Mật mã phương Đông (quyển 1 – Phần 2.5): Thiên thời, địa lợi, nhân hòa (Kỳ 1)

[ChanhKien.org]

Nguồn hình: Chánh Kiến

Trong nền văn hóa Thần truyền 5000 năm của Trung Hoa đặc biệt chú trọng đến “Thiên thời, địa lợi, nhân hòa”, người ta khi đàm thiên thuyết địa luận nhân thì thường bắt đầu từ những chữ này. Lời mở đầu trong “Tam quốc diễn nghĩa” có viết: “phàm thế cuộc trong Thiên hạ, phân lâu tất hợp, hợp lâu tất phân”, người đọc sẽ minh bạch rằng giai đoạn lịch sử này của Tam quốc là phù hợp với sự biến hóa âm dương của đạo Trời, đó là biểu hiện đối ứng của Thiên tượng tại thế gian theo Thiên lý.

Chúng ta thấy rằng, những nhân vật anh hùng này đã thông qua quá trình lịch sử chân thực tại thế gian, thông qua bài tráng ca tình nghĩa về sự lựa chọn sinh tử trong thời loạn lạc của các nhân vật chính Lưu Bị, Quan Vân Trường và Trương Phi để biểu thị cho con người thế gian biết nội hàm chữ “Nghĩa”;

Từ trong những câu chuyện như mỹ nhân kế Điêu Thuyền, Quan Vũ một mình cưỡi ngựa vạn dặm (qua ải chém tướng tìm về với Lưu Bị), Thích nghĩa Tào Tháo (đường Hoa Dung, Quan Vân Trường vì nghĩa tha Tào Tháo), Trương Sung dâng bản đồ (vùng Tây Xuyên cho Tào Tháo), Gia Cát Lượng chém Mã Tốc trong nước mắt, kế trảm Ngụy Diên… có thể thấy rõ đạo lý về chính nghĩa, công nghĩa, đại nghĩa, lý nghĩa, tình nghĩa, trung nghĩa, loạn nghĩa, bội nghĩa, bất nghĩa;

Thông qua quá trình lịch sử Thiên hạ chia làm ba rồi sau đó lại quy về nhà Tấn này, mà đã diễn giải lý âm dương phân hợp, ngũ hành tương sinh tương khắc trong từ hai phương diện chính và phản;

Trong truyện còn có rất nhiều những tình tiết đề cập đến đạo lý Thiên Địa Nhân Thần tương thông như chuyện mượn gió đông (trận Xích Bích), chuyện Khổng Minh lập đàn cầu thọ, đồi Lạc Phượng Bàng Thống tử trận; kỳ thực bởi vì nguyên nhân lòng người thiện – ác nên đã dẫn đến kết cục sinh tử khác của các nhân vật anh hùng, những nhân quả thực tế mà con người thế gian nhìn thấy này là minh chứng đối với Thiên lý.

Bất kể là chúng ta thích hay không thích nhân vật nào đó; hay như bất kể là mưu sĩ có diệu kế thế nào, bất kể là tráng sĩ uy vũ ra sao, hay quân đội có hùng tráng đến đâu, thì cũng không thể giúp Viên Thiệu giữ vững được “tứ thế Tam công” (tức gia đình quyền thế 4 đời đều được phong chức Tam công), cũng không thể giúp Tôn Sách dùng được ngọc tỷ mà ông đã cất giấu, cũng không giúp được Tào Tháo diệt nhà Ngô và nhà Thục, không giúp cho ngọn lửa của Chu Du trong trận Xích Bích đốt tận sức mạnh của Tào Tháo, không giúp được Gia Cát Lượng vượt Kỳ Sơn, không giúp được Ngọa Long cải thọ mệnh, và không giúp Khương Duy giữ được Âm Bình. Dù là làm cách nào để phục hưng nhà Hán, thì câu nói “Tam Mã đồng Tào” (Tam mã là chỉ ba cha con Tư Mã Ý, Tư Mã Sư, Tư Mã Chiêu, Tam Mã đồng Tào ẩn ý chỉ ba cha con Tư Mã Ý soán quyền nhà Tào Ngụy, cùng để chỉ cho âm mưu soán quyền) đã ám thị việc Tam quốc quy về Tấn mới là Thiên ý tối hậu. Có câu rằng Trường Giang cuồn cuộn chảy về Đông, náo nhiệt ồn ào một vở kịch. Hết thảy đều là Thần chi phối, sự an bài của Thần mới là chiều hướng phát triển.

Vậy thì đường tuyến chính được ẩn dấu này về Thiên Địa Nhân Thần đã xuyên suốt trong đó. Trong nội hàm của Thiên thời, Địa lợi, Nhân hòa, điều đang chi phối hết thảy là đạo Trời và Thần, thuận theo chính lý Thiên Địa Nhân vậy chẳng phải là thuận theo vũ trụ sao? Chính lý Thiên thời, Địa lợi, Nhân hòa chính là một thể hiện của Pháp lý, đặc tính Chân Thiện Nhẫn của vũ trụ tại thế gian.

Văn hóa truyền thống cho rằng: bốn phương trên dưới gọi là Vũ (nói về không gian), xưa qua nay lại gọi là Trụ (nói về thời gian). Điều này nói rằng sự vận hành của thời gian và không gian cấu thành nên vũ trụ, con người chúng ta sinh tồn trong thời – không vũ trụ như thế này, chiểu theo cơ chế thời không vũ trụ do Thần an bài mà diễn hóa, đây chính là thời cơ. Những Thiên tượng, Địa tượng nhìn thấy được ở thế gian chính là Thiên thời, Địa lợi mà chúng ta vẫn hay nói đến, những cơ chế mà Thiên Địa vạn vật và con người diễn hóa chẳng phải là Thiên cơ sao?

Như đã nói trên, 9 đại hành tinh của hệ Mặt Trời đối ứng với Lạc Thư về không gian, chúng ta hãy xem xét của sự đối ứng về thời gian. Thời gian là luân chuyển, lấy Mặt Trời làm trung tâm, thì Trái Đất quay quanh Mặt Trời một vòng là một năm, một năm được chia thành bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông, 12 tháng và 24 tiết khí, tổng cộng khoảng 365 ngày. Trái Đất tự quay quanh trục một vòng là một ngày, phân thành 12 canh giờ hay 24 giờ.

Do Trái Đất được an bài không phải là cố định hướng về phía Mặt Trời, mà là chuyển động nghiêng trên mặt phẳng hoàng đạo, chuyển động nghiêng này khiến cho ánh sáng Mặt Trời phân bố không đồng đều ở các hướng Đông Tây Nam Bắc, nhiệt độ cũng không đều nhau, mỗi ngày tùy theo thời gian mà có sự thay đổi khác nhau; ban ngày thì nóng, ban đêm thì lạnh. Như thế, trong sự thay đổi luân phiên không ngừng của các năng lượng khác nhau trên Trái Đất, cùng với sự sự hỗ trợ âm dương, hết thảy mọi sự vật đều đang vận động, đều đang bừng lên sức sống; nếu không thế thì trên Trái Đất sẽ không có sự thay đổi, thiếu sức sống. Trong hệ Mặt Trời thì tất cả những thứ này đều được Mặt Trời trực tiếp ban cho, Mặt Trời là tinh cầu phát ra ánh sáng và phát nhiệt, không phân âm dương nên cũng không có cực tính, cũng không có thiên vị thích hay không, vô luận là thế giới con người đối đãi thế nào, Mặt Trời vẫn âm thầm vĩnh hằng bất biến tỏa ánh sáng năng lượng vào không gian vũ trụ, đối với vạn vật chúng sinh đều bình đẳng, dồi dào sinh cơ. Công đức của Mặt Trời chẳng phải chính là biểu tượng và thể hiện sự của Thái cực thuần chính sao?

Tác dụng của Mặt Trời đối với Trái Đất là có tính căn bản trọng yếu. Vào mỗi giai đoạn vận hành khác nhau của Trái Đất sẽ dẫn tới âm dương thịnh suy khác nhau, dẫn tới sự thay đổi của các mùa, ngoài ra các hành tinh khác cũng gây ảnh hưởng đến Trái Đất. Mặt phẳng quỹ đạo Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời gọi là mặt phẳng hoàng đạo, người Trung Quốc xưa nay vẫn luôn có cách nói ngày cát nhật, ngày hoàng đạo, để chỉ những ngày tốt mà Trái Đất nằm trên mặt phẳng hoàng đạo, với mong muốn cát lợi hanh thông cho việc cưới hỏi, tang ma, động thổ, khởi công… Vì con người ở trong hệ Mặt Trời, nên sự vận chuyển của các đại hành tinh cũng có thể có quan hệ đối với con người, vạn vật đều có linh tính, vậy nếu như Mặt Trời và các hành tinh đều là một loại hình thức tồn tại khác của sinh mệnh cao cấp, thì nếu mọi sự việc trong hệ Mặt Trời đều là đã được chủ định từ trước, vậy thì lẽ đương nhiên việc con người cần phải xem xét sự vận hành của các hành tinh để sắp xếp nhật trình của mình thì mới đúng là thuận Thiên ứng mệnh.

Trong hệ Mặt Trời, thì Mặt Trời là thể hiện Thái cực thuần dương, không có sự thay đổi của dương âm, sinh sinh bất tận, là vĩnh hằng bất biến, vì thế mà Mặt Trời được gọi là Hằng tinh (Hằng tinh hay còn gọi là định tinh là chỉ chung cho các ngôi sao có thể tự phát sáng và phát nhiệt).

Sự thịnh suy của âm dương trên địa cầu, dẫn đến các hiện tượng như mùa xuân dương tuyết trắng, mùa thu hoa cúc chim nhạn về, ngày đêm dài ngắn khác nhau giữa các mùa Xuân Hạ Thu Đông, tất cả đều là do sự vận chuyển nhanh chậm của Trái Đất (Chú thích: tốc độ quay của Trái Đất là không đổi, nhưng do sự khác nhau về chu vi của từng vĩ độ, nên tốc độ ngày càng giảm nhiều hơn khi về phía 2 cực) và mức độ lệch hướng khác nhau với Mặt Trời dẫn đến, là thể hiện của đặc tính âm dương, căn nguyên của tất cả mọi vấn đề thực chất đều ở trên Trái Đất này, trong chính tự thân con người này. Bởi vì vị trí của con người và Trái Đất là vị trí biến vị trong hệ Mặt Trời, là âm vị, vậy nên con người chỉ có thể làm cho hành vi của chính mình phù hợp với quy luật của Mặt Trời thì mới thích ứng được với hoàn cảnh của vũ trụ, chứ tuyệt đối không thể quay lại để cải biến bất cứ điều gì của Mặt Trời, chính vì vậy mà Trái Đất được gọi là hành tinh (hành tinh là ngôi sao quay quanh hằng tinh). Đây là một loại thể hiện của đạo lý các tầng thứ trên dưới của vũ trụ, cái Lý tầng trên đối với một tầng phía dưới mà nói, là có những nhân tố mang tính tuyệt đối trong đó.

Trái Đất nằm tại vị trí âm so với Mặt Trời, gánh vác tất cả các sinh mệnh trên Trái Đất, thuận theo Mặt Trời mà vận chuyển, trong văn hóa truyền thống đây cũng là biểu hiện của đức mà âm thể hiện ra, tuân thủ theo đạo chính là đức. Vì vậy cổ nhân có câu nói rằng: Thiên hành kiện, quân tử dĩ tự cường bất tức; địa thế khôn, quân tử dĩ hậu đức dày tải vật (tức là: Xem quẻ ấy biết được trời đi rất mạnh, người quân tử học Dịch nên bắt chước trời, học cách trời đi mà tự cường không nghỉ; xem quẻ Khôn, ta thấy sáu hào âm, từ trên xuống dưới tầng lắp chồng nhau, tựa như thể đất dày mà lại thuận, cao thấp tầng thứ tiếp nhau, chở đỡ muôn vật, không giống gì ở trên đất mà đất chối từ, người quân tử học theo quẻ Khôn nên lấy đức rộng lớn sâu dày mà dung chở loài người), cũng chính là đã nói ra nội hàm về phương diện Thiên đạo Địa đức.

Trong Đạo âm dương thì dương là chủ đạo, đức của âm là phù hợp với Thiên đạo, giống như quan hệ của Trái Đất và Mặt Trời, là không thể bị đảo ngược. Kỳ thực, chúng ta xem xét vạn sự vạn vật trong vũ trụ, giữa chúng cũng có tồn tại các loại quan hệ tầng thứ theo trật tự, xã hội nhân loại cũng như thế, con người cũng được quy phạm trong các mối quan hệ, tầng thứ là phân minh, chỉ là thể hiện khác nhau mà thôi, đây là hình thức thể hiện của Pháp trong vũ trụ, việc chúng sinh trong vũ trụ tuân hành theo Thiên đạo kỳ thực là một việc vô cùng tự nhiên và tự giác, bởi vì Đại Pháp chính là tạo ra vũ trụ như thế, nếu như con người không thuận theo ý Trời mà hành, thì làm sao có thể hanh thông được.

Con người, cũng chính là như thế, Thiên Nhân tương ứng, các phương diện của Thiên Địa Nhân Thần cũng đều là tương ứng. Chúng ta hãy xem những thuyết pháp của Nho gia liên quan đến người quân tử nhân nghĩa, những thuyết pháp có liên quan đến Thiên Địa quân thân sư (tức: trời, đất, vua, cha và thầy), đó thật sự là bao hàm những đạo lý rất thâm sâu trong đó, học thuyết của Nho gia có thể trở thành tư tưởng chính thống được truyền thừa qua hơn 2000 năm của văn minh Trung Hoa chính là vì phù hợp với Thiên đạo của vũ trụ, vì vậy mà có thể tồn tại lâu dài như thế.

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/267516