Nền văn minh phương Đông bất hủ (2): Con người thật sự có số mệnh (2)

Tác giả: Lý Đông Thăng

[ChanhKien.org]

Hàng năm phòng vận tải của đơn vị tôi đều sẽ phải đưa một đầu máy tàu hỏa đến nhà máy sửa chữa ở Liễu Châu hoặc Trịnh Châu để đại tu. Thông thường đều có một số lái tàu lâu năm và người học việc sẽ đi theo cùng. Năm 1994, tôi cùng ba người lái tàu có thâm niên và hai người học việc khác theo tàu đến nhà máy sửa chữa ở Trịnh Châu, Hà Nam.

Đánh cược “xem quẻ”

Tiểu Vương và tôi đều vào nhà máy cùng thời điểm với nhau, lúc đó anh ấy cũng rất hứng thú với Kinh Dịch. Thấy tôi đi đâu cũng mua sách Kinh Dịch, anh ấy cũng học cùng tôi. Hơn một tháng trôi qua rất nhanh, đầu máy đại tu xong đã xuất kho.

Đầu máy được sửa chữa lại y như lúc mới nên không thể đánh lửa được, vì vậy chỉ có thể vận chuyển bằng các phương tiện vận tải hàng hóa khác. Theo thông lệ, sau khi rời Trịnh Châu, xe lửa phải đi qua Lạc Dương trước, và dừng lại đây một lúc, mỗi lần sẽ không quá 4 giờ, nhưng năm nay rất kỳ lạ là xe lửa đã ở lại Lạc Dương qua đêm.

Trưởng tàu dẫn đoàn rất lo lắng, vì nếu về để lãnh đạo đơn vị biết thì sẽ bị trách là làm việc không hết sức. Nguyên nhân chính khiến mỗi năm đầu máy phải đại tu hơn 100.000 tệ chủ yếu là do nồi hơi của đầu máy khi sử dụng lâu ngày sinh ra cặn dày khiến lực kéo của đầu máy yếu đi, không có sức mạnh. Khi đưa đi bảo dưỡng, việc vận tải hàng hóa và vận chuyển thép của nhà máy sẽ bị ảnh hưởng, vì vậy lãnh đạo nhà máy rất muốn đầu máy sau khi sửa chữa xong được đưa trở lại nhà máy nhanh chóng.

Trưởng tàu đã đến phòng điều hành đường sắt vào sáng sớm hôm sau, nói với người điều hành vấn đề này và nhờ anh giúp đỡ. Trưởng phòng điều hành nói: 4 giờ chiều sẽ có một chuyến vận tải nhỏ kéo toa của các anh đi. Trưởng tàu rất vui mừng và quay lại nói với mọi người chuẩn bị. Nhưng đến 6 giờ vẫn không có động tĩnh gì. Trưởng tàu lúc này không thể ngồi yên được nữa, lại đến phòng điều hành, còn mang bao thuốc ngon biếu trưởng phòng điều hành. Người điều hành không nhận thuốc lá, chỉ nói với trưởng tàu rằng: Buổi tối 10 giờ còn một chuyến nữa, buổi tối các anh có thể đi.

Trưởng tàu báo với mọi người thông tin sẽ đi vào ban đêm. Khi trưởng tàu đến phòng điều hành, tôi đã xem một quẻ trước rằng hôm nay đầu máy không thể đi được. Tôi chỉ thuận miệng nói một câu: “Có lẽ không đi được”.

Lúc đó tất cả mọi người đều cười. Ba người lái tàu có thâm niên nói: “Cậu mà đoán chính xác, tất cả chúng tôi sẽ theo học cậu”. Nói xong, mọi người đều cười. Lúc đó, tôi còn trẻ nhịn không nổi liền nói: “Được, vậy chúng ta đánh cược đi. Nếu tôi nói đúng, mỗi người phải mời tôi một bữa ăn sáng. Nếu tôi thua, thì tôi mời mọi người”.

Nói chung, bói toán còn phải căn cứ theo rất nhiều điều, cùng sự việc giống nhau không thể đoán hai lần được. Trừ khi giữa chừng có biến cố. Đầu máy tàu hỏa đi được hay không, trưởng tàu đã nhiều lần lên phòng điều hành để đốc thúc nhưng không được, điều này đã có thay đổi. Vì vậy tôi đã sử dụng “dao nạp pháp” để gieo quẻ. Nó có nghĩa là giữ ba đồng xu trong lòng bàn tay và lắc chúng sáu lần. Lắc ba lần để được quẻ thượng, lại lắc ba lần nữa để được quẻ hạ. Khi gộp hai quẻ lại với nhau thì sẽ được một trong 64 quẻ trong Kinh Dịch.

Do việc này giữa chừng có nhiều biến cố, theo kinh nghiệm toán quái đó là một trường hợp ứng phó với nhu cầu bức thiết. Nếu thời gian ngắn gấp, nó phải ứng nghiệm trong vòng vài giờ. Tôi suy luận từ các quẻ tượng rằng thời gian nên là giờ Mùi ngày mai, tức là trong khoảng từ 1 giờ đến 3 giờ chiều ngày mai. Sau khi tôi nói cho mọi người nghe, một số thợ cả vui vẻ cười một hồi. Họ nghĩ rằng chúng tôi sẽ rời đi lúc 10 giờ tối. Nhưng điều đáng buồn là đêm hôm đó chúng tôi không đi được. Bình thường khi nằm trên giường mọi người đều nói chuyện và cười đùa, nhưng đêm nay mọi người đều không nói chuyện.

12 giờ trưa ngày hôm sau, tàu bắt đầu móc nối các toa. Đầu máy xuất phát vào khoảng 1h15 chiều. Lúc tàu chuyển bánh, Tiểu Vương đã nắm chặt tay tôi và nói: “Tôi trước giờ vẫn luôn tin bạn”.

Tuy nhiên tâm trạng của tôi không hề có chút xao động gì, cảm thấy điều này là bình thường. Bởi vì trong quá trình thỉnh giáo thầy Chu, tôi đã hiểu sâu sắc rằng: “Đời người, cho dù là người thường hay người nổi tiếng, vận mệnh họ đều đã được định trước rồi. Quỹ đạo cuộc đời của họ đều đã được định trước, sẽ không xuất hiện thiên sai. Đặc biệt điều này càng đúng với những nhân vật lớn, có tầm ảnh hưởng đến đất nước, dân tộc”.

Giống như số phận của Mao Trạch Đông và Tưởng Giới Thạch được lưu truyền rộng rãi trong giới Kinh Dịch.

Mao Trạch Đông: “8341”, thọ đến tuổi 83, cầm quyền được 41 năm.

Tưởng Giới Thạch: “Thắng không rời Xuyên (sông, Tứ Xuyên), bại không rời Loan (vịnh, Đài Loan)”, đã nói rõ vận số cuối đời của họ.

Xem quẻ cho Tiểu Chu

Sau khi trở lại đơn vị, việc tôi học Kinh Dịch được truyền trong một phạm vi nhỏ.

Vào ca đêm một ngày nọ, nhân viên điều tàu tên là Tiểu Chu nói với tôi: “Anh có thể xem cho em được không?”.

Tôi hỏi: “Xem chuyện gì?”. Anh ấy nói: “Anh xem giúp chuyện của em và bạn gái”.

Lúc đó Tiểu Chu 24 tuổi, cậu ấy đang cân nhắc việc kết hôn với bạn gái và đang do dự không biết có nên quyết định hay không. Tôi không biết nhiều về cậu ấy, cũng chưa nhìn thấy bạn gái của cậu ấy ra sao. Vì vậy theo phương pháp gieo quẻ đoán theo thời gian để lấy quẻ thượng và quẻ hạ. Theo quẻ tượng mà suy đoán, bạn gái cậu ta ứng với quẻ thượng, ngũ hành thuộc Mộc. Còn anh ta tương ứng với quẻ hạ, ngũ hành thuộc Hỏa. “Nguyệt lệnh” là một yếu tố quan trọng nhất trong toán quái, tức là tháng này theo ngũ hành thiên can địa chi thuộc Hỏa. Quẻ này tương sinh tương hợp với nhau, quẻ thượng có tướng vượng phu ích tử. Hai người ở bên nhau sẽ gặp nhiều may mắn.

Theo suy luận của quẻ tượng tôi nói với cậu ấy: “Bạn gái của cậu cao hơn cậu, tương đối thon thả yểu điệu và theo đuổi cậu trước. Gia cảnh cô ấy không tốt bằng gia cảnh của cậu. Hai người bên nhau sẽ ngày càng tốt hơn. Cậu sẽ gặp điều tốt lành vào khoảng tháng 8 nửa cuối năm”.

Tiểu Chu rất vui: “Anh xem rất chính xác. Bạn gái em đúng là cao hơn em, và là người ngỏ lời hẹn hò trước, quả thật điều kiện nhà cô ấy không bằng gia đình em”. Khi đó là khoảng cuối tháng 5, cậu ấy hỏi tôi hảo sự sẽ xảy ra trong nửa cuối năm là ở phương diện nào.

Tôi nghiên cứu Kinh Dịch, mặc dù tôi rất tin và không nghi ngờ, nhưng thực ra tôi là người nóng nảy vội vã, chủ yếu là để giải tỏa sự hoang mang của tôi về số phận của chính mình. Mặc dù từ quẻ tượng có thể thấy việc tốt sẽ xảy ra với cậu ấy, nhưng tôi thực sự không biết nó ứng nghiệm ở phương diện nào. Tôi đành bảo cậu ấy rằng tới lúc đó sẽ biết.

Mấy tháng trôi qua nhanh chóng, việc tốt đẹp của Tiểu Chu cũng đến.

Từ một nhân viên điều tàu nhỏ cậu ấy trở thành điều hành viên khu vực. Nhiều bạn trẻ trong nhà máy đều hâm mộ cậu ấy, mới 24 tuổi đã trở thành nhân viên điều hành. Tiền lương cũng tăng, không còn dãi nắng dầm mưa nữa. Khi Tiểu Chu nói điều này với tôi, cậu ấy cũng tỏ ra đầy vẻ phấn khích.

Hiển quẻ

Sau quá trình học hỏi liên tục và được sự chỉ bảo của các cao nhân, sự hiểu biết của tôi về Kinh Dịch trở nên sâu sắc hơn nhiều so với những người bình thường. Tại sao có rất nhiều người nghiên cứu Kinh Dịch nhưng không phải ai cũng có thể coi được chính xác hoặc lúc nào cũng có thể coi được chính xác? Điều này có nội hàm rất thâm sâu trong đó.

Có lẽ mọi người đều biết đến các bậc thầy về Kinh Dịch và các bậc cao thủ về toán mệnh thời xưa. Chẳng hạn như: Viên Thiên Cang,… Khi coi bói, họ đều có một đặc điểm chung, đó là mỗi ngày chỉ có thể xin quẻ vào một khoảng giờ nhất định, hoặc mỗi ngày có thể xem được bao nhiêu quẻ, qua giờ đó hoặc vượt quá số lần thì không xem nữa.

Thầy Chu coi bói cũng rất coi trọng việc này. Bình thường ông toán quái thế nào thì tôi không biết, nhưng lúc ở động Quan Âm, cuối mỗi tuần ông chỉ toán quái từ 12 giờ trưa đến 1 giờ chiều của các ngày cuối tuần, ông đã nhiều năm làm như thế rồi. Người bình thường khó mà lý giải được, tại sao không xem nhiều hơn.

Từ nhiều ví dụ Kinh Dịch suy đoán ra, có thể thấy cuộc đời của mỗi người quả thực đã được định sẵn, trong sâu thẳm vốn đã có sự an bài của Thiên ý. Vậy thì người toán quái nếu có chút ngộ tính hoặc có sư phụ dẫn dắt, sau khi học thành rồi, sư phụ sẽ dặn họ mỗi ngày được xem bao nhiêu quẻ, hoặc xem vào giờ nào. Xem quá đi thì sẽ không linh nghiệm nữa.

Tại sao lại như thế?

Đó là bởi vì trong nơi u minh, ông Trời đã có an bài, nên hiển thị cho anh ta quẻ tượng chân thực của sự việc này. Đó chính là “hiển quẻ”. Chúng ta biết trong Kinh Dịch có 64 quẻ, trong đó khái quát tất cả các phương diện của trời, đất, sự vật, sự việc và con người, có thể nói là bao la vạn tượng, cái gì cũng đều bao hàm. Nhưng chỉ một quẻ trong đó là tương ứng với một việc gì đó. Nghĩa là: ai cũng có thể ra quẻ và toán quẻ. Nhưng thường không xem được chính xác. Bởi vì: Không có sư phụ ở trên trông nom, tình huống thực tế của sự việc này nếu không có sư phụ cho bạn thấy hiển quẻ chân thực, thì chắc chắn bạn sẽ xem không chính xác.

Khoảng thời gian đó, Kinh Dịch đã mang lại cho tôi rất nhiều niềm vui. Nếu số phận cứ tiếp diễn như thế này, có lẽ tôi cũng sẽ trở thành một thầy toán mệnh. Tuy nhiên, trong thế tục này chúng ta làm sao biết được trong nơi u minh ngày mai sẽ được an bài ra sao?

(Còn tiếp)

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/274321