Tuỳ bút: Sức mạnh của tư duy chính diện

Tác giả: Tư Vũ

[ChanhKien.org]

“Tư duy chính diện” là gì? Tác giả cho rằng tư duy chính diện là những suy nghĩ tích cực, tươi sáng, hướng về phía trước, là những suy nghĩ thấm nhuần tình thương yêu và sự từ bi, là lối nghĩ dung chứa sự quan tâm ấm áp và lòng cảm ân. Trong sách Chuyển Pháp Luân Sư tôn đã bảo cho chúng ta rằng:

“Kỳ thực tôi nói với mọi người rằng, vật chất và tinh thần chúng là nhất tính”.

Do vậy tôi ngộ được rằng những tư duy chính diện có thể ảnh hưởng đến hoàn cảnh của một người.

Những ai đã từng đọc qua tác phẩm kinh điển Hồng lâu mộng đều biết rằng Vương Hy Phượng là một người nham hiểm, xảo trá, là người “chưa bao giờ tin chuyện âm ty địa ngục báo ứng”, nhưng trong tiểu thuyết, cô ta lại đối với bà Lưu (Lưu lão lão), người họ hàng xa đến giả vờ kết thân và không có giá trị lợi dụng gì, lại ra sức thiện đãi, vì sao như vậy? Sau khi tu luyện và nhìn lại vấn đề này thì tôi đã có kiến giải mới.

Trong hồi bà lão họ Lưu tiến vào phủ Vinh quốc, chúng ta thấy tình cảnh là vào cuối thu đầu đông năm ấy, vì nghèo đói, không có gì để chuẩn bị cho mùa đông, thấy rằng không thể qua mùa đông nổi, trong tình huống không còn cách nào khác bà lão đã khép nép đến nhận họ hàng xa, cầu xin được giúp đỡ. Vương Hy Phượng điềm tĩnh cho bà 20 lạng bạc rồi cho về.

Nhưng bà Lưu không tự ti cũng không oán hận, đối với cuộc sống không được như ý thì cũng không cho là lòng tự tôn của mình bị tổn hại. Khi đối mặt với việc bị người trung gian dẫn dắt bà vào phủ trách cứ bà không biết cách nói chuyện, bà chỉ cười đáp: “Chị ơi! Trông thấy mợ ấy tôi yêu quá đi mất, còn nói sao nên lời nữa?”

Khi đọc đến đây tôi minh bạch được rằng vì sao khi sau này bà Lưu đi vào phủ Vinh quốc lần thứ hai, Vương Hy Phượng đã dẫn bà đi gặp Giả mẫu, chân thành đối đãi với bà, còn để bà đặt tên cho con gái mình, lúc bà Lưu sắp ra về lại chuẩn bị lễ vật hậu hĩnh tặng cho bà. Đó là bởi vì trong tư tưởng và suy nghĩ của bà Lưu hoàn toàn là tâm thái cảm ân, là thiện, là một trái tim chứa đầy lòng yêu thương.

Điều này có liên quan đến việc tu luyện của chúng ta, liệu chúng ta khi gặp vấn đề thì có thể thể hiện ra tư duy chính diện, không trách cứ không oán hận, trong mọi thời khắc đều giữ thiện niệm trong tâm, ôm giữ lòng cảm ân và tâm thái lạc quan hay không, và tôi cũng có thể hội sâu sắc hơn với câu Pháp mà Sư tôn giảng trong kinh văn Giảng Pháp tại Pháp hội San-Francisco năm 2005:

“Tôi thường giảng một câu rằng: chư vị học Đại Pháp rồi, thì vô luận chư vị gặp tình huống tốt hay tình huống xấu, thì đều là hảo sự, (vỗ tay), vì đó là chư vị học Đại Pháp rồi mới xuất hiện đó”.

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/273584