Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp – Đệ tử quy (12)

Ban biên tập tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến

[ChanhKien.org]

Nguyên văn:

朝(1)起早,夜眠(2)遲(3);老易至(4),惜(5)此時(6)。

晨必盥(7) ,兼(8)漱口;便溺(9)回,輒(10)淨手(11)。

Bính âm:

朝(zhāo) 起 (qǐ) 早 (zǎo),夜(yè) 眠 (mián) 遲 (chí);

老 (lǎo) 易 (yì) 至 (zhì),惜 (xí) 此 (cǐ) 時 (shí)。

晨 (chén) 必 (bì) 盥 (guàn), 兼 (jiān) 漱 (shù) 口 (kǒu);

便 (biàn) 溺 (niào) 回 (huí), 輒 (zhé) 淨 (jìng) 手 (shǒu)。

Chú âm:

朝 (ㄓㄠ) 起(ㄑㄧˇ) 早 (ㄗㄠˇ), 夜 (ㄧㄝˋ) 眠 (ㄇㄧㄢˊ) 遲 (ㄔˊ);

老 (ㄌㄠˇ) 易(ㄧˋ) 至 (ㄓˋ),惜 (ㄒㄧˊ) 此 (ㄘˇ) 時 (ㄕˊ)。

晨 (ㄔㄣˊ) 必 (ㄅㄧˋ) 盥 (ㄍㄨㄢˋ),兼 (ㄐㄧㄢ) 漱 (ㄕㄨˋ) 口 (ㄎㄡˇ);

便 (ㄅㄧㄢˋ) 溺 (ㄋㄧㄠˋ) 回 (ㄏㄨㄟˊ),輒 (ㄓㄜˊ) 淨 (ㄐㄧㄥˋ) 手 (ㄕㄡˇ)。

Âm Hán Việt:

Triêu khởi tảo, dạ miên trì; lão dị chí, tích thử thời.

Thần tất quán, kiêm sấu khẩu; tiện niệu hồi, triếp tịnh thủ.

Lời dịch:

Sáng dậy sớm, tối ngủ trễ; rất nhanh già, quý thời gian.

Sáng rửa mặt, cùng súc miệng; đi xí xong, liền rửa tay.

Từ vựng:

(1) triêu (朝): buổi sáng.

(2) miên (眠): ngủ, đi ngủ.

(3) trì (遲): muộn, trễ, chậm.

(4) dị chí (易至): rất nhanh đến.

(5) tích (惜): yêu quý.

(6) thì (時): thời gian.

(7) quán (盥): rửa mặt rửa tay.

(8) kiêm (兼): đồng thời, cùng lúc.

(9) tiện niệu (便溺): đi vệ sinh, đi nhà xí.

(10) triếp (輒): mỗi lần, ngay tức thì, liền, thường, luôn.

(11) tịnh thủ (淨手): rửa tay.

Lời giải thích:

Buổi sáng phải dậy sớm, ban đêm phải tận dụng thời gian để học tập nhiều hơn, có thể ngủ muộn một chút; chúng ta cần phải trân quý thời gian hiện tại, bởi vì con người chẳng mấy chốc sẽ già.

Buổi sáng dậy sớm, nhất định phải rửa mặt, đánh răng súc miệng; mỗi lần đi vệ sinh xong, nhất định phải rửa tay liền.

Câu chuyện tham khảo:

Nghe gà gáy dậy luyện võ

Theo “Tấn Thư・ Quyển 62・Tổ Địch Liệt Truyện” viết, Tổ Địch, tự là Sĩ Trĩ, là người huyện Phạm Dương Tù (nay là huyện Lai Thủy, tỉnh Hà Bắc), tính tình hào phóng, là người nghĩa hiệp thường cứu giúp người nghèo khổ cho nên rất được mọi người kính trọng. Lúc ấy tình thế quốc gia đang loạn trong giặc ngoài, Tổ Địch quyết chí tận lực vì quốc gia, dẹp yên loạn lạc.

Về sau, ông và người bạn thân Lưu Côn cùng nhậm chức ở Tư Châu, vì cùng chí hướng nên hai người bèn ở chung để cùng nhau rèn luyện trau dồi. Lúc bấy giờ hai người chứng kiến người Hồ xâm lược phía nam, tàn phá đất nước, trong lòng đều vô cùng đau buồn phẫn nộ, liền quyết chí muốn báo đáp phục vụ quốc gia. Có một lần, vào lúc nửa đêm Tổ Địch nghe thấy tiếng gà gáy, mặc dù trời còn chưa sáng nhưng ông vẫn bật dậy, vì thời gian quý giá cần phải tận dụng, liền đánh thức Lưu Côn đang ngủ bên cạnh và nói: “Huynh nghe tiếng gà gáy không? Chúng ta hãy mau thức dậy, nên nắm lấy thời gian luyện võ nào!”. Thế là hai người không quản ngại đêm tối lạnh lẽo, ra sân múa kiếm rèn luyện thân thể, đều đặn không bỏ sót ngày nào, luyện thành một thân người giỏi võ nghệ.

Sau đó Tổ Địch được nhà vua khen ngợi, được bổ nhiệm làm Đại tướng quân, mang binh lính đi dẹp yên loạn lạc, thu hồi rất nhiều đất đai bị chiếm đóng, cuối cùng hoàn thành tâm nguyện báo đáp quốc gia. Còn Lưu Côn thì làm Đô đốc, kiêm quản Tịnh châu, Ký châu, U châu (tên các châu thời cổ, ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc) và cũng hết lòng thể hiện năng lực của ông.

Bản ghi âm tiếng Trung:

http://media.zhengjian.org/media/2008/11/12/dizigui-12.mp3

Dịch từ:

http://big5.zhengjian.org/node/45062

http://www.epochtimes.com/b5/10/5/16/n2909788.htm