Bí ẩn khoa học | Chánh Kiến Nethttps://chanhkien.orgChánh KiếnSat, 23 Nov 2024 08:08:09 +0000en-UShourly1Dấu chân lịch sử của phù hiệu chữ “卍” (Phần 2)https://chanhkien.org/2024/11/dau-chan-lich-su-cua-phu-hieu-chu-phan-2.htmlThu, 21 Nov 2024 05:59:22 +0000https://chanhkien.org/?p=34991Tác giả: Thanh Nguyên [ChanhKien.org] 4. Phù hiệu chữ “卍” trong các nền văn hóa khác nhau Dấu tích của phù hiệu chữ “卍” không chỉ có mặt ở các quốc gia Đông phương vốn chịu ảnh hưởng của văn hóa Phật giáo, nó còn đóng một số vai trò nhất định trong văn hóa […]

The post Dấu chân lịch sử của phù hiệu chữ “卍” (Phần 2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Thanh Nguyên

[ChanhKien.org]

4. Phù hiệu chữ “卍” trong các nền văn hóa khác nhau

Dấu tích của phù hiệu chữ “卍” không chỉ có mặt ở các quốc gia Đông phương vốn chịu ảnh hưởng của văn hóa Phật giáo, nó còn đóng một số vai trò nhất định trong văn hóa Hy Lạp, châu Phi, cũng như văn hóa Bắc Âu ở Anh và Pháp. Ở Anh, phù hiệu chữ “卍” là một loại đồ trang trí; ở Hy Lạp, nó là biệt danh của một loài “sư tử bốn chân”; ở Ấn Độ, nó là một loại đồ trang trí chữ “Vạn”. Trong văn hóa của thổ dân châu Mỹ, văn hóa La Mã, văn hóa Celtic và dấu tích của người Viking Bắc Âu, cũng có thể tìm thấy phù hiệu chữ “卍” được sử dụng. Vào đầu thế kỷ 20 ở Mỹ, phù hiệu chữ “卍” vẫn được sử dụng làm biểu tượng cho hướng đạo sinh, bình đẳng nam nữ, câu lạc bộ nữ sinh, cũng như trên băng đeo tay của quân đoàn số 45 Hoa Kỳ trong Đệ nhất thế chiến. Tại một lễ đường Do Thái ở Hartford, Connecticut, phù hiệu chữ “卍” từng được dùng làm họa tiết trang trí trên sàn nhà. Thực ra các phát hiện khảo cổ hiện nay cho thấy trước khi Columbus đến châu Mỹ, thổ dân ở đây đã sử dụng phù hiệu chữ “卍” trong cuộc sống hàng ngày từ rất lâu rồi. Ở Đức, lịch sử sử dụng phù hiệu chữ “卍” được biết đến sớm nhất có thể truy về thời kỳ Phổ. Ở Trung Á, cũng đã phát hiện một lễ đường Do Thái từ khoảng thế kỷ thứ 6 TCN sử dụng phù hiệu chữ “卍” để trang trí. Nhìn chung, trong nhiều nền văn hóa, phù hiệu chữ “卍” thường đại diện cho sự may mắn, thịnh vượng, và sức khỏe.

Trang trí khảm hình chữ “卍” trên gạch men thời La Mã cổ đại.

Hoa văn hình chữ “卍” được khắc trên tường ngoài của một nhà thờ ở châu Âu.

Hoa văn hình chữ “卍” được khắc trên món đồ trang sức hình chiếc khuy 2700 năm tuổi của Hy Lạp cổ đại được trưng bày tại Bảo tàng Louvre.

Một chiếc chăn được phát hiện ở Canada, khoảng vào năm 1880, sử dụng hình chữ “卍” làm hoa văn trang trí hình. Các nhà nghiên cứu cho rằng việc trang trí hoa văn này là do ký tự “卍” được cho là sẽ mang lại may mắn.

Một tấm bưu thiếp của Mỹ từ năm 1907 sử dụng hình chữ “卍” làm biểu tượng trung tâm, đại diện cho sự may mắn.

Một chiếc thìa may mắn được làm bằng bạc của người Indian da đỏ có mang ký tự “卍”.

Một chiếc giỏ đan của người da đỏ Mission ở Texas, Mỹ, được trang trí với hoa văn ký tự “卍”.

Không những vậy, điều kỳ lạ hơn là có người tinh ý phát hiện rằng, nếu quan sát từ một góc độ nhất định, hình dạng đám mây electron trong mô hình nguyên tử cũng có thể thấy ký tự “卍” ẩn trong đó.

Nhìn từ các góc độ khác nhau của đám mây electron của nguyên tử carbon, người ta sẽ lần lượt thấy ký tự α (Alpha), Ω (Omega) và ký tự “卍”.

5. Ý nghĩa thật sự của phù hiệu chữ “卍”

Trong vô số những bí ẩn của lịch sử văn hóa nhân loại, phù hiệu chữ “卍” mặc dù cũng là một phần trong đó nhưng lại có vẻ rất đặc biệt. Nó không chỉ xuất hiện từ rất sớm mà còn lan rộng khắp các nền văn minh trên thế giới; mặc dù rất đơn giản, nhưng nó đã được lưu truyền trong nhiều quần thể dân tộc khác nhau từ rất lâu; xuất hiện ở những nơi khác nhau nhưng lại đại biểu cho những ý nghĩa tương tự, phù hiệu chữ “卍” luôn biểu thị cho sự may mắn, thịnh vượng, hoặc thường xuất hiện cùng với các vị Thần. Phù hiệu chữ “卍” từ lâu đã thu hút sự chú ý của nhiều học giả trong nghiên cứu khảo cổ học và nguồn gốc chữ viết. Một số người cho rằng nó là một trong những ký hiệu nguyên thủy của chữ viết nhân loại, một số khác cho rằng nó có nguồn gốc từ hình tượng Mặt Trời, trong khi một số lại cho rằng nó liên quan đến sự sinh sôi của con người.

Mặc dù ở Trung Quốc từ rất sớm đã có những tác phẩm chuyên nghiên cứu về phù hiệu chữ “卍”. Vào cuối triều đại nhà Thanh, Tào Kim Trứu đã viết tác phẩm “Thuyết Vạn” được xuất bản trong bộ sách “Thạch Ốc Văn Tự Tùng Thư – Trứu Thư” trong những năm Đồng Trị. Năm 1939, ông Vương Tứ Xương đã viết tác phẩm “Giải Vạn”, tổng hợp nhiều thành quả nghiên cứu từ Trung Quốc và phương Tây vào thời điểm đó, với tư liệu đặc biệt phong phú. Tác phẩm “Thập Tự và Vạn Tự ở Trung Quốc” của học giả phương Tây Louis Gaillard được xuất bản vào năm 1904 tại Thượng Hải. Ngoài ra, các học giả trong và ngoài nước Trung Quốc như J. Marshall, Nhiêu Tôn Di và những người khác cũng có các bài viết chuyên sâu thảo luận và giải thích về phù hiệu chữ “卍”.

Vậy thì ý nghĩa thật sự của phù hiệu chữ “卍” là gì? Trong cuốn sách Chuyển Pháp Luân của Thầy Lý Hồng Chí đã tiết lộ ý nghĩa thật sự của phù hiệu chữ “卍”:

“Vậy phù [hiệu] chữ “卍” trong Phật gia chúng ta [biểu] thị điều gì? Có người nói là cát tường như ý; đó là cách giải thích ở người thường. Tôi nói với chư vị rằng, phù [hiệu] chữ “卍” là tiêu chí của tầng các Phật; chỉ đạt đến tầng của Phật mới có. Bồ Tát, La Hán không có; tuy nhiên Đại Bồ Tát, tứ Đại Bồ Tát đều có. Chúng tôi thấy rằng những Đại Bồ Tát này đã vượt xa khỏi tầng của Phật thông thường, thậm chí cao hơn cả Như Lai. Chư Phật vượt quá tầng Như Lai có nhiều đến mức không đếm được. Như Lai chỉ có một phù [hiệu] chữ “卍”, đạt đến tầng Như Lai trở lên, phù [hiệu] chữ “卍” sẽ [xuất hiện] nhiều hơn. Vượt gấp đôi Như Lai thì có 2 phù [hiệu] chữ “卍”. Vượt lên nữa sẽ có 3 chữ, 4 chữ, 5 chữ, v.v. đầy khắp thân cũng có. Trên đầu, hai đầu vai, đầu gối đều sẽ xuất hiện; khi nhiều quá thì cả các chỗ như lòng bàn tay, ngón tay, gan bàn chân, ngón chân đều sẽ xuất hiện [các chữ ấy]. Tuỳ theo tầng không ngừng đề cao, các phù [hiệu] chữ “卍” sẽ không ngừng tăng thêm nhiều; do vậy phù [hiệu] chữ “卍” là đại biểu cho tầng của Phật; tầng của Phật càng cao thì phù [hiệu] chữ “卍” càng nhiều.”

Các bạn có thể hỏi, nếu “…… phù hiệu chữ “卍” là tiêu chí của tầng các Phật……”, thì tại sao nó lại xuất hiện trong các nền văn minh cổ đại như Hy Lạp? Thầy Lý Hồng Chí cũng đã tiết lộ vấn đề này:

“Ở xã hội Tây phương khai quật trong văn hoá cổ Hy Lạp cũng phát hiện đồ hình chữ 卍. Kỳ thực, thời đại thượng cổ trước khi Đại hồng thuỷ, họ cũng là tín phụng Phật. Lúc Đại hồng thuỷ có một số người cổ Hy Lạp ở Tây Á và dải Tây Nam núi Himalayas vẫn sinh sống tiếp tục, chính là chủng người Ấn Độ da trắng hiện nay, bấy giờ gọi là Bà La Môn. Kỳ thực, Bà La Môn giáo lúc bắt đầu tín phụng là Phật, là kế thừa từ Phật mà người thượng cổ Hy Lạp tín phụng, đương thời họ gọi Phật là Thần”. (Tinh Tấn Yếu Chỉ – Phật pháp và Phật giáo)

Giờ đây, chúng ta nên hiểu rằng, lý do phù hiệu chữ “卍” được lưu truyền rộng rãi trong lịch sử nhân loại và đại diện cho những nội hàm tương tự trong các nền văn minh khác nhau, thực chất là một minh chứng cụ thể cho sự kế thừa và tiến hóa tín ngưỡng đối với Thần Phật của nhân loại từ rất lâu trong lịch sử.

Tài liệu tham khảo:

B.L.Goff: Symbols of prehis-toric Mesopotamia

Tác phẩm “Gốm sứ Kraak” của tác giả Bùi Quang Huy, do Nhà xuất bản Mỹ thuật Phúc Kiến xuất bản năm 2002.

Tác phẩm “Nghiên cứu về phù hiệu chữ “卍” – Giải thích hình ảnh trên gốm sứ Thanh Hải”

Spiritual Secrets in the Carbon Atom

(Hết)

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/35249

The post Dấu chân lịch sử của phù hiệu chữ “卍” (Phần 2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Dấu chân lịch sử của phù hiệu chữ “卍” (Phần 1)https://chanhkien.org/2024/11/dau-chan-lich-su-cua-phu-hieu-chu-phan-1.htmlMon, 18 Nov 2024 03:55:19 +0000https://chanhkien.org/?p=34959Tác giả: Thanh Nguyên [ChanhKien.org] 1. Giới thiệu về phù hiệu chữ “卍” Những người quen thuộc với Phật giáo sẽ không xa lạ với phù hiệu chữ “卍”. Chữ “卍” (tiếng Anh là Swastika) trong tiếng Phạn là Srivatsa, phiên âm tiếng Trung là “Shì lì jù cuō luò chà nà”, cách dịch cũ […]

The post Dấu chân lịch sử của phù hiệu chữ “卍” (Phần 1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Thanh Nguyên

[ChanhKien.org]

1. Giới thiệu về phù hiệu chữ “卍”

Những người quen thuộc với Phật giáo sẽ không xa lạ với phù hiệu chữ “卍”. Chữ “卍” (tiếng Anh là Swastika) trong tiếng Phạn là Srivatsa, phiên âm tiếng Trung là “Shì lì jù cuō luò chà nà”, cách dịch cũ trong tiếng Trung là “Cát tường hải vân tương”, có nghĩa là “Nơi tập hợp của sự may mắn”. Trong quyển 12 của “Thập Địa Kinh Luận” do Bồ Đề Lưu Chi dịch vào thời Bắc Ngụy, ký tự này được dịch là “萬” (Vạn). Còn Cưu Ma La Thập và Huyền Trang đều dịch là “德” (Đức), mang ý nghĩa “Vạn đức trang nghiêm”, nhấn mạnh công đức vô lượng của Phật. Hiện nay, người ta thường cho rằng ký tự chữ “卍”, đọc là “Vạn” được Võ Tắc Thiên vào năm Trường Thọ thứ hai (năm 693) quy định. Trong quyển 6 của “Phiên Dịch Danh Nghĩa Tập” do người thời Tống biên soạn có nói “Chủ thượng (Võ Tắc Thiên) chế định ra ký tự này, đặt ở Thiên Xu, âm đọc là vạn, nghĩa là nơi tập hợp của vạn đức may mắn”.

Cách viết phù hiệu chữ “卍” từ trước đến nay có hai loại: “卍” hướng trái và “卐” hướng phải. Trong “Nhất Thiết Kinh Âm Nghĩa” của Đường Huệ Lâm, ông đề xuất nên lấy chữ “卍” làm chuẩn. Phật giáo Tây Tạng coi chữ “卐” quay phải là chính quy, đây là sự khác biệt trong việc sử dụng ký hiệu chữ “卍” giữa vùng Hán địa và vùng Tây Tạng. Tuy nhiên, tôn giáo cổ xưa của vùng Tây Tạng là Bon giáo lại coi chữ “卍” là biểu tượng để tôn thờ. Trong tiếng Tây Tạng, “卍” được gọi là “Yungdrung”, có nghĩa là “kiên cố”, tượng trưng cho ánh sáng và còn mang ý nghĩa luân hồi không ngừng.

2. Phù hiệu chữ “卍” là một biểu tượng mang tính toàn cầu

Người ta thường cho rằng phù hiệu chữ “卍” là biểu tượng chuyên dùng trong Phật giáo, nhưng thực ra không phải vậy. Trong các di tích cổ đại trên khắp thế giới đều phát hiện dấu vết của phù hiệu chữ “卍”. Ở các nền văn minh cổ đại như Crete và Troy, hay Scandinavia, Scotland, Ireland, thổ dân châu Mỹ, nền văn minh Maya ở Nam Mỹ, Ả Rập, Mesopotamia, La Mã và Kitô giáo sơ khai, văn hóa Byzantine, Ấn Độ cổ đại cũng như Trung Quốc, Ai Cập, v.v., đều có sự xuất hiện của phù hiệu chữ “卍”. Sự xuất hiện rộng rãi của phù hiệu này đã được coi là một hiện tượng văn hóa phổ biến để nghiên cứu. Các nhà nhân chủng học gọi nó là “họa tiết chữ thập” hoặc “họa tiết Mặt Trời”, và họ cho rằng nó liên quan đến tín ngưỡng của con người thời kỳ đầu đối với Mặt Trời.

Trên các đồ gốm từ thời kỳ Hassuna ở Tây Á Mesopotamia khoảng năm 5000 TCN, đã phát hiện hai phù hiệu hình chữ “卍”. Một là hình chữ “卍” và một là biến thể của chữ “卍”.

Hoa văn chữ “卍” trên đồ gốm thời kỳ Hassuna ở Mesopotamia khoảng 5000 năm TCN

Hoa văn chữ “卍” được tìm thấy ở Troy

Chiếc bình gốm Hy Lạp cổ đại mô tả trận chiến thành Troy với ba chữ “卍” phía trên lưng ngựa

Tại các di chỉ thời kỳ đồ đá mới ở Tây Á, di chỉ Bakun ở Iran đã khai quật được những đồ gốm màu có niên đại không muộn hơn 3500 năm TCN, trong đó có tượng nữ thần bằng gốm tượng trưng cho sự sinh sản, trên vai của bà cũng có ký tự chữ “卍”. Trong các văn vật Hy Lạp cổ đại cũng nhiều lần phát hiện các bức tượng Thần hoặc các dụng cụ được khắc phù hiệu chữ “卍”.

Bức tượng nữ thần Hy Lạp hình chuông có khắc hai phù hiệu chữ “卍” chồng lên nhau khoảng năm 900 TCN

Chiếc bình chứa ngũ cốc khoảng 700 năm TCN được khai quật ở Hy Lạp, xung quanh hình vẽ Artemis (Thần Mặt Trăng và nữ thần săn bắn) xuất hiện nhiều ký hiệu chữ “卍”.

Trên các con dấu khoảng 2000 năm TCN được tìm thấy ở Ấn Độ cũng có nhiều phù hiệu chữ “卍”. Và các biến thể của nó. Cuốn sách “Mohenjodaro and the Indus Civilization” của tác giả J. Marshall cũng đăng nhiều con dấu hoa văn chữ “卍” được khai quật từ thung lũng Ấn Độ khoảng 2000 năm TCN.

Hoa văn chữ “卍” trên con dấu và đồng bạc của di tích Mohenjo-Daro tại thung lũng Ấn Độ, có niên đại từ 4000 đến 5000 năm trước.

Trong văn hóa Sumer khoảng 5000 năm trước cũng đã phát hiện nhiều phù hiệu chữ “卍” mang ý nghĩa may mắn cát tường. Theo những phát hiện khảo cổ, phù hiệu chữ “卍” đã được lưu hành phổ biến vào thời kỳ đồ đồng ở châu Âu, được sử dụng như một biểu tượng trang trí trong nghệ thuật Kitô giáo thời kỳ đầu và nghệ thuật Byzantine. Ở Hy Lạp, người Crete cổ đại và người Troy đã sử dụng rộng rãi biểu tượng này trong các đồ trang trí. Ở các khu mộ và trên các đồ đồng được khai quật ở vùng Caucasus cũng phát hiện có hoa văn chữ “卍”. Người Indian ở Navajo thuộc Bắc Mỹ cổ đại (người Indian coi phù hiệu chữ “卍” tượng trưng cho thần gió và thần mưa), người Maya và Polynesia ở Nam và Trung Mỹ cũng đã sử dụng phù hiệu “卍”. Ở Trung Quốc, sự xuất hiện của phù hiệu chữ “卍” có thể truy ngược từ thời kỳ đồ đá mới.

Trên tảng đá lớn được phát hiện ở Yorkshire nước Anh có khắc hoa văn chữ “卍”, được cho là khắc vào khoảng năm 2000 TCN. Các nhà nghiên cứu còn phát hiện những tảng đá khắc tương tự ở Thụy Điển và Ý.

Phù hiệu chữ “卍” ở Hy Lạp cổ đại (tranh gốm)

Phù hiệu chữ “卍” ở Ai Cập cổ đại (tranh gốm)

3. Phù hiệu chữ “卍” trong lịch sử Trung Quốc

Nếu bạn cho rằng ký tự “卍” được truyền nhập vào Trung Quốc cùng với Phật giáo, thì đó là một sai lầm lớn. Theo các phát hiện khảo cổ hiện nay, từ thời kỳ đồ đá mới khoảng 9000 năm trước, Trung Quốc đã xuất hiện các hoa văn có ký tự hình chữ “卍”. Hoa văn này không chỉ xuất hiện mà còn thường xuyên được tìm thấy trong các di tích cổ đại ở nhiều nơi tại Trung Quốc, bao gồm Cam Túc, Thanh Hải (văn hóa Mã Gia Diêu), Quảng Đông (văn hóa Thạch Hạp), Nội Mông (văn hóa Tiểu Hà Diên), Hồ Nam (văn hóa Bành Đầu Sơn, văn hóa Cao Miếu), Chiết Giang (văn hóa Hà Mỗ Độ), Sơn Đông (văn hóa Đại Vấn Khẩu), v.v. Hiện tượng này cho thấy rằng từ thời cổ đại, tổ tiên người Trung Quốc không xa lạ gì với biểu tượng thiêng liêng này. Do đó, sự xuất hiện của ký tự “卍” ở Trung Quốc không chỉ sớm hơn thời kỳ của Phật Đà, mà còn sớm hơn cả thời kỳ khởi nguồn của Phật giáo ở Ấn Độ.

Hiện nay chúng ta biết rằng ký tự “卍” xuất hiện sớm nhất trong văn hóa Bành Đầu Sơn cách đây khoảng 9000 năm trước. Trên các đồ gốm trong văn hóa Cao Miếu ở Hồ Nam khoảng 7400 năm trước và trong văn hóa Hà Mỗ Độ (khoảng 6900 năm trước), người ta phát hiện một chiếc đĩa gốm có bốn con chim tạo thành hình chữ “卍” với mỏ chim làm biểu tượng trung tâm. Các hoa văn chữ “卍” chủ yếu xuất hiện trên nhiều đồ gốm thuộc loại Mã Xưởng trong văn hóa Mã Gia Diêu ở khu vực Cam Túc và Thanh Hải, có niên đại khoảng 4000 năm trước; trong văn hóa Thạch Hạp ở Quảng Đông khoảng 4800 năm trước, người ta cũng phát hiện các đồ gốm có hoa văn chữ “卍”; trong văn hóa Tiểu Hà Diên tại Nội Mông cũng khai quật được một chiếc bình lớn miệng rộng cũng có vẽ ký tự “卍”, có niên đại khoảng 4870 năm trước. Những khám phá khảo cổ ở các địa phương khác cũng không ít: ví dụ như trên các đồ gốm văn hóa Tiểu Hà Diên được khai quật ở khu mộ đá Thạch Bồng Sơn, Ngạo Hán Kỳ, Liêu Ninh, phát hiện có bảy ký tự “卍” được khắc và vẽ. Trên các bức họa đá ở núi Burhantu, Urat hậu kỳ Nội Mông, và trên các viên đá khắc nhân tạo thời Hán Ngụy được khai quật ở Shaya, Tân Cương, cũng có phát hiện ký tự “卍”.

Đồ gốm màu và hình phóng đại của ký tự “卍” được khai quật từ di tích văn hóa Đại Vấn Khẩu M2007 (Văn hóa Đại Vấn Khẩu, khoảng năm 4300 TCN ~2500 TCN).

Bình gốm loại Mã Xưởng được khai quật từ Quan Hộ Đài, huyện Dân Hòa, có niên đại khoảng 6300 năm trước.

Ký tự may mắn “卍” trên đồ gốm văn hóa Tiểu Hà Diên, có niên đại khoảng 4500 năm trước.

Bình gốm loại Mã Xưởng, được khai quật từ khu mộ Liễu Loan, huyện Lạc Đô, tỉnh Thanh Hải vào năm 1975, có niên đại khoảng 4300 năm trước.

Vào năm 1980, một chiếc bình gốm cổ dài có hoa văn “卍” từ thời kỳ đồ đá mới được khai quật tại huyện Dân Hòa, tỉnh Thanh Hải. Xung quanh bình có hoa văn bốn hình tròn kết hợp với ký tự “卍”, đường nét tròn trịa, rõ ràng, được chế tác rất tinh xảo.

Bình cổ dài có hoa văn chữ “卍” của văn hóa Mã Gia Diêu thời kỳ đồ đá mới.

Ngoài những vật dụng cổ của Trung Quốc sử dụng ký tự “卍” đã đề cập ở trên, trên móc đai bằng đồng của nước Ba Thục cổ cũng có ký hiệu tương tự chữ “卍” (chữ “卍” kèm theo khung vuông). Ở thời nhà Đường, từ thời Đường Đức Tông đến cuối thời Đường, đã từng phổ biến gương chữ “卍”, như chiếc gương đồng khai quật từ khu mộ Lưu Gia Cừ, huyện Thiểm, tỉnh Hà Nam, có ký hiệu hình chữ “卍” rỗng, bên cạnh có bốn chữ “Vĩnh Thọ Chi Kính”. Chiếc bát sứ thời Tống khai quật ở Huệ Dương, Quảng Đông, bên trong có ký hiệu tương tự chữ “卍” (chữ “卍” kèm theo hai vòng tròn). Tại di chỉ lò gốm Khúc Đấu Cung, Đức Hóa, Phúc Kiến thời nhà Nguyên đã khai quật được nhiều hộp phấn trang trí bằng chữ “卍”. Đầu thời Minh xuất hiện một loại mũ gọi là “khăn trùm đầu chữ 卍”, bát cánh hoa sen, đĩa hoa xanh thời Vạn Lịch cũng có ký hiệu chữ “卍” làm trang trí. Trên đĩa sứ xuất khẩu nổi tiếng “sứ Kraak” cũng thường thấy ký hiệu chữ “卍”, thông thường được làm viền trang trí, cũng có khi vẽ ở giữa đĩa làm hoa văn chính. Trên các sản phẩm dệt gấm, cửa sổ chạm khắc thời Thanh thường xuất hiện hoa văn “Vạn bất đoạn” liên kết bởi nhiều chữ “卍”, trên các sản phẩm thủ công khác cũng không khó tìm thấy. Người ta thường cho rằng, việc sử dụng ký hiệu chữ “卍” trên các vật dụng cổ qua các triều đại trên đều mang ngụ ý may mắn.

Đĩa sứ Kraak men xanh thời kỳ đầu nhà Thanh của lò gốm Đức Hóa (lấy hoa văn chữ “卍” làm họa tiết chính).

Kíp nổ được chế tạo vào tháng 2 năm Dân Quốc thứ 28 (năm 1940) có khắc ký tự “卍”.

(Còn tiếp)

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/35250

The post Dấu chân lịch sử của phù hiệu chữ “卍” (Phần 1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Vén bức màn văn minh tiền sử (Phần 1): Lời nói đầuhttps://chanhkien.org/2024/10/ven-buc-man-van-minh-tien-su-phan-1-loi-noi-dau.htmlThu, 31 Oct 2024 05:20:00 +0000https://chanhkien.org/?p=34828[ChanhKien.org] Lời nói đầu – Nhìn nhận lại về văn minh tiền sử của nhân loại Rất nhiều người vẫn ôm giữ một thái độ dè dặt khi nói đến những bằng chứng về văn minh tiền sử mà các nhà khảo cổ học ngày nay phát hiện được. Mỗi khi có khoa học gia […]

The post Vén bức màn văn minh tiền sử (Phần 1): Lời nói đầu first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org]

Lời nói đầu – Nhìn nhận lại về văn minh tiền sử của nhân loại

Rất nhiều người vẫn ôm giữ một thái độ dè dặt khi nói đến những bằng chứng về văn minh tiền sử mà các nhà khảo cổ học ngày nay phát hiện được. Mỗi khi có khoa học gia nào đó phát hiện ra các bằng chứng cho thấy nhân loại thời kỳ tiền sử đã từng có một nền văn minh cực cao, thì sẽ có những nhà khoa học khác dùng ánh mắt hoài nghi để nhìn nhận những văn vật tiền sử này, chứ không xem xét từ góc độ khách quan, trong đó có một nhân tố rất quan trọng chính là bị ảnh hưởng bởi thuyết tiến hóa của Darwin. Vì các nhà khoa học trước hết đều dựa vào thuyết tiến hóa của Darwin để vẽ ra một sơ đồ cây tiến hóa sinh vật các loài của Darwin, mà thước đo thời gian trên cây tiến hóa này lại dựa trên mức độ trầm tích của địa chất để quyết định. Mặc dù thuyết tiến hóa đến nay cũng chỉ là một loại giả thuyết, nhưng sau khi được xác định bởi thước đo thời gian trên cây tiến hóa, lại được rất nhiều nhà khoa học sau này cho rằng không thể bị lung lay. Vậy nên một khi phát hiện ra những hóa thạch “không nên có” tại những tầng địa chất cổ xưa hơn, các nhà khoa học liền nghi ngờ những hóa thạch ấy, nhận định những điều có khả năng nhất thành điều không đáng tin nhất.

Sự phát triển của khoa học, nếu cứ mãi ôm chết cứng những lý luận cũ thì khoa học sẽ không thể tiến bộ được. Trong vật lý học, từ mấy thế kỷ trước đến ngày nay cơ học cổ điển của Newton vẫn luôn được cho rằng không thể bị dao động. Thế nhưng khi các nhà khoa học chuyển dịch đối tượng nghiên cứu sang quan sát sự vận động của điện tử ở vi quan, thì lại phát hiện vật lý lực học của Newton không còn thích hợp để ứng dụng trong việc giải thích sự vận động của điện tử nữa. Từ đó các nhà vật lý học lại phát triển thêm cơ học lượng tử, dùng để giải thích quỹ đạo vận động của điện tử. Nếu lúc đầu các nhà vật lý học cứ ôm cứng lý thuyết vật lý lực học của Newton, thì vật lý học ngày nay không thể đột phá. Cũng giống như thế, thuyết tiến hóa cũng chỉ là một lý luận, không nên xem nó như một khuôn mẫu bất biến, mà nên dựa trên những phát hiện mới để đưa ra những học thuyết hợp lý hơn. Nếu cứ ôm giữ mãi những lý luận của một, hai trăm năm trước không buông, thế thì việc nghiên cứu bản chất của sinh mệnh sẽ mãi mãi là ẩn đố của nhân loại.

Căn cứ theo thuyết tiến hóa của Darwin, trí não của con người càng sử dụng nhiều sẽ càng thông minh, càng ngày càng tiến hóa, từ đó khoa học của chúng ta lẽ ra có thể rất dễ dàng đưa ra lời giải thích rõ ràng cho những phát minh kỹ thuật thời cổ đại. Tuy nhiên những ví dụ dưới đây lại cho chúng ta thấy rằng, dùng thứ lý luận này lại không cách nào giải thích được rõ.

Rất nhiều những tri thức cổ xưa còn lưu lại đến nay vẫn luôn là điều khiến người ta hiếu kỳ tìm tòi, ví như Bát Quái, Chu Dịch, Hà Đồ, Lạc Thư của Trung Quốc, chúng ta hiện tại đều không thể hiểu được hoàn toàn những trí huệ trong đó, thế nhưng chúng đã xuất hiện từ mấy nghìn năm trước. Ngoài ra, rất nhiều nhà khoa học đã phát hiện ra học thuyết ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, đạo lý kinh dịch, đối chiếu với khoa học hiện đại thì vô cùng tương thích. Ví như có khoa học gia đối chiếu các nguyên tố hóa học với ngũ hành, thì phát hiện học thuyết ngũ hành vô cùng hợp lý, hơn nữa một số phần còn vượt xa khỏi nhận thức của khoa học hiện tại. Xem ra trí tuệ của người xưa quả thật vượt rất xa con người ngày nay.

Ngoài ra, hiện tại có nhiều môn khí công đang lưu truyền ngoài xã hội, những môn khí công này đều đã có lịch sử mấy nghìn năm. Những người từng luyện khí công đều biết, khí công có thể cải thiện sức khỏe, chữa bệnh khỏe người. Mà người tu luyện có thành tựu còn có thể khai mở những công năng đặc dị, làm được những việc mà người bình thường dùng hết cả tay lẫn chân cũng không làm được. Người xưa vào mấy nghìn năm trước rốt cuộc làm sao có thể phát minh ra những điều cao thâm như thế?

Rất nhiều người cố gắng đi tìm lời giải thích cho những hiện tượng này, thế nhưng không thể giải thích rõ hoàn toàn, cho nên những điều này đã trở thành ẩn đố chưa được giải đáp. Tuy nhiên sau khi chúng tôi nghiên cứu rất nhiều tài liệu liên quan, gồm cả những phát hiện của những nhà khảo cổ, những bằng chứng về các thảm họa thời tiền sử, những di tích tiền sử chưa được giải thích, chúng ta rõ ràng đã có được một đáp án rất hay có thể giải đáp vô vàn những ẩn đố kia: nền văn minh tiền sử xác thực là có tồn tại! Hơn nữa lại không chỉ trong một thời kỳ, nó đã từng tồn tại trong rất nhiều thời kỳ khác nhau. Nhân loại không những không phải là từ khỉ biến thành, hơn thế nữa tại những thời kỳ lịch sử trong quá khứ đã từng có những nền văn minh huy hoàng hơn hẳn ngày nay. Lò phản ứng hạt nhân được phát hiện tại Oklo (lò phản ứng hạch) chính là một minh chứng rõ nhất. Theo khảo sát, thời gian xây dựng lò phản ứng hạt nhân này là 2 tỷ năm trước, nó đã được vận hành 500 nghìn năm, con số thiên văn ấy là điều mà những kỹ sư xây dựng lò phản ứng hạt nhân khó mà tưởng tượng được. Ngoài ra trong bài thơ tự sự của Ấn Độ “Mahabharat” có nhắc đến con người thời cổ đại khi chiến đấu đã từng dùng loại vũ khí giống tên lửa để tấn công đối phương. Tại Ấn Độ, người ta thậm chí còn phát hiện những di tích cổ trông như những tàn tích để lại sau một vụ nổ hạt nhân.

Tuy nhiên, chúng tôi cũng phát hiện một sự thật – rằng nền văn minh nào dù có huy hoàng đến đâu thì cuối cùng cũng không thoát khỏi vận mệnh bị diệt vong. Tại sao? Là do nhân tâm. Sự phát triển văn minh cao sẽ kéo theo sự bại hoại của nhân tâm, khiến người ta an dật hưởng lạc, tiêu pha vô độ. Mỗi từng thời kỳ văn minh nhân loại đều bị hủy diệt trong tình huống như thế. Khi các nhà khảo cổ học nghiên cứu các phù điêu điêu khắc trên các kim tự tháp bị chôn vùi dưới lòng đất, họ đã phát hiện những hình tượng điêu khắc khiến người xem phải đỏ mặt. Những thứ này hoàn toàn không phải là nghệ thuật, mà là sản phẩm sau khi đạo đức của con người bị trượt dốc. Vậy nên đến ngày nay những người kiến tạo nên những kim tự tháp dưới đáy biển đã biến mất từ lâu, cho dù kỹ thuật năm đó của họ có trác tuyệt đến đâu, trí sáng tạo có khiến người ta kinh ngạc đến mấy, cũng không chạy thoát khỏi sự xét xử công bằng của trời cao.

Trong quyển sách này, chúng tôi muốn đưa ra những bằng chứng mà các khoa học gia đã phát hiện được, đồng thời chỉnh lý sắp xếp lại một cách hệ thống, phân tích nhắm thẳng vào những phát hiện này, hy vọng có thể mang đến cho bạn đọc một hướng đi mới trên hành trình khám phá nguồn gốc căn nguyên của sinh mệnh loài người.

Mùa đông năm Nhâm Ngọ, Cẩn Chí, thuộc nhóm biên tập hệ thống sách ebook của Chánh Kiến Net.

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/20856

The post Vén bức màn văn minh tiền sử (Phần 1): Lời nói đầu first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn (Phần cuối)https://chanhkien.org/2024/10/mo-canh-cua-sinh-tu-kham-pha-bi-an-cua-linh-hon-phan-cuoi.htmlThu, 24 Oct 2024 02:31:16 +0000https://chanhkien.org/?p=34776[ChanhKien.org] 5. Tái bút — ý nghĩa của sinh mệnh Thân thể là cơ sở vật chất của sinh mệnh con người, vũ trụ là không gian mà chúng ta sinh tồn, nhưng sinh mệnh từ đâu đến và tương lai sẽ đi về đâu? Từ xưa đến nay, biết bao nhân sĩ yêu nước […]

The post Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn (Phần cuối) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org]

5. Tái bút — ý nghĩa của sinh mệnh

Thân thể là cơ sở vật chất của sinh mệnh con người, vũ trụ là không gian mà chúng ta sinh tồn, nhưng sinh mệnh từ đâu đến và tương lai sẽ đi về đâu? Từ xưa đến nay, biết bao nhân sĩ yêu nước và những người có chí hướng đã và đang miệt mài tìm kiếm. Nhà thơ Khuất Nguyên thời Xuân Thu chiến quốc có câu:

Hán Việt:

“Lộ mạn mạn kỳ tu viễn hề

Ngô tương thượng hạ nhi cầu sách”.

Diễn nghĩa:

“Đường dài còn lắm gian truân

Ta sẽ bôn ba tìm kiếm”.

Còn nhà thơ Trần Tử Ngang thời nhà Đường viết:

“Tiền bất kiến cổ nhân

Hậu bất kiến lai giả

Niệm thiên địa chi du du

Độc sảng nhiên nhi thế hạ”.

Diễn nghĩa:

“Trước không thấy cổ nhân

Sau hậu nhân chẳng thấy

Ngẫm nhìn trời đất mênh mông

Riêng ta đau lòng rơi lệ”.

Những câu thơ trên khiến đời sau bao nhiêu người buồn bã tiếc nuối. Nhưng những người trải nghiệm cận tử lại có nhận thức hoàn toàn mới về đời người, họ cho rằng linh hồn của con người là bất diệt, sau khi người ta chết thì sinh mệnh vẫn tồn tại, và con người đến thế gian là để học cách đối xử tốt với người khác, từ đó trở về nơi sinh ra sinh mệnh chân chính của chúng ta (tức nguyên thần).

Từ hàng nghìn năm nay, xã hội Trung Quốc vẫn luôn tín ngưỡng vào Phật giáo và Đạo giáo. Trong giới tu luyện, con người đã sớm thông qua phương pháp tu luyện chứng thực được sự tồn tại khách quan của nguyên thần. Trong lịch sử lâu dài của nền văn minh Hoa Hạ, rất nhiều nhà trí thức đã cảm nhận được sự tồn tại của nguyên thần, nhận thức được kiếp trước kiếp sau của sinh mệnh con người, họ tìm kiếm ngược xuôi, nghiên cứu học hỏi cả cuộc đời, muốn khám phá bí ẩn thực sự của nguyên thần và ý nghĩa chân chính của đời người. Nhưng sinh mệnh con người được sinh ra như thế nào? Ý nghĩa của đời người rốt cuộc là gì?

Đại sư Lý Hồng Chí giảng:

“Nơi vũ trụ này, chúng tôi thấy rằng sinh mệnh con người không phải sinh ra tại xã hội người thường. Sự sản sinh ra sinh mệnh chân chính của con người chính là sinh ra trong không gian vũ trụ. Bởi vì trong vũ trụ này có rất nhiều các loại vật chất chế tạo sinh mệnh; với sự vận động tương hỗ, những vật chất ấy có thể sản sinh ra sinh mệnh; nên cũng nói, sinh mệnh tối nguyên sơ của con người đến từ vũ trụ. Bản lai của không gian vũ trụ là lương thiện, là mang đầy đủ chủng đặc tính Chân Thiện Nhẫn; con người sinh ra cùng với vũ trụ là đồng tính. Nhưng sản sinh ra nhiều thể sinh mệnh rồi; thì cũng phát sinh quan hệ xã hội [trong] quần thể. Trong đó có một số người có thể tăng thêm tư tâm; tầng của họ dần dần rất chậm hạ thấp xuống; [khi] không thể ở tại tầng ấy nữa, thì họ phải rớt xuống dưới. Tuy nhiên tại tầng kia [họ] lại biến đổi không còn tốt nữa, họ không thể ở lại, và tiếp tục rớt xuống dưới; cuối cùng rớt xuống đến tầng của nhân loại.

Toàn thể xã hội nhân loại đều cùng trong một tầng này. Đã rớt đến bước này, đứng tại góc độ công năng mà xét, hoặc đứng tại góc độ các Đại Giác Giả mà xét, [thì] những thể sinh mệnh kia cần phải bị tiêu huỷ. Tuy nhiên các Đại Giác Giả đã xuất phát từ tâm từ bi mà cấp cho họ một cơ hội nữa; [các Đại Giác Giả] tạo nên một hoàn cảnh đặc thù, một không gian đặc thù như thế này. Tuy vậy các thể sinh mệnh tại không gian này khác xa các thể sinh mệnh tại tất cả không gian khác trong vũ trụ. Những thể sinh mệnh tại không gian này không thể nhìn thấy các thể sinh mệnh tại các không gian khác, và không thể nhìn thấy chân tướng của vũ trụ; bởi vậy ai [rớt xuống đây] đều tương đương với rơi vào [cõi] mê. Muốn hết bệnh, trừ nạn, tiêu nghiệp, thì những người này phải tu luyện, [phải] ‘phản bổn quy chân’ đó chính là điều mà các loại [môn pháp] tu luyện đều nhìn nhận. Con người phải phản bổn quy chân, đó mới là mục đích chân chính để làm người;… (Bài giảng thứ nhất – Chuyển Pháp Luân)

Vậy làm thế nào mới có thể trở về nơi sản sinh ra sinh mệnh của chúng ta? Đó chính là chiểu theo đặc tính “Chân, Thiện, Nhẫn” của vũ trụ mà tự yêu cầu bản thân.

“Chủng đặc tính Chân Thiện Nhẫn là tiêu chuẩn để nhận định tốt và xấu trong vũ trụ. Thế nào là tốt, thế nào là xấu? Chính là dùng Nó {Chân Thiện Nhẫn} mà xác định” (Bài giảng thứ nhất – Chuyển Pháp Luân)

“Là một cá nhân, nếu thuận với đặc tính Chân Thiện Nhẫn này của vũ trụ, thì mới là một người tốt; còn người hành xử trái biệt với đặc tính này, thì đúng là một người xấu. Trong đơn vị [công tác], hoặc ngoài xã hội, có người có thể nói chư vị xấu, [nhưng] chư vị không nhất định đúng là xấu; có người nói chư vị tốt, chư vị lại cũng không nhất định đúng là tốt. Là người tu luyện, [nếu] đồng hoá với đặc tính này, [thì] chư vị chính là người đắc Đạo; [Pháp] lý đơn giản như vậy.” (Bài giảng thứ nhất – Chuyển Pháp Luân)

Người ta đã nhận ra sự tồn tại của nguyên thần và sự bất diệt của sinh mệnh con người, biết được sau khi con người chết vẫn còn có kiếp sau, người có trí huệ sẽ biết suy xét đến sự vĩnh hằng của sinh mệnh bản thân, người đó tin rằng “thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”, họ sẽ không muốn thành công nhanh chóng hoặc vì chút lợi ích nhỏ trước mắt, vì những được mất trong đời mà làm chuyện xấu, vậy nên người đó sẽ dùng “Chân, Thiện, Nhẫn” để yêu cầu bản thân, tích đức hành thiện, cho dù có thể sẽ vì thế mà gặp phải một số thống khổ, bởi vì người đó biết rõ con người còn có đời sau. Nhưng trong xã hội hiện nay, vì đạo đức nhân loại đã bị móp méo, khiến nhiều người vì ham muốn cá nhân mà không màng đến lợi ích của người khác, có người thậm chí coi “người không vì mình, trời tru đất diệt” làm phương châm sống, điều này hoàn toàn trái ngược với đặc tính “Chân, Thiện, Nhẫn” của vũ trụ. Những gì mà người trải nghiệm cận tử đã kinh qua một lần nữa cho chúng ta biết, con người không chỉ có nguyên thần, sau khi con người chết còn có đời sau, hơn nữa sau khi người ta chết đi, nguyên thần sẽ đối mặt với sự phán xét, một người cả đời hành thiện sẽ có phúc báo, còn người làm nhiều điều bất nghĩa tất sẽ gặp ác báo. Một khi con người làm nhiều điều ác, đó không chỉ là vấn đề gặp phải ác báo, mà bản chất sinh mệnh thực sự của người đó sẽ gặp nguy hiểm.

“Nhưng điều mà kẻ không điều ác nào mà không làm sẽ đương đầu chính là việc toàn bộ tế bào giải thể hết, trong Phật giáo gọi là ‘hình thần toàn diệt’.” (Chuyển Pháp Luân).

Pháp Luân Đại Pháp là một cách gọi dùng trong nhân loại. Thực ra đó là Pháp của vũ trụ. Tất cả sinh mệnh trong vũ trụ đều chịu sự chế ước của Ông.

“Vậy Phật Pháp là gì? Đặc tính căn bản nhất trong vũ trụ này là Chân Thiện Nhẫn, Nó chính là thể hiện tối cao của Phật Pháp, Nó chính là Phật Pháp tối căn bản. Phật Pháp tại các tầng khác nhau có các hình thức thể hiện khác nhau, tại các tầng khác nhau có các tác dụng chỉ đạo khác nhau; tầng càng thấp [thì] biểu hiện càng phức tạp. Vi lạp không khí, đá, gỗ, đất, sắt thép, [thân] thể người, hết thảy vật chất đều có tồn tại trong nó cái chủng đặc tính Chân Thiện Nhẫn ấy; thời xưa giảng rằng ngũ hành cấu thành nên vạn sự vạn vật trong vũ trụ; [ngũ hành kia] cũng có tồn tại chủng đặc tính Chân Thiện Nhẫn ấy. Người tu luyện đến được tầng nào thì chỉ có thể nhận thức được thể hiện cụ thể của Phật Pháp tại tầng ấy; đó chính là quả vị và tầng tu luyện [của người ấy]. Nói chung, Pháp rất lớn. Đến điểm cực cao mà giảng, thì rất đơn giản; bởi vì Pháp kia giống như hình dáng của kim tự tháp. Đến nơi tầng cực cao thì ba chữ có thể dùng để khái quát, đó chính là Chân Thiện Nhẫn; thể hiện tại các tầng cực kỳ phức tạp”. (Bài giảng thứ nhất – Chuyển Pháp Luân).

Đệ tử Pháp Luân Đại Pháp mọi thời khắc trong cuộc sống hằng ngày luôn lấy “Chân, Thiện, Nhẫn” để yêu cầu bản thân, người trước ta sau, làm việc gì cũng nghĩ cho người khác, sống vô tư vô ngã, cuối cùng đồng hóa với đặc tính “Chân, Thiện, Nhẫn” của vũ trụ. Nhưng một khi chính Pháp được truyền, sẽ có tà ma đến can nhiễu, đây là đạo lý tương sinh tương khắc của vạn vật. Cái tốt và cái xấu luôn song hành cùng nhau. Tập đoàn chính trị lưu manh Giang Trạch Dân vì sự ích kỷ của mình đã bất chấp nguyện vọng của người dân, tiến hành cuộc bức hại lưu manh theo kiểu cách mạng văn hóa đối với hàng nghìn hàng vạn học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc. Vậy hậu quả của việc công kích nhắm vào “Chân, Thiện, Nhẫn” là gì? Đó tất nhiên là sự ngang ngược của “Giả, Ác, Bạo”, trường bức hại này chẳng phải là hủy diệt nhân loại tận gốc rễ sao? Vậy những người bức hại sẽ phải gánh chịu hậu quả gì? Đó không đơn giản chỉ là vấn đề một nguyên thần bị tiêu hủy, bởi vì thân thể người tồn tại trong rất nhiều không gian, thân thể trong tầng tầng không gian của người đó phải gánh chịu sự thống khổ vô tận trong quá trình bị tiêu hủy, để bồi thường những tội nghiệp mà bản thân gây ra khi bức hại Đại Pháp, điều đó mới vô cùng đáng sợ.

Trong Giảng Pháp tại Pháp hội châu Âu, Ngài Lý Hồng Chí có giải đáp một đoạn như sau:

“Đệ tử: Thế nào là hình thể và linh hồn của con người toàn diệt?

Sư phụ: Đây lại là một việc vô cùng đáng sợ, vô cùng đáng sợ! Giảng cụ thể thì chư vị không chịu đựng nổi mức độ đáng sợ đó, quá đáng sợ rồi! Con người cho rằng, người ta chỉ có một đời, kỳ thực trong một đời này của người ta lại vừa vặn tựa như giấc ngủ, tự kỷ chân chính của chư vị lại không khởi tác dụng gì lớn. Khi cá nhân ấy từ bên trong thân xác xuất ra, chư vị phát hiện chư vị là nhẹ nhàng phiêu đãng, khi không chịu sự ức chế của đại não, chư vị phát hiện tư tưởng của chư vị toàn bộ đều mở ra. Sau khi tiến nhập vào không gian đó thì cũng phát sinh khác biệt so với thời gian của không gian của người thường. Hệt như tỉnh ngủ, chư vị sẽ đột nhiên phát hiện những sự việc đã làm trong đời một cách sống động, mỗi một việc nhỏ cũng đều tựa như vừa mới làm, rõ ràng như thế, lập tức đại não đều giải phóng. Toàn bộ chuyện tốt và chuyện xấu chư vị đã làm chư vị đều biết, chư vị có thể nói sự việc mà chư vị làm trong người thường không phải là chư vị làm sao? Chư vị lại chuyển sinh, chư vị lại làm chuyện xấu, cũng không được. Thần nhìn sinh mệnh là nhìn chỉnh thể, chứ không nhìn một đời chư vị, cho nên sinh mệnh này của chư vị đã làm những gì đều phải hoàn trả, là đạo lý này. Cho nên người ta làm chuyện xấu rồi thì phải hoàn trả.

Vậy thì nếu tiêu hủy thì nó quá đáng sợ rồi! Nếu là hình thần đều toàn diệt rồi, tiêu diệt như thế nào đây? Chính là lấy sinh mệnh hữu hình trong một đời của cá nhân này giết chết đi, tiêu diệt đi. Tại tích tắc giết chết thân thể, ở trong cảnh giới đồng đẳng mà nguyên thần có thể sinh tồn [thì] tất cả linh thể của chư vị toàn bộ đều giết chết. Sau khi giết chết, họ chưa phải thực sự chết, họ chỉ bất quá là đã ly khai một tầng này, sinh mệnh vi quan hơn của họ vẫn tồn tại. Vậy thì sinh mệnh vi quan hơn cũng đồng thời lại giết chết, từng tầng từng tầng trong quá trình giết chết họ vẫn phải hoàn nghiệp. Hoàn như thế nào đây? Trong thống khổ bị tiêu hủy, phải chịu hết thảy tội, cũng giống như ở trong địa ngục kia mà chịu bị nung nấu vậy, nung đỏ miếng sắt lên rồi áp vào, nói chung là hết thảy đều ở trong thống khổ mà hoàn [trả], sau đó tầng tầng giết chết. Sau khi giết chết rồi sinh mệnh của chư vị vẫn chưa kết thúc, bởi vì chư vị vẫn có sinh mệnh cấu thành bởi lạp tử vi quan hơn, sinh mệnh của một tầng ấy tiếp tục lại chịu đựng, lại giết chết; sau đó thân thể của vi quan hơn họ tiếp tục lại chịu đựng, lại giết chết; thẳng đến diệt tận, thống khổ đó là đáng sợ nhất!!! Có người nói tôi làm chuyện xấu rồi thì chết là xong, nào dễ dàng vậy?! Chư vị phải hoàn trả tất cả những việc xấu mà chư vị làm thì mới có thể xong. Mà cái xong kia cũng không phải là xong, sẽ đánh chư vị đến một nơi bẩn thỉu vô tỷ – bẩn thỉu nhất trong vũ trụ. Đờm của nhân loại, Thần đều nói đờm của con người là bẩn thỉu nhất, ném chư vị vào trong một cái lọ đờm. Đờm của bệnh nhân chư vị đều cảm thấy bẩn, bẩn thỉu nhất. Nhưng tôi nói với chư vị, cái này so với nơi bẩn thỉu nhất, bẩn thỉu nhất kia không biết là kém gấp bao nhiêu lần nữa, sẽ bị đánh đến nơi bẩn thỉu nhất, bẩn thỉu nhất. Lúc này vẫn còn một chút tri giác, biết rằng bẩn thỉu, chư vị nói xem đó là tâm tình gì đây? Cứ ở đó vĩnh viễn mà sống, vĩnh viễn không có ngày ra. Đó mới là sự việc tương đối đáng sợ! Thích Ca Mâu Ni không có giảng đến bước này, bởi vì Ông chỉ giảng đến địa ngục, giảng đến sự việc của mười tám tầng địa ngục. Mỗi tầng địa ngục này khổ hơn một tầng địa ngục khác. Có lúc tôi giảng tội của người phá hoại Đại Pháp, mười tám tầng địa ngục cũng chứa không nổi. [Vừa rồi] giảng cho chư vị một việc rất đáng sợ vậy!”

Trong cuộc bức hại tà ác đối với Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc Đại lục, có người có thể đưa ra những nhận định đầy lý trí, chứ không mù quáng nghe theo mệnh lệnh của những kẻ cầm quyền mà tạo tội nghiệp khiến tương lai sinh mệnh của bản thân chịu đựng thống khổ; nhưng cũng có người chỉ vì một chút lợi ích chính trị và tiền bạc trước mắt mà không e ngại trợ giúp tà ác, trở thành người đi đầu trong việc bức hại Pháp Luân Công. Có một số cảnh sát rõ ràng biết rằng, người hàng xóm tu luyện Pháp Luân Công là người tốt, nhưng vẫn dồn họ vào chỗ chết, còn nói “ai cho tôi tiền thì tôi làm việc cho người đó”, nhưng bạn có biết nếu bạn làm như vậy, sẽ mang lại điều gì cho tương lai sinh mệnh của bạn không?

Chúng tôi chân thành hy vọng rằng bạn có thể thử xem trải nghiệm cận tử của sĩ quan Heidler và thiện đãi các học viên Pháp Luân Đại Pháp, bởi vì họ là những người tu luyện. Vào thời cổ đại ở Trung Quốc, ngay cả Hoàng Đế cũng vô cùng tôn kính người tu luyện. Hoàng Đế cần dẫn dắt quần thần kính Trời, vì họ biết rằng con người chỉ là sinh mệnh nhỏ bé cấp thấp trong vũ trụ bao la vô tận. Là một sinh mệnh trong vũ trụ thì con người phải chịu sự chế ước của quy luật vũ trụ, không thể làm trái ý Trời.

Độc giả thân mến, Pháp Luân Đại Pháp (chiểu theo đặc tính Chân, Thiện, Nhẫn của vũ trụ) đang hồng truyền ở Trung Quốc và trên toàn thế giới, cuộc bức hại của tập đoàn chính trị lưu manh Giang Trạch Dân đối với hàng trăm triệu người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp đã hoàn toàn thất bại, đây là sự kiện quan trọng hàng đầu trong xã hội nhân loại ngày nay. Cuộc đời mỗi người không chỉ là một kiếp này đâu, sau khi bạn kinh qua trải nghiệm cận tử, hiểu được chân lý của vũ trụ và ý nghĩa đời người mà Pháp Luân Đại Pháp đã tiết lộ, bạn có cảm nghĩ gì?

Trong lịch sử vài chục năm nay của Trung Quốc, những kẻ đương quyền đã bức hại rất nhiều người dân lương thiện vì tham vọng quyền lực của bản thân. Những kẻ đương quyền thường dùng thủ đoạn bịa đặt hoang ngôn, lừa gạt bách tính nhằm duy trì cuộc bức hại. Chúng tôi hy vọng rằng trong trường tà ác bức hại Pháp Luân Đại Pháp này, bạn đừng tin vào những tuyên truyền của tà ác và sức ép chính trị của tập đoàn chính trị lưu manh Giang Trạch Dân, đừng vì một suy nghĩ sai lầm nhất thời mà bức hại Đại Pháp hoặc trong tư tưởng phản đối Đại Pháp, suy nghĩ sai lầm ấy sẽ mang đến cho bạn sự hối hận ngàn thu!

“Chân, Thiện, Nhẫn” là đặc tính của vũ trụ, là Pháp lý trong vũ trụ chúng ta. Hành xử thuận theo tiêu chuẩn này mới là đúng đắn. Những người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp chúc phúc bạn có thể chiểu theo đặc tính vũ trụ “Chân, Thiện, Nhẫn” để đưa ra những lựa chọn sáng suốt, vì sự vĩnh hằng của sinh mệnh bản thân mà đặt định ra một tương lai tốt đẹp.

Dịch từ: https://media.zhengjian.org/media/zjbooks/life_gate/13.htm

Tài liệu tham khảo:

1. Chuyển Pháp Luân – tác giả Lý Hồng Chí, nhà xuất bản Pháp Luân Phật Pháp, Hồng Kông, Trung Quốc, tháng 11 năm 1998.

2. Đại Viên Mãn Pháp – tác giả Lý Hồng Chí, nhà xuất bản Pháp Luân Phật Pháp, Hồng Kông, Trung Quốc, tháng 7 năm 1999.

The post Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn (Phần cuối) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn (Phần 4.2)https://chanhkien.org/2024/10/mo-canh-cua-sinh-tu-kham-pha-bi-an-cua-linh-hon-phan-42.htmlThu, 03 Oct 2024 02:20:46 +0000https://chanhkien.org/?p=34551[ChanhKien.org] 4.2 Thời gian và không gian Khái niệm về không gian đã được chúng tôi đề cập đến khi phân tích về quan hệ giữa thân thể người và sinh mệnh, không gian giữa các tầng bề mặt được cấu thành từ các lạp tử lớn nhỏ khác nhau chính là các không gian […]

The post Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn (Phần 4.2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org]

4.2 Thời gian và không gian

Khái niệm về không gian đã được chúng tôi đề cập đến khi phân tích về quan hệ giữa thân thể người và sinh mệnh, không gian giữa các tầng bề mặt được cấu thành từ các lạp tử lớn nhỏ khác nhau chính là các không gian khác nhau. Bởi vì nhân loại không thể đột phá không gian vật chất này của chúng ta, mặc dù hiện nay các tàu vũ trụ đã bay ra khỏi không gian bên ngoài Trái Đất, con người đã đặt chân lên Mặt Trăng, tàu thăm dò không gian đã bay ra khỏi hệ Mặt Trời, nhưng chúng ta vẫn không thể nhìn thấy được các sinh mệnh bên ngoài Trái Đất. Bởi vì chúng ta chỉ đang bay đi bay lại trong không gian vật chất của nhân loại, đương nhiên sẽ không thấy được sinh mệnh ở các không gian khác. Nếu muốn tiến nhập vào không gian khác thì thân thể của chúng ta phải phù hợp với yêu cầu và hình thức tồn tại của sinh mệnh ở không gian đó. Hiện nay, các lĩnh vực tiên tiến nhất của nền vật lý hiện đại đã có thể nhận ra sự tồn tại của không gian khác. Vào năm 1998, Akini Hamid và các nhân viên nghiên cứu thuộc đại học Stanford ở California, Hoa Kỳ đã đề xuất trong Thuyết thế giới đa màng rằng, con người có thể chỉ sinh tồn ở trên bề mặt của một tầng (màng) trong số rất nhiều không gian. Vào ngày 28 tháng 06 năm 2001, Tạp chí Khoa học uy tín thế giới “Nature” đã đưa tin về việc phát triển nghiên cứu Thuyết thế giới đa màng. Thế nhưng, giới tu luyện đã sớm nhận thức được điều này từ hàng nghìn năm trước. Ví như, cả Phật gia và Đạo gia đều nhận thức rằng trong tam giới có rất nhiều tầng “Trời” khác biệt với thế giới của chúng ta. Vì nguyên thần là do lạp tử vi quan cấu thành, nên sau khi nguyên thần của người trải nghiệm cận tử ly thể có thể tiến nhập vào không gian khác và có thể giao tiếp với sinh mệnh của không gian đó. Cảm giác mà người trải nghiệm cận tử đi xuyên qua đường hầm có lẽ chính là cảm giác khi nguyên thần của họ xuyên qua các không gian khác.

Nói đến không gian thì không thể không nhắc đến thời gian. Đại sư Lý Hồng Chí từng tiết lộ trong các bài giảng của Ngài rằng:

“Nói về thời gian, trong những không gian khác nhau có những thời gian khác nhau. Cái thời gian đó vô cùng phức tạp, cũng giống như bên trong một cái đồng hồ có những bánh răng to nhỏ khác nhau, hầu như là vậy. Kỳ thực còn phức tạp hơn như vậy không biết bao nhiêu ức lần – triệu lần vẫn còn kém.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Bắc Mỹ lần đầu năm 1998).

“Theo chỗ khoa học hiện nay nhìn nhận thì thân thể vật chất này từ tế bào trở xuống có trạng thái thế nào? Các loại thành phần phân tử, dưới phân tử là nguyên tử, proton, hạt nhân nguyên tử, điện tử, hạt quark; lạp tử nhỏ nhất mà hiện nay nghiên cứu đến là neutrino.” (Bài giảng thứ hai– Chuyển Pháp Luân).

“Một khi thân thể người ta chuyển động, [thì] các tế bào trong thân thể người đều động theo; hơn nữa ở vi quan tất cả các phân tử, proton, điện tử, cho đến nhỏ hơn mãi nữa tất cả thành phần đều vận động theo. Nhưng chúng có hình thức tồn tại độc lập; các hình thức tồn tại của thân thể trong các không gian khác cũng đều trải qua một loại biến đổi.” (Bài giảng thứ hai– Chuyển Pháp Luân).

Vì những không gian nơi thân thể tồn tại này có sự sai biệt về thời gian, do đó cùng một sự việc, nhưng biểu hiện của chúng trong các không gian khác nhau là khác nhau. Lấy một ví dụ không chính xác lắm, đồng hồ có ba kim, đó là kim giờ, kim phút và kim giây. Chúng lần lượt tượng trưng cho thân thể của bạn ở ba không gian khác nhau, một đời của bạn là một vòng quay của mặt đồng hồ. Sự sống của bạn bắt đầu từ số không, ba kim đồng hồ này đồng thời chuyển động, khi kim giây quay hết một vòng thì bạn đã đi hết một đời ở không gian đó; mà kim phút mới chỉ đi được một khoảng nhỏ, vậy thì ở trong không gian đó, bạn chỉ mới sống được vài tuổi thôi; nhưng lúc này kim giờ hầu như chưa chuyển động, cũng có nghĩa là bạn mới được sinh ra ở không gian đó, do vậy sự sai biệt về thời gian trong các không gian khác nhau là vô cùng lớn.

Đại sư Lý Hồng Chí đã chỉ ra rằng:

“Khi một cá nhân giáng sinh, thì ở trong một phạm vi nhất định trong không gian của vũ trụ này có rất nhiều những ‘cá nhân ấy’ đồng thời giáng sinh, cũng giống như cá nhân kia, cùng mang một tên, những việc họ làm là đại đồng tiểu dị; do đó cũng được tính là bộ phận của toàn bộ chỉnh thể cá nhân ấy.” (Bài giảng thứ bảy Chuyển Pháp Luân).

“Khi một cá nhân giáng sinh, trong một không gian đặc thù không có khái niệm thời gian, cuộc đời vị ấy đã đồng thời tồn tại ở đó rồi; có [những người] không chỉ là một đời [đồng thời tồn tại ở đó].” (Bài giảng thứ hai – Chuyển Pháp Luân).

Nếu nguyên thần của một người có thể dựa vào một phương thức nào đó để cảm nhận được tín tức từ không gian khác, vậy thì người trải nghiệm cận tử có thể biết trước tương lai. Chúng ta đều biết rằng một số thầy toán mệnh và nhà dự ngôn có thể dự đoán tương lai. Đôi lúc tính chính xác của toán mệnh và dự ngôn khiến chúng ta cảm thấy kinh ngạc, cảm thấy thật khó hiểu vì sao họ biết được những tín tức này. Thực ra các nhà tiên tri đã dựa vào công năng đặc dị mà nhìn thấy được cảnh tượng ở không gian khác, còn những người toán mệnh thông thường thì dựa vào phương pháp thuật số cao cấp từ thời xa xưa mà bản thân đã nắm vững để có được tín tức từ không gian khác, và những sự việc được các tín tức này tiết lộ vẫn chưa xảy ra trong không gian của chúng ta. Nếu như sự việc ấy đã tồn tại trong một không gian đặc thù như vậy, thì cũng có nghĩa là một đời của con người đã được sắp đặt xong rồi. Tất cả những người trải nghiệm cận tử đều nhận được một thông điệp: cuộc sống của bạn vẫn chưa kết thúc, bạn phải quay trở lại thân thể và tiếp tục cuộc sống của mình. Và có thể hồi tưởng lại một đời, bởi vì nguyên thần của họ cảm nhận được cảnh tượng trong không gian đặc thù này.

Bên trên, tác giả dùng những hiểu biết nông cạn của mình đối với Pháp lý của Pháp Luân Đại Pháp để phân tích những hiện tượng điển hình xuất hiện trong trải nghiệm cận tử, đưa ra một số tham khảo cho bạn đọc. Trên thực tế, Pháp Luân Đại Pháp có thể đưa ra những lời giải thích hoàn hảo cho tất cả những hiện tượng siêu thường xuất hiện trong trải nghiệm cận tử. Nếu quý vị muốn tìm hiểu nhiều hơn những bí ẩn về thân thể người, sinh mệnh và vũ trụ, xin hãy đọc toàn bộ cuốn “Chuyển Pháp Luân” và những cuốn sách khác của Đại sư Lý Hồng Chí.

Dịch từ: https://media.zhengjian.org/media/zjbooks/life_gate/12.htm

Tài liệu tham khảo:

1. Chuyển Pháp Luân – tác giả Lý Hồng Chí, nhà xuất bản Pháp Luân Phật Pháp, Hồng Kông, Trung Quốc tháng 11 năm 1998.

2. Giảng Pháp tại Pháp hội Mỹ quốc – tác giả Lý Hồng Chí, nhà xuất bản Pháp Luân Phật Pháp, Hồng Kông, Trung Quốc tháng 7 năm 1997.

3. Giảng Pháp tại Pháp hội Bắc Mỹ lần đầu – tác giả Lý Hồng Chí, nhà xuất bản Pháp Luân Phật Pháp, Hồng Kông, Trung Quốc tháng 3 năm 1999.

4. Giảng Pháp tại Pháp hội Thụy Sĩ – tác giả Lý Hồng Chí, nhà xuất bản Pháp Luân Phật Pháp, Hồng Kông, Trung Quốc tháng 3 năm 1999.

The post Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn (Phần 4.2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Các nhà khoa học khám phá vướng mắc lượng tử có đồ hình “Thái Cực”https://chanhkien.org/2024/09/cac-nha-khoa-hoc-kham-pha-vuong-mac-luong-tu-co-do-hinh-thai-cuc.htmlSun, 15 Sep 2024 03:42:14 +0000https://chanhkien.org/?p=34151Tác giả: Mạc Tâm Hải [ChanhKien.org] [Chú thích của Ban biên tập]: Sự bao la của vũ trụ luôn là một điều bí ẩn đối với nhân loại và không có cách nào để biết được bản chất của nó. Điều mà thiên văn học hiện đại nhận thức được chỉ là những khoảnh khắc […]

The post Các nhà khoa học khám phá vướng mắc lượng tử có đồ hình “Thái Cực” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tác giả: Mạc Tâm Hải

[ChanhKien.org]

[Chú thích của Ban biên tập]: Sự bao la của vũ trụ luôn là một điều bí ẩn đối với nhân loại và không có cách nào để biết được bản chất của nó. Điều mà thiên văn học hiện đại nhận thức được chỉ là những khoảnh khắc quan sát được sự thay đổi của các thiên thể trong không gian của con người được ghi lại bằng công nghệ cao hiện đại. Các nhà khoa học nắm bắt dữ liệu quan sát tại thời điểm đó mà đưa ra các lý thuyết và giả thuyết giống người mù sờ voi, rất khó có được cái nhìn tổng thể về bản chất của nó. Nếu chỉ khám phá những bí ẩn của vũ trụ trong không gian của nhân loại thì cuối cùng chúng ta sẽ chẳng đạt được gì cả. Tôi hy vọng từ những khám phá của thiên văn học hiện đại, độc giả có thể suy ngẫm về ý nghĩa thực sự của vũ trụ, cơ thể con người và cuộc sống.

Cơ học lượng tử là môn khoa học quan trọng nhất nhưng cũng là thần bí nhất trong vật lý học hiện đại. Cho dù đã đạt được những thành công lớn, nhưng một số khái niệm và hiện tượng quan trọng nhất vẫn còn có những ý kiến ​​và cách giải thích khác nhau. Một trong những hiện tượng bí ẩn nhất là sự “vướng mắc lượng tử” (còn gọi là rối lượng tử / quantum entanglement) của các lạp tử vi quan. Các nhà khoa học giờ đây đã phát hiện ra hiện tượng kỳ lạ vướng mắc lượng tử còn có một số điều bí ẩn hơn nữa.

Dựng lại hình ảnh ba chiều của hai hạt photon (còn gọi là quang tử / lạp tử ánh sáng) vướng mắc vào nhau (Ảnh: Nature Photonics, Zia…)

Vào ngày 14 tháng 08 năm 2023, các nhà khoa học đã đăng một bài báo có tiêu đề “Interferometric Imaging of Amplitude and Phase of Spatial Biphoton States” tạm dịch là “Hình ảnh Giao thoa của Biên độ và Pha của Trạng thái Cặp Photon Không gian” trên tạp chí “Nature Photonics”, trong đó trình bày chi tiết về việc lần đầu tiên sử dụng hình ảnh ba chiều kỹ thuật số của hai hạt photon và máy ảnh có độ chính xác cực cao để mô phỏng hình ảnh trực quan theo thời gian thực của hai hạt photon vướng mắc lượng tử. Cuối cùng họ phát hiện rằng chúng trông giống như một đồ hình Thái Cực, điều này khiến ai cũng ngạc nhiên thú vị.

Vướng mắc lượng tử – mối liên hệ kỳ lạ giữa hai hạt cách xa nhau mà Einstein phản đối khi nói rằng đó là “tác động ma quái từ xa” – khiến cho hai hạt lạp tử ánh sáng, hay photon, liên kết với nhau không thể tách rời, do đó sự thay đổi ở hạt này sẽ gây ra sự thay đổi ở hạt kia, cho dù chúng nằm cách xa bao nhiêu.

Để đưa ra dự đoán chính xác về một vật thể lượng tử, các nhà vật lý cần tìm ra hàm sóng của nó: sự mô tả đối với trạng thái của nó. Hàm sóng có thể đạt được bằng cách chồng chập tất cả các giá trị vật lý khả dĩ của một photon. Sự vướng mắc làm cho việc tìm ra hàm sóng của hai hạt liên kết với nhau là một thách thức, bởi vì bất kỳ phép đo nào của một hạt cũng gây ra sự biến đổi tức thì ở hạt kia.

Phương pháp toàn ảnh quang học (holography) sử dụng hai chùm ánh sáng để tạo ra hình ảnh 3D của trạng thái: một chùm chiếu vào vật thể và phản xạ ra ngoài, trong khi chùm kia chiếu vào vật liệu trung gian. Hình ảnh ba chiều được hình thành từ mô hình giao thoa ánh sáng, nói cách khác là mô hình mà trong đó các đỉnh và đáy của hai sóng ánh sáng cộng hưởng hoặc triệt tiêu lẫn nhau. Các nhà vật lý đã sử dụng phương pháp tương tự, họ dùng hình ảnh giao thoa được chế tác từ một trạng thái đã biết để thu về hình ảnh trạng thái của hai photon vướng mắc. Sau đó, dùng máy ảnh có độ chính xác lên đến từng nano giây để chụp ảnh, cuối cùng hình ảnh âm dương khiến người ta phải kinh ngạc của hai photon vướng mắc vào nhau.

Theo nghiên cứu khảo cổ học, đồ hình Thái Cực xuất hiện ít nhất 7000 năm trước và có lẽ đã được nền văn minh tiền sử để lại. Vào thời Trung Quốc cổ đại, nó luôn được coi là đồ hình đầu tiên ở Trung Quốc, có nhiều ý kiến ​​​​khác nhau về nội hàm của nó. Có thể không phải ngẫu nhiên mà biểu đồ vướng mắc lượng tử giống với đồ hình Thái Cực. Sự vướng mắc lượng tử có thể tiết lộ mối liên hệ giữa vật chất vượt ra ngoài không gian vật lý của chúng ta. Phải chăng những người đi trước đã khám phá ra bí ẩn về sự vướng mắc lượng tử, thấy được sơ đồ vướng mắc lượng tử này và truyền lại nó như một phiên bản cô đọng cao độ của vũ trụ bí ẩn?

Tài liệu tham khảo:

1. https://www.livescience.com/physics-mathematics/quantum-physics/quantum-yin-yang-shows-two-photons-being-entangled-in-real-time#xenforo-comments-18005

2. https://www.nature.com/articles/s41566-023-01272-3

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/285205

The post Các nhà khoa học khám phá vướng mắc lượng tử có đồ hình “Thái Cực” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn (Phần 4.1)https://chanhkien.org/2024/09/mo-canh-cua-sinh-tu-kham-pha-bi-an-cua-linh-hon-phan-41.htmlWed, 11 Sep 2024 04:30:35 +0000https://chanhkien.org/?p=34104[ChanhKien.org] 4. Vén lên bức màn bí ẩn về trải nghiệm cận tử Trải nghiệm cận tử là một ngành khoa học tuyến đầu hiện nay, nó là một lĩnh vực nghiên cứu tổng hợp liên quan đến nhiều ngành khoa học như y học, sinh vật học, thần kinh học, tâm thần học, tâm […]

The post Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn (Phần 4.1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

[ChanhKien.org]

4. Vén lên bức màn bí ẩn về trải nghiệm cận tử

Trải nghiệm cận tử là một ngành khoa học tuyến đầu hiện nay, nó là một lĩnh vực nghiên cứu tổng hợp liên quan đến nhiều ngành khoa học như y học, sinh vật học, thần kinh học, tâm thần học, tâm lý học, vật lý học, khoa học xã hội, v.v. Với tư cách là người biên dịch, mặc dù chúng tôi xuất thân từ những lĩnh vực khoa học khác nhau, nhưng xét từ những kiến thức mà chúng tôi nắm được, cho đến nay vẫn chưa có một lý luận khoa học hiện đại nào có thể giải thích rõ ràng về trải nghiệm cận tử. Tuy rằng có một số tác phẩm thuộc lĩnh vực tôn giáo cũng đề cập đến một số hiện tượng như linh hồn của con người,… nhưng những tác phẩm này lại khác biệt quá xa so với khoa học hiện đại và rất khó được người hiện đại lý giải và tiếp nhận.

Năm 1992, môn tu luyện Đại Pháp thượng thừa hoàn toàn mới mẻ bắt đầu hồng truyền ở Trung Quốc đại lục và trên toàn thế giới, đó chính là Pháp Luân Đại Pháp. Người sáng lập pháp môn này là Đại sư Lý Hồng Chí, Ngài đã dùng ngôn ngữ khoa học hiện đại đơn giản mà dễ hiểu, để giải thích một cách toàn diện và rõ ràng về thân thể người, sinh mệnh và vũ trụ trong cuốn kiệt tác “Chuyển Pháp Luân” của mình, mà những lập luận này cũng lần đầu tiên tiết lộ đầy đủ tấm màn bí ẩn về trải nghiệm cận tử. Dưới đây tác giả sẽ cố gắng phân tích một số trải nghiệm cận tử dựa trên những lý giải hạn hẹp của mình đối với các pháp lý của Pháp Luân Đại Pháp.

4.1 Thân thể người và sinh mệnh

Sinh mệnh con người chẳng lẽ chỉ đơn giản là cái nhục thân này của chúng ta hay sao? Lẽ nào nói rằng sinh mệnh con người sẽ vĩnh viễn biến mất cùng với việc nhục thân tử vong? Kinh nghiệm của vô số người trải nghiệm cận tử nói cho chúng ta biết rằng sự sống vẫn tồn tại sau khi con người chết. Vậy rốt cuộc mối quan hệ giữa thân thể người và sinh mệnh là gì?

Trong Chuyển Pháp Luân, Đại sư Lý Hồng Chí giảng rằng:

“Thân thể người ta nếu không có nguyên thần của mình, không có tính khí tính cách, đặc tính, không có những thứ ấy, thì chính là một tảng thịt; nó không thể là một con người hoàn chỉnh, có mang theo cá tính tự ngã độc lập”.

Theo quan điểm của khoa học hiện đại, thân thể người là do vô số tế bào tổ hợp thành, tế bào lại do phân tử cấu thành, mà phân tử là do nguyên tử cấu thành, nguyên tử lại là do hạt nhân nguyên tử và electron cấu thành, truy xuống dưới nữa còn có hạt quark, neutrino, v.v. Đây là những điều mà nền khoa học hiện đại ngày nay có thể nhận thức được. Phải chăng xuống dưới nữa còn có những hạt cực nhỏ hơn? Khi con người chết đi, tế bào của thân thể người chết rồi, phải chăng nguyên tử, hạt nhân nguyên tử trong thân thể người cũng chết theo hoặc biến mất hay sao? Thân thể người có vô số tế bào, trong mỗi tế bào có vô số phân tử, mỗi phân tử lại là do vô số nguyên tử và hạt nhân nguyên tử cấu thành, nếu như hạt nhân nguyên tử thật sự có thể biến mất sau khi con người chết, vậy thì cái chết của người đó sẽ gây ra một vụ nổ hạt nhân. Nhưng cho đến nay chúng ta vẫn chưa nhìn thấy người chết nào bị hỏa táng lại gây ra thảm họa hạt nhân cho thế giới. Sinh mệnh phải chăng tồn tại ở một tầng lạp tử nhỏ hơn? Thực chất chính là như vậy.

“Vào lúc con người chết, những hạt nguyên tử trong thân thể có thể tùy tiện chết theo không? Vì vậy chúng tôi phát hiện rằng khi con người chết rồi, thì chỉ tại tầng không gian của chúng ta, thành phần ở tầng phân tử thô nhất mới bị tuột ra; còn tại các tầng không gian khác thì các thân thể không hề bị huỷ.” (Chuyển Pháp Luân).

“Chúng tôi từ cao tầng mà nhìn, thấy [khi] con người chết rồi, [nhưng] nguyên thần bất diệt. Nguyên thần bất diệt là sao? Chúng tôi thấy rằng sau khi người ta chết, [thì xác] người ở chốn an nghỉ kia, chẳng qua chỉ là các tế bào của thân người trong không gian này của chúng ta mà thôi. Các tổ chức tế bào của nội tạng và bên trong thân thể, toàn bộ thân người, và từng tế bào tại không gian này đều thoát rơi ra; còn thân thể tại các không gian khác như phân tử, nguyên tử, proton, cho đến các vật chất vi lạp thành phần nhỏ hơn thì không chết; chúng vẫn ở trong các không gian khác, [chúng] vẫn tồn tại trong các không gian vi quan.” (Chuyển Pháp Luân).

Nguyên thần mới chính là sinh mệnh thực sự của con người, mà nguyên thần của con người là do những lạp tử vi quan cấu thành. Nếu ví tế bào phân tử của thân thể người như một bộ y phục, thì cái chết cũng giống như việc con người cởi bỏ một bộ y phục vậy. Sau khi nguyên thần thoát khỏi cái thân thể cấu thành từ tế bào phân tử này, thì nó sẽ tồn tại ở một không gian vi quan hơn, lúc này thân thể của nguyên thần là do lạp tử vi quan hơn cấu thành và không hề tử vong. Thân thể này có thể bay lên, không lạnh không nóng, không nặng không nhẹ, vô cùng mỹ diệu. Tất cả những người từng ở trạng thái cận tử đều có trải nghiệm ly thể, chính là cảm thấy bản thân rời khỏi thân thể của mình sau đó bay lên, thực ra đây chính là quá trình nguyên thần ly thể. Khi con người chết, quá trình nguyên thần ly thể từng được các nhà khoa học quan trắc được.

Năm 1906, tiến sĩ Mike Tegar tại bệnh viện bang Massachusetts, Hoa Kỳ đã phát hiện trong quá trình tử vong, trọng lượng của bệnh nhân giảm dần với tốc độ 1 ounce/giờ, trong giây phút con người tắt thở, cân nặng giảm đột ngột 3/4 ounce (không tính nhân tố vật lộn với sự sống trước khi bệnh nhân chết). Bài luận văn này đã được công bố trên tạp chí học thuật của hiệp hội nghiên cứu tâm thần học Hoa Kỳ. Năm 1916, nhà khoa học người Mỹ, tiến sĩ Carter đã lần nữa tiến hành thí nghiệm này, ông dùng một tấm màn được nhuộm bằng loại thuốc có tên là dicyanin để quan sát thân thể người lúc tử vong. Ông quan sát thấy rằng, đúng vào lúc bệnh nhân chết, có một vật phát sáng giống như sương mù từ trong thân thể bệnh nhân bay lên, phản chiếu lên tấm màn, trong chốc lát liền biến thành hình dạng giống với thân thể bệnh nhân rồi từ từ bay lên, hướng về phía cửa sổ và biến mất một cách bí ẩn, đồng thời trọng lượng người này lập tức giảm đi 3/4 ounce.

Vậy thì nguyên thần và nhục thân của con người có quan hệ gì? Mọi người đều biết, mọi hoạt động sinh sống của con người tại thế gian đều do đại não con người điều khiển, là chỉ lệnh mà tư duy đại não phát xuất ra. Vậy tư duy của con người đến từ đâu? Mọi người thường cho rằng hoạt động tư duy của con người được sinh ra trong mạng lưới thần kinh của não bộ, nếu không có mạng lưới thần kinh, thì sẽ không có hoạt động suy nghĩ của não bộ và ý thức của con người. Tuy nhiên những nghiên cứu về trải nghiệm cận tử đã phủ định giả thuyết này, bởi vì những người trải nghiệm cận tử sau khi chết lâm sàng và não bộ ngừng hoạt động (điện não đồ là một đường thẳng) vẫn có ý thức rõ ràng và hoạt động tư duy của đại não, trải qua những trải nghiệm cận tử đầy ly kỳ. Vậy thì suy nghĩ của con người rốt cuộc đến từ đâu?

Đại sư Lý Hồng Chí giảng:

“Tín tức chân chính phát xuất ra trong đại não người không phải là bản thân đại não người ta phát huy tác dụng, không phải bản thân đại não phát xuất ra, mà là nguyên thần của người ta phát xuất ra. Nguyên thần con người không chỉ lưu trú tại nê hoàn cung. Nê hoàn cung mà Đạo gia nói đến chính là thể tùng quả mà Y học hiện đại chúng ta vẫn nhìn nhận. Nếu nguyên thần ở nê hoàn cung, thì chúng ta thực sự cảm thấy như đại não đang suy xét vấn đề, đang phát xuất ra tín tức; nếu như nó ở tim, thì thực sự cảm thấy tim đang suy xét vấn đề.” (Chuyển Pháp Luân).

Trung Quốc có một câu thành ngữ “cầu được ước thấy” (心想事成), có thể là lý do này. Nếu nguyên thần của người ngụ ở tim, thì người ta sẽ cảm thấy tim đang truyền đạt thông điệp. Sở dĩ người ta cho rằng đại não tiến hành hoạt động tư duy, là vì nguyên thần thông thường lưu trú ở thể tùng quả của đại não. Nhưng bất kể nguyên thần ở trong đại não hay ở nơi nào khác trong cơ thể con người, thì tư duy thực sự là từ nguyên thần phát xuất ra.

Có lẽ các nhà giải phẫu học sẽ nói, tại sao khi giải phẫu đại não con người không nhìn thấy nguyên thần nào cả? Ban nãy chúng ta vừa nói đến, nguyên thần là do những hạt vi quan hơn cấu thành, không phải được cấu thành từ tế bào phân tử của chúng ta, vì thế chúng không tồn tại trên nhục thân này.

Đại sư Lý Hồng Chí đã chỉ ra:

“Vật chất ở [các mức] vi lạp có phân tử, nguyên tử, proton, khảo sát xuống nữa mãi đến tận cùng; nếu như tại mỗi tầng có thể nhìn thấy được một diện {bề mặt} của tầng, chứ không phải là một điểm, [tức là] thấy một diện của tầng phân tử, thấy một diện của tầng nguyên tử, một diện của tầng proton, một diện của tầng hạt nhân nguyên tử, thì chư vị đã nhìn thấy được hình thức tồn tại tại những không gian khác nhau. Bất kể vật thể nào, kể cả thân thể người, cũng đều đồng thời tồn tại [tại các] tầng không gian cùng với không gian vũ trụ, [chúng] cũng có tương thông [với nhau]. Vật lý học hiện đại của chúng ta nghiên cứu các vi lạp vật chất, [nó] chỉ nghiên cứu từng vi lạp, phân tích, phân tách nó; phân tách hạt nhân nguyên tử rồi lại nghiên cứu thành phần phân rã [của hạt nhân]. Nếu có các thiết bị có thể triển khai mà nhìn thấy trong tầng ấy—toàn bộ thể hiện của tất cả thành phần nguyên tử hoặc thành phần phân tử ở trong tầng này—nếu có thể nhìn thấy được cảnh tượng ấy, thì chư vị đã đột phá được đến không gian ấy mà nhìn thấy được chân tướng tồn tại ở các không gian khác.” (Chuyển Pháp Luân).

Nếu chúng ta có thể đột phá được đến không gian mà nguyên thần tồn tại, thì cũng sẽ nhìn thấy hình thức tồn tại của nguyên thần.

Vật lý năng lượng cao cho rằng, các hạt càng vi quan thì năng lượng càng lớn.

Đại sư Lý Hồng Chí cũng chỉ ra:

“Tôi nói rằng bất kể vật thể nào cũng đều có năng lượng, ngay cả phân tử cũng là có năng lượng. Người ta không cảm giác được rằng phân tử có năng lượng là vì bản thân nhân loại là do phân tử cấu thành, vì vậy không cảm giác được.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Thụy Sĩ 1998).

“Dưới tác dụng của một trường điện từ nhất định, khí công sư có thể phát ánh quang huy rất mạnh mẽ, đẹp vô cùng. Công lực càng cao thì trường năng lượng phát ra càng lớn”. (Chuyển Pháp Luân).

Đối với những sinh mệnh thể cao cấp ở không gian khác, thân thể của họ là do các hạt vi quan hơn cấu thành, cho nên hình tượng của họ là hào quang rực rỡ. Nhưng mắt thường của chúng ta và các thiết bị hiện nay không nhìn thấy hoặc đo thấy được, bởi vì họ tồn tại ở không gian khác. Đây chính là lý do tại sao rất nhiều người có trải nghiệm cận tử đều nhìn thấy ánh sáng, hơn nữa còn cho rằng ánh sáng này là một loại sinh mệnh mà không phải là vật chất, thực ra ánh sáng này là một loại sinh mệnh cao cấp, chỉ là họ không nhìn rõ hình tượng, cho nên cảm thấy như một loại ánh sáng, đương nhiên cũng có người trải nghiệm cận tử có thể nhìn rõ hình tượng, nên cho rằng đó là sinh mệnh thể được cấu thành từ ánh sáng. Vì những sinh mệnh cao cấp này là đại trí đại huệ, là từ bi, do vậy những người trải nghiệm cận tử luôn cảm nhận được trí huệ, sự từ bi và bao dung không gì sánh được từ trong ánh sáng đó. Thực ra đó là giao tiếp với sinh mệnh cao cấp ở không gian khác. Những sinh mệnh cao cấp này đều có công năng, họ có thể truyền cảm tư duy, nên khi người trải nghiệm cận tử giao tiếp với ánh sáng, cảm thấy không phải dùng ngôn ngữ mà dùng suy nghĩ để giao tiếp.

Nếu như nguyên thần không ở trong không gian của chúng ta, vậy thì làm sao họ có thể chi phối được hoạt động thân thể trong không gian vật chất này của chúng ta? Chính là thông qua đại não của chúng ta. Đại sư Lý Hồng Chí giảng:

“Như vậy đại não của con người khởi tác dụng gì? Nếu yêu cầu tôi giảng, thì đại não con người với hình thức trong không gian vật chất này của chúng ta, nó chỉ là một [nhà máy] công xưởng gia công. Tín tức thật sự là do nguyên thần phát xuất ra; nhưng thứ mà nó phát xuất ra không phải là ngôn ngữ; nó phát xuất ra một chủng tín tức vũ trụ, đại biểu cho một ý nghĩa nào đó. Đại não của chúng ta sau khi tiếp thụ chỉ lệnh ấy, liền biến đổi nó thành ngôn ngữ hiện nay, hình thức biểu đạt như thế. Chúng ta thông qua tư thế tay, ánh mắt, hay các động tác đủ loại để biểu đạt nó ra; đại não là có tác dụng ấy. [Còn] chỉ lệnh chân chính, tư duy thật sự là do nguyên thần của con người phát xuất ra.” (Chuyển Pháp Luân).

Đọc đến đây chắc hẳn quý vị đã có một nhận thức hoàn toàn mới về thân thể người và sinh mệnh. Pháp Luân Đại Pháp lần đầu tiên từ vạn cổ đến nay đã tiết lộ cho con người bí ẩn về thân thể người và sinh mệnh một cách rõ ràng như vậy. Trải nghiệm cận tử chính là trải nghiệm ly thể của nguyên thần ở tại không gian khác, sau khi người trải nghiệm cận tử được cứu sống lại, đại não của nhục thân người ấy đã tiếp nhận được tín tức khi nguyên thần của họ đang ở không gian khác, sau đó thông qua tư thế tay, ánh mắt, hay các loại động tác để biểu đạt nó ra. Thực ra, nguyên thần mới là người trải nghiệm thực sự, não người chỉ là một chiếc máy tiếp nhận thông tin mà thôi.

Nếu như trải nghiệm cận tử diễn ra khi nguyên thần đang ở không gian khác, vậy làm thế nào để giải thích việc người trải nghiệm cận tử có thể biết trước tương lai và hồi tưởng lại một đời đã trôi qua? Phần tiếp theo chúng tôi sẽ dựa vào những hiểu biết hạn hẹp của mình từ trong Pháp lý của Pháp Luân Đại Pháp để nói về vấn đề này, chúng có liên quan đến nhận thức khái niệm về thời không.

Dịch từ: https://media.zhengjian.org/media/zjbooks/life_gate/11.htm

The post Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn (Phần 4.1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Ba phát minh lớn không ngờ lại đến từ những giấc mơhttps://chanhkien.org/2024/09/ba-phat-minh-lon-khong-ngo-lai-den-tu-nhung-giac-mo.htmlMon, 02 Sep 2024 02:29:43 +0000https://chanhkien.org/?p=34044[ChanhKien.org] Sự ra đời của công cụ tìm kiếm Google bắt nguồn từ giấc mơ của ông Larry Page. (Ảnh: Emmanuel Dunand/AFP) Giấc mơ có ảnh hưởng rất lớn đến con người. Một số người dự đoán được tương lai thông qua giấc mơ, có không ít khám phá khoa học được truyền cảm hứng […]

The post Ba phát minh lớn không ngờ lại đến từ những giấc mơ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org]

Sự ra đời của công cụ tìm kiếm Google bắt nguồn từ giấc mơ của ông Larry Page. (Ảnh: Emmanuel Dunand/AFP)

Giấc mơ có ảnh hưởng rất lớn đến con người. Một số người dự đoán được tương lai thông qua giấc mơ, có không ít khám phá khoa học được truyền cảm hứng từ giấc mơ, và một số phát minh quan trọng thậm chí còn được ghi nhận từ những giấc mơ này. Dưới đây là ba ví dụ điển hình: công cụ tìm kiếm Google, máy khâu và khẩu pháo cao xạ cải tiến được mệnh danh là “thay đổi cục diện chiến tranh thế giới thứ hai”.

1. Khởi nguồn của công cụ tìm kiếm Google

Theo một bài viết trên tờ “Business Insider” của Mỹ, vào một đêm năm 1996, Larry Page, một nghiên cứu sinh 22 tuổi của Đại học Stanford, tỉnh dậy từ trong giấc mơ. Trong mơ, anh đã tải xuống toàn bộ mạng lưới Internet và xem xét mối liên hệ giữa các trang web.

Điều này khiến anh nhìn nhận thông tin mạng toàn cầu theo một cách hoàn toàn mới. Anh ghi nhớ lại giấc mơ này, và sau này nó trở thành nền tảng cho thuật toán của một công cụ tìm kiếm – BackRub. Anh gọi thuật toán này là PageRank, và đây chính là khởi nguồn của công cụ tìm kiếm Google.

2. Phát minh ra máy khâu

Elias Howe và chiếc máy khâu do ông phát minh. (Ảnh: Miền công cộng/The Epoch Times tổng hợp)

Ông Elias Howe được coi là người phát minh ra máy khâu, nhưng thực tế có thể ông đã cải tiến thiết kế trước đó. Dựa vào thiết kế khâu móc hai sợi của mình, ông đã nhận được bằng sáng chế đầu tiên cho máy khâu ở Hoa Kỳ, đây là một bước tiến quan trọng trong lịch sử máy khâu hiện đại.

Tuy nhiên, trước khi ông có được bước tiến triển đột phá từ trong giấc mơ, vấn đề nên đặt vị trí của lỗ kim ở chỗ nào đã luôn làm ông trăn trở.

Theo những ghi chép lịch sử từ gia đình ông Howe:

“Ý tưởng ban đầu của ông ấy là đặt lỗ kim ở đuôi kim giống như một chiếc kim thông thường. Ông chưa bao giờ nghĩ đến việc đặt lỗ kim ở đầu kim. Nếu như ông ấy không mơ thấy mình đang thiết kế máy khâu cho một vị vua tàn bạo ở một đất nước xa lạ, có lẽ ông ấy sẽ kết thúc trong thất bại”.

“Giống như trong thực tế, ông ấy bị mắc kẹt trong vấn đề lỗ kim. Vị vua cho ông ấy 24 giờ để làm xong máy khâu, nếu không hoàn thành sẽ bị xử tử. Howe đã suy nghĩ rất nhiều nhưng ông không tìm được cách giải quyết, cuối cùng ông ấy đã từ bỏ và bị đưa đi hành hình. Lúc này, ông ấy nhìn thấy đầu mũi giáo của các binh sĩ có lỗ, và vấn đề tự nhiên được giải quyết”.

“Ngay khi nhà phát minh cầu xin cho mình thêm một chút thời gian, thì ông ấy tỉnh dậy, lúc đó là 4 giờ sáng. Ông ấy nhảy ra khỏi giường, chạy đến xưởng, và đến 9 giờ sáng, mô hình kim có lỗ ở đầu kim sơ bộ đã được hoàn thành. Năm 1845, mô hình máy khâu đầu tiên của Howe đã ra đời, có thể khâu 250 mũi mỗi phút”.

3. Khẩu pháo cao xạ thay đổi cục diện Thế chiến II

Năm 1940, David B. Parkinson, một nhân viên của phòng thí nghiệm Bell Telephone ở New Jersey, đã gặp một cơn ác mộng. Trong giấc mơ, ông canh giữ một khẩu pháo cao xạ, mỗi lần bóp cò, ông bắn hạ một chiếc máy bay của phát xít Đức. Ở bên cạnh khẩu pháo, ông nhìn thấy một chiết áp (biến trở).

Sau khi tỉnh dậy, ông nhận ra rằng chiết áp có thể được cải tiến thành bộ điều khiển điện tử cho pháo cao xạ. Chỉ sau vài ngày khẩu pháo cao xạ cải tiến này được sử dụng, quân Đức đã bị tổn thất gần 200 chiếc máy bay. Phát minh này được coi là đã thay đổi cục diện chiến tranh thế giới thứ hai, giúp Parkinson nhận được Giải thưởng của Tổng thống và huân chương Franklin.

Theo Epoch Times

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/292158

The post Ba phát minh lớn không ngờ lại đến từ những giấc mơ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Hai biểu tượng ảnh hưởng đến toàn nhân loại: Thái Cực đồ và phù hiệu chữ 卍https://chanhkien.org/2024/08/hai-bieu-tuong-anh-huong-den-toan-nhan-loai-thai-cuc-do-va-phu-hieu-chu.htmlFri, 30 Aug 2024 23:35:42 +0000https://chanhkien.org/?p=34014Tác giả: Tống Bảo Lam [ChanhKien.org] Vào ngày 28 tháng 11 năm 2015, khoảng 6.300 học viên Pháp Luân Công tại Đài Loan và trên khắp thế giới đã xếp thành “Đồ hình Pháp Luân” hùng vĩ với 16 tia sáng. (Ảnh: Trần Bách Châu) Phù hiệu chữ “卍” tượng trưng cho Phật gia, có […]

The post Hai biểu tượng ảnh hưởng đến toàn nhân loại: Thái Cực đồ và phù hiệu chữ 卍 first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Tống Bảo Lam

[ChanhKien.org]

Vào ngày 28 tháng 11 năm 2015, khoảng 6.300 học viên Pháp Luân Công tại Đài Loan và trên khắp thế giới đã xếp thành “Đồ hình Pháp Luân” hùng vĩ với 16 tia sáng. (Ảnh: Trần Bách Châu)

Phù hiệu chữ “卍” tượng trưng cho Phật gia, có thể thường thấy trên tượng Phật và chùa chiền. Từ những văn vật được khai quật, phù hiệu chữ “卍” được sử dụng rộng rãi và được xem là một loại văn hóa phổ biến trên toàn cầu. Còn Thái Cực, thường được cho là phù hiệu của Đạo gia, và học thuyết âm dương của Đạo gia đã mở rộng ra rất nhiều lĩnh vực học thuật. Hai phù hiệu này mang giá trị phổ quát, là dấu hiệu của Thần đã từng tới thế gian.

Quen thuộc với nguồn gốc của các dân tộc trên thế giới, không khó để nhận ra rằng hầu hết mỗi dân tộc đều có khởi đầu gắn liền với Thần thoại, và hầu hết theo cùng một mô thức – Thần giáng sinh xuống thế gian, trực tiếp dạy cho con người ngôn ngữ, văn minh, tín ngưỡng, văn hóa, kỹ năng nghề nghiệp, v.v. Trong ký ức xa xưa của nhân loại, những vị Thần khác nhau đã che chở cho con người của những chủng tộc khác nhau trên Trái Đất.

Chữ 卍 và Thái Cực đồ là dấu hiệu của Thần đã từng tới thế gian

Nhìn lại thế giới phương Đông và phương Tây, truy tìm nguồn gốc sự khởi đầu của nền văn minh, trong các nền văn minh hoặc văn hóa tiền sử của các quốc gia trên thế giới, bất kể ngôn ngữ khác biệt bao nhiêu, bất kể các quốc gia cách xa nhau như thế nào, dù là đại dương bao la hay sa mạc ngăn cách, giới khảo cổ đều đã tìm thấy những văn vật mang phù hiệu chữ “卍” (đọc là Vạn) và Thái Cực đồ.

Tại sao hai ký hiệu này lại được trời ưu ái, khiến thế giới sản sinh sự cộng hưởng sâu sắc? Một cách giải thích là Thái Cực đồ và phù hiệu chữ “卍” mang giá trị phổ quát, cũng có thể nói hai ký hiệu này là dấu hiệu của Thần từng tới thế gian.

Phù hiệu chữ “卍” tượng trưng cho Phật gia, thường được cho là có nguồn gốc từ Ấn Độ cổ, có thể thấy trên các pho tượng Phật và chùa chiền. Tuy nhiên, khảo cổ đã phát hiện ra phù hiệu này cũng từng xuất hiện trong văn hóa tiền sử của Trung Quốc. Thái Cực, thông thường được cho là biểu tượng của Đạo gia, có nguồn gốc từ mảnh đất Thần Châu Trung Hoa.

Khảo cổ học hiện đại phát hiện sự phân bố văn hóa của chữ 卍

Văn vật có phù hiệu chữ 卍 được khai quật tại Heraklion, Hy Lạp. (Ảnh: Agon S. Buchholz/Wikimedia Commons)

Đĩa vàng Skyros của Hy Lạp mang phù hiệu chữ 卍. (Ảnh: Bảo tàng lịch sử Quốc gia Thụy Điển)

Đa số người hiện đại thường cho rằng chữ “卍” là biểu tượng riêng của Phật giáo, người Ấn Độ gọi là Swastika, người Trung Quốc đọc là Vạn (萬). Trong rất nhiều di chỉ cổ đại đã tìm thấy phù hiệu chữ “卍”, ví dụ như Ấn Độ cổ, Hy Lạp cổ, Ả Rập, Nga, Scotland, Ireland, cùng với nền văn minh Crete cổ đại, văn hóa Maya, thậm chí trong cả tín ngưỡng Kitô giáo, văn hóa Byzantine, đều có bóng dáng của phù hiệu chữ “卍”.

Phù hiệu chữ “卍” được tìm thấy phổ biến trong các lĩnh vực ở xã hội phương Tây. Nó xuất hiện trên kiến trúc nhà thờ Kitô giáo, trên áo choàng của tượng Thần Kitô giáo, trên tiền giấy của nước Nga thế kỷ 19, trên áo choàng của thần Zeus – vị Thần tối cao của Hy Lạp. Trong thời kỳ La Mã cổ đại, phù hiệu chữ “卍” xuất hiện trên các tế đàn; trong các nhà nguyện cổ xưa của Israel cũng được tìm thấy; trong nền văn minh Tripillia thuộc văn hóa tiền sử của Ukraine cũng từng xuất hiện phù hiệu chữ “卍”, thậm chí ở châu Phi xa xôi cũng phát hiện thấy dấu vết của phù hiệu chữ “卍”.

Con dấu từ nền văn minh lưu vực sông Ấn, phía trên bên phải là hai con dấu chữ 卍, hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng Vương quốc Anh. (Ảnh: World Imaging/Wikimedia Commons)

Chữ 卍 trên chiếc mũ sắt Hy Lạp cổ đại. (Ảnh: World Imaging/Wikimedia Commons)

Nếu như chữ “卍” được sử dụng rộng rãi như vậy, chắc chắn nó phải mang một ý nghĩa sâu sắc. Xã hội quốc tế coi phù hiệu chữ “卍” là một biểu tượng văn hóa chung toàn cầu, có nghĩa là phù hiệu chữ “卍” mang giá trị phổ quát. Có người nói chữ “卍” trong Phật gia tượng trưng cho cát tường như ý, đức hạnh trường tồn. Tây Tạng cho rằng chữ “卍” tượng trưng cho ánh sáng vĩnh hằng, sinh mệnh như kim cương, không bao giờ bị hủy diệt. Có học giả cho rằng, phù hiệu chữ “卍” tượng trưng cho lòng từ bi và trí huệ của Phật Đà, thông qua việc nhận thức bản thân, đạt đến khai công khai ngộ; cũng có người cho rằng, ký hiệu chữ “卍” tượng trưng cho sự hài hòa của vũ trụ, sự cân bằng của hai cực.

Từ những văn vật được khai quật, phù hiệu chữ “卍” được vẽ trên đồ dùng ăn uống, thêu trên quần áo hoặc đúc thành trang sức. Hình ảnh là đồ gốm thời Hy Lạp cổ đại, trên đó có phù hiệu chữ “卍”. (Ảnh: Phạm vi công cộng)

Từ những văn vật được khai quật, phù hiệu “卍” được vẽ trên đồ dùng ăn uống, thêu trên quần áo hoặc đúc thành trang sức. Hình dạng của nó có thể thể hiện sự chính trực, tức là bốn góc đều vuông vắn; cũng có thể thể hiện sự uyển chuyển, tức là bốn góc được vẽ thành những đường cong mềm mại.

Khảo cổ học hiện đại phát hiện sự phân bố của Thái Cực đồ

Thái Cực đồ, như mọi người đều biết, đây là biểu tượng của Đạo gia Trung Quốc, còn được gọi là “Bức tranh đầu tiên của Trung Hoa”. Hình dạng Thái Cực đồ mà mọi người biết đến giống như hình tượng hai con cá âm dương quấn lấy nhau, cá trắng tượng trưng cho dương, cá đen tượng trưng cho âm. Cá trắng có một con mắt đen ở giữa, cá đen có một con mắt trắng ở giữa, thể hiện trong dương có âm, trong âm có dương. Vạn vật đều mang âm dương, âm dương cân bằng mới có thể sinh sôi vạn sự vạn vật. Toàn bộ vũ trụ đang vận động, Thái Cực cũng đang vận động mạnh mẽ không ngừng nghỉ.

Theo quan điểm của Dịch học, vận động sinh ra dương khí, vận động đến mức độ nhất định sẽ xuất hiện sự tĩnh chỉ tương đối, tĩnh có thể sinh ra âm khí. Khí âm dương một động một tĩnh lấy tương hỗ lẫn nhau làm gốc rễ, liên tục sản sinh ra năng lượng, có thể vận hành vô tận.

Học thuyết âm dương của Đạo gia đã được mở rộng thành nhiều lĩnh vực học thuật, như ngũ hành, bát quái, phong thủy, chiêm tinh, v.v. Học thuyết âm dương được ứng dụng trong trung y, tạo ra lý thuyết điều hòa âm dương trong điều trị; được ứng dụng trong thiên văn, dẫn đến việc xây dựng lịch pháp, thuật toán, chiêm tinh, bói toán, phong thủy, v.v. và các loại phương thuật khác, giúp khám phá và nắm bắt quy luật vận hành của nhật nguyệt tinh tú; được ứng dụng trong luân thường đạo lý, dẫn đến sự phân biệt tôn ti trên dưới, luân thường vợ chồng, cũng như hai thế giới dương gian và âm gian. Học thuyết âm dương còn cho rằng bên trái là dương, bên phải là âm, do đó Trung Quốc có cách nói nam tả nữ hữu. Hình ảnh Thái Cực xuất hiện trên áo bào của đạo sĩ, trong y học cổ truyền, các môn khí công, trên dầm và cột của Đại Thành Điện trong miếu Khổng Tử, trong đền Lâu Quan Đài, chùa Bạch Vân, cũng như trên quốc kỳ Hàn Quốc, quốc kỳ Mông Cổ, huy hiệu không quân Angola, và huân chương danh dự của Bohr, v.v.

Vào thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, trong nghệ thuật Celtic đã xuất hiện những họa tiết tương tự như Thái Cực đồ của Đạo gia.

Thái Cực đồ trên trang sức vàng của người Celtic thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên. (Ảnh: Gun Powder Ma/Wikimedia Commons)

Thái Cực đồ trên huy hiệu của quân đội bộ binh Đế chế La Mã phương Tây. (Ảnh: Fanfwah/Wikimedia Commons)

Trong huy hiệu trên trang phục quân đội của Đế chế La Mã cũng xuất hiện những họa tiết gần như hoàn toàn giống với Thái Cực đồ, chỉ là màu sắc không giống nhau. Ở nền văn hóa tiền sử Trypillia được phát hiện ở Ukraine, Đông Âu, cũng xuất hiện rất nhiều hình Thái Cực, gần như giống hệt với Thái Cực đồ của Trung Quốc.

Thần có tồn tại hay không?

Trong Kinh Thánh có viết, đến thời kỳ mạt kiếp, Thần sẽ lại đến để cứu rỗi nhân loại.

Vậy thời kỳ mạt kiếp là gì? Đó chính là thời kỳ mà Đức Phật Thích Ca đã nói đến, khi đến một thời điểm nhất định, ma tử ma tôn sẽ đầu thai thành hòa thượng ni cô, mặc áo cà sa, vào chùa để gây họa loạn nơi cửa Phật. Từ những loạn tượng trong giới tôn giáo được truyền thông đưa tin, ví dụ như vụ án tấn công tình dục của linh mục gây chấn động thế giới, tăng nhân Phật giáo tập trung dâm loạn, đến những thủ đoạn tham lam vơ vét của cải, có thể kết luận rằng hiện nay chính là thời kỳ mạt Pháp.

Thời kỳ mạt Pháp, loạn tượng khắp nơi, toàn thế giới đang chờ đợi sự trở lại của Thần. Vậy Thần có tồn tại hay không?

Có một phóng viên đã từng phỏng vấn Einstein, hỏi quan điểm của ông về sự tồn tại của Chúa. Einstein nhìn những viên kẹo, bánh quy, tách cà phê trên bàn, rồi nói với phóng viên: “Những vật nhỏ bé này được đặt trên bàn, cần một sức mạnh để sắp xếp. Trong vũ trụ có chứa vô số các hành tinh, mỗi hành tinh đều chiểu theo một quỹ đạo nào đó để vận hành. Có thể làm được công việc sắp xếp vĩ đại như vậy, sức mạnh vận hành của sự sắp xếp này chính là đến từ Chúa!” Nhận thức của khoa học gia hàng đầu thế giới này mang đến cho người ta một tầm nhìn rộng mở.

Hiện nay các nhà thiên văn học đã chụp được ảnh các tinh cầu bị nổ tung, chứng tỏ rằng vũ trụ đang diễn ra những thay đổi to lớn đáng kinh ngạc, một số tinh cầu bị hủy diệt; một số tinh cầu mới được sinh ra trong sự biến đổi dữ dội của vũ trụ, và còn được truyền thêm năng lượng trẻ trung hơn. Các nhà thiên văn học cũng phát hiện ra rằng, mỗi lần sau khi đại khung hủy diệt một số tinh cầu, thì sẽ lại thai nghén ra nhiều tinh cầu mới hơn.

Trong vũ trụ mênh mông ấy, dường như thật sự tồn tại một đôi tay vĩ đại, mỗi ngày đều thanh lý những thứ ô uế của vũ trụ, khiến nó được cải thiện ngày càng trong sáng và phồn vinh hơn.

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/292141

The post Hai biểu tượng ảnh hưởng đến toàn nhân loại: Thái Cực đồ và phù hiệu chữ 卍 first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Khoa học vô tình chứng minh Thần tạo ra con ngườihttps://chanhkien.org/2024/08/khoa-hoc-vo-tinh-chung-minh-than-tao-ra-con-nguoi.htmlMon, 26 Aug 2024 03:28:37 +0000https://chanhkien.org/?p=33956[ChanhKien.org] Con người là từ đâu đến? Đây là một chủ đề luôn được mang ra tranh cãi xuyên suốt hàng nghìn năm nay. Có người cho rằng con người là do Thần tạo ra. Trong Kinh Thánh chẳng phải đã nói rằng Thượng Đế đã tạo ra con người hay sao? Trong cuốn Sơn […]

The post Khoa học vô tình chứng minh Thần tạo ra con người first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org]

Con người là từ đâu đến? Đây là một chủ đề luôn được mang ra tranh cãi xuyên suốt hàng nghìn năm nay. Có người cho rằng con người là do Thần tạo ra. Trong Kinh Thánh chẳng phải đã nói rằng Thượng Đế đã tạo ra con người hay sao? Trong cuốn Sơn Hải Kinh cũng chẳng phải đã nói rằng Nữ Oa đã tạo ra con người? Nhưng một số khác lại cho rằng, con người là do tiến hóa mà thành. Vào thế kỷ 19, trong cuốn “Nguồn gốc các loài”, Darwin đã nói rất rõ ràng rằng, con người tiến hóa từ loài vượn và không phải do Thần tạo nên. Vậy thì nhân loại chúng ta, tổ tiên nguyên thủy nhất của chúng ta là từ đâu đến? Tất nhiên, mỗi người sẽ có góc nhìn ​​​​và quan điểm lý giải riêng. Tuy nhiên, một khám phá đáng kinh ngạc được giới khoa học kĩ thuật và giới khảo cổ học cùng thực hiện dường như đã đưa ra một đáp án mang tính tham khảo, đó chính là rất có khả năng con người là do Thần tạo ra; khoa học bất ngờ chứng minh rằng quan điểm Thượng Đế tạo ra con người rất có thể không phải chỉ là một truyền thuyết.

Vào những năm thập niên 1960, hàng loạt bức tranh lụa thời Đường “Tranh Phục Hy Nữ Oa” vẽ hình đầu người thân rắn được khai quật từ cổ mộ Astana tại thành phố Turpan, Tân Cương, Trung Quốc; những bức tranh này hầu hết đều được đào từ khu mộ nơi chôn cất các cặp vợ chồng cùng với nhau. Việc khai quật những bức “Phục Hy Nữ Oa đồ” này không chỉ thu hút sự quan tâm của các nhà khảo cổ học Trung Quốc, hơn nữa còn thu hút được sự quan tâm từ các nhà di truyền học phương Tây.

Trên thực tế, về chủ đề Phục Hy và Nữ Oa thực ra cũng không phải là một đề tài hội họa hiếm thấy và xa lạ vào thời Trung Quốc cổ đại. Tại Trung Quốc luôn có những câu chuyện về việc Nữ Oa tạo ra con người, đồng thời cũng có truyền thuyết về việc Phục Hy và Nữ Oa kết hôn và sinh ra vô số con cháu người Hoa. Thế nên Phục Hy và Nữ Oa họ cũng còn được gọi là tổ tiên của người Trung Quốc. Vậy tại sao bức “Tranh Phục Hy Nữ Oa” được khai quật ở Tân Cương vào những năm 1960 lại khơi dậy sự quan tâm của nhiều người? Điều này là do các nhà khảo cổ học và các khoa học gia đã phát hiện ra một vấn đề, rằng kết cấu thân rắn của Phục Hy và Nữ Oa quấn lấy nhau trong bức tranh giống hệt với kết cấu phân tử của gen di truyền DNA được hai nhà sinh vật học người Anh James Watson và Francis Crick phát hiện vào năm 1953.

DNA đối với chúng ta không có gì là mới lạ, nói đơn giản thì nó chính là một đại phân tử sinh học có cấu trúc xoắn kép (acid deoxyribonucleic); thông qua bốn ba-zơ A, T, G và C để hình thành các hướng dẫn di truyền khác nhau và hướng dẫn sự phát triển sinh học và vận hành các chức năng sống; nói hình tượng một chút thì “Rồng sẽ sinh ra rồng, phượng sinh ra phượng, con của chuột thì sẽ biết đào hố”. Vậy nên, chuột không thể sinh ra mèo, và mèo cũng không thể nào sinh ra một chú chó được. Một trong những chức năng chính của DNA là khả năng lưu trữ thông tin. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, mặc dù cân nặng của DNA chưa đến một viên đường (một viên đường tương đương với 5-5 gam đường), nhưng lại có thể lưu trữ tất cả mọi phim ảnh trên toàn thế giới.

Có thể một số người cho rằng sự giống nhau đến kinh ngạc giữa “Tranh Phục Hy Nữ Oa” và cấu trúc chuỗi xoắn kép của DNA chẳng qua chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên, không nói lên điều gì cả. Đúng vậy, nói như thế cũng có đạo lý, nhưng trước tiên chúng ta hãy thử nhìn xem các nhà khoa học và một số người có danh tiếng lớn đã nói gì về DNA?

Một trong những người phát hiện ra DNA là Crick, ông vốn là một nhà tiến hóa luận và rất tin vào học thuyết của Darwin. Nhưng sau khi ông và nhà sinh học Watson phát hiện ra DNA, quan điểm của ông về thuyết tiến hóa đã hoàn toàn thay đổi. Ông tin rằng nguồn gốc của sinh mệnh đơn giản chỉ là một phép màu. Quả thật cần phải đáp ứng rất rất nhiều điều kiện để điều đó có thể xảy ra, hơn nữa ông còn nói rằng DNA không thể có nguồn gốc tự nhiên bắt nguồn từ Trái đất.

Và nhà sáng lập ra Microsoft nổi tiếng Bill Gates đã nói rằng: “DNA giống như một chương trình máy tính, nhưng tiên tiến hơn rất nhiều so với bất kỳ phần mềm nào mà chúng tôi phát triển”.

Chúng ta hãy nhìn xem triết gia Anthony Flew, một nhân vật hàng đầu về chủ nghĩa vô Thần vào đầu thế kỷ này, ông ấy đã nói như thế nào? Anthony chẳng phải cũng là người hết lòng ủng hộ thuyết tiến hóa của Darwin. Tuy nhiên, sau khi phát hiện ra trí tuệ ẩn sau DNA, toàn bộ các giá trị quan vô Thần của ông đã hoàn toàn sụp đổ. Ông đã phát hiện ra rằng “chương trình phần mềm” đằng sau DNA thực sự quá phức tạp và DNA không thể nào được sản sinh trong tình huống không có “nhà thiết kế”. Vậy rốt cuộc “nhà thiết kế” mà ông đang nói đến là ai?

Các nhà khoa học và những người theo vô thần luận mà chúng tôi vừa đề cập đến đều cảm nhận thấy, ngoài nhân loại chúng ta có tồn tại một lực lượng thần bí. Vậy thì lực lượng thần bí này đến từ đâu?

Ở Trung Quốc có truyền thuyết Nữ Oa tạo ra con người, còn nhiều dân tộc và các nước khác cũng có lưu truyền những câu chuyện về việc Chúa tạo ra con người: ví dụ như, trong “Thánh Kinh” nói rằng Thượng Đế đã dùng bùn đất tạo ra Adam chiểu theo hình tượng của bản thân, sau đó ông rút một chiếc xương sườn của Adam để tạo ra Eva; trong thần thoại của người Shilluk sống ở Châu Phi, người ta kể rằng vị Sáng Thế Joe Ok đã tạo ra nhân loại từ đất sét, còn ở Úc người ta lưu truyền rằng, vị Thần Sáng Thế Pandejer đã dùng con dao lớn của ông cắt vỏ cây, rồi dùng bùn đất đắp tạo ra một hình tượng người trên vỏ cây đó, sau đó thổi hơi vào miệng của hình người đất sét và hình người bằng đất sét có sự sống; còn ở Ả Rập lưu truyền truyền thuyết kể rằng Thượng Đế đã phái Azriel tạo ra con người của Azriel, v.v. những câu chuyện truyền thuyết về việc Thần tạo ra con người có rất nhiều, tại đây tác giả chỉ nêu một số ví dụ.

Văn hóa Trung Quốc được mệnh danh là văn hóa Thần truyền, đất nước Trung Hoa được gọi là đất nước Thần Châu. Trước khi học thuyết chủ nghĩa cộng sản Marx của nước Đức du nhập vào Trung Quốc, các học thuyết của Nho Thích Đạo ở Trung Quốc gần như thống trị tư tưởng của đại đa số người dân Trung Quốc. Văn hóa truyền thống của Trung Quốc luôn có mối liên hệ mật thiết với Thần. Bởi vậy, trong rất nhiều các tác phẩm văn học và mỹ thuật ở Trung Quốc cổ đại đều truyền tải những thông điệp và ý tưởng từ Thần đến cho con người. Chẳng hạn như trong tác phẩm văn học kinh điển nổi tiếng của Trung Quốc “Tam Quốc Diễn Nghĩa” đã diễn giải cho chúng ta rất nhiều câu chuyện về chữ “Nghĩa” trong “Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín”, đồng thời cũng đã truyền đạt được tư tưởng của Nho gia về chữ “Nghĩa” trong cuộc sống; “Tây Du Ký” thì gần như đã kể cho chúng ta về một quá trình tu luyện, còn “Tranh Phục Hy Nữ Oa” phải chăng cũng là để truyền tải thông điệp nào đó của Thần cho con người biết?

Tại Trung Quốc, không chỉ “Tranh Phục Hy Nữ Oa” được khai quật ở Tân Cương, mà các tác phẩm điêu khắc và hội họa về “Phục Hy Nữ Oa” cũng được tìm thấy ở nhiều nơi. Hơn nữa, các tác phẩm “Tranh Phục Hy Nữ Oa” cũng đa dạng, mang nhiều sắc thái.

Trong hầu hết các bức “Phục Hy và Nữ Oa đồ”, không chỉ vẽ ra cấu trúc phân tử xoắn kép thần bí của DNA mà chúng còn có một điểm chung rất lớn, đó chính là trên tay Phục Hy và Nữ Oa hầu như đều đang cầm hai vật dụng là thước tròn và thước vuông (ẩn dụ phép tắc cần phải tuân theo), và xung quanh họ là mặt trời, mặt trăng và ngôi sao.

Dù là ở phương Đông hay phương Tây, trong những câu chuyện về việc Thần tạo ra con người đều đề cập rằng Thần tạo ra trời và đất trước, sau đó mới tạo ra con người, Thần cấp cho con người quy định về tiêu chuẩn làm người. Nói một cách khác đó chính là đã thiết lập định ra “phép tắc”. Adam và Eva bị trục xuất khỏi Vườn Địa Đàng là do đã không nghe theo lời của Thượng Đế. Vào thời Chiến Quốc, Mạnh Tử, một nhân vật đại biểu cho tư tưởng của Nho gia đã từng nói rằng: “Bất dĩ quy củ, bất năng thành phương viên” (Nghĩa là không dùng thước tròn và thước vuông thì không thể vẽ ra được hình vuông, hình tròn). Vậy nên, “Tranh Phục Hy và Nữ Oa” không chỉ hiển lộ bí mật Thần tạo ra con người, mà còn cho chúng ta biết, Thần đang cai quản và coi sóc con người.

Nếu con người thực sự là do tiến hóa mà thành như Darwin đã nói, thế thì hết thảy các loài sinh vật đều phải tiến hóa, chứ không thể chỉ có mỗi loài vượn. Trên thực tế, những gì chúng ta đã thấy là sau nhiều năm trôi qua, loài vượn vẫn là loài vượn, và khỉ vẫn là khỉ. Bởi vì DNA cho chúng ta biết rằng, quả trứng do con gà đẻ ra thì chỉ có thể nở ra gà con, chứ không thể nào nở ra phượng hoàng được.

Các nhà khoa học cũng hoàn toàn nhận thức được về điều này: Năm 1983, tạp chí “Khoa học Xã hội Quốc tế” của UNESCO đã được xuất bản, trên trang nhất thể hiện sơ đồ cấu trúc của một chuỗi phân tử xoắn kép được đặt cạnh bức “Tranh Phục Hy Nữ Oa”, hơn nữa còn được đặt một tiêu đề rất có ý nghĩa “Tạo hóa sinh vạn vật”. Từ góc độ này có thể thấy rằng, việc con người được Thần tạo ra rất có thể không chỉ là truyền thuyết, mà đó là sự thật hiển nhiên.

Nhà triết gia hâm mộ cuồng nhiệt vào vô thần luận Anthony Flew mà chúng ta đã đề cập đến trước đó, ông đã hoàn toàn từ bỏ quan điểm về thuyết tiến hóa của mình, từ một nhân vật tiếng tăm hàng đầu với chủ nghĩa vô Thần đã trở thành một người hoàn toàn tin theo học thuyết hữu Thần.

Trên thực tế, không chỉ nhiều nhà khoa học, triết gia nổi tiếng ngày nay đã chuyển từ người tin theo chủ nghĩa vô Thần sang chủ nghĩa hữu Thần; mà Newton và Einstein, những người được mệnh danh là những nhà khoa học vĩ đại nhất trong lịch sử, khi bản thân họ đạt đến đỉnh cao trong sự nghiệp nghiên cứu khoa học, đều đã phát hiện ra đáp án tối hậu của vũ trụ đều chỉ có thể hướng về Thần.

(Biên tập từ chương trình “Khám phá những điều kì ​​lạ”)

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/274034

The post Khoa học vô tình chứng minh Thần tạo ra con người first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn (Phần 3)https://chanhkien.org/2024/08/mo-canh-cua-sinh-tu-kham-pha-bi-an-cua-linh-hon-phan-3.htmlThu, 01 Aug 2024 22:36:59 +0000https://chanhkien.org/?p=33665[ChanhKien.org] 3. Phân tích lý thuyết hiện có về trải nghiệm cận tử Cùng với sự phát triển của công nghệ y tế, ngày càng có nhiều người được cứu sống lại từ cõi chết, từ đó đã có nhiều báo cáo về các trường hợp trải nghiệm cận tử. Cho dù người trải nghiệm […]

The post Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn (Phần 3) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org]

3. Phân tích lý thuyết hiện có về trải nghiệm cận tử

Cùng với sự phát triển của công nghệ y tế, ngày càng có nhiều người được cứu sống lại từ cõi chết, từ đó đã có nhiều báo cáo về các trường hợp trải nghiệm cận tử. Cho dù người trải nghiệm cận tử đến từ nền văn hóa nào, sống ở thời đại nào, hoặc tín ngưỡng tôn giáo nào thì nội dung về trải nghiệm cận tử và ảnh hưởng của nó đến bản thân người ấy đều rất giống nhau.

Có người hoài nghi rằng các báo cáo trải nghiệm cận tử là những trải nghiệm cá nhân mang tính chủ quan, rốt cuộc có căn cứ để kiểm chứng hiện tượng này một cách khách quan hay không? Tiến sĩ Kenneth Ring, giáo sư tâm lý học tại Đại học Connecticut đã trả lời như sau: “Dữ liệu khách quan nhất và có thể kiểm chứng được chính là phần trải nghiệm ly thể trong trải nghiệm cận tử. Người ta khi ly thể sẽ nhìn thấy một số sự vật. Những sự vật này chỉ có các nhà khoa học mới có thể điều tra xác minh được”. Ví dụ, một bác sĩ tên Fred Schoonmake, trong thời gian làm trưởng khoa tim mạch tại Bệnh viện Saint Luke’s ở Denver, Colorado, báo cáo về trường hợp nữ bệnh nhân của mình đã trải qua trạng thái ly thể cận tử. Bệnh nhân này là một người mù, nhưng khi linh hồn rời khỏi thân thể đã “nhìn thấy” trong phòng có 14 người. Mặc dù cô không thể phân biệt được màu sắc nhưng khi linh hồn rời khỏi thân thể lại “nhìn thấy” được vật thể, và có thể miêu tả chính xác những sự việc xảy ra trong phòng phẫu thuật. Bác sĩ Schoonmaker nói rằng dường như nữ bệnh nhân này đã thực sự nhìn thấy: Những miêu tả của cô ấy hoàn toàn khớp với thực tế (Trích từ “Phía bên kia của sinh mệnh: khám phá trải nghiệm cận tử”, Evelyn Elsaesser Valarino, 1997, trang 89-90). Những ví dụ như vậy có rất nhiều. Rất nhiều người có trải nghiệm cận tử có thể miêu tả chính xác việc “nhìn thấy” những thứ xung quanh mình trong khi các giác quan của họ không còn hoạt động trong trạng thái chết lâm sàng. Ví dụ trong tác phẩm nghiên cứu của Sabom, M.B “Ký ức về cái chết”, đã ghi chép về một người phụ nữ trẻ người Mỹ, khi thực hiện phẫu thuật cắt bỏ khối u động mạch não đã rơi vào trạng thái chết lâm sàng. Sau ca phẫu thuật, cô đã may mắn được sống lại. Báo cáo cho biết khi cô trong trạng thái tử vong đã trải qua trải nghiệm cận tử một cách sâu sắc, trong đó bao gồm việc trải nghiệm ly thể và nhìn thấy các dụng cụ mà bác sĩ dùng để phẫu thuật cho cô cùng chi tiết trong quá trình họ làm việc. Sau khi chứng thực, tất cả những điều mà cô nhìn thấy hoàn toàn khớp với tình huống thật lúc đó. Do vậy có thể thấy, trải nghiệm linh hồn ly thể là tồn tại khách quan có thể kiểm chứng được, những điều này đã tạo ra cơ sở vững chắc cho việc nghiên cứu trải nghiệm cận tử.

Hai mươi năm trở lại đây, có rất nhiều nghiên cứu khoa học về trải nghiệm cận tử đã được công bố trên các tạp chí học thuật như The Lancet và Journal of Near-Death Studies, những luận án khoa học về lĩnh vực nghiên cứu mới này liên tục được xuất bản, nhưng đa phần những nghiên cứu về trải nghiệm cận tử này đều mang tính hồi tưởng, và chỉ tập trung ở những bệnh nhân từng trải qua điều này. Thông thường, thời gian giữa trải nghiệm thực tế của bệnh nhân và cuộc điều tra của các nhà khoa học cách nhau từ 5 đến 10 năm, do đó rất nhiều yếu tố y học có thể ảnh hưởng đến trải nghiệm cận tử của bệnh nhân không thể được đo lường chính xác. Để làm rõ vấn để này, bác sĩ Pim Van Lommel thuộc trung tâm tim mạch bệnh viện Rijnstate ở Hà Lan cùng các đồng nghiệp của mình đã tiến hành nghiên cứu theo dõi về trải nghiệm cận tử kéo dài suốt tám năm đối 334 bệnh nhân, thuộc độ tuổi từ 29 đến 92, bị nhồi máu cơ tim cấp được cứu sống thành công trong khoảng thời gian từ năm 1988 đến năm 1992. Nghiên cứu ghi chép lại chi tiết tình trạng phát bệnh của bệnh nhân, các loại thuốc được sử dụng và các biện pháp chữa trị được áp dụng khi đó, v.v. Vài năm sau, ông lại tiến hành phỏng vấn và kiểm tra những bệnh nhân này để kiểm nghiệm xem họ có bị sai lệch lạc về trí nhớ liên quan đến trải nghiệm khi phát bệnh hay không, bao gồm việc trải nghiệm cận tử. Kết quả nghiên cứu của tiến sĩ Lommel đã được công bố trên tạp chí học thuật quốc tế có uy tín “The Lancet” vào tháng 12 năm 2001.

Những bệnh nhân này đã từng một hoặc nhiều lần bị tuyên bố là chết lâm sàng, sau khi được tạo nhịp tim, hô hấp nhân tạo và điều trị bằng thuốc kịp thời, họ đã phục hồi tri giác. Trong đó có 62 người báo cáo đã kinh qua trải nghiệm cận tử, cụ thể gồm nhận thức bản thân đã chết ở các mức độ khác nhau, xuất hiện cảm xúc vui vẻ và chính diện, linh hồn ly thể, xuyên qua đường hầm, giao tiếp với một loại ánh sáng, quan sát được nhiều màu sắc kỳ lạ và cảnh tượng Thiên đường, gặp gỡ người thân và bạn bè đã qua đời, hồi tưởng lại cuộc đời, hiểu rõ ranh giới của sự sống và cái chết, v.v. Thông qua phân tích so sánh và kiểm tra thống kê một cách nghiêm ngặt, bác sĩ Lommel đã phát hiện ra rằng bệnh nhân trải nghiệm cận tử không có sóng điện não, khi ở trạng thái tử vong cũng không có điện tâm đồ. Đồng thời việc có hay không trải nghiệm cận tử không liên quan gì đến tác dụng của thuốc và yếu tố tâm lý của người bệnh. Độ sâu trong trải nghiệm cận tử cũng không liên quan gì đến bệnh tình của bệnh nhân. Sau khi trải qua trải nghiệm cận tử, hầu hết bệnh nhân đều có những hiểu biết mới về ý nghĩa của sinh mệnh, không còn quá lo lắng về việc mất đi lợi ích vật chất, cũng không còn sợ chết. Loại trải nghiệm này cũng không trôi qua theo thời gian hoặc xảy ra lệch lạc về ký ức thực chất.

Hiện hay rất ít người phủ nhận sự tồn tại của trải nghiệm cận tử, dù cho đó là người tin vào thuyết vô thần. Nhưng về cơ chế hình thành của trải nghiệm cận tử thì đến nay vẫn có nhiều giả thuyết khác nhau, về tổng thể có thể phân thành hai loại chính. Nhưng dù đó là học thuyết nào đi nữa, thì nó phải có thể giải thích được rằng khi đại não không cách nào hoạt động bình thường hoặc dừng hoạt động, thì đại não làm thế nào để xử lý và lưu giữ trải nghiệm cận tử?

3.1. Cách phân tích giải thích thứ nhất

Một số học giả cho rằng trải nghiệm cận tử là ảo giác do hoạt động bất thường của đại não tạo thành, ví dụ như một số hóa chất, chất dẫn truyền thần kinh và hoóc-môn hoặc tình trạng thiếu oxy kích thích lên đại não mà sinh ra. Bằng chứng chủ yếu cho học thuyết này là một số loại thuốc như thuốc gây mê ketamine và axit diethylamide gây ảo giác có thể dẫn đến một số trải nghiệm giống với những yếu tố tạo nên trải nghiệm cận tử, ví dụ như có thể nhìn thấy ánh sáng. Tình trạng đại não thiếu oxy hoặc thừa lượng cacbon dioxit (CO2) đôi khi cũng gây ra một số trải nghiệm tương tự. Tuy nhiên rất nhiều nghiên cứu cho thấy loại học thuyết này không thể trụ vững.

Trước hết, trải nghiệm cận tử xảy ra khi tính mạng bị đe dọa nghiêm trọng, lúc này không nhất định có hiện tượng thiếu oxy hay hoạt động bất thường của đại não. Chuyên gia ung thư nhi khoa Dianne Komp của đại học Yale, Hoa Kỳ đã báo cáo rất nhiều trẻ em sắp chết đều có trải nghiệm cận tử, nhưng không có bằng chứng nào cho thấy đại não của những trẻ em này có hoạt động bất thường. Bệnh viện nhi đồng Seattle ở Hoa Kỳ đã tiến hành điều tra trên 26 bệnh nhi có triệu chứng nặng, 24 người trong số đó đã cảm nhận được ánh sáng tràn đầy sự yêu thương trong trạng thái cận tử và một số trải nghiệm cận tử khác. Đồng thời còn có hơn 100 bệnh nhi được đối chiếu điều tra, tất cả đều bị thiếu oxy não và cho rằng mình sắp chết. Trên thực tế những đứa trẻ này chỉ mắc bệnh nặng chứ chưa đến mức tử vong, kết quả là không một ai có trải nghiệm cận tử.

Khi xảy ra ảo giác do thuốc gây ra, đại não của những người được thử nghiệm thông thường rất tỉnh táo, mà rất nhiều những trải nghiệm cận tử đều xảy ra trong trạng thái vô ý thức. Một số người trải nghiệm cận tử rất gần với cái chết, đến nỗi ghi chép về hoạt động của đại não trên điện não đồ (EEG) là một khoảng trắng, căn bản không có hoạt động của não bộ. Dưới tình huống này, hóa chất không thể nào kích thích đại não sinh ra ảo giác, bởi vì đại não đã dừng hoạt động.

Những nhà khoa học nổi tiếng về trải nghiệm cận tử như tiến sĩ Raymond Moody và tiến sĩ Melvin Moody đã thu thập được nhiều trường hợp trải nghiệm cận tử. Những trải nghiệm trong các trường hợp này không thể có khi người đã chết. Ví dụ một bệnh nhân lên cơn đau tim, điện não đồ (EEG) và điện tâm đồ (ECG) của anh ta là một đường thẳng, nghĩa là đã không còn nhịp tim và hoạt động của não bộ. Sau những nỗ lực cuối cùng của các nhân viên y tế, họ tuyên bố rằng anh ta đã chết, nhưng vài giờ đồng hồ sau, bệnh nhân sống lại và có thể kể lại chính xác các bác sĩ đã cứu sống anh ta như thế nào, hành lang bên ngoài phòng bệnh đã xảy ra chuyện gì, ai đang ngồi ở phòng chờ, v.v. Những điều này không thể do phản ứng hóa học được hình thành trong đại não được, bởi vì những điều này xảy ra sau khi đại não đã dừng hoạt động.

Ngoài ra, ảo giác sinh ra do thuốc và tình trạng thiếu oxy thông thường rất đáng sợ, chứng hoang tưởng, mê man, cùng với sự bóp méo và phủ nhận hiện thực, mà trải nghiệm cận tử lại là bình thản, tĩnh lặng và tỉnh táo hơn khi nhận thức hiện thực. Họ thường đồng thời nhìn thấy hai thế giới khác nhau: Thế giới vật chất này của chúng ta và một thế giới khác mà con người không nhìn thấy. Ví dụ một đứa trẻ bị chết đuối được cứu sống lại đã nhìn thấy trong thế giới của chúng ta các nhân viên y tế đang cố gắng hết sức để cứu mạng cậu, đồng thời ở một thế giới khác, “Thượng Đế đã nắm tay tôi giúp tôi được an toàn”. Những người trải nghiệm cận tử sau khi trải qua ảo giác gây ra bởi thuốc và tình trạng thiếu oxy đều cho rằng hai điều này hoàn toàn không tương đồng và không thể trộn lẫn với nhau.

Có người còn cố gắng phủ nhận tính khách quan của trải nghiệm cận tử từ góc độ tâm lý học. Ví dụ có người đề xuất rằng những miêu tả chính xác về linh hồn ly thể, ngoại trừ tác động sinh lý thần kinh của đại não, chúng còn bị ảnh hưởng bởi ký ức mang tính chọn lọc về những chi tiết chính xác, và những điều bạn biết được trong khoảng thời gian giữa trải nghiệm cận tử và những mô tả về trải nghiệm đó, hoặc có xu hướng kể một câu chuyện hay. Nếu đúng như vậy thì khi ly thể người ta sẽ không nhìn thấy vật thể ẩn giấu trong không gian ba chiều. Trong bài luận văn “nghiên cứu trải nghiệm cận tử” được đăng trên tạp chí vào mùa hè năm 1993, tiến sĩ Kenneth Ring đã báo cáo một trường hợp như sau: Một người phụ nữ trải nghiệm cận tử đã nhìn thấy một chiếc giày màu đỏ trên nóc nhà của bệnh viện khi linh hồn cô ấy ly thể. Sau đó người ta xác thực đã tìm thấy chiếc giày này dựa theo những lời cô kể lại, hơn nữa lại rất trùng khớp với những miêu tả của cô. Chính chiếc giày này đã khiến một vị bác sĩ vốn không tin vào trải nghiệm cận tử của cô lại trở thành người tin tưởng vào điều này. Ngoài ra, một số người sau khi trải nghiệm cận tử lại có được linh cảm (Precognition). Trong cuốn sách “Phía bên kia của cuộc sống, Khám phá hiện tượng trải nghiệm cận tử” của tiến sĩ Elsaesser Valarino, kể về một cô gái trẻ kinh qua trải nghiệm cận tử đã nhìn thấy mình sống cùng với một người đàn ông và hai đứa trẻ. Vài năm sau khi cô bình phục đã kết hôn và sinh con, cô bàng hoàng khi phát hiện rằng cô đã từng nhìn thấy cảnh tượng về chồng và con của cô khi ở trong trạng thái tử vong vào mấy năm trước. Những trường hợp này dùng giả thuyết ảo giác hoàn toàn không thể giải thích được.

3.2. Cách phân tích giải thích thứ hai

Một số chuyên gia nghiên cứu trải nghiệm cận tử cho rằng, trải nghiệm cận tử là những gì mà linh hồn của con người đã trải qua ở một thời không khác, sau đó diễn tả lại những trải nghiệm này thông qua đại não. Tiến sĩ Melvin Morse tin rằng, nghiên cứu về trải nghiệm cận tử sẽ mở cánh cửa giải thích mối liên hệ thần bí giữa bộ não con người và vũ trụ. Ông và một số nhà khoa học khác đã đề xuất rằng ký ức của con người thực ra tồn tại trong “kho thông tin của vũ trụ” ở bên ngoài bộ não con người, mà bộ não con người không chỉ là “một chiếc máy tính” kiểm soát cơ thể của chúng ta, nó còn là một chiếc máy tiếp thu và chuyển hóa thông tin vũ trụ. Ông thậm chí còn đề xuất rằng thùy thái dương phải của não bộ, cấu trúc hồi hải mã và hệ limbic chính là bộ phận phát huy tác dụng này, nó còn được gọi là “điểm Thượng Đế”. Ông giải thích trải nghiệm cận tử là trải nghiệm của linh hồn con người tại một không gian khác, nó được tồn trữ trong “kho thông tin của vũ trụ”, con người thông qua “điểm Thượng Đế” (thùy thái dương phải của đại não, cấu trúc hồi hải mã và hệ limbic) sẽ cảm thụ được những trải nghiệm này, sau đó biểu đạt nó ra.

Học thuyết này có thể giải thích rõ ràng tại sao trải nghiệm cận tử có thể được xử lý và lưu trữ sau khi não bộ đã không thể hoạt động bình thường hoặc dừng hoạt động, bởi vì đó là trải nghiệm ở một không gian khác, tồn trữ ở một không gian khác, mà không phải là tác dụng của đại não bằng thịt này. Loại học thuyết này cũng có thể giải thích rõ các yếu tố cấu thành khác nhau như linh hồn ly thể trong trải nghiệm cận tử, nhìn thấy thế giới Thiên quốc, gặp bạn bè người thân đã khuất, hồi tưởng lại trải nghiệm sống trong quá khứ của bản thân và nhìn thấy những sự việc xảy ra trong tương lai, bởi vì những sự việc này đều tồn tại trong một thời không khác, mà không phải ở trong não của chúng ta.

Loại học thuyết này là có cơ sở lý luận. Các nhà vật lý tại phòng thí nghiệm Los Alamos ở Hoa Kỳ, nơi nổi tiếng với việc phát triển quả bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới, và các nhà khoa học thuộc phòng thí nghiệm Quốc gia khám phá khoa học Hoa Kỳ đã đề xuất rằng, tư duy và hành vi của con người là một dạng năng lượng được phóng thích ra ngoài, loại năng lượng này không hề biến mất, mà nó được tồn trữ ở một nơi nào đó trong vũ trụ. Ngay từ 40 năm trước, các nhà vật lý lượng tử, như nhà vật lý học vũ trụ nổi tiếng John Wheeler, một trong những giám đốc của dự án Manhattan và dự án bom hydro chế tạo bom nguyên tử của Hoa Kỳ, và Hugh Everett thuộc trường đại học Princeton đã đề xuất một cách có hệ thống lý thuyết về sự tồn tại của nhiều thời không song song – lý thuyết đa thế giới.

Tuy nhiên học thuyết này vẫn chưa giải thích được toàn diện và đầy đủ về trải nghiệm cận tử, rất nhiều đáp án cho các câu hỏi vẫn còn là ẩn số. Ví dụ như, linh hồn rốt cuộc là gì? Quan hệ giữa nó và nhục thân như thế nào? Hình thức tồn tại của sinh mệnh và vật chất ở không gian khác là gì? v.v.

Dịch từ: https://media.zhengjian.org/media/zjbooks/life_gate/10.htm

Tài liệu tham khảo

1.Blackmore S. Dying to Live: Science and the Near Death Experience, London; Grafton An imprint of Harper Collins Publisher, 1993. P202-204;

2.Near Death Experience in Survivors of Cardiac Arrest: A Prospective Study in the Netherlands. Pim.van.Lommel et al. The Lancet 2001 358.

3.Morse, ML, , Venecia, D. and Milstein, J., 1989, Near Death Experience: A neurophysiological Explainatory Model, Journal of Near Death Studies, 8, 45-53;

4.On the other side of life, Exploring the phenomenon of the Near Death Experience, Elsaesser Valarino , 1997 5.《死亡的记忆》, Sabom, M.B, London, 1982.

6.Where God Lives, Melvin Morse & Paul Perry, HarperCollins Publishers Inc, New York, NY, 2000.

The post Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn (Phần 3) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Sự tích về biển Aegeanhttps://chanhkien.org/2024/07/su-tich-ve-bien-aegean.htmlFri, 26 Jul 2024 03:41:40 +0000https://chanhkien.org/?p=33624Tác giả: Kiệt Khắc [Chanhkien.org] Có lẽ cái tên “Biển Aegean” nghe rất quen thuộc đối với nhiều người. Nhưng mấy ai biết rằng đằng sau nguồn gốc của cái tên này còn có một câu chuyện cảm động. Tương truyền rằng, vào thuở xa xưa trên đảo Crete ở biển Địa Trung Hải có […]

The post Sự tích về biển Aegean first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Kiệt Khắc

[Chanhkien.org]

Có lẽ cái tên “Biển Aegean” nghe rất quen thuộc đối với nhiều người. Nhưng mấy ai biết rằng đằng sau nguồn gốc của cái tên này còn có một câu chuyện cảm động.

Tương truyền rằng, vào thuở xa xưa trên đảo Crete ở biển Địa Trung Hải có một vị vua tên là Minos, ông đã cho xây dựng một mê cung với vô số cung điện, các lối đi bên trong ngang dọc đan chéo nhau, một khi đã bước vào thì không ai có thể thoát ra được. Sâu trong mê cung có một con ác thú hung hãn và khát máu thân người đầu bò tên là Minotaur. Vì vua Aegean của nước Athens bại trận dưới tay vua Minos, nên nước Athens cứ chín năm một lần sẽ phải hiến tế bảy cặp nam nữ thanh niên đến cho ác thú ăn thịt.

Năm ấy, đến ngày hiến tế người cho ác thú, người dân Athens buộc phải đưa bảy cặp nam nữ thanh niên bất hạnh lên tàu trong bầu không khí vô cùng bi thương. Ngay lúc những người hiến tế chuẩn bị lên đường đến đảo Crete, thì con trai của vua Athens là Theseus anh dũng thiện chiến đã quyết định lên thuyền cùng các nam nữ thanh niên để tiêu diệt ác thú Minotaur vì không muốn người dân lại tiếp tục bị giết. Trước khi rời đi, Theseus đã giao hẹn với cha mình rằng, nếu họ giết được con ác thú ấy trở về thì con tàu sẽ treo cánh buồm màu trắng, như vậy nhà vua sẽ biết rằng con trai ông vẫn còn sống.

Lúc đến đảo Crete, chàng trai khôi ngô tuấn tú Theseus ấy đã khiến con gái của vua Minos là Ariade phải lòng, khi biết được mục đích chuyến đi này của Theseus, cô đã đưa cho anh một cuộn dây và một thanh kiếm sắc bén. Khi đến lối vào của mê cung, Theseus buộc một đầu dây ở lối vào, sau đó thả lỏng cuộn dây và tiến sâu vào bên trong. Cuối cùng, anh cũng gặp được con ác thú đó. Sau một phen đánh nhau quyết liệt, Theseus đã dùng kiếm giết chết con ác thú rồi dẫn mọi người thoát khỏi mê cung. Nhằm đề phòng Minos truy đuổi, Theseus và thuộc hạ của mình đã đục thủng đáy tất cả các con tàu ở đảo Crete. Đồng thời, công chúa Ariadne cũng lên tàu trở về cùng Theseus.

Sau mấy ngày lênh đênh trên tàu, Theseus từ xa đã nhìn thấy đất nước của mình nhưng lại quên mất lời hẹn ước với cha, không thay cánh buồm đen bằng cánh buồm trắng.

Cùng lúc đó, vua Aegean hằng ngày đứng bên bờ biển trông ngóng, cũng nhìn thấy con tàu đang quay trở về. Tuy nhiên, khi nhìn thấy những cánh buồm trên con tàu không phải màu trắng, ông liền cho rằng con trai mình đã bị ác thú ăn thịt. Vì quá đau buồn nên vua cha liền nhảy xuống biển tự kết liễu đời mình. Để tưởng nhớ vị vua Aegean, sau này người dân đặt tên cho vùng biển nơi ông đã nhảy xuống là biển Aegean.

Theseus lương thiện và dũng cảm thật đáng nể phục, vị vua Aegean kính yêu và thâm tình ấy cũng thật khó lãng quên. Mặc dù đây chỉ là truyền thuyết, nhưng những phát hiện của các nhà khảo cổ học sau này dường như đã chứng minh được rằng truyền thuyết này là có thật.

Vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, nhà khảo cổ học nổi tiếng người Anh là Arthur Evans đã phát hiện ra nền văn minh Crete trên đảo Crete. Một nhóm khảo cổ đã khai quật được tàn tích của cung điện Minoan trên đảo. Cung điện được xây dựng trên núi và có diện tích khoảng hai héc-ta, phần lớn là các tòa nhà ba tầng, bên trong mê cung được trang bị đầy đủ mọi thứ, có phòng tắm, nhà bếp, nhà kho và sân vườn. Ngoài ra còn tìm thấy được ra nhiều vàng bạc châu báu và đồ thủ công mỹ nghệ bằng đồng. Trong cung vua có hệ thống cấp thoát nước được thiết kế rất tinh xảo. Khi trời mưa, nước liền chảy vào cống thoát nước và giữ cho chúng luôn sạch sẽ. Cung điện có hàng nghìn cánh cửa, cầu thang và hành lang quanh co khúc khuỷu, người lạ một khi tiến vào thì khó tìm được lối ra. Nó giống như một mê cung vậy.

Các nhà khảo cổ cũng phát hiện trong tàn tích của cung điện này có trên hơn 2.000 tấm đất sét chạm khắc, con dấu và bình lọ, có rất nhiều văn tự được khắc lên đó, sau này các nhà khoa học gọi chúng là hệ chữ Linear B. Những chữ viết này rất giống với chữ viết được sử dụng ở thời Hy Lạp cổ đại. Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nền văn minh Minoan đã đạt đến thời hoàng kim từ năm 1700 đến năm 1400 trước Công nguyên. Vào thời ấy, các sản phẩm như vũ khí, gỗ, sắt, da thuộc, đồ đồng đã ra đời; ngoài ra, còn có các loại hình nghệ thuật như hội họa, điêu khắc, chạm khắc; hơn nữa, bàn thờ cũng được tìm thấy, điều này nói lên rằng con người đương thời có tín ngưỡng tôn giáo.

Nhưng về nguyên nhân biến mất một cách lạ thường của nền văn minh Minoan, hiện nay con người chỉ có thể phỏng đoán và suy luận, nó vốn luôn là một bí ẩn chưa được giải đáp trong giới khảo cổ.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/291457

The post Sự tích về biển Aegean first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn (Phần 2.8)https://chanhkien.org/2024/05/mo-canh-cua-sinh-tu-kham-pha-bi-an-cua-linh-hon-phan-28.htmlSat, 18 May 2024 02:33:40 +0000https://chanhkien.org/?p=33182[ChanhKien.org] 2.8 Trải nghiệm cận tử của người vô Thần Tiến sĩ George Rodonaia di cư sang Hoa Kỳ vào năm 1989, ông là bác sĩ khoa tâm thần tại đại học Moscow thuộc Liên Xô cũ và là một người kiên tín vào thuyết vô thần. Ông đã trải qua một lần “trải nghiệm […]

The post Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn (Phần 2.8) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

[ChanhKien.org]

2.8 Trải nghiệm cận tử của người vô Thần

Tiến sĩ George Rodonaia di cư sang Hoa Kỳ vào năm 1989, ông là bác sĩ khoa tâm thần tại đại học Moscow thuộc Liên Xô cũ và là một người kiên tín vào thuyết vô thần.

Ông đã trải qua một lần “trải nghiệm cận tử lâm sàng” dài nhất được ghi chép lại. Năm 1976, ông bị một chiếc ô tô đâm vào và được chẩn đoán là đã chết. Thi thể của ông được đặt ở nhà xác trong ba ngày, cho đến khi một vị bác sĩ khám nghiệm tử thi rạch một dao ở bụng của ông thì ông mới tỉnh lại. Sau đó ông chuyển sang lĩnh vực nghiên cứu tâm linh, ông đã được nhận bằng tiến sĩ thứ 2 — tiến sĩ tâm lý học tôn giáo. Sau này ông đã trở thành mục sư của Chính thống giáo Đông phương. Hiện ông đang là mục sư của nhà thờ Giám lý thống nhất đầu tiên ở Nederland, Texas. Sau đây là những mô tả của ông về trải nghiệm cận tử của mình, những mô tả này được ghi lại trong cuốn sách “Hành trình về nhà” (The Journey Home) của tác giả Philip L. Berman:

Điều đầu tiên tôi nhớ được liên quan đến trải nghiệm cận tử của mình là tôi phát hiện mình đang ở trong một hoàn cảnh vô cùng tối tăm. Tôi không cảm giác được sự thống khổ của thân thể, nhưng vẫn nhớ được mình là George. Loại bóng tối này tôi chưa từng thấy trước đây. Tôi cảm thấy rất sợ hãi, tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ như thế này. Tôi cảm thấy ngạc nhiên khi mình vẫn còn tồn tại, nhưng lại không biết mình đang ở đâu. Một ý nghĩ không ngừng quay cuồng trong ý thức của tôi: Sau khi chết, tôi sẽ như thế nào?

Tôi có thể kiểm soát được mạch suy nghĩ của mình, tôi hồi tưởng lại những chuyện đã xảy ra. Tại sao tôi lại ở trong bóng tối? Tôi phải làm gì đây? Tôi nhớ lại câu nói nổi tiếng của Descartes: “Tôi tư duy, vậy thì tôi tồn tại”. Thế là tôi cảm thấy nhẹ nhõm hơn nhiều, bởi vì lúc này tôi mới tin chắc rằng mình vẫn còn sống, mặc dù đang ở trong một không gian khác. Sau đó tôi nghĩ, nếu tôi vẫn còn sống, tại sao tôi không suy nghĩ tích cực lên. Tôi là George, tôi ở trong bóng tối, nhưng tôi biết tôi còn sống, tôi vẫn là chính mình. Tôi không thể nghĩ theo hướng tiêu cực.

Sau đó tôi nghĩ, bóng tối sao có thể tốt được. Tốt hơn hết nên có ánh sáng. Đột nhiên tôi ở trong ánh sáng, ánh sáng rất rực rỡ: Ánh sáng màu trắng, mãnh liệt chói lóa. Nó mãnh liệt như đèn flash của máy ảnh nhưng không nhấp nháy. Lúc đầu tôi cảm thấy ánh sáng chói lóa này làm người ta khó chịu, dần dần tôi đã thích ứng được với nó. Tôi bắt đầu cảm thấy ấm áp dễ chịu, mọi thứ bỗng nhiên trở nên tốt đẹp.

Tiếp theo tôi nhìn thấy khắp xung quanh mình là các phân tử đang bay, nguyên tử, proton, neutron, chỗ nào cũng có. Một mặt những thứ này rất lộn xộn không trật tự, nhưng mặt khác, điều làm cho tôi vui mừng không gì sánh nổi là những thứ lộn xộn không trật tự này cũng tồn tại tính đối xứng của chúng. Kiểu đối xứng này rất đẹp và thống nhất, nó khiến toàn thân tôi tràn đầy niềm vui vô cùng lớn lao. Sinh mệnh và những phương thức tồn tại phổ biến bỗng dưng mở ra dần trước mắt tôi. Những lo lắng về thân thể của tôi khi đó hoàn toàn biến mất, bởi vì tôi biết mình không còn cần đến nó nữa, thực ra nó chính là chướng ngại cho khả năng quan sát thế giới của tôi.

Mọi chuyện tôi trải qua tất cả đều hòa quyện với nhau, cho nên rất khó để mô tả lại các sự việc xảy ra theo trình tự. Thời gian dường như ngừng lại, quá khứ, hiện tại và tương lai đối với tôi mà nói đã hoàn toàn dung hợp thành một thể thống nhất không có khái niệm thời gian. Không biết từ lúc nào, tôi nhìn thấy trải nghiệm cuộc sống của bản thân mình, trong một tích tắc tôi thấy được toàn bộ một đời của mình.

Tôi ý thức được rằng sinh mệnh có ở khắp mọi nơi, không chỉ là các sinh mệnh trên thế gian, mà là vô vàn các sinh mệnh. Tất cả những thứ này không chỉ liên hệ với nhau, mà tất cả chúng vốn dĩ là nhất thể. Tôi có thể trong tích tắc đến được bất kỳ nơi nào. Tôi đã thử giao tiếp với những người mà tôi gặp, trong đó có một số người cảm giác được sự tồn tại của tôi, nhưng không ai để ý đến tôi. Tôi cảm thấy cần phải học triết học và Kinh Thánh. Bạn muốn thì bạn sẽ có được. Bạn nghĩ đến điều gì thì nó sẽ đến. Tôi trở về thời đại Đế chế La Mã, Babylon, Noah và Abraham, tất cả những thời đại mà bạn có thể nêu tên tôi đều đã từng đến.

Tôi tràn đầy tất cả những câu chuyện và trải nghiệm tốt đẹp, cho đến khi họ mổ phần bụng của tôi để khám nghiệm tử thi; tôi cảm thấy một luồng sức mạnh to lớn nắm lấy cổ và đè tôi xuống, lực lượng này mạnh mẽ đến nỗi mở mắt ra tôi liền cảm thấy đau nhức dữ dội. Thân thể tôi lạnh buốt và bắt đầu run rẩy, họ lập tức đưa tôi vào bệnh viện.

Dịch từ: https://media.zhengjian.org/media/zjbooks/life_gate/09.htm

Tư liệu tham khảo:

1. Pim. Van. Lommel, The Lancet, Dec. 2001

2. Melvin Morse, Closer to the light,

3. Phillip L. Berman, The Journey Home : What Near-Death Experiences and Mysticism Teach Us About the Gift of Life

4. Charles T. Tart,Journal of Near Death Studies, 17(2) Winter 1998

5. Kenneth Ring, Heading toward Omega—in Search of the meaning of the Near dearth Experience

6. Allan Kellehear, Journal of Near Death Studies, Fall, 2001

7. Raymond Moody, Life after Life

8. Raymond Moody, The Light Beyond

9. Richard J.Bonenfant, Journal of Near Death Studies, 19(2) Winter 2000

10. Kenenth, Ring, Mindsight

11. 《濒死体验访谈录》,光明日报出版社

12. 冯志颖,刘建勋,《大众医学》1993年第5期, 上海科学技术出版社

13. Carl Jung, Memories, Dreams, Reflections.

14. 《天堂印象——100个死后还生者的口述故事》,逢尘主编, 外文出版社 , 1999年1月

15. 《理想国》 柏拉图

The post Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn (Phần 2.8) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Sách về người khổng lồ 2000 năm trước tiết lộ bí ẩn của nền văn minh bị hủy diệthttps://chanhkien.org/2024/05/sach-ve-nguoi-khong-lo-2000-nam-truoc-tiet-lo-bi-an-cua-nen-van-minh-bi-huy-diet.htmlSat, 11 May 2024 23:50:01 +0000https://chanhkien.org/?p=33130[ChanhKien.org] Hơn 50 năm trước, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một trong những khám phá khảo cổ quan trọng nhất của thế kỷ 20. Họ đã tìm thấy hàng chục nghìn cuộn giấy cổ và phát hiện ra cuốn sách của người khổng lồ trong đống ngổn ngang đó. Trong sách viết […]

The post Sách về người khổng lồ 2000 năm trước tiết lộ bí ẩn của nền văn minh bị hủy diệt first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org]

Hơn 50 năm trước, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một trong những khám phá khảo cổ quan trọng nhất của thế kỷ 20. Họ đã tìm thấy hàng chục nghìn cuộn giấy cổ và phát hiện ra cuốn sách của người khổng lồ trong đống ngổn ngang đó. Trong sách viết về người khổng lồ và sự diệt vong của họ.

Thực ra, phát hiện quan trọng nhất đã được thực hiện vào 50 năm trước ở hang Qumran, thuộc sa mạc Judaean đang bị Israel chiếm đóng. Trong số những văn vật khai quật được, có hàng chục nghìn cuộn giấy cổ cung cấp những tài liệu vô cùng quan trọng để chúng ta hiểu rõ hơn về quá khứ. Những cuộn giấy này giúp chúng ta tìm lại một phần lịch sử của Trái đất đã bị thất lạc.

Ngoài việc tìm thấy những cuộn giấy, các nhà khảo cổ cũng rất kinh ngạc khi phát hiện ra một cuốn sách vừa hiếm thấy lại vừa không tầm thường, đó là một cuộn giấy cổ mô tả sự diệt vong của những người khổng lồ. Cuốn sách được đặt tên là “Sách về người khổng lồ” này miêu tả những sinh vật từng sinh sống trên hành tinh của chúng ta từ rất lâu về trước cùng với câu chuyện về sự diệt vong của họ.

Nhưng người khổng lồ là ai? Theo các nhà sử học hàng đầu, người khổng lồ là những sinh vật thần thoại, trên thực tế họ không hề tồn tại trên hành tinh của chúng ta. Tuy nhiên, sự thật về người khổng lồ có thể huyền bí hơn trong trí tưởng tượng của chúng ta.

Đầu tiên, chúng ta nhất định phải rõ ràng rằng ngay cả tại thế kỷ 21 ngày nay, chúng ta vẫn chưa hoàn toàn lý giải được danh từ “người khổng lồ”. Mấy năm gần đây, các học giả đã đề xuất một số từ nguyên gốc và giả thuyết, trong đó có cụm từ “người tử trận”, “kẻ phản bội” và thậm chí là “làm cho người khác sa đọa”. Nhưng cho dù tên của những người này và ý nghĩa của nó đại biểu cho điều gì, thì những người khổng lồ huyền bí được xem là những sinh vật đã từng sống cách đây rất lâu trên hành tinh của chúng ta.

Một số tài liệu thời cổ đại có đề cập đến người khổng lồ. Một trong số đó là cuốn sách cổ “Sách Sáng thế” (Book of Genesis). Nội dung trong cuốn sách hẳn là mô tả những sinh vật thần bí này. Nhưng hầu hết thông tin thu thập được ngày nay đều đến từ Sách Enoch. Tác phẩm cổ xưa này được cho là của ông cố Noah. Ông Enoch đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử. Điều khiến chúng ta hiếu kỳ là ông ấy là một trong những nhân vật bí ẩn nhất trong cuốn “Sách Sáng Thế”. Theo “Sách Sáng Thế”, Enoch đã sống thọ tới mức đáng kinh ngạc là 265 năm. Ông ta được đưa đến trước mặt Chúa, sau đó nói rằng: “Ông đồng tại cùng với Chúa, nhưng giờ không như thế nữa rồi, vì Chúa đã mang ông đi”.

Tại thời điểm đó, hành tinh của chúng ta được cho là nơi trú ngụ của các “thiên thần”. Họ chung sống với người phàm rất nhiều năm, cuối cùng giao phối với “con cái của loài người”, sinh ra một chủng tộc cường tráng lạ thường, được xem là chủng người lai khổng lồ hoặc người khổng lồ.

Nhưng câu chuyện về người khổng lồ được mô tả trong các cuộn giấy cổ được tìm thấy ở hang Qumran có sự khác biệt rất lớn so với mô tả trong Sách Sáng Thế. Cuốn Sách về người khổng lồ tuy không hoàn chỉnh nhưng nó đã cung cấp nhiều quan điểm khác nhau về những người khổng lồ. Theo các văn thư cổ, những người khổng lồ hay còn gọi là “Nephilim” ý thức được rằng xu hướng bạo lực của họ sẽ dẫn đến sự hủy diệt của bản thân. Vì vậy, họ yêu cầu Enoch thay mặt những người khổng lồ giao tiếp với Thần.

Các văn thư cổ mô tả chi tiết về phương thức sinh hoạt của những người khổng lồ sống trên Trái đất cũng như sự hỗn loạn và phá hoại mà họ gây ra. Lúc ấy, họ vì sợ hãi mà nảy sinh những giấc mơ tiên đoán về ngày tận thế. Theo tài liệu này, người khổng lồ đầu tiên có giấc mơ tiên đoán như vậy là Mahway, người con trai khổng lồ của thiên thần Barakel. Theo giấc mơ của anh ta, có một tấm bảng khổng lồ sẽ bị chìm ngập trong nước, khi tấm bảng xuất hiện chỉ còn lại ba cái tên. Chúng được xem là đại biểu cho trận Đại hồng thủy và sự phân bố cuối cùng của tất cả các loài động vật, ngoại trừ những người con của Noah.

2Q26 […] Họ ngâm tấm bảng trong nước…] 2 […] Nước chảy qua [tấm bảng…] 3 […] Họ vớt tấm bảng lên từ trong nước…]

Những người khổng lồ không chắc chắn về ý nghĩa thực sự của những giấc mơ này, vì thế họ dành rất nhiều thời gian để tranh luận về giấc mơ của Mahway. Tuy nhiên, họ cũng không giải thích được ý nghĩa của giấc mơ là gì. Không lâu sau, hai đứa con trai người khổng lồ của thiên thần sa ngã Shemyaza là Ohya và Hahya cũng bắt đầu có những giấc mơ tương tự: “Ohya và Hahya mơ thấy một cái cây bị bật gốc chỉ còn lại ba cái rễ”.

Thế là hai người họ có một giấc mơ (4) khi đang ngủ, từ lúc chạy trốn, họ tỉnh dậy, đi đến […và kể] về giấc mơ của mình, cũng tại cuộc gặp gỡ với các đồng đội nói về bọn quái vật. [… Trong] giấc mộng của tôi, tôi nhìn thấy một buổi tối (7) [và có một khu vườn…] người làm vườn và họ đang tưới nước (8) [… hai trăm gốc cây với] những mầm non mọc ra từ rễ […] tất cả nước và lửa thiêu cháy tất cả (10) [khu vườn…] và sau khi tìm thấy những người khổng lồ, họ đã kể về (11) [giấc mơ…] của họ.

Khi những người khổng lồ biết được dự ngôn từ giấc mơ của họ, họ liền đi tìm sự giúp đỡ của Enoch.

[… với Enoch] Người văn sĩ đáng kính nói, ông sẽ giúp chúng ta giải thích (12) những giấc mơ. Sau đó, người đồng bào của ông là Ohya tuyên bố và nói với người khổng lồ rằng: (13) Hôm nay tôi có một giấc mơ, hỡi những người khổng lồ, người thống trị thiên hạ đã đến địa cầu rồi.

(14)[…] Đây là kết thúc của giấc mơ. [Từ giờ] tất cả người khổng lồ [và quái vật!] cảm thấy sợ hãi (15) và đi tìm Mahway. Khi anh đến chỗ họ, những người khổng lồ đã cầu xin anh đi tìm Enoch (16).

[Người văn sĩ đáng kính]. Họ nói với anh, hãy đi […] cho anh (17) […] khi anh nghe thấy giọng nói của ông ấy thì hãy nói với ông rằng, ông ấy sẽ […và] giải thích ý nghĩa của những giấc mơ […].

3.3 […] Những người khổng lồ còn sống được bao lâu? […]

Tuy nhiên, Enoch không còn ở trên Trái Đất, vì thế những người khổng lồ đã cử một người khổng lồ khác đi vào vũ trụ một chuyến. Sau chuyến hành trình vào vũ trụ, Mahway tìm thấy Enoch và đưa ra thỉnh cầu.

[…anh bay lên không trung] (4) như một cơn gió mạnh, dang đôi tay để lượn vòng như diều hâu […anh bỏ lại] (5) thế giới mà mình sinh sống và đi qua một vùng đất hoang vu, một sa mạc rộng lớn… (6) Enoch nhìn thấy anh, gọi tên anh ta, Mahway nói với ông […]

(7) Ông lặp đi lặp lại với Mahway rằng […người khổng lồ rời đi (8), và tất cả những quái vật trên trái đất. Nếu như […] đã được chuyển đi […] (9) thì kể từ ngày đó […] chúng […] và chúng sẽ được thêm vào […]

10[…] Chúng tôi sẽ thông qua các bạn ở nơi đây để biết được ý tứ mà họ biểu đạt […] 11[…Từ trên trời sẽ có hơn 200 cái cây [rơi xuống…]

Nếu phân tích kỹ đoạn văn được trích dẫn ở trên, chúng ta sẽ có được một cách giải thích kỳ lạ “…Bạn bay lên không trung…tay như diều hâu…rời khỏi thế giới mà bạn đã sống và đi qua một vùng đất hoang vu…”

Thú vị hơn là rất nhiều người đồng ý rằng những gì được mô tả trong quyển sách cổ này là một cuộc du hành vũ trụ, rời khỏi Trái đất, mô tả Trái đất dưới góc nhìn của một người du hành rời khỏi bầu khí quyển Trái đất.

Chúng ta có thể từ tín ngưỡng của bản thân mà giải thích ý nghĩa ẩn giấu trong tài liệu này.

Quay trở lại với nội dung của cuốn “Sách về người khổng lồ”, chúng ta thấy Enoch đã đưa Mahway trở lại Trái đất, nói rằng ông sẽ thay mặt cho những người khổng lồ thương lượng với Thần. Tuy nhiên, tấm bảng tin tức Enoch truyền cho những người khổng lồ không phải là tin tức tốt lành:

4Q530 Đoạn 2, người văn sĩ [Enoch…] 2 […] 3a bản sao của tấm bảng tin tức thứ hai, [Enoch] đã truyền [đưa…] 4 viết chữ lên tay của người nhân sĩ Enoch, [… nhân danh Thượng Đế vĩ đại,]

(5) thánh khiết, đến Shemihaza và tất cả [bạn bè của anh…] 6 để cho bạn biết rằng không phải […] 7 những gì ngươi làm với vợ của ngươi […] 8 bọn họ, con trai của họ và vợ của con trai họ.

[cùng con trai của họ…] 9 sự dâm loạn của ngươi tại nơi đây đã mang đến tai họa cho ngươi […thổ địa khóc vì ngươi. ] 10 và than phiền về hành vi của ngươi và con cái ngươi […] 11 những tổn thương ngươi đã gây ra cho nó. […] Raphael

(Raphael) đến, chờ xem, sự phá hoại của trận đại hồng thủy sắp tới sẽ tiêu diệt mọi sinh vật cùng tất cả mọi thứ trên sa mạc và trong đại dương. Ý nghĩa của thảm họa này […]

14. là do sự tà ác của ngươi mà tạo thành. Nhưng bây giờ, hãy từ bỏ mối quan hệ giữa ngươi và [cái ác…], sau đó cầu nguyện.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/234654

The post Sách về người khổng lồ 2000 năm trước tiết lộ bí ẩn của nền văn minh bị hủy diệt first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn (Phần 2.7)https://chanhkien.org/2024/05/mo-canh-cua-sinh-tu-kham-pha-bi-an-cua-linh-hon-phan-27.htmlSat, 04 May 2024 23:49:47 +0000https://chanhkien.org/?p=33094[ChanhKien.org] 2.7. Trải nghiệm cận tử của nhà tâm lý học Vào thời điểm cuối cùng khi phân tích trường hợp cụ thể, chúng tôi lại lấy thêm hai ví dụ về trải nghiệm cận tử của tự thân nhân vật nổi tiếng nhưng khá đầy đủ/hoàn chỉnh mà lại rất điển hình cho mọi […]

The post Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn (Phần 2.7) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

[ChanhKien.org]

2.7. Trải nghiệm cận tử của nhà tâm lý học

Vào thời điểm cuối cùng khi phân tích trường hợp cụ thể, chúng tôi lại lấy thêm hai ví dụ về trải nghiệm cận tử của tự thân nhân vật nổi tiếng nhưng khá đầy đủ/hoàn chỉnh mà lại rất điển hình cho mọi người.

Trải nghiệm cận tử của Tiến sĩ Carl Jung, nhà tâm lý học nổi tiếng thế giới và là bậc thầy về tâm lý học phân tích:

Tiến sĩ Jung là một học giả về tâm thần học nổi tiếng thế giới. Năm 1944, trong một bệnh viện ở Thụy Sĩ, ông đã trải qua một lần trải nghiệm cận tử vì căn bệnh tim. Dưới đây là những mô tả về trải nghiệm của ông, những mô tả này được đưa vào cuốn sách nổi tiếng của ông có tên “Ký ức, Mộng cảnh, Ảnh phản chiếu” (Memories, Dreams, Reflections):

Tôi cảm giác như mình bay lên một không gian rất cao. Ở rất sâu bên dưới, tôi nhìn thấy Trái Đất đang đắm chìm trong ánh sáng xanh rực rỡ. Tôi nhìn thấy lục địa và đại dương xanh sâu thẳm, phía xa dưới chân tôi là Ceylan (Ghi chú của dịch giả: tên gọi cũ của Sri Lanka). Xa xa phía trước tôi là lục địa Ấn Độ. Toàn bộ tầm nhìn của tôi không bao quát hết được cả Trái Đất, nhưng hình cầu của nó tôi vẫn có thể phân biệt rõ. Xuyên qua vùng ánh sáng xanh đó, hình dáng của Trái Đất tỏa ra ánh sáng màu trắng bạc. Ở nhiều nơi, Trái Đất dường như được phủ lên lớp màu sắc, hoặc được điểm xuyết màu xanh đậm giống như màu sắc của bạc bị oxy hóa. Bên trái là hoang mạc Ả Rập rộng lớn màu vàng đậm. Phía sau là biển Đỏ, giống như ở phía trên bên trái của bản đồ. Tôi chỉ có thể nhìn thấy biển Địa Trung Hải là một điểm nhỏ. Những nơi khác đều hơi mờ nhìn không rõ. Tôi còn nhìn thấy dãy núi Himalaya phủ đầy băng tuyết nhưng một số chỗ có sương mù mờ mịt. Sau này tôi biết rằng muốn nhìn thấy những cảnh tượng này của Trái Đất, tôi phải cách xa mặt đất khoảng một nghìn dặm.

Trầm tư một lúc, tôi quay người lại, dường như bây giờ tôi hướng về phía Nam của Trái Đất, cách đó không xa tôi nhìn thấy một tảng đá lớn màu đen giống như thiên thạch, lớn cỡ căn nhà của tôi. Nó lơ lửng trong không trung, tôi cũng lơ lửng trong không trung.

Tôi đã từng nhìn thấy những hòn đá tương tự ở vịnh Bengal (Ben-gan), một số được chạm khắc rỗng làm đền chùa. Tôi nhìn thấy chính là một hòn đá như vậy. Ở bên phải của lối vào sân trước, tôi thấy một người Ấn Độ da đen đang lặng lẽ ngồi đả tọa song bàn trên băng ghế dài làm bằng đá. Ông ấy mặc trường bào màu trắng. Tôi cảm nhận được ông ấy biết sự có mặt của tôi. Sau khi bước lên hai bậc thang, liền tiến vào sân trước. Phía bên trái là lối vào của ngôi chùa này. Bên trong có vô số ngọn đèn dầu cao cao hình đĩa nhỏ đang cháy, khi tôi đến gần và bước vào trong bậc thềm đá thì một chuyện kỳ lạ đã xảy ra: Tôi cảm thấy dường như tất cả mọi thứ ở thế tục trên người tôi đều bị cởi bỏ ra, tất cả những thứ tôi truy cầu, những gì tôi mong muốn, tất cả những mộng ảo trên đời mà tôi nghĩ tới đều bị bóc tách ra khỏi thân thể tôi giống như lột da vậy. Đây là một quá trình thống khổ tột độ. Nhưng vẫn còn lưu lại một số thứ, giống như kinh nghiệm về những việc mình từng làm, trải nghiệm về những việc đã xảy ra bên mình. Tôi có thể nói rằng nó đi theo tôi, tôi chính là nó. Trải nghiệm này cho tôi biết mình rất nghèo khổ, nhưng đồng thời lại cảm giác vô cùng mãn nguyện. Tôi không nghĩ mình lại muốn bất cứ thứ gì khác. Hình thức tồn tại của tôi là một dạng khách quan, tôi vẫn luôn tồn tại như vậy. Ban đầu cảm giác bị cướp, bị tước đoạt, bị chôn vùi chiếm cứ lấy tôi, giờ đây những thứ đó bỗng trở nên không còn quan trọng nữa. Không còn nỗi buồn giống như bị tước đoạt, trái lại tôi đã có tất cả những gì của mình rồi.

Một chuyện khác đã thu hút sự chú ý của tôi: Khi tôi bước vào ngôi chùa đó, tôi có một niềm tin vững chắc rằng tôi sẽ bước vào một căn phòng có ánh sáng, ở đó tôi sẽ gặp được tất cả những người thuộc về cùng một nhóm với tôi. Ở đó tôi sẽ hiểu, tôi cũng tin chắc rằng, tôi có quan hệ nhân duyên ở trong đó. Tôi sẽ biết tình hình trước đó của tôi, nguyên nhân mà tôi tồn tại, cùng với bến đỗ tương lai của tôi. Tôi vô cùng tin tưởng rằng, một khi tôi bước vào trong chùa đá này, mọi đáp án cho những câu hỏi đều sẽ được rõ ràng. Ở đó tôi sẽ gặp được người biết đáp án cho những câu hỏi này.

Khi tôi đang nghĩ về những câu hỏi này, có một chuyện khác đã thu hút sự chú ý của tôi. Từ bên dưới chỗ tôi, một hình ảnh bay lên từ hướng châu Âu. Đó là bác sĩ của tôi, hoặc chỉ giống như bác sĩ của tôi, được khảm trong một cái khung màu vàng hoặc là trong một vòng hoa màu vàng. Tôi lập tức biết rằng: “A, đây là bác sĩ của tôi, ông ấy đang trị liệu cho tôi. Bây giờ ông ấy đến với hình tượng thật của mình. Trong nhân thế, ông ấy xuất hiện với hình tượng thật tại thế gian, còn hình tượng thật của ông đã tồn tại vào thời điểm ban đầu rồi”.

Có lẽ tôi bây giờ cũng xuất hiện với hình tượng thật của mình, nhưng tôi không hề quan sát thấy điểm này, chỉ là nghĩ rằng đương nhiên là vậy. Khi vị bác sĩ cấp cứu cho tôi đứng trước mặt tôi, giữa chúng tôi đã diễn ra một cuộc giao tiếp bằng tư tưởng trong im lặng: Bác sĩ được Trái Đất phái đến để truyền đạt một thông điệp cho tôi, ông ở đó kháng nghị về sự rời đi của tôi. Tôi không có quyền rời khỏi Trái Đất, tôi phải quay trở lại. Trong phút chốc tôi biết được thông điệp này, những hình ảnh mà tôi nhìn thấy lập tức biến mất.

Tôi cảm thấy vô cùng thất vọng. Bởi vì bây giờ dường như tất cả đều tan vỡ, những trải nghiệm thống khổ lần đó về việc tôi bị tước đoạt tất cả trở nên vô ích. Tôi không được phép bước vào ngôi chùa đó, không thể gia nhập nhóm người mà tôi thuộc về. Bây giờ tôi phải quay lại “hệ thống hộp” đó, bởi vì đối với tôi dường như ở phía sau phạm vi của vũ trụ, không gian ba chiều của chúng ta được xây dựng nhân tạo, ở chỗ này mỗi người đều ngồi riêng trong một chiếc hộp nhỏ của mình. Cuộc sống và cả thế giới cho tôi ấn tượng giống như một nhà tù. Bây giờ tôi phải thuyết phục bản thân một lần nữa rằng mọi thứ ở đây đều quan trọng. Nó làm cho tôi buồn phiền không cách nào diễn tả được, nhưng tôi phải nhìn nhận lại rằng nó là tự nhiên. Tôi đã từng rất vui vì có thể vứt bỏ nó đi, giờ đây tôi lại phải giống như người khác bị một sợi dây treo trong một chiếc hộp nhỏ.

Trong tâm tôi rất bất mãn với bác sĩ của mình, vì ông đã cứu sống tôi. Nhưng đồng thời tôi lại lo lắng cho sinh mệnh của ông, bởi vì ông từng lộ ra hình tượng thật trước mặt tôi. Khi một người có được hình tượng thật này có nghĩa là anh ta sắp chết, bởi vì ông ấy đã thuộc về một quần thể lớn hơn. Đột nhiên tôi nảy sinh ra một niệm đầu đáng sợ rằng bác sĩ sẽ chết thay tôi. Cho nên tôi đã gắng hết sức có thể nói với ông ấy chuyện này, nhưng ông ấy không tin tôi.

Tôi xác thực là bệnh nhân cuối cùng của ông ấy. Tôi vẫn còn nhớ ngày tôi được phép ngồi cạnh giường của mình, bác sĩ của tôi ngủ trên giường và không bao giờ thức dậy nữa. Tôi nghe nói ông bị sốt cao từng đợt, không lâu sau thì ông ra đi.

Dịch từ: https://media.zhengjian.org/media/zjbooks/life_gate/08.htm

The post Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn (Phần 2.7) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn (Phần 2.6)https://chanhkien.org/2024/03/mo-canh-cua-sinh-tu-kham-pha-bi-an-cua-linh-hon-phan-26.htmlSun, 31 Mar 2024 03:31:50 +0000https://chanhkien.org/?p=32875[ChanhKien.org] 2.6. Trải nghiệm cận tử ở Trung Quốc Sau khi các nhà khoa học nước ngoài triển khai nghiên cứu về trải nghiệm cận tử trong nhiều thập niên, cuối cùng ở Trung Quốc đã xuất hiện những cuốn sách giới thiệu về trải nghiệm cận tử. Ví dụ như cuốn “Phỏng vấn về […]

The post Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn (Phần 2.6) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org]

2.6. Trải nghiệm cận tử ở Trung Quốc

Sau khi các nhà khoa học nước ngoài triển khai nghiên cứu về trải nghiệm cận tử trong nhiều thập niên, cuối cùng ở Trung Quốc đã xuất hiện những cuốn sách giới thiệu về trải nghiệm cận tử. Ví dụ như cuốn “Phỏng vấn về trải nghiệm cận tử” với nội dung là thảo luận về cái chết từ những góc độ khác nhau, tác giả đã liệt kê một số lượng lớn các trường hợp trải nghiệm cận tử. Dựa theo những lời kể lôi cuốn của những người trải nghiệm cận tử, tác giả đã tường thuật lại một cách khách quan những cảm thụ và trải nghiệm của đương sự trong quá trình đó. Người biên tập cuốn sách này cho rằng, con người ngoại trừ tâm lý sợ hãi ra, còn có tâm hiếu kỳ đối với cái chết không thể tránh khỏi này. Cuốn sách này không chỉ có thể thỏa mãn sự tìm tòi và tâm hiếu kỳ của con người đối với những chuyện liên quan đến cái chết, hơn nữa nó còn giúp con người nhận thức lại mới về cái chết, càng thêm trân quý sinh mệnh và sống có ý nghĩa hơn. Bạn có thể đọc được những bài viết liên quan đến trải nghiệm cận tử trên các tờ báo chính thức, chẳng hạn như vào ngày 7 tháng 6 năm 2000, tờ báo Thanh niên Trung Quốc đã từng đăng tải bài viết có tựa đề “Con người qua đời như thế nào” để giới thiệu về trải nghiệm cận tử một cách có hệ thống.

Ngày càng có nhiều nhà nghiên cứu khoa học ở Trung Quốc bắt đầu nghiên cứu về trải nghiệm cận tử, ở đây chúng tôi xin trích dẫn một đoạn trong bài luận văn được viết bởi viện trưởng bệnh viện An Định, đồng thời là chuyên gia tâm thần học Phùng Chí Dĩnh, hợp tác cùng phó viện trưởng bệnh viện An Định Lưu Kiến Huân, sau được nhà xuất bản Khoa học công nghệ Thượng Hải công bố trong chuyên mục Y Học Đại Chúng, kỳ 5 năm 1993.

Vào ngày 28 tháng 7 năm 1976, ở thành phố Đường Sơn, Trung Quốc, đã xảy ra một trận động đất lớn khiến cho hơn 240.000 người chết và hơn 160.000 người bị thương nặng. Các nhân viên y tế ở Trung Quốc đã từng mở cuộc điều tra đối với những người thoát nạn trong trận động đất lớn ở Đường Sơn năm 1976, đa số những người này đều bị chôn vùi trong đống đổ nát do các tòa nhà bị sập. Hơn một nửa số người may mắn sống sót lúc đó đã nhớ lại rằng, lúc gặp nguy hiểm họ không những không sợ hãi, ngược lại tư duy vô cùng rõ ràng, tâm thái rất bình tĩnh và nhẹ nhõm, không có cảm giác hoảng sợ; thậm chí có người trong hoàn cảnh nguy nan như vậy còn cảm thấy vui vẻ và sung sướng, cảm thấy quá trình tư duy của họ vô cùng nhanh, miên man bất định. Lúc này, những chuyện trong quá khứ hiện ra giống như chiếu một bộ phim, từng cảnh quay liên tục luân chuyển trong tâm trí, không ngừng lướt qua, nội dung đa phần là những tình tiết vui vẻ, là những cảnh nô đùa thời thơ ấu, cảnh tình yêu và hôn nhân, công việc đạt kết quả tốt hay niềm vui sướng khi nhận thưởng, v.v. Hiện tượng này được gọi là hồi tưởng lại cuộc đời hoặc “hồi ức toàn cảnh”.

Trong trận động đất lớn ở Đường Sơn, một cô gái họ Lưu mới chỉ 23 tuổi bị thương xương cột sống, không thể đi lại do đống đổ nát đè lên người. Cô miêu tả lại trải nghiệm cận tử trước khi mình được cứu sống rằng: “Suy nghĩ của tôi đặc biệt rõ ràng, tư duy nhạy bén hơn, một số tình tiết về cuộc sống hạnh phúc lướt qua tâm trí tôi giống như một bộ phim, cảnh tượng vui chơi cười đùa cùng các bạn khi còn nhỏ, hạnh phúc khi đang yêu, niềm vui khi được nhà máy biểu dương,… Trong đó phần lớn là những tình tiết về cuộc sống khiến người ta cảm thấy vui vẻ”. Cô cho biết, trong vài chục phút ngắn ngủi của trải nghiệm cận tử trước khi được cứu, cô thể nghiệm được một loại cảm giác vui vẻ và hạnh phúc của cuộc sống. Lần đầu tiên trong đời cô cảm nhận được sự quý giá của cuộc sống một cách sâu sắc đến vậy. Cho nên, mặc dù lưng của cô bị tàn phế, phải ngồi xe lăn cả đời, nhưng mỗi khi nhớ lại cảm giác khi đó, cô càng có thêm niềm tin để tiếp tục sống.

Càng thú vị hơn là gần một nửa số người được điều tra có cảm nhận rằng ý thức hoặc linh hồn rời khỏi thân thể, cảm thấy hình tượng bản thân thoát khỏi thân thể của mình, có người ví điều đó giống như “linh hồn thoát xác”. Họ nhấn mạnh rằng cảm giác như công năng của bản thân tồn tại trong một không gian nào đó bên ngoài thân thể, mà không phải ở đại não, và cho rằng thân thể sinh lý của mình không có sức sống và tư duy. Thậm chí có người báo cáo còn kể rằng, khi ở giữa không trung hoặc trên trần nhà bên ngoài thân thể sinh lý họ còn nhìn thấy hình tượng của bản thân. Hình tượng của bản thân bên ngoài cơ thể này cũng có một số dấu hiệu của sinh mệnh như mạch đập, hô hấp, v.v. Có lúc nó trở về trong thân thể sinh lý của mình, hoặc liên kết với họ theo phương thức nào đó, và nó nhẹ hơn thân thể sinh lý nhưng chiều cao và độ tuổi thì giống nhau. Cũng có người cho rằng thân thể sinh lý của bản thân lúc đó không hoàn chỉnh, như mất đi thính lực hoặc mất đi bộ phận thân thể nào đó, v.v. mà phần thân thể không chân thật lại không có chỗ thiếu sót đó. Một người được điều tra miêu tả như sau: “Lúc đó cảm thấy thân thể của mình được chia làm hai, một cái nằm ở trên giường, đó chỉ là cái vỏ rỗng, mà cái còn lại là hình tượng của bản thân, nó nhẹ hơn cả không khí, lơ lửng bay trên không trung, cảm thấy hết sức thoải mái”.

Khoảng 1/3 số người có cảm giác kỳ lạ như bản thân đang đi qua một đường hầm hoặc giống như đường hầm không gian, có lúc còn nghe thấy tiếng ồn và có cảm giác bị kéo đi hoặc bị dồn ép, còn gọi là “trải nghiệm đường hầm”. Có người còn cảm thấy đi trong đường hầm tối tăm này rất nhanh đến cuối đường, sau đó nhìn thấy ánh sáng, “ánh sáng đang tới”. Một người được điều tra nói rằng, lúc đó “cuồng phong nổi lên, cát đá bay mù mịt, không một bóng người, biết phải đi về đâu? Khi đang hoảng loạn không biết đi đâu lại xuất hiện một động đen lớn, nhưng tiến vào trong không cảm thấy sợ hãi, trong động còn bắn lên từng tầng bọt nước, chạy và rồi chạy, khi dường như nhìn thấy ánh sáng, tôi nhanh chóng chạy ra khỏi động, lại nhìn thấy được mặt trời”.

Còn có khoảng 1/4 số người được điều tra đã “gặp phải” những con người hoặc hình tượng linh hồn không chân thật. Những người không chân thật này rất nhiều là những người thân đã qua đời, giống như họ đã cùng nhau tiến nhập vào một khu vực khác với trần gian để tiếp tục sinh sống; họ là những người quen khi còn tại thế hoặc những người lạ, có vẻ như họ đã đoàn tụ với nhau. Những hình tượng linh hồn đó thường được một số người mô tả là một loại “ánh sáng”, những người khác thì coi đó giống như “hóa thân” của tôn giáo.

Ông Lý là một người may mắn sống sót trong trận động đất lớn ở Đường Sơn đã nhớ lại trải nghiệm cận tử của mình như thế này: “Thân thể này dường như đã không thuộc về tôi nữa, chân tôi dường như không cánh mà bay, các bộ phận của thân thể nằm rải rác trong không gian, sau đó tôi giống như bị chìm xuống vực sâu vạn trượng, xung quanh là bóng tối, tôi nghe thấy một âm thanh kỳ diệu bí ẩn rất khó mô tả, loại cảm giác này kéo dài khoảng nửa giờ đồng hồ. Lúc này, tôi bắt đầu nhìn lại cuộc đời ngắn ngủi của mình, nhưng những ký ức thuần túy này là một dòng ý thức, chúng hoàn toàn không chịu sự chi phối của đại não”.

Ông Vương cũng là người sống sót trong trận động đất này kể lại rằng: “Trong mơ hồ tôi bước vào một thế giới khác, chỉ nhìn thấy trước mắt xuất hiện một người đàn ông mặc trang phục mã quái trường bào (trang phục truyền thống của nam giới Trung Hoa). Anh ấy tập tễnh bước đến trước mặt tôi, tuy ở rất gần nhưng lại không sao nhìn rõ tướng mạo, khuôn mặt cũng nhìn không rõ. Anh ấy dẫn tôi bước vào một hang động sâu kỳ lạ, trước mắt tôi là một khoảng đen kịt, chỉ cảm thấy thân thể không tự chủ được mà đi theo anh ta. Khi đến cuối hang động, tôi mới phát hiện trước mắt là một cung điện dưới lòng đất với những bức tường vàng rực rỡ. Anh đi vào trong báo cáo, trong phút chốc, tôi nghe thấy bên trong dường như có người đang nói rằng, để ông ấy quay về trước đi! Lúc này, tôi mở mắt ra, phát hiện mình đã nằm trên giường bệnh, các bác sĩ và y tá đang khẩn trương tiến hành cấp cứu cho tôi”.

Thông qua những người may mắn sống sót sau trận động đất lớn ở Đường Sơn, những nhân viên nghiên cứu điều tra đã có được 81 số liệu điều tra hợp lệ, họ đã tổng kết những dữ liệu này thành 40 loại: Nhìn lại cuộc đời, ý thức và thân thể bị cách khai, cảm giác không trọng lượng, thân thể có cảm giác lạ lẫm, thân thể cảm giác bất thường, cảm giác thế giới bị hủy diệt, hòa vào cùng với vũ trụ, cảm giác thời gian dừng lại, v.v. Đối với hầu hết mọi người mà nói, đều có thể đồng thời trải nghiệm hai hoặc nhiều loại cảm giác đồng thời.

Tuy rằng cuộc điều tra về trải nghiệm cận tử của những người sống sót ở trận động đất lớn tại Đường Sơn chỉ thu được 81 số liệu điều tra hợp lệ, nhưng đây xác thực là một bộ sưu tập lớn nhất trong lịch sử về nghiên cứu trải nghiệm cận tử trên thế giới hiện nay. Trong 81 trường hợp nghiên cứu, thì có 47 trường hợp có thay đổi về tính cách trước và sau khi trải nghiệm cận tử. Những người trải nghiệm cận tử có cảm giác suy nghĩ đặc biệt rõ ràng, tính cách trở nên ôn hòa hơn rất nhiều; mà người đã trải qua việc “gặp phải” những người hoặc linh hồn ở thế giới khác, tư duy hay hành vi không bị ý thức khống chế mà có cảm giác bị phán xét, v.v. thì tính cách lại trở nên lạc quan một cách mù quáng hoặc nóng nảy. Sau khi được “hồi sinh từ cõi chết”, hầu hết mọi người ghi nhớ mãi những trải nghiệm cận tử lúc đó, thậm chí 10 năm hoặc 20 năm sau vẫn còn nhớ.

Những kết quả điều tra của những học giả ở Trung Quốc và các quốc gia khác trên thế giới đều giống nhau đến lạ thường.

Dịch từ: https://media.zhengjian.org/media/zjbooks/life_gate/index.htm

The post Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn (Phần 2.6) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn (Phần 2.5)https://chanhkien.org/2024/03/mo-canh-cua-sinh-tu-kham-pha-bi-an-cua-linh-hon-phan-24-2.htmlSat, 16 Mar 2024 00:15:04 +0000https://chanhkien.org/?p=32791[ChanhKien.org] 2.5 Đối mặt với sự phán xét, thiện ác hữu báo Như chúng tôi đã đề cập ở phần trước, không phải tất cả những cảnh tượng mà người trải nghiệm cận tử nhìn thấy đều là tốt đẹp khiến người ta hạnh phúc, mà bên cạnh đó, một số người cũng nhìn thấy […]

The post Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn (Phần 2.5) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

[ChanhKien.org]

2.5 Đối mặt với sự phán xét, thiện ác hữu báo

Như chúng tôi đã đề cập ở phần trước, không phải tất cả những cảnh tượng mà người trải nghiệm cận tử nhìn thấy đều là tốt đẹp khiến người ta hạnh phúc, mà bên cạnh đó, một số người cũng nhìn thấy những cảnh tượng đáng sợ. Ví dụ trong cuốn “Ấn tượng Thiên đường-100 câu chuyện truyền miệng của những người sống lại sau khi chết” đã ghi lại trải nghiệm cận tử rất đáng sợ của một vị cảnh sát trưởng người Đức tên là Stein Heidler.

Stein Heidler là cảnh sát trưởng của Berlin, Đức. Vào ngày 1 tháng 10 năm 1996, ông đã một lần trải nghiệm cận tử, khi đó ông 49 tuổi. Ông là người không tin vào Thượng Đế, cũng không tin vào kiếp sau, ông đối đãi với người khác một cách lạnh lùng và thô bạo, không có một chút đạo đức nào, chưa từng muốn giúp đỡ người khác.

Khi ông rơi vào tình trạng nguy kịch do cao huyết áp và xuất huyết não, linh hồn của ông đã rời khỏi thân thể, ông cảm thấy vô cùng phẫn nộ và nóng nảy, vì ông phát hiện mình bị rất nhiều linh hồn tham lam vây quanh, những linh hồn đó đang chào đón ông đến với địa ngục do chúng tạo ra. Ông nói:

Tôi cảm thấy rất kinh hãi, bởi vì cho dù xảy ra chuyện gì tôi cũng không muốn làm bạn với những linh hồn ác quỷ này. Chúng trông rất hung ác, hơn nữa còn cư xử thô lỗ. Còn tôi, mặc dù ích kỉ và không bao giờ biết nghĩ cho người khác, nhưng tôi là người ngay thẳng, có học thức và ăn mặc lịch sự. Tôi muốn lao ra khỏi vòng vây của những linh hồn ác quỷ này, nhưng chúng bao vây tôi rất chặt. Tôi hét lên cầu cứu, nhưng không có linh hồn cao thượng nào có thể tiến vào vòng vây này. Có thể nói, tôi đã tự đào mồ chôn mình, và bây giờ mới nếm được mùi vị đó.

Tôi cảm thấy cực kỳ đau khổ, thời khắc đó tôi bắt đầu nhìn thấy những sai lầm trong cuộc đời mình, nhưng lại không cách nào thay đổi vận mệnh của mình. Mãi cho đến sau khi tôi cảm thấy hối hận và toàn bộ thân tâm tràn ngập sự thương xót cho một đời tự tư mà sống hoài công một đời, tôi mới được giải cứu khỏi những ác quỷ chết chóc đó.

Sau khi tôi được sống lại, tôi luôn không ngừng suy xét lại lương tâm của mình. Hồi tưởng lại những sai lầm trong quá khứ, tôi tìm kiếm sự tha thứ của mọi người. Đây là một quá trình lâu dài. Bởi vì tôi chỉ có thể tự mình đối mặt với tất cả mọi thứ.

Có lúc tôi lại cảm thấy làm như vậy rất khó. Sự lạnh lùng và thô bạo bao nhiêu năm nay đã trở thành một phần của bản thân tôi, một loại mong muốn làm điều ác, giống như xiềng xích rất khó thoát khỏi vẫn luôn giày vò tôi. Tôi phải cố gắng khắc chế sự kích động này, có lúc tôi nghĩ mình xong rồi, những ý đồ xấu xa trong người tôi sắp khống chế chặt tôi rồi. Lúc này, cảnh tượng khủng khiếp mà tôi từng nhìn thấy ​​trong lần xuất huyết não đó lại hiện lên trước mắt tôi ─ nó quá đáng sợ, một kẻ trong số chúng há cái miệng to đầy máu nhào tới muốn cắn tôi nhưng chúng không cắn, chúng chỉ há miệng và áp sát vào cổ họng tôi… Điều này xảy ra nhiều lần, mùi vị của sự trừng phạt càng ngày càng mạnh, hối thúc tôi phải tự xem xét lại sự ích kỷ và lạnh lùng của mình, tôi dần ý thức được sự tổn thương do lạnh lùng và thô bạo mang đến cho người khác là vô cùng thống khổ.

………….

Dần dần như thế, tôi cảm thấy những sai lầm mà mình đã gây ra sẽ không cách nào bù đắp được, tôi phải cố gắng chuộc lại những tội lỗi trong quá khứ…

Plato là một triết học gia vĩ đại ở Athens từ năm 428 đến 348 trước Công nguyên. Trong cuốn thứ 10 của tác phẩm Cộng Hòa (The Republic), ông ghi lại trường hợp trải nghiệm cận tử đầu tiên trong lịch sử nền văn minh phương Tây: Câu chuyện của Er.

Trong một chiến dịch, binh sĩ Hy Lạp tên Er đã tử trận cùng rất nhiều binh sĩ Hy Lạp khác. Khi người ở quê nhà đến chiến trường để dọn dẹp thi thể, thì phát hiện thi thể của Er vẫn còn nguyên vẹn. Thế là họ mang xác của anh về nhà. Trong lúc chuẩn bị hỏa táng xác của anh cùng những xác chết khác, Er đã sống lại. Anh đã kể lại những gì mình nhìn thấy khi đến một thế giới khác. Đầu tiên Er nói rằng linh hồn của anh ta rời khỏi thân thể và tụ họp cùng những linh hồn khác, sau đó họ đi đến một nơi. Ở đó có một đường thông đạo từ Trái đất tới thế giới linh hồn. Tại đây, những linh hồn khác đều bị kêu dừng lại và nhận sự phán xét. Trông giống như một cuộc triển lãm, chỉ cần liếc nhìn, vị Thần liền nhìn thấy tất cả mọi việc mà linh hồn này đã làm trên Trái đất. Nhưng Er không bị phán xét, ngược lại, vị Thần nói với Er rằng cần phải trở về và nói với mọi người thế giới khác ra sao. Sau khi dạo chơi rất nhiều nơi, Er được đưa trở lại. Nhưng anh nói rằng mình không biết đã trở lại thân thể bằng cách nào, chỉ là sau khi tỉnh dậy, phát hiện bản thân đang nằm trong đống xác chết.

Điều đáng nhắc tới là, Plato đã dùng trường hợp này để nói rõ mối quan hệ giữa linh hồn và thể xác. Mặc dù Plato tin vào sự suy luận, logic và biện luận để có được chân lý, nhưng ông cho rằng chân lý cuối cùng chỉ có thể thông qua một quá trình giác ngộ thần bí mới có thể đạt được. Plato cho rằng linh hồn của con người đến từ một thế giới thánh khiết có tầng thứ cao. Đối với ông, nhục thân chính là nhà tù của linh hồn, mà cái chết chính là sự giải thoát khỏi nhà tù này. Sinh ra chính là “đi ngủ” và “quên hết mọi thứ”, bởi vì sau khi linh hồn tiến nhập vào thân thể từ một trạng thái thanh tỉnh chuyển sang trạng thái không thanh tỉnh, quên đi chân lý mà con người đã biết trước khi chuyển sinh. “Chết” có nghĩa là thức tỉnh và khôi phục ký ức. Sau khi chết, linh hồn sẽ đối mặt với sự phán xét của Thần, Thần sẽ triển hiện cho linh hồn tất cả những chuyện đã làm của người đó lúc còn sống, cho dù đó là chuyện tốt hay chuyện xấu.

Dịch từ: https://media.zhengjian.org/media/zjbooks/life_gate/06.htm

The post Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn (Phần 2.5) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn (Phần 2.4)https://chanhkien.org/2024/02/mo-canh-cua-sinh-tu-kham-pha-bi-an-cua-linh-hon-phan-24.htmlWed, 28 Feb 2024 02:34:02 +0000https://chanhkien.org/?p=32682[ChanhKien.org] 2.4. Thu hoạch tri thức, cảm ngộ nhân sinh Có rất nhiều người trong quá trình trải nghiệm cận tử đã nhận được nhiều lời giải đáp cho những câu hỏi về nhân sinh, thế giới và vũ trụ. Tại đây, chúng tôi chỉ đưa ra hai ví dụ. Ở phần trên chúng tôi […]

The post Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn (Phần 2.4) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org]

2.4. Thu hoạch tri thức, cảm ngộ nhân sinh

Có rất nhiều người trong quá trình trải nghiệm cận tử đã nhận được nhiều lời giải đáp cho những câu hỏi về nhân sinh, thế giới và vũ trụ. Tại đây, chúng tôi chỉ đưa ra hai ví dụ.

Ở phần trên chúng tôi đã từng đề cập đến nghiên cứu trải nghiệm cận tử của tiến sĩ Kenneth Ring về cô gái mù Ami Paige. Ami Paige còn nói với tiến sĩ Kenneth Ring rằng: “(Lúc nhìn thấy ánh sáng và những bạn bè đã khuất), tôi cảm giác tôi hiểu ra tất cả mọi chuyện, mỗi sự việc đối với tôi mà nói, đều rất hợp tình hợp lý. Tôi hiểu ra rằng, ở nơi đây tôi sẽ tìm thấy được tất cả đáp án về nhân sinh, về trái đất này, về thượng đế và tất cả mọi việc”. Trong tất cả những người đứng xung quanh Ami Paige, có một người trên thân phát ra ánh sáng rực rỡ hơn những người khác, Ami Page cho rằng người này chính là Chúa Giê-su. Người này đã giao tiếp với cô ấy bằng thần giao cách cảm, cô ấy cảm nhận được tình yêu bao la vô cùng. Cuối cùng, sinh mệnh trong ánh sáng này nói với Ami Paige, cô nhất định phải quay về. Trước khi đưa cô về, người này đã triển hiện cho Ami Paige thấy toàn bộ mỗi sự việc mà cô đã trải qua từ khi sinh ra cho đến nay, không bỏ sót một sự việc nào. Trong quá trình này, người đó vẫn luôn ở bên cạnh Ami Paige và bình phẩm mỗi sự việc một cách hòa ái, giúp cô ấy hiểu được hành vi của mình trong suốt cuộc đời. Cuối cùng người đó nói với Ami Paige: “Bây giờ cô phải trở về”. Thế là, cô nhanh chóng bay trở về cơ thể mình giống như ngồi trên tàu lượn siêu tốc.

Giáo sư Kenneth Ring cũng kể một ví dụ vừa nổi tiếng vừa thú vị như thế trong cuốn sách “Hướng tới điều bí ẩn” (Heading toward Omega): Vào tháng 5 năm 1978, khi đó Tom 33 tuổi sống ở gần New York, khi anh đang ở dưới gầm sửa xe tải, thì con nâng xe tải bất ngờ trượt xuống khiến chiếc xe tải đập thẳng vào ngực anh, cậu con trai chín tuổi của anh đã gọi xe cấp cứu. Sau khi được cứu sống, anh đã miêu tả lại trải nghiệm cận tử của mình. Giống như những người khác, anh đi qua một đường hầm với tốc độ cực nhanh, ở cuối đường hầm là ánh sáng vô cùng rực rỡ, thuần tịnh và tao nhã nhưng không làm anh chói mắt. Ánh sáng đẹp đẽ ấy tiến hành giao tiếp tâm linh với Tom giống như một con người. Tom cảm nhận được điều thứ nhất mà ánh sáng nói với anh là: “Hãy thư giãn, mỗi việc (xảy ra) đều rất tốt đẹp”. Sau đó anh lập tức thả lỏng và cảm giác như mình đang ở trong một môi trường ấm áp và thoải mái. Lần đầu tiên trong cuộc đời mình, anh cảm nhận được tình yêu thuần khiết thực sự là như thế nào. Tom nói: “Thứ tình yêu đó không thể nào so sánh được với tình yêu dành cho vợ hay dành cho con cái”. Tiếp theo, Tom nhận thấy rằng, trong khi giao tiếp với ánh sáng, anh đã nhận được một thứ tri ​​thức tuyệt đối và đầy đủ, mọi vấn đề của anh đều có lời giải đối với sinh mệnh, cuộc sống, tôn giáo, thậm chí một số vấn đề mà trước đây anh chưa từng tiếp xúc qua, Tom đều nhận được lời giải.

Điều thú vị là, vào một buổi sáng không lâu sau khi anh hồi phục, anh tỉnh dậy, miệng lẩm bẩm từ “lượng tử”. Vợ anh hỏi: “Anh nói gì thế?” Tom lặp lại: “Lượng tử”. Vợ lại hỏi: “Rốt cuộc anh đang nói cái gì?” Tom đáp: “Anh cũng không biết”. Anh và vợ anh lúc đó cũng không biết từ này có ý nghĩa gì. Bởi vì trình độ học vấn của Tom chỉ tới bậc trung học phổ thông. Hai tuần sau, vào một buổi chiều khi anh và vợ đang xem tivi, Tom đột nhiên nói một câu: “Max Planck, một lúc nữa em sẽ nghe được những sự việc liên quan về ông ấy”. (Ghi chú của người dịch: Max Planck là người sáng lập ra cơ học lượng tử). Một lần nữa vợ anh lại cảm thấy bối rối và không hiểu anh đang nói điều gì. Thực ra, lúc ấy Tom cũng giống như vợ anh, cái gì cũng không biết. Kể từ đó về sau, Tom bắt đầu thích thú với một số công thức và ký hiệu toán học. Anh hỏi bạn bè ký hiệu toán học PSI nghĩa là gì. Trên thực tế đây là một chữ cái Hy Lạp được sử dụng rộng rãi trong toán học, vật lý học và tâm lý học. Nó đại diện cho những sự vật chưa được biết đến, không một người bạn nào của anh có thể đưa ra một câu trả lời thỏa đáng, cho đến khi anh hỏi giáo sư Kenneth Ring. Cùng lúc đó, một số câu văn ngắn được lấy ra từ cuốn sách không ngừng tiến nhập vào đầu não của Tom, nhưng Tom trước giờ chưa từng đọc những cuốn sách đó. Anh ấy đã từng đưa cho giáo sư Kenneth Ring xem một đoạn văn, giáo sư nhận ra nó là một đoạn trong cuốn tự truyện khoa học của Max Planck, mà tên của cuốn sách này Tom thậm chí còn chưa nghe qua. Từ đó về sau, mọi chuyện trở nên có chút kịch tính.

Tom vốn dĩ là người chỉ học đến trung học phổ thông và là người không hề thích đến thư viện, nhưng một ngày nọ anh đã đến thư viện. Anh hỏi nhân viên quản lý: “Lượng tử, lượng tử, năng lượng lượng tử, ở đây có thứ như vậy không?” Người quản lý do dự một lúc rồi trả lời: “Chúng tôi có rất nhiều sách liên quan đến vật lý trong thư viện khoa học tự nhiên, anh đến đó tìm nhé”. Tom đến đó nhưng không biết nên chọn cuốn nào, bởi vì anh không có chút kiến thức nền tảng nào cả. Vừa hay có một người trông có vẻ rất có học thức đứng cạnh anh. Tom liền hỏi: “Xin lỗi, thưa ngài, ngài có thể giúp tôi không? Tôi muốn tìm hiểu một chút về lý thuyết lượng tử, nhưng tôi chỉ học tới trung học phổ thông”. Người đó trả lời: “Có lẽ anh bạn trẻ cần phải tham gia một số khóa học ở trường đại học mới có thể hiểu được một chút về lý thuyết này”. Sau đó, người này đã giới thiệu cho Tom vài cuốn sách cơ bản, trong số những cuốn sách này, bất ngờ có cuốn sách “Max Planck, cha đẻ của Cơ học lượng tử”. Tom đọc ngấu nghiến những cuốn sách này, những mảng kiến ​​thức thu được trong sách về ánh sáng trong trải nghiệm cận tử đều ăn khớp với nhau, chúng đều liên quan đến cơ học lượng tử, một môn học mà trước đây Tom không hề cảm thấy hứng thú, cũng không có chút kiến ​​thức nền tảng nào, cuối cùng Tom quyết định đăng ký một khóa học vật lý ở trường đại học. Anh giải thích với giáo sư hướng dẫn của mình lý do vì sao anh muốn học. Mặc dù giáo sư nghiêm túc lắng nghe, nhưng lại ông ấy không tin lắm khi nghe xong lý do của Tom, cuối cùng ông đưa cho Tom một loạt các cuốn sách. Điều ngạc nhiên là bốn cuốn sách trong danh sách này lại chính là bốn cuốn sách mà Tom đã từng đọc và cũng là bốn cuốn sách liên quan đến cơ học lượng tử duy nhất mà Tom từng đọc trong đời. Ở trường Tom học rất nghiêm túc, anh không chỉ dành nhiều thời gian cho việc học tập vật lý, mà còn học thêm môn tâm lý học tâm linh. Những điều này đều có liên kết với tri ​​thức mà anh ấy nhận được từ ánh sáng trong trải nghiệm cận tử của mình.

Dịch từ: https://media.zhengjian.org/media/zjbooks/life_gate/index.htm

The post Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn (Phần 2.4) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn (Phần 2.3)https://chanhkien.org/2024/02/mo-canh-cua-sinh-tu-kham-pha-bi-an-cua-linh-hon-phan-23.htmlSat, 17 Feb 2024 00:21:59 +0000https://chanhkien.org/?p=32599[ChanhKien.org] Rất nhiều người đều miêu tả rằng, họ nhìn thấy người thân hoặc bạn bè đã qua đời trong quá trình trải nghiệm cận tử. Ví dụ, cuốn sách mới “Mindsight” của Giáo sư Kenneth Ring kể về câu chuyện trải nghiệm cận tử của một phụ nữ 45 tuổi tên là Wedge Ami […]

The post Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn (Phần 2.3) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

[ChanhKien.org]

Rất nhiều người đều miêu tả rằng, họ nhìn thấy người thân hoặc bạn bè đã qua đời trong quá trình trải nghiệm cận tử.

Ví dụ, cuốn sách mới “Mindsight” của Giáo sư Kenneth Ring kể về câu chuyện trải nghiệm cận tử của một phụ nữ 45 tuổi tên là Wedge Ami Paige. Cô Webge bị mù bẩm sinh nên trong quá trình trải nghiệm cô không thể phân biệt được màu sắc (bởi vì cô sinh ra vốn không có khái niệm về màu sắc), nhưng những miêu tả của cô lại không khác nhiều so với những miêu tả của những người trải nghiệm cận tử khác. Vừa mới bắt đầu, linh hồn của cô đã rời khỏi thân thể rồi bay lơ lửng ở trên trần nhà, cô nhìn thấy thân thể của mình, thậm chí nhìn thấy ba chiếc nhẫn đeo trên tay cô. Sau đó cô bay ra khỏi trần nhà rồi bay lên phía trên của tòa nhà. Tiếp đó, cô bị hút vào một cái đường hầm rất dài, cô xuyên qua đường hầm với tốc độ cực nhanh, ở cuối đường hầm là vùng ánh sáng rộng lớn và sáng chói, cô nghe thấy âm nhạc, sau đó bị cuốn đến trên một bãi cỏ. Cô miêu tả rằng, xung quanh cô là đồng cỏ, cây cối, và rất nhiều người, tất cả mọi thứ, kể cả bản thân cô đều được tạo thành từ ánh sáng rực rỡ, nơi này tràn ngập ánh sáng, mà trong ánh sáng, cô cảm nhận được sự yêu thương vô tận. Sau đó có năm người đi tới chào đón cô, trong đó có hai bạn học ở trường dành cho người mù của cô năm đó, họ đã qua đời rất nhiều năm trước, một người 11 tuổi còn người kia lên 6 tuổi. Hai người bạn học này khi còn sống không chỉ bị mù mà còn là những đứa trẻ thiểu năng trí tuệ, nhưng bây giờ nhìn họ rất xinh đẹp, thông minh và khỏe mạnh, đồng thời không còn là trẻ con nữa. Cô Webge cũng nhìn thấy cặp vợ chồng đã chăm sóc cô khi cô còn nhỏ, họ cũng sớm qua đời từ nhiều năm trước. Cuối cùng cô nhìn thấy bà nội đã qua đời của mình. Họ tiến hành giao tiếp với nhau bằng cảm giác chứ không phải ngôn ngữ.

Huân tước William Barllet, giáo sư vật lý tại học viện khoa học Hoàng gia ở Dublin đã sớm có những nghiên cứu về trải nghiệm cận tử, ông kể về một trường hợp như vậy, chính vì trường hợp đó mà ông đã bước chân vào lĩnh vực này. Vợ ông là bác sĩ khoa phụ sản. Tối ngày 24/1/1924, sau khi từ bệnh viện về, vợ ông đã sốt sắng kể cho ông nghe những chuyện xảy ra trong ngày ở bệnh viện.

Một người phụ nữ tên Doris bị xuất huyết nặng sau sinh, mặc dù đứa bé bình yên vô sự, nhưng bản thân cô lại rơi vào tình trạng nguy kịch. Đúng vào lúc các bác sĩ đang đứng cạnh bệnh nhân, nhìn cô thoi thóp vì vô phương cứu chữa, đột nhiên cô vội nhìn về một hướng của căn phòng, nụ cười rạng rỡ hiện ra trên mặt cô, “A, tốt quá, tốt quá”. Bác sĩ hỏi: “Tốt cái gì chứ?”. Cô ấy trả lời: “Tôi nhìn thấy rồi”. “Cô nhìn thấy gì?” “Ánh sáng dễ thương – một sinh mệnh kỳ diệu”. Cái cảm giác chân thực được truyền đạt qua ánh mắt chăm chú của cô ấy thật khó diễn tả thành lời. Sau đó cô dường như dồn hết sức chú ý tập trung vào một nơi trong giây lát, cô vui sướng kêu lên: “A ha, là bố! Ông rất vui vì tôi đến, ông ấy rất vui sướng. Nếu là W (chồng của cô) cũng đến thì tốt quá rồi”.

Y tá ôm đứa bé cho cô ấy nhìn. Cô rất thích thú khi nhìn đứa bé. Sau đó nói: “Cô có cho rằng tôi phải sống vì đứa bé không?” Sau đó cô ấy lại nhìn về hướng ban đầu rồi nói rằng: “Tôi không thể – không thể ở lại, nếu như cô có thể nhìn thấy những gì tôi làm, cô sẽ biết tôi không thể ở lại”.

Em gái của sản phụ này tên Vida đã chết ba tháng trước. Tình cảm giữa cô và em gái rất tốt, bởi vì lúc đó cô đang mang thai, nên người trong nhà không nói cho cô biết. Huân tước cảm thấy khó mà tin nổi khi cô đã nhìn thấy em gái và người cha đã mất của mình ở cùng một chỗ.

Cô ấy nói với cha mình: “Con đến rồi”. Cô ấy quay sang nhìn bác sĩ và nói: “Ông ấy ở rất gần tôi”. Khi quay lại nhìn, trên khuôn mặt cô lộ ra vẻ bối rối: “Ông ấy mang theo Vida” rồi quay mặt nói với bác sĩ: “Vida ở cùng với ông ấy”. Ông nói tiếp: “Con có thật sự nhớ ta không”, “Con đến rồi”.

Lấy cảm hứng từ câu chuyện này, Huân tước đã làm nghiên cứu một cách có hệ thống về hiện tượng này. Ông cũng báo cáo một số trường hợp về bệnh nhân và một số người chăm sóc hoặc người thân và bạn bè ở bên cạnh chứng kiến cùng một cảnh tượng cận tử.

Sau đây là đoạn trích dẫn từ bài luận văn của Tiến sĩ Allan Kellehear đăng trên tạp chí “Nghiên cứu trải nghiệm cận tử” phát hành vào mùa thu năm 2001, bài viết miêu tả về trải nghiệm cận tử một người phụ nữ sống ở Kona, Hawaii:

Sau vài tuần mắc bệnh thì Kalima “qua đời”, người nhà và bạn bè của cô đều tin rằng cô đã chết, họ đã đào xong phần mộ cho cô, và đặt cô ở bên cạnh để chuẩn bị tang lễ. Đúng lúc này thì, Kalima thở dài một cái, hai mắt mở ra. Vài ngày sau cô mới từ trong tình trạng suy nhược dần dần khôi phục lại thể lực, và kể lại cho gia đình cô nghe một câu chuyện vô cùng kỳ lạ:

Sau khi chết, “tôi” dường như tách khỏi thân thể, đồng thời đứng bên cạnh và nhìn vào thân thể của mình. Phần tôi đang đứng và phần thân thể đang nằm của tôi có vẻ giống hệt nhau, chỉ có điều một người đã chết và một người còn sống. Tôi chăm chú nhìn thân thể mình trong vài phút, rồi quay người đi. Tôi rời khỏi căn phòng và thôn làng rồi đi một mạch đến làng bên cạnh. Ở đó tôi nhìn thấy một nhóm người – ồ, rất nhiều người. Nơi này trong ký ức của tôi là một ngôi làng nhỏ chỉ có vài hộ gia đình, bây giờ những gì tôi nhìn thấy lại là một nơi rất rộng lớn, có hàng trăm hộ gia đình và hàng ngàn người, bao gồm già trẻ trai gái. Tôi nhận ra một vài người trong đó, họ nói chuyện với tôi, thật có chút kì lạ, bởi vì tôi biết họ đã chết nhiều năm rồi. Những người khác đều là người lạ. Họ dường như đều rất vui vẻ, vô lo vô nghĩ. Trên gương mặt mỗi người đều tràn đầy niềm vui, nụ cười hớn hở trên môi, lời nói vui vẻ và từ ái.

Tôi rời khỏi làng đó rồi đi đến ngôi làng khác. Tôi không cảm thấy mệt mỏi, vì đi đường vô cùng nhẹ nhàng thoải mái. Tôi phát hiện nơi này cũng giống với ngôi làng trước đó, có hơn ngàn người, ai ai cũng đều tràn ngập niềm vui. Tôi nhận ra một vài người, tôi nói chuyện với họ. Sau đó lại tiếp tục đi về phía trước.

Câu chuyện tiếp tục miêu tả cuộc hành trình của cô ấy tương tự như trước đó, cuối cùng đi thẳng đến một ngọn núi lửa nơi mà dường như cô muốn đến, ở đó cô bị một nhóm người chặn lại, họ nói với cô: “Cô phải trở lại thân thể của mình. Cô chưa đến lúc phải chết”. Mặc dù cô cầu xin họ cho cô ở lại, họ vẫn đưa cô trở về thân thể của mình. Thế là cô tỉnh lại.

Dịch từ: https://media.zhengjian.org/media/zjbooks/life_gate/index.htm

The post Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn (Phần 2.3) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn (Phần 2.2)https://chanhkien.org/2024/02/mo-canh-cua-sinh-tu-kham-pha-bi-an-cua-linh-hon-phan-22.htmlTue, 13 Feb 2024 00:29:33 +0000https://chanhkien.org/?p=32570[ChanhKien.org] 2.2. Xuyên qua đường hầm, đối thoại với ánh sáng Trong rất nhiều lời kể từ những người trải nghiệm cận tử đều nói rằng, họ đã đi qua một đường hầm với tốc độ cực nhanh, đồng thời nhìn thấy ánh sáng vô cùng rực rỡ ở cuối đường hầm. Ví dụ, Tiến […]

The post Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn (Phần 2.2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

[ChanhKien.org]

Nguồn hình: Philipp Otto Runge, Birth of the Human Soul (ca. 1806), Wikipedia.

2.2. Xuyên qua đường hầm, đối thoại với ánh sáng

Trong rất nhiều lời kể từ những người trải nghiệm cận tử đều nói rằng, họ đã đi qua một đường hầm với tốc độ cực nhanh, đồng thời nhìn thấy ánh sáng vô cùng rực rỡ ở cuối đường hầm. Ví dụ, Tiến sĩ Raymond Moody, người đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống về trải nghiệm cận tử đã đề cập đến lời kể lại của một đương sự trong cuốn sách nổi tiếng “Kiếp sau” của ông rằng: “Sự việc thứ nhất xảy ra như thế này, rất nhanh, tôi đi qua một không gian tối tăm và trống rỗng với tốc độ siêu thường. Tôi nghĩ, bạn có thể ví nó như một đường hầm. Tôi giống như đang ngồi tàu lượn siêu tốc trong công viên, đi qua nó với một tốc độ không thể tưởng tượng nổi”.

Trong một cuốn sách khác của mình, “Bên kia ánh sáng” (The Light Beyond), tiến sĩ Raymond Moody đã đề cập đến trải nghiệm cận tử của một bé gái 9 tuổi bị bất tỉnh trong một ca phẫu thuật ruột thừa. Sau khi được cứu sống, cô bé nhớ lại: “Cháu nghe thấy họ nói tim của cháu đã ngừng đập, cháu phát hiện mình bay lơ lửng trên trần nhà nhìn xuống. Kể từ lúc đó cháu có thể nhìn thấy tất cả mọi thứ, sau đó cháu đi tới hành lang và thấy mẹ đang khóc, cháu hỏi bà vì sao lại khóc, nhưng bà không nghe thấy cháu nói, các bác sĩ cho rằng cháu đã chết. Sau đó, một người phụ nữ xinh đẹp bước đến trước mặt cháu và muốn giúp đỡ cháu, bởi vì cô ấy biết cháu sợ. Chúng cháu đi qua một đường hầm vừa tối vừa dài, đi rất nhanh, ở cuối đường hầm có ánh sáng rực rỡ, cháu cảm thấy rất vui vẻ”.

Có rất nhiều người trải nghiệm cận tử không chỉ nhìn thấy ánh sáng ở cuối đường hầm, mà còn giao tiếp với các sinh mệnh bên trong ánh sáng. Trong cuốn sách “Bên kia ánh sáng”, tiến sĩ Raymond Moody cũng đã miêu tả trải nghiệm cận tử của cậu bé 11 tuổi. Trong một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, cậu bé đã bị ô tô đâm khi đang đi xe đạp, sau đó cậu được đưa đến bệnh viện. Lúc này, nhịp tim và sóng điện não của cậu bé đã ngừng. Khi được cứu sống, cậu nhớ lại: “Cháu không nhớ mình đã bị đụng xe, nhưng bỗng nhiên cháu nhìn thấy bản thân mình ở phía dưới, thấy mình bị đè dưới chiếc xe đạp, chân bị gãy và chảy máu, sau đó một chiếc xe cứu thương đến, cháu thấy lạ là tại sao mọi người đều lo lắng cho cháu, bởi vì cháu cảm thấy mình vẫn ổn cơ mà. Xe cứu thương chạy đi, cháu bay ở trên chiếc xe và cố gắng đuổi theo nó. Cháu nghĩ mình đã chết. Nhìn xung quanh, cháu phát hiện mình đang ở trong một đường hầm, ở đầu bên kia đường hầm có ánh sáng rực rỡ thông thẳng lên trời. Cháu gắng sức chạy ra khỏi đường hầm. Cháu nhìn thấy rất nhiều người ở trong ánh sáng đó, nhưng cháu không biết ai cả, cháu nói với họ cháu bị tai nạn xe, rồi họ nói cháu phải quay lại, cháu chưa đến lúc phải chết, cháu phải quay về bên cha mẹ và chị gái. Cháu ở lại nơi đó rất lâu, ít nhất về cảm giác cháu thấy rất dài.

Cháu cảm thấy mỗi người ở nơi đó đều rất yêu thương cháu, và họ cũng rất vui vẻ hạnh phúc. Ánh sáng xoay chuyển ở đầu bên kia đường hầm giống như một xoáy nước. Cháu không biết tại sao mình lại ở trong đường hầm, chỉ biết rằng, khi ở trong ánh sáng đó thì không muốn quay về. Cháu gần như quên mất cơ thể của mình, lúc ở trong đường hầm cháu bay lên, cháu nhìn thấy có hai người tới giúp đỡ cháu, họ bước ra từ trong ánh sáng. Từ đường hầm đi vào nơi có ánh sáng, họ luôn ở bên cháu. Sau đó, họ bảo cháu phải quay về. Cháu từ đường hầm trở về, phát hiện mình đang nằm trên giường bệnh của bệnh viện.

Trong một bài báo đăng trên “Tạp chí nghiên cứu trải nghiệm cận tử” tập 16, số 4, Mùa hè năm 1998 (Journal of Near Death Studies, 16(4) Summer 1998) có một trường hợp: Cô C, 31 tuổi, làm y tá tại một phòng khám y tế. Năm cô tám tuổi, vì tiểu ra máu, cô được đưa đến bệnh viện để kiểm tra. Trong lúc đang mổ thận, tĩnh mạch cửa của cô bất ngờ bị vỡ. Khi xuất viện, cô và bố mẹ đều được khuyến cáo rằng cô không nên vận động mạnh. Nhưng sau khi về nhà, cô lại trèo cây khiến tĩnh mạch bị vỡ lần nữa, vì thế cô đã hôn mê trong hai ngày. Khi nằm viện truyền máu, cô không may bị nhiễm bệnh viêm gan, khiến sức khỏe nhanh chóng chuyển biến xấu. Không lâu sau, vào một ngày nọ cô nói với mẹ: “Con phải đi rồi”. Ngay sau đó, cô bé đã rời khỏi cơ thể. Cô nhìn thấy một đường hầm, cô bé cảm thấy rất thoải mái dễ chịu khi ở trong đường hầm này, điều này đối với cô mà nói là không bình thường, bởi vì đường hầm rất tối mà cô lại sợ bóng tối. Ở phía bên kia đường hầm, cô bé nhìn thấy ánh sáng mà giờ đây cô mô tả là sức mạnh của Chúa. Sau khi rời khỏi đường hầm cô bắt gặp một người đàn ông mặc tấm vải bố lớn, cô hỏi: “Ông có phải là Chúa Jesus không?” Người đàn ông trả lời không phải nhưng cũng không nói mình là ai, chỉ nói rằng ông ấy ở đây để “giúp đỡ” cô. Tiếp đó, cô C và ông ấy bắt đầu trò chuyện. Họ nói đến cái chết là một sự lựa chọn và cô có thể chọn ở lại hoặc quay trở về cơ thể của mình. Cô nhớ lại lúc họ nói chuyện, ánh mắt của cô có thể nhìn xuyên qua đường hầm, nhìn thấy mẹ mình trong bệnh viện. Cô nói họ khiến cô cảm nhận được tình yêu của mẹ. Sau đó, cô được biết lá gan của mình có thể “phục hồi”, nhưng thận thì không thể, vì vấn đề ở thận của cô là một loại “nghiệp quả mang theo” (Karmic Carrier), nó nhất định sẽ đi theo cô. Sau đó, cô cùng người đàn ông thảo luận về con đường nhân sinh. Cô nguyện mình sẽ trở thành một y tá, đợi đến khi lớn, cô sẽ tập hợp những thông tin này và chia sẻ nó với những người khác. Đổi lại cô được đảm bảo rằng cô có thể giao tiếp với “phía bên kia” của mình mọi lúc. Sau khi tỉnh lại, gan của cô hồi phục rất nhanh, ngay cả các nhân viên y tế đều sửng sốt kinh ngạc, không cách nào giải thích nổi. Kết quả xét nghiệm vào ngày hôm sau cho thấy cô đã không còn một chút triệu chứng viêm gan nào nữa.

Trong Tạp chí Nghiên cứu Cận tử, tập 19, số 2, mùa đông năm 2000 (Journal of Near Death Studies, 19(2) Winter 2000), Tiến sĩ Richard J. Bonenfant đã kể một ví dụ như sau:

“Sự việc xảy ra trong một buổi họp mặt gia đình của đương sự vào mùa hè năm 1981. Khi đó, đương sự đang bơi trong hồ bơi ‘hình dáng Florida’ ở nhà. Trong nhiều năm qua, cô đã tự rèn luyện để lặn hết chiều dài của hồ bơi. Khi cô vừa bơi đến chỗ sâu của hồ bơi và đang đạp vào thành hồ để bơi ngược lại thì một vị khách say rượu đã lao xuống nước ngay phía trên cô. Anh ta túm lấy cô và kéo xuống đáy hồ để chơi khăm. Vì cô vừa hoàn thành lần lặn đầu tiên chưa kịp lấy hơi, cô vùng vẫy muốn thoát khỏi anh ta nhưng đã nhanh chóng bất tỉnh”.

Sau đó, đương sự phát hiện mình đang chầm chậm nổi lên trong một hoàn cảnh tối tăm, tuy lúc này cô vẫn đang cảm thấy hoang mang và hỗn loạn, nhưng lại không còn cảm thấy sợ hãi và hoảng hốt về việc chết đuối nữa. Ngược lại, cô thấy rất dễ chịu và cảm giác mình nhạy bén hơn trong hoàn cảnh mới.

Cô cảm thấy bản thân đang xuôi theo một góc nghiêng từ từ bay lên, giống như đang đi trên cầu thang cuốn tự động vô hình. Sau khi cô dần quen với hoàn cảnh bóng tối xung quanh, cô có thể xuyên qua bóng tối đó mà nhìn thấy những nơi khá xa. Cô nhìn thấy khung cảnh thời thơ ấu, nơi đó có em gái vẫn còn sống của cô. Cảnh này xuất hiện thoáng qua trên nền tối đen, màu sắc tươi sáng, toàn bộ hình ảnh xuất hiện trong cái khung hình vuông giống như tivi. Trong cảnh này, em gái cô khoảng chừng ba, bốn tuổi, buộc tóc đuôi ngựa, đang chơi đùa với con mèo trong nhà. Ngay sau đó một cảnh tương tự xuất hiện, lần này là cảnh con chó đã chết của nhà cô. Hai cảnh tượng đều không hề có tiếng động. Sau đó cô chú ý đến một chùm ánh sáng đến từ nơi xa xôi xuất hiện rõ ràng ở trước mặt mình, khi cô từ từ tiến gần chùm sáng, kích thước và độ sáng của chùm ánh sáng dần dần trở nên lớn hơn. Cô cảm giác mình đang xuyên qua một đường hầm tối tăm, tốc độ từ chậm chuyển sang nhanh, cô cảm thấy kính nể, bình yên và yêu thương. Cô nhận ra một người phụ nữ xinh đẹp xuất hiện trong chùm ánh sáng, mặc đồ trắng, tóc dài màu nâu sẫm, mắt màu xanh lam đang duỗi hai tay về phía cô. Người phụ nữ này giống như thiên sứ, toả ra cảm giác tình mẫu tử về phía cô. Lúc này, cô chỉ có một ý nghĩ, chính là nắm chặt đôi tay đang dang ra mang lại cảm giác an toàn cho cô. Ngay khi cô định nắm lấy đôi tay đó, người ấy lại nói với cô qua ánh mắt rằng cô chưa đến lúc phải chết, nhất định phải quay lại. Gần như cùng lúc đó, cô gái phát hiện mình đã trở lại cơ thể. Cô đang thở hổn hển trên bờ hồ. Cô đã được cứu ra khỏi hồ bơi, toàn bộ trải nghiệm cận tử kéo dài khoảng chừng hai phút.

Bác sĩ Melvin Morse và Paul Perry đã kể một ví dụ sinh động tương tự như thế trong cuốn sách khác của họ có tên “Bị ánh sáng biến đổi” (Transformed by the Light), bệnh nhân của họ mô tả rằng: “Tôi hỏi ánh sáng đó, bệnh ung thư của tôi có thể chữa khỏi không, tôi đang thỉnh cầu nó, thế nhưng ánh sáng đã nói với tôi, điều chúng ta thông thường cho là cầu nguyện thực ra là một loại phàn nàn, và điều mà chúng ta cầu thực chất là một kiểu trừng phạt, bởi vì chúng ta không hề thực sự ăn năn về lỗi lầm của mình. Ánh sáng đó yêu cầu tôi nghĩ đến một kẻ thù mà tôi căm hận nhất, tôi đã làm theo. Sau đó, ánh sáng bảo tôi trao hết toàn bộ năng lượng của mình cho kẻ thù, tôi lại làm theo. Bỗng nhiên, một luồng ánh sáng phun ra từ cơ thể tôi, sau đó chùm sáng quay trở lại cơ thể tôi như thể nó bị một chiếc gương phản chiếu. Tôi có thể cảm nhận rõ ràng từng tế bào của cơ thể mình, thậm chí tôi có thể nhìn thấy từng tế bào từ trong cơ thể tôi phát ra âm thanh và ánh sáng. Tôi vừa khóc vừa cười, run rẩy dữ dội, tôi cố gắng bình tĩnh lại và điều hoà hơi thở. Cuối cùng khi tôi được chữa lành, ánh sáng đó nói với tôi, vừa rồi bạn đã trải qua lần cầu nguyện thật sự đầu tiên trong đời.

Dịch từ: https://media.zhengjian.org/media/zjbooks/life_gate/02.htm

The post Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn (Phần 2.2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn (Phần 2.1)https://chanhkien.org/2024/02/mo-canh-cua-sinh-tu-kham-pha-bi-an-cua-linh-hon-phan-21.htmlWed, 07 Feb 2024 01:08:23 +0000https://chanhkien.org/?p=32535[ChanhKien.org] 2. Trường hợp điển hình về trải nghiệm cận tử Ở phần trước chúng tôi đã nhắc đến, các trường hợp trải nghiệm cận tử có một số đặc điểm chung. Dưới đây chúng tôi sẽ phân loại và đưa ra một số ví dụ điển hình cho mọi người. 2.1 Linh hồn ly […]

The post Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn (Phần 2.1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org]

2. Trường hợp điển hình về trải nghiệm cận tử

Ở phần trước chúng tôi đã nhắc đến, các trường hợp trải nghiệm cận tử có một số đặc điểm chung. Dưới đây chúng tôi sẽ phân loại và đưa ra một số ví dụ điển hình cho mọi người.

2.1 Linh hồn ly thể phiêu đãng trên không trung

Bác sĩ Pim Van Lommel thuộc trung tâm tim mạch của bệnh viện Rijnstate ở Hà Lan là một học giả đương đại nổi tiếng chuyên nghiên cứu về trải nghiệm cận tử. Ông và các đồng nghiệp đã nghiên cứu trải nghiệm cận tử theo hình thức theo dõi (truy dấu vết) kéo dài 8 năm trên 334 bệnh nhân ở độ tuổi từ 26 đến 92 bị nhồi máu cơ tim cấp được cấp cứu thành công trong khoảng thời gian từ năm 1988 đến năm 1992, đồng thời kết quả nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí học thuật có uy tín ở quốc tế “The Lancet” vào tháng 12 năm 2001, gây chấn động giới học thuật.

Điều gây chú ý nhất trong báo cáo nghiên cứu của bác sĩ Lommel là trải nghiệm linh hồn ly thể của một số bệnh nhân. Những trải nghiệm này rất khó để giải thích từ góc độ sinh lý thần kinh, bởi vì khi bệnh nhân kinh qua trải nghiệm cận tử đã được cho là chết lâm sàng, nhịp tim và hô hấp đã ngừng hoạt động, mất sóng điện não, não bộ hoàn toàn rơi vào trạng thái ngừng hoạt động. Nếu tư duy ý thức của con người được sinh ra bởi hoạt động thần kinh của đại não, vậy thì bệnh nhân trong trạng thái chết lâm sàng làm sao có thể độc lập với thân thể, đồng thời có những hoạt động ý thức độc lập với cơ thể, lại còn tỉnh táo, có trật tự như vậy?

Ví dụ như một bệnh nhân 44 tuổi bị đau tim đột phát ngã trên bãi cỏ, sau khi người qua đường nhìn thấy liền gọi xe đưa đến bệnh viện cấp cứu. Lúc đó người này được chẩn đoán là đã chết lâm sàng và các chỉ số y tế cho thấy hy vọng được cứu sống trở lại là rất mong manh. Nhưng bác sĩ Lommel không bỏ cuộc, vẫn tiếp tục ép tim và hô hấp nhân tạo cho ông ấy. Khi bác sĩ Lommel chuẩn bị làm hô hấp nhân tạo thì phát hiện trong miệng bệnh nhân có chiếc răng giả làm vướng víu, nên đã tháo răng giả trong miệng bệnh nhân ra. Trải qua một tiếng rưỡi cấp cứu, bệnh nhân cuối cùng cũng có nhịp tim và huyết áp, nhưng vẫn trong trạng thái hôn mê. Đợi sau khi tỉnh lại, bệnh nhân vừa gặp được bác sĩ Lommel liền nói với ông, tôi biết chiếc răng giả của mình đang ở đâu. Bác sĩ Lommel đã rất ngạc nhiên. Sau đó bệnh nhân giải thích rằng: “Đúng vậy, khi tôi được đưa đến bệnh viện, ông ở đó và đã lấy răng giả trong miệng của tôi ra, rồi đặt trên một chiếc xe nhỏ. Trên xe có rất nhiều lọ thuốc, phía dưới chiếc xe còn có một ngăn kéo, ông đã để răng giả của tôi đặt trong ngăn kéo đó.”

Bác sĩ Lommel đã vô cùng kinh ngạc, lúc đó bệnh nhân đang ở trong trạng thái hôn mê sâu. Thông qua trò chuyện nhiều hơn, bác sĩ Lommel biết được lúc đó bệnh nhân đang bay lơ lửng trên không trung, nhìn xuống thấy thân thể của mình đang nằm trên giường và các nhân viên y tế đang bận rộn, đồng thời bệnh nhân cố gắng hết sức để giao tiếp với các nhân viên y tế, muốn họ đừng ngừng việc cấp cứu, nhưng dù ông ấy có cố gắng thế nào thì cũng vô ích, không ai có thể nhìn thấy ông trên không trung. Tất cả những chi tiết và cảnh tượng cấp cứu mà bệnh nhân này miêu tả đều ăn khớp với tình huống thực tế lúc đó. Nếu chúng ta coi hoạt động ý thức của bệnh nhân lúc đó quy thành hoạt động thần kinh của não bộ, thì làm thế nào để giải thích việc ông ấy dưới trạng thái đại não không hoạt động lại có thể nhìn thấy tất cả sự việc một cách rõ ràng như vậy?

Hai tác giả của cuốn “Đi về phía ánh sáng” (Closer to the Light) là tiến sĩ Melvin Morse thuộc đại học George Washington và Paul Perry cựu tổng biên tập tạp chí “American Health” đã kể lại một trải nghiệm ly thể như sau:

Auger Phil Hart là một cụ già 63 tuổi. Trong khi bà đang chờ được cấy ghép tim, một loại vi rút lây nhiễm nghiêm trọng đã xâm nhập vào hệ tim mạch của bà, làm cho tim bà ngừng đập. Bà lập tức được đưa đến Trung tâm đại học California (University of California Center) để tiến hành phẫu thuật. Cả gia đình bà đều đến bệnh viện, ngoại trừ người con rể của bà phải ở nhà.

Mặc dù ca phẫu thuật rất thuận lợi, nhưng vào lúc rạng sáng 2 giờ 15 phút, quả tim mới cấy ghép của Auger đột nhiên ngừng đập. Nhóm phẫu thuật cấy ghép đã nỗ lực hơn 3 giờ đồng hồ, cuối cùng lại cứu sống bà Auger thêm một lần nữa. Mãi đến khi trời sáng, người nhà bà Auger được thông báo ca phẫu thuật đã thành công, nhưng không được biết các chi tiết khác.

Khi người nhà bà Auger gọi điện báo tin vui cho người con rể. Con rể của bà cũng có tin tức báo cho họ biết. Anh nói anh đã biết tin ca phẫu thuật thành công rồi. Vào buổi sáng lúc 2 giờ 15 phút, khi anh đang ngủ thì phát hiện bà Auger đang đứng ở đầu giường. Bà Auger nói với anh đừng lo lắng, bà sẽ không sao đâu, và yêu cầu anh báo tin này cho con gái bà. Con rể của bà Auger đã ghi lại tin này cùng thời gian lúc đó rồi ngủ thiếp đi.

Sau đó bà Auger tỉnh lại, câu hỏi đầu tiên của bà là: “Mọi người có nhận được tin nhắn của tôi không?”

Paul Perry và Tiến sĩ Melvin Morse đã nghiên cứu kỹ lưỡng trải nghiệm cận tử của bà Auger, phát hiện rằng mỗi chi tiết đều có bằng chứng khách quan, thậm chí còn nhìn thấy mảnh giấy có ghi dòng tin nhắn mà con rể bà Auger đã ghi lại.

“Trải nghiệm linh hồn ly thể” không chỉ có ở người trải qua cận tử, mà còn là trải nghiệm tương tự của một số người khỏe mạnh. Tiến sĩ Charles T. Tart, giáo sư tại Đại học California, đã mô tả một số thí nghiệm có tên gọi là “linh hồn ly thể” được thực hiện ở người khỏe mạnh trong bài báo được đăng tải trên tạp chí học thuật “Nghiên cứu về trải nghiệm cận tử” (Journal of Near Death Studies) năm 1998.

Vào giữa những năm 1960, có một lần cô Z, người trông trẻ cho gia đình ông Charles đã nói với tiến sĩ rằng, từ khi còn nhỏ cô thường thường có cảm giác như “tinh thần” tỉnh táo lại sau một giấc ngủ say, linh hồn rời khỏi thân thể bay lên gần trần nhà, từ đó nhìn xuống thân thể của mình. Loại trải nghiệm rõ ràng này khác với giấc mộng. Lúc đầu cô còn tưởng là hiện tượng bình thường trong giấc ngủ. Sau khi cô nói chuyện này với người khác khoảng 1,2 lần, mới biết được không phải như vậy. Về sau, cô cũng không tùy tiện nhắc tới chuyện này với người khác nữa. Cô nói thỉnh thoảng mình vẫn có loại trải nghiệm này. Tiến sĩ Tart nói với cô rằng vào thời điểm đó có hai giả thuyết liên quan đến “linh hồn ly thể”, một thuyết cho rằng tư tưởng của con người trong một thời gian ngắn đã rời khỏi nhục thân, lý thuyết còn lại thì cho rằng đó hoàn toàn là một loại ảo giác. Tiến sĩ đề nghị rằng cô có thể sử dụng biện pháp sau để phân biệt hai loại giả thuyết đó: Viết mười số từ 1 đến 10 lên mười tờ giấy, lật úp chúng lại rồi đặt vào trong chiếc hộp trên bàn, trước khi đi ngủ chọn ngẫu nhiên một tờ rồi lật ngược chúng nhưng không được nhìn. Nếu khi cô ấy ngủ thực sự trải qua “linh hồn ly thể” thì cô ấy sẽ nhìn vào tờ giấy đó và nhớ kĩ con số viết bên trên. Sáng hôm sau lại kiểm tra con số trong trí nhớ của cô và trên tờ giấy có trùng khớp không. Vài tuần sau đó, khi tiến sĩ Tart gặp lại cô, cô nói rằng cô đã thử bảy lần, và lần nào những con số được ghi nhớ cũng đều chính xác.

Sau đó bác sĩ Tart đã mời cô đến phòng thí nghiệm của ông và tiến hành thử nghiệm trong bốn đêm. Vào mỗi đêm, bác sĩ sử dùng máy điện não đồ (EEG) có thể phân biệt được các giai đoạn khác nhau của giấc ngủ để tiến hành thử nghiệm với cô, liên tục ghi lại số liệu máy điện não đồ của cô ấy mỗi đêm khi ngủ. Đồng thời, ông còn dùng thiết bị kiểm tra hoạt động của mắt, điện trở của da, nhịp tim, huyết áp, v.v.

Để xác định khi cô có cảm giác ly thể có đúng là “linh hồn ly thể” hay không, bác sĩ đã thực hiện trình tự sau đây:

Mỗi đêm sau khi đợi người tham gia thử nghiệm nằm trên giường và máy đo hiển thị rằng cô sắp ngủ, tiến sĩ đi đến hành lang phòng làm việc, mở một bảng chữ số ngẫu nhiên đã chuẩn bị trước, ném một đồng xu lên bảng và chọn một con số ngẫu nhiên mà đồng xu rơi vào, lập tức ghi lại năm con số đầu tiên lên một mảnh giấy nhỏ. Sau đó đặt tờ giấy vào trong một cái kẹp không trong suốt, rồi trở lại phòng thí nghiệm nơi có người thử nghiệm, rồi đặt tờ giấy lên trên một cái giá trong tình huống người được thử nghiệm không nhìn thấy tờ giấy. Nếu mắt của một người cách mặt đất với độ cao khoảng 2 mét, người đó có thể nhìn thấy rõ ràng nội dung trong tờ giấy. Ngoài cách này ra thì người tham gia không cách nào nhìn thấy tờ giấy. Sau đó bác sĩ bảo người được thử nghiệm đi ngủ, yêu cầu cô nếu xuất hiện hiện tượng “linh hồn ly thể”, hãy cố gắng tỉnh lại ngay và nói cho bác sĩ sau khi kết thúc hiện tượng “linh hồn ly thể”, để ông biết được những gì máy đo ghi lại khi phát sinh hiện tượng “linh hồn ly thể”. Ông cũng yêu cầu cô nếu như linh hồn bay đủ cao, hãy ghi nhớ nội dung trong tờ giấy và sau khi kết thúc hiện tượng này lập tức tỉnh lại và báo cho tiến sĩ biết nội dung.

Trong 4 đêm thử nghiệm, cô Z đã báo cáo tổng cộng 5 lần có cảm giác “linh hồn lơ lửng”, trong đó có 3 lần cô cảm giác dường như bộ phận linh hồn ly thể và có 2 lần trải nghiệm “linh hồn ly thể”. Trong ba đêm đầu tiên, cô Z báo cáo tuy rằng cô thỉnh thoảng có trải nghiệm linh hồn bay lơ lửng hoặc trải nghiệm ly thể, nhưng cô không cách nào khống chế linh hồn để bay lên vị trí đủ cao để nhìn thấy con số trên tờ giấy (con số mỗi đêm đều không giống nhau). Vào đêm thử nghiệm thứ tư, bắt đầu từ 5 giờ 57 phút sáng, điện não đồ hiển thị có lúc giống như giai đoạn đầu của giấc ngủ trong vòng 7 phút, có lúc giống như thức tỉnh trong giây lát. Sau đó cô Z tỉnh dậy và nói với tiến sĩ con số trên tờ giấy là 25132, tiến sĩ ghi lại con số này và chứng thực đây đúng là con số được ghi trên tờ giấy. Mà xác suất ngẫu nhiên đoán trúng một chữ có 5 chữ số là 1/100.000!

Kenneth Ring, giáo sư tâm lý học tại đại học Connecticut, trong cuốn sách nổi tiếng của mình “Hướng tới Omega— Tìm kiếm ý nghĩa của trải nghiệm cận tử” (Heading toward Omega—in Search of the meaning of the Near Dearth Experience) đã kể lại trải nghiệm cận tử của một người phụ nữ 48 tuổi như sau:

Phịch, tôi rời đi, sau đó tôi bay lơ lửng lên trần nhà, khi nhìn xuống dưới, tôi có thể nhìn thấy đầu và mũ của bác sĩ. Tôi có thể phân biệt được bác sĩ chính chữa trị cho mình bởi vì trên mũ của ông có kí hiệu rất đặc thù, cảnh tượng đó rất rõ ràng và sống động. Tôi bị cận thị rất nặng. Người khác có thể nhìn thấy đồ vật ngoài 122 mét, tôi phải đến gần ở khoảng cách 4.5 mét mới có thể nhìn thấy, nên việc này (nhìn thấy ký hiệu đặc thù trên mũ của bác sĩ) khiến tôi rất ngạc nhiên. Họ nối tôi vào một vào một cái máy đặt ở phía sau đầu của tôi, niệm đầu đầu tiên của tôi là: “Trời ạ, tôi có thể nhìn thấy, tôi quả thực không thể tin nổi, tôi có thể nhìn thấy nó”. Tôi có thể đọc được những con số ở trên máy móc, mà chiếc máy này lại ở phía sau đầu của tôi. Tất cả mọi thứ đều rất sáng và rõ ràng, từ chỗ tôi có thể nhìn thấy cái chụp đèn, trên chụp đèn rất bẩn, toàn là bụi bặm. Tôi nhớ lúc đó tôi nghĩ: “Nhất định phải nói chuyện này với các y tá”.

Một trường hợp trải nghiệm cận tử sinh động khác được ghi lại trong cuốn “Đi về phía ánh sáng” của Melvin Morse thuộc đại học George Washington và đồng tác giả Paul Perry cựu tổng biên tập tạp chí American Health: Một phụ nữ tên là Paula 25 tuổi, trong một lần bộc phát bệnh tim, tim cô đã ngừng đập, sau khi cấp cứu cô tỉnh lại, cô miêu tả rằng: Tôi bay lơ lửng trên trần nhà nhìn xuống dưới, có ba y tá đang ở xung quanh cơ thể tôi, có một người sau khi đo mạch cho tôi xong rồi hét lên với hai người còn lại: “Gọi điện thoại cho bác sĩ và chồng của cô ấy”. Bác sĩ lập tức đến. Sau khi kiểm tra sơ bộ xong, bác sĩ nói: “Cô ấy chết rồi”. Tôi bay ra khỏi phòng, đi trong hành lang và nhìn thấy dì của tôi là y tá của của bệnh viện này. Cô ấy đang nói với người khác: “Thật đáng tiếc, Paula đã từng là một người mẹ trẻ tốt”. Tôi thấy rất kỳ lạ là tại sao lại dùng “đã từng là”. Tôi đã cố gắng nói chuyện với họ, nói với họ rằng tôi vẫn còn ở đây, nhưng không cách nào nói chuyện được với họ. Tôi thậm chí còn có thể bay vào một căn phòng khác, tôi nghe thấy một bệnh nhân đang phàn nàn: “Ồn ào quá”. Y tá nói với cô: “Paula ở phòng bên cạnh bệnh rất trầm trọng”. Sau đó tôi bay trở về, nhìn thấy chồng tôi đã đến, anh nói với bác sĩ: “Làm sao tôi có thể nói với các con điều này đây?” Tôi nghĩ tôi thực sự đã chết rồi, niệm đầu thứ hai của tôi không phải là sợ hãi, mà lại cảm thấy đây có thể là một trải nghiệm thú vị, tôi muốn nói với họ: “Tôi đang ở đây khi đó, tôi thậm chí có thể nhìn thấy họ và nghe được họ nói chuyện, nhưng không cách nào nói chuyện với họ, điều này khiến người ta rất chán chường. Khi tôi nhìn thấy họ đang cấp cứu cho tôi, trong phòng trở nên sáng rực, như một cái lồng chụp lớn đầy màu sắc bao phủ lên tôi, ở giữa cái lồng là ánh sáng lấp lánh vô cùng rực rỡ. Tôi biết trung tâm ánh sáng kia chính là nơi tôi muốn đến. Sau đó có vài người bước ra từ ánh sáng, họ không phải là Thượng Đế hay Thiên Sứ mà là những người bình thường giống như tôi. Cuối cùng tôi đã trở về thân thể của mình. Tôi nhìn thấy bác sĩ đang lắc bả vai của tôi gọi lớn: “Paula, Paula, hãy trở lại”. Vào lúc đó tôi đã trở về thân thể và tỉnh lại.

Dịch từ: https://media.zhengjian.org/media/zjbooks/life_gate/02.htm

The post Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn (Phần 2.1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn – Một ngành khoa học mới đánh dấu bước ngoặt về trải nghiệm cận tử (Phần 1): Lời mở đầuhttps://chanhkien.org/2024/01/mo-canh-cua-sinh-tu-kham-pha-bi-an-cua-linh-hon-mot-nganh-khoa-hoc-moi-danh-dau-buoc-ngoat-ve-trai-nghiem-can-tu-phan-1-loi-mo-dau.htmlWed, 31 Jan 2024 05:40:46 +0000https://chanhkien.org/?p=32485[ChanhKien.org] Cuốn sách “Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn” được tổng hợp từ nhiều hiện tượng trải nghiệm cận tử, đồng thời tác giả sẽ dựa trên trí huệ trong quá trình tu luyện Pháp Luân Đại Pháp để đưa ra một số lời giải thích đối với hiện […]

The post Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn – Một ngành khoa học mới đánh dấu bước ngoặt về trải nghiệm cận tử (Phần 1): Lời mở đầu first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org]

Cuốn sách “Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn” được tổng hợp từ nhiều hiện tượng trải nghiệm cận tử, đồng thời tác giả sẽ dựa trên trí huệ trong quá trình tu luyện Pháp Luân Đại Pháp để đưa ra một số lời giải thích đối với hiện tượng này. Hy vọng quyển sách này sẽ giúp ích cho những ai đang tìm kiếm chân lý nhân sinh của đời người.

1. Lời mở đầu

Đời người ngắn ngủi, từ xưa đến nay, bất luận là đế vương khanh tướng, hay là bậc thánh hiền hào kiệt, đều khó tránh khỏi cái chết. Rất nhiều người cho rằng, con người chết giống như ngọn đèn tắt, là chấm dứt hết rồi, tất cả những gì khi còn sống đều trở thành khói mây. Thế nhưng, sự tồn tại của đời người lẽ nào chỉ như giây phút thoáng qua; nhục thể tiêu tan rồi, lẽ nào đồng nghĩa với việc sinh mệnh vĩnh viễn biến mất? Kỳ thực trong thế giới mà chúng ta đang sinh sống này, có quá nhiều hiện tượng và ví dụ nói cho chúng ta biết rằng, con người thực sự có linh hồn, mà linh hồn con người sẽ không tiêu mất sau khi chết, do đó tất cả những gì một người làm lúc sống, từ việc lớn cho tới việc nhỏ, dù tốt hay xấu, cũng đều sẽ mang theo cùng với linh hồn của người đó trong nhiều đời nhiều kiếp. Các bằng chứng cho thấy sự tồn tại của linh hồn là nhiều vô số kể. Trong cuốn sách điện tử này, chúng tôi đã chuẩn bị để cùng mọi người khám phá một nội dung trong vô số hiện tượng và trường hợp, đó là: Trải nghiệm cận tử (Viết tắt là NDE:Near Death Experience).

Rất nhiều người trong đời từng trải qua một lần hoặc thậm chí nhiều lần trải nghiệm thần bí: Nhìn thấy cảnh tượng kỳ lạ, gặp người thân đã qua đời, thậm chí chết đi sống lại, v.v. Trong khi mọi người giữ kín những hiện tượng này, thì những nhà khoa học chính trực và có nhận thức mới mẻ đã lặng lẽ bắt đầu một cuộc nghiên cứu khó khăn nhất trong lịch sử khoa học nhân loại, nhưng lại có ý nghĩa nhất, đó chính là nghiên cứu về trải nghiệm cận tử.

Trải nghiệm cận tử là một hiện tượng khá phổ biến. Ngay từ hơn 2000 năm trước, Plato trong cuốn sách “Cộng hòa” (The Republic) của mình đã viết về hiện tượng trải nghiệm cận tử. Nghiên cứu cho thấy, những người từng trải nghiệm cận tử phân bố tại các khu vực khác nhau trên thế giới, các chủng tộc, tôn giáo, tín ngưỡng và bối cảnh văn hóa khác nhau. Theo cuộc điều tra của Công ty thống kê Gallup nổi tiếng của Mỹ dự đoán, chỉ tính riêng nước Mỹ thì đến nay có ít nhất 130 triệu người trưởng thành sống khỏe mạnh từng kinh qua trải nghiệm cận tử, nếu tính luôn cả trẻ em, con số này sẽ còn cao hơn. Nghiên cứu của tiến sĩ Kenneth Ring và một số nhà nghiên cứu khác tiết lộ thêm rằng, có khoảng 35% người khi cận kề cái chết có trải nghiệm cận tử. Hiện nay, hiện tượng trải nghiệm cận tử đang ngày càng thu hút các nhà nghiên cứu từ nhiều lĩnh vực. Trong đó rất nhiều đều là học giả sáng giá trong lĩnh vực mà họ đã nghiên cứu. Ngoài tiến sĩ Kenneth Ring của trường đại học Connecticut, còn có Melvin Morse giáo sư của Trường đại học Washington, tiến sĩ Raymond A. Moody của trường đại học Nevada, tiến sĩ Ian Stevenson của trường đại học Virginia, tiến sĩ Linz Audain bác sĩ khoa nội của Đại học George Washington và đồng thời ông cũng là giám đốc điều hành cấp cao của công ty Mandate, tiến sĩ Charles Tart giảng viên Đại học California, v.v. Các bài báo liên quan đến nghiên cứu cận tử không ngừng được công bố trên các tạp chí y khoa có uy tín quốc tế như The Lancet và The Journal of Near Death Studies (Nghiên cứu trải nghiệm cận tử). Năm 1987, theo đề xuất của một số học giả, hiệp hội nghiên cứu trải nghiệm cận tử quốc tế chính thức được thành lập. Có thể nói, sự nghiên cứu đối với lĩnh vực thần bí này của giới khoa học đang trên đà phát triển.

Nghiên cứu về trải nghiệm cận tử (NDE) thời cận đại bắt nguồn từ nhà địa chất học người Thụy Sĩ Albert Heim. Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, ông bắt đầu nghiên cứu NDE từ một lần trải nghiệm của bản thân mình. Heim thích leo núi, một lần, khi ông đang leo lên dãy núi Alps (hay Anpơ), thì bị một trận cuồng phong thổi rơi xuống vách núi. Trong khoảng khắc đó, một kỳ tích đã xảy ra.

—–

“Dường như, ở trên vũ đài cách tôi một khoảng, tôi nhìn thấy mình xuất hiện với nhiều hình tượng khác nhau và toàn bộ quá khứ của bản thân. Tôi nhìn thấy bản thân mình là vai chính trong vở diễn này. Mỗi sự vật dường như đều bị ánh sáng của thiên đường tô điểm, không còn bi thương và lo âu, tất cả đều tươi đẹp rực rỡ. Ký ức về nỗi khốn khổ mà tôi đã từng chịu đựng hiện ra rất rõ ràng, nhưng nó không làm cho người ta cảm thấy đau buồn. Không có xung đột và mâu thuẫn, xung đột đã chuyển hóa thành yêu thương. Tư tưởng cao thượng và hòa ái ngự trị và thống nhất những ấn tượng đơn độc. Một loại cảm giác tĩnh mịch thần thánh giống như âm nhạc kỳ diệu gột rửa tâm hồn tôi”.

Trải nghiệm đó đã thôi thúc Heim tiến hành nghiên cứu sâu rộng về rất nhiều người đã từng kinh qua trải nghiệm tương tự, bao gồm cả những người lính bị thương trong chiến tranh, từ những công nhân xây dựng rơi từ trên công trình kiến trúc xuống, những ngư dân suýt chết đuối,… Năm 1892, trong luận văn nghiên cứu của mình ông đã nhắc đến: Trong số 30 người bị rơi và may mắn sống sót mà ông khảo sát, thì 95% người nói rằng họ cảm thấy bình tĩnh và hạnh phúc trong quá trình cận kề cái chết. Ông còn phát hiện trải nghiệm của họ là cực kỳ giống nhau: Rất nhiều hoạt động ý thức bay vút qua, năng lực siêu phàm dự đoán trước kết quả, ý thức tiêu tán khắp thời gian, nhanh chóng nhớ lại một đời của mình, nhìn thấy những cảnh tượng mỹ lệ siêu nhiên, nghe được âm nhạc thiên thượng văng vẳng bên tai.

“Không một chút bi thương, cũng không có nỗi sợ hãi có thể xuất hiện khi gặp một chút nguy hiểm… Không có lo lắng tuyệt vọng và thống khổ, chỉ có nghiêm túc, tiếp nhận một cách sâu sắc; tinh thần minh mẫn và hoạt động cao độ”.

Nghiên cứu của Heim dường như trở thành chất xúc tác mạnh mẽ khiến rất nhiều nhà nghiên cứu đã lần tiếp bước ông. Năm 1903, tác giả người Anh F.W.H. Myers đã hoàn thành cuốn sách “Bản chất con người và sự tồn tại của nó khi nhục thể tử vong” (Human personality and its survival of bodily death) gồm hai quyển; năm 1907, James H. (James Hervey) đã xuất bản bài báo “Ảo giác của người đang hấp hối” tại Hoa Kỳ, mang lại sức ảnh hưởng rất lớn. Năm 1926, nhà vật lý học nổi tiếng người Anh William Barrett đã xuất bản cuốn “Ảo giác lúc lâm chung”. Trong thời gian này, nghiên cứu cận tử nhận được sự ủng hộ rộng rãi.

Năm 1959, nhà tâm lý học Karlis Osis thuộc Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ lại tiếp tục nghiên cứu của Albert Heim bằng cách phân tích hàng trăm ghi chép chi tiết về trải nghiệm của bệnh nhân trong quá trình tử vong. Năm 1972, với sự giúp đỡ của E.Haraldsson, một nhà tâm lý học tại Iceland, nhóm nghiên cứu đã vượt qua ranh giới chủng tộc và văn hóa, mở rộng nghiên cứu sang Ấn Độ. Họ hợp tác cùng nhau và xuất bản cuốn sách Thời khắc tử vong (At the Hour of Death, 1972). Osis kết luận:

“Mặc dù nhiều bệnh nhân rơi vào trạng thái mất trí nhớ, bất tỉnh nhưng vẫn có những người ý thức giữ được tỉnh táo đến phút cuối cùng. Họ nói đã ‘nhìn thấy’ kiếp sau và có thể kể lại những trải nghiệm của mình trước lúc lâm chung. Ví dụ: Họ đã nhìn thấy người thân quá cố và linh hồn của bạn bè, nhìn thấy các nhân vật trong tôn giáo và truyện thần thoại, nhìn thấy ánh sáng thần kỳ, màu sắc rực rỡ mỹ lệ và những cảnh vật ở thế giới khác. Những trải nghiệm này rất có sức ảnh hưởng, nó mang lại cho họ sự yên tĩnh, an nhàn và tình cảm tôn giáo. Các bệnh nhân đã trải nghiệm ‘cái chết tốt đẹp’ một cách kỳ lạ, điều này hoàn toàn trái ngược với bóng tối và bi thương mà mọi người thường nghĩ về cái chết”.

Vào những năm 1970, Russell Noyce Jr., giáo sư tâm thần học tại Đại học Iowa và đồng nghiệp Roy Clayty đã cùng nhau nghiên cứu lượng lớn các mô tả về người lúc sắp chết, đồng thời cũng tiến hành nghiên cứu đối với những tường thuật mang tính tự truyện của từng cá nhân, trong nhóm nghiên cứu có cả nhà tâm lý học nổi tiếng, bậc thầy tâm thần học người Thụy Sĩ Karl G. Jung. Năm 1944, do mắc bệnh tim, ông Jung đã có trải nghiệm cận tử, trải nghiệm này đã thay đổi quan điểm nhận thức của ông về nhân loại. Ông viết: “Những gì xảy ra sau khi chết thật huy hoàng sáng lạn, nó khó diễn tả thành lời, đến mức cảm xúc và sức tưởng tượng của chúng ta không thể mô tả được đại khái về chúng”.

Trong khoảng thời gian từ năm 1972 đến năm 1974, tiến sĩ Raymond Moody đã thu thập được 150 trường hợp thực tế trải nghiệm cận tử (NDE), từ đó quy nạp những yếu tố thường gặp nhất của NDE: Nhẹ nhàng rời khỏi thân thể; đi qua một đường hầm tối đen; hướng về một chùm sáng mà bay đi; gặp gỡ những người thân thích; nhớ lại toàn bộ cảnh tượng lúc còn sống; không muốn quay trở lại thân thể; nhìn các thời không rõ ràng một cách phi thường; cảm giác thất vọng sau khi được chữa trị. Năm 1975, cuốn sách “Kiếp sau” (Life After Life) của ông được xuất bản, từ đây nghiên cứu trải nghiệm cận tử bước vào giai đoạn mới.

Những yếu tố được Moody liệt kê ra đều được miêu tả tương tự trong các báo cáo về trải nghiệm cận tử sau này, do đó chứng thực các nghiên cứu của Albert Heim, Karlis Osis, Russell Noyce Jr và Roy Clayty. Sau khi tổng hợp các trường hợp trải nghiệm cận tử, ông Moody đã đề xuất “Trải nghiệm lý tưởng hoặc trải nghiệm hoàn chỉnh dựa trên lý thuyết”, ông đã miêu tả như thế này:

“Một người đang cận kề cái chết, khi đạt đến sự thống khổ cực điểm của nhục thân, anh ấy nghe thấy tuyên bố của bác sĩ rằng bản thân mình đã chết, anh ấy bắt đầu nghe được âm thanh hỗn độn, tiếng chuông ngân hoặc tiếng vo ve, đồng thời cảm thấy mình đang lao nhanh qua một đường hầm đen tối. Sau đó, anh ấy đột nhiên phát hiện mình đã rời khỏi nhục thể, nhưng vẫn đang trong môi trường vật chất trực tiếp (Giải thích của người dịch: môi trường xã hội hiện tại). Anh ấy ở phía xa nhìn thân thể của mình, giống như một người đứng bên ngoài quan sát. Anh ấy quan sát quá trình sống lại của mình từ trên cao, cảm xúc hỗn loạn.

Một lúc sau, anh ấy bình tĩnh lại, dần dần quen thuộc với tình trạng này. Anh chú ý tới bản thân mình vẫn có một “thân thể”, nhưng mà tính cách đặc tính của nó so với anh khác biệt quá nhiều. Thoáng chốc lại xảy ra một số sự việc khác. Anh nhìn thấy linh hồn của người bạn đã chết, một vị Thần ân cần nhiệt tình mà anh chưa bao giờ nhìn thấy trước đây — một sinh mệnh giống như tia chớp — xuất hiện ở trước mặt anh ấy. Sinh mệnh này dùng phương thức phi ngôn ngữ để hỏi anh một vài vấn đề, bảo anh ấy đánh giá cuộc đời của mình, trong nháy mắt, những sự kiện chính trong đời của anh được triển hiện ra. Trong nhất thời, anh ấy phát hiện bản thân mình đang đến gần chướng ngại vật hoặc ranh giới nào đó, điều này hiển nhiên là đại biểu cho ranh giới giữa kiếp này và kiếp sau. Thế nhưng anh ấy biết mình nhất định phải trở lại nhân gian, là vì thời khắc tử vong vẫn chưa tới. Bởi vậy cho đến tận bây giờ anh vẫn cảm thấy hứng thú với trải nghiệm đã xảy ra sau khi chết, anh không muốn quay về nhân gian. Nhưng cho dù thái độ của bản thân anh như thế nào, cuối cùng anh ấy vẫn phải nhập vào thể xác và sống lại.

Moody thận trọng nhấn mạnh: Quá trình của mỗi trường hợp trải nghiệm cận tử đều không phải là hoàn toàn dựa theo phương thức kể trên, nhưng ông bị cuốn hút mê mẩn bởi một số trải nghiệm “giống nhau đến kinh ngạc”. Nghiên cứu của Moody đã mở đầu cho các nhà nghiên cứu trải nghiệm cận tử của thế hệ mới, những người xuất sắc trong số ấy gồm có: Tiến sĩ Kenneth Ring, tiến sĩ Michael Sabom, tiến sĩ Melvin Morse,… Nghiên cứu của họ rút ra các kết luận chủ yếu như sau:

– Không thể nghi ngờ gì nữa, trải nghiệm cận tử từng xảy ra nhiều lần trên thế giới. Trải nghiệm cận tử không chỉ giới hạn ở người trưởng thành, mà còn xảy ra ở trẻ em. Khoảng 35% người cận kề cái chết đều sẽ có trải nghiệm cận tử.

– Tuyệt đại đa số người trải nghiệm cận tử đều nói họ cảm thấy yên tĩnh và vui vẻ, mà không phải là thống khổ hoặc bị dày vò.

– Một số hiện tượng mà người trải nghiệm cận tử nhìn thấy không nhất định là trùng khớp với sự hiểu biết của bản thân anh ấy. Ví dụ, nhà vật lý học William Barrett có ghi chép rằng, một số trẻ em trong lúc trải nghiệm cận tử đã nhìn thấy một số thiên sứ không có cánh nên cảm thấy thất vọng.

– Trải nghiệm cận tử có ảnh hưởng rất lớn đối với đương sự, phần lớn những người này phát sinh sự chuyển biến cực kỳ lớn, tích cực, tâm hồn trở nên phong phú. Một số người vô thần luận sau khi kinh qua trải nghiệm cận tử đã hoàn toàn cải biến nhân sinh quan của bản thân, từ đó về sau trở thành người tín ngưỡng hữu thần luận thành kính.

Điều khiến người ta ngẫm nghĩ sâu hơn là, cũng không phải là tất cả những gì mà người trải nghiệm cận tử nhìn thấy đều là cảnh tượng tốt đẹp khiến người ta hạnh phúc. Có một số người trong trải nghiệm cận tử cũng nhìn thấy một số cảnh tượng đáng sợ. Ví dụ: Trong bài viết “Ấn tượng Thiên đường – 100 câu chuyện truyền miệng của những người sống lại sau khi chết” được đăng trên Minh Huệ Net có ghi chép về trải nghiệm cận tử đáng sợ của một trưởng cục cảnh sát ở Đức tên Stein Heideler. Trong một lần trải nghiệm cận tử ông nhìn thấy bản thân bị rất nhiều linh hồn tham lam xấu xí vây xung quanh, trong đó một linh hồn mở miệng lớn như cái chậu máu nhào tới muốn cắn ông. Còn có một số người khi trải nghiệm cận tử đã nhìn thấy những linh hồn có được kết cục khác nhau chiểu theo những việc làm khi họ còn sống. Những trường hợp trải nghiệm cận tử này khiến người ta vô tình nghĩ đến lời dạy “thiện ác hữu báo” của người Trung Quốc thời xưa.

Hiện tượng “linh hồn ly thể” không chỉ giới hạn trong những người cận kề cái chết, có một số ít người đang trong trạng thái thân thể khỏe mạnh cũng có trải nghiệm tương tự. Hiện tượng “linh hồn ly thể” của những người này càng khiến cho các nghiên cứu về NDE trở nên khả thi hơn khi tiến nhập vào thực nghiệm kiểm chứng. Ví dụ, tiến sĩ Charles Tart của Đại học California từng tiến hành kiểm tra thực nghiệm nghiêm ngặt đối với một phụ nữ tự xưng là thường trải nghiệm trạng thái “linh hồn ly thể”. Ông đặt tờ giấy ghi năm chữ số ngẫu nhiên trên một cái giá cao gần hai mét, yêu cầu người phụ nữ nằm trên giường trong phòng thí nghiệm không cách nào nhìn thấy được. Sau đó ông yêu cầu người được thí nghiệm này tìm cách bay tới chỗ cao kia để nhìn nội dung của tờ giấy, tức là “linh hồn ly thể”. Kết quả của thí nghiệm thực chứng là bà đã nói chính xác năm con số trên tờ giấy sau khi tuyên bố rằng linh hồn của bà ly thể vào đêm thứ tư. Mà xác suất đoán trúng năm con số này là 1/100.000, thí nhiệm chứng thực trên đã minh chứng cho khả năng tồn tại khách quan của trải nghiệm cận tử.

Người trải qua linh hồn ly thể nổi tiếng nhất

Trong lịch sử phải kể tới nhà khoa học, nhà triết học và nhà thần học nổi tiếng người Thụy Điển sống tại thế kỷ 18, ông Emanuel Swedenborg. Ông căn cứ theo những cảnh tượng mà bản thân nhìn thấy được trong linh giới khi linh hồn ly thể đi ngao du, lưu lại kiệt tác lớn “Học thuyết thiên đàng” (Heavenly Doctrine), đã miêu tả chi tiết cảnh tượng ông nhìn thấy tại linh giới và những tri thức liên quan tới linh giới mà ông có được khi giao tiếp với các sinh mệnh khác. Tác phẩm của ông có ảnh hưởng quan trọng đối với những gì xảy ra sau này, nó cũng ảnh hưởng đến nhiều người ngày nay. Nhiều học giả nổi tiếng vô cùng sùng bái ông, bao gồm Carl Jung nhà tâm thần học, nhà văn Mỹ nổi tiếng Helen Keller, nhà thơ Mỹ nổi tiếng Emerson, chính trị gia và nhà khoa học người Mỹ Benjamin Franklin, vợ chồng nhà thơ người Anh Browning, nhà thơ nhà văn nổi tiếng người Đức Goethe, nhà triết học và học giả thiền tông người Nhật Suzuki Daisetsu Teitarō, hai tổng thống Mỹ George Washington và Franklin D. Roosevelt cũng chịu ảnh hưởng của kiệt tác này.

Ngày càng xuất hiện nhiều ví dụ thực tế về trải nghiệm cận tử, các thành quả nghiên cứu ngày càng thấu triệt, khiến cho những người luôn hoài nghi không tin càng khó khăn hơn trong việc che giấu sự thật của trải nghiệm cận tử. Nghiên cứu trải nghiệm cận tử tiết lộ cho chúng ta không chỉ đơn thuần là hiện tượng, mà càng quan trọng hơn là phương pháp tư duy và con đường nghiên cứu được biểu thị bằng hiện tượng; nó không chỉ mở ra cho chúng ta cánh cửa thế giới sau khi chết, nhiều hơn là ý thức, sinh hoạt, cánh cửa của sinh mệnh.

Khoa học đang khám phá thế giới bên kia đạt được tiến triển rất lớn, nhưng khi khám phá lĩnh vực của bản thân nhân loại thì lại giống như nhà vật lý học Einstein từng nói: “Vẫn còn đang trong giai đoạn trẻ sơ sinh”, khám phá điều bí ẩn của bản thân nhân loại chắc hẳn sẽ phải trở thành mục tiêu của khoa học tương lai. Đối với những ai theo đuổi chân lý mà nói, ở chỗ khoa học vẫn chưa dám tiến vào, thì tín ngưỡng và dũng khí có vẻ rất trọng yếu. Nhìn chung từ những hiện tượng trải nghiệm cận tử và những người trải nghiệm cận kề cái chết từ đó có được cảm ngộ đối với nhân sinh, hiện tượng trải nghiệm cận tử có lẽ đang ám chỉ linh hồn của chúng ta không hề tiêu biến khi nhục thể của chúng ta tử vong. Vì để có trách nhiệm vĩnh viễn đối với sinh mệnh bản thân, chúng ta nên thiện đãi với bản thân mình và người khác. Giống như Pierre Teilhard de Chardin từng nói: “Có lẽ trong vũ trụ tồn tại một sự vật như là mục đích, thứ đó như là hy vọng và nhân từ, có lẽ trải nghiệm cận tử là lễ vật hoặc manh mối mà Thần đã ban cho nhân loại để khám phá sự bí ẩn của bản thân nhân loại”.

Dịch từ: https://media.zhengjian.org/media/zjbooks/life_gate/01.htm

Tài liệu tham khảo:

1. “Ấn tượng Thiên đường – 100 câu chuyện truyền miệng của những người sống lại sau khi chết”, tháng 1 năm 1999.

2. “Mở cánh cửa sinh tử” của Jean Rithie, tháng 10 năm 1998.

3. http://www. iands. org

4. Charles T. Tart,Journal of Near Death Studies, 17(2) Winter 1998

5. Melvin Morse, Paul Perry, Villard Books, New York,1994, Parting Visions: Uses and Meanings of Pre-Death, Psychic, and Spiritual Experiences

The post Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn – Một ngành khoa học mới đánh dấu bước ngoặt về trải nghiệm cận tử (Phần 1): Lời mở đầu first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tin ảnh: Bí ẩn chưa lời giải đáp – Hai mặt trời cùng lúc xuất hiệnhttps://chanhkien.org/2023/07/tin-anh-bi-an-chua-loi-giai-dap-hai-mat-troi-cung-luc-xuat-hien.htmlWed, 26 Jul 2023 03:53:17 +0000https://chanhkien.org/?p=30911[ChanhKien.org] Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/284441

The post Tin ảnh: Bí ẩn chưa lời giải đáp – Hai mặt trời cùng lúc xuất hiện first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org]

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/284441

The post Tin ảnh: Bí ẩn chưa lời giải đáp – Hai mặt trời cùng lúc xuất hiện first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Nhận thức của tôi đối với khoa học tối caohttps://chanhkien.org/2020/08/nhan-thuc-cua-toi-doi-voi-khoa-hoc-toi-cao.htmlMon, 17 Aug 2020 14:54:30 +0000https://chanhkien.org/?p=26477Tác giả: Đệ tử Đại Pháp Đài Loan   [ChanhKien.org] Lời nói đầu: Lúc còn bé đi học, tôi mãi cứ không hiểu về những thứ như thuyết duy vật, khoa học thực chứng, thuyết tiến hóa v.v. Lúc đó tôi cứ luôn thắc mắc vì sao lại thế này, vì sao lại biến thành […]

The post Nhận thức của tôi đối với khoa học tối cao first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Đệ tử Đại Pháp Đài Loan

 

[ChanhKien.org]

Lời nói đầu:

Lúc còn bé đi học, tôi mãi cứ không hiểu về những thứ như thuyết duy vật, khoa học thực chứng, thuyết tiến hóa v.v. Lúc đó tôi cứ luôn thắc mắc vì sao lại thế này, vì sao lại biến thành thế kia, rất nhiều câu hỏi vì sao, đến nỗi thầy giáo và người lớn mất kiên nhẫn nói, em chỉ cần nhớ và học những nội dung trong sách là đủ rồi, truy đến tận cùng vẫn không hiểu được căn nguyên, làm bài kiểm tra toàn bị điểm không, không có đáp án nào có thể giải khai những thắc mắc trong tâm tôi về khởi nguyên của sinh mệnh.

Từ nhỏ đến lớn, tôi không tiếp xúc với bất kỳ tôn giáo hay pháp môn nào, cũng không hiểu biết gì về những sự vật huyền hoặc, tâm trí tôi giống như một tờ giấy trắng, nhưng lúc bình thường khi nhắm mắt lại tôi có thể nhìn thấy những cảnh tượng khác nhau, cũng có thể tùy ý tiến nhập vào không gian mình muốn tiến nhập vào. Lớn lên tôi được tiếp xúc với Pháp Luân Đại Pháp, từ đó tôi đã đi trên con đường tu luyện phản bổn quy chân. Sau khi đọc cuốn Chuyển Pháp Luân và hơn 40 cuốn giảng Pháp ở các nơi của Sư phụ, tôi đã hiểu được việc tu luyện là gì, từ thời khắc đó, Đại Pháp đã giải khai cho tôi những ẩn đố về khởi nguyên của sinh mệnh.

1. Khởi nguyên của sinh mệnh

Nói một cách đơn giản theo nhận thức của cá nhân tôi:

Trật tự sắp xếp các hạt vật chất của sinh mệnh là có quy luật. Nói về phân tử, một phân tử có cơ chế cấu thành của nó, cũng như phạm vi bên ngoài và phạm vi bên trong nó, giống như cành cây phân nhánh mọc hướng ra ngoài vậy, giữa các phân tử cũng có một cơ chế vô hình liên kết chúng với nhau, giống như các mấu nối liên kết các cành cây tạo thành các mắt xích cần thiết. Phân tử cũng có chu kỳ nhất định, nó có thể tiêu vong rồi lại tái sinh, sự tiêu vong của phân tử thì con người hiện nay không cách nào tính toán bằng số liệu, nhưng đối với Thần thì có thể dùng đơn vị triệu “kiếp” để hình dung.

Đại sư Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp Luân Đại Pháp giảng:

Vì con số lớn nhất của con người chính là ‘triệu triệu’, dùng con số mà Phật tính đếm thì lớn nhất là ‘kiếp’, một kiếp là tương đương với hai tỷ năm, hai tỷ năm cấu thành một kiếp. Dùng ‘kiếp’ cũng không tính đếm được vũ trụ này có bao nhiêu tầng; không phải [nói về] bao nhiêu tầng trời, mà là bao nhiêu tầng vũ trụ, khổng lồ như thế. (Giảng Pháp Tại Pháp Hội Mỹ Quốc [1997])

Khi sự liên kết giữa các phân tử bị đứt đoạn, không hình thành được cấu trúc phân tử liên kết hoàn chỉnh, thì giữa nó sẽ sinh ra một nhân tố vật chất tối, nhân tố vật chất tối này không chịu ảnh hưởng bởi bất cứ lực tác động nào, nó hoàn toàn là một hạt vật chất đơn nhất khác.

Trong vũ trụ mà chúng ta nhìn thấy có tồn tại hình thái hố đen vũ trụ với các kích thước to nhỏ khác nhau, thành phần vật chất tối bên trong nó nhiều gấp hàng triệu lần so với số lượng vật chất đen ở xung quanh một hạt vật chất thông thường, nó là một trong những nhân tố cấu thành sự sinh ra và tái tạo vũ trụ. Vì cơ chế bên trong hố đen có tác dụng hấp thu tất cả mọi vật chất, sau khi hút vào trong, nó có thể phân giải tất cả vật chất, rồi ở trong một không gian vũ trụ khác nó phun ra một đám khí vũ trụ khác, quá trình này làm sản sinh ra các thiên hà trong vũ trụ mới. Đây là một hiện tượng xuất hiện trong quá trình sản sinh ra thiên thể vũ trụ mới mà các nhà thiên văn học hiện nay quan sát được. Bất cứ vật chất trong không gian nào đều có một đường vào và một đường ra, cơ chế tiêu vong và trùng tổ của nó đều đã được sắp xếp một cách có trật tự.

Nhân loại sinh tồn trong tam giới, xét từ góc độ khoa học hiện tại thì cũng là quá trình từ giải thể đến trùng tổ diễn ra trong phạm vi không gian vũ trụ thuộc tam giới. Trong tam giới có vô số tầng tầng không gian, nhưng ở đây chỉ nói đến một hạt vật chất trong đó chứa đựng một tiểu vũ trụ được tổ thành từ 3 tỷ thiên hà, vượt ra khỏi phạm vi ba nghìn lần trong chiều không gian của một hạt vật chất này thì tiến vào không gian kết cấu của tầng vũ trụ thứ hai, số lượng hạt vật chất lúc đó thì không thể dùng khoa học của con người để tính toán được nữa.

Hạt vật chất nguyên thủy tạo ra sinh mệnh là khởi nguyên từ Pháp Luân Đại Pháp, Ông là Pháp tạo ra tất cả các tầng thứ không gian vũ trụ, phương pháp cấu thành của Ông là toàn cơ. Trong lịch sử mà con người có thể biết được hiện nay, chữ Vạn (卍) đại biểu cho Phật, Thái Cực đại biểu cho Đạo, nhưng đó đều là những phù hiệu, ấn ký của những Giác giả đã đến độ nhân trong các thời kỳ lịch sử nhân loại khác nhau truyền thụ và lưu lại, thực ra ở không gian cao tầng mà nhìn thì đều là cùng một loại cơ chế có pháp tắc trong không gian vũ trụ. Mà đồ hình nguyên thủy hoàn chỉnh được pháp tắc trong không gian vũ trụ này tạo thành chính là đồ hình Pháp Luân, đặc tính của Ông là Chân, Thiện, Nhẫn. Những Giác Giả đã đến độ nhân trong các thời kỳ lịch sử nhân loại khác nhau, ấn ký mà họ truyền thụ không thể có kết cấu hoàn chỉnh như đồ hình Pháp Luân, vì những đại Giác Giả đến vào lúc đó chỉ có thể dùng ấn ký theo pháp tắc tầng thứ sở tại của họ để hạ thế truyền pháp độ nhân, còn hiện nay tất cả các không gian vũ trụ đang ở vào thời kỳ Đại Pháp chính Pháp, là thời đại Sáng Thế Chủ chính Pháp canh tân vũ trụ.

2. Ai mới thực sự là nhà khoa học chân chính

Khi tu luyện đến một tầng thứ tâm tính nhất định, con người có thể lấy một hạt vật chất đơn nhất cấu thành nên phân tử trong trường không gian của bản thân mình sắp xếp, tổ hợp thành một mặt phẳng của phù hiệu chữ vạn (卍) gồm chín điểm, nhưng không phải là kết cấu dạng điểm của một hạt vật chất (hạt điểm) mà khoa học ngày nay nghiên cứu được. Chín hạt điểm trong mặt phẳng này đều có mối liên hệ với nhau, mối liên hệ này có thể giống như sự phân nhánh của cây, nhìn bằng mắt thường thì không thấy được mối quan hệ liên quan của nó, nhưng trên thực chất nó có mối liên hệ. Khi công năng đạt đến mức có thể tổ hợp một hạt vật chất đơn nhất trở thành kết cấu bề mặt, thì có thể trực tiếp nhìn thấy hình ảnh dạng 2D của không gian khác, khi tổ hợp bề mặt của hạt vật chất thành sáu mặt phẳng tạo nên kết cấu hình lập phương, thì đồng thời có thể sinh ra hình ảnh lập thể 3D của không gian khác, hiện tượng này giới tu luyện chúng ta gọi là dùng thiên mục để nhìn thế giới (không gian ở vi quan).

Đại sư Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp Luân Đại Pháp giảng:

Khoa học là gì? Chư Phật, chư Thần nắm [trong tay] chính là khoa học tối cao. Họ nhận thức rõ ràng nhất về vật chất, họ ở vi quan đã có thể nhìn vật chất đến một [mức] vi quan nhất định rồi, cũng nhìn thấy vật chất lớn hơn của vũ trụ. (Chuyển Pháp Luân (Quyển II)– “Giảng Pháp ở Đại Dữ Sơn”)

Tâm tính của người tu luyện trực tiếp quyết định nhân tố chủ yếu để đột phá số tầng không gian, khi tầng thứ thiên mục có thể liên kết thể lập phương này với thể lập phương khác, thì có thể trực tiếp vượt khỏi không gian này để nhìn thấy cảnh tượng ở không gian khác, xuyên qua các chiều không gian của các tầng lạp tử, trong điện ảnh gọi là xuyên qua lỗ sâu (Wormhole), hình dung như vậy không chính xác lắm, nhưng lý luận trong điện ảnh không hề hư cấu. Trong điện ảnh, chúng ta có thể biết được những kiến thức phổ biến như vũ trụ song song, không gian đa vũ trụ, lỗ sâu, nhưng đó chỉ là do điện ảnh nhận thức từ một góc độ. Còn khoa học của Trung Quốc cổ đại mới là khoa học chân chính, tiếp cận gần nhất với văn hóa Thần truyền, khoa học hiện đại, chủ nghĩa duy vật, dinh dưỡng học, thuyết tiến hóa v.v. đều là thứ khoa học kỹ thuật phiến diện mà ma quỷ cố ý để những người ngoài hành tinh xấu xa truyền cho con người, mục đích chính là muốn dẫn dụ con người theo con đường khoa học giả tạo vô căn cứ, từ đó mà hủy hoại con người, đồng thời chiếm lấy thân thể người.

Năm ánh sáng hay vũ trụ, theo nhận thức của con người dường như có khoảng cách rất ra xôi, khoa học của người ngoài hành tinh cũng có thể sử dụng lỗ sâu để xuyên qua không gian, nhưng khoa học của chúng không thể thâm sâu như khoa học theo văn hóa bán Thần. Khoa học kỹ thuật của chúng dù phát triển đến mấy cũng chỉ đi xuyên qua được khoảng cách thời gian. Chúng đi xuyên qua các thời không khác nhau, có khi chỉ mất vài giây đã có thể nhảy đến không gian vật chất mà chúng muốn tới, nhưng chúng lại không có cách nào thoát khỏi sự ước chế của thời gian và không gian, vì thời gian cũng là Thần. Người ngoài hành tinh là một loại sinh mệnh do Thần tạo ra, chúng không thể trở thành Thần là vì không có thân thể người nên không thể tu luyện, cho nên chúng muốn đánh cắp thân thể người để tìm hiểu vì sao khoa học truyền thống của văn hóa Trung Quốc cổ đại lại tiến bộ hơn so với khoa học kỹ thuật của chúng. Đáng tiếc là chúng không thể được như ý, vì thứ mà chúng đánh cắp được chỉ là thân xác thịt lớn lên nhờ ăn lương thực chứ không phải là lớp da người cấu thành nên con người chỉnh thể, là vì tất cả mọi thứ đều do Thần an bài, không có lớp da người thì không thể nào tu luyện được. Muốn tu luyện thì phải tiến vào tam giới, nhập luân hồi, đắc được lớp da người thì mới có thể tu luyện, nhưng tất cả các sinh mệnh trong vũ trụ đều biết rằng, một khi tiến vào tam giới thì sẽ vĩnh viễn không quay trở ra được nữa, cho nên không ai dám xuống đây.

Trong mắt người ngoài hành tinh, người tu luyện là đáng kính nể nhất. Trong quá trình tu luyện, người tu luyện có thể kích phát ra bản năng tự thân của thân thể người, công năng của thân thể người thực ra đã có thể sánh với khoa học ngoài hành tinh, nhưng nhà khoa học chân chính (người tu luyện) lại không phải là con người có mang theo công năng đặc dị (bản năng của thân thể người), mà là khi tu luyện vượt ra khỏi tầng thứ thế gian pháp, thì tiến vào tầng thứ nắm giữ năng lượng Phật pháp thần thông. Đó không phải là bản năng của con người mà là một loại siêu năng lượng, các hạt vi quan của nó có thể xuyên thấu qua hạt vật chất của các tầng không gian, tầng thứ cao hơn thì có thể dùng một niệm để tạo thành vạn vật, dùng một niệm để tạo thành vũ trụ, cho nên ai mới là nhà khoa học chân chính? Đó chính là Thần.

3. Sự đề cao tâm tính có liên quan đến ước chế của pháp lý vũ trụ

Người tu luyện viên mãn, chúng ta vẫn gọi là Người giác ngộ, Phật giáo gọi là Phật, Đạo gia gọi là Chân nhân, họ có thể tự do xuyên qua thời không (quá khứ, hiện tại, tương lai), cũng có thể xuyên qua các chiều không gian vũ trụ khác nhau. Nhưng có một điều kiện ràng buộc để người tu luyện xuyên qua không gian, đó là cần phải phù hợp với tiêu chuẩn tầng thứ đạo đức và tâm tính, khi tâm tính càng cao thì vật chất tầng tầng không gian chuyển hóa càng lớn, tầng thứ đột phát càng nhiều, còn ngược lại thì sự ước chế càng nhiều.

Đại sư Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp Luân Đại Pháp giảng:

Bất kể vật chất nào trong vũ trụ, bao gồm tất cả toàn thể những vật chất tràn đầy trong toàn vũ trụ, chúng đều là những linh thể, chúng đều có tư tưởng; chúng đều là những hình thái tồn tại của Pháp vũ trụ tại các tầng khác nhau. Chúng không cho phép chư vị thăng hoa lên; chư vị muốn đề cao, nhưng đâu có đề cao được, chúng không cho phép chư vị nâng cao lên. Vì sao không cho phép chư vị lên cao? Bởi vì tâm tính của chư vị chưa đề cao lên. Mỗi một tầng đều có tiêu chuẩn khác nhau; muốn đề cao tầng, chư vị nhất định phải vứt bỏ những tư tưởng không tốt và đổ đi những thứ dơ bẩn, [và] đồng hoá với yêu cầu tiêu chuẩn của tầng ấy; có như vậy chư vị mới có thể lên đó. (“Bài giảng thứ nhất” – Chuyển Pháp Luân)

Người ngoài hành tinh không có nhận thức và yêu cầu về tầng thứ đạo đức tâm tính giống như con người, nó dựa vào kỹ thuật để nâng cao khoa học kỹ thuật, đây là chỗ khuyết thiếu khiến người ngoài hành tinh không thể vượt qua được Thần. Người ngoài hành tinh vì sao lại sợ Thần, là vì sự tồn tại của Thần là lĩnh vực mà nó chưa biết, giống như con kiến (người ngoài hành tinh) mà nhìn loài người (Thần), vì vậy người ngoài hành tinh rất sợ Thần.

Đại sư Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp Luân Đại Pháp giảng:

Các lạp tử vật chất nào cũng tồn tại một đặc tính, gọi là Chân, Thiện, Nhẫn. Đặc tính Chân, Thiện, Nhẫn của vũ trụ này ước chế hết thảy hết thảy mọi thứ tại các tầng vũ trụ khác nhau, vật chất chính là do các đặc tính của tinh thần tập hợp mà thành, do đó, vật chất và tinh thần, chúng là nhất tính. (Giảng Pháp tại Pháp hội Australia [1999])

Với khoa học của Trung Quốc cổ đại thì việc xuyên qua thời không không phải là chuyện thần thoại. Ví dụ một người tu luyện có siêu năng lực có thể lấy một cái cốc giấy, dùng cánh tay được tổ thành bởi các hạt vi quan ở không gian khác để tiến vào tầng không gian bề mặt của cốc giấy, lấy ra vật chất khác được cấu thành từ hạt vật chất khác của cốc giấy, quá trình tiến vào và lấy ra này là quá trình xuyên qua các không gian, tầng tầng không gian đều có một cái cốc giấy tương ứng. Hình dạng của cái cốc giấy do hạt vật chất càng vi quan hơn tổ hợp thành thì bề mặt của nó càng tinh tế và đẹp hơn, chúng tôi gọi đó là khái niệm về thời không trùng điệp, đây không hề là chuyện thần thoại, khoa học hiện nay cũng có thể nhận thức rõ điểm này.

4. Đại Pháp là căn bản

Qua kinh sách của Pháp Luân Đại Pháp chúng ta có thể biết rõ rằng, tầng thứ tâm tính đạo đức có liên quan đến sự ước chế của trường thời gian của vũ trụ. Căn nguyên nguồn gốc của tất cả mọi thứ trong vũ trụ đều bắt nguồn từ Đại Pháp, Sáng Thế Chủ không chỉ lưu lại Pháp lớn như vậy truyền cho con người thế gian, mà điều quan trọng nhất là phải đưa con người có thể tu luyện quay trở về, chân Pháp vạn năm khó gặp này ai có thể biết rõ và ngộ được thì người đó đã có thể bước lên con đường phản bổn quy chân viên mãn trong Đại Pháp.

Trong quá trình tu luyện và học Pháp, khi nhận thức được Đại Pháp là căn bản, tôi cũng từng thời từng khắc không ngừng đề cao, bài viết này chỉ có thể nói qua về một chút nhận thức rất ít ỏi của tôi. Chỉ cần con người kiên trì thực tu, thì Đại Pháp sẽ khai mở tương lai và trí huệ cho con người.

Ghi chú: Độc giả quan tâm đến Pháp Luân Đại Pháp có thể tìm hiểu trang web của Pháp Luân Đại Pháp tại địa chỉ: http://www.falundafa.org/

 

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/253174

The post Nhận thức của tôi đối với khoa học tối cao first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Khái quát về các không gian kháchttps://chanhkien.org/2015/06/khai-quat-ve-cac-khong-gian-khac.htmlMon, 15 Jun 2015 14:18:08 +0000http://chanhkien.org/?p=24224Tác giả: Xinfaming [ChanhKien.org] Các không gian khác với không gian chúng ta đang sống luôn là một điều bí ẩn đối với con người. Vậy thì các không gian khác trông như thế nào? Ở đây tôi xin giới thiệu một cách đơn giản. Phật Thích Ca Mâu Ni (Phật Siddarth Guatama) đưa ra […]

The post Khái quát về các không gian khác first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Xinfaming

[ChanhKien.org] Các không gian khác với không gian chúng ta đang sống luôn là một điều bí ẩn đối với con người. Vậy thì các không gian khác trông như thế nào? Ở đây tôi xin giới thiệu một cách đơn giản. Phật Thích Ca Mâu Ni (Phật Siddarth Guatama) đưa ra thuyết ‘Tam thiên đại thiên thế giới’. Ông nói rằng trong một hạt cát có 3.000 thế giới rất giống với thế giới của chúng ta.

Vậy một thế giới trong một hạt cát trông như thế nào? Trên thực tế, chúng ta đề cập đến ở đây là một thế giới trong một không gian vi quan. Không chỉ một hạt cát có nhiều thế giới, mà bên trong các vật chất khác cũng có nhiều thế giới. Tôi đã nhìn thấy một thế giới như vậy.

Tôi nhặt một mảnh gỗ nhỏ và nhìn thật sát vào nó. Bỗng nhiên một cảnh tượng hiện ra trước mắt tôi. Tôi nhìn thấy một sân bay ở bên trong với các đường băng và máy bay. Trên bầu trời, một vài máy bay đang hạ cánh. Có một chiếc trực thăng, giống như trực thăng trong thế giới chúng ta, đang lượn vòng quanh phía trên sân bay, có vẻ như nó vừa mới cất cánh. Một điều lạ là có một con rùa to bằng chiếc trực thăng cũng đang bay phía sau nó. Hình dáng của con rùa trông giống như rùa mà chúng ta biết trong thế giới của chúng ta, ngoại trừ cái đuôi của nó trông lớn hơn. Chú rùa này cũng có thể bay trên bầu trời.

Sư phụ Lý giảng trong Chuyển Pháp Luân rằng trong mỗi lỗ chân lông có một thành phố có xe lửa xe hơi đang chạy. Đó là cảnh tượng trong những thế giới vi quan. Trong Chuyển Pháp Luân Pháp Giải, Ngài còn giảng rõ:

“Thích Ca Mâu Ni giảng rằng trong một hạt cát có tam thiên đại thiên thế giới. Học thuyết của ông nói rằng trong hệ Ngân Hà này của chúng ta có ba ngàn tinh cầu, trong đó lại có con người có trí tuệ giống như nhân loại chúng ta. Ông còn giảng rằng trong một hạt cát cũng có tam thiên đại thiên thế giới như thế này. Nếu đúng như lời ấy, mọi người thử nghĩ xem, tại mức vi quan, một hạt cát cũng giống như hệ Ngân Hà này, cũng có xã hội nhân loại. Nếu cứ nhìn thật sâu xuống, chẳng phải trong hạt cát ấy cũng có sông và cát phải không? Như vậy bên trong hạt cát kia cũng còn có tam thiên đại thiên thế giới phải không? Vậy thì mỗi hạt cát bên trong hạt cát kia cũng còn có tam thiên đại thiên thế giới phải không? Vậy nên, đến tầng Như Lai mà nhìn cũng không đến tận cùng của nó được. Con người chỉ có thể nhìn thấy chân tướng của vũ trụ nếu tránh dùng cặp mắt thịt này do phân tử tạo thành. Tầng càng cao thì càng nhìn được vi quan hơn, và càng nhìn được ở phạm vi rộng lớn hơn. Thích Ca Mâu Ni không nhìn thấy được vật chất nhỏ nhất của vũ trụ, cũng không thấy được biên giới tối hậu của vũ trụ. Do đó vào những năm cuối đời, ông đã giảng một câu: “Kỳ đại vô ngoại”, ông không biết được vũ trụ rốt cuộc lớn ngần nào, và “kỳ tiểu vô nội”, vật chất nhỏ đến mức ông không thể nhìn thấy tận cùng.” (Chuyển Pháp Luân Pháp Giải) (tạm dịch)

Vật chất trong không gian của chúng ta đều được cấu thành từ phân tử. Dưới phân tử là nguyên tử, hạt nhân nguyên tử, proton, neutron (trung hòa tử), electron (điện tử), quark và lạp tử nhỏ nhất mà con người biết được là neutrino (trung vi tử), trên thực tế vẫn còn rất xa mới đến được thành phần nhỏ nhất tồn tại. Chẳng phải hình ảnh các electron quay quanh hạt nhân nguyên tử giống với hình ảnh Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời sao? Thực ra, chúng đều được kiểm soát bởi cùng một cơ chế. Liệu có các sinh mệnh sống trên bề mặt các electron không? Nếu thiên mục người ta mở đến một tầng cao nào đó thì có thể nhìn thấy họ. Hiện nay, người ta gọi sự chuyển động của các electron là các ‘đám mây electron’. Đó là vì họ không có thiết bị nào để đo quỹ đạo của electron. Thiết bị của chúng ta đều được cấu tạo từ phân tử, vì thế nó không thể thấy được các sinh mệnh sống trên các electron. Con mắt thứ ba của người tu luyện được cấu thành từ các lạp tử cao năng lượng, vì thế họ có thể quan sát các cảnh tượng này.

Thực ra, ‘tam thiên đại thiên thế giới’ mà Thích Ca Mâu Ni giảng là chỉ nói đến một phần của kết cấu theo chiều ngang của vũ trụ, trong đó các sinh mệnh sống thuộc về một tầng thấp, hoặc trong lớp vỏ ngoài của vũ trụ. Kết cấu của vũ trụ rất phức tạp. Nó còn bao gồm một số hệ thống khác nữa. Các thế giới của Phật và Thần đều không tồn tại trong hệ thống này; chúng ở trong các không gian theo chiều dọc. Các thế giới này được cấu thành từ các thành phần vi tế hơn và mức năng lượng cao hơn. Con người không thể hiểu được chúng trừ phi con người tu luyện. Tôi cũng đã nhìn thấy một thế giới như thế. Vẻ tráng lệ của nó không thể mô tả được bằng ngôn ngữ của con người. Tôi đã trải nghiệm những gì Sư phụ Lý giảng: “Vẻ đẹp và sự vi diệu vô hạn của nó không thể mô tả được bằng lời. Hàng vạn ánh sáng và màu sắc làm loá hai mắt.” Ở một tầng thứ nhất định, những vật chất này trông như làm bằng kim cương, có những lối đi có mái vòm được trang trí rất đẹp mắt cùng những kiến trúc trông như cung điện….

Người tu luyện gom chọn vật chất cao năng lượng từ không gian chiều dọc. Khi cơ thể của họ được hoàn toàn thay thế bằng vật chất cao năng lượng, họ có thể đi xuyên qua không gian này. Tôi cũng đã có một trải nghiệm như thế. Một buổi sáng vào cuối năm 1999 sau khi tôi thức giấc và chuẩn bị luyện các bài công pháp của Pháp Luân Công, cơ thể tôi đột nhiên bay lên khỏi chiếc giường tầm một mét. Tôi đã ở trên không một lúc lâu. Sau đó tôi bắt đầu trôi trong không khí và đi xuyên qua một bức tường. Sau đó tôi lại đi xuyên trở lại rồi lại vượt qua một bức tường khác. Rồi đột nhiên tôi tăng tốc và đi vào một không gian khác, di chuyển bên trong và nhìn thấy các sinh mệnh đang sống trong không gian đó.

Những trải nghiệm này chỉ là những triển hiện của Đại Pháp ở một tầng thứ thấp. Tuy nhiên, đối với khoa học hiện đại thì điều này đã là không thể hiểu được. Về điều này, Sư phụ Lý đã giảng như sau: “Tư tưởng chỉ đạo về nghiên cứu và phát triển của khoa học nhân loại hiện nay chỉ có thể hạn cuộc trong thế giới vật chất. Sự vật được nhận thức rồi thì nó mới được nghiên cứu. Người ta cứ theo lề lối ấy. Nhưng tại không gian chúng ta có những hiện tượng tuy nhìn không thấy sờ không được, nhưng tồn tại một cách khách quan, và lại có khả năng phản ánh đến không gian vật chất chúng ta, có biểu hiện hết sức thực tại, người ta lại khước từ không động chạm đến, cho đó là những hiện tượng bất minh”. (“Luận ngữ”, Chuyển Pháp Luân)

Cách duy nhất để hiểu được các hiện tượng này là thông qua Phật Pháp. “Từ nghìn xưa đến nay, có thể đưa ra thuyết minh sáng tỏ đầy đủ về nhân loại, mỗi từng không gian vật chất tồn tại, sinh mệnh, cho đến toàn vũ trụ, thì chỉ có Phật Pháp”. (“Luận ngữ”, Chuyển Pháp Luân)

Dịch từ http://www.pureinsight.org/node/988

The post Khái quát về các không gian khác first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Trí khôn của loài khỉhttps://chanhkien.org/2015/05/tri-khon-cua-loai-khi.htmlSun, 10 May 2015 15:22:08 +0000http://chanhkien.org/?p=24121Tác giả: Một đệ tử Đại Pháp ở Seatle [ChanhKien.org] Cách đây vài năm, nữ khoa học gia xuất sắc người Anh, Jane Goodall, đã khiến cả thế giới sửng sốt với kết quả nghiên cứu của bà về những con tinh tinh hoang dã ở châu Phi biết sử dụng công cụ. Phát hiện […]

The post Trí khôn của loài khỉ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Một đệ tử Đại Pháp ở Seatle

[ChanhKien.org] Cách đây vài năm, nữ khoa học gia xuất sắc người Anh, Jane Goodall, đã khiến cả thế giới sửng sốt với kết quả nghiên cứu của bà về những con tinh tinh hoang dã ở châu Phi biết sử dụng công cụ. Phát hiện này đã gây nên một chấn động, không chỉ trong giới khoa học mà cả cho những người không chuyên. Đầu tiên, một trong các con tinh tinh đã dùng một cái que trong khi các con khác đứng nhìn. Không lâu sau đó, vài con khác đã dùng công cụ này và sau một vài ngày thì cả đàn tinh tinh, cả con cái lẫn con đực và tinh tinh con, đều sử dụng que gỗ làm công cụ.

Việc những loài linh trưởng không phải người biết sử dụng công cụ đã từng là khái niệm không tưởng. Người ta luôn giả thuyết rằng những loài cấp thấp hơn con người trong đồ hình tiến hoá đều thiếu trí khôn để có thể suy nghĩ một cách logic và chúng vẫn luôn muốn có được khả năng giải quyết vấn đề. Những quan sát của tiến sĩ Goodfall đã chứng minh rằng giả thuyết đó là sai lầm. Những con tinh tinh mà bà nghiên cứu đã biết sử dụng cành cây để khều những con côn trùng ưa thích của mình ra khỏi những khúc gỗ khi ngón tay của chúng không đủ với tới bên trong khe hở. Chúng ta đã nghiên cứu loài động vật này chưa đủ thấu đáo để nhận ra rằng chúng có thể có ý thức và có khả năng biết suy luận (Tham khảo thêm về Tiến sĩ J. Goodall và nghiên cứu của bà tại đây http://www.janegoodall.org).

screen-shot-2014-07-20-at-3-23-48-am

Tinh tinh đã biết sử dụng cành cây để khều những con côn trùng ra khỏi những khúc gỗ khi ngón tay của chúng không đủ với tới bên trong khe hở. (Nguồn: JaneGoodall.org)

Bởi vì tất cả những sinh mệnh sống và các thành phần bên trong của chúng, kể cả vật chất, trí khôn, khái niệm, và khả năng suy luận đều là một phần khăng khít của vũ trụ khổng lồ này. Không ngạc nhiên khi các nhà khoa học luôn luôn và mãi mãi tò mò về hành vi của con người, động vật, các sinh mệnh dưới biển, các điều kiện khí quyển, trăng sao, hành tinh, vũ trụ học, thời tiết và những thứ hiện tượng không tưởng khác. Chúng ta không nên coi nhẹ bất kỳ một phát hiện nào chỉ vì khoa học chưa thể chứng minh nó thông qua phương pháp loại trừ hay qua khảo sát. Nếu chúng ta cởi mở đối với các trải nghiệm mới, tách khỏi sự cứng nhắc của những yêu cầu khoa học dựa trên nền tảng của châu Âu về cái gọi là “bằng chứng tuyệt đối”, tâm trí của chúng ta sẽ có thể mở rộng và cho phép các khả năng hoàn toàn mới có thể xảy ra.

Một khoa học gia khác, tiến sĩ Cleve Backster, đã mở rộng tư duy của mình để mang lại lợi ích cho tất cả chúng ta, bằng những thí nghiệm trên thực vật nổi tiếng của ông. Những thí nghiệm này được phát triển từ những nghiên cứu của ông với máy dò nói dối. Năm 1996 ông tiến hành một thí nghiệm để tìm hiểu xem liệu thực vật có thể phản ứng giống với những người được nối với máy dò nói dối hay không. Tiến sĩ Backster đã vô cùng sửng sốt khi phát hiện rằng thực vật thật sự có phản ứng với giọng nói, cũng như với những ý niệm mang tính gợi ý. Phản ứng của chúng thể hiện trên máy dò nói dối bằng những đường cong tương tự giống như con người khi được đặt một số câu hỏi. Những câu trả lời được phiên dịch lại dựa trên “phản ứng kích ứng da” được hiển thị trên máy dò nói dối. Một số người đã dèm pha những thí nghiệm của tiến sĩ Backster, nhưng những người khác đều bảo vệ ông và phương pháp sử dụng máy dò nói dối, nói rằng những phản ứng kích ứng da có liên quan đến sự kích thích thần kinh, mà điều này lại liên quan với tính trung thực, vốn dĩ Chân là một nguyên lý của vũ trụ. Tiến sĩ Chundra Bose ở Ấn độ đồng tình rằng thực vật là những sinh mệnh, và một diễn giả tại hội thảo ở IBM cũng đã xác nhận rằng thực vật thật sự có thể hồi đáp lại những thông điệp gửi bằng suy nghĩ của con người. (Tham khảo thêm về những thử nghiệm trên đây và về ngài Jagadis Chundra Bose trong cuốn Từ điển của những người theo chủ nghĩa hoài nghi của Robert Todd Carroll, hoặc trên website http://skepdic.com/plants.html, tại đây cũng có nhiều bình luận của độc giả).

Nếu thực vật thật sự có thể thể hiện trí khôn, chẳng phải chúng cũng có liên kết với một hệ thống tổng hoà trong vũ trụ sao? Năm 1992, một nhà hiền triết hiện đại đã xuất hiện ở Trung Quốc, những bài giảng của ông dựa trên quy luật của vũ trụ, chân lý của vũ trụ, được thể hiện qua ba nguyên lý giản dị: Chân, Thiện, và Nhẫn. Đâu mới là mục đích tối hậu thật sự của tất cả các nghiên cứu khoa học? Theo ngôn ngữ hiện đại, người ta cho rằng để đạt được mục đích này thì phải lấy thực nghiệm làm biện pháp tìm kiếm chân lý. Việc theo đuổi khoa học chân chính có nghĩa là tìm kiếm chân lý tối cao trong mọi lĩnh vực, thậm chí là tìm ra sự lý giải cho các thay đổi trong xã hội, con người, thực vật hay động vật.

Tiến sĩ Ken Keyes. Jr đã phát hiện ra một sự chuyển biến đáng kinh ngạc trong hành vi xã hội của một đàn khỉ Nhật trên đảo Koshima mà ông quan sát. Những phát hiện của ông đã được đưa vào một chuỗi phóng sự truyền hình. Những con khỉ này đã được nghiên cứu trong môi trường sinh sống của chúng trong hơn ba thập kỷ. Môi trường sinh sống của chúng gồm có địa hình đồi núi, cát, đá cuội, cây cối và sông suối nhỏ. Một trong số các nhà khoa học ném khoai lang sống vào những con khỉ này, những miếng khoai này rơi xuống cát. Các con khỉ thích ăn khoai nhưng không thích ăn cát. Thế là, một con khỉ nhặt một miếng khoai lang và mang ra suối để rửa, ngay trước mắt những nhà khoa học. Những con khỉ còn lại cũng quan sát chăm chú. Một con dạy một con khác rửa khoai lang. Trong sáu năm, tất cả khỉ con đã học được cách rửa khoai, và rồi một ngày nọ, tất cả các con khỉ trong bầy đều rửa thức ăn trước khi ăn. Hành động này một lần nữa cho thấy khả năng suy luận và kỹ năng giải quyết vấn đề. Sau đó một thời gian, một sự phát triển kinh ngạc chưa từng thấy đã xảy ra, các con khỉ thuộc giống nòi này trên những hòn đảo khác ở quần đảo Nhật Bản cũng bắt đầu rửa sạch củ quả mặc dù không ai quan sát thấy có con khỉ nào đi sang các hòn đảo khác. Sự kiện này chỉ có thể xảy ra bằng truyền cảm tư duy, bằng việc kết nối với nhận thức vũ trụ. Người ta còn có thể giải thích thế nào khác nữa về khả năng điều chỉnh hành vi của động vật từ một hòn đảo này tới một hòn đảo khác? (Tham khảo thêm cuốn sách của Tiến sĩ Ken Keyes, Jr Con khỉ thứ một trăm, [trong Thư viện Quốc hội nhưng không có bản quyền] hoặc trên website tại http://www.sfheart.com/hundredth_monkey.html. Cuốn sách này của Tiến sĩ Keys được nhà xuất bản Vision Books/USA xuất bản tháng 04 năm 1984).

172f6e88-3ee1-4f9c-be89-c3a9c86d4bf9

 

Nhà khoa học ném khoai lang sống xuống cát. Thế là, một con khỉ nhặt một miếng khoai lang và mang ra suối để rửa. (Nguồn: The 100th Monkey)

Trong hàng thế kỷ người ta luôn cho rằng chỉ bằng cách đi theo các nguyên tắc khoa học nhất định nào đó thì con người mới có thể học tập và có thể phát triển kỹ năng. Nếu không có một quyền năng dẫn lối, liệu có đủ thời gian trong một đời người để tìm kiếm chân lý tối hậu, chân lý của vũ trụ, hay không? Nếu người nào muốn theo đuổi chân lý tối hậu một cách nghiêm túc, có lẽ họ nên nhìn nhận khoa học hiện đại với một sự hoài nghi nhất định và chú ý hơn nữa đến những bài giảng mới được giảng ra gần đây ở Trung Quốc, tất cả đều được tập hợp thành một công trình khoa học thực sự, một chân lý khoa học tối hậu, cuốn sách Chuyển Pháp Luân.

Dịch từ: http://pureinsight.org/node/193

The post Trí khôn của loài khỉ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Cuộc chiến của người Trung Quốc cổ đại với người ngoài hành tinhhttps://chanhkien.org/2015/02/cuoc-chien-cua-nguoi-trung-quoc-co-dai-voi-nguoi-ngoai-hanh-tinh.htmlWed, 11 Feb 2015 03:12:38 +0000http://chanhkien.org/?p=23910[ChanhKien.org] Căn cứ theo một số bức bích họa thời Trung Quốc cổ đại, miền bắc Trung Quốc có thể đã từng chịu sự xâm lược của người ngoài hành tinh, hơn nữa còn phát triển một cuộc chiến tranh với người ngoài hành tinh kéo dài 300 năm! Quân đội người ngoài hành tinh […]

The post Cuộc chiến của người Trung Quốc cổ đại với người ngoài hành tinh first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org]Căn cứ theo một số bức bích họa thời Trung Quốc cổ đại, miền bắc Trung Quốc có thể đã từng chịu sự xâm lược của người ngoài hành tinh, hơn nữa còn phát triển một cuộc chiến tranh với người ngoài hành tinh kéo dài 300 năm! Quân đội người ngoài hành tinh nô dịch người Trung Quốc, kiến tạo các kim tự tháp, hơn nữa còn khởi phát chiến tranh với thế lực của các bộ lạc khác nhau. Đồng thời cùng với đó, cư dân các bộ lạc miền bắc cũng phát động những cuộc kháng chiến chống lại người ngoài hành tinh! Theo những gì ghi trên bích họa, khi đó có một nhóm người khổng lồ tóc đỏ thân mặc áo giáp da, cao khoảng 12 feet (khoảng 3,65m) giúp đỡ người Trung Quốc cổ đại phản kháng kẻ xâm lược ngoài hành tinh. Cùng thời kỳ đó, người khổng lồ tóc đỏ cũng xuất hiện ở các nơi trên thế giới, họ đã đánh đuổi đội quân xâm lược ngoài hành tinh trở về vũ trụ, họ đã cứu người Trung Quốc, hoặc có thể nói, họ đã cứu cả Trái Đất này.

Chữ Giáp cốt tiết lộ về cuộc chiến giữa người ngoài hành tinh và người khổng lồ tóc đỏ

Tiến sĩ Zecharia Sitchin, nhà nghiên cứu về người Annunaki và các nền văn hóa khác, cho biết từ 25.000 đến 30.000 năm trước, hai thành phố phát triển cao độ ở miền bắc Ấn Độ và vùng sa mạc Gobi ở Mông Cổ từng gặp phải thời tiết ô nhiễm nghiêm trọng và chiến tranh hạt nhân.

Nhưng phương Tây lại có rất ít người biết một điều rằng, nơi miển bắc Trung Quốc bị băng tuyết che phủ, cũng đã từng có một cuộc chiến tranh với quy mô ngoài sức tưởng tượng của con người. Những bên tham chiến gồm có: người Trung Quốc và người khổng lồ tóc đỏ, chống lại người ngoài hành tinh.

Một cuộc chiến tranh đáng sợ

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện được những thông tin kỳ lạ trong các “Giáp cốt văn” khai quật được tại Trung Quốc và Siberia, kết hợp với những câu chuyện thần thoại lưu truyền từ xưa tại vùng đó. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra một giả thuyết đáng kinh ngạc: Người ngoài hành tinh đáp xuống từ trên bầu trời và xâm nhập vào miền bắc Trung Quốc, hơn nữa còn coi người Trung Quốc và muôn thú như nô lệ.

Những thông tin liên quan tới cuộc chiến này vẫn được lưu giữ

Vì để con cháu đời sau nhớ được sự tích của tổ tiên, người Trung Quốc thời cổ đã ghi lại những sự kiện có ý nghĩa trọng đại lên xương bả vai trâu bò hoặc trên mai rùa – gọi là “Giáp cốt văn” (chữ khắc trên xương). Trải qua nhiều niên đai, chữ viết của Trung Quốc đã có những cải tiến rất lớn, hình và âm đều trở nên thích hợp cho việc giao lưu hơn, nhưng cùng với đó, những sự kiện có tính lịch sử được truyền dưới dạng chữ viết lại không thể dùng văn tự hiện đại mà biểu đạt ra được.

Ngọc bội thời cổ đại có khắc hình người ngoài hành tinh

Điều may mắn là một bộ phận lớn tơ lụa và giấy Tuyên Thành, dùng để ghi lại những việc lớn, vẫn được bảo tồn đến ngày nay.

“Thần” phẫn nộ xâm lược người cổ đại tay không tấc sắt

Xâu chuỗi lại sự kiện của cuộc xâm lăng

Khi phi thuyền của những người ngoài hành tinh này đến Trung Quốc, lịch pháp của Trung Quốc lúc bấy giờ vẫn chưa xuất hiện, do đó chỉ có thể suy đoán đại khái thời gian người ngoài hành tinh xâm nhập vào Trung Quốc. Bộ phận học giả người châu Á cho rằng, lịch pháp của Trung Quốc bắt nguồn từ thế kỷ 14 TCN. Nhưng lại có một quan điểm khác cho rằng lịch pháp của Trung Quốc xuất hiện vào năm 2637 TCN, do Hoàng Đế sáng tạo ra.

Quan điểm thứ hai đã được chính phủ công nhận, tức là lịch âm của Trung Quốc khởi nguồn từ thế kỷ 27 TCN, tức là nếu theo Tây lịch là năm 2012, thì theo âm lịch Trung Quốc là năm 4710.

Văn vật có liên quan tới cuộc chiến

Vậy là chúng ta có thể suy đoán, sau sự kiện người ngoài hành tinh xâm lăng, nô dịch còn có cuộc chiến tranh sau đó nữa, xảy ra trước thế kỷ 30 TCN.

Sự việc phát sinh trong khoảng thời gian đó không có cách nào dùng Giáp cốt văn để ghi chép lại. Nhưng trên một tảng đá có lịch sử 3000 năm, các học giả phát hiện ra rằng đội quân xâm lược ngoài hành tinh có thể vẫn chưa rời đi. Tảng đá khắc hình người này, được phát hiện ở giáp biển Nam Hải – Quảng Đông của Trung Quốc, là một phần của ẩn đố về cuộc chiến tranh thời viễn cổ, đồng thời đã miêu tả người Trung Quốc cổ đại bị ép buộc phải tham dự vào cuộc chiến tranh giữa các hành tinh.

Tảng đá ghi chép lại dấu tích người ngoài hành tinh

Căn cứ vào những văn vật cổ đại ghi chép về cuộc chiến này, những miêu tả về kẻ xâm lược xưa kia và người ngoài hành tinh hiện đại giống nhau đến kinh ngạc: dáng cao, người gầy, một khi rời khỏi phi thuyển thời gian lâu thì phải mang theo mũ sắt (cái chụp thở), trên mũ săt có hai đến ba cái giống như măng tre (dây ăng ten).

Đĩa bằng đá ghi lại cuộc chiến tranh

Sau khi người ngoài hành tinh đến Trung Quốc, người vùng đó bị bắt làm nô dịch cho người ngoài hành tinh. Điều này làm chúng ta liên tưởng đến quan điểm về người Šumeru của tiến sĩ Sitchin: ông tuyên bố, người Šumeru và những nền văn hóa cổ đại khác đều có ghi chép rằng họ từng lâm vào tình cảnh làm nô lệ cho người ngoài hành tinh, hơn nữa họ còn khai thác mỏ vàng cho người ngoài hành tinh – dưới sự ép buộc của người ngoài hành tinh, họ đã xây dựng kim tự tháp và một số đường ống có thể hấp thụ vàng từ bên trong Trái Đất. Đây cũng là sự việc mà người Trung Quốc đã trải qua.

Học giả Trung Quốc cho rằng, kim tự tháp này là căn cứ địa của người ngoài hành tinh

Các kim tự tháp lớn nhỏ phân bố khắp vùng đất Thần Châu (tên cổ của Trung Quốc), một số học giả ở các trường đại học Trung Quốc chỉ ra rằng một bộ phận kim tự tháp trong đó đã có lịch sử vài chục nghìn năm. Giống như người Ai Cập cổ đại và nền văn minh châu Mỹ cổ đại, nền văn minh châu Á cổ đại mặc dù thần bí, nhưng không có khả năng kiến tạo kim tự tháp. Kim tự tháp không có bất kỳ sắc thái tôn giáo và mục đích nào, lại không có quan hệ gì với ngành nghề duy nhất trong xã hội thời bấy giờ (nông nghiệp).

Căn cứ vào những điều được lưu truyền trong các tác phẩm điêu khắc và những sách cổ quý giá, kết hợp với những thần thoại tại địa phương, các nhà nghiên cứu biết được rằng phần lớn người Trung Quốc trong thời gian bị người ngoài hành tinh nô dịch đã chết, hơn nữa còn xảy ra nhiều lần khởi nghĩa, họ định lật đổ những kẻ thống trị ngoại lai này, nhưng mỗi lần khởi nghĩa đều có kết cục thất bại.

Cứu tinh: người khổng lồ đến từ phương bắc

Dấu chân của người khổng lồ cổ đại dường như có ở khắp các nơi trên thế giới, họ đã giải cứu nhân loại bị nô dịch từ trong tay người ngoài hành tinh. Một bộ phận văn vật, di tích, xương, thậm chí là xác ướp của người khổng lồ vẫn được bảo tồn cho đến ngày nay.

Châu Mỹ, châu Âu, Siberia và một số vùng ở châu Á đều có những ghi chép về họ: những chiến sĩ tóc đỏ này trên người mặc áo giáp da, đứng dậy thì cao khoảng 3,65 mét.

Không có chữ viết ghi chép, nhưng căn cứ vào những miêu tả trong thần thoại cổ đại hiện còn tồn tại, những người khổng lồ này từ vùng tây bắc Trung Quốc kéo nhau đến, hơn nữa họ còn phát động chiến tranh với người ngoài hành tinh. Theo thần thoại miêu tả, những người khổng lồ này vô cùng khỏe mạnh, có thể dễ dàng nhấc bổng người ngoài hành tinh, bẻ gẫy lưng người ngoài hành tinh giống như bẻ gãy một cành cây tươi vậy. Người khổng lồ dũng mãnh làm người khác sợ hãi và những hành động can trường của họ đã khiến cho những kẻ xâm lược ngoài hành tinh trông giống như yêu ma này phải run sợ.

Người Trung Quốc liên minh với người khổng lồ tóc đỏ đánh lui người ngoài hành tinh

Mặc dù kẻ xâm lăng ngoài hành tinh có vũ khí hiện đại, nhưng đối diện với người khổng lồ tóc đỏ hung dữ mạnh mẽ và sự phản kháng đầy phẫn nộ của những người nô lệ châu Á, cuối cùng người ngoài hành tinh đã từ bỏ việc xâm lược.

Cuộc chiến tranh này xảy ra cách đây đã hơn 5000 năm, kẻ xâm lược ngoài hành tinh cũng không xuất hiện nữa, và chúng ta cũng hy vọng lịch sử sẽ không tái diễn nữa.

Dịch từ: http://news.zhengjian.org/2012/01/20/10392.古代中国人与外星人的战争.html

The post Cuộc chiến của người Trung Quốc cổ đại với người ngoài hành tinh first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tô Đông Pha từng gặp UFO?https://chanhkien.org/2013/08/to-dong-pha-tung-gap-ufo.htmlSat, 31 Aug 2013 04:33:12 +0000http://chanhkien.org/?p=22102Ngay từ 3.000-4.000 năm trước, Trung Quốc đã có truyền thuyết về "phi xa" (xe bay).

The post Tô Đông Pha từng gặp UFO? first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Một phần bức họa "Xích diệm đằng không" của Ngô Hữu Như thời nhà Thanh.

Một phần bức họa “Xích diệm đằng không” của Ngô Hữu Như thời nhà Thanh.

[Chanhkien.org] Ngay từ 3.000-4.000 năm trước, Trung Quốc đã có truyền thuyết về “phi xa” (xe bay). Về sau lại có những từ ngữ như “xích long”, “xa luân”, “úng”, “vu”, v.v. để miêu tả hoặc ẩn dụ về loại hiện tượng này.

Ngoại trừ truyền thuyết dân gian, trong cổ tịch Trung Quốc cũng có một lượng lớn ghi chép, chẳng hạn: «Trang Tử», «Thập di thiên», «Mộng khê bút đàm», «Ngự soạn thông giám cương mục», «Nhị thập tứ sử», «Sơn hải kinh», v.v. Ngoài ra, ở rất nhiều địa phương còn có ghi chép thực lục cực kỳ phong phú về loại “kỳ văn dị tượng” này. Tại huyện Tùng Tư tỉnh Hồ Bắc có ghi chép về cái gọi là “tiếp xúc loại thứ ba”. Thi nhân Tô Đông Pha triều Tống từng có một bài thơ miêu tả trải nghiệm tự thân của ông, thơ rằng: “…Giang tâm tự hữu cự hỏa minh, Phi diệm chiếu sơn tê điểu kinh…”

Kể rằng trên đường sang Hàng Châu nhậm chức, Tô Đông Pha từng đi chơi đêm tới chùa Kim Sơn ở Trấn Giang. Bấy giờ trên trời trăng mờ sao ít, bỗng nhiên giữa dòng sông nổi lên một quả cầu lửa, khiến Tô Đông Pha rất đỗi kinh ngạc. Do vậy trong bài «Du Kim Sơn tự», ông đã ghi lại tình cảnh này:

“Thị thời giang nguyệt sơ sinh phách,
Nhị canh nguyệt lạc thiên thâm hắc,
Giang tâm tự hữu cự hỏa minh,
Phi diệm chiếu sơn tê điểu kinh,
Trướng nhiên quy ngọa tâm mạc thức,
Phi quỷ phi nhân cánh hà vật?”

Tạm dịch:

“Dòng sông đang lúc đầu tháng còn chảy lững lờ,
Canh hai trăng xuống thấp trên bầu trời đen kịt,
Giữa dòng sông tự nhiên có ngọn lửa lớn chiếu rọi,
Lửa bay chiếu xuống núi khiến chim chóc thất kinh,
Trở về đi ngủ mà trong lòng bồn chồn trống rỗng,
Không phải người không phải quỷ rốt cuộc là vật gì?”

Thẩm Quát, nhà khoa học triều Tống thường dùng “địa học thuyết” để giải thích hiện tượng UFO. Trong «Mộng khê bút đàm», quyển 21 có ghi lại sự kiện về vật phát sáng bất minh như sau: “Ở phủ nhà họ Lư tại nước Ngô, từng có vật bất minh xuất hiện dưới bức tường và cây cột, tỏa ra ánh sáng. Khi nhìn nó, thấy chuyển động giống như nước chảy, tựa cánh quạt quay. Vật lạ có hình chiếc quạt xòe ra, mang dấu vết của nước mà ánh lửa lại chói lọi. Lửa cháy cần nến, mà nó không cần gì. Có vị chúa nước Ngụy thường thấy vật này, hay nói lại với quan quân, chỉ khác biệt rất ít với thứ thấy trong phủ họ Lư, không rõ là vật gì nữa”.

Triều Minh cũng xuất hiện miêu tả về “vật thể bay hình xoắn ốc”

Theo giới thiệu của nghiên cứu viên Đài Thiên văn Vân Nam thuộc Viện Khoa học Trung Quốc, vào những năm Càn Long, «Triều Châu phủ chí» ở Quảng Đông có ghi lại rằng: “Đêm mùng 3 tháng 12 năm Vạn Lịch thứ 5 thời Minh Thần Tông, ngôi sao có đuôi xoay chuyển như bánh xe, ngọn lửa sáng chiếu trời, một lúc sau thì tắt”.

Ghi chép này là điển hình trong miêu tả về “vật thể bay hình xoắn ốc” thời cổ đại. Người ta cho rằng vật thể bay hình xoắn ốc như miêu tả trên chỉ có trong thời hiện đại, thậm chí suy luận rằng hiện tượng này là xác tên lửa hoặc vệ tinh rơi xuống. Những ghi chép kiểu “ngôi sao có đuôi xoay chuyển như bánh xe” trong thư tịch cổ còn có rất nhiều.

Bức vẽ “Xích diệm đằng không” của họa sĩ triều Thanh được xem như báo cáo sinh động về UFO

Họa sĩ triều Thanh Ngô Hữu Như vào những năm cuối đời đã sáng tác ra bức họa “Xích diệm đằng không” (Ngọn lửa đỏ bay trên trời). Trong bức họa là cảnh người người qua lại đông nghịt trên cầu Chu Tước ở Nam Kinh, mắt đều hướng lên không trung, tranh nhau nhìn một khối cầu lửa tỏa sáng rực rỡ. Tác giả đã đề ký ở phía trên bức họa như sau: “Ngày 28 tháng 9, lúc 8 giờ tối, phía Nam thành Kim Lăng (nay là thành phố Nam Kinh), đột nhiên trông thấy tấm thảm lửa (tức khối cầu lửa) hình tròn, hướng từ Tây sang Đông, dường như có lõi lớn, sắc đỏ mà không sáng, phiêu đãng giữa lưng trời. Khách đi đường dừng hết cả lại, đua nhau ngước lên không, càng phân biệt rõ ràng với bầu trời đen. Đứng ở trên cầu Chu Tước, kiễng chân lên xem có không dưới mấy trăm người, sau một lúc số người giảm dần. Có người nói là sao chổi quá giang, có kẻ bảo là ngôi sao đang chạy. Chỉ trong nháy mắt, quả cầu trông như gần mà đã xa, tưởng như ở đó mà đã không còn, bay nhanh không sao tưởng tượng được. Có người nói là trẻ con thả đèn trời, do gió lớn ban đêm thổi về phía Bắc. Thế nhưng quả cầu bay mất hút về phía Đông, nên không thể là đèn trời được. Mỗi người một miệng, nhao nhao cả lên, suy đoán cũng cạn, cuối cùng có một cụ già nói: Vật này ban đầu trông bé mà có âm thanh, bay tĩnh đến mức nghe cũng không thấy tiếng, là do từ ngoài cửa Nam bay qua đây. Ô, lạ thay!”

Bức họa “Xích diệm đằng không” của Ngô Hữu Như có thể nói là một bản báo cáo tận mắt rất sinh động và chi tiết. Thời gian, địa điểm, số người chứng kiến, kích thước lớn nhỏ, màu sắc, độ sáng, tốc độ bay của quả cầu lửa bay qua thành Nam Kinh đều được ghi lại rõ. Bức họa sáng tác vào khoảng năm 1892 (năm Quang Tự thứ 18). Từ hơn 100 năm trước, người ta vẫn chưa có khái niệm về đĩa bay và UFO, nên họa sĩ đương nhiên cũng không thể biết được. Ngày nay, bức họa “Xích diệm đằng không” này đã trở thành một tài liệu lịch sử quý giá để nghiên cứu vật thể bay không xác định (UFO).

Dịch từ:

http://news.zhengjian.org/node/18008

The post Tô Đông Pha từng gặp UFO? first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Sông ở Tứ Xuyên hiện “hoa sen thần” (Video)https://chanhkien.org/2012/07/song-o-tu-xuyen-hien-hoa-sen-than-video.htmlhttps://chanhkien.org/2012/07/song-o-tu-xuyen-hien-hoa-sen-than-video.html#respondSun, 29 Jul 2012 13:58:41 +0000http://chanhkien.org/?p=20719Truyền thuyết cổ xưa đã trở thành sự thật? Trên sông Liên Hoa trường hà, thuộc trấn Liên Hoa, Tự Cống, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc bất ngờ hiện "hoa sen thần" như trong truyền thuyết thời nhà Minh, khiến người dân kinh ngạc!

The post Sông ở Tứ Xuyên hiện “hoa sen thần” (Video) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

[ChanhKien.org] Truyền thuyết cổ xưa đã trở thành sự thật? Trên sông Liên Hoa trường hà, thuộc trấn Liên Hoa, Tự Cống, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc bất ngờ hiện “hoa sen thần” như trong truyền thuyết thời nhà Minh, khiến người dân kinh ngạc!

Ngày 13 tháng 7 năm 2012, vào lúc 6 giờ sáng, trên sông Liên Hoa trường hà, thuộc trấn Liên Hoa, thành phố Tự Cống, tỉnh Tứ Xuyên đột nhiên hiện hoa sen trong truyền thuyết thời Minh. Các đóa “hoa sen” nổi lên từ đáy sông, kéo dài gần 2 giờ. Hoa sen trên sông mọc rất có quy luật, cứ cách 3 phút lại mọc một bông, cách nhau khoảng 3 mét, hiện ra hình tròn, ra ngoài 30 mét thì dần thành hình hoa sen, trong gần 100 mét thì dần dần nhập vào dòng nước, cảnh tượng vô cùng tráng lệ.

Khoảng 5 giờ chiều ngày 19/7/2012, trên sông Liên Hoa trường hà một lần nữa nổi lên cao trào hoa sen.

Các “hoa sen” này thoạt nhìn thì như vết dầu loang trên mặt nước, nhưng kỳ lạ là chúng tụ thành hình hoa sen, giống như đóa đóa hoa sen nở rộ giữa dòng sông.

Trấn Liên Hoa (có nghĩa là “hoa sen” trong tiếng Trung) nằm cách Tây Nam thành phố Tự Cống, Tứ Xuyên 31 km.

Sự xuất hiện hoa sen này đã sớm có trong truyền thuyết: Tương truyền vào thời Minh mạt, giờ Tý một đêm nọ, một vị đạo nhân phát hiện ở thượng lưu sông nở rộ một đóa hoa sen; sau đó, đạo nhân này xây dựng một ngôi tự miếu, gọi là “Liên Hoa tự”. Theo truyền thuyết, Liên Hoa tự miếu có “5 vạn đại hòa thượng, vô số tiểu hòa thượng”. Mỗi khi đêm xuống, hương khói lượn lờ, đèn đuốc sáng choang, giống như một đóa hoa sen nở rộ, tỏa sáng tứ phương, bởi vậy có tên gọi này.

Dịch từ:

http://news.zhengjian.org/node/13183

The post Sông ở Tứ Xuyên hiện “hoa sen thần” (Video) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/07/song-o-tu-xuyen-hien-hoa-sen-than-video.html/feed0
Nhục thân không bị mục rữa của cao tăng Việt Namhttps://chanhkien.org/2012/05/nhuc-than-khong-bi-muc-rua-cua-cao-tang-viet-nam.htmlhttps://chanhkien.org/2012/05/nhuc-than-khong-bi-muc-rua-cua-cao-tang-viet-nam.html#respondWed, 30 May 2012 14:29:57 +0000https://chanhkien.org/?p=17046Dưới đây là ảnh chụp nhục thân không bị mục rữa của Vũ Khắc Minh, tăng nhân Việt Nam sống vào thế kỷ 17.

The post Nhục thân không bị mục rữa của cao tăng Việt Nam first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Đồng Văn Vũ

[Chanhkien.org] Dưới đây là ảnh chụp nhục thân không bị mục rữa của Vũ Khắc Minh, tăng nhân Việt Nam sống vào thế kỷ 17. Ảnh do AFP chụp vào ngày 15/6/2001 tại tỉnh Hà Tây ở miền Bắc Việt Nam.

Vị tăng nhân vẫn giữ nguyên tư thế xếp bằng đả tọa của người tu hành, biểu thị rõ ông đã viên tịch khi ngồi tọa thiền.

Các nhà khoa học Việt Nam nói nhục thân không bị mục rữa của Vũ Khắc Minh so với những xác ướp ở các nơi trên thế giới là có khác biệt rất lớn. Đó là bởi vì nội tạng của ông vẫn được bảo tồn một cách hoàn hảo, với tim, não và gan đều còn nguyên vẹn. Từ góc độ khoa học, không thể không nói đây là một kỳ tích. Đồng thời cũng thuyết minh thân thể không bị mục rữa của Vũ Khắc Minh là có khác biệt căn bản với những xác ướp thông thường. Xác ướp là người ta tiến hành xử lý thi thể nên mới bảo trì được. Còn rất nhiều cao tăng (bao gồm nhục thân không bị mục nát của rất nhiều cao tăng Trung Quốc thời cổ đại) lại là do tự thân tu hành nên mới đạt được.

Xem thêm:

>> Thân thể bất hoại của các tu sĩ phương Tây

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2002/9/8/18455.html

The post Nhục thân không bị mục rữa của cao tăng Việt Nam first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/05/nhuc-than-khong-bi-muc-rua-cua-cao-tang-viet-nam.html/feed0
Video: Những vòng tròn trên ruộng lúa mỳ toàn tập (Phần 4)https://chanhkien.org/2012/01/video-nhung-vong-tron-tren-ruong-lua-my-toan-tap-phan-4.htmlhttps://chanhkien.org/2012/01/video-nhung-vong-tron-tren-ruong-lua-my-toan-tap-phan-4.html#respondSun, 15 Jan 2012 09:31:37 +0000https://chanhkien.org/?p=15708Video: Những vòng tròn trên ruộng lúa mỳ toàn tập (Phần 4)

The post Video: Những vòng tròn trên ruộng lúa mỳ toàn tập (Phần 4) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[Chanhkien.org] Phần 4: 2010 – 2011

2010

2000

2011

1994-2010

1966-2011

2011

Dịch từ:

http://news.zhengjian.org/node/9743

The post Video: Những vòng tròn trên ruộng lúa mỳ toàn tập (Phần 4) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/01/video-nhung-vong-tron-tren-ruong-lua-my-toan-tap-phan-4.html/feed0
Video: Những vòng tròn trên ruộng lúa mỳ toàn tập (Phần 3)https://chanhkien.org/2012/01/video-nhung-vong-tron-tren-ruong-lua-my-toan-tap-phan-3.htmlhttps://chanhkien.org/2012/01/video-nhung-vong-tron-tren-ruong-lua-my-toan-tap-phan-3.html#respondSun, 15 Jan 2012 09:31:12 +0000https://chanhkien.org/?p=15706Video: Những vòng tròn trên ruộng lúa mỳ toàn tập (Phần 3)

The post Video: Những vòng tròn trên ruộng lúa mỳ toàn tập (Phần 3) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[Chanhkien.org] Phần 3: 2000 – 2009

2000

2001

2002

2002

2003

2004

2005

2006

2006

2007

2008

2008

2009-1

2009-2

2009

Dịch từ:

http://news.zhengjian.org/node/9701

The post Video: Những vòng tròn trên ruộng lúa mỳ toàn tập (Phần 3) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/01/video-nhung-vong-tron-tren-ruong-lua-my-toan-tap-phan-3.html/feed0
Video: Những vòng tròn trên ruộng lúa mỳ toàn tập (Phần 2)https://chanhkien.org/2012/01/video-nhung-vong-tron-tren-ruong-lua-my-toan-tap-phan-2.htmlhttps://chanhkien.org/2012/01/video-nhung-vong-tron-tren-ruong-lua-my-toan-tap-phan-2.html#respondWed, 11 Jan 2012 08:54:49 +0000https://chanhkien.org/?p=15693Video: Những vòng tròn trên ruộng lúa mỳ toàn tập (Phần 2)

The post Video: Những vòng tròn trên ruộng lúa mỳ toàn tập (Phần 2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[Chanhkien.org] Phần 2: 1990 – 1999

1990

1991

1992

1993

1994

1994-1995

1995

1996

1997

1998

1999

Dịch từ:

http://news.zhengjian.org/node/9740

The post Video: Những vòng tròn trên ruộng lúa mỳ toàn tập (Phần 2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/01/video-nhung-vong-tron-tren-ruong-lua-my-toan-tap-phan-2.html/feed0
Video: Những vòng tròn trên ruộng lúa mỳ toàn tập (Phần 1)https://chanhkien.org/2012/01/video-nhung-vong-tron-tren-ruong-lua-my-toan-tap-phan-1.htmlhttps://chanhkien.org/2012/01/video-nhung-vong-tron-tren-ruong-lua-my-toan-tap-phan-1.html#respondWed, 11 Jan 2012 08:54:28 +0000https://chanhkien.org/?p=15691Video: Những vòng tròn trên ruộng lúa mỳ toàn tập (Phần 1)

The post Video: Những vòng tròn trên ruộng lúa mỳ toàn tập (Phần 1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[Chanhkien.org] Phần 1: 1980 – 1989

1980

1982

1983

1984

1985

1986

1987

1988

1989

Dịch từ:

http://news.zhengjian.org/node/9700

The post Video: Những vòng tròn trên ruộng lúa mỳ toàn tập (Phần 1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/01/video-nhung-vong-tron-tren-ruong-lua-my-toan-tap-phan-1.html/feed0
Video: Liên hệ thần bí giữa tiên tri Maya và các vòng tròn trên ruộng lúa mỳhttps://chanhkien.org/2011/11/video-lien-he-than-bi-giua-tien-tri-maya-va-cac-vong-tron-tren-ruong-lua-my.htmlhttps://chanhkien.org/2011/11/video-lien-he-than-bi-giua-tien-tri-maya-va-cac-vong-tron-tren-ruong-lua-my.html#respondThu, 24 Nov 2011 15:02:47 +0000https://chanhkien.org/?p=14156Video: Liên hệ thần bí giữa tiên tri Maya và các vòng tròn trên ruộng lúa mỳ

The post Video: Liên hệ thần bí giữa tiên tri Maya và các vòng tròn trên ruộng lúa mỳ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[Chanhkien.org]

Dịch từ:

http://news.zhengjian.org/node/9595

The post Video: Liên hệ thần bí giữa tiên tri Maya và các vòng tròn trên ruộng lúa mỳ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/11/video-lien-he-than-bi-giua-tien-tri-maya-va-cac-vong-tron-tren-ruong-lua-my.html/feed0
Video: Hình vẽ ở Nazca được cho là kiệt tác của người ngoài hành tinhhttps://chanhkien.org/2011/11/video-hinh-ve-o-nazca-duoc-cho-la-kiet-tac-cua-nguoi-ngoai-hanh-tinh.htmlhttps://chanhkien.org/2011/11/video-hinh-ve-o-nazca-duoc-cho-la-kiet-tac-cua-nguoi-ngoai-hanh-tinh.html#respondThu, 24 Nov 2011 14:58:05 +0000https://chanhkien.org/?p=14153Video: Hình vẽ ở Nazca được cho là kiệt tác của người ngoài hành tinh

The post Video: Hình vẽ ở Nazca được cho là kiệt tác của người ngoài hành tinh first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
 [Chanhkien.org]

Dịch từ:

http://news.zhengjian.org/node/9594

The post Video: Hình vẽ ở Nazca được cho là kiệt tác của người ngoài hành tinh first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/11/video-hinh-ve-o-nazca-duoc-cho-la-kiet-tac-cua-nguoi-ngoai-hanh-tinh.html/feed0
Mặt trăng, ngươi đến từ đâu?https://chanhkien.org/2011/11/mat-trang-nguoi-den-tu-dau.htmlhttps://chanhkien.org/2011/11/mat-trang-nguoi-den-tu-dau.html#respondWed, 09 Nov 2011 17:23:15 +0000http://chanhkien.org/?p=13617Mặt trăng đã đi theo trái đất kể từ khi nào? Có lẽ nó đã ngắm nhìn trái đất lâu hơn rất nhiều khi loài người xuất hiện trên trái đất.

The post Mặt trăng, ngươi đến từ đâu? first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Mặt trăng, ngươi đến từ đâu? (Nguồn hình: Wiki, Freepik)

Một bức ảnh chụp mặt trăng. (Ảnh: Wikipedia)

[Chanhkien.org] Mặt trăng đã đi theo trái đất kể từ khi nào? Có lẽ nó đã ngắm nhìn trái đất lâu hơn rất nhiều khi loài người xuất hiện trên trái đất.

Hơn 40 năm đã trôi qua kể từ khi con người lần đầu tiên đặt chân lên mặt trăng. Đó là ngày 19/7/1969, khi các phi hành gia người Mỹ của tàu Apollo 11 thực hiện sứ mệnh khám phá mặt trăng. Tuy nhiên cho tới nay, con người vẫn không khôn ngoan hơn trước bao nhiêu khi hiểu biết về mặt trăng. Ngược lại, các nhà khoa học đang lúng túng bởi những dữ liệu thu thập được từ các thiết bị đặt trên mặt trăng. Khi nhìn lên mặt trăng vào ban đêm, chúng ta vẫn chỉ có một cảm giác xa lạ tương tự. Chúng ta không thể kìm được ngoài việc hỏi: “Mặt trăng, ngươi có thể nói với chúng ta thêm một chút về bản thân ngươi được không? Chẳng hạn, ngươi đến từ đâu?”

Hiện tại, có ba giả thuyết chính giải thích về nguồn gốc của mặt trăng. Giả thuyết thứ nhất là bụi và những đám khí vũ trụ đã hình thành mặt trăng, cũng giống trái đất chúng ta 4,6 tỷ năm trước đây. Giả thuyết thứ hai là mặt trăng đã vỡ ra từ vỏ Trái Đất bởi các lực ly tâm, và để lại một vùng trũng – được cho là Thái Bình Dương ngày nay. Giả thuyết thứ ba là mặt trăng là một hành tinh độc lập bắt được lực hấp dẫn từ trái đất khi đi ngang qua, và nó xoay quanh trái đất kể từ đó.

Hầu hết các nhà khoa học ban đầu tin vào giả thuyết thứ nhất, mặc dù một số thích giả thuyết thứ hai hơn. Tuy nhiên, việc phân tích các mẫu đất mặt trăng được mang về bởi các phi hành gia chỉ ra rằng kết cấu mặt trăng là khác với trái đất. Trái đất có nhiều sắt và ít silicon hơn cấu thành nên nó, trong khi mặt trăng thì ngược lại. Ngoài ra, trái đất có rất ít quặng titan, trong khi mặt trăng có rất nhiều. Như vậy các phát hiện này cho thấy mặt trăng không phải được vỡ ra từ trái đất. Cũng bằng cách tiếp cận tương tự, giả thuyết đầu tiên là không vững chắc. Nếu mặt trăng và trái đất được hình thành bởi quy trình tương tự và cùng lúc, thì tại sao chúng lại khác nhau về kết cấu? Các nhà khoa học đã bỏ qua giả thuyết đầu tiên, và chỉ còn lại giả thuyết thứ ba. Nếu mặt trăng đi vào hệ mặt trời từ không gian bên ngoài, thì nó nên bay về phía mặt trời, thay vì trái đất, vì lực hấp dẫn của mặt trời lớn hơn trái đất rất nhiều.

Như vậy không giả thuyết nào trong ba giả thuyết được các nhà khoa học đưa ra là có thể trả lời tường tận mọi câu hỏi. Nguồn gốc mặt trăng vẫn là một bí ẩn. Có rất nhiều không gian cho con người đưa ra các giả thuyết mới về nguồn gốc mặt trăng. Bất kể chúng có vẻ nực cười như thế nào, người ta không nên dán nhãn chúng là phản khoa học mà không suy xét cẩn thận.

Một số “trùng hợp” đặc biệt giữa mặt trời, trái đất và mặt trăng

Hãy nhìn xem và nghĩ về một số hiện tượng thiên văn đặc biệt khó tin giữa mặt trời, trái đất và mặt trăng.

Khoảng cách trung bình giữa trái đất và mặt trăng là 380.000 km, còn giữa mặt trời và trái đất là 150.000.000 km. Cái sau lớn hơn 395 lần so với cái trước. Đường kính mặt trời là khoảng 1.380.000 km, trong khi mặt trăng là 3.400 km, tỷ lệ giữa chúng cũng lại là 395 lần. Cả hai đều là 395. Liệu có thể là ngẫu nhiên không? Điều này có nghĩa là gì?

Hãy nghĩ về nó. Mặt trời lớn hơn mặt trăng 395 lần, nhưng xa hơn trái đất 395 lần so với mặt trăng. Cả hai đều có cùng kích thước khi nhìn từ trái đất, bởi vì khoảng cách là khác nhau. Đây là một hiện tượng tự nhiên hay nhân tạo? Tại đâu trong vũ trụ, người ta có thể tìm thấy ba hành tinh có cùng loại “ngẫu nhiên” này?

Mặt trăng muôn hình vạn trạng khiến con người thích thú thưởng ngoạn. (Ảnh:AFP)

Hai hành tinh thay nhau chiếu sáng trái đất, một ban ngày và một ban đêm. Không có ví dụ nào khác của hiện tượng như vậy trong hệ mặt trời của chúng ta. Nhà khoa học uy tín, Isaac Asimov, từng nói rằng theo dữ liệu hiện có, mặt trăng về nguyên tắc không nên tồn tại ở vị trí đó. Ông cũng cho biết: “Mặt trăng đủ lớn để gây ra nhật thực (solar eclipse), nhưng đủ nhỏ để gây ra hiện tượng tán mặt trời (corona). Thiên văn học của chúng ta không thể giải thích sự ngẫu nhiên trong các ngẫu nhiên này.”

Liệu đây có thực sự là ngẫu nhiên? Không hẳn, theo một số nhà khoa học. William R. Sheldon, một nhà khoa học, nói: “Để theo quỹ đạo xoay quanh trái đất, một con tàu vũ trụ phải duy trì một tốc lực 10.800 dặm/giờ ở độ cao 100 dặm. Tương tự, để mặt trăng giữ quỹ đạo cân bằng với lực hấp dẫn của trái đất, nó cũng cần một tốc lực, sức nặng, và độ cao chính xác”. Câu hỏi là: nếu một bộ các điều kiện hiện tại là không thể đạt được bằng tự nhiên, thì tại sao chúng đi theo cách này?

Quá lớn để trở thành một vệ tinh

Có một vài hành tinh trong hệ mặt trời có thể trở thành các vệ tinh tự nhiên. Tuy nhiên, mặt trăng lớn một cách bất thường để có thể là một vệ tinh. Nó quá lớn so với hành tinh mẹ của nó. Chúng ta hãy thử so sánh các dữ liệu sau đây. Đường kính trái đất là 12.756 km, đường kính mặt trăng là 3.467 km, tức bằng khoảng 27% đường kính trái đất. Đường kính sao Hỏa là 6.787 km, và nó có 2 vệ tinh. Cái lớn hơn có đường kính 23 km, tức khoảng 0,34% đường kính sao Hỏa. Đường kính sao Mộc là 142.800 km, và nó có 13 vệ tinh. Cái lớn nhất có đường kính 5.000 km, tức 3,5% đường kính sao Mộc. Đường kính sao Thổ là 120.000 km, và nó có 23 vệ tinh. Cái lớn nhất có đường kính 4.500 km, bằng khoảng 3,75% đường kính sao Thổ. Không vệ tinh nào có đường kính vượt quá 5% đường kính hành tinh mẹ của chúng, nhưng đường kính mặt trăng lại bằng 27% đường kính trái đất. Chẳng phải khi so sánh, mặt trăng lớn một cách bất thường? Dữ liệu thực sự chỉ ra rằng mặt trăng là khác thường.

Các hố thiên thạch đều quá nông

Các nhà khoa học nói với chúng ta rằng các hố trên bề mặt mặt trăng được gây ra bởi tác động của thiên thạch hay sao chổi. Cũng có các hố thiên thạch trên trái đất. Theo tính toán khoa học, nếu một tảng thiên thạch đường kính cỡ vài dặm đâm vào trái đất hay mặt trăng với vận tốc 30.000 dặm/giây, nó tương đương với 1 triệu tấn thuốc nổ, và sẽ tạo ra hố thiên thạch có độ sâu 4-5 lần đường kính của nó. Các hố thiên thạch trên trái đất đã chứng minh tính toán này là chính xác. Thế nhưng các hố thiên thạch trên bề mặt mặt trăng lại nông một cách khác thường. Lấy ví dụ, Gagrin Crater, hố sâu nhất, chỉ sâu 4 dặm, mặc dù đường kính của nó là 186 dặm. Với đường kính 186 dặm này, độ sâu hố thiên thạch nên là ít nhất 700 dặm, thay vì 4 dặm, một độ sâu chỉ bằng 12% đường kính. Đây là một điều không thể giải thích về mặt khoa học.

Tại sao như vậy? Các nhà thiên văn học không thể giải thích một cách hoàn hảo, và họ dường như không muốn đi sâu thêm nữa. Họ biết rằng một giải thích hoàn hảo sẽ lật đổ các lý thuyết đã được thiết lập. Giải thích duy nhất là lớp vỏ mặt trăng được cấu thành bởi một thứ vật chất cứng nằm dưới bề mặt của nó 4 dặm, lớp bề mặt bao phủ bởi đá và bụi. Các thiên thạch đã không thể xuyên qua lớp vỏ cứng này. Và rồi, thứ vật chất rất cứng ấy rốt cuộc là gì?

Thứ kim loại gần như không thể tồn tại

Không có gì là lạ nếu các miệng núi lửa trên bề mặt mặt trăng có một lượng lớn nham thạch. Nhưng điều kỳ lạ là nham thạch ấy chứa các nguyên tố kim loại như titanium, chromium, yttrium, v.v. mà rất hiếm thấy trên trái đất. Các kim loại này đều rất cứng, đồng thời có tính chịu nhiệt và ăn mòn rất mạnh. Các nhà khoa học ước tính cần nhiệt độ 2.000-3.000º C để làm tan chảy các kim loại này. Nhưng mặt trăng là một trái cầu đã nguội lạnh mà không có hoạt động núi lửa nào trong 3 tỷ năm. Vậy tại sao mặt trăng sản sinh ra quá nhiều thứ kim loại có sức chịu nhiệt cao như thế? Ngoài ra, việc phân tích 380 kg mẫu đất mặt trăng được đem về bởi các phi hành gia cho thấy có sắt và titan tinh khiết. Các khoáng chất kim loại tinh khiết như vậy là không thể tìm thấy dưới điều kiện tự nhiên.

Những sự thật không thể giải thích này nói với chúng ta điều gì? Không còn nghi ngờ gì nữa, chúng chứng tỏ các nhân tố kim loại này không được hình thành dưới điều kiện tự nhiên, mà được chiết lọc. Vậy thì câu hỏi là bởi ai, và khi nào?

Mặt không thể được nhìn thấy từ trái đất

Bề mặt lồi lõm ở mặt sau của mặt trăng. (Ảnh: NASA)

Luôn có một mặt của mặt trăng quay về phía trái đất. Con người không thể thấy mặt bên kia, cho tới khi phi thuyền đáp lên đó và chụp ảnh. Các nhà thiên văn luôn nghĩ rằng mặt sau của mặt trăng nên tương tự mặt trước, với nhiều hố thiên thạch và biển dung nham. Nhưng các bức ảnh cho thấy một cảnh tượng hoàn toàn khác. Mặt sau của mặt trăng rất mấp mô. Hầu hết là các hố nhỏ và những rặng núi với rất ít biển dung nham.

Các nhà khoa học không thể giải thích sự khác biệt. Về mặt lý thuyết, xác suất bị thiên thạch đánh nên là như nhau giữa hai bên mặt của mặt trăng, nếu đây là một hành tinh hình thành một cách tự nhiên. Vậy tại sao có sự khác biệt? Tại sao luôn có một phía của mặt trăng quay mặt về trái đất? Lời giải thích từ các nhà khoa học là mặt trăng xoay quanh trục của nó với vận tốc 16,56 km/giờ, và cũng xoay quanh trái đất với vận tốc tương đương. Do đó một phía của mặt trăng luôn quay mặt về trái đất.

Hiện tượng này không tồn tại ở bất cứ hành tinh nào khác cùng các vệ tinh của nó trong hệ mặt trời của chúng ta, ngoại trừ trái đất và mặt trăng. Liệu có thể lại là “ngẫu nhiên” cùng các “ngẫu nhiên” khác? Có lời giải thích nào ngoài “ngẫu nhiên” chăng?

Các hiện tượng kỳ lạ trong vài trăm năm qua

Trong 300 năm qua, các nhà thiên văn học đã quan sát nhiều hiện tượng không thể giải thích về mặt trăng. Casini đã khám phá ra một đám mây bao phủ mặt trăng vào năm 1671. Tháng 4/1786, William Herser, cha đẻ của thiên văn học hiện đại, đã quan sát được các dấu hiệu núi lửa phun trào trên mặt trăng, mặc dù các nhà khoa học tin rằng không có hoạt động núi lửa nào trên mặt trăng trong 3 tỷ năm qua. Và rồi, điều gì đã được quan sát mà trông như núi lửa phun trào?

Năm 1843, nhà thiên văn người Đức John Schicoto, người đã vẽ hàng trăm tấm bản đồ mặt trăng, đã phát hiện ra rằng hố thiên thạch Leany Crater, với đường kính gốc vài km, đã trở nên nhỏ hơn. Ngày nay, Leany Crater chỉ là một chấm nhỏ với trầm tích màu trắng bao quanh nó. Các nhà khoa học không hiểu tại sao. Ngày 24/4/1882, các nhà khoa học đã khám phá ra rằng có những vật thể không xác định di chuyển trên bề mặt vùng Aristocrat (Aristocrat’s Zone). Ngày 19/10/1945, người ta đã quan sát được 3 điểm sáng trên bức tường Darwin (Darwin Wall) tại bề mặt mặt trăng.

Tối ngày 6/7/1954, trưởng Đài Quan trắc Thiên văn Minnesota và các cộng sự của ông đã nhìn thấy một đường tối bên trong miệng núi lửa Picallomy, rồi biến mất ngay sau đó. Ngày 8/9/1955, tia chớp đã xuất hiện hai lần dọc bờ núi lửa Ross. Lại nữa, ngày 9/2/1956, Tiến sĩ Toyota thuộc Đại học Meiji, Nhật Bản đã nhìn thấy vài vật thể tối dường như đã hình thành hình dạng các ký tự DYAX và JWA.

Mặt trăng luôn quay một mặt về phía địa cầu, nhưng mấy nghìn năm trước người Maya đã đem mặt sau của nó khắc lên miếu thờ mặt trăng. Trong bức phù điêu còn có hình một thanh niên lái cỗ máy như phi thuyền. (Ảnh: Chánh Kiến Net)

Ngày 4/2/1966, một xe vũ trụ không người lái của Nga, Moon Goddess 9, đã đáp xuống biển Rain (Rain Sea) tại mặt trăng và chụp được hai dãy cấu trúc giống kim tự tháp cách đều nhau. Tiến sĩ Van Sunder tuyên bố: “Chúng có thể phản chiếu mạnh ánh mặt trời, khá giống các dấu trên đường băng”. Từ tính toán độ dài và độ sâu, người ta phát hiện các cấu trúc này có độ cao khoảng tòa nhà 15 tầng. Tiến sĩ Van Sunder nói: “Không có cao nguyên gần đó, nơi những tảng đá có thể lăn xuống vị trí hiện tại để hình thành các dạng hình học trên.”

Thêm nữa, Moon Goddess 9 cũng chụp được một cái hang bí ẩn ở bờ của biển Stormy (Stormy Sea). Chuyên gia nghiên cứu mặt trăng, Tiến sĩ Wilkins tin rằng những cái hang tròn này thông trực tiếp tới trung tâm mặt trăng. Bản thân Wilkins từng khám phá ra một cái hang khổng lồ tại hố Casiny A. Ngày 20/11/1966, tàu vũ trụ American Orbit 2 Exploration Spaceship đã chụp được vài kiến trúc hình kim tự tháp từ độ cao 46 km trên  biển Tranquility (Tranquility Sea). Các nhà khoa học ước tính các kim tự tháp cao từ 15-25 mét và cũng được định vị hình học. Các kiến trúc có màu nhạt hơn đất và đá quanh chúng, và chúng rõ ràng không phải các vật thể tự nhiên.

Ngày 11/9/1967, nhóm thiên văn học Montelow đã phát hiện một “đám mây đen với những đường viền màu tía” trên biển Tranquility. Hiện tượng kỳ lạ này không được quan sát bởi mắt thường, mà bởi các nhà thiên văn và tàu thăm dò. Điều này có nghĩa mặt trăng còn nhiều bí mật chưa được nhân loại biết đến.

Khi phi thuyền Apollo tiếp cận mặt trăng, bề mặt mặt trăng dường như không tồn tại từ trường, từ đó có thể thấy bên trong mặt trăng là rỗng. (Ảnh: Wikipedia)

UFO trên mặt trăng

Ngày 24/11/1968, tàu Apollo 8, trong khi điều tra các điểm đỗ trong tương lai, đã chạm trán một vật thể bay khổng lồ với kích cỡ vài dặm vuông. Khi Apollo 8 trở lại cùng địa điểm từ quỹ đạo của nó quanh mặt trăng, vật thể kia đã không còn ở đó. Nó là gì? Không ai biết. Tàu Apollo 10, khi đang ở độ cao 50.000 feet phía trên mặt trăng, đã được tiếp cận bởi một vật thể bay không xác định. Vụ chạm trán này đã được ghi lại thành phim tài liệu. Ngày 19/7/1969, tàu Apollo 11 mang theo ba phi hành gia, những người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng. Khi trên đường tới mặt trăng, các phi hành gia đã nhìn thấy một vật thể lạ thường trước mặt họ. Nhìn từ khoảng cách 6.000 dặm, họ ban đầu nghĩ rằng đó phải là cánh quạt tên lửa từ Apollo 4. Nhưng khi nhìn qua ống nhòm, họ phát hiện rằng vật thể này có hình chữ L. “Nó trông như một cái va-li được mở”, Armstrong nói. Khi nhìn xa hơn bằng một kính lục phân, họ phát hiện vật thể trông như một hình trụ. Một phi hành gia khác, Aldrin, cho biết: “Chúng tôi cũng thấy vài vật thể nhỏ hơn đi ngang qua, gây náo loạn tàu chúng tôi, rồi chúng tôi thấy vật thể sáng màu hơn này bay ngang qua”. Ngày 21/7, khi Aldrin đi vào Landing Capsule để kiểm tra lần cuối, anh đột nhiên nhìn thấy hai vật thể đang bay lượn. Một trong số chúng lớn hơn và sáng hơn, bay với vận tốc cao hướng song song với mặt trước phi thuyền, rồi biến mất ngay sau đó. Nó lại xuất hiện mấy giây sau. Vào thời điểm ấy, hai vật thể phát ra những luồng sáng hợp vào nhau. Rồi chúng thình lình tách nhau ra, thăng lên nhanh chóng rồi biến mất.

Ngày 19/11/1969, tàu Apollo mang hai phi hành gia lên mặt trăng chấp hành nhiệm vụ. (Ảnh: AFP/NASA)

Khi các phi hành gia đang chuẩn bị đáp xuống mặt trăng, họ nghe một tiếng nói từ Trung tâm Điều khiển: “Trung tâm Điều khiển gọi Apollo 11, điều gì đang xảy ra ở đó?” Apollo 11 trả lời: “Những đứa trẻ nghịch ngợm, Sir… rất nhiều họ… Oh, my God, ngài sẽ không tin nó. Tôi nói rằng có các phi thuyền khác ở đó… trên bờ các hố tròn, và chúng được đỗ ngay ngắn… và chúng đang nhìn chúng tôi từ mặt trăng…” Nhà khoa học người Nga, Tiến sĩ Arched nói: “Theo những tín hiệu đứt quãng của chúng tôi, vụ chạm trán với các vật thể bay khi tàu Apollo 11 đáp xuống đã được báo cáo ngay lập tức.” Ngày 20/11/1969, hai phi hành gia Conrad và Brian của tàu Apollo 12 đã quan sát thấy các vật thể bay khi họ đáp xuống mặt trăng. Các phi hành gia đáp xuống mặt trăng từ tàu Apollo 15 vào tháng 8/1971, Apollo 16 vào tháng 4/1972, và Apollo 17 vào tháng 12/1972 cũng đã chạm trán các vật thể bay.

Gary, một nhà khoa học, từng nói: “Gần như tất cả các phi hành gia đều đã nhìn thấy những vật thể bay không xác định”. Edwards, phi hành gia thứ sáu đáp xuống mặt trăng, nói: “Câu hỏi duy nhất là họ đến từ đâu?” John Younger, phi hành gia thứ chín đáp xuống mặt trăng, nói: “Nếu bạn không tin điều đó, cũng bằng bạn không tin một điều chắc chắn”. Năm 1979, nguyên giám đốc truyền thông NASA Molly Chertlin tuyên bố rằng “chạm trán các vật thể bay” là hết sức phổ biến. Bà tiếp tục: “Tất cả các phi thuyền đều đã bị đi theo bởi một số vật thể bay, hoặc ở xa hoặc ở gần. Cho dù điều gì xảy ra, các phi hành gia sẽ liên lạc với trung tâm chúng tôi”.

Nhiều năm sau, Armstrong tiết lộ: “Thật không thể tin được… Chúng tôi đều được cảnh báo có những thành phố hay phi thuyền trên mặt trăng… Tôi chỉ có thể nói rằng phi thuyền của họ cực kỳ siêu đẳng và chúng rất lớn…” Hàng ngàn hiện tượng bí ẩn trên mặt trăng, như ánh chớp kỳ bí, những đám mây đen trắng, các cấu trúc, những vật thể bay và nhiều nữa, đều là sự thật và đã được quan sát bởi các phi hành gia và nhà khoa học. Thật khó để giải thích chúng là gì.

Mặt trăng là một phi thuyền rỗng

Năm 1970, các nhà khoa học Nga Alexander Scherbakov và Mihkai Vasin đã đưa ra giả thuyết “Phi thuyền Mặt trăng” gây sốc để giải thích nguồn gốc mặt trăng. Họ tin rằng mặt trăng thực tế không phải một vệ tinh tự nhiên của trái đất, mà là một phi thuyền được tạo ra bởi các sinh mệnh có trí tuệ, và được thiết kế và tạo hình như một hành tinh. Có rất nhiều tài liệu về nền văn minh của họ được lưu giữ bên trong mặt trăng, và được cố ý đặt trên trái đất. Tất cả các khám phá về mặt trăng thực ra là công trình xuất chúng của các sinh mệnh có trí tuệ sống bên trong đó. Tất nhiên, giới khoa học khinh miệt lý thuyết này. Tuy nhiên, không thể chối cãi được rằng mặt trăng dường như còn được chúng ta biết quá ít.

Thí nghiệm về làn sóng rung chứng minh mặt trăng là rỗng.

Điều khiến các nhà khoa học bối rối nhất chính là dữ liệu thu thập được từ các thiết bị để lại trên mặt trăng, thứ đo được các hoạt động rung trên lớp vỏ mặt trăng. Các dữ liệu chỉ ra rằng các làn sóng rung chỉ lan ra từ tâm chấn dọc theo bề mặt mặt trăng, chứ không đi vào trung tâm mặt trăng. Điều này cho thấy mặt trăng là rỗng và nó không có gì khác ngoài cái vỏ. Nếu nó là một hành tinh đặc, thì các làn sóng rung lẽ ra phải truyền vào trung tâm. Làm sao chúng chỉ chạy dọc theo bề mặt?

Xây dựng lại mới các lý thuyết về mặt trăng

Hãy thử xây dựng một lý thuyết mới về mặt trăng. Nó là rỗng và có hai lớp vỏ. Lớp vỏ ngoài cùng bao gồm đá và các quặng khoáng. Thiên thạch chỉ có thể đâm xuyên qua lớp vỏ này. Các hố thiên thạch được biết không sâu quá 4 dặm. Như vậy lớp vỏ ngoài cùng này dày gần 5 dặm. Lớp vỏ bên trong thì cứng, bao bọc bởi thứ hợp kim nhân tạo và không rõ dày bao nhiêu – có lẽ là vài dặm. Các nguyên tố kim loại của nó, bao gồm sắt, titanium, chromium, v.v. có tính chống nhiệt, áp suất và ăn mòn cao. Đây là một hợp kim chưa được biết đến trên trái đất.

Dữ liệu về rung lắc trên mặt trăng chỉ ra rằng các làn sóng rung truyền dọc theo bề mặt chứ không đi vào trung tâm. Điều này có nghĩa là mặt trăng chỉ có hai lớp vỏ nói trên. Do đó mặt trăng phải là nhân tạo, thay vì được hình thành tự nhiên. Các sinh mệnh có trí tuệ đã tiến hành những tính toán chính xác để phóng mặt trăng từ trái đất vào thời xa xưa và đặt nó tại vị trí có thể chiếu sáng trái đất vào ban đêm. Tóm lại, không có giả thuyết nào trong ba giả thuyết về nguồn gốc mặt trăng là đúng.

Quả cầu triển lãm tại Đài Bắc khiến người ta liên tưởng đến mặt trăng là vệ tinh nhân tạo thời tiền sử. (Ảnh: Tịch Thượng Trân)

Các sinh mệnh đã xây dựng mặt trăng chỉ cho phép một mặt của nó quay về trái đất, bởi vì có nhiều thiết bị quan sát trên trái đất. Phía này được mài nhẵn để phản chiếu ánh sáng mặt trời, còn họ sinh sống ở bên trong mặt trăng, gần phía sau. Bởi vì nhiệt độ bề mặt mặt trăng thay đổi từ 127º C vào buổi trưa đến -183º C vào ban đêm, nên các cư dân đó phải sống bên trong mặt trăng.

Các sinh mệnh tạo ra mặt trăng đã sáng chế ra các đĩa bay và họ thường bay ra để nghiên cứu, duy trì thiết bị bề mặt, hoặc theo dõi các hoạt động của con người trên trái đất. Họ đôi khi bị bắt gặp bởi các phi hành gia từ trái đất hay bị quan sát bởi các kính thiên văn trên trái đất. Chúng ta không biết họ là sinh vật ngoài hành tinh đến, hay là cư dân đã ở đó từ lâu. Có lẽ không lâu nữa, con người trên trái đất sẽ tìm ra sự thật về mặt trăng.

Chúng ta đã xây dựng lý thuyết này để giải thích nguồn gốc và kết cấu mặt trăng bằng cách sử dụng các hiện tượng không thể giải thích bằng khoa học truyền thống. Lý thuyết này giải quyết hoàn hảo và từng bí ẩn bao quanh mặt trăng. Ai có thể bảo cách tiếp cận này là không khoa học?

Câu chuyện có thật về mặt trăng

Trong “Giảng Pháp tại Pháp hội Thuỵ Sỹ [1998]”, ông Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp Luân Công đã nói như sau về nguồn gốc của mặt trăng:

Trong lịch sử không hề có trạng thái khoa học giống như ngày nay, tuy nhiên nhân loại các thời kỳ khác nhau có phương thức phát triển của các thời kỳ khác nhau. Vào thời bấy giờ, con người nhận thấy đêm tối gây ra rất nhiều phiền phức cho con người, do đó [họ] đã tạo ra mặt trăng và phóng lên, [để] nó có thể đem đến ánh sáng cho địa cầu vào ban đêm.” (bản dịch chưa chính thức)

Ông Lý Hồng Chí còn giải thích cặn kẽ hơn trong “Chuyển Pháp Luân (quyển II)”:

Thời tiền sử có những lúc, văn minh nhân loại duy trì được lâu hơn, có lúc ngắn hơn; có văn minh nhân loại duy trì được khá lâu. Mỗi thời kỳ nhân loại có con đường phát triển khoa học đều không giống nhau. Con người hiện nay đứng trong cái khung phát triển của khoa học hiện nay, họ nhận thức không nổi rằng còn có tuyến đường khoa học khác nữa. Trên thực tế khoa học của Trung Quốc cổ đại so với khoa học hiện nay có được truyền từ Âu Châu là hoàn toàn khác hẳn. Trung Quốc cổ đại là họ nhắm thẳng vào nhân thể, sinh mệnh, và vũ trụ mà nghiên cứu trực tiếp. [Những gì] sờ không thấy, nhìn không ra, thì người cổ [đại] đều dám động chạm đến, họ chính là có thể chứng thực sự tồn tại của chúng. Cảm giác của người khi đả toạ luyện công, thăng hoa đến cảm giác mạnh mẽ hơn nữa, cuối cùng không chỉ cảm giác rất mạnh, mà còn có thể động chạm đến chúng, thấy được chúng. Đó chính là khiến những thứ vô hình thăng hoa đến thành hữu hình rồi. Cổ nhân đã đi theo con đường khác, tìm tòi những áo bí của sinh mệnh, quan hệ giữa con người và vũ trụ; là hoàn toàn khác với con đường mà khoa học thực chứng hiện nay đi theo.

Thực ra, mặt trăng là người tiền sử tạo ra, bên trong nó rỗng. Nhân loại tiền sử rất phát triển.”

Dịch từ:

http://pureinsight.org/node/976

The post Mặt trăng, ngươi đến từ đâu? first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/11/mat-trang-nguoi-den-tu-dau.html/feed0
Brazil nghi có xác chết người ngoài hành tinhhttps://chanhkien.org/2011/10/brazil-nghi-co-xac-chet-nguoi-ngoai-hanh-tinh.htmlhttps://chanhkien.org/2011/10/brazil-nghi-co-xac-chet-nguoi-ngoai-hanh-tinh.html#respondThu, 06 Oct 2011 19:40:39 +0000http://chanhkien.org/?p=13272Brazil nghi có xác chết người ngoài hành tinh

The post Brazil nghi có xác chết người ngoài hành tinh first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

[Chanhkien.org] Theo hãng tin Trung ương xã Đài Bắc ngày 4/10, điều kỳ lạ trên trái đất đã xuất hiện. Người ta đã đưa tin về người ngoài hành tinh và UFO. Một người Brazil mới đây đã chụp được một bức ảnh gây tranh cãi về xác chết khô của người ngoài hành tinh.

Tờ Triều Tiên Nhật báo của Hàn Quốc đưa tin hôm 4/10, một người Brazil đã chụp được một bức ảnh và đưa lên một trang video nổi tiếng, ảnh ghi “Xác người ngoài hành tinh, chụp ngày 26 tại Itajuba, Brazil.”

Cư dân mạng này cho biết tối hôm trước, anh nghe thấy tiếng chó sủa liên tục; sớm hôm sau anh ra sân sau thì nhìn thấy bộ thi thể này.

Theo bức ảnh, thi thể người ngoài hành tinh dường như đã bị khô héo do để quá lâu. Thi thể dài 45 cm, tay có 3 ngón, chân có 2 ngón, đầu lớn không cân xứng, toàn thân trông rất giống một người ngoài hành tinh điển hình.

Cũng theo lời cư dân mạng này, khi anh chạy ra sân sau xem lại thì đã không thấy xác đâu nữa, dưới đất chỉ lưu lại một chút dịch lỏng màu đen bốc mùi kỳ lạ.

Cũng giống đa số tranh ảnh về chứng kiến người ngoài hành tinh, thực hư về sự kiện thi thể người ngoài hành tinh gây nghi hoặc này thật khó mà xác minh được.

Dịch từ:

http://news.zhengjian.org/node/9129

The post Brazil nghi có xác chết người ngoài hành tinh first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/10/brazil-nghi-co-xac-chet-nguoi-ngoai-hanh-tinh.html/feed0
Phát hiện vi mạch của người ngoài hành tinh trong sọ Napoleon?https://chanhkien.org/2011/10/phat-hien-vi-mach-cua-nguoi-ngoai-hanh-tinh-trong-so-napoleon.htmlhttps://chanhkien.org/2011/10/phat-hien-vi-mach-cua-nguoi-ngoai-hanh-tinh-trong-so-napoleon.html#respondThu, 06 Oct 2011 19:32:56 +0000http://chanhkien.org/?p=13264[Chanhkien.org] PARIS – Thông qua khám nghiệm di thể của Napoleon Bonaparte, các nhà khoa học thừa nhận rằng họ đã “cực kỳ bối rối” trước phát hiện về một vi mạch (microchip) dài nửa inch được gắn trong hộp sọ của ông. Họ cho biết vật thể kỳ bí này có thể là một […]

The post Phát hiện vi mạch của người ngoài hành tinh trong sọ Napoleon? first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[Chanhkien.org]

PARIS – Thông qua khám nghiệm di thể của Napoleon Bonaparte, các nhà khoa học thừa nhận rằng họ đã “cực kỳ bối rối” trước phát hiện về một vi mạch (microchip) dài nửa inch được gắn trong hộp sọ của ông.

Họ cho biết vật thể kỳ bí này có thể là một vật cấy của người ngoài hành tinh – chứng tỏ vị Hoàng đế Pháp từng bị bắt cóc bởi UFO!

“Nhánh rẽ từ khám phá này gần như là không thể hiểu nổi”, tuyên bố của Tiến sĩ Andre Dubois, người đã đưa ra tiết lộ chấn động này cho một tạp chí y học của Pháp.

“Cho tới nay, mỗi dấu vết đều chứng tỏ rằng nạn nhân của những vụ bắt cóc của người ngoài hành tinh đều là người thường và không đóng vai trò nào trong các sự kiện trên thế giới.

“Nhưng giờ đây, chúng ta đã có bằng chứng thuyết phục rằng trong quá khứ, người ngoài hành tinh từng hành động để ảnh hưởng lịch sử nhân loại – và có thể vẫn đang tiếp tục!”

Tiến sĩ Dubois đã có phát hiện kinh ngạc này khi nghiên cứu hộp sọ được khai quật của Napoleon với số tiền chuyển nhượng 140.000 đô-la từ chính phủ Pháp.

“Tôi đang hy vọng được biết liệu có phải Napoleon đã chịu một cơn rối loạn tuyến yên dẫn tới hình hài thấp bé của mình hay không”, ông giải thích.

Nhưng thay vào đó, nhà nghiên cứu đã tìm thấy điều gì đó còn kinh người hơn: “Khi tôi khám nghiệm bên trong hộp sọ, bàn chải trên tay tôi quệt qua một cái mấu nhỏ.

“Rồi tôi nhìn vào khu vực ấy với một chiếc kính lúp – và thật kinh ngạc, vật thể đó là một loại vi mạch siêu tiên tiến.”

Từ mức độ sinh trưởng của vùng xương quanh vi mạch, vị chuyên gia tin rằng nó đã được cấy vào khi Bonaparte vẫn còn trẻ.

“Napoleon đã mất tích mấy ngày trong tháng 7 năm 1794, khi ông 25 tuổi. Sau đó ông tuyên bố mình đã bị cầm tù trong thời chính biến của Thermidor – nhưng không tồn tại ghi chép nào về vụ bắt giữ cả. Tôi tin rằng đây là thời gian vụ bắt cóc diễn ra.”

Kể từ đó, sự trỗi dậy của Napoleon giống như diều gặp gió. Ngay trong năm sau, ông đã được sắp xếp phụ trách quân đội của Pháp tại Italy.

Điều kỳ lạ là, ông đã có thể chuyển một đội quân thiếu đói và ô hợp thành một lực lượng chiến đấu đỉnh cao và đánh bại người Italy.

Nguồn: http://lifesgreatclues.com/alien-chip-found-in-the-skull-of-napoleon-bonaparte/

Dịch từ:

http://news.zhengjian.org/node/9157

The post Phát hiện vi mạch của người ngoài hành tinh trong sọ Napoleon? first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/10/phat-hien-vi-mach-cua-nguoi-ngoai-hanh-tinh-trong-so-napoleon.html/feed0
Tam giác Bermudahttps://chanhkien.org/2011/05/tam-giac-bermuda.htmlhttps://chanhkien.org/2011/05/tam-giac-bermuda.html#respondMon, 23 May 2011 07:41:18 +0000https://chanhkien.org/?p=12130Tác giả: Một học viên tại Nga [Chanhkien.org] Chỉ cần đề cập đến địa danh này thôi là đã đủ gợi lên cho người ta một loạt các cảm xúc và hình ảnh: liên hệ với điều gì đó kỳ bí, những con tàu bị chìm và những chiếc máy bay biến mất tăm, sự […]

The post Tam giác Bermuda first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Một học viên tại Nga

[Chanhkien.org] Chỉ cần đề cập đến địa danh này thôi là đã đủ gợi lên cho người ta một loạt các cảm xúc và hình ảnh: liên hệ với điều gì đó kỳ bí, những con tàu bị chìm và những chiếc máy bay biến mất tăm, sự biến dạng trong thời-không, sự hồ nghi, sợ hãi và một ham muốn tìm kiếm sự thật ẩn đằng sau những hiện tượng bí ẩn này.

Tam giác Bermuda là một khu vực trên Đại Tây Dương, nơi mà những vụ mất tích dường như rất kỳ lạ xảy ra trên biển và tại không trung. Khu vực này được đánh dấu bởi những đường ranh giới từ Florida tới Bermudas, qua phía Nam Puerto Rico và trở lại Florida qua Bahamas. Có một “tam giác” tương tự trên Thái Bình Dương gọi là “devilish”. Nhiều giả thuyết khác nhau đã được đưa ra để giải thích những vụ mất tích, bao gồm các hiện tượng thời tiết bất thường và sự bắt cóc của người ngoài hành tinh.

Lịch sử

“Những vụ mất tích bí ẩn” đầu tiên trên tam giác Bermuda được đã đề cập bởi một phóng viên của Associated Press, Edward Van Winkle Jones. Năm 1950, trong bài báo của mình, ông đặt tên khu vực này là “vùng biển của quỷ”. Tác giả của cụm từ “tam giác Bermuda” được cho là Vincent Gaddis, người từng đăng một bài viết vào năm 1964 trên một tạp chí ủng hộ thuyết duy linh, “Tam giác chết Bermuda.”

Cuối những năm 1960 và đầu những năm 1970, vô số ấn phẩm về các bí mật của tam giác Bermuda đã bắt đầu xuất hiện.

Năm 1974, Charles Berlitz đã xuất bản cuốn sách “Tam giác Bermuda”, một bộ sưu tập các vụ mất tích kỳ bí trong khu vực này. Cuốn sách trở thành sách bán chạy nhất (best-seller), và sau khi xuất bản, các lý thuyết về những đặc điểm bất thường của tam giác Bermuda đã trở nên đặc biệt phổ biến. Tuy nhiên, sau đó, người ta phát hiện thấy một số sự thật được trình bày trong cuốn sách là không chính xác.

Năm 1975, Lawrence David Kusche đã cho xuất bản một cuốn sách có tên “Bí ẩn tam giác Bermuda: Giải mã”, trong đó ông cố gắng lập luận rằng không có điều siêu nhiên hay thần bí nào từng xảy ra trong khu vực này. Cuốn sách dựa trên nghiên cứu dài hạn về các tài liệu và lời kể của các nhân chứng. Nhưng những người ủng hộ sự tồn tại của tam giác Bermuda đã phát hiện rất nhiều lỗi và mâu thuẫn trong cuốn sách này.

Tuy nhiên, những vụ việc kỳ bí xung quanh khu vực tam giác Bermuda không thể bị bỏ qua. Những vụ mất tích bí ẩn trong khu vực này đã kích thích tâm lý của nhiều người bắt đầu từ những năm 1960. Trường hợp bí ẩn và được biết đến nhiều nhất là vụ mất tích cả một đội bay của không quân Hoa Kỳ. Năm chiếc máy bay ném bom với 14 phi công đột nhiên biến mất trên màn hình ra-đa ở vùng tam giác Bermuda trong một đợt huấn luyện bay. Một chiếc máy bay với phi hành đoàn 13 người đã có một cuộc tìm kiếm nhưng cũng biến mất theo. Không chiếc máy bay hay mảnh vỡ máy bay nào được tìm thấy cho đến ngày hôm nay.

Sau 25 năm im lặng, vào năm 2003, một cuốn sách được viết bởi Gian J. Quasar: “Vào trong tam giác Bermuda: Truy tìm sự thật đằng sau bí ẩn lớn nhất thế giới” đã được xuất bản. Tác giả đã khái quát 13 năm nghiên cứu từ các nguồn chính thức, chẳng hạn tư liệu của NTSB, đội lính gác bờ biển, không quân và hải quân cùng nhiều nguồn lưu trữ nước ngoài. Danh sách những chiếc máy bay mất tích trong tam giác Bermuda có thể được tìm thấy tại: http://www.bermuda-triangle.org/html/lost_aircraft.html

Những biến cố xảy ra trong tam giác Bermuda

Những người ủng hộ thuyết tam giác Bermuda đã đề cập tới những vụ mất tích của khoảng 100 tàu thuyền và máy bay trong hơn 100 năm qua. Ngoài những vụ mất tích, cũng có báo cáo về các trường hợp tàu thuyền đang hoạt động hoàn hảo bị bỏ rơi bởi thủy thủ đoàn và các hiện tượng bất thường khác, chẳng hạn vận chuyển tức thời, sự dị thường của thời gian, v.v. David Kusche và các nhà nghiên cứu khác đã chứng tỏ có một số trường hợp đã diễn ra ngoài tam giác Bermuda. Thông tin chính thức về một số biến cố là rất khó tìm thấy. Tuy nhiên, hoạt động bất thường của la bàn trong khu vực tam giác Bermuda thậm chí đã được đề cập từ thời Christopher Columbus trong cuốn nhật ký hải trình của ông. Nhiều nhân chứng đã chia sẻ kinh nghiệm của họ khi ở trong tam giác Bermuda, bao gồm hoạt động bất thường của la bàn, đi vào những đường hầm, các đám mây kỳ lạ, đi vào trong những vật chất kỳ bí xoay chuyển tương tự như đánh trứng và thoát khỏi chúng thông qua một thứ tương tự tấm rèm, sự phát quang bất thường, ánh lửa, và nhiều điều khác.

Mô tả cảnh máy bay thoát ra khỏi đường hầm. Ảnh do Bruce Gernon cung cấp. (Nguồn: www.bermuda-triangle.org)

Các nhà khoa học nổi tiếng như Michio Kaku và Albert Einstein đã đưa ra những lý thuyết về sự khúc xạ thời gian. Einstein từng nói về “sông thời gian”. Michio Kaku, một nhà vật lý học hiện đại nổi tiếng, đã đưa ra một lý thuyết cho rằng “sông thời gian” có thể tự xoắn, rồi tạo thành “xoáy nước thời gian” mà qua đó người ta có thể đi vào các thời-không khác và “sông thời gian” này có thể tách ra. Michio Kaku cũng tuyên bố rằng có nhiều thế giới song song (các thời-không) khác nhau tồn tại ở cùng một chỗ.

Sư phụ Lý Hồng Chí, nhà sáng lập môn tu luyện Pháp Luân Đại Pháp đã đưa ra một giải thích tương tự về những hiện tượng tại tam giác Bermuda trong cuốn sách «Pháp Luân Công» của ông như sau:

“Có một số điều, ngay cả nếu quý vị không chấp nhận sự hiện hữu của chúng, nhưng chúng vẫn được phản ánh một cách trung thực trong không gian của chúng ta. Chẳng hạn như có một nơi gọi là quần đảo Bermuda, hay còn được mệnh danh là “vùng tam giác quỷ”, một số tàu bè đã biến mất trong vùng này, một số máy bay cũng mất tích luôn, và sau đó lại xuất hiện trở lại vài năm sau đó. Không ai có thể giải thích được nguyên nhân, không ai đi quá giới hạn của các tiến trình suy nghĩ và lý luận của con người. Thật ra, nó là một đường đi vào một không gian khác. Không giống như cánh cửa bình thường của chúng ta với một vị trí cố định, nó ở một trạng thái không ổn định. Nếu chiếc tàu nào tình cờ đi vào khi cánh cửa được mở, nó có thể đi vào cõi không gian khác rất dễ dàng. Con người không thể cảm nhận được sự khác biệt giữa các không gian, và họ đi vào trong một không gian khác trong nháy mắt. Khoảng cách giữa các không gian không thể nào được diễn đạt bằng dặm, như là cách xa hàng ngàn dặm. Mọi thứ đều hội tụ vào một điểm nơi đây. Các không gian khác nhau thật sự xảy ra cùng nơi chốn và cùng thời gian. Chiếc tàu nhảy vào trong một chốc lát và trở ra lại do sự tình cờ thôi. Tuy vậy, nhiều năm đã trôi qua trong thế giới này vì thời gian khác nhau ở hai cõi không gian này. Có nhiều thế giới đồng nhất hiện hữu trong mỗi không gian, tương tự như mô hình của các cấu trúc nguyên tử, một quả cầu được nối liền với quả cầu khác bằng một đoạn thẳng và rất nhiều quả cầu lẫn nhiều đoạn thẳng liên kết với nhau như vậy, nó quả thật là phức tạp.

Bốn năm trước chiến tranh thế giới lần thứ II, một phi công người Anh đang thi hành một công tác. Khi đang bay giữa chừng, anh ta đụng phải một cơn bão táp rất lớn. Dựa theo kinh nghiệm, anh ta tìm gặp một phi trường bỏ hoang. Vừa lúc phi trường xuất hiện trước mắt anh ta, một hình ảnh hoàn toàn khác hẳn đến trong tầm nhìn của anh ta, nó bỗng nhiên nắng chói và không có chút mây nào như thể anh ta vừa mới hiện ra từ một thế giới khác. Các máy bay đậu ở phi trường này sơn màu vàng, và người ta đang bận rộn làm việc trên mặt đất, anh ta có cảm giác rất lạ! Sau khi hạ cánh, không ai nhận ra anh ta. Ngay cả đài kiểm soát không lưu cũng không có liên lạc với anh ta. Người phi công quyết định rời khỏi nơi đó vì trời đã tạnh bão. Anh ta bay trở lại, và lúc tới cùng khoảng cách mà anh ta thấy phi trường này phút chốc trước đó, anh ta lại đâm đầu vào cơn bão táp một lần nữa. Cuối cùng anh ta xoay trở để ra khỏi nơi đó. Khi anh ta báo cáo tình trạng này và anh ta cũng ghi xuống trong sổ phi hành, cấp trên của anh ta không tin chuyện đó. Bốn năm sau đó, thế chiến thứ hai bùng nổ. Anh ta được thuyên chuyển đến cái phi trường bỏ hoang đó. Anh ta lập tức nhớ lại cảnh tượng xảy ra giống hệt như điều mà anh ta đã thấy bốn năm về trước. Các thầy khí công của chúng ta tất cả đều biết những thứ đó là gì. Anh ta đã làm cùng việc đó bốn năm sớm hơn là anh ta phải làm sau đó. Trước khi bắt đầu hành động, anh ta đã đến đó và diễn xuất vai trò của mình trước, và xong rồi trở lại làm đúng theo thứ tự.” («Pháp Luân Công», Chương I, (4) Các cõi không gian)

Phần còn lại là dành cho quý độc giả tự suy ngẫm về chủ đề này và đưa ra kết luận của riêng mình.

Dịch từ:

http://pureinsight.org/node/5998

The post Tam giác Bermuda first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/05/tam-giac-bermuda.html/feed0
Tượng Phật đứng vững giữa đống đổ nát sau sóng thầnhttps://chanhkien.org/2011/04/tuong-phat-dung-vung-giua-dong-do-nat-sau-song-than.htmlhttps://chanhkien.org/2011/04/tuong-phat-dung-vung-giua-dong-do-nat-sau-song-than.html#respondSun, 10 Apr 2011 10:45:48 +0000https://chanhkien.org/?p=11409Tuần này, chúng ta lại bắt gặp những bức ảnh sau sóng thần ở Nhật Bản hồi tháng trước và ở Sri Lanka vào tháng 12 năm 2004.

The post Tượng Phật đứng vững giữa đống đổ nát sau sóng thần first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Liệu các bức tượng Phật không chỉ đơn thuần là những tác phẩm điêu khắc?

Tác giả: Stephanie Lam

Tuần trước, chúng ta đã phát hiện được hiện tượng kỳ lạ về các bức tượng Phật di chuyển và tỏa sáng ở Malaysia. Tuần này, chúng ta lại bắt gặp những bức ảnh sau sóng thần ở Nhật Bản hồi tháng trước và ở Sri Lanka vào tháng 12 năm 2004. Những bức ảnh này cho thấy các bức tượng Phật, dù bị sóng đánh rất mạnh, vẫn đứng vững giữa đống đổ nát của các tòa nhà bị phá hủy. Liệu có phải là ngẫu nhiên khi các bức tượng Phật không hề bị hư hại?

“Người ta không nghĩ rằng đây chỉ là một thảm họa, mà là Thần đang nói với họ rằng họ cần cải thiện hành vi của bản thân”, một người dân địa phương Sri Lanka bình luận vào tháng 1 năm 2005, như được tường trình bởi Đại Kỷ Nguyên. “Người dân Sri Lanka đang trở thành những người tốt hơn sau sóng thần.”

ĐỨNG THẲNG: Một bức tượng Phật đứng vững giữa đống đổ nát trong một khu vực bị sóng thần tàn phá gần bờ biển, ở Natori, quận Miyagi, Nhật Bản, ngày 14 tháng 3 năm 2011, sau trận sóng thần và động đất ngày 11 tháng 3. (Ảnh: Toru Yamanaka/AFP/Getty Images)

CAO HƠN VÀ XA HƠN: Một bức tượng Phật ngồi giữa đống gạch vụn với những chiếc sọ người bị trận sóng thần ngày 26 tháng 12 cuốn trôi đi từ nghĩa địa gần đó, tại thị trấn duyên hải miền Tây Nam Kahawa, Sri Lanka, ngày 2 tháng 1 năm 2005. (Ảnh: Raveendran/AFP/Getty Images)

BẤT ĐỘNG NHƯ THƯỜNG LỆ: Một bức tượng Phật nguyên vẹn ngồi trên tầng lầu của một tòa nhà bị phá hủy tại Sri Lanka, vùng ngoại ô Hikkaduwa, bên ngoài Galle ngày 12 tháng 1 năm 2005. Các ngôi chùa, giáo đường Hồi giáo và nhà thờ đã phải chống chọi lại những cơn sóng lớn. (Ảnh: Indranil Mukherjee/AFP/Getty Images)

(Theo The Epoch Times)

The post Tượng Phật đứng vững giữa đống đổ nát sau sóng thần first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/04/tuong-phat-dung-vung-giua-dong-do-nat-sau-song-than.html/feed0
Mặt trăng và cơ thể ngườihttps://chanhkien.org/2011/01/mat-trang-va-co-the-nguoi.htmlhttps://chanhkien.org/2011/01/mat-trang-va-co-the-nguoi.html#respondTue, 11 Jan 2011 14:14:01 +0000https://chanhkien.org/?p=10384Nhiều người tin rằng sự thay đổi theo chu kỳ của mặt trăng có ảnh hưởng tới con người. Ví dụ rõ ràng nhất là chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ.

The post Mặt trăng và cơ thể người first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Cheng Lu

[ChanhKien.org]

Nhiều người tin rằng sự thay đổi theo chu kỳ của mặt trăng có ảnh hưởng tới con người. Ví dụ rõ ràng nhất là chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Dưới những điều kiện bình thường, mỗi chu kỳ của một người phụ nữ xảy ra trong 28 ngày, chính xác trong khoảng giữa tháng thiên văn (thời gian giữa độ cao lớn nhất của một định tinh được nhìn từ mặt trăng, xấp xỉ 27 ngày) và tháng mặt trăng (29 ngày).

Theo Shi Yukun, một bác sĩ Trung Y, chu kỳ mặt trăng cũng liên quan tới thời điểm con người sinh ra. Hầu hết trẻ em được sinh ra ngay sau khi trăng tròn.

Các tuần trăng đóng một vai trò trong trạng thái tinh thần của con người. Người Babylon cổ đại gọi chứng rối loạn tâm thần ở bệnh nhân là chứng “lunatic” (mộng du đêm trăng tròn), có nghĩa là căn bệnh bị ảnh hưởng bởi mặt trăng. Ngày nay, các nghiên cứu cho thấy người bệnh tâm thần có xu hướng rối loạn tâm thần cao hơn vào lúc trăng tròn.

Mặt trăng cũng ảnh hưởng đến tâm trạng của con người. Trăng tròn có thể khiến người ta lo âu, bồn chồn, khó chịu, và phát triển ảo giác. Ngoài ra, trong lúc trăng tròn, người ta có xu hướng hồi tưởng lại những ký ức đã qua nhiều hơn, khiến họ cảm thấy buồn và trầm cảm. Nhiều nhà thơ đã sáng tác những áng thơ bất hủ của họ vào lúc trăng tròn.

Cuốn sách cổ Trung Quốc “Câu hỏi thường gặp: Thuyết tám sự thần thánh” viết: “Khi trăng lưỡi liềm, khí huyết [sinh lực cấu thành cơ thể người và duy trì sự sống] bắt đầu tăng cường, và an khí bắt đầu lưu chuyển. Khi trăng tròn, khí huyết đầy đủ, các cơ bắp khỏe mạnh. Khi trăng khuyết, các kênh năng lượng yếu đi, an khí ra đi, và chỉ còn lại hình thù.” Đó là để nói, khí huyết cơ thể người, cơ bắp, và sức mạnh của các dòng năng lượng là có liên quan tới các giai đoạn của mặt trăng.

Nhìn hiện tượng này từ một quan điểm khác, người ta có thể cho rằng có lẽ cơ thể người đơn giản là có liên kết với vũ trụ, không phải vì mặt trăng, vì mặt trăng chỉ là một vật thể phản ứng lại theo giai điệu của vũ trụ.

(Theo The Epoch Times)

The post Mặt trăng và cơ thể người first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/01/mat-trang-va-co-the-nguoi.html/feed0
Thần trên Trái đất: Khi đá mang hình dạng con ngườihttps://chanhkien.org/2011/01/than-tren-trai-dat-khi-da-mang-hinh-dang-con-nguoi.htmlhttps://chanhkien.org/2011/01/than-tren-trai-dat-khi-da-mang-hinh-dang-con-nguoi.html#respondSat, 08 Jan 2011 08:43:17 +0000https://chanhkien.org/?p=10332Theo truyền thống Trung Quốc cổ đại, Thần trên thiên thượng không hoàn toàn tồn tại ở một không gian riêng biệt, họ cũng có liên hệ vật chất với trần gian.

The post Thần trên Trái đất: Khi đá mang hình dạng con người first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Leonardo Vintiñi

Từ “Người vợ lạc” cho tới “Nhà sư đang cầu nguyện,” nhiều hình dạng tự nhiên mang dáng dấp giống con người một cách đáng tò mò

BÀ LÃO: 'Người canh gác vùng đất cằn cỗi' ở Alberta, Canada.

“Người ta thường treo biển để quảng cáo việc làm ăn buôn bán; người đóng giày treo một chiếc giày khổng lồ; thợ kim hoàn treo một chiếc đồng hồ lớn và nha sĩ treo một chiếc răng vàng; nhưng ở rặng núi New Hampshire, Thượng đế đã treo một tấm biển để cho thấy rằng Ngài đã tạo ra con người.”, lời Daniel Webster (1782–1852), một chính trị gia người Mỹ đầy tài năng.

Theo truyền thống Trung Quốc cổ đại, Thần trên thiên thượng không hoàn toàn tồn tại ở một không gian riêng biệt, họ cũng có liên hệ vật chất với trần gian. Người xưa tin rằng những tảng đá, ngọn núi lớn, hay những nơi địa hình không bằng phẳng là một phần của vòng tuần hoàn mà các vị Thần sống và được nuôi dưỡng. Chính vì vậy, mỗi lần một hình tượng này sụp đổ, điều đó có nghĩa là vòng đời của vị Thần đó đã kết thúc.

Đằng sau sự thật và huyền thoại về định mệnh của vũ trụ, những kỳ quan thiên nhiên này có thể được tìm thấy trên khắp hành tinh và thậm chí còn xa hơn nữa. Trong khi văn hóa hiện tại của chúng ta không đưa ra được những lý giải hợp lý cho những cấu trúc đá tự nhiên, thì những hình thể bất thường này vẫn luôn thu hút trí tưởng tượng của chúng ta, và thường trở thành những điểm nhấn quý báu trong các công viên và khu bảo tồn tự nhiên.

Người canh gác vùng đất cằn cỗi

Nằm ở phía đông nam Alberta, Canada, kỳ quan địa chất vĩ đại này chỉ có thể được quan sát từ trên cao. Tuy nhiên, những chi tiết mang dáng dấp con người này quả là vô cùng kỳ diệu khi người ta cân nhắc rằng bàn tay con người không thể tham gia vào quá trình tạo thành của khối đá khổng lồ này. Được nhiều người miêu tả giống như một đầu người trùm khăn và đeo iPod, khuôn mặt nhìn nghiêng này được tạo ra bởi sự xói mòn của nước mưa trên những tầng địa chất giàu đất sét.

Dây tai nghe được tạo thành bởi một con đường bụi, và phần tai nghe được tạo thành bởi một giếng dầu nơi con đường kết thúc. Tuy nhiên, những chi tiết do con người tạo ra này chỉ tăng thêm phần thú vị; chúng không hoàn toàn đưa ra nhận dạng của hình thù.

Trên thực tế, chúng chỉ tô điểm thêm nét hiện đại vào khuôn mặt này khiến nó không còn phù hợp với kiểu dáng ban đầu. Những cái tên khác được đặt cho “Người canh gác” trong thời gian nó được nhiều người biết đến là “Bà lão”, “Vách đá,” “Cái đầu của Hickox,” “Nhìn ra đồng bằng,” “Hòn đá nghe,” và “Napi.”

Ông lão trên núi

ÔNG LÃO: Chân dung bằng đá với vẻ rất riêng của New Hampshire đã tan vỡ vào năm 2003, và bức hình này cho thấy khuôn mặt nhìn nghiêng cao quý đã từng tồn tại ở đó như thế nào. (Ảnh: Rob Gallagher)

Chân dung đá tại New Hampshire đã từng là một cảnh quan kỳ vĩ để thưởng ngoạn. Từ cằm tới trán, nó được coi như nét mặt nhìn nghiêng của “Ông lão trên núi” cao 12 mét, rộng 7,6 mét.

Người ta tin rằng các dòng sông băng và một chuỗi những hiện tượng địa chất xảy ra 200 triệu năm trước đã bắt đầu hình thành hình dạng giống như điêu khắc này một cách tự nhiên. Nó đã được các du khách ngưỡng mộ như một biểu tượng cao quý của New Hampshire.

Mặc dù những huyền thoại do người dân bản địa kể về việc xuôi theo dòng chảy của con sông Merrimack sẽ cho thấy con đường dẫn tới ngọn núi có khuôn mặt trên đá, nhưng những ghi chép đầu tiên về chi tiết của “Ông lão trên núi” chỉ bắt đầu từ năm 1805.

Hơn một trăm năm qua, đã có nhiều thiết bị được sử dụng vào việc ngăn không cho tượng đài bằng đá granit này sụp đổ. Chỉ vài năm trước khi nó tan vỡ, dây cáp và keo đã được sử dụng, nhưng cuối cùng cái đầu đầy bí ẩn này đã khuất phục trước sức mạnh của tự nhiên đã tạo ra nó. Gió to cùng mưa lớn và sự đóng băng liên tục đã khiến khuôn mặt khổng lồ sụp đổ vào sáng sớm ngày 3 tháng 5 năm 2003.

Khuôn mặt trên sao Hỏa

BỀ MẶT SAO HỎA: ‘Khuôn mặt trên sao Hỏa’ nổi tiếng nằm tại Khu Cydonia trên hành tinh này. (NASA/JPL)

Bên cạnh “Ông lão trên núi” và “Bà lão” nổi tiếng thế giới, còn có rất nhiều nơi hoang vu trên Trái đất cũng kiêu hãnh với những bức điêu khắc tự nhiên của chúng. “Bảy chị em gái,” “Nhà sư đang cầu nguyện,” hay “Nhân sư” của Ru-ma-ni chỉ là một vài trong số hằng ngàn những tảng đá nguyên khối bị bào mòn tự nhiên được tìm thấy ở gần như mọi quốc gia trên thế giới. Có thể cho rằng, còn rất nhiều những bức điêu khắc tự nhiên vẫn đang âm thầm chờ đợi để được khám phá ra.

Tuy nhiên, Trái đất không phải là hành tinh duy nhất có bề mặt không đồng đều.

Khi những bức ảnh của thành trì Sao Hỏa nổi tiếng Cydonia Mensae được công bố vào năm 1975, nó đã gây nhiều tranh cãi. Những bức ảnh của các dạng hình thể này đã kích thích trí tưởng tượng của hàng ngàn người với hy vọng rằng sinh vật thông minh với khoa học kĩ thuật tiên tiến có thể đang sống trên hành tinh Đỏ.

Trong khi các nhân viên NASA quả quyết rằng những bức ảnh đầu tiên của “Khuôn mặt trên sao Hỏa” (cũng là một phần của Cydonia) chủ yếu được tạo ra bởi ảo ảnh do ánh sáng và bóng tối, thì những người khác bị thuyết phục rằng những bức ảnh này tiết lộ lịch sử sửng sốt chưa được biết đến về người hàng xóm ‘đỏ’ của chúng ta.

Có lẽ người thẳng thắn nhất trong những cá nhân này là nhà nghiên cứu gây nhiều tranh cãi Richard C. Hoagland. Do vị trí của những cấu trúc trên sao Hỏa đáng tò mò này rất giống với các kim tự tháp Ai Cập trên Trái đất, Hoagland đã đặt ra giả thuyết về việc tìm kiếm mối quan hệ giữa những người tạo ra tượng nhân sư Ai Cập nổi tiếng với khuôn mặt sao Hỏa bí ẩn này.

Đối với nhiều người, những bức ảnh chụp vệ tinh gần đây của «Khuôn mặt trên sao Hỏa» được chụp năm 2006 đã làm giảm bớt danh tiếng của khuôn mặt như một kỳ quan kỹ thuật hay một kỳ tích của tạo hóa. Tuy nhiên, vào năm 2008, bề mặt sao Hỏa đã tiết lộ một bí ẩn nhiếp ảnh nữa : sự xuất hiện của một vật thể ngồi giữa đá. Bức ảnh được phi thuyền thám hiểm sao Hỏa không người lái Spirit chụp lại và cũng giống như «Khuôn mặt trên sao Hỏa, » bức ảnh này cũng thuyết phục nhiều nhà nghiên cứu rằng sao Hỏa có thể không phải là không thể sinh sống được. (Xem clip YouTube: http://www.youtube.com/watch?v=-t4KfMok4U0)

Dù văn hóa hay công nghệ có tồn tại trên sao Hỏa hay không, không ai có thể phủ nhận rằng những cấu trúc này, giống như những thứ được phát hiện ra trên Trái đất, đã thành công trong việc thu hút trí tưởng tượng của chúng ta. Nhân loại đã cảm động khi chứng kiến hình dạng của riêng mình được tạc vào đá. Tuy nhiên, khi những bức điêu khắc được tìm thấy do bàn tay của chính Mẹ Thiên Nhiên tạc lại, những tảng đá chứa đầy dáng vẻ huyền bí.

Vào những thời điểm này, tự nhiên đang cho chúng ta thấy sự phản chiếu của bản thân chúng ta. Thế giới tự nhiên đã tạo ra một khuôn mặt mà chúng ta có thể dễ dàng liên tưởng.

(Theo The Epoch Times)

The post Thần trên Trái đất: Khi đá mang hình dạng con người first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/01/than-tren-trai-dat-khi-da-mang-hinh-dang-con-nguoi.html/feed0
Bom nguyên tử thời cổ đạihttps://chanhkien.org/2011/01/bom-nguyen-tu-thoi-co-dai.htmlhttps://chanhkien.org/2011/01/bom-nguyen-tu-thoi-co-dai.html#respondWed, 05 Jan 2011 08:29:29 +0000https://chanhkien.org/?p=10316“Giờ đây ta trở thành Thần chết, kẻ hủy diệt các thế giới” – Kinh Bhagavad Gita của Ấn Độ.

The post Bom nguyên tử thời cổ đại first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Leonardo Vintiñi

Đụn cát trong sa mạc Ai Cập. Hiện tượng nào có thể làm tăng nhiệt độ của cát sa mạc lên ít nhất 3.300 độ F, đúc nó thành những tấm thủy tinh đặc lớn màu vàng-xanh? (Wael Abed/AFP/Getty Images)

“Giờ đây ta trở thành Thần chết, kẻ hủy diệt các thế giới” – Kinh Bhagavad Gita của Ấn Độ.

7 năm sau những vụ thử nghiệm hạt nhân ở thành phố Alamogordo, tiểu bang New Mexico, tiến sĩ J. Robert Oppenheimer, cha đẻ của bom nguyên tử, lúc đó đang giảng dạy tại một trường cao đẳng. Khi một sinh viên hỏi liệu đã từng có vụ thử nghiệm nguyên tử nào ở Hoa Kỳ trước sự kiện Alamogordo hay chưa, ông trả lời:

“Có, trong thời hiện đại.”

Câu nói này, đầy bí ẩn và không thể hiểu nổi tại thời điểm đó, thực ra là ám chỉ những văn bản Hindu cổ đại mô tả một thảm họa tận thế nhưng không có liên quan tới các hiện tượng phun trào núi lửa hay những hiện tượng đã biết nào khác. Oppenheimer, người đã từng say sưa nghiên cứu tiếng Phạn cổ, lúc đó chắc chắn đang đề cập đến một đoạn trong kinh “Bhagavad Gita” mô tả một thảm họa toàn cầu gây ra bởi “một vũ khí bí ẩn, một tia sắt”.

Trong khi nó có thể là sự cảnh báo cho giới khoa học về sự tồn tại của vũ khí nguyên tử trước chu kỳ văn minh hiện tại, bằng chứng của hiện tượng này dường như thì thầm những câu thơ trong kinh “Bhagavad Gita”  ở khắp nơi trên Trái đất.

Thủy tinh trong sa mạc

Bằng chứng này không chỉ đến từ những vần thơ Hindu mà còn đến từ rất nhiều mảnh vỡ của thủy tinh nóng chảy nằm rải rác ở nhiều sa mạc trên thế giới. Các tinh thể Silicon, những vật đúc kỳ lạ, cực kỳ giống với những mảnh vỡ được tìm thấy sau những vụ nổ hạt nhân ở khu vực thử bom nguyên tử Cát Trắng tại Alamogordo.

Vào tháng 12 năm 1932, Patrick Clayton, một giám định viên từ Cơ quan Khảo sát Địa chất Ai Cập, đã lái xe giữa các cồn cát của sa mạc Biển cát lớn (Great Sand Sea), gần cao nguyên Saad ở Ai Cập, khi ông nghe những tiếng răng rắc dưới bánh xe. Khi kiểm tra điều gì đã gây ra âm thanh đó, ông đã tìm thấy những miếng thủy tinh lớn nằm trong cát.

Khám phá này đã lôi cuốn sự chú ý của các nhà địa chất trên khắp thế giới và đã đặt ra một trong những điều bí ẩn lớn nhất của khoa học hiện đại. Hiện tượng gì có thể làm tăng nhiệt độ của cát sa mạc lên ít nhất 3.300 độ F, đúc nó thành những tấm thủy tinh đặc lớn màu vàng-xanh?

Trong khi vượt qua tầm tên lửa sa mạc Cát Trắng (White Sands) Alamogordo, Albion W. Hart, một trong những kỹ sư đầu tiên tốt nghiệp Viện Công nghệ Massachusetts, đã quan sát thấy rằng những miếng thuỷ tinh mà những vụ thử hạt nhân để lại giống y hệt với những miếng thủy tinh ông quan sát thấy ở sa mạc châu Phi 50 năm trước. Tuy nhiên, kích thước của vật đúc trong sa mạc này đòi hỏi vụ nổ đó phải mạnh hơn 10.000 lần so với vụ nổ được quan sát thấy ở New Mexico.

Nhiều nhà khoa học đã tìm cách giải thích sự rải rác của các tảng thuỷ tinh lớn ở sa mạc Libya, sa mạc Sahara, Mojave, và nhiều nơi khác trên thế giới, như là các sản phẩm của các vụ va chạm thiên thạch khổng lồ. Tuy nhiên, do sự thiếu vắng của các hố thiên thạch trong sa mạc, giả thuyết này không đứng vững được. Dữ liệu hình ảnh vệ tinh cũng như các ra-đa siêu âm cũng không thể tìm thấy bất kỳ hố thiên thạch nào cả.

Hơn nữa, các tảng đá thuỷ tinh được tìm thấy ở sa mạc Libya cho thấy độ trong suốt và độ tinh khiết (99%) vốn không phải là đặc trưng của việc thiên thạch tan chảy, trong đó sắt và các chất liệu khác bị trộn lẫn với thủy tinh nóng chảy sau vụ va chạm.

Mặc dù vậy, các nhà khoa học đã đề xuất rằng các thiên thạch đã tạo ra các tảng đá thuỷ tinh có thể đã nổ tung ở độ cao vài dặm cách mặt đất, tương tự như sự kiện Tunguska, hoặc đơn giản là thiên thạch đã nảy lên theo cách mà chúng mang theo cả bằng chứng của sự va chạm, nhưng để lại nhiệt từ sự ma sát.

Tuy nhiên, điều này không giải thích được bằng cách nào 2 trong số các khu vực được tìm thấy ở rất gần nhau trong sa mạc Libya, cho thấy cùng một kiểu mẫu – xác suất của hai vụ va chạm thiên thạch ở rất gần như thế là rất thấp. Nó cũng không giải thích được sự thiếu vắng của nước trong các mẫu đá tektite (đá thủy tinh sậm màu được cho là kết quả của việc thiên thạch va chạm với vỏ trái đất) khi các khu vực va chạm được cho là đã từng tràn ngập nước vào khoảng 14.000 năm trước đây.

Thảm hoạ Mohenjo Daro thời cổ đại

Thành phố nơi nền văn hóa đã sinh ra mà ngày nay là thung lũng Indus là một bí ẩn lớn. Các tảng đá của phế tích đã kết tinh một phần, cùng với những cư dân của nó. Hơn nữa, những văn bản bí ẩn địa phương nói về một khoảng thời gian bảy ngày biết ơn đối với những chiếc xe bay. Những chiếc ‘xe bay’ ấy được gọi là Vimana, đã cứu sống 30.000 cư dân khỏi một sự kiện khủng khiếp.

Năm 1927, nhiều năm sau khi khám phá ra tàn tích Mohenjo Daro, 44 bộ xương người đã được tìm thấy ở vùng ngoại ô của thành phố. Đa số đã được tìm thấy trong tư thế úp mặt xuống, nằm trên đường phố và nắm tay như thể một thảm họa nghiêm trọng đã bất ngờ ập xuống thành phố. Ngoài ra, một số bộ xương cho thấy những dấu hiệu của bức xạ không thể giải thích được. Nhiều chuyên gia tin rằng Mohenjo Daro là một dấu hiệu rõ ràng của thảm họa hạt nhân 2 thiên niên kỷ trước công nguyên.

Tuy nhiên, thành phố là không phải là thành phố cổ duy nhất được cho là đã từng trải qua thảm họa hạt nhân. Hàng chục tòa nhà thế giới cổ đại cho thấy gạch và đá nóng chảy, như cuộc thử nghiệm nhiệt mà các nhà khoa học hiện đại không thể giải thích nổi:

Pháo đài và tháp cổ ở Scotland, Ireland, và Anh

Thành phố Catal Huyuk ở Thổ Nhĩ Kỳ

Alalakh ở miền bắc Syria

Phế tích của 7 thành phố (Seven Cities), gần Ecuador

Những thành phố nằm giữa sông Hằng ở Ấn Độ và những quả đồi Rajmahal

Các khu vực của sa mạc Mojave ở Hoa Kỳ

Ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, sự hiện diện của một nhiệt độ cực cao và những mô tả sinh động về một thảm họa khủng khiếp cho thấy rằng có lẽ trước đây đã từng có một thời đại mà người ta đã biết đến công nghệ hạt nhân – một thời đại mà trong đó công nghệ nguyên tử đã quay sang chống lại loài người.

Tham khảo:

http://www.bibliotecapleyades.net/arqueologia/esp_mohenjo_daro_1.htm

http://skepticreport.com/sr/?p=288

http://forteanswest.com/wordpress-mu/nevadalowfi/tag/robert-oppenheimer/

http://www.marmet-meteorites.com/id37.html

(Theo The Epoch Times)

The post Bom nguyên tử thời cổ đại first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/01/bom-nguyen-tu-thoi-co-dai.html/feed0
Hành trình xuyên thời gian?https://chanhkien.org/2010/12/hanh-trinh-xuyen-thoi-gian.htmlhttps://chanhkien.org/2010/12/hanh-trinh-xuyen-thoi-gian.html#respondWed, 01 Dec 2010 14:08:10 +0000https://chanhkien.org/?p=9866Khám phá của các nhà nghiên cứu về một chiếc đồng hồ Thụy Sĩ ở Trung Quốc trong khi đang quay một bộ phim tài liệu vào năm 2008 quả là một bất ngờ lớn.

The post Hành trình xuyên thời gian? first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Leonardo Vintiñi & Stephanie Lam

Đồng hồ Thụy Sĩ được tìm thấy trong ngôi mộ cổ thời nhà Minh

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

Khám phá của các nhà nghiên cứu về một chiếc đồng hồ Thụy Sĩ ở Trung Quốc trong khi đang quay một bộ phim tài liệu vào năm 2008 quả là một bất ngờ lớn. Nó không chỉ bé như một chiếc nhẫn mà còn nằm trong một ngôi mộ từ thời nhà Minh (1368 – 1644)

“Khi chúng tôi cố loại bỏ đất bám xung quanh chiếc quan tài, đột nhiên một mẩu đá rơi xuống đất với âm thanh của kim loại”, ông Jiang Yanyu, từng là phụ trách của Bảo tàng Quảng Tây nói, theo tờ Daily Mail. “Sau khi loại bỏ hết đất bao phủ và xem xét kỹ hơn, chúng tôi bị sốc khi thấy nó là một chiếc đồng hồ”.

Mặc dù chiếc đồng hồ trông có vẻ không được thực dụng cho lắm bởi kích thước nhỏ bé của nó, nhưng nó được chia vạch giờ giống hệt một chiếc đồng hồ hiện đại với kích thước thông thường.  Nó chỏ thời gian 10:06 và có chữ “Swiss” (Thụy Sĩ) được khắc ở mặt sau đã hoen gỉ.

“Vào thời Minh chưa hề có đồng hồ và thời đó thậm chí còn chưa có nước Thụy Sĩ”, một nhà khảo cổ cho biết trong một bài bào trên tờ Austrian Times.

Ngôi mộ mà bên trong nó chiếc đồng hồ được tìm thấy nằm tại Shangsi, phía Nam Trung Quốc, được cho là đã đóng kín hơn 400 năm về trước và không hề được thăm viếng kể từ sau đám tang của chủ nhân vào thời Minh, nhưng các nhà nghiên cứu ước tính rằng chiếc đồng hồ mới chỉ 100 năm tuổi.

Trong khi chiếc đồng hồ có thể được xếp vào loại Đồ vật bị lạc chỗ (Oopart), trông nó có vẻ khác biệt và nguyên bản. Một đồ vật bị lạc chỗ (Oopart) là một vật từ thời cổ đại với những đặc điểm không thể có được vào thời kỳ đó, ví dụ như trình độ công nghệ chẳng hạn. Trong khi những Đồ vật bị lạc chỗ thông thường dường như là những vật được chế tác bằng công nghệ của con người thời cổ đại, chiếc đồng hồ Thụy Sĩ này đưa đến một suy đoán rằng đã có sự liên lạc giữa một người du hành thời gian đến từ thế kỷ trước và những người trong thời Minh.

Việc thiếu sự giải thích đã khiến nhiều người suy tưởng rằng một người du hành thời gian hiện đại đã để lại tặng phẩm này cho một người thời Minh, có thể là người ông ta yêu mến trong chuyến lưu lại của mình ngày trước. Hoặc có thể là ông ta đã ném vật kỷ niệm này từ tương lai vào trong đống bùn khi nó dừng chạy vào lúc 10:06, đúng thời điểm mà chiếc kim đồng hồ chỉ vào bốn thế kỷ sau đó.

(Theo The Epoch Times)

The post Hành trình xuyên thời gian? first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/12/hanh-trinh-xuyen-thoi-gian.html/feed0
Thân thể bất hoại của các tu sĩ phương Tâyhttps://chanhkien.org/2010/11/than-the-bat-hoai-cua-cac-tu-si-phuong-tay.htmlhttps://chanhkien.org/2010/11/than-the-bat-hoai-cua-cac-tu-si-phuong-tay.html#respondMon, 22 Nov 2010 18:11:57 +0000https://chanhkien.org/?p=7835Tác giả: Tong Yun Thi hài của Thánh Bernadette ở thành phố Lourdes, được phủ sáp trên gương mặt và bàn tay. Nhà thờ Thiên Chúa giáo đã phát hiện ra rằng thân thể của bà vẫn không bị hủy hoại sau khi bà qua đời. (Ảnh: Wikimedia Commons)[ChanhKien.org] Nhiều người có thể đã nghe […]

The post Thân thể bất hoại của các tu sĩ phương Tây first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Tong Yun

Thi hài của Thánh Bernadette ở thành phố Lourdes, được phủ sáp trên gương mặt và bàn tay. Nhà thờ Thiên Chúa giáo đã phát hiện ra rằng thân thể của bà vẫn không bị hủy hoại sau khi bà qua đời. (Ảnh: Wikimedia Commons)[ChanhKien.org] Nhiều người có thể đã nghe qua các câu chuyện về thân thể bất hoại trong giới tu luyện ở Trung Quốc. Chẳng hạn như, có thân thể trần thế của một vị thần tại núi Cửu Hoa, thân thể của Từ Minh hòa thượng tại chùa Địa Tạng, và nhiều trường hợp khác nữa. Tuy vậy, hiện tượng này không chỉ xảy ra ở Trung Quốc; nó cũng tồn tại trong thế giới phương Tây.

Vị Thánh Thiên Chúa giáo Bernadette Brown từ trần năm 1879. Vào năm 1909, thi hài của bà được đào lên để chôn cất lại tại nơi khác. Hai bác sĩ đã chứng kiến cảnh khai quật. Họ nhìn thấy thi hài vẫn còn trong trạng thái rất tốt. Cách duy nhất mà một nữ tu đã chứng kiến việc chôn cất 30 năm về trước có thể nói sau nhiều năm trôi qua là nhờ vào chiếc quan tài tốt.

Vào tháng 3 năm 2001, thi hài của đức Giáo hoàng John XXIII đã được đào lên vì đức Giáo hoàng tại vị đã quyết định rằng vị Giáo hoàng tiền nhiệm của ông cần một nơi an nghỉ mới để có đủ chỗ cho rất đông người tới viếng mộ của ngài tại khu hầm mộ của Nhà thờ Thánh Peter (St. Peter’s Basilica) ở Rome. Thật đáng kinh ngạc là, mặc dù đức Giáo hoàng John XXIII đã qua đời từ 37 năm về trước, thân thể của ngài vẫn còn trong tình trạng rất tốt.

Đã có nhiều ví dụ trong lịch sử về việc thi thể được đào lên rồi đem chôn lại. Người ta không thể phủ định việc các tài liệu xác nhận rằng có nhiều thân thể bất hoại. Có nhiều ghi chép về những người đã được phong thánh vào thời Trung cổ tại Anh, thi hài của họ không bị mục nát bất chấp nhiệt độ và sự ẩm ướt, trong đó bao gồm Thánh Cuthbert, Werburgh, Waltheof, và Guthlac.

Gần đây cũng có rất nhiều ví dụ. Bà Joan Carroll Cruz, tác giả và cũng là người ở cấp bậc 3 trong Thứ bậc Trần tục của dòng Tu kín (Secular Order of Discalced Carmelites), đã ghi lại chi tiết nhiều trường hợp thân thể bất hoại trong cuốn sách của bà “The Incorruptibles” (Các thân thể bất hoại), được xuất bản năm 1997. Những trường hợp đó bao gồm Thánh Teresa vùng Avila, mà thân thể của bà không hề phân hủy mặc dù bị chôn trong vùng bùn lầy ẩm ướt.

Có thể có người nghĩ rằng sự thật về những ghi chép này khó mà kiểm chứng được. Trên thực tế, hồ sơ ghi chép các sự kiện này là rất đầy đủ và được bảo quản kỹ càng. Nhiều thân thể vẫn còn có thể thấy được ngày nay. Hơn nữa, nhiều nhân viên và người thân đã chứng kiến tận mắt các cuộc khai quật. Loại sự kiện như thế này đã xảy ra trong suốt lịch sử của Cơ Đốc giáo.

Tại sao thân thể của nhiều tu sĩ trong Phật giáo và Cơ Đốc giáo không bị hủy hoại sau khi họ từ trần? Hiện tượng này làm cho khoa học hiện đại đau đầu, nhưng nó lại xảy ra thường xuyên trong giới tu luyện. Theo sự hiểu biết thông thường [trong giới tu luyện], thì khi người tu luyện tinh thần thanh lọc tư tưởng, đề cao đạo đức, và trở về bản tính nguyên thủy của họ, thì thân thể vật chất của họ cũng sẽ chuyển hóa theo.

Tham khảo:

1. http://search.zhengjian.org/zj/articles/2002/6/27/16597.html
2. http://www.forteantimes.com/articles/159_saintspreserved.shtml

Dịch từ:

http://www.pureinsight.org/node/1399

The post Thân thể bất hoại của các tu sĩ phương Tây first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/11/than-the-bat-hoai-cua-cac-tu-si-phuong-tay.html/feed0
10 hiện tượng mà giới khoa học không thể giải thíchhttps://chanhkien.org/2010/11/10-hien-tuong-ma-gioi-khoa-hoc-khong-the-giai-thich.htmlhttps://chanhkien.org/2010/11/10-hien-tuong-ma-gioi-khoa-hoc-khong-the-giai-thich.html#respondSat, 20 Nov 2010 14:19:22 +0000https://chanhkien.org/?p=7813Qua sự phát triển và những thành tựu của khoa học hiện đại, nhân loại đã ngày càng tiến tới tin rằng khoa học có khả năng đưa ra giải thích cho mọi thứ tồn tại trên hành tinh và trong vũ trụ của chúng ta. Nhưng chúng ta hãy nhớ lại rằng mặc dù […]

The post 10 hiện tượng mà giới khoa học không thể giải thích first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Nhiều người suýt chết đã kể về những trải nghiệm đi qua một đường hầm vào một nơi có ánh sáng chói lòa. (Ảnh Photos.com)

Qua sự phát triển và những thành tựu của khoa học hiện đại, nhân loại đã ngày càng tiến tới tin rằng khoa học có khả năng đưa ra giải thích cho mọi thứ tồn tại trên hành tinh và trong vũ trụ của chúng ta.

Nhưng chúng ta hãy nhớ lại rằng mặc dù nhiều hiện tượng trên thế giới thực sự có những giải thích khoa học, nhưng không phải tất cả đều có thể được giải thích bằng kiến thức khoa học hiện nay.

Ví dụ, khoa học vẫn chưa thể đưa ra câu trả lời rõ ràng về quá trình mà vũ trụ được hình thành.  Khoa học cũng không thể giải thích được sự hình thành của các tín ngưỡng tôn giáo.  Khi bước vào lĩnh vực siêu tự nhiên, có những hiển hiện bí ẩn vẫn chưa có những giải thích khoa học có vẻ hợp lý bởi vì không thể áp dụng phương pháp khoa học để đo lường hay nghiên cứu những hiện tượng đó.

Chúng ta hãy thử xem xét một số hiện tượng không thể giải thích này và tự nhắc nhở mình rằng bản thân tự nhiên là một kỳ quan và rằng nhiều thứ vẫn còn là những điều bí ẩn.

1. Liệu pháp tinh thần (Placebo Effect)

Liệu pháp tinh thần từ lâu vẫn là một ẩn đố y học động chạm đến ảnh hưởng của tinh thần đối với sức khỏe của thân thể và tác dụng chữa bệnh.  Người ta đã phát hiện ra rằng những bệnh nhân tin là đã được điều trị bằng một loại thuốc có hiệu lực có thể khỏi bệnh ngay cả khi họ chỉ được cho uống các viên thuốc giả bằng đường.  Phát hiện này đã dẫn đến việc nghiên cứu sử dụng việc thử nghiệm ‘mù kép’ để tránh việc sự dự tính của cả những người làm thí nghiệm và những người tham gia ảnh hưởng đến kết quả.

Không may là, qua nhiều năm, hiệu lực và khả năng đo lường được của liệu pháp tinh thần đã bị khoa học coi là không đáng tin cậy.  Điều này có thể là do những hạn chế của phương pháp khoa học.  Tuy nhiên, đã có nhiều trường hợp những người tự khỏi bệnh, nhiều khi thậm chí còn vượt quá cả các phương cách y học hiện có để chữa trị cho thân thể vật lý.

2. Giác quan thứ 6

Năm giác quan nhìn, nghe, nếm, sờ, và ngửi giúp chúng ta khám phá thế giới vật chất của chúng ta.  Còn có giác quan thứ 6, một khả năng cảm nhận nội tại còn được gọi là trực giác.  Từ ‘trực giác’ có nguồn gốc từ tiếng La-tinh “intueri”, có nghĩa là ‘nhìn vào bên trong.’  Trực giác là khả năng nhận biết và hiểu được mà không cần phải dùng sự suy luận hay phân tích lô-gíc, và tất cả mọi người đều có nó ở các mức độ nhạy bén khác nhau.

Trực giác còn được gọi một cách phổ biến là “linh cảm” hay “trực cảm” (gut feeling), một sự hiểu biết nội tại về một điều gì đó hay một tình huống nào đó mà không cần có sẵn kiến thức về nó.  Theo Cuộc điều tra của PRWeek/Burson-Marsteller CEO năm 2006, 62% các tổng giám đốc (CEO) thường ra các quyết định kinh doanh dựa trên trực giác của mình thay vì dựa vào việc phân tích dữ kiện.

Một nghiên cứu năm 2007 được đăng trên tạp chí Current Biology (Sinh học hiện nay) cũng phát hiện ra rằng những người tham gia, không có thời gian để nhìn mà phải dựa vào trực giác, nhặt ra một hình tượng khác lạ trong số hơn 650 hình tượng giống hệt nhau một cách chính xác hơn so với khi có 1,5 giây để nhìn các hình tượng.

Triết gia Trung Quốc thời cổ Lão Tử đã từng nói rằng, “Sức mạnh của việc hiểu biết theo trực giác sẽ bảo vệ chư vị khỏi bị hại cho đến cuối đời.”  Albert Einstein cũng đã từng nói, “Thứ duy nhất có giá trị thực sự là trực giác.”

Thế nhưng trực giác đến từ đâu?  Các nghiên cứu về bộ não người lưu ý đến tuyến quả thông như là một câu trả lời khả dĩ cho bí ẩn này.  René Descartes (1596–1650), cha đẻ của triết học hiện đại, đã gọi tuyến quả thông là “chỗ ngồi của tâm hồn”.  Tư tưởng phương Đông cổ xưa coi trực giác nằm ở trong khu vực tuyến quả thông và tin rằng nó có thể tiếp nhận sự chiếu sáng từ tâm hồn với hình thức kiến thức hoặc ý tưởng.

3. Trải nghiệm cận tử

Đã có nhiều báo cáo về các trải nghiệm kỳ lạ khác nhau đến với những người gần chết, như đi qua một đường hầm vào một nơi có ánh sáng chói lòa, gặp những người thân yêu, và có một cảm giác êm đềm, thanh thản.

Đáng chú ý nhất là trải nghiệm của Bác sĩ George Rodonaia, mà “trải nghiệm cận tử lâm sàng” của ông năm 1976 là trường hợp được ghi chép đầy đủ nhất từ trước đến nay.  Trải nghiệm này đã biến đổi George Rodonaia, là một người vô thần trước đó và sau đó đã trở thành một linh mục được phong chức trong Nhà thờ Chính thống giáo phương Đông.  Trải nghiệm của ông gợi ý cho chúng ta rằng có một thế giới khác ở phía bên kia thế giới vật chất này của con người.

Mặc dù nhiều người đã thực sự đi qua những trải nghiệm này, khoa học vẫn chưa thể đưa ra một lời giải thích cho hiện tượng trải nghiệm cận tử này.  Một số nhà khoa học cố nói rằng những trải nghiệm cận tử này có thể được giải thích là kết qủa của ảo giác của một bộ não bị thương.  Nhưng không phải trường hợp nào cũng là bị thương não, vì vậy không có giả thuyết khoa học cụ thể nào có thể đưa ra hoặc là các lời giải thích hoặc là lý do tại sao nhiều người lại có những trải nghiệm này và tại sao những trải nghiệm đó lại thường mang tính thay đổi cả cuộc đời của họ.

4. Vật thể bay không xác định

Vật thể bay không xác định (UFO) là một thuật ngữ do Không quân Mỹ đặt ra năm 1952 để phân loại những vật thể mà các chuyên gia không thể xác định được sau khi điều tra.  Trong văn hóa thường thức, khái niệm UFO thường được dùng để nói đến tàu vũ trụ mà những người ngoài hành tinh dùng để bay.

Người ta đã nhìn thấy và ghi chép lại về các UFO ngay từ khi triều đại nhà Tống ở Trung Quốc.  Vào thế kỷ thứ 11, học giả và võ tướng Thẩm Quát (1031-1095) đã viết trong cuốn sách “Mộng khê bút đàm” (The Dream Pool Essays) của mình (1088) về một vật thể bay hình viên ngọc trai có ánh sáng chói lòa ở bên trong và có thể di chuyển với tốc độ đáng kinh ngạc.

Kenneth Arnold, một doanh nhân người Mỹ, báo cáo lại là đã nhìn thấy 9 vật thể phát ra ánh sáng chói đang bay gần Núi Rainier ở bang Washington năm 1947.  Arnold mô tả các vật thể đó có hình đĩa “dẹt như một cái chảo rán bánh”.  Mô tả của ông đã nhận được rất nhiều sự quan tâm chú ý từ phía các phương tiện truyền thông và công chúng.

Kể từ đó trở đi, việc nhìn thấy UFO đã tăng lên theo cấp số nhân. Hiện tượng UFO này đã được cả chính phủ và những điều tra viên độc lập trên toàn thế giới nghiên cứu.  Tiến sĩ Josef Allen Hynek (1910–1986) trước kia làm việc cho Không quân Mỹ để điều tra việc nhìn thấy UFO.  Đầu tiên, Hynek rất phê phán [vấn đề này], nhưng sau khi nghiên cứu hàng trăm báo cáo về UFO trong 3 thập kỷ, ông đã thay đổi quan điểm.

Trong những năm sau đó trong sự nghiệp của mình, Hynek đã trở nên lớn tiếng bày tỏ sự thất vọng của mình với cách quá đơn giản mà theo đó hầu hết các nhà khoa học cân nhắc về UFO – không muốn và không chịu nhượng bộ để thừa nhận điều không thể giải thích được này.

5. Ký ức ảo giác (Déjà Vu)

Déjà Vu, tiếng Pháp có nghĩa là “đã từng nhìn thấy”, một cảm giác thân quen kỳ lạ là đã từng có mặt ở một nơi hay sự kiện nào đó trước kia, khi nó được gặp lần đầu tiên.  Mọi người có thể có cảm giác thân quen rất kỳ lạ về một hình ảnh ở trước mặt cứ như là nó đã từng xảy ra trước kia rồi, nhưng họ vẫn biết rằng đó là lần đầu tiên họ gặp những sự việc đó.  Nghiên cứu sinh lý học thần kinh đã cố gắng giải thích những trải nghiệm đó là sự dị thường của trí nhớ hay một căn bệnh về não, hay là do các hiệu ứng phụ của thuốc.

Một nghiên cứu năm 2008 của nhà tâm lý học Anne Cleary (có tại http://cdp.sagepub.com/content/17/5/353.full) đã tìm hiểu rằng ký ức ảo giác có thể liên quan tới ký ức nhận thức.  Các cách giải thích khác liên hệ ký ức ảo giác với sự tiên tri, ký ức về một đời trước, khả năng nhìn xa, hay dấu hiệu thần bí biểu thị sự hoàn thành một điều kiện đã được định trước trên đường đời.  Bất kể là giải thích như thế nào thì ký ức ảo giác chắc chắn cũng là một hiện tượng phổ biến đối với con người, và nguyên nhân căn bản của nó vẫn là một điều bí ẩn.

6. Ma quỷ

Việc nhắc đến ma quỷ trong các tác phẩm văn học kinh điển của các tác giả như Homer và Dante gợi ý rằng sự trải nghiệm của con người với những hiện tượng dị thường là chuyện thường thấy và đã xảy ra từ lâu đến bây giờ.  Hiện nay, những nơi có ma như ngôi nhà Whaley House ở San Diego đã được liệt kê như những địa điểm thu hút khách du lịch, và những tuyên bố đã nhìn thấy ma quỷ không phải là điều gì bất thường cả.

Văn hóa thường thức đầy rẫy những phim ảnh về ma quỷ, thế nhưng khoa học truyền thống lại lánh xa khỏi việc giải thích các hiện tượng đó.  Chỉ những nhà điều tra được đặt ở rìa của giới khoa học mới nỗ lực đo lường tính xác thực của những hiện tượng đó.

Sự tồn tại của ma quỷ có sự liên hệ mật thiết với các không gian ở phía bên kia thế giới vật chất của chúng ta và sự tiếp tục của phần hồn con người sau khi chết.  Các nhà điều tra nghiên cứu về chủ đề này hy vọng rằng một ngày nào đó điều bí ẩn này sẽ được giải quyết.

7. Những vụ mất tích không giải thích được

Có rất nhiều trường hợp kỳ lạ trong đó có những người đã mất tích không còn một dấu vết nào.

Ví dụ như, vào năm 1937, phi công Amelia Earhart và hoa tiêu Frederick Noonan đã biến mất cùng với chiếc máy bay Lockheed mà họ đang điều khiển.  Họ đang tiến đến gần Đảo Howland ở Thái Bình Dương khi chiếc xuồng ca-nô Itasca của lực lượng phòng vệ bờ biển Mỹ nhận được thông điệp của họ rằng họ đang sắp hết nhiên liệu.  Nhưng việc liên lạc tiếp theo đó đã gặp khó khăn, và xuồng Itasca đã không thể xác định được vị trí của chiếc máy bay Lockheed đó.

Không lâu sau khi Earhart và Noonan gửi đi thông điệp rằng họ chỉ còn lại nhiên liệu đủ cho một nửa giờ bay mà vẫn chưa thể nhìn thấy đất liền, thì việc liên lạc đã bị mất.  Họ chỉ có thể là đã hạ cánh xuống mặt biển, nhưng sau nhiều năm tìm kiếm, người ta vẫn chưa tìm thấy cả hai người bay lẫn chiếc Lockheed trong đại dương.

Trong những trường hợp như thế này, bất chấp nhiều nỗ lực của các cơ quan điều tra khác nhau sử dụng các kỹ thuật khoa học hiện đại nhất của họ, chúng ta vẫn thất bại không thể tìm ra các câu trả lời cụ thể cho việc điều gì đã xảy ra với những người đã biến mất một cách bí ẩn như vậy.

8. Tam giác quỷ Bermuda

Tam giác quỷ Bermuda – một khu vực trên Đại Tây Dương giữa Bermuda, Miami, và San Juan, Puerto Rico, nơi các tàu thuyền và máy bay vẫn tiếp tục biến mất – là một trong những điều bí ẩn nhất hiện nay trên hành tinh của chúng ta.

Những người sống sót đã kể lại các câu chuyện về sự thay đổi thời gian, các thiết bị định hướng không hoạt động, các quả cầu ánh sáng đến từ trên trời, sự thay đổi lớn và đột ngột về thời tiết, và những bức tường sương mù không thể lý giải được xuất hiện như Frank Flynn đã mô tả năm 1956.  Ông mô tả sương mù đó như một “khối chưa từng biết đến”, rút mất lực của động cơ sau khi tàu của ông xuyên qua nó.

Bruce Gernon Jr. đã gặp phải một loại sương mù năm 1970 bao bọc máy bay của ông và biến thành một thứ gì đó như là của thế giới bên kia.  Sau nhiều năm, các nhà khoa học đã cố gắng lật tẩy điều bí ẩn của tam giác quỷ Bermuda bằng cách nói rằng không có điều bí ẩn nào cả.  Nhưng những người đã trực tiếp trải qua những hiện tượng kỳ lạ đó và vẫn còn sống để kể về nó đã tuyên bố nhấn mạnh rằng có những điều xảy ra trên biển trời tam giác quỷ Bermuda vượt quá khả năng hiểu được theo lô-gíc thông thường.

9. Bàn chân khổng lồ (Bigfoot)

Bàn chân khổng lồ (Bigfoot) là một trong những sinh vật huyền thoại nhất trong nghiên cứu các động vật bí ẩn.  Bigfoot, hay Sasquatch như được gọi ở miền Tây-bắc Thái Bình Dương thuộc khu vực Bắc Mỹ, cũng được biết đến với cái tên Yeti hay Người tuyết rất xấu ở khu vực dãy núi Himalaya của Nepal và Tây Tạng, và với cái tên Yowie ở Australia.

Vào năm 1951, người leo núi có tên là Eric Shipton đã chụp được ảnh của một dấu chân khổng lồ trên dãy núi Himalaya.  Bức ảnh đã làm chấn động thế giới và khiến câu chuyện về Bigfoot trở nên phổ biến.  Vào năm 1967, Roger Patterson và Robert Gimlin đã quay được một đoạn phim về cái mà họ nói là Bigfoot.  Đoạn phim nổi tiếng thế giới của họ đã trở thành đối tượng của nhiều nỗ lực nhằm xác thực cũng như lật tẩy nó.

Nhà nhân chủng học Grover Krantz đã xem xét kỹ đoạn phim của Patterson và Gimlin và kết luận rằng đó là một đoạn phim chân chính về một sinh vật hai chân rất to lớn chưa được biết đến.  Tuy nhiên, do thiếu các bằng chứng vật lý đủ mạnh về Bigfoot, khoa học truyền thống vẫn không chấp nhận sự tuyên bố tồn tại của nó.  Nhưng điều thần bí này vẫn tiếp tục tồn tại vì vẫn có những báo cáo về việc nhìn thấy chúng ở trên toàn thế giới.

10. Tiếng kêu rền (The Hum)

Hiện tượng tiếng ồn kêu rền liên tục có tần số thấp đã được báo cáo ở nhiều nơi trên toàn thế giới, đặc biệt là ở Mỹ, Anh, và Bắc Âu.  Âm thanh này, mà không phải tất cả mọi người đều có thể nghe thấy, được đơn thuần biết đến như “The Hum” hay với những cái tên địa phương nơi người ta nghe thấy nó, như Taos Hum (New Mexico), Kokomo Hum (Indiana), Bristol Hum (Anh), và Largs Hum (Canada).

Đối với những người có thể nhận thức được nó, âm thanh này thường được mô tả như tiếng kêu ầm ầm của một động cơ diesel ở xa.  Nó đã làm cho một số người cực kỳ khó chịu, với những hiệu ứng phụ có hại cho thân thể làm ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường của họ.

Các cơ quan chính phủ trên toàn thế giới đã điều tra về nguồn gốc của những tiếng kêu rền này.  Ở Mỹ, những cuộc điều tra sớm nhất bắt đầu vào những năm 1960.  Vào năm 2003, Bộ Môi trường, Lương thực và Nông thôn của Anh đã xuất bản một báo cáo phân tích những tiếng ồn có tần số thấp này và ảnh hưởng của nó đối với những người phàn nàn về hiện tượng này.  Tuy nhiên, các kết quả cuối cùng chỉ ra nguồn gốc của những tiếng ồn đó mang tính lảng tránh, và hiện tượng những tiếng ồn này vẫn còn là một điều bí ẩn.

(Theo The Epoch Times)

The post 10 hiện tượng mà giới khoa học không thể giải thích first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/11/10-hien-tuong-ma-gioi-khoa-hoc-khong-the-giai-thich.html/feed0
Bí ẩn về loài rồnghttps://chanhkien.org/2010/11/bi-an-ve-loai-rong.htmlhttps://chanhkien.org/2010/11/bi-an-ve-loai-rong.html#respondFri, 12 Nov 2010 15:51:35 +0000https://chanhkien.org/?p=7752[ChanhKien.org] Rồng đã thâm nhập vào mọi lĩnh vực của văn hoá cổ truyền Trung Hoa, và đã trở thành biểu tượng tinh thần mạnh mẽ cho người Trung Quốc. Rồng có thực sự tồn tại không? Các sách lịch sử của Trung Quốc đã ghi chép nhiều trường hợp tận mắt chứng kiến sự […]

The post Bí ẩn về loài rồng first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org]

Rồng đã thâm nhập vào mọi lĩnh vực của văn hoá cổ truyền Trung Hoa, và đã trở thành biểu tượng tinh thần mạnh mẽ cho người Trung Quốc. Rồng có thực sự tồn tại không? Các sách lịch sử của Trung Quốc đã ghi chép nhiều trường hợp tận mắt chứng kiến sự xuất hiện của rồng, điều đó thật hấp dẫn để kiểm tra lại xem rồng có thực sự tồn tại hay không.

Phần tạp ký của “Ký sự về Huyện Nghĩa” từ triều đại nhà Thanh viết như sau: “Vào năm 1503 sau Công Nguyên [Triều Minh, năm Hồng Di thứ 16], 5 con rồng đã bay lượn trên không trung khoảng 10 lý [3 dặm] phía bắc cổng thành của huyện Nghĩa, tỉnh Hà Nam. Sau một lúc lâu ở trên cao, chúng rơi xuống đất, và không thể bay lên lại được nữa.

“Mây kéo đến đầy trời và biển bắt đầu nổi sóng. Một vị Thần trong trang phục màu xanh lá cây từ trên trời đáp xuống và ngay lập tức được vây quanh bởi những con rồng đã rớt xuống. Một lúc sau, mây tản hết và biển trở nên yên tĩnh. Năm con rồng vẫn chưa thể bay đi. Bấy giờ, một vị thần màu xanh lá cây khác hạ xuống, và những con rồng bò quanh ông ta. Đột nhiên bầu trời trở nên tối mịt. Những đám mây lớn và sương mù dày đặc xuất hiện trở lại. Cuối cùng khi bầu trời sáng trở lại, các vị thần và năm con rồng đã bay đi mất.

Phần Những hiện tượng Kỳ lạ và Hiếm thấy trong “Ký sự về thiên triều Gia Tĩnh”, cũng kể một câu chuyện tương tự: “Vào tháng 9 năm 1588 sau Công nguyên, một con rồng trắng đã được phát hiện trên hồ Bình thuộc huyện Bình Hồ, tỉnh Triết Giang. Nó đã bay lượn trên mặt hồ, chiếu sáng một nửa bầu trời với ánh sáng đỏ.

“Người chứng kiến là Shen Maoxiao, một vị quan chép sử cho triều đình, đã nhìn thấy một vị Thần với trang phục màu tím và một vương miện bằng vàng, cao hơn 30 mét, đứng giữa những cái sừng của con rồng. Vị thần này cầm một vật có hình cây kiếm. Một quả cầu ánh sáng to cỡ một cái đấu [một dụng cụ đo lường hình thang ở Trung Quốc] xuất hiện bên dưới đầu của con rồng.”

Phần Những hiện tượng Kỳ lạ và Hiếm thấy trong “Ký sự về thiên triều Tống Giang” đã ghi chép một sự việc được chứng kiến xảy ra 20 năm sau sự kiện con rồng trắng được trông thấy ở huyện Bình Hồ. Vào tháng 7 năm 1608 sau Công nguyên, một con rồng trắng giống như con rồng xuất hiện trên hồ Bình đã được nhìn thấy trên sông Hoàng Phố ở huyện Tống Giang, Thượng Hải. Cũng có môt vị Thần đứng trên đầu con rồng.

Phần Ngũ Hành trong “Ký sự về triều Hậu Hán” sau này được trích dẫn trong phần Hiện tượng Kỳ lạ của ‘Ký sự về huyện Lạc Dương”, đã ghi chép một trường hợp nhìn thấy rồng trong hoàng cung. Lưu Hồng, Hoàng đế của triều Đông Hán, có kinh thành nằm gần thành phố Lạc Dương ngày nay thuộc tỉnh Hà Nam; cung điện Văn Minh có thể là nơi ông đã cư ngụ.

Vào ngày 1 tháng 7 năm 178 sau Công nguyên, một vật đen khổng lồ rơi từ trên trời xuống sân phía đông của cung điện Văn Minh. Vật thể có hình tròn và giống như mái che của xe ngựa ngày xưa. Nó dài 20 mét, và lướt đi nhanh chóng, phát ra ánh sáng nhiều màu sắc. Vật thể này có một cái đầu, nhưng không có chân và đuôi, Nó trông giống một con rồng, nhưng có thể là không phải.

Phần Ngũ Hành trong “Biên sử của triều Nguyên” viết như sau: “Vào tháng 7 năm Chí Nguyên thứ 27 [tháng 8 năm 1290 sau Công nguyên], có một con rồng xuất hiện gần núi Long Sơn ở huyện Lâm Tùng, tỉnh Sơn Đông. Con rồng có khả năng làm cho một tảng đá lớn nặng nửa tấn lơ lửng trên không trung.”

Vào năm Cát An thứ 24 thuộc triều Đông Hán (219 sau Công nguyên), một con rồng vàng xuất hiện trên sông Trì Thủy thuộc thành phố Vũ Dương, và ở đó trong suốt 9 ngày trước khi rời đi. Một đền thờ được xây dựng và một bia đá được dựng lên trong đền thờ để ghi danh sự xuất hiện của con rồng.

Vào tháng 4, năm Vĩnh Hà thứ nhất, triều Đông Tấn (345 sau Công nguyên), hai con rồng, một trắng và một đen, xuất hiện ở núi Long Sơn (dịch theo nghĩa đen là “núi Rồng”). Mộ Dung, Hoàng đế nước Yên, đã dẫn các quan trong triều lên ngọn núi này và tổ chức một lễ tế cách chỗ hai con rồng 200 thước.

Các sách lịch sử địa phương từ triều Minh và triều Thanh cũng có chép những trường hợp nhìn thấy rồng. Theo “Ký sự về thiên triều Lâm An”, năm Sùng Trinh thứ 4 (1631 sau Công nguyên), một con rồng lớn đã được nhìn thấy trên hồ Kỳ Long (nghĩa là “hồ Rồng kỳ lạ”), phía đông nam huyện Thạch Bình, tỉnh Vân Nam.

Bản ghi chép đã viết: “Râu, chân, và vảy của con rồng nổi trên mặt nước, và con rồng dài khoảng vài chục mét”. Con rồng này có thể đã xuất hiện nhiều hơn một lần ở núi Long Sơn (núi Rồng) và hồ Kỳ Long (hồ Rồng kỳ lạ), do đó điều này giải thích cho việc đặt tên cho những địa danh này.

“Ký sự bổ sung của triều Đường” đã ghi chép rằng vào một ngày trong năm trị vì cuối cùng của Hoàng đế Hàm Thông, một con rồng đen đã rơi xuống mặt đất trong vùng lãnh thổ của huyện Thông Thành, và chết ở đó vì một vết thương trên cổ. Chiều dài đầy đủ của con rồng đo được là 30 mét, một nửa số đó là đuôi.

Cái đuôi có hình phẳng. Vảy của nó như vảy cá. Trên đầu có 2 cái sừng. Râu của nó mọc bên cạnh miệng dài khoảng 6m. Chân của nó, mọc ra từ dưới bụng, có một lớp màng màu đỏ che phủ.

“Thất Kinh Thư” của Long Anh chép rằng vào một ngày trong năm trị vì cuối cùng của hoàng đế Thành Hóa, triều Minh, một con rồng đã rơi xuống trên bãi biển huyện Tân Thủy, tỉnh Quảng Đông. Nó đã bị những người dân chài địa phương đánh chết. Con rồng cao như một người lớn, và dài hàng chục mét. Nó trông rất giống con rồng trong những bức tranh cổ chỉ trừ cái bụng của nó màu đỏ.

Một con rồng đã chết được tìm thấy bên bờ hồ Thái Bạch vào năm Thiếu Hưng thứ 32, triều Nam Tống (1162 sau Công nguyên). Nó có râu dài và những cái vảy rất lớn. Cái lưng màu đen và cái bụng màu trắng. Những cái vây mọc ra từ lưng, và hai cái sừng thò ra từ đầu. Nó bốc mùi xa hàng dặm.

Những người địa phương đã phủ nó lại bằng một tấm chiếu. Quan lại đã cho người đến làm lễ cúng tế tại đó. Tuy nhiên, sau một đêm sấm sét dữ dội, con rồng đã biến mất. Chỉ còn lại một cái mương nơi nó đã nằm.

“Biên sử về Thiên triều Vĩnh Bình” chép rằng, vào mùa hè năm Đạo Quang thứ 19 (1839 sau Công nguyên), một con rồng đã rớt từ trên trời xuống vùng hạ lưu sông Luân Hà, ở huyện Lao Đình. Con rồng nằm quay đơ, ruồi bọ vây quanh. Người dân địa phương làm một cái mái che để bảo vệ nó khỏi nắng, và phun nước lên người nó. Ba ngày sau, sau một đêm giông bão, con rồng đã bay đi.

Những trường hợp chứng kiến thời hiện đại

Nhiều sự kiện trong thế kỷ trước cũng được cho là những trường hợp nhìn thấy rồng.

Vào tháng 8 năm 1944, hàng trăm người từ làng Chenjiayuanzi, huyện Phù Du, phía bắc của sông Tùng Hòa Giang đã vây quanh một con vật màu đen nằm trên bờ sông. Yen Dianyuan, một nhân chứng, đã kể rằng con rồng dài chừng 7 mét và trông giống một con thằn lằn. Mặt của nó giống hệt như mặt của con rồng được vẽ trong các bức tranh cổ, với bảy hoặc tám cái râu dày và cứng. Thân trên có đường kính khoảng một phần ba mét. Bốn cái chân của nó bị lún sâu vào cát. Lớp vảy như vảy cá sấu phủ đầy thân nó.

Vào mùa hè năm 1953, một con vật chưa được xác định đã rớt từ trên trời xuống một nơi gần phía nam tỉnh Hà Nam. Theo miêu tả của một số nhân chứng, con vật trông giống một con cá mập khổng lồ. Mùi thối rữa của nó thu hút vô số ruồi nhặng. Nếu nó là một con cá mập, nó phải sống dưới vùng biển sâu. Tại sao nó lại rớt từ trên trời xuống? Trường hợp này có thể liên quan đến những con rồng rơi xuống từ bầu trời được ghi chép trong lịch sử.

Vào ngày 4 tháng 8 năm 2000, một trận mưa như trút nước xuống làng Hắc Sơn Tử, Trung Quốc, và sau đó ngôi làng được bao phủ bởi một làn hơi nước nóng. Đột nhiên, những đám mây dày từ bầu trời sà xuống và cuộn dọc trên mặt đất. Người dân trong làng vô cùng hoảng sợ, vì họ chưa bao giờ thấy một loại thời tiết như vậy trước đó. Họ ở yên trong nhà và tất cửa ra vào và cửa sổ đều đóng kín.

Có một chàng trai trẻ đã bước ra ngoài xem chuyện gì đang xảy ra. Chẳng mấy chốc anh ta đã ở ngoài rìa làng, và đột nhiên anh ta kinh ngạc vì nhìn thấy cảnh tượng hai con vật trông giống rồng, một con màu đen và một con màu trắng, nằm trên mặt đất trước mặt anh ta. Anh thấy rằng, những cái sừng, những cái vảy, những cái chân, và đuôi của hai con vật giống hệt với những con rồng trong các bức tranh truyền thống ngoại trừ râu của nó ngắn hơn. Anh ta quay đầu chạy về làng nhanh hết mức có thể, và la lên: “Đi xem rồng bà con ơi, đi xem những con rồng từ trên trời rơi xuống!”

Tin tức nhanh chóng lan rộng khắp vùng. Cảnh sát, các quan chức, các vị học giả đều đến ngôi làng Hắc Sơn Tử để điều tra. Cảnh sát bắt đầu giải tán đám đông, để lại một vài người canh chừng hai con rồng.

Sau đó, một trận gió mạnh cuốn những đám mây đen cuộn lên cuộn xuống. Khi nó đi qua, con rồng màu trắng đã biến mất khỏi những đôi mắt chăm chú nhìn của mấy người bảo vệ. Các quan chức không thể giải thích sự biến mất đó, và họ đều thấy chán nản về con rồng màu đen vẫn nằm ở trên mặt đất.

Một nông dân nói: “Tôi từng nghe điều tương tự thế này đã xảy ra nhiều năm trước, và người ta tưới nước cho con rồng để cho nó về nhà.” Ông đã sai một vài người trẻ tuổi trong làng lấy chiếu và dựng một mái che cho con vật đó. Rồi họ chở nước bằng xe cút kit, phun nước lên chiếu để nước có thể chảy xuống lưng nó. Cho đến tháng 12 năm 2000, con vật vẫn còn sống.

Khi trời bắt đầu tối vào lúc 6 giờ chiều ngày 18 tháng 9 năm 2000, ở thành phố Vụ Tùng, tỉnh Cát Lâm, một chùm ánh sáng kỳ lạ đã phóng ra từ vùng trời phía tây bắc của thành phố, và nó trở nên sáng hơn và nhiều màu sắc. Sau đó, một sinh vật trông giống rồng đã xuất hiện. Miệng, râu, chân, và vảy của nó đều có thể được nhìn thấy rõ ràng. Con rồng hiện hình khoảng 20 phút. Cuối cùng, ánh sáng mờ dần thành đỏ thẫm trước khi nó từ từ biến mất.

Rồng có phải chỉ là những điều tưởng tượng trong thế giới tâm linh, hay chúng thực sự hiện hữu vật chất? Đó vẫn là một điều bí ẩn đối với chúng ta ngày nay.

(Theo The Epoch Times)

The post Bí ẩn về loài rồng first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/11/bi-an-ve-loai-rong.html/feed0
Tỷ lệ thần thánh: Mật mã chưa có lời giảihttps://chanhkien.org/2010/11/ty-le-than-thanh-mat-ma-chua-co-loi-giai.htmlhttps://chanhkien.org/2010/11/ty-le-than-thanh-mat-ma-chua-co-loi-giai.html#respondTue, 09 Nov 2010 16:47:36 +0000https://chanhkien.org/?p=7738Tác giả: Leonardo Vintiñi Vạn vật muôn hình muôn vẻ trong vũ trụ dường như không tuân theo một trật tự nào; nhưng đằng sau sự phong phú đa dạng đó vẫn tồn tại một nguyên tắc chung cho tất cả. “Hai phát hiện vĩ đại nhất của hình học, một là định lý Py-ta-go, […]

The post Tỷ lệ thần thánh: Mật mã chưa có lời giải first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Leonardo Vintiñi

Tỉ lệ vàng (Nguồn hình: Chánh Kiến sưu tầm và thiết kế)

Vạn vật muôn hình muôn vẻ trong vũ trụ dường như không tuân theo một trật tự nào; nhưng đằng sau sự phong phú đa dạng đó vẫn tồn tại một nguyên tắc chung cho tất cả.

TỶ LỆ VÀNG : Tỷ lệ vàng là chuẩn mực cho mọi thiết kế hoàn hảo nhất, từ đền Panthenon, Hy Lạp tới hình dáng vỏ ốc Anh Vũ, song các nhà khoa học vẫn chưa hiểu tại sao tỷ lệ này đều xuất hiện ở hầu như khắp thế giới tự nhiên. (Ảnh: Photos.com)

“Hai phát hiện vĩ đại nhất của hình học, một là định lý Py-ta-go, và hai là tỷ lệ vàng – một thứ có thể so sánh là quý như vàng, còn thứ kia có giá trị như một viên ngọc quý” – Kepler.

Tờ báo mà bạn đang đọc, màn hình vi tính, thẻ tín dụng, cánh hoa, lá cây, toà nhà cao ốc – tất cả mọi thứ đều được tạo lập dựa trên một nguyên tắc, một tỷ lệ, một giá trị cân đối. Dường như vũ trụ đang tiết lộ với chúng ta về một mật mã ẩn chứa trong mọi khía cạnh của tự nhiên –  một mật mã độc đáo và mang đầy tính nghệ thuật: đó là con số vàng – một tỉ lệ hoàn hảo.

Vạn vật muôn hình muôn vẻ trong vũ trụ dường như không tuân theo một trật tự nào; nhưng ẩn giấu đằng sau sự phong phú đa dạng đó, vẫn tồn tại một nguyên tắc chung cho tất cả. Từ thời của Py-ta-go, điểm mấu chốt của trật tự này đã thu hút rất nhiều nhà toán học và nhiều học giả ở các lĩnh vực khác nhau, tuy nhiên cho đến nay chưa một ai hiểu một cách toàn diện về vấn đề này.

Trong một cuộc thực nghiệm gần đây nghiên cứu một số cá thể từ các dân tộc khác nhau đã cho thấy rằng: trong số những số đo khác nhau của hình chữ nhật, thì hầu hết mọi người đều đồng ý với một con số cân đối nhất. Con số hoàn hảo nhất được hình thành khi tỷ lệ giữa cạnh lớn hơn với cạnh nhỏ hơn xấp xỉ 1,618 – trong toán học con số này được gọi là “vàng”. Tỷ lệ các cạnh hình chữ nhật này có mặt trong hàng ngàn công trình kiến trúc trên khắp thế giới, cũng như là trong các hộp diêm, danh thiếp, những cuốn sách, và hàng trăm vật dụng hàng ngày khác, đơn giản bởi vì con người cảm thấy nó phù hợp. Kim tự tháp Giza, kim tự tháp Cheops, trụ sở Liên Hiệp Quốc tại New York, và nhà thờ Đức Bà là những dẫn chứng điển hình cho việc ứng dụng tỷ lệ vàng. Trên thực tế, đền thờ Panthenon có rất nhiều chi tiết ứng dụng tỷ lệ này.

Qua nhiều thế kỷ, cái đẹp tuyệt đối của nghệ thuật và trí thông minh con người (ngoại trừ một số xu hướng đương đại) chưa bao giờ chệch quá xa khỏi tỷ lệ này.

Rất nhiều hoạ sĩ thời kỳ Phục Hưng đã ứng dụng một cách hợp lý tỷ lệ này trong các tác phẩm của mình, đặc biệt là Leonardo da Vinci, ông đã ứng dụng tỷ lệ này trong những tác phẩm trứ danh của mình, như là “Bữa tiệc cuối cùng”, hay “ Người xứ Vitruvian”.

Cả âm nhạc cũng không phải ngoại lệ của mật mã bí ẩn này. Nhà soạn nhạc người Mexico Silvestre Revueltas đã sử dụng tỷ lệ này để sắp xếp các phần trong tác phẩm Alcancías.

Nhà soạn nhạc Béla Bartók và Olivier Messiaen cũng đã lưu ý đến dãy số Fibonacci (dãy số tuân theo tỷ lệ vàng) trong một số tác phẩm của họ để quyết định xem nốt nhạc nên ngân dài trong bao lâu.

Vì kiến trúc, nghệ thuật, âm nhạc, và một số phát minh khác đều là những nỗ lực phi thường của con người, nên một số người kết luận rằng tỷ lệ vàng cũng chỉ là một ý kiến chung ngẫu nhiên của con người mà thôi. Nhưng nếu thế thì vẫn không thể giải thích được tại sao vô số những thực thể hữu cơ lẫn vô cơ tìm thấy trong tự nhiên lặp đi lặp lại cái tỷ lệ đặc biệt trên.

Các thí dụ từ hình chữ nhật cho tới hình xoắn ốc tuân theo tỷ lệ vàng (hình tạo thành bằng cách nối các đỉnh của các hình chữ nhật vẽ theo tỷ lệ vàng đặt chồng lên nhau) có thể tìm thấy ở khắp mọi nơi: sừng của con cừu, khoáng vật, xoáy nước, cơn lốc, vân tay, cánh hoa hồng, những đài hoa đồng tâm của cây súp-lơ hay hoa hướng dương, chim muông, côn trùng, cá, dải ngân hà, hay một số dải thiên hà khác như dải M51 ngay cạnh dải ngân hà của chúng ta… thậm chí cả con ốc sên. Một con ốc thật đẹp và thật hoàn hảo như ốc Anh Vũ chắc chắn phải có sự kết hợp thật tài tình với tỷ lệ vàng. Rất nhiều loài cây cũng thể hiện mối liên hệ với tỷ lệ vàng trong độ dày giữa giữa cành thấp với cành cao.

Vẻ đẹp của cơ thể con người cũng có liên quan tới số Phi (con số vàng). Thương của phép chia chiều cao từ đầu tới chân với khoảng cách từ rốn tới chân gần bằng 1.618, thể hiện sự hài hoà cân đối của cơ thể. Chúng ta cũng có thể tìm ra kết quả tương tự trong tỷ lệ của chiều dài cái đầu với khoảng cách từ mắt tới cằm; hay tỷ lệ của khoảng cách từ mũi tới cằm trên khoảng cách từ môi tới cằm. Những tỷ lệ của gương mặt càng tiến gần tới tỷ lệ này thì gương mặt càng hài hoà cân đối. Mặc dù có một vài ý kiến trái ngược nhưng rõ ràng là sở thích của chúng ta dường như đã được định sẵn.

Con số Phi cũng rắc rối phức tạp giống như người anh em của nó – số Pi (tỷ lệ giữa chu vi đường tròn và bán kính của nó). Hiện nay, nó đã được tính chính xác tới hơn một nghìn tỷ chữ số thập phân, nhưng vẫn còn có thể tiếp tục tính được nhiều hơn thế.

Nguyên nhân tiềm ẩn đằng sau con số chi phối sự cân đối hài hoà và vẻ đẹp này là gì, điều này đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà khoa học trong hàng thế kỷ qua. Cho đến ngày nay nó vẫn tiếp tục là một điều bí ẩn.

Làm thế nào mà một cái hình xoắn ốc lại có thể là một yếu tố phổ biến trong cơ thể sinh vật, vốn được cho là phát triển một cách hoàn toàn không thể đoán trước và không xác định? Trên một số phương diện nào đó thì liệu nó có liên quan gì đến chuỗi DNA? Hơn nữa, trong một chu kỳ hoàn chỉnh của chuỗi xoắn kép, mối liên hệ giữa hai chuỗi đơn này không gì khác hơn chính là tỷ lệ Phi sao?

Bởi đó chính là yếu tố tồn tại phổ biến ở các dạng sinh vật sống – tựa như nốt nhạc ngân nga của vũ trụ – nên cũng không mấy bất ngờ nếu tỷ lệ tuyệt diệu này cũng phù hợp và cân đối với chúng ta, vì chúng ta cũng có nguồn gốc từ vũ trụ.

(Theo The Epoch Times)

The post Tỷ lệ thần thánh: Mật mã chưa có lời giải first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/11/ty-le-than-thanh-mat-ma-chua-co-loi-giai.html/feed0
‘Tri giác nguyên sinh’- Đời sống bí mật của cây cối (Phần 2)https://chanhkien.org/2010/10/tri-giac-nguyen-sinh-doi-song-bi-mat-cua-cay-coi-phan-2.htmlhttps://chanhkien.org/2010/10/tri-giac-nguyen-sinh-doi-song-bi-mat-cua-cay-coi-phan-2.html#respondSat, 30 Oct 2010 13:27:40 +0000https://chanhkien.org/?p=7498Tác giả: Ben Bendig Cuộc phỏng vấn Cleve Backster và xem xét công trình khai thủy của ông về tri giác nguyên sinh Cleve Backster đã cho xuất bản một cuốn sách mang tên “Tri giác nguyên sinh: Giao tiếp sinh học với cây cối, thức ăn tươi sống và tế bào con người” vào […]

The post ‘Tri giác nguyên sinh’- Đời sống bí mật của cây cối (Phần 2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Ben Bendig

Cuộc phỏng vấn Cleve Backster và xem xét công trình khai thủy của ông về tri giác nguyên sinh

Cleve Backster tại phòng thí nghiệm của ông ở San Diego, nơi ông nghiên cứu về tri giác nguyên sinh. (Ảnh do Cleve Backster cung cấp)

Cleve Backster đã cho xuất bản một cuốn sách mang tên “Tri giác nguyên sinh: Giao tiếp sinh học với cây cối, thức ăn tươi sống và tế bào con người” vào năm 2003, tổng hợp nghiên cứu đầu tiên mà ông tự mình biên soạn. Trong đó, ông miêu tả chi tiết tất cả những thứ mà ông quan sát, từ cây cối, vi khuẩn, trứng, cho tới các tế bào động vật như máu từ thịt bò, đến các tế bào cơ thể người.

“Có rất nhiều mối liên hệ ở đây, nó khiến tôi ngạc nhiên rằng người ta không nổi điên lên trong giới khoa học,” ông vừa nói vừa cười.

Ông đã đối mặt với hàng thập kỷ của những phản ứng lạnh nhạt từ giới học thuật, bất chấp việc diễn thuyết những bằng chứng của mình tại rất nhiều hội thảo và rất nhiều nhà khoa học trên thế giới đã kiểm nghiệm lại kết quả của ông. Ông vẫn không bị mất tinh thần, ông là một người đàn ông đã bị thuyết phục rằng ông đã tìm ra một điều gì đó rất quan trọng, và sẽ không để sự yếu kém trong khả năng tiếp thu những điều mới của con người khiến ông trở nên ngớ ngẩn trước mọi người.

“Tất cả những điều tôi nói trong cuốn sách đều là sự thật,” ông cười khúc khích. “Tôi đã rất cẩn thận về điều đó, rằng bất kỳ thứ gì trong cuốn sách đó đều dựa trên thực tế. Tôi không muốn người ta phát hiện một chút chi tiết nào không chính xác và sau đó nói rằng, phần còn lại trong công trình của ông là không chính xác.”

Ông cũng dùng phương pháp tương tự khi nói đến những lý do vì sao hiện tượng này tồn tại. Không đưa ra lý thuyết có thể bị sai, ông hy vọng tránh được cảnh tượng người ta sẽ từ chối những số liệu và nghiên cứu của ông.

Giải thích về điện thế trong vật lý

Mặc dù Backster không xuất bản những nghiên cứu liên quan tới lời giải thích cho tri giác nguyên sinh, một trong những manh mối đầy hứa hẹn để hiểu được sự nhận thức sơ cấp dựa trên những thuyết đã có sẵn liên quan một hiện tượng trong vật lý lượng tử gọi là ‘bất định vị’.

Hiện tượng bất định vị được vật lý lượng tử dự đoán và Anh-xtanh gọi là “một hành động ma quỷ ở một khoảng cách”, một khái niệm rằng các hạt bằng cách nào đó có thể liên kết với nhau qua không gian.

Các thí nghiệm đã chứng tỏ rằng khi một cặp photon (lượng tử ánh sáng) thoát ra khỏi một nguyên tử bị kích thích, khi các nhà thí nghiệm thay đổi cực của một photon (bằng cách cho nó đi qua một tấm lọc), cực của photon kia cũng bị ảnh hưởng, và sự thay đổi diễn ra trong khoảng thời gian ngắn hơn khoảng thời gian để ánh sáng truyền từ hạt này sang hạt kia.

Khi các photon cho thấy mối liên hệ này, chúng được cho là bị vướng vào nhau. Vì thế, người ta đặt ra câu hỏi liệu hiện tượng bất định vị này truyền được bao xa? Liệu có phải nó chỉ xuất hiện ở các hạt nhỏ, hay các hệ thống lớn hơn cũng có thể bị vướng vào nhau như thế? Và nếu các dạng sống bị vướng vào nhau, chúng sẽ như thế nào?

Nếu hiện tượng bất định vị vươn tới tầng của sự sống và tinh thần, vậy thì cái được gọi là ‘tri giác nguyên sinh’ có thể là minh chứng cho chính điều này: những phát hiện của Backster cho thấy một dấu hiệu có thể xuất hiện mà không bị ảnh hưởng bởi khoảng cách hay vật liệu chắn các sóng điện từ.

Sự đón nhận

Mặc dù có một sự hứng thú rất phổ biến với những kết quả nghiên cứu của Backster trong những năm 1970, cộng đồng khoa học vẫn không mặn mà lắm với ý tưởng này. Một lý do bề ngoài là nỗ lực bất thành nhằm tái hiện thí nghiệm được công bố lần đầu tiên của Backster bởi một nhóm các nhà khoa học khác, điều sau đó được xuất bản trong tạp chí nổi tiếng Science vào năm 1975.

Tuy nhiên, theo những gì Backster viết trong sách của ông, các nhà khoa học (và những người khác đã thử nghiệm nhưng thất bại) đã không quan sát hết tất cả các điều kiện khoa học thích hợp.

Một điều kiện đặc biệt quan trọng rất cần thiết mà Backster đã phát hiện ra là người ta không thể thấy được kết quả từ thực vật (hay bất cứ thứ gì khác người ta đang quan sát) khi nó đang xảy ra, có nghĩa là quan sát nó trong quá trình sẽ cản trở các phản ứng.

Với một hiện tượng bất thường như tri giác nguyên sinh, không quan sát hết tất cả cá điều kiện mà người thí nghiệm ban đầu đặt ra là bắt buộc để suy luận ra ảnh hưởng của sự cẩu thả trong khoa học.

Tuy nhiên, khả năng nhìn vào kết quả có thể ảnh hưởng tới kết quả không có lý trong khuôn mẫu khoa học hiện đại, vì thế những người thực hiện thí nghiệm tương tự không nghĩ rằng những điều kiện như vậy sẽ tạo ra sự khác biệt.

Người ta nói rằng các nhà thực vật học thường đặc biệt bảo thủ, và một số nhà khoa học nổi tiếng hiện nay bác bỏ khả năng thực vật có thể biểu lộ bất kỳ hoạt động điện tích nào, chưa nói đến khả năng nhận thức.

“Khi bạn nói chuyện với những cá nhân ấy [những người còn hoài nghi], ẩn ý ở đây rất sâu sắc và nó thực sự kiểm nghiệm xem liệu họ có muốn trở thành những nhà khoa học chân chính và muốn khám phá nó hay không, hay họ chỉ muốn tránh xa nó,” Backster nói.

“Bạn không gặp vấn đề này [sự hoài nghi quyết liệt] với những người không ở vị trí phải bảo vệ khối lượng tri thức khoa học,” Backster nói.

Tuy nhiên, ngày nay, sự hiện diện của hoạt động điện tích trong cây cối ngày càng được công nhận nhiều hơn. Các nhà khoa học trong lĩnh vực thần kinh sinh học thực vật đã phát hiện ra rằng thực vật có các biểu hiện trông giống như hoạt động thần kinh ở động vật. Tuy nhiên, chúng không phải là những biểu hiện giống như Backster đã nghiên cứu.

Mặc dù Backster không sở hữu bằng tiến sĩ, nhưng thái độ và những nghiên cứu của ông đã cho thấy ông có tình thần khoa học chân chính hơn những người đã bác bỏ công trình của ông.

Những phát hiện này đã được các nhà khoa học khác lặp lại, trong đó có nhà khoa học người Nga Alexander Dubrov và Marcel Vogel, lúc bấy giờ đang làm việc cho IBM trong thời gian nghiên cứu, và đã được công bố trong “Đời sống bí mật của cây cối.” Tác giả của bài báo này cũng đã hoàn thành luận án cử nhân về đề tài này, cho thấy kết quả rất đáng chú ý về sự nhạy cảm của cây cối đối với sự giao tiếp của con người.

Khuyến khích những người khác làm thí nghiệm

Trong suốt thời gian qua, Backster rất thoáng trong việc giúp đỡ người khác tự nghiên cứu. Và chỉ cần các điều kiện được quan sát, các dấu hiệu này sẽ xảy ra, tác giả này đã quan sát chúng từ đầu, trong phòng thí nghiệm của Backster tại San Diego và trong những thí nghiệm riêng của ông, cũng như các băng hình thí nghiệm của Backster.

“Đối với những người muốn tham gia vào hoặc làm quen với khả năng tồn tại của hiện tượng này, họ phải làm một cách bất ngờ,” ông giải thích.

Backster khuyên rằng nên quay lại những gì xảy ra trong phòng với một máy quay, và với một chiếc máy quay khác thu lại kết quả từ thiết bị đo.

“Và rồi sau đó, bật lại băng thu hình, và họ sẽ ngạc nhiên khi nhìn vào sự nhất quán của những thứ xảy ra- với điều kiện bạn làm việc này một cách tự phát.”

Sau khi ông miêu tả tri giác nguyên sinh, Backster hy vọng rằng sự tò mò của con người sẽ khiến họ nghiên cứu nó một cách trung thực.

“Điều này nên là một manh mối tốt cho thấy có cái gì đó đang ở đó; sau đó tùy thuộc vào họ có muốn xây dựng một số kiểu thí nghiệm lặp lại hay không,” ông nói.

“Có một mâu thuẫn lớn giữa sự tự phát và sự lặp lại,” ông giải thích.

Phần lớn khoa học khẳng định lại sự tồn tại của một hiện tượng bằng cách cố gắng suy luận ra nó một cách lặp đi lặp lại trong những điều kiện nhất định nhiều lần. Nhưng những thứ liên quan tới sự nhận thức và hiện tượng tinh thần có thể không phù hợp với phương pháp này. Ví dụ, nếu ai đó không cười trước một trò đùa trong lần thứ tư họ nghe về nó không có nghĩa là trò đùa ấy không buồn cười. Vì thế hiện tượng này không thể áp dụng với một kiểu lặp đi lặp lại riêng biệt được.

“Do đó, bằng cách này hay cách kia, họ cần làm việc về vấn đề này, nhưng không được dùng nó để biện hộ cho những cái không thể chứng minh được,” ông nói.

Tương lai

Hiện nay, Backster đang tìm một người tiếp tục ngọn lửa nghiên cứu tri giác nguyên sinh, hoặc ít ra là giúp ông trong những nghiên cứu sâu hơn.

“Đến thời điểm hiện nay, tôi đã ủng hộ cơ sở nghiên cứu tại đây trong khoảng 27 năm,” ông nói, “nhưng đã đến lúc tôi không thể tự mình làm mọi việc được rồi.”

“Tôi đã phải cố gắng để có đủ kinh phí cho ít nhất một người có thể phụ tá, bởi vì tôi phải nghĩ về những việc này và tìm cách chi trả cho chúng,” ông cười, “và thực hiện thí nghiệm và trải qua tất cả những việc này, quả là quá nhiều cho một người.”

Sau 40 năm không có sự ủng hộ vững chắc nào cho các cố gắng nghiên cứu của ông, Backster nói rằng “đôi khi bạn có cảm giác rằng rất nhiều nhóm khoa học được thành lập chỉ hy vọng rằng bạn hụt hơi, khiến bạn rất mệt mỏi, và hết tiền hay cái gì đó và biến mất.” Nhưng tôi không có ý định làm như vậy,” ông cười và nói.

“Tôi không muốn biến mất. Tôi rất bực mình với ý nghĩ rằng có một cái gì đó rất hiển nhiên và quá dễ quan sát như việc này, lại bị bỏ qua một cách cố ý bởi những người tự xưng là các nhà khoa học, điều đó không phù hợp với định nghĩa một nhà khoa học là gì.”

Backster đã gây dựng Quỹ nghiên cứu Backster vào năm 1965, là một tổ chức nghiên cứu phi lợi nhuận để giúp ông tài trợ cho các công trình của mình. Nó hoạt động tốt và các tiền tài trợ được miễn thuế. Tuy nhiên, tiền tài cũng không còn nhiều qua những thập kỷ qua.

“Đây là một việc mang tính cạnh tranh cao, bởi nó có liên quan đến tiền bạc,” ông giải thích. “Tôi đã đến diễn thuyết cho nhiều nhóm khoa học; [điều quan trọng của việc này] rõ ràng là người ta ít nhất sẽ hỏi rằng bạn có cần sự giúp đỡ hay không

“Tôi đoán rằng tôi bắt đầu nghĩ việc này thật ngây thơ, bởi nếu bạn không đi xin tài trợ, bạn sẽ không có được nó,” ông nói. Backster và nhà xuất bản của ông đã xem xét việc xin tài trợ, nhưng việc này trở nên khó khăn khi không có quan hệ với một Viện hàn lâm nào.

Backster cũng hy vọng rằng ông cũng cố thể giúp đỡ sản xuất một thiết bị cầm tay giá thành thấp có thể phát hiện những tín hiệu để nhiều người hơn có thể tự mình làm nghiên cứu. Ông đặc biệt hy vọng rằng các học sinh và thanh niên sẽ có trên tay một chiếc.

“Tôi nghĩ rất nhiều về những thứ mà khi được khám phá ra, họ sẽ thấy nó thật tuyệt,” ông nói.

“Tất cả những vật thể sống đều có những biểu hiện rất tinh tế, chúng là những dấu hiệu mi-crô-vôn. Và bằng cách khuếch tán rồi so sánh chúng, ghi lại các dấu hiệu này trên máy tính và những gì xảy ra trong môi trường, tôi nghĩ rằng người ta sẽ thấy nó cực kỳ thú vị.

“Đáng ngạc nhiên là có vô số điều thuộc về lý do và hệ quả của tình huống; đó là nơi bạn quan sát thấy những phản ứng lớn và khi bạn có thể thấy cái gì đã tạo ra nó, bạn sẽ bị bất ngờ.”

Thông tin về Cleve Backster và Quỹ nghiên cứu Backster có thể tìm thấy tại www.primaryperception.com.

(Theo The Epoch Times)

The post ‘Tri giác nguyên sinh’- Đời sống bí mật của cây cối (Phần 2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/10/tri-giac-nguyen-sinh-doi-song-bi-mat-cua-cay-coi-phan-2.html/feed0