Tác phẩm hội họa Trung Quốc: “Đăng Sơn Đồ”

Tác giả: Thiên Ngoại Khách

[ChanhKien.org]

“Đăng Sơn Đồ”, bức tranh thủy mặc màu hồng nhạt, có chiều rộng 55,3 cm, chiều cao 85,8cm. Được sáng tác vào tháng 12 năm 2019.

Việc sáng tác ra bức tranh này bắt nguồn từ lúc ngẫu nhiên ngâm câu thơ trong bài “Mê – Hồng Ngâm” của Sư tôn: “Tu hành như đăng thê” (Diễn nghĩa: Việc tu hành như là đi lên thang). Vì vậy tôi đã có ý tưởng sáng tạo ra bức tranh này, sử dụng hình ảnh “leo núi” để ví với việc tu hành. Bởi vì ý tưởng rất rõ ràng, vì vậy quá trình sáng tác rất thông thuận.

Dùng “leo núi” để ví với việc tu hành, sự chuyển đổi quá trình tu luyện phức tạp này thành tư duy hình tượng đơn giản, chỉ là có thể dùng hình thức sáng tác của hội họa Trung Quốc để thể hiện. Dùng hình thức biểu hiện trực quan của tranh thủy mặc, thông qua mô tả các cảnh tượng và tình tiết khác nhau, các nội hàm trong đó hiện ra trên dưới nhiều tầng cụ thể mà không mất đi tính hàm súc. Tôi cảm thấy rằng việc tạo ra bức tranh thủy mặc này có tính làm mẫu nhất định, có thể gián tiếp trả lời nhiều vấn đề mà các họa sĩ hoặc người đam mê hội họa Trung Quốc đã từ lâu băn khoăn không biết xử trí thế nào, đó là làm thế nào sử dụng hình thức hội họa Trung Quốc để thể hiện nội hàm một cách rõ ràng mà không làm mất đi tính hàm súc của hội họa Trung Quốc? Suy cho cùng thật khó để thể hiện nội hàm siêu thường dưới dạng tranh phong cảnh hoặc tranh hoa và chim, bởi vì các hình thức sáng tác này không chỉ có tính hạn về chế kỹ thuật của nó, mà còn phải giữ lại trong tác phẩm tính hàm súc được tích lũy qua các thời kỳ khác nhau trong lịch sử, như vậy dường như bị hạn chế bởi một loại ràng buộc giống như gông cùm vô hình trong cấu tứ của tác phẩm. Trong sáng tác cũng sẽ rơi vào tình huống khó vẹn cả đôi đường, nếu thể hiện nội hàm một cách trực tiếp rõ ràng sẽ làm mất đi sự hàm súc của hội họa Trung Quốc, nhưng nếu theo cách thể hiện truyền thống mà sáng tác thì sẽ khiến nhiều người xem không hiểu. Bởi vì đặc điểm của văn hóa truyền thống Trung Quốc là chú trọng hàm súc, kín đáo không rõ ràng, nhiều thứ biểu đạt không cụ thể rõ ràng, tất cả đều phải dựa vào việc người ta đoán ra ý nghĩa thực sự của nó là gì, sáng tác hội họa Trung Quốc cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của đặc điểm này. Quá khứ chính là tình huống như thế, tôi nghĩ đặc điểm này về sau có thể phát sinh biến hóa.

Chiếc thang thấp thoáng

Bức tranh này vì muốn biểu đạt nội hàm của tu luyện, nên đã tạo ra một cảnh hiểm trở trong kết cấu. Dùng vách núi dựng đứng để tượng trưng cho sự khó khăn của tu luyện hướng lên cao, đồng thời cũng phải thể hiện được các tầng thứ khác nhau trong quá trình tu luyện, do đó hầu như sử dụng bố cục bức tranh theo chiều dọc. Một mảng mây mù ở lưng chừng núi phân ra hai tầng thứ lớn của tu luyện, đồng thời bản thân mảng mây mù cũng tượng trưng cho cái “mê”. Những gì được thể hiện dưới mảng mây mù là tu luyện thế gian pháp, từ mây mù trở lên là tu luyện xuất thế gian pháp. Về mặt kỹ thuật, cách vẽ đá núi là đã sử dụng kỹ pháp vẽ tranh sơn thủy phương Bắc gồm “phủ phách thuân” (1) và “quát thiết thuân” (vẽ theo cách bổ rìu và cạo sắt). Biểu hiện của kỹ pháp này không những khắc họa được cảm nhận về độ cứng của đá, làm cho toàn bộ ngọn núi trông thông thoáng và hư không, ngoài ra cũng làm nổi bật hình tượng quá trình tu luyện, bởi vì ngọn núi cũng tượng trưng cho chấp trước của con người, nếu muốn lên đến đỉnh núi phải liên tục trừ bỏ chấp trước.

Người tu luyện ở gần đám mây mù sườn núi

“Mọi người biết chăng, có rất nhiều thứ, cũng như rất nhiều tâm chấp trước tại sao bỏ mãi mà không được? Vì sao khó khăn đến như vậy? Tôi vẫn thường giảng cho mọi người rằng, các lạp tử là qua các tầng vi quan mà tổ [hợp tạo] thành cho đến vật chất ở bề mặt. Nếu ở [tầng] cực vi quan mà mọi người nhìn thấy hình thức các thứ chấp trước trong tư tưởng thì vật chất đó là gì? Là núi, là những quả núi đồ sộ, như những núi đá hoa cương ngoan [cố]; một khi chúng đã hình thành thì con người hoàn toàn không thể động đến chúng được nữa” (Giảng Pháp tại Pháp hội Chicago năm 2004)

Từ đoạn Pháp này của Sư phụ, cá nhân tôi hiểu rằng mức độ khó khăn trong tu luyện là do nghiệp lực sinh ra bởi chấp trước của mình tạo thành, chỉ có tôi luyện mình trong Đại Pháp, loại bỏ chấp trước, cuối cùng mới có thể đục hết ngọn núi lớn này. Do đó, việc sử dụng kỹ pháp “phủ phách thuân” này trong sáng tác có thể thể hiện hình tượng đặc biệt của quá trình loại bỏ chấp trước này, đều dùng bút mực mà vẽ lên, dùng ý chí mà khắc họa ra, đồng thời có thể thể hiện được sự hàm súc của phong cách cổ xưa của tranh thủy mặc, có thể nói là nhất cử lưỡng đắc.

Phần dưới chân núi

Về bố cục cụ thể của bức tranh mà nói, đoàn người trên bậc thang đá dưới chân núi tượng trưng cho những người mới bước vào con đường tu luyện, vì vậy nó được bố trí ở dưới cùng của bức tranh. Những điều mà môi trường thể hiện ở đây cũng không quá nguy hiểm và khó khăn, con đường cũng còn rộng rãi, nên có nhiều người hơn. Trên một tảng đá ở phía bên trái của bậc thang đá có viết hai chữ “tinh tấn” thật nổi bật, là một tảng đá khắc chữ trên núi, đồng thời nó cũng là một trong những yếu tố quyết định nội hàm của bức tranh, theo đó nội hàm của bức tranh được cố định trên ý nghĩa của tu luyện. Tất cả những người trên bậc thang đá đều mang các bọc hành lý, thậm chí dìu dắt người trong gia đình cùng đi, đây là một loại chấp trước ngụ ý nói các dạng người khác nhau vừa bước lên con đường tu luyện, do đó cũng có các loại biểu hiện khác nhau. Có người đang xem xét cơ hội thể hiện do tâm hiếu kỳ mà bước vào tu luyện, có người hỏi đường và nói rằng đường đi thật gian nan, có người ngại khó khăn và chần chừ không tiến lên phía trước, có người từ bỏ leo lên và quay trở về với hành lý của họ, đó là đại diện cho các trạng thái khác nhau của người tu luyện. Nhưng dưới đám mây mù trên sườn núi có một người đang dấn bước khó nhọc như dán vào vách đá, điều này đại diện cho quá trình tu luyện buông bỏ sinh tử, trong tu luyện chỉ có buông bỏ sinh tử, không có tâm sợ hãi mới có thể dũng cảm bước qua được, mới có thể không bị rớt xuống. Vượt qua mảng mây mù sẽ thấy một thế giới khác với các sơn động mà Thần Tiên cư ngụ, đồng thời, đó là lối vào để tiếp tục leo lên. Trên lớp mây mù bên sườn núi có hai người bíu vào tay nhau cùng giúp nhau leo lên, thể hiện hành vi cao thượng vô tư của người tu luyện ở cảnh giới cao. Qua chướng ngại cuối cùng trước mặt là có thể men theo con đường quanh co đến chốn bồng lai tiên động, bên trong thấp thoáng lầu các thần tiên, đại diện cho tiên cảnh, nhưng đó cũng không phải là điểm cuối cùng của tu luyện. Bố cục của bức tranh không xuất hiện đỉnh núi, dụng ý là để biểu hiện cảnh giới của tu luyện là vô tận, chỉ có bậc thang màu đỏ thấp thoáng giữa những tảng đá, nhưng nó hẹp hơn vì tu luyện tầng càng cao yêu cầu càng cao hơn.

Ngoài ra cần nói rõ một chút, phần trình bày ở trên về những thể hiện bố cục trong bức tranh chỉ là lý giải của cá nhân về nội hàm của “tu luyện”, đồng thời sử dụng phương thức rất đơn giản khái quát để biểu đạt ra hình thức của bức tranh, nội hàm của “tu luyện” là vô cùng rộng lớn, những lý giải của cá nhân và những gì thể hiện trong tranh chỉ là một phần rất nhỏ mà thôi.

Chú thích: (1) Lối vẽ đường nét thấy như lồi lõm giống hệt núi sông cây đá, gọi là “thuân pháp” (皴法).

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/256667