Tầm nhìn và nhận thức

Tác giả: Lục Văn

[ChanhKien.org]

Cá nhân tôi cho rằng: tầm nhìn là phạm vi quan sát của con người, nhận thức (1) là tấm lòng rộng lượng của con người.

Trên mạng có một cách so sánh: Nếu một công ty có 10 tầng, vậy thì tổng giám đốc ở tầng trên cùng, phó tổng giám đốc ở tầng tám, giám đốc ở tầng sáu, chủ quản ở tầng ba còn nhân viên ở tầng một. Ở độ cao khác nhau thì góc nhìn quan sát cũng khác nhau, phạm vi suy xét cũng khác nhau, kết quả tất nhiên khác nhau. Giám đốc cần bao quát toàn cục, ra sách lược; nhân viên chỉ cần theo đó mà làm, làm tốt việc của mình. Nếu nhân viên không chịu leo lên trên, cứ không muốn đứng ở tầng cao mà suy xét vấn đề, xử lý sự việc, vậy thì anh ta có thể vĩnh viễn ở mãi tầng một.

Tu luyện cũng giống như vậy. Sư phụ đứng trên đỉnh của thương khung vũ trụ, chính Thiên Pháp cứu độ chúng sinh. Đệ tử Đại Pháp là đệ tử của Phật Chủ, tu Đại Pháp của vũ trụ. Nhưng trong quá trình thực tu, có lúc chúng ta không đứng tại giác độ chính Pháp và cứu chúng sinh của Sư phụ để xem xét vấn đề, mà cố chấp vào được mất cá nhân. Như vậy là tự mình bó buộc trong cái khung nhỏ hẹp, không thể nhảy ra khỏi cái lợi cái hại của người thường, cũng không thể nhảy ra khỏi tự tư tự ngã, không thể nghĩ đến tiên tha hậu ngã, càng không thể đạt được vô tư vô ngã.

Ví dụ: vấn đề tiêm vắc xin. Có người kiên quyết không tiêm, sợ bản thân phạm sai lầm, sợ không thể viên mãn, sợ việc tu luyện của mình phí công vô ích.

Đứng từ góc độ cá nhân: Không tiêm vắc xin thì dường như là biểu hiện của tín tâm kiên định. Kỳ thực chủ yếu vẫn là tính toán nhỏ nhặt của bản thân, cân đo lợi hại, được mất cá nhân: Nếu đây là khảo nghiệm tín Sư tín Pháp, nếu tôi không vượt qua được, tôi có bị rớt tầng thứ không? Nếu đây là bài thi cuối cùng tiến về viên mãn, nếu tôi trượt ngã, tôi có bị huỷ diệt đến đáy không? Cho dù suy nghĩ thế nào cũng vẫn là chữ “tôi” đứng ở đầu, vẫn là cảnh giới tầng thấp của cá nhân, tầng thứ của người thường.

Đứng từ góc độ chúng sinh: Chúng ta là sứ giả của Thần, có trách nhiệm cứu độ chúng sinh. Sự việc hôm nay mặc kệ nó là gì, nếu chúng ta chỉ có một cái tâm vì người khác (vị tha), chỉ có một cái tâm cứu người, vậy thì tự nhiên không có gì phải lo lắng. Khi chúng ta ôm giữ hồng nguyện chính vũ trụ cứu chúng sinh, thì sinh mệnh, được mất và sự viên mãn của bản thân thực sự nhẹ như lông hồng. Có bao nhiêu chúng sinh trong tâm thì cảnh giới nhận thức khoáng đạt bấy nhiêu, con đường đi rộng rãi thênh thang bấy nhiêu, đây chính là cảnh giới cao nhất của việc quên đi tự ngã và là tầng thứ của người tu luyện.

Đứng tại góc độ của Sư phụ: Sư phụ đã ban cho chúng ta thân thể kim cương, ban cho chúng ta công lực Phật Pháp thần thông. Kim Chung Tráo, Thiết Bố Sam của người tu luyện hoàn toàn có thể ngăn chặn hết thảy tà ma loạn quỷ. Không tồn tại bất cứ vấn đề nhiễm vi rút hay hậu di chứng nào. Trí huệ và Pháp lực mà Sư phụ ban đã nhào nặn chúng ta thành những vị Thần trong người thường. Ngài muốn thành tựu nên những đệ tử Đại Pháp có thể chuyên tâm trợ Sư chính Pháp, ôm giữ nguyện ước cứu chúng sinh, là Vương của vũ trụ mới. Ngài trông đợi chúng ta sớm đạt được cảnh giới cao tầng vô ngã, cảnh giới của Thần.

Tất nhiên, trong tu luyện phải cam tâm tình nguyện từng chút một buông bỏ tự ngã, đề cao tâm tính, không ngừng vươn lên cao, mới có thể nhìn thấy nhiều chân tướng vũ trụ hơn, ngộ được nhiều chân lý vũ trụ hơn, mới có thể minh bạch được nhiều thiên cơ hơn.

Nghê Khoan đời Hán viết: “Đại trượng phu lấy thiên hạ làm trách nhiệm của bản thân, anh hùng chân chính mong muốn vạn thế thái bình”; Lâm Tắc Từ đời Thanh viết “Cẩu lợi quốc gia sinh tử dĩ, khởi nhân hoạ phúc tị xu chi” (Dịch nghĩa: Chỉ cần có lợi cho quốc gia thì sá gì chuyện sinh tử, sao lại có thể vì họa phúc của cá nhân mà trách né) Nếu một sinh mệnh có thể thật sự xem thiên hạ là trách nhiệm của mình, vậy thì được mất, vinh nhục của bản thân cũng thực sự nhỏ không đáng kể. Đây chính là tầm nhìn cao, nhận thức cao.

Khi tu luyện gặp nút thắt, khi mâu thuẫn trùng trùng, khi đường đi không thông, có thể là do tầm nhìn của chúng ta hạn hẹp, nhận thức chật hẹp. Thử thay đổi một giác độ khác, thay đổi phương hướng, mở rộng nhận thức. Đứng từ góc độ của Sư phụ, góc độ Chính Pháp, góc độ cứu chúng sinh mà suy xét. Trong tu luyện Chính Pháp, kỳ thực khi cứ quanh quẩn với tự ngã: tôi phải kiên định, tôi phải viên mãn, thì không phải là chân lý đại Đạo. Viên dung theo yêu cầu của Sư phụ, làm tốt những việc Sư phụ bảo làm, mới là đi con đường chân chính trong tu luyện.

Tạ Đạo Uẩn là cháu gái của tể tướng Tạ An triều Đông Tấn, con gái của An Tây tướng quân Tạ Dịch. Khi còn nhỏ, một lần bà đang chơi cùng các anh chị em, đột nhiên có tuyết rơi, Tạ An vui mừng chỉ vào những bông tuyết bay hỏi những đứa trẻ: “Bạch tuyết phân phân hà sở tự?” (dịch nghĩa: Tuyết trắng lất phất tựa điều chi?” Cháu Tạ Lang trả lời trước: “Tát diêm không trung soa khả nghĩ” (dịch nghĩa: Tựa như rắc muối trong không trung.”. Tạ Lang so sánh những bông tuyết trắng với muối, hình tượng cụ thể rất chuẩn xác, nhưng chỉ là cách nói ví von thay tuyết với muối, lấy vật thay vật. Còn Đạo Uẩn viết: “Vị nhược liễu nhứ nhân phong khởi” (dịch nghĩa: khác chi tơ liễu theo gió bay) Hoa tuyết không phải là thực vật, không có sinh mệnh, nhưng Đạo Uẩn ví hoa tuyết với tơ liễu, ban cho hoa tuyết một sinh mệnh, vượt khỏi thế giới sự vật. Hoa tuyết bay trong trời đông, còn tơ liễu bay trong trời xuân, như vậy vượt qua cả thời gian. Có thể thấy tầm nhìn và nhận thức của bà từ nhỏ đã vượt khỏi người bình thường.

Mỗi đệ tử Đại Pháp về bản tính đều có tầm nhìn và nhận thức cao, chỉ là bị chôn vùi trong con người quá lâu và quá sâu, nên mới bị nhân tâm tự ngã khống chế. Nhưng khi chúng ta chân tu thực tu gia cường chính niệm, đề cao tâm tính, phản bổn quy chân, chính là quay trở về với tầm nhìn cao xa hơn và nhận thức rộng mở hơn.

Một chút thiển kiến, mong các đồng tu từ bi chỉ chính.

Ghi chú:

(1) Cách cục: phạm vi nhận thức đối với sự vật, trong bài này dịch là nhận thức.

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/273218