Ấu Học Quỳnh Lâm bút đàm (14): Ở trong ngôi nhà đầy cỏ thơm

Tác giả: Lưu Như

[ChanhKien.org]

Nguyên văn chữ Hán và chú âm

與(ㄩˇ) 善(ㄕㄢˋ) 人(ㄖㄣˊ) 交(ㄐㄧㄠ),

如(ㄖㄨˊ) 入(ㄖㄨˋ) 芝(ㄓ) 蘭(ㄌㄢˊ) 之(ㄓ) 室(ㄕˋ),

久(ㄐㄧㄡˇ) 而(ㄦˊ) 不(ㄅㄨˋ) 聞(ㄨㄣˊ) 其(ㄑㄧˊ) 香(ㄒㄧㄤ);

與(ㄩˇ) 惡(ㄜˋ) 人(ㄖㄣˊ) 交(ㄐㄧㄠ),

如(ㄖㄨˊ) 入(ㄖㄨˋ) 鮑(ㄅㄠˋ) 魚(ㄩˊ) 之(ㄓ) 肆(ㄙˋ),

久(ㄐㄧㄡˇ) 而(ㄦˊ) 不(ㄅㄨˋ) 聞(ㄨㄣˊ) 其(ㄑㄧˊ) 臭(ㄔㄡˋ)。

Bính âm

与(Yǔ) 善(shàn) 人(rén) 交(jiāo),

如(rú) 入(rù) 芝(zhī) 兰(lán) 之(zhī) 室(shì),

久(jiǔ) 而(ér) 不(bù) 闻(wén) 其(qí) 香(xiāng);

与(yǔ) 恶(è) 人(rén) 交(jiāo),

如(rú) 入(rù) 鲍(bào) 鱼(yú) 之(zhī) 肆(sì),

久(jiǔ) 而(ér) 不(bù) 闻(wén) 其(qí) 臭(chòu)。

Âm Hán Việt

Dữ thiện nhân giao, như nhập chi lan chi thất, cửu nhi bất văn kỳ hương; dữ ác nhân giao, như nhập bào ngư chi tứ, cửu nhi bất văn kỳ xú.

Giải nghĩa từ ngữ

(1) 交 (Giao): kết giao, qua lại.

(2) 芝蘭 (Chi lan): Cỏ hương, cỏ thơm.

(3) 鮑魚 (Bào ngư): Cá muối.

(4) 肆 (Tứ): Cửa hàng.

Bản dịch tham khảo

Kết giao qua lại với người tốt, giống như bước vào ngôi nhà trồng đầy hoa cỏ thơm, ở lâu trong đó không ngửi thấy mùi thơm nữa, đó là do đã bị hương thơm đồng hóa, phẩm đức được cảm nhiễm mà trở nên cao thượng. Kết giao qua lại với người xấu, giống như bước vào tiệm bán cá muối, ở lâu trong đó dần sẽ không còn ngửi thấy mùi tanh hôi, vì đã bị mùi hôi tanh đồng hóa, con người cũng giống như thế mà trở nên xấu đi.

Đọc sách luận bút

Bài học này rất đơn giản, nói về ảnh hưởng của hoàn cảnh đối với con người, đặc biệt là sự giáo dục nhập môn cho trẻ nhỏ, bạn bè và môi trường sống có ảnh hưởng rất lớn đến phẩm chất đạo đức của trẻ em. Vì khi còn nhỏ, chúng có khả năng bắt chước rất cao, chúng như một tờ giấy trắng, chưa hình thành quan điểm đạo đức về thiện ác thị phi, tiếp xúc với người thế nào thì sẽ tự nhiên bắt chước lời nói và cử chỉ của người đó. Một khi đã hình thành thói quen xấu thì rất khó sửa. Vì vậy Trung Quốc từ xa xưa đã rất coi trọng việc giáo dục trẻ nhỏ, lúc này phải chọn thầy giỏi bạn tốt cho con trẻ, chọn môi trường sống có phong tục dân gian nhân hậu (môi trường tốt không phải là môi trường giàu có, mà là một môi trường tốt về mặt đạo đức). Điều này đã trở thành một phương pháp thường thức và sáng suốt nhất của việc giáo dục trẻ em trong văn hóa truyền thống.

Chính vì cái gọi là nghe quen tai nhìn quen mắt, trẻ em không biết phân biệt thiện ác, nên chúng rất dễ bị ảnh hưởng. Vì vậy việc chọn môi trường sống đặc biệt quan trọng. Một khi gây dựng được nền móng tốt, biết được thiện ác đúng sai, thì khi trưởng thành chúng sẽ tự nhiên có thể đối mặt với xã hội và nhân tâm phức tạp mà không bị ảnh hưởng xấu. Thậm chí có thể “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Lúc này đã có phán đoán chính xác, tự mình biết được cái gì nên học, cái gì không nên học. Do đó cần đặc biệt chú ý đến môi trường và bạn bè trong thời kỳ thơ ấu.

Có người lấy nghịch cảnh để tạo nên con người và phủ nhận quan điểm giáo dục của người xưa, mà lại không nói đến nghịch cảnh có liên quan đến đạo đức hay không, có phải là một loại quan niệm không, đôi khi chỉ là hoàn cảnh nghèo khó, nhưng nghèo khó không có nghĩa là nhân tâm bất hảo, môi trường nhân hậu mà người xưa nói đến không phải là một khái niệm. Nghịch cảnh thực sự là chỉ những người xung quanh rất không tốt, thích ức hiếp người khác. Bản thân luôn bị người ta chèn ép, bị đối xử bất công, nếu người đó thực sự có thể nỗ lực có được thành tựu, cũng chính là bởi người đó đã là người trưởng thành, hoặc là được sự giáo dục nghiêm khắc của cha mẹ có thể phân biệt thiện ác đúng sai, thì mới có thể làm được, người đó chắc chắn không phải là một đứa trẻ. Cho nên khi nhìn vào tư tưởng của người xưa, chúng ta phải hiểu được rằng điều giảng chủ yếu là đặt nền móng cho nền giáo dục tốt, điều chú trọng là giáo dục ngay từ đầu. Điều này là vô cùng sáng suốt.

Các câu trong bài học này có nguồn gốc từ cuốn Khổng Tử Gia Ngữ: “Thị dĩ dữ thiện nhân cư, như nhập chi lan chi thất, cửu nhi tự phương dã; dữ ác nhân cư, như nhập bào ngư chi tứ, cựu nhi tự xú dã”. Ý nói rằng, luôn ở cùng với những người có phẩm hạnh cao thượng thì giống như tắm mình trong một ngôi nhà đầy hương thơm của cỏ chi lan, lâu ngày tự nhiên tràn ngập hương thơm; ở với những người có phẩm hạnh thấp hèn giống như đến chỗ bán cá muối, thời gian lâu sẽ không ngửi thấy mùi hôi tanh, vì đã hòa nhập vào trong môi trường một cách tự nhiên, toàn thân điều đã thành mùi hôi tanh, không còn cảm giác nữa. Ý nghĩa cơ bản không thay đổi. Cũng như câu “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.

Ngay cả người lớn cũng sẽ có lúc không chắc chắn, vì vậy bất kể bạn có phải là người trưởng thành hay chưa, đã có kinh nghiệm hay chưa thì đều cần phải cẩn thận lựa chọn bạn và môi trường sống. Giữa người với người là có tác động ảnh hưởng lẫn nhau.

Kể chuyện

Lí nhân vi mỹ

Khổng Tử nói: “Lí nhân vi mĩ, trạch bất xử nhân, yên đắc trí?” (Dịch nghĩa: Sống trong một ngôi làng có phong tục nhân hậu là một điều tốt đẹp. Lựa chọn nơi ở mà lại không chọn ngôi làng có phong tục dân gian nhân hậu, thì sao có thể coi là sáng suốt được). Câu này nói rõ tầm quan trọng của việc chọn nơi ở. Môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến con người, vì vậy nếu chọn nơi ở có phong tục nhân hậu thì cũng sẽ tiếp nhận ảnh hưởng một cách vô thức, cũng dẫn đến hiệu quả thay đổi một cách tự nhiên.

Thuở xưa mẹ của Mạnh Tử ba lần chuyển nhà là nhằm chọn một môi trường “Lí nhân vi mĩ” để Mạnh Tử có thể lớn lên trong một môi trường tốt đẹp.

Để dạy dỗ Mạnh Tử, mẹ của ông đã ba lần chuyển nhà. Ban đầu sống gần nghĩa trang, bị ảnh hưởng của việc nghe quen tai nhìn quen mắt, nên Mạnh Tử thường cùng các bạn chơi trò xây mộ và cúng tế, Mạnh mẫu nghĩ điều này không tốt nên chuyển nhà. Bên cạnh ngôi nhà mới đến là lò mổ, Mạnh Tử lại cố gắng bắt chước chơi trò giết lợn, mẫu thân cảm thấy môi trường này cũng không ổn và chuyển nhà lần nữa. Cuối cùng chuyển đến bên Thái Miếu, Mạnh Tử lại học theo y nguyên lễ nghi ra vào của các quan văn, mẫu thân nhìn thấy rất vui, nên mới ổn định sống ở đây.

Cổ nhân nói: “Nhập bào ngư chi tứ, cửu nhi bất văn kì xú” (vào cửa hàng cá mắm, ở lâu nên không ngửi thấy mùi hôi tanh của nó), “cận chu giả xích, cận mặc giả hắc” (gần mực thì đen, gần đèn thì sáng), điều này đã nói rõ tầm quan trọng của môi trường tốt. Bài thơ “Di cư” của Đào Uyên Minh đời Tấn có câu:

Tích dục cư Nam thôn,

Phi vị bốc kỳ trạch,

Văn đa tố tâm nhân,

Lạc dữ số triêu tịch.

Dịch nghĩa:

Ngày xưa muốn chuyển đến thôn Nam sống

Chẳng phải xem bói hỏi về sự tốt xấu của ngôi nhà

Nghe ở đây có nhiều người chất phác lương thiện

Muốn cùng họ vui bầu bạn sớm hôm

“Tố tâm nhân” trong bài thơ là chỉ những người có tấm lòng lương thiện. Có thể thấy, các học giả thời cổ đại rất chú trọng đến việc lựa chọn môi trường sống, lựa chọn là chọn nhân tâm, chứ không cần ở nơi giàu sang hay thân phận địa vị cao thấp ra sao.

Ghi chú: Phỏng theo sách giáo khoa Ấu Học Quỳnh Lâm của zhengjian.org

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/247821