Binh tiên Hàn Tín

Tác giả: Thần Quang

[ChanhKien.org]

Cổ nhân bình luận về Hạng Vũ, gọi ông là “bách chiến bách thắng, không thể ngăn cản”, “Hạng Vũ thần dũng, thiên cổ không có hai”. Quay trở về lịch sử, có thể thấy rằng lời này không hề giả dối. Trong trận chiến Cự Lộc quyết định vận mệnh triều Tần, Hạng Vũ chỉ dẫn theo bốn vạn quân Sở đánh chín trận thắng cả chín, đại phá bốn mươi vạn quân Tần. Theo như “Sử ký” ghi chép lại, quân Sở ai cũng lấy một địch mười, đại phá bốn mươi vạn quân Tần. Trận chiến Bành Thành giữa quân Sở và quân Hán sau này, Hạng Vũ nhận được tin Lưu Bang suất lĩnh năm mươi sáu vạn liên quân, đã chiếm cứ được Bành Thành, Hạng Vũ liền đích thân dẫn ba vạn quân tinh nhuệ, từ đất Tề tức tốc hành quân nghìn dặm, quay lại cứu Bành Thành, đại thắng quân Hán, khiến cho quân Hán thua trận chết hai mươi mấy vạn người. Nếu không nhờ có Hàn Tín thống lĩnh những binh mã già yếu ở Quan Trung kịp thời đuổi đến Huỳnh Dương, đánh lui quân Sở, thì hậu quả sẽ khôn lường. Một vị chiến thần dũng mãnh nghìn năm có một như Hạng Vũ, nếu không phải binh tiên Hàn Tín thì có lẽ không ai có thể địch nổi. Người đời sau bình luận rằng: “Luận binh không ai qua được Tôn Vũ, dùng binh không ai qua được Hàn Tín”. Hàn Tín dùng binh có lúc không phù hợp với binh pháp Tôn Tử. Chẳng hạn như, binh pháp viết: “Quân đông gấp mười thì bao vây, gấp năm thì tấn công, đông gấp hai thì chia ra mà đánh”.

Quân Hán tại Cố Lăng bị Hạng Vũ đánh cho đại bại. Lưu Bang mời Hàn Tín dùng binh, Hàn Tín chỉ dùng quân đông gấp ba lần vây chặt mười vạn quân dũng mãnh của Hạng Vũ (Binh pháp viết, quân đông gấp mười thì bao vây. Vậy mà Hàn Tín chỉ cần dùng quân đông gấp ba lần là có thể vây chặt được Hạng Vũ, lạ thay!), hơn nữa còn dùng kế sách “tứ diện Sở ca” đại thắng quân Sở. Nhờ chiến thắng đó mà triều Hán được tạo dựng. Do đó, công lao tạo dựng Triều Hán thuộc về Hàn Tín, không có Hàn Tín, Hán có thể thắng Sở hay không, cũng rất khó nói. Tuy rằng, triều Hán có Trương Lương, Tiêu Hà, Trần Bình và các mưu sĩ khác, những người họ tuy có cái tài của tể tướng, nhưng lại không có năng lực của tướng soái, mà một thân Hàn Tín lại có đủ toàn tài của “vương, hầu, tướng, soái”. Vì thế nhắc đến thời kỳ Hán Sở, mọi người bình luận Hàn Tín “quốc sĩ vô song”, “công cao vô nhị, lược bất xuất thế”. Không chỉ có vậy, Hán Tín càng là một người giỏi dùng binh. Ông từng can ngăn để Hạng Vũ không chôn sống hai mươi vạn quân Tần. Mao Khôn thời Minh bình luận Hàn Tín như sau: “Nghiên cứu những binh gia lưu truyền từ xưa cho đến nay, có thể coi Hàn Tín là giỏi nhất, dùng thùng gỗ để phá quân Ngụy, dùng cờ đỏ của quân Hán phá quân Triệu, dùng bao cát phá quân Tề, đó đều là những kế sách đều như từ trên trời rơi xuống, mà không cần phải quyết chiến đổ máu với kẻ địch”. Qua câu cuối cùng của đoạn văn, có thể thấy được, Hàn Tín mỗi lần chiến đầu đều dùng kế lạ, để giảm thương vong đến mức tối thiểu.

Nếu như thoát khỏi tầng diện lịch sử của con người mà nhìn, sự xuất thế của Hàn Tín là do thiên ý an bài, toàn bộ quá trình lịch sử từ lúc ông phải chịu cái nhục chui háng cho đến khi được phong làm đại tướng quân, thống lĩnh quân Hán, ám độ Trần Thương, thu phục Quan Trung, thu được nước Ngụy, Đại, Triệu, Yên, Tề, cuối cùng là diệt Sở hưng Hán, quá trình đó khiến cho rất nhiều người nhớ đến cái tên Hàn Tín, đã kết nên mối thiện duyên để ngày nay đắc Pháp.

Chú thích: Toàn bộ bình luận của Mao Khôn thời Minh luận về Hàn Tín như sau: “Nghiên cứu những binh gia lưu truyền từ xưa cho đến nay, có thể coi Hàn Tín là giỏi nhất, dùng thùng gỗ để phá quân Ngụy, dùng cờ đỏ của quân Hán phá quân Triệu, dùng bao cát phá quân Tề, những kế sách đều như từ trên trời rơi xuống, mà không cần phải quyết chiến đổ máu với kẻ địch. Từ xưa đến nay, văn tiên có Thái Sử Công, thi tiên có Lý Bạch, từ phú tiên có Khuất Nguyên, tửu tiên có Lưu Nguyễn, còn binh tiên thì có Hàn Tín.”

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/127814