Khám phá phong thủy (4): Địa huyệt

[ChanhKien.org]

Đạo Đức Kinh thuyết rằng: “Nhân pháp địa, địa pháp thiên” (Tạm dịch: “Người thuận theo đất, đất thuận theo trời”). Đạo gia coi thân thể con người là tiểu vũ trụ, như vậy, vũ trụ cũng được xem như một cơ thể lớn. Cũng tương tự, Trái Đất là một sinh mệnh. Kết cấu cơ thể người mang theo tín tức kết cấu của Thiên Địa, có đại tiểu chu thiên, có mạch lạc và huyệt vị, Trái Đất cũng là như vậy, cũng có mạch lạc, được gọi là long mạch, có huyệt vị, gọi là địa huyệt. Trên long mạch có Thần, huyệt vị cũng có Thần. Thần căn cứ theo quy luật vận hành của trời đất, chiểu theo ý chỉ của trời đất, dùng huyệt vị của đại địa mà hình thành nên cục diện hoàn chỉnh “Thiên Địa Nhân”, đả thông đường thông đạo trên dưới “Thiên Địa Nhân”, lấy điều này để tam tài Thiên Địa Nhân hiệp đồng vận chuyển. Học thuyết “Thiên Nhân hợp nhất” cũng từ đây mà ra, nói chính xác hơn thì nên gọi là “Thiên Địa Nhân hợp nhất”.

Huyệt vị tốt nhất được gọi là “phong thủy bảo địa”, trên địa hình đó có những đặc điểm nhất định, thông thường huyệt vị làm trung tâm, kết cấu bố trí thể hiện là sau lưng là núi, trước mặt là nước, tả hữu hộ vệ vây quanh, thuật ngữ chuyên môn gọi là tựa núi đón rồng, cũng gọi là Huyền Vũ, bên trái có núi hộ vệ vây quanh là Thanh Long, bên phải cũng có núi vây quanh là Bạch Hổ, bình địa bố cục của bản thân huyệt vị là “nội đường cục” [1], bên ngoài huyệt vị là “đại đường cục”, bên trong “đại đường cục” nên có một dòng sông uốn lượn chảy qua, ở gần phía trước huyệt vị có gò nhỏ án sơn (núi án ngữ), xa xa có đỉnh núi cao là triều sơn (núi chầu). Như hình sau:

“Núi Thái tổ” là chỉ chỗ ngọn núi phát nguyên (bắt nguồn) của long mạch ở phía sau nơi kết huyệt, thông thường là đỉnh núi cao nhất ở xung quanh đó, hướng xuống còn có cách nói về ngọn “thiếu tổ sơn”. “Phụ mẫu sơn” là một tòa sơn thể (là bộ phận chủ thể của một ngọn núi) đi tới bằng cách thuận theo long mạch từ ngọn núi kết huyệt mà đi ra phía phía sau. “Huyệt tinh” thông thường là chỉ ngọn núi kết huyệt, chính là sơn thể của huyệt vị trong địa huyệt. “Thanh long sa” là chỉ dãy núi hoặc sơn thể ở bên trái huyệt vị, “Bạch hổ sa” là chỉ dãy núi hoặc sơn thể ở bên phải huyệt vị, đương nhiên còn có cách nói là “Thủy khẩu sa”, “Hạ thủ sa”. “Án” là chỉ sơn thể (các ngọn núi) ở gần phía trước huyệt vị, thông thường thể hiện hình dáng cái giá bút hoặc hình dáng yên ngựa, “triều” chỉ nhiều ngọn núi ở xa xa phía trước huyệt vị, nói chung triều sơn nằm phía sau án sơn. “Cách cục” (kết cấu bố cục) cũng gọi là “Đường cục”, chỉ việc một số ngọn núi nói ở trên hình thành nên một chỉnh thể, nhìn một cách thống nhất thì mỗi “huyệt vị” bản thân nó đã có cục thế (hình thế cục diện), cục thế lớn nhỏ, tốt xấu trực tiếp dẫn đến phẩm cấp cao thấp của huyệt vị. Một huyệt vị ít nhất cũng cần nhập phẩm (cấp độ, đẳng cấp) thì mới có thể có “cách cục”, cũng chính là người đời sau ít nhất cũng phải có phú quý phúc phận tương đương quan huyện thất phẩm thì mới được tính là “nhập cách cục”. Đương nhiên, một cục thế không phải chỉ tạo ra một huyệt vị, có thể sẽ có một số chỗ kết huyệt. Mỗi “cách cục” có thể rộng tới mấy chục dặm, trên trăm dặm hoặc rộng hơn, nhỏ thì có thể chỉ có mấy ngọn núi thậm chí một ngọn núi, mà hơn nữa có thể trong cách cục lớn có cách cục nhỏ, trong cách cục nhỏ có cách cục nhỏ hơn.

Địa huyệt là có phân thành đẳng cấp, nhiều người đều biết điều này. Nó có hai tầng thứ lớn: một là tầng thế gian; hai là tầng xuất thế gian. Tu luyện Phật gia và Đạo gia trong truyền thống Trung Quốc có đề cập đến hai khái niệm, tu luyện thế gian pháp và xuất thế gian pháp, nói một cách đơn giản thì một cái là thăng hoa cảnh giới tinh thần trong thế gian con người, một cái là thăng hoa cảnh giới tinh thần siêu xuất phạm vi thế gian con người, cũng có thể so sánh với việc trong Phật giáo giảng về La Hán, Bồ Tát, Phật tổ đều là những vị siêu xuất thế gian con người, nhưng cũng có uy đức và tiêu chuẩn ngộ đạo khác nhau. Trong phong thủy cũng giống như vậy, tồn tại ranh giới cấp bậc lớn giữa tầng thế gian và tầng xuất thế gian. Đương nhiên tầng thế gian và tầng xuất thế gian này không giống với khái niệm thế gian pháp và xuất thế gian pháp nêu trên.

Tầng thế gian sai khác không nhiều so với sự phân chia đẳng cấp vị trí quan lại trong triều đình thời Trung Quốc cổ đại, cũng phân chia theo đặc điểm văn, võ, trung chính cửu phẩm (chín thứ bậc quan lại trong hành chính trung ương). Thời Trung Quốc cổ, rất nhiều đại thần phụ tá cho Hoàng đế đều là người tu Đạo, biết sự việc của trời đất cho nên đã đem bộ phận thể hệ trời đất lấy đến dùng ở nhân gian, sự phân chia đẳng cấp vị trí của quan lại là như vậy. Ở trên có nói đến việc “thất phẩm” mới tính là nhập cách cục, đó là bởi vì “thất phẩm huyện lệnh” đã là có thể độc lập quản lý một phương, độc lập làm chủ rồi, còn bát phẩm, cửu phẩm chưa có yêu cầu quản lý độc lập một phương, chỉ thuộc vào hàng bổ trợ cho thất phẩm, cho nên không cần thiết phải có cách cục riêng.

Địa huyệt ngoài đặc điểm văn võ khác nhau ra, sự phân chia đẳng cấp chủ yếu lấy đạo đức làm tiêu chuẩn đo lường. Ở Trung Quốc cổ đại ngoài chế độ khoa cử ra thì việc tuyển chọn đề bạt quan lại còn một con đường nữa gọi là “hiếu liêm”, ví như nói rằng địa phương nào có người rất hiếu thuận đối với cha mẹ, nhân phẩm cũng rất liêm khiết, bách tính nơi đó đều xưng tán ca ngợi thì quan viên địa phương đó sẽ tiến cử anh ta, sau khi Hoàng đế phái người đến khảo sát, nếu xác thực đúng như vậy thì sẽ đề bạt anh ta làm quan. Hiếu thuận liêm khiết là một loại biểu hiện bề ngoài của người có đạo đức, ngày xưa triều đình lấy điều này làm tiêu chuẩn đo lường khảo hạch quan lại. Phương thức này đã từng là phương pháp tuyển chọn đề bạt quan viên chủ yếu thường dùng trong hoàng triều hùng mạnh của nhà Hán.

Tầng xuất thế gian kỳ thực đã không thể gọi là phong thủy nữa, nói chuẩn xác hơn một chút thì không phải là khái niệm phong thủy được người dân trăm họ trong dân gian lý giải, hàm nghĩa đó (phong thủy) đã bao quát không nổi nội hàm rộng lớn trong đó (xuất thế gian). Thậm chí rất nhiều cái tên đều không gọi là huyệt nữa mà gọi là “vị” hoặc “tòa”, những khái niệm như là Phật tòa, liên đài v.v. đó là những tên thường được Tiên, Phật, Thánh nhân dùng, đã không có liên quan gì đến con người nữa.

Giữa tầng thế gian và tầng xuất thế gian còn có một số phẩm cấp đặc thù. Trên nhất phẩm, cao nhất trong cửu phẩm là “Đế hoàng đại địa”, cũng gọi là “Thiên tử địa”. Đế hoàng đại địa là có liên quan tới thiên hạ cách cục, chịu sự sắp đặt nghiêm mật của thượng thiên, nếu không phải là người hoặc gia tộc lãnh nhận Thiên mệnh, thọ nhận sứ mệnh với Trời thì căn bản không thể đắc được như thế. Tương truyền rất nhiều Hoàng đế đều là an bài Thiên Thần hạ phàm mà làm, cho nên Hoàng đế ngày xưa gọi là Thiên tử. Vô luận là Đế hoàng đại địa hay Thiên tử địa cũng vậy, đều là cách gọi của bách tính phổ thông, kỳ thực danh xưng thực sự không phải gọi như thế, sinh mệnh cao cấp ở không gian khác gọi cái “địa” ở cấp bậc và loại hình này là “Càn Khôn địa”. Nơi ra đời một Hoàng đế hay triều đại gọi là “Càn Khôn địa”. Tự cổ chí kim, có thể để cho con người biết cũng chỉ nhiều đến thế mà thôi.

Trung Hoa 5000 năm nay, từ Hạ Thương Chu cho đến Thanh triều, có thể xưng là triều đại thì cũng chỉ lưa thưa khoảng mười dòng họ, khoảng giữa là trạng thái chia năm xẻ bảy, như Tam quốc, Ngũ đại thập quốc v.v.

Chữ “triều (朝)” này trong Giáp cốt văn gồm hai cây cỏ nhỏ, nhật nguyệt mọc lặn tự nhiên, ẩn ý chỉ thời gian lâu dài, thuận theo Thiên ý mà vận hành; chữ “đại (代)” gồm bộ nhân (人) + bộ dặc (弋), thời cổ đại “dặc” chỉ chiếc gậy gỗ trên cây giáo (戈), mũi kim loại trên cây giáo, có bộ 刀 không bị bỏ đi mà chiếc gậy gỗ thì phải thay thế thường xuyên, cho nên dùng “đại” ngụ ý là thay người, “triều” thì rất dài, trong đó Hoàng đế thì mỗi thời đại mỗi thời đại lại thay đổi người khác; “quốc (國)” là trong một vùng đất có một người cầm cây giáo giơ lên, chỉ phạm vi biên cương lãnh thổ mà người ta dùng vũ lực chinh phục được. Lấy Thiên ý và phạm trù đạo đức mà đánh giá thì “triều” cao hơn “đại” và “quốc”. Quân chủ của “triều” được xưng là “hoàng (皇)”, mà quân chủ của “quốc” được xưng là “vương (王)”. Trên mảnh đất Thần Châu đại địa, phàm xưng là “quốc” thì thời gian tồn tại đều không dài.

Ở tầng thế gian còn có một số tồn tại đặc biệt, chúng không hề sai kém so với Càn Khôn địa, đối ứng với thế gian con người, chúng ta có thể biết ở thế gian con người có rất nhiều gia tộc lớn có thời gian kéo dài rất lâu, thậm chí vượt qua cả các gia tộc đế hoàng như Lý Đường, Triệu Tống v.v., ví như gia tộc họ Khổng kéo dài hơn 2000 năm, vì Khổng Tử truyền bá Nho học chấn hưng giáo dục, tích đức rất lớn cho nên phúc kéo dài tới con cháu đời sau; còn có gia tộc Trương Thiên Sư không những kéo dài hơn một ngàn năm mà còn có rất nhiều người tu luyện, đó chính là điều rất khác thường.

Cách nói Càn Khôn địa là lấy “quý” làm đặc điểm chủ yếu mà phân biệt triển hiện ra. Gia thế họ Khổng tất là lấy “phúc” làm đặc điểm chủ yếu để triển hiện, còn gia tộc Trương Thiên Sư là triển hiện của “tu luyện địa”, lại là một tình huống khác. Cho nên lấy “quý” làm đặc điểm chủ yếu của tiêu chuẩn phân biệt thực sự không thể gom hết thảy thành hàm nghĩa chung chung để đánh giá địa huyệt nào tốt, địa huyệt nào không tốt. Đương nhiên, chúng ta biết rằng, rất nhiều địa huyệt vừa có “quý” vừa có “phú“, hoặc những đặc điểm khác. Ví như một địa huyệt nào đó, nó báo hiệu đặc điểm là “phú quý linh tiên”, như vậy địa huyệt này rất có thể sẽ cho ra đời bốn chi phái, trong đó một chi phát “phú”, một chi phát “quý”, một chi phát “linh”, nghĩa là tương đối linh thông, tựa như một loại tình huống của các thuật sĩ giang hồ, còn có một chi tất sẽ xuất sinh ra những người tu luyện; cũng có thể địa huyệt đó sẽ xuất sinh ra một chi hoặc một người nào đó đồng thời có đầy đủ cả bốn đặc điểm “phú quý linh tiên”.

Có người nói phú quý, phú quý, có phú thì có quý, có quý thì có phú, đó chẳng phải cùng là một sao? Kỳ thực không phải, nếu thượng thiên xác định bạn “phú, quý” đều có, thì bạn xác thực đã phú lại còn quý; nếu như thượng thiên xác định bạn chỉ có một đặc điểm, ví như nói là “quý”, vậy bạn thực sự chỉ có quý mà thôi. Chúng ta biết rằng Trung Quốc cổ đại có rất nhiều thanh quan, nhiều trong đó là quan ở những vị trí tối cao, thậm chí làm quan đến cực phẩm, nhưng rõ ràng là thanh bần sạch sẽ, nhà chỉ bốn bức vách, sử sách ghi chép tới lúc chết ngay cả cái quan tài tốt một chút cũng mua không nổi.

Phú cũng vậy, quý cũng vậy, là do thượng thiên an bài, trong mệnh của bạn nên có thì sẽ có, là không thể cưỡng cầu được. Nên là của bạn, bạn cứ đường đường chính chính thông qua gian khổ phó xuất, thuận theo tự nhiên đó mà có thể đạt được. Dựa vào thân phận, địa vị của những vị thanh quan kia trong lịch sử, họ nếu muốn phát tài chẳng phải là việc rất dễ dàng sao? Nhưng họ chính là làm việc theo lẽ công bằng, chỉ nhận bổng lộc nhà nước ban cho, cũng chính là chỗ ngày nay gọi là “tiền lương”, thu nhập quang minh đường hoàng. Đây là do họ đã làm việc hết trách nhiệm, sau khi thông qua công tác gian khổ phó xuất mà đắc được thu nhập chính đáng, là không có bất cứ vấn đề gì. Có một số người vừa phú vừa quý vì đã lập được công trạng lớn lao, được Hoàng đế hoặc triều đình đặc biệt tưởng thưởng, đó là “phú quý” chính đáng.

Hiện nay có những người làm quan trong mệnh chỉ có quý nhưng họ xuất phát từ tác dụng của nhân tâm và dục vọng, lợi dụng chức quyền mưu cầu tư lợi, hiện tại gọi là thu nhập mờ ám, nhờ đó phát phú, đây là thu nhập không chính đáng, Vậy phải dùng phúc đức của bản thân mà hoán đổi, thông qua tiêu hao phúc đức của tự thân để đổi lấy thu nhập không chính đáng này, phúc đức kia một khi tiêu hao đến một mức độ nhất định nào đó thì sẽ có chuyện xảy ra, hoặc sự việc bại lộ bị bắt, hoặc bị chết thì đời sau phải trả. Bạn xem người ăn mày ngoài phố, đừng thấy anh ta hiện tại thê thảm thế này, rất nhiều đời trước đều là quý nhân quan chức hiển đạt, sinh sống trong nhung lụa ngọc ngà, xa hoa dâm đãng. Cho nên cổ nhân thường giảng phải hành thiện tích đức để đời sau đầu thai có được cuộc sống tốt đẹp, thực là có đạo lý. Nhưng cho dù là lấy đặc điểm nào đó mà phân chia đẳng cấp tầng thứ thì tiêu chuẩn đo lường căn bản nhất vẫn là đạo đức, người có chuẩn mực đạo đức càng cao thì phúc phận càng lớn, gia tộc của họ hưng vượng kéo dài nhiều năm, thời gian gia tộc hưng thịnh theo đó kéo tương ứng càng dài. Ở vùng Tây Nam Trung Quốc có một gia tộc Thổ Ty, tổ tiên là Dương Đoan đời Đường từ Thái Nguyên chuyển đến Bá Châu khu vực Tây Nam (Trung Quốc). Gia tộc đó được trời định thống trị 600 năm, cho tới thời kỳ đầu dựng lập triều đại nhà Minh, vì gia tộc đó bao nhiêu đời đã tích đức hành thiện, phúc trạch một phương. Cháu đời thứ 13 của Dương Đoan là Dương Xán cũng là công trạng xuất chúng, không những mở mang cương thổ mà còn giáo hóa bách tính. Sử sách chép rằng: “Tính ông hiếu thảo cha mẹ, hòa thuận anh em, an nhiên khiêm hòa, điều hành chính sự khoan hòa đơn giản, dân chúng được lợi vậy”. Ông cai quản vùng Bá Châu “Thổ ty đại biến” , “trang nghiêm tề chỉnh sánh cùng văn vật Trung thổ”. Thiên thượng cảm động trước việc tích lũy công đức của gia tộc ông nên đã tưởng thưởng gia tộc đó, để gia tộc đó kéo dài hơn một trăm năm nữa. Liên tục cho tới những năm Vạn Lịch triều Minh, rồi người thừa kế cuối cùng của gia tộc đó là Dương Ứng Long tạo phản, bị triều đình nhà Minh phái đại tướng Lý Hóa Long mang quân tiêu diệt mới kết thúc, trước sau tổng cộng tới hơn 700 năm.

Rất nhiều thầy phong thủy tu luyện đắc Đạo thường có thể tiếp xúc với huyệt vị có cấp bậc cao, địa linh thần sẽ cho biết huyệt vị này có thể chủ quản một triều đại bảy, tám trăm năm, hơn một ngàn năm, mấy ngàn năm, thậm chí hơn vạn năm. Điều này thật kỳ lạ, phải biết rằng, trong lịch sử Trung Quốc nhà Chu là triều đại dài nhất cai trị thiên hạ bất quá cũng chỉ tám trăm năm, vậy thì những huyệt vị vừa nói đến là thế nào? Chẳng lẽ thời gian huyệt vị chủ quản triều đại càng ngắn thì tầng thứ và năng lực của nó cũng theo đó mà càng thấp sao? Kỳ thực cũng không nhất định. Về mặt này còn động chạm đến vấn đề thiên mệnh, ví dụ một địa huyệt chủ quản của triều đại nào đó trong lịch sử Trung Hoa, không nhất thiết là tầng thứ huyệt vị đó không đủ, năng lực không đủ, mà là thiên mệnh an bài chỉ có bằng ấy năm, vậy họ chỉ có thể chỉ dùng một bộ phận tầng thứ và năng lực đối ứng trong đó để khởi tác dụng, bộ phận dư thừa thì bảo lưu lại không dùng nữa mà thôi.

Còn một nguyên nhân nữa chính là xã hội loài người có tồn tại những chu kỳ văn minh khác nhau, giới khoa học chúng ta ngày nay gọi nó là “văn minh tiền sử”. Ngày nay nhiều phát hiện khảo cổ đã chứng thực sự tồn tại nền văn minh tiền sử của nhân loại, mà hơn nữa còn không chỉ một lần, sau nhiều lần nền văn minh bị hủy diệt, lưu lại một số ít người và lại sáng tạo ra nền văn minh mới. Từ góc độ phong thủy mà nhìn sự thực này, đem tầng địa này gọi nó là “đại Càn Khôn địa”, cái ở trên “Càn Khôn địa”, dẫn dắt một thời kỳ văn minh, thì gọi là “đại Càn Khôn địa”. Có một số nền văn minh tiền sử có thể đã tồn tại thời gian rất dài rất dài, trong đó có thể có những triều đại tồn tại hơn một ngàn năm, mấy ngàn năm, thậm chí hơn vạn năm. Đại Càn Khôn địa mà người viết bài này biết được cho đến hiện nay là 50 vạn năm. Cũng có nghĩa là, thời kỳ văn minh nhân loại mà đại Càn Khôn địa đối ứng tối thiểu cũng là năm mươi vạn năm.

Trung Hoa đến nay có nền văn minh 5000 năm, điều đó có nghĩa là, cái “địa” mà dẫn dắt nền văn minh Trung Hoa tối thiểu cũng đã quản đến 5000 năm. Hoàng đế khai sáng văn minh Trung Hoa được gọi là “nhân văn sơ tổ”, cũng chính là nói huyệt vị có liên quan đến Hoàng đế có thể là huyệt vị dẫn dắt văn minh Trung Hoa.

Nói tới đại Càn Khôn địa cho đến văn minh tiền sử, chúng tôi nói một chút về thời kỳ văn minh lần trước, chính là tình huống của thời kỳ văn minh trước thời kỳ văn minh này của chúng ta. Giữa châu Mỹ và châu Âu hiện nay có một khối lục địa gọi là “Atlantis”, đó là địa điểm mà văn minh phương Tây lần trước phát triển nhất. Ban đầu họ tín ngưỡng Thần cho nên văn minh rất phát triển. Những người đạo đức cao thượng đều có thể bay, không phải bay cao mà là kiểu bay cách mặt đất tương đối gần. Đại khái là thời kỳ 9000 năm trước, khoa học của họ đã phát triển tới trình độ như thế nào, năng lượng mà họ sử dụng là nguồn năng lượng được chế tạo trong không khí, không ô nhiễm. Về cơ bản họ không dùng nhiên liệu một lần như than đá và dầu lửa. Họ thậm chí còn có kỹ thuật có thể chế tạo Mặt Trăng (theo các điều tra nghiên cứu khoa học khám phá Mặt Trăng, giới khoa học suy đoán Mặt Trăng có thể là rỗng, không phải hành tinh, mà là vật thể bay giống loại ở Trái Đất, chỉ là bề mặt được bao phủ một lớp đá rất dày), họ có thể tạo ra rất nhiều vật thể bay cỡ lớn, chu du trong một phạm vi nhất định bên ngoài hệ Ngân Hà.

Vậy ở phương Đông thì sao, cũng tức là trung tâm của lần văn minh trước xuất hiện ở Trung Hoa đại địa ngày nay, là cách nay khoảng hai vạn năm thôi, phạm vi bao phủ cả dãy núi Côn Luân, Tân Cương, Cam Túc, Sơn Tây, Thiểm Tây các nơi vùng trung thượng du Hoàng Hà, Trường Giang, bao gồm cả một dải Mông Cổ v.v. Đường hướng nghiên cứu khoa học của văn minh phương Đông lần trước nên nói là con đường nghiên cứu khoa học nhân thể, cũng chính là bắt đầu trực tiếp từ đạo đức con người, nâng cao văn minh của bản thân. Từ kẻ cầm quyền cho đến những người dân phổ thông, đạo đức đều rất cao thượng. Có thể nói là cao hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn Ngũ thường của nền văn minh lần này. Do vậy mà trình độ văn minh của họ rất cao, cho nên con người sống tới ba trăm, năm trăm tuổi cũng không phải là chuyện quá hiếm hoi ly kỳ! Nền văn minh lần này của chúng ta mọi người đều biết Kinh dịch, Hà đồ, Lạc thư, Hoàng đế nội kinh v.v., đó là những thứ mà chúng ta trong văn minh lần này suy xét tìm tòi còn chưa thấu, kỳ thực đây chỉ là Thần hữu ý lưu lại cho con người một chút ít văn minh lần trước mà thôi.

[1] Đường cục: chỉ khu vực, địa thế bằng phẳng trong hoặc ngoài huyệt vị

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/154818