24 tiết khí | Tag | Chánh Kiến Nethttps://chanhkien.orgChánh KiếnWed, 09 Apr 2025 02:31:32 +0000en-UShourly124 tiết khí: Biến hóa của Âm Dương đằng sau tiết khí Mang Chủnghttps://chanhkien.org/2023/07/24-tiet-khi-bien-hoa-cua-am-duong-dang-sau-tiet-khi-mang-chung.htmlSat, 29 Jul 2023 03:17:25 +0000https://chanhkien.org/?p=30946Tác giả: Minh Minh [ChanhKien.org] Lời người biên tập: Nền văn hóa thần truyền 5000 năm bác đại tinh thâm của Trung Quốc, có thể nói là khởi điểm và cũng là đỉnh cao của văn minh nhân loại. Lý của âm dương thái cực là quy luật vận hành của hệ ngân hà chúng […]

The post 24 tiết khí: Biến hóa của Âm Dương đằng sau tiết khí Mang Chủng first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tác giả: Minh Minh

[ChanhKien.org]

Lời người biên tập: Nền văn hóa thần truyền 5000 năm bác đại tinh thâm của Trung Quốc, có thể nói là khởi điểm và cũng là đỉnh cao của văn minh nhân loại. Lý của âm dương thái cực là quy luật vận hành của hệ ngân hà chúng ta, nó thể hiện trong vạn sự vạn vật, chỉ khi quan sát một cách cẩn thận, tỉ mỉ mới hiểu được sự kỳ diệu của nó. Bạn sẽ phát hiện vũ trụ này là có trật tự, không mảy may sai lệch dù chỉ một li, nó giống như chiếc đồng hồ khổng lồ đang vận hành vậy. 24 tiết khí, 72 hậu chính là đại biểu cho nguyên lý biến hóa Âm Dương này. Từ đây chúng ta có thể thấy được những lời dối trá của thuyết vô thần và thuyết tiến hóa chưa cần đánh đã tự tan. Chúng tôi hy vọng bài viết này có thể khởi được tác dụng “tung gạch nhử ngọc” (gợi ý vấn đề để lôi cuốn mọi người vào cuộc thảo luận bổ ích). Độc giả nào quan tâm có thể gửi thêm bài viết cho chúng tôi, các bài viết không chỉ giới hạn ở đề tài 24 tiết khí, chỉ cần là những bài viết có nội dung nói lên nội hàm và tinh túy của văn hóa truyền thống mà cổ nhân tuân theo nhằm phá vỡ những gì còn sót lại của thuyết vô thần, thuyết tiến hóa, và hồng dương văn hóa thần truyền đều được đón nhận.

24 tiết khí và 72 hậu là một bộ tập hợp các nhận thức về không gian thời gian, quan sát những biến đổi mà người xưa lĩnh ngộ một cách sâu sắc có hệ thống về các quy luật biến đổi của vật hậu, khí hậu, thời tiết các mùa, từ đó có thể thể ngộ được nội hàm thâm sâu của văn hóa truyền thống.

Câu thơ “Thời vũ cập mang chủng, Tứ dã giai tháp ương” có ý gì? Ý là vào tiết Mang Chủng mưa nhiều, người dân khắp nơi tấp nập ra đồng gieo mạ, cấy lúa. Ngày mùng 6 tháng 6 năm nay là Tiết Mang Chủng – là tiết khí thứ chín nằm trong 24 tiết khí, nó đánh dấu sự chính thức bắt đầu của Tiết trọng hạ (giữa mùa hạ).

Chữ “芒 – Mang” được hiểu là râu hay vòi nhụy của các loại ngũ cốc, lúa mì, ngô, lúa mạch, đã đến lúc được thu hoạch, chữ “种 – Chủng” là chỉ các loại như ngô, thóc hay ngũ cốc được dùng để làm hạt giống. Có thể hiểu “芒种 – Mang Chủng” chính là chỉ vụ mùa thu hoạch những hạt giống đã chín già của mùa hè và chuẩn bị cho mùa vụ gieo trồng hoa màu vào mùa thu. Trong 24 tiết khí, không có tiết khí nào giống như tiết khí Mang Chủng, mang đến cho người ta đồng thời hai cảm nhận, cảm nhận niềm vui khi thu hoạch và gian nan khi gieo trồng. Nó vừa là điểm cuối cùng và cũng là điểm khởi đầu. Người xưa có những câu ngạn ngữ nhà nông về tiết Mang Chủng như thế này: “Mang chủng mang, Mang trữ chủng”, “Mang chủng bất chủng, Tái chủng vô dụng” (dịch nghĩa: Mang Chủng đến, bận gieo trồng; Mang Chủng đến không gieo trồng, Mang Chủng đi gieo trồng cũng vô dụng), “Mang chủng tháp ương cốc mãn tiêm, Hạ chí tháp đích kết bán biên” – câu ngạn ngữ này có ý nghĩa là: cấy mạ vào tiết Mang Chủng sẽ được mùa màng bội thu, nhưng nếu cấy mạ vào Hạ chí thì thu hoạch sẽ kém hơn rất nhiều, hai thời điểm chỉ cách nhau có một tiết khí tương đương 15 ngày mà thôi, cũng chính là có ý nhắc nhở người dân sớm cấy mạ cho đúng vụ. Qua đây ta có thể thấy rõ tầm quan trọng của việc nắm bắt thời vụ mà canh tác kịp thời, cũng có ý rằng có vàng cũng khó mua nổi thời vụ.

Mỗi một tiết khí đều có tiêu chí vật hậu khá rõ ràng, mỗi tiết khí thường được phân thành “ba hậu”, do đó 24 tiết khí sẽ có 72 hậu. Đến mùa Mang Chủng, biến hóa của khí trong trời đất cũng tiến sang một bước ngoặt trọng đại, nó được thể hiện tại ba hậu của Mang Chủng: Sơ hậu là “Đường lang sinh”, hậu thứ hai là “Quyết thủy minh”, hậu thứ ba là “Phản thiệt vô thanh”, mỗi hậu cách nhau 5 ngày, do đó có 15 ngày trong một mùa Mang Chủng.

Sơ hậu, bọ ngựa (đường lang) sinh sôi nảy nở, bọ ngựa thường đẻ trứng vào cuối mùa thu năm trước, do cảm nhận được khí âm mà chúng phá vỡ vỏ chui ra ngoài. Hậu thứ hai: Quyết thủy minh, có nghĩa là tiếng hót của chim Bách Thiệt, khi những tiếng chim hót bắt đầu xuất hiện trên những tán cây, đó là do chúng cảm nhận thấy hỉ âm mà hót, điều này có nghĩa là trong dương khí giữa mùa hè nóng như lửa, vẫn có khí âm đang âm thầm lặng lẽ sinh sôi. Hậu thứ ba: Phản thiệt vô thanh, có nghĩa là hỉ âm của bọ ngựa và chim Bách Thiệt tương phản lại với chim nhại, chim nhại có thể cảm nhận khí dương mà mô phỏng tiếng hót của trăm loại chim vào mùa xuân, nhưng vì có chút khí âm sinh ra mà nó ngừng hót.

Rất rõ ràng, sự xuất hiện của ba vật hậu này đều có liên quan đến sự ra đời ban đầu và dần dần tăng trưởng của khí âm.

Con người ở trong hiện tượng khí dương đang lên đến mức mạnh mẽ cực thịnh, cảm giác như ở dưới mặt trời nóng bỏng thiêu đốt, dưới cái nóng nực của thời tiết giữa mùa hè này làm sao người ta có thể cảm thấy và quan sát được khí âm đang âm thầm sản sinh một cách lặng lẽ? Làm sao ta có thể biết được dưới vẻ ngoài như thiêu đốt đó, vạn vật đang âm thầm phát sinh những biến đổi vô cùng vi tế, mà những biến đổi đó chính là bản chất của biến hóa?

Các bạn độc giả thân mến, các bạn có cảm thấy kinh ngạc trước trí huệ và khả năng quan sát “thấy mầm biết cây” (kiến vi tri trứ) của cổ nhân không?

Theo hiểu biết của người dịch: Mỗi một tiết khí đều tái hiện những vật hậu tương ứng gọi là hậu ứng. Có các thực vật hậu ứng như, cây cối đâm chồi nảy lộc, hoa nở, lúa chín… Có động vật hậu ứng như, côn trùng kêu, chim hót, chim thú săn mồi, hồng nhạn thiên di… Có phi sinh vật hậu ứng như sấm, chớp, cầu vồng, mưa gió, băng đóng, băng tan… Phản ánh những diễn biến thông thường trong một năm và cho thấy một đời sống thuận ứng tự nhiên hài hoà, trôi chảy, cho thấy vạn vật bình đẳng, tự nhiên phô diễn sự sống của mình trong vòng tuần hoàn xuân hạ thu đông miên viễn.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/283690

The post 24 tiết khí: Biến hóa của Âm Dương đằng sau tiết khí Mang Chủng first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
24 tiết khí (15): Tiểu hàn và Đại hànhttps://chanhkien.org/2021/12/24-tiet-khi-15-tieu-han-va-dai-han.htmlWed, 22 Dec 2021 03:39:11 +0000https://chanhkien.org/?p=28218Tác giả: Sử Kha biên tập chỉnh lý [ChanhKien.org] Tiểu hàn Mỗi năm bắt đầu vào khoảng ngày 5 hoặc ngày 6 tháng 1 (dương lịch), khi Mặt Trời di chuyển đến đường hoàng kinh 285° là tiết tiểu hàn. Tiểu hàn cũng giống với đại hàn, tiểu thử, đại thử và xử thử, đều […]

The post 24 tiết khí (15): Tiểu hàn và Đại hàn first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Sử Kha biên tập chỉnh lý

[ChanhKien.org]

Tiểu hàn

Mỗi năm bắt đầu vào khoảng ngày 5 hoặc ngày 6 tháng 1 (dương lịch), khi Mặt Trời di chuyển đến đường hoàng kinh 285° là tiết tiểu hàn. Tiểu hàn cũng giống với đại hàn, tiểu thử, đại thử và xử thử, đều là tiết khí biểu thị sự thay đổi nóng lạnh của thời tiết. Sách Nguyệt lệnh thất thập nhị hậu tập giải viết: “Tiểu hàn là tiết tháng 12, đầu tháng lạnh ít, vì thế gọi là tiểu hàn, đến giữa tháng là lạnh nhiều”. Lúc này thời tiết bắt đầu lạnh. Qua tiết tiểu hàn” tức là vào ngày tam cửu “xuất môn băng thượng tẩu” (bước trên băng).

Dân gian có câu tục ngữ: “Tiểu hàn đại hàn, lạnh thành kem”. Tiểu hàn biểu thị quá trình lạnh, lý giải trên mặt chữ là đại hàn sẽ lạnh hơn tiểu hàn, nhưng theo dữ liệu thời tiết, nhiều địa phương tiểu hàn lại lạnh hơn đại hàn, có thể nói là tiết khí lạnh nhất trong 24 tiết khí trong năm.

Đại hàn

Đại hàn là tiết khí cuối cùng của mùa đông, cũng là tiết khí cuối cùng trong năm, mỗi năm bắt đầu vào khoảng ngày 20 hoặc ngày 21 tháng 1 (dương lịch), khi Mặt Trời di chuyển đến đường hoàng kinh 300° là tiết đại hàn. Sách Nguyệt lệnh thất thập nhị hậu tập giải viết: “Đại hàn là tiết trong tháng 12, tương tự như tiểu hàn”. Chương “Thụ thời thông khảo – thiên thì” trong sách Tam lễ nghĩa tông viết: “Đại hàn ở giữa, ở trên tiểu hàn, vì thế gọi là đại … khí lạnh đến cực điểm, vì thế mà gọi là đại hàn”. Lúc này rất nhiều nơi là thời kỳ lạnh nhất trong năm, gió lớn, nhiệt độ thấp, mặt đất phủ đầy tuyết, cảnh tượng giá lạnh trắng xóa trời đất, trời lạnh đất đóng băng.

Dựa theo phong tục Trung Quốc, đặc biệt là ở các vùng quê, mỗi khi đến “đại hàn” mọi người bắt đầu bận rộn tân trang nhà cửa, làm dưa muối, chuẩn bị đồ tết. Sách Chân châu trúc chi từ dẫn thời nhà Thanh ghi chép rằng: “Thịt muối gà, cá, vịt gọi là niên hào, được nấu lên để đón năm mới ……”, mọi người sau cái bận rộn của xuân hạ thu thì đến mùa nông nhàn của ba tháng mùa đông, đến tiết đại hàn báo hiệu lúc nông nhàn sắp kết thúc, khi chuẩn bị cá muối thịt khô, đã dần cảm nhận được cảnh sắc đất trời hồi xuân.

Thời gian này, trong thiên nhiên đang là khung cảnh giá lạnh tiêu điều. Nhưng dù là băng tuyết đầy trời, nhưng hoa mai hoa đào lại nở rộ, trắng như tuyết, hồng như lửa. Đại hàn là lúc lạnh nhất, nhưng hàn cực tất phản, cũng có nghĩa là, ngày xuân đã không còn xa. Năm cũ đã hết, mùa xuân sắp tới, cười đón một năm mới.

(Hết toàn văn)

Dịch từ:

https://media.zhengjian.org/media/zjbooks/chinesecalendar/23.html

https://media.zhengjian.org/media/zjbooks/chinesecalendar/24.html

The post 24 tiết khí (15): Tiểu hàn và Đại hàn first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
24 tiết khí (14): Đại tuyết và Đông chíhttps://chanhkien.org/2021/12/24-tiet-khi-14-dai-tuyet-va-dong-chi.htmlMon, 20 Dec 2021 02:35:25 +0000https://chanhkien.org/?p=28210Tác giả: Sử Kha biên tập chỉnh lý [ChanhKien.org] Đại tuyết Mỗi năm bắt đầu vào khoảng ngày 7 tháng 12 (dương lịch), khi Mặt Trời di chuyển đến đường hoàng kinh 255° là tiết đại tuyết. Sách Nguyệt lệnh thất thập nhị hậu tập giải viết: “Tiết đại tuyết là tiết tháng 11, đại là cường […]

The post 24 tiết khí (14): Đại tuyết và Đông chí first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Sử Kha biên tập chỉnh lý

[ChanhKien.org]

Đại tuyết

Mỗi năm bắt đầu vào khoảng ngày 7 tháng 12 (dương lịch), khi Mặt Trời di chuyển đến đường hoàng kinh 255° là tiết đại tuyết. Sách Nguyệt lệnh thất thập nhị hậu tập giải viết: “Tiết đại tuyết là tiết tháng 11, đại là cường thịnh, lúc này tuyết đã nhiều”. Từ lúc này thời tiết sẽ ngày một lạnh thêm, nhiệt độ giảm rõ rệt. Tuyết rơi sẽ từ ít đến nhiều, so với tiết tiểu tuyết thì số ngày tuyết rơi và lượng tuyết sẽ nhiều hơn nhiều, tuyết dần dần phủ đầy mặt đất.

Tuyết phủ kín mặt đất, trong việc canh tác có tác dụng giữ ấm mặt đất và giảm hạn hán. “Thụy tuyết triệu phong niên” (tuyết nhiều thì được mùa) là nói về đạo lý này.

Đông chí

Mỗi năm bắt đầu vào khoảng ngày 22 tháng 12 (dương lịch), khi Mặt Trời di chuyển đến đường hoàng kinh 270° là tiết đông chí. Sách Nguyệt lệnh thất thập nhị hậu tập giải viết: “Khí đông ẩn tàng, lúc này đã đến cực điểm”. “Đông chí” là tiết khí phản ánh sự biến chuyển của mùa. Ngày đông chí ở bắc bán cầu là ngày mà ban ngày ngắn nhất, ban đêm dài nhất, vĩ tuyến càng cao thì ngày càng ngắn mà đêm càng dài, đến Bắc cực thì cả ngày là đêm. Qua tiết đông chí, ánh mặt trời bắt đầu chiếu đến bắc bán cầu, cho nên ngày ở bắc bán cầu sẽ dần dần dài lên, mà đêm tối thì dần dần ngắn lại. Còn ở Nam bán cầu thì ngược lại.

Tục ngữ nói: “Không qua đông chí không lạnh”. Ngày đông chí, nhiệt độ vẫn không phải là thấp nhất, qua tiết đông chí một thời gian nhiệt độ sẽ tiếp tục giảm. Vì thế dân gian Trung Quốc gọi ngày sau tiết đông chí là “số cửu hàn thiên”, và soạn thành bài hát “Đông cửu cửu ca” để miêu tả sự thay đổi thời tiết sau ngày đông chí: “Nhất cửu nhị cửu bất xuất thủ; tam cửu tứ cửu băng thượng tẩu; ngũ cửu lục cửu, duyên hà khán liễu; thất cửu hà khai; bát cửu nhạn lai; cửu cửu gia nhất cửu, canh ngưu biến đích tẩu” (Cứ chín ngày được gọi là một cửu, bài ca trên được tạm dịch ra là: Cửu một, cửu hai tay không động, cửu ba, cửu bốn bước trên băng, cửu năm, cửu sáu đi dọc bờ sông ngắm liễu, cửu bảy băng tan, cửu tám nhạn về, cửu chín lại về cửu một, trâu ta lại ra đồng). Bài hát “Đông cửu cửu ca” coi ngày đông chí là ngày đầu tiên của số cửu, miêu tả sự thay đổi của hiện tượng thời tiết có tính chu kỳ 81 ngày, sau đó là từ lạnh đến lạnh nhất rồi dần dần chuyển về ấm. Từ Cửu cửu ca có thể thấy, tam cửu, tứ cửu là thời kỳ lạnh nhất, vì thế mà dân gian mới có câu “lạnh ở tam cửu” hoặc “tam cửu nghiêm hàn”.

Nguồn gốc của tiết đông chí

Thời cổ đại, mọi người rất xem trọng tiết đông chí. Đông chí đã được định ra từ hơn 2500 năm trước vào thời Xuân Thu, từ thời nhà Ân và nhà Chu đến nhà Tần đều lấy đông chí là mốc đầu năm. Đến nhà Hán thì xem đông chí là “tiết đông”, quan phủ phải cử hành nghi thức chúc mừng gọi là “đông chúc” và được nghỉ lễ. Sách Hậu Hán thư có ghi chép như sau: “Vào khoảng đông chí, quân tử an thân tịnh thể, các quan không làm việc, không nghe chính sự, …” Cho nên từ trên xuống dưới trong triều đình nghỉ ngơi, quân đội chờ lệnh, biên phòng đóng cửa, thương nhân ngừng buôn bán, bạn bè thân hữu tặng nhau đồ ăn ngon, thăm hỏi lẫn nhau, là ngày vui vẻ an thân tịnh thể. Từ sau triều Tống, đông chí là ngày cúng tế tổ tiên, mọi người trong ngày này thăm hỏi phụ mẫu và các bậc trưởng bối. Hoàng đế ra thành ngoại cử hành nghi lễ tế tự. Vì thế đông chí còn được gọi là “Á tuế”. Sách Thanh gia lục có cách nói “đông chí lớn như cả năm”, gọi là “tiết đông chí”. Điều này nói lên rằng người xưa rất coi trọng đông chí. Người ta cho rằng đông chí là sự chuyển hóa tự nhiên của hai khí âm dương, là phúc khí trời ban cho.

Truyền thuyết liên quan đến tiết đông chí

Sách Yến kinh tuế thời kí viết: “Đông chí, không phải là ngày lễ trong dân gian, chỉ ăn hoành thánh mà thôi”, thời xưa người già ở Bắc Kinh có câu nói “Đông chí ăn hoành thánh, hạ chí ăn mỳ”. Đông chí ăn hoành thánh (còn gọi là vằn thắn) là vì có câu chuyện như sau: Vào thời Hán, quân Hung Nô ở phương bắc thường xâm phạm biên cương, người dân không được an ổn. Thời đó trong bộ lạc Hung Nô có hai thủ lĩnh là Hồn Thị và Truân Thị rất hung hãn. Người dân hận họ thấu xương, thế là họ dùng thịt bao lại thành sừng, lấy âm “hồn” và âm “truân” gọi là “hồn đồn” tức là hoành thánh. Hận mà ăn hoành thánh, để cầu chiến loạn chấm dứt, để có thể trải qua những ngày tháng thái bình. Vì lần đầu làm thành hoành thánh vào đúng ngày đông chí nên về sau quy ước thành tục lệ, vào ngày đông chí mọi nhà đều ăn hoành thánh.

Ăn “niết đống nhĩ đóa” là cách gọi dân gian của người Hà Nam ăn há cảo vào tiết đông chí. Vì sao lại có tục lệ này? Tương truyền Nam Dương y thánh là Trương Trọng Cảnh từng làm quan ở quận Trường Sa, ngày ông cáo lão hồi hương là ngày mùa đông tuyết lớn, rét cắt da cắt thịt. Ông nhìn thấy những người dân làng mình ở hai bên bờ sông Bạch Hà ở Nam Dương quần áo rách rưới, có không ít người tai bị lạnh cứng nứt nẻ, trong lòng ông rất thương tâm, liền gọi mấy đệ tử dựng lều hành y ở Quan Đông, Nam Dương, dùng thịt dê, quả ớt và một ít dược liệu bài trừ hàn khí luộc chín trong nồi, rồi vớt ra mang đi băm, rồi lại lấy da bao lại thành hình cái tai, sau đó lại cho vào nồi nấu chín, tạo ra một thang thuốc gọi là ‘khu hàn kiểu nhĩ thang’ để cho người dân ăn. Người dân sau khi ăn thì tai của họ đã được trị khỏi. Về sau mỗi lần đến đông chí, mọi người mô phỏng theo đó làm để ăn, vì thế hình thành phong tục “niết đống nhĩ đóa”. Về sau người ta gọi nó là sủi cảo, cũng có nơi gọi là há cảo và bánh chẻo, mọi người còn truyền nhau rằng ăn sủi cảo vào ngày đông chí không bị lạnh tai.

Dịch từ:

https://media.zhengjian.org/media/zjbooks/chinesecalendar/21.html

https://media.zhengjian.org/media/zjbooks/chinesecalendar/22.html

The post 24 tiết khí (14): Đại tuyết và Đông chí first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
24 tiết khí (13): Lập đông và Tiểu tuyếthttps://chanhkien.org/2021/12/24-tiet-khi-13-lap-dong-va-tieu-tuyet.htmlThu, 16 Dec 2021 08:15:48 +0000https://chanhkien.org/?p=28192Tác giả: Sử Kha biên tập chỉnh lý [ChanhKien.org] Lập đông Lập đông là tiết khí đầu tiên của mùa đông, bắt đầu vào khoảng ngày 7 hoặc ngày 8 tháng 11 (dương lịch), khi Mặt Trời di chuyển đến đường hoàng kinh 225°. Sách Nguyệt lệnh thất thập nhị hậu tập giải viết: “lập là kiến […]

The post 24 tiết khí (13): Lập đông và Tiểu tuyết first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Sử Kha biên tập chỉnh lý

[ChanhKien.org]

Lập đông

Lập đông là tiết khí đầu tiên của mùa đông, bắt đầu vào khoảng ngày 7 hoặc ngày 8 tháng 11 (dương lịch), khi Mặt Trời di chuyển đến đường hoàng kinh 225°. Sách Nguyệt lệnh thất thập nhị hậu tập giải viết: “lập là kiến thủy”, lại nói : “đông (冬) cùng âm với chung(终) nghĩa là kết thúc, vạn vật thu tàng”. Lập đông có ý là mùa đông đã đến. Từ xưa sách Lã thị xuân thu thập nhị nguyệt kí đã coi lập xuân, xuân phân, lập hạ, hạ chí, lập thu, thu phân, lập đông, đông chí là tám tiết khí quan trọng nhất trong 24 tiết khí, chúng báo hiệu một cách chuẩn xác, rõ ràng quá trình chuyển đổi của bốn mùa.

Mùa đông (冬) cùng âm với (终) tức là kết thúc. Trung y cho rằng vào mùa đông khí dương trong cơ thể ẩn tàng, khí âm cực thịnh, cỏ cây suy tàn, côn trùng tìm chỗ ẩn náu, hoạt động của vạn vật có xu hướng đình trệ, đi vào trạng thái ngủ đông, nghỉ ngơi dưỡng sức, để chuẩn bị cho mùa xuân bừng bừng sức sống.

Tiểu tuyết

Mỗi năm bắt đầu vào khoảng ngày 22 hoặc ngày 23 tháng 11 (dương lịch), khi Mặt Trời di chuyển đến đường hoàng kinh 240° là tiết tiểu tuyết. Sách Nguyệt lệnh thất thập nhị hậu tập giải viết: “Tiểu tuyết là tiết trong tháng 10, trời mưa gặp khí lạnh vì thế mà ngưng kết thành tuyết. Tuyết rơi chưa nhiều đã ngừng”. Nhiệt độ hạ thấp, nước rơi xuống xuất hiện bông tuyết, nhưng lúc này mới là đầu mùa tuyết, tuyết rơi ít. Tiểu tuyết ý nghĩa là tuyết bắt đầu rơi, nhưng tuyết vẫn không nhiều. Từ thời điểm này sẽ dần dần cảm thấy mùa đông đang đến, nhưng ánh mặt trời vẫn đủ, cho nên còn có tên gọi là tiểu xuân.

Thụy tuyết triệu phong niên, sương trọng kiến tình thiên (Tuyết rơi đúng lúc là dấu hiệu của một năm được mùa, sau sương mù trời lại xanh). Tuyết rơi sau tiết tiểu tuyết là tuyết rơi đúng lúc, vì thế gọi là thụy tuyết. Thụy tuyết có lợi cho mùa màng bội thu, cũng có ích cho sức khỏe của con người. Lượng nước trong tuyết chỉ bằng 1/4 lượng nước trong nước thông thường, thường xuyên uống sẽ có lợi cho sức khỏe.

Dịch từ:

https://media.zhengjian.org/media/zjbooks/chinesecalendar/29.html

https://media.zhengjian.org/media/zjbooks/chinesecalendar/20.html

The post 24 tiết khí (13): Lập đông và Tiểu tuyết first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
24 tiết khí (12): Hàn lộ và Sương giánghttps://chanhkien.org/2021/12/24-tiet-khi-12-han-lo-va-suong-giang.htmlSat, 11 Dec 2021 02:35:46 +0000https://chanhkien.org/?p=28182Tác giả: Trương Tuệ Châu – Đan Dương [ChanhKien.org] Hàn lộ Hàn lộ là tiết khí thứ 17 trong 24 tiết khí. Tiết hàn lộ bắt đầu vào khoảng ngày 8 hoặc ngày 9 tháng 10 (dương lịch), khi Mặt Trời di chuyển đến đường hoàng kinh 195°. Sách “Nguyệt lệnh thất thập nhị hậu […]

The post 24 tiết khí (12): Hàn lộ và Sương giáng first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Trương Tuệ Châu – Đan Dương

[ChanhKien.org]

Hàn lộ

Hàn lộ là tiết khí thứ 17 trong 24 tiết khí. Tiết hàn lộ bắt đầu vào khoảng ngày 8 hoặc ngày 9 tháng 10 (dương lịch), khi Mặt Trời di chuyển đến đường hoàng kinh 195°. Sách “Nguyệt lệnh thất thập nhị hậu tập giải” viết: “Hàn lộ là tiết tháng chín, sương gặp khí hàn lạnh thì ngưng kết”. Lúc này nhiệt độ còn thấp hơn so với tiết bạch lộ, sương mai nhiều hơn, những giọt sương trong suốt, tinh khiết trên mặt đất sắp sửa ngưng kết thành sương muối, lại mang theo sự giá lạnh. Sau tiết hàn lộ, trời dần dần mát trở lại, đúng là sương rơi lạnh buốt.

Sương giáng

Sương giáng là tiết khí thứ 18 trong 24 tiết khí. Tiết sương giáng bắt đầu vào khoảng ngày 23 hoặc ngày 24 tháng 10 (dương lịch), khi Mặt Trời di chuyển đến đường hoàng kinh 210°. Sách Nguyệt lệnh thất thập nhị hậu tập giải viết: “Sương giáng là tiết trong tháng chín, khí thu lại nhưng ngưng đọng, giọt sương kết thành sương muối”. Đến khi này nhiệt độ xuống đến mức dưới 0°C, hơi nước trong không khí ngưng kết thành những hạt sương muối màu trắng trên mặt đất. Sương giáng là chỉ sương lúc ban đầu. Những loài cây không chịu được rét ngừng sinh trưởng, lúc này đã hiện ra cảnh tượng cuối thu.

Sương giáng là tiết khí cuối cùng của mùa thu.

Dịch từ:

https://media.zhengjian.org/media/zjbooks/chinesecalendar/17.html

https://media.zhengjian.org/media/zjbooks/chinesecalendar/18.html

The post 24 tiết khí (12): Hàn lộ và Sương giáng first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
24 tiết khí (11): Bạch lộ và Thu phânhttps://chanhkien.org/2021/12/24-tiet-khi-11-bach-lo-va-thu-phan.htmlTue, 07 Dec 2021 07:44:16 +0000https://chanhkien.org/?p=28175Tác giả: Trương Tuệ Châu – Đan Dương [ChanhKien.org] Bạch lộ Bạch lộ là tiết khí thứ 15 trong 24 tiết khí. Tiết bạch lộ bắt đầu vào khoảng ngày 7 hoặc ngày 8 tháng 9 (dương lịch), khi Mặt Trời di chuyển đến đường hoàng kinh 165°. Sách Nguyệt lệnh thất thập nhị hậu […]

The post 24 tiết khí (11): Bạch lộ và Thu phân first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tác giả: Trương Tuệ Châu – Đan Dương

[ChanhKien.org]

Bạch lộ

Bạch lộ là tiết khí thứ 15 trong 24 tiết khí. Tiết bạch lộ bắt đầu vào khoảng ngày 7 hoặc ngày 8 tháng 9 (dương lịch), khi Mặt Trời di chuyển đến đường hoàng kinh 165°. Sách Nguyệt lệnh thất thập nhị hậu tập giải viết: “Bạch lộ là tiết tháng 8, …khí âm dần mạnh lên, sương đọng thành màu trắng”. Trời bắt đầu chuyển lạnh, vào sáng sớm sẽ thấy trên mặt đất và trên lá cây đọng nhiều hạt sương do hơi nước ban đêm ngưng tụ lại, vì lẽ đó mà gọi là bạch lộ. Người xưa đặt bốn mùa theo ngũ hành, mùa thu thuộc kim, màu sắc của kim là màu trắng, vì thế mới lấy màu trắng để miêu tả sương mùa thu. Vào tiết bạch lộ, về ban đêm sẽ cảm thấy se se lạnh.

Thu phân

Thu phân là tiết khí thứ 16 trong 24 tiết khí, là một trong tám tiết khí quan trọng nhất (là lập xuân, xuân phân, lập hạ, hạ chí, lập thu, thu phân, lập đông, đông chí). Tám tiết khí này biểu thị sự thay đổi mùa, là bước chuyển phân định rõ bốn mùa trong một năm. Tiết thu phân bắt đầu vào khoảng ngày 23 hoặc ngày 24 tháng 9 (dương lịch), khi Mặt Trời di chuyển đến đường hoàng kinh 180°. Một cuốn sách cổ của Trung Quốc là Xuân thu phồn lộ, âm dương xuất nhập thượng hạ thiên của Trung Quốc viết rằng: “Tiết thu phân, âm dương quân bình, vì thế ngày đêm và nóng lạnh cũng quân bình”. Sách Nguyệt lệnh thất thập nhị hậu tập giải viết: “Phân có nghĩa là chia đôi, thu phân ở chính giữa 90 ngày mùa thu…”. Thu phân có hai ý nghĩa, một là Mặt Trời ở vị trí kinh độ 180°, 24 giờ trong ngày chia đôi, ngày và đêm mỗi bên 12 giờ; hai là dựa theo cách phân chia theo mùa của người Trung Quốc cổ đại, lấy lập xuân, lập hạ, lập thu, lập đông làm mốc bắt đầu mỗi mùa, thì thu phân ở chính giữa mùa thu, chia đôi mùa thu.

Sau tiết thu phân, nhiệt độ dần giảm xuống, vì thế có câu “Bạch lộ thu phân dạ, nhất dạ lãnh nhất dạ” (ban đêm trong tiết bạch lộ và thu phân, mỗi đêm một lạnh) và “nhất trường thu vũ nhất trường hàn” (mỗi trận mưa thu là một đợt lạnh).

Trong lễ chế của các bậc đế vương thời cổ đại có hai lễ tế: xuân tế nhật, thu tế nguyệt. Ngày tế nguyệt sớm nhất là vào ngày “thu phân”, về sau vì ngày thu phân vào tháng tám mỗi năm không giống nhau, vào những ngày đó không nhất định sẽ có mặt trăng, nên dần dần quy ước thành tục lệ ngày tế nguyệt là ngày 15 tháng 8 âm lịch hàng năm.

Dịch từ:

https://media.zhengjian.org/media/zjbooks/chinesecalendar/15.html

https://media.zhengjian.org/media/zjbooks/chinesecalendar/16.html

The post 24 tiết khí (11): Bạch lộ và Thu phân first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
24 tiết khí (10): Lập thu và Xử thửhttps://chanhkien.org/2021/12/24-tiet-khi-10-lap-thu-va-xu-thu.htmlMon, 06 Dec 2021 15:11:18 +0000https://chanhkien.org/?p=28172Tác giả: Trương Tuệ Châu – Đan Dương [ChanhKien.org] Lập thu Lập thu là tiết khí thứ 13 trong 24 tiết khí, là tiết khí bắt đầu mùa thu. Tiết lập thu bắt đầu vào khoảng ngày 7 hoặc ngày 8 tháng 8 (dương lịch), khi Mặt Trời di chuyển đến đường hoàng kinh 135°. […]

The post 24 tiết khí (10): Lập thu và Xử thử first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tác giả: Trương Tuệ Châu – Đan Dương

[ChanhKien.org]

Lập thu

Lập thu là tiết khí thứ 13 trong 24 tiết khí, là tiết khí bắt đầu mùa thu. Tiết lập thu bắt đầu vào khoảng ngày 7 hoặc ngày 8 tháng 8 (dương lịch), khi Mặt Trời di chuyển đến đường hoàng kinh 135°. Sách Nguyệt lệnh thất thập nhị hậu tập giải viết: “Lập thu là tiết tháng 7, lập là kiến lập. Mùa thu (秋) cũng là thu lại (揪), vạn vật đến lúc đó đã thu lại”. Lập thu thông thường biểu thị cái nóng nực của mùa hè sắp qua đi và mùa thu sắp đến. Sau tiết lập thu, mỗi lần có mưa thì thời tiết lại mát mẻ, vì thế mà có câu “nhất trường thu vũ nhất trường hàn” (mỗi trận mưa thu là một đợt lạnh). Bộ sách Tứ dân nguyệt lệnh đồ sộ thời Đông Hán có viết: “Triêu lập thu, lãnh sưu sưu; dạ lập thu, nhiệt đáo đầu” (sáng lập thu, lạnh hiu hiu; tối lập thu, nóng đến đầu).

Vào thời nhà Chu, trong ngày lập thu, Thiên tử đích thân dẫn tam công cửu khanh, chư hầu đại phu ra ngoài thành phía tây nghênh thu, cử hành lễ tế. Theo ghi chép vào thời Tống, ngày lập thu trong cung cần mang chậu cây ngô đồng vào nội điện, chờ đến thời khắc “lập thu” thì các quan thái sử sẽ cất tiếng báo tấu. Tấu xong, cây ngô đồng rụng một, hai chiếc lá như là tiếng hồi đáp, ngụ ý báo mùa thu đến.

Xử thử

Xử thử là tiết khí thứ 14 trong 24 tiết khí. Tiết xử thử bắt đầu vào khoảng ngày 23 hoặc ngày 24 tháng 8 (dương lịch), khi Mặt Trời di chuyển đến đường hoàng kinh 150°. Sách Nguyệt lệnh thất thập nhị hậu tập giải của triều Minh viết: “Xử thử là tiết trong tháng 7, xử nghĩa là dừng, khí nóng lúc này đã ngừng”. “Xử” có ý là ẩn giấu, ngừng hẳn, “xử thử” biểu thị những ngày nóng nực của mùa hạ sắp kết thúc rồi.

Sau tiết xử thử, khí nóng tuy dần dần tiêu mất, nhưng trời vẫn còn nóng. Cho nên có câu “Thu lão hổ, độc như hổ” (nắng gắt cuối thu độc như hổ, lão hổ nghĩa là nắng gắt). Sách Thanh gia lục của Cố Thiết Khanh cũng viết: “Thổ tục dĩ xử thử hậu, thiên khí do huyên, ước tái lịch thập bát nhật nhi thủy lương; ngạn vân ‘xử thử thập bát bồn’, vị mộc dục thập bát nhật dã”, nghĩa là vẫn còn 18 ngày nóng đổ mồ hôi như tắm, sau đó nhiệt độ sẽ dần dần hạ thấp.

Dịch từ:

https://media.zhengjian.org/media/zjbooks/chinesecalendar/13.html

https://media.zhengjian.org/media/zjbooks/chinesecalendar/14.html

The post 24 tiết khí (10): Lập thu và Xử thử first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
24 tiết khí (9): Tiểu thử và Đại thửhttps://chanhkien.org/2021/12/24-tiet-khi-9-tieu-thu-va-dai-thu.htmlSun, 05 Dec 2021 07:38:44 +0000https://chanhkien.org/?p=28171Tác giả: Trương Tuệ Châu – Đan Dương [ChanhKien.org] Tiểu thử Tiểu thử là tiết khí thứ 11 trong 24 tiết khí, khi Mặt Trời di chuyển đến đường hoàng kinh 105° là đến tiết tiểu thử. “Thử” có nghĩa là nóng nực. Tiểu thử là tiết khí phản ánh nhiệt độ của mùa hè, […]

The post 24 tiết khí (9): Tiểu thử và Đại thử first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Trương Tuệ Châu – Đan Dương

[ChanhKien.org]

Tiểu thử

Tiểu thử là tiết khí thứ 11 trong 24 tiết khí, khi Mặt Trời di chuyển đến đường hoàng kinh 105° là đến tiết tiểu thử. “Thử” có nghĩa là nóng nực. Tiểu thử là tiết khí phản ánh nhiệt độ của mùa hè, biểu thị thời tiết đã rất nóng, nhưng chưa đến lúc nóng nhất, vì thế mới gọi là tiểu thử. Sách “Nguyệt lệnh thất thập nhị hậu tập giải” viết: “Tiểu thử tiết tháng sáu… nóng và nhiệt, mà nhiệt cũng phân thành đại và tiểu, đầu tháng là tiểu, giữa tháng là đại, lúc này nhiệt khí vẫn tiểu”. Sách “Quần phương phổ” viết: “Thời tiết nóng đến tiểu thử vẫn chưa đến cực điểm”, lúc này nhiệt độ tăng lên nên rất nóng nực, nhưng vẫn chưa đến cực điểm”.

Theo âm lịch, từ tiểu thử đến lập thu là 31 ngày, nên dân gian gọi là tiết “phục hạ”, tiết phục hạ phân thành sơ phục, nhị phục, tam phục. Có câu: “nhiệt tại tam phục”, đây là lúc khí dương cực vượng, nhiệt độ cao nhất trong năm. Dựa theo nguyên tắc dưỡng sinh “xuân hạ dưỡng dương” của Trung y, một số bệnh mãn tính thường phát bệnh vào lúc dương hư âm hàn của mùa đông, phần nhiều có thể thông qua việc điều dưỡng ở tiết phục hạ khiến cho bệnh chuyển biến tốt, thậm chí là khỏi hẳn. Đây chính là phương pháp mà Trung y gọi là “bệnh mùa đông, trị mùa hè”.

Đại thử

Thử nghĩa là nóng nực, vì vậy Đại thử là thời kỳ nóng nực nhất trong năm. Tiết đại thử bắt đầu vào khoảng ngày 23 hoặc ngày 24 tháng 7 (dương lịch), khi Mặt Trời di chuyển đến đường hoàng kinh 120°. Sách “Nguyệt lệnh thất thập nhị hậu tập giải” viết: Tiết tháng sáu… nóng và nhiệt, mà nhiệt cũng phân ra đại và tiểu, đầu tháng là tiểu, giữa tháng là đại, đến lúc này nhiệt khí đã đến đại”. Lúc này đúng vào tiết trung phục, đây là thời kỳ nóng nhất trong một năm.

Sách “Quản tử” viết: “Đến tiết đại thử, vạn vật phồn vinh”. Nhiều nơi ở Trung Quốc có câu ngạn ngữ “tam phục bất nhiệt, ngũ cốc bất kết”, nói lên sự liên hệ mật thiết của nhiệt độ trong thời gian này với sự sinh trưởng của các cây trồng nông nghiệp.

Tiết đại thử nóng nực là mùa hoa nhài, hoa sen nở rộ. Hương hoa nhài ngào ngạt tỏa lên người, trời càng nóng hương thơm lan tỏa càng ngào ngạt, hương thơm làm cho con người cảm thấy thanh khiết nhẹ nhàng. Hoa sen thanh cao tinh khiết, không sợ ánh mặt trời chói chang và mưa rào, sáng nở chiều thu lại, thi nhân tán thưởng hoa sen mà có câu “Ánh nhật hà hoa biệt dạng hồng” (dưới ánh mặt trời hoa sen phân ra hai màu hồng tươi tắn trong và ngoài).

Dịch từ:

https://media.zhengjian.org/media/zjbooks/chinesecalendar/11.html

https://media.zhengjian.org/media/zjbooks/chinesecalendar/12.html

The post 24 tiết khí (9): Tiểu thử và Đại thử first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
24 tiết khí (8): Mang chủng và Hạ chíhttps://chanhkien.org/2021/12/24-tiet-khi-8-mang-chung-va-ha-chi.htmlSat, 04 Dec 2021 08:03:54 +0000https://chanhkien.org/?p=28166Tác giả: Trương Tuệ Châu – Đan Dương [ChanhKien.org] Mang chủng Mang chủng là tiết khí thứ chín trong 24 tiết khí. Mang chủng phản ánh vật hậu (ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu đến sự phát triển của sinh vật), “mang” chỉ những cây trồng có râu nhọn như đại mạch, tiểu mạch […]

The post 24 tiết khí (8): Mang chủng và Hạ chí first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Trương Tuệ Châu – Đan Dương

[ChanhKien.org]

Mang chủng

Mang chủng là tiết khí thứ chín trong 24 tiết khí. Mang chủng phản ánh vật hậu (ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu đến sự phát triển của sinh vật), “mang” chỉ những cây trồng có râu nhọn như đại mạch, tiểu mạch bắt đầu chín thì cần phải cắt đi, “chủng” nghĩa là hạt giống, hay gieo trồng ngũ cốc, kê, cao lương… đây là thời điểm bận rộn nhất. Có người hiểu “mang (芒) chủng” thành “mang (忙) chủng” (nghĩa là bận rộn gieo trồng). Tiết mang chủng bắt đầu vào khoảng ngày 5 hoặc ngày 6 tháng 6 (dương lịch), khi Mặt Trời di chuyển đến đường hoàng kinh 75°. Sách “Nguyệt lệnh thất thập nhị hậu tập giải” viết: “Tiết tháng 5 là thời điểm những cây trồng có râu nhọn có thể thu hoạch được”. Ý nói rằng đã đến lúc cần nhanh chóng thu hoạch tiểu mạch, đại mạch và các loại ngũ cốc khác. Có câu “Xuân tranh nhật, hạ tranh thời” (mùa xuân tranh thủ từng ngày, mùa hạ tranh thủ từng giờ), “tranh thời” ở đây chỉ việc thu hoạch của nhà nông bận rộn vào thời gian này. Người ta thường nói “tam hạ” là bận rộn nhất, chỉ ba việc thu hoạch vụ hè, gieo hạt vụ hè và gieo trồng vụ đông. Sau tiết Mang chủng, vùng hạ lưu sông Trường Giang, Trung Quốc bước vào mùa mưa dầm.

Vùng trung và hạ lưu sông Trường Giang ở Trung Quốc lưu truyền rất nhiều câu tục ngữ dân gian liên quan đến hiện tượng mưa dầm này, ở đây chúng tôi tập hợp được một số câu.

“Tam cửu khiếm đông phong, Hoàng mai vô đại vũ”. Câu tục ngữ nghĩa là vào thời điểm tam cửu [1] mà không có gió đông thổi, hoặc gió đông thổi ít, thì lượng mưa trong tiết mang chủng sẽ ít. Ngày đầu tiên của tam cửu cách ngày đầu tiên của tiết mang chủng khoảng 150 ngày. Gió đông thổi trong thời gian tam cửu có liên hệ mật thiết với lượng mưa trong tiết mang chủng.

Còn có rất nhiều câu tục ngữ khác dựa vào đặc điểm thời tiết mùa đông để dự đoán lượng mưa, ví dụ câu “Tịch nguyệt lí đa tuyết, thủy hoàng mai” (tháng chạp tuyết rơi nhiều thì mưa dầm nhiều), nghĩa là nói đến mối quan hệ giữa tuyết trong tháng 12 với mưa dầm.

“Hàn thủy khô, hạ thủy khô”, chữ “khô” chỉ lượng mưa ít. Câu tục ngữ này nói rằng nếu mùa đông mưa ít thì sẽ mưa dầm ít.

“Phát tẫn đào hoa thủy, tất thị hạn hoàng mai”, ” đào hoa thủy” chỉ mưa trong thời gian hoa đào nở vào tiết thanh minh hoặc tháng tư. “Hạn hoàng mai” chỉ mưa dầm ít hoặc mưa dầm đến muộn trong tiết Mang chủng. Ở vùng hạ du sông Trường Giang, nếu trong thời gian hoa đào nở vào tiết thanh minh hoặc tháng tư mà có nhiều mưa, được dân gian gọi là “phát tẫn đào hoa thủy”, thì sang tiết mang chủng mưa dầm sẽ ít, hoặc mưa dầm đến muộn. Câu tục ngữ “Đào hoa lạc tại nê tương lí, đả mạch đả tại bồng trần lí; đào hoa lạc tại bồng trần lí, đả mạch đả tại nê tương lí” cũng có ý nghĩa tương tự.

“Xuân thủy phô, hạ thủy khô”, “phô” chỉ lượng mưa nhiều so với hàng năm. Câu tục ngữ ý nói rằng, nếu mưa vào mùa xuân nhiều thì đến mùa hè mưa dầm sẽ ít, dễ xuất hiện khô hạn. Câu này đồng nghĩa với “phát tẫn đào hoa thủy, tất thị hạn hoàng mai”, đều quan sát lượng mưa mùa xuân để dự báo mưa dầm.

“Hành đắc xuân phong, tất hữu hạ vũ”, xuân phong nghĩa là gió mùa xuân, chỉ gió ở hướng đông (phần nhiều là gió đông nam), mưa mùa hạ chỉ mưa dầm. Câu tục ngữ có ý rằng, năm nào mùa xuân mà có nhiều gió đông thì mưa dầm mùa hạ thường nhiều.

“Tiểu mãn bất mãn, hoàng mai bất quản”, nói rằng tiết tiểu mãn và tiết mang chủng có liên quan với nhau về lượng mưa, nếu tiết tiểu mãn mưa ít thì đến tiết mang chủng lượng mưa cũng sẽ ít, hoặc hoàng mai (mưa phùn) đến chậm.

Những câu tục ngữ dân gian kể trên là những kinh nghiệm quý báu về thời tiết, có độ chính xác lên đến trên 70%, xem ra còn “khoa học” hơn những dự báo thời tiết được xây dựng trên cơ sở khoa học hiện đại.

Hạ chí

Hạ chí là tiết khí thứ 10 trong 24 tiết khí. Chí có nghĩa là cực, ngày hạ chí là ngày có đường đi của mặt trời dài nhất. Vào ngày này (ở bắc bán cầu) ngày dài nhất, đêm ngắn nhất, thời tiết bắt đầu nóng nực. Thông thường mỗi năm tiết hạ chí bắt đầu vào khoảng ngày 21 tháng 6 (dương lịch), khi Mặt Trời di chuyển đến đường hoàng kinh 90°. Sách “Nguyệt lệnh thất thập nhị hậu tập giải” viết: “Hạ chí là tiết trong tháng năm, Hạ, chính là lớn lên, chí cũng là cực, vạn vật đến lúc này đều sinh trưởng lớn lên mà đến chí cực”, tức là vạn vật sinh trưởng tươi tốt, bắt đầu trưởng thành. “Hán học đường kinh giải” trong “Tam lễ nghĩa tông” của Thôi Linh Ân viết: “Hạ chí là tiết giữa mùa hạ, chí có ba nghĩa, một là khí dương lên đến chí cực, hai là khí âm bắt đầu sinh, ba là mặt trời ở cực bắc, vì thế mới gọi là chí”. Ngày hạ chí mặt trời ở vị trí cao nhất trên bầu trời, ánh sáng gần như chiếu thẳng tới cực bắc, ngày ở bắc bán cầu dài nhất, đêm ngắn nhất; sau ngày hạ chí, ánh mặt trời dần chuyển vị trí đến nam bán cầu, ngày bắt đầu ngày một ngắn đi.

Việc tế tự trong ngày hạ chí có từ thời nhà Chu, người ta cho rằng làm thế có thể tiêu trừ dịch bệnh, mất mùa và nạn đói. Sách “Chu lễ xuân quan thần sĩ” viết: “Dĩ đông nhật chí trí thiên thần nhân quỷ, dĩ hạ nhật chí trí đích phương vật mị, dĩ (thị hội) quốc chi hung hoang, dân chi trát tang”, nghĩa là ngày đông chí khí dương thăng lên mà tế quỷ thần, ngày hạ chí khí âm thăng lên mà tế trời đất vật mị (thần của trăm vật). Tế nhân quỷ ở tổ đường, tế vật mị ở đàn. Sách “Chu lễ xuân thân đại tư lạc” viết: “Ngày đông chí, lập đàn tế trong cung đình, tấu nhã nhạc lục biến thì Thiên thần sẽ giáng xuống. Ngày hạ chí, lập đàn tế trên sông thì Thần thổ địa sẽ xuất hiện”. Tế thiên địa nhân thần đều phải thuận theo người và vật.

Y học cổ đại có câu nói “đông chí nhất dương sinh, hạ chí nhất âm sinh”, cho rằng cơ thể con người nếu phù hợp với âm dương bốn mùa thì sẽ không sinh bệnh, đây là quan điểm về quy luật vận hành âm dương “thiên nhân hợp nhất” của y học cổ đại Trung Quốc. Từ đó ta có thể nhận thấy khoa học cổ đại Trung Quốc coi cơ thể người, sinh mệnh và vũ trụ là một thể thống nhất, nó đi con đường hoàn toàn khác với khoa học hiện đại coi con người, sinh mệnh và vũ trụ là tách rời.

[1] Tam cửu: Thời xưa người ta chia 81 ngày tính từ đông chí thành 9 phần để biểu hiện thời tiết chuyển biến từ lạnh đến hàn rồi về ấm. Tam cửu là ngày từ thứ ngày 18 đến thứ ngày 27, tam cửu cùng với tứ cửu được coi là những ngày lạnh nhất trong năm.

Dịch từ:

https://media.zhengjian.org/media/zjbooks/chinesecalendar/9.html

https://media.zhengjian.org/media/zjbooks/chinesecalendar/10.html

The post 24 tiết khí (8): Mang chủng và Hạ chí first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
24 tiết khí (7): Lập hạ và Tiểu mãnhttps://chanhkien.org/2021/12/24-tiet-khi-7-lap-ha-va-tieu-man.htmlWed, 01 Dec 2021 15:34:31 +0000https://chanhkien.org/?p=28156Tác giả: Trương Tuệ Châu – Đan Dương [ChanhKien.org] Lập hạ Lập hạ là tiết khí thứ bảy trong 24 tiết khí. Tiết lập hạ bắt đầu vào khoảng ngày 5 hoặc ngày 6 tháng 5 (dương lịch), khi Mặt Trời di chuyển đến đường hoàng kinh 45°. Sách Nguyệt lệnh thất thập nhị hậu […]

The post 24 tiết khí (7): Lập hạ và Tiểu mãn first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tác giả: Trương Tuệ Châu – Đan Dương

[ChanhKien.org]

Lập hạ

Lập hạ là tiết khí thứ bảy trong 24 tiết khí. Tiết lập hạ bắt đầu vào khoảng ngày 5 hoặc ngày 6 tháng 5 (dương lịch), khi Mặt Trời di chuyển đến đường hoàng kinh 45°. Sách Nguyệt lệnh thất thập nhị hậu tập giải viết: “Lập hạ vào tiết tháng tư, chữ lập này tương tự như lập trong lập xuân, nghĩa là bắt đầu. Hạ, chính là lớn lên, vạn vật đến lúc này đều sinh trưởng lớn lên”.

Vào tiết lập hạ, vạn vật xanh tươi đẹp đẽ, thực vật đâm hoa kết quả. Sách Liên sinh bát tường của triều Minh viết: “Tháng đầu mùa hạ, trời đất bắt đầu giao thoa, vạn vật tươi tốt”. Sách Lễ ký – Nguyệt lệnh giải thích về lập hạ như sau: “Dế kêu, giun bò lên mặt đất, quả dưa vàng kết trái, rau cúc sữa mọc tươi tốt”. Quang cảnh trong tiết lập hạ được miêu tả sinh động như sau: ếch bắt đầu kêu huyên náo, giun bò ra từ bùn đất, rau dại bên bờ ruộng bắt đầu mọc lên.

Sách Hoàng đế nội kinh, thiên Tố vấn – Tứ khí điều thần đại luận viết: “Ba tháng hè, được gọi là tháng sinh sôi tươi tốt; khí trời đất giao thoa, vạn vật đâm hoa kết quả”. Ba tháng hè chỉ thời gian từ lập hạ đến trước lập thu. Tâm thông với khí mùa hạ, ý nói tim là dương, vào mùa hè là sung mãn nhất, công năng mạnh nhất. Cho nên, trong phép dưỡng sinh của mùa hè đặc biệt chú trọng dưỡng tim.

Sách Y học nguyên lưu luận viết: “Tâm là chủ toàn thân, tạng phủ và xương cốt đều nghe lệnh của tâm, vì thế tâm là quân chủ. Tim là tinh thần, cho nên có vai trò như thần linh”. Con người và tự nhiên là một thể hoàn chỉnh thống nhất, sự biến đổi tăng giảm âm dương bốn mùa trong tự nhiên có liên quan chặt chẽ và tương thông với công năng hoạt động của ngũ tạng trong cơ thể người.

Trung Quốc từ xưa đến nay rất coi trọng tiết khí lập hạ. Dựa theo ghi chép thời nhà Chu, vào ngày mùa hạ, đế vương sẽ đích thân suất lĩnh văn võ bá quan ra ngoài “nghênh hạ”, và lệnh cho các quan tư đồ các nơi dạy nông dân tranh thủ canh tác.

Tiểu mãn

Tiểu mãn bắt đầu vào khoảng ngày 21 hoặc ngày 22 tháng 5 (dương lịch), khi Mặt Trời di chuyển đến đường hoàng kinh 60°. Sách Nguyệt lệnh thất thập nhị hậu tập giải viết: “Tiểu mãn là tiết tháng tư, vào tiết tiểu mãn mọi vật từ tiểu (ít) trở thành mãn (tràn đầy)”. Lúc này cỏ cây bắt đầu sum xuê, cái nóng mùa hạ làm ngũ cốc lên đồng trổ bông, hạt bắt đầu chắc mẩy nhưng vẫn chưa chín, vì thế mà gọi là tiểu mãn.

Ngạn ngữ về nông nghiệp ở vùng Tứ Xuyên lại giải thích về tiểu mãn với ngụ ý mới: “Tiểu mãn bất mãn, can đoạn tư khảm (tiểu mãn nước không đầy, hạn hán nghĩ tới hồ nước)”; “Tiểu mãn bất mãn, mang chủng không quản (tiểu mãn nước không đầy, tiết mang chủng không quản)”. Hai câu thành ngữ trên dùng chữ “bất mãn” (không đầy) để mô tả việc khan hiếm mưa và nước, chỉ ra rằng trong tiết tiểu mãn ngoài đồng ruộng mà không tích đủ nước thì sẽ có thể dẫn đến bờ ruộng nứt nẻ, thậm chí đến tiết mang chủng cũng không thể trồng được lúa nước. Vì rằng “lập hạ, tiểu mãn chính là lúc gieo mạ”, “nhanh chóng gieo hạt vào tiểu mãn để kịp thu hoạch vào mùa thu”, tiểu mãn chính là thời gian phù hợp để trồng lúa nước.

Còn nông dân ở vùng Quảng Đông lại có câu nói rằng “Tiểu mãn, đại mãn nước sông đầy”, ý nói thời gian này là thời kỳ tập trung lượng nước mưa trước mùa lũ, đồng thời cũng là thời kỳ quan trọng để phòng lũ.

Dịch từ:

https://media.zhengjian.org/media/zjbooks/chinesecalendar/7.html

https://media.zhengjian.org/media/zjbooks/chinesecalendar/8.html

The post 24 tiết khí (7): Lập hạ và Tiểu mãn first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
24 tiết khí (6): Thanh minh và Cốc vũhttps://chanhkien.org/2021/11/24-tiet-khi-6-thanh-minh-va-coc-vu.htmlTue, 30 Nov 2021 15:31:33 +0000https://chanhkien.org/?p=28154Tác giả: Trương Tuệ Châu – Đan Dương [ChanhKien.org] Thanh minh Thanh minh là tiết khí thứ năm trong 24 tiết khí, tiết thanh minh bắt đầu vào khoảng ngày 4 hoặc ngày 5 tháng 4 (dương lịch) hàng năm, khi mặt trời di chuyển đến đường hoàng kinh 15°. Sách “Nguyệt lệnh thất thập […]

The post 24 tiết khí (6): Thanh minh và Cốc vũ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Trương Tuệ Châu – Đan Dương

[ChanhKien.org]

Thanh minh

Thanh minh là tiết khí thứ năm trong 24 tiết khí, tiết thanh minh bắt đầu vào khoảng ngày 4 hoặc ngày 5 tháng 4 (dương lịch) hàng năm, khi mặt trời di chuyển đến đường hoàng kinh 15°. Sách “Nguyệt lệnh thất thập nhị hậu tập giải” viết: “Thanh minh là tiết tháng 3 … vạn vật đến lúc đó đều tinh khiết và trong sáng”. Sách “Đế kinh tuế kí thắng” thời Thanh chép rằng: “vạn vật sinh trưởng lúc ấy đều thanh tịnh, tinh khiết, trong sáng, vì thế mới gọi là thanh minh”. Vào tiết thanh minh, thời tiết dần dần chuyển sang ấm áp, băng tuyết tan chảy, cỏ cây xanh tốt, phong cảnh thanh khiết tươi sáng của mùa xuân đã thay thế cho cảnh tượng cỏ cây khô héo, xác xơ, tiêu điều của mùa đông. Bầu không khí khi này trở nên trong trẻo và quang đãng, vạn vật bừng bừng vươn lên.

Thanh minh cũng là tiết khí duy nhất trong 24 tiết khí trở thành một ngày lễ dân gian Trung Quốc với lịch sử hơn 2000 năm. Vào trước và sau tiết thanh minh thường có mưa phùn rơi lất phất, gió thổi nhè nhẹ, vì thế có câu rằng “Triêm y dục thấp hạnh hoa vũ, xuy diện bất hàn dương liễu phong” (Mưa trên cây hoa hạnh làm áo ướt nhẹ, gió trên cành dương liễu thổi vào mặt không lạnh) [2]. Cảnh sắc đẹp như tranh vẽ, vào thời điểm này người ta có tập tục truyền thống là đạp thanh du xuân (đạp thanh: đi chơi trong tiết thanh minh) và tảo mộ. Thi nhân đời Đường là Đỗ Mục có câu thơ nổi tiếng miêu tả sinh động về mùa xuân như sau: “Thanh minh thời tiết vũ phân phân, lộ thượng hành nhân dục đoạn hồn….” (Tiết thanh minh mưa rơi lất phất; Người đi đường mang vẻ âu sầu)[3]

Nguồn gốc của tiết thanh minh

Trong văn hoá Trung Quốc có một câu chuyện truyền thuyết cảm động lòng người liên quan đến tiết thanh minh. Thời Xuân Thu Chiến Quốc, đại công tử của nước Tấn là Trùng Nhĩ bị gian thần hãm hại, may nhờ có sự bảo hộ của đại thần Giới Tử Thôi (còn gọi là Tử Suy) mà thoát được, phải lưu vong sang nước khác. [1]

Có một ngày khi đến một ngọn núi lớn thì họ bị lạc đường, mấy ngày đêm liên tiếp không có gì để ăn, công tử Trùng Nhĩ bị đói đến mức hoa mắt chóng mặt không còn sức đi. Giới Tử Thôi đã cắt lấy một miếng thịt đùi của mình nướng lên đưa cho công tử Trùng Nhĩ ăn. Ăn xong công tử hỏi thịt lấy từ đâu, Giới Tử Thôi nói rằng đó là miếng thịt ở trên đùi mình. Công tử Trùng Nhĩ cảm động nói: “Ông đối đãi với ta tốt như thế, ngày sau ta báo đáp ông thế nào đây?” Giới Tử Thôi nói: “Tôi không cần báo đáp, nhưng xin ngài đừng quên nỗi đau cắt thịt của tôi, xin hãy nghĩ đến phép trị quốc nhiều hơn, hy vọng sau này ngài sẽ trở thành một vị quân vương anh minh”.

Cuối cùng sau 19 năm lưu vong, công tử Trùng Nhĩ về nước làm Tấn vương, trở thành Tấn Văn Công nổi danh thời Xuân Thu Ngũ Bá. Ông phong thưởng cho các thần tử đã đi theo ông, cùng ông đồng cam cộng khổ, duy chỉ quên mất Giới Tử Thôi. Có người đến trước mặt Tấn Văn Công kêu oan cho Giới Tử Thôi, Tấn Văn Công bỗng nhớ ra chuyện cũ, trong lòng cảm thấy hổ thẹn, lập tức cho người đi mời Giới Tử Thôi lên triều để phong thưởng. Nhưng đến mời mấy lần mà Giới Tử Thôi không đi, Tấn Văn Công chỉ còn cách đích thân đến mời. Tuy nhiên khi đến nhà Giới Tử Thôi, Tấn Văn Công chỉ thấy cửa lớn đóng chặt, Giới Tử Thôi không muốn gặp nhà vua nên đã cõng mẹ già trốn vào núi Miên Sơn (nay thuộc đông nam huyện Giới Hưu, tỉnh Sơn Tây).

Tấn Văn Công sai ngự lâm quân lên núi Miên Sơn tìm kiếm, nhưng cũng không tìm thấy. Lúc này có người đề ra một cách phóng hỏa đốt núi, đốt ba mặt còn chừa ra một mặt thì Giới Tử Thôi sẽ tự đi ra [4]. Tấn Văn Công nghe theo liền ra lệnh phóng hỏa đốt núi, nào ngờ lửa to cháy ba ngày ba đêm, sau khi lửa tắt mà vẫn không thấy Giới Tử Thôi đi ra. Tấn Văn Công lên núi tìm thì thấy hai mẹ con Giới Tử Thôi ôm nhau chết cháy ở dưới gốc cây liễu, Tấn Văn Công nhìn thi thể của Giới Tử Thôi khóc mà bái lạy một hồi, rồi cho người an táng ông, sau đó phát hiện ra sau lưng Giới Tử Thôi che một hốc cây liễu, trong hốc cây có vẻ như có thứ gì đó, móc ra xem thì ra là một vạt áo, trên đó có viết một bài huyết thơ:

Cát nhục phụng quân tận đan tâm, đãn nguyện chủ công thường thanh minh.

Liễu hạ tác quỷ chung bất kiến, cường tự bạn quân tác gián thần.

Thảng nhược chủ công tâm hữu ngã, ức ngã chi thì thường tự tỉnh.

Thần tại cửu tuyền tâm vô quý, cần chính thanh minh phục thanh minh.

Tạm dịch:

Chân thành cắt thịt phụng sự vua, mong chủ công luôn thanh minh

Ta chết dưới gốc liễu mà không gặp, hơn là làm một quan viên hầu cận vua

Nếu như chủ công nhớ đến thần, xin ngài thường xuyên soi xét mình

Thần nơi cửu tuyền không hối tiếc, chỉ mong ngài cần chính thanh minh khôi phục thanh minh

Tấn Văn Công mang bức huyết thư cất vào trong tay áo, rồi an táng hai mẹ con Giới Tử Thôi ở dưới gốc cây liễu cháy đen đó. Lúc rời đi, Tấn Văn Công chặt một đoạn cây liễu cháy đen mang về cung làm thành một đôi guốc mộc, hàng ngày khi đi guốc vào chân đều than rằng “túc hạ (dưới bàn chân) thật đáng thương”. Vì thế “túc hạ” trở thành cách xưng hô kính trọng của người xưa giữa những người ngang hàng cùng vai vế, nghe nói bắt nguồn từ câu chuyện này.

Đến năm sau, Tấn Văn Công dẫn theo quần thần, mặc quần áo trắng đi bộ lên núi cúng tế Giới Tử Thôi để biểu thị sự thương tiếc. Khi đến trước mộ phần, mọi người thấy cây liễu cháy đen kia nay đã sống lại, cành lá xanh tươi lung lay trong gió. Tấn Văn Công thấy cây liễu già sống lại như nhìn thấy Giới Tử Thôi vậy. Sau khi cúng tế xong, Tấn Văn Công ban cho cây liễu già danh xưng là “thanh minh liễu”, và đặt tên cho ngày đó là tiết thanh minh.

Về sau, Tấn Văn Công thường mang bức huyết thư bên mình như lời răn đe nghiêm khắc nhắc nhở ông trong việc trị quốc. Tấn Văn Công cần chính thanh minh chăm lo việc nước, cai trị đất nước rất tốt. Người dân nước Tấn được an cư lạc nghiệp, thường vô cùng nhớ tiếc Giới Tử Thôi có công không nhận ban thưởng, không màng trân bảo. Mỗi năm đến ngày mất của ông, để tưởng niệm ông mọi người đều không đốt lửa, chỉ dùng bột mì và mứt táo nặn thành hình chim én, rồi dùng cành liễu xuyên qua cắm ở trước cổng để gọi linh hồn ông, người ta gọi đó là “Chi Thôi Yến” (chim yến Chi Thôi – Giới Tử Thôi còn được gọi là Giới Chi Thôi). Cũng từ đó về sau, tết hàn thực và tiết thanh minh trở thành một ngày lễ long trọng của người dân trên khắp Trung Quốc. Mỗi khi đến tết hàn thực mọi người không nhóm lửa thổi cơm, chỉ ăn đồ ăn lạnh. Ở phương Bắc, người dân chỉ ăn các đồ ăn lạnh đã được làm từ trước như bánh táo hoặc bánh lúa mạch v.v.; ở phương Nam, đa phần ăn bánh ngải cứu và bánh củ sen. Vào mỗi dịp thanh minh mọi người thường lấy nhành liễu tết thành vòng tròn đội lên đầu, để cành liễu ở trước và sau nhà để tưởng nhớ Tử Thôi.

[1] Ở Việt Nam câu chuyện này gắn liền với sự tích Tết Hàn thực

[2] Đây là hai câu thơ trong bài “Tuyệt cú” của Chí An thiền sư

[3] Đây là hai câu thơ trong bài “Thanh minh” của Đỗ Mục

[4] Theo một số ghi chép thì Giới Tử Thôi là một người rất có hiếu, người nêu ra kế sách đốt núi cho rằng ông Tử Thôi rất có hiếu như thế, khi thấy núi bị đốt thì sẽ cõng mẹ đi ra.

Cốc vũ

Cốc vũ là tiết khí thứ sáu trong 24 tiết khí, bắt đầu vào khoảng ngày 20 hoặc ngày 21 tháng 4 (dương lịch), khi mặt trời di chuyển đến đường hoàng kinh 30°. Sách “Nguyệt lệnh thất thập nhị hậu tập giải” viết: “Cốc vũ là tiết trong tháng ba, sau tiết vũ thủy, đất đai phì nhiêu, nay lại thêm mưa nên khe suối có nước. Trong tiếng Trung chữ (雨) đọc theo thanh bốn (thanh từ cao xuống thấp), như âm thanh mưa rơi trên ruộng lúa. Đến thời điểm này là gieo hạt ngũ cốc, từ trên mà ném xuống”. Vì thế, người xưa gọi là “vũ sinh bách cốc” (mưa sinh ra trăm loại ngũ cốc). Thời tiết khi này ôn hòa, lượng mưa tăng cao rõ rệt, điều này rất quan trọng đối với sự sinh trưởng phát triển của thực vật.

Có rất nhiều câu ngạn ngữ về dự báo thời tiết liên quan đến cốc vũ, như “Cốc vũ âm trầm trầm, lập hạ vũ lâm lâm” (cốc vũ trời âm u, lập hạ mưa tuôn) hay như “Cốc vũ hạ vũ, tứ thập ngũ nhật vô can thổ” (cốc vũ hạ vũ 45 ngày đất chẳng khô) v.v.

Hoa mẫu đơn, loài hoa được mệnh danh là vua của các loài hoa, lại có tên tục là hoa cốc vũ. Âu Dương Tu từng nói: “Hoa Lạc nở vào dịp cốc vũ”, hoa lạc ở đây chỉ hoa mẫu đơn ở Lạc Dương. Tiết cốc vũ là thời điểm cuối của ba tháng mùa xuân, cái se lạnh của mùa xuân đã hết, cái nắng hè chói chang đã đến, cỏ cây tươi tốt, chim én bay lượn, khí hậu ấm áp dễ chịu cho con người, đây là thời điểm tốt để đi chơi xuân, thời điểm cuối xuân này hoa mẫu đơn đang nở, khiến cho người người du xuân thêm phần hứng khởi.

Dịch từ:

https://media.zhengjian.org/media/zjbooks/chinesecalendar/5.html

https://media.zhengjian.org/media/zjbooks/chinesecalendar/6.html

The post 24 tiết khí (6): Thanh minh và Cốc vũ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
24 tiết khí (5): Kinh trập và Xuân phânhttps://chanhkien.org/2021/11/24-tiet-khi-5-kinh-trap-va-xuan-phan.htmlWed, 24 Nov 2021 16:18:43 +0000https://chanhkien.org/?p=28133Tác giả: Trương Tuệ Châu – Đan Dương [ChanhKien.org] Kinh trập Tiết kinh trập bắt đầu vào ngày 5 hoặc ngày 6 tháng 3 (dương lịch), khi mặt trời di chuyển đến đường hoàng kinh 345°. “Kinh trập” là chỉ về việc các loài côn trùng, sâu bọ (trập) ngủ đông trong đất bắt đầu […]

The post 24 tiết khí (5): Kinh trập và Xuân phân first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tác giả: Trương Tuệ Châu – Đan Dương

[ChanhKien.org]

Kinh trập

Tiết kinh trập bắt đầu vào ngày 5 hoặc ngày 6 tháng 3 (dương lịch), khi mặt trời di chuyển đến đường hoàng kinh 345°. “Kinh trập” là chỉ về việc các loài côn trùng, sâu bọ (trập) ngủ đông trong đất bắt đầu chui ra hoạt động. Sách “Nguyệt lệnh thất thập nhị hậu tập giải” viết: “Vạn vật xuất hồ chấn, chấn vi lôi, cố viết kinh trập”, nghĩa là vạn vật xuất phát từ chấn, chấn là sét, vì thế mới gọi là Kinh trập. Ở đây có sự liên hệ giữa tiếng sấm mùa xuân làm kinh động (kinh) bừng tỉnh các loài côn trùng (trập) ngủ đông.

Từ tiếng sấm vang trước hay sau tiết kinh trập có thể dự báo thời tiết sau đó, ví như có câu “vị qua kinh trập tiên đả lôi, tứ thập cửu thiên vân bất khai”, nghĩa là chưa qua tiết kinh trập mà trời nổ sấm, 49 ngày sau không thấy được mây, câu này đối với người nông dân thì có ý là trước và sau Kinh trập mà trời có sấm, thì năm đó mùa màng thất thu. Vào tiết kinh trập thời tiết lúc ấm lúc lạnh, thế nên có câu rằng: “băng kinh trập, noãn xuân phân”, nghĩa là tiết kinh trập mà lạnh thì đến tiết xuân phân sẽ ấm. Thời tiết gió trong tiết kinh trập cũng có thể là căn cứ để dự đoán khí hậu, như câu “kinh trập quát phong, tòng đầu lánh quá đông”, nghĩa là nếu đến kinh trập mà gió bắc vẫn thổi thì trời còn rét thêm một thời gian nữa.

Xuân phân

Xuân phân, thời cổ đại gọi là “nhật trung” hay “nhật dạ phân”, là một tiết khí phản ánh sự thay đổi của bốn mùa. Tiết xuân phân bắt đầu vào ngày 20 hoặc ngày 21 tháng 3 (dương lịch), khi mặt trời di chuyển đến đường hoàng kinh 0°. Sách “Nguyệt lệnh thất thập nhị hậu tập giải” viết: “Nhị nguyệt trung, phân giả bán dã, thử đương cửu thập nhật chi bán, cố vị chi phân”, nghĩa là tiết trong tháng hai âm lịch, phân tức là phân làm hai, từ đó cho đến 90 ngày sau ngày đêm đều chia đôi, vì thế mới gọi là phân. Sách “Xuân thu phồn lộ – Âm dương xuất nhập thượng hạ” nói: “xuân phân, âm dương phân đôi, vì thế trong tiết xuân phân ngày và đêm dài bằng nhau, nóng và lạnh cân bằng”, cho nên ý nghĩa đầu tiên của xuân phân là chỉ thời gian một ngày chia làm hai phần, ngày và đêm bằng nhau, mỗi thứ 12 giờ; thứ hai là, người xưa lấy quãng thời gian từ lập xuân đến hạ chí là mùa xuân, xuân phân là nằm trong giữa ba tháng đó, phân mùa xuân làm đôi.

Về thời tiết trong tiết xuân phân, khi cái giá rét đã qua đi, nhiệt độ tăng lên khá nhanh thì đất trời ngập tràn cảnh sắc tươi đẹp của mùa xuân. Khi này rặng liễu xanh rủ bóng, chim én bay lượn, cây cỏ sinh trưởng. Có câu “Tháng 2 kinh trập lại đến xuân phân, trồng trọt bón phân thâm canh”, xuân phân cũng là thời điểm tốt để trồng rừng, trong bài “Xuân nhật điền gia” Tống Uyển có viết: “Dạ bán phạn ngưu hô phụ khởi, Minh triêu chủng thụ thị xuân phân”, tức là nửa đêm thức dậy cho trâu ăn, đánh thức vợ dậy, bàn chuyện ngày mai xuân phân trồng cây. Âu Dương Tu cũng có miêu tả sinh động các hoạt động trong tiết xuân phân như sau: “Nam viên xuân bán đạp thanh thời, phong hòa văn mã tê, thanh mai như đậu liễu như mi, nhật trường hồ điệp phi”, nghĩa là khi đi chơi xuân ở vườn phía nam nghe tiếng ngựa hí trong gió, mơ xanh nhiều như đậu, liễu mọc như hàng mi, ngày dài bướm bay lượn.

Dịch từ:

https://media.zhengjian.org/media/zjbooks/chinesecalendar/3.html

https://media.zhengjian.org/media/zjbooks/chinesecalendar/4.html

The post 24 tiết khí (5): Kinh trập và Xuân phân first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
24 tiết khí (4): Lập xuân và Vũ thủyhttps://chanhkien.org/2021/11/24-tiet-khi-4-lap-xuan-va-vu-thuy.htmlSat, 06 Nov 2021 15:04:23 +0000https://chanhkien.org/?p=28077Tác giả: Trương Tuệ Châu – Đan Dương [ChanhKien.org] Lập xuân Lập xuân là tiết khí đầu tiên trong 24 tiết khí và cũng là tiết khí bắt đầu mùa xuân. Tiết Lập xuân bắt đầu từ ngày 4 hoặc ngày 5 tháng 2 (dương lịch), khi Mặt Trời di chuyển đến đường hoàng kinh […]

The post 24 tiết khí (4): Lập xuân và Vũ thủy first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tác giả: Trương Tuệ Châu – Đan Dương

[ChanhKien.org]

Lập xuân

Lập xuân là tiết khí đầu tiên trong 24 tiết khí và cũng là tiết khí bắt đầu mùa xuân. Tiết Lập xuân bắt đầu từ ngày 4 hoặc ngày 5 tháng 2 (dương lịch), khi Mặt Trời di chuyển đến đường hoàng kinh 315°. Sách “Nguyệt lệnh thất thập nhị hậu tập giải” viết: “Tiết tháng riêng, lập là kiến lập… Lập hạ, lập thu hay lập đông cũng như vậy”. Lập xuân là tiết khí đầu tiên trong “Tứ Lập” (Lập xuân, Lập hạ, Lập thu, Lập đông), các tiết khí mở đầu bốn mùa trong năm.

“Lập” mang ý mở đầu, Lập xuân mở màn cho mùa xuân, “dương hòa khởi trập, phẩm vật giai xuân” (tạm dịch: mùa xuân đến vạn vật thức dậy sau mùa đông, sinh cơ bừng bừng), ý nói rằng mùa xuân vạn vật bắt đầu khôi phục. Lúc đó cây liễu đương mềm mại rủ bóng bắt đầu đâm chồi, cỏ cây trong bùn đất cũng nóng lòng chờ đợi để mọc ra, tất cả đã mang đến cảnh tượng “xuân đáo nhân gian thảo mộc tri” (xuân đến nhân gian cây cỏ biết). Lúc này con người cũng bắt đầu đi chơi xuân, trải nghiệm ý xuân tinh tế kỳ diệu.

Vũ thủy

Vũ thủy là tiết khí thứ hai trong 24 tiết khí. Tiết Vũ thủy bắt đầu từ ngày 19 hoặc ngày 20 tháng 2 (dương lịch), khi Mặt Trời đi đến đường hoàng kinh 330°. Sách “Nguyệt lệnh thất thập nhị hậu tập giải” viết: “Vũ thủy là tiết trong tháng riêng, thiên nhất sinh thủy (tham khảo thêm Đạo của chữ số (1) (Phần 2)). Mùa xuân thuộc mộc, sinh ra mộc tất phải là thủy, vì lẽ đó sau Lập xuân là Vũ thủy. Hơn nữa gió đông làm tan băng tuyết, băng tuyết tan cũng là mưa vậy”.

Vào tiết Vũ thủy băng tuyết tan chảy, không khí có độ ẩm cao, nhiệt độ bắt đầu tăng lên, thời tiết chuyển ấm, lượng mưa dần dần nhiều lên làm thực vật sinh trưởng xanh tươi. “Mưa xuân quý như dầu”, lúc này lượng mưa giáng xuống phù hợp là điều đặc biệt quan trọng cho việc sinh trưởng của thực vật. Tiết Vũ thủy thời tiết thay đổi bất định, là thời điểm có nhiều luồng không khí lạnh nhất trong năm, thời tiết chợt nóng chợt lạnh, ấm lên rồi lại lành lạnh trong đó, tiết khí này có ảnh hưởng rất lớn đối với thực vật đã nảy mầm, và sinh trưởng xanh tươi cũng như là sức khỏe của con người.

Trong ngạn ngữ về thời tiết có câu nói mà ta có thể dựa vào tiết Vũ thủy để dự báo thời tiết, “tiết Vũ thủy mưa rơi, xầm xầm xì xì đến Cốc vũ” [1], hay như “băng Vũ thủy, noãn Kinh trập” [2] hoặc “noãn Vũ thủy, băng Kinh trập” [3].

Dịch từ:

https://media.zhengjian.org/media/zjbooks/chinesecalendar/1.html https://media.zhengjian.org/media/zjbooks/chinesecalendar/2.html

Chú thích:

[1]: Ý nghĩa là, nếu Vũ thủy có mưa rơi thì đến Cốc vũ cũng sẽ có mưa.

[2]: Vũ thủy mà lạnh thì đến Kinh trập sẽ ấm.

[3]: Vũ thủy mà ấm thì đến Kinh trập sẽ lạnh.

The post 24 tiết khí (4): Lập xuân và Vũ thủy first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
24 tiết khí (3): Giới thiệuhttps://chanhkien.org/2021/11/24-tiet-khi-3-gioi-thieu.htmlFri, 05 Nov 2021 15:47:49 +0000https://chanhkien.org/?p=28074Tác giả: Trương Tuệ Châu – Đan Dương [ChanhKien.org] 24 tiết khí lấy lịch mặt trời làm cơ sở, dựa trên việc quan sát vị trí của Mặt Trời trên đường hoàng đạo, từ đường hoàng kinh số 0, cứ 15 ngày là một tiết, mỗi tháng có một “trung khí” và một “tiết khí”, […]

The post 24 tiết khí (3): Giới thiệu first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tác giả: Trương Tuệ Châu – Đan Dương

[ChanhKien.org]

24 tiết khí lấy lịch mặt trời làm cơ sở, dựa trên việc quan sát vị trí của Mặt Trời trên đường hoàng đạo, từ đường hoàng kinh số 0, cứ 15 ngày là một tiết, mỗi tháng có một “trung khí” và một “tiết khí”, một năm có 12 “trung khí” và 12 “tiết khí”, về sau gọi chung là tiết khí.

Tên của 24 tiết khí có ý nghĩa đặc trưng, được đặt ra dựa vào tính dự báo của thiên văn, khí hậu và sản suất nông nghiệp, gồm: Lập xuân, Vũ thủy, Kinh trập, Xuân phân, Thanh minh, Cốc vũ, Lập hạ, Tiểu mãn, Mang chủng, Hạ chí, Tiểu thử, Đại thử, Lập thu, Xử thử, Bạch lộ, Thu phân, Hàn lộ, Sương giáng, Lập đông, Tiểu tuyết, Đại tuyết, Đông chí, Tiểu hàn, Đại hàn. Trong đó nhị phân (là Xuân phân và Thu phân) và nhị chí (là Hạ chí và Đông chí), tứ lập (là Lập xuân, Lập hạ, Lập thu, Lập đông) phản ánh sự luân chuyển của 4 mùa; các tiết khí trực tiếp hoặc gián tiếp phản ánh sự thay đổi của nhiệt độ gồm có: Tiểu thử, Đại thử, Tiểu hàn, Đại hàn, Bạch lộ, Hàn lộ, và Sương giáng; phản ánh trời đổ mưa gồm: Vũ thủy, Cốc vũ, Tiểu tuyết, Đại tuyết. Kinh trập, Thanh minh, Tiểu mãn, Mang chủng, Xử thử là các tiết khí phản ánh các sự vật có tính chu kỳ (vật hậu học).

24 tiết khí lấy hiện tượng khí hậu các mùa của tự nhiên và hoạt động nông nghiệp kết hợp với nhau. Xuân phân và Thu phân biểu thị ngày và đêm dài bằng nhau, khí hậu vừa phải; Hạ chí và Đông chí biểu thị đến thời tiết nóng của mùa hạ và thời tiết lạnh của mùa đông; Lập xuân, Lập hạ, Lập thu, Lập đông biểu thị cho sự khởi đầu của mùa xuân, mùa hạ, mùa thu và mùa đông; Vũ thủy biểu thị rằng bắt đầu có mưa; Kinh trập biểu thị các loài côn trùng ngủ đông bắt đầu thức dậy, ra khỏi mặt đất hoạt động; Thanh minh biểu thị thời tiết bắt đầu chuyển sang ấm, cỏ cây bắt đầu nảy nở, cảnh tượng tươi mát; Cốc Vũ là trời bắt đầu mưa nhiều hơn, có lợi cho sự sinh trưởng của các loại ngũ cốc; Tiểu mãn biểu thị cỏ cây bắt đầu xanh tươi, um tùm, vào mùa hè nóng hạt của các cây ngũ cốc bắt đầu chắc mẩy; Mang chủng là một thời tiết mà việc nông bận rộn trong năm, cần phải kịp thời làm trồng cấy, chăm sóc, thu hoạch cây lương thực vụ hè; Tiểu thử và Đại thử là những tiết nóng nhất trong năm; Xử thử biểu thị kết thúc thời tiết nóng; Bạch lộ biểu thị thời tiết bắt đầu mát, độ ẩm tăng cao, nhiều sương sớm; Hàn lộ biểu thị mặt đất phát ra hơi lạnh, sương sớm ngưng tụ, độ ẩm thấp; Sương giáng biểu thị bước vào mùa trời mưa hoặc tuyết; Tiểu hàn và Đại hàn là thời tiết lạnh nhất trong một năm.

24 tiết khí phản ánh đặc điểm khí hậu lưu vực Hoàng Hà của Trung Quốc, có 5 tiết khí biểu thị nhiệt độ là Tiểu thử, Đại thử, Xử thử, Tiểu hàn, Đại hàn. Có 7 tiết khí biểu thị giáng thủy là Vũ thủy, Cốc vũ, Bạch lộ, Hàn lộ, Sương giáng, Tiểu tuyết, Đại tuyết, phần lớn ở trong vụ xuân và vụ thu, chú trọng vào tác dụng quan trọng của nước đối với nông nghiệp; tiết Vũ thủy có hai hàm nghĩa là biểu thị bắt đầu giáng mưa và lượng mưa bắt đầu tăng lên; trong 7 tiết này, Bạch lộ, Hàn lộ và Sương giáng tuy rằng là hiện tượng giáng thủy, nhưng ý nghĩa về nhiệt độ lại quan trọng hơn, cũng có thể là tiết khí biểu thị quá trình giảm nhiệt độ. Có 4 tiết khí biểu thị mức độ chiếu sáng dài ngắn của Mặt Trời là nhị phân (là Xuân phân và Thu phân) và nhị chí (là Hạ chí và Đông chí), phản ánh sự thay đổi theo mùa về số giờ chiếu sáng trong ngày của Mặt Trời, trong 24 tiết khí thì 4 tiết khí này biểu hiện rõ nhất sự thay đổi và sự chuyển ngoặt thời tiết. Trong những tiết khí khác, Kinh trập gián tiếp biểu thị nhiệt độ tăng cao; Thanh minh và Tiểu mãn thì thông qua các sự vật và hiện tượng để biểu thị nhiệt độ tăng cao; Mang chủng thì dùng hoạt động nông nghiệp để biểu thị đã tới giữa mùa hè. Các tiết khí đều biểu thị đặc trưng khí hậu.

Dựa theo ghi chép, từ thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên ở Trung Quốc triều Hán đã biết dùng 24 tiết khí cho việc nông nghiệp.

Dịch từ: https://media.zhengjian.org/media/zjbooks/chinesecalendar/jj.html

The post 24 tiết khí (3): Giới thiệu first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
24 tiết khí (2): Thiên can địa chihttps://chanhkien.org/2021/11/24-tiet-khi-2-thien-can-dia-chi.htmlTue, 02 Nov 2021 16:24:06 +0000https://chanhkien.org/?p=28060Tác giả: Trương Tuệ Châu – Đan Dương [ChanhKien.org] Lịch pháp Trung Quốc dùng chu kỳ thời gian Mặt Trăng quay một vòng quanh Trái Đất (29,5306 ngày) là một tháng, dùng chu kỳ thời gian Trái Đất quay một vòng quanh Mặt Trời (365,2419 ngày) là một năm. Vì để làm cho số ngày […]

The post 24 tiết khí (2): Thiên can địa chi first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Trương Tuệ Châu – Đan Dương

[ChanhKien.org]

Lịch pháp Trung Quốc dùng chu kỳ thời gian Mặt Trăng quay một vòng quanh Trái Đất (29,5306 ngày) là một tháng, dùng chu kỳ thời gian Trái Đất quay một vòng quanh Mặt Trời (365,2419 ngày) là một năm. Vì để làm cho số ngày trung bình của một năm (ở đây hiểu là số ngày của 12 vòng Mặt Trăng quay quanh Trái Đất là 354 hoặc 355 ngày) khớp với số ngày của một năm Trái Đất quay quanh Mặt Trời, người xưa đã định ra tháng nhuận. Dựa theo ghi chép từ thế kỷ VI trước Công Nguyên, Trung Quốc đã bắt đầu định ra 19 năm có 7 năm nhuận hoặc có 7 tháng nhuận để cân đối giữa âm lịch và dương lịch.

Lịch pháp Trung Quốc dùng thiên can và địa chi để làm tên gọi cho năm và ngày, thiên can có 10 can, vì thế chúng thường được gọi là thập can với thứ tự được quy định như sau: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý. Địa chi có 12 chi, theo thứ tự là: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thần (Thìn), Tị, Ngọ, Vị (Mùi), Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Trong đó, Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm là dương can; Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý là âm can. Tý, Dần, Thần (Thìn), Ngọ, Thân, Tuất là dương chi; Sửu, Mão, Tỵ, Vị (Mùi), Dậu, Hợi là âm chi. Dương can đối ứng với dương chi, âm can đối ứng với âm chi, thành vòng tuần hoàn giáp tý (còn gọi là vòng hoa giáp) 60 năm một chu kỳ.[1]

22 thiên can địa chi này tuy phức tạp nhưng lại có trình tự, mang đầy tính viên dung và tính quy luật trong đó. Chúng biểu thị cho quy luật vận hành của đại tự nhiên, tức là sự vận động tương hỗ giữa thời không (thời gian và phương vị), cũng là kết quả của tác dụng giữa “âm” và “dương”. Lịch pháp Trung Quốc đã thể hiện đầy đủ tư tưởng về âm dương ngũ hành, ẩn chứa quy luật vận hóa tuần hoàn của tự nhiên.

Dịch từ: https://media.zhengjian.org/media/zjbooks/chinesecalendar/tgdz.html

[1] Chỉ có âm can mới có thể ghép với âm chi, dương can mới có thể ghép với dương chi.

The post 24 tiết khí (2): Thiên can địa chi first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
24 tiết khí: Lời tựahttps://chanhkien.org/2021/10/24-tiet-khi-gioi-thieu.htmlSun, 24 Oct 2021 09:28:23 +0000https://chanhkien.org/?p=28021Tác giả: Trương Tuệ Châu – Đan Dương [ChanhKien.org] Tổ tiên thông minh của chúng ta, từ hàng nghìn năm trước đã phát minh ra lịch pháp. Đẩu chuyển tinh di, mặt trời mọc mặt trăng lặn, đông qua xuân tới, thu đến hạ đi, quả là thời gian cuồn cuộn trôi. Chẳng mấy chốc, […]

The post 24 tiết khí: Lời tựa first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tác giả: Trương Tuệ Châu – Đan Dương

[ChanhKien.org]

Tổ tiên thông minh của chúng ta, từ hàng nghìn năm trước đã phát minh ra lịch pháp. Đẩu chuyển tinh di, mặt trời mọc mặt trăng lặn, đông qua xuân tới, thu đến hạ đi, quả là thời gian cuồn cuộn trôi. Chẳng mấy chốc, dựa theo cách tính lịch pháp của chúng ta, thời gian đã trôi qua nghìn năm xuân hạ thu đông rồi. Nhưng, đến nay (thời điểm bài viết là năm 2004 theo Tây lịch) đã định ra một cái bắt đầu hoàn toàn mới để đưa tiễn cái cũ đón cái mới, tiếp nối người trước, mở lối cho người sau; bỏ cũ để tiếp thu cái mới, ánh huy hoàng của văn minh truyền thống Trung Hoa sẽ lần nữa chiếu sáng và nở rộ tại nhân gian.

Lịch pháp Trung Quốc, thực ra là một bộ phận của nhận thức về thiên nhân hợp nhất của văn minh truyền thống Trung Quốc. Lão Tử nói: “Nhân pháp địa, địa pháp thiên, thiên pháp đạo” (chương 25 sách “Lão Tử”). Con người sinh ra bởi Trời, thành hình bởi Đất, khí Thiên dương Địa âm vận chuyển không ngừng mới có vạn vật trên thế gian, vì vậy con người nên kính Thiên Địa, kính Thần linh. “Kinh Thi”: “Túc dạ úy thiên chi uy” (Kinh Thi – Chu Tụng – Ngã tương), tức là sớm tối sợ uy Thiên Địa.

Trong lịch pháp phân thành 24 tiết khí, tiết là ẩn dụ của đốt cây trúc, là chỗ để đo dài ngắn của lá hành. Tiết là thời khắc chuyển đổi quan trọng, giữa các tiết có sự liên hệ qua lại với nhau thành một thể hoàn chỉnh. Cơ thể con người có 12 tiết, Trời cũng có 12 tiết hay 12 canh giờ, đó là Thiên Đạo. Khí, là khí của Thiên Địa. Khí vận chuyển căn cứ theo thời gian, trong các thời gian khác nhau khí sẽ theo quy luật được định ra trong thời gian đó mà vận hành, như thế, với những nhà chuyên môn thì cần phải dựa theo sự thay đổi của tinh tượng, chủ yếu là dựa vào sao Bắc Đẩu để dự báo thời tiết, xét định khí tượng. Với những người dân bình thường, đầu tiên là họ không biết xem thiên tượng, thứ nữa là các hiện tượng khí tượng muôn hình vạn trạng đó lại vô hình, vì vậy người bình thường không thể thấy được sự vận hành của khí. Như thế, người ta đã dựa vào vị trí đối ứng của Mặt Trời trong năm để định ra 24 thời điểm, mỗi một điểm ứng với một tiết khí, hiện nay lấy ngày ứng với điểm này để chỉ cho tiết khí đó. Trong truyền thống Trung Quốc, ý nghĩa của “tiết nhật” (ngày lễ tết, hay lễ tiết), khác với quan điểm của phương Tây. Xã hội truyền thống Trung Quốc là xã hội nông nghiệp, sách “Lã thị xuân thu – Thẩm khí” viết: “Việc trồng trọt, người làm việc canh tác cụ thể, Đất sinh ra cây cối hoa màu, Trời nuôi dưỡng cây cối”. Vì thế, từ trồng trọt đến làm việc và nghỉ ngơi, người Trung Quốc đều làm theo Đạo của Trời Đất. Văn hóa truyền thống Trung Quốc giảng tam tài Thiên-Địa-Nhân, mục tiêu quan trọng của văn hóa truyền thống là mong cầu đạt được Thiên-Địa-Nhân hài hòa. Tuân theo Đạo của Thiên-Địa-Nhân thì mới có thể đạt được tiêu chuẩn này. Do con người sinh ra đã có thần hình giống với Trời Đất, vì vậy đạo của con người là phải tuân theo Đạo của Thiên Địa. Người xưa có câu: “Lực địa nhi động vu thời, tắc quốc tất cường di” [1]. Bởi lẽ “chăm chỉ ở chỗ địa lợi, thì tất cả các hành động đó tất sẽ hợp thời”. Tất cả các hoạt động nông vụ của người nông dân thời cổ đại đều được sắp xếp dựa vào tiết khí của lịch pháp, có cách nói ‘xuân canh, hạ vân, thu thu, đông tàng’, [2] công việc trong bốn mùa đều không được để trễ thời của nó, thì thóc lúa ăn không hết. Đạo lý là ở chỗ đó.

Trong lịch pháp thời xưa, khái niệm về 24 tiết khí đến thời Tần Hán đã đạt đến mức hoàn thiện. Sách “Hoài Nam Tử – Thiên văn huấn” có những ghi chép hệ thống liên quan đến 24 tiết khí. Sự suy tính của lịch pháp Trung Quốc qua các thời kỳ có sự thay đổi khác nhau, vì thiên tượng của mỗi triều đại là khác nhau, sự thay triều đổi đại cũng là do thiên tượng thay đổi mà ra.

Lịch sử hiện nay cũng là do thiên tượng biến hóa mà ra, thiên tượng thay đổi thì tất cả mọi thứ bên dưới đều thay đổi và đổi mới hoàn toàn. Bất kể đó là đẩu chuyển tinh di hay là xuân hạ thu đông; dù đó là sự thay đổi nhiệt độ (nóng lạnh giá rét) hay là mưa bão; cho dù là sự phát sinh của vạn vật hay phong tục tập quán, tất cả đều bắt đầu đổi mới. Vậy thì, chúng ta hãy bước chân theo thời kỳ lịch sử mới này, một mặt ta cần nhìn lại quá khứ, một mặt cảm nhận sự khai mở của kỷ nguyên mới.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/25441

[1] Tạm dịch: “Tận dụng hết nguồn lực của đất, với thời gian hợp lý, thì quốc gia sẽ giàu mạnh”.

[2] Xuân thì canh tác, hạ thì nhổ cỏ, thu thì thu hoạch, đông thì cất giữ

The post 24 tiết khí: Lời tựa first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>