Trí huệ của người xưa: Đồng dao truyền dự ngôn

Tác giả: Chân Nguyện

[ChanhKien.org]

Trong lịch sử có rất nhiều lời dự ngôn, chúng đã được lưu truyền với nhiều phương thức khác nhau. Có dự ngôn được lưu truyền trong sách vở, ví dụ như “Thôi bối đồ”, “Thiêu bính ca”,.. Còn có quái tượng được lưu truyền như “Mã Tiền Khóa”. Nhưng kỳ thực được lưu truyền rộng rãi nhất và sáng tỏ nhất đó là các bài “đồng dao”.

1. Bài đồng dao dự ngôn về vận mệnh của ba vị Thừa tướng

Trong thời kỳ Nguyên Hòa (Đời nhà Đường), Vũ Nguyên Hành và Lý Cát Phủ là hai người cùng tuổi và nhậm chức tể tướng trong cùng một ngày. Họ lại còn cùng nhậm chức trấn thủ biên cương, một người được phân đến lãnh đất Dương Châu, một người được phân đến lãnh đất Cái Châu. Đến khi Lý Cát Phủ trở lại kinh thành, Vũ Nguyên Hành cũng trở lại. Lý Cát Phủ chết trước một năm, chết vào tháng mà Vũ Nguyên Hành được sinh ra. Một năm sau đó, Vũ Nguyên Hành cũng bị giết hại vào tháng mà Lý Cát Phủ được sinh ra, lúc chết ông được 58 tuổi. Trước lúc xảy ra sự việc này, ở Trường An có mấy đứa trẻ đọc bài đồng dao: “Đả mạch, mạch đả, tam tam tam”, sau đó xoay người nói: “Vũ hoàn liễu!”. Có người giải thích: “Đả mạch” chính là nói về thời gian thu hoạch lúa mạch, còn “Mạch đả” ý tứ chính là công kích bất ngờ sau lưng, “Tam tam tam” chính là ngày 3 tháng 6. “Vũ hoàn liễu” [1] chính là Vũ Nguyên Hành đã chết rồi. Phản tặc đã ám sát Vũ Nguyên Hành, lấy đầu của ông ta. Vũ Nguyên Hành vừa mới từ quận Thục trở về, Hỏa Tinh xâm phạm Tướng Tinh, thầy tướng nói: “Đối với ba vị tể tướng đều bất lợi, lúc đầu thì nhẹ, về sau thì nặng”. Một tháng sau, Lý Giáng vì mắc bệnh ở chân nên đã từ quan. Vào tháng 10 năm sau, Lý Cát Phủ đột ngột qua đời. Qua năm tiếp theo thì Vũ Nguyên Hành cũng bị giết hại. (Theo “Cảm định lục”)

2. Dự ngôn đồng dao không rõ nguồn gốc

Người xưa dùng “Đồng dao” để tiên đoán một số sự việc, đều có nguyên nhân cả. Một là để lưu truyền rộng rãi, bởi vì “Đồng dao” rất được mọi người ưa thích, giống như một trò chơi, đồng thời có thể được lưu truyền ra rất nhanh. Thứ hai là khó tìm ra nguồn gốc, trẻ con tuổi còn nhỏ, không nói được rõ là ai đã truyền cho chúng (thông thường là có cao nhân hóa thân thành trẻ con rồi truyền bá ra), làm như vậy có thể bảo hộ người đã lưu truyền dự ngôn. Thứ ba, trên thực tế, tất cả các dự ngôn đều dùng cách nói ẩn dụ, rất khó có thể giải đáp những ẩn đố này trước khi sự việc xảy ra. Thông thường là sau khi sự việc qua đi rồi người ta mới hiểu được.

Vì thế những lời tiên tri có liên quan đến ngày hôm nay còn nhiều hơn, phương thức lưu truyền cũng trở nên phong phú. Ví dụ tảng đá chân tướng tiên đoán sự sụp đổ của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã được phong bế nhiều năm, nhưng đến ngày nay nó lại tách mở ra. Loại dự ngôn này rất thú vị. Còn có dự ngôn của Lưu Bá Ôn trong “Bia văn tháp Kim Lăng” được phát hiện khi Tưởng Giới Thạch cho đào tháp Kim Lăng; Còn có một dự ngôn khác là sau trận động đất, lăng mộ của Lưu Bá Ôn bị chấn động mở ra mới phát hiện được. Phương thức lưu truyền dự ngôn như thế này vô cùng kỳ diệu.

…………..

Chú thích: [1] “Vũ hoàn liễu” nghĩa là múa xong rồi, chữ Vũ ở đây nghĩa là múa, vũ trong vũ đạo. Nhưng chữ 舞 (vũ) nghĩa là múa cũng đồng âm với chữ 武 (Vũ) chỉ họ Vũ ông Vũ Nguyên Hành nên cũng có thể hiểu là ông Vũ xong rồi (chết).

Dịch từ http://www.zhengjian.org/node/269246