Luân hồi ký sự: Bão táp mưa sa (3)

Tác giả: Tiểu Liên

[ChanhKien.org]

Bài chia sẻ này sẽ cùng các đồng tu nói về chủ đề “Chân chính hướng nội tìm”.

“Hướng nội tìm” là Pháp bảo trong tu luyện của chúng ta, chứ không phải là cây gậy đánh người. Tôi bắt gặp một số đồng tu thường xuyên chỉ nói vấn đề của người khác, một khi đối phương điểm trúng vấn đề của họ, thì họ thường dùng cái mũ “bạn không hướng nội tìm” chụp lên đầu đối phương. Thực ra, trong môi trường của chúng ta rất nhiều mâu thuẫn xuất hiện đều xoay quanh vấn đề này.

Nếu như trong lúc gặp phải mâu thuẫn, chúng ta đều xem mình là người tu luyện, mỗi người đều nhìn xem vấn đề tự thân của mình là gì, sau đó thiện ý nêu ra vấn đề với đối phương, thông cảm cho họ, thì sẽ không có chuyện gì hết. Nếu như chỉ trích đối phương, vậy thì kết quả chắc chắn sẽ không tốt.

Mọi người đều đang trong tu luyện, không phải là Thần, cho dù là Thần trong vũ trụ thì cũng có những cục hạn nhất định. Vậy nên trong mọi thời khắc chúng ta đều không nên nghĩ rằng nhận thức của mình là tuyệt đối đúng đắn, không nên cho rằng chỉ có người khác là cần hướng nội tìm còn mình thì không cần, từ đó đánh mất đi cơ hội đề cao của chính mình. Bài viết này xoay quanh câu chuyện về một cô gái tên Hiểu Vân sống vào thời kỳ Đại Đường tại thành phố Trường An.

Từ khi lên bốn tuổi, Hiểu Vân đã xuất gia làm ni cô. Từ nhỏ cô đã được sự truyền thụ của sư phụ, vậy nên cô không những nắm vững được rất nhiều kinh sách Phật Pháp mà còn từng bước hiểu được làm thế nào chân chính tu bản thân.

Khi lớn hơn một chút, cô đã có thể làm một số công việc nhỏ bưng trà đưa nước, làm chân sai vặt. Lúc này, sư phụ của cô thường khuyên bảo cô rằng khi gặp phải sự việc gì đều nên nhìn vào bên trong tìm nguyên nhân ở bản thân.

Có một lần khi bưng trà, vì không cẩn thận nên cô đã đánh rơi chén trà xuống đất, cô hiểu ra rằng đó là do cô đã không tập trung nên mới xảy sự việc như vậy.

Khi Hiểu Vân 16 tuổi, dung mạo vô cùng xinh đẹp. Có một lần, sư phụ sai Hiểu Vân ra ngoài mua ít đồ. Khi ra đến chợ, cô gặp một nhóm thanh niên quần là áo lượt, ăn mặc rất bảnh bao, đám người này cứ dán mắt nhìn vào cô, thậm chí bọn họ còn lớn tiếng nói to giữa chợ rằng sẽ đến tận am thất để tìm cô.

Lúc này, Hiểu Vân cảm thấy thẹn thùng xấu hổ, khi trở về đem chuyện kể lại cho sư phụ nghe. Sư phụ nói rằng: “Đây là việc nằm trong sự tiên liệu của ta, con đã tìm ra được vấn đề của mình hay chưa?”

Lúc này, Hiểu Vân trong lòng có chút bất bình, liền nói: “Là tâm sắc của họ khởi phát, họ thật chẳng có chút lễ nghi gì hết, lẽ nào lỗi là do con xinh đẹp quá hay sao?” Sư phụ nghe vậy liền cười mà đáp rằng: “Con hãy từ từ suy nghĩ đi nhé!”

Ngày hôm sau, đám người đó quả thật đã đến am thất náo loạn, đòi Hiểu Vân phải theo chúng về nhà.

Sư phụ của Hiểu Vân không chút lo lắng, nhẹ nhàng hỏi Hiểu Vân rằng: “Con đã suy nghĩ ra chưa?” Hiểu Vân đáp rằng: “Thưa Sư phụ! Vẫn chưa ạ”. Sư phụ thấy rằng đệ tử của mình vẫn chưa hiểu ra liền nói thẳng rằng: “Đàn ông trên thế gian rất ít người không có sắc tâm, khi nhìn thấy phụ nữ đẹp thường sẽ nổi tâm bất chính, con hãy thử nghĩ xem, nếu khi những kẻ này nhìn thấy những vị Bồ Tát hoặc nữ Thần nhan sắc tuyệt đỉnh thì sẽ như thế nào?” Sự điểm hóa này của sư phụ khiến Hiểu Vân lập tức minh bạch. Vì căn cơ của cô rất tốt nên cô đã sớm trang bị một số năng lực phi thường, chỉ là bản thân cô không vận dụng những năng lực này ở nơi thế nhân mà thôi.

Sau khi được sư phụ điểm hóa, cô ung dung bước ra ngoài. Lúc này, những tên quần là áo lượt kia liền xông tới thách thức. Hiểu Vân chậm rãi nói với chúng rằng: “Nếu như muốn ta về nhà với các người, thì hãy trả lời một câu hỏi của ta”. Đám nam nhân vội đáp: “Được thôi! Cô hãy mau ra câu hỏi đi!” Hiểu Vân ra cho chúng một câu hỏi rằng: “Trong am thất của ta có một vạc nước lớn đựng đầy nước, làm sao có thể không đổ nước ra ngoài mà vẫn khiến vạc nước trở nên trống rỗng, người nào làm được thì ta sẽ theo người đó về nhà”.

Nghe xong câu hỏi đám thanh niên đưa mắt nhìn nhau ngơ ngác, một hồi lâu vẫn không có câu trả lời. Lúc này, một tên trong bọn chúng nói: “Tiểu cô nương này làm khó chúng ta, cô ta chắc chắn cũng không trả lời được, chúng ta không nói chuyện với cô ta nữa, cứ cướp về nhà rồi nói sau”. Nói rồi, gần 10 người ùn ùn kéo nhau xông tới. Hiểu Vân vẫn đứng đó không hề nhúc nhích. Trong lúc xông lên phía trước, khi chỉ còn cách Hiểu Vân chừng nửa mét thì bỗng đám thanh niên liền bị khựng lại, không thể tiến thêm được nữa.

Thấy vậy, chúng tỏ ra rất sửng sốt kinh ngạc. Lúc này, Hiểu Vân mới lên tiếng: “Các người ra bên ngoài tắm mát một chút nhé!” Vừa dứt lời, đám thanh niên liền bị ngã nhoài về phía sau chừng gần hai mét, không chỉ có vậy nước trong vạc tự động bắn tung tóe ra ngoài, phun về phía chúng.

Lúc này, chúng tỏ ra vừa kinh hãi vừa tức giận. Thấy chúng còn chưa phục, Hiểu Vân lại nói thêm một câu rằng: “Hãy nhìn xem vạc nước đang đến kìa!” Dứt lời, chỉ nhìn thấy từ trong vạc nước lại bay ra một vạc nước khác, nhắm về phía đám thanh niên mà lao tới. Bọn chúng trông thấy vậy thì vội vã quỳ xuống đất xin tha mạng, hứa rằng từ nay sẽ không dám mạo phạm đến am thất nữa.

Lúc này, chiếc vạc nước kia liền từ từ bay trở lại và hợp nhất với vạc nước cũ trở thành một chiếc duy nhất.

Tới lúc này thì đám thanh niên mới thực sự tin vào lời Hiểu Vân nói, chúng liền ôm đầu vội vã rời đi. Khi về đến nhà, chúng đem sự tình kể lại với gia nhân, khiến cả vùng trở nên xôn xao chấn động. Từ đó, người qua kẻ lại thắp hương khấn bái nơi am thất cũng nhiều lên.

Một ngày nọ, sư phụ Hiểu Vân thấy cô quá tất bật với các công chuyện của am thất nên đã nói với cô rằng: “Con nên xem lại chính mình đi”.

Nghe thấy vậy, Hiểu Vân liền nghĩ: “Bây giờ nơi này người người qua lại hương khói, khách đến nhiều lên thì tự nhiên mình sẽ bận hơn một chút, tại sao sư phụ còn yêu cầu mình xem lại bản thân mình nhỉ?”

Vấn đề này khiến cô trăn trở suy nghĩ suốt mấy ngày liền. Một ngày nọ, trong lúc trên đường đi đến núi Hoa Sơn, cô nhìn thấy xung quanh có rất nhiều cảnh đẹp, lúc này cô mới bất giác hiểu ra rằng: những cảnh đẹp bên ngoài này sẽ không vì người ta có thích hay không, có nhìn chúng hay không mà phát sinh biến đổi. Núi non đại địa chính là tuân theo quy luật mà tồn tại. Mặc dù bản thân mình có chức trách nơi am thất, nhưng tâm của mình không được theo đó mà động. Phật tính trân quý trong sinh mệnh của bản thân mình nên được thăng hoa lên trên, không nên khởi lên bất kỳ tâm nào khác, như vậy sẽ là không đúng.

Khi minh bạch ra điều này, về sau bất luận trong am thất có bận rộn đến mấy thì trong tâm Hiểu Vân vẫn có thể bảo trì một tâm thái thanh tịnh và tự tại.

Sau khi sư phụ viên tịch, Hiểu Vân bắt đầu đảm nhận chức vụ trụ trì am thất.

Chức trách của người trụ trì là cần dẫn dắt việc tu luyện của các ni cô và xử lý tất cả các sự vụ trong và ngoài am thất.

Có một lần, Hoàng hậu Võ Tắc Thiên cho mời Hiểu Vân nhập cung để tuyên giảng kinh Phật cho Hoàng hậu và các phi tần.

Sau khi thuyết giảng xong, có một vị nữ quan trạc tuổi Hiểu Vân hỏi rằng: “Nghe nói cô có bản sự mà người thường không có, có thể biểu diễn cho chúng tôi xem một chút được không?” Nghe được câu hỏi, ý niệm đầu tiên xuất ra trong lòng Hiểu Vân là: “Đây không phải là vấn đề của đối phương mà nhất định là vấn đề của mình”. Vì vậy, cô lập tức đứng dậy nghiêm trang hành lễ trước Hoàng hậu và mọi người, nói rằng: “Người tín Phật là dùng thành tâm mà tin, không phải tin vào năng lực nào đó của người tu hành tôi đây. Hơn nữa, những năng lực này căn bản cũng không phải là trò vui để lấy ra biểu diễn cho ai đó xem được”. Võ Tắc Thiên nghe vậy cảm thấy rất có đạo lý, trước khi Hiểu Vân rời đi, Hoàng hậu đã ban cho cô một ít vật phẩm làm phần thưởng.

Sự việc này đã khiến cho Hiểu Vân hiểu ra rằng: khi đối phương có hiểu nhầm hay muốn nhìn thấy năng lực của bản thân cô hoặc một ý nghĩ nào khác thì không được oán hận đối phương, mà là do bản thân mình đã không nói rõ được sự tình. Nếu như khi đem sự tình ra trình bày rõ ràng, mà đối phương vẫn cứ chăm chăm nhìn vào lỗi cũ thì đó mới thực sự là vấn đề của họ.

Sau này Hiểu Vân còn trải qua rất nhiều sự việc mà tất cả đều khiến cô trước tiên tìm vấn đề ở bản thân mình, ở đây chúng ta không liệt kê từng chi tiết.

Đây chính là:

Tiểu tiểu niên kỷ nhập am đường

Đắc đáp chân truyền lệ ảnh dương

Hữu duyên chúng sinh lai tạo phỏng

Đề thăng tâm tính cam lộ giáng!

Diễn nghĩa:

Thuở còn nhỏ đến nơi am đường

Đắc được pháp môn chân truyền triển hiện vẻ đẹp mỹ

Chúng sinh có duyên đến thăm viếng

Đề cao tâm tính đắc được thành quả

Tái bút: Đối với người tu luyện thì “hướng nội tìm” là tất yếu, vấn đề là rất nhiều người không biết nên tìm vấn đề của bản thân như thế nào, tìm đi tìm lại lòng vòng mơ hồ, cuối cùng cũng không biết vấn đề của mình rốt cuộc ở đâu.

Khi tìm ở bên trong mình nhất định cần tĩnh tâm xuống, nhảy ra khỏi cái đúng sai của sự việc, nhìn xem trong lúc thực hiện sự việc đó thì mình mang tâm gì, cái tâm đó có tác dụng gì đối với toàn bộ sự việc. Như vậy sẽ thấy được vấn đề của mình trong sự việc đó.

Đương nhiên đây chỉ là chút nhận thức của tôi trên phương diện này, viết ra để mọi người cùng tham khảo.

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/272502