Tây Du luyện tâm (5): Hồng lâu nhất mộng không bằng Tây Du một chuyến
Tác giả: Liễu Duyên
[ChanhKien.org]
Nhìn tổng thể về nền văn hóa được kiến lập trên vùng đất Hoa Hạ trong lịch sử 5000 năm, nói một cách thâm sâu thì đều là văn hóa tu luyện.
Cho dù là Phật, Đạo hay Nho, Trung y hay là người đứng đầu mỗi nghề trong bảy mươi hai nghề cũng vậy, tất cả đều có ‘tổ sư’ để thờ cúng, tinh thần dân tộc truyền từ đời này sang đời kia không gì khác hơn là văn hóa Thần truyền bắt nguồn từ nơi sâu thẳm của linh hồn. Do đó mới nói, vạn vật trên thế gian đều vì Pháp mà đến, mà Tây Du càng bao chứa trong đó văn hóa của cả ba tôn giáo Nho, Phật và Đạo. Khi những nhân vật đại diện cho mỗi tôn giáo ‘lên sân khấu trình diễn’, thậm chí là đến giải cứu, dùng các loại phương thức khác nhau để tham dự vào quá trình Tây Du thì mục đích đều là để đặt định các lý niệm tu luyện cần thiết cho Chính Pháp cuối cùng. Do đó, chuyến Tây Du của Đường Tăng là đặt tiền đề cho thời kỳ mạt Pháp. Khi vũ trụ cũ và mới thay thế nhau ở giai đoạn sau này, các nhân vật tham dự cũng đang đứng xếp hàng, nắm cơ hội tốt mà kết duyên, vì lựa chọn đứng về phía Chính Pháp của mình mà xây dựng cơ sở cho bản thân trong tương lai.
Nhưng những lý niệm tu luyện liên quan đến ‘sự thay thế giữa vũ trụ cũ và mới’ sao có thể nói rõ trong vài câu chữ được. Giống như cuộc đời bi tráng mà ngắn ngủi của Nhạc Phi trong câu chuyện lịch sử, chỉ có thể là dùng cả mạng sống để diễn giải một chữ “Trung” cho người đời. “Tam Quốc Diễn Nghĩa” dùng cả bộ sách để diễn giải chữ “Nghĩa” khiến người ta rúng động tâm can. Bốn chữ “Trung, Hiếu, Tiết, Nghĩa” dùng để duy trì giới tuyến đạo đức của nhân loại nói ra thì dễ, nhưng muốn dạy cho thế nhân thực sự hiểu và thật lòng chấp thuận làm theo, dùng nó để kiềm chế tham lam dục vọng trong lòng người ta thì không dễ. Hơn nữa, để tăng cường khí tiết chính trực thì còn cần có những câu chuyện để diễn giải cho người ta đọc như “Nhị thập tứ hiếu”, “Liệt nữ truyện” v.v., khiến cho khi người ta nhắc đến chữ “Trung” sẽ nghĩ đến câu chuyện Nhạc Phi, trong lòng xuất hiện một khuôn mẫu sống động, từ đó biết được cần có quy phạm lời nói và hành vi như thế nào để đạt được điều đó.
Cũng có thể nói rằng, do các bậc cổ Thánh tiên Hiền đã lấy thân làm gương, những người mang sứ mệnh đã dùng trải nghiệm một đời để diễn giải rõ nội hàm của những lý niệm đó, thêm nữa còn viết sách lập bia lưu lại tiếng thơm đến muôn đời, khiến cho lý niệm đạo đức nhân, nghĩa, lễ, trí, tín đi sâu vào lòng người, thế mới có thể ước thúc nhân tâm, khởi được tác dụng giáo hóa chúng sinh, từ đó hình thành văn hóa truyền thống, duy trì đạo đức của nhân loại đến thời mạt Pháp mạt thế, dùng thời gian giành lấy cơ hội chờ đợi Chính Pháp. Nếu không thì giữa đường đạo đức bại hoại đến mức bị Thần đào thải rồi thì ai đến tham dự Chính Pháp đây, cứu độ cũng không kịp nữa, một chút hy vọng sống còn cũng không có là việc Thần không cho phép xảy ra.
Hiện nay đang trong thời mạt Pháp mạt thế đạo đức bại hoại, người nào nếu trong nội tâm vẫn có thể lưu lại chút tinh minh, có thể nhìn thấu những biểu hiện hư giả mà nắm được tia hy vọng sống còn này, nghe hiểu chân tướng, biết được thiên cơ, nhờ đó đắc Pháp tu luyện, trở thành đệ tử Chính Pháp, mới thật sự là sinh mệnh được chư Thần coi trọng, tu thành chính Thần khiến các vị Thần trong vũ trụ phải kính sợ. Ngàn vạn năm chờ đợi chính vì một khắc có thể đắc Pháp tu luyện này, nên hầu hết các vị Thần đều chen một chân vào lịch sử, nhằm lưu lại văn hóa của bản thân, đợi đến tương lai văn hóa ấy trở thành chìa khóa thức tỉnh chính mình. Đó là vì sao mà diễn xuất Shen Yun nổi tiếng khắp thế giới với tốc độ nhanh như chớp. Những câu chuyện văn hóa truyền thống mà họ trình diễn là chìa khóa có thể đánh thức tất cả chúng sinh, vạn cổ cơ duyên chỉ vì một khắc thức tỉnh này.
Tại thời kỳ mạt Pháp mạt thế ngày nay, đối mặt với đại đào thải được nói đến trong các tiên tri, nếu muốn thay đổi nhân tâm, cứu rỗi linh hồn người ta, có thể phá bỏ bế tắc thì chỉ có Shen Yun, chỉ cần phục hồi văn hóa truyền thống thì có thể thức tỉnh linh hồn con người. Chỉ có tu sửa đạo đức, tịnh hóa tâm linh, đổi mới tư duy, nâng cao cảnh giới của sinh mệnh thì mới có thể chuyển tiếp sang vũ trụ mới. Ma chướng lớn nhất của nhân loại hiện nay chính là ham muốn vật chất. Lương thiện trong nội tâm con người bắt nguồn từ sâu thẳm linh hồn bị mai một trong kim tiền dục vọng vật chất, nhìn không thấy chân tướng thì rất khó thoát khỏi khốn cùng. Cái vỏ vật chất của tầng này mới là bức màn che chắn lớn nhất của nhân loại, chính nó cách ly người ta với bản tính lương thiện của mình, khiến người ta nghe không hiểu chân tướng.
Vậy nên, mới đầu trọng điểm tôi định diễn giải “Hồng Lâu Mộng” là diễn giải nhân quả trong Hồng lâu cho thế nhân, muốn dùng yêu hận tình thù trong nhân quả dây dưa không dứt của một nhóm nam nữ si tình, vì con người thế gian trầm mê trong dịu dàng nhi nữ mà phơi bày chân tướng của cõi tục, tạt một gáo nước lạnh, còn có thể thức tỉnh bao nhiêu thì phải xem ngộ tính. Tóm lại, là ai có thể hiểu thế nào thì hiểu thế ấy, cùng một câu chuyện nhưng tâm tính khác nhau có thể nhìn thấy cảnh tình và cảm nhận hương vị khác nhau muôn màu muôn sắc. Ngoài đó ra thì không còn gì khác. Hồng lâu là bề ngoài nhất của thế tục, là diễn giải sâu sắc nhất cho cái vỏ vật chất của tầng con người này, mức độ được tiếp nhận khá cao.
Hơn nữa, tôi đã đọc Hồng lâu trong ba năm khi còn học đại học, đã từ trong số mệnh của những oanh oanh yến yến đó mà nhìn thấu hồng trần. Người sống trên đời sao mà khổ sầu tiếp nối niềm vui bi thương như thế, làm người xem mộng không tốt hơn sao, quan sát vô số cuộc đời, thấy được muôn vàn tạo hóa, không cần phải tự mình trải nghiệm cũng có thể nhìn thấu giấc mộng Hồng lâu. Hết thảy đều hư ảo, mọi thứ đều thấp kém ngoại trừ việc đọc sách. Từ trong sách mà xem qua ngàn vạn sự việc, còn hơn tự mình trải nghiệm trăm kiếp luân hồi, có thể làm người giải mộng.
Nhưng trong các tiết mục qua các năm của Shen Yun, về các câu chuyện trong tứ đại danh tác thì chỉ thiếu duy nhất Hồng lâu. Nghĩ lại thì tình cảm thế tục trong câu chuyện Hồng lâu quá nặng, trong dịu dàng nhi nữ mà phá mê, nói nghe thì dễ. Một người ái tình dục vọng đầy thân nhìn chỉ thấy tràn đầy ham muốn vật chất. Bình tâm mà nhìn mới có thể thấy chút lối thoát, dùng tâm thuần tịnh của người tu luyện mà nhìn mới có thể đọc hiểu được ý nghĩa trong đó. Huống hồ, ngoài tình cảm quá nhiều thì nó còn chưa hoàn chỉnh, vậy nên khi diễn giải không tránh khỏi bị dẫn động bởi cái vỏ vật chất bề mặt nhất của tầng con người này, có chút không hợp thời điểm. Hơn nữa, vì Hồng lâu chưa hoàn thiện nên 40 hồi sau là do hậu nhân viết tiếp, từ đó đã nhân tình hóa khiến cho vận mệnh đã định của các nhân vật thay đổi hết cả, lạc mất nguyên ý của tác giả, làm mất đi chỗ tinh túy của Hồng lâu, cũng là khiếm khuyết lớn nhất. [Tác giả Tào Tuyết Cần viết được 80 hồi của “Hồng Lâu Mộng” thì mất, người đời sau viết thêm và xuất bản thành tác phẩm hoàn chỉnh].
Khiếm khuyết của Hồng lâu cũng là Thiên ý. Nguyên là ngay cả Thần cũng không thể nhìn thấy kết cục chính xác của thời kỳ Chính Pháp cuối cùng, bởi vì chỉ cần con người bước vào tu luyện Chính Pháp thì tương đương với việc ‘cải Thiên đổi mệnh’ rồi, biến số sẽ rất nhiều, nên không ai có thể đưa ra kết luận về đại kết cục cuối cùng, chỉ có thể khiếm khuyết thôi, để cho người đời sau tiếp tục. Vì vậy, chỗ tinh túy thực sự của Hồng lâu nằm trong những hồi còn thiếu đó. Nhân sinh bất quá chỉ là một giấc mộng Hồng lâu, đại kết cục chỉ có Sáng Thế Chủ mới biết được, ai cũng không nói đến cùng được. Các đệ tử Đại Pháp khai sáng lịch sử có thể bổ sung kết cục hoàn mỹ, nhưng thời cơ chưa đến và cũng không có thời gian quan tâm đến những chuyện này. Xem những manh mối ẩn tàng cho kết cục, nhìn nhận những suy tính kỹ càng đặt định ngay từ đầu, tất cả đều có trong bài “Hảo Liễu Ca”.
Cho nên mới nói ‘Hồng lâu nhất mộng không bằng Tây Du một chuyến’. Việc cấp bách hiện nay là gột rửa tâm linh, rũ bỏ bụi trần, Tây Du đi là con đường tâm tính, nơi quay về cố hương của linh hồn, tỉnh mộng ở đâu thì đường về ở đó.