Luân hồi ký sự: Ân phu thê ở Thương Sơn Nhĩ Hải

Bài viết của Thiên Nhai tri kỷ

[ChanhKien.org]

Trong xã hội ngày này, do tiêu chuẩn đạo đức không ngừng xuống dốc, đã khiến cho xuất hiện rất nhiều vấn đề xã hội, giống như đồng nghiệp của tôi nói: trong các bạn học của cô ấy có 80% đã ly hôn rồi. Theo lý mà nói, tuổi tác của cô nhỏ hơn cha tôi tầm 6, 7 tuổi, không nên có tỷ lệ ly hôn cao đến như vậy. Tôi hỏi cô tại sao vậy. Cô trả lời: một nguyên nhân quan trọng là “tình cảm không hợp”.

Lúc đó tôi nghĩ: người xưa rất nhiều đều là hứa hôn từ lúc còn trong bụng mẹ, do cha mẹ hai bên sắp đặt, có người là do người khác giới thiệu, căn bản là không quen nhau trước khi kết hôn, cũng không có xuất hiện nhân tố không hoà hợp cao như thế này.

Nghĩ kỹ một chút, hoá ra là nguyên nhân đạo đức. Thử nghĩ: người xưa dục vọng rất ít, khi tiêu chuẩn đạo đức rất cao đều chú trọng nam cày ruộng nữ dệt vải, chú trọng tự kiềm chế, giữ chữ tín, đều là vì đối phương. Nếu một người nam giới đắc thế, làm quan lớn hoặc thi đỗ Trạng Nguyên, nhân cách của người đó là vô cùng quan trọng. Nếu người đó bỏ rơi vợ con, như thế thì phải chịu ngàn người chỉ trích, trời cũng chẳng dung, muôn người thoá mạ, cho nên mới lưu lại rất nhiều câu chuyện “Tào khang chi thê bất hạ đường” (người vợ tào khang không thể bỏ – nghĩa là đối với người vợ đã cùng với mình trải qua thời gian sống cơ hàn, thì lúc khá giả, sung túc không thể bạc đãi bỏ vợ, mà phải biết quý trọng hơn nữa).

Ở thành phố Đại Lý tỉnh Vân Nam, trong một đời (kiếp sống) nọ, nhân vật chính của ngày hôm nay là một chàng trai mồ côi cha mẹ từ nhỏ, sống dựa vào chú. Cậu vô cùng thông minh, vào năm cậu lên mười tuổi, người chú đưa cậu đến phủ Vương gia ở cạnh Thương Sơn Nhị Hải làm công. Vị Vương gia này là một người vô cùng thiện lương, Vương gia có một cô con gái trạc tuổi cậu, gọi là Bích Liên. Vương gia phát hiện cậu bé rất hiếu học, thế là tìm một thầy giáo có học vấn cao nhất ở đó tới dạy cho cậu và Bích Liên học chữ đọc sách, hơn nữa không bắt cậu làm việc nữa, đối đãi như con trai của chính mình. Khi hai người họ lên mười chín tuổi, Vương gia nói: “Các con kết hôn đi, sau khi kết hôn con lên kinh thành dự thi, cố gắng làm tròn bổn phận của Thần tử trung nghĩa”.

Hai người họ vui mừng kết hôn. Ba tháng trước khi cậu rời khỏi Vương phủ, có một vị đạo sĩ tới Vương phủ, Vương gia nhờ đạo sĩ xem tướng cho con rể, đạo sĩ nói: “Tướng mặt của công tử chính là tướng của Trạng Nguyên, nhưng không làm nổi quan, các vị sẽ không được hưởng phúc từ con rể, đến lúc đó ngược lại còn phải chu cấp cho chúng” “Thế là thế nào nhỉ?” “Công tử là một người vô cùng nhân nghĩa,…lời chỉ có thể nói đến đây. Đây có một túi gấm, Bích Liên con nhất định phải giữ cẩn thận, thêm nữa không được lấy ra xem trộm trước, đợi khi con vào đến kinh thành, lúc thực sự không còn biết trông cậy vào đâu nữa mới mở ra xem. Hãy nhớ kỹ, nhớ kỹ! Ta tặng cho hai con một đôi ngọc bội, làm tín vật tương phùng sau này!” Nghe xong những lời của đạo sĩ, họ đều rất mơ hồ, chỉ còn cách cất ngọc đi.

Đến ngày chồng phải lên đường, Bích Liên vừa khóc vừa chuẩn bị hành trang cho chồng, đưa ngọc cho chồng đeo bên người, cũng tiễn một đoạn đường rất dài, lúc từ biệt, nhìn cảnh Thương Sơn Nhĩ Hải mỹ lệ, cậu ôm chặt lấy vợ nói: “Có Thương Sơn Nhĩ Hải làm chứng! Chúng ta không chỉ có đời này không rời không bỏ, mà chúng ta sẽ vĩnh viễn là vợ chồng”.

Cậu đến kinh thành, năm đầu thi không đỗ, lại phải đợi vài năm, cuối cùng cũng đỗ đầu bảng Trạng Nguyên, trong tâm vui mừng khôn xiết! Việc đầu tiên chính là ngay lập tức phái người về quê đón Bích Liên và Nhạc phụ Nhạc mẫu lên. Hoàng Thượng đích thân triệu kiến cậu, trước rất nhiều quần thần, Hoàng Thượng hỏi cậu: “Ta có một cô con gái vô cùng thông minh, ta muốn gả nó cho ngươi, không biết ngươi đã từng lấy vợ hay chưa?”. Cậu quỳ xuống khấu đầu trả lời: “Mong vạn tuế thu lại mệnh lệnh, tiểu Thần đã lấy vợ, hơn nữa cũng đã phái người nhanh chóng về báo tin cho vợ và người nhà rồi”. Hoàng Thượng dường như nghe chưa rõ, lại hỏi một lần nữa. Lúc này, một vị đại thần bên cạnh kéo tay áo cậu nói nhỏ: “Ý của vạn tuế ngươi không hiểu à?” Cậu trả lời rõ ràng: “Xưa có câu tào khang chi thê bất hạ đường (người vợ tào khang không thể bỏ). Vợ tôi mặc dù có thể không xinh bằng công chúa, địa vị càng không được như công chúa, nhưng nàng và cha mẹ nàng đối với tôi có ân tình, không thể vì hôm nay tôi đỗ Trạng Nguyên mà bỏ rơi họ, như thế là người bất nghĩa, tôi quyết không làm. Xin vạn tuế thu lại mệnh lệnh”.

Lúc đó, Hoàng thượng sầm mặt tức giận nói: “Bãi triều”.

Không lâu sau người đưa tin quay trở về nói: “Gia đình ở quê hai năm trước đã xuất hiện dịch bệnh, nghe nói Bích Liên đến Kinh thành tìm đại nhân, cha mẹ nàng đã chuyển đi đến nơi khác sống rồi. Tiểu nhân đã nghe ngóng hỏi han rất nhiều người ở đó, họ đều nói không biết. Cậu nghe xong thì đổ bệnh trong phủ Trạng Nguyên, cả ngày dùng nước mắt rửa mặt, trong lòng luôn một niệm: Bích Liên nàng ở đâu! Nàng đang ở nơi nào?!

Rất nhiều thầy thuốc tới khám cho cậu, an ủi cậu, có kẻ gian trá tấu lên trước mặt Hoàng Thượng: “Hôm đó tên tiểu tử này dám cãi lại Hoàng Thượng trước mặt ngài, sau này nếu giao trọng trách cho hắn thì hỏng rồi. Với lại, chúng Thần thấy cậu ta đối với vợ mình như thế xem chừng không có tiền đồ, người này khẳng định làm không nổi việc lớn. Theo ý kiến của Thần thì giao cho cậu ta một chức quan nhàn hạ. Nếu cậu ta không vừa lòng thì cho cậu ta về quê sống cùng với gia đình vợ cậu ta. Người này chắc chắn là một người thiếu hiểu biết”. Hoàng Thượng nghĩ một hồi nói: “Nước ta có được một Trạng Nguyên không dễ, ài! Nếu cậu ta thật sự như thế, thì trẫm cũng không còn cách nào khác”.

Bích Liên từ sau khi chồng đi thì vô cùng thương nhớ, cả ngày buồn bã không vui, về sau lấy hết can đảm đi lên Kinh thành xa ngàn dặm tìm chồng. Một cô gái một mình ngàn dặm tìm chồng thật không dễ, cô chỉ còn cách cải trang thành nam tử, khỏi cần nói cô đã trải qua chặng đường vất vả mệt nhọc thế nào, tới được kinh thành, cô dường như không còn một xu bên người, chỉ còn cách trú tạm trong một ngôi chùa đổ nát. Một hôm, trong mộng, nghe thấy vị đạo sĩ đó nói: “Bích Liên, mau lấy túi gấm ta đưa cho con trước đây ra xem!”. Sau khi tỉnh lại, cô mau chóng mở ra xem, chỉ thấy trên đó viết bốn câu:

Hán Việt:

Thiên lý tầm phu tình ý trường

Lạc nạn phá miếu tế tư lượng

Thành nam hữu toạ nhân nghĩa tiệm

Bác nhã chi sĩ tế đoàn viên

Dịch nghĩa:

Ngàn dặm tìm chồng tình ý dài lâu

Gặp nạn đắn đo suy tính trong chùa đổ

Phía nam thành có tiệm Nhân Nghĩa

Đoàn viên cùng người học thức uyên bác

Cô xem xong thì vô cùng vui mừng, liền thẳng hướng nam thành mà đi, không xa lắm liền nhìn thấy có một biển hiệu “Cửa tiệm lâu năm Nhân Nghĩa”, cô bước vào nói với ông chủ chi tiết về tình cảnh ngàn dặm tìm chồng của mình, ông chủ cảm động đến mức rơi nước mắt. Thế là liền sắp xếp cho cô ở lại trong tiệm. Sau mấy ngày, ông chủ lên phố nghe được tin: hôm Trạng Nguyên được đăng trên bảng vàng vì không đồng ý bỏ vợ mà cãi lại Hoàng Thượng, hơn nữa sau đó vì thương nhớ vợ mà đổ bệnh trong phủ Trạng Nguyên, hiện nếu tìm được thầy thuốc giỏi nhất cũng không có tác dụng gì. Thế là, ông liền mau chóng trở về báo cho Bích Liên biết, Bích Liên nghe xong khẩn nài ông đưa cô tới phủ Trạng Nguyên.

Ông chủ đối xử với mọi người mười phần nhân nghĩa, thế là mang theo vợ cùng Bích Liên đi đến phủ Trạng Nguyên. Đến trước cửa, Bích Liên nói: “Đại nhân các ngươi nếu nhìn thấy miếng ngọc bội này thì bệnh đã khỏi hơn nửa rồi”, thế là đưa ngọc bội cho người đầy tớ. Sau khi người đầy tớ cầm vào trong cho cậu xem, vừa nhìn thấy cậu vui mừng khôn xiết, nhưng bỗng chốc hôn mê bất tỉnh. Người đầy tớ rất lo lắng, chạy ra nói: “Đại nhân nhà chúng tôi sau khi nhìn thấy ngọc bội, bệnh không những không khỏi, ngược lại còn bất tỉnh rồi”. Lúc đó, Bích Liên liền khóc, nói sao lại như vậy được chứ?. Ông chủ tiệm nói: “Có thể là cậu ấy đã vui mừng quá, thêm nữa thân thể gần đây hơi suy nhược, cho nên hôn mê bất tỉnh. Chúng ta vào trong xem xem sao!”. Vào đến bên trong, Bích Liên vừa nhìn thấy chồng thì cũng hôn mê bất tỉnh, nhiều năm rồi không gặp, cái cảm giác đó thật sự là không có cách nào hình dung.

Sau khi đầy tớ luống cuống gọi hai người họ dậy, cậu khóc nói: “Bích Liên, nàng để cho ta nhớ mong thật đau khổ quá! Nàng xem ta viết cho nàng nhiều thơ như thế kia”. Ông chủ tiệm nhìn thì quả đúng vậy, có cả một chồng lớn. Vợ ông chủ cười nói: “Không ngờ Trạng Nguyên năm nay lại là người trọng nghĩa trọng tình như vậy!”. Ông chủ tiệm nói: “Ôi, lại gặp một người không có tiền đồ như ta rồi”. Lúc này Bích Liên kể lại cho chồng nghe việc bản thân đã tìm đến tiệm Nhân Nghĩa như thế nào, và vợ chồng ông chủ đối xử tốt ra sao. Cậu vội vàng đứng dậy vái lạy: “Đa tạ nhân huynh đã cứu vợ đệ, ân đức này vĩnh viễn khó quên! Mạn phép xin hỏi tên tuổi nhân huynh?!”

Ổng chủ tiệm mau chóng đỡ cậu đứng dậy, liền nói: “Không dám không dám nhận, gọi tôi là Bác huynh là được rồi!”

Hai hôm sau, cậu đích thân đưa Bích Liên đến tiệm Nhân Nghĩa thăm họ, cũng viết tấm biển đề tên và đóng dấu của Trạng Nguyên. Cậu cười nói: “Ôi! đời này con dấu này chỉ dùng có một lần này thôi! Đệ và Bích Liên sẽ quay trở về Thương Sơn Nhĩ Hải! Trong triều loạn Thần rất nhiều, tôi không muốn thông đồng làm bậy cùng bọn họ”.

Thế là họ lại khởi hành quay về Thương Sơn Nhĩ Hải.

Câu chuyện của họ đã lưu truyền rất rộng. Có người ủng hộ, có người nói cậu không có tiền đồ, dù sao thì nói kiểu gì cũng có. Bất kể thế nào cậu và người vợ kết tóc xe tơ cùng nhau chung sống một đời ở nơi mỹ cảnh đó.

Cha mẹ Bích Liên sau khi biết họ đã trở về, cũng tìm đến họ, chu cấp cho họ rất nhiều. Về sau họ có một cậu con trai, người con sau này lớn lên đã làm quan rất to trong triều, vì dân vì nước mà làm rất nhiều việc tốt.

Đây chính là:

Bất vi công danh sở dụ hoặc

Phu thê chi ân vĩnh nan vong

Diễn nghĩa:

Không bị công danh cám dỗ

Ân nghĩa vợ chồng không bao giờ quên

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/276587