Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp – Đệ tử quy (15)

Ban biên tập tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến

[ChanhKien.org]

Nguyên văn:

步(1)從容(2),立(3)端正(4);揖(5)深圓(6),拜(7)恭敬。

勿踐閾(8),勿跛倚(9);勿箕踞(10),勿搖髀(11)。

Bính âm:

步(bù) 從(cōng) 容(róng), 立(lì) 端(duān) 正(zhèng);

揖(yī) 深(shēn) 圓(yuán), 拜(bài) 恭(gōng) 敬(jìng)。

勿(wù) 踐(jiàn) 閾(yù), 勿(wù) 跛(bǒ) 倚(yǐ);

勿(wù) 箕(jī) 踞(jù), 勿(wù) 搖(yáo) 髀(bì)。

Chú âm:

步(ㄅㄨˋ) 從(ㄘㄨㄥ) 容(ㄖㄨㄥˊ),立(ㄌㄧˋ) 端(ㄉㄨㄢ) 正(ㄓㄥˋ);

揖(ㄧ) 深(ㄕㄣ) 圓(ㄩㄢˊ), 拜(ㄅㄞˋ) 恭(ㄍㄨㄥ) 敬(ㄐㄧㄥˋ)。

勿(ㄨˋ) 踐(ㄐㄧㄢˋ) 閾(ㄩˋ), 勿(ㄨˋ) 跛(ㄅㄛˇ) 倚(ㄧˇ);

勿(ㄨˋ) 箕(ㄐㄧ) 踞(ㄐㄩˋ), 勿(ㄨˋ) 搖(ㄧㄠˊ) 髀(ㄅㄧˋ)。

Âm Hán Việt:

Bộ thung dung, lập đoan chính; ấp thâm viên, bái cung kính.

Vật tiễn quắc, vật bả ỷ; vật ki cứ, vật dao bễ.

Lời dịch:

Đi thong thả, đứng ngay thẳng; chào cúi sâu, lạy cung kính.

Chớ đạp thềm, không nghiêng dựa; chớ ngồi dang, chớ rung đùi.

Từ vựng:

(1) bộ (步): đi đường.

(2) thung dung (從容): thong dong, ung dung, tâm tình thư giãn, dáng điệu từ tốn.

(3) lập (立): đứng thẳng.

(4) đoan chính (端正): cân đối, ngay ngắn, nghiêm chỉnh, ngẩng đầu ưỡn ngực.

(5) ấp (揖): vái chào, chắp tay hành lễ. Hai tay ôm quyền, khom lưng hành lễ.

(6) thâm viên (深圓): chỉ tư thế khom lưng cúi đầu đúng cách và thích hợp.

(7) bái (拜): cúi đầu chắp tay hành lễ, hoặc quỳ xuống dập đầu hành lễ quỳ lạy.

(8) tiễn quắc (踐閾): giẫm lên bậc cửa, thềm cửa. Tiễn: giẫm, đứng, đạp. Quắc: thanh ngang cửa.

(9) bả ỷ (跛倚): thân thể nghiêng lệch, đứng không ngay thẳng. Bả: chân có tàn tật mà tư thế đi nghiêng ngã. Ỷ: lệch, nghiêng, chênh chếch.

(10) ki cứ (箕踞): ngồi duỗi hai chân, ngồi mở hai chân, hình dạng như cái ki hốt rác, là một hình thức không tuân thủ lễ tiết hoặc lối ngồi có thái độ ngạo mạn. Ki: dụng cụ hình giống chữ U đan bằng tre dùng để hốt cám hay thường chứa rác, bụi bặm, cặn bã. Cứ: ngồi duỗi chân, hai chân như hình chữ bát (八).

(11) dao bễ (搖髀): rung đùi, lắc đùi. Bễ: đùi.

Lời giải thích:

Đi đường thong thả, ung dung, không vội vã; Đứng tư thế đoan chính, ngay thẳng, ngẩng đầu ưỡn ngực; vái chào phải chắp tay khom lưng, hành lễ quỳ lạy thái độ phải cung kính.

Chân không thể giẫm đạp lên thềm cửa, thân thể không được nghiêng lệch, xiêu vẹo; ngồi xuống không được mở rộng hai chân, không được rung đùi.

Câu chuyện tham khảo:

Trưởng Tôn Kiệm tự trọng nên được người trọng – Lưu truyền đạo đức thanh liêm

Trưởng Tôn Kiệm, người Bắc Chu Hà Nam, tên thường gọi là Khánh Minh. Từ nhỏ ông đã là người đoan chính, phẩm đức cao thượng, thần thái nghiêm túc, tuy ở trong nhà mình, nhưng ông vẫn thận trọng bảo trì sự đoan trang suốt cả ngày, Chu Văn Đế rất kính trọng ông, ban cho ông tên là Kiệm để biểu dương phẩm hạnh thanh cao của ông.

Sau này Trưởng Tôn Kiệm lên làm Thượng thư (chức quan chưởng thư phụ trách quản lý sớ tâu của quần thần), từng cùng với quần thần ngồi hầu bên cạnh Hoàng đế. Chu Văn Đế nói với mọi người rằng: “Vị Tôn công này cử chỉ trầm tĩnh, nho nhã, ta mỗi lần nói chuyện với ông ấy, đều luôn cảm thấy kính nể, rất sợ bản thân có điều thất lễ”.

Khi đất Kinh Châu (*) vừa quy thuận, Chu Văn Đế lệnh cho Trưởng Tôn Kiệm thống lĩnh 3 kinh 12 châu. Bởi vì Kinh Châu là vùng đất hoang dã, nếp sống phong tục dân chúng chưa khai hoá mở mang, người trẻ tuổi không biết tôn kính người lớn. Trưởng Tôn Kiệm chăm chỉ khuyên bảo nên phong tục thay đổi rất nhiều. Quan lại và nhân dân dâng thư thỉnh cầu, vì Trưởng Tôn Kiệm mà xây lầu Thanh Đức, lập bia ca ngợi ông. (Trích từ “Bắc Sử” và “Chu Thư”).

  • Chú thích: Kinh Châu, nước Sở thời cổ đại, hiện nay là vùng Hồ Nam, Hồ Bắc, thời cổ văn hóa lễ giáo ở vùng đất này thấp hơn so với đất Trung Nguyên, vì vậy còn bị gọi là Kinh Man, Nam Man (Man thường dùng để chỉ những vùng đất lễ giáo văn hóa còn thấp), ý chỉ dân tộc không văn minh ở phương nam. Đây là vùng đất quan trọng về chính trị và quân sự, là vùng giao tranh mà các nhà quân sự tranh giành từ thời Tam Quốc đến Nam Bắc triều.

Bản ghi âm tiếng Trung:

http://media.zhengjian.org/media/2008/11/12/dizigui-15.mp3

Dịch từ:

http://big5.zhengjian.org/node/45065

http://www.epochtimes.com/b5/10/7/4/n2956670.htm