Truyền thuyết dân gian: Vị đạo sĩ “bạch nhật phi thăng”

Tác giả: Đệ tử Đại Pháp kể chuyện – Tiểu Kiệt chỉnh lý

[ChanhKien.org]

Rất nhiều đạo sĩ (1) trong dân gian tuy không ở trong đạo quán (2) nhưng vẫn có thể tu luyện thành công. Câu chuyện hôm nay kể về hai vị đạo sĩ – một vị thì thành công, còn một vị vì nhân tâm mà thất bại.

1. Tinh thành sở chí, kim thạch vi khai (3)

Ngày xửa ngày xưa, có một vị đạo sĩ dựng lên một túp lều tranh để tu hành một mình trên núi. Còn thê tử anh ấy tự mình mang hai người con đến một ngôi làng ở dưới núi để sinh sống. Thê tử của vị đạo sĩ thường xuyên lui tới thăm vị đạo sĩ này, nhân tiện mang theo một số đồ dùng cần thiết trong sinh hoạt cho anh ấy. Tuy nhiên vị đạo sĩ này chỉ giữ lại quần áo và từ chối nhận những món đồ còn lại.

Thê tử của vị đạo sĩ cũng không buông lời oán thán nào, lặng lẽ mang hai đứa con (một trai một gái) nuôi dưỡng nên người, con trai lấy vợ sinh con, con gái gả cho một gia đình tốt bụng. Cứ thế nhiều thập niên đã trôi qua. Một ngày nọ, thê tử của vị đạo sĩ lại đến đưa quần áo cho anh ta, vị đạo sĩ nói với thê tử: “Sau này nàng không cần lại nữa, ba ngày sau ta sẽ viên mãn bay lên rồi”.

Thê tử của vị đạo sĩ nói: “Những năm qua thiếp vì chàng đã có công lao nuôi dưỡng hai đứa con nên người, chàng có thể mang thiếp đi cùng được không?” Vị đạo sĩ khá bối rối khó xử, vì anh ta cũng không thể đưa một người không tu luyện lên trời, bèn nói với thê tử rằng chỉ cần khiến cho một viên đá bị tan chảy trong vòng ba ngày thì có thể bay lên trời cùng nhau.

Thê tử của vị đạo sĩ ba ngày liền không rời khỏi gian bếp, liên tục chất thêm củi rồi trông coi. Thấy thời hạn ba ngày đã đến, viên đá vẫn không hề thay đổi chút nào. Thê tử của vị đạo sĩ cảm thấy cấp bách, mình sống không còn ích gì nữa, vội vàng đưa hai chân vào bên trong ngọn lửa. Lúc này điều kỳ diệu đã xảy ra, viên đá bất ngờ tan chảy, đôi chân của cô thế mà bình an vô sự.

Vị đạo sĩ xúc động nói: “Ta tu đạo hàng chục năm qua mới có thể bay lên thành Tiên, không ngờ rằng nàng đột nhiên khai ngộ, ba ngày đã thành Tiên. Ngộ tính của nàng còn cao hơn so với ta nữa!” Nói xong hai người cưỡi mây dưới chân bay lên trời.

Thê tử của vị đạo sĩ một mình nuôi con nên người, được tính là đã giúp đỡ vị đạo sĩ theo một cách khác, dù không tu Đạo nhưng đã ở trong Đạo rồi, đâu chỉ là công lao trong ba ngày. Trên thực tế, cô ấy đã tu hành theo cách này trong nhiều thập kỷ qua, cuối cùng mới tu thành chính quả.

2. Vị đạo sĩ nửa vời

Trong dân gian có một vị đạo sĩ nọ, trải qua hàng chục năm tu Đạo phải chịu vô số gian khổ. Bởi vì tu hành tại gia, những nhân tâm kia đều tu được rất tốt, duy chỉ có tình cảm vợ chồng không vứt bỏ được. Hai người họ sống trong một ngôi nhà rất cũ nát ở phía Đông cuối ngôi làng.

Bình thường anh ấy đối với mọi người vô cùng thân thiện, hết sức chú ý mỗi lời nói, hành động của mình và được đại đa số người trong làng tán thành ca ngợi. Người dân trong làng biết anh ấy là người tu hành tại gia nên cũng rất tôn trọng anh ấy. Hai vợ chồng họ cũng rất ân cần yêu thương nhau, không phải vì người chồng tu hành mà khiến cho vợ chồng không hợp nhau. Ngày hôm đó, người chồng biết mình sắp viên mãn bạch nhật phi thăng (4), bèn thông báo cho người trong làng đến tiễn đưa anh đi.

Buổi sáng cả làng đều đến chứng kiến cảnh bay lên của vị đạo sĩ này, thậm chí còn có người trong làng lân cận đến xem. Vị đạo sĩ chỉ ngón tay vào một cây gậy trúc, lập tức nó biến thành một con rồng rất to lớn, sống động hiện ra uy nghiêm, thù thắng. Trong khoảnh khắc vị đạo sĩ cưỡi rồng, thê tử anh ấy nói với anh: “Thiếp đã sống với chàng trong hàng chục năm qua, luôn ủng hộ giúp chàng tu Đạo, bây giờ chàng đã viên mãn rồi, chàng có thể đưa thiếp đi cùng được không?” Vị đạo sĩ ngẫm lại mấy năm nay tình nghĩa phu thê ân ái, cũng động lòng dấy khởi nhân tâm, nên để thê tử của mình ngồi trên lưng rồng.

Con rồng bắt đầu cảm thấy có chút mệt mỏi, bay đến trên mái tường thì không bay được nữa, hiện nguyên hình thành một cây gậy trúc. Người xem sôi nổi náo nhiệt cười to lên. Sau cùng nghe nói vị đạo sĩ tiếp tục tu Đạo, rốt cuộc không có viên mãn phi thăng. Vì nhân tâm nghĩ sẽ không thể trở thành Tiên, là người tu Đạo thì tình nghĩa vợ chồng lại không vứt bỏ đi, sắp thành lại bại (5) thật sự đáng tiếc.

Chú thích của người dịch:

(1) Đạo sĩ: người tu hành theo Đạo giáo.

(2) Đạo quán: là nơi tu luyện và cử hành nghi thức tôn giáo của các đạo sĩ.

(3) Tinh thành sở chí, kim thạch vi khai: Người thành tâm thành ý có thể làm cho vàng đá tan chảy. Ý nói thành tâm thành ý thì dẫu khó khăn đến đâu cũng đều có thể giải quyết được.

(4) Bạch nhật phi thăng: ban ngày bay lên.

(5) Công khuy nhất quỹ (sắp thành lại bại): việc sắp thành lại hỏng đi trong gang tấc. Đây là thành ngữ nói về tình huống sự nghiệp lớn lao mà chưa hoàn tất viên mãn thì coi như chưa hoàn thành.

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/265547