Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp – Đệ tử quy (24)

Ban biên tập tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến

[ChanhKien.org]

Nguyên văn:

凡是人, 皆須愛; 天同覆(1), 地同載(2)。

行高(3)者, 名(4)自高; 人所重(5), 非貌高(6)。

才大者(7), 望(8)自大; 人所服(9), 非言大(10)。

Bính âm:

凡(fán) 是(shì) 人(rén), 皆(jiē) 須(xū) 愛(ài);

天(tiān) 同(tóng) 覆(fù), 地(dì) 同(tóng) 載(zài)。

行(xìng) 高(gāo) 者(zhě),名(míng) 自(zì) 高(gāo);

人(rén) 所(suǒ) 重(zhòng), 非(fēi) 貌(mào) 高(gāo)。

才(cái) 大(dà) 者(zhě),望(wàng) 自(zì) 大(dà);

人(rén) 所(suǒ) 服(fú),非(fēi) 言(yán) 大(dà)。

Chú âm:

凡(ㄈㄢˊ) 是(ㄕˋ) 人(ㄖㄣˊ), 皆(ㄐㄧㄝ) 須(ㄒㄩ) 愛(ㄞˋ);

天(ㄊㄧㄢ) 同(ㄊㄨㄥˊ) 覆(ㄈㄨˋ), 地(ㄉㄧˋ) 同(ㄊㄨㄥˊ) 載(ㄗㄞˋ)。

行(ㄒㄧㄥˋ) 高(ㄍㄠ) 者(ㄓㄜˇ), 名(ㄇㄧㄥˊ) 自(ㄗˋ) 高(ㄍㄠ);

人(ㄖㄣˊ) 所(ㄙㄨㄛˇ) 重(ㄓㄨㄥˋ), 非(ㄈㄟ) 貌(ㄇㄠˋ) 高(ㄍㄠ)。

才(ㄘㄞˊ) 大(ㄉㄚˋ) 者(ㄓㄜˇ), 望(ㄨㄤˋ) 自(ㄗˋ) 大(ㄉㄚˋ);

人(ㄖㄣˊ) 所(ㄙㄨㄛˇ) 服(ㄈㄨˊ), 非(ㄈㄟ) 言(ㄧㄢˊ) 大(ㄉㄚˋ)。

Âm Hán Việt:

Phàm thị nhân, giai tu ái; thiên đồng phúc, địa đồng tải.

Hành cao giả, danh tự cao; nhân sở trọng, phi mạo cao.

Tài đại giả, vọng tự đại; nhân sở phục, phi ngôn đại.

Lời dịch:

Phàm là người, đều yêu thương; che cùng trời, ở cùng đất.

Người hạnh cao, danh tự cao; mọi người trọng, không bề ngoài.

Người tài lớn, danh tự lớn; được người phục, không huênh hoang.

Từ vựng:

(1) phúc (覆): che phủ.

(2) tải (載): chở, nâng đỡ, tiếp nhận.

(3) hạnh cao (行高): phẩm đức cao thượng. Hạnh: đức hạnh.

(4) danh (名): thanh danh, danh tiếng.

(5) trọng (重): kính trọng.

(6) mạo cao (貌高): vẻ bề ngoài hơn người. Mạo: dung mạo, tướng mạo, bề ngoài.

(7) tài đại giả (才大者): người tài hoa rất giỏi.

(8) vọng (望): danh vọng, danh tiếng.

(9) phục (服): bội phục, khâm phục, bái phục.

(10) ngôn đại (言大): tâng bốc, khoa trương, huênh hoang, khoe khoang.

Lời giải thích:

Giữa người với người đều nên yêu thương nhau (tương thân tương ái), giống như bầu trời vô tư che phủ lấy hết thảy, như mặt đất to lớn nâng đỡ nuôi dưỡng vạn vật như nhau.

Người có phẩm hạnh cao thượng tự nhiên thanh danh sẽ được truyền đi rất xa, mọi người đều kính trọng họ là bởi họ có phẩm hạnh tốt chứ không phải họ có tướng mạo bề ngoài đẹp hay trang phục hoa lệ.

Người tài hoa nhất định sẽ nổi danh, mọi người khâm phục anh ta là bởi vì năng lực của anh ta giỏi, chứ không cần dựa vào ăn to nói lớn, tâng bốc bản thân để được mọi người tán thưởng.

Câu chuyện tham khảo:

Không thể nhìn người qua vẻ bề ngoài

Vào thời Xuân Thu, Khổng Tử có 3,000 đệ tử, trong đó có một người tên là Tử Vũ. Tử Vũ dung mạo xấu xí, lần đầu tiên anh tới bái kiến Khổng Tử, Khổng Tử có ấn tượng đối với anh không được tốt lắm. Khổng Tử thấy anh có dáng vẻ ngu dốt, lời nói hành vi chậm chạp vụng về, trong lòng thầm nghĩ rằng cậu học trò này có lẽ chẳng khá lên được. Lúc ấy Khổng Tử có một người học trò khác tên là Tể Ngã. Tể Ngã có tướng mạo đoan chính trang nghiêm, nho nhã lễ phép, lại giỏi ăn nói. Lần đầu tiên Khổng Tử nói chuyện với Tể Ngã liền đánh giá cao cậu học trò này, cho rằng Tể Ngã sau này nhất định sẽ có thành tựu, là một nhân tài hiếm có.

Nhưng mà kết quả lại không giống như Khổng Tử suy đoán. Tử Vũ rất hứng thú say mê tìm tòi học hỏi, hơn nữa thích tự suy ngẫm, hăng hái nỗ lực, chăm chỉ không ngừng, cuối cùng trở thành một học giả nổi tiếng, sau này còn có rất nhiều thanh niên tìm đến anh xin được chỉ dạy, bái anh làm thầy. Còn Tể Ngã lại hết sức lười biếng, cũng không hiếu học, Khổng Tử mặc dù cố gắng dạy bảo nhưng thành tích của anh ta vẫn như cũ không có chút tiến bộ nào, Khổng Tử hết lần này tới lần khác khuyên bảo, nhưng Tể Ngã vẫn thờ ơ, không chút cảm động, Khổng Tử tức giận đến mức ví anh ta như thanh gỗ mục vô dụng, chính là “Gỗ mục chẳng thể đục đẽo được” ! (nguyên văn: “Hủ mộc bất khả điêu dã”).

Phán đoán ban đầu của Khổng Tử về dung mạo, lời nói của hai đệ tử này hoàn toàn trái ngược với tài năng thực tế, vì vậy ông cảm thán rằng: “Đánh giá một người qua dung mạo ư? Sẽ sai lầm giống như phán đoán Tử Vũ. Đánh giá một người qua ăn nói ư? Sẽ sai lầm giống như phán đoán Tể Ngã” (Nguyên văn: Dĩ dung thủ nhân hồ? Thất chi Tử Vũ. Dĩ ngôn thủ nhân hồ? Thất chi Tể Dư” (*)). Ý tứ chính là: Nếu như lấy dung mạo để phán đoán một người tốt xấu, thì sẽ sinh ra phán đoán sai giống như trường hợp Tử Vũ; nếu như lấy tài ăn nói hay để đánh giá một người tài hoa, thì cũng sẽ sinh ra phán đoán sai giống như trường hợp của Tể Ngã.

Chính từ việc này cho nên mới sinh ra câu nói: “Dĩ mạo thủ nhân, thất chi Tử Vũ” (Lấy dung mạo chọn người, mất đi Tử Vũ).

Chú thích của người dịch:

(*) Tể Dư tự Tể Ngã, trong bài gốc tiếng Trung có chỗ viết Tể Ngã, có chỗ viết Tể Dư, đều là cùng một người, vì thế người dịch sẽ ghi thống nhất tên Tể Ngã.

Bản ghi âm tiếng Trung:

http://media.zhengjian.org/media/2008/11/12/dizigui-24.mp3

Dịch từ:

http://big5.zhengjian.org/node/47684

http://www.epochtimes.com/b5/10/10/26/n3065961.htm