Vũ trụ học | Chánh Kiến Nethttps://chanhkien.orgChánh KiếnWed, 13 Mar 2024 03:24:40 +0000en-UShourly1Thiên hà xoắn ốc chứa đầy ngọc bíchhttps://chanhkien.org/2024/03/thien-ha-xoan-oc-chua-day-ngoc-bich.htmlThu, 07 Mar 2024 04:24:44 +0000https://chanhkien.org/?p=32740[ChanhKien.org] Kính viễn vọng Không gian Hubble đã chia sẻ bức ảnh về một thiên hà xoắn ốc thon dài. Thiên hà này có hình dạng xoắn ốc rõ nét và các nhánh xoắn ốc uốn lượn của nó được điểm xuyết bằng nhiều ngôi sao mới màu xanh lam giống như các viên ngọc […]

The post Thiên hà xoắn ốc chứa đầy ngọc bích first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org]

Kính viễn vọng Không gian Hubble đã chia sẻ bức ảnh về một thiên hà xoắn ốc thon dài. Thiên hà này có hình dạng xoắn ốc rõ nét và các nhánh xoắn ốc uốn lượn của nó được điểm xuyết bằng nhiều ngôi sao mới màu xanh lam giống như các viên ngọc bích.

Thiên hà NGC 4100 này có hình dạng hẹp hơn nhiều so với các thiên hà xoắn ốc tương tự. Từ góc chụp này, thiên hà trải dài gần như toàn bộ không trung. Những điểm phát sáng đó là những ngôi sao mới sinh ra, phát ra quầng sáng màu xanh lam.

Kính viễn vọng không gian Hubble đã chụp được vô số kiệt tác, một lần nữa khiến cả thế giới phải kinh ngạc. Hình ảnh này được chụp bởi camera khảo sát cao cấp (Advanced Camera for Surveys, viết tắt là ACS) trên Kính viễn vọng không gian Hubble. Chiếc máy ảnh này được lắp đặt vào năm 2002 và đã được các phi hành gia bảo trì nhiều lần và vẫn hoạt động tốt cho đến ngày nay.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/259630

The post Thiên hà xoắn ốc chứa đầy ngọc bích first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Kính thiên văn Webb tiết lộ cấu trúc mới trong siêu tân tinh 1987Ahttps://chanhkien.org/2024/02/kinh-thien-van-webb-tiet-lo-cau-truc-moi-trong-sieu-tan-tinh-1987a.htmlThu, 15 Feb 2024 05:59:40 +0000https://chanhkien.org/?p=32577Tác giả: Mạc Tâm Hải [ChanhKien.org] [Chú thích của ban biên tập] Sự bao la của vũ trụ luôn là một điều bí ẩn đối với nhân loại và không có cách nào để biết được bản chất của nó. Điều mà thiên văn học hiện đại nhận thức được chỉ là những khoảnh khắc […]

The post Kính thiên văn Webb tiết lộ cấu trúc mới trong siêu tân tinh 1987A first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tác giả: Mạc Tâm Hải

[ChanhKien.org]

[Chú thích của ban biên tập] Sự bao la của vũ trụ luôn là một điều bí ẩn đối với nhân loại và không có cách nào để biết được bản chất của nó. Điều mà thiên văn học hiện đại nhận thức được chỉ là những khoảnh khắc quan sát được sự thay đổi của các thiên thể trong không gian của con người được ghi lại bằng công nghệ cao hiện đại. Các nhà khoa học nắm bắt các dữ liệu quan sát tại thời điểm như vậy mà đưa ra các lý thuyết và giả thuyết giống người mù sờ voi, rất khó để có được cái nhìn tổng thể về bản chất của nó. Nếu chỉ khám phá những bí ẩn của vũ trụ trong không gian của con người thì cuối cùng chúng ta sẽ chẳng đạt được gì cả. Tôi hy vọng từ những khám phá của thiên văn học hiện đại mà độc giả có thể suy ngẫm về ý nghĩa thực sự của vũ trụ, cơ thể con người và cuộc sống.

Tin tức trên trang web của NASA đưa tin vào ngày 31 tháng 8 năm 2023 rằng kính viễn vọng không gian Webb đã bắt đầu nghiên cứu một trong những siêu tân tinh nổi tiếng nhất, SN 1987A (Siêu tân tinh 1987A). SN 1987A nằm cách Trái Đất 168.000 năm ánh sáng trong đám mây Magellan lớn, là mục tiêu quan sát ở các bước sóng từ tia gamma đến sóng vô tuyến kể từ khi được phát hiện vào tháng 2 năm 1987. Camera cận hồng ngoại của Webb (NIRCam) cung cấp những manh mối quan trọng giúp chúng ta có thể hiểu biết về cách các siêu tân tinh phát triển theo thời gian và sự hình thành dấu vết của chúng.

Dấu vết của SN 1987A (Siêu tân tinh 1987A) được chụp bởi NIRCam (camera cận hồng ngoại) của kính viễn vọng không gian Webb. Ở trung tâm là vật chất thoát ra từ siêu tân tinh tạo thành hình lỗ khóa. Ngay bên trái và bên phải của nó là những mặt trăng nhỏ mới được phát hiện bởi Webb. Bên ngoài chúng, có một vòng xích đạo được tạo thành từ vật chất thoát ra hàng vạn năm trước vụ nổ siêu tân tinh, trong đó chứa các điểm nóng sáng. Bên ngoài nó là sự phát xạ khuếch tán và hai vòng ngoài mờ nhạt. Trong hình ảnh này, màu xanh lam đại diện cho bước sóng 1,5 micron (F150W), màu xanh lục 1,64 và 2,0 micron (F164N, F200W), màu vàng 3,23 micron (F323N), màu cam 4,05 micron (F405N) và màu đỏ 4,44 micron (F444W). Nguồn ảnh: NASA, ESA, CSA, M. Matsuura (Đại học Cardiff Metropolitan), R. Arendt (Trung tâm Vũ trụ Bay Goddard của NASA và Đại học Maryland- Baltimore County) và C. Fransson.

Hình ảnh này cho thấy cấu trúc trung tâm giống như lỗ khóa. Trung tâm này chứa đầy những khối khí và bụi thoát ra từ vụ nổ siêu tân tinh. Lớp bụi dày đặc đến mức ngay cả ánh sáng cận hồng ngoại mà kính Webb đo được cũng không thể xuyên qua được, tạo ra một “lỗ” tối trên lỗ khóa.

Một vòng xích đạo sáng bao quanh lỗ khóa bên trong tạo thành một dải đai bao quanh vùng eo nối hai cánh tay nhỏ của vòng ngoài hình đồng hồ cát. Vòng xích đạo được hình thành từ vật chất thoát ra hàng vạn năm trước khi siêu tân tinh phát nổ và chứa các điểm nóng sáng xuất hiện khi sóng xung kích siêu tân tinh chạm vào các vòng. Ngày nay, người ta thậm chí còn tìm thấy các vết lấm chấm ở bên ngoài vòng, xung quanh có sự phát xạ khuếch tán.

Mặc dù Kính viễn vọng Không gian Hubble và Spitzer của NASA cũng như Đài thiên văn tia X Chandra cũng đã quan sát được các cấu trúc này ở các mức độ khác nhau, nhưng độ nhạy và độ phân giải không gian vô song của Webb đã tiết lộ một đặc điểm mới của dấu tích siêu tân tinh này, đó là kết cấu mặt trăng mới cỡ nhỏ. Những mặt trăng này được cho là một phần của lớp khí bên ngoài thoát ra trong vụ nổ siêu tân tinh. Độ sáng của chúng có thể là dấu hiệu của hiện tượng các chi trở nên sáng lên, một hiện tượng quang học được tạo ra bằng cách quan sát các vật liệu giãn nở trong không gian ba chiều. Nói cách khác, góc quan sát của chúng tôi có vẻ như khiến cho chúng ta thấy có nhiều vật chất ở hai mặt trăng mới này hơn thực tế.

Mặc dù kể từ lần phát hiện đầu tiên về siêu tân tinh đến nay, các nhà khoa học đã trải qua nhiều thập kỷ nghiên cứu nhưng vẫn còn tồn tại một số bí ẩn, đặc biệt là xung quanh các sao neutron vốn là nên hình thành sau vụ nổ siêu tân tinh. Giống như kính viễn vọng không gian Spitzer, kính viễn vọng Webb sẽ tiếp tục quan sát các siêu tân tinh theo thời gian. Các thiết bị NIRSpec (máy đo quang phổ cận hồng ngoại) và MIRI (thiết bị đo trung hồng ngoại) của nó sẽ cho phép các nhà thiên văn học thu thập các dữ liệu hồng ngoại mới có độ chính xác cao theo thời gian và thu được những hiểu biết mới về các cấu trúc mặt trăng mới được phát hiện gần đây. Ngoài ra, Webb sẽ tiếp tục hợp tác với Hubble, Chandra và các đài thiên văn khác để cung cấp những hiểu biết mới về quá khứ và tương lai của siêu tân tinh huyền thoại này.

Tài liệu tham khảo: https://www.nasa.gov/feature/goddard/2023/webb-reveals-new-structures-within-iconic-supernova

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/285378

The post Kính thiên văn Webb tiết lộ cấu trúc mới trong siêu tân tinh 1987A first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Kính viễn vọng Hubble quan sát được chùm tia sáng của các ngôi sao mới sinhhttps://chanhkien.org/2024/02/kinh-vien-vong-hubble-quan-sat-duoc-chum-tia-sang-cua-cac-ngoi-sao-moi-sinh.htmlMon, 12 Feb 2024 02:44:43 +0000https://chanhkien.org/?p=32564Tác giả: Mạc Tâm Hải [ChanhKien.org] [Chú thích của Ban biên tập] Sự bao la của vũ trụ luôn là một điều bí ẩn đối với nhân loại và không có cách nào để biết được bản chất của nó. Điều mà thiên văn học hiện đại nhận thức được chỉ là nhữnh khoảnh khắc […]

The post Kính viễn vọng Hubble quan sát được chùm tia sáng của các ngôi sao mới sinh first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Mạc Tâm Hải

[ChanhKien.org]

[Chú thích của Ban biên tập] Sự bao la của vũ trụ luôn là một điều bí ẩn đối với nhân loại và không có cách nào để biết được bản chất của nó. Điều mà thiên văn học hiện đại nhận thức được chỉ là nhữnh khoảnh khắc quan sát được sự thay đổi của các thiên thể trong không gian của con người được ghi lại bằng công nghệ cao hiện đại. Các nhà khoa học nắm bắt dữ liệu quan sát tại thời điểm đó mà đưa ra các lý thuyết và giả thuyết giống người mù sờ voi, rất khó để có được cái nhìn tổng thể về bản chất của nó. Nếu chỉ khám phá những bí ẩn của vũ trụ trong không gian của con người thì cuối cùng chúng ta sẽ chẳng đạt được gì cả. Tôi hy vọng từ những khám phá của thiên văn học hiện đại, độc giả có thể suy ngẫm về ý nghĩa thực sự của vũ trụ, cơ thể con người và cuộc sống.

Hình ảnh ngoạn mục này cho thấy một vùng có tên là G35.2-0.7N thuộc chòm sao Thiên Ưng cách Trái Đất 7.200 năm ánh sáng. G35.2-0.7N là nơi hình thành các ngôi sao có khối lượng lớn. Các ngôi sao được hình thành ở đây nặng đến mức cuối cùng chúng phát nổ thành siêu tân tinh. Sau khi hình thành, chúng cũng ảnh hưởng rất lớn đến môi trường xung quanh. Ít nhất có một ngôi sao loại B (loại có khối lượng lớn thứ hai) ẩn nấp trong khu vực được hiển thị ở đây. Chùm tia sáng tiền sao mạnh mẽ mà nó chiếu về hướng chúng ta là nguồn gốc của màn trình diễn ánh sáng ngoạn mục này. Chùm tia sáng tiền sao là chùm vật chất thẳng, cực đại được phóng ra từ các ngôi sao rất trẻ được gọi là tiền sao.

Hình ảnh tuyệt đẹp này là dùng camera góc rộng số 3 của kính viễn vọng Hubble chụp được. Camera này chủ yếu thu thập dữ liệu về các mục tiêu nghiên cứu rất cụ thể, giống như hầu hết các hình ảnh của Hubble. Các nghiên cứu sử dụng những dữ liệu này bao gồm việc đo mức độ ion hóa trong các tia phóng ra từ các tiền sao bị chôn vùi trong G35.2-0.7N.

Kết quả quan sát được của vật chất phun ra là những tia sáng sặc sỡ trong hình ảnh này. Ánh sáng bị chặn lại bởi những đám mây bụi dày đặc đã hình thành nên những ngôi sao khổng lồ này. Ở gần trung tâm có thể nhìn thấy vị trí của ngôi sao và dòng vật chất mà nó phát ra. Vệt màu cam sáng nhỏ này là một lỗ trên khối bụi do một luồng phát xạ dữ dội đang phóng về phía chúng ta để lại. Bằng cách xuyên qua cái kén đầy bụi, chùm tia lộ ra ánh sáng từ tiền sao, nhưng vẫn còn nhiều bụi nên làm cho ánh sáng chuyển sang màu đỏ rực. Tiền sao khổng lồ nằm ở góc dưới bên trái của khoang này.

Tài liệu tham khảo:

https://science.nasa.gov/missions/hubble/hubble-spies-colorful-shroud-of-a-stellar-jet/

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/286227

The post Kính viễn vọng Hubble quan sát được chùm tia sáng của các ngôi sao mới sinh first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
“Trời tròn và đất vuông” là vũ trụ quan của Trung Quốc cổ đạihttps://chanhkien.org/2024/01/troi-tron-va-dat-vuong-la-vu-tru-quan-cua-trung-quoc-co-dai.htmlMon, 08 Jan 2024 03:05:09 +0000https://chanhkien.org/?p=32301[ChanhKien.org] “Trời tròn và đất vuông” thuộc về “Thuyết Cái Thiên” trong nội dung vũ trụ quan của Trung Quốc cổ đại. Có ba loại vũ trụ quan chủ yếu vào thời Trung Quốc cổ đại: thuyết Cái Thiên, thuyết Hồn Thiên và thuyết Tuyên Dạ. Thuyết Hồn Thiên: Thuyết này chủ trương kiến giải […]

The post “Trời tròn và đất vuông” là vũ trụ quan của Trung Quốc cổ đại first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org]

“Trời tròn và đất vuông” thuộc về “Thuyết Cái Thiên” trong nội dung vũ trụ quan của Trung Quốc cổ đại. Có ba loại vũ trụ quan chủ yếu vào thời Trung Quốc cổ đại: thuyết Cái Thiên, thuyết Hồn Thiên và thuyết Tuyên Dạ.

Thuyết Hồn Thiên: Thuyết này chủ trương kiến giải Trái Đất là một hình cầu, bên ngoài được bao quanh bởi một vòm trời hình cầu, Trái Đất nổi trên mặt nước ở bên trong vòm trời. Học thuyết Hồn Thiên khởi nguồn từ thời Chiến Quốc, lý thuyết sơ khai nhất của Hồn Thiên cho rằng vòm trời hình cầu bên trong chứa đầy ắp nước, mặt đất nổi trên mặt nước, một nửa bầu trời ở phía trên mặt đất và một nửa bầu trời ở phía dưới mặt đất. Mặt Trời, Mặt Trăng và các ngôi sao nổi lơ lửng trên lớp vỏ của vòm trời và hàng ngày toàn bộ xoay chuyển theo bầu trời. Nhà thiên văn học Trương Hằng thời Hán, đã giảng giải trong “Hồn Thiên Cầu Đồ Chú”: “Toàn thể bầu trời tựa như quả trứng gà, bầu trời tròn đầy như viên đạn; Trái Đất như lòng đỏ trứng gà, một mình nằm ở bên trong; bầu trời lớn và Trái Đất nhỏ. Bên trong bầu trời có nước, bầu trời bao bọc Trái Đất, giống như lớp vỏ bọc lòng đỏ trứng. Trời và đất đều nhờ vào khí mà đứng vững, mà nổi lên mặt nước”.

Thuyết Tuyên Dạ: Chủ trương lý giải rằng “Mặt Trời, Mặt Trăng và các ngôi sao nổi một cách tự nhiên, sinh từ trong hư không, dừng hay chuyển động đều là do khí quyết định”. Sáng tạo ra lý luận rằng các thiên thể nổi trong thể khí; và trong quá trình phát triển thêm một bước nữa, nó cho rằng ngay cả bản thân các thiên thể, bao gồm cả các vì sao xa xôi và dải Ngân Hà đều là từ thể khí tổ hợp thành.

Thuyết Cái Thiên: Xuất hiện vào cuối thời nhà Ân, đầu thời nhà Chu. Lập luận chủ yếu chính là: trời ở trên, đất ở dưới và trời là một cái chụp hình bán cầu rộng lớn. Hai câu “Trời như mái vòm, bao trùm tứ phương” trong bài dân ca “Sắc Lặc Ca” thời Nam Bắc triều đúng là lời giải thích trực quan về thuyết Cái Thiên. Về thuyết Cái Thiên có tổng cộng hai loại, loại thứ nhất là thuyết “Trời tròn đất vuông”. “Tấn thư Thiên Văn chí” chép rằng: “Trời tròn như cái lọng, đất vuông như bàn cờ”. Loại thuyết thứ hai sửa quan điểm mặt đất hình vuông thành mặt đất hình vòm; trong “Tấn thư – Thiên Văn chí” nói rằng “Trời tựa như cái nón lá, đất như con thuyền úp ngược”. Vào thời điểm này, ý tưởng về trái đất hình vòm đã được hình thành, đặt định cơ sở cho sự nhận thức về Trái Đất hình cầu sau này.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/284116

The post “Trời tròn và đất vuông” là vũ trụ quan của Trung Quốc cổ đại first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Kính viễn vọng Webb đã chụp được cảnh hợp nhất ngoạn mục từ Thiên hà Arp 220https://chanhkien.org/2023/08/kinh-vien-vong-webb-da-chup-duoc-canh-hop-nhat-ngoan-muc-tu-thien-ha-arp-220.htmlTue, 08 Aug 2023 03:08:57 +0000https://chanhkien.org/?p=31030Tác giả: Mạc Tâm Hải [ChanhKien.org] Hình có độ phân giải cao Quá trình va chạm rồi hợp nhất của hai thiên hà có hình xoắn ốc đã kích hoạt sự hình thành các ngôi sao cực kỳ mạnh mẽ và phát ra tia hồng ngoại với cường độ đáng kinh ngạc: độ sáng vượt […]

The post Kính viễn vọng Webb đã chụp được cảnh hợp nhất ngoạn mục từ Thiên hà Arp 220 first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Mạc Tâm Hải

[ChanhKien.org]

Hình có độ phân giải cao

Quá trình va chạm rồi hợp nhất của hai thiên hà có hình xoắn ốc đã kích hoạt sự hình thành các ngôi sao cực kỳ mạnh mẽ và phát ra tia hồng ngoại với cường độ đáng kinh ngạc: độ sáng vượt qua độ sáng của một nghìn tỷ Mặt Trời. Hệ thống sao hình thành bởi va chạm rồi hợp nhất này được gọi chung là Thiên hà Arp 220, trung tâm của mỗi thiên hà hợp nhất đều được bao xung quanh bởi một vòng hình thành các ngôi sao đang xoay tròn, và phát ra hào quang chói lóa được chụp trong vùng tia hồng ngoại bởi kính viễn vọng Webb (Nguồn ảnh: NASA、ESA、CSA、STScI、Alyssa Pagan).

Trong một bức ảnh được chụp từ kính viễn vọng không gian Webb, Arp 220 giống như một ngọn hải đăng sáng rực đang thắp sáng bầu trời đêm trong biển thiên hà. Thực ra Arp 220 là hai thiên hà xoắn ốc đang hợp nhất. Sự va chạm hợp nhất đã sản sinh hàng loạt ngôi sao mới, và phát ra ánh sáng rực rỡ nhất dưới ánh sáng của tia hồng ngoại, khiến chúng trở thành mục tiêu lý tưởng của kính viễn vọng Webb. Arp 220 là một thiên hà thuộc những thiên hà hồng ngoại cực sáng (ULIRG), độ sáng vượt qua độ sáng của một nghìn tỷ mặt trời. Lấy ví dụ để so sánh, tổng độ sáng của hệ Ngân Hà chúng ta chỉ bằng độ sáng của mười tỷ lần so với Mặt Trời.

Nằm bên ngoài, cách chòm sao Serpens 250 triệu năm ánh sáng, Arp 220 là thiên hà thứ 220 trong bản đồ về các thiên hà đặc biệt Halton Arp. Nó là ULIRG nằm gần Trái Đất nhất và cũng là thiên hà sáng nhất trong ba thiên hà hợp nhất.

Ban đầu sự va chạm của hai thiên hà xoắn ốc này đã tạo ra một vụ nổ cực lớn và hình thành sao mới. Khoảng 200 cụm sao (star Cluster) cực lớn tồn tại trong một vùng bụi tập trung dày đặc có đường kính khoảng 5,000 năm ánh sáng (bằng khoảng 5% đường kính của hệ Ngân Hà). Lượng khí trong khu vực nhỏ bé này bằng với toàn bộ tổng lượng khí trong hệ Ngân Hà cộng lại.

Các quan sát bằng kính viễn vọng vô tuyến trước đây cho thấy có khoảng 100 tàn tích của siêu tân tinh ở trong khu vực chưa đến 500 năm ánh sáng. Kính viễn vọng không gian Hubble của Cơ quan Hàng không và Không gian Hoa Kỳ (NASA) đã phát hiện ra trung tâm của thiên hà mẹ cách khoảng 1,200 năm ánh sáng. Mỗi trung tâm đều có một vòng hình thành các ngôi sao đang xoay tròn, và phát ra ánh sáng hồng ngoại chói loá rất rõ ràng trong tầm quan sát của Webb. Loại tia ánh sáng chói mắt này sẽ sinh ra các gai nhiễu xạ – một đặc trưng chủ đạo của vụ nổ sao trong bức hình này.

Tài liệu tham khảo:

https://www.nasa.gov/feature/goddard/2023/webb-captures-the-spectacular-galactic-merger-arp-220

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/282834

The post Kính viễn vọng Webb đã chụp được cảnh hợp nhất ngoạn mục từ Thiên hà Arp 220 first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Kính viễn vọng Webb phát hiện xung quanh chuẩn tinh đang hình thành nút thắt trong mạng lưới vũ trụhttps://chanhkien.org/2022/12/kinh-vien-vong-webb-phat-hien-xung-quanh-chuan-tinh-dang-hinh-thanh-nut-that-trong-mang-luoi-vu-tru.htmlFri, 16 Dec 2022 23:03:06 +0000https://chanhkien.org/?p=29375Tác giả: Mạc Tâm Hải [ChanhKien.org] Các nhà thiên văn học đã phát hiện kết cấu của vũ trụ chúng ta ở quy mô lớn và kết cấu của đại não của con người là có sự tương đồng kì diệu: chúng đều có cùng một loại kết cấu mạng lưới, các cụm thiên hà […]

The post Kính viễn vọng Webb phát hiện xung quanh chuẩn tinh đang hình thành nút thắt trong mạng lưới vũ trụ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Mạc Tâm Hải

[ChanhKien.org]

Các nhà thiên văn học đã phát hiện kết cấu của vũ trụ chúng ta ở quy mô lớn và kết cấu của đại não của con người là có sự tương đồng kì diệu: chúng đều có cùng một loại kết cấu mạng lưới, các cụm thiên hà tổ thành các nút thắt trong kết cấu của mạng lưới vũ trụ. Hiện tại, kính viễn vọng Webb đã phát hiện xung quanh một chuẩn tinh (quasar) đang hình thành các nút cụm thiên hà giống như vậy.

Hình ảnh mô phỏng kết cấu mạng lưới vũ trụ trên máy tính

Theo Cơ quan Vũ trụ Châu Âu đưa tin ngày 20 tháng 10 năm 2022, chuẩn tinh được quan sát SDSS J165202.64+172852.3 là một chuẩn tinh “cực đỏ”, cách Trái Đất 11,5 tỉ năm ánh sáng. Các chuẩn tinh là các nhân thiên hà hoạt động (active galactic nucleus, AGN) hiếm thấy và phát sáng cực mạnh. Chuẩn tinh này là một trong những nhân thiên hà hoạt động mạnh nhất từng được nhìn thấy ở khoảng cách xa như vậy. Các nhà thiên văn học suy đoán, bức xạ cực đại của chuẩn tinh có thể gây nên gió thiên hà, sẽ đẩy khí tự do ra khỏi chính thiên hà đó, tạo ra ảnh hưởng rất lớn đối với việc hình thành ngôi sao tại đây trong tương lai.

Chuẩn tinh SDSS J165202.64+172852.3 quan sát bởi kính viễn vọng Webb

Nhân thiên hà hoạt động (AGN) là vùng nhân đặc của thiên hà, phát ra bức xạ điện từ đủ làm bức xạ của các ngôi sao có trong thiên hà mờ nhạt. Các chuẩn tinh thường phát ra rất nhiều ánh sáng ở mọi bước sóng, nhưng lõi thiên hà này thuộc loại có màu đỏ bất thường. Ngoại trừ màu đỏ vốn có, ánh sáng của thiên hà này còn dịch chuyển thêm về phía đỏ do khoảng cách xa xôi của nó. Bởi vì Webb có độ nhạy vô song đối với các bước sóng hồng ngoại nên nó rất lý tưởng để quan sát thiên hà này.

Nhóm nghiên cứu đã dùng quang phổ cận hồng ngoại trên kính viễn vọng Webb để nghiên cứu sự vận động của khí, bụi và vật chất trong thiên hà. Máy quang phổ hồng ngoại trên kính viễn vọng Webb có thể đồng thời thu thập quang phổ trong toàn thị trường của kính viễn vọng (thay vì thu thập lần lượt từng điểm một), rất quan trọng đối với việc lý giải sự vận động của vật chất xung quanh chuẩn tinh. Bởi vì sự vận động của khí xung quanh chuẩn tinh có thể làm quang phổ dịch chuyển đỏ hoặc dịch chuyển xanh, đội nghiên cứu thông qua quan sát sự thay đổi tần số của quang phổ ion oxi để xác định chuyển động của vật chất xung quanh thiên hà.

Hình ảnh phạm vi rộng của chuẩn tinh SDSS J165202.64+172852.3 quan sát bởi kính viễn vọng Hubble

Trước đó, các nhà thiên văn học khác sử dụng kính viễn vọng Hubble và kính viễn vọng phương Bắc Gemini (Gemini-North telescope) đã phát hiện chung quanh chuẩn tinh này có một dòng chảy rất mạnh, họ suy đoán rằng thiên hà mà nó cư ngụ đang hợp nhất với một thiên hà đồng hành vô hình. Nhưng điều họ không ngờ tới là dữ liệu từ máy quang phổ của Webb tiết lộ rằng đó không chỉ là một thiên hà, mà là ít nhất ba thiên hà khác đang quay quanh nó. Vì vậy, kết luận mới nhất là chuẩn tinh SDSS J165202.64+172852.3 là một phần của một nút vũ trụ đang hình thành.

Ba thiên hà đã được xác nhận này đang quay quanh nhau với tốc độ đáng kinh ngạc, điều này chỉ rõ rằng có lượng lớn vật chất ở gần đó. Kết hợp với mức độ chúng liên kết chặt chẽ với khu vực xung quanh chuẩn tinh này, nhóm nghiên cứu cho rằng dấu hiệu này cho thấy đây là một trong những khu vực hình thành thiên hà dày đặc nhất từng được biết trong vũ trụ thời sơ khai.

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/279499

The post Kính viễn vọng Webb phát hiện xung quanh chuẩn tinh đang hình thành nút thắt trong mạng lưới vũ trụ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Loạt bài nhận thức về vũ trụ chân thực (5): Vũ trụ mới, kỷ nguyên mớihttps://chanhkien.org/2021/08/loat-bai-nhan-thuc-ve-vu-tru-chan-thuc-5-vu-tru-moi-ky-nguyen-moi.htmlMon, 02 Aug 2021 13:35:57 +0000https://chanhkien.org/?p=27711[ChanhKien.org] Vũ trụ hình thành như thế nào? Con người từ đâu đến? Vũ trụ phải chăng không có biên giới? Ngước nhìn lên bầu trời đầy rẫy các vì tinh tú, biết bao người đã từng tự hỏi bản thân như vậy. Nhưng dù có tra cứu tất cả các sách vở kinh điển, […]

The post Loạt bài nhận thức về vũ trụ chân thực (5): Vũ trụ mới, kỷ nguyên mới first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

[ChanhKien.org]

Vũ trụ hình thành như thế nào? Con người từ đâu đến? Vũ trụ phải chăng không có biên giới? Ngước nhìn lên bầu trời đầy rẫy các vì tinh tú, biết bao người đã từng tự hỏi bản thân như vậy. Nhưng dù có tra cứu tất cả các sách vở kinh điển, vẫn khó có thể tìm được đáp án đầy đủ. Đây đích thị là câu hỏi vĩnh viễn không có lời giải của nhân loại.

Từ Trái Đất là trung tâm của vũ trụ đến thuyết Mặt Trời là trung tâm của vũ trụ, từ thuyết Vụ Nổ lớn Big Bang đến thuyết Đa vũ trụ của khoa học vũ trụ hiện đại, những phát hiện mới liên tục phủ định những nhận thức cũ. Phát hiện mới nhất cho thấy, vũ trụ của chúng ta có lẽ chỉ là một trong vô số các vũ trụ đan xen ngang dọc, thế giới ba chiều quen thuộc với chúng ta có lẽ chỉ là một thế giới hư ảo, quá khứ, hiện tại, tương lai có lẽ cùng đồng thời tồn tại. Những nghiên cứu phát hiện này đã hoàn toàn đảo ngược những lý giải hiện hữu về vũ trụ của chúng ta. Trực giác của chúng ta đối với sự vật quen thuộc sao có thể nhận biết sai đến vậy chứ? Những điều quá kinh ngạc này có lẽ sẽ khiến bạn phải đặt câu hỏi rằng rốt cuộc mức độ đáng tin cậy của những nghiên cứu này ra sao? Loạt bài này sẽ cùng quý vị tìm hiểu những nghiên cứu và phát hiện mới nhất, đồng thời cũng mở ra một cánh cửa mới cho quý vị, có thể từ đây bạn có thể tìm ra được manh mối về vũ trụ chân thực.

Lịch sử đi đến ngày hôm nay, nỗi lo trời sập đã không còn chỉ là chuyện buồn lo vô cớ của con người nữa. Kết cục cuối cùng của vũ trụ đã trở thành chủ đề nóng hổi của các nhà vũ trụ học hiện đại. Đặc biệt là những khái niệm huyền bí như vật chất tối và năng lượng tối vẫn là điều mà khoa học hiện đại vẫn chưa biết gì về chúng, nhưng chúng lại chiếm đến 95% tổng khối lượng vật chất trong vũ trụ, chúng là thứ quyết định tương lai của vũ trụ. Việc phát hiện ra chúng đã dẫn đến một loạt những dự đoán khiến con người cảm thấy kinh ngạc và bất an.

Các nhà khoa học cho rằng có 3 kịch bản cho sự kết thúc của vũ trụ. Kịch bản thứ nhất là năng lượng tối sẽ làm cho các thiên hà tách xa nhau, khi tách xa ra đến cực điểm, vũ trụ sẽ trở nên lạnh lẽo, tối tăm và đơn độc, đây là kịch bản kết thúc đáng sợ về sự đóng băng của vũ trụ. Một kịch bản khác là năng lượng tối không ngừng mạnh lên theo thời gian, cho đến khi nó có thể xé nát bất cứ vật thể nào trong thiên hà, ngay cả hằng tinh hay hành tinh cũng khó thoát khỏi sức mạnh của nó, thậm chí nó còn xé nát cả phân tử, nguyên tử, đây là kịch bản kết cục đáng sợ về sự xé nát của vũ trụ. Kịch bản thứ ba là vũ trụ từ đâu đến thì sẽ trở về chỗ đó, sự tăng tốc giãn nở cũng không thể thay đổi được vận mệnh cuối cùng của vũ trụ là co rút lại thành một điểm, đây là kịch bản kết thúc đáng sợ về sự sụp đổ của vũ trụ. Theo dự đoán của các nhà khoa học, sự co rút này có thể sẽ xảy ra sau một tỷ năm nữa, nhưng cũng có khả năng nó sẽ xảy ra vào ngay ngày mai. Tóm lại, vũ trụ mà chúng ta biết hiện nay sẽ không tồn tại mãi mãi.

Cho dù kết thúc theo kịch bản nào, dường như tất cả các dự báo của các nhà khoa học đều hướng về một kết cục khủng khiếp và tang thương, là kết cục diệt vong của nhân loại.

Tuy nhiên, người xưa và các tôn giáo lớn lại không hề bi quan như vậy về kết cục của vũ trụ và nhân loại.

Nền văn minh Maya là một nền văn minh chứa đầy sự thần bí và trí tuệ mà con người ngày nay không thể tưởng tượng nổi. Phương thức tư duy trừu tượng ở trình độ cao, tri thức thiên văn phong phú, thâm sâu và hệ thống lịch pháp phức tạp mà hoàn thiện, chuẩn xác của nó khiến cho các nhà khoa học ngày nay phải kinh ngạc và thán phục. Người Maya nói: “Vào ngày 21 tháng 12 năm 2012, Mặt Trời sẽ mọc lên từ kẽ nứt đen tối trong vũ trụ”, họ gọi kẽ nứt đen tối này là “mẹ của vũ trụ”. Kẽ nứt đen tối này kỳ thực chính là lỗ đen siêu cấp nằm ở trung tâm của hệ Ngân Hà, vậy mà lỗ đen siêu cấp này mãi đến năm 2005 mới được khoa học hiện đại phát hiện, hơn nữa các nhà khoa học hiện đại phải thông qua các luận chứng khoa học, mới phát hiện ra rằng tất cả hành tinh trong hệ Ngân Hà đều được sinh ra từ khu vực cao năng lượng của lỗ đen siêu cấp nằm ở trung tâm của dải Ngân Hà này. Điều này hoàn toàn trùng khớp với cách gọi “mẹ vũ trụ” của người Maya. Người Maya cổ đại làm thế nào biết được về lỗ đen siêu cấp của hệ Ngân Hà này? Làm thế nào biết được lỗ đen siêu cấp này là “mẹ vũ trụ”?

Người Maya cổ đã tính toán một cách tỉ mỉ chu kỳ lịch của họ, họ lấy ngày đông chí của tháng 12 năm 2012 là ngày mở đầu cho một thời đại tiếp theo. Đó là ngày mà Mặt Trời gần với trung tâm của hệ Ngân Hà nhất, khi đó Trái Đất, Mặt Trời và lỗ đen trong hệ Ngân Hà nằm trên một đường thẳng, đây chính là vùng đất tái sinh trong không trung mà người Maya nói đến. Đây là một hiện tượng thiên văn hiếm thấy, 25.800 năm mới xuất hiện một lần. Người Maya cổ không có thiết bị nghiên cứu thiên văn hiện đại như chúng ta, vậy sao họ lại có thể biết được sự sản sinh ra hành tinh và dự đoán được một cách chuẩn xác những hiện tượng thiên văn như vậy? Đây vẫn là lời ẩn đố đối với khoa học hiện đại.

Bộ phim điện ảnh Holywood “2012” được chuyển thể dựa trên lời tiên tri của người Maya, đã tạo nên một tác phẩm nghệ thuật gây chấn động về ngày tận thế, bộ phim khiến người ta chú ý hơn đến nền văn minh Maya. Trước sự quan tâm của dư luận, trưởng lão người Maya là ông Pike đành phải đưa ra lời giải đáp quyền uy nhất trong tiên tri của người Maya. Ông nói: “Lý thuyết về ngày tận thế đến từ phương tây, người Maya chưa từng có suy nghĩ như vậy. Năm 2012 mà người Maya nói đến, là chỉ sự tỉnh giác và chuyển biến về phương diện tinh thần và ý thức, từ đó bước sang một nền văn minh mới”. Lịch của người Maya cổ được xây dựng dựa trên quy luật vận hành các “mùa của hệ Ngân Hà”, họ phân chia lịch sử nhân loại từ xưa đến nay thành tổng cộng năm Kỷ Mặt Trời. Theo ghi chép trong lịch pháp Maya: nhân loại trong thời kỳ tiền sử đã từng bị hủy diệt bốn lần, bốn Kỷ Mặt Trời trước đây đã kết thúc vào thời kỳ tiền sử. Bắt đầu từ Kỷ Mặt Trời thứ năm, trong mùa Ngân Hà, Hệ Mặt Trời gồm cả Trái Đất của chúng ta đang đi qua một chùm tia vũ trụ phát ra từ trung tâm của hệ Ngân Hà. Người Maya cho rằng sau khi Trái Đất đi ra khỏi tia của hệ Ngân Hà, thì nó sẽ bước vào một chu kỳ hoàn toàn mới là “đồng hóa các thiên hà”. Họ cũng gọi 20 năm cuối cùng (từ năm 1992 đến năm 2012) là “thời kỳ tịnh hóa địa cầu”. Trong 20 năm này, Trái Đất sẽ được tịnh hóa, đổi mới, hết thảy những vật chất và sinh mệnh đã bại hoại, hư nát sẽ bị đào thải loại bỏ, nhân tâm sẽ được thanh lọc và quy chính. Sau đó nhân loại sẽ bước vào một kỷ nguyên hoàn toàn mới, một thời kỳ lịch sử hoàn toàn mới.

Khoa học hiện nay vẫn không thể giải thích được “thời kỳ tịnh hóa địa cầu” trong 20 năm cuối cùng từ năm 1992 đến năm 2012 rốt cuộc có ý nghĩa gì, họ lại càng không thể giải thích được “kỷ nguyên mới, lịch sử mới” nghĩa là gì. Tuy nhiên kể từ khi kính viễn vọng Hubble và các kính viễn vọng kích thước lớn khác được đưa lên vũ trụ, cùng với việc xây dựng một loạt các kính thiên văn vô tuyến, nhân loại đã và đang chứng kiến được vũ trụ đang trải qua một sự thay đổi chưa từng có. Sự tăng tốc giãn nở của vũ trụ; sự bùng phát của rất nhiều các tia gamma và các siêu tân tinh; sự va chạm dữ dội và trùng tổ của rất nhiều thiên hà và cụm thiên hà; sự “cải lão hoàn đồng” của các thiên hà cổ xưa, sự xuất sinh và diệt vong của rất nhiều hành tinh, thiên thể; tất cả đang diễn ra ở gần như mọi góc cạnh của đại khung vũ trụ.

Tháng 12 năm 2004, sao Nhân Mã trong hệ Ngân Hà đã xảy ra một vụ nổ mãnh liệt, năng lượng mà nó phóng xuất ra trong vòng 0,1 giây tương đương với năng lượng mà Mặt Trời phóng ra trong 100.000 năm. Các nhà khoa học gọi “đây là sự việc cả đời chỉ có thể thấy một lần”.

Vào tháng 01 năm 2005, các nhà khoa học đã phát hiện ra sự phún xạ lớn nhất từ trước đến nay trong cụm thiên hà MS0735+7421, đến nay vẫn chưa có dấu hiệu ngừng lại. Lỗ đen ở trung tâm cụm thiên hà này đã nuốt chửng một lượng vật chất tương đương với 300 triệu Mặt Trời. Vụ nổ đã tạo ra hai khoảng trống lớn với đường kính 600.000 năm ánh sáng.

Năm 2005, các nhà thiên văn học đã phát hiện một thiên hà “sơ sinh” rộng lớn, cách Trái Đất khoảng gần 1 tỷ năm ánh sáng, lớn gấp 8 lần hệ Ngân Hà.

Tháng 10 năm 2006, trong một thiên hà ở gần góc của hệ Ngân Hà đã diễn ra một cảnh tượng ngoạn mục “sự va chạm lớn của hai thiên hà”. Theo sau việc hai thiên hà va chạm nhau, đã có 1 tỷ hành tinh mới liên tục ra đời.

Tháng 01 năm 2007, các nhà thiên văn quan sát thấy tại lỗ đen ở trung tâm của hệ Ngân Hà đã xảy ra một vụ nổ dữ dội. Vụ nổ này sáng gấp 1.000 lần so với bất cứ vụ nổ nào mà họ quan sát được, thời gian sáng cũng kéo dài gấp 1.000 lần.

Năm 2007, các nhà khoa học phát hiện rằng, thiên hà GOOD 850-5 mỗi năm sinh ra 4.000 hằng tinh, tốc độ sản sinh nhanh gấp 1.000 lần hệ Ngân Hà.

Tháng 10 năm 2007, Huệ tinh Holmes bất ngờ nổ tung, trong vòng 24 giờ ánh sáng phát ra tăng mạnh gấp 1 triệu lần, trở thành huệ tinh mà mắt người có thể nhìn thấy. Huệ tinh Holmes phát nổ là hiện tượng thiên văn hiếm thấy, các nhà thiên văn học cho rằng “đó là hiện tượng trước nay chưa từng có”.

Tháng 06 năm 2010, một vụ nổ tia gamma mạnh mẽ chưa từng thấy cách Trái Đất 5 tỷ năm ánh sáng khiến cho thiết bị đo của Đài thiên văn Chim Yến Neil Gehrels, NASA bị bão hòa.

Năm 2010, các nhà thiên văn phát hiện xung quanh một thiên hà cổ xưa xuất hiện những vòng tia tử ngoại rất đẹp, có cái lớn đến mức đủ bao quanh mấy hệ Ngân Hà, trong đó có rất nhiều hành tinh mới, có nghĩa là những thiên hà cổ xưa này đã được “cải lão hoàn đồng”.

Tháng 12 năm 2010, các nhà thiên văn phát hiện một quần thể rất lớn các thiên hà trẻ đang trải qua thời kỳ “sơ sinh”, quy mô và tốc độ sản sinh ra hành tinh mới của chúng khiến người ta kinh ngạc.

Tháng 06 năm 2011, các nhà thiên văn học phát hiện ra những hằng tinh và nhóm hằng tinh mới sinh trong bốn “thiên hà tử vong” cách chúng ta 4.000 năm ánh sáng, những “thiên hà tử vong” này bỗng nhiên lại bừng bừng sức sống.

Tháng 09 năm 2011, các nhà thiên văn học đã phát hiện bảy siêu tân tinh ở trong cùng một thiên hà, đây là điều các nhà khoa học cho là chưa từng có trong lịch sử.

Tháng 03 năm 2012, người ta đã phát hiện trong kết cấu hình đĩa của hệ Ngân Hà của chúng ta có 5.000 khí bào vũ trụ, dấu hiệu cho thấy sắp có hằng tinh mới ra đời.

Tháng 08 năm 2012, các nhà thiên văn học phát hiện tại thiên hà trung tâm của cụm thiên hà Phượng Hoàng, cách Trái Đất 5,7 tỷ năm ánh sáng, đang hình thành những hành tinh mới với tốc độ 740 hành tinh mỗi năm, những kết quả quan sát trước đó cho thấy thiên hà này mỗi năm ở đó chỉ hình thành 150 hành tinh mới.

Các nhà thiên văn học cho rằng vũ trụ đang diễn ra sự thay đổi kinh thiên động địa trên một phạm vi rộng lớn, vũ trụ đang trải qua quá trình đổi mới và trùng tổ chưa từng có từ trước đến nay. Sự biến đổi kinh thiên động địa này có thể nào càng ngày càng tiến đến gần tới hệ Mặt Trời không? Nó có thể xảy ra tại chính hệ Mặt Trời nơi nhân loại sinh tồn không? Có thể sẽ xảy ra sự việc đúng như lời tiên tri của người Maya không? Phải chăng một thời đại vũ trụ mới sắp đến?

Kỳ thực không chỉ có nền văn minh Maya đưa ra lời tiên tri về việc nhân loại sẽ bước vào một kỷ nguyên lịch sử mới, khi tìm hiểu cuốn sách Các Thế Kỷ của Nostradamus, tiên tri của người Hopi, Cách Am Di Lục của Triều Tiên, Thánh Kinh – Khải Huyền của phương Tây, Thôi Bối Đồ, Thiền Sư Thi, Mã Tiền Khóa, Mai Hoa Thi của Trung Quốc v.v., chúng ta thấy rằng trong những lời tiên tri nổi tiếng này đều đề cập đến một lời tiên tri kinh ngạc nhất và cũng là lời tiên tri cuối cùng: đó là khi lịch sử nhân loại đi đến trang cuối cùng như đã dự liệu, khi nhân loại đối mặt với thời khắc sống còn, Địa cầu, nhân loại cho đến vũ trụ đều sẽ trải qua những biến đổi to lớn chưa từng có từ trước tới nay. Đây sẽ là sự lựa chọn sinh tử mà mỗi người phải đối mặt và đây cũng là hy vọng cuối cùng của nhân loại.

Trong Thánh Kinh – Khải Huyền có giảng rằng nhân loại vào ngày tận thế sẽ xảy ra cuộc chiến cuối cùng giữa chính và tà, nhân loại sẽ trải qua bảy tai họa lớn, những người tôn sùng “con thú”, những người chịu ấn của “con thú”, những người giúp kẻ xấu làm điều ác đều sẽ phải trải qua tai họa cực lớn. Trong Khải Huyền còn kể rằng sau khi bảy đại họa diễn ra, Vạn vương chi vương sẽ làm mới lại hết thảy mọi thứ trong vũ trụ, nhân loại sẽ bước sang một vũ trụ hoàn toàn mới.

“21:01 Tôi thấy trời mới và đất mới; vì trời thứ nhất và đất thứ nhất đã biến đi mất, và biển cũng không còn nữa.

21:05 Đấng ngự trên ngôi phán rằng: Nầy, ta làm mới lại hết thảy muôn vật. Đoạn, lại rằng: Hãy chép; vì những lời nầy đều trung tín và chân thật.”

Trời và đất mới đã xuất hiện, trời và đất cũ trước đây đã hoàn toàn thay đổi. Hết thảy đều được đổi mới rồi, hết thảy mọi thứ trong đại khung vũ trụ: trời, đất, hành tinh, thiên hà và vạn sự vạn vật đều thực sự được đổi mới.

Nhân loại cũng sẽ đón nhận một kỷ nguyên mới vô cùng tốt đẹp.

Kinh thánh Isaiah (65:19-20): “Tại đó sẽ chẳng còn nghe tiếng khóc lóc kêu la nữa. Tại đó sẽ không có trẻ con chết non, cũng chẳng có ông già nào chẳng trọn đời mình; vì chết lúc trăm tuổi, còn là chết trẻ, và kẻ có tội lúc trăm tuổi, ấy là bị rủa sả”.

Trong cuốn sách Các Thế Kỷ, Nostradamus đã mô tả về nhân loại sau khi trải qua họa nạn khủng bố sẽ tiến vào một kỷ nguyên mới: “Con đường xưa cũ sẽ được làm lại vô cùng tốt đẹp, họ chạy tới vùng đất giống như Memphis, Thánh Mercurius của Heracles, hoa bách hợp, mặt đất, biển cả, nước khác kinh ngạc”.

“Pháp luật mới cai quản vùng đất mới, người Syria, Do Thái, Palestine xung quanh, đế quốc tàn bạo sắp sửa sụp đổ, thế kỷ của Mặt Trời sắp đến”.

Xã hội nhân loại sẽ tiến vào một kỷ nguyên lịch sử mới. Một chế độ mới, nền văn minh mới, xã hội và hình thái ý thức mới sẽ được kiến lập, Địa cầu và chúng sinh mới sẽ không còn chịu sự chi phối bởi pháp lý vũ trụ cũ nữa, các cuộc xung đột, khủng bố, bạo lực ở Palestine sẽ hoàn toàn chấm dứt, một kỷ nguyên mới phồn vinh, thịnh vượng, hòa bình và tươi sáng sẽ đến.

Kinh Phật giảng rằng vào ngày mạt pháp mạt kiếp hôm nay, vị Phật Di Lặc “vạn Vương chi Vương” tức là Chuyển Luân Thánh Vương sẽ hạ thế truyền Pháp độ nhân, sau khi trải qua đại kiếp nạn vào thời mạt pháp, nhân gian sẽ đón nhận một nhân loại mới, đất trời mới vô cùng tốt đẹp.

Kinh Di Lặc hạ sinh viết: “Quốc thổ đều phú thịnh, vô phạt vô tai ách; nam nữ đều do thiện nghiệp sinh. Đất không cây gai, chỉ sinh cỏ xanh, thuận theo gót chân, mềm như tơ tằm. Tự nhiên xuất lúa thơm, mỹ vị đều sung túc. Cây cối sinh y phục, màu sắc đều trang nghiêm; cây cao ba tòa nhà, hoa quả thường dư dật. Lúc ấy người trong nước, đều thọ tám vạn năm, không có khổ bệnh tật, đầu óc thường an lạc”.

Mặc dù khoa học hiện đại cho rằng sự diệt vong của nhân loại sẽ là kết cục cuối cùng của vũ trụ, nhưng các tôn giáo lớn và những lời tiên tri lại triển hiện cho con người thấy rằng sau khi nhân loại trải qua đại kiếp nạn thì sẽ có một kỷ nguyên mới xuất hiện. Tại sao lại như vậy? Hầu như tất cả các dân tộc, cho dù bối cảnh văn hóa và bối cảnh tôn giáo có khác nhau thế nào đi nữa, họ đều có một tư tưởng tương đồng, đó chính là họ đều biết rằng có Sáng Thế Chủ, họ đều trông đợi có thể quay trở về Thiên đường. Tại sao lại như vậy?

Khi đại sư Lý Hồng Chí tiết lộ cho chúng ta một phần bí mật, chỗ mê từ vạn cổ: đó là sự ra đời của tam giới, sự ra đời của nhân loại chính là để cứu độ đại khung vũ trụ, thì hết thảy điều này đều đã trở nên rõ ràng. Các tôn giáo lớn và các lời tiên tri sở dĩ có thể triển hiện ra sự xuất hiện của một kỷ nguyên mới, chính là minh chứng cho sự tín tâm của nhân loại và chúng sinh trong vũ trụ đối với Sáng Thế Chủ, tín tâm rằng toàn bộ đại khung vũ trụ sẽ được cứu độ. Nếu chúng ta đều đến từ các thế giới thiên quốc trong những thiên thể khác nhau, đều đã từng là những sinh mệnh vĩ đại trong những thiên thể khác nhau, vì để được cứu độ mà tiến nhập vào vũ trụ mới, chúng ta đã dám dũng cảm tiến nhập vào tam giới, đến thế giới con người, đến không gian vô minh và mê mờ này, chẳng phải chứng tỏ rằng chúng ta đều từng tin tưởng vào Sáng Thế Chủ, tin tưởng vào vũ trụ tương lai, tin tưởng vào việc cứu độ đại khung vũ trụ tất sẽ thành hay sao?

Chúng ta đã biết rằng pháp lý trong đại khung vũ trụ cũ hiện nay là “Thành, Trụ, Hoại, Diệt, Không”, khi đại khung vũ trụ này tiến vào giai đoạn “Diệt, Không”, thì toàn bộ vũ trụ sẽ bị hủy diệt. Sáng Thế Chủ trân quý các sinh mệnh nguyên thủy trong đại khung vũ trụ, không muốn nhìn thấy đại khung vũ trụ cuối cùng bị hủy diệt, Ngài đã mang Đại Pháp vũ trụ viên dung bất hoại đến cứu độ đại khung. Sáng Thế Chủ xuất hiện từ trên đỉnh thương khung, rồi từ đó từng tầng từng tầng hạ xuống tiến nhập vào tam giới, đến nơi nhân gian hiểm ác để hồng truyền Đại Pháp vũ trụ, trải qua thời gian vô cùng lâu dài, với sự chịu đựng lớn lao vô hạn và lòng từ bi rộng lớn bao trùm vũ trụ, không có sinh mệnh nào có thể thực sự lý giải được.

Quá trình cứu độ đối với vũ trụ cũ này, đại sư Lý Hồng Chí gọi đó là quá trình “Chính Pháp”.

Vì sao cần phải Chính Pháp? Chính là vì phải cứu độ chúng sinh của vũ trụ. Cứu độ hết thảy chúng sinh của vũ trụ; làm cho những sinh mệnh không tốt quy phạm trở thành tốt, làm cho những sinh mệnh có tội [có thể] tiêu trừ tội nghiệp, làm cho các sinh mệnh biến dị được tổ hợp trở lại thành sinh mệnh tốt. [Giảng Pháp tại Pháp hội Washington DC năm 2003 – Giảng Pháp tại các nơi IV]

Tuy nhiên hiện nay đã khác rồi, vì vũ trụ cần Chính Pháp, hết thảy mọi thứ của vũ trụ đều không tốt nữa, toàn bộ đều hết rồi, mà của quá khứ thì cái tốt được đồng hoá trùng tổ lại, cái không tốt đều giải thể rồi, mà hết thảy những gì làm mới đều tuyệt đối không có liên hệ với vũ trụ cùng sinh mệnh cũ, sinh mệnh nào của cựu vũ trụ mà không thể thành sinh mệnh của vũ trụ mới sẽ vĩnh viễn không biết được vũ trụ mới là như thế nào. Nghĩa là, hễ trong cựu vũ trụ có chư vị, thì vũ trụ mới ra sao là chư vị vĩnh viễn không biết. Trên thế giới hiện nay dẫu là Thần cao đến đâu, miễn là chưa Chính Pháp xong, cũng đều không biết được. Trừ những ai Chính Pháp ra, ai khác đều không xứng được biết, vì ngay cả Thần còn cao hơn nữa trong vũ trụ cũng đối diện với Chính Pháp, và vào lúc trước Chính Pháp là đều đang được khảo nghiệm xem có đạt hay không và được lưu lại hay không. [Giảng Pháp tại Pháp hội New York năm 2010 – Giảng Pháp tại các nơi XI]

Bắt đầu khai thuỷ Chính Pháp ở ngoài tam giới, một mạch hướng lên trên, không chỉ theo một tuyến, mà là tứ diện bát phương, vi quan hồng quan đồng thời hướng ra ngoài mà khuếch tán, thực hiện hướng lên trên và thực hiện hướng xuống dưới, bởi vì càng vi quan cũng như càng hồng quan là một khái niệm. Tất cả các chỗ [tôi] đến, đều là theo phương thức siêu việt hết thảy thời gian mà thực hiện. Lên bên trên mà nhìn, thì xung kích to lớn với tốc độ cao như vậy, Thần nếu thấy cũng là chưa từng bao giờ kinh tâm động phách đến thế. Đến đâu thì cũng là hết thảy các thiên thể đều đang băng huỷ trùng tổ, đa số là đang [được] Thiện giải, có cái bị đào thải. Vừa qua chư vị đã biết thiên văn của Mỹ phát hiện thấy hiện tượng trùng tổ của các tinh hệ tinh cầu; [ấy] là cảnh tượng trùng tổ trong phạm vi mà con người có thể quan sát được. Bây giờ con người không biết rằng các thời gian của các không gian có cự ly khác nhau tuy rằng khác nhau rất lớn, nhưng đều là ở trong một thời gian to lớn đồng nhất; do chỗ gián cách của các không gian đã hoạch định ra khu vực thời gian khác nhau như thế. Về thực chất là đồng thời xảy ra. Hết thảy đều đang xảy ra một cách kinh tâm động phách như vậy. Năng lượng to lớn đang bùng nổ, trùng tổ; quá trình trùng tổ loại này là to lớn nhất nhỏ bé nhất, vi tế đến mức thật huyền diệu, vi quan đến mức thật tinh mật, phức tạp to lớn [cũng như] các khung thể to lớn, ngay đến cả chư Thần cự đại cũng phải kinh ngạc cảm thán. Dầu vậy, cái thế của Chính Pháp [đang] hoàn thành rất nhanh, chỉ trong nháy mắt là [trôi] qua, thực hiện xong mọi thứ, và cũng là Thiện nhất đẹp nhất. [Giảng Pháp vào Tết Nguyên Tiêu năm 2003]

Qua những lời giảng Pháp của đại sư Lý Hồng Chí, chúng ta nhận thức được rằng Chính Pháp vũ trụ siêu vượt hết thảy thời gian, và cũng đang không ngừng tăng tốc. Nhìn từ thời gian của đại khung vũ trụ thì Chính Pháp vũ trụ chỉ trong nháy mắt và nó xảy ra đồng thời trong toàn thể vũ trụ.

Chính Pháp vũ trụ trong nháy mắt, nhưng trong thời không của Địa cầu này thì biểu hiện ra là mấy chục năm.

Vũ trụ là [với] một thời gian lớn, Chính Pháp chính là chỉ trong một cái huơ tay, là thanh lý xong, chính là một việc như thế. Nhưng trong thiên thể cự đại này còn có vô số vũ trụ, vô số các chủng loại thiên thể lớn nhỏ, vô số không thể tính đếm các tinh cầu lạp tử, trên bề mặt mỗi cái đó đều có thời gian của mình, lớn hay nhỏ đều là có thời gian khác nhau của mình. Tôi nói là trong một cái huơ tay là làm xong trong đại vũ trụ, nhưng ở một số không gian cực chậm, có thể là hàng mấy ức năm đã trôi qua; trên một số tinh cầu, ấy là quá trình mấy chục năm; trên mặt đất thế gian con người chúng ta đây biểu hiện ra chính là quá trình mười mấy năm, kỳ thực chỉ là trong chớp mắt. [Giảng Pháp tại Pháp hội Quốc tế ở Thủ đô Mỹ quốc 2012]

Chính Pháp vũ trụ triển hiện trong không gian khác lại càng kinh thiên động địa, vũ trụ mới sau khi Chính Pháp xong tốt đẹp đến nỗi khiến Thần cũng phải kinh ngạc.

Trên thực tế, ở ngoài hoàn cảnh người thường nơi mà con người thế gian không nhìn thấy, ở không gian khác kia mới kịch liệt hơn [nhiều], [là] quá trình giải thể và trùng tổ rất vĩ đại và kinh tâm động phách; chúng sinh trong toàn vũ trụ đều đang chăm chú vào sự việc này, vô lượng vô số chư Thần đều đang nhìn vào đây. [Giảng Pháp tại Pháp hội Atlanta năm 2003 – Giảng Pháp tại các nơi IV]

Hết thảy nơi thiên thượng đều tốt đẹp phi thường, tốt đẹp đến mức không thể biểu đạt, những vị Thần, chính là những vị Thần được Thiện giải rồi tiến nhập vào tân vũ trụ đều tròn mắt kinh ngạc. [Giảng Pháp vào Tết Nguyên Tiêu năm 2003]

Đại sư Lý Hồng Chí nói với chúng ta:

Vì Chính Pháp [mới] tạo nên tam giới, vì Chính Pháp nên tạo thành xã hội nhân loại [Giảng Pháp tại Pháp hội vùng đô thị New York [2003]-Giảng Pháp tại các nơi III]

Ngài cũng phân thành hai giai đoạn: chính Pháp ngoài tam giới và chính Pháp trong tam giới.

Chính Pháp kết thúc rồi, thì lịch sử vũ trụ mới sẽ bắt đầu, cuối cùng chỉ có thế gian con người; lấy địa cầu này của nhân loại và phạm vi tam giới [ra] bao vây lại, phong kín chắc chắn, hơn nữa, cũng khiến nó thoát ly khỏi vũ trụ mới, thoát ly khỏi đại vũ trụ. Các nhà khoa học hiện nay chẳng phải cũng đã phát hiện rằng, hệ Ngân Hà càng ngày càng xa khỏi vũ trụ, và mau chóng thoát ly ra? Trên thực tế là quá trình đang bước ra, vì vũ trụ mới sau khi được Chính Pháp xong rồi, thì tác dụng của tất cả các chúng sinh trong tam giới sẽ là một loại ô nhiễm đối với vũ trụ mới; do vậy cần phải thoát ly, phong kín lại rồi thực hiện một cách riêng rẽ; đó chính là Pháp Chính Nhân Gian. [Giảng Pháp tại Pháp hội Canada [2006] – Giảng Pháp tại các nơi VII]

Vào giai đoạn Pháp Chính Nhân Gian, những chúng sinh không thể được cứu độ sẽ bị đào thải, quá trình đại đào thải nhân loại mà các lời tiên tri đã mô tả, các tôn giáo lớn đã trông đợi sẽ bắt đầu.

Cần phải kinh qua giai đoạn thời gian Pháp Chính Nhân Gian rồi, [thì] địa cầu, tam giới hoàn toàn đạt tịnh hoá rồi mới có thể hồi quy. [Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế miền Tây Mỹ quốc [2005] – Giảng Pháp tại các nơi VII]

Vì nhân loại trong đại đào thải sẽ được lưu lại một số người tốt làm nhân chủng cho tương lai, đồng thời trong thời kỳ Pháp Chính Nhân Gian còn cần phải khai sáng cho Đại Pháp một vinh diệu là nhân loại hồi báo Đại Pháp, cũng chính là xuất hiện một thời kỳ toàn thịnh của Đại Pháp tại xã hội nhân loại; đó là điều tất nhiên phải xuất hiện trong lịch sử. Nhân loại cần cảm ơn. Chính Pháp cuối cùng có thể hoàn thành tại nơi đây, là nhân loại mà xét, thì cũng được tính là phúc phận của nhân loại. [Giảng Pháp tại thủ đô Mỹ quốc [2007] – Giảng Pháp tại các nơi VIII]

Qua những lời giảng Pháp của đại sư Lý Hồng Chí, chúng ta biết rằng Chính Pháp vũ trụ sắp kết thúc, tam giới đang nhanh chóng tách xa khỏi vũ trụ mới, thời khắc Pháp Chính Nhân Gian có thể bắt đầu bất cứ lúc nào. Pháp Chính Nhân Gian vẫn đang trì hoãn chưa bắt đầu là bởi vì còn có quá nhiều chúng sinh chưa được cứu.

Lấy cựu nhận thức mà xét, thì hoàn toàn không có khả năng để sinh mệnh của [thời] kỳ này tiến nhập sang vị lai, tiến nhập sang thiên thể của [thời] kỳ tiếp theo vốn không thuộc về họ. Chính là vì trong Chính Pháp lần này, lấy từ bi vĩ đại nhất đối đãi với hết thảy, đối đãi với hết thảy chúng sinh, thì mới nghĩ đến việc từ trong cựu vũ trụ khiến những sinh mệnh được đồng hoá, mới có thể thực hiện việc Chính Pháp vũ trụ. [Giảng Pháp tại Pháp hội Vancouver ở Canada năm 2003 – Giảng Pháp tại các nơi II] Nhưng chư vị đã nghĩ đến chưa, rằng hết thảy những gì cần cứu vớt, những ai được cứu nếu không tự nguyện thì không được tính, thực hiện một cách cưỡng chế thì bản chất sẽ không cải biến, cải biến một cách cưỡng chế thì sẽ bằng như tạo lại sinh mệnh một lần mới, tái tạo thì dễ dàng, cứu độ một sinh mệnh mới là khó nhất, tái tạo thì quá dễ rồi. [Giảng Pháp vào ngày Kỷ niệm 20 năm truyền Pháp – Giảng Pháp tại các nơi XI]

Hôm nay tôi truyền Đại Pháp cũng không phải chỉ truyền cho người phương Đông, mà đồng thời cũng truyền cho người phương Tây, những người thiện lương nơi họ cũng nên được đắc độ, tất cả những dân tộc nào nên được tiến nhập sang kỷ nguyên mới của lịch sử, đều sẽ đắc Pháp. [Nói sơ về thiện – Tinh tấn yếu chỉ]

Cho dù chúng ta có thể là đến từ các thiên thể khác nhau, mang theo niềm tin rằng Chính Pháp tất thành thế để đến thế gian con người, nhưng trong quá trình chuyển sinh trong lục đạo luân hồi, chúng ta đã quên mất lời thệ nguyện thuở ban sơ khi đi xuống. Trong khi ở nơi nhân gian tranh tranh đấu đấu, đã bị mê hoặc trong cuộc sống xa hoa và các loại truy cầu, dục vọng, chúng ta đã không còn nghĩ đến việc trở về thế giới thiên quốc – ngôi nhà thực sự của chúng ta nữa. Sự cứu độ của Sáng Thế Chủ đối với vũ trụ là nhằm vào toàn bộ chúng sinh trong vũ trụ, siêu vượt hết thảy tôn giáo và dân tộc, vậy mà chúng ta lại bị trở ngại bởi các loại quan niệm hình thành đó, rất nhiều người đã không thể nhận thức được Đại Pháp căn bản để cứu độ vũ trụ nữa.

Mở các bài giảng Pháp của đại sư Lý Hồng Chí, đâu đâu cũng nhìn thấy từ “cứu người”, “cứu người”, “cứu người”, tâm tình cấp bách ấy có bao nhiêu chúng sinh có thể thực sự hiểu được? Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã tạo ra những vu khống, tuyên truyền thù hận về Đại sư Lý Hồng Chí và Pháp Luân Công, đã che mắt biết bao chúng sinh, khiến cho biết bao chúng sinh không được cứu, không thể trở về ngôi nhà trên thiên quốc tại vũ trụ mới, khiến cho biết bao thiên thể và chúng sinh liên đới sẽ bị tan chảy cùng với việc giải thể vũ trụ cũ.

Trong 16 năm ĐCSTQ bức hại tàn khốc đối với Pháp Luân Công, hàng triệu học viên Pháp Luân Công đã bị bức hại đến chết, vô số đệ tử Đại Pháp đã bị tra tấn dã man. Họ không những bị bắt giam phi pháp, cưỡng ép tẩy não, tiêm thuốc độc, mà họ còn bị mổ cắp nội tạng khi còn sống. Với những kẻ hành ác bức hại đối với học viên Pháp Luân Công, khi được hỏi có cần đưa họ ra công lý không, Đại sư Lý Hồng Chí nói với các học viên của Ngài rằng:

Tôi là nghĩ thế này, làm đệ tử Đại Pháp mà nói, thì lấy việc cứu người làm gốc, giống như tôi vừa giảng, trong khi bị lừa dối đầu độc, rất nhiều người, gồm cả cán bộ cũng vậy, cảnh sát cũng vậy, kỳ thực bản thân những sinh mệnh đó không ác, bản thân những sinh mệnh đó không phải là cán bộ tà ác kia. Những sinh mệnh đó có khi vẫn là sinh mệnh rất tốt, nhưng họ khi bị nhồi nhét bởi lừa dối của văn hoá tà đảng, đã bị lạc đường, họ đã làm như thế. Tất nhiên có người là biết rõ, [và] họ thực hiện dưới sai khiến của lợi ích, [thì chúng ta] vẫn cần cho họ cơ hội nghe chân tướng. [Nếu] đưa họ khởi tố, kỳ thực, đó không phải điều chư vị cần làm. Chúng ta ngăn chặn cuộc bức hại này, đó là điều chúng ta cần làm. Loại tâm báo thù, ai bức hại chúng ta, ai như thế nào, loại tâm báo thù ấy thì chư vị không nên có. Người tu luyện mà, chính là cứu người. [Giảng Pháp tại Pháp hội New York năm 2015]

Cựu thế lực trong an bài của tà ác, cái gọi là sao cho khiến các đệ tử Đại Pháp viên mãn, cựu thế lực đã tạo thành tà đảng đối với con người thế gian, nhất là bức hại người Trung Quốc là nghiêm trọng nhất: khiến người ta trở nên bại hoại, khiến người ta phạm tội đối với Đại Pháp; đó chẳng phải khiến người Trung Quốc bị đẩy tới hủy diệt sao? Đành rằng cựu thế lực đã an bài sự bại hoại của tà đảng ấy, nhưng rốt cuộc thì người Trung Quốc vì đệ tử Đại Pháp nên mới chịu sự khuất nhục này, chịu khổ nạn nhiều như vậy. Vậy thì từ điểm này mà giảng, chư vị có thể không cần phải đi cứu độ họ sao? Đệ tử Đại Pháp chẳng phải nên mở rộng tâm ra sao? [Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế New York năm 2009]

Sự trân quý của đại sư Lý Hồng Chí đối với mỗi sinh mệnh đã vượt qua cả sự trân quý của sinh mệnh đó đối với chính bản thân mình, vậy mà có bao nhiêu sinh mệnh có thể thực sự hiểu được?

Khi hồng thế Chính Pháp tiến vào tam giới, tiến vào nhân gian, có thể chỉ trong nháy mắt, hết thảy sẽ định xong, những gì mà con người đã làm sẽ định ra họ sẽ bị giải thể theo vũ trụ cũ hay là tiến vào vũ trụ mới. Học viên Pháp Luân Công đã gọi điện thoại, gửi thư điện tử cho những sinh mệnh bị lừa gạt bởi những lời dối trá, tận dụng mọi cơ hội có thể để giảng chân tướng, triển hiện sự tốt đẹp của Pháp Luân Đại Pháp, mục đích duy nhất là muốn thức tỉnh ký ức của những người bị phong bế đã lâu, để họ có thể đưa ra lựa chọn đúng đắn vào thời khắc lịch sử canh tân vũ trụ, trở về ngôi nhà thiên quốc thực sự tại vũ trụ mới.

Thời gian đang từng giây từng phút trôi đi, hồng thế Chính Pháp bất cứ lúc nào cũng có thể tiến vào tam giới, tiến vào nhân gian.

Từ khi [khai] sáng thế [giới] tới nay đã trải qua hai [lần] Trái Đất rồi, lịch sử ức vạn năm ấy, chính là để đợi chờ thời khắc cuối cùng hôm nay. [Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế New York năm 2009]

Khi Chính Pháp tiến vào nhân gian, long phượng xuất hiện, Thần Phật đại hiển, ánh vàng kim tráng lệ huy hoàng. Sự chấn động, trang nghiêm đó, sự tráng lệ, huy hoàng đó, nhân loại tương lai sẽ vĩnh viễn tán dương, ca tụng.

Về nhân loại, nhân loại tương lai, sẽ qua từng thế hệ mà truyền tụng mãi về sự kiện Chính Pháp hôm nay. (vỗ tay) Chân tướng của cuộc bức hại này, vẫn chưa hoàn toàn lộ hết cho con người nhìn thấy đâu. Nhân loại sẽ giật mình sửng sốt. Sự viên mãn của các đệ tử Đại Pháp, sự xuất hiện của hết thảy những gì con người vốn không tin, quá trình quy chính hết thảy những gì bị biến dị của nhân loại, [chúng đều] kinh tâm động phách, không chỉ chấn động mà còn rất đáng sợ. Tất cả đều sẽ xuất hiện. Do vậy nhân loại sẽ vĩnh viễn lưu truyền mãi về giai đoạn lịch sử này. [Giảng Pháp tại Pháp hội vùng đô thị New York [2003] – Giảng Pháp tại các nơi III]

Chính Pháp thực thi đến thế gian, Thần Phật đại hiển, những oan [và] duyên loạn thế gian đều được giải quyết một cách thiện. Những ai hành ác đối với Đại Pháp [đều bị] hạ vào cửa vô sinh, còn lại những người [có] tâm quy chính, trọng đức hành thiện, mọi vật đổi mới; chúng sinh không [ai] không kính [trọng] ân cứu độ của Đại Pháp; khắp trời cùng vui vẻ, cùng chúc mừng, cùng khen ngợi. Thời [khắc] Đại Pháp toàn thịnh tại thế gian là bắt đầu từ đây. [Dự liệu cho Pháp Chính nhân gian – Tinh tấn yếu chỉ 2]

Ghi chú: Loạt bài này có nhiều chỗ trích dẫn nội dung trong các bài giảng Pháp của Ngài Lý Hồng Chí, hoàn toàn dựa trên lý giải một chiều và hạn chế của cá nhân tác giả, do đó khi trích dẫn khó tránh khỏi đoạn chương thủ nghĩa. Nguyên tác các bài giảng của Ngài Lý Hồng Chí có nội hàm thâm sâu và rộng lớn, các độc giả quan tâm xin hãy đọc các bài giảng Pháp nguyên văn của Ngài Lý Hồng Chí được đăng tải miễn phí tại trang web: http://phapluan.org.

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/15321

The post Loạt bài nhận thức về vũ trụ chân thực (5): Vũ trụ mới, kỷ nguyên mới first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Vũ trụ đang phát sinh biến đổi to lớn – Phát hiện kinh ngạc tại vùng biên của hệ Ngân Hà: trong những kết cấu thiên thể khổng lồ đang sản sinh ra một lượng lớn các hành tinh mớihttps://chanhkien.org/2021/01/vu-tru-dang-phat-sinh-bien-doi-to-lon-phat-hien-kinh-ngac-tai-vung-bien-cua-he-ngan-ha-trong-nhung-ket-cau-thien-the-khong-lo-dang-san-sinh-ra-mot-luong-lon-cac-hanh-tinh-moi.htmlSat, 16 Jan 2021 09:44:33 +0000https://chanhkien.org/?p=26971Tác giả: Tiêu Lộ [ChanhKien.org] Hình ảnh: Sơ đồ của sóng Radcliffe. Nguồn: Alyssa Goodman / Đại học Harvard Tại Hội nghị thường niên của Hiệp hội Thiên văn học Hoa Kỳ lần thứ 235 tại Honolulu, Hawaii, Mỹ, các nhà thiên văn học công bố những quan sát mới nhất, một khu vực rộng […]

The post Vũ trụ đang phát sinh biến đổi to lớn – Phát hiện kinh ngạc tại vùng biên của hệ Ngân Hà: trong những kết cấu thiên thể khổng lồ đang sản sinh ra một lượng lớn các hành tinh mới first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Tiêu Lộ

[ChanhKien.org]

Hình ảnh: Sơ đồ của sóng Radcliffe. Nguồn: Alyssa Goodman / Đại học Harvard

Tại Hội nghị thường niên của Hiệp hội Thiên văn học Hoa Kỳ lần thứ 235 tại Honolulu, Hawaii, Mỹ, các nhà thiên văn học công bố những quan sát mới nhất, một khu vực rộng lớn được tìm thấy tại gần rìa thiên hà của chúng ta đang tạo ra một lượng lớn các hành tinh mới.

Cấu trúc thiên thể mới được phát hiện này được đặt tên là “Sóng Radcliffe”, có chiều dài khoảng 9.000 năm ánh sáng, rộng 400 năm ánh sáng. Cấu trúc này nằm trên nhánh xoắn ốc gần nhất với Hệ Mặt Trời của chúng ta, rất gần Mặt Trời, cự ly khoảng 500 năm ánh sáng.

Nó bao hàm một lượng lớn khí liên sao (Interstellar) có trọng lượng bằng khoảng ba trăm triệu khối lượng Mặt Trời, trong đó hình thành khu vực có lượng lớn các hành tinh.

Một trong những tác giả của bài báo, Giáo sư João Alves thuộc Đại học Vienna ở Áo cho biết: “Những gì chúng ta quan sát là cấu trúc khí tương quan lớn nhất trong dải Ngân Hà mà chúng ta biết, nó không phải là dạng vòng tròn một trạng thái tuần hoàn, mà là những sợi khí tơ nhấp nhô thành nhóm.”

Ông nói thêm: “Chúng tôi không biết nguyên nhân vì sao tạo thành hình trạng này, nhưng nó giống như những gợn sóng trong ao, như thể một vật thể khổng lồ rơi xuống thiên hà của chúng ta.” Phát hiện rất nhiều khu vực hình thành hành tinh trong trung tâm Sóng Radcliffe trước đây được cho rằng là một phần của cấu trúc có tên là Vành đai Gould. Chiều rộng của cấu trúc là khoảng 3000 năm ánh sáng. Nghiên cứu mới này đã thay đổi nhận thức trước đó. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu vệ tinh Gaia từ Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) và một số phép đo kính viễn vọng khác, trong hệ Ngân Hà họ đã vẽ lại hình ảnh thiên văn 3D chi tiết về vật chất liên sao.

“Trước đây không ai nghĩ ở gần chúng ta có một cấu trúc dạng sóng như vậy. Khi chúng tôi lần đầu tiên nhận ra độ dài và độ thẳng của sóng Radcliffe, khi nhìn xuống từ hình ảnh ba chiều, chúng tôi đã vô cùng kinh ngạc.” Một trong những tác giả của bài báo, giáo sư Alyssa Goodman của Đại học Harvard cho biết, “Sự tồn tại của cấu trúc sóng mới được phát hiện đang buộc chúng ta phải suy nghĩ lại về nhận thức của chúng ta về cấu trúc ba chiều của dải Ngân Hà.”

Khi các đám mây khí liên sao và bụi sụp đổ dưới ảnh hưởng trọng lực, chúng tạo thành các hành tinh. Tuy nhiên, rất khó để tính toán khối lượng và kích thước của đám mây liên sao, bởi vì những điều này phụ thuộc vào khoảng cách giữa các đám mây liên sao.

Một trong những tác giả của bài báo, giáo sư Douglas Finkbeiner của Đại học Harvard cho biết: “Nghiên cứu sự ra đời của các hành tinh có thể phức tạp bởi dữ liệu không hoàn hảo, chúng tôi có thể tính toán nhận định sai về các chi tiết, vì nếu khoảng cách không rõ ràng, thì sẽ có lỗi về kích thước.”

Cho rằng cấu trúc này rất gần với cấu trúc của Mặt Trời, có phải phát hiện mới này chỉ ra rằng dải Ngân Hà gần Mặt Trời cũng đang trải qua những thay đổi lớn? Một số nhà thiên văn học tin rằng cấu trúc này có khả năng mang ý nghĩa là dải Ngân Hà đang va chạm với các thiên hà lân cận, khiến một lượng lớn khí liên sao tập trung tại khu vực va chạm và để tạo ra những ngôi hành tinh mới. Phát hiện mới này đã được công bố trên tạp chí “Tự nhiên” (Nature) vào ngày 7 tháng 1 năm 2020.

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/256425

The post Vũ trụ đang phát sinh biến đổi to lớn – Phát hiện kinh ngạc tại vùng biên của hệ Ngân Hà: trong những kết cấu thiên thể khổng lồ đang sản sinh ra một lượng lớn các hành tinh mới first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Khám phá thiên văn mới: tốc độ giãn nở của vũ trụ lân cận đang gia tănghttps://chanhkien.org/2020/10/kham-pha-thien-van-moi-toc-do-gian-no-cua-vu-tru-lan-can-dang-gia-tang.htmlMon, 19 Oct 2020 14:54:09 +0000https://chanhkien.org/?p=26726Tác giả: Tiêu Lộ   [ChanhKien.org] Hình ảnh các quasar (còn được gọi là chuẩn tinh – là các thiên thể cực xa và cực sáng với dịch chuyển đỏ rất đặc trưng) do kính thiên văn vũ trụ Hubble chụp lại, dùng để đo lường hằng số Hubble. Image: S. H. Suyu / TUM […]

The post Khám phá thiên văn mới: tốc độ giãn nở của vũ trụ lân cận đang gia tăng first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Tiêu Lộ

 

[ChanhKien.org]

Hình ảnh các quasar (còn được gọi là chuẩn tinh – là các thiên thể cực xa và cực sáng với dịch chuyển đỏ rất đặc trưng) do kính thiên văn vũ trụ Hubble chụp lại, dùng để đo lường hằng số Hubble. Image: S. H. Suyu / TUM / MPA, K. C. Wong / Univ. Tokio; NASA; ESA)

Ngày 8 tháng 1 năm 2020, tại Hội nghị thường niên của Hiệp hội Thiên văn học Hoa Kỳ lần thứ 235 tại Honolulu, Hawaii, Mỹ các nhà thiên văn học đã công bố kết quả mới nhất về việc đo tốc độ giãn nở của vũ trụ. Điều ngạc nhiên là kết quả mới này có sự sai khác rất lớn so với các kết quả quan trắc trước đó.

Kết quả quan trắc mới nhất được đo bằng phương pháp thấu kính hấp dẫn. Vì lực hấp dẫn các thiên hà trong vũ trụ, chúng giống như một chiếc kính lúp khổng lồ, phóng to và bẻ cong ánh sáng đến từ phía sau các thiên thể. Lợi dụng hiệu ứng này, các nhà thiên văn học có thể đo chính xác khoảng cách giữa các thiên hà và Trái đất.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã phát hiện rằng sự tốc độ mở rộng của vũ trụ lân cận được đo bằng phương pháp mới có sự khác biệt rất lớn so với tốc độ mở rộng của vũ trụ xa xôi được đo bằng phương pháp bức xạ nền vi sóng trước đó.

Tốc độ mở rộng của vũ trụ thường được mô tả bởi hằng số Hubble. Như mọi người đã biết giá trị chính xác của hằng số Hubble là rất quan trọng trong việc xác định tuổi, kích thước và sự diễn hóa của vũ trụ. Khám phá bí ẩn này là một trong những thách thức lớn nhất mà các nhà vật lý thiên văn đang phải đối mặt trong những năm gần đây. Kết quả nghiên cứu mới chỉ ra rằng có thể có một lỗ hổng rất lớn trong mô hình vũ trụ chúng ta biết hiện này, cần có một lý luận mới để giải thích sự khác biệt trong hằng số Hubble giữa các vũ trụ lân cận và vũ trụ xa xôi.

H0LiCOW là dự án tiến hành nghiên cứu đo lường hằng số Hubble mới, trong hai thập kỷ qua, Nhóm dự án đã cải tiến đáng kể kỹ thuật đo hằng số Hubble bằng thấu kính hấp dẫn.

Kết quả đo lường mới nhất của H0LiCOW và các dự án khác cho thấy, Hằng số Hubble của vũ trụ lân cận lớn hơn so với hằng số Hubble đối với vũ trụ xa xôi được đo lường bằng phương pháp bức xạ nền vi sóng của vệ tinh Planck satellite của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu.

Giáo sư Sherry Suyu, trưởng nhóm H0LiCOW, nhà nghiên cứu của Viện Vật lý thiên văn Max Planck, Đức, đồng thời cũng đang làm việc tại Viện nghiên cứu trung ương Đài Loan, cho biết: “Nếu những kết quả này không nhất quán, thì nó ngụ ý rằng chúng ta chưa hoàn toàn hiểu được vật chất và năng lượng phát triển theo thời gian như thế nào, đặc biệt là sự diễn hoá phát triển trong thời kỳ đầu”.

Nhóm H0LiCOW đã sử dụng kính viễn vọng Hubble để quan sát ánh sáng phát ra từ sáu Quasar. Kính viễn vọng quan sát làm thế nào mà ánh sáng từ mỗi loại tinh thể Quasar có thể thông qua dẫn lực bẻ cong của một thiên hà vòng ngoài khổng lồ để phóng to thành bốn hình ảnh. Các thiên hà được nghiên cứu cách thiên hà của chúng ta khoảng từ 3 tỷ đến 6,5 tỷ năm ánh sáng. Khoảng cách trung bình giữa các Quasar và trái đất là 5,5 tỷ năm ánh sáng.

Lộ tuyến của tia sáng đến từ hình ảnh của mỗi một thấu kính vũ trụ đến trái đất là khác nhau. Để lần theo từng lộ tuyến của nó, các nhà thiên văn học đã theo dõi tia sáng sản sinh ra khi các lỗ đen Quasar nuốt chửng vật chất. Khi tia sáng lóe lên, mỗi hình ảnh của thấu kính hấp dẫn sẽ sáng lên ở những thời điểm khác nhau.

Trình tự lóe sáng này cho phép các nhà nghiên cứu có thể đo được thời gian trễ giữa mỗi hình ảnh khi ánh sáng thấu kính truyền dọc theo đường đi của nó đến trái đất. Sau đó, các nhà thiên văn học có thể tính được khoảng cách từ các thiên hà đến các tinh thể Quasar, và tính được khoảng cách từ trái đất đến các thiên hà. Bằng cách so sánh các giá trị khoảng cách này, các nhà nghiên cứu đã đo lường tốc độ giãn nở của vũ trụ, bằng hằng số Hubble. Nhà nghiên cứu Kenneth Wong, thành viên của nhóm H0LiCOW đồng thời là nhà nghiên cứu tại Viện Vật lý và Toán học Vũ trụ, Đại học Tokyo, Nhật Bản, đã nói: “Mức độ dài của mỗi thời gian trì hoãn đều hiển thị tốc độ giản nở của vũ trụ, nếu thời gian trễ càng, thì tốc độ giản nở của vũ trụ đó càng nhanh. Nếu thời gian dài, thì tốc độ giãn nở sẽ chậm hơn”.

Trị số Hubble được các nhà nghiên cứu tính toán là 73 km/giây trên mỗi Megaparsec (một Megaparsec là một triệu parsec, hoặc khoảng 3.3 triệu năm ánh sáng), sai số là 2.4%, Điều này có nghĩa, là do sự giãn nở của vũ trụ, cứ một thiên hà cách Trái đất 3,3 triệu năm ánh sáng, thì nó sẽ di chuyển ra xa chúng ta với tốc độ 73 km/giây.

Kết quả đo lường của nhóm nghiên này gần tương tự với giá trị Hằng số Hubble đo được của một nhóm nghiên cứu khác là SH0ES. Kết quả đo lường của SH0ES là dựa trên việc sử dụng các sao biến quang Cepheids và các siêu tân tinh để đo khoảng cách của các thiên hà.

Tuy nhiên, kết quả đo của hai nhóm này có sự chênh lệch rõ ràng so với kết quả hằng số Hubble được đo bằng vệ tinh Planck là khoảng 67 km/giây trên mỗi Megaparsec.

Trưởng nhóm dự án COSMOGRAIL, nhà nghiên cứu Frédéric Courbin của Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ tại Lausanne, cho biết: “Một trong những thách thức mà chúng tôi đã khắc phục là thông qua một dự án có tên gọi COSMOGRAIL chuyên môn tiến hành các trình tự giám sát, để có được độ trễ thời gian của một trong số thiên thể Quasar thông qua hệ thống thấu kính.”

Bắt đầu từ năm 2012, nhóm H0LiCOW đã thu được hình ảnh Hubble và các thông tin về độ trễ thời gian của 10 tinh thể Quasar qua thấu kính dẫn lực cũng như là thấu kính thiên hà dẫn lực. Mục tiêu của nhóm là quan sát từ 30 hệ thống thấu kính chuẩn tinh Quasar trở lên, để giảm sai số xác xuất 2,4% của nó xuống 1%.

Nghiên cứu mới này cho thấy đang có những thay đổi lớn diễn ra trong vũ trụ lân cận, đồng thời tốc độ ngày càng nhanh.

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/256360

The post Khám phá thiên văn mới: tốc độ giãn nở của vũ trụ lân cận đang gia tăng first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Sự hợp nhất giữa lý thuyết và quan sát trong thiên văn học để nghiên cứu vũ trụ sơ khai nhằm tìm ra những bí ẩn của vật lý cơ bảnhttps://chanhkien.org/2020/10/su-hop-nhat-giua-ly-thuyet-va-quan-sat-trong-thien-van-hoc-de-nghien-cuu-vu-tru-so-khai-nham-tim-ra-nhung-bi-an-cua-vat-ly-co-ban.htmlMon, 05 Oct 2020 01:34:49 +0000https://chanhkien.org/?p=26707Hướng tới đào tạo ra các nhà thiên văn học thế hệ mới am hiểu cả lý thuyết và [thực hành] quan sát. Tương lai của lĩnh vực nghiên cứu vật lý cơ bản chủ yếu là việc quan sát vũ trụ sơ khai và phát triển những mô hình giải thích những dữ liệu […]

The post Sự hợp nhất giữa lý thuyết và quan sát trong thiên văn học để nghiên cứu vũ trụ sơ khai nhằm tìm ra những bí ẩn của vật lý cơ bản first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Hướng tới đào tạo ra các nhà thiên văn học thế hệ mới am hiểu cả lý thuyết và [thực hành] quan sát.

Tương lai của lĩnh vực nghiên cứu vật lý cơ bản chủ yếu là việc quan sát vũ trụ sơ khai và phát triển những mô hình giải thích những dữ liệu thu thập được. Gần đây các nhà khoa học có được những dữ liệu về thời điểm gần thời sơ khai của vũ trụ hơn với độ phân giải cao hơn nhiều, nhờ vậy họ có tiềm năng đột phá và tiến bộ trên phương diện những lý thuyết quan trọng. Những tiến bộ này có thể giải đáp một trong những câu hỏi khó nhất trong vật lý. Nhưng điều này yêu cầu sự tương tác nhiều hơn giữa lý thuyết và quan sát trong thiên văn học, và đặc biệt là cần phát triển được một thế hệ nhà thiên văn học mới am hiểu cả hai mặt.

Đây là kết luận chính trong một hội thảo gần đây được tổ chức bởi Quỹ Khoa Học Châu Âu (ESF) bao gồm những chuyên gia trong ngành vũ trụ, thiên văn và vật lý hạt. Carlos Martins, người tổ chức hội thảo ESF nói: “Tôi nghĩ rằng một kết quả có tác dụng lâu dài của hội thảo là nhận ra tầm quan trọng của việc này, và những gì cần làm để đạt tới bước đó, đặc biệt, chúng ta có rất nhiều việc cần phải làm để tạo ra một ‘nền tảng lý thuyết’ mạnh hơn phục vụ cho việc quan sát trong tương lai. Nghĩa là khi đào tạo thế hệ nhà nghiên cứu kế tiếp trong lĩnh vực này, chúng ta cần nỗ lực nhiều hơn nữa để tạo ra những nhà nghiên cứu ‘song ngữ’, thành thạo cả ngôn ngữ của lý thuyết và quan sát.”

Trên thực tế, thiên văn học đang quay trở về cuội nguồn, về thời mà những người như Galileo có những khám phá vĩ đại đầu tiên, mà những nhà bác học này cho rằng lý thuyết và quan sát là 2 mặt của một đồng xu. Về sau lĩnh vực này được chia làm 2, những nhà lý thuyết và nhà quan sát trở đã trở nên tách hẳn nhau ra và không còn giao tiếp hiệu quả với nhau nữa. Giờ đây đã xuất hiện những nền tảng quan sát rất tinh vi, có khả năng tạo ra phương pháp đo lường khác nhau tùy theo các lý thuyết khác nhau, nghĩa là hai mặt lý thuyết và quan sát lại trở nên gắn kết.

Có hai phát triển then chốt, một là khả năng đưa thiết bị quan sát vào không gian, nơi có thể tiến hành những quan sát chính xác hơn vì không bị ảnh hưởng của bầu khí quyển và từ trường trái đất, và hai là sự xuất hiện của đồng hồ nguyên tử chính xác cao có thể đo lường thời gian tới nano giây.

Đồng thời, có thể thấy rõ ràng khả năng khám phá của các phòng thí nghiệm trên mặt đất là hạn chế, ngay cả những nơi lớn như Máy gia tốc Hạt Hadron lớn ở CERN, Tổ chức Nghiên cứu Hạt nhân Châu Âu ở Thụy Sỹ. Trong khi đó vũ trụ sơ khai là một phòng thí nghiệm tự nhiên với năng lượng và quy mô sẵn có, cho chúng ta tiềm năng khám phá sâu hơn về các quá trình căn bản liên quan tới vật chất và năng lượng. Martin nói: “Ý tưởng là tập hợp các chuyên gia hàng đầu Châu Âu về vũ trụ học, vật lý thiên văn và vật lý hạt, giúp các cộng đồng nhỏ biết được những gì mà các nhóm khác mình đang thực hiện, và tập trung nỗ lực vào việc tận dụng vũ trụ sơ khai như một phòng thí nghiệm, nhờ đó chúng ta có thể thăm dò vật lý cơ bản bằng những cách không bao giờ có thể thực hiện được nếu chúng ta hạn cuộc mình trong những thử nghiệm ở phòng thí nghiệm mặt đất.”

Hội thảo cũng thảo luận về những câu hỏi cơ bản mà những quan sát mới có thể giúp đáp, ví dụ như liệu các trường vô hướng có tồn tại trong phạm vi toàn vũ trụ hay không. Không giống trọng trường và từ trường, có cả giá trị và hướng, trường vô hướng chỉ có giá trị, và giá trị đó thay đổi từ điểm này sang điểm khác trong trường đó.

Đương nhiên là chúng tồn tại trong một số hệ kín, như là phân bố nhiệt độ trong khí quyển trái đất, nhưng chưa rõ là liệu chúng có tồn tại trên quy mô vũ trụ hay không. Theo Martin thì đây là câu hỏi quan trọng bởi vì sự tồn tại của các trường vô hướng có thể giúp giải thích vũ trụ đã phát triển như thế nào từ sau Big Bang rồi trở thành trạng thái mà chúng ta quan sát được ngày nay. Ví dụ các trường vô hướng có thể giải thích sự tồn tại của vật chất và năng lượng tối, đến nay chúng ta chỉ có thể quan sát hai thứ này một cách gián tiếp thông qua tác dụng của nó lên trọng trường ở phần vũ trụ mà chúng ta có thể thấy.

Các quan sát mới cũng giúp xác nhận các luận điểm của lý thuyết hiện tại, như là sự tồn tại của sóng hấp dẫn theo dự đoán của Thuyết Tương Đối Rộng của Einstein. Sóng hấp được cho là những gợn sóng trong thời không bức xạ ra từ một vật chuyển động. Tuy nhiên những gợn sóng này quá nhỏ rất khó để đo lường, đến nay chúng ta chỉ có được những bằng chứng thông qua quan sát các sao xung, là những ngôi sao neutron đôi có mật độ vật chất dày đặc và quay xung quanh nhau. Tốc độ quay của các sao xung chậm dần và tương hợp với [giả thuyết rằng] sự tồn tại của sóng hấp dẫn khiến chúng mất năng lượng, tuy nhiên cần có sự xác minh thêm nữa.

Và kết luận cuối cùng là chúng ta có triển vọng đạt được tiến bộ hơn nữa trong lĩnh vực thiên văn học, ví dụ như bằng cách dùng đồng hồ nguyên tử không gian để hiệu chỉnh các máy quang phổ tiên tiến, rồi sử dụng để tìm kiếm các hành tinh “ngoài hệ mặt trời” trong những hệ sao lân cận.

Hội thảo Những Thử nghiệm Vật lý Thiên văn của Vật lý Cơ bản được tổ chức vào tháng 3/2008 tại Porto, Bồ Đào Nha.

Dịch từ: https://www.pureinsight.org/node/5374

The post Sự hợp nhất giữa lý thuyết và quan sát trong thiên văn học để nghiên cứu vũ trụ sơ khai nhằm tìm ra những bí ẩn của vật lý cơ bản first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Thiên hà “Quái vật” 10 tỷ năm trước đột ngột tử vong một cách thần bíhttps://chanhkien.org/2020/09/thien-ha-quai-vat-10-ty-nam-truoc-dot-ngot-tu-vong-mot-cach-than-bi.htmlWed, 02 Sep 2020 16:29:55 +0000https://chanhkien.org/?p=26531  [ChanhKien.org] Các nhà nghiên cứu đã phát hiện một thiên hà “quái vật” (monster) tồn tại ít nhất 12 tỷ năm trước, vào thời kỳ đầu của vũ trụ, thiên hà này đã hình thành nên những hằng tinh khổng lồ với tốc độ rất nhanh, nhưng sau đó nó đột nhiên ngừng hoạt […]

The post Thiên hà “Quái vật” 10 tỷ năm trước đột ngột tử vong một cách thần bí first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

 

[ChanhKien.org] Các nhà nghiên cứu đã phát hiện một thiên hà “quái vật” (monster) tồn tại ít nhất 12 tỷ năm trước, vào thời kỳ đầu của vũ trụ, thiên hà này đã hình thành nên những hằng tinh khổng lồ với tốc độ rất nhanh, nhưng sau đó nó đột nhiên ngừng hoạt động một cách thần bí. Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn không thể lý giải được điều bí ẩn này.

Theo một báo cáo nghiên cứu đăng trên Tạp chí Vật lý thiên văn (The Astrophysical Journal Letters), thiên hà XMM-2599 được phát hiện mới nhất cách trái đất khoảng 12 tỷ năm ánh sáng, vũ trụ lúc đó đã hình thành được 1,8 tỷ năm. Vì vậy XMM-2599 được xem là thiên hà xuất hiện vào thời kỳ đầu của vũ trụ.

Benjamin Forrest, trưởng nhóm nghiên cứu phát biểu rằng: “Trước cả khi vũ trụ được 2 tỷ năm tuổi, XMM-2599 đã hình thành khối lượng lớn hơn 300 tỷ mặt trời, điều này khiến nó trở thành một thiên hà siêu nặng”.

“Đáng chú ý hơn là, chúng ta đã chứng kiến, XMM-2599 đã điên cuồng hình thành rất nhiều hành tinh khi vũ trụ chưa đầy 1 tỷ năm tuổi, sau đó khi vũ trụ được 1,8 tỷ năm tuổi, nó trở nên không linh hoạt nữa“ Benjamin Forrest – nhà nghiên cứu sau tiến sĩ thuộc Khoa Vật lý và Thiên văn học UC Riverside, tác giả chính nghiên cứu cho hay.

Nhóm nghiên cứu phát hiện rằng XMM-2599 vào thời kỳ hoạt động đỉnh cao, mỗi năm nó có thể hình thành hơn 1000 hành tinh có khối lượng như mặt trời, đây là tốc độ hình thành hành tinh cực cao. Nếu đem so sánh thì hệ Ngân hà mỗi năm chỉ hình thành khoảng một hành tinh mới.

Các chuyên gia nghiên cứu đã sử dụng máy quang phổ đa đối tượng khám phá hồng ngoại (Multi-Object Spectrograph for Infrared Exploration) của đài thiên văn W.M.Keck (Keck Observatory) để đo đạc XMM-2599.

Đồng tác giả báo cáo nghiên cứu này, Danilo Marchesini, phó giáo sư của trường đại học thiên văn Tufts University nói: “XMM-2599 có thể là hậu duệ của quần thể những thiên hà bụi, có tỷ lệ hình thành sao rất cao, tồn tại trong vũ trụ từ rất sớm vừa được các kính viễn vọng hồng ngoại phát hiện gần đây”.

Lý do vì sao XMM-2599 ngừng sản sinh bất kỳ hành tinh nào, đến nay vẫn là một ẩn đố.

Giáo sư Gillian Wilson của đại học Riverside của California (University of California, Riverside), trong một bản báo nói: “Trong thời đại này, rất hiếm khi có thiên hà ngừng hình thành hành tinh, hơn nữa không có một thiên hà nào lớn như XMM-2599”.

“Thiên hà có khối lượng lớn như XMM-2599 là thách thức cực lớn đối với kết cấu hình mẫu trị số (mô hình số đếm hiện nay)”, Ông viết: “Vào thời đại hiện nay, thiên hà to lớn như vậy cực kỳ hiếm gặp, tuy rằng mô hình trị số bây giờ xác thực có thể ước lượng được chúng, nhưng hết thảy những dự đoán đều chỉ ra rằng thiên hà này vẫn đang hình thành các hành tinh”.

“Sở dĩ XMM-2599 có sức lôi cuốn như vậy, nó khác biệt với các thiên hà khác, thậm chí khiến người ta phải kinh ngạc là bởi vì nó đã không tiếp tục hình thành thêm hành tinh nữa”. Wilson đoán rằng nguyên nhân “có thể là do nó không còn nhiên liệu nữa, hoặc hố đen của nó bắt đầu mở ra”.

“Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy cần phải thay đổi mô hình trị số đo lường hiện nay, đưa thêm trị số nhân tố biến đổi khiến thiên hà ngừng hình thành hành tinh ở giai đoạn đầu”.

Mặc dù XMM-2599 đã ngừng hoạt động, các nhà nghiên cứu vẫn đang tiếp tục tìm hiểu, bởi vì họ không biết hôm nay nó sẽ trở thành thế nào.

Wilson nói thêm: “Chúng ta biết biết khối lượng của nó không thể mất đi đâu được, một vấn đề thú vị là xung quanh nó đã xảy ra chuyện gì”.

“Thời gian trôi qua, dưới tác dụng của trọng lực, liệu chúng có thu hút những hành tinh của các thiên hà gần đó để trở thành một thành phố thiên hà sáng chói không?”

Một tác giả khác của báo cáo nghiên cứu này, Michael Cooper, tiến sĩ của trường đại học Riverside California cho rằng, sau khi XMM-2599 dừng hoạt động “Có lẽ trong 11,7 tỷ năm tiếp theo của lịch sử vũ trụ, tại vị trí của nó, XMM-2599 sẽ trở thành một trong những thiên hà sáng chói và to lớn nhất trong vũ trụ chúng ta”.

“Hoặc nó sẽ tiếp tục tồn tại độc lập, hoặc chúng ta có thể gặp tình huống đan xen giữa hai kết quả này”, Michael Cooper nói.

 

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/256857

The post Thiên hà “Quái vật” 10 tỷ năm trước đột ngột tử vong một cách thần bí first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Phát hiện 139 tiểu hành tinh trong hệ Mặt Trờihttps://chanhkien.org/2020/08/phat-hien-139-tieu-hanh-tinh-trong-he-mat-troi.htmlTue, 18 Aug 2020 14:30:05 +0000https://chanhkien.org/?p=26483[ChanhKien.org] Các nhà khoa học gần đây đã phát hiện 139 hành tinh mà trước nay chưa từng xuất hiện. Chúng đều là những hành tinh rất nhỏ, chuyển động quanh Mặt Trời ở quỹ đạo xa hơn sao Hải Vương. Trước đây các nhà khoa học từng xác định rằng hành tinh xa nhất […]

The post Phát hiện 139 tiểu hành tinh trong hệ Mặt Trời first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org]

Các nhà khoa học gần đây đã phát hiện 139 hành tinh mà trước nay chưa từng xuất hiện. Chúng đều là những hành tinh rất nhỏ, chuyển động quanh Mặt Trời ở quỹ đạo xa hơn sao Hải Vương.

Trước đây các nhà khoa học từng xác định rằng hành tinh xa nhất trong hệ mặt trời là sao Hải Vương, cho đến tận năm 1930 họ mới phát hiện ra sao Diêm Vương là hành tinh đầu tiên nằm ngoài sao Hải Vương. Các nhà khoa học gọi tất cả các thiên thể ở xa hơn sao Hải Vương là các thiên thể nằm ngoài sao Hải Vương (Trans-Neptunian object, TNO), đó là thuật ngữ để chỉ bất kỳ tiểu hành tinh nào trong hệ Mặt Trời có khoảng cách quỹ đạo bình quân xa hơn sao Hải Vương.

Cho đến nay, các nhà khoa học đã phát hiện ra tổng cộng khoảng 3.000 thiên thể ngoài sao Hải Vương, vì số lượng các thiên thể mới được khám phá ra trong nghiên cứu này tương đương với 5% trong tổng số thiên thế mới được phát hiện ra, đây là con số rất đáng chú ý.

Số liệu quan trắc của Nhóm nghiên cứu thuộc dự án khảo sát năng lượng tối (DES) từ năm 2013 đến năm 2017 đã phát hiện ra những thiên thể này. Mục tiêu của dự án này là nghiên cứu năng lượng tối, mặc dù các nhà nghiên cứu chưa tìm thấy năng lượng tối, nhưng họ đã thu được những kết quả bất ngờ này.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khoảng cách của các hành tinh mới được phát hiện này tới Mặt Trời gấp 30 đến 90 lần khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt trời.

Nghiên cứu này gần đây đã được công bố trên Tạp chí Vật lý thiên văn (Astrophysical Journal Supplement Series,ApJS)

(Đại Kỷ Nguyên)

 

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/257945

The post Phát hiện 139 tiểu hành tinh trong hệ Mặt Trời first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Sự suy yếu của từ trường Trái Đất trên quy mô lớn là dấu hiệu đảo cực từhttps://chanhkien.org/2020/06/su-suy-yeu-cua-tu-truong-trai-dat-tren-quy-mo-lon-la-dau-hieu-dao-cuc-tu.htmlSun, 21 Jun 2020 01:22:05 +0000https://chanhkien.org/?p=26426[ChanhKien.org] Từ trường Trái Đất rất quan trọng đối với mọi sự sống trên Trái Đất, không chỉ ảnh hưởng đến nhiều hành vi của sinh vật mà còn bảo vệ chúng ta khỏi bão Mặt Trời và các tia vũ trụ tập kích bất ngờ đến Trái Đất. Tuy nhiên, Cơ quan Vũ trụ […]

The post Sự suy yếu của từ trường Trái Đất trên quy mô lớn là dấu hiệu đảo cực từ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org]

Từ trường Trái Đất rất quan trọng đối với mọi sự sống trên Trái Đất, không chỉ ảnh hưởng đến nhiều hành vi của sinh vật mà còn bảo vệ chúng ta khỏi bão Mặt Trời và các tia vũ trụ tập kích bất ngờ đến Trái Đất. Tuy nhiên, Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) gần đây đã phát hiện ra rằng từ trường Trái Đất kéo dài từ Châu Phi đến Nam Mỹ đang suy yếu. Nó đã ảnh hưởng đến các vệ tinh nhân tạo và máy bay và được coi là một dấu hiệu cho thấy sự đảo ngược của các cực Nam và Bắc của Trái Đất.

Một khu vực rộng lớn bao gồm cả đại dương và đất liền trải rộng từ Nam Mỹ đến cực nam Châu Phi, đã trải qua các sự kiện bất thường trong những năm gần đây. Một số lượng lớn vệ tinh nhân tạo và máy bay đã gặp sự cố kỹ thuật liên tiếp trong khu vực này. Ngày 20 tháng 5, ESA công bố báo cáo nghiên cứu chứng minh, trường địa từ đang suy yếu do những lý do chưa biết, và còn tạo video liền mạch miêu tả sự thay đổi của từ trường qua các năm.

Các nhà nghiên cứu nói rằng khu vực rộng lớn nơi cường độ từ trường giảm từ Nam Mỹ đến Châu Phi được gọi là “Dị thường Nam Đại Tây Dương”. Cường độ từ trường ở khu vực này đã giảm gần 10% trong 50 năm qua. Điều đáng chú ý là khu vực dị thường hiện đang di chuyển về phía tây với tốc độ 20 km mỗi năm, được coi là một dấu hiệu đảo ngược của các cực Bắc và Nam.

Báo cáo cho thấy ngày càng có nhiều vệ tinh nhân tạo và phi thuyền vũ trụ gần Trái Đất trong khu vực đang gặp sự cố kỹ thuật, nguyên nhân là sau khi từ trường Trái Đất suy yếu, các hạt vũ trụ xuyên qua và làm nhiễu các thiết bị. Nếu từ trường Trái Đất tiếp tục có xu hướng suy yếu không giảm, tương lai sẽ có nhiều trường hợp tương tự xuất hiện.

 

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/259266

The post Sự suy yếu của từ trường Trái Đất trên quy mô lớn là dấu hiệu đảo cực từ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Phát hiện về thiên hà xoắn ốc xa xôi nhất thách thức học thuyết Big banghttps://chanhkien.org/2018/02/phat-hien-ve-thien-ha-xoan-oc-xa-xoi-nhat-thach-thuc-hoc-thuyet-big-bang.htmlMon, 26 Feb 2018 12:36:37 +0000http://chanhkien.org/?p=25210Tác giả: Tiêu Lộ [ChanhKien.org] Ảnh: Thiên hà A1689B11 được quan sát bởi kính viễn vọng Hubble. Mũi tên hai đầu trong hình vuông chỉ phương hướng trục chủ của thiên hà xoắn ốc, hình vuông phía dưới bên phải là hình ảnh phóng to của thiên hà xoắn ốc. Chụp bởi: Kính viễn vọng […]

The post Phát hiện về thiên hà xoắn ốc xa xôi nhất thách thức học thuyết Big bang first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Tiêu Lộ

[ChanhKien.org]

Ảnh: Thiên hà A1689B11 được quan sát bởi kính viễn vọng Hubble. Mũi tên hai đầu trong hình vuông chỉ phương hướng trục chủ của thiên hà xoắn ốc, hình vuông phía dưới bên phải là hình ảnh phóng to của thiên hà xoắn ốc. Chụp bởi: Kính viễn vọng Hubble/NASA

Ảnh:  Thiên hà xoắn ốc BX442. Chụp bởi: David Law/Viện thiên văn học và vật lý thiên văn Dunlap.

Theo báo cáo từ website Thiên văn (Astronomy.com) ngày 26 tháng 1 năm 2018, các nhà thiên văn học có thể đã phát hiện ra thiên hà xoắn ốc xa xôi nhất từ trước đến nay. Nhóm các nhà nghiên cứu đến từ Australia sử dụng kính viễn vọng thiên văn Gemini North ở Hawai đã đo đạc được một dịch chuyển đỏ (redshift) của một thiên hà rất xa xôi. Thiên hà này có số hiệu là A1689B11, dịch chuyển đỏ lên đến 2.54, vượt qua thiên hà xa xôi nhất BX442 (dịch chuyển đỏ là 2.1765). Khi xác định rõ đó là thiên hà dạng xoắn ốc, nó sẽ thay thế thiên hà BX442 trở thành thiên hà xoắn ốc xa xôi nhất cho đến nay. Phát hiện này đã được đăng trên Tạp chí Vật lý thiên văn học vào tháng 11/2017.

Thiên hà xoắn ốc là loại thiên hà có hình dạng xoắn với các nhánh xoắn ốc. Hệ Ngân hà của chúng ta là một dạng thiên hà xoắn ốc điển hình. Do nhánh xoắn ốc thường không sáng bằng vùng trung tâm thiên hà, nên rất khó xác định được thiên hà xa xôi này có nhánh xoắn ốc hay không. Do sự giãn nở của vũ trụ, các thiên hà càng xa lại có dịch chuyển đỏ càng lớn, điều này khiến cho việc xác định vùng trung tâm của thiên hà trở nên rất khó khăn, bởi vậy càng khó khăn hơn cho các nhà khoa học để xác định được hình dạng của thiên hà. Thật may mắn là việc quan trắc thiên hà A1689B11 lần này nhờ ảnh hưởng của thấu kính hấp dẫn đã đạt được hiệu quả phóng đại rất tốt, nhờ vậy các nhà thiên văn học mới có cơ hội quan sát kỹ lưỡng thiên hà này. (Các thấu kính hấp dẫn được tạo ra bởi các cụm thiên hà khổng lồ và vật chất tối, cụm thiên hà uốn cong và khuếch đại ánh sáng của các thiên hà đằng sau nó giống như một thấu kính bình thường nhưng ở quy mô lớn hơn nhiều).

Theo học thuyết Big bang (Vụ nổ lớn), các thiên hà trong vũ trụ thời kỳ đầu được tạo thành một cách không có quy tắc và thường có những hình dạng kỳ quái. Khoảng 3,5 tỷ năm sau vụ nổ, vũ trụ mới hình thành số lượng lớn các thiên hà xoắn ốc có quy tắc. Căn cứ theo học thuyết này thì thiên hà A1689B11 được phát hiện hình thành vào 2,5 tỷ năm sau vụ nổ, trước đó thiên hà BX442 được phát hiện hình thành vào 3 tỷ năm sau vụ nổ. Vào thời kỳ sớm như vậy thì không thể hình thành thiên hà xoắn ốc có quy tắc và hình dạng được. Một số nhà thiên văn học cho rằng rất có khả năng vũ trụ vào thời sơ khai đã tồn tại rất nhiều những thiên hà xoắn ốc như vậy, nhưng do kỹ thuật quan trắc hiện nay còn hạn chế nên rất khó phán đoán được hình dạng của những thiên hà xa xôi. Kính thiên văn không gian James Webb sắp hoàn thành thay thế kính thiên văn không gian Humble sẽ có khả năng quan sát ở tầm xa hơn, rất có thể sẽ giúp chúng ta phát hiện ra nhiều thiên hà xoắn ốc xa xôi hơn. Những phát hiện mới này không nghi ngờ gì chính là thách thức to lớn đối với học thuyết Big bang.

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/242026

 

The post Phát hiện về thiên hà xoắn ốc xa xôi nhất thách thức học thuyết Big bang first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Loạt bài nhận thức về vũ trụ chân thực (4): Nhận thức về nhân loạihttps://chanhkien.org/2017/11/loat-bai-nhan-thuc-ve-vu-tru-chan-thuc-4-nhan-thuc-ve-nhan-loai.htmlThu, 30 Nov 2017 11:28:03 +0000http://chanhkien.org/?p=25169[ChanhKien.org] Vũ trụ hình thành như thế nào? Con người từ đâu đến? Vũ trụ phải chăng không có biên giới? Ngước nhìn lên bầu trời đầy rẫy các vì tinh tú, biết bao người đã từng tự hỏi bản thân như vậy. Nhưng dù có tra cứu tất cả các sách vở kinh điển […]

The post Loạt bài nhận thức về vũ trụ chân thực (4): Nhận thức về nhân loại first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org] Vũ trụ hình thành như thế nào? Con người từ đâu đến? Vũ trụ phải chăng không có biên giới? Ngước nhìn lên bầu trời đầy rẫy các vì tinh tú, biết bao người đã từng tự hỏi bản thân như vậy. Nhưng dù có tra cứu tất cả các sách vở kinh điển vẫn khó có thể tìm được đáp án đầy đủ. Đây đích thị là câu hỏi vĩnh viễn không có lời giải của nhân loại.

Ngành vũ trụ học hiện đại đã đưa ra nhiều giả thuyết về sự hình thành của vũ trụ: từ thuyết Thiên cầu đồng tâm (geocentric – Trái Đất là trung tâm của vũ trụ) đến thuyết Nhật tâm (heliocentric – Mặt Trời là trung tâm của vũ trụ), từ thuyết Vụ nổ lớn (Big bang) đến thuyết Đa vũ trụ (multiverse), những phát hiện mới liên tục phủ định những nhận thức cũ. Phát hiện mới nhất cho thấy, vũ trụ của chúng ta có lẽ chỉ là một trong vô số các vũ trụ đan xen ngang dọc, thế giới ba chiều quen thuộc với chúng ta có lẽ chỉ là một thế giới hư huyễn. Quá khứ, hiện tại, tương lai có lẽ cùng đồng thời tồn tại. Những nghiên cứu phát hiện này đã hoàn toàn lật ngược lại những lý giải hiện hữu về vũ trụ của chúng ta. Trực giác của chúng ta đối với sự vật quen thuộc sao có thể nhận biết sai đến vậy chứ? Những điều quá kinh ngạc này có lẽ sẽ khiến bạn phải đặt câu hỏi rằng rốt cuộc mức độ đáng tin cậy của những nghiên cứu này ra sao. Loạt bài này sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu những nghiên cứu phát hiện mới nhất, đồng thời cũng mở ra một cánh cửa mới cho bạn đọc, biết đâu từ đây bạn có thể tìm ra được manh mối về vũ trụ chân thực.

Nhân loại từ đâu đến? Nhân loại sẽ đi về đâu? Ý nghĩa của đời người rốt cuộc là gì? Những câu hỏi từ thiên cổ này khiến nhân loại trở nên bối rối, và cũng khích lệ nhân loại tìm kiếm câu trả lời. Mặc dù nhìn từ góc độ khoa học, thuyết tiến hóa của Darwin không hề có tính khoa học nào, cho đến tận bây giờ vẫn chưa phát hiện được bất kỳ chứng cứ nào về quá trình quá độ giữa hai vật chủng tiến hóa, nhưng khoa học hiện đại vẫn đang lựa chọn thuyết tiến hóa làm lý luận về nguồn gốc của nhân loại.

Nhà thiên văn học nổi tiếng Halley là bạn thân của Newton, ông nổi tiếng bởi đã tính được quỹ đạo di chuyển của sao chổi Halley. Halley không tin rằng mọi thứ trong vũ trụ là do Thần tạo ra. Một hôm, Halley đến thăm Newton, nhìn thấy một mô hình hệ mặt trời do Newton chế tác mà cảm thán không thôi. Ở trung tâm của mô hình này là một mặt trời mạ vàng, các hành tinh được bài trí ngay ngắn xung quanh, chỉ cần kéo cần quay thì các hành tinh lập tức chuyển động hài hoà theo quỹ đạo của mình, vô cùng mỹ diệu. Halley hỏi Newton rằng mô hình này do ai tạo ra, Newton trả lời rằng mô hình này không có ai thiết kế và chế tạo, chẳng qua là các loại vật liệu ngẫu nhiên va vào nhau mà tạo thành. Halley nói, vô luận thế nào cũng phải là do ai đó tạo ra, hơn nữa người đó là một thiên tài. Lúc này Newton vỗ vai Halley nói: “Cái mô hình này tuy rất tinh xảo, nhưng so với Hệ mặt trời thực tế thì thực sự không là gì cả. Ngay cả ông còn tin rằng có người chế tạo ra nó, vậy thì Hệ mặt trời tinh xảo hơn cái mô hình này hàng trăm triệu lần, há không phải có một vị Thần toàn năng dùng trí huệ to lớn của mình sáng tạo ra nó sao?” Halley đột nhiên tỉnh ngộ, cuối cùng cũng tin rằng có Thần tồn tại.

Nếu thiên thể to lớn kia cũng là kiệt tác của Thượng đế, vậy thân thể người nhỏ bé này thì sao? Bí ẩn của thân thể người cho đến nay vẫn là chỗ mê mà khoa học khó giải thích được, thân thể người từ kết cấu đến cơ năng cơ chế đều vô cùng tinh diệu, hoàn mỹ. Gần như không có khoa học gia nào có thể phủ nhận điều này, tuy nhiên họ thà tin rằng đây là sản vật do quy luật tự nhiên tạo nên còn hơn tin rằng do trí huệ to lớn của Thượng đế tạo nên, cũng giống như họ vẫn tin vào những học thuyết về vũ trụ cho rằng sự xuất hiện của Địa cầu và nhân loại là sản phẩm của thuyết xác suất vậy. Nếu như có người cho rằng cho một con khỉ chơi đàn loạn cả lên, sau khi chơi rất nhiều lần, nhất định nó sẽ chơi được một danh khúc nổi tiếng thế giới, bạn sẽ thấy cách suy nghĩ này đúng là ngây thơ ấu trĩ phải không? Vậy mà khi tìm hiểu về nguồn gốc của nhân loại và vũ trụ, khoa học hiện đại lại coi sự việc chắc chắn không thể xảy ra này là điều thực tế có thể xảy ra.

Khoa học hiện đại cho rằng vũ trụ chúng ta khởi nguyên từ một vụ nổ lớn ước chừng xảy ra vào 13,7 tỷ năm trước. Sau khi xảy ra vụ nổ lớn, vũ trụ từ trạng thái rất có trật tự dần dần chuyển thành trạng thái mất trật tự và hỗn loạn, tuy nhiên điều đáng kinh ngạc là trong khoảng thời gian đó, những hạt bụi không có trật tự trong vũ trụ lại tổ hợp thành các loại lạp tử, các lạp tử va chạm vào nhau mà hình thành các hành tinh và tinh hệ. Khoảng 5 tỷ năm trước, Mặt trời của chúng ta được hình thành một cách kỳ diệu từ trong một cột xoáy khí tại hệ Ngân hà. Xung quanh hằng tinh này lại còn sản sinh ra các hành tinh, vệ tinh và tiểu hành tinh khác, trong đó có một hành tinh chính là Trái đất của chúng ta. Trên bề mặt Địa cầu của chúng ta khi đó núi lửa luôn phun trào, mưa thiên thạch không ngừng rơi. Do thiên thạch không ngừng va chạm nên đã xuất hiện nước và bầu khí quyển. Nguyên tử và năng lượng hòa vào nhau, từ đó tạo ra tế bào sống đơn giản đầu tiên, trải qua vài triệu năm đột biến và chọn lọc tự nhiên, tảo, sứa và giun dẹp xuất hiện. Trải qua quá trình tiến hóa lâu dài, loài cá xuất hiện trong các đại dương ở trên Trái đất, một số loài cá tiến hóa thành loài lưỡng cư, qua chọn lọc tự nhiên mà phát triển thành loài bò sát. Một phân nhánh loài bò sát lại tiến hóa thêm một bước nữa thành nhiều chủng loại sinh vật, bao gồm cả động vật có vú. Ước chừng khoảng 600.000 năm trước, một bầy linh trưởng tiến hóa thành thủy tổ của nhân loại. Đây là nguồn gốc của nhân loại mà chúng ta biết được thông qua mô tả của thuyết tiến hóa.

Mặc dù các nhà khoa học đều rất kinh ngạc cho rằng trong quá trình này hẳn phải xảy ra rất nhiều sự trùng hợp ngoài sức tưởng tượng mới có thể có sự xuất hiện của nhân loại; mặc dù cho tới nay chưa từng phát hiện chứng cứ về sự tiến hóa giữa hai loài vật hay loài vật quá độ nào; mặc dù các nhà khoa học biết rằng đột biến, khuyết thiếu gen cũng chỉ bất quá tạo ra một chút dị hình, khuyết tật, chứ không thể biến đổi một loài này thành một loài khác được, thế nhưng khoa học vẫn cố chấp chọn thuyết tiến hóa là lý luận về khởi nguyên của nhân loại, lại còn đưa nó vào gần như tất cả các sách giáo khoa, lấy phương thức tiên nhập vi chủ (cái gì vào trước sẽ làm chủ) để cưỡng chế học sinh tiếp thu thuyết tiến hóa. Suốt một thế kỷ nay, thuyết tiến hóa luôn chiếm vị trí chủ lưu trong giới học thuật, rất nhiều người tin tưởng nó mà không chút nghi ngờ.

Những chứng cứ về nền văn minh tiền sử liên tục được tìm thấy đang đặt ra những thách thức đối với thuyết tiến hóa. Ví dụ như ở đồi Clark thuộc Nam Phi đã phát hiện thấy mấy trăm quả cầu bằng vàng, theo khảo sát, tầng địa chất nơi những quả cầu bằng vàng này được tìm thấy có niên đại khoảng 2,8 tỷ năm, các lỗ khảm xung quanh những quả cầu vô cùng tinh xảo, các chuyên gia kỹ thuật chế tạo kim loại cho rằng rất khó có thể nhận định đây là quá trình hình thành của tự nhiên.

Tại mỏ quặng Uranium Oklahu ở nước cộng hoà Gabon thuộc Châu Phi, người ta đã phát hiện ra một lò phản ứng hạt nhân cỡ lớn. Nghiên cứu xác nhận rằng lò phản ứng hạt nhân này đã được xây dựng từ 2 tỷ năm trước và vận hành trong khoảng 500.000 năm. Điều đáng kinh ngạc và gây hứng khởi cho các nhà khoa học hiện nay là sơ đồ kết cấu xử lý chất thải hạt nhân của lò phản ứng hạt nhân này đảm bảo rằng cho dù chất thải hạt nhân vì lý do nào đó bị rò rỉ ra khỏi lớp bên trong thì phóng xạ hạt nhân cũng sẽ bị các lớp bên ngoài hấp thụ.

Trong lớp trầm tích nham thạch kỷ Cambri thuộc Antelope Springs, bang Utah, Mỹ các nhà khảo cổ học đã phát hiện hóa thạch dấu chân của một người trưởng thành có đi giày và dấu chân của một đứa trẻ giẫm lên một con bọ ba thùy. Mà bọ ba thùy là loài sinh vật sống từ 600 triệu năm đến 260 triệu năm về trước, chúng đã bị tuyệt chủng từ rất lâu rồi.

Vào thế kỷ 19, những bức bích hoạ được tìm thấy trong động Raska ở phía nam nước Pháp và động Altamira ở Tây Ban Nha đã khiến nhiều nhà khảo cổ học chấn động. Những bức bích hoạ này được vẽ rất sống động và chúng có niên đại từ hơn 17.000 năm về trước.

Người ta còn phát hiện ra rất nhiều chứng cứ khác về những thời kỳ văn minh phát triển của nhân loại tiền sử, những chứng cứ này đủ để lật đổ thuyết tiến hóa. Nhưng trước những phát hiện này, giới khoa học lại luôn im lặng, làm như không thấy. Vậy cớ sao chúng ta lại có thể tin tưởng tuyệt đối vào một lý thuyết không có bất cứ bằng chứng nào chứng minh, rằng loài người là từ khỉ tiến hóa mà thành chứ? Thậm chí bản thân Darwin từng nói: “Nếu như thuyết chọn lọc tự nhiên của tôi phải dựa vào quá trình tiến hóa đột biến mới có thể giải thích được thì tôi sẽ quẳng nó đi như một đống rác”. Tại sao chúng ta phải ôm chặt cái thứ mà ngay cả Darwin cũng coi là đống rác vậy?

Trong hầu hết các nền văn minh cổ đại, người xưa đều tin rằng Thần tạo ra nhân loại. Vậy người xưa đã sai hay là người hiện đại đã đánh mất lý trí của mình? Nhân loại từ đâu đến? Ý nghĩa của đời người là gì? Đại sư Lý Hồng Chí đã sớm chỉ ra cho chúng ta chỗ mê này qua các bài giảng Pháp của Ngài.

Cấu thành của vũ trụ hoàn toàn không giống như khoa học gia hiện nay nói là do vụ nổ lớn hình thành. Con người căn bản là không phải từ loài vượn tiến hóa mà ra. Mới đầu khi Darwin đưa ra thuyết tiến hóa, thuyết tiến hóa là sơ hở trăm bề. Bản thân ông ta cũng là ngại ngùng lo lắng mà đưa ra, chỗ thiếu sót lớn nhất trong đó chính là không có một quá trình lịch sử tương đối dài ở trung gian từ vượn tiến hóa thành người. [Di] vật thật cho đến hiện nay cũng không có xuất hiện, đến ngày nay đều không tìm được, nhưng con người lại tiếp nhận, mà còn tin như là chân lý vậy.[2]

Vậy nhân loại sinh ra như thế nào? Đại sư Lý Hồng Chí bắt đầu nói từ thời điểm khởi đầu của vũ trụ chúng ta:

Vũ trụ tối [nguyên] sơ không có nhiều tầng thứ hướng dọc như thế này, cũng không có nhiều tầng thứ hướng ngang như thế này, nó rất là đơn nhất. Trong quá trình nó phát triển vận chuyển thì sản sinh các sinh mệnh, tức là điều mà chúng ta gọi là ‘sinh mệnh tối nguyên thuỷ’, họ là đồng hóa với vũ trụ, không tồn tại những thứ bất hảo. Đồng hóa vũ trụ, chính là cùng giống như vũ trụ, hết thảy công năng trong vũ trụ thì họ đều có. Thuận theo sự phát triển và diễn hóa của vũ trụ, bèn xuất hiện một số thiên quốc. Về sau xuất hiện càng ngày càng nhiều sinh mệnh hơn, tại tầng thứ thấp của chúng ta mà giảng, thì chính là hình thành các quần thể xã hội, và phát sinh những liên hệ với nhau. Trong quá trình diễn biến ấy, có những người đã phát sinh biến đổi, càng ngày càng rời xa đặc tính vũ trụ, biến thành không còn tốt như thế nữa, thần thông cũng nhỏ đi. Cho nên người luyện công phải giảng “quy chân”, chính là hồi quy về trạng thái nguyên thuỷ, tầng thứ càng cao, càng đồng hóa với vũ trụ, bản sự sẽ càng lớn. Bấy giờ trong sự diễn hóa của vũ trụ một số sinh mệnh biến thành bất hảo rồi, mà không thể huỷ diệt họ, bèn nghĩ biện pháp để họ đề cao trở lại đồng hóa với vũ trụ, để họ tới một tầng thứ thấp hơn, chịu chút khổ, đề cao đề cao. Sau này không ngừng có những người tới tầng thứ đó. Rồi sau đó ở tầng thứ đó phát sinh sự phân hóa, người mà tâm tính bất hảo hơn nữa, không ngụ tại tầng thứ đó được nữa, vì thế sáng tạo một tầng thứ thấp hơn nữa. Cứ như thế, càng ngày càng hạ xuống, dần dần phân hóa, một mạch cho tới hôm nay, sinh ra tầng thứ này nơi nhân loại chúng ta đang ở. Đó chính là [nguồn gốc] nguyên lai của nhân loại.[3]

Từ các bài giảng Pháp của Đại sư Lý Hồng Chí chúng ta biết rằng, vốn dĩ trong tầng thứ này của Trái Đất lúc đầu cũng không phải là nhân loại giống như chúng ta ngày nay, mà đều là các sinh mệnh giống như sinh vật ngoài hành tinh. Vậy thì tại tầng thứ nhân loại này tại sao lại xuất hiện nhân loại giống như chúng ta hôm nay? Nguyên lai trong đó còn bao hàm những bí ẩn rộng lớn, thâm sâu hơn nữa, liên quan tới việc thay thế giữa vũ trụ cũ và vũ trụ mới cũng như tới việc cứu độ chúng sinh vũ trụ. Đại sư Lý Hồng Chí đã mở ra chỗ mê vạn cổ này.

Pháp lý “thành, trụ, hoại, diệt, không” của đại khung vũ trụ cũ đã đặt định ra kết cục cuối cùng. Vì không muốn chứng kiến sự hủy diệt cuối cùng của đại khung vũ trụ, trân quý sinh mệnh nguyên thủy của đại khung vũ trụ, Sáng thế chủ đã mang theo Đại Pháp vũ trụ viên dung bất phá tới cứu đại khung. Tầng thứ mà nhân loại sinh tồn này là tầng thứ sinh mệnh thấp nhất trong vũ trụ. Vì để sinh mệnh trong tầng thứ này có thể được cứu độ, Sáng thế chủ đã lựa chọn hồng truyền Đại Pháp vũ trụ từ tầng thứ này.

Tôi từng giảng cho mọi người, rằng cứu độ chúng sinh rất khó, nếu muốn khiến toàn chỉnh thể, mỗi từng sinh mệnh ở các tầng đều có thể đắc Pháp, đều có thể được cứu độ, thì ắt phải lựa chọn giảng Pháp ở nhân loại nơi tầng thứ thấp nhất trong các sinh mệnh vũ trụ, nhờ đó mà sinh mệnh các tầng thứ đều có thể nghe được.[5]

Chính vì Pháp sẽ truyền xuất ra từ tầng thứ con người nơi đây, do vậy trong tiểu vũ trụ của chúng ta mới xuất hiện Tam giới và nhân loại giống như chúng ta hôm nay:

Vậy hỏi tại sao lần này hình hài của nhân loại chúng ta lại trở thành như thế này? Bởi vì như chư vị đã biết Đại Pháp của vũ trụ là được truyền tại nơi đây; trong thời hết sức xa xưa trong lịch sử đã hoạch định hết thảy cơ sở cho Đại Pháp hồng truyền sau này; nếu một thứ nào đó giống như động vật mà đến nghe Pháp thì đó chính là vũ nhục Đại Pháp; do vậy chư Thần đã phỏng theo hình tượng của bản thân mà tạo nên con người ngày nay. Trong tôn giáo tại phương Tây, người ta biết rằng Yahweh đã phỏng theo hình tượng bản thân mà tạo nên con người; người dân phương Đông đã biết rằng, Nữ Oa đã phỏng theo hình tượng bản thân mà tạo nên con người; còn có những vị Thần khác, cũng đã tạo ra những con người khác. Nếu mà quá khứ [trước đó] ở hoàn cảnh Trái Đất mà tạo thành các sinh mệnh có cùng hình tượng với chư Thần, thì điều ấy tương đương với vũ nhục chư Thần, là sự bất kính lớn nhất đối với chư Thần; do vậy không thể tạo thành con người ở nơi này với hình tượng chư Thần. Tuy rằng con người ngày nay được tạo thành cùng hình tượng với chư Thần, nhưng chư Thần không còn tiếp nhận con người là đồng loại của họ, bởi vì phương thức sinh hoạt của con người đã khác hẳn với chư Thần. Chỉ có cái bên ngoài của con người, hình tượng là giống với Thần.[4]

Nguyên lai bởi Sáng thế chủ muốn cứu vớt một bộ phận đại khung vũ trụ cũ nên mới xuất hiện nhân loại giống như chúng ta hôm nay, mới tạo thành Tam giới với không gian đặc thù như thế này. Do Sáng thế chủ đã đến tầng thứ nhân loại này, nên mọi thứ trên Trái Đất đều phát sinh biến hóa, cũng trở thành tâm điểm và trung tâm cứu độ toàn bộ đại khung vũ trụ. Cũng vì lý do này mà Thần của các tầng thứ đều đã an bài rất cẩn trọng. Đại sư Lý Hồng Chí còn tiết lộ rất nhiều thiên cơ nữa, để đảm bảo việc hồng truyền Đại Pháp không xuất hiện sai lệch, Thần đã an bài hai thời kỳ địa cầu:

Như vậy Trái đất vào kỳ này bắt đầu từ 100 triệu năm về trước; có người trong chúng ta ngồi đây nghĩ rằng: ‘Tôi học trong sách giáo khoa là từ 3,5 đến 4,5 tỷ năm kia mà’. Tôi nói với mọi người, mỗi kỳ Trái đất đều là 100 triệu năm, Trái đất lần trước cũng là 100 triệu năm…

Những tinh cầu trước đây đã ở vị trí của Trái đất này cũng từng trải qua rất nhiều lần giải thể và tái tạo; trong vũ trụ có rất nhiều tinh cầu giải thể rồi, trôi dạt trong không gian hình thành cát bụi và các tinh thể nhỏ bé. Trong thiên thể rộng lớn [này] các tinh cầu không ngừng giải thể, không ngừng tổ hợp lại mới. Sự giải thể của chúng chính là những vụ nổ. Trái đất cũng là từ các Trái đất trước đó không ngừng nổ vỡ rồi lại tổ hợp lại mới mà thành; nổ vỡ một cái rồi lại tổ hợp một cái. Trong không trung này có rất nhiều cát bụi, có những cái rất lớn, có những cái như một tảng đá lớn, có những cái to đến mấy km2, có những cái thậm chí đến mấy trăm km2. Mỗi lần trên tinh cầu đều đã từng có [nền] văn minh, trên Trái đất lần trước cũng có [nền] văn minh; như thế trên rất nhiều khối lớn có trên đó các vật thể không bị hoàn toàn nổ vỡ nên lưu lại văn hóa của sinh vật trong quá khứ. Khi tổ hợp Trái đất một lần mới, thì những bụi vũ trụ ấy được ghép lại, tái tạo lại Trái đất một lần mới, do đó mới lưu lại những văn vật, những di tích văn minh của Trái đất lần trước đó hoặc của tinh cầu khác.[6]

Vậy tại sao không trực tiếp tạo ra lớp da người [ngay] vào thời truyền Pháp, [lúc] chư Thần xuống đây nghe Pháp, [mà] phải tạo ra con người từ trước trong lịch sử lâu như vậy? Mọi người cần biết rằng, khi Thần tạo ra con người, thì không thể lấy tư tưởng ý thức của mình mà tạo vào trong đó, bởi vì như thế sẽ thành vị Thần hoàn chỉnh, không phải con người nữa; vậy không ổn. Tuy rằng con người mang hình tượng của Thần, nhưng Thần không thể coi con người là đồng loại, bởi vì hành vi của con người khác hẳn hành vi của Thần. Hỏi con người đương sơ như thế nào? Kết cấu thân thể con người là do Thần tạo, do đó trong không gian này thì nó là hệ thống thân người hoàn mỹ nhất, các sinh mệnh tinh cầu khác đều phải tấm tắc! Tất nhiên nó cũng bao gồm ba hồn bảy phách, cấu thành một thân thể người hoàn chỉnh. Nếu không có ba hồn bẩy phách, thì chỉ là thân thể bề ngoài thôi, cũng gọi là ‘lớp da người’. Khái niệm ‘lớp da người’ này hoàn toàn khác với khái niệm lớp da mà con người nhìn nhận. Thần nhìn nhận rằng cái mà do hết thảy những vi lạp phân tử tổ hợp mà thành thân thể người nơi bề mặt nhất, gồm cả xương, huyết, nội tạng cũng như hết thảy kết cấu bề mặt của thân người; cũng là từ trên vi quan nhìn xuống thì đó là [phần] các tế bào phân tử ở bề mặt tạo thành người, là hết thảy những gì dùng tròng mắt con người có thể nhìn thấy trong giải phẫu, Thần gọi toàn bộ cái phần kết cấu bề mặt đó là lớp da người, chứ không phải chỉ là lớp da mà con người vẫn nhìn nhận.[6]

Nhận thức của khoa học hiện đại về nhân loại vẫn chỉ dừng lại ở bề mặt thân thể người, hơn nữa còn cho rằng tổ chức bề mặt thân thể người chính là toàn bộ con người, bởi vậy học thuyết đa vũ trụ dự đoán rằng do sự sắp xếp của các nguyên tử là có giới hạn nên sẽ có một bản sao của vũ trụ chúng ta cũng như một bản sao của chính chúng ta tại nhiều vũ trụ. Hơn nữa họ mở ra triển vọng trong tương lai có thể lợi dụng hiện tượng rối lượng tử để dịch chuyển thân thể đến những nơi xa xôi trong nháy mắt. Là sinh mệnh sống, sự khác biệt giữa người với người không chỉ nằm ở sự sắp xếp khác nhau giữa các lạp tử. Khoa học thực chứng không thể chứng thực sự tồn tại của những tầng thứ thâm sâu hơn, đây chính là hạn chế của nó.

Thân thể người ta nếu không có nguyên thần của mình, không có tính khí tính cách, đặc tính, không có những thứ ấy, thì chính là một tảng thịt; nó không thể là một con người hoàn chỉnh, có mang theo cá tính tự ngã độc lập. [7]

Khoa học thực chứng chỉ thừa nhận thân thể vật chất, những thứ vượt ra ngoài nhận thức của khoa học thực chứng như sự tồn tại của nguyên thần, tính khí, tính cách, đặc tính thì nó vẫn luôn phản đối và bài xích, cho nên khoa học thực chứng hiện tại vĩnh viễn không thể nhận thức một cách đầy đủ về nhân loại.

Sự xuất hiện của nhân loại và Tam giới như ngày nay là bởi Đại Pháp vũ trụ sẽ hồng truyền tại tầng thứ nhân loại này, vậy con người được tạo ra vào lúc đầu sẽ như thế nào?

Không có nội hàm nào cả, không có năng lực gánh nhận nào hết, không có bất kể tư duy khái niệm hoàn chỉnh nào để nhận thức hết thảy sự vật trong không gian này. Con người như thế cần phải trải qua tháng năm lâu dài, để tư tưởng con người dần dần nâng dần lên, có được nội hàm bên trong và năng lực gánh nhận; điều ấy không phải một thời gian ngắn mà làm cho được; do vậy trong suốt 100 triệu năm ấy chính là để làm việc này. Biểu hiện của con người hôm nay, gặp việc không sợ, bình tĩnh trầm xuống, suy xét một cách có lý trí, thậm chí còn có được năng lực sáng tạo. Con người có thể có được tư tưởng và trạng thái tư duy bình thường như vậy, ấy là do chư Thần đã cố ý cấp cho con người trong bao nhiêu tháng năm lâu dài trong lịch sử mà thành. Quá trình ấy, tôi nói với chư vị, đã liên tục kéo dài cho đến năm nghìn năm trước đây.[6]

 

Năm nghìn năm gần đây lúc văn hóa nửa Thần tại Trung Quốc, chính là bắt đầu con người quy phạm một cách có hệ thống có thể tiếp thụ tư tưởng của Pháp. …… Như vậy tư tưởng của con người quy phạm được tạo ra mà khi nghe Pháp có thể nghe hiểu được Pháp là như thế nào? Bởi vì Pháp cần giảng thế nào, thì cần tạo thành văn hóa nhân loại và tư tưởng con người như thế ấy. Con người toàn thế giới đều hiểu được thế nào gọi là ‘đức’, thế nào gọi là ‘tín’, thế nào gọi là ‘thiện’, thế nào gọi là ‘ác’, ‘tốt’ và ‘xấu’; đó là những [điều] cơ bản nhất. Ở Trung Quốc thì biểu hiện cụ thể hơn, nội hàm sâu sắc hơn, bởi vì Pháp cần truyền tại nơi này, việc ấy cần làm tại nơi này; do vậy tại nơi đó cần sáng tạo một văn hóa phong phú thật sự có khả năng nhận thức và lý giải được Pháp.[6]

 

‘Tam quốc diễn nghĩa’ [có] giảng về chữ ‘nghĩa’. Trải qua một triều đại, ba thế lực cùng nhau ganh sức đã thể hiện đầy đủ được nội hàm của chữ ‘nghĩa’. ……Ông Nhạc Phi thời Nam Tống đã biểu hiện được chữ ‘trung’. ‘Trung’ là gì, chư vị chỉ đơn thuần nói rồi giải thích là không ổn. Qua quá trình một triều đại, mới có thể làm người ta thật sự lý giải được nội hàm chân chính và quan hệ tại tầng thâm sâu của nó cho đến biểu hiện của hành vi.[6] 

Trong lịch sử còn có bách gia chư tử, còn có tư tưởng ‘trung dung’ của Khổng Tử đề xuất ra ‘nhân lễ nghĩa trí tín’, v.v. Thích Ca Mâu Ni, Lão Tử cũng như Jesus xuất hiện, mới làm cho con người hôm nay thật sự nhận thức được thế nào là ‘chính tín’ và ‘tu luyện’, thế nào là ‘Phật Đạo Thần’, hết thảy những điều như thế. Lịch sử đã làm tư tưởng con người hôm nay phong phú lên, làm cho con người có thể nhận thức lý giải Pháp, có thể đắc Pháp. Hết thảy quá trình lịch sử của nhân loại đều là để đặt định cho cơ sở này; nói cách khác, chính vì để truyền Đại Pháp nên mới tạo ra con người và văn hóa con người; chứ không phải Pháp là giảng cho phù hợp với văn hóa nhân loại, lại càng không phải là sản phẩm của văn hóa nhân loại. Đó là những điều mà trong năm nghìn năm chúng ta đã làm [ra vậy].[6]

Giảng đến đây, nói một cách hình tượng nhất thì xã hội nhân loại giống như vở kịch. Từng triều đại [tiếp nhau], nó giống như cuốn màn lên, một triều bắt đầu diễn. Một triều kết thúc, màn lớn kia hạ xuống. Lại cuốn lên, hoán đổi triều đại. Từng triều từng đại, từng triều từng đại cứ bước ra trường [diễn] như thế, tiếp duyên, lưu lại lịch sử, tạo cho lịch sử, tạo cho nhân loại những văn hóa cần thiết, biểu diễn từng màn từng màn như thế.[6]

Mỗi triều mỗi đại ấy, con người mỗi triều đều là người trời của một triều, là đại biểu từ các thiên thể xa xôi đến, đại biểu cho vô số chúng sinh tại đó tới đây kết duyên, [sao cho] trong Chính Pháp những chúng sinh ấy không lạc mất. Trong khi kết duyên của một triều thì lưu lại văn hóa mà họ mang theo. Kết duyên xong sang đời sau chuyển sinh đến vùng đất khác chờ đợi ngày Đại Pháp khai truyền. Mỗi triều đều như vậy, tất cả các dân tộc trên toàn thế giới đều qua chuyển sinh tại Trung Quốc. Bao gồm nhân dân của các quốc gia; trừ một số lớn những sinh mệnh thượng giới đã đến [chuyển sinh] vào lúc cận kỳ bắt đầu truyền Pháp trở về sau, thì nhân dân các nước trong lịch sử đều chuyển sinh qua Trung Quốc. Bất kể là con người của quốc gia nào, thì đầu tiên lúc chư vị vào Địa cầu thì là người Trung Quốc, bởi vì lần thứ nhất chuyển sinh của chư vị chính là ở đó.

Tuy vậy 90% con người hiện nay đều là các sinh mệnh đến từ cao tầng, hơn nữa đa số có tầng rất cao; [họ] chỉ lợi dụng lớp da người do Thần tạo ra từ trước, [còn] bản thân họ không có quan hệ trực tiếp với các Thần đã tạo ra sinh mệnh con người.[6]

Giờ đây chúng ta đã biết được nguyên lai của nhân loại, nguyên lai của Tam giới, cũng biết rằng có thể chúng ta đều đến từ những thiên thể xa xôi nào đó, đại biểu cho vô lượng chúng sinh nơi đó, tại thời khắc lịch sử vũ trụ mới thay thế vũ trụ cũ, chúng ta có thể đắc Pháp được cứu độ từ đó tiến nhập vào vũ trụ mới, quay trở về thiên đường trong vũ trụ mới. Thần truyền cấp cho nhân loại văn hóa tu luyện của Nho giáo, Thích giáo, Đạo giáo để giúp nhân loại giữ tiêu chuẩn đạo đức ở một mức cao, đồng thời cũng giúp nhân loại nhận thức được Đại Pháp căn bản cứu độ vũ trụ, để có thể vào lúc Sáng thế chủ tới thế gian mà đồng hóa Đại Pháp cùng Sáng thế chủ quay về thiên thượng. Tuy nhiên do pháp lý tương sinh tương khắc của vũ trụ cũ, thiện ác đồng tại, trong khi an bài nhân loại ở Tam giới đắc Pháp cũng đồng thời an bài các loại khảo nghiệm khi người ta đắc Pháp. Làm bại hoại đạo đức nhân loại, làm bại hoại chính tín của nhân loại đối với Thần, đây chính là an bài của ma. Bởi vì ma cho rằng con người chỉ có thể trải qua khảo nghiệm lớn như vậy mới xứng đắc được Pháp lớn thế này, mới xứng tiến nhập vào vũ trụ mới tốt đẹp vô tỷ.

Hiện nay chính là thời khắc vũ trụ cũ thay thế vũ trụ mới, trong tôn giáo giảng rằng đây là thời kỳ mạt pháp mạt kiếp. Vào thời kỳ này, vạn ma xuất thế, con cháu của ma chuyển sinh vào trong các ngành nghề ở nhân loại, làm bại hoại đạo đức nhân loại. Chúng còn chuyển sinh vào trong các tôn giáo, phá hoại giới luật của Thần Phật, làm những chuyện thương thiên hại lý và bại hoại đạo đức nhân loại, từ trong nội bộ tôn giáo mà làm bại hoại tôn giáo, làm bại hoại chính tín của con người đối với Thần Phật.

Thuận theo loại thiên tượng này, sự xuất hiện của thuyết tiến hóa chính là nhằm mục đích làm bại hoại đạo đức nhân loại, đồng thời căn bản làm bại hoại chính tín của nhân loại đối với Thần. Darwin đã từng nói: “Một con lợn trưởng thành còn trông giống người hơn bất cứ một bào thai người nào”, thuyết tiến hóa khiến con người tin rằng bản thân con người được tiến hóa từ động vật chứ không phải do Thần tạo ra, do đó con người có thể không cần chịu trách nhiệm về những hành vi vô đạo đức của mình, thậm chí coi đạo đức giống như sự trói buộc, đề xướng việc tùy ý làm những gì mình thích. Tôn chỉ của thuyết tiến hóa là “Chọn lọc tự nhiên, thích nghi để sinh tồn”, theo tôn chỉ này, người ta có thể vì lợi ích của mình mà không quan tâm tới người khác, thậm chí làm hại người khác, không do dự đẩy người khác vào chỗ chết.

Khoa học hiện đại chọn thuyết tiến hóa làm lý luận về nguồn gốc của nhân loại, phủ nhận sự tồn tại của Thần, tương đương với việc làm bại hoại chính tín của nhân loại đối với Thần từ căn bản, khiến con người càng ngày càng xa rời Thần. Đạo đức nhân loại không ngừng tha hóa, khiến con người rơi vào vực sâu tai họa.

Sự tuyên truyền thù hận và bức hại tàn khốc của Trung Cộng đối với Pháp Luân Đại Pháp là khảo nghiệm lớn nhất, trực tiếp nhất và tà ác nhất đối với nhân loại, để xem trong hoàn cảnh ấy con người có thể đắc Pháp đắc độ hay không. Trung Cộng tập hợp toàn bộ lực lượng tà ác khắp nơi, lợi dụng cả bộ máy quốc gia vu khống, phỉ báng Pháp Luân Đại Pháp – bộ Đại Pháp căn bản sáng tạo vũ trụ tương lai, phỉ báng Sư phụ Lý Hồng Chí – nhà sáng lập Pháp Luân Công, bức hại tàn khốc các học viên Pháp Luân Công, bức bách họ lưu lạc khắp nơi, vợ chồng con cái ly tán, nhà tan cửa nát. Họ bị giam cầm, bị cải tạo lao động, bị kết án, thậm chí bị mổ cướp nội tạng sống bán kiếm lời. Sự tuyên truyền thù hận, giả dối, vu khống, phỉ báng của ma quỷ chính là muốn tiêu diệt sự ủng hộ và thiện niệm trong tâm mọi người, khiến con người không cách nào nhận thức được Đại Pháp căn bản cứu độ vũ trụ, khiến con người mất đi cơ hội được cứu độ tại thời khắc lịch sử vũ trụ canh tân, khiến cho ức vạn năm chờ đợi của chúng sinh vũ trụ trở thành vô ích.

Trong Thánh Kinh có rất nhiều đoạn nói về ngày phán xét, trong Thánh Kinh phúc âm Matthew có nói chi tiết về ngày phán xét đó. Những người bị “vị vương” nguyền rằng “bước vào ngọn lửa vĩnh hằng mà ma quỷ và sứ giả của chúng chuẩn bị cho”, là những “người nhỏ bé nhất trong các anh em của ta”, người mà không được ăn, không được uống, không chỗ nương thân, không có cái mặc, chịu bệnh tật, bị nhốt vào ngục không ai giúp đỡ, không ai đồng cảm. Ở Trung Quốc, các học viên Pháp Luân Công phải chịu sự bức hại tàn khốc còn hơn thế nữa. Nếu như các học viên Pháp Luân Công chính là “người nhỏ nhất trong các anh em của ta” được nói đến trong Thánh Kinh Matthew, nếu cuộc bức hại Pháp Luân Công chính là một bài kiểm tra về đạo đức lương tri của mỗi người để từ đó phán xét xem người ấy được lên thiên đường hay xuống địa ngục, vậy thì câu trả lời trong sâu thẳm nội tâm chúng ta là gì? Nếu như chúng ta vì bị lừa gạt bởi tuyên truyền thù hận của Trung Cộng mà tỏ ra lạnh lùng, vô tâm trước cuộc bức hại tàn khốc đối với các học viên Pháp Luân Công, thì mong bạn hãy nhanh chóng tìm hiểu sự thực về Pháp Luân Công. Đừng để những tuyên truyền phỉ báng giả dối của ma quỷ hủy mất lương tri của bạn, hủy mất cơ duyên quay về thiên thượng của bạn tại thời khắc lịch sử vũ trụ canh tân, khiến bạn uổng phí nghìn vạn năm chờ đợi.

Thần sẽ xuất hiện trong xã hội nhân loại [một cách] giống như con người, giảng ra đều lại là chân lý. Chính là xem ranh giới đạo đức người ta, xem quan niệm đạo đức của người ấy còn có thể nhận thức Ông hay không, còn có thể chấp nhận quy phạm đạo đức căn bản mà vũ trụ này quy định cho nhân loại, cũng chính là tiêu chuẩn đạo đức cuối cùng sẽ quyết định xem người ta còn nhận thức được Pháp đang đến cứu chúng sinh hay không. Nhận thức được, thì chư vị được đắc độ, đắc cứu.[8]

Nếu như chúng ta đều đến từ những thiên thể xa xôi, bản thân có liên hệ với vô lượng chúng sinh, thì liệu tại thời khắc lịch sử vũ trụ canh tân này, bạn có thể nghe thấy tiếng gọi tên bạn từ nơi sâu thẳm của đại khung xa xôi, cảm nhận được sự tha thiết trông mong của vô lượng chúng sinh trong thiên quốc của bạn không?

Ghi chú

Loạt bài này có nhiều chỗ trích dẫn nội dung trong các bài giảng Pháp của Sư phụ Lý Hồng Chí, hoàn toàn dựa trên lý giải một chiều và hạn chế của cá nhân tác giả, do đó khi trích dẫn khó tránh khỏi đoạn chương thủ nghĩa. Nguyên tác các bài giảng của Sư phụ Lý Hồng Chí có nội hàm thâm sâu và rộng lớn, các độc giả quan tâm xin hãy đọc các bài giảng Pháp nguyên văn của Sư phụ Lý Hồng Chí được đăng tải miễn phí tại trang web: http://phapluan.org.

Xem tiếp Phần 5

[2] Giảng Pháp tại Pháp hội Houston [1996]

[3] Pháp Luân Công

[4] Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế Washington DC [2001]

[5] Giảng Pháp tại Pháp hội miền Tây Mỹ quốc năm 2004

[6] Giảng Pháp trong chuyến đi quanh Bắc Mỹ [2002]

[7] Bài giảng thứ chín, Chuyển Pháp Luân

[8] Giảng Pháp tại Pháp hội New York năm 2007

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/152137

The post Loạt bài nhận thức về vũ trụ chân thực (4): Nhận thức về nhân loại first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Loạt bài nhận thức về vũ trụ chân thực (3): Nhận thức về vũ trụhttps://chanhkien.org/2017/11/loat-bai-nhan-thuc-ve-vu-tru-chan-thuc-3-nhan-thuc-ve-vu-tru.htmlThu, 30 Nov 2017 11:25:22 +0000http://chanhkien.org/?p=25166[ChanhKien.org] Vũ trụ hình thành như thế nào? Con người từ đâu đến? Vũ trụ phải chăng không có biên giới? Ngước nhìn lên bầu trời có vô vàn tinh tú, biết bao người đã từng tự hỏi bản thân như vậy. Nhưng dù có tra cứu tất cả các sách vở kinh điển, vẫn […]

The post Loạt bài nhận thức về vũ trụ chân thực (3): Nhận thức về vũ trụ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org]

Vũ trụ hình thành như thế nào? Con người từ đâu đến? Vũ trụ phải chăng không có biên giới? Ngước nhìn lên bầu trời có vô vàn tinh tú, biết bao người đã từng tự hỏi bản thân như vậy. Nhưng dù có tra cứu tất cả các sách vở kinh điển, vẫn khó có thể tìm được đáp án đầy đủ. Đây đích thị là câu hỏi vĩnh viễn không có lời giải của nhân loại.

Từ trái đất là trung tâm của vũ trụ đến thuyết mặt trời là trung tâm của vũ trụ, từ thuyết Vụ nổ lớn Big bang đến thuyết Đa vũ trụ của Khoa học vũ trụ hiện đại, những phát hiện mới liên tục phủ định những nhận thức cũ. Phát hiện mới nhất cho thấy, vũ trụ của chúng ta có lẽ chỉ là một trong vô số các vũ trụ đan xen ngang dọc, thế giới ba chiều quen thuộc với chúng ta có lẽ chỉ là một thế giới hư ảo. Quá khứ, hiện tại, tương lai có lẽ cùng đồng thời tồn tại. Những nghiên cứu phát hiện này đã hoàn toàn đảo ngược những lý giải hiện hữu về vũ trụ. Trực giác của chúng ta đối với sự vật quen thuộc sao có thể nhận biết sai đến vậy chứ? Những điều rất kinh ngạc này có lẽ sẽ khiến bạn phải đặt câu hỏi rằng rốt cuộc mức độ đáng tin cậy của những nghiên cứu này ra sao? Loạt bài này sẽ cùng quý vị tìm hiểu những nghiên cứu và phát hiện mới nhất, đồng thời cũng mở ra một cánh cửa mới, có thể từ đây bạn có thể tìm ra được manh mối về vũ trụ chân thực.

Loạt năm bài: Nhận thức về vũ trụ chân thực, Phần 3: Nhận thức về vũ trụ

Trong lịch sử văn minh nhân loại có rất nhiều ghi chép và truyền thuyết liên quan đến sự ra đời của vũ trụ và nhân loại, từ truyền thuyết về hai vị thần Lahmu và Lahamu của người Babylon cổ đại cho đến truyền thuyết của người Ấn Độ cổ cho rằng vàng hóa thành trời, bạc hóa thành đất; từ chuyện Bàn Cổ khai thiên tịch địa, Nữ Oa tạo con người trong văn hóa Trung Quốc cổ đại đến ghi chép về Jehovah tạo ra trời đất và con người trong Kinh Thánh phương tây, những truyền thuyết này đang hướng con người đến những chỗ mê chưa được giải đáp về sự ra đời của vũ trụ và nhân loại. Thế nhưng, Con người hiện đại dựa vào nhận thức trực giác cảm quan thì đã không thể thừa nhận tính chân thực của những ghi chép này nữa, họ nhất loạt quy chúng thành truyền thuyết, thần thoại và lý luận triết học. Sự phát triển của khoa học thực chứng khiến con người ngày càng coi trọng những hiện tượng vũ trụ mà nhân loại có thể tiếp xúc đến được.

Dường như trong hầu hết những nền văn minh cổ đại, người xưa coi thế giới như một quả cầu tuyết, mặt đất bằng phẳng giống như cái đĩa, nằm ở trung tâm của vũ trụ, phía trên bao trùm bởi thiên khung, với vô số các ngôi sao treo ở trên thiên khung. Người xưa cho rằng Thần đã sáng tạo ra và duy trì vũ trụ. Quan điểm Thần sáng tạo ra vũ trụ này tồn tại đến thời trung cổ mới chịu sự nghi ngờ của con người, các nhà khoa học lúc đó dựa trên quan sát của mình để đưa ra đề xuất mặt trời là trung tâm vũ trụ, chỉ ra rằng trung tâm của vũ trụ không phải là Trái đất mà là Mặt trời. Cùng với việc máy móc thiết bị đo đạc quan trắc không ngừng cải tiến, các nhà khoa học nhận thức được rằng Mặt trời cũng không phải là trung tâm của vũ trụ, Hệ mặt trời chỉ nằm ở một góc nhỏ xíu ở rìa của hệ Ngân Hà, mà hệ Ngân Hà cũng chỉ là một trong mấy trăm tỷ thiên hà. Tất cả những thiên hà này tổ thành vũ trụ của chúng ta.

Khi lật đổ được quan niệm về vũ trụ của người xưa, các nhà khoa học dường như cảm thấy rất kiêu ngạo, họ đã phát triển rất nhiều lý luận mới nhằm giải thích cho sự khởi nguyên của vũ trụ và nhân loại, mà trong những lý thuyết này thông thường đều không có chỗ đứng cho Thần. Tuy nhiên, quan niệm về vũ trụ mới nhất lại cho rằng cái thế giới ba chiều mà khoa học thực chứng của chúng ta tiếp xúc được có thể chỉ thế giới hư ảo, vậy thì vũ trụ quan của người xưa có thật sự sai hay không? Hay vẫn tồn tại những bí ẩn mà con người hiện đại chúng ta không cách nào lĩnh ngộ được?

Aristotle từng nói: “Vũ trụ bao hàm tất cả sự vật, nhưng không nằm trong bất cứ sự vật nào”. Sức tưởng tượng của các nhà khoa học hiện đại đã đột phá khỏi khái niệm vũ trụ “bao hàm tất cả sự vật”, sức tưởng tượng của họ đã bay ra khỏi Hệ mặt trời, bay ra khỏi hệ Ngân Hà, thậm chí bay ra khỏi các thiên hà xa xôi khác, đã vượt qua biên giới của vũ trụ mà chúng ta quan sát được, họ phát hiện rằng vẫn còn có rất nhiều vũ trụ khác nữa. Đây chính là thuyết đa vũ trụ được tranh luận khá nhiều gần đây.

Thực ra, thuyết đa vũ trụ đã từng được đưa ra vào những năm 60 của thế kỷ trước, thế nhưng nó đã bị đưa vào quên lãng. Với sự phát hiện ra ngày càng nhiều hiện tượng vũ trụ mà họ không cách nào giải thích nổi, đã khiến thuyết đa vũ trụ lại được đưa ra bàn luận. Lý thuyết đa vũ trụ đầu tiên được ủng hộ bởi lý thuyết về nguồn gốc của vũ trụ – thuyết vụ nổ lớn. Lý thuyết này cho rằng vào 13,7 tỷ năm trước, vũ trụ của chúng ta từ một “điểm kỳ dị” đã xảy ra một vụ nổ mãnh liệt, trải qua mấy tỷ năm, vũ trụ lạnh đi và kết hợp lại, các hằng tinh, hành tinh và thiên hà theo đó được hình thành. Do tác động của vụ nổ đó mà cho đến nay vũ trụ vẫn đang trong quá trình giãn nở. Nếu như vũ trụ bắt đầu từ một “điểm kỳ dị”, mà thuyết lượng tử lại cho rằng vật chất rất dễ phân tách, vậy thì vũ trụ từ lúc bắt đầu ở “điểm kỳ dị” có thể đã phân tách thành hai hoặc nhiều hơn hai vũ trụ.

Đồng thời bản thân vụ nổ lớn cũng có thể không chỉ nổ ra một vũ trụ. Lý thuyết vụ nổ lớn sử dụng lực phản hấp dẫn để giải thích lý do tại sao vào thời kỳ đầu không gian vũ trụ đã trải qua một sự giãn nở lớn hơn vận tốc ánh sáng, sự phình to mạnh mẽ khiến cho khu vực lân cận hoàn toàn bị phân cách ra, sự phình to có thể đã dừng lại ở một số khu vực nào đó, còn tại một số khu vực khác có thể vẫn đang tiếp diễn. Điều này có nghĩa là những vụ nổ lớn mới có thể vẫn liên tục xảy ra, những vũ trụ mới vẫn liên tục được sinh ra, những vũ trụ mới vẫn liên tục được hình thành đó tổ thành đa vũ trụ.

Thuyết đa vũ trụ còn được ủng hộ bởi hai lĩnh vực khoa học hoàn toàn khác nhau, đó là lý thuyết năng lượng tối (dark energy theory) và lý thuyết dây (string theory).

Vũ trụ của chúng ta đang tăng tốc giãn nở, vậy thì trong không gian nhất định sẽ có tồn tại loại năng lượng nào đó làm tăng tốc giãn nở, các nhà khoa học gọi nó là “năng lượng tối”. Dựa trên tính toán toán học, các nhà khoa học đã tính được loại năng lượng thúc đẩy các thiên hà rời xa nhau kia là vô cùng to lớn. Nhưng kết quả quan trắc lại cho thấy năng lượng năng lượng thúc đẩy các thiên hà rời xa nhau kia lại nhỏ đến mức khó tin, gần như bằng 0, nhỏ hơn mấy nghìn tỷ lần so với số ước đoán. Kết quả khác nhau một trời một vực này khiến các nhà khoa học vô cùng kinh ngạc. Các nhà khoa học đã làm rất nhiều loại thí nghiệm, kết quả là đều cho ra kết quả tương tự. Sự khác nhau lớn giữa con số ước đoán lý thuyết và con số do được của các nhà thiên văn học này là một trong những bí ẩn lớn mà khoa học hiện nay vẫn chưa tìm ra lời giải.

Trong khi vẫn chưa tìm ra cách giải thích có sự sai biệt này, các nhà khoa học liền nghĩ tới thuyết đa vũ trụ. Nếu vũ trụ của chúng ta là một vũ trụ trong đa vũ trụ, mà số lượng vũ trụ trong đa vũ trụ lại là vô hạn, thì mỗi vũ trụ đều có mức độ năng lượng tối khác nhau, vậy thì sẽ có trường hợp năng lượng tối đo được nhỏ như thế. Những vũ trụ có mức năng lượng tối lớn hơn mức đo được sẽ giãn nở rất nhanh, vật chất hoàn toàn không có cơ hội kết hợp với nhau nên không thể tạo nên hằng tinh hay hành tinh, càng không thể hình thành thiên hà và nhân loại có trí tuệ. Còn vũ trụ có mức năng lượng tối nhỏ hơn rất nhiều so với giá trị đo được thì sẽ co lại. Sở dĩ vũ trụ của chúng ta có thể tồn tại được là bởi nó có mức năng lượng tối thích hợp cho sự tồn tại của sinh mệnh. Cách giải thích này đã trở thành một trong những cột trụ của thuyết đa vũ trụ.

Lý thuyết dây cố gắng giải thích sự vận hành của vũ trụ từ góc độ của thước đo vi quan. Chúng ta biết rằng bên trong nguyên tử còn có những hạt nhỏ hơn như proton, neutron, quark, neutrino…. Lý thuyết dây cho rằng những hạt hạ nguyên tử phụ này cũng có thể được cấu thành bởi những hạt nhỏ hơn nữa,tức là được cấu thành nên bởi những tuyến năng lượng rung động nhỏ dạng dây hoặc vòng năng lượng. Lý thuyết dây được coi là “chén thánh của giới vật lý”, ý nói là nó thể giải thích được hết thảy mọi thứ trong vũ trụ, gồm cả sự ra đời của vũ trụ. Lý thuyết dây cho rằng những dây với phương thức rung động khác nhau sẽ tạo nên các vi lạp khác nhau, chiều không gian phụ (extra dimension) của dây sẽ quyết định phương thức rung động của dây nhỏ hơn. Trạng thái của không gian của những chiều không gian phụ này lại quyết định đặc trưng căn bản nhất của vũ trụ chúng ta.

Vấn đề là phương thức cuộn của chiều không gian phụ mà các nhà lý thuyết dây phát hiện ra dường như là một con số rất lớn. Thừa nhận chung hiện nay là số lượng hình thức cuộn lên đến 10 mũ 500, tức là số 1 với 500 con số 0 ở phía sau. Với nhiều cách giải thích khác và hình dạng có thể hình thành khác nhau như thế, mỗi loại hình dạng có thể hình thành lại cũng dựa trên căn cứ đó, như vậy dường như rất hoang đường, vì vậy có nhà khoa học hoài nghi rằng bản thân lý thuyết dây đã từ vật lý học biến thành hình học rồi. Nhưng chính sự hoang đường này lại thổi một sức sống mới cho lý thuyết đa vũ trụ. Một số nhà lý thuyết dây tin rằng mỗi lời giải khác nhau của lý thuyết dây có lẽ đều đại biểu cho một vũ trụ chân thực nhưng khác nhau. Hay nói cách khác, lý thuyết dây đang mô tả một đa vũ trụ. Có điều cho đến nay, các nhà lý thuyết dây vẫn chưa phát hiện ra bất kể hình dạng có thể hình thành nào tương tự với vũ trụ của chúng ta.

Trong lý thuyết dây, số chiều thời không đã tăng lên 11 chiều. Trong bức tranh thời không như vậy, thì cái vũ trụ tưởng chừng to lớn vô biên mà chúng ta trực tiếp quan sát được chẳng qua chỉ là một siêu mặt cong bốn chiều trong thời không 11 chiều mà thôi, toàn bộ vũ trụ giống như một lớp màng mỏng, đây chính là thuyết màng vũ trụ. Rất nhiều màng vũ trụ đã hình thành nên một thể vũ trụ, nghĩa là cái vũ trụ bốn chiều của chúng ta đây chỉ là một tầng màng vũ trụ tồn tại trong thể vũ trụ chiều cao. Các màng vũ trụ khác nhau có thể tồn tại trong các chiều khác nhau, cho dù chỉ gần trong gang tấc, nhưng lại không thể thăm dò lẫn nhau. Cũng có người cho rằng thời không của chúng ta có lẽ không chỉ là bốn chiều, ngay bên cạnh chúng ta có thể ẩn chứa chiều không gian mà chúng vĩnh viễn không thể thăm dò được.

Dù là sự đo lường năng lượng tối hay là lý thuyết dây, trong điều kiện không thể giải thích được sự sai khác cực lớn giữa giá trị ước đoán và giá trị đo được cũng như không thể xử lý được tình huống về số lượng cực lớn các hình dạng có thể hình thành, thì 2 lý thuyết này đều có liên hệ với thuyết đa vũ trụ và sau đó trở thành một trụ cột của thuyết đa vũ trụ, thật đúng là biến thứ mục nát trở nên thần kỳ. Dẫu biết sự so sánh này xem chừng rất khiên cưỡng, nhưng bởi vì họ không tìm ra giải thích nào tốt hơn các nhà khoa học vẫn đành tiếp nhận lý thuyết này, đây chính là nỗi hổ thẹn mà các nhà khoa học hiện nay phải đối mặt.

Sự ủng hộ mạnh nhất cho sự tồn tại của thuyết đa vũ trụ bắt nguồn từ phát hiện về sóng hấp dẫn và bức xạ nền vi sóng vũ trụ. Các nhà khoa học phát hiện bức xạ trên biểu đồ bức xạ nền vi sóng vũ trụ không phân bố đồng đều, mà còn tồn tại những “điểm lạnh” mà đến nay các nhà khoa học vẫn không thể giải tích được, tức là vùng bức xạ trống không. Họ cho rằng những hiện tượng kỳ lạ này là do vũ trụ chúng ta lúc mới hình thành đã bị kéo bởi trọng lực của các vũ trụ khác, có nghĩa là bên ngoài vũ trụ mà chúng ta đang sống còn có vô số các vũ trụ khác.

Trên cơ sở của thuyết đa vũ trụ, các nhà khoa học dự đoán trong rất nhiều các vũ trụ cũng tồn tại vô số các hành tinh giống như Trái đất của chúng ta, thậm chí trên đó còn có các bản sao của mỗi chúng ta.

Sự xuất hiện của thuyết đa vũ trụ khiến cho cuộc tranh luận giữa quan điểm rằng vũ trụ do Thần sáng tạo ra và vũ trụ sinh ra do vụ nổ lớn càng thêm kịch liệt. Có một số nhà khoa học nói, chính vì có nhiều vũ trụ tồn tại như vậy, nên nếu nói sự xuất hiện của sinh mệnh có trí tuệ như loài người là kiệt tác của Thần thì chẳng thà nói rằng đó là kết quả của định luật xác suất thống kê còn hơn, tức là sự xuất hiện của nhân loại có trí tuệ chẳng qua chỉ như trúng xổ số vũ trụ mà thôi. Cũng có nhà khoa học nói rằng, nhận thức như thế chắc chắn không phải là một lý luận khoa học, mà là một dạng phỏng đoán trừu tượng (metaphysics). Nó vượt khỏi phạm trù vật lý học và trở thành một loại triết học nào đó. Về những tranh luận này, Đại sư Lý Hồng Chí qua các bài giảng Pháp của mình đã đưa ra đáp án gây chấn động nhất.

Vũ trụ hình thành như thế nào?

“Cấu thành của vũ trụ hoàn toàn không giống như khoa học gia hiện nay nói là do vụ nổ lớn hình thành. (Giảng Pháp tại Pháp hội Houston [1996])

“Sinh mệnh của các vũ trụ, thiên thể, thượng khung hay đại khung tại các tầng khác nhau, cũng chỉ là một niệm của Thần tại cao tầng sinh thành. (Giảng Pháp tại Pháp hội Vancouver ở Canada năm 2003-Giảng Pháp tại các nơi II)

Từ bài giảng Pháp của Đại sư Lý Hồng Chí, chúng ta hiểu được rằng trong dòng sông dài của lịch sử vũ trụ từ xưa đến nay, một niệm của Thần ở các tầng thứ khác nhau đã tạo ra vũ trụ ở các tầng thứ khác nhau. Vũ trụ mới thông thường đều được sinh ra sau khi vũ trụ cũ giải thể, tức vũ trụ cũ bị nổ hủy đi rồi thì mới hình thành vũ trụ mới. Sự vận động của vũ trụ cũng là có quy luật, hết thảy mọi thứ trong vũ trụ bao gồm bản thân vũ trụ đều chịu sự chi phối và chế ước của pháp lý vũ trụ. Pháp lý vũ trụ hiện nay của chúng ta chính là “thành, trụ, hoại, diệt, không”. Khi vũ trụ tiến và giai đoạn “diệt, không” thì vũ trụ sẽ xảy ra vụ nổ, vụ nổ đó sẽ khiến toàn bộ sinh mệnh cũ trong vũ trụ và toàn bộ đặc tính của vũ trụ cũ bị nổ tung. Thần sẽ lợi dụng vật chất của vũ trụ cũ bị nổ đó mà kiến tạo nên vũ trụ mới. Vũ trụ mới được hình thành sau khi vũ trụ cũ bị nổ, nhưng không có nghĩa là bản thân vụ nổ đã sản sinh ra vũ trụ mới. Khoa học thực chứng hiện đại khi phát hiện ra chứng cứ về việc vũ trụ chúng ta đã từng phát sinh một vụ nổ, bèn cho rằng vũ trụ của chúng ta được sinh ra bởi vụ nổ. Kỳ thực khoa học thực chứng hiện đại chỉ nhìn thấy hiện tượng bề mặt mà không biết thực chất bên trong của nó, chỉ biết nó là như thế mà không biết căn nguyên tại sao.

Vũ trụ có biên giới không?

“Khi tôi giảng vũ trụ đã nói đến khái niệm tiểu vũ trụ. Cái tiểu vũ trụ này không những con người không dám tưởng tượng là lớn đến đâu, đương nhiên tư tưởng con người cũng vẫn luôn muốn tìm tòi vũ trụ lớn ngần nào, tiểu vũ trụ mà tôi nói đến trong khoa học hiện nay còn chưa có khái niệm này, khoa học cho rằng cái vũ trụ này chính là vũ trụ mà mắt nhìn thấy, vũ trụ mà tôi vẫn giảng đây nó lớn ngần nào? Dùng con số của nhân loại, ngôn ngữ của nhân loại cũng không hình dung được, nhưng mà có thể giảng ra kết cấu đại khái — mọi người có biết trong tiểu vũ trụ có bao nhiêu tinh hệ giống như hệ Ngân Hà không? Có lẽ những người ngồi đây có sở trường về phương diện này đã được học từ sách vở, nhưng mà điều tôi giảng không như vậy. Tinh hệ như hệ Ngân Hà hiện nay trong cái tiểu vũ trụ này thì có hơn 2.7 tỷ cái, không đến 3 tỷ cái. Đây là dùng phương thức mà mắt người nhìn vật thể, dùng một loại hình thức kết cấu của tinh thể mà con người có thể nhận thức được mà nói, vũ trụ của tương lai cũng không giống với con số này. Thích Ca Mâu Ni từng giảng một câu, Ông nói Phật Như Lai nhiều như số cát sông Hằng. Thích Ca Mâu Ni cũng là Phật Như Lai, Ông từng nói Phật Như Lai như số cát sông Hằng. Đây là phương thức mà mắt Phật nhìn vật thể, kỳ thực vô lậu mà xét thì tinh thể trong tiểu vũ trụ nhiều như cát vậy, mật độ giống như phân tử. Phạm vi của cái tiểu vũ trụ này nó cũng có vỏ ngoài, vậy nó có phải là phạm vi lớn nhất của vũ trụ này không? Đương nhiên không phải, đứng ở không gian rộng lớn to lớn hơn nữa mà nhìn thì cái tiểu vũ trụ này cũng chỉ là một lạp tử của không gian cự đại mà thôi.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Houston [1996])

“Vậy bên ngoài vũ trụ lại là cái gì? Trải qua một quá trình thời không dài đằng đẵng, ở nơi xa nhìn thì như là phát hiện một điểm sáng. Khi càng đến gần nó, sẽ phát hiện cái điểm sáng này càng lúc càng lớn, càng lớn, càng lớn, lúc này sẽ phát hiện nó cũng là một cái vũ trụ, so với cái vũ trụ của chúng ta kích cỡ không sai khác mấy. Vậy thì với vũ trụ kiểu như vậy thì có bao nhiêu? Vẫn là dùng phương thức con người nhìn vật thể mà nói, ước chừng có ba nghìn cái vũ trụ như vậy, đây đều là dùng nhận thức của con người và khái niệm con số đối với một loại nhận thức nhân tố vật chất. Kết cấu của vũ trụ là cực kỳ phức tạp. Bề ngoài ở đây lại có một tầng vỏ ngoài, vậy là cấu thành vũ trụ tầng thứ hai. Sau đó phạm vi lớn hơn bên ngoài vũ trụ tầng thứ hai này lại có ba nghìn cái vũ trụ lớn như thế, lại cấu thành vũ trụ tầng thứ ba.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Houston [1996])

Có lẽ có người sẽ hỏi, vì sao đều là 3,000 nhỉ? Đại sư Lý Hồng Chí đã giảng giải thêm một bước nữa:

“Trong vũ trụ mệnh mông sinh mệnh hữu hình và sinh mệnh vô hình đồng thời tồn tại. Mà sinh mệnh vô hình khổng lồ dưới tác dụng của họ, họ đang cân bằng hết thảy của vũ trụ, đang tạo nên hết thảy của vũ trụ. Chư vị thử nghĩ xem, tại sao sắp xếp của phân tử sắt lại chỉnh tề như thế? Sắp xếp của phân tử vàng tại sao lại là như thế? Đồng tại sao là như thế? Còn nhôm tại sao lại là như thế? Hơn nữa lại sắp xếp một cách đồng đều, chỉnh tề? Nếu như nó sắp xếp một cách không đồng đều, không chỉnh tề thế thì sẽ phát sinh một sự biến hóa. Biến hóa gì? Nếu như vàng không chiểu theo sự sắp xếp phân tử của nguyên tố kim loại ấy, thì nó sẽ biến thành thứ khác, khác biệt chính là ở trên bề mặt. Như vậy hết thảy điều này đều là có quy luật, mà loại quy luật này tuyệt không phải tự nhiên hình thành, chỉ bất quá là khoa học hiện nay không biết, khám phá không đến.

……

“Con số ba nghìn này, vừa rồi tôi giảng chính là nói với mọi người nó là có quy luật, là có an bài, nhưng cũng không tuyệt đối đều là ba nghìn. Bởi vì tôi giảng đều là con số khái quát, vì để cho chư vị có thể hiểu ở mức độ tối đa, dùng ngôn ngữ của con người mà biểu hiện ra.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Châu Âu [1998])

“Một cái tầng tiểu vũ trụ ấy thôi đối với nhân loại mà giảng đã là tương đối, tương đối lớn rồi, không thể tính đếm được các lạp tử tinh cầu lớn nhỏ khác nhau trong đó là có bao nhiêu. Tại sao vậy? Bởi vì chư Phật, Thần, Ðạo ở các tầng thứ rất cao có thể nhìn thấu tất cả, nhưng không ai có cái tư tưởng [ý nghĩ rằng] đi kiểm tra xem có bao nhiêu hạt bụi. Kỳ thực tinh cầu trong thiên thể cự đại thì nó chỉ như là một hạt bụi phiêu bạt trong thiên thể vũ trụ mà thôi.”(Giảng Pháp tại Pháp hội Thụy Sỹ [1998])

Đại sư Lý Hồng Chí tiếp tục mở rộng nhận thức cho các đệ tử của Ngài về vũ trụ thiên thể:

“Như vậy có 3000 vũ trụ lớn ngần này không ngừng khuếch đại triển khai phạm vi của nó, không ngừng khuếch đại triển khai thể hệ của nó. Ước chừng đến tầng thứ khoảng hơn 1000 thì xung xuất [khỏi] phạm vi thể hệ của thiên thể tầng thứ nhất. Nhưng ngay cả cái phạm vi đó cũng không chỉ có một: trong vũ trụ mênh mông khổng lồ nó cũng chỉ là một lạp tử, vậy mà tầng lạp tử đó cũng là hiện hữu khắp thiên thể mênh mang. Xuất ra khỏi phạm vi đó rồi, thì toàn bộ hình thành một trạng thái “không”. “Không” đến mức độ nào? Bất kể vật chất nào nội trong thể hệ này, nếu muốn tiến nhập vào, thì nó bằng như là tự giải thể. Bởi vì bất kể vật chất nào nội trong phạm vi thể hệ này thì đều là có sinh mệnh, có đặc tính, có tư tưởng. Tiến nhập vào trong cái “không” vi quan nhường ấy thì dường như lạp tử này đã không thể duy trì tư tưởng và sinh mệnh được nữa, nó sẽ ngay lập tức giải thể, cũng tức là bất kể thứ gì rơi vào đó rồi thì đều sẽ giải thể. Khái niệm này giảng như vậy thì chúng ta dễ lý giải. Nhưng sau khi vượt ra khỏi phạm vi của cái “không” ấy kỳ thực vẫn có những thiên thể khác, những thiên thể với phạm vi lớn hơn. Nhưng sinh mệnh ở cảnh giới này không thể di chuyển một bước sang kia được, là bởi vì tại vi quan hơn, vi quan hơn, vẫn còn có các nhân tố vi quan hơn tồn tại. Nhưng mà đến phạm vi lớn hơn chỗ kia, thì khái niệm vật chất và sinh mệnh của thiên thể ấy đã hoàn toàn khác rồi, khái niệm về vật chất đã không tồn tại nữa. Trong phạm vi của thiên thể đó, tầng số vũ trụ là khác nhau, nhưng cấu thành mỗi một tầng thiên thể đều có các lạp tử cơ bản nhất vi quan nhất. Mà lạp tử cơ bản đều là do đặc tính vũ trụ Chân–Thiện–Nhẫn tổ hợp mà thành.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Thụy Sỹ [1998])

Đại sư Lý Hồng Chí tiếp tục giảng giải trong thiên thể các lạp tử với kích cỡ khác nhau đã tổ hợp thành thể hệ không gian hướng ngang, hướng dọc rối ren phức tạp.

“Khái niệm mà tôi đang giảng ở đây rất phức tạp. Bởi vì ngôn ngữ của con người thực sự là hữu hạn, chư vị cần phải chú ý nghe. Ví dụ nói, vật chất hạt lớn nhất của một tầng thiên thể nào đó, là do tự thân thể hệ của nó từ các lạp tử vô hạn vi quan tổ thành cho đến tầng lạp tử to lớn ngần ấy, đó gọi là thể hệ tổ hợp lạp tử theo hướng ngang. Tức là các lạp tử vật chất nó không những là từ trong một thể hệ vi quan theo hướng dọc mà tổ hợp lên, mà đồng thời tự thân nó cũng là do một thể hệ tự [hình] thành từ vật chất vi quan cho đến lớn hơn, lớn lớn hơn tổ thành. Cũng tức là nói mỗi một tầng các lạp tử lớn nhỏ khác nhau của thể hệ này tự thân nó cũng đều là một thể hệ do vật chất vi quan tổ thành. Nhưng mà mỗi một tầng các lạp tử lớn nhỏ khác nhau của thể hệ này lại là phân bố khắp hết thảy, cho nên giữa các lạp tử lớn nhỏ khác nhau ấy lại cấu thành một thể hệ tổ hợp theo hướng ngang. Như thế giữa lạp tử cơ bản nhất của nó và tầng lạp tử lớn nhất của nó thì cách nhau tương đối xa xôi.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Thụy Sỹ [1998])

“Trong mỗi không gian còn có thế giới đơn nguyên, chính là như hình kết cấu nguyên tử mà chúng ta vẽ, giữa các quả cầu có mối liên kết, giao thoa cả bảy tám hình cầu, đều có liên kết, chính là rất phức tạp.” (Chương I-Pháp Luân Công)

Khi các nhà vũ trụ học hiện đại còn đang không ngừng tranh luận xem có hay không có đa vũ trụ, họ không thể tưởng tượng được rằng cái phạm vi vũ trụ mà họ đang tranh luận kia chẳng qua chỉ là một hạt bụi trong hạt bụi trong đại khung vũ trụ mà Đại sư Lý Hồng Chí mô tả ra mà thôi. Trong giảng Pháp của Đại sư Lý Hồng Chí còn có những sự thật khiến cho các nhà vũ trụ học hiện đại kinh ngạc, đó chính là trời và đất mà các nhà vũ trụ học hiện đại nhận định lại không phải là trời và đất mà Thần đã nói cho cổ nhân từ thuở sơ khai.

Khoa học thực chứng nhìn thấy Trái đất hình tròn, bèn cho rằng đã lật đổ được vũ trụ quan “đất là mặt phẳng” của người xưa rồi, nhưng sự thật là con người hiện đại chúng ta chỉ nhìn được hiện tượng bề mặt chứ chưa thể lĩnh ngộ được những bí ẩn thâm sâu hơn của vũ trụ.

Vì khi Thần tạo ra con người không phải là tạo ở trên thiên thượng, mà là tạo ở trên mặt đất, nghĩa là dùng vật chất trên đất để tạo ra. Trong kinh «Cựu Ước» hầu như là có giảng như vậy, Yahweh đã dùng bùn đất tạo ra con người. Kỳ thực phân tử là một loại lạp tử ở tầng bề mặt thấp nhất của vũ trụ, nói cách khác, trong mắt của Thần thì lạp tử tầng ấy chính là đất, là bùn đất. Vì vật chất kia của họ đều là tinh hoa của vật chất trong vũ trụ, vũ trụ càng xuống dưới càng thấp, các hạt vật chất càng lớn càng thô, cũng chính là càng không tốt, ở trong mắt họ mà nhìn cũng là càng dơ bẩn, do đó, trong mắt của họ, ‘trời’ và ‘đất’ là khác với nhận thức của con người. Con người nói ‘lên trời’ ấy, kỳ thực chư vị chẳng qua chỉ là [vẫn] trong phân tử mà lên cao, đi xa, chứ chư vị chưa thoát ly khỏi tầng không gian của phân tử, vì thế không phải thật sự lên thiên thượng đâu. Thần nói ‘trời’ ấy là do lạp tử vi quan hơn tổ hợp thành, đó mới là trời thật sự.

……

“Các nhà khoa học nói rằng ‘Ở đâu có Thần? Bầu trời kia thì kính viễn vọng của chúng tôi nhìn khắp rồi, nơi nào có Thần?’ Đó không phải là trời thật, đó là ‘trời’ trong quan niệm của con người, chứ không phải ‘thiên’ chân thật mà chúng sinh vũ trụ nói. Trái đất này cũng không phải khái niệm hoàn chỉnh của ‘địa’. Con người nhìn trái đất, ‘Ồ, trái đất này, đó là đất của chúng ta, chúng ta đặt chân trên trái đất này, và đất là tròn. Thần nói không phải tròn. Lẽ nào không phải là tròn nhỉ? Chúng ta nhìn thấy còn rõ ràng hơn cả Thần.’ Nhưng mọi người nghĩ xem, Thần nhận thức phân tử chính là chất đất trên mặt đất, tầng không gian này chẳng phải vật chất cấu do phân tử thành hay sao? Không khí mà con mắt của chúng ta nhìn không thấy ấy chẳng phải cũng do phân tử cấu thành? Trong không khí còn có hàng trăm triệu những thứ vật chất giống như không khí có mặt khắp nơi trong tam giới, chỉ là con mắt không thấy được các phân tử đó và lạp tử nhỏ hơn, nhưng chúng dày đặc tràn đầy khắp cả hết thảy không gian này, nhân loại chẳng qua được chôn vùi trong hàng đống phân tử và lạp tử nhỏ hơn. Hình thức ở bề mặt của thế gian con người đều là hình thức được tạo thành từ vật chất bề mặt do phân tử tổ hợp thành, có cái là Thần tạo ra, có cái là con người tạo ra. Con người tạo ra, ấy là như toà nhà này; có cái do Thần tạo ra, [như] nước, đá, thổ, không khí, kim loại, thực vật, động vật, con người, còn có các vì sao trên trời và trái đất nữa. Con người chẳng qua là ở trong không gian tạo thành bởi các lạp tử tầng này mà nhận thức thế giới, trong không gian vô cùng chật hẹp này mà nhận thức vũ trụ, trời và đất mà con người nhận thức không phải là thiên-địa chân thật. Trái đất và không khí cũng đều giống nhau là do phân tử cấu thành, trong con mắt chư Thần nhìn, thì đều là ‘địa’. Ở vi quan thì bản thân không gian do lạp tử tầng này cấu thành chính là ‘địa’, mà cảnh giới cấu thành từ các lạp tử vi quan hơn nữa mới là ‘thiên’ chân thật.” (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế New York 2004)

Thì ra “địa” mà Thần nói đến không phải là địa cầu, mà là toàn bộ tầng diện phân tử, mà tầng diện này lại là phẳng!

Khoa học thực chứng nhìn thấy Trái đất không phải là trung tâm của Hệ mặt trời, càng không phải là trung tâm của hệ Ngân Hà, liền cho rằng đã lật đổ được vũ trụ quan “Trái đất là trung tâm của vũ trụ”. Kỳ thực nó cho thấy rõ vũ trụ học hiện đại của chúng ta đúng là “ếch ngồi đáy giếng”.

“Trái đất này của chúng ta, nó gần như là ở tại vị trí trung tâm của vũ trụ, thể hình cầu giống như Trái đất thế này tại những nơi khác chỉ còn tồn tại một lượng cực kỳ ít, nhưng chỉ duy nhất nơi này của chúng ta là ở vị trí trung tâm. Vậy thì vị trí trung tâm thì nó có tính đặc thù của nó. Nhưng mà không phải nói về khái niệm ở trong vũ trụ. Nếu trong xã hội người thường bình thường chúng ta, khi người thường học tri thức, đều cảm thấy trung tâm là cao nhất, tốt nhất. Nhưng tôi nói với mọi người, trong khái niệm về vũ trụ, vị trí trung tâm này của Trái đất là không tốt nhất. Vì sao vậy? Bởi vì vũ trụ là tròn mà, những sinh mệnh khác nhau trong vũ trụ đều sẽ rớt xuống dưới. Rớt đi đâu đây? Bởi vì vũ trụ là hình tròn mà, vậy thì bên trái này vẫn là trên, dưới đáy này cũng chẳng phải là trên sao? Bên phải này vẫn là trên (làm thế tay), phía sau này vẫn là trên, phía trước này cũng là trên, cho nên những thứ không tốt của nó đều rớt xuống dưới. Rớt đến đâu nhỉ? Chẳng phải rớt vào trung tâm sao, đúng không. Nhưng mà vũ trụ quá phức tạp rồi, còn có khái niệm trung tâm khác nữa. (Giảng Pháp tại Pháp hội Bắc Mỹ lần đầu [1998])

Một khái niệm trung tâm khác là gì?

“Trung tâm của vũ trụ vừa hay chính là lạp tử ở giữa các lạp tử lớn nhỏ này, từ lạp tử vi quan nhất đến tầng lạp tử lớn nhất ở vỏ ngoài của toàn bộ vũ trụ, cho nên là trung gian của toàn bộ lạp tử, mới có thể là vị trí trung tâm của vũ trụ này. Thân thể người là do tầng lạp tử này tổ thành. (Giảng Pháp tại Pháp hội miền Trung Mỹ Quốc [1999])

Từ đó có thể biết rằng, thân thể người là do tầng lạp tử phân tử tổ thành, phân tử vừa hay chính là lạp tử trung gian giữa lạp tử nhỏ nhất và lạp tử lớn nhất. Lạp tử lớn nhất mà khoa học thực chứng có thể quan trắc được là tinh cầu, nhân loại sinh tồn ở giữa lạp tử phân tử và lạp tử tinh cầu, ở trong không gian vô cùng chật hẹp này mà nhận thức thế giới và vũ trụ. Vậy thì từ phân tử trở xuống còn có bao nhiêu lạp tử vi quan đây?

Bề mặt vật chất mà nhân loại có thể nhận thức được, lạp tử lớn nhất nhìn thấy được chính là tinh cầu, hệ Ngân Hà; các lạp tử nhỏ nhất mà dùng máy móc có thể biết được còn có phân tử, nguyên tử, hạt nhân nguyên tử, neutron, điện tử, hạt quark, neutrino, xuống dưới nữa thì không biết được. Nhưng còn cách không biết là bao xa so với vật chất bản nguyên của con người, vật chất bản nguyên cấu thành các sinh mệnh. Gấp vô số ức lần, vô số ức vô số ức lần vẫn chưa đến tận cùng, vật chất vi quan đến mức độ ấy.” (Giảng Pháp tại Hội giao lưu Quốc tế tại Bắc Kinh [1996]–Giảng Pháp tại các nơi I)

Giờ đây chúng ta đã biết rằng vũ trụ quan của cổ nhân thực ra là chính xác. Khoa học hiện đại đã phủ định vũ trụ quan của cổ nhân là bởi vì con người hiện đại chúng ta quá ỷ lại vào khoa học thực chứng sờ tận tay, nhìn tận mắt, từ đó mà bị mất đi năng lực nhận thức những bí ẩn thâm sâu hơn vượt trên những gì khoa học thực chứng có thể tiếp xúc được.

“Nhân loại chỉ nhận thức được không gian do phân tử tổ [hợp] thành này, lại còn dậm chân tại chỗ, dùng các loại định nghĩa khoa học thực chứng mà tự hạn chế chính mình, đột phá không nổi. Ví như chư vị nói không khí, nước, sắt thép, gỗ, và cả thân thể con người, tất cả không gian chư vị sinh sống đều là do phân tử cấu thành. Chư vị giống như sinh sống trong đại dương của cảnh giới phân tử này, giống như một bức họa lập thể do phân tử tổ [hợp] thành. Phi thuyền vũ trụ bay cao đến đâu, cũng không chạy ra khỏi không gian cấu thành từ phân tử này; máy tính dẫu phát triển tới đâu cũng không sánh được não người. (Giảng Pháp tại Hội giao lưu Quốc tế tại Bắc Kinh [1996]–Giảng Pháp tại các nơi I)

Vũ trụ mà nhân loại nhận thức được chẳng qua chỉ là một hạt bụi trong hạt bụi trong đại khung vũ trụ mênh mông, cái không gian mà nhân loại đang sinh tồn lại là một không gian mê, không nhìn thấy sinh mệnh ở không gian khác, không nhìn thấy chân tướng của vũ trụ, mục đích là để con người ở trong mê mà có thể ngộ, có thể nâng cao tầng thứ sinh mệnh, bởi vì ở trong mê mới có thể khảo nghiệm chân tâm của con người. Đại sư Lý Hồng Chí đã chỉ ra con đường duy nhất khiến nhân loại nhận thức vũ trụ chân thực:

“Nhân loại nếu muốn liễu giải được bí ẩn của vũ trụ, thời không, và thân thể người, thì chỉ có tu luyện trong chính Pháp, đắc chính giác, đề cao tầng thứ của sinh mệnh. Trong tu luyện cũng khiến phẩm chất đạo đức được đề cao; khi phân biệt được thật sự thiện và ác, tốt và xấu, đồng thời vượt khỏi tầng thứ nhân loại, thì mới nhìn thấy được, mới tiếp xúc được vũ trụ chân thực và các sinh mệnh tại các tầng thứ khác nhau các không gian khác nhau. (Luận Ngữ-Chuyển Pháp Luân)

“Đề cao tầng thứ của sinh mệnh” mới là mục đích và ý nghĩa cuối cùng của nhân sinh, cũng là con đường duy nhất để nhận thức vũ trụ chân thực.

=========

Ghi chú

Loạt bài này có nhiều chỗ trích dẫn nội dung trong các bài giảng Pháp của Ngài Lý Hồng Chí, hoàn toàn dựa trên lý giải một chiều và hạn chế của cá nhân tác giả, do đó khi trích dẫn khó tránh khỏi đoạn chương thủ nghĩa. Nguyên tác các bài giảng của Ngài Lý Hồng Chí có nội hàm thâm sâu và rộng lớn, các độc giả quan tâm xin hãy đọc các bài giảng Pháp nguyên văn của Ngài Lý Hồng Chí được đăng tải miễn phí tại trang web: http://phapluan.org.

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/150800

Tài liệu tham khảo

[1] PBS-TV/NOVA: “The Fabric Of The Cosmos” (Updated: November 2011).

[2] The Fabric of the Cosmos: Space, Time, and the Texture of Reality (2004). Alfred A. Knopf division, Random House, ISBY 0-375-41288-3

[3] Giảng Pháp tại Pháp hội Houston [1996]

[4] Giảng Pháp tại Pháp hội Vancouver ở Canada năm 2003

[5] Giảng Pháp tại Pháp hội Bắc Mỹ lần đầu [1998]

[6] Giảng Pháp tại Pháp hội Châu Âu [1998]

[7] Giảng Pháp tại Pháp hội Thụy Sỹ [1998]

[8] Pháp Luân Công

[9] Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế New York 2004

[10] Giảng Pháp tại Pháp hội miền Trung Mỹ Quốc [1999]

[11] Giảng Pháp tại Hội giao lưu Quốc tế tại Bắc Kinh [1996]

[12] Chuyển Pháp Luân

[13] Chuyển Pháp Luân – Luận Ngữ

Xem tiếp Phần 4

The post Loạt bài nhận thức về vũ trụ chân thực (3): Nhận thức về vũ trụ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Các nhà khoa học khám phá ra rất nhiều trận động đất đã bị trì hoãn – Liệu con người đang được bảo vệ?https://chanhkien.org/2017/09/cac-nha-khoa-hoc-kham-pha-ra-rat-nhieu-tran-dong-dat-da-bi-tri-hoan-lieu-con-nguoi-dang-duoc-bao-ve.htmlWed, 27 Sep 2017 10:48:44 +0000http://chanhkien.org/?p=25119Tác giả: Một đệ tử Đại Pháp [Chanhkien.org] Các nhà khoa học Úc đã phát hiện ra rằng gần đây có rất nhiều trận động đất tiềm tàng có cường độ lên tới 6 độ richter hoặc lớn hơn do chu kỳ đứt gãy địa tầng của trái đất. Tuy nhiên, chúng đã bị trì […]

The post Các nhà khoa học khám phá ra rất nhiều trận động đất đã bị trì hoãn – Liệu con người đang được bảo vệ? first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Một đệ tử Đại Pháp

[Chanhkien.org] Các nhà khoa học Úc đã phát hiện ra rằng gần đây có rất nhiều trận động đất tiềm tàng có cường độ lên tới 6 độ richter hoặc lớn hơn do chu kỳ đứt gãy địa tầng của trái đất. Tuy nhiên, chúng đã bị trì hoãn một cách bí ẩn.

Theo tin tức của một kênh thông tấn của Úc, tiến sĩ Behzad Fatahi, một nhà địa lý học thuộc Đại học Công nghệ Sydney (UTS) cho biết, dựa trên những dữ liệu lịch sử về mức độ phá hoại của các trận động đất, không ai có thể tránh được tai nạn thảm khốc này.

Nhiều trận động đất tiềm tàng có cường độ trên 6 độ richter đã có thể phát sinh ở khắp thế giới, bao gồm Trung Đông, Trung Quốc, Nhật Bản và Hoa Kỳ, nhưng đến nay thì chúng lại được trì hoãn một cách bí ẩn.

Tiến sĩ Fattahi cho hay, các chuyên gia địa chất học và các nhà địa chấn từ lâu đã quan sát thấy sự đứt gãy địa chất vốn xuất hiện trước mỗi khi các trận động đất sắp xảy ra thì nay vẫn đang âm ỉ diễn ra, nhưng các trận động đất lớn và siêu lớn vẫn im lìm một cách bí ẩn.

Đây sẽ là thảm hoạ nếu những lớp đứt gãy này giải phóng năng lượng. “Tầng đứt gãy đã rất lâu không xảy ra động đất và phóng thích năng lượng. Ít nhất 5-10 trận động đất lớn đã bị trì hoãn, nhưng chúng tôi không biết khi nào chúng sẽ xảy ra,” tiến sĩ Fatahi nói.

Động đất chắc chắn sẽ đến, và chúng có thể diễn ra như vậy bất cứ lúc nào.

Tiến sĩ Fatahi nhấn mạnh: “Vấn đề không phải là động đất có xảy ra không, mà là khi nào nó sẽ xảy ra.”

Tiến sĩ Fatahi đưa ra một ví dụ: Trận động đất mạnh 7,8 độ richter xảy ra tại Nepal tháng 4/2015 đã làm ít nhất 8.000 người thiệt mạng.

Tháng 3/2016, nhà địa vật lý Julian Lozos của Đại học California đã công bố nghiên cứu chỉ ra rằng, khu vực dọc theo tuyến đứt gãy San Jacinto ở California sẽ có nhiều khả năng xảy ra động đất. Một khi điều đó xảy ra, một số thành phố đông dân cư như Los Angeles sẽ không tồn tại. Hàng triệu người sẽ mất mạng hoặc phải di dời. Mức độ thiệt hại phụ thuộc vào hoạt động của các tầng đứt gãy San Andreas.

Phó giáo sư Lozos cũng tin rằng không có cách nào để dự đoán được khi thiên tai xảy ra.

Tiến sĩ Fatahi giải thích: “Chu kỳ đứt gãy gây động đất xảy ra từ mỗi 100 đến 500 năm. Hiện tại đã là thời điểm theo chu kỳ rồi, nhưng chúng tôi không biết vì sao nó vẫn chưa đến.”

Dịch từ: http://www.pureinsight.org/node/7176

The post Các nhà khoa học khám phá ra rất nhiều trận động đất đã bị trì hoãn – Liệu con người đang được bảo vệ? first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Từ câu “Trời như quả trứng, đất như lòng đỏ” nhìn nhận thiên văn học cổ đạihttps://chanhkien.org/2017/09/tu-cau-troi-nhu-qua-trung-dat-nhu-long-do-nhin-nhan-thien-van-hoc-co-dai.htmlMon, 25 Sep 2017 10:34:58 +0000http://chanhkien.org/?p=25108Tác giả: Quan Tâm [ChanhKien.org]Trong các sách cổ của Trung Quốc đã sớm đề cập một cách có hệ thống những nhận thức về thiên văn học như: trái đất là vật thể trôi nổi trong không trung, quy luật và nguyên lý chuyển động của các hành tinh, cho đến quan hệ đối ứng […]

The post Từ câu “Trời như quả trứng, đất như lòng đỏ” nhìn nhận thiên văn học cổ đại first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Quan Tâm

[ChanhKien.org]Trong các sách cổ của Trung Quốc đã sớm đề cập một cách có hệ thống những nhận thức về thiên văn học như: trái đất là vật thể trôi nổi trong không trung, quy luật và nguyên lý chuyển động của các hành tinh, cho đến quan hệ đối ứng giữa vũ trụ, trái đất và con người. Đây là cơ sở để chế định ra Hoàng lịch (hiện nay gọi là “Âm lịch”, cách gọi này không đúng), bao gồm cả những lý số trong Kinh Dịch suy đoán được mối quan hệ đối ứng giữa thiên tượng với những sự việc diễn ra trong xã hội con người. Bởi vậy, những nhà thiên văn học chân chính thời cổ đại rất thông hiểu thiên văn, địa lý, dự đoán được những thịnh suy trong đời người và quy luật vận hành của xã hội.

Thời nhà Minh đã cho rằng trái đất hình tròn. Trong “Minh Sử” mục Thiên văn nhất viết: “Trời ôm lấy đất như quả trứng bao lấy lòng đỏ”, họ cho rằng trời có chín tầng, còn mặt đất thì tròn trịa, có nghĩa là đất hình tròn và nằm bên trong trời, tương ứng với thiên độ. Trung Quốc nằm ở phía bắc của Xích đạo, cho nên Bắc cực thường hiện, Nam cực thường ẩn.

Thời nhà Minh đã biết trái đất hình tròn, vũ trụ là không gia đa chiều.

Trong phần Thiên văn của “Minh Sử” nói rằng “trời có chín tầng”, ý nói tam giới tương quan với thể hệ trái đất có chín cảnh giới lớn, Phật gia chia nhỏ hơn có 33 tầng trời. Các tầng trời khác nhau có các sinh mệnh khác nhau, ở dưới cõi người phàm là địa ngục, người ta gọi là âm gian, ở trên cõi người phàm là không gian cao tầng nơi người trời và các vị thần tiên của hai gia Phật và Đạo sinh tồn. Nguyên lý và quy luật của thiên, địa, nhân là thông suốt từ trên xuống dưới, hình thành nên học thuyết “Thiên nhân hợp nhất” độc đáo nhất trong lịch sử văn hóa nhân loại, dựa vào học thuyết này không chỉ có thể tổng kết quá khứ, hiện tại mà còn có thể suy đoán được tương lai.

Dưới đây là những luận thuật trong các tác phẩm nổi tiếng thời cổ đại có liên quan đến vấn đề này:

  1. “Địa quan tư đồ” miêu tả việc dùng mặt trời để đo phương vị

Trong “Chu Lễ” có ghi chép: Một trong những nhiệm vụ của Đại tư đồ là biên soạn và quản lý bản đồ địa lý trong thiên hạ, nên tự nhiên cũng nắm vững tri thức và kỹ năng về đo đạc bản đồ. Vậy sử dụng ánh sáng mặt trời để đo phương vị như thế nào?

Trong “Địa quan tư đồ” có một đoạn giải thích như sau: Nơi mà bóng của mặt trời chiếu chính diện thì đó là vùng đất trung tâm. Khi mặt trời ở phía nam của vùng đất thì bóng ngắn, nóng hơn, khi mặt trời ở phía bắc của vùng đất thì bóng dài, lạnh hơn. Khi mặt trời ở phía đông của vùng đất, bóng nghiêng về hướng tây, nhiều gió, mặt trời chiếu về phía tây, bóng nghiêng về hướng đông, nhiều mây.

Đoạn này có nghĩa là thông qua đo đạc bóng của mặt trời, người ta có thể xác định được đâu là vùng đất trung tâm, nếu là khu vực phía nam của vùng đất (gần với mặt trời) thì bóng mặt trời ngắn, khí hậu sẽ nóng bức, khu vực phía bắc của vùng đất (cách xa mặt trời) thì bóng mặt trời dài, khí hậu sẽ lạnh lẽo. Khu vực phía đông (trông thấy mặt trời sớm hơn, khi vùng đất trung tâm ở vào lúc chính ngọ thì ở đây đã là hoàng hôn), khí hậu hay có gió; nếu vị trí của vùng đất lệch về phía tây (trông thấy mặt trời muộn hơn, khi vùng đất trung tâm ở vào lúc chính ngọ thì ở đây mới là sáng sớm), khí hậu sẽ hay có mưa ẩm.

Đoạn này cho thấy rằng vào hai nghìn mấy trăm năm trước, tổ tiên chúng ta trong quá trình đo đạc địa lý thực tế đã biết trái đất có hình cầu rồi.

2. Thời nhà Hán đã biết trái đất có hình tròn

Trong cuốn sách “Hỗn thiên nghi chú” (giải thích về cỗ máy định vị thiên thể Hỗn thiên nghi) của Trương Hành có viết: “Trời như quả trứng, đất như lòng đỏ”, trong sách “Linh hiến” Trương Hành không đề cập đến nguyên nhân của nhật thực, mà chủ yếu bàn luận về nguyên nhân của nguyệt thực:

“Ánh sáng của mặt trăng sinh ra do mặt trời chiếu vào, phần không có ánh sáng của mặt trăng là do mặt trời bị che lấp. Hướng vào mặt trời thì ánh sáng đầy đủ, lại gần mặt trời thì ánh sáng tắt. Các vì sao được chiếu rọi, nhờ nước mà chuyển ánh sáng lấp lánh. Khi mặt trời mọc, ánh sáng thường không hợp, bị trái đất che mất nên yếu. Khi các vì sao ẩn đi thì xuất hiện nguyệt thực”. Đoạn này ý nói rằng bản thân mặt trăng không phát ra ánh sáng, mà do ánh mặt trời chiếu vào mặt trăng mới sinh ra ánh sáng. Mặt trăng sở dĩ xuất hiện một phần bị khuyết là bởi bộ phận đó không được mặt trời chiếu vào. Cho nên khi mặt trăng và mặt trời đối mặt nhau thì xuất hiện trăng tròn. Khi mặt trăng lại gần mặt trời thì phần trăng khuyết càng ngày càng lớn, cuối cùng hoàn toàn không nhìn thấy.

“Chu bễ toán kinh” cho rằng mặt trăng sở dĩ phát ánh sáng là do mặt trời chiếu vào mà sinh ra: “Mặt trời chiếu vào mặt trăng, sinh ra ánh sáng của mặt trăng, vậy nên trở thành minh nguyệt [trăng sáng]”. Kinh Phòng thời Tây Hán giải thích về mối quan hệ giữa mặt trời và mặt trăng và nguyên nhân sinh ra ánh sáng mặt trăng như sau: “Các nhà thiên văn học cho rằng mặt trời như viên bi, mặt trăng như tấm kính; hoặc ngược lại cho rằng mặt trăng như viên bi, chỗ được mặt trời chiếu vào thì sáng, chỗ không được chiếu thì tối”.

Trong “Khai nguyên chiêm kinh” thời Tây Hán, Lưu Hướng giải thích nguyên nhân của nhật thực như sau: “Nhật thực là do mặt trăng che”. Vương Sung thời Đông Hán trong “Luận Hành – thuyết nhật” đã nói một cách minh xác hơn: “Hoặc nói, nhật thực là do mặt trăng che mặt trời. Mặt trời ở trên, mặt trăng ở dưới che mất mặt trời”.

3. Cỗ máy Hỗn thiên nghi thời nhà Đường mô phỏng chính xác quỹ đạo vận hành của mặt trời, mặt trăng và trái đất.

Trong sách sử “Đường thư” có ghi chép: Viên Thiên Cương và Lý Thuần Phong thời nhà Đường đã chế tạo ra cỗ máy Hỗn thiên nghi mô phỏng chính xác quỹ đạo và quy luật vận hành của mặt trời, mặt trăng, trái đất cũng như các hành tinh, hằng tinh.

Hỗn thiên nghi là cỗ máy mô phỏng sự vận động của mặt trời, mặt trăng và các vì sao. Hỗn thiên nghi được Lý Thuần Phong thời Đường cải tiến chạy bằng nước, dùng nước làm động lực thúc đẩy Hỗn thiên nghi tự động vận hành, có hình người bằng đồng gõ chuông gõ trống để dự báo thời thần, có thể nói rằng đây là chiếc đồng hồ sớm nhất. Có lẽ chiếc đồng hồ thời cận đại cũng từ đó mà ra, chỉ có điều nó không có quan hệ đối ứng với mặt trời, mặt trăng và các vì sao.

Cỗ máy này sau một thời gian dài vận hành đã bị kẹt do rỉ sét. Một người Tây vực tên là Cù Đàm Tất Đạt có may mắn trở thành một trong số những nhân viên duy tu cỗ máy này. Nhờ nghiên cứu, học tập các sách khoa học cổ đại Trung Quốc, ông đã hiểu ra những nguyên lý thiên văn cốt yếu. Ông đã viết cuốn “Khai Nguyên chiêm kinh”, trong đó quyển thượng ghi chép nhận thức về thiên văn của người Trung Quốc từ thời Đường trở về trước, còn quyển hạ chứa đựng nhiều huyền cơ vô hạn hơn nữa, đáng tiếc là cuốn sách đó không may đã bị tiêu hủy trong các vụ án văn tự thời Mãn Thanh kéo dài suốt 150 năm, nhưng may mắn là quyển thượng đã được tìm thấy trong quá trình khảo cổ.

Viên Thiên Cương tinh thông thiên văn và toán học, mười cuốn toán học mà ông sáng tác đều trở thành sách giáo khoa thời nhà Đường. Một người khác là Lý Thuần Phong cũng rất tinh thông toán học và thiên văn. “Thôi bối đồ” của Lý Thuần Phong đã tính toán ra các sự việc xuyên suốt qua các triều đại từ sau thời nhà Đường, mà tượng thứ 44, 46 lại chính là nói về những sự việc hiện nay chưa xảy ra nhưng sắp phát sinh.

Hiện nay khi những dự báo thời tiết trong mấy ngày mà khoa học thực chứng đưa ra đã gần như không còn chính xác, thì loại trí tuệ tuần hoàn thống nhất thiên, địa, nhân này quả khiến các nhà khoa học hiện đại phải kinh ngạc.

4. Giải thích về hiện tượng nguyệt thực và nhật thực trong “Minh Sử”

Ngoài phần Thiên Văn quyển một trong “Minh Sử” nói về “đất nằm trong trời, hình thể của nó là tròn đầy”, thì trong “Minh Sử” cuốn Lịch thứ nhất, quyển thứ 31 cũng bàn luận về nguyệt thực như sau: “Phần tối ấy là cái bóng, bóng che mặt trăng, không có khác về sớm muộn cao thấp, tứ thời nhiều lần xuất hiện sự dị thường ấy. Ví như treo một viên bi đen trong phòng tối, bên trái thắp nến, bên phải treo một viên bi trắng, nếu ánh nến bao phủ lấy viên bi đen, thì viên bi trắng không nhận được ánh sáng. Người đứng quan sát ở các vị trí khác nhau thì hình ảnh khác nhau. Vậy nên nói nguyệt thực sai khác theo thời”.

Bên cạnh đó, cuốn sách cũng bàn về hiện tượng nhật thực, cuốn sách viết rằng: “Đường đi của mặt trời và của mặt trăng có hai chỗ giao nhau, nếu đúng lúc giao nhau, thì bị ăn hết, nếu gần trước và sau lúc giao nhau, thì bị ăn nhưng chưa hết. Ngày này có hạn. Cũng có giới hạn về vị trí quan sát, giả dụ như ở Trung Quốc có nguyệt thực toàn phần, ở rìa thì trông thấy mặt trời khuyết một nửa, còn ở những nơi ngoài Trung Quốc thì mới giao chứ chưa ăn. Tại sao như vậy? Mặt trời như viên bi đỏ, mặt trăng như viên bi đen, hai viên bi cùng treo trên một đường thẳng, mặt trời ở trên mặt trăng ở dưới, khi ở dưới ngước nhìn lên, bi đen sẽ che bi đỏ, giống như bị ăn hết; còn quan sát ở biên thì có sai khác về xa gần, nên tỉ lệ bị ăn nhiều ít khác nhau”.

5. Giải thích hiện tượng tự nhiên trong “Thiên Tự Văn”

Trong “Thiên Tự Văn” – một cuốn sách phổ cập của học sinh tiểu học thời Trung Quốc cổ đại, câu đầu tiên là: “Thiên địa huyền hoàng, vũ trụ hồng hoang, vân đằng trí vũ, lộ kết thành sương”, đều diễn giải về hiện tượng tự nhiên.

Thiên địa huyền hoàng, chỉ trời như như sắc xanh pha đen của lòng trắng trứng, đất như lòng đỏ. Điều này tương hợp với những học thuyết của Đạo gia như “trời như quả trứng, đất như lòng đỏ” trong “Hỗn Thiên Nghi chú” và “Trời ôm lấy đất như lòng đỏ trong quả trứng, cho nên trời có chín tầng, đất thì tròn trịa, hoặc nói là đất tròn, đất ở trong trời, hình thể của nó tròn đầy, tương ứng với thiên độ…” trong “Minh Sử”.

Từ những tư liệu ở trên, có thể thấy người Trung Quốc xưa đã sớm biết rằng trái đất hình tròn, họ cũng biết rõ những nguyên lý, quy luật vận hành của thiên thể và vạn sự vạn vật. Chỉ có điều những kiến thức này đã bị che đậy chặt chẽ để xác lập nền giáo dục ngu dân duy vật hiện đại. Nếu không, nền giáo dục duy vật hiện đại dựa trên cơ sở của thuyết tiến hóa và thuyết vô thần sẽ không cách nào đứng vững được.

Sự tồn tại của vạn vật đều có nguyên lý sản sinh, kỹ thuật chế tạo ra sinh mệnh cũng như nguyên liệu và công nghệ liên quan đến nó. Nếu không thì tuyệt đối không thể tồn tại sinh mệnh. Chiểu theo khoa học thực chứng hiện đại, dựa trên nguyên lý chế tạo khoa học kỹ thuật công nghệ cao và nguyên vật liệu hiện nay mà lý giải, thì cơ chế tuần hoàn từ trong ra đến ngoài như chim bay thú chạy, hoa cỏ cây cối cho đến phức tạp, tinh vi như con người, lại còn sinh sôi nảy nở đời này qua đời khác là tuyệt đối không thể tồn tại! Máy móc thông minh hiện đại dẫu có tiên tiến đến đâu nhưng nếu so sánh với điều đó thì những điều khoa học kỹ thuật tạo ra được chỉ là nhỏ đến mức không đáng nói. Vũ trụ và vạn vật do ai tạo ra? Trí huệ vĩ đại và trình độ khoa học kỹ thuật cao như vậy thì chỉ có sinh mệnh cao cấp hơn con người mới có thể nắm vững, Thần mới thực sự là nhà khoa học vĩ đại. Ngoài đó ra không có câu trả lời nào hợp lý hơn.

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/238552

 

The post Từ câu “Trời như quả trứng, đất như lòng đỏ” nhìn nhận thiên văn học cổ đại first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Loạt bài nhận thức về vũ trụ chân thực (2): Nhận thức về thời gianhttps://chanhkien.org/2016/10/loat-bai-nhan-thuc-ve-vu-tru-chan-thuc-2-nhan-thuc-ve-thoi-gian.htmlWed, 12 Oct 2016 03:09:20 +0000http://chanhkien.org/?p=24900[ChanhKien.org] Thời gian là gì? Sự khác nhau giữa quá khứ, hiện tại và tương lai phải chăng chỉ là ảo giác ăn sâu vào tiềm thức? Tại sao thời gian luôn chuyển động hướng về tương lai? Thời gian có điểm bắt đầu và điểm kết thúc không? Mời các bạn đọc bài viết này […]

The post Loạt bài nhận thức về vũ trụ chân thực (2): Nhận thức về thời gian first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org] Thời gian là gì? Sự khác nhau giữa quá khứ, hiện tại và tương lai phải chăng chỉ là ảo giác ăn sâu vào tiềm thức? Tại sao thời gian luôn chuyển động hướng về tương lai? Thời gian có điểm bắt đầu và điểm kết thúc không? Mời các bạn đọc bài viết này để tìm  câu trả lời.

Bây giờ là mấy giờ? Câu hỏi này có lẽ mỗi cá nhân đều có thể trả lời được. Thời gian trôi qua vùn vụt, ngày tháng như thoi đưa, ngày và đêm, ánh sáng và bóng tối đan xen nhau, ai cũng cảm thấy rất quen thuộc với thời gian. Nhưng nếu thay đổi câu hỏi một chút, thời gian là gì? Có lẽ rất nhiều người sẽ cảm thấy mông lung.

Từ xưa đến nay, con người đã phát minh ra nhiều phương pháp và dụng cụ để đo lường, tính toán thời gian, từ đồng hồ cát, đồng hồ mặt trời, đồng hồ định vị thiên thể (còn gọi là thiên nghi), cho tới đồng hồ cơ khí, đồng hồ thạch anh, độ chính xác của các thiết bị đo thời gian có độ càng ngày càng cao. Hội nghị toàn thể về Cân đo đã đưa ra phương pháp dùng tần số dao động của nguyên tử cesium để đo lường thời gian, vì vậy đồng hồ nguyên tử cesium của Viện tiêu chuẩn và kĩ thuật Quốc gia Hoa Kỳ (NIST, trước kia NBS) đã trở thành công cụ đo thời gian chính xác nhất trên thế giới với sai số chỉ có 1 giây trong 100 triệu năm. Nhưng dù cho việc đo lường thời gian có chính xác đến mức độ nào đi nữa thì cũng không thể động chạm đến bản chất của thời gian. Cho dù tất cả các đồng hồ trên thế giới đều ngừng hoạt động thì thời gian vẫn cứ trôi đi không ngừng nghỉ. “Thệ giả như tư phu! Bất xả trú dạ!” (Thời gian trôi đi như nước chảy không kể ngày đêm – trích Luận Ngữ, Khổng Tử).

Thời gian như dòng nước chảy, dòng chảy thời gian không bao giờ ngừng nghỉ, từng khoảnh khắc vụt qua rất nhanh. Hơn nữa chuyển động của thời gian dường như luôn hướng về một hướng, đó là chảy đến tương lai, nó không thể bị tạm dừng cũng không thể quay ngược lại.  “Thời gian là vàng bạc, nhưng vàng bạc cũng không mua được thời gian” câu nói này đã mô tả chính xác sự quý giá một đi không trở lại của thời gian. Lời dạy của người xưa “Mạc đẳng nhàn, bạch liễu thiểu niên đầu, không bi thiết!” vẫn vang vọng bên tai (Bài thơ Mãn giang hồng, Nhạc Phi). Chúng ta treo thời gian trên tường, đeo thời gian trên tay, chúng ta dựa vào thời gian để sắp xếp kế hoạch hàng ngày. Xuân sinh, hạ trưởng, thu thu, đông tàng, dường như thời gian đang khống chế tất cả. Vậy thì thời gian rốt cuộc là gì? Các nhà khoa học đã phải bất lực mà thốt lên rằng: Chúng ta hoàn toàn chưa lý giải được bất kỳ phương diện nào của thời gian cả.

Theo Newton, thời gian là một tính chất vĩnh hằng bất biến của vũ trụ. Thời gian luôn trôi đi với tốc độ không đổi và không bị thay đổi bởi bất cứ sự vật gì. Những mô tả của Newton về thời gian rất phù hợp với những thể nghiệm trực giác của con người, tuy nhiên, Einstein lại chỉ ra rằng mô tả như vậy vẫn chưa chính xác. Einstein phát hiện thời gian có thể chuyển động với vận tốc khác nhau, tức là không có cái gọi là thời gian tiêu chuẩn của vũ trụ, và trong vũ trụ tồn tại các thời gian khác nhau. Nói một cách cụ thể, mỗi người đều có thời gian của riêng mình, thời gian của mỗi người lại vận hành với tốc độ khác nhau. Phát hiện của Einstein đã phủ định hoàn toàn những lý giải của Newton về thế giới hiện thực cũng đã lật đổ hoàn toàn những nhận thức trực giác của chúng ta về thời gian.

Einstein đã phát hiện ra rằng giữa sự dịch chuyển của không gian và sự dịch chuyển của thời gian có mối liên hệ cực kỳ tinh xảo và sâu xa. Nói một cách đơn giản, nếu sự chuyển động trong không tăng lên thì tốc độ thời gian lại giảm đi. Phát hiện này đã cho thấy sự vận chuyển của thời gian đối với mỗi người là có sự khác biệt, chỉ có điều sự sai khác này lại có biểu hiện cực kỳ nhỏ trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta nên chúng ta không cảm thấy được. Nhưng đối với hệ thống định vị toàn cầu được sửdụng rộng rãi hiện nay thì nó lại có ảnh hưởng rất rõ rệt. Do tốc độ chuyển động của các vệ tinh có sử dụng hệ thống định vị toàn cầu là rất cao, nên hệ thống định vị toàn cầu cần phải xét đến ảnh hưởng của sự di chuyển tốc độ cao này đối với thời gian, nếu không sẽ dẫn đến sai số trong toàn bộ hệ thống. Sự giãn nở của thời gian thật sự có tồn tại chứ không phải chỉ là suy nghĩ chủ quan điên rồ của một nhà toán học nào đó.

Không chỉ sự chuyển động là có thể làm cho thời gian giãn nở, Einstein còn phát hiện ra trọng lực cũng có thể làm cho thời gian chậm lại. Einstein đã liên kết thời gian với không gian để tạo ra khái niệm thế giới không gian – thời gian 4 chiều (gọi tắt là “thời-không”), ông phát hiện rằng vật thể có trọng lượng khổng lồ có thể uốn cong thời-không ở một mức độ rất lớn, nó không chỉ uốn cong không gian mà còn uốn cong được thời gian. Do loại uốn cong thời-không này, nên thời gian ở trên đỉnh và dưới tầng một của cùng một tòa nhà 30 lại khác nhau, thời gian ở tầng một sẽ chậm hơn một chút, dù là sự sai khác về thời gian này rất nhỏ nhưng chúng ta vẫn có thể đo được.

Trong thế giới thời-không 4 chiều của Einstein, mỗi một cá thể di chuyển đều có thời gian hoặc “thời khắc” khác nhau. Nếu như chụp lại tất cả các sự việc trong toàn bộ vũ trụ xảy ra trong nháy mắt rồi tập hợp lại thành một bức ảnh động, bởi vì mỗi cá thể di động có thời gian hoặc “thời khắc” khác nhau nên bạn sẽ phát hiện thấy trong bức ảnh này đều có tồn tại quá khứ, hiện tại và tương lai. Đúng như Einstein đã nói: “Sự khác biệt giữa quá khứ, hiện tại và tương lai chỉ là một loại áo giác ăn sâu vào tiềm thức”. Trong cuốn sách “Điểm kết thúc của thời gian” (The End of Time), tác giả lại cho rằng thời gian không tồn tại, cảm giác về thời gian trôi đi là do bộ não của chúng ta tạo ra khi nó xử lý bức ảnh động này.

Mỗi khắc, mỗi giây của thời gian đều đã tồn tại, đây chính là kết quả nghiên cứu về thời gian của các nhà khoa học hiện đại. Có vẻ như kết quả dẫn đến do nỗ lực và quyết sách của mỗi cá nhân đều đã sớm được định sẵn ổn thỏa rồi, và từ 13,7 tỉ năm trước, khi vũ trụ bắt đầu hình thành thì kết quả của nó đã được định sẵn rồi. Có thật sự như vậy không?  Lẽ nào sự trôi đi của thời gian mà chúng ta thực sự cảm giác được lại chỉ là một ảo giác thôi sao?

Dựa trên nhận thức về thời gian này, thì “cỗ máy thời gian” không chỉ còn tồn tại trong các bộ phim khoa học viễn tưởng, các nhà khoa học đang thảo luận làm thế nào để thực hiện chuyến du hành vượt thời gian trở về quá khứ hay đến tương lai. Các nhà khoa học đã phác thảo ra hai phương pháp vượt thời gian: Một phương pháp là lợi dụng tính chất đặc thù của lực hấp dẫn, dựa vào thuyết tương đối rộng, nếu lực hấp dẫn càng mạnh thì thời gian sẽ trôi đi càng chậm. Hố đen được hình thành khi một tinh thể khổng lồ tự co rút lại và có sẵn lực hấp dẫn rất lớn. Nếu như có thể du hành vào hố đen trong thời gian ngắn khoảng 1-2 giờ đồng hồ, thì trên Trái Đất đã qua mấy chục năm rồi, do đó khi trở lại Trái Đất thì chính là đã đi vào Trái Đất của tương lai. Phương pháp thứ hai đó là lợi dụng lỗ sâu không gian (Wormhole hay Cầu Einstein-Rosen). Lỗ sâu này giống như một loại con đường tắt của thời-không, nó có thể liên kết một phần thời-không với thời-không sớm hơn nó, giống như một con đường vượt thời gian, chỉ cần vào lỗ sâu thì có thể trở về quá khứ. Các nhà khoa học vẫn đang thảo luận về những mâu thuẫn của loại xuyên thời gian này, ví dụ như hiện tượng bạn có thể gặp được chính bản thân mình trong quá khứ hoặc lịch sử có thể bị thay đổi. Trên thực tế, việc vượt thời gian tuy mới chỉ là giả tưởng khoa học, nhưng nó là giả tưởng khoa do các nhà khoa học đưa ra.

Xuân hạ thu đông, bốn mùa thay đổi tuần hoàn. Những trải nghiệm hàng ngày của chúng ta đã nói cho chúng ta rằng thời gian chỉ có thể luôn trôi về phía trước. Tại sao thời gian lại luôn hướng đến tương lai? Có thể đảo ngược để trôi ngược về quá khứ không? Các định luật vật lý học dùng các phương trình toán học để miêu tả tất cả các sự vật, trong đa số các phương trình dùng để mô tả vũ trụ mà chúng ta có thể nhận thức được xung quanh mình, không có phương trình nào mô tả hướng chuyển động của thời gian. Dù thời gian trôi về phía trước hay về phía sau, thì những phương trình này vẫn rất hợp lý. Tức là, từ góc độ vật lý học mà xét thì thời gian có thể đảo ngược, nhưng từ hiện thực mà xét thì thời gian lại không thể đảo ngược được. Để giải thích hiện tượng này, các nhà khoa học đã sử dụng phương trình Boltzmann để giải thích ý nghĩa của thống kê vi quan với Entropy.

Entropy là một chỉ tiêu đo lường tính ngẫu nhiên và độ hỗn độncủa một hệ thống. Phương trình Boltzmann đã cho chúng ta biết, mọi vật trong vũ trụ đều từ trạng thái có trật tự chuyển sang trạng thái vô trật tự một cách tự phát, và với sự dịch chuyển ngày càng tăng của thời gian thì nó cũng gia tăng, hướng đi của thời gian lại quyết định bởi xu thế của tự nhiên, theo đó khi thời gian trôi đi, những vật chất càng trở nên hỗn loạn. Dựa trên thuyết vụ nổ Big bang, trong khoảng khắc trước khi xảy ra vụ nổ, tức khởi điểm dẫn đến vụ nổ, là bắt nguồn từ khởi đầu có trật tự với entropy rất thấp. Vụ nổ lớn có trật tự cao, trong tất cả các hiện tượng thì có lẽ đây là hiện tượng có trật tự nhất. Tất cả các sự việc xảy ra sau đó, dần dần trở nên hỗn loạn. Nói cách khác, chính vụ nổ lớn đã quyết định hướng trôi của thời gian, tất cả các sự việc phát sinh sau đó có thể chỉ là chịu tác động của một loại lực đẩy, khiến nó càng trở nên hỗn loạn hơn so với 13,7 tỉ năm trước. Phải chăng điều này nói lên rằng một khoảng khắc đó của vụ nổ có thể là khởi điểm của thời gian, vậy thì phải chăng thời gian cũng có điểm kết thúc?

Đứng trên cơ sở một sự thật là vũ trụ đang tăng tốc độ giãn nở, một lý luận cho rằng cuối cùng hố đen sẽ chi phối cả vũ trụ, lúc đó các tinh hệ sẽ biến mất và chỉ còn sót lại các hạt lạp tử nhỏ phân tán, bay lơ lửng khắp nơi trong vũ trụ. Trong một tương lai mà tất cả đều suy tàn, bất kể sự vật nào đến một mức độ nào đó sẽ trở thành bằng phẳng, nhẵn nhụi và không thay đổi. Do không có thay đổi nên sẽ không thể có một khái niệm rõ ràng về sự trôi đi của thời gian. Nếu như không có sự việc nào xảy ra thì sẽ rất khó tưởng tượng được sự tồn tại của thời gian, thậm chí còn không thể phân biệt được thời gian trôi về phía trước hay lùi lại phía sau. Đến lúc đó, thời gian có thể sẽ mất đi ý nghĩa tồn tại của nó, có thể đó cũng sẽ là điểm kết thúc của thời gian.

Trên đây là những nhận thức của khoa học hiện đại về thời gian. Vậy sự trôi qua của thời gian có thật chỉ là một ảo giác hay không? Quá khứ, hiện tại và tương lai có thật sự cùng tồn tại không? Thời gian có thật sự có điểm kết thúc không? Những nhận thức này có mức độ đáng tin cậy đến đâu? Thời gian có thể tự chứng minh tất cả điều này hay không?

Ngài Lý Hồng Chí – người sáng lập Pháp Luân Đại Pháp đã giảng và phân tích rất rõ ràng về thời gian trong các bài giảng Pháp của Ngài, qua đó có lẽ mọi người có thể tìm được đáp án cho câu hỏi thời gian là gì.

Trong vũ trụ từ lớn đến bé, từ vi quan vô hạn đến hoành quan vô hạn có vô số các lạp tử, mà trên mỗi lạp tử đều có một thời gian độc lập, mỗi thời gian đều nhanh chậm khác nhau. Mà ở trong lạp tử với các thế giới lớn bé khác nhau do các lạp tử cấu thành nên [cũng] có thời gian; và ở trong lạp tử với thiên thể to lớn hơn nữa cấu thành từ vô số lạp tử cũng có thời gian, toàn bộ quần thể to lớn các lạp tử của các lạp tử cùng trong một tầng lại còn có thời gian to lớn hơn nữa. Các thời gian trong vũ trụ cũng giống như các sinh mệnh trong vũ trụ là không cách nào đếm xuể; ngoài ra vũ trụ trên tổng thể cũng lại có một thời gian tổng thể, trong đó có vô vàn vô số các thời gian cụ thể khởi tác dụng trong các không gian [khác nhau]; hết thảy đều là vì phương thức tồn tại của các chúng sinh tại các không gian khác nhau mà được tạo ra. Như vậy có thời gian của không gian là rất nhanh, có thời gian của không gian là rất chậm. Đó là điều mà vừa rồi tôi có nói về sự nhanh chậm của các không gian; từ khi tôi bắt đầu giảng cho đến bây giờ, thì có không gian có thời gian là đồng bộ với tôi, có không gian đã trải qua mấy ngày liền rồi, có không gian đã trải qua hàng bao nhiêu vạn năm rồi, có không gian đã trải qua hàng mấy trăm triệu năm, hàng mấy tỷ năm rồi, nó nhanh đến như vậy. Bởi vì vũ trụ quá to lớn, các lạp tử trong đó là vi quan vô hạn, là hoành quan vô hạn, chúng đều có tồn tại thời gian của tự bản thân.  (Giảng Pháp trong chuyến đi quanh Bắc Mỹ [2002])

Từ những phân tích của ngài Lý Hồng Chí, chúng ta có thể thấy được trong vũ trụ có vô số vô vàn thời gian không thể tính đếm được, trong tổng thể vũ trụ còn có một thời gian tổng tổng thể, nhưng thời gian tổng này thì khoa học của nhân loại lại không cách nào động chạm đến được, bởi vì nó không tồn tại trong thời-không của nhân loại chúng ta. Trong trường thời gian này của chúng ta cũng có điểm tương tự. Xung quanh Trái Đất có một trường thời gian, đây là thời gian tổng thể của tất cả mọi sự vật trong thế gian. Dựa theo thuyết tương đối, khi mọi sự vật đang ở trạng thái tĩnh, dừng lại thì thời gian của chúng và thời gian tổng thể này sẽ đồng nhất với nhau. Nhưng khi chúng vận động thì mỗi sự vật lại có thời gian riêng. Thực ra tình huống thực tế lại khác xa, không đơn giản như vậy. Bởi vì tầng thứ và cảnh giới khác nhau của mỗi sinh mệnh, kích thước lớn nhỏ và kết cấu khác nhau của các phân tử cấu thành nên vạn vật trên thế gian, nên sẽ tạo ra sự gián cách về thời gian khác nhau, chỉ có điều khoa học hiện đại ngày nay vẫn không cách nào nhận thức được vấn đề này.

Vậy thời gian là gì?

Trong thiên thể thì vật chất mênh mông nào cũng đều là Thần. Nhân loại nhìn nhận rằng Ông [Thời Gian] là một loại quan niệm. Mặt trời mọc lên, trời tối, trời sáng, nào là đồng hồ đang chạy, nào là vật chất đang phát sinh biến dị, trái cây khi trời nóng rất nhanh hỏng, cơm mà không ăn sẽ thiu, nào là cây lương thực đang chín, nào là một năm có bốn mùa, hết thảy hệt như là biểu hiện của [khái niệm] thời gian. Tin rằng nó là một loại khái niệm. Kỳ thực để tôi bảo chư vị rằng hết thảy những xúc tiến ấy, là bản thân Thời Gian đang nắm, Ông là Thần. Ngay cả mặt trời mọc lên, lặn xuống, tốc độ Trái Đất vận chuyển quanh Mặt Trời thảy đều là Thời Gian tạo thành.  (Giảng Pháp tại Pháp hội các phụ đạo viên ở Trường Xuân [1998])

Thời gian là Thần! Sự vận chuyển của các thiên hà và chu kỳ của sinh mệnh v.v. đều do Thần Thời gian thúc đẩy. Khoa học hiện đại ngày nay vẫn mong muốn tìm ra tung tích của Thần, nhưng hàng ngày đối diện với với Thần Thời gian mà lại không nhận ra.

Khoa học hiện đại cho rằng sự phân biệt với quá khứ, hiện tại và tương lai là một loại ảo giác, điều này rất gần với lý hết thảy trong vũ trụ đều có định số được nói đến trong các sách của Pháp Luân Đại Pháp, tuy nhiên về bản chất lại có sự khác biệt.

Vũ trụ hết thảy đều có định số’ là nói về chỉnh thể vũ trụ, tỷ như Pháp Lý cũ đã định ra định số thành-trụ-hoại-diệt của nó rồi, đó là hạn chế về trí huệ của cựu Pháp; đành rằng vũ trụ có định số của mình như thế, đành rằng căn bản của sinh mệnh cụ thể là có quan hệ với lịch sử của nó {vũ trụ}, nhưng đã nói đến sinh mệnh nào đó thì vị ấy làm cụ thể những gì, vị ấy có nghiệp lực bao nhiêu, vị ấy phải hoàn trả, nghiệp lực của vị ấy trở nên lớn thì phải tiêu huỷ, thì đó đều là việc của chính bản thân sinh mệnh đó; một sinh mệnh tự nó đi tới bước nào, thì những cái đó về cơ bản không ổn định. Tuy nhiên người ta có thể thông qua những gì sinh mệnh đó làm và theo đuổi, mà thấy được bước tiếp theo, bước tiếp theo, bước tiếp theo nữa của sinh mệnh ấy trong vũ trụ, nghĩa là, khi ly khai khỏi hoàn cảnh không gian thời gian của vũ trụ này của chúng ta, khi ở trong hoàn cảnh thời gian khác thì có thể thấy được rằng về sau vị ấy có thể sẽ làm gì, đó cũng là chiểu theo trạng thái của vị ấy hôm nay mà kéo dài ra cho đến bước ấy. Nếu trạng thái hiện nay của vị ấy đột nhiên biến [đổi], thế thì, trạng thái của bước tiếp theo cũng sẽ biến [đổi], do đó những điều này là không ổn định. Định số tổng thể của thành-trụ-hoại của vũ trụ là ổn định. (Giảng Pháp tại Pháp hội miền Tây Mỹ quốc năm 2004 – Giảng Pháp tại các nơi V)

 Pháp Luân Đại Pháp còn cho chúng ta biết loại định số hết thảy mọi thứ trong vũ trụ là đã được đinh ra từ khi vũ trụ được sinh ra:

“Như mọi người đều biết trong lịch sử quá khứ vũ trụ hễ cảnh giới nào xuất vấn đề, không còn tốt nữa và phải đào thải, thì sẽ có đại kiếp tiểu kiếp, đó đều là những việc trong quá trình của cựu vũ trụ, vì khi kiến lập vũ trụ ấy là kiến lập một cách đồng thời từ đầu tới đuôi, đồng thời đều có, chỉ là biểu hiện của chúng sinh trong đó, trong sinh mệnh đã có con đường đi từ đầu chí cuối, tựa như đều có trong kịch bản vậy, con người chỉ là diễn từ đầu đến cuối thôi, chỉ là trong vũ trụ khổng lồ có thời gian khác nhau, không gian khác nhau, thân ở một không gian chậm thì có thể thấy sinh mệnh ở không gian nhanh trải qua từng đời từng đời trong một chớp mắt, thậm chí có thể thấy hết cả quá trình của vũ trụ ấy, vì nó đã đồng thời ở đó rồi. Chúng đều là tồn tại một cách đồng thời, chỉ là thời gian phân cách thành các thời-không khác nhau, các hoàn cảnh thời gian khác nhau”. (Giảng Pháp tại Pháp hội New York năm 2010)

Định số này tồn tại giống như một kịch bản mà trong đó quá trình của một sinh mệnh, quá trình của vũ trụ vẫn chưa kết thúc. Kịch bản nào đã thể hiện ra trí huệ cực hạn của Pháp sinh ra vũ trụ này? Nhưng mà ở trong một thời-không mà thời gian trôi đi rất chậm hoặc là trong một thời-không không có khái niệm thời gian thì có thể nhìn thấy được ở trong một thời-không nơi thời gian trôi nhanh toàn bộ quá trình mà một sinh mệnh đã đi hết thậm chí là nhìn thấy toàn bộ quá trình của vũ trụ.

Công năng túc mệnh thông mà người ta thường nhắc đến chính là minh chứng cho việc hết thảy mọi thứ đều có định số.

Sao lại gọi là ‘túc mệnh thông’? Ấy là có thể biết được tương lai và quá khứ của cá nhân; lớn nữa thì có thể biết được sự thịnh suy của xã hội; còn lớn hơn nữa thì có thể thấy được những quy luật biến hoá của toàn thiên thể; đó chính là ‘công năng túc mệnh thông’. Vì vật chất chiểu theo quy luật nhất định mà vận động; trong không gian đặc thù, bất kể vật thể nào đều có hình thức tồn tại trong rất nhiều không gian khác. (Bài giảng thứ hai – Chuyển Pháp Luân)

Trong một không gian đặc định, người ta làm xong một việc gì, [ví dụ] người ta huơ tay làm một việc gì, tất cả đều là tồn tại vật chất; làm việc gì thì cũng lưu lại một hình tượng và tín tức. Tại không gian khác, nó là bất diệt, vĩnh viễn tồn tại ở đó, người có công năng nhìn một cái là thấy được cảnh tượng tồn tại trong quá khứ, nên hiểu biết liền. (Bài giảng thứ hai – Chuyển Pháp Luân)

Trong [Kinh Thánh] có nói về ngày phán quyết, Thượng đế sẽ dựa vào những lời nói và hành vi của người đó trong quá khứ để phán quyết một người. Có người không hiểu điều đó, họ cho rằng những sự việc trong quá khứ đã qua đi không trở lại, thực ra nó không biến mất, mà nó là một loại tồn tại vật chất, nó tồn tại trong một không gian khác. Khi một người chết đi và rời khỏi thế giới này, họ sẽ nhìn thấy rõ mồn một những lời nói và hành vi trong toàn bộ cuộc đời của họ.

Người có công năng túc mệnh thông có thể nhìn thấy quá khứ, hiện tại và tương lai của một người. Một đời của con người đã sớm được định trước rồi, người ta thường nói về nghiệp lực luân báo, nhân quả báo ứng, một đời của con người chính là do sinh mệnh cao cấp hơn đã an bài dựa theo nghiệp lực của người đó. Có thể có người không chấp nhận được việc này, cho nên một đời của họ tranh đấu ngược xuôi vì lợi ích của bản thân. Pháp Luân Đại Pháp đã giảng rõ rằng sự tranh đấu này có thể gây ra hậu quả xấu: “Thực ra phấn đấu cá nhân có thể thay đổi được những thứ nhỏ trong đời người, một số thứ nhỏ thôi; bằng phấn đấu cá nhân có thể có được những thay đổi ấy. Nhưng chính vì nỗ lực cải biến của chư vị mà có thể chịu nhận nghiệp lực; nếu không thế thì không tồn tại vấn đề tạo nghiệp, cũng không tồn tại vấn đề làm việc tốt [và] làm việc xấu. Khi ngoan cố làm việc gì đó, họ sẽ chiếm tiện nghi của người khác, họ làm điều xấu. Do đó trong tu luyện nhắc lại [nhiều lần] rằng cần phải thuận theo tự nhiên, đó chính là đạo lý; bởi vì chư vị qua nỗ lực mà làm hại người khác. Nguyên sinh mệnh của chư vị không có thứ đó, nhưng tại xã hội chư vị lại được những thứ vốn thuộc về người khác; vậy là chư vị đã mắc nợ người ta rồi. (Bài giảng thứ hai – Chuyển Pháp Luân)” Khi một người tạo nghiệp thì sẽ mang đến những đau khổ, khó nạn trong cuộc đời của chính mình. Trong Phật giáo giảng lục đạo luân hồi, một người chính là phải luân hồi bồi thường nghiệp nợ trong nghiệp lực luân báo của lục đạo luân hồi.

Nơi trở về cuối cùng của đời người có thể được thay đổi bởi hành vi của người đó. Pháp Luân Đại Pháp đã nói rõ hai loại tình huống quyết định nơi trở về cuối cùng của một sinh mệnh.

“Chính là cá nhân ấy toàn làm điều xấu, không điều ác nào mà không làm; vị ấy có thể thay đổi được cuộc đời của mình, nhưng vị ấy sẽ đương đầu với sự huỷ diệt triệt để. Chúng tôi từ cao tầng mà nhìn, thấy [khi] con người chết rồi, [nhưng] nguyên thần bất diệt. Nguyên thần bất diệt là sao? Chúng tôi thấy rằng sau khi người ta chết, [thì xác] người ở chốn an nghỉ kia, chẳng qua chỉ là các tế bào của thân người trong không gian này của chúng ta mà thôi. Các tổ chức tế bào của nội tạng và bên trong thân thể, toàn bộ thân người, và từng tế bào tại không gian này đều thoát rơi ra; còn thân thể tại các không gian khác như phân tử, nguyên tử, proton, cho đến các vật chất vi lạp thành phần nhỏ hơn thì không chết; chúng vẫn ở trong các không gian khác, [chúng] vẫn tồn tại trong các không gian vi quan. Nhưng điều mà kẻ không điều ác nào mà không làm sẽ đương đầu chính là việc toàn bộ tế bào giải thể hết, trong Phật giáo gọi là ‘hình thần toàn diệt.” (Bài giảng thứ hai – Chuyển Pháp Luân)

Còn có một cách có thể cho phép con người biến đổi đời của họ; đây là cách duy nhất; chính là cá nhân ấy từ nay trở đi sẽ bước trên con đường tu luyện. Vậy tại sao đi theo con đường tu luyện có thể làm biến đổi đời người của họ? Ai có thể tuỳ tiện [tác] động đến điều ấy? Bởi vì [khi] cá nhân ấy hễ muốn đi theo đường tu luyện, ý niệm ấy vừa mới động, [thì] giống như ánh vàng kim loé sáng, chấn động mười phương thế giới. Khái niệm vũ trụ đối với Phật gia là học thuyết thế giới mười phương. Bởi vì [đứng] tại sinh mệnh cao cấp mà xét, thì sinh mệnh [đời] người không phải vì để làm người. Họ cho rằng sinh mệnh con người là [được] sản sinh trong không gian vũ trụ, có cùng tính chất với vũ trụ, là lương thiện, là cấu thành từ chủng vật chất Chân Thiện Nhẫn. Nhưng họ cũng có quan hệ [mang] tính quần thể; trong quần thể khi họ phát sinh quan hệ xã hội, một số biến đổi không còn tốt nữa, do vậy bị rớt xuống dưới; tại tầng [dưới] ấy họ cũng không trụ lại được nữa, họ lại biến thành tệ hơn nữa, họ lại rớt thêm một tầng nữa; rớt, rớt, rớt mãi cuối cùng rớt đến tầng người thường này.

[Rơi rớt đến] tầng này, cá nhân ấy nên bị huỷ diệt, bị tiêu huỷ. Nhưng các Đại Giác Giả đã xuất phát từ tâm đại từ bi, mà đặc cách tạo một chủng không gian này, như không gian của xã hội nhân loại chúng ta. Tại không gian này, họ được cấp thêm một nhục thân, thêm một cặp mắt chỉ nhìn được vật thể hạn cuộc trong không gian vật chất của chúng ta; cũng có nghĩa là rơi vào [cõi] mê, làm cho họ không nhìn thấy được chân tướng của vũ trụ; trong khi tại các không gian khác đều có thể nhìn thấy được. Ở trong [cõi] mê ấy, tại trạng thái ấy, một cơ hội thế này được lưu lại cho họ. Bởi vì ở trong mê, nên cũng là khổ nhất; có mang thân thể này, chính là phải chịu khổ. Người tại không gian này nếu có thể quay trở về trên, Đạo gia luyện công giảng ‘phản bổn quy chân’, vị ấy nếu mang tâm muốn tu luyện, chính là Phật tính xuất hiện, [thì] cái tâm ấy là trân quý nhất, mọi người sẽ giúp đỡ vị ấy. Con người ở trong hoàn cảnh khổ như thế này mà chưa bị mê mất, còn muốn quay trở về, do đó mọi người sẽ giúp đỡ vị ấy, giúp đỡ một cách vô điều kiện, việc gì cũng có thể giúp được. Tại sao chúng tôi có thể vì người tu luyện mà làm những sự việc này, nhưng không thể làm cho người thường? Đó chính là đạo lý. (Bài giảng thứ hai – Chuyển Pháp Luân)

Lựa chọn sự thăng hoa trở về của sinh mệnh mới là lựa chọn đúng đắn nhất trong cuộc đời. Trong số các học viên Pháp Luân Công, có rất nhiều người đã từng mắc các bệnh nan y, bị bệnh viện không chữa được đưa về nhà chờ chết, nhưng khi học Pháp Luân Công thì tất cả các bệnh tật đã không cánh mà bay. Đó là bởi họ đã lựa chọn sự thăng hoa trở về của sinh mệnh, bước trên con đường tu luyện chân chính, đó là duyên cớ vì sao con đường đời của họ đã được an bài lại từ đầu.

Khoa học hiện đại cho rằng lý do thời gian chỉ có tiến về phía trước chứ không thể quay ngược lại là do kết quả của vụ nổ lớn đã làm mọi thứ từ có trật tự diễn hóa thành vô trật tự. Thực ra không phải như vậy, mọi thứ trong vũ trụ đều chịu sự chi phối của Pháp lý vũ trụ. Pháp Luân Đại Pháp cho chúng ta biết Pháp lý vũ trụ hiện nay của chúng ta là “thành, trụ, hoại, diệt, không”, 5 giai đoạn này không thể đảo ngược được, không thể thay đổi thứ tự được, cũng không thể tạm dừng được. Tuy nhiên, nó không ngừng lặp đi lặp lại.

Đặc tính gì, đó là “thành-trụ-hoại-diệt-không”, ấy là vũ trụ quá khứ. Vũ trụ rất to lớn, khi ở diện tích nhỏ hoặc cục bộ xuất hiện hoại-diệt thì [cho] tạc nổ đi, nổ đi rồi chính là ‘không’. Sau khi ‘không’ thì vật chất chúng vẫn tồn tại, Thần sẽ lợi dụng vật chất tử vong ấy để tạo lại mới ra tầng vũ trụ ấy một lần mới. Trạng thái này so với ‘tân trần đại tạ’ ở thân thể người là hầu như phi thường tương tự. Vậy thì khi phạm vi lớn hơn mà có vấn đề, thì phạm vi lớn hơn cũng cần tạc nổ đi, sau đó lại tạo ra các sinh mệnh mới. (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế New York 2004)

Khi vũ trụ bước sang giai đoạn “không” thì thời gian của vũ trụ này cũng kết thúc. Một chu kỳ mới bắt đầu và thời gian mới cũng bắt đầu. Khoa học thực chứng cứ luôn nhận thức hiện tượng từ biểu hiện bên ngoài của hiện tượng đó chứ không hiểu biết được thực chất phía sau nó. Khoa học thực chứng quan sát thấy được bằng chứng về vụ nổ lớn trước khi có vũ trụ này của chúng ta, liền cho rằng vũ trụ của chúng ta sinh ra được do vụ nổ lớn đó, vụ nổ lớn cũng đã trở thành khởi điểm của thời gian trong vũ trụ này của chúng ta. Thực ra, vụ nổ lớn mà khoa học hiện đại quan sát được đó chính là điểm kết thúc của vũ trụ cũ, tức là điểm kết thúc của thời gian của vũ trụ chu kỳ trước.

Vũ trụ của chúng ta hiện nay đã đi đến giai đoạn “diệt”. Thời kỳ “Mạt thế” mà Cơ đốc giáo nói đến, thời kỳ “mạt Pháp, mạt kiếp” Phật giáo nói đến là chỉ thời kỳ này của chúng ta.

Toàn bộ vũ trụ hiện nay đã xuất hiện một biến đổi rất to lớn; mỗi khi xuất hiện sự biến đổi như vậy, toàn bộ các sinh mệnh của toàn vũ trụ đều [bị] xử [lý] huỷ diệt, toàn bộ đều [bị] đặt vào trạng thái huỷ diệt. Mỗi một khi phát sinh tình huống như vậy, thì đặc tính tồn tại từ trước trong vũ trụ và vật chất trong đó đều cần phải [bị] làm cho nổ tung; thông thường đều bị nổ chết hết; tuy nhiên qua mỗi lần nổ cũng không có sạch hết. Khi vũ trụ mới được những Đại Giác Giả cực cao cực cao kiến tạo lại mới xong rồi, trong đó vẫn có [còn tồn tại] một số không bị nổ chết. Các Đại Giác Giả kiến tạo vũ trụ [mới] này là chiểu theo đặc tính của bản thân mình, [theo] tiêu chuẩn của bản thân mình mà kiến tạo vũ trụ ấy; do đó [so] với đặc tính vũ trụ của thời kỳ trước đó có những chỗ bất đồng. (Bài giảng thứ năm – Chuyển Pháp Luân)

Từ lịch sử của Trái Đất mà xét, không phải toàn bộ sinh mệnh của Trái Đất chu kỳ trước đều bị hủy diệt hết, mà những sinh mệnh không bị nổ chết cũng không phải là ngẫu nhiên. Đó là những sinh mệnh cực kỳ tốt của Trái Đất chu kỳ trước, do đó mới được lưu lại.

Do vậy [người ta] nhìn nhận rằng nhiều lần văn minh nhân loại gặp phải đợt huỷ diệt, chỉ có một số ít người sống sót; sau đó sống một cuộc sống nguyên thuỷ, dần dần sinh sôi thành [xã hội] nhân loại mới, tiến vào nền văn minh mới. Sau đó lại đi đến huỷ diệt, dần dần sinh sôi thành nhân loại mới; nó đã trải qua những chu kỳ biến đổi như thế. (Bài giảng thứ nhất – Chuyển Pháp Luân)

Một số ít người được lưu lại đã kể lại cho thế hệ sau những gì chính bản thân họ đã trải qua và nó đã trở thành những câu truyện thần thoại được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Sự vận động của Trái Đất và nhân loại chính là có chu kỳ như thế, nhưng đó chẳng qua chỉ là sự tuần hoàn lặp lại mang tính chu kỳ trong phạm vi nhỏ của Pháp lý vũ trụ cũ  quá khứ mà thôi.

Vũ trụ mới được các Giác Giả cực cao cực cao kiến tạo lại mới sẽ có đặc tính và Pháp lý của vũ trụ mới. Vũ trụ của chúng ta hiện nay đang trải qua các vụ nổ và trùng tổ, Sáng Thế Chủ đang kiến tạo lại vũ trụ của chúng ta. Vũ trụ mới sẽ không tiếp tục bị chi phối bởi pháp lý “thành, trụ, hoại, diệt, không” của vũ trụ cũ nữa.

Vũ trụ tương lai có sự cải biến về phương diện này, một khi đến lúc ‘hoại’ thì cần viên dung nó, canh tân nó, khiến nó biến thành tốt. Đó chính là khác với vũ trụ cũ. (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế New York 2004)

Vũ trụ mới là viên dung, tốt đẹp không gì sánh bằng, những người có thể bước sang vũ trụ mới quả là vô cùng có phúc phận.

Bạn đã chuẩn bị sẵn sàng để bắt đầu cho thời gian mới, nghênh đón vũ trụ mới hay chưa?!

Ghi chú

Loạt bài này có nhiều phần trích dẫn nội dung trong các bài giảng Pháp của Ngài Lý Hồng Chí, hoàn toàn dựa trên lý giải một chiều và lý giải hạn chế của cá nhân tác giả. Do đó khi trích dẫn khó tránh khỏi đoạn chương thủ nghĩa. Nguyên tác các bài giảng của Ngài Lý Hồng Chí có nội hàm thâm sâu và rộng lớn, các độc giả quan tâm xin hãy đọc các bài giảng Pháp nguyên văn của Ngài Lý Hồng Chí được đăng tải tại trang web: http://phapluan.org.

 

Tài liệu trích dẫn:

【1】 Giảng Pháp trong chuyến đi quanh Bắc Mỹ (2/2002) – Lý Hồng Chí

【2】 Giảng Pháp tại Pháp hội các phụ đạo viên ở Trường Xuân [1998]  – Lý Hồng Chí

【3】Giảng Pháp tại Pháp hội miền tây Mỹ quốc 2004 [Los Angeles] – Lý Hồng Chí

【4】 Giảng Pháp tại Pháp hội New York năm 2010 – Lý Hồng Chí

【5】 Chuyển Pháp Luân – Lý Hồng Chí

【6】Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế New York 2004 – Lý Hồng Chí

Tài liệu tham khảo:

  • PBS-TV/NOVA: “The Fabric Of The Cosmos” (Updated: November 2011).
  • The Fabric of the Cosmos: Space, Time, and the Texture of Reality (2004). Alfred A. Knopf division, Random House, ISBY 0-375-41288-3
  • Nguyên lý toán học của triết học tự nhiên (xuất bản năm 2006), tác giả Newton, bản dịch tiếng Trung của Triệu Trấn Giang, mã xuất bản ISBN 7-100-04513-4

Xem tiếp Phần 3

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/2015/12/02/149636.五集系列片-认识真实的宇宙之二:认识时间.html

The post Loạt bài nhận thức về vũ trụ chân thực (2): Nhận thức về thời gian first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Loạt bài nhận thức về vũ trụ chân thực (1): Nhận thức về không gianhttps://chanhkien.org/2016/07/loat-bai-nhan-thuc-ve-vu-tru-chan-thuc-1-nhan-thuc-ve-khong-gian.htmlFri, 01 Jul 2016 15:46:15 +0000http://chanhkien.org/?p=24791[ChanhKien.org] Vũ trụ hình thành như thế nào? Con người từ đâu đến? Vũ trụ phải chăng không có biên giới? Ngước nhìn lên bầu trời đầy rẫy các vì tinh tú, biết bao người đã từng tự hỏi bản thân như vậy. Nhưng dù có tra cứu tất cả các sách vở kinh điển, […]

The post Loạt bài nhận thức về vũ trụ chân thực (1): Nhận thức về không gian first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org]

Vũ trụ hình thành như thế nào? Con người từ đâu đến? Vũ trụ phải chăng không có biên giới? Ngước nhìn lên bầu trời đầy rẫy các vì tinh tú, biết bao người đã từng tự hỏi bản thân như vậy. Nhưng dù có tra cứu tất cả các sách vở kinh điển, vẫn khó có thể tìm được đáp án đầy đủ. Đây đích thị là câu hỏi vĩnh viễn không có lời giải của nhân loại.

Từ Trái Đất là trung tâm của vũ trụ đến thuyết Mặt Trời là trung tâm của vũ trụ, từ thuyết Vụ Nổ lớn Big Bang đến thuyết Đa vũ trụ của khoa học vũ trụ hiện đại, những phát hiện mới liên tục phủ định những nhận thức cũ. Phát hiện mới nhất cho thấy, vũ trụ của chúng ta có lẽ chỉ là một trong vô số các vũ trụ đan xen ngang dọc, thế giới ba chiều quen thuộc với chúng ta có lẽ chỉ là một thế giới hư ảo, quá khứ, hiện tại, tương lai có lẽ cùng đồng thời tồn tại. Những nghiên cứu phát hiện này đã hoàn toàn đảo ngược những lý giải hiện hữu về vũ trụ của chúng ta. Trực giác của chúng ta đối với sự vật quen thuộc sao có thể nhận biết sai đến vậy chứ? Những điều quá kinh ngạc này có lẽ sẽ khiến bạn phải đặt câu hỏi rằng rốt cuộc mức độ đáng tin cậy của những nghiên cứu này ra sao? Loạt bài này sẽ cùng quý vị tìm hiểu những nghiên cứu và phát hiện mới nhất, đồng thời cũng mở ra một cánh cửa mới cho quý vị, có thể từ đây bạn có thể tìm ra được manh mối về vũ trụ chân thực.

Phần 1: Nhận thức về không gian

Trong Tề Tục Huấn – Hoài Nam Tử có viết: “Bốn phương, trên dưới gọi là vũ, từ quá khứ đến hiện tại gọi là trụ”. Người Trung Quốc cổ đại lý giải “vũ” là không gian rộng lớn vô hạn, “trụ” là thời gian liên tục vĩnh hằng. Ngành vũ trụ học hiện đại thông thường gọi vũ trụ là tên gọi chung cho tất cả không gian và thời gian.

Vậy thì không gian là gì? Vấn đề xem ra có vẻ đơn giản này lại đang đánh đố các nhà khoa học hiện nay. Không gian bao hàm vạn vật, vạn vật lại bao hàm không gian. Các nhà khoa học từng thốt lên rằng đây là một trong những đề tài khó và thâm sâu nhất của vật lý học.

Các nhà vật lý học ban đầu cho rằng không gian kỳ thực là trống rỗng không có gì cả. Newton, cha đẻ của ngành khoa học hiện đại, đã miêu tả không gian là một sân khấu rộng lớn mênh mông, mãi mãi bền vững không thay đổi. Mọi thứ trong vũ trụ đều đang biểu diễn trên sân khấu này, vạn vật đều thay đổi vai diễn trên sân khấu này. Diễn xuất không ảnh hưởng tới sân khấu, sân khấu cũng không ảnh hưởng tới diễn xuất. Trong con mắt của Newton, vũ trụ giống như một cỗ máy chính xác vận hành theo một quy luật cố định. Ví như Trái Đất quay quanh Mặt Trời, các thiên hà giống như các bánh răng của chiếc đồng hồ khổng lồ. Đây là quan niệm thời không cứng nhắc, đóng khung thời gian, không gian vào một thể hệ riêng biệt, tức coi thời gian và không gian là hoàn toàn độc lập với nhau. Các định luật cơ học của Newton đã miêu tả rõ ràng các hiện tượng có thể cảm nhận bằng trực giác xảy ra xung quanh chúng ta, từ các hiện tượng nhỏ như quả táo rơi, đến các hiện tượng lớn như Trái Đất chuyển động theo quỹ đạo quanh Mặt Trời. Trải qua hàng trăm năm thí nghiệm kiểm chứng, định luật này mới được toàn thế giới công nhận.

Nhưng Einstein với cách suy nghĩ độc đáo đã chỉ ra rằng, thực ra không gian là một thực thể giống như tấm thảm cao su, có thể khiến nó uốn cong, cũng có thể khiến nó gấp khúc, hoặc có thể khiến nó rung động. Thông thường chúng ta không ý thức được sự tồn tại của không gian, giống như cá bơi trong nước, chúng không ý thức được sự tồn tại của nước là vì chúng luôn ở trong nước. Einstein chỉ ra rằng, trong khi vật thể đang chuyển động, không gian và thời gian sẽ dùng một phương thức đặc thù nào đó để gây ảnh hưởng lẫn nhau, phối hợp với nhau. Trong quá trình vận động, không gian và thời gian lại hòa hợp với nhau, từ đó hình thành một khái niệm quen thuộc là “thời không” (tức thời gian và không gian). Lý luận không gian và thời gian là một thể thống nhất này đã làm chấn động giới khoa học, đồng thời về cơ bản đã phá vỡ lý luận “không gian là một sân khấu lớn” của Newton.

Lý luận này chính là Thuyết tương đối hẹp và Thuyết tương đối rộng của Einstein. Thuyết tương đối hẹp được xây dựng dựa trên nền tảng giả thiết về nguyên lý vận tốc ánh sáng không đổi, tức là vận tốc ánh sáng sẽ không thay đổi theo sự vận động tương đối của hệ tham chiếu của nguồn ánh sáng và người quan sát. Einstein cho rằng, vận tốc ánh sáng sở dĩ luôn cố định không đổi, là bởi vì sự thay đổi không gian và thời gian gây nên. Cùng với sự gia tăng tốc độ chuyển động của vật thể, thời gian sẽ giãn nở ra, không gian sẽ thu hẹp lại và khối lượng sẽ tăng lên. Tốc độ chuyển động của vật thể càng lớn thì hiệu quả sẽ càng rõ nét. Trong khi nghiên cứu về lực hấp dẫn, Einstein còn phát hiện ra do sự tồn tại của vật chất nên đã làm cho không gian của chúng ta không phải là không gian bằng phẳng và bất biến; nó có thể bị uốn cong, mà loại uốn cong này lại chính là hiện tượng lực hấp dẫn. Nói cách khác, lực hấp dẫn thực ra là một ảo giác, sự uốn cong thời không mới là bản chất. Mặt Trăng quay theo quỹ đạo không phải do tác động của một sức mạnh thần bí nào đó của Trái Đất, mà là vì nó chuyển động theo một thời không lõm do Trái Đất sinh ra. Thời gian và không gian không chỉ là một chỉnh thể, nó còn có thể bị uốn cong do chịu ảnh hưởng của vật chất. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại xuất hiện lý luận trái ngược với trực giác của con người.

Không chỉ những phát hiện trong nghiên cứu vĩ mô đã lật đổ hoàn toàn những nhận thức hiện hữu về không gian, mà những nghiên cứu trong lĩnh vực vi quan cũng lật đổ nhận thức về vũ trụ.

Chúng ta biết rằng, khoa học hiện đại cho rằng nguyên tử là đơn vị cơ bản nhất tổ hợp thành mọi vật trên thế giới. Tuy vậy trong những hạt nguyên tử vi quan này lại tồn tại không gian vô cùng rộng lớn. Khi tìm kiếm các không gian vi quan, các nhà khoa học đã phát hiện rằng ngay cả trong không gian vi quan hư không lại không phải là trống rỗng. Đó là một không gian phức tạp và liên tục thay đổi, các hạt bay lơ lửng khắp nơi, va chạm vào nhau, tạo nên một cảnh tượng hỗn loạn, vô cùng kinh hãi. Các hạt lạp tử giống như bong bóng tan vỡ trong nháy mắt. Ngày càng nhiều nhà khoa học đã chấp nhận điều được gọi là lý thuyết về hạt Higgs (Higgs boson) và trường hạt Higgs (Higgs field). Lý luận này đưa ra giả thiết không gian giống như một đại dương mênh mông, các loại hạt bị vùi trong biển lớn này, khi chúng chuyển động trong nước biển, chúng sẽ có được trọng lượng. Hạt nào càng cố gắng ngoi lên trên thì sức cản của nước biển đối với hạt đó sẽ càng lớn, và trọng lượng của nó sẽ càng lớn. Mặc dù đến nay chưa có chứng minh nào hoàn toàn đúng về trường Higgs, nhưng những đột phá trong tìm kiếm hạt Higgs đã cho thấy những dấu hiệu đáng mừng trong việc chứng minh sự tồn tại của trường Higgs.

Trong nghiên cứu cơ học lượng tử, người ta còn phát hiện ra một hiện tượng kỳ lạ vượt khỏi sự ảnh hưởng lẫn nhau của không gian, mà đến nay khoa học vẫn không cách nào giải thích được. Giữa hai lạp tử vi quan cùng nguồn gốc có tồn tại một loại quan hệ ràng buộc, dù chúng có bị tách ra bao xa, thì chúng vẫn luôn giữ mối liên hệ với nhau. Tức là nếu làm cho một lạp tử này nhiễu động, thì dù lạp tử còn lại dù có cách bao xa đi nữa, nó cũng sẽ lập tức cảm thụ được loại chấn động này. Loại chấn động này gọi là “rối lượng tử” hay “vướng víu lượng tử”. Đây là hiện tượng có thể nói là kỳ lạ nhất của cơ học lượng tử, bởi vì nó có thể sinh ra “sức hút ma quái có tác dụng ở khoảng cách cực xa”.

Các nhà khoa học đã thành công trong việc dùng rối lượng tử để đưa photon đến một nơi rất xa chỉ trong nháy mắt. Họ dự đoán rằng trong tương lai, nhân loại có lẽ có thể ứng dụng hiện tượng rối lượng tử này để “dịch chuyển tức thời” người hoặc vật thể từ nơi này đến nơi khác. Loại sức hút ma quái có tác dụng ở khoảng cách cực kỳ xa này, dường như đã vượt trên vận tốc ánh sáng, vượt qua tất cả những nhận thức của chúng ta về khái niệm thời không. Mãi cho đến trước lúc qua đời, Einstein vẫn không thể nào lý giải được loại hiện tượng này. Có nhà khoa học cho rằng, mối quan hệ ràng buộc giữa các lượng tử này thực ra là biểu hiện của ý thức giữa các lượng tử.

Trong nghiên cứu tỉ lệ giãn nở của vũ trụ, người ta đã phát hiện trong không gian mà chúng ta đang ở còn có tồn tại một thành phần cơ bản vô cùng bí ẩn không thể trắc định được; phát hiện này đã làm chấn động toàn bộ giới khoa học. Hiện nay thuyết về Vụ nổ lớn là lý luận phổ biến được nhiều người tiếp nhận. Thuyết này cho rằng, vào khoảng 13,7 tỉ năm trước, vũ trụ của chúng ta đã trải qua một vụ nổ vô cùng đáng sợ trong chưa đầy một giây. Vụ nổ này đã làm cho không gian nở ra bên ngoài một cách vô hạn, từ đó đến nay không gian không ngừng giãn nở. Mấy chục năm nay, đa số các nhà khoa học đều cho rằng dưới tác động của lực hấp dẫn tốc độ giãn nở của không gian chậm lại. Nhưng kết quả quan trắc lại cho thấy sự giãn nở của vũ trụ không có bất kỳ dấu hiệu chậm lại nào cả, trên thực tế, tốc độ giãn nở của vũ trụ vẫn đang tăng. Điều này có nghĩa là, cái không gian mà chúng ta thông thường cho rằng không có vật gì, lại là nguồn gốc động lực của việc vũ trụ giãn nở ra. Đa số các nhà khoa học đều nhất trí rằng, có một loại vật chất nào đó đang lấp đầy không gian, triệt tiêu ảnh hưởng lực hấp dẫn của vật chất thông thường đối với không gian, xé rách các thiên hà trong vũ trụ, kéo giãn cấu tạo cơ bản nhất của vũ trụ. Loại vật chất bí ẩn lấp đầy không gian này được gọi là “năng lượng tối” (dark energy), phát hiện này đã hoàn toàn lật ngược lại tất cả những nhận thức trước đó về vũ trụ của các nhà khoa học.

Ngoài năng lượng tối, trong vũ trụ còn tồn tại “vật chất tối” (dark matter). Qua đo đạc phát hiện thấy vật chất thông thường ước tính chiếm 5% tổng khối lượng của vũ trụ, phần còn lại của vũ trụ do 25% vật chất tối và 70% năng lượng tối cấu thành. Nói cách khác, 95% vũ trụ là vật chất tối và năng lượng tối, nhưng các nhà khoa học lại không hiểu chút gì về chúng. Các loại máy móc chính xác hiện nay, cơ học lượng tử, thuyết tương đối, vật lý hạt, tất cả đều không có tác dụng trong việc tìm hiểu vật chất tối và năng lượng tối. Nhìn chung, nhận thức của chúng ta đối với vũ trụ hoàn toàn dựa trên vỏn vẹn 5% vật chất thông thường cấu tạo nên vũ trụ, nhưng khoa học hiện đại ngày nay còn xa mới có thể nhận thức rõ ràng về 5% vật chất thông thường này.

Những manh mối mới lật ngược lại những tri thức hiện nay vẫn không ngừng xuất hiện. Lý luận hiện đại về nguồn gốc của hố đen cho thấy, thế giới ba chiều mà chúng ta đang sinh tồn này có lẽ là một loại hư huyễn. Những sự tồn tại cực kỳ chân thực được lưu giữ trong thế giới hai chiều ở mặt ngoài của vũ trụ. Tức là, bất cứ vật thể nào trong vũ trụ, từ các thiên hà cho đến nhân loại, thậm chí cả bản thân không gian, chẳng qua chỉ là những tín tức được lưu giữ trong mặt phẳng hai chiều ở một nơi xa xôi chiếu xạ đến trước mặt chúng ta. Mọi thứ chúng ta trải qua trong thế giới hiện thực này cũng chỉ giống như hình ảnh phản chiếu của toàn bộ tín tức, hình tượng mà thôi.

Trên đây là những nhận thức mới nhất của khoa học hiện đại về không gian vũ trụ. Có thể thấy, mặc dù không gian ở khắp mọi nơi nhưng khoa học hiện đại vẫn còn một chặng đường dài để nhận thức chính xác về không gian. Giống như Tô Đông Pha đã nói: “Bất thức Lư sơn chân diện mục, chỉ duyên thân tại thử sơn trung” (Sở dĩ không biết rõ diện mạo của núi Lư Sơn là bởi bản thân người quan sát đang đứng ngay trên núi Lư Sơn) – trích từ bài Đề Tây Lâm Bích của Tô Đông Pha. Chúng ta có thể nhận thức được một số đặc tính của không gian nhưng vĩnh viễn không thể nào thực sự nhận thức được không gian, bởi vì chúng ta đang ở bên trong nó.

Từ hơn 2,000 năm trước, Phật Thích Ca Mâu Ni đã nói với đệ tử của Ngài rằng hết thảy mọi thứ trên thế gian đều là huyễn tượng. Ngành vũ trụ học hiện đại cũng nhận thức rằng không gian ba chiều của chúng ta đây là một thứ hư huyễn giống như toàn bộ tín tức hay hình ảnh. Dường như khoa học hiện đại càng có nhiều nhận thức về vũ trụ thì càng rời xa Phật Pháp. Thực ra, Einstein đã từng nói thế này: “Nếu trong tương lai có một lý thuyết nào đó có thể thay thế khoa học, thì đó nhất định là Phật Pháp, bởi vì Phật Pháp quá hoàn mỹ, và đã đạt đến cảnh giới chí thiện rồi”. Pháp Luân Đại Pháp là Đại Pháp căn bản của vũ trụ, đã tiết lộ rất nhiều những bí ẩn về vũ trụ. Đại sư Lý Hồng Chí đã nói với đệ tử của Ngài rằng:

Pháp này của chúng ta là giảng ra Chân Lý của vũ trụ, là điều mà từ khi khai thiên tịch địa đến nay chưa từng có người giảng. [Giảng Pháp tại Pháp hội các phụ đạo viên ở Trường Xuân 1998]

Thông qua những luận thuật về không gian vũ trụ của đại sư Lý Hồng Chí, chúng ta có thể thấy được hình dáng chân thực của không gian vũ trụ, đồng thời cũng biết được lý do vì sao mà khoa học hiện đại không thể thực sự nhận thức được không gian vũ trụ.

Không gian, chúng ta nhìn nó rất phức tạp. Nhân loại chúng ta chỉ biết về không gian mà nhân loại hiện đang tồn tại, các không gian khác là vẫn không cách nào thăm dò ra được. Đối với không gian khác, khí công sư chúng tôi đã nhìn được mấy chục tầng thứ không gian, từ lý luận cũng có thể giải thích được, nhưng về khoa học thì không cách nào chứng thực. [Chương I – Pháp Luân Công]

Tôi đã giảng cho mọi người cấu thành của không gian. Ví như nói vật chất là do phân tử và lạp tử vi quan hơn tổ thành. Không gian chúng ta nhận thức [được] cũng do những lạp tử này tổ thành. Khoa học hiện nay biết các lạp tử có phân tử, nguyên tử, neutron, hạt nhân nguyên tử, điện tử, sau đó còn có quark, neutrino, xuống dưới nữa thì khoa học hiện nay cũng không biết là gì. Vậy điều tôi giảng là, chỗ tồn tại ‘cảnh giới’ mỗi tầng lạp tử như vậy, chúng ta gọi nó là một ‘tầng diện’. Kỳ thực lạp tử phân bố không là [theo] diện, mà là tồn tại khắp nơi ở tầng thứ đó chứ không [theo] diện. Nhân loại không có danh từ này, nên bèn gọi nó là ‘diện’ vậy, chỉ có thể hình dung như vậy. Tức là trong cảnh giới ấy, trong cảnh giới một tầng lạp tử đó nó cấu thành nên một không gian. Giữa lạp tử và lạp tử là không gian, mà bên trong bản thân lạp tử cũng lại là không gian. Mà lạp tử lại có thể tổ thành các lạp tử lớn nhỏ khác nhau, rồi ở giữa các lạp tử lớn nhỏ khác nhau mà được tổ thành từ các lạp tử đồng nhất ấy cũng lại là không gian. Đây chính là khái niệm ‘không gian’ mà lần trước tôi giảng cho mọi người. [Giảng Pháp tại Pháp hội San Francisco – Giảng Pháp tại Pháp hội Mỹ quốc [1997]]

Chúng ta biết rằng ở trong nguyên tử có hạt nhân nguyên tử và đìện tử. Hình thức vận động của điện tử xoay quanh hạt nhân nguyên tử có giống với hình thức mà địa cầu này của chúng ta và mấy đại hành tinh vận chuyển xung quanh mặt trời không? Chư vị chớ thấy nó nhỏ, lạp tử mặc dù vi quan, nhưng mà tầng diện của nó có thể càng lớn, cũng tức là nói tổng thể tích rất lớn. Thí dụ nhìn con người, chỉ nhìn một cái lạp tử phân tử của con người thì không thấy được người ta, có thể nhìn được tất cả tầng lạp tử mà tổ thành bề mặt cấu thành nên con người thì mới có thể thấy được con người. Giả sử dùng kính hiển vi có bội số phóng đại cao lấy nguyên tử phóng đại lớn đến mức như địa cầu mà nhìn xem trên đó có bao nhiêu sinh vật, đương nhiên con người hiện nay không làm được, nếu thấy được chư vị sẽ phát hiện đó là một cảnh tượng khác, đối với những sinh mệnh kia mà nói đó cũng là một [khoảng] trời đất rộng lớn. [Giảng Pháp tại Pháp hội Houston năm 1996]

Không chỉ không gian giữa phân tử và nguyên tử, giữa nguyên tử và hạt quark, giữa hạt quark và neutrino, mà không gian giữa các lạp tử vi quan hơn cũng đều cùng nơi cùng lúc tồn tại với không gian của chúng ta.

Người ta cảm giác không ra sự sai khác về không gian này, nháy mắt liền tiến vào đó, sự khác biệt của nó với thời-không chúng ta, là không thể dùng cách đo lường bình thường để biểu thị, xa cách mười vạn tám nghìn dặm, thì ở đây chỉ là một điểm, chính là tồn tại một cách đồng thời và ở cùng một chỗ. [Chương I – Pháp Luân Công]

Bất kể vật thể nào, kể cả thân thể người, cũng đều đồng thời tồn tại [tại các] tầng không gian cùng với không gian vũ trụ, [chúng] cũng có tương thông [với nhau]. Vật lý học hiện đại của chúng ta nghiên cứu các vi lạp vật chất, [nó] chỉ nghiên cứu từng vi lạp, phân tích, phân tách nó; phân tách hạt nhân nguyên tử rồi lại nghiên cứu thành phần phân rã [của hạt nhân]. Nếu có các thiết bị có thể triển khai mà nhìn thấy trong tầng ấy—toàn bộ thể hiện của tất cả thành phần nguyên tử hoặc thành phần phân tử ở trong tầng này—nếu có thể nhìn thấy được cảnh tượng ấy, thì chư vị đã đột phá được đến không gian ấy mà nhìn thấy được chân tướng tồn tại ở các không gian khác. [Bài giảng thứ hai – Chuyển Pháp Luân]

Khoa học hiện đại không thể nhận thức được cùng nơi cùng lúc đồng thời có tồn tại các không gian khác nhau, đó là đặc tính của không gian chúng ta đang sống, đó cũng là những đặc tính của không gian khác phản ánh vào không gian này của chúng ta, nhưng khoa học hiện đại lại không thể tiến hành phân tích nó. Đồng thời, chúng ta lại đang hoàn toàn đứng tại thời không của mình để quan sát những hiện tượng của không gian khác phản ánh đến không gian này của chúng ta, dùng những quan niệm hình thành trong không gian này để đi nhận thức những hiện tượng của không gian khác, chúng ta lại vận dụng quy luật vận động của sự vật trong không gian này để phân tích không gian khác, thì tự nhiên sẽ cảm thấy khó hiểu, không ăn khớp. Một thứ ở trong không gian này của chúng ta dường như không có khoảng cách, nhưng ở không gian khác có thể cách nhau tới 10 vạn 8 ngàn dặm. Cũng như vậy, khoảng cách 10 vạn 8 ngàn dặm trong không gian của chúng ta, nhưng trong thời không của một một tầng lạp tử lớn hơn lại có thể không có khoảng cách. Có thể nhận thức được sự tồn tại cùng lúc cùng nơi của các không gian khác nhau cũng như là sự khác nhau giữa chúng, vậy thì cũng không khó để lý giải tính không xác định và sự cần thiết trong việc sử dụng xác suất trong cơ học lượng tử.

Khoa học hiện nay cho rằng vận tốc ánh sáng là tốc độ nhanh nhất và bất biến trong vũ trụ của chúng ta, kỳ thực không phải vậy.

Einstein giảng tốc độ ánh sáng là tốc độ cao nhất, tôi nói cho mọi người rằng trong cùng một tầng thứ thì niệm lực của các sinh mệnh còn nhanh hơn tốc độ ánh sáng, hơn nữa tầng thứ cao hơn mà vượt qua tầng thứ nhân loại này thì do thời gian khác nhau, tốc độ chậm nhất cũng sẽ nhanh hơn tốc độ nhanh nhất tại tầng thấp hơn. Sinh mệnh là có tầng thứ, tầng thứ khác nhau lại có hình thức thời gian và không gian khác nhau, hết thảy chúng sinh và vật chất đều chịu sự hạn chế của thời gian và không gian khác nhau, tầng thứ càng cao thì tốc độ của nó càng nhanh, cũng tức là nói [tốc độ] chậm nhất tại cao tầng còn nhanh hơn nhiều so với tốc độ ánh sáng mà con người nhận thức được tại tầng thấp. [Giảng Pháp tại Pháp hội Houston năm 1996]

Kỳ thực, “không bị thời gian chế ước là nhanh nhất”, nhưng đối với con người mà nói, chư vị vĩnh viễn cũng không thể thật sự lý giải được nội hàm chân chính của câu ấy. Dùng khái niệm của chư vị là “Trong vũ trụ loại tốc độ nào nhanh nhất” đều là tư tưởng của con người, nhận thức của con người. Kể cả trong không gian hiện hữu này của chúng ta, thời gian này cũng không phải là tuyệt đối. Mọi người biết rằng trong “Chuyển Pháp Luân”, tôi nói rằng nhìn được ngôi sao kia đến chỗ chúng ta là có khoảng cách 15 vạn năm ánh sáng. Kỳ thực tôi cũng chỉ là dùng khoa học hiện nay mà con người có thể nhận thức được mà giảng vậy thôi. Trên thực chất vẫn không phải chuyện như vậy. Vì sao không phải chuyện như vậy? Mọi người nghĩ xem, các không gian khác nhau tồn tại thời gian khác nhau, trong phạm vi của trái đất chúng ta có một trường thời gian. Hết thảy đều giới hạn trong phạm vi của cái thời gian này. Ngay khi cái vệ tinh nhân tạo kia ra khỏi tầng khí quyển của chúng ta, nó đã là một [trường] thời gian khác rồi, [nó] với thời gian của trái đất tuyệt đối không phải cùng một trường thời gian. Như vậy khi đi qua tinh cầu khác, thì lại có trường thời gian của tinh cầu ấy. Thiên thể càng to lớn, thì thời gian, tốc độ của nó sai khác càng lớn.

Trong hệ Ngân Hà phát sinh sự việc, chư vị nói phải 15 vạn năm ánh sáng mới có thể thấy được, kỳ thực tôi nói cho mọi người, không chừng hai, ba năm là chư vị có thể thấy được. Vì sao? Bởi vì tốc độ ánh sáng cũng chịu khống chế của trường thời gian. Khi xuyên qua các trường thời gian khác nhau, tốc độ ánh sáng “xoạt–, xoạt–, xoạt–” liền trở nên chợt nhanh chợt chậm, khi đến nơi trái đất chúng ta đây, lại [phải] phù hợp với trường thời gian của trái đất, liền trở nên hết sức chậm. Chư vị dùng trường thời gian trái đất mà nhân loại có thể hiểu được để đo lường cái thời gian này của vũ trụ, thì căn bản không cách nào đo lường được. Nhận thức của nhân loại đối với chân lý, nhận thức đối với vật chất, nhận thức đối với sinh mệnh, khái niệm đối với vũ trụ, nhận thức đối với rất nhiều sự vật đều không chính xác, bao gồm cả [nhận thức về] sự phát triển của nhân loại. [Giảng Pháp tại Pháp hội Thụy Sỹ [1998]]

Khoa học hiện đại vẫn còn một chặng đường rất dài để có thể quan sát trực tiếp được thể hiện chân thực của vận tốc ánh sáng khi xuyên qua các hành tinh. Nhưng những Giác Giả thông qua tu luyện lại có thể nhìn thấy được, bởi vì tu luyện là quá trình tu luyện nâng cao tầng thứ, các Giác Giả sẽ hình thành con mắt ở các tầng thứ khác nhau, tầng thứ càng cao thì càng có nhiều con mắt, liếc mắt một cái là có thể nhìn thấy hết tất cả các tầng thứ. Điều này hoàn toàn khác biệt với khoa học hiện đại, thực ra tu luyện mới là con đường duy nhất để nhân loại có nhận thức đúng đắn về vũ trụ chân thực.

Tầng thứ của sinh mệnh được nói đến ở đây là do điều gì quyết định? Pháp Luân Đại Pháp cho chúng ta biết rằng, vũ trụ ngoài tồn tại vật chất thì còn tồn tại đặc tính Chân Thiện Nhẫn, đặc tính Chân Thiện Nhẫn của vũ trụ đang chế ước tất cả mọi thứ.

Cũng như vũ trụ mà tôi giảng, nó có tồn tại vật chất, đồng thời nó có tồn tại đặc tính. Đặc tính Chân Thiện Nhẫn trong vũ trụ kia, người thường không cảm nhận được sự tồn tại của nó, bởi vì toàn thể người thường cùng ở trên mặt của một tầng này. Khi chư vị siêu xuất khỏi tầng của người thường, thì có thể quan sát được. Quan sát như thế nào? Bất kể vật chất nào trong vũ trụ, bao gồm tất cả toàn thể những vật chất tràn đầy trong toàn vũ trụ, chúng đều là những linh thể, chúng đều có tư tưởng; chúng đều là những hình thái tồn tại của Pháp vũ trụ tại các tầng khác nhau. [Bài giảng thứ nhất – Chuyển Pháp Luân]

Chính là đặc tính Chân Thiện Nhẫn này đã khai sáng môi trường tồn tại và phương thức sinh tồn của sinh mệnh tại các tầng thứ khác nhau, chế ước mọi sự vật trong các tầng thứ khác nhau và các không gian khác nhau, bao gồm cả bản thân không gian đó. Tầng thứ của sinh mệnh được quyết định bởi việc sinh mệnh đó đồng hóa nhiều hay ít với đặc tính Chân Thiện Nhẫn.

Nhận thức của khoa học hiện đại về đặc tính Chân Thiện Nhẫn của vũ trụ vốn dĩ vẫn thiếu sót. Bởi vì điều này động chạm đến phương diện tinh thần và đạo đức, phương diện này lại luôn bị khoa học hiện đại bài xích và chống đối. Mà đặc tính Chân Thiện Nhẫn này của vũ trụ lại tràn ngập trong hết thảy các vật chất từ vi quan đến hoành quan của tất cả các không gian.

Hiện tượng lực hấp dẫn vẫn luôn là một nan đề gây bối rối cho giới khoa học. Cơ học Newton có thể tính toán ra được lực hút lớn nhỏ ra sao, tuy nhiên nó lại không thể giải thích lực hấp dẫn được sinh ra như thế nào. Einstein sử dụng hiện tượng lõm của thời không để giải thích sự sản sinh của lực hấp dẫn, nhưng thực ra cách giải thích này cũng không đúng. Khi một sinh mệnh đề thăng tầng thứ, vậy thì đặc tính của tầng thứ này sẽ không còn ước chế sinh mệnh đó nữa, lúc này dường như hiện tượng lực hút mà khoa học nhận thức sẽ không còn tồn tại nữa. Ví dụ, trong thời không này của chúng ta, tại sao mọi người có thể đứng vững trên Trái Đất mà không bị rơi vào không gian vũ trụ? Giải thích của khoa học là nhờ có lực vạn vật hấp dẫn hoặc độ lõm của thời không của Trái Đất, nhưng thực ra không phải như vậy, Pháp Luân Đại Pháp cho chúng ta biết được đó là do đặc tính vũ trụ đang khởi tác dụng thông qua sự liên kết mà ta nhìn không thấy giữa các vật chất và lạp tử tràn đầy trong không gian này của chúng ta.

Khoa học cho rằng con người hiện nay sinh tồn ở trên trái đất, có thể đứng trên trái đất không rớt vào trong không gian, không rớt xuống, là bởi vì trái đất có lực hấp dẫn. “Lực vạn vật hấp dẫn” kỳ thực chúng tôi phát hiện không phải là chuyện như thế. Tôi giảng Pháp không phải giảng cho người trong xã hội nghe, là giảng cho các đệ tử tu luyện của tôi ở đây nghe, nói cho chư vị chân lý của vũ trụ, tình huống chân thực của sinh mệnh, tồn tại vật chất. Bởi vì trong vũ trụ này, xung quanh trái đất có một môi trường vật chất khổng lồ, hết sức hết sức vi quan, do tầng tầng sinh mệnh vật chất tổ thành, đã cấu thành cho con người một môi trường như thế này, có thể ở đây mà sinh tồn. Hơn nữa có nước ở vi quan của các tầng thứ khác nhau mà chư vị không nhìn thấy, đã tạo thành cho chư vị rất nhiều rất nhiều nhân tố mà có thể có thực vật, động vật và vật chất tồn tại, có thể khiến con người ở đây mà có sinh cơ, có thể sinh sống.

Có một chủng vật chất nó có thể khiến con người đứng thẳng trên mặt đất, không để họ bị nghiêng đi; có một chủng vật chất kiểu như áp lực, ấn chắc con người và vật thể không để họ lơ lửng lên; có một chủng vật chất có thể đảm bảo khiến bộ não con người và hết thảy cơ quan đều ổn định. Bộ não và các loại cơ quan của chư vị nếu không ổn định, chư vị đang đứng bình thường, chư vị sẽ cảm thấy chư vị y như là đang nằm; hoặc dù chư vị có đứng thẳng đến mấy, chư vị cũng sẽ phát hiện chư vị như thể là luôn đứng không được thẳng……

Con người có môi trường sinh tồn, các tinh cầu đều sắp đặt ở đó, chính là sinh mệnh vũ trụ khổng lồ sắp xếp cho nó ở tại đó, cũng giống như trình tự sắp xếp của phân tử, nguyên tử bên trong đồng, sắt, vàng hiện nay của chúng ta không đổi. Tôi nói không có hiện tượng tự nhiên, tất cả những gì khoa học giải thích không nổi đều quy chung chung thành “tự nhiên”, mà lại có thể lừa người, [chỉ một] câu này lại có thể lừa được tất cả mọi người. [Giảng Pháp tại Pháp hội châu Âu [1998]]

Giữa các lạp tử trong không gian này của chúng ta có tồn tại một mối quan hệ liên đới kỳ diệu, chính là mối quan hệ liên đới tạo nên hiện tượng mà khoa học hiện đại cho là “lực hấp dẫn” giữa các lạp tử.

Bởi vì hết thảy các sinh mệnh và vật chất tại trái đất và trong tam giới, kể cả không khí, nước, bao gồm hết thảy những vật thể tồn tại trong tam giới đều do những lạp tử của các tầng trong tam giới cấu thành nên; có quan hệ liên đới giữa các loại lạp tử của các tầng. {liên đới được dịch trong bản tiếng Anh là interconnection} Loại liên đới này trong tam giới có thể khi chịu lực kéo liền duỗi ra hoặc di động; nói cách khác, [nếu] chư vị kéo nó, nó giống như cái dây chun, [nó] có thể duỗi ra; buông [tay] ra nó lại trở về như cũ. Nói cách khác, giữa những lạp tử với nhau có một phương thức để ổn định cơ bản; điều ấy tạo thành điều mà chư vị đưa một vật thể nào đi nữa trong môi trường {hoàn cảnh} của Trái Đất thì nó đều quay về mặt đất. Tất nhiên không định nói về việc viên đá này khi được ném ra chỗ khác thì không thể quay về chỗ ban đầu; không phải khái niệm ấy. Bề mặt Trái Đất là một giới hạn của một tầng; trong một tầng thì có thể vận động theo chiều ngang; bởi vì đều trong một tầng; còn vận động lên một tầng cao hơn hẳn, thì bị kéo trở lại; bởi vì các vật thể trên Trái Đất đều là những lạp tử của tầng trong cảnh giới này. [Giảng Pháp tại Pháp hội Canada năm 2001 – Đạo Hàng]

Người tu luyện sau khi thông qua tu luyện đề cao tầng thứ thì không còn chịu sự khống chế của tầng thứ này nữa, tựa như “lực hấp dẫn” không tồn tại nữa, và họ có thể bay lên không trung.

Chính là vì thân thể của chư vị — vốn tạo từ các lạp tử có quan hệ đến bề mặt Trái Đất — đã thay đổi; đối với các lạp tử trong hoàn cảnh này nó đã đoạn đứt liên quan; chư vị không còn chịu lực kết dính của chúng nữa, không còn chịu lực chi phối của chúng nữa; [chư vị] có thể bay lên không [gian] được. Nên khi chư vị tu vào đến một cảnh giới nào đó, thì phần của chư vị tại sinh mệnh vi mô {vi quan} trở lên có liên quan đến cảnh giới ấy; chư vị lại tu lên cao hơn nữa, thì chư vị lại theo liên quan đến [cảnh giới] cao hơn, và đoạn tuyệt [mối] liên quan đã có với tầng thấp hơn. Nó chính là cái quan hệ ấy. [Giảng Pháp tại Pháp hội Canada năm 2001 – Đạo Hàng]

Mọi người có thể đã [xem] trong các cuốn cổ thư như «Thần tiên truyện» hoặc «Đan Kinh», «Đạo tạng», «Tính mệnh khuê chỉ» đều thấy viết về một câu là “bạch nhật phi thăng”, tức là ban ngày sáng tỏ người kia bay lên. Thực ra tôi nói với mọi người, hễ đại chu thiên [khai] thông một cái là cá nhân ấy có thể [bay] lên không trung, đơn giản vậy thôi. [Bài giảng thứ tám – Chuyển Pháp Luân]

Từ những luận thuật của Đại sư Lý Hồng Chí chúng ta có thể thấy, khoa học hiện đại đối với sự tồn tại của không gian, tốc độ ánh sáng và lực hấp dẫn vẫn còn nhiều nhầm lẫn và hạn chế, chứ chưa nói tới nhận thức của đặc tính vũ trụ là Chân – Thiện – Nhẫn vốn vượt lên trên hết thảy các chủng loại vật chất ấy.

Nhân loại cho rằng khoa học của mình phát triển thế này phát triển thế kia; thật đáng thương! Nó hoàn toàn không hề đột phá tầng không gian phân tử này, không thấy được không gian khác; con người còn đang dương dương tự đắc. [Giảng Pháp tại thành phố New York – Giảng Pháp tại Pháp hội Mỹ quốc [1997]]

Nhân loại về nhận thức khoa học vĩnh viễn đều đang mò mẫm. Người mù sờ voi, hiện nay khoa học này chính là vậy. Họ mò tới chân voi, hoặc cái vòi, thì họ nói khoa học là thế. Thật ra là họ không thấy chân tướng hoàn chỉnh. [Giảng Pháp tại thành phố New York – Giảng Pháp tại Pháp hội Mỹ quốc [1997]]

Khoa học hiện nay dường như đã đi vào ngõ cụt, làm thế nào có thể đột phá, làm thế nào có được nhận thức đúng đắn về những sự thực đã biết và những phát hiện thời văn hóa tiền sử? Làm thế nào nhận thức được các loại hiện tượng từ không gian khác phản ánh đến không gian này của chúng ta? Làm thế nào nhận thức được những hiện tượng tồn tại chân thực trong không gian của chúng ta nhưng khoa học thực chứng vẫn chưa thể tiếp xúc được, gồm cả tinh thần, tín ngưỡng, Thần ngôn, Thần tích? Đây đều là những câu hỏi mà khoa học khó tìm ra lời giải đáp và cũng là thách thức đối với nhân loại. Pháp Luân Đại Pháp đã mở ra cái nhìn hoàn toàn mới cho nhân loại khi nhận thức vũ trụ chân thực.

Ghi chú: Loạt bài này có nhiều chỗ trích dẫn nội dung trong các bài giảng Pháp của Ngài Lý Hồng Chí, hoàn toàn dựa trên lý giải một chiều và hạn chế của cá nhân tác giả, do đó khi trích dẫn khó tránh khỏi đoạn chương thủ nghĩa. Nguyên tác các bài giảng của Ngài Lý Hồng Chí có nội hàm thâm sâu và rộng lớn, các độc giả quan tâm xin hãy đọc các bài giảng Pháp nguyên văn của Ngài Lý Hồng Chí được đăng tải miễn phí tại trang web: http://phapluan.org.

Tài liệu tham khảo

– PBS-TV/NOVA: “The Fabric Of The Cosmos” (Updated: November 2011).

– The Fabric of the Cosmos: Space, Time, and the Texture of Reality (2004). Alfred A. Knopf division, Random House, ISBY 0-375-41288-3

– Nguyên lý toán học của triết học tự nhiên (xuất bản năm 2006), tác giả Newton, bản dịch tiếng Trung của Triệu Trấn Giang, mã xuất bản ISBN 7-100-04513-4

– Giảng Pháp trong buổi ra mắt cuốn “Chuyển Pháp Luân” tại Bắc Kinh (4/1/1995) – Lý Hồng Chí

– Bài “Phật tính và ma tính” trong “Pháp Luân Đại Pháp – Tinh Tấn Yếu Chỉ” – Lý Hồng Chí

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/2015/10/11/148542

The post Loạt bài nhận thức về vũ trụ chân thực (1): Nhận thức về không gian first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Nhiều thiên thể khổng lồ biến mất một cách bí hiểm không rõ nguyên nhânhttps://chanhkien.org/2016/05/nhieu-thien-the-khong-lo-bien-mat-mot-cach-bi-hiem-khong-ro-nguyen-nhan.htmlSun, 22 May 2016 17:32:52 +0000http://chanhkien.org/?p=24774Tác giả: Một đệ tử Đại Pháp [ChanhKien.org] Trong những năm gần đây, các nhà thiên văn học đã nhận thấy một số thiên thể đã biến mất một cách thần bí không để lại dấu vết. Theo một bài báo đăng trên website thiên văn học Skyandtelescope (Bầu trời và Kính thiên văn), các […]

The post Nhiều thiên thể khổng lồ biến mất một cách bí hiểm không rõ nguyên nhân first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Một đệ tử Đại Pháp

[ChanhKien.org] Trong những năm gần đây, các nhà thiên văn học đã nhận thấy một số thiên thể đã biến mất một cách thần bí không để lại dấu vết.

Theo một bài báo đăng trên website thiên văn học Skyandtelescope (Bầu trời và Kính thiên văn), các nhà thiên văn học đã phát hiện rằng sau 13 năm quan sát, thiên thể SDSS J1011+5442 đã biến mất mà không thể xác định nguyên nhân.

Điều đặc biệt gây sốc đối với các nhà thiên văn học là các thiên thể cự đại khác, kể cả thiên thể sáng rực rỡ SDSS J0159+0033, thiên thể tối mờ Mrk 590, Mrk 1018 và NGC 7603 cũng đã biến mất. Không thể dò thấy bất kỳ tín hiệu nào từ những vùng nơi chúng từng tồn tại trước đây trong vũ trụ. Thay vào đó, tại vị trí của chúng là hình ảnh quang phổ của những thiên hà thông thường.

Bài báo kể trên đã lấy thiên thể SDSS J1011+5442 làm ví dụ. Thiên thể cự đại này được phát hiện bằng hệ thống Thăm dò Thiên văn Kỹ thuật số Sloan (SDSS) vào năm 2002. Hệ thống SDSS là một dự án nghiên cứu quan sát do đài quan sát Apache Point tiến hành ở New Mexico, Mỹ, với một kính viễn vọng đường kính 2,5m. Nó thu thập những tín hiệu mà các hố đen khổng lồ phát ra khi “nuốt chửng” các vật chất khác.

Sau đó, các nhà thiên văn học đã sử dụng SDSS cùng với các thiết bị khác, như là vệ tinh quan sát dải rộng bằng tia hồng ngoại (WISE), kính viễn vọng của Trung tâm Lincoln nghiên cứu tiểu hành tinh gần Trái Đất (LINEAR), hệ thống quan sát thiên văn Catalina, v.v… để quan sát SDSS J1011+5442. Các nhà khoa học phát hiện rằng độ sáng của thiên thể cự đại này liên tục giảm xuống trong khoảng thời gian vài năm. Vào năm 2015, các nhà thiên văn học tại trường đại học bang Pennsylvania phát hiện rằng SDSS J1011+5442 đã không còn phát ra tín hiệu từ vị trí của nó trong vũ trụ. Nói cách khác, SDSS J1011+5442 đã biến mất. Các thiên hà thông thường đã thay thế nó.

Nguyên nhân không xác định

Các nhà thiên văn học luôn cho rằng các thiên thể cự đại là sự thể hiện của những hố đen, đặc biệt là các thiên thể giống như SDSS J1011+5442, với các tín hiệu cho thấy rằng chúng là những siêu hố đen có khối lượng gấp 5,000 lần Mặt Trời. Trong khi thử xác định nguyên nhân biến mất của chúng, các nhà khoa học thấy rất khó chấp nhận lời giải thích rằng những hố đen đó có thể đã chuyển hoá từ trạng thái “hoạt động” sang “tĩnh chỉ”.

Họ gợi ý rằng tín hiệu từ thiên thể cự đại đó có thể bị các đám mây bụi trong vũ trụ che khuất. Tuy nhiên, những siêu hố đen hay thiên thể cự đại này không thể dễ dàng bị các đám mây bụi nhỏ che khuất hoàn toàn được. Jessie Runnoe thuộc trường đại học bang Pennsylvania giải thích rằng nếu xét quy mô hấp thụ của các hố đen thì những thiên thể cự đại này sẽ cần 800 năm trước khi chúng dừng hẳn việc phát tín hiệu; chúng không thể biến mất trước mắt chúng ta trong một giai đoạn ngắn 10 năm.

Hơn nữa, nhiều thiên thể cự đại tương tự (hay hố đen) cũng đã biến mất. Các nhà thiên văn học hiện vẫn đang tiếp tục quan sát vũ trụ nơi các thiên thể này đã từng ở đó, với hy vọng tìm thấy một lời giải thích thoả đáng.

Dịch từ http://www.pureinsight.org/node/7119

The post Nhiều thiên thể khổng lồ biến mất một cách bí hiểm không rõ nguyên nhân first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Phát hiện khoa học: 1/3 số hằng tinh trong hệ ngân hà đang di chuyển khỏi quỹ đạohttps://chanhkien.org/2016/03/phat-hien-khoa-hoc-13-so-hang-tinh-trong-he-ngan-ha-dang-di-chuyen-khoi-quy-dao.htmlThu, 03 Mar 2016 02:18:22 +0000http://chanhkien.org/?p=24643[ChanhKien.org] Kết quả quan trắc của hệ thống đài thiên văn Sloan cho thấy, 1/3 số hằng tinh (ngôi sao tự phát sáng) của hệ Ngân Hà đang di chuyển khỏi quỹ đạo, một số đang rời xa khỏi trung tâm hệ Ngân Hà, số khác lại đang tới gần trung tâm Ngân Hà. Bản […]

The post Phát hiện khoa học: 1/3 số hằng tinh trong hệ ngân hà đang di chuyển khỏi quỹ đạo first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org] Kết quả quan trắc của hệ thống đài thiên văn Sloan cho thấy, 1/3 số hằng tinh (ngôi sao tự phát sáng) của hệ Ngân Hà đang di chuyển khỏi quỹ đạo, một số đang rời xa khỏi trung tâm hệ Ngân Hà, số khác lại đang tới gần trung tâm Ngân Hà. Bản đồ hệ Ngân Hà do các nhà khoa học lập nên cũng xác nhận rằng sự di chuyển của các quần thể hằng tinh là có tồn tại. Đây là bằng chứng đầu tiên liên quan đến sự di chuyển của các hằng tinh mà chúng ta phát hiện được. Công trình nghiên cứu này có thể giúp các nhà thiên văn học giải thích quá trình hình thành và di chuyển của các hằng tinh thuộc hệ Ngân Hà. Công trình nghiên cứu sử dụng số liệu của hệ thống đài thiên văn Sloan, đối tượng quan trắc là 100.000 hằng tinh.

Donaid Schneider, giáo sư thiên văn học thuộc đại học công lập Pennsylvania cho rằng, chúng ta có thể quan trắc gần 700.000 hằng tinh trong hệ Ngân Hà. Do những gì chúng ta quan sát được là cách đây rất nhiều năm ánh sáng, vì vậy công trình này cũng được gọi là công trình khảo cổ học đối với hệ Ngân Hà. Các nhà khoa học đang tiến hành nghiên cứu lịch sử, sự hình thành của các quần thể hằng tinh trong hệ Ngân Hà, phân tích vị trí và quỹ đạo của chúng. Ông Michael Hayden, nghiên cứu viên của trường đại học công lập New Mexico cho biết, trong xã hội chúng ta ngày nay, rất nhiều người không ở mãi một nơi nào đó, sẽ có lúc họ rời xa khỏi nơi họ sinh ra để đi khắp nơi trên thế giới. Trên thực tế các hằng tinh trong vũ trụ cũng như vậy, hơn 30% số hằng tinh trong hệ Ngân Hà từ khi sinh ra đã bắt đầu bước vào cuộc hành trình dài đằng đẵng rời xa khỏi nơi xuất sinh của mình.

Trên bản đồ phân bố hằng tinh trong hệ Ngân Hà do các nhà khoa học lập nên, có rất nhiều hằng tinh không di chuyển đến gần trung tâm hệ Ngân Hà mà lại di chuyển ra xa. Nhiều năm trước, các cuộc khảo sát bầu trời đã vẽ ra bản đồ chi tiết về phân bố các hằng tinh trong hệ Ngân Hà, đồng thời ghi lại các tín hiệu quang phổ trong quần thể hằng tinh, dựa vào đó chúng ta cũng có thể biết được các nguyên tố cấu thành nên các hằng tinh. Ánh quang phổ phát ra từ các hằng tinh cho thấy sự phân bố các nguyên tố hóa học trong hệ ngân hà đang không ngừng biến đổi, một số nguyên tố nặng tập trung ở những nơi hằng tinh được sinh ra. Sau khi hằng tinh tử vong, các nguyên tố nặng này sẽ tiến vào khu vực hình thành một hằng tinh tiếp theo, chúng xuất hiện dưới dạng khói bụi và khí quyển, tham gia vào sự ra đời của một hằng tinh mới.

Dịch từ: http://news.zhengjian.org/2015/08/03/27500.科学家证实银河系三分之一的恒星发生轨道迁移.html

The post Phát hiện khoa học: 1/3 số hằng tinh trong hệ ngân hà đang di chuyển khỏi quỹ đạo first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Nghiên cứu về tuổi của vũ trụ và Trái Đấthttps://chanhkien.org/2015/03/nghien-cuu-ve-tuoi-cua-vu-tru-va-trai-dat.htmlTue, 03 Mar 2015 07:50:09 +0000http://chanhkien.org/?p=23951Tác giả: Một đệ tử Đại Pháp [ChanhKien.org] Hiện nay, có hai phương pháp chính để ước tính tuổi của vũ trụ. Phương pháp đầu tiên là tính tuổi của các ngôi sao lùn trắng mờ nhất trong một quần thể tinh cầu (globular cluster). Phương pháp này dựa trên các lý thuyết hiện hành […]

The post Nghiên cứu về tuổi của vũ trụ và Trái Đất first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Một đệ tử Đại Pháp

[ChanhKien.org] Hiện nay, có hai phương pháp chính để ước tính tuổi của vũ trụ. Phương pháp đầu tiên là tính tuổi của các ngôi sao lùn trắng mờ nhất trong một quần thể tinh cầu (globular cluster). Phương pháp này dựa trên các lý thuyết hiện hành về sự tiến hóa của sao. Các nhà khoa học tin rằng quần thể tinh cầu là những thiên hà lâu đời nhất trong vũ trụ và sao lùn trắng là những ngôi sao già nua nhất trong một thiên hà. Hơn nữa, một ngôi sao lùn mà càng mờ, thì tuổi của nó càng lớn. Sao lùn trắng là một ngôi sao có khối lượng tương đương với Mặt Trời và thể tích tương tự với Trái Đất. Nó có thể đậm đặc hơn nước hơn một triệu lần. Sao lùn trắng đang nguội dần sẽ tỏa nhiệt và ánh sáng. Vì vậy, bằng cách tính toán thời gian nguội, các nhà khoa học có thể ước tính tuổi của nó và tuổi của vũ trụ.

Sử dụng dữ liệu sao lùn mới nhất từ kính thiên văn Hubble, các nhà khoa học ước tính rằng tuổi của vũ trụ là 13-14 tỷ năm tuổi.

Sao lùn trắng là một ngôi sao có khối lượng tương đương với Mặt Trời và thể tích tương tự với Trái Đất

Phương pháp thứ hai sử dụng các hằng số Hubble (H0), hằng số này dựa trên lý thuyết Big Bang phổ biến trong vũ trụ học để ước tính tuổi của vũ trụ. Quan sát thiên văn hiện đại cho rằng vũ trụ của chúng ta đang nở rộng do đó khoảng cách giữa các thiên hà đang gia tăng. Định luật Hubble cho rằng có một mối quan hệ tỷ lệ thuận đơn giản giữa tốc độ rời xa nhau của hai thiên hà và khoảng cách giữa chúng, tức là: v=H0×d. Giả sử rằng hằng số Hubble H0 luôn không đổi, bằng cách đo tốc độ thoái lùi và khoảng cách giữa hai thiên hà, nghịch đảo của H0 là 1/H0=d/v cho kết quả là thời gian kể từ vụ nổ “Big Bang”. Những kết quả mới nhất sử dụng phương pháp này cho độ tuổi của vũ trụ vào khoảng 13 tỷ năm.

Tuy nhiên, các quan sát thiên văn mới nhất khẳng định rằng vũ trụ được điều khiển bởi một sức mạnh bí ẩn và tốc độ nở rộng đang gia tăng. Vì vậy, hằng số Hubble không thực sự bất biến. Hơn nữa, gần đây xuất hiện số lượng lớn các khám phá thiên văn đáng kinh ngạc (chẳng hạn như sự ra đời của vô số các ngôi sao mới trong nhiều thiên hà cũ, sự kết hợp và tái sinh của nhiều thiên hà, số lượng lớn các vụ nổ siêu tân tinh (starburst), vật chất tối bí ẩn, và thường xuyên có các vụ nổ tia gamma v.v.) cho thấy kiến thức của chúng ta về vũ trụ là quá hạn chế. Vì vậy, rất có thể sự ước lượng của chúng ta về tuổi của vũ trụ là cách khá xa sự thật.

Hiện nay, ngày càng có nhiều khám phá mới trong thiên văn học đang đặt ra câu hỏi nghiêm túc về lý thuyết vũ trụ học đương đại và các nhà khoa học đang dần dần thay đổi quan điểm của họ về vũ trụ. Gần đây, giáo sư Paul Steinhardt tại Đại học Princeton và giáo sư Neil Turok tại Đại học Cambridge đã đề xuất “mô hình tuần hoàn của vũ trụ”. Lý thuyết của họ tuyên bố rằng vũ trụ đã không bắt đầu hay kết thúc và đã được hình thành và đổi mới vĩnh cửu. Theo BBC News, các giáo sư mà đã đề xuất học thuyết này cho rằng vũ trụ phải hoạt động theo cách này thì chúng ta mới có thể giải thích một bí ẩn lớn: Tại sao các ngôi sao và các thiên hà đang ngày càng rời xa nhau (nở rộng). Vũ trụ chứa đầy bí ẩn và nằm ngoài sức tưởng tượng của chúng ta. Có những lỗ đen, sao quark, và các hạt được tái sinh từ hư vô và bị hủy diệt về trạng thái hư không.

Giáo sư Steinhardt nói rằng kết quả của các công thức này cho thấy vũ trụ không có khởi đầu hay kết thúc và hàng loạt các “Big Bang” sẽ tiếp tục cho đến mãi mãi. Ông nói: “Những gì chúng tôi đang đề xuất trong viễn cảnh mới này là Big Bang không phải là sự khởi đầu của thời gian, mà chỉ là diễn biến mới nhất trong một chuỗi vô hạn của các chu kỳ, trong đó vũ trụ đã trải qua các giai đoạn nung nóng, nở rộng, nguội dần, ổn định, cạn kiệt, và sau đó lại giãn nở một lần nữa.” Theo lý thuyết này, vũ trụ của chúng ta sẽ tiếp tục nở rộng và sau đó có một “Big Bang” sẽ nổ ra trong một góc của vũ trụ. Sau đó, quá trình này sẽ bắt đầu lại. Họ chỉ ra rằng vũ trụ hiện nay được sinh ra trên mảnh vỡ của vũ trụ trước đó. Các nhà khoa học đang xây dựng các công cụ thế hệ mới ở trên Trái Đất và cả trong không gian để thẩm định mô hình này.

Các giai đoạn hình thành vũ trụ theo quan điểm của giả thuyết Big Bang

Phương pháp đo độ tuổi của Trái Đất nổi tiếng trong cộng đồng khoa học hiện nay là phương pháp bán rã các đồng vị phóng xạ. Phương pháp này kiểm tra mối liên hệ giữa các tỷ lệ bình thường của nguyên tố cha và các nguyên tố con trong lớp đá cũ và sử dụng nó để ước tính tuổi của Trái Đất (còn gọi là phương pháp tính tuổi Isochron). Có ba giả thuyết chính: 1. Trái Đất ban đầu được hình thành từ khí vũ trụ và các loại đá cổ nhất được hình thành trong quá trình Trái Đất nguội dần; 2. Các tinh thể bên trong những khối đá này bị cách ly khỏi môi trường từ khi được hình thành, tức là, không có sự trao đổi chất giữa các tinh thể và môi trường; 3. Chu kỳ bán rã của các nguyên tố được sử dụng để xác định niên đại là không đổi. Sử dụng phương pháp này với các loại đá cổ xưa nhất từng được tìm thấy trên Trái Đất cho kết quả là 3,8- 3,9 tỉ năm. Các loại đá trên mặt trăng thì lớn tuổi hơn, khoảng 4,5 tỷ năm. Độ tuổi lớn nhất được công bố trong cộng đồng khoa học là 4,54 tỷ năm, thực ra là tuổi của thiên thạch lâu đời nhất trong Hệ Mặt Trời, bởi vì các nhà khoa học tin rằng nó phải có độ tuổi bằng Trái Đất.

Nghiêm khắc mà nói thì phương pháp trên chỉ đơn thuần là tính độ tuổi của đá trên Trái Đất. Đó là “mô hình phụ thuộc”, tuy nhiên, nếu Trái Đất không được hình thành bằng cách mà các nhà khoa học vẫn nghĩ (từ khí vũ trụ), mà từ các loại đá trong không gian kết hợp với nhau theo một cơ chế nào đó, thì độ tuổi của đá sẽ chênh lệch rất lớn so với tuổi của Trái Đất. Ví dụ, nếu chúng ta đo tuổi của đá trong nền móng của một ngôi nhà và sử dụng nó như là một cách ước tính tuổi của một ngôi nhà, số tuổi mà chúng ta nhận được chắc chắn sẽ lớn hơn nhiều so với giá trị thật của nó. Một cách tốt hơn để ước tính tuổi của một ngôi nhà có lẽ là đo độ dày của lớp bụi bám trên cột xà nhà hoặc quan sát độ xói mòn của nó. Tương tự với ước lượng tuổi của Trái Đất. Trên thực tế, trong lịch sử có rất nhiều người đã cố gắng ước tính tuổi của Trái Đất bằng cách đo độ dày của các trầm tích trên mặt đất và độ tuổi họ nhận được thực sự nhỏ hơn nhiều so với các phương pháp xác định tuổi đồng vị phóng xạ.

Nổi tiếng nhất gồm có A. Keikie (1868) và T.H. Huxley (1869) 100 triệu năm; J. Joly (1908) và WJ Sullas (1909) 80 triệu năm; TM Reade (1893) 95 triệu và Charles D. Walcott (1893) 35-80 triệu năm. Sau khi phương pháp xác định niên đại bằng đồng vị phóng xạ hiện đại trở nên khả dụng, những phương pháp này đã dần dần bị lãng quên. Cho đến nay, lý do chính là độ tuổi tính theo các phương pháp này nhỏ hơn nhiều so với những kết quả từ các phương pháp đồng vị. Các nhà khoa học ngày nay tin rằng tuổi của Trái Đất bằng với tuổi của đá lâu đời nhất trên Trái Đất. Một lý do khác là các phương pháp này phải đối mặt với quá trình biến đổi địa chất phức tạp của Trái Đất và một số đặc điểm rất khó để xác định chính xác.

Hiện nay, các nhà quan sát thiên văn chỉ ra rằng Trái Đất của chúng ta có thể đã trải qua những thay đổi to lớn trong lịch sử của mình. Ví dụ, Tiến sĩ Tim Spahr, một nhà thiên văn của Trung tâm Tiểu hành tinh thuộc Trung tâm Harvard-Smithsonian tại Đại học Harvard cho rằng, theo thống kê, sẽ có một tiểu hành tinh có đường kính hơn 9,6 km va vào Trái Đất sau mỗi 100 triệu năm và Trái Đất sẽ thay đổi đáng kể sau cuộc va chạm.

Các nhà khoa học tin rằng chu kỳ bán rã của các nguyên tố là không đổi. Tuy nhiên, có một bài báo được công bố trên số mới nhất của tờ Nature (số 418, trang 602). Nó cho biết một nhóm các nhà thiên văn học từ Đại học South Wales ở Úc, bằng cách phân tích quang phổ nguyên tử phát ra bởi các thiên hà cũ, đã phát hiện ra rằng hằng số của cấu trúc thuần túy (fine-structure constant) đang thay đổi theo thời gian. Sau khi hoàn thành một số tính toán, họ kết luận rằng tốc độ của ánh sáng trong chân không là không cố định. Vì sự phân rã của một nguyên tố phụ thuộc vào tốc độ của ánh sáng, nếu tốc độ ánh sáng thực sự không phải là hằng số, thì phương pháp xác định tuổi của đá bằng đồng vị là đáng nghi ngờ.

Tham khảo:

1. http://oposite.stsci.edu/pubinfo/PR/2002/10/pr.html

2. http://www.nature.com/cgi-taf/DynaPage.taf?file=/nature/journal/v418/…

3. Webb, J. K. et al. Phys. Rev. Lett. 87, 091301 (2001).

4. Murphy, M. T. et al. Mon. Not. R. Astron. Soc. 327, 1208-1222 (2001).

5. http://science.nasa.gov/newhome/headlines/ast25may99_1.htm

6. Dalrymple, G. Brent, 1991, The Age of the Earth: Stanford, Calif., Stanford University Press.

7. http://www.nature.com/nsu/020422/020422-17.html

Dịch từ: http://pureinsight.org/node/1128

The post Nghiên cứu về tuổi của vũ trụ và Trái Đất first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Mạn đàm về thuật chiêm tinh của người xưahttps://chanhkien.org/2014/11/man-dam-ve-thuat-chiem-tinh-cua-nguoi-xua.htmlTue, 18 Nov 2014 05:26:23 +0000http://chanhkien.org/?p=23774Tác giả: Ngải Khẩu [Chanhkien.org] Từ xưa đến nay, từ Đông phương đến Tây phương, nhân loại và tinh tượng (kỹ thuật suy đoán số mệnh dựa trên độ sáng, vị trí của sao chiếu mệnh) dường như có quan hệ chằng chịt phức tạp. Trong văn hóa Tây phương có 12 chòm sao đối […]

The post Mạn đàm về thuật chiêm tinh của người xưa first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Ngải Khẩu

[Chanhkien.org]

Từ xưa đến nay, từ Đông phương đến Tây phương, nhân loại và tinh tượng (kỹ thuật suy đoán số mệnh dựa trên độ sáng, vị trí của sao chiếu mệnh) dường như có quan hệ chằng chịt phức tạp. Trong văn hóa Tây phương có 12 chòm sao đối ứng với vận mệnh, tình yêu và sự nghiệp của 12 loại người, nói ra đây chỉ là một loại tổng quát, hơn nữa là biểu hiện bề ngoài rất nông cạn trong việc vận dụng tinh tượng học mà thôi. Dự ngôn của người Maya được phát hiện trong thời kỳ cận đại lại là sự vận dụng rất sâu xa về phương diện này. Thực ra thuật quan sát bầu trời rộng lớn tinh thâm của văn hóa phương Đông mấy nghìn năm nay đã vượt rất xa khỏi trình độ khoa học kỹ thuật của nhân loại lần này.

Lật lại các bộ sách cổ phong phú đa dạng của Trung Quốc, bạn sẽ phát hiện cho dù là sử ký, kinh thư, tiểu thuyết, luận thư (tác phẩm nghiên cứu) v.v., trong đó đều có ghi chép những nhân vật và sự việc có liên quan đến tinh tượng, sự biến động của nhị thập bát tinh tú trên trời (28 chòm sao) lại ảnh hưởng trực tiếp đến việc truyền ngôi báu, chiến loạn và ổn định tại nhân gian, lớn thì thay đổi triều đại, nhỏ thì một trận chiến tranh, nhỏ nữa là sự hưng vong của một người, đều có sự quan hệ đối ứng với các tinh tú. Ngoài ra còn có hình thức quan sát bầu trời để lấy thông tin, làm lựa chọn để làm các việc quan trọng, thực ra chính là vận dụng một loại khoa học kỹ thuật vô cùng cao siêu, so với vệ tinh và tình báo hiện đại không biết là thâm sâu và tiên tiến gấp bao nhiêu lần. Từ trong những ghi chép chúng ta biết được Quỷ Cốc Tử, Khương Thượng, Trương Lương cho đến Gia Cát Lượng, Thiệu Ung, Lưu Bá Ôn v.v., đều là những cao thủ tài giỏi.

Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, có một chương tiết miêu tả về khả năng quan sát các vì sao của Gia Cát Lượng: “Đêm tối, Khổng Minh, thân mang bệnh, vén lều ra ngoài, ngước nhìn lên trời quan sát thiên văn, xem xong ông vô cùng kinh hoàng; ông vào trong lều nói với Khương Duy: “Ta nguy đến nơi mất rồi!” Khương Duy hỏi: “Thừa tướng cớ sao lại nói lời như vậy?” Khổng Minh đáp: “Ta thấy trong ba ngôi sao, sao Khách Tinh sáng lên gấp bội, sao Chủ Tinh lại u ám, sao Tướng Phụ bóng tối lờ mờ; thiên tượng như vậy, đủ biết mệnh ta!” Khương Duy nói: “Cho dù thiên tượng như vậy, thừa tướng sao không dùng phép cầu an dâng sao giải hạn để vãn hồi?” Khổng Minh nói: “Ta am hiểu phép ấy, nhưng chưa biết Thiên ý ra sao.” ”

Mặt khác, Tư Mã Ý trong Ngụy Cung cũng bằng cách quan sát như thế mà phát hiện và đoán về Gia Cát Lượng: “bỗng một đêm ngóng xem thiên văn, Tư Mã Ý mừng lắm, và nói với Hạ Hầu Bá rằng: “Ta thấy tướng tinh đổi ngôi, Khổng Minh chắc chắn có bệnh, không lâu tất sẽ chết.”” Kết quả, bệnh của Khổng Minh bị Tư Mã Ý đoán còn chính xác hơn cả đại phu, không lâu sau quả thật Khổng Minh qua đời.

Trong Phi Long Truyện cũng có một đoạn tự thuật “Cao Hành Châu ban đêm quan sát tinh tượng”: “Cao Hành Châu rời chỗ ngồi, đi ra ngoài lều quân, chỉ thấy ngũ cung bốn phía, nghiêm cẩn cung kính. Lại cảm thấy gió lạnh tạt vào mặt, toàn thân lạnh như băng. Ngẩng đầu lên nhìn một cái, thì thấy bầu trời đầy sao sáng chói không trung. Lại hướng về sông Ngân quan sát thì thấy miệng sao Tử Vi sinh ra khí đen, lúc thì sáng lúc thì u ám, sao Khách Tinh ở vị trí đế vị, sao Minh Tinh vượng khí chiếu thẳng xuống Thần Châu. Biết được thiên hạ Đại Hán không lâu nữa, tất sẽ thuộc về Quách Uy, vì đó mà lo âu. …Lại qua mấy ngày, bệnh tình càng nặng. Đêm hôm đó, lúc canh ba, trong tâm Cao Hành Châu vì hoài nghi lo lắng nên đã gọi con trai: “Con trai ta, con đỡ ta ra ngoài để quan sát lại tinh tượng xem thế nào.” Hoài Đức nói: “Cha thân thể bất an, cần phải tĩnh dưỡng, đợi khi bệnh khỏi rồi hãy lại đi xem.” Hành Châu nói: “Con cứ đỡ ta đi, đừng có ngăn cản ta.” Hoài Đức không dám làm trái, đành đỡ phụ thân đi ra ngoài lều ngóng xem thiên tượng. Nhìn thấy ngôi sao chiếu mệnh của mình ảm đạm u ám, Hành Châu đứng không vững, thở dài một tiếng, rồi im lặng không nói lời nào. Hoài Đức đỡ cha vào hậu đường, ngồi trên chõng, ông buồn bã than vãn. Hoài Đức hỏi: “Cha quan sát sao xong, sao không nói gì mà lại thở dài?” Hành Châu trả lời: “Con trai, làm sao con có thể biết được những điều huyền diệu sâu xa ẩn chứa trong các ngôi sao chứ? Ta không nói gì, con cũng càng không biết duyên cớ trong đó. Để ta nói cho con biết rồi con tự sẽ hiểu. Vừa rồi ta quan sát thiên văn, nhìn thấy ngôi sao chiếu mệnh mình mờ tối, lại thêm đêm qua quan sát thấy sao Khách Tinh ở vị trí đế vị, sao Chủ không rõ, điều này dự báo cho việc thay đổi chủ mới. Lại thấy vượng khí chiếu thẳng xuống Thần Châu, ứng tại Quách Uy thừa kế thiên hạ. Cha của con vâng mệnh dẫn binh lên trước chống giặc, nào ngờ ông trời không cho, liền giáng xuống tai nạn, ta không thể tiêu diệt địch, âu cũng là ý trời.

Nếu có người hoài nghi những chuyện trên chỉ là do tiểu thuyết gia hư cấu rồi viết ra để tăng thêm sự hấp dẫn vào trong sách , vậy thì một số điều miêu tả dưới đây đều có ghi chép về triều đại và thời gian, lại khó có thể làm người ta hoài nghi nữa:

Đường triều Khai Nguyên năm thứ 2, vào buổi tối ngày 29 tháng 5, có một ngôi sao băng lớn giống như cái hũ to, lại còn có cái lớn như cái đĩa, xuyên qua sao Bắc Đẩu, rồi đều rơi xuống hướng Tây Bắc. Có vô số những ngôi sao nhỏ cũng rơi xuống theo, toàn bộ các ngôi sao trên trời đều lắc động, đến khi trời sáng mới dừng lại. Tháng 7 Tương Vương chết, sau khi chết được đặt danh hiệu “Thương Đế”. Tháng 10 dân tộc Thổ Phồn tiến vào Lũng Tả, cướp đoạt dê ngựa, bị tử thương vô số. Tháng 6 năm này, gió lớn khiến cây đại thụ và nhà cửa đều bị gió cuốn đổ, cây cối trên đường phố ở Trường An, trong 10 cây thì có 7-8 cây bật cả rễ. Khi thành Trường An vừa mới bắt đầu kiến thiết, cây hòe mà tướng đứng đầu nhà Tùy là Cao Dĩnh trồng, có lẽ đã được hơn trăm năm, lúc đó ngay cả rễ cũng bị nhổ bật lên. Trúc ở núi Chung Nam khai hoa kết trái phủ kín cả vùng sơn cốc, trông giống như hạt lúa mạch. Năm đó cả nước xảy ra mất mùa, những cây trúc đó cũng đều khô héo mà chết. Vùng Lĩnh Nam cũng như thế, người ta đều lấy nó để ăn, ngâm nó trong nước suối rồi cho thêm bột mì, bởi trông giống như hạt gạo nên người ta có thể ăn nó. Tương Khải thời Hậu Hán nói: “Khi những cây trúc đều khô héo, không ngoài ba năm, người chủ đất nước sẽ chết. Cây trúc của nhà ai kết trái mà chết khô, người gia trưởng sẽ chết.” Trúc trên núi Chung Nam nở hoa rồi khô héo và chết, quả nhiên Khai Nguyên năm thứ tư Thái Thượng Hoàng băng hà.

Ngày 7 tháng 1 năm đầu Diên Hòa triều Đường, sao Thái Bạch hiển hiện ngay giữa ban ngày. Hôm đó Thái Thượng Hoàng nhường lại ngôi vị. Đây là điềm báo thay đổi quốc chủ! Đến tháng 8, tháng 9, sao Thái Bạch lại xuất hiện, quốc hiệu được đổi thành “Tiên Thiên” (niên hiệu của Đường Huyền Tông Lý Long Cơ). Ngày 7 tháng 2 năm thứ hai, Thái Thượng Hoàng bị phế truất, vị quan Trung thư lệnh Tiêu Chí Trung, Thị Trung Sầm Hy bị giết. Thôi Thực bị lưu đày, không lâu sau Thôi Thực cũng bị giết chết.

Trong những năm Nghi Phụng của triều Đường, trên bầu trời có trường tinh chiếm cả nửa trời, xuất hiện ở phía đông, hơn 30 ngày mới mất hẳn. Bắt đầu từ lúc đó liền có Thổ Phồn nổ dậy, Hung Nô tạo phản, Từ Kính Nghiệp làm loạn, Bạch Thiết Dư phản nghịch, Bác Dự gây rối, Trung Mặc hoành hành ngang ngược, Khiết Đan vượt qua Cung Phủ, Đột Quyết; tổng cộng chết hơn một trăm vạn người. Hơn 30 năm, chiến tranh vẫn chưa dừng lại.

Trên đây chỉ là đưa ra vài ví dụ xảy ra về sự biến hóa của thiên tượng vào vương triều Đường. Trong lịch sử các triều đại Tống, Nguyên Minh Thanh những sự việc như thế này có rất nhiều, đều được những nhà tinh tượng học quan sát và ghi chép lại giống như dự báo thời tiết. Cùng với sự thăng trầm của lịch sử, mỗi một triều đều phát sinh rất nhiều sự biến hóa của thiên tượng. Cơ duyên trùng hợp, mấy năm trước tôi từng ở nơi cảnh quan cổ đã nhìn thấy một cuốn sách chép tay dạy về thuật số quan sát bầu trời, đáng tiếc do thời gian lâu nên bị mọt ăn mất quá nhiều, không thể đọc được nữa.

Người xưa quan sát bầu trời biết được thế gian biến hóa một cách chuẩn xác đến như vậy, làm cho người ta không thể không cảm phụ trí huệ của người xưa cũng sự tuyệt diệu của văn hóa Thần truyền của phương Đông! Ngay cả hiện nay Đảng cộng sản Trung Quốc không tin trời không tin đất không tin thần, nhưng năm 1976 sau khi trên trời có 3 tảng thiên thạch vô cùng to lớn quét qua rơi xuống rồi biến mất, Mao Trạch Đông và mấy vị sát tinh ở nhân gian cũng lần lượt đi gặp tổ tông Karl Marx của họ, mà cùng lúc đó phát sinh đại hồng thủy ở Trú Mã Điếm và trận động đất ở Đường Sơn khiến gần 50 vạn người tử vong. Theo các nhà chiêm tinh học nói, thực chất là do vận đen của mấy “ngôi sao sát tinh” kia sắp chết tràn ra mà thành, nếu là người không tin Thần có thể không tin những điều này, nhưng tai nạn vẫn cứ ập xuống đầu họ !

Thuật quan sát bầu trời huyền diệu và cao siêu như vậy, sau khi kéo dài mấy nghìn năm, đến cận đại Trung Quốc bị ác Đảng cộng sản thống trị. Những tinh hoa văn hóa của đất nước bị một ngòi bút xóa bỏ, những thứ “mê tín” trong thời kỳ “phá tứ cựu” bị một đao chặt đứt, thứ dị loại ác Đảng cộng sản này thống trị Trung Quốc, thật là một đại nạn và là điều vũ nhục của dân tộc Trung Hoa!

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/54991

The post Mạn đàm về thuật chiêm tinh của người xưa first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Năm Ánh Sáng và hơn thế nữahttps://chanhkien.org/2014/11/nam-anh-sang-va-hon-the-nua.htmlSat, 15 Nov 2014 05:13:28 +0000http://chanhkien.org/?p=23767[ChanhKien.org] Trong Chuyển Pháp Luân, có một đoạn trong Bài giảng thứ Năm khiến nhiều người cảm thấy rất khó hiểu: “có rất nhiều sinh mệnh đã thấy được tình huống này, rằng hiện nay, trong không gian vũ trụ này từ lâu đã phát sinh một vụ nổ lớn. Các nhà thiên văn học […]

The post Năm Ánh Sáng và hơn thế nữa first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org] Trong Chuyển Pháp Luân, có một đoạn trong Bài giảng thứ Năm khiến nhiều người cảm thấy rất khó hiểu:

có rất nhiều sinh mệnh đã thấy được tình huống này, rằng hiện nay, trong không gian vũ trụ này từ lâu đã phát sinh một vụ nổ lớn. Các nhà thiên văn học hiện nay không nhìn thấy, là vì hiện nay khi chúng ta dùng kính viễn vọng lớn nhất mà nhìn, thì quang cảnh nhìn được là những sự việc 15 vạn năm ánh sáng trước đây. Nếu muốn nhìn thấy sự biến hoá của thiên thể hiện nay, họ cần sau 15 vạn năm ánh sáng nữa mới có thể nhìn thấy được, như vậy rất là lâu.”

Một số kẻ tự xưng là khoa học gia, hay những kẻ chuyên viết bài bôi nhọ cùng với các đặc vụ trên Internet đã dựa vào điểm này để công kích Pháp Luân Đại Pháp, nói rằng Sư phụ không hiểu gì về các đơn vị đo lường và đã nhầm lẫn giữa “năm” và “năm ánh sáng”. Một số học viên mới đắc Pháp cũng đọc “năm ánh sáng” thành “năm”. Bây giờ chúng ta sẽ cùng thảo luận về “năm ánh sáng”.

Con người coi “năm ánh sáng” là một khái niệm về khoảng cách, cụ thể là khoảng cách mà ánh sáng đi được trong môt năm. Nhưng bản thân thuật ngữ này lại bao hàm nhiều quan niệm người thường. Thứ nhất, khoa học hiện đại coi tốc độ ánh sáng là một hằng số. Có thật là tốc độ ánh sáng không bao giờ thay đổi không? Trên thực tế người ta kết luận tốc độ ánh sáng là một hằng số vì đã căn cứ theo những quan sát trong một phạm vi rất nhỏ hẹp, nói thẳng ra nó chỉ là một giả thuyết. Con người quả thật đã tiến hành nhiều thí nghiệm nghiên cứu, nhưng trong phạm vi rất nhỏ so với cả vũ trụ này. Chúng ta có dám chắc rằng tốc độ ánh sáng ở rìa vũ trụ cũng bằng với tốc độ ánh sáng ở Trái Đất hay không? Thật ra chúng ta còn chưa đo được tốc độ ánh sáng ở rìa Dải Ngân Hà. Thuyết tương đối của Einstein được thiết lập dựa trên cơ sở rằng tốc độ ánh sáng là không đổi, và kết quả là thuyết này có rất nhiều mặt hạn chế. Nếu tốc độ ánh sáng thay đổi khi vượt ra ngoài một phạm vi nào đó, thì mọi hiểu biết của chúng ta về sự hình thành, kết cấu và phát triển của vũ trụ đều sai hết.

Bây giờ hãy nói về khái niệm thời gian. Ai có thể định nghĩa được thời gian? Không ai có thể giải thích về nó một cách rõ ràng được. Chúng ta chỉ tự cho rằng thời gian tịnh tiến từ quá khứ đến tương lai với một tốc độ không đổi. (Xin thứ lỗi vì tôi không thể tìm được cách diễn đạt nào khác). “Thời gian trôi qua như một dòng sông! Không ngừng nghỉ bất kể ngày đêm.” Có ai ngờ rằng chính thời gian cũng có thể thay đổi cơ chứ?

Sư phụ đã giảng tại Pháp hội miền Đông Mỹ quốc [1999]rằng: “Để tăng tốc làm việc này, phải đẩy nhanh thời gian của cả thiên thể [vũ trụ] lên, cho nên Pháp Luân lớn nhất ở nơi cao nhất vẫn đang tăng tốc xoay tròn. Thiên thể trên toàn bộ chỉnh thể là liên đới cùng nhau, cho nên thời gian trở nên càng lúc càng nhanh. Ước chừng là nhanh đến mức độ nào? Bởi vì các sinh mệnh trong các thời gian không gian khác nhau, [thời gian] nhanh chóng hơn thì tất cả mọi thứ trong không gian của sinh mệnh đó đều theo đó mà nhanh lên, sinh mệnh đó cảm giác không được sự nhanh chóng ấy. Chư vị có thể hiểu được ý tôi giảng không? Mỗi ngày vẫn là hai mươi bốn giờ, mọi người vẫn đều là đang làm các việc khác nhau, chỉnh thể thời gian của không gian này đều đã được đẩy nhanh lên rồi, nhưng đồng hồ thì vẫn chiếu theo hai mươi bốn giờ như thế mà chạy, cho nên mọi người cảm giác không được sự nhanh chóng như thế. Người ta nhìn thấy mặt trời mọc và lặn cũng vẫn đang tuần hoàn như vậy.

Khi tất cả đều đang tăng tốc nhanh lên, tất cả đều đang nhanh lên, thì sự tân trần đại tạ của chư vị, một động tác của chư vị, một ánh mắt, một phương thức tư duy của chư vị đều đang theo đó mà nhanh lên, hoàn cảnh tồn tại vốn có của sinh mệnh các tầng thứ khác nhau cũng đang nhanh lên giống như thế, mọi thứ đều đang nhanh lên, nhưng ai cũng không cảm giác được sự nhanh chóng ấy. Thế nhanh đến mức độ nào? Ước chừng một ngày của chúng ta hôm nay chính là một giây đồng hồ. Kỳ thực nghĩ thử xem con người thật đáng thương, nhưng con người ở đây vẫn say sưa nói chuyện và làm những việc của con người, con người vẫn cảm thấy bản thân rất vĩ đại, nhân loại vẫn muốn phát triển rất cao.”

Bây giờ hãy nói về khoảng cách. Thật ra thì sinh mệnh ở những không gian khác có thể biến lớn thu nhỏ tùy ý. Ngay cả trường không gian vật chất mà chúng ta đang cư ngụ cũng có thể thay đổi kích thước. Khi không gian này phóng to ra, chiều cao của con người, của nhà cửa và ngay cả độ dài của cây thước cũng đồng thời kéo dãn ra. Do đó chúng ta không cảm giác được sự thay đổi. Điều này nói lên rằng hết thảy kiến thức của nhân loại về vận tốc ánh sáng, thời gian và không gian đều rất nông cạn.

Trong khi trả lời câu hỏi tại Pháp hội Thụy Sĩ [1998], Sư phụ giảng rằng: “Như chư vị đã biết, trong sách Chuyển Pháp Luân tôi có đề cập đến việc nhìn thấy một ngôi sao ở cách chúng ta 150 ngàn năm ánh sáng. Thật ra, tôi chỉ giảng ở mức độ mà khả năng của nhân loại với khoa học hiện đại có thể hiểu được mà thôi. Sự thật không phải như thế đâu. Tại sao không phải? Mọi người hãy thử nghĩ xem: Trong các không gian khác nhau có các thời gian khác nhau. Trong phạm vi của trái đất của chúng ta có một trường thời gian và hết thảy mọi thứ đều bị ước chế trong phạm vi của thời gian này. Ngay khi một vệ tinh nhân tạo bay vượt qua khỏi tầng khí quyển của chúng ta, nó sẽ tiến nhập vào một trường thời gian khác, hoàn toàn khác hẳn với trường thời gian của Trái Đất.  Cho nên khi vệ tinh nhân tạo này bay ngang qua các tinh cầu khác, các tinh cầu đó cũng có trường thời gian của chúng. Thiên thể càng to, thời gian và vận tốc trong đó càng khác biệt nhiều hơn nữa.

Người ta cho rằng phải mất đến 150 ngàn năm ánh sáng mới nhìn thấy được những gì xảy ra trong Dải Ngân Hà. Kỳ thực, tôi nói với chư vị rằng, có thể chỉ trong hai hay ba năm thôi chư vị đã có thể thấy được rồi. Tại sao? Bởi vì vận tốc của ánh sáng cũng chịu sự ước chế của thời gian. Khi ánh sáng đi xuyên qua các trường thời gian khác nhau, vận tốc của nó, “xoẹt, xoẹt, xoẹt,” lập tức trở thành nhanh hay chậm. Khi ánh sáng truyền đến Trái Đất của chúng ta, nó phải phù hợp với trường thời gian của Trái Đất và trở nên vô cùng chậm. Dùng trường thời gian mà con người ở Trái Đất có thể nhận thức được thì không có cách nào để ước định được thời gian trong vũ trụ. Sự hiểu biết của nhân loại về chân lý, vật chất, sinh mệnh, vũ trụ, và nhiều điều [khác] –  kể cả sự phát triển của nhân loại  – đều sai hết.”  (Bản dịch không chính thức)

Lời Sư phụ giảng là Pháp. Giả sử trong Chuyển Pháp Luân ghi rằng “các ngôi sao cách chúng ta 150 ngàn năm”, nghĩa là chúng ta chỉ có thể nhìn thấy chúng sau 150 ngàn năm. Nhưng trên thực tế, “có thể chỉ trong hai hay ba năm thôi chư vị đã có thể thấy được rồi”.

Bởi vì nói “150 ngàn năm” là sai, nên Sư phụ không nói thế, mà trong từ điển của nhân loại, “năm ánh sáng” là cách diễn đạt khả dĩ nhất.

Hãy nghĩ sâu thêm một chút, nếu cảnh tượng những ngôi sao bị nổ tung và tái tạo trong các không gian khác mà chúng ta nhìn thấy không phải đã xảy ra hàng tỷ năm trước, mà chỉ vừa xảy ra cách đây vài năm, điều này có ýnghĩa gì? Tại sao nhân loại lại bại hoại đến mức độ này? Tại sao Sư phụ Lý Hồng Chí lại đích thân xuống thế gian truyền Pháp? Quá trình đại trùng tổ của vũ trụ rất có thể đang ở ngay trước mắt chúng ta. Không chỉ ở ngay trước mắt, mà thật ra mọi người đều đang ở trong quá trình đó.

Ngày nay, có nhiều nhà vật lý học đưa ra những giả thuyết về nguồn gốc của các hành tinh. Một trong số đó là “có một lỗ đen. Một ngôi sao hay là một sao lùn trắng từ một nơi xa xôi lao đến, quét ngang qua Mặt Trời, hất tung bụi ra xung quanh. Sau đó số bụi này dần dần tụ lại thành những quả cầu nhỏ rồi hình thành nên chín đại hành tinh.”

Vậy tại sao tất cả các hành tinh đều có hình cầu mà lại không có hình lập phương hoặc hình dạng bất kỳ nào đó? Hãy từ một giác độ khác mà suy ngẫm, nếu có một miếng sắt, và trên một hạt electron của một hạt nhân nguyên tử của miếng sắt đó cũng có núi non và sông ngòi giống như Trái Đất. Những khoa học gia trong thế giới bên trong hạt electron đó cũng đưa ra một giả thuyết tương tự: “Từ phương trời xa, một hạt nhân nguyên tử bay ngang qua electron của chúng ta, do bị tác động bởi lực hấp dẫn, một số vật chất của hạt nhân bị hút bật ra và những vật chất này dần dần cấu thành 26 electron”. Cho dù vị khoa học gia tí hon này có bằng cấp và địa vị cao đến đâu đi nữa thì học thuyết của ông ta vẫn sai. Ông ấy không biết rằng ở những nơi xa xôi khác, hàng ngàn tỷ nguyên tử sắt đều có 26 electrons. Không hề có vụ va chạm nào từng xảy ra trong hàng ngàn tỷ “năm electron”.

Tất nhiên chúng ta chỉ đưa ra thí dụ vậy thôi. Trên thực tế thì những sinh mệnh ở cảnh giới đó có trí tuệ cao hơn nhân loại rất nhiều.

Chúng ta chỉ mới bàn về không gian vật chất nơi chúng ta đang sinh sống, và tri thức của nhân loại vẫn còn rất nhiều hạn chế. Con người đã phát triển nhiều loại học thuyết khác nhau dựa trên các giả thuyết, thêm thắt một số mô hình toán học cộng với quan điểm của những người đi trước, nhờ đó họ trở thành các chuyên gia và học giả trong lĩnh vực này, được nổi danh, có tiếng tăm. Họ lấy danh nghĩa “bài trừ mê tín, phát triển khoa học” để công kích những hiện tượng mà bản thân họ không lý giải được. Thật đáng cười!

Tại sao điều này lại xảy ra? Bởi vì tiền đề quan trọng nhất của khoa học là thuyết vô thần. Nó không cho phép con người tin vào sự tồn tại của Thần và coi những quy luật thông thường cũng như những hiện tượng không giải thích được là “tự nhiên”. Hết thảy các học thuyết và giả thuyết của khoa học về nguồn gốc của vũ trụ và nguồn gốc của sự sống đều nhằm mục đích chứng minh rằng Thần không tồn tại. Cái quan niệm ngu xuẩn và nhiều sơ hở này đã dẫn nhân loại đến sự thoái hóa toàn diện. Vì người ta không tin con người có chủ nguyên thần, và một người chết đi cũng giống như một bóng đèn đứt bóng, nên dĩ nhiên là họ sẽ làm hại lẫn nhau để trục lợi cho bản thân và hưởng thụ những gì mình đang có. Nếu con người không tin rằng Thần đang cai quản và cân bằng mọi thứ ở thế gian, tất nhiên họ sẽ không việc ác nào mà không dám làm và ham mê những thú vui trần tục. Đại Pháp dạy chúng ta rằng nguyên thần bất diệt. Chỉ cần nghĩ sâu thêm một chút, nếu nguyên thần là bất diệt thì vấn đề tu luyện là điều tất yếu. Không có gì trên đời có thể mang đến khi sinh và mang đi khi chết. Chỉ có thành quả của tu luyện mới vĩnh viễn mang theo bên nguyên thần. Chỉ có tu luyện mới có thể đề cao tầng thứ của một cá nhân, do đó người tu luyện là người trí tuệ nhất.

Những nguyên lý như “bất thất bất đắc”, chuyển hóa đức và nghiệp, đã lý giải rõ ràng những lời giáo huấn của các tôn giáo trong lịch sử. “Chuyển Pháp Luân”, quyển sách Đại Pháp của vũ trụ này đưa ra lời giải đáp về nguồn gốc của vạn vật, về luân lý đạo đức và về các pháp môn tu luyện của những vị Thần, cũng như về căn bản của vũ trụ và sinh mệnh. Từng chữ trong cuốn sách Đại Pháp này đều bất khả tư nghị, đột phá mọi cảnh giới. Nó huyền diệu vô biên và không aiđược phéptự ý sửa đổi dù chỉ một chút. Những câu từ mà chúng ta thấy khó hiểu và khó hình dung hoặc không phù hợp với quy tắc thông thường nhiều khi lại ẩn chứa lời giải cho những điều huyền diệu được ẩn giấu trong đó.

Hỡi các đồng tu và các bạn, hãy trân quý Đại Pháp. Hãy biết quý trọng cơ duyên từ vạn cổ!

 

Dịch từ http://pureinsight.org/node/1082

The post Năm Ánh Sáng và hơn thế nữa first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tinh hệ Phượng Hoàng niết bàn gây sốc các nhà thiên vănhttps://chanhkien.org/2012/08/tinh-he-phuong-hoang-niet-ban-gay-soc-cac-nha-thien-van.htmlhttps://chanhkien.org/2012/08/tinh-he-phuong-hoang-niet-ban-gay-soc-cac-nha-thien-van.html#respondFri, 31 Aug 2012 05:32:10 +0000http://chanhkien.org/?p=20827Dưới sự trợ giúp của kính viễn vọng thiên văn mạnh, mới đây, các nhà thiên văn lại phát hiện rất nhiều hiện tượng gây chấn động.

The post Tinh hệ Phượng Hoàng niết bàn gây sốc các nhà thiên văn first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Mạc Tâm Hải

Trung tâm tinh hệ của cụm tinh hệ Phượng Hoàng theo hình dung của một nhà nghệ thuật.

[Chanhkien.org] Dưới sự trợ giúp của kính viễn vọng thiên văn mạnh, mới đây, các nhà thiên văn lại phát hiện rất nhiều hiện tượng gây chấn động. Gần đây nhất là tại trung tâm tinh hệ của cụm tinh hệ Phượng Hoàng (Phoenix Cluster) 5,7 tỷ năm ánh sáng, các nhà thiên văn học đã phát hiện ngôi sao mới hình thành với tốc độ đáng kinh ngạc.

Theo tin tức hàng ngày của tạp chí National Geographic số ra ngày 15 tháng 8 năm 2012, các nhà thiên văn đã phát hiện ở trung tâm tinh hệ của cụm tinh hệ Phượng Hoàng 5,7 tỷ năm ánh sáng, mỗi năm ở đây hình thành hơn 740 tinh thể, mà kỷ lục trước đây chỉ là 150 tân tinh/năm. Khi so sánh, hệ ngân hà của chúng ta chỉ cho ra đời 2 tân tinh.

Điều khiến các nhà thiên văn học ngờ vực chính là trung tâm cụm tinh hệ này dường như ngủ kỹ sau hàng tỷ năm, rồi bất ngờ sản sinh tân tinh. Do đó các nhà thiên văn đặt tên cho nó là cụm tinh hệ Phượng Hoàng (Phoenix Cluster), ý là Phượng Hoàng niết bàn.

Bởi vì tốc độ này là rất đáng kinh ngạc, không phù hợp với nhận thức trước đó về tinh hệ, nên các nhà thiên văn bắt đầu tỏ thái độ hoài nghi. Tuy nhiên quan trắc từ 10 kính viễn vọng trong vài tháng đã chứng thực sự thật kinh ngạc này.

Trung tâm tinh hệ của cụm tinh hệ thường là chòm sao nguyên sơ nhất, có màu hồng, cho thấy nó đã trải qua thời kỳ lâu dài đản sinh tân tinh.

Tuy nhiên, trung tâm của cụm tinh hệ Phượng Hoàng lại tỏa sáng màu lam lấp lánh, và đây là màu sắc của định tinh mới ra đời. Bởi vậy cụm tinh hệ Phượng Hoàng là một cụm tinh hệ rất đặc biệt.

“Quá trình phát hiện cụm tinh hệ này cũng như ngồi xe đi qua núi vậy, bởi vì mỗi quan sát mới đều khiến chúng ta ngạc nhiên và thú vị”, Michael McDonald, nhà vật lý thiên thể thuộc Học viện MIT cho biết. Nghiên cứu của họ đã được phát biểu trên tạp chí Nature.

Tài liệu tham khảo:

http://news.nationalgeographic.com/news/2012/08/120815-galaxy-massive-nature-stars-groups-clusters-space-science-phoenix/

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/112529

The post Tinh hệ Phượng Hoàng niết bàn gây sốc các nhà thiên văn first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/08/tinh-he-phuong-hoang-niet-ban-gay-soc-cac-nha-thien-van.html/feed0
Sự hồng truyền của Pháp Luân Đại Pháp và bùng phát của siêu tân tinhhttps://chanhkien.org/2012/02/su-hong-truyen-cua-phap-luan-dai-phap-va-bung-phat-cua-sieu-tan-tinh.htmlhttps://chanhkien.org/2012/02/su-hong-truyen-cua-phap-luan-dai-phap-va-bung-phat-cua-sieu-tan-tinh.html#respondWed, 22 Feb 2012 07:36:37 +0000https://chanhkien.org/?p=16222Gần đây, các nhà thiên văn học đã quan sát được nhiều hiện tượng thiên văn kỳ thú, ví dụ như sự hình thành của siêu tân tinh và sự va chạm các thiên hà.

The post Sự hồng truyền của Pháp Luân Đại Pháp và bùng phát của siêu tân tinh first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Vân Hải

[Chanhkien.org] Gần đây, các nhà thiên văn học đã quan sát được nhiều hiện tượng thiên văn kỳ thú, ví dụ như sự hình thành của siêu tân tinh và sự va chạm các thiên hà. Người Trung Quốc cổ đại tin rằng “Thiên nhân hợp nhất”, và rằng thông qua quan sát thiên tượng có thể dự báo sự biến động của xã hội nhân loại.

Sự hồng truyền của Pháp Luân Đại Pháp là một đại sự cực kỳ hy hữu trong lịch sử nhân loại, nên tất nhiên cũng phản ánh qua thiên tượng. Thực ra, trong những năm Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền, từ năm 1992 cho đến nay, các nhà khoa học đã quan sát được rất nhiều biến hóa thiên tượng kỳ diệu. Bởi vì dữ liệu các quan sát này là khá rải rác và cũng bị ảnh hưởng bởi sự phát triển của công nghệ, nên rất khó để thống kê các thay đổi này. Nhưng các quan sát về bùng phát siêu tân tinh đã được ghi lại và được theo dõi trong một thời gian dài. Các dữ liệu được ghi lại là khá đầy đủ và công nghệ được sử dụng để quan sát siêu tân tinh cũng khá ổn định, do đó chúng ta có thể cung cấp một phân tích thống kê về bùng phát siêu tân tinh.

Bùng phát siêu tân tinh (supernovae) là chỉ hiện tượng một ngôi sao bùng nổ, phát phóng một lượng lớn năng lượng trong một khoảng thời gian ngắn. Siêu tân tinh “1987A” được phát hiện năm 1987 là một ví dụ điển hình. Khi bùng phát siêu tân tinh xảy ra, chỉ trong vòng vài giờ, độ sáng của nó gia tăng đến mức có thể nhìn thấy bằng mắt thịt và kéo dài trong vài tháng trước khi tối trở lại.

1. Nguồn dữ liệu

Tất cả dữ liệu trong bài được lấy từ: http://www.cbat.eps.harvard.edu/lists/Supernovae.html (The Central Bureau for Astronomical Telegrams – CBAT, hoạt động tại Đài quan trắc Vật lý-Thiên văn Smithsonian). Website này liệt kê tất cả các vụ bùng phát siêu tân tinh được phát hiện từ năm 1006 cho đến nay.

2. Thiết bị nghiên cứu đã cải tiến hay thiên tượng đã thay đổi?

Số đo cường độ của mỗi vụ bùng phát siêu tân tinh khi phát hiện cũng được liệt kê trong website ở trên. Số đo càng nhỏ cho thấy cường độ càng lớn. Khi công nghệ và thiết bị quan sát đang trở nên ngày càng chính xác, ngày càng nhiều hiện tượng đã được phát hiện. Để tránh bị ảnh hưởng bởi độ chính xác gia tăng của thiết bị, chúng ta chọn số đo cường độ 20 như là điểm mốc tham chiếu, bởi vì công nghệ năm 1950 đã có thể phát hiện mức bùng phát siêu tân tinh này. Lấy ví dụ, trước đây người ta chỉ có thể phát hiện siêu tân tinh có số đo cường độ tương đương hoặc ít hơn 18, bởi vậy 100% các phát hiện là các siêu tân tinh có cường độ lớn hơn 18. Khi máy móc đã có thể phát hiện siêu tân tinh với số đo cường độ 20, thì người ta có thể quan sát siêu tân tinh có cường độ nhỏ hơn 18, tức là tỷ lệ % các phát hiện siêu tân tinh cường độ lớn hơn 18 được giảm thiểu, do đó cường độ trung bình cũng giảm xuống theo. Nói cách khác, nếu siêu tân tinh quan sát được có số đo cường độ lớn hơn 20 bị ảnh hưởng bởi độ nhạy của máy móc, thì tỷ lệ siêu tân tinh có cường độ lớn hơn 18 sẽ bị giảm xuống hàng năm với độ nhạy gia tăng của máy móc. Cường độ trung bình siêu tân tinh có số đo cường độ ít hơn hoặc bằng 20 sẽ giảm xuống hàng năm. Hình 1 minh họa tỷ lệ % các siêu tân tinh được phát hiện mới đây với cường độ lớn hơn 18 trong tất cả các siêu tân tinh có số đo cường độ lớn hơn hoặc bằng 20 theo hàm thời gian. Có thể thấy sau năm 1990, có cả tăng và giảm trong tỷ lệ các vụ bùng phát siêu tân tinh mạnh. Trong hình 2, chúng ta minh họa cường độ trung bình của siêu tân tinh có số đo nhỏ hơn 20 theo hàm thời gian từ năm 1990. Chúng ta có thể thấy có cả tăng và giảm trong cường độ trung bình này và sự thay đổi tương đương là nằm trong độ lệch chuẩn. Bằng cách này, ảnh hưởng có thể từ độ nhạy của máy móc trong phát hiện về siêu tân tinh, với số đo cường độ lớn hơn hoặc bằng 20 đã được loại bỏ.

Hình 1: Siêu tân tinh với cường độ mạnh hơn 18 trong % những siêu tân tinh có số đo cường độ lớn hơn 20 theo hàm thời gian tính từ năm 1990.

Hình 2: Cường độ trung bình của siêu tân tinh có số đo cường độ nhỏ hơn 20 theo hàm thời gian tính từ năm 1990.

Hình 3 thể hiện số siêu tân tinh được phát hiện kể từ năm 1980 với số đo cường độ nhỏ hơn 20. Từ hình 3, người ta có thể thấy số siêu tân tinh đạt đỉnh vào năm 1992. Năm 1999, số siêu tân tinh đạt một đỉnh mới và giữ nguyên cho tới năm 2000. (Giá trị thấp vào năm 2002 là do dữ liệu không đầy đủ chỉ trong 5 tháng). Người ta đều biết rằng Pháp Luân Đại Pháp được giới thiệu ra công chúng năm 1992 và bị bức hại tại Trung Quốc từ năm 1999. Liệu có thể là ngẫu nhiên không?

Hình 3: Số siêu tân tinh với số đo cường độ nhỏ hơn 20 từ năm 1980-2002.

Hình 4: Số siêu tân tinh với số đo cường độ nhỏ hơn 20 từ năm 1980-2012.

Mặc dù những siêu tân tinh này cách rất xa trái đất, chúng vẫn không nằm ngoài câu nói của người Trung Quốc xưa: “Quan sát thiên tượng vào ban đêm” (Dạ quan thiên tượng). Người cổ đại không chỉ quan sát thiên tượng trong hệ mặt trời, mà còn quan sát những tinh thể rất xa xăm. Người cổ đại có thể dự báo đại sự sắp xảy ra trong vài ngày, hoặc thậm chí vài tháng dựa trên quan sát thiên tượng diễn ra ở những tinh thể xa xôi. Những ví dụ như vậy có thể được tìm thấy ở bất cứ đâu trong văn hiến lịch sử Trung Quốc. Chúng ta biết rằng tinh thể gần nhất ngoài hệ mặt trời nằm cách chúng ta vài năm ánh sáng. Sự việc trên bầu trời và sự việc dưới mặt đất là có liên hệ với nhau. Mặc dù quan hệ này nằm ngoài tầm hiểu biết của khoa học hiện đại, nó đã được hiểu thấu bởi người Trung Quốc cổ đại: “Khoa học của Trung Quốc cổ đại khác với khoa học hiện nay mà chúng ta học từ phương tây, nó đi theo một con đường khác, có thể đưa đến trạng thái khác.” (“Chuyển Pháp Luân” – Bài giảng thứ bảy). Khi vũ trụ phát sinh một biến đổi vĩ đại, sẽ có biến hóa thiên tượng và biến đổi tương ứng ở thế gian con người. Loại “trùng hợp” này thực ra không kỳ lạ chút nào.

Tham khảo:

1. http://www.cbat.eps.harvard.edu/lists/Supernovae.html
2. http://www.cbat.eps.harvard.edu/index.html

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2002/6/22/16531.html
http://www.clearwisdom.net/emh/articles/2002/6/25/23460.html

The post Sự hồng truyền của Pháp Luân Đại Pháp và bùng phát của siêu tân tinh first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/02/su-hong-truyen-cua-phap-luan-dai-phap-va-bung-phat-cua-sieu-tan-tinh.html/feed0
Nhà vật lý đề xuất nước của Trái đất có thể đến từ sao chổihttps://chanhkien.org/2011/06/nha-vat-ly-de-xuat-nuoc-cua-trai-dat-co-the-den-tu-sao-choi.htmlhttps://chanhkien.org/2011/06/nha-vat-ly-de-xuat-nuoc-cua-trai-dat-co-the-den-tu-sao-choi.html#respondThu, 09 Jun 2011 07:47:51 +0000https://chanhkien.org/?p=12323Đại thi hào Lý Bạch thời nhà Đường đã viết như sau trong bài thơ của ông: “Hãy nhìn xem! Nước sông Hoàng Hà đến từ Trời.”

The post Nhà vật lý đề xuất nước của Trái đất có thể đến từ sao chổi first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Đồng Vân

[Chanhkien.org] Đại thi hào Lý Bạch thời nhà Đường đã viết như sau trong bài thơ của ông: “Hãy nhìn xem! Nước sông Hoàng Hà đến từ Trời.”

Bìa tạp chí “Thông tin nghiên cứu địa vật lý” tháng 4 năm 1986.

Theo một bản tin mới đây của CNN [1], một nhà nghiên cứu vật lý thuộc Đại học Iowa đã kết luận rằng có hàng ngàn sao chổi với kích cỡ chỉ bằng một căn nhà nhỏ tiến vào bầu khí quyển của Trái đất hàng ngày, và chúng có thể là nguồn gốc của nước trên tất cả các hành tinh. Một khi những ngôi sao chổi này tiến vào bầu khí quyển, chúng vỡ thành hơi nước. Các bức ảnh chụp Trái đất vào thời điểm ấy cho thấy những chấm đen được bao phủ bởi hơi nước. Các bức ảnh có thể giúp nhận diện kích cỡ và số lượng những ngôi sao chổi mang nước vào bầu khí quyển Trái đất. Nhà vật lý Louis Frank nói với phóng viên CNN rằng họ đã tìm thấy các vật thể đi vào khí quyển với tần suất 20 lần/phút hoặc cứ mỗi 3 giây. Ông cũng nói ngôi sao chổi điển hình có kích cỡ như một tòa nhà 2 phòng ngủ và nặng 20-40 tấn.

Giáo sư Frank đã dùng những vệ tinh NASA để chụp các bức ảnh này. Ông công bố kết quả nghiên cứu lần đầu tiên vào năm 1986.

Ông nói với phóng viên CNN rằng “mưa sao chổi” tương đối nhẹ này có thể là nguồn gốc duy nhất của nước trên Trái đất.

Sơ đồ sao chổi mang nước đi vào bầu khí quyển Trái đất.

NASA được cho là đã xem xét nghiên cứu của Giáo sư Frank một cách nghiêm túc. Nhân viên NASA Steve Maran nói với CNN rằng mặc dù vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu để hiểu biết hoàn toàn những ngôi sao chổi này, chúng rõ ràng là chứa một lượng lớn nước.

Một vỏ băng cứng được bao quanh những “quả bóng tuyết” nặn không chặt này. Khi các ngôi sao chổi đi vào bầu khí quyển Trái đất, những quả bóng tuyết vỡ ra và trở thành hơi nước. Không như các ngôi sao chổi lớn hơn, chúng không chứa bụi hay kim loại. Kết quả là, chúng không sáng như các ngôi sao chổi lớn khi bay trong khí quyển. Vì chúng vỡ ra tại độ cao trên 965 km, chúng không phải là mối đe dọa cho con người hay máy bay.

Giáo sư Frank đang tiếp tục nghiên cứu của mình [2]. Khám phá của ông đã cung cấp cho chúng ta một cái nhìn và cảm hứng. Trong lịch sử lâu dài, Trái đất đã không ngừng đụng độ với các vật thể bên ngoài, và một số chúng có thể đã gây ra sự tuyệt chủng trên diện rộng của các loài [3]. Khám phá về nguồn gốc của nước trên Trái đất đã thêm một lớp bí ẩn nữa vào nguồn gốc của con người.

Tham khảo:

1. http://www.cnn.com/TECH/9705/28/comet.storm/
2. http://smallcomets.physics.uiowa.edu/
3. http://www.zhengjian.org/zj/articles/2002/7/7/16682.html

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2003/1/20/20098.html
http://pureinsight.org/node/1413

The post Nhà vật lý đề xuất nước của Trái đất có thể đến từ sao chổi first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/06/nha-vat-ly-de-xuat-nuoc-cua-trai-dat-co-the-den-tu-sao-choi.html/feed0
Lực hấp dẫn ảnh hưởng đến dòng thời gianhttps://chanhkien.org/2010/11/luc-hap-dan-anh-huong-den-dong-thoi-gian.htmlhttps://chanhkien.org/2010/11/luc-hap-dan-anh-huong-den-dong-thoi-gian.html#respondSat, 27 Nov 2010 08:11:20 +0000https://chanhkien.org/?p=8290Ba nhà vật lý của Hoa Kỳ và Đức đã xác nhận rằng một hiện tượng gọi là gravitational redshift (sự dịch chuyển về phía đỏ hấp dẫn).

The post Lực hấp dẫn ảnh hưởng đến dòng thời gian first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Andres Cordova

Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng tốc độ của đồng hồ bị ảnh hưởng bởi gravitational redshift. (Photos.com)

Ba nhà vật lý của Hoa Kỳ và Đức đã xác nhận rằng một hiện tượng gọi là gravitational redshift (sự dịch chuyển về phía đỏ hấp dẫn), mà làm cho thời gian trôi chậm lại ở gần một khối lượng khổng lồ, là đúng với độ chính xác bảy phần tỷ.

Việc xác nhận hiệu ứng gravitational redshift đã xác minh rằng dòng thời gian không phải là bất biến trong toàn vũ trụ của chúng ta. Thay vào đó, nó thay đổi theo vị trí tương đối so với các [thiên] thể khổng lồ và lực hấp dẫn mà những khối lượng khổng lồ này có thể gây ra.

Để minh họa bằng những thuật ngữ đơn giản, giả sử như một chiếc đồng hồ được đặt gần một thiên thể rất lớn, hay bị hút bởi một lực hấp dẫn khổng lồ, khi càng ở gần thiên thể lớn này, hay khi lực hấp dẫn càng mạnh, thì nó sẽ càng quay chậm lại.

Nghiên cứu này được thực hiện bởi Tiến sĩ Holger Müller thuộc trường Đại học Berkeley California, Bộ trưởng Năng lượng Hoa Kỳ TS. Steven Chu, và TS Achim Peters thuộc trường Đại học Humboldt Berlin.

Một trong những hạn chế của các đo lường hiệu ứng dịch chuyển đỏ này, mà đã được thực hiện là chúng bị giới hạn bởi độ lớn của lực hấp dẫn của trái đất {trọng lực}. Tuy nhiên, nhờ một chiếc đồng hồ cực kỳ chính xác, các nhà khoa học này đã có thể tăng độ chính xác của thí nghiệm một cách đáng kinh ngạc.

Hai ông Chu và Müller đã thực hiện nghiên cứu mới của mình dựa trên các kết quả của một thí nghiệm được thực hiện bởi Peters và Chu hồi năm 1997.

(Theo The Epoch Times)

The post Lực hấp dẫn ảnh hưởng đến dòng thời gian first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/11/luc-hap-dan-anh-huong-den-dong-thoi-gian.html/feed0
Hoạt động nổ sao đang kết thúc trong một thiên hà lân cậnhttps://chanhkien.org/2010/11/hoat-dong-no-sao-dang-ket-thuc-trong-mot-thien-ha-lan-can.htmlhttps://chanhkien.org/2010/11/hoat-dong-no-sao-dang-ket-thuc-trong-mot-thien-ha-lan-can.html#respondThu, 18 Nov 2010 14:08:02 +0000https://chanhkien.org/?p=7778Các hình ảnh từ kính thiên văn vũ trụ Hubble cho thấy điều dường như là sự kết thúc của quá trình hình thành sao đối với một thiên hà hình xoắn ốc tương đối nhỏ cách trái đất 12 triệu năm ánh sáng.

The post Hoạt động nổ sao đang kết thúc trong một thiên hà lân cận first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Andres Cordova

KHÔNG CÒN NỔ SAO NỮA: Hình ảnh này của Thiên hà NGC 2976 được chụp từ kính thiên văn vũ trụ Hubble gợi ý rằng quá trình hình thành sao của nó đang kết thúc. (Ảnh: Space Telescope Science Institute)

Các hình ảnh từ kính thiên văn vũ trụ Hubble cho thấy điều dường như là sự kết thúc của quá trình hình thành sao đối với một thiên hà hình xoắn ốc tương đối nhỏ cách trái đất 12 triệu năm ánh sáng. Nó là thiên hà lùn NFC 2976 (dwarf Galaxy NGC 2976) thuộc nhóm M81 (M81 Group), một chùm thiên hà trong chòm sao Đại Hùng (Ursa Major), gần với Nhóm Địa phương (the Local Group). Nhóm Địa phương này là một chùm thiên hà bao gồm Dải Ngân hà [của chúng ta] (the Milky Way).

Phát hiện mới này đã khiến các nhà khoa học băn khoăn, bởi vì Nhóm M81 có đặc tính là có một lượng lớn hoạt động nổ sao (hay sự hình thành của nhiều ngôi sao). Loại hoạt động này thường xảy ra sau một sự gặp nhau ở khoảng cách gần giữa hai thiên hà hoặc khi chúng va chạm vào nhau.

Các nhà khoa học vẫn chưa hiểu thấu đáo về các cơ chế phức tạp liên quan trong sự hình thành sao, nhưng họ tin rằng sự tương tác gần giữa các thiên hà có thể khiến chúng quay không ổn định, làm cho khí gas chuyển động về phía tâm thiên hà. Sau đó khí gas này tập trung vào tâm và kích hoạt các vụ nổ hình thành sao.

NGC 2976 có thể đã tương tác với các thiên hà lớn hơn vào khoảng 500 triệu năm trước, làm cắt rời khí gas tập trung bên trong nó, khiến cho một phần khí gas này đi ra khỏi thiên hà và phần còn lại đi vào trong phần nhân.

Phần khí tập trung ở những lớp bên ngoài thiên hà bây giờ đã ngừng sinh ra các ngôi sao mới, nhưng hoạt động sinh sao ở phần nhân [thiên hà] vẫn còn nổi bật.

Mặc dù NGC 2976 được coi là một thiên hà xoắn ốc, nhưng cấu trúc của nó khá bất thường, vì nó thiếu các cánh tay xoắn và không có hình dạng trung tâm mà các thiên hà cùng loại có xu hướng có.

“Thiên hà này trông rất kỳ dị, bởi vì một tương tác với Nhóm M81 khoảng một tỉ năm trước đã làm tuột đi mất một lượng khí khỏi các phần ngoài của thiên hà này, buộc phần khí còn lại tiến nhanh về phía trung tâm của thiên hà, nơi nó có ít cấu trúc hình xoắn được tổ chức,” tiến sĩ Benjamin Williams, một nhà thiên văn học của trường Đại học University of Washington tại Seatle và là giám đốc nghiên cứu Hubble nói trong một thông cáo báo chí.

Mặc dù trường hợp của NGC 2976 là khá hiếm, tiến sĩ Williams tin rằng có những thiên hà lùn đã bị ảnh hưởng theo những cách tương tự bởi các thiên hà lân cận. Tuy nhiên, vẫn chưa chứng minh được rằng hiện tượng này là phổ biến, trừ khi kính thiên văn Hubble có thể định vị một thiên hà lùn khác trong những điều kiện tương tự để nghiên cứu.

Đọc bản báo cáo nghiên cứu tại http://arxiv.org/abs/0911.4121

(Theo The Epoch Times)

The post Hoạt động nổ sao đang kết thúc trong một thiên hà lân cận first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/11/hoat-dong-no-sao-dang-ket-thuc-trong-mot-thien-ha-lan-can.html/feed0
Có phải thời gian chỉ là một ảo giác?https://chanhkien.org/2010/11/co-phai-thoi-gian-chi-la-mot-ao-giac.htmlhttps://chanhkien.org/2010/11/co-phai-thoi-gian-chi-la-mot-ao-giac.html#respondFri, 12 Nov 2010 15:54:58 +0000https://chanhkien.org/?p=7756Chúng ta có xu hướng tin rằng vận mệnh thì không cố định và rằng tất cả thời gian đã qua đều bị trôi vào quên lãng.

The post Có phải thời gian chỉ là một ảo giác? first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Leonardo Vintiñi

Chúng ta có xu hướng tin rằng vận mệnh thì không cố định và rằng tất cả thời gian đã qua đều bị trôi vào quên lãng.

Liệu quá khứ, hiện tại, và tương lai của chúng ta có thể đồng thời tồn tại hay không? (Photos.com)

“Thời gian là một hình ảnh chuyển động của sự vĩnh cửu.”—Plato.

Chúng ta có xu hướng tin rằng vận mệnh thì không cố định và rằng tất cả thời gian đã qua đều bị trôi vào quên lãng, nhưng liệu sự vận động đó có thể chỉ là một ảo giác không? Một nhà vật lý trứ danh người Anh đã giải thích rằng trong một chiều không gian đặc thù, thời gian đơn giản là không tồn tại.

“Nếu bạn cố gắng đặt bàn tay của mình lên thời gian, nó sẽ luôn luôn trôi qua các ngón tay của bạn”, Julian Barbour, nhà vật lý người Anh và là tác giả cuốn “Tận cùng của thời gian: Cuộc cách mạng tiếp theo trong Vật lý học”, nói trong một cuộc phỏng vấn với Quỹ tài trợ Edge Foundation. Trong khi lời tuyên bố đậm chất thơ này vẫn còn vang vọng trong phòng, Barbour và các phóng viên có thể đã không còn bất kỳ mối liên hệ nào với bản thân họ vào một giây trước đó.

Barbour tin rằng người ta không thể nắm giữ được thời gian bởi vì nó không tồn tại. Trong khi điều này không phải là một giả thuyết mới, nó chưa từng phổ biến như thuyết tương đối của Einstein hay lý thuyết dây.

Khái niệm vũ trụ không thời gian không chỉ hấp dẫn không cưỡng nổi đối với nhiều nhà khoa học, mà một mô hình như vậy còn có thể mở ra hướng giải đáp cho nhiều nghịch lý mà vật lý học hiện đại phải đối mặt trong khi giải thích về vũ trụ.

Chúng ta có xu hướng suy nghĩ và nhận thức rằng thời gian có bản chất tuyến tính, một quá trình quen thuộc là chảy từ quá khứ tới tương lai. Đây không chỉ là một nhận thức cá nhân của toàn nhân loại, mà còn là phạm vi mà các cơ chế cổ điển phân tích tất cả các chức năng toán học trong vũ trụ. Không có khái niệm như thế, những ý tưởng như là nguyên lý nhân quả và việc chúng ta không thể tồn tại đồng thời ở hai sự kiện, sẽ bắt đầu được xét từ một cấp độ hoàn toàn khác.

Ý tưởng về sự không liên tục của thời gian, được đưa ra bởi Barbour, cố gắng giải thích trong phạm trù lý thuyết một vũ trụ được tạo ra bởi nhiều điểm mà ông gọi là “bây giờ”. Nhưng những cái “bây giờ” đó sẽ không được hiểu như là những thời điểm thoáng qua đến từ quá khứ và sẽ chết trong tương lai; một “bây giờ” chỉ là một trong hàng triệu “bây giờ” đang tồn tại trong khảm đồ vô tận của vũ trụ gồm một chiều không gian đặc thù không thể định vị được, mỗi cái lại có liên quan với những cái khác theo một cách tinh vi, nhưng không có cái nào nổi bật hơn cái lân cận. Chúng đều tồn tại cùng một lúc .

Với một sự hòa trộn giữa đơn giản và phức tạp như thế, ý tưởng của ông Barbour hứa hẹn một giải pháp lớn cho bất cứ ai sẵn lòng chấp nhận khoảng hụt thời gian trước vụ nổ lớn Big Bang.

Ông Barbour nghĩ rằng khái niệm thời gian có thể tương tự như khái niệm integer (số nguyên). Tất cả các con số đều tồn tại đồng thời, và không thể nghĩ rằng con số 1 tồn tại trước con số 20.

Tại điểm này của sự tranh luận, chắc chắn là một độc giả có thể hỏi: “Có phải ông đang cố thuyết phục tôi rằng động tác mà tôi đang làm hiện giờ với cánh tay của mình là không tồn tại? Nếu các mảnh “bây giờ” vi mô không có liên hệ với nhau, thì bằng cách nào mà tôi nhớ được những ý tưởng đầu tiên trong bài báo này? Làm sao mà tôi nhớ được tôi đã ăn trưa với cái gì? Tại sao tôi phải thức dậy và đi làm nếu công việc thuộc về cái “tôi” khác không có can hệ gì tới tôi? Nếu tương lai đã có sẵn ở đó rồi, thì tại sao phải phấn đấu?”

Những tình thế tiến thoái lưỡng nan như vậy đã bắt nguồn từ nhận thức hão huyền rằng thời gian là phù du, như nước trong một dòng sông. Chúng ta có thể xem vũ trụ không thời gian như là một cái bánh kem vani dài, ở trong ruột có sô-cô-la lấp đầy theo chiều dài của bánh. Nếu cắt một lát, chúng ta sẽ có được cái mà chúng ta gọi là một hiện tại, một “bây giờ”.

Giả sử rằng phần nhân sôcôla ở giữa tượng trưng cho chúng ta, thì chúng ta sẽ tin rằng lát bánh của chúng ta là cái duy nhất tồn tại trong vũ trụ, và rằng những lát bánh đằng trước và đằng sau chỉ tồn tại về mặt khái niệm. Ý tưởng này sẽ nghe có vẻ buồn cười đối với người quan sát cái bánh, người ấy biết rằng tất cả các lát bánh đều đồng thời tồn tại.

Lấy một ví dụ, bạn có thể nói rằng “tôi” không phải là cùng một người với kẻ đã bắt đầu viết câu văn này. Tôi là độc nhất, có lẽ trong mối liên hệ rõ ràng với mỗi chủ thể, người mà đã viết những từ trước đó trong đoạn văn này. Thế nhưng, thậm chí vô hạn những cái “bây giờ” độc lập với nhau ấy cũng sẽ không bị phân tán. Chúng vẫn sẽ tạo nên một cấu trúc. Chúng là một khối, một cái bánh hoàn chỉnh không có mảnh vụn.

Và đây là giả thuyết của Barbour: Trong một không gian vũ trụ, tương lai (tương lai của chúng ta) đã có ở đó, được sắp đặt, và mỗi giây trong quá khứ của chúng ta cũng hiện hữu, không phải như ký ức, mà là một sự hiện hữu sống động. Điều đau đớn nhất đối với nhân loại, như các triết gia phương Đông đã nhận định, sẽ là cố gắng phá vỡ cái khuôn cố định kia.

Một người khôn ngoan, đi theo tiến trình đã được định trước, sẽ là một khuôn mặt vui vẻ ở giữa cái bánh sô-cô-la vũ trụ và cố gắng sống với cái “bây giờ” độc nhất và cực kỳ ngắn ngủi của chúng ta.

Hầu hết chúng ta đều bị thuyết phục một cách sâu sắc rằng ở một mức độ vô thức, một cái đồng hồ vũ trụ vĩ đại đang tích tắc mỗi giây trong không gian khổng lồ gọi là vũ trụ này. Tuy nhiên, vào đầu thế kỷ trước, Albert Einstein đã giải thích rằng thời gian thực tại có liên quan tới mỗi vật thể trong vũ trụ, và rằng thời gian là một “chủ thể” không tách biệt với không gian. Ngay cả các chuyên gia đồng bộ thời gian trên thế giới cũng biết rằng thế giới này được xử lý bởi một sự tích tắc được quy định một cách ngẫu nhiên, do đồng hồ hoàn toàn không có khả năng đo được thời gian.

Rõ ràng là, sự thay thế duy nhất là hãy chìm vào một “ảo tưởng tạm thời” của sự vô tận này, biết rằng có một không gian nơi mà quá khứ của chúng ta vẫn tồn tại và những gì chúng ta làm sẽ không hề thay đổi. Hoặc như chính Einstein nói: “Những người như chúng ta, những kẻ tin vào vật lý học, biết rằng sự phân biệt giữa quá khứ, hiện tại, và tương lai chỉ là một ảo tưởng cố chấp dai dẳng.”

(Theo The Epoch Times)

The post Có phải thời gian chỉ là một ảo giác? first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/11/co-phai-thoi-gian-chi-la-mot-ao-giac.html/feed0
Tỷ lệ vàng được khám phá trong thế giới lượng tửhttps://chanhkien.org/2010/10/ty-le-vang-duoc-kham-pha-trong-the-gioi-luong-tu.htmlhttps://chanhkien.org/2010/10/ty-le-vang-duoc-kham-pha-trong-the-gioi-luong-tu.html#respondFri, 29 Oct 2010 15:05:37 +0000https://chanhkien.org/?p=7138Tỷ lệ vàng vốn nổi tiếng trong kiến trúc và nghệ thuật. Nhưng gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra nó tồn tại cả trong thế giới cấp na-nô và nguyên tử.

The post Tỷ lệ vàng được khám phá trong thế giới lượng tử first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Rakefet Tavor

Tỷ lệ vàng vốn nổi tiếng trong kiến trúc và nghệ thuật. Nhưng gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra nó tồn tại cả trong thế giới cấp na-nô và nguyên tử.

MÔ TẢ TỶ LỆ VÀNG: Các nhà khoa học đã bắn các hạt neutron vào các nguyên tử cobalt niobate (CoNb2O6) và phát hiện ra các nút cộng hưởng với tỷ lệ vàng (Tennant/HZB)

“Tỷ lệ vàng”, xấp xỉ với 1,618, có thể được tìm thấy trong nhiều khía cạnh của đời sống chúng ta, bao gồm sinh học, kiến trúc và nghệ thuật.

Nhưng chỉ mới đây, người ta mới phát hiện  ra rằng tỷ lệ đặc biệt này cũng được phản ánh trong cấp độ na-nô, nhờ các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Oxford của Anh Quốc, Đại học Bristol, Phòng thí nghiệm Rutherford Appleton, và Viện Vật liệu và Năng lượng Helmholtz-Zentrum Berlin của Đức (HZB).

Nghiên cứu của họ, được công bố trong tạp chí Khoa học ngày 8 tháng 1, đã xem xét các chuỗi nguyên tử cobalt niobate mang từ tính liên kết với nhau với độ rộng chỉ có một nguyên tử để khảo sát Nguyên lý bất định của Heisenberg. Họ đặt một từ trường tại góc phải của một mô-men nội tại (spin) thẳng hàng của các chuỗi từ tính để có thêm sự bất định lượng tử. Tùy theo các biến đối của hướng từ trường, những nam châm nhỏ này bắt đầu cộng hưởng từ.

Các hạt neutron được bắn vào các nguyên tử cobalt niobate để phát hiện các nút cộng hưởng. “Chúng tôi đã tìm thấy một chuỗi (tỷ lệ) các nút cộng hưởng: Hai nút đầu tiên cho thấy một mối quan hệ hoàn hảo với nhau. Các tần số của chúng (pitch) nằm theo tỷ lệ 1,618… là tỷ lệ vàng nổi tiếng trong nghệ thuật và kiến trúc”, nhà nghiên cứu trưởng, Tiến sĩ Radu Coldea tại Đại học Oxford nói trong một thông cáo báo chí. “Nó phản ánh một đặc tính tuyệt đẹp của hệ thống lượng tử – tính đối xứng ẩn.”

Tiến sĩ Alan Tennant, người dẫn đầu nhóm nghiên cứu tại Berlin nói: “Những khám phá như thế này đang dẫn các nhà vật lý tới sự suy luận rằng thế giới lượng tử, cấp nguyên tử có thể có trật tự cơ bản của riêng nó. Những điều ngạc nhiên tương tự có thể đang chờ đợi các nhà nghiên cứu ở các vật liệu khác trong trạng thái lượng tử tới hạn.”

Tài liệu nghiên cứu có tại: http://www.sciencemag.org/cgi/content/abstract/327/5962/177

(Theo The Epoch Times)

The post Tỷ lệ vàng được khám phá trong thế giới lượng tử first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/10/ty-le-vang-duoc-kham-pha-trong-the-gioi-luong-tu.html/feed0
Các nhà khoa học phát hiện ra sương mù trên hành tinh Titanhttps://chanhkien.org/2010/10/cac-nha-khoa-hoc-phat-hien-ra-suong-mu-tren-hanh-tinh-titan.htmlhttps://chanhkien.org/2010/10/cac-nha-khoa-hoc-phat-hien-ra-suong-mu-tren-hanh-tinh-titan.html#respondThu, 28 Oct 2010 12:02:35 +0000https://chanhkien.org/?p=7122Titan, mặt trăng lớn nhất của sao Thổ, thường được biết đến như một thiên thể trong Hệ Mặt trời hơn là một hành tinh có chất lỏng trên bề mặt cho tới gần đây, khi sương mù đã được phát hiện trên hành tinh này.

The post Các nhà khoa học phát hiện ra sương mù trên hành tinh Titan first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Stephanie Lam

Các nhà khoa học đã phát hiện ra sương mù di chuyển qua cực nam Titan. (Mike Brown/Caltech)

Titan, mặt trăng lớn nhất của sao Thổ, thường được biết đến như một thiên thể trong Hệ Mặt trời hơn là một hành tinh có chất lỏng trên bề mặt cho tới gần đây, khi sương mù đã được phát hiện trên hành tinh này.

Các nhà khoa học tại Viện Công nghệ California (Caltech) và Đại học University of California, Berkeley, đứng đầu là tiến sĩ Mike Brown, đã phân tích các dữ liệu từ Quang phổ kế chụp Hình ảnh và Hồng ngoại của tàu vũ trụ Cassini có nhiệm vụ chụp ảnh quang phổ trên hành tinh Titan, bao phủ cả một vùng lớn quang phổ của cả tia sáng nhìn thấy được và tia hồng ngoại.

Họ đã phát hiện ra rằng cực nam của hành tinh Titan có rất nhiều các vũng mê-tan lỏng, bốc hơi lên tạo thành nhiều lớp sương mù.

Sự hiện diện của sương mù là bằng chứng cho một vòng tuần hoàn thủy học, điều trước đây được cho là chỉ tồn tại trên Trái đất.

“Sương mù – những đám mây, hay sương, hay các dạng ngưng tụ nói chung – có thể hình thành bất cứ khi nào không khí đạt tới độ ẩm 100%,” tiến sĩ Brown nói trong một thông cáo báo chí. “Có hai cách để tới làm được điều đó. Cách đầu tiên rất rõ ràng: cho thêm nước (trên Trái đất) hoặc khí mê-tan (trên hành tinh Titan) vào không khí xung quanh. Cách thứ hai thì phổ biến hơn: làm lạnh không khí để nó giữ ít nước (hoặc mê-tan) hơn, và lượng thừa ra ngưng tụ lại.”

Cách thứ hai không thể xảy ra trên hành tinh Titan vì mất rất nhiều thời gian mới có thể thay đổi được nhiệt độ không khí trên Titan. “Nếu mặt trời ngừng chiếu sáng, sẽ mất khoảng 100 năm để nhiệt độ của Titan giảm xuống,” tiến sĩ Brown giải thích. “Thậm chí phần lạnh nhất trên bề mặt cũng quá nóng để sương ngưng tụ lại.”

Một ngọn núi ở Titan phải cao khoảng 15.000 feet trước khi không khí đủ lạnh để ngưng tụ,” ông nói, nhưng do lớp vỏ bề mặt bị đóng băng và dễ rạn nứt, không thể tồn tại ngọn núi nào cao quá 3000 feet.

“Sự hiện diện của sương mù trên hành tinh Titan lần đầu tiên đã chứng minh rằng, mặt trăng hiện nay có một vòng tuần hoàn thủy học đang hoạt động,” tiến sĩ Brown nói.

Để đọc bài nghiên cứu, xin truy cập vào trang web:

http://www.gps.caltech.edu/~mbrown/papers/ps/fog_pp.pdf.

(Theo The Epoch Times)

The post Các nhà khoa học phát hiện ra sương mù trên hành tinh Titan first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/10/cac-nha-khoa-hoc-phat-hien-ra-suong-mu-tren-hanh-tinh-titan.html/feed0
Lý thuyết mới về lực hấp dẫn – Lực hấp dẫn không tồn tạihttps://chanhkien.org/2010/10/ly-thuyet-moi-ve-luc-hap-dan-luc-hap-dan-khong-ton-tai.htmlhttps://chanhkien.org/2010/10/ly-thuyet-moi-ve-luc-hap-dan-luc-hap-dan-khong-ton-tai.html#respondSun, 24 Oct 2010 05:29:20 +0000https://chanhkien.org/?p=7007Nhiều người đã nghe chuyện kể rằng khi Newton đang ngồi dưới gốc cây táo để suy nghĩ, thì đột nhiên một quả táo rơi trúng đầu ông và ông phát hiện ra lý thuyết về lực hấp dẫn.

The post Lý thuyết mới về lực hấp dẫn – Lực hấp dẫn không tồn tại first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Mạc Tâm Hải

[Chanhkien.org] Nhiều người đã nghe chuyện kể rằng khi Newton đang ngồi dưới gốc cây táo để suy nghĩ, thì đột nhiên một quả táo rơi trúng đầu ông và ông phát hiện ra lý thuyết về lực hấp dẫn. Nhưng sau một thời gian dài, các nhà vật lý học biết rằng lực hấp dẫn là một định luật vật lý rất kỳ lạ. So với những lực tương tác cơ bản khác, lực hấp dẫn khó nghiên cứu hơn. Giờ đây lý do cho sự khác thường này đã có thể được giải đáp: lực hấp dẫn không phải là một lực tương tác cơ bản, thay vào đó có thể là nó được dẫn xuất từ một lực khác cơ bản hơn.

Giáo sư Eric Verlinde, 48 tuổi, một nhà lý thuyết dây đáng kính và là giáo sư vật lý học tại Viện Vật lý Lý thuyết thuộc trường Đại học Amsterdam đã đưa ra một thuyết mới về lực hấp dẫn được đăng tải trên Thời báo New York số ra ngày 12 tháng 7 năm 2010. Ông đã lập luận trong một bài báo gần đây, có nhan đề “Bàn về nguồn gốc của lực hấp dẫn và các định luật của Newton”, rằng lực hấp dẫn là một kết quả của các định luật động lực học. Làm đảo ngược lý luận trong 300 năm của nền khoa học, lời khẳng định của ông rằng lực hấp dẫn là một ảo giác đã làm dấy lên sự náo động không ngừng trong giới vật lý học, hay ít ra là đối với những ai tuyên bố là đã hiểu nó.

“Đối với tôi, lực hấp dẫn không hề tồn tại”, tiến sĩ Verlinde cho biết. Điều này không có nghĩa là ông sẽ không thất bại, nhưng tiến sĩ Verlinde, cùng với một số nhà vật lý học khác, nghĩ rằng khoa học đã và đang nhìn nhận lực hấp dẫn theo một cách sai lầm và rằng lực hấp dẫn đã “nảy sinh” từ một lực nào đó cơ bản hơn, cũng như cái cách mà thị trường chứng khoán nảy sinh từ việc tập hợp các nhà đầu tư riêng lẻ, hay tính đàn hồi được sinh ra từ các cơ chế của nguyên tử.

Điểm chính của lý thuyết có thể liên quan đến sự thiếu trật tự trong các hệ thống vật lý. Lập luận của ông có thể được gọi là lý thuyết “ngày tóc xấu” của lực hấp dẫn. Nó như thế này: tóc bạn quăn lại trong hơi nóng và khi bị ướt bởi vì có nhiều cách để làm cho tóc bạn quăn lại hơn là để thẳng ra, và để tự nhiên. Vì vậy, cần có một lực để kéo tóc thẳng ra và loại trừ những yếu tố tự nhiên. Bỏ qua không gian cong hay lực hấp dẫn thần bí được mô tả bởi các phương trình của Isaac Newton, Tiến sĩ Verlinde cho rằng lực mà chúng ta gọi là lực hấp dẫn đơn giản chỉ là kết quả của xu hướng tự nhiên để tối đa hóa sự mất trật tự.

Lý thuyết của Tiến sĩ Verlinde cho rằng lực hấp dẫn thực chất là lực entrôpi. Một vật chuyển động xung quanh các vật thể nhỏ khác sẽ làm thay đổi sự xáo trộn xung quanh các vật thể đó và sẽ cảm thấy như có lực hấp dẫn. Dựa trên ý tưởng này trong lý thuyết toàn ảnh (Holography), ông có thể suy ra định luật II Newton của cơ học. Ngoài ra, lý thuyết của ông về tính chất vật lý của khối lượng quán tính cũng là một khái niệm mới. Bài thuyết trình của ông: “Nguồn gốc của trọng lực và các định luật Newton” có thể được tìm thấy tại: http://arxiv.org/PS_cache/arxiv/pdf/1001/1001.0785v1.pdf

Nhiều nhà vật lý cho rằng lý thuyết của Tiến sĩ Verlinde thiếu thuyết phục. Như vậy, trọng lực là gì? Ông Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp Luân Công, đã nói trong “Giảng Pháp tại Pháp hội Canada 2001“:

“Vậy tại sao lại có hiện tượng mà người ta giảng là lực vạn vật hấp dẫn ấy? Bởi vì hết thảy các sinh mệnh và vật chất tại trái đất và trong Tam Giới, kế cả không khí, nước, bao gồm hết thảy những vật thể tồn tại trong tam giới đều do những lạp tử của các tầng trong Tam Giới cấu thành nên; có quan hệ liên đới giữa các loại lạp tử của các tầng. Loại liên đới này trong tam giới có thể khi chịu lực kéo liền duỗi ra hoặc di động; nói cách khác, [nếu] chư vị kéo nó, nó giống như cái dây chun, [nó] có thể duỗi ra; buông [tay] ra nó lại trở về như cũ. Nói cách khác, giữa những lạp tử với nhau có một phương thức để ổn định cơ bản; điều ấy tạo thành điều mà chư vị đưa một vật thể nào đi nữa trong môi trường của trái đất thì nó đều quay về mặt đất.”

Nghiên cứu vũ trụ trong khoa học hiện đại về cơ bản là dựa trên lý thuyết về trọng lực. Nếu trọng lực không tồn tại, nhận thức của chúng ta về thiên hà và các cấu trúc của vũ trụ có thể là sai. Đây có thể là lý do tại sao các nhà thiên văn học thường cảm thấy khó khăn để giải thích sự hoạt động của lực hút giữa các thiên thể xa xôi và phải đưa ra khái niệm “vật chất tối” để giúp cân bằng các phương trình. Một lý thuyết mới về trọng lực có thể làm sáng tỏ một số vấn đề vũ trụ gây nhiều tranh cãi giữa các nhà vật lý học, như năng lượng tối, một loại chống lại lực hấp dẫn mà dường như làm tăng nhanh tốc độ giãn nở của vũ trụ, hay các vật chất tối được cho cần thiết gắn kết các thiên hà với nhau. Điều đó có thể là động lực để các nhà khoa học tìm kiếm một sự hiểu biết mới về vũ trụ.

“Từ lâu chúng tôi đã được biết lực hấp dẫn không tồn tại,” Tiến sĩ Verlinde nói: “Đã đến lúc phải nói lên điều đó.”

Tham khảo:

http://www.nytimes.com/2010/07/13/science/13gravity.html

http://www.thestar.com/news/world/article/837805–new-theory-of-gravity-challenges-our-understanding-of-the-universe

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2010/8/1/67647.html
http://pureinsight.org/node/6004

The post Lý thuyết mới về lực hấp dẫn – Lực hấp dẫn không tồn tại first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/10/ly-thuyet-moi-ve-luc-hap-dan-luc-hap-dan-khong-ton-tai.html/feed0
Liệu có tồn tại “trước” Big Bang?https://chanhkien.org/2010/10/lieu-co-ton-tai-truoc-big-bang.htmlhttps://chanhkien.org/2010/10/lieu-co-ton-tai-truoc-big-bang.html#respondSat, 16 Oct 2010 08:54:14 +0000https://chanhkien.org/?p=6893Tất cả các ngọn núi, các dòng sông, các thung lũng, mọi loài động vật và con người – tất cả những gì đã, đang và sẽ tồn tại, xưa kia đều hợp nhất trong một điểm nhỏ xíu và bốc cháy.

The post Liệu có tồn tại “trước” Big Bang? first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Bức ảnh chụp bởi kính thiên văn Hubble này là tổ hợp của một triệu lần chụp phơi sáng mỗi lần 1 giây, tiết lộ hình ảnh các thiên hà tại thời gian rất ngắn sau Big Bang. Nhưng liệu đây có thực sự là sự khởi đầu của vũ trụ, hay chỉ là một giai đoạn trong sự phát triển của nó? (NASA/Getty Images)

Bức ảnh chụp bởi kính thiên văn Hubble này là tổ hợp của một triệu lần chụp phơi sáng mỗi lần 1 giây, tiết lộ hình ảnh các thiên hà tại thời gian rất ngắn sau Big Bang. Nhưng liệu đây có thực sự là sự khởi đầu của vũ trụ, hay chỉ là một giai đoạn trong sự phát triển của nó? (NASA/Getty Images)

“Những gì đã biết là hữu hạn, những gì chưa biết là vô hạn; về mặt tri thức, chúng ta đang đứng trên một hòn đảo nhỏ bé giữa một đại dương vô hạn của những điều không thể lý giải được.” – Thomas Henry Huxley (1825 – 1895)

Tất cả các ngọn núi, các dòng sông, các thung lũng, mọi loài động vật và con người – tất cả những gì đã, đang và sẽ tồn tại, xưa kia đều hợp nhất trong một điểm nhỏ xíu và bốc cháy. Nó là một điểm có mật độ dày đặc vô hạn đến nỗi sự tưởng tượng của người trần mắt thịt chúng ta có lẽ cũng sẽ không bao giờ có thể hiểu được được tất cả về nó. Hàng triệu tỷ tấn vật chất đã kết hợp với tất cả năng lượng của vũ trụ vĩ đại, bắt đầu giãn nở và vỡ tung ra trong một vụ nổ khổng lồ khoảng 20 tỷ năm trước.

So với Big Bang (Vụ nổ lớn), tiếng động tạo ra từ quả bom nguyên tử mạnh nhất của loài người, có lẽ, lớn nhất cũng chỉ bằng một con muỗi rơi xuống mặt đất ở phía bên kia của hành tinh Trái đất. Từ đó trở đi, lịch sử của vũ trụ đã có một bước ngoặt còn phong phú và kỳ lạ hơn. Sự mở rộng không ngừng của tất cả những thứ tồn tại đã biến vũ trụ thành một hỗn hợp xúp plasma, dần dần biến đổi đến một trạng thái ngày càng giống với những gì chúng ta biết ngày nay.

Sau đó các vật chất này dần dần nguội đi, hình thành các hạt quark, electronproton đầu tiên. Hàng trăm nghìn năm đã trôi qua, và các hạt electron và hạt nhân kết hợp lại với nhau tạo thành các nguyên tử, và sau đó hình thành các chuẩn tinh, các ngôi sao, các nhóm thiên hà, và tất cả những gì là vũ trụ mà ngày nay chúng ta biết đến.

Bất chấp tất cả những thông tin thu được qua nhiều năm nghiên cứu khoa học, các giai đoạn của vũ trụ trong các thời điểm đầu tiên của nó sau vụ nổ vĩ đại này vẫn là một đề tài tranh luận sôi nổi. Các lý thuyết khác nhau lưu truyền trong giới khoa học dường như tìm ra manh mối khi cố gắng giải thích trạng thái lượng tử đặc thù của vật chất trong các giai đoạn nguyên thủy – những thời điểm ngay đầu tiên của Big Bang. Vẫn không tồn tại một mô hình vật lý duy nhất có sức thuyết phục để giải thích 10 -33 (mười mũ trừ 33) giây đầu tiên của vũ trụ.

Cố gắng để hiểu nguồn gốc của vụ nổ quan trọng này thậm chí còn phức tạp hơn. Chúng ta càng hiểu hơn về nguyên nhân ban đầu của mỗi sự kiện và dần dần nhận ra rằng tất cả mọi thứ đến từ những nguyên nhân trước đó, thì lý do đằng sau việc vì sao vũ trụ được tạo ra thậm chí còn trở thành một điều bí ẩn càng lớn hơn – một chân lý tối hậu để làm sáng tỏ.

Vụ nổ lớn (Big Bang), Vụ co lớn (Big Crunch), và chu kỳ vô hạn

Một lý thuyết được xem là giải thích được nguồn gốc tối hậu là thuyết Vũ trụ Dao động (Oscillating Universe). Nhiều nhà khoa học ước lượng rằng vật chất chứa đựng trong vũ trụ đủ để tạo ra lực hấp dẫn đủ lớn để dừng sự nở rộng thêm và bắt đầu, tại một thời điểm xác định trong lịch sử, đảo ngược lại quá trình này.

Theo lý thuyết này, sự co lại liên tục của toàn bộ vũ trụ sẽ đạt cực điểm tại một điểm ban đầu duy nhất – một hiện tượng được đặt tên là “Vụ co lớn” (Big Crunch). Từ thời điểm đó trở đi (tất nhiên là trên lý thuyết) vũ trụ thực sự sẽ tiếp tục theo cách này, với một “Vụ nảy lớn” (Big Bounce), hay nói cách khác là một Vụ nổ lớn (Big Bang) mới.

Lý thuyết này dẫn chúng ta đến một câu hỏi, rằng liệu có phải chuỗi sự kiện phi thường mà chi phối các chu kỳ của mọi thứ trong vũ trụ (Thành – Hoại – Diệt) này được lặp lại vĩnh viễn, và liệu có phải nó đã xảy ra vô số lần theo một mô hình tương tự từ quá khứ xa xôi.

Mặc dù thuyết Vũ trụ Dao động trước đây từng bị kịch liệt phản đối thay vì các mô hình vũ trụ khác, các nghiên cứu xuất hiện gần đây đã tăng thêm uy tín cho lý thuyết này. Các nhà nghiên cứu tại Trường Đại học Penn State University, sử dụng các tính toán hấp dẫn lượng tử, đã phỏng đoán về lịch sử có thể có của vũ trụ trước Big Bang.

Theo các tính toán này, trước Big Bang có tồn tại một trạng thái ‘thời – không’ tương tự như của chúng ta, ngoại trừ việc nó đang trải qua giai đoạn co lại. Họ cho rằng các lực hấp dẫn kéo vũ trụ vào trong đã đạt đến một điểm nào đó mà tại đó các đặc tính lượng tử của ‘thời – không’ đã làm cho lực hấp dẫn trở nên đẩy nhau thay vì hút nhau, tạo ra Big Bang mà từ đó chúng ta hiện nay giả sử là mình đã đến.

Sự biến thiên của hằng số alpha của vũ trụ, một thực tế kỳ lạ được xem như một khám phá của các nhà khoa học trong những năm gần đây, cũng có thể có liên quan đến vật chất của các vũ trụ trước đây. Giá trị ảo này (alpha) – được xem như một tham số của các quy luật vũ trụ mà cho phép các nguyên tử duy trì liên kết, cũng như các quy luật hóa học như chúng ta đã biết – không trùng khớp với những gì chúng ta trông đợi từ một vũ trụ già cỗi như của chúng ta.

Theo giá trị hiện tại của alpha, vũ trụ phải già hơn so với hiện nay khoảng 14 tỷ năm, và vật chất phải phân tán hơn so với trạng thái hiện tại đề xuất.

Tuy nhiên, lý thuyết tuần hoàn này có thể lý giải được tốt sự dị thường của hằng sốalpha này. Paul Steinhardt thuộc Trường Đại học Princeton, cùng với nhà vật lý tính toán Neil Turok thuộc Trường Đại học Cambridge ở Anh tin rằng sẽ vẫn có đủ thời gian để giá trị đo được trở về như hiện nay nếu như nó đã từng tồn tại trước vũ trụ trụ của chúng ta.

Xây dựng ý tưởng của họ từ phương diện của lý thuyết dây (string theory) và lý thuyết M (M theory), Turok và Steinhardt đã giả thuyết rằng Big Bang không phải chính xác là một sự kiện duy nhất, mà chỉ là một sự kiện mới nhất trong một dãy dài các vụ va chạm, những điều xảy ra theo chu kỳ khi sự giãn nở của vũ trụ đã đạt đến giới hạn của nó.

Nguồn gốc vĩ đại và sự hạn chế của khoa học

Thậm chí nếu như lý thuyết vũ trụ tuần hoàn được chứng minh, hoặc nếu như chúng ta tìm ra rằng thế giới của chúng ta bắt nguồn từ một Vụ co lớn trước đó, thì nguồn gốc của chu kỳ của vô số vụ giãn nở và co lại vẫn còn là một bí ẩn.

Mô hình của các chu kỳ vũ trụ được đề xuất trong Vụ nảy lớn cũng không thể có điểm kết thúc, nhưng nó không có một điểm khởi đầu ư? Liệu nguồn gốc này có trở thành biên giới giữa khoa học và tôn giáo hay không? Phải chăng các nhân tố “thần thánh” nằm dưới nguồn gốc của ‘thời – không’, hay một ngày nào đó chúng ta sẽ có thể giải thích được mọi thứ, cũng như nguyên nhân của Big Bang một cách hoàn toàn khoa học?

Khoa học hiện đại đã hướng dẫn chúng ta đến những tính toán trông có vẻ như tiếp cận được với các yếu tố cơ bản của Big Bang. Nhưng bất chấp những tính toán ngày càng phức tạp này, liệu chúng ta có thực sự tiến gần hơn chút nào đến hiểu biết về những gì đã thực sự xảy ra?

Vẫn còn có một khả năng rất lớn rằng con người sẽ không bao giờ được phép biết về sự thật tối hậu. Và mặc dù nhiều nhà khoa học tin rằng vũ trụ mà chúng ta đang sống trong đó không thể chứa đựng bất cứ thứ gì vượt ra ngoài nhận thức của một giải thích khoa học, thì con người lúc này hay lúc khác đôi khi cũng sẽ không chống nổi sự cám dỗ và tự hỏi bản thân mình là điều gì đã tạo ra “tất cả những gì tồn tại”.

(Theo The Epoch Times)

The post Liệu có tồn tại “trước” Big Bang? first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/10/lieu-co-ton-tai-truoc-big-bang.html/feed0
Vũ trụ học của Trương Hànhhttps://chanhkien.org/2010/06/vu-tru-hoc-cua-truong-hanh.htmlhttps://chanhkien.org/2010/06/vu-tru-hoc-cua-truong-hanh.html#respondWed, 16 Jun 2010 07:03:30 +0000http://chanhkien.org/?p=6290Nhà thiên văn học Trương Hành (78 - 139) thời kỳ Đông Hán là ngôi sao khổng lồ rực rỡ nhất của nền thiên văn học cổ đại Trung Quốc.

The post Vũ trụ học của Trương Hành first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Giới thiệu về khoa học gia Trương Hành và những thành tựu thiên văn học của ông

Tác giả: Ngụy Quốc

[Chanhkien.org] Nhà thiên văn học Trương Hành (78 – 139) thời kỳ Đông Hán là ngôi sao khổng lồ rực rỡ nhất của nền thiên văn học cổ đại Trung Quốc.

Ông là nhân vật tiêu biểu cho Lý thuyết Hỗn thiên trong lý luận kết cấu vũ trụ. Ông cho rằng trời giống như một cái vỏ trứng gà, đất như lòng đỏ trứng gà, trời thì lớn đất thì bé. Trời và đất lợi dụng khí mà dựng lập, tải đầy nước mà nở ra. Dù ông cho rằng trời có một cái vỏ cứng, nhưng lại không hề cho rằng cái vỏ cứng ấy là biên giới của vũ trụ, mà cho rằng không gian và thời gian của vũ trụ bên ngoài vỏ cứng đều là vô hạn. Ông trong tác phẩm “Linh hiến”, câu đầu tiên đã cố gắng hòng giải đáp khởi nguồn của trời và đất và sự diễn hóa của nó. Ông cho rằng trước kia trời đất chưa phân chia, hỗn độn hỗn độn; sau khi phân chia, những thứ nhẹ nổi lên cao làm trời, những thứ nặng ngưng tụ lại thành đất. Trời là khí dương, đất là khí âm, hai khí này tác dụng lẫn nhau, sáng tạo ra vạn vật, khí từ đất tràn ra tạo thành tinh tú. Ông dùng “Gần trời thì chậm, xa trời thì nhanh”, tức là dùng sự thay đổi về khoảng cách để giải thích sự vận chuyển nhanh hay chậm của các hành tinh.

Trương Hành chẳng những chú ý nghiên cứu lý luận, mà còn chú trọng thực tiễn. Ông từng tự mình thiết kế và chế tạo ra máy định vị thiên thể “Hỗn thiên nghi” và máy đo địa chấn. Máy định vị thiên thể “Hỗn thiên nghi” tương đương với máy trắc định thiên thể (mô hình quả cầu thiên thể) ngày nay, nguyên là phát minh của Cảnh Thọ Xương thời Tây Hán. Trương Hành cải tiến nó, dùng để tạo ra thiết bị để biểu thị thuyết minh cho Thuyết hỗn thiên. Ông dùng hệ thống bánh răng để liên kết thiên cầu và đồng hồ nước, đồng hồ nước tích nước thúc đẩy thiên cầu xoay tròn đều đều, một ngày chạy vừa đúng một vòng. Như vậy, người ở trong phòng xem thiên cầu, thì có thể biết một vì sao nào đó lúc ấy đang ở vị trí nào. Máy đo địa chấn được sáng chế vào năm 132 sau công nguyên, là thiết bị đo địa chấn đầu tiên trên thế giới. Máy đo địa chấn “Hậu phong địa động nghi” đó của ông và cỗ xe gỗ “Mộc ngưu lưu mã” của Gia Cát Lượng thời Tam quốc được thời nay công nhận là không có cách nào mô phỏng tạo ra nổi, là công cụ siêu vượt hơn hẳn trí tuệ của thời đại lúc bấy giờ.

ThienCauTrên đồng tiền giấy của Hàn Quốc này là hình ảnh của Thiên cầu mà Trương Hành phát minh ra vào năm 117 sau Công nguyên. (Ảnh: The Epoch Times)

Trương Hành còn quan sát và phân tích rất nhiều hiện tượng thiên văn cụ thể. Ông thống kê được ở vùng đất Trung Nguyên có thể nhìn thấy khoảng 2.500 ngôi sao. Ông nắm được nguyên lý cơ bản của hiện tượng nguyệt thực. Ông đã đo được góc đường kính giữa mặt trời và mặt trăng là 1/736 đường tròn = 29’24”, so với góc đường kính bình quân thực tế là 31’59”26 và 31’5’2 thì sai khác không nhiều, có thể thấy là sự đo đạc của Trương Hành tương đối chuẩn xác. Trương Hành cho rằng hiện tượng mặt trời sáng sớm và gần tối thì to và lúc giữa trưa thì nhỏ, chỉ là một loại tác dụng quang học. Vị trí và hoàn cảnh của người quan sát lúc sáng sớm và chiều tà tương đối tối tăm, do trong tối nhìn sáng thì có vẻ lớn, lúc giữa trưa thì trời và đất đều sáng tỏ, nhìn mặt trời trên bầu trời có vẻ nhỏ hơn. Điều đó cũng giống như một đống lửa, ban đêm trông thấy lớn, còn ban ngày thấy nhỏ.

Trong sách “Hậu Hán thư – Trương Hành liệt truyện” (tiểu sử Trương Hành) có chép: các tác phẩm trên nhiều phương diện về khoa học, văn học, triết học mà ông biên soạn tất cả có 32 bài, trong toàn văn tiểu sử đưa vào có 2 bài là “Ứng nhàn phú” và “Tư huyền phú”. 2 bài này quả thật phản ánh được cảnh giới tư tưởng của Trương Hành. Bài trước tỏ rõ cách đối nhân xử thế và thái độ đối với sự học của ông, bài sau cho thấy một chuyến du hành giữa các vì sao mà loài người khó lòng có được: “Tôi đi ra khỏi “Tử vi cung” yên tĩnh mờ ảo, tới “Thái y viên” sáng ngời rộng mở; khiến “Vương Lương” vội đuổi theo “Tuấn mã”, từ “Các đạo” ở cao vượt qua Dương Tiên! Tôi đan được “Liệp võng” dày đặc, đi tuần giữ ở trong rừng “Thiên uyển”; mở ra “Cự cung” chăm chú ngắm nhìn, muốn bắn chết trăm loài “Ác lang” trên núi! Tôi ở “Bắc lạc” để quan sát “Bích lũy” một cách nghiêm mật, rồi đánh trống “Hà cổ” kêu tùng tùng vang dội; chầm chậm lên thuyền “Thiên hoàng”, du hành giữa sông ngân hà vô biên vô tận; đứng ở đoạn cuối chỗ sao “Bắc Đẩu” quay đầu nhìn lại, nhìn thấy trời đất đang không ngừng xoay chuyển tuần hoàn”. (Ghi chú: trong các dấu ngoặc kép ở trên là tên của các chòm sao của thiên văn học thời cổ đại)

Bài “Tư huyền phú” của Trương Hành thể hiện quá trình du hành giữa các vì sao sau khi nguyên thần của ông rời khỏi thân thể. Dễ nhận thấy đây là nguyên nhân vì sao ông biết trái đất hình cầu chứ không phải là một mặt phẳng vô hạn. Đây cũng là nguyên nhân tại sao ông có thể đưa ra Thuyết hỗn thiên phù hợp với kết cấu của vũ trụ. Ông đã dùng phương pháp nghiên cứu vũ trụ hoàn toàn khác so với khoa học thực chứng hiện nay. Đồng thời, chúng ta dễ dàng nhận ra rằng, thành tựu của Trương Thành có liên quan chặt chẽ với thái độ học tập và cách đối nhân xử thế của ông.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2002/6/2/8520.html
http://www.pureinsight.org/node/1049

The post Vũ trụ học của Trương Hành first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/06/vu-tru-hoc-cua-truong-hanh.html/feed0
Tiến bộ trong nghiên cứu không gian đa chiều: Năng lượng tốihttps://chanhkien.org/2010/03/tien-bo-trong-nghien-cuu-khong-gian-da-chieu-nang-luong-toi.htmlhttps://chanhkien.org/2010/03/tien-bo-trong-nghien-cuu-khong-gian-da-chieu-nang-luong-toi.html#respondSat, 20 Mar 2010 14:01:15 +0000http://chanhkien.org/?p=5174Vật lý học hiện đại cho rằng vũ trụ có ba chiều không gian. Vị trí của một vật thể có thể được xác định bởi chiều dài, chiều rộng và chiều cao, như chúng ta sử dụng (x,y,z) trong hệ tọa độ vuông góc để mô tả vị trí của bất kỳ điểm nào trong đó.

The post Tiến bộ trong nghiên cứu không gian đa chiều: Năng lượng tối first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Qiu Zhen

[Chanhkien.org] Vật lý học hiện đại cho rằng vũ trụ có ba chiều không gian. Vị trí của một vật thể có thể được xác định bởi chiều dài, chiều rộng và chiều cao, như chúng ta sử dụng (x,y,z) trong hệ tọa độ vuông góc để mô tả vị trí của bất kỳ điểm nào trong đó. Có vô số chòm sao như hệ ngân hà của chúng ta trong vũ trụ này. Vô số những hệ sao nằm trong đó, bao gồm các ngôi sao và những hành tinh của chúng. Vì khối lượng của các ngôi sao vượt xa khối lượng của các hành tinh, các ngôi sao là đối tượng chủ yếu tạo nên khối lượng của vũ trụ.

Hơn nữa, nghiên cứu gần đây dưới sự chỉ đạo của các nhà khoa học trong lĩnh vực hạt cơ bản và lực hấp dẫn cơ bản hiện nay đã hé lộ ra cấu trúc của vũ trụ chúng ta chắc chắn không phải ba chiều đơn giản. Lý thuyết Siêu Dây (Super String Theory) cho rằng có hơn 7 thời-không khác nhau đang tồn tại trong vũ trụ, trong khi Lý thuyết Màng (Membrane World Theory) cho rằng không gian chúng ta đang sống chỉ là một lớp (màng) của vũ trụ đa chiều. Phần còn lại của bài báo bàn về những khám phá của các nhà khoa học nghiên cứu về “năng lượng tối” (dark energy) trong vũ trụ. Nghiên cứu của họ về không gian đa chiều đến từ một góc độ khác.

Lý thuyết Vụ nổ lớn (Big Bang) về nguồn gốc của vũ trụ mô tả giai đoạn đầu khi vũ trụ ra đời 15 tỉ năm trước như thế nào, một lượng năng lượng khổng lồ làm cho vũ trụ giãn nở ra một cách đột ngột. Sau đó, khi vũ trụ bước vào giai đoạn nguội dần, tốc độ giãn nở chung chậm lại nhờ lực hấp dẫn. Điều đáng ngạc nhiên hơn là các nhà thiên văn Anh và Úc đã có phát hiện mới, với bằng chứng độc lập rằng sự giãn nở của vũ trụ đang được đẩy mạnh. Những khám phá của họ vừa được đăng trên báo cáo hàng tháng của Hội Thiên văn Hoàng gia (1).

Những phát hiện từ 2 nhóm nhà khoa học này đang gây lo lắng cho cộng đồng khoa học. Các nhà khoa học luôn tin rằng lực hấp dẫn được tạo ra từ vật chất trong vũ trụ làm chậm quá trình giãn nở của vũ trụ hơn là gia tăng nó. Nhưng những nhà khoa học này nghĩ rằng vũ trụ được lấp đầy bởi năng lượng tối, bí ẩn bằng cách quan sát độ sáng của siêu tân tinh (supernovae – vụ nổ khổng lồ của các ngôi sao) trong những hệ sao xa xăm. Đó là nơi tồn tại của năng lượng tối vốn làm gia tăng sự giãn nở của vũ trụ.

Khái niệm năng lượng tối ban đầu được đặt ra bởi Einstein, người gọi nó là “Hằng số vũ trụ”. Nhưng Einstein sau đó gọi ý tưởng này là sai lầm khoa học lớn nhất của ông, vì nó không phù hợp với tính đơn giản và tinh tế của Thuyết tương đối Chung của ông. Từ đó, khái niệm hằng số vũ trụ đã gây tranh cãi. Nhà thiên văn học Cambridge vĩ đại, ông Arthur Stanley Eddington, đã thuyết phục về sự tồn tại của nó, lập luận rằng hằng số vũ trụ phân biệt giữa không gian bao la của vũ trụ quan sát được và các hạt hạ nguyên tử vô cùng nhỏ. Nhưng với hầu hết các nhà vật lý lý thuyết, các hằng số vũ trụ có vẻ cực kỳ bí ẩn và dường như không cần thiết. Nhiều người đã phải miễn cưỡng chấp nhận các kết quả của những nhóm nghiên cứu siêu tân tinh.

Hiện nay, một nhóm với 27 nhà thiên văn học do Giáo sư George Efstathiou của Đại học Cambridge đã công bố bằng chứng mạnh mẽ cho sự tồn tại của năng lượng tối, sử dụng một kỹ thuật hoàn toàn khác (2). Efstathiou và nhóm của ông đã sử dụng mẫu xếp nhóm 250.000 thiên hà trong một vùng rộng lớn của vũ trụ và dùng kính thiên văn Anh- Úc tại Spring Siding ở New South Wales, Úc để nghiên cứu. Bằng cách so sánh cấu trúc của vũ trụ hiện tại, từ 15 tỷ năm sau Vụ nổ lớn, với cấu trúc được quan sát trong bức xạ nền vi sóng vũ trụ, nó đã lưu giữ thông tin về vũ trụ ra sao khi nó chỉ có 300.000 tuổi, nhóm Anh – Úc đã áp dụng một bài kiểm tra hình học đơn giản để làm sáng tỏ các thành phần của vũ trụ.

Kết quả của họ cho thấy vũ trụ được lấp đầy bởi năng lượng tối, hoàn toàn phù hợp với những kết quả trước đó từ các nghiên cứu siêu tân tinh. “Dường như Einstein đã không sai sau khi tất cả năng lượng tối xuất hiện để tồn tại và chiếm ưu thế hơn các loại vật chất thông thường,” giáo sư Efstathiou nói. “Một giải thích về năng lượng tối có thể bao gồm Lý thuyết Dây, lý thuyết đa chiều hay thậm chí những gì đã xảy ra trước Vụ nổ lớn. Hiện nay không ai biết cả. Bây giờ mọi việc hoàn toàn phụ thuộc vào các nhà lý thuyết.”

Những nghiên cứu mới trong khoa học hiện đại đang dần dần khai mở tâm trí nhân loại. Nhiều “sự thật” chúng ta thường tin tưởng đang mất đi nền tảng vì những khám phá mới từ nghiên cứu khoa học. Năng lượng tối được bàn luận trong bài báo này có thể không nhìn thấy hay quan sát được, và chúng tôi không thể nhận diện sự có mặt (của) nó với những dụng cụ khoa học mới nhất. Vì vậy, chúng ta không thể giới hạn hiểu biết của mình bằng những kiến thức hiện tại và các quan niệm cố hữu. Còn về vấn đề sự tồn tại của không gian khác, chúng đã được khám phá từ hàng ngàn năm trước bởi những người tập luyện các phương pháp “tu luyện” khác nhau, đó là những cách để đạt được giác ngộ. Tuy nhiên, những người bình thường không thể làm được điều này hoặc kinh nghiệm nó. Như Sư phụ Lý Hồng Chí đã giảng trong cuốn Chuyển Pháp Luân:

“Nếu như chư vị tiến nhập được vào [không] gian [giữa] tế bào và phân tử, [không] gian [giữa] phân tử và phân tử, [thì] chư vị sẽ thể nghiệm được việc tiến nhập vào không gian khác rồi. Hình thức tồn tại của thân thể ấy ra sao? Tất nhiên chư vị không thể dùng khái niệm của không gian hiện hữu này để lý giải [không gian bên kia] được đâu; thân thể của chư vị phải đồng hoá theo những yêu cầu tồn tại của không gian ấy. Tại không gian kia thân thể vốn có thể thành lớn thành nhỏ, lúc ấy chư vị sẽ phát hiện rằng nó là không gian mênh mông vô tỷ. Đây chỉ nói đến một hình thức tồn tại đơn giản của không gian khác, đồng thời ở cùng một chỗ có tồn tại không gian khác.”

Tham khảo:

(1) Thông cáo hàng tháng của Hội Thiên văn Hoàng gia, cuốn 330, số 2, 21 tháng 2 năm 2002.

(2) 2dF (2-độ trường) Galaxy Redshift Survey (2dFGRS). Thông tin thêm về 2dFGRS có tại http://www.mso.anu.edu.au/2dFGRS

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2002/3/27/14458.html
http://www.pureinsight.org/pi/index.php?news=1115

The post Tiến bộ trong nghiên cứu không gian đa chiều: Năng lượng tối first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/03/tien-bo-trong-nghien-cuu-khong-gian-da-chieu-nang-luong-toi.html/feed0
Tiến bộ trong nghiên cứu không gian đa chiều: Các lỗ đen nhỏhttps://chanhkien.org/2010/02/tien-bo-trong-nghien-cuu-khong-gian-da-chieu-cac-lo-den-nho.htmlhttps://chanhkien.org/2010/02/tien-bo-trong-nghien-cuu-khong-gian-da-chieu-cac-lo-den-nho.html#respondTue, 16 Feb 2010 09:26:19 +0000https://chanhkien.org/?p=4818Mô tả cổ điển của một lỗ đen là một thực thể màu đen khổng lồ xa xôi, rất xa, tham lam nuốt chửng bất cứ vật chất nào thậm chí là ánh sáng đến gần nó.

The post Tiến bộ trong nghiên cứu không gian đa chiều: Các lỗ đen nhỏ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Han Ke

[Chanhkien.org] Mô tả cổ điển của một lỗ đen là một thực thể màu đen khổng lồ xa xôi, rất xa, tham lam nuốt chửng bất cứ vật chất nào thậm chí là ánh sáng đến gần nó. Vài nhà vật lý đưa ra các giả thuyết về  khả năng của các dạng thức khác nhau của những lỗ đen. Những phiên bản của những lỗ đen cực kỳ nhỏ có thể được tạo ngay trên đầu chúng ta khi các tia vũ trụ đập vào các nguyên tử và phân tử trong khí quyển. Các lỗ đen mới được tạo ra sau đó sẽ nhanh chóng phân rã, dội như mưa các hạt thứ cấp xuống hành tinh của chúng ta và cư dân của nó.

Nếu sự tồn tại của các lỗ đen nhỏ được xác nhận, nó sẽ chứng minh một trong các ý tưởng lạ lùng hiện đang lưu hành trong cộng đồng vật lý, đó là, chúng ta đang sống trong một vũ trụ với các chiều không gian được dò tìm thấy ngoài 3 chiều không gian và một chiều thời gian mà chúng ta quen thuộc.

Từ những năm 1970, mối quan tâm khoa học trong các không gian khác lên cao khi các nhà vật lý phát triển lý thuyết dây. Nhưng các không gian đó thì nhỏ đến nỗi chúng ta không thể kiểm định bắng những phương pháp hiện tại. Bốn năm trước, 3 nhà lý thuyết đã đề xuất một ý tưởng táo bạo. Savas Dimopuolos của Đại học Stanford và các đồng nghiệp của anh ta đã cho rằng các không gian khác đó thì không nhỏ. Một không gian khác có thể thậm chí lớn như một bán kính 1 mm. Giả thuyết này không những dấy lên khả năng tồn tại của những lỗ đen rất nhỏ, mà còn đảm bảo một cách thức kiểm định [sự tồn tại] các không gian khác. Trong các không gian khác lớn vừa phải, lực hút sẽ mạnh hơn và sẽ làm nén các vật chất và năng lượng vào trong các lỗ đen nhỏ. Nếu thực sự một lỗ đen nhỏ được khám phá, nó sẽ chứng minh sự tồn tại của các không gian khác.

Vài nhà nghiên cứu đang ghi lại dấu hiệu của các lỗ đen nhỏ. Điều này bước đầu đã được thực hiện bằng cách nghiên cứu các hạt nhỏ riêng biệt mà được kích hoạt bởi bất kỳ lỗ đen nhỏ trong khí quyển. Feng của MIT và đồng sự của ông đã tính toán tỷ lệ việc sinh ra lỗ đen trong khí quyển từ các tia vũ trụ. Các tia vũ trụ sẽ sinh ra một vài lỗ đen trong khí quyển ở vài nơi trong khí quyển trái đất trong mỗi phút. Điều này được báo cáo trong “Physical Review Letters,” ngày 14 tháng 2 năm 2002. Một máy dò tia vũ trụ mới khổng lồ, gọi là ‘Đài quan sát thăm dò perre’, hiện nay đang được xây dựng ở Argentina để kiểm định các lỗ đen nhỏ.

Các nhà vật lý ở một máy gia tốc mới mạnh, mà hy vọng bắt đầu hoạt động trong năm 2007, sẽ là bước kế tiếp để quan sát các lỗ đen. Trong trường hợp này, các lỗ đen nhỏ sẽ được hình thành như là kết quả của va chạm của các proton với năng lượng cực cao. Ngày 15 tháng 10 năm 2001, trong “Physical Review Letters,” Dimopoulos và đồng sự của ông dự đoán máy gia tốc phân tử Hadron lớn có thể tạo ra một lỗ đen mỗi giây. Cùng lúc đó, một cặp nhà nghiên cứu khác cũng đi đến kết luận tương tự [một cách] độc lập.

Hiểu biết khoa học hiện đại về các lỗ đen nhỏ và các không gian khác hiện nay thì chỉ đơn thuần là lý thuyết. Nó thậm chí còn vượt xa trí tưởng tượng để hiểu được vật chất trong không gian khác và quy luật vận hành của nó. Các không gian khác có lẽ sớm trở thành một thực tế được hiểu biết. Điều này sẽ phá vỡ biên giới khoa học hiện đại, vì thế hiểu biết của nhân lọai về tòan vũ trụ sẽ thay đổi một cách cơ bản.

Tham khảo:

1. Dimopoulos, S., và G. Landsberg. 2001. Các lỗ đen tại Máy gia tốc Hadron cỡ lớn. Physical Review Letters 87 (Ngày 15 tháng 10) :e161602. Tóm tắt có sẵn tại http://link.aps.org/abstract/PRL/v87/e161602.

2. Feng, J.L., và A.D. Shapere. 2002. Sản xuất lỗ đen bằng tia vũ trụ. Physical Review Letters 88(Ngày 14 tháng 1):e021303. Tóm tắt có sẵn tại http://link.aps.org/abstract/PRL/v88/e021303.

3. Weiss, P. “Lỗ đen bên cạnh”, Tin tức khoa học tập 161, số 12 (Ngày 23 tháng 3 năm 2002). Có sẵn tại http://www.sciencenews.org/20020323/bob9.asp

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2002/4/6/14527.html

The post Tiến bộ trong nghiên cứu không gian đa chiều: Các lỗ đen nhỏ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/02/tien-bo-trong-nghien-cuu-khong-gian-da-chieu-cac-lo-den-nho.html/feed0
Một chút luận bàn về nền khoa học mớihttps://chanhkien.org/2010/01/mot-chut-luan-ban-ve-nen-khoa-hoc-moi.htmlhttps://chanhkien.org/2010/01/mot-chut-luan-ban-ve-nen-khoa-hoc-moi.html#respondThu, 28 Jan 2010 08:15:47 +0000https://chanhkien.org/?p=4747Thế giới của chúng ta được cấu thành từ vật chất. Theo định nghĩa thì, vật chất là thứ chiếm một lượng xác định của không gian và có thể được cảm nhận bởi các giác quan và tri giác của con người.

The post Một chút luận bàn về nền khoa học mới first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Dan Yang

[Chanhkien.org]

Khối lượng của vật chất

Thế giới của chúng ta được cấu thành từ vật chất. Theo định nghĩa thì, vật chất là thứ chiếm một lượng xác định của không gian và có thể được cảm nhận bởi các giác quan và tri giác của con người. Nó có khối lượng và nó chiếm một khoảng không gian. Như vậy, để hiểu được vật chất, đầu tiên phải hiểu được khối lượng và không gian. Tri giác và xúc giác, chúng là mang tính chủ quan, và khác nhau ở mỗi người. Khối lượng được định nghĩa như là đơn vị quán tính của vật chất; Nó là sức cản của vật thể với gia tốc. Chúng ta được dạy rằng: khối lượng là một thuộc tính cố hữu (nguyên gốc của từ “quán tính” có nghĩa là “cố hữu”) của vật thể. Nhưng, quan điểm này là một vấn đề thực sự nghiêm trọng.

Theo định luật thứ 2 của Newton về động lượng, lực tác dụng bằng tích của khối lượng và gia tốc (F=m*a). Vậy lực chính xác là cái gì? Lực là thứ có khuynh hướng thay đổi trạng thái nghỉ hoặc chuyển động trong vật thể. Nhưng, những hiểu biết của chúng ta về khối lượng lại xoay quanh lực và quán tính. Lực nằm ngoài vật thể. Xung lực sẽ sinh ra nếu và chỉ nếu một lực được tác dụng vào một vật thể. Mặc dù chúng ta vấn tin rằng lực và xung lực xuất hiện đồng thời, nhưng thực ra chính xác là giữa chúng có mối quan hệ nhân quả. Khối lượng của một vật thể vẫn còn giữ nguyên bất kể chúng được đo ở đâu và đo như thế nào. Vào năm 1905, trên cơ sở này, Albert Einstein đã công bố Lý thuyết tương đối đặc biệt. Ông tuyên bố rằng khối lượng của một vật là thước đo của toàn bộ năng lượng của vật thể đó. Chẳng hạn, khi năng lượng của một vật tăng [động năng hoặc nhiệt năng], khối lượng của nó cũng tăng lên. Khối lượng của một vật biểu thị cho quán tính của nó, và quán tính sinh ra sức cản với gia tốc. Khi lực là không đổi, việc tăng khối lượng sẽ gây ra việc giảm gia tốc và ngược lại.

Điều gì tạo ra cho vật chất thuộc tính cố hữu quán tính? Các nhà vật lý học đôi lúc liên hệ đến các nguyên lý của Mach[1] (Mach’s Principles), nhưng chung quy lại chỉ là một liên tưởng chứ không phải là một kết luận. Vào năm 1992, Alfonso Rueda, giáo sư trường Đại học tổng hợp California ở Long Beach, đã chứng minh được định luật thứ hai bằng cách sử dụng vật lý cổ điển. Trước đó, định luật là một định đề cơ sở trong vật lý học Newton, và chưa từng được chứng minh. Việc phân tích và chứng minh định luật này dựa trên sự thừa nhận về sự tồn tại của một cơ sở – biển photon[2] – một trường điện từ điểm không trong chân không lượng tử. Ánh sáng nhìn thấy được là một khoảng hẹp trong dải sóng điện từ. Alfonso Rueda, Bernard Haisch (đội ngũ các nhà vật lý ở phòng thí nghiệm Mặt trời và vật lý thiên văn Lockheed Martin ở Palo Alto, California) và Hal Puthoff từ rất lâu trước đây đã tuyên bố rằng khối lượng chỉ là một ảo giác (không thực). Sức cản của vật thể đối với gia tốc không phải là do quán tính. Vào đúng lúc gia tốc đến từ bên trong, trường điểm không sẽ sinh ra một xung lực. Nếu diễn đạt bằng thuật ngữ đơn giản, thì tức là tồn tại một nền cơ sở biển photon, lấp đầy toàn bộ vũ trụ, nó sẽ sinh ra xung lực để cản lại gia tốc bất cứ khi nào vật thể bị đẩy. Đó chính là nguyên nhân vì sao vật chất trong thế giới nhìn có vẻ như đông đặc và ổn định. Vào năm 1988, Alfonso đã nhận được cùng một kết luận như vậy bằng cách sử dụng lý thuyết tương đối của Einstein trong phân tích mang tính lý thuyết của ông. Mỗi thời điểm đơn của thế giới vật chất cụ thể thực tế được chống đỡ bởi một “biển photon”. Thế giới ngập trong một “biển photons”, biển photon này sẽ sinh ra một lực cản trở gia tốc bất cứ khi nào vật thể bị tác động. Đó là lý do tại sao vật chất cấu tạo nên thế giới của chúng ta nhìn như đông đặc và bền vững.

Từ đây, chúng ta có thể thấy rằng việc xem khối lượng như một thuộc tính cố hữu của vật thể  là không đúng. Hơn nữa đơn vị đo của khối lượng liên quan chặt chẽ với khái niệm trọng lượng. Khối lượng được định nghĩa theo cách này là thuật ngữ “khối lượng trọng trường”. Vào thế kỷ 19, Roland (1848-1919) đã chứng minh bằng thí nghiệm rằng khối lượng trọng trường không khác biệt với quán tính.

Từ định nghĩa của khối lượng và dựa trên các nguyên lý của Pháp Luân Đại Pháp, hóa ra, nhận thức của chúng ta về khối lượng được nghiên cứu trong khoa học hiện đại là tương đồng với giới hạn chịu đựng bởi một vật thể bên trong giới hạn của môi trường.

Trong “Giảng Pháp tại Pháp hội Canada năm 2001”, Sư Phụ Lý Hồng Chí giảng, “Nó xảy ra là vì tất cả sinh mệnh và tất cả vật chất kể cả không khí và nước trên trái đất và trong phạm vi Tam Giới – vạn vật mà tồn tại trong Tam Giới – đều là do các hạt tử của tất cả tầng thứ khác nhau trong Tam Giới cấu thành, và các hạt tử khác nhau của các tầng thức khác nhau thì nối kết với nhau.” Thể ngộ của tôi về chữ “tất cả” trong “… được cấu tạo từ các hạt tử của các tầng thứ khác nhau trong Tam giới” như sau. Nếu có một trăm tầng thứ trong Tam giới, thì vất kể vật thể nào trong Tam giới đều cũng sẽ được cấu tạo từ các hạt tử của 100 tầng thứ này. Một sinh mệnh tồn tại ở tầng thứ nào là phụ thuộc vào bản tính nguyên thủy của sinh mệnh đó. Như thế, đây là những gì Sư Phụ đề cập đến khi nói rằng một chúng sinh hay một sinh mệnh được tạo ra trong Tam giới có  các dạng tồn tại đồng thời ở các tầng thứ. Điều này cũng được đề cập ở trong Bài giảng thứ 7 sách Chuyển Pháp Luân, “Chúng tôi đã phát hiện, rằng khi một cá nhân giáng sinh, thì ở trong một phạm vi nhất định trong không gian của vũ trụ này có rất nhiều những “cá nhân ấy” đồng thời giáng sinh, cũng giống như cá nhân kia, cùng mang một tên, những việc họ làm là đại đồng tiêu dị; do đó cũng được tính là bộ phận của toàn bộ chỉnh thể cá nhân ấy.” Trong “Giảng pháp tại Pháp hội Canada năm 2001” Sư Phụ cũng giảng, “Tất nhiên, các vật thể cùng trọng lượng nhưng khác thể tích cũng được nối kết giống như thế.  Một vật thể có thể tích nhỏ nhưng mật độ lớn cũng nối kết như nhau so với vật thể có thể tích nhỏ, cho nên cảm giác nặng như nhau.” “Phần bên ngoài của trái đất là ranh giới của một tầng thứ.  Trong phạm vi của tầng thứ này, các vật thể có thể di chuyển theo chiều ngang là vì chúng ở cùng trong một tầng thứ.  Tuy nhiên khi một vật thể di chuyển đến một tầng cao hơn tầng thứ của nó, thì nó bị kéo lại, là vì các vật thể trên trái đất là cùng trong cảnh giới mà các hạt tử tại tầng thứ này tồn tại.

Từ đó, chúng ta biết rằng một vật thể đặt ở các tầng thứ khác nhau chắc chắn chịu đựng các cấp độ cản trở khác nhau. Thực tế, đó là sự khác biệt thực sự. Phương trình Newton của định luật vạn vật hấp dẫn giải thích đó chính là lực hút: F=m1m2G/d2, ở đây G là hằng số trọng trường. Sự khác nhau của lực kéo là kết quả từ sự thay đổi của sự nối kết giữa các hạt tử ở các tầng khác nhau. Đó là để nói rằng, khối lượng của một vật có thể thay đổi tùy thuộc vào môi trường mà nó tồn tại ở trong đó, và cũng như trạng thái nối kết của nó cũng thay đổi. Đơn vị đo khối lượng của chúng ta là dựa trên cơ sở m=F/a. Phương trình này có thể áp dụng đối với các vật thể vĩ mô chuyển động với vận tốc chậm. Tôi sẽ diễn giải tại sao nó lại không thể áp dụng được với các vật thể chuyển động với vận tốc cao và có gia tốc?

Từ các nguyên lý của Pháp Luân Đại Pháp, chúng ta hiểu rằng “chuyển động chậm, tầng thứ vĩ mô” liên hệ tới các không gian theo chiều dọc, chúng là không-thời gian tồn tại đồng thời, trong khi “chuyển động nhanh, vận tốc của ánh sáng” là tương ứng với các không gian khác theo chiều ngang. Khi một vật thể được gia tốc đến một mức độ xác định, nó sẽ phá vỡ xuyên qua các không gian. Có thể nhận thức rằng các vũ trụ dọc theo trục tung khác biệt đáng kể so với các không gian dọc theo trục hoành. Để hiểu khối lượng vật thể chính xác hơn, chúng ta phải có một nhận thức chính xác hơn về các không gian.

(còn tiếp)

Chú thích người dịch:

[1] Mach’s Principles: Nguyên lý Mach (thường gặp trong các vấn đề về lý thuyết hấp dẫn) là nói đến một phỏng đoán của nhà triết học Mach (1838-1916), được một số nhà vật lý thừa nhận. Thực tế đây là một giả thuyết không chính xác (đã được chỉ ra bởi Einstein).

[2] Trường điểm không: Trường điểm không (Zero-Point Field) là nói đến sự tồn tại trong chân không ở nhiệt độ không tuyệt đối (ở đó tất cả các bức xạ nhiệt đều không còn, một trạng thái nhận được khi ở nhiệt độ không tuyệt đối theo thang đo Kelvin. Năng lượng cơ sở của chân không được dùng như là điểm không cho các tiến trình vật lý. Những nghiên cứu lý thuyết chỉ ra rằng Trường điểm không là một biển các bức xạ điện từ đồng dạng và đẳng hướng (biển photon).

The post Một chút luận bàn về nền khoa học mới first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/01/mot-chut-luan-ban-ve-nen-khoa-hoc-moi.html/feed0
Hiểu biết của một học viên về vật lý lượng tửhttps://chanhkien.org/2009/12/hieu-biet-cua-mot-hoc-vien-ve-vat-ly-luong-tu.htmlhttps://chanhkien.org/2009/12/hieu-biet-cua-mot-hoc-vien-ve-vat-ly-luong-tu.html#respondSun, 06 Dec 2009 21:05:09 +0000https://chanhkien.org/?p=4211Mặc dù kiến thức đào tạo của tôi không phải là vật lý, sau khi nghiên cứu Pháp Luân Công, niềm say mê vật lý của tôi, đặc biệt là lĩnh vực vật lý lượng tử lại trỗi dậy.

The post Hiểu biết của một học viên về vật lý lượng tử first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Một học viên Đại Pháp ở Dharia, Toronto

[Chanhkien.org] Mặc dù kiến thức đào tạo của tôi không phải là vật lý, sau khi nghiên cứu Pháp Luân Công, niềm say mê vật lý của tôi, đặc biệt là lĩnh vực vật lý lượng tử lại trỗi dậy. Tôi cảm thấy việc nghiên cứu Chuyển Pháp Luân giúp tôi hiểu được những tư tưởng mà các nhà vật lý hiện đại đang bàn luận. Tôi sẽ chia sẻ một chút hiểu biết của tôi với mọi người.

Lấy thí dụ, vật lý lượng tử (một chuyên ngành trong vật lý học nghiên cứu các vi hạt cấu thành nên một nguyên tử), đã tuyên bố rằng tồn tại các không gian song song với không gian hiện hữu của chúng ta. Các phương trình vật lý đưa ra tiên đề về sự tồn tại của những thứ gọi là “phản vật chất”. Một chuyên ngành khác trong vật lý học hiện đại là “Lý thuyết dây” (Lý thuyết dây đề xuất rằng vũ trụ được tạo bởi các dây mỏng, dao động và những dây này là nguồn gốc của vật chất), và thừa nhận rằng có rất nhiều không gian song song đồng thời tồn tại. Hôm nay, trong khi nghe bài giảng thứ 7 của Sư Phụ “Giảng Pháp tại Quảng Châu”, tôi đã ngộ ra mối liên hệ giữa những gì các nhà vật lý lượng tử nói và những điều được nói trong sách Chuyển Pháp Luân.

Sư Phụ giảng: “Chúng tôi đã phát hiện, rằng khi một cá nhân giáng sinh, thì ở trong một phạm vi nhất định trong không gian của vũ trụ này có rất nhiều những ‘cá nhân ấy’ đồng thời giáng sinh, cũng giống như cá nhân kia, cùng mang một tên, những việc họ làm là đại đồng tiểu dị; do đó cũng được tính là bộ phận của toàn bộ chỉnh thể cá nhân ấy. Khía cạnh này động chạm đến một vấn đề: nếu như một thể sinh mệnh (các thể sinh mệnh của các động vật lớn cũng thế), mà đột nhiên bị chết, nhưng cá nhân ấy ở các không gian khác đều chưa hề đi hết tiến trình sinh mệnh đã được đặc định từ đầu, vẫn còn có rất nhiều năm cần phải sống. Như vậy cá nhân bị chết ấy sẽ rơi vào hoàn cảnh không nơi tá túc, [phải] phiêu đãng trong không gian vũ trụ. Quá khứ có giảng cô hồn dã quỷ, không ăn không uống, rất khổ; cũng có thể là như vậy. Tuy nhiên chúng tôi thật sự nhìn thấy rằng cá nhân ấy [sống] trong một hoàn cảnh rất đáng sợ: chính là họ phải liên tục đợi mãi, đợi cho đến khi tất cả những cá nhân ở các không gian khác đi hết tiến trình sinh mệnh, thì mới có thể tìm được nơi tá túc cho mình. (Bài giảng thứ 7, Chuyển Pháp Luân)

Từ các bài giảng, nhận thức của tôi là hình thức tồn tại của chúng ta cũng tương đồng với cấu trúc của nguyên tử, một quả cầu và một đường thẳng, một quả cầu và một đường thẳng khác, tất cả liên kết với một quả cầu chính.

Tôi tin rằng đó chính là những gì các phương trình vật lý chỉ ra: những thế giới song song thực tế tồn tại và đó chính là những phản vật chất. Các không gian song song là các kiểu không gian vật chất trong đó tồn tại những sinh mệnh cũng ăn, cũng uống.

Các nhà vật lý học cũng nói về những thứ gọi là “vật chất tối”, thứ vật chất tạo ra phần chủ yếu của không gian. Lý thuyết “vật chất tối” xuất hiện khi các nhà thiên văn học nghiên cứu vũ trụ. Các nhà khoa học không thể trực tiếp quan sát được vật chất tối mà chỉ có thể tính toán, những đặc tính biểu hiện của nó trong vũ trụ chỉ có thể giải thích bằng các phương trình toán học. Đối với vấn đề vật chất tối, nhận thức của tôi chính là những vật chất vi mô mà khoa học hiện nay chưa khám phá ra.

Một điều khác tôi đã ngộ ra được đó là những gì vật lý lượng tử đề cập đến như là nguyên lý bất định. Vật lý lượng tử tuyên bố rằng vị trí của các điện tử ở tại một thời điểm bất kỳ là không xác định. Theo nhận thức của tôi, nguyên lý bất định liên quan đến sự khác biệt về thời gian. Không phải là vị trí các hạt là không xác định, mà bởi vì thời gian là khác nhau giữa không gian của chúng ta và không gian của nguyên tử, và chúng ta không nhận thấy điều này. Nếu nguyên tử được phóng đại lên thành kích thước như hệ mặt trời, thì vị trí của mỗi điện tử sẽ là xác định như vị trí của các hành tinh. Từ không gian của chúng ta mà nhìn, nó có vẻ như các điện tử quay rất nhanh, nhưng từ không gian của nguyên tử thì nó cũng chỉ nhanh chậm như sự chuyển động của các hành tinh xung quanh mặt trời. Tôi tự hỏi, có phải “sóng điện tử” mà các nhà khoa học đang nói tới chính là sự dao động của chính bản thân các hạt (sự dao động của các hạt được tạo ra bởi các hạt vi mô hơn) dọc theo quỹ đạo quay xung quanh hạt nhân? Khi đứng yên, nó không còn là “sóng”. Giống như sóng trong đại dương tạo ra từ các phân tử, nhưng có hình dạng của sóng, [còn] nguyên tử có dạng chuyển động riêng. Sư Phụ giảng cho chúng ta rằng nguồn gốc của vật chất thiên thể vũ trụ này là nước. Từ bản nguyên tận cùng của vật chất, nước là hoàn toàn tịnh và khác xa với những gì chúng ta biết về nước ở trong thế giới này. Tôi đã có một ý nghĩ rằng nếu nước là nguồn gốc của vật chất, thì ở trong các không gian khác, nó sẽ có những biểu hiện của các đặc tính của nước. Và sóng là một trong những đặc tính của nó; và có thể “tia” là một đặc tính khác của nó.

Trong “Giảng pháp tại San Francisco” (tháng 4 năm 1997, Các bài giảng tại Hoa Kỳ), Sư Phụ giảng:

“Thực chất, nguồn gốc của vật chất là nước. Nước mà là nguồn gốc của vũ trụ thì không phải là nước của xã hội nhân loại trên địa cầu này. Tại sao tôi lại nói là nước là nguồn gốc của vật chất? Bất cứ khi nào vật chất vi quan nhất của một tầng thứ đạt tới một điểm xác định thì không còn có vật chất nữa. Một khi không còn vật chất nữa, các hạt tử của vật chất ngừng tồn tại. Nhìn xa hơn, nhận thấy tình huống: nhìn thấy mọi thứ mà không có các hạt tử vật chất nữa và nó là rất tịnh – tôi vẫn thường gọi nó là nước, Nó cũng được gọi là nước chết. Nếu chư vị ném một thứ gì đó vào thì nó cũng không bị tóe lên. Âm thanh dao động sẽ không gây ra sóng, nó là hoàn toàn bất động. Hợp tử căn bản nhất của vật chất hình thành từ nước này.” (Bản dịch không chính thức).

Một vấn đề khác là sự nhận thức đến từ sự tuyển trạch [lựa chọn]. Các hạt càng vi mô, càng có nhiều lựa chọn. Tôi tin tưởng Sư Phụ nói về ở tầng thứ cao sẽ không còn tồn tại nghiệp lực hay tu luyện, mà là một lựa chọn là những gì vũ trụ làm. Khoa học của thế giới vật chất này không thể lý giải được ở các tầng thứ vi mô hơn, không thể luôn áp dụng cùng một Pháp [nào đó] được (vì tầng khác nhau có Pháp khác nhau). Chúng không còn đúng nếu nhìn từ tầng thứ cao hơn bởi vì tồn tại sự lựa chọn. Những thí nghiệm khe đôi Young* là một thí dụ về sự biểu hiện trong các thế giới vi mô hơn. Trong thí nghiệm này, một điện tử electron đã biểu hiện tác dụng khác nhau trên những gì đã quan sát được bởi các nhà khoa học.

Màng và đại não

Sư Phụ giảng: “Hiện nay những [người] chúng ta làm khoa học về [thân] thể người đa phát hiện rằng, ý niệm của con người chúng ta, tư duy trong đại não con người có thể sinh ra một loại vật chất. Chúng tôi ở tầng rất cao nhìn thấy nó thật sự là một loại vật chất; tuy nhiên loại vật chất ấy không giống như hình thức sóng điện não mà hiện nay chúng ta nghiên cứu phát hiện ra, mà là một loại hình thức đại não hoàn chỉnh. (Bài giảng thứ 5, Chuyển Pháp Luân)

Hiện nay những nhà vật lý trong ngành lý thuyết dây giả định rằng toàn bộ vũ trụ là một cái màng lớn. Các vi hạt nhỏ hơn tương đồng với màng nhỏ. Thực tế, có rất nhiều màng cùng tồn tại đồng thời. Cho đến gần đây, các nhà khoa học không thể giải quyết được sự bí ẩn của vụ nổ Big Bang, hay những thứ họ gọi là một “điểm kỳ dị”. Các định luật của vật lý không thể áp dụng cho các điểm kỳ dị và không thể giải thích được nguồn gốc của vũ trụ (hay vũ trụ nhỏ bé này của chúng ta). Chỉ những gì diễn ra sau khi vũ trụ được sinh thành mới có thể giải thích được bởi khoa học hiện đại. Một vài khoa học gia đã đưa ra ý tưởng các vũ trụ song song tồn tại đồng thời. Cũng có một vấn đề liên quan đến lực trọng trường, với câu hỏi đặt ra tại sao lực hấp dẫn rất yếu trong không gian của chúng ta? Người ta thừa nhận rằng lực hấp dẫn có xuất xứ từ một không gian khác và biểu hiện của nó là yếu trong không gian chúng ta. Sau đó xuất hiện một cuộc tranh luận xem có mười hay mười một không gian song song đồng thời tồn tại. Từ cả hai phía các nhà khoa học tham gia tranh luận về vấn đề này đến cuối cùng việc tính toán đã chứng minh rằng cả hai lý thuyết đều đúng: không gian mười một chiều bao hàm cả không gian mười chiều trong nó. Ý tưởng được chấp nhận nhiều nhất hiện nay trong vật lý là vụ nổ Big Bang được gây ra bởi sự chuyển động của các màng trong một không gian khác. Bởi vì mọi thứ đều luôn chuyển động, nên các màng cũng chuyển động. Một nhà khoa học đã đưa ra giả thuyết rằng sự dịch chuyển của các sóng lớn trong không gian khác và sự va chạm giữa các sóng này ở một điểm xác định sẽ tạo ra vũ trụ và điều này có vẻ như giải quyết được các khúc mắc của “ điểm kỳ dị”.

Tôi suy nghĩ về điều này vì Sư Phụ giảng cho chúng ta rằng, những ý niệm của con người có hình thức đại não, như vậy liệu có phải những ý niệm của các sinh mệnh cao tầng cũng có hình thức đại não tồn tại ở một không gian vi mô hơn? Mặc dù tôi có những hạn chế ở điểm này liên quan đến những thứ khoa học tuyên bố về việc liệu có phải vũ trụ được tạo ra bởi “sự va chạm ngẫu nhiên của các sóng của các màng trong một không gian khác,” như khoa học tuyên bố, nhưng có lẽ có một vài liên hệ giữa dạng ý thức hay một ý niệm của một Đại Giác Giả và vũ trụ như chúng ta đã biết. Phải chăng vũ trụ mà chúng ta biết, đơn giản chỉ là một ‘đại não’ (một ý niệm) của một sinh mệnh cao tầng hơn? Cá nhân tôi có những hiểu biết hạn chế liên quan đến lý thuyết dây. Từ hiểu biết hiện tại của tôi, Sư Phụ đã giảng cho chúng ta về các hạt từ không gian vi mô tới không gian vĩ mô. Sư Phụ cũng đã giảng rằng mọi thứ là luôn luôn chuyển động.

Trong “Giảng Pháp tại Pháp Hội Canada” (Tháng 5 năm 1999), Sư Phụ giảng:

“Vũ trụ mà nhân loại biết được thông qua việc quan sát bằng kính thiên văn cũng là một thứ trong không gian được tạo bởi lớp bề mặt của các hạt tử, cái bao gồm các phân tử. Vì vậy, nó vẫn là nằm trong lớp vỏ của không gian này. Giống như cách vũ trụ này đang vận động, tất nhiên, mọi người đều biết rằng địa cầu đang quay quanh mặt trời, các electron đang quay quanh hạt nhân, các thực thể đang chuyển động. Trên thực tế, vẫn có những dạng vận động lớn hơn nữa. Một vài năm trước, các nhà khoa học khám phá ra rằng địa cầu cũng đang thở, nó cũng nở ra và co lại. Địa cầu được tạo ra từ các phân tử. Thế thì, từ góc nhìn của các hợp tử của các sinh mệnh ở mức độ nhỏ hơn và vi mô hơn, hay từ những hợp tử của các sinh mệnh tồn tại bên trong địa cầu, thì phải chăng địa cầu cũng là một vũ trụ? Phải chăng các phân tử, cấu thành nên địa cầu, là các thiên thể ? Chúng cũng là một lớp vũ trụ. Vậy hãy nghĩ về nó: Sự vận động của chúng sẽ giống cái gì đây?  Nó phải chăng cũng cùng một loại với những hiện tượng mà các nhà khoa học hiện nay quan sát thấy trong vũ trụ?” (bản dịch không chính thức)

Nếu địa cầu đang chuyển động và đang “thở”, và mọi thứ đang chuyển động và đang dao động, phải chăng những thứ mà các nhà khoa học gọi là “dây” thực tế là các hạt tử chuyển động? Nhưng chúng là “dây”, hay thực tế chúng là hạt?

Sư Phụ cũng đã nói với chúng ta rằng không có gì xảy ra là ngẫu nhiên trong thế giới này. Gần đây, có một vấn đề với chức năng chính xác của máy gia tốc mới xây dựng ở gần biên giới nằm giữa Pháp và Thụy Sĩ. Máy gia tốc Large Hadron Collider (LHC) là máy gia tốc lớn nhất của thế giới và bộ gia tốc năng lượng cao nhất,  dự định dùng để gia tốc cho chùm phản hạt proton (năm trong số một vài dạng hadron) một động năng cực lớn. Sư Phụ đã giảng cho chúng ta rằng toàn bộ các hành tinh đều có sự sống. Nếu tất cả các hành tinh đều có sự sống, thì tất cả các hạt nhỏ ở mức vi mô và các hạt lớn ở mức vĩ mô cũng đều có sự sống. Thí nghiệm với máy gia tốc liệu có là va chạm một mặt trời của một hệ nhỏ hơn với các mặt trời khác? Nó cũng có vẻ giống  như những sinh mệnh cao tầng hơn quyết định chơi và bắn phá mặt trời của chúng ta với những mặt trời khác để xem nó được làm bằng gì? Liệu đây có phải là tội ác lớn cho nhân loại hay không?

Hơn nữa, Sư Phụ giảng trong “Giảng Pháp tại Pháp Hội Atlanta năm 2003” như sau:

“Chư vị đã biết chưa? Sự phát triển của khoa học tại lĩnh vực vi quan còn đáng sợ hơn. Trong nghiên cứu các lạp tử ở vi quan hơn, [khoa học] khiến các lạp tử vi quan phát sinh phân rã, tạo thành phản ứng phân rã dây chuyền liên tục, liên tục phân rã và nổ không ngừng. Các khoa học gia hiện nay cũng biết rằng [điều] ấy đáng sợ; nếu cho phát nổ dây chuyền mãi như thế, thì không cần phải trải qua một thời gian lâu, toàn thể địa cầu này sẽ bị giải thể hết. Hiện nay những nhà khoa học làm [ra] những việc ấy không ai có thể dừng loại phát nổ ấy được; hiện nay vẫn đang liên tục phân rã và giải thể. Những người Trung Quốc đan áo len đều biết rằng, nếu hiện nay cứ liên tục tháo không ngừng, thì sẽ mở từng nút từng nút mãi. Mà khoa học đưa đến cho nhân loại đâu chỉ có vậy; có đáng sợ hay không?

Sư Phụ giảng trong Bài giảng thứ 7 sách Chuyển Pháp Luân: “Sát sinh sẽ tạo thành nghiệp lực rất lớn...Sát sinh không chỉ tạo thành nghiệp lực to lớn, mà còn liên quan đến vấn đề tâm từ bi.”

Trong Bài giảng thứ 2, Sư Phụ giảng: “Mọi người đã biết, vật chất ở [các mức] vi lạp có phân tử, nguyên tử, proton, khảo sát xuống nữa mãi đến tận cùng; nếu như tại mỗi tầng có thể nhìn thấy được một diện {bề mặt} của tầng, chứ không phải là một điểm, [tức là] thấy một diện của tầng phân tử, thấy một diện của tầng nguyên tử, một diện của tầng proton, một diện của tầng hạt nhân nguyên tử, thì chư vị đa nhìn thấy được hình thức tồn tại tại những không gian khác nhau. Bất kể vật thể nào, kể cả thân thể người, cũng đều đồng thời tồn tại [tại các] tầng không gian cùng với không gian vũ trụ, [chúng] cũng có tương thông [với nhau]. Vật lý học hiện đại của chúng ta nghiên cứu các vi lạp vật chất, [nó] chỉ nghiên cứu từng vi lạp, phân tích, phân tách nó; phân tách hạt nhân nguyên tử rồi lại nghiên cứu thành phần phân rã [của hạt nhân]. Nếu có các thiết bị có thể triển khai mà nhìn thấy trong tầng ấy—toàn bộ thể hiện của tất cả thành phần nguyên tử hoặc thành phần phân tử ở trong tầng này—nếu có thể nhìn thấy được cảnh tượng ấy, thì chư vị đã đột phá được đến không gian ấy mà nhìn thấy được chân tướng tồn tại ở các không gian khác. Thân thể người và không gian bên ngoài [nó] có sự đối ứng, chúng đều tồn tại theo hình thức tồn tại như thế.

Trong vật lý lượng tử, khi các nhà khoa học đề cập đến nguyên tử, họ nói về bốn lực chính. Lực mạnh, lực yếu, lực điện từ và lực hấp dẫn. Để đơn giản, chúng ta hãy nói về hai lực, lực điện từ hút các hạt mang điện âm electron và đẩy các hạt mang điện dương proton và lực mạnh cũng hút các hạt mang điện dương lại với nhau. Lực mạnh phải lớn hơn lực điện từ, bởi vì nó bao phủ lên lực kéo điện từ phần các hạt mang điện dương (protons). Theo thể ngộ của tôi, Sư Phụ giảng rằng các hạt càng vi mô thì mật độ càng cao và năng lượng càng lớn. Có thể lực mạnh là lực giữ cho các hạt ở trên cùng một tầng? Không phải cùng lực đó giữ các hạt cùng nhau ở các tầng khác nhau.

Trường không gian sâu [xa] (Deep Field Space)

Vào năm 1995, Kính thiên văn vũ trụ Hubble đã chụp được một hình ảnh, và là một trong những hình ảnh quan trọng nhất đối với ngành thiên văn học ngày nay. Kính Hubble đã nhìn sâu vào trong không gian rỗng, nhìn sâu vào một khoảng bầu trời không có gì đặc biệt trong mười ngày và sau đó đã bắt được một hình ảnh. Ở đó dường như chẳng có gì tồn tại, hình ảnh được gọi là trường không gian sâu [xa], chụp được cỡ khoảng 3.000 thiên hà. Con số 3.000 xuất hiện ở rất nhiều chỗ trong sách Chuyển Pháp Luân, cũng như các bài giảng khác nhau của Sư Phụ.

“Như tôi vừa giảng, cái vũ trụ mà nói chung chúng ta có thể hiểu được, thật sự là dải rộng của một tiểu vũ trụ.  Lần trước khi tôi đến nước Mỹ, tôi đã giảng rằng: một dải rộng thì khoảng trên 2.7 tỷ Ngân Hà với dạng hệ hành tinh – khoảng cỡ này, ít hơn 3 tỷ – thì cấu tạo nên một vũ trụ.  Và vũ trụ này có một cái vỏ, hay là có ranh giới.  Và đó là cái vũ trụ mà chúng tôi thường nói đến.  Nhưng vượt xa ngoài vũ trụ này còn có các vũ trụ khác tận các nơi xa hơn.  Trong phạm vi của một dải rộng đặc định thì có 3000 vũ trụ khác giống như thế này.  Tuy thế cũng có một cái vỏ bên ngoài 3000 vũ trụ này, và đó chính là một vũ trụ tầng thứ hai được cấu thành.  Vượt xa hơn vũ trụ tầng thứ hai này thì có khoảng 3000 vũ trụ khác cũng kích cỡ như vũ trụ tầng thứ hai này.  Có một cái vỏ bên ngoài của chúng, và chúng lại tạo nên vũ trụ tầng thứ ba.  Cũng giống như là các hạt tử nhỏ tổ hợp thành hạt nhân nguyên tử, hạt nhân nguyên tử thì tổ hợp thành nguyên tử, và nguyên tử tổ hợp thành phân tử – cũng giống như các hạt tử cực vi quan tổ hợp thành các hạt tử lớn hơn trong một hệ thống.  Vũ trụ mà tôi vừa mô tả chính là cách mà tất cả những gì bên trong hệ thống đó tổ hợp lại.  Ngôn ngữ này không có cách nào mô tả nó được; ngôn ngữ nhân loại không thể diễn đạt nó một cách rõ ràng được.  Đây chỉ là tình huống trong một trạng thái.  Nhưng có nhiều, rất nhiều hệ thống – vô số nguyên tử tổ hợp thành phân tử – trải rộng ra khắp vũ trụ theo cách như thế.” (“Giảng Pháp Tại Thành phố New York” tháng 3 năm 1997, Giảng Pháp tại Hoa Kỳ)

Hubble Deep Field Image

“Tôi luôn giảng rằng giữa nguyên tử và phân tử là cả một không gian vô tỉ. Nhân loại chúng ta sống ở lớp các hạt tử lớn nhất tạo bởi các phân tử, và những hành tinh mà chúng ta thấy, là một lớp các hạt tử. Nhân loại sống trong không gian đó. Một hành tinh cũng là một hạt tử nhỏ. Xa hơn nữa, Dải Ngân Hà cũng có lớp vỏ bên ngoài của nó. Phải chăng dải Ngân Hà và vô số các thiên hà trải rộng ra vũ trụ, tạo thành một không gian. Chúng là có mối quan hệ với nhau. Tiếp đó phía trên các thiên hà, lại có những lớp vũ trụ khác, rồi phải chăng những lớp vũ trụ này lại tạo thành một lớp các hạt tử? Nó xác thực là một lớp các hạt tử. Vũ trụ là rộng lớn mênh mông đến khó tin. Không có cách nào để mô tả sự mênh mông của nó. Hơn nữa, 3000 vũ trụ giống như vũ trụ chúng ta đang sống, lại tạo thành một tầng thứ vũ trụ cao hơn,  vũ trụ đó có một lớp vỏ bên ngoài và lại là một hạt tử của vũ trụ tầng thứ cao hơn nữa. Tuy thế, những hạt tử mà tôi vừa giảng là trải rộng từ một điểm. Trên thực tế, các hạt tử của mỗi lớp trải rộng ra toàn thể vũ trụ. Những gì tôi vừa mô tả chỉ là hai tầng thứ của vũ trụ mà chư vị đã thấy sửng sốt rồi. Thực tế, khoa học của nhân loại trong tương lai cũng sẽ không thể biết điều này, và cũng như thế nhân loại sẽ vĩnh viễn không bao giờ có thể nhận thức về những thứ ở cao tầng. Thậm chí với mức độ mà chúng ta vừa thảo luận, lớp các hạt tử đó cũng chỉ là một hạt bụi – một hạt bụi nhỏ – trong vũ trụ rộng lớn. Thử hình dung xem vũ trụ này mênh mông vô tỉ nhường nào. Đây là một kiểu không gian tôi đã từng giảng cho chư vị. (“Giảng Pháp tại thành phố New York,” Tháng 3 năm 1997, Giảng Pháp tại Hoa Kỳ) (bản dịch không chính thức)

Tôi cũng đã suy ngẫm về lý thuyết “Big Bang” và sự mở rộng của vũ trụ. Theo tôi thì vụ nổ Big Bang không phải là cách vũ trụ được tạo ra, mà có nghĩa là cách thức vũ trụ kết thúc. Thực tế có thể một thứ gì đó được tạo ra bởi một vụ nổ? Nó có thể là những gì các nhà khoa học nhận thức là sự bắt đầu của vũ trụ, hay thực tế là sự quan sát sự kết thúc của vũ trụ? Hay phải chăng sự khởi đầu và kết thúc là cùng một thời điểm. Sự khởi đầu mang theo nó sự kết thúc và vụ nổ có thể đồng thời là sự khởi đầu và sự kết thúc.

Sư Phụ nói cho chúng ta rằng tầng khác nhau có Pháp khác nhau. Nhận thức của tôi đó là điều này áp dụng đối với các định luật khác nhau, bao gồm cả các định luật toán học và vật lý. Hiện nay, một số nhà vật lý lượng tử sẵn sàng nói các thuật ngữ ý thức và tiềm năng. Các định luật của vật chất, của thế giới hữu hình này không thể áp dụng cho thế giới lượng tử. Những nhà vật lý cổ điển đã phải trải qua một thời gian khó khăn để tiến đến thời kỳ với hiểu biết tân tiến là mọi thứ không phải là vật chất, như đã từng được tin tưởng, mà là ý thức. Các định luật của thế giới vật chất hiện hữu này như đã biết là không thể áp dụng vào thế giới vi mô.

Khi ngẫm nghĩ về sự tương đồng giữa cấu trúc của một nguyên tử và cấu trúc của hệ mặt trời, trong hệ mặt trời có 9 hành tinh chính, có lẽ nó chính là một phiên bản lớn hơn của flo? Trên bảng tuần hoàn, một nguyên tử flo chứa chín 9 electron. Hệ mặt trời của chúng ta chứa chín hành tinh. Có lẽ sự so sánh này sẽ có ích cho những khám phá khoa học trong tương lai.

Đó là một vài những hiểu biết tôi muốn chia sẻ với các bạn đồng tu. Trên con đường tu luyện của mình, tôi nhận ra rằng sự truy cầu tri thức cũng là một chấp trước. Ở một tầng khác, có tồn tại Pháp khác. Ở một tầng thứ nào đó, việc thám hiểm những bí ẩn của vũ trụ và cố gắng hiểu những điều bí ẩn của cuộc sống là đúng, nhưng ở một tầng thứ khác việc truy cầu kiến thức trở thành một chấp trước cần phải bỏ.

Và cuối cùng, đây là một chút “suy tưởng thần thánh” dành cho các bạn. Tôi tìm thấy hai đoạn phim mà ở đó xuất hiện hình ảnh giống như nữ thần. Đó có là thật hay không, tùy thuộc vào sự quyết định của các bạn. Dù thế nào, tôi thấy nó đặc biệt. Ở thời điểm 1 phút 17 giây, có thể nhìn thấy rõ nét môi và mũi, và ở thời điểm 1 phút 32 giây, là toàn bộ thân thể nữ thần: http://www.youtube.com/watch?v=-_Fs8oIdD7o (*)

Lần đầu tiên tôi xem clip này, đó là thời điểm nhiều năm trước khi tôi bắt đầu tu luyện Đại Pháp, tôi cảm thấy rằng tôi đã nhìn thấy một nữ thần lớn trong đó. Tôi nghĩ nó thật thú vị. Nếu như các bạn không đồng ý, thì ít nhất tôi cũng hi vọng các bạn sẽ thích thú những hình ảnh quyến rũ và âm nhạc tuyệt vời.

Có thể tải về đoạn phim ở đây: http://rapidshare.com/files/4668247/Hubble640.zip

Đây là những hiểu biết tại tầng thứ của tôi. Xin từ bi chỉ ra những điều thiếu sót.

Cám ơn Sư Phụ, cảm ơn các bạn đồng tu.

Dịch từ:

http://pureinsight.org/node/5616

The post Hiểu biết của một học viên về vật lý lượng tử first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2009/12/hieu-biet-cua-mot-hoc-vien-ve-vat-ly-luong-tu.html/feed0
Các nhà khoa học khám phá ra sự tồn tại của nhiều thế giớihttps://chanhkien.org/2009/07/cac-nha-khoa-hoc-kham-pha-ra-su-ton-tai-cua-nhieu-the-gioi.htmlhttps://chanhkien.org/2009/07/cac-nha-khoa-hoc-kham-pha-ra-su-ton-tai-cua-nhieu-the-gioi.html#respondFri, 10 Jul 2009 09:53:04 +0000https://chanhkien.org/?p=2141Liệu có ai đã từng tưởng tượng, trong khi nhìn lên bầu trời đầy sao, rằng trong vũ trụ bao la cự đại này có vô số vũ trụ song song đang đồng thời tồn tại?

The post Các nhà khoa học khám phá ra sự tồn tại của nhiều thế giới first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Mạc Tâm Hải

[Chanhkien.org] Liệu có ai đã từng tưởng tượng, trong khi nhìn lên bầu trời đầy sao, rằng trong vũ trụ bao la cự đại này có vô số vũ trụ song song đang đồng thời tồn tại? Các nhà khoa học đã khám phá ra rằng có nhiều ‘phiên bản’ của mỗi chúng ta tại vô số các thế giới trong vũ trụ, nơi mà mỗi ‘phiên bản’ trong chúng ta làm những việc không tương đồng. “Tất cả các sự kiện có thể xảy ra, tất cả các sự biến đổi có thể nhận thức được trong đời sống của chúng ta, phải tồn tại.” [1] Tất cả các loại vật chất điều có đặc tính riêng của chúng, cũng như hình thức tồn tại và tiến hóa riêng của chúng, ở mỗi thế giới. Điều này nghe có vẻ rất huyền bí, nhưng học thuyết “nhiều thế giới” chính là sự giải thích sáng tỏ của cơ học lượng tử.

“Sự tín nhiệm đã đến với Hugh Everett, người có luận án tiến sĩ được trình bày lần đầu tiên tại Princeton vào năm 1957, trong đó coi thuật ngữ “nhiều thế giới” là sự giải thích của thuyết cơ học lượng tử.” [1] Sau này, Tiến sĩ John Wheeler đã phát triển học thuyết này xa hơn nữa. Tiến sĩ Wheeler là nhà vật lý thiên văn nổi tiếng nhất tại Mỹ, một chuyên gia về Thuyết Tương đối, và là một trong những lãnh đạo của đội dự án Manhattan nhằm phát triển kế hoạch bom nguyên tử, cũng như đội chế tạo bom hydro trong Chiến tranh Thế giới II. Năm mươi năm sau, học thuyết “nhiều thế giới” tiếp tục thu hút nhiều thế hệ các nhà vật lý, những người đã cống hiến cho sự nghiệp phát triển học thuyết này. Giáo sư vật lý danh tiếng, ông David Deutsch tại Đại học Oxford là đại diện cho các nhà vật lý này.

Tiến sĩ Deutsch là “một trong những nhà vật lý học lý thuyết hàng đầu trên thế giới.” [1] Tạp chí Discover đã có một cuộc phỏng vấn đặc biệt với Tiến sĩ Deutsch và xuất bản một bài báo trong tháng 9 năm 2001, trong đó ông Deutsch giải thích ngắn gọn về học thuyết “nhiều thế giới.”

Kể từ khi thế kỷ 20 bắt đầu, các nhà vật lý học lượng tử đã bị sửng sốt bởi một số hiện tượng mà dường như xung khắc với thế giới vật lý rộng lớn của Newton và Einstein. “Theo phạm trù của thuyết lượng tử, các đối tượng dường như mơ hồ và khó phân biệt, như thể chúng được tạo ra bởi một vị thần ngốc nghếch. Một lạp tử đơn không chỉ chiếm vị trí tại một nơi, mà ở nhiều nơi và cả ở giữa những nơi đó.” [1] Những hiện tượng này hoàn toàn khác biệt với những kinh nghiệm hàng ngày của chúng ta, và làm đau đầu hầu hết các nhà vật lý.

Các nhà vật lý đã cố gắng giải thích những hiện tượng này, nhưng nói một cách nghiêm túc, không có lời giải thích thỏa đáng nào về mặt toán học. Không cần đợi đến những năm 1950, khi mà điều huyền bí được giải quyết bởi “học thuyết nhiều thế giới.” Nhiều nghiên cứu đã cho thấy mỗi electron trong các thí nghiệm “dường như có thể tồn tại ở nhiều vị trí khác nhau cùng một lúc – nhưng chỉ khi không có ai đang quan sát. Ngay khi một nhà vật lý cố gắng quan sát một lạp tử, lạp tử ấy bằng cách nào đó đã định tại một vị trí, như thể là nó biết rằng nó đã bị phát hiện.” [1]

“Để giải thích sự mâu thuẫn này, đa số các nhà vật lý đã chọn một phương án dễ dàng: Họ hạn chế tính hiệu lực của thuyết lượng tử trong thế giới hạ nguyên tử (mức vi quan ở dưới mức nguyên tử). Nhưng ông Deutsch đã lý luận rằng quy luật của học thuyết phải có tính xác thực tại mỗi mức [vi quan]. Bởi vì mọi thứ trên thế giới này, bao gồm cả chúng ta, được cấu thành bởi những lạp tử này, và bởi vì thuyết lượng tử đã được chứng minh là không thể sai lầm ở mỗi thí nghiệm có thể nhận biết, các quy tắc lượng tử kỳ cục này phải được áp dụng cho chúng ta. Chúng ta, cũng như vậy, phải tồn tại ở nhiều trạng thái cùng một lúc, thậm chí cả nếu chúng ta không nhận ra nó. Phải có nhiều ông David Deutsch, nhiều trái đất, và nhiều vũ trụ [đồng thời tồn tại]. Chúng ta không chỉ sống trong một vũ trụ đơn, theo như ông Deutsch, mà phải trong một vũ trụ rộng lớn hay là “đa vũ trụ.” [1]

“Dưới điều kiện bình thường, chúng ta không bao giờ phải đối mặt với những hiện thực đa chiều như trong cơ học lượng tử. Chúng ta chắc chắn không thể nhận thức được những ‘cái tôi’ khác đang làm gì. Chỉ trong những điều kiện được kiểm soát một cách cẩn thận, như trong thí nghiệm hai khe hở (two-slit), chúng ta mới có được gợi ý về sự tồn tại của điều mà ông Deutsch gọi là “đa vũ trụ.” [1] Ông Deutsch, một bậc thầy trong lĩnh vực vật lý học lý thuyết, tin rằng không có cách nhìn nhận khác về cơ học lượng tử. Những thí nghiệm này được xây dựng dựa trên những phương trình toán học nghiêm ngặt và được lặp đi lặp lại nhiều lần.

Trong đoạn cuối bài báo, “Ông Deutsch lý luận rằng các nhà vật lý, những người sử dụng cơ học lượng tử một cách vị lợi – và điều đó có nghĩa rằng hầu hết các nhà vật lý đang làm việc trong lĩnh vực hiện nay – thật thiếu can đảm. Họ đơn thuần không thể chấp nhận sự kỳ bí của hiện thực lượng tử. Đây có lẽ là lần đầu tiên trong lịch sử, ông nói, các nhà vật lý đã từ chối tin vào những gì mà học thuyết đang thịnh hành nói về thế giới. Đối với ông Deutsch, điều này giống như Galileo từ chối tin rằng Trái đất quay xung quanh Mặt trời và sử dụng mô hình nhật tâm của hệ mặt trời chỉ để dự đoán vị trí của các ngôi sao và hành tinh trên bầu trời. Giống như các nhà vật lý hiện đại, những người cho rằng lượng tử ánh sáng (photon) vừa là dạng sóng vừa là dạng hạt, lúc ở chỗ này lúc ở chỗ kia, Galileo có thể lý luận rằng Trái đất vừa chuyển động vừa đứng im cùng một lúc và các sinh viên mới ra trường chế nhạo rằng điều này có nghĩa là gì vậy.” [1]

Bức ảnh 1: Sự giải thích “nhiều thế giới” của cơ học lượng tử đề xuất rằng những sinh viên này tại Oxford, cũng như trong số chúng ta, có hai bản sao giống hệt nhau trong vô số các vũ trụ khác.

Bức ảnh 2: Theo quan điểm của ông Deutsch, mỗi sự lựa chọn mà chúng ta từng có trong cuộc sống, bao gồm cả việc đi bộ qua một cánh cổng hay là đi xuyên qua nó, được thực hiện bởi ít nhất một ‘cái bóng’ của chúng ta trong ‘đa vũ trụ’ lượng tử.

Tham khảo:

[1] DISCOVER Vol. 22 No. 9 (Tháng 9 năm 2001)

http://www.discover.com/sept_01/featsecret.html

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2002/9/19/18581.html
http://www.pureinsight.org/node/1225

The post Các nhà khoa học khám phá ra sự tồn tại của nhiều thế giới first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2009/07/cac-nha-khoa-hoc-kham-pha-ra-su-ton-tai-cua-nhieu-the-gioi.html/feed0
Các nhà khoa học Mỹ tin rằng có vô số vũ trụ đang hiện hữuhttps://chanhkien.org/2009/06/cac-nha-khoa-hoc-my-tin-rang-co-vo-so-vu-tru-dang-hien-huu.htmlhttps://chanhkien.org/2009/06/cac-nha-khoa-hoc-my-tin-rang-co-vo-so-vu-tru-dang-hien-huu.html#respondTue, 23 Jun 2009 08:54:09 +0000https://chanhkien.org/?p=2049Các nhà thiên văn học người Mỹ mới đây đã đưa ra nhiều giả thuyết mới về sự hình thành vũ trụ.

The post Các nhà khoa học Mỹ tin rằng có vô số vũ trụ đang hiện hữu first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Liu Xinyu

[Chanhkien.org] Các nhà thiên văn học người Mỹ mới đây đã đưa ra nhiều giả thuyết mới về sự hình thành vũ trụ. Trong số đó có khái niệm “đa vũ trụ” (“multiverse”), khái niệm cho thấy rằng có những “vụ nổ” liên tiếp sau “vụ nổ lớn” (“Big Bang”) và hình thành nên vô số vũ trụ.

Tại sao không gian của chúng ta có ba chiều mà không phải là hai, mười hay hai mươi lăm? Tại sao tốc độ của ánh sáng lại nhanh hơn rất nhiều lần tốc độ âm thanh? Tại sao một nguyên tử lại nhỏ hơn rất nhiều một hành tinh? Tại sao vũ trụ của chúng ta rất cổ xưa? Liệu những vũ trụ khác có tồn tại hay không? Có một số câu hỏi mà các nhà khoa học đang tìm lời giải đáp.

Khoảng một thế kỷ trước đây, các nhà khoa học tin rằng toàn bộ vũ trụ chỉ bao gồm các vì sao và đám tinh vân trong Dải Ngân Hà. Ngày nay, các nhà thiên văn học đã biết rằng có vô số thiên hà tồn tại bên ngoài Dải Ngân Hà. Theo các quan sát thiên văn, “năng lượng tối” (“dark energy”) mà chưa phát hiện ra chiếm tỷ lệ 2/3 tổng năng lượng vật chất của toàn vũ trụ.

Một vài nhà vũ trụ học đã đưa ra giả thuyết rằng các vũ trụ mở rộng theo dạng hình học, đan xen vào những vụ trụ khác hay vũ trụ nhỏ hơn bên trong một hố đen. Những nhà khoa học khác tin rằng các vũ trụ đang trôi nổi trong chân không và đôi khi va chạm với nhau trong một chiều không gian thứ năm. Tiến sĩ Max Tegmark, một nhà vũ trụ học tại Đại Học Pennsylvania, đã đưa ra giả thuyết rằng ít nhất tồn tại bốn vũ trụ khác nhau. Tiến sĩ Joseph Polchinski đến từ Học Viện Vật Lý Lý Thuyết và Đại Học California tại Santa Barbara, đã nghiên cứu rằng có thể có 1060 lời giải khác nhau cho một phương trình bậc nhất cơ bản, cho thấy vũ trụ của chúng ta chỉ là một sự phối hợp của một vài vũ trụ cho con người sinh sống.

Dựa trên vật lý học phân tử hiện đại, tiến sĩ Alan Guth, một giáo sư tại Học Viện Công Nghệ Massachusetts đã đưa ra giả thuyết về “sự bơm phồng”. Giả thuyết này khẳng định rằng khi một vũ trụ có tuổi thọ ít hơn một phần tỷ tỷ của một giây, nó sẽ trải qua một vụ siêu nổ và phát phóng ra năng lượng chống lại trọng trường trong vũ trụ. Tiến sĩ Guth và nhiều lý thuyết gia khác nhau, gồm có tiến sĩ Andrei Linde thuộc Đại Học Stanford, tiến sĩ Alexander Vilenkin thuộc Đại Học Tufts và tiến sĩ Paul Steinhardt thuộc Đại Học Princeton đã đề xuất rằng một khi “sự bơm phồng” bắt đầu ở bất cứ đâu, nó sẽ tiếp tục xảy ra mãi mãi, và tạo ra một chuỗi vô hạn các vũ trụ.

Tham khảo:

1. www.nytimes.com/2002/10/29/science/space/29MULT.html [1]
2. www.nytimes.com/2002/10/29/science/space/29COSM.html [2]

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2002/11/2/19089.html
http://www.pureinsight.org/node/1218

The post Các nhà khoa học Mỹ tin rằng có vô số vũ trụ đang hiện hữu first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2009/06/cac-nha-khoa-hoc-my-tin-rang-co-vo-so-vu-tru-dang-hien-huu.html/feed0
Nguồn gốc của mặt trănghttps://chanhkien.org/2009/03/nguon-goc-cua-mat-trang.htmlhttps://chanhkien.org/2009/03/nguon-goc-cua-mat-trang.html#respondFri, 13 Mar 2009 09:10:15 +0000https://chanhkien.org/?p=1474Đã 40 năm trôi qua kể từ khi tàu vũ trụ Apollo của Mỹ đáp xuống mặt trăng vào năm 1969.

The post Nguồn gốc của mặt trăng first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[Chanhkien.org] Đã 40 năm trôi qua kể từ khi tàu vũ trụ Apollo của Mỹ đáp xuống mặt trăng vào năm 1969. Vào ngày 15 tháng 9 năm 2007, Nhật Bản cũng đã phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên mang tên “Princess” với nhiệm vụ chính là khám phá mặt trăng.

Người sáng lập Pháp Luân Công, Ông Lý Hồng Chí, đã tiết lộ bí mật về mặt trăng trong quyển sách Chuyển Pháp Luân (tập II):

Thực ra, mặt trăng là người tiền sử tạo ra, bên trong nó rỗng. Nhân loại tiền sử rất phát triển.

Chúng ta không thực sự biết được cuốn sách này được viết khi nào, nhưng nó được xuất bản 12 năm trước đây vào năm 1995. Giờ đây chúng ta có thể tìm được thông tin [trên] về mặt trăng từ website Minh Huệ và trong cuốn Chuyển Pháp Luân (tập II), Giảng Pháp ở Đại Dữ Sơn.

Ngày nay, các nhà khoa học đang sử dụng sự hiểu biết của họ từ những gì quan sát được để tạo ra một “sự suy đoán táo bạo” chứ không phải là một sự khẳng định chắc chắn. Sự suy đoán táo bạo đó là kết quả của việc tiêu tốn hàng đống tiền. Khi nền kinh tế của một quốc gia đang trong khủng hoảng, làm sao có thể lấy lý do khám phá mặt trăng để tiêu tốn nhiều tiền như vậy?

Trên thực tế, nhà sáng lập Pháp Luân Công đã tiết lộ rất nhiều bí mật về nhân loại và toàn vũ trụ mà các nhà khoa học hiện đại không hể có một manh mối nhỏ nào về cách làm sao đạt được điều đó. Với những khám phá mới và những suy luận mới, các nhà khoa học cuối cùng sẽ khám phá ra họ đã dành cả cuộc đời và cạn kiệt sức lực để tìm kiếm những câu trả lời mà đã được gói gọn chỉ trong một vài câu trong sách của Ông Lý Hồng Chí.

Một vài nhà lãnh đạo chính trị ở Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ lấy làm ngạc nhiên trước sự đột phá những sự bế tắc về khoa học đến từ việc nghiên cứu các học viên Pháp Luân Công. Và điều đó được cung cấp cho mọi người dân thế giới một cách miễn phí.

Liệu có ai đã từng tự hỏi sự thông thái của các học viên Pháp Luân Công đến từ đâu?

Dịch từ:

http://renminbao.com/rmb/articles/2007/9/25/45638b.html
http://www.pureinsight.org/node/4943

The post Nguồn gốc của mặt trăng first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2009/03/nguon-goc-cua-mat-trang.html/feed0
Phần vật chất vũ trụ còn thiếu đã được tìm ra bởi đài quan sát tia-X XMM-Newtonhttps://chanhkien.org/2009/03/phan-vat-chat-vu-tru-con-thieu-da-duoc-tim-ra-boi-dai-quan-sat-tia-x-xmm-newton.htmlhttps://chanhkien.org/2009/03/phan-vat-chat-vu-tru-con-thieu-da-duoc-tim-ra-boi-dai-quan-sat-tia-x-xmm-newton.html#respondSat, 07 Mar 2009 19:28:10 +0000https://chanhkien.org/?p=1450Đài quan sát tia-X XMM-Newton trực thuộc Cơ quan Hàng không Vũ trụ Châu Âu dưới sự điểu khiển của một nhóm các nhà thiên văn học quốc tế cuối cùng đã khám phá ra phần vật chất còn thiếu trong vũ trụ.

The post Phần vật chất vũ trụ còn thiếu đã được tìm ra bởi đài quan sát tia-X XMM-Newton first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[Chanhkien.org] Đài quan sát tia-X XMM-Newton trực thuộc Cơ quan Hàng không Vũ trụ Châu Âu dưới sự điểu khiển của một nhóm các nhà thiên văn học quốc tế cuối cùng đã khám phá ra phần vật chất còn thiếu trong vũ trụ.

Mười năm trước, các nhà khoa học đã dự đoán rằng khoảng một nửa vật chất thông thường là được cấu tạo bởi những nguyên tử tồn tại dưới hình thức các đám khí bụi có mật độ thấp, tràn đầy trong vũ trụ rộng lớn và giữa các thiên hà.

Tất cả vật chất trong vũ trụ được phân bố giống như một cấu trúc mạng nhện, gọi là lưới vũ trụ (cosmic web). Tại những điểm nút đậm đặc nhất của lưới vũ trụ là các dải thiên hà – vật thể lớn nhất trong vũ trụ. Các nhà thiên văn học hoài nghi rằng những đám khí bụi mật độ thấp lan tràn khắp trong những “sợi dây” của chiếc lưới vũ trụ này.

Mật độ thấp của đám khí bụi đã ngăn cản nhiều cố gắng nhằm phát hiện ra nó trong quá khứ. Với độ nhạy cao của đài quan sát XMM-Newton, các nhà thiên văn học đã khám phá ra những phần đậm đặc nhất của nó. Khám phá này sẽ giúp họ hiểu được sự giãn nở của lưới vũ trụ.

Phức hợp quang học và hình ảnh tia-X của dải thiên hà Abell 222 và Abell 223. Dải thiên hà đôi này được nối liền bởi một sợi nhỏ thấm đầy bởi đám khí tỏa ra tia-X mật độ cao.
Hình ảnh quang học được chụp bởi SuprimeCam của kính viễn vọng Subaru; hình ảnh tia-X cho thấy sự phân bổ của những đám khí khuếch tán (từ vàng sang đỏ) được quan sát bởi XMM-Newton. Người thực hiện: ESA/ XMM-Newton/ EPIC/ ESO (J. Dietrich)/ SRON (N. Werner)/ MPE (A. Finoguenov).

Chỉ khoảng 5% vũ trụ của chúng ta được cấu tạo bởi vật chất thông thường mà chúng ta đã biết, bao gồm proton, neutron hoặc baryon, cùng với electron, hình thành nên những khối vật chất thông thường. Phần còn lại của vũ trụ được cấu tạo bởi vật chất tối (23%) và năng lượng tối (72%). Một nửa của các vật chất baryon thì chưa được phát hiện. Tất cả các ngôi sao, thiên hà và các đám khí bụi quan sát được trong vũ trụ chỉ có ít hơn 1 nửa vật chất được cấu tạo bởi baryon.

Các nhà khoa học dự đoán rằng những đám khí phải có một nhiệt độ rất cao và nó có thể phóng xạ tia-X năng lượng thấp. Nhưng mật độ thấp của chúng làm cho việc quan sát trở nên khó khăn.

Các nhà thiên văn học đã sử dụng XMM-Newton để quan sát một cặp thiên hà, Abell 222 và Abell 223, cách trái đất 2.300 triệu năm ánh sáng. Khi ấy, những hình ảnh và quang phổ của hệ thống cho thấy một chiếc “cầu nối” bằng khí nóng liên kết hai chòm sao.

“Đám khí nóng mà chúng ta thấy trong ‘chiếc cầu’ hay là những ‘sợi dây’ có thể cực nóng và có mật độ cao nhất của đám khí khuếch tán trong lưới vũ trụ, được tin là cấu tạo bởi một nửa vật chất baryon trong vũ trụ,” ông Norbert Werner đến từ Học viện nghiên cứu vũ trụ Hà Lan SRON, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết.

Đây là một mô hình của lưới vũ trụ. Các chòm sao được dự đoán là sẽ phát triển ở các vùng nối của tấm lưới. Người thực hiện: Springel et al., Virgo Consortium

“Khám phá về phần nóng nhất của các baryon bị thiếu là rất quan trọng. Đó là bởi vì có nhiều loại [vật chất] khác nhau cùng tồn tại và chúng ta dự đoán là những baryon bị thiếu là một loại khí nóng, nhưng mẫu này có xu hướng khác biệt hẳn,” ông Alexis Finoguenov, một thành viên của nhóm nghiên cứu cho biết thêm.

Thậm chí với độ nhạy của XMM-Newton, khám phá này chỉ có thể xảy ra bởi vì phần nối là dọc theo đường thẳng của tầm nhìn, tập trung sự bức xạ từ toàn điểm nối chỉ trong một vùng nhỏ trên bầu trời. Khám phá về khí nóng này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sự giãn nở của lưới vũ trụ.

“Đây mới chỉ là điểm khởi đầu. Để hiểu về sự phân bố của vật chất trong lưới vũ trụ, chúng ta phải nghiên cứu thêm nhiều hệ thống giống như thế này. Và cuối cùng là khai trương một đài quan sát vũ trụ mới chuyên dụng để quan sát lưới vũ trụ với độ chính xác cao hơn hiện nay. Kết quả sẽ cho phép chúng ta thiết lập những yêu cầu chắc chắn cho nhiệm vụ mới này,” ông Norbert Werner kết luận.

Nhà khoa học phụ trách dự án ESA’s XMM-Newton, ông Norbert Schartel, bình luận về khám phá này: “Đột phá quan trọng này là một tin tuyệt vời cho sứ mệnh của chúng ta. Đám khí đã được phát hiện sau những cố gắng lớn lao và quan trọng hơn, chúng ta đã biết phải tìm kiếm ở nơi nào. Tôi hy vọng nhiều nghiên cứu theo sau XMM-Newton trong tương lai sẽ nhằm đúng những khu vực đầy hứa hẹn trên bầu trời.”

Dịch từ:

http://www.esa.int/esaCP/SEMQLPZXUFF_index_0.html
http://www.pureinsight.org/node/5353

The post Phần vật chất vũ trụ còn thiếu đã được tìm ra bởi đài quan sát tia-X XMM-Newton first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2009/03/phan-vat-chat-vu-tru-con-thieu-da-duoc-tim-ra-boi-dai-quan-sat-tia-x-xmm-newton.html/feed0
Sự quan sát ống kính phát hiện vòng nhẫn của một vật chất màu đenhttps://chanhkien.org/2007/07/su-quan-sat-ong-kinh-phat-hien-vong-nhan-cua-mot-vat-chat-mau-den.htmlhttps://chanhkien.org/2007/07/su-quan-sat-ong-kinh-phat-hien-vong-nhan-cua-mot-vat-chat-mau-den.html#respondTue, 17 Jul 2007 15:17:00 +0000Sự khám phá vòng nhẫn là giữa những bằng chứng mạnh mẽ nhất cho rằng chất đen tồn tại.

The post Sự quan sát ống kính phát hiện vòng nhẫn của một vật chất màu đen first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Ống kính thiên văn này ghép hợp những hình ảnh cho thấy một vòng“Ẩn vật chất thần bí” trong dãi ngân hà. NASA, ESA, M. J. Jee & H. Ford (Đại Học Johns Hopkins)

[Chanhkien.org] Theo bài báo của Trung Tâm Thông Tin ESA phát hành ngày 15 tháng 5, 2007, một đội các nhà thiên văn học quốc tế sử dụng kính thiên văn NASA/ESA đã phát hiện một vòng chất đen ma quái mà đã được kết thành cách đây đã lâu trong suốt sự va chạm titanic giữa 2 dải ngân hà khổng lồ. “Đây là lần đầu tiên mà một sự phân tán chất màu đen được tìm thấy, mà chúng khác với sự phân tán của những chất thông thường”. “Vòng nhẫn, được đo có 2. 6 triệu năm ánh sáng, được tìm thấy trong dãi ZwCl0024 1652, nằm cách trái đất 5 triệu ánh sáng. ”

Nhà thiên văn M. James Jee của Đại Học Johns Hopkins tại Baltimore, Hoa Kỳ, là một thành viên trong đội nghiên cứu vòng nhẫn chất màu đen, đã nói “Đây là lần đầu tiên chúng ta tìm ra chất đen mà có một cấu trúc độc nhất khác với khí và các dãi ngân hà khác”. “Mặc dù chất vô hình được tìm thấy trước đây ở những dãi ngân hà khác, nhưng nó vẫn không to lớn và tách biệt khỏi khí nóng và dải ngân hà. ”Jee tiếp tục, “Qua nhìn thấy cấu trúc của chất đen mà không theo dấu vết của các dãi ngân hà và khí nóng, chúng ta có thể nghiên cứu sự hoạt động khác nhau của nó so với các chất thông thường như thế nào. ”

Trong quá trình phân tích chất đen, họ chú ý thấy một cái gợn trong cái chất huyền bí này, nó giống như những gợn sóng được tạo ra trong một cái hồ do bởi một cục đá rơi tõm xuống nước.

Tò mò tại sao chiếc nhẫn lại ở trong cái dãi này và nó được hình thành như thế nào, Jee đã tìm thấy những nghiên cứu trước đây đưa ra rằng dãi này đã va cham với dãi khác cách đây 1 đến 2 tỉ năm. Sự nghiên cứu được xuất bản năm 2002 bởi Oliver Czoske của viện Thiên Văn Học Argelander tại đại học Bonn, dựa trên những sự quan sát phổ học của cấu trúc không gian 3 chiều của dãi này. Sự nghiên cứu đưa ra 2 nhóm khác biệt của những dãi ngân hà, chỉ định một sự va chạm giữa hai dãi. “Chất đen tạo thành hầu hết các vật chất của vũ trụ. Chất thông thường, tạo nên các ngôi sao và hành tinh, bao gồm chỉ vài phần trăm các vật chất của vũ trụ”.

“Sự khám phá vòng nhẫn là giữa những bằng chứng mạnh mẽ nhất cho rằng chất đen tồn tại. Các nhà thiên văn học đã từ lâu nghi ngờ sự tồn tại của chất vô hình này bởi vì có một nguồn trọng lực giữ chúng lại với nhau. Những dãi này sẽ bay rời ra nếu chúng dựa vào trọng lực từ các ngôi sao có thể nhìn thấy của chúng. Mặc dù các nhà thiên văn học không biết chất đen được tạo ra từ thứ gì, họ giả thuyết rằng nó là một loại hạt nhân tố bao quanh vũ trụ”.

Tham khảo: http://www.spaceflightnow.com/news/n0705/15darkmatter/

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2007/6/11/44357.html
http://pureinsight.org/pi/index.php?news=4707

The post Sự quan sát ống kính phát hiện vòng nhẫn của một vật chất màu đen first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2007/07/su-quan-sat-ong-kinh-phat-hien-vong-nhan-cua-mot-vat-chat-mau-den.html/feed0