Cổ phong du du: Xích Cước Đại Tiên nắm Đại Tống, bách tính an lạc biên cương yên

Tác giả: Bình Viễn

[ChanhKien.org]

Hoàng đế Nhân Tông triều Tống được thế nhân xưng tụng là Thái Bình Hoàng Đế. Truyền thuyết nói rằng ông chính là vị Xích Cước Đại Tiên hoà ái, dễ gần trong Tây Du Ký chuyển sinh.

Đại Tiên chuyển sinh làm hoàng đế

Trong cuốn sách cổ “Nữ tiên ngoại sử” có đoạn ghi chép rằng: Ngọc Đế hỏi các vị Tiên Chân xung quanh rằng: “Ai đồng ý hạ phàm làm thái bình thiên tử của nước Đại Tống?” Hết thảy chư Tiên đều im lặng không lên tiếng, chỉ riêng có Xích Cước Đại Tiên là mỉm cười. Ngọc Đế nói: “Người mỉm cười ắt hẳn có tình”. Ngài bèn cho Đại Tiên giáng thế làm thái tử. Sau khi đản sinh, thái tử gào khóc mãi không thôi, cả ngự y cũng không cách nào trị dứt. Bỗng trong cung có một vị lão Đạo nhân tự nói rằng mình có thể chữa chứng khóc của thái tử, Tống Chân Tông bèn triệu ông ấy đến xem bệnh. Vị Đạo nhân xoa lên đầu thái tử nói: “Đừng khóc đừng khóc, phải chi năm đó đừng cười. Văn có Văn Khúc, võ có Võ Khúc, thôi khóc thôi khóc”. Thái tử liền không khóc nữa. Thái tử sau này trở thành hoàng đế Tống Nhân Tông. Còn vị Đạo nhân ấy chính là Trường Canh Tinh (hay Lý Trường Canh, tức Thái Bạch Kim Tinh), Văn Khúc mà ông nói chính là Văn Ngạn Bác còn Võ Khúc chính là Địch Thanh, cả hai người đều đến làm tướng trợ giúp Nhân Tông trị quốc. (trích từ sách “Nữ tiên ngoại sử”, hồi 1: Tây Vương Mẫu Dao Trì khai yến, Thiên lang tinh nguyệt điện cầu nhân)

Thiên hạ thái bình bách tính an

Tống Nhân Tông tính cách vốn cung kính, khiêm nhường, nhân ái, khoan dung. Một lần nọ có vị đại thần muốn mở rộng vườn ngự uyển, Tống Nhân Tông lại nghĩ rằng những gì mà tổ tiên ông để lại cũng đã rất rộng lớn rồi, hà tất phải mở rộng khu vườn chỉ khiến hao tài tốn của. Điều mà một hoàng đế thời thái bình thịnh thế sợ nhất là đối nội thì mở rộng cung viên, đối ngoại thì khuếch trương thanh thế xâm lược nước khác, những điều ấy chỉ khiến dân chúng lầm than, xã hội trượt dốc. Tống Nhân Tông sống vào thời thịnh thế mà có thể mang lại bình an cho bách tính, đó là điều khó làm được nhất.

Sau khi Tống Nhân Tông băng hà và tin báo tang truyền đến nước Liêu, toàn nước Liêu trên dưới không ai không cảm thấy thống khổ bi thương: “Yến cảnh chi nhân vô viễn cận giai khốc” (Đến người nước Liêu bất kể gần xa đều khóc), Liêu Đạo Tông Gia Luật Hồng Cơ đau khổ khóc rằng: “Đã 42 năm không biết đến chiến tranh rồi”.

Trong lịch sử vốn dĩ có rất nhiều thời kỳ hình thế không ổn định đầy biến động, làm hoàng đế cũng là chuyện thân bất do kỷ. Trong thời gian Tống Nhân Tông chấp chính cục diện chính trị tương đối ổn định, Tống Nhân Tông chấp chính tổng cộng 41 năm, là vị hoàng đế giữ ngôi lâu nhất trong lịch sử nhà Tống. Người Trung Quốc có câu nói “Tri túc thường lạc” (Biết đủ thường vui) đại khái là nói về người có tính cách như thế.

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/257648