Đại Đạo trị quốc (17): Sự sai lệch của tư duy

Tác giả: Lý Đạo Chân

[ChanhKien.org]

Trong phần này tác giả đứng tại góc độ Triết học phương Tây, cùng mọi người thảo luận về tầng diện tư duy của nhân loại.

Nhân loại sẽ không ngừng hình thành các chủng quan niệm tư duy ở hậu thiên, đó là cái được gọi là trí tuệ, kinh nghiệm của con người. Những tư duy quan niệm hình thành hậu thiên này là từng tầng, trên quan niệm tư duy cũ lại không ngừng hình thành nên tư duy quan niệm mới, và nó sẽ tích lũy từng tầng trong toàn bộ quá trình lịch sử của xã hội nhân loại. Một khi hình thành, chúng sẽ dẫn đạo, chi phối hành vi của con người, sau đó quay lại thao khống con người. Nhân loại lại cho đó là tư tưởng của bản thân, cho đó là của mình, kỳ thực những điều đó chỉ là nhận thức và quan niệm được hình thành hậu thiên, không phải là tự kỷ chân chính của tiên thiên.

Tư duy của nhân loại có khởi nguồn căn bản ban đầu, chính là từ chân ngã của tiên thiên, đó là bản thân chân chính. Chân ngã của tiên thiên là cái bản thân chân chính khi chưa bị ô nhiễm, là thuần chân vô tà, là ở trong Đạo. Nhân loại khi ở trong thời kỳ của trạng thái tiên thiên chân ngã, không biết đến thiện ác, tất cả đều theo bản tính trong Đạo mà làm, chí thiện chí mỹ, thiên hạ vô vi nhi trị, xã hội ở vào trạng thái hài hòa hạnh phúc nhất. Thuận theo sự phát triển của xã hội, nhân loại sống trong quần thể xã hội không ngừng bị ô nhiễm bởi các chủng dục vọng, tư tâm, sinh mệnh từ từ rớt xuống, con người bị hãm vào các chủng trí tuệ, kinh nghiệm, cái mà được sinh ra trong lý tương sinh tương khắc, hình thành nên tầng tầng quan niệm hậu thiên, tầng tầng tích lũy, cuối cùng chôn vùi chặt chân ngã tiên thiên, làm mất đi thuần chân tiên thiên.

Sau khi tư duy của con người phát ra từ chân ngã tiên thiên, sau đó lại được sàng lọc, gia công qua các tầng tầng của quan niệm hậu thiên, rồi mới đến bề mặt con người, chỉ huy ngôn hành con người. Nhưng tầng tầng quan niệm hình thành hậu thiên này là những thứ được sinh ra trong quá trình biến chất của nhân loại, bị hãm nhập trong tương sinh tương khắc, là những thứ đã lệch khỏi Đại Đạo, do vậy tư duy ban đầu của con người sau khi đi qua sự bổ sung, gia công qua các tầng quan niệm hậu thiên này sẽ biến thành vô cùng phức tạp, bị thêm vào rất nhiều nhân tố hậu thiên, quá trình này sẽ bị ô nhiễm làm nó méo mó, khi đến bề mặt và chỉ huy ngôn hành của con người, thì sẽ lệch khỏi Đại Đạo, lệch khỏi trạng thái hoàn mỹ hài hòa, các loại mâu thuẫn và thống khổ sẽ xuất hiện. Lúc con người ở trong trạng thái tiên thiên thuần chân ban đầu, sau khi tư duy do tiên thiên chân ngã phát xuất ra, trực tiếp đi đến bề mặt con người, chỉ huy ngôn hành của con người, bên trong không bị bất kỳ sự sàng lọc gia công nào ở tầng diện tư duy, nên lúc đó nhân loại rất đơn giản hạnh phúc, muốn làm gì liền làm nấy, tùy kỳ tự nhiên, tất cả đều ở trong Đạo.

Nhân loại trong quá trình sa đọa, từng tầng quan niệm hậu thiên được hình thành, nhưng không phải tất cả đều xấu, đều ác, trong đó nhất định có cái thiện, có cái tốt, bởi vì chúng là nhất thể được sinh ra cùng một lúc trong tương sinh tương khắc. Ví dụ: Nhân loại sau khi rớt xuống, sinh ra dối trá, thì tương ứng cũng sinh ra thành tín; sinh ra ác thì tương ứng sinh ra cái thiện…… trong quá trình sa ngã này của nhân loại, trí tuệ và nhận thức được tạo ra từ trong tương sinh tương khắc, chúng sẽ được tích lũy trong lịch sử, quan niệm hậu thiên các tầng được hình thành, được thêm vào và phủ lên chân ngã tiên thiên, cho đến khi chôn vùi chân ngã tiên thiên.

Con người đều là thiện ác cùng tồn tại, những quan niệm tốt đẹp sẽ ức chế sự bại hoại của con người, quan niệm xấu sẽ đẩy nhanh sự bại hoại của con người, cho nên trước khi đưa ra quyết định hoặc làm một việc nào đó, người ta thường đấu tranh tư tưởng, vật lộn trong tư tưởng của mình. Tay trái và tay phải của con người là không thể đánh nhau, bởi vì đó là bản thân mình, bản thân và bản thân không thể đánh nhau, chỉ có hai bên khác nhau mới có thể đánh nhau và xung đột. Tại sao tư duy của con người lại có thể đánh nhau? Bởi vì đó không phải là tự kỷ chân chính (bản thân mình thực sự), mà là những quan niệm thêm vào bên ngoài hình thành hậu thiên, chúng chôn vùi chân ngã tiên thiên của con người, cho nên mới xuất hiện hiện tượng đấu tranh tư tưởng. Đạo gia tu luyện thường nói phản bổn quy chân, chính là bài trừ vứt bỏ tầng tầng quan niệm hậu thiên, quay về với chân ngã tiên thiên ban đầu, làm cho chân niệm của mình quay trở về, không bị chôn vùi nữa, làm cho mình trở thành chủ nhân đích thực của mình, do đó Đạo gia khi tu thành được gọi là Chân Nhân.

Lấy một ví dụ: Sinh vật học hiện đại đã phát hiện ra nguyên lý phản xạ có điều kiện. Chẳng hạn như tiếng chuông và thức ăn là hai sự vật không liên quan với nhau, nếu ta lắc chuông cho chó, sau mỗi lần lắc chuông cho con chó ăn thức ăn ngon, lặp lại trong thời gian dài, sau này chỉ cần nghe thấy tiếng chuông, con chó liền tự động chảy nước dãi. Đây chính là tư tưởng của con chó đã bị đưa vào một tầng quan niệm ngoại lai, chồng lên trên tư duy nguyên lai, một khi có điều kiện kích phát, là tầng quan niệm này khởi tác dụng, quay lại khống chế hành vi của con chó. Quá trình hình thành quan niệm hậu thiên của nhân loại cũng tương tự. Một khi đã hình thành là không ngừng tích lũy, tầng tầng bồi đắp, chồng lên tư duy ban đầu, quay lại khống chế con người, thao túng ngôn hành người ta. Có những tư duy được sinh ra từ tầng diện tư duy hậu thiên, nó trực tiếp khống chế người ta. Có những tư duy được phát xuất từ cội nguồn tiên thiên, đây mới là tư duy chân chính của con người, nhưng nó lại phải đi qua tầng tầng lớp lọc của quan niệm tư duy hậu thiên, bị gia công thay đổi sau đó mới tới được bề mặt, chỉ huy ngôn hành của con người. Cho nên một khi tiên thiên chân ngã bị các tầng quan niệm tư duy hậu thiên chôn lấp, thì con người sẽ bị những thứ này hoàn toàn khống chế.

Phương pháp bà đỡ tinh thần do Socrates lưu lại cho thế nhân, chính là để phá trừ tầng tầng quan niệm tư duy hình thành hậu thiên của nhân loại, tìm thấy chân ngã của tiên thiên, tìm thấy chân lý Đại Đạo.

Trong quá hình thành quan niệm tư duy của hậu thiên, ở tầng diện tư duy của con người, sẽ có đối ứng, tích lũy từng tầng từng tầng, điều này sẽ tạo ra sự sai lệch tương ứng. Ví dụ: Thức ăn ngon và chảy nước dãi vốn là có đối ứng, đây là đối ứng chính xác, trong tình huống thông thường, con chó thấy thức ăn ngon sẽ chảy nước dãi. Nhưng tiếng chuông và chảy nước dãi là không có sự đối ứng, con chó nghe thấy tiếng chuông vốn không chảy nước dãi. Nhưng rung chuông cho con chó, sau đó cho nó thức ăn ngon, qua một thời gian nhất định, trong tư duy của chó sẽ sản sinh ra một tầng quan niệm tư duy hậu thiên, tầng quan niệm này sẽ đối ứng với tiếng chuông và chảy nước dãi, đây là sự sai lệch đối ứng của tầng diện tư duy, đây chỉ là lấy một ví dụ đơn giản để minh họa, cũng không được thích hợp lắm. Khi loại tư duy sai lầm này hình thành xong, nó sẽ ảnh hưởng, bẻ cong nhận thức của con người, làm sai lệch khỏi chân lý Đại Đạo, đồng thời sẽ trực tiếp khống chế ngôn hành của con người. Khi loại tư duy sai lầm này dần dần tích lũy nhiều lên, tư duy con người sẽ bị bẻ cong từng tầng từng tầng, thậm chí cuối cùng khiến cho nhận thức tư duy của con người hoàn toàn điên đảo, rối loạn, đảo ngược. Nếu loại tư duy điên đảo sai lầm này xuất hiện trong xã hội trên diện rộng, thì sẽ xuất hiện hiện tượng âm dương đảo chiều, tới lúc đó, Thiện không phải là Thiện, mà là tà ác, nhưng lại mượn cờ hiệu của Thiện, tất cả nhận thức và hành vi của con người đều đảo lộn, giống như xã hội nhân loại ngày nay. Mỗi khi hiện tượng âm dương đảo chiều xuất hiện, chính là lúc nhân loại sắp bước vào thời kỳ hủy diệt, tất cả đều đối mặt với sự giải thể hoàn toàn.

Phần trước chúng ta đã từ góc độ tương sinh tương khắc của Đạo gia mà luận giải hiện tượng âm dương đảo chiều, phần này là từ góc độ Triết học Tây phương, từ tầng diện tư duy của con người mà luận giải hiện tượng âm dương đảo chiều.

“Bất thức Lư Sơn chân diện mục, chỉ duyên thân tại thử sơn trung” (Tạm dịch: Không thấy được toàn cảnh chân thực của núi Lư Sơn, là do ta đang ở trong núi đó). Nhân loại không thể nhảy thoát ra khỏi tầng diện tư duy của chính mình, hơn nữa không thấy rõ được tầng diện tư duy của mình, bởi vì nó ở trên bề mặt của con người mà thao khống nhận thức của con người, chỉ lệnh là từ đó trực tiếp phát xuất ra, hoặc là phải qua tầng tầng dẫn dắt và gia công mới tới được bề mặt, nhân loại không thể phân rõ được, nên cho nó là của mình. Chỉ khi đề cao tầng thứ của sinh mệnh, chỉ sau khi biết được chân lý, lấy chân lý vĩnh hằng bất biến mà đo lường, thì mới có thể phân biệt ra được tầng diện tư duy hậu thiên này, từng tầng từng tầng tách bóc chúng ra, tìm về tự kỷ chân chính, đây chính là quá trình tu luyện hồi thăng của sinh mệnh, chúng có thể làm cho xã hội nhân loại quay về trạng thái hài hòa mỹ hảo hạnh phúc nhất.

Sau Socrates, giới Triết học phương Tây không còn xuất hiện Triết học gia chân chính nữa, bao gồm cả đệ tử Plato của Ông, đệ tử Aristoteles của Plato v.v., họ đều không phải Triết học gia chân chính. Có học giả so sánh Plato với Khổng Tử của Trung Quốc, tôi cho rằng họ không thể so sánh được, Plato ở dưới Khổng Tử, ông là kẻ phá hoại tư tưởng của Socrates, chứ không phải là người truyền thừa. Plato là kẻ đồng tính luyến ái bệnh hoạn, bản thân điều này chính là trạng thái âm dương đảo ngược do nhận thức tư duy điên đảo sai lệch tạo thành, ông ta tự mình đã không tìm thấy mình, còn nói gì đến nhận thức chân lý? Tư tưởng manh nha của chủ nghĩa cộng sản tà ác như cộng sản cộng thê, chính là lần đầu được đưa ra trong cuốn Lý tưởng quốc (Utopia) của Plato.

Sau này Triết học phương Tây hoàn toàn sa vào tri thức bề mặt của con người. Sau Socrates, các Triết học gia phương Tây không còn bất kỳ ai biết được chân lý, tự họ không cách nào biết được chân lý, càng không thể dẫn dắt người khác có được chân lý. Dù thế nhân cho rằng họ có trí tuệ như thế nào, cái mà họ đắc được đều chỉ là những trí tuệ hậu thiên của con người, tri thức bề mặt của con người, họ đều không tìm thấy mình, mà là đánh mất chính mình. Về sau Triết học phương Tây đi vào ngõ cụt, cuối cùng bị bóp méo, sai lệch, hình thành âm dương đảo chiều, sa vào ma đạo, tà đạo, phát triển thành học thuyết ma đạo như vô thần luận, tiến hóa luận, chủ nghĩa duy vật biện chứng, triết học đấu tranh của chủ nghĩa cộng sản, đã đưa người ta vào đường ma quỷ. Điều này giống như Ma Vương Ba Tuần phái ma con, ma cháu xuất gia làm hòa thượng, thân khoác cà sa, miệng niệm kinh văn mà hủy hoại Phật Pháp của Phật Thích Ca Mâu Ni vậy.

Dịch từ:http://big5.zhengjian.org/node/263222