Tin ảnh: Những kỳ quan của vũ trụ được kính viễn vọng Webb ghi lại

Tác giả: Trương Vũ Phi

[ChanhKien.org]

Ngày 14/09/2023, NASA công bố hình ảnh thiên thể Herbig-Haro 211 mà kính viễn vọng không gian Webb đã chụp được trong vũ trụ. Thiên thể này được hình thành khi gió sao hoặc các tia khí phụt ra từ các ngôi sao mới sinh tạo ra sóng xung kích va chạm với khí và bụi xung quanh với tốc độ cao. (Nguồn: NASA/ESA)

James Webb (James Webb Space Telescope) là kính viễn vọng không gian tiếp nối kính viễn vọng Hubble (Hubble Space Telescope), được trang bị thiết bị hồng ngoại trung (Mid-Infrared Instrument, MIRI). Thiết bị này có khả năng nhìn xuyên qua các đám mây bụi dày đặc để quan sát sự ra đời của các ngôi sao và hành tinh bên trong, xác định thành phần khí quyển của các hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời, và thậm chí khám phá quá trình hình thành các thiên hà trong vũ trụ thời kỳ đầu. Độ nhạy của nó cao hơn 100 lần so với kính viễn vọng không gian Hubble nổi tiếng, cho phép quan sát những cảnh tượng xa hơn và thuộc về thời kỳ đầu của vũ trụ.

Kính viễn vọng mạnh mẽ này là một dự án hợp tác quan trọng giữa Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA), Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) và Cơ quan Vũ trụ Canada (CSA), nó được đặt theo tên của James Edwin Webb (1906-1992), giám đốc thứ hai của NASA. Kính viễn vọng không gian James Webb có kinh phí xây dựng hơn 10 tỷ đô la Mỹ, được phóng vào cuối năm 2021 và bắt đầu thu thập dữ liệu từ tháng 07 năm 2022. Cho đến nay, nó đã truyền về một lượng lớn dữ liệu đáng kinh ngạc cùng những hình ảnh vũ trụ tuyệt đẹp.

Dưới đây là một số hình ảnh tuyệt đẹp của vũ trụ mà kính viễn vọng không gian James Webb đã ghi lại được chọn lọc cho độc giả:

Hình ảnh của tinh vân NGC 1333 được chụp bởi kính viễn vọng không gian Webb. (Nguồn: ESA/Webb, NASA & CSA, A. Scholz, K. Muzic, A. Langeveld, R. Jayawardhana)

NASA đã quan sát thấy hai thiên hà xa xôi tương tác với nhau, gây ra sự biến dạng trong không gian xung quanh. Chúng kết hợp với bụi đỏ và các thiên hà không liên quan khác để tạo thành hình dạng một “dấu hỏi” hoàn chỉnh. (Nguồn: Vicente Estrada-Carpenter/NASA/Saint Mary’s University)

Ngày 12/07/2024, NASA đã công bố hình ảnh của thiên hà Arp 142 để kỷ niệm hai năm hoạt động của kính viễn vọng không gian James Webb. (Nguồn: NASA/ESA/CSA/M. Marin (STScI)

Kính viễn vọng không gian Webb sử dụng hiệu ứng thấu kính hấp dẫn để chụp hình một chuẩn tinh (Quasar) có tên RX J1131-1231, trông giống như một chiếc nhẫn thần thánh được nạm đá quý. (Nguồn: ESA/Webb, NASA & CSA, A. Nierenberg)

Kính viễn vọng không gian Webb chụp được hình ảnh tinh vân Đầu Ngựa (Horsehead Nebula). (Nguồn: ESA/Webb, NASA, CSA, K. Misselt/Đại học Arizona và A. Abergel/IAS/Đại học Paris-Saclay/CNRS)

Kính viễn vọng không gian Webb với thiết bị hồng ngoại trung (MIRI) chụp được khu vực hình thành hằng tinh NGC 604. (Nguồn: NASA/ESA)

Kính viễn vọng không gian Webb với máy ảnh hồng ngoại gần (NIRCam) chụp được khu vực hình thành hằng tinh NGC 604. (Nguồn: NASA/ESA)

Hình ảnh được NASA công bố vào ngày 08/12/2023 cho thấy kính viễn vọng không gian Webb chụp được cụm sao cầu dày đặc mang tên NGC 2210 trong vũ trụ. Cụm sao này nằm trong thiên hà Magellan Lớn (Large Magellanic Cloud). (Nguồn: NASA/ESA)

Hình ảnh do NASA công bố vào ngày 30/10/2023, được chụp và tổng hợp bởi kính viễn vọng không gian Webb, cho thấy tinh vân hình con cua (Crab Nebula), đây là phần còn sót lại của một ngôi sao phát nổ cách Trái Đất 6.500 năm ánh sáng. (Nguồn: NASA/ESA)

Hình ảnh được NASA công bố vào ngày 12/07/2023 cho thấy kính viễn vọng không gian Webb đã chụp được đám mây phức hợp “Rho Ophiuchi” (ρ Ophiuchi), khu vực hình thành sao gần Trái Đất nhất. (Nguồn: NASA, ESA, CSA và STScI qua Getty Images)

Hình ảnh do NASA công bố vào ngày 26/06/2023, được chụp và tổng hợp bởi kính viễn vọng không gian Webb, cho thấy một phần của tinh vân Lạp Hộ (Orion Nebula). (Nguồn: ESA/Webb, NASA, CSA, M. Zamani [ESA/Webb], Nhóm PDRs4ALL ERS)

Các nhà khoa học NASA, thông qua kính viễn vọng không gian Webb, lần đầu tiên quan sát dưới ánh sáng hồng ngoại các vành đai tiểu hành tinh bên ngoài Hệ Mặt Trời, đồng thời quan sát chi tiết hệ thống hành tinh gần đó. Webb đã tiết lộ rằng thực tế có ba vành đai tiểu hành tinh, bao gồm hai vành đai bên trong chưa từng được nhìn thấy trước đây. (Nguồn: NASA/ESA)

Hình ảnh do NASA công bố vào ngày 14/03/2023 được chụp bởi kính viễn vọng không gian Webb, cho thấy một cảnh tượng hiếm hoi: khúc dạo đầu của một vụ nổ siêu tân tinh, với sự hiện diện của một ngôi sao Wolf-Rayet (Wolf-Rayet) siêu sáng và khổng lồ. (Nguồn: NASA/ESA)

Hình ảnh được chụp và tổng hợp bởi kính viễn vọng không gian Webb cho thấy mạng lưới khí và bụi phức tạp bên trong thiên hà xoắn ốc NGC 7496. (Nguồn: NASA/ESA)

Hình minh họa nghệ thuật về hai loại “đĩa tiền hành tinh” được kính viễn vọng không gian Webb quan sát: hình bên trái là đĩa tiền hành tinh cô đặc, hình bên phải là đĩa tiền hành tinh phân tán. (Nguồn: NASA, ESA, CSA, JOSEPH OLMSTED STSCI)

Thiên hà Xoáy Nước M51, được chụp bởi kính viễn vọng không gian Webb, sở hữu các nhánh xoắn ốc phát triển hùng vĩ. (Nguồn: ESA/Webb, NASA & CSA, A. Adamo (Đại học Stockholm) và nhóm FEAST JWST)

Bảy cụm thiên hà nguyên thủy từ thời vũ trụ sơ khai được kính viễn vọng không gian Webb chụp lại. (Nguồn: NASA, ESA, CSA, Takahiro Morishita [IPAC], Alyssa Pagan [STScI])

Hình ảnh tinh vân Lạp Hộ trong quang phổ cận hồng ngoại do kính viễn vọng không gian Webb chụp. Các nhà khoa học đã phát hiện một lượng lớn các thiên thể kép có khối lượng cỡ Sao Mộc xuất hiện theo cặp. (Nguồn: NASA, ESA, CSA, JWST; Xử lý ảnh: M. McCaughrean & S. Pearson)

Kính viễn vọng không gian Webb, sử dụng ánh sáng cận hồng ngoại, đã chụp được hình ảnh hai ngôi sao đang hình thành bên trong dải Ngân Hà. Hai ngôi sao mới này vật chất do chúng phun ra được gọi là Herbig-Haro 46/47. Loại thiên thể đẹp đẽ giống tinh vân này được hình thành bởi các ngôi sao mới, được gọi là vật thể Herbig-Haro (Herbig-Haro object). (Nguồn: NASA/ESA/CSA)

Đám mây tối L1527, được chụp bởi kính viễn vọng Webb, tổng thể có hình dạng đồng hồ cát với một tiền ngôi sao ở trung tâm. (Nguồn: NASA, ESA, CSA, STScI)

Kính viễn vọng không gian Webb đã ghi lại hình ảnh mới nhất của một trong những kỳ quan vũ trụ được ngưỡng mộ nhất – “Trụ cột Sáng tạo”. (Nguồn: NASA, ESA, CSA, STScI)

Vào ngày 22/09/2022, NASA đã công bố hình ảnh mới của hành tinh xa Mặt Trời nhất — Sao Hải Vương, do kính viễn vọng không gian Webb chụp. (Nguồn: NASA, ESA, CSA, STScI)

Kính viễn vọng không gian Webb chụp được các lớp vỏ bụi của sao WR140 có cấu trúc lồng vào nhau “vừa tròn vừa vuông”. (Nguồn: NASA/ESA /CSA/Ryan Lau/Nhóm JWST ERS/Judy Schmidt)

Ngày 06/09/2022, NASA đã công bố một hình ảnh “Nhện vũ trụ” (Cosmic Tarantula) được chụp bằng thiết bị hồng ngoại trung (MIRI) của kính viễn vọng không gian Webb. (Nguồn: NASA/ESA/CSA/STScI/Nhóm sản xuất Webb ERO)

Ngày 06/09/2022, NASA đã công bố một hình ảnh “Nhện vũ trụ” (Cosmic Tarantula) được chụp bằng máy ảnh cận hồng ngoại (NIRCam) của kính viễn vọng không gian Webb. (Nguồn: NASA/ESA/CSA/STScI/Nhóm Sản xuất Webb ERO)

Hình ảnh do kính viễn vọng Webb chụp được NASA công bố vào ngày 02/08/2022, cho thấy có một “Thiên hà bánh xe” (Cartwheel galaxy) trong không gian cách Trái Đất 500 triệu năm ánh sáng. (Nguồn: NASA/ESA/CSA/STScI)

Đây là một trong những bức ảnh đầu tiên được chụp bởi kính viễn vọng không gian Webb. Bức ảnh tinh vân Carina này do NASA công bố vào ngày 12/07/2022 lần đầu tiên tiết lộ các khu vực hình thành sao trước đây không thể nhìn thấy. (Nguồn: NASA, ESA, CSA và STScI)

Đây là một trong những bức ảnh đầu tiên được chụp bởi kính viễn vọng không gian Webb. Hình ảnh do NASA công bố vào ngày 12/07/2022 cho thấy một khung cảnh của Bộ năm Stephan (Stephan’s Quintet) mà con người chưa từng thấy trước đây. (Nguồn: Handout / NASA/AFP)

Ngày 11/07/2022, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố tại Tòa Bạch Ốc hình ảnh đủ màu đầu tiên do kính viễn vọng không gian James Webb chụp. Đây là hình ảnh vũ trụ sâu nhất từng được chụp từ trước đến nay. (Nguồn: NASA, ESA, CSA, STScI, Webb ERO)

(Theo The Epoch Times)

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/293762