Mật mã phương đông (Quyển 1 – Phần 2.3)

[ChanhKien.org]

Góc nhìn chính diện về Hệ Mặt Trời trong Hệ Ngân Hà

Nếu phân bản đồ hệ ngân hà mà giới thiên văn học công bố thành 9 cung, ta có thể thấy rằng mặt trời ở vị trí sơ dương của số 1, Âm ở vị trí mạt dương của số 9. Âm thịnh đến cực rồi suy, dương suy đến cực rồi sinh, âm dương đều đã đi đến cực đoan (Cực đoan: đầu mối cùng cực, ở mức chót bên này hay mức chót bên kia). Vật cực tất phản là quy luật của vũ trụ, đây là Thiên tượng Thái cực âm dương phản bối đang đảo ngược quy chính. Thiên tượng ấy cho thấy, hệ Ngân Hà đang phát sinh sự kiện trọng đại âm dương hoán vị, phản đảo quy chính.

Loại đại biến hóa này của Thiên tượng đối ứng thể hiện tại thế gian là sự giao tranh toàn diện nguy hiểm đến cùng cực của chính và tà, thiện và ác, là sự đối đầu của các nhân tố chính và phản trong vũ trụ. Vì vậy đây là thời khắc trọng đại, đây không phải là sự điều chỉnh âm dương trong phạm vi nhỏ, mà là ảnh hưởng đến hết thảy mỗi sinh mệnh và hành tinh trong vũ trụ. Vũ trụ đang quy chính, tất nhiên là mọi người thế gian đều nằm trong đó, không có ngoại lệ, vậy thì trong đại biến hóa của vũ trụ này mỗi một sinh mệnh đều cần phải đưa ra sự lựa chọn của tự mình trước, đây là Thiên tượng lớn nhất trong vũ trụ hiện nay.

Theo các tài liệu thiên văn, hệ mặt trời đã vận hành đến điểm thấp nhất trên quỹ đạo trong hệ Ngân Hà. Lẽ tất yếu là hệ Ngân Hà sẽ phải xoay lật trở lại, Nam thiên cực (cực nam của trời) sẽ hướng lên, nam ngân cực (nam cực của hệ ngân hà) hướng xuống, làm cho hệ Mặt trời vận chuyển theo phương hướng thuận, thì mới có thể thấy lý giải chính xác về Thiên tượng trong hệ Mặt trời. Giữ chắc thiên thể ở tay trái, để 4 ngón tay theo hướng vận chuyển của thiên thể, lúc này hướng của ngón cái chính là nam cực. Trong hình dưới đây, phần cuối mũi tên chưa đánh dấu trên trục tự chuyển động của thiên thể, đều hướng về nam cực.

Các lạp tử hoặc các vật thể trong vũ trụ có thể bị phân cực theo các phương thức khác nhau, do vậy mà có 2 cực âm dương khác nhau, ví dụ điện tử dương và âm, cực từ dương và âm. Hai cực khác đặc tính thì luôn hút nhau; hai cực cùng đặc tính thì luôn đẩy nhau. Bởi vì có đặc tính này, cho nên vật chất trên thế giới này được sắp xếp rất chỉnh tề có thứ tự, đây cũng là thể hiện sự huyền diệu của đặc tính âm dương của vật chất. Mọi người coi phương hướng của sao Bắc Đẩu là Bắc thiên cực của tiểu vũ trụ của chúng ta. Giữa các tầng thứ khác nhau của vũ trụ cũng có đặc điểm nói trên, cực bắc và cực nam giữa các tầng thứ gần nhau cũng là xuất hiện luân phiên như thế. Điều này có thể giải thích cho lý do vì sao con người nhìn thấy phương hướng chuyển động của Sao Bắc Đẩu và trái đất là như nhau, nhưng phương hướng vận động của hệ Ngân Hà ở giữa lại tương phản ngược lại, bởi vì cực bắc của địa cầu và Bắc thiên cực là cùng 1 hướng, nhưng bắc cực của hệ Ngân Hà thì ngược lại, xem hình trên.

Sơ đồ tương hỗ hấp dẫn điện tử âm dương (ảnh bên trái), cực từ âm dương (ảnh bên phải), các lạp tử này dù phân tách hoặc tổng hợp vô hạn lần thì đặc tính này cũng không thay đổi. Nước khi kết tinh thành bông tuyết, thường là phát triển phân nhánh tại điểm cực của phân tử, mạng tinh thể được sắp xếp chỉnh tề là một thể hiện của tính phân cực của vật chất kim loại. Đặc điểm của tính phân cực là một đặc tính phổ biến của vật chất vũ trụ, từ vi quan đến hồng quan, sự tồn tại phổ biến của đặc tính âm dương là loại thể hiện của pháp lý vũ trụ, loại đặc tính có trật tự tầng thứ này là điều mà mọi sự vật trong vũ trụ đều tuân theo.

(Còn tiếp)

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/267516