Trung Quốc dự ngôn | Chánh Kiến Nethttps://chanhkien.orgChánh KiếnSat, 23 Nov 2024 08:08:09 +0000en-UShourly1Giải thích bằng hình ảnh về lời tiên tri ba chữ “Chân, Thiện, Nhẫn” thời Trung Hoa Dân Quốchttps://chanhkien.org/2024/11/giai-thich-bang-hinh-anh-ve-loi-tien-tri-ba-chu-chan-thien-nhan-thoi-trung-hoa-dan-quoc.htmlSat, 16 Nov 2024 02:50:14 +0000https://chanhkien.org/?p=34947Tác giả: Bạch Vân Phong Ẩn [ChanhKien.org] “Cứu Kiếp Bi” của Lưu Bá Ôn là một lời tiên tri phổ biến trong dân gian vào thời kỳ Dân Quốc, tương tự như các lời tiên tri khác như “Thôi Bi Đồ”, những lời tiên tri này được cho là do những cao nhân tài giỏi […]

The post Giải thích bằng hình ảnh về lời tiên tri ba chữ “Chân, Thiện, Nhẫn” thời Trung Hoa Dân Quốc first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tác giả: Bạch Vân Phong Ẩn

[ChanhKien.org]

“Cứu Kiếp Bi” của Lưu Bá Ôn là một lời tiên tri phổ biến trong dân gian vào thời kỳ Dân Quốc, tương tự như các lời tiên tri khác như “Thôi Bi Đồ”, những lời tiên tri này được cho là do những cao nhân tài giỏi của thời Minh, Thanh, và Dân Quốc sau khi biết trước thiên cơ đã truyền lại cho thế nhân. Các tôn giáo dân gian đã mượn danh Lưu Bá Ôn để biên soạn và lan truyền dưới hình thức sao chép tay, trải qua những năm tháng chiến tranh loạn lạc, thiên tai, cách mạng hủy hoại để lưu truyền đến ngày nay, có thể nói là vô cùng trân quý. Nội dung của tiên tri này tương đồng với những lời dự ngôn “Cứu thế thời mạt Pháp mạt kiếp” đã được lưu truyền ở Trung Quốc hàng ngàn năm qua và niềm tin vào “Phật tương lai phổ độ” trong Phật giáo Đại thừa giai đoạn đầu. Do trình độ văn hóa của dân chúng thời đó không đồng đều, trong quá trình sao chép nhiều lần đã xuất hiện những sai sót và sửa đổi câu từ, nên hiện nay có nhiều phiên bản khác nhau được lưu truyền, nhưng nội dung chính vẫn nhất quán. Đặc biệt, bốn câu cuối cùng dưới dạng “câu đố chữ” là phần then chốt của dự ngôn, tiết lộ thiên cơ căn bản về việc cứu thế và độ kiếp.

Thất nhân nhất lộ tẩu, dẫn dụ tiến liễu khẩu.
Tam điểm gia nhất câu, bát vương nhị thập khẩu.

Hình 1: Mọi người đang suy đoán ý nghĩa thực sự của bốn câu đố này.

Chúng ta có thể thấy rằng từ xưa đến nay, nhiều người đã cố gắng đoán xem bốn câu đố này rốt cuộc ám chỉ điều gì. Có người đoán được chữ “Thiện” (善), có người cho rằng “ba chấm thêm một móc” là chữ “Tâm” (心) nhưng ý nghĩa thực sự của nó là gì vẫn luôn là điều khó có thể lý giải.

Truyền thống Trung Quốc cho rằng, lời tiên tri là những lời khải thị mà các bậc Thánh nhân cao minh sau khi xuyên qua thời không và hiểu rõ tương lai để lại cho thế gian. Những tiên tri này không bao giờ tiết lộ thiên cơ một cách rõ ràng, mà được lưu truyền dưới hình thức câu đố bí ẩn. Đặc điểm của chúng là buộc phải đợi khi thời điểm đó đến, sự thật và huyền cơ của tiên tri mới được con người hiểu ra, nhờ đó nắm bắt được Thiên ý, nghe theo lẽ phải thuận theo ý trời, vượt qua kiếp nạn để được bình an lâu dài.

Hiện nay, đã có cao nhân chỉ ra rằng đáp án của bốn câu thơ này chính là ba chữ “Chân, Thiện, Nhẫn”, ám chỉ Pháp Luân Đại Pháp – môn tu luyện do ngài Lý Hồng Chí truyền giảng tại Trường Xuân, Trung Quốc vào cuối năm 1992 và đến nay đã lan truyền khắp thế giới. “Chân, Thiện, Nhẫn” chính là đặc tính căn bản của vũ trụ hoặc có thể gọi là tinh thần, Đạo Pháp và quy luật của vũ trụ, được tiết lộ trong tác phẩm của Pháp Luân Đại Pháp.

Để giúp mọi người dễ hiểu hơn, tôi sẽ giải thích bằng hình ảnh minh họa để trình bày một cách ngắn gọn và rõ ràng về bí ẩn của thuật đoán chữ truyền thống của Trung Quốc.

Hình 2: Giải thích bằng hình ảnh về bốn câu đố trong lời tiên tri: Chân, Thiện

Như hình minh họa, hai câu “Thất nhân nhất lộ tẩu, dẫn dụ tiến liễu khẩu” ám chỉ chữ “Chân”. Cách viết cổ của chữ này, phần trên cùng là chữ “Thất” (七), nét ngang (一) trong chữ cổ thường được viết theo dạng nét gập, giống phần dưới của chữ “Tẩu” (走). Còn câu “bát vương nhị thập khẩu”, nhị thập cũng chính là “Chấp” (廿) có nghĩa là hai mươi, sắp xếp từ trên xuống dưới chính là chữ “Thiện” (善).

Hình 3: Giải thích bằng hình ảnh về bốn câu đố trong lời tiên tri: Nhẫn

Câu “Tam điểm gia nhất câu” theo cách đoán chữ của Trung Quốc cổ đại, chữ “câu” (勾) được tạo thành từ “bao” (勹) bao quanh “tư” (厶). Câu “Tam điểm gia nhất câu” trong lời tiên tri chính là ba chấm cộng với “bao” và “tư”. Ba chấm cộng với “tư” chính là chữ “Tâm” (心); nhất bao (一勹) là nhất đao (一刀), tức là chữ “Nhận” (刃), trên là “Nhận”, dưới là “Tâm”, hợp lại chính là chữ “Nhẫn” (忍).

Vì vậy, lời tiên tri dân gian từng lan truyền khắp Trung Quốc vào thế kỷ trước, dù không được mọi người chú ý rộng rãi vì nhiều lý do, nhưng nó đã vượt qua muôn vàn khó khăn mà được lưu truyền đến ngày nay, truyền cảm hứng cho con người hiện đại. Pháp Luân Đại Pháp đã truyền rộng ra thế giới hơn 20 năm, giúp người tu luyện thăng hoa cả về thể chất lẫn tinh thần, bệnh tật tiêu tan, đạo đức hồi thăng, đi đến đâu cũng tạo ra vô số kỳ tích khiến thế nhân kinh ngạc. Dù đối mặt với sự vu khống và bức hại khắc nghiệt nhất tại Trung Quốc vẫn kiên cường đứng vững. Ngày càng nhiều người nhận ra rằng “Chân, Thiện, Nhẫn” là những giá trị phổ quát xuyên suốt nền văn minh và đạo đức của nhân loại. Pháp Luân Đại Pháp là chính Pháp tu luyện chân chính. Những lời tiên tri trong Phật giáo, Đạo giáo của Trung Quốc, cũng như những lời tiên tri cuối cùng được lưu lại trong lịch sử của nhiều dân tộc trên thế giới, rất nhiều đáp án đều chỉ về Pháp Luân Đại Pháp ngày nay.

Điểm mấu chốt mà các bậc tiền bối để lại trong lời tiên tri “Cứu Kiếp Bi” này chính là ở phần cuối đã tiết lộ bí quyết để vượt qua đại dịch và kiếp nạn của trời đất đó là: “Chân, Thiện, Nhẫn”. Những ai quan tâm có thể tìm gặp các học viên Pháp Luân Công để thực sự tìm hiểu và xem xem rốt cuộc Pháp Luân Đại Pháp là gì.

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/257658

The post Giải thích bằng hình ảnh về lời tiên tri ba chữ “Chân, Thiện, Nhẫn” thời Trung Hoa Dân Quốc first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Thôi Bối Đồ dự ngôn về cái chết của Giang Trạch Dân và thảm cảnh dịch bệnh sau đó (2)https://chanhkien.org/2024/03/thoi-boi-do-du-ngon-ve-cai-chet-cua-giang-trach-dan-va-tham-canh-dich-benh-sau-do-2.htmlTue, 19 Mar 2024 03:56:08 +0000https://chanhkien.org/?p=32805Tác giả: Nhậm Tịnh Tư [ChanhKien.org] 3. Giả thuyết về hàm ý thật sự tên gọi “Thôi Bối Đồ” Liên quan đến lai lịch tên gọi của “Thôi Bối Đồ”, có truyền thuyết rằng Lý Thuần Phong và Viên Thiên Cương là người suy toán vận mệnh của Đại Đường, nhưng sau khi Lý Thuần […]

The post Thôi Bối Đồ dự ngôn về cái chết của Giang Trạch Dân và thảm cảnh dịch bệnh sau đó (2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Nhậm Tịnh Tư

[ChanhKien.org]

3. Giả thuyết về hàm ý thật sự tên gọi “Thôi Bối Đồ”

Liên quan đến lai lịch tên gọi của “Thôi Bối Đồ”, có truyền thuyết rằng Lý Thuần Phong và Viên Thiên Cương là người suy toán vận mệnh của Đại Đường, nhưng sau khi Lý Thuần Phong suy đoán ra được, bất ngờ là không thể thu hồi lại được nữa, liên tục suy tính đến hơn 1000 năm sau, cho đến khi Viên Thiên Cương đẩy vào sau lưng và nói rằng thiên cơ không thể tiết lộ, Lý Thuần Phong mới bỏ. Lời tiên tri này từ đó được đặt tên là “Thôi Bối Đồ” (thôi bối nghĩa là đẩy vào lưng).

Sự việc trong truyền thuyết này có thể tồn tại. Tuy nhiên, sự tích về tên gọi này không nhất định là hàm ý chân thực của Thôi Bối Đồ.

Trên thực tế, cả Lý Thuần Phong và Viên Thiên Cương đều là người tu luyện, trong Thôi Bối Đồ họ đã chọn dùng thời không quan (góc nhìn về thời không) tương đối phổ biến trong giới tu luyện và các dự ngôn, tức là lịch sử của con người trong quá khứ là sự lặp lại.

Tượng thứ 1 của Thôi Bối Đồ nói “Nhật nguyệt tuần hoàn, chu nhi phục thủy” (mặt trời và mặt trăng tuần hoàn, khi đi hết một vòng thì sẽ lặp lại); tượng thứ 61 nói “Nhất âm nhất dương, vô thủy vô chung; chung giả tự chung, thủy giả tự thủy” (một âm một dương, không đầu không cuối, kết thúc tự kết thúc, bắt đầu tự bắt đầu). “Nhật nguyệt” và “âm dương” ở đây đều tượng trưng cho lịch sử, ý nghĩa là lịch sử của con người đi hết một vòng thì sẽ lặp lại, lặp đi lặp lại nhiều lần.

Tượng thứ 1 của Thôi Bối Đồ nói “Ngộ đắc tuần hoàn chân đế tại, thí ư đường hậu luận nguyên cơ”, là các nhà tiên tri đã ngộ được chân lý rằng lịch sử của con người là tuần hoàn lặp đi lặp lại, họ (sử dụng công năng của người tu luyện) cố gắng mô tả ra quá khứ của lịch sử (lịch sử thời tiền sử), từ đó suy luận ra tương lai của thời kỳ lịch sử sau triều đại nhà Đường – từ “bối” (tức là quá khứ) tính ra tương lai. Đây có thể là ý nghĩa chân thực tên gọi của Thôi Bối Đồ.

Điều này cũng tương đồng về thời không quan thể hiện trong những lời tiên tri lịch sử nổi tiếng khác của Trung Quốc. Ví như:

Khương Tử Nha trong “Càn khôn vạn niên ca” nói “Ngã kim chỉ toán vạn niên chung, Bác Phục tuần hoàn lý vô cùng”: Bác và Phục là hai quẻ trong kinh dịch. Trên Cấn dưới Khôn là quẻ Bác, biểu thị âm thịnh dương suy; trên Khôn dưới Cấn là quẻ Phục, biểu thị âm đạt cực điểm thì quay về dương. “Bác Phục tuần hoàn” để hình dung sự tuần hoàn liên tục của lịch sử;

“Mã tiền khóa” của Gia Cát Lượng nói “Tiền cổ hậu kim, kỳ đạo vô cùng”: lịch sử cổ đại, lại xuất hiện lặp lại vào thời hậu thế, là sự tuần hoàn lặp lại;

“Hoàng nghiệt thiền sư thi” có nói “Nhật nguyệt thôi thiên tự chuyển luân”: “nhật nguyệt” tượng trưng cho lịch sử, hình dung ra lịch sử giống như bánh xe, tuần hoàn lặp đi lặp lại; v.v..

Cũng là nói, trong tương lai được dự đoán bởi những nhà tiên tri này, một số (hay thậm chí là tất cả) họ có thể là nhìn thấy được quá khứ lịch sử.

Trong tiên tri “Kinh Thánh – Khải Huyền” của phương Tây cũng ngầm sử dụng thời không quan này, để miêu tả sự kiện “Đại tai nạn” xảy ra vào thời cuối của hai thời kỳ lịch sử cách nhau “1000 năm”.

Tác giả của “Kinh Thánh – Khải Huyền” đã mô tả về “Đại tai nạn” và “Thánh nhân cứu thế” vào cuối giai đoạn của thời kỳ lịch sử “1000 năm” trước, bao gồm cả Sa Tan bị Thần bắt trói ném xuống hố sâu không đáy, “để nó không còn đi mê hoặc lừa gạt các nước”. (1000 năm ở đây là chỉ 1000 năm trong thời không nơi Thần ở, đối với thời gian của con người mà nói thì vô cùng lâu dài).

Nhưng tác giả của “Kinh Thánh – Khải Huyền” mô tả giai đoạn lịch sử này của “1000 năm” sau, sau khi Sa Tan được thả ra, chỉ là tóm lược lại quá trình lịch sử lặp lại đó, tức là Sa Tan “mê hoặc các quốc gia bốn phương” v.v., sau đó miêu tả lại chi tiết hơn về những chương mới của thời kỳ lịch sử tiếp theo.

Trong chương mới của đoạn lịch sử này, Sa Tan sẽ bị Thần hủy diệt triệt để, “bị ném vào ngọn lửa lưu huỳnh”, “đến vĩnh viễn cũng không được ra”. Các học giả “Thánh kinh” gọi đây là “Trận quyết chiến cuối cùng”.

Cũng có nghĩa là, lịch sử của thời kỳ này không chỉ đơn giản là lặp lại, mà sẽ triển hiện ra những chương mới. Vậy tại sao trong lịch sử thời kỳ này sẽ xuất hiện những chương mới?

4. Biến số của lịch sử

Trên thực tế, rất nhiều lời tiên tri nổi tiếng của Trung Quốc và thế giới đều miêu tả rằng sẽ có một vị “Thánh nhân” xuất thế cứu vãn thế nhân trong “Đại tai nạn”, và mở ra một kỷ nguyên mới.

Ví dụ, trong những lời tiên tri lịch sử nổi tiếng ở Trung Quốc, như: “Thôi Bối Đồ”, “Mã tiền khóa” của Gia Cát Lượng, “Kim lăng tháp bi văn” và “Thiếu bính ca” của Lưu Bá Ôn, “Mai hoa thi” của Thiệu Ung, “Tàng đầu thi” của Lý Thuần Phong, “Cách am di lục” của Nam Sư Cổ v.v., tất cả đều từ các góc độ khác nhau để miêu tả “Thánh nhân cứu thế”.

Trong các lời dự ngôn Thần truyền trong lịch sử, dự ngôn “Ngũ công kinh” của Phật gia đã mô tả đến thời mạt kiếp (kết thúc) của giai đoạn lịch sử này là “37.700 năm”, “thời mạt kiếp sẽ đổi càn khôn”, Thánh nhân “Minh Vương” sẽ “cải hoán càn khôn” (thay đổi trời và đất); dự ngôn của Đào Gia “Thái thượng động uyên thần chú kinh” gọi sự kết thúc của giai đoạn lịch sử này là “Kiếp tận”, Thánh nhân “chân quân” sẽ “canh sinh thiên địa” (người quân tử chân chính sẽ làm mới mới trời đất); “Kinh Thánh – Khải Huyền” cũng đã chỉ ra rằng Sáng Thế Chủ “sẽ canh tân hết thảy”.

Cũng chính là nói, phần kết thúc của đoạn lịch sử này giống như “Trinh Hạ khởi nguyên” được miêu tả trong Thôi Bối Đồ, tức là sau đó, toàn bộ vũ trụ sẽ hoàn toàn đổi mới, lịch sử sẽ mở ra chương mới. Vì vậy, sự kết thúc của đoạn cuối cùng này không đơn giản là quá trình lặp lại lịch sử trước đó.

Không chỉ như vậy, tất cả những lời tiên tri có liên quan này đều mô tả kết quả thảm khốc của “Đại tai nạn” mang lại, cũng đồng thời đặt ra một điềm báo quan trọng để tránh thảm họa này: “Thánh nhân” sẽ cứu thế nhân khỏi nguy nan này, tất cả những người tin tưởng và người tốt cuối cùng sẽ được “Thánh nhân” cứu, từ đó bước vào một kỷ nguyên mới, và chỉ những kẻ không tin và những kẻ ác mới bị đào thải trong “Đại tai nạn”.

Ví như, “Thái thượng động uyên thần chú kinh” mô tả đến “Nam nữ hữu thụ tam động chi nhân, quỷ vương kính phụng, bất cảm phạm chi”, tức là người chấp nhận và tin tưởng Pháp mà Thánh nhân truyền dạy (Pháp “tam động”) dịch bệnh ma quỷ cũng không dám phạm; nhưng “thế nhân bất tín Đại Pháp, thị dĩ đa hữu tội nhân, tội nhân nhập địa ngục”, tức là những người không tin vào Pháp của Thánh nhân (nhà tiên tri gọi Pháp của Thánh nhân đó là “Đại Pháp”) thì sẽ bị đào thải.

Trong “Kim lăng tháp bi văn” của Lưu Bá Ôn cũng có mô tả tương tự: trong đại kiếp nạn, “Năng phùng mộc thỏ phương vị thọ” (có thể gặp thỏ gỗ sẽ thọ mạng), đó là những người chấp nhận và tin tưởng Thánh nhân “thỏ gỗ” mới có thể sống sót qua trận đại nạn này, còn “người gặp mãnh hổ khó tránh khỏi” (Nhân phùng mãnh hổ nan hồi tị).

Trong miêu tả của “Kinh Thánh – Khải Huyền”, những người không tin và người ác bị đào thải trong “Đại tai nạn” là chỉ những người “nhút nhát, không tín, đáng ghét, giết người, dâm loạn, hành tà thuật, sùng bái tôn thờ thần tượng (Sa Tan), và toàn nói dối lừa gạt”; những người được giải cứu là người thiện lương tin tưởng “Đạo của Thần”.

Nói cách khác, trong trận “Đại tai nạn” có tính hủy diệt này, lựa chọn của thế nhân có thể thay đổi được vận mệnh của mình và thậm chí thay đổi được quỹ đạo lịch sử.

Trên thực tế, nếu chúng ta so sánh những sự kiện đã xảy ra trong lịch sử Trung Quốc với các lời dự ngôn lịch sử Trung Quốc, ta sẽ thấy rằng trước năm 2000, hầu như không có sự khác biệt bất thường nào giữa những sự kiện lịch sử Trung Quốc và các lời tiên tri lịch sử Trung Quốc. Nhưng mà, lịch sử bắt đầu từ năm 2000, một số tai nạn xảy ra đã có sự khác biệt lớn với những tai nạn thảm khốc trong dự ngôn với phát sinh trong thời kỳ “mạt kiếp”. Chẳng hạn như, dịch bệnh “SARS” năm 2003 không gây ra thiệt hại nặng nề “mười người chết ba bốn” cho Trung Quốc như trong lời tiên tri; lũ lụt sóng thần năm 2004 lại xảy ra ở Nam Á chứ không phải phát sinh ở Trung Quốc, xung đột quân sự được dự đoán ở Trung Quốc năm 2018 đã chuyển thành xung đột thương mại, từ đó có thể làm thay đổi nhân tố dẫn đến chiến tranh thế giới thứ ba hoặc thậm chí là sự kiện đó đã được miễn trừ; ngay cả dịch bệnh “viêm phổi ĐCSTQ” hiện nay, cũng không dẫn đến tình trạng bi thảm như trong mô tả “Ngũ công kinh” rằng “mạt đáo tử sửu niên (từ 2020 đến 2021), Bách trung vô nhất bán” (tức trong những năm tý sửu 2020-2021, 100 người thì không còn đến một nửa).

Cũng là nói, những thảm họa quy mô lớn sẽ xảy ra ở giai đoạn “mạt kiếp” trong dự ngôn lịch sử đã phát sinh biến số, đạt đến suy yếu hoặc bị loại bỏ.

Đồng thời, ngoài sự khác biệt về kết quả thì có một điểm tương đồng là: đúng là có “Đại Pháp” đang được truyền ở Trung Quốc. Hơn nữa, người chấp nhận và tin tưởng rất nhiều, phổ biến trên khắp cả Trung Quốc, hiện giờ đã được truyền rộng ra thế giới.

Dựa trên sự báo trước bởi tất cả các lời tiên tri trong lịch sử, sự thay đổi của những đại tai nạn thảm khốc này, đều là vì “Thánh nhân” đang trong thời kỳ mạt Pháp này mà truyền Pháp, những người tín Pháp ngày càng nhiều, dẫn đến một số sự kiện tai nạn trong lời tiên tri bị giảm đi hoặc tránh được. Hơn nữa, đây là nguyên nhân duy nhất có thể khiến cho biến số của “Đại tai nạn” trong lời tiên tri trở thành sự thật lịch sử.

Trên thực tế, nhìn vào các lời tiên tri trong lịch sử của Trung Quốc và nước ngoài, trung tâm sân khấu của phần cuối và cao trào của vở kịch lớn này không đâu khác, chính là Trung Quốc — Đây có thể là lý do tại sao những lời tiên tri nổi tiếng của tất cả các dân tộc quốc gia trong lịch sử nhân loại cuối cùng đều nhất loạt chỉ về một nơi là: phương Đông.

5. Kết luận

Từ những lời tiên tri trên thế giới, lịch sử con người dường như đã đi đến thời khắc quan trọng nhất — Kết cục của vở kịch lớn này sắp được hé lộ. Tuy nhiên, trong sự sắp xếp an bài của lịch sử quá khứ, kết cục của vở kịch lịch sử này vô cùng bi thảm và mang đến hối tiếc khắc cốt ghi tâm: Vì người đời bị “Sa Tan” trong “Kinh Thánh – Khải Huyền” hoặc “mãnh hổ” trong “Kim lăng tháp bi văn” mê hoặc mà trở nên không tin và còn làm điều ác, dẫn đến phải bị đào thải trong ”Đại tai nạn”, quá trình hủy diệt đạt tới mười không còn một.

Tuy nhiên, đồng thời với sắp xếp đại tai nạn và đại đào thải trong an bài của lịch sử, thì cũng đã an bài cách để tránh tai nạn và đào thải. Trong thời khắc kết thúc cuối cùng của vở kịch này, tất cả mọi sinh mệnh đều được trao cơ hội lựa chọn và quyết định vận mệnh tương lai của mình một cách công bằng: Cách duy nhất để một sinh mệnh muốn thay đổi kết cục bi thảm của quá khứ an bài, sống sót sau thảm họa và bước vào một kỷ nguyên mới trong lịch sử, chính là lựa chọn tin tưởng và thiện lương.

Đối với một số độc giả, có thể khó tin đối với hiện tượng được dự đoán và một số sự việc sẽ xảy trong phần mô tả. Nhưng bất luận như thế nào, trong hình thế “Đại dịch” đang diễn ra trước mắt chúng ta, vào thời khắc nguy hiểm đến tính mạng này, người Trung Quốc có câu nói có thể có ích cho mọi người:

“Ninh khả tín kì hữu, bất khả tín kì vô”

(Thà tin là có, còn hơn tin không có).

Bình tĩnh và suy nghĩ, trước sự lựa chọn rõ ràng giữa thiện và ác, giữa sự sống và cái chết, có lý do gì mà mạo phạm thiên ý, và đưa ra lựa chọn cùng với trân quý sinh mệnh đây?

Mong rằng các bạn độc giả có thể nắm chắc vận mệnh của chính mình vào thời khắc then chốt này của lịch sử, đưa ra lựa chọn phù hợp với thiên ý, thiện với người và thiện với chính bản thân mình — Sự lựa chọn của bạn có thể giúp bạn và thậm chí là mọi người thoát khỏi kết cục vô cùng đáng tiếc, bi thảm cùng cực này.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/280381

The post Thôi Bối Đồ dự ngôn về cái chết của Giang Trạch Dân và thảm cảnh dịch bệnh sau đó (2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Vạn sự đều có nhân quả, trước thảm họa luôn có dự ngônhttps://chanhkien.org/2023/10/van-su-deu-co-nhan-qua-truoc-tham-hoa-luon-co-du-ngon.htmlThu, 12 Oct 2023 03:43:01 +0000https://chanhkien.org/?p=31521Tác giả: Nhan Văn [ChanhKien.org] Sư tử đá mắt đỏ – dự ngôn trước thảm họa Không ít người đã từng nghe về câu chuyện sư tử đá mắt đỏ, chuyện kể về những người dân trong một ngôi làng, vì đạo đức bại hoại mà bị ông trời trừng phạt. Bồ Tát ở trên […]

The post Vạn sự đều có nhân quả, trước thảm họa luôn có dự ngôn first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tác giả: Nhan Văn

[ChanhKien.org]

Sư tử đá mắt đỏ – dự ngôn trước thảm họa

Không ít người đã từng nghe về câu chuyện sư tử đá mắt đỏ, chuyện kể về những người dân trong một ngôi làng, vì đạo đức bại hoại mà bị ông trời trừng phạt. Bồ Tát ở trên trời có lòng từ bi thương xót, nhưng không thể nói rõ ràng trực tiếp cho con người, nên đã hóa thành người ăn mày để nói với một bà lão tốt bụng trong làng rằng: “Khi mắt của sư tử đá biến thành màu đỏ thì sẽ có lũ lụt, đến lúc đó hãy nhớ chạy lên núi mà tránh”. Bà lão có tấm lòng nhân hậu vội báo tin cho dân làng. Nhưng lúc này người dân trong làng sớm đã có ác nghiệp đầy thân, họ không tin vào quả báo hay thiên tai sẽ ập đến khi họ đang có cuộc sống tốt đẹp. Khi nghe bà lão nói mắt của sư tử đá biến thành đỏ, họ đều chế giễu bà lão ngu ngốc.

Đoạn kết của câu chuyện rất kịch tính, mắt của sư tử đá không hề tự nhiên biến thành màu đỏ, mà bị mấy người dân làng giở trò và bôi thuốc nhuộm đỏ lên. Nhưng ngay vào lúc đó, lũ lụt ập đến đúng như dự ngôn, trong nháy mắt cả ngôi làng bị nhấn chìm, người duy nhất sống sót chính là bà lão tin lời Bồ Tát mà chạy thẳng lên núi.

Trong sách “Thượng Thư Thái Giáp” có nói: Thiên tai có thể tránh khỏi, tội lỗi do mình gây ra thì không thể thoát khỏi. Trước khi trời giáng tai họa, các vị Thần, Phật sẽ luôn điểm ngộ cho thế nhân bằng những phương thức khác thường, hoặc mượn miệng của những người tốt để thức tỉnh và nhắc nhở, hoặc mượn miệng của người tu đạo để dự ngôn cảnh báo. Nhưng con người vẫn cứ tiếp tục chấp mê mà không tin, thì e rằng họ khó có thể sống sót, cuối cùng họ sẽ không cách nào thoát khỏi kiếp nạn do tự mình hành ác mà dẫn tới. Có rất nhiều câu chuyện tương tự được ghi chép lại trong các sách sử, câu chuyện được kể trong bài viết này xảy ra vào thời Ngũ Đại Thập Quốc.

Dị sĩ làm phép dập lửa nhưng không cứu được kẻ bị trời trách phạt

Khi Hậu Thục chủ Mạnh Thị xưng vương, Lợi Châu có một vị dị sĩ tên là “Thiên Tự Tại”. Ban ngày anh ta mặc quần áo ngắn, đầu tóc bù xù, chân trần đi lang thang khắp phố, đến đêm thì ngủ ở trong miếu Thần. Khi nói chuyện với người khác, anh ta đều nói về những chuyện xảy ra ở trên thiên thượng. Nếu nhìn thấy giấy bút, thì anh ta lập tức vẩy mực vẽ tranh, có khi vẽ mây, rồng, phượng ngoài chín tầng mây, có khi vẽ đình đài lầu các hiếm thấy trong nhân gian, bên trong còn có người đang chơi nhạc khí.

Có một khu chợ ở phía Nam Lợi Châu, ban ngày người đến người đi rất náo nhiệt. Vào một đêm, khu chợ đột nhiên xảy ra hỏa hoạn, ngọn lửa hung dữ và mạnh mẽ, đến nỗi khói đen dày đặc bốc thẳng lên trời. Lúc này, “Thiên Tự Tại” ở trong miếu Thần đang tự nói với chính mình rằng: “Người ở nơi này làm nhiều điều ác đã lâu rồi, ông trời sẽ không buông tha bọn họ”.

Nói xong, anh ta đi đến cạnh cái chậu đá ngoài cửa miếu, sau đó anh ta nhúng tay vào nước trong chậu, rồi hất nước lên không trung. Trong phút chốc, một luồng khí thần kỳ từ cổng miếu bay ra, sau đó bay thẳng lên trời, tiếp theo đó thì mưa to như trút nước. Một lúc sau, đám cháy được dập tắt. Nhưng ngày hôm sau, người ta phát hiện toàn bộ khu chợ đã bị lửa thiêu rụi, không còn ai sống sót. Ngay tại đêm đó, người trông coi miếu Thần đã nhìn thấy “Thiên Tự Tại” dùng pháp thuật thần kỳ để dập lửa, thế là tin tức này nhanh chóng lan truyền ra bên ngoài. “Thiên Tự Tại” cảm thấy ở lại đây lâu không thuận tiện, nên rời khỏi miếu Thần và không ai biết anh ta đã đi đâu.

Dự ngôn của đạo nhân về lũ lụt, khó cứu người không có đức tin

Bên ngoài cổng Nam Lợi Châu là nơi tụ tập giao dịch, buôn bán của thương nhân. Một hôm, có một đạo nhân quần áo rách rưới đem theo một số hạt giống bầu hồ lô đến nơi đông người nhất để rao bán. Anh ta không ngừng rao rằng: “Một, hai năm tới sẽ rất hữu dụng, mỗi hạt giống chỉ ra một quả, không cần dựng khung, dây leo có thể sinh trưởng trên mặt đất”. Anh ta vừa nói, vừa dùng đất sét trắng vẽ hình quả bầu hồ lô trên mặt đất. Nhìn thấy quả bầu anh ta vẽ đặc biệt lớn, những người qua đường đều chế giễu nói: “Không thể tin lời người điên nói”.

Người đàn ông rao bán một hồi lâu, nhưng vẫn không có ai đến mua hạt giống, thế là anh ta lấy tay bịt tai chạy đi chạy lại, vừa chạy vừa nói: “Tại sao tiếng gió, tiếng nước lại lớn đến thế!” Những đứa trẻ trên đường nhìn thấy, đều chạy theo sau chế giễu anh ta, còn đặt cho anh ta biệt danh, gọi là “đạo sĩ bịt tai”.

Ngày tháng trôi qua, đến mùa thu năm sau, vào giữa đêm nước sông Gia Lăng ở gần đó đột nhiên dâng cao, nước sông tràn lên thành lũ, rất nhanh nhấn chìm hàng trăm nhà dân cạnh sông. Nhìn quanh, khu chợ trước kia đã thành một đại dương bao la. Lúc này, có người từ xa nhìn thấy đạo nhân nọ đang nổi bồng bềnh trên mặt nước. Anh ta đang ngồi trong một cái bầu hồ lô có thể chứa được người, và giống như thường lệ, anh ta đang bịt tai và hét lên: “Tại sao tiếng gió, tiếng nước lại lớn đến thế!” Về sau, bầu hồ lô càng ngày trôi càng xa, không ai biết đạo nhân đó đã đi đâu.

Hai dự ngôn của đạo nhân trên núi về hỏa hoạn đều ứng nghiệm

Hoàng Vạn Hữu (hay được gọi là “Hỗ”) đã tu đạo ở vùng núi phía Nam Quý Châu trong nhiều năm. Cứ hai, ba mươi năm một lần ông ta lại đến chợ Thành Đô bán thuốc, mỗi lần ông dự đoán phúc họa hung cát cho người khác đều trở thành sự thật. Vương Kiến, vua của Tiền Thục nghe nói trong chợ có cao nhân như vậy, liền mời vào cung, và dùng nghi lễ cao tiếp đãi ông ta.

Vương Kiến hỏi ông ta, làm sao có thể sống lâu được như vậy, phải chăng có dùng đan dược gì? Lúc đầu ông ta giữ bí mật mà không trả lời, sau đó nói: “Tôi không phải Thần Tiên, cũng chưa dùng qua linh đan diệu dược gì, chỉ bất quá là thanh tâm quả dục, chú trọng bảo trì chính khí, làm nhiều việc nhân đức, ít làm việc trái đạo nghĩa mà thôi”. Vương Kiến lại hỏi ông bao nhiêu tuổi, ông ta trả lời: “Tôi chỉ nhớ những năm Dịch Lang Hầu còn là vua nước Thục, Tàm Tùng Thị (người đầu tiên làm vua nước Thục) lập đô ở huyện Bì, thỉnh thoảng tôi được mời xuống núi. Sau này, chỉ nhìn thấy nhật nguyệt luân chuyển, hoa nở hoa tàn, cũng không còn nhớ đã bao nhiêu năm rồi”.

Một ngày nọ, Hoàng Vạn Hữu được Vương Kiến mời vào cung, ông ta liếc nhìn về phía Gia Châu, rồi nói với Vương Kiến rằng: “Đất Kiền Vi nóng như lửa đốt, xin hãy phái người đến đó”. Gia Châu từng được đổi tên thành “quận Kiền Vi”, “nóng như thiêu đốt” tức là chỉ hỏa hoạn. Vương Kiến nghe xong liền phái người đi kiểm tra, nhưng sau khi đến nơi, thì phát hiện nơi đó đã bị thiêu rụi thành đống đổ nát.

Vài ngày sau, Hoàng Vạn Hữu dự tính từ biệt Vương Kiến để quay về trong núi. Vương Kiến rơm rớm nước mắt giữ ông ta ở lại, nhưng ông đã từ chối, Vương Kiến hỏi dò thêm về sự việc tương lai sau này, nhưng ông cũng không nói lời nào. Sau khi Hoàng Vạn Hữu rời khỏi Thục cung, có người nhìn thấy trên tường phòng của ông ta có hai câu thơ: “Mạc giao khiên động Thanh Trư túc, động tức viêm viêm bất khả phốc. Chí thú bất dục lưỡng đầu hoàng, hoàng tức kỳ niên thiên hạ khốc”. (Tạm dịch: Đừng chạm vào Thanh Trư túc, động vào lửa bùng không thể dập tắt. Thú dữ không thích hai đầu vàng, màu vàng năm ấy thiên hạ khóc).

Những người có học vấn nhất lúc bấy giờ cũng không hiểu được ý nghĩa sâu xa khi đọc nó. Sau này đến năm Ất Hợi, Vương Kiến khởi binh chinh phạt về phía Đông, thế như chẻ tre, trực tiếp lấy được Tần Châu và Phong Châu. Giữa lúc tin thắng trận liên hồi báo về, một trận hỏa hoạn bất ngờ bùng phát trong cung điện nơi Vương Kiến ở, những bảo vật trong cung bị đốt thành tro chỉ trong một đêm.

Lúc này mới có người phát hiện, Ất Hợi năm ấy chính là năm Thanh Trư (Theo văn hóa truyền thống Trung Quốc, năm Hợi có can khác nhau tương ứng với cách gọi khác nhau, ngoài Thanh Trư còn có Bạch Trư, Xích Trư, Hoàng Trư, Hắc Trư), ứng nghiệm câu thơ năm đó của Hoàng Vạn Hữu: “Đừng chạm vào Thanh Trư túc, động vào lửa bùng không thể dập tắt”. Mà trong câu thơ “Thú dữ không thích hai đầu vàng, màu vàng năm ấy thiên hạ khóc”, “thú dữ” tức là Dần (chi thứ ba trong hàng chi), “thiên hạ khóc” là báo trước cái chết của thiên tử. Ba năm sau, tức năm Mậu Dần (can Mậu thuộc hành thổ, thổ cũng có nghĩa là vàng), vua của nước Thục, Vương Kiến băng hà.

Tài liệu tham khảo: Dã Nhân Nhàn Thoại, Lục Dị Ký

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/283368

The post Vạn sự đều có nhân quả, trước thảm họa luôn có dự ngôn first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[Thôi Bối Đồ] dự ngôn về cái chết của Giang Trạch Dân và thảm cảnh dịch bệnh sau đó (1)https://chanhkien.org/2023/10/thoi-boi-do-du-ngon-ve-cai-chet-cua-giang-trach-dan-va-tham-canh-dich-benh-sau-do-1.htmlWed, 04 Oct 2023 03:57:21 +0000https://chanhkien.org/?p=31452Tác giả: Nhậm Tịnh Tư [ChanhKien.org] Trong số những dự ngôn lịch sử Trung Quốc thì Thôi Bối Đồ do Viên Thiên Cương và Lý Thuần Phong viết vào thời sơ Đường là một trong số những cuốn sách dự ngôn được các thế hệ sau này rất kính trọng và yêu thích. Tượng thứ […]

The post [Thôi Bối Đồ] dự ngôn về cái chết của Giang Trạch Dân và thảm cảnh dịch bệnh sau đó (1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Nhậm Tịnh Tư

[ChanhKien.org]

Nguồn hình: Freepik

Trong số những dự ngôn lịch sử Trung Quốc thì Thôi Bối Đồ do Viên Thiên Cương và Lý Thuần Phong viết vào thời sơ Đường là một trong số những cuốn sách dự ngôn được các thế hệ sau này rất kính trọng và yêu thích. Tượng thứ 50 của Thôi Bối Đồ miêu tả cái chết của Giang Trạch Dân và thảm tượng xã hội sau đó mà bệnh dịch mang lại; đồng thời, tượng này cũng dự báo trước rằng Trung Quốc sắp xảy ra thay đổi lớn về cục diện xã hội.

1. Tiên đoán về cái chết của Giang Trạch Dân và thảm tượng ôn dịch trong Thôi Bối Đồ

Tượng thứ 50

Sấm viết (谶曰):

Thủy hỏa tướng chiến

Thì cùng tắc biến

Trinh hạ khởi nguyên

Thú quý nhân tiện

Tụng viết (颂曰):

Hổ đầu nhân ngộ hổ đầu niên

Bạch mễ doanh thương bất trị tiền

Sài lang kết đội nhai trung tẩu

Bát tần phong vân thủy kiến thiên

Đầu tiên hãy giải thích về lời sấm của tượng thứ 50 trong Thối Bối Đồ.

Hỏa trong “thủy hỏa tướng chiến” tỉ dụ là ma đỏ, chỉ Trung Cộng, “thủy” tỉ dụ là năng lượng chính nghĩa, câu này có ẩn dụ là cuộc giao chiến giữa chính và tà. “Thì cùng tắc biến” ý nghĩa là sự việc khi đi đến đỉnh điểm thì sẽ thay đổi, câu này chỉ rằng cường quyền bạo chính của Trung Cộng đã đến cùng tận, vật cực tất phản, xã hội Trung Quốc sắp xảy ra thay đổi lớn.

Nguyên nghĩa của câu “Trinh hạ khởi nguyên” là tuần hoàn lặp đi lặp lại của Thiên Đạo Nhân Sự. Ở đây dự báo rằng chu kỳ tuần hoàn lớn của Thiên Đạo Nhân Sự sắp kết thúc (Trinh hạ), thiên vũ và nhân gian đều sẽ phát sinh thay đổi lớn đào thải cái cũ và canh tân cái mới (khởi nguyên).

“Thú quý nhân tiện” có hai hàm nghĩa: nghĩa thứ nhất, “quý” chỉ nhiều, “tiện” chỉ ít, nghĩa là trong quá trình đào thải cái cũ sẽ kèm theo tai nạn hủy diệt khủng khiếp, khiến lượng lớn người chết, thiên vũ và nhân gian sẽ trở thành thảm tượng thú vật nhiều hơn người; nghĩa thứ hai, “thú” là chỉ “hổ đầu nhân” (người đứng đầu) được nhắc đến trong lời tụng của tượng thứ 50 trong Thôi Bối Đồ cũng như tập đoàn lợi ích của nó, “nhân” là chỉ bách tính (người dân), chỉ rằng dự ngôn thời đại mà “hổ đầu nhân” cũng như tập đoàn lợi ích của nó thâu tóm của cải và quyền lực của xã hội (thú quý), còn bách tính bị hạ xuống thành kẻ tiện dân (nhân tiện).

Sau đây sẽ giải thích lời tụng của tượng thứ 50 trong Thôi Bối Đồ.

“Hổ đầu nhân ngộ hổ đầu niên”, trong văn học cổ ngộ (遇) có nghĩa là hứng chịu (xui xẻo). Chỉ về một vương giả tuổi hổ (hổ đầu nhân) sẽ gặp vận xui trong năm hổ. Trong số tất cả các lãnh đạo từ xưa đến nay của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Giang Trạch Dân là người duy nhất tuổi hổ. Câu này ám chỉ rằng Giang Trạch Dân sẽ chết năm Nhâm Dần 2022.

“Bạch mễ doanh thương bất trị tiền”, miêu tả sau khi Giang Trạch Dân chết, tương lai sẽ xuất hiện hiện tượng xã hội đặc thù, mà hiện tượng này trùng hợp với mô tả về thảm kịch xã hội của “đại dịch” trong các dự ngôn khác.

Thực tế, trong những dự ngôn nổi tiếng của các nhà tiên tri trên thế giới, hầu như tất cả đều đề cập đến một kiếp nạn to lớn chưa từng có trong lịch sử nhân loại — chính là “đại tai nạn” hay “đại nạn” trong truyền thuyết: trong suốt nhiều năm diễn ra đại tai nạn, thế giới xảy ra rất nhiều họa hoạn tai hại, tạo ra mức độ hủy diệt thảm khốc không gì sánh được đối với mệnh nhân loại. Mà các chủng loại thảm họa được các nhà tiên tri miêu tả nhiều nhất bao gồm có chiến tranh và dịch bệnh, trong đó loại thảm họa khủng khiếp nhất trong quá trình hủy diệt loài người là “đại dịch”.

Trong dự ngôn “Ngũ công kinh” của Phật gia được lưu truyền rộng rãi trong dân gian đã miêu tả chi tiết rõ nét về một trận “đại nạn” diễn ra từ năm Canh Tý đến năm Giáp Thìn (từ năm 2020 đến năm 2024) như sau:

“Đán khán thần niên trung thu nguyệt, gia gia hộ hộ hữu thư trùng; tử sửu chi niên giang biên khởi, tử giả vạn vạn khiếm quan tài. Hồng phấn mỹ nhân lưu huyết tử, bảo châu kim ngân hóa thành hôi; tuy hữu điền viên vô nhân thu, cao lâu đại hạ hóa thành phần; yêu kim y tử nhân hà tại, tổng bị hao bồng bạn khô lâu…”

Căn cứ vào miêu tả này của Ngũ công kinh, đợt “Đại ôn dịch” bắt nguồn từ “giang biên” (gần bờ sông) của năm “tử niên” (năm con chuột), liên tục bị đi bị lại mấy năm, trong đó đến lúc đỉnh điểm sẽ xuất hiện thảm cảnh “tử giả vạn vạn khiếm quan tài” (người chết đến nỗi thiếu quan tài), mà đến đạt đỉnh điểm vào “trung thu nguyệt” (tết trung thu) của “thần niên“ (tức năm thìn), dương lịch vào tháng tám chín, xuất hiện cảnh “gia gia hộ hộ hữu thư trùng” (hộ gia đình nào cũng có giòi bọ) và “hồng phấn mỹ nhân lưu huyết tử” (mặt phấn hồng nhan chảy máu chết)…”tổng bị hao bồng bạn khô lâu”. (Bởi vì “thiên cơ bất khả lộ”, nên các lời tiên tri thường dùng phương pháp không rõ ràng để miêu tả về tương lai. Ví dụ, ở đây sử dụng kết cấu đảo ngữ, bởi vậy trước khi sự việc xảy ra rất khó xác định trình tự thời gian của nó).

Kết hợp với dịch viêm phổi Trung Cộng – xảy ra với quy mô rộng lớn, khởi phát năm Canh Tý (2020) ở Vũ Hán nằm bên bờ sông Trường Giang, thì sự việc hoàn toàn trùng khớp với mô tả trong Ngũ công kinh, vì vậy “đại dịch” được miêu tả trong Ngũ công kinh là ứng với dịch “COVID-19”.

Ngũ công kinh còn miêu tả thời kỳ đỉnh điểm đại dịch như sau: “Thế thượng Dần Mão Thìn Tỵ niên, thiên sai ma vương tại tiền, lập bất đãi tử thời tương duyên, tảo thời đắc bệnh mộ thời vong”. Tức là nói, virus COVID-19 vào thời kỳ đỉnh điểm dường như là đã biến chủng nhiều lần, thậm chí đã có thể biến thành một chủng virus mới vô cùng mạnh, khiến người bị nhiễm “tảo thời đắc bệnh mộ thời vong” (sáng mắc bệnh chiều chết), “biến đại tử nhân bất kham ngôn” (khắp nơi người chết không gì tả được).

Về biểu hiện các triệu chứng vào thời kỳ đỉnh điểm, Ngũ công kinh mô tả như sau: “Nhãn trung xuất huyết, thân trung xuất nồng, đỗ trung sinh thư” (tạm dịch: trong mắt chảy máu, thân thể sinh mùi, trong bụng sinh giòi), còn “Hồng phấn mỹ nhân lưu huyết tử”, “gia gia hộ hộ hữu thư trùng”; cuốn dự ngôn của Đạo gia “Thái thượng động uyên thần chú” miêu tả như sau: “Thân sinh ác sang trùng lại chi bệnh, nùng huyết xú lạn” (tạm dịch: thân thể sinh ra lở loét ác tính, mưng mủ và máu bốc mùi hôi thối). Có vẻ như lúc đó xuất hiện một chủng loại “giòi bọ” vi trùng độc ăn máu thịt người, sức phá hủy không gì sánh bằng.

Dựa theo dự ngôn, đợt “đại dịch” này sẽ kéo dài âm ỉ liên tục đến năm Giáp Thìn 2024. Do vậy, bất cứ đỉnh điểm bệnh dịch “viêm phổi Trung Cộng” nào được xác nhận hiện e rằng chỉ là đỉnh điểm cục bộ, chỉ là một ngòi nổ dẫn đến đỉnh điểm thực sự trong tương lai. Nói cách khác, cho dù có một ngày nào đó bệnh “viêm phổi Trung Cộng” đi xuống đến mức thấp nhất (đáy), thì e rằng mọi người vẫn không thể buông lỏng cảnh giác với mức độ và sự phát triển của bệnh dịch.

Khi “đại dịch” lên đến đỉnh điểm trong thời gian trầm lắng âm ỉ đó, chỉ trong thời gian ngắn nó sẽ gây ra sự hủy diệt sinh mệnh con người vô cùng ác liệt, dẫn đến dân số nhanh chóng giảm mạnh (có khả năng chỉ là các khu vực cục bộ), cuối cùng sẽ tạo thành hai loại thảm cảnh xã hội phân thành hai bi kịch đau thương:

Bi kịch thứ nhất là hiện tượng “Cốc mễ vô nhân cật” (thóc gạo không người ăn) được miêu tả trong Ngũ công kinh. Ngũ công kinh mô tả rằng “Mễ thục ngũ cốc vô nhân cật, ty miên y đoạn vô nhân xuyên” (Lúa chín ngũ cốc không ai ăn, gấm vóc lụa là không ai mặc); dự ngôn trong “Bi ký Thiểm Tây Thái Bái Sơn” của Lưu Bá Ôn miêu tả “có cơm không người ăn”, “có quần áo không người mặc”. Những điều này tương tự như miêu tả trong tượng thứ 50 của Thôi Bối Đồ: “Bạch mễ doanh thương bất trị tiền”.

Bi kịch thứ hai là hiện tượng “Hổ lang tận thương nhân” (sài lang tận sức làm hại người) được mô tả trong Ngũ công kinh. Trong Ngũ công kinh mô tả đến “Hoàng ban mãnh hổ như gia khuyển, trú dạ tuân môn chuyển, giảo nhân giảo trư dương, thiên hạ tận tổn thương” (hổ đốm mà nghĩ chó nhà, ngày đêm tuần tra mọi nhà, cắn người cắn lợn dê, thiên hạ tổn hại vô tận), “Hoàng cẩu đội đội như gia khuyển, dạ dạ tuân môn chuyển, ngưu dương thực tận hóa vi trần, nhiên hậu tiện thương nhân” (từng đội chó vàng như chó nhà, mỗi đêm đều tuần tra đi lại trước cửa, bắt hết dê bò làm thức ăn, sau đó nhân tiện hại người).

“Sài lang kết đội nhai trung tẩu” trong Thôi Bối Đồ cũng giống như câu văn ở trên, cũng là miêu tả thảm kịch thứ hai của xã hội; đồng thời câu này cũng còn một ý nghĩa nữa, cũng mô tả sự hỗn loạn mà “hổ đầu nhân” thời đại đó đem đến cho xã hội. Câu này cũng giống như miêu tả trong lời sấm “thú quý nhân tiện”.

Thực ra, từ những lời tiên tri có liên quan có thể thấy “đại nạn” kéo dài nhiều năm (đặc biệt là “đại dịch”) đã gây nên sự hủy diệt vô cùng thảm khốc đối với nhân loại: ví như, trong “Thái thượng động uyên thần chú kinh” miêu tả “Dịch quỷ sát nhân, thập phân sát cửu” (bệnh dịch quỷ quái giết người, mười phần chết chín), “Bi ký Thiểm Tây Thái Bái Sơn” của Lưu Bá Ôn cũng miêu tả “Bần giả nhất vạn lưu nhất thiên, phú giả nhất vạn lưu nhị tam” (người nghèo một vạn giữ một nghìn, người giàu một vạn giữ hai ba), đó có nghĩa là cuối cùng mười phần còn lại không đến một, nên mới xuất hiện thảm kịch mô tả như đoạn văn trước đó.

Tuy nhiên, giống như phần phân tích ở đoạn sau, tất cả những kết cục thảm khốc này chỉ là an bài lịch sử của quá khứ, nhưng sự lựa chọn của con người hôm nay lại có thể cải biến vận mệnh của mình thậm chí là thay đổi quỹ đạo lịch sử.

“Bát tẫn phong vân thủy kiến thiên” (Gạt hết gió mây thấy bầu trời) dự báo rằng Trung Quốc sớm sẽ phát sinh một sự thay đổi trọng đại trong xã hội, Trung Cộng diệt vong (Bát tẫn phong vân), đến giai đoạn cuối cùng dịch bệnh mới thực sự dần dần bị đẩy lùi (thủy kiến thiên).

Dự ngôn trong Thôi Bối Đồ về thời gian xảy ra sự thay đổi lớn của xã hội Trung Quốc khớp với dự ngôn trong “Kim lăng tháp bi văn” của Lưu Bá Ôn, trong “Kim lăng tháp bi văn” dự báo kịch bản rằng Hồ Cẩm Đào vì bất đồng ý kiến mà bị sỉ nhục tại Đại hội đảng toàn quốc lần thứ 20, sau đó là ĐCSTQ tiến đến diệt vong.

“Hổ đầu nhân” và “Đại ôn dịch” trong Thôi Bối Đồ đều được miêu tả trong một tượng đồng nhất, thời gian trước sau này chỉ là sự trùng hợp thôi sao?

2. Dự ngôn lịch sử chỉ ra nguyên nhân khởi phát của “đại dịch”

Tượng 50 của Thôi Bối Đồ đồng thời nói đến “hổ đầu nhân” và “đại dịch”, nhìn bề ngoài thì thấy đó là sự trùng hợp về thứ tự thời gian phát sinh trước sau, thực tế không chỉ như vậy, bởi vì mục đích các bậc hiền triết trong lịch sử để lại những lời tiên tri là để răn đe, cảnh báo các thế hệ sau.

Trên thực tế, xét từ sự liên quan của những dự ngôn trong lịch sử, dường như “hổ đầu nhân” và “đại dịch” có mối quan hệ nhân quả.

Dựa theo mô tả “Kim lăng tháp bi văn” của Lưu Bá Ôn, trong đại tai nạn, “Nhân phùng mãnh hổ nan hồi ti”: ”phùng” nghĩa là vừa lòng, ẩn dụ là chấp nhận và tin tưởng, hoặc bị mê hoặc khác; “mãnh hổ” chỉ người tuổi hổ và tập đoàn lợi ích mà nó đại diện, “mãnh” cung có nghĩa là thế lực hung hãn;””nan huýnh tị” tỉ dụ là khó tránh kiếp nạn. Những ai bị “mãnh hổ” mê hoặc sẽ bị trôi theo dòng chảy, sẽ bị đào thải trong thảm họa này, cũng là nói “mãnh hổ” đem đến sự hủy diệt chết chóc cho người dân.

Trên thực tế, “Kim lăng tháp bi văn” ẩn ý chỉ rằng ngòi nổ trực tiếp khiến đại tai nạn phát sinh là cuộc bức hại quy mô lớn đối với những người tu luyện Pháp Luân Công do Giang Trạch Dân (tuổi hổ) tự mình thao túng ĐCSTQ tiến hành; đặc biệt là việc dùng tuyên truyền dối trá phô thiên cái địa khiến cho người dân thế giới bị lừa gạt, từ đó mà bị đoạt mất tính mạng trong đại nạn.

“Tử sửu chi niên giang biên khởi” của Ngũ công kinh, có vẻ giống với “Kim lăng tháp bi văn”: câu này không chỉ miêu tả thời gian và địa điểm khởi phát “đại dịch”, hơn nữa còn tiết lộ họ của kẻ chịu trách nhiệm gây ra thảm họa kinh hoàng này chính là do “Giang” (giang biên khởi).

Lý Thuần Phong, một trong những tác giả của Thôi Bối Đồ cũng đã viết dự ngôn trong “Tàng đầu thi”, ẩn ý rằng hành vi của người kế nhiệm tên “Dân” của Đặng Tiểu Bình chính là nguyên nhân trực tiếp của thảm họa.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/280381

The post [Thôi Bối Đồ] dự ngôn về cái chết của Giang Trạch Dân và thảm cảnh dịch bệnh sau đó (1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Trí huệ của người xưa: Đồng dao truyền dự ngônhttps://chanhkien.org/2021/08/tri-hue-cua-nguoi-xua-dong-dao-truyen-du-ngon.htmlThu, 19 Aug 2021 14:40:32 +0000https://chanhkien.org/?p=27780Tác giả: Chân Nguyện [ChanhKien.org] Trong lịch sử có rất nhiều lời dự ngôn, chúng đã được lưu truyền với nhiều phương thức khác nhau. Có dự ngôn được lưu truyền trong sách vở, ví dụ như “Thôi bối đồ”, “Thiêu bính ca”,.. Còn có quái tượng được lưu truyền như “Mã Tiền Khóa”. Nhưng […]

The post Trí huệ của người xưa: Đồng dao truyền dự ngôn first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tác giả: Chân Nguyện

[ChanhKien.org]

Trong lịch sử có rất nhiều lời dự ngôn, chúng đã được lưu truyền với nhiều phương thức khác nhau. Có dự ngôn được lưu truyền trong sách vở, ví dụ như “Thôi bối đồ”, “Thiêu bính ca”,.. Còn có quái tượng được lưu truyền như “Mã Tiền Khóa”. Nhưng kỳ thực được lưu truyền rộng rãi nhất và sáng tỏ nhất đó là các bài “đồng dao”.

1. Bài đồng dao dự ngôn về vận mệnh của ba vị Thừa tướng

Trong thời kỳ Nguyên Hòa (Đời nhà Đường), Vũ Nguyên Hành và Lý Cát Phủ là hai người cùng tuổi và nhậm chức tể tướng trong cùng một ngày. Họ lại còn cùng nhậm chức trấn thủ biên cương, một người được phân đến lãnh đất Dương Châu, một người được phân đến lãnh đất Cái Châu. Đến khi Lý Cát Phủ trở lại kinh thành, Vũ Nguyên Hành cũng trở lại. Lý Cát Phủ chết trước một năm, chết vào tháng mà Vũ Nguyên Hành được sinh ra. Một năm sau đó, Vũ Nguyên Hành cũng bị giết hại vào tháng mà Lý Cát Phủ được sinh ra, lúc chết ông được 58 tuổi. Trước lúc xảy ra sự việc này, ở Trường An có mấy đứa trẻ đọc bài đồng dao: “Đả mạch, mạch đả, tam tam tam”, sau đó xoay người nói: “Vũ hoàn liễu!”. Có người giải thích: “Đả mạch” chính là nói về thời gian thu hoạch lúa mạch, còn “Mạch đả” ý tứ chính là công kích bất ngờ sau lưng, “Tam tam tam” chính là ngày 3 tháng 6. “Vũ hoàn liễu” [1] chính là Vũ Nguyên Hành đã chết rồi. Phản tặc đã ám sát Vũ Nguyên Hành, lấy đầu của ông ta. Vũ Nguyên Hành vừa mới từ quận Thục trở về, Hỏa Tinh xâm phạm Tướng Tinh, thầy tướng nói: “Đối với ba vị tể tướng đều bất lợi, lúc đầu thì nhẹ, về sau thì nặng”. Một tháng sau, Lý Giáng vì mắc bệnh ở chân nên đã từ quan. Vào tháng 10 năm sau, Lý Cát Phủ đột ngột qua đời. Qua năm tiếp theo thì Vũ Nguyên Hành cũng bị giết hại. (Theo “Cảm định lục”)

2. Dự ngôn đồng dao không rõ nguồn gốc

Người xưa dùng “Đồng dao” để tiên đoán một số sự việc, đều có nguyên nhân cả. Một là để lưu truyền rộng rãi, bởi vì “Đồng dao” rất được mọi người ưa thích, giống như một trò chơi, đồng thời có thể được lưu truyền ra rất nhanh. Thứ hai là khó tìm ra nguồn gốc, trẻ con tuổi còn nhỏ, không nói được rõ là ai đã truyền cho chúng (thông thường là có cao nhân hóa thân thành trẻ con rồi truyền bá ra), làm như vậy có thể bảo hộ người đã lưu truyền dự ngôn. Thứ ba, trên thực tế, tất cả các dự ngôn đều dùng cách nói ẩn dụ, rất khó có thể giải đáp những ẩn đố này trước khi sự việc xảy ra. Thông thường là sau khi sự việc qua đi rồi người ta mới hiểu được.

Vì thế những lời tiên tri có liên quan đến ngày hôm nay còn nhiều hơn, phương thức lưu truyền cũng trở nên phong phú. Ví dụ tảng đá chân tướng tiên đoán sự sụp đổ của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã được phong bế nhiều năm, nhưng đến ngày nay nó lại tách mở ra. Loại dự ngôn này rất thú vị. Còn có dự ngôn của Lưu Bá Ôn trong “Bia văn tháp Kim Lăng” được phát hiện khi Tưởng Giới Thạch cho đào tháp Kim Lăng; Còn có một dự ngôn khác là sau trận động đất, lăng mộ của Lưu Bá Ôn bị chấn động mở ra mới phát hiện được. Phương thức lưu truyền dự ngôn như thế này vô cùng kỳ diệu.

…………..

Chú thích: [1] “Vũ hoàn liễu” nghĩa là múa xong rồi, chữ Vũ ở đây nghĩa là múa, vũ trong vũ đạo. Nhưng chữ 舞 (vũ) nghĩa là múa cũng đồng âm với chữ 武 (Vũ) chỉ họ Vũ ông Vũ Nguyên Hành nên cũng có thể hiểu là ông Vũ xong rồi (chết).

Dịch từ http://www.zhengjian.org/node/269246

The post Trí huệ của người xưa: Đồng dao truyền dự ngôn first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
“Mai Hoa Thi” phá giải thiên cơ – thế nhân đều đến từ thiên thượnghttps://chanhkien.org/2020/04/mai-hoa-thi-pha-giai-thien-co-the-nhan-deu-den-tu-thien-thuong.htmlThu, 02 Apr 2020 13:44:32 +0000https://chanhkien.org/?p=26133Tác giả: Mai Hoa   [ChanhKien.org] Dự ngôn trên toàn thế giới có rất nhiều, những sự việc đang phát sinh đều được dự đoán vô cùng chính xác. Ví như các dự ngôn chúng ta thường gặp là Thôi Bối Đồ, Mai Hoa Thi, Mã Tiền Khoá, Thiêu Bính Ca v.v. Đa số đều […]

The post “Mai Hoa Thi” phá giải thiên cơ – thế nhân đều đến từ thiên thượng first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Mai Hoa

 

[ChanhKien.org] Dự ngôn trên toàn thế giới có rất nhiều, những sự việc đang phát sinh đều được dự đoán vô cùng chính xác. Ví như các dự ngôn chúng ta thường gặp là Thôi Bối Đồ, Mai Hoa Thi, Mã Tiền Khoá, Thiêu Bính Ca v.v. Đa số đều là đại đồng tiểu dị, đều là dự đoán trước được những sự việc đã và đang phát sinh, chuẩn xác đến nỗi người xem không thốt nên lời, mà đối với những sự việc sắp xảy ra trong tương lại có một số khác biệt không nhiều. Dự ngôn Mai Hoa Thi do Thiệu Ung đời nhà Tống sáng tác, điều đặc biệt nhất trong đó chính là hai câu đầu tiên, mà trong các dự ngôn khác không có.

I. Phá giải thiên cơ – Cửa Trời từ vạn cổ đã khai mở

Câu đầu tiên “Đãng đãng thiên môn vạn cổ khai” chính là để chỉ về lịch sử xa xưa của nhân loại, vốn không giống như thuyết vô Thần giảng rằng nhân loại có lịch sử mấy ngàn năm, mà là cực kỳ xa xưa từ rất lâu trước đó. Nhân loại cũng không chỉ có một thời kỳ, người Trung Quốc bình thường sẽ cho rằng thời kỳ văn minh nhân loại không dưới 5.000 năm, tuy nhiên chúng ta hãy suy xét cẩn thận một chút, trong các cổ thư như Chu Dịch, Bát Quái, Hà Đồ, Lạc Thư, Sơn Hải Kinh v.v. những kiến thức được viết trong đó đều vượt xa tri thức hiện nay của nhân loại chúng ta. Lại có rất nhiều các dạng các loại trí tuệ cùng dự ngôn là đến từ đâu, dùng thuyết vô Thần căn bản không cách nào giải thích được, không thể tìm ra nguồn gốc truyền thừa của chúng. Kỳ thực chúng đều được truyền thừa từ viễn cổ.

Thật ra lý giải về Thiên môn (cửa Trời), trong văn hoá người Trung Quốc không có gì xa lạ. Ví dụ như trong Tây Du Ký có Nam Thiên Môn, các chúng Thần muốn hạ giới đều phải đi qua đó, Na Tra đã từng đánh nhau với Long Vương ở đó. Là bởi vì chúng ta không nghĩ đem những sự việc này liên hệ lại mà thôi.

Chiểu theo cách nói về Thiên môn trong Mai Hoa Thi, tại thời kỳ viễn cổ xa xưa, của Trời đã mở rồi, chúng Thần đã đến, sáng tạo nên văn minh của nhân loại chúng ta hiện nay.

II. Chúng Thần hạ phàm – Mấy người quay về mấy người ở lại

Câu thứ hai “Kỷ nhân quy khứ kỷ nhân lai” chính là để phá mê. Chúng Thần đều là từ trên thiên thượng mà đến, Thần trong Tam giới có vị tu thành Thần Tiên quay về cũng có vị ở lại trở thành Bồ tát độ nhân, còn những vị do phạm phải sai lầm mà bị giáng chức Thần Tiên thì có ở khắp nơi, chẳng hạn như Bát Giới, Sa Tăng, Lý Bạch v.v. đều là những Thần Tiên bị giáng chức.

III. Thần Vận khai diễn – Màn Trời mở ra chúng Thần đến

Thần Vận đang trình diễn trên khắp thế giới, có người quả thật đã nhìn thấy cảnh tượng trên trời, chúng Thần trên vũ đài đang biểu diễn. Đây là huyễn cảnh hay là chân tướng? Vậy phải xem ngộ tính của cá nhân họ như thế nào. Ngộ tính của một người mà cao, mức độ lý giải sâu sắc, thì sẽ tin tưởng những điều này là thật. Còn những ai cố chấp vào thuyết vô Thần, sẽ cho rằng chỉ là huyễn tượng ảo giác (Tất nhiên những ai có thể xem Thần Vận đều là có duyên phận, ngộ tính cao, đa số đều tin tưởng).

Trong số những ca khúc biểu diễn của Thần Vận, có một bài hát tựa đề “Sinh mệnh đến từ thiên thượng” đã tiết lộ rõ ràng, mọi người đa số đều là đến từ trên trời, hãy đừng lưu luyến vinh hoa phú quý của người thường mà quên tìm đường quay trở về ngôi nhà tốt đẹp của chính mình.

Mục đích chân chính của dự ngôn Mai Hoa Thi, chính là kêu gọi con người vào thời khắc then chốt hãy thanh tỉnh lại, khôi phục nguyện vọng quay trở về, tìm thấy đường về nhà. Đại Pháp đã đến để dẫn dắt mọi người trở về, mọi người có nghe thấy không?

 

Chú thích: Để đọc hiểu nguyên văn bài thơ dự ngôn Mai Hoa Thi, xin tham khảo các bài viết khác của Chánh Kiến tại đây: Dịch giải dự ngôn «Mai Hoa Thi» thời nhà Tống

 

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/257741

The post “Mai Hoa Thi” phá giải thiên cơ – thế nhân đều đến từ thiên thượng first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Các dự ngôn và điểm hóa liên quan đến “chín chữ vàng”https://chanhkien.org/2016/10/cac-du-ngon-va-diem-hoa-lien-quan-den-chin-chu-vang.htmlWed, 12 Oct 2016 03:02:54 +0000http://chanhkien.org/?p=24898Tác giả: Hương Âm [ChanhKien.org] Có một bài báo vào ngày 09 tháng 04 năm 2016 trên trang Minh Huệ với tiêu đề “3.150 người dân t Ninh Đức, tỉnh Phúc Kiến ký tên khởi kiện Giang Trạch Dân”. Bài viết trích dẫn lời của ông Tiêu, một người kiện Giang Trạch Dân: “Trước khi […]

The post Các dự ngôn và điểm hóa liên quan đến “chín chữ vàng” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Hương Âm

[ChanhKien.org] Có một bài báo vào ngày 09 tháng 04 năm 2016 trên trang Minh Huệ với tiêu đề “3.150 người dân t Ninh Đức, tỉnh Phúc Kiến ký tên khởi kiện Giang Trạch Dân”. Bài viết trích dẫn lời của ông Tiêu, một người kiện Giang Trạch Dân: “Trước khi mẹ tôi qua đời, bà nói: ‘Khi thế giới này đến ngày kết thúc, một số người sẽ lưu truyền về sức mạnh của việc niệm đọc chín chữ vàng, điều này chắc chắn là chân chính, và phải được tiếp thụ một cách trân trọng’. Quả đúng như thế, tôi đã có hân hạnh đắc được chín chữ tốt lành của Pháp Luân Công – ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo! Chân Thiện Nhẫn hảo!’ Tôi cũng nói cho người thân và bạn bè, và mỗi người họ đều cảm thấy vô cùng tốt lành khi niệm chín chữ này. Giang Trạch Dân đàn áp Pháp Luân Công, vậy nên mọi người nên cùng nhau khởi kiện ông ta và đưa hắn ra trước công lý!”

Những lời mà mẹ của ông Tiêu nói với ông trước khi qua đời rõ ràng là một dự ngôn. Dự ngôn có nguyên lai chủ yếu là từ những người ở một trạng thái đặc thù có thể nhìn thấy sự kiện sắp phát sinh trong tương lai và sau đó truyền lại cho các thế hệ sau. Tất nhiên điều này không thể giải thích được bằng khoa học hiện đại, nhưng những người tu luyện thì rất rõ ràng về nó. Một số người có khả năng siêu thường thực sự có thể nhìn thấy chân tướng ở các không gian khác khi siêu xuất khỏi thời gian và không gian của chúng ta.

Còn có các trường hợp tương tự, trong một bài báo khác được đăng trên trang Minh Huệ vào ngày 08 tháng 01 năm 2013 với tiêu đề “Tôi và em gái đã bắt đầu con đường tu luyện trong cuộc đàn áp”, một triển hiện khác của chín chữ vàng lại được nhắc đến. Vị tác giả này ở tỉnh Hồ Nam. Em gái của cô là một cư sĩ Phật giáo và thường đến các chùa miếu cùng những người khác trong cộng đồng Phật giáo vào ngày đầu tiên và ngày rằm mỗi tháng để bái Phật, thắp hương, phóng sinh, và xin được có con trai. Sau một năm kết hôn em gái của cô đã không thể có thai và khá lo lắng. Cô giới thiệu Pháp Luân Công cho em gái, nhưng em gái cô đã không thể từ bỏ những thứ của Phật giáo. Cô viết: “Sư phụ từ bi đã điểm hóa cho em gái tôi nhiều lần trong mộng. Một đêm nọ em gái tôi đang đón năm mới cùng chồng ở một nơi khác và có một giấc mơ: em gái tôi đang đi bộ dọc đường và nhìn thấy một đại miếu nguy nga tráng lệ. Em gái tôi thầm nghĩ rằng mình là người tu Phật giáo, nên thấy miếu thì đốt hương, thấy Phật thì lễ bái. Sau khi bước vào ngôi đền, em gái tôi nhìn thấy một bức tượng Phật rất lớn đang tỏa ánh vàng kim. Em gái tôi quỳ xuống và lạy Phật. Khi ngẩng đầu lên em gái tôi nhìn thấy chín chữ vàng xuất hiện trên ngực của bức tượng Phật. Bên trái là ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo’, và bên phải là ‘Chân Thiện Nhẫn hảo’. Em gái của tôi hào hứng nghĩ rằng: dường như Thần đang điểm hóa cho mình nên tu luyện Pháp Luân Đại Pháp”.

Sau khi trở về nhà em gái của cô bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công, và sau đó đã sinh hạ được hai em bé khỏe mạnh và hoạt bát.

Nhìn nhận về giấc mộng, người tu luyện có nhận thức hoàn toàn khác với người bình thường. Khi trong giấc mộng, nguyên thần của nhiều người có thể hoạt động tại các không gian khác, và đôi khi họ có thể nhìn thấy những điều sẽ xảy ra trong tương lai. Tất nhiên, nếu một người có công năng mạnh, khi đả tọa luyện công, người đó có thể đột phá không gian của chúng ta và nhìn thấy bằng chính đôi mắt đang mở những cảnh tượng tương lai mà người thường không thể nhìn thấy.

Hai câu chuyện nhỏ trên đây xảy ra riêng biệt độc lập với nhau ở Phúc kiến và ở Hồ Nam. Một là dự ngôn được một người mẹ truyền lại và câu chuyện kia là cảnh tượng được nhìn thấy trong mơ. Ngụ ý của chúng về chín chữ vàng là hoàn toàn khớp với nhau. Điều này thật sự khiến chúng ta phải suy nghĩ. Trên thực tế chín chữ vàng đã được lưu truyền rộng rãi trên thế giới trong một thời gian khá dài rồi và rất nhiều người đã được thụ ích từ việc thành tâm kính niệm chín chữ này.

Khi Phật Pháp đến thế gian, dùng những văn tự đơn giản mà thần kỳ hiệu quả, đã cho con người cơ hội để chứng kiến Phật Pháp vĩ đại và thù thắng. Đúng là Phật ân hạo đãng! Hy vọng thế nhân không vì văn tự đơn giản mà bỏ lỡ mất cơ duyên hiếm có chỉ đến một lần từ vạn cổ này!

Dịch từ:  http://www.pureinsight.org/node/7136

 

The post Các dự ngôn và điểm hóa liên quan đến “chín chữ vàng” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Năm 2016-2017 trong “Thôi Bối Đồ” (5): Sai lầm năm 1999https://chanhkien.org/2016/09/nam-2016-2017-trong-thoi-boi-do-5-sai-lam-nam-1999.htmlMon, 19 Sep 2016 17:12:45 +0000http://chanhkien.org/?p=24886Tác giả: Lưu Hương Liên [ChanhKien.org] Tiếp theo phần 4 VIII. “Thôi Bối Đồ” triển hiện tội ác lớn nhất nơi nhân loại: Sai lầm lớn năm 1999 Tội ác lớn nhất trong thời đại ngày nay, đã được nói đến một cách cụ thể trong đại dự ngôn “Thôi Bối Đồ” – “Sai lầm […]

The post Năm 2016-2017 trong “Thôi Bối Đồ” (5): Sai lầm năm 1999 first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Lưu Hương Liên

[ChanhKien.org]

Tiếp theo phần 4

VIII. “Thôi Bối Đồ” triển hiện tội ác lớn nhất nơi nhân loại: Sai lầm lớn năm 1999

Tội ác lớn nhất trong thời đại ngày nay, đã được nói đến một cách cụ thể trong đại dự ngôn “Thôi Bối Đồ” – “Sai lầm lớn năm 1999”.

1.Sai lầm to lớn của năm 1999 trong “Thôi Bối Đồ”

Quẻ tượng 41 trong Thôi Bối Đồ

Sấm viết:

Thiên địa hối manh

Thảo mộc phồn thực

Âm dương phản bối

Thượng thổ hạ nhật

Tạm dịch:

Trời đất tối tăm mờ mịt

Cây cỏ đầy rẫy (hoang vu tiêu điều cây cỏ mọc hoang đầy rẫy),

Âm dương quay lưng đối nhau

Mặt trời ở dưới Mặt đất.

Tụng viết:

Mạo nhân tu đái huyết vô đầu

Thủ lộng Càn Khôn hà nhật hưu

Cửu thập cửu niên thành đại thác

Xưng vương chích hợp tại Tần Châu

Tạm dịch:

Người (đội) mũ phải mang (món nợ) máu không đầu

Bàn tay bỡn cợt Trời Đất ngày nào thôi

Năm chín mươi chín thành sai lầm lớn

Xưng vương chỉ hợp tại Tần Châu.

“Mạo nhi tu đái huyết vô đầu”: người (đội) mũ phải mang (món nợ) máu không đầu.

“Mạo nhi” (帽儿), chữ phồn thể của chữ “nhi” (儿) là “兒”, chữ đầu “臼” đã bị cái mũ “亠”chụp lại, hình dáng đã thành chữ “lục” (六).

“Huyết vô đầu” (血无头): “Huyết” (血) không lộ đầu, thì là chữ “Tứ” (四) (số 4), hình dáng tương tự.

Vậy nên câu này ám chỉ “đại thảm sát mùng 04 tháng 06″ năm 1989, đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã nổ súng đàn áp cuộc vận động yêu nước đòi quyền dân chủ các các sinh viên trên cả nước. Một lời hai ý nghĩa. Vừa là đố chữ Lục Tứ (六四), lại chỉ ra vụ án giết người không có đầu.

“thủ lộng Càn Khôn hà nhật hưu”: Bàn tay bỡn cợt trời đất ngày nào thôi.

Triều đại đỏ ĐCSTQ một tay che cả bầu trời, thao túng ngôn luận điên đảo trắng đen, vu cáo “sự kiện Lục Tứ” là bạo loạn, bỡn cợt lừa gạt dân chúng.

“thập cửu niên thành đại thác”: năm chín mươi chín thành sai lầm lớn.

Năm 1999 đã trở thành sai lầm lớn – chính là đàn áp Pháp Luân Công. Giang Trạch Dân một mình tự quyết, thao túng bộ máy chính quyền mở ra cuộc đàn áp đẫm máu đối với Pháp Luân Công. Vào những lúc điên cuồng nhất đã tiêu tốn 1/4 tài lực quốc gia, giới truyền thông cả nước đưa tin vu khống bịa đặt, công – kiểm – pháp (công an, kiểm sát, tư pháp), quân đội vũ trang, đặc vụ tham gia đàn áp. Hàng trăm triệu người bị liên lụy, hàng triệu người bị tống giam vào ngục, số người bị bức hại đến chết khó mà thống kê hết được.

“xưng vương chích hợp tại Tần Châu”: xưng Vương chỉ hợp ở Tần Châu

Ý chỉ Giang Trạch Dân – người cầm đầu phát động cuộc đàn áp ngu xuẩn tàn bạo giống hệt như Tần Nhị Thế. “Tần Châu”: lấy khu vực Tần Nhị Thế thống trị ám chỉ cuộc bức hại này không được lòng người, giống như Tần Nhị Thế, cuối cùng bản thân sẽ kết thúc trong thất bại triệt để, hàng ngày phải sống trong nỗi sợ hãi thấp thỏm không yên.

“thiên địa hối manh”: Trời đất tối tăm mờ mịt

Triều chính tối đen, trời đất không có ánh sáng, mây mù che phủ. Giang Trạch Dân tham nhũng trị quốc, trong khoảng thời gian nắm quyền dốt nát hoang dâm vô đạo, trời giận người oán.

“thảo mộc phồn thực”: hoang vu tiêu điều cây cỏ mọc hoang đầy rẫy

Cỏ cây (草)  cũng xuất hiện nhiều lần trong mấy tượng phía sau của “Thôi Bối Đồ”, như: “Thanh thanh thảo tự điền gian xuất” (tạm dịch: cỏ cây sinh ra xanh ngát một khoảng ruộng) trong quẻ tượng 48, hay “Lão hổ đối thảo hổ thị đam đam” (tạm dịch: con hổ nhìn chằm chằm về phía cỏ cây) trong quẻ tượng 50 có lời bình chú của Kim Thánh Thán.

“Cỏ cây” (草) ở những chỗ này, ý chỉ người dân tu luyện Pháp Luân Công. Chữ “Mộc” (木): ví với ông Lý Hồng Chí – người sáng lập Pháp Luân Công, chữ Lý “李” có Mộc (木). Câu này chỉ trong hoàn cảnh “trời đất tối tăm”, Pháp Luân Công đã phát triển và được phổ biến một cách nhanh chóng.

“Âm dương phản bối”: Âm dương đảo chiều

Đây là thuật ngữ của Đạo gia, ví với Càn Khôn đảo lộn. Đạo gia cho rằng: thiên tượng biến hóa, thế gian con người cũng sẽ theo đó mà biến đổi theo. Vậy nên ở đây cũng chỉ thế gian con người đảo lộn, lòng người bị mê mờ.

“Thượng thổ hạ nhật”: mặt trời ở dưới mặt đất

Ví với Càn Khôn đảo chiều, giống với “âm dương đảo lộn” phía trên. Một lời hai ngụ ý, mặt trời ở dưới mặt đất – mặt đất che phủ mặt trời, ví với ánh sáng bị chôn trong đất, ý chỉ Pháp Luân Công bị vu khống bôi nhọ, “Chân – Thiện – Nhẫn” bị phỉ báng.

Quẻ tượng là “Ly”, đại biểu cho hỏa (lửa). Quẻ Ly là tượng trưng cho mặt trời chói chang trên không trung, lửa đỏ, đỏ như lửa. Đối ứng với quẻ tượng này, lửa – lửa đỏ, ví với màu đỏ (chính quyền cộng sản đỏ). Trên dưới quẻ Ly đều là Ly trong Bát Quái. Nhị hỏa (hai lần lửa) ví với hai lần vận động chính trị, tương ứng với phần trong thơ tụng, chỉ hai cuộc vận động đàn áp “phong trào sinh viên đòi quyền dân chủ 4/6” và  “đàn áp Pháp Luân Công”. Triều đại đỏ ĐCSTQ đàn áp dân chúng, trên dưới cả nước đều khiếp sợ dưới khủng bố đỏ.

Tên hề trong đồ hình hiển nhiên là chỉ Giang Trạch Dân (mọi người gọi là Giang hề), dẫm đạp lên bánh xe tròn, chỉ tên hề họ Giang đàn áp Pháp Luân Công (có biểu tượng là Pháp Luân hình tròn).

Căn nguyên của cái tên xấu xí “Giang hề” là: Năm 1996, Giang viếng thăm Philippines, trong đêm liên hoan của tổng thống, không được mời mà tự đứng dậy cao giọng hát ca khúc “Love me tender”. Ngày 30 tháng 03 năm 1999, Giang Trạch Dân viếng thăm nước Áo, cùng với tổng thống đi tham quan nơi ở cũ của Mozart, Giang chủ động chạy đến trước cây dương cầm của Mozart và đánh ca khúc “Hồng hồ thủy lãng đả lãng”. Năm 2002, Giang viếng thăm Iceland, trong buổi tiệc chiêu đãi do chính phủ tổ chức đột nhiên đứng dậy cao giọng hát một bài, chủ khách có mặt đều kinh ngạc không thôi, toàn bộ cảnh tượng đều được đăng lên trang nhật báo lớn nhất của Iceland.

Những chuyện hề của Giang Trạch Dân như: không mời tự hát ngay trước mặt nguyên thủ nước ngoài, đột nhiên lôi lôi kéo kéo phu nhân của nguyên thủ nước khác khiêu vũ… vốn không phải là chuyện hiếm thấy gì, bởi cái thói thích khoe khoang làm dáng nên có biệt danh là “Giang hề”.

Và trong Các Thế Kỷ, cuốn sách tiên tri nổi tiếng của Pháp càng chỉ rõ ra thời gian cụ thể phát sinh tội ác này: tháng 7 năm 1999, đó chính là thời khắc tập trung của hết thảy những lời dự ngôn lớn nhỏ trong và ngoài nước xưa nay.

2.Tháng 07 năm 1999 trong Các Thế Kỷ

“Tháng 07 năm 1999, Đại vương Khủng bố từ trên trời xuống” (Các Thế Kỷ X, Khổ 72)

Nguyên văn tiếng Pháp:

L’an mil neuf cens nonante neuf sept mois

Du ciel viendra vn grand Roy d’effrayeur

Resusciter le grand Roy d’Angolmois,

Auant apres Mars regner par bon heur.

Tiếng Anh:

The year 1999, seventh month,

From the sky will come a great King of Terror:

To bring back to life the great King of Angolmois,

Before and after Mars to reign by good luck.

Tiếng Việt:

Vào năm 1999, tháng 7,

Để Đại vương Angoulmois phục sinh,

Đại vương Khủng bố sẽ từ trên trời xuống,

Đến thời trước và sau khi Mars thống trị thiên hạ,

Nói là để có cuộc sống hạnh phúc cho mọi người.

3.Tội ác chưa từng có trong lịch sử xưa nay

Những phần trước đó đã nói rõ tội ác lớn nhất trong lịch sử nhân loại là những cuộc bức hại đối với Chính giáo, Chính tín, ví như diệt Phật, diệt Đạo, bức hại Cơ Đốc giáo, v.v… “Năm 99 thành năm sai lầm lớn” được nói đến trong “Thôi Bối Đồ” chính là chỉ ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công năm 1999, điều phạm phải chính là tội ác diệt Phật.

Pháp Luân Công, là môn tu luyện Phật gia lấy hình thức khí công truyền ra ngoài xã hội. Cũng chính là giống như thời kỳ Mạt Pháp của Do Thái giáo, Đức Giê-su xuất thế truyền tân Pháp (ghi chép trong Tân Ước của Thánh Kinh). Sau khi các loại tôn giáo đều đã đi vào thời kỳ Mạt Pháp, năm 1992, Pháp Luân Phật Pháp đã dùng hình thức khí công truyền ra ngoài xã hội, phương diện trừ bệnh khỏe người đã cho thấy những hiệu quả thần kỳ của Pháp môn này. Lấy Pháp lý “Chân – Thiện -Nhẫn” làm chỉ đạo, mọi người lấy Thiện đối đãi với mọi người mọi lúc mọi nơi, danh tiếng tốt đẹp khiến cho Pháp Luân Công đã được phổ biến mau chóng ở Trung Quốc. Những câu chuyện người tốt việc tốt nhiều không sao kể xiết, kéo theo sự đề cao tiêu chuẩn đạo đức của xã hội trên diện rộng, các kênh truyền thông đã nhiều lần đưa tin khen ngợi.

Nhìn lại hàng loạt các thời đại hưng thịnh huy hoàng thời xưa được nói ở phần trước, đều có một căn nguyên nhất trí: Thiên tử thuận theo đạo trời, nếu như không phải phù hợp với Đạo gia, thì chính là thuận theo Phật gia, đặc biệt là bởi vì Phật Pháp hưng thịnh nơi cõi người, mà mang đến phúc phận.

Nếu như làm theo chính sách mà Đặng Tiểu Bình định ra: “Không dày vò một cách mù quáng”, “không làm các cuộc vận động”, “không chụp mũ”, “không vung gậy đánh người”, người lãnh đạo lúc đó sẽ không đàn áp, Chính Pháp hưng thịnh nơi cõi người, Trung Hoa ắt mở ra một thời đại huy hoàng, công đức thịnh thế sẽ thuộc về thiên tử. Nhưng chính ngay trước cửa ngõ của thời đại hưng thịnh, Giang Trạch Dân thân là “thiên tử” – người đứng đầu Trung Quốc lại nhất quyết làm theo ý mình, lấy đàn áp Pháp Luân Công để thị uy, lấy bức hại Pháp Luân Công để tuyển chọn ra tay chân của mình. Đây hoàn toàn là không biết bài học giáo huấn “tam Vũ nhất Tông diệt Phật” trong lịch sử, càng không biết rõ bi kịch bức hại Cơ Đốc giáo mà đi đến diệt vong của đế quốc La Mã ngày xưa. Hơn nữa điều ông ta cuồng vọng muốn tiêu diệt lại là Phật Pháp thuần chính, những thủ đoạn đàn áp, những chiêu trò hiểm ác trong việc phỉ báng bôi nhọ Phật Pháp quả thật là xưa nay chưa từng có.

Vụ tự thiêu giả ở quảng trường Thiên An Môn do đài truyền hình trung ương CCTV dàn dựng.

Tội ác to lớn như thế này là vượt xa cả bất cứ một lần diệt Phật nào trong lịch sử, đây là tội ác lớn nhất chưa từng có trong lịch sử nhân loại xưa nay.

Những lời phỉ báng bôi nhọ Pháp Luân Công thậm chí còn xuyên suốt ra cả hải ngoại. Ở Trung Quốc thì nhồi sọ, tẩy não người dân hết lần này đến lần khác, thậm chí những lời vu khống đó còn được đưa vào cả trong sách giáo khoa của môn giáo dục đạo đức trong các cấp tiểu học, trung học, phát tán độc tố cho học sinh ngay trên lớp học. Thù hận, căm thù đối với Chính Tín “Chân – Thiện – Nhẫn” đã khắc sâu vào trong tâm của hàng mấy trăm triệu người.

ĐCSTQ bức hại người tu luyện, lần diệt Phật này đã bao trùm khắp cả Trung Quốc. Lấy chính sách quốc gia bịa đặt ra những án tù oan, bắt bỏ tù hàng mấy triệu người, hàng mấy trăm nghìn người bị xét xử phi pháp. Các loại tra tấn, đánh đập tàn nhẫn đến chết, đánh đập tàn nhẫn đến tàn phế, thậm chí mổ sống cướp nội tạng để kiếm lời – bị các tổ chức xã hội quốc tế gọi là “tội ác chưa từng có trên hành tinh này”.

4. Cảnh báo của thiên tượng hung hiểm năm 2016 

a.Lý giải theo chiêm tinh học Đông phương: Huỳnh Hoặc thủ Tâm 

Huỳnh Hoặc thủ Tâm – thiên tượng hung hiểm nhất này, trước đây đều cho rằng đây chỉ là nhắm vào một cá nhân “thiên tử” mà thôi. Nhưng thật ra, đây là thiên tượng nhắm vào từng người, “thiên tử” là người đại biểu của muôn vàn dân chúng, Huỳnh Hoặc thủ Tâm là chỉ thiên kiếp hung hiểm đột xuất ứng với việc làm của thiên tử, cũng là biến hóa cát hung, phán xét họa phúc đối với từng người.

Ba tầng hàm nghĩa của Trời phạt 

Chúng ta lý giải một cách đơn giản khái quát ba tầng hàm nghĩa của Trời phạt trong văn hóa phương Đông:

①  Trời phạt đối với tội ác diệt Phật của “thiên tử” (người nắm quyền). Bởi vì thiên tử hiện thời không câu kết hùa theo tội ác bức hại Pháp Luân Công của Giang Trạch Dân, hơn nữa còn đang bắt giữ những vây cánh của ông Giang trong cuộc bức hại này. Vì vậy, Trời phạt này trực tiếp chỉ thẳng vào người khởi xướng tội ác diệt Phật, chính là Giang Trạch Dân – người lãnh đạo trước đó. Thực ra Trời phạt giáng xuống Giang Trạch Dân đã bắt đầu rồi.

Sau khi Tập Cận Bình lên nắm quyền, dưới tình huống “đế vị” ổn định, ngăn chặn những quốc sách hại người của Giang Trạch Dân mọi lúc mọi nơi, đã: hủy bỏ chế độ cưỡng bức lao động, liên tục lấy lại quyền lực, phán xét những tham quan giữ chức vị cao trong phe cánh của ông Giang; những người tích cực dẫn đầu trong việc bức hại Pháp Luân Công. Đây là biến hóa của thiên tượng, trên theo ý Trời, dưới thuận lòng dân.

Những điều này đã thể hiện đầy đủ hành động ngăn chặn chính sách diệt Phật của Giang Trạch Dân. Vì vậy, thiên tượng Huỳnh Hoặc thủ Tâm, Trời phạt đối với tội ác diệt Phật to lớn mà Giang Trạch Dân phạm phải. Tập Cận Bình không hùa theo, vậy nên sẽ không gặp chuyện. Luật Trời và sự trừng phạt của Trời đều là công bằng cả.

② Trời phạt đối với ĐCSTQ, bởi vì tội ác diệt Phật là được thúc đẩy, kéo dài dưới thể chế này, liên tục kéo dài. Vậy nên, Tập Cận Bình tiếp nhận cục diện rối rắm này của ĐCSTQ, nếu như không thể tự thoát khỏi ĐCSTQ, không thể “thuận thiên thôi mệnh” giống như trong báo hiệu của “Thôi Bối Đồ”, thì dưới thiên tượng này, thiên tử chính là dễ dàng bị dùi vào kẽ hở. Tập Cận Bình từng mấy lần bị ám sát, tuy có kinh sợ nhưng không nguy hiểm. Chỉ có hành xử thuận theo thiên tượng mới có thể chuyển nguy thành an.

③ Thiên tượng không phải là chỉ một mình cá nhân “thiên tử”, mà đó là thiên tượng của từng người; thiên tử chỉ là người đại biểu của muôn dân trăm họ, thiên tượng hung hiểm này, có liên quan với từng người, cũng là điểm then chốt trong vận mệnh của mỗi một người.

Mỗi người trong cuộc bức hại do Giang Trạch Dân phát động cũng đều biểu hiện thái độ; mỗi một người, gần như đều đã từng tuyên thệ “dâng hiến sinh mệnh của mình cho ĐCSTQ”, đều đã từng thúc đẩy sự lớn mạnh của ĐCSTQ. Vậy nên, có thể thoát ly khỏi ĐCSTQ giống như “Quan Trung thiên tử, thuận thiên thôi mệnh” mà “Thôi Bối Đồ” triển hiện hay không? Trời người hợp nhất, thiện tượng này đều đang đo lường từng người một, cũng đang định ra họa phúc cho từng người.

Trên có thiên tượng cảnh tỉnh, dưới có kỳ thạch nghiệm chứng 

Sáu chữ “Trung Quốc Cộng sản đảng vong” in trên vé vào cửa công viên quốc gia tại Quý Châu. (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên)

Tháng 06 năm 2002, thôn Chưởng Bố huyện Bình Đường tỉnh Quý Châu đã phát hiện “Tàng Tự Thạch” to lớn, trên mặt của tảng đá đó hiện rõ 6 chữ lớn: “Trung Quốc cộng sản đảng vong”.

Theo khảo sát của các chuyên gia địa chất cấp quốc gia chứng thực được rằng: Tảng đá này có 2,7 tỷ năm lịch sử, nứt ra từ 500 năm trước đó, nét chữ trên đó là thiên nhiên hình thành, không có dấu vết chạm trổ hay điêu khắc nào của con người. Hơn mấy trăm tờ báo, đài truyền hình, các trang mạng trong và ngoài nước đều đã đăng tải thông tin này. Các kênh truyền thông trong nước bao gồm đài truyền hình trung ương (CCTV) cũng nhiều lần đưa tin, nhưng đều chọn lọc từ ngữ một cách thống nhất, ẩn giấu đi một chữ “vong” phía sau. “Tàng Tự Thạch” đã được in trên tấm vé vào cửa công viên quốc gia tại Quý Châu.

Tảng đá lớn hiện rõ “Trung Quốc cộng sản đảng vong”, tuyệt đối không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên, mà chỉ có thể là thiên ý. Thiên ý này, cùng với thiên tượng trời phạt đối với ĐCSTQ năm 2016 có sự đồng nhất đến kinh người.

ĐCSTQ tội ác thấu trời, cuối cùng sẽ bị Trời thanh toán 

Trời phạt, chính là thanh toán hết thảy, chứ không phải chỉ là tội ác diệt Phật của ĐCSTQ hiện nay mà thôi! Quay đầu nhìn lại những cuộc vận động chính trị trong suốt hơn 60 năm trở lại đây của ĐCSTQ, từ những cái gọi là: đàn áp nhóm người phản cách mạng, cải cách ruộng đất, tam phản, ngũ phản, quét sạch phản động, chống cánh hữu, Đại Nhảy Vọt, Nạn Đói Lớn, chống tư tưởng bảo thủ, phá tứ cựu, Đại Cách mạng Văn hóa, giết hại sinh viên mùng 04 tháng 06, cho đến bức hại Pháp Luân Công. Từ bá tánh bình dân cho đến chủ tịch nước, người Trung Quốc có hơn một nửa đã từng bị ĐCSTQ bức hại.

Theo con số thống kê không đầy đủ, có hơn 80 triệu người Trung Quốc đã chết một cách bất thường trong khoảng thời gian ĐCSTQ nắm quyền. Đây là số người chết trong thời bình, vượt quá tổng số người chết của cả hai lần Chiến tranh Thế giới cộng lại. Xã hội Trung Quốc hiện nay: đạo đức suy đồi, sắc tình tràn lan, coi trọng vật chất, công nhân thất nghiệp, nông dân mất đất, quan thương cấu kết, cảnh sát – lưu manh là một…

ĐCSTQ tội lỗi to lớn như vậy, sớm muộn cũng sẽ phải hoàn trả, lời cảnh tỉnh của Tàng Tự Thạch, báo động của thiên tượng Huỳnh Hoặc thủ Tâm năm 2016, đã triển hiện thiên ý trời diệt Trung Cộng. Vậy những ai vẫn còn muốn tận trung, đứng cùng hàng ngũ với ĐCSTQ nữa đây? Những ai đứng về phía ĐCSTQ, thì người đó cuối cùng sẽ là thành viên bị Trời phạt, thanh toán cùng một lượt với ĐCSTQ!

Đây chính là nguyên nhân vì sao hiện nay xuất hiện làn sóng “thoái đảng bảo bình an”.

b.Lý giải theo chiêm tinh học phương Tây 

“Trăm sông đổ về một biển, châu liền bích hợp” 

Hai hệ thống của chiêm tinh học phương Đông và chiêm tinh học phương Tây không giống nhau. Tuy cùng một loại quỹ đạo vận hành của thiên thể, nhưng biểu hiện về mặt ý nghĩa trong chiêm tinh học Đông phương và Tây phương là khác nhau, sự kiện nhân gian đối ứng trong lịch sử cũng khác nhau.

Nhưng hiện nay, lịch sử Đông phương và Tây phương đều đã đi đến thời khắc “trăm sông đổ về một biển”, các loại tiên tri lớn nhỏ xưa nay đều hội tụ đến điểm chung “Thánh nhân xuất thế, bị phỉ báng gặp kiếp nạn, cuối cùng bĩ cực thái lai”. Như vậy trên biểu hiện trong chiêm tinh học, Đông và Tây phương sắp “châu liền bích hợp”.

Quỹ đạo sao Hỏa năm 2016, trên biểu hiện của thiên tượng phương Tây là “đi thuận chiều tiến nhập vào chòm sao Bọ Cạp, đi ngược chiều tiến nhập vào chòm sao Thiên Xứng (chòm sao cân tiểu ly)”. Nguồn gốc chòm sao Bọ Cạp trong Thần thoại Hy Lạp, là một con bò cạp lớn kịch độc trên mặt đất, có thể đầu độc chúng Thần, nó tượng trưng cho quỷ Sa-tăng. Vậy nên, triển hiện của thiên tượng phương Tây này là đem Sa-tăng đặt lên trên bàn cân chính nghĩa, xét xử đối với quỷ Sa-tăng.

Sa-tăng, là tên ác quỷ trong văn hóa phương Tây. Chương mở đầu trong “bản tuyên ngôn Đảng cộng sản”, Karl Marx nói “một bóng ma đang ám ảnh châu Âu”. Hiện nay các nước phương Tây coi đảng cộng sản là chủ nghĩa phát- xít màu đỏ, đánh đồng với chủ nghĩa phát-xít màu đen của Hitler, coi Đông Âu và Liên Xô thoát khỏi chế độ cộng sản độc tài là sự giải thoát của nhân loại.

Hiện nay, đảng cộng sản lớn mạnh nhất còn sót lại chính là ĐCSTQ. Ở xã hội quốc tế, rất nhiều người coi ĐCSTQ là Sa-tăng, đặc biệt là sau cuộc thảm sát “mùng 04 tháng 06”, ĐCSTQ đàn áp sinh viên đòi quyền dân chủ ở Bắc Kinh. Vì vậy, Sa-tăng Bọ Cạp mà thiên tượng phương Tây triển hiện năm 2016 tượng trưng cho ĐCSTQ.

Thật ra, tiên tri trong sách Khải Huyền của Kinh Thánh, Sa-tăng cũng là ví với ĐCSTQ.

Có lẽ có đọc giả sẽ hỏi: thiên tượng Thái Bạch kinh thiên (sao Thái Bạch hiển hiện ngay giữa ban ngày), ở Đông phương và Tây phương chẳng phải là nhất trí sao?

Là nhất trí, nhưng thiên tượng “Thái Bạch kinh thiên” là không có quy luật, chỉ là triển hiện cho một khu vực, chứ không triển hiện nối liền cả Đông và Tây phương. Sự vận hành trong bầu trời sao của hành tinh, cả phương Đông và phương Tây đều có thể nhìn thấy được. Tuy vậy, ý nghĩa của Đông phương và Tây phương đối với thiện tượng đó thông thường là không giống nhau.

Tuy nhiên, thiên tượng vận hành của sao Hỏa năm 2016, về ý nghĩa lại không hẹn mà trùng hợp một cách hiếm thấy.

Đem đám hắc thủ của Sa-tăng đặt lên bàn cân thẩm phán của vũ trụ 

Hai chiếc càng của con bò cạp độc, tượng trưng cho đám hắc thủ (bàn tay gây tội ác) của Sa-tăng, những người gây tội ác của ĐCSTQ. Chòm sao Thiên Xứng là cái cân tiểu ly của nữ thần chính nghĩa, nó đang nhận định linh hồn của mỗi một người mà đưa ra phán xét.

Vì vậy, giải thích theo chiêm tinh học phương Tây thì chính là: đem hai chiếc càng của con bọ cạp độc đặt lên trên bàn cân của vũ trụ, đem đám tay chân tà ác của Sa-tăng lên bàn cân tiểu ly trong Đại Thẩm Phán, đây là đoạn mở đầu của Đại Phán Xét trong thời khắc cuối cùng được giảng trong sách Khải Huyền của Kinh Thánh.

Đại Phán Xét mà thiên tượng triển hiện này là thẩm phán tội ác lớn nhất nơi thế gian con người – Sa-tăng ĐCSTQ bức hại Phật Pháp trong thời kỳ Chính Pháp, giết hại những người tín ngưỡng vào Chân–Thiện–Nhẫn. Căn nguyên của tội ác này là Giang Trạch Dân – người đứng đầu ĐCSTQ lúc bấy giờ phát động cuộc bức hại này vào tháng 07 năm 1999. Tội ác tày trời này, đồng đảng tay chân của ông ta cũng là người người có phần. Hiện nay Trời phạt đến gần, thì bắt đầu từ bàn tay gây tội ác của Sa-tăng bọ cạp độc này, từng người từng người một bị đưa ra xét xử.

Chúng ta hãy nhìn xem mở màn của thiên tượng xét xử Sa-tăng ngày hôm nay:

Tháng 09 năm 2013, lấy tội danh tham nhũng xét xử Bạc Hy Lai tù chung thân. Bạc Hy Lai là người kế thừa của Giang Trạch Dân, khi làm “người đứng đầu” ở Đại Liên, Liêu Ninh, Trùng Khánh, đã lấy việc bức hại Pháp Luân Công để tận trung với Giang Trạch Dân; chuẩn bị tiếp nhận vị trí của Chu Vĩnh Khang, lên kế hoạch đảo chính soán ngôi sau khi thiết lập âm mưu ám sát Tập Cận Bình; nhưng vì tranh chấp nội bộ với Vương Lập Quân, âm mưu bị bại lộ rồi ngã ngựa.

Ngày 15 tháng 03 năm 2014, bắt giữ Từ Tài Hậu – Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương. Từ Tài Hậu là một trong những tay chân cốt cán quan trọng trong quân đội của Giang Trạch Dân, tích cực hùa theo Giang Trạch Dân bức hại Pháp Luân Công, chưa đợi đến xét xử đã bệnh chết trong tù.

Ngày 29 tháng 07 năm 2014, lập án điều tra Chu Vĩnh Khang – một trong lãnh đạo cao cấp quốc gia, nguyên cựu Thường ủy Cục Chính trị. Chu là tay chân cốt cán trong chiến dịch bức hại Pháp Luân Công của Giang Trạch Dân. Tháng 06 năm 2015, lấy tội danh tham nhũng phán Chu Vĩnh Khang tù chung thân.

Tháng 08 năm 2015, lấy tội tham nhũng phán Cốc Tuấn Sơn tội tử hình treo. Cốc Tuấn Sơn là cựu Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần, cốt cán của thế lực phe cánh họ Giang trong quân đội, tích cực hùa theo Giang Trạch Dân bức hại Pháp Luân Công.

Từ tháng 10 đến tháng 11 năm 2015, lấy tội danh tham nhũng xét xử Lý Xuân Thành 13 năm tù, Quách Vĩnh Tường 20 năm tù, Lý Sùng Hy 12 năm tù. Lý Xuân Thành từng đảm nhiệm Bí thư Thành ủy Thành Đô, phó Bí thư tỉnh ủy tỉnh Tứ Xuyên; Quách Vĩnh Tường từng đảm nhiệm chức Phó tỉnh ủy tỉnh Tứ Xuyên, phó chủ tịch Ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân (tương đương hội đồng nhân dân) tỉnh Tứ Xuyên; Lý Sùng Hy từng đảm nhiệm chức phó Bí thư tỉnh Tứ Xuyên, Chủ tịch Hội nghị Chính trị hiệp thương nhân dân tỉnh Tứ Xuyên. Họ đều là thân tín của Chu Vĩnh Khang, bàn tay gây tội ác tích cực bức hại Pháp Luân Công.

Những phán xét này, là những điển hình mở đầu thiên tượng Thẩm Phán quỷ Sa-tăng năm 2016.
Những đồng đảng tay chân của Giang Trạch Dân, hùa theo tội ác bức hại Pháp Luân Công đều lần lượt ngã ngựa.

Dưới đây là những người thuộc các bộ phận đã hoặc sắp bị đưa lên bục thẩm phán:

Tháng 01 năm 2016, lấy tội danh tham nhũng phán Lý Đông Sinh 15 năm tù. Lý Đông Sinh bởi chế tác “vụ tự thiêu giả ở quảng trường Thiên An Môn” năm 2001 để vu khống hãm hại Pháp Luân Công mà một bước lên mây, nhiều năm đảm nhiệm phó giám đốc của đài truyền hình trung ương (CCTV), Phó Cục trưởng tổng cục truyền hình điện ảnh, phó Bộ trưởng bộ tuyên truyền trung ương, phó bộ trưởng Bộ công an, cuối cùng đã làm chủ nhiệm văn phòng 610 chuyên môn bức hại các học viên Pháp Luân Công.

Dương Cang, nguyên phó Bí thư khu tự trị Tân Cương, ngày 20 tháng 01 năm 2016 bị phán 12 năm tù bởi tội tham nhũng;

Ký Văn Lâm, phó tỉnh trưởng tỉnh Hải Nam, tháng 03 năm 2016 bị tuyên án 12 năm tù bởi tội tham nhũng;

Lệnh Kế Hoạch, Phó Chủ tịch Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân Trung Quốc, Bộ trưởng bộ mặt trận thống nhất trung ương, phụ trách đả kích Pháp Luân Công ở hải ngoại. Tháng 12 năm 2014 bị bắt, tháng 07 năm 2016 bị phán tù chung thân bởi tội tham nhũng;

Quách Bá Hùng, nguyên Phó chủ tịch quân ủy trung ương, tay chân cốt cán trong quân đội của Giang Trạch Dân, tháng 07 năm 2016 bị tuyên xử tù chung thân bởi tội tham nhũng;

Kim Đạo Danh, phó Bí thư tỉnh ủy tỉnh Sơn Tây, Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật, Phó Chủ nhiệm Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc tỉnh Sơn Tây, bị bắt vào tháng 02 năm 2014;

Thân Duy Thần, nguyên Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền, Bí thư Hiệp hội Khoa học Kỹ thuật của ĐCSTQ, bị bắt vào tháng 04 năm 2014;

Mao Tiểu Binh, nguyên Bí thư Thành ủy Tây Ninh, Thường ủy Tỉnh ủy Thanh Hải, bị bắt tháng 04 năm 2014;

Tô Vinh, lần lượt nhậm chức phó Bí thư tỉnh ủy tỉnh Cát Lâm, Trưởng ban phụ trách xử lý vấn đề liên quan đến Pháp Luân Công, Bí thư tỉnh ủy tỉnh Thanh Hải, Cam Túc, Giang Tây, Phó Chủ tịch Hội nghị hiệp thương chính trị toàn quốc, bị bắt tháng 06 năm 2014;

Đỗ Thiện Học, nguyên Phó Tỉnh trưởng tỉnh Sơn Tây, bị bắt tháng 06 năm 2014;

Vạn Khánh Lương, từng đảm nhiệm Bí thư thành ủy Yết Dương, Bí thư thành ủy Quảng Châu, Phó tỉnh trưởng tỉnh Quảng Đông, bị bắt tháng 06 năm 2014;

Đàm Lực, nguyên Phó tỉnh trưởng tỉnh Hải Nam, bị bắt tháng 06 năm 2014;

Võ Trường Thuận, nguyên Phó Bí thư ban Chính trị Pháp luật tỉnh Thiên Tân, Cục trưởng Cục Công an thành phố Thiên Tân, Bí thư đảng ủy, Phó Chủ tịch thành ủy thành phố Thiên Tân, bị bắt tháng 07 năm 2014;

Trần Thiết Tân, nguyên Phó Chủ tịch Hội nghị hiệp thương chính trị tỉnh Liêu Ninh, bị bắt tháng 07 năm 2014;

Bạch Ân Bồi, lần lượt đảm nhiệm Bí thư tỉnh ủy của hai tỉnh Thanh Hải, Vân Nam, bị bắt tháng 08 năm 2014;

Tần Ngọc Hải, nguyên Phó Bí thư Ban Chính trị Pháp luật tỉnh Vân Nam, Sở trưởng Sở Công an tỉnh Vân Nam, bị bắt tháng 09 năm 2014;

Lương Tân, từng nhậm chức Phó Tỉnh trưởng tỉnh Sơn Tây; Thưởng ủy tỉnh ủy tỉnh Hà Bắc, bị bắt tháng 11 năm 2014;

Tùy Phụng Phú, nguyên Phó Chủ nhiệm Hội thường ủy Đại hội Đại biểu nhân dân tỉnh Hắc Long Giang, bị bắt tháng 11 năm 2014;

Chu Minh Quốc, lần lượn nhậm chức Bí thư Ban Chính trị pháp luật ba tỉnh Nam Hải, Trùng Khánh, Quảng Đông, bị bắt tháng 11 năm 2014;

Vương Mẫn, từng nhậm chức Bí thư Thành ủy Tế Nam, Thường ủy tỉnh ủy Sơn Đông, bị bắt tháng 12 năm 2014;

Dương Vệ Trạch, nguyên Bí thư Thành ủy Nam Kinh, Thưởng ủy tỉnh ủy Giang Tô, bị bắt tháng 01 năm 2015;

Mã Kiện, cựu Thứ trưởng Bộ An ninh quốc gia, bị bắt tháng 01 năm 2015;

Lục Vũ Thành, nguyên Bí thư tỉnh ủy Lan Châu, Phó Chủ nhiệm Đại hội Đại biểu Nhân dân tỉnh Cam Túc, bị bắt tháng 01 năm 2015;

Tư Hâm Lương, từng nhậm chức Thường ủy tỉnh Chiết Giang, Phó Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị tỉnh Chiết Giang, bị bắt tháng 02 năm 2015;

Cảnh Xuân Hoa, từng nhậm chức Bí thư Thành ủy Hoành Thủy, Thường ủy tỉnh ủy tỉnh Hà Bắc, Bí thư tỉnh Hà Bắc, bị bắt tháng 03 năm 2015;

Thù Hòa, từng nhậm chức Phó Tỉnh trưởng tỉnh Giang Tô, Bí thư thành ủy Côn Minh, phó Bí thư tỉnh Vân Nam, bị bắt tháng 03 năm 2015;

Từ Cang, Phó Tỉnh trưởng tỉnh Phúc Kiến, bị bắt tháng 03 năm 2015;

Hề Hiểu Minh, nguyên Phó Viện trưởng tòa án tối cao, bị bắt tháng 07 năm 2015;

Chu Bản Thuận, từng nhậm chức Chánh văn phòng Ủy ban Chính trị và pháp luật trung ương, Giám đốc Công an tỉnh Hồ Bắc, Bí thư tỉnh ủy Hà Bắc, bị bắt tháng 07 năm 2015;

Cốc Xuân Lập, nguyên Phó Tỉnh trưởng tỉnh Cát Lâm, bị bắt tháng 08 năm 2015;

Tô Thụ Lâm, nguyên Tỉnh trưởng tỉnh Phúc Kiến, bị bắt tháng 10 năm 2015;

Bạch Tuyết Sơn, nguyên Phó Chủ tịch khu tự trị Ninh Hạ, bị bắt tháng 11 năm 2015;

Lữ Thiếc Văn, Phó Bí thư thành ủy Bắc Kinh, bị bắt tháng 11 năm 2015;

Cái Như Ngân, nguyên Phó Tỉnh trưởng tỉnh Hắc Long Giang, Phó Chủ nhiệm hội Thường ủy Đại biểu Nhân dân tỉnh, bị bắt tháng 12 năm 2015;

Lưu Chí Canh, nguyên Bí thư thành ủy Đông Hoan, Phó Tỉnh trưởng tỉnh Quảng Đông, bị bắt tháng 02 năm 2016;

Vương Mân, lần lượt nhậm chức Phó Tỉnh trưởng tỉnh Giang Tô, Bí thư tỉnh ủy hai tỉnh Cát Lâm, Liêu Ninh, bị bắt tháng 03 năm 2016;

Tô Hoằng Chương, nguyên Bí thư Ban Chính trị Pháp luật tỉnh Liêu Ninh, bị bắt tháng 04 năm 2016;

Trương Việt, nguyên Chủ nhiệm văn phòng 610 của Bộ công an, Bí thư Ban Chính trị pháp luật tỉnh Hà Bắc, Giám đốc công an tỉnh, bị bắt tháng 04 năm 2016;

…..

Những người này đều là thông qua việc tích cực bức hại Pháp Luân Công mà bày tỏ lòng trung thành với Giang Trạch Dân, từ đó quan lộ thênh thang rộng mở. Giang Trạch Dân mua chuộc họ, để mặc cho họ tham nhũng. Những nanh vuốt này của phe cánh họ Giang lần lượt ngã ngựa, trên bề mặt là phạm tội tham nhũng, nhưng thực chất là màn mở đầu của ác báo cho tội lỗi diệt Phật to lớn này.

Đó là chưa kể vô số những cá nhân khác cũng nhận lãnh hậu quả tương tự. Các ví dụ điển hình rõ ràng nhất, là những người ở tầng giữa, tầng dưới, tầng cơ sở, người thì bị bắt, kẻ thì tự sát.

Huỳnh Hoặc thủ Tâm, trời đang soi xét lòng người. Trong khi Phật Pháp thuần chính đang được hồng truyền ở thế gian, trong khi những người vô tội tín ngưỡng vào “Chân–Thiện–Nhẫn” bị bức hại đến chết, trong trường bức hại vô nhân tính đối với tín ngưỡng Phật Pháp, đối với những người dân vô tội, đối mặt với tà ác thương thiên hại lý, liệu bạn có lựa chọn hùa theo? Hay là im lặng dung túng? Hay là lên tiếng phản đối? Đối chiếu với Huỳnh Hoặc thủ Tâm năm 2016 và triển hiện của thiên tượng phương Tây, bàn cân của vũ trụ đang đo lường từng người một.

Làn sóng khởi kiện Giang Trạch Dân, trên hợp thiên tượng, dưới thuận lòng dân 

Thiên tượng xét xử Sa-tăng năm 2016, những bàn tay gây tội ác của Giang Trạch Dân lần lượt bị bắt đưa ra xét xử, trên hợp thiên tượng, dưới thuận lòng dân. Xét xử tay chân gây tội ác của Sa-tăng, suy cho cùng cũng chỉ là việc dọn đường cho xét xử đối với quỷ Sa-tăng. Vì vậy, Giang Trạch Dân nhất định có thể gắng gượng đến cuối cùng, đợi đến thời khắc bị đưa ra xét xử, thiên tượng sẽ triển hiện rõ ràng!

Ngày nay đã xuất hiện “làn sóng khởi kiện Giang Trạch Dân”, chính là việc thuận theo ý Trời, thuận theo sự dẫn động của thiên tượng, cũng là cấp cho quân vương (người đứng đầu), chúng thần tử (quan chức), và mỗi một con người thế gian nhận rõ chân tướng, có cơ hội được cứu.

Xét xử đối với đám hắc thủ của Bọ cạp độc hiện nay, đó chỉ là màn mở đầu của trời phạt, chỉ là nhạc mở màn của Đại Thẩm Phán đối được nói đến trong sách Khải Huyền trong Kinh Thánh. Giang Trạch Dân và cái đảng đã chết của ông ta, cần phải đợi đến Đại Thẩm Phán cuối cùng. Đó là sự thanh toán triệt để đối với ĐCSTQ mà Giang Trạch Dân lợi dụng tạo thành tội ác diệt Phật, cả hai (Giang Trạch Dân và ĐCSTQ) sẽ phải đối mặt cuối cùng. Lúc đó không chỉ là nhắm vào các quan chức của ĐCSTQ, mà còn có những người dân bình thường bị nó dối gạt mà tiếp tay hùa theo tội ác, phỉ báng “Chân–Thiện–Nhẫn” đến nay vẫn không hối cải.

Lưới trời lồng lộng, tuy thưa mà khó lọt. Phàm là những ai đã phạm phải tội ác này, cho đến ác quỷ Sa-tăng, đều không thoát ra được khỏi tấm lưới của thiên thượng. Thiên tượng này mới chỉ là bắt đầu, mỗi một người đã từng tiếp tay hoặc là hùa theo tội ác diệt Phật này, mỗi một người đã từng thêm dầu vào lửa, đến nay vẫn còn có cơ hội hối cải sửa sai, bù đắp tội lỗi; còn nếu vẫn không thay đổi thì chỉ có thể hại bản thân mình.

Đây là thiên tượng Huỳnh Hoặc thủ Tâm – xét xử quỷ Sa-tăng năm 2016, là lời khuyên chân thành cho mỗi từng người.

(Còn tiếp)

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/2016/08/04/153982.《推背图》中的2016-17、圣人、“中国梦”五.html

 

 

The post Năm 2016-2017 trong “Thôi Bối Đồ” (5): Sai lầm năm 1999 first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Năm 2016-2017 trong “Thôi Bối Đồ” (4): Quy luật thịnh thếhttps://chanhkien.org/2016/09/nam-2016-2017-trong-thoi-boi-do-4-quy-luat-thinh-the.htmlMon, 19 Sep 2016 11:18:53 +0000http://chanhkien.org/?p=24881Tác giả: Lưu Hương Liên [ChanhKien.org] Tiếp theo phần 3 VII. Công đức vô lượng, quy luật thịnh thế Văn Cảnh chi trị, Quang Vũ trung hưng, Khai Hoàng thịnh thế, Trinh Quán chi trị, Khai Nguyên thịnh thế, Cảnh Thánh trung hưng (nhà Liêu), Hàm Bình chi trị, Hồng Vũ chi trị, Vĩnh Lạc […]

The post Năm 2016-2017 trong “Thôi Bối Đồ” (4): Quy luật thịnh thế first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Lưu Hương Liên

[ChanhKien.org]

Tiếp theo phần 3

VII. Công đức vô lượng, quy luật thịnh thế

Văn Cảnh chi trị, Quang Vũ trung hưng, Khai Hoàng thịnh thế, Trinh Quán chi trị, Khai Nguyên thịnh thế, Cảnh Thánh trung hưng (nhà Liêu), Hàm Bình chi trị, Hồng Vũ chi trị, Vĩnh Lạc thịnh thế, Nhân Tuyên chi trị, Khang Càn thịnh thế… Những thời thịnh thế huy hoàng này của Trung Hoa thời xưa, khiến người đời nghìn năm ca tụng. Đó không chỉ là hồi ức tốt đẹp của dân tộc Trung Hoa, rất nhiều sử sách ở nước ngoài cũng đều ca ngợi những triều đại đó, coi đây trung tâm văn minh của thế giới.

Trăm nghìn năm nay, giới học thuật đều đang nghiên cứu nguồn gốc của những “Thịnh thế thiên triều” này, tìm hiểu nghiên cứu nguyên do khiến cho đất nước đi đến hưng thịnh. Những thành quả học thuật đều là những tổng kết tinh hoa của văn minh nhân loại. Tuy nhiên, những thứ đó đều là những nguyên nhân bề mặt, nhưng lại không phải là căn nguyên ở tầng thâm sâu hơn. Ở đây tuyệt không phải là có ý khinh thường, phủ định đối với những giả thuyết trước đây, chỉ là muốn thảo luận về nguyên do ở tầng sâu hơn.

Trong phần này, chúng tôi sẽ giới thiệu sơ lược về những căn nguyên đồng nhất của những thiên triều thịnh thế đó, từ đó mà lý giải về thời thịnh thế Trung Hoa – “giấc mộng Trung Hoa” được “Thôi Bối Đồ” nói đến cần thực hiện như thế nào.

1.“Thiên triều thịnh thế” của Trung Quốc thời xưa (phần đầu)

a.Văn Cảnh chi trị thời Tây Hán

Những năm đầu kiến lập nhà Tây Hán, trăm nghề tàn lụi, đất nước tan hoang, dân tình thống khổ. Xe ngựa của hoàng đế còn tìm không được bốn con ngựa có cùng màu sắc, các quan viên thượng triều, có người ngồi xe trâu, nỗi khổ người dân càng không cần phải nói đến.

“Thực Hóa chí” trong Hán thư ghi lại rằng: Đến giai đoạn sau của Cảnh Đế, tiền trong quốc khố của vương triều nhà Hán nhiều đến nỗi chất cao như núi, sợi dây xâu tiền đều mục đứt cả, tiền lẻ nhiều đến mức không cách nào thống kê; kho lương các quận trong nước chất đầy lương thực, lương thực trong kho dự trữ cũng vì tồn trữ lâu ngày, cứ thế mục nát không thể ăn được nữa.

Bấy giờ mọi người cho rằng: là bởi Vô Vi nhi trị (lấy đạo vô vi trị nước) của những năm đầu triều Hán, giảm nhẹ lao dịch, nhẹ nhàng sưu thuế, nghỉ ngơi dưỡng sức, đặc biệt là ảnh hưởng của Hán Văn Đế cần cù tiết kiệm, dùng đạo đức cảm hóa muôn dân…

Những tổng kết này đều rất đúng, nhưng chỉ là nguyên nhân trực tiếp bề mặt, còn có nguyên nhân ở tầng sâu hơn: Dùng Đạo trị quốc, hợp với đạo trời.

Thời bấy giờ, tư tưởng và văn hóa Nho gia còn chưa có trở thành dòng chính của quốc gia, trị quốc vẫn là lấy tư tưởng Vô Vi chi trị của Đạo gia, bấy giờ gọi là “Triết học Hoàng Lão”. Vào thời đại dân phong thuần phác, Hán Văn Đế cơ bản đã làm được: “Ta vô vi mà dân tự hóa. Ta ưa tĩnh mà dân tự chính. Ta không làm mà dân tự giàu. Ta không có dục vọng mà dân tự động trở nên chất phác” trong Đạo Đức Kinh.

Bởi vì Đạo gia cũng là chân chính giữa trời đất, bản thân Đạo Đức Kinh cũng giảng về quy luật của đạo Trời, thân tu đạo đức, hợp với đạo Trời, trị quốc hợp với đạo Trời, đương nhiên trời đất ban phúc, mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an. Lấy đức dạy dân, dân phong thành thật chất phác, thiên hạ thái bình.

Hán Văn Đế còn nổi tiếng bởi sự hiếu thảo, được liệt vào một trong Nhị thập tứ hiếu nổi tiếng trong văn hóa Trung Quốc. Chuyện kể rằng, vào một lần mẹ ông Bạc Cơ bị ốm, Văn Đế cứ hễ có thời gian là đều đến thăm mẹ. Ông đã tự mình nếm thử tất cả mọi loại thức ăn và thuốc dâng lên cho Bạc Cơ.

b.“Quang Vũ trung hưng” thời Đông Hán

Quang Vũ Đế Lưu Tú là vị hoàng đế khai quốc nhà Đông Hán, dùng “Nhu Đạo” cai trị thiên hạ, đã áp dụng một loạt các biện pháp, để dân nghỉ ngơi, khôi phục sản xuất, giảm sưu thuế giảm hình phạt, đồng thời tự thân chuyên cần tu dưỡng đạo đức. Từ đó mà khiến nhà Đông Hán mau chóng khôi phục từ trong đau thương và suy tàn của chiến loạn, xã hội trở nên an định, nhân khẩu tăng trưởng, kinh tế đi đến phồn vinh, sử sách gọi là “Quang Vũ trung hưng“.

Tuy sự phục hưng này còn có chỗ thua kém so với “Đại trị thịnh thế”, nhưng cũng là một xã hội phồn vinh ổn định, sức sống tràn trề. Nguyên nhân Lưu Tú trị nước thành công, vẫn là “dĩ Đạo trị quốc“, thân tu đạo đức, hợp với đạo trời.

c.Hiếu Văn Đế trung hưng thời Bắc Ngụy

Hiếu Văn Đế Thác Bạt Hồng nhà Bắc Ngụy, sau khi lên ngôi năm 24 tuổi đã ra sức thúc đẩy văn hóa dân tộc Hán, thay đổi phong tục, đã khai sáng cục diện “Bắc Ngụy trung hưng”. Tuy không được phồn vinh như các triều đại huy hoàng thịnh thế, nhưng đó lại là thời kỳ hưng thịnh huy hoàng của dân tộc Tiên Ty, cũng là một thời đại thái bình lưu danh sử sách.

Thời đại bình yên thu được quả lớn, căn nguyên gieo trồng nó chính là nằm ở việc “lập lại trật tự”, phục hưng Phật Pháp của ông nội Thái Bạt Hồng – Văn Thành Đế Thác Bạt Tuấn.

Phần trước đó đã từng nói qua, Thái Vũ Đế Thác Bạt Đào – vị hoàng đế đầu tiên diệt Phật của Trung Quốc thời xưa đã gây nên tội lỗi to lớn, vài năm sau bị hoạn quan giết chết, hai người con trai (thái tử và cung tông) cũng lần lượt chết dưới tay của hoạn quan.

Văn Thành Đế ban đầu lên ngôi, đã bù đắp lại sai lầm của ông nội, phục hưng Phật Pháp. Hang đá Vân Cương – thánh địa Phật giáo nổi tiếng lưu truyền cho đến ngày hôm nay, chính là do ông hạ chiếu xây dựng. Khôi phục Phật Pháp là gây dựng công đức vô cùng to lớn, phúc phận trời ban, mấy năm liên tiếp mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu. Tuy có trải qua mấy lần mưu phản, nhưng đế vị của ông cũng là ổn định như núi Thái Sơn, không hề bị lung lay.

Đời trước trồng cây, đời sau hóng mát. Công đức to lớn khôi phục Phật giáo của Văn Thành Đế đã khai sáng nên thời đại hưng thịnh của Hiếu Văn Đế – cháu nội của ông. Dưới thời trị vì của Hiếu Văn Đế, chính sách thỏa đáng, dưới trướng nhân tài vô số, mưa thuận gió hòa, được mùa liên tiếp, lại là nhân quả của công đức mà ông nội gieo trồng.

d.“Khai hoàng chi trị” nhà Tùy

“Xưa nay bàn luận về quốc kế giàu sang, thì không triều đại nào có thể sánh được với nhà Tùy”. Mã Đoan Lâm – nhà sử học nổi tiếng giữa triều Tống Nguyên đã nói như vậy trong bộ sách Văn Hiến Thông Khảo của mình.

Sự giàu có của Đại Tùy là vượt xa cả triều Hán và Đại Đường. Tùy Văn Đế khai sáng “Khai Hoàng chi trị”, dân giàu nước mạnh, của cải dồi dào. Tùy Dạng Đế Dương Quảng cực kỳ xa hoa lãng phí, ông ta sử dụng đến mấy triệu dân công mở Đại Vận Hà (sông đào lớn), sau đó ngồi thuyền rồng xuống Dương Châu, những chiếc thuyền lớn lần lượt nối tiếp nhau, quanh co hơn 200 dặm.

Xa hoa lãng phí như vậy mà quốc khố vẫn đủ dùng. Sau 10 năm Tùy Dạng Đế xuống Dương Châu, trong làn sóng những cuộc khởi nghĩa to lớn đã lật đổ nhà Tùy, nhưng số lương thực còn lại trong kho lương nhà Tùy đủ để cho Đại Đường ăn đến mấy chục năm, đến những năm Trinh Quán vẫn chưa ăn hết.

Giàu có đến mức như vậy, nguyên do là ở đâu?

Tùy Văn Đế cũng dùng đạo trị nước, có anh tài phò trợ, nhưng đây cũng chỉ là nguyên nhân bề mặt. Căn nguyên thật sự nằm ở chỗ: Bắc Chu Vũ Đế Vũ Văn Ung của triều đại trước cùng lúc hủy diệt Phật giáo và Đạo giáo, tạo thành tội nghiệp quá to lớn; bảy năm sau Dương Kiên phế bỏ Bắc Chu lập nên nhà Tùy, khôi phục Phật giáo. Có công đức to lớn như vậy, thêm vào đó bản thân Dương Kiên một lòng tin theo Phật Pháp, lại hoằng dương Phật Pháp, vậy nên có được công đức to lớn, hiện thế hiện báo, đăng cơ mười mấy năm, đã khai sáng cục diện “Khai hoàng thịnh thế”.

2.Công đức to lớn trong việc đại hưng Phật Pháp, Đạo Pháp

Khiến lòng người hướng thiện, xã hội an định

Nếu như lòng người không còn chất phác, thói đời sa sút, coi trọng vật chất, chạy theo bạc tiền, tham ô hủ bại, dối gạt lần nhau; quan hệ giữa người với người trở nên căng thẳng; lòng người thấp thỏm không yên. Dưới hoàn cảnh xã hội như vậy, dẫu cho có minh quân hiền thần, cũng không thể gây dựng nên một thời đại hưng thịnh; thể chế luật pháp dẫu có kiện toàn hơn nữa, tỷ lệ phạm tội cũng sẽ tăng cao chứ không thuyên giảm.

Nếu như con người không tin vào Thần Phật, thì sẽ không tin thiện ác hữu báo, phía mặt ác của nhân tính sẽ phình to lên, chỉ quan tâm đến những thứ trước mắt, một mực làm ác, dù có giảng đạo đức trước mặt, cũng sẽ làm chuyện xấu sau lưng. Hơn nữa những kẻ nhân tâm bại hoại sẽ gắng sức len lỏi vào kẽ hở của luật pháp, khiến cho xã hội đại loạn, lòng người hỗn loạn, phạm tội không ngừng.

Phật Pháp hưng thịnh nơi cõi người, khiến cho lòng người hướng thiện, mọi người có thể tự ước thúc bản thân ngay từ trong tâm, biết làm chuyện xấu sẽ có báo ứng, phía mặt ác của nhân tính bị khắc chế hết sức, bớt phóng túng, ít làm chuyện xấu, làm nhiều việc thiện, làm việc biết tiến lùi, người dân có thể chủ động tuân thủ luật pháp. Phần sau chúng ta có thể thấy được, thời kỳ “Trinh Quán chi trị” thời nhà Đường, quan lại trong sạch, tỷ lệ phạm tội rất thấp, thời kỳ thịnh thế của nước Liêu, không ít nơi nhà tù trống không, nguyên nhân căn bản đều nằm ở chỗ Phật Pháp đại hưng.

Mưa thuận gió hòa, sinh thái tự nhiên tốt đẹp

Nếu như không có mưa thuận gió hòa, mà thiên tai liên miên, thì dẫu có văn trị võ công cũng vô dụng. Còn Phật Pháp hưng thịnh, phúc phận mang đến là tổng thể hoàn cảnh sinh thái tự nhiên tốt đẹp, đây là điều đảm bảo chắc chắn.

Quân thần hòa hợp, trời ban nhân tài

Văn trị võ công, không thể tách rời khỏi danh tướng hiền thần. Mà những anh tài này, không phải là sau khi đại hưng Phật Pháp mới giáng sinh, mà từ sớm đã xuất hiện và thành thục cả rồi, chính là xem đế vương có làm đại công đức thúc đẩy Phật Pháp hay không. Nếu làm, thì sẽ thành tựu tướng hiền tài, còn nếu không làm, thì sẽ vua và bề tôi bất hòa, anh tài khó dùng.

3.Thịnh thế Trung Quốc cổ đại (Phần cuối)

a.“Trinh Quán chi trị” thời nhà Đường

Trinh Quán chi trị thời Đường Thái Tông Lý Thế Dân là thời kỳ huy hoàng nhất trong lịch sử Trung Quốc, tuy không được giàu có như thời “Khai Nguyên thịnh thế”, nhưng lại là thời kỳ đạo đức cao nhất, dân phong tốt nhất, là thời kỳ đại trị cực kì hưng thịnh của Trung Quốc thời xưa, thời đại quốc lực (thực lực quốc gia) cường thịnh nhất, khiến cho mỗi một người Trung Quốc đều không khỏi tự hào, hồi tưởng.

“Oán nữ tam thiên phóng xuất cung, tử tù tứ bách lai quy ngục” (Tạm dịch: Cung nữ ba nghìn cho xuất cung, tử tù bốn trăm trở về ngục). Đây là hai bức phác họa Trinh Quán được miêu tả trong bài thơ tự sự “Thất Đức Vũ “ của đại thi hào Bạch Cư Dị. Một cảnh là Đường Thái Tông để cho 3.000 cung nữ xuất cung trở về quê nhà lập gia đình, một mặt khác là trong suốt sáu năm Trinh Quán, cả nước chỉ có 390 tử tù, Thái Tông cho họ nghỉ định kỳ trở về nhà, đoàn tụ với người nhà, lệnh cho họ mùa thu năm sau tự mình trở về chịu xét xử. Kết quả 390 người năm sau đều đến đúng hẹn, Thái Tông cảm động, đã miễn xá cho toàn bộ.

Thời kỳ đạo đức cao thượng nhất, mới là điều mà mọi người mong mỏi nhất. Trinh Quán thịnh Đường chính là đỉnh cao của giá trị tinh thần như vậy. Đường Thái Tông lấy đức trị thiên hạ, quan lại trong sạch, dân phong thuần phác, xã hội công bằng an định, ngoài đường không nhặt của rơi, đêm ngủ không cần đóng cửa, người dân giàu có, hết thảy người dân đều cảm thấy hạnh phúc yên vui.

Nguyên nhân thịnh thế giàu mạnh, không thể tách rời khỏi minh quân hiền thần, nhưng mà, đó vẫn chỉ là nguyên nhân bề mặt.

Thế thì nguồn gốc thịnh thế của Đại Đường là nằm ở đâu đây? Lý Thế Dân thuận theo đạo trời hợp với lòng người, sau khi đăng cơ đã ban ra thánh chỉ phế bỏ “diệt Phật diệt Đạo” của Lý Uyên, phò trợ Đạo Pháp, Phật Pháp đại hưng, công đức to lớn như vậy, không những là cội nguồn phúc báo hiện thế trong đời này, mà còn là cội nguồn phúc đức của thời đại “Trinh Quán chi trị” mà trời ban cho, soi sáng cho muôn vàn đời sau.

b.“Khai Nguyên thịnh thế” nhà Đường

Khai Nguyên thịnh thế là thời đại càng giàu có hơn cả thời “Trinh Quán chi trị”, cũng chính là giàu có và đông đúc giống như thời kỳ khai hoàng của Tùy Văn Đế, giai đoạn trước nghiệp lớn của Tùy Dạng Đế.

Đời trước trồng cây, đời sau hóng mát. Tùy Văn Đế, Đường Thái Tông đều là những người trồng cây phúc đức cho con cháu hưởng dùng. Nhưng, người vô đức, không giữ được của cải trong nhà, quân vương vô đức, không giữ được thiên triều thịnh thế. Đường Huyền Tông cũng giống như Tùy Dạng Đế, đời trước không tệ, đời sau thất đức, quốc gia mau chóng suy bại, lâu đài sụp đổ.

Nguyên nhân Đường Huyền Tông bại quốc, những gì mà người hiện đại giảng nói cũng chỉ là bề mặt, không có đụng đến căn nguyên. Căn nguyên này, nằm ở chỗ Đường Huyền Tông tự cậy tài hoa, giải thích kinh Phật, Đạo Đức Kinh, còn cưỡng ép chúng tăng ni học tập Hiếu kinh của Nho gia, đây là sự phá hoại to lớn đối với Phật Pháp, Đạo Pháp, là phá hoại, loạn Pháp ngay từ bên trong, tội lỗi này còn to lớn hơn cả đàn áp diệt Phật từ bên ngoài, phúc phận của Đại Đường đoạn đứt từ đây, Đường Huyền Tông mê muội dâm loạn, thiên tai nhân họa liên tục ập đến.

Trong 9 năm “An Sử chi loạn”, chiến tranh liên miên, hàng triệu sinh linh rơi vào cảnh khốn khổ lầm than. Đại Đường từ đỉnh cao hưng thịnh trong nháy mắt đã rơi xuống vực thẳm suy bại, giàu có phồn hoa như mộng ảo đã tan biến trong chốc lát, thiên tử chạy trốn, người dân chạy nạn, Đại Đường rơi vào cục diện cát cứ phân tranh. Đường Huyền Tông làm loạn Phật Pháp, Đạo Pháp là một trong những nguyên nhân căn bản dẫn đến loạn An Sử.

c.“Đại Trung chi trị” nhà Đường

“Đại Trung chi trị” là thời kỳ hưng thịnh trong khoảng thời gian Đường Tuyên Tông Lý Thầm tại vị. Sau khi Đường Tuyên Tông lên ngôi, đã noi gương Thái Tông, chăm lo việc nước, cần kiệm trị quốc, quan tâm người dân, giảm nhẹ sưu thuế. Đã cải thiện những tệ hại trong triều từ thời nhà Đường đến nay, bên trong giải quyết tranh chấp giữa các phe cánh, ức chế quan lại hoàng tộc; về mặt đối ngoại, Đường Tuyên Tông không ngừng đánh bại Thổ Phiên, Hồi Hột, Đảng Hạng, Khê Nhân, thu hồi lại một lượng lớn lãnh thổ bị Thổ Phiên chiếm lĩnh từ sau loạn An Sử; quốc thế Đại Dường đã có những bước khởi sắc, người dân ngày càng giàu có, khiến cho quốc gia vốn đã suy bại trình hiện ra cục diện “trung hưng”.

Sử sách đánh giá Đường Tuyên Tông rất cao, cho rằng ông là đấng minh quân giống như Hán Văn Đế mở ra “Văn Cảnh chi trị” và Đường Thái Tông mở ra “Trinh Quán chi trị”, gọi ông là “Tiểu Thái Tông”, gọi thời kỳ ông trị quốc là “Đại Trung chi trị”.

Phúc phận của “Đại Trung chi trị”, cũng là đến từ trời. Vị đế vương trước Đường Tuyên Tông là Đường Vũ Tông, chính là hoàng đế Đường Vũ Tông, vị hoàng đế nhà Đường đã thực thi diệt Phật được giảng trước đó. Diệt Phật tạo nên tội lỗi to lớn, khiến cho Đường Vũ Tông chết bất đắc kỳ tử ở tuổi tráng niên, quốc gia sụp đổ, quân phiệt cát cứ, còn căn nguyên phúc phận của Đường Tuyên Tông là ở chỗ lập lại trật tự, khôi phục Phật giáo, trời ban phúc phận, thành tựu Đại Trung trung hưng nhà Đường.

d.“Cảnh Tông trung hưng” và thịnh thế nhà Liêu

“Cảnh Tông trung hưng”  là thời kỳ hưng thịnh của đế vương Liêu quốc Liêu Cảnh Tông Gia Luật Hiền. Cảnh Tông là một vị đế vương vô cùng có thành tựu của nước Liêu. Ông đã tiến hành một loạt cải cách đối với nhà Liêu, bắt đầu trọng dụng quan viên người Hán, cải cách lại trị (tác phong và uy tín của quan lại), thúc đẩy nước Liêu từ dân tộc du mục tiến nhập vào chế độ phong kiến. Cảnh Tông chăm lo việc nước, tiếp nhận ý kiến hay, thưởng phạt rõ ràng, dùng người thỏa đáng, về mặt quân sự so với Bắc Tống cũng chiếm thượng phong, khiến nước Liêu sau khi trải qua Mục Tông loạn chính, đã nghênh đón cục diện phục hưng, đặt định cơ sở vững chắc cho thời kỳ toàn thịnh của con trai ông là Liêu Thánh Tông.

Đương nhiên hết thảy thành quả này có quan hệ trực tiếp với hoàng hậu Tiêu Xước của Cảnh Tông, chính là vị Tiêu Thái hậu trong “bình thư diễn nghĩa” (một loại văn học nghệ thuật). Cảnh Tông sức khỏe cứ mãi không được tốt, Tiêu Xước liên tục trợ giúp chuyện triều chính. Sau khi Cảnh Tông qua đời, con trai của Tiêu Xước là Gia Luật Long Tự (Liêu Thánh Tông) lên ngôi, nhưng đại quyền quân sự chính trị quốc gia vẫn nằm trong tay Tiêu Thái hậu.

Tiêu Xước từ nhỏ tín phụng Phật Pháp, đẩy mạnh Phật Pháp đại hưng ở nước Liêu, công đức to lớn này, là cội nguồn phúc phận thịnh thế của nhà Liêu.

e.“Hàm Bình chi trị” thời Bắc Tống

Thời kỳ Chân Tông Bắc Tống, xã hội lại tiến nhập vào một đỉnh cao phồn vinh hưng thịnh.

Sự giàu có của thời Bắc Tống, thật khiến người ta trợn tròn con mắt! Trong thời kỳ Chân Tông nhà Bắc Tống, thu thuế đã đạt đến chóp đỉnh của lịch sử, cao nhất đạt đến 1,58 mân (1 mân tổng bằng 1 lượng bạc trắng), vượt rất xa so với triều đại nhà Đường trước đó, cao gấp 10 lần so với thời kỳ giàu có nhất của triều Minh, gấp 2,4 lần của thời kỳ hưng thịnh nhất giữa những năm Càn Long đời nhà Thanh.

Thời đại giàu có này, đồng dạng là “đời trước trồng cây công đức, đời sau hưởng bóng mát phúc lành”. Đó là sau khi hoàng đế Sài Vinh nhà Hậu Chu của triều đại trước đó diệt Phật, Triệu Khuông Dẫn vị hoàng đế khai quốc của nhà Bắc Tống đã lập lại trật tự, hồng phúc to lớn trong việc phục hưng Phật giáo và người kế nhiệm Tống Thái Tông đại hưng Phật Pháp tạo nên.

Tiếp nhận bài học của “Tam Vũ diệt Phật” (ba hoàng đế Trung Quốc là Bắc Ngụy Thái Vũ Đế, Bắc Chu Vũ Đế, Đường Vũ Tông diệt Phật), tận mắt chứng kiến ác báo diệt Phật của Sài Vinh, Triệu Khuông Dẫn ngay từ khi mới đăng cơ đã phế bỏ chính sách diệt Phật của Sài Vinh, không ngừng xây dựng chùa chiền, tượng Phật.

Trong ngôi miếu cổ ở Trấn châu nơi mà năm xưa Sài Vinh đã đích tay chém tượng Phật, năm 971, Triệu Khuông Dẫn hạ chiếu mở rộng chùa Long Hưng, và đúc tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Âm còn cao lớn hơn cả ban đầu (tổng cộng 42 tay, cao 22 mét), đây chính là nguồn gốc của Đại Phật trong chùa Đại Phật, huyện Chánh Định ngày nay.

Tống Thái Tông Triệu Quang Nghĩa kế nhiệm sau đó càng thêm tôn sùng Phật Pháp. Thuận theo Phật Pháp phục hưng, kinh tế triều Tống cũng đi đến phồn vinh hơn bao giờ hết. Đến khi con trai của Tống Thái Tông là Tống Chân Tông lên ngôi, quốc lực đã đạt đến cường thịnh đỉnh cao.

f.“Hồng Vũ chi trị” thời nhà Minh

Những năm đầu triều đại nhà Minh đã mau chóng khôi phục sức sống sau những cuộc chiến loạn cuối triều Nguyên. Giai đoạn sau Hồng Vũ dưới sự trị vì của Tống Thái Tổ Chu Nguyên Chương, ruộng đất thu thuế của quốc gia lên đến hơn 8 triệu hecta, cao hơn 1/3 so với “Khang Càn thịnh thế” triều đại nhà Thanh. Thời đại Hồng Vũ Đại Minh, người dân sung túc, quốc khố dồi dào, quốc lực cường thịnh, sử sách gọi là “Hồng Vũ chi trị“.

Phúc phận thái bình từ trời đến, cũng là công đức to lớn nơi cõi người. Công đức này, bắt nguồn từ việc hồng dương Phật Pháp của Chu Nguyên Chương xuất thân là hòa thượng.

Sau khi trải qua các cuộc khởi nghĩa nông dân vào cuối triều Nguyên, nội bộ tăng đoàn Phật giáo trong thời kỳ đầu nhà Minh đã rất hỗn loạn, rất nhiều người không còn thật tâm tu hành, những hiện tượng loạn bậy bên trong Phật giáo xuất hiện nhiều. Sau khi Chu Nguyên Chương đăng cơ, một mặt đẩy mạnh việc hoằng dương Phật Pháp, một mặt quy chính lại chế độ, làm trong sạch tăng ni, phát chứng từ quốc gia cho hòa thượng, còn gọi là độ điệp (thẻ đi tu). Hơn nữa 3 năm khảo thí một lần, những ai không đọc thuộc lòng kinh Phật thì bị sàng lọc, từ đó mà đã ngăn chặn những hiện tượng rối loạn bên trong Phật giáo, gieo trồng công đức hưng thịnh Phật Pháp.

g.“Vĩnh Lạc thịnh thế” triều Minh

“Vĩnh Lạc thịnh thế” được khai sáng bởi Minh Thành Tổ Chu Đệ. Chu Đệ văn trị võ công, dốc lòng xây dựng đất nước.

Trên phương diện văn trị, giảm nhẹ sưu thế, trùng tu thủy lợi, khơi thông kênh đào, đẩy mạnh nông nghiệp, khiến kinh tế phát triển mạnh mẽ; ra sức đề xướng văn hóa giáo dục, biên soạn “Vĩnh Lạc đại điển“, bao gồm tất cả kinh điển từ trước triều đại nhà Tần trở về sau, giúp cho rất nhiều cổ tịch đã được bảo lưu.

Trên phương diện võ công, Chu Đệ cử binh chinh phạt An Nam, còn năm lần thân chinh Mạc Bắc, đánh bại sự quấy nhiễu phá hoại của quân Mông Nguyên còn sót lại, bảo đảm sự bình yên của các dân tộc vùng biên cương.

Chu Đệ thiết lập hành chính cấp tỉnh ở Đông Bắc, Tây Bắc, Tây Nam, thiết lập Ha Mi vệ ở Tây Vực (vệ: đồn binh thời Minh có số lính đông hơn sở), thiết lập quan bố chính ở Quý Châu. Đồng thời đẩy mạnh ngoại giao với các nước mạnh, sai Trần Thành đi sứ Tây Vực, cử Trịnh Hòa đi đến các nước phương Tây, khai sáng cục diện thịnh thế, muôn nước đến thăm.

Đương nhiên, trị quốc có Đạo là điều kiện không thể thiếu của thời hoàng kim, ở tầng sâu hơn, chúng ta biết “đời trước trồng cây, đời sau hóng mát”. Chu Đệ là được thừa hưởng phúc phận to lớn của công đức Chu Nguyên Chương trong việc hồng truyền Phật Pháp, hơn nửa bản thân Chu Đệ cũng là một “người trồng cây”, ông ra sức đẩy mạnh, truyền rộng văn hóa Đạo gia, cũng đã kiến lập được công đức to lớn như vậy.

Chu Đệ sai người đi tìm kiếm Chân Nhân Đạo gia Trương Tam Phong trên khắp cả nước, đã tu sửa hàng loạt cung điện Chân Vũ Đại Đế trên núi Võ Đang – nơi mà Trương Tam Phong truyền Đạo thu nhận đồ đệ. Kiến trúc dựa theo lời dạy của Thần trong Chân Vũ kinh để thiết kế, ỷ sơn thuận thủy (dựa vào vách núi, thuận theo dòng nước), bố cục tự nhiên, đã thể hiện phép tắc “Đạo Pháp Tự Nhiên” trong Đạo Đức Kinh. Tượng Thần, Pháp khí, v.v… trong cung quán được chế tạo dựa theo yêu cầu của hoàng gia, đã xây dựng núi Võ Đang giống như tiên cảnh nơi nhân gian, trở thành Thánh địa của Đạo gia. Văn hóa Đạo gia dưới sự ủng hộ hết mình của Chu Đệ, đã được truyền bá rộng rãi khắp nhân gian một cách mau chóng.

Đạo gia cũng là chính Pháp, hồng truyền văn hóa Đạo gia cũng là công đức to lớn tạo phúc đương thời, công đức mãi đến đời sau.

h.“Nhân Tuyên chi trị” triều Minh

“Nhân Tuyên chi trị” là thời đại hoàng kim dưới sự trị vì con trai của Chu Đệ là Minh Nhân Tông và cháu trai Minh Tuyên Tông.

Minh Nhân Tông lên ngôi năm 47 tuổi, không lâu sau thì bệnh mất, nhưng các chính sách nghỉ ngơi dưỡng sức, lợi nước lợi dân của ông được Minh Tuyên Tông kế thừa. Sau khi Tuyên Tông lên ngôi đã mau chóng bình định cuộc nổi loạn của Hán vương Chu Cao Húc, sau đó cứu trợ thiên tai, chăm lo đời sống của nhân dân, pháp kỷ nghiêm minh, trừng trị tham quan, nên rất được lòng dân, khiến cho thiên hạ an định, quốc khố tràn đầy, kinh tế mau chóng đi đến phồn vinh. Đó là thời kỳ quốc lực mạnh nhất, chính trị trong sạch nhất của triều Minh.

Đương nhiên, căn nguyên của điều này, là công đức to lớn được Chu Đệ gây dựng trong việc đẩy mạnh văn hóa Đạo gia, hưng thịnh Đạo Pháp. Đời sau cùng gọi “Nhân Tuyên chi trị” và“Vĩnh Lạc thịnh thế” của Chu Đệ là “Vĩnh Tuyên thịnh thế”.

i.“Khang Càn thịnh thế” triều Thanh

Hiện nay có rất nhiều những bộ phim truyền hình điện ảnh nói về triều đại nhà Thanh, mọi người cũng đều đã rất quen thuộc với “Khang Càn thịnh thế” – triều đại hưng thịnh dưới thời Khang Hy, Càn Long. Ở đây không miêu tả nhiều nữa, chỉ phân tích rõ căn nguyên của thịnh thế này: Thời đại Khang Hy, Phật Pháp đại hưng. Bản thân Khang Hy tuy không phải là tín đồ thành kính, nhưng ông đã ủng hộ và đẩy mạnh việc hoằng dương Phật Pháp.

Năm Khang Hy thứ 6 (năm 1667), cả nước có 6.730 ngôi chùa lớn, 6.490 ngôi chùa nhỏ do hoàng thất các triều đại hạ chỉ xây dựng; ngoài ra còn có 8.458 ngôi chùa lớn, 58.682 ngôi chùa nhỏ tự các cá nhân xây dựng. Có thể thấy vào thời đại Khang Hy, Phật Pháp rất hưng thịnh, chùa miếu còn nhiều hơn rất nhiều so với các thời kỳ Đường, Tống, Nguyên, Minh. Vua Khang Hy ra ngoài dạo chơi, thích nhất là đi tham quan chùa miếu, bởi vậy chùa miếu các nơi trong kinh đô đều đã lưu lại dấu chân của ông.

“Khang Càn thịnh thế” này, giống như là sự lặp lại của lịch sử – Đời trước trồng cây, đời sau hưởng quả. Khang Hy đại đế đã gieo trồng căn nguyên phúc lành của thời kỳ hoàng kim, kéo dài đến thời kỳ Càn Long vẫn còn thừa hưởng phúc phận của thời đại hưng thịnh ấy.

4.Hoàng đế Constantinus – Đế vương có công đức lớn nhất ở phương Tây

Bức tượng hoàng đế Constantinus ở quảng trường của giáo đường York Minster, nước Anh.

Các bậc đế vương có thành tựu nhất trong lịch sử phương Tây, người đầu tiên phải nói đến Constantinus Đại đế. Ông đã rửa oan cho Cơ Đốc giáo bị Đế quốc La Mã bức hại gần 300 năm, công đức to lớn, ảnh hưởng to lớn đối với thế giới như vậy, trong xã hội phương Tây thật sự là xưa nay hiếm thấy.

Những tư liệu lịch sử tuy có những chỗ không trùng khớp, nhưng đều nhất trí chỉ ra rằng: Trong khi hoàng đế La Mã Diocletianus phỉ báng Cơ Đốc giáo là tà giáo, điên cuồng bức hại, tùy tiện giết hại, thì Constantinus lại có thể nhận rõ Cơ Đốc giáo là chân lý chính nghĩa. Trong khi đế quốc La Mã chia rẽ, ông có thể bộc lộ tài năng của mình trong hỗn chiến, tranh đoạt đế vị của 8 vị hoàng đế, không ngừng giành được thắng lợi, thống nhất La Mã, gây dựng lại đại đế quốc kéo dài đến tận ba châu lục lớn là châu Á, châu Âu, châu Phi. Đây là kết quả Constantinus tín ngưỡng Cơ Đốc giáo, và có được khải thị của Thần.

Tuy “sắc lệnh Milan” rửa oan cho Cơ Đốc giáo là do Constantinus Đại đế và Licinius – một hoàng đế khác của đế quốc La Mã cùng ban bố, nhưng Licinius lành trước dữ sau, về sau đã trở mặt đi trên con đường cũ bội giáo, quay lại bức hại Cơ Đốc giáo, cuối cùng đã thất bại dưới tay Hoàng đế Constantinus.

Đế quốc La Mã chia năm xẻ bảy, dưới kiếm của hoàng đế Constantinus đã được thống nhất trở lại, đế quốc to lớn tiến đến thời đại hưng thịnh. Vinh diệu to lớn này, chính là nhờ công đức to lớn trong việc ông đã rửa oan cho Cơ Đốc giáo, phục hưng Cơ Đốc giáo. Có công đức to lớn như vậy, mới có thể đưa đến vinh diệu huy hoàng và phúc phận to lớn của quốc gia. Đây chính là quy luật của những thời đại hưng thịnh.

Xem tiếp Phần 5

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/2016/08/03/153981.《推背图》中的2016-17、圣人、“中国梦”四.html

The post Năm 2016-2017 trong “Thôi Bối Đồ” (4): Quy luật thịnh thế first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Năm 2016-2017 trong “Thôi Bối Đồ” (3): Tấm gương của lịch sửhttps://chanhkien.org/2016/09/nam-2016-2017-trong-thoi-boi-do-3-tam-guong-cua-lich-su.htmlMon, 19 Sep 2016 11:14:37 +0000http://chanhkien.org/?p=24879Tác giả: Lưu Hương Liên [ChanhKien.org] Tiếp theo phần 2 VI.Những tội ác lớn nhất trong lịch sử 1.Những tội ác lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc Những tội ác lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc là sự kiện mấy lần diệt Phật với của vị hoàng đế vì chống lại Phật Pháp mà […]

The post Năm 2016-2017 trong “Thôi Bối Đồ” (3): Tấm gương của lịch sử first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Lưu Hương Liên

[ChanhKien.org]

Tiếp theo phần 2

VI.Những tội ác lớn nhất trong lịch sử

1.Những tội ác lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc

Những tội ác lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc là sự kiện mấy lần diệt Phật với của vị hoàng đế vì chống lại Phật Pháp mà tạo thành bốn lần đại nạn, sử sách gọi là sự kiện “Tam Vũ nhất Tông diệt Phật”. Tình tiết khác nhau, nhưng kết cục lại khiến người ta rùng mình như nhau! Trong đó, một lần diệt Phật còn chưa kịp thực thi, thì ngôi cao kia đã tự đánh mất đế vị.

a.Thái Vũ Đế Thác Bạt Đào nhà Bắc Ngụy diệt Phật, chết ở tuổi tráng niên, họa đến con cháu

Thời kỳ Nam Bắc triều, Bắc Ngụy Thái Vũ Đế Thác Bạt Đào (tộc người Tiên Ty) đích thân thống lĩnh đội quân tinh nhuệ san bằng bốn nước, thống nhất phương Bắc. Chiến công hiển hách, khiến cho Bắc Ngụy quốc lực lớn mạnh. Lúc đó Phật Pháp đã được lưu truyền rộng rãi, rất nhiều người xuất gia tu hành. Nhưng Thác Bạt Đào không tin Phật Pháp, dưới sự xúi bẩy của trọng thần Thôi Hạo người Hán, đã bắt đầu cuộc vận động diệt Phật.

Năm 438, Thác Bạt Đào hạ chiếu, lệnh cho tăng lữ 50 tuổi trở xuống hoàn tục, giải quyết nguồn cung binh lính.

Năm 444, lại lấy cớ Phật giáo làm “hoạt động mê tín”, hạ chiếu trục xuất tăng nhân.

Năm 446, dưới sự góp ý nhiều lần của Thôi Hạo, ông đã hạ chiếu diệt Phật nghiêm trọng nhất: đập bỏ tượng Phật, đốt bỏ kinh thư, phá bỏ chùa chiền, chôn sống tăng lữ.

Lúc đó, thái tử một lòng tin theo Phật Pháp đã hết lần này đến lần khác dâng sớ khuyên can, trì hoãn việc ban bố chiếu thư, một số tăng nhân trốn thoát được. Không được mấy ngày, Thác Bạt Đào lại bắt đầu đập bỏ tháp Phật, hủy tượng Phật để đúc tiền, đốt kinh thư, giết hại tăng ni… trên dưới cả nước phải sống trong cảnh phập phồng lo sợ.

Thôi Hạo, người cực lực thúc đẩy cuộc vận động diệt Phật, đã rơi vào kết cục thê thảm. Năm 450, lão thần đã qua ba triều đại này và người thân ba nhà của ông ta đã bị diệt tộc, trước khi chết phải chịu cực hình thảm khốc, lăng nhục đủ điều, tiếng kêu khóc thấu trời… Khi đó mọi người đều nói, đây là báo ứng diệt Phật của Thôi Hạo.

Hai năm sau, Thái Vũ Đế tựa như mặt trời ban trưa, lại bị hoạn quan giết chết, tuổi mới 45. Hai người con trai của ông ta (thái tử và cung tông) cũng lần lượt bị chết trong tay của tên hoạn quan.

b.Vũ Đế Vũ Văn Ung nhà Bắc Chu diệt Phật, chết bất ngờ ở tuổi tráng niên, họa đến đời con cháu

Cuối thời Nam Bắc triều, Bắc Chu Vũ Đế Vũ Văn Ung (người Tiên Ty) anh võ thiện chiến, 32 tuổi (năm 575) đã đích thân chinh phạt Bắc Tề, đến 34 tuổi đã thống nhất phương Bắc lần nữa.

Năm 574, Vũ Văn Ung tuyên bố không sợ xuống địa ngục, Phật Đạo đều diệt hết, đốt bỏ kinh thư, đập bỏ tượng Phật, lệnh cho hòa thượng và Đạo sĩ hoàn tục. Sau khi tiêu diệt Bắc Tề, lại cấm Phật giáo, Đạo giáo trong nước Bắc Tề, phá bỏ và biến 40.000 ngôi chùa Đạo viện thành nhà ở, thiêu hủy dấu tích của Phật Pháp, cưỡng ép 3.000.000 tăng ni hoàn tục, khiến cho Phật Pháp ở phương bắc gần như tuyệt tích. Tháng 06 năm sau, Bắc phạt Đột Quyết, Vũ Đế điều động đại quân đến, trong lúc hả lòng hả dạ thì đột nhiên mắc bệnh nặng mà chết, tuổi chỉ mới 35.

Bắc Chu diệt Phật, họa không chỉ dừng lại ở đây! Thái tử Vũ Văn Vân 19 tuổi lên ngôi, tàn bạo hoang dâm, năm sau đã nhường ngôi cho đứa con trai 6 tuổi, bản thân ở trong hậu cung phóng túng hoang dâm, 3 năm sau thì bệnh chết. Sau khi con thơ kế vị, đại quyền rơi vào trong tay ông ngoại là Dương Kiên. Dương Kiên rất mau chóng đã diệt sạch 43 gia tộc con cháu hoàng thất Vũ Văn, ngoài ra tông thất Vũ Văn cơ bản đã bị giết sạch không còn lại một ai. Năm 581, Dương Kiên phế bỏ Bắc Chu, lập nên triều Tùy.

c.Đường Vũ Tông Lý Viêm diệt Phật, tráng niên bệnh chết

Trước khi Đường Vũ Tông Lý Viêm lên ngôi, vốn đã thích Đạo thuật. Sau khi lên ngôi lúc 26 tuổi, ngày càng thiên vị Đạo giáo, dưới sự xúi bẩy của những tín đồ Đạo giáo bên cạnh, bắt đầu chỉnh đốn Phật giáo, về sau đã diễn biến thành nạn diệt Phật. Bởi vì Đường Vũ Tông diệt Phật vào giữa những năm Hội Xương, nên được gọi là “Hội Xương diệt Phật”.

Tháng 04 năm Hội Xương, sau khi chuẩn bị đầy đủ, đã triển khai cuộc vận động diệt Phật toàn diện trong phạm vi cả nước. Tất cả chùa chiền đều bị phá hủy, hết thảy tượng đồng, chuông khánh, vật dụng bằng đồng trong chùa đều giao cho quan viên nung chảy đúc tiền, vật dụng bằng sắt giao cho châu quận địa phương đúc thành nông cụ. Chiếu thư rõ ràng, lệnh phá bỏ hơn 4.600 chùa miếu, hơn 40.000 ngôi miếu nhỏ, lượng lớn kinh Phật đã bị đốt bỏ, bắt ép hơn 260.000 tăng ni hoàn tục, hòa thượng đến từ Ấn Độ và Nhật Bản cũng không may mắn thoát thân.

Đại Đường thịnh thế, cũng là thời kỳ mà Phật Pháp thịnh hành, sau khi Đại Đường suy yếu, Phật Pháp vẫn đi sâu vào lòng người. Vũ Tông diệt Phật đánh mất lòng dân, cục diện xã hội vốn dĩ an định ngày càng suy vong trong tiếng kêu than khắp nơi của người dân.

Không lâu sau Vũ Tông đột nhiên bệnh chết, tuổi chỉ mới 33.

d.Thế Tông Sài Vinh nhà Hậu Chu diệt Phật, tráng niên bệnh chết, họa đến con cháu

Hậu Chu Thế Tông Sài Vinh “hùng tài đại lược” được khen ngợi là “đệ nhất minh quân” thời Ngũ Đại. Ông đã cải cách toàn diện, mở mang bờ cõi, đánh đâu thắng đó, nhưng lại chết ở tuổi tráng niên khi chỉ mới 39 tuổi, mãi đến hôm nay vẫn khiến cho người ta ngậm ngùi tiếc nuối.

Sài Vinh đoản mệnh, nhìn thì thấy giống như là ngẫu nhiên, nhưng lại không ngẫu nhiên chút nào. Chúng ta hãy xem ghi chép trong chính sử, Sài Vinh ngoài những công tích vĩ đại đó ra, thì còn có gì nữa.

Năm thứ hai Sài Vinh lên ngôi, tháng 05 năm 955, đã hạ chiếu phá hủy chùa chiền. Chùa miếu Phật Pháp trong nước, ngoài những ngôi chùa có bút tích của hoàng đế có thể được giữ lại ra, mỗi huyện chỉ còn có một ngôi chùa, những ngôi chùa còn lại đều bị hủy hết. Cả nước tổng cộng đã phá bỏ 30.360 ngôi chùa, hủy tượng Phật đúc tiền, gần triệu tăng ni bị ép phải hoàn tục.

Vào năm Phật Pháp hưng thịnh đó, rất nhiều người không dám ra tay phá hủy tượng Phật. Sài Vinh ngang nhiên nói: “Phật là Phật, tượng là tượng. Phật ngay cả thịt, mắt cũng đều có thể bố thí, đập tượng Phật đúc tiền, Phật cũng sẽ đồng ý thôi”.

Chùa Đại Bi ở Trấn Châu (huyện Chánh Định, thị trấn Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc ngày nay) có một tượng Quán Âm Bồ Tát bằng đồng lớn rất linh thiêng, những người đi đập tượng Phật đều tự chém đứt cổ tay mà chết, không người nào dám hạ thủ. Sài Vinh đích thân bước lên, dùng cây rìu lớn đập vào ngực của tượng Bồ Tát, đích thân phát động cuộc vận động diệt Phật.

Về sau, Sài Vinh hỏi Vương Phác là người tinh thông thuật số: “Trẫm có thể sống được mấy năm?”

Vương Phác trả lời: “Sau năm 30 thì không biết được”. Sài Vinh hiểu sai rằng còn có thể sống đến năm 30, nên rất vui mừng,

Nhưng mà, lời của Vương Phác lại có ngụ ý khác, Sài Vinh tại vị 5 năm 6 tháng, năm lần sáu vừa khéo lại là số 30.

Năm 959, Sài Vinh muốn thu phục 16 châu ở Yên Nam, thống lĩnh đại quân, tiến đánh U Châu. Khi xa giá đến quan Ngõa Kiều, Sài Vinh đứng ở trên cao nhìn xuống, nghe người dân nói nơi này gọi là “Bệnh Long Đài” (“bệnh long” ý là rồng bệnh), thì lập tức lên ngựa quay trở về. Ngay đêm hôm đó phần ngực ông bị lở loét. Không lâu sau vết loét trên ngực của Sài Vinh lan rộng thối rữa mà chết, mọi người lúc đó đều truyền tai nhau rằng đây là quả báo chém vào ngực của tượng Phật.

Con trai 5 tuổi của Sài Vinh lên ngôi không được một năm, đã bị thống soái Triệu Khuông Dẫn đoạt mất giang sơn, rơi vào cảnh nước mất nhà tan.

Không kể người đời sau thương tiếc Sài Vinh “tuổi trẻ tài cao mất sớm” như thế nào, cũng không thể che đậy “quả báo tội ác” của ông ta. Kết cục này, vốn không phải chuyện mới lạ gì, chỉ là ác báo của ba lần diệt Phật trước đó lặp lại mà thôi.

2.Những tội ác lớn nhất trong lịch sử phương tây

Tội ác lớn nhất trong lịch sử phương tây là bức hại Cơ Đốc giáo. Từ người đứng đầu Do Thái giáo bày mưu giết hại Đức Chúa Giê-su cho đến đế quốc La Mã bức hại các tín đồ Cơ Đốc giáo trong khoảng thời gian gần 300 năm, mỗi một lần bức hại chính giáo, thì luôn kèm theo từng đợt từng đợt ôn dịch trời giáng, lịch sử đã để lại một bài học đau thương giữa sống và chết đối với nhân loại ngày hôm nay.

a.Do Thái giáo bày mưu hại chết Đức Giê-su

Tín ngưỡng đối với Đức Chúa của Do Thái giáo là khởi nguồn của Cơ Đốc giáo. Kinh điển Ngũ Thư Mô-sê (Ngũ Thư là năm quyển sách đầu tiên trong Kinh Thánh Hebrew, bao gồm: Sách Sáng thế, Sách Xuất hành, Sách Lêvi, Sách Dân số và Sách Đệ nhị luật) mà Do Thái giáo tín phụng là nội dung kế thừa quan trọng được Cơ Đốc giáo lấy làm Cựu Ước trong Kinh Thánh. Câu chuyện về Đức Giê-su và những môn đồ truyền giáo của Ngài được các tín đồ Cơ Đốc ghi chép lại, làm phần Tân Ước trong Kinh Thánh. Nhưng, Do Thái giáo không thừa nhận quyển kinh Tân Ước.

Do Thái giáo Mạt Pháp, Đức Giê-su hạ thế truyền tân pháp

Tại sao lại gọi là Cựu Ước, Tân Ước? Ý chính là giao ước mà Thượng Đế xác lập cho con người, trong đó có viết những điều răn mà các tín đồ cần phải tuân thủ. Cựu Ước là Mô-sê ký kết cho người Do Thái thế kỷ thứ 13.

Bởi bất cứ sự vật gì đều sẽ tuân theo quy luật “sinh thành, phát triển lớn mạnh, suy yếu, tiêu vong”, trong Phật giáo gọi là “thành – trụ – hoại- diệt”, đây cũng là phép tắc mà bất kỳ tôn giáo nào trong lịch sử cũng không thể siêu việt được. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni người sáng lập Phật giáo đã từng tiên tri về quá trình phát triển của Phật giáo: “thời kỳ Chính Pháp” (500 năm, Phật giáo thuần chính), “thời kỳ Tướng Pháp” (1000 năm, Phật giáo bị rối không thuần, nhưng là có Pháp, có Phật tướng ở đó, còn có thể tu hành độ nhân), và sau cùng đi vào “thời kỳ Mạt Pháp” (Phật giáo bị làm loạn, không thể độ nhân được nữa). Ba giai đoạn này, thật ra cũng thích hợp với Do Thái giáo, Cơ Đốc giáo, chẳng qua là thời gian dài ngắn khác nhau mà thôi.

Thật ra, Mô-sê cũng đã dự ngôn về “mạt Pháp” trong Do Thái giáo xưa, trong “Sách Đệ Nhị Luật” của Cựu Ước Mô-sê đã nói: “Ta biết rằng sau khi ta chết rồi, các ngươi ắt sẽ bại hoại hoàn toàn, xa rời khỏi lời mà ta căn dặn các ngươi”. Một nghìn năm sau khi Mô-sê qua đời, Do Thái giáo đã đi vào thời mạt Pháp, mọi người đã không thể lý giải hàm nghĩa chân chính của giáo nghĩa nữa, có những đền thờ đã rõ ràng đã trở thành thị trường giao dịch, thậm chí mua bán gia súc (xem trong “Phúc Âm Ma-thêu” của Tân Ước)…….

Vào thời gian Do Thái giáo mạt Pháp, Đức Giê-su xuất thế, truyền giảng giáo nghĩa mới, đã có một lượng lớn người tin theo, điều này đã chọc giận thế lực Do Thái giáo đương thời.

Các thượng tế và kỳ mục là người đứng đầu dân tộc Do Thái, họ muốn hại chết Đức Giê-su, nhưng người Do Thái không có quyền tự chủ. Bởi vì thời bấy giờ toàn bộ địa khu của dân tộc Do Thái dưới sự thống trị của đế quốc La Mã, cần phải nghe theo lệnh của tổng trấn do đế quốc La Mã sai đến. Vì vậy các thượng tế Do Thái giáo bắt giữ Đức Giê-su, giải đến chỗ tổng trấn Phi-la-tô, yêu cầu Phi-la-tô phán Người tội tử hình.

Tổng trấn Phi-la-tô cho rằng Đức Giê-su vô tội, nhiều lần muốn phóng thích. Nhưng Do Thái giáo phẫn nộ và các thượng tế không can tâm, mạnh mẽ yêu cầu đóng đinh Đức Giê-su lên thập tự giá xử tử Người, cả một vùng trở nên náo loạn đòi tổng trấn Phi-la-tô tử hình Đức Giê-su.

“Phúc âm Ma-thêu” của kinh Tân Ước ghi lại rằng: Tổng trấn Phi-la-tô thấy đã chẳng được ích gì mà còn thêm náo động, nên lấy nước rửa tay trước mặt đám đông mà nói: “Ta vô can trong vụ đổ máu người này. Mặc các người liệu lấy!”. Toàn dân đáp lại: “Máu hắn cứ đổ xuống đầu chúng tôi và con cháu chúng tôi!”

Lời thề này cuối cùng đã ứng nghiệm, trở thành ác mộng mà người Do Thái không thoát được trong hơn cả nghìn năm.

Tội ác hoàn trả gần hai nghìn năm

Đại chiến ắt bại, Trời không che chở. Đây là sự thật khiến cho người Do Thái đau lòng nhưng lại không thể không đối diện.

Năm 66, người Do Thái tổ chức nổi loạn bị tổng trấn La Mã trấn áp, chỉ riêng tổng trấn Caesarea đã có hơn 20.000 người Do Thái bị giết. Sau đó người Do Thái đã phát động khởi nghĩa.

Năm 70, đại quân La Mã đã đánh bại quân khởi nghĩa, có khoảng 1,1 triệu người Do Thái đã chết trong chiến trận, 70.000 người bị bán làm nô lệ, những người bị đóng lên thập tự giá xử tử nhiều không đếm xuể. Thánh điện Giê-ru-sa-lem đã bị cướp phá không còn lại gì, Chân nến Shabbat và các thánh vật bị đưa đến La Mã. La Mã đã xây dựng Khải hoàn môn Constantinus để kỷ niệm chiến thắng lần này.

Năm 132, người Do Thái khởi nghĩa lần nữa, ba năm sau đã bị dập tắt, hơn 500.000 người Do Thái gặp nạn. Đế quốc La Mã lệnh cho hết thảy người Do Thái mãi mãi không được trở về quê hương, những người Do Thái may mắn sống sót từ đây đã bắt đầu cuộc sống lưu vong đến các nơi trên thế giới, nhưng trong vùng đất của các dân tộc khác cũng luôn luôn bị hắt hủi bài xích.

Hai nghìn năm, lịch sử di dời, tản mạn khắp nơi của người Do Thái chính là lịch sử bị hắt hủi bài xích ở các nơi trên thế giới. Đế quốc La Mã mãi luôn chèn ép người Do Thái, sau khi đế quốc này sụp đổ cũng không có thuyên giảm. Năm 1290, nước Anh trục xuất người Do Thái; năm 1306 – năm 1394, nước Pháp nhiều lần xua đuổi người Do Thái; năm 1348, Thụy Sĩ bài xích người Do Thái; năm 1349 – năm 1360, Hung-ga-ri bài xích người Do Thái; năm 1391, Tây Ban Nha bức hại, tàn sát người Do Thái trên quy mô lớn; năm 1421, nước Áo bài xích người Do Thái; năm 1492, toàn bộ 400.000 người Do Thái ở Tây Ban Nha đã bị tịch thu toàn bộ tài sản, trục xuất ra nước ngoài; năm 1497, Bồ Đào Nha học theo Tây Ban Nha bài xích người Do Thái. Năm 1881, nước Nga bài xích, giết hại người Do Thái; năm 1939 đến năm 1945, phát xít Đức đã giết hại hơn 6 triệu người Do Thái.

Giống như phép tắc “mắt đền mắt, răng đền răng” mà Mô-sê định ra trong kinh Cựu Ước. Con cháu của dân tộc Do Thái, trên tổng thể vốn không có làm chuyện ác gì, nhưng lại phải chịu khổ nạn trong gần 2.000 năm, đây chỉ có thể minh chứng rằng họ đang ứng nghiệm với lời thề độc trong lúc huyên náo của tổ tiên họ khi hại chết Chúa Giê-su, phải hoàn trả tội lỗi của tổ tiên họ.

Lịch sử bị kịch càng có thể lưu lại lời cảnh tỉnh cho nhân loại. Do Thái giáo đã đến thời kỳ mạt Pháp, Thánh giả Giê-su xuất thế truyền chính pháp cứu chuộc cho dân tộc Do Thái, nhưng lại bị chính người đứng đầu của người dân Do Thái hại chết, bức hại Giác Giả truyền Chính Pháp, tội lỗi chính là to lớn như vậy.

Mãi đến năm 1948, bộ phận người Do Thái ở sống tản mác lưu lạc ở các nơi trên thế giới đã trở về vùng đất của tổ tiên để thực hiện lời tiên tri “Israel phục quốc” trong kinh Cựu Ước. Từ đó trở đi, thắng lợi lâu ngày không gặp cuối cùng đã đến, Israel đã thắng trận giống như có kỳ tích vậy, vị Thần mà họ tôn thờ và tín phụng, dường như lần nữa đã bắt đầu quan tâm đến dân tộc đã phải chịu nhiều khổ nạn này –   đó là bởi Cứu Thế Chủ Mê-si-a sắp truyền Chính Pháp ở thế gian con người, vậy nên đã cấp cho dân tộc cổ xưa này một cơ duyên cứu độ bình đẳng.

b.Đế quốc La Mã bức hại tín đồ Cơ Đốc

Sau khi Đức Giê-su bị hại, Do Thái giáo tiếp tục lùng bắt các đệ tử truyền giáo của Đức Giê-su. Không bao lâu, đế quốc La Mã cũng bắt đầu cuộc đàn áp tàn bạo đối với Cơ Đốc giáo.

Kết cục của chính sách tàn bạo của Nê-rô

Năm 54, Nê-rô kế nhiệm hoàng đế La Mã. Nê-rô nổi tiếng hoang dâm bạo ngược, giết người như ngóe, ngoài việc giết oan các quan đại thần ra, còn giết chết người mẹ ruột, anh em và hai người vợ của mình.

Năm 64, Nê-rô vì để mở rộng xây dựng hoàng cung đã phóng hỏa thiêu hủy thành La Mã (bởi thời bấy giờ rất khó tháo bỏ những nhà dân xung quanh hoàng cung), và sau đó giá họa cho các tín đồ Cơ Đốc, miêu tả Cơ Đốc giáo thành tà giáo mê tín phản xã hội, kích động dân chúng La Mã tham gia bức hại. Hàng loạt tín đồ Cơ Đốc giáo bị giết, bị ném vào trường đấu thú và bị mãnh thú xé xác ăn thịt trong tiếng kêu la hò hét của người La Mã… Nê-rô còn lệnh cho người ta trói các tín đồ Cơ Đốc với những bó cỏ khô, và xếp thành hàng trong hoa viên làm thành những ngọn đuốc lửa để dạo chơi ban đêm.

“Lời cầu nguyện cuối của tín đồ Cơ Đốc tử vì Đạo”, bức tranh miêu tả tình cảnh thảm khốc của các tín đồ Cơ Đốc giáo bị Đế chế La Mã bức hại, trên những cây cột trụ xung quanh đấu trường, bên trái là các tín đồ bị lửa thiêu sống, bên phải là tín đồ bị xử tử đóng đinh trên thập tự giá, ở giữa chính là một nhóm tín đồ sắp bị mãnh thú xé xác ăn thịt.

Dưới trường bức hại điên cuồng, cũng đã gieo phải mầm họa cho Nê-rô và dân chúng La Mã. Năm 65, đế quốc La Mã bùng phát dịch bệnh (có học giả sau này cho rằng là bệnh sốt rét nặng). Năm 68, người La Mã khởi nghĩa chống lại chính quyền bạo ngược, thành La Mã nổi loạn, Nê-rô đã tự sát trong lúc trốn chạy, khi đó chỉ mới 31 tuổi.

Những đế vương La Mã lên ngôi sau đó vẫn tiếp tục bức hại Cơ Đốc giáo, họ không tin rằng bức hại chính giáo sẽ mang đến ác báo cho quốc gia, nhân dân cũng như bản thân mình, càng không tin những trận ôn dịch đó là cảnh tỉnh của Thiên thượng. Cơ Đốc giáo mãi luôn bị định là phi pháp, có nơi còn bị trưởng quan địa phương bức hại nặng nề thậm chí bị giết hại, cũng có quan viên mắt nhắm mắt mở. Cuộc bức hại Cơ Đốc giáo lúc chặt chẽ lúc nới lỏng kéo dài gần 300 năm, ôn dịch bao trùm toàn bộ La Mã cũng không khiến trường bức hại thuyên giảm đi chút nào.

“Hiền đế” vô đức, ôn dịch trời giáng 

Tên chính thức của vị hoàng đế La Mã này là Marcus Aurelius Antoninus Augustus, Augustus là cách gọi kính trọng, ý là “Thần thánh, trang nghiêm, vĩ đại”, dựa theo tập quán thời bấy giờ, nên gọi ông là Antoninus. Trận đại ôn dịch trong khoảng thời gian mà ông nắm quyền, chính là được gọi theo tên của ông: ôn dịch Antoninus.

Bởi vì Aurelius đã để lại một bộ tác phẩm “Suy ngẫm” (The Meditations), có một số “tư tưởng triết học”. Vì vậy các nhà sử học sau này đã miêu tả ông là hiền đế La Mã, hoàng đế triết học, hoàng đế nhà tư tưởng, và gọi ông là “Aurelius”, cứ như vậy đã cắt đứt mối quan hệ giữa Aurelius Antonninus và “đại ôn dịch Antoninus” đó.

Năm 161, Marcus Aurelius Antoninus đã trở thành Hoàng đế La Mã.

Cuộc bức hại của Nê-rô đối với Cơ Đốc giáo chỉ là ở trong thành La Mã, còn Aurelius thì lại muốn diệt trừ tận gốc tín đồ Cơ Đốc giáo trên toàn quốc. Ông ta hạ chiếu phán xử gia sản của các tín đồ Cơ Đốc giáo cho người tố cáo, nhằm dụ dỗ người dân cả nước đi tìm kiếm, tố cáo các tín đồ Cơ Đốc giáo. Chính phủ lợi dụng các loại cực hình tra tấn dã man nhằm ép buộc các tín đồ Cơ Đốc giáo từ bỏ tín ngưỡng, nếu không từ bỏ thì sẽ bị chém đầu hoặc ném vào đấu trường để cho mãnh thú xé xác, còn để cho mọi người vây xem tìm niềm vui.

Kỳ thực, hoàng đế Aurelius Antoninus rất tương đồng với hoàng đế Sài Vinh nhà Hậu Chu thời Ngũ Đại Trung Quốc. Hai người đều có chiến công hiển hách, nhưng đều là bức hại chính giáo (Sài Vinh “diệt Phật” trên cả nước), rồi đều là mắc bệnh nặng trong chiến tranh, chết một cách mau chóng, cũng đều được người đời sau gọi là “anh minh chi chủ” (vị vua anh minh), cứ như vậy đã che đậy những tội ác tày trời của ông ta.

Aurelius Antoninus sau khi nắm quyền được 5 năm, năm 166, một trường đại ôn dịch đã giáng xuống, bởi vì xảy ra vào thời kỳ thống trị của Hoàng đế Marcus Aurelius Antoninus, vậy nên sử sách đã gọi đây là “ôn dịch Antoninus”.

Mộ phần hỗn loạn của những người đã chết trong dịch bệnh Antoninus thời La Mã cổ đại.

Trận đại dịch Antoninus quét qua toàn quốc, những ghi chép trong sử sách quả thật là khiến người ta không khỏi kinh tâm động phách, nhìn thấy mà kinh hãi giật mình:

“Những xác chết vì không có người chôn cất mà thối nát, phân hủy ngay trên đường phố. Phần bụng của họ sưng phù lên, từng cơn từng cơn nước mủ không khác gì những dòng nước lũ từ trong miệng nôn ra, cặp mắt đỏ rực, tay thì giơ lên cao. Xác chết chất chồng lên xác chết, la liệt phân hủy ngay trên từng con đường, trên từng góc phố, cửa hiên ngoài sân nhà hoặc trong giáo đường.

Trong những đám sương mù ngoài biển cả, có những con thuyền chỉ vì những tội lỗi của thuyền viên, cũng không tránh khỏi cơn thịnh nộ của Thượng Đế, đã trở thành những ‘nấm mồ’ lênh đênh trôi giạt trên những cơn sóng lớn ngoài biển cả.

Khắp đồng ruộng mênh mông đều là những cây lúa dựng đứng đã chuyển sang màu trắng, không có người thu hoạch mang về kho, từng đàn từng đàn lớn những con cừu, con dê, trâu bò và heo sắp biến thành động vật hoang dã, những súc vật này đã quên mất có người đã từng thả nuôi chăn dắt chúng. Trong thành Constantinople, số người chết càng không thể tính đếm…, xác chết đành phải chất thành đống ở trên đường phố, toàn bộ thành phố đều bốc mùi hôi thối”.

Tư liệu nghiên cứu thống kê nhân khẩu cho thấy, tỷ lệ tử vong bình quân của trận ôn dịch Antoninus đại khái khoảng là 7-10%, còn trong thành thị và quân đội rất có khả năng là 13-15%.

Khi đó, một vị bậc thầy của hoàng đế Aurelius Antoninus cũng đã nhắc đến trận ôn dịch này trong một lá thư, nói rằng nó (trận ôn dịch) khiến cho một phần ba nhân khẩu ở một số khu vực đã chết bởi dịch bệnh, đồng thời một phần mười binh sĩ trong quân đội cũng bị truyền nhiễm mà chết. Triệu chứng ôn dịch được miêu tả trong sử sách: tiêu chảy dữ dội, nôn mửa, cổ họng sưng to, thân thể rữa nát, sốt cao nóng đến phỏng cả tay, tay chân lở loét hoặc mọc ung nhọt, cảm thấy khát nước không thể chịu đựng, lớp da hóa mủ.

Năm 169, đế vương Verus – người cùng Aurelius Antoninus thống trị La Mã đã chết bởi trận ôn dịch. Năm 180, bản thân Aurelius Antoninus cũng chết bởi ôn dịch.

Đế quốc La Mã hùng mạnh trong trận ôn dịch hoành hành 16 năm đã đi đến suy vong, thời kỳ hoàng kim của đế quốc La Mã với lãnh thổ kéo dài đến cả ba châu lớn là châu Á, châu Âu, châu Phi đã đoạn đứt trong tay của vị “vua hiền đức” này.

Tội ác tày trời trong việc bức hại các tín đồ Cơ Đốc giáo của của “hiền đế” Aurelius Antoninus, không chỉ đã dẫn đến cái chết trời giáng cho bản thân và người thân, đã hại chết đồng liêu, hại những quân lính chấp hành mệnh lệnh bức hại, còn kéo theo hàng nghìn vạn sinh mệnh người dân trên khắp cả nước.

Decius và ôn dịch Cyprian 

Năm 249, Decius lên ngôi, thời bấy giờ đế quốc La Mã rộng lớn đã đứng trước mối nguy hiểm trùng trùng. Vì để xoay chuyển nguy cơ, ông đã phát động một cuộc bức hại chưa từng có đối với các tín đồ Cơ Đốc giáo. Ông ta hạ chiếu, lấy hình thức của luật pháp quy định người người nhất định phải đi bái tế tượng Thần của La Mã và tượng các vị đế vương La Mã để có được một tờ giấy chứng nhận của chính phủ. Những ai không có giấy chứng nhận thì sẽ bị xử tử.

Đây là cuộc bức hại có kế hoạch nhắm vào các tín đồ Cơ Đốc giáo, trên hình thức cũng là bôi nhọ đối với tín ngưỡng của họ. Bởi vì tín ngưỡng của Cơ Đốc giáo không thừa nhận cũng không thể tế bái những vị Thần khác (chính là giống như “bất nhị pháp môn” trong Phật giáo). Đây cũng giống như lấy hình thức pháp lệnh của chính phủ để hủy diệt giáo quy, giới luật và tín ngưỡng của Cơ Đốc giáo. Một lượng lớn các tín đồ Cơ Đốc giáo kiên trinh đã vì tín ngưỡng thà chết chứ không chịu khuất phục.

Năm sau, ôn dịch lại kéo đến lần nữa. Trường ôn dịch này được ghi chép bởi một vị giáo chủ Cyprian của Cơ Đốc giáo, vậy nên được gọi là ôn dịch Cyprian.

Decius lên ngôi hai năm đã chết trong chiến trận, và trường ôn dịch này đã hoành hành gần 20 năm, đã cướp đi mạng sống của 25.000.000 người, là một trong những trận ôn dịch có số người chết nhiều nhất trong lịch sử. Vào thời cao điểm nhất, thành La Mã mỗi ngày có đến 5.000 người chết, sức chiến đấu trong quân đội giảm sút to lớn. Năm 270, vị vua Claudius II cũng chết trong trận ôn dịch.

Diocletianus, hai năm điên cuồng 

Đối diện với bức hại, các tín đồ Cơ Đốc giáo vẫn giữ gìn tín ngưỡng của mình, xem cái chết giống như con đường để quay trở về. Họ ở trong khổ nạn vẫn khuyến thiện giảng đạo với người đời, thậm chí trước khi bị hành hình vẫn giống như Đức Giê-su năm xưa, cầu chuyện cho những kẻ đã bức hại mình. 

Trong trận đại ôn dịch, người ta đều xua đuổi người thân mắc bệnh ra khỏi nhà, lo sợ bị nhiễm bệnh, còn các tín đồ Cơ Đốc giáo lại dũng cảm không màng đến an nguy của mình đi ra ngoài phố chăm sóc chữa trị cho những người mắc bệnh, truyền giảng Phúc Âm, cầu nguyện cho họ, cử hành tang lễ cho người chết. Biểu hiện của Thần tính hết sức thiện lương này đã khiến cho người đời nhìn thấy được sự vĩ đại của chính tín, khiến cho những lời vu cáo phỉ báng của chính quyền đối với Cơ Đốc giáo đã hoàn toàn mất đi thị trường.

Cơ Đốc giáo trong thời gian bị bức hại trái lại càng phát triển lớn mạnh hơn, đến khi Diocletianus được lập làm hoàng đế, người vợ và rất nhiều người hầu cận đều là tín đồ Cơ Đốc giáo.

Diocletianus khi còn tại vị, lúc đầu vẫn còn khoan dung đối với các tín đồ Cơ Đốc giáo, về sau dưới sự xúi bẩy của người con rể – phó đế Galerius, đã bắt đầu cuộc bức hại chưa từng có trong lịch sử: Đốt bỏ kinh sách của Cơ Đốc giáo, phá bỏ giáo đường; tịch thu tài sản; thanh trừ hết thảy các tín đồ Cơ Đốc giáo trong quân đội và quan lại; về sau đã trực tiếp vạch rõ ranh giới với tín ngưỡng, những người tín ngưỡng Cơ Đốc bị bắt, bị tra tấn hành hạ, những ai không từ bỏ tín ngưỡng thì bị xử tử.

Sau hai năm điên cuồng, Diocletianus vì sức khỏe ngày càng xấu đi nên đã thoái vị.

Galerius ăn năn hối lỗi 

Hoàng đế La Mã Galerius sau hai năm điên cuồng bức hại các tín đồ Cơ Đốc giáo đã thật lòng sám hối.

Năm 305, lúc đầu khi Galerius từ phó đế lên ngôi trở thành chính đế, liền bắt đầu cuộc bức hại đối với các tín đồ Cơ Đốc giáo trên quy mô lớn. Vào năm thứ 6, ông đã mắc phải một chứng bệnh quái ác. Theo ghi chép của nhà sử học Cơ Đốc giáo: Hành hạ đau đớn tàn khốc của căn bệnh giống như chính trị tàn khốc của ông ta vậy, tinh hoàn của ông ta đã xuất hiện triệu chứng bưng mủ, về sau đã mọc một khối u lớn, dòi bọ từ trong đến ngoài xâu xé da thịt ông. Thân thể ông rữa nát, và cơn đau dữ dội cũng khiến ông không còn ra hình người nữa.

Các bác sĩ bó tay không còn cách nào. Có những bác sĩ trong lúc xem bệnh cho ông quả thật không thể chịu đựng nổi cái mùi hôi thối mà quay mặt sang một bên ói mửa, lần này đã thật sự chọc giận tên bạo chúa, ông ta đều đã giết chết những bác sĩ này. Đến cuối cùng, thân thể của Galerius đã hoàn toàn biến dạng, nhìn vào chỉ là một cái bao lớn sưng phù. Thân trên của ông trở nên khô cứng, chỉ còn da bọc xương, còn thân dưới của ông cảm giác giống bánh pudding, hai chân của ông cũng đã biến dạng.

Sau một năm dày vò đau đớn bởi chứng bệnh, năm 311, cuối cùng ông đã tỉnh ngộ. Ông gọi tên Đức Chúa và thật lòng sám hối. Ông ở trên giường bệnh đã ban bố chiếu thư, hủy bò lệnh cấm đối với các tín đồ Cơ Đốc giáo trong khu trực thuộc miền đông La Mã, chấm dứt hết thảy bức hại đối với tín đồ Cơ Đốc giáo, đồng thời đã quy y Cơ Đốc giáo. Mấy năm sau, Galerius đã bình thản ra đi.

Hai năm sau, năm 313, Constantinus Đại đế và Licinianus một lòng tin theo Cơ Đốc giáo đã cùng nhau ban bố sắc lệnh Mi-lan rửa oan cho Cơ Đốc giáo. Nhưng đây chỉ là công đức và huy hoàng của cá nhân, chứ không cách nào hoàn trả tội ác bức hại Cơ Đốc giáo trong gần 300 năm của đế quốc La Mã. Sau Constantinus Đại đế, đế quốc La Mã hùng mạnh đã tan rã, về sau tuy lại được hoàng đế Theodosius sùng tín Cơ Đốc giáo tạm thời thống nhất, nhưng vẫn không thể đi ngược lại con đường tan rã và diệt vong.

Đến đây, chúng ta đã nhìn thấy tội ác lớn nhất trong lịch sử nhân loại chính là bức hại những chính giáo chính tín Phật giáo, Đạo giáo, Cơ Đốc giáo, đặc biệt là bức hại Thánh giả truyền chính Pháp thì tội lỗi càng to lớn hơn, quả báo thê thảm đã lưu lại một bài học cảnh tỉnh sâu sắc cho người đời.

Vậy nên, ở một phương diện khác, thuận theo Đạo trời, truyền rộng thúc đẩy chính giáo chính Pháp, chấm dứt bức hại đối với chính giáo chính tín, lập lại trật tự, chính là công đức thiên đại.

Phần sau chúng tôi sẽ giới thiệu sơ lược về căn nguyên cơ bản của những triều đại thịnh thế huy hoàng của Trung Quốc cổ đại. Sau khi xem xong, mọi người sẽ có thể hiểu được vì sao trong “Thôi Bối Đồ” nói đến, phải sau khi “thuận thiên thôi mệnh”, mới có thể mở ra thời đại hưng thịnh cho Trung Quốc cũng như toàn nhân loại.

Xem tiếp Phần 4

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/2016/08/02/153980.《推背图》中的2016-17、圣人、“中国梦”三.html

The post Năm 2016-2017 trong “Thôi Bối Đồ” (3): Tấm gương của lịch sử first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Năm 2016-2017 trong “Thôi Bối Đồ” (2): Hé lộ về Tập Cận Bìnhhttps://chanhkien.org/2016/09/nam-2016-2017-trong-thoi-boi-do-2-he-lo-ve-tap-can-binh.htmlMon, 19 Sep 2016 10:02:48 +0000http://chanhkien.org/?p=24877Tác giả: Lưu Hương Liên [ChanhKien.org] Tiếp theo phần 1 III. Quẻ tượng 53 trong Thôi Bối Đồ: Tập Cận Bình thay đổi triều đại? Sấm viết: Quan trung thiên tử Lễ hiền hạ sĩ Thuận thiên hưu mệnh Bán lão hữu tử Tạm dịch: Vua ở Quan Trung (ở nơi giữa cửa) Lấy lễ […]

The post Năm 2016-2017 trong “Thôi Bối Đồ” (2): Hé lộ về Tập Cận Bình first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Lưu Hương Liên

[ChanhKien.org]

Tiếp theo phần 1

III. Quẻ tượng 53 trong Thôi Bối Đồ: Tập Cận Bình thay đổi triều đại?

Sấm viết:

Quan trung thiên tử

Lễ hiền hạ sĩ

Thuận thiên hưu mệnh

Bán lão hữu tử

Tạm dịch:

Vua ở Quan Trung (ở nơi giữa cửa)

Lấy lễ hiền với kẻ sĩ ở dưới

Thuận lòng trời sai khiến mệnh lệnh

Đến gần già mới có con.

Tụng viết:

Nhất cá hiếu tử tự tây lai

Thủ ác càn cương thiên hạ an

Vực trung lưỡng kiến tinh kì mĩ

Tiền nhân bất cập hậu nhân tài

Tạm dịch:

Có một đứa con hiếu nghĩa đến từ phía Tây

Cầm nắm lấy kỷ cương thiên hạ yên lành

Bờ cõi cờ quạt cả hai thấy đẹp đẽ

Người thời trước chẳng theo kịp được sự tài giỏi của người thời sau.

“Quan trung thiên tử”: Chỉ vùng đất Quan Trung xưa của nước Tần sinh ra thiên tử, tương đương với nguyên thủ của Trung Quốc hiện nay. Tập Cận Bình là người huyện Phú Bình, tỉnh Thiểm Tây, chính là người Quan Trung.

“Lễ hiền hạ sĩ” (hạ mình cầu hiền): Bình dị cận nhân – cận, bình, tức chỉ ra tên của Tập Cận Bình, lại nói rõ đặc điểm hạ mình cầu hiền của ông, kết hợp với “song vũ” trong “song vũ tứ túc” (双羽四足) ám chỉ chữ Tập “习” trong quẻ tượng trước đó, tên của Tập Cận Bình đã hoàn toàn xuất hiện trong Thôi Bối Đồ.

“Thuận thiên hưu mệnh”: Hàm nghĩa cực kỳ sâu sắc! Ý tứ của tầng thứ nhất: “hưu” có nghĩa là dừng, ngừng, thuận theo thiên tượng, thuận theo lẽ trời, khiến ai thôi mệnh? Cùng xem tiếp dưới đây.

“Thuận thiên hưu mệnh” còn có một tầng ý nghĩa sâu hơn: Chữ “hưu” (休) trong Thôi Bối Đồ là câu đố chữ hài âm (âm đọc gần giống hoặc giống nhau), ý chỉ chữ “tu” (修). Câu “Bất như thôi bối khứ quy hưu” trong tượng thứ 60 của Thôi Bối Đồ, thực tế là ý “Bất như thôi bối khứ quy tu”, sau khi xem giải thích toàn diện phía sau, mọi người sẽ có thể nhìn được nội hàm của tầng này.

“Bán lão hữu tử” (半老有子): Câu đố chữ, một nửa trên của chữ “lão” (老) cộng với chữ “tử” (子), là chữ “hiếu” (孝). Tập Cận Bình rất hiếu thuận, gia phong rất nghiêm. Nhưng đây chỉ là ý bề mặt, còn có hàm nghĩ sâu hơn nữa.

Một tượng này chính là nói Thiên tử, đứa con của Trời, lấy trời làm cha, hiếu tử phải hiếu thuận với Trời – thuận thiên ý, là ám chỉ Tập Cận Bình cần phải hành xử thuận theo thiên ý, hành động thuận theo thiên tượng.

Thuận theo thiên ý là làm gì? “Thuận thiên hưu mệnh”, kết thúc mệnh của ai đây?

“Nhất cá hiếu tử tự tây lai, thủ ác càn cương thiên hạ an” (có một đứa con hiếu nghĩa đến từ phía Tây, cầm nắm lấy kỷ cương thiên hạ yên lành): Hiếu tử là người Quan Trung, tỉnh Thiểm Tây, trong tay ông nắm giữ “càn khôn thiên đạo”, có thể an định thiên hạ – vẫn là điểm hóa nhắc nhở thiên tử cần phải hiếu thuận với Trời, thuận theo đạo Trời mà hành xử. Tập Cận Bình bẩm sinh tay nắm Càn Cương (phần chính của quẻ Càn), mang theo sứ mệnh mà đến, trong tiềm ý thức mới có giấc mộng thịnh thế của Trung Quốc.

“Vực trung lưỡng kiến tinh kì mĩ, tiền nhân bất cập hậu nhân tài”: Vùng Quan Trung đã xuất hiện hai lần lá cờ thiên tử, một lần đã thành tựu triều đại đỏ ĐCSTQ hôm nay ở Diên An, một lần nữa chính là thiên tử Quan Trung khai sáng triều đại mới, nhưng triều đại đỏ sẽ không bao giờ sánh được với triều đại mới.

Ở đây chính là đã có thể nhìn ra được hàm nghĩa “thuận thiên hưu mệnh” ở phía trên rồi, kết thúc mệnh của ai đây? Mệnh của triều đại đỏ – đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Đây thật là khiến cho những người đứng đầu ĐCSTQ phải giật mình run sợ! Chính là giống như người thống trị qua các triều đại, từ trong Thôi Bối Đồ đã nhìn thấy được sự diệt vong của triều đại này giống như vậy!

Liệu có phải là có sai sót ở chỗ nào hay không?

1. “Quan Trung thiên tử” nếu như không phải là chỉ Tập Cận Bình, vậy thì ai còn có thể “tay nắm Càn Cương” đây? “Lễ hiền hạ sĩ – “bình dị cận nhân”, rõ ràng đã hiển ra hai chữ “Cận”, “Bình”, nếu không phải ông ấy, thì còn có thể là ai đây?

2. “Thuận thiên hưu mệnh” nếu như không phải là thôi mệnh của ĐCSTQ, nhưng mà “lưỡng kiến kinh kỳ”, rõ ràng là đại biểu cho thay đổi triều đại, sao lại có thể nói đây không phải là thay triều đổi đại đây?

Đối diện với dự ngôn đạo Trời triển hiện, tập đoàn lợi ích của triều đại cũ chính là sẽ phản kháng theo bản năng. Nhưng thử hỏi ai có thể ngăn cản bánh xe xoay vần của lịch sử đi về phía trước đây?

Quẻ của tượng này: Đại Tráng, trên là quẻ Chấn, đại biểu cho Lôi; dưới là quẻ Càn, đại biểu cho Thiên (Trời), vậy nên quẻ Đại Tráng lại được gọi là “Lôi Thiên Đại Tráng”. Quẻ Đại Tráng này có nhiều tầng hàm nghĩa, một tầng ý nghĩa, ngụ ý chỉ Trung Hoa lúc này giống như sấm ở trên trời, thanh thế lớn mạnh. Còn dự ngôn sẽ mở ra thịnh thế Trung Hoa.

Liệu “giấc mộng Trung Hoa” của Tập Cận Bình có thực sự trở thành hiện thực?

Điều này có thể thực hiện hay không? Cần phải xem Tập Cận Bình có thể thuận theo thiên ý mà hành xử hay không? Nhưng dù thế nào, thì thịnh thế trong tương lai của Trung Quốc cũng không thể do ĐCSTQ thực hiện.

Sau đây chúng tôi sẽ lần lượt đưa ra 13 lần thịnh thế trong lịch sử Trung Quốc, mọi người có thể nhìn ra: Quy luật chung trong việc khai sáng nên một triều đại hưng thịnh. Thiên cơ đó đã vượt xa khỏi nhận thức và hiểu biết xưa nay:

  1. Văn Cảnh chi trị thời Tây Hán (lấy Đạo trị quốc, tôn sùng Đạo gia).
  2. Quang Vũ trung hưng thời Đông Hán (lấy Đạo trị quốc, tôn sùng Đạo gia).
  3. Hiếu Văn Đế trung hưng thời Bắc Ngụy (Thái Vũ Đế diệt Phật, Văn Thành Đế Thác Bạt Tuấn lập lại trật tự, phục hưng Phật Pháp, lập được công đức lớn mang lại hạnh phúc thái bình).
  4. Khai Hoàng chi trị thời nhà Tùy (Vũ Đế triều đại Bắc Chu diệt Phật, Dương Kiên dẹp loạn lập lại trật tự, công đức nhà Tùy chấn hưng Phật Pháp).
  5. Trinh Quán chi trị thời Trinh Quán, triều đại nhà Đường (Lý Uyên hạ chỉ diệt Phật diệt Đạo, Đường Thái Tông Lý Thế Dân lập lại trật tự, gây dựng công đức to lớn trong việc chấn hưng Phật Pháp).
  6. Thịnh Thế Khai Nguyên triều đại nhà Đường (Đường Thái Tông chấn hưng Phật Pháp khai sáng nên thịnh thế thiên triều, Đường Huyền Tông họa loạn Phật Đạo, thời đại hưng thịnh cuối cùng đã trở thành thời đại loạn lạc).
  7. Đại Trung chi trị, triều đại nhà Đường (Đường Vũ Tông diệt Phật, Đường Tuyên Tông kế nhiệm lập lại trật tự, phục hưng Phật Pháp, gây dựng công đức lớn).
  8. Cảnh Tông trung hưng nhà Liêu và Đại Liêu thịnh thế (công đức to lớn của Tiêu thái hậu thúc đẩy Phật Pháp hưng thịnh).
  9. Hàm Bình chi trị thời Bắc Tống (Sài Vinh nhà Hậu Chu diệt Phật, Triệu Khuông Dẫn lập lại trật tự, kết quả của công lao và ân đức của Bắc Tống trong việc đại hưng Phật Pháp).
  10. Hồng Vũ chi trị triều đại nhà Minh (Chu Nguyên Chương chỉnh đốn Phật giáo, công lao và ân đức to lớn trong việc đại hưng Phật Pháp).
  11. Vĩnh Lạc thịnh thế triều đại nhà Minh (công lao to lớn của Vĩnh Lạc đế Chu Đệ trong việc thúc đẩy chấn hưng Đạo Pháp)
  12. Nhân Tuyên chi trị triều đại nhà Minh (Đạo Pháp tiền triều hưng thịnh, công đức tạo phúc muôn dân).
  13. Khang Càn thịnh thế triều đại nhà Thanh (công lao và ân đức to lớn của vua Khang Hy trong việc đại hưng Phật Pháp)

Nếu như Trời không ban phúc, không có mưa thuận gió hòa, mà là thiên tai nhân họa không ngừng, mệt nhọc đối phó, dẫu cho có văn trị võ công cũng không gây dựng được thịnh thế thiên triều. Nhân gian có công đức to lớn, được Trời ban phúc phận, là căn bản của triều đại hưng thịnh, nhân tài đông đúc, văn trị võ công, cũng là Thiên thượng ban phúc, biểu hiện của thiện báo.

Từ những triều đại hưng thịnh được đề cập đến, chúng ta còn có thể thấy được rằng: Những triều đại hưng thịnh đó, trước tiên là triều đại mà nền tảng đạo đức hưng thịnh, Phật Pháp, Đạo Pháp đại hưng, khiến cho trong tâm của mỗi người đều tín Thần hướng thiện, ước thúc bản thân không làm chuyện xấu ngay từ trong tâm, đồng thời tích cực hành thiện. Toàn bộ xã hội đều ở trong trạng thái tốt đẹp như vậy, người người tuân theo pháp luật, thậm chí nhà ngục trống không. Đây là nền tảng đạo đức cơ bản của một triều đại hưng thịnh.

Còn ĐCSTQ hiện nay, đạo đức đã băng hoại đến mức độ nào? Chốn quan trường tham ô hủ bại khắp nơi, cứ như vậy đã đẩy xã hội Trung Quốc mất đi tín ngưỡng, chỉ còn biết chạy theo vật chất, dâm loạn, bất chấp cả luân thường đạo lý. Đạo đức bại hoại, án oan khắp nơi, thiên tai nhân họa không ngừng, Trời giận người oán, một chính quyền như vậy thử hỏi có thể đưa Trung Quốc đi đến hưng thịnh hay không? Tuyệt đối là không thể.

Cũng chính là nói, dẫu cho Trung Hoa xuất hiện triều đại hưng thịnh, thì nhất định phải có cơ chế lãnh đạo hoàn toàn mới, từ bỏ ĐCSTQ, cũng chính là “thuận thiên thôi mệnh” mà Thôi Bối Đồ triển hiện cho người đời.

“Thiên Lôi” trong quẻ tượng Đại Tráng này còn có một tầng ý nghĩa nữa. Theo cách nói trong quá khứ, ĐCSTQ hiện nay là “thiên lôi ở trên đỉnh đầu”. Chính là giống như những triều đại diệt Phật nói đến trong lịch sử Trung Quốc, “thiên lôi ở trên đỉnh đầu” lại “hồi quang phản chiếu”, nhất thời trông rất “cường thế”, nhưng thiên lôi đã sắp giáng xuống rồi.

Vì vậy, quẻ tượng 53 của Thôi Bối Đồ có lời phê của Kim Thánh Thán: “Lôi Thiên Đại Tráng”, điều được triển hiện chính là sấm sét đã vang lên, giáng xuống rồi, nhưng không làm bị thương Thiên tử. Thiên tử kim thiền thoát xác, thuận theo mệnh trời vứt bỏ ĐCSTQ, tay nắm Càn Cương, sẽ dẫn dắt Trung Hoa tiến nhập vào thời đại hưng thịnh. Cũng chính là nói, thiên số của một quẻ tượng này là điều ứng nghiệm trong tương lai.

Vậy thì hiện nay trước sau năm 2016, trong Thôi Bối Đồ có nhắc đến Tập Cận Bình là người nắm quyền của Trung Quốc hay không?

Câu trả lời là có! Nhưng chúng ta cần phải dựa theo Thôi Bối Đồ sau khi được quy chính trật tự, theo thứ tự triển hiện nội dung có liên quan với Tập Cận Bình, mới có thể nhìn được chân tướng rõ ràng. Chúng ta trước tiên hãy bắt đầu phân tích từ một quẻ tượng dự ngôn ĐCSTQ suy vong trước đã.

IV. Quẻ tượng 52 trong Thôi Bối Đồ: Trung Cộng suy vong (1986 – 2017) 

Quẻ tượng 52 trong quyển “Thôi Bối Đồ” có lời bình chú của Kim Thánh Thán, đến nay cơ bản đều đã được phá giải. Tuy nhiên trong các bài phân tích, một câu “Càn Khôn tái tạo tại Giác Cang”, mãi đều không được giải được, bởi ngày nay, thiên tượng học trong văn hóa truyền thống Trung Quốc trên cơ bản đã thất truyền.

Dưới đây, hãy đọc hiểu hoàn chỉnh của một quẻ tượng này:

Sấm viết:

Tuệ tinh sạ kiến

Bất lợi Đông Bắc

Củ củ hà chi

Chiêm bỉ lạc quốc

Tạm dịch:

Chợt thấy sao Tuệ

Chẳng lợi (ích nơi) Đông Bắc

Lủi thủi một mình làm chi

Nhìn xem nước bên cạnh vui thích

Tụng viết:

Sàm Thương nhất điểm hiện Đông phương

Ngô Sở y nhiên hữu đế vương

Môn ngoại khách lai chung bất cửu

Kiền Khôn tái tạo tại Giác Cang

Tạm dịch:

Một ngôi sao chổi nhỏ bé hiện ra ở phương Đông

Ngô Sở vẫn cứ như cũ có được đế vương

Khách đến ngoài cửa chẳng lâu sau

Kiền Khôn tạo lại (nơi ngôi sao)

Giác (Giốc) Kháng (Cang).

Bình chú của Kim Thánh Thán:

Thử tượng chủ Đông Bắc bị di nhân sở nhiễu, hữu thiên đô Nam phương chi triệu, Giác Kháng Nam cực dã, kì hậu hữu minh quân xuất, khu trục ngoại nhân, tái độ thăng bình

Tạm dịch:

Tượng này chủ nơi Đông Bắc bị người (nước) bên cạnh quấy rối, có triệu chứng dời kinh đô về phương Nam, sao Giác Cang ở cực Nam. Về sau có vua sáng xuất hiện, xua đuổi người ngoài, tái tạo yên bình.

1.Thiên tượng nhân gian

“Tuệ tinh sạ kiến, bất lợi Đông Bắc”: Chợt thấy sao Tuệ, chẳng lợi (ích nơi) Đông Bắc

Tuệ tinh (sao Tuệ), chỉ sao chổi Halley. Bài “Lỗ Văn Công 14 năm (năm 613 TCN)” trong Xuân Thu do Khổng Tử biên soạn cũng đã từng ghi chép qua nó: “Tháng 7 mùa thu, có Bội Tinh (sao Chổi rực sáng) đi vào Bắc Đẩu”. Các nhà thiên văn học hiện đại đã căn cứ theo thời gian và quỹ đạo này phán đoán là sao chổi Halley.

“Chẳng lợi Đông Bắc”: Chỉ Đông Âu và Liên Xô phía Bắc (Trung Quốc) bất lợi vào năm 1986. Sao Chổi Halley đến, bất lợi đối với phe cánh cộng sản màu đỏ ở Đông Âu, Liên Xô.

Tháng 02 năm 1986, sao chổi Halley xuất hiện. Tháng 03, Mikhail Sergeyevich Gorbachev – Tổng Bí thư của đảng cộng sản Liên Xô đã bắt đầu “cải cách tư duy mới” của ông, phe cánh cộng sản quốc tế nổi lên cơn gió dân chủ, tự do. Năm 1989, khối Đông Âu có biến đổi lớn, 8 quốc gia thuộc phe cánh cộng sản màu đỏ đã từ bỏ xã hội chủ nghĩa. Năm 1991, Liên Xô giải thể, đảng cộng sản Đông Âu đã sụp đổ hoàn toàn. Chín quốc gia ngoan cố với chính quyền đảng cộng sản này đã sụp đổ, xu thế chủ nghĩa cộng sản quốc tế đã thành tàn cục, chính như một quẻ tượng dự ngôn khác trong “Thôi Bối Đồ”:

“Lỗi lỗi lạc lạc, tàn kỳ nhất cục (nhất lỗi tam thạch, tam tam kiến cửu)”

Tạm dịch:

“Hỗn độn rối ren, một ván (cờ) dang dở ( Nhất lỗi (磊) tam thạch (石), ba ba thấy chín).”

Dưới thiên tượng khai mở của sao Chổi này, phong trào sinh viên năm 1986 ở Trung Quốc Đại Lục, Hồ Diệu Bang rớt đài; phong trào sinh viên năm 1989, Triệu Tử Dương bị giam lỏng.

Mặt Trời phía trên quân vương trong đồ hình, trùng khớp với tên Triệu Tử Dương.

“Củ củ hà chi, chiêm bỉ nhạc quốc”: Lủi thủi một mình làm chi? Nhìn xem nước bên cạnh vui thích.

Một mình đi đâu đây? Đi đến vương quốc tinh thần của mình. Chỉ Triệu Tử Dương rớt đài, lủi thủi đi một mình, hiến thân vì lý tưởng.

Triệu Tử Dương bởi phản đối cuộc đàn áp sinh viên đòi dân chủ năm 1989, bị giam lỏng trước khi diễn ra “đại thảm sát ngày 04 tháng 06” ở Bắc Kinh, mãi đến ngày 17 tháng 01 năm 2005 qua đời, Triệu Tử Dương quyết chí không đổi, không cúi đầu trước chính quyền cộng sản Trung Quốc bạo ngược.

“Sàm Thương nhất điểm hiện Đông phương”: Sao Sàm Thương hiện ra một điểm ở phương đông.

“Sàm Thương”: sao Sàm Thương, cách gọi khác đối với sao Chổi thời xưa, trong thiên tượng tượng trưng cho chiến loạn.

Nhìn từ trên mặt chữ, chính là có thể hiểu được rằng đây là chỉ “nổ súng trong cuộc đại thảm sát ngày 04 tháng 06 năm 1989”, phong trào sinh viên đòi dân chủ bị những người đứng đầu chính quyền cộng sản Trung Quốc nổ súng đàn áp. Nhưng trước đó, mọi người lại nhìn không nhìn ra được, bởi vì những người am hiểu cổ văn, sẽ lý giải “Sàm Thương” là sao Chổi, tương ứng với “Huệ tinh sạ kiến” trong câu sấm.

“Ngô Sở y nhiên hữu đế vương”: Ngô Sở vẫn có đế vương như cũ

Câu này chỉ Giang Trạch Dân sau “sự kiện thảm sát mùng 04 tháng 06” năm 1989 đã dẫm đạp lên máu tươi của những người tiên phong thúc đẩy dân chủ leo lên đến vị trí quyền lực cao nhất. Giang Trạch Dân sinh ở Dương Châu, là vùng đất Ngô Sở thời cổ đại.

“Môn ngoại khách lai chung bất cửu”: Khách ngoài cửa đến chẳng được lâu

“Khách”: Trong “Thôi Bối Đồ” chỉ ngoại tộc, nước khác. Ví như quẻ 7 trong “Thôi Bối Đồ” dự ngôn Thổ Phiên xâm lược triều Đường: “Phá quan khách sạ lai, đẩu lệnh Trung Nguyên khốc” (tạm dịch: phá quan khách chợt đến, Trung Nguyên bỗng khóc vang), “khách” trong quẻ tượng đó chỉ Thổ Phiên.

“Khách ngoài cửa đến” trong quẻ tượng này là chỉ đảng cộng sản “bóng ma của phương tây” —- nước Đức khởi nguồn, Liên Xô cải tiến, Trung Quốc kế thừa, ban đầu chính quyền cộng sản Trung Quốc thành lập được gọi là “Trung Hoa Xô-Viết”, ngụ ý là chỉ chính quyền cộng sản theo kiểu Liên Xô ở Trung Hoa, dựa theo mô hình của Xô-Viết.

“Bóng ma phương tây”: Câu đầu tiên của Các-mác trong “Tuyên ngôn cộng sản” chính là: “Một bóng ma, bóng ma của chủ nghĩa cộng sản, đang bao trùm trên bầu trời của châu Âu”. Câu này chỉ chính quyền màu đỏ đến từ bên ngoài cuối cùng sẽ không được dài lâu.

“Càn Khôn tái tạo tại Giác Cang”

“Giác Cang”: “Giác”, “Cang” đều là nằm trong bảy chòm sao thuộc Thanh Long ứng với phương đông trong nhị thập bát tú. Đây là điều mọi người đều biết, nhưng mà, các cách giải thích trước đây đều không tìm ra được chân cơ của tầng sâu hơn.

“Càn Khôn tái tạo tại Giác Cang”: Cách giải thích ngắn gọn dễ hiểu nhất chính là “năm tại Giác Cang”, năm tuổi ở Giác Cang, suy rộng ra một chút, chính là: Tuế tinh (sao Mộc) ở vị trí hai chòm sao Giác Cang, chỉ đoạn thời gian cuối năm 2016 đến cuối năm 2017, giống như trong hình trên.

2.Kỷ niên sao Mộc

Tuế tinh, là cách gọi của Trung Quốc cổ đại đối với sao Mộc, bởi vì sao Mộc vận hành phía trên bầu trời sao, chu kỳ vận hành một vòng gần 12 năm (11,862 năm). Trong đồ hình thiên tượng của Trung Quốc cổ đại, căn cứ theo phạm vi chung quanh bầu trời sao, theo góc độ bình quân chia thành 12 Tinh thứ: Tinh Kỷ (星纪), Huyền Hiêu (玄枵), Cư Tư (娵訾), Giáng Lâu (降娄), Đại Lương (大梁), Thực Thẩm (实沈), Thuần Thủ (鹑首), Thuần Hỏa (鹑火), Thuần Vĩ (鹑尾 ), Thọ Tinh (寿星), Đại Hỏa (大火), Tích Mộc (析木). Mười hai Tinh thứ này không giống với 12 cung hoàng đạo (12 chòm sao) của phương tây.

Trung Quốc cổ đại phân chia bầu trời sao thành 12 Tinh thứ, ranh giới của nó đối ứng với 28 chòm sao (nhị thập bát tú).

Vì sao Mộc mỗi một năm tuổi cần phải đi qua một Tinh thứ, một vòng gần 12 năm, vậy nên gọi sao Mộc là Tuế tinh. Tuế tinh có thể làm một loại ghi chép thời gian trong niên đại sự kiện, đây chính là kỷ niên Tuế tinh.

“Võ Vương phạt Trụ, Tuế tinh ở Thuần Hỏa”, đây là thiên tượng trong Võ Vương phạt Trụ được ghi chép trong Quốc Ngữ: Tuế tinh (sao Mộc) vận hành đến phạm vi Thuần Hỏa trong 12 Tinh thứ, thời đó Võ Vương thảo phạt Thương Trụ Vương.

3.Tuế tinh ở Giác Cang

“Tuế tại Giác Cang”, giải thích dễ dàng dễ hiểu nhất chính là sao Tuế di chuyển trong phạm vi của chòm sao Giác, chòm sao Cang.

Thiên tượng học của Trung Quốc cổ đại, lấy sao Bắc Cực làm trung tâm, phân chia thành 3 viên 28 tú (3 bức tường 28 chòm sao), trong đó 7 chòm sao Thanh Long phía đông là: Giác (角), Cang (亢), Đê (氐). Phòng (房), Tâm (心), Vĩ (尾), Cơ (箕). Giác, Cang là đứng đầu của chòm sao Thanh Long.

Hình vẽ thiên tượng học của Trung Quốc cổ đại bầu trời sao thành ba viên 28 tú (ba bức tường 28 chòm sao).

Chúng ta hãy xem đồ hình thiên tượng này:

Đồ hình giải thích ẩn đố của thiên tượng năm 2016 – năm 2017 trong cuốn sách tiên tri nổi tiếng “Thối Bối Đồ”

Tuế tinh vào khoảng ngày 15 tháng 11 năm 2016 di chuyển vào phạm vi sao chòm sao Giác, và sau đó Tuế tinh di chuyển ở lại chòm sao Giác, rồi sau đó di chuyển ngược và dừng lại bức tường Thái Vy (太微垣), sau đó di chuyển xuôi đi xuyên qua chòm sao Giác (角宿), chòm sao Cang (亢宿), thời gian rời khỏi chòm sao Cang, là khoảng ngày 05 tháng 12 năm 2017, vậy nên sao Tuế trong thời gian ở Giác Cang, chính là khoảng thời gian từ tháng 11 năm 2016 đến tháng 12 năm 2017, trong phạm vi thời gian này, chính là Càn Khôn tái tạo (trời đất được tạo lại mới).

4.Càn Khôn tái tạo diệt Trung Cộng, huỳnh hoặc thủ tâm xem thiên tượng

“Huỳnh hoặc thủ tâm” là hiện tượng sao Hỏa (huỳnh hoặc) di chuyển đến gần ba ngôi sao Tâm Túc và dừng lại một thời gian.

Quẻ tượng này trong “Thôi Bối Đồ” là nói về khí số của triều đại đỏ. Hai cầu mở đầu “Huệ tinh sạ kiến, bất lợi đông phương”, giảng hoàn cảnh quốc tế bắt đầu từ năm 1986, chính quyển đảng cộng sản Liên Xô phía bắc (Trung Quốc) và Đông Âu hoàn toàn sụp đổ và giải thể, sau đó nói đến phong trào sinh viên mùng 04 tháng 06 năm 1989 ở Trung Quốc, sau đó bị ĐCSTQ trấn áp dã man, nói ĐCSTQ “bóng ma phương tây” này là “khách ngoài cửa sẽ không lâu dài”, và “Càn Khôn tái tạo tại Giác Cang”, đối ứng với cuối năm 2016 đến năm 2017, cũng là là thời kỳ mà ông Tập Cận Bình nắm quyền.

Đây cũng hoàn toàn ăn khớp với quẻ tượng 53 trong “Thôi Bối Đồ” được giảng trước đó: “Thiên tử Quan Trung thuận thiên thôi mệnh, thay đổi kinh kỳ thiên hạ an định”.

Năm 2016, quỹ đạo của Tuế tinh (sao Mộc) triển hiện, thiên tượng “Càn Khôn tái tạo tại Giác Cang” này vốn không phải là cô lập, mà là chặt chẽ gắn liền với “huỳnh hoặc thủ tâm” – thiên tượng nổi tiếng hung hiểm nhất của Trung Quốc cổ đại này với năm 2016.

Phía sau chúng ta hãy xem thử: ngày 24 tháng 03 đến ngày 30 tháng 08 năm 2016, cảnh tỉnh của thiên tượng huỳnh hoặc thủ tâm.

V.Thiên tượng hung hiểm trong năm 2016: Huỳnh hoặc thủ tâm 

1.Giới thiệu sơ lược về “Huỳnh hoặc thủ tâm”

Huỳnh hoặc thủ tâm là thiên tượng quan trọng nhất, hung hiểm nhất trong thiên tượng học của Trung Quốc cổ đại.

Theo đó, “Huỳnh hoặc thủ tâm” là hiện tượng sao Hỏa di chuyển đến gần ba ngôi sao Tâm Túc và dừng lại một thời gian. “Huỳnh hoặc” là cách gọi của Trung Quốc cổ đại. Sao hỏa lấp lánh (hỏa tinh huỳnh huỳnh), màu sắc ửng đỏ, quỹ đạo biến hóa khó xác định, bởi vậy được gọi là “Huỳnh hoặc”. Huỳnh hoặc là Phạt tinh (ngôi sao xử phạt) trong thiên tượng học, đại biểu binh đao loạn lạc, chết chóc tai ương, v.v…Trong tinh tướng học của Tây phương, sao Hỏa cũng đại biểu cho chiến tranh, chết chóc, Trời phạt.

Trái Đất quay từ Tây sang Đông, vì vậy nhật nguyệt tinh tú nhìn thấy được đều là mọc từ phương Đông, lặn ở phương Tây, đây là di chuyển thuận (xuôi) của các vì sao.

Nhưng nhìn từ trên mặt đất, ngôi sao cũng sẽ có lúc di chuyển ngược. Lấy sao Hỏa làm ví dụ, Trái Đất trên quỹ đạo quay quanh Mặt trời, khi đến gần sao Hỏa, nếu đứng ở trên Trái Đất mà nhìn, tốc độ quay quanh Mặt trời của Trái Đất nhanh hơn sao Hỏa, vì vậy nhìn thấy sao Hỏa lùi lại phía sau trên nền bầu trời sao; giống như khi chúng ta ngồi trên xe tốc hành, nhìn thấy những chiếc xe chạy chậm đi về trước cũng đang “lùi lại phía sau”, đây chính là “di chuyển ngược”.

Tốc độ vận hành của sao Hỏa chậm lại trên diện rộng, dừng lại không chuyển động ở chỗ điểm cong, quá trình này được gọi là “dừng lại theo chiều vận chuyển xuôi”, “dừng lại theo chiều vận chuyển ngược”. “Dừng lại” tiếp cận một chòm sao nào đó, thì gọi là thủ (coi giữ) chòm sao đó. Ví như Huỳnh hoặc thủ tâm, Huỳnh hoặc thủ Phòng, thủ Đê, thủ Vĩ ….. chính là nói về việc sao Hỏa lưu lại ở khu vực các chòm sao khác nhau.

Chòm sao Tâm Túc phạm vi nhỏ nhưng quan trọng nhất. Chòm sao Tâm Túc có ba ngôi sao, sao Tâm Đại ở chính giữa (Tâm Túc 2) là sáng nhất, tượng trưng cho đế vương, quân chủ; sao Tâm Tiền ở phía trước (Tâm Túc 1) tượng trưng cho thái tử; sao Tâm Hậu ở phía bên dưới (Tâm Túc 3) tượng trưng cho con thứ (con vợ lẽ).

“Huỳnh hoặc thủ tâm”, chính là sao Hỏa ở trong phạm vi của chòm sao Tâm Túc. Đây là thiên tượng đại hung không thường phát sinh. Bởi vì sao Hỏa là Phạt tinh tượng trưng cho tử nạn, vì vậy dừng lại coi giữ ở vị trí chòm sao Tâm Túc tượng trưng cho thiên tử, thì sẽ cấu thành kiếp nạn hung hiểm của thiên tử.

Đại Đường Khai Nguyên Chiêm Kinh nói đến thiên tượng này, ngụ ý: “Bề tôi thay đổi triều chính, vua chúa rời khỏi cung điện của mình”; “thiên tử mất đi địa vị”; “đại thần làm phản, mưu đồ cướp ngôi”.

“Thiên Quan Thư” trong Sử ký có viết: “(Sao Hỏa) xâm phạm, coi giữ chòm sao Phòng, sao Tâm; vương giả ắt gặp nạn”.

Chương “Ngũ Tinh Chiêm” của sách lụa trong ngôi mộ cổ thời Hán ở gò Mã Vương thì nói rằng: “(Sao Hỏa) gặp sao Tâm Túc, thì là áo tang, ở phương Bắc hay ở phương Nam, đều là tử vong chết chóc…”.

Có thật sự đáng sợ như vậy không? Vào thời cổ đại xác thực là như vậy, thiên tượng “Huỳnh hoặc thủ tâm”, khiến cho thiên tử khiếp đảm rùng mình, bởi vì gần như không có ai có thể thoát khỏi kiếp nạn.

Con người trong xã hội ngày nay lại cười nhạo người xưa ngu muội, không phải là bởi vì người thời nay thông minh hiểu biết hơn, mà là bởi vì không hiểu được hàm ý của thiên tượng “Huỳnh hoặc thủ tâm”. Lại từng có học giả tuyên bố rằng: Trung Quốc cổ đại 23 lần “Huỳnh hoặc thủ tâm” thì có 17 lần là giả, cho rằng “Huỳnh hoặc thủ tâm” là thiên tượng giả tạo. Cách nói vô cùng sai lầm, đã khiến các học giả nghi ngờ và phủ định điều này. Theo đó sai lại càng sai khi người ta không ngừng lan truyền và biến nó trở thành “bằng chứng lý luận” trong việc phủ định ý nghĩa thiên tượng của “Huỳnh hoặc thủ tâm”.

2.Lời đồn nhảm năm 2001, đánh lừa dư luận quên hung hiểm 

Cách nói “Huỳnh hoặc thủ tâm” vào năm 2001 đã được lưu truyền rộng rãi trên khắp thế giới, đã được viết vào Wikipedia, nghiễm nhiên đã trở thành tri thức khoa học phổ cập.

Tuy nhiên nếu chúng ta xác định vị trí của tấm hình đồ hình “Huỳnh hoặc thủ tâm” năm 2001 đã lưu truyền rộng rãi đó, thì có thể phát hiện đây là một chiêu trò đánh lừa dư luận.

Đồ hình gốc cố ý không ghi rõ “chòm sao Vĩ” (尾宿) và giới hạn, chế tác thành huỳnh hoặc thủ “Tâm” ().

Nguyên tấm hình được vẽ rất chuyên nghiệp, nhưng cũng rất “chuyên nghiệp” trong việc ẩn đi chòm sao Vĩ (尾宿), cũng không vẽ ra hai đường ranh giới hướng thẳng của hai chòm sao, khiến người ta lúc đầu vừa nhìn thấy sao Hỏa (火星) di chuyển ngược lưu thủ (dừng lại coi giữ) trong phạm vi của sao Tâm Túc (心宿). Kết quả xử lý như vậy, khiến cho “Huỳnh hoặc thủ Vĩ” vốn không nổi tiếng gì, đã biến thành “Huỳnh hoặc thủ tâm” danh tiếng vang xa.

Cái chiêu trò chuyên nghiệp này đã mê hoặc đánh lừa thế gian, khiến người ta cảm thấy: Thì ra huỳnh hoặc thủ tâm vốn không đáng sợ như vậy. Giang Trạch Dân người đứng đầu ĐCSTQ lúc bấy giờ chưa chết, vậy nên vội quy kết rằng cách nói của người xưa là ngu muội. Đây vừa khéo là bị “đồ hình thiên tượng Huỳnh hoặc thủ tâm năm 2001” ngụy tạo đánh lừa, nghe nhìn lẫn lộn.

3.Huỳnh Hoặc thủ Đê, gian thần xuất hiện, quân vương tử vong 

Thiên tượng từ ngày 24 tháng 03 đến ngày 30 tháng 08 năm 2016, trên tổng thể đều gọi là “Huỳnh hoặc thủ tâm”. Ngày 24 tháng 03 đến ngày 11 tháng 05 là đi thuận chiều coi giữ chòm sao Tâm Túc, và sau đó bắt đầu đi ngược chiều coi giữ chòm sao Đê – coi giữ chòm sao Đê cũng là một thiên tượng hung hiểm.

“Thiên Văn chí”, Hán Thư nói rằng: “Huỳnh hoặc đi vào trong Đê; Đê là cung của thiên tử; Huỳnh Hoặc đi vào, ngụ ý là có tặc thần (gian thần)”.

Đại Đường Khai Nguyên Chiêm kinh nói rằng: “(Chòm sao) Đê là cung của thiên tử, Phạt tinh đi vào, là điềm không lành, phòng thủ đất nước, quân chủ gặp tử nạn”.

Năm 195 TCN, “Huỳnh hoặc thủ Đê”, Hán Cao Tổ Lưu Bang băng hà. Tặc thần đi vào cung điện thiên tử hiển nhiên là Lã Hậu. Lưu Bang chết, Lã Hậu nắm quyền, để cho con trai ruột của bà là Lưu Doanh lên ngôi. Bảy người con trai khác của Lưu Bang, Lã  Hậu chỉ để lại đứa con nuôi của mình là Lưu Trưởng và Lưu Hằng (Hán Văn Đế sau này) vốn không được thương yêu, những người còn lại đều bị bà hại chết…

“Thiên Văn chí”, Hán Thư viết rằng: “Mùa xuân năm Cao Tổ thứ 12 (năm 195 TCN), Huỳnh Hoặc thủ Tâm, tháng 4 Cao Tổ băng hà” – Đây là ngụy tạo của lịch sử. Bởi vì Tần Thủy Hoàng là Chân Long Thiên tử, Tổ Long được công nhận, ông ấy chết bởi thiên tượng “Huỳnh hoặc thủ Tâm”, vì để “chứng tỏ” địa vị thiên tử chính thống của Lưu Bang, liền đem thiên tượng khi Lưu Bang chết ngụy tạo thành “Huỳnh hoặc thủ Tâm”. Dùng phần mềm thiên văn Stellarium thông dụng ngày nay để kiểm chứng, thiên tượng khi Lưu Bang chết là “Huỳnh hoặc thủ Đê” (sao Hỏa dừng lại trong chòm sao Đê), thiên tượng như đồ hình dưới đây.

Đồ hình thiên tượng năm 195 TCN: Huỳnh hoặc ở lại chòm sao Đê (荧惑守氐宿). Năm đó Lưu Bang chết.

Bởi vì thời xưa cơ bản không thể suy đoán thiên tượng một cách chuẩn xác, vậy nên cứ mãi cho rằng Lưu Bang giống như Chân Long Thiên Tử Tần Thủy Hoàng, chết bởi thiên nạn “Huỳnh hoặc thủ Tâm”, không biết rằng đó là “Huỳnh hoặc thủ Đê”. Khai Nguyên Chiêm kinh triều Đường nói “Huỳnh hoặc thủ Đê là quân vương chết”, không phải gán ghép cho Lưu Bang, mà đây là quẻ tượng độc lập.

“Huỳnh hoặc thủ Đê” có tặc thần, quân vương chết, trong lịch sử còn có không ít ví dụ chân thật để nghiệm chứng, ở đây không đưa thêm nữa. Mức độ hung hiểm của “Huỳnh hoặc thủ Đê” mỗi lần không giống nhau, nhưng đều không sánh được với “Huỳnh hoặc thủ Tâm”. Hơn nữa có nhiều lúc nó là thiên tượng phụ theo “Huỳnh hoặc thủ Tâm”, sẽ tăng thêm hung hiểm của “Huỳnh hoặc thủ Tâm”.

“Huỳnh hoặc thủ Tâm” năm 2016, vị trí hướng thẳng của sao Hỏa đặc biệt gần với sao Tâm Túc, thêm vào đó là nguy hiểm đáng sợ của “Huỳnh hoặc thủ Đê”, khiến cho thiên tượng trong năm nay, nguy hiểm bậc nhất từ xưa đến nay.

Thiên nhân hợp nhất (người và trời hòa làm một), sự kiện lớn nhất như vậy, ắt sẽ đối ứng với hiện tượng thiên thượng lớn nhất. Đó là chuyện gì đây? Chúng ta còn cần phải nhìn lại tội ác lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Xem tiếp Phần 3

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/2016/08/01/153979.《推背图》中的2016-17、圣人、“中国梦”二.html

 

The post Năm 2016-2017 trong “Thôi Bối Đồ” (2): Hé lộ về Tập Cận Bình first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Năm 2016-2017 trong “Thôi Bối Đồ” (1): Giới thiệuhttps://chanhkien.org/2016/08/nam-2016-2017-trong-thoi-boi-do-1-gioi-thieu.htmlWed, 31 Aug 2016 00:33:15 +0000http://chanhkien.org/?p=24855Tác giả: Tuyết Liên [ChanhKien.org] Mục lục: (1) Giới thiệu Thôi Bối Đồ (2) Tiêu chuẩn chính giải Thôi Bối Đồ (3) Tượng 53 trong Thôi Bối Đồ: Tập Cận Bình thay đổi triều đại? (4) Tượng 52 trong Thôi Bối Đồ: Trung Cộng suy vong (năm 1986-2017) (5) Thiên tượng hung hiểm năm 2016: […]

The post Năm 2016-2017 trong “Thôi Bối Đồ” (1): Giới thiệu first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Tuyết Liên

[ChanhKien.org]

Mục lục:

(1) Giới thiệu Thôi Bối Đồ

(2) Tiêu chuẩn chính giải Thôi Bối Đồ

(3) Tượng 53 trong Thôi Bối Đồ: Tập Cận Bình thay đổi triều đại?

(4) Tượng 52 trong Thôi Bối Đồ: Trung Cộng suy vong (năm 1986-2017)

(5) Thiên tượng hung hiểm năm 2016: Sao hỏa chiếm vị trí trung tâm

(6) Tội ác lớn nhất trong lịch sử

(7) Công đức vô lượng, phép tắc thịnh thế

(8) Thôi Bối Đồ triển hiện đại tội tại nhân gian: Sai lầm lớn năm 1999

(9) Tập Cận Bình và thánh nhân trong Thôi Bối Đồ

(10) Trung Hoa thịnh thế trong Tượng 59 Thôi Bối Đồ: giấc mơ Trung Quốc?

(11) Thánh nhân, thịnh thế, ấn chứng chung cuộc của Thôi Bối Đồ

(12) Công đức vô lượng, xóa bỏ tội ác thiên đại

 

Ảnh: Tượng trung tâm nhất trong Thôi Bối Đồ: Thánh nhân xuất thế, đối diện với thánh nhân.

Sấm viết:

Nhật nguyệt lệ thiên

Quần âm nhiếp phục

Bách linh lai triêu

Song vũ tứ túc

Tụng viết:

Nhi kim trung quốc hữu thánh nhân

Tuy phi hào kiệt dã chu thành

Tứ di trọng dịch xưng thiên tử

Thủ cực thái lai cửu quốc xuân.

Ngày 07 tháng 11 năm 2015, Tập Cận Bình và Mã Anh Cửu mấy lần hội đàm tại Singapore, trang Weibo của Nhân Dân nhật báo ở Đại Lục đã mượn câu thơ dự ngôn trong cuốn sách tiên tri nổi tiếng thời Trung Quốc cổ đại là Thôi Bối Đồ để chạy dòng tít: “Song vũ tứ túc” – Cuộc hội đàm giữa Tập và Mã, trong đó viết rằng “song vũ” (hai cánh) là chữ “Tập” (習) phồn thể, ngụ ý là Tập Cận Bình; “tứ túc” (bốn chân) chính là chữ “Mã” (馬) phồn thể, chỉ Mã Anh Cửu,… Chỉ trong một thời gian ngắn, bài báo đã lan truyền rộng rãi trên Internet, người Trung Quốc mới kinh ngạc phát hiện một “thiên cơ” ẩn chứa trong Thôi Bối Đồ! Chẳng phải như vậy hay sao?

Sau đây chúng ta sẽ lần lượt giải khai một số Tượng liên quan đến Tập Cận Bình trong Thôi Bối Đồ, mọi người sẽ thấy rõ rằng: cách giải thích ở trên chỉ đúng có một nửa mà thôi…

I. Giới thiệu Thôi Bối Đồ

1. Dự ngôn kinh điển Thôi Bối Đồ, chuẩn xác 100%

Thôi Bối Đồ là cuốn sách tiên tri trứ danh thời Trung Quốc cổ đại, được viết thành sách vào đầu những năm đời Đường, dùng 60 Tượng đồ sấm (những lời ám chỉ, những câu đố dự ngôn) để dự đoán những sự kiện trọng đại diễn ra từ thời Đường tới nay, và cho đến cả tương lai. Chúng ta hãy xem một Tượng trong đó.

a, Dự ngôn được đọc hiểu trước thời hạn

Dự ngôn rất khó được người ta luận giải trước khi sự kiện xảy ra, thường là sau khi sự kiện xảy ra rồi người ta mới có thể nhận ra lời ám chỉ của dự ngôn. Tuy nhiên có một Tượng của Thôi Bối Đồ đã được giải trước khi sự kiện xảy ra.

 

Ảnh: Tượng 39 Thôi Bối Đồ, bản có lời bình giải của Kim Thánh Thán (1608-1661).

Sấm viết:

Điểu vô túc

Sơn hữu nguyệt

Húc sơ thăng

Nhân đô khốc

Tạm dịch:

Chim không chân

Núi có trăng

Nắng mới lên

Người đều khóc

 

Tụng viết:

Thập nhị nguyệt trung khí bất hòa

Nam sơn hữu tước Bắc sơn la

Nhất triêu thính đắc kim kê khiếu

Đại hải trầm trầm Nhật dĩ quá

Tạm dịch:

Giữa mười hai tháng khí bất hòa

Núi Nam có chim tước núi Bắc có võng la

Mai kia nghe tiếng gà vàng gáy

Biển cả thâm trầm Nhật đã qua

Tượng này dự ngôn cực kỳ rõ ràng minh hiển, hiện tại được công nhận là chỉ giặc Nhật xâm lược Trung Hoa và chuốc lấy bại vong.

– “Điểu vô túc, Sơn hữu nguyệt” (Chim không chân, Núi có trăng):

Chim bỏ chân đi, chữ “điểu” (島) bỏ phần chân còn chữ “nguyệt” (月), lại thêm chữ “sơn” (山), chính là chữ “đảo” (島), chỉ đảo quốc Nhật Bản.

– “Húc sơ thăng, Nhân đô khốc” (Nắng mới lên, Người đều khóc):

Nhật Bản xâm lược Trung Hoa bạo ngược, cờ Thái Dương đi tới đâu, người Trung Quốc khóc tới đó.

“Thập nhị nguyệt trung khí bất hòa” (Giữa mười hai tháng khí bất hòa):

Giữa 12 tháng là tháng 06 Hán lịch, đêm ngày 07 tháng 07 năm 1937 (lục nguyệt sơ nhất), xảy ra biến cố cầu Lư Câu, quân Nhật toàn diện xâm lược Trung Quốc.

“Nam sơn hữu tước Bắc sơn la” (Núi Nam có chim tước núi Bắc có võng la):

Trung Quốc rơi vào cảnh thù trong giặc ngoài, bị nước ngoài xâm lược, đồng thời nội bộ chia rẽ kết bè kết phái: mỏm núi phía Nam là ngụy quyền Uông Tinh Vệ (“tinh vệ” là tên một loài chim, nên mới dùng chữ “tước”, tức chim tước); mỏm núi phía Đông Bắc là triều đình ngụy Mãn Châu do Nhật Bản giật dây, người nắm quyền là hoàng đế bù nhìn Phổ Nghi của triều mạt Thanh (Phổ Nghi họ là Ái Tân Giác La, nên ở đây mới gọi là “la”, tức tấm lưới).

“Nhất triêu thính đắc kim kê khiếu, Đại hải trầm trầm Nhật dĩ quá” (Mai kia nghe tiếng gà vàng gáy, Biển cả thâm trầm Nhật đã qua):

Chỉ năm 1945, Nhật Bản đầu hàng. Năm 1945 là năm Kê (gà), Dậu trong ngũ hành thuộc Kim, nên mới gọi là “Kim Kê” (tức gà vàng).

Trong hình vẽ dưới chim (鸟) là núi (山), chính là chữ “đảo” (島); hình vẽ chim trông giống chữ “giới” (介), chim đậu trên đá, đối mặt với mặt trời, ám chỉ Tưởng Giới Thạch dẫn dắt Trung Hoa Dân Quốc kháng Nhật.

Chúng ta thấy rằng Tượng này nội dung rất chặt chẽ, lời ẩn đố mang hàm ý chuẩn xác, rõ ràng xoay quanh cuộc chiến xâm lược của Nhật Bản đối với Hoa. Mặc dù nhất thời chưa thể giải thích được toàn bộ nhưng vẫn có thể nhìn ra được cục diện đại khái.

b. Lời chứng của Kim Thánh Thán

Ba trăm năm trước khi Nhật Bản xâm lược Trung Hoa, vào những năm đầu triều Thanh, tài tử Kim Thánh Thán đã giải được Tượng này, ông đã bình chú như sau: “Có khả năng Tượng này là dự ngôn Đông Di xâm lược Trung Nguyên, họa ngoại xâm nhất định là đến năm Kê mới có thể bình định” [1].

Lời bình chú mà Kim Thánh Thán lưu lại có ý nghĩa trọng đại. Nó không chỉ đơn thuần là lời giải chính xác, mà còn là bằng chứng về tính chân thật và chứng tỏ khả năng tiên đoán trước lịch sử của bộ sách tiên tri Thôi Bối Đồ. Nếu như không có lời bình chú của Kim Thánh Thán, chắc hẳn sẽ có người quả quyết rằng: “Những lời này được biên tạo sau khi chiến tranh kháng Nhật giành thắng lợi, việc đã rồi mới ví mình như Gia Cát Lượng, lại còn mạo nhận là dự ngôn”.

c. “Lời tiên tri” của Phổ Nghi

Ngoài ra, hoàng đế Phổ Nghi nhà mạt Thanh cũng dựa vào dự ngôn này mà biết trước sự bại vong của Nhật Bản. Theo hồi tưởng của Lý Ngọc Cầm, người vợ thứ tư của Phổ Nghi: “Khi Nhật Bản xâm lược Trung Hoa trong chiến tranh thế giới lần thứ 2, Phổ Nghi thường nhắc tới chuyện người Nhật Bản sẽ sụp đổ vào năm 1945, ông nói đó là do ông nhìn thấy trong Thôi Bối Đồ”.

2. Dự ngôn chuẩn xác, lời giải đáp cho tương lai

Trong quá trình lưu truyền Thôi Bối Đồ, người ta phát hiện ra những lời dự ngôn trong đó không sai lệch chút nào, càng về sau càng phát hiện ra cuốn sách có khả năng tiên đoán quá siêu việt, tới mức người ta đã hình thành nên một nhận thức chung: muốn biết đáp án của tương lai, hãy tìm kiếm trong Thôi Bối Đồ! Đúng như một Tượng trong Thôi Bối Đồ đã viết rằng: “Mang mang thiên số thử trung cầu” (Thiên mệnh mênh mông đều có thể tìm được trong cuốn sách này).

Trong các triều Ngũ Đại –hai triều Tống, Nguyên, Minh, Thanh– v.v. các vị hoàng đế khai quốc đều vui mừng khi thấy dự ngôn trong Thôi Bối Đồ ứng nghiệm, tuyên bố rõ thiên mệnh nằm ở đây. Tuy nhiên Thôi Bối Đồ cũng đã dự ngôn sự diệt vong của triều Đường và sự hoán đổi các triều đại, khiến người thống trị các triều đại sợ hãi. Bởi vậy qua nhiều triều đại, Thôi Bối Đồ đều bị liệt vào hàng sách cấm.

3. Sách cấm của các triều đại, hàng trăm bản giả

Cháu trai của Nhạc Phi, nhà sử học thời Nam Tống là Nhạc Kha, người đã viết bộ Thỉnh Sử, trong cuốn Nghệ Tổ Cấm Sấm Thư đã ghi lại câu chuyện như sau: Vào lúc Tống Thái Tổ cấm sấm thư, trong dân gian có nhiều bản cất giấu, cấm cũng không được. Tể tướng Triệu Phổ bèn tâu rằng: “Người tàng trữ Thôi Bối Đồ nhiều lắm, đã trừng phạt rất nhiều người rồi”. Thái Tổ đáp: “Khỏi cần cấm nhiều, chỉ cần đảo loạn là được rồi”. Nói xong bèn hạ lệnh thu hồi các bản Thôi Bối Đồ cũ, ngoại trừ các Tượng đã ứng nghiệm ra thì xáo trộn trật tự trước sau của các Tượng, chế tác hàng trăm bản khác nhau lưu truyền dân gian. Bởi vậy mọi người mới không biết đâu là bản thật, họa chăng có giữ Thôi Bối Đồ thì cũng không ứng nghiệm nữa, cũng không cần thu gom nữa.

4. “Nhà nhà đều có”, thật giả lẫn lộn

Việc Thôi Bối Đồ trở thành sách cấm lại càng tăng thêm vẻ thần bí cho các lời dự ngôn của nó, bởi vậy nó ngày càng được lưu truyền rộng rãi một cách bí mật trong dân gian. Tới giữa thời Bắc Tống thì thậm chí nhiều tới mức độ “nhà nhà đều có”[2], như thể ai chưa từng xem Thôi Bối Đồ thì không phải là người đọc sách vậy! Đương nhiên Thôi Bối Đồ thời bấy giờ cũng thật giả lẫn lộn.

Tuy nhiên bản giả cũng không đáng sợ như trong Thỉnh Sử nói, bởi vì lược bỏ đi cái giả thì còn cái thật, đây vốn là kỹ năng cơ bản của giới học giả; rất nhiều người đọc sách có khả năng phân biệt bản giả, cho nên bản giả dần dần bị đào thải theo lịch sử; thời gian sẽ khiến chúng chìm lắng, và bản thật dần dần hiển lộ rõ ra.

5. Bỏ giả giữ thật, nổi bật lên bản có bình chú của Kim Thánh Thán

Phiên bản Thôi Bối Đồ được lưu truyền rộng rãi nhất hiện nay chính là bản có bình chú của tài tử Kim Thánh Thán đầu thời nhà Thanh. Khi liên quân Anh-Pháp tấn công vào Bắc Kinh, bản Thôi Bối Đồ có bình chú của tài tử Kim Thánh Thán bị cướp sang Anh Quốc, sau đó được một thương nhân người Hoa mua về nước, rồi được in ấn phát hành vào thời Dân Quốc.

Vì sao nó có thể được lưu truyền rộng rãi đến như vậy? Hiển nhiên là vì thời gian đã sàng lọc các bản giả, chỉ còn lại bản có bình chú của Kim Thánh Thán là nổi bật ra. Thời cận đại có không ít người đã thử khôi phục lại trật tự sắp xếp đúng của «Thôi Bối Đồ», trả lại diện mạo ban đầu của nó, làm những thử nghiệm hữu ích.

6. Tác giả của Thôi Bối Đồ

Tác giả của Thôi Bối Đồ rốt cuộc là ai? Tới nay vẫn chưa ngã ngũ. Có người nói là do Lý Thuần Phong, quan Thái sử lệnh của Đường Thái Tông sáng tác nên; có người nói do đại gia toán học Chu Dịch triều Đường là Viên Thiên Cương sáng tác; nhiều người hơn nữa nói là do Viên Thiên Cương và Lý Thuần Phong đồng sáng tác…

Thực ra qua tư liệu lịch sử có thể tra cứu được ai là tác giả của Thôi Bối Đồ, trong Thỉnh Sử cũng viết: “Lý Thuần Phong thời Đường sáng tác Thôi Bối Đồ”.

II. Tiêu chuẩn chính giải Thôi Bối Đồ

Trong thời đại Internet, tài liệu lịch sử phong phú như biển cả, nhưng tài liệu lịch sử được người ta quan tâm nhất là gì? Qua thống kê trên Internet, chúng ta có đáp án như sau: Tài liệu lịch sử phương Tây được quan tâm nhiều nhất là đại dự ngôn Các Thế Kỷ của nhà tiên tri vĩ đại người Pháp Nostradamus, còn trong tiếng Trung thì chính là Thôi Bối Đồ. Xem ra điều được người ta quan tâm nhất vẫn là dáng dấp của tương lai.

Do Thôi Bối Đồ được quan tâm nhiều nhất nên các bản phân tích nó cũng rất nhiều. Ở trên mạng, các bài giải thích từng phần riêng biệt của Thôi Bối Đồ cũng lên tới hàng trăm bài, vậy lời lý giải chân chính nằm ở đâu?

Nếu như không có một tiêu chuẩn hợp lý, thì cũng chỉ như chồng nói có lý, vợ nói cũng có lý, lẫn lộn nhau, vậy thì có lý cũng bằng không có lý. Chính giải chân chính triển hiện thiên cơ thì rất khó được hiểu đại trà.

Hiện nay, các phương pháp nghiên cứu Thôi Bối Đồ chủ yếu là sắp xếp lại thứ tự các Tượng, người ta đã đưa ra rất nhiều phương pháp sắp xếp lại thứ tự loạn bát nháo để mong có căn cứ giải thích thiên cơ thực sự của tương lai. Do đó, nếu vẫn lấy thứ tự sắp xếp các Tượng trong bản Thôi Bối Đồ có bình chú của Kim Thánh Thán để phân tích, lý giải tương lai, thì hẳn là chưa nghiên cứu được nguyên bản lịch sử.

Trong phiên bản Thôi Bối Đồ đã được sắp xếp lại thứ tự, có một tiêu chuẩn được người ta khá đồng tình, đó chính là nửa phần trước của Thôi Bối Đồ là không gây tranh luận, đồ, sấm, tụng, quái trong mỗi Tượng – “tứ vị nhất thể” đều cùng xoay quanh một chủ đề, cùng làm nổi bật một chủ đề. Do vậy, việc giải thích Thôi Bối Đồ cũng thuận theo tiêu chuẩn này. Nếu như chỉ giải thích một phần cục bộ trong “đồ, sấm, tụng, quái” mà không liên kết với chỉnh thể thì cũng như chỉ nhìn được một mặt của khối lập phương Rubik sáu mặt, khó có thể gọi là chính giải được. Nếu như cả bài giải thích tán loạn lung tung, Đông Tây lẫn lộn, dẫu có chỗ ăn khớp nhưng không xoay quanh một chủ đề trung tâm thì cũng chỉ là một loại suy đoán chủ quan khiên cưỡng mà thôi.

Dưới đây thuận theo tiêu chuẩn “tứ vị nhất thể” (đồ, sấm, tụng, quái), chúng ta hãy thử giải thích các Tượng liên quan đến Tập Cận Bình trong Thôi Bối Đồ, trước tiên xem Tượng Thôi Bối Đồ mà trong đó Tập Cận Bình đóng vai chính—không giải thì không biết, hễ giải ra thì thấy kinh sợ.

Ghi chú:

[1] Nguyên văn lời bình chú của Kim Thánh Thán trong Tượng 39 Thôi Bối Đồ như sau: “Tượng này nghi có ngoại Di nhiễu loạn Trung Nguyên, ắt đến năm Dậu mới được bình định”.

Thời Trung Quốc cổ đại, khi đề cập đến các dân tộc ở vùng xa xôi bên ngoài Trung Nguyên, thì có thuyết “Đông Di Tây Nhung, Nam Man Bắc Địch”, trong đó Di là cách gọi ngoại tộc ở phương Đông.

[2] “Nhà nhà đều có Thôi Bối Đồ” lấy từ câu nói của Tống Thần Tông thời Bắc Tống. Theo Kê Lặc Biên của Trang Xước thời Bắc Tống ghi lại thì: Vương An Thạch khi cải cách triều chính đã nghênh ngang chỉ trích các đối thủ chính trị, các đại thần trung trực đều bị gạt bỏ. Ông ta cũng công kích quan ngự sử Phạm Thuần Nhân (con trai thứ của Phạm Trọng Yêm), thậm chí đòi xử liên đới cả họ tộc. Không tìm được lý do, ông ta bèn nói Phạm gia tàng trữ cấm thư Thôi Bối Đồ. Tống Thần Tông tới tận nơi xem, chỉ nói: “Sách này ai mà chẳng có, không đủ định tội”.

Xem tiếp Phần 2

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/2016/07/31/153966.《推背图》中的2016-17、圣人、“中国梦”(一).html

The post Năm 2016-2017 trong “Thôi Bối Đồ” (1): Giới thiệu first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Vì sao Gia Cát Lượng có thể biết được thiên tượng 2,000 năm sau?https://chanhkien.org/2015/11/vi-sao-gia-cat-luong-co-the-biet-duoc-thien-tuong-2000-nam-sau.htmlThu, 12 Nov 2015 10:48:47 +0000http://chanhkien.org/?p=24508Tác giả: Thu Bất Khúc [ChanhKien.org] Có rất nhiều điều mà con người không lý giải được. Lúc nhỏ xem Tam Quốc diễn nghĩa, điều khiến tôi khó hiểu nhất là vì sao người ta có thể qua bói toán mà biết trước được những sự việc chưa xảy ra. Đối với tôi, đó là […]

The post Vì sao Gia Cát Lượng có thể biết được thiên tượng 2,000 năm sau? first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Thu Bất Khúc

[ChanhKien.org] Có rất nhiều điều mà con người không lý giải được. Lúc nhỏ xem Tam Quốc diễn nghĩa, điều khiến tôi khó hiểu nhất là vì sao người ta có thể qua bói toán mà biết trước được những sự việc chưa xảy ra. Đối với tôi, đó là những chi tiết thú vị nhất nhưng cũng khó hiểu nhất. Gia Cát Lượng sống ở vùng Long Trung, ông chưa từng bước chân khỏi quê nhà của mình nhưng đã biết được việc thiên hạ sẽ chia ba. Thời bấy giờ không có báo chí, đài phát thanh hay điện báo, sao ông có thể biết được rõ ràng những chuyện đại sự trong thiên hạ đến vậy?

Tam Quốc diễn nghĩa, “hồi thứ 57”: Lại nói Khổng Minh ở Kinh Châu, ban đêm quan sát thiên văn thấy sao rơi xuống đất, liền cười nói: “Chu Du đã chết rồi.” Đến sáng, nói lại với Huyền Đức. Huyền Đức cử người đi thám thính, quả nhiên đã chết rồi. Huyền Đức hỏi Khổng Minh rằng: “Chu Du đã chết, mọi chuyện sẽ thế nào?” Khổng Minh nói: “Người lãnh binh thay Chu Du ắt là Lỗ Túc. Lượng quan sát thiên tượng, thấy sao Tương tụ ở phương đông. Lượng sẽ lấy cớ viếng lễ tang sang Giang Đông một chuyến để tìm hiền sĩ phò trợ chúa công.” Huyền Đức nói: “Chỉ e là tướng sĩ quân Ngô sẽ hãm hại tiên sinh.” Khổng Minh nói: “Khi Du còn sống Lượng còn chẳng sợ, nay Du đã chết còn lo gì nữa?”

Sau liền cùng Triệu Vân dẫn theo 500 quân sĩ, chuẩn bị lễ vật, xuống thuyền đến Ba Khâu đưa tang. Trên đường đi, thám thính được Tôn Quyền đã phong Lỗ Túc làm đô đốc, linh cữu Châu Du đã đưa về Sài Tang. Đoạn này nói Gia Cát Lượng nhìn thấy sao Tương rơi liền biết được Chu Du đã chết, đồng thời, trước chuyến đi sang Đông Ngô lần này ông không hề lo sợ cho tính mạng của mình. Tại sao như vậy, bởi ông đã biết trước rằng lần này đến Đông Ngô, dẫu cho bao nhiêu người căm hận ông nhưng mạng sống của ông vẫn bảo toàn.

“Hồi thứ 63”: Lại nói khi Khổng Minh ở Kinh Châu, vào dịp tết Thất tịch, chúng quan mở hội yến tiệc cùng bàn về việc thu hồi Kinh Châu. Bỗng thấy một ngôi sao to như cái đầu xuất hiện ở phía tây, từ trên trời rơi xuống, ánh sáng tỏa ra bốn phía. Khổng Minh thất kinh, ném ly xuống đất, ôm mặt khóc rằng: “Bi ai thay! Đau xót thay!” Chúng quan hoảng hốt hỏi duyên cớ. Khổng Minh nói: “Trước đây ta đoán rằng năm nay sao Thiên Cương ở hướng tây sẽ bất lợi cho quân sư; Thiên Cẩu xâm phạm quân ta, sao Thái Bạch ở gần Lạc Thành, ta đã gửi thư cho chúa công dặn phải đề phòng cẩn thận. Ngờ đâu đêm nay sao rơi phía tây, mạng sống của Bàng Sĩ Nguyên ắt đã chấm hết rồi!” Nói xong, lớn tiếng khóc rằng: “Hôm nay, chúa công chúng ta đã mất đi một cánh tay rồi!” Chúng quan đều thất kinh, chưa tin lời ông. Khổng Minh nói: “Trong mấy ngày nữa, ắt có tin tức.” Tiệc rượu chưa kịp vui đã tàn cuộc. Mấy ngày sau, quả nhiên có tin báo rằng quân sư Bàng Thống bị tên bắn chết trước gò Lạc Phượng. Người viết nghĩ rằng nếu như Gia Cát Lượng không có khả năng đoán chính xác, việc chưa xảy ra mà đã khóc lớn, nếu sau này Bàng Thống không chết thì chẳng phải tự làm mình mất mặt sao, sau này sao có thể duy trì quân lệnh như sơn được nữa? Trong Tam Quốc diễn nghĩa, Gia Cát Lượng cũng đều thông qua quan sát tinh tượng mà biết trước được cái chết của Quan Vũ và Trương Phi.

“Hồi thứ 103”: Đang đêm, Khổng Minh đang ốm vẫn ra khỏi lều, ngẩng đầu quan sát thiên văn, ông vô cùng kinh hãi liền vào lều bảo với Khương Duy rằng: “Mệnh ta nội trong sớm tối nay mà thôi!” Duy nói: “Thừa tướng sao lại nói những lời như vậy?”. Khổng Minh nói: “Ta thấy trong sao Tam Đài, sao khách sáng lạn gấp bội, sao chủ u tối, các chòm sao tương phụ nhau, ánh sáng của nó đã mờ tối: thiên tượng như vậy, mệnh ta có thể tự rõ được!” Cùng lúc đó, Tư Mã Ý—một đối thủ đang cố thủ trong một doanh trại khác—bỗng một đêm ngẩng đầu quan sát thiên văn, vô cùng mừng rỡ nói với Hạ Hầu Bá rằng: “Ta thấy sao Tương mất vị trí, Khổng Minh ắt đang mắc bệnh nặng, không lâu sẽ chết.”… Khổng Minh vứt kiếm mà than rằng: “Sống chết có số, không thể cưỡng cầu được!” Ngay đêm hôm đó, Khổng Minh lệnh cho người dìu ra ngoài, ngẩng đầu nhìn sao Bắc Đẩu, chỉ về một ngôi sao xa xôi nói: “Kia là tướng tinh của ta đó.” Mọi người nhìn theo, thấy ngôi sao đó màu sắc u tối, le lói sắp tắt. Quả nhiên đêm đó, Gia Cát Lượng quy tiên.

Nếu như nói Tam Quốc diễn nghĩa chỉ là cuốn tiểu thuyết, vậy thì Mã Tiền Khóa của Gia Cát Lượng khẳng định là dự ngôn thực sự, ý nghĩa thâm sâu khó lường. Hai nghìn năm nay, dự ngôn Mã Tiền Khóa chuẩn xác phi thường. Thế nên, người ta bèn hoài nghi rằng Mã Tiền Khóa là do người đời sau dựa vào lịch sử đã qua mà biên tạo thành. Nhưng đến cuối triều Minh, đầu triều Thanh đại văn hào Kim Thánh Thán đã đưa ra chú giải cho Mã Tiền Khóa. Lúc đó, khóa thứ 9 đến khóa thứ 14 trong Mã Tiền Khóa vẫn chưa thành hiện thực. Khóa thứ 9 viết rằng: “Thủy nguyệt hữu chủ, cổ nguyệt vi quân, thập truyền tuyệt thống, tương kính như tân” (nước trăng có chủ, trăng cổ làm vua, truyền mười tuyệt sạch, kính nhau như khách). Khóa thứ 10 viết rằng: “Chư hậu ngưu tiền, thiên nhân nhất khẩu, ngũ nhị đảo trí, bằng lai vô cữu” (lợn sau trâu trước, nghìn người một miệng, năm sau đảo ngược, bạn đến không trách). Kim Thánh Thán đã đưa ra rất nhiều suy đoán về chữ “thống” trong “thập truyền tuyệt thống”, nhưng ông đâu ngờ rằng chữ “thống” này tức chỉ Hoàng đế Tuyên Thống. Triều Mãn Thanh kết thúc bởi hoàng đế Tuyên Thống, thật tuyệt diệu! “Thiên nhân nhất khẩu” trong khóa thứ 10, chính xác là chữ “hòa”. Như vậy, năm 1911 là năm Hợi, năm 1913 là năm Sửu, năm ở giữa chẳng phải là năm 1912 hay sao? Mà nước cộng hòa đầu tiên ở châu Á lại thành lập vào năm 1912, không sai lệch chút nào. Lúc đó, Gia Cát Lượng đã mất gần 2,000 năm rồi, sao ông có thể đoán được chuẩn xác đến vậy?

Nhiều năm nay, mọi người chỉ biết sự thần kỳ trong các lời dự ngôn nhưng không người nào nói nên được đạo lý trong các dự ngôn đó. Ông Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp Luân Công là người đầu tiên dùng lập luận khoa học để làm rõ tính chân thật của dự ngôn. Ông Lý Hồng Chí nói:

“Trên thế giới hiện nay có sáu loại công năng đã được công nhận, trong đó có thiên mục, dao thị, và còn có túc mệnh thông. Sao lại gọi là ‘túc mệnh thông’? Ấy là có thể biết được tương lai và quá khứ của cá nhân; lớn nữa thì có thể biết được sự thịnh suy của xã hội; còn lớn hơn nữa thì có thể thấy được những quy luật biến hoá của toàn thiên thể; đó chính là ‘công năng túc mệnh thông’. (“Bài giảng thứ hai”, Chuyển Pháp Luân).

Sự thành lập của nước cộng hòa đầu tiên ở châu Á vào năm 1912 khiến người đời sau được tận mắt kiểm chứng sự tiên đoán thần diệu của Gia Cát Lượng. Mấy nghìn năm nay, người ta đều biết có các loại thần cơ, nhưng không ai có thể giải thích rõ căn nguyên của nó. Một cách khái quát và đơn giản, ông Lý Hồng Chí đã chỉ ra vấn đề không thể lý giải suốt hàng trăm nghìn năm nay. Theo cách nói của ông Lý Hồng Chí, Gia Cát Lượng chính là người có công năng túc mệnh thông rất cao thâm, ông đã thông qua công năng mà nhìn thấy trước quy luật biến hóa của thiên thể sau 1,000-2,000 năm, rồi ông viết ra các câu ẩn đố dựa trên kết quả đã đoán biết trước đó. Chỉ đến khi đã đi qua giai đoạn lịch sử đó, người phàm mới có thể hiểu được trọn vẹn các câu ẩn đố. Hai nghìn năm sau, chúng ta ngày nay sau khi đã kiểm chứng sự thần kỳ trong Mã Tiền Khóa của Gia Cát Lượng, thì cũng không khó lý giải những lời tiên đoán chính xác của ông năm xưa khi ở Long Trung.

Nhìn lại thiên tượng trong những năm gần đây, trong bảy lần nhật thực có sáu lần xảy ra ở Trung Quốc Đại Lục. Từ thời cận đại trở lại đây, chỉ trong mấy năm đã xuất hiện ba, bốn lần nhật thực, một điều cảnh báo thế giới tất có đại nạn. Không những vậy, từ năm 2007 đến năm 2012 đã xuất hiện sáu lần nhật thực toàn phần, thời gian nhật thực toàn phần kéo dài đến 6 phút 39 giây, hiện tượng này 2,132 năm mới xuất hiện một lần. Điều này chắc chắn báo trước thế giới sẽ có sự thay đổi đáng sợ, có thể là trong mấy năm một trận đại ôn dịch sẽ bao trùm toàn thế giới như trong lời dự ngôn của Lưu Bá Ôn: “Một vạn người giàu lưu lại hai, ba người, một vạn người nghèo lưu lại 1,000 người”. Ngoài ra còn có rất nhiều dự ngôn báo trước sẽ có tai nạn cực lớn xảy ra. Người phàm không biết được ý nghĩa của nó, nhưng tại vùng đất Thần châu nhất định có người biết được thiên ý ẩn sau những dự ngôn và những điềm báo trong sáu lần nhật thực này.

Trên website Chánh Kiến có rất nhiều bài viết cảnh báo cho con người sẽ có một cuộc đại đào thải diễn ra ở thế gian. Gia Cát Lượng có thể biết trước được sự việc sau 2,000 năm, vậy thì những cao nhân ngày nay sao không thể biết trước sự tình sau mấy năm? Nếu những gì được nói đến là sự thật, vậy thì khi đại kiếp nạn xảy ra sẽ giống như thời La Mã cổ đại, người người hễ gặp mặt là tử vong, thật đáng sợ biết nhường nào. Hỡi thế nhân, trong thời đại mà đạo đức nhân loại bại hoại chưa từng có trong lịch sử này, lẽ nào không nên suy nghĩ một cách thấu đáo về những lời dự ngôn và cảnh tỉnh kia?

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/2009/07/24/60717.诸葛亮为何能知两千年之后的天象?.html

The post Vì sao Gia Cát Lượng có thể biết được thiên tượng 2,000 năm sau? first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Thiên cơ trong câu chuyện “Đòn gánh nở hoa”https://chanhkien.org/2015/07/thien-co-trong-cau-chuyen-don-ganh-no-hoa.htmlTue, 28 Jul 2015 03:47:19 +0000http://chanhkien.org/?p=24356[ChanhKien.org] Ông bà cố của tôi khi còn sống rất tín Phật, đều là những cư sĩ tại gia. Trong nhà có một vị tăng nhân họ Bạch vân du ở tạm, người nhà gọi ông là Bạch Lão Tu. Lúc ông còn trẻ, mẫu thân ở góa, tín thờ Phật Pháp, ông là người […]

The post Thiên cơ trong câu chuyện “Đòn gánh nở hoa” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org] Ông bà cố của tôi khi còn sống rất tín Phật, đều là những cư sĩ tại gia. Trong nhà có một vị tăng nhân họ Bạch vân du ở tạm, người nhà gọi ông là Bạch Lão Tu. Lúc ông còn trẻ, mẫu thân ở góa, tín thờ Phật Pháp, ông là người nhỏ nhất trong số năm anh em. Ông xuất gia ở chùa Nghinh Phong, Cáp Nhĩ Tân. Ông từng trông coi mộ phần cho cha, khi tròn ba năm, nửa bầu trời chuyển màu đỏ rực, mọi người đều tưởng là lửa cháy đến nơi.

Khi còn ở nhà tôi, ông ngồi thiền cả ngày, mỗi ngày chỉ ăn một bữa, đầu đội một chiếc mũ vải, người mặc một bộ tăng y. Thời đó y học chưa phát triển, những đứa trẻ trong làng bị bệnh chết rất nhiều, vì để cho những đứa trẻ dễ nuôi nên cha mẹ chúng xin được vá những mảnh vải đủ màu sắc ở trên bộ tăng y của ông, bốn mùa ông đều mặc nó trên người. Lúc đó ông khoảng hơn 20 tuổi, nhỏ hơn ông nội hai tuổi.

Có một lần, ông cố của tôi tặng lương thực cho một ngôi chùa trong thành, thời điểm đó đang là mùa đông, trời rất lạnh. Bạch Lão Tu ngồi thiền trên xe chở lương thực, không hề nhúc nhích, những người khác lạnh đến nỗi một hồi ngồi xe rồi một hồi xuống xe đi bộ một đoạn. Có một người trong làng biệt hiệu là Tiểu Nhân Quốc, ông ta vừa chạy theo vừa nói: “Bạch Lão Tu, trời lạnh như vậy, cậu vào trong thành dạo chơi chốn kỹ viện à.” Bạch Lão Tu không nói gì. Đến cửa Thành Đông, Bạch Lão Tu bước xuống xe, vừa cởi mũ ra thì mồ hôi đã từ trên trán đổ xuống. Mọi người hỏi ông rằng Tiểu Nhân Quốc nói những lời khó nghe đến thế, sao ông lại không lên tiếng. Ông nói: “Không cần phải tranh cãi với người sắp chết, phía sau y có một bầy chó đi theo và muốn lấy mạng y vậy.” Quả nhiên chẳng được mấy ngày, Tiểu Nhân Quốc liền đột ngột mắc bệnh mà chết.

Còn có một lần, trong thôn có một bà cụ là cư sĩ. Giữa trưa một ngày nọ, có một con ngựa đang đi trên đường bỗng lồng lộn lên, bà cụ ra ngoài xem thử, nhìn thấy một bà lão tí hon mặc đồ màu đỏ, trên đầu đội chiếc mũ màu đỏ, vừa đi vừa ném chiếc mũ nhỏ màu đỏ của mình, chiếc mũ ném cao bao nhiêu thì bà ta nhảy cao bấy nhiêu, đột nhiên bà ta chạy đến nhà bà cụ rồi đi thẳng vào nhà, còn muốn lên giường đất mà nằm nữa. Bà cụ sợ quá, người nhà liền mời Bạch Lão Tu đến, chỉ thấy trong miệng Lão Tu niệm chú ngữ, chốc lát sau người đàn bà tí hon đó liền hiện nguyên hình, Lão Tu đem nó đựng trong một cái chai, chôn ở dưới chân núi.

Những việc thần kì của ông ấy còn rất nhiều, về sau Tân Tứ quân (đội quân cộng sản) ập đến, nhìn thấy Lão Tu ngồi thiền, bèn hỏi người trong nhà rằng ông ấy là ai. Người nhà nói là bệnh nhân không thể ăn cơm được, quân lính liền bỏ đi. Lão Tu nói với gia đình rằng đảng cộng sản sắp đến rồi, muốn cướp bóc phân chia đất đai của mọi người, và sẽ liệt nhà tôi vào hàng phú nông, người dân sẽ không còn được sống những tháng ngày yên ổn nữa, ông nói rằng ông phải đi rồi, ông còn khuyên ông cố hãy đi cùng ông, nhưng ông cố không nỡ bỏ lại gia nghiệp nên không có đi theo ông. Khi ông đi, bà nội hỏi ông rằng khi nào ông mới có thể quay trở lại, ông nói đợi đến khi đòn gánh nở hoa sẽ trở lại. Lúc đó, mọi người đều không giải được đòn gánh sao mà có thể nở hoa được chứ. Về sau, nghe nói đại khái là năm 1995, Bạch Lão Tu đã tọa hóa ở Mỹ, trở thành một trong bốn vị tăng nhân nổi tiếng đương thời.

Trong quá trình tu luyện của ông có lưu lại tên của ông cố, cũng lưu lại ẩn đố về câu chuyện ‘đòn gánh nở hoa’.

Sau khi ông đi, đảng cộng sản quả nhiên đã đến, nhà chúng tôi thật sự bị liệt vào hàng phú nông, tất cả gia sản đều bị phân chia hết, lại còn bị đấu tố, nỗi uất ức thống khổ phải chịu thì càng khỏi phải nói.

Hôm nay, điều may mắn là bà nội, mẹ, em gái và tôi đều đi trên con đường tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Sau khi đắc Pháp, thân tâm của chúng tôi đều không ngừng được tịnh hóa, đi trên con đường phản bổn quy chân.

Một loài thiên hoa không có rễ nên không cần đất trồng, có thể mọc ở bất cứ vật nào. (Nguồn: ChanhKien.org)

Một hôm, tôi tình cờ kể lại câu chuyện đòn gánh nở hoa với đồng tu, vị đồng tu vừa nghe xong liền nói đó không phải là đang nói về hoa Ưu Đàm Bà La hay sao? Lần này tôi mới giật mình tỉnh ngộ. Trong kinh Phật thường nhắc đến một loài hoa không có rễ gọi là hoa Ưu Đàm Bà La. Loại hoa này 3.000 năm mới nở một lần, khi hoa này xuất hiện biểu thị điềm lành, hơn nữa còn nói rõ rằng hễ hoa này xuất hiện, chính là thời Chuyển Luân Thánh Vương đến thế gian truyền Pháp độ nhân. Vì là thiên hoa nên không cần đất trồng, có thể mọc ở bất cứ vật nào. Lần đầu tiên phát hiện hoa Ưu Đàm Bà La là vào năm 1997, trên một tượng Phật trong tự viện Hàn Quốc, từ đó về sau hoa này không ngừng khai nở ở khắp mọi nơi trên thế giới. Xem ra lúc đó, Bạch Lão Tu đã biết Pháp Luân Đại Pháp sẽ hồng truyền khắp thế giới.

Hỡi người đời, “khi hoa nở trên đòn gánh ta sẽ trở lại” câu nói này truyền từ thời tổ tiên cho đến hôm nay, người nhà chúng tôi bây giờ đều đã hiểu được thiên cơ trong câu nói này. Hôm nay tôi đem nó viết ra là muốn nói cho mọi người biết, tuyệt đối đừng tin vào những lời dối trá phá hoại Đại Pháp của Trung Cộng, xin hãy tin rằng Pháp Luân Đại Pháp là tốt, Chân-Thiện-Nhẫn là tốt, mau chóng thoái xuất các tổ chức đảng, đoàn, đội của Trung Cộng mà bản thân đã từng gia nhập, từ đó chọn lựa một tương lai tốt đẹp cho chính bản thân mình.

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/2014/07/18/133434.扁担开花的天机.html

The post Thiên cơ trong câu chuyện “Đòn gánh nở hoa” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Mạn đàm về cái chết của Đổng Trác trong Tam Quốc Diễn Nghĩa: Chuyện sinh tử đã được báo trướchttps://chanhkien.org/2015/07/man-dam-ve-cai-chet-cua-dong-trac-trong-tam-quoc-dien-nghia-chuyen-sinh-tu-da-duoc-bao-truoc.htmlThu, 16 Jul 2015 10:40:43 +0000http://chanhkien.org/?p=24313Tác giả: Tư Tưởng [ChanhKien.org] Tam Quốc Diễn Nghĩa là một trong tứ đại danh tác văn học cổ điển nổi tiếng của Trung Quốc, khi tôi còn học trung học đã từng đọc qua, đó là cuốn tiểu thuyết duy nhất mà tôi xem thời trung học. Thời gian trôi qua đã lâu, ký […]

The post Mạn đàm về cái chết của Đổng Trác trong Tam Quốc Diễn Nghĩa: Chuyện sinh tử đã được báo trước first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Tư Tưởng

[ChanhKien.org] Tam Quốc Diễn Nghĩa là một trong tứ đại danh tác văn học cổ điển nổi tiếng của Trung Quốc, khi tôi còn học trung học đã từng đọc qua, đó là cuốn tiểu thuyết duy nhất mà tôi xem thời trung học. Thời gian trôi qua đã lâu, ký ức lúc bấy giờ cũng đã nhạt nhòa, hơn nữa lúc đó chỉ đọc như kiểu cưỡi ngựa xem hoa, căn bản không hiểu gì cả. Bây giờ đã là thời đại Internet, tuy không cần phải tốn tiền mua sách nữa, trong máy tính của mình đã tải về rất nhiều sách điện tử, nhưng sách thì nhiều mà lại không có nhiều thời gian để đọc. Đúng như câu người ta thường nói, lúc có thì giờ đọc sách lại không có tiền, đợi đến khi có tiền rồi thì lại không có thời gian để xem sách nữa.

Một lần tình cờ, tôi có dịp xem phim Tam Quốc Diễn Nghĩa trên truyền hình, xem đến đoạn “Cái chết của Đổng Trác”, bỗng dưng phát hiện Đổng Trác trên đường đến kinh thành có nghe thấy một bài đồng dao: “Thiên lý thảo, hà thanh thanh? Thập nhật bốc, bất đắc sinh” (Cỏ ngàn dặm, xanh được sao? Trong mười ngày, không được sống). Trong phim, một người đàn ông vội vàng đuổi đám trẻ đi, rồi còn nói, bài đồng dao này có ý nói rằng Đổng Trác sắp phải chết, nên ông ta lo sợ Đổng Trác sẽ làm hại lũ trẻ. Xem đến đây, tôi bất giác cảm thấy hiếu kỳ, nên quyết định mở sách điện tử Tam Quốc Diễn Nghĩa ra xem lại, vừa xem qua, quả nhiên thấy có bài đồng dao này. Ngoài bài đồng dao này ra, tôi còn phát hiện thấy trước cái chết của Đồng Trác đã có rất nhiều điềm báo khác nữa, tổng cộng có hơn năm điềm báo:

Đổng Trác ra khỏi thung lũng, lên xe, quân sĩ tiền hô hậu ủng, hướng về Trường An. Đi chưa được 30 dặm, chiếc xe đang chạy bỗng gãy một bánh, Trác xuống xe cưỡi ngựa. Lại đi chưa được 10 dặm, ngựa tự dưng lồng lên gầm thét dữ tợn, dứt đứt dây cương. Trác hỏi Lý Túc rằng: “Xe gãy bánh, ngựa đứt cương là điềm gì?” Túc đáp: “Là điềm báo Thái sư sẽ nối ngôi nhà Hán, thay cũ đổi mới, sẽ ngồi kiệu ngọc yên vàng.” Trác vui vẻ tin lời. Hôm sau, đang lúc đi, bỗng một cơn gió dữ nổi lên ầm ầm, mây kéo nghịt trời. Trác hỏi Túc rằng: “Thế này là thế nào?” Túc thưa: “Chúa công nối ngôi rồng, tất sẽ có ráng hồng mây tía, để tăng thêm sự uy nghiêm của Trời.” Trác nghe lấy làm lọt tai. Khi đến bên ngoài thành, bá quan đều ra nghênh đón. Chỉ có Lý Nho cáo bệnh ở nhà, không ra đón được. Trác vào tướng phủ, Lữ Bố theo cùng. Trác nói: “Ta lên ngôi Cửu Ngũ chí tôn, ngươi sẽ thống lĩnh binh mã thiên hạ.”

Lữ Bố bái tạ, rồi vào lều nghỉ ngơi. Đang đêm, có 10 đứa trẻ hát rong ngoài đường phố, gió đưa tiếng hát vào tận màn. Hát rằng: “Cỏ nghìn dặm, xanh thế nào? Trong mười ngày, không được sống.” Tiếng hát ai oán bi thương. Trác hỏi Lý Túc rằng: “Bài đồng dao này hung cát thế nào?” Túc đáp: “Ý là họ Lưu bị diệt, họ Đổng lên thay.”

Mờ sáng hôm sau, Trác sai bày lễ vật mang vào triều, bỗng thấy một Đạo nhân mặc áo xanh, đầu đội khăn trắng, tay cầm một cái sào dài, trên buộc mảnh vải dài một trượng, hai đầu viết hai chữ “khẩu”. Trác hỏi Túc: “Đạo nhân này có ý gì?” Túc nói: “Đó là một kẻ điên!” Rồi lệnh quân sĩ đuổi đi.

Những điềm báo như: xe gãy bánh, ngựa đứt cương, mây đen nghịt trời, tiếng trẻ hát trong đêm, cùng với Đạo nhân cầm sào,… kỳ thực đều là điềm báo về cái chết của Đổng Trác; chẳng qua là Lý Túc, người giải điềm báo cho Đổng Trác, cũng là người muốn lấy mạng y, nên đã cố tình giải sai hàm nghĩa của những điềm báo này.

Dưới đây chúng ta hãy xem hàm nghĩa thật sự của những điềm báo này:

Ba điềm báo đầu tiên là xe gãy bánh, ngựa đứt cương, mây đen nghịt trời, những hiện tượng bất thường này chỉ là cảnh báo nguy hiểm, chứ không nói rõ thêm điều gì, nhưng tiếng trẻ hát trong đêm cùng với Đạo nhân cầm sào ở phía sau đã nói rõ về cái chết của Đổng Trác cùng với người giết y.

Bài đồng dao “Thiên lý thảo, hà thanh thanh! Thập nhật bốc, bất đắc sinh” (Cỏ ngàn dặm, xanh thế nào! Trong mười ngày, không được sống). Kỳ thực đây là một dạng đố chữ, “thiên lý thảo” (千里草), đây là chữ ‘Đổng’ (董), ám chỉ họ của Đổng Trác; “hà thanh thanh”, ‘hà’ chính là “như thế nào được”, không thể giữ được xanh tươi “thanh thanh”, vậy không phải khô héo thì là gì, thực ra là chỉ cái chết; “thập nhật bốc” (十日卜) ghép thành chữ ‘Trác’ (卓), ám chỉ tên của Đổng Trác; “bất đắc sinh” càng nói rõ hơn là Đổng Trác sắp phải chết.

Còn về “Đạo nhân cầm sào” xuất hiện ở đoạn sau, đầu đội khăn trắng là chỉ “để tang”, người chết rồi mới phải để tang; hai đầu của tấm vải trên cây sào lần lượt viết hai chữ ‘khẩu’ (口), hai chữ ‘khẩu’ này ghép lại thì chính là chữ ‘Lữ’ (吕), đây ám chỉ họ của Lữ Bố; vậy là tấm vải trên cây sào là chỉ tên của Lữ Bố. “Đạo nhân cầm sào” đã chỉ rõ người giết Đổng Trác chính là Lữ Bố.

Văn hóa chính thống của Trung Hoa tin vào sự tồn tại của Thần Phật, nền văn hóa cổ đại này chính là văn hóa nửa Thần. Những điều xuất hiện trước khi Đổng Trác chết thực ra là những điềm báo.

Có thể có người nói đây là tiểu thuyết, những điều trong tiểu thuyết rốt cuộc cũng chỉ là hư cấu mà thôi. Mặc dù Tam Quốc Diễn Nghĩa là bảy phần thực ba phần hư nên không thể nói rõ rằng sự thật lịch sử chính là như vậy. Tuy nhiên, những gì ghi chép trong cuốn sách sử Tam Quốc ChíHán Mạt anh hùng ký của Vương Sán thời bấy giờ, so với Tam Quốc Diễn Nghĩa phần lớn là giống nhau, ví như bài đồng dao nói trên, trong Hán Mạt anh hùng ký được nhắc đến như sau:

“Lúc bấy giờ có lời đồn rằng: ‘thiên lý thảo, hà thanh thanh, thập nhật bốc, do bất sinh’; lại thêm bài hát ‘Đổng đào’ (Đổng Trác bỏ trốn). Cũng lại có Đạo sĩ viết một chữ ‘Lữ’ trên tấm vải trước mặt Trác, Trác không biết đó là Lữ Bố. Khi Trác vào triều, binh mã đứng chật hai bên, từ doanh trại đến hoàng cung, triều thần dẫn đầu nghênh đón. Con ngựa quỵ xuống không thể đi tiếp được, Trác rất muốn dừng lại, Bố khuyên hãy đi tiếp, từ Trung Giáp mà vào trong cung.”

Từ những quyển sách sử này, ta cũng có thể thấy được rằng đây đều là những điềm báo trước về cái chết của Đổng Trác. Đọc sách sử, liền liên tưởng đến hiện thực trước mắt, bây giờ ở Trung Quốc cũng có những điềm báo tương tự, dự ngôn về những điều sẽ xảy đến ở Trung Quốc trong tương lai, trong đó không gì có thể sánh được với “Tàng Tự Thạch” ở tỉnh Quý Châu.

Vào tháng 6/2002, “Tàng Tự Thạch” được phát hiện tại khu thắng cảnh Lãng Mã Trại, huyện Bình Đường, tỉnh Quý Châu. Một tảng đá lớn nặng hơn trăm tấn sau khi rơi từ trên đỉnh núi xuống bị nứt làm đôi, điều kì lạ nhất chính là ở trên mặt phần nứt ra có thể nhìn thấy rõ ràng năm chữ lớn “Trung Quốc Cộng Sản Đảng Vong” xếp theo hàng ngang một cách ngay ngắn. Theo báo chí đăng, năm chữ này được hình thành tự nhiên, không có dấu vết người điêu khắc, trạm trổ, lắp ghép gì cả.

Nhân Dân nhật báo xuất bản tại hải ngoại số 6 ngày 27/4/2006 cũng đã đưa tin này. Tuy nhiên, bài viết không hề đề cập đến chữ “Vong” đứng phía sau năm chữ “Trung Quốc Cộng Sản Đảng”, dù chữ “Vong” này có thể được trông thấy rõ ràng như năm chữ trước đó.

Sự kiện này rõ ràng là điềm báo trước Trung Cộng sẽ sụp đổ.

Ngoài ra còn có những điềm báo như “Trời diệt Trung Cộng, tam thoái tự cứu”, đều vô cùng rõ ràng.

Kỳ thực chúng ta hãy xem thử các dự ngôn trong ngoài nước xưa nay, đại đa số đều là theo cách nói ẩn ý, nhưng hôm nay dự ngôn này lại rõ ràng đến như vậy, đây rốt cuộc là sự việc gì? Tôi nghĩ rằng, càng rõ ràng thì chứng tỏ rằng sự việc càng khẩn cấp, thời gian càng cấp bách, nguy nan cực kỳ lớn, vậy nên ngay cả tảng đá còn muốn nói thẳng rằng Trung Cộng sắp diệt vong, để mà cảnh tỉnh người đời, vì sự diệt vong này là do ý Trời, là Thiên định.

Làn sóng thoái Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang ngày càng dâng cao, cuồn cuộn như sức nước vỡ bờ, không sao ngăn cản được, đến nay đã hơn 200 triệu người can đảm thoái xuất khỏi ĐCSTQ. Chứng kiến tình thế trước mắt, những ai còn là thành viên của đảng hãy suy nghĩ cho thật kỹ, đừng vì nhất thời hồ đồ mà đi theo vết xe đổ của Đổng Trác, để rồi bị chôn vùi theo ĐCSTQ, đến lúc ấy ngay cả Đổng Trác cũng sẽ cười nhạo vì các vị ngu xuẩn như ông ta.

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/2007/11/26/49561.品读《三国演义》之“董卓之死”.html

 

>> Xem thêm: Tảng đá 200 triệu năm tuổi mang dòng chữ “Trung Quốc Cộng sản Đảng vong”

The post Mạn đàm về cái chết của Đổng Trác trong Tam Quốc Diễn Nghĩa: Chuyện sinh tử đã được báo trước first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Ông ấy không bao giờ dám gọi thẳng tên Sư phụ nữahttps://chanhkien.org/2015/07/ong-ay-khong-bao-gio-dam-goi-thang-ten-su-phu-nua.htmlWed, 01 Jul 2015 08:46:40 +0000http://chanhkien.org/?p=24273Tác giả: Đệ tử Đại Pháp tại Đại Lục [ChanhKien.org] Tôi từng nghe một đồng tu kể câu chuyện thế này. Khi anh bị giam giữ phi pháp trong trại tạm giam, anh đã giảng chân tướng cho mọi người ở đó, rất nhiều người sau khi hiểu rõ chân tướng đã làm tam thoái. […]

The post Ông ấy không bao giờ dám gọi thẳng tên Sư phụ nữa first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Đệ tử Đại Pháp tại Đại Lục

[ChanhKien.org] Tôi từng nghe một đồng tu kể câu chuyện thế này. Khi anh bị giam giữ phi pháp trong trại tạm giam, anh đã giảng chân tướng cho mọi người ở đó, rất nhiều người sau khi hiểu rõ chân tướng đã làm tam thoái. Trong đó có một người ở độ tuổi trung niên, nơi ông ở cách nhà của đồng tu này mấy chục dặm, ông ấy bị bắt giam do bị vu khống tội lừa gạt, nghe đồng tu nói rằng không phải người này chiếm đoạt tiền của người ta, mà vì để giải quyết sự việc cho người ta, đã tiêu hết tiền nhưng việc vẫn không thành, người này bản chất rất thiện lương, đã từng quan tâm đến Phật giáo và tu luyện, lại còn biết gieo quẻ bói toán, thường hay đọc một số sách cổ. Khi đồng tu giảng chân tướng cho mọi người, ông ấy cũng lắng nghe, đôi khi cũng hỏi một số sự việc. Một lần nọ, đồng tu kể một câu chuyện rằng có mấy người công nhân đang tu sửa lại một ngôi chùa, lúc bắt đầu đào móng thì đào được một cái hộp trong lăng mộ, trong hộp có thứ gì đó được bọc kín bằng nhiều lớp, khi mở hết lớp cuối cùng thì chỉ có một mảnh giấy, mấy người đó không sao giải được ý nghĩa trên đó, liền mang lên núi hỏi một vị hòa thượng già đã tu luyện nhiều năm. Vị lão tăng đọc xong mảnh giấy lập tức quỳ lạy xuống đất, luôn miệng nói: “Phật Tổ ơi, cuối cùng Ngài đã đến rồi!” (Ghi chú: Nhiều năm nay trong Phật giáo có lưu truyền một câu chuyện rằng đến thời mạt kiếp, Phật Tổ Di Lặc sẽ hạ thế truyền Pháp độ nhân), thì ra những điều được viết trên mảnh giấy là bốn câu thơ:

四季无首夏秋冬,

三峡翻腾二八重。

真善之士有忍心,

视而不见猴年终。

Hán Việt:

Tứ quý vô thủ hạ thu đông,

Tam hiệp phiên đằng nhị bát trùng.

Chân thiện chi sĩ hữu nhẫn tâm,

Thị nhi bất kiến hầu niên chung.

Tạm dịch:

Bốn mùa không đầu hạ thu đông,

Ba sông cuồn cuộn nhị bát trùng.

Kẻ sỹ chân thiện có tâm nhẫn,

Nhìn mà không thấy cuối năm Khỉ.

Không cần giải thích cũng biết đây là một bài thơ dự ngôn, bốn câu thơ đại biểu cho bốn chữ. Câu đầu tiên là chữ ‘Lý’ (李)[1], câu thứ hai là chữ ‘Hồng’ (洪), câu thứ ba là chữ ‘Chí’ (志), câu cuối cùng là chữ ‘Thần’ (神). Tất nhiên, bài thơ này còn có ngụ ý thâm sâu hơn chờ đọc giả nghiên cứu tiếp. Chuyện kể rằng khi vị đồng tu kể xong câu chuyện và giải thích ý nghĩa cho mọi người xong, một số người tin, nhưng cũng có người bán tín bán nghi, người đàn ông trung niên kể trên nghe xong thì vô cùng tin tưởng. Sau rồi người đó kéo vị đồng tu sang một bên và nói với anh ấy rằng: Tôi hoàn toàn tin những gì cậu nói, trước đây tôi cũng từng đọc được một bài thơ trong sách cổ, có vẻ như là dự ngôn, tôi rất say mê những thứ này, nhưng lại không biết nó có ý nghĩa gì nên đành học thuộc nó, cậu phân tích giúp tôi xem ý nghĩa của nó là gì nhé. Bài thơ thế này:

弃武求文桃花下,

世人不知洪水发。

十一条心我做主,

割心济世直入八。

春夏秋冬四季好,

太平盛世人人夸,

如有世人能参悟,

三山诗云身自拔。

Hán Việt:

Khí võ cầu văn đào hoa hạ,

Thế nhân bất tri hồng thủy phát,

Thập nhất điều tâm ngã tố chủ.

Cát tâm tế thế trực nhập bát.

Xuân hạ thu đông tứ quý hảo,

Thái bình thịnh thế nhân nhân khoa,

Như hữu thế nhân năng tham ngộ,

Tam sơn thi vân thân tự bạt .

Tạm dịch:

Bỏ võ cầu văn dưới đào hoa,

Người đời không hay hồng thủy đến,

Mười một con tim ta làm chủ,

Cắt lòng tế thế tám thẳng vào.

Xuân hạ thu đông bốn mùa lành,

Thái bình thịnh thế người người khen

Nếu có người đời tham ngộ được,

Ba chữ chân ngôn[2] tự cứu mình.

Đồng tu nghe xong, trầm tư suy nghĩ một lúc rồi đưa ra lý giải của bản thân mình như sau. “Cầu văn” (求文) là chữ “cứu” (救)[3], “đào hoa hạ” (桃花下) là chữ “ lý” (李) , câu thứ hai khỏi phải nói, rõ ràng là chữ ‘hồng’ (洪), câu thứ ba ‘thập nhất điều tâm’ (十一条心) là chữ ‘chí’ (志), hàng thứ tư ‘cát tâm’ (割心) là chữ ‘nhẫn’ (忍), ‘tế thế’ (济世) nghĩa là ‘cứu nhân độ thế’, tức là ‘thiện’ (善), ‘trực nhập bát’ (直入八) là chữ ‘chân’ (真). Gộp lại bốn câu trên chính là “Cứu Thế Chủ, Lý Hồng Chí, Chân Thiện Nhẫn.” Những gì được viết tiếp ở hai câu dưới là cảnh tượng thịnh thế của nhân gian vào thời kỳ Pháp Chính Nhân Gian hoặc Đại Pháp toàn thịnh, hai câu cuối cùng nói về việc những ai ngộ ra điều này, tiếp nhận chân tướng Đại Pháp, hiểu được “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo”, thoái xuất khỏi các tổ chức liên đới của tà đảng Trung Cộng, thì có thể được cứu độ thoát khỏi tình cảnh nguy hiểm này.

Trước đây, ông ấy cũng từng nghe nói về Pháp Luân Công và biết tên của Sư phụ, tuy nhiên ông chỉ coi đó là công pháp bình thường nên thường tùy tiện gọi tên của Sư phụ mà không chút kiêng nể gì. Sau khi được đồng tu giải thích một cách thấu đáo về bài thơ mà chính ông đọc trong sách cổ, khỏi phải nói ông ấy chấn động đến mức nào, sau đó ông ấy không còn dám gọi thẳng tên của Sư phụ nữa, đều gọi một cách tôn kính là “Lý đại sư”. Mỗi lần nhắc lại chuyện này, đồng tu đều cảm động sâu sắc trước sự kính trọng của con người thế gian dành cho Sư phụ, anh cũng cảm thấy vui mừng cho những người thế gian đã được đắc cứu. Đồng tu ấy không nói rõ niên đại và tên cuốn sách cổ dự ngôn đó (có thể lúc đó đã không hỏi tên và niên đại của cuốn sách), nhưng cuốn sách cũng phải có niên đại trên mấy trăm năm rồi, anh ấy nói sau này có dịp nhất định sẽ đến nhà người này chụp hình lại cuốn cổ thư đó để quý đọc giả xem.

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/2012/10/25/113783.他再也不敢叫师父名字了.html

 

Chú thích:

[1] Về ý nghĩa chiết tự của mỗi chữ, vui lòng đọc trong bài Trong dự ngôn có chân tướng, bạn có tin không?

[2] Tam sơn thi vân: ba núi thi vân, tạm thay bằng “ba chữ chân ngôn” vậy.

[3] ‘Cầu’ (求) ghép với ‘văn’ (文) tạo thành chữ ‘cứu’ (救).

– ‘Đào’ là tên một loại cây, cũng thuộc bộ ‘mộc’ (木). ‘Hoa’ là mầm giống cho thế hệ sau của cây, trong tự điển gọi là ‘tử’ (子). ‘Hạ’ (下) nghĩa là ‘ở dưới’. Có thể tạm hiểu ‘đào hoa hạ’ là chữ ‘tử’ đặt dưới chữ ‘mộc’, tức là ‘lý’ (李).

– Xếp ‘thập’ (十), ‘nhất’ (一), và ‘tâm’ (心) theo chiều dọc sẽ được chữ ‘chí’ (志).

– ‘Cát’ (割) nghĩa là ‘cắt’, thuộc bộ ‘đao’ (刀), hình dung ra con dao đặt trên chữ ‘tâm’ (心) tạo thành chữ ‘nhẫn’ (忍).

– ‘Trực’ (直) ghép với  ‘bát’ (八) thành chữ ‘chân’ (真).

The post Ông ấy không bao giờ dám gọi thẳng tên Sư phụ nữa first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
“Gọi” mặt trăng biết thiên cơhttps://chanhkien.org/2015/04/goi-mat-trang-biet-thien-co.htmlMon, 27 Apr 2015 04:54:31 +0000http://chanhkien.org/?p=24101Tác giả: Liên Hoa – Đệ tử Đại Pháp tại Đại Lục [ChanhKien.org] Ở quê tôi có một tập tục gọi là “Gọi trăng”, vào dịp rằm Trung Thu tháng 08 hàng năm, đến đúng 10 giờ tối, khi đêm tối tĩnh lặng mặt trăng lên cao thì dùng một chiếc đĩa, đổ nước vào […]

The post “Gọi” mặt trăng biết thiên cơ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Liên Hoa – Đệ tử Đại Pháp tại Đại Lục

[ChanhKien.org] Ở quê tôi có một tập tục gọi là “Gọi trăng”, vào dịp rằm Trung Thu tháng 08 hàng năm, đến đúng 10 giờ tối, khi đêm tối tĩnh lặng mặt trăng lên cao thì dùng một chiếc đĩa, đổ nước vào khoảng lưng đĩa rồi cho một tấm gương vào trong đĩa nước đó, mặt trăng sẽ hiện lên trong gương ở trong đĩa nước, tục gọi là “gọi trăng”.

Không biết tập tục này được truyền lại từ khi nào, tôi cũng chưa từng hỏi mẹ. Tối rằm Trung Thu tháng 08 hàng năm mẹ tôi đều “gọi” trăng. Làm như vậy không phải là chuyện vô thưởng vô phạt, mà đều có đạo lý cả. Khi tôi còn nhỏ, lúc mẹ “gọi” trăng đều nói với tôi, từ sự thay đổi màu sắc của mặt trăng có thể nhìn ra thiên tượng biến hóa và sự thịnh suy của quốc gia.

Khi chúng ta đặt gương vào trong đĩa đựng nước, mặt trăng xuất hiện trong gương, nhưng đó đã không còn là mặt trăng mà chúng ta thấy trên bầu trời nữa, toàn bộ mặt trăng biến thành mặt trăng do 3 màu đỏ tươi, xanh ngọc bích, vàng kim tổ hợp thành. Màu đỏ chiếm hơn nửa diện tích mặt trăng, màu xanh chiếm một nửa nhỏ, màu vàng chỉ chiếm một bên. Mẹ nói màu đỏ đại biểu cho đảng Cộng sản (cờ của đảng Cộng sản màu đỏ), màu xanh đại biểu cho Quốc Dân đảng (cờ của Quốc Dân đảng màu xanh), màu vàng đại biểu cho màu sắc của Phật gia. Tôi sinh ra vào thập niên 60 của thế kỷ trước, từ nhỏ đã nhìn thấy mẹ “gọi” trăng, đều là màu đỏ chiếm nửa lớn diện tích mặt trăng. Sau này vào năm 2009, tôi cũng đã “gọi” mặt trăng và phát hiện màu của mặt trăng đã khác so với trước đây, phần diện tích bị màu đỏ chiếm đã thu nhỏ lại, màu xanh không thay đổi, diện tích màu vàng đang mở rộng. Bình thường dù là rằm tháng 07 hay rằm tháng 09, 11 tháng khác trong năm, bạn cũng không thể “gọi” được mặt trăng, tức là, cùng phương pháp đặt gương vào trong đĩa nước, mặt trăng nhìn thấy trong gương so với mặt trăng lúc bình thường nhìn thấy trên bầu trời là giống hệt nhau, không khác biệt gì, duy chỉ có ngày rằm Trung Thu tháng 08 mới có thể nhìn ra sự khác biệt so với mặt trăng lúc bình thường.

Sau này rời xa quê hương, nhiều năm không cùng mẹ “gọi” trăng, giờ mẹ đã không còn trên thế gian nữa, rất nhiều chỗ chưa minh bạch cũng không biết tìm đâu để hỏi nữa. Đêm rằm Trung Thu tháng 08 năm nay, bỗng nhiên tôi nhớ lại chuyện này, thế là lại “gọi” mặt trăng, kết quả thấy màu đỏ đại biểu cho đảng Cộng sản đã không còn nữa, mặt trăng đã trở lại diện mạo ban đầu. Không còn màu đỏ chẳng phải là đã không còn không gian cho Trung Cộng chiếm cứ, chẳng phải nó xong rồi sao? Chẳng phải là nó lập tức đối diện với giải thể rồi hay sao?

Sau đó tôi phát hiện phần diện tích màu vàng càng ngày càng lớn, tôi nghĩ hiện nay Pháp Luân Công là công pháp tu luyện Phật gia hưng thịnh nhất, có hơn 100 triệu người trên hơn hơn 100 quốc gia đang tu luyện, đạo đức mỗi người đều được thăng hoa trở lại, Phật Pháp phổ truyền khắp thế gian rồi, cho nên diện tích màu vàng đang mở rộng.

Những người Trung Quốc đáng quý đang ở trong mê, hãy mau tỉnh lại, thời khắc trời diệt Trung Cộng đang đến gần. Dù là “Tàng tự thạch” ở Quý Châu hay là các phương diện khác đều chứng tỏ rằng, thuận theo Thiên ý thoái xuất khỏi các tổ chức đảng, đoàn, đội của ĐCSTQ mới có thể bảo toàn tính mạng. Người thường có câu: “Người thuận Thiên ý thì hưng thịnh, kẻ nghịch Thiên ý tất suy vong”, không ai dám lấy sinh mệnh của mình ra mà làm trò đùa, bạn nhất định đừng để lỡ cơ hội được đắc cứu này.

Đồng thời, xin hãy thành tâm niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo” thì sẽ có tương lai tốt đẹp!

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/2013/10/15/122377.“打”月亮-知天象.html

The post “Gọi” mặt trăng biết thiên cơ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Câu chuyện về những tảng đá tiên tri (3): Tảng đá giấu trên núi Tung Sơn tiên đoán trước 3 triều hoàng đế Đại Đường đăng cơhttps://chanhkien.org/2015/04/cau-chuyen-ve-nhung-tang-da-tien-tri-3-tang-da-giau-tren-nui-tung-son-tien-doan-truoc-3-trieu-hoang-de-dai-duong-dang-co.htmlSat, 18 Apr 2015 07:22:29 +0000http://chanhkien.org/?p=24073Tác giả: Vũ Văn Long chỉnh lý   Phần 1 | Phần 2 [ChanhKien.org] Lời nói đầu: Tảng đá trời “Tàng Tự Thạch” tiên đoán trước Đảng Cộng sản Trung Quốc diệt vong ứng với thiên tượng “Trời Diệt Trung Cộng” đang lan truyền rộng rãi khắp nhân gian, mọi người đều cảm thấy hết […]

The post Câu chuyện về những tảng đá tiên tri (3): Tảng đá giấu trên núi Tung Sơn tiên đoán trước 3 triều hoàng đế Đại Đường đăng cơ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Vũ Văn Long chỉnh lý

 

Phần 1 | Phần 2

[ChanhKien.org] Lời nói đầu: Tảng đá trời “Tàng Tự Thạch” tiên đoán trước Đảng Cộng sản Trung Quốc diệt vong ứng với thiên tượng “Trời Diệt Trung Cộng” đang lan truyền rộng rãi khắp nhân gian, mọi người đều cảm thấy hết sức kinh ngạc, một tảng đá rốt cuộc là từ đâu đến[1], sao lại có được khả năng bất khả tư nghị đến như vậy. Vì vậy chúng tôi đã sưu tầm một số câu chuyện về những tảng đá tiên tri được ghi chép trong sách cổ, hy vọng có thể giúp cho mọi người có được cái nhìn sâu sắc.

Bìa sách Tuyên Thất Chí (Nguồn: Internet)

Khấu Thiên Sư, tự Khiêm Chi, đắc đạo vào thời Hậu Ngụy, ông thường hay khắc chữ trên các tảng đá để ghi nhớ sự việc, sau khi khắc xong, liền đem những tảng đá giấu trên núi Tung Sơn.

Vào năm đầu Thượng Nguyên triều đại nhà Đường, một người dân huyện Cốc Thành tỉnh Lạc Xuyên, khi đang hái thuốc trong núi, phát hiện một tảng đá, y đem tảng đá này dâng lên quan huyện là Phàn Văn, quan huyện lại bẩm báo lên quan châu, quan châu lại thượng tấu lên hoàng đế, hoàng đế Cao Tông liền hạ chiếu đem tảng đá này cất vào trong nội phủ.

Trên tảng đá ghi chép lại rất nhiều sự việc, hơn nữa lại vô cùng sâu xa khó hiểu. Nói một cách ngắn gọn, như “Mộc tử đương thiên hạ”, lại nói “Chỉ qua long”, “Lý đại đại bất khả di tông”. Lại nói: “Trung đỉnh hiển chân dung”. Lại nói: “Cơ thiên vạn tuế”, vân vân…

Câu “Mộc tử đương thiên hạ” là nói họ Lý triều đại nhà Đường theo mệnh trời có được thiên hạ[2]. Còn câu “chỉ qua long” ám chỉ hoàng hậu Võ Tắc Thiên sẽ lên ngôi nắm quyền; “chỉ qua” là chỉ chữ “Võ”[3]. “Lý đại đại bất di tông” là chỉ sự hưng thịnh vào thời Trung Tông, khiến thiên hạ chói lọi huy hoàng một lần nữa. “Trung đỉnh hiển chân dung” muốn nói đến tên miếu của hoàng đế Duệ Tông, bởi vì chữ “chân” chính là tên thụy của Duệ Tông, những điều này có thể khiến người ta không tin được chăng? Trong câu “Cơ thiên vạn tuế”, chữ “Cơ” là chỉ tên của Đường Huyền Tông, “thiên vạn tuế” là chỉ năm tháng lâu dài.

Về sau Đường Trung Tông lên ngôi, con trai của Phàn Văn là Khâm Bôn đã đem những gì ghi chép trên tảng đá dâng tấu lên hoàng đế. Trung Tông liền hạ lệnh cho quan sử ghi lại những việc này vào trong sử sách.

(trích từ Tuyên Thất Chí)

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/2007/06/01/44183.石头记:嵩山藏石-预唐三朝皇帝登基.html

 

Chú thích:

[1] Xem thêm: Cao nhân tiết lộ lai lịch chân thực của “tàng tự thạch” (1)

[2] Chữ Lý (李) do chữ “mộc” (木) và chữ “tử” (子) ghép thành.

[3] Chữ Võ (武) do chữ “chỉ” (止) và “qua” (戈) ghép thành.

The post Câu chuyện về những tảng đá tiên tri (3): Tảng đá giấu trên núi Tung Sơn tiên đoán trước 3 triều hoàng đế Đại Đường đăng cơ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Câu chuyện về những tảng đá tiên tri (2): Trên núi có đá, trong đá có ngọc…https://chanhkien.org/2015/04/cau-chuyen-ve-nhung-tang-da-tien-tri-2-tren-nui-co-da-trong-da-co-ngoc.htmlFri, 17 Apr 2015 03:22:22 +0000http://chanhkien.org/?p=24069Tác giả: Vũ Văn Long chỉnh lý  Phần 1 [ChanhKien.org] Lời nói đầu: Tảng đá trời ‘Tàng Tự Thạch’ tiên đoán trước Đảng Cộng Sản Trung Quốc diệt vong ứng với thiên tượng ‘Trời Diệt Trung Cộng’ đang lan truyền rộng rãi khắp nhân gian, mọi người đều cảm thấy hết sức kinh ngạc, tảng […]

The post Câu chuyện về những tảng đá tiên tri (2): Trên núi có đá, trong đá có ngọc… first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Vũ Văn Long chỉnh lý 

Phần 1

[ChanhKien.org] Lời nói đầu: Tảng đá trời ‘Tàng Tự Thạch’ tiên đoán trước Đảng Cộng Sản Trung Quốc diệt vong ứng với thiên tượng ‘Trời Diệt Trung Cộng’ đang lan truyền rộng rãi khắp nhân gian, mọi người đều cảm thấy hết sức kinh ngạc, tảng đá này rốt cuộc là từ đâu đến[1], mà lại có được khả năng bất khả tư nghị đến như vậy. Vì vậy chúng tôi đã sưu tầm một số ghi chép liên quan đến những tảng đá tiên tri được ghi chép trong sách cổ, hy vọng có thể giúp cho mọi người có được cái nhìn sâu sắc.

Bìa sách Tuyên Thất Chí (Nguồn: Internet)

Vương Phan, tự Lỗ Ngọc, đỗ tiến sĩ vào những năm đầu Nguyên Hòa dưới thời vua Đường Hiến Tông, sau làm quan đến chức Ngự Sử giám sát. Ông là người anh tuấn tài hoa, rất nổi tiếng vào thời bấy giờ.

Vào giữa những năm Đại Hòa dưới thời vua Đường Văn Tông, Vương Phan nhậm chức tại Đan Dương. Trong quá trình đào hào bảo vệ thành, sau khi đào sâu được vài thước, có người phát hiện thấy một tấm bia đá, trên tấm bia có khắc những chữ viết như sau: “Sơn hữu thạch, thạch hữu ngọc, ngọc hữu hà, tức hưu dã”. Tạm dịch là: “Trên núi có đá, trong đá có ngọc, ngọc có tỳ vết, tức là chấm hết”. Người công nhân sau khi đào được tấm bia đá liền dâng lên cho Vương Phan, còn kể cho ông ta biết về lai lịch của tảng đá đó một cách tường tận. Vương Phan rất muốn biết hàm nghĩa của những chữ này, nhưng ông đã mất rất nhiều thời gian nghiên cứu mà không tài nào giải được hàm nghĩa ẩn chứa trong đó. Thế là ông liền ra lệnh cho tất cả viên quan cùng thuộc hạ dưới quyền ông phân tích, nhưng chẳng ai biết được đạo lý bên trong. Mấy ngày sau, có một ông lão xin gặp một vị quan dưới cấp của Vương Phan, rồi hỏi thầm y rằng: “Tôi nghe nói Vương Công có được một tảng đá có khắc chữ, bây giờ không biết có ai giải được hàm nghĩa trong đó chưa?” Viên quan nói: “Vương Công vẫn còn đang suy nghĩ, lẽ nào ông đã giải được rồi chăng?” Ông lão trả lời: “Đây là điềm không may. ‘Trên núi có đá, trong đá có ngọc, ngọc có tỳ vết, tức là chấm hết’, đây là nói về gia thế của Vương Công. Tổ phụ của Vương Công tên là Ngâm, Ngâm sinh ra người con tên Sở, xem xét trên văn tự, đây chính là ‘trên núi có đá’[2]. Sở sinh ra Vương Phan, đây chính là ‘trong đá có ngọc’. Con trai của Phan tên là Hà Hưu, đây chính là ‘ngọc có tỳ vết, tức là chấm hết’[3]. Chấm hết, không còn lại gì cả. Theo lý mà xét, ông ta sắp tuyệt hậu rồi!” Viên quan bái tạ ông lão, ông lão nói xong liền đi mất.

Đến mùa đông thứ 9 năm Đại Hòa, Vương Phan bị cấm quân bắt giữ, cả nhà bị tống giam vào ngục. Phan bị xử trảm một mình dưới gốc cây liễu, già trẻ cả nhà đều chết hết. Lời giải thích của ông lão quả nhiên đã ứng nghiệm.

(Trích từ Tuyên Thất Chí)

Xem tiếp phần 3

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/2007/06/18/44435.石头记:山有石,石有玉…….html

 

Chú thích:

[1] Xem thêm: Cao nhân tiết lộ lai lịch chân thực của “tàng tự thạch” (1)

[2] Ngâm (崟) thuộc bộ “sơn” (山- núi). Sở (礎) thuộc bộ “thạch” (石 – đá). Phan (璠) thuộc bộ “ngọc” (玉)

[3] Hà (瑕) nghĩa là “tì vết, khiếm khuyết”, cũng thuộc bộ “ngọc”. Hưu (休) nghĩa là “ngừng, thôi”. Suy ra “Hà Hưu” có nghĩa là ‘tỳ vết, chấm hết’.

The post Câu chuyện về những tảng đá tiên tri (2): Trên núi có đá, trong đá có ngọc… first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Câu chuyện về những tảng đá tiên tri (1): Rượu chưa chín, gà chưa mậphttps://chanhkien.org/2015/04/cau-chuyen-ve-nhung-tang-da-tien-tri-1-ruou-chua-chin-ga-chua-map.htmlMon, 13 Apr 2015 04:40:30 +0000http://chanhkien.org/?p=24053Tác giả: Vũ Văn Long chỉnh lý Bìa sách Tuyên Thất Chí (Nguồn: Internet) [ChanhKien.org] Tảng đá trời “Tàng Tự Thạch” tiên đoán trước Đảng Cộng Sản Trung Quốc diệt vong ứng với thiên tượng “Trời Diệt Trung Cộng” đang lan truyền rộng rãi khắp nhân gian, mọi người đều cảm thấy hết sức kinh […]

The post Câu chuyện về những tảng đá tiên tri (1): Rượu chưa chín, gà chưa mập first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Vũ Văn Long chỉnh lý

s2969423

Bìa sách Tuyên Thất Chí (Nguồn: Internet)

[ChanhKien.org] Tảng đá trời “Tàng Tự Thạch” tiên đoán trước Đảng Cộng Sản Trung Quốc diệt vong ứng với thiên tượng “Trời Diệt Trung Cộng” đang lan truyền rộng rãi khắp nhân gian, mọi người đều cảm thấy hết sức kinh ngạc, một tảng đá rốt cuộc là từ đâu đến[*], sao mà lại có được khả năng bất khả tư nghị đến như vậy. Vì vậy chúng tôi đã sưu tầm một số câu chuyện về những tảng đá tiên tri được ghi chép trong sách cổ, hy vọng có thể giúp cho mọi người có được cái nhìn sâu sắc.

Mùa Thu tháng 9 năm Nguyên Hòa dưới thời vua Đường Hiến Tông, tiết độ sứ Hoài Tây là Ngô Thiếu Thành qua đời, con trai ông ta là Ngô Nguyên Tế tạo phản. Hoàng đế Hiến Tông lệnh cho quân đội đóng trú ở gần khu vực Hoài Tây vây đánh quân phản loạn từ bốn phía, trải qua gần mấy năm cũng không công hạ được Hoài Tây. Năm Nguyên Hòa thứ 13, hoàng đế lại lệnh cho thừa tướng Tấn quốc công là Bùi Độ dẫn quân đi đánh phản tặc. Bùi Độ sau khi đến Hoài Tây liền ra lệnh cho Phong Nhân (tên một chức quan) dẫn quân đi đào hào lũy. Trong lúc đào mương, có người đào được một tảng đá, phía trên có khắc chữ. Phong Nhân đem tảng đá đó dâng lên Bùi Độ. Bùi Độ xem thấy trên tảng đá khắc: “Tỉnh để nhất can trúc, trúc sắc thâm lục lục. Kê vị phì, tửu vị thục, chướng xa nhi lãng thả tu thúc”. Tạm dịch là: “Đáy giếng một cành tre, màu tre xanh đậm đậm. Gà chưa mập, rượu chua chín, xe chắn binh mã tạm thời rút lui”. Sau khi Bùi Độ có được tảng đá này liền đưa ra cho thuộc hạ xem để cho họ giải thích ý nghĩa của những chữ này, nhưng chẳng ai biết cả.

Trong lúc Bùi Độ đang suy nghĩ, bỗng nhiên có một người lính từ trong hàng ngũ bước ra, rồi lên tiếng chúc mừng Bùi Độ rằng: “Ngô Nguyên Tế dám trái lệnh Thiên tử, dẫn đầu đám cuồng binh mưu phản. Nay có thánh đức của Thiên tử, kết hợp với hiền đức của thừa tướng, trong nay mai nhất định sẽ bắt được tên nghịch tặc này, vậy nên thuộc hạ xin chúc mừng thừa tướng!” Bùi Độ ngạc nhiên hỏi y tại sao, y đáp: “Phong Nhân nhặt được tảng đá khắc chữ, đây chính là điềm lành. Hơn nữa hãy xem ‘đáy giếng một cành tre, màu tre xanh đậm đậm’, là nói Ngô Thiếu Thành từ một người vô danh tiểu tốt, sau này có được mười vạn binh mã, trở thành thống soái một phương, là ví von sự vinh quang của ông ta. ‘Gà chưa mập’ là nói không có thịt. Nếu đem chữ ‘phì’ ( – mập) bỏ chữ ‘nhục’ (– thịt) đi, thì chính là chữ ‘Kỷ’ (). ‘Rượu chưa chín’ ý là nói không có nước. Nếu đem chữ ‘tửu’ ( – rượu) bỏ đi chữ ‘thủy’ ( – nước), thì chính là chữ ‘Dậu’ (). ‘Xe chắn binh mã’ là nói quân sĩ tham gia trận chiến, ‘tạm thời rút lui’ là nói nên rút về trấn giữ vùng đất của mình. Từ đây suy ra là vào ngày Kỷ Dậu mới công phá được Hoài Tây. Nếu như vẫn còn chưa đến lúc thì hãy quay về chờ đợi.” Bùi Độ nghe xong vô cùng mừng rỡ, nói với tả hữu rằng: “Cậu lính này thật khéo suy luận.” Cảm thấy rất đỗi kinh ngạc.

Vào tháng 10 năm ấy, tướng quốc Lý Tố dẫn quân công phá Hoài Tây, bắt sống Ngô Nguyên Tế, diệt sạch quân phản loạn. Thế là Bùi Độ liền đem ngày thắng trận ra đối chiếu với những gì được khắc trên đá, quả nhiên đúng là ngày Kỷ Dậu. Bùi Độ càng thêm kinh ngạc trước tài suy luận của anh lính nọ, liền thăng y lên làm phó tướng.

Xem tiếp Phần 2

Theo Tuyên Thất Chí

 

Chú thích:

[*] Xem thêm: Cao nhân tiết lộ lai lịch chân thực của “tàng tự thạch” (1)

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/2007/05/27/44101.石头记:鸡未肥-酒未熟.html

The post Câu chuyện về những tảng đá tiên tri (1): Rượu chưa chín, gà chưa mập first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 60 – Tượng kết toàn vănhttps://chanhkien.org/2012/06/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-60.htmlhttps://chanhkien.org/2012/06/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-60.html#respondThu, 28 Jun 2012 07:59:09 +0000https://chanhkien.org/?p=18642Trong đồ hình, hai vị Lý, Viên làm động tác đẩy lưng ("thôi bối"), "thôi" (推) [tuī] {đẩy} ẩn dụ chữ "thoái" (退) [tuì] {rút}. Một khi "thoái", là có thể giải dấu ấn của ma đỏ.

The post Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 60 – Tượng kết toàn văn first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Mộc Tử

Tượng 60 «Thôi Bối Đồ»

[Chanhkien.org] Trong bức họa, hai vị Lý, Viên làm động tác đẩy lưng (“thôi bối”), “thôi” (推) [tuī] {đẩy} ẩn dụ chữ “thoái” (退) [tuì] {rút}. Một khi “thoái”, là có thể giải dấu ấn của ma đỏ.

Giới thiệu: «Thôi Bối Đồ» là cuốn sách tiên tri nổi tiếng nhất Trung Quốc, do Viên Thiên Cang và Lý Thuần Phong đồng sáng tác vào những năm Trinh Quán triều Đường, tổng cộng 60 hình vẽ (đồ tượng), bên dưới có “sấm viết” và “tụng viết” bằng thơ. Người thống trị sợ tính chuẩn xác của nó, nên cố ý đảo loạn thứ tự các Tượng, loạt bài này sắp xếp lại cho đúng.

*  *  *

Tượng 60 (Tượng kết toàn văn)

Sấm viết:

Nhất âm nhất dương
Vô chung vô thủy
Chung giả nhật chung
Thủy giả tự thủy

Tụng viết:

Mang mang thiên số thử trung cầu
Thế đạo hưng suy bất tự do
Vạn vạn thiên thiên thuyết bất tận
Bất như thôi bối khứ quy hưu

Tạm dịch:

Sấm rằng:

Một âm một dương
Không cuối không đầu
Người cuối ngày cuối
Người đầu từ đầu

Tụng rằng:

Số Trời mênh mang ở trong cầu
Thói đời hưng suy chẳng tự do
Nói nghìn vạn lần cũng không hết
Không bằng đẩy lưng rồi nghỉ ngơi

Giải:

“Nhất âm nhất dương, Vô chung vô thủy, Chung giả nhật chung, Thủy giả tự thủy” (Một âm một dương, Không cuối không đầu, Người cuối ngày cuối, Người đầu từ đầu): vũ trụ cũ kết thúc, vũ trụ mới bắt đầu, con người phải lựa chọn để tiến nhập vị lai.

“Mang mang thiên số thử trung cầu, Thế đạo hưng suy bất tự do” (Số Trời mênh mang ở trong cầu, Thói đời hưng suy chẳng tự do), tương hỗ với hai câu trong Tượng 1, tức tổng Tượng bắt đầu, “Mang mang thiên địa, Bất tri sở chỉ” (Trời đất mênh mang, Không biết chốn dừng). “Thử trung cầu”, chữ “thử” (此) ở đây có thể tách thành “thất” (七) {bảy} và “chỉ” (止) {dừng}. Số Trời ở đây chính là “bảy”, tương ứng với câu “Hổ đấu long tranh sự chính kỳ” (Long tranh hổ đấu sự thật kỳ) trong Tượng 1 hay tổng Tượng, “kỳ” (奇) [qí] {kỳ lạ} ám chỉ “thất” (七) [qī] {số bảy}. Ý rằng «Thôi Bối Đồ» luận từ triều Đường trở đi, trải qua bảy triều đại, đến triều đại đỏ là dừng.

“Vạn vạn thiên thiên thuyết bất tận, Bất như thôi bối khứ quy hưu” (Nói nghìn vạn lần cũng không hết, Không bằng đẩy lưng rồi nghỉ ngơi): ý nói vũ trụ không nhớ kể quá khứ của hết thảy chúng sinh, chỉ cần thoái xuất tà giáo ma đỏ, không chửi rủa Đại Pháp, là có thể tiến nhập vị lai. Nếu có cơ hội thì tương lai sẽ bước trên con đường tu luyện, phản bổn quy chân. “Hưu” (休) [xiū] {nghỉ ngơi} với “tu” (修) [xiū] {tu luyện} là đồng âm.

Trong bức họa, hai vị Lý, Viên làm động tác đẩy lưng (“thôi bối”), “thôi” (推) [tuī] {đẩy} ẩn dụ chữ “thoái” (退) [tuì] {rút}. Một khi “thoái”, là có thể giải dấu ấn của ma đỏ. “Thoái” chính là chỗ then chốt nhất trong toàn bộ «Thôi Bối Đồ», là chìa khóa hướng tới tương lai, là mục đích cuối cùng mà hai vị Lý, Viên lưu lại dự ngôn này.

Tham khảo quy luật vận mệnh các triều đại:

1. Triều Đường: “Nhất quả nhất nhân” (Mỗi quả một nhân), 21 quả đại biểu 21 Hoàng đế triều Đường. “Nhị cửu tiên thành thật” (Hai chín trước thành thật) là khoảng 290 năm.

2. Ngũ Đại: “Thập tam đồng tử ngũ vương công” (Mười ba đồng tử năm vương công), chỉ 5 triều đại 13 Hoàng đế. “Ngũ thập tam tham vận bất thông” (Năm mươi ba xem vận bất thông) là 53 năm.

3. Triều Tống: “Nhị cửu tứ bát” (Hai chín bốn tám), “hai chín” chỉ Bắc Tống 9 Hoàng đế, Nam Tống 9 chủ; “bốn tám” chỉ lưỡng Tống tổng cộng 320 năm (8×4=32).

4. Triều Nguyên: “Tử tử tôn tôn ngũ ngũ nghi” (Con con cháu cháu năm năm nghi), triều Nguyên truyền được 10 Hoàng đế.

5. Triều Minh: “Bát cửu số tận” (Tám chín số tận), chỉ triều Minh tới Hoàng đế Sùng Trinh là trải qua 17 đời (=8+9).

6. Triều Thanh: Trong đồ hình con thuyền chở 10 người từ hướng Đông Bắc, chỉ triều Thanh sau khi nhập quan có 10 vị Hoàng đế.

7. Dân Quốc: “Nhất nhị tam tứ”, Dân Quốc có 5 vị Tổng thống. “Cước hạ vô lữ thủ vô mao”, chỉ 100 năm quốc vận (1912-2012). Chữ “thủ” (首) bỏ hai tóc (“mao”) ở trên và bỏ giày (“lữ”) ở dưới còn chữ “bách” (百), nghĩa là 100.

8. Triều đại đỏ: “Mạo nhi tu đới huyết vô đầu”, chỉ Trung Cộng hết bốn đời (Mao, Đặng, Giang, Hồ) là vong, cũng ám chỉ thống trị 64 năm (1949-2012).

Tham chiếu:

Triều Đường (khoảng 289 năm), dùng 8 Tượng.
Ngũ Đại (khoảng 53 năm), dùng 5 Tượng.
Triều Tống (khoảng 320 năm), dùng 10 Tượng.
Triều Nguyên (khoảng 98 năm), dùng 2 Tượng.
Triều Minh (khoảng 276 năm), dùng 8 Tượng.
Triều Thanh (khoảng 268 năm), dùng 11 Tượng.
Dân Quốc (khoảng 99 năm), dùng 8 Tượng.
Triều đại đỏ (khoảng 64 năm), dùng 5 Tượng.
Cộng thêm tổng Tượng mở đầu và 2 Tượng kết là tròn 60 Tượng.

Ghi chú:

Nguyên văn «Thôi Bối Đồ» trong loạt bài này lấy từ Wikipedia, ảnh lấy từ trên mạng, phần phá giải chỉnh lý từ các bài trên mạng. Loạt bài chỉ lý giải bản ý quẻ tượng của hai vị Lý, Viên, không dẫn thêm thuyết minh nào khác. Tất cả sự kiện lịch sử đều là an bài của vũ trụ cũ, hai vị Lý, Viên không phải người quyết định cuối cùng của cả vũ trụ, vấn đề năm 2012, chỉ để tham khảo. Hy vọng không dẫn khởi phỏng đoán nào khác của độc giả.

Mục đích chỉnh lý dự ngôn này là để giúp nhiều người Trung Quốc hơn nhìn rõ bản chất tà ác của Trung Cộng, từ đó thoái đảng tự cứu, lựa chọn cho mình tương lai tươi sáng.

(Hết)

Xem thêm:

>> Ca khúc: “Thôi Bối Đồ”
>> Những dự ngôn vĩ đại về thời đại ngày nay (5): Dự ngôn «Thôi Bối Đồ» triều Đường

Dịch từ:

http://www.epochtimes.com/gb/11/3/24/n3207657.htm

The post Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 60 – Tượng kết toàn văn first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/06/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-60.html/feed0
Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 59 – Chính Pháp độ nhânhttps://chanhkien.org/2012/06/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-59.htmlhttps://chanhkien.org/2012/06/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-59.html#respondThu, 28 Jun 2012 07:58:40 +0000https://chanhkien.org/?p=18638"Vô thành vô phủ, Vô nhĩ vô ngã, Thiên hạ nhất gia, Trị trăn đại hóa", miêu tả cảnh tượng sau khi Pháp Luân Đại Pháp giúp chỉnh thể đạo đức nhân loại hồi thăng.

The post Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 59 – Chính Pháp độ nhân first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Mộc Tử

Tượng 59 «Thôi Bối Đồ»

[Chanhkien.org] “Vô thành vô phủ, Vô nhĩ vô ngã, Thiên hạ nhất gia, Trị trăn đại hóa”, miêu tả cảnh tượng sau khi Pháp Luân Đại Pháp giúp chỉnh thể đạo đức nhân loại hồi thăng.

Giới thiệu: «Thôi Bối Đồ» là cuốn sách tiên tri nổi tiếng nhất Trung Quốc, do Viên Thiên Cang và Lý Thuần Phong đồng sáng tác vào những năm Trinh Quán triều Đường, tổng cộng 60 hình vẽ (đồ tượng), bên dưới có “sấm viết” và “tụng viết” bằng thơ. Người thống trị sợ tính chuẩn xác của nó, nên cố ý đảo loạn thứ tự các Tượng, loạt bài này sắp xếp lại cho đúng.

*  *  *

Tượng 59 (Chính Pháp độ nhân)

Sấm viết:

Vô thành vô phủ
Vô nhĩ vô ngã
Thiên hạ nhất gia
Trị trăn đại hóa

Tụng viết:

Nhất nhân vi đại thế giới phúc
Thủ chấp thiêm đồng bạt khứ trúc
Hồng hoàng hắc bạch bất phân minh
Đông Nam Tây Bắc tận hòa mục

Tạm dịch:

Sấm rằng:

Không thành không phủ
Không bạn không tôi
Thiên hạ một nhà
Trị tới đại hóa

Tụng rằng:

Một người là lớn thế giới phúc
Tay cầm ống thẻ nhổ bạt trúc
Đỏ vàng đen trắng không phân biệt
Đông Nam Tây Bắc cùng hòa thuận

Giải:

“Vô thành vô phủ, Vô nhĩ vô ngã, Thiên hạ nhất gia, Trị trăn đại hóa” (Không thành không phủ, Không bạn không tôi, Thiên hạ một nhà, Trị tới đại hóa): miêu tả cảnh tượng sau khi Pháp Luân Đại Pháp giúp chỉnh thể đạo đức nhân loại hồi thăng.

“Nhất nhân vi đại thế giới phúc, Thủ chấp thiêm đồng bạt khứ trúc” (Một người là lớn thế giới phúc, Tay cầm ống thẻ nhổ bạt trúc): “Nhất nhân vi đại” trùng hợp với “đệ nhất nhân” trong Tượng 56, chỉ Sư phụ Lý Hồng Chí đem tới hy vọng và hạnh phúc cho chúng sinh toàn thế giới. Người xưa thường rút quẻ thẻ tre xem bói, như vậy “ống thẻ” chỉ vận mệnh của con người. Chữ “đồng” (筒) [tǒng], nghĩa là cái ống, đọc rất giống chữ “đồng” (同) [tóng], nghĩa là như nhau. Ẩn dụ Sư phụ của Đại Pháp cấp cơ hội đồng đẳng cho chúng sinh thế gian, chỉ xem một niệm lựa chọn của con người.

“Hồng hoàng hắc bạch bất phân minh, Đông Nam Tây Bắc tận hòa mục” (Đỏ vàng đen trắng không phân biệt, Đông Nam Tây Bắc cùng hòa thuận): hai câu này rất rõ ràng, chỉ Pháp Luân Đại Pháp sẽ hồng truyền toàn thế giới.

Trong bức họa, người sáng lập Pháp Luân Công nắm ống thẻ trong tay, đại biểu vận mệnh của tất cả chúng sinh, sắp xếp lại mới vị trí.

(còn tiếp…)

Dịch từ:

http://www.epochtimes.com/gb/11/3/22/n3205647.htm

The post Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 59 – Chính Pháp độ nhân first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/06/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-59.html/feed0
Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 58 – Cửu Bình xuất, tà đảng vonghttps://chanhkien.org/2012/06/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-58.htmlhttps://chanhkien.org/2012/06/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-58.html#respondSun, 24 Jun 2012 13:49:24 +0000https://chanhkien.org/?p=18633Trong đồ hình là năm tiểu mục đồng (biên tập «Cửu Bình») cầm gậy (bút) đuổi Trung Cộng (đoạt chính quyền năm 1949 Kỷ Sửu, năm Trâu) ra khỏi vũ đài lịch sử.

The post Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 58 – Cửu Bình xuất, tà đảng vong first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Mộc Tử

Tượng 58 «Thôi Bối Đồ»

[Chanhkien.org] Trong bức họa là năm tiểu mục đồng (biên tập «Cửu Bình») cầm gậy (bút) đuổi Trung Cộng (đoạt chính quyền năm 1949 Kỷ Sửu, năm Trâu) ra khỏi vũ đài lịch sử. “Ngũ” (五) [wǔ], nghĩa là số năm, đồng âm với “ngũ” (伍) [wǔ], nghĩa là đội ngũ.

Giới thiệu: «Thôi Bối Đồ» là cuốn sách tiên tri nổi tiếng nhất Trung Quốc, do Viên Thiên Cang và Lý Thuần Phong đồng sáng tác vào những năm Trinh Quán triều Đường, tổng cộng 60 hình vẽ (đồ tượng), bên dưới có “sấm viết” và “tụng viết” bằng thơ. Người thống trị sợ tính chuẩn xác của nó, nên cố ý đảo loạn thứ tự các Tượng, loạt bài này sắp xếp lại cho đúng.

*  *  *

Tượng 58 (Cửu Bình xuất, tà đảng vong)

Sấm viết:

Lỗi lỗi lạc lạc
Tàn kỳ nhất cục
Trác tức cầu an
Tuy tiếu diệc khốc

Tụng viết:

Bất phân ngưu thử dữ ngưu dương
Khứ mao tồn khoát thượng xưng cường
Hoàn trung tự hữu chân long xuất
Cửu khúc Hoàng Hà thủy bất hoàng

Tạm dịch:

Sấm rằng:

Hỗn loạn tự nhiên
Một ván cờ tàn
Thở phào cầu an
Tuy cười mà khóc

Tụng rằng:

Không phân trâu chuột hay trâu dê
Bỏ lông giữ da hãy xưng cường
Trong cõi tự xuất ra rồng thật
Chín khúc Hoàng Hà nước không vàng

Giải:

“Lỗi lỗi lạc lạc, Tàn kỳ nhất cục” (Hỗn loạn tự nhiên, Một ván cờ tàn): sau biến động ở Liên Xô và Đông Âu, liên minh cộng sản gần như giải thể, chỉ còn lại Trung Cộng và một số quốc gia nhỏ vẫn cố chèo chống, nhưng những ai minh bạch thì đều thấy rằng đảng cộng sản đã đến đường cùng rồi. “Lỗi lỗi” (磊磊) có tổng cộng sáu chữ “thạch” (石), mà “thạch” (石) [shí] với “thời” (时) [shí] là đồng âm. Chỉ sau khi qua sáu thời đại kể từ triều Đường (Ngũ Đại, Tống, Nguyên, Minh, Thanh, Dân Quốc), triều đại đỏ là thời kỳ thống trị hắc ám nhất trong lịch sử Trung Quốc. “Tàn kỳ” (cờ tàn) chỉ triều đại thứ bảy là tàn bạo nhất, “cờ” (棋) [qí] với “thất” (七) [qī], nghĩa là bảy, đọc gần giống nhau.

“Trác tức cầu an, Tuy tiếu diệc khốc” (Thở phào cầu an, Tuy cười mà khóc): chỉ nhân dân sống tạm bợ, đành gượng cười vậy, sinh hoạt khốn khổ.

“Bất phân ngưu thử dữ ngưu dương, Khứ mao tồn khoát thượng xưng cường” (Không phân trâu chuột hay trâu dê, Bỏ lông giữ da hãy xưng cường): chỉ người ta không lại phân ra “chủ nghĩa xã hội” và “chủ nghĩa xã hội đặc sắc” khác nhau gì nữa, chủ nghĩa cộng sản đã sớm bị con người vứt bỏ rồi. “Chuột” là Tý, ngôi đầu trong Địa chi, chỉ giai đoạn sơ cấp của chủ nghĩa xã hội; “dương” (羊) [yáng] {con dê} với “dương” (洋) [yáng] {Tây dương} là đồng âm, chỉ mô hình chủ nghĩa tư bản. Tuy nhiên sau khi Mao Trạch Đông chết (“khứ mao”), người kế tục vẫn còn lợi dụng bộ da của “đảng”, tiếp tục với trò hề “hài hòa thịnh thế”, “nước lớn trỗi dậy”.

“Hoàn trung tự hữu chân long xuất, Cửu khúc Hoàng Hà thủy bất hoàng” (Trong cõi tự xuất ra rồng thật, Chín khúc Hoàng Hà nước không vàng): “chân long xuất” chỉ năm Rồng 2012, Trung Cộng diệt vong. Từ cuối năm 2004, «Cửu Bình» ra đời khiến người Trung Quốc nhìn rõ bản chất tà ác của Trung Cộng (“nước không vàng”), đua nhau thoái đảng (đảng, đoàn, đội), giải thể Trung Cộng. “Cửu” ở đây chính là «Cửu bình cộng sản đảng» (Chín bài bình luận về đảng cộng sản).

Trong bức họa là năm tiểu mục đồng (biên tập «Cửu Bình») cầm gậy (bút) đuổi Trung Cộng (đoạt chính quyền năm 1949 Kỷ Sửu, năm Trâu) ra khỏi vũ đài lịch sử. “Ngũ” (五) [wǔ], nghĩa là số năm, đồng âm với “ngũ” (伍) [wǔ], nghĩa là đội ngũ.

(còn tiếp…)

Dịch từ:

http://www.epochtimes.com/gb/11/3/21/n3204491.htm

The post Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 58 – Cửu Bình xuất, tà đảng vong first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/06/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-58.html/feed0
Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 57 – Tà ác bức hạihttps://chanhkien.org/2012/06/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-57.htmlhttps://chanhkien.org/2012/06/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-57.html#respondSun, 24 Jun 2012 13:48:47 +0000https://chanhkien.org/?p=18630Trong đồ hình là một con hổ dữ sục đầu vào đám cỏ ở đầm trạch, ám chỉ Giang Trạch Dân tàn bạo bức hại dân chúng. "Thảo" là thảo dân, chỉ Giang Trạch Dân là họa của nhân dân.

The post Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 57 – Tà ác bức hại first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Mộc Tử

Tượng 57 «Thôi Bối Đồ».

[Chanhkien.org] Trong bức họa là một con hổ dữ sục đầu vào đám cỏ như lựa tìm thứ gì đó, ám chỉ Giang Trạch Dân tàn bạo bức hại dân chúng. “Trạch” (择) [zé] {lựa} với “trạch” (泽) [zé] {đầm} là đồng âm. “Thảo” {cỏ} là thảo dân, chỉ Giang Trạch Dân là họa của nhân dân.

Giới thiệu: «Thôi Bối Đồ» là cuốn sách tiên tri nổi tiếng nhất Trung Quốc, do Viên Thiên Cang và Lý Thuần Phong đồng sáng tác vào những năm Trinh Quán triều Đường, tổng cộng 60 hình vẽ (đồ tượng), bên dưới có “sấm viết” và “tụng viết” bằng thơ. Người thống trị sợ tính chuẩn xác của nó, nên cố ý đảo loạn thứ tự các Tượng, loạt bài này sắp xếp lại cho đúng.

*  *  *

Tượng 57 (Tà ác bức hại)

Sấm viết:

Thủy hỏa tương chiến
Thời cùng tắc biến
Trinh hạ khởi nguyên
Thú quý nhân tiện

Tụng viết:

Hổ đầu nhân ngộ hổ đầu niên
Bạch mễ doanh thương bất trị tiền
Sài lang kết đội nhai trung tẩu
Bát tận phong vân thủy kiến thiên

Tạm dịch:

Sấm rằng:

Nước lửa tương chiến
Tới cùng thì biến
Hết trinh đến nguyên
Thú quý kẻ hèn

Tụng rằng:

Người đầu hổ gặp năm đầu hổ
Kho dư gạo trắng chẳng đáng tiền
Sài lang lập đội đi giữa phố
Quét sạch gió mây lại thấy trời

Giải:

“Thủy hỏa tương chiến, Thời cùng tắc biến, Trinh hạ khởi nguyên, Thú quý nhân tiện” (Nước lửa tương chiến, Tới cùng thì biến, Hết trinh đến nguyên, Thú quý kẻ hèn): lịch sử đã tới bước ngoặt cuối cùng trong giao thời giữa cũ và mới. Cầm thú lên nắm quyền, nhân quyền bị chà đạp đến cực độ. Trong «Kinh Dịch» có quái từ là: Nguyên hanh lợi trinh. “Trinh hạ khởi nguyên” có ý là bắt đầu lại mới.

“Hổ đầu nhân ngộ hổ đầu niên, Bạch mễ doanh thương bất trị tiền” (Người đầu hổ gặp năm đầu hổ, Kho dư gạo trắng chẳng đáng tiền): Giang Trạch Dân sinh năm 1926 Bính Dần, năm Hổ. Để chuẩn bị năm 1999 hành ác, năm 1997 sau khi Đặng Tiểu Bình qua đời, năm 1998, cũng là năm Hổ, Giang Trạch Dân bắt đầu tập hợp quyền lực trong tay. Năm 1998 là năm tổng sản lượng lương thực Trung Quốc đạt mức cao nhất trong lịch sử, tới 512 triệu tấn. Tuy nhiên Trung Cộng bóc lột bách tính, ép giá lương thực thật thấp để thu mua, dẫn tới hiện tượng “khó bán thóc”, “trồng lúa mắc lỗ”. Bởi vậy khiến đất ruộng bị bỏ phế rất nhiều, nông dân ào ào ly hương, đổ xô ra tỉnh ngoài để làm công.

“Sài lang kết đội nhai trung tẩu, Bát tận phong vân thủy kiến thiên” (Sài lang lập đội đi giữa phố, Quét sạch gió mây lại thấy trời): tháng 7 năm 1999, Giang Trạch Dân câu kết với Đảng Cộng sản Trung Quốc bức hại Pháp Luân Công. Lợi dụng bộ máy quốc an, đặc vụ, cảnh sát, công an cùng đi trên đường phố giám sát khống chế nhân dân, bức hại học viên Pháp Luân Công, chẳng khác gì “lang sói”. Tuy nhiên cuối cùng cũng đến thời khắc rẽ mây nhìn thấy mặt trời, Pháp Luân Công được giải oan.

Trong bức họa là một con hổ dữ sục đầu vào đám cỏ như lựa tìm thứ gì đó, ám chỉ Giang Trạch Dân tàn bạo bức hại dân chúng. “Trạch” (择) [zé] {lựa} với “trạch” (泽) [zé] {đầm} là đồng âm. “Thảo” {cỏ} là thảo dân, chỉ Giang Trạch Dân là họa của nhân dân.

(còn tiếp…)

Dịch từ:

http://www.epochtimes.com/gb/11/3/16/n3199591.htm

The post Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 57 – Tà ác bức hại first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/06/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-57.html/feed0
Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 56 – Đại Pháp khai truyềnhttps://chanhkien.org/2012/06/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-56.htmlhttps://chanhkien.org/2012/06/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-56.html#respondWed, 20 Jun 2012 05:20:39 +0000https://chanhkien.org/?p=18626Tác giả: Mộc Tử [Chanhkien.org] Chiếc tủ trong bức họa chứa kinh thư (sách Đại Pháp) và Pháp tượng (ảnh Sư phụ). Chữ “quỹ” (柜) [guì], nghĩa là cái tủ, đọc giống hệt chữ “quý” (贵) [guì], nghĩa là trân quý. Giới thiệu: «Thôi Bối Đồ» là cuốn sách tiên tri nổi tiếng nhất Trung […]

The post Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 56 – Đại Pháp khai truyền first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Mộc Tử

Tượng 56 «Thôi Bối Đồ»

[Chanhkien.org] Chiếc tủ trong bức họa chứa kinh thư (sách Đại Pháp) và Pháp tượng (ảnh Sư phụ). Chữ “quỹ” (柜) [guì], nghĩa là cái tủ, đọc giống hệt chữ “quý” (贵) [guì], nghĩa là trân quý.

Giới thiệu: «Thôi Bối Đồ» là cuốn sách tiên tri nổi tiếng nhất Trung Quốc, do Viên Thiên Cang và Lý Thuần Phong đồng sáng tác vào những năm Trinh Quán triều Đường, tổng cộng 60 hình vẽ (đồ tượng), bên dưới có “sấm viết” và “tụng viết” bằng thơ. Người thống trị sợ tính chuẩn xác của nó, nên cố ý đảo loạn thứ tự các Tượng, loạt bài này sắp xếp lại cho đúng.

*  *  *

Tượng 56 (Đại Pháp khai truyền)

Sấm viết:

Yển võ tu văn
Tử vi tinh minh
Thất phu hữu trách
Nhất ngôn vi bình

Tụng viết:

Vô vương vô đế định càn khôn
Lai tự điền gian đệ nhất nhân
Hảo bả cựu thư đô độc đáo
Nghĩa ngôn nhất xuất kiến anh minh

Tạm dịch:

Sấm rằng:

Bỏ võ tu văn
Sao tử vi minh
Thất phu hữu trách
Một lời làm bình

Tụng rằng:

Không vua không đế định càn khôn
Đến từ nông thôn đệ nhất nhân
Bao nhiêu sách cổ đều đọc đủ
Nghĩa lời vừa nói thấy anh minh

Giải:

“Yển võ tu văn, Tử vi tinh minh” (Bỏ võ tu văn, Sao tử vi minh): sau khi chịu đựng đủ loại “vận động” tàn khốc của Trung Cộng, nhân dân Trung Quốc bắt đầu tìm về tín ngưỡng tinh thần, tìm kiếm chân Lý chân Pháp, đạo đức nhân loại bắt đầu hồi thăng. “Sao tử vi minh” chỉ chân Lý chân Pháp — Pháp Luân Đại Pháp.

“Thất phu hữu trách, Nhất ngôn vi bình” (Thất phu hữu trách, Một lời làm bình): đệ tử Pháp Luân Đại Pháp đều chiểu theo yêu cầu của Sư phụ là “có trách nhiệm đối với xã hội”, từ đó nghiêm khắc yêu cầu tiêu chuẩn tâm tính cho mình. Nói cách khác, là làm người tốt, trở thành chính nhân quân tử.

“Vô vương vô đế định càn khôn, Lai tự điền gian đệ nhất nhân” (Không vua không đế định càn khôn, Đến từ nông thôn đệ nhất nhân): “định càn khôn” chính là Pháp (法), “lai tự điền nhất nhân” (來自田一人) là cách viết chữ “Luân” (輪) theo lối phồn thể, chỉ Pháp Luân Đại Pháp. Câu này ý nói Sư phụ Lý Hồng Chí tuy xuất thân bình dân, nhưng truyền xuất Đại Pháp, hơn nữa là Đại Pháp căn bản của vũ trụ. “Đệ nhất nhân” ở đây với “Nhất nhân vi đại” (Một người là lớn) ở Tượng 59 là cùng một người, đều chỉ Đại sư Lý Hồng Chí.

“Hảo bả cựu thư đô độc đáo, Nghĩa ngôn nhất xuất kiến anh minh” (Bao nhiêu sách cổ đều đọc đủ, Nghĩa lời vừa nói thấy anh minh): chỉ người sáng lập Pháp Luân Công thông hiểu hết thảy sự lý cổ kim trong vũ trụ, lấy Pháp Lý để cảm phục thế nhân.

Chiếc tủ trong bức họa chứa kinh thư (sách Đại Pháp) và Pháp tượng (ảnh Sư phụ). Tầng thứ nhất chỉ trước ngày 20/7/1999, số người đọc sách rất nhiều, cả thực tu lẫn nửa tu nửa không; tầng thứ hai chỉ sau bức hại, số người đọc sách giảm xuống một chút; tầng trên cùng chỉ người tương lai đều đọc sách học Pháp, tuy nhiên Pháp tượng đã không còn được lưu lại cho người đời sau nữa. Chữ “quỹ” (柜) [guì], nghĩa là cái tủ, đọc giống hệt chữ “quý” (贵) [guì], nghĩa là trân quý.

(còn tiếp…)

Dịch từ:

http://www.epochtimes.com/gb/11/3/15/n3198554.htm

The post Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 56 – Đại Pháp khai truyền first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/06/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-56.html/feed0
Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 55 – Thánh nhân giáng thếhttps://chanhkien.org/2012/06/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-55.htmlhttps://chanhkien.org/2012/06/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-55.html#respondWed, 20 Jun 2012 05:19:31 +0000https://chanhkien.org/?p=18622Trong đồ hình, một "nhân" (亻) một "cung" (弓) một "Tỳ Bà" ([pí·pá], hài âm của "bát" (八) [bā]), hợp thành chữ "Phật" (佛), chỉ Sư phụ Lý Hồng Chí truyền Đại Pháp của Phật gia. Thỏ ám chỉ thời gian.

The post Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 55 – Thánh nhân giáng thế first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Mộc Tử

Tượng 55 «Thôi Bối Đồ»

[Chanhkien.org] Trong bức họa, một “nhân” (亻) một “cung” (弓) một “Tỳ Bà” ([pí·pá], hài âm của “bát” (八) [bā]), hợp thành chữ “Phật” (佛), chỉ Sư phụ Lý Hồng Chí truyền Đại Pháp của Phật gia. Thỏ ám chỉ thời gian.

Giới thiệu: «Thôi Bối Đồ» là cuốn sách tiên tri nổi tiếng nhất Trung Quốc, do Viên Thiên Cang và Lý Thuần Phong đồng sáng tác vào những năm Trinh Quán triều Đường, tổng cộng 60 hình vẽ (đồ tượng), bên dưới có “sấm viết” và “tụng viết” bằng thơ. Người thống trị sợ tính chuẩn xác của nó, nên cố ý đảo loạn thứ tự các Tượng, loạt bài này sắp xếp lại cho đúng.

*  *  *

Tượng 55 (Thánh nhân giáng thế)

Sấm viết:

Mỹ nhân tự Tây lai
Triều trung nhật tiệm an
Trường cung tại địa
Nguy nhi bất nguy

Tụng viết:

Tây phương nữ tử Tỳ Bà tiên
Kiểu kiểu y thường sắc cánh tiên
Thử thời hồn tích nặc triều thị
Nháo loạn quân thần bách vạn bàn

Tạm dịch:

Sấm rằng:

Mỹ nhân đến từ Tây
Trong triều dần dần an
Cung dài dưới đất
Nguy mà không nguy

Tụng rằng:

Cô gái Tây phương Tỳ Bà tiên
Trang phục rực rỡ sắc hơn tiên
Lúc này lặng xuống nơi triều thị
Nháo loạn vua tôi trăm vạn bàn

Giải:

“Mỹ nhân tự Tây lai, Triều trung nhật tiệm an” (Mỹ nhân đến từ Tây, Trong triều dần dần an): chỉ nước Mỹ đến từ phương Tây, giúp Trung Quốc đánh lại phát-xít Nhật. Ngày 25 tháng 6 năm 1950, quân đội Bắc Triều Tiên vượt vĩ tuyến 38 tiến vào Nam, khiến quân đội Liên Hợp Quốc do Mỹ đứng đầu phải tham chiến, chiến tranh Triều Tiên bùng phát. Liên Xô ngầm trợ giúp vũ khí phía sau, Trung Cộng xuất quân tham chiến. Năm 1953, chiến tranh Triều Tiên kết thúc (“Triều-Trung-Nhật tiệm an”).

“Trường cung tại địa, Nguy nhi bất nguy” (Cung dài dưới đất, Nguy mà không nguy): “chiến tranh Lạnh” giữa thế giới tự do và phe cộng sản bắt đầu. Bởi vì Đại Pháp cứu thế sắp hồng truyền nên không thể khai chiến, chỉ giữ cân bằng ở đó.

“Tây phương nữ tử Tỳ Bà tiên, Kiểu kiểu y thường sắc cánh tiên” (Cô gái Tây phương Tỳ Bà tiên, Trang phục rực rỡ sắc hơn tiên): phía trên chữ “Tỳ Bà” (琵琶) có tới bốn chữ “vương” (王), chỉ các nước tự do Tây phương. “Trang phục rực rỡ” ẩn dụ “thượng bạch” (sùng màu trắng), “bạch” thuộc Kim, ở phương Tây, chỉ phương Tây chủ tể thế giới. “Sắc hơn tiên” ẩn dụ nước Mỹ (“Mỹ” là đẹp), ám chỉ thiên thượng chỉ định Mỹ quốc lãnh đạo lực lượng thế giới tự do, ức chế sự bành trướng của phe cộng sản. Câu này còn ẩn ý sự xuất hiện của Phật Chủ. “Tây phương” ẩn dụ “Phật gia” (ví dụ Tây phương Cực Lạc, Tây Thiên); vì phía trên chữ “Tỳ Bà” (琵琶) có tới bốn chữ “vương” (王), nên Tiên nhân ôm cây Tỳ Bà ẩn dụ “vạn vương chi Vương” (Vua của các Vua). “Trang phục rực rỡ sắc hơn tiên” hình dung hào quang chói lọi của Phật Chủ.

“Thử thời hồn tích nặc triều thị, Nháo loạn quân thần bách vạn bàn” (Lúc này lặng xuống nơi triều thị, Nháo loạn vua tôi trăm vạn bàn): chỉ vào lúc này (năm Thỏ 1951), Sư phụ Lý Hồng Chí lặng lẽ xuống thế gian, bất chấp rối loạn của xã hội, chuẩn bị khai truyền Đại Pháp. “Hồn tích” là chỉ ẩn tung tích và thời gian, “tích” (迹) [jī] phát âm giống “kỷ” (纪) [jì], tức thời gian. “Nặc triều” (ẩn trong triều) là chỉ ẩn tàng bối cảnh chiến tranh Triều Tiên.

Trong bức họa, một “nhân” (亻) một “cung” (弓) một “Tỳ Bà” ([pí·pá], hài âm của “bát” (八) [bā]), hợp thành chữ “Phật” (佛), chỉ Sư phụ Lý Hồng Chí truyền Đại Pháp của Phật gia. Thỏ ám chỉ thời gian, năm Tân Mão 1951, năm sinh Sư phụ Lý Hồng Chí.

(còn tiếp…)

Dịch từ:

http://www.epochtimes.com/gb/11/3/14/n3197116.htm

The post Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 55 – Thánh nhân giáng thế first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/06/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-55.html/feed0
Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 54 – Trung Cộng thiết quốchttps://chanhkien.org/2012/06/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-54.htmlhttps://chanhkien.org/2012/06/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-54.html#respondSun, 17 Jun 2012 06:03:09 +0000https://chanhkien.org/?p=18612Đầu cài hoa chỉ chuyên trang điểm để làm đẹp bản thân, mê hoặc thế nhân. Mũ đen thắt lưng đen giày đen, chỉ "thượng hắc" (sùng màu đen); "thượng hắc" (尚黑) chính là chữ "đảng" (黨) phồn thể.

The post Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 54 – Trung Cộng thiết quốc first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Mộc Tử

Tượng 54 «Thôi Bối Đồ»

[Chanhkien.org] Đầu cài hoa chỉ chuyên trang điểm để làm đẹp bản thân, mê hoặc thế nhân. Mũ đen thắt lưng đen giày đen, chỉ “thượng hắc” (sùng màu đen); “thượng hắc” (尚黑) chính là chữ “đảng” (黨) phồn thể.

Giới thiệu: «Thôi Bối Đồ» là cuốn sách tiên tri nổi tiếng nhất Trung Quốc, do Viên Thiên Cang và Lý Thuần Phong đồng sáng tác vào những năm Trinh Quán triều Đường, tổng cộng 60 hình vẽ (đồ tượng), bên dưới có “sấm viết” và “tụng viết” bằng thơ. Người thống trị sợ tính chuẩn xác của nó, nên cố ý đảo loạn thứ tự các Tượng, loạt bài này sắp xếp lại cho đúng.

*  *  *

Tượng 54 (Trung Cộng thiết quốc)

Sấm viết:

Thiên địa hối manh
Thảo mộc phồn thực
Âm Dương phản bối
Thượng thổ hạ nhật

Tụng viết:

Mạo nhi tu đới huyết vô đầu
Thủ lộng càn khôn hà nhật hưu
Cửu thập cửu niên thành đại thác
Xưng vương chỉ hợp tại Tần Châu

Tạm dịch:

Sấm rằng:

Trời đất tối tăm
Cỏ cây tươi tốt
Âm Dương đảo chiều
Mặt trời dưới đất

Tụng rằng:

Trẻ mũ phải đội huyết không đầu
Tay xách càn khôn ngày nào ngưng
Năm chín mươi chín sai lầm lớn
Xưng vương đơn độc tại Tần Châu

Giải:

“Thiên địa hối manh, Thảo mộc phồn thực” (Trời đất tối tăm, Cỏ cây tươi tốt): “Thảo mộc phồn thực” ẩn dụ hai chữ “cộng sản”, “cộng” (共) có bộ “thảo” (艹), “sản” (产) là sinh sôi. Kể từ năm 1949, Trung Cộng thiết lập chính quyền và thống trị bằng hắc ám. Tượng này là tổng Tượng dự ngôn về triều đại đỏ.

“Âm Dương phản bối, Thượng thổ hạ nhật” (Âm Dương đảo chiều, Mặt trời dưới đất): Nguyên phải là trời (nhật) trên đất (thổ) dưới, nhưng đây lại là “đất trên trời dưới”, ám chỉ Trung Cộng đảo ngược càn khôn, nghịch lại phép trời, phản lại Âm-Dương. Phần trên chữ “bối” (背) ghép lại thành chữ “Mao” (毛), “Âm Dương phản bối” cũng hợp với quẻ “Trạch”, “Thượng thổ hạ nhật” (上土下日) là tàn bút của chữ “Đông” (東) phồn thể, chỉ Mao Trạch Đông.

“Mạo nhi tu đới huyết vô đầu, Thủ lộng càn khôn hà nhật hưu” (Trẻ mũ phải đội huyết không đầu, Tay xách càn khôn ngày nào ngưng): chỉ các thủ đoạn tàn khốc của Trung Cộng như giết người, diễu phố, chụp mũ, hơn nữa vận động không ngừng, lăn đi lăn lại. “Mạo” (帽) [mào] là hài âm của “Mao” (毛) [máo], “nhi” (儿) là nhỏ, tức “Tiểu” (小), “tu” (须) ẩn chữ “Giang” (江), ngoài ra “tu” (须) nghĩa là “nhất định, không hàm hồ”; như vậy “Mạo nhi tu” là “Mao, Đặng, Giang, Hồ”. “Huyết vô đầu”, chữ “huyết” (血) bỏ đầu đi còn hình vuông với bốn gạch sổ, chính là “tứ” (四) {bốn}, “đới” (戴) [dài] đồng âm với “đại” (代) [dài], chỉ Trung Cộng hết “tứ đại” (bốn đời) thì vong. “Trẻ mũ phải đội”, chữ “nhi” (儿) đội thêm mũ là hình tượng chữ “lục” (六) {sáu}, “lục tứ” chỉ Trung Cộng thống trị khoảng 64 năm (1949-2012).

“Cửu thập cửu niên thành đại thác, Xưng vương chỉ hợp tại Tần Châu” (Năm chín mươi chín sai lầm lớn, Xưng vương đơn độc tại Tần Châu): Tháng 7 năm 1999, Trung Cộng phá hoại Thiên Pháp, bức hại Pháp Luân Đại Pháp, dẫn tới vận mệnh diệt vong.

Trong bức họa Trung Cộng dẫm lên quả cầu hình tròn, thuyết minh khẩu hiệu “giải phóng toàn nhân loại”. Vẻ mặt cuồng vọng tự cao, ám chỉ câu nói đoạn tuyệt của Mao Trạch Đông: “Đạp thêm cho nó một cước, để suốt đời nó không ngóc đầu lên được nữa”. Đầu cài hoa chỉ chuyên trang điểm để làm đẹp bản thân, mê hoặc thế nhân. Mũ đen thắt lưng đen giày đen, chỉ “thượng hắc” (sùng màu đen); “thượng hắc” (尚黑) chính là chữ “đảng” (黨) phồn thể.

(còn tiếp…)

Dịch từ:

http://www.epochtimes.com/gb/11/3/13/n3196548.htm

The post Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 54 – Trung Cộng thiết quốc first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/06/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-54.html/feed0
Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 53 – Kết thúc chiến tranh thế giới IIhttps://chanhkien.org/2012/06/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-53.htmlhttps://chanhkien.org/2012/06/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-53.html#respondSun, 17 Jun 2012 06:02:27 +0000https://chanhkien.org/?p=18817Trong bức họa, bốn người ôm cung là tứ cường sau chiến tranh thế giới II: Trung, Mỹ, Anh, Xô.

The post Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 53 – Kết thúc chiến tranh thế giới II first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Mộc Tử

Tượng 53 «Thôi Bối Đồ»

[Chanhkien.org] Trong bức họa, bốn người ôm cung là tứ cường sau chiến tranh thế giới II: Trung, Mỹ, Anh, Xô.

Giới thiệu: «Thôi Bối Đồ» là cuốn sách tiên tri nổi tiếng nhất Trung Quốc, do Viên Thiên Cang và Lý Thuần Phong đồng sáng tác vào những năm Trinh Quán triều Đường, tổng cộng 60 hình vẽ (đồ tượng), bên dưới có “sấm viết” và “tụng viết” bằng thơ. Người thống trị sợ tính chuẩn xác của nó, nên cố ý đảo loạn thứ tự các Tượng, loạt bài này sắp xếp lại cho đúng.

*  *  *

Tượng 53 (Kết thúc chiến tranh thế giới II)

Sấm viết:

Đại loạn bình
Tứ di phục
Xưng huynh đệ
Lục thất quốc

Tụng viết:

Phong yên tịnh tận hải vô ba
Xưng vương xưng đế hựu thống hòa
Do hữu Sát Tinh ẩn Tây Bắc
Vị năng biến xướng thái bình ca

Tạm dịch:

Sấm rằng:

Đại loạn bình
Tứ di phục
Xưng anh em
Sáu bảy nước

Tụng rằng:

Khói lửa sạch trơn biển không òa
Xưng vua xưng đế lại thống hòa
Do có Sát Tinh ẩn Tây Bắc
Chưa thể hát lớn thái bình ca

Giải:

“Đại loạn bình, Tứ di phục”: chiến tranh thế giới II kết thúc, phe Trục chiến bại, Đồng Minh thắng lợi.

“Xưng huynh đệ, Lục thất quốc” (Xưng anh em, Sáu bảy nước): Trung, Mỹ, Anh, Liên Xô, Pháp, 5 nước đứng đầu phe Đồng Minh đề nghị thành lập Liên Hợp Quốc vào năm 1945, Trung Hoa Dân Quốc là một trong 5 thành viên cố định ở Hội đồng Bảo an.

“Phong yên tịnh tận hải vô ba, Xưng vương xưng đế hựu thống hòa” (Khói lửa sạch trơn biển không òa, Xưng vua xưng đế lại thống hòa): liên quan chặt chẽ với Tượng 51 “Hải cương vạn lý tận vân yên” (Ngoài biển vạn dặm đầy mây khói). Sau chiến tranh, công tác tái thiết bắt đầu, năm 1946 Trung Quốc chế định “Hiến pháp Trung Hoa Dân Quốc”. Ngày 19 tháng 4 năm 1948, Tưởng Giới Thạch trúng cử Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc (xưng đế). “Xưng đế” cũng tương hợp với “Quan trung Thiên Tử” ở Tượng 48 và “Ngô Sở Đế vương” ở Tượng 49. Còn “xưng vương” là Trung Cộng giả vờ đàm phán hòa bình (“thống hòa”), để rồi phát động nội chiến, tương ứng với “Xưng vương chỉ hợp tại Tần Châu” ở Tượng sau.

“Do hữu Sát Tinh ẩn Tây Bắc, Vị năng biến xướng thái bình ca” (Do có Sát Tinh ẩn Tây Bắc, Chưa thể hát lớn thái bình ca): Liên Xô chiếm cứ Đông Bắc đem nguyên vũ khí đạn dược của quân Nhật giao cấp cho Trung Cộng, Mao Trạch Đông tại Diên An ở Tây Bắc phái Lâm Bưu tiếp nhận vũ khí. Đây cũng là họa ngầm tạo điều kiện cho Trung Cộng cướp nước. “Sát Tinh” là sao năm cánh trên cờ máu của Trung Cộng.

Trong bức họa, bốn người ôm cung là tứ cường sau chiến tranh thế giới II: Trung, Mỹ, Anh, Xô.

(còn tiếp…)

Dịch từ:

http://www.epochtimes.com/gb/11/3/8/n3191099.htm

The post Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 53 – Kết thúc chiến tranh thế giới II first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/06/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-53.html/feed0
Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 52 – Trung-Mỹ liên hợp kháng Nhậthttps://chanhkien.org/2012/06/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-52.htmlhttps://chanhkien.org/2012/06/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-52.html#respondThu, 14 Jun 2012 07:46:33 +0000https://chanhkien.org/?p=18813Trong bức họa là hai nước Trung-Mỹ đồng tâm hiệp lực, nhất trí tác chiến chống Nhật (mặt trời). Trước ngực hai người có chữ "tâm"(心).

The post Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 52 – Trung-Mỹ liên hợp kháng Nhật first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Mộc Tử

Tượng 52 «Thôi Bối Đồ»

[Chanhkien.org] Trong bức họa là hai nước Trung-Mỹ đồng tâm hiệp lực, nhất trí tác chiến chống Nhật (mặt trời). Trước ngực hai người có chữ “tâm”(心).

Giới thiệu: «Thôi Bối Đồ» là cuốn sách tiên tri nổi tiếng nhất Trung Quốc, do Viên Thiên Cang và Lý Thuần Phong đồng sáng tác vào những năm Trinh Quán triều Đường, tổng cộng 60 hình vẽ (đồ tượng), bên dưới có “sấm viết” và “tụng viết” bằng thơ. Người thống trị sợ tính chuẩn xác của nó, nên cố ý đảo loạn thứ tự các Tượng, loạt bài này sắp xếp lại cho đúng.

*  *  *

Tượng 52 (Trung-Mỹ liên hợp kháng Nhật)

Sấm viết:

Hữu khách Tây lai
Chí Đông nhi chỉ
Mộc Hỏa Kim Thủy
Tẩy thử đại sỉ

Tụng viết:

Viêm vận hoành khai thế giới đồng
Kim Ô ẩn nặc bạch dương trung
Tòng thử bất cảm xưng hùng trường
Binh khí toàn tiêu vận dĩ chung

Tạm dịch:

Sấm rằng:

Có khách từ Tây
Đến Đông rồi dừng
Mộc Hỏa Kim Thủy
Tẩy nỗi nhục này

Tụng rằng:

Vận nóng mở rộng thế giới đồng
Kim Ô ẩn náu giữa bạch dương
Từ đó chẳng dám xưng hùng nữa
Binh khí trừ sạch vận đã xong

Giải:

“Hữu khách Tây lai, Chí Đông nhi chỉ” (Có khách từ Tây, Đến Đông rồi dừng): chỉ nước Mỹ từ phương Tây tới, kết liên minh với Trung Quốc.

“Mộc Hỏa Kim Thủy, Tẩy thử đại sỉ” (Mộc Hỏa Kim Thủy, Tẩy nỗi nhục này): “Mộc” chỉ Nhật Bản ở phương Đông, “Kim” chỉ nước Mỹ ở phương Tây; Kim khắc Mộc, Thủy khắc Hỏa. Ý nói nước Mỹ sẽ báo thù nỗi nhục Trân Châu Cảng.

“Viêm vận hoành khai thế giới đồng, Kim Ô ẩn nặc bạch dương trung” (Vận nóng mở rộng thế giới đồng, Kim Ô ẩn náu giữa bạch dương): trong Tượng 46, “Hỏa vận” chỉ chiến tranh thế giới I, còn ở Tượng này, “Viêm vận” chỉ chiến tranh thế giới II. Khi nước Mỹ tham chiến là chiến tranh thế giới II bùng nổ toàn diện. Nhật Bản cuối cùng thất bại đầu hàng. “Kim Ô” là tên gọi thời cổ của Thái Dương (mặt trời), ở đây chỉ Nhật Bản.

“Tòng thử bất cảm xưng hùng trường, Binh khí toàn tiêu vận dĩ chung” (Từ đó chẳng dám xưng hùng nữa, Binh khí trừ sạch vận đã xong): chỉ năm 1945, Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện, phe Đồng Minh yêu cầu Nhật Bản sửa đổi hiến pháp, chỉ rõ từ nay không được duy trì quân đội nữa.

Trong bức họa là hai nước Trung-Mỹ đồng tâm hiệp lực, nhất trí tác chiến chống Nhật (mặt trời). Trước ngực hai người có chữ “tâm” (心). Vị trí “một trước một sau” biểu thị Mỹ, Trung lần lượt tuyên chiến (ngày mùng 8, nước Mỹ tuyên chiến; ngày mùng 9, Trung Quốc tuyên chiến). Năm 1937, Nhật Bản xâm Hoa, chính phủ Dân Quốc vẫn cứ chiến mà không tuyên, nhẫn nhục đợi thời cơ. Mãi tới khi sự kiện “Trân Châu Cảng” bùng phát, mới lấy danh nghĩa quốc gia chính thức tuyên chiến với Nhật Bản.

(còn tiếp…)

Dịch từ:

http://www.epochtimes.com/gb/11/3/4/n3187632.htm

The post Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 52 – Trung-Mỹ liên hợp kháng Nhật first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/06/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-52.html/feed0
Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 51 – Chiến tranh Thái Bình Dươnghttps://chanhkien.org/2012/06/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-51.htmlhttps://chanhkien.org/2012/06/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-51.html#respondThu, 14 Jun 2012 07:46:20 +0000https://chanhkien.org/?p=18809Trong hình vẽ là hai bên giao chiến trên biển: Mỹ quốc và Nhật Bản.

The post Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 51 – Chiến tranh Thái Bình Dương first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Mộc Tử

Tượng 51 «Thôi Bối Đồ»

[Chanhkien.org] Trong bức họa là hai bên giao chiến trên biển: Mỹ quốc và Nhật Bản.

Giới thiệu: «Thôi Bối Đồ» là cuốn sách tiên tri nổi tiếng nhất Trung Quốc, do Viên Thiên Cang và Lý Thuần Phong đồng sáng tác vào những năm Trinh Quán triều Đường, tổng cộng 60 hình vẽ (đồ tượng), bên dưới có “sấm viết” và “tụng viết” bằng thơ. Người thống trị sợ tính chuẩn xác của nó, nên cố ý đảo loạn thứ tự các Tượng, loạt bài này sắp xếp lại cho đúng.

*  *  *

Tượng 51 (Chiến tranh Thái Bình Dương)

Sấm viết:

Phi giả phi điểu
Tiềm giả phi ngư
Chiến bất tại binh
Tạo hóa du hí

Tụng viết:

Hải cương vạn lý tận vân yên
Thượng ngật vân tiêu hạ cập tuyền
Kim mẫu mộc công công ảo lộng
Can qua vị tiếp họa liên thiên

Tạm dịch:

Sấm rằng:

Người bay chim bay
Người ẩn cá bơi
Chiến chẳng tại binh
Tạo hóa nô đùa

Tụng rằng:

Ngoài biển vạn dặm đầy mây khói
Trên tận mây xanh dưới suối nguồn
Mẹ vàng ông gỗ nên kỳ ảo
Can qua chưa tiếp họa mấy ngày

Giải:

“Phi giả phi điểu, Tiềm giả phi ngư” (Người bay chim bay, Người ẩn cá bơi): chỉ phi cơ và tàu ngầm.

“Chiến bất tại binh, Tạo hóa du hí” (Chiến chẳng tại binh, Tạo hóa nô đùa): chỉ chiến tranh hiện đại, khác với chiến tranh vũ khí lạnh trong quá khứ.

“Hải cương vạn lý tận vân yên, Thượng ngật vân tiêu hạ cập tuyền” (Ngoài biển vạn dặm đầy mây khói, Trên tận mây xanh dưới suối nguồn): chiến trường Thái Bình Dương dày đặc khói thuốc súng, hải-lục-không quân liên hợp tác chiến.

“Kim mẫu mộc công công ảo lộng, Can qua vị tiếp họa liên thiên” (Mẹ vàng ông gỗ nên kỳ ảo, Can qua chưa tiếp họa mấy ngày): chỉ ngày 7/12/1941, Nhật Bản tập kích Trân Châu Cảng, khởi đầu chiến tranh Thái Bình Dương. “Kim” {vàng} là phương Tây, ám chỉ nước Mỹ; “mẫu” {mẹ} là hàng không mẫu hạm, chỉ hạm đội Thái Bình Dương. “Mộc” {gỗ} là phương Đông, ám chỉ Nhật Bản; “công” {ông} chỉ Thiên hoàng Nhật Bản. “Kỳ ảo” chỉ kế hoạch tập kích bất ngờ. Trong ngũ hành, Kim khắc Mộc, ẩn dụ Nhật Bản cuối cùng sẽ thất bại.

Trong bức họa là hai bên giao chiến trên biển: Mỹ quốc và Nhật Bản.

(còn tiếp…)

Dịch từ:

http://www.epochtimes.com/gb/11/3/1/n3184274.htm

The post Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 51 – Chiến tranh Thái Bình Dương first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/06/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-51.html/feed0
Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 50 – Nhật Bản xâm Hoahttps://chanhkien.org/2012/06/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-50.htmlhttps://chanhkien.org/2012/06/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-50.html#respondSun, 10 Jun 2012 16:58:19 +0000https://chanhkien.org/?p=18695Trong hình vẽ là mặt trời (Nhật) lặn sau núi đá (Thạch), chỉ Tưởng Giới Thạch kháng Nhật cuối cùng thắng lợi.

The post Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 50 – Nhật Bản xâm Hoa first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Mộc Tử

Tượng 50 «Thôi Bối Đồ»

[Chanhkien.org] Trong bức họa là mặt trời (Nhật) lặn sau núi đá (Thạch), chỉ Tưởng Giới Thạch kháng Nhật cuối cùng thắng lợi.

Giới thiệu: «Thôi Bối Đồ» là cuốn sách tiên tri nổi tiếng nhất Trung Quốc, do Viên Thiên Cang và Lý Thuần Phong đồng sáng tác vào những năm Trinh Quán triều Đường, tổng cộng 60 hình vẽ (đồ tượng), bên dưới có “sấm viết” và “tụng viết” bằng thơ. Người thống trị sợ tính chuẩn xác của nó, nên cố ý đảo loạn thứ tự các Tượng, loạt bài này sắp xếp lại cho đúng.

*  *  *

Tượng 50 (Nhật Bản xâm Hoa)

Sấm viết:

Điểu vô túc
Sơn hữu nguyệt
Húc sơ thăng
Nhân đô khốc

Tụng viết:

Thập nhị nguyệt trung khí bất hòa
Nam sơn hữu tước Bắc sơn la
Nhất triêu thính đắc kim kê khiếu
Đại hải trầm trầm Nhật dĩ quá

Tạm dịch:

Sấm rằng:

Chim không chân
Núi có trăng
Nắng mới lên
Người đều khóc

Tụng rằng:

Giữa mười hai tháng khí bất hòa
Núi Nam có tước núi Bắc la
Mai kia nghe tiếng gà vàng gáy
Biển cả thâm trầm Nhật đã qua

Giải:

“Điểu vô túc, Sơn hữu nguyệt” (Chim không chân, Núi có trăng): chữ “điểu” (島) bỏ chân đi, phía trên vẫn còn chữ “nguyệt” (月), đặt lên chữ “sơn” (山) thì được chữ “đảo” (島) phồn thể. Trong đồ hình là chim đậu trên núi, cũng ám chỉ một chữ “đảo” (島). Câu này chỉ đảo quốc Nhật Bản.

“Húc sơ thăng, Nhân đô khốc” (Nắng mới lên, Người đều khóc): Nhật Bản xâm Hoa, người Trung Quốc rơi vào khổ nạn. “Nắng” chỉ cờ Thái Dương của Nhật Bản.

“Thập nhị nguyệt trung khí bất hòa, Nam sơn hữu tước Bắc sơn la” (Giữa mười hai tháng khí bất hòa, Núi Nam có tước núi Bắc la): giữa 12 tháng là tháng 6 Âm lịch, tức ngày 7/7/1937, xảy ra biến cố cầu Lư Câu. Nhật Bản nâng đỡ chính quyền Uông Tinh Vệ ở phía Nam (“tinh vệ” là tên một loài chim trong thần thoại, “tước” cũng là tên một loài chim), phía Bắc lại có Mãn Châu quốc của Ái Tân Giác La Phổ Nghi, (“la” chỉ họ Ái Tân Giác La). Tượng này nối tiếp chặt chẽ với Tượng trước.

“Nhất triêu thính đắc kim kê khiếu, Đại hải trầm trầm Nhật dĩ quá” (Mai kia nghe tiếng gà vàng gáy, Biển cả thâm trầm Nhật đã qua): chỉ năm 1945, năm Gà, Nhật Bản đầu hàng.

Trong bức họa là mặt trời (Nhật) lặn sau núi đá (Thạch), chỉ Tưởng Giới Thạch kháng Nhật cuối cùng thắng lợi.

(còn tiếp…)

Dịch từ:

http://www.epochtimes.com/gb/11/2/28/n3183221.htm

The post Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 50 – Nhật Bản xâm Hoa first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/06/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-50.html/feed0
Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 49 – Ngụy Mãn Châu quốc kiến lậphttps://chanhkien.org/2012/06/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-49.htmlhttps://chanhkien.org/2012/06/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-49.html#respondSun, 10 Jun 2012 16:57:49 +0000https://chanhkien.org/?p=18691Trong hình vẽ là Phổ Nghi bị người Nhật Bản quản thúc khống chế. Phổ Nghi quay lưng về phía mặt trời (Nhật Bản), biểu thị trong tâm bất mãn.

The post Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 49 – Ngụy Mãn Châu quốc kiến lập first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Mộc Tử

Tượng 49 «Thôi Bối Đồ»

[Chanhkien.org] Trong bức họa là Phổ Nghi bị người Nhật Bản quản thúc khống chế. Phổ Nghi quay lưng về phía mặt trời (Nhật Bản), biểu thị trong tâm bất mãn.

Giới thiệu: «Thôi Bối Đồ» là cuốn sách tiên tri nổi tiếng nhất Trung Quốc, do Viên Thiên Cang và Lý Thuần Phong đồng sáng tác vào những năm Trinh Quán triều Đường, tổng cộng 60 hình vẽ (đồ tượng), bên dưới có “sấm viết” và “tụng viết” bằng thơ. Người thống trị sợ tính chuẩn xác của nó, nên cố ý đảo loạn thứ tự các Tượng, loạt bài này sắp xếp lại cho đúng.

*  *  *

Tượng 49 (Ngụy Mãn Châu quốc kiến lập)

Sấm viết:

Tuệ Tinh sạ kiến
Bất lợi Đông Bắc
Củ củ hà chi
Chiêm bỉ Lạc Quốc

Tụng viết:

Sàm thương nhất điểm hiện Đông phương
Ngô Sở y nhiên hữu Đế vương
Môn ngoại khách lai chung bất cửu
Càn khôn tái tạo tại Giác Cang

Tạm dịch:

Sấm rằng:

Chợt thấy Sao Chổi
Bất lợi Đông Bắc
Lủi thủi làm chi
Ngước lên Lạc Quốc

Tụng rằng:

Một điểm ẩn gấp hiện Đông phương
Ngô Sở y rằng có Đế vương
Ngoài cửa khách đến không được lâu
Càn khôn tái tạo tại Giác Cang

Giải:

“Tuệ Tinh sạ kiến, Bất lợi Đông Bắc” (Chợt thấy Sao Chổi, Bất lợi Đông Bắc): Nhật Bản nhòm ngó Đông Bắc Trung Quốc.

“Củ củ hà chi, Chiêm bỉ Lạc Quốc” (Lủi thủi làm chi, Ngước lên Lạc Quốc): năm 1932, Phổ Nghi mộng tưởng lợi dụng lực lượng người Nhật Bản để khôi phục cựu quốc, lén lút đi vòng Thiên Tân, chạy đến Trường Xuân thành lập Mãn Châu quốc. “Mãn Châu” là danh xưng mà Hoàng Thái Cực cải thành, “Đông Bắc” là tên gọi do Dân Quốc không thừa nhận độc lập của Mãn Châu, sử dụng tới ngày nay. “Lạc Quốc” là cách nói “vương đạo lạc thổ” mà Mãn Châu tuyên dương.

“Sàm thương nhất điểm hiện Đông phương, Ngô Sở y nhiên hữu Đế vương, Môn ngoại khách lai chung bất cửu, Càn khôn tái tạo tại Giác Cang” (Một điểm ẩn gấp hiện Đông phương, Ngô Sở y rằng có Đế vương, Ngoài cửa khách đến không được lâu, Càn khôn tái tạo tại Giác Cang): vị khách đến ngoài cửa là Nhật Bản sẽ không giữ được lâu, lúc này chính phủ Trung Hoa Dân Quốc đã thành lập tại Quảng Châu ở phương Nam. Quân cách mạng Quốc Dân do Tưởng Giới Thạch lãnh đạo hoàn thành Bắc phạt, sơ bộ thống nhất Trung Quốc, chuẩn bị chấn hưng dân tộc Trung Hoa. “Đế vương” ở Ngô Sở chỉ Tưởng Giới Thạch sinh ra ở Chiết Giang (đất Ngô Sở), tương ứng với câu sấm “Quan trung Thiên Tử” trong Tượng 48. “Giác Cang” là “Đông phương”, ở đây chỉ Trung Quốc.

Trong bức họa là Phổ Nghi bị người Nhật Bản quản thúc khống chế. Phổ Nghi quay lưng về phía mặt trời (Nhật Bản), biểu thị trong tâm bất mãn.

(còn tiếp…)

Dịch từ:

http://www.epochtimes.com/gb/11/2/27/n3182369.htm

The post Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 49 – Ngụy Mãn Châu quốc kiến lập first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/06/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-49.html/feed0
Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 48 – Cha con họ Tưởng trung hiếu nhân nghĩahttps://chanhkien.org/2012/06/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-48.htmlhttps://chanhkien.org/2012/06/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-48.html#respondWed, 06 Jun 2012 14:38:00 +0000https://chanhkien.org/?p=18687Trong bức vẽ là hai cha con, một già một trẻ đứng cùng một người quay lưng lại, dưới đất là một cành mạ xanh, ám chỉ Tôn Trung Sơn đem tư tưởng cộng hòa từ Tây phương về, "hòa" (和) [hé] {cộng hòa} với "hòa" (禾) [hé] {mạ non} là đồng âm.

The post Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 48 – Cha con họ Tưởng trung hiếu nhân nghĩa first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Mộc Tử

Tượng 48 «Thôi Bối Đồ»

[Chanhkien.org] Trong bức vẽ là hai cha con, một già một trẻ đứng cùng một người quay lưng lại, dưới đất là một cành mạ xanh, ám chỉ Tôn Trung Sơn đem tư tưởng cộng hòa từ Tây phương về, “hòa” (和) [hé] {cộng hòa} với “hòa” (禾) [hé] {mạ non} là đồng âm.

Giới thiệu: «Thôi Bối Đồ» là cuốn sách tiên tri nổi tiếng nhất Trung Quốc, do Viên Thiên Cang và Lý Thuần Phong đồng sáng tác vào những năm Trinh Quán triều Đường, tổng cộng 60 hình vẽ (đồ tượng), bên dưới có “sấm viết” và “tụng viết” bằng thơ. Người thống trị sợ tính chuẩn xác của nó, nên cố ý đảo loạn thứ tự các Tượng, loạt bài này sắp xếp lại cho đúng.

*  *  *

Tượng 48 (Cha con họ Tưởng trung hiếu nhân nghĩa)

Sấm viết:

Quan trung Thiên Tử
Lễ hiền hạ sĩ
Thuận thiên hưu mệnh
Bán lão hữu tử

Tụng viết:

Nhất cá hiếu tử tự Tây lai
Thủ ác Càn cương thiên hạ an
Vực trung lưỡng kiến tinh kỳ mĩ
Tiền nhân bất cập hậu nhân tài

Tạm dịch:

Sấm rằng:

Thiên Tử quan trung
Chiêu hiền đãi sĩ
Thuận Trời theo mệnh
Nửa già có con

Tụng rằng:

Người con có hiếu đến từ Tây
Tay cầm Càn cương thiên hạ an
Trong nước thấy hai tinh kỳ đẹp
Tiền nhân không bì được hậu nhân

Giải:

“Quan trung Thiên Tử, Lễ hiền hạ sĩ” (Thiên Tử quan trung, Chiêu hiền đãi sĩ): chỉ họ Tưởng làm Tổng thống chính trực, trọng dụng nhân tài, tác phong khiêm tốn thân dân. “Trung” (中) ở đây là “trung chính”, Tưởng Trung Chính là tên thật của Tưởng Giới Thạch.

“Thuận thiên hưu mệnh, Bán lão hữu tử” (Thuận Trời theo mệnh, Nửa già có con): “thuận thiên” là “trung”, “hưu mệnh” là “nghĩa”; “bán lão hữu tử”, nửa chữ “lão” (老) ghép thêm chữ “tử” (子) được chữ “hiếu” (孝). Chỉ Tưởng Giới Thạch chú trọng “trung hiếu nhân nghĩa” trong tư tưởng truyền thống Trung Hoa, cha con họ Tưởng nhờ chữ “hiếu” mà vang danh thiên hạ.

“Nhất cá hiếu tử tự Tây lai, Thủ ác Càn cương thiên hạ an” (Người con có hiếu đến từ Tây, Tay cầm Càn cương thiên hạ an): Tưởng Kinh Quốc từ Liên Xô trở về, giúp phụ thân cai trị nước nhà ngày một hưng thịnh, hợp với câu sấm “Thùy củng nhi trị” (Không làm cũng trị) ở Tượng 47. “Càn cương thiên hạ”, “Càn cương” (乾纲) ẩn dụ chữ “Kinh” (经), “thiên hạ” ẩn dụ chữ “Quốc” (国), chỉ Tưởng Kinh Quốc.

“Vực trung lưỡng kiến tinh kỳ mĩ, Tiền nhân bất cập hậu nhân tài” (Trong nước thấy hai tinh kỳ đẹp, Tiền nhân không bì được hậu nhân): nước Mỹ hai lần phái binh sang Trung Quốc (“tinh kỳ mĩ” là cờ nước Mỹ), lần thứ nhất là liên quân tám nước, khi ấy triều Thanh không lợi dụng tốt cơ hội nước Mỹ bang trợ để đẩy Trung Quốc lên vũ đài thế giới. Nhưng lần này dưới sự trợ giúp của nước Mỹ, Trung Quốc sau chiến tranh trở thành “tứ cường” trên thế giới, lại là một trong những nước sáng lập Liên Hợp Quốc. Lúc này danh tiếng quốc gia lên cao chưa từng có, là lần đầu tiên sau thời “Khang Càn thịnh thế”. Tài năng của “tiền nhân” Lý Hồng Chương không sánh được “hậu nhân” là cha con họ Tưởng; điều này cũng ăn khớp với “Ngô Việt kỳ tài” trong tượng 41, chỉ Lý Hồng Chương.

Trong bức vẽ là hai cha con, một già một trẻ đứng cùng một người quay lưng lại, dưới đất là một cành mạ xanh, ám chỉ Tôn Trung Sơn đem tư tưởng cộng hòa từ Tây phương về, “hòa” (和) [hé] {cộng hòa} với “hòa” (禾) [hé] {mạ non} là đồng âm. Tuy nhiên cha con họ Tưởng mới là người nỗ lực thực thi tư tưởng này.

(còn tiếp…)

Dịch từ:

http://www.epochtimes.com/gb/11/2/24/n3179766.htm

The post Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 48 – Cha con họ Tưởng trung hiếu nhân nghĩa first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/06/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-48.html/feed0
Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 47 – Quốc vận Trung Hoa Dân Quốchttps://chanhkien.org/2012/06/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-47.htmlhttps://chanhkien.org/2012/06/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-47.html#respondWed, 06 Jun 2012 14:37:20 +0000https://chanhkien.org/?p=18680"Tôi sinh là khỉ chết là điêu", ám chỉ Trung Hoa Dân Quốc sáng lập bởi Tôn Trung Sơn, "Tôn" (孙) [sūn] đồng âm với "tôn" (狲) [sūn], nghĩa là khỉ, kết thúc dưới thời Mã Anh Cửu, "Cửu" (九) [jiǔ] đọc gần giống "tựu" (鹫) [jiù], nghĩa là đại bàng.

The post Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 47 – Quốc vận Trung Hoa Dân Quốc first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Mộc Tử

Tượng 47 «Thôi Bối Đồ»

[Chanhkien.org] “Sinh tôi là khỉ chết là điêu”: ám chỉ Trung Hoa Dân Quốc sáng lập bởi Tôn Trung Sơn, “Tôn” (孙) [sūn] đồng âm với “tôn” (狲) [sūn], nghĩa là khỉ, kết thúc dưới thời Mã Anh Cửu, “Cửu” (九) [jiǔ] đọc giống “tựu” (鹫) [jiù], nghĩa là đại bàng (“điêu”).

Giới thiệu: «Thôi Bối Đồ» là cuốn sách tiên tri nổi tiếng nhất Trung Quốc, do Viên Thiên Cang và Lý Thuần Phong đồng sáng tác vào những năm Trinh Quán triều Đường, tổng cộng 60 hình vẽ (đồ tượng), bên dưới có “sấm viết” và “tụng viết” bằng thơ. Người thống trị sợ tính chuẩn xác của nó, nên cố ý đảo loạn thứ tự các Tượng, loạt bài này sắp xếp lại cho đúng.

*  *  *

Tượng 47 (Quốc vận Trung Hoa Dân Quốc)

Sấm viết:

Nhất nhị tam tứ
Vô thổ hữu chủ
Tiểu tiểu Thiên Cang
Thùy củng nhi trị

Tụng viết:

Nhất khẩu Đông lai khí thái kiêu
Cước hạ vô lữ thủ vô mao
Nhược phùng Mộc Tử băng sương hoán
Sinh ngã giả hầu tử ngã điêu

Tạm dịch:

Sấm rằng:

Một hai ba bốn
Không đất có chủ
Sao Bắc Đẩu nhỏ
Không làm cũng trị

Tụng rằng:

Một miệng từ Đông khí rất kiêu
Dưới chân không giày đầu không mao
Nếu gặp Mộc Tử băng sương tản
Sinh tôi là khỉ chết là điêu

Giải:

“Nhất nhị tam tứ, Vô thổ hữu chủ” (Một hai ba bốn, Không đất có chủ): “Nhất nhị tam tứ” chỉ “Kim Mộc Thủy Hỏa”. Thổ trong ngũ hành ổn định ở trung ương, Kim Mộc Thủy Hỏa bao quanh bốn phương, không có Thổ ngầm ý là bếp bênh rối loạn. Câu này chỉ Trung Hoa Dân Quốc từ khi đản sinh vẫn bấp bênh trong khói lửa chiến tranh. “Nhất nhị tam tứ” cũng chỉ Dân Quốc từ khi lập hiến có bốn họ Tổng thống do dân tuyển: cha con họ Tưởng (Tưởng Giới Thạch, Tưởng Kinh Quốc) hai đời làm Vương, là “Kim”; Lý Đăng Huy, chữ “Lý” (李) có bộ “Mộc” (木); Trần Thủy Biển, chữ “Thủy” (水) vốn thuộc Thủy; Mã Anh Cửu, “Mã” (ngựa) thuộc “Hỏa”. Dân Quốc tuy mất Đại Lục (Thổ), nhưng kế thừa văn minh truyền thống Trung Hoa, so với văn hóa Mác-Lê ngoại lai ở Đại Lục, thì đây mới là chủ nhân thực sự của dân tộc Trung Hoa.

“Tiểu tiểu Thiên Cang, Thùy củng nhi trị” (Sao Bắc Đẩu nhỏ, Không làm cũng trị): Dân Quốc tuy chỉ chiếm giữ Đài Loan nhỏ bé, nhưng cai trị cực kỳ phồn vinh.

“Nhất khẩu Đông lai khí thái kiêu” (Một miệng từ Đông khí rất kiêu): “nhất khẩu” (一口) là chữ “Nhật” (日), “Đông lai” ám chỉ Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai; câu này chỉ hai địch nhân lớn nhất của Trung Hoa Dân Quốc là Nhật Bản (đến từ phía Đông) và Trung Cộng. Nhật Bản làm suy yếu quốc lực Dân Quốc, Trung Cộng ngư ông đắc lợi lên đài.

“Cước hạ vô lữ thủ vô mao” (Dưới chân không giày đầu không mao): Tưởng Giới Thạch lãnh đạo cách mạng Quốc Dân, vật tư thiếu thốn, binh sĩ đều tận dụng lúc rảnh rỗi để bện giày rơm bằng tay, được gọi là “thảo hài binh” {lính giày cỏ}. Để biểu thị bản thân lúc nào cũng sẵn sàng bôn ba sa trường, trong thời kỳ kháng chiến, Tưởng Giới Thạch cũng để trọc đầu như binh sĩ (“đầu không mao”). Lấy đó để hình dung kháng chiến của Trung Hoa Dân Quốc gian nan cỡ nào. Ngoài ra, chữ “thủ” (首) bỏ hai tóc (“mao”) ở trên và bỏ giày (“lữ”) ở dưới còn chữ “bách” (百), nghĩa là 100. Ám chỉ quốc vận Dân Quốc ước chừng 100 năm (1912-2012).

“Nhược phùng Mộc Tử băng sương hoán” (Nếu gặp Mộc Tử băng sương tản): “Mộc Tử” (木子) là chữ “Lý” (李), chỉ Lý Đăng Huy; “băng sương” là Thủy (水), chỉ Trần Thủy Biển. “Hoán” (涣) [huàn], nghĩa là “tản, tiêu tán” đồng âm với “hoán” (换) [huàn], nghĩa là “đổi, thay thế”, chỉ Trần Thủy Biển thay thế Lý Đăng Huy.

“Sinh ngã giả hầu tử ngã điêu” (Sinh tôi là khỉ chết là điêu): ám chỉ Trung Hoa Dân Quốc sáng lập bởi Tôn Trung Sơn, “Tôn” (孙) [sūn] đồng âm với “tôn” (狲) [sūn], nghĩa là khỉ, kết thúc dưới thời Mã Anh Cửu, “Cửu” (九) [jiǔ] đọc giống “tựu” (鹫) [jiù], nghĩa là đại bàng (“điêu”).

Trong bức họa là ba trẻ nhi đồng, hàm ý khởi xướng “chủ nghĩa Tam dân”, trong tay cầm đảng huy của Quốc Dân Đảng.

(còn tiếp…)

Dịch từ:

http://www.epochtimes.com/gb/11/2/24/n3179757.htm

The post Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 47 – Quốc vận Trung Hoa Dân Quốc first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/06/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-47.html/feed0
Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 46 – Chiến tranh thế giới Ihttps://chanhkien.org/2012/06/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-46.htmlhttps://chanhkien.org/2012/06/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-46.html#respondSun, 03 Jun 2012 10:31:32 +0000https://chanhkien.org/?p=18666"Hỏa vận khai" là chiến tranh thế giới I, còn "Viêm vận khai" trong Tượng 52 là chiến tranh thế giới II. Tượng này ăn khớp trên dưới nên chỉ giải sơ qua.

The post Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 46 – Chiến tranh thế giới I first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Mộc Tử

Tượng 46 «Thôi Bối Đồ»

[Chanhkien.org] “Hỏa vận khai” là chiến tranh thế giới I, còn “Viêm vận khai” trong Tượng 52 là chiến tranh thế giới II. Tượng này ăn khớp trên dưới, ý đã khá rõ ràng nên chỉ giải sơ qua.

Giới thiệu: «Thôi Bối Đồ» là cuốn sách tiên tri nổi tiếng nhất Trung Quốc, do Viên Thiên Cang và Lý Thuần Phong đồng sáng tác vào những năm Trinh Quán triều Đường, tổng cộng 60 hình vẽ (đồ tượng), bên dưới có “sấm viết” và “tụng viết” bằng thơ. Người thống trị sợ tính chuẩn xác của nó, nên cố ý đảo loạn thứ tự các Tượng, loạt bài này sắp xếp lại cho đúng.

*  *  *

Tượng 46 (Chiến tranh thế giới I)

Sấm viết:

Môn ngoại nhất lộc
Quần hùng tranh trục
Kiếp cập diên ngư
Thủy thâm hỏa nhiệt

Tụng viết:

Hỏa vận khai thời họa mạn duyên
Vạn nhân hậu tử vạn nhân sinh
Hải ba năng sử giang hà trọc
Cảnh ngoại hà thù tại mục tiền

Tạm dịch:

Sấm rằng:

Ngoài cửa một hươu
Quần hùng tranh đuổi
Cướp tới diên ngư
Nước sôi lửa bỏng

Tụng rằng:

Lúc vận lửa khai tai họa lan
Vạn người chết rồi vạn người sinh
Sóng biển khiến cho sông ngòi đục
Ngoài biên nơi nào tại nhãn tiền

Giải:

Đây là Tượng đầu tiên trong 8 Tượng thời Dân Quốc.

“Môn ngoại nhất lộc, Quần hùng tranh trục” (Ngoài cửa một hươu, Quần hùng tranh đuổi): chỉ ngoài biên giới Trung Quốc nổ ra đại chiến thế giới lần thứ I (tháng 8 năm 1914 – tháng 11 năm 1918).

“Hỏa vận khai” là chiến tranh thế giới I, còn “Viêm vận khai” trong Tượng 52 là chiến tranh thế giới II. Tượng này ăn khớp trên dưới, ý đã khá rõ ràng nên chỉ giải sơ qua.

(còn tiếp…)

Dịch từ:

http://www.epochtimes.com/gb/11/2/24/n3179737.htm

The post Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 46 – Chiến tranh thế giới I first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/06/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-46.html/feed0
Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 45 – Cách mạng Tân Hợihttps://chanhkien.org/2012/06/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-45.htmlhttps://chanhkien.org/2012/06/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-45.html#respondSun, 03 Jun 2012 10:30:25 +0000https://chanhkien.org/?p=18802Trong đồ hình là quỷ cầm nguyên cái đầu (nguyên thủ), chỉ Viên Thế Khải khi nhậm chức Nguyên thủ được các cường quốc hỗ trợ thao túng. Cũng có lý giải là chỉ Lê Nguyên Hồng.

The post Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 45 – Cách mạng Tân Hợi first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Mộc Tử

Tượng 45 «Thôi Bối Đồ»

[Chanhkien.org] Trong bức họa là quỷ cầm nguyên cái đầu (nguyên thủ), chỉ Viên Thế Khải khi nhậm chức Nguyên thủ được các cường quốc hỗ trợ thao túng. Cũng có lý giải là chỉ Lê Nguyên Hồng.

Giới thiệu: «Thôi Bối Đồ» là cuốn sách tiên tri nổi tiếng nhất Trung Quốc, do Viên Thiên Cang và Lý Thuần Phong đồng sáng tác vào những năm Trinh Quán triều Đường, tổng cộng 60 hình vẽ (đồ tượng), bên dưới có “sấm viết” và “tụng viết” bằng thơ. Người thống trị sợ tính chuẩn xác của nó, nên cố ý đảo loạn thứ tự các Tượng, loạt bài này sắp xếp lại cho đúng.

*  *  *

Tượng 45 (Cách mạng Tân Hợi)

Sấm viết:

Hán Thủy mang mang
Bất thống kế thống
Nam Bắc bất phân
Hòa trung dữ cộng

Tụng viết:

Thủy thanh chung hữu kiệt
Đảo qua phùng bát nguyệt
Hải nội cánh vô vương
Bán hung hoàn bán cát

Tạm dịch:

Sấm rằng:

Hán Thủy mênh mông
Không thống rồi thống
Nam Bắc không phân
Chung sức chung lòng

Tụng rằng:

Nước trong rồi cạn sạch
Trở giáo gặp tháng Tám
Trong nước càng không vua
Nửa hung lại nửa cát

Giải:

“Hán Thủy mang mang, Bất thống kế thống” (Hán Thủy mênh mông, Không thống rồi thống): “Hán Thủy” ám chỉ khởi nghĩa Vũ Xương. Đại biểu quyền lực hoàng gia là Tuyên Thống thoái vị, quốc gia theo yêu cầu của cộng hòa, thực hành chế độ Tổng thống.

“Nam Bắc bất phân, Hòa trung dữ cộng” (Nam Bắc không phân, Chung sức chung lòng): Viên Thế Khải ở phương Bắc, Tôn Trung Sơn ở phương Nam, hai bên đi đến thống nhất, thành lập quốc gia theo thể chế cộng hòa.

“Thủy thanh chung hữu kiệt, Đảo qua phùng bát nguyệt” (Nước trong rồi cạn sạch, Trở giáo gặp tháng Tám): phối hợp chặt chẽ với câu sấm “Hoàng Hà thủy thanh” (Nước Hoàng Hà trong) ở Tượng 35, “thanh” (清) {trong} chỉ triều Thanh. Tháng 10 năm 1911 (tháng 8 năm Tân Hợi theo Nông lịch), cách mạng Tân Hợi kết thúc thống trị của vương triều nhà Thanh.

“Hải nội cánh vô vương, Bán hung hoàn bán cát” (Trong nước càng không vua, Nửa hung lại nửa cát): nửa “hung” (兇) và nửa “cát” (吉) hợp lại thành một chữ Viên (袁), ám chỉ Viên Thế Khải soán quyền.

Trong bức họa là quỷ cầm nguyên cái đầu (nguyên thủ), chỉ Viên Thế Khải khi nhậm chức Nguyên thủ được các cường quốc hỗ trợ thao túng. Cũng có lý giải là chỉ Lê Nguyên Hồng.

(còn tiếp…)

Dịch từ:

http://www.epochtimes.com/gb/11/2/20/n3175714.htm

The post Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 45 – Cách mạng Tân Hợi first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/06/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-45.html/feed0
Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 44 – Liên quân tám nước phân chia Trung Quốchttps://chanhkien.org/2012/05/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-44.htmlhttps://chanhkien.org/2012/05/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-44.html#respondWed, 30 May 2012 14:34:23 +0000https://chanhkien.org/?p=18798Trong đồ hình là tám cây đao, cây đao thứ ba từ trên xuống có lưỡi đao hướng lên trên, ám chỉ nước Mỹ không đồng ý phân chia Trung Quốc.

The post Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 44 – Liên quân tám nước phân chia Trung Quốc first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Mộc Tử

Tượng 44 «Thôi Bối Đồ»

[Chanhkien.org] Trong bức họa là tám cây đao, cây đao thứ ba từ trên xuống có lưỡi đao hướng lên trên, ám chỉ nước Mỹ không đồng ý phân chia Trung Quốc.

Giới thiệu: «Thôi Bối Đồ» là cuốn sách tiên tri nổi tiếng nhất Trung Quốc, do Viên Thiên Cang và Lý Thuần Phong đồng sáng tác vào những năm Trinh Quán triều Đường, tổng cộng 60 hình vẽ (đồ tượng), bên dưới có “sấm viết” và “tụng viết” bằng thơ. Người thống trị sợ tính chuẩn xác của nó, nên cố ý đảo loạn thứ tự các Tượng, loạt bài này sắp xếp lại cho đúng.

*  *  *

Tượng 44 (Liên quân tám nước phân chia Trung Quốc)

Sấm viết:

Sơn cốc thiếu nhân khẩu
Dục tiễu thất kỳ sào
Đế vương xưng đệ huynh
Phân phân thị anh hào

Tụng viết:

Nhất cá hoặc nhân khẩu nội đề
Phân Nam phân Bắc phân Đông Tây
Lục hào chiêm tận văn minh kiến
Kỳ bố tinh la nhật nguyệt tề

Tạm dịch:

Sấm rằng:

Thung lũng thiếu nhân khẩu
Muốn quét sạch tổ ấy
Đế vương xưng anh em
Ào ào là anh hào

Tụng rằng:

Một cái hoặc người khóc trong miệng
Phân Nam phân Bắc phân Đông Tây
Bói hết sáu hào văn minh thấy
Cờ vải lưới sao nhật nguyệt tròn

Giải:

“Sơn cốc thiếu nhân khẩu, Dục tiễu thất kỳ sào” (Thung lũng thiếu nhân khẩu, Muốn quét sạch tổ ấy): chữ “cốc” (谷) bỏ “nhân khẩu” (人口) còn chữ “bát” (八), chữ “dục” (欲) bỏ hết “nhân khẩu bát” (人口八) còn chữ “đao” (刀), ám chỉ liên quân tám nước (bát quốc) đánh vào Bắc Kinh, Hoàng đế Quang Tự bỏ chạy (“đào”).

“Đế vương xưng đệ huynh, Phân phân thị anh hào” (Đế vương xưng anh em, Ào ào là anh hào): Anh, Pháp, Mỹ, Nhật, Nga, Đức, Ý, Áo-Hung, tám Đế quốc cùng xưng huynh đệ với nhau.

“Nhất cá hoặc nhân khẩu nội đề, Phân Nam phân Bắc phân Đông Tây” (Một cái hoặc người khóc trong miệng, Phân Nam phân Bắc phân Đông Tây): “Một cái hoặc người khóc trong miệng” là chữ “quốc” (国), ám chỉ quốc gia đối diện nguy cơ bị phân chia.

“Lục hào chiêm tận văn minh kiến, Kỳ bố tinh la nhật nguyệt tề” (Bói hết sáu hào văn minh thấy, Cờ vải lưới sao nhật nguyệt tròn): nước Mỹ kịch liệt phản đối ý kiến các nước, đề xuất chính sách mậu dịch “khai phóng mở cửa” (tương tự hiệp định tự do mậu dịch WTO ngày nay), chủ trương giữ nguyên chủ quyền và lãnh thổ Trung Quốc. Lại tiên phong lấy khoản bồi thường Canh Tý dùng cho phát triển giáo dục và giao lưu văn hóa Trung Quốc (“văn minh thấy”). Các quốc gia khác cũng đua nhau bắt chước. “Cờ vải lưới sao” là cờ sao kẻ sọc của Mỹ quốc. “Kỳ” (棋) {quân cờ} đồng âm với “kỳ” (旗) {lá cờ}.

Trong bức họa là tám cây đao, cây đao thứ ba từ trên xuống có lưỡi đao hướng lên trên, ám chỉ nước Mỹ không đồng ý phân chia Trung Quốc.

(còn tiếp…)

Dịch từ:

http://www.epochtimes.com/gb/11/2/20/n3175708.htm

The post Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 44 – Liên quân tám nước phân chia Trung Quốc first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/05/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-44.html/feed0
Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 43 – Loạn Nghĩa Hòa Đoànhttps://chanhkien.org/2012/05/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-43.htmlhttps://chanhkien.org/2012/05/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-43.html#respondWed, 30 May 2012 14:33:35 +0000https://chanhkien.org/?p=18794Trong đồ hình là Từ Hi Thái hậu dùng "Hồng Đăng Chiếu" (đèn đỏ soi sáng) chế ngự liệt cường. Sau chạy sang Tây An, dọc đường quan viên quỳ bái nghênh tiếp.

The post Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 43 – Loạn Nghĩa Hòa Đoàn first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Mộc Tử

Tượng 43 «Thôi Bối Đồ»

[Chanhkien.org] Trong bức họa là Từ Hi Thái hậu dùng “Hồng Đăng Chiếu” {đèn đỏ soi sáng} chế ngự liệt cường. Sau chạy sang Tây An, dọc đường quan viên quỳ bái nghênh tiếp.

Giới thiệu: «Thôi Bối Đồ» là cuốn sách tiên tri nổi tiếng nhất Trung Quốc, do Viên Thiên Cang và Lý Thuần Phong đồng sáng tác vào những năm Trinh Quán triều Đường, tổng cộng 60 hình vẽ (đồ tượng), bên dưới có “sấm viết” và “tụng viết” bằng thơ. Người thống trị sợ tính chuẩn xác của nó, nên cố ý đảo loạn thứ tự các Tượng, loạt bài này sắp xếp lại cho đúng.

*  *  *

Tượng 43 (Loạn Nghĩa Hòa Đoàn)

Sấm viết:

Tiêm tiêm nữ tử
Xích thủ ngự địch
Bất phân họa phúc
Đăng quang tế nhật

Tụng viết:

Song quyền toàn chuyển càn khôn
Hải nội vô đoan bất tĩnh
Mẫu tử bất phân tiên hậu
Tây vọng Trường An nhập cận

Tạm dịch:

Sấm rằng:

Phụ nữ thon thả
Tay không chống địch
Không phân họa phúc
Đèn che mặt trời

Tụng rằng:

Hai tay xoay chuyển càn khôn
Trong nước khi không không yên
Mẹ con không phân trước sau
Nhìn Tây vào bái Trường An

Giải:

“Tiêm tiêm nữ tử, Xích thủ ngự địch” (Phụ nữ thon thả, Tay không chống địch): chồng Từ Hi (Hoàng đế Hàm Phong) bệnh chết, con trai còn nhỏ, chỉ còn cách một mình chống đỡ vương triều nhà Thanh, đọ sức với liệt cường. “Hồng Đăng Chiếu” ngu muội, cổ xúy tay không dựa vào “bùa chú” là có thể đối đấu với nòng súng và đại bác. “Tiêm tiêm” (纤纤) {thon thả} ẩn dụ chữ “Từ” (慈), chỉ Từ Hi. “Xích thủ” {tay không} ẩn dụ “Hồng Đăng Chiếu” và “Nghĩa Hòa Đoàn”, còn gọi là Nghĩa Hòa Quyền, “quyền” (拳) là nắm tay.

“Bất phân họa phúc, Đăng quang tế nhật” (Không phân họa phúc, Đèn che mặt trời): “Hồng Đăng Chiếu”, “Nghĩa Hòa Đoàn” thế lực ngày càng lớn, Từ Hi muốn giúp Nghĩa Hòa Đoàn tranh đấu với liệt cường, ngư ông đắc lợi. Không nghĩ tới là đùa với lửa.

“Song quyền toàn chuyển càn khôn, Hải nội vô đoan bất tĩnh” (Hai tay xoay chuyển càn khôn, Trong nước khi không không yên): tháng 6 năm 1900, Từ Hi tuyên chiến với 11 nước, treo giải bắt giết người Tây. Nghĩa Hòa Đoàn (Nghĩa Hòa Quyền) tấn công sứ quán và giáo hội nước ngoài, tàn sát người Tây và dân chúng Trung Quốc tín giáo. Sự hung bạo khiến các nước điều quân bình loạn Trung Quốc. “Song quyền” là Nghĩa Hòa Quyền và chính quyền nhà Thanh.

“Mẫu tử bất phân tiên hậu, Tây vọng Trường An nhập cận” (Mẹ con không phân trước sau, Nhìn Tây vào bái Trường An): liên quân tám nước tiến công Bắc Kinh, Từ Hi mang Quang Tự chạy tới Tây An. Cũng hàm ý Từ Hi, Quang Tự gần như qua đời cùng lúc.

Trong bức họa là Từ Hi Thái hậu dùng “Hồng Đăng Chiếu” {đèn đỏ soi sáng} chế ngự liệt cường. Sau chạy sang Tây An, dọc đường quan viên quỳ bái nghênh tiếp.

(còn tiếp…)

Dịch từ:

http://www.epochtimes.com/b5/11/2/19/n3175098.htm

The post Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 43 – Loạn Nghĩa Hòa Đoàn first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/05/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-43.html/feed0
Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 42 – Chiến tranh Giáp Ngọ Trung-Nhậthttps://chanhkien.org/2012/05/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-42.htmlhttps://chanhkien.org/2012/05/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-42.html#respondSun, 27 May 2012 17:44:01 +0000https://chanhkien.org/?p=18747Trong đồ hình là một người nâng đỡ chiếc cây đang khuynh đảo, rễ cây đã lộ ra ngoài. "Khuynh" (倾) [qīng] {nghiêng ngả} với "Thanh" (清) [qīng] {triều Thanh} là đồng âm.

The post Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 42 – Chiến tranh Giáp Ngọ Trung-Nhật first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Mộc Tử

Tượng 42 «Thôi Bối Đồ»

[Chanhkien.org] Trong bức họa là một người nâng đỡ chiếc cây đang khuynh đảo, rễ cây đã lộ ra ngoài. “Khuynh” (倾) [qīng] {nghiêng ngả} với “Thanh” (清) [qīng] {triều Thanh} là đồng âm.

Giới thiệu: «Thôi Bối Đồ» là cuốn sách tiên tri nổi tiếng nhất Trung Quốc, do Viên Thiên Cang và Lý Thuần Phong đồng sáng tác vào những năm Trinh Quán triều Đường, tổng cộng 60 hình vẽ (đồ tượng), bên dưới có “sấm viết” và “tụng viết” bằng thơ. Người thống trị sợ tính chuẩn xác của nó, nên cố ý đảo loạn thứ tự các Tượng, loạt bài này sắp xếp lại cho đúng.

*  *  *

Tượng 42 (Chiến tranh Giáp Ngọ Trung-Nhật)

Sấm viết:

Cụ tắc sinh giới
Vô viễn vật giới
Thủy biên hữu nữ
Đối nhật tự bái

Tụng viết:

Ký du thần khí chung vô dụng
Dực dực tiểu tâm hữu thần chúng
Chuyển nguy vi an kiến tiết nghĩa
Vị tất hà sơn tự ngã tống

Tạm dịch:

Sấm rằng:

Sợ thì sinh giới
Không xa chớ tới
Ven nước có nữ
Mặt trời tự bái

Tụng rằng:

Muốn thu thần khí thật uổng công
Cẩn thận chú ý bề tôi đông
Chuyển nguy thành an thấy tiết nghĩa
Non sông không hẳn tự mình tống

Giải:

“Cụ tắc sinh giới, Vô viễn vật giới” (Sợ thì sinh giới, Không xa chớ tới): chỉ “chiến tranh Giáp Ngọ” năm 1895. Lý Hồng Chương, Đinh Nhữ Xương sợ quân Nhật nên áp dụng chính sách phòng ngự dè dặt. Tàu thuyền của hạm đội Bắc Dương đại đa số gọi là “Viễn”, như Định Viễn, Trí Viễn, Trấn Viễn, Tế Viễn, v.v.

“Thủy biên hữu nữ, Đối nhật tự bái” (Ven nước có nữ, Mặt trời tự bái): thủy (氵) đặt cạnh “nữ” (女) chính là chữ “Nhữ” (汝), “nhật” (日) tự bái chính là chữ “Xương” (昌), chỉ Đinh Nhữ Xương. Thất bại khi chiến đấu với quân Nhật nguyên nhân là do chỉ huy cá nhân của Đinh Nhữ Xương. “Bái” (拜) [bài] {bái lạy} đồng âm với “bại” (败) [bài] {thất bại}.

“Ký du thần khí chung vô dụng, Dực dực tiểu tâm hữu thần chúng” (Muốn thu thần khí thật uổng công, Cẩn thận chú ý bề tôi đông): chỉ Nhật Bản muốn thôn tính Trung Quốc nhưng cuối cùng không được, trong triều có nhiều bề tôi trung thành bảo vệ.

“Chuyển nguy vi an kiến tiết nghĩa, Vị tất hà sơn tự ngã tống” (Chuyển nguy thành an thấy tiết nghĩa, Non sông không hẳn tự mình tống): Đinh Nhữ Xương và một số người theo ông tự sát báo quốc, Lý Hồng Chương cùng Nhật Bản ký kết điều ước Mã Quan, triều Thanh lại vượt qua một lần nguy cơ nữa. Tuy nhiên sau khi ký kết điều ước Mã Quan, người ta đem tội đổ hết lên đầu Lý Hồng Chương, gọi ông là “bán nước”, giáng ông xuống chức Tổng đốc Lưỡng Quảng. Triều Thanh diệt vong là quy luật “thành-trụ-hoại-diệt” tất nhiên của vũ trụ, cây lớn sắp đổ, sức người không sao đỡ được. “Non sông không hẳn tự mình tống” là giải thích lịch sử cho người đời sau, ăn khớp với câu tụng “Trời phái người này dẹp sát cơ” ở Tượng trước.

Trong bức họa là một người nâng đỡ chiếc cây đang khuynh đảo, rễ cây đã lộ ra ngoài. “Khuynh” (倾) [qīng] {nghiêng ngả} với “Thanh” (清) [qīng] {triều Thanh} là đồng âm. “Quả lựu” trên cây ám chỉ triều Thanh 16 năm sau (năm 1911) thì diệt vong, “thạch lựu” (石榴) [shí·liu], nghĩa là quả lựu, phát âm giống “thập lục” (十六) [shí·liù], nghĩa là 16.

(còn tiếp…)

Dịch từ:

http://www.epochtimes.com/gb/11/2/15/n3171090.htm

The post Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 42 – Chiến tranh Giáp Ngọ Trung-Nhật first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/05/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-42.html/feed0
Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 41 – Lý Hồng Chương vận động Dương vụhttps://chanhkien.org/2012/05/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-41.htmlhttps://chanhkien.org/2012/05/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-41.html#respondSun, 27 May 2012 17:43:09 +0000https://chanhkien.org/?p=18743Trong đồ hình Lý Hồng Chương hắt nước (Hoài quân, thủy quân Bắc Dương) dập tắt chiến hỏa. Hắt nước là "dương thủy" (扬水), "dương" (扬) [yáng] {hắt} với "Dương" (洋) [yáng] {biển} là đồng âm, ẩn dụ thủy quân Bắc Dương.

The post Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 41 – Lý Hồng Chương vận động Dương vụ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Mộc Tử

Tượng 41 «Thôi Bối Đồ»

[Chanhkien.org] Trong bức họa Lý Hồng Chương hắt nước (Hoài quân, thủy quân Bắc Dương) dập tắt chiến hỏa. Hắt nước là “dương thủy” (扬水), “dương” (扬) [yáng] {hắt} với “dương” (洋) [yáng] {biển} là đồng âm, ẩn dụ thủy quân Bắc Dương.

Giới thiệu: «Thôi Bối Đồ» là cuốn sách tiên tri nổi tiếng nhất Trung Quốc, do Viên Thiên Cang và Lý Thuần Phong đồng sáng tác vào những năm Trinh Quán triều Đường, tổng cộng 60 hình vẽ (đồ tượng), bên dưới có “sấm viết” và “tụng viết” bằng thơ. Người thống trị sợ tính chuẩn xác của nó, nên cố ý đảo loạn thứ tự các Tượng, loạt bài này sắp xếp lại cho đúng.

*  *  *

Tượng 41 (Lý Hồng Chương vận động Dương vụ)

Sấm viết:

Vật cực tất phản
Dĩ độc chế độc
Tam xích đồng tử
Tứ di triếp phục

Tụng viết:

Khảm Ly tương khắc kiến thiên nghê
Thiên sứ tư nhân nhị sát cơ
Bất tín kỳ tài sản Ngô Việt
Trùng dương tòng thử tức binh sư

Tạm dịch:

Sấm rằng:

Vật cực tất phản
Lấy độc trị độc
Đồng tử ba thước
Tứ di khiếp phục

Tụng rằng:

Khảm Ly tương khắc thấy mối trời
Trời phái người này dẹp sát cơ
Không tin kỳ tài từ Ngô Việt
Biển cả từ đó ngừng binh cơ

Giải:

“Dĩ độc chế độc” (Lấy độc trị độc): chỉ Lý Hồng Chương khởi xướng “vận động Dương vụ” “lấy Di chế Di”.

“Tam xích đồng tử” (Đồng tử ba thước): “tam xích” (三尺) tức chữ “trạch” (沢) [zé], đồng âm với “trạch” (泽) [zé] nghĩa là “sông” (Giang). “Tam xích đồng” tức “Giang Đồng”, ám chỉ Lý Hồng Chương. Lý Hồng Chương nguyên danh là Lý Chương Đồng, “Đồng” (桐) [tóng] với “đồng” (童) [tóng] là đồng âm.

“Tứ di triếp phục” (Tứ di khiếp phục): «Lý Hồng Chương truyện» trong sử triều Thanh bình rằng: “Hồng Chương đã dẹp nạn lớn, một mình làm chủ việc nước mấy thập niên, đối nội đối ngoại thường tự mình đảm trách, quốc gia nhờ thế nổi danh toàn cầu, trong ngoài chấn động kính phục, thời cận đại chưa từng có. Bình sinh lấy thiên hạ làm trách nhiệm, nhẫn nhục gánh vác, không hổ làm bề tôi của xã tắc”. Theo Thủ tướng Hirobumi của Nhật Bản, đây là người duy nhất trong Đế quốc Đại Thanh có khả năng tranh cường với các cường quốc trên thế giới.

“Khảm Ly tương khắc kiến thiên nghê, Thiên sứ tư nhân nhị sát cơ” (Khảm Ly tương khắc thấy mối trời, Trời phái người này dẹp sát cơ): “Khảm Ly” là Thủy Hỏa, ý là “Thủy khắc Hỏa”. Về đối nội, Lý Hồng Chương lập Hoài quân tiễu phỉ Thái Bình Thiên Quốc và loạn Niệp quân (khởi nghĩa nông dân phía Bắc An Huy, Hà Nam, Trung Quốc năm 1852-1868); về đối ngoại, hiện đại hóa phòng thủ trên biển—thủy quân Bắc Dương. Ý nói ông Trời phái người này dập tắt nguy cơ chiến hỏa. Chữ “nghê” (倪) có bộ “nhân” gợi ý chữ “tử” (子) {người}, ám chỉ họ “Lý” (李). Đây là bổ sung họ cho hai chữ “Giang Đồng” ở trên.

“Bất tín kỳ tài sản Ngô Việt, Trùng dương tòng thử tức binh sư” (Không tin kỳ tài từ Ngô Việt, Biển cả từ đó ngừng binh cơ): Lý Hồng Chương sinh ra tại An Huy (Ngô Việt), sáng lập mô hình phòng thủ trên biển và công nghiệp quân sự hiện đại. Ảnh hưởng của ông đối với Trung Quốc kéo dài mãi tới thời kỳ “quân phiệt Bắc Dương” thời Dân Quốc.

Trong bức họa Lý Hồng Chương hắt nước (Hoài quân, thủy quân Bắc Dương) dập tắt chiến hỏa. Hắt nước là “dương thủy” (扬水), “dương” (扬) [yáng] {hắt} với “dương” (洋) [yáng] {biển} là đồng âm, ẩn dụ thủy quân Bắc Dương.

(còn tiếp…)

Dịch từ:

http://www.epochtimes.com/b5/11/2/15/n3171078.htm

The post Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 41 – Lý Hồng Chương vận động Dương vụ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/05/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-41.html/feed0
Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 40 – Liên quân Anh-Pháp vào Bắc Kinhhttps://chanhkien.org/2012/05/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-40.htmlhttps://chanhkien.org/2012/05/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-40.html#respondWed, 23 May 2012 16:41:10 +0000https://chanhkien.org/?p=18739Năm 1856, liên quân Anh-Pháp tiến vào Bắc Kinh. Trong bức vẽ, người đi theo phía sau là Sa Nga đục nước béo cò.

The post Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 40 – Liên quân Anh-Pháp vào Bắc Kinh first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Mộc Tử

Tượng 40 «Thôi Bối Đồ»

[Chanhkien.org] Năm 1856, liên quân Anh-Pháp tiến vào Bắc Kinh. Trong bức vẽ, người đi theo phía sau là Sa Nga đục nước béo cò.

Giới thiệu: «Thôi Bối Đồ» là cuốn sách tiên tri nổi tiếng nhất Trung Quốc, do Viên Thiên Cang và Lý Thuần Phong đồng sáng tác vào những năm Trinh Quán triều Đường, tổng cộng 60 hình vẽ (đồ tượng), bên dưới có “sấm viết” và “tụng viết” bằng thơ. Người thống trị sợ tính chuẩn xác của nó, nên cố ý đảo loạn thứ tự các Tượng, loạt bài này sắp xếp lại cho đúng.

*  *  *

Tượng 40 (Liên quân Anh-Pháp vào Bắc Kinh)

Sấm viết:

Tây phương hữu nhân
Túc đạp thần kinh
Đế xuất bất hoàn
Tam đài phù khuynh

Tụng viết:

Hắc vân ảm ảm tự Tây lai
Đế tử lâm hà trúc kim đài
Nam hữu binh nhung Bắc hữu hỏa
Trung hưng tằng kiến hữu kỳ tài

Tạm dịch:

Sấm rằng:

Phương Tây có người
Chân đạp thần kinh
Vua chạy không xong
Ba đài nâng đỡ

Tụng rằng:

Mây đen từ Tây sao ảm đạm
Con Vua gần sông dựng kim đài
Nam có việc quân Bắc có lửa
Phục hưng từng thấy có kỳ tài

Giải:

“Tây phương hữu nhân, Túc đạp thần kinh” (Phương Tây có người, Chân đạp thần kinh): chỉ năm 1856, liên quân Anh-Pháp tiến vào Bắc Kinh. Trong bức vẽ, người đi theo phía sau là Sa Nga đục nước béo cò.

“Đế xuất bất hoàn, Tam đài phù khuynh” (Vua chạy không xong, Ba đài nâng đỡ): Hoàng đế Hàm Phong bị bức rời kinh, bệnh chết tại Nhiệt Hà. Hoàng đế Đồng Trị kế vị, thời kỳ “Đồng Trị phục hưng” bắt đầu. “Tam đài” chỉ Hoàng đế Đồng Trị và lưỡng cung Thái hậu. Cũng có lý giải “tam đài” là ba người Tăng Quốc Phiên, Tả Tông Đường và Lý Hồng Chương.

“Hắc vân ảm ảm tự Tây lai, Đế tử lâm hà trúc kim đài” (Mây đen từ Tây sao ảm đạm, Con Vua gần sông dựng kim đài): giống ở trên. “Hà” {sông} chỉ Nhiệt Hà.

“Nam hữu binh nhung Bắc hữu hỏa” (Nam có việc quân Bắc có lửa): phía Nam có quân Thái Bình tạo phản, phía Bắc có Sa Nga xâm chiếm Đông Bắc và hơn 100 vạn km2 đất Tây Bắc.

“Trung hưng tằng kiến hữu kỳ tài” (Phục hưng từng thấy có kỳ tài): “Tằng” (曾) {từng} với “Tăng” (曾) {họ Tăng} đọc viết đều giống nhau. Tăng Quốc Phiên bình định Thái Bình Thiên Quốc, mở rộng giao thiệp với người nước ngoài, khiến triều Thanh xuất hiện cục diện “Đồng Trị phục hưng”. “Kỳ tài” Tăng Quốc Phiên ở Tượng này dẫn tới một “kỳ tài” khác ở Tượng sau—Lý Hồng Chương.

(còn tiếp…)

Dịch từ:

http://www.epochtimes.com/gb/11/2/13/n3169024.htm

The post Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 40 – Liên quân Anh-Pháp vào Bắc Kinh first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/05/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-40.html/feed0
Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 39 – Loạn Thái Bình Thiên Quốchttps://chanhkien.org/2012/05/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-39.htmlhttps://chanhkien.org/2012/05/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-39.html#respondWed, 23 May 2012 16:40:48 +0000https://chanhkien.org/?p=18735Trong đồ hình là đám xương khô do Hồng Tú Toàn tàn sát. "Thủy" (氵) {nước}, "thảo" (艹) {cỏ}, hai bộ "thi" (尸) cốt hợp thành chữ "Hồng" (洪).

The post Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 39 – Loạn Thái Bình Thiên Quốc first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Mộc Tử

Tượng 39 «Thôi Bối Đồ»

[Chanhkien.org] Trong bức họa là đám xương khô do Hồng Tú Toàn sát hại. “Thủy” (氵) {nước}, “thảo” (艹) {cỏ}, hai bộ “thi” (尸) cốt hợp thành chữ “Hồng” (洪).

Giới thiệu: «Thôi Bối Đồ» là cuốn sách tiên tri nổi tiếng nhất Trung Quốc, do Viên Thiên Cang và Lý Thuần Phong đồng sáng tác vào những năm Trinh Quán triều Đường, tổng cộng 60 hình vẽ (đồ tượng), bên dưới có “sấm viết” và “tụng viết” bằng thơ. Người thống trị sợ tính chuẩn xác của nó, nên cố ý đảo loạn thứ tự các Tượng, loạt bài này sắp xếp lại cho đúng.

*  *  *

Tượng 39 (Loạn Thái Bình Thiên Quốc)

Sấm viết:

Đầu hữu phát
Y phạ bạch
Thái bình thời
Vương sát vương

Tụng viết:

Thái bình hựu kiến huyết hoa phi
Ngũ sắc chương thành quả ngoại y
Hồng thủy thao thiên miêu bất tú
Trung Nguyên tằng kiến mộng toàn phi

Tạm dịch:

Sấm rằng:

Đầu có tóc
Áo sợ trắng
Thời thái bình
Vua giết vua

Tụng rằng:

Thái bình lại thấy máu bắn đi
Sớ thành năm màu bọc ngoại y
Hồng thủy cuộn trời mầm không nảy
Trung Nguyên từng thấy mộng toàn phi

Giải:

“Đầu hữu phát, Y phạ bạch” (Đầu có tóc, Áo sợ trắng): chỉ quân Thái Bình không cạo đầu, được gọi là “trường mao” (giặc tóc dài).

“Thái bình thời, Vương sát vương” (Thời thái bình, Vua giết vua): nói về hàng loạt sát phạt nội bộ trong Thái Bình Thiên Quốc. Bắc vương Vi Xương Huy nắm Bạch Kỳ tàn sát gia quyến Đông vương Dương Tú Thanh và Dực vương Thạch Đạt Khai, sau bị Thiên vương Hồng Tú Toàn giết chết.

“Thái bình hựu kiến huyết hoa phi, Ngũ sắc chương thành quả ngoại y” (Thái bình lại thấy máu bắn đi, Sớ thành năm màu bọc ngoại y): “huyết hoa phi” ở đây với “Dương hoa phi” (loạn Dương Quý Phi) và “Lý hoa phi” (loạn Lý Tự Thành) ở trước là cùng loại, tức binh loạn. Quân Thái Bình tác loạn, tàn sát dân chúng, khiến hàng nghìn vạn người chết oan. Dùng “Thiên triều điền mẫu chế độ”, “Tư chính tân thiên”, v.v. ba hoa chích chòe để bao bọc bề ngoài (“ngoại y”), lừa gạt dân chúng, che đậy bản chất sát nhân.

“Hồng thủy thao thiên miêu bất tú, Trung Nguyên tằng kiến mộng toàn phi” (Hồng thủy cuộn trời mầm không nảy, Trung Nguyên từng thấy mộng toàn phi): đầy đủ cả ba chữ “Hồng Tú Toàn”. Thái Bình Thiên Quốc từng chiếm 18 tỉnh, hơn một nửa Trung Quốc, nhưng rồi bị Tương quân của Tăng Quốc Phiên tiêu diệt. “Tằng” (曾) {từng} với “Tăng” (曾) {họ Tăng} là cùng một người: Tăng Quốc Phiên.

Trong bức họa là đám xương khô do Hồng Tú Toàn sát hại. “Thủy” (氵) {nước}, “thảo” (艹) {cỏ}, hai bộ “thi” (尸) cốt hợp thành chữ “Hồng” (洪).

(còn tiếp…)

Dịch từ:

http://www.epochtimes.com/gb/11/2/10/n3166424.htm

The post Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 39 – Loạn Thái Bình Thiên Quốc first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/05/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-39.html/feed0
Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 38 – Thiên Địa hội phản Thanh phục Minhhttps://chanhkien.org/2012/05/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-38.htmlhttps://chanhkien.org/2012/05/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-38.html#respondSat, 19 May 2012 06:43:59 +0000https://chanhkien.org/?p=18716Trong đồ hình là "thiên long" đấu với "địa xà", ám chỉ "Thiên Địa hội" với tôn chỉ "phản Thanh phục Minh".

The post Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 38 – Thiên Địa hội phản Thanh phục Minh first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Mộc Tử

Tượng 38 «Thôi Bối Đồ»

[Chanhkien.org] Trong bức họa là “thiên long” đấu với “địa xà”, ám chỉ “Thiên Địa hội” với tôn chỉ “phản Thanh phục Minh”.

Giới thiệu: «Thôi Bối Đồ» là cuốn sách tiên tri nổi tiếng nhất Trung Quốc, do Viên Thiên Cang và Lý Thuần Phong đồng sáng tác vào những năm Trinh Quán triều Đường, tổng cộng 60 hình vẽ (đồ tượng), bên dưới có “sấm viết” và “tụng viết” bằng thơ. Người thống trị sợ tính chuẩn xác của nó, nên cố ý đảo loạn thứ tự các Tượng, loạt bài này sắp xếp lại cho đúng.

*  *  *

Tượng 38 (Phản Thanh phục Minh, Thiên Địa hội)

Sấm viết:

Mão Ngọ chi gian
Quyết tượng duy ly
Bát ngưu khiên động
Ung ung hi hi

Tụng viết:

Thủy hỏa ký tế nhân dân cát
Thủ trì kim qua bất sát tặc
Ngũ thập niên trung nhất tướng thần
Thanh thanh thảo tự điền gian xuất

Tạm dịch:

Sấm rằng:

Giữa lúc Mão Ngọ
Voi ngất giữ khoảng
Tám trâu kéo theo
Nhộn nhịp rộn ràng

Tụng rằng:

Nước lửa đã qua nhân dân cát
Tay cầm mác vàng không giết giặc
Trong năm mươi năm một quan tướng
Cỏ xanh bát ngát nảy ngoài đồng

Giải:

“Mão Ngọ chi gian, Quyết tượng duy ly” (Giữa lúc Mão Ngọ, Voi ngất giữ khoảng): đầu triều Thanh, hai triều Khang Hy, Ung Chính, tuy nhân dân sinh hoạt an định, nhưng người Hán trong dân gian vẫn ngầm dấy khởi kêu gọi “phản Thanh phục Minh”. “Giữa lúc Mão Ngọ” là “Thìn Tỵ”, tức “long xà”.

“Bát ngưu khiên động, Ung ung hi hi” (Tám trâu kéo theo, Nhộn nhịp rộn ràng): “bát ngưu” (八牛) là chữ “Chu” (朱), họ của nhà Minh, ám chỉ phản kháng của lực lượng cũ triều Minh. “Ung ung hi hi” chỉ Khang Hy, Ung Chính.

“Thủy hỏa ký tế nhân dân cát, Thủ trì kim qua bất sát tặc” (Nước lửa đã qua nhân dân cát, Tay cầm mác vàng không giết giặc): chỉ triều Thanh thời đầu áp dụng chính sách vừa áp bức vừa vỗ về người Hán, đạt được thành công.

“Ngũ thập niên trung nhất tướng thần, Thanh thanh thảo tự điền gian xuất” (Trong năm mươi năm một quan tướng, Cỏ xanh bát ngát nảy ngoài đồng): chỉ người sáng lập Thiên Địa hội — tướng cũ nhà Minh là Trần Vĩnh Hoa (từ năm 1656-1680 trong quân, làm tướng 25 năm, trong “năm mươi năm”). “Thần” (臣) [chén] {bề tôi} đồng âm với “Trần” (陈) [chén] {họ Trần}. “Cỏ xanh bát ngát nảy ngoài đồng” là chữ “Hoa” (华). Dưới áp chế của triều Thanh, Thiên Địa hội sau bí mật phân thành Thanh bang, Hồng bang, Ca Lão hội, v.v. phân tán khắp dân gian. Các bang phái này đi theo vương triều nhà Thanh cho tới lúc kết thúc. Lịch sử tiến nhập vòng tuần hoàn: Tôn Trung Sơn thành lập Đồng Minh hội, đề xuất “đuổi người Tác-ta, khôi phục Trung Hoa”, khi ấy được bang trợ rất lớn bởi các bang phái như Ca Lão hội, Hồng bang. Sau cách mạng Tân Hợi, việc đầu tiên mà Tôn Trung Sơn làm là: bái lăng triều Minh.

Trong bức họa là “thiên long” đấu với “địa xà”, ám chỉ “Thiên Địa hội” với tôn chỉ “phản Thanh phục Minh”. “Địa đầu xà” sau này trở thành tục xưng của bang hội.

(còn tiếp…)

Dịch từ:

http://www.epochtimes.com/gb/11/2/10/n3166378.htm

The post Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 38 – Thiên Địa hội phản Thanh phục Minh first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/05/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-38.html/feed0
Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 37 – Bắt sống Ngao Báihttps://chanhkien.org/2012/05/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-37.htmlhttps://chanhkien.org/2012/05/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-37.html#respondSat, 19 May 2012 06:43:36 +0000https://chanhkien.org/?p=18712Trong đồ hình là Ngao Bái thần thái ngạo mạn, tựa như không phục. Giương hai tay ra ẩn dụ chữ "bái" (拜).

The post Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 37 – Bắt sống Ngao Bái first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Mộc Tử

Tượng 37 «Thôi Bối Đồ»

[Chanhkien.org] Trong bức họa là Ngao Bái thần thái ngạo mạn, tựa như không phục. Giương hai tay ra ẩn dụ chữ “bái” (拜).

Giới thiệu: «Thôi Bối Đồ» là cuốn sách tiên tri nổi tiếng nhất Trung Quốc, do Viên Thiên Cang và Lý Thuần Phong đồng sáng tác vào những năm Trinh Quán triều Đường, tổng cộng 60 hình vẽ (đồ tượng), bên dưới có “sấm viết” và “tụng viết” bằng thơ. Người thống trị sợ tính chuẩn xác của nó, nên cố ý đảo loạn thứ tự các Tượng, loạt bài này sắp xếp lại cho đúng.

*  *  *

Tượng 37 (Bắt sống Ngao Bái)

Sấm viết:

Ảm ảm âm mai
Sát bất dụng đao
Vạn nhân bất tử
Nhất nhân nan đào

Tụng viết:

Hữu nhất quân nhân thân đới cung
Chỉ ngôn ngã thị bạch đầu ông
Đông biên môn lí phục kim kiếm
Dũng sĩ hậu môn nhập Đế cung

Tạm dịch:

Sấm rằng:

Âm u mù mịt
Giết không dùng đao
Vạn người không chết
Một người khó chạy

Tụng rằng:

Có một người lính mình đeo cung
Chỉ nói ta là bạch đầu ông
Hướng Đông cửa ngõ phục bảo kiếm
Dũng sĩ cổng sau nhập Đế cung

Giải:

“Ảm ảm âm mai, Sát bất dụng đao” (Âm u mù mịt, Giết không dùng đao): “giết không dùng đao” chỉ dùng hai tay, tức “song thủ”, hai chữ “thủ” (手) hợp thành một chữ “bái” (拜). Cũng nói Ngao Bái lạm quyền, kiêu căng tự đại. Bởi vậy Hoàng đế Khang Hy dùng diệu kế bắt sống Ngao Bái.

“Vạn nhân bất tử, Nhất nhân nan đào” (Vạn người không chết, Một người khó chạy): để mau chóng ổn định chính cục, không mở rộng phạm vi liên lụy và triệt hạ vây cánh.

“Hữu nhất quân nhân thân đới cung, Chỉ ngôn ngã thị bạch đầu ông” (Có một người lính mình đeo cung, Chỉ nói ta là bạch đầu ông): Ngao Bái vào điện mang theo mình thanh kiếm, lại hiệu xưng là “Mãn Châu đệ nhất dũng sĩ”, cậy công mà kiêu ngạo. Từng được ban hiệu là “Ba Đồ Lỗ” (“Ba Đồ Lỗ” là dịch âm Baturu của tiếng Mãn, nghĩa là: giỏi giang, hảo hán). “Bạch đầu ông” ở đây là biểu tượng hóa dịch âm của “Ba Đồ Lỗ”. “Có một người lính mình đeo cung”, chữ “nhân” (人) đeo thêm “cung” (弓) chính là chữ “Di” (夷), “người Di” chính là người Hồ (Mãn).

“Đông biên môn lí phục kim kiếm, Dũng sĩ hậu môn nhập Đế cung” (Hướng Đông cửa ngõ phục bảo kiếm, Dũng sĩ cổng sau nhập Đế cung): chính là nói Hoàng đế Khang Hy bày mưu, bí mật bố trí lực lượng, tháng 5 năm Khang Hy thứ 8 (năm 1669) bắt sống Ngao Bái.

Trong bức họa là Ngao Bái thần thái ngạo mạn, tựa như không phục. Giương hai tay ra ẩn dụ chữ “bái” (拜).

(còn tiếp…)

Dịch từ:

http://www.epochtimes.com/gb/11/2/6/n3162806.htm

The post Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 37 – Bắt sống Ngao Bái first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/05/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-37.html/feed0
Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 36 – Hiếu Trang hiền, Khang Hy thịnhhttps://chanhkien.org/2012/05/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-36.htmlhttps://chanhkien.org/2012/05/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-36.html#respondTue, 15 May 2012 15:54:30 +0000https://chanhkien.org/?p=18708Trong đồ hình là hai người, một đàn ông một đàn bà, đứng với trang phục lộng lẫy (thịnh trang), ám chỉ sau Hiếu Trang là thời "Khang Càn thịnh thế".

The post Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 36 – Hiếu Trang hiền, Khang Hy thịnh first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Mộc Tử

Tượng 36 «Thôi Bối Đồ»

[Chanhkien.org] Trong bức họa là hai người, một nam một nữ, đứng với trang phục lộng lẫy (thịnh trang), ám chỉ sau Hiếu Trang là thời “Khang Càn thịnh thế”.

Giới thiệu: «Thôi Bối Đồ» là cuốn sách tiên tri nổi tiếng nhất Trung Quốc, do Viên Thiên Cang và Lý Thuần Phong đồng sáng tác vào những năm Trinh Quán triều Đường, tổng cộng 60 hình vẽ (đồ tượng), bên dưới có “sấm viết” và “tụng viết” bằng thơ. Người thống trị sợ tính chuẩn xác của nó, nên cố ý đảo loạn thứ tự các Tượng, loạt bài này sắp xếp lại cho đúng.

*  *  *

Tượng 36 (Hiếu Trang hiền, Khang Hy thịnh)

Sấm viết:

Âm Dương hòa
Hóa dĩ chính
Khôn thuận nhi cảm
Hậu kiến Nghiêu Thuấn

Tụng viết:

Thùy vân nữ tử thượng cương cường
Khôn đức cư nhiên cảm tứ phương
Trùng kiến trung thiên tân khí tượng
Bặc niên nhất lục thọ nhi khang

Tạm dịch:

Sấm rằng:

Âm Dương hòa
Hóa theo chính
Khôn thuận mà cảm
Sau thấy Nghiêu Thuấn

Tụng rằng:

Ai bảo nữ giới ấy cương cường
Đức Khôn rõ ràng cảm bốn phương
Lại thấy giữa trời tân khí tượng
Ước năm một sáu thọ mà khang

Giải:

“Âm Dương hòa, Hóa dĩ chính” (Âm Dương hòa, Hóa theo chính); “Thùy vân nữ tử thượng cương cường, Khôn đức cư nhiên cảm tứ phương” (Ai bảo nữ giới ấy cương cường, Đức Khôn rõ ràng cảm bốn phương): ở đây chỉ Hiếu Trang Văn Hoàng hậu, vợ Hoàng Thái Cực. Bà bình phục Nhiếp chính vương Đa Nhĩ Cổn, giúp quyền lực Hoàng đế trở về tay Thuận Trị, lấy nhu khắc cương, Hoàng thất quy chính. Giúp đỡ Hoàng đế Khang Hy tự mình chấp chính, dùng mưu bắt sống Ngao Bái, bình định Tam Phiên, đều là trợ giúp toàn lực sau hậu trường của Hiếu Trang Văn Hoàng hậu.

“Trùng kiến trung thiên tân khí tượng, Bặc niên nhất lục thọ nhi khang” (Lại thấy giữa trời tân khí tượng, Ước năm một sáu thọ mà khang): kể từ sau thời “Vĩnh Lạc thịnh thế” triều Minh, Trung Quốc lại nghênh đón “Khang Càn thịnh thế” triều Thanh. “Khang” (康) chỉ Khang Hy. Khang Hy gần 70 tuổi thì qua đời, ứng với câu “ước năm một sáu thọ” (7=1+6). “Sau thấy Nghiêu Thuấn” ý nói Khang Hy Đại Đế là một trong những Đế Vương đệ nhất từ thiên cổ (cũng hàm ý Càn Long).

Trong bức họa là hai người, một nam một nữ, đứng với trang phục lộng lẫy (thịnh trang), ám chỉ sau Hiếu Trang là thời “Khang Càn thịnh thế”.

(còn tiếp…)

Dịch từ:

http://www.epochtimes.com/gb/11/2/6/n3162784.htm

The post Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 36 – Hiếu Trang hiền, Khang Hy thịnh first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/05/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-36.html/feed0
Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 35 – Triều Thanh lập, truyền mười đờihttps://chanhkien.org/2012/05/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-35.htmlhttps://chanhkien.org/2012/05/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-35.html#respondTue, 15 May 2012 15:53:39 +0000https://chanhkien.org/?p=18704Trong đồ hình là thuyền chở 10 người, trên cắm 8 lá cờ (Bát Kỳ), ngụ ý rất rõ.

The post Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 35 – Triều Thanh lập, truyền mười đời first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Mộc Tử

Tượng 35 «Thôi Bối Đồ»

[Chanhkien.org] Trong bức họa là thuyền chở 10 người từ hướng Đông Bắc, trên cắm 8 lá cờ (Bát Kỳ), ngụ ý rất rõ.

Giới thiệu: «Thôi Bối Đồ» là cuốn sách tiên tri nổi tiếng nhất Trung Quốc, do Viên Thiên Cang và Lý Thuần Phong đồng sáng tác vào những năm Trinh Quán triều Đường, tổng cộng 60 hình vẽ (đồ tượng), bên dưới có “sấm viết” và “tụng viết” bằng thơ. Người thống trị sợ tính chuẩn xác của nó, nên cố ý đảo loạn thứ tự các Tượng, loạt bài này sắp xếp lại cho đúng.

*  *  *

Lời nói đầu

«Thôi Bối Đồ» (推背图) là cuốn sách sấm do Lý Thuần Phong và Viên Thiên Cang đồng biên soạn vào đầu những năm Trinh Quán triều Đường (năm 627-649), bao gồm 60 bức họa (đồ tượng), bản gốc phân thành Quyển 1 (đến Tượng 40) và Quyển 2 (sau Tượng 40). Mỗi bức họa ở dưới đều kèm theo “sấm viết” và “tụng viết” bằng thơ, tiên tri những sự kiện trọng đại phát sinh qua các triều đại Trung Quốc từ triều Đường về sau. Khi đối chiếu những sự việc được tiên đoán trong «Thôi Bối Đồ» với các sự kiện đã xảy ra, thì người ta phát hiện thấy sự chuẩn xác đến đáng kinh ngạc!

Từ Tượng 32 trở về trước, «Thôi Bối Đồ» dự đoán những sự kiện lịch sử chính xác đến 100%. Cũng chính vì thế mà «Thôi Bối Đồ» luôn thuộc loại “sách cấm” đối với những người đương quyền Trung Quốc qua các triều đại. Có người đã cố ý đả loạn thứ tự các Tượng đối với những dự ngôn của «Thôi Bối Đồ» từ triều Minh về sau, khiến người đời sau khó mà dịch giải. Bởi vậy loạt bài này dịch giải lại mới hoàn toàn «Thôi Bối Đồ» trên cơ sở sắp xếp lại đúng thứ tự các Tượng kể từ triều Thanh.

Sau đây là phá giải dự ngôn từ triều Thanh về sau (Tượng 35-60), với các Tượng được sắp xếp và đánh số lại theo đúng thứ tự:

Tượng 35 (Triều Thanh lập, truyền mười đời)

Sấm viết:

Hoàng Hà thủy thanh
Khí thuận tắc trị
Chủ khách bất phân
Địa chi vô Tý

Tụng viết:

Thiên Trường Bạch bộc lai
Hồ nhân khí bất suy
Phiên ly đa triệt khứ
Trĩ tử bán khả ai

Tạm dịch:

Sấm rằng:

Nước Hoàng Hà trong
Khí thuận là trị
Chủ khách không phân
Địa chi không Tý

Tụng rằng:

Thác nước trời Trường Bạch
Người Hồ khí không suy
Hàng rào bỏ đi nhiều
Trẻ con nửa bi ai

Giải:

“Hoàng Hà thủy thanh, Khí thuận tắc trị” (Nước Hoàng Hà trong, Khí thuận là trị): đây là Tượng đầu tiên trong 11 Tượng về triều Thanh, khái quát quốc vận triều Thanh, chỉ triều Thanh từ thời Hoàng đế Thuận Trị là bắt đầu vào làm chủ Trung Nguyên. “Thanh” (清) {trong} chỉ triều Thanh, “trị” (治) chỉ Thuận Trị.

“Chủ khách bất phân, Địa chi vô Tý” (Chủ khách không phân, Địa chi không Tý): các bộ tộc Nữ Chân của Mãn Thanh nguyên là làm khách lệ thuộc triều Minh, nay đảo khách thành chủ. Ngoài ra còn hàm ý tộc Mãn dung nhập tộc Hán, ý là “Mãn Hán một nhà”. Nỗ Nhĩ Cáp Xích kiến lập “Hậu Kim”, đến năm 1636 Hoàng Thái Cực cải quốc hiệu thành “Thanh”, từ Thuận Trị truyền được 10 Hoàng đế. Địa chi có 12 ngôi, bởi vậy không tính Nỗ Nhĩ Cáp Xích (ngôi Tý) thì triều Thanh có tổng cộng 11 vị Hoàng đế.

“Thiên Trường Bạch bộc lai, Hồ nhân khí bất suy” (Thác nước trời Trường Bạch, Người Hồ khí không suy): núi Trường Bạch là đất phát tích mà ông Trời phú cho dân tộc Mãn. Sau triều Nguyên, người Hồ ở phương Bắc lại một lần nữa xâm nhập làm chủ Trung Nguyên.

“Phiên ly đa triệt khứ, Trĩ tử bán khả ai” (Hàng rào bỏ đi nhiều, Trẻ con nửa bi ai): bình loạn Tam Phiên (có chữ “phiên”), Trường Thành (“hàng rào”) không lại trở thành bức tường phân cách quân sự Bắc-Nam nữa. Đài Loan, Tân Cương, v.v. đều quy về bản đồ triều Thanh, cương vực rộng lớn chưa từng có. Sau khi nhập quan, Mãn Thanh truyền được 10 Hoàng đế, trong đó một nửa lên ngôi khi chưa đầy 10 tuổi (Thuận Trị, Khang Hy, Đồng Trị, Quang Tự, Tuyên Thống), đúng là khá “bi ai”.

Trong bức họa là thuyền chở 10 người từ hướng Đông Bắc, trên cắm 8 lá cờ (Bát Kỳ), ngụ ý rất rõ.

(còn tiếp…)

Dịch từ:

http://www.epochtimes.com/gb/11/2/2/n3160598.htm

The post Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 35 – Triều Thanh lập, truyền mười đời first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/05/toan-tan-giai-dich-thoi-boi-do-tuong-35.html/feed0
Dự ngôn tinh phẩm: «Hoàng Bá thiền sư thi»https://chanhkien.org/2012/05/du-ngon-tinh-pham-hoang-ba-thien-su-thi.htmlhttps://chanhkien.org/2012/05/du-ngon-tinh-pham-hoang-ba-thien-su-thi.html#respondWed, 09 May 2012 12:47:58 +0000https://chanhkien.org/?p=18524Bài thơ dự ngôn «Thiền sư thi» của cao tăng Hoàng Bá đời Đường có tổng cộng 14 khổ thơ, tiên tri chính xác rất nhiều sự kiện lịch sử từ khi triều Minh diệt vong một mạch cho tới hiện tại.

The post Dự ngôn tinh phẩm: «Hoàng Bá thiền sư thi» first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Mộc Tử

“Lão tăng từ giờ thôi lắm miệng, Việc sau còn phải hỏi người sau”. (Ảnh: Getty Images)

[Chanhkien.org] Giới thiệu: Bài thơ dự ngôn «Thiền sư thi» của cao tăng Hoàng Bá đời Đường có tổng cộng 14 khổ thơ, tiên tri chính xác rất nhiều sự kiện lịch sử từ khi triều Minh diệt vong một mạch cho tới hiện tại. Đặc điểm của nó là lấy chính quyền và các Đế vương làm chủ tuyến sáng tác.

*  *  *

Sau đây là phần giải nghĩa:

Khổ 1

Nhật nguyệt lạc thời giang hải bế,
Thanh viên tương ngộ phán hưng vong.
Bát ngưu vận hướng Điền Kiềm tận,
Nhị cửu đan thành kim cốc tàng.

Tạm dịch:

Nhật nguyệt thời suy sông biển bế,
Vượn xanh gặp gỡ phán hưng vong.
Tám trâu vận tới Điền Kiềm hết,
Hai chín thành đan trữ lúa vàng.

Giải: “Nhật nguyệt thời suy sông biển bế”: “nhật nguyệt” (日月) là chữ “Minh” (明). Triều Minh diệt vong, triều Thanh tiến nhập thời kỳ bế quan tỏa cảng. Chữ “thanh” (青) {màu xanh} với chữ “Thanh” (清) {triều Thanh} là đồng âm [qīng].

“Vượn xanh gặp gỡ phán hưng vong”: “vượn xanh” là năm 1644 Giáp Thân, Hoàng đế Thuận Trị triều Thanh tiến vào Bắc Kinh. Giáp thuộc Mộc, Mộc đối ứng với màu xanh.

“Tám trâu vận tới Điền Kiềm hết”: “bát ngưu” {tám trâu} (八牛) là chữ “Chu” (朱), Hoàng đế Vĩnh Lịch Chu Do Lang bị Ngô Tam Quế thắt cổ ở Vân Nam.

“Hai chín thành đan trữ lúa vàng”: Thuận Trị tại vị 18 năm (=2×9) thì xuất gia làm hòa thượng.

Khổ 2

Hắc hổ đương đầu vận tế khang,
Tứ phương kham định tịnh thùy thường.
Đường Ngu dĩ hậu vô tư thịnh,
Ngũ ngũ hoàn kiêm lục lục trường.

Tạm dịch:

Hổ đen đứng đầu vận đương khang,
Bốn phương bình định sạch bóng dáng.
Noi tiếng Đường Ngu vô tư thịnh,
Năm năm sáu sáu gấp đôi trường.

Giải: “Hổ đen đứng đầu vận đương khang”: chỉ năm 1662 Nhâm Dần, năm Hổ, Khang Hy chấp chính. Nhâm thuộc Thủy, Thủy ứng với màu đen.

“Bốn phương bình định sạch bóng dáng”: bình định bốn phương, quốc gia thanh bình.

“Noi tiếng Đường Ngu vô tư thịnh”: từ thời Đường Ngu (Vua Nghiêu) trở đi chưa có thịnh thế như vậy.

“Năm năm sáu sáu gấp đôi trường”: “năm năm” (5×5) là 25, “sáu sáu” (6×6) là 36, Khang Hy tại vị 61 năm (=25+36).

Khổ 3

Hữu nhất chân nhân xuất Ung Châu,
Tiêu liêu nguyên thượng sử nhân sầu.
Tu tri thâm khắc phi thường pháp,
Bạch hổ giai phùng tuế nhất châu.

Tạm dịch:

Có một chân nhân xuất Ung Châu,
Hồng tước bên trên khiến người sầu.
Cần biết sâu sắc phi thường pháp,
Hổ trắng ôi gặp tuổi một châu.

Giải: “Có một chân nhân xuất Ung Châu”: chỉ Ung Chính mộ Đạo.

“Hồng tước bên trên khiến người sầu”: Ung Chính cá tính nghiêm khắc.

“Cần biết sâu sắc phi thường pháp”: pháp trị rất hà khắc.

“Hổ trắng ôi gặp tuổi một châu”: Khang Hy qua đời năm 1722 Nhâm Dần, năm Hổ, Nhâm Dần thuộc Kim, Kim ứng màu trắng. Ung Chính tại vị 12 năm (1723-1735), một “châu” {vòng} địa chi là 12 năm.

Khổ 4

Càn quái chiêm lai cảnh vận long,
Nhất bàn lục giáp tổ tôn đồng.
Ngoại nhướng sơ độ trù biên sách,
Nội thiền vô tàm thái cổ phong.

Tạm dịch:

Quẻ Càn bói được cảnh vận long,
Giống như lục giáp ông cháu đồng.
Bài ngoại ngày sinh trù quyết sách,
Trong thiền không thẹn với cổ phong.

Giải: “Quẻ Càn bói được cảnh vận long”: chỉ thời cai trị thịnh thế của Càn Long.

“Giống như lục giáp ông cháu đồng”: lục giáp là 60 năm, Càn Long tại vị 60 năm (1735-1795), không dám vượt qua tổ phụ Khang Hy.

“Bài ngoại ngày sinh trù quyết sách”: Chính sách đối ngoại rất thành công.

“Trong thiền không thẹn với cổ phong”: cuối đời theo thiền.

Khổ 5

Xích long thụ khánh sự kham gia,
Na phạ liên trì khai bạch hoa.
Nhị thập ngũ huyền đàn dị tận,
Long lai long khứ bất phùng xà.

Tạm dịch:

Rồng đỏ được mừng việc khánh chúc,
Lo gì ao sen nở bạch hoa.
Hai lăm dây đàn gẩy dễ hết,
Rồng đến rồng đi không gặp xà.

Giải: “Rồng đỏ được mừng việc khánh chúc”: năm 1796 Bính Thìn, năm Rồng, Gia Khánh lên ngôi. Bính thuộc Hỏa, Hỏa ứng màu đỏ.

“Lo gì ao sen nở bạch hoa”: không sợ Bạch Liên giáo tác loạn.

“Hai lăm dây đàn gẩy dễ hết”: Gia Khánh tại vị 25 năm.

“Rồng đến rồng đi không gặp xà”: năm 1820 Canh Thìn, năm Rồng, Gia Khánh bệnh chết.

Khổ 6

Bạch xà đương đạo mạn đằng quang,
Tiêu cán cần lao nhất thế mang.
Bất hạnh anh hùng lai hải thượng,
Vọng dương tòng thử thán dương dương.

Tạm dịch:

Rắn trắng cầm quyền khắp nơi sáng,
Thức khuya dậy sớm cả đời mang.
Anh hùng bất hạnh tới trên biển,
Trông biển từ đây thán mênh mang.

Giải: “Rắn trắng cầm quyền khắp nơi sáng”: năm 1821 Tân Tỵ, năm Rắn, Đạo Quang lên ngôi. Tân thuộc Kim, Kim ứng màu trắng.

“Thức khuya dậy sớm cả đời mang”: chiến tranh Nha Phiến, việc nước gian nan.

“Anh hùng bất hạnh tới trên biển”: cường quốc từ đường biển tiến vào Trung Quốc.

“Trông biển từ đây thán mênh mang”: Trung Quốc từ nay càng cảm thán đối với biển.

Khổ 7

Hợi thỉ vô ngoa nhị quái khai,
Tam tam lưỡng lưỡng tổng kham ai.
Đông Nam vạn lý hồng cân nhiễu,
Tây Bắc thiên quần bạch mạo lai.

Tạm dịch:

Hợi lợn không sai hai quẻ khai,
Ba ba hai hai thật bi ai.
Đông Nam vạn dặm loạn khăn đỏ,
Tây Bắc ngàn bầy mũ trắng tới.

Giải: “Hợi lợn không sai hai quẻ khai”: “Hàm”, “Phong” là tên hai quẻ trong 64 quẻ «Kinh Dịch».

“Ba ba hai hai thật bi ai”: Hàm Phong tại vị (3+3+2+2=) 10 năm (1851-1861), việc nước không thuận.

“Đông Nam vạn dặm loạn khăn đỏ”: Đông Nam có loạn Thái Bình Thiên Quốc.

“Tây Bắc ngàn bầy mũ trắng tới”: Tây Bắc có biến cố dân tộc Hồi.

Khổ 8

Đồng tâm tá trị vận trung hưng,
Nam Bắc phong yên nhất tảo bình.
Nhất kỷ cương chu Dương nhất phục,
Hàn băng không tự chiến cảng cảng.

Tạm dịch:

Đồng lòng giúp trị vận phục hưng,
Nam Bắc khói lửa sớm dẹp xong.
Một vòng kỷ cương Dương trở lại,
Băng lạnh không từ rét căm căm.

Giải: “Đồng lòng giúp trị vận phục hưng”: thời cai trị phục hưng của Đồng Trị.

“Nam Bắc khói lửa sớm dẹp xong”: Thái Bình Thiên Quốc và biến cố dân tộc Hồi được bình định.

“Một vòng kỷ cương Dương trở lại”: tại vị 13 năm (1861-1874), một vòng 12 năm cộng thêm 1.

“Băng lạnh không từ rét căm căm”: loạn trong giặc ngoài.

Khổ 9

Quang mang thiểm thiểm kiến tai tinh,
Thống tự bàng diên tín hữu bằng.
Tần Tấn nhất gia nhưng đỉnh túc,
Hoàng viên vận ngột lực nan thắng.

Tạm dịch:

Hào quang rực rỡ thấy tai tinh,
Nghiệp thống bên mời có chứng tin.
Tần Tấn một nhà thành chân vạc,
Vượn vàng vận cao sức khó thắng.

Giải: “Hào quang rực rỡ thấy tai tinh”: chỉ Quang Tự (1875-1908). Chiến tranh Giáp Ngọ, cải cách Mậu Tuất, liên quân tám nước, v.v. rất nhiều tai họa.

“Nghiệp thống bên mời có chứng tin”: Tuyên Thống, Quang Tự đều là con nuôi thân vương, là “bên mời”.

“Tần Tấn một nhà thành chân vạc”: Mãn Thanh dựa vào người Hán là Viên Thế Khải, nhưng Viên Thế Khải lập thành thế chân vạc (tam phân).

“Vượn vàng vận cao sức khó thắng”: năm 1908 Mậu Thân, năm Khỉ, đứa trẻ Tuyên Thống xưng đế, nhưng không có lực lượng. Mậu Thân thuộc Thổ, Thổ ứng màu vàng.

Khổ 10

Dụng võ thời đương bạch hổ niên,
Tứ phương các tự khởi phong yên.
Cửu châu hựu kiến tam phân định,
Thất tải nhưng lưu nhất tuyến diên.

Tạm dịch:

Dụng võ vào thời năm hổ trắng,
Bốn phương tự mình khởi chiến tranh.
Chín châu lại thấy thế chia ba,
Bảy năm vẫn lưu một tuyến dài.

Giải: “Dụng võ vào thời năm hổ trắng”: năm 1914, năm Hổ, đại chiến thế giới bùng phát từ phương Tây. Bạch thuộc Kim, Kim là phương Tây.

“Bốn phương tự mình khởi chiến tranh”: Chiến tranh nổ ra khắp thế giới.

“Chín châu lại thấy thế chia ba”: Trung Quốc phân thành Dân Quốc, Trung Cộng và Nhật Bản.

“Bảy năm vẫn lưu một tuyến dài”: 8 năm kháng chiến (1937-1945), 7 năm cộng thêm 1.

Khổ 11

Hồng kê đề hậu quỷ sinh sầu,
Bảo vị phân tranh bán bích hưu.
Hạnh hữu kim ngao năng đới chủ,
Kỳ phân bát diện hạ Tần Châu.

Tạm dịch:

Gà đỏ gáy rồi quỷ sinh sầu,
Ngôi báu tranh nhau nửa phần sau.
May có ngao vàng mang theo chủ,
Cờ phân tám hướng lấy Tần Châu.

Giải: “Gà đỏ gáy rồi quỷ sinh sầu”: năm 1945, năm Gà, Nhật Bản đầu hàng, Trung Cộng phát động nội chiến. “Đỏ” là họa đỏ.

“Ngôi báu tranh nhau nửa phần sau”: Dân Quốc cuối cùng đánh mất một nửa giang sơn.

“May có ngao vàng mang theo chủ”: May có ngao vàng trên biển, tức đảo Đài Loan, trở thành đất của chính phủ Dân Quốc.

“Cờ phân tám hướng lấy Tần Châu”: Trung Cộng từ Thiểm Bắc chiếm lĩnh Đại Lục.

Khổ 12

Trung hưng sự nghiệp phó lân nhi,
Thỉ hậu ngưu tiền diệu đức nghi.
Kế thống thiên an tam thập lục,
Tọa khán cảnh ngoại huyết như nê.

Tạm dịch:

Sự nghiệp phục hưng gửi lân nhi,
Lợn sau trâu trước chói ân nghi.
Thống tiếp an phận ba mươi sáu,
Ngồi xem từ ngoài bùn như máu.

Giải: “Sự nghiệp phục hưng gửi lân nhi”: Tưởng Giới Thạch phó thác hy vọng phục quốc cho Tưởng Kinh Quốc.

“Lợn sau trâu trước chói ân nghi”: năm 1972, năm Lợn, Tưởng Kinh Quốc chính thức kế vị (chức Thủ tướng), Đài Loan bắt đầu “thời đại Tưởng Kinh Quốc” phồn vinh.

“Thống tiếp an phận ba mươi sáu”: 36 năm sau khi Tưởng Kinh Quốc nhậm chức Tổng thống, Đại Lục và Đài Loan thống nhất (1978-2013).

“Ngồi xem từ ngoài bùn như máu”: bàng quan nhìn Đại Lục máu chảy thành sông mà không làm gì được.

Khổ 13

Xích thử thời đồng vận bất đồng,
Trung Nguyên hảo cảnh bất vi công.
Tây phương tái kiến Nam quân chí,
Cương đáo kim xà vận dĩ chung.

Tạm dịch:

Chuột đỏ thì giống vận không đồng,
Cảnh đẹp Trung Nguyên chẳng tính công.
Phương Tây lại thấy quân Nam đến,
Vừa đến rắn vàng vận đã xong.

Giải: “Chuột đỏ thì giống vận không đồng”: năm 1948 Mậu Tý, năm Chuột, Dân Quốc dời sang Đài Loan, Trung Cộng chiếm lĩnh Đại Lục. Nhưng vận mệnh nhân dân hai bờ eo biển không giống nhau. Mậu Tý thuộc Hỏa, Hỏa ứng màu đỏ.

“Cảnh đẹp Trung Nguyên chẳng tính công”: vẻ hào nhoáng bề ngoài ở Đại Lục không che đậy nổi nguy cơ trùng trùng.

“Phương Tây lại thấy quân Nam đến”: quảng truyền «Cửu Bình», nhân sĩ hải ngoại ở phương Tây dấy khởi làn sóng thoái đảng. Tiếp nối chiến dịch “tiễu cộng” của quân cách mạng phương Nam của Tưởng Giới Thạch.

“Vừa đến rắn vàng vận đã xong”: đầu năm 2013, năm Rắn, ánh mặt trời tỏa sáng, Trung Cộng diệt vong.

Khổ 14

Nhật nguyệt thôi thiên tự chuyển luân,
Giai dư xuất thế cánh vô nhân.
Lão tăng tòng thử hưu nhiêu thiệt,
Hậu sự hoàn tu vấn hậu nhân.

Tạm dịch:

Nhật nguyệt chuyển dời tựa chuyển luân,
Ôi sinh ta càng chẳng nguyên nhân.
Lão tăng từ giờ thôi lắm miệng,
Việc sau còn phải hỏi người sau.

Giải: “Nhật nguyệt chuyển dời tựa chuyển luân”: lịch sử nhân loại đều là vì Pháp Luân Đại Pháp cứu thế mà an bài. “Chuyển luân” (bánh xe xoay chuyển) ngầm chỉ Pháp Luân của Pháp Luân Đại Pháp.

*  *  *

Ghi chú: Trong dự ngôn này, triều Thanh và Dân Quốc đều nối đuôi nhau, mạch lạc rõ ràng, thời gian chặt chẽ, xứng là tinh phẩm.

“Người sau” chỉ nghi có ba điểm:

1. “Bạch hổ niên”: năm 1914 Giáp Dần, năm Hổ, Giáp Dần thuộc Thủy, màu đen. Giáp thuộc Mộc, Mộc ứng màu xanh. Năm 1926 Bính Dần, Dân Quốc Bắc phạt là “xích hổ” {hổ đỏ}, đều không phải “bạch hổ” {hổ trắng}.

2. “Hồng kê”: năm 1945 Ất Dậu, năm Gà, Ất Dậu thuộc Thủy, màu đen. Ất thuộc Mộc, Mộc ứng màu xanh. Đều không phải “hồng kê” {gà đỏ}.

3. “Kim xà”: năm 2013 Quý Tỵ, năm Rắn, Quý Tỵ thuộc Thủy, màu đen, không thuộc Kim. “Kim” {vàng} ở đây ý đổi mới, quang minh. Giống “Mai kia nghe tiếng gà vàng gáy, Biển cả thâm trầm Nhật đã qua” trong «Thôi Bối Đồ», chỉ năm Gà 1945, Nhật Bản đầu hàng, dùng “kim kê” {gà vàng} để hình dung niềm vui thắng lợi. Chứ không thể nói “Mai kia nghe tiếng gà đen gáy” được.

Tiên tri Maya nói sau ngày 21 tháng 12 năm 2012, địa cầu canh tân tịnh hóa, cũng phù hợp với năm 2013 “kim xà” {rắn vàng}, ý là đổi mới, quang minh.

Bài viết chỉnh sửa từ bài trên mạng tiên tri của Chánh Kiến Net.

Xem thêm:

>> Tìm hiểu bí ẩn những đại dự ngôn của Trung Quốc (22): Bài thơ của Hoàng Bá thiền sư

Dịch từ:

http://www.epochtimes.com/gb/10/11/9/n3079691.htm

The post Dự ngôn tinh phẩm: «Hoàng Bá thiền sư thi» first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/05/du-ngon-tinh-pham-hoang-ba-thien-su-thi.html/feed0
Giải «Bộ Hư Đại Sư dự ngôn thi»https://chanhkien.org/2012/05/giai-bo-hu-dai-su-du-ngon-thi.htmlhttps://chanhkien.org/2012/05/giai-bo-hu-dai-su-du-ngon-thi.html#respondSun, 06 May 2012 16:46:13 +0000https://chanhkien.org/?p=18503"Thế vũ tam phân, Hữu Thánh nhân xuất, Huyền sắc kỳ quan, Long trương kỳ phục, Thiên Địa phục minh, Xử trị vạn vật, Tứ hải âu ca, Ấm thụ kỳ phúc".

The post Giải «Bộ Hư Đại Sư dự ngôn thi» first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Mộc Tử

[Chanhkien.org] “Thế vũ tam phân, Hữu Thánh nhân xuất, Huyền sắc kỳ quan, Long trương kỳ phục, Thiên địa phục minh, Xử trị vạn vật, Tứ hải âu ca, Ấm thụ kỳ phúc”.

Giới thiệu: «Bộ Hư Đại Sư dự ngôn thi» do một vị cư sĩ Phật gia sống vào những năm Quang Tự triều Thanh vô tình tìm được tại chùa Sơn Bích ở Tây Sơn, Bắc Kinh. Tương truyền Bộ Hư nguyên là một Đại tướng triều Tùy, sau khi chứng kiến cảnh hủ bại loạn ly thời Tùy mạt đã xuất gia lánh nạn tại núi Thiên Đài. Dự ngôn này đối với ước chừng một thế kỷ thời cận đại đã giảng hết sức tỉ mỉ, kết thúc bằng một đoạn miêu tả thời thái bình thịnh thế, nhưng ngôn ngữ mơ hồ khó hiểu.

*  *  *

Sau đây là phần giải nghĩa:

— Đoạn thứ nhất —

Vân ám ám, vụ sầu sầu,
Long quy nê thổ tố mi hầu.
Tam tuế hài đồng tam tái phúc,
Nguyệt hạ vô chủ thủy không lưu,
Vạn lý yên ba nhất đán thu.

Tạm dịch:

Mây u ám, sương ưu sầu.
Rồng về đất thổ nặn khỉ hầu.
Đứa trẻ ba tuổi ba năm phúc,
Trăng dưới không chủ nước không trôi,
Khói sóng vạn dặm một ngày thu.

Giải: “Mây u ám” chỉ không có ánh quang, “sương ưu sầu” chỉ “sầu tự” (u sầu). “Thổ hầu” là Mậu Thân, chỉ Hoàng đế Quang Tự mất năm 1908 Mậu Thân, Tuyên Thống 3 tuổi làm Hoàng đế được 3 năm. “Nguyệt hạ vô chủ thủy không lưu”, ba điểm bộ Thủy (氵) cộng thêm “nguyệt” (月) rồi thêm “chủ” (主) hợp thành chữ “Thanh” (清), chỉ triều Thanh diệt vong (“nước không trôi”). “Nhất đán” ám chỉ nguyên đán năm 1912, Trung Hoa Dân Quốc thành lập.

— Đoạn thứ hai —

Quân tố tổ, chất bân bân,
Vạn lý trường hồng phá lãng chinh.
Hoàng Hạc Lâu trung xuy ngọc địch,
Bát phương tề xướng khải ca ngâm,
Tinh kỳ ngũ sắc hoán tân tân.

Tạm dịch:

Vua làm tổ, chất nho nhã,
Cầu vồng vạn dặm phá sóng chinh.
Giữa Hoàng Hạc Lâu thổi sáo ngọc,
Tám phương cùng hát khúc khải hoàn,
Cờ quạt ngũ sắc đổi mới mới.

Giải: “Vua làm tổ” là chữ “Tôn” (孙), “chất nho nhã” là chữ “Văn” (文), chỉ Tôn Trung Sơn tổ chức khởi nghĩa Vũ Xương, sáng lập Trung Hoa Dân Quốc, lúc đầu lấy cờ ngũ sắc, đỏ vàng lam trắng đen, làm quốc kỳ.

— Đoạn thứ ba —

Cát sĩ hoài nhu, tam thập niên biến,
Khởi phàm nhân tai, đàm hoa nhất hiện.
Nam Bắc Đông Tây, long tranh hổ chiến,
Thất bát số định, sơn xuyên thô điện.

Tạm dịch:

Kẻ may dụ dỗ, ba thập niên biến,
Há phàm nhân ư, sớm nở tối tàn.
Nam Bắc Đông Tây, long tranh hổ đấu,
Bảy tám số định, núi sông sơ đặt.

Giải: “Cát sĩ hoài nhu” (吉士怀柔) ám chỉ chữ Viên (袁); “tam thập niên biến”, tam thập niên là một thời đại, ám chỉ chữ “Thế” (世); “khởi phàm” (岂凡) hợp lại thành một chữ “Khải” (凯). Chỉ Viên Thế Khải làm Hoàng đế trong 100 ngày. “Nam Bắc Đông Tây, long tranh hổ đấu” chỉ cục diện quân phiệt hỗn chiến vào thời kỳ đầu Dân Quốc. 15 năm sau (=7+8), năm 1926, quân Quốc Dân Bắc phạt, sơ bộ thống nhất Trung Quốc.

— Đoạn thứ tư —

Can qua khởi, trục lộc mang,
Thảo mãng anh hùng tương xuất sơn.
Đa thiểu chẩm qua hào kiệt sĩ,
Phong vân tụ hội đáo Giang Nam,
Kim Lăng nhật nguyệt hựu trùng quang.

Tạm dịch:

Khởi can qua, bận giành giật,
Anh hùng cỏ hoang sắp xuống núi.
Bao nhiêu giáo mác kẻ hào kiệt,
Mây gió tụ hội đến Giang Nam,
Kim Lăng nhật nguyệt thấy ánh quang.

Giải: Chữ “thảo” (草) thêm chữ “tương” (将) thành chữ Tưởng (蒋), chỉ Tưởng Giới Thạch giành giật Trung Nguyên, thống nhất Trung Quốc. Mấy câu sau ý nói tụ hợp tại Nam Kinh, thành lập chính phủ Quốc Dân, thế nước hưng thịnh.

— Đoạn thứ năm —

Doanh Châu hổ, độ hải lang,
Mãn thiên hồng nhật cánh hôn hoàng.
Mang mang Thần Châu thương phá toái,
Thương sinh xứ xứ khốc gia nương,
Xuân lôi sạ hưởng kiến tình dương.

Tạm dịch:

Hổ Doanh Châu, chở sói biển,
Khắp trời hồng nhật thêm ảm đạm.
Mênh mang Thần Châu thương nát tan,
Trăm họ nơi nơi thương khóc mẹ,
Sấm xuân đột vang thấy trời quang.

Giải: “Hổ Doanh Châu, chở sói biển” chỉ Nhật Bản xâm Hoa. “Sấm xuân” chỉ bom nguyên tử, bom nguyên tử nổ là Nhật Bản đầu hàng.

— Đoạn thứ sáu —

Tế Liễu doanh trung, quần hùng hào ẩm.
Nguyệt yểm Trung Thu, hàm thụy vị tỉnh.
Song sư bác cầu, nhất trụy kỳ tỉnh.
Hồng phấn giai nhân, diện diễm anh cảnh.

Tạm dịch:

Giữa doanh Tế Liễu, quần hùng hả hê.
Trung Thu lấp trăng, ngủ ngon chưa tỉnh.
Đôi sư vồ cầu, một rớt xuống giếng.
Giai nhân phấn hồng, anh đào kiều diễm.

Giải: “Doanh Tế Liễu” ở vùng phụ cận Tây An, “đôi sư vồ cầu” chỉ hai phe Quốc-cộng cùng nhau viết bài “kháng Nhật”, “cầu” chỉ Nhật Bản. Trương Học Lương, Dương Hổ Thành phát động binh biến, Tưởng Giới Thạch rơi vào bẫy của Trung Cộng, Tống Mỹ Linh đứng ra giải cứu.

— Đoạn thứ bảy —

Xuân lôi tạc, thụ bạch kỳ,
Thiên vạn hoạt quỷ khốc đề đề.
Thạch đầu thành trung phi phù đáo,
Tái khán trọng chỉnh Hán cung nghi,
Đông sơn hựu hữu hỏa quang chiếu.

Tạm dịch:

Sấm xuân nổ, dựng bạch kỳ,
Nghìn vạn quỷ sống khóc dầm dề.
Trong tòa thành đá bùa bay đến,
Lại thấy vào đúng đồ Hán cung,
Núi Đông lại có ánh lửa chiếu.

Giải: Nước Mỹ thả bom nguyên tử, Nhật Bản đầu hàng, tin mừng thắng lợi truyền đến Nam Kinh, chính phủ Quốc Dân mở tiệc chỉnh trang non sông, nhưng ngày đẹp không lâu, Mao Trạch Đông lại phát động nội chiến.

— Đoạn thứ tám —

Nhật nguyệt thực, ngũ tinh hi,
Nhị thất giao gia quải thái y.
Dã nhân cử túc bách kim hổ,
Biến địa hồng hoa biến địa cơ,
Phú quý bần tiện vô cao đê.

Tạm dịch:

Nhật nguyệt mòn, ngũ tinh thưa,
Hai bảy đan xen áo bị thương.
Người hoang giơ chân bức hổ vàng,
Khắp nơi hoa đỏ khắp nơi đói,
Phú quý bần tiện không cao thấp.

Giải: “Hai bảy đan xen”, chữ “nhị” (二) đan với chữ “thất” (七) chính là chữ “Mao” (毛). Chỉ Mao Trạch Đông mặc áo đỏ máu, tổ chức hoạt động khủng bố, cả nước cắm cờ đỏ, làm đấu tố, đâu đâu cũng là mất mùa.

— Đoạn thứ chín —

Nhị thất tung hoành, nhất ngưu song vĩ,
Vô phục nhân hình, nhật hành hằng quỹ.
Hải thượng kim miết, huyền phục luật lữ,
Thiết điểu lăng không, Đông Nam tận hủy.

Tạm dịch:

Hai bảy tung hoành, một trâu hai đuôi,
Không lại hình người, ngày đi đường mãi.
Ba ba vàng biển, áo đen luật lữ,
Chim sắt vút trời, Đông Nam hủy sạch.

Giải: “Nhị thất tung hoành” vẫn là chữ “Mao” (毛), “nhất ngưu song vĩ”, chữ “ngưu” (牛) thêm hai đuôi chính là chữ “Chu” (朱), chỉ Mao Trạch Đông và Chu Đức thường xuyên không làm việc của người. “Ba ba vàng biển” chỉ Đài Loan kinh tế phát đạt, nhân dân giàu có, “áo đen luật lữ” chỉ kế thừa Hán phục, Hán khúc, tức văn hóa truyền thống Trung Hoa. “Chim sắt vút trời, Đông Nam hủy sạch” chỉ phi cơ chỉ có thể bay vào Đại Lục rải truyền đơn, đất Giang Nam bị Trung Cộng phá hủy.

— Đoạn thứ mười —

Hồng hà úy, bạch vân chưng,
Lạc hoa lưu thủy lưỡng vô tình.
Tứ hải thủy trung giai xích sắc,
Bạch cốt như khâu mãn cương lăng,
Tương tương Ngọc Thỏ tiệm Đông thăng.

Tạm dịch:

Mây đỏ sáng, mây trắng bốc,
Nước chảy hoa trôi sao vô tình.
Bốn biển trong nước đều sắc đỏ,
Xương trắng như gò khắp mộ đồi,
Vừa lúc Thỏ Ngọc chạy lên Đông.

Giải: “Mây đỏ sáng, mây trắng bốc” chỉ Trung Cộng lan tràn, Dân Quốc rút về Đài Loan. Chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới giết người như ma. “Tương tương Ngọc Thỏ tiệm Đông thăng” chỉ năm Thỏ 1951, Đại sư Lý Hồng Chí đến thế gian, quảng truyền Đại Pháp vũ trụ. “Tương tương”, lấy “Mộc” (木) ở chữ “tương” (相) ghép với “Tử” (子) ở chữ “tương” (将) được chữ “Lý” (李), chỉ họ Lý.

— Đoạn thứ mười một —

Cái quan định, Công tội phân,
Mang mang hải vũ kiến thừa bình.
Bách niên đại sự hồn như mộng,
Nam Triều kim phấn thái bình xuân,
Vạn lý sơn hà xứ xứ thanh.

Tạm dịch:

Nắp hòm đậy, công tội phân,
Biển nhà mênh mông thấy thái bình.
Trăm năm đại sự hồn như mộng,
Nam Triều phấn vàng thái bình xuân,
Non sông vạn dặm xứ xứ thanh.

Giải: “Nắp hòm đậy, công tội phân”, chỉ ngày thẩm phán đối với những người theo Trung Cộng. “Biển nhà mênh mông thấy thái bình” giống “Quét sạch gió mây mới thấy thiên” trong «Thôi Bối Đồ», “Hưởng ngày thái bình khắp hoàn vũ” trong «Mai Hoa Thi», “Nếu hỏi năm thái bình, Dựng cầu nghênh tân chủ” trong «Lưu Bá Ôn bia ký», chỉ cuộc bức hại Pháp Luân Công của Trung Cộng cuối cùng thất bại. “Trăm năm đại sự hồn như mộng, Nam Triều phấn vàng thái bình xuân”, chỉ năm 1912 triều Thanh vong, 100 năm sau vào mùa Xuân thiên hạ thái bình, giống “Số điểm hoa mai trời đất xuân” trong «Mai Hoa Thi».

— Đoạn thứ mười hai —

Thế vũ tam phân, hữu Thánh nhân xuất,
Huyền sắc kỳ quan, long trương kỳ phục.
Thiên địa phục minh, xử trị vạn vật,
Tứ hải âu ca, ấm thụ kỳ phúc.

Tạm dịch:

Thế giới chia ba, có Thánh nhân xuất,
Đội mũ huyền sắc, trang phục rồng bay.
Trời đất sáng tỏ, sửa trị vạn vật,
Bốn biển ngợi ca, đắm trong hạnh phúc.

Giải: “Thế vũ tam phân” chỉ thiên hạ phân làm ba loại, cứu người, được cứu, và bị đào thải. “Hữu Thánh nhân xuất” là nói có Thánh nhân xuất thế. “Huyền sắc kỳ quan, long trương kỳ phục” ám chỉ “hắc long” (“huyền” là màu đen), tức năm 2012 Nhâm Thìn. Tới đây trời đất sáng tỏ, Thánh nhân sẽ sửa trị vạn vật, giáo hóa toàn nhân loại.

Xem thêm:

>> Những dự ngôn vĩ đại về thời đại ngày nay (14): Bài thơ dự ngôn của Bộ Hư Đại sư triều Tùy

Dịch từ:

http://www.epochtimes.com/gb/11/4/15/n3228434.htm

The post Giải «Bộ Hư Đại Sư dự ngôn thi» first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/05/giai-bo-hu-dai-su-du-ngon-thi.html/feed0
Giải tiên tri «Mã Tiền Khóa» của Gia Cát Lượnghttps://chanhkien.org/2012/05/giai-tien-tri-ma-tien-khoa-cua-gia-cat-luong.htmlhttps://chanhkien.org/2012/05/giai-tien-tri-ma-tien-khoa-cua-gia-cat-luong.html#respondThu, 03 May 2012 01:45:46 +0000https://chanhkien.org/?p=18489"Dương phục nhi trị, Hối cực sinh minh", ngày 21 tháng 12 năm 2012 (ngày Đông chí), nghênh đón vạn vật canh tân, bắt đầu kỷ nguyên mới.

The post Giải tiên tri «Mã Tiền Khóa» của Gia Cát Lượng first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Mộc Tử

[Chanhkien.org] “Dương phục nhi trị, Hối cực sinh minh”, ngày 21 tháng 12 năm 2012 (ngày Đông chí), nghênh đón vạn vật canh tân, bắt đầu kỷ nguyên mới.

Giới thiệu: Dự ngôn «Mã Tiền Khóa» (马前课) là do Thừa tướng Gia Cát Lượng nhà Thục Hán thời Tam Quốc sáng tác. Nhắc đến Gia Cát Lượng, có thể nói là nhà nhà đều biết, nhưng không nhiều người biết về «Mã Tiền Khóa». Tương truyền Gia Cát Lượng vào lúc nhàn hạ trong quân đã sáng tác «Mã Tiền Khóa» (tên «Mã Tiền Khóa» có nghĩa là “quẻ bói gieo trước ngựa”). «Mã Tiền Khóa» ngắn gọn súc tích phi thường, chỉ có 14 khóa, mỗi khóa dự ngôn một thời đại lịch sử, mà mỗi một khóa lại tuân theo một trật tự sắp xếp. Khi mỗi thời đại lịch sử qua đi rồi, người ta quay lại xem mới thấy Gia Cát Lượng dự ngôn chuẩn xác đến phi thường.

*  *  *

Sau đây là phần giải nghĩa:

Khóa 1 ○●●●●○ Trung Hạ

Vô lực hồi thiên
Cúc cung tận tụy
Âm cư Dương phất
Bát thiên nữ quỷ

Tạm dịch:

Không sức đổi Trời
Còng mình gắng sức
Âm tồn Dương phất
Tám ngàn nữ quỷ

Giải: “Vô lực hồi thiên, Cúc cung tận tụy” là nói bản thân Gia Cát Lượng, như ông viết trong «Xuất sư biểu»: “Thần cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi“. “Âm cư Dương phất” chỉ hoạn quan Hoàng Hạo loạn quyền, Khương Duy chỉ có thể duy trì tàn cục chứ không thể làm gì được. “Bát thiên nữ quỷ” (八千女鬼) chính là chữ “Ngụy” (魏), chỉ nước Ngụy diệt Thục Hán.

Khóa 2 ○●○○●○ Trung Hạ

Hỏa thượng hữu hỏa
Quang chúc Trung Thổ
Xưng danh bất chính
Giang Đông hữu hổ

Tạm dịch:

Trên lửa có lửa
Rọi sáng Trung Thổ
Xưng danh bất chính
Giang Đông có hổ

Giải: “Hỏa thượng hữu hỏa”, trên “hỏa” (火) có “hỏa” (火) chính là chữ “Viêm” (炎). Chỉ Tư Mã Viêm lập nên triều Tấn. “Xưng danh bất chính” chỉ triều Tấn của Tư Mã Viêm thực chất là soán ngôi Tào Ngụy mà kiến lập, mà Tào Ngụy lại là soán ngôi triều Hán mà kiến lập, danh không chính ngôn không thuận. “Giang Đông hữu hổ” chỉ Đông Tấn thành lập, đóng đô tại Kiến Khang thuộc Giang Đông. “Hổ” chỉ Tư Mã Duệ.

Khóa 3 ○●●●●● Hạ Hạ

Nhiễu nhiễu Trung Nguyên
Sơn hà vô chủ
Nhị tam kỳ vị
Dương chung mã thủy

Tạm dịch:

Nhiễu loạn Trung Nguyên
Non sông không chủ
Hai ba vị ấy
Dê cùng ngựa chạy

Giải: “Nhiễu nhiễu Trung Nguyên, Sơn hà vô chủ” miêu tả Trung Quốc vào thời loạn bát vương, ngũ hồ thập lục quốc và thời đại Nam-Bắc triều. “Nhị tam kỳ vị” (Hai ba vị ấy) chỉ một số Đế vương chỉ tại vị trong một thời gian rất ngắn. “Dương chung mã thủy” (Dê cùng ngựa chạy) chỉ đại loạn khởi từ gia tộc nhà Tư “Mã” {ngựa}, kết thúc là “Dương” Kiên kiến lập triều Tùy. Họ “Dương” (杨) với chữ “dương” {dê} (羊) là đồng âm.

Khóa 4 ●●○●○● Trung Thượng

Thập bát nam nhi
Khởi vu Thái Nguyên
Động tắc đắc giải
Nhật nguyệt lệ thiên

Tạm dịch:

Mười tám nam nhi
Khởi từ Thái Nguyên
Động ắt được giải
Nhật nguyệt tươi đẹp

Giải: “Thập bát nam nhi” là “thập bát tử”, “thập bát tử” (十八子) hợp thành chữ “Lý” (李). Chỉ thời Tùy mạt, Lý Uyên khởi binh từ Thái Nguyên. “Động tắc đắc giải” ý nói Lý Uyên khởi binh là đường sinh, không phải đường tử. “Nhật nguyệt tươi đẹp” chỉ văn minh Đại Đường sáng lạn.

Khóa 5 ○○○●●● Hạ Trung

Ngũ thập niên trung
Kỳ số hữu bát
Tiểu nhân đạo trường
Sinh linh đồ độc

Tạm dịch:

Trong năm thập niên
Số ấy có tám
Tiểu nhân đường dài
Sinh linh tàn hại

Giải: 53 năm sau triều Đại Đường, Hậu Lương, Hậu Đường, Hậu Tấn, Hậu Hán, Hậu Chu cùng xưng là “Ngũ Đại”. Thời “Ngũ Đại” tổng cộng có 8 họ người được xưng là Hoàng đế, ứng với “Số ấy có tám”. Thạch Kính Đường tự xưng là Hoàng đế với Khiết Đan, ứng với câu “Tiểu nhân đường dài”.

Khóa 6 ●○○●○○ Thượng Trung

Duy thiên sinh Thủy
Thuận thiên ứng nhân
Cương trung nhu ngoại
Thổ nãi sinh Kim

Tạm dịch:

Chỉ Trời sinh Thủy
Thuận Trời hợp người
Trong cứng ngoài mềm
Thổ ấy sinh Kim

Giải: Triều Tống thực hành nền chính trị nhân từ, thuộc tính “Thủy”. Thổ khắc Thủy, như vậy triều Kim sinh ra từ Thổ chính là khắc tinh của triều Tống. “Thổ nãi sinh Kim”, “Kim” chỉ nước Kim, kẻ thù không đội trời chung của triều Tống. Chính sách nội ngoại của triều Tống có thể dùng “trong cứng ngoài mềm” để hình dung.

Khóa 7 ●○●○○● Trung Trung

Nhất nguyên phục thủy
Dĩ cương xử trung
Ngũ ngũ tương truyền
Nhĩ Tây ngã Đông

Tạm dịch:

Một nguyên về đầu
Lấy cứng đặt giữa
Năm năm tương truyền
Ngươi Tây ta Đông

Giải: “Nhất nguyên phục thủy” (Một nguyên về đầu) chỉ triều Nguyên kiến lập. “Dĩ cương xử trung” (Lấy cứng đặt giữa) chỉ người Mông Cổ thống trị cực kỳ hà khắc với người Hán. “Ngũ ngũ tương truyền” là chỉ triều Nguyên tổng cộng có 10 (=5+5) vị Hoàng đế. “Nhĩ Tây ngã Đông” chính là nói người Mông Cổ phân thành các Hãn quốc.

Khóa 8 ○○●●●○ Thượng Thượng

Nhật nguyệt lệ thiên
Kỳ sắc nhược xích
Miên miên diên diên
Phàm thập lục diệp

Tạm dịch:

Nhật nguyệt tươi đẹp
Sắc ấy như đỏ
Kéo dài liên miên
Gồm mười sáu lá

Giải: “Nhật nguyệt tươi đẹp”, chữ “nhật” (日) ghép với chữ “nguyệt” (月) chính là chữ “Minh” (明), chỉ triều Minh. “Sắc ấy như đỏ”, đỏ là “chu”, chỉ họ “Chu” (朱). “Kéo dài liên miên, Gồm mười sáu lá”, ý nói triều Minh có tổng cộng 16 đời Hoàng đế.

Khóa 9 ○●○●●● Trung Thượng

Thủy nguyệt hữu chủ
Cổ nguyệt vi quân
Thập truyền tuyệt thống
Tương kính nhược tân

Tạm dịch:

Nước trăng có chủ
Trăng cổ làm vua
Truyền mười tuyệt sạch
Kính nhau như khách

Giải: “Thủy nguyệt hữu chủ”, ba điểm Thủy (氵) cộng thêm “nguyệt” (月) rồi thêm “chủ” (主) hợp thành một chữ “Thanh” (清). “Cổ nguyệt vi quân”, “cổ nguyệt” (古月) chính là chữ “Hồ” (胡), chỉ triều Thanh do người dân tộc thiểu số (Hồ nhân) kiến lập. “Thập truyền tuyệt thống” ý nói triều Thanh từ khi nhập quan truyền được 10 đời Hoàng đế, cuối cùng là Tuyên Thống. “Tương kính nhược tân” (Kính nhau như khách) là chính phủ Quốc Dân ưu đãi các thành viên vương tộc nhà Thanh.

Khóa 10 ●○●○●● Trung Hạ

Thỉ hậu ngưu tiền
Thiên nhân nhất khẩu
Ngũ nhị đảo trí
Bằng lai vô cữu

Tạm dịch:

Lợn sau trâu trước
Nghìn người một miệng
Năm hai đảo ngược
Bạn đến không trách

Giải: “Lợn sau trâu trước” là năm Tý 1912 (sau Hợi trước Sửu), Trung Hoa Dân Quốc thành lập. “Thiên nhân khẩu” (千人口) chính là chữ “hòa” (和), chỉ thực hành cộng hòa chế. “Ngũ nhị đảo trí”, “ngũ” là ngôi Vua (có câu “cửu ngũ chí tôn”), như vậy “Năm hai đảo ngược” ý là “dân chủ”. “Bằng lai vô cữu” là quái từ, chỉ tuy có xâm nhiễu mà cũng không ngại lắm (bị Nhật Bản xâm lược nhưng không ngại).

Khóa 11 ○●○○●○ Trung Hạ

Tứ môn sạ tích
Đột như kỳ lai
Thần kê nhất thanh
Kỳ đạo đại suy

Tạm dịch:

Bốn cửa mở toang
Thình lình đột ngột
Tiếng gà gáy sớm
Đạo này đại suy

Giải: “Bốn cửa mở toang” chính là chữ “cộng” (共), chỉ đảng cộng sản bất ngờ được thiên hạ, văn hóa truyền thống 5.000 năm bị phá hoại. “Tiếng gà gáy sớm, Đạo này đại suy”, chỉ năm Dậu {gà} 2005, «Cửu bình cộng sản đảng» phát hành, dân chúng đua nhau thoái đảng, thế đảng bắt đầu suy bại.

Khóa 12 ●○○○○● Thượng Trung

Chửng hoạn cứu nạn
Thị duy Thánh nhân
Dương phục nhi trị
Hối cực sinh minh

Tạm dịch:

Cứu họa cứu nạn
Duy có Thánh nhân
Dương phục mà trị
Đêm hết ngày rạng

Giải: “Cứu họa cứu nạn, Duy có Thánh nhân”, giữa thời loạn thế, Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền cứu người. “Dương phục mà trị, Đêm hết ngày rạng”, chỉ ngày 21 tháng 12 năm 2012 (ngày Đông chí), nghênh đón vạn vật canh tân, bắt đầu kỷ nguyên mới. Theo sách «Hoàng Cực kinh thế» của Thiệu Ung tiên sinh triều Tống, năm 2012 là quẻ “Phục” (Địa Lôi Phục). Còn “Hối cực sinh minh” (Đêm hết ngày rạng) chính là Đông chí trong 24 tiết khí, là ngày Âm cực đỉnh Dương mới sinh, vừa trùng khớp với ngày trong tiên tri của người Maya.

Khóa 13 ○●●○○○ Thượng Trung

Hiền bất di dã
Thiên hạ nhất gia
Vô danh vô đức
Quang diệu Trung Hoa

Tạm dịch:

Hiền không rơi mất
Thiên hạ một nhà
Không danh không đức
Chói lọi Trung Hoa

Giải: Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền toàn thế giới, chỉnh thể đạo đức nhân loại hồi thăng, là tượng thế giới đại đồng. Giống với Tượng 59 «Thôi Bối Đồ» (“Vô thành vô phủ, Vô nhĩ vô ngã, Thiên hạ nhất gia, Trị trăn đại hóa”).

Khóa 14 ○●○●○● Trung Hạ

Chiêm đắc thử khóa
Dịch số nãi chung
Tiền cổ hậu kim
Kỳ Đạo vô cùng

Tạm dịch:

Bói được quẻ này
Dịch số đã hết
Trước cũ sau mới
Đạo ấy vô cùng

Giải: Văn minh lần này kết thúc, kỷ nguyên mới bắt đầu. Giống với Tượng 60 «Thôi Bối Đồ» (“Nhất Âm nhất Dương, Vô chung vô thủy, Chung giả nhật chung, Thủy giả tự thủy”).

Ghi chú: Các dự ngôn khác cũng nói về quẻ “Phục” năm 2012.

«Mai Hoa Thi»: “Dục tướng Bác Phục vấn tiền nhân”: năm 2011 là quẻ “Bác”, năm 2012 chính là quẻ “Phục”.

«Bộ Hư Đại Sư dự ngôn thi»: “Thế vũ tam phân, Hữu Thánh nhân xuất, Huyền sắc kỳ quan, Long trương kỳ phục, Thiên địa phục minh, Xử trị vạn vật, Tứ hải âu ca, Ấm thụ kỳ phúc”.

«Thôi Bối Đồ», Tượng 1: “Chu nhi phục thủy”; «Thôi Bối Đồ» tổng cộng 60 Tượng, tuần hoàn một vòng theo lục thập giáp tử.

Xem thêm:

>> Tìm hiểu bí ẩn những đại dự ngôn của Trung Quốc (3): «Mã Tiền Khóa» của Gia Cát Lượng

Dịch từ:

http://www.epochtimes.com/gb/11/4/17/n3231073.htm

The post Giải tiên tri «Mã Tiền Khóa» của Gia Cát Lượng first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/05/giai-tien-tri-ma-tien-khoa-cua-gia-cat-luong.html/feed0
Phá giải mới nhất «Kim Lăng tháp bi văn» của Lưu Bá Ônhttps://chanhkien.org/2012/04/pha-giai-moi-nhat-kim-lang-thap-bi-van-cua-luu-ba-on.htmlhttps://chanhkien.org/2012/04/pha-giai-moi-nhat-kim-lang-thap-bi-van-cua-luu-ba-on.html#respondSun, 22 Apr 2012 14:11:11 +0000https://chanhkien.org/?p=17752Tháp Kim Lăng được xây dựng tại vùng ngoại ô thành phố Nam Kinh vào khoảng năm 1.400 SCN bởi vị quân sư và học giả nổi tiếng Lưu Cơ (tức Lưu Bá Ôn).

The post Phá giải mới nhất «Kim Lăng tháp bi văn» của Lưu Bá Ôn first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Mộc Tử

[Chanhkien.org] “Nhị tứ bát, tam thất cửu”. Tháng 8 năm Dân Quốc thứ 24, ĐCSTQ ra “Tuyên ngôn Bát Nhất”, bắt đầu lợi dụng chiêu bài “kháng Nhật” để lừa dối tiến hành thống nhất chiến tuyến. Tháng 9 năm Dân Quốc thứ 37, ĐCSTQ phát động “chiến dịch Liêu Thẩm”, bắt đầu nội chiến toàn diện đại quy mô.

Giới thiệu: Tháp Kim Lăng được xây dựng tại vùng ngoại ô thành phố Nam Kinh vào khoảng năm 1.400 SCN bởi vị quân sư và học giả nổi tiếng Lưu Cơ (tức Lưu Bá Ôn). Ngọn tháp đã bị phá đổ vào đầu thế kỷ 20 dưới mệnh lệnh của Tổng Tư lệnh Tưởng Giới Thạch, và những chữ khắc trên bia đá đã được tìm thấy. Những văn tự này được viết theo hình thức thơ Trung Hoa, với những câu nói bóng gió dự báo trước những sự kiện sẽ xảy đến trong 500-600 năm sau triều Minh.

*  *  *

Sau đây là phần giải nghĩa:

Chú thích của người dịch: Chữ in đậm trong dấu ngoặc kép “” là phiên âm Hán Việt của phần văn tự gốc, chữ viết thường là phần giải nghĩa của tác giả bài viết, chữ in nghiêng trong dấu ngoặc đơn ( ) là diễn nghĩa của người dịch, chỉ có tác dụng tham khảo.

“Kim Lăng tháp, Kim Lăng tháp”
(Tháp Kim Lăng, Tháp Kim Lăng)

“Lưu Cơ kiến, Giới Thạch sách”
(Lưu Cơ xây, Giới Thạch phá)

Lưu Bá Ôn xây, Tưởng Giới Thạch phá.

“Sách liễu Kim Lăng tháp, Quân dân tự kỷ sát”
(Tháp Kim Lăng phá rồi, Quân dân tự giết hại lẫn nhau)

Khi tháp Kim Lăng bị phá là bắt đầu nội chiến Quốc-cộng.

“Thảo đầu tương đối thảo đầu nhân”
(Đầu cỏ đối đầu với người đầu cỏ)

“Thảo đầu” ở đây (草头) là chữ “cộng” (共), chỉ đảng cộng sản; “thảo đầu nhân” (草头人) là chữ “Tưởng” (蒋), chỉ Tưởng Giới Thạch.

“Đáo vĩ chỉ thị bán súc quy”
(Đến đuôi chỉ là rùa co lại một nửa)

Chữ “quy” (龟) co đuôi rùa lại một nửa chính là chữ “Mao” (毛).

“Hồng thủy hoành lưu thành trạch quốc”
(Dòng nước lớn chảy tràn thành ngập lụt)

Ở đây có chữ “Trạch” (泽).

“Lộ thượng hành nhân bối hướng Tây”
(Người đi trên đường quay lưng về hướng Tây)

Chính là chữ “Đông” (东).

“Nhật xuất Đông, Nhật một Tây”
(Mặt trời mọc phía Đông, Mặt trời lặn phía Tây)

Nhật Bản xâm lược Trung Quốc.

“Gia gia hộ hộ thụ thảm thê”
(Mỗi nhà mỗi hộ đều chịu thảm thương)

“Đức tiêu diêu, Ý tiêu diêu”

Đức và Ý chiến bại đầu hàng trong chiến tranh thế giới thứ II.

“Bách tải phồn hoa nhất mộng tiêu”
(Trăm năm phồn hoa tiêu như giấc mộng)

“Hồng đầu kỳ, Đại đầu tinh”
(Cờ màu đỏ, Ngôi sao lớn)

Cờ đỏ và sao năm cánh của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

“Gia gia hộ hộ điếu linh đình”
(Mỗi nhà mỗi hộ đều không nơi nương tựa)

“Tam sơn lập túc, Ngũ tử tề vinh thăng”
(Ba ngọn núi khó đứng vững, Năm đứa con đều hưng thịnh)

Văn hóa truyền thống (Nho, Thích, Đạo) bị lật nhào, thay vào đó là cung phụng chủ nghĩa Mác-Lê (Marx, Engels, Lenin, Stalin, Mao).

“Tâm mang mang, Ý mang mang”
(Tâm bận rộn, Ý bận rộn)

“Thanh phong kiều sách tẩu như cuồng”
(Phong cách thanh nhã bị hủy đi như cuồng)

“Nhĩ nhất đảng thời ngã nhất đảng”
(Ngươi có đảng thì ta cũng có đảng)

Chỉ Quốc Dân Đảng và đảng cộng sản.

“Tọa cao đường, Thực cao lương”
(Ngồi nơi hội trường lớn, Ăn thức ăn cao cấp)

“Toàn bất kế cập tha nhân tang”
(Hoàn toàn không màng tới tính mạng người khác)

“Niệm bát nhân, Phù chúng vọng”
(Hai mươi tám người, Được quần chúng tín nhiệm)

“Cư nhiên ương châm thắng đao thương”
(Mặc nhiên gieo mầm mống thắng cả vũ khí)

ĐCSTQ lừa dối giành tín nhiệm của nhân dân, mặc nhiên phát triển từ nhỏ thành lớn, cuối cùng đoạt chính quyền. “Niệm” (廿) và “bát” (八) hợp thành chữ “cộng” (共).

“Tiểu tinh quang, Tế tinh quang”
(Sao nhỏ tỏa sáng, Che lấp ánh sao)

“Niệm tướng nhị nhân tẩu Bắc phương”
(Hai mươi tướng và hai người đi về phương Bắc)

ĐCSTQ thắng thế, quân Quốc Dân Đảng bại trận chạy về Đông Bắc (“Niệm” (廿) và “nhân” (人) hợp thành chữ “cộng” (共)). Chữ “tướng” (将) [jiàng] là hài âm của chữ “Tưởng” (蒋) [jiǎng].

“Khứ gia mộc, Lộ bàng hoàng”
(Rời nhà gỗ, Đường bàng hoàng)

“Đáo xứ bôn ba nhân giai báng”
(Bôn ba khắp nơi đều bị người phỉ báng)

Tưởng Giới Thạch bôn ba khắp nơi cứu nước nhưng bị ĐCSTQ gièm pha bôi nhọ.

“Đại hải lạc môn soan, Hà quảng vị vi quảng”
(Biển lớn bị chặn bởi then cửa, Sông rộng mà lại không thành rộng)

Đây là ĐCSTQ bao vây eo biển Đài Loan.

“Lương điền vạn khoảnh vô nam canh, Đại hảo tàm ti vô nữ phưởng”
(Ruộng tốt vạn khoảnh không có đàn ông canh tác, Tơ tằm rất tốt không có đàn bà xe sợi)

“Lệ nhân thiên ái tương, Nhĩ ngã hỗ tương bang”
(Phụ nữ đẹp thì được thiên vị, Ngươi và ta cùng bang trợ lẫn nhau)

Nước Mỹ trợ giúp Tưởng Giới Thạch. “Đẹp” chính là “Mỹ”.

“Tứ thủy hạnh Mộc nhật, Tam hổ sính hào cường”
(Bốn Thủy hạnh phúc ngày Mộc, Ba hổ khoe khoang ngang tàng)

Chữ “hạnh” (幸) ghép với bộ Thủy (氵) thành chữ “Trạch” (泽), chữ “nhật” (日) ghép với bộ “Mộc” (木) thành chữ “Đông” (东); “tam hổ” (三虎) là chữ “Bưu” (彪). Đây là chỉ Mao Trạch Đông và Lâm Bưu.

“Bạch nhân thành uy vũ, Nhân tâm hoa điểu hoảng”
(Người da trắng thành lực lượng lớn, Nhân tâm hoảng sợ như tranh hoa và chim)

Nước Mỹ đứng ra điều đình.

“Trục thủy khứ Nam hãn, Ngoại nhi quy mẫu bang”
(Đuổi nước về đất phía Nam, Con ở ngoài quy về mẫu quốc)

Dân Quốc rút về phương Nam, trấn thủ Đài Loan (nguyên là Nhật chiếm giữ).

“Doanh hư nguyên hữu số, Thịnh suy dã hữu vô”
(Đầy hay trống nguyên đã có số phận, Thịnh suy cũng như là có hay không)

“Linh Sơn tao hạo kiếp, Liệt hỏa đảo phù đào”
(Linh Sơn gặp nạn lớn, Lửa cháy như sóng gầm)

Văn hóa Thần truyền, truyền thống Trung Hoa bắt đầu bị thuyết vô thần phá hoại.

“Kiếp kiếp kiếp, Tiên phàm đào bất thoát”
(Kiếp kiếp kiếp, Tiên phàm chạy không thoát)

“Đông phong xuy tống thảo mộc ai”
(Gió Đông thổi đi cây cỏ bi ai)

Mao Trạch Đông phát động cuộc vận động cộng sản tại Trung Quốc.

“Hồng thủy thao thiên trục nhật lai”
(Dòng nước lớn cuộn trời hàng ngày tới)

Các phong trào vận động chính trị tại Trung Quốc.

“Lục căn vị tịnh tùy ba khứ”
(Sáu căn không tịnh thì tùy theo sóng cuốn trôi)

“Chính quả năng tu vãng thiên đài”
(Có thể tu thành chính quả thì lên đài trên trời)

“Nhị tứ bát, Tam thất cửu”
(Hai bốn tám, Ba bảy chín)

Tháng 8 năm Dân Quốc thứ 24 (1935), ĐCSTQ ra “Tuyên ngôn Bát Nhất”, bắt đầu lợi dụng chiêu bài “kháng Nhật” để lừa dối tiến hành thống nhất chiến tuyến. Tháng 9 năm Dân Quốc thứ 37 (1948), ĐCSTQ phát động “chiến dịch Liêu Thẩm”, bắt đầu nội chiến toàn diện đại quy mô.

“Họa nguyên chủng kỷ cửu”
(Căn nguyên của tai họa là từ xa xưa)

“Dân tam dân thập dân tam thất”
(Dân ba dân mười dân ba bảy)

Năm Dân Quốc thứ 3 (1914), Viên Thế Khải nhậm chức; năm Dân Quốc thứ 10 (1921), ĐCSTQ thành lập; năm Dân Quốc thứ 37 (1948), Dân Quốc di tản sang Đài Loan.

“Cẩm tú hà sơn hoán nhất sắc”
(Giang sơn gấm vóc đổi một màu)

Trung Quốc biến thành một màu đỏ.

“Mã bất điểm đầu thạch trầm để”
(Ngựa không gật đầu đá chìm xuống tận đáy)

“Mã” (马) ở đây là chỉ “Mã Khắc Tư”, tức Marx; “thạch” (石) là chỉ “Thạch Đạt Lâm”, Trung Quốc Đại Lục phiên thành “Tư Đại Lâm”, tức Stalin. Tranh luận học thuyết Marx khiến ĐCSTQ và Stalin bằng mặt mà không bằng lòng.

“Hồng hoa khai tận hoàng hoa khai”
(Hoa đỏ nở hết thì hoa vàng nở)

Sau khi Stalin chết, thế lực cộng sản quốc tế giảm dần, còn ĐCSTQ dần ngẩng mặt lên.

“Tử Kim Sơn thượng mỹ nhân lai”
(Mỹ nhân đến nơi ngọn núi tía {Tử Kim Sơn là ngọn núi nổi tiếng ở Nam Kinh})

Mao Trạch Đông và nước Mỹ thiết lập quan hệ ngoại giao (“Mỹ nhân” ở đây chỉ người Mỹ).

“Nhất tai hoán nhất tai, Nhất hại hoán nhất hại”
(Tai họa này thay tai họa khác, Tai hại này thay tai hại khác)

ĐCSTQ hại nước hại dân.

“Thập cửu giai nhân ngũ ngũ tuế, Địa linh nhân kiệt sản tân quý”
(19 giai nhân 55 tuổi, Đất linh sinh hào kiệt mới)

“Ngũ ngũ tuế” (五五岁) ẩn chữ “Hồ” (胡), “thập cửu giai nhân” (十九佳人) ẩn chữ “Diệu” (耀), ám chỉ Hồ Diệu Bang 74 tuổi thì được giải oan.

“Anh hùng bạt tận thạch trung mao, Huyết lưu tiêu can vạn nhân hào”
(Anh hùng nhổ sạch lông trong đá, Máu chảy cọc tiêu vạn người gào)

Vạn Lý và Kiều Thạch thay nhau nhượng quyền, Giang Trạch Dân dẫm lên hài cốt sinh viên trong cuộc thảm sát Thiên An Môn để lên ngôi.

“Đầu sinh giác, Nhãn sinh quang; Thứ dân bất dụng hoảng”
(Đầu mọc sừng, mắt phóng quang; Dân đen không cần hoảng sợ)

Đây là chỉ con “thú” bảy đầu mười sừng đi lên từ biển (Thượng Hải) trong «Khải Huyền», tức Giang Trạch Dân.

“Quốc vận hưng long thời nhật đáo, Tứ thời hạ chủng thái bình lương”
(Ngày mà vận nước hưng vượng đã tới, Bốn mùa gieo hạt lương thực thái bình)

Năm 1998 là năm Hổ, sản lượng lương thực Trung Quốc đạt mức cao nhất trong lịch sử, cũng như dự ngôn «Thối Bối Đồ» nói: “Hổ đầu nhân ngộ hổ đầu niên, Bạch mễ doanh thương bất trị tiền” (Người đầu hổ gặp năm đầu hổ, Kho dư gạo trắng chẳng đáng tiền) {Giang Trạch Dân cũng sinh năm Hổ}.

“Nhất khí sát nhân thiên thiên vạn, Đại dương tàn bạo quá sài lang”
(Một khí giết người nghìn nghìn vạn, Dê lớn tàn bạo hơn lang sói)

Năm 2003 là năm con Dê, dịch bệnh SARS hoành hành khắp Trung Quốc.

“Khinh khí động sơn nhạc, Nhất tuyến thiết nan đương”
(Khí nhẹ chấn động cả núi cao, Một sợi dây sắt cũng khó mà chịu nổi)

“Nhân phùng mãnh hổ nan hồi tị, Hữu phúc chi nhân trụ sơn trang”
(Người gặp hổ dữ thì khó mà tránh được, Người có phúc phận thì sống ở sơn trang)

Đây là miêu tả tập đoàn Giang Trạch Dân (thuộc Hổ) mang đến bao tai nạn cho nhân dân.

“Phồn hoa thị, Biến uông dương”
(Đô thị phồn hoa chìm trong biển nước mênh mông)

“Cao lâu các, Biến nê cương”
(Nhà lầu cao trở thành đống đổ nát trong bùn lầy)

“Phụ mẫu tử, Nan mai táng”
(Phụ mẫu chết, Khó mai táng)

“Đa nương tử, Nhân tôn giang”
(Cha mẹ chết, Con cháu vác)

“Vạn vật đồng tao kiếp, Trùng nghĩ diệc tao ương”
(Vạn vật cùng chịu kiếp, Sâu kiến cũng tai ương)

“Hạnh đắc đại mộc lưỡng điều chi đại hạ, Điểu phi dương tẩu phản gia bang”
(May được hai cành gỗ lớn chống đỡ cho lâu đài, Dê rời đi và chim bay trở lại quê nhà)

“Năng phùng Mộc Thỏ phương vi thọ, Trạch cập quần sinh lạc thả khang”
(May gặp Mộc Thỏ thì được thọ, Chúng sinh vui mừng mà khỏe mạnh)

Đây là chỉ Thánh nhân xuất sinh vào năm Thỏ – Đại sư Lý Hồng Chí mang đến phúc âm cho chúng sinh (*).

“Hữu nhân thức đắc kỳ trung ý, Phú quý vinh hoa bách thế xương”
(Ai biết được ý tứ ở trong đó thì phú quý vinh hoa thịnh vượng trăm đời)

“Tầng lâu lũy các tủng vân tiêu, Xa thủy mã long cánh tịch hiêu”
(Nhà lầu chọc trời lớp lớp tới tận mây xanh, Giao thông nhộn nhịp càng ầm ĩ về đêm)

“Thiển thủy lý ngư chung hữu nạn, Bách tải phồn hoa nhất mộng tiêu”
(Như cá mắc nạn trong ao nước cạn, Trăm năm phồn hoa tiêu như giấc mộng)

Dân Quốc thành lập năm 1912, đến năm 2012 là tròn 100 năm. Đây là hồi kết.

Ghi chú:

(*) Trong thơ dự ngôn của Bộ Hư Đại sư triều Tùy tiên tri về Thánh nhân giáng thế thời mạt thế rằng: “Tương tương Ngọc Thỏ tiệm Đông thăng“, còn dự ngôn «Cách Am Di Lục» của Hàn Quốc nói: “Mạt thế Thánh quân Mộc nhân, Hà Mộc thượng cú mưu kiến tự; Dục tri sinh mệnh xứ tâm giác, Kim cưu Mộc thỏ“. Ngoài ra, dự ngôn «Trịnh Giám Lục» của Hàn Quốc còn giảng minh xác hơn nữa: “Ký ngữ thế gian độc giác sĩ, Tu tùng bạch Thỏ tẩu thanh lâm“. “Thanh lâm” (rừng xanh) ở đây chính là đối ứng với “hai cành gỗ lớn” ở bên trên”; chữ “lâm” (林) do hai chữ “Mộc” (木) ghép thành, đều chỉ Đại Thánh nhân thuộc Mộc.

Xem thêm:

>> Giải nghĩa dự ngôn của Lưu Bá Ôn triều Minh – «Kim Lăng tháp bi văn» – cảnh báo thế nhân khuyến thiện

Dịch từ:

http://www.epochtimes.com/gb/11/2/16/n3171712.htm

The post Phá giải mới nhất «Kim Lăng tháp bi văn» của Lưu Bá Ôn first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/04/pha-giai-moi-nhat-kim-lang-thap-bi-van-cua-luu-ba-on.html/feed0