứ hợp viện hay tam hợp viện. Kiến trúc này chủ yếu ở phương Bắc. Bố cục kiến trúc loại này thể hiện tư tưởng gia tộc và chế độ lễ giáo có thứ tự trên dưới của xã hội cổ đại Trung Quốc.

Ở phương nam, có những ngôi nhà truyền nổi tiếng của người Hán Khách Gia (người Hẹ). Các ngôi nhà bao quanh, bằng đất của người Khách Gia, giống như các kiến trúc nhà truyền thống ở các vùng khác đều là tọa bắc hướng nam, dùng xà gỗ chịu lực, lấy gạch, đá và đất để xây tường; lấy nhà chính làm trung tâm, dùng rường cột chạm trổ để trang trí nóc nhà và mái hiên. Người Khách Gia được mệnh danh là hóa thạch sống của văn hóa Nho giáo, tính cách trầm tĩnh và tiết chế, tiết kiệm và trọng đức, tôn trọng tự nhiên và tổ tiên, có tôn ti trật tự, cho nên kiến trúc cũng sẽ thể hiện tư tưởng nhân luân của văn hóa Nho gia và tinh thần thiên nhân hợp nhất, cũng là hợp viện điển hình của phương Nam, số nhà bao quanh khác nhau, tạo nên quy mô xây dựng khác nhau. Cùng một thị tộc còn xây từ đường thờ cúng tổ tiên chung.

Nhìn tổng thể, văn hóa kiến trúc Trung Quốc nhấn mạnh sự hài hòa giữa tự nhiên và con người, coi trọng đạo đức nhân luân, thể hiện khí chất điềm tĩnh và tiết chế, triển hiện vũ trụ quan truyền thống “thiên nhân hợp nhất”, khiến cho văn hóa kiến trúc Trung Quốc có một phong cách hết sức độc đáo.

(Ghi chú: Phỏng theo sách giáo khoa “Ấu học Quỳnh Lâm” của Zhengjian.org)

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/248611

The post Ấu học Quỳnh Lâm bút đàm (28): Hữu Sào thị first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Ấu Học Quỳnh Lâm bút đàm (27): Nhạc Phi tận trung báo quốchttps://chanhkien.org/2023/11/au-hoc-quynh-lam-but-dam-27-nhac-phi-tan-trung-bao-quoc.htmlSat, 04 Nov 2023 02:30:27 +0000https://chanhkien.org/?p=31702Tác giả: Lưu Như [ChanhKien.org] Nguyên Văn Chữ Hán và Chú âm 岳(ㄩㄝˋ) 飛(ㄈㄟ) 背(ㄅㄟˋ) 涅(ㄋㄧㄝˋ) 精(ㄐㄧㄥ) 忠(ㄓㄨㄥ) 报(ㄅㄠˋ) 国(ㄍㄨㄛˊ), 楊(ㄧㄤˊ) 震(ㄓㄣˋ) 惟(ㄨㄟˊ) 以(ㄧˇ) 清(ㄑㄧㄥ) 白(ㄅㄞˊ) 傳(ㄔㄨㄢˊ) 家(ㄐㄧㄚ)。 Bính âm Yuè Fēi bèi niè jīng zhōng bào guó, Yáng Zhèn wéi yǐ qīng bái chuán jiā Âm Hán Việt Nhạc Phi bối niết tinh trung […]

The post Ấu Học Quỳnh Lâm bút đàm (27): Nhạc Phi tận trung báo quốc first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Lưu Như

[ChanhKien.org]

Nguyên Văn Chữ Hán và Chú âm

岳(ㄩㄝˋ) 飛(ㄈㄟ) 背(ㄅㄟˋ) 涅(ㄋㄧㄝˋ) 精(ㄐㄧㄥ) 忠(ㄓㄨㄥ) 报(ㄅㄠˋ) 国(ㄍㄨㄛˊ),

楊(ㄧㄤˊ) 震(ㄓㄣˋ) 惟(ㄨㄟˊ) 以(ㄧˇ) 清(ㄑㄧㄥ) 白(ㄅㄞˊ) 傳(ㄔㄨㄢˊ) 家(ㄐㄧㄚ)。

Bính âm

Yuè Fēi bèi niè jīng zhōng bào guó,

Yáng Zhèn wéi yǐ qīng bái chuán jiā

Âm Hán Việt

Nhạc Phi bối niết tinh trung báo quốc,

Dương Chấn duy dĩ thanh bạch truyền gia.

Giải nghĩa từ ngữ

1. 岳飛 (Nhạc Phi): tự Bằng Cử, người Thang Âm đời Nam Tống, là danh tướng chống Kim. Ông chủ trương đánh Kim khôi phục lại lãnh thổ đã mất. Sau bị Tần Cối dùng tội danh “mạc tu hữu” vu cáo hãm hại và chết trong ngục.

2. 涅 (Niết): một loại thuốc nhuộm màu đen, ở đây dùng như động từ, chỉ sự nhuộm đen.

3. 杨震 (Dương Chấn): tự Bá Khởi, người Hoa Âm quận Hoằng Nông đời Đông Hán. Từ nhỏ hiếu học, đọc nhiều sách vở. Người đương thời gọi là “Quan Tây phu tử”, tức Khổng Tử vùng Quan Tây, là một vị quan thanh liêm.

4. 惟 (Duy): duy nhất, một mình.

Bản dịch tham khảo

Nhạc Phi trên lưng xăm 4 chữ “tinh trung báo quốc”, Dương Chấn chỉ truyền lại thanh danh gia phong liêm khiết trong sạch cho con cháu đời sau.

Đọc sách luận bút

Bài học này giảng về Nhạc Phi và Dương Chấn hai danh nhân văn võ nổi tiếng trong lịch sử. Bởi vì bài trước luôn giảng về đạo lý của việc tiết kiệm có thể dưỡng đức, cho nên không nói nhiều về gia phong liêm khiết trong sạch của Dương Chấn nữa. Chủ yếu chúng ta sẽ nói về Nhạc Phi.

Câu chuyện Nhạc Phi tận trung báo quốc được truyền tụng hàng nghìn năm qua, ông đã để lại cho chúng ta tinh thần trung liệt, là tấm gương của một trung thần. Ông vì để cho con người biết được nội hàm văn hóa về thế nào là Trung nên đã hạ thế làm người, bởi vì bị Tần Cối giết hại mà làm trung gian thiện ác biến thành một câu chuyện sống động để giáo dục hậu nhân. Nếu như nói Khổng Tử lưu lại khái niệm về hiếu đễ trung tín và tôn chỉ làm người trong nhân đạo (tức là đạo làm người), thì Nhạc Phi đã đem quan niệm làm người này biến thành một quãng thực tiễn nhân sinh chân thực để cho người đời sau tham chiếu. Ông phụng dưỡng mẹ thì cực kỳ hiếu thuận, báo quốc tận trung, khi trung hiếu không thể vẹn toàn cả hai thì mẹ ông vì hiểu được nghĩa lớn nên để ông tận trung báo quốc, vì thế lòng trung thành của ông thể hiện ra rất nổi bật khi chống lại nhà Kim đền ơn nước, giành lại núi sông Trung Nguyên đã mất. Chính vì có câu chuyện bi tráng về linh hồn trung thành thiên cổ này, mà từ đó đến nay con cháu Trung Hoa đều khắc cốt ghi tâm: Khi tai họa quốc gia ập xuống, khi dân tộc chìm trong cảnh dầu sôi lửa bỏng, thì vinh nhục sinh tử và ân oán của cá nhân sẽ không thể so sánh với đại nghĩa của dân tộc, hiến thân cho quốc gia dân tộc là lòng trung chân chính, vì đạo nghĩa không thể lùi bước.

Mãn Giang HồngNhạc Phi

“Nộ phát xung quan, Bằng lan xứ, tiêu tiêu vũ yết. Đài vọng nhãn, ngưỡng thiên trường khiếu, tráng hoài kích liệt. Tam thập công danh trần dữ thổ, Bát thiên lý lộ vân hòa nguyệt. Mạc đẳng nhàn, bạch liễu thiếu niên đầu, không bi thiết. Tĩnh Khang sỉ, do vị tuyết. Thần tử hận, hà thời diệt! Giá trường xa, Đạp phá Hạ Lan sơn khuyết. Tráng chí cơ xan Hồ lỗ nhục, Tiếu đàm khát ẩm Hung Nô huyết. Đãi tòng đầu, thu thập cựu sơn hà, triều thiên khuyết.”

Dịch nghĩa: Lòng đầy phẫn nộ, dựa lan can, mưa rả rích vừa tạnh. Nhìn ra xa, ngẩng nhìn trời hét lớn, chí khí ngút trời. Đã ba mươi tuổi, mà công danh có được chỉ như cát bụi, tám ngàn dặm đường dầm sương giãi nguyệt. Mong đừng để thời gian trôi phí, đến lúc bạc đầu chỉ biết than thở bi thương. Mối nhục Tĩnh Khang đến nay vẫn chưa rửa sạch; nỗi hận bề tôi, biết đến bao giờ mới dẹp được? Ta nhất định phải thống lĩnh ngàn vạn chiến xa, đạp bằng từng cửa khẩu ở núi Hạ Lan. Chí lớn nuốt tươi lũ giặc Hồ, trong tiếng nói cười thề sẽ ăn gan uống máu bọn Hung nô. Đợi đến ngày thu phục lại được trọn vẹn giang sơn, sẽ dẫn binh báo tiệp về kinh thành triều kiến hoàng đế.

Bài từ “Mãn Giang Hồng” của Nhạc Phi đã thể hiện đầy đủ hoài bão lớn lao và tấm lòng trung thành sắt son một đời của ông. Có thể nói là “tinh trung quán nhật nguyệt, tráng chí thùy sơn hà” (Lòng trung vươn nhật nguyệt, tráng chí hiển núi sông). Bức tranh lịch sử hùng vĩ tráng lệ ấy dường như hiện ra trước mắt, trở thành bài thơ truyền cảm hứng tuyệt vời nhất cho một đấng nam nhi.

Nhạc Phi sống trong thời loạn thế giao thời giữa nhà Bắc Tống và nhà Nam Tống, chiến tranh liên miên nổi lên khắp nơi. Vào thời kỳ cuối, triều Bắc Tống vô cùng nghèo đói và yếu nhược, khi Tống Huy Tông Triệu Cát còn tại vị, không biết dùng người khiến cho gian thần lộng quyền, dân chúng lầm than, tiếng oán than dậy đất, tạo điều kiện cho nhà Kim trỗi dậy ở phía Bắc xâm lược nhà Tống trên quy mô lớn. Năm 1127 sau Công Nguyên, nhà Kim bắt được vua Tống Huy Tông và Tống Khâm Tông, triều Bắc Tống bị diệt vong, đây là nỗi nhục lớn gọi là “Tĩnh Khang sỉ” (mối nhục Tĩnh Khang) được đề cập trong bài từ “Mãn Giang Hồng”. Hoàng tử thứ chín con của Tống Huy Tông là Khang Vương Triệu Cấu đã trốn thoát đến thành Nam Kinh, phủ Ứng Thiên (hiện nay là Hà Nam, Thương Khâu) xưng đế và thành lập triều Nam Tống. Từ đó, để chống lại cuộc xâm lược xuống phía Nam của nhà Kim và bảo vệ Nam Tống, Nhạc Phi đã trở thành danh tướng chống Kim. Năm 1140, để chống lại cuộc xâm lược quy mô lớn xuống phía Nam của nhà Kim, ông đã dẫn quân lên phía Bắc, khiến cho quân Kim nghe tin đã sợ mất mật, đội quân Nhạc gia của ông đã đánh đâu thắng đó, lập tức thu phục lại giang sơn, chỉ cần sự cho phép của Hoàng đế thì đánh thẳng vào phủ Hoàng Long của nhà Kim là dễ dàng bắt được kẻ thù. Ngay sau đó ông đã viết bài từ “Mãn Giang Hồng” này để khích lệ tướng sĩ. Ông cũng dâng thư lên Tống Cao Tông Triệu Cấu tỏ rõ ý chí giành lại Trung Nguyên.

Tiếc rằng hoàng đế Nam Tống Triệu Cấu lòng dạ hẹp hòi, lo Nhạc Phi sau khi tiêu diệt nhà Kim sẽ nghênh đón hoàng đế Bắc Tống trở về thì bản thân mình sẽ mất ngôi vua, vì vậy bất chấp nguyện vọng của toàn dân, ông ta không muốn khôi phục lại giang sơn nhà Tống mà chỉ mong rằng Nhạc Phi sẽ đẩy lùi cuộc xâm lược phía Nam của quân Kim, bảo toàn được một nửa giang sơn là được. Bởi vì nghe lời gièm pha của Tần Cối, ông ta đã liên tiếp ban xuống 12 chiếu chỉ, thúc giục Nhạc Phi thu quân hồi triều. Để bảo vệ trăm họ Trung Nguyên di dân về phía Nam tránh khỏi bị quân Kim xâm phạm sau khi rút quân nên Nhạc Phi đã chậm trễ thời gian trở về triều, vì lý do này Tần Cối đã vu cáo Nhạc Phi âm mưu làm phản, cuối cùng bức hại cha con Nhạc Phi cho đến chết. Nhạc Phi vì chí lớn chưa thực hiện được, nên để lại mối hận nghìn thu. Cho đến nay bài từ “Mãn Giang Hồng” khi đọc lên vẫn làm cho người ta đau lòng tột độ.

Đoạn lịch sử bi tráng này đã làm rung động lòng người, triển hiện một cách sâu sắc nội hàm của chữ Trung: trong lòng luôn ghi nhớ nỗi khổ của bách tính, bảo vệ núi sông, hoàn thành đại nghĩa dân tộc. Không nghĩ đến ân oán cá nhân và được mất của bản thân. Toàn bộ ý chí của ông đều đã thể hiện hết trong bài từ “Mãn Giang Hồng”.

Kể chuyện

Nhạc Vũ Mục (Nhạc Phi) tận trung báo quốc

Nhạc Phi là danh tướng chống Kim thời Nam Tống. Ông vô cùng hiếu thảo phụng dưỡng mẹ, là người có khí tiết cao thượng. Ông thích đọc sách Tả Thị Xuân Thu và Tôn Ngô binh pháp. Khi còn nhỏ tuổi ông đã có đôi tay vô cùng khỏe mạnh, có thể kéo nổi cây cung lớn nặng 300 cân. Hai mươi tuổi tòng quân, lập được nhiều chiến công. Để khích lệ ông phụng sự đất nước, mẹ ông đã thích lên lưng ông bốn chữ “Tinh trung báo quốc” để nhắc nhở Nhạc Phi không quên tận trung vì nước.

Nhạc Phi rất giỏi dùng binh, có kỷ luật nghiêm minh với quân đội. “Nhạc gia quân” (đội quân của Nhạc Phi) do ông thống lĩnh là lực lượng chủ lực của nhà Nam Tống chống lại quân Kim, đến nỗi quân địch chỉ cần thấy cờ hiệu của “Nhạc gia quân” là đã hoảng sợ bỏ chạy, đương thời lưu truyền câu nói: “Hám sơn dị, hám Nhạc gia quân nan” (phá núi dễ, phá Nhạc gia quân khó). Có thể thấy được quân đội của Nhạc Phi dũng mãnh thiện chiến, sức chiến đấu vô cùng mạnh mẽ, khiến người Kim nghe thấy tin mà khiếp sợ mất hết cả dũng khí.

Nhạc Phi dẫn quân phản kích quân Kim, tại núi Ngưu Đầu một trận đại phá quân Kim, thu hồi được Kiến Khang, Tống Cao Tông ban cho ông một lá cờ gấm thêu chữ “Tinh Trung Nhạc Phi”. Từ đó trở đi, ông chiến đấu liên tục khắp nơi, nhiều lần lập chiến công, năm Thiệu Hưng thứ ba ông công hạ Dĩnh Châu, trong bốn năm ông thu hồi được Tương Dương, tiến vào Hà Nam, đánh thẳng đến tận sông Hoàng Hà. Tinh thần của Nhạc gia quân phấn chấn thêm, ông thỉnh cầu xuất quân đến phương Bắc bình định Trung nguyên. Đáng tiếc Tống Cao Tông tư tâm tự cho mình là đúng, không muốn chống lại quân Kim, lệnh cho Nhạc Phi thu binh.

Năm Thiệu Hưng thứ mười, quân Kim lại lần nữa ồ ạt xâm chiếm phía Nam. Nhạc Phi lại phụng mệnh dẫn quân chống lại. Nhạc Phi cùng con là Nhạc Vân dẫn Nhạc gia quân quyết chiến với quân Kim tại Yển Thành Hà Nam, cùng với quân Kim quyết một trận sống mái. Lần này nhà Kim phái hai đội quân “Thiết Tháp Binh” và “Quải Tử Mã” do đại tướng Kim là Ngột Truật dẫn đầu để ứng chiến. “Thiết tháp binh” là cả người lẫn ngựa đều đội mũ sắt mặc áo giáp sắt, thường tuyên bố là đao thương không đụng đến được, giống như một tòa tháp sắt; “Quải tử mã” là ba con ngựa cùng nối với nhau và chạy một lúc, chỉ cần vung roi một lần là cả ba con cùng chạy. Đây là hai đoàn kỵ binh tinh nhuệ mà nhà Kim cảm thấy rất tự hào nhất. Nhưng Nhạc Phi không hề sợ hãi, ông dùng câu liêm thương để phá Thiết Tháp Binh, dùng đao phủ để phá Quải Tử Mã, đánh cho quân Kim phải tháo chạy, giành được “đại thắng Yển Thành”.

Trong đại thắng Yển Thành, Nhạc Phi dùng hơn 1.000 bộ binh mà đã đánh bại 15.000 tinh binh của nước Kim, thanh thế như mặt trời giữa trưa. Nhạc Phi quyết định thừa thắng truy kích, kết hợp với các hào kiệt trung nghĩa tại Thái Hành Sơn và hai bên bờ Trường Giang tiến quân vào trấn Chu Tiên, chỉ một trận đã thành công, quân Kim tan rã. Trấn Chu Tiên cách Biện Kinh (kinh đô của nhà Bắc Tống trước đây) chỉ có 45 dặm, vì vậy sau lần chiến thắng vĩ đại này Quân Tống với khí thế như cầu vồng ngang trời không những có khả năng chiếm lại Biện Kinh mà còn có thể đánh thẳng vào Phủ Hoàng Long sào huyệt của nước Kim. Nhưng vì tên giặc bán nước Tần Cối chủ trương nghị hòa, đã dâng tấu vu oan cho Nhạc Phi, nên Cao Tông liên tiếp hạ 12 đạo kim bài triệu hồi Nhạc Phi và Nhạc Vân con trai ông. Sau khi hai cha con nhà họ Nhạc về đến Lâm An liền bị bắt và hạ ngục, bị Tần Cối sát hại với với tội danh “mạc tu hữu”. Ngày 29 tháng 12 năm Thiệu Hưng thứ 11 Nhạc Phi 39 tuổi bị chết oan trong ngục.

Lòng trung nghĩa của Nhạc Phi được muôn đời truyền tụng, tấm gương mẫu mực mà ông để lại là thiên thu vạn đại, vĩnh viễn được mọi người sùng kính.

Dương Chấn và câu chuyện “Đêm sợ bốn người biết”

Dương Chấn, tự Bá Khởi, người Hoa Âm Hoằng Nông thời Đông Hán. Tuổi trẻ cần cù hiếu học, đọc nhiều sách vở, được các nhà Nho đương thời hết sức sùng bái và gọi ông là “Quan Tây phu tử” (Khổng Tử vùng Quan Tây). Trước khi chưa ra làm quan, ông dựa vào thu nhập ít ỏi từ việc dạy học để phụng dưỡng mẹ và duy trì kế sinh nhai, từ trước không bao giờ nhận quà của người khác, người thời đó rất kính trọng thái độ đối nhân xử thế của ông. Dương Chấn mãi đến năm 50 tuổi mới nghe lời khuyên của bạn bè mà ra làm quan, là một vị quan thanh liêm nổi tiếng.

Vào một năm nọ, Dương Chấn được điều đến nhậm chức Thái thú ở Đông Lai Sơn Đông. Khi đi nhậm chức có qua huyện Xương Ấp, Vương Mật Huyện lệnh Xương Ấp nhờ Dương Chấn tiến cử mà trở thành huyện lệnh, đêm hôm đó lợi dụng đêm tối, ông ta đem theo 10 cân vàng định bụng tặng cho Dương Chấn, một mặt là để cảm tạ cái ơn đề bạt của Dương Chấn, ngoài ra còn thỉnh cầu Dương Chấn cân nhắc nhiều thêm sau này. Dương Chấn biết ý định của Vương Mật, nên đã kiên quyết từ chối. Vương Mật nói với Dương Chấn: “Tại hạ nhân đêm tối mà đến đây nên không ai biết đâu, xin đại nhân cứ yên tâm mà nhận!” Dương Chấn nghiêm sắc mặt nói với Vương Mật: “Trời biết, đất biết, ta biết, ngươi biết, sao có thể nói không ai biết?” Vương Mật nghe xong bất giác mặt đỏ tía tai, vô cùng xấu hổ, liền đem vàng quay về nhà. Kể từ đó, câu chuyện về “Dạ úy tứ tri” (Đêm sợ bốn người biết) của Dương Chấn vẫn được mọi người ca tụng. Để phát huy mỹ đức của tổ tiên, con cháu ông đã treo một bức hoành “Tứ tri đường” trong sảnh đường để khuyến khích con cháu đời sau tiếp nối truyền thống gia phong thanh bạch của tổ tiên.

(Ghi chú: Phỏng theo sách giáo khoa “Ấu học Quỳnh Lâm” của Zhengjian.org)

https://www.zhengjian.org/node/248610

The post Ấu Học Quỳnh Lâm bút đàm (27): Nhạc Phi tận trung báo quốc first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Ấu học Quỳnh Lâm bút đàm (26): Chú trọng làm rõ cái mới của sách Đại Họchttps://chanhkien.org/2023/10/au-hoc-quynh-lam-but-dam-26-chu-trong-lam-ro-cai-moi-cua-sach-dai-hoc.htmlTue, 24 Oct 2023 02:44:16 +0000https://chanhkien.org/?p=31608Tác giả: Lưu Như [ChanhKien.org] Nguyên Văn Chữ Hán và Chú âm 大(ㄉㄚˋ) 学(ㄒㄩㄝˊ) 首(ㄕㄡˇ) 重(ㄓㄨㄥˋ) 夫(ㄈㄨˊ) 明(ㄇㄧㄥˊ) 新(ㄒㄧㄣ), 小(ㄒㄧㄠˇ) 子(ㄗ˙) 莫(ㄇㄛˋ) 先(ㄒㄧㄢ) 于(ㄩˊ) 应(ㄧㄥˋ) 对(ㄉㄨㄟˋ)。 其(ㄑㄧˊ) 容(ㄖㄨㄥˊ) 固(ㄍㄨˋ) 宜(ㄧˊ) 有(ㄧㄡˇ) 度(ㄉㄨˋ), 出(ㄔㄨ) 言(ㄧㄢˊ) 尤(ㄧㄡˊ) 贵(ㄍㄨㄟˋ) 有(ㄧㄡˇ) 章(ㄓㄤ)。 智(ㄓˋ) 欲(ㄩˋ) 圆(ㄩㄢˊ) 而(ㄦˊ) 行(ㄒㄧㄥˊ) 欲(ㄩˋ) 方(ㄈㄤ), 胆(ㄉㄢˇ) 欲(ㄩˋ) 大(ㄉㄚˋ) 而(ㄦˊ) 心(ㄒㄧㄣ) 欲(ㄩˋ) 小(ㄒㄧㄠˇ)。 Bính âm 大(Dà) […]

The post Ấu học Quỳnh Lâm bút đàm (26): Chú trọng làm rõ cái mới của sách Đại Học first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Lưu Như

[ChanhKien.org]

Nguyên Văn Chữ Hán và Chú âm

大(ㄉㄚˋ) 学(ㄒㄩㄝˊ) 首(ㄕㄡˇ) 重(ㄓㄨㄥˋ) 夫(ㄈㄨˊ) 明(ㄇㄧㄥˊ) 新(ㄒㄧㄣ),

小(ㄒㄧㄠˇ) 子(ㄗ˙) 莫(ㄇㄛˋ) 先(ㄒㄧㄢ) 于(ㄩˊ) 应(ㄧㄥˋ) 对(ㄉㄨㄟˋ)。

其(ㄑㄧˊ) 容(ㄖㄨㄥˊ) 固(ㄍㄨˋ) 宜(ㄧˊ) 有(ㄧㄡˇ) 度(ㄉㄨˋ),

出(ㄔㄨ) 言(ㄧㄢˊ) 尤(ㄧㄡˊ) 贵(ㄍㄨㄟˋ) 有(ㄧㄡˇ) 章(ㄓㄤ)。

智(ㄓˋ) 欲(ㄩˋ) 圆(ㄩㄢˊ) 而(ㄦˊ) 行(ㄒㄧㄥˊ) 欲(ㄩˋ) 方(ㄈㄤ),

胆(ㄉㄢˇ) 欲(ㄩˋ) 大(ㄉㄚˋ) 而(ㄦˊ) 心(ㄒㄧㄣ) 欲(ㄩˋ) 小(ㄒㄧㄠˇ)。

Bính âm

大(Dà) 学(xué) 首(shǒu) 重(zhòng) 夫(fú) 明(míng) 新(xīn),

小(xiǎo) 子(zi) 莫(mò) 先(xiān) 于(yú) 应(yìng) 对(duì)。

其(Qí) 容(róng) 固(gù) 宜(yí) 有(yǒu) 度(dù),

出(chū) 言(yán) 尤(yóu) 贵(guì) 有(yǒu) 章(zhāng)。

智(Zhì) 欲(yù) 圆(yuán) 而(ér) 行(xíng) 欲(yù) 方(fāng),

胆(dǎn) 欲(yù) 大(dà) 而(ér) 心(xīn) 欲(yù) 小(xiǎo)。

Âm Hán Việt

Đại học thủ trọng phù minh tân,

tiểu tử mạc tiên ư ứng đối.

Kỳ dung cố nghi hữu độ,

xuất ngôn vưu quý hữu chương.

Trí dục viên nhi hành dục phương,

đảm dục đại nhi tâm dục tiểu.

Giải nghĩa từ ngữ

(1) 大学 (Đại học): Tên sách. Vốn là một chương trong sách “Lễ Ký”, sau Chu Hy thời nhà Tống gọi nó cùng với những sách như “Luận Ngữ” của Khổng Tử v.v. là “Tứ Thư”.

(2) 首 (Thủ): Trước tiên, đầu tiên.

(3) 重 (Trọng): Coi trọng, chú trọng.

(4) 明 (Minh): tức là làm sáng tỏ cái đức hạnh, phát huy đức tính sáng ngời vốn có. Từ “minh” thứ nhất là động từ, chỉ sự phát huy, đề cao và nổi bật rõ ràng. Câu đầu trong sách “Đại Học” nói: “Đại học chi Đạo, tại minh minh đức, tại thân dân, tại chỉ ư chí thiện.” (tạm dịch: Đạo đại học là ở chỗ làm sáng tỏ đức sáng, là ở chỗ gần gũi dân chúng để giáo dưỡng họ, là ở chỗ khiến cho người ta ở vào cõi chí thiện)

(5) 新 (Tân): ngày mới, mỗi ngày càng mới. Sách “Đại học” viết: “Cẩu nhật tân, nhật nhật tân, hựu nhật tân.” (nếu một ngày đổi mới, thì nên duy trì mỗi ngày một mới, mới rồi lại phải mới hơn nữa).

(6) 小子 Tiểu tử: Đứa trẻ nhỏ.

(7) 應對 Ứng đối: Đối đáp, trả lời.

(8) 容 Dung: Tư thái dung mạo.

(9) 固 (Cố): Tất nhiên, dĩ nhiên.

(10) 宜 (Nghi): Nên, phải, cần phải, thích nghi.

(11) 有度 (Hữu độ): Mức độ vừa phải, phù hợp.

(12) 出言 (Xuất ngôn): Nói ra, nói chuyện.

(13) 尤貴 (Vưu quý): Đặc biệt chú trọng. Nổi bật, đặc biệt. Quý, coi trọng.

(14) 章 (Chương): trật tự, mạch lạc.

(15) 智 (Trí): Trí tuệ, thông minh, sáng suốt.

(16) 欲 (Dục): Muốn có, yêu cầu, đòi hỏi.

(17) 圆 Viên: Viên dung.

(18) 行 Hành: Làm, hành vi, hành động.

(19) 方 Phương: Ngay ngắn, vuông vắn, chính trực, đúng đắn.

Bản dịch tham khảo

Điều đầu tiên mà cuốn sách “Đại học” chú trọng đến là mỗi người nên phát huy mỹ đức vốn có của mình, ngày ngày đổi mới, mỗi ngày đều có tiến bộ; trẻ em trước tiên phải học cách nói năng và lễ phép trong việc đối ứng tiến thoái (đối đáp tiến lui). Tất nhiên dáng vẻ cử chỉ của mọi người phải có mức độ vừa phải, phù hợp, lời nói đặc biệt chú trọng đến sự mạch lạc. Trí tuệ phải viên dung và hành vi phải đoan chính, dũng khí phải lớn nhưng suy nghĩ phải tỉ mỉ kỹ càng.

Đọc sách luận bút

Sách “Đại Học” do Tăng Tử viết, giảng việc lấy hoằng dương nhân đức làm gốc, chỉ khi đó mới có thể đạt được đạo lý từ tu thân tề gia đến trị quốc bình thiên hạ. Nếu như nói trọng điểm của bậc tiểu học là giảng về các sinh hoạt thường ngày, cách chung sống hòa hợp như thế nào với cha mẹ và các bậc trưởng bối cũng như anh chị em trong gia đình, người thân, bạn bè, mục đích là học và lĩnh hội được cách ứng xử bằng lời ăn tiếng nói và các phép tắc trong đi đứng cơ bản nhất, hình thành một loại thường thức sinh hoạt và tập quán tốt, có nghĩa là khi gặp mọi người, biết nói chuyện và hành động như thế nào, không đến mức xuất hiện sai lầm thất lễ, cùng với mọi người ở các vai vế và địa vị khác nhau, trong các trường hợp khác nhau đều biết ứng xử, tiếp đãi và chung sống như thế nào để luôn luôn không thất lễ, vậy thì bước tiếp theo là phải học tập có trọng điểm và hiểu những đạo lý cơ bản vì sao phải ứng xử với người khác như thế.

Đạo lý căn bản này là nguyên tắc hay mục đích của mọi nghi thức xã giao, mọi tiến thoái và hành vi ứng xử khi tiếp xúc giữa người với người. Nguyên tắc này chính là Nhân Đức, cũng chính là Đạo Nghĩa, hợp lại thì chính là Đạo Đức mà người ta thường gọi. Cũng chính là Minh Đức mà tác phẩm “Đại học” của Tăng Tử đã giải thích, là nền tảng của việc trị quốc. Con người khi lớn lên cần phải hiểu được mục tiêu và chí hướng lớn nhất của đời người chính là phải dùng Đức để trị lý thiên hạ, giáo hóa thiên hạ, làm cho tất cả mọi người đều hiểu được ý nghĩa của cuộc sống thì có thể đạt đến cảnh giới chí Thiện (tốt đẹp cùng cực). Xuất phát điểm và mục tiêu của việc làm người đều là chí Thiện.

Bậc tiểu học là giáo dục khai sáng cho trẻ con, trong đó các tác phẩm nổi tiếng nhất là “Tam tự kinh” và “Đệ tử quy”, bộ sách này cũng như các tác phẩm kinh điển khác dành cho trẻ em vỡ lòng thì điều giảng trước tiên là cái Thiện mà các em có thể hiểu được, lấy đó làm nền tảng, nhưng không thể giảng sâu vào đạo lý to lớn, cho nên trọng điểm chủ yếu là giảng về các mối quan hệ nhân luân thường ngày, ví dụ như cách cư xử với mọi người, ăn nói đi lại ra sao, giữ đúng chuẩn mực về phép xã giao như thế nào, sau đó tạo dựng tri thức cơ bản để tương lai đọc các thư tịch cổ, học chữ và cách đặt câu, hiểu rõ nhiều điển cố trong lịch sử về các bài học làm người. Chuẩn bị cho tương lai học tập đạo đức một cách hệ thống.

Nghĩa là sau này khi lớn lên, các hành vi cử chỉ và ngôn ngữ, cú pháp học ở tiểu học không dừng ở mức biết làm như thế nào mà không biết đạo lý tại sao lại làm vậy giống như khi còn nhỏ nữa, người xưa thường nói biết nó vậy nhưng không hiểu vì sao, đó chính là chỉ ý nghĩa này. Khi đã trưởng thành, cần phải học một cách có hệ thống những đạo lý lớn đằng sau các hành vi quy phạm và các kỹ năng kiến thức. Như thế mới không bị giáo điều cổ hủ, khư khư giữ lễ nghi bề ngoài, nếu không phân biệt rõ đâu là gốc đâu là ngọn, đâu là chủ yếu đâu là thứ yếu, thì sẽ trở thành những văn nhân cổ hủ không có trí tuệ viên dung.

Ví dụ như câu “nam nữ thụ thụ bất thân” là quy phạm cư xử thông thường. Tuy nhiên, nếu ở trong một tình huống đặc biệt, chẳng hạn như vô tình gặp một người phụ nữ bị đuối nước khi qua sông. Lúc đó chỉ có một người đàn ông hiện diện, ngoài ra không ai có thể cứu cô ấy. Đây là tình huống khẩn cấp vì cô ấy đang giữa dòng nước, do đó không thể hành sự theo cách thông thường. Nên biết là các quy tắc xã giao của xã hội, sau cùng là vì mối quan hệ giữa con người, các gia tộc để có sự tôn trọng lẫn nhau, không để xảy ra bất bình, oán hận, hiểu lầm, tránh xung đột, mâu thuẫn, có như thế mới làm cho xã hội hài hòa. Nói tóm lại là làm cho người ta biết cách yêu thương người khác, có được một giới hạn căn bản thấp nhất. Tuy nhiên nếu chỉ tuân theo các quy tắc xã giao, thấy chết mà không cứu, nó sẽ biến thành chướng ngại trên đường học Đạo, tổn hại đến nguyên tắc căn bản là hành Thiện. Do đó trong trường hợp đặc biệt này, không thể cứ cố chấp giữ lấy các quy phạm cố định, mà cứu mạng người là quan trọng nhất, cũng là hành động phù hợp nhất với nhân nghĩa và đạo đức.

Thêm ví dụ như câu “quân quân thần thần, phụ phụ tử tử” (Vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con) là giảng về quy củ và bổn phận phải có trên dưới giữa vua tôi và cha con, bề tôi hay con cái cần biết tôn trọng quyết định và chấp hành mệnh lệnh của người có địa vị cao hơn, nhưng nếu làm vua hay làm cha mà có thiếu sót nghiêm trọng về đức hạnh, thì cần phải có đủ can đảm để can ngăn mệnh lệnh của người đó, không được tuân theo tuyệt đối, nếu không sẽ làm cho vua hay cha mình làm ra việc bất nghĩa, trái lại giống như là trợ Trụ vi ngược, không chỉ bản thân bất nghĩa, mà còn hãm hại quân vương hay phụ thân mình vào sự bất nghĩa. Nói cách khác, bất kỳ việc gì đều phải suy xét chắc chắn có phù hợp với đạo đức, có quang minh chính nghĩa hay không. Đây chính là đạo lý “chỉ ư chí Thiện” được giảng trong sách “Đại học”.

Đúng như người ta nói mọi việc đều có việc gấp gáp hay việc thong thả, khi có việc gấp nên tùy cơ ứng biến, không giáo điều cứng nhắc, tất cả đều suy xét từ cơ bản làm như thế nào mới là thiện đãi người khác một cách chân chính, mới là điều thích hợp nhất, thì làm như thế sẽ không giáo điều. Vì vậy đằng sau lễ nghi và quy định là đạo đức, không thể quên các khuôn phép lễ nghi đi đứng và chờ đợi người khác, mục đích ấy là để thực hiện sự giáo hóa đạo đức. Đây là căn bản của việc tuân thủ nghi lễ. Nhưng phải chú ý rằng không thể lấy đây làm cái cớ để phủ nhận các lễ nghi cơ bản trong những tình huống thông thường, con người cần có một chuẩn mực cơ bản, nếu không, trật tự xã hội sẽ trở nên rất hỗn loạn. Mọi thứ đều phải có mức độ. Bất cứ điều gì cũng không được đi đến cực đoan.

Cho nên ở bài học này giảng rõ rằng sách Đại Học trước hết coi trọng đến cái mới, tức là giảng rõ rằng việc làm cho người ta hiểu rõ đức hạnh là coi trọng hàng đầu, tu chính bản thân mỗi ngày, sau khi có lĩnh ngộ những tiến bộ mới mỗi ngày, liền nhanh chóng quay lại việc dạy bảo những gì trẻ em cần làm, trước tiên trẻ em phải học cách ăn nói và lễ tiết của việc ứng xử tiến lui. Phong thái cử chỉ của con người nên vừa phải có mức độ, lời nói phải mạch lạc. Trí tuệ cần viên dung nhưng cũng đừng quên rằng hành vi phải nghiêm chỉnh, tài trí từ đầu đến cuối phải khởi tác dụng xoay quanh chính đạo, dũng khí cần phải lớn nhưng suy nghĩ cần phải tỉ mỉ chu toàn. Không được lỗ mãng. Đó cũng chính là dũng cảm mà thận trọng, hữu dũng hữu mưu mới làm nên việc. Trông có vẻ như giảng về Trung Dung, nhưng trên thực tế là xoay quanh đạo đức làm căn bản và giảng làm thế nào để học tập một cách chính xác và ứng dụng đúng những lễ nghi và lời nói thông thường này, để thiện dụng tài trí và dũng khí.

Kể chuyện

Câu đầu tiên sách “Đại Học” viết: “Đại học chi đạo, tại minh minh đức, tại thân dân, tại chỉ ư chí thiện” muốn đạt đến “chỉ ư chí thiện” điều trước tiên phải làm được là trình độ của “minh minh đức”, chữ “minh” đầu tiên nghĩa là làm sáng tỏ sau đó là hoằng dương, chữ “minh” thứ hai nghĩa là “Quang minh chính đại”, cho nên “minh minh đức” chính là làm cho mỹ đức trong sáng lương thiện của thiên tính con người có thể hoằng dương ra khắp nơi, và cách làm cho tính linh thiên phú tỏa sáng chính là tự soi xét trong lòng, mỗi ngày tự xét bản thân qua ba sự việc, thông qua tự soi xét lại bản thân để tìm ra khuyết điểm, sửa chữa khuyết điểm, không ngừng hướng nội tìm, không ngừng tu chính, trừ bỏ tâm chấp trước của bản thân, liên tục cho đến khi đạt đến cảnh giới chí thiện mới kết thúc.

Thời nhà Tống có một người tên là Triệu Khái, ngày nào cũng dùng phương pháp bỏ hạt đậu để xem xét hành vi được mất của mình. Ông chuẩn bị ba cái hộp và đặt chúng vào thư phòng, một hộp rỗng, một hộp đựng đậu nành và một hộp đựng đậu đen. Mỗi tối trước khi đi ngủ, Triệu Khái mở ba chiếc hộp này ra, cẩn thận nhớ lại lời nói và việc làm của mình trong cả ngày, nếu nói một câu đúng, làm một việc tốt hoặc có một ý tưởng tốt, sẽ lấy một hạt đậu nành bỏ vào hộp trống; nếu nói lời sai gây chuyện thị phi, làm điều xấu, hoặc có ý nghĩ xấu thì lấy một hạt đậu đen bỏ vào hộp trống. Dựa vào số lượng nhiều hay ít của những hạt đậu đen và đậu nành trong hộp trống để nhắc nhở bản thân sửa chữa lỗi lầm. Lúc đầu số lượng đậu đen nhiều hơn đậu nành, nhưng dần dần đậu nành càng ngày càng nhiều, đậu đen càng ngày càng ít, việc tu dưỡng đạo đức của ông càng ngày càng cao.

Khổng Tử nói: “Kiến hiền tư tề yên, bất kiến hiền nhi nội tự tỉnh dã” (Nhìn thấy người có tài thì học tập họ và hy vọng được ngang hàng với họ, nhìn thấy người không có đức hạnh thì nên tự soi xét lại lỗi lầm của mình). “Tư tề” chính là muốn hướng đến người hiền tài để noi theo, “nội tự tỉnh” chính là không ngừng hướng nội tìm những khuyết điểm của bản thân, như thế có thể liên tục tiến bộ, đạt đến cảnh giới viên mãn của Chí Thiện.

Ghi chú: Phỏng theo sách giáo khoa “ Ấu Học Quỳnh Lâm” của Zhengjian.org

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/248609

The post Ấu học Quỳnh Lâm bút đàm (26): Chú trọng làm rõ cái mới của sách Đại Học first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Ấu Học Quỳnh Lâm bút đàm (25): Dương Hỗ phong thái ung dung nho nhãhttps://chanhkien.org/2023/10/au-hoc-quynh-lam-but-dam-25-duong-ho-phong-thai-ung-dung-nho-nha.htmlThu, 05 Oct 2023 02:47:01 +0000https://chanhkien.org/?p=31455Tác giả: Lưu Như [ChanhKien.org] Nguyên văn chữ Hán và chú âm 緩(ㄏㄨㄢˇ) 帶(ㄉㄞˋ) 輕(ㄑㄧㄥ) 裘(ㄑㄧㄡˊ), 羊(ㄧㄤˊ) 叔(ㄕㄨ) 子(ㄗˇ) 乃(ㄋㄞˇ) 斯(ㄙ) 文(ㄨㄣˊ) 主(ㄓㄨˇ) 將(ㄐㄧㄤˋ); 葛(ㄍㄜˊ) 巾(ㄐㄧㄣ) 野(ㄧㄝˇ) 服(ㄈㄨˊ), 陶(ㄊㄠˊ) 淵(ㄩㄢ) 明(ㄇㄧㄥˊ) 真(ㄓㄣ) 陸(ㄌㄨˋ) 地(ㄉㄧˋ) 神(ㄕㄣˊ) 仙(ㄒㄧㄢ)。 Bính âm 缓(Huǎn) 带(dài) 轻(qīng) 裘(qiú), 羊(yáng) 叔(shū) 子(zi) 乃(nǎi) 斯(sī) 文(wén) 主(zhǔ) 将(jiàng); 葛(gé) 巾(jīn) 野(yě) 服(fú), 陶(táo) […]

The post Ấu Học Quỳnh Lâm bút đàm (25): Dương Hỗ phong thái ung dung nho nhã first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tác giả: Lưu Như

[ChanhKien.org]

Nguyên văn chữ Hán và chú âm

緩(ㄏㄨㄢˇ) 帶(ㄉㄞˋ) 輕(ㄑㄧㄥ) 裘(ㄑㄧㄡˊ), 羊(ㄧㄤˊ) 叔(ㄕㄨ) 子(ㄗˇ) 乃(ㄋㄞˇ) 斯(ㄙ) 文(ㄨㄣˊ) 主(ㄓㄨˇ) 將(ㄐㄧㄤˋ);

葛(ㄍㄜˊ) 巾(ㄐㄧㄣ) 野(ㄧㄝˇ) 服(ㄈㄨˊ), 陶(ㄊㄠˊ) 淵(ㄩㄢ) 明(ㄇㄧㄥˊ) 真(ㄓㄣ) 陸(ㄌㄨˋ) 地(ㄉㄧˋ) 神(ㄕㄣˊ) 仙(ㄒㄧㄢ)。

Bính âm

缓(Huǎn) 带(dài) 轻(qīng) 裘(qiú), 羊(yáng) 叔(shū) 子(zi) 乃(nǎi) 斯(sī) 文(wén) 主(zhǔ) 将(jiàng);

葛(gé) 巾(jīn) 野(yě) 服(fú), 陶(táo) 渊(yuān) 明(míng) 真(zhēn) 陆(lù) 地(dì) 神(shén) 仙(xiān)。

Âm Hán Việt

Hoãn đái khinh cừu, Dương Thúc Tử nãi tư văn chủ tướng;

Cát cân dã phục, Đào Uyên Minh chân lục địa Thần Tiên.

Giải nghĩa từ ngữ

(1)缓带 (Hoãn đái): Y phục nhẹ nhàng. Thư thả, rộng rãi. Đai lưng, thắt lưng quần áo.

(2)轻裘 (Khinh cừu): Áo khoác da nhẹ. Nhẹ, đơn giản tiện lợi. Áo lông, áo da.

(3)羊叔子 (Dương Thúc Tử): Tức Dương Hỗ, tự Thúc Tử. Người thời Tây Tấn, một vị quan thanh liêm tiết kiệm.

(4)斯文 (Tư văn): Chỉ phong thái nhà Nho.

(5)葛巾 (Cát cân): Khăn xếp đội đầu bằng vải sợi cây sắn dây, còn gọi là cát bố. Cát, tên một loại thực vật, sợi từ vỏ của nó có thể dệt thành vải.

(6)野服 (Dã phục): Quần áo thô sơ, dân dã.

(7)陶渊明 (Đào Uyên Minh): Tức Đào Tiềm, người thời Đông Tấn không chịu khom lưng vì năm đấu gạo, từ quan quy ẩn.

Bài dịch tham khảo

Dương Thúc Tử (Dương Hỗ) không thích mặc quân phục, ngay cả khi chỉ huy quân đội ông vẫn mặc áo lông nhẹ nhàng tiện lợi, đeo đai lưng rộng rãi, cho nên mọi người gọi ông là vị chủ tướng nho nhã; Đào Uyên Minh sau khi từ quan quy ẩn, ông thường đội khăn xếp vải sợi cây sắn dây, mặc quần áo vải thô của nông phu, phong thái an nhiên tự tại như một vị Thần Tiên nơi trần thế.

Đọc sách luận bút

Trong bài học này lấy ví dụ về đại tướng quân Dương Hỗ, người có công lớn trong việc khai quốc nhà Tây Tấn và Đào Uyên Minh, một nhà thơ nổi tiếng thời Đông Tấn, để giảng về đạo đức cao thượng và kiên trì chí hướng của họ, tiết tháo đức hạnh của họ không bị trói buộc và dao động bởi công danh lợi lộc. Đây là nội dung thống nhất với nội dung khuyên nhủ các em học tập các bậc đế vương cổ đại để hiểu được mục đích chính là lấy tiết kiệm để dưỡng đức ở bài trước. Nhưng lần này nhắc đến là hai vị nho gia xuất thân từ gia đình danh tiếng, họ là đại biểu cho những hình tượng hoàn mỹ của những người có học thời cổ đại. Họ đều có phong cách nho nhã và tài đức vẹn toàn.

Dương Hỗ xuất thân trong danh môn sĩ tộc (gia đình danh tiếng có dòng dõi học hành làm quan) thời Hán Ngụy, tổ tiên đều làm quan qua các triều đại, mẫu thân họ Sái là con gái của Sái Ung đại danh nho nhà Hán. Gia phong liêm khiết lại nổi tiếng khắp nơi về đức độ, đến đời Dương Hỗ, đức hạnh của ông so với tổ tiên lại càng tốt đẹp hơn, Quách Dịch người Thái Nguyên lúc bấy giờ đã ca ngợi ông là “Nhan Hồi thời nay”. Ví ông với Nhan Hồi, một đệ tử của Khổng Tử, sống đạm bạc nhất và lấy khổ làm vui, có thể thấy nhân đức của ông đã nổi tiếng khắp thiên hạ. Ngay cả Lục Kháng danh tướng của địch quốc Đông Ngô lúc bấy giờ cũng rất kính phục ông, cả hai đều tận trung với chủ của mình, đều là chủ tướng tại Kinh Châu, có lần Lục Kháng bị bệnh còn xin Dương Hỗ thuốc uống, bỏ qua lời khuyên của thuộc hạ sợ đối phương đầu độc, ông ta tin tưởng vào cách hành xử của người quân tử Dương Hỗ, vẫn uống thang thuốc Dương Hỗ gửi đến, trước sự khoan dung nhân nghĩa của Dương Hỗ nên đã cảm hóa được nhiều tướng sĩ đầu hàng đối phương, Lục Kháng không những không ghen tức đố kỵ mà còn cảm phục kính trọng ông hơn, tự kiểm điểm lại mình nên coi trọng tín nghĩa hơn nữa.

Dương Hỗ đối xử nhân đức với mọi người, không phải dùng nó như một thủ đoạn mua danh trục lợi, mà là sự hiểu biết tinh thâm về lời dạy của Nho giáo. Khi làm việc gì chỉ lo có phù hợp với đạo lý nhân nghĩa hay không, không tính toán đến được mất của bản thân. Ví dụ năm thứ 10 niên hiệu Chính Thủy, Tư Mã Ý đã phát động chính biến (sự biến lăng Cao Bình) lật đổ Tào Sảng, rất nhiều người có liên quan đến Tào Sảng đều bị liên lụy. Bố vợ của ông là Hạ Hầu Bá cũng nằm trong số đó. Bố vợ của ông vì trốn tránh bị sát hại nên đã đầu hàng nhà Thục Hán. Họ hàng thân thuộc của bố vợ ông vì sợ liên lụy, phần lớn cắt đứt quan hệ với gia đình đó, Chỉ có Dương Hỗ là không sợ hãi, vẫn an ủi mọi người trong gia đình, thông cảm với người thân, còn gần gũi đối đãi tốt hơn lúc trước. Vì ông là người nho nhã lễ phép, khiêm cung nhường nhịn, không cậy có công mà tự mãn, công bằng chính trực với người khác, nội tâm trong sáng vô tư, không tính toán so bì đến danh lợi được mất, cũng không bao giờ mua sắm sản nghiệp cho con cháu. Vì vậy cả vua và tướng địch đều rất kính trọng và tin tưởng ông.

Dương Hỗ mất cha từ năm 12 tuổi, ông vô cùng đau xót và để tang lâu hơn lễ thường. Ông cũng phụng sự chú Dương Đam vô cùng kính cẩn. Khi mẹ và anh cả của ông nối nhau qua đời, Dương Hỗ từ chối khi được triệu ra làm quan, chịu tang hơn 10 năm, tu dưỡng đạo đức tự thân, chú trọng thuần phác, là một nhà Nho chân chính.

Có thể thấy, ông đã hiểu được sâu sắc gốc rễ của giáo dưỡng Nho học, là lấy nhân hiếu làm gốc, mới có thể tận dụng hết tài hoa của bản thân, được hậu thế kính trọng ngưỡng mộ, công danh cũng vô cầu mà tự đắc.

Ông là người có học thức uyên bác, cử chỉ nho nhã, nói năng hùng biện, văn võ toàn tài, những tài năng và trí tuệ bên ngoài mà con người thế gian xem trọng nhất đều tập trung một cách hoàn hảo ở ông, cho nên người đời vô cùng ngưỡng mộ phong độ nho nhã của ông, kỳ thực những khí chất này của ông là kết quả của chính khí chủ đạo tài năng và trí tuệ, điều đáng học nhất ở ông là lòng nhân ái hiếu thuận, là đức liêm khiết công chính, là tinh thần thực hành đạo nghĩa.

Về nhân cách của Đào Uyên Minh thì mọi người đã quen thuộc rồi nên ở đây sẽ không nói thêm.

Kể chuyện

Giữ chức tể tướng nhưng thanh liêm và giản dị

Trương Kiệm, vào năm thứ 14 niên hiệu Thống Hòa đời Liêu Thánh Tông, đỗ đầu hàng tiến sĩ. Tính tình ông đoan chính thành thực, sinh hoạt giản dị, quần áo mặc vải thô, ăn uống chỉ cần đủ no, không chú ý màu sắc và hương vị. Vào một ngày mùa đông nọ, tiết trời rất lạnh, ông ấy đang ở biệt điện tấu trình, Hưng Tông thấy ông mặc bộ triều phục rất cũ kỹ, bèn bí mật lệnh cho thị vệ bên cạnh, lặng lẽ dùng kẹp lửa chọc thủng y phục của ông để đánh dấu. Một năm bốn mùa, Trương Kiệm lần nào lên triều cũng mặc đúng bộ triều phục cũ đó mà không hề thay mới. Hưng Tông vô cùng cảm động, hỏi Trương Kiệm nguyên nhân. Trương Kiệm tâu rằng: “Thần đã mặc chiếc áo này 30 năm rồi, bây giờ thần vẫn còn có thể mặc nó, hà tất thần phải thay cái mới?” Người thời đó sống xa hoa, không biết tiết kiệm. Trương Kiệm làm tể tướng hơn 20 năm mà vẫn chú ý thanh liêm, tiết kiệm, lấy bản thân làm gương, nếp sống xã hội vì vậy mà dần dần được cải thiện.

Tư Mã Quang, danh thần thời Tống, là người chính trực, cũng chủ trương tiết kiệm giản dị. Trong áng văn “Huấn kiệm thị khang” ông khuyên con trai mình là Tư Mã Khang kế thừa truyền thống thanh bạch của gia đình. Ông ấy tin rằng tiết kiệm là mỹ đức, không được thay đổi nó vì những lời chế giễu của người khác. Trong tác phẩm đó, Tư Mã Quang đã trích dẫn nhiều điển cố xưa về việc “lập công danh nhờ tiết kiệm” trong lịch sử, ví dụ như: Quý Văn Tử của nước Lỗ thời Xuân Thu làm tể tướng trải ba đời vua, mà thê thiếp của ông ta không mặc vải lụa, ngựa không ăn ngô.

Trương Văn Tiết thời Tống Nhân Tông, tuy là tể tướng, bổng lộc nhiều nhưng vẫn sống rất tằn tiện, mặc cho người khác chế nhạo ông là mua danh trục lợi, ông vẫn không quan tâm. Bạn bè khuyên ông cũng nên nhập gia tùy tục một chút, ông thở dài nói rằng: “Với lương bổng của ta hiện nay, cho dù là cơm ăn áo mặc cho cả nhà, lẽ nào ta sợ làm không được? Chỉ là từ tằn tiện đến xa xỉ thì dễ, nhưng từ xa xỉ trở lại tằn tiện thì rất khó. Lương bổng hiện tại của ta có thể vĩnh viễn được như vậy hay không? Sinh mệnh có trường tồn mãi không? Một khi có thay đổi, người nhà đã quen sống xa xỉ, không thể lập tức trở lại tằn tiện, chắc chắn sẽ mất đi chỗ dựa của cuộc sống. Vẫn nên là cho dù ta có là quan hay không, còn sống hay đã chết, nhưng cuộc sống của gia đình ta mãi mãi giữ nguyên không thay đổi thì sao?”

Tư Mã Quang đã mượn câu chuyện của các vị hiền tướng danh thần này để dạy dỗ các con trai rằng “tiết kiệm là nền tảng của việc tu dưỡng đạo đức”, không chỉ nên tự mình gắng sức làm mà còn nên khuyên bảo con cháu đời sau, làm cho họ biết phong tục của tiền bối và truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Khổng Tử nói: “Dĩ ước thất chi giả, tiễn hĩ!” còn nói: “Sĩ chí ư đạo, nhi sỉ ố y ố thực giả, vị túc dữ nghị dã”.

Câu trên nghĩa là “Người ta vì tằn tiện tiết chế mà phạm sai lầm thì hiếm thấy” và “Một thư sinh lập chí cầu đạo, nhưng lại xấu hổ vì mặc áo vải thô, ăn đồ giản dị, thì không đáng đàm luận chuyện chính đạo với anh ta”. Có thể thấy một nhà Nho chân chính phải giống như các nhân vật trong truyện, có thể an bần lạc đạo. Chỉ giỏi văn chương và suy nghĩ phân tích, có tài năng trí tuệ thì chưa phải là nhà Nho chân chính. Một khi đã làm quan, người ta dễ sử dụng tài năng trí tuệ của mình để mưu cầu quyền lực mà quên đi chí hướng căn bản của nhà Nho – vô tư phụng sự việc công, phò tá chính nghĩa. Vì vậy việc quan trọng nhất là không ngừng truyền thụ và kế thừa đức hạnh của tiền nhân để giáo dục hậu nhân.

Ghi chú: Phỏng theo sách giáo khoa “Ấu Học Quỳnh Lâm” của Zhengjian.org

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/248608

The post Ấu Học Quỳnh Lâm bút đàm (25): Dương Hỗ phong thái ung dung nho nhã first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Ấu Học Quỳnh Lâm bút đàm (24): Ngu Thuấn chế y phụchttps://chanhkien.org/2023/09/au-hoc-quynh-lam-but-dam-24-ngu-thuan-che-y-phuc.htmlTue, 26 Sep 2023 01:41:37 +0000https://chanhkien.org/?p=31368Tác giả: Lưu Như [ChanhKien.org] Nguyên Văn Chữ Hán và Chú âm 虞(ㄩˊ) 舜(ㄕㄨㄣˋ) 製(ㄓˋ) 衣(ㄧ) 裳(ㄕㄤ˙), 所(ㄙㄨㄛˇ) 以(ㄧˇ) 命(ㄇㄧㄥˋ) 有(ㄧㄡˇ) 德(ㄉㄜˊ); 昭(ㄓㄠ) 侯(ㄏㄡˊ) 藏(ㄘㄤˊ) 敝(ㄅㄧˋ) 啞(ㄧㄚˇ), 所(ㄙㄨㄛˇ) 以(ㄧˇ) 待(ㄉㄞˋ) 有(ㄧㄡˇ) 功(ㄍㄨㄥ)。 Bính âm 虞(yú) 舜(shùn) 制(zhì) 衣(yī) 裳(shang), 所(suǒ) 以(yǐ) 命(mìng) 有(yǒu) 德(dé); 昭(zhāo ) 侯(hóu) 藏(cáng) 敝(bì) 哑(yǎ), 所(suǒ) 以(yǐ) 待(dài) 有(yǒu) 功(gōng)。 […]

The post Ấu Học Quỳnh Lâm bút đàm (24): Ngu Thuấn chế y phục first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Lưu Như

[ChanhKien.org]

Nguyên Văn Chữ Hán và Chú âm

虞(ㄩˊ) 舜(ㄕㄨㄣˋ) 製(ㄓˋ) 衣(ㄧ) 裳(ㄕㄤ˙),

所(ㄙㄨㄛˇ) 以(ㄧˇ) 命(ㄇㄧㄥˋ) 有(ㄧㄡˇ) 德(ㄉㄜˊ);

昭(ㄓㄠ) 侯(ㄏㄡˊ) 藏(ㄘㄤˊ) 敝(ㄅㄧˋ) 啞(ㄧㄚˇ),

所(ㄙㄨㄛˇ) 以(ㄧˇ) 待(ㄉㄞˋ) 有(ㄧㄡˇ) 功(ㄍㄨㄥ)。

Bính âm

虞(yú) 舜(shùn) 制(zhì) 衣(yī) 裳(shang),

所(suǒ) 以(yǐ) 命(mìng) 有(yǒu) 德(dé);

昭(zhāo ) 侯(hóu) 藏(cáng) 敝(bì) 哑(yǎ),

所(suǒ) 以(yǐ) 待(dài) 有(yǒu) 功(gōng)。

Âm Hán Việt

Ngu Thuấn chế y thường,

sở dĩ mệnh hữu đức;

Chiêu Hầu tàng tệ khố,

sở dĩ đãi hữu công.

Giải nghĩa từ ngữ

(1) 虞舜 (Ngu Thuấn): Một trong Ngũ Đế. Họ Diêu, tên Trọng Hoa. Được vua Nghiêu nhường ngôi mà có thiên hạ, quốc hiệu là Ngu.

(2) 所以 (Sở dĩ): Dùng để.

(3) 命 (Mệnh): Bổ nhiệm.

(4) 有德 (Hữu đức): Người có đức hạnh.

(5) 昭侯 (Chiêu Hầu): quân vương của nước Hàn vào thời chiến quốc, lúc tại vị, trọng dụng Thân Bất Hại cho làm tướng quốc, quốc gia đại trị.

(6) 藏 (Tàng): Giấu, cất giữ.

(7) 敝絝 (Tệ khố): cái quần rách. Tệ: cũ nát; Khố (kù): chỉ cái quần.

(8) 待 (Đãi): Chờ đợi.

(9) 有功 (Hữu công): Người có công lao.

Bản dịch tham khảo

Ngu Thuấn chế định ra đẳng cấp về kiểu dáng, hoa văn và màu sắc của y phục, làm tiêu chí phân biệt đẳng cấp chức vị, để bổ nhiệm người có đức; Hàn Chiêu Hầu cất giữ quần cũ, ví cựu công thần như chiếc quần cũ, không đành lòng bỏ đi, nên cất giữ để ban cho người có công.

Đọc sách luận bút

Bài học trước là kể câu chuyên về sự tiết kiệm trong sinh hoạt của Công Tôn Hoằng, một đệ tử của Khổng Tử và là Tể tướng triều Hán, để con người hiểu được đạo lý “Kiệm khả dưỡng đức” (tiết kiệm có thể giúp ích cho việc tu dưỡng đạo đức). Truy cầu ham muốn hưởng thụ vật chất quá mức sẽ khiến con người rời xa chính Đạo, bước sang con đường hiểm ác, vì tiền tài mà mất mạng, đức hạnh dễ bị che mờ. Bài học này cũng giảng về tầm quan trọng của việc tiết kiệm, có điều là giảng từ một góc độ khác, giảng về tầm quan trọng của việc tiết kiệm từ góc độ đế vương thời cổ đại trị quốc. Mục đích vẫn là vì để tu dưỡng đạo đức. Đế Vương tiết kiệm thì có thể thực hiện được “vi chính dĩ đức” (dùng Đức để điều hành trị lý quốc gia), đó là lý tưởng trị quốc để quốc gia hưng thịnh.

Vậy thế nào là “vi chính dĩ đức”? Ví dụ điển hình nhất là Đế Thuấn đề xướng lấy hiếu trị vì thiên hạ. Tư tưởng trị quốc truyền thống này, không phải là Khổng Tử một mình sáng tạo ra, mà là do Khổng Tử kế thừa và đúc kết lại. Chính là Thuấn đế đã đem kinh nghiệm cả một đời của mình để lưu lại cho con cháu đời sau và đế vương các thời đại.

Thuấn đế khi còn nhỏ phải chịu đủ cảnh đói rét, bị ngược đãi đánh đập mắng chửi, cha thì bị mù mắt, mẹ kế lại độc ác, hai em trai do mẹ kế sinh ra đồng lõa với mẹ kế và cha, nhiều lần bày mưu tính kế sát hại tính mạng Thuấn, thế nhưng ông chưa từng oán hận cha mẹ và em của mình, ông vẫn ngoan ngoãn hiếu kính cha mẹ, yêu quý em mình như trước, lấy đức báo oán. Bởi vì không được gia đình dung nạp, nên sau khi ra ngoài kiếm sống, ông vẫn như trước, lấy đạo hiếu đễ đối đãi với tất cả mọi người, bất luận là đánh cá, làm nông, hay là làm thợ thủ công để sinh sống, ông đều có thể kính già yêu trẻ đối đãi như người trong nhà, cần cù chăm chỉ, lấy lòng khoan dung nhân nghĩa nhường nhịn để cảm hoá người xung quanh, đến nỗi bất kể ông đi đến nơi nào dù ban đầu hoang vắng nghèo khó đến mấy thì sau ba năm đều có thể trở thành thành thị, vì thế Nghiêu đế đã nghe đến danh tiếng hiếu đễ của ông, cuối cùng đã truyền lại đế vị cho ông.

Có thể thấy rằng trải qua khổ nạn là sự tôi luyện quý báu để có thể dưỡng thành đại đức. Các bậc minh quân đời sau, khi làm điều gì cũng nhớ đến mỹ đức một đời tiết kiệm chịu khổ của ông, hết lòng phụng dưỡng cha mẹ và các bậc trưởng lão không một lời oán thán, thân thiện yêu quý em và tận tâm chăm sóc cho bách tính trong thiên hạ, mọi người đều thấy được Thuấn đế chính là hình mẫu cho việc lấy đức trị quốc. Ông đã trải qua khổ cực, bởi vậy mà hiểu được phải có lòng nhân ái với bách tính, khi trị quốc có thể chọn người có đức lớn làm quan, cho nên mới nói ông “chế ra y phục, dùng để bổ nhiệm cho người có đức”. Bổ nhiệm người có đức quản lý quốc gia, quốc gia mới không bị băng hoại, trăm họ mới có cuộc sống an khang, thiên hạ được thái bình.

Cho nên các bậc đế vương có thành tựu trong các thời đại, đều rất chú trọng việc dưỡng đức, xưa nay đều rất xem trọng việc tiết kiệm chịu khổ, chú ý để bản thân khi thành công vẫn không thay đổi tâm nguyện thủa ban đầu cũng như giữ vững lập trường để không trở nên sa đọa, đánh mất giang sơn. Những điều kể dưới đây đều là những câu chuyện nói về các bậc đế vương tiết kiệm tu dưỡng đạo đức, không quên ân nghĩa, dùng ân nghĩa mà trị quốc, khiến người ta cảm ngộ sâu sắc.

Kể chuyện

Ngu Thuấn là một trong Ngũ đế trong truyền thuyết, là bậc hiền nhân hiếu thuận, đã kế ngôi Nghiêu đế mà trở thành đế vương của thiên hạ. Thuấn tuần sát khắp thiên hạ, chia thiên hạ thành 12 châu, quan sát thiên tượng, cúng tế Thượng Đế cùng Thần linh sông núi, chỉnh đốn lễ chế, khuyến thiện trừ ác.

Căn cứ theo “Kinh Thư – Ích tắc” ghi chép: Thuấn chế định y phục, dùng màu sắc, kiểu dáng, hoa văn, hình vẽ làm tiêu chí phân loại đẳng cấp, rồi ban cho người có đức hạnh, để họ làm việc vì bách tính.

Hàn Chiêu Hầu thời Chiến Quốc, là một bậc quân vương anh minh. Khi còn tại vị, quốc gia đại trị (đất nước có nền chính trị yên định, kinh tế phồn vinh), chư hầu không dám tới xâm phạm. Ông có một chiếc quần, mặc dù đã cũ sờn lắm rồi nhưng không nỡ vứt bỏ. Ông nói: “Cái quần này trước đây là hữu dụng, giờ mặc dù nó cũ sờn rồi, nhưng ta không đành lòng vứt bỏ; cũng giống như người có công lao, ta không đành lòng lãng quên công lao trước kia của họ. Cho nên cất giữ chiếc quần cũ này, chờ đợi người có công rồi ban thưởng cho người đó.”

Lưu Dụ, một vị vua khai quốc thời Nam Triều Tống, khi còn trẻ gia cảnh thanh bần, vì cuộc sống mà không thể không ra ngoài mưu sinh. Lưu Dụ từ biệt người nhà, mặc bộ đồ mà thê tử tự tay may cho hôm tân hôn, đến Tân Châu giúp người ta thu hoạch cỏ lau để đổi lấy thức ăn và quần áo. Liên tiếp mấy ngày liền làm việc dưới nắng nóng, mồ hôi nhễ nhại, bộ đồ mới rất nhanh rách tả tơi, tiền vất vả đổ mồ hôi nước mắt mới kiếm được cũng chỉ đủ duy trì sinh hoạt. Sau đó Lưu Dụ mặc bồ đồ rách rưới này mà tham gia vào quân đội, lập được chiến công, được thăng tiến. Về sau trở thành Hoàng đế Nam Triều Tống.

Sau khi Lưu Dụ lên ngôi hoàng đế, ông không quên thời gian bần hàn lúc còn trẻ, ông mang bộ quần áo vải thô cũ nát cất giữ cẩn thận, thường xuyên nói với con cháu rằng: “Ta giữ gìn bộ đồ cũ nát này, là để nhắc nhở bản thân không quên những năm tháng gian khổ đó. Con cháu đời sau nếu ai sống xa xỉ, không biết tiết kiệm, thì nhất định phải nghiêm trị theo gia pháp”. Nhờ Lưu Dụ đi đầu trong việc sống tiết kiệm chất phác nên đã thay đổi được nếp sống xã hội khoe khoang xa xỉ thời Đông Tấn.

Đế vương tiết kiệm, thì có thể thận chung truy viễn, lấy đức trị quốc, yêu quý hạ thần và bách tính, hiểu được thị phi ân nghĩa, mới có thể dành được sự ủng hộ chân thành của người dân trong thiên hạ, quốc gia mới có thể phồn vinh và an khang; một người biết tiết kiệm, cũng có thể lấy đức trị gia, kính trọng phụ mẫu, yêu thương huynh đệ, không quên cảm ân nỗi vất vả của thê tử, vợ chồng tôn trọng lẫn nhau, gia đình tự nhiên hòa thuận, cho nên nhà thuận vạn sự hưng. Việc tề gia trị quốc, đều bắt đầu từ tự thân tu dưỡng đạo đức, tổ tiên dạy bảo, con cháu cần phải khắc ghi.

(Ghi chú: Phỏng theo sách giáo khoa “Ấu học Quỳnh Lâm” của Zhengjian.org)

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/248607

The post Ấu Học Quỳnh Lâm bút đàm (24): Ngu Thuấn chế y phục first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Ấu Học Quỳnh Lâm bút đàm (23): Tấm chăn vải 10 nămhttps://chanhkien.org/2023/09/au-hoc-quynh-lam-but-dam-23-tam-chan-vai-10-nam.htmlWed, 13 Sep 2023 03:10:04 +0000https://chanhkien.org/?p=31285Tác giả: Lưu Như [ChanhKien.org] Nguyên văn chữ Hán và Chú âm 卜(ㄅㄛ˙) 子(ㄗ˙) 夏(ㄒㄧㄚˋ) 甚(ㄕㄣˋ) 貧(ㄆㄧㄣˊ), 鹑(ㄔㄨㄣˊ) 衣(ㄧ) 百(ㄅㄞˇ) 結(ㄐㄧㄝˊ); 公(ㄍㄨㄥ) 孫(ㄙㄨㄣ) 弘(ㄏㄨㄥˊ) 甚(ㄕㄣˋ) 儉(ㄐㄧㄢˇ), 布(ㄅㄨˋ) 被(ㄅㄟˋ) 十(ㄕˊ) 年(ㄋㄧㄢˊ)。 Bính âm 卜(Bǔ) 子(Zǐ) 夏(Xià) 甚(shèn) 贫(pín), 鹑(chún) 衣(yī) 百(bǎi) 结(jié); 公(Gōng) 孙(Sūn) 弘(Hóngˊ) 甚(shèn) 俭(jiǎn), 布(bù) 被(bèi) 十(shí) 年(nián)。 Âm Hán Việt Bốc Tử […]

The post Ấu Học Quỳnh Lâm bút đàm (23): Tấm chăn vải 10 năm first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Lưu Như

[ChanhKien.org]

Nguyên văn chữ Hán và Chú âm

卜(ㄅㄛ˙) 子(ㄗ˙) 夏(ㄒㄧㄚˋ) 甚(ㄕㄣˋ) 貧(ㄆㄧㄣˊ),

鹑(ㄔㄨㄣˊ) 衣(ㄧ) 百(ㄅㄞˇ) 結(ㄐㄧㄝˊ);

公(ㄍㄨㄥ) 孫(ㄙㄨㄣ) 弘(ㄏㄨㄥˊ) 甚(ㄕㄣˋ) 儉(ㄐㄧㄢˇ),

布(ㄅㄨˋ) 被(ㄅㄟˋ) 十(ㄕˊ) 年(ㄋㄧㄢˊ)。

Bính âm

卜(Bǔ) 子(Zǐ) 夏(Xià) 甚(shèn) 贫(pín),

鹑(chún) 衣(yī) 百(bǎi) 结(jié);

公(Gōng) 孙(Sūn) 弘(Hóngˊ) 甚(shèn) 俭(jiǎn),

布(bù) 被(bèi) 十(shí) 年(nián)。

Âm Hán Việt

Bốc Tử Hạ thậm bần,

thuần y bách kết;

Công Tôn Hoằng thậm kiệm,

bố bị thập niên.

Giải nghĩa từ ngữ

(1)卜子夏 (Bốc Tử Hạ): tức là Tử Hạ, họ Bốc, tên Thương. Là người nước Vệ cuối đời Xuân Thu, là học trò của Khổng Tử. Ông là người giỏi văn chương. Sau khi Khổng Tử qua đời, ông đã dạy học ở Tây Hà, Ngụy Văn Hầu đã tôn ông làm thầy.

(2) 甚 (Thậm): rất, vô cùng.

(3) 鹑衣 (Thuần y): thuần 鹑 là con chim cút. Chim cút có cái đuôi cụt, lông màu nâu đỏ xen kẽ những đốm vàng, trông giống như một miếng vá cũ nên được dùng để chỉ những bộ quần áo sờn rách, chắp vá.

(4) 百结 (Bách kết): Trăm mối nối, quần áo làm bằng vải vụn được kết nối với nhau, ví như quần áo cũ rách.

(5) 公孙弘 (Công Tôn Hoằng): người gốc Tứ Xuyên thời Tây Hán, nổi tiếng tiết kiệm.

(6) 俭 (Kiệm): tiết kiệm

(7) 布被 (Bố bị): chăn làm bằng vải thô

Bản dịch tham khảo

Gia cảnh nhà Tử Hạ nghèo khó, quần áo ông mặc vá víu nhiều chỗ, rách rưới tả tơi, nhưng ông không quan tâm, cam lòng với cuộc sống khốn khó; Công Tôn Hoằng rất tiết kiệm, sử dụng một tấm chăn vải thô suốt 10 năm.

Đọc sách luận bút

Bài học này rất đơn giản, chủ yếu lấy Tử Hạ đồ đệ giỏi của Khổng Tử và Công Tôn Hoằng danh tướng thời Tây Hán làm ví dụ để giảng về tầm quan trọng của tiết kiệm. Có một câu cổ ngữ: “Kiệm khả dưỡng đức” (Tiết kiệm có thể nuôi dưỡng đức hạnh).

Nói cách khác, người xưa cho rằng dù là học giả hay người làm quan thì cũng nên chú trọng dưỡng thành thói quen tốt là sống tiết kiệm. Vì vậy, ở đây nhắc nhở trẻ em ngay từ nhỏ nên học tập Tử Hạ, người sáng lập truyền kinh (truyền thụ kinh thư Nho gia) và Công Tôn Hoằng người ở địa vị Tam Công mà vẫn duy trì cuộc sống chất phác của những người dân thường, như vậy mới có thể dưỡng thành đức hạnh cho mình.

Tại sao tiết kiệm có thể nuôi dưỡng đức hạnh? Bởi vì dục vọng của con người là vô tận, nếu con người không biết kiềm chế dục vọng, một mực truy cầu vật chất và hưởng lạc, họ sẽ tự nhiên phát triển chấp trước vào quyền thế và của cái. Để có được những điều này, người ta dễ dàng từ bỏ phẩm hạnh làm người, dần dà sẽ làm việc khuất tất mà đi đến nguy hiểm không lối thoát, đến bước phạm tội trái pháp luật, cho nên mới xuất hiện câu nói “Người chết vì tiền”. Khi con người không có gì và thường xuyên đói khát, mong muốn của họ lúc đó chính là được ăn no mặc ấm, chỉ như vậy đã thấy thỏa mãn rồi; nhưng khi thực sự có cơm ăn áo mặc thì người ta lại mong muốn có một cuộc sống tốt hơn, thoải mái hơn. Vì vậy chỉ khi hiểu được sự đáng sợ của dục vọng, có lý tính mà đối đãi với ham muốn vật chất và kiềm chế bản thân, ta mới có thể không rơi vào cạm bẫy của ham muốn vật chất, từ đó không bị rời xa khỏi nhân đức. Có thể thấy người xưa nói đến việc tiết kiệm đối với người làm quan, không chỉ là để làm gương cho dân, cũng không chỉ quý trọng dân, nguyên nhân lớn hơn nằm ở việc kiềm chế ham muốn cá nhân, mới có thể duy trì giữ vững đạo đức.

Vì vậy có một câu ngạn ngữ cổ: “Vô dục tắc cương” (Nếu không có ham muốn nơi thế tục thì mới có thể ngay thẳng kiên cường được). Một người không màng danh lợi, sống giản dị, thanh đạm, lấy khổ làm vui, sẽ không dễ dàng lung lay nguyên tắc làm người của mình. Bởi vì bất kỳ lợi ích và thú vui nào đều cũng đều không phải là những gì người đó theo đuổi, thì người đó sẽ hoàn toàn không động tâm đối với bất cứ được mất, cám dỗ nào. Quan chức cao bổng lộc dày, công danh lợi ích đều không phải là thứ họ truy cầu, vậy nên dẫu có mất tất cả những thứ này họ cũng không sợ và cũng không để tâm đến chúng. Một khi đã không để tâm đến chúng nữa thì còn có ai hay việc gì có thể đe dọa bản thân, hoặc lay chuyển bản thân để họ từ bỏ những nguyên tắc và tiết tháo làm người? Đây chẳng phải là người kiên cường bất khuất nhất sao? Vì vậy không có dục vọng nào thì sẽ kiên cường, ai cũng không thể làm mình thay đổi khí tiết được. Cũng có nghĩa là có thể đạt tới cảnh giới mà cổ nhân đã nói “bần tiện bất di, uy vũ bất khuất” (không vì nghèo hèn mà thay đổi tiết tháo, không vì uy vũ mà khuất phục). Vậy nên, tiết kiệm là cách tốt nhất để dưỡng đức.

Hãy nhìn vào cuộc sống hiện đại ngày nay, ham muốn vật chất đã được phóng đại vô cùng, hậu quả tạo thành chính là sự bại hoại nhanh chóng về đạo đức và sự đổ vỡ của các mối quan hệ giữa con người với nhau, về điểm này không cần nói nhiều ai cũng thấy hậu quả nghiêm trọng của nó.

Kể chuyện

Yến Anh nỗ lực thực hành tiết kiệm

Yến Anh là tướng quốc nổi tiếng của nước Tề thời Xuân Thu, cũng là một chính trị gia, nhà tư tưởng và nhà ngoại giao nổi tiếng. Ông phò tá vua Linh Công, Trang Công, Cảnh Công trải qua ba triều trong hơn 40 năm, có thể gọi ông là “nguyên lão tam triều”.

Yến Anh tuy bản thân có địa vị cao là tướng quốc, nhưng cuộc sống lại hết sức giản dị. Ông dùng một chiếc áo choàng lông cáo suốt 30 năm, bản thân không những không để ý đến chuyện cơm ăn áo mặc mà còn nghiêm khắc yêu cầu người nhà không mặc lụa là, không đeo đồ trang sức đắt tiền. Tề Cảnh Công rất coi trọng Yến Anh, đã nhiều lần ban thưởng nhưng đều bị ông từ chối. Yến Anh cho rằng người có địa vị và quyền lực cao nên lấy mình làm gương, mới có thể lãnh đạo bách tính và cải thiện được nếp sống tập tục của xã hội.

Tề Cảnh Công thấy Yến Anh ở gần chợ, địa thế thấp trũng, ẩm thấp, nhỏ hẹp, bẩn thỉu, ồn ào, bụi bặm cuốn lên, không phải là một nơi ở tốt, nên muốn giúp ông đổi sang một chỗ ở mới khô ráo và yên tĩnh. Yến Anh không đồng ý, nhẹ nhàng khước từ và nói: “Tổ tiên của thần đã sống ở đây bao đời nay, thần còn lo tài đức mình chưa đủ, không có tư cách để thừa kế ngôi nhà này. Vì vậy thần rất mãn nguyện khi sống ở đây. Hơn nữa lại gần chợ, sáng tối ra ngoài mua đồ rất tiện, lại có thể hiểu rõ thêm được nhiều tâm tình nguyện vọng của dân, thật sự không dám làm phiền đại vương xây nhà khác cho thần”.

Tề Cảnh Công nghe vậy, cười mà hỏi rằng: “Khanh sống gần chợ, nhất định biết thứ gì là đắt và thứ gì là rẻ chứ?”

Thời điểm đó, Tề Cảnh Công hỷ nộ thất thường nên hay lạm dụng hình phạt, rất nhiều phạm nhân bị chặt chân, nên ở chợ có nhiều thương nhân chuyên môn bán chân tay giả. Yến Anh muốn nhân chuyện này mà can ngăn Tề Cảnh Công nên liền trả lời: “Chân giả đắt, giày rẻ hơn” (Dũng quý lũ tiện). Tề Cảnh Công nghe xong cảm thấy như có một gậy cảnh tỉnh, nên từ đó hình phạt được giảm nhẹ.

Sau đó khi Yến Anh đi sứ đến nước Tấn, Cảnh Công đã nhân cơ hội này để xây lại nhà ở cho ông, khi Yến Anh trở về thì ngôi nhà mới đã được xây dựng xong. Sau khi Yến Anh cảm ơn Cảnh Công theo nghi lễ, ông đã sai người đến tháo dỡ ngôi nhà đó và phân phát số gỗ đã tháo dỡ cho hàng xóm. Đồng thời, cho dựng lại những ngôi nhà lân cận bị cưỡng chế phá dỡ để làm nhà của ông, mời những người hàng xóm quay về.

Yến Anh lấy tiêu chuẩn đạo đức cao thượng để yêu cầu bản thân, lấy thân làm gương, đề cao việc tiết kiệm, phản đối xa hoa, đối với hậu thế có ảnh hưởng rất lớn. Tư Mã Thiên rất tôn sùng ông ấy, thường so sánh ông với Quản Trọng. Khổng Tử cũng từng khen ngợi ông ấy: “Cứu dân trăm họ mà không khoe khoang, lời nói và việc làm đều để bổ khuyết cho lỗi lầm của ba vị vua mà không khoe công, Yến Tử quả thực là bậc quân tử”.

(Ghi chú: Phỏng theo sách giáo khoa “Ấu học Quỳnh Lâm” của Zhengjian.org)

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/248606

The post Ấu Học Quỳnh Lâm bút đàm (23): Tấm chăn vải 10 năm first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Ấu Học Quỳnh Lâm bút đàm (22): Xem sự tích minh quân và trung thầnhttps://chanhkien.org/2023/08/au-hoc-quynh-lam-but-dam-22-xem-su-tich-minh-quan-va-trung-than.htmlTue, 22 Aug 2023 03:01:07 +0000https://chanhkien.org/?p=31153Tác giả: Lưu Như [ChanhKien.org] Nguyên văn chữ Hán và chú âm 唐(ㄊㄤˊ) 太(ㄊㄞˋ) 宗(ㄗㄨㄥ) 為(ㄨㄟˋ) 臣(ㄔㄣˊ) 療(ㄌㄧㄠˊ) 病(ㄅㄧㄥˋ),親(ㄑㄧㄣ) 剪(ㄐㄧㄢˇ) 其(ㄑㄧˊ) 须(ㄒㄩ); 颜(ㄧㄢˊ) 杲(ㄍㄠˇ) 卿(ㄑㄧㄥ) 罵(ㄇㄚˋ) 贼(ㄗㄟˊ) 不(ㄅㄨˋ) 輟(ㄔㄨㄛˋ), 贼(ㄗㄟˊ) 斷(ㄉㄨㄢˋ) 其(ㄑㄧˊ) 舌(ㄕㄜˊ)。 Bính âm 唐(Táng) 太(Tài) 宗(zōng) 为(wèi) 臣(chén) 疗(liáo) 病(bìng),亲(qīn) 剪(jiǎn) 其(qí) 须(xū); 颜(Yán) 杲(Qǎo) 卿(qīng) 骂(mà) 贼(zéi) 不(bù) 辍(chuò), 贼(zéi) 断(duàn) 其(qí) […]

The post Ấu Học Quỳnh Lâm bút đàm (22): Xem sự tích minh quân và trung thần first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tác giả: Lưu Như

[ChanhKien.org]

Nguyên văn chữ Hán và chú âm

唐(ㄊㄤˊ) 太(ㄊㄞˋ) 宗(ㄗㄨㄥ) 為(ㄨㄟˋ) 臣(ㄔㄣˊ) 療(ㄌㄧㄠˊ) 病(ㄅㄧㄥˋ),親(ㄑㄧㄣ) 剪(ㄐㄧㄢˇ) 其(ㄑㄧˊ) 须(ㄒㄩ);

颜(ㄧㄢˊ) 杲(ㄍㄠˇ) 卿(ㄑㄧㄥ) 罵(ㄇㄚˋ) 贼(ㄗㄟˊ) 不(ㄅㄨˋ) 輟(ㄔㄨㄛˋ), 贼(ㄗㄟˊ) 斷(ㄉㄨㄢˋ) 其(ㄑㄧˊ) 舌(ㄕㄜˊ)。

Bính âm

唐(Táng) 太(Tài) 宗(zōng) 为(wèi) 臣(chén) 疗(liáo) 病(bìng),亲(qīn) 剪(jiǎn) 其(qí) 须(xū);

颜(Yán) 杲(Qǎo) 卿(qīng) 骂(mà) 贼(zéi) 不(bù) 辍(chuò), 贼(zéi) 断(duàn) 其(qí) 舌(shé)。

Âm Hán Việt

Đường Thái Tông vị thần liệu bệnh, thân tiễn kỳ tu;

Nhan Cảo Khanh mạ tặc bất xuyết, tặc đoạn kỳ thiệt.

Giải nghĩa từ ngữ

(1)唐太宗 (Đường Thái Tông): Đường Thái Tông tên thật là Lý Thế Dân, vị hoàng đế anh minh trọng dụng người có đức có tài, nghe lời can ngăn, quốc thái dân an. Sử gọi là thời “Trinh Quán chi trị”.

(2) 颜杲卿 (Nhan Cảo Khanh): người ở Lang Nha thời Đường, làm Thái thú huyện Thường Sơn thời Đường Huyền Tông. Khi loạn Sử An, ông khởi binh đánh kẻ phản loạn nhưng thất bại ông bị bắt, ông đã trừng mắt nhìn (mở to mắt, tức giận nhìn) và không ngừng mắng chửi giặc, bị An Lộc Sơn lệnh cho người cắt lưỡi, máu phun ra mà chết.

(3)辍 (Xuyết): ngừng nghỉ

(4)断 (Đoạn):đứt, gẫy, cắt đứt

Bản dịch tham khảo

Đường Thái Tông tự tay cắt râu mình làm vị thuốc trị bệnh cho thần tử là Lý Tích. Nhan Cảo Khanh mắng chửi thậm tệ phản tặc, không chịu khuất phục, bị An Lộc Sơn cắt đứt lưỡi.

Đọc sách luận bút

Hai điển cố trong bài, một là về quân vương, một là về thần tử, tuy nhiên không phải quân thần cùng một thời đại, nhưng cũng thể hiện đạo quân thần với chủ đề nhân nghĩa, dùng lời của ngày nay mà nói chính là đạo xử thế về nhân nghĩa và trung nghĩa giữa cấp trên, lãnh đạo và cấp dưới.

Làm vua thì phải giống như Đường Thái Tông, chăm sóc yêu thương thần dân như người cha, để cứu chữa cho bề tôi, ông đã tự tay cắt râu để làm thuốc. Và thần dân phải giống lớp con cái có lòng trung nghĩa kính trọng quân chủ để bảo gia vệ quốc. Cho nên từ xưa đã có câu nói: “quân quân thần thần, phụ phụ tử tử” (vua ra vua, bề tôi ra bề tôi, cha ra cha, con ra con), mối quan hệ quân thần cũng thường được ví với quan hệ cha con. Mục đích là để nhắc nhở những người với thân phận khác nhau đều cần phải gánh vác nghĩa vụ và trách nhiệm của mình, và bậc quân vương càng cần phải là tấm gương mẫu mực của người quân tử.

Người quân tử trước hết phải nhân ái, vô tư, càng cần phải hiểu được rõ đúng sai thiện ác, chỉ dùng người có đức có tài, bản thân ở địa vị cao thì càng khiêm cung đối đãi người khác, chiêu hiền đãi sĩ, có lỗi tất phải sửa ngay, đây là phẩm đức của người quân tử mà Khổng Tử đã nói, nhà vua phải trở thành hình mẫu cho quân tử và thần dân trong thiên hạ. Do đó tuyệt đối không thể ở ngôi cao mà sinh cái tâm ngạo mạn ngang ngược. Khổng Tử đã dạy: “Vi chính dĩ đức”, tức là dùng đức để quản lý, cai quản đất nước. Những điều này, Đường Thái Tông đã làm được, ngài đã trở thành một vị đế vương tài đức sáng suốt vĩ đại của Trung Hoa, đây chính là kết quả của việc thực hành “Vi chính dĩ đức”. Danh xưng Văn minh Hoa Hạ và lễ nghi chi bang rực rỡ huy hoàng không ai sánh nổi trong ký ức của toàn thế giới ngày nay, tất cả đều bắt nguồn từ sự ngưỡng mộ đối với triều Đường. Vì vậy mà “phố Đường Nhân” cũng là tên gọi khác để chỉ những khu phố Tàu hay phố Người Hoa ở khắp nơi trên thế giới. Người đời Đường trở thành hình tượng người Hoa văn minh nhất, đẹp nhất trong ký ức lịch sử.

Lòng trung nghĩa, không phải là ngu trung theo cách giáo dục của Trung Cộng ngày nay, đằng sau trung nghĩa luôn có chữ Nghĩa đi kèm, đây là một từ rất quan trọng, bởi vì Trung Quốc cũng có bài học “Trợ Trụ vi ngược” (nghĩa là giúp vua Trụ của nhà Thương, bạo ngược làm xằng làm bậy, tàn hại bách tính và thần tử). Nếu lòng trung một người làm trái với luân thường đạo lý và giúp bạo chúa giết hại bách tính, thì đã mất đi ý nghĩa của trung và trở thành công cụ hại người. Vì vậy hai chữ Trung và Nghĩa không thể tách rời, tiền đề của lòng trung nghĩa chính là phù hợp với đạo nghĩa. Đạo lý này cũng giống như cái lý của từ tín nghĩa.

Trong Luận Ngữ, Khổng Tử từng viết: “Tín cận ư nghĩa, ngôn khả phục dã”. Ý nghĩa là nói những việc như giữ vững chữ tín, ước hẹn, giao ước, chấp thuận, nó phải gần với đạo nghĩa, và phù hợp với đạo nghĩa, nếu không như thế thì không thể làm, không thể tùy tiện đáp ứng đối phương, nếu làm thì tương đương với làm điều xấu, vì vậy tình huống này phải chăng không tồn tại vấn đề giữ chữ tín. Do đó Trung Quốc cổ đại mới có câu giáo huấn người đời: “Trạch kỳ minh chủ nhi sự chi” (chọn minh chủ để phụng sự). Biết tránh xa kẻ tiểu nhân, nghe những lời trung tín, chọn theo những vị quân vương có tài có đức xứng đáng nhất để hầu hạ và tận trung. Có như vậy mới không tàn hại bách tính và không tạo ra tội nghiệp.

Nếu chúng ta làm bất cứ việc gì cũng có thể suy nghĩ xem những lựa chọn và hành vi của mình có hợp với lương tâm, hợp với trời đất, có hợp với đạo nghĩa hay không, như thế cuộc sống sẽ không có quá nhiều tiếc nuối, mất mát, không biết phải làm sao và nhiều điều bất an. Vì vậy mới nói rằng, cốt lõi của nền giáo dục cổ đại là dạy cho con người những giá trị quan đúng đắn, đạo lý đúng đắn để làm người. Dù là học sử, hay đọc các điển cố cũng vậy, tất cả đều dùng để giáo dục đạo đức, để cho bản tính thiện lương sẽ không bị cải biến và che giấu bởi các loại dục vọng.

Có người nói, vậy có những đế vương mắc sai lầm, vậy có nên lập tức rời xa ông ta không? Tất nhiên là không thể, ví dụ, nếu một người bạn mắc lỗi, vậy bạn có nên bỏ anh ta không? Cách làm đúng là đưa ra lời khuyên chân thành và chỉ cho anh ấy cơ hội sửa chữa sai lầm, đây mới đúng là một người bạn tốt, huống chi việc quốc gia đại sự. Đường Huyền Tông, hồ đồ trong những năm cuối đời, ông đã say mê âm nhạc, ca múa và sắc đẹp của Dương Quý Phi, bỏ bê công việc triều chính, dùng người không đúng, đã dẫn đến cuộc binh biến loạn An Sử. Mặc dù không dùng cực hình “Bào Lạc” để sát hại bách tính như Trụ Vương nhà Thương, cũng không làm các việc thương thiên hại lý mà giết hại trung lương và moi tim để làm thuốc cho Đát Kỷ, Đường Huyền Tông chỉ bất quá là mê đắm thanh sắc, nhất thời bị mù quáng mà thôi, nhưng cũng khiến người ta thấy được rằng sự hồ đồ của quân vương sẽ nguy hại đến nhường nào. Lúc này, các bề tôi phải can gián bậc đế vương bằng những lời khuyên trung nghĩa, đồng thời phải bảo vệ quốc gia và bách tính; thay vì bỏ rơi vua, để cho đất nước dễ rơi vào loạn lạc, chiến tranh có thể dẫn đến sự thay đổi triều đại.

Bởi vì quá trình chia cắt và thống nhất vô cùng lâu dài và tàn khốc; thời Xuân Thu và Chiến Quốc triều Chu, thời Tam Quốc lưỡng Tấn Nam Bắc triều cuối nhà Hán, Ngũ đại và Thập quốc vào cuối thời Đường, v.v… quá trình phân chia và thống nhất thường trải qua chiến tranh và loạn lạc hàng trăm năm, cho nên nếu không đến mức thiên lý bất dung, thì không thể tùy tiện thay đổi các triều đại và phế truất nhà vua được. Điều này được thực hiện bởi các trung thần, mục đích là bảo vệ quốc gia và bách tính để có được nền thái bình rất khó khăn mới giành được. Điều này cũng là phù hợp với lẽ phải của Trung Nghĩa.

Kể chuyện

Cắt râu làm thuốc

Đường Thái Tông luôn có tình nghĩa sâu nặng với các tướng lĩnh cùng chinh chiến thiên hạ với mình trong những năm đầu. Có một vị công thần là Lý Tích bị bạo bệnh, chữa trị lâu ngày mà không khỏi, Thái Tông đã mời ngự y của triều đình đến khám và trị cho Lý Tích. Sau khi bắt mạch, vị ngự y viết đơn thuốc và nói rằng chỉ cần lấy râu người đốt thành tro, uống cùng với thuốc thì bệnh này có thể chữa khỏi. Ngay khi nghe thấy điều đó, Thái Tông liền cắt bộ râu của mình và đốt nó thành tro để làm bài thuốc cho Lý Tích. Sau khi Lý Tích uống thuốc, bệnh tình ông ấy quả nhiên đã hồi phục.

Con người thời xưa tin rằng “thân thể tóc tai da thịt là của cha mẹ ban cho, không thể tùy tiện làm tổn thương”. Thế mà Thái Tông lại cắt râu của mình để chữa bệnh cho Lý Tích, vì thế Lý Tích đã vô cùng cảm kích trước ân tình của Thái Tông, ông bèn khấu đầu tạ ân khóc nức nở, dập đầu đến chảy máu. Nhưng Thái Tông chỉ nói: “Ta là đang nghĩ về quốc gia mà thôi, có gì để cảm ơn chứ?”

Cái lưỡi của Nhan Thường Sơn

Nhan Thường Sơn chính là Nhan Cảo Khanh vị quan thời nhà Đường. Vào thời loạn An Sử, Nhan Cảo Khanh làm Thái thú quận Thường Sơn, Sử Tư Minh dẫn binh áp sát, quân dân Thường Sơn đã chống cự với sức lực ít ỏi, ngày đêm chiến đấu gian khổ, tuy nhiên vì Tiết độ sứ Thái Nguyên là Vương Thừa Nghiệp không xuất binh cứu viện nên cuối cùng thành Thường Sơn cũng bị giặc công phá, Nhan Cảo Khanh và con là Nhan Quý Minh đều bị giặc bắt. Quân phản loạn kề dao vào cổ Nhan Quý Minh để bức Nhan Cảo Khanh đầu hàng nhưng ông từ chối, Quý Minh bị chúng giết. Sau đó Nhan Cảo Khanh bị áp tải đến Lạc Dương, khi nhìn thấy An Lộc Sơn, Nhan Cảo Khanh liền liên tục lớn tiếng thóa mạ tên phản tặc, quân phản loạn liền cắt lưỡi ông, nhưng ông vẫn cứ thế ú ớ thóa mạ cho đến khi chết vẫn không khuất phục.

Trong “Chính khí ca” do Văn Thiên Tường thời Nam Tống viết, ông đã liệt kê các trung thần nghĩa sĩ của các triều đại trước, trong đó đề cập đến “lưỡi của Nhan Thường Sơn”, điều nói đến chính là sự tích lẫm liệt của Nhan Thường Sơn dù bị cắt lưỡi những vẫn phun máu và thóa mạ quân giặc cho đến chết.

Ghi chú: Phỏng theo sách giáo khoa “Ấu học Quỳnh Lâm” của Zhengjian.org

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/248605

The post Ấu Học Quỳnh Lâm bút đàm (22): Xem sự tích minh quân và trung thần first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Ấu Học Quỳnh Lâm bút đàm (21): Chu Văn Vương ân đức với cả xương khôhttps://chanhkien.org/2023/08/au-hoc-quynh-lam-but-dam-21-chu-van-vuong-an-duc-voi-ca-xuong-kho.htmlFri, 18 Aug 2023 04:08:24 +0000https://chanhkien.org/?p=31129Tác giả: Lưu Như [ChanhKien.org] Nguyên Văn Chữ Hán và Chú âm 澤(ㄗㄜˊ) 及(ㄐㄧˊ) 枯(ㄎㄨ) 骨(ㄍㄨˇ), 西(ㄒㄧ) 伯(ㄅㄛˊ) 之(ㄓ) 深(ㄕㄣ) 仁(ㄖㄣˊ); 灼(ㄓㄨㄛˊ) 艾(ㄞˋ) 分(ㄈㄣ) 痛(ㄊㄨㄥˋ), 宋(ㄙㄨㄥˋ) 祖(ㄗㄨˇ) 之(ㄓ) 友(ㄧㄡˇ) 愛(ㄞˋ)。 Bính âm 泽(Zé) 及(jí) 枯(kū) 骨(gǔ), 西(xī) 伯(bó) 之(zhī) 深(shēn) 仁(rén); 灼(zhuó) 艾(ài) 分(fēn) 痛(tòng), 宋(sòng) 祖(zǔ) 之(zhī) 友(yǒu) 爱(ài)。 Âm Hán Việt Trạch cập […]

The post Ấu Học Quỳnh Lâm bút đàm (21): Chu Văn Vương ân đức với cả xương khô first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Lưu Như

[ChanhKien.org]

Nguyên Văn Chữ Hán và Chú âm

澤(ㄗㄜˊ) 及(ㄐㄧˊ) 枯(ㄎㄨ) 骨(ㄍㄨˇ),

西(ㄒㄧ) 伯(ㄅㄛˊ) 之(ㄓ) 深(ㄕㄣ) 仁(ㄖㄣˊ);

灼(ㄓㄨㄛˊ) 艾(ㄞˋ) 分(ㄈㄣ) 痛(ㄊㄨㄥˋ),

宋(ㄙㄨㄥˋ) 祖(ㄗㄨˇ) 之(ㄓ) 友(ㄧㄡˇ) 愛(ㄞˋ)。

Bính âm

泽(Zé) 及(jí) 枯(kū) 骨(gǔ),

西(xī) 伯(bó) 之(zhī) 深(shēn) 仁(rén);

灼(zhuó) 艾(ài) 分(fēn) 痛(tòng),

宋(sòng) 祖(zǔ) 之(zhī) 友(yǒu) 爱(ài)。

Âm Hán Việt

Trạch cập khô cốt,

Tây Bá chi thâm nhân;

Chước ngải phân thống,

Tống Tổ chi hữu ái.

Giải nghĩa từ ngữ

(1) 澤 (Trạch): Ân đức, ân huệ

(2) 及 (Cập): Đến, tới

(3) 西伯 (Tây Bá): Chu Văn Vương, họ Cơ, tên Xương, thời Thương Trụ được phong là Tây Bá, sau khi Vũ Vương phạt Trụ nắm được thiên hạ trong tay, truy tôn ông là Văn Vương.

(4) 深 (Thâm): sâu, ở đây mang nghĩa khoan hồng, trung thực, trung hậu.

(5) 灼 (Chước): đốt cháy.

(6) 艾 (Ngải): Cây ngải cứu.

(7) 宋祖 (Tống Tổ): Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận.

Bản dịch tham khảo

Chu Văn Vương là một người có tấm lòng nhân từ và độ lượng, ngay cả bộ xương khô cũng nhận được ân đức của ông; Tống Thái Tổ hết mực yêu thương em trai mình, ngay khi em trai đốt ngải cứu để trị bệnh, ông cũng muốn chia sẻ đau đớn ấy.

Đọc sách luận bút

Bài học hôm nay rất đơn giản, nói về điển cố của hai vị quân vương. Có người kể rằng Chu Văn Vương, người sáng lập ra nhà Chu, yêu dân như con, khi nhìn thấy xương khô vô chủ liền nói với các quan lại rằng bản thân là vương của một nước, thần dân dưới quyền của ta thì dù là ai cũng đều là con dân của ta, ta đương nhiên là chủ nhân của những bộ xương khô không người nhận này, chăm sóc họ là trách nhiệm của ta. Câu chuyện đó là hình mẫu sống động cho các đế vương đời sau, vì trách nhiệm của đế vương là phải chăm lo tốt cho bách tính, đó là trách nhiệm của bậc quốc phụ một đất nước, chủ của muôn dân.

Có một câu chuyện khác kể về Tống Thái Tổ, vị vua khai quốc của triều đại nhà Tống, ông là vị hoàng đế hết mực yêu thương em trai mình. Cũng chính là nói, một người coi trọng việc vi chính dĩ đức (lấy đức để cai trị đất nước), còn người kia coi trọng đạo hiếu đễ trong gia đình. Cả hai đều là quân vương, là tấm gương sáng cho dân chúng. Trẻ em từ nhỏ học được những điển cố này, không chỉ là để học tri thức, mà còn để hiểu được trách nhiệm của một vị quân vương là gì, quyền lực và địa vị càng cao thì trách nhiệm càng lớn. Học tập đạo lý nhân đức để làm người. Đây là trọng điểm của nền giáo dục thời xưa.

Chu Văn Vương yêu dân như con, chư hầu quy thuận

Trọng điểm của chúng ta hôm nay là nói về Chu Văn Vương, đây là bậc Thánh vương lý tưởng trong tư tưởng của Khổng Tử. Văn Vương đã diễn giải “Chu Dịch”, sáng lập Chu lễ, nhân đức tiết kiệm, chiêu hiền đãi sĩ, thương dân như con, là mẫu hình của các đế vương qua các thời đại. Hàng nghìn năm qua ở Trung Quốc, mỗi khi thế đạo hỗn loạn, hoàng đế hồ đồ mê muội, thì người dân sẽ nhớ đến xã hội lý tưởng dưới thời trị vì của Chu Văn Vương, người người nhường nhịn nhau theo nghi lễ, bách tính nhường địa giới đất canh tác, quan viên nhường chức vị, ai ai cũng trọng đức, phong tục dân gian nhân hậu, không nhặt của rơi trên đường. Tấm gương của Chu Văn Vương đã giúp cho con người có thể quay lại đường chính, cho nên những năm thời Văn Vương đã để lại cơ sở nền tảng văn hóa cho lễ nghĩa chi bang. Vì thế mà sách “Luận ngữ” của Nho gia có câu “thận chung truy viễn, dân đức quy hậu”, chính là nói rằng tinh thần này của các đế vương tiên tổ là điều mà chúng ta mãi mãi phải nhớ và noi theo, như vậy mới khiến cho con người có chỗ để đối chiếu, biết được thế nào là quay về chính đạo, để quay trở về phong tục tập quán nhân hậu (tức nhân ái và khoan hậu).

Chu Văn Vương chính là Cơ Xương (1152 TCN – 1056 TCN), họ Cơ tên Xương, người Kỳ Châu (nay là Kỳ Sơn, Thiểm Tây). Cha ông là Tây Bá Hầu của triều Thương, sau khi cha mất, ông được kế thừa chức vị Tây Bá Hầu của cha mình, vì vậy ông còn được gọi là Tây Bá Xương. Ông từng bị Trụ Vương giam cầm, trong thời gian đó ông suy diễn ra Chu Dịch; sau khi về đến đất phong của mình, ông phong Khương Tử Nha làm Tể tướng. Vì ông nhân đức nên muôn dân quy về, chư hầu cũng lần lượt quy thuận, đặt nền tảng cho việc kết thúc chế độ cai trị tàn bạo của Trụ Vương. Ông đã lưu lại rất nhiều điển cố được truyền tụng qua các thời đại.

Thương xót bách tính, cấp đất cứu người

Thương Trụ Vương phát minh ra cực hình tàn khốc gọi là Bào lạc, ra lệnh cho phạm nhân đi trên cột đồng được bôi đầy dầu, trượt ngã sẽ rơi vào trong hố lửa, lập tức da cháy khét thịt chín rữa, chết một cách oan uổng, nhưng sủng phi Đát Kỷ nhìn thấy cảnh tượng bi thảm này lại cười không ngớt, cho nên Trụ Vương càng cao hứng, cho rằng mình đã chiếm được nụ cười của Đát Kỷ. Cơ Xương không thể chịu đựng nổi, chư hầu và bách tính cũng thống hận đến cực độ, nghiến răng nghiến lợi mà phẫn nộ trong tâm. Vì vậy Cơ Xương bày tỏ với Trụ Vương rằng, ông sẵn sàng dâng một mảnh đất ở bờ Tây sông Lạc Hà (Hoàng Hà) của Chu quốc, để đổi lấy việc bãi bỏ hình phạt Bào lạc. Trụ Vương đồng ý yêu cầu của Tây Bá, bãi bỏ hình phạt này, còn Cơ Xương nhận được sự kính yêu của bách tính trong thiên hạ.

Giải quyết tranh chấp cho các chư hầu

Trong “Sử Ký – Chu bản kỷ” ghi chép rằng, đã nảy sinh cuộc tranh chấp giữa hai nước chư hầu là Ngu quốc và Nhuế quốc, náo loạn đến không thể dứt được, họ bèn muốn thỉnh Cơ Xương phân xử. Khi đến lãnh thổ Chu quốc, nhìn thấy người nước Chu khiêm tốn nhường nhịn lẫn nhau, người lớn hay trẻ nhỏ đều cư xử lễ tiết, nên cảm thấy rất xấu hổ, nói rằng: “Điều ta tranh chấp nhau, là điều mà người Chu hổ thẹn, đi chi nữa, chỉ chuốc lấy nhục thôi”. Cuối cùng họ lịch thiệp nhường nhau rồi rời đi. Khi các chư hầu nghe được chuyện này, sau đó hễ có mâu thuẫn hay tranh chấp thì đều tìm đến Cơ Xương phân xét.

Cơ Xương lúc đó còn là một chư hầu, nhưng ông trị vì và cai quản đất nước của mình tốt đến độ mỗi người đều như một vị quân tử, sau khi hai nước chư hầu có mâu thuẫn với nhau nhìn thấy điều này thì không cần khuyên giải, tự họ cảm thấy rất hổ thẹn, ngừng tranh chấp, trở nên nhường nhịn lẫn nhau, chủ động hòa giải. Đây là kết quả của việc trên làm gương dưới noi theo, nếu bản thân Văn Vương làm không đến nơi đến chốn, thì bách tính sẽ không trở nên nhân hậu như vậy, vì vậy ông đã trở thành mẫu hình đạo đức cho các chư hầu trong thiên hạ. Việc Tây Bá Xương chấm dứt được cuộc tranh kiện giữa hai nước Ngu và Nhuế cũng trở thành một sự kiện mang tính tiêu chí, người dân nước Chu coi năm này là năm đầu tiên Tây Bá Xương nhận lệnh. Các chư hầu đều lần lượt ủng hộ Tây Bá Xương lên làm vua, đặt hy vọng và phó thác cho ông kết thúc sự thống trị của Trụ Vương. Đây là điều mà mọi người mong mỏi, cũng là thiên mệnh được giao phó.

Tống Thái Tổ, huynh đệ tình thâm

Tống Thái Tổ “chước ngải phân thống” (đốt ngải chia sẻ sự đau đớn) đã trở thành một thành ngữ, ví von với tình cảm anh em yêu thương nhau. Từ “Tống Sử – Thái Tổ kỷ” ghi chép: “Thái Tông thường bệnh cấp, đế vãng thị chi, thân vi chước ngải. Thái Tông giác thống, đế diệc thủ ngải tự cứu” (Thái Tông đã từng bị bệnh nguy cấp, hoàng đế nhìn thấy thế, đích thân đốt ngải cho Thái Tông. Thái Tông cảm thấy đau đớn, hoàng đế cũng lấy ngải tự đốt).

Đại ý là vào thời Bắc Tống, em trai của Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận là Triệu Khuông Nghĩa bị bệnh. Tống Thái Tổ đến thăm em trai và đích thân đốt ngải trị bệnh cho em mình. Triệu Khuông Nghĩa cảm thấy rất đau đớn và kêu la. Vì vậy, Thái Tổ liền lấy ngải nóng đốt trên thân mình, quả thực rất nóng, ông làm như vậy là muốn chia sẻ nỗi đau với em trai, điều này khiến Triệu Khuông Nghĩa rất cảm động.

Kể chuyện

Ân đức với xương khô

Khi Chu Văn Vương vẫn còn là một quốc vương chư hầu, được phong là Tây Bá, ông đã cho xây một linh đài cách 30 dặm về phía Đông của huyện Hộ, Thiểm Tây ngày nay, dưới đài có vườn cây và ao cảnh. Trong khi đào ao, phát hiện nhiều bộ xương khô, quan chủ quản lập tức báo với Văn Vương. Văn Vương sinh lòng thương xót, ra lệnh cho vị quan chủ quản chôn cất những bộ xương này. Vị quan bẩm: “Những hài cốt này đều là của những người đã chết rất lâu rồi, không có con cháu, không còn ai quan tâm đến những bộ xương khô ấy nữa”. Văn Vương nói: “Người nắm giữ thiên hạ, chính là chủ nhân của thiên hạ; người nắm giữ một bang quốc, thì chính là chủ của bang quốc đó. Những bộ xương khô này ở trong bang quốc của ta, vậy ta chính là chủ nhân của họ, ta nên lo liệu việc của họ vậy”. Nói xong ông hạ lệnh cho thuộc hạ chuẩn bị áo quan để chôn cất lại những hài cốt này.

Người dân đương thời nghe nói đến việc làm tốt của Văn Vương, thì đều nói: “Văn Vương quả thật là bậc hiền đức! Ngay cả bộ xương khô cũng được ban ân đức, huống chi là người?” Văn Vương thi hành nhân nghĩa, vì vậy mà quy phục được lòng người trong thiên hạ.

Nguyên văn câu chuyện

Chu Văn Vương tác linh đài cập vi trì trảo, quật địa đắc tử nhân chi cốt, lại dĩ văn vu Văn Vương. Văn Vương viết: “Canh táng chi.” Lại viết: “Thử vô chủ hĩ”. Văn Vương viết: “Hữu thiên hạ giả, thiên hạ chi chủ dã; Hữu nhất quốc giả, nhất quốc chi chủ dã. Quả nhân cố kỳ chủ, hựu an cầu chủ?” Toại lệnh lại dĩ y quan canh táng chi. Thiên hạ văn chi, giai viết: “Văn Vương hiền hĩ, trạch cấp khô cốt, hựu huống vu nhân hồ?” Hoặc đắc bảo dĩ nguy quốc, Văn Vương đắc hủ cốt, dĩ dụ kỳ ý, nhi thiên hạ quy tâm yên. (Tây Hán. Lưu Hướng “Tân tự. Tạp sự đệ ngũ”)

Ghi chú: Phỏng theo sách giáo khoa “Ấu học Quỳnh Lâm” của Zhengjian.org

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/248604

The post Ấu Học Quỳnh Lâm bút đàm (21): Chu Văn Vương ân đức với cả xương khô first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Ấu Học Quỳnh Lâm bút đàm (20): Trương Lương giẫm chân ghé tai nói nhỏhttps://chanhkien.org/2023/08/au-hoc-quynh-lam-but-dam-20-truong-luong-giam-chan-ghe-tai-noi-nho.htmlTue, 01 Aug 2023 02:42:48 +0000https://chanhkien.org/?p=30968Tác giả: Lưu Như [ChanhKien.org] Nguyên Văn Chữ Hán và Chú âm: 漢(ㄏㄢˋ) 張(ㄓㄤ) 良(ㄌㄧㄤˊ) 蹑(ㄋㄧㄝˋ) 足(ㄗㄨˊ) 附(ㄈㄨˋ) 耳(ㄦˇ), 東(ㄉㄨㄥ) 方(ㄈㄤ) 朔(ㄕㄨㄛˋ) 洗(ㄒㄧˇ) 髓(ㄙㄨㄟˇ) 伐(ㄈㄚˊ) 毛(ㄇㄠˊ)。 Bính âm 汉(Hàn) 张(zhāng) 良(liáng) 蹑(niè) 足(zú) 附(fù) 耳(ěr), 东(dōng) 方(fāng) 朔(shuò) 洗(xǐ) 髓(suǐ) 伐(fá) 毛(máo)。 Âm Hán Việt Hán Trương Lương niếp túc phụ nhĩ, Đông Phương Sóc […]

The post Ấu Học Quỳnh Lâm bút đàm (20): Trương Lương giẫm chân ghé tai nói nhỏ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Lưu Như

[ChanhKien.org]

Nguyên Văn Chữ Hán và Chú âm:

漢(ㄏㄢˋ) 張(ㄓㄤ) 良(ㄌㄧㄤˊ) 蹑(ㄋㄧㄝˋ) 足(ㄗㄨˊ) 附(ㄈㄨˋ) 耳(ㄦˇ),

東(ㄉㄨㄥ) 方(ㄈㄤ) 朔(ㄕㄨㄛˋ) 洗(ㄒㄧˇ) 髓(ㄙㄨㄟˇ) 伐(ㄈㄚˊ) 毛(ㄇㄠˊ)。

Bính âm

汉(Hàn) 张(zhāng) 良(liáng) 蹑(niè) 足(zú) 附(fù) 耳(ěr),

东(dōng) 方(fāng) 朔(shuò) 洗(xǐ) 髓(suǐ) 伐(fá) 毛(máo)。

Âm Hán Việt

Hán Trương Lương niếp túc phụ nhĩ, Đông Phương Sóc tẩy tủy phạt mao.

Giải nghĩa từ ngữ

(1) 张良 (Trương Lương): Vị khai quốc công thần thời kỳ đầu nhà Hán, tự là Tử Phòng, ông tổ năm đời là Hàn Tương. Sau khi Tần diệt Hàn, Trương Lương đã bất ngờ tấn công Tần Thủy Hoàng bằng một chùy sắt lớn ở bãi cát Bác Lãng, sau khi thất bại, ông tháo chạy đến Hạ Bì, gặp được ông lão trên cây cầu truyền cho “Thái công binh pháp”, sau phò tá Lưu Bang bình định thiên hạ, và được phong làm Lưu Hầu.

(2) 蹑足 (niếp túc): Giẫm chân. 蹑,踩、踏 đều cùng nghĩa.

(3) 附耳 (phụ nhĩ): miệng kề tai nói với giọng nhỏ/kề tai nói thì thầm. Phụ là rất gần.

(4) 东方朔 (Đông Phương Sóc): là người Yếm Thứ, Bình Nguyên thời Tây Hán, tự Mạn Thiến (tên chữ là Mạn Thiến). Ông giỏi kể chuyện cười, tính cách hóm hỉnh, khôi hài và thường can gián Võ Đế. Ông giỏi thơ phú.

(5) 洗髓 (tẩy tủy): rửa sạch cốt tủy.

(6) 伐毛 (phạt mao): Cắt râu tóc cũ. Phạt, gọt đi, hoán trừ.

Chú thích:

(*): Trong câu này, Hoàng Mi Ông tẩy tủy phạt mao, chứ không phải là Đông Phương Sóc, cho nên có một số phiên bản còn gọi là “Hoàng Mi Ông tẩy tủy phạt mao”.

Bản dịch tham khảo

Vào thời nhà Hán, Trương Lương bí mật giẫm lên chân Lưu Bang, thì thầm ghé vào tai khuyên Lưu Bang; Đông Phương Sóc nghe Hoàng Mi Ông nói, ông ấy 3000 năm mới tẩy tủy một lần, 2000 năm thay da đổi tóc một lần.

Đọc sách luận bút

Điều đáng để các em học tập nhất ở bài này chính là tâm đại nhẫn, chính vì có tâm đại Nhẫn nên Trương Lương mới đắc được Thiên thư binh pháp, ông đã trở thành bậc thiên tài cơ trí mưu lược, văn võ song toàn và lưu danh muôn đời, Hán Cao Tổ Lưu Bang khen ngợi ông rằng: “Vận trù duy ác chi trung, quyết thắng thiên lý chi ngoại”, ý là mưu tính trong màn trướng mà có thể quyết định chiến thắng ở ngoài nghìn dặm. Câu này vì thế đã được lưu truyền qua nghìn đời.

Câu chuyện của Trương Lương và câu chuyện Hàn Tín “chịu nhục chui háng” đã cùng diễn giải và lưu lại văn hóa về Nhẫn cho đời sau. Ở đây chúng ta chủ yếu sẽ nói về cái Nhẫn của Trương Lương.

Trương Lương mưu dùng chùy sắt tấn công Tần Thủy Hoàng nhưng thất bại, bị treo bảng truy nã, nên đành phải mai danh ẩn tích, tháo chạy đến Hạ Bì (nay là phía Bắc Tuy Ninh, Giang Tô). Một hôm, Trương Lương đang đi thong thả trên cầu Nghi Thủy thì gặp một ông lão áo thụng vải thô, khi ông đi đến gần Trương Lương, thì cố ý đánh rơi giày xuống cầu, rồi ngạo mạn sai Trương Lương: “Tiểu tử, xuống nhặt giày cho ta!” Trương Lương sửng sốt, nhưng vẫn lập tức giúp ông lão lấy giày lên. Sau đó, ông lão lại co chân lên và ra lệnh cho Trương Lương xỏ giày vào cho ông. Trương Lương cũng quỳ xuống, cẩn thận giúp ông lão xỏ giày. Ông lão không cảm ơn, chỉ ngẩng mặt cười lớn mà đi. Trương Lương bị sỉ nhục nhưng không hề tức giận, ông lão đột nhiên quay lại phía cây cầu và khen rằng: “Cậu tiểu tử này có thể dạy dỗ”. Rồi ông hẹn sáng sớm 5 ngày sau sẽ gặp Trương Lương ở đầu cầu. Trương Lương không hiểu ý, nhưng vẫn cung kính đồng ý.

Năm ngày sau, khi gà gáy báo sáng, Trương Lương vội vã chạy đến cây cầu. Không ngờ, ông lão cố ý đến trước đã đợi sẵn ở đầu cầu từ lâu, vừa nhìn thấy Trương Lương liền giận dữ mắng: “Sao lại thất hẹn với lão phu, 5 ngày nữa hãy quay lại!” Nói rồi ông liền bỏ đi. Kết quả là Trương Lương lần thứ hai cũng chậm hơn ông lão một bước. Lần thứ ba, Trương Lương chỉ đơn giản đến cây cầu chờ vào lúc nửa đêm. Ông đã vượt qua được thử thách, tinh thần nhẫn chịu khiến ông lão cảm động, vì vậy ông lão đưa cho ông một cuốn sách và nói: “Đọc cuốn sách này có thể làm thầy của đế vương, 10 năm sau thiên hạ đại loạn, ngươi có thể sử dụng cuốn sách này để hưng bang lập quốc; 13 năm sau lại đến gặp ta”. Nói xong ông liền lướt đi mất. Ông lão này chính là cao nhân huyền bí Hoàng Thạch Công trong truyền thuyết, hay còn được gọi là “di thượng lão nhân” (ông lão trên cầu).

Trương Lương lấy làm kinh ngạc, trời vừa sáng liền nhìn qua quyển sách, thì chính là “Thái công binh pháp”, từ đó Trương Lương ngày đêm nghiên cứu binh thư, chớp mắt đã đến sự kiện trọng đại trong thiên hạ, cuối cùng ông trở thành một người có “tài năng thiên phú” với sự tinh thâm thao lược và túc trí đa mưu.

Tô Thức từng nói: “Thời xưa, người được gọi là một chí sĩ hào kiệt, nhất định là người có tiết tháo hơn người, có thể khoan dung được những điều mà người bình thường không thể nhẫn chịu được. Người bình thường bị sỉ nhục, liền rút kiếm ra đấu, đây không phải là người dũng cảm. Trên thế gian này, có một dạng người thực sự dũng cảm là không hoảng sợ khi gặp tình huống bất ngờ, vô cớ bị xúc phạm mà không tức giận. Tại sao lại có thể như vậy? Bởi vì người đó mang trong lòng chí lớn và mục tiêu cao xa”.

Ông tin rằng, Hoàng Thạch Công đã làm khó dễ Trương Lương để điểm ngộ ông ấy, chuyện nhỏ không nhẫn được thì hỏng kế hoạch lớn. Tính khí nóng nảy không ổn định, ắt không thành người tài. Cho nên sau này, ông có thể làm được khi đối mặt với biến loạn thì bình tĩnh tự nhiên không hoảng loạn, bình tĩnh đối đáp, không bị cơn giận chi phối mà mất đi lý trí.

Về sau, câu chuyện của Trương Lương nhặt giày và chuyện Hàn Tín chịu nhục chui háng được truyền tụng thiên cổ và trở thành một trong những trí huệ xử thế quan trọng. Nhẫn đã trở thành một yếu tố chính của văn hóa Trung hoa.

Kể chuyện

Tâm đại Nhẫn của Trương Lương

Sau khi nước Hàn bị nước Tần tiêu diệt, Trương Lương vì không Nhẫn nổi đã làm một việc tiểu dũng (dũng cảm nhỏ), dốc hết gia sản và tìm được một đại lực sĩ. Ông và đại lực sĩ rình đánh Tần Thủy Hoàng bằng một chùy sắt lớn ở bãi cát Bác Lãng, nhưng đánh nhầm xe tùy tùng nên không thành công, vì vậy Trương Lương bị truy nã. Khi ông tháo chạy đến Hạ Bì, gặp được ông lão trên cầu là Hoàng Thạch Công. Ông lão đã khảo nghiệm Trương Lương nhiều lần, cảm thấy rằng Trương Lương đã hiểu được bài học giáo huấn về vụ ám sát Tần Thủy Hoàng năm xưa, chịu đựng được một chút tức giận, thấy rằng Trương Lương có thể dạy dỗ được, vì vậy ông lão đã truyền cho Trương Lương “Thái công binh pháp”. Trương Lương đã dựa vào bộ sách thần kỳ này để phò tá Lưu Bang hoàn thành đại nghiệp thống nhất thiên hạ.

Khi nhà Sở và Hán tương tranh, Lưu Bang bị quân Sở bao vây, tình thế nguy cấp, Hàn Tín lúc này đã phá được Tề và sai người đưa thư lên Lưu Bang xin làm giả vương (quyền quân vương) của nước Tề. Lưu Bang xem thư rất tức giận, chửi ầm lên, Trương Lương bí mật dẫm lên chân Hán Vương, ghé tai thì thầm khuyên: “Hãy phong Hàn Tín làm vương, để Hàn Tín an tâm, để tránh tạo phản”. Lưu Bang kịp thời tỉnh ngộ, liền đổi giọng nói: “Đại trượng phu bình định chư hầu, chính là chân vương, cớ chi còn làm ‘giả vương’!”. Ngay lập tức Lưu Bang cử Trương Lương đi phong Hàn Tín làm vương nước Tề, điều động quân Hàn Tín để tấn công Hạng Vũ.

Tô Thức cho rằng, chiến thắng của Lưu Bang nằm ở năng nhẫn, nhưng mà công phu nhẫn nại “Nhẫn chuyện nhỏ để được đại sự” này chính là điều mà Trương Lương đã dạy cho ông.

Hoàng Mi Ông tẩy tủy cắt tóc

Đông Phương Sóc thường đi ngao du khắp thiên hạ, một ngày nọ, ông gặp một bà lão hái dâu bên bờ biển, khi đó có một người tên là Hoàng Mi Ông ở bên cạnh nói với ông rằng: “Bà lão này từng là vợ ta trước đây. Ta đã sống 9000 năm không ăn cơm, chỉ nuốt khí, mỗi 3000 năm tẩy tủy một lần, 2000 năm mới thay da đổi tóc một lần, ta đã ba lần tẩy tủy, năm lần thay tóc”.

Đây là điển cố về nguồn gốc của câu thành ngữ “tẩy tủy phạt mao”, nghĩa là thay đổi hoàn toàn, thay đổi đến tận xương tủy. Có thể hình dung là hoàn toàn thanh trừ những thứ ô uế, hoặc ví như con người được thoát thai hoán cốt, thể hiện ra diện mạo hoàn toàn mới.

Ghi chú: Phỏng theo sách giáo khoa “Ấu học Quỳnh Lâm” của Zhengjian.org

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/248603

The post Ấu Học Quỳnh Lâm bút đàm (20): Trương Lương giẫm chân ghé tai nói nhỏ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Ấu Học Quỳnh Lâm bút đàm (19): Tể tướng Quách Tử Nghi quyền cao chức trọnghttps://chanhkien.org/2023/07/au-hoc-quynh-lam-but-dam-19-te-tuong-quach-tu-nghi-quyen-cao-chuc-trong.htmlMon, 10 Jul 2023 08:30:23 +0000https://chanhkien.org/?p=30796Tác giả: Lưu Như [ChanhKien.org] Nguyên Văn Chữ Hán và Chú âm: 久(ㄐㄧㄡˇ) 不(ㄅㄨˋ) 屈(ㄑㄩ) 兹(ㄗ) 膝(ㄒㄧ), 郭(ㄍㄨㄛ) 子(ㄗ˙) 儀(ㄧˊ) 尊(ㄗㄨㄣ) 居(ㄐㄩ) 宰(ㄗㄞˇ) 相(ㄒㄧㄤˋ); 不(ㄅㄨˋ) 為(ㄨㄟˋ) 米(ㄇㄧˇ) 折(ㄓㄜˊ) 腰(ㄧㄠ), 陶(ㄊㄠˊ) 渊(ㄩㄢ) 明(ㄇㄧㄥˊ) 不(ㄅㄨˋ) 拜(ㄅㄞˋ) 吏(ㄌㄧˋ) 胥(ㄒㄩ) Bính âm 久(Jiǔ) 不(bù) 屈(qū) 兹(zī) 膝(xī), 郭(guō) 子(zǐ) 仪(yí) 尊(zūn) 居(jū) 宰(zǎiˇ) 相(xiàng); 不(bù) 为(wèi) 米(mǐ) 折(zhé) 腰(yāo), […]

The post Ấu Học Quỳnh Lâm bút đàm (19): Tể tướng Quách Tử Nghi quyền cao chức trọng first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Lưu Như

[ChanhKien.org]

Nguyên Văn Chữ Hán và Chú âm:

久(ㄐㄧㄡˇ) 不(ㄅㄨˋ) 屈(ㄑㄩ) 兹(ㄗ) 膝(ㄒㄧ),

郭(ㄍㄨㄛ) 子(ㄗ˙) 儀(ㄧˊ) 尊(ㄗㄨㄣ) 居(ㄐㄩ) 宰(ㄗㄞˇ) 相(ㄒㄧㄤˋ);

不(ㄅㄨˋ) 為(ㄨㄟˋ) 米(ㄇㄧˇ) 折(ㄓㄜˊ) 腰(ㄧㄠ),

陶(ㄊㄠˊ) 渊(ㄩㄢ) 明(ㄇㄧㄥˊ) 不(ㄅㄨˋ) 拜(ㄅㄞˋ) 吏(ㄌㄧˋ) 胥(ㄒㄩ)

Bính âm

久(Jiǔ) 不(bù) 屈(qū) 兹(zī) 膝(xī),

郭(guō) 子(zǐ) 仪(yí) 尊(zūn) 居(jū) 宰(zǎiˇ) 相(xiàng);

不(bù) 为(wèi) 米(mǐ) 折(zhé) 腰(yāo),

陶(táo) 渊(yuān) 明(míng) 不(bù) 拜(bài) 吏(lì) 胥(xū)

Âm Hán Việt

Cửu bất khuất tư tất,

Quách Tử Nghi tôn cư tể tướng;

bất vi mễ chiết yêu,

Đào Uyên Minh bất bái lại tư.

Giải nghĩa từ ngữ

(1) 茲 膝 (Tư tất): Đầu gối. 兹 ở đây. 膝 đầu gối.

(2) 郭子仪 (Quách Tử Nghi): danh tướng thời Đường.

(3) 折腰 (Chiết yêu): cúi đầu xuống lạy.

(4) 陶渊明 (Đào Uyên Minh): Nhà thơ triều Đông Tấn, tự Phù Lượng (còn có tên là Tiềm, tự Uyên Minh), tự hiệu là Hi Hoàng Thượng Nhân, Ngũ Liễu Tiên Sinh, được người đời gọi Tĩnh Tiết Tiên Sinh.

(5) 吏 胥 (Lại tư): Một chức quan nhỏ phụ trách văn thư ở địa phương.

Bản dịch tham khảo

Tiết độ sứ Điền Thừa Tự triều nhà Đường chiếm cứ Hà Bắc, nắm giữ một đội quân và là người khá kiêu ngạo; Quách Tử Nghi cử sứ giả đến thuyết phục ông đầu hàng. Điền Thừa Tự bèn quỳ xuống hướng về phía Tây và nói: “Mười năm nay ta chưa từng quỳ gối bái lạy, nhưng bây giờ ta làm điều này vì tôn trọng Quách Tử Nghi”. Đào Uyên Minh triều Tấn không muốn cúi mình vì năm đấu gạo, từ quan sống ẩn cư, không chào hỏi tiếp đón các quan lại.

Đọc sách luận bút

Đào Uyên Minh thì chúng ta đều khá quen thuộc, hôm nay chủ yếu nói về danh tướng truyền kỳ triều Đường là Quách Tử Nghi.

Quách Tử Nghi (698-781) phụng sự bốn vị hoàng đế nhà Đường là Huyền Tông, Túc Tông, Đại Tông và Đức Tông, trong tay luôn nắm một đội quân hùng hậu, là một nhân vật huyền thoại thời nhà Đường có công cao hơn người, quyền uy khuynh đảo thiên hạ. Điều không thể tưởng tượng nổi là: Quách Tử Nghi có công cao cái thế mà có thể khiến hoàng đế không nghi ngờ, tiểu nhân cũng không đố kị. Nhờ những chiến công hiển hách của ông trong việc bảo vệ đất nước, Đường Túc Tông đã phong Quách Tử Nghi làm Phần Dương Vương. Phú quý suôn sẻ như thế này, lẽ nào chỉ là may mắn?

Tất nhiên là không phải, Quách Tử Nghi không chỉ rộng lượng nhân nghĩa, cả đời trong sáng vô tư, mà còn có trí tuệ đối nhân xử thế hơn người. Nhân cách hoàn mỹ của ông đã trở thành tấm gương mẫu mực cho các văn thần võ tướng trong các triều đại.

Trí tuệ và khoan dung hơn người

Phủ Phần Dương Vương nằm ở làng Thân Nhân, Trường An, thường mở cửa, cho phép quan lại cấp dưới và người tạp dịch ra vào tự do, không bị tra hỏi.

Có lần, một viên võ tướng đi trấn giữ biên cương, trước khi đi đến Vương phủ từ biệt Quách Tử Nghi, thấy phu nhân và con gái của Quách Tử Nghi đang chuẩn bị trang điểm, họ sai Quách Tử Nghi đi lấy khăn và nước cho họ y như sai một người hầu.

Các con trai của Quách Tử Nghi đã nhiều lần khuyên nhủ ông: “Cha có công lao hiển hách mà lại không tôn trọng bản thân, bất kể người sang hèn cao thấp đều có thể ra vào trong công đường, quan sát phòng ngủ. Chúng con cho rằng những quyền thần như Y Doãn và Hoắc Quang cũng sẽ không làm thế này”.

Quách Tử Nghi cười và nói: “Các con không hiểu dụng ý của ta. Ta có năm trăm con ngựa ăn cỏ của triều đình, hàng ngàn quân lính ăn lúa gạo của triều đình. Vị trí của ta lên cũng không được, xuống cũng không có đường lùi. Nếu ta vây kín cổng cao tường, không tiếp xúc với người bên trong và bên ngoài triều đình, một khi kết thù oán với mọi người, có người vu cáo cho rằng ta không tuân theo phép tắc của kẻ bề tôi, thế thì những kẻ tham lam mưu đồ danh lợi, hãm hại hiền năng cũng sẽ cùng họ thúc đẩy thành chuyện thị phi. Khi đó, cửu tộc nhà họ Quách của chúng ta sẽ thịt nát xương tan, hối hận thì cũng không kịp nữa. Hiện nay, ta thẳng thắn vô tư mở rộng cửa cho ra vào; bốn phía cổng đều rộng mở, có người muốn sàm ngôn phỉ báng thì cũng không có cách nào!” Các con trai đều khâm phục sự sáng suốt và lòng bao dung của Quách Tử Nghi.

Quân tử cao thượng cảm hoá tiểu nhân

Quách Tử Nghi đã dùng lòng nhân hậu khoan dung và phẩm đức cao thượng để cảm phục nhân tâm. Ngay cả những kẻ cuồng bạo và những kẻ tiểu nhân cũng phải bái phục. Tiết độ sứ Ngụy Bác là Điền Thừa Tự nắm giữ một đội quân khá mạnh, ông ta kiêu ngạo và ngỗ ngược, ngạo mạn và hung ác với người, không có lễ tiết phép tắc. Vì Điền Thừa Tự chiếm cứ Hà Bắc nên Quách Tử Nghi đã phái sứ giả đến thuyết phục ông đầu hàng. Không ngờ Điền Thừa Tự nhìn về phía Tây nơi Quách Tử Nghi đang ở, chỉ vào đầu gối của mình và nói với sứ giả rằng: “Đầu gối của ta đã mười năm không quỳ trước người khác, nhưng mà hôm nay, ta nguyện quỳ bái lễ Quách Công”.

Một năm nọ, mộ tổ tiên của gia tộc họ Quách bị trộm. Đó là một sự xúc phạm cực lớn. Khi đó, người ta nghi ngờ đó chính là thái giám Ngư Triều Ân, vì căm hận ghen tức Quách Tử Nghi nên đã bí mật sai người đào mộ tổ nhà họ Quách. Mọi người đều rất lo lắng triều đình nổi phong ba, vì trong tay Quách Tử Nghi cầm binh quyền lớn.

Không ngờ Quách Tử Nghi lại vô cùng độ lượng, ông nói với Hoàng đế rằng, mình cầm quân đã lâu, trong đám binh sĩ hẳn là có người đã phá mồ mả tổ tiên của người khác, vì vậy ngày nay việc mộ tổ tiên của mình bị đào chính là sự khiển trách của Thượng Thiên, không phải do con người tạo ra.

Lại có một lần, Ngư Triều Ân mời Quách Tử Nghi đến một bữa tiệc, thuộc hạ của Quách rất căng thẳng, nói rằng Ngư Triều Ân sẽ gây bất lợi cho ông, nên thuộc cấp muốn trang bị đầy đủ vũ khí để hộ tống ông. Quách Tử Nghi từ chối lòng tốt của thuộc hạ, chỉ mang theo vài đứa hài đồng đến dự yến tiệc.

Ngư Triều Ân rất ngạc nhiên hỏi ông: “Tại sao xe ngựa theo sau ông ít vậy?” Quách Tử Nghi kể cho Ngư nghe những lời đồn đại mà ông nghe được và ý nghĩ của thuộc cấp. Ngư Triều Ân khen ngợi khâm phục: “Nếu không phải vì đại nhân tài đức sáng suốt như thế, làm sao có thể không nghi ngờ tôi?”

Cuối cùng, ngay cả tiểu nhân như Ngư Triều Ân cũng bị cảm hóa bởi tấm lòng độ lượng và vô tư trong sáng của Quách Tử Nghi.

Vì vậy, nhân cách Quách Tử Nghi là hình mẫu để trẻ em học tập.

Kể chuyện

Thi nhân Đào Uyên Minh ẩn dật

Đào Uyên Minh là chắt của Đào Khản, một danh tướng nhà Đông Tấn. Ông bản tính ôn hòa lương thiện và đôn hậu, không màng danh lợi. Khi còn trẻ ông có cái chí tế thế của Nho gia, nhưng do thời cuộc nhiễu nhương nên dù đã mấy lần ra làm quan nhưng ông chỉ làm những chức quan nhỏ có tính chất trợ giúp như Châu Tế tửu, Tham quân… Ông thấy hết cái nóng lạnh của hiện thực chốn quan trường, đó là nơi tranh quyền đoạt lợi, Đào Uyên Minh là người chính trực nên ông ba lần từ quan.

Khi 41 tuổi, một lần nữa bị cuộc sống thúc ép, ông trở thành huyện lệnh Bành Trạch. Một ngày nọ, viên quan Đốc Bưu trong quận đến Bành Trạch thị sát, một viên tiểu lại trong huyện am hiểu văn hóa chốn quan trường đã nhắc nhở ông phải mặc quan phục hành lễ bái kiến. Đào Uyên Minh không quen tâng bốc xu nịnh, không nén nổi thở dài nói: “Ta làm sao lại có thể vì chút lương bổng ít ỏi 5 đấu gạo này mà khom lưng uốn gối phụng sự những kẻ tiểu nhân đó!” Nói xong ông liền kiên quyết nhất định từ quan quy ẩn, tại vị hơn tám mươi ngày. Đào Uyên Minh cuối cùng đã thực hiện được tâm nguyện từ quan về vui thú điền viên, hơn 20 năm về sau, ông tự mình cày ruộng vui thú điền viên, không ra làm quan nữa, đồng thời ông đã để lại nhiều bài thơ với phong cách nhẹ nhàng tươi mới trở thành “ổng tổ của thơ ẩn dật”. Nhờ một đời thanh cao tiết tháo, ông được thế nhân gọi là “Tĩnh Tiết Tiên Sinh”.

Mỗi khi đến tháng 5, tháng 6, Đào Uyên Minh thường một mình tựa vào cửa sổ phía Bắc để hưởng thụ những cơn gió mát lành, hoặc đọc sách có được sở đắc. Ông tự xưng là “Hy Hoàng Thượng Nhân”(Người trước thời Phục Hy thị, tức là người cổ đại sống thanh thản vô tư), sống một cuộc sống thanh thản vô ưu. Ông tuy không hiểu âm nhạc nhưng lại có một cây đàn cổ cầm không có dây, mỗi khi uống rượu vui vẻ với bạn bè, ông đều vỗ về đàn và nói: “Đãn thức cầm trung thú, hà lao huyền thượng thanh!” (Chỉ cần có thể lĩnh hội được ý nghĩa đích thực trong đàn, thì cần gì phải nhọc sức gảy dây đàn!)

Đương thời, có vị Pháp sư Huệ Viễn ở chùa Đông Lâm ở Lư Sơn tiễn khách chưa bao giờ đi qua con suối Hổ Khê trước chùa. Một lần, Đào Uyên Minh và Đạo sĩ Lục Tu Tĩnh đến thăm ông, cả ba trò chuyện rất vui vẻ. Khi Pháp sư Huệ Viễn tiễn khách, vô tình đã đi qua suối Hổ Khê. Đúng lúc này, họ nghe thấy tiếng hổ gầm, cả ba người nhìn nhau cười lớn và từ biệt. Người đời sau đã xây “Tam Tiếu Đình” ở đây, và lưu truyền bức tranh “Hổ khê tam tiếu đồ”.

Ghi chú: Phỏng theo sách giáo khoa “Ấu học Quỳnh Lâm” của Zhengjian.org

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/248602

The post Ấu Học Quỳnh Lâm bút đàm (19): Tể tướng Quách Tử Nghi quyền cao chức trọng first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Ấu Học Quỳnh Lâm bút đàm (18): Không biết xấu hổ gọi là mặt dàyhttps://chanhkien.org/2023/06/au-hoc-quynh-lam-but-dam-18-khong-biet-xau-ho-goi-la-mat-day.htmlSun, 25 Jun 2023 04:43:08 +0000https://chanhkien.org/?p=30613Tác giả: Lưu Như [ChanhKien.org] Nguyên văn chữ Hán và chú âm 受(ㄕㄡˋ) 人(ㄖㄣˊ) 牵(ㄑㄧㄢ) 制(ㄓˋ),曰(ㄩㄝ) 掣(ㄔㄜˋ) 肘(ㄓㄡˇ), 不(ㄅㄨˋ) 知(ㄓ) 羞(ㄒㄧㄡ) 愧(ㄎㄨㄟˋ),曰(ㄩㄝ) 厚(ㄏㄡˋ) 颜(ㄧㄢˊ)。 好(ㄏㄠˇ) 生(ㄕㄥ) 议(ㄧˋ) 论(ㄌㄨㄣˋ),曰(ㄩㄝ) 摇(ㄧㄠˊ) 唇(ㄔㄨㄣˊ) 鼓(ㄍㄨˇ) 舌(ㄕㄜˊ); 共(ㄍㄨㄥˋ) 话(ㄏㄨㄚˋ) 衷(ㄓㄨㄥ) 肠(ㄔㄤˊ),曰(ㄩㄝ) 促(ㄘㄨˋ) 膝(ㄒㄧ) 谈(ㄊㄢˊ) 心(ㄒㄧㄣ)。 Bính âm 受(Shòu) 人(rén) 牵制(qiānzhì),曰(yuē) 掣肘(chèzhǒu), 不知(bùzhī) 羞愧(xiūkuì),曰(yuē) 厚颜(hòuyán)。 好生(Hàoshēng) 议(yì) 论(lùn),曰(yuē) 摇(yáo) 唇(chún) 鼓(gǔ) […]

The post Ấu Học Quỳnh Lâm bút đàm (18): Không biết xấu hổ gọi là mặt dày first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Lưu Như

[ChanhKien.org]

Nguyên văn chữ Hán và chú âm

受(ㄕㄡˋ) 人(ㄖㄣˊ) 牵(ㄑㄧㄢ) 制(ㄓˋ),曰(ㄩㄝ) 掣(ㄔㄜˋ) 肘(ㄓㄡˇ),

不(ㄅㄨˋ) 知(ㄓ) 羞(ㄒㄧㄡ) 愧(ㄎㄨㄟˋ),曰(ㄩㄝ) 厚(ㄏㄡˋ) 颜(ㄧㄢˊ)。

好(ㄏㄠˇ) 生(ㄕㄥ) 议(ㄧˋ) 论(ㄌㄨㄣˋ),曰(ㄩㄝ) 摇(ㄧㄠˊ) 唇(ㄔㄨㄣˊ) 鼓(ㄍㄨˇ) 舌(ㄕㄜˊ);

共(ㄍㄨㄥˋ) 话(ㄏㄨㄚˋ) 衷(ㄓㄨㄥ) 肠(ㄔㄤˊ),曰(ㄩㄝ) 促(ㄘㄨˋ) 膝(ㄒㄧ) 谈(ㄊㄢˊ) 心(ㄒㄧㄣ)。

Bính âm

受(Shòu) 人(rén) 牵制(qiānzhì),曰(yuē) 掣肘(chèzhǒu),

不知(bùzhī) 羞愧(xiūkuì),曰(yuē) 厚颜(hòuyán)。

好生(Hàoshēng) 议(yì) 论(lùn),曰(yuē) 摇(yáo) 唇(chún) 鼓(gǔ) 舌(shé);

共(gòng) 话(huà) 衷(zhōng) 肠(cháng),曰(yuē) 促膝(cùxī) 谈心(tánxīn)。

Âm Hán Việt

Thụ nhân khiên chế, viết xế trửu,

bất tri tu quý, viết hậu nhan.

Hiếu sinh nghị luận, viết dao thần cổ thiệt;

cộng thoại trung trường, viết xúc tất đàm tâm.

Giải nghĩa từ ngữ

(1) 牵制 (khiên chế): Kiềm chế; hãm chân; giam chân.

(2) 掣肘 (xế trửu): Cản tay, nắm cánh tay kéo lại ngăn không cho làm. Xế: lôi, kéo, cản trở; trửu: khuỷu tay, cánh tay.

(3)羞愧 (tu quý): Xấu hổ, hổ thẹn.

(4) 厚顏 (hậu nhan): Mặt dạn mày dày; trơ tráo; vô liêm sỉ; người không biết xấu hổ.

(5) 好 (hiếu): Thích, yêu thích.

(6) 搖唇鼓舌 (dao thần cổ thiệt): Khua môi múa mép; phô trương tài ăn nói, tham gia thuyết phục người khác hoặc xúi giục người khác làm chuyện xấu.

(7) 話 (thoại): Nói, được sử dụng như một động từ.

(8) 衷腸 (trung trường): Tình cảm trong tâm. Trung: nội tâm.

(9) 促膝 (xúc tất): Hai đầu gối ở gần nhau, có nghĩa là ngồi rất gần với nhau. Nghĩa bóng là trao đổi chân tình hoặc nói chuyện bí mật. Ngồi kề sát, kề cận, gần.

Bản dịch tham khảo

Bị người khác cản trở khi làm việc được gọi là “kéo tay”, không biết xấu hổ được gọi là “mặt dày”. Thích phát ngôn bàn tán, bình luận, làm nghề du thuyết kích động, được gọi là “khua môi múa mép”; ngồi gần nhau để trao đổi chân tình hoặc nói chuyện bí mật được gọi là “dốc bầu tâm sự”.

Đọc sách luận bút

Như đã nói trong bài trước đây, đây là một cuốn sách giáo khoa vỡ lòng có tri thức giống như một bộ bách khoa toàn thư, nhằm mục đích giúp trẻ em trong tương lai có thể đọc hiểu được các sách cổ và nâng cao kiến thức. Bài học này rất đơn giản, nó chỉ nói về một vài cách dùng từ thường xuất hiện trong các sách cổ. Những thuật ngữ này, khi xem xét kỹ thì thấy rất đặc biệt, tất cả đều liên quan đến các bộ phận cơ thể. Có liên quan đến khuỷu tay, mặt, môi, lưỡi và đầu gối. Rất dễ nhớ cũng rất thú vị.

“Hậu nhan” (mặt dày) thường được sử dụng trong thành ngữ “hậu nhan vô sỉ” (mặt dạn mày dày), nguyên có nguồn gốc từ “Tiểu nhã – Xảo ngôn”, đây là một bài thơ trong cuốn Thi kinh, tuyển tập thơ ca đầu tiên thời cổ đại Trung Quốc. Bài thơ này ngậm ngùi than rằng vua nhà Chu vì bị mê hoặc nghe lời gièm pha, mà phải chịu bài học giáo huấn đau thương cuối cùng dẫn đến tai họa, đồng thời lên án mạnh mẽ sự vô liêm sỉ mặt dày của những kẻ gièm pha: “xảo ngôn như hoàng, nhan chi hậu hĩ” (còn những lời xảo trá êm đẹp như tiếng sáo, chỉ có kẻ mặt dày mới thốt ra mà thôi).

“Dao thần cổ thiệt” (khua môi múa mép), miêu tả sự lợi dụng tài ăn nói, làm trái phải lẫn lộn, bịa đặt sinh sự. Cuốn Trang Tử – Tạp Thiên – Đạo Chích có viết: “Đa từ mậu thuyết, bất canh nhi thực, bất chức nhi y, dao thần cổ thiệt, thiện sinh thị phi, dĩ mê thiên hạ chi chủ”. Nghĩa là: “Nói nhiều lời sai lầm, không cày ruộng mà ăn ngon, không dệt vải mà mặc đẹp, cả ngày khua môi múa mép, gây chuyện thị phi, để mê hoặc chư hầu trong thiên hạ”. Câu này là nói Đạo Chích không nghe lời khuyên của Khổng Tử, ngược lại phỉ báng lời Khổng Tử, thực ra bản thân hắn mới là kẻ đang khua môi múa mép, đảo lộn trắng đen, hủy hoại người khác. Thường ngày Đạo Chích dẫn mấy ngàn người đến đốt phá, giết chóc, cướp đoạt, hoành hành các nước chư hầu, chiếm đoạt vợ con người khác, không chuyện gì không làm, đủ mọi việc xấu xa mà không biết xấu hổ. “Xảo ngôn như hoàng, nhan chi hậu hĩ” (còn những lời xảo trá êm đẹp như tiếng sáo, chỉ có kẻ mặt dày mới thốt ra mà thôi). Điều nói đến chính là kẻ Đạo Chích vô liêm sỉ này.

“Xúc tất đàm tâm” (dốc bầu tâm sự), người xưa ngồi trên chiếu hoặc trên giường, cho nên ngồi gần nhau được gọi là “xúc tất”. Trong cuốn Bão phác tử – Tật mậu có viết: “Xúc tất chi hiệp toạ, giao bôi thương ư chỉ xích”, nghĩa là “Ngồi sát nhau trò chuyện, trao nhau ly rượu trong gang tấc”. Thành ngữ “xúc tất đàm tâm” xuất hiện hoàn chỉnh ở thời nhà Đường. Trong tác phẩm Lãm vân đài ký của Điền Dĩnh có viết: “Tức hữu hữu nhân, bất qua thập dư chi âm chi lữ, lai tắc xúc tất đàm tâm, xuất giai thánh hiền chi đạo, bất cảm sảo thiệp dị ngôn”. (Dịch nghĩa: Tức là có bằng hữu, nhưng hơn chục người bạn tri kỷ, đến nói chuyện chân tình dốc bầu tâm sự với nhau, đều theo đạo của Thánh hiền, không dám xen vào lời nói bất đồng). Lời nói rất rõ ràng, khi bạn bè tụ họp lại với nhau, rất thân mật gắn bó, những gì họ nói đều là Đạo của Thánh hiền, không dám liên quan đến tà thuyết và những luận điệu hoang đường. Thành ngữ này được dùng chỉ mặt tốt.

Về ý nghĩa của “xế trửu” (nghĩa là kéo tay) hãy xem câu chuyện dưới đây.

Ghi nhớ những từ ngữ này sẽ làm phong phú ngôn từ, đề cao khả năng biểu đạt và khả năng đọc của mình.

Kể chuyện

Phục Tử Tiện kéo tay

Câu chuyện này nói về nguồn gốc của việc sử dụng từ “xế trửu”. Phục Tử Tiện người nước Lỗ thời Xuân Thu, là học trò của Khổng Tử.

Phục Tử Tiện được vua Lỗ cử đến cai quản Thiện Phụ (huyện Thiện, Hà Trạch, Sơn Đông, Trung Quốc). Trước khi nhậm chức, ông lo lắng vua Lỗ sẽ nghe lời gièm pha, làm cho ông bị trói tay trói chân, không thể thực hiện hoài bão theo lý tưởng của bản thân, nên trước khi đi, ông thỉnh cầu nhà vua cử hai người thân tín đi cùng ông đến Thiện Phụ.

Khi đến Thiện Phụ, các quan địa phương lần lượt đến bái kiến tân trưởng quan, Phục Tử Tiện yêu cầu hai người thân tín của vua Lỗ ghi chép lại. Khi hai người này nhấc bút lên viết, ông hết lần này đến lần khác kéo tay áo và cánh tay của họ, khiến cho họ không thể viết được, khiến chữ viết xiêu xiêu vẹo vẹo. Nhìn thấy họ viết chữ loạn bát nháo, Phúc Tử Tiện liền nổi giận cáu kỉnh và quở mắng họ một trận. Hai người cảm thấy oan ức, bức xúc nên đã xin Phục Tử Tiện từ chức. Phục Tử Tiện chẳng những không giữ lại, còn không khách khí nói: “Chữ của các ngươi viết quá xấu. Mau về đi, mau về đi!”

Sau khi hai người thân tín quay về, liền báo cáo với vua Lỗ: “Chúng thần không thể viết chữ cho Phục Tử Tiện được”. Vua Lỗ hỏi: “Tại sao?” Họ trả lời: “Ông ta yêu cầu chúng thần viết, nhưng ông ta luôn kéo cánh tay chúng thần hết lần này đến lần khác, khiến chúng thần không cách nào viết được, chữ viết xấu, ông ta lại cáu với chúng thần, các quan ở Thiện Phụ cũng dở khóc dở cười với hành vi của ông ta. Đây là nguyên nhân vì sao chúng thần từ chức quay về”. Vua Lỗ nghe xong, nghĩ một lát, bỗng nhiên tỉnh ngộ, thở dài và nói: “Phục Tử Tiện dùng cách này để khuyên can ta đây! Ta thường can thiệp vào việc của Phục Tử Tiện, khiến ông ta không thể làm tốt mọi việc theo cách của mình. Nếu không có hai người, ta suýt nữa lại phạm cùng một sai lầm” (truyện trích từ Lã Thị Xuân Thu – Cụ Bị).

Câu chuyện này khiến người ta liên tưởng đến một câu “dùng người không được nghi ngờ, đã nghi ngờ thì không dùng”. Không có tấm lòng rộng mở sẽ không thể biết người có tài năng mà trọng dụng, và đó là mấu chốt để điều hành đất nước, khi làm lãnh đạo, điều quan trọng là phải học cách nhìn người, chọn người tài đức vẹn toàn, đặt họ vào đúng chỗ, biết phát huy năng lực của những nhân tài, điều cốt yếu là sử dụng tốt tài năng của họ mới là mấu chốt. Lúc nào cũng không an tâm, thì công lao sự nghiệp không thành, trái lại còn bị tổn hại vì điều đó.

Phục Tử Tiện rất thông minh, khi đối mặt với những vị quân vương có nghi tâm nặng, ông không vì điều này mà oán trách và nản chí từ bỏ khuyên can một cách tiêu cực, cũng không áp dụng những phương pháp can gián quá trực tiếp. Thay vào đó ông đã sử dụng phương thức can gián không làm tổn thương đến thể diện của quân vương, rất đáng để học tập. Thay đổi một phương thức khác, có lẽ hiệu quả can gián càng tốt hơn. Lời nói phải chú ý đến khả năng tiếp thu và lòng tự trọng của người khác, hiểu rõ đặc điểm tính cách của người khác để nói lời khuyến thiện, đó cũng là một loại hành động tốt cảm thông với người khác.

Vì vậy, bậc quân vương phải tôn trọng và lượng thứ cho bề tôi của mình, không nên chỗ nào cũng nghi ngờ, việc gì cũng can thiệp vào quá nhiều; bề tôi cũng phải tôn trọng và hiểu rõ bậc quân vương, chú ý đến phương thức can gián. Người có thân phận khác nhau thì có bổn phận và trách nhiệm khác nhau, cũng cần thấu hiểu, tôn trọng và thông cảm lẫn nhau.

(Ghi chú: Phỏng theo sách giáo khoa “Ấu Học Quỳnh Lâm” của Zhengjian.org)

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/248601

The post Ấu Học Quỳnh Lâm bút đàm (18): Không biết xấu hổ gọi là mặt dày first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Ấu Học Quỳnh Lâm bút đàm (17): Nói xấu người khác và chính quyền tàn bạohttps://chanhkien.org/2023/06/au-hoc-quynh-lam-but-dam-17-noi-xau-nguoi-khac-va-chinh-quyen-tan-bao.htmlThu, 15 Jun 2023 02:43:07 +0000https://chanhkien.org/?p=30460Tác giả: Lưu Như [ChanhKien.org] Nguyên văn chữ Hán và Chú âm 讒(ㄔㄢˊ) 口(ㄎㄡˇ) 中(ㄓㄨㄥˋ) 傷(ㄕㄤ), 金(ㄐㄧㄣ) 可(ㄎㄜˇ) 鑠(ㄕㄨㄛˋ) 而(ㄦˊ) 骨(ㄍㄨˇ) 可(ㄎㄜˇ) 銷(ㄒㄧㄠ); 虐(ㄋㄩㄝˋ) 政(ㄓㄥˋ) 誅(ㄓㄨ) 求(ㄑㄧㄡˊ), 敲(ㄑㄧㄠ) 其(ㄑㄧˊ) 膚(ㄈㄨ) 而(ㄦˊ) 吸(ㄒㄧ) 其(ㄑㄧˊ) 髓(ㄙㄨㄟˇ)。 Bính âm 谗(Chán) 口(kǒu) 中(zhòng) 伤(shāng), 金(jīn) 可(kě) 铄(shuò) 而(ér) 骨(gǔ) 可(kě) 销(xiāo); 虐(nüè) 政(zhèng) 诛(zhū) 求(qiú), 敲(qiāo) 其(qí) 肤(fū) 而(ér) […]

The post Ấu Học Quỳnh Lâm bút đàm (17): Nói xấu người khác và chính quyền tàn bạo first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tác giả: Lưu Như

[ChanhKien.org]

Nguyên văn chữ Hán và Chú âm

讒(ㄔㄢˊ) 口(ㄎㄡˇ) 中(ㄓㄨㄥˋ) 傷(ㄕㄤ),

金(ㄐㄧㄣ) 可(ㄎㄜˇ) 鑠(ㄕㄨㄛˋ) 而(ㄦˊ) 骨(ㄍㄨˇ) 可(ㄎㄜˇ) 銷(ㄒㄧㄠ);

虐(ㄋㄩㄝˋ) 政(ㄓㄥˋ) 誅(ㄓㄨ) 求(ㄑㄧㄡˊ),

敲(ㄑㄧㄠ) 其(ㄑㄧˊ) 膚(ㄈㄨ) 而(ㄦˊ) 吸(ㄒㄧ) 其(ㄑㄧˊ) 髓(ㄙㄨㄟˇ)。

Bính âm

谗(Chán) 口(kǒu) 中(zhòng) 伤(shāng),

金(jīn) 可(kě) 铄(shuò) 而(ér) 骨(gǔ) 可(kě) 销(xiāo);

虐(nüè) 政(zhèng) 诛(zhū) 求(qiú),

敲(qiāo) 其(qí) 肤(fū) 而(ér) 吸(xī) 其(qí) 髓(suǐ)。

Âm Hán Việt

Sàm khẩu trúng thương,

kim khả thước nhi cốt khả tiêu;

ngược chính tru cầu,

xao kỳ phu nhi hấp kì tuý.

Giải nghĩa từ ngữ

(1) 讒 (Sàm): Nói xấu người khác.

(2) 中傷 (Trúng thương): Chỉ trích ác ý và hãm hại người khác.

(3) 鑠 (Thước): Nóng chảy.

(4) 銷 (Tiêu): Tiêu tan.

(5) 虐 (Ngược): Bạo ngược, tàn bạo.

(6) 誅求 (Tru cầu): Hạch sách, vòi vĩnh.

(7) 敲 (Xao): Bắt chẹt, bóc lột.

(8) 吸 (Hấp): Hấp thu.

(9) 髓 (Tủy): Tủy xương.

Bản dịch tham khảo

Tung tin đồn nhảm, công kích ác ý, hãm hại người khác, lẫn lộn đúng sai, có tạo thành một sức ép dư luận đủ để làm tan chảy vàng sắt, tan nát xương cốt, đẩy người tốt đến chỗ chết; chính quyền tàn khốc bạo ngược tàn ác đòi hỏi vô độ với người dân, giống như lột da của bách tính, hút xương tuỷ của muôn dân.

Đọc sách luận bút

Sự vu khống và chính quyền bạo ngược được giảng trong bài học này chính là sự vu khống và chính quyền độc tài hà khắc được nói đến ngày nay. Tất cả đều là để cảnh báo với trẻ em rằng phải ghi nhớ trong tâm tính nghiêm trọng của hai hành vi độc ác này, và không được làm tổn thương người khác. Sự đáng sợ của những lời vu khống bịa đặt thì ai ai cũng biết rằng nó có thể bôi nhọ danh dự và khiến người ta không có chỗ đứng trong xã hội. Nó hại người còn hơn cả đao kiếm. Tuy nhiên, hôm nay chúng ta chủ yếu giảng về “hà chính mãnh ư hổ” (chính quyền hà khắc còn đáng sợ hơn cả hổ dữ). Đây là câu nói của Khổng Tử.

Câu chuyện kể về “Hà chính mãnh ư hổ” như sau: Một hôm, Khổng Tử đi ngang qua núi Thái Sơn, đến trước một ngôi mộ cạnh núi Thái Sơn, ông thấy một người phụ nữ đang khóc rất bi thương. Khổng Tử nghe thấy tiếng khóc thê lương, bèn bảo Tử Lộ bước đến hỏi thăm. Tử Lộ hỏi: Thưa đại nương, bác khóc bi thương như thế, có phải là có chuyện gì đau lòng phải không? Người phụ nữ nói: bố chồng tôi bị hổ ăn thịt, chồng tôi cũng bị hổ ăn thịt, nay con trai tôi lại bị hổ ăn thịt. Tử Lộ liền hỏi: Tại sao bác không đi khỏi đây? Người phụ nữ nói: đến đâu cũng đều là chính quyền hà khắc! Ít nhất là ở đây không có chính quyền hà khắc. Khổng Tử vô cùng xúc động nói với các học trò: Nhất thiết phải nhớ kỹ điều này! Hà chính mãnh ư hổ”. Chính quyền tàn bạo hà khắc còn hung dữ và đáng sợ hơn hổ.

Câu chuyện này xuất phát từ cuốn “Lễ Kí · Đàn Cung”. Nguyên văn như sau: “Khổng Tử thích Tề, quá Thái Sơn, hữu phụ nhân khốc ư mộ, sử Tử Lộ vấn chi. Đáp viết: tích ngô cữu (chú giải: cổ thời đối trượng phu phụ thân dã tựu thị công công đích xưng hô) tử ư hổ, ngô phu hựu tử dã, kim ngô tử hựu tử dã. Tử Lộ viết: Hà bất khứ hồ? Phụ viết: Vô hà chính. Tử Lộ dĩ cáo. Khổng Tử viết: Tiểu tử thức chi, hà chính mãnh ư hổ dã”. Tạm dịch: “Khổng Tử đến nước Tề, qua núi Thái Sơn, thấy một phụ nữ khóc trước mộ, bèn sai Tử Lộ đến hỏi. Người phụ nữ đáp: Xưa bố chồng tôi bị chết vì hổ (thời xưa xưng hô với bố chồng là công công), chồng tôi cũng bị hổ ăn thịt, hôm nay con trai tôi lại bị hổ ăn thịt rồi. Tử Lộ nói: Sao không đi nơi khác? Người phụ nữ nói: Không nơi nào không có chính quyền hà khắc. Tử Lộ liền thuật lại. Khổng Tử nói: Các trò thấy đó, chính quyền hà khắc đáng sợ hơn hổ dữ”.

Theo cuốn “Hán Thư · Nghệ Văn Chí”, Lễ Ký là một cuốn sách do các học trò của Khổng Tử đã nghe Khổng Tử truyền thụ học vấn có liên quan về lễ nghi, sau đó ghi chép tập hợp lại mà thành. Cũng có cách nói khác, các học trò đời sau của Khổng Tử đã thu thập biên soạn một bộ sách có liên quan về kiến thức lễ nghi. Nhưng cách nói hợp lý hơn là bộ sách được viết bởi cả hai cách nói này.

Vào thời nhà Hán, các tác phẩm kinh điển của Khổng Tử được gọi là “Kinh”, các tác phẩm giải thích “Kinh” do học trò của Khổng Tử biên soạn được gọi là “Truyện” hoặc “Ký”, do đó có tên là “Lễ Ký”, tức là cách giải thích đối với “Lễ”. Cuốn Lễ Ký đầu thời Tây Hán tổng cộng có 131 thiên. Nó là một tác phẩm quan trọng biên soạn về lễ học thời cổ đại. Tương truyền, Đới Đức đã chọn ra 85 thiên trong đó mà soạn thành sách được gọi là “Đại Đới Lễ Ký”. Đới Thánh lại chọn ra 49 thiên trong đó mà soạn thành “Tiểu Đới Lễ ký”. Vào cuối thời Đông Hán, bản Đại Đới không thịnh hành, bản Tiểu Đới được độc quyền gọi là “Lễ Ký”, Trịnh Huyền đã chú giải, thế là địa vị của “Lễ Ký” được nâng lên thành kinh điển của Nho gia.

Đã hơn hai nghìn năm trôi qua kể từ thời đại Xuân Thu của Khổng Tử, nhưng hiện tượng chính quyền hà khắc nhất trong lịch lại không phải là thời Xuân Thu khi mà các nước chư hầu vào cuối thời nhà Chu đã chinh chiến với nhau để xưng bá, mà là thời kỳ được gọi là hòa bình sau năm 1949 của Trung Quốc, 80 triệu người đã chết trong các cuộc vận động chính trị của ĐCSTQ, bao gồm cả Cách mạng Văn hóa, hoàn toàn không liên quan gì đến chiến tranh, nhưng tổng số người chết lại cao hơn nhiều so với tổng số người chết trong hai cuộc chiến tranh thế giới, đó đều là những cái chết không bình thường dưới chế độ hà khắc trong thời kỳ hòa bình. Nếu Khổng Tử còn sống đến ngày nay, không biết Ngài sẽ xúc động đến mức nào, đây là phiên bản hiện đại của “chính quyền hà khắc”, chính quyền đó nào chỉ “đáng sợ hơn cả mãnh hổ”. Hổ dù có đáng sợ và hung ác đến đâu, thì phạm vi và mức độ tác hại của nó cũng rất hạn chế, nhưng chính quyền hà khắc ngày nay có thể gây hại cho người dân cả nước, quả thực là loài hổ theo không kịp.

Những lời này của Khổng Tử phản ánh tư tưởng của ông về việc trị quốc bằng đức. Tư tưởng đó cũng là nguồn gốc của cách nói bạo chính trong bài này. Ngày nay con người đã không còn được giáo dục đạo đức truyền thống, vì vậy con người không dễ phân biệt được giữa thiện và ác, không rõ đúng sai, thích đấu tranh hung hãn, vì thế mà phải gánh chịu tai họa nặng nề nhất. Việc khôi phục giáo dục truyền thống, nhất là giáo dục vỡ lòng là cấp thiết nhất.

Kể chuyện

Tăng Sâm giết người

Tăng Sâm là học trò của Khổng Tử, là người chí hiếu, phẩm chất đạo đức và hành vi của ông được người thời bấy giờ ca tụng. Tăng Sâm sống ở một thị trấn nhỏ tên là Bí một thời gian. Một ngày nọ, trong làng xảy ra một vụ án mạng, kẻ sát nhân tình cờ trùng tên trùng họ với Tăng Sâm. Chẳng mấy chốc, những lời xì xào “Tăng Sâm giết người” lan ra khắp làng.

Một người hàng xóm của gia đình họ Tăng, không nhìn thấy tận mắt kẻ sát nhân, cũng không đi xác minh, liền vội nói tin “Tăng Sâm đã giết người” với mẹ của Tăng Sâm. Mẹ Tăng kiên định nói: “Con trai tôi sẽ không giết người”. Bà tiếp tục dệt vải với thần thái tự nhiên như cũ.

Không lâu sau, lại một người khác chạy đến bên mẹ Tăng Sâm và nói: “Tăng Sâm đã giết người!” Mẹ Tăng Sâm vẫn rất tin tưởng vào con trai mình, vẫn không quan tâm tin tức đó, vẫn điềm tĩnh dệt vải như thường. Một lúc sau, lại một người thứ ba vội vã chạy đến báo với mẹ Tăng Sâm: “Tăng Sâm đã giết người!”. Mẹ Tăng Sâm nghe vậy đột nhiên sụp đổ niềm tin, trong lòng vô cùng hoảng sợ, vội vàng ném con thoi dệt vải trên tay, liền nhảy qua tường chạy trốn.

Với tài năng đức hạnh của Tăng Sâm và sự hiểu rõ về con trai mình của người mẹ, lẽ ra sẽ không có chuyện thế này, nhưng bởi vì trước hàng loạt những tin đồn nhảm không chính xác, mẹ Tăng Sâm đã lung lay niềm tin của mình đối với con trai. Qua đó chúng ta có thể thấy rằng, ngôn luận nếu không chân thật được nói nhiều lần cũng có thể khiến người ta tin đó là sự thật, vì vậy chúng ta không nên dễ dàng tin vào những lời đồn đại, phải kiểm tra rõ thực hư, đề cao cảnh giác thì mới có thể hiểu được chân tướng sự thực.

Câu chuyện này có nguồn gốc từ “Chiến Quốc sách – Tần sách 2″, nguyên văn:

Tích Tăng Tử xử Bí, Bí nhân hữu dữ Tăng Tử đồng danh tộc giả nhi sát nhân, nhân cái Tăng Tử mẫu viết: “Tăng Sâm sát nhân!”. Tăng Tử chi mẫu viết: “Ngô tử bất sát nhân!”. Chức tự nhược. Hữu khoảnh yên, nhân hựu viết: “Tăng Sâm sát nhân!”. Kỳ mẫu thượng chức tự nhược dã. Khoảnh chi, nhất nhân hựu cáo chi viết: “Tăng Sâm sát nhân!”. Kỳ mẫu cụ, đầu trữ du tường nhi tẩu. Phù dĩ Tăng Sâm chi hiền, dữ mẫu chi tín dã, nhi tam nhân nghi chi, tắc từ mẫu bất năng tín dã.

(Ghi chú: Phỏng theo sách giáo khoa “Ấu Học Quỳnh Lâm” của Zhengjian.org)

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/248600

The post Ấu Học Quỳnh Lâm bút đàm (17): Nói xấu người khác và chính quyền tàn bạo first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Ấu Học Quỳnh Lâm bút đàm (15): Mắt vua Thuấn có hai con ngươihttps://chanhkien.org/2023/05/au-hoc-quynh-lam-but-dam-15-mat-vua-thuan-co-hai-con-nguoi.htmlTue, 23 May 2023 01:55:18 +0000https://chanhkien.org/?p=30212Tác giả: Lưu Như [ChanhKien.org] Nguyên văn chữ Hán và Chú âm: 堯(ㄧㄠˊ) 眉(ㄇㄟˊ) 分(ㄈㄣ) 八(ㄅㄚ) 彩(ㄘㄞˇ), 舜(ㄕㄨㄣˋ) 目(ㄇㄨˋ) 有(ㄧㄡˇ) 重(ㄓㄨㄥˋ) 瞳(ㄊㄨㄥˊ)。 耳(ㄦˇ) 有(ㄧㄡˇ) 三(ㄙㄢ) 漏(ㄌㄡˋ), 大(ㄉㄚˋ) 禹(ㄩˇ) 之(ㄓ) 奇(ㄑㄧˊ) 形(ㄒㄧㄥˊ); 臂(ㄅㄧˋ) 有(ㄧㄡˇ) 四(ㄙˋ) 肘(ㄓㄡˇ), 成(ㄔㄥˊ) 湯(ㄊㄤ) 之(ㄓ) 異(ㄧˋ) 体(ㄊㄧˇ)。 Bính âm 尧(Yáo) 眉(méi) 分(fēn) 八(bā) 彩(cǎi), 舜(Shùn) 目(mù) 有(yǒu) 重(chóng) 瞳(tóng)。 耳(Ěr) 有(yǒu) 三(sān) […]

The post Ấu Học Quỳnh Lâm bút đàm (15): Mắt vua Thuấn có hai con ngươi first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Lưu Như

[ChanhKien.org]

Nguyên văn chữ Hán và Chú âm:

堯(ㄧㄠˊ) 眉(ㄇㄟˊ) 分(ㄈㄣ) 八(ㄅㄚ) 彩(ㄘㄞˇ),

舜(ㄕㄨㄣˋ) 目(ㄇㄨˋ) 有(ㄧㄡˇ) 重(ㄓㄨㄥˋ) 瞳(ㄊㄨㄥˊ)。

耳(ㄦˇ) 有(ㄧㄡˇ) 三(ㄙㄢ) 漏(ㄌㄡˋ),

大(ㄉㄚˋ) 禹(ㄩˇ) 之(ㄓ) 奇(ㄑㄧˊ) 形(ㄒㄧㄥˊ);

臂(ㄅㄧˋ) 有(ㄧㄡˇ) 四(ㄙˋ) 肘(ㄓㄡˇ),

成(ㄔㄥˊ) 湯(ㄊㄤ) 之(ㄓ) 異(ㄧˋ) 体(ㄊㄧˇ)。

Bính âm

尧(Yáo) 眉(méi) 分(fēn) 八(bā) 彩(cǎi),

舜(Shùn) 目(mù) 有(yǒu) 重(chóng) 瞳(tóng)。

耳(Ěr) 有(yǒu) 三(sān) 漏(lòu),

大(Dà) 禹(Yǔ) 之(zhī) 奇(qí) 形(xíng);

臂(bì) 有(yǒu) 四(sì) 肘(zhǒu),

成(Chéng) 汤(Tāng) 之(zhī) 异(yì) 体(tǐ)。

Âm Hán Việt

Nghiêu mi phân bát thái,

Thuấn mục hữu trùng đồng.

Nhĩ hữu tam lậu,

Đại Vũ chi kỳ hình;

Tí hữu tứ trửu,

Thành Thang chi dị thể.

Giải nghĩa từ ngữ

(1) 八彩 (Bát thải): Tám loại màu sắc.

(2) 重 (Trùng): Hai lớp.

(3) 瞳 (Đồng): Trung tâm của nhãn cầu, tức là con ngươi mắt màu đen.

(4) 漏 (Lậu): Chỉ lỗ tai.

(5) 肘 (Trửu): khuỷu tay, cùi chỏ, là phần nối giữa cánh tay trên và cánh tay dưới của người.

(6) 成汤 (Thành Thang): còn được gọi là Thương Thang, người sáng lập ra nhà Thương.

Bản dịch tham khảo

Lông mày của vua Nghiêu có tám màu, mắt của vua Thuấn có hai con ngươi màu đen. Tai của Đại Vũ đế có ba lỗ tai, hình dạng rất kỳ dị. Hai cánh tay của vua Thành Thang tổng cộng có bốn khuỷu tay, khác với người thường.

Đọc sách luận bút

Bài này chủ yếu nói về tướng mạo kỳ lạ của các vị đế vương cổ đại khác với dân chúng. Điều này phù hợp với sự nhận thức về văn hoá Thần truyền của cổ nhân, để trẻ em nhớ rằng tổ tiên chúng ta đến từ thiên thượng, vùng đất này được tôn xưng là Thần châu, những bậc thánh vương khai sáng nền văn minh này nhất định có nguồn gốc phi phàm mang theo sứ mệnh khác nhau giáng sinh xuống nhân gian, để truyền các nền văn minh một cách có trật tự.

Chúng ta lấy vua Thuấn làm ví dụ, hãy xem ông đã lưu lại cho dân tộc Trung Hoa nền văn minh giáo hóa như thế nào.

Kỳ thực quan niệm đạo đức làm người lấy hiếu đễ trung tín làm cốt lõi mà người Trung Quốc đã làm theo hàng nghìn năm qua chính là do Thuấn Đế truyền lại. Ông là một hình mẫu về lòng hiếu đễ trong lịch sử Trung Quốc, hai mươi tuổi đã nổi tiếng khắp thiên hạ về lòng hiếu đễ. Khổng Tử đã kế thừa và phát huy Thánh đức của ông, trở thành Nho gia, và đương nhiên có đủ tư cách trở thành văn hóa chính thống cho người đời sau về tiêu chuẩn làm người. Mọi thứ đều có nguồn gốc xa xưa của nó.

Thuấn là thuỵ hiệu, nghĩa là bậc Thánh nhân từ

Theo “Sử ký”, Thuấn là hậu duệ của đế Chuyên Húc, cha ông là Cổ Tẩu, mẹ là Ốc Đăng. Thuấn thực ra là một thụy hiệu, “Thụy Pháp” viết: “Nhân thánh thịnh minh viết Thuấn”. Nghĩa là cổ nhân căn cứ vào đức hạnh nổi bật khi còn sống của vị Đế Vương mà phong cho cho ông thụy hiệu là Thuấn khi qua đời. Chính là chỉ Thánh minh nhân đức của ông, xứng danh là Thánh đức Đế Vương.

Tên cha mẹ đặt cho ông thực ra là “Trùng Hoa”, truyền thuyết kể rằng chính vì con mắt ông có hai con ngươi nên mới đặt tên như thế. Ngoài ra, hình thể của Thuấn có nhiều nét kỳ lạ: lòng bàn tay có vân như chữ “Bao”(khen ngợi), mặt đen và vuông, tướng rồng miệng lớn.

Người nhà có tâm địa ác độc, Thuấn lại càng thêm hiếu đễ

Khi Thuấn được hai tuổi, mẹ ông qua đời, cha lấy vợ kế. Người mẹ kế có một con trai và một con gái, người con trai tên là Tượng; người mẹ kế thường xuyên đánh đập, mắng nhiếc Thuấn và còn xúi giục cha đánh phạt ông vô cớ, ông sống những ngày ăn đói mặc rét.

Khi Thuấn khoảng mười tuổi, có một người tu Đạo tên là Vụ Thành Tử đã chủ động dạy ông đọc sách. Mẹ kế không muốn cho ông đi học, vì vậy ông chăn bò cho nhà hàng xóm, đồng thời theo Vụ Thành Tử học tập từ đọc sách, viết chữ, làm người cho đến thiên văn địa lý và đạo lý trị quốc bình thiên hạ. Điều này nói rõ một vấn đề, thầy của bậc đế vương cổ đại là người tu Đạo, Thuấn Đế cuối cùng cũng tu Đạo mà thành. Đạo hiếu đễ và Đạo trị quốc mà ông truyền lại kỳ thực có nguồn gốc từ văn hóa tu đạo cổ xưa.

Theo sử sách, cha Thuấn rất gàn, không phân biệt đúng sai, lại mù cả hai mắt, mẹ kế thì ngu muội và độc ác tàn nhẫn, còn người em trai cùng cha khác mẹ tên là Tượng thì hung dữ kiêu ngạo ngỗ ngược, cực kỳ ích kỷ và bụng dạ nham hiểm. Cả ba người đều muốn diệt trừ Thuấn.

Thuấn không bao giờ oán giận, ngược lại còn rất hiếu thảo và hữu ái (đó chính là cái đạo kính nhường giữa anh em), cố gắng hết sức mình để giải quyết tốt mối quan hệ gia đình. Dù bị cha mẹ ghét bỏ nhưng ông vẫn không mất đi đạo làm con. Khi bị cha đánh bằng gậy nhỏ thì ông đứng yên; khi cha dùng gậy lớn đánh, hay người nhà muốn hại ông, nguy hiểm đến tính mạng thì ông liền kịp thời lẩn trốn (không để cha mẹ trở thành bất nghĩa. Ngày nay nói người xưa giảng nào là vua muốn bề tôi chết thì bề tôi không thể không chết, kỳ thực đây là sự lừa dối ác ý của Trung cộng, Thuấn Đế đã sớm lưu lại cho đời sau một cách làm cụ thể rằng hiếu không phải là ngu hiếu, trung không phải ngu trung, ai cũng không thể vô cớ cướp đi tính mệnh của người khác, bởi vì mạng người liên quan đến Trời, cho dù phụ mẫu hay quân vương cũng không thể đụng đến được, vì vậy Thuấn Đế đã không oán giận cha mẹ mà còn rất hiếu kính đối với họ, còn hiểu được không thể để cha mẹ phạm tội, đây mới là hiếu kính thật sự). Khi gia đình có việc gì cần giúp đỡ, ông luôn ở bên cạnh chăm nom cha mẹ.

Đức của Thuấn Đế giáo hoá thiên hạ

Thấy gia đình không thể dung chứa mình, Thuấn ra ngoài sinh sống. Vì sự rộng lượng và lòng bao dung nhường nhịn của Thuấn nên bất cứ nơi nào ông đến thì nơi đó sau một năm trở thành một ngôi làng, sau hai năm trở thành một thị trấn, và sau ba năm trở thành một thành phố. Mọi người đều nguyện ý sẵn sàng đi theo ông.

Khi Thuấn khai hoang trồng trọt ở Lịch Sơn, có voi lớn xuống núi dùng vòi giúp Thuấn cày xới đất, mọi người đều cảm thấy thần kỳ. Lại thấy chim bay đến giúp Thuấn trừ cỏ dại trong ruộng. Có người đánh nhau tranh giành đất đai, Thuấn đã chủ động nhường mảnh đất màu mỡ mình cày cấy cho người yếu thế, rồi tự đi khai hoang vùng đất cằn cỗi. Dưới ảnh hưởng của Thuấn, vùng Lịch Sơn đã hình thành phong tục nhường nhịn, chung sống hoà thuận với nhau, người đến Lịch Sơn khai hoang trồng trọt ngày càng nhiều, dần dần hình thành một ngôi làng lớn.

Khi Thuấn đánh cá ở Lôi Trạch, cũng có người vì tranh ngư trường mà đánh nhau, ông cũng xử lý theo cách như vậy. Những người ở Lôi Trạch cũng trở nên khiêm tốn nhường nhịn lẫn nhau.

Sách “Thượng Thư – Đại Truyện” viết rằng: “Thuấn không leo mà cao, không đi mà xa”. Đức hạnh của ông cao dày, uy danh tự sinh, danh tiếng vang xa, ông đã có đầy đủ tố chất của bậc đế vương khiến mọi người thần phục.

Hiếu đễ trị gia, trung tín trị quốc

Khi Thuấn ba mươi tuổi, vua Nghiêu tìm kiếm nhân tài có đức trong thiên hạ, Tứ Nhạc liền tiến cử Thuấn. Vua Nghiêu triệu kiến Thuấn. Vua hỏi ông về phương pháp cai trị thiên hạ. Theo “Tuân Tử – Nghiêu vấn”, Thuấn trả lời rằng: “chấp nhất vô thất, hành vi vô đãi, trung tín vô quyện, nhi thiên hạ tự lai”.

Đại ý là người chủ trì quản lý điều hành công việc phải chuyên chú dốc lòng mà không có sai lầm sơ suất, làm việc nhỏ cũng không lơ là, tận tâm tận lực giữ chữ tín mà không chán nản, như thế thì người trong thiên hạ sẽ tự quy thuận, đâu cần những biện pháp đặc biệt để thu hút, khiến người dân quy thuận?

Nghiêu Đế đã để Thuấn trải qua nhiều thử thách, như đảm nhận chức Tư Đồ. Phụ nghĩa, mẫu từ, huynh hữu, đệ cung, tử hiếu, 5 loại luân lí đạo đức này chính là do Thuấn phát triển rộng giáo hóa Ngũ điển mà lưu truyền lại cho đời sau, bất kể là trị gia hay nội chính, ngoại giao ông đều xử lý rất rõ ràng rành mạch, cha mẹ và em trai nhiều lần toan tính làm hại tính mệnh ông nhưng ông vẫn không thay đổi Đạo hiếu đễ, cuối cùng họ đã được cảm hoá, thiên hạ cũng yên ổn hòa thuận. Thế là vua Nghiêu đã truyền ngôi cho ông.

Thuấn thân trong nghịch cảnh, bị cha mẹ đối xử với mình như kẻ thù nhưng vẫn vô cùng hiếu thảo, chịu đựng những gì người thường không thể chịu nổi, lòng hiếu đễ và trung tín mà ông thể hiện đã trở thành cốt lõi của tư tưởng Nho giáo. Ông cũng tự nhiên trở thành hình mẫu đạo đức làm người của đất nước Trung Hoa. Ông là tấm gương của bậc Thánh Vương.

Kể chuyện

Kỳ nhân dị tướng, rất nhiều bậc Đế Vương và Thánh hiền ở Trung quốc cổ đại, ngũ quan và tướng mạo của họ đặc biệt rất khác với người thường. Ngoài lông mày tám màu của Nghiêu đế, đôi mắt hai tròng của Thuấn đế, ba lỗ tai của Đại Vũ đế và cánh tay dài của Thương Thang ra thì theo ghi chép của sách cổ, Chu Văn Vương còn có vầng trán cao như rồng và vai rộng như hổ; đỉnh đầu của Chí Thánh Tiên Sư Khổng Tử bị lõm xuống; tay Chu Công vô cùng mềm mại, có thể quay ngược lại để lấy đồ vật. Những vị Thánh hiền cổ đại này không chỉ có ngoại hình đặc biệt kỳ lạ mà còn có phẩm cách cao thượng và được mọi người kính trọng.

Lão Tử, ông tổ của Đạo giáo, tướng mạo cũng khác với người thường. Tương truyền ông có nước da trắng vàng, trán rộng, lông mày rậm mắt to, nhưng lông mày màu vàng, miệng vuông, môi dày, răng thưa, mỗi bên tai có ba lỗ nhỏ và tai thõng xuống đến vai, sống mũi to, bên trong có hai trụ thịt. Lão Tử không chỉ có tướng mạo kỳ dị mà còn có trí huệ cực kỳ thông minh, kiệt tác “Đạo Đức Kinh” 5.000 chữ của ông là kinh điển quan trọng cho việc tu luyện của Đạo gia.

Ghi chú: Phỏng theo sách giáo khoa “ Ấu Học Quỳnh Lâm” của Zhengjian.org

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/247822

The post Ấu Học Quỳnh Lâm bút đàm (15): Mắt vua Thuấn có hai con ngươi first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Ấu Học Quỳnh Lâm bút đàm (16): Không được làm tổn hại tóc dahttps://chanhkien.org/2023/05/au-hoc-quynh-lam-but-dam-16-khong-duoc-lam-ton-hai-toc-da.htmlMon, 22 May 2023 02:54:50 +0000https://chanhkien.org/?p=30211Tác giả: Lưu Như [ChanhKien.org] Nguyên văn chữ Hán và chú âm 至(ㄓˋ) 若(ㄖㄨㄛˋ) 髮(ㄈㄚˋ) 膚(ㄈㄨ) 不(ㄅㄨˋ) 可(ㄎㄜˇ) 毁(ㄏㄨㄟˇ) 傷(ㄕㄤ), 曾(ㄗㄥ) 子(ㄗˇ) 常(ㄔㄤˊ) 以(ㄧˇ) 守(ㄕㄡˇ) 身(ㄕㄣ) 為(ㄨㄟˊ) 大(ㄉㄚˋ); 待(ㄉㄞˋ) 人(ㄖㄣˊ) 须(ㄒㄩ) 當(ㄉㄤ) 量(ㄌㄧㄤˋ) 大(ㄉㄚˋ), 師(ㄕ) 德(ㄉㄜˊ) 貴(ㄍㄨㄟˋ) 於(ㄩˊ) 唾(ㄊㄨㄛˋ) 面(ㄇㄧㄢˋ) 自(ㄗˋ) 乾(ㄍㄢ)。 Bính âm 至(Zhì) 若(ruò) 发(fà) 肤(fū) 不(bù) 可(kě) 毁(huǐ) 伤(shāng), 曾(Zēng) 子(Zǐ) 常(cháng) […]

The post Ấu Học Quỳnh Lâm bút đàm (16): Không được làm tổn hại tóc da first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Lưu Như

[ChanhKien.org]

Nguyên văn chữ Hán và chú âm

至(ㄓˋ) 若(ㄖㄨㄛˋ) 髮(ㄈㄚˋ) 膚(ㄈㄨ) 不(ㄅㄨˋ) 可(ㄎㄜˇ) 毁(ㄏㄨㄟˇ) 傷(ㄕㄤ),

曾(ㄗㄥ) 子(ㄗˇ) 常(ㄔㄤˊ) 以(ㄧˇ) 守(ㄕㄡˇ) 身(ㄕㄣ) 為(ㄨㄟˊ) 大(ㄉㄚˋ);

待(ㄉㄞˋ) 人(ㄖㄣˊ) 须(ㄒㄩ) 當(ㄉㄤ) 量(ㄌㄧㄤˋ) 大(ㄉㄚˋ),

師(ㄕ) 德(ㄉㄜˊ) 貴(ㄍㄨㄟˋ) 於(ㄩˊ) 唾(ㄊㄨㄛˋ) 面(ㄇㄧㄢˋ) 自(ㄗˋ) 乾(ㄍㄢ)。

Bính âm

至(Zhì) 若(ruò) 发(fà) 肤(fū) 不(bù) 可(kě) 毁(huǐ) 伤(shāng),

曾(Zēng) 子(Zǐ) 常(cháng) 以(yǐ) 守(shǒu) 身(shēn) 为(wéi) 大(dà);

待(dài) 人(rén) 须(xū) 当(dāng) 量(liàng) 大(dà),

师(Shī) 德(Dé) 贵(guì) 于(yú) 唾(tuò) 面(miàn) 自(zì) 干(gān)。

Âm Hán Việt

Chí nhược phát phu bất khả huỷ thương,

Tăng Tử thường dĩ thủ thân vi đại;

Đãi nhân tu đương lượng đại,

Sư Đức quý ư thoá diện tự can.

Giải nghĩa từ ngữ

(1) 髮膚 (phát phu): tóc và da.

(2) 曾子 (Tăng Tử): tên Sâm, tên chữ là Tử Dư, học trò của Khổng Tử.

(3) 量大 (lượng đại): độ lượng rộng lớn, khoan dung độ lượng.

(4) 師德 (Sư Đức): Lâu Sư Đức, người Trịnh Châu thời Đường, thời Võ Tắc Thiên từng vào triều làm thừa tướng.

(5) 唾面 (thóa diện): nhổ nước bọt vào mặt.

Bản dịch tham khảo

Thân thể, tóc và da đều là cha mẹ ban cho, không dám tùy ý làm tổn hại, do đó Tăng Tử coi việc giữ gìn thân thể là việc lớn; đối nhân xử thế cần phải khoan dung độ lượng, Lâu Sư Đức triều Đường cho rằng cần phải nhẫn nhịn, cho dù người ta có nhổ nước bọt vào mặt mình thì cũng đừng lau khô mặt, hãy để nước bọt tự khô.

Đọc sách luận bút

Nội dung hai câu đầu của bài học này có lẽ mọi người đều quen thuộc và hiểu rõ: “Thân thể phát phu, thụ chi phụ mẫu” (Thân thể tóc da, nhận từ cha mẹ). Vì vậy hôm nay chúng ta chủ yếu sẽ nói về nguồn gốc và ý nghĩa sâu xa của câu này, tại sao người xưa cho rằng việc bảo vệ cơ thể, tóc và da là quan trọng đến như vậy.

Có người cho rằng, không có cơ thể khỏe mạnh thì lý tưởng và sự nghiệp cũng không thể đạt được, cũng có người cho rằng, cha mẹ thường hay lo lắng con cái có khỏe mạnh không, nếu chăm sóc tốt thân thể của bản thân thì cha mẹ tự nhiên sẽ cảm thấy yên lòng, đương nhiên đây là điều cơ bản nhất của hiếu hạnh, là việc đầu tiên cần phải làm được, nếu không, để thân thể bị thương, hoặc đau ốm, thì sẽ khiến cha mẹ ăn ngủ không yên, thì đương nhiên cũng là không hiếu rồi. Cách hiểu này tất nhiên là đúng, nhưng không phải là bản chất.

Câu này nguyên từ cuốn Hiếu Kinh. Hiếu Kinh do Khổng Tử sáng tác, và được viết dưới hình thức cuộc đối thoại giữa Khổng Tử và học trò Tăng Tử của ông. Cuộc thảo luận về cơ thể, tóc và da ở bài này xuất hiện trong chương mở đầu trong cuốn Hiếu Kinh, chương này có tên là “Khai Tông Minh Nghĩa”, nói một cách đơn giản dễ hiểu, chính là ngay từ đầu đã nói cho mọi người biết luận điểm của bộ sách này là: thế nào là hiếu, mục đích của việc giảng đạo hiếu là gì? Vì nó xuất hiện ở chương đầu, nên ắt có ý nghĩa sâu sắc, nếu không thể đọc hết toàn bộ sách này, bạn rất dễ đoạn chương thủ nghĩa hoặc hiểu một cách rất nông cạn. Vì vậy, sau khi chúng ta đọc xong chương này, mọi thứ tự nhiên sẽ rõ ràng.

Nguyên văn và đại ý của “Hiếu Kinh Khai Tông Minh Nghĩa”:

Nguyên văn: “Trọng Ni cư, Tăng Tử thị. Tử viết: “Tiên vương hữu chí đức yếu đạo, dĩ thuận thiên hạ, dân dụng hòa mục, thượng hạ vô oán. Nhữ tri chi hồ?” Tăng Tử tị tịch viết: “Sâm bất mẫn, hà túc dĩ tri chi?” Tử viết: “Phù hiếu, đức chi bản dã, giáo chi sở do sinh dã. Phục toạ, ngô ngữ nhữ. Thân thể phát phu, thụ chi phụ mẫu, bất cảm huỷ thương, hiếu chi thủy dã. Lập thân hành đạo, dương danh ư hậu thế, dĩ hiển phụ mẫu, hiếu chi chung dã. Phù hiếu, thủy ư sự thân, trung ư sự quân, chung ư lập thân. “Đại Nhã” vân: ‘vô niệm nhĩ tổ, duật tu quyết đức’”.

Chương này, dịch sang ngôn ngữ hiện đại, đại khái nói: Một ngày nọ, Khổng Tử ngồi nhàn rỗi trong nhà, đệ tử của ông là Tăng Tử ngồi hầu bên cạnh. Khổng Tử nói: “Bậc đế vương tiên tổ có lòng nhân đức rất cao, thông hiểu các vấn đề then chốt trong đạo trị quốc và đối nhân xử thế, khiến thiên hạ nhân tâm quy thuận, người dân sống hoà thuận với nhau. Trên dưới hài hòa, người người đều không oán hận, không bất mãn. Con có biết tại sao lại như vậy không?” Nghe câu hỏi, Tăng Tử nhanh chóng đứng dậy rời khỏi chỗ ngồi để thể hiện sự cung kính và trả lời rằng: “Học trò không đủ thông minh để hiểu, đạo lý nằm ở đâu ạ?”

Khổng Tử liền dạy bảo rằng: “Đức cao đạo lý chính của các bậc tiên vương này tức là hiếu. Nó là cội nguồn của tất cả đức hạnh, cũng là căn nguyên của giáo dục. Con ngồi xuống, ta sẽ nói cho con biết kĩ càng tỉ mỉ thế nào là đạo hiếu. Thân thể chân tay, da tóc của con người, đều do cha mẹ ban tặng, không được tùy tiện làm tổn hại, thương tàn, làm được điều này, có thể nói là khởi đầu của đạo hiếu. Để có thể lập thân được ở đời phải tuân theo đạo đức nhân nghĩa, lưu lại tấm gương nhân đức cho thế hệ mai sau, cũng là làm cho cha mẹ vẻ vang vinh hiển, đây là mục đích cuối cùng của đạo hiếu. Cái gọi là đạo hiếu, bắt đầu từ việc phụng dưỡng cha mẹ, sau đó là phụng sự quân vương, và cuối cùng thành tựu được đức hạnh của mình, có đức cao ở thế gian. Trong Kinh Thi – Đại Nhã – Văn Vương có viết rằng: ‘Làm sao có thể không nhớ đến tổ tiên của mình? Phải truyền thừa và tu hành các mỹ đức của tổ tiên để lại’”.

Lấy đức lập thân, vì đức vang danh, đó là đạo hiếu tối cao:

Chúng ta nhận thấy rằng, Khổng Tử giảng về đạo hiếu, bắt đầu giảng từ đạo đức cao của tiên vương, kỳ thực đó chính là đạo hiếu đễ và trung tín mà cả cuộc đời vua Thuấn đã để lại. Từ nhỏ vua Thuấn đã bị mẹ kế, cha và em trai của mình ngược đãi, nhưng ông chưa bao giờ oán hận, cả đời vẫn đối xử tốt với cha mẹ và yêu thương em trai, khi ở bên ngoài, dù là khai hoang hay đi đánh cá, ông đều có thể nhường chỗ tốt cho người già yếu, đức hạnh của ông đã cảm hóa lòng người, giáo hóa thiên hạ, phong tục người dân trở về thuần hậu, trên dưới đều học theo, lòng người tự nhiên quy thuận. Những điều mà Khổng Tử giảng chính là lòng nhân đức lấy đạo hiếu làm gốc của Thuấn. Đó là đạo lý cốt lõi căn bản để lập thân và trị quốc. Đó cũng là cội nguồn căn bản mà tiên vương Thuấn đế đã thành lập giáo dục, con người ắt phải bắt đầu từ hiếu đạo để tu dưỡng nhân đức của bản thân, vì vậy, đạo hiếu rất quan trọng.

Sau đó chúng ta mới bắt đầu giảng từ đầu về cách thực hành đạo hiếu ra sao, đó chính là cảm ơn và trân quý tấm thân do cha mẹ ban cho, trân trọng sinh mệnh này. Tương lai không chỉ dùng thân mình để phụng dưỡng cha mẹ, mà còn giúp vua trị nước, tạo phúc cho bách tính, cuối cùng thành tựu giá trị cuộc đời, đó chính là giành vinh quang cho cha mẹ và tổ tiên, hãy lưu ý, giành vinh quang không phải là để hiển hách địa vị thân phận, biểu dương tên tuổi đời sau, kiến công lập nghiệp, cũng không phải vì sự nổi danh cá nhân hiện tại, để hiển thị bản thân có của cải và địa vị, mà là để thành tựu đạo đức, lấy đức lập thân, lưu lại danh tiếng tốt về nhân đức, để hậu nhân tưởng nhớ và kính trọng vì những đức hạnh cao đẹp của bạn, lấy bạn làm gương, đây mới là thực sự làm rạng rỡ tổ tông. Con cháu đời sau đều sẽ vinh hạnh về điều này, đời đời truyền thừa, thực hiện tác dụng giáo hóa của đạo đức. Cái danh mà Khổng Tử giảng là giá trị do nhân đức mang đến, khiến đời sau vì thế mà tự hào. Vì vậy, Khổng Tử đã dùng lời trong Kinh Thi để kết thúc luận thuật về đạo hiếu của mình, để nói với các đệ tử phải biết luôn ghi nhớ đức hạnh của tổ tiên, noi theo họ, kế thừa và tu hành mỹ đức của họ.

Có thể thấy, bảo vệ thân thể mà cha mẹ ban cho không chỉ để cha mẹ yên lòng, mà còn phải dùng thân thể đó để thực hành đạo hiếu tại gia đình, ra ngoài giảng trung tín, thực hành đạo nghĩa, lưu lại mỹ đức, làm tấm gương cho hậu nhân, đây chính là vinh diệu lớn nhất, cũng là đạo hiếu lớn nhất với cha mẹ và tổ tiên, vì vậy đó chính là kế thừa và phát huy mỹ đức của tổ tiên, đó là đạo hiếu tối thượng. Khổng Tử bắt đầu giảng về đạo đức cao đẹp của tiên vương, kết thúc bằng việc kế thừa và tu hành mỹ đức của tổ tiên trong Kinh Thi, điều ông giảng là thực hành nhân đức, lấy đạo hiếu làm gốc, và bắt đầu bằng đạo hiếu; có thể trị quốc, lập thân, rạng danh đời sau, trở thành vinh quang cho gia tộc và cha mẹ; tuyệt đối không phải cái gọi là công danh lợi lộc để hiển thị bản thân có năng lực, có địa vị mà hiện nay vẫn nói.

Nói cách khác, dương danh không phải để hiển thị bản thân, mà là để truyền thừa mỹ đức cho tổ tiên. Khiến cho hậu thế dùng mỹ đức lập thân, lấy nhân đức làm vinh quang, nhà nhà đều truyền bá đạo nghĩa, đạt được mục đích lấy đức để cảm hóa thiên hạ.

Kể chuyện

Lâu Sư Đức nhân hậu và khoan thứ

Ngoài việc bảo vệ thân thể của bản thân, mọi người càng nên coi trọng hơn đến việc tu dưỡng tâm tính, bồi dưỡng mỹ đức khoan dung nhẫn nại. Tục ngữ có câu: lòng nhẫn “hữu dung nãi đại” (tức là: nhờ bao dung mà trở nên vĩ đại) chân chính có thể nạp trăm con sông.

Lâu Sư Đức, tự Tông Nhân, là người Nguyên Vũ Trịnh Châu, từng là tể tướng thời Võ Tắc Thiên. Lâu Sư Đức làm quan 30 năm, giỏi phát hiện và tiến cử nhân tài, có lòng khoan dung và độ lượng với người, lòng nhân hậu khoan thứ của ông nổi tiếng đương thời.

Có một lần, Lâu Sư Đức và Nội sử Lý Chiêu Đức cùng nhau đi bộ, vì cơ thể ông quá mập, không đi được nhanh, nên Lý Chiêu Đức phải dừng lại để đợi ông nhiều lần, nhưng ông vẫn không theo kịp, Lý Chiêu Đức tức giận gọi ông là một gã nhà quê, Lâu Sư Đức nghe xong không những không tức giận mà còn cười, đáp: “Tôi không phải là một gã nhà quê, thì còn ai nữa?” Qua câu chuyện nhỏ này có thể thấy được tính khí tốt và lòng đại độ lượng của ông.

Sau này, em trai Lâu Sư Đức được bổ nhiệm làm Thứ sử Đại Châu, trước khi em trai đi nhậm chức, Lâu Sư Đức đã nói: “Ta bây giờ là tể tướng, đứng đầu quần thần, hôm nay em lại đi làm thứ sử Đại Châu, vinh quang và ân sủng tập trung ở một nhà, không tránh khỏi người khác sinh tâm ghen tị, chúng ta phải làm thế nào mới có thể bảo toàn tính mệnh và tránh khỏi tai họa?” Em trai ông quỳ xuống thưa: “Có người đã từng nhổ nước bọt vào mặt em, em không nói gì, chỉ lẳng lặng lau sạch đi. Em sẽ lấy đó để tự khuyên răn bản thân, quyết sẽ không làm anh phải lo lắng!” Lâu Sư Đức nói: “Đây là điều ta lo lắng nhất, người ta nhổ nước bọt vào mặt em, cho thấy rằng họ đang rất tức giận, em còn lau đi biểu thị sự không vừa ý của em, như vậy càng tăng thêm tức giận cho họ. Vì vậy, nước bọt trên mặt em, không được lau đi, hãy để nó tự khô. Tiếp nhận hết thảy những điều này với nét mặt tươi cười”.

Câu chuyện này nói với mọi người rằng, điều thực sự khiến Lâu Sư Đức trở nên nổi tiếng, lưu truyền thiên cổ không phải là địa vị tể tướng. Hàng nghìn năm qua đã có biết bao nhiêu bậc đế vương, tướng lĩnh, nhưng người thực sự được kính trọng ngưỡng mộ thì không có bao nhiêu, tất nhiên đó phải là những người có đức hạnh xuất chúng. Lâu Sư Đức mỹ danh truyền rộng là bởi vì khí độ, bao dung của ông, vì vậy khiến người ta tôn kính, ông đã thành tựu được điển hình mỹ đức mà Khổng Tử nói, đó là lấy đức lập thân, lấy đức truyền danh.

Ghi chú: Phỏng theo sách giáo khoa Ấu Học Quỳnh Lâm của Zhengjian.org, thêm phần bút đàm để lý giải nội dung bài học

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/248599

The post Ấu Học Quỳnh Lâm bút đàm (16): Không được làm tổn hại tóc da first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Ấu Học Quỳnh Lâm bút đàm (14): Ở trong ngôi nhà đầy cỏ thơmhttps://chanhkien.org/2023/05/au-hoc-quynh-lam-but-dam-14-o-trong-ngoi-nha-day-co-thom.htmlSun, 14 May 2023 23:31:17 +0000https://chanhkien.org/?p=30182Tác giả: Lưu Như [ChanhKien.org] Nguyên văn chữ Hán và chú âm 與(ㄩˇ) 善(ㄕㄢˋ) 人(ㄖㄣˊ) 交(ㄐㄧㄠ), 如(ㄖㄨˊ) 入(ㄖㄨˋ) 芝(ㄓ) 蘭(ㄌㄢˊ) 之(ㄓ) 室(ㄕˋ), 久(ㄐㄧㄡˇ) 而(ㄦˊ) 不(ㄅㄨˋ) 聞(ㄨㄣˊ) 其(ㄑㄧˊ) 香(ㄒㄧㄤ); 與(ㄩˇ) 惡(ㄜˋ) 人(ㄖㄣˊ) 交(ㄐㄧㄠ), 如(ㄖㄨˊ) 入(ㄖㄨˋ) 鮑(ㄅㄠˋ) 魚(ㄩˊ) 之(ㄓ) 肆(ㄙˋ), 久(ㄐㄧㄡˇ) 而(ㄦˊ) 不(ㄅㄨˋ) 聞(ㄨㄣˊ) 其(ㄑㄧˊ) 臭(ㄔㄡˋ)。 Bính âm 与(Yǔ) 善(shàn) 人(rén) 交(jiāo), 如(rú) 入(rù) 芝(zhī) 兰(lán) 之(zhī) […]

The post Ấu Học Quỳnh Lâm bút đàm (14): Ở trong ngôi nhà đầy cỏ thơm first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tác giả: Lưu Như

[ChanhKien.org]

Nguyên văn chữ Hán và chú âm

與(ㄩˇ) 善(ㄕㄢˋ) 人(ㄖㄣˊ) 交(ㄐㄧㄠ),

如(ㄖㄨˊ) 入(ㄖㄨˋ) 芝(ㄓ) 蘭(ㄌㄢˊ) 之(ㄓ) 室(ㄕˋ),

久(ㄐㄧㄡˇ) 而(ㄦˊ) 不(ㄅㄨˋ) 聞(ㄨㄣˊ) 其(ㄑㄧˊ) 香(ㄒㄧㄤ);

與(ㄩˇ) 惡(ㄜˋ) 人(ㄖㄣˊ) 交(ㄐㄧㄠ),

如(ㄖㄨˊ) 入(ㄖㄨˋ) 鮑(ㄅㄠˋ) 魚(ㄩˊ) 之(ㄓ) 肆(ㄙˋ),

久(ㄐㄧㄡˇ) 而(ㄦˊ) 不(ㄅㄨˋ) 聞(ㄨㄣˊ) 其(ㄑㄧˊ) 臭(ㄔㄡˋ)。

Bính âm

与(Yǔ) 善(shàn) 人(rén) 交(jiāo),

如(rú) 入(rù) 芝(zhī) 兰(lán) 之(zhī) 室(shì),

久(jiǔ) 而(ér) 不(bù) 闻(wén) 其(qí) 香(xiāng);

与(yǔ) 恶(è) 人(rén) 交(jiāo),

如(rú) 入(rù) 鲍(bào) 鱼(yú) 之(zhī) 肆(sì),

久(jiǔ) 而(ér) 不(bù) 闻(wén) 其(qí) 臭(chòu)。

Âm Hán Việt

Dữ thiện nhân giao, như nhập chi lan chi thất, cửu nhi bất văn kỳ hương; dữ ác nhân giao, như nhập bào ngư chi tứ, cửu nhi bất văn kỳ xú.

Giải nghĩa từ ngữ

(1) 交 (Giao): kết giao, qua lại.

(2) 芝蘭 (Chi lan): Cỏ hương, cỏ thơm.

(3) 鮑魚 (Bào ngư): Cá muối.

(4) 肆 (Tứ): Cửa hàng.

Bản dịch tham khảo

Kết giao qua lại với người tốt, giống như bước vào ngôi nhà trồng đầy hoa cỏ thơm, ở lâu trong đó không ngửi thấy mùi thơm nữa, đó là do đã bị hương thơm đồng hóa, phẩm đức được cảm nhiễm mà trở nên cao thượng. Kết giao qua lại với người xấu, giống như bước vào tiệm bán cá muối, ở lâu trong đó dần sẽ không còn ngửi thấy mùi tanh hôi, vì đã bị mùi hôi tanh đồng hóa, con người cũng giống như thế mà trở nên xấu đi.

Đọc sách luận bút

Bài học này rất đơn giản, nói về ảnh hưởng của hoàn cảnh đối với con người, đặc biệt là sự giáo dục nhập môn cho trẻ nhỏ, bạn bè và môi trường sống có ảnh hưởng rất lớn đến phẩm chất đạo đức của trẻ em. Vì khi còn nhỏ, chúng có khả năng bắt chước rất cao, chúng như một tờ giấy trắng, chưa hình thành quan điểm đạo đức về thiện ác thị phi, tiếp xúc với người thế nào thì sẽ tự nhiên bắt chước lời nói và cử chỉ của người đó. Một khi đã hình thành thói quen xấu thì rất khó sửa. Vì vậy Trung Quốc từ xa xưa đã rất coi trọng việc giáo dục trẻ nhỏ, lúc này phải chọn thầy giỏi bạn tốt cho con trẻ, chọn môi trường sống có phong tục dân gian nhân hậu (môi trường tốt không phải là môi trường giàu có, mà là một môi trường tốt về mặt đạo đức). Điều này đã trở thành một phương pháp thường thức và sáng suốt nhất của việc giáo dục trẻ em trong văn hóa truyền thống.

Chính vì cái gọi là nghe quen tai nhìn quen mắt, trẻ em không biết phân biệt thiện ác, nên chúng rất dễ bị ảnh hưởng. Vì vậy việc chọn môi trường sống đặc biệt quan trọng. Một khi gây dựng được nền móng tốt, biết được thiện ác đúng sai, thì khi trưởng thành chúng sẽ tự nhiên có thể đối mặt với xã hội và nhân tâm phức tạp mà không bị ảnh hưởng xấu. Thậm chí có thể “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Lúc này đã có phán đoán chính xác, tự mình biết được cái gì nên học, cái gì không nên học. Do đó cần đặc biệt chú ý đến môi trường và bạn bè trong thời kỳ thơ ấu.

Có người lấy nghịch cảnh để tạo nên con người và phủ nhận quan điểm giáo dục của người xưa, mà lại không nói đến nghịch cảnh có liên quan đến đạo đức hay không, có phải là một loại quan niệm không, đôi khi chỉ là hoàn cảnh nghèo khó, nhưng nghèo khó không có nghĩa là nhân tâm bất hảo, môi trường nhân hậu mà người xưa nói đến không phải là một khái niệm. Nghịch cảnh thực sự là chỉ những người xung quanh rất không tốt, thích ức hiếp người khác. Bản thân luôn bị người ta chèn ép, bị đối xử bất công, nếu người đó thực sự có thể nỗ lực có được thành tựu, cũng chính là bởi người đó đã là người trưởng thành, hoặc là được sự giáo dục nghiêm khắc của cha mẹ có thể phân biệt thiện ác đúng sai, thì mới có thể làm được, người đó chắc chắn không phải là một đứa trẻ. Cho nên khi nhìn vào tư tưởng của người xưa, chúng ta phải hiểu được rằng điều giảng chủ yếu là đặt nền móng cho nền giáo dục tốt, điều chú trọng là giáo dục ngay từ đầu. Điều này là vô cùng sáng suốt.

Các câu trong bài học này có nguồn gốc từ cuốn Khổng Tử Gia Ngữ: “Thị dĩ dữ thiện nhân cư, như nhập chi lan chi thất, cửu nhi tự phương dã; dữ ác nhân cư, như nhập bào ngư chi tứ, cựu nhi tự xú dã”. Ý nói rằng, luôn ở cùng với những người có phẩm hạnh cao thượng thì giống như tắm mình trong một ngôi nhà đầy hương thơm của cỏ chi lan, lâu ngày tự nhiên tràn ngập hương thơm; ở với những người có phẩm hạnh thấp hèn giống như đến chỗ bán cá muối, thời gian lâu sẽ không ngửi thấy mùi hôi tanh, vì đã hòa nhập vào trong môi trường một cách tự nhiên, toàn thân điều đã thành mùi hôi tanh, không còn cảm giác nữa. Ý nghĩa cơ bản không thay đổi. Cũng như câu “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.

Ngay cả người lớn cũng sẽ có lúc không chắc chắn, vì vậy bất kể bạn có phải là người trưởng thành hay chưa, đã có kinh nghiệm hay chưa thì đều cần phải cẩn thận lựa chọn bạn và môi trường sống. Giữa người với người là có tác động ảnh hưởng lẫn nhau.

Kể chuyện

Lí nhân vi mỹ

Khổng Tử nói: “Lí nhân vi mĩ, trạch bất xử nhân, yên đắc trí?” (Dịch nghĩa: Sống trong một ngôi làng có phong tục nhân hậu là một điều tốt đẹp. Lựa chọn nơi ở mà lại không chọn ngôi làng có phong tục dân gian nhân hậu, thì sao có thể coi là sáng suốt được). Câu này nói rõ tầm quan trọng của việc chọn nơi ở. Môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến con người, vì vậy nếu chọn nơi ở có phong tục nhân hậu thì cũng sẽ tiếp nhận ảnh hưởng một cách vô thức, cũng dẫn đến hiệu quả thay đổi một cách tự nhiên.

Thuở xưa mẹ của Mạnh Tử ba lần chuyển nhà là nhằm chọn một môi trường “Lí nhân vi mĩ” để Mạnh Tử có thể lớn lên trong một môi trường tốt đẹp.

Để dạy dỗ Mạnh Tử, mẹ của ông đã ba lần chuyển nhà. Ban đầu sống gần nghĩa trang, bị ảnh hưởng của việc nghe quen tai nhìn quen mắt, nên Mạnh Tử thường cùng các bạn chơi trò xây mộ và cúng tế, Mạnh mẫu nghĩ điều này không tốt nên chuyển nhà. Bên cạnh ngôi nhà mới đến là lò mổ, Mạnh Tử lại cố gắng bắt chước chơi trò giết lợn, mẫu thân cảm thấy môi trường này cũng không ổn và chuyển nhà lần nữa. Cuối cùng chuyển đến bên Thái Miếu, Mạnh Tử lại học theo y nguyên lễ nghi ra vào của các quan văn, mẫu thân nhìn thấy rất vui, nên mới ổn định sống ở đây.

Cổ nhân nói: “Nhập bào ngư chi tứ, cửu nhi bất văn kì xú” (vào cửa hàng cá mắm, ở lâu nên không ngửi thấy mùi hôi tanh của nó), “cận chu giả xích, cận mặc giả hắc” (gần mực thì đen, gần đèn thì sáng), điều này đã nói rõ tầm quan trọng của môi trường tốt. Bài thơ “Di cư” của Đào Uyên Minh đời Tấn có câu:

Tích dục cư Nam thôn,

Phi vị bốc kỳ trạch,

Văn đa tố tâm nhân,

Lạc dữ số triêu tịch.

Dịch nghĩa:

Ngày xưa muốn chuyển đến thôn Nam sống

Chẳng phải xem bói hỏi về sự tốt xấu của ngôi nhà

Nghe ở đây có nhiều người chất phác lương thiện

Muốn cùng họ vui bầu bạn sớm hôm

“Tố tâm nhân” trong bài thơ là chỉ những người có tấm lòng lương thiện. Có thể thấy, các học giả thời cổ đại rất chú trọng đến việc lựa chọn môi trường sống, lựa chọn là chọn nhân tâm, chứ không cần ở nơi giàu sang hay thân phận địa vị cao thấp ra sao.

Ghi chú: Phỏng theo sách giáo khoa Ấu Học Quỳnh Lâm của zhengjian.org

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/247821

The post Ấu Học Quỳnh Lâm bút đàm (14): Ở trong ngôi nhà đầy cỏ thơm first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Ấu Học Quỳnh Lâm bút đàm (13): Minh Hoàng du ngoạn cung trănghttps://chanhkien.org/2023/05/au-hoc-quynh-lam-but-dam-13-minh-hoang-du-ngoan-cung-trang.htmlSat, 06 May 2023 02:36:58 +0000https://chanhkien.org/?p=30038Tác giả: Lưu Như [ChanhKien.org] Nguyên văn chữ Hán và chú âm 中(ㄓㄨㄥ) 秋(ㄑㄧㄡ) 月(ㄩㄝˋ) 朗(ㄌㄤˇ), 明(ㄇㄧㄥˊ) 皇(ㄏㄨㄤˊ) 親(ㄑㄧㄣ) 游(ㄧㄡˊ) 於(ㄩˊ) 月(ㄩㄝˋ) 殿(ㄉㄧㄢˋ); 九(ㄐㄧㄡˇ) 月(ㄩㄝˋ) 風(ㄈㄥ) 高(ㄍㄠ), 孟(ㄇㄥˋ) 嘉(ㄐㄧㄚ) 落(ㄌㄨㄛˋ) 帽(ㄇㄠˋ) 於(ㄩˊ) 龍(ㄌㄨㄥˊ) 山(ㄕㄢ)。 Bính âm 中(Zhōng) 秋(Qiū) 月(yuè) 朗(lǎng), 明(Míng) 皇(Huáng) 亲(qīn) 游(yóu) 于(yú) 月(Yuè) 殿(Diàn); 九(jiǔ) 月(yuè) 风(fēng) 高(gāo), 孟(Mèng) 嘉(Jiā) 落(luò) 帽(mào) […]

The post Ấu Học Quỳnh Lâm bút đàm (13): Minh Hoàng du ngoạn cung trăng first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Lưu Như

[ChanhKien.org]

Nguyên văn chữ Hán và chú âm

中(ㄓㄨㄥ) 秋(ㄑㄧㄡ) 月(ㄩㄝˋ) 朗(ㄌㄤˇ),

明(ㄇㄧㄥˊ) 皇(ㄏㄨㄤˊ) 親(ㄑㄧㄣ) 游(ㄧㄡˊ) 於(ㄩˊ) 月(ㄩㄝˋ) 殿(ㄉㄧㄢˋ);

九(ㄐㄧㄡˇ) 月(ㄩㄝˋ) 風(ㄈㄥ) 高(ㄍㄠ),

孟(ㄇㄥˋ) 嘉(ㄐㄧㄚ) 落(ㄌㄨㄛˋ) 帽(ㄇㄠˋ) 於(ㄩˊ) 龍(ㄌㄨㄥˊ) 山(ㄕㄢ)。

Bính âm

中(Zhōng) 秋(Qiū) 月(yuè) 朗(lǎng),

明(Míng) 皇(Huáng) 亲(qīn) 游(yóu) 于(yú) 月(Yuè) 殿(Diàn);

九(jiǔ) 月(yuè) 风(fēng) 高(gāo),

孟(Mèng) 嘉(Jiā) 落(luò) 帽(mào) 于(yú) 龙(Lóng) 山(Shān)。

Âm Hán Việt

Trung Thu nguyệt lãng, Minh Hoàng thân du ư Nguyệt Điện; cửu nguyệt phong cao, Mạnh Gia lạc mạo ư Long Sơn.

Giải nghĩa từ ngữ

(1) 明皇 (Minh Hoàng): Đường Huyền Tông.

(2) 月殿 (Nguyệt Điện): Nguyệt cung, cung trăng.

(3) 孟嘉 (Mạnh Gia): Tên người, danh sĩ thời Tấn.

(4) 龍山 (Long Sơn): Tên một ngọn núi.

Bản dịch tham khảo

Ánh trăng sáng vào đêm Trung Thu, Đường Minh Hoàng đến cung trăng du ngoạn. Vào Tết Trùng Dương ngày 9 tháng 9, nơi cao gió lớn, Mạnh Gia lên núi Long Sơn bị gió núi thổi rơi mũ.

Đọc sách luận bút

Nội dung bài học này rất đơn giản, chủ yếu nói về những điển tích liên quan đến hai lễ hội truyền thống là Tết Trung Thu và Tết Trùng Dương. Một là kể về chuyến du hành của Đường Huyền Tông Lý Long Cơ đến cung trăng và ông đã sáng tác ra ca khúc “Nghê Thường vũ y khúc” (vũ điệu Nghê Thường). Câu chuyện này có thể xem trong phần Kể chuyện của bài học này. Ở đây chỉ nói về tại sao Đường Huyền Tông còn được gọi là Đường Minh Hoàng, kỳ thực Đường Minh Hoàng được gọi vào thời nhà Thanh, Huyền Tông là miếu hiệu của Lý Long Cơ, còn “Minh Hoàng” được cho là có nguồn gốc từ thụy hiệu của ông là “Chí Đạo Đại Thánh Đại Minh Hiếu Hoàng Đế”, nhà Thanh vì tránh phạm huý chữ Huyền Diệp trong tên của Hoàng đế Khang Hy, nên đã tránh cách nói Đường Huyền Tông, mà thường gọi là ông Đường Minh Hoàng.

Vậy, miếu hiệu là gì? Có nghĩa là sau khi hoàng đế thời cổ đại qua đời, phải lập thái miếu để thờ phụng trong hoàng thất, họ đặt một danh hiệu, gọi là miếu hiệu. Đó không chỉ có lòng thành kính tưởng niệm các hoàng đế tổ tiên, mà còn có dụng ý tưởng nhớ công lao to lớn hay lòng nhân đức kiệt xuất của hoàng đế, vì vậy từ nhà Hán trở về trước chỉ các hoàng đế có cống hiến kiệt xuất và thành tích xuất sắc mới xứng đáng có miếu hiệu.

Người ta thường tin rằng, miếu hiệu có nguồn gốc từ thời nhà Thương, chẳng hạn như Thái Giáp là Thái Tông, Thái Mậu là Trung Tông, Vũ Đinh là Cao Tông. Miếu hiệu ban đầu chiểu theo tiêu chuẩn “tổ hữu công nhi tông hữu đức” (tổ tiên có công mà tổ tông có đức) vô cùng nghiêm ngặt, các vị vua khai quốc thường là tổ, ví như Thái Tổ, Cao Tổ khai quốc lập nghiệp để tỏ rõ công lao, bậc quân chủ kế vị có tài năng trị quốc là người hiền minh gọi là tông. Ví dụ như Thái Tông làm rạng rỡ truyền thống, Thế Tông, Cao Tông… đều là bậc quân chủ không dám buông lơi, cẩn thận giữ vững thành quả của người đi trước, Nhân Tông, Thánh Tông, Hiếu Tông, Duệ Tông… đều có ý nghĩa là minh quân hiền chủ.

Từ nhà Hán về sau đã kế thừa hệ thống miếu hiệu. Và điều này cực kỳ thận trọng đối với việc thêm miếu hiệu, vì vậy rất nhiều vị hoàng đế không có miếu hiệu, chỉ có thụy hiệu. Hoàng đế có miếu hiệu cực ít. Từ khi nhà Hán trị vì thiên hạ bằng chữ hiếu, cho nên thụy hiệu của hoàng đế kế vị đều có chữ “hiếu”. Nói cách khác, các vị hoàng đế của Lưỡng Hán (Tây Hán và Đông Hán) đều có thụy hiệu, nhưng rất ít người có được miếu hiệu. Lưu Bang là bậc quân chủ khai quốc, miếu hiệu là Thái Tổ (nhưng sử sách gọi ông là Cao Tổ, hậu thế đa phần dùng theo), Lưu Hằng là Thái Tông, Lưu Triệt là Thế Tông, Lưu Tú là Thế Tổ của nhà Đông Hán, cũng có nghĩa là người khai sáng ra vương triều Đông Hán, công đức to lớn, bởi vậy được gọi là tổ.

Từ nhà Đường trở về sau kế thừa tập quán nhà Hán, nhưng có thêm rất nhiều các vị hoàng đế có miếu hiệu. Mà thụy hiệu có nguồn gốc từ thời nhà Chu, cũng là danh hiệu sau khi chết, nhưng không giới hạn đối với hoàng đế, nó có thể được sử dụng cho các hoàng đế cổ xưa, cũng có thể được sử dụng cho các chư hầu, các khanh đại phu cũng như các quan đại thần, thụy hiệu là một loại danh hiệu do triều đình ban tặng căn cứ vào hành vi trong đời của họ, mục đích là để khen chê thiện ác. Do đó so với miếu hiệu, nó là cái để đánh giá thiện ác của con người, giống như một lời bình luận cô đọng, điều này sau thời nhà Đường đã được lưu truyền rộng rãi.

Khi xưng hoàng đế, miếu hiệu thường được đặt trước thụy hiệu và cùng với thụy hiệu tạo thành tên đầy đủ của vị hoàng đế đã khuất. Theo tập quán, trước thời nhà Đường thông thường sẽ gọi các vị hoàng đế đã qua đời theo thụy hiệu, chẳng hạn như Hán Vũ Đế và Tùy Dương Đế, mà không xưng miếu hiệu. Từ thời nhà Đường về sau, do văn tự của các thụy hiệu quá dài, nên đổi sang gọi miếu hiệu, chẳng hạn như Đường Thái Tông và Tống Thái Tổ.

Ngoài ra một điển tích khác kể về đại tài tử Mạnh Gia nổi tiếng thiên hạ ở triều Tấn vào ngày Trùng Dương lên núi cao, bị gió thổi rơi mũ, đã để lại câu chuyện phong nhã thiên cổ (xem phần dưới).

Kể chuyện

Đường Minh Hoàng du ngoạn cung trăng

Tương truyền La Công Viễn người ở Ngạc Châu biết Đạo thuật, có một năm vào đêm Trung Thu, ông hầu hạ Đường Minh Hoàng thưởng nguyệt ở trong cung. La Công Viễn thấy Đường Huyền Tông chăm chú nhìn trăng sáng, ông liền mời Huyền Tông đi du ngoạn cung trăng.

Ông lấy một chiếc gậy ném lên không trung, biến nó thành một cây cầu lớn màu bạc, ông mời Huyền Tông cùng bước lên cầu. Đi được xa gần mấy chục dặm, cảm thấy ánh vàng chói mắt, khí lạnh tràn ngập, mới phát hiện đã đến trước một tòa cung điện lớn. Phía trước có cổng vòm tứ trụ lung linh, bên trên có một tấm biển lớn có viết sáu chữ vàng lớn “Quảng Hàn Thanh Hư chi phủ”. La Công Viễn nói: “Đây chính là cung trăng!”

Khi Huyền Tông nhìn thấy một cung điện rộng lớn trong đó có hàng trăm Tiên nữ mặc áo lụa trắng đang nhảy múa, tiếng hát lảnh lót, âm điệu rất hay, ông liền hỏi: “Đây là khúc hát gì vậy?” La Công Viễn đáp: “Chính là Nghê Thường vũ y khúc”. Huyền Tông vốn am hiểu về âm luật vũ đạo, ông dùng hai tay bấm theo âm tiết, ghi nhớ kỹ thanh điệu của khúc nhạc đó, về đến hoàng cung, ông liền ra lệnh cho người dựa vào thanh điệu mà ông đã nhớ để soạn thành một bản “Nghê Thường vũ y khúc”.

Mạnh Gia rơi mũ, ca tụng nho nhã thiên cổ

Mạnh Gia rơi mũ vừa là điển cố, vừa là thành ngữ, mô tả sự nho nhã và tự nhiên thoải mái của một người quân tử hoạt bát.

Mạnh Gia là người Giang Hạ. Ông là một danh sĩ nho nhã thời Đông Tấn và là ông ngoại của nhà thơ điền viên nổi tiếng Đào Uyên Minh (Đào Tiềm). Ông vừa tài giỏi vừa hiếu thảo trung hậu, rất độ lượng, không chút kiêu ngạo, có thái độ khiêm tốn nhã nhặn, có thể nói ông là hình mẫu của người quân tử hào hoa phong nhã. Danh tiếng của ông lan đến kinh thành, được Trung thư lệnh Dữu Lượng, Thái phó Trữ Bầu, Đại tướng quân Hoàn Ôn và những người khác coi trọng và tán thưởng, ngay cả hoàng đế Tấn Mục Đế đương thời cũng vô cùng ngưỡng mộ và đích thân đón tiếp ông. Cuộc đời và điển cố của ông được ghi chép trong Tấn Thư – Hoàn Ôn Truyện và cuốn Tấn cố chinh tây đại tướng quân trưởng sử Mạnh Phủ Quân truyện của tác giả Đào Uyên Minh.

Mạnh Gia mồ côi cha từ khi còn nhỏ, nhưng ông rất hiếu thảo với mẹ, rất thân thiện và hòa thuận với hai em trai. Ông được dân làng khen ngợi. Mạnh Gia chẳng những ở nhà hiếu thuận, mà còn có tấm lòng rộng lớn, không màng danh lợi, lúc 20 tuổi đã được bạn bè đồng lứa kính phục. Dù là danh sĩ nổi tiếng tài giỏi đến đâu cũng đều ca tụng sự lịch sự nho nhã và bình dị khoáng đạt của Mạnh Gia, vì vậy Mạnh Gia nổi tiếng ở Quan Châu, tiếng tăm truyền đến kinh đô.

Vào những năm đầu nhà Đông Tấn, Mạnh Gia được Trung thư lệnh Dữu Lượng coi trọng vì tài năng và nhân phẩm của ông. Khi Dữu Lượng rời Trấn Giang Châu (nay là Cửu Giang), ông được đảm trách giúp việc quân. Một lần Thái phó Trữ Bầu đến thăm Giang Châu, Dữu Lượng đã tổ chức một bữa tiệc thết đãi ông và mời các quan viên lớn nhỏ và các nhân vật nổi tiếng của Giang Châu cùng tiếp khách. Trữ Bầu đã nghe đến tên Mạnh Gia từ lâu, nhưng chưa từng gặp mặt, thế mà ông lại có thể lập tức nhận ra Mạnh Gia trong một góc kín đáo có rất nhiều khách và bạn bè. Sau khi Dữu Lượng qua đời, Chinh Tây Đại tướng quân Hoàn Ôn lên kế vị làm thứ sử Giang Châu, thấy Mạnh Gia cư xử với mọi người khiêm tốn và ngay thẳng, nên rất quý trọng ông, đã bổ nhiệm ông làm Tham quân. Thế là có câu chuyện Mạnh Gia rơi mũ.

Năm đó vào Tết Trùng Dương mùng 9 tháng 9, Hoàn Ôn đưa các quan viên văn võ thuộc hạ của mình đi du ngoạn Long Sơn, lên núi ngắm hoa cúc, bày tiệc uống rượu vui trên núi, bốn người em và hai cháu trai của Hoàn Ôn đều có mặt. Vào thời điểm đó các quan viên lớn nhỏ đều mặc quan phục. Gió thu mát mẻ, hương hoa thấm vào lòng người. Đột nhiên một cơn gió không biết từ đâu thổi về phía mặt Mạnh Gia, thổi bay chiếc mũ của ông xuống đất, nhưng ông vẫn nâng chén uống cạn. Hoàn Ôn nhìn thấy, thầm thắc mắc, và dùng ánh mắt ra hiệu bảo mọi người hãy im lặng xem Mạnh Gia sẽ có những hành động gì. Mạnh Gia vẫn nói chuyện vui cười, hoàn toàn không hay biết.

Một lúc lâu sau, Mạnh Gia đứng dậy rời khỏi chỗ ngồi để đi vệ sinh. Hoàn Ôn nhân cơ hội cầm mũ của Mạnh Gia lên, đặt lên chỗ của mình. Hoàn Ôn còn ra lệnh cho mọi người lấy giấy và bút, và viết một mẩu giấy, đùa Mạnh Gia rơi mũ mà không biết, thật mất thể diện. Hoàn Ôn cảm thấy thật thú vị, cũng muốn nhân lúc tửu hứng trêu chọc Mạnh Gia, bèn ấn tờ giấy dưới chiếc mũ. Khi Mạnh Gia quay trở lại chỗ ngồi của mình mới nhận ra mình rớt mũ, thất lễ. Nhưng ông không hoảng sợ chút nào, thuận tay cầm mũ lên đội lại ngay ngắn. Ông cầm tờ giấy đó lên xem qua một lượt, không những không tức giận mà còn lập tức mời người lấy giấy bút, không cần suy nghĩ, ông liền múa bút thành văn viết một câu trả lời dí dỏm, biện hộ cho việc rơi mũ thất lễ. Hoàn Ôn và khách khứa tranh nhau truyền tay đọc, ai nấy đều thán phục.

Mạnh Gia rơi mũ trong bữa tiệc tụ hội các quan viên vẫn giữ được phong thái nhẹ nhàng, khi bị chế giễu vẫn có thể ung dung đối đáp, hỏi mấy ai có thể độ lượng được như vậy? Mọi người cảm kích tưởng nhớ tài năng xuất chúng và phong thái quân tử của ông nên đã dùng tập hợp từ “Mạnh Gia rơi mũ” để ca tụng sự nho nhã và tài hoa tự nhiên phóng khoáng của người quân tử.

Ghi chú: Phỏng theo sách giáo khoa Ấu Học Quỳnh Lâm của zhengjian.org

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/247820

The post Ấu Học Quỳnh Lâm bút đàm (13): Minh Hoàng du ngoạn cung trăng first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Ấu Học Quỳnh Lâm bút đàm (12): Ngày Mậu thứ năm cúng Thần Đấthttps://chanhkien.org/2023/04/au-hoc-quynh-lam-but-dam-12-ngay-mau-thu-nam-cung-than-dat.htmlMon, 24 Apr 2023 09:04:13 +0000https://chanhkien.org/?p=29927Tác giả: Lưu Như [ChanhKien.org] Nguyên Văn chữ Hán và Chú âm 五(ㄨˇ) 戊(ㄨˋ) 雞(ㄐㄧ) 豚(ㄊㄨㄣˊ) 宴(ㄧㄢˋ) 社(ㄕㄜˋ), 處(ㄔㄨˇ) 處(ㄔㄨˋ) 飲(ㄧㄣˇ) 治(ㄓˋ)聾(ㄌㄨㄥˊ) 之(ㄓ) 酒(ㄐㄧㄡˇ); 七(ㄑㄧ) 夕(ㄒㄧ) 牛(ㄋㄧㄡˊ) 女(ㄋㄩˇ) 渡(ㄉㄨˋ) 河(ㄏㄜˊ), 家(ㄐㄧㄚ) 家(ㄐㄧㄚ) 穿(ㄔㄨㄢ) 乞(ㄑㄧˇ) 巧(ㄑㄧㄠˇ) 之(ㄓ) 針(ㄓㄣ)。 Bính âm 五(Wǔ) 戊(wù) 雞(jī) 豚(tún) 宴(yàn) 社(shè), 處(chù) 處(chù) 飲(yǐn) 治(zhì) 聾(lóng) 之(zhī) 酒(jiǔ); 七(qī) 夕(xì) 牛(niú) […]

The post Ấu Học Quỳnh Lâm bút đàm (12): Ngày Mậu thứ năm cúng Thần Đất first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Lưu Như

[ChanhKien.org]

Nguyên Văn chữ Hán và Chú âm

五(ㄨˇ) 戊(ㄨˋ) 雞(ㄐㄧ) 豚(ㄊㄨㄣˊ) 宴(ㄧㄢˋ) 社(ㄕㄜˋ),

處(ㄔㄨˇ) 處(ㄔㄨˋ) 飲(ㄧㄣˇ) 治(ㄓˋ)聾(ㄌㄨㄥˊ) 之(ㄓ) 酒(ㄐㄧㄡˇ);

七(ㄑㄧ) 夕(ㄒㄧ) 牛(ㄋㄧㄡˊ) 女(ㄋㄩˇ) 渡(ㄉㄨˋ) 河(ㄏㄜˊ),

家(ㄐㄧㄚ) 家(ㄐㄧㄚ) 穿(ㄔㄨㄢ) 乞(ㄑㄧˇ) 巧(ㄑㄧㄠˇ) 之(ㄓ) 針(ㄓㄣ)。

Bính âm

五(Wǔ) 戊(wù) 雞(jī) 豚(tún) 宴(yàn) 社(shè),

處(chù) 處(chù) 飲(yǐn) 治(zhì) 聾(lóng) 之(zhī) 酒(jiǔ);

七(qī) 夕(xì) 牛(niú) 女(nǚ) 渡(dù) 河(hé),

家(jiā) 家(jiā) 穿(chuān) 乞(qǐ) 巧(qiǎo) 之(zhī) 針(zhēn)。

Âm Hán Việt

Ngũ mậu kê đồn yến xã,

xứ xứ ấm trị lung chi tửu;

thất tịch ngưu nữ độ hà,

gia gia xuyên khất xảo chi châm.

Giải nghĩa từ ngữ (1) 五戊 (Ngũ Mậu): Ngày Mậu thứ năm sau lập Xuân hoặc lập Thu, được gọi là Xuân xã, Thu xã. (2) 豚 (Đồn) : con lợn con, cũng là chỉ lợn nói chung. (3) 宴 (Yến): Mời ăn tiệc, yến tiệc. (4) 社 (Xã): Xã nhật, chỉ Xuân Xã, Thu Xã (tức cúng Thần Đất vào mùa xuân và mùa thu). (5) 治聋之酒 (Trị lung chi tửu): Tương truyền uống rượu ngày cúng Thần Đất có thể trị bệnh điếc. (6) 七夕 (Thất tịch): Đêm ngày mùng 7 tháng 7 lịch truyền thống. (7) 牛 (Ngưu): Ngưu Lang (Chàng trai chăn trâu). (8) 女 (Nữ): Chức Nữ (Cô gái dệt vải). (9) 针 (Châm): Kim.

Bản dịch tham khảo

Vào ngày Xuân Xã và Thu Xã nhà nhà đều cúng gà, lợn cho Thần Thổ Địa, mời tiệc khách, và uống rượu cúng Thần có thể chữa bệnh điếc. Đêm ngày mùng 7 tháng 7, Ngưu Lang Chức Nữ qua sông để gặp nhau, những người phụ nữ đều đứng hướng mặt về phía trăng sáng xỏ chỉ ngũ sắc vào lỗ kim (cũng có thể 5 lỗ hoặc 9 lỗ), để cầu xin được khéo tay dệt vải thêu hoa.

Đọc sách luận bút

1. Về ngày Mậu thứ năm

Thời cổ đại, người ta dùng mười thiên can và mười hai địa chi ghép lại với nhau để chỉ năm, tháng, ngày, giờ. Có mười thiên can đó là: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỉ, Canh, Tân, Nhâm, Quý; có mười hai địa chi là: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.

Cũng như biểu thị năm, Can Chi ghi ngày cũng là Thiên Can đặt ở trước (bắt đầu từ giáp), Địa Chi ở phần sau, bắt đầu từ Tý, phối hợp lẫn nhau. Lần lượt như Giáp Tý, Ất Sửu, Bính Dần v.v. Dùng Can chi ghi ngày bắt đầu là Giáp Tý, bởi vì Thiên Can so với Địa Chi ít hơn hai cái, vì vậy sự kết hợp như thế cuối cùng sẽ kết thúc ở Quý Hợi, cũng chính là ngôi cuối cùng của Địa Chi kết hợp với ngôi cuối cùng của Thiên Can, kết hợp hết sẽ trải qua 60 ngày, vì vậy cứ 60 ngày là một chu kỳ Giáp Tý. Ngày Mậu thứ năm sau Lập Xuân tức là bắt đầu từ ngày Lập Xuân, ngày thứ năm lấy Thiên Can là Mậu phối hợp với Địa Chi nào đó để ghi ngày. Sau ngày Lập Thu cũng tính như vậy.

2. Về ngày cúng Thần Đất (Xã nhật)

“Xã” là Thần Thổ Địa. Người xưa gọi Trời là Hoàng Thiên, Đất là Hậu Thổ, nên có cách gọi là Hoàng Thiên Hậu Thổ, gọi Hoàng Thiên Hậu Thổ là vì cùng nhau sinh ra và nuôi dưỡng sinh mệnh và vạn vật, do đó mọi người sùng kính Thiên Địa, cho rằng, đất đai là có Thần cai quản, như Mẹ Trái Đất, do đó vào thời Tiên Tần đã có hoạt động cúng bái Thần Thổ Địa. Cho nên ngày cúng Thần Thổ địa được gọi là “Xã nhật”. Thời đó ngày cúng Thần Thổ Địa không cố định.

Vào thời Đường Tống, Xã nhật được cố định lại, hai lần một năm. Đó cũng chính là ngày Mậu thứ 5 sau ngày Lập Xuân hoặc Lập Thu gọi là Xuân Xã hoặc Thu Xã mà trong bài nói đến. Ngày Xuân Xã đúng dịp vạn vật sinh sôi phát triển, phù hợp với mùa cày bừa trồng trọt, chủ yếu là cầu ngũ cốc, cầu Thần Đất ban phúc và ngũ cốc bội thu. Vì vậy ngày cúng Thần Đất Xuân Xã mục đích là để cầu xin sự phù hộ của Thần. Ngày Thu Xã là mùa thu hoạch, mục đích là để báo đáp Thần, sau khi thu hoạch mùa màng bội thu thì báo tin mừng với Thần Đất, mục đích là để đáp tạ Thần Đất, bày tỏ lòng cảm tạ đối với Thần Thổ Địa.

Vào ngày cúng Thần Đất này, mọi người tập trung trong các đền thờ Xã Thần và dâng rất nhiều thức ăn để cúng, đại khái như có rượu Xã, thịt Xã, cơm Xã, mỳ Xã, bánh Xã, cháo Xã, v.v., các nơi khác nhau đều có đặc điểm riêng, cúng xong chia thức ăn cho mọi người cùng hưởng.

Rượu Xã là rượu dùng để cúng Thần Đất, theo truyền thuyết uống rượu Xã có thể chữa được bệnh điếc nên mọi người uống cho say xỉn mới về.

Thịt Xã là loại thịt dùng để cúng Thần Đất, cúng Thần xong, thịt được chia cho các hộ gia đình tham gia tế lễ. Mọi người nghĩ rằng được chia thịt Xã là nhận được sự ban ân của Thần. Chính vì vậy trong bài thơ “Xã nhục” của Lục Du có câu: “Tuý quy hoài dư nhục, triêm di biến chư tôn”. Nghĩa là ông đem thịt dư về nhà chia cho con cháu, để cả nhà già trẻ đều có thể nhận được ân huệ của Thần.

Cơm Xã là cơm dùng để cúng Thần Đất. Làm cơm trước, sau đó lấy thịt lợn, thịt cừu, cật, phổi, dạ dày, bánh xèo, dưa chuột, gừng v.v., thái thành từng lát mỏng, trộn ngũ vị hương rồi rải lên trên cơm. Đựng trong hồ lô (quả bầu) rồi tặng cho nhau.

Thông qua các hoạt động cúng Thần Đất, mọi người khi thưởng thức những món ăn phong phú sẽ không bao giờ quên được ân đức của Thần Đất. Đời đời sẽ có tấm lòng cảm ân, tuyệt đối không bao giờ tự cao tự đại, phá hoại trật tự của thiên nhiên.

Về Thất Tịch, các bạn có thể tham khảo thêm câu chuyện sau đây.

Kể chuyện

Truyền thuyết về Thất tịch

Ngày mùng 7 tháng 7 Âm lịch hàng năm là Thất Tịch, còn có tên là Khất Xảo tiết, Thất Xảo tiết hoặc Thất Thư Đản, là một trong những ngày tết truyền thống của Trung Quốc. Ngày tết này có quan hệ vô cùng mật thiết với truyền thuyết Ngưu Lang Chức Nữ .

Ngưu Lang Chức Nữ đã xuất hiện từ rất sớm trong “Kinh Thi – Tiểu Nhã”: “Hoặc dĩ kỳ tửu, bất nhận kỳ tương, sao sao bội tùy, bất nhận kỳ trường. Duy thiên hữu hán, giám diệc hữu quang; giao bỉ Chức Nữ, chung nhật thất tương, tuy tắc thất tương, bất thành phục chương; nghễ bỉ Khiên Ngưu, bất nhận phục tương. Đông hữu Khải Minh, Tây hữu Trường Canh, hữu cứu thiên tất, tái thi chi hành”. (Dịch nghĩa: Người nước chư hầu phía Đông (1) lấy rượu mà cho, Thì người kinh kỳ phía Tây chê không cho đó là vật để uống. Người phía Đông xâu ngọc toại dài ba thước mà cho, Thì người phía Tây chê không cho đó là dài. Chỉ trời có sông Ngân, tỏa sáng lấp lánh như tấm gương sáng. Chòm sao Chức Nữ ba góc, Suốt ngày đêm chuyển dịch bận rộn. Sao Chức Nữ tuy trải qua bảy lần chuyển dịch, cũng không dệt thành bức gấm nào. Còn sao Khiên Ngưu (Ngưu Lang chăn trâu) lấp lánh kia, cũng không dắt đến con trâu nào để thắng vào xe, Phía đông thì có sao Khải Minh, phía tây thì có sao Trường Canh, hay là sao Thiên Tất uốn cong, xếp thành hàng quanh co bên giải Ngân hà). Ngưu Lang Chức Nữ thời đó là chỉ các chòm sao trên trời.

Vào thời Tây Hán, Ngưu Lang Chức Nữ được miêu tả là hai vị Thần Tiên, trong bài Tây Đô phú của Ban Cố từng có đoạn miêu tả: “Lâm hồ côn minh chi trì, tả khiên ngưu nhi hữu chức nữ, tự vân hán chi vô nhai”. (Dịch nghĩa: Đến hồ Côn Minh, thấy Khiên Ngưu bên trái, Chức Nữ bên phải, sông Ngân Hà dường như vô bờ). Mãi đến về sau có “cổ thi thập cửu thủ” (19 bài thơ cổ) của thời Đông Hán, giữa Ngưu Lang và Chức Nữ mới có thêm câu chuyện tình ái. Thời Nam và Bắc triều, trong “Thuật Dị Ký” của Nhậm Phảng mô tả: “Đại hà chi Đông, hữu mỹ nữ lệ nhân, nãi thiên đế chi tử, cơ trữ nữ công, niên niên lao dịch, chức thành vân vụ quyên kiêm chi y, tân khổ thù vô hoan duyệt, dung mạo bất hạ chỉnh lý, thiên đế liên kỳ độc xử, gia dữ hà Tây khiên ngưu vi thê, tự thử tức phế chức nhâm chi công, tham hoan bất quy. Đế nộ, trách quy hà Đông, nhất niên nhất độ tương hội”. (Dịch nghĩa: Phía Đông con sông lớn có một mỹ nhân, là con của Thiên Đế, làm công việc dệt vải, làm lụng vất vả năm này qua năm khác, dệt nên những bộ y phục lụa như mây, vất vả khổ cực không có niềm vui, không có thời gian rỗi chỉnh trang dung nhan. Thiên Đế thương xót cô đơn độc một mình, bèn gả cho anh chàng chăn trâu bên bờ Tây con sông. Từ đó cô bỏ bê công việc dệt vải, vui vẻ lưu luyến không trở về. Thiên Đế nổi giận, phạt đưa về bờ Đông con sông, mỗi năm chỉ được gặp nhau một lần). Có thể thấy câu chuyện truyền thuyết Ngưu Lang Chức Nữ đã thành hình.

Tương truyền từ thời xa xưa Thiên Thượng và nhân gian chỉ cách biệt một con sông Ngân Hà rất nông, Chức Nữ là Tiên nữ xinh đẹp trên trời, cô có đôi tay tinh xảo, có thể dệt những bộ quần áo thiên biến vạn hoá. Ở nhân gian có một chàng trai tốt bụng tên là Ngưu Lang. Vì cha mẹ mất sớm, nên anh sống với anh trai và chị dâu. Người chị dâu đối xử rất hà khắc với anh, thậm chí còn xúi giục hai anh em ra ở riêng, tự mình chiếm hết gia sản, chỉ chia cho Ngưu Lang một con trâu già. Con trâu già này hóa ra là Kim Ngưu Tinh trên bầu trời, vì phạm thiên luật nên bị giáng hạ xuống phàm trần làm trâu. Ngưu Lang tốt bụng siêng năng, chăm chỉ chăm sóc con trâu già rất tốt nên trâu quyết định giúp anh. Dưới sự chỉ dẫn của trâu, Ngưu Lang đã gặp được Chức Nữ và lấy cô làm vợ. Sau khi hai người kết hôn, họ hạ sinh một cặp con cái, lại tiếp tục cuộc sống nam thì đi cày, nữ thì dệt vải. Chẳng bao lâu, con trâu già trung thành chết, trước khi chết, trâu dặn Ngưu Lang rằng sau khi nó chết, hãy lột lấy da, phòng khi gặp khó khăn thì sử dụng.

Thiên Đế rất tức giận khi biết Chức Nữ tự tiện hạ phàm kết hôn với Ngưu Lang, liền phái Vương Mẫu Nương Nương hạ phàm dẫn Chức Nữ về thiên giới. Trong lúc cấp bách, Ngưu Lang dùng sọt gánh hai con, phủ tấm da trâu lên rồi vội vàng đuổi theo Vương Mẫu Nương Nương và Chức Nữ. Thấy Ngưu Lang sắp đuổi kịp, lúc này Vương Mẫu Nương Nương dùng chiếc trâm cài tóc trên đầu vẽ ra một con sông Ngân Hà sóng lớn dâng trào, từ đó hai người cách nhau ở hai bên dải Ngân Hà. Ngưu Lang và hai con đứng bên sông khóc, tiếng khóc đã làm kinh động đến Thiên Đế, nên Ngài cho phép họ cứ tới ngày mùng 7 tháng 7 hàng năm được gặp nhau một lần.

Tương tuyền, hàng năm đến ngày Thất Tịch, có vô số con chim Hỉ Thước bay lên trời, bắc thành cây cầu Ô Thước để gia đình Ngưu Lang Chức Nữ qua sông gặp nhau.

Ghi chú: Phỏng theo sách giáo khoa “ Ấu Học Quỳnh Lâm” của zhengjian.org


(1) Vào thời Tây Chu lấy Cảo Kinh (Kinh Đô nhà Chu ở Tây nam Tây An Thiểm Tây TQ) làm trung tâm, tất cả các nước chư hầu ở phía Đông gọi chung là Đông quốc, chia theo khoảng cách gần xa, gần là Tiểu Đông, xa là Đại Đông (chú thích của người dịch).

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/247819

The post Ấu Học Quỳnh Lâm bút đàm (12): Ngày Mậu thứ năm cúng Thần Đất first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Ấu Học Quỳnh Lâm bút đàm (11): Đua thuyền trong ngày Tết Đoan Ngọhttps://chanhkien.org/2023/04/au-hoc-quynh-lam-but-dam-11-dua-thuyen-trong-ngay-tet-doan-ngo.htmlSat, 08 Apr 2023 02:47:22 +0000https://chanhkien.org/?p=29862Tác giả: Lưu Như [ChanhKien.org] Nguyên văn chữ Hán và chú âm: 端(ㄉㄨㄢ) 阳(ㄧㄤˊ) 竞(ㄐㄧㄥˋ) 渡(ㄉㄨˋ), 吊(ㄉㄧㄠˋ) 屈(ㄑㄩ) 原(ㄩㄢˊ) 之(ㄓ) 溺(ㄋㄧˋ) 水(ㄕㄨㄟˇ); 重(ㄔㄨㄥˊ) 九(ㄐㄧㄡˇ) 登(ㄉㄥ) 高(ㄍㄠ), 效(ㄒㄧㄠˋ) 桓(ㄏㄨㄢˊ) 景(ㄐㄧㄥˇ) 之(ㄓ) 避(ㄅㄧˋ) 灾(ㄗㄞ)。 Bính âm 端(Duān) 阳(yáng) 竞(jìng) 渡(dù), 吊(diào) 屈(qū) 原(yuán) 之(zhī) 溺(nì) 水(shuǐ) 重(chóng) 九(jiǔ) 登(dēng) 高(gāo), 效(xiào) 桓(huán) 景(jǐng) 之(zhī) 避(bì) 灾(zāi)。 Âm […]

The post Ấu Học Quỳnh Lâm bút đàm (11): Đua thuyền trong ngày Tết Đoan Ngọ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Lưu Như

[ChanhKien.org]

Nguyên văn chữ Hán và chú âm:

端(ㄉㄨㄢ) 阳(ㄧㄤˊ) 竞(ㄐㄧㄥˋ) 渡(ㄉㄨˋ),

吊(ㄉㄧㄠˋ) 屈(ㄑㄩ) 原(ㄩㄢˊ) 之(ㄓ) 溺(ㄋㄧˋ) 水(ㄕㄨㄟˇ);

重(ㄔㄨㄥˊ) 九(ㄐㄧㄡˇ) 登(ㄉㄥ) 高(ㄍㄠ),

效(ㄒㄧㄠˋ) 桓(ㄏㄨㄢˊ) 景(ㄐㄧㄥˇ) 之(ㄓ) 避(ㄅㄧˋ) 灾(ㄗㄞ)。

Bính âm

端(Duān) 阳(yáng) 竞(jìng) 渡(dù),

吊(diào) 屈(qū) 原(yuán) 之(zhī) 溺(nì) 水(shuǐ)

重(chóng) 九(jiǔ) 登(dēng) 高(gāo),

效(xiào) 桓(huán) 景(jǐng) 之(zhī) 避(bì) 灾(zāi)。

Âm Hán Việt

Đoan Dương cạnh độ,

điếu Khuất Nguyên chi nịch thuỷ;

Trùng Cửu đăng cao,

hiệu Hoàn Cảnh chi tị tai.

Giải nghĩa từ ngữ

(1) 端陽 (Đoan Dương): Tết Đoan Ngọ là ngày mùng 5 tháng 5 theo lịch truyền thống.

(2) 競渡 (Cạnh độ): Đua thuyền.

(3) 吊 (Điếu): Tưởng nhớ.

(4) 屈原 (Khuất Nguyên): Người nước Sở thời Chiến Quốc.

(5) 重九 (Trùng Cửu): Mồng 9 tháng 9 theo lịch truyền thống, còn được gọi là “Trùng Dương”.

(6) 效 (Hiệu): Phỏng theo, làm theo.

(7) 桓景 (Hoàn Cảnh): Là người thời Đông Hán, theo Phí Trường Phòng học Đạo, sư phụ của Phí Trường Phòng là Hồ Công. Trong Tục Tề Hài Ký của Ngô Quân, một người nhà Lương thời Nam triều có ghi chép: “Trường Phòng nói với Hoàn Cảnh rằng: “Ngày mùng 9 tháng 9, nhà con sẽ có tai họa, hãy mau bảo người nhà lập tức dệt túi, đựng thù du và buộc trên cánh tay, leo lên chỗ cao, và uống rượu hoa cúc có thể giải trừ tai họa này”. Hoàn Cảnh làm theo, sau đó cả nhà lên núi ở, buổi chiều trở về nhà thấy gà, chó, bò, dê đều đã chết. Phí Trường Phòng nghe thấy liền nói: “Là chết thay đó”.

Bản dịch tham khảo

Tết Đoan Ngọ tổ chức lễ hội đua thuyền rồng để tưởng nhớ Khuất Nguyên, người đã chết ở sông Mịch La; vào ngày mùng 9 tháng 9 tết Trùng Dương cắm cành thù du, là làm theo Hoàn Cảnh để tránh tai họa.

Đọc sách luận bút

Bài học này nói về hai ngày tết truyền thống mà ngày nay chúng ta đều biết rất rõ. Tết Đoan Ngọ hầu như ai ai cũng biết vì để tưởng nhớ đến lòng trung nghĩa lo cho dân cho nước của Khuất Nguyên, đến ngày 9 tháng 9 là Tết Trùng Dương leo lên cao, cũng bởi vì bài thơ của Vương Duy:

“Độc tại dị hương vi dị khách,

Mỗi phùng giai tiết bội tư thân.

Dao tri huynh đệ đăng cao xứ,

Biến sáp thù du thiểu nhất nhân.”

Dịch nghĩa:

Một mình ở nơi đất lạ làm khách lạ

Mỗi khi tới ngày tiết đẹp lại nhớ người thân bội phần

Từ nơi xa này vẫn biết rằng anh em lên nơi cao

Đều cắm cành thù du nhưng thiếu mất một người

Dịch thơ (Trác Văn Quân):

Một mình phiêu bạt chốn tha phương

Cửu trùng tiết đẹp nhớ người thương

Nơi xa vẫn biết người phương ấy

Thù du cầm nhớ kẻ phong sương

Bài thơ này không ai không biết, không ai không hiểu. Trong hai ngày tết này, một là tập trung vào việc đề cao tinh thần yêu nước thương dân của Khuất Nguyên, hai là tập trung vào tình đoàn tụ gia đình, vì vậy mỗi một lễ hội đều có nội hàm riêng của nó. Hôm nay chúng ta sẽ chủ yếu nói về Tết Đoan Ngọ. Ngoài việc tưởng nhớ Khuất Nguyên, nó cũng có một số tập tục từ rất sớm.

Đoan Dương có nghĩa là gì?

Ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch được gọi là Tết Đoan Ngọ, còn có các tên gọi khác là “Tết Trùng Ngũ” và “Tết Đoan Dương”, “Đoan” này là liên quan đến ý nghĩa “khai đoan”(bắt đầu), “sơ” (ban đầu). Người xưa gọi sơ nhất (mùng một) là “đoan nhất”, sơ ngũ (mùng năm) là “đoan ngũ”, và mùng 5 tháng 5 là hai ngũ trùng nhau nên gọi là “Trùng Ngũ”. Lịch truyền thống là dựa vào 12 địa chi để ghi tháng và đặt tên cho các tháng. Ví dụ như tháng Một là Dần, tháng Hai là Mão, tháng Ba là Thìn, tháng Tư là Tị, và tháng Năm vừa đến lượt địa chi Ngọ, vì vậy gọi tháng năm là tháng Ngọ, cổ nhân lại lấy mùng 5 gọi là ngày Ngọ, cho nên mùng 5 tháng 5 còn được gọi là “Đoan Ngọ”. 5 là con số dương nên còn được gọi là “Đoan Dương”.

Trừ ngũ độc

Tục ngữ dân gian có câu: “Tết Đoan Ngọ, thời tiết nóng nực, “ngũ độc” thức dậy thì không yên”. Ngày xưa dân gian gọi rắn, bọ cạp, rết, cóc, thạch sùng hoặc nhện là “ngũ độc”. Đến ngày Tết Đoan Ngọ, người ta dùng giấy màu cắt thành hình dán năm con “ngũ độc” để dán lên cửa ra vào, cửa sổ, bệ nằm hoặc buộc vào tay trẻ em để tránh các loại độc. Thậm chí, có người còn cắt hình quả bầu đựng ngũ độc, cho rằng quả bầu có thể trấn được ngũ độc. Ở một số vùng ngũ độc được xâu thành chuỗi dài, trên cùng buộc cây ngải và cây xương bồ, sau đó buộc ba nhánh tỏi ở đầu dưới tạo thành hình ngó sen. Cây xương bồ và cây ngải tượng trưng cho dao kiếm để trảm ngũ độc, còn tỏi tượng trưng cho khóa, mục đích là khóa lại để giết. Còn phải treo nó ở một nơi trước cửa dễ nhìn, được gọi là “Huyền Đoan Ngọ cảnh” (tức là treo bức ảnh thần Chung Qùy để trừ ngũ độc).

Treo cây ngải

Vì cổ nhân tin rằng ngày mùng 5 tháng 5 là ngày tà độc thịnh hành, nên phong tục treo ngải cứu trong ngày Tết Đoan Ngọ là để xua đuổi tà độc và giữ cho gia đình khỏe mạnh. Sách Kinh Sở Tuế Thời Ký của Tông Lẫm người Lương thời Nam triều có ghi chép: “Người Kinh Sở đạp các loại thảo mộc vào mùng năm tháng năm, hái ngải làm hình người, treo trên cửa, để giải trừ độc khí.”

Ngày mùng 5 tháng 5 đầu hè, mưa nhiều ẩm thấp, vi khuẩn sinh sôi nhanh, người ta dễ sinh bệnh, mùi của cây ngải và cây xương bồ có tác dụng xua đuổi tà khí, trừ virus.

Uống rượu hùng hoàng

Rượu hùng hoàng được dùng trong ngày Tết Đoan Ngọ ở hầu hết các vùng của Trung Quốc. Hùng hoàng là một khoáng chất, cũng là vị thuốc thường được sử dụng trong thuốc Bắc, nó có tác dụng ức chế các loại nấm da, khuẩn tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) và trực khuẩn biến hình (Proteus). Vì vậy Đoan Ngọ là ngày gia đình đoàn tụ để uống rượu hùng hoàng, vì người ta cho rằng làm như thế có sẽ xua đuổi mọi bệnh tật. Vẽ trên mũi, tai và trán của trẻ một chữ “vương” mang ý nghĩ cầu sức khỏe, trừ tà, nên dân gian có câu: “Uống rượu hùng hoàng, bách bệnh chạy xa”.

Kể chuyện

Truyền thuyết về Tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 Âm lịch hàng năm còn được gọi là Tết Đoan Dương, Tết Ngọ Nhật, Tết Ngũ Nguyệt, Tết Ngũ Nhật, Tết Ngải, Trùng Ngọ, Ngọ nhật, Hạ tiết, cùng với Tết Nguyên Đán và Tết Trung Thu hợp thành ba ngày Tết truyền thống lớn quan trọng.

Về nguồn gốc của Tết Đoan Ngọ, có rất nhiều cách nói khác nhau, nhưng cách phổ biến nhất được mọi người chấp nhận rằng Tết Đoan Ngọ là để tưởng nhớ Khuất Nguyên một nhà thơ nước Sở thời Chiến Quốc. Mặc dù trung thành nhưng ông đã bị lưu đày đến Giang Nam, vì không đành lòng nhìn thấy cảnh đất nước dần rơi vào suy tàn diệt vong, ông đã ôm đá tự gieo mình xuống sông Mịch La vào ngày mùng 5 tháng 5.

Người ta kể lại rằng, ngay khi tin Khuất Nguyên trầm mình xuống sông được lan truyền, người dân nước Sở vô cùng đau buồn và đổ xô ra bờ sông để tỏ lòng thành kính với Khuất Nguyên. Các ngư dân chèo thuyền trên sông để vớt thi thể ông. Một ngư dân còn lấy bánh ú bá trạng và trứng ném xuống sông, nói rằng cho tôm cá ăn no để chúng không ăn thi thể của ông. Một thầy thuốc già lấy một vò rượu hùng hoàng đổ xuống sông, nói rằng dùng để khống chế giao long dưới sông và ngăn chặn chúng làm hại thi thể Khuất đại phu.

Một lúc sau, thực sự xuất hiện một con giao long choáng váng nổi trên mặt nước, một vạt áo của Khuất đại phu vẫn còn dính trên râu giao long. Người ta kéo giao long lên bờ, rút gân nó ra rồi lấy gân quấn quanh tay và cổ trẻ con, dùng rượu hùng hoàng xoa vào bảy huyệt để bảo vệ trẻ khỏi bị rắn và các côn trùng khác cắn. Kể từ đó, cứ đến ngày mùng 5 tháng 5 hàng năm, mọi người tụ lại chèo thuyền rồng, ăn bánh ú bá trạng và uống rượu hùng hoàng để tưởng nhớ Khuất Nguyên.

Trên thực tế, nhiều phong tục của Tết Đoan Ngọ đã được lưu truyền trước đó, người Trung Quốc từ lâu đã có ngày Tết phản ánh sự thay đổi của các mùa và đặc trưng của thời tiết. Thời cổ đại, tháng 5 thường được gọi là độc nguyệt, hay tà nguyệt. Bởi vì tháng 5 thời tiết chuyển sang nắng nóng, thực phẩm dễ hỏng, muỗi, ruồi sinh sôi, các loại chất độc phát ra, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm, vì để xua đuổi tà ma, tránh nhiễm độc giữ bình an, nên nhiều tập tục đã được hình thành.

Người ta ăn bánh ú bá trạng, uống rượu hùng hoàng, đua thuyền rồng trong ngày Tết Đoan Ngọ, treo ảnh vẽ Thần Chung Quỳ trước cửa nhà, treo ngải và cây xương bồ (ngải cứu và thạch xương bồ) để khử các chất độc. Tết Đoan Ngọ gói bánh ú bá trạng làm quà tặng người thân, bạn bè được gọi là “tống tiết”. Đua thuyền rồng là hoạt động có ý nghĩa phong tục tập quán dân tộc nhất của Tết Đoan Ngọ, mục đích của nó là cầu bình an.

Nguồn gốc leo cao vào Tết Trùng Dương

Ngày mùng 9 tháng 9 Âm lịch là “Trùng Dương”, còn được gọi là “Trùng Cửu”. Cổ nhân chia các con số thành Âm và Dương, số 9 là số dương. Vào ngày mùng 9 tháng 9, ngày và tháng đều là số dương, vì vậy được gọi là “Trùng Dương”.

Nguồn gốc Tết Trùng Dương, theo ghi chép trong Tục Tề Hài Ký của Ngô Quân người nhà Lương thời Nam triều: Tương truyền thời Đông Hán, có một người tên là Hoàn Cảnh ở huyện Nhữ Nam theo Phí Trường Phòng học đạo.

Một ngày nọ, Phí Trường Phòng nói với ông: “Ngày mùng 9 tháng 9, trong nhà con sẽ gặp nạn, con mau về nhà và nói với gia đình làm một cái túi, đặt cây thù du trong đó, buộc vào cánh tay, đi lên chỗ cao, uống rượu hoa cúc, thì có thể sẽ tiêu trừ được tai họa”. Hoàn Cảnh làm theo lời chỉ dạy của sư phụ, cùng cả nhà leo lên núi. Đợi đến khi trời tối trở về thì thấy gà, chó, bò, dê trong nhà đều chết hết.

Sau đó, câu chuyện được lan truyền, người dân tổ chức Tết Trùng Dương vào ngày mùng 9 tháng 9 và họ có phong tục leo cao, cắm cành thù du và uống rượu hoa cúc.

Ghi chú: Phỏng theo sách giáo khoa Ấu Học Quỳnh Lâm của zhengjian.org

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/248395

The post Ấu Học Quỳnh Lâm bút đàm (11): Đua thuyền trong ngày Tết Đoan Ngọ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Ấu học Quỳnh Lâm bút đàm (10): Qua Đông Chí 106 ngày là Thanh minhhttps://chanhkien.org/2023/03/au-hoc-quynh-lam-but-dam-10-qua-dong-chi-106-ngay-la-thanh-minh.htmlThu, 30 Mar 2023 01:58:29 +0000https://chanhkien.org/?p=29822Tác giả: Lưu Như [ChanhKien.org] Nguyên Văn chữ Hán và Chú âm 冬(ㄉㄨㄥ) 至(ㄓˋ) 百(ㄅㄞˇ) 六(ㄌㄧㄡˋ) 是(ㄕˋ) 清(ㄑㄧㄥ) 明(ㄇㄧㄥˊ), 立(ㄌㄧˋ) 春(ㄔㄨㄣ) 五(ㄨˇ) 戊(ㄨˋ) 为(ㄨㄟˋ) 春(ㄔㄨㄣ) 社(ㄕㄜˋ)。 寒(ㄏㄢˊ) 食(ㄕˊ) 节(ㄐㄧㄝˊ) 是(ㄕˋ) 清(ㄑㄧㄥ) 明(ㄇㄧㄥˊ) 前(ㄑㄧㄢˊ) 一(ㄧ) 日(ㄖˋ), 初(ㄔㄨ) 伏(ㄈㄨˊ) 日(ㄖˋ) 是(ㄕˋ) 夏(ㄒㄧㄚˋ) 至(ㄓˋ) 第(ㄉㄧˋ) 三(ㄙㄢ) 庚(ㄍㄥ) 。 Bính âm 冬(Dōng) 至(zhì) 百(bǎi) 六(liù) 是(shì) 清(qīng) 明(míng), 立(lì) […]

The post Ấu học Quỳnh Lâm bút đàm (10): Qua Đông Chí 106 ngày là Thanh minh first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Lưu Như

[ChanhKien.org]

Nguyên Văn chữ Hán và Chú âm

冬(ㄉㄨㄥ) 至(ㄓˋ) 百(ㄅㄞˇ) 六(ㄌㄧㄡˋ) 是(ㄕˋ) 清(ㄑㄧㄥ) 明(ㄇㄧㄥˊ),

立(ㄌㄧˋ) 春(ㄔㄨㄣ) 五(ㄨˇ) 戊(ㄨˋ) 为(ㄨㄟˋ) 春(ㄔㄨㄣ) 社(ㄕㄜˋ)。

寒(ㄏㄢˊ) 食(ㄕˊ) 节(ㄐㄧㄝˊ) 是(ㄕˋ) 清(ㄑㄧㄥ) 明(ㄇㄧㄥˊ) 前(ㄑㄧㄢˊ) 一(ㄧ) 日(ㄖˋ),

初(ㄔㄨ) 伏(ㄈㄨˊ) 日(ㄖˋ) 是(ㄕˋ) 夏(ㄒㄧㄚˋ) 至(ㄓˋ) 第(ㄉㄧˋ) 三(ㄙㄢ) 庚(ㄍㄥ) 。

Bính âm

冬(Dōng) 至(zhì) 百(bǎi) 六(liù) 是(shì) 清(qīng) 明(míng),

立(lì) 春(chūn) 五(wǔ) 戊(wù) 为(wéi) 春(chūn) 社(shè)。

寒(Hán) 食(shí) 节(jié) 是(shì) 清(qīng) 明(míng) 前(qián) 一(yī) 日(rì),

初(chū) 伏(fú) 日(rì) 是(shì) 夏(xià) 至(zhì) 第(dì) 三(sān) 庚(gēng) 。

Âm Hán Việt

Đông Chí bách lục thị Thanh Minh,

Lập Xuân ngũ Mậu vi xuân xã.

Hàn Thực tiết thị Thanh Minh tiền nhất nhật,

Sơ phục nhật thị Hạ Chí đệ tam canh.

Giải nghĩa từ ngữ

(1) 百六 (Bách lục): Ngày thứ một trăm linh sáu.

(2) 立春 (Lập xuân): Thời điểm bắt đầu mùa xuân, ngày mồng bốn hoặc mồng năm tháng hai hàng năm.

(3) 五戊 (Ngũ mậu): Ngày Mậu thứ 5. Mậu là một đơn vị tính ngày từ thời cổ đại, là một trong các Thiên Can. “Thiên Can” gồm mười can là Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỉ, Canh, Tân, Nhâm, Quý, thường kết hợp với 12 “Địa Chi” là Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi, để tính giờ, ngày, tháng, năm, một chu kỳ là sáu mươi gọi là Lục Thập Hoa Giáp (nhất Giáp Tý).

(4) 春社 (Xuân xã): Thời cổ đại, vào hai mùa xuân và thu phải cúng tế Thần thổ địa. Lễ tế xuân được gọi là Xuân Xã, lễ tế thu gọi là Thu Xã.

(5) 寒食节 (tết Hàn thực): Trước Thanh Minh một ngày, vào ngày này cấm kỵ việc nấu nướng, chỉ có thể ăn đồ nguội, được gọi là Hàn Thực (ăn lạnh).

(6) 初伏 (Sơ phục): Phục dùng để chỉ thời gian ẩn tàng của hành Kim. Canh thuộc về Kim, Kim sợ hỏa, mùa hè là lúc hỏa thịnh nhất, vì vậy mỗi lần đến ngày Canh này tất phải tàng ẩn. Từ ngày Hạ Chí đến ngày Canh thứ 3 là Sơ Phục, ngày Canh thứ 4 là Trung Phục, tiết Lập Thu gặp ngày Canh là Mạt Phục, hợp lại gọi là Tam Phục, đây là khoảng thời gian nóng nhất trong năm.

Bản dịch tham khảo

Ngày thứ 106 sau ngày Đông Chí là tiết Thanh Minh, ngày Mậu thứ năm sau tiết Lập Xuân là Xuân Xã. Tết Hàn Thực trước tiết Thanh Minh một ngày. Ngày Sơ Phục là ngày Canh thứ ba sau tiết Hạ Chí.

Đọc sách luận bút

Trong bài này có đề cập đến các thuật ngữ chỉ tiết khí và can chi trong lịch cổ đại Trung Quốc. Đông Chí, Thanh Minh trong câu thứ nhất, Lập Xuân trong câu thứ hai và Hạ Chí trong câu thứ tư, đều là những thuật ngữ thuộc tiết khí, mọi người đã quen thuộc rồi nên sẽ không nói thêm nữa. Chúng ta hãy nói sơ qua về khái niệm Can Chi.

Thiên Can Địa Chi dùng để ghi năm, tháng, ngày, giờ ở thời cổ đại, có khởi nguồn từ vũ trụ quan cổ xưa về Âm Dương và Ngũ hành (Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ), tức là 10 Thiên Can và 12 Địa Chi đều được phân loại theo thuộc tính Âm Dương, Ngũ hành.

Thiên Can phân thành Âm Dương gồm: Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm thuộc Dương, có các đặc tính Dương như tăng trưởng, thịnh vượng, cường tráng và sôi động; Ất, Đinh, Kỉ, Tân, Quý thuộc Âm có các đặc tính Âm như tiêu giảm, suy yếu, tàn lụi, hạ xuống và lạnh giá. Thiên Can phân theo Ngũ hành gồm có: Giáp Ất cùng thuộc Mộc, Bính Đinh cùng thuộc Hỏa; Mậu Kỉ cùng thuộc Thổ; Canh Tân cùng thuộc Kim; Nhâm Quý cùng thuộc Thủy. Trong đó trước là Dương, sau là Âm. Ví dụ Giáp Ất cùng thuộc Mộc, nhưng Giáp là Dương Mộc, còn Ất là Âm Mộc.

Địa Chi cũng phân thành Âm Dương: Tí, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất cùng thuộc Dương; Sửu, Mão, Tị, Mùi, Dậu, Hợi cùng thuộc Âm. Địa Chi phân theo Ngũ hành: Dần Mão thuộc Mộc; Tị Ngọ thuộc Hỏa; Thân Dậu thuộc Kim; Tí Hợi thuộc Thuỷ; Thìn Tuất Sửu Mùi đều thuộc Thổ.

Thiên Can và Địa Chi được dùng để ghi năm và đặt tên cho năm. Mười Thiên Can và mười hai Địa Chi được kết hợp một cách có trình tự thành Giáp Tí, Ất Sửu, Bính Dần, Đinh Mão, Mậu Thìn, Kỉ Tị, Canh Ngọ, Tân Mùi, Nhâm Thân, Quý Dậu, Giáp Tuất, Ất Hợi, Bính Tý, Đinh Sửu, Mậu Dần, Kỷ Mão v.v. Nếu tính như thế sáu mươi năm một chu kỳ, nghĩa là một hoa giáp hay lục thập hoa giáp. Ví dụ năm Giáp Tý, năm Ất Sửu v.v.

Dùng cho các tháng, chủ yếu là mười hai Địa Chi tương ứng với mười hai tháng, ví dụ tháng Tý là tháng Mười một, tháng Sửu là tháng Mười hai, cứ như thế mà suy ra.

Dùng để ghi ngày và đặt tên cho các ngày. Cũng giống như phương pháp Can Chi của năm để kết hợp. Lấy Giáp Tí làm khởi đầu, nghĩa là sáu mươi ngày là một vòng tuần hoàn.

Dùng để ghi thời gian. Tức là hai mươi bốn giờ trở thành mười hai thời thần (canh giờ) lần lượt tương ứng với mười hai Địa Chi, giờ Tý là từ 11 giờ đêm đến 1 giờ sáng, tính theo thứ tự, như vậy giờ Ngọ là từ 11 giờ trưa đến 1 giờ chiều.

Theo cách ghi lịch như vậy có thể biết được các thuộc tính của Âm Dương Ngũ hành của năm đó hoặc tháng nào đó, ngày nào đó, giờ nào đó; nông nghiệp truyền thống của người Trung Quốc, đời sống hàng ngày, dưỡng sinh, Trung y trị bệnh và dự đoán học v.v. tất cả đều là sự vận dụng và thể hiện cụ thể của vũ trụ quan Âm Dương, Ngũ Hành.

Con người phải hòa hợp với thiên nhiên để đạt được sự cân bằng về Âm Dương, sự tương sinh tương khắc của Ngũ Hành có thể được vận dụng cụ thể để cân bằng lẫn nhau nhằm đạt được Âm Dương hài hoà, nhằm dưỡng sinh, chữa bệnh và dự đoán cát hung. Vì vậy, cách làm lịch Can chi của người xưa không chỉ là để biết giờ giấc, năm, tháng, mà nắm vững được quy luật biến hoá của Âm Dương, Ngũ hành, của tự nhiên, để hòa làm một với tự nhiên, đạt được những dự đoán cát hung, cũng như cầu được quốc thái dân an.

Kể chuyện

Đông chí và hạ chí

Vào khoảng thời nhà Thương, người ta đã biết cách dựng sào tre đo bóng để xác định mùa, thời cổ đại người ta đã chú ý đến trong một năm có bốn mùa, người ta thấy được vị trí của mặt trời lúc giữa trưa ở các mùa khác nhau thì góc độ cao thấp của nó cũng sẽ khác nhau, người ta dựng một cây sào tre trên mặt đất để theo dõi, theo kết quả quan sát quanh năm thấy rằng, bóng của cây sào dường như vào mùa hè thì ngắn hơn và vào mùa đông thì dài hơn, rõ ràng đây là sự thay đổi của các mùa cho nên độ dài ngắn của bóng do ánh sáng mặt trời chiếu vào sào tre sẽ không giống nhau, do đó, lấy ngày mà bóng cọc tre lúc giữa trưa ngắn nhất làm ngày Hạ Chí (Chí có nghĩa là lên tới đỉnh) hay còn gọi là Nhật Bắc Chí, Nhật Trường Chí; lấy ngày mà bóng cọc tre dài nhất làm ngày Đông Chí, còn được gọi là Nhật Nam Chí hoặc Nhật Đoản Chí.

Ngày Đông Chí tính theo lịch Dương, hàng năm rơi vào khoảng ngày 22 hoặc 23 tháng 12. Đông Chí có ngày ngắn nhất và đêm dài nhất nên còn được gọi là “đêm dài nhất”, sau ngày này, vị trí mặt trời trực tiếp dịch chuyển về phía Bắc, nên ngày dần dài hơn. Vì ngày đông chí là thời điểm chuyển giao giữa lạnh và nóng của khí hậu nên từ xưa đến nay đã rất coi trọng ngày này, đã trở thành một ngày lễ quan trọng, được dân gian gọi là “Tết Đông Chí”. Thời nhà Chu đã có Tết Đông Chí, từ thời nhà Hán trở về sau Tết Đông Chí càng được chú trọng hơn, theo “Đường thư” ghi chép: “Ngày mồng một tháng Giêng là bắt đầu một năm mới; Đông Chí, khí dương bắt đầu hồi thăng. Đây là hai ngày Tết rất quan trọng”. Thời Đường coi trọng ngày Đông Chí và Tết Nguyên Đán, thế nên có một câu nói của dân gian rằng “Tết Đông Chí lớn như Tết Nguyên Đán”.

Món ăn hợp với ngày Đông Chí, ở miền Bắc Trung Quốc thì người dân ăn sủi cảo hoặc vằn thắn (hoành thánh), còn ở miền Nam Trung Quốc thì ăn bánh trôi (thang viên). Người Trung Quốc cũng có thói quen tẩm bổ vào ngày Đông Chí. Trong thời tiết lạnh buốt, để chống chọi với mùa đông khắc nghiệt, cơ thể sẽ tiêu hao rất nhiều nhiệt lượng hơn mức bình thường. Vì vậy, bổ sung các thực phẩm có hàm lượng nhiệt lượng cao là rất phù hợp với đạo dưỡng sinh.

Ghi chú: Phỏng theo sách giáo khoa “ Ấu Học Quỳnh Lâm” của zhengjian.org

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/247818

The post Ấu học Quỳnh Lâm bút đàm (10): Qua Đông Chí 106 ngày là Thanh minh first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Ấu học Quỳnh Lâm bút đàm (9): Hỏa thụ ngân hoahttps://chanhkien.org/2023/03/au-hoc-quynh-lam-but-dam-9-hoa-thu-ngan-hoa.htmlFri, 24 Mar 2023 07:59:20 +0000https://chanhkien.org/?p=29807Tác giả: Lưu Như [ChanhKien.org] Nguyên văn chữ Hán và chú âm 火(ㄏㄨㄛˇ) 树(ㄕㄨˋ) 银(ㄧㄣˊ) 花(ㄏㄨㄚ) 合(ㄏㄜˊ), 指(ㄓˇ) 元(ㄩㄢˊ) 宵(ㄒㄧㄠ) 灯(ㄉㄥ) 火(ㄏㄨㄛˇ) 之(ㄓ) 辉(ㄏㄨㄟ) 煌(ㄏㄨㄤˊ); 星(ㄒㄧㄥ) 桥(ㄑㄧㄠˊ) 铁(ㄊㄧㄝˇ) 锁(ㄙㄨㄛˇ) 开(ㄎㄞ), 谓(ㄨㄟˋ) 元(ㄩㄢˊ) 夕(ㄒㄧ) 金(ㄐㄧㄣ) 吾(ㄨˊ) 之(ㄓ) 不(ㄅㄨˋ) 禁(ㄐㄧㄣˋ)。 Bính âm 火(Huǒ) 树(shù) 银(yín) 花(huā) 合(hé), 指(zhǐ) 元(yuán) 宵(xiāo) 灯(dēng) 火(huǒ) 之(zhī) 辉(huī) 煌(huáng); 星(xīng) 桥(qiáo) […]

The post Ấu học Quỳnh Lâm bút đàm (9): Hỏa thụ ngân hoa first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Lưu Như

[ChanhKien.org]

Nguyên văn chữ Hán và chú âm

火(ㄏㄨㄛˇ) 树(ㄕㄨˋ) 银(ㄧㄣˊ) 花(ㄏㄨㄚ) 合(ㄏㄜˊ),

指(ㄓˇ) 元(ㄩㄢˊ) 宵(ㄒㄧㄠ) 灯(ㄉㄥ) 火(ㄏㄨㄛˇ) 之(ㄓ) 辉(ㄏㄨㄟ) 煌(ㄏㄨㄤˊ);

星(ㄒㄧㄥ) 桥(ㄑㄧㄠˊ) 铁(ㄊㄧㄝˇ) 锁(ㄙㄨㄛˇ) 开(ㄎㄞ),

谓(ㄨㄟˋ) 元(ㄩㄢˊ) 夕(ㄒㄧ) 金(ㄐㄧㄣ) 吾(ㄨˊ) 之(ㄓ) 不(ㄅㄨˋ) 禁(ㄐㄧㄣˋ)。

Bính âm

火(Huǒ) 树(shù) 银(yín) 花(huā) 合(hé),

指(zhǐ) 元(yuán) 宵(xiāo) 灯(dēng) 火(huǒ) 之(zhī) 辉(huī) 煌(huáng);

星(xīng) 桥(qiáo) 铁(tiě) 锁(suǒ) 开(kāi),

谓(wèi) 元(yuán) 夕(xī) 金(jīn) 吾(wú) 之(zhī) 不(bù) 禁(jìn)。

Âm Hán Việt

Hỏa thụ ngân hoa hợp,

chỉ Nguyên Tiêu đăng hỏa chi huy hoàng;

tinh kiều thiết tỏa khai,

vị nguyên tịch kim ngô chi bất cấm.

Giải nghĩa từ ngữ

1. 火樹銀花 (Hỏa thụ ngân hoa): Cây đèn hoa bạc. Nghĩa là rất nhiều các loại đèn lồng màu sắc sặc sỡ. Thường được dùng để chỉ đèn lồng ngày Tết Nguyên Tiêu hoặc pháo hoa. Hỏa thụ (cây lửa) có nghĩa là khi đến Tết Nguyên Tiêu người ta đem đèn lồng treo cây nên được gọi là hỏa thụ. Ngân hoa (hoa bạc), đèn hoa được treo trên cây, trông rực rỡ như ánh bạc.

2. 星橋 (Tinh kiều): Cầu sao. Dùng để chỉ cây cầu bắc qua hào nước bao quanh thành. Vô số ánh sáng đèn phản chiếu trên con hào, giống như dải Ngân Hà đầy sao trên bầu trời, vì vậy cây cầu bắc qua con hào được gọi là “tinh kiều”, tức cầu sao.

3. 鐵鎖 (Thiết toả): Khóa sắt. Chỉ những điều bị cấm vào ban đêm. Các thành thời cổ đại thông thường đều có lệnh giới nghiêm, cây cầu bắc qua hào được kéo lên vào ban đêm để chặn người qua lại. Trước và sau Lễ hội đèn lồng Tết Nguyên Tiêu vài ngày thì xóa bỏ lệnh cấm, du khách có thể qua lại cầu tự do.

4. 金吾 (Kim ngô): Chức quan phụ trách việc phòng thủ và bảo vệ kinh thành.

Bản dịch tham khảo

Hỏa thụ ngân hoa hợp, là ví von ánh đèn rực rỡ, náo nhiệt huy hoàng của ngày Tết Nguyên Tiêu. Tinh kiều thiết tỏa khai, nghĩa là vào đêm Tết Nguyên Tiêu, viên quan Kim ngô đã dỡ bỏ lệnh cấm ban đêm và hạ cây cầu treo trên thành qua hào để du khách trong và ngoài thành có thể tùy ý ra vào thưởng ngoạn cảnh đẹp của ánh đèn.

Đọc sách luận bút

Kiến thức được giảng trong bài học này hầu như là nói về cuộc sống của chúng ta, phong tục ăn bánh trôi, đốt pháo hoa, đoán câu đố trên đèn lồng trong Tết Nguyên Tiêu nhiều ít còn được lưu truyền đến ngày nay hoặc vẫn được nghe nói đến, nên ai cũng biết hỏa thụ ngân hoa, không cần phải nói nhiều. Nhưng đối với “Kim ngô chi bất cấm” thì không quen lắm, thật ra cũng là một câu thành ngữ thường được dùng ở thời cổ đại, đó chính là “Kim ngô bất cấm”, ban đầu có nghĩa là ba ngày trước và sau Tết Nguyên Tiêu đều được hủy bỏ lệnh cấm đi lại vào ban đêm, cho phép mọi người ra vào tự do. Sau này thường thường chỉ cổng thành không bị khóa vào ban đêm, cho phép đi lại tự do.

Ví như Vi Thuật đời Đường đã viết trong cuốn Tây Đô tạp ký rằng: “Đường phố kinh thành Tây Đô có quan Kim ngô sớm tối truyền lệnh, cấm đi lại ban đêm. Chỉ có đêm 15 tháng Giêng cho phép Kim ngô nới lỏng, trước và sau một ngày”. Nghĩa là Kim Ngô làm nhiệm vụ bảo vệ kinh thành ban đêm, thông báo giờ giấc và cấm qua lại vào ban đêm. Chỉ vào trước và sau đêm rằm tháng Giêng âm lịch một hôm, triều đình mới dỡ bỏ lệnh cấm đi lại.

Thời Đường, trong tác phẩm Đêm rằm tháng Giêng của Tô Vị Đạo có câu: “Kim ngô bất cấm dạ, ngọc lậu mạc tương thôi”. Ngọc lậu là một khí cụ tính thời gian cổ xưa, nghĩa là trong đêm Tết Nguyên Tiêu sẽ diễn ra các hoạt động ăn mừng sôi động, đi lại không bị cản trở, không cần báo giờ giấc sớm hay muộn. Sau này, “ngọc lậu vô thôi” cũng trở thành một thành ngữ thông dụng.

Vào thời nhà Minh, Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung viết ở hồi 69 rằng: “Đến đêm Nguyên Tiêu ấy, khí trời tạnh tẽ, trăng sao vằng vặc, khắp các phố phường đua nhau thả đèn hoa. Quả đúng là “Kim ngô bất cấm, ngọc lậu vô thôi” (Đi lại tự do, không báo giờ giấc)”. Ông vẫn dùng hai câu thành ngữ này để chỉ bầu không khí vui vẻ của đêm rằm tháng Giêng âm lịch.

Về sau, vào thời nhà Thanh, mọi người dần dần coi việc không đóng cổng thành vào ban đêm cũng thường ví von với “Kim ngô bất cấm”. Nói tóm lại, những từ ngữ cổ đại này thường xuất hiện trong các bài thơ, kịch và tiểu thuyết, thế nên chúng ta không thể không biết. Không biết thì đọc không hiểu được những cuốn sách cổ, cũng sẽ không thể thực sự liễu giải được nền văn hóa, cuộc sống và tư tưởng của dân tộc mình. Sinh ra là người Hoa mà không biết những điều này thì thật là hổ thẹn.

Kể chuyện

Mừng ngày Tết Nguyên Tiêu

Từ xưa đến nay, Tết Nguyên Tiêu là một lễ hội dân gian quan trọng ở Trung Quốc, qua Tết Nguyên Tiêu thì không khí vui mừng náo nhiệt đón chào tân niên mới được tính là kết thúc, tất cả công việc và sự nghỉ ngơi sẽ trở lại bình thường, vì vậy Tết Nguyên Tiêu còn được gọi là “Ăn Tết Nhỏ”. Tháng Giêng còn gọi là Nguyên nguyệt, gọi dạ (夜: đêm) là “tiêu”, rằm tháng Giêng hàng năm theo Hoàng lịch là đêm trăng tròn đầu tiên của năm mới, vì vậy được gọi là Tết Nguyên Tiêu, còn được gọi Tết Thượng Nguyên, hoặc Tết Đèn Lồng, là ngày theo phong tục dân gian truyền thống người ta thường ăn bánh Nguyên Tiêu, thưởng thức đèn lồng và đoán câu đố trên đèn lồng, cũng là ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Tết cổ truyền ở Trung Quốc.

1. Ăn bánh nguyên tiêu

Dân coi lương thực như Trời, trong những ngày vui luôn không thể thiếu “ăn”, món ăn thích hợp cho ngày Tết Thượng Nguyên là bánh nguyên tiêu. Ban đầu, món ăn nhẹ cho ngày Tết Nguyên Tiêu không phải là bánh nguyên tiêu, ở thời Nam Bắc triều là cháo đậu hoặc cháo gạo nấu với thịt và mỡ động vật, đến thời Đường đó là món bánh mì ống và bánh nướng hình con tằm, mãi đến thời nhà Tống mới xuất hiện bánh nguyên tiêu được làm từ bột gạo nếp và đường trái cây, nhưng thời đó không gọi là bánh nguyên tiêu mà gọi là “phù viên tử” (bánh trôi) hoặc “thang viên”. Đến thời Minh, vì món này chỉ được ăn vào ngày Tết Nguyên Tiêu nên nó đã được đổi tên thành bánh nguyên tiêu. Trên thực tế, sự khác biệt giữa thang viên (bánh trôi) và bánh nguyên tiêu là nằm ở kích cỡ của nhân được nhồi trong đó! Người miền Nam Trung Quốc dùng gạo nếp để làm ra bánh trôi có kích thước bằng quả nhãn, được gọi là “thang viên” (bánh trôi); viên tử (bánh trôi) người miền Bắc Trung Quốc ăn thì lớn hơn, bên trong có nhân được gọi là nguyên tiêu.

Giữa hai miền Bắc – Nam Trung Quốc có cách làm khác nhau, bánh nguyên tiêu ở miền Bắc là lấy nhân lắc trong bột, bằng cách lấy tay lắc rây cho bột bao quanh nhân, còn thang viên (bánh trôi) ở miền Nam thì đa phần dùng lòng bàn tay nhào bột ướt rồi vê tròn. (Tham khảo video https://www.thepaper.cn/newsDetail_forward_3003751)

2. Thưởng thức hoa đăng

Tết Nguyên Tiêu còn gọi là Đăng tiết (Tết Đèn lồng, hội hoa đăng), chữ “Đăng” (灯) và “Đinh” (丁) là từ đồng âm nên hoa đăng mang ý cầu quý tử. Từ thời Đường trở về sau, đèn lồng không chỉ đa dạng, mà luôn thiên biến vạn hóa và còn trở thành một hoạt động thâm nhập vào dân gian. Thời Tống là thời kỳ hoàng kim của đèn lồng, đã làm ra đèn lồng lộng lẫy tinh xảo đỉnh cao trong lịch sử. Đèn lồng truyền thống sử dụng tre, gỗ, mây hoặc rơm làm giá đỡ đèn, rồi lấy giấy, lụa hoặc các loại vải khác dán thành đèn, tạo hình dạng sống động với nhiều loài động vật, các nhân vật và thậm chí cả các vở hí kịch. Người Đài Loan gọi đèn lồng là “Cổ tử đăng” vì chúng được đặt tên theo những chiếc đèn lồng giống như chiêng và trống.

Có rất nhiều loại đèn lồng trong ngày Tết Nguyên Tiêu, nhưng về cơ bản có thể chia chúng thành hai loại: một là đèn lồng mô phỏng hình ảnh của các sự vật, chẳng hạn như đèn rồng, hổ, thỏ, máy bay, v.v., hai là đèn lồng chuyển động được biên soạn dựa trên các truyện dân gian như Ngưu Lang Chức Nữ, Nhị Thập Tứ Hiếu v.v., thể hiện tinh thần dân tộc như trung hiếu tiết nghĩa.

3. Đoán câu đố đèn lồng

Thời Xuân Thu có cái gọi là “ẩn ngữ”, đến thời Hán Ngụy mới gọi là “câu đố”, đến thời Nam Tống mới có người viết câu đố trên đèn, trong Tết Thượng Nguyên người ta đoán câu đố trên đèn lồng. Sau thời Nam Tống, việc có thêm đoán câu đố trên đèn lồng khiến cho hoạt động lễ hội Nguyên Tiêu trở nên phong phú hơn, thưởng thức đèn lồng và giải câu đố trên đèn lồng đã làm cho không khí của Tết Nguyên Tiêu trở nên sôi động và ấm áp hơn.

Câu đố đèn lồng là dán câu đố lên đèn lồng để mọi người vừa chiêm ngưỡng đèn vừa đoán ra câu đố. Vì câu đố đèn lồng khó mà đoán ra được, giống như hổ khó mà bị bắn trúng, nên nó còn được gọi là “Đăng Hổ” (cũng gọi là Văn Hổ). Việc tạo ra những câu đố đèn lồng truyền thống đòi hỏi một cách thức nhất định, cần dùng cấu tứ tinh xảo mới có thể tạo ra những câu đố đèn lồng rất tài tình, đây là nghệ thuật ngôn ngữ độc đáo của Trung Quốc. Kể từ đó về sau, mỗi khi đến Tết Nguyên Tiêu, các hoạt động giải câu đố đèn lồng đã được tổ chức trên khắp cả nước.

Ví dụ một số câu đố đèn lồng

1、举重比赛(猜成语一句) 答:斤斤计较

2、火烧连环船(猜宋词牌名) 答:满江红

3、望远镜(射王之涣五言唐诗一句) 答:欲穷千里目

4、前事不忘,后事之师(猜一古人名) 答:史可法

5、笑弥勒(猜一美国著名大学) 答:哈佛

6、降落伞(猜三国一古人名) 答:张飞

Tạm dịch:

1. Cuộc thi cử tạ (đoán một thành ngữ). Đáp án: tính toán chi li.

2. Hỏa thiêu liên hoàn thuyền (đoán tên bài Tống từ). Đáp án: Mãn giang hồng.

3. Kính viễn vọng (ám chỉ một câu thơ Đường năm chữ của Vương Chi Hoán). Đáp án: Dục cùng thiên lý mục (Muốn phóng mắt nhìn xa hết ngàn dặm).

4. Không quên chuyện quá khứ, là tấm gương cho đời sau (đoán tên một cổ nhân). Đáp án: Sử Khả Pháp.

5. Di Lặc cười (đoán một trường đại học nổi tiếng của Mỹ). Đáp án: Harvard.

6. Cái dù nhảy (đoán tên một cổ nhân thời Tam Quốc). Đáp án: Trương Phi.

Ghi chú: Phỏng theo sách giáo khoa Ấu Học Quỳnh Lâm của zhengjian.org

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/247817

The post Ấu học Quỳnh Lâm bút đàm (9): Hỏa thụ ngân hoa first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Ấu Học Quỳnh Lâm bút đàm (8): Lý đoan và nhân nhậthttps://chanhkien.org/2023/03/au-hoc-quynh-lam-but-dam-8-ly-doan-va-nhan-nhat.htmlTue, 07 Mar 2023 02:38:29 +0000https://chanhkien.org/?p=29747Tác giả: Lưu Như [ChanhKien.org] Nguyên Văn chữ Hán và Chú âm: 爆(ㄅㄠˋ) 竹(ㄓㄨˊ) 一(ㄧ) 聲(ㄕㄥ) 除(ㄔㄨˊ) 舊(ㄐㄧㄡˋ), 桃(ㄊㄠˊ ) 符(ㄈㄨˊ) 萬(ㄨㄢˋ) 戶(ㄏㄨˋ) 更(ㄍㄥ) 新(ㄒㄧㄣ )。 履(ㄌㄩˇ) 端(ㄉㄨㄢ), 是(ㄕˋ) 初(ㄔㄨ) 一(ㄧ) 元(ㄩㄢˊ) 旦 (ㄉㄢˋ); 人(ㄖㄣˊ) 日(ㄖˋ), 是(ㄕˋ) 初(ㄔㄨ) 七(ㄑㄧ) 靈(ㄌㄧㄥˊ ) 辰(ㄔㄣˊ)。 Bính âm: Bào zhú yī shēng chú jiù, táo fú wàn hù gēng […]

The post Ấu Học Quỳnh Lâm bút đàm (8): Lý đoan và nhân nhật first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Lưu Như

[ChanhKien.org]

Nguyên Văn chữ Hán và Chú âm:

爆(ㄅㄠˋ) 竹(ㄓㄨˊ) 一(ㄧ) 聲(ㄕㄥ) 除(ㄔㄨˊ) 舊(ㄐㄧㄡˋ),

桃(ㄊㄠˊ ) 符(ㄈㄨˊ) 萬(ㄨㄢˋ) 戶(ㄏㄨˋ) 更(ㄍㄥ) 新(ㄒㄧㄣ )。

履(ㄌㄩˇ) 端(ㄉㄨㄢ), 是(ㄕˋ) 初(ㄔㄨ) 一(ㄧ) 元(ㄩㄢˊ) 旦 (ㄉㄢˋ);

人(ㄖㄣˊ) 日(ㄖˋ), 是(ㄕˋ) 初(ㄔㄨ) 七(ㄑㄧ) 靈(ㄌㄧㄥˊ ) 辰(ㄔㄣˊ)。

Bính âm:

Bào zhú yī shēng chú jiù,

táo fú wàn hù gēng xīn.

Lǚ duān, shì chū yī yuán dàn;

rén rì, shì chū qī líng chén.

Âm Hán Việt:

Bạo trúc nhất thanh trừ cựu,

đào phù vạn hộ canh tân.

Lý đoan, thị sơ nhất nguyên đán;

nhân nhật, thị sơ thất linh thần.

Giải nghĩa từ ngữ:

(1) 桃符 (Đào phù): Hai tấm gỗ đào treo trước cửa, trên đó có viết tên hai vị Thần là Thần Đồ và Uất Luật để trấn áp tà ma, gọi là đào phù, mỗi năm đều sẽ được đổi tấm mới một lần. Về sau dần dần phát triển thành câu đối Tết.

(2) 履 (Lý): Giẫm, đạp.

(3) 端 (Đoan): ban đầu; mở đầu; lúc khởi đầu; bắt đầu.

(4) 人日 (Nhân nhật): Mùng 7 tháng Giêng âm lịch gọi là “nhân nhật”. Nhân nhật tức là ngày sinh nhật của con người.

(5) 灵辰 (Linh thần): Con người là anh linh của vạn vật, cho nên được gọi là “linh thần”.

Bản dịch tham khảo

Tiếng pháo vang rền tiễn đưa một năm cũ, nhà nhà đều thay một tấm Đào phù (câu đối) mới trên cánh cửa. Lý đoan có nghĩa là ngày mồng một tháng Giêng âm lịch; nhân nhật là mùng bảy tháng Giêng âm lịch.

Đọc sách luận bút

Có thể nói đến bài học này, những đặc điểm của cuốn bách khoa toàn thư của bộ sách giáo khoa nhập môn dành cho trẻ em này đã được thể hiện vô cùng rõ ràng, bằng hình thức văn học ưu mỹ, quyển sách đã dạy cho trẻ nhỏ nhiều kiến thức đa dạng, khiến cho chúng ta không những không cảm thấy nhàm chán nhạt nhẽo mà còn thu được rất nhiều tri thức và tài liệu thực tế, thậm chí khiến người ta vô cùng thỏa mãn. Bởi vì cuốn sách sử dụng những điển cố, thần thoại gần gũi và có nguồn gốc rất sâu xa, khiến chúng ta không còn cảm thấy rằng đang đọc một cuốn bách khoa toàn thư, từ đó khơi dậy tính hiếu kỳ và hứng thú đọc sách của trẻ em.

Trong bài này, hai câu đầu tương đối quen thuộc với mọi người, có liên quan đến phong tục ngày Tết, và những danh từ đề cập ở câu sau tuy không quen thuộc với mọi người nhưng cũng là nét văn hóa ngày Tết cổ xưa. Đằng sau những nét văn hóa này chủ yếu là những câu chuyện Thần thoại.

“Lý đoan” đại khái có một số giải thích, ý nghĩa cơ bản đều liên quan đến mở đầu. Một là việc tính toán niên lịch bắt đầu từ ngày mồng một tháng Giêng, nên gọi là “Lý đoan”. Mọi người đã từng nghe câu thành ngữ “như lý bạc băng” (như đi trên lớp băng mỏng), chẳng phải chữ lý (履) này có nghĩa là đi bộ hoặc chạy bộ; Và chữ đoan (端) có nghĩa là một đầu, ý là sự khởi đầu, hàm nghĩa bắt đầu; vì vậy khi ghép với nhau, thì “Lý đoan” chính là bắt đầu cất bước, ý nghĩa là bắt đầu làm một việc gì đó. Điều vừa nói chính là ngày đầu tiên được tính theo lịch thời cổ đại, cho nên dùng để chỉ mùng một tháng Giêng âm lịch.

Trong “Tả Truyện – Văn Tây Nguyên Niên” có ghi: “Năm đó, lịch đặt tháng nhuận vào tháng ba, thế là không theo đúng lễ. Xưa Tiên Vương đặt lịch đúng thời: Bắt đầu tính từ buổi đầu, thì toán số không sai nhầm. Giữ phần chính ở giữa, thì dân tin tưởng không nghi ngờ. Các ngày thừa cho vào cuối thì việc không rối loạn.” Đỗ Dự chú giải: “Việc đặt lịch thì phải tính toán điểm khởi đầu”. Khổng Dĩnh Đạt giải thích: “Lý là bước đi, là bước đầu tiên, gọi là việc tính toán ngày khởi đầu của lịch”. Do đó sau này nói “lý đoan” là chỉ ngày mùng một tháng Giêng Hoàng lịch (âm lịch). Đây là một bản ghi chép giải thích sớm nhất của hai học giả thời cổ đại về từ lý đoan.

Ngoài ra còn chỉ sự thay đổi niên hiệu của các Đế Vương cổ đại khi mới lên ngôi, và thường chỉ sự khởi đầu của sự vật. Nếu hiểu được những từ ngữ này, thì sau này đọc sách cổ sẽ nhanh chóng hiểu được ý nghĩa của nó.

“Nhân nhật” vốn là một nét văn hóa phong tục đầu năm rất quen thuộc ở Trung Quốc, nhưng ngày nay đã biến mất khỏi Đại Lục, còn Đài Loan và Nhật Bản vẫn giữ được truyền thống này, cứ vào mùng bảy tháng Giêng, người Nhật làm món cháo thất thảo để đuổi tà đón phúc, chúc mừng ngày sinh của loài người, cảm tạ Nữ Oa Nương Nương, vị Thần đã tạo ra con người vào ngày này.

Kể chuyện

Câu chuyện về “Niên”

Đối với người Hoa ở các nơi trên toàn thế giới mà nói, Tết Nguyên đán là ngày Tết quan trọng nhất trong năm, đây là ngày Tết tràn đầy không khí rộn rã và vui mừng, và cũng là một ngày tốt để đoàn tụ với người thân và bạn bè.

Về nguồn gốc của Tết Nguyên đán, có nhiều truyền thuyết phong phú và đầy màu sắc bắt nguồn từ hàng ngàn năm trước; trong đó truyền thuyết nổi tiếng nhất là truyền thuyết về “Niên thú”. “Niên thú” là một con quái vật độc ác và hung dữ, cứ đến đêm giao thừa (30 tháng Chạp âm lịch) là nó sẽ đi ra ngoài ăn thịt người, vì thế trong đêm giao thừa, mọi người luôn dìu già dắt trẻ đi lên núi để tránh sự tấn công của “Niên thú”.

Sau đó có một vị Thần Tiên biết sự tình này, ngài rất thương cảm cho người dân ở thế gian nên đã hạ phàm để dạy cho người dân cách ngăn chặn sự nguy hại của “Niên thú”. Vốn Niên thú cực kỳ sợ màu đỏ, ánh lửa và âm thanh ồn ào; vì vậy mọi người dán giấy đỏ lên cửa, đốt đuốc và đốt pháo suốt đêm để dọa “Niên thú”. “Niên thú” không được gì đành phải tháo chạy về núi sâu. Sáng hôm sau, mọi người chúc mừng nhau, tiếng “chúc mừng” vang lên không dứt, đắm mình trong niềm vui thắng lợi và được tái sinh khi đánh bại “Niên thú”.

Kể từ đó, cứ đến đêm giao thừa, nhà nào cũng đèn đuốc sáng choang, dán câu đối Tết màu đỏ trên cửa, đợi đến giao thừa thì đốt pháo, rồi dần dần trở thành một phong tục.

Câu chuyện về Đào phù, câu đối Tết và Môn Thần

Tết Nguyên Đán, câu đối dán hai bên cửa còn được gọi là câu đối Tết. Các câu đối Tết sớm nhất được phát triển từ đào phù để trừ tà. Bắt đầu ngay từ thời nhà Chu, người dân Trung Quốc đã có tập tục treo đào phù trong Tết Nguyên Đán. Cái gọi là đào phù là có liên quan đến hai vị đại Thần là “Thần Đồ” và “Uất Luật” đã hàng phục ma quỷ trong truyền thuyết.

Tương truyền có một cây đào lớn trên núi Đào Đô ở Đông Hải, thân cây uốn lượn vươn dài, bóng râm của cây có thể che được mặt đất ba ngàn dặm. Quỷ môn nằm giữa cành đào lớn phía đông bắc, ngày nào cũng có ma quỷ ra vào cửa này. Dưới gốc cây có hai vị Thần tướng là Thần Đồ và Uất Luật trấn giữ. Hai vị Thần tướng này rất lợi hại, chỉ cần thấy ác quỷ làm hại đến người tốt thì họ sẽ dùng dây sậy trói chúng lại và ném lên núi cho hổ ăn. Thần Đồ và Uất Luật ngày đêm tuần tra dưới cây đào, ác quỷ và yêu quái đều không dám đến quấy rối. Vì vậy, người ta tạc tượng hai vị Thần Tướng này bằng gỗ đào đặt hai bên cổng để xua đuổi ma quỷ, trấn áp tà ma, cầu bình an. Sau đó, dần dần đơn giản hóa, họ chỉ vẽ tượng Thần Đồ bên trái, Uất Luật bên phải. Cuối cùng, tên của hai vị thần được viết trên hai tấm gỗ đào, treo ở hai bên cổng, nghe nói là hiệu quả như nhau. Thần Đồ và Uất Luật chính là “Môn Thần” mà dân gian thường gọi. Tấm ván đào như vậy chính là đào phù.

Sau đó đào phù dần dần được đơn giản hóa, trên giấy đỏ vuông vẽ lên hình một quả đào, rồi lại viết tên của Thần Đồ và Uất Luật vào đó. Từ thời nhà Đường về sau, một số câu nói may mắn được viết trên giấy đỏ này, sau đó sửa thành câu đối, dần dần hình thành câu đối Tết ngày nay. Vào thời kỳ Ngũ Đại Thập Quốc, Mạnh Sưởng hoàng đế của nhà Hậu Thục đã viết câu “Tân niên nạp dư khánh, Gia tiết hiệu trường Xuân” (Tạm dịch: Năm mới hưởng niềm vui, Tết lành báo xuân đẹp), đây là câu đối Tết sớm nhất của Trung Quốc. Kể từ khi Mạnh Sưởng đề chữ lên Đào Phù, giới văn nhân học sĩ làm theo, thế là phong tục viết câu đối Tết liền dần dần được lưu truyền.

Tuy nhiên, vào thời nhà Tống câu đối Tết vẫn được gọi là đào phù, Đào Phù thật sự được gọi là câu đối Tết lại là chuyện của thời nhà Minh. Theo ghi chép, sau khi Minh Thái tổ Chu Nguyên Chương định đô ở Kim Lăng, trước đêm giao thừa, ra lệnh cho toàn người dân ở Kinh thành được dán câu đối Tết ở trước cửa, và hoàng đế đã đích thân đi tuần hành thị sát, nhà nhà đều hân hoan vui vẻ. Câu đối Tết ngày xuân ngày một hưng thịnh, nó đã có lịch sử hàng nghìn năm, cho đến nay vẫn không hề bị mai một. Vào dịp năm mới nghìn nhà vạn hộ viết và dán câu đối Tết, đã trở thành một phần quan trọng nhất của nền văn hóa Trung Hoa.

Ghi chú: Phỏng theo sách giáo khoa “ Ấu Học Quỳnh Lâm” của zhengjian.org

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/247816

The post Ấu Học Quỳnh Lâm bút đàm (8): Lý đoan và nhân nhật first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Ấu Học Quỳnh Lâm bút đàm (7): Bồng Lai Nhược Thủyhttps://chanhkien.org/2023/02/au-hoc-quynh-lam-but-dam-7-bong-lai-nhuoc-thuy.htmlMon, 27 Feb 2023 04:46:15 +0000https://chanhkien.org/?p=29709Tác giả: Lưu Như [ChanhKien.org] Nguyên văn chữ Hán và chú âm 蓬(ㄆㄥˊ) 萊(ㄌㄞˊ)、 弱(ㄖㄨㄛˋ) 水(ㄕㄨㄟˇ), 惟(ㄨㄟˊ) 飛(ㄈㄟ) 仙(ㄒㄧㄢ) 可(ㄎㄜˇ) 渡(ㄉㄨˋ); 方(ㄈㄤ) 壺(ㄏㄨˊ)、 員(ㄩㄢˊ) 嶠(ㄑㄧㄠˊ), 乃(ㄋㄞˇ) 仙(ㄒㄧㄢ) 子(ㄗˇ) 所(ㄙㄨㄛˇ) 居(ㄐㄩ)。 Bính âm Péng lái, ruò shuǐ, wéi fēi xiān kě dù; fāng hú, yuán qiáo, nǎi xiān zǐ suǒ jū. Âm Hán Việt Bồng Lai, […]

The post Ấu Học Quỳnh Lâm bút đàm (7): Bồng Lai Nhược Thủy first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Lưu Như

[ChanhKien.org]

Nguyên văn chữ Hán và chú âm

蓬(ㄆㄥˊ) 萊(ㄌㄞˊ)、 弱(ㄖㄨㄛˋ) 水(ㄕㄨㄟˇ),

惟(ㄨㄟˊ) 飛(ㄈㄟ) 仙(ㄒㄧㄢ) 可(ㄎㄜˇ) 渡(ㄉㄨˋ);

方(ㄈㄤ) 壺(ㄏㄨˊ)、 員(ㄩㄢˊ) 嶠(ㄑㄧㄠˊ),

乃(ㄋㄞˇ) 仙(ㄒㄧㄢ) 子(ㄗˇ) 所(ㄙㄨㄛˇ) 居(ㄐㄩ)。

Bính âm

Péng lái, ruò shuǐ,

wéi fēi xiān kě dù;

fāng hú, yuán qiáo,

nǎi xiān zǐ suǒ jū.

Âm Hán Việt

Bồng Lai, Nhược Thủy,

duy phi Tiên khả độ;

Phương Hồ, Viên Kiệu,

nãi Tiên tử sở cư.

Giải nghĩa từ ngữ

(1) 蓬萊 (Bồng Lai): Một trong những ngọn núi Thần trong truyền thuyết.

(2) 弱水 (Nhược Thủy): Nước chảy quanh núi Bồng Lai, nước ở đây không có lực nâng, ngay cả lông vũ cũng không thể nổi lên được. Người bình thường không thể vượt qua và tiếp cận núi Bồng Lai được.

(3) 方壺、員嶠 (Phương Hồ, Viên Kiệu): Những ngọn núi Thần trong truyền thuyết.

Bản dịch tham khảo

Núi Bồng Lai, nước Nhược Thủy xa xôi khó mà băng qua, chỉ có Thần Tiên mới bay đến đó được; Phương Hồ, Viên Kiệu là nơi Tiên nhân cư trú.

Đọc sách luận bút

Trong lịch sử, Bồng Lai Nhược Thủy luôn xuất hiện trong các bài thơ và tiểu thuyết, quen thuộc nhất với mọi người là Hồng Lâu Mộng có đề cập đến “Nhược Thủy tam thiên, ngã chỉ thủ nhất biều ẩm”, nghĩa là “Nước Nhược Thủy sâu ba nghìn dặm, tôi chỉ lấy một gáo để uống”. Câu nói này đã trở thành lời bày tỏ và chấp thuận tình yêu của các cặp nam nữ. Câu “Nhược Thuỷ tam thiên” này vì thế mà đã trở nên rất tình thơ ý họa. Nhưng nếu chưa đọc cuốn Ấu Học Quỳnh Lâm này, sẽ không thể hiểu được nguồn gốc của câu văn ấy.

Cách nói Nhược Thủy đã có từ xa xưa, trong cuốn Sơn Hải Kinh có ghi chép: Phía Bắc Côn Lôn có nước, lực của nó không nâng nổi ngọn rau, do đó có tên là Nhược Thuỷ. Từ xưa đã cho rằng núi Côn Lôn là nơi ở của các vị Thần Tiên, Nhược Thuỷ ở đây chính là con sông của Thần giới. Khi miêu tả con sông Lưu Sa trong Tây Du Ký đã xuất hiện cách nói “Tam thiên Nhược Thủy” rằng: “Lưu Sa tám trăm rộng, Nhược Thủy sâu ba nghìn, lông ngan không nổi được, hoa lau cũng phải chìm”. Cách nói này nhấn mạnh rằng Nhược Thủy không phải là con sông mà người bình thường có thể qua được.

Đến thời nhà Tống, Tô Thức có câu “Bồng Lai bất khả đáo, Nhược Thủy tam vạn lý” (Tạm dịch: Bồng Lai chẳng thể đến, Nhược Thủy ba vạn dặm). Và trong Hồng Lâu Mộng cũng có cách nói “Nhược Thuỷ tam thiên”, nhưng nó đã trở thành một lời bày tỏ tình yêu chung thủy giữa nam và nữ.

Về sau, các nhà văn như Cổ Long, Kim Dung, đều đã sử dụng đến cụm từ này. Bởi vì nghe nhiều nên rất quen thuộc. Có người nói câu này đầu tiên đến từ câu chuyện được ghi chép trong Kinh Phật.

Tương truyền Phật Tổ từng gặp một người rất phiền muộn, Phật Tổ biết người đó không hề khốn khổ mệt mỏi trong cuộc sống, nên đã hỏi người đó rằng: “Trong con mắt của thế tục, ông giàu có quyền thế, có người vợ yêu thương mình. Vậy tại sao ông vẫn không vui?”

Người này trả lời: “Chính vì điều này, tôi không biết nên chọn giữa lấy và buông bỏ như thế nào”.

Phật Tổ mỉm cười và kể cho ông nghe một câu chuyện: Một hôm, gặp một du khách đang rất khát nước, chỉ còn thoi thóp, Phật Tổ thấy thương xót nên đã đặt một cái hồ trước mặt người đó, nhưng ông ấy lại không đến uống một giọt nước. Phật Tổ thấy lạ quá bèn hỏi nguyên nhân. Ông ta trả lời rằng có quá nhiều nước trong hồ, mà bụng của ông rất nhỏ, không thể uống hết trong một lần, chi bằng không uống một chút nào.

Kể xong câu chuyện Phật Tổ khuyên bảo cho người không biết lựa chọn lấy và buông bỏ thế nào rằng: “Hãy nhớ rằng, trong một đời người, ông có thể gặp nhiều điều tốt đẹp, nhưng ông chỉ cần dụng tâm nắm chắc lấy một thứ trong đó là đủ rồi. Nhược Thuỷ sâu ba nghìn dặm, chỉ cần lấy một gáo uống”.

Như vậy xem ra cách nói liên quan đến “Nhược Thuỷ sâu ba nghìn dặm, chỉ cần lấy một gáo uống” có thể xuất hiện từ rất sớm trong Kinh Phật. Ý nghĩa ban đầu của nó cũng không phải nói đến tình yêu nam nữ, mà để khuyên con người biết đủ và trân quý những gì có ở trước mắt, chớ sinh ý nghĩ sai lầm.

Thực ra trong Hồng Lâu Mộng, có hai lần xuất hiện Nhược Thủy, lần thứ nhất là hồi thứ 25. Trong đó miêu tả về một Đạo sĩ què: “Một chân cao một chân thấp, toàn thân dơ dáy dính bùn. Nếu hỏi rằng nhà ở đâu? Bồng Lai Nhược Thuỷ ở phía Tây”. Nhược Thuỷ ở đây nghĩa gốc là dùng để chỉ một nơi xa xôi của Thần Tiên mà không thể đến được. Lần thứ hai xuất hiện từ này là hồi thứ 91, Bảo Ngọc vì muốn an ủi Đại Ngọc đã nói rằng: “Cho dù Nhược Thủy sâu ba nghìn dặm, tôi cũng chỉ lấy một gáo uống”. Bảo Ngọc sử dụng điển cố này để thể hiện sự chân thành của mình với Đại Ngọc. Nghĩa là có nhiều phụ nữ xinh đẹp đến đâu, Đại Ngọc là người duy nhất trong trái tim ta.

Vì vậy “Nhược Thủy tam thiên” có thể lý giải là những sự vật tốt đẹp bao la rộng lớn như Thiên Hà Nhược Thủy, lấy một gáo có thể lý giải là không tham lam mà tự cho là đủ, hoặc không có sự truy cầu nào khác, nên trân trọng gấp đôi những người trước mặt và tất cả những thứ hiện đang có.

Đọc cuốn Ấu Học Quỳnh Lâm, bạn có thể biết những từ ngữ và câu nói hay trong các tác phẩm văn học đến từ đâu, tại sao chúng được sử dụng như thế, đối với tư tưởng và tình cảm của cổ nhân chúng ta sẽ có cách lý giải sâu sắc, mọi thứ đều có nguồn gốc văn hoá từ xa xưa của nó, bạn cũng có thể linh hoạt sáng tạo ra nhiều điều mới lạ.

Còn về “Phương Hồ, Viên Kiệu” mời các bạn xem câu chuyện dưới đây.

Kể chuyện

Truyền thuyết về năm ngọn núi Tiên

Liệt Tử – Thang Vấn có ghi chép rằng, tại một nơi xa xôi ở phía Đông của Bột Hải có một thung lũng vừa to vừa sâu, được gọi là Quy Khư. Quy Khư sâu không thấy đáy, tương truyền có năm ngọn núi Thần ở trong đó, tên là Đại Dư, Viên Kiệu, Phương Hồ, Doanh Châu và Bồng Lai. Mỗi ngọn núi Tiên rất rộng lớn và dốc đứng, chiều cao và chu vi đều là ba vạn dặm, đỉnh núi bằng phẳng rộng chín nghìn dặm, các ngọn núi cách nhau bảy vạn dặm.

Trên mỗi ngọn núi Tiên đều có cung điện làm bằng vàng và lan can làm bằng bạch ngọc. Trên núi Tiên có nhiều cây kỳ lạ, trên cây mọc đầy trân châu và mỹ ngọc, còn kết thành quả Tiên trường sinh bất lão; khắp nơi đều có chim quý hiếm và thú vật kỳ lạ toàn thân trắng bạc. Các vị Thần Tiên sống ở đây, mặc y phục trắng tinh, uống nước Cam Tuyền, ăn quả Tiên, bay lượn khắp nơi tự do tự tại, thăm hỏi lẫn nhau.

Tuy nhiên, năm ngọn núi Tiên bồng bềnh trong Quy Khư, thường bị sóng đánh trôi dạt, không thể ổn định. Về việc này, các vị Thần Tiên rất phiền não, đã báo cáo lên Thiên Đế. Thiên Đế cũng rất lo lắng núi Tiên sẽ trôi dạt đến các địa phận ở phía Tây rất xa xôi, như thế trong tương lai các vị Thần Tiên sẽ không còn nơi để ở. Thế là Thiên Đế ra lệnh cho Hải Thần Ngu Cường (cũng là Thần Gió) phái 15 con ngao khổng lồ đến Quy Khư để cõng những ngọn núi Tiên này. Những con ngao khổng lồ này được chia thành năm nhóm, mỗi nhóm ba con, chịu trách nhiệm ổn định một ngọn núi Tiên; thông thường do một con phụ trách khiêng núi, còn hai con chờ bên cạnh, luân phiên sáu vạn năm một lần. Bằng cách này, năm ngọn núi Tiên đã ổn định trở lại.

Ngày tháng êm đềm trôi qua thật lâu, thật lâu, một ngày nọ, một người cao to hình dáng dị thường đến từ nước Long Bá, đột nhiên chạy đến Quy Khư để câu cá. Với đôi chân to của mình, chỉ mấy bước đã đi khắp lượt năm ngọn núi Tiên. Anh ta thấy dưới mỗi ngọn núi Tiên đều có ba con ngao khổng lồ, anh ta một mạch câu liền sáu con ngao khổng lồ, rồi vác trên lưng quay người chạy về nước Long Bá. Kết quả là hai ngọn núi Tiên Đại Dư và Viên Kiệu đã trôi dạt đến Bắc cực xa xôi và chìm trong biển lớn, vì thế hàng ức vị Thần Tiên đều phải di chuyển đi nơi khác.

Khi Thiên Đế biết điều này, Ngài rất tức giận đã cắt giảm đáng kể số đất đai của nước Long Bá, và giảm đáng kể chiều cao của người dân Long Bá, thế nhưng chiều cao của họ vẫn còn vài chục trượng!

Từ đó về sau Tiên Sơn chỉ còn lại ba ngọn núi là Phương Hồ, Doanh Châu và Bồng Lai.

Ghi chú: Phỏng theo sách giáo khoa Ấu Học Quỳnh Lâm của Zhengjian.org

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/247815

 

The post Ấu Học Quỳnh Lâm bút đàm (7): Bồng Lai Nhược Thủy first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Ấu Học Quỳnh Lâm bút đàm (6): Hoàng Đế phân chia lãnh thổhttps://chanhkien.org/2023/02/au-hoc-quynh-lam-but-dam-6-hoang-de-phan-chia-lanh-tho.htmlMon, 20 Feb 2023 02:35:38 +0000https://chanhkien.org/?p=29693Tác giả: Lưu Như [ChanhKien.org] Nguyên văn chữ Hán 黄帝画野, 始分都邑。 夏禹治水, 初奠山川。 Chú âm 黄(ㄏㄨㄤˊ) 帝(ㄉㄧˋ) 画(ㄏㄨㄚˋ) 野(ㄧㄝˇ) , 始(ㄕˇ) 分(ㄈㄣ) 都(ㄉㄨ) 邑(ㄧˋ) 。 夏(ㄒㄧㄚˋ) 禹(ㄩˇ) 治(ㄓˋ) 水(ㄕㄨㄟˇ) , 初(ㄔㄨ) 奠(ㄉㄧㄢˋ) 山(ㄕㄢ) 川(ㄔㄨㄢ) Bính âm 黄(Huáng) 帝(dì) 画(huà) 野(yě), 始(shǐ) 分(fēn) 都(dū) 邑(yì). 夏(Xià) 禹(yǔ) 治(zhì) 水(shuǐ), 初(chū) 奠(diàn) 山(shān) 川(chuān). Âm Hán Việt […]

The post Ấu Học Quỳnh Lâm bút đàm (6): Hoàng Đế phân chia lãnh thổ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Lưu Như

[ChanhKien.org]

Nguyên văn chữ Hán

黄帝画野,

始分都邑。

夏禹治水,

初奠山川。

Chú âm

黄(ㄏㄨㄤˊ) 帝(ㄉㄧˋ) 画(ㄏㄨㄚˋ) 野(ㄧㄝˇ) ,

始(ㄕˇ) 分(ㄈㄣ) 都(ㄉㄨ) 邑(ㄧˋ) 。

夏(ㄒㄧㄚˋ) 禹(ㄩˇ) 治(ㄓˋ) 水(ㄕㄨㄟˇ) ,

初(ㄔㄨ) 奠(ㄉㄧㄢˋ) 山(ㄕㄢ) 川(ㄔㄨㄢ)

Bính âm

黄(Huáng) 帝(dì) 画(huà) 野(yě),

始(shǐ) 分(fēn) 都(dū) 邑(yì).

夏(Xià) 禹(yǔ) 治(zhì) 水(shuǐ),

初(chū) 奠(diàn) 山(shān) 川(chuān).

Âm Hán Việt

Hoàng đế họa dã,

thủy phân đô ấp.

Hạ Vũ trị thủy,

sơ điện sơn xuyên.

Giải nghĩa từ ngữ

(1) 黃帝 Hoàng Đế: còn gọi là Hiên Viên thị, Hữu Hùng thị, Đế Hiên thị hoặc Đế Hồng thị. Theo truyền thuyết ông là tổ tiên của dân tộc Trung Hoa.

(2) 畫 Họa: Phân chia, phân định.

(3) 都邑 Đô ấp: 5 làng thành 1 ấp, 10 ấp thành 1 đô.

(4) 夏禹 Hạ Vũ: còn được gọi là Vũ, Đại Vũ, được Đế Thuấn chọn làm người kế vị vì có công trong việc trị thuỷ.

5) 奠 Điện: Đặt định.

Bản dịch tham khảo

Hoàng Đế đã phân chia lãnh thổ của Trung Quốc, từ đó phân ranh giới và quy mô của các đô ấp mới được rõ ràng. Hạ Vũ đã bình ổn trận hồng thủy, rồi mới đặt định vị trí của sông núi Cửu Châu.

Đọc sách luận bút

Trung Quốc là Thần Châu, văn hoá và lịch sử đương nhiên bắt nguồn từ Thần thoại, cổ nhân tin chắc rằng đó là cội nguồn của lịch sử thực sự của Hoa Hạ, và họ tự xưng mình là con cháu Viêm Hoàng. Vì là hậu duệ của Thần Nông và Hoàng Đế một cách tự hào như vậy, tất nhiên họ có một nền văn hóa Thần truyền, bởi vậy trong bài học này, điều chủ yếu cần kể cho các em bé Trung Hoa chính là cội nguồn văn hóa và địa lý núi sông của mảnh đất Thần Châu, ghi nhớ những công lao chính của hai vị Thánh vương tổ tiên. Làm người chớ quên nguồn gốc cơ bản của mình.

Đại Vũ là huyền tôn (cháu nội của cháu nội) của Hoàng Đế, là con trai của Cổn, Cổn đã dùng phương thức đào chỗ cao lấp chỗ thấp để trị thủy, nhưng cuối cùng vẫn thất bại, nhưng Đại Vũ trị thuỷ đã làm ngược lại và đã tạo nên một đại nghiệp kỳ diệu, đặt định ra Cửu Châu, đây chính là nguồn gốc vùng đất Thần Châu của Hoa Hạ.

Nữ Oa tạo ra con người, Bàn Cổ mở ra trời đất, Thần Nông nếm bách thảo, Đại Vũ trị thủy v.v., những thần thoại này chính là lịch sử thời viễn cổ, nhưng khi thuyết tiến hóa xuất hiện thay thế thuyết Thần tạo ra con người thì những câu chuyện này dần dần bị chúng ta lãng quên, nhưng điều không ngờ đến là câu chuyện về chiếc thuyền Noah được ghi lại trong “Kinh Thánh” của phương Tây ngày càng thu hút nhiều sự chú ý của mọi người, nhiều người bắt đầu tin trận đại hồng thuỷ đó thực sự tồn tại. Theo nghiên cứu, trận đại hồng thủy đó thời gian về cơ bản trùng khớp với đợt trị thủy của Đại Vũ vào 4000 năm trước, đó là thời kỳ xa xưa khi hai nền văn minh hoàn toàn cách biệt mà đều có những ghi chép giống nhau, thật khó mà tưởng tượng rằng chúng chỉ là sự trùng hợp! Tất nhiên những nghi vấn này để lại cho mọi người tự mình suy ngẫm.

Kể chuyện

Truyền thuyết Thần thoại về Hoàng Đế

(Hoàng ở đây là màu vàng, giống như chữ vàng trong sông Hoàng Hà)

Văn hóa Trung Quốc là nền văn hóa bán Thần. Từ rất lâu rất lâu trước đây, ranh giới giữa “Thần” và “người” không nghiêm ngặt lắm, Thần trên trời có thể hạ phàm bất cứ lúc nào, và người dưới đất có thể lên trời để cầu xin sự giúp đỡ của Thần.

Hoàng Đế là cộng chủ (là vị chủ chung) của thiên hạ, đứng đầu trong Ngũ Đế, là thiên đế trung ương, và là người thống trị cao nhất của “Thần” và “con người”. Tương truyền rằng Hoàng Đế là con trai của Thiếu Điển thị, có dung mạo rất kỳ lạ, có bốn khuôn mặt, có thể đồng thời nhìn bốn mặt tám phương. Con cháu của Viêm Đế Thần Nông ở phía nam là Xi Vưu muốn giành lấy vị thế trung tâm của Hoàng Đế nên đã đánh một trận lớn với Hoàng Đế ở Trác Lộc.

Tướng mạo Xi Vưu cũng rất đặc biệt, mặt người thân thú, đầu bằng đồng và trán bằng sắt, có tám tay tám chân, thích ăn cát, đá và viên sắt. Ông có 70, 80 anh em, tất cả đều giống như thế. Họ rất giỏi chế tạo những vũ khí lợi hại, khi chiến đấu họ cầm dao vàng và rìu đồng, rất lợi hại.

Hai bên giao chiến với nhau, Xi Vưu đã há to mồm thổi ra khói, tạo ra sương mù dày đặc đầy trời, liên tục ba ngày ba đêm, quân của Hoàng Đế bị vây trong sương mù dày đặc, mất phương hướng, tình thế hết sức nguy cấp. Hoàng Đế ra lệnh cho Phong Hậu làm Chỉ Nam Xa (xe chỉ nam), cho dù xe đi về hướng nào, hình nhân nhỏ trên xe vẫn luôn hướng về phía nam. Dưới sự hướng dẫn của Chỉ Nam Xa, đại quân của Hoàng Đế mới có thể đột phá ra khỏi vòng vây.

Hoàng Đế đã biến nguy thành an, ông cho triệu hồi Ứng Long, có thể phun mưa, sải rộng đôi cánh, chuẩn bị thi triển thần thông hô mây gọi mưa. Nhưng Xi Vưu đã đi trước một bước, mời được Phong Bá và Vũ Sư có khả năng hô mưa gọi gió, bất ngờ gọi đến một trận cuồng phong và mưa lớn, thần thông của Ứng Long hoàn toàn không thể thi triển. Thấy tình hình căng thẳng, Hoàng Đế ra lệnh cho Thiên nữ Nữ Bạt giáng trần, trên người Nữ Bạt có sức nóng rất lớn, đi đến đâu thì cơn bão dữ dội lập tức biến mất không dấu vết, và mặt trời chói chang trên không. Sau khi kết thúc trận chiến này, Ứng Long và Nữ Bạt không thể về trời được nữa, Ứng Long sống ở vùng núi sâu và thung lũng phía nam nên phía nam thường có mưa. Còn nơi mà Nữ Bạt ở không còn mưa nữa và trở thành một nơi khô hạn.

Để nâng cao tinh thần binh sĩ nhằm đánh bại Xi Vưu, Hoàng đế còn làm một chiếc trống trận đặc biệt. Trên núi Lưu Ba ở Đông Hải có một con quái thú tên là “Quỳ” có hình dạng giống một con bò, nhưng trên đầu không có sừng, có thể tự do đi lại trên biển, bất cứ khi nào nó đến và đi đều sẽ tạo ra mưa to gió lớn, vẩy nó lấp lánh phát ra ánh sáng như mặt trăng mặt trời, tiếng gầm rú của nó vang như sấm nổ. Sau khi Hoàng Đế cử người đến bắt nó, thì đem tấm da của nó phơi khô làm thành mặt trống. Dùi trống được làm bằng khúc xương lớn nhất trong thân con thú. Khi trống trận đánh lên, âm thanh rung trời, đứng cách năm trăm dặm vẫn nghe thấy hết sức rõ ràng. Cuối cùng Hoàng Đế đã chiến thắng.

Sau khi Hoàng Đế đánh bại Xi Vưu, tương truyền Thần tằm từ trên trời giáng xuống, dâng lên tơ tằm, Hoàng Đế đã ra lệnh cho người dệt thành vải lụa và cắt làm thành quần áo, vừa nhẹ vừa mềm. Vợ của Hoàng Đế là Luy Tổ phát hiện ra rằng những con tằm cũng có thể nhả ra những sợi tơ giống như thế, vì vậy bà bắt đầu nuôi tằm và đem phương pháp này dạy cho bách tính trong nhân gian.

Trong Thần thoại viễn cổ, Hoàng Đế là bậc toàn năng. Khi ông tập hợp thần quỷ khắp trong thiên hạ ở núi Thái Sơn, ông cũng tự mình sáng tác ra một bản nhạc tên là “Thanh Giác”. Đây là một bản “Thiên nhạc” thật sự, khí thế phi phàm, có thể làm “kinh thiên động địa, quỷ thần phải rơi lệ”, người phàm không nghe nổi. Hoàng Đế từng ra lệnh cho người đúc gương, làm nồi nấu cơm, chế tạo xe, thuyền, cũng như phát minh ra trò chơi đá cầu. Hoàng Đế ra lệnh cho Thương Hiệt tạo chữ; Linh Luân chế tạo âm luật; Lôi Công và Kỳ Bá chỉnh lý y dược và viết thành sách y học.

Hoàng Đế đã từng khai thác đồng ở núi Thủ Sơn và đúc một chiếc bảo đỉnh (vạc quý) dưới chân núi Kinh Sơn. Xung quanh chiếc bảo đỉnh được chạm khắc hình các quỷ thần, các loài chim và thú quý hiếm ở tứ phương. Khi hoàn thành chiếc bảo đỉnh và đang tiến hành giữa buổi lễ mừng công cúng tế trời thì một con rồng thần từ trên trời sà xuống, nghênh đón Hoàng Đế và các vị Thiên Thần vốn theo Hoàng Đế cùng hạ phàm để trở lại Thiên đình.

Ghi chú: Phỏng theo sách giáo khoa “Ấu học Quỳnh Lâm” của Zhengjian.org

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/247814

The post Ấu Học Quỳnh Lâm bút đàm (6): Hoàng Đế phân chia lãnh thổ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Ấu Học Quỳnh Lâm bút đàm (5): Ngô ngưu suyễn nguyệthttps://chanhkien.org/2023/02/au-hoc-quynh-lam-but-dam-5-ngo-nguu-suyen-nguyet.htmlSat, 11 Feb 2023 02:23:43 +0000https://chanhkien.org/?p=29652Tác giả: Lưu Như [ChanhKien.org] Nguyên văn chữ Hán và Chú âm: Bính âm: 雪(Xuě) 花(huā) 飛(fēi) 六(liù) 出(chū), 先(xiān) 兆(zhào) 豐(fēng) 年(nián); 日(rì) 上(shàng) 已 (yǐ) 三(sān) 竿(gān), 乃(nǎi) 云 (yún) 時(shí) 晏(yàn). 蜀(Shǔ) 犬(quǎn) 吠(fèi) 日(rì), 比(bǐ) 人(rén) 所(suǒ) 見(jiàn) 甚(shén) 稀(xī); 吳(wú) 牛 (niú) 喘(chuǎn) 月(yuè), 笑(xiào) 人 (rén) 畏 (wèi) 懼(jù) […]

The post Ấu Học Quỳnh Lâm bút đàm (5): Ngô ngưu suyễn nguyệt first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Lưu Như

[ChanhKien.org]

Nguyên văn chữ Hán và Chú âm:

Bính âm:

雪(Xuě) 花(huā) 飛(fēi) 六(liù) 出(chū),

先(xiān) 兆(zhào) 豐(fēng) 年(nián);

日(rì) 上(shàng) 已 (yǐ) 三(sān) 竿(gān),

乃(nǎi) 云 (yún) 時(shí) 晏(yàn).

蜀(Shǔ) 犬(quǎn) 吠(fèi) 日(rì),

比(bǐ) 人(rén) 所(suǒ) 見(jiàn) 甚(shén) 稀(xī);

吳(wú) 牛 (niú) 喘(chuǎn) 月(yuè),

笑(xiào) 人 (rén) 畏 (wèi) 懼(jù) 過(guò) 甚(shèn).

Âm Hán Việt:

Tuyết hoa phi lục xuất,

tiên triệu phong niên;

nhật thượng dĩ tam can,

nãi vân thời yến.

Thục khuyển phệ nhật,

tỷ nhân sở kiến thậm hi;

Ngô ngưu suyễn nguyệt,

tiếu nhân uý cụ quá thậm.

Giải nghĩa từ ngữ

(1) 六出 Lục xuất: Cánh hoa. Các tinh thể của bông tuyết hầu hết có hình lục giác, vì vậy chúng có tên khác là tuyết.

(2) 三竿 Tam can: độ cao bằng 3 cây sào. Người xưa dùng phương pháp đo bóng của mặt trời hoặc ước tính độ cao của mặt trời để tính thời gian. Mặt trời lên 3 cây sào, là khoảng 8-9 giờ sáng.

(3) 晏 Yến: Muộn màng.

(4) 蜀犬吠日 Thục khuyển phệ nhật: là một câu thành ngữ, đồng bằng Tứ Xuyên có các ngọn núi bao phủ xung quanh làm khí ẩm của vùng bình nguyên không tản đi được nên không khí luôn ẩm ướt và trời nhiều mây. Chó ở đó thường không thấy mặt trời, hễ mặt trời ló dạng liền thấy kỳ lạ và hướng về phía đó mà sủa liên tục. Thành ngữ này dùng để ví von với những điều hiếm gặp nên thấy lạ. 蜀 Thục: Tứ Xuyên. 吠 Phệ: chó sủa.

(5) 吴牛喘月 Ngô ngưu suyễn nguyệt: Trâu nước Ngô thở hổn hển khi trăng mọc, ví von người gặp chuyện sợ hãi quá mức, có ngụ ý châm biếm.

Bản dịch tham khảo

Những bông tuyết bay phấp phới đều có hình lục giác, tuyết rơi là dấu hiệu báo trước một năm mùa màng bội thu; mặt trời đã lên cao 3 cây sào, điều này cho thấy không còn sớm nữa.

Ở vùng Thục (Tứ Xuyên), vì nhiều núi cao ít thấy mặt trời nên thường có hiện tượng chó ở đây khi thấy mặt trời thì sủa, là ám chỉ những người có kiến thức hạn hẹp, ít từng trải nên gặp chuyện bất thường thì thấy kỳ lạ. Những chú trâu ở nước Ngô thở hổn hển khi nhìn thấy mặt trăng, người ta dùng điều này để châm biếm những người sợ hãi quá mức.

Đọc sách luận bút

Cuốn sách giáo khoa nhập môn cho trẻ em này được biết đến như một bộ bách khoa toàn thư, chủ yếu là truyền thụ một lượng lớn kiến thức về thiên văn, địa lý và nhân văn, trình độ kiến thức phong phú, càng đọc càng cảm nhận được sự sâu sắc. Cổ nhân giảng Tam tài Thiên địa nhân, thiên văn địa lý có quan hệ mật thiết với nhân văn, nên họ không bao giờ dạy trẻ em học những điều vô dụng. Mục đích của việc nghiên cứu các hiện tượng thiên văn và tri thức là để con người kết hợp với cuộc sống nhân gian mai sau, trở thành nhân tài hữu dụng thông hiểu trời đất, thiên nhiên và con người.

Trong bài học này, người ta nói những bông tuyết có sáu cánh bay phất phơ, rơi trên mặt đất, điều này báo hiệu cho một năm mùa màng bội thu sắp đến, nông nghiệp được mùa, cũng là một cách khác nói tuyết lành báo trước một năm được mùa, rất giàu ý thơ và sắc thái văn học. Qua đó để trẻ em học được kiến thức về mối liên hệ giữa thiên văn và các vấn đề của con người, cũng học được cách diễn đạt giàu sắc thái văn học. Cổ nhân khuyên con người nên quý trọng thời gian, họ thường nói mặt trời mà lên ba cây sào là không còn sớm nữa rồi, không như ngày nay, nói thẳng một câu không còn sớm nữa là coi như xong chuyện, không để lại gì cho trí tưởng tượng. Để chỉ con người kiến thức khá hạn hẹp, không còn là trạng thái ít thấy nên cảm thấy lạ mà đã trở nên kinh ngạc trước những chuyện nhỏ nhặt, cổ nhân lại dùng thành ngữ “Thục khuyển phệ nhật” (chó đất Thục sủa mặt trời) để gián tiếp ví von; khi châm biếm người bị dọa phát sợ và những người dễ dàng hoảng sợ thì dùng cụm từ “Ngô ngưu suyễn nguyệt” (Trâu đất Ngô thở hổn hển khi thấy mặt trăng) để hình dung. Thật có thể nói là hình tượng sống động và vô cùng hàm súc.

Đọc những câu văn này làm ta hiểu được cái tao nhã và dí dỏm trong cuộc sống thường ngày của người xưa từ một góc độ khác, ngay cả việc châm biếm con người cũng rất nghệ thuật, quả đúng là khiến người ta hâm mộ mãi.

Kể chuyện

Ngô ngưu suyễn nguyệt

Ngô Ngưu là loài trâu, có nguồn gốc từ lưu vực vùng sông Dương Tử và sông Hoài ở Trung Quốc. Thời tiết ở vùng Giang Tô và Chiết Giang khá nóng bức, trâu vốn dĩ rất sợ nóng nên vào mùa hè thường thích ngâm mình trong nước hoặc trú trong bóng râm. Vì nắng nóng quá nên trâu cảm thấy rất khó chịu, vì vậy nhiều khi nhìn thấy trăng vào ban đêm, chúng lầm tưởng mặt trời đã ló dạng, nhiệt độ sẽ tăng lên, khiến chúng sợ quá mà thở hổn hển. Vì vậy trong truyện “Phong Tục Diễn Nghĩa – Dật văn” của Ưng Thiệu đời Hán có câu “Ngô ngưu vọng nguyệt tắc suyễn” (Trâu đất Ngô khi nhìn thấy mặt trăng thì thở hổn hển). Câu thành ngữ “Ngô ngưu suyễn nguyệt” này chính là bắt nguồn từ đây mà ra.

Trong cuốn “Thế Thuyết Tân Ngữ” có câu chuyện về “Ngô ngưu suyễn nguyệt”. Một đại thần của Tấn Vũ Đế là Mãn Phấn rất sợ gió. Có lần Mãn Phấn ngồi cạnh Tấn Vũ Đế, cửa sổ phía bắc có tấm bình phong lưu ly khá chắc chắn, rất kín, nhưng trông có vẻ như gió vẫn có thể luồn vào. Mãn Phấn biết rằng bình phong này dày và gió sẽ không lọt qua, nhưng trên mặt ông vẫn lộ ra vẻ sợ hãi, bất giác rùng mình. Khi nhìn thấy thế, Vũ Đế đã bật cười khiến Mãn Phấn ngượng ngùng trả lời: “Thần giống như trâu đất Ngô, hễ nhìn thấy mặt trăng là sẽ nghĩ đó là mặt trời, sợ đến nỗi thở hổn hển”.

Cách xác định thời gian bằng nhìn bóng cây sào

Khuê biểu là khí cụ quan sát mặt trời để đo thời gian, chúng có cấu tạo rất đơn giản, là công cụ đo thời gian lâu đời nhất của Trung Quốc được lưu truyền trên thế giới, đến nay vẫn chưa khảo cứu được niên đại phát minh.

Cái gọi là Khuê biểu chính là phát triển từ “Biểu” (tức đồng hồ), sau đó lại từ Khuê biểu phát triển thành đồng hồ Nhật Quỹ (khí cụ dựa vào bóng của mặt trời để ước lượng giờ giấc). “Biểu” ban đầu chỉ là một chiếc cột tre hoặc cột đá dựng thẳng đứng trên mặt đất, thường gọi là “Can ảnh trắc nhật” (xác định thời gian bằng bóng mặt trời), lợi dụng sự thay đổi của bóng cây cột để biết sự thay đổi của thời gian.

Con người thời cổ đại trong cuộc sống thường ngày đã phát hiện rằng ánh sáng mặt trời tại các vị trí khác nhau sẽ làm bóng của vật thể thay đổi phương hướng và độ dài ngắn của nó, hơn nữa lại có quy luật nhất định, ví dụ vào ngày hạ chí ở bắc bán cầu thì bóng của cái sào hoặc khuê biểu là ngắn nhất trong năm; còn vào ngày Đông chí ở bắc bán cầu thì ngược lại, bóng của sào hoặc khuê biểu sẽ dài nhất trong năm. Vì vậy, người ta dần nghĩ đến việc dùng cọc tre hay cột đá để chuyên môn làm công cụ quan sát sự thay đổi của bóng mặt trời, đây chính là nguồn gốc của “đồng hồ”.

Tuy cấu tạo của “Biểu” khá đơn giản nhưng lại có khá nhiều công dụng, sau nhiều năm sử dụng, người ta đã có thể sử dụng “Biểu” rất thuần thục, hơn nữa có thể dựa vào hướng bóng đổ trên mặt đất với độ dài ngắn khác nhau để xác định được phương hướng, tiết khí, thời gian, khu vực, v.v. “Khuê biểu” được hợp thành bởi “biểu” dựng thẳng đứng trên mặt đất bằng phẳng và thước (Khuê) đặt nằm ngang theo hướng bắc nam. Muộn nhất là vào khoảng giữa thời Xuân Thu, khuê biểu đo bóng của mặt trời đã là một phương pháp quan trọng để làm lịch.

Ghi chú: Phỏng theo sách giáo khoa “Ấu học Quỳnh Lâm” của zhengjian.org

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/247813

The post Ấu Học Quỳnh Lâm bút đàm (5): Ngô ngưu suyễn nguyệt first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Ấu Học Quỳnh Lâm bút đàm (4): Thần Tuyết là Đằng Lụchttps://chanhkien.org/2023/02/au-hoc-quynh-lam-but-dam-4-than-tuyet-la-dang-luc.htmlFri, 03 Feb 2023 06:17:18 +0000https://chanhkien.org/?p=29617Tác giả: Lưu Như [ChanhKien.org] Nguyên văn chữ Hán và Chú Âm Bính âm 雲(Yún) 師(shī) 係(xì) 是(shì) 豐(fēng) 隆(lóng), 雪(xuě) 神(shén) 乃(nǎi) 為(wèi) 滕(téng) 六(liù). 欻(Xū) 火(huǒ), 謝(xiè) 仙(xiān), 俱(jù) 掌(zhǎng) 雷 (léi) 火(huǒ); 飛(fēi) 廉(lián), 箕(jī) 伯(bó), 悉(xī) 是(shì) 風(fēng) 神(shén). 列(Liè) 缺(quē) 乃(nǎi) 電(diàn) 之(zhī) 神(shén), 望(wàng) 舒(shū) 是(shì) 月(yuè) 之(zhī) 禦(yù). […]

The post Ấu Học Quỳnh Lâm bút đàm (4): Thần Tuyết là Đằng Lục first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Lưu Như

[ChanhKien.org]

Nguyên văn chữ Hán và Chú Âm

Bính âm

雲(Yún) 師(shī) 係(xì) 是(shì) 豐(fēng) 隆(lóng),

雪(xuě) 神(shén) 乃(nǎi) 為(wèi) 滕(téng) 六(liù).

欻(Xū) 火(huǒ), 謝(xiè) 仙(xiān), 俱(jù) 掌(zhǎng) 雷 (léi) 火(huǒ);

飛(fēi) 廉(lián), 箕(jī) 伯(bó), 悉(xī) 是(shì) 風(fēng) 神(shén).

列(Liè) 缺(quē) 乃(nǎi) 電(diàn) 之(zhī) 神(shén),

望(wàng) 舒(shū) 是(shì) 月(yuè) 之(zhī) 禦(yù).

甘(Gān) 霖(lín), 甘(gān) 澍(shù), 俱(jù) 指 (zhǐ) 時(shí) 雨(yǔ);

玄(xuán) 穹(qióng), 彼(bǐ) 蒼(cāng), 悉(xī) 稱(chēng) 上(shàng) 天(tiān)

Âm Hán Việt

Vân Sư hệ thị Phong Long,

Tuyết Thần nãi vi Đằng Lục.

Hốt Hoả, Tạ Tiên, câu chưởng lôi hoả;

Phi Liêm, Cơ Bá, tất thị Phong Thần.

Liệt Khuyết nãi điện chi Thần,

Vọng Thư thị nguyệt chi ngự.

Can lâm, can chú, câu chỉ thời vũ;

huyền khung, bỉ thương, tất xưng thượng thiên.

Giải thích từ ngữ

(1) 雲師 (Vân Sư): Thần Mây.

(2) 滕六 (Đằng Lục): Thần Tuyết. Bởi vì bông tuyết chủ yếu có sáu cánh, do đó có tên như thế.

(3) 欻火 (Hốt Hỏa): là tên của 1 vị Thần phụ trách sấm chớp và lửa ở Lôi bộ. 欻 (Hốt): rung lắc.

(4) 飛廉 (Phi Liêm): là tên của con chim Thần. Vì nó có thể gọi gió, nên thế nhân còn dùng để gọi tên Thần Gió.

(5) 箕伯 (Cơ Bá): Cơ là Cơ Tinh (sao Cơ, sao Ky), có thể tạo gió, vì vậy được gọi là Thần Gió.

(6) 悉 (Tất): đều, tất cả.

(7) 列缺 (Liệt Khuyết): Vết nứt trên bầu trời. Sét đánh thủng trời, như muốn xé toạc bầu trời ra, nên dùng từ này để gọi tên Thần Sét.

(8) 望舒 (Vọng Thư): Trong thần thoại Vọng Thư là người đánh xe cho Thần Mặt Trăng (Nguyệt Thần). Nguyên là hai câu thơ trong “Sở Từ – Ly Tao”: “Tiền Vọng Thư sử tiên khu hề, Hậu Phi Liêm sứ bôn chúc” (Theo bản dịch của Tống Nhượng: Chị trăng phải nhanh chân tiến trước, Dì gió cho lần bước theo sau), về sau mượn danh từ này để chỉ mặt trăng.

Bản dịch tham khảo

Người đời gọi Thần Mây là Phong Long, Thần Tuyết là Đằng Lục. Hốt Hỏa và Tạ Tiên đều là những vị Thần phụ trách sấm sét, Phi Liêm và Cơ Bá là Thần Gió. Liệt Khuyết là Thần Sét, Vọng Thư là Thần đánh xe trên cung trăng. Cam lâm và cam chú đều là chỉ cơn mưa đúng lúc. Huyền Khung và Bỉ Thương đều là tên gọi chung cho thiên thượng.

Đọc sách luận bút

Vào thời cổ đại, thần thoại được coi là một loại miêu tả của người đời sau đối với các sự việc có thật đã xảy ra trong viễn cổ. Vì thế, phương Đông và phương Tây đều để lại rất nhiều câu chuyện thần thoại có liên quan đến thiên nhiên.

Các hiện tượng thiên văn trong bài học trước và bài này đều nói cho trẻ nhỏ biết rằng, hết thảy mọi thứ đều có sự chi phối của Thần, đều cần phải ghi nhớ tên của các vị Thần, để sau này khi đọc sách mà gặp từ ngữ liên quan thì không chỉ minh bạch ý nghĩa của chúng, mà còn không quên rằng mọi thứ đều có Thần Linh đang trông coi. Người ta thường nói, trên đầu 3 thước có Thần linh, trẻ em từ nhỏ đã ghi nhớ câu này: chớ làm chuyện mờ ám trái với lương tâm. Hành vi của con người nhất định phải có ranh giới đạo đức.

Chúng ta đều đã từng nghe đến các vị Thần gió, mưa, sấm sét, núi, sông, biển, nhưng do giáo dục văn hoá truyền thống không còn được coi trọng, nên có rất nhiều vị Thần chúng ta đều không biết đến, ví dụ như Thần Tuyết, chúng ta đều cảm thấy không quen lắm, ngày xưa trẻ em được học cuốn “Ấu Học Quỳnh Lâm” nên từ nhỏ đã hiểu được rất nhiều câu chuyện thần thoại, và nhớ tên các vị Thần. Người lớn chúng ta ngày nay có thể thu được kiến thức sâu rộng bằng cách đọc lại cuốn sách này.

Ví dụ về “Đằng Lục”, mọi người sẽ hỏi, tại sao Thần Tuyết lại được gọi là “Đằng Lục”? Kỳ thực nguyên ban đầu bông tuyết được người xưa gọi là “Lục Xuất” (sáu cánh). Sách “Hàn Thi Ngoại Truyện” có ghi chép: “Phàm thảo mộc hoa đa ngũ xuất, tuyết hoa độc lục xuất” (chương “Nghệ Văn Loại Tụ” Quyển nhị “Thiên” hạ). Có nghĩa là hầu hết hoa của các loài thảo mộc đều có năm cánh, duy chỉ hoa tuyết có sáu cánh, do đó “lục” là miêu tả hình dạng bề ngoài của tuyết với sáu cánh. Ngoài ra, “lục” là con số cực âm, tuyết có đặc tính chí âm, nên tuyết được đặt tên là “lục”, dù là hình thái hay vũ trụ quan của cổ nhân đều có sự thống nhất. Không phải ngẫu nhiên mà nó có thuộc tính chí âm và hình thái chí âm như vậy, hoa của các loài thảo mộc đa phần là do dương khí sinh ra, gọi là “ngũ xuất”, điều này cũng phù hợp với số mang thuộc tính dương, hợp với lý tự nhiên.

Trước thời Đường, “Lục Xuất” thường được thấy trong ca xướng ngâm vịnh của giới văn nhân. Ví dụ, trong bài “Vịnh tuyết thi” của Trần Từ Lăng có câu “Tam nông hỉ doanh xích, Lục Xuất vũ sùng hoa”, cho thấy rằng, “Lục Xuất” là tên gọi khác của hoa tuyết, vì thế Thần Tuyết đương nhiên liên quan đến số 6.

Vậy tại sao Thần Tuyết có họ Đằng? Đằng vốn là một nước chư hầu nhỏ ở phương Đông vào thời nhà Chu, vua Đằng Văn Công rất nổi tiếng thời bấy giờ, trong sách “Mạnh Tử” có chương “Đằng Văn Công” đã ghi chép lại nhiều sự tích về ông. Mối quan hệ giữa Đằng Văn Công và tuyết bắt nguồn từ “Mạnh Tử Ngoại Thư”. Trong sách có ghi lại rằng: “Sau khi Đằng Văn Công qua đời, có một trận tuyết lớn ập xuống khiến việc tổ chức tang lễ không được thuận lợi. Huệ Tử nói rằng, điều này là do Đằng Văn Công muốn ở lại một thời gian để an ủi giang sơn xã tắc, vì vậy để tuyết rơi dày đặc, mục đích là để trì hoãn việc tang lễ. Do đó, mọi người nghĩ rằng, ông có thể điều khiển được tuyết, nên người đời gọi ông là Thần Tuyết. Bởi vì hoa tuyết được gọi là “Lục Xuất”, vì vậy người đời sau cũng gọi Thần Tuyết là “Đằng Lục”.

Sau thời nhà Tống, “Đằng Lục” trở thành một từ được sử dụng phổ biến trong thơ ca từ phú. Chẳng hạn như, tác phẩm “Niệm Nô Kiều -Tuyết” của Trần Úc thời Nam Tống viết: “Một ba một tị, siếp thời gian, tố xuất mạn thiên mạn địa. Bất luận cao đê tịnh thượng hạ, bình bạch đô giáo nhất lệ. Cổ động đằng lục, chiêu yêu tốn nhị, nhất nhiệm trương uy thế. Thức tha bất phá, chỉ kim đạo thị tường thụy”. Có nghĩa là: “Không mũi không miệng, trong chốc lát, bông tuyết bay lả tả đầy trời khắp đất. Bất kể núi non cao vút hay khe sâu núi thẳm, hết thảy đều thành một khoảng trắng xóa mênh mông như nhau, Hoa tuyết ơi hãy cổ vũ Thần Tuyết, lại chiêu mời thêm Thần Gió (Tốn Nhị: Thần Gió), một mực phô trương thanh thế, lạm dụng uy quyền, người ta vẫn chưa biết được bản lai diện mục của nó, còn cho rằng nó là khí may mắn cát tường”. Đây rõ ràng là bài vịnh tuyết, nhưng thực tế là mượn việc tuyết lạm dụng uy quyền, không e dè kiêng nể, để chế nhạo tể tướng Giả Tự Đạo của triều đại Nam Tống lúc bấy giờ.

Tuy rằng bài văn tả cảnh tượng gió tuyết đầy trời khắp đất, nhưng lại không thấy hai chữ hoa tuyết, nếu không biết “Đằng Lục” là ám chỉ Thần Tuyết thì e rằng sẽ không hiểu nổi đây đang nói về cái gì. Điều này cho thấy được tầm quan trọng của việc học cuốn “Ấu Học Quỳnh Lâm”.

Kể chuyện

Truyền thuyết về Thần Gió

Trung Quốc là một lãnh thổ rộng lớn, mỗi vùng đất lại có môi trường sống khác nhau, ở trung tâm đời sống của các dân tộc khác nhau Thần Gió có phong thái tướng mạo và giới tính khác nhau. Từ thời Chu đến thời Xuân Thu Chiến Quốc, các quốc gia phía bắc Trung Quốc tôn Thần gió là “Phong Bá”, Thần Gió còn được gọi với một cái tên khác là “Phong Sư”, tương truyền Cơ Tinh (sao Cơ) là một trong 28 chòm sao, hễ “Cơ Tinh” di chuyển thì một cơn gió mạnh sẽ nổi lên.

Nhưng nước Sở thời Chu ở phía nam lại gọi Thần Gió là “Phi Liêm”, trong cuốn “Sở Từ – Ly Tao” có viết: “Phía trước Vọng Thư đánh xe dẫn đầu, phía sau Phi Liêm đi theo”, họ tin rằng Phi Liêm là tên của Thần Gió. Về sau sau này, tên gọi Thần Gió ở hai miền nam bắc mới thống nhất thành một. Vào thời nhà Hán, Phong Bá, Cơ Tinh và Phi Liêm được coi là cùng một người, đều chỉ Thần Gió, người có năng lực cai quản gió.

Về ngoại hình của thần gió Phi Liêm, một số thuyết cho rằng đây là vị Thần có hình tượng loài chim, có thuyết cho rằng có hình tượng thú có cánh lông dài, lại có thuyết cho rằng có hình tượng “thân hươu, đầu như chim tước, có sừng, đuôi rắn và vằn báo.”

Theo “Sơn Hải Kinh – Bắc Sơn Kinh”, ở núi Ngục Pháp có một con vật tên là Sơn Hồn. Sơn Hồn đi nhanh như gió, vì vậy, mọi người nghĩ rằng khi Sơn Hồn xuất hiện, ắt là sẽ có gió nổi lên.

Trong “Sơn Hải Kinh” có đề cập đến một vị Thần Gió khác tên là “Ngu Cường”, ông là cháu trai của Hoàng Đế, trong “Sơn Hải Kinh ‧ Đại Hoang Đông Kinh” viết: “Hoàng Đế sinh ra Ngu Quắc, và Ngu Quắc sinh ra Ngu Kinh”. Vị Ngu Kinh này chính là Ngu Cường. Trong cuốn “Sơn Hải Kinh‧ Hải Ngoại Bắc Kinh” viết: “Phía bắc là Ngu Cường. Mặt người thân chim”. Thần gió Ngu Cường cũng là Thần Biển. Khi xuất hiện với diện mạo Thần Gió thì ông có hình dạng mặt người, thân chim, trên tai có đeo hai con rắn lục, ở dưới chân cũng có hai con rắn lục; khi xuất hiện là Thần Biển thì ông có hình dạng là đầu người thân cá, có tay có chân, cưỡi hai con rồng. Mỗi năm đến mùa đông, Ngu Cường di chuyển từ Biển Bắc đến Biển Nam, từ hình tượng cá biến thành hình tượng chim, từ Thần Biển biến thành Thần Gió.

Ngoài ra, Phong Di hoặc Thập Bát Di trong các cuốn sách như: “U Quái Lục”, “Dậu Dương Tạp Trở” và Mạnh Bà trong sách “Tiềm Xác Loại Thư” cũng đều là các vị Thần Gió.

Ghi chú: Phỏng theo sách giáo khoa “Ấu học Quỳnh Lâm” của Zhengjian.org

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/247812

The post Ấu Học Quỳnh Lâm bút đàm (4): Thần Tuyết là Đằng Lục first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Ấu Học Quỳnh Lâm bút đàm (3): Gió sắp thổi thì chim én bayhttps://chanhkien.org/2023/01/au-hoc-quynh-lam-but-dam-3-gio-sap-thoi-thi-chim-en-bay.htmlThu, 19 Jan 2023 07:27:05 +0000https://chanhkien.org/?p=29573Tác giả: Lưu Như [ChanhKien.org] Nguyên văn chữ Hán và Chú Âm Bính âm: 風(Fēng) 欲(yù) 起(qǐ) 而(ér) 石(shí) 燕(yàn) 飛(fēi), 天(tiān) 將(jiāng) 雨(yǔ) 而(ér) 商(shāng) 羊(yáng) 舞(wǔ). 旋(Xuán) 風(fēng) 名(míng) 為(wèi) 羊(yáng) 角(jiǎo), 閃(shǎn) 電(diàn) 號(hào) 曰(yuē) 雷(léi) 鞭(biān). 青(Qīng) 女(nǚ) 乃(nǎi) 霜(shuāng) 之(zhī) 神(shén), 素(sù) 娥(é) 即(jí) 月(yuè) 之(zhī) 號(hào). 雷(Léi) 部(bù) 至(zhì) […]

The post Ấu Học Quỳnh Lâm bút đàm (3): Gió sắp thổi thì chim én bay first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Lưu Như

[ChanhKien.org]

Nguyên văn chữ Hán và Chú Âm

Bính âm:

風(Fēng) 欲(yù) 起(qǐ) 而(ér) 石(shí) 燕(yàn) 飛(fēi),
天(tiān) 將(jiāng) 雨(yǔ) 而(ér) 商(shāng) 羊(yáng) 舞(wǔ).
旋(Xuán) 風(fēng) 名(míng) 為(wèi) 羊(yáng) 角(jiǎo),
閃(shǎn) 電(diàn) 號(hào) 曰(yuē) 雷(léi) 鞭(biān).
青(Qīng) 女(nǚ) 乃(nǎi) 霜(shuāng) 之(zhī) 神(shén),
素(sù) 娥(é) 即(jí) 月(yuè) 之(zhī) 號(hào).
雷(Léi) 部(bù) 至(zhì) 捷(jié) 之(zhī) 鬼(guǐ) 曰(yuē) 律(lǜ) 令(lìng),
雷(léi) 部(bù) 推(tuī) 車(chē) 之(zhī) 女(nǚ) 曰(yuē) 阿(ā) 香(xiāng).

Âm Hán Việt

Phong dục khởi nhi thạch yến phi,
thiên giáng vũ nhi thương dương vũ.
Toàn phong danh vi dương giác,
thiểm điện hiệu viết lôi tiên.
Thanh Nữ nãi sương chi Thần,
Tố Nga tức nguyệt chi hiệu.
Lôi bộ chí tiệp chi quỷ viết Luật Lệnh,
Lôi bộ thôi xa chi nữ viết A Hương.

Giải nghĩa từ ngữ

(1) 石燕 (Thạch yến): Những viên đá có hình dạng giống chim én.

(2) 商羊 (Thương dương): Tên loài chim Thần mang mưa đến trong thần thoại Trung Quốc.

(3) 旋风 (Toàn phong): Cơn lốc xoáy. Xem trong “Trang Tử”

(4) 青女 (Thanh Nữ): Thần cai quản sương tuyết. Xem trong “Hoài Nam Tử”.

(5) 素娥 (Tố Nga): là Hằng Nga. Xem trong “Văn Tuyển – Nguyệt Phú”

(6) 至捷 (Chí tiệp): Nhanh nhẹn và nhanh chóng nhất. “Tiệp” là nhanh chóng.

(7) 律令 (Luật Lệnh): Tên một người thời Chu Mục Vương, có tài đi nhanh, đi như bay, sau khi chết trở thành tiểu quỷ của Lôi bộ. Xem trong “Sưu Thần Ký”.

Bản dịch tham khảo

Khi gió sắp nổi lên thì chim én đá kết bầy bay lên, khi trời sắp mưa thì con chim Thương Dương (chim một chân) xuất hiện bay lượn. Gió lốc xoay tròn giống như một cái sừng cừu uốn cong, nên gọi là gió “dương giác” (gió xoáy). Tia sét cắt ngang bầu trời giống như thần Sấm vung roi, nên gọi là “lôi tiên” (roi sấm). Thanh Nữ là vị thần linh cai quản sương giáng, Tố Nga chính là Hằng Nga, cũng là một tên khác của mặt trăng. Quỷ trong Lôi bộ đi lại rất nhanh, có thể đi như bay gọi là “Luật Lệnh”, “A Hương” là nữ Thần đẩy xe sấm, chuyên cai quản giông bão.

Đọc sách luận bút

Trong bài học này, hai câu đầu dạy trẻ em cách xem thời tiết, đây là kiến thức khí tượng mà chúng ta sẽ nói đến hôm nay. Người xưa cho rằng Tam tài gồm trời, đất và con người là có sự liên quan và ảnh hưởng lẫn nhau, do đó khi quan sát các hiện tượng của trời đất thì có thể dự đoán được nhiều điều, đây là một ví dụ về việc trẻ nhỏ học được những kiến thức này ngay từ khi còn nhỏ thì các em sẽ biết dự đoán thời tiết bằng cách nhìn vào sự thay đổi của sự vật xung quanh. Không chỉ vậy, các em sẽ ghi nhớ được điển cố và truyền thuyết về Thạch Yến và Thương Dương, sau này nếu gặp lại những từ này trong sách cổ và thơ văn, chúng sẽ có thể hiểu được nghĩa của hai từ này mà không cần tra từ điển Hán cổ.

Đương nhiên, câu cuối trong bài học này cũng như vậy, ta sẽ hiểu được vì sao cổ nhân gọi gió lốc là “dương giác”, gọi sét là “lôi tiên” (roi sấm), Thanh Nữ là để chỉ Thần Sương, Hằng Nga còn được gọi là “Tố Nga”, tương tự như thế khi đọc sách cổ gặp “Luật Lệnh” hoặc “A Hương” thì đều có thể hiểu rõ nguồn gốc, cho nên sau khi đọc những cuốn sách này trẻ em sẽ biết được rất nhiều kiến thức, tương lai có thể hiểu được biển sách kinh điển cổ xưa rộng lớn, vì vậy đọc “Ấu Học Quỳnh Lâm” sẽ có thể xem và hiểu được cổ thư. Nếu không có nền tảng này, cho dù sau này có thông thuộc Tứ thư và Ngũ kinh, thuộc lòng các bài thơ văn khác nhau, vẫn biết nó là như vậy nhưng không hiểu vì sao, vẫn là không thấu đáo. Vì không hiểu nghĩa gốc và nguồn gốc của các từ cổ, nên cứ phải tra từ điển mãi, nhưng cũng chỉ hiểu được lơ mơ chút ít, và cũng không thể sử dụng từ Hán cổ một cách linh hoạt được.

Đọc xong bài thứ ba, tôi tin rằng một số người đã chú ý đến thể văn biền ngẫu có các vế đối sóng đôi nhau từng cặp, trước tiên chưa kể ý nghĩa nội dung bên trong, chỉ cần đọc lên đã toát ra vẻ đẹp nghệ thuật như mây trôi nước chảy, sóng đôi tinh tế, đọc lưu loát, lại còn dài ngắn đan xen, không rập khuôn. Việc trau dồi văn học nghệ thuật sẽ tự nhiên được hun đúc bằng cách đọc thuộc lòng những bài văn hay này từ thời thơ ấu. Ngày nay chúng ta đọc nó thì cũng như là một loại hưởng thụ, nhờ thế mà người Trung Quốc thời xưa xuất khẩu thành thơ, lời nói tao nhã, kiến thức uyên thâm, quả thực tích lũy được vốn văn hóa sâu rộng. Các trò chơi thơ văn hàng ngày của các công tử và tiểu thư giới quý tộc được miêu tả trong “Hồng Lâu Mộng” hóa ra là sự thật, người ta trước đây đã nghe quen tai nhìn quen mắt, ngay cả các a hoàn xung quanh cũng đều không tầm thường chút nào. Vì không qua sự giáo dục như của người xưa, nên lời nói của chúng ta ngày nay khá thô tục, dù có tốt nghiệp đại học thì e rằng cũng không thể bằng những đứa trẻ thời xưa. Điều đó khiến cho mọi người thấy thật đau lòng.

Đây là thể văn biền ngẫu (hai vế đối nhau) phổ biến trong các triều đại Ngụy Tấn Nam Bắc triều mà ngôn từ đối lập với văn xuôi. Đây còn được gọi là “Biền lệ văn”. Đặc điểm chính của nó là chú trọng đến sự đối xứng, vì các mẫu câu đối nhau, như hai con ngựa chạy song song với nhau, cho nên được gọi là “Biền thể” (thể văn biền ngẫu). Về âm vận thì thường sẽ chú trọng đến bằng trắc và vận luật; về tu từ thì chú trọng trau chuốt và sử dụng điển cố. Vì vậy, khi đọc lên có tính văn học nghệ thuật rất mạnh, đa số đều là những nét đẹp tao nhã. Tuy nhiên, do văn biền ngẫu có xu hướng quá chú trọng đến hình thức và kỹ xảo nên việc diễn đạt nội dung sẽ bị hạn chế, nhưng nếu sử dụng thích hợp thì sẽ có đầy đủ tình thơ ý họa, thể hiện được mỹ cảm nghệ thuật độc đáo. Sau thời nhà Đường, văn biền ngẫu bốn hoặc sáu câu (tứ lục cú) thường được sử dụng, vì vậy nó được gọi chung là văn bốn sáu (tứ lục văn) vào thời nhà Tống. “Biền Văn” vẫn rất phổ biến cho đến cuối thời nhà Thanh.

Kỳ thực mỗi thể loại văn đều có những công dụng và thế mạnh riêng, nếu sử dụng tốt mới có thể phát huy tác dụng tuyệt vời nhất, sử dụng nó trong vui chơi giải trí tao nhã hàng ngày, dùng nó trong nhập môn văn hóa truyền thống là điều rất tuyệt vời. Ví dụ, sách giáo khoa nhập môn đối với trẻ em rất dễ học thuộc và có đặc điểm suốt đời khó quên, vì chúng được viết bằng âm luật phong phú, vế đối tinh tế, chú trọng thể văn biền ngẫu dùng điển cố, không chỉ giúp trẻ dễ đọc thuộc lòng mà còn có thể cho trẻ tiếp xúc với văn từ tốt đẹp từ nhỏ, còn có thể tiếp xúc với một lượng lớn những điển cố, cách dùng từ thời cổ đại, lượng kiến thức có thể được nâng lên một cách nhanh chóng và đạt hiệu quả cao.

Ngày nay đọc lại sách này cũng là một loại hình hưởng thụ nghệ thuật hoàn mỹ khiến người ta say mê khó cưỡng, trẻ em suốt đời không bao giờ quên, xứng đáng là tác phẩm kinh điển nổi tiếng. Nếu dùng tài liệu giáo khoa như vậy để dạy trẻ em, thì không lo là không thể bồi dưỡng được những đứa trẻ đầy khí chất tao nhã và có hàm dưỡng.

Kể chuyện

Truyền thuyết về Thạch Yến

Truyền thuyết kể rằng trên núi Linh Lăng tỉnh Hồ Nam có rất nhiều viên đá lớn nhỏ hình dạng giống chim én, mỗi khi có gió nổi lên én đá thành đàn bay xuống giống như én thực vậy, khi gió ngừng mưa tạnh chúng sẽ biến trở lại thành đá. (Nguồn: “Thủy Kinh Chú- Tương Thủy”)

Câu chuyện về Thương Dương

Một hôm, có một con chim một chân bay đến nước Tề, nó bay đến trước triều đường giang cánh mà nhảy. Tề Hầu thấy lạ nên sai sứ sang nước Lỗ hỏi Khổng Tử. Khổng Tử nói: “Loài chim này tên là Thương Dương, là đại biểu cho ‘Thuỷ Tường’. Xưa kia từng có đứa trẻ đứng bằng một chân, (để bắt chước hình dáng con chim Thương Dương) vừa nhảy vừa nhún đôi vai và còn hát rằng ‘Trời sắp mưa lớn, Thương Dương phấn khởi nhảy múa’. Nay loài chim này xuất hiện ở nước Tề, để bảo cho dân chúng đắp đê tạo kênh nhằm đề phòng lũ lụt”. Sau đó quả thật có một trận mưa lớn, các nước láng giềng đều bị lũ lụt nặng, riêng chỉ có nước Tề do có sự chuẩn bị nên đã tránh được thảm họa. (Nguồn: “Khổng Tử Gia Ngữ”)

Ghi chú: Phỏng theo sách giáo khoa “Ấu học Quỳnh Lâm” của Zhengjian.org

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/247811

The post Ấu Học Quỳnh Lâm bút đàm (3): Gió sắp thổi thì chim én bay first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Ấu Học Quỳnh Lâm bút đàm (2): Mặt trăng là Thái Âm, cầu vồng là Đế Đônghttps://chanhkien.org/2023/01/au-hoc-quynh-lam-but-dam-2-mat-trang-la-thai-am-cau-vong-la-de-dong.htmlSun, 08 Jan 2023 00:42:45 +0000https://chanhkien.org/?p=29515Tác giả: Lưu Như [ChanhKien.org] Nguyên Văn chữ Hán 日为众阳之宗,月乃太阴之象。虹名螮蝀,乃天地之淫气。月里蟾蜍,是月魄之精光。 Bính âm Rì wèi zhòng yáng zhī zōng, yuè nǎi tài yīn zhī xiàng. Hóng míng dì dōng, nǎi tiān dì zhī yín qì. Yuè lǐ chán chú, shì yuè pò zhī jīng guāng. Âm Hán Việt Nhật vi chúng dương chi tông, nguyệt nãi […]

The post Ấu Học Quỳnh Lâm bút đàm (2): Mặt trăng là Thái Âm, cầu vồng là Đế Đông first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Lưu Như

[ChanhKien.org]

Nguyên Văn chữ Hán

日为众阳之宗,月乃太阴之象。虹名螮蝀,乃天地之淫气。月里蟾蜍,是月魄之精光。

Bính âm

Rì wèi zhòng yáng zhī zōng, yuè nǎi tài yīn zhī xiàng. Hóng míng dì dōng, nǎi tiān dì zhī yín qì. Yuè lǐ chán chú, shì yuè pò zhī jīng guāng.

Âm Hán Việt

Nhật vi chúng dương chi tông, nguyệt nãi thái âm chi tượng. Hồng danh đế đông, nãi thiên địa chi dâm khí. Nguyệt lý thiềm thừ, thị nguyệt phách chi tinh quang.

Giải nghĩa từ ngữ

(1) 眾陽 (Chúng Dương): Chúng là nhiều; Dương là Dương khí.

(2) 宗 (Tông): căn nguyên, căn bản.

(3) 象 (Tượng): biểu tượng, tượng trưng.

(4) 䗖蝀 (Đế đông): một tên gọi khác của cầu vồng.

(5) 淫氣 (Dâm khí): dùng để chỉ sự chuyển giao hỗn hợp của khí âm và khí dương (Dâm, ngâm tẩm).

(6) 蟾蜍 (Thiềm Thừ): con cóc. Tương truyền rằng, Hằng Nga vợ của Hậu Nghệ đã uống thuốc tiên của Tây Vương Mẫu rồi bay lên mặt trăng biến thành con cóc.

Bản dịch tham khảo

Mặt trời là nguồn gốc của tất cả các khí dương, mặt trăng là biểu tượng tinh hoa của khí âm. Cầu vồng còn gọi là Đế Đông, là do khí âm và khí dương của trời đất giao hội hòa quyện với nhau mà thành; con cóc ở cung trăng là do tinh hoa của mặt trăng ngưng tụ mà thành.

Đọc sách luận bút

Bài này vẫn là nói về tri thức thiên văn, mọi người chỉ cần đọc tiếp sẽ thấy rằng cuốn sách giáo khoa nhập môn này kỳ thực về mặt kiến thức cái gì cũng có, bao trùm muôn vạn hiện tượng, trong đó có đầy đủ những kiến thức phổ thông mà một đời con người sẽ nghiên cứu và học tập được sau này, để đi ra xã hội vận dụng trong cuộc sống. Ngày nay chúng ta đọc thấy vô cùng sâu sắc, nhưng ở thời cổ đại, đây là kiến thức cơ bản của bậc tiểu học, là nền tảng, ví dụ nói tới một trong những tác dụng của cuốn sách là nếu bạn không đọc cuốn sách này, thì bạn sẽ không hiểu được những tác phẩm kinh điển của thời cổ đại.

Trong nhiều tác phẩm kinh điển cổ xưa, xuất hiện rất nhiều điển cố và thuật ngữ đặc biệt, nếu xem không hiểu những từ ngữ này thì sau này thì sẽ không thể đọc được những cuốn sách cổ, ngay lập tức có thể sẽ cảm thấy rất khó, không muốn đọc nữa. Kỳ thực chỉ cần bạn học xong cuốn sách giáo khoa nhập môn này, sẽ thấy rằng nhiều từ ngữ mà trước đó xem không hiểu chẳng qua là cách dùng đặc định của cổ nhân, đó là tên gọi được viết ra theo vũ trụ quan và quan điểm lịch sử thời bấy giờ. Bạn sẽ bỗng nhiên ngộ ra rằng đọc sách cổ không khó.

Ví dụ, ở đây mọi người có thể đã phát hiện ra rằng, hoá ra Nhật (mặt trời) được gọi là Thái dương là bởi vì mặt trời là nguồn gốc của dương khí, nên được gọi là Thái dương, còn Mặt trăng tượng trưng cho Thái âm, nên cổ nhân gọi Mặt trăng là Thái âm, dùng chúng đại biểu cho âm dương. Cầu vồng còn được gọi là Đế đông, sau đó nếu từ này xuất hiện trong sách cổ, tôi sẽ hiểu ra nó ngay lập tức, ồ, nó có nghĩa là Cầu vồng. Thật thú vị phải không? Vì vậy đây là nền tảng của việc đọc sách.

Theo quan niệm của người xưa, việc giải nghĩa từ trong sách cổ và những sách giáo khoa nhập môn này đều là những thứ dành cho bậc tiểu học, là vì việc giải nghĩa cần phải tìm tòi nghiên cứu nghĩa gốc của chữ Hán, trước tiên phải hiểu hàm nghĩa, nguồn gốc, xuất xứ của từ ngữ, sau này bạn mới có thể đọc hiểu được nguyên văn của sách cổ, sau đó mới có thể tự mình có kiến giải và lĩnh hội một cách độc lập, không bị dẫn dắt sai lệch. Đó là những kỹ năng và kiến thức cơ bản để đọc được các cổ thư kinh điển. Không phải vì phải chú giải mà chú giải, cũng không phải vì kiến thức mà học kiến thức, mà là để trong tương lai sẽ sử dụng chúng để đọc các tác phẩm kinh điển và sách của thánh hiền, đương nhiên một số điển cố thường xuất hiện trong thơ từ của hậu thế, mọi người cũng sẽ cảm thấy xem không hiểu, kỳ thực là do không có nền tảng tạo nên. Vì vậy, sau khi đọc xong cuốn bách khoa toàn thư này, bạn sẽ hoàn toàn có thể đọc hiểu các sách, thơ và lịch sử văn học cổ, điều này tất nhiên rất quan trọng.

Nói cách khác, sau khi đọc cuốn “Ấu Học Quỳnh Lâm”, có thể hiểu rõ ràng hơn rất nhiều về những điển cố và lai lịch của nhiều sự vật, giống như sống cùng cổ nhân vậy, hiểu được phong tục, cách nghĩ, cuộc sống và tư tưởng của họ. Nét tao nhã và vẻ đẹp của văn hóa truyền thống lúc này mới sáng tỏ như gương. Trong bài học tiếp theo, các bạn sẽ thấy rằng, “gió xoáy” được gọi là “dương giác” (sừng dê), và “tia chớp” được gọi là “lôi tiên” (roi sấm), rất sinh động.

Trong tương lai mọi người sẽ thấy rằng, có rất nhiều từ ngữ giàu ý thơ và những danh xưng trang nhã trong đời sống hàng ngày đều xuất hiện ở đây, “Phương tung” (dấu vết thơm) chỉ “dấu chân”, “bạch ốc” chỉ “nhà nghèo”, “lệnh tôn” để gọi phụ thân của người khác; “lệnh viên” để tôn xưng con gái của người khác.

“Quốc thủ” là thầy thuốc. Thợ mộc còn được gọi là “đại công sư”, đây là lý do tại sao Nhật Bản gọi thợ mộc là “đại công” (daiku).

Ở đây chỉ mới nêu ví dụ về một vài phương diện, đã khiến người ta phải thầm ngạc nhiên, trẻ em đọc những cuốn sách như thế này thì sao có thể không trở nên tao nhã, sao có thể không trở nên giàu tố chất văn học đây? Tác dụng của nó quá rộng lớn, những kiến thức này có thể cho phép bạn đi khắp thiên hạ mà không sợ, thật không thể tượng tượng nổi, trẻ em thời cổ đại của chúng ta thật may mắn biết bao. Sinh viên đại học ngày nay của chúng ta cũng phải than thở là không bằng trẻ em xưa được.

Vì vậy, có rất nhiều người già Nhật Bản đã nói với người Hoa rằng Nhật Bản gọi Trung Quốc trước đây là “đại nhân chi quốc” (quốc gia của những đại nhân), ý nghĩa là trẻ em Trung Hoa xưa đều hiểu biết rất sâu rộng, nho nhã lễ độ, rất thông thái và lý tính, điều này khiến người ta kinh ngạc và khâm phục.

Kỳ thực người xưa xem “Tam Tự Kinh” là tôn chỉ của tri thức là phải dạy trước, được coi là bộ “Luận Ngữ” dành cho trẻ em, là người dẫn đường, là tôn chỉ của học vấn, là yêu cầu đạo đức căn bản của việc làm người, sau đó mới học chú giải từ ngữ, viết chữ, nhận biết chữ và ngắt câu/chấm câu, hiểu được cách dùng từ của các điển cố, phong tục, tri thức và các năng lực cơ bản v.v., sau đó mới tiến thêm một bước là có khả năng học tập những tác phẩm kinh điển của các bậc Thánh hiền và văn hóa lịch sử, chính thức đọc sách của người lớn, tất cả những điều học được về sau này có thể được gọi là đại học. Đây là đặc điểm căn bản trong giáo dục của cổ nhân. Cuối cùng là giúp bạn có được một trí huệ để tề gia trị quốc một cách chính trực, cứu giúp bách tính, đi trọn cuộc đời một cách có ý nghĩa và không bị lạc lối.

Kể chuyện

Câu chuyện Mặt trời

Cách đây rất lâu, trên bầu trời đồng thời xuất hiện mười Mặt trời, khiến cho thời tiết vô cùng nóng bức, trên mặt đất không có lấy một ngọn cỏ, mọi người đều trốn trong nhà không dám ra ngoài.

Mười Mặt trời này vốn là mười người con của Thiên Đế, rất nghịch ngợm. Thiên Đế mỗi ngày chỉ cho phép một mặt trời được lên trời chơi một lần, nhưng mười anh em này lại thường xuyên lẻn lên trời chơi với nhau khiến người dưới đất rất khổ sở. Vì vậy, vua của nhân gian là Đế Nghiêu đã thỉnh cầu bậc thầy bắn cung thiên đình hạ phàm là Hậu Nghệ giúp đỡ. Hậu Nghệ giương cung bắn tên, vốn dĩ chỉ muốn hù dọa anh em nhà Mặt trời, nhưng không ngờ một mũi tên đã bắn rơi một Mặt trời, nhiệt độ trên mặt đất lập tức giảm đi mấy độ. Hậu Nghệ liền liên tiếp bắn hạ chín Mặt trời. Lúc ấy, Đế Nghiêu thấy mặt đất trở nên rất lạnh, ông hiểu ra tác dụng của Mặt trời, liền ngăn cản Hậu Nghệ không bắn tên nữa, vì vậy trên bầu trời chỉ còn một Mặt trời.

Mặt trời còn lại rất lười biếng, thường trốn trong thung lũng để ngủ, khiến nhân gian trở nên tối tăm và lạnh lẽo. Vì vậy Thiên Đế đã lệnh cho vị Đại Thần Viêm Đế trở thành Thần Mặt trời, quản lý Mặt trời. Thiên Đế đã ban cho Viêm Đế một con gà vàng để đánh thức Mặt trời đang ngủ say; một chiếc roi thần Nhược Mộc và một cỗ huyền xa Thần Long để bay trên trời truy đuổi Mặt trời, từ đó trở đi ngày ngày Mặt trời đều mọc đúng giờ ở phía đông. (Nguồn “Hoài Nam Tử” của Lưu An và “Sơn Hải Kinh”).

Hằng Nga bay lên cung trăng

Đối với tự nhiên, cổ nhân có nhiều truyền thuyết thú vị: Trong cung trăng có một con cóc đang hấp thụ tinh hoa của ánh trăng, lưng nó là màu đen, trên đầu có cặp sừng thịt khá dài, nghe nói nó đã hơn 3.000 năm tuổi! Con cóc này là do Hằng Nga do uống trộm tiên dược hóa thành.

Tương truyền, sau khi Hậu Nghệ bắn hạ chín Mặt trời, ông bị Thiên Đế trừng phạt và không bao giờ được trở lại Thiên đình, vợ ông là Thường Nga (Hằng Nga) cũng bị giáng hạ xuống làm phàm nhân để trải qua những thống khổ về sinh, lão, bệnh, tử tại nhân gian. Một ngày nọ, Hậu Nghệ xin được thuốc trường sinh bất tử từ Tây Vương Mẫu ở núi Côn Luân. Hằng Nga biết được rằng hai người họ mà chia đều thuốc để uống thì có thể trường sinh bất lão, nhưng nếu một người uống thì có thể bay lên và trở thành tiên, thế là cô đã bí mật uống hết chỗ linh dược ấy.

Sau khi uống trộm linh dược thân thể Hằng Nga trở nên nhẹ hẳn đi, đã bay vút lên, cô bay vào cung trăng và hóa thành một con cóc. (Nguồn “Linh Hiến” của Trương Hoành)

(Chú thích: Phỏng theo sách giáo khoa “Ấu Học Quỳnh Lâm” của Zhengjian.org)

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/247810

The post Ấu Học Quỳnh Lâm bút đàm (2): Mặt trăng là Thái Âm, cầu vồng là Đế Đông first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Ấu Học Quỳnh Lâm bút đàm (1): Thất chính và Tam tàihttps://chanhkien.org/2022/12/au-hoc-quynh-lam-but-dam-1-that-chinh-va-tam-tai.htmlFri, 30 Dec 2022 10:51:18 +0000https://chanhkien.org/?p=29446Tác giả: Lưu Như [ChanhKien.org] Giới thiệu về cuốn sách Ấu Học Quỳnh Lâm Ấu Học Quỳnh Lâm được xuất bản vào cuối triều Minh và đầu triều Thanh, là cuốn sách nổi bật nhất trong số nhiều sách giáo khoa nhập môn. Lúc bấy giờ có người nói: “Học xong Tăng Quảng (Tăng Quảng […]

The post Ấu Học Quỳnh Lâm bút đàm (1): Thất chính và Tam tài first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Lưu Như

[ChanhKien.org]

Giới thiệu về cuốn sách Ấu Học Quỳnh Lâm

Ấu Học Quỳnh Lâm được xuất bản vào cuối triều Minh và đầu triều Thanh, là cuốn sách nổi bật nhất trong số nhiều sách giáo khoa nhập môn. Lúc bấy giờ có người nói: “Học xong Tăng Quảng (Tăng Quảng Hiền Văn) sẽ biết cách nói chuyện, học xong Ấu Học (Ấu Học Quỳnh Lâm) thì có thể đi khắp thiên hạ”, điều này có thể cho thấy mức độ được coi trọng của cuốn sách. Nội dung của nó trên từ thiên văn và thần thoại, dưới đến địa lý và nhân văn, đề cập đến quy tắc nhân luân và đạo trị quốc, bao quát hết thảy vạn tượng, rất phong phú, có thể nói đây là một cuốn bách khoa toàn thư đơn giản để trau dồi các tài năng toàn diện, bởi vì nó bắt nguồn từ vũ trụ quan to lớn thiên nhân hợp nhất của cổ nhân, nội hàm rộng lớn, thần bí xa xưa, khiến mọi người không thể bỏ qua. Người lớn thời đại chúng ta ngày nay đọc xong sẽ vô cùng kinh ngạc và thán phục, thật khó để tưởng tượng những đứa trẻ thời cổ đại, lại có thể tiếp thụ nền giáo dục trí tuệ vĩ đại như vậy, thật xứng đáng là người dân Thần Châu đại quốc hùng mạnh với nền văn minh năm nghìn năm.

Ấu Học Quỳnh Lâm ban đầu được gọi là Ấu Học Tu Tri, về tác giả cuốn sách có thuyết cho rằng nó được biên soạn bởi Trình Đăng Cát (tự Doãn Thăng) ở Tây Xương vào cuối thời nhà Minh, một thuyết khác cho rằng được biên soạn bởi Tiến sĩ Khâu Tuấn đời Minh. Vào thời Càn Long nhà Thanh, Trâu Thánh Mạch bổ sung và đổi tên là Ấu Học Cố Sự Quỳnh Lâm, gọi vắn tắt là Ấu Học Quỳnh Lâm.

Do nội dung phong phú của Ấu Học, chúng tôi sẽ chọn các chương thích hợp và giới thiệu tới mọi người, để độc giả có thể hiểu được sự bác đại tinh thâm của văn hóa truyền thống Trung Quốc, sống lại niềm tự hào và tự tin về một nền văn minh cố quốc.

Nguyên văn chữ Hán

混沌初開,乾坤始奠。氣之輕清上浮者為天,氣之重濁下凝者為地。日月五星,謂之七政;天地與人,謂之三才。

Bính âm

Hùn dùn chū kāi, qián kūn shǐ diàn. Qì zhī qīng qīng shàng fú zhě wéi tiān, qì zhī zhòng zhuó xià níng zhě wéi dì. Rì yuè wǔ xīng, wèi zhī qī zhèng; tiān dì yǔ rén, wèi zhī sān cái.

Âm Hán Việt

Hỗn độn sơ khai, càn khôn thủy điện. Khí chi khinh thanh thượng phù giả vi thiên, khí chi trọng trọc hạ ngưng giả vi địa. Nhật nguyệt Ngũ tinh, vị chi Thất chính; Thiên địa dữ nhân, vị chi Tam tài.

Giải nghĩa từ ngữ

(1) 混沌 (Hỗn độn): trạng thái trước khi trời đất chưa được khai mở.

(2) 乾 (Càn): Trời, thuộc Dương.

(3) 坤 (Khôn): Đất, thuộc Âm.

(4) 奠 (Điện): Định, đặt định.

(5) 凝 (Ngưng): Sự kết tụ.

(6) 五星 (Ngũ tinh): dùng để chỉ năm ngôi sao Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.

(7) 政 (Chính): sự vận hành của nhật nguyệt và ngũ tinh là cội nguồn và tham chiếu để hình thế của nhân loại, quốc gia, chính sự được rõ ràng, rành mạch, có trật tự, nên được gọi là “chính”.

(8) 才 (Tài): tài năng.

Bản dịch tham khảo

Khi trời và đất chưa được hình thành thì ở trạng thái một khối hỗn mang, khi sự hỗn mang tách ra thì trời và đất được hình thành. Khí trong nhẹ bốc lên tạo thành bầu trời, khí đục nặng chìm xuống và ngưng kết lại tạo thành mặt đất. Mặt Trời, Mặt Trăng, Sao Kim, Sao Mộc, Sao Thủy, Sao Hỏa và Sao Thổ được gọi là Thất chính; Thiên, Địa, Nhân (Trời, Đất, Con người) được gọi là Tam tài.

Đọc sách luận bút

Tổ tiên người Trung Quốc cho rằng mảnh đất của họ là Thần Châu, là Trung Nguyên, là trung tâm của nền văn hóa Thần truyền. Bản thân là hậu duệ của Nữ Oa, thiên địa vạn vật đều do Thần tạo ra, con người và văn hóa đều do Thần truyền lại, nên được gọi là văn hóa Thần truyền. Biết rằng tất cả những thứ của nhân loại đều đến từ Thiên thượng. Vì vậy, tư tưởng cơ bản mà cuốn sách Ấu Học Quỳnh Lâm phản ánh chính là quan niệm về vũ trụ quan truyền thống, quan niệm về thiên nhân hợp nhất. Mãi cho đến trước cách mạng văn hóa, quan niệm của người Trung Quốc đều là như thế, nên từ đời sống, lịch sử, văn hóa đến trị quốc, đều xuyên suốt nhất thể với trời đất, tin rằng tất cả mọi thứ của con người đều tương ứng với trời đất; từ bách tính đến Thiên tử, cũng đều hiểu việc tôn trọng và hành xử theo lẽ trời, hình thành kính úy trời đất, trọng đức hành thiện, có trật tự rõ ràng, làm theo phong thái đại quốc về lễ nghĩa.

Do đó mọi người thời bấy giờ đều biết đạo lý của Âm Dương Ngũ hành. Đoạn này là phần mở đầu nói về nguồn gốc của thiên địa vạn vật, nhằm trình bày cụ thể cho trẻ em những kiến thức cơ bản nhất về thiên địa và nhân văn có liên quan mật thiết đến đời sống mà con người trực tiếp nhìn thấy được như Âm Dương, Ngũ hành và Tam tài, để con người không quên nguồn gốc và sứ mệnh của bản thân được Trời ban cho. Do đó, người Trung Quốc từ xa xưa đã sống với tư tưởng vĩ đại, trí tuệ tuyệt vời và nền văn hóa bác đại tinh thâm, họ tuyệt đối sẽ không bao giờ tách rời thiên nhiên đất trời.

Cái gọi là Nhật nguyệt và Ngũ tinh, theo cách nói ngày nay chính là trung tâm của hệ Mặt Trời, Ngũ tinh đại biểu cho Ngũ hành, Mặt Trời và Mặt Trăng đại biểu cho Âm Dương, Âm Dương Ngũ hành tạo thành vạn sự vạn vật trong vũ trụ, các bậc thánh vương thời xưa quản lý đất nước đều phải ngưỡng vọng (ngước lên nhìn) thiên văn thiên tượng, thông hiểu thiên ý và đạo Âm Dương Ngũ hành, thuận theo thiên ý mà cai quản muôn dân và đất nước, làm người cần phải luôn tuân theo đạo lý Ngũ thường “Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín”.

Và biểu hiện bên ngoài trực tiếp nhất là học theo sự sắp xếp của nhật nguyệt ngũ tinh, khiến cho trong quốc gia thì quân thần ai ở vị trí ấy, người nào thực hiện bổn phận trách nhiệm người ấy, thuận theo thiên ý mà làm, mọi người đều biết rằng trên đầu ba thước có Thần linh, nhờ đó quốc gia ở trong thời kỳ hưng thịnh của vương triều, đạo đức tổng thể được duy trì trong trạng thái nhân đức và có trật tự khá cao.

Vì vậy theo Tam tài thiên địa nhân thì con người cần hợp với trời đất làm một, trực tiếp thể hiện rõ vũ trụ quan Thiên nhân hợp nhất, cho rằng con người là do trời đất sinh ra, cũng cho thấy loài người có tài trí liên thông với trời đất. Vì vậy người Trung Quốc từ xưa đến nay không bao giờ dám làm trái thiên ý, không dám muốn gì làm nấy, cũng rất biết quý trọng sinh mệnh, cho rằng số mệnh của con người liên quan đến Trời. Vì vậy nền văn hóa năm nghìn năm nhờ kính thiên trọng đức mà được huy hoàng xán lạn, được thế giới tôn là nền văn hóa của thiên triều.

Kể chuyện

Bàn Cổ khai thiên tịch địa

Tương truyền, thuở sơ khai chưa có trời đất và vạn vật, trong vũ trụ khắp nơi đều là một vùng hỗn độn, giống như một quả trứng tròn. Trong khối vật chất tròn đó đã thai nghén ra người sáng tạo thế giới là Bàn Cổ.

Bàn Cổ đã ngủ trong khối vật chất tròn đó suốt 18.000 năm. Khi tỉnh dậy, ông thấy trước mặt là một khối đen kịt, ông duỗi tay đạp chân thì quả trứng tròn bị vỡ. Khí Dương nhẹ trong bốc lên biến thành bầu trời xanh cao rộng; khí Âm nặng đục hạ xuống và biến thành đất rộng bao la. Kể từ đó, vũ trụ được phân chia thành trời và đất.

Bàn Cổ đứng sừng sững giữa trời đất. Từ đó về sau, bầu trời mỗi ngày tăng cao thêm một trượng, mặt đất mỗi ngày dày thêm một trượng, và Bàn Cổ mỗi ngày cũng cao thêm một trượng. Cứ như thế thời gian lại trôi qua 18.000 năm, trời không thể cao hơn được nữa, đất không thể dày hơn được nữa, bản thân Bàn Cổ đã trở thành một người khổng lồ dài chín vạn dặm đội trời đạp đất, nâng đỡ trời và đất khiến chúng không quay trở lại tình trạng hỗn mang khi xưa.

Sau khi Bàn Cổ khai thiên tịch địa, giữa trời đất chỉ có một mình ông ấy. Trời đất tùy theo tâm trạng của ông mà thay đổi. Khi ông cao hứng thì muôn dặm không có mây, khi ông tức giận thì thời tiết u ám; khi ông khóc thì trời mưa, rơi xuống mặt đất tụ lại thành sông, hồ, biển; khi ông thở dài thì trên mặt đất nổi cuồng phong; khi ông nháy mắt thì bầu trời xuất hiện những tia chớp; khi ông ngáy thì trên không trung vang lên tiếng sấm ầm ầm.

Không biết đã trải qua bao nhiêu năm, giữa trời và đất không còn cần đến Bàn Cổ nữa, và Bàn Cổ nằm trên đất. Cơ thể của ông đã tạo cho vũ trụ có hình dạng, đồng thời cũng tạo ra các vật chất trong vũ trụ. Đầu của ông biến thành Đông Sơn, chân biến thành Tây Sơn, thân biến thành Trung Sơn, cánh tay trái biến thành Nam Sơn và cánh tay phải biến thành Bắc Sơn. Năm ngọn núi thần thánh này định ra bốn góc và trung tâm của mặt đất hình vuông. Những ngọn núi đó mỗi một ngọn chống đỡ một góc trời.

Bàn Cổ đã sử dụng cơ thể của mình để biến thành trời đất vũ trụ.

Nữ Oa tạo ra con người

Một nữ Thần xuất hiện giữa trời và đất tên là Nữ Oa.

Một ngày nọ, Nữ Oa tìm thấy một hồ nước trong vắt, bà dùng nước hòa với hoàng thổ (đất sét vàng), chiểu theo hình dáng bản thân để nặn ra những hình người đất nhỏ gồm cả nam lẫn nữ. Bà thổi một luồng khí vào những tượng người này, vừa đặt chúng xuống mặt đất, những tượng đất này lập tức sống động, có thể chạy nhảy, nói chuyện cười vui.

Nữ Oa rất chăm chỉ mỗi ngày dùng hoàng thổ để tạo ra nhiều người đất nhỏ, nhưng nặn bằng tay vẫn quá chậm, vì vậy Nữ Oa đã nhúng sợi dây vào trong bùn vàng, sau đó chỉ cần kéo sợi dây ra khỏi bùn, sau khi những giọt bùn văng xuống đất, tất cả lập tức biến thành những người sống to nhỏ khác nhau.

Tuy nhiên, tuổi thọ của những con người nhỏ bé này khá ngắn ngủi, vì không muốn để con người tuyệt chủng, người mẹ nhân từ này của nhân loại đã thiết lập mối quan hệ hôn nhân cho loài người, cho phép họ phối đôi với nhau để sinh con đẻ cái, tiếp tục sinh sôi nảy nở từ thế hệ này đến thế hệ khác.

(Chú thích: Phỏng theo sách giáo khoa văn hóa truyền thống Ấu Học Quỳnh Lâm của zhengjian.org, thêm phần luận bút, để hiểu nội dung của văn bản)

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/247809

The post Ấu Học Quỳnh Lâm bút đàm (1): Thất chính và Tam tài first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>