Khoa học | Chánh Kiến Nethttps://chanhkien.orgChánh KiếnSat, 23 Nov 2024 08:08:09 +0000en-UShourly1Dấu chân lịch sử của phù hiệu chữ “卍” (Phần 2)https://chanhkien.org/2024/11/dau-chan-lich-su-cua-phu-hieu-chu-phan-2.htmlThu, 21 Nov 2024 05:59:22 +0000https://chanhkien.org/?p=34991Tác giả: Thanh Nguyên [ChanhKien.org] 4. Phù hiệu chữ “卍” trong các nền văn hóa khác nhau Dấu tích của phù hiệu chữ “卍” không chỉ có mặt ở các quốc gia Đông phương vốn chịu ảnh hưởng của văn hóa Phật giáo, nó còn đóng một số vai trò nhất định trong văn hóa […]

The post Dấu chân lịch sử của phù hiệu chữ “卍” (Phần 2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Thanh Nguyên

[ChanhKien.org]

4. Phù hiệu chữ “卍” trong các nền văn hóa khác nhau

Dấu tích của phù hiệu chữ “卍” không chỉ có mặt ở các quốc gia Đông phương vốn chịu ảnh hưởng của văn hóa Phật giáo, nó còn đóng một số vai trò nhất định trong văn hóa Hy Lạp, châu Phi, cũng như văn hóa Bắc Âu ở Anh và Pháp. Ở Anh, phù hiệu chữ “卍” là một loại đồ trang trí; ở Hy Lạp, nó là biệt danh của một loài “sư tử bốn chân”; ở Ấn Độ, nó là một loại đồ trang trí chữ “Vạn”. Trong văn hóa của thổ dân châu Mỹ, văn hóa La Mã, văn hóa Celtic và dấu tích của người Viking Bắc Âu, cũng có thể tìm thấy phù hiệu chữ “卍” được sử dụng. Vào đầu thế kỷ 20 ở Mỹ, phù hiệu chữ “卍” vẫn được sử dụng làm biểu tượng cho hướng đạo sinh, bình đẳng nam nữ, câu lạc bộ nữ sinh, cũng như trên băng đeo tay của quân đoàn số 45 Hoa Kỳ trong Đệ nhất thế chiến. Tại một lễ đường Do Thái ở Hartford, Connecticut, phù hiệu chữ “卍” từng được dùng làm họa tiết trang trí trên sàn nhà. Thực ra các phát hiện khảo cổ hiện nay cho thấy trước khi Columbus đến châu Mỹ, thổ dân ở đây đã sử dụng phù hiệu chữ “卍” trong cuộc sống hàng ngày từ rất lâu rồi. Ở Đức, lịch sử sử dụng phù hiệu chữ “卍” được biết đến sớm nhất có thể truy về thời kỳ Phổ. Ở Trung Á, cũng đã phát hiện một lễ đường Do Thái từ khoảng thế kỷ thứ 6 TCN sử dụng phù hiệu chữ “卍” để trang trí. Nhìn chung, trong nhiều nền văn hóa, phù hiệu chữ “卍” thường đại diện cho sự may mắn, thịnh vượng, và sức khỏe.

Trang trí khảm hình chữ “卍” trên gạch men thời La Mã cổ đại.

Hoa văn hình chữ “卍” được khắc trên tường ngoài của một nhà thờ ở châu Âu.

Hoa văn hình chữ “卍” được khắc trên món đồ trang sức hình chiếc khuy 2700 năm tuổi của Hy Lạp cổ đại được trưng bày tại Bảo tàng Louvre.

Một chiếc chăn được phát hiện ở Canada, khoảng vào năm 1880, sử dụng hình chữ “卍” làm hoa văn trang trí hình. Các nhà nghiên cứu cho rằng việc trang trí hoa văn này là do ký tự “卍” được cho là sẽ mang lại may mắn.

Một tấm bưu thiếp của Mỹ từ năm 1907 sử dụng hình chữ “卍” làm biểu tượng trung tâm, đại diện cho sự may mắn.

Một chiếc thìa may mắn được làm bằng bạc của người Indian da đỏ có mang ký tự “卍”.

Một chiếc giỏ đan của người da đỏ Mission ở Texas, Mỹ, được trang trí với hoa văn ký tự “卍”.

Không những vậy, điều kỳ lạ hơn là có người tinh ý phát hiện rằng, nếu quan sát từ một góc độ nhất định, hình dạng đám mây electron trong mô hình nguyên tử cũng có thể thấy ký tự “卍” ẩn trong đó.

Nhìn từ các góc độ khác nhau của đám mây electron của nguyên tử carbon, người ta sẽ lần lượt thấy ký tự α (Alpha), Ω (Omega) và ký tự “卍”.

5. Ý nghĩa thật sự của phù hiệu chữ “卍”

Trong vô số những bí ẩn của lịch sử văn hóa nhân loại, phù hiệu chữ “卍” mặc dù cũng là một phần trong đó nhưng lại có vẻ rất đặc biệt. Nó không chỉ xuất hiện từ rất sớm mà còn lan rộng khắp các nền văn minh trên thế giới; mặc dù rất đơn giản, nhưng nó đã được lưu truyền trong nhiều quần thể dân tộc khác nhau từ rất lâu; xuất hiện ở những nơi khác nhau nhưng lại đại biểu cho những ý nghĩa tương tự, phù hiệu chữ “卍” luôn biểu thị cho sự may mắn, thịnh vượng, hoặc thường xuất hiện cùng với các vị Thần. Phù hiệu chữ “卍” từ lâu đã thu hút sự chú ý của nhiều học giả trong nghiên cứu khảo cổ học và nguồn gốc chữ viết. Một số người cho rằng nó là một trong những ký hiệu nguyên thủy của chữ viết nhân loại, một số khác cho rằng nó có nguồn gốc từ hình tượng Mặt Trời, trong khi một số lại cho rằng nó liên quan đến sự sinh sôi của con người.

Mặc dù ở Trung Quốc từ rất sớm đã có những tác phẩm chuyên nghiên cứu về phù hiệu chữ “卍”. Vào cuối triều đại nhà Thanh, Tào Kim Trứu đã viết tác phẩm “Thuyết Vạn” được xuất bản trong bộ sách “Thạch Ốc Văn Tự Tùng Thư – Trứu Thư” trong những năm Đồng Trị. Năm 1939, ông Vương Tứ Xương đã viết tác phẩm “Giải Vạn”, tổng hợp nhiều thành quả nghiên cứu từ Trung Quốc và phương Tây vào thời điểm đó, với tư liệu đặc biệt phong phú. Tác phẩm “Thập Tự và Vạn Tự ở Trung Quốc” của học giả phương Tây Louis Gaillard được xuất bản vào năm 1904 tại Thượng Hải. Ngoài ra, các học giả trong và ngoài nước Trung Quốc như J. Marshall, Nhiêu Tôn Di và những người khác cũng có các bài viết chuyên sâu thảo luận và giải thích về phù hiệu chữ “卍”.

Vậy thì ý nghĩa thật sự của phù hiệu chữ “卍” là gì? Trong cuốn sách Chuyển Pháp Luân của Thầy Lý Hồng Chí đã tiết lộ ý nghĩa thật sự của phù hiệu chữ “卍”:

“Vậy phù [hiệu] chữ “卍” trong Phật gia chúng ta [biểu] thị điều gì? Có người nói là cát tường như ý; đó là cách giải thích ở người thường. Tôi nói với chư vị rằng, phù [hiệu] chữ “卍” là tiêu chí của tầng các Phật; chỉ đạt đến tầng của Phật mới có. Bồ Tát, La Hán không có; tuy nhiên Đại Bồ Tát, tứ Đại Bồ Tát đều có. Chúng tôi thấy rằng những Đại Bồ Tát này đã vượt xa khỏi tầng của Phật thông thường, thậm chí cao hơn cả Như Lai. Chư Phật vượt quá tầng Như Lai có nhiều đến mức không đếm được. Như Lai chỉ có một phù [hiệu] chữ “卍”, đạt đến tầng Như Lai trở lên, phù [hiệu] chữ “卍” sẽ [xuất hiện] nhiều hơn. Vượt gấp đôi Như Lai thì có 2 phù [hiệu] chữ “卍”. Vượt lên nữa sẽ có 3 chữ, 4 chữ, 5 chữ, v.v. đầy khắp thân cũng có. Trên đầu, hai đầu vai, đầu gối đều sẽ xuất hiện; khi nhiều quá thì cả các chỗ như lòng bàn tay, ngón tay, gan bàn chân, ngón chân đều sẽ xuất hiện [các chữ ấy]. Tuỳ theo tầng không ngừng đề cao, các phù [hiệu] chữ “卍” sẽ không ngừng tăng thêm nhiều; do vậy phù [hiệu] chữ “卍” là đại biểu cho tầng của Phật; tầng của Phật càng cao thì phù [hiệu] chữ “卍” càng nhiều.”

Các bạn có thể hỏi, nếu “…… phù hiệu chữ “卍” là tiêu chí của tầng các Phật……”, thì tại sao nó lại xuất hiện trong các nền văn minh cổ đại như Hy Lạp? Thầy Lý Hồng Chí cũng đã tiết lộ vấn đề này:

“Ở xã hội Tây phương khai quật trong văn hoá cổ Hy Lạp cũng phát hiện đồ hình chữ 卍. Kỳ thực, thời đại thượng cổ trước khi Đại hồng thuỷ, họ cũng là tín phụng Phật. Lúc Đại hồng thuỷ có một số người cổ Hy Lạp ở Tây Á và dải Tây Nam núi Himalayas vẫn sinh sống tiếp tục, chính là chủng người Ấn Độ da trắng hiện nay, bấy giờ gọi là Bà La Môn. Kỳ thực, Bà La Môn giáo lúc bắt đầu tín phụng là Phật, là kế thừa từ Phật mà người thượng cổ Hy Lạp tín phụng, đương thời họ gọi Phật là Thần”. (Tinh Tấn Yếu Chỉ – Phật pháp và Phật giáo)

Giờ đây, chúng ta nên hiểu rằng, lý do phù hiệu chữ “卍” được lưu truyền rộng rãi trong lịch sử nhân loại và đại diện cho những nội hàm tương tự trong các nền văn minh khác nhau, thực chất là một minh chứng cụ thể cho sự kế thừa và tiến hóa tín ngưỡng đối với Thần Phật của nhân loại từ rất lâu trong lịch sử.

Tài liệu tham khảo:

B.L.Goff: Symbols of prehis-toric Mesopotamia

Tác phẩm “Gốm sứ Kraak” của tác giả Bùi Quang Huy, do Nhà xuất bản Mỹ thuật Phúc Kiến xuất bản năm 2002.

Tác phẩm “Nghiên cứu về phù hiệu chữ “卍” – Giải thích hình ảnh trên gốm sứ Thanh Hải”

Spiritual Secrets in the Carbon Atom

(Hết)

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/35249

The post Dấu chân lịch sử của phù hiệu chữ “卍” (Phần 2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Dấu chân lịch sử của phù hiệu chữ “卍” (Phần 1)https://chanhkien.org/2024/11/dau-chan-lich-su-cua-phu-hieu-chu-phan-1.htmlMon, 18 Nov 2024 03:55:19 +0000https://chanhkien.org/?p=34959Tác giả: Thanh Nguyên [ChanhKien.org] 1. Giới thiệu về phù hiệu chữ “卍” Những người quen thuộc với Phật giáo sẽ không xa lạ với phù hiệu chữ “卍”. Chữ “卍” (tiếng Anh là Swastika) trong tiếng Phạn là Srivatsa, phiên âm tiếng Trung là “Shì lì jù cuō luò chà nà”, cách dịch cũ […]

The post Dấu chân lịch sử của phù hiệu chữ “卍” (Phần 1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Thanh Nguyên

[ChanhKien.org]

1. Giới thiệu về phù hiệu chữ “卍”

Những người quen thuộc với Phật giáo sẽ không xa lạ với phù hiệu chữ “卍”. Chữ “卍” (tiếng Anh là Swastika) trong tiếng Phạn là Srivatsa, phiên âm tiếng Trung là “Shì lì jù cuō luò chà nà”, cách dịch cũ trong tiếng Trung là “Cát tường hải vân tương”, có nghĩa là “Nơi tập hợp của sự may mắn”. Trong quyển 12 của “Thập Địa Kinh Luận” do Bồ Đề Lưu Chi dịch vào thời Bắc Ngụy, ký tự này được dịch là “萬” (Vạn). Còn Cưu Ma La Thập và Huyền Trang đều dịch là “德” (Đức), mang ý nghĩa “Vạn đức trang nghiêm”, nhấn mạnh công đức vô lượng của Phật. Hiện nay, người ta thường cho rằng ký tự chữ “卍”, đọc là “Vạn” được Võ Tắc Thiên vào năm Trường Thọ thứ hai (năm 693) quy định. Trong quyển 6 của “Phiên Dịch Danh Nghĩa Tập” do người thời Tống biên soạn có nói “Chủ thượng (Võ Tắc Thiên) chế định ra ký tự này, đặt ở Thiên Xu, âm đọc là vạn, nghĩa là nơi tập hợp của vạn đức may mắn”.

Cách viết phù hiệu chữ “卍” từ trước đến nay có hai loại: “卍” hướng trái và “卐” hướng phải. Trong “Nhất Thiết Kinh Âm Nghĩa” của Đường Huệ Lâm, ông đề xuất nên lấy chữ “卍” làm chuẩn. Phật giáo Tây Tạng coi chữ “卐” quay phải là chính quy, đây là sự khác biệt trong việc sử dụng ký hiệu chữ “卍” giữa vùng Hán địa và vùng Tây Tạng. Tuy nhiên, tôn giáo cổ xưa của vùng Tây Tạng là Bon giáo lại coi chữ “卍” là biểu tượng để tôn thờ. Trong tiếng Tây Tạng, “卍” được gọi là “Yungdrung”, có nghĩa là “kiên cố”, tượng trưng cho ánh sáng và còn mang ý nghĩa luân hồi không ngừng.

2. Phù hiệu chữ “卍” là một biểu tượng mang tính toàn cầu

Người ta thường cho rằng phù hiệu chữ “卍” là biểu tượng chuyên dùng trong Phật giáo, nhưng thực ra không phải vậy. Trong các di tích cổ đại trên khắp thế giới đều phát hiện dấu vết của phù hiệu chữ “卍”. Ở các nền văn minh cổ đại như Crete và Troy, hay Scandinavia, Scotland, Ireland, thổ dân châu Mỹ, nền văn minh Maya ở Nam Mỹ, Ả Rập, Mesopotamia, La Mã và Kitô giáo sơ khai, văn hóa Byzantine, Ấn Độ cổ đại cũng như Trung Quốc, Ai Cập, v.v., đều có sự xuất hiện của phù hiệu chữ “卍”. Sự xuất hiện rộng rãi của phù hiệu này đã được coi là một hiện tượng văn hóa phổ biến để nghiên cứu. Các nhà nhân chủng học gọi nó là “họa tiết chữ thập” hoặc “họa tiết Mặt Trời”, và họ cho rằng nó liên quan đến tín ngưỡng của con người thời kỳ đầu đối với Mặt Trời.

Trên các đồ gốm từ thời kỳ Hassuna ở Tây Á Mesopotamia khoảng năm 5000 TCN, đã phát hiện hai phù hiệu hình chữ “卍”. Một là hình chữ “卍” và một là biến thể của chữ “卍”.

Hoa văn chữ “卍” trên đồ gốm thời kỳ Hassuna ở Mesopotamia khoảng 5000 năm TCN

Hoa văn chữ “卍” được tìm thấy ở Troy

Chiếc bình gốm Hy Lạp cổ đại mô tả trận chiến thành Troy với ba chữ “卍” phía trên lưng ngựa

Tại các di chỉ thời kỳ đồ đá mới ở Tây Á, di chỉ Bakun ở Iran đã khai quật được những đồ gốm màu có niên đại không muộn hơn 3500 năm TCN, trong đó có tượng nữ thần bằng gốm tượng trưng cho sự sinh sản, trên vai của bà cũng có ký tự chữ “卍”. Trong các văn vật Hy Lạp cổ đại cũng nhiều lần phát hiện các bức tượng Thần hoặc các dụng cụ được khắc phù hiệu chữ “卍”.

Bức tượng nữ thần Hy Lạp hình chuông có khắc hai phù hiệu chữ “卍” chồng lên nhau khoảng năm 900 TCN

Chiếc bình chứa ngũ cốc khoảng 700 năm TCN được khai quật ở Hy Lạp, xung quanh hình vẽ Artemis (Thần Mặt Trăng và nữ thần săn bắn) xuất hiện nhiều ký hiệu chữ “卍”.

Trên các con dấu khoảng 2000 năm TCN được tìm thấy ở Ấn Độ cũng có nhiều phù hiệu chữ “卍”. Và các biến thể của nó. Cuốn sách “Mohenjodaro and the Indus Civilization” của tác giả J. Marshall cũng đăng nhiều con dấu hoa văn chữ “卍” được khai quật từ thung lũng Ấn Độ khoảng 2000 năm TCN.

Hoa văn chữ “卍” trên con dấu và đồng bạc của di tích Mohenjo-Daro tại thung lũng Ấn Độ, có niên đại từ 4000 đến 5000 năm trước.

Trong văn hóa Sumer khoảng 5000 năm trước cũng đã phát hiện nhiều phù hiệu chữ “卍” mang ý nghĩa may mắn cát tường. Theo những phát hiện khảo cổ, phù hiệu chữ “卍” đã được lưu hành phổ biến vào thời kỳ đồ đồng ở châu Âu, được sử dụng như một biểu tượng trang trí trong nghệ thuật Kitô giáo thời kỳ đầu và nghệ thuật Byzantine. Ở Hy Lạp, người Crete cổ đại và người Troy đã sử dụng rộng rãi biểu tượng này trong các đồ trang trí. Ở các khu mộ và trên các đồ đồng được khai quật ở vùng Caucasus cũng phát hiện có hoa văn chữ “卍”. Người Indian ở Navajo thuộc Bắc Mỹ cổ đại (người Indian coi phù hiệu chữ “卍” tượng trưng cho thần gió và thần mưa), người Maya và Polynesia ở Nam và Trung Mỹ cũng đã sử dụng phù hiệu “卍”. Ở Trung Quốc, sự xuất hiện của phù hiệu chữ “卍” có thể truy ngược từ thời kỳ đồ đá mới.

Trên tảng đá lớn được phát hiện ở Yorkshire nước Anh có khắc hoa văn chữ “卍”, được cho là khắc vào khoảng năm 2000 TCN. Các nhà nghiên cứu còn phát hiện những tảng đá khắc tương tự ở Thụy Điển và Ý.

Phù hiệu chữ “卍” ở Hy Lạp cổ đại (tranh gốm)

Phù hiệu chữ “卍” ở Ai Cập cổ đại (tranh gốm)

3. Phù hiệu chữ “卍” trong lịch sử Trung Quốc

Nếu bạn cho rằng ký tự “卍” được truyền nhập vào Trung Quốc cùng với Phật giáo, thì đó là một sai lầm lớn. Theo các phát hiện khảo cổ hiện nay, từ thời kỳ đồ đá mới khoảng 9000 năm trước, Trung Quốc đã xuất hiện các hoa văn có ký tự hình chữ “卍”. Hoa văn này không chỉ xuất hiện mà còn thường xuyên được tìm thấy trong các di tích cổ đại ở nhiều nơi tại Trung Quốc, bao gồm Cam Túc, Thanh Hải (văn hóa Mã Gia Diêu), Quảng Đông (văn hóa Thạch Hạp), Nội Mông (văn hóa Tiểu Hà Diên), Hồ Nam (văn hóa Bành Đầu Sơn, văn hóa Cao Miếu), Chiết Giang (văn hóa Hà Mỗ Độ), Sơn Đông (văn hóa Đại Vấn Khẩu), v.v. Hiện tượng này cho thấy rằng từ thời cổ đại, tổ tiên người Trung Quốc không xa lạ gì với biểu tượng thiêng liêng này. Do đó, sự xuất hiện của ký tự “卍” ở Trung Quốc không chỉ sớm hơn thời kỳ của Phật Đà, mà còn sớm hơn cả thời kỳ khởi nguồn của Phật giáo ở Ấn Độ.

Hiện nay chúng ta biết rằng ký tự “卍” xuất hiện sớm nhất trong văn hóa Bành Đầu Sơn cách đây khoảng 9000 năm trước. Trên các đồ gốm trong văn hóa Cao Miếu ở Hồ Nam khoảng 7400 năm trước và trong văn hóa Hà Mỗ Độ (khoảng 6900 năm trước), người ta phát hiện một chiếc đĩa gốm có bốn con chim tạo thành hình chữ “卍” với mỏ chim làm biểu tượng trung tâm. Các hoa văn chữ “卍” chủ yếu xuất hiện trên nhiều đồ gốm thuộc loại Mã Xưởng trong văn hóa Mã Gia Diêu ở khu vực Cam Túc và Thanh Hải, có niên đại khoảng 4000 năm trước; trong văn hóa Thạch Hạp ở Quảng Đông khoảng 4800 năm trước, người ta cũng phát hiện các đồ gốm có hoa văn chữ “卍”; trong văn hóa Tiểu Hà Diên tại Nội Mông cũng khai quật được một chiếc bình lớn miệng rộng cũng có vẽ ký tự “卍”, có niên đại khoảng 4870 năm trước. Những khám phá khảo cổ ở các địa phương khác cũng không ít: ví dụ như trên các đồ gốm văn hóa Tiểu Hà Diên được khai quật ở khu mộ đá Thạch Bồng Sơn, Ngạo Hán Kỳ, Liêu Ninh, phát hiện có bảy ký tự “卍” được khắc và vẽ. Trên các bức họa đá ở núi Burhantu, Urat hậu kỳ Nội Mông, và trên các viên đá khắc nhân tạo thời Hán Ngụy được khai quật ở Shaya, Tân Cương, cũng có phát hiện ký tự “卍”.

Đồ gốm màu và hình phóng đại của ký tự “卍” được khai quật từ di tích văn hóa Đại Vấn Khẩu M2007 (Văn hóa Đại Vấn Khẩu, khoảng năm 4300 TCN ~2500 TCN).

Bình gốm loại Mã Xưởng được khai quật từ Quan Hộ Đài, huyện Dân Hòa, có niên đại khoảng 6300 năm trước.

Ký tự may mắn “卍” trên đồ gốm văn hóa Tiểu Hà Diên, có niên đại khoảng 4500 năm trước.

Bình gốm loại Mã Xưởng, được khai quật từ khu mộ Liễu Loan, huyện Lạc Đô, tỉnh Thanh Hải vào năm 1975, có niên đại khoảng 4300 năm trước.

Vào năm 1980, một chiếc bình gốm cổ dài có hoa văn “卍” từ thời kỳ đồ đá mới được khai quật tại huyện Dân Hòa, tỉnh Thanh Hải. Xung quanh bình có hoa văn bốn hình tròn kết hợp với ký tự “卍”, đường nét tròn trịa, rõ ràng, được chế tác rất tinh xảo.

Bình cổ dài có hoa văn chữ “卍” của văn hóa Mã Gia Diêu thời kỳ đồ đá mới.

Ngoài những vật dụng cổ của Trung Quốc sử dụng ký tự “卍” đã đề cập ở trên, trên móc đai bằng đồng của nước Ba Thục cổ cũng có ký hiệu tương tự chữ “卍” (chữ “卍” kèm theo khung vuông). Ở thời nhà Đường, từ thời Đường Đức Tông đến cuối thời Đường, đã từng phổ biến gương chữ “卍”, như chiếc gương đồng khai quật từ khu mộ Lưu Gia Cừ, huyện Thiểm, tỉnh Hà Nam, có ký hiệu hình chữ “卍” rỗng, bên cạnh có bốn chữ “Vĩnh Thọ Chi Kính”. Chiếc bát sứ thời Tống khai quật ở Huệ Dương, Quảng Đông, bên trong có ký hiệu tương tự chữ “卍” (chữ “卍” kèm theo hai vòng tròn). Tại di chỉ lò gốm Khúc Đấu Cung, Đức Hóa, Phúc Kiến thời nhà Nguyên đã khai quật được nhiều hộp phấn trang trí bằng chữ “卍”. Đầu thời Minh xuất hiện một loại mũ gọi là “khăn trùm đầu chữ 卍”, bát cánh hoa sen, đĩa hoa xanh thời Vạn Lịch cũng có ký hiệu chữ “卍” làm trang trí. Trên đĩa sứ xuất khẩu nổi tiếng “sứ Kraak” cũng thường thấy ký hiệu chữ “卍”, thông thường được làm viền trang trí, cũng có khi vẽ ở giữa đĩa làm hoa văn chính. Trên các sản phẩm dệt gấm, cửa sổ chạm khắc thời Thanh thường xuất hiện hoa văn “Vạn bất đoạn” liên kết bởi nhiều chữ “卍”, trên các sản phẩm thủ công khác cũng không khó tìm thấy. Người ta thường cho rằng, việc sử dụng ký hiệu chữ “卍” trên các vật dụng cổ qua các triều đại trên đều mang ngụ ý may mắn.

Đĩa sứ Kraak men xanh thời kỳ đầu nhà Thanh của lò gốm Đức Hóa (lấy hoa văn chữ “卍” làm họa tiết chính).

Kíp nổ được chế tạo vào tháng 2 năm Dân Quốc thứ 28 (năm 1940) có khắc ký tự “卍”.

(Còn tiếp)

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/35250

The post Dấu chân lịch sử của phù hiệu chữ “卍” (Phần 1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Thiên hà hình đĩa xoay cổ xưa nhất được phát hiện thách thức các lý thuyết hiện tại về tiến hóa vũ trụ và thiên hàhttps://chanhkien.org/2024/11/thien-ha-hinh-dia-xoay-co-xua-nhat-duoc-phat-hien-thach-thuc-cac-ly-thuyet-hien-tai-ve-tien-hoa-vu-tru-va-thien-ha.htmlTue, 12 Nov 2024 03:39:10 +0000https://chanhkien.org/?p=34916[ChanhKien.org] Theo quan điểm chủ đạo hiện nay trong giới thiên văn học, vũ trụ của chúng ta bắt nguồn từ Vụ nổ lớn (Big Bang. Những thiên hà lúc sơ khai trông rất nhỏ và rất hỗn loạn. Sau đó, những thiên hà sơ khai hỗn loạn này sáp nhập với nhau và phát […]

The post Thiên hà hình đĩa xoay cổ xưa nhất được phát hiện thách thức các lý thuyết hiện tại về tiến hóa vũ trụ và thiên hà first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org]

Theo quan điểm chủ đạo hiện nay trong giới thiên văn học, vũ trụ của chúng ta bắt nguồn từ Vụ nổ lớn (Big Bang. Những thiên hà lúc sơ khai trông rất nhỏ và rất hỗn loạn. Sau đó, những thiên hà sơ khai hỗn loạn này sáp nhập với nhau và phát triển thành hình dạng mượt hơn với tốc độ cực kì chậm. Lý thuyết hiện tại cho rằng, để một thiên hà có được trật tự với hình dạng đĩa xoay và cấu trúc gọn gàng như các cánh tay xoắn ốc như hệ Ngân Hà của chúng ta, cần phải trải qua hàng tỉ năm tiến hóa. Tuy nhiên, sự phát hiện ra thiên hà REBELS-25 đã thách thức tiêu chuẩn thời gian này.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện một thiên hà có hình dạng giống hệ Ngân Hà ở xa nhất từng được quan sát từ trước tới nay. Thiên hà dạng đĩa này được đặt tên là REBELS-25, trông có cấu trúc trật tự như các thiên hà hiện nay, tuy nhiên chúng ta lại đang quan sát trạng thái của thiên hà này ở thời điểm khi vũ trụ chỉ mới hình thành được 700 triệu năm.

Thiên hà REBELS-25, thiên hà có dạng đĩa xoay “xa nhất và sớm nhất từng được phát hiện” (Image credit: ALMA (ESO/NAOJ/NRAO)/L. Rowland et al.)

Trong nghiên cứu được công bố trên “Thông báo hàng tháng của Hội Thiên văn học Hoàng gia” này, các nhà thiên văn học đã phát hiện REBELS-25 là thiên hà có hình dạng đĩa xoay rõ rệt ở xa nhất từng được khám phá. Theo lý thuyết Vụ nổ lớn Big Bang, thiên hà này chỉ mới 700 triệu năm tuổi tại thời điểm quan sát được, tức là chỉ bằng 5% tuổi hiện tại của vũ trụ (13,8 tỉ năm), điều này khiến trạng thái xoay có trật tự của REBELS-25 là điều nằm ngoài dự đoán. Lucie Rowland, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Leiden và là tác giả chính của nghiên cứu này cho biết: “Nhìn thấy một thiên hà tương tự như hệ Ngân Hà của chúng ta, và bị chi phối mạnh mẽ bởi vận động xoay tròn quanh một tâm, điều này đã thách thức hiểu biết của chúng ta về cách mà các thiên hà trong vũ trụ sơ khai nhanh chóng tiến hóa thành các thiên hà có trật tự trong vũ trụ hiện nay”.

Thiên hà REBELS-25 đã từng được phát hiện bởi chính nhóm nghiên cứu này trong một lần quan sát trước đây bằng cách sử dụng hệ thống ALMA (Atacama Large Millimeter/submillimeter Array) – một mạng lưới gồm 66 kính viễn vọng vô tuyến được đặt tại sa mạc Atacama ở Bắc Chile – cho thấy có dấu hiệu của vận động xoay, tuy nhiên vì độ phân giải của dữ liệu không đủ cao nên chưa thể khẳng định.

Để làm sáng tỏ cấu trúc và vận động của thiên hà sơ khai này chính xác hơn, nhóm nghiên cứu tiếp tục quan sát nó bằng hệ thống ALMA, nhưng lần này với độ phân giải cao hơn. Kết quả cho thấy, một bộ phận khí trong REBELS-25 đang vận chuyển hướng về phía Trái Đất, trong khi một bộ phận khác di chuyển ra xa Trái Đất. Điều này có thể là do một hiện tượng gọi là chuyển dịch xanh và chuyển dịch đỏ.

Sự chuyển động của khối khí lạnh trong thiên hà REBELS-25 quan sát bởi ALMA. Màu xanh da trời biểu thị sự chuyển động hướng về phía Trái Đất và màu đỏ biểu thị chuyển động hướng ra xa Trái Đất, với gam màu tối hơn biểu thị vận chuyển nhanh hơn. Trong trường hợp này, đường phân chia đỏ-xanh trong hình ảnh thu được thể hiện rõ ràng rằng vật thể đang xoay. Điều này khiến thiên hà REBELS-25 trở thành thiên hà đĩa xoay xa nhất từng được phát hiện. (Image credit: ALMA (ESO/NAOJ/NRAO)/L. Rowland et al.)

Khi một nguồn sáng dịch chuyển hướng về gần Trái Đất, bước sóng của ánh sáng sẽ bị nén lại, làm cho ánh sáng “dịch chuyển” về phía “đầu xanh” (những ánh sáng có bước sóng ngắn) trên phổ điện từ. Do đó, nguồn sáng di chuyển gần về phía chúng ta sinh ra “chuyển dịch xanh”. Mặt khác, nếu một nguồn sáng dịch chuyển hướng ra xa chúng ta, bước sóng ánh sáng mà nó phát ra bị kéo giãn, tạo ra sự dịch chuyển về phía “đầu đỏ” của phổ điện từ.

Nghiên cứu mới này xác nhận rằng REBELS-25 đã phá vỡ kỷ lục, trở thành thiên hà sớm nhất, xa nhất và xoay nhanh nhất từng thấy.

Renske Smit, nhà nghiên cứu tại Đại học Liverpool John Moores Anh quốc và là đồng tác giả của nghiên cứu này nói: “ALMA là kính viễn vọng duy nhất hiện nay có độ nhạy và độ phân giải cao như thế này”.

Điều khiến người ta ngạc nhiên là, các dữ liệu thu được cũng cho thấy dấu vết của những đặc điểm phát triển hơn tương tự với hệ Ngân Hà, ví như những vật thể tạo thành thanh trung tâm kéo dài và thậm chí là các cánh tay xoắn ốc, mặc dù nhiều quan sát hơn cần được thực hiện để xác nhận điều này. Rowland nói: “Tìm kiếm bằng chứng cho những cấu trúc tiến hóa hơn sẽ là một khám phá thú vị, vì REBELS-25 sẽ trở thành thiên hà xa nhất từng phát hiện có được cấu trúc như vậy”.

Những quan sát trong tương lai về REBELS-25 và sự khám phá những thiên hà đĩa xoay sơ khai khác có khả năng sẽ làm thay đổi hiểu biết của chúng ta về sự hình thành các thiên hà sơ khai và sự tiến hóa của toàn bộ vũ trụ.

Nguồn:

1. https://www.space.com/the-universe/record-breaking-ancient-galaxy-challenges-cosmic-evolution-theories 2. https://www.eso.org/public/news/eso2415/

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/293140

The post Thiên hà hình đĩa xoay cổ xưa nhất được phát hiện thách thức các lý thuyết hiện tại về tiến hóa vũ trụ và thiên hà first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Vén bức màn văn minh tiền sử (Phần 1): Lời nói đầuhttps://chanhkien.org/2024/10/ven-buc-man-van-minh-tien-su-phan-1-loi-noi-dau.htmlThu, 31 Oct 2024 05:20:00 +0000https://chanhkien.org/?p=34828[ChanhKien.org] Lời nói đầu – Nhìn nhận lại về văn minh tiền sử của nhân loại Rất nhiều người vẫn ôm giữ một thái độ dè dặt khi nói đến những bằng chứng về văn minh tiền sử mà các nhà khảo cổ học ngày nay phát hiện được. Mỗi khi có khoa học gia […]

The post Vén bức màn văn minh tiền sử (Phần 1): Lời nói đầu first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org]

Lời nói đầu – Nhìn nhận lại về văn minh tiền sử của nhân loại

Rất nhiều người vẫn ôm giữ một thái độ dè dặt khi nói đến những bằng chứng về văn minh tiền sử mà các nhà khảo cổ học ngày nay phát hiện được. Mỗi khi có khoa học gia nào đó phát hiện ra các bằng chứng cho thấy nhân loại thời kỳ tiền sử đã từng có một nền văn minh cực cao, thì sẽ có những nhà khoa học khác dùng ánh mắt hoài nghi để nhìn nhận những văn vật tiền sử này, chứ không xem xét từ góc độ khách quan, trong đó có một nhân tố rất quan trọng chính là bị ảnh hưởng bởi thuyết tiến hóa của Darwin. Vì các nhà khoa học trước hết đều dựa vào thuyết tiến hóa của Darwin để vẽ ra một sơ đồ cây tiến hóa sinh vật các loài của Darwin, mà thước đo thời gian trên cây tiến hóa này lại dựa trên mức độ trầm tích của địa chất để quyết định. Mặc dù thuyết tiến hóa đến nay cũng chỉ là một loại giả thuyết, nhưng sau khi được xác định bởi thước đo thời gian trên cây tiến hóa, lại được rất nhiều nhà khoa học sau này cho rằng không thể bị lung lay. Vậy nên một khi phát hiện ra những hóa thạch “không nên có” tại những tầng địa chất cổ xưa hơn, các nhà khoa học liền nghi ngờ những hóa thạch ấy, nhận định những điều có khả năng nhất thành điều không đáng tin nhất.

Sự phát triển của khoa học, nếu cứ mãi ôm chết cứng những lý luận cũ thì khoa học sẽ không thể tiến bộ được. Trong vật lý học, từ mấy thế kỷ trước đến ngày nay cơ học cổ điển của Newton vẫn luôn được cho rằng không thể bị dao động. Thế nhưng khi các nhà khoa học chuyển dịch đối tượng nghiên cứu sang quan sát sự vận động của điện tử ở vi quan, thì lại phát hiện vật lý lực học của Newton không còn thích hợp để ứng dụng trong việc giải thích sự vận động của điện tử nữa. Từ đó các nhà vật lý học lại phát triển thêm cơ học lượng tử, dùng để giải thích quỹ đạo vận động của điện tử. Nếu lúc đầu các nhà vật lý học cứ ôm cứng lý thuyết vật lý lực học của Newton, thì vật lý học ngày nay không thể đột phá. Cũng giống như thế, thuyết tiến hóa cũng chỉ là một lý luận, không nên xem nó như một khuôn mẫu bất biến, mà nên dựa trên những phát hiện mới để đưa ra những học thuyết hợp lý hơn. Nếu cứ ôm giữ mãi những lý luận của một, hai trăm năm trước không buông, thế thì việc nghiên cứu bản chất của sinh mệnh sẽ mãi mãi là ẩn đố của nhân loại.

Căn cứ theo thuyết tiến hóa của Darwin, trí não của con người càng sử dụng nhiều sẽ càng thông minh, càng ngày càng tiến hóa, từ đó khoa học của chúng ta lẽ ra có thể rất dễ dàng đưa ra lời giải thích rõ ràng cho những phát minh kỹ thuật thời cổ đại. Tuy nhiên những ví dụ dưới đây lại cho chúng ta thấy rằng, dùng thứ lý luận này lại không cách nào giải thích được rõ.

Rất nhiều những tri thức cổ xưa còn lưu lại đến nay vẫn luôn là điều khiến người ta hiếu kỳ tìm tòi, ví như Bát Quái, Chu Dịch, Hà Đồ, Lạc Thư của Trung Quốc, chúng ta hiện tại đều không thể hiểu được hoàn toàn những trí huệ trong đó, thế nhưng chúng đã xuất hiện từ mấy nghìn năm trước. Ngoài ra, rất nhiều nhà khoa học đã phát hiện ra học thuyết ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, đạo lý kinh dịch, đối chiếu với khoa học hiện đại thì vô cùng tương thích. Ví như có khoa học gia đối chiếu các nguyên tố hóa học với ngũ hành, thì phát hiện học thuyết ngũ hành vô cùng hợp lý, hơn nữa một số phần còn vượt xa khỏi nhận thức của khoa học hiện tại. Xem ra trí tuệ của người xưa quả thật vượt rất xa con người ngày nay.

Ngoài ra, hiện tại có nhiều môn khí công đang lưu truyền ngoài xã hội, những môn khí công này đều đã có lịch sử mấy nghìn năm. Những người từng luyện khí công đều biết, khí công có thể cải thiện sức khỏe, chữa bệnh khỏe người. Mà người tu luyện có thành tựu còn có thể khai mở những công năng đặc dị, làm được những việc mà người bình thường dùng hết cả tay lẫn chân cũng không làm được. Người xưa vào mấy nghìn năm trước rốt cuộc làm sao có thể phát minh ra những điều cao thâm như thế?

Rất nhiều người cố gắng đi tìm lời giải thích cho những hiện tượng này, thế nhưng không thể giải thích rõ hoàn toàn, cho nên những điều này đã trở thành ẩn đố chưa được giải đáp. Tuy nhiên sau khi chúng tôi nghiên cứu rất nhiều tài liệu liên quan, gồm cả những phát hiện của những nhà khảo cổ, những bằng chứng về các thảm họa thời tiền sử, những di tích tiền sử chưa được giải thích, chúng ta rõ ràng đã có được một đáp án rất hay có thể giải đáp vô vàn những ẩn đố kia: nền văn minh tiền sử xác thực là có tồn tại! Hơn nữa lại không chỉ trong một thời kỳ, nó đã từng tồn tại trong rất nhiều thời kỳ khác nhau. Nhân loại không những không phải là từ khỉ biến thành, hơn thế nữa tại những thời kỳ lịch sử trong quá khứ đã từng có những nền văn minh huy hoàng hơn hẳn ngày nay. Lò phản ứng hạt nhân được phát hiện tại Oklo (lò phản ứng hạch) chính là một minh chứng rõ nhất. Theo khảo sát, thời gian xây dựng lò phản ứng hạt nhân này là 2 tỷ năm trước, nó đã được vận hành 500 nghìn năm, con số thiên văn ấy là điều mà những kỹ sư xây dựng lò phản ứng hạt nhân khó mà tưởng tượng được. Ngoài ra trong bài thơ tự sự của Ấn Độ “Mahabharat” có nhắc đến con người thời cổ đại khi chiến đấu đã từng dùng loại vũ khí giống tên lửa để tấn công đối phương. Tại Ấn Độ, người ta thậm chí còn phát hiện những di tích cổ trông như những tàn tích để lại sau một vụ nổ hạt nhân.

Tuy nhiên, chúng tôi cũng phát hiện một sự thật – rằng nền văn minh nào dù có huy hoàng đến đâu thì cuối cùng cũng không thoát khỏi vận mệnh bị diệt vong. Tại sao? Là do nhân tâm. Sự phát triển văn minh cao sẽ kéo theo sự bại hoại của nhân tâm, khiến người ta an dật hưởng lạc, tiêu pha vô độ. Mỗi từng thời kỳ văn minh nhân loại đều bị hủy diệt trong tình huống như thế. Khi các nhà khảo cổ học nghiên cứu các phù điêu điêu khắc trên các kim tự tháp bị chôn vùi dưới lòng đất, họ đã phát hiện những hình tượng điêu khắc khiến người xem phải đỏ mặt. Những thứ này hoàn toàn không phải là nghệ thuật, mà là sản phẩm sau khi đạo đức của con người bị trượt dốc. Vậy nên đến ngày nay những người kiến tạo nên những kim tự tháp dưới đáy biển đã biến mất từ lâu, cho dù kỹ thuật năm đó của họ có trác tuyệt đến đâu, trí sáng tạo có khiến người ta kinh ngạc đến mấy, cũng không chạy thoát khỏi sự xét xử công bằng của trời cao.

Trong quyển sách này, chúng tôi muốn đưa ra những bằng chứng mà các khoa học gia đã phát hiện được, đồng thời chỉnh lý sắp xếp lại một cách hệ thống, phân tích nhắm thẳng vào những phát hiện này, hy vọng có thể mang đến cho bạn đọc một hướng đi mới trên hành trình khám phá nguồn gốc căn nguyên của sinh mệnh loài người.

Mùa đông năm Nhâm Ngọ, Cẩn Chí, thuộc nhóm biên tập hệ thống sách ebook của Chánh Kiến Net.

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/20856

The post Vén bức màn văn minh tiền sử (Phần 1): Lời nói đầu first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Khảo sát: Làm việc tốt giúp con người cảm thấy vui vẻ suốt bốn giờhttps://chanhkien.org/2024/10/khao-sat-lam-viec-tot-giup-con-nguoi-cam-thay-vui-ve-suot-bon-gio.htmlSun, 27 Oct 2024 00:27:05 +0000https://chanhkien.org/?p=34804Tác giả: Trần Tuấn Thôn [ChanhKien.org] Người xưa nói: “Vật dĩ thiện tiểu nhi bất vi, vật dĩ ác tiểu nhi vi chi” (Đừng vì việc thiện nhỏ mà không làm, đừng vì việc ác nhỏ mà làm). Câu nói này nhắc nhở người ta rằng ngay cả những việc tốt nhỏ nhặt cũng nên […]

The post Khảo sát: Làm việc tốt giúp con người cảm thấy vui vẻ suốt bốn giờ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tác giả: Trần Tuấn Thôn

[ChanhKien.org]

Người xưa nói: “Vật dĩ thiện tiểu nhi bất vi, vật dĩ ác tiểu nhi vi chi” (Đừng vì việc thiện nhỏ mà không làm, đừng vì việc ác nhỏ mà làm). Câu nói này nhắc nhở người ta rằng ngay cả những việc tốt nhỏ nhặt cũng nên làm. Gần đây có một cuộc khảo sát phát hiện rằng làm việc tốt có thể giúp cho người ta có cảm giác vui vẻ và cảm giác này có thể kéo dài suốt bốn giờ. Một số chuyên gia cho rằng làm việc tốt rất có lợi cho sức khỏe tinh thần. Đây là một vòng tuần hoàn tích cực.

Hình ảnh cô gái dìu ông lão đi bộ. (Ảnh: Shutterstock)

Trong cuộc khảo sát được Tổ chức Nghiên cứu Thị trường Quốc tế OnePoll thực hiện đối với 2.000 người trưởng thành ở Anh, kết quả cho thấy người ta thường làm 223 việc tốt mỗi năm, và cảm giác vui vẻ sau khi làm việc tốt có thể kéo dài bốn giờ.

Theo cuộc khảo sát này, động lực để mọi người làm việc tốt bao gồm: muốn làm cho người khác cảm thấy hài lòng (chiếm 40%) và muốn bản thân cảm thấy thỏa mãn (chiếm 34%), v.v. Trong số những người được khảo sát, 82% cảm thấy tích cực sau khi làm việc tốt.

Khảo sát chỉ ra rằng, 58% số người tin rằng những việc làm tốt không nhất định phải là việc lớn, những việc nhỏ thông thường cũng có thể tạo ra ảnh hưởng. 54% số người cho rằng hiện nay không có nhiều người làm việc tốt.

Cuộc khảo sát cho biết, 61% số người được hỏi đã từng gặp ai đó làm điều tốt cho họ vượt ngoài mong đợi. Kết quả cho thấy, 65% số người biểu thị sự cảm kích, 60% bày tỏ lòng biết ơn và 42% cảm thấy được yêu thương.

Bác sỹ tâm lý Emma Reed Turrell nói: “Hoạt động giao tiếp xã hội tích cực có lợi cho sức khỏe tinh thần của chúng ta. Khi chúng ta chia sẻ những trải nghiệm tích cực với người khác, não của chúng ta sẽ giải phóng oxytocin, giúp gia tăng sự đồng cảm, tin tưởng và xây dựng mối quan hệ”.

Cô còn nói rằng, con người càng làm nhiều việc khiến người khác vui vẻ thì não sẽ giải phóng ra càng nhiều oxytocin. Đây là một vòng tuần hoàn tích cực

Làm việc thiện có thể tạo ra vòng tuần hoàn tích cực. (Ảnh: Shutterstock)

Như đã đề cập ở trên, hơn một nửa số người được phỏng vấn tin rằng làm việc tốt không nhất thiết phải là việc lớn và những việc nhỏ dễ làm cũng có thể coi là việc tốt. Dưới đây là 20 việc tốt thường thấy nhất:

(1) Mở cửa cho người khác
(2) Lấy hàng giúp hàng xóm
(3) Chỉ đường cho ai đó
(4) Quyên góp cho tổ chức từ thiện
(5) Đun một ấm nước cho người nhà
(6) Nhường chỗ ngồi cho người khác trên phương tiện công cộng
(7) Pha một tách trà cho người bán hàng khi họ đến nhà bạn làm việc
(8) Nhường đường cho xe khác đi trước tại ngã tư
(9) Mua đồ ăn hoặc thức uống cho người thân khi bạn đi chơi cùng họ
(10) Cho ai đó đi nhờ xe
(11) Đi mua hàng trước khi người bán hàng gặp khó khăn về tài chính (phải giảm giá bán)
(12) Pha một tách trà cho đồng nghiệp
(13) Giúp đỡ người thân làm việc nhà
(14) Giúp người già sử dụng đồ công nghệ
(15) Cho người khác vay tiền
(16) Giúp xách hàng nặng
(17) Mua đồ giúp người sức khỏe yếu
(18) Tặng đồ cũ cho bạn bè
(19) Giúp người khác chuyển nhà
(20) Nhặt rác ở nơi công cộng

Trước đây cũng có những nghiên cứu cho thấy làm việc tốt có thể cải thiện sức khỏe tinh thần và hạnh phúc.

Theo báo cáo trước đây của The Epoch Times, nhà khoa học xã hội Meena Andiappan từ đại học Toronto, Canada, đã nghiên cứu về hành vi đạo đức và hạnh phúc. Nghiên cứu của cô cho thấy, làm việc tốt giúp cải thiện sức khỏe tinh thần và hạnh phúc.

Andy Pan nói rằng làm việc tốt không hẳn phải rất khó, rất tốn thời gian hoặc tiền bạc. Trên thực tế, bạn có thể làm việc này trong vòng chưa đầy 60 giây mà không tốn nhiều công sức hay tiền bạc, ví dụ như chỉ cần mở cửa cho người lạ hoặc khen ngợi đồng nghiệp của bạn.

Cô cho biết mặc dù làm việc tốt không phải là một phương pháp điều trị phổ biến để điều chỉnh cảm xúc, nhưng những việc tốt nhỏ bé này đã chứng minh cho câu thành ngữ: Giúp đỡ người khác cũng là giúp đỡ chính mình.

Theo báo The Epoch Times

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/291407

The post Khảo sát: Làm việc tốt giúp con người cảm thấy vui vẻ suốt bốn giờ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn (Phần cuối)https://chanhkien.org/2024/10/mo-canh-cua-sinh-tu-kham-pha-bi-an-cua-linh-hon-phan-cuoi.htmlThu, 24 Oct 2024 02:31:16 +0000https://chanhkien.org/?p=34776[ChanhKien.org] 5. Tái bút — ý nghĩa của sinh mệnh Thân thể là cơ sở vật chất của sinh mệnh con người, vũ trụ là không gian mà chúng ta sinh tồn, nhưng sinh mệnh từ đâu đến và tương lai sẽ đi về đâu? Từ xưa đến nay, biết bao nhân sĩ yêu nước […]

The post Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn (Phần cuối) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org]

5. Tái bút — ý nghĩa của sinh mệnh

Thân thể là cơ sở vật chất của sinh mệnh con người, vũ trụ là không gian mà chúng ta sinh tồn, nhưng sinh mệnh từ đâu đến và tương lai sẽ đi về đâu? Từ xưa đến nay, biết bao nhân sĩ yêu nước và những người có chí hướng đã và đang miệt mài tìm kiếm. Nhà thơ Khuất Nguyên thời Xuân Thu chiến quốc có câu:

Hán Việt:

“Lộ mạn mạn kỳ tu viễn hề

Ngô tương thượng hạ nhi cầu sách”.

Diễn nghĩa:

“Đường dài còn lắm gian truân

Ta sẽ bôn ba tìm kiếm”.

Còn nhà thơ Trần Tử Ngang thời nhà Đường viết:

“Tiền bất kiến cổ nhân

Hậu bất kiến lai giả

Niệm thiên địa chi du du

Độc sảng nhiên nhi thế hạ”.

Diễn nghĩa:

“Trước không thấy cổ nhân

Sau hậu nhân chẳng thấy

Ngẫm nhìn trời đất mênh mông

Riêng ta đau lòng rơi lệ”.

Những câu thơ trên khiến đời sau bao nhiêu người buồn bã tiếc nuối. Nhưng những người trải nghiệm cận tử lại có nhận thức hoàn toàn mới về đời người, họ cho rằng linh hồn của con người là bất diệt, sau khi người ta chết thì sinh mệnh vẫn tồn tại, và con người đến thế gian là để học cách đối xử tốt với người khác, từ đó trở về nơi sinh ra sinh mệnh chân chính của chúng ta (tức nguyên thần).

Từ hàng nghìn năm nay, xã hội Trung Quốc vẫn luôn tín ngưỡng vào Phật giáo và Đạo giáo. Trong giới tu luyện, con người đã sớm thông qua phương pháp tu luyện chứng thực được sự tồn tại khách quan của nguyên thần. Trong lịch sử lâu dài của nền văn minh Hoa Hạ, rất nhiều nhà trí thức đã cảm nhận được sự tồn tại của nguyên thần, nhận thức được kiếp trước kiếp sau của sinh mệnh con người, họ tìm kiếm ngược xuôi, nghiên cứu học hỏi cả cuộc đời, muốn khám phá bí ẩn thực sự của nguyên thần và ý nghĩa chân chính của đời người. Nhưng sinh mệnh con người được sinh ra như thế nào? Ý nghĩa của đời người rốt cuộc là gì?

Đại sư Lý Hồng Chí giảng:

“Nơi vũ trụ này, chúng tôi thấy rằng sinh mệnh con người không phải sinh ra tại xã hội người thường. Sự sản sinh ra sinh mệnh chân chính của con người chính là sinh ra trong không gian vũ trụ. Bởi vì trong vũ trụ này có rất nhiều các loại vật chất chế tạo sinh mệnh; với sự vận động tương hỗ, những vật chất ấy có thể sản sinh ra sinh mệnh; nên cũng nói, sinh mệnh tối nguyên sơ của con người đến từ vũ trụ. Bản lai của không gian vũ trụ là lương thiện, là mang đầy đủ chủng đặc tính Chân Thiện Nhẫn; con người sinh ra cùng với vũ trụ là đồng tính. Nhưng sản sinh ra nhiều thể sinh mệnh rồi; thì cũng phát sinh quan hệ xã hội [trong] quần thể. Trong đó có một số người có thể tăng thêm tư tâm; tầng của họ dần dần rất chậm hạ thấp xuống; [khi] không thể ở tại tầng ấy nữa, thì họ phải rớt xuống dưới. Tuy nhiên tại tầng kia [họ] lại biến đổi không còn tốt nữa, họ không thể ở lại, và tiếp tục rớt xuống dưới; cuối cùng rớt xuống đến tầng của nhân loại.

Toàn thể xã hội nhân loại đều cùng trong một tầng này. Đã rớt đến bước này, đứng tại góc độ công năng mà xét, hoặc đứng tại góc độ các Đại Giác Giả mà xét, [thì] những thể sinh mệnh kia cần phải bị tiêu huỷ. Tuy nhiên các Đại Giác Giả đã xuất phát từ tâm từ bi mà cấp cho họ một cơ hội nữa; [các Đại Giác Giả] tạo nên một hoàn cảnh đặc thù, một không gian đặc thù như thế này. Tuy vậy các thể sinh mệnh tại không gian này khác xa các thể sinh mệnh tại tất cả không gian khác trong vũ trụ. Những thể sinh mệnh tại không gian này không thể nhìn thấy các thể sinh mệnh tại các không gian khác, và không thể nhìn thấy chân tướng của vũ trụ; bởi vậy ai [rớt xuống đây] đều tương đương với rơi vào [cõi] mê. Muốn hết bệnh, trừ nạn, tiêu nghiệp, thì những người này phải tu luyện, [phải] ‘phản bổn quy chân’ đó chính là điều mà các loại [môn pháp] tu luyện đều nhìn nhận. Con người phải phản bổn quy chân, đó mới là mục đích chân chính để làm người;… (Bài giảng thứ nhất – Chuyển Pháp Luân)

Vậy làm thế nào mới có thể trở về nơi sản sinh ra sinh mệnh của chúng ta? Đó chính là chiểu theo đặc tính “Chân, Thiện, Nhẫn” của vũ trụ mà tự yêu cầu bản thân.

“Chủng đặc tính Chân Thiện Nhẫn là tiêu chuẩn để nhận định tốt và xấu trong vũ trụ. Thế nào là tốt, thế nào là xấu? Chính là dùng Nó {Chân Thiện Nhẫn} mà xác định” (Bài giảng thứ nhất – Chuyển Pháp Luân)

“Là một cá nhân, nếu thuận với đặc tính Chân Thiện Nhẫn này của vũ trụ, thì mới là một người tốt; còn người hành xử trái biệt với đặc tính này, thì đúng là một người xấu. Trong đơn vị [công tác], hoặc ngoài xã hội, có người có thể nói chư vị xấu, [nhưng] chư vị không nhất định đúng là xấu; có người nói chư vị tốt, chư vị lại cũng không nhất định đúng là tốt. Là người tu luyện, [nếu] đồng hoá với đặc tính này, [thì] chư vị chính là người đắc Đạo; [Pháp] lý đơn giản như vậy.” (Bài giảng thứ nhất – Chuyển Pháp Luân)

Người ta đã nhận ra sự tồn tại của nguyên thần và sự bất diệt của sinh mệnh con người, biết được sau khi con người chết vẫn còn có kiếp sau, người có trí huệ sẽ biết suy xét đến sự vĩnh hằng của sinh mệnh bản thân, người đó tin rằng “thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”, họ sẽ không muốn thành công nhanh chóng hoặc vì chút lợi ích nhỏ trước mắt, vì những được mất trong đời mà làm chuyện xấu, vậy nên người đó sẽ dùng “Chân, Thiện, Nhẫn” để yêu cầu bản thân, tích đức hành thiện, cho dù có thể sẽ vì thế mà gặp phải một số thống khổ, bởi vì người đó biết rõ con người còn có đời sau. Nhưng trong xã hội hiện nay, vì đạo đức nhân loại đã bị móp méo, khiến nhiều người vì ham muốn cá nhân mà không màng đến lợi ích của người khác, có người thậm chí coi “người không vì mình, trời tru đất diệt” làm phương châm sống, điều này hoàn toàn trái ngược với đặc tính “Chân, Thiện, Nhẫn” của vũ trụ. Những gì mà người trải nghiệm cận tử đã kinh qua một lần nữa cho chúng ta biết, con người không chỉ có nguyên thần, sau khi con người chết còn có đời sau, hơn nữa sau khi người ta chết đi, nguyên thần sẽ đối mặt với sự phán xét, một người cả đời hành thiện sẽ có phúc báo, còn người làm nhiều điều bất nghĩa tất sẽ gặp ác báo. Một khi con người làm nhiều điều ác, đó không chỉ là vấn đề gặp phải ác báo, mà bản chất sinh mệnh thực sự của người đó sẽ gặp nguy hiểm.

“Nhưng điều mà kẻ không điều ác nào mà không làm sẽ đương đầu chính là việc toàn bộ tế bào giải thể hết, trong Phật giáo gọi là ‘hình thần toàn diệt’.” (Chuyển Pháp Luân).

Pháp Luân Đại Pháp là một cách gọi dùng trong nhân loại. Thực ra đó là Pháp của vũ trụ. Tất cả sinh mệnh trong vũ trụ đều chịu sự chế ước của Ông.

“Vậy Phật Pháp là gì? Đặc tính căn bản nhất trong vũ trụ này là Chân Thiện Nhẫn, Nó chính là thể hiện tối cao của Phật Pháp, Nó chính là Phật Pháp tối căn bản. Phật Pháp tại các tầng khác nhau có các hình thức thể hiện khác nhau, tại các tầng khác nhau có các tác dụng chỉ đạo khác nhau; tầng càng thấp [thì] biểu hiện càng phức tạp. Vi lạp không khí, đá, gỗ, đất, sắt thép, [thân] thể người, hết thảy vật chất đều có tồn tại trong nó cái chủng đặc tính Chân Thiện Nhẫn ấy; thời xưa giảng rằng ngũ hành cấu thành nên vạn sự vạn vật trong vũ trụ; [ngũ hành kia] cũng có tồn tại chủng đặc tính Chân Thiện Nhẫn ấy. Người tu luyện đến được tầng nào thì chỉ có thể nhận thức được thể hiện cụ thể của Phật Pháp tại tầng ấy; đó chính là quả vị và tầng tu luyện [của người ấy]. Nói chung, Pháp rất lớn. Đến điểm cực cao mà giảng, thì rất đơn giản; bởi vì Pháp kia giống như hình dáng của kim tự tháp. Đến nơi tầng cực cao thì ba chữ có thể dùng để khái quát, đó chính là Chân Thiện Nhẫn; thể hiện tại các tầng cực kỳ phức tạp”. (Bài giảng thứ nhất – Chuyển Pháp Luân).

Đệ tử Pháp Luân Đại Pháp mọi thời khắc trong cuộc sống hằng ngày luôn lấy “Chân, Thiện, Nhẫn” để yêu cầu bản thân, người trước ta sau, làm việc gì cũng nghĩ cho người khác, sống vô tư vô ngã, cuối cùng đồng hóa với đặc tính “Chân, Thiện, Nhẫn” của vũ trụ. Nhưng một khi chính Pháp được truyền, sẽ có tà ma đến can nhiễu, đây là đạo lý tương sinh tương khắc của vạn vật. Cái tốt và cái xấu luôn song hành cùng nhau. Tập đoàn chính trị lưu manh Giang Trạch Dân vì sự ích kỷ của mình đã bất chấp nguyện vọng của người dân, tiến hành cuộc bức hại lưu manh theo kiểu cách mạng văn hóa đối với hàng nghìn hàng vạn học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc. Vậy hậu quả của việc công kích nhắm vào “Chân, Thiện, Nhẫn” là gì? Đó tất nhiên là sự ngang ngược của “Giả, Ác, Bạo”, trường bức hại này chẳng phải là hủy diệt nhân loại tận gốc rễ sao? Vậy những người bức hại sẽ phải gánh chịu hậu quả gì? Đó không đơn giản chỉ là vấn đề một nguyên thần bị tiêu hủy, bởi vì thân thể người tồn tại trong rất nhiều không gian, thân thể trong tầng tầng không gian của người đó phải gánh chịu sự thống khổ vô tận trong quá trình bị tiêu hủy, để bồi thường những tội nghiệp mà bản thân gây ra khi bức hại Đại Pháp, điều đó mới vô cùng đáng sợ.

Trong Giảng Pháp tại Pháp hội châu Âu, Ngài Lý Hồng Chí có giải đáp một đoạn như sau:

“Đệ tử: Thế nào là hình thể và linh hồn của con người toàn diệt?

Sư phụ: Đây lại là một việc vô cùng đáng sợ, vô cùng đáng sợ! Giảng cụ thể thì chư vị không chịu đựng nổi mức độ đáng sợ đó, quá đáng sợ rồi! Con người cho rằng, người ta chỉ có một đời, kỳ thực trong một đời này của người ta lại vừa vặn tựa như giấc ngủ, tự kỷ chân chính của chư vị lại không khởi tác dụng gì lớn. Khi cá nhân ấy từ bên trong thân xác xuất ra, chư vị phát hiện chư vị là nhẹ nhàng phiêu đãng, khi không chịu sự ức chế của đại não, chư vị phát hiện tư tưởng của chư vị toàn bộ đều mở ra. Sau khi tiến nhập vào không gian đó thì cũng phát sinh khác biệt so với thời gian của không gian của người thường. Hệt như tỉnh ngủ, chư vị sẽ đột nhiên phát hiện những sự việc đã làm trong đời một cách sống động, mỗi một việc nhỏ cũng đều tựa như vừa mới làm, rõ ràng như thế, lập tức đại não đều giải phóng. Toàn bộ chuyện tốt và chuyện xấu chư vị đã làm chư vị đều biết, chư vị có thể nói sự việc mà chư vị làm trong người thường không phải là chư vị làm sao? Chư vị lại chuyển sinh, chư vị lại làm chuyện xấu, cũng không được. Thần nhìn sinh mệnh là nhìn chỉnh thể, chứ không nhìn một đời chư vị, cho nên sinh mệnh này của chư vị đã làm những gì đều phải hoàn trả, là đạo lý này. Cho nên người ta làm chuyện xấu rồi thì phải hoàn trả.

Vậy thì nếu tiêu hủy thì nó quá đáng sợ rồi! Nếu là hình thần đều toàn diệt rồi, tiêu diệt như thế nào đây? Chính là lấy sinh mệnh hữu hình trong một đời của cá nhân này giết chết đi, tiêu diệt đi. Tại tích tắc giết chết thân thể, ở trong cảnh giới đồng đẳng mà nguyên thần có thể sinh tồn [thì] tất cả linh thể của chư vị toàn bộ đều giết chết. Sau khi giết chết, họ chưa phải thực sự chết, họ chỉ bất quá là đã ly khai một tầng này, sinh mệnh vi quan hơn của họ vẫn tồn tại. Vậy thì sinh mệnh vi quan hơn cũng đồng thời lại giết chết, từng tầng từng tầng trong quá trình giết chết họ vẫn phải hoàn nghiệp. Hoàn như thế nào đây? Trong thống khổ bị tiêu hủy, phải chịu hết thảy tội, cũng giống như ở trong địa ngục kia mà chịu bị nung nấu vậy, nung đỏ miếng sắt lên rồi áp vào, nói chung là hết thảy đều ở trong thống khổ mà hoàn [trả], sau đó tầng tầng giết chết. Sau khi giết chết rồi sinh mệnh của chư vị vẫn chưa kết thúc, bởi vì chư vị vẫn có sinh mệnh cấu thành bởi lạp tử vi quan hơn, sinh mệnh của một tầng ấy tiếp tục lại chịu đựng, lại giết chết; sau đó thân thể của vi quan hơn họ tiếp tục lại chịu đựng, lại giết chết; thẳng đến diệt tận, thống khổ đó là đáng sợ nhất!!! Có người nói tôi làm chuyện xấu rồi thì chết là xong, nào dễ dàng vậy?! Chư vị phải hoàn trả tất cả những việc xấu mà chư vị làm thì mới có thể xong. Mà cái xong kia cũng không phải là xong, sẽ đánh chư vị đến một nơi bẩn thỉu vô tỷ – bẩn thỉu nhất trong vũ trụ. Đờm của nhân loại, Thần đều nói đờm của con người là bẩn thỉu nhất, ném chư vị vào trong một cái lọ đờm. Đờm của bệnh nhân chư vị đều cảm thấy bẩn, bẩn thỉu nhất. Nhưng tôi nói với chư vị, cái này so với nơi bẩn thỉu nhất, bẩn thỉu nhất kia không biết là kém gấp bao nhiêu lần nữa, sẽ bị đánh đến nơi bẩn thỉu nhất, bẩn thỉu nhất. Lúc này vẫn còn một chút tri giác, biết rằng bẩn thỉu, chư vị nói xem đó là tâm tình gì đây? Cứ ở đó vĩnh viễn mà sống, vĩnh viễn không có ngày ra. Đó mới là sự việc tương đối đáng sợ! Thích Ca Mâu Ni không có giảng đến bước này, bởi vì Ông chỉ giảng đến địa ngục, giảng đến sự việc của mười tám tầng địa ngục. Mỗi tầng địa ngục này khổ hơn một tầng địa ngục khác. Có lúc tôi giảng tội của người phá hoại Đại Pháp, mười tám tầng địa ngục cũng chứa không nổi. [Vừa rồi] giảng cho chư vị một việc rất đáng sợ vậy!”

Trong cuộc bức hại tà ác đối với Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc Đại lục, có người có thể đưa ra những nhận định đầy lý trí, chứ không mù quáng nghe theo mệnh lệnh của những kẻ cầm quyền mà tạo tội nghiệp khiến tương lai sinh mệnh của bản thân chịu đựng thống khổ; nhưng cũng có người chỉ vì một chút lợi ích chính trị và tiền bạc trước mắt mà không e ngại trợ giúp tà ác, trở thành người đi đầu trong việc bức hại Pháp Luân Công. Có một số cảnh sát rõ ràng biết rằng, người hàng xóm tu luyện Pháp Luân Công là người tốt, nhưng vẫn dồn họ vào chỗ chết, còn nói “ai cho tôi tiền thì tôi làm việc cho người đó”, nhưng bạn có biết nếu bạn làm như vậy, sẽ mang lại điều gì cho tương lai sinh mệnh của bạn không?

Chúng tôi chân thành hy vọng rằng bạn có thể thử xem trải nghiệm cận tử của sĩ quan Heidler và thiện đãi các học viên Pháp Luân Đại Pháp, bởi vì họ là những người tu luyện. Vào thời cổ đại ở Trung Quốc, ngay cả Hoàng Đế cũng vô cùng tôn kính người tu luyện. Hoàng Đế cần dẫn dắt quần thần kính Trời, vì họ biết rằng con người chỉ là sinh mệnh nhỏ bé cấp thấp trong vũ trụ bao la vô tận. Là một sinh mệnh trong vũ trụ thì con người phải chịu sự chế ước của quy luật vũ trụ, không thể làm trái ý Trời.

Độc giả thân mến, Pháp Luân Đại Pháp (chiểu theo đặc tính Chân, Thiện, Nhẫn của vũ trụ) đang hồng truyền ở Trung Quốc và trên toàn thế giới, cuộc bức hại của tập đoàn chính trị lưu manh Giang Trạch Dân đối với hàng trăm triệu người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp đã hoàn toàn thất bại, đây là sự kiện quan trọng hàng đầu trong xã hội nhân loại ngày nay. Cuộc đời mỗi người không chỉ là một kiếp này đâu, sau khi bạn kinh qua trải nghiệm cận tử, hiểu được chân lý của vũ trụ và ý nghĩa đời người mà Pháp Luân Đại Pháp đã tiết lộ, bạn có cảm nghĩ gì?

Trong lịch sử vài chục năm nay của Trung Quốc, những kẻ đương quyền đã bức hại rất nhiều người dân lương thiện vì tham vọng quyền lực của bản thân. Những kẻ đương quyền thường dùng thủ đoạn bịa đặt hoang ngôn, lừa gạt bách tính nhằm duy trì cuộc bức hại. Chúng tôi hy vọng rằng trong trường tà ác bức hại Pháp Luân Đại Pháp này, bạn đừng tin vào những tuyên truyền của tà ác và sức ép chính trị của tập đoàn chính trị lưu manh Giang Trạch Dân, đừng vì một suy nghĩ sai lầm nhất thời mà bức hại Đại Pháp hoặc trong tư tưởng phản đối Đại Pháp, suy nghĩ sai lầm ấy sẽ mang đến cho bạn sự hối hận ngàn thu!

“Chân, Thiện, Nhẫn” là đặc tính của vũ trụ, là Pháp lý trong vũ trụ chúng ta. Hành xử thuận theo tiêu chuẩn này mới là đúng đắn. Những người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp chúc phúc bạn có thể chiểu theo đặc tính vũ trụ “Chân, Thiện, Nhẫn” để đưa ra những lựa chọn sáng suốt, vì sự vĩnh hằng của sinh mệnh bản thân mà đặt định ra một tương lai tốt đẹp.

Dịch từ: https://media.zhengjian.org/media/zjbooks/life_gate/13.htm

Tài liệu tham khảo:

1. Chuyển Pháp Luân – tác giả Lý Hồng Chí, nhà xuất bản Pháp Luân Phật Pháp, Hồng Kông, Trung Quốc, tháng 11 năm 1998.

2. Đại Viên Mãn Pháp – tác giả Lý Hồng Chí, nhà xuất bản Pháp Luân Phật Pháp, Hồng Kông, Trung Quốc, tháng 7 năm 1999.

The post Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn (Phần cuối) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
“Ma quái” trong Cơ học lượng tử đến từ đâu?https://chanhkien.org/2024/10/ma-quai-trong-co-hoc-luong-tu-den-tu-dau.htmlWed, 23 Oct 2024 05:02:15 +0000https://chanhkien.org/?p=34775Tác giả: Kiều Lập Nham [ChanhKien.org] Người đoạt giải Nobel vật lý Richard Feynman có câu nói nổi tiếng: “Tôi nghĩ tôi có thể nói một cách chắc chắn rằng không có ai thật sự hiểu được Cơ học lượng tử!” (“I think I can safely say that nobody really understands quantum mechanics”) Niels Bohr, […]

The post “Ma quái” trong Cơ học lượng tử đến từ đâu? first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Kiều Lập Nham

[ChanhKien.org]

Người đoạt giải Nobel vật lý Richard Feynman có câu nói nổi tiếng: “Tôi nghĩ tôi có thể nói một cách chắc chắn rằng không có ai thật sự hiểu được Cơ học lượng tử!” (“I think I can safely say that nobody really understands quantum mechanics”) Niels Bohr, một người sáng lập khác của Thuyết lượng tử, cũng nói: “Nếu ai không cảm thấy Thuyết lượng tử khó hiểu thì người đó không hiểu Thuyết lượng tử.” (“If quantum mechanics hasn’t profoundly shocked you, you haven’t understood it yet.”). Cơ học lượng tử từ lúc ra đời đã phủ lên nó một lớp màng che, còn bị mây mù quấn quanh. Bản thân Erwin Schrödinger, người đã sáng lập ra Phương trình Schrödinger nổi tiếng, cũng vô cùng bất mãn với những luận giải của trường phái Copenhagen về Hàm sóng cho tới tính bất định của Trạng thái chồng chập (chồng chập). Vì vậy Schrödinger đã thiết lập một thí nghiệm tưởng tượng để chế nhạo những giải thích này. Ông dùng hình ảnh con mèo hoặc sống hoặc chết để tỷ dụ tính phản trực quan và tính bất định trong luận giải của Cơ học lượng tử, nếu như vậy thì sẽ dẫn đến một kết luận sai lầm.

Trạng thái chồng chập là gì? Ví dụ, con mèo đang ở trạng thái chồng chập của sống và chết (tức là có thể vừa sống vừa chết), muốn biết thì phải mở hộp ra nhìn, tức là cần đo lường, nếu như con mèo còn sống thì có nghĩa là Hàm sóng của Trạng thái chồng chập đó đã sụp đổ đến trạng thái riêng của sống; ngược lại, nó đã sụp đổ đến trạng thái riêng của chết. Cách nói loạn logic kiểu ‘vừa sống vừa chết’, ‘không sống không chết’ này chính là cách cơ bản để giải thích lượng tử trong Cơ học lượng tử. Trạng thái chồng chập trào phúng qua hình ảnh con mèo của Schrödinger đã trở thành một khái niệm kinh điển của Cơ học lượng tử. Đối với tất cả những sự việc chưa xác định đều có thể được nhận dạng bằng trạng thái chồng chập mang tính xác suất ngẫu nhiên này. Đây chỉ là sự khởi đầu, những điều kỳ dị còn ở phía sau.

Trạng thái chồng chập là bí ẩn lớn nhất của Cơ học lượng tử, hiện tượng Trạng thái chồng chập lượng tử cũng là ngọn nguồn khơi màu cảm giác thần bí, đồng thời cũng dẫn đến ảo tưởng vô tận của con người.

Năm 1927, tại hội nghị Solvay lần thứ 5 của giới tinh anh trong lĩnh vực vật lý học đã nổ ra cuộc tranh luận nổi tiếng giữa Bohr và Einstein. Hai nhà vật lý Albert Einstein và Niels Bohr lần lượt đoạt giải Nobel Vật lý năm 1921 và 1922 nhờ giải quyết vấn đề Hiệu ứng quang điện và Mô hình nguyên tử lượng tử hóa. Cuộc tranh luận của họ chủ yếu xoay quanh lý thuyết nền tảng và phương diện tư tưởng triết học của Cơ học lượng tử. Einstein luôn giữ thái độ hoài nghi đối với Thuyết lượng tử và những giải thích của phái Bohr, vì vậy ông nói: “Cơ học lượng tử chắc chắn hoành tráng hùng vĩ. Nhưng một giọng nói bên trong mách bảo tôi rằng đó vẫn chưa phải là điều chân thật. Lý thuyết này giải thích rất nhiều nhưng không dẫn dắt chúng ta đến gần hơn với những bí ẩn của “Thượng đế”. Dù sao đi nữa, tôi vẫn tin tưởng sâu sắc rằng Thượng đế không chơi trò xúc xắc.” (“Quantum mechanics is certainly imposing. But an inner voice tells me that it is not yet the real thing. The theory says a lot, but does not really bring us any closer to the secret of the ‘old one’. I, at any rate, am convinced that He does not throw dice.”) Đồng thời Einstein đề xuất hết thí nghiệm tưởng tượng này đến thí nghiệm tưởng tượng khác, nhằm mục đích chứng minh tính không hoàn chỉnh của Thuyết lượng tử và các luận giải chính thống. Đó là vì Einstein luôn kiên trì cố thủ tư tưởng triết học cổ điển và quan niệm nhân quả, cho rằng: Một lý thuyết vật lý hoàn chỉnh cần phải có tính xác định, tính thực tại và tính định xứ (hay tính cục bộ). Tuy nhiên, Nguyên lý bất định (Uncertainty principle) do Werner Heisenberg đề xuất năm 1927 lại cho rằng vị trí và động lượng của các hạt không thể nào là cùng xác định; Cái gọi là tính thực tại là chỉ sự tồn tại của vật chất trong thế giới khách quan không phụ thuộc vào việc quan sát; Tính định xứ là nói một sự kiện xảy ra ở một điểm xa xôi nào đó không thể ngay lập tức ảnh hưởng đến một điểm khác. Nói cách khác, Einstein cho rằng tín hiệu không thể được truyền đi nhanh hơn tốc độ ánh sáng.

Tuy nhiên, hiệu ứng Vướng víu lượng tử dường như đã lật ngược giả thuyết của Einstein, thể hiện ra một số điều mang tính phi định xứ (bất cục bộ). Năm 1935, Einstein và hai đồng nghiệp của ông cùng viết luận văn “Sự mô tả Cơ học lượng tử đối với tính thực tại vật lý có thể được coi là hoàn chỉnh không?” (“Can Quantum-Mechanical Description of Physical Reality Be Considered Complete?”) còn được gọi là Nghịch lý EPR (EPR paradox), trong đó chỉ ra rằng Cơ học lượng tử không thể đưa ra mô tả hoàn chỉnh về tính thực tại của sự kiện (hiện tượng) vật lý, đồng thời tin tưởng rằng có thể tồn tại một lý thuyết hoàn chỉnh như vậy. Nhưng trong thuyết lượng tử, đối với sự kiện vật lý liên đới tại hai khu vực cách xa nhau, việc đo được trạng thái của một trong hai sẽ khiến Hàm sóng của cả hai đồng thời sụp đổ, tức là trong Vướng mắc lượng tử nếu đo được trạng thái của một hạt thì sẽ biết được trạng thái của hạt còn lại ở cách rất xa kia. Einstein chế nhạo đó là “Tác động ma quái từ xa” (spooky action at a distance) và dùng điều này để chứng minh Cơ học lượng tử chưa hoàn chỉnh (Giải thích: Einstein tin rằng không một tác động nào của phép đo lên hạt thứ nhất lại có thể ngay lập tức ảnh hưởng đến hạt thứ hai, vì điều này có nghĩa là thông tin tác động có thể truyền nhanh hơn vận tốc ánh sáng và như vậy nó vi phạm Thuyết tương đối hẹp.) Chính sự ‘Sụp đổ hàm sóng’ – giả thuyết mang tính biểu tượng của Luận giải Copenhagen chính thống Cơ học lượng tử, là ẩn dụ của “tác động từ xa” vượt quá tốc độ ánh sáng, cũng đồng thời phản ánh tính phi định xứ của lượng tử.

Từ phương diện thế giới vật chất vĩ mô trên thế gian, tính thực tại và tính định xứ là nguyên tắc nhận thức được hình thành trong quá trình phát triển khoa học, nền tảng của sự phát triển khoa học là chứng cứ xác thực. Các phương pháp đo lường khoa học cũng là dùng để nghiên cứu những sự vật hiện tượng đã nhận thức được, phương pháp khoa học kỹ thuật hiện nay không có khả năng và điều kiện để thăm dò đột phá thời gian và không gian (thời không). Sự xuất hiện của lượng tử đã thách thức những nhận thức và quan điểm triết học phổ biến của con người, từ đó mở ra con đường khám phá thế giới vi mô. Làm thế nào để tìm hiểu và khám phá thế giới vi mô? Ernest Rutherford khi trình bày về mô hình nguyên tử đã nói rằng đó giống như một Hệ Mặt Trời nhỏ. Như vậy, nếu nhìn từ góc độ của một thời không khác, liệu một lượng tử phải chăng cũng là một Hệ Ngân Hà trong một vũ trụ vi mô?

Trong lý Thuyết lượng tử, lượng tử được coi là những hạt cơ bản không thể phân chia, nhưng nó lại không đưa ra được miêu tả hình dạng rõ ràng, trực quan, mà chỉ sử dụng những tính toán trừu tượng để biểu đạt hình thức và còn bao bọc nó trong các hàm sóng mù mờ, thêm vào đó là sự đo lường đã trở thành một thuộc tính cơ bản không thể thiếu của lượng tử. Sau khi được đo lường, thì hàm sóng mô tả trạng thái chồng chập sẽ sụp đổ về trạng thái riêng, vướng mắc lượng tử lại cũng sụp đổ ở khoảng cách xa, tổng hòa các điều đó đưa đến trạng thái thực sự của lượng tử. Rốt cuộc khiến người ta khó có thể thực sự nắm bắt được ý nghĩa trọng yếu của Thuyết lượng tử. Trên thực tế, một lượng tử có thể được hình dung như một ‘hạt đám mây’ được tạo thành từ tập hợp những hạt nhỏ hơn, giống như các electron quay quanh hạt nhân nguyên tử, đồng thời cũng nó cũng tự xoay quanh nó và tiến động (chuyển động thay đổi hướng của trục tự quay). Trong một vòng xoay chuyển, trục tự chuyển nghiêng trái, nghiêng phải, nghiêng trước, nghiêng sau trong chuyển động tiến động mang tính chu kỳ, thể hiện dao động mang tính chu kỳ của bức xạ năng lượng theo một phương đặc định nào đó, chẳng hạn như chu kỳ hình sin. ‘Hạt đám mây’ thể hiện các đặc trưng cơ bản mang tính hạt của lượng tử, trong khi ‘tính chất sóng’ chỉ là một hình thức biểu hiện của bức xạ năng lượng gây ra do sự tự xoay, tiến động và chuyển động dọc theo quỹ đạo. Mô hình của tính thống nhất sóng hạt này so với sự trừu tượng của Hàm sóng thì trực quan hơn, cũng dễ hiểu hơn, đồng thời cũng dễ ứng ​​dụng và xác minh hơn khi phân tích vấn đề. Đối với các tình huống phức tạp khác nhau xuất hiện trong khi ứng dụng, mỗi người đều có thể từ cảm giác trực quan cho đến logic lý tính mà tiến hành phân tích thông suốt nhất quán, các hiện tượng và vấn đề cơ chế khó giải trong các thí nghiệm Cơ học lượng tử cũng sẽ tiêu mất không cần giải thích.

Khi con người không thể tìm thấy lối thoát trong Luận giải Copenhagen chính thống, Luận giải Đa thế giới của Cơ học lượng tử bắt đầu lọt vào tầm ngắm của họ: (Theo đó, trong thí nghiệm tưởng tượng của Schrödinger), vào lúc người quan sát mở chiếc hộp, người quan sát và con mèo sẽ xảy ra ‘vướng mắc’. Do đó, trạng thái của người quan sát đối ứng với trạng thái sống và trạng thái chết của con mèo hình thành các trạng thái riêng biệt; “mèo chết” hoặc “mèo sống” đều là một phần của vũ trụ song song, đều là tổng hòa của tất cả các vũ trụ song song (tức là con mèo có thể sống trong vũ trụ này và chết trong vũ trụ khác tùy theo người quan sát). Thấy được lời giải thích mơ hồ như thế này thì còn có thể nói gì nữa?

Để trả lời những chất vấn của Einstein, các nhà vật lý đã tiến hành chứng minh tính phi định xứ của Cơ học lượng tử thông qua các thí nghiệm chứng minh Bất đẳng thức Bell bị vi phạm, trong mấy thập niên qua, các nhà vật lý đã thực hiện rất nhiều thí nghiệm liên quan. Trạng thái của hai photon vướng mắc lượng tử được đo ngẫu nhiên ở hai khu vực riêng biệt nằm ngoài khả năng truyền tín hiệu với tốc độ ánh sáng. Kết quả chứng minh được mối liên hệ phi định xứ của Vướng mắc lượng tử, thông qua đó chứng minh tính hoàn chỉnh của Cơ học lượng tử. Giải Nobel Vật lý năm 2022 được trao cho một loạt công trình thực nghiệm chứng minh Bất đẳng thức Bell bị vi phạm, tức là sử dụng trạng thái vướng mắc của hai photon để kiểm tra Biến thể (phiên bản) CHSH của Bất đẳng thức Bell. Trong thí nghiệm, trạng thái phân cực ngang và trạng thái phân cực dọc của các photon được đo ngẫu nhiên và kết quả được so sánh, cho thấy tính tương quan trong hướng phân cực của hai photon vướng mắc.

Bởi vì lượng tử là thành phần của không gian vi mô, nếu muốn thực sự nhận thức được đặc tính của nó, cần phải tiến nhập vào tầng diện tương ứng của hạt đó trong thế giới vi mô, sử dụng phương thức tư duy và phương thức quan sát thế giới vi mô để nhận thức. Các đặc tính của lượng tử khác biệt rất lớn so với các đặc tính biểu hiện trong không gian vĩ mô và vật thể vĩ mô, ví dụ nói rằng, lượng tử không có khối lượng, không có quán tính, v.v. vậy nên rất khó dùng lý thuyết của Cơ học cổ điển để mô tả Cơ học lượng tử. Khi một photon bắn ra lập tức đạt đến tốc độ ánh sáng mà không cần bất kỳ quá trình gia tốc nào, và không bị mất động lượng hay giảm tốc độ khi gặp sự phản xạ; khi xuyên qua tinh thể lưỡng chiết (tinh thể gây ra khúc xạ ánh sáng) thì tốc độ sẽ giảm, nhưng sau khi đi qua thì không cần lực tác động mà lập tức khôi phục lại tốc độ ban đầu. Phải chăng sự xuất hiện của lượng tử ám thị rằng những gì mà Cơ học cổ điển của chúng ta tuyên bố không phải là thuộc tính bản chất của các vật thể trong vũ trụ?

Cơ học lượng tử vẫn sử dụng các khái niệm cơ sở của Cơ học cổ điển để mô tả lượng tử, ví dụ như: Bảo toàn Momen động lượng trong trường hợp xoay hướng lên và xoay hướng xuống (spin up và spin down), v.v.. Nhiều kết quả thí nghiệm có tác dụng nhắc nhở chúng ta rằng trong quá trình lan truyền thì hình thái của chuyển động tự xoay và chuyển động tiến động của lượng tử không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác, phương của mặt phẳng quỹ đạo và chu kỳ tiến động và chu kỳ chuyển động dọc theo quỹ đạo có thể thay đổi. Ví dụ, khi photon xuyên qua một tinh thể lưỡng chiết như canxit sẽ xảy ra sự phân cực theo phương ngang và phân cực theo phương dọc, tần số và bước sóng cũng sẽ thay đổi, nhưng hình thái của chuyển động tự xoay và tiến động của photon có thể không thay đổi. Vì vậy, phương phân cực của hai đường photon vướng mắc này là hoàn toàn có thể dự đoán được.

Do đó, tính tương quan đối ứng giữa dao động hướng ngang và dao động hướng dọc được xác minh khi kiểm tra trạng thái của hai photon vướng víu được đo trong thí nghiệm, chỉ là một đặc trưng vốn có của tia o và tia e (sinh ra do phân cực) truyền theo hai hướng khác nhau, chúng cũng có mối liên hệ giao thoa với các cặp photon khác không? Hai photon trong cặp photon vướng mắc cũng có thể là do một ‘đám mây hạt’ phân cắt thành, có cùng đặc điểm chuyển động tự xoay, tiến động và trạng thái pha, có điều là chỉ số khúc xạ khác nhau khiến cho bước sóng và tần số của chúng có sự xê dịch khác nhau. Nếu một bản phân cực được đặt trên một trong hai đường đi của photon để làm lệch mặt phẳng dao động của nó (mặt phẳng quỹ đạo tự quay) theo một góc nào đó thì liệu lúc này chúng có còn ở trạng thái vướng mắc không? Từ đó có thể thấy rằng, nếu không tồn tại sụp đổ hàm sóng do “tác dụng ma quái từ xa”, khái niệm ‘vướng mắc’ chỉ chứng minh được trạng thái ban đầu khi photon được phóng ra là một photon dao động theo hướng ngang và cái kia dao động theo hướng dọc mà thôi, Có chỗ nào cho thấy nó phản ánh đặc tính phi định xứ? Có gì khác biệt so với hai photon độc lập?

Vì vậy mới nói, cơ điểm của việc tính liên đới trong Vướng mắc lượng tử đưa người ta vào những ảo mộng vô tận là một số tín hiệu có thể được nhận biết hoặc truyền tải tức thời hoặc đồng bộ, bắt đầu từ thời của Bohr, các nhà vật lý đã cẩn thận tránh né nói về vấn đề này. Thí nghiệm kiểm chứng Bất đẳng thức Bell chỉ nhắm vào tính đối ứng của phương phân cực của hai photon rồi sau đó mới tập trung nghiên cứu tới tính ngẫu nhiên, tuy nhiên, tính đối ứng này lại là tính chất chung của photon trên hai đường tia o và tia e sinh ra bởi lăng kính phân cực Grant Thompson. Nguyên nhân của nghịch lý này là do luận giải về Trạng thái chồng chập và tính bất định của mô hình photon trong Thuyết lượng tử gây ra. Nó cũng phản ánh sự tranh chấp lẫn nhau trong vấn đề này giữa quan điểm triết học Chủ nghĩa duy vật của Cơ học cổ điển và chủ nghĩa duy tâm của Cơ học lượng tử, tính vật chất của lượng tử trong vai trò hạt bị mây mù của ý thức chủ quan đang bao trùm. Trên thực tế, vật chất và tinh thần, những thứ tồn tại và ý thức vốn dĩ có tính thống nhất. Tầng tồn tại vật chất trong thế giới vi mô mà khoa học công nghệ của con người vẫn chưa nhận thức đầy đủ bị coi là tầng tinh thần, và việc thiết lập mô hình sóng hạt có tính thống nhất của lượng tử có thể giải thích nhiều nghi vấn trong trong các hiện tượng thực nghiệm và lý luận mà không thể giải thích một cách trực quan trong các thí nghiệm vật lý.

Ngoài ra còn một loại ảnh ba chiều kỹ thuật số hình ảnh hai photon được gọi một cách phóng đại là “Hình ảnh ma” (Ghost imaging). Nguyên lý của nó cũng lợi dụng đặc điểm là các phương thức như lăng kính Grant Thompson tạo ra góc tương đối cố định giữa hai tia chiết xuất o và e, v.v. Khi một photon va đập vào vật thể được máy dò ghi lại, cùng lúc đó tọa độ hai chiều của một photon khác ở một vị trí khác cũng bị ghi lại trên màn hình thăm dò. Hai tập hợp dữ liệu tương ứng được xử lý kỹ thuật số để tạo ra hình ảnh. Trên thực tế, đây cũng là quan hệ đối ứng của các vị trí không gian được hình thành bởi góc của hai photon đi theo hai hướng khác nhau, không phải một photon nhìn thấy vật thể và photon kia vẽ ra hình ảnh một cách “thần giao cách cảm”.

Ngoài ra, trên mạng Internet đang thảo luận sôi nổi điều quái dị trong thí nghiệm Xóa bỏ các lựa chọn bị trì hoãn (Delayed-choice quantum eraser), bị nói thành: Quyết định của hiện tại có thể thay đổi những sự kiện đã xảy ra ngày hôm qua. Trên thực tế, chúng đều có cùng một kiểu thiết kế thí nghiệm, đó là khiến cho thời gian chênh lệch giữa hai nơi thăm dò nhỏ hơn thời gian để thông tin được truyền với tốc độ ánh sáng giữa hai nơi đó, từ đó hai photon không kịp thời truyền thông tin cho nhau. Tuy nhiên, không có lời giải thích hợp lý nào được đưa ra cho sự dịch chuyển lệch pha của các đường cong π khi xử lý dữ liệu từ các máy dò khác nhau trong thí nghiệm. Hiện tượng này có thể được lý giải dễ dàng theo Mô hình tính thống nhất sóng hạt. Lý do những hiện tượng này không thể phân tích được trong các thiết kế thí nghiệm kiểu này là vì: Thứ nhất, do ảnh hưởng của luận giải lưỡng tính sóng hạt, coi lượng tử là một hạt cơ bản không thể phân chia được; Thứ hai là kỹ thuật thăm dò còn hạn chế trong quá trình phát triển công nghệ thăm dò các photon đơn lẻ, cũng như độ nhạy và vấn đề hiệu suất phát hiện của Avalanche photodiode (APD) đối với ánh sáng phân cực, khi đường pháp tuyến của mặt phẳng phân cực của photon đơn lẻ (mặt phẳng quỹ đạo quay) gần như vuông góc với hướng thăm dò, thì việc này tương đương với việc thăm dò ánh sáng phân cực. Cũng chính vì những hạn chế của quan điểm triết học này mà nụ cười “Mèo Cheshire” xuất hiện một cách ma quái trên không trung.

Nhìn chung, đằng sau những cuộc tranh luận khác nhau trong quá trình phát triển của Cơ học lượng tử là sự tranh chấp về nhận thức giữa các quan điểm triết học khác nhau, suy cho cùng, việc khám phá nguồn gốc của vật chất trong vũ trụ không thể tách rời khỏi việc đột phá, siêu việt trong các quan niệm triết học và nhận thức lý luận về các chiều thời không và phương diện tầng thứ nhận thức. Sự đắm chìm trong “Tính thực tại” của chủ nghĩa duy vật và “trạng thái chồng chập” ảo tưởng của chủ nghĩa duy tâm đan xen cùng nhau, tạo ra không gian cho những bóng ma. Nhưng hình ảnh nụ cười quỷ quái của “Mèo Cheshire” này không phải là biểu hiện của một phép màu thực sự. Sự thật về nguồn gốc của vũ trụ và sinh mệnh sẽ được tiết lộ, nhưng chắc chắn sẽ được triển hiện trước nhân loại một cách quang minh lỗi lạc, đường đường chính chính.

Tái bút: Bởi vì tôi thấy một số bài viết và video trên Internet trích dẫn các hiện tượng quái dị trong các thí nghiệm Cơ học lượng tử xem là phép lạ, nên tôi viết về nhận thức này từ góc độ chứng thực Pháp như một phần bổ sung cho việc chứng thực Pháp tổng thể.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/286391

The post “Ma quái” trong Cơ học lượng tử đến từ đâu? first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Trải nghiệm cận tử du hành tới thiên đường, người phụ nữ Anh tiết lộ nhân loại sẽ xảy ra đại sựhttps://chanhkien.org/2024/10/trai-nghiem-can-tu-du-hanh-toi-thien-duong-nguoi-phu-nu-anh-tiet-lo-nhan-loai-se-xay-ra-dai-su.htmlSun, 13 Oct 2024 00:15:11 +0000https://chanhkien.org/?p=34705Tác giả: Trần Quân Thôn [ChanhKien.org]   Một nhà ngoại cảm người Anh khi còn trẻ đã từng có trải nghiệm cận tử sau khi sử dụng thuốc quá liều, trong thời gian đó cô đã du hành lên thiên đường trong ba ngày. Khi đó có thiên sứ đã nói với cô một vài […]

The post Trải nghiệm cận tử du hành tới thiên đường, người phụ nữ Anh tiết lộ nhân loại sẽ xảy ra đại sự first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Trần Quân Thôn

[ChanhKien.org]

 

Một nhà ngoại cảm người Anh khi còn trẻ đã từng có trải nghiệm cận tử sau khi sử dụng thuốc quá liều, trong thời gian đó cô đã du hành lên thiên đường trong ba ngày. Khi đó có thiên sứ đã nói với cô một vài sự việc quan trọng. Theo như cô kể lại, thời kỳ hoàng kim của nhân loại đang sắp sửa đến gần.

Người phụ nữ này tên là Julie Poole, gần đây cô đã chia sẻ trải nghiệm cận tử của mình và những điều cô biết được về tương lai của nhân loại trên kênh YouTube “Thế giới kiếp sau” (Life After Life).

Julie Poole cho biết cô đã “chết” trong một vụ tấn công khủng bố khi còn nhỏ. Lúc đó, cô cảm thấy rất bình yên và tĩnh lặng, không hề có cảm giác thống khổ hay hoảng sợ, mọi cảm xúc trước đây của cô đều tiêu tan biến mất.

Cô nói rằng một sinh mệnh rất thuần khiết và tỏa ánh sáng dịu nhẹ đã nói chuyện với cô và còn an ủi cô. Trước khi tiễn cô trở lại dương thế, sinh mệnh đó đã nói với cô: “Tôi muốn cô biết rằng tôi là bạn của cô, tôi ở đây để giúp đỡ cô, cô có thể nói chuyện và liên lạc với tôi bất cứ lúc nào”.

Chấn thương thời thơ ấu này đã mở ra một mối liên hệ giữa cô với thế giới tâm linh, và cuối cùng đã đưa cô trở thành một nhà chữa lành tâm linh, cũng chính là nghề nghiệp hiện tại của cô. Nhưng trước đó, cô đã gặp phải nhiều biến cố không may, bao gồm cả việc bị ngược đãi, và hơn nữa khi còn trẻ cô đã từng chọn cách dùng thuốc để tự tử.

Thế nhưng ngay cả khi dùng thuốc quá liều, cô ấy cũng đã không thực sự tử vong. Trong suốt thời gian cận tử, cô đã du hành lên thiên đường trong ba ngày và hơn nữa đã được gặp rất nhiều thiên sứ.

Khi đang kể về trải nghiệm cận tử của mình, cô nói cô đột nhiên nhìn thấy thần hộ mệnh và các thiên sứ xuất hiện xung quanh cô. Họ nâng cô lên và đưa cô lên một không gian ở tầng thứ cao hơn. Cô ấy nói: “Bây giờ tôi sẽ được về nhà rồi”. Nhưng họ lại nói rằng: “Không, cô vẫn chưa về được đâu. Thời điểm của cô vẫn chưa đến”.

Cô nhớ lại các thiên thần đã nói với cô rằng linh hồn cô trước đây đã lựa chọn gộp ba kiếp sống thống khổ và đau thương lại vào một cuộc đời này, bởi vì cô muốn học một bài học quan trọng. Họ nói với cô: “Chúng tôi đã cảnh báo cô rằng điều này sẽ rất khó khăn và quá sức chịu đựng. Vậy mà bây giờ, khi chỉ mới ở tuổi 21 cô đã muốn ra đi”.

Sau ba ngày du hành trên thiên đường, Julie Poole trở lại nhân gian. Trước đó, các thiên thần đã chữa trị cho cô chu đáo và còn tiết lộ những thông tin quan trọng cho cô khi cô rời khỏi thế giới tâm linh.

Họ nói rằng cô sẽ tìm thấy sự bình an vô cùng trong nửa phần đời còn lại và còn có thể giúp đỡ rất nhiều người khác. Khi đó cô mới chỉ 21 tuổi, kiếp số vẫn chưa đến và cô sẽ sống đến 67 tuổi.

Julie Poole cũng đề cập đến những sự kiện trọng đại liên quan đến nhân loại. Cô nói rằng nhân loại đã bắt đầu thức tỉnh trong hơn 20 năm qua. Có dự đoán cho rằng, 20 năm kể từ 2012 đến 2032 là thời điểm mở đầu một thời kỳ hoàng kim hoàn toàn mới. Thời kỳ hoàng kim sẽ đến sau năm 2032.

Cô nói rằng trong mấy ngàn năm qua, xã hội nhân loại tràn ngập trong quyền lực, ngược đãi, kiểm soát, áp bức, hủ bại và tham lam. Một số ít người chiếm hữu tất cả và còn kiểm soát khống chế dân chúng.

Cô còn nói: “Thời kỳ hoàng kim này hiện đang mang lại sự bình đẳng về mọi mặt, những sai lầm, giả dối, không chân thật và hủ bại sẽ biến mất”.

Cô tin rằng thế kỷ vừa qua là quá trình phơi bày ra ánh sáng những hành vi tàn ác giữa người với người. Nhân loại đang tiến đến gần “Ngày phán xét” (Day of Reckoning).

Cô nói, đây không giống như trận chiến quyết liệt giữa thiện và ác trong ngày tận thế (còn gọi là Armageddon) được nói đến trong “Kinh Thánh”, nhưng những kẻ tham nhũng, hủ bại cầm quyền đều sẽ bị bắt và bị hạ bệ, và những người chân thành cùng với suy nghĩ thuần khiết, trong sáng sẽ thay thế họ.

Cô cũng cho rằng người ngoài hành tinh với kỹ thuật tiên tiến đã đến thăm Trái Đất từ ​​lâu, nhưng những kẻ nắm giữ quyền lực đã che giấu điều đó. Với tính năng hỗ trợ chụp ảnh trên điện thoại di động và Internet, trong tương lai vài năm nữa sẽ ngày càng nhiều người được tận mắt chứng kiến sự xuất hiện của người ngoài hành tinh.

Cô còn khẳng định rằng nếu như nhân loại làm điều gì đó vượt ngoài tầm kiểm soát, chẳng hạn như sử dụng vũ khí hạt nhân, người ngoài hành tinh sẽ ngăn chặn việc đó nhằm ngăn con người hủy diệt Trái Đất.

Cô còn nói thêm rằng cô có thể giao tiếp với “nhóm tâm linh” (spiritual team) của mình. Mọi người đến thế giới này đều có kế hoạch chuyển sinh với sự hỗ trợ của một “nhóm tâm linh”. Các thành viên của nhóm này bao gồm các thiên thần hộ mệnh. Các thiên thần hộ mệnh thường có một vài thiên thần giúp đỡ họ làm việc. Trách nhiệm của họ chính là tận dụng mọi cơ hội để giúp đỡ chúng ta mà không đưa ra bất kỳ lời bình luận đánh giá nào.

(Nguồn: The Epoch Times)

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/291003

The post Trải nghiệm cận tử du hành tới thiên đường, người phụ nữ Anh tiết lộ nhân loại sẽ xảy ra đại sự first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn (Phần 4.2)https://chanhkien.org/2024/10/mo-canh-cua-sinh-tu-kham-pha-bi-an-cua-linh-hon-phan-42.htmlThu, 03 Oct 2024 02:20:46 +0000https://chanhkien.org/?p=34551[ChanhKien.org] 4.2 Thời gian và không gian Khái niệm về không gian đã được chúng tôi đề cập đến khi phân tích về quan hệ giữa thân thể người và sinh mệnh, không gian giữa các tầng bề mặt được cấu thành từ các lạp tử lớn nhỏ khác nhau chính là các không gian […]

The post Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn (Phần 4.2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org]

4.2 Thời gian và không gian

Khái niệm về không gian đã được chúng tôi đề cập đến khi phân tích về quan hệ giữa thân thể người và sinh mệnh, không gian giữa các tầng bề mặt được cấu thành từ các lạp tử lớn nhỏ khác nhau chính là các không gian khác nhau. Bởi vì nhân loại không thể đột phá không gian vật chất này của chúng ta, mặc dù hiện nay các tàu vũ trụ đã bay ra khỏi không gian bên ngoài Trái Đất, con người đã đặt chân lên Mặt Trăng, tàu thăm dò không gian đã bay ra khỏi hệ Mặt Trời, nhưng chúng ta vẫn không thể nhìn thấy được các sinh mệnh bên ngoài Trái Đất. Bởi vì chúng ta chỉ đang bay đi bay lại trong không gian vật chất của nhân loại, đương nhiên sẽ không thấy được sinh mệnh ở các không gian khác. Nếu muốn tiến nhập vào không gian khác thì thân thể của chúng ta phải phù hợp với yêu cầu và hình thức tồn tại của sinh mệnh ở không gian đó. Hiện nay, các lĩnh vực tiên tiến nhất của nền vật lý hiện đại đã có thể nhận ra sự tồn tại của không gian khác. Vào năm 1998, Akini Hamid và các nhân viên nghiên cứu thuộc đại học Stanford ở California, Hoa Kỳ đã đề xuất trong Thuyết thế giới đa màng rằng, con người có thể chỉ sinh tồn ở trên bề mặt của một tầng (màng) trong số rất nhiều không gian. Vào ngày 28 tháng 06 năm 2001, Tạp chí Khoa học uy tín thế giới “Nature” đã đưa tin về việc phát triển nghiên cứu Thuyết thế giới đa màng. Thế nhưng, giới tu luyện đã sớm nhận thức được điều này từ hàng nghìn năm trước. Ví như, cả Phật gia và Đạo gia đều nhận thức rằng trong tam giới có rất nhiều tầng “Trời” khác biệt với thế giới của chúng ta. Vì nguyên thần là do lạp tử vi quan cấu thành, nên sau khi nguyên thần của người trải nghiệm cận tử ly thể có thể tiến nhập vào không gian khác và có thể giao tiếp với sinh mệnh của không gian đó. Cảm giác mà người trải nghiệm cận tử đi xuyên qua đường hầm có lẽ chính là cảm giác khi nguyên thần của họ xuyên qua các không gian khác.

Nói đến không gian thì không thể không nhắc đến thời gian. Đại sư Lý Hồng Chí từng tiết lộ trong các bài giảng của Ngài rằng:

“Nói về thời gian, trong những không gian khác nhau có những thời gian khác nhau. Cái thời gian đó vô cùng phức tạp, cũng giống như bên trong một cái đồng hồ có những bánh răng to nhỏ khác nhau, hầu như là vậy. Kỳ thực còn phức tạp hơn như vậy không biết bao nhiêu ức lần – triệu lần vẫn còn kém.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Bắc Mỹ lần đầu năm 1998).

“Theo chỗ khoa học hiện nay nhìn nhận thì thân thể vật chất này từ tế bào trở xuống có trạng thái thế nào? Các loại thành phần phân tử, dưới phân tử là nguyên tử, proton, hạt nhân nguyên tử, điện tử, hạt quark; lạp tử nhỏ nhất mà hiện nay nghiên cứu đến là neutrino.” (Bài giảng thứ hai– Chuyển Pháp Luân).

“Một khi thân thể người ta chuyển động, [thì] các tế bào trong thân thể người đều động theo; hơn nữa ở vi quan tất cả các phân tử, proton, điện tử, cho đến nhỏ hơn mãi nữa tất cả thành phần đều vận động theo. Nhưng chúng có hình thức tồn tại độc lập; các hình thức tồn tại của thân thể trong các không gian khác cũng đều trải qua một loại biến đổi.” (Bài giảng thứ hai– Chuyển Pháp Luân).

Vì những không gian nơi thân thể tồn tại này có sự sai biệt về thời gian, do đó cùng một sự việc, nhưng biểu hiện của chúng trong các không gian khác nhau là khác nhau. Lấy một ví dụ không chính xác lắm, đồng hồ có ba kim, đó là kim giờ, kim phút và kim giây. Chúng lần lượt tượng trưng cho thân thể của bạn ở ba không gian khác nhau, một đời của bạn là một vòng quay của mặt đồng hồ. Sự sống của bạn bắt đầu từ số không, ba kim đồng hồ này đồng thời chuyển động, khi kim giây quay hết một vòng thì bạn đã đi hết một đời ở không gian đó; mà kim phút mới chỉ đi được một khoảng nhỏ, vậy thì ở trong không gian đó, bạn chỉ mới sống được vài tuổi thôi; nhưng lúc này kim giờ hầu như chưa chuyển động, cũng có nghĩa là bạn mới được sinh ra ở không gian đó, do vậy sự sai biệt về thời gian trong các không gian khác nhau là vô cùng lớn.

Đại sư Lý Hồng Chí đã chỉ ra rằng:

“Khi một cá nhân giáng sinh, thì ở trong một phạm vi nhất định trong không gian của vũ trụ này có rất nhiều những ‘cá nhân ấy’ đồng thời giáng sinh, cũng giống như cá nhân kia, cùng mang một tên, những việc họ làm là đại đồng tiểu dị; do đó cũng được tính là bộ phận của toàn bộ chỉnh thể cá nhân ấy.” (Bài giảng thứ bảy Chuyển Pháp Luân).

“Khi một cá nhân giáng sinh, trong một không gian đặc thù không có khái niệm thời gian, cuộc đời vị ấy đã đồng thời tồn tại ở đó rồi; có [những người] không chỉ là một đời [đồng thời tồn tại ở đó].” (Bài giảng thứ hai – Chuyển Pháp Luân).

Nếu nguyên thần của một người có thể dựa vào một phương thức nào đó để cảm nhận được tín tức từ không gian khác, vậy thì người trải nghiệm cận tử có thể biết trước tương lai. Chúng ta đều biết rằng một số thầy toán mệnh và nhà dự ngôn có thể dự đoán tương lai. Đôi lúc tính chính xác của toán mệnh và dự ngôn khiến chúng ta cảm thấy kinh ngạc, cảm thấy thật khó hiểu vì sao họ biết được những tín tức này. Thực ra các nhà tiên tri đã dựa vào công năng đặc dị mà nhìn thấy được cảnh tượng ở không gian khác, còn những người toán mệnh thông thường thì dựa vào phương pháp thuật số cao cấp từ thời xa xưa mà bản thân đã nắm vững để có được tín tức từ không gian khác, và những sự việc được các tín tức này tiết lộ vẫn chưa xảy ra trong không gian của chúng ta. Nếu như sự việc ấy đã tồn tại trong một không gian đặc thù như vậy, thì cũng có nghĩa là một đời của con người đã được sắp đặt xong rồi. Tất cả những người trải nghiệm cận tử đều nhận được một thông điệp: cuộc sống của bạn vẫn chưa kết thúc, bạn phải quay trở lại thân thể và tiếp tục cuộc sống của mình. Và có thể hồi tưởng lại một đời, bởi vì nguyên thần của họ cảm nhận được cảnh tượng trong không gian đặc thù này.

Bên trên, tác giả dùng những hiểu biết nông cạn của mình đối với Pháp lý của Pháp Luân Đại Pháp để phân tích những hiện tượng điển hình xuất hiện trong trải nghiệm cận tử, đưa ra một số tham khảo cho bạn đọc. Trên thực tế, Pháp Luân Đại Pháp có thể đưa ra những lời giải thích hoàn hảo cho tất cả những hiện tượng siêu thường xuất hiện trong trải nghiệm cận tử. Nếu quý vị muốn tìm hiểu nhiều hơn những bí ẩn về thân thể người, sinh mệnh và vũ trụ, xin hãy đọc toàn bộ cuốn “Chuyển Pháp Luân” và những cuốn sách khác của Đại sư Lý Hồng Chí.

Dịch từ: https://media.zhengjian.org/media/zjbooks/life_gate/12.htm

Tài liệu tham khảo:

1. Chuyển Pháp Luân – tác giả Lý Hồng Chí, nhà xuất bản Pháp Luân Phật Pháp, Hồng Kông, Trung Quốc tháng 11 năm 1998.

2. Giảng Pháp tại Pháp hội Mỹ quốc – tác giả Lý Hồng Chí, nhà xuất bản Pháp Luân Phật Pháp, Hồng Kông, Trung Quốc tháng 7 năm 1997.

3. Giảng Pháp tại Pháp hội Bắc Mỹ lần đầu – tác giả Lý Hồng Chí, nhà xuất bản Pháp Luân Phật Pháp, Hồng Kông, Trung Quốc tháng 3 năm 1999.

4. Giảng Pháp tại Pháp hội Thụy Sĩ – tác giả Lý Hồng Chí, nhà xuất bản Pháp Luân Phật Pháp, Hồng Kông, Trung Quốc tháng 3 năm 1999.

The post Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn (Phần 4.2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Phát hiện hiếm thấy: Khai quật được hóa thạch của thuỷ quái thời kỳ cuối kỷ Phấn Trắng với chiều dài bảy méthttps://chanhkien.org/2024/09/phat-hien-hiem-thay-khai-quat-duoc-hoa-thach-cua-thuy-quai-thoi-ky-cuoi-ky-phan-trang-voi-chieu-dai-bay-met.htmlMon, 23 Sep 2024 06:17:44 +0000https://chanhkien.org/?p=34441[ChanhKien.org] Một “thần thú dưới biển sâu” 100 triệu năm tuổi đã vô tình được phát hiện tại một trang trại hẻo lánh ở Úc. Khi ba nhà cổ sinh vật học nghiệp dư địa phương đang tìm kiếm ở khu vực McKinlay phía Tây Bắc Queensland, thì họ bất ngờ tìm thấy hóa thạch […]

The post Phát hiện hiếm thấy: Khai quật được hóa thạch của thuỷ quái thời kỳ cuối kỷ Phấn Trắng với chiều dài bảy mét first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org]

Một “thần thú dưới biển sâu” 100 triệu năm tuổi đã vô tình được phát hiện tại một trang trại hẻo lánh ở Úc. Khi ba nhà cổ sinh vật học nghiệp dư địa phương đang tìm kiếm ở khu vực McKinlay phía Tây Bắc Queensland, thì họ bất ngờ tìm thấy hóa thạch của loài Elasmosaurus đã tuyệt chủng, theo lịch sử thì nó có thể được bắt nguồn từ kỷ Phấn Trắng cách đây 100 triệu năm. Vì bộ xương khá hoàn chỉnh nên đây cũng là lần đầu tiên một hóa thạch trọn vẹn của loài Elasmosaurus được tìm thấy ở Úc, là điều hiếm có trên thế giới.

Hóa thạch được khai quật của loài Elasmosaurus, phần đầu còn khá nguyên vẹn (ảnh sao chép từ Twitter MUSEUM QUEENSLAND)

Tờ “Daily Mail” của Anh đưa tin, ba nhà cổ sinh vật học nghiệp dư đã ngay lập tức thông báo cho bảo tàng Queensland, theo Giám đốc viện bảo tàng Espen Knutsen, loài Elasmosaurus sống vào cuối kỷ Phấn Trắng. Loài bò sát biển này được biết đến với chiếc cổ cực dài và hộp sọ tương đối nhỏ. Nó thường dài khoảng 15 mét, nhưng cổ của nó có thể dài tới tám mét.

Loài Elasmosaurus sống vào cuối kỷ Phấn Trắng, và là loài bò sát biển cùng thời với khủng long (ảnh sao chép từ Wikipedia)

Bởi vì loài Elasmosaurus có chiếc cổ rất dài nên cơ thể và đầu của nó thường bị tách rời sau khi chết, rất khó để bảo tồn cả hai bộ phận cùng một lúc, vì vậy việc tìm thấy một bộ xương hoàn chỉnh như thế này là cực kỳ quý giá. Sau khi tìm hiểu rõ hơn, con Elasmosaurus này hẳn là chết khi còn nhỏ, với chiều dài dao động từ năm đến bảy mét.

Loài Elasmosaurus chủ yếu sống ở vùng biển khơi, đôi khi lên đất liền để hít thở không khí. Nó có hàm răng thon dài có thể bắt cá, cua và động vật thân mềm. Mặc dù địa điểm được khai quật là sa mạc, nhưng khu vực này là một vùng biển trong đất liền ở thời kỳ kỷ Phấn Trắng, vì vậy hóa thạch của loài bò sát biển có thể được tìm thấy ở đây.

Các nhà khoa học cũng kiểm tra hóa thạch loài Elasmosaurus, và phát hiện ra rằng chúng thực sự có sỏi trong dạ dày (gọi là gastrolith), những viên đá này có thể được nuốt vào để nghiền nát thức ăn trong dạ dày, hoặc làm vật nặng giúp chúng lặn xuống nước.

Ngoài ra, Tiến sĩ Jim Thompson, Giám đốc điều hành của mạng lưới bảo tàng Queensland tin rằng, phát hiện quan trọng này sẽ giúp các nhà cổ sinh vật học hiểu, và xác định các hóa thạch khác của loài Elasmosaurus được bảo tồn trong bảo tàng, đồng thời cũng sẽ thúc đẩy nghiên cứu quan trọng về kỷ Phấn Trắng ở Queensland.

Loài Elasmosaurus sống vào cuối kỷ Phấn Trắng, và là loài bò sát biển cùng thời với khủng long (ảnh sao chép từ Facebook)

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/284104

The post Phát hiện hiếm thấy: Khai quật được hóa thạch của thuỷ quái thời kỳ cuối kỷ Phấn Trắng với chiều dài bảy mét first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Đồ gốm thời kỳ tiền Maya được khai quật ở Guatemala có thể viết lại sách giáo khoahttps://chanhkien.org/2024/09/do-gom-thoi-ky-tien-maya-duoc-khai-quat-o-guatemala-co-the-viet-lai-sach-giao-khoa.htmlTue, 17 Sep 2024 22:54:40 +0000https://chanhkien.org/?p=34402Tác giả: Nhậm Hạo [ChanhKien.org] Những mảnh gốm tinh xảo mới nhất được khai quật ở Guatemala có niên đại trước nền văn minh Maya, cung cấp thêm manh mối để con người hiểu được lịch sử phát triển của chính mình. Những cánh rừng ở phía Bắc Guatemala được bao phủ dày đặc bởi […]

The post Đồ gốm thời kỳ tiền Maya được khai quật ở Guatemala có thể viết lại sách giáo khoa first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tác giả: Nhậm Hạo

[ChanhKien.org]

Những mảnh gốm tinh xảo mới nhất được khai quật ở Guatemala có niên đại trước nền văn minh Maya, cung cấp thêm manh mối để con người hiểu được lịch sử phát triển của chính mình.

Những cánh rừng ở phía Bắc Guatemala được bao phủ dày đặc bởi những cây xanh đại thụ tươi tốt quanh năm. Nhìn từ trên không, rừng mưa nhiệt đới rộng mênh mông giống như một tấm chăn dệt tinh xảo, khiến người ta không thể thấy được bên trong khu rừng rậm rạp phồn hoa như thế nào.

Vào sâu trong rừng rậm, phát hiện mới nhất về một số mảnh gốm được chế tác tuyệt đẹp đã khiến các nhà khảo cổ học phấn khích. Những mảnh gốm này có kích cỡ rất nhỏ, rìa bên cạnh bóng loáng, mặt trên có hình tượng nhân vật sống động như thật. Sau khi nghiên cứu, chúng được cho là tác phẩm của người Olmec.

Nhà khảo cổ học Richard Hansen nói: “Những cư dân Maya đầu tiên đến vùng đất thấp vẫn luôn quan sát người Olmec đang làm gì. Người Olmec cũng chú ý đến sự hiện diện của người Maya. Giữa hai quần thể này có một số tranh chấp”.

Tại di chỉ Mirador, tỉnh Peten, gần Mexico, dựa vào 400 điểm định cư của nhân loại, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra diện mạo trong thời kỳ thịnh vượng của thành phố cổ Mirador, thành phố này có diện tích 132 km2.

Mirador luôn được coi là thành phố của người Maya. Nhưng những hiện vật được khai quật mới nhất là thuộc về trước thời Maya, khoảng 1000 năm trước Công nguyên đến 350 năm trước Công nguyên, là thuộc về người Olmec.

Người Olmec đã tạo ra nền văn minh sớm nhất ở Trung Mỹ, và sống chủ yếu ở bán đảo Yucatan và Campeche ở Mexico.

Richard Hansen nói: “Trên thế giới chỉ có năm nền văn minh lớn được coi là tổ tiên của nền văn minh nhân loại. Những nền văn minh này có chữ viết riêng và họ ghi lại lịch sử của riêng mình. Đó là nền văn minh Trung Quốc, nền văn minh thung lũng Ấn Độ, nền văn minh Lưỡng Hà, nền văn minh Ai Cập và nền văn minh Maya ở Trung Mỹ”.

Các nhà khảo cổ học tin rằng, đối với phát hiện mới nhất ở Mirador thì đưa thời kỳ thịnh vượng của nền văn minh Trung Mỹ dịch lên thời gian trước.

Đến nay không có con đường nào nối tàn tích Mirador với thế giới bên ngoài. Bất cứ gò đất nào ở đây, trừ lớp bùn đất ở bề mặt ra thì đều là công trình kiến trúc cổ nghìn năm tuổi.

Kim tự tháp La Danta tại địa điểm này cao 72 mét, và có tổng thể tích 2,8 triệu mét khối, là một trong những kim tự tháp lớn nhất thế giới.

(Theo báo Tân Đường Nhân)

Xem video tại đường dẫn: https://www.ntdtv.com/b5/2023/07/08/a103745160.html

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/284227

The post Đồ gốm thời kỳ tiền Maya được khai quật ở Guatemala có thể viết lại sách giáo khoa first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Các nhà khoa học khám phá vướng mắc lượng tử có đồ hình “Thái Cực”https://chanhkien.org/2024/09/cac-nha-khoa-hoc-kham-pha-vuong-mac-luong-tu-co-do-hinh-thai-cuc.htmlSun, 15 Sep 2024 03:42:14 +0000https://chanhkien.org/?p=34151Tác giả: Mạc Tâm Hải [ChanhKien.org] [Chú thích của Ban biên tập]: Sự bao la của vũ trụ luôn là một điều bí ẩn đối với nhân loại và không có cách nào để biết được bản chất của nó. Điều mà thiên văn học hiện đại nhận thức được chỉ là những khoảnh khắc […]

The post Các nhà khoa học khám phá vướng mắc lượng tử có đồ hình “Thái Cực” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tác giả: Mạc Tâm Hải

[ChanhKien.org]

[Chú thích của Ban biên tập]: Sự bao la của vũ trụ luôn là một điều bí ẩn đối với nhân loại và không có cách nào để biết được bản chất của nó. Điều mà thiên văn học hiện đại nhận thức được chỉ là những khoảnh khắc quan sát được sự thay đổi của các thiên thể trong không gian của con người được ghi lại bằng công nghệ cao hiện đại. Các nhà khoa học nắm bắt dữ liệu quan sát tại thời điểm đó mà đưa ra các lý thuyết và giả thuyết giống người mù sờ voi, rất khó có được cái nhìn tổng thể về bản chất của nó. Nếu chỉ khám phá những bí ẩn của vũ trụ trong không gian của nhân loại thì cuối cùng chúng ta sẽ chẳng đạt được gì cả. Tôi hy vọng từ những khám phá của thiên văn học hiện đại, độc giả có thể suy ngẫm về ý nghĩa thực sự của vũ trụ, cơ thể con người và cuộc sống.

Cơ học lượng tử là môn khoa học quan trọng nhất nhưng cũng là thần bí nhất trong vật lý học hiện đại. Cho dù đã đạt được những thành công lớn, nhưng một số khái niệm và hiện tượng quan trọng nhất vẫn còn có những ý kiến ​​và cách giải thích khác nhau. Một trong những hiện tượng bí ẩn nhất là sự “vướng mắc lượng tử” (còn gọi là rối lượng tử / quantum entanglement) của các lạp tử vi quan. Các nhà khoa học giờ đây đã phát hiện ra hiện tượng kỳ lạ vướng mắc lượng tử còn có một số điều bí ẩn hơn nữa.

Dựng lại hình ảnh ba chiều của hai hạt photon (còn gọi là quang tử / lạp tử ánh sáng) vướng mắc vào nhau (Ảnh: Nature Photonics, Zia…)

Vào ngày 14 tháng 08 năm 2023, các nhà khoa học đã đăng một bài báo có tiêu đề “Interferometric Imaging of Amplitude and Phase of Spatial Biphoton States” tạm dịch là “Hình ảnh Giao thoa của Biên độ và Pha của Trạng thái Cặp Photon Không gian” trên tạp chí “Nature Photonics”, trong đó trình bày chi tiết về việc lần đầu tiên sử dụng hình ảnh ba chiều kỹ thuật số của hai hạt photon và máy ảnh có độ chính xác cực cao để mô phỏng hình ảnh trực quan theo thời gian thực của hai hạt photon vướng mắc lượng tử. Cuối cùng họ phát hiện rằng chúng trông giống như một đồ hình Thái Cực, điều này khiến ai cũng ngạc nhiên thú vị.

Vướng mắc lượng tử – mối liên hệ kỳ lạ giữa hai hạt cách xa nhau mà Einstein phản đối khi nói rằng đó là “tác động ma quái từ xa” – khiến cho hai hạt lạp tử ánh sáng, hay photon, liên kết với nhau không thể tách rời, do đó sự thay đổi ở hạt này sẽ gây ra sự thay đổi ở hạt kia, cho dù chúng nằm cách xa bao nhiêu.

Để đưa ra dự đoán chính xác về một vật thể lượng tử, các nhà vật lý cần tìm ra hàm sóng của nó: sự mô tả đối với trạng thái của nó. Hàm sóng có thể đạt được bằng cách chồng chập tất cả các giá trị vật lý khả dĩ của một photon. Sự vướng mắc làm cho việc tìm ra hàm sóng của hai hạt liên kết với nhau là một thách thức, bởi vì bất kỳ phép đo nào của một hạt cũng gây ra sự biến đổi tức thì ở hạt kia.

Phương pháp toàn ảnh quang học (holography) sử dụng hai chùm ánh sáng để tạo ra hình ảnh 3D của trạng thái: một chùm chiếu vào vật thể và phản xạ ra ngoài, trong khi chùm kia chiếu vào vật liệu trung gian. Hình ảnh ba chiều được hình thành từ mô hình giao thoa ánh sáng, nói cách khác là mô hình mà trong đó các đỉnh và đáy của hai sóng ánh sáng cộng hưởng hoặc triệt tiêu lẫn nhau. Các nhà vật lý đã sử dụng phương pháp tương tự, họ dùng hình ảnh giao thoa được chế tác từ một trạng thái đã biết để thu về hình ảnh trạng thái của hai photon vướng mắc. Sau đó, dùng máy ảnh có độ chính xác lên đến từng nano giây để chụp ảnh, cuối cùng hình ảnh âm dương khiến người ta phải kinh ngạc của hai photon vướng mắc vào nhau.

Theo nghiên cứu khảo cổ học, đồ hình Thái Cực xuất hiện ít nhất 7000 năm trước và có lẽ đã được nền văn minh tiền sử để lại. Vào thời Trung Quốc cổ đại, nó luôn được coi là đồ hình đầu tiên ở Trung Quốc, có nhiều ý kiến ​​​​khác nhau về nội hàm của nó. Có thể không phải ngẫu nhiên mà biểu đồ vướng mắc lượng tử giống với đồ hình Thái Cực. Sự vướng mắc lượng tử có thể tiết lộ mối liên hệ giữa vật chất vượt ra ngoài không gian vật lý của chúng ta. Phải chăng những người đi trước đã khám phá ra bí ẩn về sự vướng mắc lượng tử, thấy được sơ đồ vướng mắc lượng tử này và truyền lại nó như một phiên bản cô đọng cao độ của vũ trụ bí ẩn?

Tài liệu tham khảo:

1. https://www.livescience.com/physics-mathematics/quantum-physics/quantum-yin-yang-shows-two-photons-being-entangled-in-real-time#xenforo-comments-18005

2. https://www.nature.com/articles/s41566-023-01272-3

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/285205

The post Các nhà khoa học khám phá vướng mắc lượng tử có đồ hình “Thái Cực” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn (Phần 4.1)https://chanhkien.org/2024/09/mo-canh-cua-sinh-tu-kham-pha-bi-an-cua-linh-hon-phan-41.htmlWed, 11 Sep 2024 04:30:35 +0000https://chanhkien.org/?p=34104[ChanhKien.org] 4. Vén lên bức màn bí ẩn về trải nghiệm cận tử Trải nghiệm cận tử là một ngành khoa học tuyến đầu hiện nay, nó là một lĩnh vực nghiên cứu tổng hợp liên quan đến nhiều ngành khoa học như y học, sinh vật học, thần kinh học, tâm thần học, tâm […]

The post Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn (Phần 4.1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

[ChanhKien.org]

4. Vén lên bức màn bí ẩn về trải nghiệm cận tử

Trải nghiệm cận tử là một ngành khoa học tuyến đầu hiện nay, nó là một lĩnh vực nghiên cứu tổng hợp liên quan đến nhiều ngành khoa học như y học, sinh vật học, thần kinh học, tâm thần học, tâm lý học, vật lý học, khoa học xã hội, v.v. Với tư cách là người biên dịch, mặc dù chúng tôi xuất thân từ những lĩnh vực khoa học khác nhau, nhưng xét từ những kiến thức mà chúng tôi nắm được, cho đến nay vẫn chưa có một lý luận khoa học hiện đại nào có thể giải thích rõ ràng về trải nghiệm cận tử. Tuy rằng có một số tác phẩm thuộc lĩnh vực tôn giáo cũng đề cập đến một số hiện tượng như linh hồn của con người,… nhưng những tác phẩm này lại khác biệt quá xa so với khoa học hiện đại và rất khó được người hiện đại lý giải và tiếp nhận.

Năm 1992, môn tu luyện Đại Pháp thượng thừa hoàn toàn mới mẻ bắt đầu hồng truyền ở Trung Quốc đại lục và trên toàn thế giới, đó chính là Pháp Luân Đại Pháp. Người sáng lập pháp môn này là Đại sư Lý Hồng Chí, Ngài đã dùng ngôn ngữ khoa học hiện đại đơn giản mà dễ hiểu, để giải thích một cách toàn diện và rõ ràng về thân thể người, sinh mệnh và vũ trụ trong cuốn kiệt tác “Chuyển Pháp Luân” của mình, mà những lập luận này cũng lần đầu tiên tiết lộ đầy đủ tấm màn bí ẩn về trải nghiệm cận tử. Dưới đây tác giả sẽ cố gắng phân tích một số trải nghiệm cận tử dựa trên những lý giải hạn hẹp của mình đối với các pháp lý của Pháp Luân Đại Pháp.

4.1 Thân thể người và sinh mệnh

Sinh mệnh con người chẳng lẽ chỉ đơn giản là cái nhục thân này của chúng ta hay sao? Lẽ nào nói rằng sinh mệnh con người sẽ vĩnh viễn biến mất cùng với việc nhục thân tử vong? Kinh nghiệm của vô số người trải nghiệm cận tử nói cho chúng ta biết rằng sự sống vẫn tồn tại sau khi con người chết. Vậy rốt cuộc mối quan hệ giữa thân thể người và sinh mệnh là gì?

Trong Chuyển Pháp Luân, Đại sư Lý Hồng Chí giảng rằng:

“Thân thể người ta nếu không có nguyên thần của mình, không có tính khí tính cách, đặc tính, không có những thứ ấy, thì chính là một tảng thịt; nó không thể là một con người hoàn chỉnh, có mang theo cá tính tự ngã độc lập”.

Theo quan điểm của khoa học hiện đại, thân thể người là do vô số tế bào tổ hợp thành, tế bào lại do phân tử cấu thành, mà phân tử là do nguyên tử cấu thành, nguyên tử lại là do hạt nhân nguyên tử và electron cấu thành, truy xuống dưới nữa còn có hạt quark, neutrino, v.v. Đây là những điều mà nền khoa học hiện đại ngày nay có thể nhận thức được. Phải chăng xuống dưới nữa còn có những hạt cực nhỏ hơn? Khi con người chết đi, tế bào của thân thể người chết rồi, phải chăng nguyên tử, hạt nhân nguyên tử trong thân thể người cũng chết theo hoặc biến mất hay sao? Thân thể người có vô số tế bào, trong mỗi tế bào có vô số phân tử, mỗi phân tử lại là do vô số nguyên tử và hạt nhân nguyên tử cấu thành, nếu như hạt nhân nguyên tử thật sự có thể biến mất sau khi con người chết, vậy thì cái chết của người đó sẽ gây ra một vụ nổ hạt nhân. Nhưng cho đến nay chúng ta vẫn chưa nhìn thấy người chết nào bị hỏa táng lại gây ra thảm họa hạt nhân cho thế giới. Sinh mệnh phải chăng tồn tại ở một tầng lạp tử nhỏ hơn? Thực chất chính là như vậy.

“Vào lúc con người chết, những hạt nguyên tử trong thân thể có thể tùy tiện chết theo không? Vì vậy chúng tôi phát hiện rằng khi con người chết rồi, thì chỉ tại tầng không gian của chúng ta, thành phần ở tầng phân tử thô nhất mới bị tuột ra; còn tại các tầng không gian khác thì các thân thể không hề bị huỷ.” (Chuyển Pháp Luân).

“Chúng tôi từ cao tầng mà nhìn, thấy [khi] con người chết rồi, [nhưng] nguyên thần bất diệt. Nguyên thần bất diệt là sao? Chúng tôi thấy rằng sau khi người ta chết, [thì xác] người ở chốn an nghỉ kia, chẳng qua chỉ là các tế bào của thân người trong không gian này của chúng ta mà thôi. Các tổ chức tế bào của nội tạng và bên trong thân thể, toàn bộ thân người, và từng tế bào tại không gian này đều thoát rơi ra; còn thân thể tại các không gian khác như phân tử, nguyên tử, proton, cho đến các vật chất vi lạp thành phần nhỏ hơn thì không chết; chúng vẫn ở trong các không gian khác, [chúng] vẫn tồn tại trong các không gian vi quan.” (Chuyển Pháp Luân).

Nguyên thần mới chính là sinh mệnh thực sự của con người, mà nguyên thần của con người là do những lạp tử vi quan cấu thành. Nếu ví tế bào phân tử của thân thể người như một bộ y phục, thì cái chết cũng giống như việc con người cởi bỏ một bộ y phục vậy. Sau khi nguyên thần thoát khỏi cái thân thể cấu thành từ tế bào phân tử này, thì nó sẽ tồn tại ở một không gian vi quan hơn, lúc này thân thể của nguyên thần là do lạp tử vi quan hơn cấu thành và không hề tử vong. Thân thể này có thể bay lên, không lạnh không nóng, không nặng không nhẹ, vô cùng mỹ diệu. Tất cả những người từng ở trạng thái cận tử đều có trải nghiệm ly thể, chính là cảm thấy bản thân rời khỏi thân thể của mình sau đó bay lên, thực ra đây chính là quá trình nguyên thần ly thể. Khi con người chết, quá trình nguyên thần ly thể từng được các nhà khoa học quan trắc được.

Năm 1906, tiến sĩ Mike Tegar tại bệnh viện bang Massachusetts, Hoa Kỳ đã phát hiện trong quá trình tử vong, trọng lượng của bệnh nhân giảm dần với tốc độ 1 ounce/giờ, trong giây phút con người tắt thở, cân nặng giảm đột ngột 3/4 ounce (không tính nhân tố vật lộn với sự sống trước khi bệnh nhân chết). Bài luận văn này đã được công bố trên tạp chí học thuật của hiệp hội nghiên cứu tâm thần học Hoa Kỳ. Năm 1916, nhà khoa học người Mỹ, tiến sĩ Carter đã lần nữa tiến hành thí nghiệm này, ông dùng một tấm màn được nhuộm bằng loại thuốc có tên là dicyanin để quan sát thân thể người lúc tử vong. Ông quan sát thấy rằng, đúng vào lúc bệnh nhân chết, có một vật phát sáng giống như sương mù từ trong thân thể bệnh nhân bay lên, phản chiếu lên tấm màn, trong chốc lát liền biến thành hình dạng giống với thân thể bệnh nhân rồi từ từ bay lên, hướng về phía cửa sổ và biến mất một cách bí ẩn, đồng thời trọng lượng người này lập tức giảm đi 3/4 ounce.

Vậy thì nguyên thần và nhục thân của con người có quan hệ gì? Mọi người đều biết, mọi hoạt động sinh sống của con người tại thế gian đều do đại não con người điều khiển, là chỉ lệnh mà tư duy đại não phát xuất ra. Vậy tư duy của con người đến từ đâu? Mọi người thường cho rằng hoạt động tư duy của con người được sinh ra trong mạng lưới thần kinh của não bộ, nếu không có mạng lưới thần kinh, thì sẽ không có hoạt động suy nghĩ của não bộ và ý thức của con người. Tuy nhiên những nghiên cứu về trải nghiệm cận tử đã phủ định giả thuyết này, bởi vì những người trải nghiệm cận tử sau khi chết lâm sàng và não bộ ngừng hoạt động (điện não đồ là một đường thẳng) vẫn có ý thức rõ ràng và hoạt động tư duy của đại não, trải qua những trải nghiệm cận tử đầy ly kỳ. Vậy thì suy nghĩ của con người rốt cuộc đến từ đâu?

Đại sư Lý Hồng Chí giảng:

“Tín tức chân chính phát xuất ra trong đại não người không phải là bản thân đại não người ta phát huy tác dụng, không phải bản thân đại não phát xuất ra, mà là nguyên thần của người ta phát xuất ra. Nguyên thần con người không chỉ lưu trú tại nê hoàn cung. Nê hoàn cung mà Đạo gia nói đến chính là thể tùng quả mà Y học hiện đại chúng ta vẫn nhìn nhận. Nếu nguyên thần ở nê hoàn cung, thì chúng ta thực sự cảm thấy như đại não đang suy xét vấn đề, đang phát xuất ra tín tức; nếu như nó ở tim, thì thực sự cảm thấy tim đang suy xét vấn đề.” (Chuyển Pháp Luân).

Trung Quốc có một câu thành ngữ “cầu được ước thấy” (心想事成), có thể là lý do này. Nếu nguyên thần của người ngụ ở tim, thì người ta sẽ cảm thấy tim đang truyền đạt thông điệp. Sở dĩ người ta cho rằng đại não tiến hành hoạt động tư duy, là vì nguyên thần thông thường lưu trú ở thể tùng quả của đại não. Nhưng bất kể nguyên thần ở trong đại não hay ở nơi nào khác trong cơ thể con người, thì tư duy thực sự là từ nguyên thần phát xuất ra.

Có lẽ các nhà giải phẫu học sẽ nói, tại sao khi giải phẫu đại não con người không nhìn thấy nguyên thần nào cả? Ban nãy chúng ta vừa nói đến, nguyên thần là do những hạt vi quan hơn cấu thành, không phải được cấu thành từ tế bào phân tử của chúng ta, vì thế chúng không tồn tại trên nhục thân này.

Đại sư Lý Hồng Chí đã chỉ ra:

“Vật chất ở [các mức] vi lạp có phân tử, nguyên tử, proton, khảo sát xuống nữa mãi đến tận cùng; nếu như tại mỗi tầng có thể nhìn thấy được một diện {bề mặt} của tầng, chứ không phải là một điểm, [tức là] thấy một diện của tầng phân tử, thấy một diện của tầng nguyên tử, một diện của tầng proton, một diện của tầng hạt nhân nguyên tử, thì chư vị đã nhìn thấy được hình thức tồn tại tại những không gian khác nhau. Bất kể vật thể nào, kể cả thân thể người, cũng đều đồng thời tồn tại [tại các] tầng không gian cùng với không gian vũ trụ, [chúng] cũng có tương thông [với nhau]. Vật lý học hiện đại của chúng ta nghiên cứu các vi lạp vật chất, [nó] chỉ nghiên cứu từng vi lạp, phân tích, phân tách nó; phân tách hạt nhân nguyên tử rồi lại nghiên cứu thành phần phân rã [của hạt nhân]. Nếu có các thiết bị có thể triển khai mà nhìn thấy trong tầng ấy—toàn bộ thể hiện của tất cả thành phần nguyên tử hoặc thành phần phân tử ở trong tầng này—nếu có thể nhìn thấy được cảnh tượng ấy, thì chư vị đã đột phá được đến không gian ấy mà nhìn thấy được chân tướng tồn tại ở các không gian khác.” (Chuyển Pháp Luân).

Nếu chúng ta có thể đột phá được đến không gian mà nguyên thần tồn tại, thì cũng sẽ nhìn thấy hình thức tồn tại của nguyên thần.

Vật lý năng lượng cao cho rằng, các hạt càng vi quan thì năng lượng càng lớn.

Đại sư Lý Hồng Chí cũng chỉ ra:

“Tôi nói rằng bất kể vật thể nào cũng đều có năng lượng, ngay cả phân tử cũng là có năng lượng. Người ta không cảm giác được rằng phân tử có năng lượng là vì bản thân nhân loại là do phân tử cấu thành, vì vậy không cảm giác được.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Thụy Sĩ 1998).

“Dưới tác dụng của một trường điện từ nhất định, khí công sư có thể phát ánh quang huy rất mạnh mẽ, đẹp vô cùng. Công lực càng cao thì trường năng lượng phát ra càng lớn”. (Chuyển Pháp Luân).

Đối với những sinh mệnh thể cao cấp ở không gian khác, thân thể của họ là do các hạt vi quan hơn cấu thành, cho nên hình tượng của họ là hào quang rực rỡ. Nhưng mắt thường của chúng ta và các thiết bị hiện nay không nhìn thấy hoặc đo thấy được, bởi vì họ tồn tại ở không gian khác. Đây chính là lý do tại sao rất nhiều người có trải nghiệm cận tử đều nhìn thấy ánh sáng, hơn nữa còn cho rằng ánh sáng này là một loại sinh mệnh mà không phải là vật chất, thực ra ánh sáng này là một loại sinh mệnh cao cấp, chỉ là họ không nhìn rõ hình tượng, cho nên cảm thấy như một loại ánh sáng, đương nhiên cũng có người trải nghiệm cận tử có thể nhìn rõ hình tượng, nên cho rằng đó là sinh mệnh thể được cấu thành từ ánh sáng. Vì những sinh mệnh cao cấp này là đại trí đại huệ, là từ bi, do vậy những người trải nghiệm cận tử luôn cảm nhận được trí huệ, sự từ bi và bao dung không gì sánh được từ trong ánh sáng đó. Thực ra đó là giao tiếp với sinh mệnh cao cấp ở không gian khác. Những sinh mệnh cao cấp này đều có công năng, họ có thể truyền cảm tư duy, nên khi người trải nghiệm cận tử giao tiếp với ánh sáng, cảm thấy không phải dùng ngôn ngữ mà dùng suy nghĩ để giao tiếp.

Nếu như nguyên thần không ở trong không gian của chúng ta, vậy thì làm sao họ có thể chi phối được hoạt động thân thể trong không gian vật chất này của chúng ta? Chính là thông qua đại não của chúng ta. Đại sư Lý Hồng Chí giảng:

“Như vậy đại não của con người khởi tác dụng gì? Nếu yêu cầu tôi giảng, thì đại não con người với hình thức trong không gian vật chất này của chúng ta, nó chỉ là một [nhà máy] công xưởng gia công. Tín tức thật sự là do nguyên thần phát xuất ra; nhưng thứ mà nó phát xuất ra không phải là ngôn ngữ; nó phát xuất ra một chủng tín tức vũ trụ, đại biểu cho một ý nghĩa nào đó. Đại não của chúng ta sau khi tiếp thụ chỉ lệnh ấy, liền biến đổi nó thành ngôn ngữ hiện nay, hình thức biểu đạt như thế. Chúng ta thông qua tư thế tay, ánh mắt, hay các động tác đủ loại để biểu đạt nó ra; đại não là có tác dụng ấy. [Còn] chỉ lệnh chân chính, tư duy thật sự là do nguyên thần của con người phát xuất ra.” (Chuyển Pháp Luân).

Đọc đến đây chắc hẳn quý vị đã có một nhận thức hoàn toàn mới về thân thể người và sinh mệnh. Pháp Luân Đại Pháp lần đầu tiên từ vạn cổ đến nay đã tiết lộ cho con người bí ẩn về thân thể người và sinh mệnh một cách rõ ràng như vậy. Trải nghiệm cận tử chính là trải nghiệm ly thể của nguyên thần ở tại không gian khác, sau khi người trải nghiệm cận tử được cứu sống lại, đại não của nhục thân người ấy đã tiếp nhận được tín tức khi nguyên thần của họ đang ở không gian khác, sau đó thông qua tư thế tay, ánh mắt, hay các loại động tác để biểu đạt nó ra. Thực ra, nguyên thần mới là người trải nghiệm thực sự, não người chỉ là một chiếc máy tiếp nhận thông tin mà thôi.

Nếu như trải nghiệm cận tử diễn ra khi nguyên thần đang ở không gian khác, vậy làm thế nào để giải thích việc người trải nghiệm cận tử có thể biết trước tương lai và hồi tưởng lại một đời đã trôi qua? Phần tiếp theo chúng tôi sẽ dựa vào những hiểu biết hạn hẹp của mình từ trong Pháp lý của Pháp Luân Đại Pháp để nói về vấn đề này, chúng có liên quan đến nhận thức khái niệm về thời không.

Dịch từ: https://media.zhengjian.org/media/zjbooks/life_gate/11.htm

The post Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn (Phần 4.1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
2300 năm trước, người cổ đại đã xây dựng đài thiên văn ở sa mạc để xác định thời gian bằng Mặt Trờihttps://chanhkien.org/2024/09/2300-nam-truoc-nguoi-co-dai-da-xay-dung-dai-thien-van-o-sa-mac-de-xac-dinh-thoi-gian-bang-mat-troi.htmlSun, 08 Sep 2024 04:03:46 +0000https://chanhkien.org/?p=34089[ChanhKien.org] Theo The Epoch Times, từ rất lâu về trước, ở đây từng là nơi lạc đà Alpaca sống lang thang, những thung lũng xanh tươi màu mỡ uốn lượn và Mặt Trời được tôn thờ như một vị Thần. Khi người Inca đến thung lũng sông Casma, những đài quan sát thiên văn bằng […]

The post 2300 năm trước, người cổ đại đã xây dựng đài thiên văn ở sa mạc để xác định thời gian bằng Mặt Trời first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

[ChanhKien.org]

Theo The Epoch Times, từ rất lâu về trước, ở đây từng là nơi lạc đà Alpaca sống lang thang, những thung lũng xanh tươi màu mỡ uốn lượn và Mặt Trời được tôn thờ như một vị Thần.

Khi người Inca đến thung lũng sông Casma, những đài quan sát thiên văn bằng đá ở đó từng được sử dụng để đo thời gian bằng Mặt Trời, điều này giống như một phép màu.

Thung lũng sông Casma là một nơi trú ẩn màu mỡ giữa khí hậu khắc nghiệt. Nó uốn lượn từ bờ biển xanh tươi rậm rạp của Peru, băng qua sa mạc khô cằn và những dãy núi hiểm trở, giống như một dải lụa xanh mảnh mai xuyên qua thảo nguyên rộng lớn.

Tuy nhiên, mặc dù người Inca ở Peru đã cho nô lệ canh tác trong thung lũng màu mỡ đó, nhưng đài quan sát Mặt Trời ngày nay đã trở thành phế tích không phải do họ xây dựng. Cách Lima 250 dặm về phía Bắc, có một quần thể kiến trúc cổ xưa tên là Chankillo, có lịch sử lâu đời hơn một nghìn năm so với thời kỳ cai trị của đế chế Inca, nó được xây dựng bởi một dân tộc cổ xưa hơn.

Từ năm 300 đến 200 trước Công nguyên, nền văn hóa Casma đã xây dựng Chankillo gần bờ biển của thung lũng Casma. Mặc dù đã có lịch sử 2300 năm, đài thiên văn này vẫn có thể theo dõi chính xác đường đi của Mặt Trời trong các thời điểm khác nhau trong năm.

Cấu trúc bằng đá luôn khiến người ta ấn tượng sâu sắc này được cho là một bộ lịch cổ đại.

Chankillo nhìn từ trên không. (Janine Costa/AFP qua Getty Images)

Những tàn tích cổ xưa của Chankillo, 250 dặm về phía Bắc của Lima, Peru. (Janine Costa/AFP qua Getty Images)

Nguyên lý hoạt động của nó liên quan đến một hàng 13 tòa tháp đá vững chắc. Những tòa tháp này được phân bố đều đặn trên sườn núi, trông giống như một thước đo khổng lồ. Từ một vị trí ở xa, hướng về phía Đông của đài quan sát, người ta có thể nhìn thấy Mặt Trời mọc dọc theo hàng tháp này.

Khi Mặt Trời mọc xuất hiện giữa hai tòa tháp nào đó, hoặc ở một vị trí chính xác nào đó ở hai đầu, người quan sát có thể biết chính xác ngày tháng trong lịch Mặt Trời. Nền văn hóa Casma không sử dụng lịch La Mã ngày nay, mà sử dụng một kiểu lịch cổ xưa hơn, và cả hai đều có Hạ chí và Đông chí.

Đài quan sát Mặt Trời cũng đánh dấu Hạ chí và Đông chí.

Đài quan sát Mặt Trời Chankillo ở Peru. (Janine Costa/AFP qua Getty Images)

Cảnh quan của đài quan sát Mặt Trời dưới ánh nắng Mặt Trời chiếu rọi. (Janine Costa/AFP qua Getty Images)

Hạ chí và Đông chí là những ngày dài nhất và ngắn nhất trong năm, đánh dấu sự bắt đầu của mùa hè và mùa đông. Hai ngày này cũng đại biểu cho các điểm cực trị của đường đi hàng năm của Mặt Trời, cực Bắc và cực Nam. Mặt Trời mọc ở phía bên trái của đài quan sát, tức là đầu phía Bắc của đài quan sát, đánh dấu sự bắt đầu của mùa hè; còn khi Mặt Trời mọc lên từ phía bên phải của đài quan sát, hướng về phía Nam, có nghĩa là mùa đông đã đến.

Mặt Trời mọc ở hai đầu của đài quan sát đánh dấu Hạ chí và Đông chí, trong khi bất kỳ vị trí nào ở giữa thước đo của 13 tòa tháp sẽ tương ứng với bất kỳ ngày nào trong hai khoảng thời gian sáu tháng giữa chúng.

13 tòa tháp của đài quan sát Mặt Trời. (Janine Costa/AFP qua Getty Images)

Kết quả đo lường của nó có thể chính xác trong vòng một hoặc hai ngày. Điều này không khác gì cách thức đọc của nền văn hóa Casma từ rất lâu trước đây. Ngày nay, đài quan sát Mặt Trời này được coi là đặc thù, và là đài quan sát Mặt Trời cổ xưa nhất cùng loại.

Nhưng đó chưa phải là tất cả về Chankillo.

Trên một ngọn núi gần đó, còn sừng sững một công trình kiến trúc khác khiến mọi người ấn tượng sâu sắc: bức tường ba lớp tăng cường sức chống chịu, lối vào giả để ngăn chặn những kẻ xâm nhập, những viên gạch lộn xộn trong vòng tròn đồng tâm được cho là tàn tích của một ngôi đền kiên cố.

“Chankillo là một kiệt tác của người Peru cổ đại. Một kiệt tác kiến trúc, một kiệt tác kỹ thuật và thiên văn học”, nhà khảo cổ học người Peru Ivan Ghezzi nói với hãng tin AFP khi ông đến thăm di tích này. “Nó là cái nôi của thiên văn học châu Mỹ”.

Đài quan sát Mặt Trời nhìn từ trên xuống. (Janine Costa/AFP qua Getty Images)

Một cảnh trên không của Chankillo. (Janine Costa/AFP qua Getty Images)

Năm 2007, ông Ghezzi và đồng nghiệp người Anh Clive Ruggles đã viết một bài nghiên cứu về Chankillo. Họ đề xuất rằng những tòa tháp này là một đài quan sát Mặt Trời đánh dấu Hạ chí và Đông chí, có thể giúp người dân cổ đại theo dõi mùa màng và thu hoạch, cũng như các ngày lễ tôn giáo.

Trong một thời gian dài, nông dân ở thung lũng Casma hiện đại và những người nông dân sống dọc theo bờ biển màu mỡ (những người đã biến Peru trở thành một trong những quốc gia sản xuất bơ lớn nhất thế giới) luôn muốn mở rộng canh tác sang vùng đất có các di tích khảo cổ này.

Năm 2020, khi dịch COVID bùng phát, các nhà khảo cổ học đã phải bỏ lại rất nhiều di tích ở Peru. Theo báo cáo, những người nông dân đã lợi dụng thời cơ này để trồng cây nông nghiệp trong phạm vi ranh giới của Chankillo.

Một ngôi đền kiên cố với ba bức tường và cửa giả nhìn từ trên cao. (Janine Costa/AFP qua Getty Images)

Một nhà nghiên cứu kiểm tra một cấu trúc ở Chankillo. (Janine Costa/AFP qua Getty Images)

Một ngôi đền kiên cố ba tầng với đài quan sát Mặt Trời Chankillo ở phía sau. (Janine Costa/AFP qua Getty Images)

Kể từ khi dịch bệnh bùng phát đến nay, tổ chức UNESCO đã phong tỏa hàng chục di tích lịch sử, bao gồm Chankillo và một số địa điểm khác trên toàn thế giới.

Năm 2021, Chankillo cùng với rừng Kaeng Krachan của Thái Lan, và cảng Tuyền Châu cổ của Trung Quốc được tuyên bố là khu vực cấm, và trở thành di sản thế giới do UNESCO công nhận. Theo báo cáo, việc này được thực hiện để bảo vệ những gì còn sót lại của chúng, ngăn chặn ảnh hưởng của những người nông dân và kẻ trộm.

Năm 2009, một di tích cổ đại khác của Peru được bảo vệ khi Caral, thành phố cổ xưa nhất của châu Mỹ và sáu kim tự tháp ở đó trở thành di sản thế giới. Nhìn lại vài thập kỷ trước, pháo đài Machu Picchu nổi tiếng nằm chót vót trên dãy núi cao ở Peru, vẫn luôn được bảo vệ từ năm 1983.

(Bài viết gốc “Ancient Humans Built Observatory in Desert 2,300 Years Ago That Tells Exact Date Using Sun—But How?” được đăng trên The Epoch Times).

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/291599

The post 2300 năm trước, người cổ đại đã xây dựng đài thiên văn ở sa mạc để xác định thời gian bằng Mặt Trời first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Ba phát minh lớn không ngờ lại đến từ những giấc mơhttps://chanhkien.org/2024/09/ba-phat-minh-lon-khong-ngo-lai-den-tu-nhung-giac-mo.htmlMon, 02 Sep 2024 02:29:43 +0000https://chanhkien.org/?p=34044[ChanhKien.org] Sự ra đời của công cụ tìm kiếm Google bắt nguồn từ giấc mơ của ông Larry Page. (Ảnh: Emmanuel Dunand/AFP) Giấc mơ có ảnh hưởng rất lớn đến con người. Một số người dự đoán được tương lai thông qua giấc mơ, có không ít khám phá khoa học được truyền cảm hứng […]

The post Ba phát minh lớn không ngờ lại đến từ những giấc mơ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org]

Sự ra đời của công cụ tìm kiếm Google bắt nguồn từ giấc mơ của ông Larry Page. (Ảnh: Emmanuel Dunand/AFP)

Giấc mơ có ảnh hưởng rất lớn đến con người. Một số người dự đoán được tương lai thông qua giấc mơ, có không ít khám phá khoa học được truyền cảm hứng từ giấc mơ, và một số phát minh quan trọng thậm chí còn được ghi nhận từ những giấc mơ này. Dưới đây là ba ví dụ điển hình: công cụ tìm kiếm Google, máy khâu và khẩu pháo cao xạ cải tiến được mệnh danh là “thay đổi cục diện chiến tranh thế giới thứ hai”.

1. Khởi nguồn của công cụ tìm kiếm Google

Theo một bài viết trên tờ “Business Insider” của Mỹ, vào một đêm năm 1996, Larry Page, một nghiên cứu sinh 22 tuổi của Đại học Stanford, tỉnh dậy từ trong giấc mơ. Trong mơ, anh đã tải xuống toàn bộ mạng lưới Internet và xem xét mối liên hệ giữa các trang web.

Điều này khiến anh nhìn nhận thông tin mạng toàn cầu theo một cách hoàn toàn mới. Anh ghi nhớ lại giấc mơ này, và sau này nó trở thành nền tảng cho thuật toán của một công cụ tìm kiếm – BackRub. Anh gọi thuật toán này là PageRank, và đây chính là khởi nguồn của công cụ tìm kiếm Google.

2. Phát minh ra máy khâu

Elias Howe và chiếc máy khâu do ông phát minh. (Ảnh: Miền công cộng/The Epoch Times tổng hợp)

Ông Elias Howe được coi là người phát minh ra máy khâu, nhưng thực tế có thể ông đã cải tiến thiết kế trước đó. Dựa vào thiết kế khâu móc hai sợi của mình, ông đã nhận được bằng sáng chế đầu tiên cho máy khâu ở Hoa Kỳ, đây là một bước tiến quan trọng trong lịch sử máy khâu hiện đại.

Tuy nhiên, trước khi ông có được bước tiến triển đột phá từ trong giấc mơ, vấn đề nên đặt vị trí của lỗ kim ở chỗ nào đã luôn làm ông trăn trở.

Theo những ghi chép lịch sử từ gia đình ông Howe:

“Ý tưởng ban đầu của ông ấy là đặt lỗ kim ở đuôi kim giống như một chiếc kim thông thường. Ông chưa bao giờ nghĩ đến việc đặt lỗ kim ở đầu kim. Nếu như ông ấy không mơ thấy mình đang thiết kế máy khâu cho một vị vua tàn bạo ở một đất nước xa lạ, có lẽ ông ấy sẽ kết thúc trong thất bại”.

“Giống như trong thực tế, ông ấy bị mắc kẹt trong vấn đề lỗ kim. Vị vua cho ông ấy 24 giờ để làm xong máy khâu, nếu không hoàn thành sẽ bị xử tử. Howe đã suy nghĩ rất nhiều nhưng ông không tìm được cách giải quyết, cuối cùng ông ấy đã từ bỏ và bị đưa đi hành hình. Lúc này, ông ấy nhìn thấy đầu mũi giáo của các binh sĩ có lỗ, và vấn đề tự nhiên được giải quyết”.

“Ngay khi nhà phát minh cầu xin cho mình thêm một chút thời gian, thì ông ấy tỉnh dậy, lúc đó là 4 giờ sáng. Ông ấy nhảy ra khỏi giường, chạy đến xưởng, và đến 9 giờ sáng, mô hình kim có lỗ ở đầu kim sơ bộ đã được hoàn thành. Năm 1845, mô hình máy khâu đầu tiên của Howe đã ra đời, có thể khâu 250 mũi mỗi phút”.

3. Khẩu pháo cao xạ thay đổi cục diện Thế chiến II

Năm 1940, David B. Parkinson, một nhân viên của phòng thí nghiệm Bell Telephone ở New Jersey, đã gặp một cơn ác mộng. Trong giấc mơ, ông canh giữ một khẩu pháo cao xạ, mỗi lần bóp cò, ông bắn hạ một chiếc máy bay của phát xít Đức. Ở bên cạnh khẩu pháo, ông nhìn thấy một chiết áp (biến trở).

Sau khi tỉnh dậy, ông nhận ra rằng chiết áp có thể được cải tiến thành bộ điều khiển điện tử cho pháo cao xạ. Chỉ sau vài ngày khẩu pháo cao xạ cải tiến này được sử dụng, quân Đức đã bị tổn thất gần 200 chiếc máy bay. Phát minh này được coi là đã thay đổi cục diện chiến tranh thế giới thứ hai, giúp Parkinson nhận được Giải thưởng của Tổng thống và huân chương Franklin.

Theo Epoch Times

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/292158

The post Ba phát minh lớn không ngờ lại đến từ những giấc mơ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Các chuyên gia cứ ngỡ đang du hành thời gian khi tìm thấy một vật từ mộ cổ thời Chiến Quốchttps://chanhkien.org/2024/09/cac-chuyen-gia-cu-ngo-dang-du-hanh-thoi-gian-khi-tim-thay-mot-vat-tu-mo-co-thoi-chien-quoc.htmlSat, 31 Aug 2024 23:51:55 +0000https://chanhkien.org/?p=34028Tác giả: Tam Lập [ChanhKien.org] Khảo cổ là một ngành khoa học rộng lớn, thông qua những đồ vật khai quật được, các chuyên gia có thể suy đoán được đời sống và bối cảnh văn hóa của thời đại đó. Ngoài những tài liệu lịch sử chính thức được ghi chép lại, khảo cổ […]

The post Các chuyên gia cứ ngỡ đang du hành thời gian khi tìm thấy một vật từ mộ cổ thời Chiến Quốc first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Tam Lập

[ChanhKien.org]

Khảo cổ là một ngành khoa học rộng lớn, thông qua những đồ vật khai quật được, các chuyên gia có thể suy đoán được đời sống và bối cảnh văn hóa của thời đại đó. Ngoài những tài liệu lịch sử chính thức được ghi chép lại, khảo cổ cũng làm nảy sinh rất nhiều câu chuyện ly kỳ, thậm chí những hiện tượng khó giải thích. Một câu chuyện khá kỳ lạ đã xảy ra tại một vùng quê ở tỉnh Thiểm Tây của Trung Quốc. Tại khu vực quần thể mộ cổ được cho là có từ thời Xuân Thu Chiến Quốc, đột nhiên lại đào được một đồ vật giống như một chiếc “kìm hổ”. Lẽ nào đây chính là hiện tượng “du hành thời gian” mà mọi người vẫn thường hay nói đến? Gần đây, điều này cũng đã gây ra nhiều cuộc tranh luận sôi nổi trên mạng xã hội Trung Quốc.

Tờ NetEase của Trung Quốc đã đăng tải bài viết về thông tin này. Một số nhà khai quật làm việc tại bộ phận quản lý văn hóa huyện Phượng Tường, tỉnh Thiểm Tây đã tiến hành khai quật sơ bộ và xác định rằng nơi đây là một khu mộ cổ từ thời kỳ Chiến Quốc. Trong lần khai quật tiếp theo, người ta đã liên tục đào được một số ấm đồng và đồ gốm, tất cả đều là những thành quả rất đáng mừng.

Điều kỳ lạ hơn nữa, ở bên cạnh chiếc gối đá trong mộ chủ nhân, họ đã phát hiện một vật cứng giống như được làm bằng đồng xanh. Sau khi mất khoảng một tiếng đồng hồ để cẩn thận đào vật đó ra, cuối cùng họ phát hiện một thứ công cụ trông giống như cái “kìm hổ”. Cảnh tượng tại hiện trường lúc ấy vừa gây sốc vừa có phần dở khóc dở cười.

Để xác định xem đó có phải là vật phẩm được chôn cất từ thời kỳ đó hay không, hay là của người đời sau đã đưa vào, các chuyên gia đã sử dụng các phương pháp như đồng vị carbon-14 để xác định. Ngoài ra, vì nó đã được chôn dưới đất hơn hai nghìn năm, nên một số bộ phận ở cả trong lẫn ngoài đã bị ăn mòn và oxy hóa. Qua nhiều lần xác định, người ta phát hiện rằng trọng lượng của nó chỉ bằng 1/3 so với chiếc kìm hiện đại, và là đồ thật.

Hàng giả không chỉ khiến con người phải đề phòng trong sinh hoạt hàng ngày, mà đôi khi cũng khiến các chuyên gia khảo cổ cảm thấy rất lúng túng. Ví như có lần, các chuyên gia đã khai quật được một chiếc kìm đồng trong một ngôi mộ cổ thời Chiến Quốc; mà cái kìm này lại giống hệt với chiếc kìm hiện đại mà chúng ta sử dụng hiện nay. Vậy nên lúc đó có rất nhiều người cho rằng đó là đồ giả, thế nhưng sau đó các chuyên gia đã vất vả sử dụng ba phương pháp trắc định, cuối cùng chứng minh được rằng nó là đồ thật. Trở lại với chiếc kìm kia, vì dù sao nó cũng là “nhân vật chính” trong sự kiện này. Vào những năm 60 thế kỷ trước, thôn dân huyện Phượng Tường tỉnh Thiểm Tây đang chuẩn bị tu sửa một con đường nhỏ ở sườn núi gần đó. Nơi này cỏ dại mọc um tùm, như thể là hàng trăm năm chẳng có ai đặt chân tới. Mới bắt đầu công việc được ba ngày thì người dân đã phát hiện ra một điều không ngờ tới.

Lúc ấy có hai cây hòe gai to hình miệng bát cản trở việc sửa đường, dân làng liền quyết định di dời hai “con hổ ngáng đường” này đi. Lúc đang đào gốc cây, mới đào được mấy xẻng thì đột nhiên nghe thấy dưới mặt đất vọng lại những tiếng “keng keng keng”. Dân làng cảm thấy rất quái lạ, bởi vì đây rõ ràng là âm thanh của đồng sắt chạm nhau, lẽ nào bên dưới có kho báu? Nhưng ở nơi đồi núi hoang vu thế này, lẽ nào có ai lại đi chôn đồ vật quý báu ở đây.

Mấy người dân lại tiếp tục đào, đầu tiên họ đào lên được một vài viên gạch nung màu xanh, tiếp theo là mấy thanh gỗ mục nát, những thanh gỗ này có mùi chua. Tiếp đó, một chiếc đĩa đồng thau xuất hiện trước mắt mọi người. Một người dân gan dạ đã cầm chiếc đĩa lên quan sát kỹ lưỡng, có thể thấy rõ những hoa văn tinh xảo bên trên, cầm trên tay cũng rất nặng. Đến lúc này, người dân mới nhận ra đã đào trúng một ngôi mộ cổ, họ lập tức dừng tay rồi xuống núi về thôn để báo trưởng thôn biết tình huống này. Trưởng thôn biết chuyện liền báo lại cho Cục Di sản Văn hóa của huyện Phượng Tường.

Một số nhân viên của Cục Di sản Văn hóa huyện Phượng Tường đã đến hiện trường. Sau khi tiến hành khai quật sơ bộ, họ xác định đây là một ngôi mộ có từ thời Chiến Quốc. Trong quá trình khai quật sau đó, họ lại đào được thêm một số bình đồng và đồ gốm. Nhưng điều khiến họ cảm thấy kinh ngạc nhất vẫn còn ở phía sau.

Khi một nhân viên công tác văn vật lịch sử đang dọn nước bùn trong lăng mộ thì phát hiện có một vật đồng xanh nằm sát cạnh chiếc gối đá của chủ nhân ngôi mộ. Sau hơn một giờ dọn dẹp, vật dụng đồng thau ấy cuối cùng đã lộ diện hoàn toàn. Người phụ trách công tác khai quật văn vật nhìn thấy vật thể bằng đồng xanh ấy, cảm thấy thật dở khó dở cười, vì nó đúng là một chiếc “kìm hổ”, giống trong bức hình quý vị đang nhìn thấy ở trên. Cái kìm bằng đồng thau này so với cái kìm kẹp đầu dẹt mà chúng ta sử dụng ngày nay gần như là giống hệt.

Phương pháp thứ nhất: So sánh trọng lượng.

Do cái kìm bằng đồng xanh này đã được chôn dưới đất hơn hai nghìn năm nên một số bộ phận cả trong lẫn ngoài đã bị ăn mòn, lại cộng thêm việc đồng có đặc tính dễ bị oxy hóa nên dẫn đến việc trọng lượng nhẹ đi. Với những chiếc kìm đồng có cùng kích thước, chiếc kìm cổ có trọng lượng nhẹ hơn khoảng 1/3 so với kìm hiện đại mô phỏng lại. Nó đã đáp ứng được tiêu chí về trọng lượng nhẹ hơn này, vậy nên nó là đồ thật.

Phương pháp thứ hai: Đánh giá ngoại hình và chất lượng.

Khi quan sát kỹ lưỡng, chiếc kìm rõ ràng được chế tác thủ công chứ không phải thông qua khuôn đúc cơ giới hiện đại. Ngoài ra, trên chiếc kìm có rất nhiều vết gỉ sâu vào tận xương, đúng như tên gọi, vết gỉ đã ăn sâu vào tận bên trong của cái kìm đồng thau. Mà điểm này thì đúng là kiệt tác của “thời gian” dài mấy nghìn năm, là điều mà bất kỳ công nghệ hiện đại nào cũng đều không thể làm giả mạo được.

Phương pháp thứ ba: Giám định sự phân rã của đồng vị carbon 14.

Đồng vị carbon 14 được mệnh danh là “đồng hồ tiêu chuẩn” của Trái Đất. Công nghệ khoa học hiện đại cũng thường lợi dụng sự phân rã của đồng vị carbon 14 để giám định niên đại của các văn vật. Đây cũng là “tuyệt chiêu tối hậu” để giám định các di tích văn hóa, tựa như hỏa nhãn kim tinh của Tôn Ngộ Không vậy, bất kỳ các văn vật giả mạo nào dưới sự giám định đồng vị carbon 14 đều sẽ bị bại lộ nguyên hình. Chiếc kìm đồng này đã “vượt qua bài kiểm tra này” một cách thuận lợi, chứng minh được rằng nó thật sự là một di vật có niên đại hơn ba nghìn năm trước, và không còn nghi ngờ gì nữa, nó đã được chứng minh là đồ thật.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/282107

The post Các chuyên gia cứ ngỡ đang du hành thời gian khi tìm thấy một vật từ mộ cổ thời Chiến Quốc first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Hai biểu tượng ảnh hưởng đến toàn nhân loại: Thái Cực đồ và phù hiệu chữ 卍https://chanhkien.org/2024/08/hai-bieu-tuong-anh-huong-den-toan-nhan-loai-thai-cuc-do-va-phu-hieu-chu.htmlFri, 30 Aug 2024 23:35:42 +0000https://chanhkien.org/?p=34014Tác giả: Tống Bảo Lam [ChanhKien.org] Vào ngày 28 tháng 11 năm 2015, khoảng 6.300 học viên Pháp Luân Công tại Đài Loan và trên khắp thế giới đã xếp thành “Đồ hình Pháp Luân” hùng vĩ với 16 tia sáng. (Ảnh: Trần Bách Châu) Phù hiệu chữ “卍” tượng trưng cho Phật gia, có […]

The post Hai biểu tượng ảnh hưởng đến toàn nhân loại: Thái Cực đồ và phù hiệu chữ 卍 first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Tống Bảo Lam

[ChanhKien.org]

Vào ngày 28 tháng 11 năm 2015, khoảng 6.300 học viên Pháp Luân Công tại Đài Loan và trên khắp thế giới đã xếp thành “Đồ hình Pháp Luân” hùng vĩ với 16 tia sáng. (Ảnh: Trần Bách Châu)

Phù hiệu chữ “卍” tượng trưng cho Phật gia, có thể thường thấy trên tượng Phật và chùa chiền. Từ những văn vật được khai quật, phù hiệu chữ “卍” được sử dụng rộng rãi và được xem là một loại văn hóa phổ biến trên toàn cầu. Còn Thái Cực, thường được cho là phù hiệu của Đạo gia, và học thuyết âm dương của Đạo gia đã mở rộng ra rất nhiều lĩnh vực học thuật. Hai phù hiệu này mang giá trị phổ quát, là dấu hiệu của Thần đã từng tới thế gian.

Quen thuộc với nguồn gốc của các dân tộc trên thế giới, không khó để nhận ra rằng hầu hết mỗi dân tộc đều có khởi đầu gắn liền với Thần thoại, và hầu hết theo cùng một mô thức – Thần giáng sinh xuống thế gian, trực tiếp dạy cho con người ngôn ngữ, văn minh, tín ngưỡng, văn hóa, kỹ năng nghề nghiệp, v.v. Trong ký ức xa xưa của nhân loại, những vị Thần khác nhau đã che chở cho con người của những chủng tộc khác nhau trên Trái Đất.

Chữ 卍 và Thái Cực đồ là dấu hiệu của Thần đã từng tới thế gian

Nhìn lại thế giới phương Đông và phương Tây, truy tìm nguồn gốc sự khởi đầu của nền văn minh, trong các nền văn minh hoặc văn hóa tiền sử của các quốc gia trên thế giới, bất kể ngôn ngữ khác biệt bao nhiêu, bất kể các quốc gia cách xa nhau như thế nào, dù là đại dương bao la hay sa mạc ngăn cách, giới khảo cổ đều đã tìm thấy những văn vật mang phù hiệu chữ “卍” (đọc là Vạn) và Thái Cực đồ.

Tại sao hai ký hiệu này lại được trời ưu ái, khiến thế giới sản sinh sự cộng hưởng sâu sắc? Một cách giải thích là Thái Cực đồ và phù hiệu chữ “卍” mang giá trị phổ quát, cũng có thể nói hai ký hiệu này là dấu hiệu của Thần từng tới thế gian.

Phù hiệu chữ “卍” tượng trưng cho Phật gia, thường được cho là có nguồn gốc từ Ấn Độ cổ, có thể thấy trên các pho tượng Phật và chùa chiền. Tuy nhiên, khảo cổ đã phát hiện ra phù hiệu này cũng từng xuất hiện trong văn hóa tiền sử của Trung Quốc. Thái Cực, thông thường được cho là biểu tượng của Đạo gia, có nguồn gốc từ mảnh đất Thần Châu Trung Hoa.

Khảo cổ học hiện đại phát hiện sự phân bố văn hóa của chữ 卍

Văn vật có phù hiệu chữ 卍 được khai quật tại Heraklion, Hy Lạp. (Ảnh: Agon S. Buchholz/Wikimedia Commons)

Đĩa vàng Skyros của Hy Lạp mang phù hiệu chữ 卍. (Ảnh: Bảo tàng lịch sử Quốc gia Thụy Điển)

Đa số người hiện đại thường cho rằng chữ “卍” là biểu tượng riêng của Phật giáo, người Ấn Độ gọi là Swastika, người Trung Quốc đọc là Vạn (萬). Trong rất nhiều di chỉ cổ đại đã tìm thấy phù hiệu chữ “卍”, ví dụ như Ấn Độ cổ, Hy Lạp cổ, Ả Rập, Nga, Scotland, Ireland, cùng với nền văn minh Crete cổ đại, văn hóa Maya, thậm chí trong cả tín ngưỡng Kitô giáo, văn hóa Byzantine, đều có bóng dáng của phù hiệu chữ “卍”.

Phù hiệu chữ “卍” được tìm thấy phổ biến trong các lĩnh vực ở xã hội phương Tây. Nó xuất hiện trên kiến trúc nhà thờ Kitô giáo, trên áo choàng của tượng Thần Kitô giáo, trên tiền giấy của nước Nga thế kỷ 19, trên áo choàng của thần Zeus – vị Thần tối cao của Hy Lạp. Trong thời kỳ La Mã cổ đại, phù hiệu chữ “卍” xuất hiện trên các tế đàn; trong các nhà nguyện cổ xưa của Israel cũng được tìm thấy; trong nền văn minh Tripillia thuộc văn hóa tiền sử của Ukraine cũng từng xuất hiện phù hiệu chữ “卍”, thậm chí ở châu Phi xa xôi cũng phát hiện thấy dấu vết của phù hiệu chữ “卍”.

Con dấu từ nền văn minh lưu vực sông Ấn, phía trên bên phải là hai con dấu chữ 卍, hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng Vương quốc Anh. (Ảnh: World Imaging/Wikimedia Commons)

Chữ 卍 trên chiếc mũ sắt Hy Lạp cổ đại. (Ảnh: World Imaging/Wikimedia Commons)

Nếu như chữ “卍” được sử dụng rộng rãi như vậy, chắc chắn nó phải mang một ý nghĩa sâu sắc. Xã hội quốc tế coi phù hiệu chữ “卍” là một biểu tượng văn hóa chung toàn cầu, có nghĩa là phù hiệu chữ “卍” mang giá trị phổ quát. Có người nói chữ “卍” trong Phật gia tượng trưng cho cát tường như ý, đức hạnh trường tồn. Tây Tạng cho rằng chữ “卍” tượng trưng cho ánh sáng vĩnh hằng, sinh mệnh như kim cương, không bao giờ bị hủy diệt. Có học giả cho rằng, phù hiệu chữ “卍” tượng trưng cho lòng từ bi và trí huệ của Phật Đà, thông qua việc nhận thức bản thân, đạt đến khai công khai ngộ; cũng có người cho rằng, ký hiệu chữ “卍” tượng trưng cho sự hài hòa của vũ trụ, sự cân bằng của hai cực.

Từ những văn vật được khai quật, phù hiệu chữ “卍” được vẽ trên đồ dùng ăn uống, thêu trên quần áo hoặc đúc thành trang sức. Hình ảnh là đồ gốm thời Hy Lạp cổ đại, trên đó có phù hiệu chữ “卍”. (Ảnh: Phạm vi công cộng)

Từ những văn vật được khai quật, phù hiệu “卍” được vẽ trên đồ dùng ăn uống, thêu trên quần áo hoặc đúc thành trang sức. Hình dạng của nó có thể thể hiện sự chính trực, tức là bốn góc đều vuông vắn; cũng có thể thể hiện sự uyển chuyển, tức là bốn góc được vẽ thành những đường cong mềm mại.

Khảo cổ học hiện đại phát hiện sự phân bố của Thái Cực đồ

Thái Cực đồ, như mọi người đều biết, đây là biểu tượng của Đạo gia Trung Quốc, còn được gọi là “Bức tranh đầu tiên của Trung Hoa”. Hình dạng Thái Cực đồ mà mọi người biết đến giống như hình tượng hai con cá âm dương quấn lấy nhau, cá trắng tượng trưng cho dương, cá đen tượng trưng cho âm. Cá trắng có một con mắt đen ở giữa, cá đen có một con mắt trắng ở giữa, thể hiện trong dương có âm, trong âm có dương. Vạn vật đều mang âm dương, âm dương cân bằng mới có thể sinh sôi vạn sự vạn vật. Toàn bộ vũ trụ đang vận động, Thái Cực cũng đang vận động mạnh mẽ không ngừng nghỉ.

Theo quan điểm của Dịch học, vận động sinh ra dương khí, vận động đến mức độ nhất định sẽ xuất hiện sự tĩnh chỉ tương đối, tĩnh có thể sinh ra âm khí. Khí âm dương một động một tĩnh lấy tương hỗ lẫn nhau làm gốc rễ, liên tục sản sinh ra năng lượng, có thể vận hành vô tận.

Học thuyết âm dương của Đạo gia đã được mở rộng thành nhiều lĩnh vực học thuật, như ngũ hành, bát quái, phong thủy, chiêm tinh, v.v. Học thuyết âm dương được ứng dụng trong trung y, tạo ra lý thuyết điều hòa âm dương trong điều trị; được ứng dụng trong thiên văn, dẫn đến việc xây dựng lịch pháp, thuật toán, chiêm tinh, bói toán, phong thủy, v.v. và các loại phương thuật khác, giúp khám phá và nắm bắt quy luật vận hành của nhật nguyệt tinh tú; được ứng dụng trong luân thường đạo lý, dẫn đến sự phân biệt tôn ti trên dưới, luân thường vợ chồng, cũng như hai thế giới dương gian và âm gian. Học thuyết âm dương còn cho rằng bên trái là dương, bên phải là âm, do đó Trung Quốc có cách nói nam tả nữ hữu. Hình ảnh Thái Cực xuất hiện trên áo bào của đạo sĩ, trong y học cổ truyền, các môn khí công, trên dầm và cột của Đại Thành Điện trong miếu Khổng Tử, trong đền Lâu Quan Đài, chùa Bạch Vân, cũng như trên quốc kỳ Hàn Quốc, quốc kỳ Mông Cổ, huy hiệu không quân Angola, và huân chương danh dự của Bohr, v.v.

Vào thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, trong nghệ thuật Celtic đã xuất hiện những họa tiết tương tự như Thái Cực đồ của Đạo gia.

Thái Cực đồ trên trang sức vàng của người Celtic thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên. (Ảnh: Gun Powder Ma/Wikimedia Commons)

Thái Cực đồ trên huy hiệu của quân đội bộ binh Đế chế La Mã phương Tây. (Ảnh: Fanfwah/Wikimedia Commons)

Trong huy hiệu trên trang phục quân đội của Đế chế La Mã cũng xuất hiện những họa tiết gần như hoàn toàn giống với Thái Cực đồ, chỉ là màu sắc không giống nhau. Ở nền văn hóa tiền sử Trypillia được phát hiện ở Ukraine, Đông Âu, cũng xuất hiện rất nhiều hình Thái Cực, gần như giống hệt với Thái Cực đồ của Trung Quốc.

Thần có tồn tại hay không?

Trong Kinh Thánh có viết, đến thời kỳ mạt kiếp, Thần sẽ lại đến để cứu rỗi nhân loại.

Vậy thời kỳ mạt kiếp là gì? Đó chính là thời kỳ mà Đức Phật Thích Ca đã nói đến, khi đến một thời điểm nhất định, ma tử ma tôn sẽ đầu thai thành hòa thượng ni cô, mặc áo cà sa, vào chùa để gây họa loạn nơi cửa Phật. Từ những loạn tượng trong giới tôn giáo được truyền thông đưa tin, ví dụ như vụ án tấn công tình dục của linh mục gây chấn động thế giới, tăng nhân Phật giáo tập trung dâm loạn, đến những thủ đoạn tham lam vơ vét của cải, có thể kết luận rằng hiện nay chính là thời kỳ mạt Pháp.

Thời kỳ mạt Pháp, loạn tượng khắp nơi, toàn thế giới đang chờ đợi sự trở lại của Thần. Vậy Thần có tồn tại hay không?

Có một phóng viên đã từng phỏng vấn Einstein, hỏi quan điểm của ông về sự tồn tại của Chúa. Einstein nhìn những viên kẹo, bánh quy, tách cà phê trên bàn, rồi nói với phóng viên: “Những vật nhỏ bé này được đặt trên bàn, cần một sức mạnh để sắp xếp. Trong vũ trụ có chứa vô số các hành tinh, mỗi hành tinh đều chiểu theo một quỹ đạo nào đó để vận hành. Có thể làm được công việc sắp xếp vĩ đại như vậy, sức mạnh vận hành của sự sắp xếp này chính là đến từ Chúa!” Nhận thức của khoa học gia hàng đầu thế giới này mang đến cho người ta một tầm nhìn rộng mở.

Hiện nay các nhà thiên văn học đã chụp được ảnh các tinh cầu bị nổ tung, chứng tỏ rằng vũ trụ đang diễn ra những thay đổi to lớn đáng kinh ngạc, một số tinh cầu bị hủy diệt; một số tinh cầu mới được sinh ra trong sự biến đổi dữ dội của vũ trụ, và còn được truyền thêm năng lượng trẻ trung hơn. Các nhà thiên văn học cũng phát hiện ra rằng, mỗi lần sau khi đại khung hủy diệt một số tinh cầu, thì sẽ lại thai nghén ra nhiều tinh cầu mới hơn.

Trong vũ trụ mênh mông ấy, dường như thật sự tồn tại một đôi tay vĩ đại, mỗi ngày đều thanh lý những thứ ô uế của vũ trụ, khiến nó được cải thiện ngày càng trong sáng và phồn vinh hơn.

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/292141

The post Hai biểu tượng ảnh hưởng đến toàn nhân loại: Thái Cực đồ và phù hiệu chữ 卍 first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Khoa học vô tình chứng minh Thần tạo ra con ngườihttps://chanhkien.org/2024/08/khoa-hoc-vo-tinh-chung-minh-than-tao-ra-con-nguoi.htmlMon, 26 Aug 2024 03:28:37 +0000https://chanhkien.org/?p=33956[ChanhKien.org] Con người là từ đâu đến? Đây là một chủ đề luôn được mang ra tranh cãi xuyên suốt hàng nghìn năm nay. Có người cho rằng con người là do Thần tạo ra. Trong Kinh Thánh chẳng phải đã nói rằng Thượng Đế đã tạo ra con người hay sao? Trong cuốn Sơn […]

The post Khoa học vô tình chứng minh Thần tạo ra con người first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org]

Con người là từ đâu đến? Đây là một chủ đề luôn được mang ra tranh cãi xuyên suốt hàng nghìn năm nay. Có người cho rằng con người là do Thần tạo ra. Trong Kinh Thánh chẳng phải đã nói rằng Thượng Đế đã tạo ra con người hay sao? Trong cuốn Sơn Hải Kinh cũng chẳng phải đã nói rằng Nữ Oa đã tạo ra con người? Nhưng một số khác lại cho rằng, con người là do tiến hóa mà thành. Vào thế kỷ 19, trong cuốn “Nguồn gốc các loài”, Darwin đã nói rất rõ ràng rằng, con người tiến hóa từ loài vượn và không phải do Thần tạo nên. Vậy thì nhân loại chúng ta, tổ tiên nguyên thủy nhất của chúng ta là từ đâu đến? Tất nhiên, mỗi người sẽ có góc nhìn ​​​​và quan điểm lý giải riêng. Tuy nhiên, một khám phá đáng kinh ngạc được giới khoa học kĩ thuật và giới khảo cổ học cùng thực hiện dường như đã đưa ra một đáp án mang tính tham khảo, đó chính là rất có khả năng con người là do Thần tạo ra; khoa học bất ngờ chứng minh rằng quan điểm Thượng Đế tạo ra con người rất có thể không phải chỉ là một truyền thuyết.

Vào những năm thập niên 1960, hàng loạt bức tranh lụa thời Đường “Tranh Phục Hy Nữ Oa” vẽ hình đầu người thân rắn được khai quật từ cổ mộ Astana tại thành phố Turpan, Tân Cương, Trung Quốc; những bức tranh này hầu hết đều được đào từ khu mộ nơi chôn cất các cặp vợ chồng cùng với nhau. Việc khai quật những bức “Phục Hy Nữ Oa đồ” này không chỉ thu hút sự quan tâm của các nhà khảo cổ học Trung Quốc, hơn nữa còn thu hút được sự quan tâm từ các nhà di truyền học phương Tây.

Trên thực tế, về chủ đề Phục Hy và Nữ Oa thực ra cũng không phải là một đề tài hội họa hiếm thấy và xa lạ vào thời Trung Quốc cổ đại. Tại Trung Quốc luôn có những câu chuyện về việc Nữ Oa tạo ra con người, đồng thời cũng có truyền thuyết về việc Phục Hy và Nữ Oa kết hôn và sinh ra vô số con cháu người Hoa. Thế nên Phục Hy và Nữ Oa họ cũng còn được gọi là tổ tiên của người Trung Quốc. Vậy tại sao bức “Tranh Phục Hy Nữ Oa” được khai quật ở Tân Cương vào những năm 1960 lại khơi dậy sự quan tâm của nhiều người? Điều này là do các nhà khảo cổ học và các khoa học gia đã phát hiện ra một vấn đề, rằng kết cấu thân rắn của Phục Hy và Nữ Oa quấn lấy nhau trong bức tranh giống hệt với kết cấu phân tử của gen di truyền DNA được hai nhà sinh vật học người Anh James Watson và Francis Crick phát hiện vào năm 1953.

DNA đối với chúng ta không có gì là mới lạ, nói đơn giản thì nó chính là một đại phân tử sinh học có cấu trúc xoắn kép (acid deoxyribonucleic); thông qua bốn ba-zơ A, T, G và C để hình thành các hướng dẫn di truyền khác nhau và hướng dẫn sự phát triển sinh học và vận hành các chức năng sống; nói hình tượng một chút thì “Rồng sẽ sinh ra rồng, phượng sinh ra phượng, con của chuột thì sẽ biết đào hố”. Vậy nên, chuột không thể sinh ra mèo, và mèo cũng không thể nào sinh ra một chú chó được. Một trong những chức năng chính của DNA là khả năng lưu trữ thông tin. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, mặc dù cân nặng của DNA chưa đến một viên đường (một viên đường tương đương với 5-5 gam đường), nhưng lại có thể lưu trữ tất cả mọi phim ảnh trên toàn thế giới.

Có thể một số người cho rằng sự giống nhau đến kinh ngạc giữa “Tranh Phục Hy Nữ Oa” và cấu trúc chuỗi xoắn kép của DNA chẳng qua chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên, không nói lên điều gì cả. Đúng vậy, nói như thế cũng có đạo lý, nhưng trước tiên chúng ta hãy thử nhìn xem các nhà khoa học và một số người có danh tiếng lớn đã nói gì về DNA?

Một trong những người phát hiện ra DNA là Crick, ông vốn là một nhà tiến hóa luận và rất tin vào học thuyết của Darwin. Nhưng sau khi ông và nhà sinh học Watson phát hiện ra DNA, quan điểm của ông về thuyết tiến hóa đã hoàn toàn thay đổi. Ông tin rằng nguồn gốc của sinh mệnh đơn giản chỉ là một phép màu. Quả thật cần phải đáp ứng rất rất nhiều điều kiện để điều đó có thể xảy ra, hơn nữa ông còn nói rằng DNA không thể có nguồn gốc tự nhiên bắt nguồn từ Trái đất.

Và nhà sáng lập ra Microsoft nổi tiếng Bill Gates đã nói rằng: “DNA giống như một chương trình máy tính, nhưng tiên tiến hơn rất nhiều so với bất kỳ phần mềm nào mà chúng tôi phát triển”.

Chúng ta hãy nhìn xem triết gia Anthony Flew, một nhân vật hàng đầu về chủ nghĩa vô Thần vào đầu thế kỷ này, ông ấy đã nói như thế nào? Anthony chẳng phải cũng là người hết lòng ủng hộ thuyết tiến hóa của Darwin. Tuy nhiên, sau khi phát hiện ra trí tuệ ẩn sau DNA, toàn bộ các giá trị quan vô Thần của ông đã hoàn toàn sụp đổ. Ông đã phát hiện ra rằng “chương trình phần mềm” đằng sau DNA thực sự quá phức tạp và DNA không thể nào được sản sinh trong tình huống không có “nhà thiết kế”. Vậy rốt cuộc “nhà thiết kế” mà ông đang nói đến là ai?

Các nhà khoa học và những người theo vô thần luận mà chúng tôi vừa đề cập đến đều cảm nhận thấy, ngoài nhân loại chúng ta có tồn tại một lực lượng thần bí. Vậy thì lực lượng thần bí này đến từ đâu?

Ở Trung Quốc có truyền thuyết Nữ Oa tạo ra con người, còn nhiều dân tộc và các nước khác cũng có lưu truyền những câu chuyện về việc Chúa tạo ra con người: ví dụ như, trong “Thánh Kinh” nói rằng Thượng Đế đã dùng bùn đất tạo ra Adam chiểu theo hình tượng của bản thân, sau đó ông rút một chiếc xương sườn của Adam để tạo ra Eva; trong thần thoại của người Shilluk sống ở Châu Phi, người ta kể rằng vị Sáng Thế Joe Ok đã tạo ra nhân loại từ đất sét, còn ở Úc người ta lưu truyền rằng, vị Thần Sáng Thế Pandejer đã dùng con dao lớn của ông cắt vỏ cây, rồi dùng bùn đất đắp tạo ra một hình tượng người trên vỏ cây đó, sau đó thổi hơi vào miệng của hình người đất sét và hình người bằng đất sét có sự sống; còn ở Ả Rập lưu truyền truyền thuyết kể rằng Thượng Đế đã phái Azriel tạo ra con người của Azriel, v.v. những câu chuyện truyền thuyết về việc Thần tạo ra con người có rất nhiều, tại đây tác giả chỉ nêu một số ví dụ.

Văn hóa Trung Quốc được mệnh danh là văn hóa Thần truyền, đất nước Trung Hoa được gọi là đất nước Thần Châu. Trước khi học thuyết chủ nghĩa cộng sản Marx của nước Đức du nhập vào Trung Quốc, các học thuyết của Nho Thích Đạo ở Trung Quốc gần như thống trị tư tưởng của đại đa số người dân Trung Quốc. Văn hóa truyền thống của Trung Quốc luôn có mối liên hệ mật thiết với Thần. Bởi vậy, trong rất nhiều các tác phẩm văn học và mỹ thuật ở Trung Quốc cổ đại đều truyền tải những thông điệp và ý tưởng từ Thần đến cho con người. Chẳng hạn như trong tác phẩm văn học kinh điển nổi tiếng của Trung Quốc “Tam Quốc Diễn Nghĩa” đã diễn giải cho chúng ta rất nhiều câu chuyện về chữ “Nghĩa” trong “Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín”, đồng thời cũng đã truyền đạt được tư tưởng của Nho gia về chữ “Nghĩa” trong cuộc sống; “Tây Du Ký” thì gần như đã kể cho chúng ta về một quá trình tu luyện, còn “Tranh Phục Hy Nữ Oa” phải chăng cũng là để truyền tải thông điệp nào đó của Thần cho con người biết?

Tại Trung Quốc, không chỉ “Tranh Phục Hy Nữ Oa” được khai quật ở Tân Cương, mà các tác phẩm điêu khắc và hội họa về “Phục Hy Nữ Oa” cũng được tìm thấy ở nhiều nơi. Hơn nữa, các tác phẩm “Tranh Phục Hy Nữ Oa” cũng đa dạng, mang nhiều sắc thái.

Trong hầu hết các bức “Phục Hy và Nữ Oa đồ”, không chỉ vẽ ra cấu trúc phân tử xoắn kép thần bí của DNA mà chúng còn có một điểm chung rất lớn, đó chính là trên tay Phục Hy và Nữ Oa hầu như đều đang cầm hai vật dụng là thước tròn và thước vuông (ẩn dụ phép tắc cần phải tuân theo), và xung quanh họ là mặt trời, mặt trăng và ngôi sao.

Dù là ở phương Đông hay phương Tây, trong những câu chuyện về việc Thần tạo ra con người đều đề cập rằng Thần tạo ra trời và đất trước, sau đó mới tạo ra con người, Thần cấp cho con người quy định về tiêu chuẩn làm người. Nói một cách khác đó chính là đã thiết lập định ra “phép tắc”. Adam và Eva bị trục xuất khỏi Vườn Địa Đàng là do đã không nghe theo lời của Thượng Đế. Vào thời Chiến Quốc, Mạnh Tử, một nhân vật đại biểu cho tư tưởng của Nho gia đã từng nói rằng: “Bất dĩ quy củ, bất năng thành phương viên” (Nghĩa là không dùng thước tròn và thước vuông thì không thể vẽ ra được hình vuông, hình tròn). Vậy nên, “Tranh Phục Hy và Nữ Oa” không chỉ hiển lộ bí mật Thần tạo ra con người, mà còn cho chúng ta biết, Thần đang cai quản và coi sóc con người.

Nếu con người thực sự là do tiến hóa mà thành như Darwin đã nói, thế thì hết thảy các loài sinh vật đều phải tiến hóa, chứ không thể chỉ có mỗi loài vượn. Trên thực tế, những gì chúng ta đã thấy là sau nhiều năm trôi qua, loài vượn vẫn là loài vượn, và khỉ vẫn là khỉ. Bởi vì DNA cho chúng ta biết rằng, quả trứng do con gà đẻ ra thì chỉ có thể nở ra gà con, chứ không thể nào nở ra phượng hoàng được.

Các nhà khoa học cũng hoàn toàn nhận thức được về điều này: Năm 1983, tạp chí “Khoa học Xã hội Quốc tế” của UNESCO đã được xuất bản, trên trang nhất thể hiện sơ đồ cấu trúc của một chuỗi phân tử xoắn kép được đặt cạnh bức “Tranh Phục Hy Nữ Oa”, hơn nữa còn được đặt một tiêu đề rất có ý nghĩa “Tạo hóa sinh vạn vật”. Từ góc độ này có thể thấy rằng, việc con người được Thần tạo ra rất có thể không chỉ là truyền thuyết, mà đó là sự thật hiển nhiên.

Nhà triết gia hâm mộ cuồng nhiệt vào vô thần luận Anthony Flew mà chúng ta đã đề cập đến trước đó, ông đã hoàn toàn từ bỏ quan điểm về thuyết tiến hóa của mình, từ một nhân vật tiếng tăm hàng đầu với chủ nghĩa vô Thần đã trở thành một người hoàn toàn tin theo học thuyết hữu Thần.

Trên thực tế, không chỉ nhiều nhà khoa học, triết gia nổi tiếng ngày nay đã chuyển từ người tin theo chủ nghĩa vô Thần sang chủ nghĩa hữu Thần; mà Newton và Einstein, những người được mệnh danh là những nhà khoa học vĩ đại nhất trong lịch sử, khi bản thân họ đạt đến đỉnh cao trong sự nghiệp nghiên cứu khoa học, đều đã phát hiện ra đáp án tối hậu của vũ trụ đều chỉ có thể hướng về Thần.

(Biên tập từ chương trình “Khám phá những điều kì ​​lạ”)

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/274034

The post Khoa học vô tình chứng minh Thần tạo ra con người first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Xuất hiện chòm sao trẻ xung quanh hố đen ở trung tâm Dải Ngân Hàhttps://chanhkien.org/2024/08/xuat-hien-chom-sao-tre-xung-quanh-ho-den-o-trung-tam-dai-ngan-ha.htmlThu, 22 Aug 2024 03:48:25 +0000https://chanhkien.org/?p=33882Tác giả: Mộ Tân Hải [ChanhKien.org] Gần đây, trang tin tức artstechnica.com đưa tin, các nhà thiên văn học đã phát hiện một chòm sao trẻ xung quanh hố đen ở trung tâm Dải Ngân Hà, và chúng trông giống như một chiếc vòng cổ kim cương bao lấy siêu hố đen này. Thông thường, […]

The post Xuất hiện chòm sao trẻ xung quanh hố đen ở trung tâm Dải Ngân Hà first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Mộ Tân Hải

[ChanhKien.org]

Gần đây, trang tin tức artstechnica.com đưa tin, các nhà thiên văn học đã phát hiện một chòm sao trẻ xung quanh hố đen ở trung tâm Dải Ngân Hà, và chúng trông giống như một chiếc vòng cổ kim cương bao lấy siêu hố đen này.

Thông thường, khi các đám khí bụi cách hố đen một cự ly gần, chúng dễ bị phá hủy và bị cuốn vào trong. Tuy nhiên, các nhà thiên văn học lại phát hiện một số đám khí bụi kỳ lạ có thể lưu chuyển ổn định trong thời gian dài bên rìa của hố đen khổng lồ Sagittarius A* (Nhân Mã A*). Một nhóm nghiên cứu quốc tế do nhà vật lý thiên văn Florian Peißker thuộc Đại học Cologne dẫn đầu đã phân tích những đám khí bụi này. Kết quả cho thấy, các ngôi sao trẻ (Young Stellar Object, YSO) có thể ẩn náu trong những đám khí bụi này. Điều kỳ lạ hơn nữa là những ngôi sao mới xuất hiện này trẻ và sáng hơn quần thể ngôi sao trẻ quay quanh Sagittarius A*(được gọi là sao S)đã được phát hiện trước đó.

Việc tìm thấy hai chòm sao quay quanh gần nhau như vậy là điều rất kỳ lạ, bởi thông thường các ngôi sao quay quanh hố đen siêu lớn sẽ tối và già hơn. Các nhà nghiên cứu đã xác định tính chất hóa học của YSO dựa trên các photon bức xạ mà chúng phát ra, đồng thời cho thấy bức xạ trung và cận hồng ngoại của chúng phù hợp với bức xạ của các ngôi sao. Họ lấy G2/DSO, một trong những vật thể, làm ví dụ, vì vật thể này có độ sáng cao và bức xạ đặc biệt mạnh và là vật thể dễ nghiên cứu nhất. Khối lượng của nó cũng tương đương với khối lượng của các ngôi sao có khối lượng thấp đã biết.

YSO là ngôi sao có khối lượng thấp đã vượt khỏi giai đoạn tiền sao (protostar), nhưng chưa phát triển thành những ngôi sao thuộc dãy chính – những ngôi sao mà lõi của nó có thể tổng hợp hydro thành heli. Lý do những thiên thể mới phát hiện này được cho là YSO, là vì chúng khó có thể là những khối khí và bụi trong vũ trụ, đồng thời các đám mây khí không thể tồn tại ở gần một siêu hố đen trong thời gian dài. Sức nóng cao độ của nó khiến khí và bụi bốc hơi nhanh chóng, khiến các hạt lạp tử bị kích thích bởi nhiệt sẽ va chạm với nhau và bay vào vũ trụ.

Nhóm nghiên cứu ước tính rằng một đám mây có kích thước tương đương với G2/DSO sẽ bốc hơi trong vòng bảy năm. Tuy nhiên, một ngôi sao quay quanh ở cùng khoảng cách với hố đen siêu lớn sẽ không bị phá hủy nhanh như vậy vì mật độ và khối lượng của nó cao hơn nhiều.

Mặc dù hầu hết các ngôi sao đều được hình thành trong các hệ sao đôi, nhưng YSO không thể là sao đôi. Nhiệt độ cao và sự nhiễu loạn của Sagittarius A*có thể khiến các ngôi sao từng là một phần của hệ sao đôi di chuyển tới.

Quan sát sâu hơn cho thấy một số vật thể bị bụi bặm che khuất là những ngôi sao mới sinh, nhưng cũng có ý kiến cho rằng đó là một loại sao nào đó chưa được xác định rõ ràng.

Hiện vẫn chưa rõ những vật thể bụi bặm này đến từ đâu và hình thành như thế nào. Các nhà nghiên cứu cho rằng những vật thể này được hình thành từ phân tử trong một đám mây rơi về phía trung tâm Dải Ngân Hà. Họ cũng cho rằng dù nó được sinh ra ở đâu, nó cũng sẽ di chuyển về phía Sagittarius A*, và các vật thể trong bất kỳ hệ sao đôi nào cũng sẽ bị ngăn cách bởi lực hấp dẫn cực lớn của hố đen.

Mặc dù YSO và YSO tiềm năng không cùng nguồn gốc từ một tinh đoàn gồm các sao loại S già hơn một chút, nhưng chúng vẫn liên quan với nhau theo một cách nào đó. Có thể chúng đã trải qua những hành trình hình thành di chuyển tương tự nhau, và những ngôi sao trẻ hơn cuối cùng có thể đạt đến giai đoạn đó.

Trong cùng một nghiên cứu, nhóm của ông Florian Peißker cho biết: “Theo suy đoán, có lẽ những nguồn bụi bặm này sẽ phát triển thành các sao loại S có khối lượng thấp”.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/291558

The post Xuất hiện chòm sao trẻ xung quanh hố đen ở trung tâm Dải Ngân Hà first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Giáo án môn học văn minh tiền sử: “Người khổng lồ” không chỉ là truyền thuyếthttps://chanhkien.org/2024/08/giao-an-mon-hoc-van-minh-tien-su-nguoi-khong-lo-khong-chi-la-truyen-thuyet.htmlSat, 17 Aug 2024 03:16:47 +0000https://chanhkien.org/?p=33748Tác giả: Tĩnh Tư [ChanhKien.org] Chủ đề giảng dạy: Văn minh tiền sử Chủ đề bài học: “Người khổng lồ” không chỉ là truyền thuyết Đối tượng giảng dạy: Học sinh từ cuối cấp tiểu học trở lên Thời gian giảng dạy: 40 phút Mục tiêu dạy học 1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu […]

The post Giáo án môn học văn minh tiền sử: “Người khổng lồ” không chỉ là truyền thuyết first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Tĩnh Tư

[ChanhKien.org]

Chủ đề giảng dạy: Văn minh tiền sử
Chủ đề bài học: “Người khổng lồ” không chỉ là truyền thuyết
Đối tượng giảng dạy: Học sinh từ cuối cấp tiểu học trở lên
Thời gian giảng dạy: 40 phút

Mục tiêu dạy học

1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nền văn minh tiền sử.
2. Khơi dậy khả năng tư duy của học sinh.
3. Từ việc khám phá nền văn minh tiền sử, chúng ta sẽ dần dần loại bỏ những quan niệm hạn hẹp và nhận thức sai lầm, tiến thêm một bước hiểu rõ hơn về nguồn gốc của thời không vũ trụ, nhân loại, vật chất và sinh mệnh.

Chuẩn bị giảng dạy

1. Nghiên cứu tài liệu dạy học tham khảo: “Người khổng lồ” không chỉ là truyền thuyết.
2. Bạn có thể trước tiên phóng to hình ảnh trong bài viết một chút rồi in ra và treo lên cho học sinh xem trong khi dạy.
3. Nếu có thiết bị máy chiếu, bạn có thể chuyển hình ảnh thành slide trình chiếu, điều này sẽ giúp cho các em học sinh thêm hứng thú và hiểu bài hơn.
4. Nếu cần thiết sinh hoạt thảo luận, hãy thiết kế phiếu học tập.

Trọng điểm giảng dạy

“Người khổng lồ” không chỉ là truyền thuyết

Trong các truyền thuyết của nhiều dân tộc trên thế giới có rất nhiều truyền thuyết nói về “Người khổng lồ”. Từ câu chuyện người khổng lồ một mắt Cyclops chạm trán với người anh hùng tên Odysseus trên hải đảo trong thần thoại Hy Lạp “The Odyssey”, “Cậu bé Jack và cây đậu thần” trong truyện cổ tích Grimm đụng độ với người khổng lồ, cho đến “Xứ sở người khổng lồ” trong Gulliver du ký, có rất nhiều câu chuyện đều miêu tả về sinh mệnh người khổng lồ. Sau thế kỷ 18, cùng với sự phát triển nghiên cứu của ngành nhân chủng học cận đại, những câu chuyện truyền thuyết như thế đã dần dần biến mất. Ngày nay mọi người đều nói rằng tất cả chỉ là những câu chuyện truyền thuyết hoang đường. Tuy nhiên, có một số phát hiện khảo cổ liên quan đến người khổng lồ đã khiến nhân loại phải suy ngẫm lại: “Truyền thuyết” chỉ là truyền thuyết thôi sao?

Những viên đá này được lưu giữ tại bảo tàng Tiến sĩ Javier ở Peru, Nam Mỹ, chúng được chạm khắc nhiều hình vẽ khiến người ta phải kinh ngạc. Trong những hình vẽ này, chúng ta có thể thấy rõ ràng khung cảnh con người sinh sống cùng với khủng long, chúng giống như là một loài gia súc hoặc thú cưng của con người thời đó. Các nhà khoa học cho rằng khủng long đã biến mất cách đây hơn 50 triệu năm, vậy thì những hình vẽ này rốt cuộc là ai đã khắc lên?

Trong số đó có một phiến đá có khắc hình một người đàn ông hoảng loạn đang bị một con khủng long bạo chúa Tyrannosaurus Rex truy đuổi, anh ta rất sợ hãi chạy về phía trước. Con khủng long bạo chúa này trông giống với khủng long bạo chúa mà chúng ta đã từng xem trong bộ phim “Công viên kỷ Jura” (Jurassic Park), Nó là một con khủng long đứng. Những hình vẽ được chạm khắc trên tảng đá này khiến người ta khó lý giải, làm sao có thể vẽ người và khủng long cùng với nhau được chứ?

(Hình ảnh được đăng dưới sự cho phép của Tiến sĩ Don Patton)

Hãy xem một phiến đá khác có khắc hình một con khủng long ba sừng Triceratops, loài khủng long này trông giống như loài tê giác khổng lồ, và tên của nó được đặt theo ba chiếc sừng trên đầu. Trong hình có khắc một người đàn ông cưỡi trên lưng một con khủng long ba sừng, tay đang vung một loại vũ khí giống như cái rìu. Trên một phiến đá khác, chúng tôi còn nhìn thấy một người đang cưỡi trên lưng một con Thằn lằn bay Pterosauria. Hầu như các loài khủng long nổi tiếng đều xuất hiện trong những tác phẩm điêu khắc bằng đá này, hơn nữa chúng dường như còn có mối liên quan mật thiết đến cuộc sống của những người được khắc trên đá.

(Hình ảnh được đăng dưới sự cho phép của Tiến sĩ Don Patton)

Khi so sánh tỉ mỉ những bức điêu khắc trên đá này, người ta phát hiện tỷ lệ kích thước giữa người và khủng long không khác nhau nhiều. Lấy hóa thạch của loài khủng long bạo chúa mà hiện nay đã được phát hiện làm ví dụ, chiều cao của loài khủng long bạo chúa này ngang bằng với một tòa nhà ba tầng. Trong bộ phim “Công viên kỷ Jura”, chúng ta có thể thấy loài khủng long bạo chúa cực kỳ to lớn, có thể giẫm bẹp con người chỉ bằng một chân. Còn trong những tác phẩm điêu khắc đá này, mặc dù khủng long vẫn to lớn hơn con người nhưng tỷ lệ không quá chênh lệch; kích thước của loài khủng long ba sừng đối với người cưỡi nó mà nói, dường như tương đồng với tỷ lệ giữa người và con bò ngày nay. Như vậy thông tin này nói lên điều gì? Rất có khả năng loài người sinh sống trong thời đại khủng long tương đối cao lớn, chẳng phải đó chính là “người khổng lồ” hay sao?

Mặc dù suy luận này thoạt nghe có vẻ khiến người ta khó tiếp thu, tuy nhiên, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra một con chuồn chuồn cổ đại sống cách đây 280 triệu năm, đôi cánh của nó rộng 70 cm. Còn một ví dụ khác, có một số loài dương xỉ khổng lồ vào thời đại khủng long, và những loài lớn nhất thậm chí còn cao hơn cả khủng long (khoảng 30 mét). Như vậy nếu con người cũng đồng thời tồn tại vào thời điểm đó, thì liệu họ có cao hơn con người ngày nay không?

Vào cuối những năm 1950, rất nhiều xương hóa thạch khổng lồ đã được phát hiện ở các vùng thung lũng của Thổ Nhĩ Kỳ. Sau khi điều tra kiểm chứng, người ta đã xác nhận rằng chúng rất giống với xương người, chỉ có điều khác thường là tỷ lệ lại đặc biệt lớn. Một trong những hóa thạch xương đùi người dài đến 1,2 mét. Theo tỷ lệ này, “người” này phải cao đến 5 mét, quả thật gọi đây là người khổng lồ cũng không hề phóng đại chút nào.

Một chiếc xương đùi người cổ đại dài 1,2 mét được Bảo tàng hóa thạch Mt. Blanco ở Texas, Mỹ sưu tầm, ước tính chiếc xương chân này đến từ một người khổng lồ cao 5 mét (Hình ảnh được đăng dưới sự cho phép của Joe Taylor).

Tại Mỹ quốc, có một truyền thuyết của người Mỹ da đỏ (tên tiếng Anh là Indigenous Americans hay còn gọi là người Anh-điêng) kể rằng cách đây rất lâu về trước, đã từng có một chủng tộc người khổng lồ tóc đỏ sống trong một hang động tên là Lovelock, nằm cách thị trấn Lovelock ở Nevada, Mỹ 35 km về phía Tây Nam; thân thể của họ rất to lớn và cũng rất hung hãn, tổ tiên của người da đỏ đã phải trải qua nhiều năm chinh chiến mới đánh đuổi người khổng lồ này đi khỏi. Lúc mới đầu người ta không chú ý nhiều đến truyền thuyết này, mãi cho đến năm 1911, sau khi những người thợ mỏ khai thác phân chim trong hang Lovelock phát hiện ra một xác ướp khổng lồ cao đến 2,2 mét với mái tóc màu đỏ, điều này đã thu hút sự quan tâm của các nhà khảo cổ học và đồng thời đã tiến hành khảo sát nghiên cứu về nó. Từ một số xương đùi được khai quật, người ta cho rằng những người sở hữu xương đùi này cao đến 2 tới 3 mét.

Tại vùng Sarawak của Malaysia cũng có lưu truyền các truyền thuyết về người khổng lồ. Vào đầu thế kỷ 20, có người đã phát hiện ra một số thanh gỗ khổng lồ trong khu rừng rậm ở Sarawak, những thanh gỗ này dài từ 2,5 – 9 mét và được cho là công cụ mà người khổng lồ đã sử dụng.

Các nhà khảo cổ cũng đã phát hiện ra những dấu chân hóa thạch khổng lồ. Hãy xem những dấu chân trong hai bức ảnh dưới đây có khiến người ta kinh ngạc không! Dấu chân trong bức ảnh đầu tiên dài đến 42 inch (107 cm), gót chân rộng đến 11 inch (28 cm), ngón chân thì dài 8 inch (20 cm) và rộng 6 inch (15 cm). Bức ảnh thứ hai là dấu chân khổng lồ đã được tìm thấy ở Kansas, Mỹ bởi Tiến sĩ C. N. Dougherty, được trình bày trong cuốn sách “Thung lũng của những người khổng lồ”. Điều đáng kinh ngạc không kém là người ta ước tính rằng nếu đây thực sự chính là một dấu chân của người khổng lồ thì người này cao tới khoảng 25 feet (7,62 mét).

Hóa thạch dấu chân của người khổng lồ

Dấu chân người khổng lồ dài gần 90cm được tìm thấy ở Kansas, Mỹ. (Hình ảnh được đăng dưới sự cho phép của Floyd M. Gurley)

Trong lịch sử phát triển lâu dài của nhân loại liệu đã từng có những người khổng lồ tồn tại chăng? Nếu không thì những bộ xương khổng lồ được phát hiện ở Thổ Nhĩ Kỳ và hang Lovelock là chuyện như thế nào? Nếu như có thật, vậy thì về sau này họ đã đi đâu hết cả rồi?

Nếu phân khai một số những chứng cứ nêu trên thì sẽ thấy chúng là những bí ẩn khó giải. Thế nhưng khi tổng hợp lại mà xem xét, thật sự là đáng để cho chúng ta phải suy ngẫm.

Quá trình giảng dạy

1. Giới thiệu – Câu hỏi (5 phút)
(1) Bạn đã từng nghe nói đến truyền thuyết về “người khổng lồ” chưa?
(2) Bạn nghĩ một con người cao bao nhiêu cm mới được xem là người khổng lồ?
(3) Nếu có một người cao 762 cm thì sẽ trông như thế nào?

2. Giảng giải về những điểm chính của bài giảng (15 phút)
(1) Kể lại: “Người khổng lồ” không chỉ là truyền thuyết
(2) Có thể đặt câu hỏi trong khi kể chuyện
(3) Tại sao có rất nhiều mô tả về “người khổng lồ” mà người ta đều nói rằng đó chỉ là truyền thuyết?
(4) Các nhà khảo cổ học suy luận như thế nào từ những hình khắc trên các phiến đá ở Peru cho thấy loài người tồn tại trong thời đại khủng long có thể là người khổng lồ?
(5) Nếu như người khổng lồ đã từng tồn tại, nhưng về sau này bọn họ đã đi đâu mất?

3. Thảo luận tự do (15 phút)
(1) Sau khi tìm hiểu về những khám phá khảo cổ học về người khổng lồ, bạn/em có cải biến quan niệm hoặc nhận thức nào của mình không?
(2) Sau khi nghe xong truyền thuyết về “người khổng lồ”, bạn/em liên tưởng đến điều gì? Hoặc muốn đưa ra câu hỏi nào không?
(3) Cho tất cả học sinh tham gia thảo luận.

4. Đánh giá (5 phút)
(1) Bạn có thể dùng hình thức vấn đáp để kiểm tra mức độ lý giải của học sinh.
(2) Bạn cũng có thể dùng cách đặt câu hỏi trong các cuộc thảo luận tự do để tiến hành đánh giá.
(3) Hoặc phát phiếu học tập.

Phương pháp giảng dạy

1. Sử dụng tài liệu hỗ trợ giảng dạy
(1) Cho học sinh xem tranh ảnh in sẵn.
(2) Nếu hình ảnh đã được làm thành slide, các slide này có thể được trình chiếu trong suốt bài giảng để hỗ trợ cho việc giải thích, điều này sẽ giúp học sinh hứng thú và hiểu bài hơn.
2. Chỉnh lý sắp xếp lại và tự giảng giải các điểm chính của bài học bằng ngôn từ của bản thân càng nhiều càng tốt, tránh đọc theo giáo án.
3. Trong quá trình giảng dạy, bạn có thể tương tác với học sinh thông qua phương pháp đặt câu hỏi hoặc cho phép học sinh đặt câu hỏi tự do.

Phương pháp đánh giá

(1) Kiểm tra vấn đáp.
(2) Nếu thiết kế phiếu học tập, học sinh cũng có thể mang phiếu học tập này để mang về nhà trả lời và nộp lại vào buổi học tiếp theo.
http://big5.minghui.org/mh/articles/2002/4/19/28716.html
http://big5.minghui.org/mh/articles/2003/3/6/45880.html

Tài liệu tham khảo

1. “Người khổng lồ” không chỉ là truyền thuyết (Nhà văn: Học Cảng)

http://big5.minghui.org/mh/articles/2002/4/19/28716.html

2. Người khổng lồ không chỉ là truyền thuyết (Nhà văn: Ban biên tập sách Chánh Kiến)

http://big5.minghui.org/mh/articles/2003/3/6/45880.html

Ghi chú của người dịch:

Đọc giả có thể xem tham khảo thêm các tài liệu sau:

Hóa thạch liên quan đến người khổng lồ:
https://www.jpost.com/omg/article-784455
https://www.omniology.com/Joe+GiantLeg.html
https://www.omniology.com/delknewmandino.htm
https://www.omniology.com/Gigantic-Man-Tracks.html
https://www.omniology.com/PALUXY-GIANTS.html
https://www.omniology.com/browser2/index.htm

Những hòn đá được chạm khắc ở Ica: Một thư viện tiền sử?
https://chanhkien.org/2010/10/nhung-hon-da-duoc-cham-khac-o-ica-mot-thu-vien-tien-su.html
https://chanhkien.org/2021/02/chi-tiet-ve-mot-so-truong-hop-duoc-de-cap-trong-sach-chuyen-phap-luan-2.html
https://www.omniology.com/IcaPeruDinoArt.html
https://www.omniology.com/IcaPeruDinoCeramicArt.html

Hoá thạch bọ ba thùy in trên dấu giầy:
https://www.omniology.com/SandalPrint.html
https://www.omniology.com/GeologicPsuedoColumn.html
https://chanhkien.org/2011/06/nhung-dau-chan-in-tren-hoa-thach-bo-ba-thuy.html
https://chanhkien.org/2021/02/chi-tiet-ve-mot-so-truong-hop-duoc-de-cap-trong-sach-chuyen-phap-luan-1.html

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/27753

The post Giáo án môn học văn minh tiền sử: “Người khổng lồ” không chỉ là truyền thuyết first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn (Phần 3)https://chanhkien.org/2024/08/mo-canh-cua-sinh-tu-kham-pha-bi-an-cua-linh-hon-phan-3.htmlThu, 01 Aug 2024 22:36:59 +0000https://chanhkien.org/?p=33665[ChanhKien.org] 3. Phân tích lý thuyết hiện có về trải nghiệm cận tử Cùng với sự phát triển của công nghệ y tế, ngày càng có nhiều người được cứu sống lại từ cõi chết, từ đó đã có nhiều báo cáo về các trường hợp trải nghiệm cận tử. Cho dù người trải nghiệm […]

The post Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn (Phần 3) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org]

3. Phân tích lý thuyết hiện có về trải nghiệm cận tử

Cùng với sự phát triển của công nghệ y tế, ngày càng có nhiều người được cứu sống lại từ cõi chết, từ đó đã có nhiều báo cáo về các trường hợp trải nghiệm cận tử. Cho dù người trải nghiệm cận tử đến từ nền văn hóa nào, sống ở thời đại nào, hoặc tín ngưỡng tôn giáo nào thì nội dung về trải nghiệm cận tử và ảnh hưởng của nó đến bản thân người ấy đều rất giống nhau.

Có người hoài nghi rằng các báo cáo trải nghiệm cận tử là những trải nghiệm cá nhân mang tính chủ quan, rốt cuộc có căn cứ để kiểm chứng hiện tượng này một cách khách quan hay không? Tiến sĩ Kenneth Ring, giáo sư tâm lý học tại Đại học Connecticut đã trả lời như sau: “Dữ liệu khách quan nhất và có thể kiểm chứng được chính là phần trải nghiệm ly thể trong trải nghiệm cận tử. Người ta khi ly thể sẽ nhìn thấy một số sự vật. Những sự vật này chỉ có các nhà khoa học mới có thể điều tra xác minh được”. Ví dụ, một bác sĩ tên Fred Schoonmake, trong thời gian làm trưởng khoa tim mạch tại Bệnh viện Saint Luke’s ở Denver, Colorado, báo cáo về trường hợp nữ bệnh nhân của mình đã trải qua trạng thái ly thể cận tử. Bệnh nhân này là một người mù, nhưng khi linh hồn rời khỏi thân thể đã “nhìn thấy” trong phòng có 14 người. Mặc dù cô không thể phân biệt được màu sắc nhưng khi linh hồn rời khỏi thân thể lại “nhìn thấy” được vật thể, và có thể miêu tả chính xác những sự việc xảy ra trong phòng phẫu thuật. Bác sĩ Schoonmaker nói rằng dường như nữ bệnh nhân này đã thực sự nhìn thấy: Những miêu tả của cô ấy hoàn toàn khớp với thực tế (Trích từ “Phía bên kia của sinh mệnh: khám phá trải nghiệm cận tử”, Evelyn Elsaesser Valarino, 1997, trang 89-90). Những ví dụ như vậy có rất nhiều. Rất nhiều người có trải nghiệm cận tử có thể miêu tả chính xác việc “nhìn thấy” những thứ xung quanh mình trong khi các giác quan của họ không còn hoạt động trong trạng thái chết lâm sàng. Ví dụ trong tác phẩm nghiên cứu của Sabom, M.B “Ký ức về cái chết”, đã ghi chép về một người phụ nữ trẻ người Mỹ, khi thực hiện phẫu thuật cắt bỏ khối u động mạch não đã rơi vào trạng thái chết lâm sàng. Sau ca phẫu thuật, cô đã may mắn được sống lại. Báo cáo cho biết khi cô trong trạng thái tử vong đã trải qua trải nghiệm cận tử một cách sâu sắc, trong đó bao gồm việc trải nghiệm ly thể và nhìn thấy các dụng cụ mà bác sĩ dùng để phẫu thuật cho cô cùng chi tiết trong quá trình họ làm việc. Sau khi chứng thực, tất cả những điều mà cô nhìn thấy hoàn toàn khớp với tình huống thật lúc đó. Do vậy có thể thấy, trải nghiệm linh hồn ly thể là tồn tại khách quan có thể kiểm chứng được, những điều này đã tạo ra cơ sở vững chắc cho việc nghiên cứu trải nghiệm cận tử.

Hai mươi năm trở lại đây, có rất nhiều nghiên cứu khoa học về trải nghiệm cận tử đã được công bố trên các tạp chí học thuật như The Lancet và Journal of Near-Death Studies, những luận án khoa học về lĩnh vực nghiên cứu mới này liên tục được xuất bản, nhưng đa phần những nghiên cứu về trải nghiệm cận tử này đều mang tính hồi tưởng, và chỉ tập trung ở những bệnh nhân từng trải qua điều này. Thông thường, thời gian giữa trải nghiệm thực tế của bệnh nhân và cuộc điều tra của các nhà khoa học cách nhau từ 5 đến 10 năm, do đó rất nhiều yếu tố y học có thể ảnh hưởng đến trải nghiệm cận tử của bệnh nhân không thể được đo lường chính xác. Để làm rõ vấn để này, bác sĩ Pim Van Lommel thuộc trung tâm tim mạch bệnh viện Rijnstate ở Hà Lan cùng các đồng nghiệp của mình đã tiến hành nghiên cứu theo dõi về trải nghiệm cận tử kéo dài suốt tám năm đối 334 bệnh nhân, thuộc độ tuổi từ 29 đến 92, bị nhồi máu cơ tim cấp được cứu sống thành công trong khoảng thời gian từ năm 1988 đến năm 1992. Nghiên cứu ghi chép lại chi tiết tình trạng phát bệnh của bệnh nhân, các loại thuốc được sử dụng và các biện pháp chữa trị được áp dụng khi đó, v.v. Vài năm sau, ông lại tiến hành phỏng vấn và kiểm tra những bệnh nhân này để kiểm nghiệm xem họ có bị sai lệch lạc về trí nhớ liên quan đến trải nghiệm khi phát bệnh hay không, bao gồm việc trải nghiệm cận tử. Kết quả nghiên cứu của tiến sĩ Lommel đã được công bố trên tạp chí học thuật quốc tế có uy tín “The Lancet” vào tháng 12 năm 2001.

Những bệnh nhân này đã từng một hoặc nhiều lần bị tuyên bố là chết lâm sàng, sau khi được tạo nhịp tim, hô hấp nhân tạo và điều trị bằng thuốc kịp thời, họ đã phục hồi tri giác. Trong đó có 62 người báo cáo đã kinh qua trải nghiệm cận tử, cụ thể gồm nhận thức bản thân đã chết ở các mức độ khác nhau, xuất hiện cảm xúc vui vẻ và chính diện, linh hồn ly thể, xuyên qua đường hầm, giao tiếp với một loại ánh sáng, quan sát được nhiều màu sắc kỳ lạ và cảnh tượng Thiên đường, gặp gỡ người thân và bạn bè đã qua đời, hồi tưởng lại cuộc đời, hiểu rõ ranh giới của sự sống và cái chết, v.v. Thông qua phân tích so sánh và kiểm tra thống kê một cách nghiêm ngặt, bác sĩ Lommel đã phát hiện ra rằng bệnh nhân trải nghiệm cận tử không có sóng điện não, khi ở trạng thái tử vong cũng không có điện tâm đồ. Đồng thời việc có hay không trải nghiệm cận tử không liên quan gì đến tác dụng của thuốc và yếu tố tâm lý của người bệnh. Độ sâu trong trải nghiệm cận tử cũng không liên quan gì đến bệnh tình của bệnh nhân. Sau khi trải qua trải nghiệm cận tử, hầu hết bệnh nhân đều có những hiểu biết mới về ý nghĩa của sinh mệnh, không còn quá lo lắng về việc mất đi lợi ích vật chất, cũng không còn sợ chết. Loại trải nghiệm này cũng không trôi qua theo thời gian hoặc xảy ra lệch lạc về ký ức thực chất.

Hiện hay rất ít người phủ nhận sự tồn tại của trải nghiệm cận tử, dù cho đó là người tin vào thuyết vô thần. Nhưng về cơ chế hình thành của trải nghiệm cận tử thì đến nay vẫn có nhiều giả thuyết khác nhau, về tổng thể có thể phân thành hai loại chính. Nhưng dù đó là học thuyết nào đi nữa, thì nó phải có thể giải thích được rằng khi đại não không cách nào hoạt động bình thường hoặc dừng hoạt động, thì đại não làm thế nào để xử lý và lưu giữ trải nghiệm cận tử?

3.1. Cách phân tích giải thích thứ nhất

Một số học giả cho rằng trải nghiệm cận tử là ảo giác do hoạt động bất thường của đại não tạo thành, ví dụ như một số hóa chất, chất dẫn truyền thần kinh và hoóc-môn hoặc tình trạng thiếu oxy kích thích lên đại não mà sinh ra. Bằng chứng chủ yếu cho học thuyết này là một số loại thuốc như thuốc gây mê ketamine và axit diethylamide gây ảo giác có thể dẫn đến một số trải nghiệm giống với những yếu tố tạo nên trải nghiệm cận tử, ví dụ như có thể nhìn thấy ánh sáng. Tình trạng đại não thiếu oxy hoặc thừa lượng cacbon dioxit (CO2) đôi khi cũng gây ra một số trải nghiệm tương tự. Tuy nhiên rất nhiều nghiên cứu cho thấy loại học thuyết này không thể trụ vững.

Trước hết, trải nghiệm cận tử xảy ra khi tính mạng bị đe dọa nghiêm trọng, lúc này không nhất định có hiện tượng thiếu oxy hay hoạt động bất thường của đại não. Chuyên gia ung thư nhi khoa Dianne Komp của đại học Yale, Hoa Kỳ đã báo cáo rất nhiều trẻ em sắp chết đều có trải nghiệm cận tử, nhưng không có bằng chứng nào cho thấy đại não của những trẻ em này có hoạt động bất thường. Bệnh viện nhi đồng Seattle ở Hoa Kỳ đã tiến hành điều tra trên 26 bệnh nhi có triệu chứng nặng, 24 người trong số đó đã cảm nhận được ánh sáng tràn đầy sự yêu thương trong trạng thái cận tử và một số trải nghiệm cận tử khác. Đồng thời còn có hơn 100 bệnh nhi được đối chiếu điều tra, tất cả đều bị thiếu oxy não và cho rằng mình sắp chết. Trên thực tế những đứa trẻ này chỉ mắc bệnh nặng chứ chưa đến mức tử vong, kết quả là không một ai có trải nghiệm cận tử.

Khi xảy ra ảo giác do thuốc gây ra, đại não của những người được thử nghiệm thông thường rất tỉnh táo, mà rất nhiều những trải nghiệm cận tử đều xảy ra trong trạng thái vô ý thức. Một số người trải nghiệm cận tử rất gần với cái chết, đến nỗi ghi chép về hoạt động của đại não trên điện não đồ (EEG) là một khoảng trắng, căn bản không có hoạt động của não bộ. Dưới tình huống này, hóa chất không thể nào kích thích đại não sinh ra ảo giác, bởi vì đại não đã dừng hoạt động.

Những nhà khoa học nổi tiếng về trải nghiệm cận tử như tiến sĩ Raymond Moody và tiến sĩ Melvin Moody đã thu thập được nhiều trường hợp trải nghiệm cận tử. Những trải nghiệm trong các trường hợp này không thể có khi người đã chết. Ví dụ một bệnh nhân lên cơn đau tim, điện não đồ (EEG) và điện tâm đồ (ECG) của anh ta là một đường thẳng, nghĩa là đã không còn nhịp tim và hoạt động của não bộ. Sau những nỗ lực cuối cùng của các nhân viên y tế, họ tuyên bố rằng anh ta đã chết, nhưng vài giờ đồng hồ sau, bệnh nhân sống lại và có thể kể lại chính xác các bác sĩ đã cứu sống anh ta như thế nào, hành lang bên ngoài phòng bệnh đã xảy ra chuyện gì, ai đang ngồi ở phòng chờ, v.v. Những điều này không thể do phản ứng hóa học được hình thành trong đại não được, bởi vì những điều này xảy ra sau khi đại não đã dừng hoạt động.

Ngoài ra, ảo giác sinh ra do thuốc và tình trạng thiếu oxy thông thường rất đáng sợ, chứng hoang tưởng, mê man, cùng với sự bóp méo và phủ nhận hiện thực, mà trải nghiệm cận tử lại là bình thản, tĩnh lặng và tỉnh táo hơn khi nhận thức hiện thực. Họ thường đồng thời nhìn thấy hai thế giới khác nhau: Thế giới vật chất này của chúng ta và một thế giới khác mà con người không nhìn thấy. Ví dụ một đứa trẻ bị chết đuối được cứu sống lại đã nhìn thấy trong thế giới của chúng ta các nhân viên y tế đang cố gắng hết sức để cứu mạng cậu, đồng thời ở một thế giới khác, “Thượng Đế đã nắm tay tôi giúp tôi được an toàn”. Những người trải nghiệm cận tử sau khi trải qua ảo giác gây ra bởi thuốc và tình trạng thiếu oxy đều cho rằng hai điều này hoàn toàn không tương đồng và không thể trộn lẫn với nhau.

Có người còn cố gắng phủ nhận tính khách quan của trải nghiệm cận tử từ góc độ tâm lý học. Ví dụ có người đề xuất rằng những miêu tả chính xác về linh hồn ly thể, ngoại trừ tác động sinh lý thần kinh của đại não, chúng còn bị ảnh hưởng bởi ký ức mang tính chọn lọc về những chi tiết chính xác, và những điều bạn biết được trong khoảng thời gian giữa trải nghiệm cận tử và những mô tả về trải nghiệm đó, hoặc có xu hướng kể một câu chuyện hay. Nếu đúng như vậy thì khi ly thể người ta sẽ không nhìn thấy vật thể ẩn giấu trong không gian ba chiều. Trong bài luận văn “nghiên cứu trải nghiệm cận tử” được đăng trên tạp chí vào mùa hè năm 1993, tiến sĩ Kenneth Ring đã báo cáo một trường hợp như sau: Một người phụ nữ trải nghiệm cận tử đã nhìn thấy một chiếc giày màu đỏ trên nóc nhà của bệnh viện khi linh hồn cô ấy ly thể. Sau đó người ta xác thực đã tìm thấy chiếc giày này dựa theo những lời cô kể lại, hơn nữa lại rất trùng khớp với những miêu tả của cô. Chính chiếc giày này đã khiến một vị bác sĩ vốn không tin vào trải nghiệm cận tử của cô lại trở thành người tin tưởng vào điều này. Ngoài ra, một số người sau khi trải nghiệm cận tử lại có được linh cảm (Precognition). Trong cuốn sách “Phía bên kia của cuộc sống, Khám phá hiện tượng trải nghiệm cận tử” của tiến sĩ Elsaesser Valarino, kể về một cô gái trẻ kinh qua trải nghiệm cận tử đã nhìn thấy mình sống cùng với một người đàn ông và hai đứa trẻ. Vài năm sau khi cô bình phục đã kết hôn và sinh con, cô bàng hoàng khi phát hiện rằng cô đã từng nhìn thấy cảnh tượng về chồng và con của cô khi ở trong trạng thái tử vong vào mấy năm trước. Những trường hợp này dùng giả thuyết ảo giác hoàn toàn không thể giải thích được.

3.2. Cách phân tích giải thích thứ hai

Một số chuyên gia nghiên cứu trải nghiệm cận tử cho rằng, trải nghiệm cận tử là những gì mà linh hồn của con người đã trải qua ở một thời không khác, sau đó diễn tả lại những trải nghiệm này thông qua đại não. Tiến sĩ Melvin Morse tin rằng, nghiên cứu về trải nghiệm cận tử sẽ mở cánh cửa giải thích mối liên hệ thần bí giữa bộ não con người và vũ trụ. Ông và một số nhà khoa học khác đã đề xuất rằng ký ức của con người thực ra tồn tại trong “kho thông tin của vũ trụ” ở bên ngoài bộ não con người, mà bộ não con người không chỉ là “một chiếc máy tính” kiểm soát cơ thể của chúng ta, nó còn là một chiếc máy tiếp thu và chuyển hóa thông tin vũ trụ. Ông thậm chí còn đề xuất rằng thùy thái dương phải của não bộ, cấu trúc hồi hải mã và hệ limbic chính là bộ phận phát huy tác dụng này, nó còn được gọi là “điểm Thượng Đế”. Ông giải thích trải nghiệm cận tử là trải nghiệm của linh hồn con người tại một không gian khác, nó được tồn trữ trong “kho thông tin của vũ trụ”, con người thông qua “điểm Thượng Đế” (thùy thái dương phải của đại não, cấu trúc hồi hải mã và hệ limbic) sẽ cảm thụ được những trải nghiệm này, sau đó biểu đạt nó ra.

Học thuyết này có thể giải thích rõ ràng tại sao trải nghiệm cận tử có thể được xử lý và lưu trữ sau khi não bộ đã không thể hoạt động bình thường hoặc dừng hoạt động, bởi vì đó là trải nghiệm ở một không gian khác, tồn trữ ở một không gian khác, mà không phải là tác dụng của đại não bằng thịt này. Loại học thuyết này cũng có thể giải thích rõ các yếu tố cấu thành khác nhau như linh hồn ly thể trong trải nghiệm cận tử, nhìn thấy thế giới Thiên quốc, gặp bạn bè người thân đã khuất, hồi tưởng lại trải nghiệm sống trong quá khứ của bản thân và nhìn thấy những sự việc xảy ra trong tương lai, bởi vì những sự việc này đều tồn tại trong một thời không khác, mà không phải ở trong não của chúng ta.

Loại học thuyết này là có cơ sở lý luận. Các nhà vật lý tại phòng thí nghiệm Los Alamos ở Hoa Kỳ, nơi nổi tiếng với việc phát triển quả bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới, và các nhà khoa học thuộc phòng thí nghiệm Quốc gia khám phá khoa học Hoa Kỳ đã đề xuất rằng, tư duy và hành vi của con người là một dạng năng lượng được phóng thích ra ngoài, loại năng lượng này không hề biến mất, mà nó được tồn trữ ở một nơi nào đó trong vũ trụ. Ngay từ 40 năm trước, các nhà vật lý lượng tử, như nhà vật lý học vũ trụ nổi tiếng John Wheeler, một trong những giám đốc của dự án Manhattan và dự án bom hydro chế tạo bom nguyên tử của Hoa Kỳ, và Hugh Everett thuộc trường đại học Princeton đã đề xuất một cách có hệ thống lý thuyết về sự tồn tại của nhiều thời không song song – lý thuyết đa thế giới.

Tuy nhiên học thuyết này vẫn chưa giải thích được toàn diện và đầy đủ về trải nghiệm cận tử, rất nhiều đáp án cho các câu hỏi vẫn còn là ẩn số. Ví dụ như, linh hồn rốt cuộc là gì? Quan hệ giữa nó và nhục thân như thế nào? Hình thức tồn tại của sinh mệnh và vật chất ở không gian khác là gì? v.v.

Dịch từ: https://media.zhengjian.org/media/zjbooks/life_gate/10.htm

Tài liệu tham khảo

1.Blackmore S. Dying to Live: Science and the Near Death Experience, London; Grafton An imprint of Harper Collins Publisher, 1993. P202-204;

2.Near Death Experience in Survivors of Cardiac Arrest: A Prospective Study in the Netherlands. Pim.van.Lommel et al. The Lancet 2001 358.

3.Morse, ML, , Venecia, D. and Milstein, J., 1989, Near Death Experience: A neurophysiological Explainatory Model, Journal of Near Death Studies, 8, 45-53;

4.On the other side of life, Exploring the phenomenon of the Near Death Experience, Elsaesser Valarino , 1997 5.《死亡的记忆》, Sabom, M.B, London, 1982.

6.Where God Lives, Melvin Morse & Paul Perry, HarperCollins Publishers Inc, New York, NY, 2000.

The post Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn (Phần 3) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Sự tích về biển Aegeanhttps://chanhkien.org/2024/07/su-tich-ve-bien-aegean.htmlFri, 26 Jul 2024 03:41:40 +0000https://chanhkien.org/?p=33624Tác giả: Kiệt Khắc [Chanhkien.org] Có lẽ cái tên “Biển Aegean” nghe rất quen thuộc đối với nhiều người. Nhưng mấy ai biết rằng đằng sau nguồn gốc của cái tên này còn có một câu chuyện cảm động. Tương truyền rằng, vào thuở xa xưa trên đảo Crete ở biển Địa Trung Hải có […]

The post Sự tích về biển Aegean first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Kiệt Khắc

[Chanhkien.org]

Có lẽ cái tên “Biển Aegean” nghe rất quen thuộc đối với nhiều người. Nhưng mấy ai biết rằng đằng sau nguồn gốc của cái tên này còn có một câu chuyện cảm động.

Tương truyền rằng, vào thuở xa xưa trên đảo Crete ở biển Địa Trung Hải có một vị vua tên là Minos, ông đã cho xây dựng một mê cung với vô số cung điện, các lối đi bên trong ngang dọc đan chéo nhau, một khi đã bước vào thì không ai có thể thoát ra được. Sâu trong mê cung có một con ác thú hung hãn và khát máu thân người đầu bò tên là Minotaur. Vì vua Aegean của nước Athens bại trận dưới tay vua Minos, nên nước Athens cứ chín năm một lần sẽ phải hiến tế bảy cặp nam nữ thanh niên đến cho ác thú ăn thịt.

Năm ấy, đến ngày hiến tế người cho ác thú, người dân Athens buộc phải đưa bảy cặp nam nữ thanh niên bất hạnh lên tàu trong bầu không khí vô cùng bi thương. Ngay lúc những người hiến tế chuẩn bị lên đường đến đảo Crete, thì con trai của vua Athens là Theseus anh dũng thiện chiến đã quyết định lên thuyền cùng các nam nữ thanh niên để tiêu diệt ác thú Minotaur vì không muốn người dân lại tiếp tục bị giết. Trước khi rời đi, Theseus đã giao hẹn với cha mình rằng, nếu họ giết được con ác thú ấy trở về thì con tàu sẽ treo cánh buồm màu trắng, như vậy nhà vua sẽ biết rằng con trai ông vẫn còn sống.

Lúc đến đảo Crete, chàng trai khôi ngô tuấn tú Theseus ấy đã khiến con gái của vua Minos là Ariade phải lòng, khi biết được mục đích chuyến đi này của Theseus, cô đã đưa cho anh một cuộn dây và một thanh kiếm sắc bén. Khi đến lối vào của mê cung, Theseus buộc một đầu dây ở lối vào, sau đó thả lỏng cuộn dây và tiến sâu vào bên trong. Cuối cùng, anh cũng gặp được con ác thú đó. Sau một phen đánh nhau quyết liệt, Theseus đã dùng kiếm giết chết con ác thú rồi dẫn mọi người thoát khỏi mê cung. Nhằm đề phòng Minos truy đuổi, Theseus và thuộc hạ của mình đã đục thủng đáy tất cả các con tàu ở đảo Crete. Đồng thời, công chúa Ariadne cũng lên tàu trở về cùng Theseus.

Sau mấy ngày lênh đênh trên tàu, Theseus từ xa đã nhìn thấy đất nước của mình nhưng lại quên mất lời hẹn ước với cha, không thay cánh buồm đen bằng cánh buồm trắng.

Cùng lúc đó, vua Aegean hằng ngày đứng bên bờ biển trông ngóng, cũng nhìn thấy con tàu đang quay trở về. Tuy nhiên, khi nhìn thấy những cánh buồm trên con tàu không phải màu trắng, ông liền cho rằng con trai mình đã bị ác thú ăn thịt. Vì quá đau buồn nên vua cha liền nhảy xuống biển tự kết liễu đời mình. Để tưởng nhớ vị vua Aegean, sau này người dân đặt tên cho vùng biển nơi ông đã nhảy xuống là biển Aegean.

Theseus lương thiện và dũng cảm thật đáng nể phục, vị vua Aegean kính yêu và thâm tình ấy cũng thật khó lãng quên. Mặc dù đây chỉ là truyền thuyết, nhưng những phát hiện của các nhà khảo cổ học sau này dường như đã chứng minh được rằng truyền thuyết này là có thật.

Vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, nhà khảo cổ học nổi tiếng người Anh là Arthur Evans đã phát hiện ra nền văn minh Crete trên đảo Crete. Một nhóm khảo cổ đã khai quật được tàn tích của cung điện Minoan trên đảo. Cung điện được xây dựng trên núi và có diện tích khoảng hai héc-ta, phần lớn là các tòa nhà ba tầng, bên trong mê cung được trang bị đầy đủ mọi thứ, có phòng tắm, nhà bếp, nhà kho và sân vườn. Ngoài ra còn tìm thấy được ra nhiều vàng bạc châu báu và đồ thủ công mỹ nghệ bằng đồng. Trong cung vua có hệ thống cấp thoát nước được thiết kế rất tinh xảo. Khi trời mưa, nước liền chảy vào cống thoát nước và giữ cho chúng luôn sạch sẽ. Cung điện có hàng nghìn cánh cửa, cầu thang và hành lang quanh co khúc khuỷu, người lạ một khi tiến vào thì khó tìm được lối ra. Nó giống như một mê cung vậy.

Các nhà khảo cổ cũng phát hiện trong tàn tích của cung điện này có trên hơn 2.000 tấm đất sét chạm khắc, con dấu và bình lọ, có rất nhiều văn tự được khắc lên đó, sau này các nhà khoa học gọi chúng là hệ chữ Linear B. Những chữ viết này rất giống với chữ viết được sử dụng ở thời Hy Lạp cổ đại. Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nền văn minh Minoan đã đạt đến thời hoàng kim từ năm 1700 đến năm 1400 trước Công nguyên. Vào thời ấy, các sản phẩm như vũ khí, gỗ, sắt, da thuộc, đồ đồng đã ra đời; ngoài ra, còn có các loại hình nghệ thuật như hội họa, điêu khắc, chạm khắc; hơn nữa, bàn thờ cũng được tìm thấy, điều này nói lên rằng con người đương thời có tín ngưỡng tôn giáo.

Nhưng về nguyên nhân biến mất một cách lạ thường của nền văn minh Minoan, hiện nay con người chỉ có thể phỏng đoán và suy luận, nó vốn luôn là một bí ẩn chưa được giải đáp trong giới khảo cổ.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/291457

The post Sự tích về biển Aegean first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Kính viễn vọng James Webb phát hiện ra thiên hà lâu đời nhấthttps://chanhkien.org/2024/06/kinh-vien-vong-james-webb-phat-hien-ra-thien-ha-lau-doi-nhat.htmlSat, 29 Jun 2024 02:35:53 +0000https://chanhkien.org/?p=33428[ChanhKien.org] [Ghi chú của biên tập viên] Vũ trụ mênh mông vĩnh viễn là một ẩn đố đối với con người. Những điều mà thiên văn học hiện nay nhận thức được chỉ là những khoảnh khắc biến đổi của các thiên thể, mà những dữ liệu và thông tin mà các nhà khoa học […]

The post Kính viễn vọng James Webb phát hiện ra thiên hà lâu đời nhất first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org]

[Ghi chú của biên tập viên] Vũ trụ mênh mông vĩnh viễn là một ẩn đố đối với con người. Những điều mà thiên văn học hiện nay nhận thức được chỉ là những khoảnh khắc biến đổi của các thiên thể, mà những dữ liệu và thông tin mà các nhà khoa học nắm bắt được trong khoảnh khắc này chỉ giống như người mù sờ đuôi voi, khó có thể thăm dò được bản chất thực sự của vũ trụ. Nếu chúng ta chỉ đứng tại không gian nhân loại để khám phá những bí ẩn của vũ trụ thì cuối cùng cũng chỉ phí công vô ích. Hy vọng độc giả thông qua phát hiện mới của thiên văn học hiện đại có thể lắng động suy ngẫm một chút về ý nghĩa thực sự của vũ trụ, nhân thể và sinh mệnh.

Theo báo cáo của trang space.com vào ngày 30 tháng 5 năm 2024, kính viễn vọng Webb (JWST) đã phát hiện ra hai thiên hà JADES-GS-z14-0, được cho là thiên hà lâu đời nhất và xa xôi nhất cho đến hiện nay, tiếp tục phá kỷ lục trước đó. JADES-GS-z14-0 được hình thành sau Vụ nổ lớn (big bang) có niên đại khoảng 300 triệu năm, hình thành sớm hơn 100 triệu năm so với thiên hà giữ kỷ lục trước đó.

Ngoài ra, thiên hà JADES-GS-z14-1 được phát hiện cùng lúc với thiên hà JADES-GS-z14-0, được xếp hàng thứ hai trong số các thiên hà sớm nhất được phát hiện cho đến nay.

Hai phát hiện này được công bố lần lượt vào tháng 10 năm 2023 và tháng 1 năm 2024, là một phần trong dự án tìm kiếm các thiên hà xa xôi JADES. Mục đích của dự án JADES là cung cấp những manh mối quan trọng về sự hình thành của các ngôi sao, khí và lỗ đen trong vũ trụ cách đây 13,8 tỷ năm về trước.

Ông Francesco D’Eugenio là nhà khoa học tại Viện vũ trụ học Kavli, cũng là thành viên trong nhóm nghiên cứu cho biết: “Những thiên hà này gia nhập vào quần thể thiên hà có kích thước nhỏ nhưng lại ngày càng tăng trưởng trong 500 triệu năm đầu của lịch sử vũ trụ. Phát hiện giúp chúng tôi có thể khám phá mô hình độc đáo của quần thể các ngôi sao này và các nguyên tố hóa học bên trong chúng”.

Thiên hà JADES-GS-z14-0 được phát hiện là thiên hà lâu đời nhất. Nguồn ảnh: NASA/ESA/CSA/STScI/B. Robertson (Chi nhánh Santa Cruz của Đại học California)

Thiên hà có biệt danh “bình minh vũ trụ” này chiều ngang khoảng 1.600 năm ánh sáng, kích cỡ cực lớn và độ sáng của nó khiến nhiều người kinh ngạc.

Daniel Eisenstein, người phụ trách nhóm JADES, làm việc tại Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard & Smithsonian (CfA) cho biết: “Kích thước của thiên hà này chứng minh rằng, phần lớn ánh sáng được tạo ra bởi số lượng lớn các ngôi sao mới được hình thành chứ không phải do vật chất rơi vào hố đen siêu lớn ở trung tâm thiên hà. Nếu như hố đen rơi vào trung tâm thiên hà sẽ khiến nó trông nhỏ hơn nhiều”.

Ben. Johnson, một thành viên khác của nhóm JADES, nói thêm rằng: “Kính thiên văn Webb sẽ giúp chúng ta khám phá thêm nhiều thiên hà giống như thế. Đây là một cơ hội tuyệt vời để nghiên cứu sự hình thành của các thiên hà”.

Stefano Carniani, thành viên của nhóm JADES cho biết: “JADES-GS-z14-0 hiện đóng vai trò là mô hình đầu tiên của hiện tượng này. Thật ngạc nhiên khi vũ trụ có thể tạo ra những thiên hà như vậy chỉ trong 300 triệu năm”.

Ngạc nhiên hơn nữa là khí oxy được phát hiện trong thiên hà JADES-GS-z14-0. Các ngôi sao có thể tạo ra các nguyên tố nặng hơn như hydro và heli trong suốt cuộc đời của chúng, sau đó chúng bị phân tán khắp thiên hà khi những ngôi sao này phát nổ. Như vậy, sự tồn tại của oxy trong JADES-GS-z14-0 chỉ ra rằng, có ít nhất một thế hệ các ngôi sao đã sinh tồn và sau đó chết đi trong thiên hà lâu đời này.

Jake Helton làm việc tại Đài thiên văn Stewart và Đại học Arizona, cũng là nhà nghiên cứu của dự án JADES cho biết: “Kết quả của tất cả những quan trắc này cho chúng ta biết, JADES-GS-z14-0 không phải là loại thiên hà được dự đoán bởi các mô hình lý thuyết và mô phỏng máy tính tồn tại trong vũ trụ sơ khai. Dựa trên độ sáng của nguồn ánh sáng quan sát được, chúng tôi có thể dự đoán diễn biến phát triển của nó theo thời gian trong vũ trụ”.

Ông kết luận: “Trong 10 năm tới, các nhà thiên văn học sử dụng kính viễn vọng không gian James-Webb có thể khám phá ra nhiều thiên hà sáng như thế này, thậm chí có thể còn lâu đời hơn. Chúng tôi rất vui mừng khi thấy sự đa dạng phi thường của các thiên hà tồn tại vào buổi bình minh của vũ trụ!”

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/290779

The post Kính viễn vọng James Webb phát hiện ra thiên hà lâu đời nhất first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Dấu tích bức tường đá trên 10.000 năm tuổi được phát hiện ở biển Baltichttps://chanhkien.org/2024/06/dau-tich-buc-tuong-da-tren-10000-nam-tuoi-duoc-phat-hien-o-bien-baltic.htmlSat, 15 Jun 2024 00:37:34 +0000https://chanhkien.org/?p=33338[ChanhKien.org] Cách bờ biển phía Đông Bắc nước Đức vài km, các nhà nghiên cứu phát hiện bức tường đá có niên đại 11.000 năm tuổi ở độ sâu 21 mét dưới biển Baltic. Nhà địa chất biển Jacob Geersen vô tình phát hiện tàn tích của bức tường đá khi khảo sát ở vùng […]

The post Dấu tích bức tường đá trên 10.000 năm tuổi được phát hiện ở biển Baltic first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org]

Cách bờ biển phía Đông Bắc nước Đức vài km, các nhà nghiên cứu phát hiện bức tường đá có niên đại 11.000 năm tuổi ở độ sâu 21 mét dưới biển Baltic.

Nhà địa chất biển Jacob Geersen vô tình phát hiện tàn tích của bức tường đá khi khảo sát ở vùng biển Baltic. Một năm sau, ông và nhóm nghiên cứu của mình sử dụng máy đo tiếng vang để tái tạo lại địa hình của khu vực.

Dựa vào mực nước biển, những học giả nghiên cứu về thời tiền sử tin rằng, bức tường đá có niên đại ít nhất 8.500 năm. Các nhà nghiên cứu tin rằng, khả năng bức tường đá này được hình thành tự nhiên là cực kỳ thấp, có thể nó được những người thợ săn xây dựng để săn bắn trong thời kỳ đồ đá hơn 10.000 năm về trước.

Nhà nghiên cứu thời tiền sử Marcel Bradtmoeller nói: “Nếu chúng ta cho rằng đây là một công trình săn bắn được sử dụng để săn tuần lộc, thì chúng ta phải xem xét thời điểm tuần lộc rời khỏi vĩ độ này và di cư về phía Bắc, tức là cách đây 10.000 năm, 10.500 hoặc 11.000 năm”.

Công trình này có thể giúp phát hiện và săn bắn tuần lộc trên bờ, đồng thời các nhà nghiên cứu hy vọng có thể tìm thấy đá lửa và mũi tên do những người thợ săn ở đây để lại.

Ông Marcel Bradtmoeller bày tỏ: “Ai đã xây dựng chúng và có bao nhiêu người tham gia vào công trình này? Chúng tôi biết rằng các cuộc săn tuần lộc cần rất nhiều người. Nhưng khi chúng ta nói về châu Âu vào cuối thời kỳ băng hà, đầu thế Toàn Tân (thế Holocene), đặc biệt là Bắc Âu, khi đó chỉ có những nhóm du mục rất nhỏ, mật độ dân số rất thấp. Những câu hỏi này cho chúng ta một nhận thức hoàn toàn mới về thời đại đó”.

(Theo báo Tân Đường Nhân)

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/288738

The post Dấu tích bức tường đá trên 10.000 năm tuổi được phát hiện ở biển Baltic first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Các nhà khoa học phát hiện ra công tắc của hệ thống miễn dịch trong nãohttps://chanhkien.org/2024/06/cac-nha-khoa-hoc-phat-hien-ra-cong-tac-cua-he-thong-mien-dich-trong-nao.htmlTue, 11 Jun 2024 23:20:33 +0000https://chanhkien.org/?p=33318[ChanhKien.org] Từ lâu, các nhà khoa học đã biết rằng đại não có ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, nhưng cơ chế cụ thể ra sao thì vẫn còn là một ẩn đố. Hiện nay, các nhà khoa học đã phát hiện ra neuron thần kinh trong tế bào gốc của đại não có […]

The post Các nhà khoa học phát hiện ra công tắc của hệ thống miễn dịch trong não first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

[ChanhKien.org]

Từ lâu, các nhà khoa học đã biết rằng đại não có ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, nhưng cơ chế cụ thể ra sao thì vẫn còn là một ẩn đố. Hiện nay, các nhà khoa học đã phát hiện ra neuron thần kinh trong tế bào gốc của đại não có khả năng nhận biết tín hiệu miễn dịch xung quanh cơ thể. Những neuron thần kinh này đóng vai trò điều tiết phản ứng miễn dịch và kiểm soát tình trạng viêm trong cơ thể.

Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí Nature cho biết, đại não duy trì sự cân bằng khéo léo giữa các tín hiệu phân tử trong não thúc đẩy chứng viêm và các tín hiệu ức chế chứng viêm trong não. Phát hiện này có thể mở ra phương pháp mới để điều trị các bệnh tự miễn dịch và các bệnh khác do phản ứng miễn dịch hoạt động quá mức gây ra.

Ruslan Medzhitov, nhà miễn dịch học tại Đại học Yale, cho rằng phát hiện này bất ngờ giống như sự kiện thiên nga đen, nhưng lại hợp tình hợp lý. Các nhà khoa học biết rằng thân não có nhiều chức năng, chẳng hạn như kiểm soát các quá trình cơ bản của thân thể, chẳng hạn thở,…. Ông nói thêm rằng, nghiên cứu này “cho thấy có cả một hệ thống phân loại sinh vật mà chúng ta thậm chí không ngờ tới”.

Đại não làm nhiệm vụ giám sát

Khi hệ thống miễn dịch cảm nhận được kẻ xâm lược, nó sẽ giải phóng một lượng lớn tế bào miễn dịch và các hợp chất thúc đẩy chứng viêm. Phản ứng viêm này phải được kiểm soát tốt: Nếu quá yếu, cơ thể dễ bị nhiễm trùng; nếu quá mạnh, sẽ gây tổn thương tới các cơ quan và bộ phận trong cơ thể.

Nghiên cứu trước đó đã chỉ ra rằng, dây thần kinh lang thang (vagus nerve), là một mạng lưới dây thần kinh lớn kết nối cơ thể với não, có thể ảnh hưởng đến phản ứng miễn dịch. Tuy nhiên, Hao Jin, nhà nghiên cứu thần kinh và miễn dịch tại Viện nghiên cứu dị ứng và bệnh truyền nhiễm Quốc gia ở Bethesda, thành phố Maryland, Mỹ và là người đứng đầu cuộc nghiên cứu này cho biết, rất khó để nắm bắt các neuron thần kinh não đặc biệt được hoạt hóa bởi kích thích miễn dịch.

Nhằm nghiên cứu cách thức đại não kiểm soát phản ứng miễn dịch của cơ thể, Jin và các đồng nghiệp của mình đã theo dõi hoạt động của các tế bào não sau khi tiêm các hợp chất vi khuẩn gây viêm vào bụng chuột.

Các nhà nghiên cứu phát hiện, neuron thần kinh được hoạt hóa để đáp ứng các tác nhân kích hoạt miễn dịch trong thân não. So với những con chuột có neuron thần kinh làm chức năng thân não, việc kích hoạt các tế bào thần kinh này bằng thuốc có thể làm giảm mức độ phân tử gây viêm trong máu chuột. Do đó, nếu làm trơ các tế bào thần kinh này thì hậu quả là phản ứng miễn dịch mất kiểm soát với số lượng phân tử gây viêm tăng 300%. Ông Charles Zuker là nhà khoa học thần kinh tại Đại học Columbia ở thành phố New York, đồng tác giả của nghiên cứu này cho biết, những neuron thần kinh này hoạt động giống như “một biến trở trong não để đảm bảo phản ứng viêm hoạt động bình thường”.

Các thí nghiệm sâu hơn cho thấy hai nhóm neuron thần kinh đặc biệt trong dây thần kinh lang thang: Một nhóm phản ứng nhanh với các phân tử miễn dịch gây viêm và nhóm kia phản ứng ngược với các phân tử chống viêm. Những neuron thần kinh này truyền tín hiệu đến đại não, cho phép não bộ theo dõi phản ứng miễn dịch đang diễn ra. Ở những con chuột có phản ứng miễn dịch quá mức, việc kích hoạt nhân tạo các neuron thần kinh lang thang mang tín hiệu kháng viêm sẽ làm giảm tình trạng viêm.

Ông Jin cho biết, việc kiểm soát mạng lưới cơ thể – đại não mới được phát hiện này có thể tạo tiền đề cho phương pháp phản ứng miễn dịch gây tổn hại giúp phục hồi các căn bệnh khác nhau, chẳng hạn như các loại bệnh tự miễn dịch, thậm chí cả bệnh Covid kéo dài, một hội chứng suy nhược có thể kéo dài nhiều năm sau khi nhiễm SARS-CoV-2.

Ông Zuker cho biết, có bằng chứng cho thấy cách trị liệu nhắm vào dây thần kinh lang thang có thể điều trị các bệnh như đa xơ cứng và viêm khớp dạng thấp,… Điều này cho thấy, việc nhắm mục tiêu vào các neuron thần kinh lang thang đặc biệt mang tín hiệu miễn dịch có thể có hiệu quả ở người. Tuy nhiên, ông cảnh báo, “việc này sẽ tốn rất nhiều công sức”.

Stephen Liberles, nhà khoa học thần kinh tại Viện y học Harvard ở Boston, Massachusetts cho biết, ngoài mạng lưới thần kinh được phát hiện trong nghiên cứu, cơ thể người có thể những cách khác nhau để truyền tín hiệu miễn dịch đến đại não. Ngoài ra, cơ chế đại não gửi tín hiệu đến hệ thống miễn dịch để điều chỉnh triệu chứng viêm vẫn chưa rõ ràng. Ông nói: “Chúng tôi mới chạm đến phần bề mặt. Vì vây, chúng tôi cần hiểu quy tắc tương tác qua lại giữa đại não và hệ thống miễn dịch”.

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/290381

The post Các nhà khoa học phát hiện ra công tắc của hệ thống miễn dịch trong não first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Nghiên cứu: Tập trung cao độ có lợi đối với sức khỏe tâm lýhttps://chanhkien.org/2024/06/nghien-cuu-tap-trung-cao-do-co-loi-doi-voi-suc-khoe-tam-ly.htmlFri, 07 Jun 2024 00:03:59 +0000https://chanhkien.org/?p=33288Tác giả: Trần Tuấn Thôn [ChanhKien.org] Bạn đã từng tập trung cao độ vào một hoạt động nào đó như chơi nhạc cụ,… và hoàn toàn quên mất bản thân mình chưa? Có chuyên gia nói rằng, nếu bạn dễ dàng đắm chìm vào hoạt động mình đang làm, thì tâm trí bạn sẽ khỏe […]

The post Nghiên cứu: Tập trung cao độ có lợi đối với sức khỏe tâm lý first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Trần Tuấn Thôn

[ChanhKien.org]

Bạn đã từng tập trung cao độ vào một hoạt động nào đó như chơi nhạc cụ,… và hoàn toàn quên mất bản thân mình chưa? Có chuyên gia nói rằng, nếu bạn dễ dàng đắm chìm vào hoạt động mình đang làm, thì tâm trí bạn sẽ khỏe mạnh hơn về mặt thể chất lẫn tinh thần.

Một bài báo đăng trên trang Conversation của tiến sĩ Miriam Mosing, phó giáo sư di truyền học hành vi tại học viện Karolinska Thụy Điển đã viết rằng, trạng thái “dòng chảy” (flow) là một khái niệm tâm lý được nhà tâm lý học người Mỹ Mihály Csíkszentmihályi đề xuất vào những năm 1970, dùng để mô tả một loại trạng thái hết sức tập trung, hoàn toàn đắm chìm vào trong một hoạt động nào đó.

Bà Mosing cho biết, khi trải nghiệm trạng thái “dòng chảy”, chúng ta có khuynh hướng làm việc hiệu quả hơn, cảm thấy có thể kiểm soát mọi thứ, thậm chí quên cả thời gian.

Trạng thái “dòng chảy” thường là trải nghiệm tích cực. Có những nhà nghiên cứu đã nghiên cứu lợi ích của trạng thái dòng chảy đối với sức khỏe tinh thần, trong đó có nhà nghiên cứu Mosing. Nghiên cứu do bà Mosing và các nhà nghiên cứu khác thực hiện cho thấy, tần suất và hoàn cảnh “trải nghiệm dòng chảy” ở mỗi người đa phần là khác nhau, hơn nữa ở mức độ nào đó nó cũng chịu ảnh hưởng của di truyền.

Nói cách khác, một số người dễ có trải nghiệm trạng thái “dòng chảy” hơn những người khác, một phần là do sự khác biệt về gen của mỗi cá nhân tạo thành, đồng thời nó cũng chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố hoàn cảnh. Những yếu tố hoàn cảnh này có thể bao gồm hoàn cảnh nơi người đó tham gia vào một hoạt động cụ thể, mức độ phân tâm và trạng thái tâm lý của họ.

Trạng thái dòng chảy và sức khỏe tâm lý

Mosing cho biết, có người chủ trương rằng, những người dễ có trải nghiệm trạng thái “dòng chảy” có liên quan đến nhiều kết quả tích cực, bao gồm tâm lý tốt và tim mạch khỏe mạnh. Những mối liên hệ này có thể dùng làm bằng chứng để giải thích những ảnh hưởng tích cực do trạng thái “dòng chảy” mang lại.

Cho đến nay, hầu hết dữ liệu thu thập được từ các cuộc nghiên cứu đều chưa đưa ra kết luận về quan hệ nhân quả (causal effects) của “trạng thái dòng chảy” đối với sức khỏe tinh thần và thể chất. Bởi vì các nghiên cứu này chủ yếu dựa trên cỡ mẫu khá nhỏ và dữ liệu tự báo cáo, hơn nữa trải nghiệm trạng thái “dòng chảy” và khuynh hướng xuất hiện các vấn đề tâm lý có thể di truyền ở một mức độ nào đó.

Bà Mosing nói rằng, khuynh hướng riêng biệt của chúng ta cùng với hoàn cảnh và kinh nghiệm sẽ ảnh hưởng đến lối sống của chúng ta, bao gồm việc chúng ta có dễ dàng trải nghiệm “dòng chảy” hoặc xuất hiện vấn đề tâm lý hay không.

Điều này có nghĩa là những yếu tố gia đình giống nhau, bao gồm khuynh hướng di truyền (genetic predisposition) hoặc hoàn cảnh thời thơ ấu, có thể sẽ ảnh hưởng đến việc con người có dễ dàng trải nghiệm trạng thái “dòng chảy” hay không, và cũng ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý của họ.

Một yếu tố khác mà chúng ta gọi là sự nhạy cảm (neuroticism). Nhạy cảm là một đặc điểm tính cách con người, dùng để mô tả những người có khuynh hướng mất cân bằng cảm xúc hoặc dễ bị kích động. Những người có tính nhạy cảm cao dễ bị ảnh hưởng bởi áp lực, vấn đề về tâm lý và bệnh tim mạch hơn.

Một nghiên cứu gần đây do bà Mosing tham gia đã lần đầu tiên khảo sát xem liệu sự nhạy cảm có ảnh hưởng đến mối liên hệ giữa “dòng chảy” và sức khỏe tâm lý đã đề cập ở trên hay không, và liệu những yếu tố gia đình như gen hoặc hoàn cảnh gia đình lúc nhỏ có tác động đến chúng hay không.

Nghiên cứu này cũng là nghiên cứu đầu tiên xem xét tình huống ngược lại, tức là liệu vấn đề sức khỏe tâm lý có dẫn đến việc ít xuất hiện “trạng thái dòng chảy” hơn hay không. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu chẩn đoán thực tế của 9.300 bệnh nhân ở Thụy Điển để hoàn thành nghiên cứu này.

Kết quả cho thấy, những người thường ở trong trạng thái “dòng chảy” ít có khả năng mắc các bệnh như trầm cảm, lo âu, chứng tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực và các bệnh liên quan đến tim mạch hơn những người khác. Điều này hoàn toàn phù hợp với dự đoán của các nhà nghiên cứu rằng trạng thái “dòng chảy” có tác dụng bảo vệ tim mạch và sức khoẻ tinh thần.

Đối với vấn đề liệu mọi người có nên luyện tập trạng thái “dòng chảy” nhằm làm giảm nguy cơ xuất hiện bệnh trầm cảm và lo âu hay không? Câu trả lời của bà Mosing là không. Bà cho biết, các nghiên cứu chưa thể chứng minh được liệu con người có thể kiểm soát được trạng thái “dòng chảy” hay không và kết quả mang lại là gì.

Cuối cùng, bà kết luận rằng khi con người ở trong trạng thái “dòng chảy”, rất có thể họ sẽ ít dành thời gian để suy nghĩ lại các vấn đề cuộc sống hoặc lo lắng về tương lai, bởi vì họ đang chìm đắm trong hoạt động đó và bản thân trải nghiệm “dòng chảy” cũng mang lại lợi ích cho họ.

Bà nói: “Vậy nên, nếu bạn thích làm một điều nào đó có thể khiến cho bạn mất hết cảm giác về thời gian và không gian, thì điều này có thể tốt cho bạn, ít nhất là vào lúc đó”.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/290705

The post Nghiên cứu: Tập trung cao độ có lợi đối với sức khỏe tâm lý first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Người Trung Quốc xưa tính thời gian bằng gì?https://chanhkien.org/2024/05/nguoi-trung-quoc-xua-tinh-thoi-gian-bang-gi.htmlSun, 26 May 2024 02:23:54 +0000https://chanhkien.org/?p=33225Tác giả: Tân Trúc [ChanhKien.org] Bạn có thắc mắc tại sao người xưa lại dùng những từ như một thốn (tấc) thời gian, một nén hương, một khắc đồng hồ để hình dung thời gian không? Nếu muốn làm rõ vấn đề này thì cần phải hiểu cách tính thời gian của người xưa. Trước […]

The post Người Trung Quốc xưa tính thời gian bằng gì? first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Tân Trúc

[ChanhKien.org]

Bạn có thắc mắc tại sao người xưa lại dùng những từ như một thốn (tấc) thời gian, một nén hương, một khắc đồng hồ để hình dung thời gian không? Nếu muốn làm rõ vấn đề này thì cần phải hiểu cách tính thời gian của người xưa. Trước khi đồng hồ phương Tây du nhập vào Trung Quốc, người xưa đã phát minh ra nhiều loại công cụ tính thời gian. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng điểm lại những chiếc “đồng hồ” thời cổ đại, xem người xưa trí huệ đã có những phát minh tinh xảo nào.

Lậu Khắc

Lậu Khắc được người Trung Quốc sử dụng có lịch sử vô cùng xa xưa, theo các ghi chép, Hoàng Đế từ thời thượng cổ đã phát minh và sử dụng Lậu Khắc để tính thời gian. “Tích Hoàng Đế sáng quan lậu thuỷ, chế khí thủ tắc, dĩ phân trú dạ” (Xưa Hoàng Đế quan sát nước nhỏ giọt, dựa vào quy luật nắm được mà chế ra công cụ để phân thời gian ngày đêm). (Theo “Tùy Thư”)

Nhà thơ Lý Bạch có bài thơ “Ô thê khúc” viết rằng:

Cô Tô đài thượng ô thê thì,
Ngô vương cung lý tuý Tây Thi.
Ngô ca Sở vũ hoan vị tất,
Thanh sơn dục hàm bán biên nhật.
Ngân tiễn kim hồ lậu thuỷ đa,
Khởi khan thu nguyệt truỵ giang ba,
Đông phương tiệm cao nại lạc hà!

Dịch nghĩa:

Lúc hoàng hôn, quạ bay về đậu trên đài Cô Tô
Vua Ngô trong cung đang say với Tây Thi
Bài hát Ngô, điệu múa Sở, cuộc vui chưa dứt
Núi xanh sắp ngậm nửa mặt trời
Tên bạc bình vàng chứa đầy nước
Ngẩng trông trăng thu rơi xuống làn sóng trên sông
Phương đông mặt trời dần cao, sao mà vui ca mãi!

Tên bạc bình vàng trong bài thơ này là chỉ Tiễn khắc và Lậu hồ của Lậu Khắc. Bình vàng đầy nước, vậy nên trời đang dần sáng, Lậu Khắc chính là dựa vào mực nước nhỏ giọt vào trong bình cao thấp thế nào để xem đọc thời gian.

Thông qua khảo cổ, hiện tại phát hiện Lậu Khắc sớm nhất của Trung Quốc là một cái Trầm Tiễn Lậu chỉ có một bình chứa nước có từ thời Tây Hán. (Đáy bình của Trầm Tiễn Lậu có một lỗ nhỏ, bên trong có một mũi tên (gọi là Tiễn khắc, trên khắc vạch tính thời gian). Khi sử dụng, nước trong bình chảy ra ngoài qua lỗ nhỏ, mũi tên theo đó chìm dần xuống biểu thị thời gian(1). Loại Trầm Tiễn Lậu này khi mực nước trong bình cao, áp lực nước mạnh hơn nên tốc độ nhỏ nước cũng nhanh hơn, khiến việc tính thời gian sẽ có một số sai sót.

Để giải quyết hiện tượng tính giờ không ổn định này, người đời sau đã phát minh ra Phù Tiễn Lậu và việc tăng thêm số bình nhỏ nước giúp việc tính toán thời gian chuẩn xác hơn. (Phù Tiễn Lậu gồm một bình cấp nước và một bình nhận nước có đặt Tiễn khắc. Khi sử dụng, nước từ bình cấp chảy qua lỗ nhỏ dưới đáy vào bình nhận nước, Tiễn khắc trong bình nhận nước dần nổi lên hiển thị thời gian(1)). Đến thời Tống, người ta lại phát minh ra bình chia nước, loại bỏ loại bình nhỏ giọt nước nhiều cấp. Hệ thống này đặt ống phân chia nước trên mép bình nhỏ giọt, đã giải quyết được vấn đề tốc độ nhỏ nước không đều. Vì lắp đặt thuận tiện và tính thời gian chính xác nên nó nhanh chóng trở nên phổ biến khắp cả nước. “Lậu Khắc pháp” của Lý Lan viết: “Lấy dụng cụ trữ nước, lấy đồng làm ống hút nước (gọi là Khát Ô: con quạ khát nước), hình dạng ống uốn khúc như móc câu, dùng ống để dẫn nước từ chỗ trữ vào vòi rồng. Hướng vòi rồng bằng bạc vào bình tưới (Quán khí, tức bình nhỏ giọt), nước nhỏ giọt được một thưng, nặng chừng một cân (một cân của Trung Quốc tương đương với 0,5 kg), thì thời gian đã qua một khắc”. Vì vậy, thời gian được gọi là thời khắc, chính là từ Lậu Khắc mà ra.

Khuê Biểu

Theo ghi chép, người Trung Quốc có lịch sử vô cùng lâu đời trong việc sử dụng Khuê Biểu để tính toán thời gian, có thể truy ngược đến thời nhà Chu. Vào những năm đầu của triều đại Tây Chu, Chu Công tại Dương Thành (ngày nay là trấn Cảo Thành, thành phố Đăng Phong) đã xây dựng đài trắc ảnh, đã sử dụng Thổ Khuê và Biểu Can để đo bóng mặt trời.

Khuê Biểu được trưng bày tại Đài thiên văn cổ Bắc Kinh. Bản gốc được làm từ thời Minh mô phỏng theo Khuê Biểu của Quách Thủ Kính triều Nguyên. Đế đá của hiện vật trong Đài thiên văn cổ là nguyên gốc nhưng Khuê Biểu bằng đồng phía trên thì được phục chế vào năm 1983. Khuê Biểu bằng đồng nguyên bản hiện ở Đài thiên văn Tử Kim Sơn. (Hình ảnh Wiki)

Cấu tạo của Khuê Biểu gồm hai phần, phần trụ đá hoặc cọc tiêu dựng thẳng đứng trên mặt đất gọi là Biểu, còn phần mặt khắc để đo độ dài của bóng mặt trời nằm phẳng theo hướng chính Nam chính Bắc gọi là Khuê, hình như chữ “L”. Mọi người có thể thông qua việc quan sát độ dài ngắn của bóng mặt trời chiếu trên Khuê để tính thời gian.

Vì vậy, người xưa dùng cự li di động dài ngắn của “quang âm” (bóng ảnh) để mô tả thời gian trôi qua. Có câu than rằng: “Độc thư bất giác xuân dĩ thâm, nhất thốn quang âm nhất thốn kim.’ (Tạm dịch: Chuyên tâm đọc sách không hay biết là cuối xuân rồi, Một tấc thời gian quý giá như một tấc vàng). (Bạch Lộc Động Thi nhị thủ)

Mặc dù có vẻ ngoài đơn giản, nhưng Khuê Biểu không chỉ dùng để tính thời gian, nó còn có thể dùng để xác định chính xác nhị chí nhị phân (Đông chí, Hạ chí, Xuân phân, Thu phân), là công cụ quan trọng mà người xưa dùng để chỉ dẫn các việc nông nghiệp, chỉnh sửa lịch pháp. Khi phân đất cho các nước chư hầu vào đầu thời nhà Chu, Chu Công cũng xác định ranh giới vùng đất phân cho chư hầu dựa trên độ dài của bóng mặt trời trong ngày hạ chí ở các nơi.

Vì vậy “Tống Sử” có ghi chép rằng: “Quan sát thiên địa âm dương, chọn lấy đúng vị trí mà phân phương hướng, định thời gian xét năm nhuận, không việc gì nằm ngoài Khuê Biểu”. Khuê Biểu không chỉ là dụng cụ tính thời gian mà còn là một thiết bị thiên văn quan trọng.

Nhật Quỹ

Nguyên lý tính toán thời gian của Nhật Quỹ tương tự như Khuê Biểu, giống như là “phiên bản nâng cấp” của Khuê Biểu, cũng là công cụ quan sát bóng mặt trời để tính toán thời gian. Nhật Quỹ cấu tạo tương tự như con quay, bao gồm một kim chỉ bóng làm bằng đồng và một đĩa tròn bằng đá. Kim chỉ bóng làm bằng đồng được gọi là Quỹ châm, đâm xuyên vuông góc qua tâm đĩa đá, trong kết cấu nó giữ vai trò như cột chống đỡ. Vì vậy, Quỹ châm còn gọi là Biểu, đĩa đá tròn được gọi Quỹ diện, nó được đặt trên bệ đá, nghiêng hướng nam cao bắc thấp, sao cho Quỹ diện song song với mặt phẳng xích đạo thiên cầu (xích đạo thiên cầu nói đơn giản là sự phóng chiếu của xích đạo Trái Đất ra không gian). Muốn sử dụng Nhật Quỹ một cách chính xác, lúc đặt Quỹ châm, đầu trên phải chỉ hướng Bắc cực thiên cầu, đầu dưới phải hướng chuẩn vào Nam cực thiên cầu.

Trên hai mặt của Quỹ diện có khắc phân ra 12 phần lớn, mỗi phần đại biểu cho một thời thần, cũng chính là hai giờ đồng hồ. Khi ánh sáng mặt trời chiếu lên Nhật Quỹ, bóng của Quỹ châm sẽ chiếu lên Quỹ diện, mặt trời di chuyển từ đông sang tây, bóng của Quỹ châm trên Quỹ diện sẽ từ từ di chuyển từ tây sang đông. Như vậy, bóng của Quỹ châm di động giống như kim của đồng hồ hiện đại, Quỹ diện giống như mặt đồng hồ, nhờ vào đó mà hiển thị thời gian.

Trong “Hán thư” có ghi “Xác định đông tây, dựng Quỹ nghi (công cụ đo bóng mặt trời), đặt Lậu Khắc, để theo dõi khoảng cách Nhị thập bát tú ở bốn phương, dựa vào đó định ra sóc (ngày đầu tháng), hối (ngày cuối tháng), phân biệt đông chí, hạ chí, triền li (quãng đường mà mặt trời và mặt trăng đi được), huyền (trăng khuyết), vọng (trăng tròn)”. Người xưa đã sớm sử dụng rộng rãi các công cụ như Nhật Quỹ, Lậu Khắc để hiệu chỉnh thời gian, xác định phương hướng, quan sát thiên văn học. Ngày nay, Nhật Quỹ đặt trước điện Thái Hòa trong Tử Cấm Thành là cái được hoàng thất nhà Thanh sử dụng.

Canh Hương

Canh Hương còn gọi là Hương Triện, trong điện ảnh hoặc tiểu thuyết, chúng ta thường có thể thấy dùng “một nén hương” để chỉ thời gian. Nó tiện sử dụng, giá rẻ mà lại có thể sử dụng cả vào những ngày mưa hoặc vào ban đêm, đây là vật dụng để tính thời gian phổ biến nhất thời cổ đại.

Tất nhiên, Canh Hương có nhiều loại, người làm hương giã gỗ thành bột, trộn thành hỗn hợp sệt như hồ, rồi tạo khuôn thành các vòng hương, vòng hương thường có hình dạng các chữ tốt lành như “Phúc”, “Thọ”.

Có loại hương có thể cháy cả ngày, giá không quá ba xu tiền, có loại thậm chí có thể cháy mười mấy ngày. Người làm hương đánh dấu trên hương để tính giờ, cũng dán những viên kim loại vào những chỗ thời khắc đặc định, khi hương cháy đến chỗ đó, các viên kim loại nhỏ sẽ rơi xuống tấm đồng, phát ra âm thanh trong trẻo và vang xa để báo giờ.

So với Lậu Khắc, Khuê Biểu và Nhật Quỹ thì Hương Triện dễ mang theo và sử dụng hơn trong khi hành quân và vận chuyển hàng hải, nên người xưa thường dùng Canh Hương để ghi chép thời gian.

Công cụ tính thời gian cơ giới

Vào năm 117 TCN, Trương Hành của triều Đông Hán đã chế tạo một thiết bị thiên văn quy mô lớn, đó là Thủy vận Hỗn Thiên Nghi, bước đầu có đầy đủ tác dụng của một công cụ tính thời gian cơ học. Các thế hệ sau đều đã nối tiếp nhau chế tạo các thiết bị thiên văn có kèm theo tính thời gian, trong số đó dụng cụ tính thời gian báo giờ gọi là Thủy vận Nghi Tượng Đài do Tô Tụng thời Tống chế tạo là nổi bật nhất.

Thủy vận Nghi Tượng Đài rất lớn, toàn bộ thiết bị cao gần 10m, bày thành ba tầng thượng trung hạ, bộ phận cơ giới tính thời gian của Thủy vận Nghi Tượng Đài đặt tại hạ tầng, đến giờ thì nó có thể đẩy tượng gỗ ra gõ trống báo thời gian, rung chuông báo giờ, giơ bảng báo giờ, kết cấu vô cùng tinh xảo. Các thành phần cơ giới bên trong của nó cấu tạo thành một bộ thoát cơ học khổng lồ, rất giống với linh kiện cấu tạo quan trọng trong đồng hồ hiện đại – tác dụng của bộ thoát mỏ neo là vô cùng giống nhau.

Vào thời nhà Nguyên, Quách Thủ Kính đã tách công cụ nhớ giờ cơ giới ra khỏi các thiết bị thiên văn và chế tạo đồng hồ tính giờ thủy lực cơ giới – Đăng Lậu. “Nguyên Sử” có ghi chép vô cùng chi tiết về Đăng Lậu trong cung Đại Minh: “Làm Đăng Lậu, cao một trượng bảy thước (5,4 m), khung làm bằng vàng. Trên có rường cong, giữa đặt vân châu, bên trái vân châu là mặt trời, bên phải vân châu là mặt trăng. Dưới vân châu lại treo một trái châu. Miệng rồng đóng mở được, mắt rồng chuyển động được, như vậy có thể xem biết dòng nước chảy (trong Đăng Lậu) nhanh hay chậm. Phía trên rường giữa, có hai con rồng đang chơi với viên ngọc châu, tùy theo châu cúi đầu ngẩng đầu, cũng có thể quan sát được sự đồng đều của dòng nước. Không có điều nào trong số này là vô ích. Đăng cầu (cầu đèn) được làm bởi vàng và đá quý, bên trong chia thành bốn tầng, vòng tròn bên trên phân chia tứ Thần – mặt trời, mặt trăng, sao Sâm và sao Thương, mỗi ngày quay từ phải sang trái một lần. Tầng tiếp theo là hình long, hổ, điểu, quy, mỗi con một phương, mỗi khi tới khắc thì nhảy lên, tiếng chũm chọe ứng đó vang lên bên trong. Lại có một vòng cấp hai chia thành trăm phần bằng nhau, trên bày 12 vị Thần, các vị cầm những bảng chỉ giờ, đến giờ nào, bốn cổng sẽ thông báo. Lại còn một hình người trong cửa, dùng ngón tay chỉ khắc số. Bốn góc phía dưới, có bốn người cầm chuông, trống, chiêng, chũm chọe, một khắc gõ chuông, hai khắc đánh trống, ba khắc gõ chiêng, bốn khắc đập chũm chọe, sơ thời chính thời đều như vậy. Các cơ chế tạo ra những chuyển động này được giấu trong tủ, dùng để điều khiển”. Dụng cụ tính thời gian cơ giới sử dụng nước làm động lực này tinh diệu như thế, khiến người ta kinh ngạc đứng nhìn.

Đến thời Nguyên Thuận Đế, thiết kế của dụng cụ tính thời gian “Cung Lậu” mà ông ra lệnh chế tạo thậm chí còn xảo diệu hơn. “Nó tinh xảo kiệt xuất, người ta cho rằng từ trước đến nay mới có lần đầu”. (Nguyên Sử) Tiếc rằng sau khi Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương xưng đế, cho rằng đây là thứ “Kỳ kỹ dâm xảo” (kỹ thuật kỳ quái tinh xảo quá độ) nên đã hạ lệnh tiêu hủy.

Kết luận

Ngoài đó ra, còn có những công cụ tính giờ tỉ mỉ như Vu Lậu và Cổn Đạn do người thời Đường phát minh, Ngũ Luân Sa Lậu (đồng hồ cát năm bánh xe) do Chiêm Hy Nguyên đầu thời nhà Minh phát minh, điều này cho thấy trình độ khoa học kỹ thuật của Trung Quốc cổ đại rất cao, nhưng người xưa của chúng ta càng chú trọng hơn đến thực hành tu sửa nội tâm, đặt trọng tâm vào tìm tòi nghiên cứu những điều bí ẩn của vũ trụ, sinh mệnh và nhân thể, đi theo một con đường khoa học khác.

Ghi chú của người dịch: (1) Tham khảo thêm hình ảnh tại đây.

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/290212

The post Người Trung Quốc xưa tính thời gian bằng gì? first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn (Phần 2.8)https://chanhkien.org/2024/05/mo-canh-cua-sinh-tu-kham-pha-bi-an-cua-linh-hon-phan-28.htmlSat, 18 May 2024 02:33:40 +0000https://chanhkien.org/?p=33182[ChanhKien.org] 2.8 Trải nghiệm cận tử của người vô Thần Tiến sĩ George Rodonaia di cư sang Hoa Kỳ vào năm 1989, ông là bác sĩ khoa tâm thần tại đại học Moscow thuộc Liên Xô cũ và là một người kiên tín vào thuyết vô thần. Ông đã trải qua một lần “trải nghiệm […]

The post Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn (Phần 2.8) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

[ChanhKien.org]

2.8 Trải nghiệm cận tử của người vô Thần

Tiến sĩ George Rodonaia di cư sang Hoa Kỳ vào năm 1989, ông là bác sĩ khoa tâm thần tại đại học Moscow thuộc Liên Xô cũ và là một người kiên tín vào thuyết vô thần.

Ông đã trải qua một lần “trải nghiệm cận tử lâm sàng” dài nhất được ghi chép lại. Năm 1976, ông bị một chiếc ô tô đâm vào và được chẩn đoán là đã chết. Thi thể của ông được đặt ở nhà xác trong ba ngày, cho đến khi một vị bác sĩ khám nghiệm tử thi rạch một dao ở bụng của ông thì ông mới tỉnh lại. Sau đó ông chuyển sang lĩnh vực nghiên cứu tâm linh, ông đã được nhận bằng tiến sĩ thứ 2 — tiến sĩ tâm lý học tôn giáo. Sau này ông đã trở thành mục sư của Chính thống giáo Đông phương. Hiện ông đang là mục sư của nhà thờ Giám lý thống nhất đầu tiên ở Nederland, Texas. Sau đây là những mô tả của ông về trải nghiệm cận tử của mình, những mô tả này được ghi lại trong cuốn sách “Hành trình về nhà” (The Journey Home) của tác giả Philip L. Berman:

Điều đầu tiên tôi nhớ được liên quan đến trải nghiệm cận tử của mình là tôi phát hiện mình đang ở trong một hoàn cảnh vô cùng tối tăm. Tôi không cảm giác được sự thống khổ của thân thể, nhưng vẫn nhớ được mình là George. Loại bóng tối này tôi chưa từng thấy trước đây. Tôi cảm thấy rất sợ hãi, tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ như thế này. Tôi cảm thấy ngạc nhiên khi mình vẫn còn tồn tại, nhưng lại không biết mình đang ở đâu. Một ý nghĩ không ngừng quay cuồng trong ý thức của tôi: Sau khi chết, tôi sẽ như thế nào?

Tôi có thể kiểm soát được mạch suy nghĩ của mình, tôi hồi tưởng lại những chuyện đã xảy ra. Tại sao tôi lại ở trong bóng tối? Tôi phải làm gì đây? Tôi nhớ lại câu nói nổi tiếng của Descartes: “Tôi tư duy, vậy thì tôi tồn tại”. Thế là tôi cảm thấy nhẹ nhõm hơn nhiều, bởi vì lúc này tôi mới tin chắc rằng mình vẫn còn sống, mặc dù đang ở trong một không gian khác. Sau đó tôi nghĩ, nếu tôi vẫn còn sống, tại sao tôi không suy nghĩ tích cực lên. Tôi là George, tôi ở trong bóng tối, nhưng tôi biết tôi còn sống, tôi vẫn là chính mình. Tôi không thể nghĩ theo hướng tiêu cực.

Sau đó tôi nghĩ, bóng tối sao có thể tốt được. Tốt hơn hết nên có ánh sáng. Đột nhiên tôi ở trong ánh sáng, ánh sáng rất rực rỡ: Ánh sáng màu trắng, mãnh liệt chói lóa. Nó mãnh liệt như đèn flash của máy ảnh nhưng không nhấp nháy. Lúc đầu tôi cảm thấy ánh sáng chói lóa này làm người ta khó chịu, dần dần tôi đã thích ứng được với nó. Tôi bắt đầu cảm thấy ấm áp dễ chịu, mọi thứ bỗng nhiên trở nên tốt đẹp.

Tiếp theo tôi nhìn thấy khắp xung quanh mình là các phân tử đang bay, nguyên tử, proton, neutron, chỗ nào cũng có. Một mặt những thứ này rất lộn xộn không trật tự, nhưng mặt khác, điều làm cho tôi vui mừng không gì sánh nổi là những thứ lộn xộn không trật tự này cũng tồn tại tính đối xứng của chúng. Kiểu đối xứng này rất đẹp và thống nhất, nó khiến toàn thân tôi tràn đầy niềm vui vô cùng lớn lao. Sinh mệnh và những phương thức tồn tại phổ biến bỗng dưng mở ra dần trước mắt tôi. Những lo lắng về thân thể của tôi khi đó hoàn toàn biến mất, bởi vì tôi biết mình không còn cần đến nó nữa, thực ra nó chính là chướng ngại cho khả năng quan sát thế giới của tôi.

Mọi chuyện tôi trải qua tất cả đều hòa quyện với nhau, cho nên rất khó để mô tả lại các sự việc xảy ra theo trình tự. Thời gian dường như ngừng lại, quá khứ, hiện tại và tương lai đối với tôi mà nói đã hoàn toàn dung hợp thành một thể thống nhất không có khái niệm thời gian. Không biết từ lúc nào, tôi nhìn thấy trải nghiệm cuộc sống của bản thân mình, trong một tích tắc tôi thấy được toàn bộ một đời của mình.

Tôi ý thức được rằng sinh mệnh có ở khắp mọi nơi, không chỉ là các sinh mệnh trên thế gian, mà là vô vàn các sinh mệnh. Tất cả những thứ này không chỉ liên hệ với nhau, mà tất cả chúng vốn dĩ là nhất thể. Tôi có thể trong tích tắc đến được bất kỳ nơi nào. Tôi đã thử giao tiếp với những người mà tôi gặp, trong đó có một số người cảm giác được sự tồn tại của tôi, nhưng không ai để ý đến tôi. Tôi cảm thấy cần phải học triết học và Kinh Thánh. Bạn muốn thì bạn sẽ có được. Bạn nghĩ đến điều gì thì nó sẽ đến. Tôi trở về thời đại Đế chế La Mã, Babylon, Noah và Abraham, tất cả những thời đại mà bạn có thể nêu tên tôi đều đã từng đến.

Tôi tràn đầy tất cả những câu chuyện và trải nghiệm tốt đẹp, cho đến khi họ mổ phần bụng của tôi để khám nghiệm tử thi; tôi cảm thấy một luồng sức mạnh to lớn nắm lấy cổ và đè tôi xuống, lực lượng này mạnh mẽ đến nỗi mở mắt ra tôi liền cảm thấy đau nhức dữ dội. Thân thể tôi lạnh buốt và bắt đầu run rẩy, họ lập tức đưa tôi vào bệnh viện.

Dịch từ: https://media.zhengjian.org/media/zjbooks/life_gate/09.htm

Tư liệu tham khảo:

1. Pim. Van. Lommel, The Lancet, Dec. 2001

2. Melvin Morse, Closer to the light,

3. Phillip L. Berman, The Journey Home : What Near-Death Experiences and Mysticism Teach Us About the Gift of Life

4. Charles T. Tart,Journal of Near Death Studies, 17(2) Winter 1998

5. Kenneth Ring, Heading toward Omega—in Search of the meaning of the Near dearth Experience

6. Allan Kellehear, Journal of Near Death Studies, Fall, 2001

7. Raymond Moody, Life after Life

8. Raymond Moody, The Light Beyond

9. Richard J.Bonenfant, Journal of Near Death Studies, 19(2) Winter 2000

10. Kenenth, Ring, Mindsight

11. 《濒死体验访谈录》,光明日报出版社

12. 冯志颖,刘建勋,《大众医学》1993年第5期, 上海科学技术出版社

13. Carl Jung, Memories, Dreams, Reflections.

14. 《天堂印象——100个死后还生者的口述故事》,逢尘主编, 外文出版社 , 1999年1月

15. 《理想国》 柏拉图

The post Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn (Phần 2.8) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Sách về người khổng lồ 2000 năm trước tiết lộ bí ẩn của nền văn minh bị hủy diệthttps://chanhkien.org/2024/05/sach-ve-nguoi-khong-lo-2000-nam-truoc-tiet-lo-bi-an-cua-nen-van-minh-bi-huy-diet.htmlSat, 11 May 2024 23:50:01 +0000https://chanhkien.org/?p=33130[ChanhKien.org] Hơn 50 năm trước, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một trong những khám phá khảo cổ quan trọng nhất của thế kỷ 20. Họ đã tìm thấy hàng chục nghìn cuộn giấy cổ và phát hiện ra cuốn sách của người khổng lồ trong đống ngổn ngang đó. Trong sách viết […]

The post Sách về người khổng lồ 2000 năm trước tiết lộ bí ẩn của nền văn minh bị hủy diệt first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org]

Hơn 50 năm trước, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một trong những khám phá khảo cổ quan trọng nhất của thế kỷ 20. Họ đã tìm thấy hàng chục nghìn cuộn giấy cổ và phát hiện ra cuốn sách của người khổng lồ trong đống ngổn ngang đó. Trong sách viết về người khổng lồ và sự diệt vong của họ.

Thực ra, phát hiện quan trọng nhất đã được thực hiện vào 50 năm trước ở hang Qumran, thuộc sa mạc Judaean đang bị Israel chiếm đóng. Trong số những văn vật khai quật được, có hàng chục nghìn cuộn giấy cổ cung cấp những tài liệu vô cùng quan trọng để chúng ta hiểu rõ hơn về quá khứ. Những cuộn giấy này giúp chúng ta tìm lại một phần lịch sử của Trái đất đã bị thất lạc.

Ngoài việc tìm thấy những cuộn giấy, các nhà khảo cổ cũng rất kinh ngạc khi phát hiện ra một cuốn sách vừa hiếm thấy lại vừa không tầm thường, đó là một cuộn giấy cổ mô tả sự diệt vong của những người khổng lồ. Cuốn sách được đặt tên là “Sách về người khổng lồ” này miêu tả những sinh vật từng sinh sống trên hành tinh của chúng ta từ rất lâu về trước cùng với câu chuyện về sự diệt vong của họ.

Nhưng người khổng lồ là ai? Theo các nhà sử học hàng đầu, người khổng lồ là những sinh vật thần thoại, trên thực tế họ không hề tồn tại trên hành tinh của chúng ta. Tuy nhiên, sự thật về người khổng lồ có thể huyền bí hơn trong trí tưởng tượng của chúng ta.

Đầu tiên, chúng ta nhất định phải rõ ràng rằng ngay cả tại thế kỷ 21 ngày nay, chúng ta vẫn chưa hoàn toàn lý giải được danh từ “người khổng lồ”. Mấy năm gần đây, các học giả đã đề xuất một số từ nguyên gốc và giả thuyết, trong đó có cụm từ “người tử trận”, “kẻ phản bội” và thậm chí là “làm cho người khác sa đọa”. Nhưng cho dù tên của những người này và ý nghĩa của nó đại biểu cho điều gì, thì những người khổng lồ huyền bí được xem là những sinh vật đã từng sống cách đây rất lâu trên hành tinh của chúng ta.

Một số tài liệu thời cổ đại có đề cập đến người khổng lồ. Một trong số đó là cuốn sách cổ “Sách Sáng thế” (Book of Genesis). Nội dung trong cuốn sách hẳn là mô tả những sinh vật thần bí này. Nhưng hầu hết thông tin thu thập được ngày nay đều đến từ Sách Enoch. Tác phẩm cổ xưa này được cho là của ông cố Noah. Ông Enoch đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử. Điều khiến chúng ta hiếu kỳ là ông ấy là một trong những nhân vật bí ẩn nhất trong cuốn “Sách Sáng Thế”. Theo “Sách Sáng Thế”, Enoch đã sống thọ tới mức đáng kinh ngạc là 265 năm. Ông ta được đưa đến trước mặt Chúa, sau đó nói rằng: “Ông đồng tại cùng với Chúa, nhưng giờ không như thế nữa rồi, vì Chúa đã mang ông đi”.

Tại thời điểm đó, hành tinh của chúng ta được cho là nơi trú ngụ của các “thiên thần”. Họ chung sống với người phàm rất nhiều năm, cuối cùng giao phối với “con cái của loài người”, sinh ra một chủng tộc cường tráng lạ thường, được xem là chủng người lai khổng lồ hoặc người khổng lồ.

Nhưng câu chuyện về người khổng lồ được mô tả trong các cuộn giấy cổ được tìm thấy ở hang Qumran có sự khác biệt rất lớn so với mô tả trong Sách Sáng Thế. Cuốn Sách về người khổng lồ tuy không hoàn chỉnh nhưng nó đã cung cấp nhiều quan điểm khác nhau về những người khổng lồ. Theo các văn thư cổ, những người khổng lồ hay còn gọi là “Nephilim” ý thức được rằng xu hướng bạo lực của họ sẽ dẫn đến sự hủy diệt của bản thân. Vì vậy, họ yêu cầu Enoch thay mặt những người khổng lồ giao tiếp với Thần.

Các văn thư cổ mô tả chi tiết về phương thức sinh hoạt của những người khổng lồ sống trên Trái đất cũng như sự hỗn loạn và phá hoại mà họ gây ra. Lúc ấy, họ vì sợ hãi mà nảy sinh những giấc mơ tiên đoán về ngày tận thế. Theo tài liệu này, người khổng lồ đầu tiên có giấc mơ tiên đoán như vậy là Mahway, người con trai khổng lồ của thiên thần Barakel. Theo giấc mơ của anh ta, có một tấm bảng khổng lồ sẽ bị chìm ngập trong nước, khi tấm bảng xuất hiện chỉ còn lại ba cái tên. Chúng được xem là đại biểu cho trận Đại hồng thủy và sự phân bố cuối cùng của tất cả các loài động vật, ngoại trừ những người con của Noah.

2Q26 […] Họ ngâm tấm bảng trong nước…] 2 […] Nước chảy qua [tấm bảng…] 3 […] Họ vớt tấm bảng lên từ trong nước…]

Những người khổng lồ không chắc chắn về ý nghĩa thực sự của những giấc mơ này, vì thế họ dành rất nhiều thời gian để tranh luận về giấc mơ của Mahway. Tuy nhiên, họ cũng không giải thích được ý nghĩa của giấc mơ là gì. Không lâu sau, hai đứa con trai người khổng lồ của thiên thần sa ngã Shemyaza là Ohya và Hahya cũng bắt đầu có những giấc mơ tương tự: “Ohya và Hahya mơ thấy một cái cây bị bật gốc chỉ còn lại ba cái rễ”.

Thế là hai người họ có một giấc mơ (4) khi đang ngủ, từ lúc chạy trốn, họ tỉnh dậy, đi đến […và kể] về giấc mơ của mình, cũng tại cuộc gặp gỡ với các đồng đội nói về bọn quái vật. [… Trong] giấc mộng của tôi, tôi nhìn thấy một buổi tối (7) [và có một khu vườn…] người làm vườn và họ đang tưới nước (8) [… hai trăm gốc cây với] những mầm non mọc ra từ rễ […] tất cả nước và lửa thiêu cháy tất cả (10) [khu vườn…] và sau khi tìm thấy những người khổng lồ, họ đã kể về (11) [giấc mơ…] của họ.

Khi những người khổng lồ biết được dự ngôn từ giấc mơ của họ, họ liền đi tìm sự giúp đỡ của Enoch.

[… với Enoch] Người văn sĩ đáng kính nói, ông sẽ giúp chúng ta giải thích (12) những giấc mơ. Sau đó, người đồng bào của ông là Ohya tuyên bố và nói với người khổng lồ rằng: (13) Hôm nay tôi có một giấc mơ, hỡi những người khổng lồ, người thống trị thiên hạ đã đến địa cầu rồi.

(14)[…] Đây là kết thúc của giấc mơ. [Từ giờ] tất cả người khổng lồ [và quái vật!] cảm thấy sợ hãi (15) và đi tìm Mahway. Khi anh đến chỗ họ, những người khổng lồ đã cầu xin anh đi tìm Enoch (16).

[Người văn sĩ đáng kính]. Họ nói với anh, hãy đi […] cho anh (17) […] khi anh nghe thấy giọng nói của ông ấy thì hãy nói với ông rằng, ông ấy sẽ […và] giải thích ý nghĩa của những giấc mơ […].

3.3 […] Những người khổng lồ còn sống được bao lâu? […]

Tuy nhiên, Enoch không còn ở trên Trái Đất, vì thế những người khổng lồ đã cử một người khổng lồ khác đi vào vũ trụ một chuyến. Sau chuyến hành trình vào vũ trụ, Mahway tìm thấy Enoch và đưa ra thỉnh cầu.

[…anh bay lên không trung] (4) như một cơn gió mạnh, dang đôi tay để lượn vòng như diều hâu […anh bỏ lại] (5) thế giới mà mình sinh sống và đi qua một vùng đất hoang vu, một sa mạc rộng lớn… (6) Enoch nhìn thấy anh, gọi tên anh ta, Mahway nói với ông […]

(7) Ông lặp đi lặp lại với Mahway rằng […người khổng lồ rời đi (8), và tất cả những quái vật trên trái đất. Nếu như […] đã được chuyển đi […] (9) thì kể từ ngày đó […] chúng […] và chúng sẽ được thêm vào […]

10[…] Chúng tôi sẽ thông qua các bạn ở nơi đây để biết được ý tứ mà họ biểu đạt […] 11[…Từ trên trời sẽ có hơn 200 cái cây [rơi xuống…]

Nếu phân tích kỹ đoạn văn được trích dẫn ở trên, chúng ta sẽ có được một cách giải thích kỳ lạ “…Bạn bay lên không trung…tay như diều hâu…rời khỏi thế giới mà bạn đã sống và đi qua một vùng đất hoang vu…”

Thú vị hơn là rất nhiều người đồng ý rằng những gì được mô tả trong quyển sách cổ này là một cuộc du hành vũ trụ, rời khỏi Trái đất, mô tả Trái đất dưới góc nhìn của một người du hành rời khỏi bầu khí quyển Trái đất.

Chúng ta có thể từ tín ngưỡng của bản thân mà giải thích ý nghĩa ẩn giấu trong tài liệu này.

Quay trở lại với nội dung của cuốn “Sách về người khổng lồ”, chúng ta thấy Enoch đã đưa Mahway trở lại Trái đất, nói rằng ông sẽ thay mặt cho những người khổng lồ thương lượng với Thần. Tuy nhiên, tấm bảng tin tức Enoch truyền cho những người khổng lồ không phải là tin tức tốt lành:

4Q530 Đoạn 2, người văn sĩ [Enoch…] 2 […] 3a bản sao của tấm bảng tin tức thứ hai, [Enoch] đã truyền [đưa…] 4 viết chữ lên tay của người nhân sĩ Enoch, [… nhân danh Thượng Đế vĩ đại,]

(5) thánh khiết, đến Shemihaza và tất cả [bạn bè của anh…] 6 để cho bạn biết rằng không phải […] 7 những gì ngươi làm với vợ của ngươi […] 8 bọn họ, con trai của họ và vợ của con trai họ.

[cùng con trai của họ…] 9 sự dâm loạn của ngươi tại nơi đây đã mang đến tai họa cho ngươi […thổ địa khóc vì ngươi. ] 10 và than phiền về hành vi của ngươi và con cái ngươi […] 11 những tổn thương ngươi đã gây ra cho nó. […] Raphael

(Raphael) đến, chờ xem, sự phá hoại của trận đại hồng thủy sắp tới sẽ tiêu diệt mọi sinh vật cùng tất cả mọi thứ trên sa mạc và trong đại dương. Ý nghĩa của thảm họa này […]

14. là do sự tà ác của ngươi mà tạo thành. Nhưng bây giờ, hãy từ bỏ mối quan hệ giữa ngươi và [cái ác…], sau đó cầu nguyện.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/234654

The post Sách về người khổng lồ 2000 năm trước tiết lộ bí ẩn của nền văn minh bị hủy diệt first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn (Phần 2.7)https://chanhkien.org/2024/05/mo-canh-cua-sinh-tu-kham-pha-bi-an-cua-linh-hon-phan-27.htmlSat, 04 May 2024 23:49:47 +0000https://chanhkien.org/?p=33094[ChanhKien.org] 2.7. Trải nghiệm cận tử của nhà tâm lý học Vào thời điểm cuối cùng khi phân tích trường hợp cụ thể, chúng tôi lại lấy thêm hai ví dụ về trải nghiệm cận tử của tự thân nhân vật nổi tiếng nhưng khá đầy đủ/hoàn chỉnh mà lại rất điển hình cho mọi […]

The post Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn (Phần 2.7) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

[ChanhKien.org]

2.7. Trải nghiệm cận tử của nhà tâm lý học

Vào thời điểm cuối cùng khi phân tích trường hợp cụ thể, chúng tôi lại lấy thêm hai ví dụ về trải nghiệm cận tử của tự thân nhân vật nổi tiếng nhưng khá đầy đủ/hoàn chỉnh mà lại rất điển hình cho mọi người.

Trải nghiệm cận tử của Tiến sĩ Carl Jung, nhà tâm lý học nổi tiếng thế giới và là bậc thầy về tâm lý học phân tích:

Tiến sĩ Jung là một học giả về tâm thần học nổi tiếng thế giới. Năm 1944, trong một bệnh viện ở Thụy Sĩ, ông đã trải qua một lần trải nghiệm cận tử vì căn bệnh tim. Dưới đây là những mô tả về trải nghiệm của ông, những mô tả này được đưa vào cuốn sách nổi tiếng của ông có tên “Ký ức, Mộng cảnh, Ảnh phản chiếu” (Memories, Dreams, Reflections):

Tôi cảm giác như mình bay lên một không gian rất cao. Ở rất sâu bên dưới, tôi nhìn thấy Trái Đất đang đắm chìm trong ánh sáng xanh rực rỡ. Tôi nhìn thấy lục địa và đại dương xanh sâu thẳm, phía xa dưới chân tôi là Ceylan (Ghi chú của dịch giả: tên gọi cũ của Sri Lanka). Xa xa phía trước tôi là lục địa Ấn Độ. Toàn bộ tầm nhìn của tôi không bao quát hết được cả Trái Đất, nhưng hình cầu của nó tôi vẫn có thể phân biệt rõ. Xuyên qua vùng ánh sáng xanh đó, hình dáng của Trái Đất tỏa ra ánh sáng màu trắng bạc. Ở nhiều nơi, Trái Đất dường như được phủ lên lớp màu sắc, hoặc được điểm xuyết màu xanh đậm giống như màu sắc của bạc bị oxy hóa. Bên trái là hoang mạc Ả Rập rộng lớn màu vàng đậm. Phía sau là biển Đỏ, giống như ở phía trên bên trái của bản đồ. Tôi chỉ có thể nhìn thấy biển Địa Trung Hải là một điểm nhỏ. Những nơi khác đều hơi mờ nhìn không rõ. Tôi còn nhìn thấy dãy núi Himalaya phủ đầy băng tuyết nhưng một số chỗ có sương mù mờ mịt. Sau này tôi biết rằng muốn nhìn thấy những cảnh tượng này của Trái Đất, tôi phải cách xa mặt đất khoảng một nghìn dặm.

Trầm tư một lúc, tôi quay người lại, dường như bây giờ tôi hướng về phía Nam của Trái Đất, cách đó không xa tôi nhìn thấy một tảng đá lớn màu đen giống như thiên thạch, lớn cỡ căn nhà của tôi. Nó lơ lửng trong không trung, tôi cũng lơ lửng trong không trung.

Tôi đã từng nhìn thấy những hòn đá tương tự ở vịnh Bengal (Ben-gan), một số được chạm khắc rỗng làm đền chùa. Tôi nhìn thấy chính là một hòn đá như vậy. Ở bên phải của lối vào sân trước, tôi thấy một người Ấn Độ da đen đang lặng lẽ ngồi đả tọa song bàn trên băng ghế dài làm bằng đá. Ông ấy mặc trường bào màu trắng. Tôi cảm nhận được ông ấy biết sự có mặt của tôi. Sau khi bước lên hai bậc thang, liền tiến vào sân trước. Phía bên trái là lối vào của ngôi chùa này. Bên trong có vô số ngọn đèn dầu cao cao hình đĩa nhỏ đang cháy, khi tôi đến gần và bước vào trong bậc thềm đá thì một chuyện kỳ lạ đã xảy ra: Tôi cảm thấy dường như tất cả mọi thứ ở thế tục trên người tôi đều bị cởi bỏ ra, tất cả những thứ tôi truy cầu, những gì tôi mong muốn, tất cả những mộng ảo trên đời mà tôi nghĩ tới đều bị bóc tách ra khỏi thân thể tôi giống như lột da vậy. Đây là một quá trình thống khổ tột độ. Nhưng vẫn còn lưu lại một số thứ, giống như kinh nghiệm về những việc mình từng làm, trải nghiệm về những việc đã xảy ra bên mình. Tôi có thể nói rằng nó đi theo tôi, tôi chính là nó. Trải nghiệm này cho tôi biết mình rất nghèo khổ, nhưng đồng thời lại cảm giác vô cùng mãn nguyện. Tôi không nghĩ mình lại muốn bất cứ thứ gì khác. Hình thức tồn tại của tôi là một dạng khách quan, tôi vẫn luôn tồn tại như vậy. Ban đầu cảm giác bị cướp, bị tước đoạt, bị chôn vùi chiếm cứ lấy tôi, giờ đây những thứ đó bỗng trở nên không còn quan trọng nữa. Không còn nỗi buồn giống như bị tước đoạt, trái lại tôi đã có tất cả những gì của mình rồi.

Một chuyện khác đã thu hút sự chú ý của tôi: Khi tôi bước vào ngôi chùa đó, tôi có một niềm tin vững chắc rằng tôi sẽ bước vào một căn phòng có ánh sáng, ở đó tôi sẽ gặp được tất cả những người thuộc về cùng một nhóm với tôi. Ở đó tôi sẽ hiểu, tôi cũng tin chắc rằng, tôi có quan hệ nhân duyên ở trong đó. Tôi sẽ biết tình hình trước đó của tôi, nguyên nhân mà tôi tồn tại, cùng với bến đỗ tương lai của tôi. Tôi vô cùng tin tưởng rằng, một khi tôi bước vào trong chùa đá này, mọi đáp án cho những câu hỏi đều sẽ được rõ ràng. Ở đó tôi sẽ gặp được người biết đáp án cho những câu hỏi này.

Khi tôi đang nghĩ về những câu hỏi này, có một chuyện khác đã thu hút sự chú ý của tôi. Từ bên dưới chỗ tôi, một hình ảnh bay lên từ hướng châu Âu. Đó là bác sĩ của tôi, hoặc chỉ giống như bác sĩ của tôi, được khảm trong một cái khung màu vàng hoặc là trong một vòng hoa màu vàng. Tôi lập tức biết rằng: “A, đây là bác sĩ của tôi, ông ấy đang trị liệu cho tôi. Bây giờ ông ấy đến với hình tượng thật của mình. Trong nhân thế, ông ấy xuất hiện với hình tượng thật tại thế gian, còn hình tượng thật của ông đã tồn tại vào thời điểm ban đầu rồi”.

Có lẽ tôi bây giờ cũng xuất hiện với hình tượng thật của mình, nhưng tôi không hề quan sát thấy điểm này, chỉ là nghĩ rằng đương nhiên là vậy. Khi vị bác sĩ cấp cứu cho tôi đứng trước mặt tôi, giữa chúng tôi đã diễn ra một cuộc giao tiếp bằng tư tưởng trong im lặng: Bác sĩ được Trái Đất phái đến để truyền đạt một thông điệp cho tôi, ông ở đó kháng nghị về sự rời đi của tôi. Tôi không có quyền rời khỏi Trái Đất, tôi phải quay trở lại. Trong phút chốc tôi biết được thông điệp này, những hình ảnh mà tôi nhìn thấy lập tức biến mất.

Tôi cảm thấy vô cùng thất vọng. Bởi vì bây giờ dường như tất cả đều tan vỡ, những trải nghiệm thống khổ lần đó về việc tôi bị tước đoạt tất cả trở nên vô ích. Tôi không được phép bước vào ngôi chùa đó, không thể gia nhập nhóm người mà tôi thuộc về. Bây giờ tôi phải quay lại “hệ thống hộp” đó, bởi vì đối với tôi dường như ở phía sau phạm vi của vũ trụ, không gian ba chiều của chúng ta được xây dựng nhân tạo, ở chỗ này mỗi người đều ngồi riêng trong một chiếc hộp nhỏ của mình. Cuộc sống và cả thế giới cho tôi ấn tượng giống như một nhà tù. Bây giờ tôi phải thuyết phục bản thân một lần nữa rằng mọi thứ ở đây đều quan trọng. Nó làm cho tôi buồn phiền không cách nào diễn tả được, nhưng tôi phải nhìn nhận lại rằng nó là tự nhiên. Tôi đã từng rất vui vì có thể vứt bỏ nó đi, giờ đây tôi lại phải giống như người khác bị một sợi dây treo trong một chiếc hộp nhỏ.

Trong tâm tôi rất bất mãn với bác sĩ của mình, vì ông đã cứu sống tôi. Nhưng đồng thời tôi lại lo lắng cho sinh mệnh của ông, bởi vì ông từng lộ ra hình tượng thật trước mặt tôi. Khi một người có được hình tượng thật này có nghĩa là anh ta sắp chết, bởi vì ông ấy đã thuộc về một quần thể lớn hơn. Đột nhiên tôi nảy sinh ra một niệm đầu đáng sợ rằng bác sĩ sẽ chết thay tôi. Cho nên tôi đã gắng hết sức có thể nói với ông ấy chuyện này, nhưng ông ấy không tin tôi.

Tôi xác thực là bệnh nhân cuối cùng của ông ấy. Tôi vẫn còn nhớ ngày tôi được phép ngồi cạnh giường của mình, bác sĩ của tôi ngủ trên giường và không bao giờ thức dậy nữa. Tôi nghe nói ông bị sốt cao từng đợt, không lâu sau thì ông ra đi.

Dịch từ: https://media.zhengjian.org/media/zjbooks/life_gate/08.htm

The post Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn (Phần 2.7) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Bí ẩn về 18 bộ xương người khổng lồ ở Wisconsinhttps://chanhkien.org/2024/04/bi-an-ve-18-bo-xuong-nguoi-khong-lo-o-wisconsin.htmlWed, 24 Apr 2024 04:03:28 +0000https://chanhkien.org/?p=33041[ChanhKien.org] Chiều cao của các bộ xương người khổng lồ ở Wisconsin rơi vào khoảng 2,5 đến 3,3 mét, xương sọ của những người này “được cho là của con người, nhưng nó lại lớn hơn bất kỳ chủng tộc người nào sống ở Mỹ ngày nay”. Họ có hai hàm răng, sáu ngón tay […]

The post Bí ẩn về 18 bộ xương người khổng lồ ở Wisconsin first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org]

Chiều cao của các bộ xương người khổng lồ ở Wisconsin rơi vào khoảng 2,5 đến 3,3 mét, xương sọ của những người này “được cho là của con người, nhưng nó lại lớn hơn bất kỳ chủng tộc người nào sống ở Mỹ ngày nay”.

Họ có hai hàm răng, sáu ngón tay và sáu ngón chân, cũng giống như con người của các chủng tộc khác nhau. Răng trước vòm miệng là răng hàm rất đều nhau. Đầu của họ thường khá dài, người ta cho rằng bởi vì lý do này mà họ có thể sống lâu hơn người bình thường.

Trên thực tế, nhiều nền văn hóa cổ đại trên thế giới đều tin vào sự tồn tại của người khổng lồ. Nhiều văn thư thời cổ đại như Thánh Kinh đã chỉ ra rằng, những “sinh vật trong thần thoại” này là có thật.

Theo sáng thế ký 6:4 của Kinh thánh, “lúc bấy giờ trên mặt đất có những người khổng lồ, sau đó những đứa con trai của Thần đã giao hợp với các cô con gái của loài người để sinh sôi nảy nở, họ là những người oai hùng và nổi tiếng thời thượng cổ”.

(Báo cáo của tờ New York Times vào ngày 4 tháng 5 năm 1912)

Tuyên bố gây chấn động thế giới cần bằng chứng gây sốc

Vine Deloria là một tác giả, đồng thời cũng là giảng viên luật người Mỹ bản địa cho biết:

“Khảo cổ học và nhân chủng học hiện đại gần như đã khóa chặt cánh cửa trí tưởng tượng của con người, họ giải thích một cách chung chung rằng quá khứ của Bắc Mỹ hoàn toàn không liên quan gì đến những điều bất thường, và những điều bất thường này đã được kể lại bởi những người vĩ đại của nền văn hóa người khổng lồ. Vào thế kỷ 19, những nhà thăm dò lăng mộ cổ khổng lồ thuộc viện Smithsonian đã mở lối vào một chiều xuyên qua nơi an nghỉ của vô số bộ hài cốt. Lối vào này cùng với những thứ ở trong đó trên thực tế đã được niêm phong một cách nghiêm mật, ngoại trừ các quan chức chính phủ ra thì không ai được phép đi vào trong. Nhưng các quan chức chính phủ cũng không hề tìm kiếm đáp án được chôn giấu trong đống xương này”.

Vào ngày 4 tháng 5 năm 1912, tờ New York Times đã đăng một tin tức gây chấn động: “Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy những bộ xương có kích thước lớn phi thường khi khai quật gần khu vực hồ Delavan ở Wisconsin”.

Hộp sọ của họ dài hơn so với người bình thường. Theo tin tức tại thời điểm đó, một nhóm nhà khảo cổ học của học viện Beloit ở Wisconsin đã phát hiện bộ xương có chiều cao từ 2,3 đến 3 mét. Đây chỉ là số ít trong những bộ xương được tìm thấy trên khắp thế giới.

Tuy nhiên, sau khi phát hiện ra những bộ xương này, thì nghi vấn cũng bắt đầu nảy sinh. Địa điểm tử vong của những bộ xương này là ở đâu? Phải chăng họ đang cố tình lẩn trốn vì không muốn bị công khai? Điều thú vị là nơi tìm thấy những bộ xương khổng lồ này vốn nổi tiếng với những bộ xương có kích thước cự đại và chúng khác xa so với những bộ xương của người bình thường hay người bản địa. Năm 1891, các nhà khoa học của viện Smithsonian đã phát hiện ra những bộ xương khổng lồ khi đang khai quật một lăng mộ kim tự tháp ở khu vực Madison, thật kỳ lạ là chúng cũng ở Wisconsin. Sau đó tất cả những bộ xương này đã biến mất.

Viện Smithsonian nói rằng họ không biết gì về những bộ xương này hoặc bất kỳ bộ xương khổng lồ nào khác. Tuy nhiên, có bằng chứng trong một bản tin liên quan cho thấy những bộ xương khổng lồ này đã từng được tìm thấy trên khắp vùng Trung Tây nước Mỹ trong khoảng thời gian gần 100 năm.

Những phát hiện liên quan đến vấn đề này đã được ghi chép cụ thể ở Minnesota, Ohio, Iowa, Indiana, Kentucky và Illinois.

Những người theo thuyết âm mưu tin rằng chính phủ Mỹ đang che giấu điều gì đó và không mấy hứng thú với việc thảo luận về một chủng tộc người khổng lồ có thể đã sinh sống ở Mỹ từ nhiều thế kỷ trước. Nhưng châu Mỹ không phải là lục địa duy nhất phát hiện ra điều này. Ở những nơi khác trên thế giới, các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy những bộ xương được cho là của một chủng tộc người khổng lồ.

Mặc dù đã có những bằng chứng xác đáng, nhưng trong số đó lại có rất nhiều là những trò đùa ác ý được dàn dựng công phu, khiến cho những khám phá thực sự trên thế giới bị nghi ngờ.

Một ví dụ mê hoặc khác là một ngón tay dài 38 cm được phát hiện ở Ai Cập cổ đại. Xương ngón tay của xác ướp này khiến cho người ta ấn tượng sâu sắc, nó giống như xương ngón tay của người dài 38 cm. Các nhà nghiên cứu Ai Cập tin rằng đốt xương này thuộc về một sinh vật cao hơn 5 mét. Chỉ có một số ít người có thể chụp được hình ảnh của đốt xương này vào năm 1988 và chúng được đăng trên tờ báo Bild có uy tín ở châu Âu.

Bạn nghĩ sao về điều này?

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/235079

The post Bí ẩn về 18 bộ xương người khổng lồ ở Wisconsin first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Người khổng lồ không chỉ là truyền thuyếthttps://chanhkien.org/2024/04/nguoi-khong-lo-khong-chi-la-truyen-thuyet.htmlTue, 02 Apr 2024 04:15:51 +0000https://chanhkien.org/?p=32884Tác giả: Học Cảng (Đài Loan) [ChanhKien.org] Trong nhiều truyền thuyết của các dân tộc trên thế giới, người khổng lồ hầu như đóng một vai trò rất quan trọng. Từ câu chuyện người khổng lồ một mắt (Cyclops) chạm trán với anh hùng Odysseus trên hải đảo trong thần thoại Hy Lạp “The Odyssey”, […]

The post Người khổng lồ không chỉ là truyền thuyết first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Học Cảng (Đài Loan)

[ChanhKien.org]

Trong nhiều truyền thuyết của các dân tộc trên thế giới, người khổng lồ hầu như đóng một vai trò rất quan trọng. Từ câu chuyện người khổng lồ một mắt (Cyclops) chạm trán với anh hùng Odysseus trên hải đảo trong thần thoại Hy Lạp “The Odyssey”, Jack và cây đậu thần trong truyện cổ Grimm đụng độ với người khổng lồ, cho đến “Xứ sở người khổng lồ” trong Gulliver du ký, có rất nhiều câu chuyện đều miêu tả về sinh vật khổng lồ này. Sau thế kỷ 18, cùng với sự phát triển nghiên cứu của ngành nhân chủng học cận đại, những câu chuyện truyền thuyết như thế đã dần dần biến mất. Ngày nay mọi người đều nói rằng tất cả chỉ là những câu chuyện truyền thuyết hoang đường. Tuy nhiên, có một số phát hiện khảo cổ liên quan đến người khổng lồ đã khiến nhân loại phải suy ngẫm lại: “Truyền thuyết” chỉ là truyền thuyết thôi sao?

Trước tiên chúng ta hãy xem những viên đá chạm khắc ICA được phát hiện tại Peru Nam Mỹ. Những viên đá này được lưu giữ tại bảo tàng Tiến sĩ Javier, chúng được chạm khắc nhiều hình vẽ khiến người ta phải kinh ngạc. Trong những hình vẽ này, chúng ta có thể thấy rõ ràng khung cảnh con người sinh sống cùng với khủng long, chúng giống như là một loài gia súc hoặc thú cưng của con người thời đó. Các nhà khoa học cho rằng khủng long đã biến mất từ hơn một trăm triệu năm trước, vậy thì những hình vẽ này rốt cuộc là ai đã khắc lên?

Trong số đó có một phiến đá có khắc hình một người đàn ông hoảng loạn đang bị một con khủng long bạo chúa (Tyrannosaurus Rex) truy đuổi, anh ta rất sợ hãi chạy về phía trước. Con khủng long bạo chúa này trông giống với khủng long bạo chúa mà chúng ta đã từng xem trong bộ phim “Công viên kỷ Jura” (Jurassic Park), là một loài khủng long đứng với hai chân sau rất lực lưỡng, trong khi hai chân trước lại rất ngắn giống như chậm phát triển, dường như rất không cân xứng với thân hình to lớn của nó. Ngày nay khi các chuyên gia khai quật hóa thạch khủng long, sau khi phân loại và sắp xếp cẩn thận, họ đã dựa vào phương pháp phục hồi để ghép lại bộ xương ban đầu, rồi lại dựa trên những suy đoán hợp lý để phác họa hình dáng của loài khủng long vào thời đó. Từ đó suy ra rằng, người đã khắc lên những viên đá này, nếu không phải đã sống cách đây hơn một trăm triệu năm, vậy thì rõ ràng họ cũng có kiến thức ngang hàng với các nhà khoa học ngày nay, có thể vẽ lại hình ảnh khủng long bằng cách khôi phục hóa thạch.

Cho dù suy luận nào đúng, thì kết quả thu được đều rất đáng kinh ngạc. Bởi vì những hình vẽ được chạm khắc trên đá này khiến người ta khó lý giải, làm sao có thể vẽ người và khủng long cùng với nhau được chứ? Hãy xem một viên đá khác có khắc hình một con khủng long ba sừng Triceratops. Loài khủng long này trông giống như loài tê giác khổng lồ, và tên của nó được đặt theo ba chiếc sừng trên đầu. Trong hình vẽ có khắc một người đàn ông cưỡi trên lưng một con khủng long ba sừng, tay đang vung một loại vũ khí giống như cái rìu. Trên một hòn đá khác, chúng tôi còn nhìn thấy một người đang cưỡi trên lưng một con khủng long có cánh (Pterosauria). Hầu như các loài khủng long nổi tiếng đều xuất hiện trong những tác phẩm chạm khắc đá này, hơn nữa dường như còn có mối liên quan mật thiết đến cuộc sống của những người đã chạm khắc chúng.

Khi so sánh tỉ mỉ những bức điêu khắc bằng đá này, bạn sẽ phát hiện một sự thật khiến người ta phải kinh ngạc. Trong những viên đá chạm khắc này này, thì tỷ lệ kích thước giữa người và khủng long không khác nhau nhiều. Lấy hóa thạch của loài khủng long bạo chúa mà hiện nay đã được phát hiện làm ví dụ, chiều cao của loài khủng long bạo chúa này ngang bằng với một tòa nhà ba tầng. Trong bộ phim “Công viên kỷ Jura”, chúng ta có thể thấy rằng loài khủng long bạo chúa này cực kỳ to lớn, chúng có thể một chân giẫm bẹp con người. Còn trong những bức điêu khắc đá này, mặc dù khủng long vẫn to lớn hơn con người nhưng tỷ lệ không quá chênh lệch; kích thước của loài khủng long ba sừng đối với người cưỡi nó mà nói, dường như tương đồng với tỷ lệ giữa người và con bò ngày nay. Như vậy thông tin này nói lên điều gì? Rất có khả năng loài người sinh sống trong thời đại khủng long tương đối cao lớn, chẳng phải đó chính là “người khổng lồ” hay sao?

Mặc dù suy luận này thoạt nghe có vẻ khiến người ta khó tiếp thu, nhưng nếu mọi người biết được loài chuồn chuồn trong thời đại khủng long có đôi cánh dang rộng lên tới một mét, thì việc nói rằng con người sống trong thời đại khủng long là người khổng lồ có lẽ không phải là điều quá viển vông.

Chúng ta hãy xem hai bức tranh dưới đây. Một hình là đá chạm khắc ICA, hình còn lại là bức tranh khổng lồ ở đồng bằng Nazca. Trên một tảng đá được khai quật tại ICA, có khắc hình ảnh những chú khỉ gần giống với bức tranh khổng lồ ở đồng bằng Nazca. Nghệ thuật gia điêu khắc đá này phải chăng cũng là tác giả của bức tranh khổng lồ ở Nazca? Lẽ nào những bức tranh khổng lồ ở Nazca khiến người ta khó lý giải cũng là do những người khổng lồ vẽ?

Vào cuối những năm 1950, rất nhiều xương hóa thạch khổng lồ đã được phát hiện tại một vùng thung lũng của Thổ Nhĩ Kỳ. Qua điều tra đã chứng thực rằng chúng rất giống với xương người, chỉ là tỷ lệ chênh lệch một cách kỳ lạ. Trong đó có một hóa thạch xương đùi của người dài 120 cm. Nếu chiểu theo tỷ lệ này, chiều cao của “người” này có thể lên đến năm mét, gọi họ là “người khổng lồ” thật sự không có gì thái quá.

Một phát hiện tương tự khác ở Mỹ. Người Anh-điêng có một truyền thuyết kể rằng, cách đây rất lâu về trước, đã từng có một chủng tộc người khổng lồ tóc đỏ, thân thể họ vô cùng cao lớn, nhưng cũng rất hung hãn. Trải qua nhiều năm chinh chiến, tổ tiên của người Anh-điêng mới đánh đuổi được người khổng lồ này. Những người khổng lồ này sống trong một hang động tên là Lovelock, nằm cách thị trấn Lovelock ở Nevada, Mỹ 35 km về phía Tây Nam. Lúc mới đầu người ta không chú ý nhiều đến truyền thuyết này, mãi cho đến năm 1911, sau khi những người thợ mỏ khai thác phân chim trong hang Lovelock phát hiện ra một bộ xác ướp khổng lồ cao 2,2 mét với mái tóc đỏ, điều này đã thu hút sự quan tâm của các nhà khảo cổ học.

Sau khi phát hiện này được công bố, các học giả đã nghĩ đến những truyền thuyết cổ xưa của người Anh-điêng và bắt đầu điều tra. Đại học California – Berkeley và hiệp hội sử học Nevada đã cử nhân viên đi điều tra. Hang động trên núi đã bị hư hại do các hoạt động khai thác mỏ, thật may Lauder đã tìm thấy được một số di vật của người Anh-điêng. Tiếp đó, kỹ sư khai khoáng Loud và một số nhân viên khác đã đo chiều dài của một số xương đùi khai quật được tại thị trấn Lovelock, phát hiện rằng những chiếc xương đùi này thuộc về những người có chiều cao từ 2 đến 3 mét. Cũng tại vị trí đó, người ta đã phát hiện thấy một số sợi tóc đỏ. Những bộ hài cốt này đến nay vẫn còn được lưu giữ ở bảo tàng Humboldt, Nevada.

Ở khu vực Sarawak, Malaysia cũng có lưu truyền những câu chuyện về người khổng lồ. Vào đầu thế kỷ 20, người ta đã phát hiện ra một số cột gỗ khổng lồ trong rừng rậm ở Sarawak, những cột gỗ này dài tới 2,5 – 2,9 mét và được cho là dụng cụ mà người khổng lồ đã sử dụng.

Trong lịch sử phát triển lâu dài của nhân loại, liệu có tồn tại người khổng lồ hay không? Nếu câu trả lời là không thì những bộ hài cốt khổng lồ được phát hiện ở Thổ Nhĩ Kỳ và trong hang Lovelock sẽ được giải thích thế nào? Nếu đó là sự thật, vậy thì những người khổng lồ đã đi đâu?

Khi xem xét cục bộ những bằng chứng trên chúng ta sẽ cảm thấy đó là những ẩn đố khó giải. Thế nhưng khi tổng hợp lại mà xét thì chúng thật sự đáng để suy ngẫm.

Website tham khảo: http://www.omniology.com/

Hình ảnh con người và khủng long sống cùng nhau trên các điêu khắc đá.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/15605

The post Người khổng lồ không chỉ là truyền thuyết first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn (Phần 2.6)https://chanhkien.org/2024/03/mo-canh-cua-sinh-tu-kham-pha-bi-an-cua-linh-hon-phan-26.htmlSun, 31 Mar 2024 03:31:50 +0000https://chanhkien.org/?p=32875[ChanhKien.org] 2.6. Trải nghiệm cận tử ở Trung Quốc Sau khi các nhà khoa học nước ngoài triển khai nghiên cứu về trải nghiệm cận tử trong nhiều thập niên, cuối cùng ở Trung Quốc đã xuất hiện những cuốn sách giới thiệu về trải nghiệm cận tử. Ví dụ như cuốn “Phỏng vấn về […]

The post Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn (Phần 2.6) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org]

2.6. Trải nghiệm cận tử ở Trung Quốc

Sau khi các nhà khoa học nước ngoài triển khai nghiên cứu về trải nghiệm cận tử trong nhiều thập niên, cuối cùng ở Trung Quốc đã xuất hiện những cuốn sách giới thiệu về trải nghiệm cận tử. Ví dụ như cuốn “Phỏng vấn về trải nghiệm cận tử” với nội dung là thảo luận về cái chết từ những góc độ khác nhau, tác giả đã liệt kê một số lượng lớn các trường hợp trải nghiệm cận tử. Dựa theo những lời kể lôi cuốn của những người trải nghiệm cận tử, tác giả đã tường thuật lại một cách khách quan những cảm thụ và trải nghiệm của đương sự trong quá trình đó. Người biên tập cuốn sách này cho rằng, con người ngoại trừ tâm lý sợ hãi ra, còn có tâm hiếu kỳ đối với cái chết không thể tránh khỏi này. Cuốn sách này không chỉ có thể thỏa mãn sự tìm tòi và tâm hiếu kỳ của con người đối với những chuyện liên quan đến cái chết, hơn nữa nó còn giúp con người nhận thức lại mới về cái chết, càng thêm trân quý sinh mệnh và sống có ý nghĩa hơn. Bạn có thể đọc được những bài viết liên quan đến trải nghiệm cận tử trên các tờ báo chính thức, chẳng hạn như vào ngày 7 tháng 6 năm 2000, tờ báo Thanh niên Trung Quốc đã từng đăng tải bài viết có tựa đề “Con người qua đời như thế nào” để giới thiệu về trải nghiệm cận tử một cách có hệ thống.

Ngày càng có nhiều nhà nghiên cứu khoa học ở Trung Quốc bắt đầu nghiên cứu về trải nghiệm cận tử, ở đây chúng tôi xin trích dẫn một đoạn trong bài luận văn được viết bởi viện trưởng bệnh viện An Định, đồng thời là chuyên gia tâm thần học Phùng Chí Dĩnh, hợp tác cùng phó viện trưởng bệnh viện An Định Lưu Kiến Huân, sau được nhà xuất bản Khoa học công nghệ Thượng Hải công bố trong chuyên mục Y Học Đại Chúng, kỳ 5 năm 1993.

Vào ngày 28 tháng 7 năm 1976, ở thành phố Đường Sơn, Trung Quốc, đã xảy ra một trận động đất lớn khiến cho hơn 240.000 người chết và hơn 160.000 người bị thương nặng. Các nhân viên y tế ở Trung Quốc đã từng mở cuộc điều tra đối với những người thoát nạn trong trận động đất lớn ở Đường Sơn năm 1976, đa số những người này đều bị chôn vùi trong đống đổ nát do các tòa nhà bị sập. Hơn một nửa số người may mắn sống sót lúc đó đã nhớ lại rằng, lúc gặp nguy hiểm họ không những không sợ hãi, ngược lại tư duy vô cùng rõ ràng, tâm thái rất bình tĩnh và nhẹ nhõm, không có cảm giác hoảng sợ; thậm chí có người trong hoàn cảnh nguy nan như vậy còn cảm thấy vui vẻ và sung sướng, cảm thấy quá trình tư duy của họ vô cùng nhanh, miên man bất định. Lúc này, những chuyện trong quá khứ hiện ra giống như chiếu một bộ phim, từng cảnh quay liên tục luân chuyển trong tâm trí, không ngừng lướt qua, nội dung đa phần là những tình tiết vui vẻ, là những cảnh nô đùa thời thơ ấu, cảnh tình yêu và hôn nhân, công việc đạt kết quả tốt hay niềm vui sướng khi nhận thưởng, v.v. Hiện tượng này được gọi là hồi tưởng lại cuộc đời hoặc “hồi ức toàn cảnh”.

Trong trận động đất lớn ở Đường Sơn, một cô gái họ Lưu mới chỉ 23 tuổi bị thương xương cột sống, không thể đi lại do đống đổ nát đè lên người. Cô miêu tả lại trải nghiệm cận tử trước khi mình được cứu sống rằng: “Suy nghĩ của tôi đặc biệt rõ ràng, tư duy nhạy bén hơn, một số tình tiết về cuộc sống hạnh phúc lướt qua tâm trí tôi giống như một bộ phim, cảnh tượng vui chơi cười đùa cùng các bạn khi còn nhỏ, hạnh phúc khi đang yêu, niềm vui khi được nhà máy biểu dương,… Trong đó phần lớn là những tình tiết về cuộc sống khiến người ta cảm thấy vui vẻ”. Cô cho biết, trong vài chục phút ngắn ngủi của trải nghiệm cận tử trước khi được cứu, cô thể nghiệm được một loại cảm giác vui vẻ và hạnh phúc của cuộc sống. Lần đầu tiên trong đời cô cảm nhận được sự quý giá của cuộc sống một cách sâu sắc đến vậy. Cho nên, mặc dù lưng của cô bị tàn phế, phải ngồi xe lăn cả đời, nhưng mỗi khi nhớ lại cảm giác khi đó, cô càng có thêm niềm tin để tiếp tục sống.

Càng thú vị hơn là gần một nửa số người được điều tra có cảm nhận rằng ý thức hoặc linh hồn rời khỏi thân thể, cảm thấy hình tượng bản thân thoát khỏi thân thể của mình, có người ví điều đó giống như “linh hồn thoát xác”. Họ nhấn mạnh rằng cảm giác như công năng của bản thân tồn tại trong một không gian nào đó bên ngoài thân thể, mà không phải ở đại não, và cho rằng thân thể sinh lý của mình không có sức sống và tư duy. Thậm chí có người báo cáo còn kể rằng, khi ở giữa không trung hoặc trên trần nhà bên ngoài thân thể sinh lý họ còn nhìn thấy hình tượng của bản thân. Hình tượng của bản thân bên ngoài cơ thể này cũng có một số dấu hiệu của sinh mệnh như mạch đập, hô hấp, v.v. Có lúc nó trở về trong thân thể sinh lý của mình, hoặc liên kết với họ theo phương thức nào đó, và nó nhẹ hơn thân thể sinh lý nhưng chiều cao và độ tuổi thì giống nhau. Cũng có người cho rằng thân thể sinh lý của bản thân lúc đó không hoàn chỉnh, như mất đi thính lực hoặc mất đi bộ phận thân thể nào đó, v.v. mà phần thân thể không chân thật lại không có chỗ thiếu sót đó. Một người được điều tra miêu tả như sau: “Lúc đó cảm thấy thân thể của mình được chia làm hai, một cái nằm ở trên giường, đó chỉ là cái vỏ rỗng, mà cái còn lại là hình tượng của bản thân, nó nhẹ hơn cả không khí, lơ lửng bay trên không trung, cảm thấy hết sức thoải mái”.

Khoảng 1/3 số người có cảm giác kỳ lạ như bản thân đang đi qua một đường hầm hoặc giống như đường hầm không gian, có lúc còn nghe thấy tiếng ồn và có cảm giác bị kéo đi hoặc bị dồn ép, còn gọi là “trải nghiệm đường hầm”. Có người còn cảm thấy đi trong đường hầm tối tăm này rất nhanh đến cuối đường, sau đó nhìn thấy ánh sáng, “ánh sáng đang tới”. Một người được điều tra nói rằng, lúc đó “cuồng phong nổi lên, cát đá bay mù mịt, không một bóng người, biết phải đi về đâu? Khi đang hoảng loạn không biết đi đâu lại xuất hiện một động đen lớn, nhưng tiến vào trong không cảm thấy sợ hãi, trong động còn bắn lên từng tầng bọt nước, chạy và rồi chạy, khi dường như nhìn thấy ánh sáng, tôi nhanh chóng chạy ra khỏi động, lại nhìn thấy được mặt trời”.

Còn có khoảng 1/4 số người được điều tra đã “gặp phải” những con người hoặc hình tượng linh hồn không chân thật. Những người không chân thật này rất nhiều là những người thân đã qua đời, giống như họ đã cùng nhau tiến nhập vào một khu vực khác với trần gian để tiếp tục sinh sống; họ là những người quen khi còn tại thế hoặc những người lạ, có vẻ như họ đã đoàn tụ với nhau. Những hình tượng linh hồn đó thường được một số người mô tả là một loại “ánh sáng”, những người khác thì coi đó giống như “hóa thân” của tôn giáo.

Ông Lý là một người may mắn sống sót trong trận động đất lớn ở Đường Sơn đã nhớ lại trải nghiệm cận tử của mình như thế này: “Thân thể này dường như đã không thuộc về tôi nữa, chân tôi dường như không cánh mà bay, các bộ phận của thân thể nằm rải rác trong không gian, sau đó tôi giống như bị chìm xuống vực sâu vạn trượng, xung quanh là bóng tối, tôi nghe thấy một âm thanh kỳ diệu bí ẩn rất khó mô tả, loại cảm giác này kéo dài khoảng nửa giờ đồng hồ. Lúc này, tôi bắt đầu nhìn lại cuộc đời ngắn ngủi của mình, nhưng những ký ức thuần túy này là một dòng ý thức, chúng hoàn toàn không chịu sự chi phối của đại não”.

Ông Vương cũng là người sống sót trong trận động đất này kể lại rằng: “Trong mơ hồ tôi bước vào một thế giới khác, chỉ nhìn thấy trước mắt xuất hiện một người đàn ông mặc trang phục mã quái trường bào (trang phục truyền thống của nam giới Trung Hoa). Anh ấy tập tễnh bước đến trước mặt tôi, tuy ở rất gần nhưng lại không sao nhìn rõ tướng mạo, khuôn mặt cũng nhìn không rõ. Anh ấy dẫn tôi bước vào một hang động sâu kỳ lạ, trước mắt tôi là một khoảng đen kịt, chỉ cảm thấy thân thể không tự chủ được mà đi theo anh ta. Khi đến cuối hang động, tôi mới phát hiện trước mắt là một cung điện dưới lòng đất với những bức tường vàng rực rỡ. Anh đi vào trong báo cáo, trong phút chốc, tôi nghe thấy bên trong dường như có người đang nói rằng, để ông ấy quay về trước đi! Lúc này, tôi mở mắt ra, phát hiện mình đã nằm trên giường bệnh, các bác sĩ và y tá đang khẩn trương tiến hành cấp cứu cho tôi”.

Thông qua những người may mắn sống sót sau trận động đất lớn ở Đường Sơn, những nhân viên nghiên cứu điều tra đã có được 81 số liệu điều tra hợp lệ, họ đã tổng kết những dữ liệu này thành 40 loại: Nhìn lại cuộc đời, ý thức và thân thể bị cách khai, cảm giác không trọng lượng, thân thể có cảm giác lạ lẫm, thân thể cảm giác bất thường, cảm giác thế giới bị hủy diệt, hòa vào cùng với vũ trụ, cảm giác thời gian dừng lại, v.v. Đối với hầu hết mọi người mà nói, đều có thể đồng thời trải nghiệm hai hoặc nhiều loại cảm giác đồng thời.

Tuy rằng cuộc điều tra về trải nghiệm cận tử của những người sống sót ở trận động đất lớn tại Đường Sơn chỉ thu được 81 số liệu điều tra hợp lệ, nhưng đây xác thực là một bộ sưu tập lớn nhất trong lịch sử về nghiên cứu trải nghiệm cận tử trên thế giới hiện nay. Trong 81 trường hợp nghiên cứu, thì có 47 trường hợp có thay đổi về tính cách trước và sau khi trải nghiệm cận tử. Những người trải nghiệm cận tử có cảm giác suy nghĩ đặc biệt rõ ràng, tính cách trở nên ôn hòa hơn rất nhiều; mà người đã trải qua việc “gặp phải” những người hoặc linh hồn ở thế giới khác, tư duy hay hành vi không bị ý thức khống chế mà có cảm giác bị phán xét, v.v. thì tính cách lại trở nên lạc quan một cách mù quáng hoặc nóng nảy. Sau khi được “hồi sinh từ cõi chết”, hầu hết mọi người ghi nhớ mãi những trải nghiệm cận tử lúc đó, thậm chí 10 năm hoặc 20 năm sau vẫn còn nhớ.

Những kết quả điều tra của những học giả ở Trung Quốc và các quốc gia khác trên thế giới đều giống nhau đến lạ thường.

Dịch từ: https://media.zhengjian.org/media/zjbooks/life_gate/index.htm

The post Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn (Phần 2.6) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Phát hiện đàn cá hóa thạch 50 triệu năm tuổi trong đá vôi tại Mỹhttps://chanhkien.org/2024/03/phat-hien-dan-ca-hoa-thach-50-trieu-nam-tuoi-trong-da-voi-tai-my.htmlWed, 27 Mar 2024 04:02:20 +0000https://chanhkien.org/?p=32851[ChanhKien.org] Truyền thông nước ngoài Boy Genius Report (BGR) đưa tin các nhà nghiên cứu từ Đại học bang Arizona ở Mỹ và Nhà tưởng niệm Mizuta Mikio (Mizuta Mikio Memorial Hall) ở Nhật Bản đã phát hiện ra hóa thạch của đàn cá có niên đại khoảng 50 triệu năm tuổi, trong đó có […]

The post Phát hiện đàn cá hóa thạch 50 triệu năm tuổi trong đá vôi tại Mỹ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org]

Truyền thông nước ngoài Boy Genius Report (BGR) đưa tin các nhà nghiên cứu từ Đại học bang Arizona ở Mỹ và Nhà tưởng niệm Mizuta Mikio (Mizuta Mikio Memorial Hall) ở Nhật Bản đã phát hiện ra hóa thạch của đàn cá có niên đại khoảng 50 triệu năm tuổi, trong đó có 259 con cá nhỏ. Các nhà nghiên cứu đã tìm ra một khối đá vôi lớn chứa hóa thạch của đàn cá này ở Green River Formation – một địa điểm khảo cổ nổi tiếng ở Mỹ. Khám phá này giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về hành vi của loài cá cổ đại.

Một luận văn liên quan trong “Kỷ yếu của Hiệp hội Hoàng gia B (Proceedings of the Royal Society B)” đã phát hiện một số loài cá nhỏ chỉ dài 20 mm. Những con cá này được cho là xuất hiện ở vùng nước nông. Đây là thông tin quan trọng cho các nhà nghiên cứu đang cố gắng mô tả hành vi của các loài cổ đại.

Các nhà nghiên cứu viết: “Chuyển động tập thể trong quần thể động vật có thể sản sinh từ các quy tắc đơn giản, các quy tắc này chi phối sự tương tác qua lại giữa các cá thể với ‘hàng xóm’ của chúng. Nghiên cứu về các giống loài còn tồn tại cho thấy những quy tắc này đã phối hợp sản sinh ra hành vi quần thể như thế nào, nhưng rất ít liên quan đến nguồn gốc tiến hóa của chúng hoặc liệu các quần thể sinh vật thuộc nhóm tuyệt chủng có sử dụng các quy tắc tương tự này hay không. Nghiên cứu của chúng tôi nhấn mạnh khám phá về khả năng giao tiếp của các loài động vật đã bị tuyệt chủng, mà những loài động vật này từng được cho là sẽ không để lại dấu vết hóa thạch”.

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/251991

The post Phát hiện đàn cá hóa thạch 50 triệu năm tuổi trong đá vôi tại Mỹ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Khai quật hóa thạch trứng khủng long được bảo tồn tốt nhất trong lịch sửhttps://chanhkien.org/2024/03/khai-quat-hoa-thach-trung-khung-long-duoc-bao-ton-tot-nhat-trong-lich-su.htmlMon, 25 Mar 2024 03:41:19 +0000https://chanhkien.org/?p=32841[ChanhKien.org] Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra hóa thạch “phôi thai khủng long” được bảo quản nguyên vẹn, có niên đại trên 66 triệu năm tuổi, phôi thai này ở tư thế cuộn tròn giống như gà con trong vỏ trứng chuẩn bị nở, thật hiếm thấy. Theo báo cáo của […]

The post Khai quật hóa thạch trứng khủng long được bảo tồn tốt nhất trong lịch sử first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org]

Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra hóa thạch “phôi thai khủng long” được bảo quản nguyên vẹn, có niên đại trên 66 triệu năm tuổi, phôi thai này ở tư thế cuộn tròn giống như gà con trong vỏ trứng chuẩn bị nở, thật hiếm thấy.

Theo báo cáo của tờ “Guardian”, hóa thạch này được phát hiện tại thành phố Cán Châu, miền nam Trung Quốc. Nó là loài khủng long chân thú không có răng, hay còn gọi là khủng long trộm trứng (oviraptorid – một loài khủng long chân thú nhỏ). Hiện hóa thạch này được cất giữ tại Bảo tàng Lịch sử tự nhiên vật liệu đá Anh Lương của tỉnh Phúc Kiến. Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Birmingham tuyên bố trên tạp chí “iScience” rằng, đây là một trong những phôi khủng long tốt nhất được phát hiện từ trước tới nay và đặt tên là “Baby Yingliang” (Em bé Anh Lương).

Trong thế kỷ qua, các nhà khoa học đã phát hiện ra nhiều trứng và tổ khủng long, nhưng hóa thạch phôi thai bên trong vỏ trứng lại rất hiếm thấy. Đầu của hóa thạch phôi khủng long này nằm ở phía dưới cơ thể, hai chân dang ra hai bên, phần lưng cuộn tròn men theo quả trứng, tổng chiều dài từ đầu đến đuôi ước tính khoảng 27 cm. Nó cuộn tròn thành một hóa thạch trứng có chiều dài 17 cm, tư thế này rất giống với phôi của loài chim ngày nay, nhưng chưa từng thấy trong các hóa thạch phôi khủng long đã được tìm thấy trước đây.

Nghiên cứu suy đoán rằng “Baby Yingliang” bị chôn vùi dưới đất và đá khi nó sắp nở. (Nguồn ảnh: @SteveBrusatte Twitter)

Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng loài chim có một loạt các tư thế co rút trước khi nở, tức là chúng sẽ uốn cong cơ thể và duỗi đầu xuống dưới cánh. Tuy nhiên, nếu phôi không hoàn thành được tư thế này thì khả năng trứng nở thất bại và chết rất cao. Các nhà nghiên cứu tin rằng, phôi khủng long này hầu như sắp nở và hình thành đầy đủ các bộ phận, ước tính có độ tuổi từ 72 triệu đến 66 triệu năm. Có thể một trận lở đất bất ngờ đã chôn vùi quả trứng để bảo vệ nó tránh xa những những động vật ăn xác thối.

Hóa thạch trứng khủng long không phải là hiếm, nhưng những hóa thạch chứa phôi thai thì lại vô cùng hiếm. Hơn nữa, cấu trúc xương của những phôi khủng long như vậy rất yếu ớt, cho dù chúng được bọc trong vỏ trứng cũng không dễ bảo quản, đây hẳn là phôi thai khủng long cuộn tròn trong vỏ trứng theo tư thế giống chim được nhìn thấy lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại.

Bà Darla Zelenitsky là một trong những nhà nghiên cứu và cũng là phó giáo sư Khoa Khoa học Trái đất tại Đại học Calgary, Canada, đã bày tỏ sự ngưỡng mộ rằng, phôi khủng long này là một trong những hóa thạch đẹp nhất mà bà từng thấy, bà cho hay: “Tôi đã nghiên cứu trứng khủng long trong 25 năm nhưng tôi chưa bao giờ nhìn thấy thứ gì giống như vậy”.

Nhóm nghiên cứu hy vọng sẽ sử dụng các kỹ thuật quét tiên tiến để tiến hành nghiên cứu chi tiết hơn về phôi thai này, bao gồm chụp ảnh toàn bộ khung xương vì một phần cơ thể vẫn còn được vùi lấp trong đá. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí “iScience”.

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/272538

The post Khai quật hóa thạch trứng khủng long được bảo tồn tốt nhất trong lịch sử first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn (Phần 2.5)https://chanhkien.org/2024/03/mo-canh-cua-sinh-tu-kham-pha-bi-an-cua-linh-hon-phan-24-2.htmlSat, 16 Mar 2024 00:15:04 +0000https://chanhkien.org/?p=32791[ChanhKien.org] 2.5 Đối mặt với sự phán xét, thiện ác hữu báo Như chúng tôi đã đề cập ở phần trước, không phải tất cả những cảnh tượng mà người trải nghiệm cận tử nhìn thấy đều là tốt đẹp khiến người ta hạnh phúc, mà bên cạnh đó, một số người cũng nhìn thấy […]

The post Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn (Phần 2.5) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

[ChanhKien.org]

2.5 Đối mặt với sự phán xét, thiện ác hữu báo

Như chúng tôi đã đề cập ở phần trước, không phải tất cả những cảnh tượng mà người trải nghiệm cận tử nhìn thấy đều là tốt đẹp khiến người ta hạnh phúc, mà bên cạnh đó, một số người cũng nhìn thấy những cảnh tượng đáng sợ. Ví dụ trong cuốn “Ấn tượng Thiên đường-100 câu chuyện truyền miệng của những người sống lại sau khi chết” đã ghi lại trải nghiệm cận tử rất đáng sợ của một vị cảnh sát trưởng người Đức tên là Stein Heidler.

Stein Heidler là cảnh sát trưởng của Berlin, Đức. Vào ngày 1 tháng 10 năm 1996, ông đã một lần trải nghiệm cận tử, khi đó ông 49 tuổi. Ông là người không tin vào Thượng Đế, cũng không tin vào kiếp sau, ông đối đãi với người khác một cách lạnh lùng và thô bạo, không có một chút đạo đức nào, chưa từng muốn giúp đỡ người khác.

Khi ông rơi vào tình trạng nguy kịch do cao huyết áp và xuất huyết não, linh hồn của ông đã rời khỏi thân thể, ông cảm thấy vô cùng phẫn nộ và nóng nảy, vì ông phát hiện mình bị rất nhiều linh hồn tham lam vây quanh, những linh hồn đó đang chào đón ông đến với địa ngục do chúng tạo ra. Ông nói:

Tôi cảm thấy rất kinh hãi, bởi vì cho dù xảy ra chuyện gì tôi cũng không muốn làm bạn với những linh hồn ác quỷ này. Chúng trông rất hung ác, hơn nữa còn cư xử thô lỗ. Còn tôi, mặc dù ích kỉ và không bao giờ biết nghĩ cho người khác, nhưng tôi là người ngay thẳng, có học thức và ăn mặc lịch sự. Tôi muốn lao ra khỏi vòng vây của những linh hồn ác quỷ này, nhưng chúng bao vây tôi rất chặt. Tôi hét lên cầu cứu, nhưng không có linh hồn cao thượng nào có thể tiến vào vòng vây này. Có thể nói, tôi đã tự đào mồ chôn mình, và bây giờ mới nếm được mùi vị đó.

Tôi cảm thấy cực kỳ đau khổ, thời khắc đó tôi bắt đầu nhìn thấy những sai lầm trong cuộc đời mình, nhưng lại không cách nào thay đổi vận mệnh của mình. Mãi cho đến sau khi tôi cảm thấy hối hận và toàn bộ thân tâm tràn ngập sự thương xót cho một đời tự tư mà sống hoài công một đời, tôi mới được giải cứu khỏi những ác quỷ chết chóc đó.

Sau khi tôi được sống lại, tôi luôn không ngừng suy xét lại lương tâm của mình. Hồi tưởng lại những sai lầm trong quá khứ, tôi tìm kiếm sự tha thứ của mọi người. Đây là một quá trình lâu dài. Bởi vì tôi chỉ có thể tự mình đối mặt với tất cả mọi thứ.

Có lúc tôi lại cảm thấy làm như vậy rất khó. Sự lạnh lùng và thô bạo bao nhiêu năm nay đã trở thành một phần của bản thân tôi, một loại mong muốn làm điều ác, giống như xiềng xích rất khó thoát khỏi vẫn luôn giày vò tôi. Tôi phải cố gắng khắc chế sự kích động này, có lúc tôi nghĩ mình xong rồi, những ý đồ xấu xa trong người tôi sắp khống chế chặt tôi rồi. Lúc này, cảnh tượng khủng khiếp mà tôi từng nhìn thấy ​​trong lần xuất huyết não đó lại hiện lên trước mắt tôi ─ nó quá đáng sợ, một kẻ trong số chúng há cái miệng to đầy máu nhào tới muốn cắn tôi nhưng chúng không cắn, chúng chỉ há miệng và áp sát vào cổ họng tôi… Điều này xảy ra nhiều lần, mùi vị của sự trừng phạt càng ngày càng mạnh, hối thúc tôi phải tự xem xét lại sự ích kỷ và lạnh lùng của mình, tôi dần ý thức được sự tổn thương do lạnh lùng và thô bạo mang đến cho người khác là vô cùng thống khổ.

………….

Dần dần như thế, tôi cảm thấy những sai lầm mà mình đã gây ra sẽ không cách nào bù đắp được, tôi phải cố gắng chuộc lại những tội lỗi trong quá khứ…

Plato là một triết học gia vĩ đại ở Athens từ năm 428 đến 348 trước Công nguyên. Trong cuốn thứ 10 của tác phẩm Cộng Hòa (The Republic), ông ghi lại trường hợp trải nghiệm cận tử đầu tiên trong lịch sử nền văn minh phương Tây: Câu chuyện của Er.

Trong một chiến dịch, binh sĩ Hy Lạp tên Er đã tử trận cùng rất nhiều binh sĩ Hy Lạp khác. Khi người ở quê nhà đến chiến trường để dọn dẹp thi thể, thì phát hiện thi thể của Er vẫn còn nguyên vẹn. Thế là họ mang xác của anh về nhà. Trong lúc chuẩn bị hỏa táng xác của anh cùng những xác chết khác, Er đã sống lại. Anh đã kể lại những gì mình nhìn thấy khi đến một thế giới khác. Đầu tiên Er nói rằng linh hồn của anh ta rời khỏi thân thể và tụ họp cùng những linh hồn khác, sau đó họ đi đến một nơi. Ở đó có một đường thông đạo từ Trái đất tới thế giới linh hồn. Tại đây, những linh hồn khác đều bị kêu dừng lại và nhận sự phán xét. Trông giống như một cuộc triển lãm, chỉ cần liếc nhìn, vị Thần liền nhìn thấy tất cả mọi việc mà linh hồn này đã làm trên Trái đất. Nhưng Er không bị phán xét, ngược lại, vị Thần nói với Er rằng cần phải trở về và nói với mọi người thế giới khác ra sao. Sau khi dạo chơi rất nhiều nơi, Er được đưa trở lại. Nhưng anh nói rằng mình không biết đã trở lại thân thể bằng cách nào, chỉ là sau khi tỉnh dậy, phát hiện bản thân đang nằm trong đống xác chết.

Điều đáng nhắc tới là, Plato đã dùng trường hợp này để nói rõ mối quan hệ giữa linh hồn và thể xác. Mặc dù Plato tin vào sự suy luận, logic và biện luận để có được chân lý, nhưng ông cho rằng chân lý cuối cùng chỉ có thể thông qua một quá trình giác ngộ thần bí mới có thể đạt được. Plato cho rằng linh hồn của con người đến từ một thế giới thánh khiết có tầng thứ cao. Đối với ông, nhục thân chính là nhà tù của linh hồn, mà cái chết chính là sự giải thoát khỏi nhà tù này. Sinh ra chính là “đi ngủ” và “quên hết mọi thứ”, bởi vì sau khi linh hồn tiến nhập vào thân thể từ một trạng thái thanh tỉnh chuyển sang trạng thái không thanh tỉnh, quên đi chân lý mà con người đã biết trước khi chuyển sinh. “Chết” có nghĩa là thức tỉnh và khôi phục ký ức. Sau khi chết, linh hồn sẽ đối mặt với sự phán xét của Thần, Thần sẽ triển hiện cho linh hồn tất cả những chuyện đã làm của người đó lúc còn sống, cho dù đó là chuyện tốt hay chuyện xấu.

Dịch từ: https://media.zhengjian.org/media/zjbooks/life_gate/06.htm

The post Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn (Phần 2.5) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Thiên hà xoắn ốc chứa đầy ngọc bíchhttps://chanhkien.org/2024/03/thien-ha-xoan-oc-chua-day-ngoc-bich.htmlThu, 07 Mar 2024 04:24:44 +0000https://chanhkien.org/?p=32740[ChanhKien.org] Kính viễn vọng Không gian Hubble đã chia sẻ bức ảnh về một thiên hà xoắn ốc thon dài. Thiên hà này có hình dạng xoắn ốc rõ nét và các nhánh xoắn ốc uốn lượn của nó được điểm xuyết bằng nhiều ngôi sao mới màu xanh lam giống như các viên ngọc […]

The post Thiên hà xoắn ốc chứa đầy ngọc bích first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org]

Kính viễn vọng Không gian Hubble đã chia sẻ bức ảnh về một thiên hà xoắn ốc thon dài. Thiên hà này có hình dạng xoắn ốc rõ nét và các nhánh xoắn ốc uốn lượn của nó được điểm xuyết bằng nhiều ngôi sao mới màu xanh lam giống như các viên ngọc bích.

Thiên hà NGC 4100 này có hình dạng hẹp hơn nhiều so với các thiên hà xoắn ốc tương tự. Từ góc chụp này, thiên hà trải dài gần như toàn bộ không trung. Những điểm phát sáng đó là những ngôi sao mới sinh ra, phát ra quầng sáng màu xanh lam.

Kính viễn vọng không gian Hubble đã chụp được vô số kiệt tác, một lần nữa khiến cả thế giới phải kinh ngạc. Hình ảnh này được chụp bởi camera khảo sát cao cấp (Advanced Camera for Surveys, viết tắt là ACS) trên Kính viễn vọng không gian Hubble. Chiếc máy ảnh này được lắp đặt vào năm 2002 và đã được các phi hành gia bảo trì nhiều lần và vẫn hoạt động tốt cho đến ngày nay.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/259630

The post Thiên hà xoắn ốc chứa đầy ngọc bích first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn (Phần 2.4)https://chanhkien.org/2024/02/mo-canh-cua-sinh-tu-kham-pha-bi-an-cua-linh-hon-phan-24.htmlWed, 28 Feb 2024 02:34:02 +0000https://chanhkien.org/?p=32682[ChanhKien.org] 2.4. Thu hoạch tri thức, cảm ngộ nhân sinh Có rất nhiều người trong quá trình trải nghiệm cận tử đã nhận được nhiều lời giải đáp cho những câu hỏi về nhân sinh, thế giới và vũ trụ. Tại đây, chúng tôi chỉ đưa ra hai ví dụ. Ở phần trên chúng tôi […]

The post Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn (Phần 2.4) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org]

2.4. Thu hoạch tri thức, cảm ngộ nhân sinh

Có rất nhiều người trong quá trình trải nghiệm cận tử đã nhận được nhiều lời giải đáp cho những câu hỏi về nhân sinh, thế giới và vũ trụ. Tại đây, chúng tôi chỉ đưa ra hai ví dụ.

Ở phần trên chúng tôi đã từng đề cập đến nghiên cứu trải nghiệm cận tử của tiến sĩ Kenneth Ring về cô gái mù Ami Paige. Ami Paige còn nói với tiến sĩ Kenneth Ring rằng: “(Lúc nhìn thấy ánh sáng và những bạn bè đã khuất), tôi cảm giác tôi hiểu ra tất cả mọi chuyện, mỗi sự việc đối với tôi mà nói, đều rất hợp tình hợp lý. Tôi hiểu ra rằng, ở nơi đây tôi sẽ tìm thấy được tất cả đáp án về nhân sinh, về trái đất này, về thượng đế và tất cả mọi việc”. Trong tất cả những người đứng xung quanh Ami Paige, có một người trên thân phát ra ánh sáng rực rỡ hơn những người khác, Ami Page cho rằng người này chính là Chúa Giê-su. Người này đã giao tiếp với cô ấy bằng thần giao cách cảm, cô ấy cảm nhận được tình yêu bao la vô cùng. Cuối cùng, sinh mệnh trong ánh sáng này nói với Ami Paige, cô nhất định phải quay về. Trước khi đưa cô về, người này đã triển hiện cho Ami Paige thấy toàn bộ mỗi sự việc mà cô đã trải qua từ khi sinh ra cho đến nay, không bỏ sót một sự việc nào. Trong quá trình này, người đó vẫn luôn ở bên cạnh Ami Paige và bình phẩm mỗi sự việc một cách hòa ái, giúp cô ấy hiểu được hành vi của mình trong suốt cuộc đời. Cuối cùng người đó nói với Ami Paige: “Bây giờ cô phải trở về”. Thế là, cô nhanh chóng bay trở về cơ thể mình giống như ngồi trên tàu lượn siêu tốc.

Giáo sư Kenneth Ring cũng kể một ví dụ vừa nổi tiếng vừa thú vị như thế trong cuốn sách “Hướng tới điều bí ẩn” (Heading toward Omega): Vào tháng 5 năm 1978, khi đó Tom 33 tuổi sống ở gần New York, khi anh đang ở dưới gầm sửa xe tải, thì con nâng xe tải bất ngờ trượt xuống khiến chiếc xe tải đập thẳng vào ngực anh, cậu con trai chín tuổi của anh đã gọi xe cấp cứu. Sau khi được cứu sống, anh đã miêu tả lại trải nghiệm cận tử của mình. Giống như những người khác, anh đi qua một đường hầm với tốc độ cực nhanh, ở cuối đường hầm là ánh sáng vô cùng rực rỡ, thuần tịnh và tao nhã nhưng không làm anh chói mắt. Ánh sáng đẹp đẽ ấy tiến hành giao tiếp tâm linh với Tom giống như một con người. Tom cảm nhận được điều thứ nhất mà ánh sáng nói với anh là: “Hãy thư giãn, mỗi việc (xảy ra) đều rất tốt đẹp”. Sau đó anh lập tức thả lỏng và cảm giác như mình đang ở trong một môi trường ấm áp và thoải mái. Lần đầu tiên trong cuộc đời mình, anh cảm nhận được tình yêu thuần khiết thực sự là như thế nào. Tom nói: “Thứ tình yêu đó không thể nào so sánh được với tình yêu dành cho vợ hay dành cho con cái”. Tiếp theo, Tom nhận thấy rằng, trong khi giao tiếp với ánh sáng, anh đã nhận được một thứ tri ​​thức tuyệt đối và đầy đủ, mọi vấn đề của anh đều có lời giải đối với sinh mệnh, cuộc sống, tôn giáo, thậm chí một số vấn đề mà trước đây anh chưa từng tiếp xúc qua, Tom đều nhận được lời giải.

Điều thú vị là, vào một buổi sáng không lâu sau khi anh hồi phục, anh tỉnh dậy, miệng lẩm bẩm từ “lượng tử”. Vợ anh hỏi: “Anh nói gì thế?” Tom lặp lại: “Lượng tử”. Vợ lại hỏi: “Rốt cuộc anh đang nói cái gì?” Tom đáp: “Anh cũng không biết”. Anh và vợ anh lúc đó cũng không biết từ này có ý nghĩa gì. Bởi vì trình độ học vấn của Tom chỉ tới bậc trung học phổ thông. Hai tuần sau, vào một buổi chiều khi anh và vợ đang xem tivi, Tom đột nhiên nói một câu: “Max Planck, một lúc nữa em sẽ nghe được những sự việc liên quan về ông ấy”. (Ghi chú của người dịch: Max Planck là người sáng lập ra cơ học lượng tử). Một lần nữa vợ anh lại cảm thấy bối rối và không hiểu anh đang nói điều gì. Thực ra, lúc ấy Tom cũng giống như vợ anh, cái gì cũng không biết. Kể từ đó về sau, Tom bắt đầu thích thú với một số công thức và ký hiệu toán học. Anh hỏi bạn bè ký hiệu toán học PSI nghĩa là gì. Trên thực tế đây là một chữ cái Hy Lạp được sử dụng rộng rãi trong toán học, vật lý học và tâm lý học. Nó đại diện cho những sự vật chưa được biết đến, không một người bạn nào của anh có thể đưa ra một câu trả lời thỏa đáng, cho đến khi anh hỏi giáo sư Kenneth Ring. Cùng lúc đó, một số câu văn ngắn được lấy ra từ cuốn sách không ngừng tiến nhập vào đầu não của Tom, nhưng Tom trước giờ chưa từng đọc những cuốn sách đó. Anh ấy đã từng đưa cho giáo sư Kenneth Ring xem một đoạn văn, giáo sư nhận ra nó là một đoạn trong cuốn tự truyện khoa học của Max Planck, mà tên của cuốn sách này Tom thậm chí còn chưa nghe qua. Từ đó về sau, mọi chuyện trở nên có chút kịch tính.

Tom vốn dĩ là người chỉ học đến trung học phổ thông và là người không hề thích đến thư viện, nhưng một ngày nọ anh đã đến thư viện. Anh hỏi nhân viên quản lý: “Lượng tử, lượng tử, năng lượng lượng tử, ở đây có thứ như vậy không?” Người quản lý do dự một lúc rồi trả lời: “Chúng tôi có rất nhiều sách liên quan đến vật lý trong thư viện khoa học tự nhiên, anh đến đó tìm nhé”. Tom đến đó nhưng không biết nên chọn cuốn nào, bởi vì anh không có chút kiến thức nền tảng nào cả. Vừa hay có một người trông có vẻ rất có học thức đứng cạnh anh. Tom liền hỏi: “Xin lỗi, thưa ngài, ngài có thể giúp tôi không? Tôi muốn tìm hiểu một chút về lý thuyết lượng tử, nhưng tôi chỉ học tới trung học phổ thông”. Người đó trả lời: “Có lẽ anh bạn trẻ cần phải tham gia một số khóa học ở trường đại học mới có thể hiểu được một chút về lý thuyết này”. Sau đó, người này đã giới thiệu cho Tom vài cuốn sách cơ bản, trong số những cuốn sách này, bất ngờ có cuốn sách “Max Planck, cha đẻ của Cơ học lượng tử”. Tom đọc ngấu nghiến những cuốn sách này, những mảng kiến ​​thức thu được trong sách về ánh sáng trong trải nghiệm cận tử đều ăn khớp với nhau, chúng đều liên quan đến cơ học lượng tử, một môn học mà trước đây Tom không hề cảm thấy hứng thú, cũng không có chút kiến ​​thức nền tảng nào, cuối cùng Tom quyết định đăng ký một khóa học vật lý ở trường đại học. Anh giải thích với giáo sư hướng dẫn của mình lý do vì sao anh muốn học. Mặc dù giáo sư nghiêm túc lắng nghe, nhưng lại ông ấy không tin lắm khi nghe xong lý do của Tom, cuối cùng ông đưa cho Tom một loạt các cuốn sách. Điều ngạc nhiên là bốn cuốn sách trong danh sách này lại chính là bốn cuốn sách mà Tom đã từng đọc và cũng là bốn cuốn sách liên quan đến cơ học lượng tử duy nhất mà Tom từng đọc trong đời. Ở trường Tom học rất nghiêm túc, anh không chỉ dành nhiều thời gian cho việc học tập vật lý, mà còn học thêm môn tâm lý học tâm linh. Những điều này đều có liên kết với tri ​​thức mà anh ấy nhận được từ ánh sáng trong trải nghiệm cận tử của mình.

Dịch từ: https://media.zhengjian.org/media/zjbooks/life_gate/index.htm

The post Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn (Phần 2.4) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn (Phần 2.3)https://chanhkien.org/2024/02/mo-canh-cua-sinh-tu-kham-pha-bi-an-cua-linh-hon-phan-23.htmlSat, 17 Feb 2024 00:21:59 +0000https://chanhkien.org/?p=32599[ChanhKien.org] Rất nhiều người đều miêu tả rằng, họ nhìn thấy người thân hoặc bạn bè đã qua đời trong quá trình trải nghiệm cận tử. Ví dụ, cuốn sách mới “Mindsight” của Giáo sư Kenneth Ring kể về câu chuyện trải nghiệm cận tử của một phụ nữ 45 tuổi tên là Wedge Ami […]

The post Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn (Phần 2.3) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

[ChanhKien.org]

Rất nhiều người đều miêu tả rằng, họ nhìn thấy người thân hoặc bạn bè đã qua đời trong quá trình trải nghiệm cận tử.

Ví dụ, cuốn sách mới “Mindsight” của Giáo sư Kenneth Ring kể về câu chuyện trải nghiệm cận tử của một phụ nữ 45 tuổi tên là Wedge Ami Paige. Cô Webge bị mù bẩm sinh nên trong quá trình trải nghiệm cô không thể phân biệt được màu sắc (bởi vì cô sinh ra vốn không có khái niệm về màu sắc), nhưng những miêu tả của cô lại không khác nhiều so với những miêu tả của những người trải nghiệm cận tử khác. Vừa mới bắt đầu, linh hồn của cô đã rời khỏi thân thể rồi bay lơ lửng ở trên trần nhà, cô nhìn thấy thân thể của mình, thậm chí nhìn thấy ba chiếc nhẫn đeo trên tay cô. Sau đó cô bay ra khỏi trần nhà rồi bay lên phía trên của tòa nhà. Tiếp đó, cô bị hút vào một cái đường hầm rất dài, cô xuyên qua đường hầm với tốc độ cực nhanh, ở cuối đường hầm là vùng ánh sáng rộng lớn và sáng chói, cô nghe thấy âm nhạc, sau đó bị cuốn đến trên một bãi cỏ. Cô miêu tả rằng, xung quanh cô là đồng cỏ, cây cối, và rất nhiều người, tất cả mọi thứ, kể cả bản thân cô đều được tạo thành từ ánh sáng rực rỡ, nơi này tràn ngập ánh sáng, mà trong ánh sáng, cô cảm nhận được sự yêu thương vô tận. Sau đó có năm người đi tới chào đón cô, trong đó có hai bạn học ở trường dành cho người mù của cô năm đó, họ đã qua đời rất nhiều năm trước, một người 11 tuổi còn người kia lên 6 tuổi. Hai người bạn học này khi còn sống không chỉ bị mù mà còn là những đứa trẻ thiểu năng trí tuệ, nhưng bây giờ nhìn họ rất xinh đẹp, thông minh và khỏe mạnh, đồng thời không còn là trẻ con nữa. Cô Webge cũng nhìn thấy cặp vợ chồng đã chăm sóc cô khi cô còn nhỏ, họ cũng sớm qua đời từ nhiều năm trước. Cuối cùng cô nhìn thấy bà nội đã qua đời của mình. Họ tiến hành giao tiếp với nhau bằng cảm giác chứ không phải ngôn ngữ.

Huân tước William Barllet, giáo sư vật lý tại học viện khoa học Hoàng gia ở Dublin đã sớm có những nghiên cứu về trải nghiệm cận tử, ông kể về một trường hợp như vậy, chính vì trường hợp đó mà ông đã bước chân vào lĩnh vực này. Vợ ông là bác sĩ khoa phụ sản. Tối ngày 24/1/1924, sau khi từ bệnh viện về, vợ ông đã sốt sắng kể cho ông nghe những chuyện xảy ra trong ngày ở bệnh viện.

Một người phụ nữ tên Doris bị xuất huyết nặng sau sinh, mặc dù đứa bé bình yên vô sự, nhưng bản thân cô lại rơi vào tình trạng nguy kịch. Đúng vào lúc các bác sĩ đang đứng cạnh bệnh nhân, nhìn cô thoi thóp vì vô phương cứu chữa, đột nhiên cô vội nhìn về một hướng của căn phòng, nụ cười rạng rỡ hiện ra trên mặt cô, “A, tốt quá, tốt quá”. Bác sĩ hỏi: “Tốt cái gì chứ?”. Cô ấy trả lời: “Tôi nhìn thấy rồi”. “Cô nhìn thấy gì?” “Ánh sáng dễ thương – một sinh mệnh kỳ diệu”. Cái cảm giác chân thực được truyền đạt qua ánh mắt chăm chú của cô ấy thật khó diễn tả thành lời. Sau đó cô dường như dồn hết sức chú ý tập trung vào một nơi trong giây lát, cô vui sướng kêu lên: “A ha, là bố! Ông rất vui vì tôi đến, ông ấy rất vui sướng. Nếu là W (chồng của cô) cũng đến thì tốt quá rồi”.

Y tá ôm đứa bé cho cô ấy nhìn. Cô rất thích thú khi nhìn đứa bé. Sau đó nói: “Cô có cho rằng tôi phải sống vì đứa bé không?” Sau đó cô ấy lại nhìn về hướng ban đầu rồi nói rằng: “Tôi không thể – không thể ở lại, nếu như cô có thể nhìn thấy những gì tôi làm, cô sẽ biết tôi không thể ở lại”.

Em gái của sản phụ này tên Vida đã chết ba tháng trước. Tình cảm giữa cô và em gái rất tốt, bởi vì lúc đó cô đang mang thai, nên người trong nhà không nói cho cô biết. Huân tước cảm thấy khó mà tin nổi khi cô đã nhìn thấy em gái và người cha đã mất của mình ở cùng một chỗ.

Cô ấy nói với cha mình: “Con đến rồi”. Cô ấy quay sang nhìn bác sĩ và nói: “Ông ấy ở rất gần tôi”. Khi quay lại nhìn, trên khuôn mặt cô lộ ra vẻ bối rối: “Ông ấy mang theo Vida” rồi quay mặt nói với bác sĩ: “Vida ở cùng với ông ấy”. Ông nói tiếp: “Con có thật sự nhớ ta không”, “Con đến rồi”.

Lấy cảm hứng từ câu chuyện này, Huân tước đã làm nghiên cứu một cách có hệ thống về hiện tượng này. Ông cũng báo cáo một số trường hợp về bệnh nhân và một số người chăm sóc hoặc người thân và bạn bè ở bên cạnh chứng kiến cùng một cảnh tượng cận tử.

Sau đây là đoạn trích dẫn từ bài luận văn của Tiến sĩ Allan Kellehear đăng trên tạp chí “Nghiên cứu trải nghiệm cận tử” phát hành vào mùa thu năm 2001, bài viết miêu tả về trải nghiệm cận tử một người phụ nữ sống ở Kona, Hawaii:

Sau vài tuần mắc bệnh thì Kalima “qua đời”, người nhà và bạn bè của cô đều tin rằng cô đã chết, họ đã đào xong phần mộ cho cô, và đặt cô ở bên cạnh để chuẩn bị tang lễ. Đúng lúc này thì, Kalima thở dài một cái, hai mắt mở ra. Vài ngày sau cô mới từ trong tình trạng suy nhược dần dần khôi phục lại thể lực, và kể lại cho gia đình cô nghe một câu chuyện vô cùng kỳ lạ:

Sau khi chết, “tôi” dường như tách khỏi thân thể, đồng thời đứng bên cạnh và nhìn vào thân thể của mình. Phần tôi đang đứng và phần thân thể đang nằm của tôi có vẻ giống hệt nhau, chỉ có điều một người đã chết và một người còn sống. Tôi chăm chú nhìn thân thể mình trong vài phút, rồi quay người đi. Tôi rời khỏi căn phòng và thôn làng rồi đi một mạch đến làng bên cạnh. Ở đó tôi nhìn thấy một nhóm người – ồ, rất nhiều người. Nơi này trong ký ức của tôi là một ngôi làng nhỏ chỉ có vài hộ gia đình, bây giờ những gì tôi nhìn thấy lại là một nơi rất rộng lớn, có hàng trăm hộ gia đình và hàng ngàn người, bao gồm già trẻ trai gái. Tôi nhận ra một vài người trong đó, họ nói chuyện với tôi, thật có chút kì lạ, bởi vì tôi biết họ đã chết nhiều năm rồi. Những người khác đều là người lạ. Họ dường như đều rất vui vẻ, vô lo vô nghĩ. Trên gương mặt mỗi người đều tràn đầy niềm vui, nụ cười hớn hở trên môi, lời nói vui vẻ và từ ái.

Tôi rời khỏi làng đó rồi đi đến ngôi làng khác. Tôi không cảm thấy mệt mỏi, vì đi đường vô cùng nhẹ nhàng thoải mái. Tôi phát hiện nơi này cũng giống với ngôi làng trước đó, có hơn ngàn người, ai ai cũng đều tràn ngập niềm vui. Tôi nhận ra một vài người, tôi nói chuyện với họ. Sau đó lại tiếp tục đi về phía trước.

Câu chuyện tiếp tục miêu tả cuộc hành trình của cô ấy tương tự như trước đó, cuối cùng đi thẳng đến một ngọn núi lửa nơi mà dường như cô muốn đến, ở đó cô bị một nhóm người chặn lại, họ nói với cô: “Cô phải trở lại thân thể của mình. Cô chưa đến lúc phải chết”. Mặc dù cô cầu xin họ cho cô ở lại, họ vẫn đưa cô trở về thân thể của mình. Thế là cô tỉnh lại.

Dịch từ: https://media.zhengjian.org/media/zjbooks/life_gate/index.htm

The post Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn (Phần 2.3) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Kính thiên văn Webb tiết lộ cấu trúc mới trong siêu tân tinh 1987Ahttps://chanhkien.org/2024/02/kinh-thien-van-webb-tiet-lo-cau-truc-moi-trong-sieu-tan-tinh-1987a.htmlThu, 15 Feb 2024 05:59:40 +0000https://chanhkien.org/?p=32577Tác giả: Mạc Tâm Hải [ChanhKien.org] [Chú thích của ban biên tập] Sự bao la của vũ trụ luôn là một điều bí ẩn đối với nhân loại và không có cách nào để biết được bản chất của nó. Điều mà thiên văn học hiện đại nhận thức được chỉ là những khoảnh khắc […]

The post Kính thiên văn Webb tiết lộ cấu trúc mới trong siêu tân tinh 1987A first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tác giả: Mạc Tâm Hải

[ChanhKien.org]

[Chú thích của ban biên tập] Sự bao la của vũ trụ luôn là một điều bí ẩn đối với nhân loại và không có cách nào để biết được bản chất của nó. Điều mà thiên văn học hiện đại nhận thức được chỉ là những khoảnh khắc quan sát được sự thay đổi của các thiên thể trong không gian của con người được ghi lại bằng công nghệ cao hiện đại. Các nhà khoa học nắm bắt các dữ liệu quan sát tại thời điểm như vậy mà đưa ra các lý thuyết và giả thuyết giống người mù sờ voi, rất khó để có được cái nhìn tổng thể về bản chất của nó. Nếu chỉ khám phá những bí ẩn của vũ trụ trong không gian của con người thì cuối cùng chúng ta sẽ chẳng đạt được gì cả. Tôi hy vọng từ những khám phá của thiên văn học hiện đại mà độc giả có thể suy ngẫm về ý nghĩa thực sự của vũ trụ, cơ thể con người và cuộc sống.

Tin tức trên trang web của NASA đưa tin vào ngày 31 tháng 8 năm 2023 rằng kính viễn vọng không gian Webb đã bắt đầu nghiên cứu một trong những siêu tân tinh nổi tiếng nhất, SN 1987A (Siêu tân tinh 1987A). SN 1987A nằm cách Trái Đất 168.000 năm ánh sáng trong đám mây Magellan lớn, là mục tiêu quan sát ở các bước sóng từ tia gamma đến sóng vô tuyến kể từ khi được phát hiện vào tháng 2 năm 1987. Camera cận hồng ngoại của Webb (NIRCam) cung cấp những manh mối quan trọng giúp chúng ta có thể hiểu biết về cách các siêu tân tinh phát triển theo thời gian và sự hình thành dấu vết của chúng.

Dấu vết của SN 1987A (Siêu tân tinh 1987A) được chụp bởi NIRCam (camera cận hồng ngoại) của kính viễn vọng không gian Webb. Ở trung tâm là vật chất thoát ra từ siêu tân tinh tạo thành hình lỗ khóa. Ngay bên trái và bên phải của nó là những mặt trăng nhỏ mới được phát hiện bởi Webb. Bên ngoài chúng, có một vòng xích đạo được tạo thành từ vật chất thoát ra hàng vạn năm trước vụ nổ siêu tân tinh, trong đó chứa các điểm nóng sáng. Bên ngoài nó là sự phát xạ khuếch tán và hai vòng ngoài mờ nhạt. Trong hình ảnh này, màu xanh lam đại diện cho bước sóng 1,5 micron (F150W), màu xanh lục 1,64 và 2,0 micron (F164N, F200W), màu vàng 3,23 micron (F323N), màu cam 4,05 micron (F405N) và màu đỏ 4,44 micron (F444W). Nguồn ảnh: NASA, ESA, CSA, M. Matsuura (Đại học Cardiff Metropolitan), R. Arendt (Trung tâm Vũ trụ Bay Goddard của NASA và Đại học Maryland- Baltimore County) và C. Fransson.

Hình ảnh này cho thấy cấu trúc trung tâm giống như lỗ khóa. Trung tâm này chứa đầy những khối khí và bụi thoát ra từ vụ nổ siêu tân tinh. Lớp bụi dày đặc đến mức ngay cả ánh sáng cận hồng ngoại mà kính Webb đo được cũng không thể xuyên qua được, tạo ra một “lỗ” tối trên lỗ khóa.

Một vòng xích đạo sáng bao quanh lỗ khóa bên trong tạo thành một dải đai bao quanh vùng eo nối hai cánh tay nhỏ của vòng ngoài hình đồng hồ cát. Vòng xích đạo được hình thành từ vật chất thoát ra hàng vạn năm trước khi siêu tân tinh phát nổ và chứa các điểm nóng sáng xuất hiện khi sóng xung kích siêu tân tinh chạm vào các vòng. Ngày nay, người ta thậm chí còn tìm thấy các vết lấm chấm ở bên ngoài vòng, xung quanh có sự phát xạ khuếch tán.

Mặc dù Kính viễn vọng Không gian Hubble và Spitzer của NASA cũng như Đài thiên văn tia X Chandra cũng đã quan sát được các cấu trúc này ở các mức độ khác nhau, nhưng độ nhạy và độ phân giải không gian vô song của Webb đã tiết lộ một đặc điểm mới của dấu tích siêu tân tinh này, đó là kết cấu mặt trăng mới cỡ nhỏ. Những mặt trăng này được cho là một phần của lớp khí bên ngoài thoát ra trong vụ nổ siêu tân tinh. Độ sáng của chúng có thể là dấu hiệu của hiện tượng các chi trở nên sáng lên, một hiện tượng quang học được tạo ra bằng cách quan sát các vật liệu giãn nở trong không gian ba chiều. Nói cách khác, góc quan sát của chúng tôi có vẻ như khiến cho chúng ta thấy có nhiều vật chất ở hai mặt trăng mới này hơn thực tế.

Mặc dù kể từ lần phát hiện đầu tiên về siêu tân tinh đến nay, các nhà khoa học đã trải qua nhiều thập kỷ nghiên cứu nhưng vẫn còn tồn tại một số bí ẩn, đặc biệt là xung quanh các sao neutron vốn là nên hình thành sau vụ nổ siêu tân tinh. Giống như kính viễn vọng không gian Spitzer, kính viễn vọng Webb sẽ tiếp tục quan sát các siêu tân tinh theo thời gian. Các thiết bị NIRSpec (máy đo quang phổ cận hồng ngoại) và MIRI (thiết bị đo trung hồng ngoại) của nó sẽ cho phép các nhà thiên văn học thu thập các dữ liệu hồng ngoại mới có độ chính xác cao theo thời gian và thu được những hiểu biết mới về các cấu trúc mặt trăng mới được phát hiện gần đây. Ngoài ra, Webb sẽ tiếp tục hợp tác với Hubble, Chandra và các đài thiên văn khác để cung cấp những hiểu biết mới về quá khứ và tương lai của siêu tân tinh huyền thoại này.

Tài liệu tham khảo: https://www.nasa.gov/feature/goddard/2023/webb-reveals-new-structures-within-iconic-supernova

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/285378

The post Kính thiên văn Webb tiết lộ cấu trúc mới trong siêu tân tinh 1987A first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn (Phần 2.2)https://chanhkien.org/2024/02/mo-canh-cua-sinh-tu-kham-pha-bi-an-cua-linh-hon-phan-22.htmlTue, 13 Feb 2024 00:29:33 +0000https://chanhkien.org/?p=32570[ChanhKien.org] 2.2. Xuyên qua đường hầm, đối thoại với ánh sáng Trong rất nhiều lời kể từ những người trải nghiệm cận tử đều nói rằng, họ đã đi qua một đường hầm với tốc độ cực nhanh, đồng thời nhìn thấy ánh sáng vô cùng rực rỡ ở cuối đường hầm. Ví dụ, Tiến […]

The post Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn (Phần 2.2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

[ChanhKien.org]

Nguồn hình: Philipp Otto Runge, Birth of the Human Soul (ca. 1806), Wikipedia.

2.2. Xuyên qua đường hầm, đối thoại với ánh sáng

Trong rất nhiều lời kể từ những người trải nghiệm cận tử đều nói rằng, họ đã đi qua một đường hầm với tốc độ cực nhanh, đồng thời nhìn thấy ánh sáng vô cùng rực rỡ ở cuối đường hầm. Ví dụ, Tiến sĩ Raymond Moody, người đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống về trải nghiệm cận tử đã đề cập đến lời kể lại của một đương sự trong cuốn sách nổi tiếng “Kiếp sau” của ông rằng: “Sự việc thứ nhất xảy ra như thế này, rất nhanh, tôi đi qua một không gian tối tăm và trống rỗng với tốc độ siêu thường. Tôi nghĩ, bạn có thể ví nó như một đường hầm. Tôi giống như đang ngồi tàu lượn siêu tốc trong công viên, đi qua nó với một tốc độ không thể tưởng tượng nổi”.

Trong một cuốn sách khác của mình, “Bên kia ánh sáng” (The Light Beyond), tiến sĩ Raymond Moody đã đề cập đến trải nghiệm cận tử của một bé gái 9 tuổi bị bất tỉnh trong một ca phẫu thuật ruột thừa. Sau khi được cứu sống, cô bé nhớ lại: “Cháu nghe thấy họ nói tim của cháu đã ngừng đập, cháu phát hiện mình bay lơ lửng trên trần nhà nhìn xuống. Kể từ lúc đó cháu có thể nhìn thấy tất cả mọi thứ, sau đó cháu đi tới hành lang và thấy mẹ đang khóc, cháu hỏi bà vì sao lại khóc, nhưng bà không nghe thấy cháu nói, các bác sĩ cho rằng cháu đã chết. Sau đó, một người phụ nữ xinh đẹp bước đến trước mặt cháu và muốn giúp đỡ cháu, bởi vì cô ấy biết cháu sợ. Chúng cháu đi qua một đường hầm vừa tối vừa dài, đi rất nhanh, ở cuối đường hầm có ánh sáng rực rỡ, cháu cảm thấy rất vui vẻ”.

Có rất nhiều người trải nghiệm cận tử không chỉ nhìn thấy ánh sáng ở cuối đường hầm, mà còn giao tiếp với các sinh mệnh bên trong ánh sáng. Trong cuốn sách “Bên kia ánh sáng”, tiến sĩ Raymond Moody cũng đã miêu tả trải nghiệm cận tử của cậu bé 11 tuổi. Trong một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, cậu bé đã bị ô tô đâm khi đang đi xe đạp, sau đó cậu được đưa đến bệnh viện. Lúc này, nhịp tim và sóng điện não của cậu bé đã ngừng. Khi được cứu sống, cậu nhớ lại: “Cháu không nhớ mình đã bị đụng xe, nhưng bỗng nhiên cháu nhìn thấy bản thân mình ở phía dưới, thấy mình bị đè dưới chiếc xe đạp, chân bị gãy và chảy máu, sau đó một chiếc xe cứu thương đến, cháu thấy lạ là tại sao mọi người đều lo lắng cho cháu, bởi vì cháu cảm thấy mình vẫn ổn cơ mà. Xe cứu thương chạy đi, cháu bay ở trên chiếc xe và cố gắng đuổi theo nó. Cháu nghĩ mình đã chết. Nhìn xung quanh, cháu phát hiện mình đang ở trong một đường hầm, ở đầu bên kia đường hầm có ánh sáng rực rỡ thông thẳng lên trời. Cháu gắng sức chạy ra khỏi đường hầm. Cháu nhìn thấy rất nhiều người ở trong ánh sáng đó, nhưng cháu không biết ai cả, cháu nói với họ cháu bị tai nạn xe, rồi họ nói cháu phải quay lại, cháu chưa đến lúc phải chết, cháu phải quay về bên cha mẹ và chị gái. Cháu ở lại nơi đó rất lâu, ít nhất về cảm giác cháu thấy rất dài.

Cháu cảm thấy mỗi người ở nơi đó đều rất yêu thương cháu, và họ cũng rất vui vẻ hạnh phúc. Ánh sáng xoay chuyển ở đầu bên kia đường hầm giống như một xoáy nước. Cháu không biết tại sao mình lại ở trong đường hầm, chỉ biết rằng, khi ở trong ánh sáng đó thì không muốn quay về. Cháu gần như quên mất cơ thể của mình, lúc ở trong đường hầm cháu bay lên, cháu nhìn thấy có hai người tới giúp đỡ cháu, họ bước ra từ trong ánh sáng. Từ đường hầm đi vào nơi có ánh sáng, họ luôn ở bên cháu. Sau đó, họ bảo cháu phải quay về. Cháu từ đường hầm trở về, phát hiện mình đang nằm trên giường bệnh của bệnh viện.

Trong một bài báo đăng trên “Tạp chí nghiên cứu trải nghiệm cận tử” tập 16, số 4, Mùa hè năm 1998 (Journal of Near Death Studies, 16(4) Summer 1998) có một trường hợp: Cô C, 31 tuổi, làm y tá tại một phòng khám y tế. Năm cô tám tuổi, vì tiểu ra máu, cô được đưa đến bệnh viện để kiểm tra. Trong lúc đang mổ thận, tĩnh mạch cửa của cô bất ngờ bị vỡ. Khi xuất viện, cô và bố mẹ đều được khuyến cáo rằng cô không nên vận động mạnh. Nhưng sau khi về nhà, cô lại trèo cây khiến tĩnh mạch bị vỡ lần nữa, vì thế cô đã hôn mê trong hai ngày. Khi nằm viện truyền máu, cô không may bị nhiễm bệnh viêm gan, khiến sức khỏe nhanh chóng chuyển biến xấu. Không lâu sau, vào một ngày nọ cô nói với mẹ: “Con phải đi rồi”. Ngay sau đó, cô bé đã rời khỏi cơ thể. Cô nhìn thấy một đường hầm, cô bé cảm thấy rất thoải mái dễ chịu khi ở trong đường hầm này, điều này đối với cô mà nói là không bình thường, bởi vì đường hầm rất tối mà cô lại sợ bóng tối. Ở phía bên kia đường hầm, cô bé nhìn thấy ánh sáng mà giờ đây cô mô tả là sức mạnh của Chúa. Sau khi rời khỏi đường hầm cô bắt gặp một người đàn ông mặc tấm vải bố lớn, cô hỏi: “Ông có phải là Chúa Jesus không?” Người đàn ông trả lời không phải nhưng cũng không nói mình là ai, chỉ nói rằng ông ấy ở đây để “giúp đỡ” cô. Tiếp đó, cô C và ông ấy bắt đầu trò chuyện. Họ nói đến cái chết là một sự lựa chọn và cô có thể chọn ở lại hoặc quay trở về cơ thể của mình. Cô nhớ lại lúc họ nói chuyện, ánh mắt của cô có thể nhìn xuyên qua đường hầm, nhìn thấy mẹ mình trong bệnh viện. Cô nói họ khiến cô cảm nhận được tình yêu của mẹ. Sau đó, cô được biết lá gan của mình có thể “phục hồi”, nhưng thận thì không thể, vì vấn đề ở thận của cô là một loại “nghiệp quả mang theo” (Karmic Carrier), nó nhất định sẽ đi theo cô. Sau đó, cô cùng người đàn ông thảo luận về con đường nhân sinh. Cô nguyện mình sẽ trở thành một y tá, đợi đến khi lớn, cô sẽ tập hợp những thông tin này và chia sẻ nó với những người khác. Đổi lại cô được đảm bảo rằng cô có thể giao tiếp với “phía bên kia” của mình mọi lúc. Sau khi tỉnh lại, gan của cô hồi phục rất nhanh, ngay cả các nhân viên y tế đều sửng sốt kinh ngạc, không cách nào giải thích nổi. Kết quả xét nghiệm vào ngày hôm sau cho thấy cô đã không còn một chút triệu chứng viêm gan nào nữa.

Trong Tạp chí Nghiên cứu Cận tử, tập 19, số 2, mùa đông năm 2000 (Journal of Near Death Studies, 19(2) Winter 2000), Tiến sĩ Richard J. Bonenfant đã kể một ví dụ như sau:

“Sự việc xảy ra trong một buổi họp mặt gia đình của đương sự vào mùa hè năm 1981. Khi đó, đương sự đang bơi trong hồ bơi ‘hình dáng Florida’ ở nhà. Trong nhiều năm qua, cô đã tự rèn luyện để lặn hết chiều dài của hồ bơi. Khi cô vừa bơi đến chỗ sâu của hồ bơi và đang đạp vào thành hồ để bơi ngược lại thì một vị khách say rượu đã lao xuống nước ngay phía trên cô. Anh ta túm lấy cô và kéo xuống đáy hồ để chơi khăm. Vì cô vừa hoàn thành lần lặn đầu tiên chưa kịp lấy hơi, cô vùng vẫy muốn thoát khỏi anh ta nhưng đã nhanh chóng bất tỉnh”.

Sau đó, đương sự phát hiện mình đang chầm chậm nổi lên trong một hoàn cảnh tối tăm, tuy lúc này cô vẫn đang cảm thấy hoang mang và hỗn loạn, nhưng lại không còn cảm thấy sợ hãi và hoảng hốt về việc chết đuối nữa. Ngược lại, cô thấy rất dễ chịu và cảm giác mình nhạy bén hơn trong hoàn cảnh mới.

Cô cảm thấy bản thân đang xuôi theo một góc nghiêng từ từ bay lên, giống như đang đi trên cầu thang cuốn tự động vô hình. Sau khi cô dần quen với hoàn cảnh bóng tối xung quanh, cô có thể xuyên qua bóng tối đó mà nhìn thấy những nơi khá xa. Cô nhìn thấy khung cảnh thời thơ ấu, nơi đó có em gái vẫn còn sống của cô. Cảnh này xuất hiện thoáng qua trên nền tối đen, màu sắc tươi sáng, toàn bộ hình ảnh xuất hiện trong cái khung hình vuông giống như tivi. Trong cảnh này, em gái cô khoảng chừng ba, bốn tuổi, buộc tóc đuôi ngựa, đang chơi đùa với con mèo trong nhà. Ngay sau đó một cảnh tương tự xuất hiện, lần này là cảnh con chó đã chết của nhà cô. Hai cảnh tượng đều không hề có tiếng động. Sau đó cô chú ý đến một chùm ánh sáng đến từ nơi xa xôi xuất hiện rõ ràng ở trước mặt mình, khi cô từ từ tiến gần chùm sáng, kích thước và độ sáng của chùm ánh sáng dần dần trở nên lớn hơn. Cô cảm giác mình đang xuyên qua một đường hầm tối tăm, tốc độ từ chậm chuyển sang nhanh, cô cảm thấy kính nể, bình yên và yêu thương. Cô nhận ra một người phụ nữ xinh đẹp xuất hiện trong chùm ánh sáng, mặc đồ trắng, tóc dài màu nâu sẫm, mắt màu xanh lam đang duỗi hai tay về phía cô. Người phụ nữ này giống như thiên sứ, toả ra cảm giác tình mẫu tử về phía cô. Lúc này, cô chỉ có một ý nghĩ, chính là nắm chặt đôi tay đang dang ra mang lại cảm giác an toàn cho cô. Ngay khi cô định nắm lấy đôi tay đó, người ấy lại nói với cô qua ánh mắt rằng cô chưa đến lúc phải chết, nhất định phải quay lại. Gần như cùng lúc đó, cô gái phát hiện mình đã trở lại cơ thể. Cô đang thở hổn hển trên bờ hồ. Cô đã được cứu ra khỏi hồ bơi, toàn bộ trải nghiệm cận tử kéo dài khoảng chừng hai phút.

Bác sĩ Melvin Morse và Paul Perry đã kể một ví dụ sinh động tương tự như thế trong cuốn sách khác của họ có tên “Bị ánh sáng biến đổi” (Transformed by the Light), bệnh nhân của họ mô tả rằng: “Tôi hỏi ánh sáng đó, bệnh ung thư của tôi có thể chữa khỏi không, tôi đang thỉnh cầu nó, thế nhưng ánh sáng đã nói với tôi, điều chúng ta thông thường cho là cầu nguyện thực ra là một loại phàn nàn, và điều mà chúng ta cầu thực chất là một kiểu trừng phạt, bởi vì chúng ta không hề thực sự ăn năn về lỗi lầm của mình. Ánh sáng đó yêu cầu tôi nghĩ đến một kẻ thù mà tôi căm hận nhất, tôi đã làm theo. Sau đó, ánh sáng bảo tôi trao hết toàn bộ năng lượng của mình cho kẻ thù, tôi lại làm theo. Bỗng nhiên, một luồng ánh sáng phun ra từ cơ thể tôi, sau đó chùm sáng quay trở lại cơ thể tôi như thể nó bị một chiếc gương phản chiếu. Tôi có thể cảm nhận rõ ràng từng tế bào của cơ thể mình, thậm chí tôi có thể nhìn thấy từng tế bào từ trong cơ thể tôi phát ra âm thanh và ánh sáng. Tôi vừa khóc vừa cười, run rẩy dữ dội, tôi cố gắng bình tĩnh lại và điều hoà hơi thở. Cuối cùng khi tôi được chữa lành, ánh sáng đó nói với tôi, vừa rồi bạn đã trải qua lần cầu nguyện thật sự đầu tiên trong đời.

Dịch từ: https://media.zhengjian.org/media/zjbooks/life_gate/02.htm

The post Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn (Phần 2.2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Kính viễn vọng Hubble quan sát được chùm tia sáng của các ngôi sao mới sinhhttps://chanhkien.org/2024/02/kinh-vien-vong-hubble-quan-sat-duoc-chum-tia-sang-cua-cac-ngoi-sao-moi-sinh.htmlMon, 12 Feb 2024 02:44:43 +0000https://chanhkien.org/?p=32564Tác giả: Mạc Tâm Hải [ChanhKien.org] [Chú thích của Ban biên tập] Sự bao la của vũ trụ luôn là một điều bí ẩn đối với nhân loại và không có cách nào để biết được bản chất của nó. Điều mà thiên văn học hiện đại nhận thức được chỉ là nhữnh khoảnh khắc […]

The post Kính viễn vọng Hubble quan sát được chùm tia sáng của các ngôi sao mới sinh first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Mạc Tâm Hải

[ChanhKien.org]

[Chú thích của Ban biên tập] Sự bao la của vũ trụ luôn là một điều bí ẩn đối với nhân loại và không có cách nào để biết được bản chất của nó. Điều mà thiên văn học hiện đại nhận thức được chỉ là nhữnh khoảnh khắc quan sát được sự thay đổi của các thiên thể trong không gian của con người được ghi lại bằng công nghệ cao hiện đại. Các nhà khoa học nắm bắt dữ liệu quan sát tại thời điểm đó mà đưa ra các lý thuyết và giả thuyết giống người mù sờ voi, rất khó để có được cái nhìn tổng thể về bản chất của nó. Nếu chỉ khám phá những bí ẩn của vũ trụ trong không gian của con người thì cuối cùng chúng ta sẽ chẳng đạt được gì cả. Tôi hy vọng từ những khám phá của thiên văn học hiện đại, độc giả có thể suy ngẫm về ý nghĩa thực sự của vũ trụ, cơ thể con người và cuộc sống.

Hình ảnh ngoạn mục này cho thấy một vùng có tên là G35.2-0.7N thuộc chòm sao Thiên Ưng cách Trái Đất 7.200 năm ánh sáng. G35.2-0.7N là nơi hình thành các ngôi sao có khối lượng lớn. Các ngôi sao được hình thành ở đây nặng đến mức cuối cùng chúng phát nổ thành siêu tân tinh. Sau khi hình thành, chúng cũng ảnh hưởng rất lớn đến môi trường xung quanh. Ít nhất có một ngôi sao loại B (loại có khối lượng lớn thứ hai) ẩn nấp trong khu vực được hiển thị ở đây. Chùm tia sáng tiền sao mạnh mẽ mà nó chiếu về hướng chúng ta là nguồn gốc của màn trình diễn ánh sáng ngoạn mục này. Chùm tia sáng tiền sao là chùm vật chất thẳng, cực đại được phóng ra từ các ngôi sao rất trẻ được gọi là tiền sao.

Hình ảnh tuyệt đẹp này là dùng camera góc rộng số 3 của kính viễn vọng Hubble chụp được. Camera này chủ yếu thu thập dữ liệu về các mục tiêu nghiên cứu rất cụ thể, giống như hầu hết các hình ảnh của Hubble. Các nghiên cứu sử dụng những dữ liệu này bao gồm việc đo mức độ ion hóa trong các tia phóng ra từ các tiền sao bị chôn vùi trong G35.2-0.7N.

Kết quả quan sát được của vật chất phun ra là những tia sáng sặc sỡ trong hình ảnh này. Ánh sáng bị chặn lại bởi những đám mây bụi dày đặc đã hình thành nên những ngôi sao khổng lồ này. Ở gần trung tâm có thể nhìn thấy vị trí của ngôi sao và dòng vật chất mà nó phát ra. Vệt màu cam sáng nhỏ này là một lỗ trên khối bụi do một luồng phát xạ dữ dội đang phóng về phía chúng ta để lại. Bằng cách xuyên qua cái kén đầy bụi, chùm tia lộ ra ánh sáng từ tiền sao, nhưng vẫn còn nhiều bụi nên làm cho ánh sáng chuyển sang màu đỏ rực. Tiền sao khổng lồ nằm ở góc dưới bên trái của khoang này.

Tài liệu tham khảo:

https://science.nasa.gov/missions/hubble/hubble-spies-colorful-shroud-of-a-stellar-jet/

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/286227

The post Kính viễn vọng Hubble quan sát được chùm tia sáng của các ngôi sao mới sinh first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn (Phần 2.1)https://chanhkien.org/2024/02/mo-canh-cua-sinh-tu-kham-pha-bi-an-cua-linh-hon-phan-21.htmlWed, 07 Feb 2024 01:08:23 +0000https://chanhkien.org/?p=32535[ChanhKien.org] 2. Trường hợp điển hình về trải nghiệm cận tử Ở phần trước chúng tôi đã nhắc đến, các trường hợp trải nghiệm cận tử có một số đặc điểm chung. Dưới đây chúng tôi sẽ phân loại và đưa ra một số ví dụ điển hình cho mọi người. 2.1 Linh hồn ly […]

The post Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn (Phần 2.1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org]

2. Trường hợp điển hình về trải nghiệm cận tử

Ở phần trước chúng tôi đã nhắc đến, các trường hợp trải nghiệm cận tử có một số đặc điểm chung. Dưới đây chúng tôi sẽ phân loại và đưa ra một số ví dụ điển hình cho mọi người.

2.1 Linh hồn ly thể phiêu đãng trên không trung

Bác sĩ Pim Van Lommel thuộc trung tâm tim mạch của bệnh viện Rijnstate ở Hà Lan là một học giả đương đại nổi tiếng chuyên nghiên cứu về trải nghiệm cận tử. Ông và các đồng nghiệp đã nghiên cứu trải nghiệm cận tử theo hình thức theo dõi (truy dấu vết) kéo dài 8 năm trên 334 bệnh nhân ở độ tuổi từ 26 đến 92 bị nhồi máu cơ tim cấp được cấp cứu thành công trong khoảng thời gian từ năm 1988 đến năm 1992, đồng thời kết quả nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí học thuật có uy tín ở quốc tế “The Lancet” vào tháng 12 năm 2001, gây chấn động giới học thuật.

Điều gây chú ý nhất trong báo cáo nghiên cứu của bác sĩ Lommel là trải nghiệm linh hồn ly thể của một số bệnh nhân. Những trải nghiệm này rất khó để giải thích từ góc độ sinh lý thần kinh, bởi vì khi bệnh nhân kinh qua trải nghiệm cận tử đã được cho là chết lâm sàng, nhịp tim và hô hấp đã ngừng hoạt động, mất sóng điện não, não bộ hoàn toàn rơi vào trạng thái ngừng hoạt động. Nếu tư duy ý thức của con người được sinh ra bởi hoạt động thần kinh của đại não, vậy thì bệnh nhân trong trạng thái chết lâm sàng làm sao có thể độc lập với thân thể, đồng thời có những hoạt động ý thức độc lập với cơ thể, lại còn tỉnh táo, có trật tự như vậy?

Ví dụ như một bệnh nhân 44 tuổi bị đau tim đột phát ngã trên bãi cỏ, sau khi người qua đường nhìn thấy liền gọi xe đưa đến bệnh viện cấp cứu. Lúc đó người này được chẩn đoán là đã chết lâm sàng và các chỉ số y tế cho thấy hy vọng được cứu sống trở lại là rất mong manh. Nhưng bác sĩ Lommel không bỏ cuộc, vẫn tiếp tục ép tim và hô hấp nhân tạo cho ông ấy. Khi bác sĩ Lommel chuẩn bị làm hô hấp nhân tạo thì phát hiện trong miệng bệnh nhân có chiếc răng giả làm vướng víu, nên đã tháo răng giả trong miệng bệnh nhân ra. Trải qua một tiếng rưỡi cấp cứu, bệnh nhân cuối cùng cũng có nhịp tim và huyết áp, nhưng vẫn trong trạng thái hôn mê. Đợi sau khi tỉnh lại, bệnh nhân vừa gặp được bác sĩ Lommel liền nói với ông, tôi biết chiếc răng giả của mình đang ở đâu. Bác sĩ Lommel đã rất ngạc nhiên. Sau đó bệnh nhân giải thích rằng: “Đúng vậy, khi tôi được đưa đến bệnh viện, ông ở đó và đã lấy răng giả trong miệng của tôi ra, rồi đặt trên một chiếc xe nhỏ. Trên xe có rất nhiều lọ thuốc, phía dưới chiếc xe còn có một ngăn kéo, ông đã để răng giả của tôi đặt trong ngăn kéo đó.”

Bác sĩ Lommel đã vô cùng kinh ngạc, lúc đó bệnh nhân đang ở trong trạng thái hôn mê sâu. Thông qua trò chuyện nhiều hơn, bác sĩ Lommel biết được lúc đó bệnh nhân đang bay lơ lửng trên không trung, nhìn xuống thấy thân thể của mình đang nằm trên giường và các nhân viên y tế đang bận rộn, đồng thời bệnh nhân cố gắng hết sức để giao tiếp với các nhân viên y tế, muốn họ đừng ngừng việc cấp cứu, nhưng dù ông ấy có cố gắng thế nào thì cũng vô ích, không ai có thể nhìn thấy ông trên không trung. Tất cả những chi tiết và cảnh tượng cấp cứu mà bệnh nhân này miêu tả đều ăn khớp với tình huống thực tế lúc đó. Nếu chúng ta coi hoạt động ý thức của bệnh nhân lúc đó quy thành hoạt động thần kinh của não bộ, thì làm thế nào để giải thích việc ông ấy dưới trạng thái đại não không hoạt động lại có thể nhìn thấy tất cả sự việc một cách rõ ràng như vậy?

Hai tác giả của cuốn “Đi về phía ánh sáng” (Closer to the Light) là tiến sĩ Melvin Morse thuộc đại học George Washington và Paul Perry cựu tổng biên tập tạp chí “American Health” đã kể lại một trải nghiệm ly thể như sau:

Auger Phil Hart là một cụ già 63 tuổi. Trong khi bà đang chờ được cấy ghép tim, một loại vi rút lây nhiễm nghiêm trọng đã xâm nhập vào hệ tim mạch của bà, làm cho tim bà ngừng đập. Bà lập tức được đưa đến Trung tâm đại học California (University of California Center) để tiến hành phẫu thuật. Cả gia đình bà đều đến bệnh viện, ngoại trừ người con rể của bà phải ở nhà.

Mặc dù ca phẫu thuật rất thuận lợi, nhưng vào lúc rạng sáng 2 giờ 15 phút, quả tim mới cấy ghép của Auger đột nhiên ngừng đập. Nhóm phẫu thuật cấy ghép đã nỗ lực hơn 3 giờ đồng hồ, cuối cùng lại cứu sống bà Auger thêm một lần nữa. Mãi đến khi trời sáng, người nhà bà Auger được thông báo ca phẫu thuật đã thành công, nhưng không được biết các chi tiết khác.

Khi người nhà bà Auger gọi điện báo tin vui cho người con rể. Con rể của bà cũng có tin tức báo cho họ biết. Anh nói anh đã biết tin ca phẫu thuật thành công rồi. Vào buổi sáng lúc 2 giờ 15 phút, khi anh đang ngủ thì phát hiện bà Auger đang đứng ở đầu giường. Bà Auger nói với anh đừng lo lắng, bà sẽ không sao đâu, và yêu cầu anh báo tin này cho con gái bà. Con rể của bà Auger đã ghi lại tin này cùng thời gian lúc đó rồi ngủ thiếp đi.

Sau đó bà Auger tỉnh lại, câu hỏi đầu tiên của bà là: “Mọi người có nhận được tin nhắn của tôi không?”

Paul Perry và Tiến sĩ Melvin Morse đã nghiên cứu kỹ lưỡng trải nghiệm cận tử của bà Auger, phát hiện rằng mỗi chi tiết đều có bằng chứng khách quan, thậm chí còn nhìn thấy mảnh giấy có ghi dòng tin nhắn mà con rể bà Auger đã ghi lại.

“Trải nghiệm linh hồn ly thể” không chỉ có ở người trải qua cận tử, mà còn là trải nghiệm tương tự của một số người khỏe mạnh. Tiến sĩ Charles T. Tart, giáo sư tại Đại học California, đã mô tả một số thí nghiệm có tên gọi là “linh hồn ly thể” được thực hiện ở người khỏe mạnh trong bài báo được đăng tải trên tạp chí học thuật “Nghiên cứu về trải nghiệm cận tử” (Journal of Near Death Studies) năm 1998.

Vào giữa những năm 1960, có một lần cô Z, người trông trẻ cho gia đình ông Charles đã nói với tiến sĩ rằng, từ khi còn nhỏ cô thường thường có cảm giác như “tinh thần” tỉnh táo lại sau một giấc ngủ say, linh hồn rời khỏi thân thể bay lên gần trần nhà, từ đó nhìn xuống thân thể của mình. Loại trải nghiệm rõ ràng này khác với giấc mộng. Lúc đầu cô còn tưởng là hiện tượng bình thường trong giấc ngủ. Sau khi cô nói chuyện này với người khác khoảng 1,2 lần, mới biết được không phải như vậy. Về sau, cô cũng không tùy tiện nhắc tới chuyện này với người khác nữa. Cô nói thỉnh thoảng mình vẫn có loại trải nghiệm này. Tiến sĩ Tart nói với cô rằng vào thời điểm đó có hai giả thuyết liên quan đến “linh hồn ly thể”, một thuyết cho rằng tư tưởng của con người trong một thời gian ngắn đã rời khỏi nhục thân, lý thuyết còn lại thì cho rằng đó hoàn toàn là một loại ảo giác. Tiến sĩ đề nghị rằng cô có thể sử dụng biện pháp sau để phân biệt hai loại giả thuyết đó: Viết mười số từ 1 đến 10 lên mười tờ giấy, lật úp chúng lại rồi đặt vào trong chiếc hộp trên bàn, trước khi đi ngủ chọn ngẫu nhiên một tờ rồi lật ngược chúng nhưng không được nhìn. Nếu khi cô ấy ngủ thực sự trải qua “linh hồn ly thể” thì cô ấy sẽ nhìn vào tờ giấy đó và nhớ kĩ con số viết bên trên. Sáng hôm sau lại kiểm tra con số trong trí nhớ của cô và trên tờ giấy có trùng khớp không. Vài tuần sau đó, khi tiến sĩ Tart gặp lại cô, cô nói rằng cô đã thử bảy lần, và lần nào những con số được ghi nhớ cũng đều chính xác.

Sau đó bác sĩ Tart đã mời cô đến phòng thí nghiệm của ông và tiến hành thử nghiệm trong bốn đêm. Vào mỗi đêm, bác sĩ sử dùng máy điện não đồ (EEG) có thể phân biệt được các giai đoạn khác nhau của giấc ngủ để tiến hành thử nghiệm với cô, liên tục ghi lại số liệu máy điện não đồ của cô ấy mỗi đêm khi ngủ. Đồng thời, ông còn dùng thiết bị kiểm tra hoạt động của mắt, điện trở của da, nhịp tim, huyết áp, v.v.

Để xác định khi cô có cảm giác ly thể có đúng là “linh hồn ly thể” hay không, bác sĩ đã thực hiện trình tự sau đây:

Mỗi đêm sau khi đợi người tham gia thử nghiệm nằm trên giường và máy đo hiển thị rằng cô sắp ngủ, tiến sĩ đi đến hành lang phòng làm việc, mở một bảng chữ số ngẫu nhiên đã chuẩn bị trước, ném một đồng xu lên bảng và chọn một con số ngẫu nhiên mà đồng xu rơi vào, lập tức ghi lại năm con số đầu tiên lên một mảnh giấy nhỏ. Sau đó đặt tờ giấy vào trong một cái kẹp không trong suốt, rồi trở lại phòng thí nghiệm nơi có người thử nghiệm, rồi đặt tờ giấy lên trên một cái giá trong tình huống người được thử nghiệm không nhìn thấy tờ giấy. Nếu mắt của một người cách mặt đất với độ cao khoảng 2 mét, người đó có thể nhìn thấy rõ ràng nội dung trong tờ giấy. Ngoài cách này ra thì người tham gia không cách nào nhìn thấy tờ giấy. Sau đó bác sĩ bảo người được thử nghiệm đi ngủ, yêu cầu cô nếu xuất hiện hiện tượng “linh hồn ly thể”, hãy cố gắng tỉnh lại ngay và nói cho bác sĩ sau khi kết thúc hiện tượng “linh hồn ly thể”, để ông biết được những gì máy đo ghi lại khi phát sinh hiện tượng “linh hồn ly thể”. Ông cũng yêu cầu cô nếu như linh hồn bay đủ cao, hãy ghi nhớ nội dung trong tờ giấy và sau khi kết thúc hiện tượng này lập tức tỉnh lại và báo cho tiến sĩ biết nội dung.

Trong 4 đêm thử nghiệm, cô Z đã báo cáo tổng cộng 5 lần có cảm giác “linh hồn lơ lửng”, trong đó có 3 lần cô cảm giác dường như bộ phận linh hồn ly thể và có 2 lần trải nghiệm “linh hồn ly thể”. Trong ba đêm đầu tiên, cô Z báo cáo tuy rằng cô thỉnh thoảng có trải nghiệm linh hồn bay lơ lửng hoặc trải nghiệm ly thể, nhưng cô không cách nào khống chế linh hồn để bay lên vị trí đủ cao để nhìn thấy con số trên tờ giấy (con số mỗi đêm đều không giống nhau). Vào đêm thử nghiệm thứ tư, bắt đầu từ 5 giờ 57 phút sáng, điện não đồ hiển thị có lúc giống như giai đoạn đầu của giấc ngủ trong vòng 7 phút, có lúc giống như thức tỉnh trong giây lát. Sau đó cô Z tỉnh dậy và nói với tiến sĩ con số trên tờ giấy là 25132, tiến sĩ ghi lại con số này và chứng thực đây đúng là con số được ghi trên tờ giấy. Mà xác suất ngẫu nhiên đoán trúng một chữ có 5 chữ số là 1/100.000!

Kenneth Ring, giáo sư tâm lý học tại đại học Connecticut, trong cuốn sách nổi tiếng của mình “Hướng tới Omega— Tìm kiếm ý nghĩa của trải nghiệm cận tử” (Heading toward Omega—in Search of the meaning of the Near Dearth Experience) đã kể lại trải nghiệm cận tử của một người phụ nữ 48 tuổi như sau:

Phịch, tôi rời đi, sau đó tôi bay lơ lửng lên trần nhà, khi nhìn xuống dưới, tôi có thể nhìn thấy đầu và mũ của bác sĩ. Tôi có thể phân biệt được bác sĩ chính chữa trị cho mình bởi vì trên mũ của ông có kí hiệu rất đặc thù, cảnh tượng đó rất rõ ràng và sống động. Tôi bị cận thị rất nặng. Người khác có thể nhìn thấy đồ vật ngoài 122 mét, tôi phải đến gần ở khoảng cách 4.5 mét mới có thể nhìn thấy, nên việc này (nhìn thấy ký hiệu đặc thù trên mũ của bác sĩ) khiến tôi rất ngạc nhiên. Họ nối tôi vào một vào một cái máy đặt ở phía sau đầu của tôi, niệm đầu đầu tiên của tôi là: “Trời ạ, tôi có thể nhìn thấy, tôi quả thực không thể tin nổi, tôi có thể nhìn thấy nó”. Tôi có thể đọc được những con số ở trên máy móc, mà chiếc máy này lại ở phía sau đầu của tôi. Tất cả mọi thứ đều rất sáng và rõ ràng, từ chỗ tôi có thể nhìn thấy cái chụp đèn, trên chụp đèn rất bẩn, toàn là bụi bặm. Tôi nhớ lúc đó tôi nghĩ: “Nhất định phải nói chuyện này với các y tá”.

Một trường hợp trải nghiệm cận tử sinh động khác được ghi lại trong cuốn “Đi về phía ánh sáng” của Melvin Morse thuộc đại học George Washington và đồng tác giả Paul Perry cựu tổng biên tập tạp chí American Health: Một phụ nữ tên là Paula 25 tuổi, trong một lần bộc phát bệnh tim, tim cô đã ngừng đập, sau khi cấp cứu cô tỉnh lại, cô miêu tả rằng: Tôi bay lơ lửng trên trần nhà nhìn xuống dưới, có ba y tá đang ở xung quanh cơ thể tôi, có một người sau khi đo mạch cho tôi xong rồi hét lên với hai người còn lại: “Gọi điện thoại cho bác sĩ và chồng của cô ấy”. Bác sĩ lập tức đến. Sau khi kiểm tra sơ bộ xong, bác sĩ nói: “Cô ấy chết rồi”. Tôi bay ra khỏi phòng, đi trong hành lang và nhìn thấy dì của tôi là y tá của của bệnh viện này. Cô ấy đang nói với người khác: “Thật đáng tiếc, Paula đã từng là một người mẹ trẻ tốt”. Tôi thấy rất kỳ lạ là tại sao lại dùng “đã từng là”. Tôi đã cố gắng nói chuyện với họ, nói với họ rằng tôi vẫn còn ở đây, nhưng không cách nào nói chuyện được với họ. Tôi thậm chí còn có thể bay vào một căn phòng khác, tôi nghe thấy một bệnh nhân đang phàn nàn: “Ồn ào quá”. Y tá nói với cô: “Paula ở phòng bên cạnh bệnh rất trầm trọng”. Sau đó tôi bay trở về, nhìn thấy chồng tôi đã đến, anh nói với bác sĩ: “Làm sao tôi có thể nói với các con điều này đây?” Tôi nghĩ tôi thực sự đã chết rồi, niệm đầu thứ hai của tôi không phải là sợ hãi, mà lại cảm thấy đây có thể là một trải nghiệm thú vị, tôi muốn nói với họ: “Tôi đang ở đây khi đó, tôi thậm chí có thể nhìn thấy họ và nghe được họ nói chuyện, nhưng không cách nào nói chuyện với họ, điều này khiến người ta rất chán chường. Khi tôi nhìn thấy họ đang cấp cứu cho tôi, trong phòng trở nên sáng rực, như một cái lồng chụp lớn đầy màu sắc bao phủ lên tôi, ở giữa cái lồng là ánh sáng lấp lánh vô cùng rực rỡ. Tôi biết trung tâm ánh sáng kia chính là nơi tôi muốn đến. Sau đó có vài người bước ra từ ánh sáng, họ không phải là Thượng Đế hay Thiên Sứ mà là những người bình thường giống như tôi. Cuối cùng tôi đã trở về thân thể của mình. Tôi nhìn thấy bác sĩ đang lắc bả vai của tôi gọi lớn: “Paula, Paula, hãy trở lại”. Vào lúc đó tôi đã trở về thân thể và tỉnh lại.

Dịch từ: https://media.zhengjian.org/media/zjbooks/life_gate/02.htm

The post Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn (Phần 2.1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn – Một ngành khoa học mới đánh dấu bước ngoặt về trải nghiệm cận tử (Phần 1): Lời mở đầuhttps://chanhkien.org/2024/01/mo-canh-cua-sinh-tu-kham-pha-bi-an-cua-linh-hon-mot-nganh-khoa-hoc-moi-danh-dau-buoc-ngoat-ve-trai-nghiem-can-tu-phan-1-loi-mo-dau.htmlWed, 31 Jan 2024 05:40:46 +0000https://chanhkien.org/?p=32485[ChanhKien.org] Cuốn sách “Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn” được tổng hợp từ nhiều hiện tượng trải nghiệm cận tử, đồng thời tác giả sẽ dựa trên trí huệ trong quá trình tu luyện Pháp Luân Đại Pháp để đưa ra một số lời giải thích đối với hiện […]

The post Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn – Một ngành khoa học mới đánh dấu bước ngoặt về trải nghiệm cận tử (Phần 1): Lời mở đầu first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org]

Cuốn sách “Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn” được tổng hợp từ nhiều hiện tượng trải nghiệm cận tử, đồng thời tác giả sẽ dựa trên trí huệ trong quá trình tu luyện Pháp Luân Đại Pháp để đưa ra một số lời giải thích đối với hiện tượng này. Hy vọng quyển sách này sẽ giúp ích cho những ai đang tìm kiếm chân lý nhân sinh của đời người.

1. Lời mở đầu

Đời người ngắn ngủi, từ xưa đến nay, bất luận là đế vương khanh tướng, hay là bậc thánh hiền hào kiệt, đều khó tránh khỏi cái chết. Rất nhiều người cho rằng, con người chết giống như ngọn đèn tắt, là chấm dứt hết rồi, tất cả những gì khi còn sống đều trở thành khói mây. Thế nhưng, sự tồn tại của đời người lẽ nào chỉ như giây phút thoáng qua; nhục thể tiêu tan rồi, lẽ nào đồng nghĩa với việc sinh mệnh vĩnh viễn biến mất? Kỳ thực trong thế giới mà chúng ta đang sinh sống này, có quá nhiều hiện tượng và ví dụ nói cho chúng ta biết rằng, con người thực sự có linh hồn, mà linh hồn con người sẽ không tiêu mất sau khi chết, do đó tất cả những gì một người làm lúc sống, từ việc lớn cho tới việc nhỏ, dù tốt hay xấu, cũng đều sẽ mang theo cùng với linh hồn của người đó trong nhiều đời nhiều kiếp. Các bằng chứng cho thấy sự tồn tại của linh hồn là nhiều vô số kể. Trong cuốn sách điện tử này, chúng tôi đã chuẩn bị để cùng mọi người khám phá một nội dung trong vô số hiện tượng và trường hợp, đó là: Trải nghiệm cận tử (Viết tắt là NDE:Near Death Experience).

Rất nhiều người trong đời từng trải qua một lần hoặc thậm chí nhiều lần trải nghiệm thần bí: Nhìn thấy cảnh tượng kỳ lạ, gặp người thân đã qua đời, thậm chí chết đi sống lại, v.v. Trong khi mọi người giữ kín những hiện tượng này, thì những nhà khoa học chính trực và có nhận thức mới mẻ đã lặng lẽ bắt đầu một cuộc nghiên cứu khó khăn nhất trong lịch sử khoa học nhân loại, nhưng lại có ý nghĩa nhất, đó chính là nghiên cứu về trải nghiệm cận tử.

Trải nghiệm cận tử là một hiện tượng khá phổ biến. Ngay từ hơn 2000 năm trước, Plato trong cuốn sách “Cộng hòa” (The Republic) của mình đã viết về hiện tượng trải nghiệm cận tử. Nghiên cứu cho thấy, những người từng trải nghiệm cận tử phân bố tại các khu vực khác nhau trên thế giới, các chủng tộc, tôn giáo, tín ngưỡng và bối cảnh văn hóa khác nhau. Theo cuộc điều tra của Công ty thống kê Gallup nổi tiếng của Mỹ dự đoán, chỉ tính riêng nước Mỹ thì đến nay có ít nhất 130 triệu người trưởng thành sống khỏe mạnh từng kinh qua trải nghiệm cận tử, nếu tính luôn cả trẻ em, con số này sẽ còn cao hơn. Nghiên cứu của tiến sĩ Kenneth Ring và một số nhà nghiên cứu khác tiết lộ thêm rằng, có khoảng 35% người khi cận kề cái chết có trải nghiệm cận tử. Hiện nay, hiện tượng trải nghiệm cận tử đang ngày càng thu hút các nhà nghiên cứu từ nhiều lĩnh vực. Trong đó rất nhiều đều là học giả sáng giá trong lĩnh vực mà họ đã nghiên cứu. Ngoài tiến sĩ Kenneth Ring của trường đại học Connecticut, còn có Melvin Morse giáo sư của Trường đại học Washington, tiến sĩ Raymond A. Moody của trường đại học Nevada, tiến sĩ Ian Stevenson của trường đại học Virginia, tiến sĩ Linz Audain bác sĩ khoa nội của Đại học George Washington và đồng thời ông cũng là giám đốc điều hành cấp cao của công ty Mandate, tiến sĩ Charles Tart giảng viên Đại học California, v.v. Các bài báo liên quan đến nghiên cứu cận tử không ngừng được công bố trên các tạp chí y khoa có uy tín quốc tế như The Lancet và The Journal of Near Death Studies (Nghiên cứu trải nghiệm cận tử). Năm 1987, theo đề xuất của một số học giả, hiệp hội nghiên cứu trải nghiệm cận tử quốc tế chính thức được thành lập. Có thể nói, sự nghiên cứu đối với lĩnh vực thần bí này của giới khoa học đang trên đà phát triển.

Nghiên cứu về trải nghiệm cận tử (NDE) thời cận đại bắt nguồn từ nhà địa chất học người Thụy Sĩ Albert Heim. Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, ông bắt đầu nghiên cứu NDE từ một lần trải nghiệm của bản thân mình. Heim thích leo núi, một lần, khi ông đang leo lên dãy núi Alps (hay Anpơ), thì bị một trận cuồng phong thổi rơi xuống vách núi. Trong khoảng khắc đó, một kỳ tích đã xảy ra.

—–

“Dường như, ở trên vũ đài cách tôi một khoảng, tôi nhìn thấy mình xuất hiện với nhiều hình tượng khác nhau và toàn bộ quá khứ của bản thân. Tôi nhìn thấy bản thân mình là vai chính trong vở diễn này. Mỗi sự vật dường như đều bị ánh sáng của thiên đường tô điểm, không còn bi thương và lo âu, tất cả đều tươi đẹp rực rỡ. Ký ức về nỗi khốn khổ mà tôi đã từng chịu đựng hiện ra rất rõ ràng, nhưng nó không làm cho người ta cảm thấy đau buồn. Không có xung đột và mâu thuẫn, xung đột đã chuyển hóa thành yêu thương. Tư tưởng cao thượng và hòa ái ngự trị và thống nhất những ấn tượng đơn độc. Một loại cảm giác tĩnh mịch thần thánh giống như âm nhạc kỳ diệu gột rửa tâm hồn tôi”.

Trải nghiệm đó đã thôi thúc Heim tiến hành nghiên cứu sâu rộng về rất nhiều người đã từng kinh qua trải nghiệm tương tự, bao gồm cả những người lính bị thương trong chiến tranh, từ những công nhân xây dựng rơi từ trên công trình kiến trúc xuống, những ngư dân suýt chết đuối,… Năm 1892, trong luận văn nghiên cứu của mình ông đã nhắc đến: Trong số 30 người bị rơi và may mắn sống sót mà ông khảo sát, thì 95% người nói rằng họ cảm thấy bình tĩnh và hạnh phúc trong quá trình cận kề cái chết. Ông còn phát hiện trải nghiệm của họ là cực kỳ giống nhau: Rất nhiều hoạt động ý thức bay vút qua, năng lực siêu phàm dự đoán trước kết quả, ý thức tiêu tán khắp thời gian, nhanh chóng nhớ lại một đời của mình, nhìn thấy những cảnh tượng mỹ lệ siêu nhiên, nghe được âm nhạc thiên thượng văng vẳng bên tai.

“Không một chút bi thương, cũng không có nỗi sợ hãi có thể xuất hiện khi gặp một chút nguy hiểm… Không có lo lắng tuyệt vọng và thống khổ, chỉ có nghiêm túc, tiếp nhận một cách sâu sắc; tinh thần minh mẫn và hoạt động cao độ”.

Nghiên cứu của Heim dường như trở thành chất xúc tác mạnh mẽ khiến rất nhiều nhà nghiên cứu đã lần tiếp bước ông. Năm 1903, tác giả người Anh F.W.H. Myers đã hoàn thành cuốn sách “Bản chất con người và sự tồn tại của nó khi nhục thể tử vong” (Human personality and its survival of bodily death) gồm hai quyển; năm 1907, James H. (James Hervey) đã xuất bản bài báo “Ảo giác của người đang hấp hối” tại Hoa Kỳ, mang lại sức ảnh hưởng rất lớn. Năm 1926, nhà vật lý học nổi tiếng người Anh William Barrett đã xuất bản cuốn “Ảo giác lúc lâm chung”. Trong thời gian này, nghiên cứu cận tử nhận được sự ủng hộ rộng rãi.

Năm 1959, nhà tâm lý học Karlis Osis thuộc Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ lại tiếp tục nghiên cứu của Albert Heim bằng cách phân tích hàng trăm ghi chép chi tiết về trải nghiệm của bệnh nhân trong quá trình tử vong. Năm 1972, với sự giúp đỡ của E.Haraldsson, một nhà tâm lý học tại Iceland, nhóm nghiên cứu đã vượt qua ranh giới chủng tộc và văn hóa, mở rộng nghiên cứu sang Ấn Độ. Họ hợp tác cùng nhau và xuất bản cuốn sách Thời khắc tử vong (At the Hour of Death, 1972). Osis kết luận:

“Mặc dù nhiều bệnh nhân rơi vào trạng thái mất trí nhớ, bất tỉnh nhưng vẫn có những người ý thức giữ được tỉnh táo đến phút cuối cùng. Họ nói đã ‘nhìn thấy’ kiếp sau và có thể kể lại những trải nghiệm của mình trước lúc lâm chung. Ví dụ: Họ đã nhìn thấy người thân quá cố và linh hồn của bạn bè, nhìn thấy các nhân vật trong tôn giáo và truyện thần thoại, nhìn thấy ánh sáng thần kỳ, màu sắc rực rỡ mỹ lệ và những cảnh vật ở thế giới khác. Những trải nghiệm này rất có sức ảnh hưởng, nó mang lại cho họ sự yên tĩnh, an nhàn và tình cảm tôn giáo. Các bệnh nhân đã trải nghiệm ‘cái chết tốt đẹp’ một cách kỳ lạ, điều này hoàn toàn trái ngược với bóng tối và bi thương mà mọi người thường nghĩ về cái chết”.

Vào những năm 1970, Russell Noyce Jr., giáo sư tâm thần học tại Đại học Iowa và đồng nghiệp Roy Clayty đã cùng nhau nghiên cứu lượng lớn các mô tả về người lúc sắp chết, đồng thời cũng tiến hành nghiên cứu đối với những tường thuật mang tính tự truyện của từng cá nhân, trong nhóm nghiên cứu có cả nhà tâm lý học nổi tiếng, bậc thầy tâm thần học người Thụy Sĩ Karl G. Jung. Năm 1944, do mắc bệnh tim, ông Jung đã có trải nghiệm cận tử, trải nghiệm này đã thay đổi quan điểm nhận thức của ông về nhân loại. Ông viết: “Những gì xảy ra sau khi chết thật huy hoàng sáng lạn, nó khó diễn tả thành lời, đến mức cảm xúc và sức tưởng tượng của chúng ta không thể mô tả được đại khái về chúng”.

Trong khoảng thời gian từ năm 1972 đến năm 1974, tiến sĩ Raymond Moody đã thu thập được 150 trường hợp thực tế trải nghiệm cận tử (NDE), từ đó quy nạp những yếu tố thường gặp nhất của NDE: Nhẹ nhàng rời khỏi thân thể; đi qua một đường hầm tối đen; hướng về một chùm sáng mà bay đi; gặp gỡ những người thân thích; nhớ lại toàn bộ cảnh tượng lúc còn sống; không muốn quay trở lại thân thể; nhìn các thời không rõ ràng một cách phi thường; cảm giác thất vọng sau khi được chữa trị. Năm 1975, cuốn sách “Kiếp sau” (Life After Life) của ông được xuất bản, từ đây nghiên cứu trải nghiệm cận tử bước vào giai đoạn mới.

Những yếu tố được Moody liệt kê ra đều được miêu tả tương tự trong các báo cáo về trải nghiệm cận tử sau này, do đó chứng thực các nghiên cứu của Albert Heim, Karlis Osis, Russell Noyce Jr và Roy Clayty. Sau khi tổng hợp các trường hợp trải nghiệm cận tử, ông Moody đã đề xuất “Trải nghiệm lý tưởng hoặc trải nghiệm hoàn chỉnh dựa trên lý thuyết”, ông đã miêu tả như thế này:

“Một người đang cận kề cái chết, khi đạt đến sự thống khổ cực điểm của nhục thân, anh ấy nghe thấy tuyên bố của bác sĩ rằng bản thân mình đã chết, anh ấy bắt đầu nghe được âm thanh hỗn độn, tiếng chuông ngân hoặc tiếng vo ve, đồng thời cảm thấy mình đang lao nhanh qua một đường hầm đen tối. Sau đó, anh ấy đột nhiên phát hiện mình đã rời khỏi nhục thể, nhưng vẫn đang trong môi trường vật chất trực tiếp (Giải thích của người dịch: môi trường xã hội hiện tại). Anh ấy ở phía xa nhìn thân thể của mình, giống như một người đứng bên ngoài quan sát. Anh ấy quan sát quá trình sống lại của mình từ trên cao, cảm xúc hỗn loạn.

Một lúc sau, anh ấy bình tĩnh lại, dần dần quen thuộc với tình trạng này. Anh chú ý tới bản thân mình vẫn có một “thân thể”, nhưng mà tính cách đặc tính của nó so với anh khác biệt quá nhiều. Thoáng chốc lại xảy ra một số sự việc khác. Anh nhìn thấy linh hồn của người bạn đã chết, một vị Thần ân cần nhiệt tình mà anh chưa bao giờ nhìn thấy trước đây — một sinh mệnh giống như tia chớp — xuất hiện ở trước mặt anh ấy. Sinh mệnh này dùng phương thức phi ngôn ngữ để hỏi anh một vài vấn đề, bảo anh ấy đánh giá cuộc đời của mình, trong nháy mắt, những sự kiện chính trong đời của anh được triển hiện ra. Trong nhất thời, anh ấy phát hiện bản thân mình đang đến gần chướng ngại vật hoặc ranh giới nào đó, điều này hiển nhiên là đại biểu cho ranh giới giữa kiếp này và kiếp sau. Thế nhưng anh ấy biết mình nhất định phải trở lại nhân gian, là vì thời khắc tử vong vẫn chưa tới. Bởi vậy cho đến tận bây giờ anh vẫn cảm thấy hứng thú với trải nghiệm đã xảy ra sau khi chết, anh không muốn quay về nhân gian. Nhưng cho dù thái độ của bản thân anh như thế nào, cuối cùng anh ấy vẫn phải nhập vào thể xác và sống lại.

Moody thận trọng nhấn mạnh: Quá trình của mỗi trường hợp trải nghiệm cận tử đều không phải là hoàn toàn dựa theo phương thức kể trên, nhưng ông bị cuốn hút mê mẩn bởi một số trải nghiệm “giống nhau đến kinh ngạc”. Nghiên cứu của Moody đã mở đầu cho các nhà nghiên cứu trải nghiệm cận tử của thế hệ mới, những người xuất sắc trong số ấy gồm có: Tiến sĩ Kenneth Ring, tiến sĩ Michael Sabom, tiến sĩ Melvin Morse,… Nghiên cứu của họ rút ra các kết luận chủ yếu như sau:

– Không thể nghi ngờ gì nữa, trải nghiệm cận tử từng xảy ra nhiều lần trên thế giới. Trải nghiệm cận tử không chỉ giới hạn ở người trưởng thành, mà còn xảy ra ở trẻ em. Khoảng 35% người cận kề cái chết đều sẽ có trải nghiệm cận tử.

– Tuyệt đại đa số người trải nghiệm cận tử đều nói họ cảm thấy yên tĩnh và vui vẻ, mà không phải là thống khổ hoặc bị dày vò.

– Một số hiện tượng mà người trải nghiệm cận tử nhìn thấy không nhất định là trùng khớp với sự hiểu biết của bản thân anh ấy. Ví dụ, nhà vật lý học William Barrett có ghi chép rằng, một số trẻ em trong lúc trải nghiệm cận tử đã nhìn thấy một số thiên sứ không có cánh nên cảm thấy thất vọng.

– Trải nghiệm cận tử có ảnh hưởng rất lớn đối với đương sự, phần lớn những người này phát sinh sự chuyển biến cực kỳ lớn, tích cực, tâm hồn trở nên phong phú. Một số người vô thần luận sau khi kinh qua trải nghiệm cận tử đã hoàn toàn cải biến nhân sinh quan của bản thân, từ đó về sau trở thành người tín ngưỡng hữu thần luận thành kính.

Điều khiến người ta ngẫm nghĩ sâu hơn là, cũng không phải là tất cả những gì mà người trải nghiệm cận tử nhìn thấy đều là cảnh tượng tốt đẹp khiến người ta hạnh phúc. Có một số người trong trải nghiệm cận tử cũng nhìn thấy một số cảnh tượng đáng sợ. Ví dụ: Trong bài viết “Ấn tượng Thiên đường – 100 câu chuyện truyền miệng của những người sống lại sau khi chết” được đăng trên Minh Huệ Net có ghi chép về trải nghiệm cận tử đáng sợ của một trưởng cục cảnh sát ở Đức tên Stein Heideler. Trong một lần trải nghiệm cận tử ông nhìn thấy bản thân bị rất nhiều linh hồn tham lam xấu xí vây xung quanh, trong đó một linh hồn mở miệng lớn như cái chậu máu nhào tới muốn cắn ông. Còn có một số người khi trải nghiệm cận tử đã nhìn thấy những linh hồn có được kết cục khác nhau chiểu theo những việc làm khi họ còn sống. Những trường hợp trải nghiệm cận tử này khiến người ta vô tình nghĩ đến lời dạy “thiện ác hữu báo” của người Trung Quốc thời xưa.

Hiện tượng “linh hồn ly thể” không chỉ giới hạn trong những người cận kề cái chết, có một số ít người đang trong trạng thái thân thể khỏe mạnh cũng có trải nghiệm tương tự. Hiện tượng “linh hồn ly thể” của những người này càng khiến cho các nghiên cứu về NDE trở nên khả thi hơn khi tiến nhập vào thực nghiệm kiểm chứng. Ví dụ, tiến sĩ Charles Tart của Đại học California từng tiến hành kiểm tra thực nghiệm nghiêm ngặt đối với một phụ nữ tự xưng là thường trải nghiệm trạng thái “linh hồn ly thể”. Ông đặt tờ giấy ghi năm chữ số ngẫu nhiên trên một cái giá cao gần hai mét, yêu cầu người phụ nữ nằm trên giường trong phòng thí nghiệm không cách nào nhìn thấy được. Sau đó ông yêu cầu người được thí nghiệm này tìm cách bay tới chỗ cao kia để nhìn nội dung của tờ giấy, tức là “linh hồn ly thể”. Kết quả của thí nghiệm thực chứng là bà đã nói chính xác năm con số trên tờ giấy sau khi tuyên bố rằng linh hồn của bà ly thể vào đêm thứ tư. Mà xác suất đoán trúng năm con số này là 1/100.000, thí nhiệm chứng thực trên đã minh chứng cho khả năng tồn tại khách quan của trải nghiệm cận tử.

Người trải qua linh hồn ly thể nổi tiếng nhất

Trong lịch sử phải kể tới nhà khoa học, nhà triết học và nhà thần học nổi tiếng người Thụy Điển sống tại thế kỷ 18, ông Emanuel Swedenborg. Ông căn cứ theo những cảnh tượng mà bản thân nhìn thấy được trong linh giới khi linh hồn ly thể đi ngao du, lưu lại kiệt tác lớn “Học thuyết thiên đàng” (Heavenly Doctrine), đã miêu tả chi tiết cảnh tượng ông nhìn thấy tại linh giới và những tri thức liên quan tới linh giới mà ông có được khi giao tiếp với các sinh mệnh khác. Tác phẩm của ông có ảnh hưởng quan trọng đối với những gì xảy ra sau này, nó cũng ảnh hưởng đến nhiều người ngày nay. Nhiều học giả nổi tiếng vô cùng sùng bái ông, bao gồm Carl Jung nhà tâm thần học, nhà văn Mỹ nổi tiếng Helen Keller, nhà thơ Mỹ nổi tiếng Emerson, chính trị gia và nhà khoa học người Mỹ Benjamin Franklin, vợ chồng nhà thơ người Anh Browning, nhà thơ nhà văn nổi tiếng người Đức Goethe, nhà triết học và học giả thiền tông người Nhật Suzuki Daisetsu Teitarō, hai tổng thống Mỹ George Washington và Franklin D. Roosevelt cũng chịu ảnh hưởng của kiệt tác này.

Ngày càng xuất hiện nhiều ví dụ thực tế về trải nghiệm cận tử, các thành quả nghiên cứu ngày càng thấu triệt, khiến cho những người luôn hoài nghi không tin càng khó khăn hơn trong việc che giấu sự thật của trải nghiệm cận tử. Nghiên cứu trải nghiệm cận tử tiết lộ cho chúng ta không chỉ đơn thuần là hiện tượng, mà càng quan trọng hơn là phương pháp tư duy và con đường nghiên cứu được biểu thị bằng hiện tượng; nó không chỉ mở ra cho chúng ta cánh cửa thế giới sau khi chết, nhiều hơn là ý thức, sinh hoạt, cánh cửa của sinh mệnh.

Khoa học đang khám phá thế giới bên kia đạt được tiến triển rất lớn, nhưng khi khám phá lĩnh vực của bản thân nhân loại thì lại giống như nhà vật lý học Einstein từng nói: “Vẫn còn đang trong giai đoạn trẻ sơ sinh”, khám phá điều bí ẩn của bản thân nhân loại chắc hẳn sẽ phải trở thành mục tiêu của khoa học tương lai. Đối với những ai theo đuổi chân lý mà nói, ở chỗ khoa học vẫn chưa dám tiến vào, thì tín ngưỡng và dũng khí có vẻ rất trọng yếu. Nhìn chung từ những hiện tượng trải nghiệm cận tử và những người trải nghiệm cận kề cái chết từ đó có được cảm ngộ đối với nhân sinh, hiện tượng trải nghiệm cận tử có lẽ đang ám chỉ linh hồn của chúng ta không hề tiêu biến khi nhục thể của chúng ta tử vong. Vì để có trách nhiệm vĩnh viễn đối với sinh mệnh bản thân, chúng ta nên thiện đãi với bản thân mình và người khác. Giống như Pierre Teilhard de Chardin từng nói: “Có lẽ trong vũ trụ tồn tại một sự vật như là mục đích, thứ đó như là hy vọng và nhân từ, có lẽ trải nghiệm cận tử là lễ vật hoặc manh mối mà Thần đã ban cho nhân loại để khám phá sự bí ẩn của bản thân nhân loại”.

Dịch từ: https://media.zhengjian.org/media/zjbooks/life_gate/01.htm

Tài liệu tham khảo:

1. “Ấn tượng Thiên đường – 100 câu chuyện truyền miệng của những người sống lại sau khi chết”, tháng 1 năm 1999.

2. “Mở cánh cửa sinh tử” của Jean Rithie, tháng 10 năm 1998.

3. http://www. iands. org

4. Charles T. Tart,Journal of Near Death Studies, 17(2) Winter 1998

5. Melvin Morse, Paul Perry, Villard Books, New York,1994, Parting Visions: Uses and Meanings of Pre-Death, Psychic, and Spiritual Experiences

The post Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn – Một ngành khoa học mới đánh dấu bước ngoặt về trải nghiệm cận tử (Phần 1): Lời mở đầu first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
“Trời tròn và đất vuông” là vũ trụ quan của Trung Quốc cổ đạihttps://chanhkien.org/2024/01/troi-tron-va-dat-vuong-la-vu-tru-quan-cua-trung-quoc-co-dai.htmlMon, 08 Jan 2024 03:05:09 +0000https://chanhkien.org/?p=32301[ChanhKien.org] “Trời tròn và đất vuông” thuộc về “Thuyết Cái Thiên” trong nội dung vũ trụ quan của Trung Quốc cổ đại. Có ba loại vũ trụ quan chủ yếu vào thời Trung Quốc cổ đại: thuyết Cái Thiên, thuyết Hồn Thiên và thuyết Tuyên Dạ. Thuyết Hồn Thiên: Thuyết này chủ trương kiến giải […]

The post “Trời tròn và đất vuông” là vũ trụ quan của Trung Quốc cổ đại first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org]

“Trời tròn và đất vuông” thuộc về “Thuyết Cái Thiên” trong nội dung vũ trụ quan của Trung Quốc cổ đại. Có ba loại vũ trụ quan chủ yếu vào thời Trung Quốc cổ đại: thuyết Cái Thiên, thuyết Hồn Thiên và thuyết Tuyên Dạ.

Thuyết Hồn Thiên: Thuyết này chủ trương kiến giải Trái Đất là một hình cầu, bên ngoài được bao quanh bởi một vòm trời hình cầu, Trái Đất nổi trên mặt nước ở bên trong vòm trời. Học thuyết Hồn Thiên khởi nguồn từ thời Chiến Quốc, lý thuyết sơ khai nhất của Hồn Thiên cho rằng vòm trời hình cầu bên trong chứa đầy ắp nước, mặt đất nổi trên mặt nước, một nửa bầu trời ở phía trên mặt đất và một nửa bầu trời ở phía dưới mặt đất. Mặt Trời, Mặt Trăng và các ngôi sao nổi lơ lửng trên lớp vỏ của vòm trời và hàng ngày toàn bộ xoay chuyển theo bầu trời. Nhà thiên văn học Trương Hằng thời Hán, đã giảng giải trong “Hồn Thiên Cầu Đồ Chú”: “Toàn thể bầu trời tựa như quả trứng gà, bầu trời tròn đầy như viên đạn; Trái Đất như lòng đỏ trứng gà, một mình nằm ở bên trong; bầu trời lớn và Trái Đất nhỏ. Bên trong bầu trời có nước, bầu trời bao bọc Trái Đất, giống như lớp vỏ bọc lòng đỏ trứng. Trời và đất đều nhờ vào khí mà đứng vững, mà nổi lên mặt nước”.

Thuyết Tuyên Dạ: Chủ trương lý giải rằng “Mặt Trời, Mặt Trăng và các ngôi sao nổi một cách tự nhiên, sinh từ trong hư không, dừng hay chuyển động đều là do khí quyết định”. Sáng tạo ra lý luận rằng các thiên thể nổi trong thể khí; và trong quá trình phát triển thêm một bước nữa, nó cho rằng ngay cả bản thân các thiên thể, bao gồm cả các vì sao xa xôi và dải Ngân Hà đều là từ thể khí tổ hợp thành.

Thuyết Cái Thiên: Xuất hiện vào cuối thời nhà Ân, đầu thời nhà Chu. Lập luận chủ yếu chính là: trời ở trên, đất ở dưới và trời là một cái chụp hình bán cầu rộng lớn. Hai câu “Trời như mái vòm, bao trùm tứ phương” trong bài dân ca “Sắc Lặc Ca” thời Nam Bắc triều đúng là lời giải thích trực quan về thuyết Cái Thiên. Về thuyết Cái Thiên có tổng cộng hai loại, loại thứ nhất là thuyết “Trời tròn đất vuông”. “Tấn thư Thiên Văn chí” chép rằng: “Trời tròn như cái lọng, đất vuông như bàn cờ”. Loại thuyết thứ hai sửa quan điểm mặt đất hình vuông thành mặt đất hình vòm; trong “Tấn thư – Thiên Văn chí” nói rằng “Trời tựa như cái nón lá, đất như con thuyền úp ngược”. Vào thời điểm này, ý tưởng về trái đất hình vòm đã được hình thành, đặt định cơ sở cho sự nhận thức về Trái Đất hình cầu sau này.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/284116

The post “Trời tròn và đất vuông” là vũ trụ quan của Trung Quốc cổ đại first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Bản đồ vào hàng trăm năm trướchttps://chanhkien.org/2023/10/ban-do-vao-hang-tram-nam-truoc.htmlFri, 13 Oct 2023 03:07:37 +0000https://chanhkien.org/?p=31522[ChanhKien.org] Bản đồ Trái Đất phẳng cho đến nay đã có lịch sử gần hàng nghìn năm. Hiện tại nó vẫn được Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS) sử dụng làm bản đồ chính thức. Nó cũng được dùng làm biểu tượng của các tổ chức như Liên Hợp Quốc. Phòng Quan sát […]

The post Bản đồ vào hàng trăm năm trước first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org]

Bản đồ Trái Đất phẳng cho đến nay đã có lịch sử gần hàng nghìn năm. Hiện tại nó vẫn được Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS) sử dụng làm bản đồ chính thức. Nó cũng được dùng làm biểu tượng của các tổ chức như Liên Hợp Quốc. Phòng Quan sát Tình báo Quân sự của Nhà Trắng và Không lực Một đều sử dụng bản đồ Trái Đất phẳng.

Bản đồ do Piri Reis, Đô đốc Hải quân Đế quốc Ottoman biên soạn vào năm 1513. Trên bản đồ này cho thấy lục địa Nam Cực chưa được bao phủ bởi băng tuyết.

Bản đồ nổi tiếng của Urbano Monte (1544 – 1613) không có Australia (nước Úc).

Bản đồ Mercator vùng Bắc Cực vào 1595.

Bản đồ Trái Đất phẳng từ quan sát mới của các nhà thiên văn vào năm 1713.

Bản đồ Trái Đất phẳng theo tiêu chuẩn mới của Alexander Gleason vào năm 1892.

Bản đồ Trái Đất phẳng của Orlando Ferguson vào năm 1893.

Bản đồ thế giới thời đại hàng không thuộc trường Hàng không CBS Mỹ.

Vào đầu thế kỷ 19, sách giáo khoa ở trường học của Mỹ vẫn dạy về Trái Đất phẳng.

Bản đồ thế giới được công bố bởi Hiệp hội Trái Đất phẳng Quốc tế (CharlesK.Johnson).

Một tấm bản đồ thế giới khác do Hiệp hội Trái Đất phẳng Quốc tế công bố chính thức.

Mặc dù Hitler có xu hướng lật đổ Trái Đất, nhưng khi đánh trận ông ta đã sử dụng bản đồ Trái Đất phẳng.

Vào ngày 24 tháng 7 năm 1955, Đô đốc Byrd đã được NBC phỏng vấn, trên bức tường nền là bản đồ Trái Đất phẳng, không có Nam Cực.

Tổng thống thứ 36 của Hoa Kỳ ông Lyndon Johnson mặc bộ đồ ngủ trên chiếc Không lực Một vào năm 1966.

Bản đồ Trái Đất phẳng trên chiếc Không lực Một.

Bản đồ Trái Đất phẳng được treo trên tường phòng Quan sát Tình báo Quân sự của Nhà Trắng nước Mỹ.

Biểu tượng Trái Đất phẳng bên trong công viên Darling, Sydney, Úc. Xung quanh công viên là các ngân hàng đầu tư lớn trên thế giới.

Ở bên kia của bức tường băng là một lục địa khác. Đây là bí mật của Hiệp ước Nam Cực (The Antarctic Treaty). Tấm bản đồ này được treo bên trong Liên Hợp Quốc.

Sự thay đổi nhiệt độ toàn cầu và dòng hải lưu hiển thị kết quả khác nhau trên Trái Đất hình cầu và phẳng.

Nếu bạn sử dụng bản đồ Trái Đất phẳng để kiểm tra nhiệt độ của biển, bạn sẽ phát hiện dòng nước biển ấm nhất phù hợp với đường đi của Mặt Trời trong mùa, điều này là nhất quán. Tuy nhiên nếu đặt ở trong bản đồ hình cầu mà nhìn, bạn sẽ phát hiện dòng nước biển ấm nhất không nhất quán với đường đi của Trái Đất và Mặt Trời.

Logo của các tổ chức Thế giới

Liên Hợp Quốc

Tổ chức Y tế thế giới

Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế

Tổ chức Hàng hải Quốc tế

Tổ chức Khí tượng Thế giới

Liên đoàn các Hiệp hội Liên hợp quốc Thế giới

Marilyn Monroe cầm trên tay tấm bản đồ Trái Đất phẳng

Thế giới bên ngoài Trái Đất, nằm ở bên ngoài bầu trời

Thế giới ở bên ngoài bầu trời trông như thế nào? Đáp án trước mắt là chưa biết. Tuy nhiên có một số manh mối và giả thuyết, chẳng hạn như bên ngoài bầu trời là nước.

Một tấm bản đồ Trung Quốc cổ đại vào một nghìn năm trước được công bố vào năm 1907, cho thấy vẫn còn có rất nhiều lục địa bên ngoài bầu trời.

Bản đồ Vạn Quốc Khôn Dư thời nhà Minh (Great Universal Geographic Map).

Các lục địa bên ngoài bầu trời vừa vặn là 33 khối, làm người ta liên tưởng đến 33 cấp độ của Hội Tam điểm.

Tấm bản đồ này được xuất bản trên tờ Hawaiian Gazette vào ngày 11 tháng 1 năm 1907, hiện rõ có rất nhiều lục địa nằm ngoài rìa Nam Cực. Tấm bản đồ này được cho là đã được lưu truyền đến Honolulu từ một ngôi chùa Phật giáo ở vùng núi miền trung Nhật Bản, và đã có lịch sử 1000 năm. Tiến sĩ Kobayashi – một bác sĩ ngoại khoa và một y sĩ Nhật Bản nổi tiếng ở Honolulu đã thu thập được tấm bản đồ này, ông cho biết tấm bản đồ này được làm bởi một Phật tử Trung Quốc cách đây 1000 năm trước. Bản đồ được vẽ bằng nguyên lý của phép chiếu Mercator, nó hiện rõ Bắc Cực là trung tâm của Mỹ và Châu Âu, Châu Phi, Châu Á và Châu Úc. Tiến sĩ Kobayashi cho biết tấm bản đồ này được anh trai ông phát hiện trong một ngôi đền ở vùng núi Nhật Bản, tấm bản đồ này đều được giấu kín khỏi chính phủ Nhật Bản thời cổ đại và hiện đại, bởi vì vào thời cổ đại, những tấm bản đồ như vậy sẽ bị chính quyền tiêu huỷ. Theo một bức thư, tấm bản đồ gốc do một vị Phật tử mang đến từ Trung Quốc và giấu kín ở trong chùa. Tấm bản đồ này là bản sao được vẽ lại bởi anh trai của Tiến sĩ Kobayashi, bản đồ gốc đã bị sâu gặm nhấm hư hỏng và gần như đã rách nát không còn hình dạng.

Tiến sĩ Kobayashi cho biết anh trai của ông mắc bệnh lao phổi vào 10 năm trước, mặc dù em trai là bác sĩ nhưng anh ấy lại không muốn điều trị y tế, mà tự mình đi vào trong núi sâu, và hy vọng có thể chữa bệnh cho bản thân. Trong 10 năm, anh trai của ông ở trong núi sâu, thử sử dụng sức mạnh ý niệm để chữa bệnh. Hiện tại bệnh của anh ấy đã khỏi. Ở trong núi sâu, anh ấy đã phát hiện ra tấm bản đồ này. Theo tấm bản đồ, anh ấy kết luận rằng Trái Đất là phẳng, mà không phải là hình cầu như khoa học hiện tại nói. Lý thuyết Trái Đất phẳng đã trở thành mục đích sống duy nhất của anh ấy. Anh là một nhà nghệ thuật, để thể hiện thuyết Trái Đất phẳng, anh ấy đã vẽ rất nhiều bức tranh tuyệt đẹp.

Vấn đề là tấm bản đồ gốc do một Phật tử người Nhật Bản mang từ Trung Quốc sang, người Trung Quốc cổ đại làm sao biết về các lục địa, quần đảo Hawaii và vùng đất bên ngoài vòng Nam Cực?

Nó được cho là bản đồ vòng Nam Cực thực sự.

Chữ trong hình: Tôi sẽ cho bạn xem quyển thứ hai trong bảng chữ cái A của cuốn Bách khoa toàn thư Britannica thuộc thư viện công cộng vào trước năm 1958.

Chữ trong hình: Khi họ quay trở lại New Zealand, những chuyến bay này chứng minh rằng khu vực bên trong lục địa Nam Cực có thể nằm trong một vùng mái vòm đặc trưng, cao 13.000 dặm Anh.

Chữ trong hình: Hiện tại bạn sẽ không tìm thấy nó trong bản Bách khoa toàn thư mới bởi vì nó đã bị chính phủ cấm.

Chữ trong hình: Nhưng bạn cần tự hỏi tại sao tất cả các bản đồ vào trước năm 1958 đều cho thấy Trái Đất là phẳng với bức tường băng xung quanh và bầu trời là mái vòm.

Chữ trong hình: Tại sao Bách khoa toàn thư cho bạn biết có một mái vòm ở đó và còn đưa ra độ cao chính xác ở một vĩ độ và kinh độ cụ thể?

Chữ trong hình: Lý do là vào năm 1958 tất cả các quốc gia và chính phủ đã ký Hiệp ước Nam Cực và cấm tất cả dân thường đến châu Nam Cực.

Các ghi chép được đề cập trên Bách khoa toàn thư Britannica đã bị xóa trong ấn bản mới vào năm 1985.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/284117

The post Bản đồ vào hàng trăm năm trước first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Ảnh chụp hang đá Mạc Cao tại Đôn Hoàng trước khi bị phá huỷ (4)https://chanhkien.org/2023/08/anh-chup-hang-da-mac-cao-tai-don-hoang-truoc-khi-bi-pha-huy-4.htmlThu, 17 Aug 2023 02:22:32 +0000https://chanhkien.org/?p=31125[ChanhKien.org] Bộ ảnh này lấy từ bộ sưu tập “Les Grottes de Touen-houang” (Hang đá Đôn Hoàng), do nhà Hán học người Pháp tên Paul Pelliot biên soạn. Bộ sách gồm sáu quyển, trong đó có những bức ảnh do đoàn khảo sát của Pelliot chụp từ Tân Cương đến Đôn Hoàng vào năm 1908: […]

The post Ảnh chụp hang đá Mạc Cao tại Đôn Hoàng trước khi bị phá huỷ (4) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org]

Bộ ảnh này lấy từ bộ sưu tập “Les Grottes de Touen-houang” (Hang đá Đôn Hoàng), do nhà Hán học người Pháp tên Paul Pelliot biên soạn. Bộ sách gồm sáu quyển, trong đó có những bức ảnh do đoàn khảo sát của Pelliot chụp từ Tân Cương đến Đôn Hoàng vào năm 1908: các tấm ảnh chụp cảnh bên ngoài hang đá Mạc Cao; các bức ảnh chụp trong hang đá (khoảng 182 hang); các bức ảnh chụp tượng màu, các bức bích hoạ, v.v… Đối với hang đá Đôn Hoàng, cuộc khảo sát toàn diện và chi tiết sớm nhất là của nhóm khảo sát người Pháp do Pelliot dẫn đầu vào năm 1908. Vào ngày 25/02/1908, đoàn khảo sát của Pelliot đi từ Tân Cương đến Đôn Hoàng, sau khi đến hang đá Mạc Cao, họ tiến hành đánh số, khảo sát, lập bản đồ, chụp ảnh và ghi chép về các hang đá. Đã hơn một trăm năm trôi qua kể từ khi Pelliot và đoàn khảo sát chụp ảnh, trong suốt một trăm năm này hang động đã trải qua nhiều thay đổi khác nhau do tác động của tự nhiên, lịch sử và nhân tạo. Một số khác thậm chí đã trải qua nhiều thay đổi cơ bản, những bức bích hoạ nguyên vẹn vào thời điểm đó đến nay đã biến mất nhưng chúng vô tình được lưu lại trong album ảnh của Pelliot, đó là điều vô cùng trân quý.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/254333

The post Ảnh chụp hang đá Mạc Cao tại Đôn Hoàng trước khi bị phá huỷ (4) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Ảnh chụp hang đá Mạc Cao tại Đôn Hoàng trước khi bị phá huỷ (3)https://chanhkien.org/2023/08/anh-chup-hang-da-mac-cao-tai-don-hoang-truoc-khi-bi-pha-huy-3.htmlMon, 14 Aug 2023 02:24:46 +0000https://chanhkien.org/?p=31083[ChanhKien.org] Bộ ảnh này lấy từ bộ sưu tập “Les Grottes de Touen-houang” (Hang đá Đôn Hoàng), do nhà Hán học người Pháp tên Paul Pelliot biên soạn. Bộ sách gồm sáu quyển, trong đó có những bức ảnh do đoàn khảo sát của Pelliot chụp từ Tân Cương đến Đôn Hoàng vào năm 1908: […]

The post Ảnh chụp hang đá Mạc Cao tại Đôn Hoàng trước khi bị phá huỷ (3) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

[ChanhKien.org]

Bộ ảnh này lấy từ bộ sưu tập “Les Grottes de Touen-houang” (Hang đá Đôn Hoàng), do nhà Hán học người Pháp tên Paul Pelliot biên soạn.

Bộ sách gồm sáu quyển, trong đó có những bức ảnh do đoàn khảo sát của Pelliot chụp từ Tân Cương đến Đôn Hoàng vào năm 1908: các tấm ảnh chụp cảnh bên ngoài hang đá Mạc Cao; các bức ảnh chụp trong hang đá (khoảng 182 hang); các bức ảnh chụp tượng màu, các bức bích hoạ, v.v…

Đối với hang đá Đôn Hoàng, cuộc khảo sát toàn diện và chi tiết sớm nhất là của nhóm khảo sát người Pháp do Pelliot dẫn đầu vào năm 1908.

Vào ngày 25/02/1908, đoàn khảo sát của Pelliot đi từ Tân Cương đến Đôn Hoàng, sau khi đến hang đá Mạc Cao, họ tiến hành đánh số, khảo sát, lập bản đồ, chụp ảnh và ghi chép về các hang đá.

Đã hơn một trăm năm trôi qua kể từ khi Pelliot và đoàn khảo sát chụp ảnh, trong suốt một trăm năm này hang động đã trải qua nhiều thay đổi khác nhau do tác động của tự nhiên, lịch sử và nhân tạo.

Một số khác thậm chí đã trải qua nhiều thay đổi cơ bản, những bức bích hoạ nguyên vẹn vào thời điểm đó đến nay đã biến mất nhưng chúng vô tình được lưu lại trong album ảnh của Pelliot, đó là điều vô cùng trân quý.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/254332

The post Ảnh chụp hang đá Mạc Cao tại Đôn Hoàng trước khi bị phá huỷ (3) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Thành phố cổ bí ẩn 3400 năm trước nằm dưới hồ chứa nước khô cạnhttps://chanhkien.org/2023/08/thanh-pho-co-bi-an-3400-nam-truoc-nam-duoi-ho-chua-nuoc-kho-can.htmlSun, 13 Aug 2023 03:00:34 +0000https://chanhkien.org/?p=31070[ChanhKien.org] Khi khủng hoảng khí hậu gia tăng, khu vực Trung Đông đối mặt với áp lực cung cấp nước cho con người, động vật và nông nghiệp ngày càng nghiêm trọng, ví như ở Iraq, đã trải qua đợt hạn hán tàn khốc trong năm qua. Dân chúng và cây nông nghiệp đang rất […]

The post Thành phố cổ bí ẩn 3400 năm trước nằm dưới hồ chứa nước khô cạn first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org]

Khi khủng hoảng khí hậu gia tăng, khu vực Trung Đông đối mặt với áp lực cung cấp nước cho con người, động vật và nông nghiệp ngày càng nghiêm trọng, ví như ở Iraq, đã trải qua đợt hạn hán tàn khốc trong năm qua. Dân chúng và cây nông nghiệp đang rất cần nước, nhưng hạn hán cũng làm giảm đáng kể mực nước ở đập Mosul dam – đập chứa nước lớn nhất của đất nước, để lộ ra khu vực lòng hồ – bình thường ở dưới mực nước và phát hiện ra di tích của thành phố 3400 năm lịch sử.

Hạn hán khiến mực nước các hồ nước ở Iraq hạ thấp xuống, vô tình lộ ra di tích của thành phố 3400 năm lịch sử. (Ảnh lấy từ trang web của Universityo of Tübingen eScience Cente/CTWANT cung cấp)

Căn cứ theo bài báo của Independent và CNN, cung điện xuất hiện ở hồ chứa đập Mosul dam trên sông Tigris, chính là vương quốc Mitanni của nền văn minh lưỡng hà, cũng là vùng Cận Đông Cổ Đại (ancient Near East) một trong những quốc gia ít được nghiên cứu nhất.

Theo nhóm khảo cổ, vương quốc Mitanni vào thời kỳ đồ đồng đã thống trị khu vực ngày nay là Iraq và miền Bắc Syria trong hàng trăm năm. Các chuyên gia cho rằng, vương quốc Mitanni từ khoảng 1500 năm trước công nguyên (TCN) tới 1300 năm TCN cai trị vùng biên duyên phía Bắc của sông Tigris và sông Euphrates cho tới khi bị kẻ thù ngoại bang là người Hittile và người Assyria phá huỷ.

Vào đầu năm 2022 nhóm khảo cổ học đã phát hiện di tích của thành phố lớn, bao gồm khu nhà kho, kiến trúc công nghiệp và tường phòng thủ, còn có các bình chứa các bản văn tự hình nêm, trên mặt có văn tự nghìn năm tuổi bằng khối gốm. Các chuyên gia cho rằng di tích thành phố được bảo tồn tốt như vậy là vì vào khoảng 1350 năm TCN khi toàn thành phố bị động đất phá huỷ, động đất đã khiến một bộ phận tường sụp đổ và bao phủ toàn bộ khối kiến trúc, vì thế bảo hộ nó không bị nước hồ hoà tan.

Các chuyên gia cho rằng, vào thời kỳ hạn hán năm 2018 di tích cổ này cũng từng lộ ra là một cung điện, theo nhà khảo cổ học Ivana Puljiz tại viện nghiên cứu Cận Đông Cổ Đại của đại học Tübingen ở nước Đức cho rằng, mọi nơi trong cung điện này đều được thiết kế tỉ mỉ, chỉ riêng tường gạch bùn đã dày tới hai mét, có bức tường cao hơn hai mét và hầu hết các gian phòng đều có tường trát vữa.

Nhóm nghiên cứu còn phát hiện rất nhiều bức tranh tường màu đỏ và màu xanh trong di tích, có thể là đặc điểm chung của cung điện thời đó, nhưng rất ít được bảo tồn lại. Sau đó cung điện lại bị ngập lụt, nhóm khảo cổ học chỉ có thể vội vàng bước lên. Vì để bảo vệ di tích không bị ảnh hưởng ngập lụt trong tương lai, nhóm đã lấp đầy hiện trường bằng sỏi và lấy một tấm bạt phủ lên. Hiện tại hồ đã đầy nước và di tích lại chìm xuống dưới nước.

Đập Mosul dam được xây dựng trên nền địa chất không thích hợp, từ năm 1980 được xây dựng cho tới nay, sự ổn định của thân đập luôn khiến giới bên ngoài lo lắng. Trước đây các chuyên gia đã từng cảnh báo rằng con đập lớn có thể vỡ bất cứ lúc nào và sẽ gây ra thiệt hại lũ lụt thảm khốc dọc theo sông Tigris tới Baghdad.

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/282822

The post Thành phố cổ bí ẩn 3400 năm trước nằm dưới hồ chứa nước khô cạn first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Ảnh chụp hang đá Mạc Cao tại Đôn Hoàng trước khi bị phá huỷ (2)https://chanhkien.org/2023/08/anh-chup-hang-da-mac-cao-tai-don-hoang-truoc-khi-bi-pha-huy-2.htmlSat, 12 Aug 2023 00:01:44 +0000https://chanhkien.org/?p=31059[ChanhKien.org] Bộ ảnh này lấy từ bộ sưu tập “Les Grottes de Touen-houang” (Hang đá Đôn Hoàng), do nhà Hán học người Pháp tên Paul Pelliot biên soạn. Bộ sách gồm sáu quyển, trong đó có những bức ảnh do đoàn khảo sát của Pelliot chụp từ Tân Cương đến Đôn Hoàng vào năm 1908: […]

The post Ảnh chụp hang đá Mạc Cao tại Đôn Hoàng trước khi bị phá huỷ (2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org]

Bộ ảnh này lấy từ bộ sưu tập “Les Grottes de Touen-houang” (Hang đá Đôn Hoàng), do nhà Hán học người Pháp tên Paul Pelliot biên soạn.

Bộ sách gồm sáu quyển, trong đó có những bức ảnh do đoàn khảo sát của Pelliot chụp từ Tân Cương đến Đôn Hoàng vào năm 1908: các tấm ảnh chụp cảnh bên ngoài hang đá Mạc Cao; các bức ảnh chụp trong hang đá (khoảng 182 hang); các bức ảnh chụp tượng màu, các bức bích hoạ, v.v…

Đối với hang đá Đôn Hoàng, cuộc khảo sát toàn diện và chi tiết sớm nhất là của nhóm khảo sát người Pháp do Pelliot dẫn đầu vào năm 1908.

Vào ngày 25/02/1908, đoàn khảo sát của Pelliot đi từ Tân Cương đến Đôn Hoàng, sau khi đến hang đá Mạc Cao, họ tiến hành đánh số, khảo sát, lập bản đồ, chụp ảnh và ghi chép về các hang đá.

Đã hơn một trăm năm trôi qua kể từ khi Pelliot và đoàn khảo sát chụp ảnh, trong suốt một trăm năm này hang động đã trải qua nhiều thay đổi khác nhau do tác động của tự nhiên, lịch sử và nhân tạo.

Một số khác thậm chí đã trải qua nhiều thay đổi cơ bản, những bức bích hoạ nguyên vẹn vào thời điểm đó đến nay đã biến mất nhưng chúng vô tình được lưu lại trong album ảnh của Pelliot, đó là điều vô cùng trân quý.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/254297

The post Ảnh chụp hang đá Mạc Cao tại Đôn Hoàng trước khi bị phá huỷ (2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>