Trí huệ của cổ nhân: Đạo của minh quân

Bài viết của Chân Nguyện

[ChanhKien.org]

Làm quân vương của các thời đại mà nói, thì kỳ thực rất nhiều người đều muốn làm minh quân, rất ít người muốn làm hôn quân. Nhưng làm thế nào để làm một minh quân, thì cần phải có trí huệ.

Ngụy Trưng nói về Đạo của minh quân

Năm Trinh Quán thứ hai, Đường Thái Tông hỏi Ngụy Trưng: “Thế nào gọi là quân chủ thánh minh, thế nào gọi là quân chủ hôn ám?” Ngụy Trưng trả lời: “Quân chủ sở dĩ có thể trở thành thánh minh, là vì có thể lắng nghe lời nói của các bên; còn quân chủ mà hôn ám, là bởi vì chỉ nghe và tin một bên. Trong “Thi Kinh” có nói: “Cổ nhân đã từng nói thế này, cần phải hỏi ý kiến những người cắt cỏ, đốn củi”. Trước đây Đường Nghiêu, Ngu Thuấn trị vì thiên hạ, mở rộng cửa đón người tứ phương, chiêu nạp hiền tài, mở rộng phạm vi nghe nhìn, lý giải được tình huống của các phương diện, nghe được ý kiến từ các phương diện. Nhờ đó mà quân chủ thánh minh có thể biết hết mọi thứ, do vậy những người xấu như Cộng Công, Cổn không thể che mắt họ, những kẻ hoa ngôn xảo ngữ không cách nào mê hoặc họ. Ngược lại Tần Nhị Thế lại ở trong cung sâu, cách biệt với hiền thần, xa rời bách tính, chỉ nghe lời Triệu Cao, đến khi thiên hạ đại loạn, bách tính làm phản thì ông ta vẫn không biết. Lương Vũ Đế chỉ biết tin lời Chu Dị, đến khi Hầu Cảnh hưng binh làm loạn đem binh vây hãm tấn công đô thành, thì ông vẫn không biết. Tùy Dạng Đế chỉ biết tin Ngu Thế Cơ, đến khi các lộ binh mã phản Tùy tấn công cướp bóc thành ấp, thì ông vẫn không biết. Từ đó có thể thấy, chỉ khi quân chủ thông qua việc nghe các kiến nghị trên nhiều phương diện của quần thần và chọn ra để dùng, thì mới có thể khiến các đại thần chức tước cao không thể dối trên lừa dưới, như vậy tình hình bên dưới nhất định có thể được truyền đạt lên trên.” Thái Tông rất tán thưởng lời của ông ấy. (Trích từ “Trinh Quán chính yếu – Luận quân đạo”)

Ôn cổ minh kim, luận minh quân

Lời của Ngụy Trưng được nói trên đây, quả thực là có ảnh hưởng rất lớn đến hậu nhân. Chúng ta biết “Khang Hy vi hành”, Càn Long du Giang Nam, và “Gia Khánh vi hành” đều là các ví dụ thực tế. Để không bị người khác mê hoặc và dẫn đi sai đường, nên họ đã đích thân đến nơi dân gian để nhìn tận mắt. Chính vì như vậy, mà Đại Thanh mới có thể kéo dài 300 năm. Đại Thanh có thể trị vì quốc gia lâu dài như vậy quả thực là rất không dễ dàng.

Đối với rất nhiều lãnh đạo lớn của các đơn vị hoặc lãnh đạo của một ban ngành nào đó, nếu các vị ấy có thể liên lạc nhiều với thuộc hạ, thì đều là có chỗ tốt.

Trong cuộc sống chúng ta làm việc gì cũng nên như vậy, không thể chỉ nghe và tin một bên. Cho dù về vấn đề một gia đình có thể hòa thuận hay không, cũng có liên quan đến việc này. Từ đó mà xét thì điều mà Ngụy Trưng nói chính là một cái lý phổ biến ở nhân gian, thích hợp ứng dụng đối với các tất cả các vấn đề làm người, làm việc, làm quan, làm hoàng đế.

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/269964