Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp – Đệ tử quy (9)

Ban biên tập tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến

[ChanhKien.org]

Nguyên văn:

或(1)飲食(2), 或坐走; 長者先, 幼者後。

長呼(3)人, 即(4)代(5)叫; 人不在, 己即到。

稱(6)尊長, 勿呼名; 對尊長, 勿顯能(7)。

Bính âm:

或(huò) 飲(yǐn) 食(shí), 或(huò) 坐(zuò) 走(zǒu);

長(zhǎng) 者(zhě) 先(xiān),幼(yòu) 者(zhě) 後(hòu)。

長(zhǎng) 呼(hū) 人(rén), 即(jí) 代(dài) 叫(jiào);

人(rén) 不(bú) 在(zài), 己(jǐ) 即(jí) 到(dào)。

稱(chēng) 尊(zūn) 長(zhǎng), 勿(wù) 呼(hū) 名(míng);

對(duì) 尊(zūn) 長(zhǎng), 勿(wù) 顯(xiǎn) 能(néng)。

Chú âm:

或(ㄏㄨㄛˋ) 飲(ㄧㄣˇ) 食(ㄕˊ), 或(ㄏㄨㄛˋ) 坐(ㄗㄨㄛˋ) 走(ㄗㄡˇ);

長(ㄓㄤˇ) 者(ㄓㄜˇ) 先(ㄒㄧㄢ), 幼(ㄧㄡˋ) 者(ㄓㄜˇ) 後(ㄏㄡˋ)。

長(ㄓㄤˇ) 呼(ㄏㄨ) 人(ㄖㄣˊ), 即(ㄐㄧˊ) 代(ㄉㄞˋ) 叫(ㄐㄧㄠˋ);

人(ㄖㄣˊ) 不(ㄅㄨˊ) 在(ㄗㄞˋ), 己(ㄐㄧˇ) 即(ㄐㄧˊ) 到(ㄉㄠˋ)。

稱(ㄔㄥ) 尊(ㄗㄨㄣ) 長(ㄓㄤˇ), 勿(ㄨˋ) 呼(ㄏㄨ) 名(ㄇㄧㄥˊ);

對(ㄉㄨㄟˋ) 尊(ㄗㄨㄣ) 長(ㄓㄤˇ), 勿(ㄨˋ) 顯(ㄒㄧㄢˇ) 能(ㄋㄥˊ)。

Âm Hán Việt:

Hoặc ẩm thực, hoặc tọa tẩu; trưởng giả tiên, ấu giả hậu.

Trưởng hô nhân, tức đại khiếu; nhân bất tại, kỷ tức đáo.

Xưng tôn trưởng, vật hô danh; đối tôn trưởng, vật hiển năng.

Lời dịch:

Hoặc ăn uống, hoặc đi đứng; người lớn trước, người nhỏ sau.

Người lớn gọi, liền gọi thay; người vắng mặt, mình liền thế.

Thưa người lớn, chớ gọi tên; với người lớn, chớ khoe tài.

Từ vựng:

(1) hoặc (或): hoặc là.

(2) trưởng (長): trưởng bối, bậc trên, người lớn tuổi, vai vế cao hơn.

(3) hô (呼): gọi.

(4) tức (即): lập tức, tức khắc, tức thì, liền.

(5) đại (代): đại diện, thay mặt, thay thế.

(6) xưng (稱): gọi, xưng hô, nói chuyện, thưa chuyện, hầu chuyện.

(7) hiển năng (顯能): hiển hiện tài năng, khoe tài.

Lời giải thích:

Bất kể ăn cơm uống nước, hoặc đi đứng nằm ngồi, cần phải ưu tiên cho người lớn trước, người nhỏ sau.

Người lớn gọi ai đó, phải lập tức thay người lớn gọi to lên; Người được gọi nếu không có mặt, thì tự mình liền đến gặp người lớn để giúp đỡ.

Xưng hô với người lớn không được xưng tên; Đối với người lớn không được thể hiện, khoe khoang tài năng của mình.

Câu chuyện tham khảo:

Vương Thị tự mình ăn bã cám

Vào thời nhà Minh, có một người tên Vương Thị vợ của Hạ Thành Minh, là một nữ nông dân ở Vô Tích, tỉnh Giang Tô. Gia cảnh nghèo khổ lại gặp năm mất mùa (1), chồng lại đang đi làm ở xa, Vương Thị ngày đêm kéo sợi dệt vải không ngơi tay, gắng sức chuẩn bị bữa ăn cho cha mẹ chồng, bản thân thì ăn bã cám (2) và rau dại để no bụng.

Một hôm, mẹ chồng vô tình đi vào bếp trông thấy những thứ con dâu ăn, bà không kiềm được nước mắt. Về sau Vương Thị hưởng thọ hơn tám mươi tuổi, không bệnh tật gì, ra đi thanh thản. Người nhà trong mộng thấy có một đội múa cờ tấu nhạc nghênh đón hiếu phụ (2) ra đi. Ở cùng thôn có một vị cống sinh (4), mỗi lần đi ngang qua cửa nhà Vương Thị, đều nhất định cúi chào ba lần ở ngoài cửa để thể hiện sự cung kính.

Chú thích:

(1) Năm mất mùa: vì lũ lụt hoặc hạn hán mà thu hoạch kém, nghề làm nông mất mùa.

(2) Bã cám: bã rượu, vỏ lụa của hạt thóc, loại thức ăn thô, kém chất lượng, thứ phẩm.

(3) Hiếu phụ: người phụ nữ hiếu thảo, người vợ hiếu thảo.

(4) Cống sinh: thời đại khoa cử thường tuyển chọn ra một người học hành ưu tú để tiến cử lên Thái học ở kinh sư (Bắc Kinh) để học tập (Quốc Tử Giám, Quốc học là nơi học cao nhất vào thời nhà Nguyên, nhà Minh và nhà Thanh). Cống: tiến cử nhân tài cho vua. Ở Việt Nam còn gọi là cống sĩ, hương cống hay cử nhân.

Bản ghi âm tiếng Trung:

http://media.zhengjian.org/media/2008/11/12/dizigui-09.mp3

Dịch từ:

http://big5.zhengjian.org/node/44707

http://www.epochtimes.com/b5/10/4/24/n2887223.htm