Nếu tôi là bạn

Tác giả: Sơn Vũ

[ChanhKien.org]

Khi ở hải ngoại thời gian dài, tôi dần dần nhận ra sự khác biệt giữa tôi với những người bạn phương Tây xung quanh: Tôi luôn cố ý hoặc vô ý muốn áp đặt tư tưởng cá nhân của mình lên người khác: “Nó phải là như thế này”, hoặc “Bây giờ bạn làm như vậy, bước sau sẽ như thế này, cuối cùng thì làm như này. Bạn xem, hiệu quả không tệ …”. Người phương Tây thì không như vậy, họ hiếm khi chủ động đưa lời khuyên cho người khác. Khi tôi hỏi ý kiến hay đề xuất của họ, họ sẽ nói: “Nếu tôi là bạn, tôi sẽ …” Dần dần tôi mới nhận ra ý nghĩa đằng sau câu nói này: “Chúng ta đều biết, mỗi cá nhân đều là một cá thể độc lập, cá thể đặc biệt. Hai người không thể hoàn toàn giống nhau. Chúng tôi tôn trọng ý chí cá nhân và sự lựa chọn khác nhau của mỗi người, vì vậy tôi không áp đặt quan điểm cá nhân của mình lên bạn. Nếu bạn muốn tham khảo ý kiến của tôi, vậy thì tôi sẽ thử đặt bản thân mình vào vị trí của bạn, để xem xét vấn đề, để đưa ra ý kiến của tôi. Nhưng cuối cùng thì tôi cũng không phải là bạn, lại cũng không hiểu hết hoàn cảnh của bạn, và cũng không suy nghĩ giống hệt bạn. Vì vậy thông thường tôi không chủ động đưa lời khuyên cho người khác. Nếu bạn hỏi tôi, thì khi đưa ra lời khuyên tôi luôn thêm một câu: “Nếu là bạn, tôi sẽ …”

Sư phụ giảng:

“Như mọi người đều biết, con người trên mặt đất này đa số là từ thiên thượng đến, hơn nữa rất nhiều là đại biểu từ trên trời phái xuống, đại biểu cho thiên thể một phương, và chúng sinh của vũ trụ ở một phương ấy, mục đích là lúc cuối cùng sẽ được đắc cứu.” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York năm 2010)

“Ai cũng không đại biểu cho người khác được.” (Giảng Pháp tại Pháp hội miền Đông Mỹ quốc [1999])

“Chính Pháp canh tân chỉ có thể bắt đầu từ tầng đáy của vũ trụ [để quy] chính từ dưới lên trên, vậy nên khiến rất nhiều sinh mệnh có tính đại biểu chuyển sinh thành người. Nhưng sinh mệnh có thể khởi tác dụng làm đại biểu lại không phải sinh mệnh thông thường, nhất định đều là Vương của các vũ trụ khác nhau làm đại biểu cho thế giới, vũ trụ, và thiên thể của họ, nhưng vũ trụ mà họ đã đại biểu là có thể hệ. Thiên thể từ vũ trụ thấp đến cao là tuần hoàn, thể hệ của bản thân họ đang đối ứng với thể hệ có tầng thứ cao hơn, Vương lớn hơn họ vẫn còn tại phía trên, vậy thể hệ cao hơn như thế kỳ thực phía trên đó còn có các Vương và thể hệ lớn hơn so với họ, vô luận cao bao nhiêu, tất cả họ đều thuộc về một thể hệ đồng nhất, nhưng vị cao nhất trong họ là không nhất định đến [làm người]. Làm thế nào đây? Chính là phái một tầng mà tương đối phù hợp làm đại biểu cho vô lượng vô số chúng sinh trong thể hệ cự đại của họ đi chuyển sinh thành người.” (Thế nào là đệ tử Đại Pháp)

Tôi hiểu được rằng, mỗi một vũ trụ, thiên thể, đại khung đều là riêng biệt duy nhất. Mỗi một cá nhân khi tới thế giới con người nơi đây đều là sinh mệnh có tính đại biểu. Sinh mệnh này không thể đại biểu thay cho một sinh mệnh khác được.

Tuy nhiên, chẳng phải là có tồn tại các giá trị phổ quát sao? Có một số nguyên tắc dù ở đâu, lúc nào cũng đều đúng. Các sinh mệnh đại biểu cho các thể hệ khác nhau mà đến, thì trong tu luyện liệu sẽ có các tâm chấp trước giống nhau được sao? Ví như tâm cầu danh, chẳng phải đều không giống nhau sao? … Vấn đề này đã làm tôi bối rối trong một thời gian rất dài. Bởi quan niệm này, tôi còn thường sử dụng con đường tu luyện của bản thân để đưa ra lời khuyên cho người khác trong khi giao lưu chia sẻ với các đồng tu: “Tôi đã tu bỏ tâm cầu danh như vậy, bạn cũng có thể làm theo thế này …” Tuy nhiên, người khác thông thường không hề tiếp thụ.

Sau này tôi nhận ra: Chỉ có Pháp mà Sư phụ dạy (không phải là các Pháp lý mà đệ tử Đại Pháp ngộ được trong Đại Pháp) mới thật sự là giá trị phổ quát “đúng trong mọi hoàn cảnh”; mặc dù đều là tâm cầu danh, nhưng cụ thể đối với mỗi người lại là khác nhau. Điều này giống như một ngôi nhà, cùng là ngôi nhà nhưng kích thước, màu sắc, phong cách kiến trúc và kết cấu vật liệu là khác nhau. Nhìn bề ngoài là tâm cầu danh, nhưng ở tầng sâu hơn thì cũng là có vật chất tồn tại. Sư phụ giảng:

“Nếu ở [tầng] cực vi quan mà mọi người nhìn thấy hình thức các thứ chấp trước trong tư tưởng thì vật chất đó là gì? Là núi, là những quả núi đồ sộ, như những núi đá hoa cương ngoan [cố]; một khi chúng đã hình thành thì con người hoàn toàn không thể động đến chúng được nữa.”(Giảng Pháp tại các nơi IV – Giảng Pháp tại Pháp hội Chicago năm 2004).

Tôi hiểu rằng vật chất hình thành nên chấp trước này là hoàn toàn khác nhau ở trong các thể hệ khác nhau. Bởi vì Sư phụ đã giảng:

“Mỗi đại khung đều có những phong cách khác nhau tương ứng của mình, về các phương diện được biểu hiện ra, với kết cấu độc đáo đặc thù, dùng lời của con người mà giảng thì chính là có đặc điểm nghệ thuật khác nhau. Mỗi thiên thể cự đại đều có cái Lý khác nhau được ngộ ra một cách chân chính mà từ Pháp Lý căn bản Chân-Thiện-Nhẫn mà nhận thức ra. Đã là như thế, các thể hệ thiên thể khác nhau đều có đặc điểm độc đáo đặc thù riêng của thể hệ bản thân mình, biểu hiện cụ thể ở kết cấu thiên địa, hình thái hoàn cảnh, hình thức sinh mệnh, trang sức của sinh mệnh, phong cách kiến trúc, hình thức biểu hiện của động thực vật, v.v., chúng đều có phương thức biểu hiện cái đẹp ngay chính và phương thức biểu đạt sự hữu nghị và biết ơn độc đáo đặc thù của riêng mình.” (Giảng Pháp tại Buổi họp Sáng tác và Nghiên cứu Mỹ thuật [2003]).

Chính vì chúng là những vật chất khác nhau cho nên quá trình để loại bỏ chúng là khác nhau, vậy nên con đường tu luyện của mỗi người cũng khác nhau. Sư phụ từng giảng:

“Làm người tu luyện, thì không có khuôn mẫu; con đường mỗi cá nhân đi theo đều khác nhau; bởi vì cơ sở mỗi cá nhân là khác nhau, sự to nhỏ của các chủng tâm chấp trước là khác nhau, đặc điểm sinh mệnh là khác nhau, công tác nơi người thường là khác nhau, hoàn cảnh gia đình là khác nhau, v.v; các nhân tố [như thế] đã quyết định con đường tu luyện của mỗi cá nhân là khác nhau, trạng thái vứt bỏ tâm chấp trước, sự lớn nhỏ khi vượt quan là khác nhau; do đó trên biểu hiện [ta] rất khó [có thể] tìm ra con đường tốt mà người khác đã đắp, lại càng không có khả năng lên xe ở đó.” (Tinh tấn yếu chỉ II – Lộ {con đường})

Nhận thức được điểm này, tôi không còn coi những điều mà bản thân ngộ được trong Đại Pháp là chân lý “đúng trong mọi hoàn cảnh” nữa. Giống như Sư phụ giảng:

“Chư vị ngộ ra được gì trong Đại Pháp, đều là một chút xíu của Pháp Lý tồn tại trong một tầng thứ của Pháp Lý vĩ đại vô biên mà thôi” (Tinh tấn yếu chỉ – Kết luận chắc chắn)

Mà cái “một chút xíu” này lại hạn chế trong phạm vi của thể hệ bản thân, để mà đại diện cho sinh mệnh của thể hệ khác thì lại bao dung không nổi. Cái tật “thích lên mặt dạy đời” của tôi cũng được cải thiện khá nhiều. Bây giờ khi ai đó xin lời khuyên của tôi, tôi cũng sẽ giống như người bạn phương Tây, trước hết sẽ nói rằng: “Nếu tôi là bạn …”.

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/264705