Nguồn gốc của quốc hiệu “Đại Thanh”

Tác giả: Long Nhi

[ChanhKien.org]

Trong lịch sử khoảng 5000 năm của Trung Quốc, quốc hiệu của các triều đại đều có lai lịch, vậy lai lịch của quốc hiệu “Đại Thanh” như thế nào, chúng ta hãy bắt đầu từ những trải nghiệm thời niên thiếu của Thanh Thái Tổ là Nỗ Nhĩ Cáp Xích.

Ông nội của Nỗ Nhĩ Cáp Xích là Giác Xương An, cha là Tháp Khắc Thế. Lúc nhỏ Nỗ Nhĩ Cáp Xích có tên tục là Tiểu Hãn Tử. Nỗ Nhĩ Cáp Xích là anh cả, anh còn có bốn người em là Mục Nhĩ Cáp Tề, Thư Nhĩ Cáp Tề, Nhã Nhĩ Cáp Tề và Ba Nhã Lạt.

Nỗ Nhĩ Cáp Xích gọi mẹ ruột là nột nột, mẹ ruột anh qua đời khi anh mới 10 tuổi, sau đó cha anh lấy vợ kế, anh gọi mẹ kế là hậu nột nột. Hậu nột nột đối xử với Nỗ Nhĩ Cáp Xích rất cay nghiệt nên Nỗ Nhĩ Cáp Xích thường lang bạt bên ngoài. Chính hoàn cảnh khốn khó ấy lại bồi dưỡng nên một Nỗ Nhĩ Cáp Xích với tính cách không ngại gian khổ, không ngại hy sinh, kiên cường dũng cảm, gặp chuyện biết trầm tĩnh.

Tên gọi của tôi trong kiếp ấy là Ngạch Diệc Đô, cha mẹ đều qua đời khi còn nhỏ, tôi cũng thường hay lang bạt bên ngoài và cũng rèn giũa được tính cách không ngại khổ, không sợ chết.

Từ lâu tôi đã nghe nói Nỗ Nhĩ Cáp Xích từng học võ nghệ, nên muốn tìm cơ hội cùng anh ấy thi thố một phen. Năm ấy tôi 13 tuổi, tuy tuổi còn nhỏ nhưng người vùng Đông Bắc vốn to con nên mới 13 tuổi mà trông tôi như người lớn vậy. Có một lần ba người em trai của Nỗ Nhĩ Cáp Xích lên núi đốn củi, tôi muốn tìm cơ hội để tỉ thí với Nỗ Nhĩ Cáp Xích nên đã bắt cóc các em trai của Nỗ Nhĩ Cáp Xích lên núi, chỉ thả người thứ tư về báo tin cho Nỗ Nhĩ Cáp Xích, nói với Nỗ Nhĩ Cáp Xích rằng nếu không đến tỉ võ thì tôi sẽ không thả hai người em còn lại.

Nỗ Nhĩ Cáp Xích quả nhiên đã đến, anh ta nói: “Muốn tỉ võ cũng được, nhưng nếu ngươi thua thì tính sao?” Tôi liền nói: “Thua thì cứ chặt đầu ta, ngươi chịu không?” Nỗ Nhĩ Cáp Xích cũng nói nếu anh ta thua thì cứ chặt đầu anh ta. Nói xong bèn lên núi đánh nhau. Hôm ấy chúng tôi đánh nhau suốt 250 hiệp, cuối cùng Nỗ Nhĩ Cáp Xích thắng. Bởi vì “quân tử nhất ngôn, tứ mã nan truy” tôi bèn vươn cổ ra chờ Nỗ Nhĩ Cáp Xích động thủ. Nỗ Nhĩ Cáp Xích cầm tay tôi nói: “Ta chỉ nói vậy thôi, cậu chớ cho đó là thật, ta thấy võ công của cậu không tồi, nếu cậu không chê ta, cậu làm đệ đệ của ta có được không?” Tôi nói: “Đương nhiên là được chứ, sau này anh em chúng ta có phúc cùng hưởng có họa cùng chịu. Xin đại ca nhận của tiểu đệ một lạy”. Nỗ Nhĩ Cáp Xích lại cầm tay tôi nói: “Chớ câu nệ lễ tiết, nghĩa khí mới là trọng”.

Kể từ đấy tôi và Nỗ Nhĩ Cáp Xích quả thật thân nhau như huynh đệ, tình như thủ túc. Vì để nâng cao kỹ năng võ nghệ của mình Nỗ Nhĩ Cáp Xích đã đi bộ đến Cửu Đỉnh Thiết Xoá Sơn ở Tây Vực bái một lão đạo cô làm thầy. Huynh ấy đã học 18 môn võ nghệ, còn học được cả kỹ thuật bắn tên xảo diệu gọi là bách bộ xuyên dương.

Nỗ Nhĩ Cáp Xích sau khi học võ nghệ trở về thì đến Kiến Châu làm thân binh dưới trướng tổng binh Lý Thành Lương của triều Minh, hầu hạ các việc ăn ở đi lại cho tổng binh đại nhân, ngày thường còn làm cả công tác bảo vệ.

Lý Thành Lương cưới một tiểu thiếp tên là Quan Tử Vi, Tử Vi có một nha hoàn tên là Tú Tú. Minh Thần Tông được vùng Tân Cương tiến cống hai con ngựa quý, con thứ nhất tên là Đại Thanh, con thứ hai tên là Nhị Thanh, Minh Thần Tông ban cả hai con ngựa quý cho tổng binh Kiến Châu Lý Thành Lương. Một buổi tối Lý Thành Lương yêu cầu Nỗ Nhĩ Cáp Xích rửa chân cho mình, Nỗ Nhĩ Cáp Xích rửa chân xong phát hiện dưới bàn chân của Lý Thành Lương có hai nốt ruồi son. Nỗ Nhĩ Cáp Xích nói: “Tổng binh đại nhân, dưới bàn chân ngài có hai nốt ruồi son”. Lý Thành Lương trả lời đầy vẻ dương dương đắc ý: “Ta có thể làm đến chức tổng binh là nhờ hai nốt ruồi son này đấy”. Nỗ Nhĩ Cáp Xích nói: “Dưới bàn chân đại nhân có hai nốt ruồi son thì có thể làm quan lớn đến chức tổng binh, dưới bàn chân tôi có chín nốt ruồi son, không biết có thể làm quan chức cao đến đâu?”

Vốn dĩ Nỗ Nhĩ Cáp Xích tuỳ tiện nói vậy thôi, cốt là để Lý Thành Lương vui vẻ, ngờ đâu Lý Thành Lương nghe lại để tâm. Ông ta nói: “Tiểu tử nhà ngươi nếu quả thật có chín nốt ruồi son thì lão gia ta đây rửa chân cho ngươi mới phải”. “Sao có thể như vậy được?”, Nỗ Nhĩ Cáp Xích nói thế nào cũng không được. Nỗ Nhĩ Cáp Xích càng từ chối thì Lý Thành Lương càng tò mò, cuối cùng Lý Thành Lương đem quân lệnh ra uy hiếp, Nỗ Nhĩ Cáp Xích đành cởi giày ra ngâm chân vào nước. Tâm thái khi Lý Thành Lương rửa chân cho Nỗ Nhĩ Cáp Xích cũng tỉ mỉ chu đáo như thể nô tài rửa chân cho chủ nhân vậy. Rửa chân xong ông ta lật bàn chân Nỗ Nhĩ Cáp Xích lên xem, bàn chân trái có năm nốt ruồi son, bàn chân phải có bốn nốt ruồi son. Lý Thành Lương lúc ấy chưa có phỏng đoán gì, chỉ thấy tương lai phúc khí của Nỗ Nhĩ Cáp Xích nhất định tốt hơn mình. Bèn nói: “Tiểu tử nói quả nhiên không sai, tương lai ngươi nhất định có phúc khí”.

Lý Thành Lương vốn dĩ cũng am hiểu những thứ tiểu đạo thế gian như bói toán, xem tướng…, ông ta nằm trên giường ngẫm nghĩ: “Tên Nỗ Nhĩ Cáp Xích này hai chân có tổng cộng chín nốt ruồi son, đó chẳng phải vừa khớp với ngôi cửu ngũ chí tôn hay sao?” Lý Thành Lương há hốc mồm “Ồ! Giang sơn Minh triều này không biết chừng sẽ nằm dưới chân hắn?” Lý Thành Lương nằm trên giường trằn trọc không ngủ được. Nếu không trừ kẻ này đi thì giang sơn Đại Minh không thể giữ được. Nghĩ đoạn bèn sai nha hoàn Tú Tú đi báo cho mấy phó tướng đến tiền sảnh bàn việc.

Các phó tướng đến hỏi: “Chẳng hay tổng binh đại nhân nửa đêm cho gọi chúng thuộc hạ đến có việc gì?” Lý Thành Lương đem chuyện ban tối nói cho mấy phó tướng nghe, lại còn làm thế tay cắt cổ (ý xử trảm).

Tú Tú ở bên ngoài sảnh nghe được rất rõ, Tú Tú vốn biết Quan Tử Vi luôn có ấn tượng rất tốt về Nỗ Nhĩ Cáp Xích, bèn lập tức báo tin này cho Tử Vi hay. Tử Vi nghe xong kinh hoàng như sét đánh ngang tai: “Làm sao đây? Bây giờ chỉ còn cách báo cho Nỗ Nhĩ Cáp Xích chạy trốn, chạy thật xa thôi”. Nhưng cô nghĩ nếu Nỗ Nhĩ Cáp Xích chạy trốn thì Lý Thành Lương khẳng định sẽ truy ra ai đã để lộ tin tức, như thế cô cũng không tránh khỏi liên luỵ. Đành trộm hai con ngựa quý Đại Thanh và Nhị Thanh cùng Nỗ Nhĩ Cáp Xích bỏ trốn vậy. Quan Tử Vi báo cho Nỗ Nhĩ Cáp Xích xong, hai người liền trộm hai con ngựa Đại Thanh và Nhị Thanh, Nỗ Nhĩ Cáp Xích giao con Đại Thanh cho Quan Tử Vi còn tự mình cưỡi con Nhị Thanh, bẩm là có việc công phải làm rồi ra khỏi cổng thành, cao chạy xa bay.

Khi Lý Thành Lương phát hiện ra sự việc thì hai người họ đã bỏ chạy được nửa canh giờ, Lý Thành Lương hạ lệnh cho mấy viên phó tướng mang theo thân binh và đích thân cùng đuổi theo, nha hoàn Tú Tú nhân lúc hỗn loạn đã chạy trốn.

Con ngựa quý Đại Thanh mà Quan Tử Vi cưỡi có khả năng ngày đi được nghìn dặm, đêm đi được 800 dặm, còn con Nhị Thanh thì kém hơn một chút. Quan Tử Vi nhìn thấy Nỗ Nhĩ Cáp Xích dần dần bị bỏ lại phía sau, cô nghĩ: “Nỗ Nhĩ Cáp Xích tuổi còn trẻ, tiền đồ xán lạn, nếu như bị rơi vào tay Lý Thành Lương thì khó mà sống được. Ta chỉ là thân liễu yếu đào tơ, định bỏ trốn cũng đâu được gì? Chi bằng đem hoán đổi hai con Đại Thanh với Nhị Thanh thì sẽ tốt”. Cô bèn ghìm cương cho ngựa đi chậm lại, đem suy nghĩ của mình nói với Nỗ Nhĩ Cáp Xích nhưng Nỗ Nhĩ Cáp Xích kiên quyết từ chối. Hai người vừa đi vừa nói chuyện. Tử Vi thấy Nỗ Nhĩ Cáp Xích ba lần bảy lượt khước từ đành xuống ngựa, cột con Nhị Thanh lại, nếu không hoán đổi thì không chịu. Nỗ Nhĩ Cáp Xích nghĩ: “Nếu lại từ chối thì Lý Thành Lương đuổi kịp mất”. Nỗ Nhĩ Cáp Xích chỉ còn cách đổi lấy con Đại Thanh rồi ra roi thúc ngựa, chẳng mấy chốc đã không còn thấy bóng dáng đâu nữa.

Đằng sau Lý Thành Lương thấy Tử Vi thấp thoáng xa xa, trong lòng lửa giận bốc lên ngùn ngụt, quất roi cho ngựa chạy nhanh, chỉ lát sau đã chặn được Tử Vi, Tử Vi nghĩ rằng hôm nay lành ít dữ nhiều, dẫu thế nào mình cũng không khai ra Nỗ Nhĩ Cáp Xích chạy hướng nào. Lý Thành Lương lôi Tử Vi xuống ngựa trói vào một gốc cây rồi bảo mấy viên phó tướng tiếp tục đuổi theo, còn bên mình thì lưu lại vài phó tướng. Ông ta dùng roi ngựa quất vào người Tử Vi, vừa đánh vừa tra hỏi nhưng Tử Vi cắn chặt răng, một chữ cũng không nói, không lâu sau cô bị tra tấn đến chết. Câu chuyện này sau này được các văn nhân Thanh triều soạn thành vở kịch “Tử Vi cứu chủ”, vở kịch ấy thường được biểu diễn trong cung đình nhà Thanh, trở thành giai thoại thiên cổ lưu truyền cho hậu thế.

Nỗ Nhĩ Cáp Xích chạy trốn đến khi người và ngựa mỏi mệt thì đến một bờ sông, liền xuống ngựa để ngựa nghỉ ngơi một lát còn mình thì nằm trên mặt đất để lấy lại sức. Lúc này toàn thân chú ngựa Đại Thanh ướt đẫm mồ hôi, miệng khát lưỡi khô nên đến bờ sông cúi đầu xuống uống nước.

Khi ngựa chạy mệt toàn thân đẫm mồ hôi thì không thể dừng lại uống nước ngay, vì lúc này nếu bị kích thích bằng nước lạnh thì kinh mạch phổi của ngựa sẽ bị tổn thương nghiêm trọng. Nỗ Nhĩ Cáp Xích vốn thông minh bản lĩnh nhưng do chạy trốn cả đêm nên đã kiệt sức, khi nằm xuống chẳng muốn trở mình nên đã quên chi tiết quan trọng này. Nỗ Nhĩ Cáp Xích nghỉ lấy sức một chút lại lên ngựa chạy, nhưng con ngựa chạy vài bước đã không thể chạy được nữa, anh đành nhảy xuống ngựa, Đại Thanh dần quỵ xuống, sau cùng hai mắt nhắm lại trút một hơi dài.

Nỗ Nhĩ Cáp Xích lúc này vừa sốt ruột vừa đau khổ, sốt ruột rằng nếu binh mã đuổi tới mà không có ngựa thì phải làm sao. Đau khổ là bản thân không chú ý để ngựa uống nước lạnh ngay. Con ngựa chết là do chính anh sơ suất mà nên, đêm nay nếu không có con ngựa này thì sẽ rơi vào tay Lý Thành Lương mất. Nỗ Nhĩ Cáp Xích sờ lên đầu chú ngựa vừa khóc vừa than rằng: “Hỡi ngựa Đại Thanh ơi, ngươi xả thân cứu chủ, càng vất vả công lao càng lớn, tương lai nếu ta thật sự có được thiên hạ rồi ta sẽ lấy tên ngươi Đại Thanh đặt làm quốc hiệu, để con cháu sau này mãi ghi nhớ công trạng của ngươi”.

Nỗ Nhĩ Cáp Xích nghe tiếng binh ngựa đuổi theo từ đằng xa, anh liều mình chạy về phía trước, đột nhiên trước mặt hiện ra một cánh đồng cỏ rộng lớn, đến mùa thu cỏ úa vàng khô héo, giữa đồng cỏ nổi lên một vũng nước. Anh nằm xuống bãi cỏ và nhanh chóng chìm vào giấc ngủ say.

Đám truy binh của Lý Thành Lương đuổi đến bờ ruộng cỏ, thấy không có bóng dáng ai trong đám cỏ mênh mông liền đoán rằng Nỗ Nhĩ Cáp Xích trốn trong đó, một tên phó tướng đề nghị phóng lửa đốt cỏ, thế là một vùng cỏ rộng lập tức trở thành biển lửa.

Nỗ Nhĩ Cáp Xích có nuôi một con chó tên là Lão Hải, con chó này rất hiểu tính người. Thường ngày nó luôn đi theo Nỗ Nhĩ Cáp Xích, hôm nay con chó nhìn thấy Nỗ Nhĩ Cáp Xích nhảy lên lưng ngựa bỏ chạy, nó ngửi thấy mùi của chủ liền đuổi theo, cuối cùng cũng tìm được chủ nhân trong đám cỏ. Nó nhìn thấy biển lửa trên đồng cỏ, và ngọn lửa đang từ xa lan tới, nó không biết phải làm sao. Con chó này vốn rất thông minh, nó chạy đến một vũng nước gần đó và lăn mình trong nước, sau đó chạy đến chỗ Nỗ Nhĩ Cáp Xích đang nằm ngủ và lăn qua lăn lại với cái thân đầy nước để làm ướt cỏ khô. Nó cứ chạy tới chạy lui như thế, không biết bao nhiêu lần chạy rồi nằm xuống, khi cỏ xung quanh Nỗ Nhĩ Cáp Xích ướt đẫm nước thì chú chó bên cạnh Nỗ Nhĩ Cáp Xích cũng kiệt sức mà chết.

Đột nhiên lúc này có rất nhiều quạ đen từ xa bay tới, chúng lượn vòng trên không trung chỗ Nỗ Nhĩ Cáp Xích nằm khiến cả bầu trời tối sầm lại, một tên phó tướng trong đám truy binh định mở miệng nói thì bị một con quạ thả phân vào trong miệng, tên phó tướng vừa phun cục phân ra vừa kêu: “Xui quá!” rồi hạ lệnh thu binh, toàn bộ đám truy binh rút về hết.

Khi Nỗ Nhĩ Cáp Xích tỉnh lại thì thấy chú chó đã nằm chết bên cạnh mình, mắt anh đẫm lệ, anh dùng hai tay đào một cái hố để chôn chú chó, đặt tên chỗ phần mộ ấy là ‘mộ Lão Hải’. Câu chuyện về mộ Lão Hải và quạ đen cứu chủ đến nay vẫn còn lưu truyền trong lòng người dân Mãn Châu.

Năm Nỗ Nhĩ Cáp Xích 25 tuổi thì ông nội và cha của anh đều bị quân Minh triều sát hại, để báo thù anh đã lấy 13 bộ giáp sắt của ông nội và cha để lại phân phát cho các em trai và những bằng hữu sống chết có nhau, bộ đầu tiên anh phân cho Ngạch Diệc Đô, bước chân vào cuộc chinh chiến gây dựng giang sơn “Đại Thanh”.

Tái bút

Ngạch Diệc Đô là công thần khai quốc của đế quốc Đại Thanh, là người đã theo Nỗ Nhĩ Cáp Xích chinh chiến khắp nơi, lập được vô số công lao, đến năm 60 tuổi thì bị một mũi tên của quân Minh bắn chết. Đó là vì thiên thượng muốn triệu Ngạch Diệc Đô quay về khẩn cấp mà cố ý an bài như vậy.

Nguyên thần của Ngạch Diệc Đô vừa rời khỏi thân thể thì thấy các sư huynh sư tỷ đến nghênh đón phía trước. Nguyên thần của tôi trên thiên thượng vĩnh viễn giống như đứa bé tám tuổi, họ kiểm tra kỹ lưỡng xem nguyên thần có bị thương không, sau đó một vị tỷ tỷ trung niên vỗ lên đầu tôi nói: “Tiểu sư đệ, chốn nhân gian có khổ không?” Tôi nói: “Sư tỷ, thệ ước đã ký rồi, dẫu có muôn vạn gian khổ cũng phải giữ lời thệ ước”. Sư tỷ lại an ủi tôi, nói: “Điều tốt là vở kịch lớn 5000 năm sắp sửa diễn xong, 5000 năm qua đệ đã làm một con người uy phong oai dũng, bách chiến sa trường, dốc sức dốc lòng làm tròn sứ mệnh, đã nếm trải muôn vàn gian khổ, vì để trải đường cho văn hóa thần truyền mà dựng nên những tượng đài bất hủ, quả thật là công lao thiên cổ, tiếng tăm vang khắp càn khôn. Vì để biểu dương công lao của đệ, thiên thượng đã quyết định rằng vào đời kế tiếp đệ sẽ làm hoàng đế Đại Thanh trong vài năm, ở nhân gian được hưởng thanh phúc vài năm”.

Các sư huynh sư tỷ dẫn tôi đến núi Côn Lôn, trước tiên đến bái kiến các vị lão tiền bối, sau lại bày yến tiệc ở cung Ngọc Hư uống rượu tẩy trần. Mọi người xa cách đã lâu, quả thật dùng trăm vạn lời cũng không nói hết cho được. Sau đó các sư huynh sư tỷ lại đưa tôi đến địa phủ chuẩn bị cho vai diễn làm hoàng đế Ung Chính.

Vị quan phụ trách chuyển thế đưa cho tôi một kịch bản mang tên “hoàng đế Ung Chính”, trong kịch bản ấy Ung Chính khi nào được sinh ra, khi nào làm chủ Đông cung, lúc nào lên ngôi rồng, lúc nào lại quay về trời… tất cả đều được viết hết sức rõ ràng chi tiết. Nói đến đây là đã tiết lộ hết thiên cơ. Nhân sinh quả thực là một sân khấu kịch.

Sư phụ đã giảng trong “Đại vũ đài – Hồng Ngâm II”:

Đại Vũ Đài

Nhân thế ngũ thiên tải

Trung Nguyên thị hí đài

Tâm si hí trung sự

Lục ly đa tư thải

Tỉnh lai khán nhĩ ngã

Hí đài vi Pháp bãi

Tạm diễn nghĩa:

Sân Khấu Lớn

Thế gian con người trải qua năm nghìn năm

Với Trung Nguyên là một đài diễn kịch

Tâm si mê vào sự tình trong vở kịch

Các thứ muôn màu muôn vẻ

Tỉnh lại nhìn chư vị nhìn tôi

Đài diễn kịch ấy là vì Pháp mà bày đặt ra

Tạm dịch:

Vũ Đài Lớn

Nhân thế năm nghìn năm

Trung Nguyên là hí đài

Tâm mê theo kịch sự

Các thứ bao sắc màu

Tỉnh lại ta nhìn nhau

Hí đài lập vì Pháp

Những con người thế gian đang ở trong mê, hãy mau mau tỉnh lại, đừng tin vào những lời dối trá của thuyết vô thần mà quên mất thệ nguyện ban đầu của mình, nếu không sẽ vĩnh viễn bị mê lạc trong nhân gian đầy sầu khổ!

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/67873