Cổ đại ký sự: Truyền thuyết về nửa bình “nước Nam Linh”

Tác giả: Tiểu Tinh

[ChanhKien.org]

Người Trung Quốc có câu “Nước sông không phạm nước giếng”. Câu này có nghĩa là không ai làm mất lòng ai. Kỳ thực còn có một đạo lý, đó chính là vạn vật đều có sinh mệnh và những đặc tính vốn có của nó. Theo khoa học hiện nay, các loại nước khác nhau và nước ở những nơi khác nhau là chỉ khác nhau về hàm lượng các khoáng chất nhất định, còn lại thì không có khác biệt nhiều. Nhưng cổ nhân thì không cho rằng như vậy.

1. Truyền thuyết về nửa bình “nước Nam Linh”

Vào mùa xuân năm Đường Nguyên Hoà thứ chín, khi Trương Hựu Tân vừa mới thành danh cùng những người trúng cử hẹn gặp nhau tại chùa Kiến Phúc, Trương Hựu Tân và Lý Đức Dụ đến trước, liền đến phòng phía Tây của hòa thượng Huyền Giám nghỉ ngơi. Vừa hay có một vị hoà thượng từ phương Nam đến, buông túi đựng đồ liền nằm xuống nghỉ ngơi. Trong túi có một vài quyển sách, Trương Hựu Tân tiện tay rút ra một quyển và đọc từ đầu đến cuối. Chữ trong sách nhỏ và dày đặc, trong đó ghi chép lại toàn là tạp ký (ghi chép những việc vặt vãnh). Cuốn sách kết thúc với tiêu đề “Ghi chép việc đun nước”. Trong đó kể về câu chuyện của Lý Quý Khanh, người được phong làm thứ sử Hồ Châu dưới thời trị vì của Hoàng đế Đường Thái Tông. Trên đường đi đến Duy Dương nhậm chức, Lý Quý Khanh bắt gặp vị ẩn sĩ Lục Hồng Tiệm. Lý Quý Khanh nghe danh Lục Hồng Tiệm đã lâu, nay đã nhìn thấy Lục Hồng Tiệm thật sự, thật vui mừng như gặp lại một người bạn cũ, hai người liền cùng nhau đi đến huyện thành. Lúc đến Dương Tử Dịch, khi chuẩn bị dùng cơm, Lý Quý Khanh nói: “Lục huynh am hiểu trà đạo, vang danh thiên hạ, hơn nữa nước Nam Linh ở sông Dương Tử lại càng đặc biệt. Hôm nay, trà đạo của huynh đài và nước uống ở đây đều tốt, có thể nói là dịp tốt ngàn năm mới gặp một lần, tôi sao lại nỡ bỏ lỡ cơ hội này?” Nói xong, ông ra lệnh cho một quân sĩ thành thật, cẩn trọng, chèo chiếc thuyền nhỏ mang bình nước đến vùng nước sâu Nam Linh để lấy nước.

Lục Hồng Tiệm đem đồ pha trà lau chùi sạch sẽ và chờ ở nơi đó. Không lâu sau, nước được mang đến. Lục Hồng Tiệm dùng muỗng múc nước nói: “Nước sông thì đúng là nước sông, nhưng đây không phải nước ở Nam Linh, đây giống như nước ven bờ sông”. Vị quân sĩ múc nước nói: “Tại hạ chèo thuyền đi vào rất sâu rồi, trên đường đi gặp cả hơn trăm người rồi, tại hạ nào dám lừa dối?” Lục Hồng Tiệm không nói gì, đổ nước vào bồn. Đổ được một nửa, Lục Hồng Tiệm lập tức dừng lại, lại dùng cái muỗng múc nước nói: “Từ phần này trở đi mới là nước Nam Linh”. Quân sĩ lấy nước tức khắc giật mình, quỳ xuống nói: “Tại hạ ôm bình nước từ Nam Linh về tới bờ sông, do thuyền lắc lư nên nước đã vơi đi một nửa, sợ thiếu nước nên tại hạ lấy nước ven sông đổ vào bình nước cho đầy, năng lực phân biệt của vị ẩn sĩ này quả là đáng nể, đúng là như Thần, liệu ai dám qua mắt được ngài?” Lý Quý Khanh rất kinh ngạc tán thưởng, mấy chục tuỳ tùng cũng hết sức bàng hoàng. Lý Quý Khanh hỏi Lục Hồng Tiệm: “Vậy thì huynh đi đến đâu đều có thể phán đoán được nước ở khu vực ấy tốt hay xấu sao?” Lục Hồng Tiệm nói: “Nước Sở Thuỷ tốt nhất, nước Phổ Thuỷ tệ nhất”. Lý Quý Khanh liền nhờ Lục Hồng Tiệm đánh giá xếp hạng chất lượng nước ở các nơi. (Trích “Thuỷ Kinh”)

2. Đặc điểm của cuộc sống

Vạn vật trên thế giới thực ra đều có sự sống và đặc tính riêng của nó. Lục Hồng Tiệm hiểu đặc tính của nước cũng giống như hiểu tính khí của một người bạn cũ, do đó có thể phân biệt được nguồn nước.

Có thể không khó để phân biệt đâu là nước Nam Linh, nhưng lại không dễ để phân biệt đâu là nước bên bờ sông. Đặc biệt, là khi hai loại nước đổ chung vào nhau nhưng lại không dung hợp, đó chính là biểu hiện của sinh mệnh khác nhau, cũng giống như câu nói: “Nước sông không phạm nước giếng” bởi vì chúng thuộc về những sinh mệnh khác nhau.

Nói đến đây, thuận tiện nói đến vấn đề “vạn vật có linh”, đương nhiên sẽ đề cập đến “thuyết vô thần” vốn bị nhiều chỉ trích. Vũ trụ này rất phong phú và nhiều màu sắc, mọi thứ đều có sinh mệnh, có người, cũng có Thần và có ma. Chỉ khi Lục Hồng Tiệm thực sự cảm nhận được khía cạnh sinh mệnh thì mới có thể phân biệt được chúng một cách chuẩn xác.

Nhiều người hiện nay thích đọc tiểu thuyết trinh thám, chẳng hạn như câu chuyện Địch Nhân Kiệt. Người đời nay nói rằng Địch Nhân Kiệt là người suy nghĩ cẩn thận và chỉ bằng cách quan sát các chi tiết, ông đã phá được một vụ án kỳ lạ. Tuy nhiên, nếu xem qua những cuốn tiểu thuyết trước đây, chúng ta sẽ thấy rằng Địch Nhân Kiệt luôn được các linh hồn hoặc thần linh hướng dẫn và điểm hoá nên mới phá án được. Điều này không phải là kết quả của sự suy nghĩ cẩn thận.

Thần luôn tồn tại và ở bên cạnh chúng ta. Chính “thuyết vô thần” đã xây dựng nên một bức tường chắn chân tướng, cản trở chúng ta biết được chân tướng của Thần.

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/269552