Một chút thể ngộ về chủ ý thức của người tu luyện

Tác giả: Nguyên Lạp

[ChanhKien.org]

Gần đây, mỗi khi luyện bài công pháp số hai, tôi đều cảm thấy sợ hãi. Bởi vậy, tôi thường luyện bài số năm trước, sau đó là bài số hai. Nhưng trong suốt quá trình luyện bài thứ hai, tôi cứ ngáp và chảy nước mắt. Mặc dù tôi vẫn kiên trì luyện hết bài, nhưng nghĩ rằng cơ thể mình mệt mỏi. Mỗi khi không vui, tôi cảm thấy rằng mình tu luyện như vậy là không tốt, điều này lại tạo ra một tâm trạng không tốt khác. Cách đây không lâu khi luyện bài công pháp số hai, điều đó lại lặp lại. Tôi rất ngạc nhiên và tự hỏi: “Tại sao ngươi muốn làm như vậy? Ngươi muốn sẽ làm gì?” Dường như tôi đã nhảy ra khỏi tầng thứ này để nhìn và hỏi nó như thể tôi đang hỏi những người khác. Ngươi (nước mắt, ngáp) không phải là ta! Chính là giống như Sư phụ đã giảng:

“Chư vị [có thể] thấy bác sỹ bệnh viện tâm thần hễ nhấc cây roi điện lên, là họ lập tức sợ quá chẳng dám nói lăng nhăng gì nữa. Vì sao vậy? Lúc ấy tinh thần của chủ nguyên thần của họ đã khởi lên: họ sợ [bị] điện giật” (Chuyển Pháp Luân).

Thật thần kỳ. Trong nháy mắt, tôi tĩnh lại, trong tâm xuất một niệm: “Ta muốn để mỗi tế bào đều được lấp đầy Chân – Thiện – Nhẫn!” Tôi hoàn thành bài công pháp số hai một cách thật mỹ diệu.

Nghĩ lại chính mình, tôi thấy chủ ý thức của mình quá yếu. Lúc bình thường suy nghĩ vấn đề cũng như thế, khi học Pháp, khi nói chuyện với mọi người, đâu đâu cũng có thể thấy tâm oán hận, tâm tật đố, tâm hoan hỷ, tâm hiển thị; mình chẳng có dáng vẻ của một người tu luyện! Thật đáng sợ!!! Tu tới tu lui, không chủ động tu tâm, mà lại hướng ngoại tìm, cảm thấy căm phẫn bất bình! Người tu luyện mà không hướng nội thì chẳng phải là một người thường sao?

Khi chủ ý thức trở về, tôi cảm thấy thân nhẹ nhàng tinh thần sảng khoái khi luyện công; khi học Pháp có thể lĩnh ngộ được Pháp lý, càng học lại càng thích học, càng học lại càng lĩnh ngộ được sự dụng tâm vất vả của Sư phụ, niềm vui khi hiểu được các nguyên lý của Pháp là không thể diễn tả được, trong sinh hoạt lúc nào thân thể cũng nhẹ nhàng, cuối cùng tôi cũng đã thể hội được niềm vui trong tu luyện! Xem ra thỉnh thoảng tôi lại cần một cây roi điện như vậy?!

Các đồng tu, các bạn có phải cũng cần một cây roi điện như thế không?! Khi học Pháp và luyện công, nhất định chủ ý thức phải mạnh! Như Sư phụ giảng:

“Thời thời tu tâm tính

Viên mãn diệu vô cùng”

Diễn nghĩa:

Thường xuyên tu tâm tính

Viên mãn kỳ diệu vô cùng

(“Chân tu”, Hồng Ngâm)

Tu luyện thật mỹ diệu. Tại đây xin trích câu thơ của Sư phụ để khích lệ chúng ta:

“Tục Thánh nhất khê gian

Tiến thoái lưỡng trùng thiên”

Diễn nghĩa:

Giữa tục và Thánh chỉ cách nhau một lằn suối nhỏ

Tiến hay thoái là khác nhau hai tầng trời

(“Nhất niệm” – Hồng Ngâm III)

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/279344

http://www.pureinsight.org/node/7754