Mật mã phương đông (Quyển 1 – Phần 2.2)

[ChanhKien.org]

II. Bàn về Lạc Thư

Lạc thư được lưu lại từ thời thượng cổ, có câu nói “Hà xuất đồ, Lạc xuất Thư” (từ sông Hoàng Hà xuất ra Đồ, từ sông Lạc Thủy xuất ra Thư).

Lạc Thư có thể được xem như một “mô hình số học vũ trụ”, trong những thể hệ vũ trụ khác nhau có thể có những chủ thể đối ứng khác nhau. Mai rùa thần tượng trưng cho vòng tròn bên ngoài, có thể đại biểu cho không gian vũ trụ, không gian hệ Ngân hà, không gian hệ Mặt trời… ở các tầng thứ khác nhau, con số của nó là số 0, đây là khởi điểm của vạn vật trong vũ trụ, từ không sinh ra có cho đến vạn vật; con số 0 này cũng là điểm kết thúc của vạn vật trong vũ trụ, tất cả đều quay về 0, vạn vật đều là không, rồi lại lặp lại một vòng tuần hoàn tiếp theo.

Số 5 đại biểu cho chủ thể ở trung tâm, nó nằm ở vị trí đồng tâm với số 0 trong vòng tròn bên ngoài; phía trên đại biểu cho hướng Nam, phía dưới là hướng Bắc, bên trái là hướng Đông, bên phải là hướng Tây, vận chuyển theo chiều kim đồng hồ.

Bốn con số dương bao gồm: 1-3-7-9 ứng với bốn hướng chính, đây là những số lẻ, “chủ hợp”, khởi tác dụng chủ đạo; Bốn con số âm bao gồm: 2-4-6-8 nằm tại bốn góc, đây là những số chẵn, “chủ phân chủ biến”, khởi tác dụng phụ. Kỳ thực, Lạc Thư bao gồm 10 con số từ 0 đến 9. Số 0 đối với con người mà nói, vì đã về 0 rồi thì không còn ý nghĩa gì nữa, cho nên người ta theo thói quen chỉ dùng 9 con số của Lạc Thư, coi số 9 là số lớn nhất, thường sử dụng số 9, khi đủ 10 thì quay về 0 và bắt đầu một vòng tuần hoàn mới.

Bốn con số dương 1-3-7-9 kết hợp với số 5 ở trung tâm cấu thành nên ngũ hành, thể hiện mối quan hệ tương sinh tương khắc giữa các chủ thể. Bốn con số âm 2-4-6-8 cấu thành nên thái cực, thể hiện cho cơ chế biến hoá âm dương giữa các chủ thể. Sự vận hành âm dương ngũ hành của Lạc Thư thể hiện một thể hệ vũ trụ mà trong đó các nhân tố vừa chế ước vừa phối hợp nhịp nhàng với nhau.

Trong Lạc Thư có ba đường dọc, ba đường ngang và hai đường chéo, mỗi tổ hợp ba chữ số trên các đường này cộng lại đều bằng 15, thể hiện mối quan hệ chỉnh thể âm dương cân bằng trong vũ trụ. Ở xung quanh số 5, bất cứ cặp số nào đối ứng với nhau cộng lại đều bằng 10.

Các con số trong Lạc Thư lấy số dương làm chủ đạo, sinh ở 1, trưởng ở 6, thịnh ở 7, phân ở 2, cực ở 9, phản ở 4, suy ở 3, chung ở 8, quy ở 1. Âm dương phối hợp, động tất sinh biến, quay thuận chiều kim đồng hồ, từ bên trái đi lên rồi đi xuống theo phía bên phải, thể hiện sự biến đổi giao hoán của âm dương trong sự vận hành của vũ trụ.

Xem xét vòng ngoài của Lạc Thư chúng ta có thể thấy rằng, sự vận hành của âm và dương đối ứng nhau 180 độ, vận hành trái ngược nhau trên đường kẻ nằm 2 bên số 5, tức là dương đi lên theo phía bên trái, âm đi xuống theo phía bên phải; khi mà hai chiều âm dương di chuyển đến cực điểm thì sẽ đổi chiều, lúc này dương sẽ vận động theo chiều hướng xuống theo phía bên phải và âm sẽ vận động lên từ bên trái.

Âm dương là “đồng sinh đồng diệt, hỗ bổ hỗ tế, tương phụ tương thành”, nó đồng thời thể hiện ra hai mặt khác nhau của cùng một chỉnh thể, giống như lòng bàn tay và mu bàn tay trong một bàn tay tồn tại đồng thời không thể phân tách.

Hiện nay cái gọi là quan niệm mâu thuẫn biến dị và phiến diện đã khuếch đại mặt đối lập, phủ nhận tinh thần Thiên đạo âm dương hòa hợp, bổ sung bù đắp; hô hào mâu thuẫn giai cấp, đấu tranh giai cấp, coi những tư tưởng cực đoan, ích kỷ, bành trướng, không đếm xỉa đến người khác là thành công và phát triển. Đây là một loại quan niệm hành vi bại hoại, cực đoan và vị tư, đi ngược lại với đặc tính tối cao Chân – Thiện – Nhẫn của vũ trụ. Loại quan niệm hành vi này khi phát triển đến cực đoan sẽ khiến cho toàn bộ xã hội nhân loại sụp đổ và bị hủy diệt, về cơ bản sẽ mang đến cho từng cá nhân và toàn bộ nhân loại hiểm họa khó vãn hồi.

Lạc Thư thể hiện cơ chế vận hành âm dương thái cực và cơ chế ngũ hành tương sinh tương khắc trong vũ trụ. Trong hệ Mặt trời, bởi vì con người có cơ điểm từ địa cầu này, nên con người là sinh mệnh chủ thể trên địa cầu, vì vậy địa cầu trở thành vị trí trung tâm, kỳ thực địa cầu lúc này cũng đại biểu cho con người, còn những vũ trụ, thiên địa, mặt trời, các vì sao thì đại biểu cho Thần. Bởi vậy mà văn minh Trung Hoa từ thuở sơ khai đã nhấn mạnh “Thiên nhân tương ứng, thiên nhân hợp nhất”, nền văn minh này được Thần trực tiếp bảo hộ. Trong nền văn minh này, vũ trụ, thiên địa, nhân Thần, các tầng thứ trong vũ trụ đều tương thông với nhau. Nói cách khác, trong thể hệ thiên nhân hợp nhất này, vũ trụ, thiên địa, nhân Thần là một chỉnh thể phân mà hợp, hợp mà phân, không thể tách rời. Cũng giống như chiếc lá trên cây, bạn không thể cho rằng chiếc lá này không liên quan tới cành cây hoặc gốc cây đó, chúng là một chỉnh thể không thể tách rời, cùng tồn tại trong các tầng thứ vũ trụ và có mối liên hệ với nhau.

Lạc Thư thể hiện quy luật cơ bản của con số trong sự vận hành của vũ trụ, lấy số dương làm chủ, cũng có nghĩa là lấy Chính làm chủ.

Trong Lạc Thư thì kích cỡ to nhỏ và vị trí của các con số là cố định (Hình 1). Trong quá trình vận động của sự vật, khi con số âm dương ở đúng vị trí của nó trên Lạc Thư thì mới có thể làm chủ đạo tại vị trí của số đó. Tức là số dương thì cần ở tại vị trí của số dương, số âm thì cần ở tại vị trí của số âm, hơn nữa trị số cần phải đạt đến đúng vị trí đó thì mới có thể làm chủ tại vị trí đó, âm dương tuần tự vận chuyển. Pháp của vũ trụ là có trật tự, trong các tầng thứ khác nhau, các không gian khác nhau, thời gian khác nhau đều có thứ tự chính phụ khác nhau. Âm dương đều có đạo riêng, đều vận hành theo con đường (đạo) riêng, nếu như đi ngược với Thiên đạo thì sẽ dẫn đến hỗn loạn, là hung.

Những con số hiển thị trong Lạc Thư là những con số chủ đạo tại vị trí chính, còn nếu muốn xem sự vận hành âm dương của từng con số này thì có thể xem hình số 2.

Âm dương trong Lạc Thư tương hỗ lẫn nhau, nếu đổi vị trí các số ở vị trí âm thành số bổ trợ cho nó (2 và 8 đổi vị trí cho nhau, 4 và 6 đổi vị trí cho nhau) thì sẽ có được toàn bộ các số vận hành dương (hình 2, vòng tròn cam đỏ bên trong), nếu đổi vị trí các số ở vị trí dương thành số bổ trợ cho nó (1 và 9 đổi vị trí cho nhau, 3 và 7 đổi vị trí cho nhau) thì sẽ có được toàn bộ các số vận hành âm (hình 2, vòng tròn xanh bên ngoài). Lúc này âm dương tại các vị trí đối ứng nhau đồng thời vận hành theo hai chiều trái ngược nhau, thứ tự vận hành đều là: 1-4-7-8-9-6-3-2, khởi điểm từ số 1, cực điểm ở số 9, âm dương vận hành 81 lần (9×9) thì lại quay về điểm khởi đầu, tuần tự như vậy. Lấy dương làm chủ tuyến, theo thứ tự đặt ra các số vận hành âm dương làm chủ, thì ta sẽ có được “Lạc Thư”.

Trong hình 2 chúng ta có thể khai triển theo chiều dọc mà phân tích, như thế thì có thể nhìn thấy âm dương lấy số 5 làm trung tâm, thay nhau làm chủ, lúc này sẽ thấy hai hình xoáy ốc chuyển động về phía trước, thể hiện một trạng thái sinh mệnh âm dương hòa hợp hoàn mỹ. Âm dương là sự thể hiện đồng thời hai mặt của một sự vật.

Mặc dù hình vẽ sự vận hành của Lạc Thư mà chúng ta thấy bên trên là hình vẽ trên mặt phẳng, tuy nhiên trên thực tế Lạc Thư được hình thành và vận động trong thời không, vì vậy nó là lập thể. Từ thời không hướng dọc mà nhìn thì Lạc Thư vận hành theo hình xoáy ốc. Vì vậy con số trong Lạc Thư có sự phân chia theo thứ tự trước sau trong sự vận động của nó.

Xung quanh số 5 ở trung tâm có sự phân chia âm dương (lần lượt đối ứng với “mậu kỷ”), lúc này là hai con số. Một chu kỳ vận hành âm dương đối ứng với sự biến hóa của mười con số trong Lạc Thư. Đây chính là 10 thiên can. Sự vận hành tuần hoàn của 10 thiên can cũng chính là đối ứng với một tiểu chu thiên. Cũng như vậy, 10 thiên can cũng có sự phân chia theo thứ tự trước sau trong sự vận hành của nó.

Hình vẽ mặt phẳng của Lạc Thư bên trên là nhìn theo hình xoáy ốc hướng về phía trước, vì vậy 10 con số hợp với nhau trên một mặt phẳng.

Ở đây cần chỉ ra rằng, sự vận hành của Lạc Thư được xem là vận hành theo chiều nghịch, hai nhóm con số ở hai bên trái và phải bị thay đổi vị trí, đồng thời thoát ly ra khỏi bối cảnh vũ trụ mà nó vốn tồn tại trong đó. Nhưng từ nhiều phương diện khác nhau như diễn hóa âm dương, sự phân bổ của các hành tinh và thiên nhân hợp nhất v.v. mà xét thì có thể thấy rằng chỉ có quy chính lại mới phù hợp với thiên tượng và quy luật thiên đạo. Ở phần sau của bài viết, chúng tôi sẽ chỉ ra nguyên nhân chi tiết của việc này cho độc giả, tại đây trước tiên chúng tôi muốn quy chính lại điều này.

Về điều này, mỗi người đều có cách nhìn nhận khác nhau cũng là chuyện bình thường, điều đó không ảnh hưởng đến việc chúng ta nghiên cứu sâu nội hàm và đạo lý cũng như quy chính những nhận thức sai lầm về nó.