Trị giả tu hành – Lời mở đầu: Bắt đầu từ việc Tào Quế luận chiến

Tác giả: Trương Xuân Vũ

[ChanhKien.org]

Vào mùa xuân năm thứ 10 thời Lỗ Trang Công, quân đội nước Tề tấn công nước Lỗ. Lỗ Trang Công chuẩn bị ứng chiến. Tào Quế cầu kiến Lỗ Trang Công. Đồng hương của ông nói: “Đánh trận là việc người cầm quyền tự mưu tính, ông hà tất phải tham dự?” Tào Quế nói: “Nhãn quang của người cầm quyền thiển cận, không thể mưu sâu tính xa.” Thế là ông vào triều gặp Lỗ Trang Công. Tào Quế hỏi: “Ngài dựa vào điều gì để tác chiến?” Lỗ Trang Công nói: “Những điều an thân như cơm ăn áo mặc thì ta không dám tự hưởng một mình, nhất định chia cho người khác.” Táo Quế trả lời: “Những ân huệ nhỏ ấy không thể trải khắp bách tính, bách tính sẽ không nghe theo ngài đâu.” Lỗ Trang Công nói: “Những đồ dùng tế tự Thần linh như bò, dê, ngọc, lụa, ta chưa bao giờ dám báo sai số lượng, nhất định chiểu theo lời hứa mà làm.” Táo Quế nói: “Đây chỉ là uy tín nhỏ, không thể khiến Thần linh tín phục, Thần sẽ không bảo hộ ngài đâu.” Lỗ Trang Công nói: “Tất cả các việc lớn nhỏ, mặc dù không thể nào việc gì cũng lý giải được rõ ràng, nhưng nhất định phải xử lý hợp tình hợp lý.” Tào Quế trả lời: “Đây mới là việc tận hết trách nhiệm, có thể dựa vào điều này mà đánh một trận. Nếu đánh trận, xin cho thần đi cùng ngài.”

Lỗ Trang Công cùng ngồi một chiến xa với Tào Quế, đối địch với quân Tề ở Trường Thược. Khi Lỗ Trang Công sắp hạ lệnh đánh trống tiến quân, thì Tào Quế nói: “Hiện giờ chưa được.” Đợi đến khi quân đánh hết hồi trống thứ ba, thì Tào Quế nói: “Có thể đánh trống tiến quân rồi.” Quân Tề thất bại. Lỗ Trang Công lại hạ lệnh cho xe ngựa đuổi theo truy sát quân Tề. Tào Quế nói: “Giờ không được.” Nói xong lại nhìn xuống, nhìn xét vết bánh xe của quân Tề, lại lên chiến xa, vịn vào thành xe nhìn vào đội hình của quân Tề, rồi nói: “Có thể truy kích rồi.” Thế là quân Lỗ truy kích quân Tề.

Sau khi chiến thắng quân Tề, Lỗ Trang Công hỏi ông vì sao làm như vậy. Tào Quế trả lời: “Tác chiến là phải dựa vào khí khái dám tiến không chút e sợ. Hồi trống thứ nhất có thể khiến sĩ khí phấn chấn, hồi trống thứ hai thì sĩ khí của binh sĩ đã giảm xuống bớt rồi, hồi trống thứ ba thì sĩ khí của binh sĩ đã kiệt quệ. Khi sĩ khí của họ đã tiêu mất mà sĩ khí của quân ta đang thịnh, nên có thể chiến thắng họ. Nước lớn như nước Tề, thì tình huống của nước họ khó mà suy đoán cho được, sợ rằng họ đặt mai phục. Thần thấy vết bánh xe tán loạn, nhìn từ xa thấy cờ xí của họ ngả Đông nghiêng Tây, nên quyết định truy kích bọn họ.”

Một đoạn văn “Tào Quế luận chiến” ngắn gọn súc tích đã miêu tả quá trình của một trận chiến, làm nổi bật lên yếu tố giành chiến thắng. Từ trên hồng quan đã nói rõ việc Lỗ Trang Công giành chiến thắng là nhờ trung nghĩa mà được; về chiến thuật đã nói rõ đạo lý về sĩ khí lên xuống theo hồi trống.

Đặc điểm nổi bật của bài này là, khi Tào Quế hỏi “lấy gì mà ứng chiến”, thì điều Lỗ Trang Công trả lời không nằm ở những phương diện như nhân lực, xe ngựa, lương thảo, mà trực tiếp nhắm vào vấn đề nhân tâm ở tầng diện tinh thần. Khi Tào Quế hai lần phủ định câu trả lời của Lỗ Trang Công, Trang Công không tức giận, mà tiếp tục nhẫn nại trả lời sách lược ứng chiến của mình – “Tất cả các việc lớn nhỏ, mặc dù không thể nào việc gì cũng lý giải được rõ ràng, nhưng nhất định phải xử lý hợp tình hợp lý.” Điểm này cũng có lẽ là sách lược trị quốc của ông. Tào Quế nghe đến đây cuối cùng nói: “Đây mới là việc tận hết trách nhiệm, có thể dựa vào điều này mà đánh một trận. Nếu đánh trận, xin cho thần đi cùng ngài.”

Có câu nói rằng: “Chim khôn chọn cành mà đậu; tôi khôn chọn chủ mà phò tá.” Ở đây liệu có phải là Tào Quế chọn chủ mà phò tá không? Có thể đúng, có thể không. Nhưng nội hàm của câu chuyện vượt xa điều này nhiều, mà ở tầng diện sâu hơn là, phản ánh việc tư tưởng trị quốc của anh hùng là tương đồng.

Trước mặt kẻ địch mạnh, Trang Công không biến sắc, vẫn thản nhiên “ta cần làm gì thì làm”, xoay quanh tư tưởng trị quốc nhân nghĩa mà suy nghĩ; Tào Quế cũng không theo kiểu dùng ba tấc lưỡi dày mà nói suông thao thao bất tuyệt, sau khi ông xác nhận tư tưởng trị quốc trung nghĩa của Trang Công thì khí khái nói: “Nếu đánh trận, xin cho thần đi cùng ngài.”

Tào Quế có nắm vững phần thắng trong cuộc chiến này đến chín, mười phần không? Chưa chắc. Trang Công có tự tin trong tâm về việc chiến thắng kẻ địch mạnh không? Nhìn thái độ thì có vẻ không. Vậy thì, làm sao mà cuộc nói chuyện của họ có thể kết thúc bằng mấy câu đơn giản như vậy chứ? Vấn đề cơ điểm ở đây, chính là vấn đề tâm thái.

Chiến tranh thắng bại được mất, chỉ là ở vị trí thứ hai. Tuân thủ chuẩn tắc về nhân nghĩa trung hiếu, mới là việc quan trọng hàng đầu. Cho dù thắng hay bại, đều không thể rời xa Đạo.

Khó mà lý giải được. Quả thực khó mà lý giải được.

Quả vậy, con người hiện đại, thật khó mà lý giải được.

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/35218