Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp – Đệ tử quy (17)

Ban biên tập tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến

[ChanhKien.org]

Nguyên văn:

將入門(1),問孰存(2);將上堂(3),聲必揚(4)。

人問誰,對以名;吾(5)與我,不分明(6)。

用人物(7),須明求;倘(8)不問,即(9)為偷。

借人物,及時(10)還;人借物,有勿慳(11)。

Bính âm:

將(jiāng) 入(rù) 門(mén), 問(wèn) 孰(shú) 存(cún);

將(jiāng) 上(shàng) 堂(táng), 聲(shēng) 必(bì) 揚(yáng)。

人(rén) 問(wèn) 誰(shuí), 對(duì) 以(yǐ) 名(míng);

吾(wú) 與(yǔ) 我(wǒ), 不(bù) 分(fēn) 明(míng)。

用(yòng) 人(rén) 物(wù), 須(xū) 明(míng) 求(qiú);

倘(tǎng) 不(bú) 問(wèn), 即(jí) 為(wéi) 偷(tōu)。

借(jiè) 人(rén) 物(wù), 及(jí) 時(shí) 還(huán);

人(rén) 借(jiè) 物(wù), 有(yǒu) 勿(wù) 慳(qiān)。

Chú âm:

將(ㄐㄧㄤ) 入(ㄖㄨˋ) 門(ㄇㄣˊ), 問(ㄨㄣˋ) 孰(ㄕㄨˊ) 存(ㄘㄨㄣˊ);

將(ㄐㄧㄤ) 上(ㄕㄤˋ) 堂(ㄊㄤˊ), 聲(ㄕㄥ) 必(ㄅㄧˋ) 揚(ㄧㄤˊ)。

人(ㄖㄣˊ) 問(ㄨㄣˋ) 誰(ㄕㄟˊ), 對(ㄉㄨㄟˋ) 以(ㄧˇ) 名(ㄇㄧㄥˊ);

吾(ㄨˊ) 與(ㄩˇ) 我(ㄨㄛˇ), 不(ㄅㄨˋ) 分(ㄈㄣ) 明(ㄇㄧㄥˊ)。

用(ㄩㄥˋ) 人(ㄖㄣˊ) 物(ㄨˋ), 須(ㄒㄩ) 明(ㄇㄧㄥˊ) 求(ㄑㄧㄡˊ);

倘(ㄊㄤˇ) 不(ㄅㄨˊ) 問(ㄨㄣˋ), 即(ㄐㄧˊ) 為(ㄨㄟˊ) 偷(ㄊㄡ)。

借(ㄐㄧㄝˋ) 人(ㄖㄣˊ) 物(ㄨˋ), 及(ㄐㄧˊ) 時(ㄕˊ) 還(ㄏㄨㄢˊ);

人(ㄖㄣˊ) 借(ㄐㄧㄝˋ) 物(ㄨˋ), 有(ㄧㄡˇ) 勿(ㄨˋ) 慳(ㄑㄧㄢ)。

Âm Hán Việt:

Tương nhập môn, vấn thục tồn; tương thượng đường, thanh tất dương.

Nhân vấn thùy, đối dĩ danh; ngô dữ ngã, bất phân minh.

Dụng nhân vật, tu minh cầu; thảng bất vấn, tức vi thâu.

Tá nhân vật, cập thì hoàn; nhân tá vật, hữu vật khan.

Lời dịch:

Sắp vào cửa, hỏi có ai; sắp vào nhà, cất tiếng lớn.

Người hỏi ai, đáp rõ tên; nói ta tôi, không rõ ràng.

Dùng đồ người, phải xin phép; nếu không hỏi, tức là trộm.

Mượn đồ người, nhanh trả lại; người hỏi mượn, chớ keo kiệt.

Từ vựng:

(1) nhập môn (入門): vào cửa. Nhập: vào.

(2) thục tồn (孰存): ai ở bên trong. Thục: ai. Tồn: ở, tồn tại.

(3) thượng đường (上堂): tiến vào đại sảnh. Thượng: lên, tiến lên. Đường: phòng chính, đại sảnh.

(4) dương (揚): cất cao giọng.

(5) ngô (吾): ta, tôi.

(6) phân minh (分明): rõ ràng, minh bạch.

(7) dụng nhân vật (用人物): mượn đồ người khác để dùng. Dụng: sử dụng, dùng.

(8) thảng (倘): nếu như.

(9) tức (即): chính là.

(10) cập thì (及時): nhanh chóng, cấp tốc mà không trì hoãn thời gian.

(11) khan (慳): keo kiệt, bủn xỉn.

Lời giải thích:

Lúc sắp bước vào cửa, trước tiên cần hỏi rõ xem có người ở bên trong không; lúc tiến vào đại sảnh/phòng khách, nhất định phải cất cao giọng chào hỏi mọi người.

Người khác hỏi bạn là ai, bạn nên trả lời họ tên của mình; nếu chỉ trả lời “Tôi” thì người khác sẽ không biết rõ ràng.

Sử dụng đồ vật của người khác, trước tiên phải nói rõ, xin phép mượn dùng; Nếu như không được đồng ý, tự tiện lấy dùng thì chính là trộm.

Mượn dùng đồ vật của người khác thì phải mau trả lại sau khi sử dụng xong; Người khác mượn đồ của mình, nếu như mình có thì cho mượn không nên keo kiệt.

Câu chuyện tham khảo:

Địa Phủ khắc ghi tội trộm gà

Thời cổ đại ở vùng Giang Nam có một người có học thức, tấm lòng chính trực. Đúng lúc Điện thứ Thất ở âm gian Địa Phủ thiếu người, Ngọc Hoàng đại đế ra lệnh cho ông tạm thời cai quản. Cứ cách vài ngày, ông lại tới Địa Phủ làm việc, chỉ cần xem xét sổ ghi chép, không cần phán án.

Ông thấy mỗi người sẽ tùy theo thiện nghiệp, ác nghiệp mà họ đã tự tạo mà có phúc báo và trừng phạt khác nhau. Mỗi lần trông thấy có người phải leo lên núi đao rừng kiếm, ông liền phái người hầu đứng hai bên cạnh đi giải cứu, song càng cứu thì họ lại càng leo nhanh, càng không cách nào cứu vãn.

Một ngày nọ khi giở sổ xem ghi chép, ông thấy vợ mình có một tội trạng là đã trộm một con gà của nhà hàng xóm, kể cả lông thì con gà nặng tổng cộng 1 cân 12 lạng, ông liền gấp mép trang giấy này lại để đánh dấu.

Trở lại dương gian, ông liền hỏi vợ mình, ban đầu người vợ còn chối cãi quanh co. Ông miêu tả lại ở Địa Phủ đã thấy như thế nào, hỏi vợ lần nữa, người vợ mới thừa nhận, là do con gà của nhà hàng xóm đã ăn hết lương khô của bà đem phơi nắng, bà đã lỡ tay đánh chết con gà, song sợ hàng xóm quở trách, cho nên còn giấu con gà này không dám nói ra. Hai vợ chồng đem con gà chết ra cân thử một chút, quả đúng 1 cân 12 lạng, cả hai đều quá đỗi kinh ngạc, thế là họ đem con gà này chuyển đổi thành giá tiền tương ứng, sang tạ tội và bồi thường cho người hàng xóm.

Không lâu sau ông quay lại Địa Phủ, kiểm tra sổ ghi chép trước đó, nếp gấp vẫn như cũ, nhưng tội trạng của vợ ông thì đã không còn thấy nữa.

(Trích từ “Kiến Văn Lục Bạch Thoại” thời nhà Minh)

Bản ghi âm tiếng Trung:

http://media.zhengjian.org/media/2008/11/12/dizigui-17.mp3

Dịch từ:

http://big5.zhengjian.org/node/45082

http://www.epochtimes.com/b5/10/7/29/n2979762.htm